Khóa luận Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a/2008/nq - Cp tại xã Nậm hăn, huyện Sin hồ, tỉnh Lai châu, giai đoạn 2009 - 2014

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ *** __________________ SÙNG THỊ DAO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 30A/2008/NQ-CP TẠI XÃ NẬM HĂN, HUYỆN SIN HỒ, TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2009 - 2014 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ *** __________________ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 30A/2008/NQ-CP TẠI XÃ NẬM HĂN, HUYỆN SIN HỒ, T

doc139 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a/2008/nq - Cp tại xã Nậm hăn, huyện Sin hồ, tỉnh Lai châu, giai đoạn 2009 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2009 - 2014 Tên sinh viên : Sùng Thị Dao Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KTNNA – K56 Niên khóa : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Viết Đăng HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ học vị nào. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khoá luận: “Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2009 - 2014”, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực, phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài Học viện để vượt qua mọi trở ngại, hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – TS. Nguyễn Viết Đăng, bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình, quan tâm giúp đỡ giúp tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sìn Hồ và tất cả các cán bộ ở UBND xã Nậm Hăn – huyện Sìn Hồ – tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè luôn là nguồn động viên lớn đối với tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình thực tập. Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá của quý thầy cô để đề tài nghiên cứu của tôi hoàn thiện hơn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương Hà Nội, ngày.tháng năm 2015 Sinh viên Sùng Thị Dao TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra khắp các Châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành thách thức lớn đối với từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn do đó tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện nghèo). Lai Châu quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được những thành tựu đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,95% năm 2006 xuống còn 21,94% năm 2010, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm 5%. Xã Nậm Hăn vì là một trong 11 xã nghèo nhất của huyện Sìn Hồ, thuộc vùng tái định cư tỉnh Sơn La có tỷ lệ hộ nghèo còn cao do đó được thụ hưởng Nghị quyết 30a. Trong quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý.Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt được, xã Nậm Hăn vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 30a. Vì vậy để hiểu rõ hơn về những thay đổi từ khi có Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn và những tồn tại trong quá trình thực hiện Nghị quyết tôi lựa chọn đề tài: “ Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2009 - 2014”. Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung vào ba mục tiêu cụ thể. Một: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo; Hai: Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của Chương trình; Ba: Đề xuất các giải pháp giải nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Trong đề tài tôi có tìm hiều một số khái niệm có liên quan đến chương trình Nghị Quyết 30a như đói nghèo, chuẩn nghèo, xóa đói giảm nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo và khái quát một số đặc điểm thực hiện chương trình Nghị quyết 30a. Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới. Ngoài ra còn khái quát sơ qua một số thành tựu xóa đói giảm nghèo của nước ta và của Lai Châu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, cụ thể là: Phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp), phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh, phương pháp đánh giá, chọn mẫu điều tra. Do vậy, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Về công tác chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình Nghị quyết 30a thể hiện qua số cuộc họp mà chính quyền xã, bản tổ chức: Từ năm 2010 đến 2014 xã tổ chức trung bình 4 cuộc họp về phổ biến, triển khai, thực hiện Nghị quyết 30a; Hoạt động phổ biến chính sách chủ yếu họp bản, phát thanh và áp phích; Hoạt động hỗ trợ các chính sách thuộc chương trình được triển khai thực hiện trên phạm vi 16/16 bản thuộc địa bàn xã Nậm Hăn do đó xã đã thành lập Ban chỉ đạo Nghị quyết 30a để lựa chọn đối tượng thụ hưởng phù hợp và đúng đối tượng. Công tác huy động, phân bổ, sử dụng vốn thực hiện chương trình Nghị quyết 30a: Hàng năm dựa vào nguồn kinh phí phân bổ của UBND tỉnh chi cho huyện, huyện sẽ dựa vào nhu cầu của các xã trình lên, rồi có quyết định giao vốn cho các xã. Nguồn vốn có nguồn gốc khác nhau: Chính phủ chi, dân góp, doanh nghiệp góp và nhiều nguồn vốn khác. Riêng vốn chính phủ từ năm 2009 đến năm 2014 nguồn ngân sách nhà nước chi cho xã Nậm Hăn theo nghị quyết 30a tăng từ 666,4 lên 2402.1triệu đồng. Trong 06 năm (2009 – 2014) Chính quyền địa phương đã tổ chức tốt việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trên địa bàn xã. Thực hiện giao khoán thành công cho các hộ nghèo chăm sóc bảo vệ, trồng rừng; hoàn thành việc hỗ trợ giống cây trồng – vật nuôi, tăng số lượng lao động qua đào tạo nghề qua các năm và có việc làm ổn định; hoàn thành tốt các chính sách hỗ trợ, tăng cường cán bộ; các công trình xây dựng cơ bản về y tế, giao thông, giáo dục, văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong việc thực hiện chính sách vẫn tồn tại những khó khăn và hạn chế sau đây, đó là: Một số văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành về thực hiện Nghị quyết 30a còn chậm, ban hành chưa kịp thời, trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, công tác triển khai, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách từ cơ sở (thôn, bản) chưa được phản ánh kịp thời, đầy đủ, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn rất cao, mức vốn hỗ trợ của Trung ương bố trí hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Xét trên nghiên cứu về kết quả thực hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn, cùng với việc sử dụng lợi thế về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương chúng tôi đã đề ra các giải pháp sau: Cụ thể hóa và đồng bộ các chính sách để cán bộ, người dân hiểu đúng và làm đúng các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 30a, hoàn thiện công tác lựa chọn đối tượng hưởng lợi, Tăng cường năng lực của cộng đồng, hoàn thiện công tác huy động, phân bổ kinh phí thực hiện chương trình Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Chuẩn nghèo đói qua từng giai đoạn ở Việt Nam 8 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Nậm Hăn giai đoạn 2010 -2014 36 Bảng 3.2 Tình hình phân bố dân cư xã Nậm Hăn giai đoạn 2010 - 2014 38 Bảng 3.3 Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã qua các năm 2010 -2014 38 Bảng 3.4 Hiện trạng ngành chăn nuôi xã Nậm Hăn qua các năm 2010 -2014 42 Bảng 3.5 Công tác giáo dục trên địa bàn xã Nậm Hăn qua các năm 2010 – 2014 45 Bảng 3.6 Hiện trạng hệ thống giao thông xã Nậm Hăn 48 Bảng 4.1 Số cuộc họp các bản tổ chức (2009 – 2014) 54 Bảng 4.2 Nguồn vốn giải ngân theo từng chính sách tại xã Nậm Hăn qua các năm 2009 – 2014 60 Bảng 4.3 Tổng hợp kinh phí hỗ trợ sản xuất của xã Nậm Hăn giai đoạn 2009 – 2014 61 Bảng 4.4 Kinh phí hỗ trợ phát triển rừng của xã Nậm Hăn, giai đoạn 2009 – 2013 64 Bảng 4.5 Tổng hợp kinh phí hỗ trợ cán bộ huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, năm 2013. 68 Bảng 4.6 Hình thức tham gia của người dân trong quá trình thực thi chính sách 70 Bảng 4.7 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất 72 Bảng 4.8 Hình thức tham gia của người dân vào quá trình thực thi chính sách 73 Bảng 4.9 Kết quả thực hiện chính sách phát triển rừng 75 Bảng 4.10 Hình thức tham gia của người dân trong quá trình thực thi chính sách 75 Bảng 4.11 Biến động diện tích và năng suất của các hộ nông dân qua các năm 2009 - 2014 77 Bảng 4.12 Biến động tình hình chăn nuôi của các hộ qua các năm 2009-2014 79 Bảng 4.13 Tác động của chính sách phát triển rừng đến thu nhập 80 Bảng 4.14 Tác động của chính sách tới sản xuất, sinh hoạt của người dân 82 Bảng 4.15 Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn 85 Bảng 4.16 Đánh giá của người dân về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất 88 Bảng 4.17 Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chính sách 89 Bảng 4.18 Đánh giá của người dân về kết quả thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng 91 Bảng 4.19 Một số đặc điểm chung của các hộ điều tra 94 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt ESCAP GDP ODA PPP TĐC THCS UBND UN UNDP VNPT WB Dạng đầy đủ Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc Tổng sản phẩm quốc nội Hỗ trợ phát triển chính thức Phương pháp tính theo sức mua tương đương Tái định cư Trung học cơ sở Uỷ ban nhân dân Liên hợp quốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Vinaphone Ngân hàng thế giới (World bank) PHẦN I. MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra khắp các Châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành thách thức lớn đối với từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suốt lao động chưa cao, thu nhâp của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo diễn ra rộng khắp các khu vực. Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo để thu hẹp khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng, địa phương và các nhóm dân tộc, dân cư. Nói đến Lai Châu, người ta nghĩ đến xa xôi, cách trở và những khó khăn đặc thù. Đó là đường biên giới dài với 20 dân tộc, 2/3 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, địa hình chia cắt, hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ nghèo rất cao, Đây còn là địa bàn có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. Nhận thức đúng đắn điều đó, ngay từ những ngày đầu chia tách, thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lai Châu đã xác định phải đưa Lai Châu phát triển trên mọi lĩnh vực (Thu Hằng, 2014). Công tác xóa đói, giảm nghèo được tỉnh quan tâm chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện nghèo), Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo, phân công lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh phụ trách, giúp đỡ các xã nghèo và tập trung mọi nguồn lực xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,95% năm 2006 xuống còn 21,94% năm 2010, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm 5%; đến nay cơ bản tỉnh đã hoàn thành 6837/6837 nhà. Với chủ trương xóa nhà tạm theo phương châm "3 cứng": Mái cứng (mái nhà lợp ngói hoặc tấm lợp Prôximăng); tường cứng (tường xây, ốp ván gỗ, ); nền cứng (nền nhà lát gạch hoặc láng xi măng) công tác hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng, công tác khuyến nông - khuyến lâm – khuyến ngư trên địa bàn được triển khai và đạt hiệu quả, tạo niềm tin vững chắc của người dân vùng sâu, vùng xa đối với Đảng và Nhà nước (Nghiêm Đẳng, 2011). Toàn tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng chú ý nhưng đối với xã Xã Nậm Hăn vì là một trong 11 xã nghèo nhất của huyện Sìn Hồ, thuộc vùng tái định cư tỉnh Sơn La. Địa hình hiểm trở, đường xá xa xôi cách trung tâm huyện 120km, trình độ dân trí thấp, kinh nghiệm sản xuất cũng như học vấn còn hạn chế nên hầu hết các hộ trong xã đều thuộc hộ nghèo. Từ khi ban hành Nghị quyết 30a, xã Nậm Hăn đã triển khai và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a. Người dân có ý thức tham gia thực thi, đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực góp phần cải thiện đời sống vệ mặt vật chất cũng như tinh thần cho đồng bào. Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt được, xã Nậm Hăn vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 30a. Vì vậy để hiểu rõ hơn về những thay đổi từ khi có Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn và những tồn tại trong quá trình thực hiện Nghị quyết tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2009 - 2014”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP nhằm đánh giá kết quả thực hiện chính sách và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện của chương trình. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo. - Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của Chương trình. - Đề xuất các giải pháp giải nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Kết quả thực hiện chương trình Nghị quyết 30a và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Chương trình Nghị quyết 30a. - Đối tượng điều tra, khảo sát: Là các hộ nghèo, cán hộ xã, huyện. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi nội dung Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách phát triển rừng, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc chương trình Nghị quyết 30a đang triển khai tại xã Nậm Hăn trong đó không đánh giá các chương trình lồng ghép khác như chương trình 135, chương trình 167, chương trình 105, chương trình 146. Thực hiện chọn mẫu 03 bản (3/16 bản): Pá Pha, Nậm Hăn, Co Sản để làm điều tra 55 hộ nông dân. Phỏng vấn trực tiếp 5 cán bộ (Trong đó có 02 cán bộ thực hiện chính sách và 03 trưởng bản). 1.4.2 Phạm vi không gian Địa điểm nghiên cứu: xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Thực hiện chọn mẫu 03 bản (3/16 bản): Pá Pha, Nậm Hăn, Co Sản. 1.4.3 Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu đối với số liệu thứ cấp là 2009 – 2014. PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 2.1 Cơ sở lý luận kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo 2.1.1 Vấn đề nghèo đói 2.1.1.1 Khái niệm nghèo đói a. Theo quan niệm quốc tế Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về nghèo đói, kể cả các tổ chức quốc tế. Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok – Thái Lan tháng 9/1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất và đưa ra như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” (Lê Xuân Tư, 2014). Để hiểu rõ hơn về khái niệm nghèo đói, chúng ta có thể phân thành hai khái niệm nghèo và đói: + Đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng hoặc được hưởng rất ít ỏi những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các dân tộc ở các địa phương. + Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương (Nguyễn Thị Mai Phương, 2014). + Theo liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình an toàn” (Hồ Xuân Khanh, 2014). Mặc dù có nhiều khái niệm và nhiều cách định nghĩa khác nhau về nghèo đói nhưng tựu chung lại các quan niệm đó đều phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo, đó là + Không được hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiều dành cho con người + Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. + Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng. Tóm lại nghèo đói là một khái niệm động, biến động theo thời gian và không gian. Vì vậy, không có một khái niệm chung cho tất cả các quốc gia, lãnh thổ hoặc chung cho cả khu vực, thành thị và nông thôn. b. Theo quan niệm của Việt Nam Nghèo đói có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau. Nghèo đói được tách ra thành hai khái niệm riêng như sau: Khái niệm đói - Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. - Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo (Hoàng Tuấn Anh, 2009). Khái niệm đói cũng có 2 dạng: Đói kinh niên và đói cấp tính + Đói kinh niên: Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét + Đói cấp tính: là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, tủi ro khác tại thời điểm đang xét. + Hộ đói: là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà của rách nát (Thái Văn Hoạt, 2007). Khái niệm nghèo Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Nghèo cũng có hai dạng đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối + Nghèo tuyệt đối: là tình trạng bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống. + Nghèo tương đối: là tình trạng bộ dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng ở một thời điểm nhất định (Hoàng Tuấn Anh, 2009). Như vậy, nghèo đói là khái niệm mang tính chất tương đối về cả không gian và thời gian. Xem xét quan niệm và đói cho thấy: Đói là khái niệm được dùng để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. Giữa đói và nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó phản ánh cấp độ và mức độ khác nhau, nghèo là một kiểu đói tiềm tang và đói là một trạng thái hiển nhiên của nghèo. Tiêu chí xác định nghèo đói và chuẩn nghèo đói Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo của thế giới. Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thu nhập theo đầu người hay nhóm dân cư. Hiện nay, Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu, nghèo của các quốc gia dựa vào mức “thu nhập quốc dân” bình quân đầu người trong một năm với cách tính đó là phương pháp PPP (Purchasing Power Parity), là phương pháp tính theo sức mua tương đương và được tính bằng đô la Mỹ (Thái Văn Hoạt, 2007). Chỉ tiêu thu nhập quốc dân tính theo đầu người là chỉ tiêu chính hiện nay nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu - nghèo. Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo của Việt Nam. Trong những năm qua, tại Việt Nam có hai loại tiêu chí được sử dụng để xác định chuẩn nghèo Một là, chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đưa ra để áp dụng trong công tác XĐGN, theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người. Hai là, chuẩn nghèo do Tổng cục thống kê (TCTK) và Ngân hàng thế giới đưa ra để đánh giá đói nghèo trên giác độ vĩ mô, dựa theo mức chi tiêu thông qua các cuộc điều tra mức sống dân cư. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực của chương trình xóa đói giảm nghèo đã 6 lần công bố chuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn khác nhau. (Tính theo thu nhập bình quân đầu người quy ra gạo hoặc ra tiền VNĐ). Tiêu chí xác định nghèo đói thay đổi theo từng giai đoạn và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi giai đoạn. Bảng 2.1 Chuẩn nghèo đói qua từng giai đoạn ở Việt Nam Năm Hộ Nông thôn Thành thị 1993 – 1995 Đói Dưới 8 kg/người/tháng Dưới 15 kg/người/tháng Nghèo Dưới 15 kg/người/tháng Dưới 20 kg/người/tháng 1996 – 1997 Đói Dưới 13 kg/người/tháng Dưới13 kg/người/tháng Nghèo Dưới 20 kg/người/tháng (nông thôn đồng bằng) Dưới 15 kg/người/tháng (miền núi, hải đảo) Dưới 25 kg/người/tháng 1998 – 2000 Đói Dưới 13 kg/người/tháng Dưới 13kg/người/tháng Nghèo Dưới 15 kg/người/tháng (miền núi, hải đảo) Dưới 20 kg/người/tháng (đồng bằng, trung du) Dưới 25 kg/người/tháng 2001 – 2005 Nghèo 80.000 đồng/người/tháng (miền núi, hải đảo) 100.000 đồng/người/tháng (nông thôn, đồng bằng) 150.000 đồng/tháng 2006 – 2010 Nghèo Dưới 200.000 đồng/người/tháng Dưới 260.000 đồng/người/tháng 2011 – 2015 Nghèo Dưới 400.000 đồng/người tháng Dưới 500.000 Đồng/người /tháng (Nguồn Bộ Lao động - Thương Binh và xã hội, 2011) 2.1.1.3 Các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói Nghèo đói do rất nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghèo đói như sau: Các nguyên nhân theo vùng địa lý + Điều kiện tự nhiên: Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Lòng, miền Trung do sự biến động của thời tiết. Ở một trông những vùng này có điều tự nhiên phức tạp như khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực. Đối với vùng xâu vùng xa, vùng miền núi giao thông là cầu nối để người dân được tiếp cận với các tri thức, công nghệ thông tin, hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên không phải ở đâu đường giao thông cũng được mở rộng. Còn nhiều xã, bản chưa có đường giao thông đến chính vì vậy làm hạn chế sự đi lại của người dân, hạn chế sự giao lưu với các địa phương khác, đi lại của người dân khó khăn. + Khả năng quản lý của chính phủ và chính quyền địa phương: Thể hiện trong việc bảo vệ rừng, các nguồn tài nguyên chính địa phương cũng như của cả nước. Nếu người dân khai thác rừng quá mức, khai thác bừa bãi sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường như lũ quét và lốc xoáy. Ngoài ra sử dụng đất canh tác mà không cải tạo hay nâng cao độ phì nhiêu thì đất ngày càng bạc màu do đó ảnh hưởng đến việc sản xuất,vì người dân Việt Nam xuất phát điểm từ nông nghiêp và ngày nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực chính nên các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đói nghèo. Chính vì vậy chính phủ cũng như chính quyền địa phương cần nâng cao khả năng quản lý để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và hiệu quả. Nguyên nhân từ cộng đồng - Nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách dầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới, nguồn lực đầu tư còn hạn chế. - Sự cách biệt với xã hội: Các hộ dân sống cách xa trung tâm và đường xá đi lại khó khăn vì vậy khả năng giao lưu văn hóa khó khăn. Không có điều kiện cho con cái đi học. - Xa cách về địa lý: Phần lớn hộ nghèo tập trung ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh, rừng sâu, núi cao. Ở đó hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở rất yếu kém. Đường ô tô tới bản ở một bản còn chưa có. Còn đói với vùng cao chủ yếu là những con đường mà chỉ có ngựa thồ và người đi bộ mới đi được. Các hộ dân sống xa cách và sống dựa vào nương rẫy vì vậy khả năng tiếp cận với các loại hàng hóa dịch vụ, công nghệ thông tin dẫn đến khả năng thoát nghèo khó khăn. - Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc: Trong một địa phương thường có nhiều dân tộc sinh sống đặc biệt các huyện, các xã miền núi. Việc nhiều dân tộc sinh sống trong một địa phương thường bất đồng về ngôn ngữ, trình độ dân trí và kinh nghiệm sản xuất. Như xã Nậm Hăn là địa bàn sinh sống của 6 dân tộc an hem trong đó dân tộc dân tộc Khơ Mú, dân tộc Dao là hai dân tộc có số người được đi học ít, mức sống thấp hơn dân tộc kinh, Thái. Chính vì vậy, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các dân tộc. - Trình độ thấp, kinh nghiệm sản xuất hạn chếkhả năng áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn chưa cao dẫn đến năng suất sản xuất chưa cao, chưa đáp ứng được lương thực, thực phẩm của bản thân cũng như gia đình. Nguyên nhân về mặt nhân khẩu Đây là một hạn chế ở hầu hết các vùng nông thôn, trong khi đó tốc độ tăng tự nhiên của dân số vẫn còn mức cao làm cho nguồn lực bình quân đầu người ngày càng giảm. Do đó việc tranh chấp trong khai thác tài nguyên và hưởng thụ những thành quả mang lại là một hệ quả tất yếu. mặt khác với khả năng tự thân quá yếu kém họ không thể tạo được sức cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực thoát nghèo. Sức ép về tăng dân số làm gia tăng việc di dân tự do từ những nơi đất đai cạn kiệt tới nơi còn màu mỡ, còn khả năng canh tác dẫn tới phá rừng, hủy hoại môi trường, làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc. Cũng cần lưu ý rằng, diện tích gieo trồng 1 ha vùng núi chỉ bằng ½ ha vùng đồng bằng, năng suất chỉ bằng 1/3 vì đất kém màu mỡ, đất lấn đá và gốc cây. Vì vậy, bình quân mỗi hộ phải có từ 2 ha nương rẫy (tức là 2 – 4 hec ta đất rừng) mới đủ lương thực chi dùng. Mặt khác, tỉ lệ gia tăng dân dố cao nên trẻ em chiếm tỉ lệ lớn trong gia đình làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Số người trong độ tuổi lao động giữa các giữa các vùng khác nhau, đồng thời số lao động nam và lao động nữ cũng khác nhau. Đối với các hộ nghèo, bình quân nhân khẩu thường cao hơn từ một đến hai người, nhưng tỉ lệ trẻ em lại lớn. Đây là do trình độ dân trí thấp, nhận thức không đúng đắn về việc sinh đẻ có kế hoạch, quan niệm lệch lạc (Đẻ nhiều con để có nhiều lao động, nhiều anh em), tập quán trọng nam khinh nữ. Do đông con nên phải chăm sóc con nhiều, vất vả, ốm đau, con cái do điều kiện thiếu thốn cũng thường ốm đau bệnh tật, dẫn đến tốn tiền thuốc, thời gian lao động giảm, kết quả sản xuất thấp, cơm áo không đủ , đời sống ngày càng khó khăn hơn. 2.1.1.4 Đặc điểm của nghèo đói Nghèo đói có nhiều đặc điểm như sau: - Thiếu phương tiện sản xuất đặc biệt là đất đai. Đại bộ phận nhóm người nghèo sống ở nông thôn và chủ yếu tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Không có vốn hay ít vốn, thu nhập mà họ nhận được chủ yếu là lao động tự tạo việc làm. - Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp. Ví dụ: theo số liệu thống kê năm 2010 của tổng cục thống kê Thu nhập bình quân (1 người/ tháng) ở khu vực thành thị đạt: 2.130 nghìn đồng. Thu nhập bình quân (1 người/ tháng) ở khu vực nông thôn: 1.070 nghìn đồng. Thu nhập bình quân (1 người/ tháng) của nhóm hộ nghèo: 369 nghìn đồng. - Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao - Thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ học vấn thấp. 2.1.2 Xóa đói giảm nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo 2.1.2.1 Xóa đói giảm nghèo Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, từng bước nâng cao mức sống tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Giảm nghèo là làm một bộ phận dân cư nghèo nâng mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn (Hoàng Tuấn Anh, 2009). Ở nước ta hiện nay nghèo đói không phải là do sự bóc lột của giai cấp tư sản và địa chủ đối với lao động như trước đây mà do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại, trong nền kinh tế này đang tồn tại và đan xen nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Trình độ sản xuất cũ, lạc hậu bị tầm tích, lưu giữ trong nền kinh tế, trong khi đó trình độ sản xuất mới tiến chưa đóng vai trò chủ đạo, thay thế các trình độ sản xuất cũ và lạc hậu này. Do đó dẫn đến có sự giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư. Ở góc đô nước nghèo: Giảm nghèo ở nước ta chính là tùng bước thực hiện quá trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại. Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn giúp họ từng bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo (Hoàng Tuấn Aanh, 2009). Quá trình chuyển đổi nền kinh tế, của phương thức sản xuất có thể là một cuộc cách mạng trong kinh tế diễn ra hết sức khó khăn và lâu dài. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều”. Do đó bên cạnh quá trình chuyển đổi phải có chính sách xã hội có tính chất hỗ trợ giúp người nghèo vươn lên vượt qua cửa ải nghèo đói. Dưới gốc độ kinh tế đây cũng là hình thức phân phối lại thặng dư trong xã hội cho người nghèo và cũng là một khía cạnh của giảm nghèo. Chính sách xã hội nước ta đã thực hiện sâu rộng trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung và được tiếp tục thực hiện ngay từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới, từ nền kinh tế hế hoạch hóa tập trung sang nền kinh ...ng gia tăng (từ 8,1% lên 9,4% năm 2012); tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn cao, dân tộc thiểu số của Việt Nam chiếm chưa tới 15% dân số quốc gia nhưng lại chiếm tới gần 50% số người nghèo. Công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như nguồn lực đối với chính sách giảm nghèo còn hạn chế như: nhiều cơ chế, chính sách được ban hành chồng chéo dẫn đến việc thực hiện phân bổ, hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao, nhiều địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước mà chưa tự tực vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó một số cơ chế chính sách còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn nhưng việc sửa đổi bổ sung còn chậm; công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về giảm nghèo chưa được tổ chức thường xuyên. 2.2.3 Thành tựu thực hiện chương trình Nghị quyết 30a ở tỉnh Lai Châu Lai Châu tuy là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của nhân dân tỉnh Lai Châu mà công cuộc xóa đói giảm nghèo thực hiện quyết định. Khi mới tách tỉnh, Ban chấp hành lâm thời đã ban hành Nghị quyết số 05 về “đẩy mạnh thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2004- 2010” bằng cách giao trực tiếp cho các ngành phụ trách các xã nghèo, rồi tỉnh, huyện, tăng cường cán bộ xuống giúp đỡ xã để giúp xã, giúp bản. Xóa đói giảm nghèo ở vùng cao khác đồng bằng, nó không chỉ vấn đề kinh tế, phân cực xã hội mà lớn hơn, sâu hơn nó còn là chính sách dân tộc, muốn đồng bào thoát nghèo, trước hết phải quan tâm đến rừng. Phải có chính sách thu hút các nhà đầu tư vào phát triển tiềm năng rừng. Nhờ sự quan tâm và tâm huyết của ban lanh đạo tỉnh, sự quyết tâm tự lực của nhân dân tỉnh công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đạt được những thành tựu ấn tượng như sau: tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo đầy ấn tượng, bình quân mỗi năm giảm 7,74%. Năm 2012 hộ nghèo còn 31,8%, hộ cận nghèo 9,17% (theo tiêu chí mới), tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 còn 27,22% (theo tiêu chí mới). Ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng phát triển và đồng bộ, thị xã Lai Châu từ một thị trấn nhỏ nay đã được công nhận là đô thị loại 3 và lên thành phố năm 2014. Bên cạnh những thành tựu trên Lai Châu vẫn còn nhiều thách thức trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chính sách chồng chéo, trùng lặp về địa bàn, đối tượng. Một số chính sách không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung. Cùng với sự khác biệt về mức độ giảm nghèo giữa các nhóm dân tộc, một tỷ lệ đáng kể các hộ nghèo dân tộc thiểu số không có khả năng tiếp cận, hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo hiện nay để thoát nghèo. PHẦN III. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Nậm Hăn là một xã vùng thấp của huyện Sìn Hồ cách trung tâm huyện khoảng 120 km về phía Tây Nam, có tọa độ địa lý từ 210 58’25” đến 2102’50” độ vĩ Bắc và 103028’55” đến 103040’05” độ kinh đông. - Phía Bắc giáp xã Căn Co và xã Nậm Cuổi huyện Sìn Hồ. - Phía Nam giáp huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. - Phía Tây giáp huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. - Phía Đông giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Xã có thể giao thương với bên ngoài theo cả đường bộ và đường thủy: - Theo đường bộ: có thể đi từ TT Sìn Hồ và Tân Uyên theo tuyến đường TL133 và đường Nậm Cuổi – Nậm Hăn. - Theo đường Thủy có thể giao thương với Nậm Mạ, Nậm Tam, TX Mường Lay, Sơn La qua Hồ thủy điện Sơn La. 3.1.1.2 Địa hình Nậm Hăn là một xã miền núi có địa hình đồi núi thấp dần theo hướng Đông –Tây. Có độ cao từ từ 215m – 1.050m so với mực nước biển. Vùng có 2 dạng địa hình chính. - Địa hình thung lũng và đồi thoải: phân bố dọc theo Sông Đà, suối Nậm Chát và suối Huổi Lá. Dạng địa hình này thường nhỏ hẹp và tương đối bằng phẳng, thích hợp để canh tác lúa nước, các cây trồng ngắn ngày. - Địa hình đồi thoải, độ cao trung bình nằm phía Nam của xã có độ cao từ 350m – 700m. - Phía Bắc là địa hình đồi núi chia cắt, thích hợp để phát triển lâm nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Khí hậu – Thời tiết * Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,90C. Nhiệt độ tháng cao nhất trung bình đạt 29,30C. Nhiệt độ tháng thấp nhất trung bình đạt 19,40C. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa khô đạt 19,90C. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa mưa đạt 26,40C. * Lượng mưa Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.066mm. Số ngày mưa trong năm bình quân 144,1/ năm. Mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa đạt khoảng 82,16% tổng lượng mưa cả năm. Trong các tháng mừa khô, lượng mưa chỉ chiếm 17,84% lượng mưa cả năm. * Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí bình quân năm đạt khoảng 75% đến 88%. Độ ẩm cao nhất thường vào các tháng 6,7,8; độ ẩm thấp nhất thường từ tháng 2 đến tháng 4. * Số giờ nắng Số giờ nắng trung bình đạt 1.897,6 giờ. Nắng ở Nậm Hăn có cường độ tương đối cao, trung bình có 158,13 giờ nắng/tháng. Tháng cao nhất có trên 200 giờ nắng, tháng thấp nhất có 120 giờ nắng. * Bão lụt Cũng giống như những xã khác ở vùng Tây Bắc, Nậm Hăn không bị ảnh hưởng của bão lụt. Nhưng do địa hình dốc và độ che phủ không cao nên thường xảy ra hiện tượng lũ quét và sạt lở đất. * Hướng gió Trên địa bàn xã ảnh hưởng của hai hướng gió chính: + Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây trồng, nhất là thời kỳ sinh trưởng của mạ và lúa nước. + Gió Tây Nam xuất hiện vào các tháng 6, 7. Thời gian gió Lào xuất hiện thường gây khô hạn kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của người và gia sức, gia cầm; gây thiếu nước cho cây trồng và làm tích lũy chất sắt gây thoái hóa đất. * Sương mù Số ngày có trung sương mù trung bình cả năm là 90,9 ngày, tháng. Chạp có số ngày sương mù lớn nhất (17,5 ngày/tháng), tháng 6 và tháng 7 có số ngày sương mù ít nhất (0,2 – 0,3 ngày/tháng). Ngoài các yếu tố khí hậu trên còn xuất hiện những yếu tố khí hậu bất thường khác như là sương muối xuất hiện vào tháng 12, 1, 2 và 3; mưa đá thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4 và 5. 3.1.1.4 Thủy văn Sông Đà (lòng hồ thủy điện Sơn La) chảy dọc theo ranh giới phía Tây của xã được phân định ranh giới với tỉnh Điện Biên, các hoạt động về vận chuyển, buôn bán và trong tương lai là sản xuất bán ngập và nuôi trồng thủy sản, du lịch đều gắn với sông Hồ. Suối Huổi Pha là con suối ranh giới xã Nậm Hăn với tỉnh Sơn La, cung cấp nước tưới cho lúa 2 vụ cũng như nước sinh hoạt cho 2 bản Huổi Pha và Huổi Lá. Suối Nậm chát có lưu vực tương đối lớn trên địa bàn cung cấp nước sinh hoạt cũng như nước sản xuất cho cả bản Hay, Co Sản, Pá Hăn, Pá Pha, Chát Thái, Chát Dạo. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số con suối nhỏ như: Pá Pha, Nậm Hăn, Nậm Đo. 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai Đất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống sản xuất của người dân. Đất chưa được sử dụng còn khá nhiều, hàng năm diện tích đất chưa sử dụng giảm nhưng giảm chậm (Năm 2014 giảm 1% so với năm 2012). Việc khai thác sử dụng đất và đưa diện tích đất sử dụng cho lĩnh vực phi nông nghiệp còn là một vấn đề cần có sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp chính quyền. Hiện nay, độ che phủ rừng chiếm tỷ lệ khá cao, có tác động đến sản xuất, đời sống và cảnh quan, môi trường ở một số nơi trong xã. Rừng góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái tạo tầng che phủ cho đất, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên qua các năm: Năm 2012 tăng 1% so với năm 2010, năm 2014 tăng 10% so với năm 2012. Đối với đất phi nông nghiệp chỉ có diện tích khu dân cư nông thôn là tăng lên nhưng tăng lên không đáng kể. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, do vậy cần phải có công tác quy hoạch sử dụng đất trong thời gian tới hợp lý hơn. Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Nậm Hăn giai đoạn 2010 -2014 TT Chỉ tiêu 2010 2012 2014 So sánh Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2012/2010 2014/2012 Tổng diện tích tự nhiên 9056.35 100.0 9056.35 100.0 9.056,35 100.0 1.00 1.00 1 Đất nông nghiệp 3556.87 100.00 3421.06 100.00 3445.34 100.00 96 101 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1138.07 32.00 977.96 28.59 750.97 21.80 86 77 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1135.51 31.92 975.29 28.51 747.75 21.70 86 77 1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 0.76 0.02 51.84 1.52 110.00 3.19 6821 212 1.1.1.2 Đất trồng lúa nương 588.62 16.55 424.83 12.42 450.00 13.06 72 106 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 546.13 15.35 498.62 14.58 187.75 5.45 91 38 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.56 0.07 2.67 0.08 3.22 0.09 104 121 1.2 Đất lâm nghiệp 2418.80 68.00 2443.10 71.41 2694.37 78.20 101 110 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1424.90 40.06 1431.11 41.83 1569.22 45.55 100 110 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 993.90 27.94 1011.99 29.58 1125.15 32.66 102 111 2 Đất phi nông nghiệp 1344.08 100.00 1381.12 100.00 1381.17 100.00 103 100 2.1 Đất khu dân cư nông thôn 103.95 1.15 216.19 2.39 228.08 5.45 208 105 2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 100.00 7.44 100.00 7.24 100.00 7.24 100 100 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 923.00 68.67 923.00 66.83 923.00 66.83 100 100 2.4 Đất có mặt nước chuyên dung 210.84 15.69 210.84 15.27 210.84 15.27 100 100 2.4.1 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 22.67 1.69 22.67 1.64 22.67 1.64 100 100 2.5 Đất giao thông 82.68 6.15 82.68 6.15 82.68 5.99 100 100 2.6 Đất thủy lợi 0.80 0.06 1.00 0.07 1.00 0.07 125 100 2.7 Đất cơ sở văn hóa 0.03 0.00 0.03 0.00 0.03 0.00 100 100 2.8 Đất cơ sở y tế 0.20 0.01 0.20 0.01 0.20 0.01 100 100 2.9 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo 1.80 0.13 1.80 0.13 1.80 0.13 100 100 2.10 Đất phi nông nghiệp khác 37.50 2.79 38.90 2.82 38.95 2.82 104 100 3 Đất chưa sử dụng 4041.46 44.63 4037.98 44.59 4001.76 44.19 100 99 (Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Sìn Hồ) 3.1.2.3 Tình hình phân bố dân cư và lao động * Dân số, dân tộc Theo số liệu của UBND xã Nậm Hăn, năm 2010 toàn xã có 938 hộ với 4845 nhân khẩu. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2006 – 2010 là 1,9%. Xã Nậm Hăn là một trong những xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống: Thái 1.715 khẩu; Dao 2197 khẩu; Kháng 811 khẩu; Kinh 79 khẩu; Tày 12 khẩu; ngoài ra còn có các dân tộc khác như Khơ Mú, Mường,.Đến nay số hộ đã tăng lên 1035 hộ với 5074 nhân khẩu, tỷ lệ tăng dân số giữa các bản qua các năm khác nhau: Tỷ lệ tăng nhân khâu tăng nhiều nhất của năm 2012 so với năm 2010 là bản Co Sản (Tăng lên 7%), năm 2014 so với năm 2012 cũng là bản Co Sản (Tăng 6%). Tuy nhiên sự gia tăng nhân khẩu giữa các dân tộc khác nhau trong đó dân tộc thái tăng lên nhiều nhất với 1907 nhân khẩu. Bảng 3.2 Tình hình phân bố dân cư xã Nậm Hăn giai đoạn 2010 - 2014 TT Thôn, bản Dân tộc Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 So sánh số nhân khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 2012/2010 2014/2012 Toàn xã 938 4.845 984 4.976 1.035 5074 103 102 1 Huổi Pha 1 Thái 88 514 91 522 94 529 102 101 2 Huổi Pha 2 Thái 40 220 43 226 47 234 103 104 3 Huổi Lá Thái 104 577 101 582 103 589 101 101 4 Chát Dạo Dạo 63 339 69 343 72 349 101 102 5 Nậm Chát Thái 50 254 54 263 59 268 104 102 6 Pá Hăn Kháng 83 450 85 458 89 463 102 101 7 Đo Nọi Kháng 50 237 56 248 60 253 105 102 8 Hay Thái 57 269 59 279 62 287 104 103 9 Đô Luông Dạo 69 368 72 375 76 379 102 101 10 Pá Pha Khơ Mú 49 218 50 229 53 233 105 102 11 Can Ma Dạo 51 285 56 292 59 299 102 102 12 Co Sản Dạo 24 111 29 119 34 126 107 106 13 Nậm Hăn Dạo 30 152 32 160 37 163 105 102 14 Hua Pha Dạo 57 254 59 267 63 273 105 102 15 Nậm Kha Dạo 51 241 55 249 54 255 103 102 16 Nậm Nốt Dạo 72 356 73 264 73 374 74 142 (Nguồn: UBND xã Nậm Hăn) Dân số xã Nậm Hăn phân bố thưa thớt, tập trung chủ yếu ở ven Sông Đà và 2 con suối chính là Nậm Chát và Huổi Lá. Mật độ dân số bình quân là 53,5 người/km2 và được chia làm 16 bản. * Lao động Theo thống kê của phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội, năm 2010 số người trong độ tuổi lao động xã Nậm Hăn là 2655 người chiếm 55% dân số, trong đó: + Lao động nông nghiệp là 2265 người, chiếm 84,99% tổng số lao động. + Lao động phi nông nghiệp 400 người, chiếm 15,01% tổng số lao động. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trên địa bàn xã, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao dẫn tới năng suất lao động thấp Ngoài ra Lực lượng lao động trong xã còn khá trẻ (khoảng 75% ở lứa tuổi từ 18 đến 45), chất lượng đào tạo còn thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo có kỹ thuật còn thấp; lao động phi nông nghiệp chủ yếu là cán bộ viên chức, giáo viên, hộ sản xuất công nghiệp và hộ kinh doanh Trong thời gian tới, để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã, nhất là trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất. 3.1.2.4 Tình hình kinh tế * Sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua ngành nông nghiệp của xã có xu hướng biến đổi tích cực, năng suất sản xuất nông nghiệp tăng lên. Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của xã. Cây lương thực được tập trung phát triển, trong đó chú trọng cây lúa gồm lúa nương và lúa nước và do địa hình của xã phần lớn là đồi núi nên người dân trong xã trồng lúa nương nhiều hơn lúa nước. Ngoài ra các loại cây như ngô, khoai, sắn,cũng được người dân trồng khá nhiều; những cây trồng khác cũng được quan tâm phát triển. Cây ăn quả trên địa bàn xã chủ yếu nằm trong các vườn hộ gia đình phục vụ cho gia đình và chưa mang tính hàng hóa. Bảng 3.3 Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã qua các năm 2010 -2014 TT Năm Sản xuất Nông nghiệp 2010 2012 2014 So sánh quy mô So sánh năng suất Quy mô (ha) Năng suất (tạ/ ha) Quy mô (ha) Năng suất (tạ/ ha Quy mô (ha) Năng suất (tạ/ ha) 2012/2010 2014/2012 2012/2010 2014/2012 Tổng diện tích gieo trồng 1150.51 182.22 887.99 199.31 746,5 227.06 77 84 109 114 1 Lúa nước 0.76 37.22 37.84 39.76 110 48.75 4979 291 107 123 2 Lúa nương 588.62 9.50 424.83 10 450 12.41 72 106 105 124 3 Ngô 182.04 10.50 142.11 18.43 124 23.3 78 87 176 126 4 Sắn 364.09 80 283.21 82.12 8.5 91.4 78 3 103 111 5 Diện tích trồng hoa màu khác 15 45 56.7 49 54 51.2 378 95 109 104 (Nguồn: UBND xã Nậm Hăn) Quy mô sản xuất cũng như năng suất nông sản qua các năm có sự tăng giảm khác nhau, năm 2010 – 2014 diện tích gieo trồng giảm từ 1150.51 ha xuống 746,5 ha trong khi đó diện tích lúa nước lại tăng từ 0.76 ha lên 110 ha. Tỷ lệ tăng quy mô sản xuất có sự tăng, giảm khác nhau (Tỷ lệ tăng mô sản xuất lúa nước năm 2014 tăng 23% so với năm 2012, tỷ lệ tăng quy mô sản xuất lúa nương năm 2014 tăng 24% so với năm 2012). Sản lượng của lúa nước cũng tăng lên đáng kể, tỷ lệ tăng sản lượng lúa nước năm 2012 so với năm 2010 là 191%, năm 2014 so với năm 2012 tăng lên 23%. Như vậy sản lượng lúa nước giai đoạn 