Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do parvovirus trên chó tại Hà Nội

Tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do parvovirus trên chó tại Hà Nội: ... Ebook Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do parvovirus trên chó tại Hà Nội

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6314 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do parvovirus trên chó tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong ch¨n nu«i, chã lµ mét loµi gia sóc ®­îc con ng­êi thuÇn ho¸ tõ rÊt sím. Cïng víi lÞch sö ph¸t triÓn cña con ng­êi, chã ®­îc sö dông vµo nhiÒu môc ®Ých kh¸c nhau: vïng B¾c cùc chã ®­îc sö dông trong viÖc kÐo xe tr­ît tuyÕt, chã ch¨n cõu ë nh÷ng n­íc nu«i cõu, chã tham gia vµo c¸c ch­¬ng tr×nh gi¶i trÝ (chã lµm xiÕc), chã phôc vô cho ngµnh an ninh - quèc phßng, chã lµm nhiÖm vô cøu hé. Còng nh­ nhiÒu n­íc kh¸c trªn thÕ giíi, ViÖt Nam lµ mét quèc gia cã truyÒn thèng nu«i chã tõ xa x­a. Tuy nhiªn, vÊn ®Ò hiÖn nay lµ sè l­îng ®µn chã cµng lín bÖnh tËt x¶y ra trªn ®µn chã cµng nhiÒu, thiÖt h¹i trªn ch¨n nu«i chã lµ kh«ng nhá. Trong c¸c bÖnh th­êng gÆp, héi chøng n«n möa, tiªu ch¶y ra m¸u g©y thiÖt h¹i kh«ng nhá vÒ kinh tÕ cho nh÷ng hé nu«i chã. Cã nhiÒu nguyªn nh©n g©y héi chøng n«n möa, tiªu ch¶y ë chã nh­: Ký sinh trïng (cÇu trïng, giun mãc), virus (coronavirus, care, parvovirus)… Trong ®ã, bÖnh parvovirus lµ mét bÖnh truyÒn nhiÔm cÊp tÝnh do Canine Parvovirus type 2 g©y ra (CPV2) g©y viªm d¹ dµy ruét, n«n möa, tiªu ch¶y ra m¸u. BÖnh x¶y ra nhiÒu trªn chã non 6 – 20 tuÇn tuæi víi hai thÓ bÖnh hay gÆp: thÓ tim vµ tiªu ho¸, bÖnh tiÕn triÓn nhanh g©y tû lÖ chÕt rÊt cao. T¹i khu vùc Hµ Néi cho tíi nay ch­a cã sù kh¶o s¸t cô thÓ tû lÖ nhiÔm parvovirus trªn tæng sè chã cã dÊu hiÖu n«n möa, tiªu ch¶y ra m¸u. ViÖc x¸c ®Þnh tû lÖ nhiÔm bÖnh, ®Æc ®iÓm triÖu chøng vµ biÕn ®æi bÖnh lý cña bÖnh lµ c¬ së nh»m x©y dùng c¸c biÖn ph¸p phßng trÞ bÖnh cã hiÖu qu¶ cho khu vùc Hµ Néi nãi riªng vµ ë ViÖt Nam nãi chung. XuÊt ph¸t tõ thùc tiÔn trªn chóng t«i tiÕn hµnh nghiªn cøu ®Ò tµi: “Kh¶o s¸t t×nh h×nh nhiÔm vµ mét sè biÕn ®æi bÖnh lý do parvovirus trªn chã t¹i Hµ Néi” 1.2. Mục đích của đề tài Xác định tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo các giống, lứa tuổi, giíi tÝnh. Đặc điểm bệnh lý chủ yếu (lâm sàng, huyết học, tổn thương đại thể và vi thể) trên chó mắc bệnh Parvovirus. Xây dựng phác đồ điều trị cho các giống chó, mang lại hiệu quả phù hợp với yêu cầu chăn nuôi thực tế của gia đình trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số tư liệu về loài chó Xuất phát từ nhu cầu và thị hiếu của người nuôi khuyển cảnh mà có rất nhiều giống chó được lại tạo hoặc du nhập vào Việt Nam. Mỗi một giống chó có những đặc điểm khác nhau về hình dạng bên ngoài, mầu sắc lông... 2.1.1. Nguồn gốc loài chó Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di truyền học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của loài chó nhà hiện nay là một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Cách đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hoá với mục đích phục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và là bạn với con người [66]. Trung tâm thuần hoá chó cổ nhất có lẽ là vùng Đông Nam á, sau đó được du nhập vào Châu Úc, lan ra khắp Phương Đông và đến Châu Mỹ. Ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kỳ đồ đá mới, khoảng 3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách đây 5 - 6 nghìn năm). Tập hợp những giống chó nhà được nuôi hiên nay trên thế giới có khoảng 400 giống, được gọi chung là loài chó nhà (Canis familiaris), thuộc họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia) [16][17]. 2.1.2. Một số giống chó chính trên thế giới Bắt đầu từ hàng trăm năm về trước, những nhà nhân giống đã cho phối những con chó đực và những con chó cái có những đặc điểm, chất lượng tốt. Với mục đích của họ là muốn những chú chó con có những đặc điểm giống bố mẹ chúng. Những con chó dùng để phát triển những đặc điểm này gọi là chó giống. Theo AKC, có khoảng 150 giống chó và chia thành 7 nhóm: chó thông minh, chó làm việc, chó thể thao, chó săn, chó chăn giữ gia súc, chó cảnh [66] - Những chú chó thông minh có bộ lông cứng và mỏng. Những con chó này được nhân giống để săn bắt cáo và thỏ. - Chó làm việc có thân hình rất khoẻ mạnh và rất nghe lời. Giống chó này được nhân giống để kéo xe trượt tuyết đại diện gồm:chó Boxer, Dorberman pinscher, Rottwailer. - Chó thể thao như Pointers và Golden Retrieverf chúng được nhân giống để tha những con vịt và những chim hoang dã mà thợ săn bắt được. - Giống chó săn có khứu giác rất tốt, chúng giúp thợ săn lần ra được dấu vết của thỏ và những loài động vật nhỏ bé khác. - Giống chó chăn giữ gia súc được nhân giống để trông giữ những vật nuôi trong các nông trại. - Giống chó cảnh có thân hình đẹp và nhỏ nhắn, chúng được nhân giống để làm người bạn đối với con người, đại diện của nhóm chó này gồm: giống chó Chihuahua, Japanese, Pekingese, Boston Terrier...[33][66]. 2.1.3. Một số giống chú nuụi ở Việt Nam a. Các giống chó địa phương - Giống chó Vàng: Đây là giống chó nuôi phổ biến nhất, có tầm vóc trung bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg, là giống chó săn được nuôi để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản được ở độ tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con. [16][17]. - Giống chó H'Mông: sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng: chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg. Chó đực phối giống được ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15 tháng. Chó cái mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con. - Giống chó Lào: thường thấy ở trung du và miền núi, lông xồm màu hung có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn. Cao 60 - 65cm, nặng 18 - 25kg. Chó đực có thể phối giống ở độ tuổi 16 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở độ tuổi 13 - 15 tháng. Mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con. [33]. - Gièng chã Phó Quèc: Nguồn gốc từ bán đảo Phú Quốc Việt Nam, thể hình khá lớn thể trọng bình quân lúc 12 - 15 tháng tuổi đạt từ 12,6 - 13,6kg, cao 45,65cm. Đầu cân đối, trên trán có nếp nhăn, mắt đen linh hoạt, tai hướng về phía trước hình chữ V luôn thẳng đứng. Đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài. Đuôi khá dài 23,72cm, kiểu đuôi vòng uốn cong lên lưng, bộ lông ngắn dầy ôm sát thân, bóng mựơt, mầu sắc lông một mầu có thể là vàng đen, vện hoặc úa [16][33]. Chó Phú Quốc được xếp vào loại chó quý ở Việt Nam, nó rất trung thành và nó có thể bắt cá nuôi chủ khi chủ ốm. b. Một số giống chó nhập ngoại - Chó Chinhuahua Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy tên từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng. Chihuahua là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn. Nó có đôi mắt to tròn, màu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ ruby sẫm. Đôi tai đặc hiệu to đùng luôn giữ vểnh. Chihuahua ở phần thóp trên đỉnh đầu có một hõm mềm. Lỗ thủng này khi lên sẽ được xương sọ che phủ hết. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên. Ở Việt Nam rất phổ biến loài lông ngắn, tuy vậy, ở nước ngoài cả 2 loại lông ngắn, lông dài đều được coi trọng như nhau. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt. Chúng có lưng bằng và 4 chân thẳng. Chiều cao khoảng 15 - 23cm, cân nặng từ 1 - 3kg. [7][16]. Chihuahua không chịu nổi lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ thích nghi với sự ấm áp hơn là với thời tiết lạnh. Đây là loại chó rất thích hợp với đời sống căn hộ.[76] - Chó Fox Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp & đã du nhập vào nước ta đã lâu , fox là giống chó nhỏ con tầm khoảng từ 1.5kg - 2,5kg ngoại hình nó nhìn như một con hươu thu nhỏ, ngoại hình như con cheo, nhưng không được mảnh mai nhỏ nhắn bằng. Đầu nhỏ, tai to mà vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ mà dài. Ngực chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh. Bộ lông chó Fox ngắn, có con lông sát như lông bò. Chó fox có nhiều màu gồm màu vàng bò, đen bốn chân vàng v..v.. đôi chỗ có vá nâu hay vàng, có khi màu đen đặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai bên, giữa sống mũi kéo dài lên đỉnh đầu là lằn đen hoặc trắng.[7][33][76]. Chó Fox có khả năng săn bắt những loài thú nhỏ. Vì vậy, nếu được huấn luyện ở trường lớp đàng hoàng thì nó có thể trở thành giống chó săn thực thụ. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn xé. Đối với chủ nuôi, Fox rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng rỡ quấn quýt bên chân rất dễ thương. [76]. - Chó Bắc Kinh (Pekingese) Giống chó Bắc Kinh tương đối nhỏ có trọng lượng trung bình ở chó cái là 2,66kg, ở chó đực là 3,58kg, đầu rộng, khoảng cách giữa hai mắt lớn, mũi ngắn tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long lanh. Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều lông dài và thẳng. Bắc kinh có bộ lông mầu luy pha nhiều lông mầu sẫm ở mặt lưng, hông và đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi sóc [7][33]. - Chó Boxer Có nguồn gốc tại Đức, được phát hiện năm 1850, chó Boxer được miêu tả như một con chó đẹp trong cái xấu vì chó có bộ mặt xấu xí nhưng lại rất ngoan và trung thành. Đầu cân đối với cơ thể, trán không có nếp nhăn, mặt hơi ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong lên và hở xa với hàm trên. Tai mọc ở phần cao của đầu, mũi lớn đen, chân cao khoẻ, vai cao 58cm. Đuôi mọc ở phần cao mà thường được cắt ngắn, mầu sắc vàng hoặc vện [7]. Boxer là giống chó vui vẻ, thích chơi đùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu động. Rất thông minh, có tính ham học cái mới và học khá nhanh nhưng cũng có thể khá bướng bỉnh. Đây là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài. Luôn luôn ở trạng thái vận động, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ.[16][76]. - Chó Rottweiler Chó Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý. Nó được tạo giống ở thị trấn Rottwell. Chó Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ, đầu hình cầu khoảng cách giữa hai vai rất rộng, mặt dài gần bằng sọ mặt hơi gẫy, mõm phát triển. Mắt mầu nâu đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình vuông, chân trước khá cao vai trung bình 69,5cm. Bộ l«ng ngắn cứng và rậm rạp. Mầu lông đen với một ít đốm vàng ở gấn hai mắt, trên má, mõm ngực và chân [16]. - Giống chó Dobermann Chó có nguồn gốc từ Đức được phát hiện ra vào năm 1866 và được nhập vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm kiếm và làm cảnh. Chó có tầm vóc trung bình cao, cao 65 - 69cm, dài 110 - 112cm; nặng 30 - 33kg. Chó có bộ lông ngắn đen sẫm gần như toàn thân; mõm, ngực, 4 chân có màu vàng sẫm. Có đầu hình nêm, hơi thô, mũi rộng mắt đen, hàm răng chắc, cắn khít; cổ to khoẻ; ngực nở, bụng thon; cơ chi chắc khoẻ, đuôi ngắn. Chó thuộc loại hình thần kinh ổn định, thông minh, can đảm, lanh lợi; khéo léo và đặc biệt dễ huấn luyện [76]. - Giống Dug Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy hiện nay nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Pug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé. [76]. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rộng hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có mầu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn. Chó Dug được nuôi rộng rãi ở nhiều nước để làm cảnh vì tầm góc nhỏ, ngộ nghĩnh, lại rất thông minh hiền lành, yêu mến trẻ em. Chó có tầm vóc nhỏ, cao từ 30 - 33cm; dài từ 50 - 55cm; nặng từ 5- 8 kg. Bộ lông mịn màu nâu nhạt hoặc vàng sẫm; khoang mắt, mũi, mõm có màu đen; đầu to thô; mõm ngắn và thô; mũi chia thuỳ; tai cụp; ngực sâu; thân chắc lẳn; đuôi ngắn và cuốn. 2.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó 2.2.1. Thân nhiệt (0C) Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm điều tiết nhiệt nằm ở hành não [5]. Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5oC - 39oC. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ bệnh. [23]. Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực) [31]. Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2oC - 0,5oC. -Ý nghĩa chẩn đoán: thông qua việc kiểm tra nhiệt độ chó, ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1-2oC con vật sốt vừa, tăng 2-3oC sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt - xấu [31]. 2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý. [4]. Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng thành: giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 - 30 lần/phút. Chó thở thể ngực và tấn số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Nhiệt độ bên ngoài môi trường: khi thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút. Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn. Tuổi: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm. Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên.[36][37]. Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy oxy và các chất dinh dưỡng trực tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hoá ra môi trường đồng thời giữ vai trò điều tiết nhiệt. Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút. Ở mỗi loài gia súc đều có tần hô hấp nhất định. Tuy nhiên ở trạng thái bình thường tần số hô hấp có thể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường, khí hậu… [36] Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng tần số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tuỳ từng giai đoạn sẽ có một kiểu thở khác nhau: Biot, Kusman, nhanh nông…[23] 2.2.3. Tấn số tim (lần/phút) Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì mõm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau. Sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định.[37] [5]. Ỏ trạng thái sinh lý bình thường: Chó con: 200 - 220 lần/phút. Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút. Chó già: 70 - 80 lần/phút [36]. Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3-4 phía bên trái. Tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của gia súc, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hoà tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Gia súc non có tần số tim đập lớn hơn gia súc già, gia súc hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu ( thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm ao tim) cũng làm tăng tần số tim mạch [19]. 2.3. Sinh lý máu Máu là tấm gương phản ánh tình trạng và sức khoẻ của cơ thể. Máu là nguồn gốc của hầu hết các chất dịch trong cơ thể: dịch nội bào, dịch gian bào, dịch bạch huyết và dịch não tuỷ. Tổng lượng máu gồm 54% máu lưu thông và dự trữ ở gan 20%, lách 16%, mao mạch dưới da 10% [10]. Máu đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau vì nó là chất dịch mang các chất vận chuyển đi khắp cơ thể: vận chuyển O2 từ phổi tới mô bào và CO2 từ mô bào ra phổi để thải ra ngoài; mang các chất dinh dương hấp thu từ hệ tiêu hoá đến mô bào, tổ chức để nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng và là nguyên liệu để sinh tổng hợp các chất của cơ thể, mang các sản phẩm của quá trình trao đổi chất như CO2, ure, axit uric... mang đến phổi, thận, da, mật để thải ra ngoài. Máu làm nhiệm vụ điều hoà thân nhiệt. Máu giữ chức năng điều hoà và duy trì cân bằng nội môi như nước, pH, áp suất thẩm thấu; máu mang các hormon và các chất sinh ra từ các cơ quan này đến cơ quan khác, góp phần vào sự điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, đảm bảo sự cân bằng nội môi; máu mang các loại kháng thể và các loại bạch huyết có khả năng ngăn cản, tiêu diệt vi khuẩn và những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể [4] [10]. Máu gồm hai thành phần: thành phần hữu hình và thành phần dịch thể 2.3.1. Thành phần dịch thể Huyết tương chiếm 60% thể tích của máu, có màu vàng nhạt do chứa sắc tố. Trong huyết tương, thành phần chủ yếu là protein gồm: albumin, globulin, fibrinogen, đường (chủ yếu là đường glucoza với hàm lượng 60 - 120mg%), ngoài ra còn có các hạt mỡ, hormon, vitamin, enzym va muối khoáng. Protein của huyết tương có 3 loại chính: albumin tham gia cấu tạo nên mô bào, cơ quan trong cơ thể vì thế hàm lượng albumin trong máu biểu thị khả năng sinh trưởng của gia súc. Nó là tiểu phần chính để tạo nên áp suất thẩm thấu thể keo; globulin gồm có: α, β, γ globulin (kháng thể); fibrinogen là chất sinh sợi huyết, tham gia vào quá trình đông máu. [10] [39]. 2.3.2. Thành phần hữu hình Huyết cầu chiếm 40% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều do tuỷ xương tạo ra. Các tế bào tăng lên hoàn toàn bằng cách phân bào sau đó là sự trưởng thành của mỗi dòng tế bào [10]. Tế bào gốc bao gồm tế bào liên võng (gồm liên võng thực bào, liên võng kiểu monocyte) và kiểu lymphocyte. a. Hồng cầu Các tế bào hồng cầu được biệt hoá từ nguyên bào máu của tuỷ xương và phát triển kế tiếp nhau là kết quả của một quá trình phân bào phức tạp. Hồng cầu hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân để tăng diện tích tiếp xúc với các chất khí. Số lượng hồng cầu thay đổi tuỳ loài gia súc, giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng, tính chất bệnh lý... Đời sống hồng cầu trung bình là 120 ngày. Hồng cầu bị phân huỷ một phần ngay trong dòng máu (có từ 0,5% - 1%). Cơ thể bình thường có khả năng điều chỉnh thăng bằng giữa hai quá trình tiêu huỷ và tái sinh hồng cầu để duy trì số lượng hồng cầu bình thường ở phạm vi nhất định [10]. Tăng hồng cầu thường thấy ở gia súc ốm khi bị trở ngại hô hấp viêm khí quản, phế quản, hoặc một số trường hợp làm giảm trạng thái lỏng của máu như mất nước do ỉa chảy, ra mồ hôi, nôn mửa.... Sự thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường càng làm ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu trong cơ thể. Ở vùng núi cao, áp suất khí quyển giảm thấp, phân áp oxy trong không khí giảm, hồng cầu tăng lên có tác dụng bù, đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể. Ở cơ thể vận động mạnh, trong môi trường nóng đột ngột, hồng cầu cũng tăng lên [8]. Hemoglobin (Hb) - Huyết sắc tố: Huyết sắc tố là một đại phân tử chứa trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đến các mô. Trong hồng cầu, hemoglobin chứa 90% vật chất khô và khoảng 400 triệu phân tử. Một phân tử hemoglobin gồm một phân tử globin (96%) và 4 phân tử hem (4%). Hàm lượng hemoglobin trong máu của các loài gia súc rất khác nhau: ở chó khoảng 12 - 18g%. Trong cùng một giống, hàm lượng hemoglobin cũng dao động lớn, hemoglobin phụ thuộc vào lứa tuổi. Hàm lượng hemoglobin cũng tăng lên trong điều kiện nóng ẩm, chế độ dinh dưỡng và tình trạng cơ thể. [8] [10]. b. Bạch cầu Bạch cầu là loại tế bào máu có nhân, tương bào, không có sắc tố với số lượng thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Bạch cầu được tạo ra trong hệ thống nội mô và bị phá huỷ ở gan và lách. Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng và ngộ độc trong hệ thống phòng vệ chung của cơ thể. Chức năng này được thực hiện thông qua thực bào và miễn dịch dịch thể. Trong trường hợp bệnh lý, bạch cầu tăng mạnh khi bị viêm nhiễm có sự xâm nhập của vi khuẩn, vật lạ... giảm khi bị suy tuỷ, nhiễm phóng xạ. Vì vậy xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán. [4] [10]. Bạch cầu được chia làm hai loại là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu có hạt gồm 3 loại là: loại bạch cầu trung tính là loại bạch cầu mà trong bào tương có các hạt nhỏ, mịn bắt màu hồng nhạt hoặc tím hoa cà. Nhân có hai dạng, khi còn non nhân có hình ấu và hình gậy, khi trưởng thành nhân chia làm 3 - 5 đốt. Bạch cầu trung tính di động kiểu amip và có thể trườn trên các sợi tơ như loại tơ huyết. Chức năng chính của bạch cầu đa nhân trung tính là thực bào. mục đích của thực bào là nuốt, trung hoà hoặc có thể tiêu huỷ dị vật. [39]. Loại bạch cầu ái toan trong bào tương có hạt trong to bắt màu đỏ, nhân cũng được chia làm hai loại ấu, gậy, đốt, thường có hai thuỳ hình lá. Bạch cầu ái kiềm là loại bạch cầu trong bào tương có hạt bắt màu xanh (kiềm) nhân có hình chữ “S” hoặc hình lá. [4] [39]. Bạch cầu không hạt: có hai loại là: lâm ba cầu (lymphocyte) thường được chia ra các loại về mặt hình thái (nhỏ, trung bình, to) bào tương không có hạt bắt màu xanh da trời, nhân trong hoặc hình hạt đỗ, chiếm gần hết bào tương. Bạch cầu đơn nhân lớn là loại bạch cầu to nhất, nhân có hình hạt đậu nằm lệch về một phía của tế bào. Bào tương không hạt nhuộm màu xám tro. Chúng có khả năng thực bào và ẩm bào các dị vật và vi sinh vật, do đó đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đề kháng ban đầu của cơ thể cũng như trong cơ chế miễn dịch. [10] [39]. Chức năng sinh lý của bạch cầu: trong cơ thể, bạch cầu thực hiện 3 chức năng chính là thực bào, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Chức năng sinh lý chủ yếu của bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân lớn: hai loại bạch cầu này có khả năng thực bào rất mạnh, đặc biệt là bạch cầu trung tính, toàn diện nhất là bạch cầu đơn nhân lớn. Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân lớn tăng nhanh khi chó bị bệnh viêm ruột ỉa chảy nhất là trong trường hợp chó mắc hội chứng viêm ruột ỉa chảy cấp tính. [10] Chức năng của bạch cầu ái toan: bạch cầu ái toan có vai trò trung hoà chất histamin và vận chuyển chất serotonin có hoạt động thực bào nhưng không quan trọng, vai trò sinh lý của bạch cầu ái toan không rõ ràng. Chúng tham gia vào những phản ứng bảo vệ cơ thể thuộc loại dị ứng miễn dịch. Bạch cầu ái toan giảm khi chó bị viêm ruột, tăng trong các bệnh dị ứng, hen suyễn, thời kỳ phục hồi của bệnh. [39]. Chức năng sinh lý của bạch cầu ái kiềm: trong bạch cầu ái kiềm có một số men, histamin bất hoạt, nó chỉ hoạt động được khi được giải phóng ra ngoài. Chúng có khả năng gắn kết các IgE trên màng tế bào có phản ứng kháng nguyên. [10] [39]. Chức năng của lympho bào: thực hiện phản ứng miễn dịch dịch thể nhờ lympho B và miễn dịch tế bào qua lympho T của cơ thể. Chỉ tiêu sinh lý máu trên chó Chỉ tiêu Đơn vị tính Trị số Hồng cầu 106/mm 5,20 - 8,06 Bạch cầu 103/mm3 5,40 - 15,30 Hemoglobin g/100ml 12,40 - 19,10 Hematocrite ml/100ml 37,00 - 55,00 (Nguồn: Đỗ Đức Việt và Trịnh Thơ Thơ, 1997) 2.4. Một số đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí dạ dày - ruột 2.4.1. Cấu tạo và chức năng của dạ dày đơn * Cấu tạo -Lớp niêm mạc: Các phần khác nhau của dạ dày có thể phân biệt bằng màu sắc. Dựa vào màu sắc đó người ta phân thành 3 phần: thượng vị, thân vị, hạ vị. Niêm mạc sáng nhất chỗ thượng vị, thẫm nhất ở thân vị. Màu sắc không đều là do sự cung cấp máu, có liên quan đến hoạt động của các tuyến. [5] [19] - Biểu mô: Biểu mô của niêm mạc là loại đơn trụ, rõ nhất ở thân vị, ở đó nó tiết ra phần lớn dịch vị. Trên bề mặt của niêm mạc có những tế bào biểu mô hình trụ cao, nhân nằm phía cực đáy, bào tương có nhiều chất bám loại nhờn như chất tiết của tế bào hình dài. Biểu mô này lõm xuống dưới tổ chức đệm làm thành tuyến [5]. - Đệm: Lớp đệm của niêm mạc là tổ chức liên kết thưa có pha sợi lưới chứa tuyến dạ dày. Xung quanh các tuyến nó tạo thành lớp mỏng, có chứa những tế bào cơ trơn riêng rẽ. - Cơ niêm: Cơ niêm của niêm mạc gồm 2 lớp, vòng trong, dọc ngoài. Nó có những nhánh đi vào tổ chức liên kết giữa các tuyến. - Hạ niêm mạc: Là tổ chức liên kết thưa, xếp dày đặc, chứa nhiều huyết quản, lâm ba quản và nhiều đám rối thần kinh. Ở lợn, lớp này có nhiều nang kín lâm ba, nhiều nhất ở manh nang thượng vị. Phần gần thực quản của lợn và phần phùng manh nang thượng vị của ngựa, niêm mạc giống niêm mạc thực quản. - Áo cơ: Do sự phát sinh không đều của thành dạ dày trong quá trình phát sinh nên hướng đi và sự sắp xếp lớn của áo cơ có nhiều điểm khác. Một phần những sợi vòng của lớp trong biến thành những lớp chéo phụ rõ ở vùng thượng vị. Số sợi còn lại ở lớp trong vẫn là vòng. Lớp này đặc biệt phát triển ở hạ vị, ở đó nó tạo ra thành một vòng cơ vòng khoẻ giữ thức ăn trong dạ dày. [5] [19]. Lớp cơ ngoài dọc, ở đường cong lớn và đường cong nhỏ, ở 2 bên cạnh có hướng chéo đi không giữ chiều dọc nữa. Áo ngoài: Là biểu mô đơn vị lát dưới nó có nhiều sợi liên kết nhỏ, tổ chức mỡ, mạch quản và thần kinh. Tuyến dạ dày: Tuyến dạ dày phân thành tuyến thân vị, hạ vị và thượng vị. Tuyến thân vị: Còn gọi là tuyến đáy vị, là một tuyến hình nhánh ống đổ vào xoang kế dạ dày. Ở mỗi kẽ có 2 - 3 ống cùng đổ chung vào, mỗi ống tuyến người ta phân ra một phần dưới đáy gọi là đáy tuyến, trên là thân tuyến và cổ tuyến. Thành ống tuyến là biểu mô phủ đơn trụ tương đối thấp và người ta thấy bốn dạng tế bào: tế bào chính, tế bào quây, tế bào phụ và tế bào ái bạc. [37]. Tuyến hạ vị: Tuyến hạ vị chủ yếu tiết ra chất nhờn và một số ít pepsin không đáng kể. Nó đổ ra những lỗ châm kim sâu ở dạ dày. Lỗ châm kim xếp thưa nhưng phân nhánh nhiều hơn, đồng thời lòng túi tuyến cũng rộng hơn hai loại trên. Thành của ống tuyến chỉ có một loại tế bào, bào tương bắt màu axit. Đôi khi kẽ những tế bào đó còn gặp một số tế bào hẹp hơn, đó là những tế bào tối Ster. [4] [37]. Ở đây ống có những tế bào sáng, cổ tuyến có những tế bào hình trứng, bào tương ái kiềm, nhân bị đẩy về đáy và tiết ra chất nhờn. Cổ tuyến hạ vị ở ngựa thì dài, ngược lại loài ăn thịt thì ngắn. Tuyến thượng vị: Tuyến thượng vị có phần cổ tuyến dài, thân ống rộng. Ở loài ăn thịt, tuyến này phát triển ít, tập trung lại phần niêm mạc gần thực quản. Ở lợn, tuyến này phân nhiều nhánh bẻ cong, chiếm một phần lớn của vùng thân vị và toàn bộ manh nang, như vậy ở lợn tuyến thượng vị khá phát triển còn ở loài ăn thịt thì kém phát triển. [4] [37]. * Chức năng Chức năng tiêu hoá hoá học ở dạ dày đơn là không nhiều, chỉ có sự tiêu hoá do các men từ tế bào chính tiêt ra và các men từ nước bột miệng xuống. Dạ dày có chức năng tiêu hoá cơ học và có quá trình nhũ hoá mỡ nhờ HCl. Dạ dầy là nơi không có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng [4]. 2.4.2. Cấu tạo và chức năng của ruột non * Cấu tạo Cấu tạo ruột non cũng như toàn bộ cấu tạo chung của ống tiêu hoá gồm có 3 lớp từ trong ra ngoài. - Niêm mạc: Niêm mạc ruột có nhiều gấp nếp vòng hướng theo nhiều chiều, những gấp nếp này làm diện tích niêm mạc tăng gấp 2 - 3 lần. Niêm mạc còn có những phần kéo dài lồi lên như những cái lông gọi là lông nhung. - Biểu mô: Biểu mô phủ niêm mạc là biểu mô đơn trụ, có riềm hút. Trước đây người ta cho rằng mỗi tế bào mô ở mặt tự do của nó có một màng dày. Màng của các tế bào ấy giáp lại với nhau tạo thành một màng có vạch khía, người ta gọi là mâm khía; nhưng dưới kính hiển vi điện tử cho thấy rằng trên mặt tự do của mỗi tế bào có tới 3000 vi nhung làm tăng diện hấp thụ lên tới 30 lần. Dưới kính hiển vi điện tử, vi nhung có đường kính một phần vạn milimét và chiều cao một phần nghìn milimét mà trong lõi là những ống dẫn rất nhỏ. Trên vi nhung có những mấu lồi với đường kính 60A, các hệ thống sợi lưới đan chéo nhau. [19] [36]. Các dinh dưỡng thấm qua vi nhung vào tế bào rồi vào mạch quản lâm ba. Hoá tổ chức học đã cho biết ở vi nhung có nhiều chất đa đường đơn và liên quan với nó là các men. Các dạng đường này có vai trò bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn vào tế bào. Trong bào tương, dưới vi nhung thấy có nhiều lớp khác nhau. Sự hình thành các lớp này có liên quan đến cấu tạo hoá tổ chức không đồng đều của bào tương. Sự sắp xếp các bào quan phản ánh các quá trình trao đổi chất, như sau khi hấp thụ các axit béo qua vi nhung vào tế bào nó biến thành mỡ trung tính. Biểu mô giữa các lông nhung lượn xuống dưới tạo thành những lỗ châm kim. Lỗ này thẳng hay hình ống. Đó là chỗ đổ của tuyến ruột (thường gọi là tuyến Lieberkihn). Hình thái của tuyến này không đồng đều ở các động vật khác nhau. Màng cứng của tế bào biểu mô tuyến thì yếu hơn ở màng cứng mặt niêm mạc. Ở đây tuyến không có màng cứng. Xen kẽ giữa các tế bào đơn trụ có những tế bào hình dài. Đây là những tế bào phần giữa phình to, hai đầu thon lại, cực đỉnh thông với lông tuyến và chứa nhiều không bào nhầy, cực đáy chứa nhân hình tam giác; bào tương chứa ít tiểu vật dài và một bộ Golgi điển hình ở phía trên nhân. Ở đáy, tuyến có những tế bào Paneth to hơn các tế bào khác và có tính chất tiết dịch. Lợn và mèo không thấy tế bào này. [10] [36]. Niêm mạc tá tràng khác niêm mạc các đoạn khác của ruột ở chỗ ngoài tuyến ruột ra còn tuyến tá tràng (thường gọi là tuyến Brunner). Nó nằm ở hạ niêm mạc và có khi chiếm toàn bộ lớp ấy khiến cho thành ruột dày hẳn lên, mà trong các lò sát sinh hay gọi là ruột đặc. Hình thái tuyến ta thấy thuộc loại tuyến ống túi có phân nhánh [10]. - Đệm: Đệm là tổ chức liên kết thưa, có nhiều lưới sợi trong có nhiều đại thực bào, tương bào và lâm ba cầu. Ngoài ra còn nhiều hạt lâm ba (hạt lympho) dưới dạng nang kín gọi là nang kín lâm ba, cũng có thể tập trung thành mảng Paye. Nang kín lâm ba ở trâu bò thì to, ngựa, lợn, mèo thì nhỏ. Ở dê, cừu có cả 2 loại to và nhỏ. - Cơ niêm: Gồm những cơ trơn tạo thành những vòng trong, dọc ngoài, ở ngựa, mèo chỉ có lớp vòng trong. Ở lợn có 2 lớp nối với nhau bằng những sợi chéo. - Hạ niêm mạc: Tạo bởi tổ chức liên kết có nhiều mạch quản và thần kinh. Ở tá tràng giữa các tuyến cũng gặp các sợi cơ trơn. Nang kín lâm ba ở lớp hạ niêm mạc có khi ph._.ủ cả lớp cơ niêm lên lớp đệm giáp sát biểu mô. Nói chung, lớp này có rất nhiều nang kín lâm ba, tế bào mỡ, huyết quản, mạch quản lâm ba và thần kinh. Ở đây một đám rối thần kinh điển hình gọi là đám rồi thần kinh Meissen, tuỳ theo có chứa tuyến hay không mà lớp này dày lên hoặc mỏng đi. Khu vực tuyến tá tràng của các loài cũng khác nhau: ở lợn 3 - 5 mét, ở bò 4 - 5 mét, ở ngựa 5 - 6 mét,... ở gà không có tuyến tá tràng. Ngoài niêm mạc còn tiết ra kích tố Entero - crinin thúc đẩy sự phân tiết dịch ruột [4]. - Lông nhung: Lông nhung là những phần lồi hình trụ của niêm mạc. Tổ chức liên kết có nhiều sợi cơ trơn từ cơ niêm phát đến, dưới biểu mô có một lưới mao quản và ở chính giữa là mao quản lâm ba gọi là ống dưỡng chấp. Ở đỉnh lông nhung có những nhánh động mạch ngắn kéo dài nối thẳng với tĩnh mạch. Tĩnh mạch này sau tiếp các mao quản từ lông nhung khác đến. Trong thời gian hấp thụ thì máu chảy qua mao quản về tĩnh mạch. Mỡ sau khi bị các men tiêu hoá phân thành axit béo và glyxêrin thì bị biểu mô nhung mao hấp thụ đưa vào các ống dưỡng chấp. Protit phân giải thành các axit amin, đường phân giải thành glucoz thì theo mao quản về tĩnh mạch màng treo ruột rồi qua tĩnh mạch cửa mà về gan [4]. - Áo cơ: Gồm 2 lớp, vòng trong và dọc ngoài. Lớp vòng trong dày, dọc ngoài mỏng, giữa chúng có tổ chức liên kết, rất nhiều mạch quản và thần kinh. Ở loài ăn thịt, khu vực sát hạ niêm mạc có một lớp cơ chéo rất mỏng. - Áo dài: Áo dài là phúc mạc bao bọc. Theo dẫn liệu của Radostina thì ở lợn trong màng treo ruột, cách ruột 10 - 15cm có một cái gờ mạch quản tạo bởi những động mạch, tĩnh mạch và nhánh tiếp hợp động tĩnh mạch. Trong gờ đó có những nắp bằng tế bào cơ biểu mô (tế bào lẵng hoa), do đó mạch quản ở đây có thể đóng kín lại được giúp cho việc điều hoà lượng máu. Khi nắp mở thì máu đi về các mạch quản của gờ và hướng về những phần của ruột có hoạt động tiêu hoá cao. Khi nắp đóng thì máu đi về tim. Gờ này có nhiều thần kinh dưới dạng hạch bọc và dưới dạng đầu tự do. Những hạch dưới niêm mạc và những đám rối giữa cơ có lưới mao quản bao quanh, lưới này cung cấp máu cho tế bào thần kinh ngay cả khi cơ ruột co rút làm hết máu. * Chức năng hấp thu. Sự hấp thu được thực hiện là do hoạt động của các tế bào biểu mô niêm mạc ruột - sự hoạt động của lông nhung xúc tiến quá trình hấp thu, lông nhung co bóp hoặc dãn nở làm thay đổi áp lực trong máu và bạch huyết, tạo điều kiện cho các chất hoà tan trong dưỡng chất và hấp thụ dễ dàng [10]. Sự hoạt động của lông nhung là do kích thích của các chất sinh ra trong quá trình tiêu hoá ở ruột, những chất đó là sản phẩm của quá trình tiêu hoá Protit thành peptit, axit amin, tiêu hoá mỡ thành axit béo, tiêu hoá đường thành Glucoza và sự tham gia của axit mật. Do cấu trúc phức tạp của hệ thống lông nhung, vi nhung mà các chất ding dưỡng được hấp thụ có chọn lọc tuỳ theo kích thích và diện tích của chúng. Trong quá trình hấp thu các ty thể trong nguyên sinh chất tế bào biểu mô luôn thay đổi thể tích và di động từ đỉnh xuống đáy tế bào. Do cung cấp năng lượng ATP cho hệ thống Protein vận chuyển hoạt động. Ngoài ra, quá trình vận chuyển các chất còn có sự tham gia của các bào quan khác trong tế bào như Ribosom, bộ máy Golgi, hệ thống lưới nội bào [19]. Quá trình hấp thu ở ruột non chủ yếu theo phương thức khuyếch tán, thẩm thấu và hấp thu chủ động. Sự hấp thu được thực hiện do kết quả hoạt động tích cực của tế bào biểu mô màng nhầy ruột. Tuy nhiên không phải lúc nào ở tế bào biểu mô ruột cũng diễn ra hiện tượng khuyếch tán và thẩm thấu theo quy luật thông thường tức là quá trình vận chuyển các chất theo hướng từ nơi có nồng độ cao đến nới có nồng độ thấp. Một số đi ngược chiều áp xuất nghĩa là đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn. Quá trình đó đòi hỏi phải có năng lượng gọi là vận chuyển chủ động nhờ protein vận chuyển phân bố trên màng nhung mao (hay hệ thống vận tải). Vai trò của quá trình hấp thu chịu ảnh hưởng của áp lực thuỷ tĩnh trong ruột. Khi tăng áp lực đến 8-10 mmHg, làm ép các mao quản nhung mao thì sự hấp thu sẽ ngừng lại, áp lực thuỷ tĩnh trong ruột thường không quá 3-5 mmHg nên tác dụng chọn lọc ảnh hưởng ít đến sự hấp thu [19]. ** Hấp thu Protit. Protit được hấp thu thu khoảng 94% ở ruột non dưới dạng các axit amin và một số ít dưới dạng Polipeptit phân tử