Kế toán tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty Sứ Thanh Trì thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh & Gốm xây dựng

Lời nói đầu Chuyển sang kinh doanh trong cơ chế thị trường và thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, một trong những mối quan tâm và đặc biệt chú ý của doanh nghiệp là công tác tổ chức quản lý lao động - tiền lương. Nó là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Để nắm bắt kịp thời, đầy đủ về số lượng lao động, thời gian và năng suất lao động, các n

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty Sứ Thanh Trì thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh & Gốm xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau. Trong đó, kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu được trong hệ thống các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý lao động tiền lương nói riêng. Thật vậy, tổ chức hạch toán lao động tiền lương hỗ trợ cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác. Bảo đảm việc trả lương, trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc chế độ, sẽ kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương sẽ tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. Trên cơ sở đó giúp cho Ban lãnh đạo đề ra các biện pháp phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Vận hành trong cơ chế thị trường, Công ty Sứ Thanh Trì - một doanh nghiệp Nhà nước- cũng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường. Nhưng với sự nhạy bén, năng động và hoạt động có hiệu quả, Công ty đã được đánh giá là một doanh nghiệp thành công. Trong những năm vừa qua, Công ty đã có được vị trí vững vàng trên thương trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương luôn được lãnh đạo Công ty quan tâm và nó đã thực sự trở thành một trong những khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì, kết hợp những kiến thức đã học ở trường với thực tiễn quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty, em đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sứ Thanh Trì thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Chuyên đề gồm 3 phần: Chương I : Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II : Thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sứ Thanh Trì Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Sứ Thanh Trì. Với kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cô chú, anh chị ở Công ty Sứ Thanh Trì. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Lê Bích Nga và các cô chú cán bộ Công ty Sứ Thanh Trì đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Chương I Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1. Cơ sở lý luận của công tác kế toán tiền lương. 1.1.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.1.1 Lao động, tiền lương và ý nghĩa của việc quản lý lao động tiền lương và bảo hiểm. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người, nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xúât sức lao động. Vì vậy, khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương. Ngoài tiền lương (tiền công) để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải trích vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là một khoản tiền được trích để lập trợ cấp cho người lao động trong trường hợp công nhân viên (CNV) tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu .... Bảo hiểm y tế (BHYT): Là một khoản tiền được lập để trợ cấp thuốc men, khám chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Kinh phí công đoàn (KPCĐ): phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức của giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Các loại bảo hiểm và kinh phí này được hình thành theo cơ chế tài chính nhất định. Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Việc tính toán xác định chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động, một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, mặt khác góp phần tính đúng, đủ chi phí và giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt động. 1.1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Để phục vụ điều hành và quản lý lao động, doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính hiện hành. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, của các đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ, chính sách về lao động, tiền lương. 1.1.2 Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1.2.1 ý nghĩa của phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất đối với quản lý lao động và kế toán tiền lương. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp, từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh và công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương được thuận lợi. 1.1.2.2 Phân loại lao động. Trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì việc phân loại lao động không giống nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp có thể phân loại lao động như sau: Phân loại theo thời gian lao động: Gồm 2 loại - Lao động thường xuyên trong danh sách: là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác. - Lao động ngoài danh sách: là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập ... Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất: Gồm: Lao động trực tiếp sản xuất. Lao động gián tiếp sản xuất. - Lao động trực tiếp sản xuất: là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc, nhiệm vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau: + Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp được chia thành: Lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác. + Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được chia thành các loại sau: Lao động có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. Lao động có tay nghề trung bình: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc chưa được đào tạo qua lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối dài, được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. Lao động phổ thông: là lao động không phải qua đào tạo vẫn làm được. - Lao động gián tiếp sản xuất: Là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp gồm: Những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Lao động gián tiếp được phân loại như sau: + Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này được phân chia thành: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. + Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được chia thành: Chuyên viên chính: là những người có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. Chuyên viên: Là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao. Cán sự: là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác chưa nhiều. Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp, có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo. 1.2. Các hình thức tiền lương, quỹ lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, và KPCĐ. 1.2.1 Các hình thức tiền lương. Các doanh nghiệp thường áp dụng hai chế độ trả lương cơ bản là chế độ trả lương theo thời gian làm việc và trả lương theo khối lượng sản phẩm hay công việc đảm bảo tiêu chuẩn quy định do công nhân viên làm ra. Tương ứng với hai chế độ trả lương là hai hình thức tiền lương cơ bản. Hình thức tiền lương thời gian. Hình thức tiền lương sản phẩm 1.2.1.1 Hình thức tiền lương thời gian. Tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách sau: - Tiền lương thời gian giản đơn: Là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương thời gian ( hay mức lương thời gian) Tiền lương thời gian giản đơn gồm: + Tiền lương tháng: là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực.... Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Mi= Mn x Hi + (Mn x Hi x Hp) Mi: Mức lương lao động bậc i Mn: Mức lương tối thiểu Hi: Hệ số cấp bậc lương bậc i Hp: Hệ số phụ cấp + Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc Tiền lương tuần phải trả = Tiền lương tháng x 12 tháng 52 tuần + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho cán bộ công nhân viên những ngày họp, học tập và lương hợp đồng. Tiền lương ngày = Tiền lương tháng Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng + Tiền lương giờ: thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Tiền lương giờ = Tiền lương ngày Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ + Tiền lương công nhật: là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương. Mức tiền lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau. Hình thức tiền lương công nhật áp dụng với lao động tạm thời tuyển dụng. - Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng có tính chất luơng Tiền thưởng có tính chất lương như: thưởng năng suất lao động cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, tỉ lệ sản phẩm có chất lượng cao... Ưu, nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian - Ưu điểm: Đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản, có thể lập bảng tính sẵn. - Nhược điểm: Chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, chưa gắn tiền lương với kết quả và chất lượng lao động, kém kích thích người lao động. - Để khắc phục nhược điểm, doanh nghiệp cần kết hợp các biện pháp khuyến khích vật chất và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và năng suất lao động cao. - Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp thường chỉ áp dụng hình thức tiền lương thời gian cho những loại công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá lương sản phẩm (công việc hành chính, tạp vụ ...) 1.2.1.2 Hình thức tiền lương sản phẩm Là hình thức tiền lương tính theo khối lượng (số lượng) sản phẩm công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm công việc đó. Tiền lương sản phẩm = Khối lượng SPHT x Đơn giá tiền lương SP Tiền lương sản phẩm gián tiếp = Đơn giá tiền lương gián tiếp x Số lượng sản phẩm hoàn thành của công nhân sản xuất chính - Hình thức tiền lương sản phẩm luỹ tiến: là hình thức tiền lương trả cho nhười lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trức tiếp và tiền thưởng tính theo tỉ lệ luỹ tiến, căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động đã quy định. Lương sản phẩm luỹ tiến kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động. Nó được áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất để đảm bảo sản xuất cân đối hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng. Tiền lương SP luỹ tiến ={ Đơn giá lương SP x Số lượng SP đã hoàn thành Đơn giá lương SP x Số lượng SP vượt kế hoạch x Tỉ lệ tiền lương luỹ tiến - Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc: là hình thức trả lương cho người lao động theo sản phẩm. Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm... - Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. - Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể: được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân. Khi đó, kế toán phải chia lương cho từng công nhân theo một trong các phương pháp sau: + Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật của công việc Li Lt = x TiHi Trong đó: Li: Tiền lương sản phẩm của CNi Ti: Thời gian làm việc thực tế của CNi Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của CNi Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể n: Số lượng người lao động của tập thể + Phương pháp chia lương theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc kết hợp với bình công, chấm điểm. Phương pháp này được áp dụng khi cấp bậc công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc do điều kiện sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt về năng suất lao động trong tổ hoặc trong nhóm sản xuất. Toàn bộ lao động được chia thành hai phần: chia theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc của mỗi người và chia theo thành tích trên cơ sở bình công, chấm điểm mỗi người. + Phương pháp chia theo bình công chấm điểm. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc có kỹ thuật giản đơn, công cụ thô sơ, năng suất lao động chủ yếu dựa vào sức khoẻ và thái độ làm việc của người lao động. Sau mỗi ngày làm việc, tổ trưởng phải tổ chức bình công, chấm điểm cho từng người lao động. Cuối tháng căn cứ vào sổ công điểm đã bình bầu để chia lương. Theo phương pháp này chia lương cho từng người lao động tương tự phần hai của phương pháp hai. Ưu điểm - Đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn liền với số lượng, chất lượng lao động. Do đó kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội, mức độ công việc đạt chính xác cao. Vì vậy, hình thức tiền lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi. Nhược điểm: tính toán phức tạp 1.2.1.3 Chế độ tiền lương nhà nược quy định. Tổ chức, sử dụng lao động đúng, có hiệu quả và thực hiện tốt chính sách, chế độ nhằm khuyến khích lao động trong sản xuất là một nội dung hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế. Vì vậy, trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý lao động, tiền lương nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng để phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới. Từ khi bộ luật lao động, các pháp lệnh, nghị định và các văn bản của nhà nước có liên quan đến vấn đề lao động, mới nhất là việc ban hành nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước thì công tác lao động, tiền lương đã được chấn chỉnh và tăng cường một bước. Sau đây là một số chế độ nhà nước quy định về tiền lương đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước. - Ngày 30/5/2003 Bộ lao động thương binh và xã hội đã ban hành thông tư số 13/2/2003/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Theo đó, đối tượng áp dụng tiền lương này là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật DN. Cụ thể là người lao động làm việc trong công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, DN tư nhân, tổ chức và cá nhân có thuê mướn lao động gồm hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác. Lương tối thiểu áp dụng từ ngày 1/1/2003 không thấp hơn mức lương tối thiểu chung là 290.000. DN được quyền trả mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung. DN có trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức làm cơ sở ký hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động. DN phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trong vòng 1 tháng kể từ ngày thang lương, bảng lương được áp dụng. Ngoài việc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định, DN được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp do chính phủ quy định đối với DN nhà nước để trả cho người lao động. - Trường hợp công nhân làm thêm giờ. + Nêú người lao động làm thêm giờ hưởng lương sản phẩm căn cứ vào số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương quy định để tính lương thời gian làm thêm giờ. + Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương phải trả thời gian làm thêm giờ bằng 100% lương cấp bậc. - Trường hợp công nhân làm việc ca 3 (từ 22h- 6h), được hưởng khoản phụ cấp làm đêm (làm đêm thường xuyên, mức lương hưởng tối thiểu 35% tiền lương cấp bậc) - Trường hợp điều động công nhân từ công việc này sang công việc khác hoặc giao việc trái nghề thì tiền lương được tính như sau: + Công nhân làm việc không có tính ổn định, có cấp bậc kỹ thuật cao hơn cấp bậc công việc được giao, hưởng lương sản phẩm và khoản chênh lệch 1 bậc lương so với cấp bậc kỹ thuật công việc được giao. + Công nhân làm việc có tính chất ổn định, giao việc gì hưởng lương việc ấy. - Trường hợp công nhân sản xuất ra sản phẩm hỏng do nguyên nhân khách quan thì được trả lương theo thời gian hoặc sản phẩm. Trường hợp làm ra sản phẩm hỏng quá tỉ lệ quy định do chủ quan người lao động thì không được trả lương, phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Trường hợp làm ra sản phẩm có chất lượng thứ phẩm thì sản phẩm có phẩm cấp nào được trả lương theo đơn giá phẩm cấp đó. - Trường hợp doanh nghiệp ngừng sản xuất, bố trí cho công nhân làm việc khác và tính trả lương theo công việc được giao. Nếu doanh nghiệp không bố trí được công việc thì công nhân nghỉ hưởng lương tối thiểu bằng 70% tiền lương cấp bậc hoặc theo khả năng chi trả của doanh nghiệp. Nếu bố trí công việc mà người lao động không làm thì doanh nghiệp không chi trả lương. - Ngoài tiền lương, công nhân có thành tích trong sản xuất, trong công tác còn được hưởng khoản tiền thưởng. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào sự đóng góp của người lao động và chế độ khen thưởng của doanh nghiệp. - Tiền thưởng thi đua chi bằng quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét thành tích lao động (A, B, C ....) để tính. - Tiền thưởng có tính chất thường xuyên như: thưởng sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động....phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2.2 Quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. - Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm: + Tiền thưởng trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm). + Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương) như: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng... + Tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép ... + Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong pham vi chế độ quy định. - Về phương diện hạch toán, quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ ...) + Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: thời gian nghỉ phép, nghỉ tết, hội họp, học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy chữa cháy, và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan....được hưởng lương theo chế độ. ý nghĩa: Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ. Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp phải trong quan hệ với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương tháng thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. 1.2.3 Quỹ bảo hiểm Quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHXH được trích lập để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức nghỉ hưu. Quỹ BHXH được phân cấp quản lý sử dụng: Một bộ phận được nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn để chi cho các trường hợp quy định (nghỉ hưu, mất sức...). Một bộ phận chi tiêu trực tiếp tại doanh nghiệp cho những trường hợp nhất định (ốm đau, thai sản...). Việc sử dụng, chi quỹ BHXH dù ở cấp quản lý nào vẫn phải thực hiện theo chế độ quy định. Quỹ BHXH = Tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNV x % (tỷ lệ quy định) Quỹ bảo hiểm y tế. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp phải trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHYT = Tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNV x % (tỷ lệ quy định) Kinh phí công đoàn KPCĐ cũng được hình thành do việc trích lập, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNV của doanh nghiệp trong tháng. KPCĐ do doanh nghiệp trích lập cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định: một phần nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên và một phần để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% tính vào chi phí kinh doanh trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở. Quản lý việc trích lập và sử dụng các quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tính chi phí sản xuất kinh doanh và việc đảm bảo quyền lợi của CNV trong doanh nghiệp. 