2010 – 2012 tăng lên nhiều hơn so với giai đoạn 2012 – 2014. * Chăn nuôi Chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu phát triển với quy mô hộ gia đình là chính theo phương thức chăn thả tự nhiên. Hầu chết các hộ gia đình đều chăn nuôi gia súc, gia cầm tuy nhiên những hộ chăn nuôi chưa qua đào tạo vì vậy chăn với quy mô nhỏ, phục vụ gia đình là chủ yếu. Bảng 3.4: Hiện trạng ngành chăn nuôi xã Nậm Hăn qua các năm 2010 -2014 TT Hạng mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Đàn trâu 1.565 1.620 1.521 1.345 1.252 2 Đàn bò 150 190 245 306 413 3 Đàn lợn 858 1.305 1.697 2452 3053 4 Đàn ngựa 23 20 11 07 05 5 Đàn dê 330 678 892 1.014 1.437 6 Đàn gia cầm 4500 4869 5156 5.234 5.500 (Nguồn: UBND xã Nậm Hăn) * Thủy sản Theo số liệu thống kê trên địa bàn xã năm 2009 – 2010 không có diện tích nuôi trồng thủy sản. Từ khi có lòng hồ thủy điện Sơn La ngoài việc chăn nuôi gia súc, gia cầm nhân dân các bản ven lòng hồ còn có thêm nguồn cá, tôm tự đánh bắt được để phục vụ sinh hoạt cũng như tạo nguồn thu nhập. Nhờ có lòng hồ thủy điện Sơn La mà người dân ngoài trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm còn có thêm nguồn thu nhập từ việc đánh bắt. Hầu hết các hộ gia đình sống ven lòng hồ đều tham gia đánh bắt cá và tôm. Mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập từ 500 đến 700 triệu đồng. * Lâm nghiệp Diện tích 2418,8 ha, chiếm 68% diện tích đất nông nghiệp. Toàn bộ đất lâm nghiệp là đất rừng tự nhiên phòng hộ và đất rừng tự nhiên sản xuất. * Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ Các ngành công nghiệp và TTCN trên địa bàn xã chưa phát triển. Tất cả các mặt hàng thiết yếu đều được đưa từ bên ngoài vào qua đường thủy và đường bộ. Từ khi có lòng hồ thủy điện Sơn La việc vận chuyên hàng hóa trở nên thuận lợi hơn và chi phí vận chuyển cũng rẻ hơn. 3.1.2.4 Văn hóa – xã hội * Văn hóa Tuy là xã xa nhất của huyện Sìn Hồ nhưng xa Nậm Hăn là một trong những xã thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thông qua các hoạt động tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng. Các cán bộ cũng như chính quyền địa phương triển khai thông qua văn bản, hoạt động tuyên truyền đến từng bản, từng cơ sở trên địa phương. Công tác thông tin cổ động, văn hóa, văn nghệ được nâng lên về chất lượng phục vụ chính trị của địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Duy trì và phát triển các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe trong nhân dân. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” từng bước đi vào chiều sâu, tác động tích cực đến đời sống chính trị xã hội của nhân dân trên địa bàn. Người dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa như là lao đông, dọn đường thôn, bản; không thả gia súc, gia cầm,để giữ gìn vệ sinh thôn bản. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vào các ngày lễ đều được tổ chức. Người dân tham gia tích cực và đầy đủ đặc biệt là những bản văn hóa, chẳng hạn như là tết cả bản tổ chức lễ hội ném còn. Ngày mừng 8/3 tổ chức lễ hội hái hoa. Ngày 26/3 cả xã tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các bản, tổ chức đá bong, Người dân các bản tham gia nhiệt tình và đạt giải cao, về văn nghệ có nhiều tiết mục đặc sắc. Năm 2010, từ 04/16 bản được công nhận là bản văn hóa; 386 hộ công nhận là gia đình văn hóa, đến nay đã có 05/16 bản được công nhận là bản văn hóa, tăng lên 01 hộ; số hộ được công nhận là gia đinh văn hóa tăng lên 504 hộ. Các phong trào nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đều được nhân dân đồng tình ủng hộ như hoạt động quyên góp ủng hộ người dân vùng ảnh của bão, lũ lụt, * Giáo dục Công tác giáo dục và đào tạo được thực hiện tốt, tập trung nâng cao chất lượng học tập đi đôi với giáo dục đạo đức cho học sinh, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học và THCS hàng năm đều đạt, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi hàng năm đều tăng. Tỷ lệ huy động trẻ vào mẫu giáo hàng năm đạt trên 97%. Quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, giữ vững đạt chuẩn phổ cập bậc THCS, tiểu học và Mầm non. Bảng 3.5: Công tác giáo dục trên địa bàn xã Nậm Hăn qua các năm 2010 – 2014 TT Trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh Giáo viên Hóc sinh 1 THCS 20 169 21 200 23 230 26 260 30 300 2 TH số 1 26 296 26 298 26 300 26 310 26 314 3 TH số 2 30 360 30 365 30 365 30 370 30 372 4 Nầm non 20 343 20 350 20 375 21 400 21 430 (Nguồn: UBND xã Nậm Hăn) * Y tế Hoạt động y tế cơ bản đã đạt các chỉ tiêu, kế hoạch của Nghị quyết Đảng bộ xã và của ngành y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, đảm bảo đủ thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh. Trong giai đoan 2010 – 2015 đã khám chữa cho 43.341 lượt người. Năm 2010 xã có 04 y sỹ, 02 điều dưỡng, 01 hộ sinh. Đến nay trạm y tế xã đã có 06 cán bộ y sỹ, 16/16 bản có y tá bản. Đội ngũ y sỹ được quan tâm đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, y đức. Duy trì giữ vững đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Số trẻ em được tiêm đủ 07 loại vác xin lá 9214 người đạt 98% kế hoạch. Điều trị cho nội trú cho các bệnh nhân gần và xa trung tâm xã. Việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, hàng tháng đã kiểm tra các quán bán buôn, bán lẻ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trong 5 năm qua trên địa bàn xã không có trường hợp nào vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chương trình phòng chóng trẻ em suy dinh dưỡng, HIV/AIDS được quan tâm và triển khai thực hiện đặc biện là các hoạt động tuyên truyền. Cấp phát thuốc kịp thời cho người người dân. Hầu hết người dân trong xã đều tham gia bảo hiểm y tế. Về công tác kế hoạch hóa gia đình đã được chỉ đạo chặt chẽ, triển khai tốt các chương trình truyền thông dân số, tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật dân số, quan tâm đến chất lượng dân số, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, ổn định để xây dựng cuộc sống ấm no gia đình hạnh phúc . * An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc; thường xuyên kiện toàn, củng cố lục lượng công an xã, bản đảm bảo nắm chắc tình hình, kịp thời đấu tranh ngăn chặn các hoạt động của các loại tội phậm nhất là tội phạm ma túy. Năm 2010 toàn xã có 32 đối tượng, đến nay còn 8 đối tượng, giảm 28 đối tượng. Nguyên nhân giảm là do một số chết, còn một số cai tại cộng đồng. Tăng cường công tác tạm trú, tạm vắng trên địa bàn. Tập trung vào các đối tượng là công nhân các doanh nghiệp xây dựng các công trình trên địa bàn. Tổ chức triển khai ký cam kết đảm bảo an ninh trật tự với các đơn vị doanh nghiệp đến xây dựng công trình tại địa bàn. Công tác dân tộc, tôn giáo: Được quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai tốt . Các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ học sinh nghèo đều phát huy hiệu quả. * Hệ thống thủy lợi Xã Nậm Hăn có 8 công trình thủy lợi, với tổng năng lực thiết kế khoảng 64 ha lúa vụ xuân, 187 ha lúa vụ mùa. Tuy nhiên diện tích tưới thực tế là 13,7 ha, một số đập đầu mối đang xây dựng dựng và hệ thống kênh mương chưa đáp ứng nhu cầu để đưa vào sử dụng do vậy diện tích lúa nước của xã rất ít. Diện tích tưới chỉ mới đáp ứng khoảng 5,3% nhu cầu tưới; Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa là 56,8%. Một số công trình thủy lợi: + Công trình đầu mối kiên cố: 4 + Công trình tạm: 4 + Chiều dài kênh: 24,55 km trong đó 9,8 km kênh đất, 14,75 kênh xây. Một số công trình có diện tích tưới tương đối lớn + Thủy lợi Huổi Pha với chiều dài tuyến kênh 15 km tưới 75 ha + Thủy lợi Huổi Lá 1,5 km tưới 2 ha + Thủy lợi Nậm Chát đang xây dựng dự kiến tưới khoảng 56 ha với chiều dài 6,75 km * Hệ thống lưới điện Công tác TĐC công trình thủy điện Sơn La đã đầu tư đồng bộ điện hệ thống điện cho 6 bản phải di chuyển khỏi lòng hồ. Đến nay các bản gần trung tâm xã đã có điện sử dụng. * Nước sinh hoạt Công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân đã được đầu tư, một số công trình cấp nước như: Công trình cấp nước sạch cho bản Pá Pha, bản Nậm Hăn, bản Nậm Chát, * Hệ thống giao thông Sau khi có công trình thủy điện Sơn La hệ thống giao thông trên địa bàn xã Nậm Hăn được cải thiện một cách đáng kể. Ô tô đã vào được trung tâm xã và một số bản tái định cư. Tuyến liên xã Nậm Cuổi – Nậm Hăn có chiều dài 26 km đường đất vì vậy rất khó khăn cho đi lại vào mùa mưa. Hiện tại tuyến đường này đang rải nhựa được một số đoạn. Dự kiến hoàn thành trong năm 2015. Tuyến Nậm Ngá – Nậm Hăn dài 16 km đang thi công Tuyến liên bản từ trung tâm xã đi qua bản Chát Thái, Huổi La, Huổi Pha 1 và Huổi Pha 2 đã được đầu tư đường loại A nông thôn nhưng hiện nay nhiều đoạn sạt lở, xuống cấp không được sửa sang rất khó khăn cho việc đi lại nhất là vào mùa mưa. Năm 2014 một số bản như Pá Hăn 1, Pá Hăn 2 đường đi vào trong bản đã được rải Xi Măng. Các bản còn lại chỉ là đường dân sinh. Bảng 3.6: Hiện trạng hệ thống giao thông xã Nậm Hăn TT Các tuyến giao thông Rộng nền (m) Mặt (kết cấu) 1 Huổi Pha 1 – Huổi Pha 2 6,0 Nhựa 2 Huổi La – Huổi Pha 6,0 Nhựa 3 Huổi Lá – Chát Thái 6,0 Nhựa 4 Chát Dạo – Chát Thái 6,0 Nhựa 5 Pá Hăn – Chát Thái 6,0 Nhựa 6 Nậm Hăn – Pá Hăn 6,0 Nhựa 7 Nậm Hăn - Co Sản 2,5 Đất 8 Hua Kha – Trực xa 2,5 Đất 9 Nậm Kha – Nậm Lốt 2,5 Đất 10 Nậm Kha – Trực xã 2,5 Đất 11 Đô Lương – Trực xã 2,5 Đất 12 Đo Nọi – Trực xã 2,5 Đất 13 Can Ma – Bản Hay 2,5 Đất 14 Trực xã – Bản Hay 2,5 Đất (Nguồn: UBND xã Nậm Hăn) Trong tương lai các tuyến đường vào trong các bản sẽ được rải xi măng hết, các tuyến đường từ trực xã đến các bản sẽ được rải nhựa. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu Xã Nậm hăn cách trung tâm huyện 120 km là xã xa nhất huyện Sìn Hồ và có 16 bản, xã nằm trong các xã được hưởng chương trình hỗ trợ theo nghị quyết 30a của chính phủ Đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/NQ – CP tại xã xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” là đề tài đầu tiên nghiên cứu về kết quả thực hiện Nghị quyết 30a tại xã vì vậy đây là nghiên cứu cần thiết và khả thi. 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin Thông tin thứ cấp - Thu thập thông tin qua sách giáo trình, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, tài liệu đã công bố trên các trang thông tin mạng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. - Thu thập thông tin qua các văn bản (báo cáo, tờ trình, đề án) của UBND tỉnh Lai Châu, UBND huyện Sìn Hồ và UBND xã Nậm Hăn để làm số liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Thông tin sơ cấp - Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát các công trình xây dựng theo nguồn vốn 30a tại địa bàn xã như là hỗ trợ nhà ở cho người dân về lập mái nhà, tường, nền nhà đồng thời ghi và chụp để làm báo cáo đánh giá kết quả. Khảo sát nhà dân để đánh giá trực quan về giống cây trồng, vật nuôi, nhà ở được hỗ trợ theo nguồn vốn của nghị quyết 30a - Phương pháp điều tra: Xây dựng bảng hỏi, điều tra 55 hộ về nhu cầu, nguyện vọng và sự hài lòng của người dân về các chính sách được hỗ trợ theo nguồn vốn của Nghị quyết 30a. Điều tra mức độ tham gia của người dân vào quá trình thực hiện chính sách. - Phương pháp phỏng vấn: Phóng vấn 5 các cán bộ có trách nhiệm về tổ chức, quản lý và giám sát quá trình thực hiện, phỏng vấn về kết quả đạt được và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích thống kê mô tả Thống kê mô tả: sử dụng để nghiên cứu tổng hợp, biểu diễn các số liệu thu thập được qua đồ thị, bảng biểu sau đó tính toán các tham số đặc trưng như trung bình, tỷ lệ,để mô tả hiện trạng tình hình triển khai nghị quyết từ việc phân bổ vốn trung ương, thành lập ban chỉ đạo điều hành như thế nào đến lập kế hoạch, các biện pháp triểm tra, giám sát chương trình, cuối cùng là kết quả đạt được từ việc hỗ trợ theo nghị quyết và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng năng lực cộng đồng; cải thiện đời sống của nhân dân. Phương pháp so sánh - So sánh tình hình sử dụng vốn, tình hình triển khai thực hiện so với kế hoạch đề ra nhằm đánh giá hiệu quả chương trình và xem xét những khó khăn, hạn chế còn mắc phải để có hướng giải quyết và khắc phục. c. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Xử lý số liệu đã thu được qua phần mềm hỗ trợ excel Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Đánh giá sự hiểu biết và sự tham gia của cộng đồng: - Đánh giá sự mức độ hiểu biết của người dân về các chính sách theo nghị quyết 30a. - Đánh giá sự tham gia của người dân khi triển khai cũng như thực hiện chính sách. - Đánh giá sự tham gia của cán bộ trong quá trình triển khai chính sách, tổ chức, quản lý và giám sát quá trình thực hiện chính sách. - Năng lực của cán bộ. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình phổ biến chính sách - Số cuộc họp được tổ chức: cuộc họp do xã tổ chức, cuộc họp do bản tổ chức. - Số hoạt động phổ biến chính sách: bản tin, tuyên truyền, áp phíc, phát thanh, - Số hoạt động hỗ trợ: Phạm vi triển khai, nội dung chủ yếu của chương trình, - Số đối tượng được thụ hưởng chính sách: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phân bổ và sử dụng vốn: - Tổng số vốn của chương trình: số vốn của chính phủ, vốn dân góp, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn khác. - Số vốn hỗ trợ theo từng chính sách của nghị quyết 30a: số vốn hỗ trợ cho chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách phát triển rừng, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ, ưu đãi hoạt động khuyến nông, lâm, ngư. Nhóm chỉ tiêu phán ánh kết quả thực hiện nghị quyết 30a: - Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. + số hộ được hỗ trợ giống cây trồng hàng năm. + Số hộ được hỗ trợ một lần mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng. + Số hộ được hỗ trợ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiêm phòng gia súc. + Số hộ được hỗ trợ tiền làm chuồng trại; hỗ trợ tiền khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang. - Chính sách phát triển rừng: + Số hộ nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất để trồng rừng và hỗ trợ gạo để chăm sóc bảo vệ rừng. + Số diện tích được khoán chăm sóc và bảo vệ rừng. + Số giống cây được hỗ trợ. + Số gạo được hỗ trợ. + Số phân bón được hỗ trợ. + Số tiền được hỗ trợ hàng tháng. + số diện tích tự trồng của mỗi hộ Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng: + Các loại công trình được đầu tư xây dựng + Số đường liên thôn, bản được xây dựng Đánh giá kết quả Chính sách mang lại: - Đánh giá của cán bộ thực hiện Chính sách: mức độ hài lòng hay không hài lòng của cán bộ về các chính sách. - Đánh giá của đối tượng hưởng lợi và đối tượng không được hưởng lợi : đánh giá về mức ...Hỗ trợ của chính quyền Do vậy, việc thiếu hụt sự nỗ lực của người dân thì sự hỗ trợ của chính quyền của cán bộ không phát huy được hiệu quả, hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo sẽ chậm trễ và tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm (năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo 53,5% đến năm 2014 giảm xuống 40,67 %). Kinh phí hỗ trợ Mức vốn hỗ trợ của Trung ương bố trí hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân, vẫn cần phải huy động thêm sự đóng góp của người dân vào chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ sản xuất. Do công tác phân bổ vốn thiếu tính đồng đều, nguồn kinh phí hỗ trợ cho sản xuất còn thấp, cho nên số lượng cây trồng – vật nuôi hỗ trợ không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo một lần để mua con giống, cây trồng, trồng cỏ, chính sách về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, chính sách phát triển rừng, chính sách cho hộ nghèo vay vốn từ Ngân hàng chính sách còn hạn chế và chưa kịp thời, kinh phí hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi còn thấp, nhất là đối với những hộ nghèo được hỗ trợ những không có đủ nguồn lực để thực hiện. Các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cũng chưa phát huy được tác dụng do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu giải quyết vấn đề tự cung tự cấp thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ hàng năm chậm, trong khi chờ phê duyệt các chương trình thì giá cả giống cây trồng vật nuôi, nguyên – vật liệu biến động đáng kể làm xê dịch nguồn vốn hỗ trợ, ảnh hưởng đến tiến độ và nguồn lực của chương trình. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nên nhiều nội dung hỗ trợ không đúng thời điểm gây ảnh hưởng đến hiệu quả. Khoảng 23,64% không hài lòng về thời điểm hỗ trợ cũng như các nội dung hỗ trợ của nghị quyết 30a. Khi triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vẫn còn một số chưa đúng đối tượng được hỗ trợ đầu tư Thời tiết phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (dịch bệnh nhiều, mùa đông lạnh khiến nhiều trâu bò chết,..) lớn trong khi vốn bố trí định mức lại thấp. Thủ tục được vay ưu đãi đối với các hộ nghèo còn phức tạp 4.