Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26/1 Công ty 26 - Bộ quốc phòng

Lời Mở Đầu Chi phí sản xuất và tính giá thành là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - tàI chính, bởi nếu tiết kiệm chi phí sản xuất, tránh lãng phí vốn bao giờ cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tăng nguồn vốn tích luỹcủa doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân, mở rộng sản xuất và từng bước cảI thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy biến động thì việc tiết kiệm

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26/1 Công ty 26 - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn luôn là động lực thôI thúc và là kim chỉ nam trong phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doang nghiệp. Mặt khác, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm còn phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, phản ánh khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay để khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường là rất khó khăn, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: "chất lượng và giá bán sản phẩm". Chính vì vậy, Công ty 26 nói chung và Xí nghiệp 26.1 nói riêng đã, đang và sẽ phảI luôn cố gắng tìm hiểu, học hỏi để hoàn thiện hơn nữa quy trình tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như phương pháp tính giá thànhđối với sản phẩm xí nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, trước thực tế của sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành, mặc dù doanh nghiệp đã có sự bao tiêu của nhà nước cho một phần sản phẩm sản xuất ra, nhưng để đảm bảo cũng như nâng cao hơn nữa mức sống của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp thì bàI toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại càng trở nên phức tạp. Do tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, em đã lựa chọn đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1 công ty 26 - Bộ quốc phòng" Nội dung tóm tắt của chuyên đề gồm 3 phần như sau: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 - Bộ quốc phòng. Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 - Bộ quốc phòng. Do thời gian thực tập tại công ty chưa được nhiều, nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để báI viết của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em cũng xin bày tỏ sự cảm ơn của mình đối với các cô, chú, anh chị trong văn phòng Công ty đã giúp đỡ em tận tình chu đáo. Em cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán - Trường cao đẳng tàI chính quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức và sự hiểu biết. Em cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Khiết đã tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực tập và làm tốt báo cáo của mình. Phần I Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất I- Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.1- Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất thì sản phẩm của họ là hàng hoá, dịch vụ. Để tạo hàng hoá, dịch vụ đó thì doanh nghiệp phảitiêu hao một lượng nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá. Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí bỏ ra cho quá trình hao phí về lao động sống và lao động vật hoá trong một thời kỳ nhất định thường là tháng, quý, năm. Mục đích của các doanh nghiệp là làm thế nào để chi phí bỏ ra là thấp nhất. Để tạo ra lượng sản phẩm cuối cùng thì doanh nghiệp phảI bỏ ra nhiều loại chi phí sử dụng trong các mục đích khác nhau. Vì vậy đòi hỏi công tác kế toán phảI sử dụng phù hợp các chi phí. Để đáp ứng được yêu cầu đó cần phảI nắm bắt được và hiểu rõ ý nghĩa mục đích của từng loại chi phí và cần nhất là phảI phân loại chi phí cho phù hợp. 1.2- Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất được phân thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo nội dung và mục đích sửdụng trong doanh nghiệp. 1.2.1- Phân loại theo yếu tố chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng. Nguyên vật liệu gồm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ được xuất dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất hoặc là bộ phận phụ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại có vai trò cho việc hoàn chỉnh của sản phẩm. - Yếu tố nhiên liệu, động lực là toàn bộ giá trị nhiên liệu sử dụng vào sản xuất kinh doanh. - Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Tổng tiền lương chính, lương phụ và các phụ cấp tiền lương phảI trả cho cán bộ công nhân viên. - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn gồm toàn bộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định là 19%, tiền lương phần doanh nghiệp chịu trích vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Khấu hao tàI sản cố định: Thực chất của việc khấu hao tàI sản cố định là giá trị của tàI sản cố định bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức tính khấu hao. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ phần chi phí bỏ ra để mua thiết bị dùng cho sản xuất. - Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ những chi phí bằng tiền có liên quan đến quá trình sản xuất. Theo cách phân loại này cho biết kết cấu và tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp những thông tin quan trọng trong quản lý tàI chính, quản lý doanh nghiệp, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. 1.2.2- Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào công cụ của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng thì khoản mục chi phí gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu được dùng trực tiếp vào quá trình sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản tiền lương, phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương trả cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất và có tính chất chung cho toàn phân xưởng. Theo cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định được tổng chi phí bỏ ra để làm cơ sở tinh giá thành sản phẩm, nếu tính giá thành đầy đủ hay toàn bộ thì chỉ tiêu tính giá thành còn bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.3- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh. - Chi phí hoạt động kinh doanh: là chi phí bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ quá trình hành chính quản trị kinh doanh. - Chi phí hoạt động tàI chính: là chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tàI chính doanh nghiệp. - Chi phí bất thường: là những chi phí ngoàI dự kiến của doanh nghiệp có thể do nguyên nhân khách quan đem lại. Theo cách phân loại này nhằm xác định chính xác chi phí phục vụ công tác tính giá thành và chi phí phục vụ cho công việc xác định kết quả kinh doanh. 1.2.4- Phân loại chi phí theo chức năng sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này thì chi phí chia ra thành các loại sau: - Chi phí thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ trong phân xưởng hay phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp. - Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: gồm những chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Chi phí thực hiện chức năng quản lý: gồm các chi phí chia ra để sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.5- Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí thì gồm: - Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất hoặc được doanh nghiệp mua vào - Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó như chi phí bán hàng. chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài các phân loại trên thì chi phí còn có: Chi phí khả biến và chi phí bất biến +Chi phí khả biến: là những chi phí tăng lên hay giảm xuống với sản phẩm +Chi phí bất biến: là những chi phí tăng lên hay giảm xuống không cùng với sản phẩm. 1.3- Phân biệt chi phí sản xuất với chi phí: - Chi phí là những khoản chi phí chi ra trong suốt quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp nó bao gồm: chi phí quản lý, chi phi sản xuất kinh doanh, chi phí tiêu thụ và những khoản chi phí bằng tiền khác - Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ nhất định thường là tháng, quý, năm Như vậy chi phí và chi phí sản xuất kinh doanh giống nhau về bản chất đều là chi phí chi ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng xét về nội dung thì hai khoản chi phí này có điểm khác nhau. +Chi phí là những khoản chi ra mà nó bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhằm mục đích cho doanh nghiệp hoạt động trong đó có cả chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí khác +Chi phí sản xuất kinh doanh lại chi bao gồm những khoản chi ra liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định để từ đó làm cơ sở hình thành giá thành bán sản phẩm và xác định được kết quả sản xuất kinh doanh là lãi hay lỗ. Vì vậy xét trong phạm vi của chi phí sản xuất kinh doanh thì nó chỉ là một phạm vi nhỏ của chi phí. 2. Giá thành sản phẩm. 2.1 Giá thành. Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế được biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tính cho một khối sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành vừa mang tính chủ quan nhưng cũng vừa mang tính khách quan trong giới hạn nhất định. Nếu xét trong phạm vi hàng hoá thì giá thành sản phẩm là biểu hiện dưới sự chuyển dịch của các yếu tố chi phí về sự hao phí lao động sống và sản xuất để hoàn thành sản phẩm nhất định và trong quá trình sản xuất thì sự chuyển dịch này là tất yếu. Còn nếu xét trong phạm vi doanh nghiệp thì giá thành là một khoản mục chi phí mà thực chất là lao động thuần tuý của xã hội như phần giá trị theo lao động sống bỏ ra: bảo hiểm xã hội, các khoản phảI nộp cấp trên, thuế tài nguyên, thuế nhà đất và thuế khác. 2.2- Phân loại giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một tác dụng riêng. Do vậy để giúp việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, kế toán cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau. 2.2.1 Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này giá thành được chia thành 3 loại: + Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch, việc tính toán này do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nếu như giá thành kế hoạch không biến đổi trong suốt cả kì kế hoạch thì giá thành định mức luôn thay đổi của các chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch. + Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã phát sinh và tập hợp trong kì. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. 2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán: Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại: + Giá thành sản xuất:bao gồm các chi phí sản suất như chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí sản xuất tính cho những sản phẩm công vụ, lao vụ đã hoàn thành. + Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất cộng thêm phần chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm công vụ, lao vụ, dịch vụ được tiêu thụ. Bởi vậy giá thành toàn bộ được coi là giá thành tiêu thụ. II. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh thì càng phải cạnh tranh gay gắt để chiếm được lòng tin của mình trên thị trường và lòng tin đó được biểu hiện thông qua giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu mã của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Do đó doanh nghiệp cần đề ra nhiệm vụ cho bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành để tính toán sao cho sản phẩm cũng hạ đảm bảo việc sử dụng hiệu quả về vốn, về lao động. Vì nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là: + Kế toán thực hiện ghi chép và phản ánh chính xác các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cả về mặt số lượng và giá trị. + Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sản phẩm + Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương hướng kế toán tập hợp chi phí cho thích hợp + Xác định chính xác chi phí về sản phẩm dở dang cuối kì + Đối chiếu so sánh giữa chi phí theo định kì ở từng bước, từng khâu, từng bộ phận với chi phí thực tế để tìm các nguyên nhân gây thiệt hại,lãng phí để kip thời tìm các biện pháp điều chỉnh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Từ đó tăng khối lượng tiêu thụ trên thị trường để thị phần của doanh nghiệp trên thị trường tăng lên. + Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá hợp lý +Tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thnàh tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong công tác chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh + Cung cấp đầy đủ số liệu chính xác kịp thời cho việc phân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo tàichính III. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì chi phí phát sinh ở những địa điểm khác nhau ở những phạm vi giới hạn nhất định theo quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Có thể nói đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng giai đoạn công nghệ hay từng phân xưởng. Hay nói cách khác đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí thường căn cứ vào: + Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp + Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm + Đặc điểm phát sinh chi phí, mục đích và công dụng chi phí + Yêu cầu vào trình độ quản lý của doanh nghiệp 2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng được tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất thì phải tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định thành phẩm, bán thành phẩm, công vụ hay lao vụ nhất định, đòi hỏi phảI tính giá thành đơn vị tuỳ theo yêu cầu công tác quản lý. Nói cách khác đối tượng để tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu hạch toán nội bộ và tiêu thụ thành phẩm. 3. Cơ sở để xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là 2 khâu quan hệ mật thiết với nhau vì nó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của DN. Do đó, để xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phảI dựa vào những cơ sở sau: 3.1 Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất giản đơn - Đối tượng tập hợp chi phí có thể theo đơn đặt hàng và tập hợp của quá trình sản xuất( nếu sản xuất 1 loại sản phẩm) Hoặc có thể tập hợp cho 1 nhóm sản phẩm ( Nếu sản xuẩt nhiều loại sản phẩm) - Đối tượng tính gía thành sản phẩm là cuối cùng 3.2 Nếu là sản phẩm có qui trình sản xuất phức tạp - Đối tượng tập hợp chi phí có thể là theo giai đoạn chế biến, theo phân xưởng sản xuất, theo bộ phận chi tiết sản phẩm hay nhóm chi tiết bộ phận sản phẩm - Đối tượng tính giá thành sản phẩm chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở các bước chế tạo 3.3 Căn cứ vào loại hình sản xuất có thể là sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt nhỏ, sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn ta có 2 cách xác định khác nhau: - Nếu căn cứ vào loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ + Đối tượng tập hợp chi phí là theo đơn đặt hàng + Đối tượng tính giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng - Nếu căn cứ vào loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì phải căn cứ vào quá trình sản xuất, vào qui trình công nghệ là giản đơn hay phức tạp để xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm + Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính gía thành Về cơ bản thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau vì chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích kiểm tra chi phí giá thành. Tuy nhiên về ý nghĩa thì chúng có điểm khác nhau - Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi hay nơi phát sinh chi phí, phát sinh trong kì làm cơ sở để tổ chức công tác ghi chép ban đầu - Xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến quá trình sản xuất, thành phẩm, hoặc dịch vụ hoàn thành là căn cứ để mở các phiếu tính giá thành, tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng IV. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1. Trình tự chung về tập hợp chi phí Trình tự hạch toán chi phí của DN phụ thuộc vào điểm sản xuất của từng ngành, của từng DN phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ công tác quản lý của DN nhưng tất cả được khái quát chung theo các ý sau: Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng . Trên cơ sở khối lượng lao vụ, dịch vụ và giá thành đơn vị lao vụ thực hiện Bước 3: Tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì rồi tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm 2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho trong DN mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những đặc điểm khác nhau - Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên - Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kì 3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp tới đối tượng tập hợp chi phí thì kế toán tập hợp thẳng cho đối tượng tập hợp chi phí đó ( Đối tượng này có thể là các loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay chi tiết nhóm, chi tiết bộ phận hay theo từng phân xưởng). Nếu các chi phí này liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí trước hết kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Tiêu thức phân bổ có thể theo số lượng định mức : Tổng CP NVL cần phân bổ Chi phí NVLTT phân bổ cho từng đối tượng = ´ Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) kế toán sử dụng TK 621 ( CPNVLTT) tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí * Phương pháp kế toán 1- Trong kì kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho NVL chính, NVL phụ sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm hay lao vụ dịch vụ Nợ TK 621 Có TK152 2- Mua vật liệu về không nhập kho mà đưa thẳng vào trực tiếp sản xuất Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK111,112, 331 3- Vay mượn vật liệu hay vay ngắn hạn, mua vật liệu hay nhận vốn liên doanh liên kết bằng vật liệu, nhận biếu tặng viện trợ bằng vật liệu, xuất trực tiếp bằng sản xuất sản phẩm( Không qua kho) Nợ TK 621 Có TK 338 Có TK 331 Có TK 411 4- Cuối kì nếu số vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho hay để tại nơi đang sử dụng Nợ TK 152 Có TK 621 3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ dịch vụ như : tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản đóng góp quĩ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn do người sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ qui định. - Theo chế độ hiện hành thì khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ chiếm 25% trên tổng quĩ lương . Trong đó người lao động phải chịu 6%, còn 19% là do người sử dụng lao động phải chịu và coi như là một khoản chi phí của DN. - Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 và được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng * Phương pháp kế toán : 1- Khi tính ra tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp Nợ TK 622 Có TK 334 2- Khi tính ra BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận công nhân trực tiếp Nợ TK 622 Có TK 338 3- Tính ra tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 Có TK 335 4- Cuối kì kế toán kết chuyển chi phí công nhân trực tiếp và các khoản trích theo lương cho đối tượng tập hợp chi phí sang TK154 Nợ TK 154 Có TK 622 3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Là những khoản chi phí cần thiết phát sinh tại phân xưởng sản xuất ngoàI chi phí nhân công trực tiếp và chi phí NVLTT * Nội dung của chi phí sản xuất chung (CPSXC) bao gồm: - Chi phí nhân công quản lý phân xưởng: Gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phảI trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT,KPCĐ trích theo tỉ lệ qui định - Chi phí NVL : Bao gồm các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng trong phân xưởng - Chi phí khấu hao tài sản cố định là : toàn bộ số khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất kinh doanh - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm những chi phí về dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh - Chi phí bằng tiền khác: là những chi phí về hội nghị, tiếp khách, giao dịch của phân xưởng hay bộ phận sản xuất TK sử dụng 627 " Chi phí sản xuất chung" + TK 627: Không có số dư cuối kì + TK 627: Còn được mở chi tiết cho các TK Cấp 2 + TK 627.1 : Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 627.2 : Chi phí vật liệu + TK 627.3 : Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 627.4 : Chi phí khấu hao tài sản cố định + TK 627.7 : Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 627.8 : Chi phí bằng tiền khác * Phương pháp kế toán: 1- Hạch tóan tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất, kế toán ghi Nợ TK 627.1 Có TK 334 2- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân phân xưởng Nợ TK 627 Có TK 338.8 3- Khi xuất công cụ dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất căn cứ vào phiếu, kế toán ghi ( phân bổ 100%) Nợ TK 627.3 Có TK 153 4- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 627.3 Có TK 142 5- Trích khấu hao thiết bị máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải , nhà để xe… Nợ TK 627.4 Có TK 214 6- Chi phí điện nước, điện thoại, thuê nhà xưởng, cửa hàng, chi phí sửa chữa tàI sản cố định, thuê ngoàI dùng cho phân xưởng Nợ TK 627.8 Có TK 331 Có TK 335 Có TK 111,112 7- Cuối kì kết chuyển về chi phí sản xuất chung Nợ TK 154 Có TK 627 4. Kế toán chi phí theo phương pháp kiểm kê định kì : Theo PP này các nghiệp vụ pháp sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi liên tục phần xuất. Vì vậy, cuối kì DN tiến hành kiểm kê tất cả các loại NVL, thành phẩm trong kho, tại các phân xưởng để xác định giá sản phẩm dở dang. Từ đó, xác định chi phí sản phẩm hoàn thành. 