thấp, mức độ hấp thu Polipeptit thường rất ít. Những axit amin khác nhau được hấp thu vào máu và bạch huyết khác nhau, sự hấp thu có tính chất chọn lọc. Quá trình này phụ thuộc vào quan hệ tương tác của từng axit amin với dây chuyền tiêu hoá hấp thu. Khả năng tích tụ và vận chuyển axit amin có vai trò cả của enzym. Các nghiên cứu mới đây của Nguyễn Tài Lương, 1973 đã chứng minh rằng hấp thu các axit amin tạo ra trong quá trình phân huỷ Protein nhanh hơn các axit amin tự do đưa vào ruột. Vai trò của các enzym trong hấp thu, mối tương tác hợp đồng của enzym thuỷ phân với các enzym vận tải trong phạm vi ngoại bào và nội bào giữ vị trí rất quan trọng đảm bảo cho quá trình hấp thu có hiệu suất cao nhất [4] [37]. ** Hấp thu Gluxit. Gluxit được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Gluxit hấp thu ở ruột non dưới dạng Monosacarit (glucoza, galactoza, fructoza) ngoài ra một phần Disacarrit trong thức ăn có thể đựơc hấp thu. Quá trình hấp thu Gluxit trong ruột non không đơn thuần chỉ là quá trình thẩm thấu, các phân tử đi qua màng tế bào niêm mạc ruột, mà là một quá trình sinh lí tích cực, dựa trên cơ sở thường xuyên tác động tương hỗ giữa cấu tạo tế bào màng ruột và các phân tử đường đơn được vận chuyển. Trên màng của tế bào niêm mạc ruột tồn tại một hệ thống vận tải tự do di động, chuyên trách vận chuyển các chất dinh dưỡng trong đó có các chất đuờng, không phải tất cả các chất đường có mặt trong khoang ruột đều đựơc tích tụ và vận chuyển qua màng ruột để vào máu. Bản thân các tế bào màng ruột cũng có tính chọn lọc cao độ trong hấp thu Gluxit [37]. Quá trình hấp thu đường trong các phân đoạn của từng đoạn ruột, nhưng quá trình hấp thu xảy ra với cường độ cao tại không tràng, nơi xảy ra các quá trình hiệp đồng nhất giữa axit amin tiêu hoá và vận chuyển, và là nơi mà hoạt tính của các axit amin vận tải cao nhất. Các quá trình Photphoryl hoá trong tế bào biểu mô của ruột đã thúc đẩy quá trình hấp thu. Với một số đường không qua quá trình Photphoryl hoá mà hấp thu nhờ con đường khuyếch tán. ** Hấp thu nước. Trong ruột nước được hấp thu với một lượng tương đối lớn, trong 24 giờ ruột có thể hấp thu 23 lít nước [19]. Nước hấp thu chủ yếu, hấp thu khá nhanh ở ruột non và hấp thu nhiều trong ruột già. Sự hấp thu nước từ ruột vào máu phụ thuộc vào áp xuất thẩm thấu của dung dịch. Nước ở dung dịch ưu trương không được hấp thu. Nước được hấp thu thụ động theo các chất hoà tan, một phần nước hấp thu tích cực nhu cầu cơ thể [19]. ** Hấp thu khoáng Chất khoáng được hấp thu chủ yếu ở ruột non, sự hấp thu muối Natri và Kali từ dung dịch nhược trương và đẳng trương được tiến hành tốt hơn. Tuyến nội tiết cũng ảnh hưởng đến hấp thu Natri, Kali [19]. ** Điều hoà quá trình hấp thu Quá tình hấp thu được điều hoà nhờ hoạt động hệ thần kinh và vỏ não. Hoạt động hấp thu của ruột bị phá huỷ khi thay đổi trạng thái chức năng của trung ương thần kinh. Việc thành lập các phản xạ có điều kiện có thể ức chế hoặc xúc tiến các quá trình hấp thu các chất khác nhau. Việc điều hoà các quá trình trao đổi chất cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu [10] [19]. 2.5. Bệnh do parvovirus trên chó Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây ra với đặc điểm tiêu chảy phân lẫn máu, giảm thiểu số lượng bạch cầu, tỷ lệ tử vong cao trên chó con. Đây là bệnh cơ hội đã gây những tổn thất cho ngành chăn nuôi chó ở phần lớn các quốc gia trên toàn thế giới. 2.5.1. Lịch sử bệnh Bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1978, sau đó lan dần ra trên phạm vi toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc nhiều ổ dịch xảy ra cùng một lúc. Bệnh xuất hiện vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùng khác nhau ở hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp. Bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ [29]. Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: chó nhà, chó sói, sói có lông bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ [75]. Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh. Thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6 - 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự huỷ bỏ kháng thể mẹ truyền. Bệnh có khả năng lây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50 - 100% [12] [29]. 2.5.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus a. Phân loại Họ: Parvoviridae Giống: Parvovirus Loài: Canine Parvovirus type 2 b. Các đặc tính sinh học của Parvovirus * Hình thái và cấu trúc Là một ADN virus không có vỏ bọc, có đường kính 20nm, 32 capsomers [71]. * Sức đề kháng với môi trường bên ngoài: Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài. Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động của éther, chloroforme, acide và nhiệt độ (56oC trong 30 phút) [71]. * Đặc tính nuôi cấy của virus Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (CPE) trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chó trong thời kỳ cai sữa. Những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất. * Đặc tính kháng nguyên: sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hoà huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ 3 sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hoà huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm [31]. * Khả năng miễn dịch Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hoà hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiểm lúc 9 - 12 tuần. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi. Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho. Kháng thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh. Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus nhưng lượng kháng thể còn sót lại đủ để trung hoà virus vacxin đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng này”, chó con không thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó thụ cảm hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên. Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau ở thú thịt: virus Panleucopénie féline (FPV), virus gây viêm ruột ở chồn (MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hoà và phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn riêng biệt trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó [71]. 2.5.3. Dịch tễ học Chất chứa căn bệnh: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất là phân. Sức đề kháng tự nhiên: Khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông (ôn đới). Cách truyền lây: Lây gián tiếp qua sự tiếp xúc với môi trường vấy bẩn phân thú hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ. Đường xâm nhập: chủ yếu bằng đường miệng. Vật cảm thụ: Chó ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là chó non từ 1 - 5 tháng tuổi. Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm. Những chó lớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên. Bệnh thường được biểu hiện trên chó con từ 1 - 6 tháng tuổi . Sự miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng chống bệnh. Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 - 10 tuần tuổi, lúc này chó con sẽ trở lên thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con; những chó con “đẹp nhất”, tăng trưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên [31]. 2.5.4. Cách sinh bệnh Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau khi xâm nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết vào ngày thứ hai và ngày thứ năm, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng thể có thể xuất hiện vào ngày thứ năm và thứ sáu. Trong thời gian này virus có thể được thải ra ngoài qua phân vào ngày thứ tư, tối đa là vào ngày thứ năm, sau dó giảm dần và chấm dứt vào ngày thứ chín. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tuỷ xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, bào mòn nhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết [74]. Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch Qua đường miệng Virus vào máu Tuỷ xương Ruột Hạch bạch huyết và lách Hoại tử những tế bào sinh lympho Hoại tử biệu mô ruột Giảm thiểu tế bào lympho Viêm ruột/tiêu chảy Khỏi bệnh Chết Sơ đồ 2.1. Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó (nguồn: Trần Thanh Phong, 1996) Chi cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi cấy DICT (Dose Infectieuse Culture de Tissu) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virus trong phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh [31] [71]. 2.5.4. Triệu chứng a. Dạng điển hình (viêm dạ dày ruột xuất huyết) Dạng này rất giống với bệnh Panleucopénie ở mèo. Thời gian nung bệnh từ 3 -4 ngày. Tình trạng bỏ ăn, mệt lả, nôn mửa, 24 giờ sau bắt đầu tiêu chảy có máu. Ngày thứ tư và thứ năm của tiến trình bệnh bệnh thì phân có màu xám đỏ [31]. Huyết học: mất nước trầm trọng, tăng thân nhiệt (50%), giảm thiểu lượng bạch cầu (60 - 70% tổng số các trường hợp), chủ yếu giảm bạch cầu trung tính và tế bào lympho đôi khi chỉ còn ít hơn 400 - 500 bạch cầu/mm3 trong những trường hợp nghiêm trọng [18]. Thể quá cấp: con vật chết sau 3 ngày do truỵ tim mạch. Thể cấp tính: Chết sau 5 - 6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bội nhiễm của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong cao trên chó từ 6 - 10 tuần tuổi. Chó đã qua 5 ngày mắc bệnh thì thường có kết quả điều trị khả quan. b. Dạng tim mạch Dạng này rất hiếm gặp, có thể xảy ra trên những chó có kháng thể mẹ truyền hoặc không có kháng thể mẹ truyền. Dạng này thường thấy trên chó 2 tháng tuổi. Chó nhiễm bệnh thường chết đột ngột do suy hô hấp trong thời gian ngắn vì phù thũng phổi. Do những biến đổi về bệnh tích ở van tim và cơ tim, từ đó xuất hiện những tạp âm ở tim hay những biến đổi về điện tim đồ [18]. c. Dạng thầm lặng Những nghiên cứu huyết thanh học cho thấy một số chó mẫn cảm với bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng. 2.5.5. Bệnh tích a. Bệnh tích đại thể Niêm mạc ruột: Sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mòn, nhất là ở không tràng. Lách có màu sắc và hình dạng không đồng nhất. Dạ dày: niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ. Gan có thể sưng, túi mật căng. Hạch bạch huyết: phù thũng, xuất huyết. Thể tim: phù thũng phổi, viêm cơ tim [31] [77]. b. Bệnh tích vi thể Ruột: Hoại tử biểu mô tuyến Lieberkuhn, toàn bộ nhung mao ruột bị bào mòn. Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu huỷ những tế bào lympho trong mảng payer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạt bạch huyết ở lách [31]. Dạng tim: viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề. 2.5.6. Chẩn đoán a. Chẩn đoán lâm sàng Dựa trên triệu chứng, bệnh tích và yếu tố dịch tễ. Chủ yếu dựa vào các đặc điểm: - Mức độ gây nhiễm lớn. - Thường gây ra trên chó từ 6 - 12 tuần tuổi. - Phần lớn chó nhiễm bệnh có biểu hiện viêm ruột xuất huyết. - Tỷ lệ tử vong cao (trên 50%). - Điều trị tốt khi bệnh tiến triển trên 5 ngày [15]. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây viêm ruột khác trên chó: - Viêm ruột do Coronavirus: bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy hiểm nhiều cho chó bệnh, tiêu chảy từ 6 - 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tử vong thấp [75]. - Viêm ruột do Rotavirus: bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa được biết một cách rõ ràng. - Viêm ruột trong bệnh carré: có triệu chứng hô hấp và thần kinh đặc trưng, thường sốt cao trong nhiều ngày (40oC - 41oC), viêm phổi, viêm ruột (hiếm khi có máu tươi), có thể gặp những nốt sài, mụn mủ ở vùng da ít lông [75]. - Viêm dạ dày ruột trong bệnh Leptospira gây ra: tiến trình bệnh xảy ra nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết. Ngoài ra còn gặp các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinh trùng (cầu trùng trên chó, giun lươn, giun đũa, giun móc...) hoặc gây tiêu chảy do các tác động gây co thắt hay tắc nghẽn. b. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm - Tìm virus trong phân: có thể thực hiện nuôi cấy trên môi trường tế bào nhưng thời gian lâu dài và tốn kém. Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng vacxin virus nhược độc dẫn đến bài virus trong 4 -10 ngày, tuy yếu nhưng sự bài thải này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả[15] [18]. - Chẩn đoán mô học: bất triển nhung mao ruột. - Chẩn đoán huyết thanh học: dùng phản HI (dễ thực hiện, cho kết quả tương đối chính xác). Kháng thể xuất hịên trong máu khi bắt đầu tiêu chảy nhưng với hiệu giá thấp. Trên thực tế người ta thường dùng test ELISA để chẩn đoán [38]. - Chẩn đoán bằng test CPV (Canine Parvovirus One - step Test Kit) : phát hiện kháng nguyên virus Parvo trong các mẫu phân. Thời gian cho kết quả chỉ từ 5 - 10 phút. Tóm lại, ở chó bị bệnh thì ta có thể tìm virus trong phân, ở thú bệnh bị chết ta tiến hành chẩn đoán mô học (ruột và cơ quan lympho). 2.5.7. Điều trị Mục đích của việc điều trị là chống nôn, chống mất nước, ngăn ngừa sự bội nhiễm của vi khuẩn. Sử dụng kết hợp các biện pháp sau: - Truyền dịch nhằm bù đắp lại lượng nước mất do nôn mửa, tiêu chảy và tuỳ theo biểu hiện lâm sàng (nếp gấp ở da, hốc mắt trũng sâu) và sinh học (hematocrite, proteine...). Việc bù đắp lượng nước phải có tính hệ thống và thường truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường dưới da. Dung dịch này gồm nước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng mất nước ngoại tế bào và nước sinh lý ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng và protein. Việc bù đắp nước phải đầy đủ, ít nhất là 40 - 60 ml nước/kg thể trọng dùng trong 4 ngày. Các nhà khoa học khuyến cáo dùng dung dịch Ringer hay dung dịch gồm nước sinh lý mặn (1/3) và nước sinh lý ngọt (2/3) có thêm vào 20meq KCl/lít dung dịch [1] [18]. - Chống nôn: Sử dụng Primperan. - Chống vi khuẩn bội nhiễm: Sử dụng Ampicilline hoặc Gentamycine hoặc phối hợp Sulfamide và Trimethoprime. - Phương pháp trợ sức: dùng vitamin B, vitamin C, vitamin K. - Bảo vệ niêm mạc dạ dày - ruột: dùng Phosphalugel và Actapulgite [18]. 2.5.8. Phòng bệnh a. Phòng bệnh bằng vệ sinh - Sát trùng chuồng nuôi chó bằng nước Javen pha loãng 1/30. - Cách ly để theo dõi những chó mới nhập, nhưng việc cách ly này chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận vì virus có thể tồn tại trong bộ lông chó trong nhiều tháng. - Chó phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ. Những người tiếp xúc với chó bệnh có thể trở thành vật mang trùng thụ động và thầm lặng. b. Phòng bệnh bằng vacxin Khó khăn lớn nhất trong việc phòng bằng vacxin là sự tồn tại của hàm lượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang, ngay tại thời điểm mất kháng thể này thì việc tiêm phòng sẽ trở lên rất có ý nghĩa. Những chó con có đủ lượng kháng thể từ mẹ sẽ không đáp ứng đối với vacxin. Sử dụng vacxin bằng đường tiêm vào cơ thể lúc 8 tuần tuổi và trên 12 tuần tuổi, sau đố lặp lại sau 1 năm và tiêm nhắc lại sau mỗi hai năm [29] [31]. Để phòng bệnh cho cả đàn, nên tiêm phòng cho tất cả vào tuần tuổi thứ bẩy, thứ chín và sau tuần thứ mười hai. 2.6. Một số bệnh gây triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu 2.6.1. Bệnh Parvovirus 2.6.2. Bệnh Care ở chó Care là một bệnh sốt, lây lan cao ở chó và các loài ăn thịt khác với sự phân bố rất rộng trên thế giới. Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây nên với đặc điểm là tỷ lệ gây chết ở chó mắc bệnh thường cao [3] a. Dịch tế học - Loài vật mắc bệnh: tất cả các giống chó. Trong tự nhiên, bệnh hầu hết xảy ra trên chó từ 2 đến 6 tháng - Chất chứa mầm bệnh: dịch tiết nước mắt, nước mũi, nướoc tiểu, phân, nước bọt… - Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng khí dung hay những giọt nước nhỏ. - Cách lây lan: thường lây trực tiếp qua đường khí dung. Việc lây gián tiếp qua phân, nước tiểu… hiếm xảy ra vì virus không bền ở môi trường bên ngoài [3] [31]. b. Sinh bệnh học Sau khi xâm nhiễm, virus nhân lên đầu tiên trong những đại thực bào và trong những tế bào lympho của đường hô hấp và hạch bạch huyết. Sau khi cảm nhiễm 6 - 9 ngày, virus vào máu và lan rộng đến các cơ quan sinh lympho rồi đến các cơ quan khác và tế bào biểu mô. Nếu kháng thể trung hoà được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm, biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong nội tạng chó bệnh. Nếu không có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả các cơ quan, nhất là não, gây những biểu hiện lâm sàng và gây tử vong [31]. c. Triệu chứng - Thời gian nung bệnh: thường đổi 3 - 8 ngày, ở thời kỳ này có thể giảm bạch cầu lympho. - Thể cấp tính: biểu hiện bằng sốt 2 pha: sốt cao vào ngày thứ ba đến thứ sáu trong khi cảm nhiễm và kéo dài trong 2 ngày, sau đó giảm sốt và vào ngày sau xuất hiện sốt thứ 2, kéo dài cho đến chết. Vài chó có biểu hiện xáo trộn hô hấp (thở khò khè, âm ran ướt, khoé mũi có lẫn cả máu cùng với biểu hiện viêm phổi…). Một số khác có biểu hiện xáo trộn tiêu hoá (đi phân lỏng, tanh, có lẫn máu hoặc niêm mạc ruột bị bong tróc…). Hoặc những biểu hiện viêm não (như co giật, bại liệt…), nổi những mụn mủ trên da [3]… - Thể bán cấp tính: những biểu hiện hô hấp, tiêu hoá có thể thầm lặng kéo dài 2 - 3 tuẩn trước khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường xuất hiện trên những chó có chứng sừng hoá da gang bàn chân. d. Bệnh tích Bệnh tích đại thể: không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh. Có thể gặp sừng hoá ở mõm và gang bàn chân. Tuỳ theo mức độ phụ nhiễm vi trùng có thể thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da [29] Bệnh tích vi thể: virus care gây hoại tử những mô bạch huyết. Có thể thấy thể vùi trong tế bào chất bắt màu cosinophile (đôi khi trong nhân) ở bàng quang, bồn thận, những tế bào biểu mô đường hô hấp, ruột và não. Viêm não tuỷ không mủ với thoái hoá neuron, tăng sinh tế bào thần kinh đệm, huỷ myelin và tìm thấy thể vùi trong nhân tế bào thần kinh đệm [3] [31]. e. Điều trị Không có cách chữa trị riêng biệt. - Kháng sinh: Kanamycine, Ampicycline, Gentamycine. - Cấp nước, chất điện giải, chống sốt, co giật, thuốc trợ hô hấp. - Sử dụng kháng huyết thanh. 2.6.3.Bệnh do Leptospira Leptospira là bệnh truyền nhiễm chung giữa người, gia súc và các loài dã thú. Trong thể cấp tính chó thường có biểu hiện viêm dạ dày, ruột xuất huyết, thường nôn ra máu và đi phân sẫm màu hoặc gây hoàng đản, nước tiểu vàng sẩm, tỷ lệ chết có thể đến 60 - 90% [12] [15]. Bệnh phát hiện vào năm 1850 trên chó ở Đức. Việt Nam tỷ lệ nhiễm chó tương đối khá cao 80 % cơ sở nuôi chó nghiệp vụ và 20% chó ở hộ dân. a. Dịch tễ học: - Loài vật mắc bệnh: chó mọi lứa tuổi đều có thể mắ bệnh và trên chó đực mẫn cảm hơn. -    Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng bệnh thường gặp trên chó đực. -   Chất chứa căn bệnh: Máu thường chỉ chứa Leptospira trong khoảng hơn 1 tuần sau khi nhiễm.  - Dịch não tủy: có thể chứa Leptospira trong khoảng 2 tuần.   -  Đường xâm nhập : Leptospira có thể xâm nhiễm qua niêm mạc đường tiêu hóa, mắt hay qua vết thương ở da [12]. b. Triệu chứng Thời gian nung bệnh 5-15 ngày. Dạng cấp tính  Bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40-410C và suy nhược nặng. Có thể chia làm 2 thể: -  Thể thương hàn: Vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng viêm kết mạc mắt với những điểm xuất huyết ở da và niêm mạc, nôn ra máu và phân sậm màu có máu, chó bệnh bị mất nước rất nhanh và chết trong 24 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt, thường thấp hơn bình thường [7]. - Thể hoàng đản : Chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, vàng da khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa, nếu không chữa trị trong giai đoạn cuối chó có sự tăng cao nhiệt độ khó thở, hơi thở hôi. Tiêu chảy đôi khi xuất huyết và những biểu hiện viêm não trước khi hắt hơi, chó bệnh chết trong khoảng 5-8 ngày mắc bệnh [7]. Thể bán cấp tính và mãn tính - Thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh urea huyết hậu quả của viêm thận mà một trong những biểu hiện là chứng tiểu nhiều, chứng khát nước rất nhiều cùng với ói mửa và tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê do urea huyết chó sẽ chết. - Thể thở khó có mùi urea ở miệng và xáo trộn hô hấp –viêm màng móng mắt, viêm cơ…. c. Bệnh tích Thể cấp tính   -    Thể thương hàn: + Viêm dạ dày ruột xuất huyết.   + Xuất huyết da và các niêm mạc.   + Có thể gặp gan sưng, hạch bạch huyết xuất huyết   - Thể hoàng đản:   + Da vàng ở bụng, gang bàn chân, lỡ tai.   + Niêm mạc vàng. + Bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm và có thể xuất huyết [12]. Thể bán, mãn tính. - Viêm thận kẻ hay viêm thận mãn tính. - Vết lở ở miệng và lưỡi có thể gặp trên chó có urea trong máu. d. Điều trị Dùng kháng huyết thanh phù hợp với những chủng virus mà chó bị nhiễm. Liều sử dụng tuỳ vào lứa tuổi và trọng lượng của chó. + Phối hợp kháng sinh Peniciline và Streptomycine hoặc Tetracyclin, Chloramphenicol… + Dùng các chất sát trùng ( thuốc tím, xanh methylen…) để điều trị các vết loét. + Truyền dịch và bổ sung các vitamin nhóm B [12] [18]. 2.6.4. Giun móc Theo các tác giả Lê Hữu Khương, Lương Văn Huấn và cộng tác viên nuôi chó ở thành phố Hồ Chí Minh thường bị nhiễm 3 loại giun móc với tỷ lệ sau: Ankylostoma canium (79,84%). Uncinaria stemnocepphala (63,3%) và A. braziliense (11,06%). Chó 2 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất và giảm dần theo lứa tuổi [7]. a. Vòng đời của Ankylostoma Trứng theo phân thải ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 ngày tới vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng ra khỏi trứng sau 7 - 8 ngày, lột xác lần 2 để tạo thành ấu trùng gây nhiễm (L3). Nếu gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm vào phổi lột xác lần 3 tạo thành L4, về ruột lột xác thành L5 sau L4 - 20 này chở thành dạng trưởng thành. Đường lây nhiễm ở chó chủ yếu là đường lây qua da. Khi xâm nhập qua da chỉ 40 phút tất cả các ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó. Trong 2 ngày đầu ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển thành trưởng thành. Trong khi còn bú, L3 vào máu gây nhiễm và sẽ chuyển qua chó con. Ấu trùng cũng có thể bị chặn lại ở mô cơ của ruột non và không phát triển thành trưởng thành. Ở uncinaria tương tự Akylostoma khi nhiễm qua đường miệng không có quá trình di hành [32]. b. Triệu chứng Chó bị giun móc ở hai thể: - Thể bệnh cấp tính: thường gặp ở chó non từ 1-4 tháng tuổi. Chó nôn mửa liên tục do ấu trùng móc răng vào ruột để hút máu, chó ăn kém hoặc bỏ ăn, sau đó ỉa chảy, phân lỏng lẫn máu màu như bã cà phê và có mùi tanh. Vi khuẩn có sẵn trong ruột xâm nhập vào chỗ tổn thương do giun móc làm cho viêm ruột nặng hơn. Bệnh tiến triển nhanh, chó bệnh chết sau 3-4 ngày với tỷ lệ cao (70-100% chó bệnh) [17] [40]. - Thể bệnh mãn tính: thường gặp ở chó từ 6 tháng tuổi đến trưởng thành. Các triệu chứng bệnh giống như chó bị bệnh cấp tính, nhưng nhẹ hơn và kéo dài. Chó bị nôn mửa, ỉa chảy phân có máu từng đợt 4-5 ngày, sau đó trở lại bình thường. Ít lâu sau, hiện tượng nôn mửa, ỉa chảy lại tái phát, làm cho chó gầy yếu, thiếu máu kéo dài. Chó sẽ chết do kiệt sức sau 2-3 tháng bị bệnh [40]. c. Cách lây lan Bệnh lây nhiễm do 2 cách: - Ấu trùng giun móc chui qua da, vào máu, máu đưa ấu trùng về ruột và ấu trùng phát triển thành trưởng thành. - Chó nuốt phải ấu trùng có trong thức ăn và nước uống, ấu trùng vào ruột trực tiếp phát triển thành giun trưởng thành. Phát hiện bệnh Các dấu hiệu ở chó bệnh giúp cho việc đoán bệnh: chó nôn mửa, ỉa chảy, phân có máu màu nâu sẫm như bã cà phê, chó gầy yếu và thiếu máu. Để xác định bệnh, cần kiểm tra phân tìm trứng giun móc dưới kính hiển vi [17] [40]. d. Điều trị Điều trị bằng cách tẩy giun với 1 trong 2 hoá dược sau: - Mebendazole (Vermox, Mebenvét): dùng liều 100mg/kg thể trọng, liều thuốc chia làm 2 lần, cho chó uống vào 2 buổi sáng trước khi cho ăn..- Lopatol: dùng liều 50mg/kg thể trọng, cho chó uống vào buổi sáng trước khi cho ăn. Cần phối hợp điều trị hiện tượng ỉa chảy và chảy máu ruột: - Bisepton: dùng liều 50mg/kg thể trọng, dùng liên tục 3-4 ngày. - Vitamin K, vitamin C: tiêm cho chó liên tục 3-4 ngày [17]. 2.6.5. Giun đũa Chó thường nhiễm 2 loài giun đũa: Toxocara canis và Toxocararis Leomina. Cả 2 loài này đều ký sinh ở ruột non của chó và thú ăn thịt khác. Theo các tác giả Lê Văn Thọ [34] và Nguyễn Phước Trung [32] thì tỷ lệ nhiễm của chó tại thành phố Hồ Chí Minh đối với Toxocara canis là 11,76% cao hơn so với nhiễm Toxascaris leonia 5,88%. a. Vòng đời của Toxocara canis Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 5 ngày phát triển thành trứng có ấu trùng lây nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn phải, tới ruột ấu trùng được giải phóng theo mạchmáu về gan rồi lột xác thành L3 lên tim, lên phổi rồi sau đó ra khí quản được chó nuốt trở lại ruột non lột xác lần 2 phát triển thành trưởng thành sau 1 tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai lột xác thành L3. Khi được thai nuốt xuống ruột pát triển trưởng thành sau 3 tuần. Khi chó con còn bú mẹ lẫn L3 vào ruột non lột xác 2 lần thành trưởng thành [40]. b. Triệu chứng Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, nôn mửa có lẫn cả giun. Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi. Chó có triệu chứng thần kinh, co giật. Ấu trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thủng, xuất huyết [17] [40]. c. Bệnh tích: Ruột to hơn bình thường bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột hoặc vỡ ruột, làm tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata xuất huyết. Nếu bệnh nặng gây viêm phúc mạc. 3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - ĐỊA ĐIỂM - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN ._. quả bảng 4.13 cho thấy số lượng bạch cầu trung bình ở chó khoẻ là 9,25 0,17 nghìn/mm3. Ở chó mắc bệnh Parvovius thì số lượng bạch cầu giảm còn 8,35 1,04 nghìn/mm3, thấp hơn chó khoẻ là 0,9 nghìn/mm3. Theo chúng tôi, khi Parvovirus xâm nhập vào cơ thể chó tạo ra đáp ứng miễn dịch kích thích cơ quan tạo máu đáp lại những phản ứng mạnh làm lượng bạch cầu tăng lên. Sau đó, virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào lympho và tế bào tuỷ xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả làm suy giảm miễn dịch, làm số lượng bạch cầu ở chó bệnh giảm thấp hơn so với chó khoẻ. Công thức bạch cầu Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu ái toan, ái kiềm, trung tính, lâm ba cầu và đơn nhân lớn. Trong đó bạch cầu trung tính còn được phân chi tiÕt thêm bạch cầu trung tính nhân gậy, bạch cầu trung tính nhân đốt tuỳ thuộc vào sự thành thục của nhân. Công thức này ổn định trong cùng một loại nhưng khi bệnh chúng thay đổi. Khi bị nhiễm trùng bạch cầu trung tính và đơn nhân lớn tăng đột ngột, còn trong khi đang bình phục thì lâm ba cầu tăng. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.13, biểu đồ 4.10a, 4.10b. Bạch cầu trung tính có sự biến đổi rõ rệt. Bạch cầu trung tính là loại có mặt sớm nhất và hầu như có số lượng lớn nhất trong bệnh Parvovirus. Kết quả cho thấy: - Bạch cầu trung tính hình gậy ở chó khoẻ là 5,26 0,32%, chó mắc bệnh Parvovirus là 4,65 0,11%. Kết quả bảng trên cho thấy bạch cầu trung tính hình gậy có sự khác nhau giữa chó khoẻ và chó mắc bệnh Parvovirus (với P < 0,05). - Bạch cầu trung tính nhân đốt ở chó khoẻ là 54,05 0,04%, trong bệnh Parvovirus là 49,55 0,58%, tăng 2,5% (với P < 0,05). Lâm ba cầu có sự biến động tỷ lệ trong bệnh Parvovirus là do lâm ba cầu tham gia vào quá trình viêm. Lâm ba cầu không có khả năng thực bào mà tham gia chủ yếu đến quá trình miễn dịch của cơ thể. Do vậy chúng sẽ bị giảm trong quá trình viêm. Tỷ lệ lâm ba cầu ở chó khoẻ mạnh là 29,82 0,24%, nhưng trong bệnh Parvovirus thì chỉ số này giảm còn 27,61 0,42%, giảm 2,21% (P < 0,05). * (ghi chú: * Khác nhau có ý nghĩa so với chó khoẻ, P < 0,05 Biểu đồ 4.10a. Số lượng bạch cầu ở chó mắc bệnh Parvovirus (nghìn/mm3) Bạch cầu đơn nhân lớn, chức năng chính là thực bào, ẩm bào các dị vật và vi sinh vật do đó chúng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đề kháng ban đầu của cơ thể cũng như cơ chế miễn dịch. Qua bảng 4.9 cho thấy ở chó khoẻ bạch cầu đơn nhân lớn số lượng trung bình 5,46 0,20, chó bệnh Parvovirus đếm được 5,87 0,62, không có sự khác nhau giữa chó khoẻ với chó mắc bệnh Parvovirus (P> 0,05). Bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan có sự thay đổi trong bệnh Parvovirus. Có thể do vai trò chính của chúng là phản ứng tự vệ và dị ứng: - Bạch cầu ái kiềm: ở chó khoẻ là 0,75 0,03 %, ở chó mắc bệnh Parvovirus là 0,64 0,09 %, so với chó khỏe sự sai khác không có ý nghĩa với P > 0,05. - Bạch cầu ái toan: ở chó khoẻ là 5,83 0,32%, ở bệnh Parvovirus là 4,75 0,14 %. So với chó khoẻ sự sai khác có ý nghĩa với P < 0,05. * * * (ghi chú: * Khác nhau có ý nghĩa so với chó khoẻ, P < 0,05) Biểu đồ 4.10b. Số lượng bạch cầu ái kiềm, ái toan, bạch cầu đơn nhân lớn, lâm ba cầu, bạch cầu trung tính hình gậy, bạch cầu trung tính nhân đốt ở chó mắc bệnh Parvovirus. 4.8. Các tổn thương bệnh lý ở chó mắc bệnh Parvovirus 4.8.1. Tổn thương đại thể Để biết được những tổn thương bệnh lý đại thể chúng tôi tiến hành mổ khám 10 con chó mắc bệnh Parvovirus nặng đã chết chúng tôi quan sát thấy: chó trước khi mổ khám, da khô, lông xù, niêm mạc mắt, mũi nhợt nhạt, đuôi, kheo chân và hậu môn dính bết phân. Các cơ nhão, chó gầy. Ảnh 4.6. Chó chết do bệnh Parvovirus Kết quả mổ khám được chóng t«i thể hiện qua bảng 4.14. Bảng 4.14. Tổn thương đại thể ở chó mắc bệnh Parvovirus STT Biến đổi bệnh lý giải phẫu đại thể Số mẫu quan sát Số con có tổn thương Tỷ lệ (%) 1 Ruột đầy hơi, sung huyết, xuất huyết. 10 10 100 2 Dạ dày sung huyết và xuất huyết 10 10 100 3 Mảng payer sưng, xuất huyết 10 10 100 4 Lách biến dạng, hoại tử vùng rìa 10 7 70 6 Gan vàng và sưng, túi mật căng to 10 6 60 7 Hạch phù thũng, xuất huyết 10 6 60 8 Dãn tim, cơ tim xuất huyết 10 5 50 9 Tích nước xoang ngực 10 4 40 10 Phổi sung huyết và xuất huyết 10 4 40 11 Tích nước xoang bụng 10 3 30 Mổ khám chúng tôi kiểm tra toàn bộ cơ quan nội tạng và thấy ở những con chó mắc bệnh Parvovirus có những biến đổi sau đây: Tim Tim dãn, nhạt màu, thành của tâm nhĩ và tâm thất phải dãn lớn, mềm và mỏng hơn bình thường, trở nên nhăn nheo sau khi lấy hết máu trong tim. Khoang tim bị dãn ra, mềm nhũn do áp lực khi bơm máu và thu hồi máu giảm làm phổi sưng phù và cương mạch thụ động ở gan, tràn dịch ngực, tràn dịch màng ngoài cơ tim. Phổi Trong quá trình khảo sát chúng tôi ghi nhận các bệnh tích đại thể trên phổi gồm có hiện tượng tụ huyết, xuất huyết đốm, nhưng mức độ tụ huyết, xuất huyết không điển hình. Theo chúng tôi, có thể là do mô phổi không là điểm đích do Parvovirus tấn công, mà chủ yếu do Parvovirus làm giảm số lượng bạch cầu, giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phụ nhiễm của các vi khuẩn cơ hội gây nên bệnh tích trên. Lách Lách có dạng không đồng nhất, xuất huyết đốm và hoại tử vùng rìa, bề mặt sần sùi. Một vài trường hợp chúng tôi quan sát thấy lách có kích thước nhỏ và dai hơn bình thường. Gan Bằng mắt thường chúng tôi nhận thấy gan vàng, sưng, tụ huyết, xuất huyết. Có trường hợp gan có hiện tượng mềm và dễ vỡ. Túi mật căng to, dịch mật đặc. Dạ dày Dạ dày đầy hơi, sung huyết, xuất huyết, niêm mạc có hiện tượng xuất huyết điểm, có vài đốm hoại tử. Ruột Thành ruột bị bào mỏng do bong tróc niêm mạc ruột, bề mặt ruột sần sùi, mất hết độ trơn bóng. Niêm mạc ruột xuất huyết điểm, có trường hợp xuất huyết tạo thành dải dài, đồng thời có nhiều đoạn có hiện tượng hoại tử, nhất là ở vùng tá tràng và kết tràng. Chất chứa trong ruột có màu hồng, màu vàng hoặc đỏ sẫm tuỳ theo mức độ viêm. Quan sát màng treo ruột chúng tôi thấy: hạch bạch huyết màng treo ruột sưng to. Một số hình ảnh minh hoạ triệu chứng lâm sàng và tổn thương đại thể ở chó mắc bệnh Parvovirus Ảnh 4.5. Tim dãn, nhạt màu Ảnh 4.6. Thành tim mỏng 4.8.2. Tổn thương bệnh lý vi thể ở chó mắc bệnh Parvovirus Chúng tôi lấy bệnh phẩm ruột, dạ dày, hạch màng treo ruột, tim, lách, gan của những con chó mắc bệnh Parvovirus làm tiêu bản vi thể để quan sát những biến đổi vi thể. Mỗi con chó bệnh chúng tôi tiến hành lấy ở mỗi cơ quan có bệnh tích 3 miếng bệnh phẩm ở 3 vị trí khác nhau và đúc thành 3 block. Mỗi block được chúng tôi cắt và làm tiêu bản rồi chọn 3 tiêu bản đẹp nhất soi lên kính hiển vi để đọc kết quả bệnh tích vi thể, nếu có bệnh tích chúng tôi ký hiệu là +. Qua quá trình quan sát bệnh tích vi thể ở các cơ quan trên chúng tôi thấy các cơ quan đó đều có các bệnh tích sau: Sung huyết. xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, thoái hoá tế bào, hoại tử tế bào, tăng sinh các nang lympho, huyết khối nhỏ trong lòng mạch. Kết quả quan sát vi thể ở các cơ quan này được chúng tôi trình bày ở bảng 4.15. Bảng 4.15: Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của chó mắc bệnh Parvovirus Bệnh tích Số block nghiên cứu (n) Sung huyết Xuất huyết Thâm nhiễm tế bào viêm Thoái hoá tế bào Hoại tử tế bào Tăng sinh nang lympho Huyết khối nhỏ trong mạch quản Số block + Tỷ lệ (%) Số block + Tỷ lệ (%) Số block + Tỷ lệ (%) Số block + Tỷ lệ (%) Số block + Tỷ lệ (%) Số block + Tỷ lệ (%) Số block + Tỷ lệ (%) Ruột non 20 20 100 20 100 20 100 18 90 15 75 10 50 6 30 Dạ dày 20 20 100 20 100 20 100 16 80 14 70 9 45 3 25 Ruột già 20 20 100 20 100 20 100 15 75 12 60 6 30 4 20 Hạch màng treo ruột 20 20 100 16 80 20 100 15 75 12 60 0 0 1 5 Gan 20 14 70 12 60 14 70 12 60 8 40 2 10 0 0 Phổi 20 13 65 12 60 14 70 10 50 6 30 0 0 4 20 Lách 20 10 50 8 40 12 60 7 35 4 20 1 5 2 10 Tim 20 4 20 6 30 7 35 5 25 4 20 0 0 0 0 * Ruột non: Qua bảng 4.15 cho thấy ở chó bị Parvovirus có tỷ lệ sung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, thoái hoá tế bào, tăng sinh nang lympho chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể: Ruột non bị sung huyết: là hiện tượng máu dồn về ruột nhiều hơn bình thường. Khi soi kính hiển vi chúng tôi thấy hồng cầu trong lòng mạch quản nhiều hơn, tạo thành một màu đỏ dày đặc, mạch quản dãn rộng chứa đầy hồng cầu. Hiện tượng ruột sung huyết chiếm tỷ lệ cao, trong 20 block nghiên cứu tổng số block + là 20 block chiếm tỷ lệ 100%. Ruột non xuất huyết: Là trạng thái bệnh lý do thành mạch ở ruột bị tổn thương hoặc phá vỡ nên các thành phần của máu trong đó có dịch thể hoặc thành phần hữu hình chảy ra ngoài lòng mạch quản. Chúng tôi quan sát thấy ruột non bị xuất huyết tập trung thành từng đám che khuất tế bào ruột, hồng cầu thoát ra khỏi long mạch và nằm lẫn trong chất chứa của ruột. Hiện tượng ruột non xuất huyết cũng chiếm tỷ lệ cao: tổng số block + là 20 chiếm tỷ lệ 100%. Hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm ở ruột non: ruột non có phản ứng viêm ở các mức độ khác nhau, thâm nhiễm tế bào viêm như tế bào đơn nhân lớn, bạch cầu trung tính, lâm ba cầu… Quan sát trên vi trường của tiêu bản vi thê ruột non có những tế bào bắt màu xanh đậm chính là đám tế bào viêm. Hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm cũng chiếm tỷ lệ cao: trong 20 block nghiên cứu có 20 block + chiếm tỷ lệ 100%. Hoại tử tế bào ở ruột non: tế bào ruột non bị hoại tử bắt màu hồng đều, màng tế bào bị vỡ, nguyên sinh chất bị phá huỷ, nhân tế bào bị teo hoặc mất hẳn hoặc tập trung thành từng đám. Trong 20 block nghiên cứu có 15 block + chiếm tỷ lệ 75%. Trong 20 block nghiên cứu chúng tôi thấy có 18 block + với thoái hoá tế bào viêm. Khối huyết nhỏ trong lòng mạch quản ở ruột non: là hiện tượng các thành phần của máu tách ra và đông lại trong lòng mạch quản. Trên kính hiển vi chúng tôi thấy các cục huyết khối có hồng cầu tập trung thành từng đám có màu đỏ trong lòng mạch quản. Trong 20 block nghiên cứu chúng tôi thấy số block + là 6 chiếm tỷ lệ 30%. Hiện tượng tăng sinh các nang lympho có 6 block + chiếm tỷ lệ 50% * Dạ dày: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 20 block. Qua bảng 4.15 chúng tôi thấy số block bị sung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào là 20 block + chiếm tỷ lệ 100%. Số block + với thoái hoá tế bào là 16 chiếm tỷ lệ 80%. Hoại tử tế bào là 15 block + chiếm tỷ lệ 75% và tăng sinh nang lynpho là 10 block + chiếm tỷ lệ 50%, có khối huyết quản nhỏ trong mạch máu 6 block + chiếm 30%. * Ruột già: Trên 20 block nghiên cứu chúng tôi thấy: có 100% block nghiên cứu bị sung huyết, xuất huyết và thâm nhiễm tế bào, 75% số block có tế bào bị thoái hoá, 60% số block hoại tử tế bào, tăng sinh năng lympho chiếm 30% số block nghiên cứu và có khối huyết nhỏ trong mạch máu là 4 block + chiếm 20%. * Hạch màng treo ruột: Quan sát trên 20 block qua bảng 4.15 hạch màng treo ruột bị sung huyết, xuất huyết và thâm nhiễm tế bào cũng với tỷ lệ cao: 100%, 80% và 100%; hạch màng treo ruột bị thoái hoá tế bào có 15 block + chiếm 75%, hạch màng treo ruột bị hoại tử tế bào 12 block + chiếm 60% và xuất hiện khối huyết quản nhỏ trong tế bào chiếm 5%. * Gan: Kết quả bảng 4.15 chúng tôi thấy gan bị sung huyết và xuất huyết cũng chiếm tỷ lệ cao 70% và 60%. Gan bị thâm nhiễm tế bào có 70%; thoái hoá tế bào có 12 block chiếm 60%; hoại tử tế bào có 8 block chiếm 40% và tăng sinh nang lympho có 2 block chiếm 10%. * Phổi: Trên 20 block nghiên cứu chúng tôi thấy phổi bị thâm nhiễm tế bào chiếm tỷ lệ cao nhất 70%. Số lượng block + với sung huyết là 13 block chiếm 65%, xuất huyết 12 block chiếm 60%, có 10 block thoái hoá tế bào chiếm 50% và không xuất hiện block nào tăng sinh nang lympho. * Lách: Thể hiện rõ nhất là sự thâm nhiễm tế bào có 12 block chiếm 60%, số block sung huyết và xuất huyết cũng xuất hiện với tỷ lệ cao 50%, 40%. Ở lách sự hoại tử tế bào và khối huyết nhỏ trong mạch quản cũng xuất hiện với tỷ lệ thấp 35% và 20%. Không thấy block nào xuất hiện sự tăng sinh nang lympho. * Tim: Trên 20 block nghiên cứu qua bảng 4.15 chúng tôi thấy: bệnh tích vi thể ở tim là thâm nhiễm tế bào với 7 block chiếm tỷ lệ 35%, tim bị xuất huyết có 6 block chiếm 30%, tim bị sung huyết và hoại tử tế bào mỗi bệnh tích đều có 4 block chiếm 20%. Chúng tôi không tìm thấy sự tăng sinh nang lympho và khối huyết nhỏ trong mạch quản trên 20 block nghiên cứu. 4.9. Phòng và điều trị bệnh Parvovirus 4.9.1 Phòng bệnh - Cách ly chó khoẻ với chó bệnh. - Không cho chó khoẻ tiếp xúc với phân của chó bệnh. - Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh - Phòng bệnh bằng vaccine. 4.9.2 Phương pháp điều trị Bệnh Parvovirus là một bệnh do virus gây ra nên trong quá trình điều trị bệnh cho chó chúng tôi chủ yếu sử dụng thuốc điều trị triệu chứng chống các bệnh kế phát và tăng cường sức đề kháng cho con vật. Tại bệnh xá thú y - viện thú y Quốc gia, bệnh viện thú y 191 Âu Cơ chúng tôi điều trị qua 3 phác đồ sau: * Phác đồ 1: Kháng thể 0,1ml/1kgP Tiêm bắp Unasy 70mg/1kgP Tiêm bắp, tĩnh mạch Atropinsulphat 1ml/10kgP Tiêm dưới da Vitamin C 5% 1ml/10kgP Tiêm bắp Vitamin Bcomplex 1ml/10kgP Tiêm dưới da Laclat Ringer 50ml/kgP Ngày truyền tĩnh mạch Đường glucoza 5% 40ml/kgP Ngày truyền tĩnh mạch * Phác đồ 2: Unasyl 70mg/1kgP Tiêm bắp, tĩnh mạch Atropinsulphat 1ml/10kgP Tiêm dưới da Vitamin C 5% 1ml/10kgP Tiêm bắp Vitamin Bcomplex 1ml/10kgP Tiêm dưới da Laclat Ringer 50ml/kgP/ Ngày truyền tĩnh mạch Đường glucoza 5% 40ml/kgP Ngày truyền tĩnh mạch *Phác đồ 3: HAN D.O.CL OR 1ml/5 - 7kg Tiêm bắp Atropinsulphat 1ml/10kgP Tiêm dưới da Vitamin C 5% 1ml/10kgP Tiêm bắp Vitamin Bcomplex 1ml/10kgP Tiêm dưới da Laclat Ringer 50ml/kgP Ngày truyền tĩnh mạch Đường glucoza 5% 40ml/kgP Ngày truyền tĩnh mạch Transamin 250mg/ngày tiêm bắp Nếu con vật có triệu chứng ỉa chảy ra máu thì cả 3 phác đồ điều trị trên bổ sung thêm thuộc cầm máu là Vitamin K, liều lượng 0,1mg/kgP Tiêm bắp/1lần/ngày hoặc Trasamin, liều lượng 0,1mg/kgP Tiêm bắp/1lần/1ngày. Kết quả được trình bầy ở bảng 4.16 Bảng 4.16. Kết quả điều trị bệnh theo 3 phác đồ Phác đồ Thuốc điều trị Số con điều trị Số lần dùng thuốc/ngày Liệu trình ngày Kết quả điều trị Số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 Kháng thể Unasyl Atropinsulphat Vitamin C 5% Vitamin Bcomplex Laclat Pinger Đường glucoza 5% 40ml/kgP Ngày truyền tĩnh mạch 15 1 2 1 1 2 2 2 3 - 5 11 73,33 2 Unasyl Atropinsulphat Vitamin C 5% Vitamin Bcomplex Laclat Ringer Đường glucoza 5% 33563566556540ml/kgP Ngày truyền tĩnh mạch 15 2 1 1 2 2 2 5 - 7 8 53,33 3 HAN D.O.CL OR Atropinsulphat Vitamin C 5% Vitamin Bcomplex Laclat Pinger Đường glucoza 5% 40ml/kgP Ngày truyền tĩnh mạch Transamin 17 2 1 1 1 2 2 1 5 - 7 6 41,17 Với 3 phác đồ điều trị cho thấy: Phác đồ 1: Trong các trường hợp phát hiện bệnh sớm dùng kháng thể điều trị trong 3 – 5 ngày đầu sẽ mang lại hiệu quả cao, dùng kháng sinh Unasyl hoạt phổ rộng đồng thời dùng thuốc tăng cường sức đề kháng cho con vật nhằm chống nhiễm trùng kế phát. Hiệu quả điều trị đạt 73,33 %. Phác đồ 2: Dùng kháng sinh Unasyl liều cao kết hợp với điều trị triệu chứng và hộ lý tốt. Liệu trình điều trị từ 5 – 7 ngày. Hiệu quả điều trị đạt 53,33%. Phác đồ 3: Kháng sinh HAN D.O.CL OR đặc trị viêm ruột, kết hợp điều trị nâng cao sức đề kháng cho con vật, liệu trình điều trị kéo dài 5 – 7 ngày. Hiệu quả điều trị đạt 41,17%. Trong 3 phác đồ trên thấy phác đồ 1 đạt hiệu quả cao nhất (73,33%) và thấp nhất là phác đồ 1 (41,17%). 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra được kết luận sau: 1 - Trong số 3790 ca bệnh có 1825 con mắc bệnh đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,15(%), tiếp theo là chó mắc bệnh đường hô hấp là 17,84(%), thấp nhất là chó mắc bệnh viêm gan chiếm 2,77(%). 2 - Trong số 3790 ca bệnh có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu thì có 257 con nghi mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 6,78% 3 - Khảo sát các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh chúng tôi thấy: - Có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh theo lứa tuổi của chó: chó từ 6 tuần đến 3 tháng tuổi có tỷ lệ bệnh cao nhất chiếm 43,97%, tiếp đến là chó ở độ tuổi 4 đến 6 tháng tuổi chiếm 30,74% trong tổng số chó nghi mắc Parvovirus. - Chó được tiêm phòng vacxin phòng bệnh, thì tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết thấp hơn, cho thấy việc tiêm phòng vacxin có hiệu quả. - Giống chó có vóc dáng nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh Parvovirus cao hơn so với các giống chó có vóc dáng lớn. - Sơ bộ ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh Parvovirus theo giới tính. 4- Dùng test CPV để chẩn đoán 70 con chó nghi mắc Parvovirus có 60 con cho phản ứng dương tính chiếm tỷ lệ 85,71%. 5 - Các triệu chứng thường gặp trong bệnh Parvovirus là:con vật nôn mửa, sốt, ỉa chảy nhiều, phân loãng lầy nhầy có lẫn máu tươi màu lờ lờ máu cá và có mùi rất đặc trưng. 6 - Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng: ở chó mắc bệnh Parvovirus: - Theo dõi chỉ tiêu thân nhiệt chó bị bệnh Parvovirus thân nhiệt tăng so với chó khoẻ. - Chó bị bệnh Parvovirus tần số hô hấp tăng so với chó khoẻ. - Nhịp tim đập trung bình của chó mắc Parvovirus cao hơn so vói chó khoẻ. 7 - Các chỉ tiêu sinh lý máu của chó mắc Parvovirus: - Số lượng hồng cầu giảm. - Hàm lượng huyết sắc tố giảm. - Tỷ khối hồng cầu giảm. - Thể tích trung bình của hồng cầu giảm. - Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu giảm. - Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu giảm. - Sức kháng của hồng cầu giảm. - Số lượng bạch cầu giảm. - Bệnh tích chủ yếu tập trung ở dạ dày và ruột. 8 - Tổn thương đại thể: ruột chứa đầy hơi, mảng payer sưng sung huyết, có nhiều điểm xuất huyết dọc theo chiều dài của ruột; lách biến dạng và hoại tử vùng rìa, dãn tim, cơ tim xuất huyết. 9 - Tổn thương vi thể: ruột sung huyết, xuất huyết, có sự xâm nhiễm của các tế bào thực bào, nhung mao ruột bị bào mòn, biến dạng đứt nát. 5.2. Kiến nghị 1 - Tiếp tục điều tra khảo sát chi tiết đặc điểm dịch tễ của bệnh Parvovirus, nhằm đưa ra quy trình phòng bệnh có hiệu quả. 2 - Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm của virus, phân lập virus để nghiên cứu chế phẩm kháng huyết thanh điều trị bệnh Parvovirus trên chó, giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra. 3 - Tiếp tục nghiên cứu những tổn thương bệnh lý đại thể, vi thể trong bệnh Parvovirus. 4 - Khi điều trị bệnh cần phát hiện bệnh nhanh và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu của bệnh, áp dụng đúng nguyên lý của việc điều trị bệnh này là tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng kế phát. 5 - Khi nhập những giống chó ngoại cần kiểm soát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tránh hiện tượng lây lan dịch bệnh vào nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Lê Thanh Hải, 1990. Kết quả điều trị bệnh do Parvovirrus ở đàn chó nghiệp vụ. Tủ sách trường Đại học Nông lâm. Đặng Vũ Chung, Vũ Văn Đính, Phạm Khuê (1977). Bệnh học nội khoa, tập 1, NXB Y học Hà Nội, Hà Nội, tr 58-62. Hồ Đình Chúc (1993). Bệnh Care trên đàn chó ở Việt Nam kinh nghiệm điều trị, Công trình nghiên cứu, Hội thú ý Việt Nam. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý học gia súc, NXB Nông thôn, Hà Nội. Cù Xuân Dần và cộng sự (1977), Sinh lý gia súc, NXB Nông thôn, Hà Nội, tr 263-268. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Văn Ty (1979), Vi sinh vật, tập II, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr 85-98. Đỗ Hiệp (1994), Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh, NXB nông nghiệp Hà Nội. Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh học, NXB Y học Hà Nội, Hà Nội. Vũ Triệu An, Nguyễn Ngọc Lanh, Nguyễn Hữu Môn (1990), Bài giảng sinh lý bệnh, NXB Y học Hà Nội, tr 58-62. Phạm Thị Minh Đức và cộng sự, Sinh lý học gia súc, NXB Y học Hà Nội Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004), Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. Tô Dung, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng bệnh thường gặp, NXB Lao động xã hội. Harrison (1993), Các nguyên lý học nội khoa, tập I, NXB Y học tr 86-96; 313-324; 350-369; 466-468; 700-738. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1970), Giáo trình tổ chức học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Sỹ Lăng, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Lê Thanh Hải, Đào Hữu Thanh, Dương Công Thận (1998), Bệnh thường thấy ở chó và cách phòng trị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1992), Kỹ thuật nuôi chó cảnh, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2006), Kỹ thuật nuôi chó và phòng bệnh cho chó, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. Ludovic Peun (1982), Điều trị tăng cường các bệnh truyền nhiễm, NXB Y học Hà Nội tr 15-70. Nguyễn Tài Lương (1982), Sinh lý và bệnh lý hấp thu, NXB KHKT Hà Nội tr25-205. Nguyễn Lương (1993), Dịch tễ thú y chuyên bệnh, Tủ sách trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Lanh và cộng sự (2004), Sinh lý bệnh học, NXB Y học, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa, Phạm Thị Thu Anh, (2002), Sinh lý bệnh học, Sinh lý bệnh tiêu hoá. Tr 303 - 318. NXB Y học, Hà Nội. Hồ văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 200-210. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình chẩn đoán lâm sàng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hồ Văn Nam (1982), Giáo trình chẩn đoán bệnh không lây ở gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Vĩnh Phước (1974), Vi sinh vật học thú y, tập I-II, NXB KHKT, Hà Nội. Nguyễn Vĩnh Phước (1976), Vi sinh vật học thú y, tập III, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp,Hà Nội. Trần Thanh Phong (1996), Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó, Tủ sách trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tr 54-68. Nguyễn Như Pho (1995), Giáo trình nội – chẩn, Tủ sách trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Như Pho (2003), Bệnh Parvovirus và Care trên chó, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Phước Trung (2002), Nuôi dưỡng chăm sóc và phòng bệnh chó mèo, NXB Nông nghiệp,TP Hồ Chí Minh. Lê Văn Thọ (1997), Khảo sát một số đặc điểm về ngoại hình tầm vóc và kiểu dáng của các giống chó hiện nuôi tại TP Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Lê Văn Thọ (2006), Những điều người nuôi chó cần biết, NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Giáo trình vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hoàng Văn Tiếu và công tác viên (1995), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Viết Thọ, Nguyễn Xuân Thiều (dịch) (1978), Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm, NXB Y học, Hà Nội. Bạch Quốc Tuyên (1992), Huyết học, tập I, NXB Y học, Hà Nội. Trịnh văn Thịnh (1964), Bệnh nội khoa và ký sinh trùng thú y, NXB Nông thôn, Hà Nội, tr 78-82. Tạ Thị Vịnh (1991), Giáo trình sinh lý bệnh gia súc, NXB Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đỗ Đức Việt, Trịnh Thơ Thơ (1997), Một số chỉ tiêu huyết học của chó, Tập san khoa học. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Appel, M.J.G; Summers, B.A (1999), Recent Advances in canine Infections Díeases. Canine Distemper: Curren Status, p. 06-24. l ý thuy ết trong c ác b ệnh truy ền nhi ễm Brockman D.(2003), Mangenemt of gastric dilatqation volvulus syndrome in dog, In practice 16, p.63-69. kh ống ch ế c ác b ệnh đ ddg tieu ho á c ủa ch ó Church N. V. (1994), Effect of environment on nutrient- Requirenment of domestic Animals, Water- Environment interaction, London, p.83-90. David L. R., Baggot J. D. (2002). Gastrointestinal pharmacology, In: veterinary Gastroenterology ( Ed. N. V. Anderson) Dibartola S. P. (1985), Disorders of fluid, acid-base and electrolyte blance, In Sherding RG: Medical Emergencies, New York, Churchill Livingstone, p. 137-162. David T.Smith, Dnald S.Martin (1979), Zinsser’’s Text book of Bacteriology, p.808-810. H.preston K., Lamport, A.and Batt, R (1990), Detection of rotavirus antigen from buffalo calves, Journas of Diarrheal, Diseases Reseach, p.168-169 Lunn D.P.T, Mc Guirk S. M. (1990), Renal regulation of electrolyte and id-base imblance in ruminants, Vet. Clin. North. Am: Food Anim, p.1-19. Macfaslance W.V., Naylor J.M., Tan M., Raghavan G.V. (1987), Diseases of the blood and blood-forming osgeas, Aust. J. Agric. Rec., p. 12 - 899. Mayer D.J., Coles E.H., Rich L.J. (1992), Laboratory test, clinical enzymology hepatic test abnormalities In veterinary laboratory Medicine, Iterpretation and Diagnosis, Philadelphia, WB saunders Co, p. 3-553. Moon H.W. (1978), Pathogenesis of enteric diseases caused by Escherichia Coli, Adv, Vet. Sci. Comp. Med., p.179-211. Murduch D. B. (2002), Diarrhoec in the dos and cat: 1. Acut diarrhoea, Bristish veterinary Journal 142, p. 307-316. Purvis G.M., Tremblay R.R., Butler D.G., Kuke D. (1985), Diaease of the new born, Vet. Rec., p.116, 293. Quigg J., Bryden G., Ferguson A. etal (1994), Evaluation of canine small intestinal permeability usiny the lactulose/ shamnose urinary exeretion test, Research in veterinary science 55, p. 326-332. Roberts H.R., Cedarbaum A.I. (1978), The liver and blood coagulation, Physiology and pathology gastroenterology, p. 63 - 297. Rose R.J. (1981), Aphysiological approach to fluid and Electrolyte therapy in the horse, Equine Vet. J, p.7-14. Serding R.G. (2002), Diseases of the intestine, In the cat: Diseases and clinical managenment (Ed. R. G. Sherding) 2nd. Edn. Chuchill Living stone, New York, p. 1271. Sidery W.B., Macdonald I.A, Blackshaw P.E. (1996), Superior mesenteric artery blood flow and gastric emptying in humans and the differential effects of high fat and carbohydrate meal, Gut 35, p. 186-190. Smith B.P., Reina, Guerra M., Stocker B. A. D. (1978), Aromatic, dependent salmonella typhimurium as modified vaccine for calves, Am J Vett Res 45 (11), p. 2231, 2235. Simpson J.W. (1996), Diffential diagnosis of faecal tenesmus in dogs, In practice 18, p. 283-287. Simpson J.W. (1996) Bacterial: overgrowth causing intestinal malabsorption in a dog. Veterinary Record 110, p. 335-336. Simpson K.W., Simpson J.W., Thomas D. (1996), Smal intstinal disease. In: Manual of Canine and Feline Gastroenterology, BSAVA, Cheltenham, p. 114-150. Simpson K.W., Maskell I.E., Mark well P.J. (1994) Use of a restricted antigen diet in the management of idiopathic canine Colitis, Journal of small Animal practice 35, p. 233-238. Prisco A.D, and J.B. Johnson (1990). The mini atlas ò Dog breeds. USA Stick J.A., Robinson N.E., Krehbiel J.D. (1981), Acid-base and electrolyte alterations associated with salivary loss in pony, Am J. Vet Res 42-733. Tannen R.L. (1981), Potassium disorders Fluid and electrolytes, Philadelphia, WB Saunder, p. 50-288. Wierer G., Gordon W.A., Luke D., Butter D.G. (1983), Diseases of the newborn, J. Agric - Sci; p.100 - 539. Zenger E., Willard M.D. (1989), Oral rehydration therapy in companion animals, compation Animal pract. R.Morailon, 1993. Maladies infectieurs. R.Morailon, 1997. Dictionnaire praiique de thérapeutique canine et féline. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- nguyÔn thÞ h­¬ng kh¶o s¸t t×nh h×nh nhiÔm vµ mét sè biÕn ®æi bÖnh lý do parvovirus trªn chã t¹i hµ néi LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : THó Y M· sè : 60.62.50 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. bïi trÇn anh ®µo Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN - T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a ®­îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo. - T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n ®· ®­îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®­îc chØ râ nguån gèc. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ H­¬ng LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập và thực hiện đề tài, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, sự động viên khích lệ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, khoa Sau Đại học, khoa Thú y, các thầy, cô giáo trong bộ môn Bệnh lý; trực tiếp là thầy hướng dẫn TS. Bùi Trần Anh Đào khoa Thú y, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã giúp tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn toàn thể các cán bộ làm việc tại phòng mạch 191 Âu Cơ, phòng mạch công ty Hanvec, bệnh xá thú y quốc gia và trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và công tác. Nhân dịp này, xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và người thân, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài. Một lần nữa xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu săc tới những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp tôi hoàn thành chương trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hương MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG STT Tªn b¶ng Trang 4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh của chó tới khám và điều trị tại trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ và các phòng mạch 44 4.2. Tỷ lệ các bệnh có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu 46 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giống 49 4.4. Tỷ lệ chó bệnh Parvovirus theo giới tính (%) 51 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi 52 4.6. Tỷ lệ giữa chó chưa được tiêm phòng bệnh và đã tiêm phòng 54 4.7. Kết quả ghi nhận các ca thử test CPV (n = 70) 56 4.8. Các triệu chứng ở chó mắc bệnh Parvovirus 57 4.9. Các chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh Parvovirus 59 4.10. Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu ở chó mắc bệnh Parvovirus 63 4.11. Thể tích trung bình của hồng cầu, lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó mắc bệnh Parvovirus. 67 4.12. Sức kháng hồng cầu ở chó viêm mắc bệnh Parvovirus 70 4.13. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở chó mắc bệnh Parvovirus 71 4.14. Tổn thương đại thể ở chó mắc bệnh Parvovirus 75 4.15. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của chó mắc bệnh Parvovirus 80 4.16. Kết quả điều trị bệnh theo 3 phác đồ 88 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan