Khảo sát tập đoàn giống hoa hồng (Rosa spp.L.) mới nhập nội và chọn tạo trong điều kiện Gia Lâm - Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VŨ THU HIỀN KHẢO SÁT TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY HOA HỒNG (ROSA SPP. L.) MỚI NHẬP NỘI VÀ CHỌN TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN GIA LÂM - HÀ NỘI LUẬN ÁN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Tú Ngà HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát tập đoàn giống hoa hồng (Rosa spp.L.) mới nhập nội và chọn tạo trong điều kiện Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Vũ Thu Hiền LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS.Trần Tú Ngà người đã trực tiếp hướng dẫn và định hướng nghiên cứu rất quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Nguyễn Mai Thơm - Phó Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên trung tâm đã giúp tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô Viện Đào tạo Sau Đại học, Khoa Nông học, Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng Trường đại học Nông nghiệpHà Nội, bạn bè, người thân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ cho tôi. Tác giả luận văn Vũ Thu Hiền MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1: Một số nhóm hoa hồng chính và vùng phân bố của chúng 6 2.2: Nguồn gốc một số loài hoa hồng trên thế giới 7 2.3: Diện tích, giá trị kinh tế hoa cắt và cây trang trí của một số nước trồng chính trên thế giới năm 2003 14 4.1: Danh mục các mẫu giống cây hoa hồng 28 4.2: Hình dạng cây, đường kính tán và đặc điểm gai hoa hồng 30 4.3: Đặc điểm kích thước và cấu trúc lá kép của các mẫu giống hoa hồng nghiên cứu. 31 4.4: Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống hoa hồng. 33 4.5: Chiều dài cành, hình dạng bông của các mẫu giống nghiên cứu 35 4.6: Cấu trúc hoa của các mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu 37 4.7: Màu sắc và hương thơm hoa của các mẫu giống trong tập đoàn 39 4.8: Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của các mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu 41 4.9: Màu sắc, đường kính và độ bền hoa của các mẫu giống nghiên cứu 44 4.10: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các mẫu giống nghiên cứu 46 4.11: Tỷ lệ bật mầm và khả năng sống của cành ghép ở thế hệ M1V5 52 4.12: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép 54 4.13: Động thái tăng trưởng số lá trên cành ghép 55 4.14: Động thái tăng trưởng đường kính thân của các mẫu giống ở thế hệ M1V5 56 4.15: Hình thái cấu trúc hoa ở thế hệ M1V5 57 4.16: Biểu hiện hình thái hoa của các thể đột biến ở thế hệ M1V5 59 4.17: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các mẫu giống 60 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hoa hồng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới. Hoa hồng to, mầu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng và được xem là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Nó tiêu biểu cho hòa bình, tuổi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị, niềm vui và sự tốt lành. Cùng với sự phát triển của thời đại, nhu cầu đời sống tinh thần của con người ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn và vẻ đẹp hoa đã đi vào mỗi gia đình như một phần tất yếu. Ngày nay sản xuất hoa đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế và diện tích hoa ngày càng mở rộng. Hoa hồng (Rose SPP.L) là cây thuộc chi Rosa họ hoa hồng Rosaceae, đây là họ rất lớn thuộc loại thực vật thân bụi được phân bố trên toàn thế giới. Hoa hồng được xem là chúa tể của các loài hoa bởi sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, vẻ đẹp quyến rũ, hương thơm dịu dàng kín đáo mà không phải loài hoa nào cũng có. Trên thế giới, hiện nay công nghệ trồng và sản xuất hoa ngày càng hiện đại, đặc biệt là các nước như Hà Lan, Pháp. Có thể nói công nghệ trồng hoa của họ đang ở đỉnh cao trong nền sản xuất hoa hiện đại, đặc biệt là công nghệ nhân giống mới. Trong xu thế hội nhập nhiều giống hoa đã ra đời và du nhập sang các nước, có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên, khí hậu, ngoài giá trị thẩm mỹ hoa hồng còn có giá trị cao trong nền y học và trong các ngành công nghiệp như sản xuất mỹ phẩm, nước hoa. Việc kinh doanh hoa được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không nhỏ vào nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Hàng năm, ở một số nước như Hà Lan, Mỹ, Colombia, Trung Quốc sản xuất một lượng lớn hoa cắt để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. một trong những nước nghiên cứu và sản xuất hoa hồng hàng đầu trên thế giới là Hà Lan với tổng kim ngạch xuất khẩu hoa hồng năm 2003 lên tới 430 triệu Euro [11]. Ở nước ta hiện nay, nghề trồng và sản xuất hoa ngày càng được quan tâm, bởi sức mua của thị trường nhất là các Thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, diện tích trồng hoa đã không ngừng tăng lên thay thế dần các cây trồng cũ giá trị thấp, theo thống kê hiện nay mức thu nhập của nghề trồng hoa thường cao hơn 5 - 6 lần so với trồng lúa. Ở Miền Bắc Việt Nam hiện có các vùng hoa chuyên canh lớn như: Mê Linh (Vĩnh Phúc); Tây Tựu (Hà Nội); Sapa (Lào Cai), Đông Cương (Thanh Hoá), Mộc Châu (Sơn La),... Nhưng nhìn chung năng suất còn rất thấp, tỷ lệ hoa thương phẩm chỉ đạt 1/3 so với toàn vườn sản xuất, khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước và thế giới không cao. Nhược điểm của hoa hồng Việt Nam là số lượng cành nhiều nhưng chất lượng chưa đảm bảo, tỷ lệ cành đủ tiêu chuẩn xuất khẩu còn ở mức thấp. Nguyên nhân cơ bản là kỹ thuật trồng hoa hồng của chúng ta hiện nay còn dựa vào kinh nghiệm và theo tập quán canh tác cũ, chưa được áp dụng và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất dẫn đến năng suất và chất lượng chưa cao. Những nghiên cứu về chọn giống hoa hồng ở nước ta còn rất ít được quan tâm. Hiện nay những giống hoa mới ở nước ta chủ yếu đều là do chọn lọc từ nguồn nhập nội. Việc thu thập một tập đoàn giống hoa hồng làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn, tạo giống mới phục vụ cho sản xuất hiện nay là vấn đề cấp thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tập đoàn giống hoa hồng (Rosa spp.L.) mới nhập nội và chọn tạo trong điều kiện Gia Lâm - Hà Nội” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Khảo sát và đánh giá tập đoàn công tác các mẫu giống hoa hồng mới nhằm bổ sung nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống; - Đánh giá mức độ ổn định về hình thái hoa của các thế hệ đột biến ở đời M1V5 phục vụ cho công tác chọn giống hoa hồng. 1.2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các mẫu giống hoa hồng mới nhập nội và gây tạo từ đột biến. - Phân nhóm tập đoàn nghiên cứu theo các đặc điểm về sinh trưởng phát triển, về năng suất, phẩm chất hoa cắt để có hướng sử dụng trong chọn tạo giống. - Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn mẫu giống hoa hồng thu thập. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đánh giá tập đoàn công tác gồm 30 mẫu giống hoa hồng trong nước và nhập nội về các đặc điểm thực vật học, nông sinh học. Từ kết quả nghiên cứu giúp các nhà chọn giống có định hướng khi sử dụng chúng làm vật liệu, rút ngắn được quá trình nghiên cứu chọn giống. - Duy trì được các kiểu biến dị hình thái hoa đẹp, lạ mắt từ gây đột biến có thể nhân nhanh hoàn thiện quá trình tạo giống mới và giới thiệu cho các vùng trồng hoa để bổ sung giống mới vào sản xuất. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm các mẫu giống hoa hồng thu thập được từ nguồn địa phương và nhập nội. Địa điểm nghiên cứu và triển khai thí nghiệm tại Trung tâm Phát triển VAC - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Cây hoa hồng (Rosa Spp. L.), có thể phát triển được ở rất nhiều nơi trên thế giới. Các nước trồng hoa hồng có điều kiện khí hậu rất đa dạng, tuy nhiên cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu ôn hòa, ẩm độ không quá thấp vào mùa Xuân và mùa Đông, không có sương muối cũng như nhiệt độ không quá cao (>250C) và không quá thấp (< 60C) [46]. Với khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng [8], từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau là điều kiện thích hợp cho hoa hồng sinh trưởng phát triển [6]. Thực tiễn ngoài sản xuất cũng đã chứng minh cây hoa hồng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất hoa cao, bông to trong điều kiện vụ Thu Đông và Đông Xuân [19]. Các tháng trong vụ hè do nhiệt độ quá cao không thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của hoa hồng, nên cây yếu, hoa nhỏ và chất lượng hoa kém. Ở nước ta những nghiên cứu xung quanh cây hoa hồng về chọn giống, nhân giống mới, chỉ có một số kết quả được công bố của Viện nghiên cứu Rau Quả, Viện Di truyền Nông nghiệp [10], [13] và Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Cho đến nay chưa có kết quả nghiên cứu nào về tạo thành công giống hoa hồng mới theo các hướng lai, đột biến hoặc tạo giống cho vùng sinh thái cụ thể, chưa có một công trình nghiên cứu nào về hoa hồng một cách toàn diện, các nghiên cứu còn tản mạn và chưa đáp ứng được sự đòi hỏi cấp thiết về giống cũng như về kỹ thuật sản xuất của thực tiễn [14]. Để tạo ra một giống mới cần sử dụng nguồn gen thực vật: các dạng rất khác nhau của cây trồng và cả cây dại, thông qua các phương pháp chọn giống xác định. Các dạng cây trồng có thể là giống địa phương, giống được tập hợp từ nhiều vùng sinh thái khác nhau, các dạng cây dại cùng chi với cây trồng được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới [9]. Nguồn gen cây trồng càng đa dạng phong phú và càng đầy đủ thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sáng tạo của nhà chọn giống. Để việc thu thập, nghiên cứu và sử dụng nguồn gen thực vật được thuận lợi, dễ dàng và chính xác thì công tác quĩ gen phải được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc. Theo Darwin biến dị là thuộc tính của tất cả các loài sinh vật, trong đó biến dị di truyền là động lực của tiến hóa. Nhờ có biến dị di truyền mà các loài mới, các dạng mới được hình thành, thành phần của một loài ngày một đa dạng phong phú. Nhờ có biến dị di truyền mà cây dại qua quá trình chọn lọc đã trở thành cây trồng. Cơ thể và môi trường luôn là một khối thống nhất, môi trường hết sức đa dạng nên cũng tồn tại những biến dị đa dạng tương ứng. Trong quá trình chọn nguồn gen, giống càng được thu thập ở nhiều vùng sinh thái càng tốt. 2.2. Sự phân bố của cây hoa hồng trên thế giới Hoa hồng được tìm thấy ở vùng ôn đới từ hàn đới đến cận nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở một số nước như Mỹ, Iraq, Ethiopia và Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học đã chia hoa hồng thành 10 nhóm lớn, với 115 loài phân bố ở 8 vùng chủ yếu trên thế giới [38], [40]. Theo Rehder (1940) nghiên cứu 10 nhóm hoa hồng lớn với 115 loài phân bố ở 8 vùng chủ yếu trên thế giới (bảng 2.1) Bảng 2.1: Một số nhóm hoa hồng chính và vùng phân bố của chúng Nhóm Số loài Số NST Vùng phân bố Những loài chủ yếu Banksiae 2 14 Đông Á R. banksiae Alt. R. cymosa Tratt. Bracteatae 2 14 Châu Á R. branteata Wendi. Caninae 23 28-42 Châu Âu, Đông Á R. canina L. Carolinae 2 28 Bắc Mỹ R. Carolina L. R. floliosa Nutt. Chinensis (Indicae) 2 14 Đông Á R. chinnensis Jacq. R. gigantean Colelt ex Cre’p Cinnnamomeae 46 14-56 Bắc Mỹ Châu Á R. rugosa Thumbb. R. luktana Pall. R. acicularis Lindl. Gallicae 4 28 Ethiopia, Châu Âu Tây Á R. gallica L. R. damascene Mill. R. centifolia L. Laevigatae 1 14 Đông Á R. laevigata Michx Pimpinelifolae 10 14-28 Châu Á Nam Âu R. sericea Lindl. R. foetida Herm. R. xanthina Lindl. R.hugonis Hemsl. Systylae 23 14 Tây Á R. moschata Herm. Wichuraiana Cr’ep. R.sempervirens L. R.multufora Thumb. Ex Murr (Nguồn : Rose: Gemetic and Breeding, 2000) [33] Hoa hồng ngày nay có số lượng giống rất lớn, chính do bởi con người đã thuần hóa loài hoang dại và chọn tạo thành công các giống mới đưa vào sản xuất. Quá trình đó đã làm đa dạng nguồn tài nguyên di truyền cây hoa hồng [31], [32]. Gudin Serge (2000) [33] cho rằng có 8 nhóm hoa hồng cổ xưa, từ chúng hình thành nên nhiều giống hoa hồng phổ biến trên thế giới sau này. Nhóm có nguồn gốc từ Trung Quốc Rosa bracteata (1675), Rosa bracteata (1675), Rosa sericea ptericantha (1890) và Rosa wichuraiana variegata (1890). Nhóm có nguồn gốc từ Nhật Bản Rosa rugosa. Nhóm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ Rosa foliolosa (1880) và nhóm phát sinh từ cực Bắc bán cầu Rosa nutkana. (Bảng2.2) Bảng 2.2: Nguồn gốc một số loài hoa hồng trên thế giới TT Loài Nguồn gốc Năm nghiên cứu 1 Rosa bracteata Nguồn gốc ở Trung Quốc 1675 2 Rosa foliolosa Bắc Mỹ 1880 3 Rosa nutkana Là các loài phát sinh từ cực Bắc bán cầu 4 Rosa bracteata Nguồn gốc ở Trung Quốc 1675 5 Rosa rugosa Nguồn gốc Nhật Bản 6 Rosa sericea ptericantha Nguồn gốc Trung Quốc 1890 7 Rosa wichuraiana variegata Nguồn gốc Trung Quốc 1890 8 Rosa woodsii fendleri Nguồn gốc Bắc Mỹ 1895 (Nguồn : Plant Breeding, 2000)[33] 2.3. Đặc điểm thực vật học Cây hoa hồng (Rosa sp.) là cây thuộc lớp 2 lá mầm (Dicotyledoneae), lớp phụ hoa hồng (Rosidae), bộ hoa hồng (Rosales), họ hoa hồng (Rosaceae Juss), họ phụ hoa hồng (Rosoideae), chi hoa hồng: Rosa L. Theo Peter Beales (1990), [41] và Võ Văn Chi (2003) [4] chi Rosa có 4 chi phụ là: Hulthemia; Rosa (Eurosa); Platyrhodon và Hesperhodon Trong đó chi phụ Rosa (Eurosa) là lớn nhất và chia ra 10 nhóm loài và loài lai: Nhóm 1 : Carolinae Nhóm 6: Sylstylae Nhóm 2: Casiorhodon Cinnamomeae Nhóm 7: Chinensis Nhóm 3: Caninae Nhóm 8: Banksianae Nhóm 4: Pimpinellifolia Nhóm 9: Laevigatae Nhóm 5: Gallicanae Nhóm 10: Bracteata Trong mỗi nhóm này có rất nhiều loài và loài lai được chọn tạo ra. Cây hoa hồng có các đặc điểm thực vật học đáng chú ý là: Rễ hồng thuộc loại rễ chùm, phân nhánh mạnh, phân bố nông trên lớp đất mặt từ 5 - 30cm. Bộ rễ hoa hồng không chịu được ngập úng, ưa đất ẩm song phải thông thoáng, thoát nước. Hoa hồng thuộc loại thân gỗ, dạng cây bụi hoặc cây leo, đa số các loài hoa hồng đều có thân rỗng ở giữa khi thân đã hoá gỗ. Cây hoa hồng có khả năng phân cành rất mạnh, trên thân có gai hoặc không có gai [44]. Lá hoa hồng có dạng kép lông chim với 3, 5, 7, 9, 11, 13 lá chét và có đính lá kèm ở gốc; lá chét có răng cưa ở mép lá và thường có những gai nhỏ ở trên gân lá. Chiều dài lá của hầu hết các loài hoa hồng là từ 5-15cm, tuỳ theo giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu [3]. Gai hoa hồng giống như hình dáng của cái móc câu, thường là một gai hoặc bụi gai. Một số loài như Rosa rugosa và Rosa pimpinellifolia có mật độ gai dầy, nhọn sắc. Gai giúp cho cây hoa hồng có khả năng chống chịu tốt với côn trùng đồng thời giúp cho cây thích nghi với điều kiện hạn hán. Cây hoa hồng thường có hoa khá lớn, hoa lưỡng tính, phân hóa đài hoa rõ rệt. Nhị hoa xếp nhiều vòng, tâm bì nhiều, rời nhau và cùng đính trên 1 đế chung. Hoa thức của họ phụ hoa hồng Rosoideae là K4-5 C5 A4- G. Thông thường hoa hồng cánh bộ 5 (trừ loài hoa hồng Rosa sericea thường có 4 cánh). Hoa hồng có cấu tạo và màu sắc rất đa dạng, đa số các dạng hoang dại và bán hoang dại có màu hoa trắng, 1 vòng cánh hoặc 2-3 vòng cánh (số lượng cánh hoa ít, sắp xếp cũng đơn giản). Hình 1. Cấu tạo giải phẫu hoa hồng theo chiều dọc (Joan Monteith, 2007) [40] Ghi chú: 1. Cánh hoa, 2. Bao phấn, 3.Chỉ nhị, 4. Đầu nhụy, 5. Vòi nhụy, 6. Đài hoa, 7. Bầu nhụy, 8. Đế hoa Các giống hồng lai có đặc điểm chung là cánh hoa dày, nhiều vòng cánh, sắp theo nhiều kiểu hình dạng khác nhau và ra hoa nhiều vụ trong năm. Hoa hồng thuộc loại hoa lưỡng tính, nhị và nhụy trên cùng một hoa. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn. Một số loại nhị trắng hơn nhụy hoặc nhị bị tiêu biến (bất dục đực). Đế hoa có màu xanh [4]. Quả hoa hồng là quả hạch, thường gọi là rose hip. Quả của hầu hết các loài hoa hồng đều có màu đỏ, quả của một số loài như Rosa pimpinellifoli có mầu đỏ thẫm hoặc mầu đen. Mỗi quả hoa hồng bao gồm một tầng cùi phía ngoài, bên trong chứa từ 5 – 25 hạt bao bọc trong noãn mịn nhưng cứng và có lông nhỏ. Quả của một số loài hoa hồng đặc biệt là hồng tầm xuân (Rosa canina) và hồng nhăn (Rosa rugosa) rất giầu vitamin C. Hạt hoa hồng có màu sắc khác nhau tuỳ theo giống có thể là màu xám, màu đen hoặc màu nâu… Trên vỏ hạt thường có lông, vỏ hạt rất dày (vỏ sừng) chính vì vậy khả năng nảy mầm của hạt rất kém. Phôi và nội nhũ hạt có chứa nhiều axít asbcicic (ABA) đã kìm hãm quá trình nảy mầm. 2.4. Phân tích đa dạng di truyền Trong công tác lai tạo giống cây trồng, việc đánh giá sự đa dạng di truyền ở mức hình thái hoặc mức phân tử của nguồn vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để chọn ra các tổ hợp lai và tiên đoán sự thể hiện ưu thế lai của các con lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng về hình thái tùy thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ địa lý, dạng sống khác nhau của mỗi giống. Qua phân tích các đặc điểm riêng và đặc điểm ưu việt của mỗi giống trong nhóm các tác giả đã thiết lập thành công một số cặp lai [5], [16]. Tuy nhiên, đánh giá sự đa dạng di truyền trên cây hoa hồng vẫn chưa được thực hiện rộng rãi, những kết quả nghiên cứu bước đầu ở châu Âu thành lập dự án về bảo tồn nguồn gen hoa hồng nhằm 3 mục tiêu chính sau: - Bảo tồn bền vững nguồn gen hoa hồng hoang dại, bổ sung vào nguồn vật liệu khởi đầu có khả năng kháng bệnh; - Tạo ra những giống kháng bệnh, đặc biệt là bệnh phấn trắng; - Tạo ra những giống hoa hồng mới bằng con đường lai tạo giữa loài hoang dại và giống hoa hồng trồng [35]. Ở Việt Nam người đầu tiên nghiên cứu về đa dạng di truyền ở cây hoa hồng là Nguyễn Mai Thơm (2009) [24], ông đã cho thấy các giống hoa hồng trong tập đoang nghiên cứu rất khác nhau về mặt di truyền. 2.5. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng 2.5.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa hồng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cây hoa hồng bao gồm: nhiệt độ ngày, đêm, chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm và nhiệt độ đất. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa và nở hoa, quang hợp, hô hấp và sự tạo thành các sản phẩm trao đổi chất đặc biệt là sắc tố do vậy mà ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) nhiệt độ thích hợp nhất cho cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển là 18 - 220C, nhiệt độ quá cao (>380C) hoặc quá thấp (<80C) đều làm ảnh hưởng đến cây hoa hồng [22]. Theo Moe. R và Kristoffersen (1999) nhiệt độ tối thích cho cây hoa hồng thường là 23 - 250C, có một số giống từ 21 - 230C, tổng tích ôn của hoa hồng > 17000C. Nhiệt độ đêm có ảnh hưởng lớn tới số lượng hoa và số lần ra hoa do ảnh hưởng tới hoạt động của bộ rễ. Đa số các giống ở nhiệt độ đêm khoảng 160C cho số lượng và chất lượng hoa tốt [39]. Theo Headrik và Scharpy (1987) phát hiện thấy khi nhiệt độ ngày thấp hơn đêm sẽ làm cho cành hồng ngắn lại. Montensen và Moe (1991) cũng chứng minh được điều này đồng thời cho biết nhiệt độ ngày cao hơn đêm sẽ rút ngắn thời gian phát dục của hoa 2 ngày nhưng không làm cho cánh dài ra [39]. 2.5.2. Ánh sáng Hoa hồng là cây ưa sáng, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ đảm bảo cho cây có thể sinh trưởng phát triển thuận lợi nhất. Ánh sáng tác động tới hoa hồng nói riêng, cây trồng nói chung thông qua cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Theo Hoàng Ngọc Thuận cây hoa hồng yêu cầu cường độ chiếu sáng 10.000 - 12.000 lux, thời gian chiếu sáng thích hợp từ 8 - 12h/ngày. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, có tới 90% chất khô trong cây là do quá trình quang hợp tạo nên. Quang hợp phụ thuộc vào quang phổ ánh sáng và cường độ chiếu sáng, đối với hoa hồng nếu cường độ ánh sáng giảm thì năng suất và chất lượng đều giảm [18] [22]. 2.5.3. Độ ẩm Độ ẩm có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng thông qua độ ẩm không khí và độ ẩm đất. Cây hoa hồng yêu cầu độ ẩm đất khoảng 60 - 70%, độ ẩm không khí 80 - 85%. Trong điều kiện thích hợp cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, chất lượng cao. Lượng mưa từ 800 - 2000mm và phân bố đều quanh năm là thích hợp [23]. 2.5.4 Đất - Đất là một trong những yếu tố môi trường rất quan trọng với sự sinh trưởng, phát triển của thực vật nói chung. Là nơi nâng đỡ, cung cấp nước và chất dinh dưỡng, không khí cho cây trồng . - Cây hoa hồng yêu cầu đất tốt, sạch, nhiều mùn, hơi nhẹ và thoát nước tốt, pH = 5,5 - 6,5. Đất trồng phải là nơi trải nắng, ít nhất phải có 8h nắng/ngày [19]. - Bộ rễ hoa hồng phân bố ở tầng đất 60cm trở lên, một số giống phân bố trên 1m, mực nước ngầm trên 40cm để tránh ảnh hưởng đến bộ rễ. Đất trồng hồng tốt nhất là đất Macgảit (đất đen đá vôi) hoặc đất giàu mùn. Loại đất này có kết cấu viên, khả năng giữ mùn tốt, thoáng khí, có lợi cho sự phát triển của bộ rễ [6]. 2.6. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa hồng trên thế giới Tình hình sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên thế giới ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Kim ngạch mậu dịch về hoa kiểng tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế thì những năm 50 của thế kỷ 20, kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới chưa đến 3 tỷ USD nhưng đến năm 1985 đã lên đến 15 tỷ USD và tiếp tục tăng nhanh đến năm 1990 là 30,5 tỷ USD. Đến nay đã xấp xỉ 100 tỷ USD và tiếp tục tăng 10%/năm. Dự kiến những năm đầu thế kỷ 21, kim ngạch mậu dịch hoa kiểng thế giới có thể đạt 200 tỷ USD/năm [26]. Sản phẩm hoa đã trở thành loại hàng hoá có khối lượng lớn trong mậu dịch quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về điều kiện môi trường sinh thái nên mỗi nước có tốc độ phát triển hoa kiểng khác nhau. Trước năm 1990, sản xuất hoa kiểng thế giới tập trung ở Châu Âu, Mỹ, Nhật. Điển hình là Hà Lan,  năm 1991 đã có 33.000 ha hoa kiểng, trong đó hơn phân nửa được trang bị nhà kính, tổng doanh thu xuất khẩu của nước này đạt 4,6 tỷ USD/năm. Nước Anh cũng được coi là nơi sản xuất và là thị trường hoa lớn của thế giới với doanh số mỗi năm là 1,2 tỷ USD. Isarel xem hoa kiểng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, với 2.800 ha (chiếm 0,65% diện tích canh tác nhưng tỷ trọng lại chiếm 8% tổng thu nhập của ngành), xuất khẩu hoa mỗi năm 240 triệu USD (chiếm 20% tỷ trọng xuất khẩu nông sản) [26]. Hiện nay, các nước đang phát triển đang phát huy lợi thế về giá lao động thấp cũng như về khí hậu, đất đai để phát triển ngành hoa kiểng. Các nước Châu Phi cũng đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa kiểng: Tanzania năm 1997 xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 11,5 triệu USD/năm, tăng 75% so với những năm trước đó; tại Kenya ngành trồng hoa đạt doanh số cao hơn cả du lịch, trồng cà phê. Năm 2001, Kenya xuất khẩu hoa kiểng đạt 110 triệu USD, chủ yếu là sang thị trường Châu Âu. Tình hình sản xuất hoa cắt nói chung của các nước trên thế giới năm 2003 được Hiệp hội hoa Hà Lan giới thiệu (bảng 1.3). Theo Hiệp hội Hoa Hà Lan: 5 nước sản xuất hoa đứng đầu thế giới năm 2004 là Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp và Italy. Tuy nhiên, ngoại trừ Đức các nước này cũng nằm trong 10 nước đứng đầu về nhập khẩu hoa. Những năm gần đây, sản xuất hoa cắt đang tăng dần ở các nước đang phát triển. Thị trường châu Âu là thị trường nhập khẩu hoa hồng lớn nhất trên thế giới. Hà Lan mặc dù là nước sản xuất hoa hồng đứng đầu thế giới nhưng cũng là nước nhập khẩu hoa hồng cắt lớn nhất Châu Âu, chiếm 28 % tổng số hoa hồng cắt được nhập vào EU năm 2003. Những nước tiếp theo có số lượng nhập khẩu hoa hồng lớn ở Châu Âu là Đức 26%, Pháp 14% và Anh 11%. Các thành viên EU có số lượng nhập khẩu hoa hồng nhỏ hơn là Đan Mạch, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha. Bảng 2.3: Diện tích, giá trị kinh tế hoa cắt và cây trang trí của một số nước trồng chính trên thế giới năm 2003 Tên nước Diện tích (1000 ha) Giá trị (triệu Euro) Mỹ 25290 5250 Hà Lan 8510 3450 Italy 8465 1830 Tây Ban Nha 7620 350 Đức 7056 1175 Anh 6790 470 Pháp 6630 960 Úc 5400 335 Israel 2450 230 (Nguồn: Hiệp hội Hoa Hà Lan năm 2004) [45]. Hoa hồng là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới, với đặc tính đa dạng và phong phú về chủng loại, màu sắc, hoa to vừa phải, hương thơm dịu dàng, hoa hồng được biểu tượng cho hòa bình, tươi trẻ, hoa của tình yêu, tình hữu nghị. Do vậy hoa hồng được rất nhiều nước trồng theo hướng hàng hóa có sự đầu tư, thâm canh cao và trở thành một ngành thương mại lớn. Giá trị xuất khẩu hoa hồng trên thế giới đều tăng hàng năm. Năm 1982 giá trị nhập khẩu hoa hồng là 2,5 tỷ USD, giá trị xuất khẩu là 1,2 tỷ USD đến năm 1996 giá trị nhập khẩu tăng lên 7,5 tỷ USD và xuất khẩu là 3,6 tỷ USD. Trong đó thị trường Hà Lan chiếm khoảng 50%, sau đó là các nước Colombia, Italia, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ (tỷ lệ tăng hàng năm khoảng trên 10%). Các nước xuất khẩu chủ yếu như: Hà Lan, Colombia, Isarel và nhập khẩu chủ yếu như: Đức, Mỹ, Anh, Pháp [23]. Một thay đổi khác được ghi nhận là các nước mới trồng và tiêu thụ hoa hồng như Mexico và Nam Phi. Thị trường nội địa của họ tiêu thụ khoảng 70% lượng hoa hồng sản xuất ra, ngược lại với 15 năm trước đây hầu hết hoa hồng sản xuất ra nhằm mục tiêu xuất khẩu. Những nước khác như Nga, Argentina ... trước đây là những nước chủ yếu nhập khẩu hoa hồng đến nay đã bắt đầu phát triển trồng hoa hồng để đáp ứng cho thị trường nội địa của họ. Thị trường châu Âu là thị trường nhập khẩu hoa hồng lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hoa hồng của các nước khác sang thị trường này năm 2003 (được thống kê giá trị xuất khẩu theo triệu Euro) là: Hà Lan 439 triệu Euro; Kenya 153 triệu Euro; Ecuador 46 triệu Euro; Zimbabwe 37 triệu Euro; ..... [41]. Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất hoa hồng mang lại rất lớn nên các quốc gia trên thế giới đang ngày càng chú ý và đầu tư vào ngành sản xuất hoa nói chung và sản xuất hoa hồng nói riêng. Chính vì vậy, diện tích hoa hồng, năng suất và sản lượng hoa không ngừng được tăng lên. Ngày nay, tất cả hoa hồng của Hà Lan được trồng trong nhà lưới và theo hướng thủy canh. Hầu hết nông dân đều sử dụng các nguyên vật liệu nhân tạo, ngay cả nước tưới cũng được tái sử dụng sau khi làm sạch để tránh ô nhiễm hóa chất. Hoa hồng đã phát triển mạnh mẽ, giá trị 15 loài hoa hàng đầu được tiêu thụ tại Hà Lan năm 2003 cho thấy sản phẩm hoa hồng tới 681 triệu Euro; cúc móng rồng 299, Tulýp 186 .... tổng số đạt 2.330 triệu Euro [30]. Mỹ là nước sản xuất hoa cắt lớn thứ ba trên thế giới, giá trị sản xuất hoa cắt đạt 424 triệu USD trong năm 2001 và chủ yếu phục vụ nội tiêu. Hoa hồng dẫn đầu trong các loại hoa cắt về sản xuất và tiêu thụ ở Mỹ (chiếm khoảng 30% thị trường các loại hoa cắt). Trong khi đó hoa cúc và hoa cẩm chướng chỉ chiếm 10% mỗi loại [45]. Diện tích trồng hoa của Châu Á khoảng 134.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích hoa của thế giới trong đó các nước có diện tích lớn nhất là: Trung Quốc 30.000 ha, Malaysia 1.028 ha, Srilanca 500 ha, Việt Nam 1.500 ha [24]. Tỷ lệ thị trường hoa của các nước đang phát triển chỉ chiếm 20% thị trường hoa của thế giới. Hoa của Châu Á thường được trồng ở điều kiện tự nhiên, ngoài đồng ruộng và chủ yếu phục vụ thị trường nội địa [22]. Trung Quốc cũng là nước sản xuất hoa hồng từ những năm 50 của thế kỷ XX. Hiện nay, Quảng Đông là tỉnh trồng hoa hồng nhiều nhất với diện tích 4.320 ha, sản xuất 2,96 tỷ cành, tiếp đó là tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Hoa chất lượng cao nhất là ở Vân Nam đây là vùng thích hợp với hoa hồng vì vùng này có vĩ độ thấp, độ cao lớn, bốn mùa mát mẻ, biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, ánh sáng đầy đủ. Hoa hồng là một trong 15 loại hoa cắt quan trọng, đứng đầu về diện tích và sản lượng sau đó đến cẩm chướng, hoa cúc và một số loại hoa khác [26]. Ecuador là một trong những nước xuất khẩu hoa hồng lớn nhất trên thế giới. Trong vòng chưa đầy 20 năm, với đà phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp phát triển trồng hoa Ecuador đã đóng góp tới 5% kim ngạch xuất khẩu và trở thành một trong những khu vực kinh tế năng động nhất, tạo việc làm cho hàng nghìn người trong bối cảnh Ecuador có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10%. Ecuador nằm giữa đường xích đạo phân chia bán cầu nam với bán cầu Bắc, quanh năm nắng ấm rất thuận lợi cho việc trồng hoa. Một công ty trồng hoa hàng đầu của Ecuador là Rosadex, mỗi năm xuất khẩu 15 triệu cành hồng thuộc hơn 20 loài, trong đó 60% vào thị trường Mỹ, phần còn lại được xuất sang liên minh Châu Âu và Nga [26]. Hiện Ecuador có 14.000 ha đất trồng hoa hồng trên cả nước, chủ yếu là vùng núi. Các hộ gia đình trồng hoa có thu nhập khoảng 4.000 USD/người/năm, trong khi mức thu nhập bình quân cả nước chỉ đạt hơn 1.000 USD/người/năm. Hoa hồng chính là cây xóa đói giảm nghèo ở Ecuador[26]. Ấn Độ - cường quốc sản xuất và xuất khẩu hoa: Ấn Độ hiện đứng thứ 23 trên thế giới về kinh doanh và sản xuất hoa với khoảng 500 triệu tấn hoa cắt, tương đương gần 800 triệu USD. Dự báo năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hoa của Ấn Độ sẽ đạt 1 tỷ USD. Hiện nay vùng xuất khẩu hoa Tanflora đã xây dựng 25 nhà kính trồng hoa dài trên 230 mẫu, sản xuất ước đạt 70 triệu cành hoa hồng với doanh thu hàng năm đạt 500 triệu Rs (11,32 triệu USD). Ngoài ra vùng Maharashtra sản xuất 150 triệu cành hoa mội năm [24]. Theo Nguyễn Xuân Linh [12] diện tích hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và đang được tăng lên. Ba nước có thu nhập hoa cắt lớn nhất là Nhật Bản (3.371 tỷ USD), Hà Lan (30558 tỷ USD), Mỹ (3.270 tỷ USD) chiếm khoảng 50% tổng sản lượng hoa trên toàn thế giới. Thị trường tiêu thụ hoa lớn nhất trên hành tinh là Bắc Mỹ, Nhật Bản và một số nước phát triển ở Đông Nam Á [22]. Theo dự kiến những năm tới nhu cầu hoa cắt sẽ có xu hướng tăng trong đó hoa hồng sẽ chiếm khoảng 30 tỷ USD, tỷ lệ nhập khẩu hoa trên thế giới tăng hàng năm là 10% trong đó hoa cắt tăng 6 - 9% [24]. Ở Châu Á - các nước xuất khẩu hoa nhiều nhất là Malaysia, Thái Lan, Philipin trong đó Australia và Newzeland chiếm lĩnh thị trường hoa cao cấp ở Châu Á. Trung Quốc là nước đứng sau Thái Lan về sản phẩm hoa cắt, với khoảng thời gian 3 năm sản lượng hoa cắt tăng từ 100 triệu cành lên tới 400 triệu cành nhưng vẫn chỉ cung cấp cho thị trường nội địa là chủ yếu [19]. Các sản phẩm hoa truyền thống của Trung Quốc là hoa hồng, hoa cẩm chướng thơm, hoa lay ơn và h._.oa loa kèn [11]. Ở một số nước Tây Âu và Trung Quốc mặc dầu nhu cầu tiêu thụ hoa cắt là rất lớn, nhưng các nước này chỉ có thể sản xuất hoa vào mùa hè còn mùa đông do nhiệt độ xuống quá thấp và thường bị băng tuyết bao phủ vì vậy mà năng suất và chất lượng hoa hồng giảm nhiều, để thu được một bông hoa hồng có chất lượng cao phải chi phí rất lớn. Đây chính là cơ hội cho các nước Châu Á có điều kiện thuận lợi như Việt Nam đầu tư mở rộng sản xuất để xuất khẩu loại hoa này [12]. 2.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng ở việt nam Việt Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở các tỉnh phía Bắc có một mùa đông lạnh. Địa hình phức tạp trải dài từ 8032’ - 23030’ vĩ độ Bắc có đồi núi xen lẫn với đồng bằng tạo nên nhiều vùng tiểu khí hậu mang sắc thái á nhiệt đới. Vì vậy khắp mọi nơi đều trồng được hoa nhất là hoa hồng. Điều kiện khí hậu cùng với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng vùng đã tạo ra những vùng sản xuất hoa riêng biệt. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ta ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu thưởng thức hoa ngày một tăng cao. Diện tích trồng hoa tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu vực ven thành phố, tính đến năm 2001 diện tích trồng hoa chuyên canh đã lên tới 3.500 ha [18]. Nghề sản xuất hoa ở nước ta mới phát triển mạnh trong một số năm gần đây, khi thị trường Đông Âu tan vỡ thì nước ta không xuất khẩu được hoa nữa mà chủ yếu tiêu thụ trong nước. Hiện nay, tổng diện tích trồng hoa hồng ở nước ta ước tính khoảng 3.000 - 4.000 ha, sản lượng đạt khoảng 3 tỷ cành hoa mỗi năm trong đó Hà Nội 1.156 ha, Mê Linh 300 ha, Đà Lạt 230 - 300ha, Thành phố Hồ Chí Minh 1.000 ha, còn lại các tỉnh khác. Tổng giá trị sản lượng thu được hàng năm từ 700 - 1.000 tỷ đồng Việt Nam [26]. Trong số các loại hoa ở Việt Nam, hoa hồng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (45% diện tích). Hoa hồng được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích và sản lượng hoa hồng từ năm 1995 trở lại đây tăng lên một cách rõ rệt. Theo Nguyễn Xuân Linh và cộng tác viên [12]. Kết quả điều tra năm 1997 trong 10 loại hoa ở Hà Nội thì đáng chú ý nhất là hoa hồng, diện tích trồng hoa tăng nhanh từ 80 ha (năm 1995) lên 196 ha (năm 1997) và đã du nhập vào Hà Nội nhiều giống mới có chất lượng cao như hồng Đà Lạt, hồng Pháp, hồng Hà Lan, hồng Mỹ. Đà Lạt là vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm, có truyền thống lâu đời và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và phát triển hoa ôn đới. Là một vùng có thế mạnh để trồng hoa xuất khẩu sang các thị trường Malaisia, Philipin, campuchia. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu từ liên doanh Đà Lạt với Hasfarm. Vùng Mê Linh - Vĩnh Phúc, toàn bộ diện tích đất trồng lúa đã được trồng hoa hồng. Tuy nhiên, khí hậu ở đây mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và hay có gió bão lớn nên hoa hồng chỉ đạt chất lượng cao vào khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Những tháng còn lại hhoa hồng thường nhỏ, xấu, màu sắc nhợt nhạt, lá nhiều sâu bệnh. Cao nguyên Sapa (tỉnh Lào Cai) nhiệt độ mát mẻ quanh năm, ở đây có thể trồng các loại hhoa ôn đới có chất lượng cao để xuất khẩu. Đây là vùng mới bắt đầu hình thành , hiện Sapa đã có 75 ha hoa hồng trồng ngoài trời và một trại nghiên cứu giống hoa. Từ các trung tâm sản xuất chính này hoa hồng được cung cấp cho các thị trường của tất cả các thành phố lớn trong nước. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày tiêu thụ 300.000 cành hồng trong khi 2 vùng hoa chuyên canh là Sa Đéc và Gò Vấp mỗi ngày chỉ cung cấp được 100.000 - 150.000 cành vì thế vẫn phải nhập hoa từ Đà Lạt, Hà Lan, Đài Loan và các tỉnh miền Bắc. Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ khoảng 150.000 - 200.000 cành. Tổng sản lượng hoa hồng trong cả nước chiếm khoảng hơn 1 tỷ cành/năm [27] [6] [18]. Những năm gần đây nghề trồng hoa nói chung và trồng hoa hồng nói riêng phát triển mạnh không chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa mà còn có thể xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiệu quả kinh tế của hoa hồng trồng lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác đặc biệt là so với lúa. Nếu so sánh với lúa 2 vụ thì hiệu quả kinh tế của trồng hoa hồng lớn hơn từ 7 - 9 lần, tính bình quân 1 ha hoa hồng cho thu 150 - 160 triệu đồng/năm. 2.8. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn tạo giống hoa hồng 2.8.1. Những nghiên cứu hoa hồng trên thế giới Năm 1954 xuất hiện giống hồng Gradiflora lai tạo giữa giống hồng Hybrid Polyanthans tạo ra giống Else Poulson Rose, Grandiflora Rose vào năm 1920. Năm 1958, ở Mỹ người ta đã lai tạo thành công nhiều giống tốt, cây to, tính chống chịu cao, hoa to như Queen Elizabeth. Châu á là nơi sinh sản ra hoa hồng đầu tiên và cũng là nơi đã chọn và lai tạo ra được nhiều giống hồng. Đầu thế kỷ XIX, Trung Quốc đã tạo được giống hồng chè R. sinnensis var minimar chịu được nóng và hạn, sau này được phổ biến ở Anh, Pháp, Mỹ. Năm 1983, Datta và Gupta đã dùng tia Gamma (3,4 - 5k rad) chiếu lên chồi ngủ của giống hoa hồng Contempo để gây đột biến soma, sau đó ghép mắt này lên gốc ghép Rosa Indica var Odorata ông đã thu được ba thể đột biến về màu hoa: cây có màu hồng đậm, cây có màu hồng vàng và màu da cam mang chấm vàng ở chân cánh, tràng hoa [30]. Năm 1986, Data đã chiếu tia Gamma 3 - 4k rad (2 - 3 lần) lên mắt chồi của giống hoa hồng Contempo. Việc chiếu xạ lại nhiều lần đã làm giảm sức sống và chiều cao của cây như giống Cotempo hoa màu da cam với đốm vàng còn thể đột biến có màu thay đổi như màu da cam nhạt, màu hồng, màu vàng, màu da cam với một sọc vàng. Năm 1989, Data đã xử lý chồi của 32 giống hồng bằng tia Gamma (3 – 4 krad) vào chỗ được ghép trên gốc ghép R. Indica var Odorata. Kết quả cho thấy xử lý krad có hiệu quả nhất là thể đột biến về màu sắc hình dạng hoa. Vùng đột biến về màu sắc trên cành hoa thay đổi từ một vạch nhỏ trên cánh hoa đến cả cánh, sau đó ngắt chồi từ đột biến thể khảm ghép lên gốc ghép và đã nhận được thể đột biến không phải thể khảm ở 11 giống. Từ 11 giống hồng này đã cho 9 giống hồng mới [30]. 2.8.2. Những nghiên cứu trong nước Trên thế giới lĩnh vực nghiên cứu về chọn tạo giống hoa hồng và các biện pháp kỹ thuật đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu với những kết quả nghiên cứu về hoa hồng như chọn tạo giống mới bằng phương pháp lai, đột biến, chuyển gen, nuôi cấy mô tế bào... không ngừng phát triển và đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Ngược lại ở Việt Nam cây hoa hồng đã được trồng trọt từ rất lâu đời và được coi là một trong mười loài hoa quan trọng góp phần phát triển kinh tế. Nhưng cho đến nay, những công trình nghiên cứu về cây hoa hồng còn rất khiêm tốn, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu. Những kết quả nghiên cứu về thu thập và bảo tồn nguồn gen ở Miền bắc Việt Nam tác giả Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (1998) báo cáo: - Vùng Đông bắc: nguồn gen cây hoa hồng được tìm thấy ở rừng cấm quốc gia Cát bà. - Vùng Tây bắc: nguồn gen hoa hồng được tìm thấy ở vùng Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình ... - Vùng đồng bằng bắc bộ: đã phát hiện thấy nguồn gen cây hoa hồng ở các tỉnh như Hải Phòng, thái Bình, Nam Hà, Ninh Bình, ... - Vùng Bắc Trung Bộ: Vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ở khu vực sinh thái bắc trung bộ còn giữ được dải rừng phía tây vùng biên giới Việt – Lào nguồn hoang dại cây hoa hồng.[20] Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống hoa hồng đã được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu như: Viện nghiên cứu rau quả, Viện di truyền nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác chọn giống chủ yếu đi theo hướng nhập nộ nguồn gen về chọn tạo. Hướng chọn giống này có nhiều ưu điểm là dựa trên nguồn vật liệu có sẵn chọn ra những giống có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái Việt Nam. Công việc này không đòi hỏi nhiều công sức nhưng tính chủ động không cao. Viện nghiên cứu rau quả nhập nội 11 giống hoa hồng từ Trung Quốc về so sánh với một số giống hồng trong nước đang được trồng phổ biến và đã thu được kết quả có 3 giống VR1, VR2 và VR9 có khả năng sinh trưởng tốt và chống chịu được sâu bệnh tương đối cao. Viện di truyền nông nghiệp đã nhập nội và thu thập một tập đoàn giống hoa hồng mới và một số con lai F1 đưa vào khảo nghiệm đánh giá và chọn lọc, bước đầu cho kết quả tốt. [24] Năm 2006 – 2008 Viện di truyền nông nghiệp đã nghiên cứu, chọn tạo giống hoa mới (hoa hồng, loa kèn) bằng kỹ thuật chiếu xạ đột biến invitro. Kết quả xác định được liều chiếu xạ 0,5 krad chiếu ở giai đoạn callus, hoa hồng cho tỷ lệ đột biến mầu sắc lớn nhất. Kết quả nghiên cứu của Dương Công Kiên đã lai thành công một cây hoa hồng tím trưởng thành cao 1,2m và nở 10 bông cùng một lúc, hoa lâu tàn, có độ bền đồng ruộng được 7 ngày. Mỗi bông hồng tím có đường kính 7 – 8 cm, gồm 10 – 12 cánh hoa xếp đều lên nhau. Theo tác giả hoa hồng tím được lai từ hai giống: hồng nhung sâm (josephine Baker) và hoa hồng khói (Blue moon). Tuy nhiên ban đầu do trồng từ hạt và khí hậu không thuận lợi nên hoa hồng tím được tạo ra phát triển yếu và năng suất không cao. Tác giả đã kiên trì ghép giống hồng mới vào gốc hồng dại để hoa phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và nở nhiều bông hơn. Tóm lại, công tác nghiên cứu, thu thập đánh giá và chọn tạo giống hoa hồng mới ở Việt Nam còn quá khiêm tốn, những giống mới có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt thực sự thích hợp với điều kiện trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong khi đó trên thế giới công tác nghiên cứu về giống hoa hồng đã được quan tâm mạnh mẽ và đã rất thành công trong chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh. Năng suất, chất lượng hoa không ngừng tăng lên đấp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thu nhập từ nguồn sản xuất hoa hồng đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của mỗi nước. Trước những thành quả mà thế giới đã đạt được từ việc nghiên cứu đã tạo đà cho sản xuất phát triển. Việt Nam cần coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới phù hợp có năng suất cao chất lượng cao làm phong phú thêm bộ giống hoa hồng cho các vùng sinh thái khác nhau. Đây là hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu nghiên cứu trong các thí nghiệm là 30 mẫu giống hoa hồng có nguồn gốc địa phương và nhập nội. Các mẫu giống là đoạn cành dùng làm mắt ghép, sau đó nhân giống vô tính theo phương pháp ghép. Gốc ghép được sử dụng là gốc hồng tầm xuân (Rosa canina). - Các thể đột biến đã được chọn ra từ thế hệ M1V1, đến nay đã qua 4 thế hệ vô tính và được nhân giống. Sử dụng các thể đột biến M1V5 nhân giống vô tính và đánh giá các đặc điểm di truyền ổn định của chúng. - Nguồn gốc các vật liệu nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây của NCS. Nguyễn Mai Thơm ở Trung tâm VAC – Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Đánh giá tập đoàn mẫu giống từ nguồn địa phương và nhập nội - Đánh giá đặc điểm thực vật học của các mẫu giống; - Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống; - Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các mẫu giống; - Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng hoa của các mẫu giống; 3.2.2. Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn nghiên cứu - Phân tích đánh giá đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm kiểu hình của các mẫu giống hoa hồng trong tập đoàn. 3.2.3. Đánh giá các vật liệu đột biến thực nghiệm chọn giống mới ở thế hệ M1V5 - Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cành ghép sau nhân vô tính ở thế hệ M1V5; - Đánh giá hình thái cấu trúc hoa của các mẫu giống thế hệ M1V5 - Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các mẫu giống thế hệ M1V5 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập và đánh giá nguồn gen - Đánh giá nguồn gen hoa hồng thực hiện theo IPGRI (2001) [36], [43] và theo Giáo trình chọn giống cây trồng (2005) [9]. - Tập đoàn được bố trí thí nghiệm tuần tự, không lặp lại trên đất phù sa cổ sông Hồng không được bồi hàng năm [25]. Dung lượng mẫu quan trắc trong mỗi công thức là 10 cây, nghiên cứu đánh giá tập đoàn trong 1 năm từ 2008 đến 2009. - Cây giống được nhân theo phương pháp ghép với tuổi cây con đồng nhất là 90 ngày. 3.3.2. Phương pháp đánh giá mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn - Phân tích đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm kiểu hình với 30 tính trạng, phân nhóm nguồn vật liệu theo mô hình thống kê sinh học dựa trên kiểu hình của Mahananobis (1928), bằng chương trình NTSYS pc 2.1 [42] 3.3.3. Phương pháp đánh giá vật liệu đột biến thực nghiệm chọn giống mới ở thế hệ M1V5 - Mỗi công thức nhân giống 30 cành ghép, - Gốc ghép là gốc tầm xuân (Rosa canina L.) được nhân vô tính bằng phương pháp giâm cành. Tuổi gốc ghép đồng nhất 9 tháng, gốc ghép sinh trưởng phát triển tốt. - Những cá thể M1V4 tiếp tục cắt mắt ghép nhân giống được 30 cá thể M1V5, tuyển chọn các dòng vô tính. 3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 3.3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển - Thời gian từ ghép đến bật mầm (ngày); - Tỷ lệ bật mầm sau ghép (%); - Chiều cao cây đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của hoa hoặc vuốt lá (cm); - Chiều dài cành cấp 1 đo từ gốc cành đến đỉnh cao nhất (hoa hoặc vuốt lá) (cm); - Đường kính thân chính, đường kính cành cấp 1 đo cách mặt đất 5 cm và cách thân chính 3 cm; - Số lá trên thân chính, màu sắc lá; - Số gai, hình dạng gai, mật độ gai; - Số cành cấp 1. 3.3.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng hoa - Đường kính hoa, số cánh hoa, màu sắc hoa, hương thơm; - Đường kính cuống hoa; - Chiều dài cành hoa; - Năng suất cá thể, năng suất lý thuyết; - Độ bền của hoa trên đồng ruộng tính từ khi hoa bắt đầu nở đến khi hoa tàn (ngày) - Độ bền hoa cắt tính từ hoa cắm trên lọ để trong phòng (ngày); - Quan sát và đo đếm mỗi mẫu giống 10 hoa bằng mắt thường và thước Palme. 3.3.4.3. Các chỉ tiêu về mức độ sâu bệnh - Tính chống chịu sâu bệnh của các dòng, giống; Số cây bị hại - Tỷ lệ cây bị hại (%) = x 100 % Tổng số cây 0 : Không bắt gặp (0%) - : Xuất hiện rất ít (> 0 – 5%) + : Xuất hiện ít (> 5 – 25%) ++ : Xuất hiện trung bình (> 25 – 50%) +++ : Xuất hiện nhiều (> 50%) Tổng số lần bắt gặp - Mức độ phổ biến (%) = x 100 Tổng số lần điều tra Các chỉ tiêu theo dõi áp dụng theo tiêu chuẩn ngành: Quy phạm khảo nghiệm DUS giống hoa hồng, số10 TCN 686: 2006/QĐ BNN, ngày 6/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1], [2]. 3.3.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Các số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng các phần mềm xử lý thống kê nông nghiệp: - NTSYS pc 2.1 [42]: phần mềm phân tích mức tương đồng di truyền và khoảng cách di truyền: phân nhóm theo các mô hình thống kê sinh học từ các đặc điểm hình thái dựa trên phương pháp của Mahananobis (1928). - Xác định tính trạng số lượng: trung bình mẫu ; Phương sai S2; Độ lệch chuẩn S; Sai số trung bình ± m; Hệ số biến động CV%; Hệ số tương quan r; Kiểm định sai khác có ý nghĩa LSD0,05 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá tập đoàn mẫu giống từ nguồn địa phương và nhập nội 4.1.1. Danh mục các mẫu giống hoa hồng có nguồn địa phương và nhập nội Bảng 4.1: Danh mục các mẫu giống cây hoa hồng TT Tên thường gọi Ký hiệu mẫu giống Xuất xứ Nơi thu thập 1 Nhung Nông Cống TH8 (Đ/c) Việt Nam Thanh Hóa 2 Phấn hồng VN18 Việt Nam Đà Lạt 3 Đỏ tươi TQ1 Trung Quốc Mê Linh 4 Đỏ cờ TQ4 Trung Quốc Mê Linh 5 Đỏ nhung tươi TQ5 Trung Quốc Mê Linh 6 Nhung đen TQ6 Trung Quốc Kunming 7 Đỏ nhung thẫm TQ7 Trung Quốc Gia Lâm 8 Trắng viền đỏ TQ9 Trung Quốc Mê Linh 9 Trắng xanh TQ11 Trung Quốc Kunming 10 Trắng hồng TQ12 Trung Quốc Mê Linh 11 Kem TQ15 Trung Quốc Mê Linh 12 Vàng viền đỏ TQ19 Trung Quốc Tây Tựu 13 Vàng thẫm TQ25 Trung Quốc Gia Lâm 14 Hai màu TQ29 Trung Quốc Tây Tựu 15 Phấn trắng viền NB20 Nhật Bản Tokyo 16 Vàng xanh nhạt NB21 Nhật Bản Tokyo 17 Phấn hồng NB30 Nhật Bản Tokyo 18 Vàng viền đỏ NB31 Nhật Bản Tokyo 19 Vàng chanh NB32 Nhật Bản Tokyo 20 Đỏ Pháp P3 (Đ/c) Pháp Mê Linh 21 Cam TQ30 Trung Quốc Mê Linh 22 Cánh sen TQ31 Trung Quốc Mê Linh 23 Trắng viền hồng TQ32 Trung Quốc Tây Tựu 24 Hoa sứ TQ33 Trung Quốc Mê Linh 25 Son TQ34 Trung Quốc Tây Tựu 26 Vàng nhạt TQ35 Trung Quốc Mê Linh 27 Song hỷ TQ36 Trung Quốc Mê Linh 28 Trắng hồng TQ37 Trung Quốc Tây Tựu 29 Trắng TQ38 Trung Quốc Tây Tựu 30 Đỏ son TQ39 Trung Quốc Mê Linh Các mẫu giống được nhân vô tính theo phương pháp ghép. Gốc ghép được sử dụng là gốc hồng tầm xuân (Rosa canina L. ). Các mẫu giống có nguồn gốc xuất xứ cụ thể là: 22 mẫu giống có nguồn gốc Trung Quốc, 2 mẫu giống có nguồn gốc Việt Nam, 5 mẫu giống từ Nhật Bản, 1 mẫu giống từ Pháp. Các mẫu giống đã được nhập nội và được trồng tại các địa phương trong nước. 4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của các mẫu giống hoa hồng 4.1.2.1. Đặc điểm kiểu hình khóm, thân và gai Trong tập đoàn giống thu thập được có một dạng cây chính là cây dạng bụi hẹp. Đường kính tán của các mẫu giống biến động khá lớn, mẫu giống có đường kính tán lớn nhất là NB30 (70,6 cm), tiếp đến là mẫu giống TQ7 (69,4 cm). Hai mẫu giống này có đường kính tán to hơn so với giống đối chứng P3 (68,3 cm). Giống có đường kính khóm < 30 cm đó là: mẫu giống NB20. Một số mẫu giống còn lại có đường kính khóm biến động từ 35,6 - 66,5 cm. Gai hoa hồng giúp cho cây có khả năng chống chịu tốt với côn trùng, đồng thời thích nghi với điều kiện hạn hán. Các mẫu giống có mật độ gai dầy là TQ4 (5,61 gai/cm2), TQ29 (4,61 gai/cm2), lớn hơn so với giống đối chứng TH8 (3,55 gai/cm2). Các mẫu giống TQ39 (3,01 gai/cm2), NB32 (2,31 gai/cm2) và TQ33 (2,08 gai/cm2) có mật độ gai tương đối dầy... Các mẫu giống còn lại có mật độ gai thưa hơn biến động từ 0,22 gai/cm2 (TQ25) đến 1,71 gai/cm2 (NB21). Hình dạng gai của các mẫu giống trong tập đoàn có 2 dạng: Dạng rất lõm có 6 mẫu giống gồm TQ4, TQ6, TQ7, TQ11, TQ12, P3. Các mẫu giống còn lại hình dạng gai có dạng lõm. Như vậy đa số các mẫu giống đều có dạng gai lõm. Bảng 4.2: Hình dạng cây, đường kính tán và đặc điểm gai hoa hồng TT Ký hiệu mẫu giống Dạng cây Đường kính tán (cm) Mật độ gai/ cm2 Hình dạng gai 1 TH8 (Đ/c) 1 63,5 ± 1,35 3,55 ± 0,06 3 2 VN18 1 50,7 ± 1,05 1,05 ± 0,16 3 3 TQ1 1 56,4 ± 1,37 2,02 ± 0,13 3 4 TQ4 1 58,2 ± 0,90 5,61 ± 0,45 1 5 TQ5 1 66,5 ± 1,24 0,53 ± 0,08 3 6 TQ6 1 66,2 ± 1,82 0,77 ± 0,07 1 7 TQ7 1 69,4 ± 3,95 0,29 ± 0,05 1 8 TQ9 1 37,2 ± 2,86 0,44 ± 0,02 3 9 TQ11 1 66,2 ± 0,87 0,52 ± 0,02 1 10 TQ12 1 46,9 ± 0,90 1,05 ± 0,06 1 11 TQ15 1 58,7 ± 2,30 0,46 ± 0,01 3 12 TQ19 1 46,6 ± 1,06 0,63 ± 0,08 3 13 TQ25 1 40,4 ± 0,80 0,22 ± 0,03 3 14 TQ29 1 36,2 ± 1,66 4,61 ± 0,54 3 15 NB20 1 23,0 ± 0,50 2,29 ± 0,06 3 16 NB21 1 36,0 ± 1,50 1,71 ± 0,10 3 17 NB30 1 70,6 ± 1,47 1,44 ± 0,09 3 18 NB31 1 55,1 ± 1,80 1,14 ±0,06 3 19 NB32 1 64,4 ± 2,91 2,31 ± 0,16 3 20 P3 (Đ/c) 1 68,3 ± 0,85 0,39 ± 0,02 1 21 TQ30 1 60,8±0,42 1,51±0,05 3 22 TQ31 1 49,4±1,36 0,56±0,07 3 23 TQ32 1 45,8±2,34 1,02±0,02 3 24 TQ33 1 48,8±1,72 2,08±0,05 3 25 TQ34 1 39,6±0,95 1,64±0,04 3 26 TQ35 1 42,8±1,02 0,71±0,05 3 27 TQ36 1 46,8±1,08 1,60±0,06 3 28 TQ37 1 50,5±1,02 0,96±0,12 3 29 TQ38 1 40,4±1,33 0,50±0,02 3 30 TQ39 1 35,6±1,12 3,01±0,72 3 Ghi chú: Dạng cây: Bụi hẹp 1; Bụi 3; Bụi rộng 5; Bụi phẳng 7; Bò 9 Hình dạng gai: Rất lõm 1; Lõm 3; Phẳng 5; Lồi 7; Rất lồi 9 4.1.2.2. Đặc điểm số lượng hình thái và cấu trúc lá của các giống hoa hồng. Bảng 4.3: Đặc điểm kích thước và cấu trúc lá kép của các mẫu giống hoa hồng nghiên cứu. TT Ký hiệu Mẫu giống Chiều dài lá kép (cm) Số lá chét / lá kép (lá) Kích thước lá chét (cm) Diện tích lá chét (cm2) Mặt cắt ngang lá chét Dài Rộng 1 TH8(Đ/c) 13,6 ± 0,36 3,3±0,58 7,0±0,50 3,9±0,33 21,77 5 2 VN18 13,0±0,55 4,7±0,58 5,6±0,29 3,6±0,51 14,12 7 3 TQ1 10,7±1,70 4,8±0,6 4,6±0,23 3,5±0,14 11,82 7 4 TQ4 14,4±0,82 4,2±0,25 6,9±0,10 4,2±0,25 20,86 7 5 TQ5 14,5±0,51 4,2±0,15 6,6±0,16 4,2±0,15 20,25 5 6 TQ6 17,4±0,76 6,2±0,20 6,5±0,35 4,2±0,25 19,5 7 7 TQ7 14,4±0,35 4,2±0,20 6,9±0,34 4,9±0,07 24,49 7 8 TQ9 13,1±1,55 6,2±0,20 6,3±0,27 3,9±0,09 16,92 5 9 TQ11 13,8±0,70 5,8±0,25 5,6±0,70 4,5±0,50 15,2 5 10 TQ12 10,08±0,30 5,7±0,31 4,8±0,85 3,0±0,50 9,81 5 11 TQ15 13,2±0,36 4,4±0,15 7,1±1,01 4,6±0,10 23,59 7 12 TQ19 15,7±1,56 5,8±0,25 7,5±0,57 4,7±0,15 25,27 7 13 TQ25 12,6±0,81 4,8±0,20 6,5±0,43 3,8±0,26 16,75 3 14 TQ29 13,3±0,60 5,0±0,00 5,3±0,05 3,6±0,35 13,28 3 15 NB20 11,2±0,15 6,0±0,00 4,5±0,45 3,1±0,1 12,63 9 16 NB21 14,6±1,05 5,5±0,15 6,3±0,49 3,9±0,16 16,82 7 17 NB30 15,4±0,80 6,2±0,25 6,0±1,00 4,1±0,35 17,43 7 18 NB31 10,1±0,30 4,5±0,20 5,7±0,25 3,5±0,15 13,73 7 19 NB32 11,3±1,10 5,1±0,12 5,8±0,28 4,1±0,16 17,88 7 20 P3 (Đ/c) 14,5±0,48 5,0±0,00 6,7±0,80 6,9±0,1 19,97 7 21 TQ30 13,8±0,50 5,8±0,30 5,4±0,26 3,26±0,2 12,32 1 22 TQ31 10,1±0,35 4,0±0,20 4,36±0,37 2,2±0,50 6,9 1 23 TQ32 11,4±0,74 5,8±0,15 4,74±0,25 3,04±0,17 10,08 7 24 TQ33 11,0±1,50 4,6±0,25 4,68±0,57 3,45±0,10 11,3 1 25 TQ34 10,88±1,65 5,0±0,22 4,9±0,45 3,1±0,29 10,63 1 26 TQ35 10,6±0,44 5,0±0,02 5,2±0,04 3,3±0,30 12,01 1 27 TQ36 11,3±0,60 4,6±0,20 5,0±0,41 4,1±0,28 14,35 1 28 TQ37 14,1±1,45 5,5±0,58 5,3±0,60 4,1±0,14 15,21 5 29 TQ38 12,8±0,35 4,5±0,20 6,9±1,02 4,6±0,2 22,21 7 30 TQ39 11,0±0,72 4,8±0,20 5,8±0,25 3,5±0,25 14,21 7 Ghi chú: Mặt cắt ngang lá chét: Lõm 1; Hơi lõm 3; Phẳng 5; Hơi lồi 7; Lồi 9 Lá hoa hồng có dạng lá kép lông chim với 3, 5, 7, 9, 11, 13 lá chét, số lá chét nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống. Mẫu giống có chiều dài lá kép lớn nhất là TQ6 (17,4 cm), hai mẫu giống có chiều dài lá kép nhỏ nhất là NB31 và TQ31 (10,1 cm). Phần lớn chiều dài lá kép trong tập đoàn nghiên cứu biến động trong khoảng từ 11 cm - 15,7 cm. Số lá chét/lá kép cũng là một chỉ tiêu để phân biệt giống, số lá chét / lá kép nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm giống. Mẫu giống đối chứng TH8 có số lá chét ít nhất 3 lá. Nhóm mẫu giống có lá chét trung bình 4 - 5 cm chiếm nhiều nhất. Các mẫu giống có số lá chét ≥ 6 cm là TQ6, NB21, NB30. Kích thước lá chét cũng thay đổi tuỳ thuộc vào các mẫu giống. Mẫu giống có diện tích lá chét lớn nhất là TQ19 (25,27 cm2), các mẫu giống có diện tích lá chét > 20 cm2 là TQ4, TH8, TQ5, TQ7, TQ15, TQ38, mẫu giống có diện tích lá chét nhỏ nhất là TQ31(6,9 cm2). Phần lớn các mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu có diện tích lá dao động từ 15 cm2 - 20 cm2. Mặt cắt ngang lá chét trong tập đoàn nghiên cứu rất đa dạng từ dạng lõm, hơi lõm, phẳng, hơi lồi đến lồi. Màu sắc lá trưởng thành của hoa hồng có 5 màu. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.4 cho thấy có 4 mẫu giống (TH8, TQ19, TQ25, NB31) có mầu sắc lá xanh đậm. Các mẫu giống hoa hồng có màu sắc lá xanh trung bình gồm 12 mẫu giống là: VN18, TQ5, TQ6, TQ7, TQ12, TQ15, TQ29, NB30, P3, TQ30, TQ37, TQ38. Các mẫu giống hoa hồng còn lại trong tập đoàn có màu sắc lá xanh nhạt. Lá hoa hồng thường có răng cưa và gai, độ sâu răng cưa và số gai trên lá nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống. Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống hoa hồng. TT Ký hiệu Mẫu giống Mầu sắc lá Độ sâu răng cưa Gai lá Mật độ răng cưa/ chiều dài 1/2 mép lá Dài mép lá (cm) Số răng cưa/lá Mật độ/cm 1 TH8(Đ/c) 7 3 1 9,4±0,51 44,1±1,11 4,6±0,52 2 VN18 5 3 1 7,2±0,35 29,3±0,60 4,17±0,29 3 TQ1 3 2 1 6,5±0,47 27,1±1,55 4,2±0,45 4 TQ4 3 3 1 8,7±0,65 44,8±3,76 5,2±0,30 5 TQ5 5 3 1 8,6±0,15 36,1±0,23 4,3±0,25 6 TQ6 5 2 0 8,7±0,62 41,3±1,20 4,8±0,15 7 TQ7 5 2 1 9,3±0,36 29,3±1,27 3,3±0,20 8 TQ9 3 2 1 8,1±0,10 38,0±0,00 4,6±0,36 9 TQ11 3 2 1 7,5±0,25 43,5±2,28 5,7±0,25 10 TQ12 5 2 0 6,12±0,18 30,3±1,08 5,1±0,25 11 TQ15 5 3 1 9,3±0,25 33,5±0,61 3,7±0,23 12 TQ19 7 2 1 9,6±0,60 37,2±1,03 3,9±0,65 13 TQ25 7 1 1 8,3±0,35 29,4±0,55 3,6±0,45 14 TQ29 5 3 1 7,0±0,50 35,4±0,53 5,1±0,15 15 NB20 7 3 1 5,9±0,16 37,6±0,52 6,6±0,40 16 NB21 3 2 1 7,8±0,25 37,4±0,51 4,8±0,26 17 NB30 5 3 1 7,9±0,85 28,6±0,53 3,8±0,35 18 NB31 7 3 1 7,1±0,35 35,3±1,10 4,9±0,11 19 NB32 3 2 1 7,9±0,11 29,1±1,01 3,9±0,12 20 P3 (Đ/c) 5 3 0 9,2±0,76 33,1±1,15 3,9±0,08 21 TQ30 5 2 1 8,3±0,35 46,0±0,22 5,6±0,40 22 TQ31 3 2 1 6,9±0,96 39,0±1,00 5,7±0,07 23 TQ32 3 2 1 10,4±0,06 35,0±2,20 3,6±0,20 24 TQ33 1 3 1 8,8±0,77 32,5±2,07 3,8±0,15 25 TQ34 1 2 1 7,7±0,75 45,0±1,20 5,9±0,36 26 TQ35 3 1 1 7,2±0,38 29,3±0,56 4,7±0,22 27 TQ36 3 2 1 8,7±0,33 30,2±1,26 3,7±0,87 28 TQ37 5 2 1 7,2±0,35 33,5±0,65 5,9±0,66 29 TQ38 5 2 0 9,5±0,62 36,6±0,51 3,9±0,10 30 TQ39 3 3 1 8,8±0,47 31,2±0,66 3,8±0,78 Ghi chú: Màu sắc lá: xanh rất nhạt 1, Xanh nhạt 3; Trung bình 5; Xanh đậm 7; Xanh rất đậm 9 Độ sâu răng cưa: Răng cưa sâu 3; Sâu trung bình 2; Nông 1 Gai trên lá: Có gai trên lá 1; Không gai 0 Mật độ răng cưa/lá hoa hồng cũng là một chỉ tiêu đặc trưng của giống và được đánh giá bằng số răng cưa/lá và mật độ răng cưa/cm chiều dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống có số răng cưa/lá nhiều nhất thuộc các giống TQ30 (46,0 răng cưa/lá), TQ34 (45,0 răng cưa/lá), TH8 (44,1 răng cưa/lá). Đa số mẫu giống có từ 30 - 40 răng cưa/lá. Mặc dù có mẫu giống có số răng cưa/lá cao nhưng mật độ răng cưa thấp và ngược lại phụ thuộc vào chiều dài mép lá. Mẫu giống NB20 có mật độ răng cưa/cm dài cao nhất là 6,6 răng cưa/cm trong khi đó số răng cưa/lá chỉ là 37,6. Độ sâu răng cưa là một trong các chỉ tiêu đặc trưng cho giống, độ sâu răng cưa sâu hay nông phụ thuộc vào giống: Các mẫu giống hoa hồng mép lá có răng cưa sâu: TH8, VN18, TQ4, TQ5, TQ15, TQ29, NB20, NB30, NB31, P3, TQ33, TQ39. Hai mẫu giống có răng cưa/lá nông là TQ25, TQ35. Các mẫu giống còn lại có độ sâu răng cưa ở mức trung bình. Gai lá là một chỉ tiêu thể hiện khả năng chống chịu sâu bệnh hại của hoa hồng trên mặt lá. Những mẫu giống hoa hồng có gai trên lá sẽ ngăn cản quá trình xâm nhập của sâu bệnh hại đến cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các mẫu giống hoa hồng trong tập đoàn đều có gai lá, riêng mẫu giống TQ6, TQ12, P3, TQ38 không có gai lá. 4.1.3. Đánh giá đặc điểm hình thái cấu trúc hoa của các mẫu giống hoa hồng 4.1.3.1. Kích thước cành hoa và hình thái hoa Chiều dài cành hoa là một chỉ tiêu quan trọng đặc biệt đối với các giống hoa hồng cắt cành. Nó thể hiện khả năng sinh trưởng phát triển của giống. Cành hoa dài, mập thể hiện sức sinh trưởng phát triển tốt. Bảng 4.5: Chiều dài cành, hình dạng bông của các mẫu giống nghiên cứu TT Ký hiệu Mẫu giống CD cành hoa (cm) CD cuống hoa (cm) ĐK cuống hoa 1 TH8 (Đ/c) 72,2±1,16 8,8±0,35 0,30±0,03 2 VN18 47,1±2,90 6,8±0,37 0,30±0,02 3 TQ1 51,2±1,66 3,1±0,30 0,20±0,01 4 TQ4 56,6±2,30 3,6±0,38 0,20±0,02 5 TQ5 58,5±3,49 8,2±0,36 0,40±0,02 6 TQ6 65,0±3,45 9,2±0,45 0,40±0,02 7 TQ7 40,3±1,51 8,6±0,30 0,40±0,03 8 TQ9 46,9±2,30 6,6±0,00 0,30±0,03 9 TQ11 72,9±2,55 6,6±0,38 0,40±0,04 10 TQ12 40,4±1,30 7,6±0,40 0,40±0,03 11 TQ15 64,6±1,54 7,5±0,40 0,40±0,03 12 TQ19 46,5±2,39 7,5±0,31 0,40±0,01 13 TQ25 63,5±1,90 5,4±0,31 0,40±0,02 14 TQ29 39,5±1,22 8,5±0,35 0,40±0,01 15 NB20 40,4±3,47 6,2±0,63 0,30±0,03 16 NB21 34,2±1,74 6,9±0,26 0,30±0,04 17 NB30 63,9±3,46 9,3±0,11 0,30±0,04 18 NB31 68,1±1,40 4,6±0,30 0,30±0,01 19 NB32 67,7±1,45 6,6±0,18 0,30±0,03 20 P3 (Đ/c) 52,8±2,50 8,8±0,28 0,40±0,02 21 TQ30 51,0±2,12 7,48±0,25 0,36±0,01 22 TQ31 46,6±1,65 6,2±0,37 0,33±0,03 23 TQ32 54,8±2,20 5,2±0,41 0,39±0,04 24 TQ33 54,6±1,48 4,4±0,19 0,32±0,03 25 TQ34 53,2±2,12 4,5±0,45 0,27±0,02 26 TQ35 53,4±1,46 4,7±0,33 0,35±0,02 27 TQ36 52,8±1,71 4,6±0,26 0,30±0,03 28 TQ37 62,3±1,75 8,0±0,25 0,30±0,03 29 TQ38 39,0±1,2 7,3±0,20 0,40±0,01 30 TQ39 40,2±1,3 5,5±0,39 0,40±0,03 Nghiên cứu kích thước cành hoa và hình thái hoa kết quả được trình bày ở bảng 4.5: Hai mẫu giống có chiều dài cành hoa lớn nhất là TQ11 (72,9 cm) và TH8 (72,2 cm), có 10 mẫu giống hoa hồng có chiều dài cành hoa từ 50 - 60 cm là: TQ1, TQ4, TQ5, TQ6, TQ15, TQ25, NB30, NB32, P3, TQ30, TQ32, TQ33, TQ34, TQ35 và TQ36. Mẫu giống có chiều dài cành hoa ngắn nhất là NB21 (34,2 cm). Cuống hoa là phần tiếp giáp giữa hoa và cành hoa, đây là bộ phận dự trữ dinh dưỡng cung cấp trực tiếp cho hoa trong suốt thời gian hoa hình thành và phát triển cho đến khi hoa tàn. Đa số các mẫu giống có chiều dài cuống hoa từ 6,2 - 9,6 cm. Các giống có cuống hoa dài thường có đường kính cuống to. 4.1.3.2. Cấu trúc hoa của các mẫu giống hoa hồng nghiên cứu Số cánh hoa/bông là một chỉ tiêu để phân biệt giống hoa hồng và thể hiện vẻ đẹp riêng của mỗi giống. Trong cùng một điều kiện ngoại cảnh các giống khác nhau có số cánh hoa/bông khác nhau. Trong tập đoàn nghiên cứu, mẫu giống TQ19 có số cánh/bông nhiều nhất 35,7 cánh/bông, mẫu giống TQ39 (35,6 cánh/ bông), TQ11 (34,7 cánh/bông), TQ37 (34,0 cánh/bông) và TQ6 (33,0 cánh/bông). Mẫu giống có số cánh hoa ít nhất trong tập đoàn nghiên cứu là NB30 có số cánh/bông 12,3 cánh/bông. Hoa hồng có rất nhiều nhị và nhụy trong một bông hoa. Tuy nhiên, số nhị và nhụy cũng mang đặc trưng của từng giống. Kết quả nghiên cứu cấu trúc hoa được trình bày bảng 4.6 cho thấy mẫu giống TQ11 có số nhị/bông lớn nhất 215,7 nhị/bông, mẫu giống VN18 có số nhị/bông tương đối lớn (174,3 nhị/bông), mẫu giống có số nhị/bông nhỏ nhất là TQ19 (79,7 nhị). Đa phần các mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu có số nhị/bông > 100. Chỉ tiêu chiều dài nhị cũng được nghiên cứu để đánh giá các mẫu giống hoa hồng trong tập đoàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu giống có chiều dài nhị._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT09064.doc
Tài liệu liên quan