Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I – Hà Nội

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất I – Sự cần thiết của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất 1. ý nghĩa của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của thị

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường (nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng) thông qua quá trình bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận. Bán hàng là chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh bởi vì quá trình này chuyển hoá vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị tiền tệ giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình SXKD tiếp theo. Việc sản xuất và tiêu thụ thành phẩm được xem là hai nhiệm vụ quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và trong phạm vi doanh nghiệp nói riêng. Sản xuất có tiến hành tốt thì mới tạo ra những sản phẩm có giá trị tốt và giá thành thấp nhất. Đó là tiền đề để tổ chức tốt công tác tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Mặt khác bên cạnh việc tìm ra các biện pháp để sản xuất ra những sản phẩm nhù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, các doanh nghiệp còn phải tìm ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đó. Nhờ thực hiện tốt việc tiêu thụ thành phẩm mà thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có thể đến tay người tiêu dùng với thời gian ngắn nhất đồng thời cũng xuất phát từ công tác tiêu thụ thành phẩm mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phát triển SXKD phù hợp nhất cho mình. 2. Vai trò của kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong công tác quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Đối với các doanh nghiệp, tổ chức tốt kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sẽ tạo điều kiện từng bước đưa công tác hạch toán kế toán vào nề nếp, hạn chế sự thất thoát của thành phẩm, phát hiện ra những thành phẩm chậm luân chuyển để từ đó đề ra những biện pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Thông tin do kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cung cấp còn giúp doanh nghiệp tìm ra những biện pháp tối ưu để đảm bảo duy trì sự cân đối thường xuyên giữa các yếu tố đầu vào - đầu ra và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ thông tin của các BCTC do kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cung cấp, Nhà nước có thể nắm bắt được tình hình sản xuất của doanh nghiệp và kiểm tra được việc chấp hành pháp luật về kế toán nói chung và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN, nghĩa vụ tài chính với các bên có quan hệ kinh tế. Ngoài ra các thông tin này còn là phương tiện để những đơn vị và cá nhân có quan hệ với doanh nghiệp biết được khả năng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường và hiệu quả kinh doanh để từ đó có thể đưa đến quyết định có đầu tư, cho vay có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp hay không. 3. Nhiệm vụ của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. Để đáp ứng các yêu cầu quản lý về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ; hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có nhiệm vụ chủ yếu sau: + Phản ánh và ghi chép kịp thời, chính xác, đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo từng loại cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và giá cả. + Tính đúng giá thành sản phẩm xuất bán, phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ thành phẩm. + Xác định kịp thời, hợp lý giá vốn tiêu thụ để làm cơ sở cho việc tính chỉ tiêu lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần về tiêu thụ một cách chính xác. + Tính đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế phải nộp về lượng hàng tiêu thụ trong kỳ cho Nhà nước. + Vận dụng phương thức bán hàng, phương thức thanh toán cho phù hợp, khoa học với thị trường, với khách hàng và cơ chế quản lý. + Cung cấp thông tin về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cho quản lý để ra các quyết định phù hợp về tiêu thụ thành phẩm. II - Nội dung công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 1. Nội dung kế toán thành phẩm. 1.1. Khái niệm thành phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất ra các sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm sản xuất ra có thể là sản phẩm dở, nửa thành phẩm và thành phẩm. Thành phẩm là những sản phẩm đã được gia công chế biến xong ở quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc giao bán trực tiếp cho khách hàng. 1.2. Đánh giá thành phẩm. Đánh giá thành phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị thành phẩm theo những nguyên tác nhất định. Về nguyên tắc: Thành phẩm được đánh giá theo giá vốn thực tế. Theo phương pháp này, trị giá của thành phẩm phản ánh trong kế toán tổng hợp phải được đánh giá theo nguyên tắc thực tế – hay giá vốn thực tế. Nhưng thành phẩm trong doanh nghiệp luôn có sự biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau để phục vụ cho việc hạch toán kịp thời, chính xác giá trị của thành phẩm xuất kho. Vì vậy mà thành phẩm được đánh giá theo giá thực tế và giá hạch toán. 1.2.1. Đối với thành phẩm nhập kho. Giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập. - Thành phẩm do DNSX hoàn thành nhập kho: được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế ( giá thành công xưởng thực tế) bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho: được tính theo giá thực tế gia công chế biến bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí liên quan trực tiếp khác ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công…) - Thành phẩm do mua ngoài (nếu có): được đánh giá theo trị giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua, vận chuyển bốc dỡ… 1.2.2. Đối với thành phẩm xuất kho Thành phẩm xuất kho cũng phải được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho. + Đánh giá thành phẩm xuất kho theo giá hạch toán: giá hạch toán của thành phẩm do doanh nghiệp quy định và được sử dụng không thay đổi trong một kỳ, việc hạch toán chi tiết hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán: Bước 1: Xác định hệ số chênh lệch (hệ số giá) Hệ số giá = Giá trị thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế thành phẩm nhập trong kỳ Giá trị hạch toán thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá trị hạch toán thành phẩm nhập trong kỳ Bước 2: Xác định giá thành thực tế thành phẩm xuất kho Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho = Giá thành hạch toán thành phẩm xuất kho x Hệ số giá + Đánh giá thành phẩm xuất kho, việc tính giá trị hàng tồn kho (hoặc xuất kho ) được áp dụng một trong bốn phương pháp: - Phương pháp thực tế đích danh: theo phương pháp này khi xuất kho thành phẩm căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho: Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho = Đơn giá thực tế của thành phẩm nhập kho theo từng lần nhập x Số lượng thành phẩm xuất kho thuộc lần nhập kho đó - Phương pháp bính quân gia quyền: theo phương pháp này, trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho được tính căn cứ vào số lượng thành phẩm xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân gia quyền để tính theo công thức: Trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền thực tế sản xuất Đơn giá bình quân gia quyền thực tế sản xuất = Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng sản phẩm xuất kho trong kỳ - Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): theo phương pháp này, trước hết phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập với giả thiết thành phẩm nào nhập kho trước thì sẽ xuất trước. Sau đó, căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thành thực tế xuất kho thuộc lần nhập trước. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. Trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho = Số lượng xuất kho từng lần nhập kho x Đơn giá tính theo từng lần nhập kho - Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): theo phương pháp này, trước hết cũng phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập với giả thiết rằng thành phẩm nào nhập kho sau được xuất trước tiên. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế của lần nhập kho sau cùng đối với số lượng xuất kho đầu tiên. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho đầu tiên. 2. Nội dung kế toán giá vốn hàng bán 2.1. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ là cơ sở để tính kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Trị giá vốn của hàng bán = Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán x Chi phí bán hàng, chi phí QLDN phân bổ cho hàng đã bán CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ = CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng còn lại đầu kỳ + CPBH, CPQLDN phát sinh trong kỳ - CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ 2.2. Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho để bán Được xác định bằng một trong bốn phương pháp tính trị giá vốn của hàng tồn kho trong chuẩn mực hàng tồn kho (như đã nói ở trên), đồng thời phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Đối với DNSX: trị giá vốn của hàng xuất kho để bán hoặc thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa ra bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm hoàn thành. 3. Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm 3.1. Một số vấn đề về tiêu thụ thành phẩm Theo chuẩn mực số 14 về “Doanh thu và thu nhập khác” doanh thu tiêu thụ thành phẩm được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau: + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá của người mua. + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. + Doanh nghiệp đã thu được hoặc chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Như vậy quá trình tiêu thụ thành phẩm là quá trình vận động của tiền và hàng. Quá trình vận động này không phải bao giờ cũng đồng thời và phù hợp với nhau. Do đó, việc xác định chính xác thời điểm tiêu thụ thành phẩm là rất cần thiết và nó ảnh hưởng đến việc xác định doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm: Bán hàng thu tiền ngay Bán hàng chưa thanh toán Bán đại lý, ký gửi Bán trả góp Bán hàng đổi hàng Bán lẻ, bán buôn Các phương thức thanh toán: Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt Thanh toán qua ngân hàng Thanh toán hàng đổi hàng Thanh toán bù trừ 3.2. Một số khái niệm về doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 3.2.1. Khái niệm về doanh thu Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị của hàng bán thực tế trong kỳ là toàn bộ số tiền thu được hoặc có khả năng thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Tổng doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản làm giảm trừ doanh thu: GGHB, CKTM, HBBTL, thuế TTĐB, thuế XNK được gọi là doanh thu thuần: Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ = Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản làm giảm trừ doanh thu - Thuế TTĐB, thuế XNK (nếu có) Khi hạch toán doanh thu và thu nhập khác, kế toán cần lưu ý các quy định sau: + Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện ghi nhận cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo Chuẩn mực số 14 về “doanh thu và thu nhập khác” đã nêu ở trên, nếu không thoả mãn các điều kiện đó thì không hạch toán vào doanh thu. + Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính. + Trường hợp hàng hoá hoặc dịch vụ trao đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản chất thì không được ghi nhận là doanh thu. + Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng, ngành hàng, từng sản phẩm…Theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu, để xác định doanh thu thuần của từng loại doanh thu, chi tiết từng mặt hàng, từng sản phẩm…để phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán để quản trị doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính. 3.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: CKTM, GGHB, HBBTL, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, và thuế XNK, thuế TTĐB được tính và doanh thu ghi nhận ban đầu, để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở để kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán. Các khoản giảm trừ doanh thu nói trên được phản ánh, theo dõi chi tiết riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp nhằm cung cấp các thông tin kế toán để lập BCTC. CKTM: là số tiền giảm trừ cho khách hàng theo một tỷ lệ nào đó khi khách hàng mua với số lượng lớn. GGHB: là số tiền giảm trừ cho khách hàng vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc do giao hàng không đúng thời hạn trong hợp đồng đã ký kết. HBBTL: là số hàng đã bán cho khách hàng (đã chuyển giao quyền sở hữu) đã thu tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng bị khách hàng trả lại do người bán không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết như không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK là khoản thuế gián thu, tính trên doanh thu bán hàng. Các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ đó. 4. Nội dung kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN 4.1. Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ, bao gồm: - Chi phí nhân viên bán hàng: là các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận bán hàng. - Chi phí vật liệu, bao bì: là các khoản chi phí về vật liệu, bao bì để đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi tiêu thụ. - Chi phí dụng cụ, đồ dùng - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí bảo hành sản phẩm - Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: chi phí thuê tài sản, thuê kho, bến bãi, thuê bốc vác vận chuyển, chi phí về hoa hồng cho các đại lý… - Chi phí khác bằng tiền: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hàng hoá… Chi phí bán hàng thực tế phát sinh được tập hợp, phân loại theo từng nội dung quy định, cuối kỳ kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ. 4.2. Kế toán chi phí QLDN Chi phí QLDN là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành của chế độ kế toán, chi phí QLDN được chia thành các khoản như sau: - Chi phí nhân viên quản lý: là khoản tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận quản lý. - Chi phí vật liệu quản lý. - Chi phí đồ dùng văn phòng - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi. - Thuế, phí và lệ phí. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại, thuê sửa chữa TSCĐ - Chi phí khác bằng tiền: chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ 5. Nội dung kế toán xác định kết quả tiêu thụ Kết quả tiêu thụ thành phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá trị vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN và được xác định theo công thức: Kết quả tiêu thụ thành phẩm = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn của hàng bán - Chi phí bán hàng, chi phí QLDN tính cho hàng tiêu thụ Ngoài ra kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp còn bao gồm cả kết quả từ hoạt động khác là kết quả từ các hoạt động bất thường khác không tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, được xác định theo công thức: Lãi (lỗ) từ hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác III. Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 1. Kế toán thành phẩm 1.1. Kế toán chi tiết thành phẩm Thành phẩm cũng giống như vật tư, hàng hoá thuộc nhóm hàng tồn kho. Do đó, để có thể quản lý chặt chẽ tình hình hiện có cũng như sự biến động của các loại thành phẩm tồn kho cả về số lượng và giá trị, doanh nghiệp cần phải hạch toán chi tiết thành phẩm. Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng loại thành phẩm, từng kho thành phẩm và tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán giống như kế toán chi tiết vật tư hàng hoá. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động SXKD, trình độ quản lý mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết cho những thành phẩm, có thể áp dụng một trong các phương pháp sau. Phương pháp ghi thẻ song song Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển Phương pháp sổ số dư 1.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm 1.2.1. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX * Tài khoản sử dụng: Để phản ánh số hiện có và sự biến động của thành phẩm, kế toán sử dụng TK 155, TK 157, TK 632 và các TK liên quan TK 138, TK 338… TK 155 “thành phẩm” + Nội dung: Phản ánh giá trị hiện có và sự biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. + Kết cấu: - Bên Nợ: + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm nhập kho. + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm thừa khi kiểm kê - Bên Có: + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm xuất kho + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm thiếu khi kiểm kê - Số dư bên Nợ: giá trị thực tế thành phẩm tồn kho TK 632 “Giá vốn hàng bán” + Nội dung: phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ + Kết cấu: - Bên Nợ: trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã bán - Bên Có: kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ sang TK kết quả - TK 632 không có số dư cuối kỳ * Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 1 (Xem phần Phụ lục) 1.2.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐK * Tài khoản sử dụng: TK 155, TK 157, TK 632… * Phương pháp hạch toán: Việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK chỉ khác với việc hạch toán theo phương pháp KKTX trong việc xác định giá vốn của thành phẩm. dịch vụ hoàn thành nhập, xuất kho và tiêu thụ sản phẩm, còn lại giống phương pháp KKTX và được thể hiện qua sơ đồ 2 , (xem phần Phụ lục) Trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ + Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất trong kỳ - Trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ * Trong cả hai trường hợp hạch toán theo phương pháp KKTX và KKĐK, cuối kỳ kế toán xác định và kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm xuất kho đã được xác định là tiêu thụ để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán ghi: Nợ TK911: xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: giá vốn hàng bán 2. Kế toán giá vốn hàng bán 2.1. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX * Tài khoản kế toán sử dụng: - TK 632: Nội dung, kết cấu như đã nêu ở trên - Các tài khoản liên quan khác *Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 3 (xem phần Phụ lục) 2.2. Kế toán giá vốn bán hàng theo phương pháp KKĐK * Tài khoản sử dụng : TK 155, 157, 632 Nội dung, kết cấu các TK như đã nêu ở trên * Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 4 (xem phần Phụ lục) Cuối kỳ, kế toán xác định và kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm xuất kho đã được tiêu thụ để xác định kết quả tiêu thụ theo công thức: Trị giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ + Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất trong kỳ - Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ Và kết chuyển : Nợ TK 911: Xác định KQKD Có TK 632: Giá vốn hàng bán 3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 3.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ * Tài khoản sử dụng: - TK 155, 157, 632 : Nội dung, kết cấu đã trình bày ở trên - TK 511, 521, 532 - Các TK có liên quan: TK 154, 3331(1), 338(7), 512, 515, 635… TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” + Nội dung: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. +Kết cấu: -Bên Nợ: + Các khoản giảm trừ doanh thu: CKTM, GGHB, HBBTL + Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuế XNK phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế (nếu có) + kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định KQKD - Bên Có: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ - TK 511: không có số dư cuối kỳ + TK 511 mở chi tiết 4 TK cấp II: TK 511(1): Doanh thu bán hàng hoá TK 511(2): Doanh thu bán thành phẩm TK 511(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 511(4): Doanh thu trợ cấp, trợ giá 3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKĐK Đối với các doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp KKĐK chỉ khác so với các doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp KKTX trong việc xác định giá vốn của thành phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập – xuất kho và tiêu thụ thành phẩm. Còn việc phản ánh về giá bán, doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu thì được hạch toán tương tự phương pháp KKTX như đã nêu ở trên (1)- Đầu kỳ kinh doanh kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm Có TK 157: Hàng gửi bán (2)- Trong kỳ kinh doanh, phát sinh: + Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hoặc tiêu thụ trực tiếp: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 631: Giá thành sản phẩm + Các trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại, hàng thiếu… Nợ TK 138(1): Hàng thiếu Nợ TK 334,111,112: Số bắt bồi thường Có TK 632: Giá vốn hàng bán (3)- Cuối kỳ kinh doanh, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ: Nợ TK 155: Thành phẩm Nợ TK 157: Hàng gửi bán Có TK: 632: Giá vốn hàng bán Đồng thời xác định trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ theo công thức: Trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ + Trị giá thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ - Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ Sau đó, kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định KQKD 4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN 4.1. Kế toán chi phí bán hàng * Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 – “Chi phí bán hàng” để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ để xác định KQKD TK này cuối kỳ không có số dư + TK 641 được mở chi tiết cho 7 TK cấp II: TK 641(1): Chi phí nhân viên TK 641(2): Chi phí vật liệu TK 641(3): Chi phí dụng cụ đồ dùng TK 641(4): Chi phí khấu hao TSCĐ TK 641(5): Chi phí bảo hành TK 641(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 641(8): Chi phí bằng tiền khác * Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ 5 (xem phần Phụ lục) 4.2. Kế toán chi phí QLDN * Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh tính hình tập hợp và phân bổ chi phí QLDN, quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp. TK này cuối kỳ không có số dư + TK 642 mở chi tiết cho 8 TK cấp II TK 642(1): Chi phí nhân viên quản lý TK 642(2): Chi phí vật liệu quản lý TK 642(3): Chi phí đồ dùng văn phòng TK 642(4): Chi phí khấu hao TSCĐ TK 642(5): Thuế, phí và lệ phí TK 642(6): Chi phí dự phòng TK 642(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 642(8): Chi phí khác bằng tiền * Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ 6 (xem phần Phụ lục) 5. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm * Tài khoản kế toán sử dụng: - TK911: Xác định QKKD - TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh ” + Nội dung: Dùng để xác định KQKD của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định + Kết cấu: - Bên Nợ: + Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ + Chi phí bán hàng, chi phí QLDN tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ + Chi phí tài chính và chi phí khác trong kỳ + Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ - Bên Có: + Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ + Kết chuyển thu nhập khác trong kỳ + Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + TK 911: không có số dư cuối kỳ TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” + Nội dụng: Phản ánh KQKD và tình hình phân phối KQKD của doanh nghiệp + Kết cấu: - Bên Nợ: + Số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + Phân phối tiền lãi - Bên Có: + Số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + Số lãi được cấp dưới nộp, số lỗ được cấp trên bù + Xử lý các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh + Số dư bên Có: Số lãi từ hoạt động kinh doanh chưa phân phối + Số dư bên Nợ: Số lỗ chưa xử lý hoặc phân phối quá số lãi * Phương pháp kế toán: được thể hiện qua Sơ đồ 7 (xem phần Phụ lục) IV - Tổ chức sổ sách kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Hệ thống sổ sách kế toán là tài liệu để ghi chép tổng hợp, hệ thống hoá số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi sổ nhất định. Hệ thống sổ sách kế toán bao gồm: số lượng các loại sổ kế toán, sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu mã sổ, mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép các loại sổ và tổng hợp số liệu để lập báo cáo. Các sổ tổng hợp theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp vận dụng phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản về loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán. Các sổ chi tiết mang tính chất hướng dẫn, doanh nghiệp có thể cụ thể hoá để phản ánh thông tin chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hiện nay trong doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hình thức sổ kế toán sau: Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”, sơ đồ 8 Hình thức sổ kế toán “Nhật ký - sổ cái”, sơ đồ 9 Hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”, sơ đồ 10 Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”, sơ đồ 11 Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I Hà Nội I – Quá trình hình thành và phát triển công ty 1. Lược sử phát triển Công ty cổ phần XNK Rau quả I là một doanh nghiệp hình thành từ việc cổ phần hoá một doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu Rau quả I Hà Nội. Việc cổ phần hoá bắt đầu từ năm 2000 theo quyết định số 31/2000 QĐ/BNN- TCCB, ngày 24-3-2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Công ty xuất khẩu Rau quả I được thành lập theo quyết định số 49/CNTP/ TCCB ngày 12-6-1985 của Bộ Công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ NN&PTNN). Mục đích của việc thành lập công ty này là để phục vụ chương trình hợp tác về rau quả với Liên Xô cũ, khi Liên Xô tan rã, công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, số lượng lao động đông (năm 1999 còn tới 1.006 người), thị trường Nga thập niên 90 bất ổn định, nhiều hàng tồn kho không bán được, sản xuất bị đình trệ, mỗi năm chỉ sản xuất 600 tấn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Có thể nói việc cổ phần hoá Công ty XNK Rau quả I thành Công ty cổ phần XNK Rau quả I về bản chất là sự thay đổi sở hữu của doanh nghiệp từ sở hữu hoàn toàn của Nhà nước chuyển sang sở hữu của các cổ đông, trong đó sở hữu của Nhà nước chỉ còn 21% vốn điều lệ. Khi bắt đầu cổ phần hoá, công ty đã thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: phục hồi sản xuất, phục hồi thị trường cũ, phát triển thị trường mới; Cải cách công tác tổ chức trong doanh nghiệp. Hiện nay công ty hoạt động dưới tên gọi: - Tên tiếng Anh: Vegetable and Fruit Export – Import Joint – Stock Company No I - Tên giao dịch: VEGETEXCO I HANOI - Trụ sở chính: 389 Đường Trương Định, Quận Hoàng Mai, Hà Nội - Điện thoại: (84-4)6622200 - Fax: (84-4)6621398 - Email: Vegetexco@hn.vnn.vn; fruitmanu@hn.vnn.vn - Website: www.vietnamcanfoot.com 2. Ngành nghề, sản phẩm và thị trường kinh doanh: * Ngành nghề kinh doanh: Công ty kinh doanh kế thừa ngành nghề cũ theo Giấy đăng ký kinh doanh số 105813 CNĐKKD ngày cấp 9-1-1998 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp. Công ty cổ phần XNK Rau quả I đã được phép hoạt động kinh doanh trên những lĩnh vực sau: Thương nghiệp bán buôn bán lẻ, ngoại thương, cung ứng vật tư Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty là các mặt hàng chế biến từ tre, trúc, đặc sản rừng (quế hồi, thảo quả, sa nhân, cách kiến, song mây), aga, hải sản Nhập khẩu: nguyên liệu để gia công xuất khẩu (lá sắt tráng thiếc, phân bón thuốc trừ sâu, vỏ hộp, hạt giống, chất dẻo làm bao bì, sắt trong xây dựng). Hàng rau quả tươi và chế biến (khi có nhu cầu đổi hàng) phục vụ siêu thị và khách sạn cao cấp, hàng tiêu dùng ( xe máy, hàng điện tử, vải sợi, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng), vận tải đường bộ. Công nghệ chế biến rau quả và thịt; Công nghệ nước uống có cồn và không có cồn. Công nghệ chế biến cá và các thuỷ sản khác. Thương nghiệp bán buôn bán lẻ các mặt hàng nông sản thực phẩm, vật tư. Bắt đầu từ ngày 6-1-2000, Công ty đăng ký bổ sung thêm ngành nghề: sản xuất các loại bao bì; in trên bao bì và nhãn hiệu hàng hoá do Công ty sản xuất. * Sản phẩm kinh doanh: Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là các mặt hàng rau quả đồ hộp xuất khẩu như: dứa khoanh hộp, dứa miếng đóng hộp, vải hộp, dưa chuột dầm giấm, ngô ngọt đóng hộp và một số mặt hàng khác như: hạt tiêu, tỏi…Đây là những mặt hàng mang lại doanh thu lớn cho Công ty. * Thị trường kinh doanh: Thị trường xuất khẩu của công ty từ nhiều năm nay chủ yếu là Liên Xô.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3 - LUAN VAN-RUT GON - 2.doc
  • doc1 -KY HIEU VIET TAT - MUC LUC.doc
  • doc2 - LOI MO DAU.doc
  • xls4 - Chi tieu tai chinh - thuan.xls
  • doc5 - Bang bieu- kien nghi 2.doc
  • doc6- bang bieu- kiennghi.doc
  • doc7 - KET LUAN.doc
  • doc8 - SO DO.doc
  • doc9 -BANG BIEU QUAY NGANG.doc
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan