Kế toán tại sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú

Lời Mở Đầu Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh sản xuất là cơ sở để tồn tại và phát triển của mọi xã hội. Để tiến hành sản xuất bao giờ cũng phải cố đầy đủ các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất tài sản cố đ

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tại sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng qui mô tài sản cố định góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là mối quan tâm chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó đặt ra yêu cầu cầu đối với công tác quản lý tài sản cố định hữu hình ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình trong mỗi doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác kế toán tài sản cố định hữu hình có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định góp phần phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thu hồi nhanh chóng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, đổi mới tài sản cố định. Nhận thức được vấn đề này, công ty cổ phần giày Vĩnh phú đã và đang phải nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp tốt nhất để quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng , tạo được các sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Trong thời gian thực tập tại công ty với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của GS. TS. Đặng Thị Loan, em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế công tác kế toán tài sản cố định hữu hình của công ty và so sánh với những kiến thức đã được nghiên cứu ở trường để đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần : Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú. Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú. Phần 3: Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú. Do thời gian có hạn và vốn kiến thức chưa nhiều. chuyên đề của em còn có nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY VĨNH PHÚ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1. Đặc điểm chung của Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú. Tên công ty: Công ty cổ phần giày Vĩnh phú Tên giao dịch: VINHPHU SHOES JOINT STOCK COMPANY. Trụ sở chính của công ty được đặt tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Đây vừa là nơi giao dịch vừa là nơi sản xuất cuả công ty. Diện tích mặt bằng của công ty hiện nay là 15.000m2.trong đó : - nhà xưởng : 9000m2 - văn phòng : 1000m2 - kho bãi : 4000m2 - phục vụ công cộng: 1000m2 1.1.2. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1996 Tiền thân của công ty cổ phần giày Vĩnh Phú là xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt Trì thuộc UBND thành phố Việt trì, được thành lập tháng 2 năm 1989 với những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Gia công mũ giày cho Liên Xô theo hiệp định 19/5 ký giữa 2 chính phủ Việt Nam và Liên xô. - Sản xuất và gia công găng tay bảo hộ lao động cho CHLB Đức và các nước XHCN Đông Âu. Năm 1992 do tình hình biến động tại Liên xô và các nước XHCH Đông Âu, xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt trì không còn thị trường tiêu thụ phải chuyển hướng sản xuất. Nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ 1992-1995 của xí nghiệp là sản xuất các mặt hàng tiêu thụ tiêu thụ nội địa như găng tay bảo hộ lao động, túi cặp... nhằm mục đích duy trì sản xuất và nâng cao trình độ cho công nhân có tay nghề để chờ cơ hội đầu tư mới. Tuy nhiên do hạn chế về vốn, để thay đổi công nghệ xí nghiệp không có khả năng sản xuất các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Xí nghiệp đã tự tìm đối