4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiêp: Kế toán NVLTT theo PP kiểm kê định kì khác so với PP kê khai thường xuyên. Theo PP kiểm kê định kì , thì chi phí NVLTT được tiến hành kiểm kê vào cuối tháng. Cuối kì, DN tiến hành kiểm kê xác định từng loại NVL thực tế tồn kho cuối kì căn cứ vào NVL nhập kho trong kì để xác định số lượng và giá trị NVL xuất dùng trong kì theo công thức: Giá trị NVL xuất dùng trong kì = Giá trị VL tồn đầu kì + Giá trị vật liệu nhập trong kì - Giá trị VL tồn cuối kì Theo PP kiểm kê định kì thì giá trị vật liệu xuất không căn cứ vào chứng từ xuất NVL mà nó phụ thuộc vào giá trị tồn cuối kì. Do đó, giá trị NVL xuất dùng khó xác định được là xuất cho mục đích gì, xuất cho sản xuất, xuất cho quản lý, hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm hay lao vụ dịch vụ thì kế toán còn theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến tứng đối tượng sử dụng là phân xưởng hay từng bộ sản xuất hay từng loại sản phẩm hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích * TK sử dụng: TK 621 " Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" * Trình tự kế toán: 1- Đầu kì kết chuyển số dư đầu kì của NVL, công cụ dụng cụ, hàng đang đi trên đường Nợ TK 621 Có TK 151,152,153 2- Trong kì nếu nhập kho về vật liệu mua ngoài Nợ TK 611: giá hoá đơn chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán Có TK 111 : Vốn chủ sở hữu 3- Cuối kì, sau khi kiểm kê xác định số vật liệu còn đang đi đường và tồn kho Nợ TK 151,152 Có TK 611 4- Phản ánh số vật liệu xác định được xuất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm cuối kì Nợ TK 631 Có TK 611 4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp giống như trong PP kê khai thường xuyên các chi phí về nhân công thực tế phát sinh trước hết được tập hợp vào TK 622. * TKsử dụng : TK622 " Chi phí nhân công trực tiếp" * Trình tự kế toán 1- Tập hợp tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 Có TK 334 2- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK 622 Có TK 338 3- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 622 4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: Việc hạch toán về chi phí sản xuất chung cũng tương tự như PP kê khai thường xuyên * TK sử dụng: TK 627" Chi phí sản xúât chung" 1- Tập hợp chi phí sản xuất chung Nợ TK 627 Có TK 111,112 Có TK 214 Có TK 331,334,338 Có TK 611 2- Cuối kì kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 631 Có TK 627 5. Kế toán chi phí trả trước : Chi phí trả trước là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí kinh daonh của kì này mà được tính chi 2 hay nhiều kì kế toán. Loại chi phí này có đặc điểm phát sinh 1 lần khá lớn hay có liên quan tới kết quả hoạt động của nhiều kì kế toán - Nội dung của chi phí phải trả: Loại chi phí này bao gồm: + Giá trị của công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc diện phân bổ 2 lần trở nên + Giá trị của bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê. + Chi phí sửa chữa lớn tàI sản cố định ngoàI kế hoạch + Giá trị của các dịch vụ mua ngoài đã trả trước tiền thuê hay lãi thuê tài sản cố định. + Phương tiện vận tải mặt bằng kinh doanh trả một lần tại thời điểm thuê. + Các khoản chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh + Các khoản lệ phí giao thông bến bãi + Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí bán hàng của các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài mang tính chất thời vụ + Chi phí nghiên cứu thí nghịêm, phát triển hay sáng chế nhưng chưa được tính vào giá trị của tài sản cố định vô hình - Tài khoản sử dụng: TK 142 " Chi phí trả trước" - Phương pháp kế toán: 1- Tiền thuê nhà, dịch vụ thuê ngoài thực tế phát sinh Nợ TK 142 Có TK 111,112 2- Bao bì luân chuyển công cụ, dụng cụ, đồ dùng cho thuê phân bổ từ 2 lần trở lên Nợ TK 142 Có TK 153 3-Tiền lãi thuê tài sản cố định phải trả và các khoản phải trả trước khác Nợ TK 142 Có TK 331 4- Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí trả trước để tính và tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142 5-Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài mang tính chất thời vụ đến cuối kỳ toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã tập hợp được sau khi trừ phần đã kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh của kỳ đó. Phần còn lại được kết chuyển sang TK 142.2 BT1: Kết chuyển một phần chi phí bán hàng hay chi phí quản lý tương ứng với doanh thu ghi nhận trong kỳ vào TK 911 Nợ TK 911 Có TK 641, 642 BT2: Phần chi phí quản lý, chi phí bán hàng còn lại được ghi như sau: Nợ TK 142.2 Có TK 641, 642 6- Hạch toán chi phí trả trước Chi phí phải trả là chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng vẫn được ghi nhận là chi phí của kỳ kế toán. Đây là khoản chi phụ ở trong kế hoạch của đơn vị mang tính chất hay yêu cầu quản lý được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm và lao vụ dịch vụ các khoản chi phí về quản lý, chi phí bán hàng không bị tăng đột biến Nội dung về chi phí phải trả bao gồm: + Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất + Thiệt hại sản xuất do ngừng kế hoạch + Chi phí về bảo hành sản phẩm theo kế hoạch + Giá trị các dịch vụ mua ngoài + Các khoản tiền lãi, tiền thuê phải trả *Phương pháp kế toán: 1-Hàng tháng trích tiền lương nghỉ phép, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định trong kế hoạch, các khoản chi phí về bảo hành sản phẩm, các dịch vụ mua ngoài sẽ phải trả, thiệt hại sản xuất do ngừng kế hoạch Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 335 2-Khi các khoản chi phí phải trả thực tế phát sinh về tiền lương nghỉ phép, chi phí sưả chữa bảo hành tài sản cố định Nợ TK 335 Có TK 113 Có TK 111, 112, 311, 152, 153 3- Cuối kỳ so sánh số chênh lệch giữa chi phí phải trả trích theo kế hoạch tổng số phát sinh (Có TK 335) với chi phí phải trả thực tế phát sinh( Tổng số phát sinh Nơ TK335) sẽ được xử lý như sau: Nếu kế hoạch > thực tế Nợ TK 335 Có TK 721 Nếu kế hoạch < thực tế: kế toán trích bổ sung chi phí Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 335 7. Tập hợp chi phí sản xuất: 7.1. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Các chi phí về NVLTT, CPNCTT, CPSXC cuối kỳ được tập hợp vào bên Nợ TK154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoàn thành trong kỳ Tài khoản sử dụng: TK154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang " Trình tự kế toán: 1- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 154 Có TK 621 2- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154 Có TK 622 3- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ ._.TK 154 Có TK 627 4- Các trường hợp làm giảm chi phí phát sinh + Phế liệu thu hồi( nếu có) Nợ TK 152, 111, 112 Có TK 154 + Giá trị sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất không sửa chữa đựơc: Nợ TK 138.8 Có TK 154 + Các khoản mất mát về vật tư trong quá trình sản xuất bắt bồi thường: Nợ TK 111, 112, 334, 338 Có TK 154 5- Cuối kỳ căn cứ vào sổ( thẻ) tính giá thành sản phẩm Nợ TK 155 : nhập kho thành phẩm Nợ TK 632: bán thẳng không qua kho Nợ TK 157: Hàng gửi bán Có TK 154 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm (Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên) TK 621 TK 154 TK 152,138 Tập hợp chi phí NVLTT Các khoản ghi giảm chi phí TK 622 TK 155 Tập hợp chi phí Nhập kho nhân công trực tiếp Giá thành SP TK 157 hoàn thành Gửi bán TK627 TK 632 Tập hợp chi phí Bán trực tiếp sản xuất chung 7.2.Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì toàn bộ chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC được tập hợp vào TK 631, phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và một loại hoạt động Phương pháp kế toán: 1- Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang Nợ TK 631 Có TK 154 2- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 621 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 622 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 631 Có TK 627 3- Trường hợp phát sinh các nghiệp vụ làm giảm chi phí( phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng, mất mát, thiếu hụt vật tư) Nợ TK 111, 112, 611, 152, 138 Có TK 631 4- Cuối kỳ xác định giá thành sản phẩm, lao vu, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ Nợ TK 632 Có TK 631 5- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Nợ TK 154 Có TK 631 sơ đồ kế toán chi phí sản xuất (Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 621 TK 631 TK 154 Tập hợp chi phí NVLTT Kết chuyển SPDD cuối kì TK 622 TK 632 Tập hợp chi phí Giá thành SP hoàn thành Nhân công trực tiếp TK 627 TK 111,138 Tập hợp chi phí SXC Các khoản ghi giảm chi phí 8. Đánh giá sản phẩm dở dang: Để phục vụ việc tính giá thành kế toán luôn phảixác định trị giá của sản phẩm cuối kỳ - Đánh giá về sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa qua công nghệ chế biến cuối cùng còn đang nằm trong quá trình sản xuất sản phẩm dở dang có thể bao gồm: + Bán thành phẩm: là các sản phẩm đã trảiqua một hay các bước chế biến của quá trình sản xuất nhưng chưa trải qua bước chế biến cuối cùng. Bán thành phẩm có thể được nhập kho, được bản ra ngoàihay chuyển cho công đoạn chế biến tiếp theo + Sản phẩm đang chế tạo dở dang: Đây là những sản phẩm còn đang gia công, chế tạo trên các dây chuyền công nghệ Giá trị của bán thành phẩm có thể xác định theo chi phí thực tế phát sinh hay chi phí theo kế hoạch. Còn giá trị của sản phẩm đang chế tạo dở dang có thể được xác định bằng phương pháp sau: 8.1-Phương pháp 1: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính Theo phương pháp này giá trị của sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính còn các chi phí chế biến khác thì tính hết cho sản phẩm hoàn thành Tổng giá trị NVLC xuất dùng Giá trị NVL nằm trong sản phẩm dở dang = ´ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang + Số lượng thành phẩm 8.2- Phương pháp 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành ước tính tương đương Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào số lượng của sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm hoàn thành tương đương Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = Số lượng sản phẩm dở dang ´ Hệ số quy đổi Khi tính giá trị sản phẩm dở dang kế toán sử dụng các công thức sau: Trị giá của NVL xuất dùng Chi phí NVL nằm trong SPDD = ´ Số lượng SPDD(không quyđổi) Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD(không quy đổi) Tổng chi phí chế biến xuất dùng Chi phí NVL trongSPDD = ´ Số lượng sản phẩm dở dang (đã quy đổi) Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD(đã quy đổi) Giá của sản phẩm dở dang = Chiphí NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang + Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang 8.3- Phương pháp 3: Xác định giá trị của sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Theo phương pháp này thì trong giá trị sản phẩm dở dang bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và 50% của chi phí chế biến(gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) Công thức tổng quát: Giá của sản phẩm = Chi phí NVL chính dở dang nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến 8.4- Phương pháp 4: Xác định giá trị của sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT hay chi phí trực tiếp Theo phương pháp này thì giá trị trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVLTT chính hay bao gồm chi phí trực tiếp( CPNVLTT và CPNCTT) Giá của sản phẩm dở dang = Chi phí NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang + Chi phí NCTT nằm trong sản phẩm dở dang 8.5- Phương pháp 5: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức chi phí Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào định mức chi phí dành cho từng công việc hay các khâu sản xuất để xác định giá trị sản phẩm dở dang. V. Nội dung kế toán tính giá thành sản phẩm: - Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay một hệ thống phương pháp dùng để tập hợp toàn bộ chi phí chi ra cho quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành theo từng đối tượng cụ thể để tính giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ. - Hiện nay có nhiều phương pháp sử dụng để tính giá thành nhưng các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành để áp dụng một trong các phương pháp sao cho phù hợp. 1- Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp: - Theo phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất theo quy trình công nghệ đơn giản, số lượng sản phẩm sản xuất nhiều nhưng các loại sản phẩm sản xuất thì ít, chu kỳ sản xuất ngắn. - Đặc điểm : + Đối tượng tập hợp chi phí là các loại sản phẩm + Đối tượng tính giá thành các loại sản phẩm đã hoàn thành + Thời điểm tính giá thành vào cuối kỳ kế toán - Nội dung: Khi tính giá thành kế toán sử dụng công thức: Giá trị SPDD +CP phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ Giá thành đơn vị = Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng : - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụngtrong các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng - Đặc điểm: + Đối tượng tập hợp chi phí theo từng đơn hàng + Đối tượng tính giá thành, các loại sản phẩm đã hoàn thành từng đơn đặt hàng + Thời điểm tính giá thành: Được thực hiện khi đơn đặt hàng đã hoàn thành Theo phương pháp này kỳ tính giá thành có thể không trùng khớp với kỳ kế toán. Tổng chi phí tập hợp được theo từng đơn đặt hàng cũng chính là tổng giá thànhcủa các loại sản phẩm, hàng hoá của đơn đặt hàng đó. Đến cuối kỳ kế toán những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho đơn đặt hàng đó được coi là sản phẩm dở dang. Nếu đòi hỏi xác định công việc hay các sản phẩm đã hoàn thành ở trong kỳ của các đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì việc xác định giá trị sản phẩm dở dang có thể dựa vào giá thành định mức hoặc mức độ hoàn thành của từng đơn đặt hàng. Công thức: Tổng giá trị Giá thành đơn vị = Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành 3- Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng ở trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng một loại NVL, cùng một lượng lao động như nhau nhưng đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. - Đặc điểm: + Đối tượng tập hợp chi phí: là cả quá trình sản xuất + Đối tượng tính giá thành: Các loại sản phẩm đã hoàn thành + Thời điểm tính: Cuối kỳ kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến các loại sản phẩm để tinh giá thành Công thức: Tổng giá thành các loại sản phẩm Giá thành đơn vị của SP gốc = Số lượng sản phẩm gốc + Số lượng các loại quy về sản phẩm gốc Trong đó: Tổng giá thành các loại sản phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ các loại sản phẩm + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ các loại sản phẩm Giá thành đơn vị của loại sản phẩm loại i = Giá thành của đơn vị sản phẩm gốc ´ Hệ số quy đổi của sản phẩm loại i 4- Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ chi phí: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất mà các loại sản phẩm có thể có nhiều quy cách phẩm chất khác nhau. - Đặc điểm: + Đối tượng tập hợp chi phí là cả quá trình sản xuất, công đoạn sản xuất. + Đối tượng tính giá thành: các quy cách, phẩm chất của sản phẩm hoàn thành + Thời điểm tính giá thành: Cuối kỳ kế toán Theo phương pháp này kế toán lần lượt làm theo các bước sau; Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý (thông thường lựa chọn giá thành định mức, chi phí kế hoạch, giá thành kế hoạch) Bước 2: Tổng giá thành của các quy cách sản phẩm trên cơ sở số lượng sản xuất thực hiện hoàn thành và tiêu thức lựa chọn. Bước 3: Tính ra tổng giá thành của các loại quy cách sản phẩm(căn cứ vào chi phí phát sinh trong kỳ tổng hợp được và giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ) Bước 4: Tính ra tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục chi phí Bước 5: Tính giá thành thực hiệncủa từng loại quy cách sản phẩm kế toán có thể sử dụng công thức sau: Giáthành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch(hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại ´ Tỷ lệ chi phí Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm Tỷ lệ chi phí = ´ 100 Tổnggiá thành kế hoạch(hoặc định mức) của tất cả sản phẩm 5- Tính giá thành theo phương pháp loại trừ: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong giá thành sản xuất có thể có những đặc điểm sau đây: +Bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ +Trong quá trình sản xuất còn phát sinh ra sản phẩm hỏng +Có các bộ phận phân xưởng sản xuất phụ. Các bộ phận phân xưởng phụ có hoạt động phục vụ lẫn nhau. - Đặc điểm của phương pháp: +Đối tượng tập hợp chi phí có thể là các loại sản phẩm chính các bộ phận hay phân xưởng sản xuất hay cả quy trình công nghệ sản xuất +Đối tượng tính giá thành: đó là các loại sản phẩm chính đã hoàn thành các loại sản phẩm phụ đã hoàn thành hay giá trị lao vụ dịch vụ của các phân xưởng phụ cung cấp cho các phân xưởng chính hay bán ra ngoài. +Thời điểm tính giá thành: Vào cuối kỳ kế toán Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ Để đơn giản cho việc tính toán chi phí trừ kế toán có thể sử dụng kế hoạch hoặc có thể lấy giá bán của các sản phẩm phụ từ lãi định mức, từ thuế nếu có 6- Phương pháp tính giá thành phân bước: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất với quy trình công nghệ theo kiểu liên tục phức tạp trải qua nhiều công đoạn chế biến nối tiếp nhau theo trình tự khép kín. Bán thành phẩm ở công đoạn thứ nhất sẽ được chế tạo ở công đoạn tiếp theo - Đặc điểm: +Đối tượng tập hợp chi phí: theo từng phân xưởng hay công đoạn sản xuất +Đối tượng tính giá thành: là các sản phẩm hoàn thành +Thời điểm tính giá thành: cuối kỳ kế toán -Đối với những chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công đoạn chế biến sản phẩm thì kế toán phân bổ cho từng công đoạn theo những tiêu thức phù hợp Khi tính gía thành kế toán có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau đây tuỳ theo từng đặc điểm hạch toán của đơn vị 6.1-Phương pháp tính giá thành phân bước có tính gía bán thành phẩm: -Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán nội bộ cao, bán thành phẩm sau mỗi công đoạn sản xuất có thể được đem bán ra ngoài. -Đặc điểm: trị giá của bán thành phẩm qua các công đoạn chế biến được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Các khoản mục này được kết chuyển tuần tự qua các bước hay công đoạn chế biến gọi là kết chuyển tuần tự. -Nội dung: Giá trị bán thành phẩm bước 1 = Chi phí NVL chính bước 1 + Chi phí chế biến bước 1 - Giá trị sản phẩm dở dang bước 1 Giá trị bán thành phẩm bước 2 = Giá trị bán thành phẩm bước 1 + Chi phí chế biến bước 2 - Giá trị sản phẩm dở dang bước 2 Tổng giá thành thành phẩm = Giá trị bán thành phẩm bước(n - 1) + Chi phí chế biến bước n - Giá trị sản phẩm dở dang bước n 6.2-Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá bán thành phẩm -Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp yêu cầu hạch toán nội bộ không cao, bán thành phẩm không bán ra ngoài -Đặc điểm: Theo phương pháp này thì việc tính giá thành thành phẩm thực chất là đi tổng hợp các chi phí ở giai đoạn công nghệ nằm trong thành phẩm Các chi phí chế biến ở các giai đoạn công nghệ được trích nhập vào trong giá thành sản phẩm cùng đồng thời một lúc gọi là kết chuyển song song. Giá thành thành phẩm = Chi phí vật liệu chính nằm trong thành phẩm + Chi phí chế biến nằm trong thành phẩm + …… + Chi phí chế biến bước n nằm trong thành phẩm 7-Phương pháp tính giá thành theo định mức: -Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có xây dựng các hệ thống định mức về chi phí NVL hoặc có xây dựng dự toán hay kế toán chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp. -Đặc điểm: + Đối tượng tập hợp chi phí: là các loại sản phẩm, các bước, các công đoạn sản xuất hay cả quá trình sản xuất. + Đối tượng tính giá thành: các loại sản phẩm đã hoàn thành + Thời điểm tính giá thành: Vào cuối kỳ kế toán -Nội dung: Để tính toán ra giá thành thực tế của sản phẩm trước hết kế toán cần phân loại chi phí ra thành các cụm sau: +Chi phí theo định mức' +Phần chênh lệch so với định mức +Phần chênh lệch do thay đổi định mức Công thức: Giá thành thực tế = Giá thành định mức + - Chênh lệch do thay đổi định mức + - Chênh lệch so với định mức Chú ý: - Chênh lệch do thay đổi định mức chủ yếu là phần sản phẩm dở dang đầu kỳ tạo ra. - Chênh lệch so với định mức xuất hiện do các điều kiện kỹ thuật trong sản xuất thay đổi là tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất. 8- Tính giá thành của sản phẩm lao vụ, dịch vụ của sản xuất phụ: -Đặc điểm: +Đối tượng tập hợp chi phí: là các phân xưởng sản xuất phụ hay các bộ phận sản xuất phụ. +Đối tượng tính giá thành: là các sản phẩm phụ đã hoàn thành hay các lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho các phân xưởng chính trong các bộ phận sản xuất chính hay đã bán ra ngoài. -Nội dung: Khi tính giá thành của các sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ các phân xưởng phụ cung cấp thì kế toán phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động của phân xưởng sản xuất phụ để tính giá thành theo một trong các phương pháp sau đây: + Nếu là hoạt động phân xưởng phụ không có hoạt động phục vụ lẫn nhau hay lao vụ, dịch vụ cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng phụ là không đáng kể, áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp(giản đơn) để xác định giá thành. + Nếu các phân xưởng phụ có hoạt động phục vụ lẫn nhau: .Xác định giá thành theo phương pháp đại số .Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu + Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành định mức Theo phương pháp này việc tính toán cũng giống như phương pháp phân bổ theo giá thành ban đầu chỉ khác là thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành định mức. VI.Tổ chức công tác kế toán theo các hình thức: Trong doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hình thức sau: - Hình thức kế toán nhật ký chung - Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Hình thức nhật ký chứng từ Nguyên tắc đặc trưng cơ bản: - Hình thức kế toán nhật ký chung: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký và trọng tâm là sổ nhật ký chung. Sau đó sẽ sử dụng sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái của từng tài khoản liên quan. Sổ cái được mở riêng cho từng tài khoản. sơ đồ Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Sổ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Nhật ký chung Bảng tổng hợp chứng từ - Hình thức kế toán nhật ký sổ cái: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất. Căn cứ để ghi vào nhật ký - sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ SƠ Đồ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp CTG Báo cáo tài chính Nhật ký - sổ cái Sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ Chứng từ gốc Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Đặc trưng cơ bản của chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ + Ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái + Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ phảI được đính kèm với chứng từ gốc và được duyệt trước khi ghi vào sổ kế toán. SƠ Đồ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ ĐKCTGS Bảng tổng hợp chứng từ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính - Hình thức nhật ký chứng từ: + Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có vào các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế theo các tài khoản đối ứng nợ. + Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. + Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng 1 sổ kế toán và trong cùng 1 quá trình. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ Báo cáo tài chính PHần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1-Công ty 26- Bộ quốc phòng I. Đặc điểm tình hình chung 1. Quá trình hình thành xí nghiệp 26.1-Công ty 26- Bộ quốc phòng Xí nghiệp 26.1 là 1 xí nghiệp thành viên của công ty 26- Bộ quốc phòng nên lịch sử hình thành của xí nghiệp gắn liền với các giai đoạn thăng trầm của công ty 26 Năm 1996 đứng trước yêu cầu nhiệm vụ của việc đổi mới và phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp trong quốc phòng nói riêng, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước.Công ty 26- Bộ quốc phòng được thành lập theo nghị định số 388 trên cơ sở sáp nhập từ 2 xí nghiệp: Xí nghiệp 26 và xí nghiệp 804. Qua 10 năm đổi mới ( 1986-1996), bộ quốc phòng đã có quyết định số 472/ QĐ - QP ngày 17/4/1996 của bộ trưởng bộ quốc phòng về việc thành lập công ty 26. Sổ đăng kí kinh doanh: 101772 Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất, kinh doanh hàng may mặc - Sản xuất giày vải, giày da, dép nhựa, mũ cứng,áo đi mưa các loại - Chế biến gỗ, sản xuất kinh doanh bao bì Vốn pháp định: 11764 triệu đồng Giấy phép đăng kí kinh doanh: Ngày 03/06/1996 Tên công ty: Công ty 26 - Bộ quốc phòng Trụ sở giao dịch: Khu công nghiệp Sài Đồng- P. Phúc Đồng - Long Biên -HN Cơ quan chủ quản: Tổng cục Hậu Cần- Bộ quốc phòng Công ty có 4 xí nghiệp thành viên: Xí nghiệp 26.1, xí nghiệp 26.3, xí nghiệp 26.4 và xí nghiệp Thương mại dịch vụ. Trong đó xí nghiệp 26.1 nằm trên địa bàn phường Ngọc Thuỵ- Quận Long Biên- Hà Nội, chuyên sản xuất mũ cứng, hàng may mặc, hàng nhựa. Trong quá trình sản xuất kinh doanh với doanh thu hàng năm là: - Từ 65-70% là hàng quốc phòng - Từ 30-35% là hàng kinh tế( sản xuất bán ra ngoài thị trường nội địa và xuất khẩu) Mỗi xí nghiệp thành viên đều có nhiệm vụ chức năng, không những quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả trên cơ sở tự hạch toán mà còn phải chủ động tìm nguồn hàng và tạo việc làm cho người lao động. Bộ máy kế toán được tổ chức đúng quy định của bộ tài chính, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của công ty. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kế toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, theo dõi hạch toán tập trung trên công ty, dưới các xí nghiệp thành viên theo dõi và hạch toán chi phí theo quy chế của công ty. Dưới các xí nghiệp thành viên được bố trí từ 2-4 người làm việc ở ban tàI chính kế toán. Trưởng ban tài chính chịu trách nhiệm về số liệu, chứng từ ghi chép ban đầu trước kế toán trưởng công ty, phòng tài chính công ty và giám đốc xí nghiệp. Các nhân viên kế toán làm công tác thu thập, xử lý chứng từ ban đầu, viết phiếu nhập xuất tồn NVL, thành phẩm , ghi chép cập nhật vào sổ chi tiết tổng hợp gửi về phòng tài chính công ty 2. Quá trình phát triển của xí nghiệp 26.1 Giai đoạn Đặc điểm cơ bản 1978-1985 Nhiệm vụ: Sản xuất mũ cứng theo QĐ 890 -KH Sản xuất thêm quần đùi, ba lô, màn, mũ kê pi, phù hiệu Chủ yếu sản xuất theo kế hoạch Thành tích đạt được: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1973 Huân chương chiến công hạng Ba năm 1983 Huân chương chiến công hạng Nhì năm 1985 Cờ do Hội đồng Bộ trưởng tặng hai năm 1984 và 1985 1986-1990 Về cơ bản giống giai đoạn 1 nhưng có nhiều khó khăn hơn Năm 1988: Khủng hoảng, công nhân không có việc làm, nguy cơ giải thể. Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Xí nghiệp cũng đã bước đầu chuyển sang giai đoạn hạch toán kinh tế Thành tích đạt được: Huân chương Lao động hạng nhì năm 1987 1991-1995 Xí nghiệp đổi mới công nghệ, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm Thu nhập của người lao động ổn định, doanh thu tăng trưởng Thành tích đạt được: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1993 Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1995 1996-2002 Xí nghiệp 804 được sáp nhập vào xí nghiệp 26 Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm Ngoài sản xuất hàng quốc phòng còn đẩy mạnh sản xuất hàng kinh tế phục vụ thị trường trong và ngoài quân đội Tốc độ tăng trưởng mạnh, doanh thu và thu nhập của người lao động từng bước được nâng cao Năm 2001 áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đối với cơ quan công ty và xí nghiêp 26.1 2002-2005 Tình hình kinh tế ổn định và phát triển nhanh Ngoài sản xuất hàng quốc phòng còn sản xuát hàng kinh tế Bước đầu bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ trẻ, hoàn thiện được tổ chức tương đối hoàn thiện và ổn định. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên công ty nói chung ngày càng ổn định và nâng cao 3. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 - Bộ Quốc Phòng 3.1-Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 26.1 Chức năng: Xí nghiệp 26.1 sản xuất các mặt hàng quân nhu phục vụ cho toàn quân như mũ cứng cuốn viền, mũ kê bi, phù cấp hiệu, ba lô nhà bạt, dép nhựa, lồng bàn, ghế nhựa, võng,…và một số sản phẩm khác theo đơn đặt hàng của các đơn vị cá nhân trong và ngoàiquân đội Xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất các mặt hàng công ty được phép sản xuất Nhịêm vụ: Nghiên cứu, xây dựng, quy hoạch đầu tư, chiến lược phát triển, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty về ngành nghề, sản phẩm thị trường, thiết bị công nghệ sản xuất, kế hoạch tổ chức kinh doanh dàihạn, ngắn hạn, chuyển trạng tháisẵn sàng chiến đấu, kế hoạch động viên quốc phòng, kế hoạch đảm bảo đơn vị an toàn về mọi mặt…phù hợp với định hướng quy hoạch của tổ chức hành chính, Bộ quốc phòng và pháp luật Nhà nước. Đồng thời phù hợp với quy mô, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.2-Đặc điểm kinh doanh: Đặc điểm về nguồn vốn: Nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp bao gồm vốn lưu động và nguồn vốn cố định. Trong đó nguồn vốn cố định dùng để trang trải cho tài sản cố định như mua sắm tàisản cố định, còn nguồn vốn lưu động chủ yếu là dùng để đảm bảo cho tài sản lưu động như: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá…Do là một doanh nghiệp Nhà nước nên nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp được hình thành chủ yếu từ vốn ngân sách Nhà nước cấp và một phần là do nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung Mặt hàng kinh doanh của Xí nghiệp: - Hàng quốc phòng: Mũ cứng Mũ kêpi các loại Dép nhựa Dây lưng các loại Lồng bàn Ghế nhựa Bát nhựa con Túi lót ba lô Nền phù hiệu các loại áo mưa NVL các loại - Hàng kinh tế Mũ cứng kinh tế áo phao các loại Dép nhựa kinh tế áo, bộ phần áo mưa các loại Bộ quần áo gia công xuất khẩu Thị trường của Xí nghiệp: Trực thuộc Công ty 26 Bộ quốc phòng, Xí nghiệp 26.1 luôn luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Công ty và Bộ quốc phòng phân công. Đó là sản xuất và ngày càng nâng cao chất lượng các mặt hàng phục vụ cho công tác huấn luyện và phát triển lực lượng vũ trang của ta. Các sản phẩm của Xí nghiệp được sản xuất ra chủ yếu để thực hiện đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng và các đơn vị quân đội. Vì thế thị trường chính của Xí nghiệp là các đơn vị quốc phòng, đơn vị quân đội trong cả nước. Ngoài ra, để tận dụng hiệu suất của máy móc, công ty đã cho ra thị trường các sản phẩm kinh tế như: mũ cứng, dép nhựa kinh tế và đặc biệt là các sản phẩm may của xí nghiệp ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng như bộ quần áo bảo hộ lao động với chất lượng và giá cả hợp lý. Đồng thời Xí nghiệp cũng nhận gia công quần áo cho một số công ty nước ngoài. Tuy gia công chỉ là chiến lược ngắn hạn của Xí nghiệp nhưng về trước mắt sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao doanh thu và lợi nhuận, tạo tiền đề phát triển cho Xí nghiệp trong tương lai. Môi trường cạnh tranh: Trong những sản phẩm được tung ra thị trường, mũ cứng và bộ quần áo bảo hộ lao động của xí nghiệp là những sản phẩm kinh tế được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Trong thời gian gần đây trên thị trường mũ cứng không chỉ có các sản phẩm của một số đơn vị kinh tế hộ gia đình mà còn có các sản phẩm của công ty 32 và Trung Quốc…Tuy nhiên, sản phẩm mũ cứng và mũ cuốn vành của Xí nghiệp chiếm thị phần rất lớn so với công ty 32 và các đơn vị sản xuất khác. Sản phẩm này hiện nay của Xí nghiệp chiếm tới 75% sản phẩm cung ứng trên thị trường. Kết quả kinh doanh: - Kết qủa tiêu thụ hàng hoá: Trong những năm qua, từ việc chỉ nhận đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng, Bộ công an và các bạn hàng truyền thống, Xí nghiệp 26.1 đã có nhiều sản phẩm kinh tế trên thị trường và ký được nhiều hợp đồng với các bạn trong nước và nước ngoàI, sản phẩm của Xí nghiệp không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, được thể hiện qua bảng số liệu sau: số lượng sản phẩm sản xuất trong 3 năm gần đây Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 I.Sản phẩm quốc phòng 1.Mũ cứng cuốn vành Cái 212.600 160.000 193.170 2.Dép nhựa Đôi 99.400 181.620 131.560 3.Dây lưng các loại Cái 181.730 316.790 255.125 4.Túi lót balô Cái 104.650 59.000 84.760 5.Mũ kêpi Cái 168.728 49.560 109.917 6.Ghế nhựa Cái 83.510 71.450 100.100 7.Lồng bàn Cái 10.000 5.390 5.165 8.Balô các loại Chiếc 21.104 44.000 17.390 9.Bát nhựa con Cái 103.500 95.000 …….. 10.Mũ mềm Cái ……… ……… 10.000 11.Nền cấp hiệu các loại Cái 258.160 235.290 223.490 12.Nền phù hiệu các loại Cái 245.650 286.920 271.077 13.áo mưa NVL các loại Cái 10.800 131.625 181.130 14.áo mưa khác Cái ……… …….. 9.390 II. Sản phẩm kinh tế 1.Mũ cứng cuốn vành Cái 8.000 13.550 37.500 2.Dép nhựa kinh tế Đôi 120.743 83.800 72.000 3.áo phao các loại Cái 6.810 9.994 4.670 4.Bộ quần áo mưa các loại Cái ……… …….. 10.880 5.Quần áo gia công xuất khẩu Bộ 250.163 135.000 104.000 6.Dây lưng các loại Cái ……… …….. 48.000 7.Quần áo bảo hộ lao động Bộ 62.868 75.850 40.191 (Theo nguồn Ban tổ chức sản xuất, 2006) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, đối với các sản phẩm quốc phòng, số lượng từng loại sản phẩm thay đổi thao từng năm do đặc điểm của sản phẩm quốc phòng là làm theo đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng và các đơn vị quân đội. Đối với các hàng kinh tế, số lượng và chủng loại sản phẩm tăng lên trong những năm vừa qua cũng nhằm góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. kết quả kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần đây Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 2 3 4 5=3-2 6=5/2 7=4-3 8=7/3 I.Giá trị sản xuất 32.293 38.340 52.130 5.947 +18,42 13.790 +35,97 1.Hàng quốc phòng 21.890 30.660 37.348 8.770 +40,06 6.680 +21,28 2.Hàng kinh tế 10.400 7.680 14.782 -2.720 -26,15 7.102 +92,47 II.Tổng quỹ lương co bản 2.502 2.973 4.086 471 +18,82 1.113 +37,44 III.Các khoản phải nộp công ty 3.431 6.737 5.304 3.306 +96.36 -1,433 -21,27 1.Khấu hao cơ bản 980 1.285 1.191 305 +31,12 -94 -7,32 2.BHXH, BHYT 565 667 1.016 102 +18,05 349 +52,32 3.Kinh phí công đoàn 99 92 109 -7 -7,1 17 +18,48 4.Thuế VAT 92 420 1.311 328 +365,5 891 +212,1 5.Nộp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh 770 3.909 1.676 3.139 +407,7 -2.233 -57,12 IV. Lợi nhuận 520 9.621 12.559 9.101 +1.750,1 2.938 +30,54 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm gần đây cho ta thấy giá trị sản xuất của Xí nghiệp tăng đều đặn trong các năm 1 cách khá ổn định. Chính nhờ đó mà tổng quỹ lương tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt năm 2005. Xí nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và lợi nhuân tăng đáng kể. Qua nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ta nhận thấy những điểm sau: Thuận lợi: Từ khi thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc có năng lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và định hướng đúng đắn của Đảng uỷ đã từng bước đưa Xí nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Từ chỗ chỉ sản xuất theo chỉ tiêu của Công ty giao xuống, nay Xí nghiệp đã mở rộng thị trường kinh doanh, tìm và tạo nhiều nguồn hàng phong phú đảm bảo cho công nhân lao động có đủ việc làm. Bên cạnh đó, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cảI thiện và nâng cao cả về vật chất và tinh thần, thêm lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của chỉ huy Xí nghiệp. Hiện nay Xí nghiệp 26.1 có 400 đồng chí. Khó._.ổ cái tài khoản 622: sổ này dùng để phản ánh theo quan hệ đối ứng Nợ, Có của TK 622 với các tài khoản khác, nó dùng để đối chiếu so sánh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để kiểm tra số liệu và lập các báo cáo tài chính và công việc ghi sổ cái này cũng được máy tính tự động thực hiện. Công ty 26 Xí nghiệp 26.1 Sổ cái tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Kỳ phát sinh: Tháng 09 năm 2006 Trang 1 ĐVT: Đ STT TK đối ứng Số phát sinh Mã Tên Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh 20 334 Lương CNTT Xưởng Mũ 11.524.000 21 334 Lương CNTT Xưởng Mũ 59.861.800 22 334 Lương CNTT Xưởng Mũ 19.055.255 23 334 Lương CNTT Xưởng Mũ 18.546.280 24 334 Lương CNTT Xưởng Mũ 17.749.820 ………………………….. ……………….. 26 154 K/C chi phí NCTT Xưởng Mũ 135.372.877 Tổng cộng 135.372.877 135.372.877 Số dư cuối kỳ Người lập Trưởng ban tài chính Ngày 30 tháng 9 năm 2006 Giám đốc xí nghiệp 2.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, tổ sản xuất nhằm mục đích cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng và đều đặn. Tại xí nghiệp, chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng, kế toán sử dụng tài khoản 627 để tập hợp khoản chi phí này. Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp bao gồm: + Tiền lương, phụ cấp, các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ cho nhan viên quản lý phân xưởng. + Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ thuê ngoài, mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác a) Chi phí quản lý phân xưởng: Nhân viên phân xưởng gồm chi phí về tiền lương thời gian, phụ cấp và khoản đóng góp cho quỹ bảo hiểm, những nhân viên này được trả lương theo cấp bậc, chức vụ công việc. Cách tính lương cho bộ phận gián tiếp: * Lương thời gian: là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc và thang lương của người lao động do công ty quy định. + Lương thời gian = Lương cơ bản/22 ´ Số ngày công thực tế làm trong tháng + Lương phụ cấp = Mức chức vụ ´ Số ngày công thực tế làm trong tháng + Lương chế độ = Lương cơ bản/26 ´ Số ngày công lễ phép. + Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được trích như công nhân trực tiếp sản xuất đã nêu Số ngày công thực tế làm trong tháng cũng căn cứ vào bảng chấm công như đã trình bày tại phần lương CNTTSX. Tổng lương thực tế khối nhân viên gián tiếp = Lương thời gian + Lươngphụ cấp + Lương chế độ - Các khoản khấu trừ( nếu có) b) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng: Chi phí tại xí nghiệp gồm: + Đá mài, bìa đúp, kim, mỡ, bột vải, dầu, que hàn…được tập hợp vào TK152 + Dao cắt, dũa, vịt tra keo, chổi sơn, kéo, núm lấy sản phẩm, hộp xịt khuôn…tập hợp vào TK153. Chi phí nguyên vật liệu được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất kèm theo Phiếu xuất kho cho từng bộ phận. Tổng giá trị vật liệu, dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất trong tháng 9 được định khoản: Nợ TK 627: 30.342.826 Có TK152: 20.008.100 Có TK153: 10.334.726 c) Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định Để thu hồi giá trị hao mòn tài sản cố định, Xí nghiệp tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển dần phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Tại xí nghiệp, việc tính khấu hao được tiến hành theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Cách tính như sau: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao bình quân năm = Số năm sử dụng Mức khấu hao bình quân năm Mức khấu hao bình quân tháng = 12 Như vậy, khi mua một TSCĐ hoặc được cấp phát, Xí nghiệp sẽ xác định giá trị thực tế còn lại của TSCĐ đó, Xác định thời gian sử dụng và tính bình quân ra số khấu hao phải trích theo công thức như trên. Khấu hao tài sản cố định được tính theo nguyên tắc tròn tháng, quy định TSCĐ tăng, giảm trong tháng thì tháng sau mới tiến hành tính hoặc thôi tính khấu hao. Chính vì vậy, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động tăng, giảm TSCĐ. Số khấu hao phải trích tháng này = Số khấu hao đã trích trong tháng trước + Số khấu hao của TSCĐ tăng thêm trong tháng trước - Số khấu hao của TSCĐ giảm trong tháng trước Sau khi xác định số khấu hao phải trích, kế toán lập bảng phân bổ và tính khấu hao cho các phân xưởng sản xuất như sau: bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 09/2006 STT Chỉ tiêu Nơi sử dụng Toàn XN Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nguyên giá KH Tổng Tổ CB Xưởng May Xưởng Mũ Xưởng giầy Tổ Hoàng Sơn 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 4.790.870 2 Máy móc, thiết bị 6.937.627 Cộng …… 11.728.497 Hàng tháng, trích khâu hao tài sản cố định và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 627: 11.728.497 Có TK 214: 11.728.497 d) Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài sủ dụng cho sản xuất chung như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền sửa chữa TSCĐ thường xuyên…kế toán ghi: Nợ TK 627: 2.746.500 Có TK 111: 2.746.500 Cuối tháng, kế toán giá thành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm Mũ cứng và ghi bút toán kết chuyển: Nợ TK 154: 47.874.665 Có TK 627: 47.874.665 Trong phần chi phí sản xuất chung các sổ sách kế toán được dùng là: sổ chi tiết tài khoản 627, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 627 và một số sổ sách khác. Trong đó sổ chi tiêt TK 627 được chi tiết cho từng phân xưởng và được ghi một cách rõ ràng. Sổ chi tiết này dùng để ghi Nợ TK 627, ghi Có các tài khoản khác và bút toán kết chuyển chi phí sản xuất chung. Ngoài ra, sổ chi tiết TK 627 còn được dùng ghi một cách dễ dàng về từng người nhận vật tư phục vụ cho sản xuất chung của từng phân xưởng… Công ty 26 Xí nghiệp 26.1 Sổ chi tiết tàI khoản Tài khoản: 627 - Chi phí sản xuất chung Kỳ phát sinh: Tháng 09 năm 2006 Trang 1 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh 05/09/06 19 05/09/06 Đ/C Xương nhận vật tư phục vụ sản xuất Xưởng Mũ cứng 152 20.008.100 12/09/06 20 12/09/06 Đ/C Xương nhận vật tư phục vụ sản xuất Xưởng Mũ cứng 153 10.334.726 28/09/06 23 28/09/06 Phân bổ KHTSCĐ Xưởng Mũ cứng 214 11.728.497 28/09/06 Các khoản trích theo lương 338 258.267 …………………… …………. 28/09/06 K/C tự động 154 47.874.665 Cộng phát sinh 47.874.665 47.874.665 Số dư cuối kỳ Người lập biểu Lập ngày 30 tháng 09 năm 2006 Trưởng ban tài chính Công ty 26 Xí nghiệp 26.1 Chứng từ ghi sổ số 64 Tháng 09 năm 2006 Trang 1 ĐVT: Đ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK Thành tiền MH Ngày tháng Số Nợ Có CT 28/09/06 18 Khấu hao TSCĐ 627 214 11.728.497 CT 28/09/06 19 Nguyên vật liệu 627 152 20.008.100 …………………………….. …………. Tổng cộng 47.874.665 Người lập Ngày 28 tháng 09 năm 2006 Trưởng ban tài chính Công ty 26 Xí nghiệp 26.1 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tháng 09 năm 2006 Trang1 ĐVT: Đ Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền STT Nợ Có STT Nợ Có 51 501.807.597 62 135.372.877 64 47.874.665 …… ´´´ Cộng ´´´ Cộng Trưởng ban tài chính Ngày 30 tháng 09 năm 2006 Giám đốc xí nghiệp Công ty 26 Xí nghiệp 26.1 Sổ cáI tàI khoản Tài khoản: 627 - Chi phí sản xuất chung Kỳ phát sinh :tháng 09 năm 2006 Trang 1 ĐVT: Đ STT TK đối ứng Số phát sinh Mã Tên Nợ Có 334 Lương phải trả nhân viên quản lý Xưởng Mũ cứng 2.683.575 214 Hao mòn TSCĐ Xưởng Mũ cứng 11.728.497 153 Nhiên liệu động lực 10.334.726 152 Nguyên vật liệu 20.008.100 338 Các khoản trích theo lương 258.267 …………………………… ……………. 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 47.874.665 Tổng cộng 47.874.665 47.874.665 Người lập Trưởng ban tài chính Ngày 30 tháng 09 năm 2006 Giám đốc xí nghiệp 2.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Cuối tháng, kết chuyển 3 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung về TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK 154: 685.005.139 Có TK 621: 501.807.597 Có TK 622: 135.372.877 Có TK 627: 47.874.665 Đối với sản phẩm Mũ cứng đặc điểm sản xuất của sản phẩm này mang tính giản đơn, chi phí sản xuất được tập hợp tại phân xưởng và kết chuyển để tính giá thành ngay trên TK 155 - thành phẩm. 2.3.5) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Do đặc điểm sản xuất với khối lượng lớn, liên tục trên hàng tháng, vào cuối mỗi tháng thường có một khối lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất đã tập hợp trong tháng sẽ không chỉ liên quan cả đến những sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng, kế toán xí nghiệp sử dụng phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. Công thức tính như sau: Số lượng SPDD cuối kỳ Giá trị vật liệu chính nằm trongSPDD = ´ Toàn bộ giá trị VL chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính khá đơn giản, dễ tính toán, khối lượng công việc tính toán ít. Tuy nhiên, theo phương pháp này, độ chính xác không cao vì tính cho một khoản mục chi phí. Cuối tháng, kế toán lập bảng tổng hợp kiểm kê TK 154 tính số vật tư tồn cuối tháng. 3. Trình tự hạch toán giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 - Bộ Quốc Phòng 3.1. Đối tượng tính giá thành: Do đặc điểm của sản xuất trong xí nghiệp là sản xuất liên tục với khối lượng lớn, tổ chức sản xuất mang tính hàng loạt, do vậy từng sản phẩm sản xuất ra được coi là đối tượng tính giá thành. Như vậy, đối tượng tính giá thành của phân xưởng Mũ cứng(tính theo cái), của phân xưởng may là quần áo…. 3.2. Kỳ tính giá thành: Với đặc điểm của tổ chức sản xuất trong xí nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, liên tục, sản xuất với khối lượng lớn, do vậy kỳ tính giá thành mà xí nghiệp đang áp dụng là tính vào thời điểm cuối mỗi tháng. Ngày cuối tháng, sau khi đã hoàn thành công việc ghi sổ kế toán, kiểm tra, đối chiếu chính xác, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng cho từng phân xưởng sản xuất, vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, kế toán tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho từng loại sản phẩm đã hoàn thành trong tháng. Xí nghiệp lựa chọn kỳ tính giá thành này là phù hợp với kỳ báo cáo và có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế làm căn cứ tính toán, ghi chép số thành phẩm nhập kho. 3.3. Phương pháp tính gía thành; Do quy trình sản xuất của xí nghịêp giản đơn và khép kín, tổ chức sản xuất nhiều,…đối tượng tính giá thành là sản phẩm sản xuất ra của từng phân xưởng tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo nên xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong tháng và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí được xác định theo công thức: Tổnggiá thành của từng loại sản phẩm hoàn thành(tiêuhao thực tế) = Chi phí SXKD dở dang dầu kỳ + Chi phí SXKD tập hợp trong kỳ - Chi phí SXKD dỏ dang cuối kỳ Trong đó: CPSXKD dở dang đầu kỳ là CPSXKD dở dang cuối tháng 08 chuyển sang CPSXKD tập hợp trong kỳ là chi phí tập hợp để tính giá thành trong tháng 09 CPSXKD dở dang cuối kỳ là CPSXKD dở dang cuối tháng 09 Do thời gian có hạn và do sự đồng nhất trong phương pháp tính giá thành một số sản phẩm xí nghiệp sản xuất nên trong phạm vi chuyên đề, em xin trình bày quá trình và phương pháp tính giá thành một loại sản phẩm Mũ cứng. + Tính giá thành phân xưởng sản xuất Mũ cứng: Sản phẩm Mũ cứng là một trong những mặt hàng truyền thống do xí nghiệp sản xuất, doanh thu hàng năm của sản phẩm này đạt được hàng năm khoảng trên 3 tỷ đồng, và lãI thu được gần 125 triệu đồng/năm. Sản phẩm này giá cả không cao, chất lượng tốt, rất tiện dụng không chỉ trong lực lượng vũ trang mà cả nhân dân cũng sử dụng rất nhiều. Xí nghiệp đang hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và do Xí nghiệp 26.1 là một xí nghiệp có quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất với nhiều giai đoạn công nghệ, có đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các phân xưởng sản xuất, tổ chuẩn bị nên xí nghiệp đã chọn phương pháp tổng cộng chi phí để xác định giá thành sản phẩm. Nội dung của phương pháp này là cộng các chi phí sản xuất của các bộ phận hay tổng các chi phí sản xuất của các bộ phận tạo nên thành phẩm. Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 +Z3 + … Vì xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, có thể có 2 hoặc nhiều loại sản phẩm trong một phân xưởng sản xuất nên công tác tập hợp chi phí của xí nghiệp luôn được chi tiết tới từng loại sản phẩm của từng phân xưởng hoặc tổ sản xuất để tính giá thành của từng loại sản phẩm. Bảng tính giá thành Mũ cứng các loại kỳ phát sinh Tháng 09 năm 2006 STT Khoản mục ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ Tiêu hao thực tế Số lượng Tiền Số lượng Tiền Tồn vật tư BTP quy về vật tư Số lượng Tiền Số lượng Tiền Số lượng Tiền I Chi phí NVL trực tiếp 59.418.780 501.807.597 16.022.171 77.460.911 467.743.295 1 Mủ cao su 60% kg 523 8.688.577 1.600 26.580.733 649 10.781.810 1.474 24.487.500 2 Quai da cái 1.828 2.193.600 32.000 38.400.000 285 342.000 3.543 4.251.600 30.000 36.000.000 3 Sơn mau khô kg 275 4.324.925 1.214 19.092.578 400 6.290.800 1.089 17.126.703 4 Nhãn Mũ cứng cái 2.699 134..950 32.000 1.600.000 1.156 57.800 3.543 177.150 30.000 1.500.000 5 Phoocmal kg 453 2.129.100 1.160 5.452.000 556 2.613.200 1.057 4.967.900 6 Quai da kinh tế bộ 500 363.500 500 363.500 7 Túi chống ẩm tờ 1.628 443..956 32.000 8.726.400 85 23.180 3.543 966.176 30.000 8.181.000 8 Vải bộ + chỏm bộ 1.828 16.886.222 32.000 295.601.248 285 2.632.699 3.543 32.728.601 30.000 277.126.170 9 Vải bộ + chỏm kinh tế bộ 500 2.181.500 500 2.181.500 10 Cầu bạt cái 3.562 3..237.858 32.000 29.088.000 2.019 1.835..271 3.543 3.220.587 30.000 27.270.000 11 Cầu bạt kinh tế bộ 500 318.000 500 318.000 12 Đinh đồng mũ cứng cái 3.872 257.100 64.000 4.249.600 786 52.190 7.086 470.510 60.000 3.984.000 13 Đinh nhôm cái 3.617 72.340 32.000 640.000 2.074 41.480 3.543 70.860 30.000 600.000 14 Má cầu mũ cứng cái 1.012 445..280 1.012 445..280 15 Gỗ diêm kg 5.791 2.684.708 12.600 5.841.360 2.500 1.159.000 3.800 1.761.680 12.091 5.605.388 16 Keo lợp mũ kg 248 3.494.568 1.640 23.109.240 240 3.381.840 177 2.494.107 1.471 20.727.861 17 Ô dê 6 ly cái 1.978 30.461 32.500 500.500 435 6.699 3.543 54.562 30.500 469.700 18 Ô dê 9 ly cái 7.812 142.127 130.000 2.365.155 1.640 29.837 14.172 257.838 122.000 2.219.607 19 Phênol kg 298 4.654.808 820 12.808.531 50 781.008 324 5.060.931 744 11.621.400 20 Phèn đơn kg 563 1.182.300 1.320 2.772.000 365 766.500 319 669.900 1.199 2.517.900 21 Súttinh kg 320 1.152.809 852 3.069.355 214 770.941 187 673.673 771 2.777.550 22 Xăng lít 342 1.832.904 430 2.303.510 200 1.071.400 121 648.197 451 2.416.007 23 Xilen kg 458 5.312.800 1.310 15.196.000 261 3.027.600 319 3.700.400 1.188 13.780.800 24 Khoá quai cái 2.426 117.387 32.000 1.548.387 883 42.726 2.543 123.049 31.000 1.500.000 II Chi phí nhân công trực tiếp 0 135.372.877 0 0 135.372.877 1 Ăn ca đồng 9.791.100 9.791.100 2 BHXH, BHYT đồng 3.937.610 3.937.610 3 Chi phí luân chuyển nội bộ( KCS ) đồng 3.501.830 3.501.830 4 KPCĐ đồng 2.317.544 2.317.544 5 Tiền lương, phụ cấp trực tiếp đồng 115.824.793 115.824.793 III Chi phí sản xuất chung 0 47.874.665 0 0 47.874.665 1 Ăn ca đồng 115.000 115.000 2 BHXH, BHYT đồng 204.595 204.595 3 Chi phí bằng tiền khác đồng 2.746.500 2.746.500 4 Khấu hao TSCĐ đồng 11.728.497 11.728.497 5 KPCĐ đồng 53.672 53.672 6 Tiền lương, phụ cấp gián tiếp đồng 2.683.575 2.683.575 7 Nhiên liệu, động lực đồng 10.334.726 10.334.726 8 Nguyên vật liệu đồng 20.008.100 20.008.100 Tổng cộng đồng 59.418.780 685.055.139 16.022.171 77.460.911 650.990.837 phần III một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1 - công ty 26 - bộ quốc phòng 1.Đánh giá tình hình tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại xí nghiệp 26.1 Ưu điểm: Qua việc phân tích tình hình tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp 26.1, ta thấy mặc dù xí nghiệp còn rất nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nhưng với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp đã phần nào khắc phục được khó khăn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Tổ chức bộ máy kế toán: Với quy mô kinh doanh tương đối lớn, nhưng bộ máy kế toán của xí nghiệp vẫn được tổ chức gọn gàng, chặt chẽ. Ban tài chính của xí nghiệp là một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trung thực, mỗi người đều kiêm nhiệm nhiều công việc, do vậy họ dều là cộng sự đắc lực giúp trưởng ban bao quát, giám sát các hoạt động của xí nghiệp. Ngoài ra,việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán cũng có tác dụng thiết thực trong việc cắt giảm quân số nhân viên kế toán nhưng vẫn đảm bảo hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh. Máy tính giúp giảm nhẹ khối lượng ghi chép, giảI phóng lao động kế toán, tăng năng suất lao động của nhân viên kế toán và đặc biệt nó giúp cho việc cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác đối với yêu cầu quản lý, với việc ra quyết định của cấp trên và thoả mãn thông tin với cơ quan ngoàI xí nghiệp.Do đó nó là phương tiện hữu ích giúp cho nhà quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, kế toán xí nghiệp còn được sự chỉ đạo, hướng dẫn từ kế toán của công ty nên khối lượng công việc cũng được xác định rất rõ ràng. Toàn xí nghiệp áp dụng thống nhất chung hình thức chứng từ ghi sổ, nó có ưu điểm gọn, nhẹ, dễ quản lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán của xí nghiệp tương đối hoàn thiện. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ đầy đủ, đúng mẫu quy định của Bộ tài chính và Bộ quốc phòng. Hệ thống sổ chi tiết được lập trên yêu cầu quản lý của công ty và xí nghiệp, bảo đảm quan hệ đối chiếu tổng hợp. Xí nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên đúng theo chế độ quy định. Mọi chứng từ được lập kế toán xí nghiệp đều căn cứ trên các phiếu nhập- Xuất, hoá đơn…thực tế phát sinh, đảm bảo độ chính xác cao cho công tác quản lý chi phí sản xuất. Mặc dù việc tập hợp các khoản chi phí này làm công tác kế toán của xí nghiệp vất vả hơn nhưng cán bộ công nhân viên xí nghiệp đều thực hiện nhằm đảm bảo tính độc lập, tính chính xác trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và thanh toán chi phí giữa các xí nghiệp với công ty, đảm bảo xí nghiệp có quyền được tự chủ trong phân phối lợi nhuận và những hiệu quả của các hoạt động khác trên cơ sở trích lập và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ với nhà nước và công ty. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Hiện tại chi phí sản xuất của xí nghiệp dang được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất, chi tiết từng bộ phận sản xuất. Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho từng sản phẩm riêng biệt. Việc ghi chép nhập dữ liệu về chi phí sản xuất phát sinh được tiến hành khoa học, kịp thời. Việc tổ chức ghi sổ tài khoản các chi phí theo yếu tố và theo khoản mục nhìn chung tuân thủ theo đúng quy định của chế độ kế toán cũng như của Bộ quốc phòng. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của xí nghiệp tốt đã giúp cho xí nghiệp đề ra được các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất có hiệu quả, giúp cho tình hình phân tích giá thành trên nhiều góc độ thực hiên tốt, góp phần định ra hướng quản lý giá thành thiết thực hơn. Chi phí nhân công: Trả lương theo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng quy định đối với công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương theo thời gian với khối lao động gián tiếp là hợp lý trong việc tập hợp chi phí sản xuất vì đã đảm bảo gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất cuối cùng của họ góp phần khuyến khích được tinh thần lao động, nâng cao ý thức tự giác và tiết kiệm trong sản xuất của người lao động. Kỳ tính giá thành: Việc kế toán sử dụng kỳ tính giá thành theo từng tháng là rất phù hợp. Do chủng loại sản phẩm của xí nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, mẫu mã sản phẩm thay đổi theo đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất tháng, sản phẩm hoàn thành được nhập kho nên kỳ tính giá thành theo từng tháng là rất thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng để tính giá thành sản phẩm một cách kịp thời. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hiện nay xí nghiệp vẫn còn tồn tại những nhược điểm, hạn chế sau trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Năng suất lao động: Công nhân sản xuất trục tiếp trong xí nghiệp chủ yếu là lao động hợp đồng được tuyển theo yêu cầu của sản xuất hàng năm, thực tế trong dây truyền sản xuất liên tục có những công nhân còn trẻ, tay nghề còn non nên không đáp ứng được yêu cầu về năng suất lao động là ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của phân xưởng, hơn nữa do mẫu mã sản phẩm thay đổi liên tục nên với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật thì số công nhân này thực hiện không chuẩn xác làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm , do vậy có ảnh hưởng không tốt tới mục tiêu tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất mà xí nghiệp đang đặt ra. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sản xuất những mặt hành do công ty giao xuống, hiện nay xí nghiệp chỉ có trách nhiệm nhận hàng mà khôngbiết về giá cả của hàng, đây là một khó khăn rất lớn cản trở cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm vì chi phí nguyên vật liệu là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm sản xuất. Giá thành cao hay thấp phảI xác định được chi phí nguyên vật liệu từ khâu mua vào đến khâu đưa vào sản xuất có khoa học hợp lý hay không, đồng thời công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu cũng bị hạn chế nhiều. Bảng tính giá thành sản phẩm: Trong bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất trong thángnhư đã trình bày trong phần 2, ta thấy cách lập bảng như vậy là chưa hợp lý vì không nêu được từng khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Người đọc thông tin sẽ không nắm bắt được đâu là khoản mục cần phải giảm chi phí, đâu là khoản mục đã thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý. 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành tại xí nghiệp 26.1 Việc hoàn thiện công tác kế toán của xí nghiệp phải dựa trên đặc điêmt tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp, cũng nhhư trình độ của cán bộ kế toán xí nghiệp. Do vậy, nó phảI đảm bảo dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra để rút ngắn quyết toán hàng tháng và nâng cao chất lượng thông tin kinh tế phục vụ yêu cầu quản lý. Hơn nữa, hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu: + Đảm bảo đúng chế độ kế toán quy định. + Cung cấp đầy đủ, chính xác số liệu kế toán nhằm phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. + Cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý xí nghiệp và các đối tượng quan tâm khác ngoài xí nghiệp. + Cung cấp được những số liệu chi tiết tổng hợp cho kế toán quản trị doanh nghiệp để các nhà quản trị đề ra được các quyết định đúng đắn về đầu tư và đưa ra các biện pháp hữu ích để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao vị thế của xí nghiệp trên thị trường. Xuất phát từ thực tế của công tác kế toán của xí nghiệp và những kiến thức đã học, em xin mạnh dạn đóng góp một số ý kiến để góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1. ý kiến 1: Phương hướng đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Do đó xí nghiệp cần tập chung vào khâu thu mua nguyên vật liệu để đảm bảo rằng nguyên vật liệu luôn luôn đảm bảo chất lượng cũng như số lượng. Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, trước hết xí nghiệp phải xây dựng một hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm chi tiết rõ ràng cho từng loại nguyên vật liệu để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì xí nghiệp phảI dự trữ nguyên vật liệu ở một mức độ hợp lý. Do vậy, xí nghiệp phảI xây dựng định mức hàng tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại nguyên vật liệu nào đó. Định mức tồn kho của nguyên vật liệu còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và kế hoạch tàI chính của xí nghiệp. Để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu thì yêu cầu việc quản lý sản xuất phảI luôn luôn đảm bảo tránh tối thiểu có sản phẩm hổng hóc và phế liệu thu hồi. Quản lý sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu sản xuất luôn được coi trọng hàng đầu. Tiết kiệm vật tư không có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mà làm giảm hao hụt trong quản lý sử dụng, giảm chi phí vận chuyển, thông hiểu giá cả thị trường để tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá rẻ nhất mà chất lượng lại đảm bảo tối ưu. Vì vậy, xí nghiệp nên đề nghị với công ty cho phép xí nghiệp tự tìm nguồn cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đối với tất cả các mặt hàng xí nghiệp sản xuất, nếu không được thì đề nghị công ty phảI giao đơn giá nguyên vật liệu nhập về cho sản xuất, có như vậy mới đảm bảo công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác. xí nghiệp mới có thể đánh giá được chất lượng công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu tại xí nghiệp là tốt hay chưa tốt. ý kiến 2: Phương hướng đối với chi phí nhân công trực tiếp: Trong thời gian tới công ty 26 sẽ tiến hành cổ phần hoá, do vậy xí nghiệp 26.1 là một xí nghiệp thành viên của công ty cũng sẽ được tiến hành cổ phần hoá. Có thể nói việc tiến hành cổ phần hoá sẽ mở ra nhiều cơ hội cho xí nghiệp 26.1 nói riêng và công ty 26 nói chung. Tuy nhiên sẽ không có ít những khó khăn cho toàn bộ công ty, để tíêp tục đứng vững và khẳng định mình trên thị trường thì yêu cầu vấn đề về trình độ nhân sự trong xí nghiệp cũng như toàn công ty là vấn đề hết sức quan trọng, trong đó về vấn đề công nhân trực tiếp sản xuất có lẽ là vấn đề xí nghiệp đang rất quan tâm bởi vì họ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm tốt hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào họ. Do vậy, theo ý kiến của riêng em thì trong thời gian tới xí nghiệp nên có kế hoạch kiểm tra đánh giá lại trình độ công nhân sản xuất vàcó kế hoạch tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn cao vào sản xuất tại xí nghiệp, nếu xí nghiệp có được một đội ngũ công nhân sản suất với trình độ chuyên môn cao thì xí nghiệp có thể giảm bớt được số lượng công nhân sản xuất và từ đó có thể giảm bớt một phần chi phí nhân công trực tiếp. Xí nghiệp cần phân công lao động một cách hợp lý hơn. Mặt khác, xí nghiệp cũng nên có những chính sách khuyến khích người lao động như chính sách đòn bẩy tiền lương, chế độ hưởng cho những người hoàn thành vượt mức kế hoạch để tạo cho người trực tiếp một tâm lý thoảI mái, hăng say trong công việc cũng như phạt những công nhân trong quá trình sản xuất không đảm bảo tiến độ, làm sai hỏng sản phẩm có thể chịu trách nhiệm đối với từng vị trí công việc cuả mình. ý kiến 3: Phương hướng đối với chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp đặc biệt là các chi phí như: khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng máy móc…luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất chung của xí nghiệp, nên theo em để giảm chi phí sản xuất chung của xí nghiệp thì xí nghiệp nên tập chung đến các vấn đề trên bằng cách sử dụng một cách tối đa công suất của máy móc, từ đó làm giảm chi phí khấu hao tài sản trên một sản phẩm đơn vị. Ngoài ra, xí nghiệp cũng nên quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả những vật liệu xuất dùngchung cho sản xuất sản phẩm. Kết Luận Trong khoảng thời gian thực tập tương đối ngắn nhưng rất thiết thực tại xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 - Bộ Quốc Phòng, em đã nhận thức tương đối đầy đủ về các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Được hoà nhập với thưc tế, được hiêu sâu sắc về bản chất một số nghiệp vụ kế toán, đặc biệt là cách tập hợp chi tiết về chi phí nguyên vật liệu, nhân công…thực tế phát sinh và cách tính giá thành, cùng với cung cách làm việc năng động, tự chủ, cách xử lý linh hoạt các tình huống của nhân viên xí nghiệp đã giúp em tự tin hơn khi những kiến thức bổ ích được học ở trường được áp dụng vào thựctiễn hoạt động sản xuất kinh doanh Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Nguyễn Thanh Khiết và sự giúp đỡ của Ban tài chính xí nghiệp 26.1 đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tuy nhiên do sự phức tạp trong việc xác định chi phí sản xuất cần tập hợp và giá thành cộng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của Thầy Cô giáo, cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, cùng toàn thể các bạn để bản chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2006. Sinh viên Bùi Thị Anh mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0671.doc
Tài liệu liên quan