1.3. Hạch toán lao động tiền lương và trợ cấp BHXH. 1.3.1 Hạch toán lao động Nội dung của hạch toán lao động là hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động. Hạch toán lao động thuần tuý là hạch toán nghiệp vụ. Hạch toán số lượng lao động là hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và theo trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật của CNV). Việc hạch toán về số lượng lao động thường được thực hiện trên “ Sổ danh sách lao động của doanh nghiệp” do phòng lao động theo dõi. Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng CNV ở từng bộ phận trong doanh nghiệp, thường sử dụng bảng chấm công để ghi chép, theo dõi thời gian lao động và có thể sử dụng sổ tổng hợp thời gian lao động. Hạch toán thời gian lao động phục vụ cho việc quản lý tình hình sử dụng thời gian và làm cơ sở để tính lương đối với bộ phận lao động hưởng lương thời gian. Hạch toán kết quả lao động: là phản ánh, ghi chép kết quả lao động của CNV, biểu hiện bằng số lượng (khối lượng) sản phẩm công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ nhóm người lao động. Chứng từ hạch toán thường được sử dụng là phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành, hợp đồng hoàn thành, hợp đồng làm khoán. Hạch toán kết quả lao động là cơ sở để tính tiền lương theo sản phẩm cho từng người, cho bộ phận hưởng lương theo sản phẩm. 1.3.2 Tính tiền lương và trợ cấp BHXH Nguyên tắc tính lương: Phải tính lương cho từng người lao động (CNVC). Việc tính lương, trợ vấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Hàng tháng căn cứ vào các tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động, tính tiền lương, BHXH do Nhà nước ban hành và điều kiện thực tế của DN, kế toán tính tiền lương, trợ cấp BHXH và các khoản phải trả khác cho người lao động. Căn cứ vào các chứng từ như: “Bảng chấm công”, “Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành”, “Hợp đồng giao khoán”…, kế toán tính tiền lương thời gian, tiền lương sản phẩm, tiền ăn ca cho người lao động. Tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp theo từng bộ phận sử dụng lao động và phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương” lập cho từng tổ, đội sản xuất, phòng ban của DN. Trong các trường hợp cán bộ công nhân viên ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…đâ tham gia đóng BHXH thì được trợ cấp BHXH. Trợ cấp BHXH phải trả được tính theo công thức sau: Số BHXH phải trả = Số ngày nghỉ tính BHXH x Lương cấp bậc bình quân/ngày x Tỷ lệ % tính BHXH Theo chế độ hiện hành tỷ lệ tính trợ cấp BHXH trong trường hợp nghỉ ốm là 75% tiền lương tham gia góp BHXH, trường hợp nghỉ thai sản, tai nạn lao động tính theo tỉ lệ 100% tiền lương tham gia góp BHXH. Căn cứ và các chứng từ “Phiếu nghỉ hưởng BHXH” (MS 03-LĐTL), “Biên bản điều tra tai nạn lao động” (MS 09-LĐTL), kế toán tính ra trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên và phản ánh và “Bảng thanh toán BHXH” (MS 04-LĐTL). Đối với các khoản tiền thưởng của công nhân viên kế toán cần tính toán và lập bảng “Thanh toán tiền thưởng” để theo dõi và chi trả theo chế độ quy định. Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền thưởng” của từng bộ phận để chi trả, thanh toán tiền thưởng cho công nhân viên đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối._. tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ tài chính quy định. Kết quả tổng hợp, tính toán được phản ánh trong “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương”. 1.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và bảo hiểm ở doanh nghiệp Chứng từ, tài khoản kế toán Chứng từ kế toán Các chứng từ hạch toán về tiền lương và BHXH chủ yếu là các chứng từ tính toán tiền lương và BHXH, thanh toán tiền lương và BHXH như: - Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH (mẫu số 04-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 05- LĐTL) - Các phiếu chi, các chứng từ, tài liệu về các khoản khấu trừ, trích nộp liên quan. Các chứng từ trên có thể được xác định làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp ghi sổ. 1.4.1.2. Tài khoản kế toán Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 335: chi phí trả trước Tài khoản 334: phải trả công nhân viên Tài khoản này được áp dụng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của CNV. Nội dung kết cấu TK 334. - Bên Nợ: + Các khoản tiền lương, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng cho CNV. + Các khoản khấu trừ vào tiền lương (tiền công) của CNV + Tiền lương tạm giữ CNV đi vắng - Bên Có: + Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng và các khoản khác thuộc thu nhập phải trả, phải chi cho CNV. - Số dư bên Có: Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả, phải chi cho CNV. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp cá biệt: số dư Nợ (nếu có) thể hiện số tiền đã trả quá số phải trả cho CNV. Hạch toán trên tài khoản này cần hạch toán chi tiết theo hai nội dung: thanh toán tiền lương và thanh toán các khoản khác. TK 338 - phải trả phải nộp khác Tài khoản này được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã được phản ánh ở các tài khoản công nợ phải trả (từ TK 331 đến TK 336). Nội dung kết cấu TK 338: - Bên nợ: + Kết chuyển giá trị TS thừa vào các TK liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. + BHXH phải trả cho công nhân viên. + KPCĐ chi tại đơn vị. + Số BHXH, BHYT và KPCĐ đẫ nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ. + Doanh thu nhận trước tính cho từng kỳ kế toán, trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. + Các khoản đã trả và nộp khác. - Bên có: + Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa rõ nguyên nhân) + Giá trị TS thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SXKD. + Trích BHYT, BHXH khấu trừ vào lương của CNV. + Các khoản thanh toán với CNV tiền nhà, điện nước ở tập thể. + BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù. +Doanh thu nhận trước của khách hàng. + Các khoản phải trả khác. - Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả, còn phài nộp. BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. Giá trị TS phát hiện thừa còn chờ giải quyết. Doanh thu nhận trước của kỳ kế toán tiếp theo. TK 338 có thể có số dư bên Nợ: phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH đã chi, KPCĐ chi vượt chưa được cấp bù. Tài khoản 335 - chi phí phải trả Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. Nội dung, kết cấu tài khoản. - Bên Nợ: + Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả. + Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán vào thu nhập khác. - Bên Có: + Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Số chênh lệch giữa chi phí thực tế lớn hơn số trích trước, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Số dư cuối kỳ: chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài TK 334, 338, 335, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, còn liên quan đến các TK khác như: TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp, TK 627 - chi phí sản xuất chung, TK 641 - chi phí bán hàng, TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.4.2. Kế toán tổng hợp phân bổ tiền lương, tính BHXH, BHYT, KPCĐ. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả cho từng kỳ theo từng đối tượng sử dụng và tính toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định bằng việc lập bảng “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ”. Thủ tục tiến hành lập (căn cứ vào phương pháp lập, bảng phân bổ số 1): hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương liên quan, kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng (tiền lương trực tiếp sản xuất sản phẩm, tiền lương nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý...), trong đó phân biệt lương chính, lương phụ và các khoản khác để ghi vào các khoản tương ứng thuộc TK 334 và các dòng thích hợp. Căn cứ tiền lương phải trả (lương chính, lương phụ) và tỷ lệ quy định trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ để tính toán số tiền phải tính trích và ghi Có vào các cột TK (3382, 3383, 3384) ở các dòng thích hợp. Kết cấu bảng phân bổ số 1 như sau: Số liệu kết quả của bảng tổng hợp phân bổ tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi vào các sổ kế toán liên quan. 1.4.3 Kế toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ. Các nghiệp vụ kinh tế về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được phản ánh vào sổ kế toán theo từng trường hợp sau: Hàng tháng trên cơ sở tính toán tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả CNV, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 241 - Lương công nhân xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622 - Lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 623 (6231) - Tiền lương công nhân sử dụng máy thi công Nợ TK 627 (6271) - Lương văn phòng phân xưởng + trách nhiệm Nợ TK 641 - Lương cán bộ bộ phận bán hàng Nợ TK 642 (6421) – Lương cán bộ quản lý + 100% Nợ TK 335 - tiền lương CN sản xuất nghỉ phép phải trả nếu doanh nghiệp đã trích truớc vào chi phí sản xuất kinh doanh Có TK 334 – Lương phải trả công nhân viên Tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Nợ TK 622 - Lương công nhân sản xuất Có TK 335 - Lương phải trả (3) Tiền thưởng phải trả công nhân viên (3a) Tiền thưởng có tính chất thường xuyên (thưởng năng suất lao động, tiết kiệm NVL....) Nợ TK 622, 627, 641, 642.... Có TK 334 - phải trả CNV (3b) Thưởng CNV trong các kỳ sơ kết, tổng kết.... tính vào quỹ khen thưởng Nợ TK 431(4311) - quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 - phải trả CNV (4) Tính tiền ăn ca phải trả cho CNV Nợ TK 622, 627, 641, 642 ..... Có TK 334 - phải trả CNV (5) BHXH phải trả CNV (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động....) Nợ TK 338 (3382) – BHXH Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (6) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất Nợ TK 622, 627, 641, 642, 334.... Có TK 338 (3382-KPCĐ, 3383 - BHXH, 3384 - BHYT) (7) Các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả CNV (tạm ứng, tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý) và tiền lương tạm giữ CNV đi vắng. Nợ TK 334 - phải trả CNV Có TK 141, 138, 338 (3383 - BHXH, 3384 - BHYT) (8) Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp nhà nước (nếu có) Nợ TK 334 - phải trả CNV Có TK 333( 3338 - thuế và các khoản phải nộp nhà nước) (9) Trả tiền lương và các khoản phải trả CNV Nợ TK 334 - phải trả CNV Có TK 111, 112 (10) Trường hợp trả lương cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá + Đối với sản phẩm, hàng hoá chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa thuế GTGT. Nợ TK 334 - phải trả CNV Có TK 33311- thuế GTGT phải nộp Có 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ ( giá bán chưa thuế GTGT) + Đối với sản phẩm, hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá thanh toán Nợ TK 334 - phải trả CNV Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ ( giá thanh toán) (11) Chi tiêu quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ tại đơn vị Nợ TK 338 (3382 - KPCĐ, 3383- BHXH) Có TK 111, 112 (12) Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý theo chế độ Nợ TK 338 (3382 - KPCĐ, 3383 - BHXH, 3384 - BHYT) Có TK 111, 112 (13) Cơ quan BHXH thanh toán số thực chi cuối kỳ Nợ TK 111, 112.... Có TK 338 (3383 - BHXH) Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các trích theo lương TK 333 (3338) TK 512 TK 241 (1b); (4); (3a) TK 622,623 TK 334 TK 141,138,338 TK 111,112 TK 333 (33311) TK 431 TK 335 (11); (12) TK 338 (7) TK 627,641,642 (6) (1c) (3338) (1a) (2) (5) (3b) (10) (9) (13) (8) Chương II Thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sứ Thanh Trì 2.1. Đặc điểm chung của Công ty Sứ Thanh Trì 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1985 Sau khi tiếp quản và chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh, ngày 22 tháng 3 năm 1961, Xí nghiệp gạch Thanh Trì được thành lập theo quyết định 326 của Bộ trưởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ xây dựng). Xí nghiệp gạch Thanh Trì có nhiệm vụ sản xuất các loại gạch lá nem, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống máng thoát nước với sản lượng nhỏ (khoảng vài trăm viên mỗi năm). Năm 1980, Xí nghiệp gạch Thanh Trì được đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì. Nhà máy lúc đó có khoảng 250 công nhân, có nhiệm vụ chính là sản xuất các loại gạch chịu axít (sản lượng từ 100.000 đến 470.000 viên / năm), gạch men sứ (10.000 -11000 viên / năm), ống sành (41.000 – 42.000 chiếc / năm), và sứ vệ sinh (200- 500 chiếc / năm). Tuy nhiên, do sản xuất dàn trải nhiều mặt hàng, công nghệ chắp vá, tuỳ tiện cho nên hầu hết các sản phẩm của giai đoạn này đều có phẩm cấp thấp, chất lượng kém và mẫu mã đơn điệu. 2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1991 Sau đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 1986 đất nước ta bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước sự thay đổi lớn lao của đất nước nhưng cung cách làm ăn cũng như sự điều hành quản lý của Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì trong thời gian này vẫn không có sự thay đổi đáng kể. Do vậy, sản phẩm Nhà máy làm ra không thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại sản xuất tại các đơn vị có sự nhanh nhạy với cơ chế thị trường ở trong nước và với sản phẩm của nước ngoài. Sản phẩm làm ra bị ứ đọng, sản xuất của Nhà máy bị đình trệ, hơn một nửa số công nhân không có việc làm. Nhà máy đứng trước bờ vực của sự phá sản. 2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1992 đến nay Trước tình hình đó, sau khi xem xét và nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng về sứ vệ sinh và xuất phát từ quan điểm: “Công nghệ quyết định chất lượng”, ban lãnh đạo Công ty dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây Dựng và Liên hiệp các xí nghiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (nay là Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng) đã quyết định cho Nhà máy ngừng sản xuất để tập trung vào công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc. Sau 11 tháng ngừng sản xuất, đến tháng 11/1992 Nhà máy bắt đầu sản xuất và đã thu được một số kết quả ban đầu. Chỉ trong vòng 56 ngày, Nhà máy đã sản xuất được 20.400 sản phẩm ( gấp 3- 4 lần sản lượng của cả năm 1990 và 1991 ) với chất lượng hơn hẳn các năm trước, mẫu mã sản phẩm được cải tiến. Năm 1993, Nhà máy Sứ Thanh Trì được chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước theo quyết định thành lập DNNN số 076 / BXD - TCL ngày 24 tháng 3 năm 1993. Năm 1994, Nhà máy đổi tên thành Công ty Sứ Thanh trì theo quyết định đổi tên doanh nghiệp nhà nước số 484 / BXD - TCLD ngày 30/7/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109762 ngày 21/08/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Cũng trong năm 1994, sau khi áp dụng thành công việc sản xuất Sứ theo tiêu chuẩn “Vitreuos China” với mục tiêu không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng, mẫu mã, Công ty đã ký hợp đồng mua và lắp đặt dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại của hãng Welko - Italy. Đến ngày 2/9/1995 dây chuyền sản xuất mới với các thiết bị hiện đại, đồng bộ đã chính thức đi vào hoạt động. Dây chuyền mới sản xuất ra các loại sản phẩm Sứ vệ sinh cao cấp đạt tiêu Châu Âu, công suất thiết kế 100.000 sản phẩm / năm. Năm 1996, trên cơ sở các kết quả thu được từ việc đầu tư vào sản xuất Sứ vệ sinh và căn cứ vào dự báo của Bộ Xây dựng về sự phát triển của nghành sản xuất vật liệu xây dựng, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng đã quyết định đầu tư một dây chuyền công nghệ mới, hiện đại của Italy, Anh, Mỹ với công suất 400.000 sản phẩm / năm. Công trình được khởi công ngày 19/5/1996 và hoàn thành ngày 19/5/1997. Năm 1998, tận dụng một số máy móc thiết bị không sử dụng tới để đầu tư, cải tạo, mở rộng. Ngày 01/6/1998 Công ty đã liên kết với Xí nghiệp vật liệu xây dựng Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) tiến hành xây dựng và đưa vào sản xuất thành công dây chuyền sản xuất Sứ vệ sinh có công suất 150.000 sản phẩm /năm. Do vậy, tổng công suất của toàn bộ Công ty hiện đã lên tới 650.000 sản phẩm / năm, đạt năng lực sản xuất lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tháng 1/2001 theo quyết định của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, Xí nghiệp Việt Trì được tách ra khỏi Công ty Sứ Thanh trì. Kể từ khi đổi mới, bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ mới để nâng cao sản lượng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, Công ty còn thực hiện việc đổi mới cả trong công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý và đặc biệt là công tác tiêu thụ. Với công tác quản lý, tổ chức cán bộ, Công ty luôn xác định công tác phát triển nguồn lực, đầu tư vào con người là một việc quan trọng phải làm thường xuyên. Với công tác tiêu thụ, hiện tại Công ty đã có đại lý ở khắp 63 tỉnh thành trong cả nước và đã có các chi nhánh tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Matxcơva, lắp đặt dây chuyền mới tại Bình Dương và xây dựng một nhà máy mới tại Ucraina. Với những sự cố gắng như vậy, trong hai năm 2001 và 2002, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những kết quả như sau: Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 2001, 2002 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 1 Sản lượng sản xuất Sản phẩm 538.694 587.000 2 Doanh thu Triệu đồng 96.136,3 119.600 3 Lao động Người 615 610 4 Thu nhập bình quân 1000đ 1.350 1.376 5 Nộp ngân sách Triệu đồng 1.520,8 1.726,6 Như vậy, trải qua 40 năm thăng trầm và phát triển, Công ty Sứ Thanh trì đã vượt qua sự yếu kém trong sản xuất, xây dựng được một công nghệ sản xuất hiện đại với tổng công suất 650.000 sản phẩm / năm. Năm 2001 sản xuất được 538.694 sản phẩm (đạt 82,8% so với tổng công suất). Doanh thu của Công ty liên tục tăng so với những năm gần đây (Doanh thu của năm 2002 so với năm 2001 đạt 124%). Cùng với sự phát triển của mình, Công ty đã thu hút thêm một số lượng lớn lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội (từ hơn 250 lao động năm 1980, đến nay Công ty đã có 615 lao động ). Thu nhập cũnh như đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao (thu nhập bình quân năm 2002 so với năm 2001 tăng 26000đ ). Nhờ đó, trong những năm gần đây, số nộp ngân sách của Công ty Sứ Thanh trì là 1.520,8 triệu đồng năm 2001 và 1.726,6 triệu đồng năm 2002). Với những kết quả đó, Công ty Sứ Thanh trì đã và đang chứng tỏ mình đã thực sự vượt qua những khó khăn trong những năm 1992 trở về trước và đang ngày càng phát triển. Cùng với đà phát triển đó, Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu tương lai của Công ty và nâng cao hơn nữa sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã các mặt hàng, tăng cường công tác tiêu thụ trong nước, xây dựng và phát triển mối quan hệ: công ty - đại lý - cửa hàng tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao uy tín mặt hàng sứ vệ sinh thương hiệu Viglacera trên thị trường. Đồng thời, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại Công ty có hiệu quả. Cụ thể, mục tiêu phấn đấu trong năm 2003 như sau: Bảng2: Mục tiêu phấn đấu trong năm 2003 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 1 Sản lượng sản xuất Sản phẩm 660.000 2 Sản lượng tiêu thụ Sản phẩm 668.550 3 Doanh thu Triệu đồng 333.986,3 4 Thu nhập bình quân 1000đ 1.415 5 Nộp ngân sách Triệu đồng 3.384,6 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.2.1. Chức năng của công ty được quy định trong điều lệ Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm sứ vệ sinh từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ kiên, xuất sản phẩm sứ vệ sinh và các hàng hoá có liên quan đến vật liệu xây dựng, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến , tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật. Tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao. 2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty trong cơ chế thị trường - Sản xuất mặt hàng Sứ vệ sinh phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu. - Các sản phẩm của Công ty mang nhãn hiệu độc quyền Viglacera gồm: + Thân bệt: chủ yếu là các loại VI1, VI1T, VI5 + Lavabo: VI1T, VI3, VIT, VI8 + Chân chậu: VI1T, VI2, VI3… - Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường về sản phẩm Sứ vệ sinh để xây dựng chiến lược phát triển Công ty, xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về sản xuất, kinh doanh để trình lên Bộ Xây Dựng duyệt. - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng kế hoạch, nhiệm vụ Nhà nước giao. - Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bằng cách nâng cao hiệu qủa sử dụng máy móc thiết bị và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Chấp hành pháp luật và thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư, tài sản và đất đai Nhà nước giao. Đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho NSNN. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảp vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quan điểm, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Công ty Sứ Thanh Trì 2.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ Hiện nay, Công ty Sứ Thanh Trì chuyên sản xuất các loại sứ vệ sinh chất lượng cao mang thương hiệu VIGLACERA nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Các loại sản phẩm của Công ty có mầu sắc và mẫu mã khá đa dạng, bao gồm: STT Tên sản phẩm Đơn giá (chưa thuế GTGT) 1 Chậu rửa các loại 52.000 - 145.000 2 Chân chậu các loại 88.000 - 109.000 3 Xí bệt và két nước các loại 256.000 - 527.000 4 Xí xổm các loại 77.000 - 102.000 5 Tiểu treo các loại 68.000 - 103.000 Bên cạnh sự đa dạng về mầu sắc và mẫu mã, sản phẩm của công ty còn có chất lượng cao. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã đạt được những thông số tiêu chuẩn sau: STT Tiêu chuẩn Đơn vị tính Chỉ số 1 Độ hút nước % 0,1 - 0,5 2 Khối lượng thể tích G/cm3 2,35 - 2,4 3 Cường độ kháng nén Kg /cm3 4000 - 5000 4 Cường độ kháng uốn Kg /cm3 700 - 800 Để hoàn thiện sản phẩm của mình, trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Công ty phải lắp đặt thêm các phụ kiện phòng tắm. Các phụ kiện này được nhập khẩu từ các nước Anh, Pháp, Italy, của các hãng như: Welko - Italy, Ref - Pháp, qua công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Các sản phẩm Sứ vệ sinh mang nhãn hiệu VIGLACERA của Công ty hiện đang được tiêu thụ cả ở trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, nhờ có mạng lưới tiêu thụ trên 63 tỉnh thành, sản phẩm của công ty đã có mặt trong hầu hết các cửa hàng bán lẻ vật liệu xây dựng, chiếm khoảng 30% thị phần sứ vệ sinh trong cả nước. Trong đó, số sản phẩm tiêu thụ tại thị trường miền Bắc chiếm khoảng 52,5%, miền Trung chiếm khoảng 14,7%, miền Nam chiếm 24,5% tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty. Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Công ty mới ở giai đoạn thăm dò, phát triển thị trường, do vậy sản lượng tiêu thụ của thị trường này còn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng tiêu thụ. Hiện sản phẩm sứ vệ sinh VIGLACERA đã được người tiêu dùng ở các nước như Italy, Ucraina, Liên bang Nga, Băngladesh, Singapore chấp nhận. Doanh thu xuất khẩu hàng năm ngày một tăng lên (năm 1998 là 416.480 USD, năm 1999 là 476.075 USD, năm 2000 là 758.160 USD). 2.1.3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ và trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiên đại, cơ cấu, tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị, công nghệ. Muốn sản phẩm có chất lượng, đủ khả năng cạnh tranh thì phải có công nghệ phù hợp. Trong khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khan hiếm đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để có sản phẩm đạt chất lượng cao với chi phí hợp lý. Do đó, làm chủ được khoa học công nghệ, tạo điều kiện để ứng dụng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề quyết định đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình công nghệ của Công ty Sứ Thanh Trì có thể khái quát theo sơ đồ sau: Nguyên liệu hồ Đất sét Cao lanh Quar ty Tràng thạch Cân Sấy mộc Nghiền Đổ rót Sàng khử từ Bể khuấy Men Cao lanh Quar ty Tràng thạch CaCO3 Cân Nghiền Men phun Sàng khử từ Trộn với keo Phun men Sấy Nhập kho Nung Kiểm tra, phân loại Máy móc thiết bị là điều kiện tiên quyết, là tiền đề cơ bản trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1994, nhìn thấy trước nhu cầu ngày càng tăng về sứ vệ sinh, và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của khách hàng, Công ty đã thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ và thiết bị đồng bộ của Italy với công suất thiết kế là 75.000 sản phẩm / năm. Dây chuyền này đi vào hoạt động đã cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp, đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Với ý thức tiết kiệm, tận dụng hết năng lực của từng công đoạn, kết hợp với sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nâng cao công suất lên 100.000 sản phẩm / năm bằng 133% công suất thiết kế. Phát huy những kết quả đạt được trong thời gian từ tháng 5/1996 đến tháng 4/1997, Công ty đã thực hiện việc đầu tư lần hai cải tạo và mở rộng dây chuyền sản xuất số 1 là dây chuyền được xây dựng năm 1992 nâng công suất từ 100.000 sản phẩm / năm đến 400.000 sản phẩm / năm với các thiết bị máy móc chủ yếu được nhập từ Italy, Anh, Mỹ, tổng số vốn đầu tư trên 90 tỷ đồng Việt Nam. Hiện nay dây chuyền này đi vào hoạt động nâng năng lực sản xuất của công ty lên 500.000 - 600.000 sản phẩm / năm, đứng đầu về sản lượng so với các Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh trong nước. Hiện nay, Công ty đã có các loại máy móc thiết bị thuộc loại tiên tiến hiện đại, có tính tự động hoá cao như: + Bên nguyên liệu có máy nghiền bi, hệ thống bơm hồ đổ rót, hệ thống sàng khử từ đều đạt tiêu chuẩn Châu Âu. + Bên tạo hình có các hãng két MCO28E2, hãng chậu LVA110V2, băng ASTB, băng bệt LBRE3, băng BCC60, băng ĐRBCC59 đều được nhập từ Italy. + Bên lò nung có lò nung Tuynel và lò nung Shuttel đều được nhập từ Italy với công nghệ tương đối hiện đại. 2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Sứ Thanh Trì Giám đốc công ty Phó Giám đốc sản xuất Phó Giám đốc kinh doanh Nhà máy sứ Thanh Trì Xí nghiệp sản xuất khuôn Phòng kỹ thuật KCS Phòng kế hoạch đầu tư Phòng tổ chức lao động Phòng hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh nội địa Phòng xuất khẩu Trước đây, do sản lượng sản xuất nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn đơn giản, số lượng công nhân còn ít cho nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Song kể từ khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất thì cơ cấu kiểu đó không còn phù hợp với sản xuất kinh doanh quy mô lớn. Vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty đang chuyển dần cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến sang kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo được việc thực hiện chế độ một lãnh đạo, vừa phát huy được quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban tổ chức. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của giám đốc, các phó giám đốc và các phòng ban được quy định như sau: Giám đốc Công ty Giám đốc Công ty là người đứng đầu Công ty, do chủ tịch Hội đồng Quản trị bổ nhiệm. Giám đốc vừa là đại diện cho Tổng công ty, vừa là người đại diện cho tập thể người lao động. Giám đốc là người quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước pháp luật và toàn thể lao động trong Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của Công ty. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm với chức năng giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc việc thực hiện bán hàng, chỉ đạo xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tìm kiếm thị trường mới cho các loại sản phẩm của công ty. Khi giám đốc đi vắng, Phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm điều hành một phần việc nếu được giám đốc uỷ quyền. Phó giám đốc phụ trách sản xuất Phó giám đốc phụ trách sản xuất cũng là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm với chức năng giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất. Cụ thể phó giám đốc phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm giám sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo công tác sản xuất đạt chất lượng và đúng kế hoạch đề ra, điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt nếu được uỷ quyền. Phòng tổ chức lao động Phòng tổ chức có chức năng chính là tham mưu cho giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hợp công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của Nhà nước và quy chế của công ty. Văn phòng Văn phòng của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, bảo vệ tài sản và quản lý công tác văn thư lưu trữ hồ sơ chung của Công ty. Phòng kỹ thuật - KCS Phòng kỹ thuật - KCS (P.KT - KCS) có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu trước khi nhập kho, hiệu chuẩn thiết bị đo lường và thử nghiệm trong qúa trình sản xuất, phát hiện sự không phù hợp tại các công đoạn sản xuất trong dây chuyền để khắc phục và phòng ngừa, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm sau mỗi công đoạn chế biến và kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc kỹ thuật sản xuất của công ty. Hàng tháng, phòng phải có báo cáo lên Giám đốc Công ty. Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó giám sát các mặt hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, giám sát một cách liên tục toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tài sản, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế. Có trách nhiệm phải chấp hành mọi chế độ hạch toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của nhà nước. Cuối kỳ, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết cho giám đốc Công ty. Phòng kinh doanh nội địa và phòng xuất khẩu Hai phòng này kết hợp với phòng kỹ thuật KCS, giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn thực hiện việc xem xét hợp đồng và ký hợp đồng dưới sự phê duyệt của giám đốc công ty. Lập đơn đặt hàng gửi phòng kế hoạch đầu tư, tiếp xúc khách hàng, tiếp thị sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, tìm quan hệ bạn hàng với các nước qua xuất khẩu. Quản lý tiền hàng, cơ sở vật chất mà Công ty giao cho. Nhà máy Sứ Thanh Trì Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch chuyển xuống, Nhà máy sẽ tiến hành kế hoạch sản xuất hàng tuần, hàng tháng và tổng hợp báo cáo kết quả cho giám đốc và một số phòng ban. Ngoài ra Nhà máy còn có nhiệm vụ phân bố các nguồn lực được giao, tổ chức kiểm soát việc thực hiện quy trình công nghệ, hướng dẫn công việc trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo cho sản phẩm sản xuất có chất lượng cao, kết hợp với phòng kỹ thuật – KCS, nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của sản xuất, của thị trường. Xí nghiệp khuôn Xí nghiệp sản xuất khuôn có nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa khuôn sản phẩm cho nhà máy Sứ Thanh trì theo đúng kế hoạch đã giao. Đồng thời nghiên cứu sản xuất các mẫu khuôn mẫu mới theo yêu cầu thị trường. 2.1.4. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán ở Công ty Sứ Thanh Trì 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn (với số vốn lên tới 150 tỷ) và đang làm ăn có hiệu quả, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị nhiều, thường xuyên, liên tục, đặc biệt là các nghiệp vụ về vật tư, sản phẩm, hàng hoá, về bán hàng, các thông tin kế toán không chỉ phục vụ Ban giám đốc công ty mà còn phải báo cáo lên tổng công ty và một số đối tượng khác có liên quan nên khối lượng công tác kế toán ở Công ty Sứ Thanh Trì là khá lớn. Công tác kế toán ở Công ty Sứ Thanh trì được cụ thể hoá thành 10 phần hành kế toán sau: Kế toán TSCĐ Kế toán vật tư Kế toán thành phẩm Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán công nợ phải trả Kế toán nợ phải thu Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Kế toán chi phí, giá thành Mặt khác, Công ty còn có hai chi nhánh tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp, vừa phân tán - vừa tập trung. Tại hai chi nhánh ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, bộ phận kế toán chỉ xử lý chứng từ sơ bộ, sau đó chuyển số liệu về phòng kế toán trung tâm đặt tại trụ sở của Công ty. Sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sứ Thanh trì Kế toán công nợ phải trả Kế toán tài sản cố định Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán tiền lương Kế toán vật tư Kế toán thành phẩm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0701.doc
Tài liệu liên quan