tác kinh doanh là công ty FREEDOM (Hàn Quốc), một công ty có uy tín ở Hàn Quốc và thế giới với hình thức chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm trong 5 năm. Tại quyết định 1149/QĐ-UB ngày 7/7/1996 dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giày đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt. - Tổng mức vốn đầu tư của dự án: 18.046 triệu đồng trong đó: Thiết bị : 12.883 triệu đồng xây lắp: 5.163 triệu đồng Ngày 25/7/1996,xí nghiệp đã ký hợp đồng mua bán với công ty FREEDOM mua 2 dây chuyền đồng bộ để sản xuất giày thể thao. 1.1.3. Giai đoạn từ năm 1997 đến nay Tại quyết định số 2087/QĐ-UB ngày 14/10/1997, UBND tỉnh Phú thọ cho phép xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt Trì đổi tên gọi thành Công ty giày Vĩnh Phú. Sau hơn một năm xây dựng và cải tạo mới nhà xưởng, lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất giày thể thao, T1/1998 hai dây chuyền này chính thức đi vào hoạt động. Thực hiện chủ chương của Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tại quyết định số 2903/QĐ-CT ngày 9/09/2003 được sự đồng ý của UBND tỉnh cho phép Công ty giày Vĩnh phú là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần giày Vĩnh phú và được giữ nguyên tên gọi này cho đến ngày nay. Quá trình phát triển và trưởng thành của công ty gắn liền với quá trình phát triển trưởng thành của nghành công nghiệp. Đó là quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ tổ chức quản lý hạch toán kinh tế từng phần đến hạch toán sản xuất và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân công ty cùng với sự giúp đỡ của bộ công nghiệp Công ty CP giày Vĩnh phú đã có những kết quả thực tế như sau: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2007 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu 73.857 75.593 88.872 139.374 2 Nộp ngân sách nhà nước 100 112 123 215 3 Lợi nhuận sau thuế 100 102 150 201 4 Thu nhập BQ 1000đ/ng/tháng 780 850 930 1.100 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty Là một đơn vị sản xuất có qui mô vừa, công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng công thương tỉnh Phú thọ. Công ty có con dấu riêng để giao dịch và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Theo giấy phép kinh doanh ngày 5/4/2004, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Sản xuất các loại giày thể thao xuất khẩu thị trường EU và Mỹ theo đơn đặt hàng của công ty FREEDOM (Hàn Quốc). Bên cạnh đó còn tổ chức thực hiện sản xuất các loại giày dép và đồ dùng bằng da tiệu thụ trên thị trường nội địa. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty CP giày Vĩnh phú là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tiếp chức năng gọn nhẹ và hiệu quả. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau: - Đại cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại cổ đông - Giám đốc: là đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, thay mặt giám đốc giải quyết công việc được giao trong những lúc giám đốc đi vắng, đồng thời có quyền chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng trong giới hạn của mình. Các phòng ban chức năng tổ chức theo yêu cầu của công việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật. - Phòng tổ chức hành chính: quản lý về mặt nhân sự, tính lương cho cán bộ công nhân viên, tổ chức thi nâng lưong, nâng bậc cho công nhân viên. - Phòng chỉ đạo sản xuất: Tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác thuộc lĩnh vực kế hoạch sản xuất, kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm và các mặt kinh doanh khác. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: có trách nhiệm liên hệ và mua các loai nguyên vật liệu trong và ngoài nước để phục vụ sản xuất chịu trách nhiệm bán hàng theo các đơn đặt hàng. - Phòng kế toán tài vụ: Quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước, kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Thông qua việc giám đốc bằng đồng tiền để giúp giám đốc nắm bắt được toàn bộ sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh . Mô hình tổ chức quản lý của công ty Đại cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng sản xuất Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán – tài vụ Phân xưởng may Phân xưởng hoàn thành Phân xưởng chuẩn bị Phân xưởng chặt 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tổ chức hoạt động sản xuất thành các phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một công đoạn sản xuất cụ thể. Sản phẩm của từng phân xưởng sẽ được ghép lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy việc sản xuất của công ty được chia thành từng phân xưởng thực hiện theo dây chuyền như sau: - Phân xưởng chuẩn bị : có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện, vật liệu cho sản xuất giày. Ví dụ như bồi vải(cám bồi), mài đế... - Phân xưởng chặt: Có nhiệm vụ dùng dao chặt chuyên dùng để chặt vải, da từng loại theo chi tiết mẫu mã cụ thể của từng lô hàng. Sau đó giao cho phân xưởng may mũ giày. Đồng thời in các trang trí trên giày theo mẫu đơn đặt hàng. - Phân xưởng may: Có nhiệm vụ giáp các chi tiết của giày mà phân xưởng chặt đã chặt thành mũ giày hoàn chỉnh. - Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ bán thành phẩm của phân xưởng chuẩn bị (đế giày) và bán thành phẩm của phân xưởng may (mũ giày) giáp với nhau. Sau đó đưa lên giàn sấy thành giày hoàn chỉnh. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Cũng như các ngành sản xuất khác, để tiến hành tổ chức sản xuất, sắp xếp phân công công tác cho từng người, từng bộ phận cụ thể thì trước hết cần căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất thực tế tại doanh nghiệp. Với công ty CP giày Vĩnh Phú sản phẩm được tập trung sản xuất chủ yếu từ da. Quy trình công nghệ sản xuất giày Vải, da, hoá chất Bồi vải và cắt mũ giày Máy hoàn thiện mũ giày Quét keo vào đế và mũ giày giáp đế và hoàn thiện Đế giày 1.3. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay phòng kế toán tài vụ của Công ty cổ phần giày Vĩnh phú gồm 7 người: một kế toán trưởng, một phó phòng kế toán, một thủ quỹ, 4 kế toán viên. Nhiệm vụ, chức năng của các cán bộ nhân viên phòng kế toán được phản ánh bằng sơ đồ bộ máy kế toán. - Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán của công ty, tổ chức, điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra ghi chép luân chuyển chứng từ. Hướng dẫn chỉ đạo việc lưu giữ tài liệu sổ sách kế toán. Lựa chọn và cải tiến hình thức kế toán cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chức năng quan trọng nhất của kế toán trưởng là tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn cho sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công việc do phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán thực hiện. - Phó phòng kế toán: Trực tiếp làm công việc kế toán theo dõi các tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu đồng thời làm những công việc của kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng - Thủ quỹ : Chịu trách nhiệm nhận tiền từ ngân hàng và thu tiền bán hàng của khách hàng trả, chi các khoản tiền của doanh nghiệp . Chịu trách nhiệm trong công tác thu chi tiền mặt và tồn quỹ - Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng......Theo dõi tình hình công nợ. - Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh. Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty và tính giá thành sản phẩm, tính kết quả kinh doanh. - Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định: theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm đồng thời theo dõi sự biến động tăng giảm tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng. - Kế toán tiền lương: chịu trách nhiệm tính tiền lương, BHXH,BHYT KPCĐ, sau đó phân bổ quỹ lương vào đối tượng liên quan Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán Kế toán chi phí SXKD, tính giá thành SP Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Thủ quỹ 1.3.2. Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán. Ngoài ra, cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán của công ty ở mỗi phân xưởng đều có 1 nhân viên kế toán nhưng chỉ giới hạn ở hạch toán ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Định kỳ gửi toàn bộ các chứng từ thông tin liên quan về phòng tài vụ. Tại phòng kế toán: sau khi nhận được chứng từ ban đầu, theo sự phân công của các nhân viên kế toán thực hiện các công việc kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ lập các bảng kê, bảng phân bổ,... cho tới việc ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp, hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất. Căn cứ vào qui mô, đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của kế toán viên, công ty cổ phần giày Vĩnh phú đã tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung ( NKC ) Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thể hiện trên các chứng từ gốc đều được kế toán phân loại và định khoản theo đúng mối quan hệ đối ứng tài khoản. Theo đó kế toán sẽ phản ánh vào sổ NKC, vào sổ chi tiết đối với các nghiệp vụ cần theo dõi chi tiết, sau đó từ sổ NKC đưa lên sổ cái tài khoản liên quan. Kế toán kiểm tra các bút toán có đúng trình tự không trên cơ sở đối chiếu chứng từ gốc. Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu ghi trên sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Nếu không có sự sai sót kế toán lập bảng cân đối dựa trên số dư cuối kỳ của các tài khoản, sau đó lập các báo cáo tài chính. Hiện nay ở công ty không thực hiện phần mềm kế toán máy. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính trị giá vốn hàng xuất kho theo giá hạch toán, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Việc tính lương của công ty căn cứ vào lương cấp bặc do nhà nước quy định và đơn giá lương sản phẩm do công ty xây dựng nên để trả lương cho công nhân viên Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm kết thúc 31/12 hàng năm Kỳ kế toán: tính theo quý, mỗi năm có 4 quý Công ty áp dụng hệ thống kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hệ thống sổ kế toán công ty sử dụng bao gồm các sổ: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái tài khoản - Các sổ chi tiết bao gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết. PHẦN 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY VĨNH PHÚ 2.1. Tình hình chung về công tác tổ chức quản lý TSCĐHH ở Công ty 2.1.1. Đặc điểm và tình trạng kỹ thuật TSCĐHH của công ty Do đặc điểm sản xuất của công ty TSCĐ của công ty bao gồm rất nhiều loại nhưng giá trị từng loại TSCĐ là không lớn.Tổng nguyên giá tính đến hết ngày 31/12/2007 là: 22.738.105.630 đ Từ khi công ty tìm được đối tác kinh doanh là công ty FREEDOM (Hàn Quốc) một công ty có uy tín ở Hàn Quốc và thế giới với hình thức chuyển giao công nghệ, vì vậy TSCĐHH trong công ty chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc và nó được hình thành từ 2 nguồn vốn vay ngân hàng và vốn từ các cổ đông đóng góp trong đó nguồn vốn vay ngân hàng là chủ yếu. Cũng từ lý do đó công tác quản lý sử dụng TSCĐHH của công ty ngày càng được quan tâm chú trọng hơn nhằm đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất và đảm bảo hoàn trả vốn đúng hạn. * Để đánh giá TSCĐHH dùng cho sản xuất kinh doanh ta có biểu sau: Biểu đánh giá TSCĐHH dùng cho sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú (tính đến 31/12/2007) ĐVT:đồng TSCĐ tính theo TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh Tổng TSCĐ Tỉ lệ (%) Nguyên giá 22.316.113.720 22.738.105.630 98,14 Hao mòn 18.291.857.799 18.594.770.842 98,37 Giá trị còn lại 4.024.255.921 4.143.334.788 97,12 (Số liệu :Bảng cân đối kế toán và Bảng tổng hợp TSCĐ) Toàn bộ TSCĐHH của công ty được theo dõi chặt chẽ bởi 3 loại giá: nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nhờ vậy phản ánh được số vốn đầu tư mua sắm xác định TSCĐHH và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. 2.1.2. Phân loại TSCĐHH Toàn bộ TSCĐHH của công ty được quản lý tập trung và phân cấp quản lý đến các phân xưởng.Để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán công ty phân loại TSCĐ theo các tiêu thức sau: + Phân loại theo nguồn vốn hình thành TSCĐ hiện có của công ty như đã trình bày ở trên được hình thành từ 2 nguồn vốn vay ngân hàng và vốn từ các cổ đông đóng góp. Do vậy, để tăng cường quản lý TSCĐHH công ty phân loại theo nguồn vốn hình thành như sau: ( 31/12/2007 ) Loại TSCĐ NG HMLK GTCL TSCĐ đầu tư bằng vốn vay NH 19.107.225.380 15.632.213.827 3.475.011.553 TSCĐđược đầu tư bằng vốn từ các cổ đông 3.630.880.250 2.962.557.015 668.323.235 +Phân loại tình hình sử dụng . Để thấy được tình hình sử dụng TSCĐHH, biết được thực trạng TSCĐHH nhằm đưa ra phương hướng đầu tư TSCĐHH phù hợp, vì vậy công ty tiến hành phân loại theo tiêu thức này: Loại TSCĐ NG HMLK GTCL TSCĐ đang dùng 22.560.473.720 18.502.007.399 4.058.466.321 TSCĐ không cần dùng chờ xử lý 177.631.910 92.763.443 84.868.467 +Phân loại theo nơi sử dụng Theo cách phân loại này, TSCĐHH đang dùng của công ty chia làm Loại TSCĐ NG HMLK GTCL TSCĐ dùng trong sản xuất 22.316.113.720 18.303.438.368 4.012.675.352 TSCĐ phúc lợi công cộng 244.360.000 198.569.031 45.790.969 + Phân loại theo hình thái biểu hiện (căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật): Theo cách này TSCĐHH đang dùng trong sản xuất của công ty được chia thành: Loại TSCĐ NG HMLK GTCL 1 2 3 4 I. Nhà cửa, vật kiến trúc 8.327.210.559 5.483.279.886 2.843.930.673 1. Nhà 4 tầng C2 5.815.964.000 3.687.321.176 2.128.642.824 2.Nhà xưởng 1 tầng C3 1.252.628.000 789.155.640 463.472.360 3. Nhà thường trực 35.128.000 33.940.000 1.118.000 …. … …. ….. II. Máy móc thiết bị 13.094.236.924 12.078.582.708 1.015.654.216 1. Máy bồi 385.808.000 321.506.667 64.301.333 2. Máy gò mũi giày 701.587.000 631.428.300 70.158.700 … … … … III. Phương tiện vận tải 730.345.932 587.114.687 143.231.245 1. Ô tô MAZDA323 314.841.900 275.486.663 39.355.237 2. Ô tô MAZDA 626 415.504.032 311.628.024 103.876.008 IV. Dụng cụ quản lý 164.320.305 154.461.087 9.859.218 1. Máy in 11.533.905 9.227.124 2.316.781 … … … … Nhìn chung công tác phân loại TSCĐHH của công ty được thể hiện trên sổ TSCĐHH theo từng nhóm sẽ được trích mẫu ở phần kế toán chi tiết TSCĐHH và bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình. Trích mẫu Bảng tổng hợp TSCĐHH năm 2007 Diễn giải NG HMLK GTCL A. TSCĐ đang dùng 22.560.473.720 18.502.007.399 4.058.466.321 I. TSCĐ dùng trong SXKD 22.316.113.720 18.303.438.368 4.012.675.352 1. Nhà xưởng, vật kiến trúc 8.327.210.559 5.483.279.886 2.843.930.673 - Nhà 4 tầng C2 5.815.964.000 3.687.321.176 2.128.642.824 … … …. …. 2. Máy móc thiết bị 13.094.236.924 12.078.582.708 1.015.654.216 - Máy bồi 385.808.000 321.506.667 64.301.333 … … … … 3. Phương tiện vận tải 730.345.932 587.114.687 143.231.245 - Ô tô MAZDA323 314.841.900 275.486.663 39.355.237 - Ô tô MAZDA 626 415.504.032 311.628.024 103.876.008 4. Dụng cụ quản lý 164.320.305 154.461.087 90.717.305 - Máy in 11.533.905 10.380.515 7.497.905 … … … … II. TSCĐ phúc lợi, CC 244.360.000 198.569.031 45.790.969 1. Sân thể thao 40.136.000 24.081.600 16.054.400 … … … … B. TSCĐ không cần dùng chờ xử lý 177.631.910 92.763.443 84.868.467 1. Gara ô tô 10.525.000 8.420.000 2.105.000 … … … … Tổng cộng 22.738.105.630 18.594.770.842 4.143.334.788 2.1.3. Tình hình công tác quản lý TSCĐHH ở công ty CP giày Vĩnh Phú. Với số lượng tài sản cố định nhiều, các loại TSCĐHH lại đa dạng và phong phú, sự phức tạp của tình trạng trang bị và tình hình sử dụng thì công việc quản lý TSCĐHH là một yêu cầu cần thiết. Nếu quản lý tốt tài sản cố định nó sẽ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở công ty TSCĐHH được quản lý cả 2 mặt giá trị và hiện vật. * Về mặt hiện vật: TSCĐHH của công ty được giao cho các phân xưởng và các phòng ban chức năng quản lý và sử dụng. Trong quá trình sản xuất có sự giám sát theo dõi của các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa. Những nhân viên nay có thể thuộc phân xưởng cơ điện hoặc phòng kỹ thuật. Khi xảy ra sự cố hỏng hóc trục trặc về kỹ thuật thì các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa sẽ tiến hành khắc phục và bảo dưỡng kịp thời để đảm bảo cho công việc sản xuất được liên tục. Ngoài ra, tại các phân xưởng cũng có những nhân viên giám sát máy móc thiết bị, mọi vấn đề liên quan đến tài sản cố định đều được báo cho phòng kỹ thuật một cách kịp thời. Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm theo dõi chung mọi tình hình liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Tài sản cố định ở phân xưởng, bộ phận nào thì phân xưởng và bộ phận đó phải chịu trách nhiệm theo dõi, bảo quản những tài sản đó. Còn các tài sản cố định hữu hình mà dùng chung cho công ty như: nhà cửa, vật kiến trúc thì do ban bảo vệ trông coi. Các tài sản dùng cho phòng ban thì do chính phòng ban đó quản lý và giữ gìn. * Về mặt giá trị: Được thực hiện tại phòng kế toán. Tại công ty đã có riêng một kế toán tài sản cố định phụ trách phần hành kế toán tài sản cố định chịu trách nhiệm lập sổ sách, ví dụ như: thẻ TSCĐHH, sổ TSCĐHH Sổ cái các tài khoản 211, 214 Bảng tổng hợp TSCĐ hữu hình Bên cạnh đó kế toán còn phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng giảm TSCĐHH theo chỉ tiêu giá trị, định kỳ tính toán và phân bổ khấu hao. Mặt khác còn phải quản lý việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐHH trong công ty đảm bảo thu hồi vốn đầy đủ, tránh thất thoát vốn đầu tư. Như vậy thông qua các phòng kế toán, kỹ thuật, các phân xưởng thì TSCĐ được quản lý cả về mặt giá trị lẫn hiện vật luôn đảm bảo cho yêu cầu sản xuất trong công ty. Việc bảo quản TSCĐHH ngoài sự theo dõi thường xuyên máy móc thiết bị đưa vào hoạt động thì cứ mỗi năm công ty lại thực hiện kiểm kê đánh giá TSCĐHH để kịp thời phát hiện những mất mát và sự cố liên quan. 2.1.4. Đánh giá TSCĐHH Đánh giá TSCĐHH là một yêu cầu quản lý về mặt giá trị. ở công ty việc đánh giá được thực hiện theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán đã ban hành. TSCĐHH được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. * Theo nguyên giá Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó và đưa TSCĐHH vào vị trí sẵn sàng sử dụng. + Nguyên giá TSCĐHH nếu mua sắm NG TSCĐHH = giá mua (giá hoá đơn ) + chi phí khác Ví dụ Ngày 8 /11/2007 công ty mua 01 thiết bị làm lạnh có giá hoá đơn không kể thuế GTGT là 388.000.000 đ. Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử là 990.000 đ, căn cứ vào chứng từ kế toán xác định NG TSCĐHH là: NG = 388.000.000 + 990.000 = 388.990.000 đ + Trường hợp do xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng: NG = giá thực tế (giá quyết toán ) của TSCĐ hoàn thành Ví dụ ngày 30/8/2007 công ty thực hiện việc quyết toán đưa công trình xây dựng mở rộng nhà kho thành phẩm vào sử dụng, Tổng giá trị quyết toán thực hiện là: 663.477.472đ Vậy NG TSCĐHH của công trình này là 663.477.472 đ * Đánh giá TSCĐHH theo giá trị còn lại Giá trị còn lại = NG TSCĐHH - Hao mòn luỹ kế Theo cách đánh giá trên thì NG TSCĐHH hiện có đến ngày 31/12/2007 là 22.738.105.630 đ Hao mòn luỹ kế = 18.594.770.842 đ Giá trị còn lại = 4.143.334.788 đ 2.2. Tổ chức công tác kế toán TSCĐHH tại công ty CP giầy Vĩnh phú 2.2.1. Thủ tục quản lý tăng giảm TSCĐHH và các chứng từ kế toán Qui trình tổ chức chứng từ biến động TSCĐHH ổ công ty được thực hiện Quyết định tăng giảm Giám đốc các bộ phận giao nhận chứng từ giao nhận Kế toán TSCĐ Hach toán TSCĐ Đối với TSCĐHH tăng: Khi có quyết định của Giám đốc công ty ,các bộ phận giao nhận phụ trách việc mua sắm, nghiệm thu... đều phải có đầy đủ các chứng từ gốc liên quan, đảm bảo cho nghiệp vụ tăng là thực tế phát sinh và đảm bảo tính pháp lý đúng đắn như: Biên bản bàn giao TSCĐHH, hoá đơn GTGT, hợp đồng mua bán,biên bản nghiệm thu. Sau đó đưa cho phòng kế toán lập hồ sơ tăng TSCĐHH. Căn cứ vào các chứng từ ghi tăng TSCĐHH kế toán ghi vào thẻ TSCĐHH, thẻ này được lập để theo dõi chi tiết từng TSCĐHH của đơn vị. Sau khi lập thẻ được ghi cho các bộ phận sử dụng TSCĐHH quản lý và theo dõi. Bên cạnh việc mở thẻ TSCĐHH, kế toán TSCĐ ghi vào sổ chi tiết tăng TSCĐHH. Sổ này được để theo dõi TSCĐHH tăng trong từng tháng. Đối với TSCĐHH giảm: Các thủ tục cũng tương tự như tăng TSCĐHH, các bộ phận giao nhận sẽ lập các chứng từ liên quan như phiếu thu, biên bản nhượng bán, họp đấu giá ... Giao cho kế toán thực hiện việc hạch toán, xử lý. Kế toán phản ánh chi tiết tình hình giảm trên “sổ chi tiết giảm TSCĐHH” Sổ này được lập để theo dõi tình hình giảm TSCĐHH trong từng tháng Căn cứ để ghi giảm TSCĐHH là biên bản thanh lý, hoá đơn, bảng tính phân bổ khấu hao và các hoá đơn chứng từ khác có liên quan. Biểu 1 Tên đơn vị: Công ty CP giày Vĩnh Phú SỔ CHI TIẾT TĂNG TSCĐHH Tháng 11 năm 2007 ĐVT: đồng STT Tên tài sản Danh điểm Nước sản xuất Bắt đầu đưa vào sử dụng Đơn vị sử dụng Số lượng (cái) Tổng nguyên giá Nguồn vốn Vay NH Cổ đông 1 Máy may chưng trình TM Hàn quốc 9/11/2007 PX MAY 4 355.700.000 x 2 Thiết bị làm lạnh TM Hàn quốc 13/11/2007 PX hoàn thành 1 388.990.000 x Tổng cộng 744.690.000 Người lập Kế toán trưỏng Biểu 2 Tên đơn vị: Công ty CP giày Vĩnh Phú SỔ CHI TIẾT GIẢM TSCĐ Tháng 12 năm 2007 ĐVT: đồng STT Tên tài sản Danh điểm Nước sản xuất Đơn vị sử dụng Số lượng (cái) Tổng nguyên giá GTHM GTCL 1 Máy PHOTOCOPY TV Nhật Bản Phòng xuất nhập khẩu 1 10.500.000 7.000.000 3.500.000 Tổng cộng 10.500.000 7.000.000 3.500.000 Người lập Kế toán trưởng 2.2.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH ở công ty Do đặc điểm TSCĐHH là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị lớn được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐHH đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH Thông qua kế toán chi tiết TSCĐHH, kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐHH là căn cứ để các doanh nghiệp cải tiến trang bị và sử dụng TSCĐHH phân bổ chính xác khấu hao, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng tài sản ở công ty. Kế toán chi tiết ở công ty thực hiện việc đánh số TSCĐHH. Việc ghi số hiệu đối với từng đối tượng ghi TSCĐHH ổ công ty được ghi bằng các chữ cái là kí hiệu loại kèm theo số thứ tự để chỉ đối tượng TSCĐ. Các loại máy móc thiết bị công tác được ký hiệu là TM, thiết bị văn phòng ký hiệu là TV. Trong mỗi loại đó lại được ghi theo từng nhóm và theo thứ tự tăng của TSCĐHH Ví dụ: Khi nhập 4 máy may chương trình được ghi lần lượt là TM 201 đến TM 204 2.2.2.1. Kế toán chi tiết ở nơi sử dụng, bảo quản TSCĐHH TSCĐHH sau khi được mua sắm, đầu tư, xây dựng bàn giao cho các phân xưởng, các bộ phận sử dụng, tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ, hiện nay công ty theo dõi trên sổ tài sản theo đơn vị sử dụng đối với từng phân xưởng. Biểu 3 Tên đơn vị: Công ty CP giày Vĩnh Phú SỔ TÀI SẢN THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Tên bộ phận: Phân xưởng may Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động Ghi chú Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách ĐVT Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng, năm Số hiệu Ngày, tháng, năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 3 20/7/2004 Nhà xưởng sản xuất m2 1,800 745.622.000 4 15/8/2005 Máy may 2 kim C 66 712.974.000 5 1/10/2005 Máy ZIZAC C 33 337.683.000 7 9/11/2007 Máy may chương trình C 4 355.700.000 ... ... Tổng cộng: 5.755.962.000 Người ghi sổ Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Kế toán trưởng Biểu 4 Tên đơn vị: Công ty CP giày Vĩnh Phú SỔ TÀI SẢN THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Tên bộ phận: Phân xưởng hoàn thành Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động Ghi chú Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách ĐVT Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng, năm Số hiệu Ngày, tháng, năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 1/10/2004 Nhà 1 tầng cấp 3 m2 1.175 626.314.000 2 21/9/2005 Máy gò mũi giày C 3 701.578.000 6 5/10/2005 Máy ép 4 phía C 4 569.809.000 8 13/11/2007 Thiết bị làm lạnh C 1 338.990.000 ... ... Tổng cộng: 6.110.640.223 Người ghi sổ Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Kế toán trưởng 2.2.2.2. Kế toán chi tiết ở nơi bộ phận kế toán công ty. Thực hiện mô hình kế toán tập trung, mọi sổ sách công việc ghi chép đều tập trung tại phòng kế toán, công ty hạch toán chi tiết qua thẻ TSCĐHH và sổ TSCĐHH. Thẻ TSCĐHH của công ty mở riêng cho từng tài sản theo mẫu quy định, chỉ phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH kế toán căn cứ vào các chứng từ để ghi thẻ. - Biên bản bàn giao TSCĐHH - Biên bản đánh giá lại TSCĐHH - Biên bản thanh lý TSCĐHH - Bảng tính và phân bổ khấu hao - Các tài liệu kỹ thuật khác liên quan. Thẻ TSCĐHH thay đổi hàng năm sau khi công ty tiến hành kiểm kê TSCĐHH. Sau đây em xin lấy 1 ví dụ phát sinh liên quan đến tăng TSCĐHH tại công ty. NG TSCĐHH là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT, công ty mua TSCĐHH với giá bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử vào vị trí sẵn sàng sử dụng có nghĩa là mọi chi phí lắp đặt do bên bán tài sản chịu. Ví dụ Ngày 08/10/2007 công ty quyết định mua 01 thang vận loại V của nhà máy cơ khí Hồng Nam với giá mua 54.000.000 (thuế GTGT 10%). Công ty mua bẳng quỹ đầu tư phát triển. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 041/CTCPG._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6378.doc
Tài liệu liên quan