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn Để tạo đươc bước tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Nậm Hăn, đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải có những giải pháp đúng đắn nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế đã gặp trong quá trình triển khai và thực hiện Nghị quyết. 4.3.1 Cụ thể hóa văn bản chính sách Do Nậm Hăn là xã xa nhất, địa bàn phức tập vì vậy việc ban hành các chính sách hướng dẫn của Bộ, ngành về thực hiện Nghị quyết 30a cần phải rõ rang và ban hành kịp thời để chính quyền xã cũng như người dân kịp nắm bắt và thực thi có hiệu quả các chính sách. Cụ thể hóa và đồng bộ các chính sách để cán bộ, người dân hiểu đúng và làm đúng các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 30a. Cần tăng thêm mức kinh phí hỗ trợ cho các hộ được khoán, chăm sóc và bảo vệ rừng. Chính sách hỗ trợ lao động học nghề và kinh phí hỗ trợ cán bộ khuyến nông thôn bản. 4.3.2 Hoàn thiện công tác lựa chọn đối tượng hưởng lợi Nghị quyết 30a có nhiều hỗ trợ, định mức hỗ trợ cũng khác nhau do vậy việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng cần có sự bình xét và lựa chọn đúng đối tượng để tạo sự công bằng an sinh xã hội, giúp cho chính sách hỗ trợ giảm nghèo phát huy hiệu quả và hạn chế những hao phí do việc lựa chọn sai đối tượng hỗ trợ của chương trình. Hơn nữa công tác bình xét và rà soát hộ nghèo phải công bằng, minh bạch với các đối tượng, đảm bảo đối tượng được hưởng đúng quyền lợi của mình. Cần tăng cường công tác triển khai, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các chính sách. Trong các hộ nhận khoán, chăm sóc và bảo vệ rừng cần lựa chọn các hộ nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tăng thêm số gạo được hỗ trợ hàng năm, tránh việc hỗ trợ đồng đều. Hộ nghèo cần gạo để lo bữa cơm hàng ngày thì không có trong khi hộ có điều kiện nhận được gạo lại mang đi bán hoặc để làm cám cho vật nuôi ăn,. Ngoài ra cũng cần tăng thêm mức hỗ trở đối với các hộ có nhu cầu chuyển đổi cây trồng, xây dựng mô hình sản xuất mới để khuyến khích bà con xây dựng các mô hình sản xuất có năng suất cao và tăng thêm thu nhập cho các hộ. Các cán bộ có nhiệm vụ tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ, tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo cần cập nhận thông tin chính xác, kịp thời để các hộ hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng. Tăng cường năng lực của cộng đồng Về phía người dân Cần đẩy mạnh và mở các lớp học nghề cho các hộ nông dân tại xã với các nội dung, lý thuyết gắn với thực tế, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân để nâng cao trình độ, kinh nghiệm sản xuất của người dân từ đó tự bản thân nỗ lực sản xuất, làm kinh tế để thoát nghèo và nâng cao sự hiểu biết để người dân nâng cao ý thức của chính bản thân trong quá trình tham gia thực thi chính sách một cách hiệu quả. Không những tham gia thực hiện mà còn tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết với cán bộ chính sách. Ngoài ra đối với các công trình được hỗ trợ cần huy đông sự tham gia của người dân vào khâu thiết kế để công trình đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Về phía chính quyền địa phương Tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã, bằng việc mở thêm các lớp đào tạo nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn, đồng thời tạo sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề và trung tâm lao động, đảm bảo cho lao động sau khi ra nghề có việc làm ổn định. Thường xuyên đào tạo, tập huấn kĩ năng làm việc, cử cán bộ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về kĩ năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động về nội dung của chính sách, đa dạng hóa hình thức triển khai, phổ biến giúp người dân hiểu được lợi ích và vai trò của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Cần phải phát huy được vai trò của người dân trong việc thực hiện Nghị quyết, khuyến khích người dân tự đưa ra cách giải quyết cho vấn đề của mình để nâng cao năng lực của cộng đồng. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ phát triển các dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ thành lập các nhóm tín dụng, nhóm sở thích Hướng dẫn người nghèo sản xuất, quản lý chi tiêu trong gia đìnhkết hợp với hộ trợ giống mới, trang bị kiến thức, áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thôn bản nhằn giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động cho hộ nghèo.Tập huấn kiến thức sản xuất các loại cây trồng, con nuôi cho trên người nghèo bằng nhiều hình thức như đi tham quan mô hình tiên tiến, hội nghị hội thảo đầu bờ, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đối với một số chính sách hiệu quả hỗ trợ chưa cao thì cần phải tập trung đầu tư thêm nguồn lực, bố trí thêm kinh phí hỗ trợ sản xuất, xây dựng thêm các mô hình thí điểm ở nơi tập trung đông dân cư để tiện cho việc quan sát của người dân. Đồng thời, việc xây dựng kế hoạch phải bổ sung các ý kiến đóng góp của người dân để sát với thực tế đảm bảo dễ làm, dễ triển khai. Tập trung đầu tư xây dựng những công trình cơ bản trước, cần thiết với nhu cầu sử dụng của người dân: công trình đường giao thông, điện, nước sinh hoạt. Hoàn thiện công tác huy động, phân bổ kinh phí thực hiện chương trình Nghị quyết 30a tại xã Nậm Hăn Cân đối, phân bổ nguồn vốn phù hợp, đối với xã nào còn quá khó khăn thì tăng thêm mức hỗ trợ. Đặc biệt tăng thêm mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nguồn vốn của chương trình, đúng đối tượng. Tập trung hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có năng suất theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp tực hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao nhằm khai thác thế mạnh của địa phương đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Ưu tiên vốn cho phát triển sản xuất, có chương trình vay ưu đãi cho các hộ nghèo để đảm bảo các hộ nghèo thực sự được hưởng lợi và đơn giản thủ tục vay vốn cho các hộ nghèo. Việc hỗ trợ máy móc phục vụ cho bà con cày, thu lúa cần phải đầu tư đúng nhu cầu, đúng đối tượng tránh việc lãng phí nguồn ngân sách được hỗ trợ. Nguồn vốn hỗ trợ cần hỗ trợ kịp thời, đúng thời điểm để thực hiện đúng tiến độ của chương trình. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Xã Nậm Hăn là một xã miền núi, đặc biệt khó khăn của huyện Sìn hồ, tỉnh Lai Châu, có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, có nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, đời sống vật chất cũng như tinh thần còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi có chương trình 30a đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã. Dần làm thay đổi diện mạo nông thôn, từng bước nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của người dân. Sự thay đổi ấy không chỉ nhờ vào các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà còn nhờ vào sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của các thành viên trong cộng đồng. Qua thời gian nghiên cứu và đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/NQ–CP (giai đoạn 2009 – 2014) trên địa bàn xã Nậm Hăn tôi nhận thấy chính sách đã từng bước đi vào đời sống dân cư và đạt được nhiều thành quả nhất định: Các công trình phát huy hiệu quả sử dụng, tăng diện tích khai hoang, nâng cao năng suất lao động, năng suất sản xuất. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng nội dung, tinh thần của Nghị quyết: Về việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi, phân phát nguồn vốn hỗ trợ sau khi xét nhu cầu đăng kí, hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng và đã đưa vào sử dụng. Thực hiện tốt chính sách tăng cường cán bộ, chính sách hỗ trợ cán bộ khuyến nông xã, bản. Đó là những mặt có thể thấy được qua việc thực hiện Nghị quyết tại địa phương. Bên cạnh đó, còn những điểm yếu tồn tại trong quá trình thực hiện, như: Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách thời gian phê duyệt, cấp kinh phí còn chậm. Một số chính sách còn chưa được triển khai thực hiện tại địa phương: Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách xuất khẩu lao động. Năng lực quản lý của cán bộ còn yếu, thiếu cán bộ có năng lực và kinh nghiệm thực tế, người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Mức hỗ trợ của các chương trình còn thấp, dàn trải, chỉ hỗ trợ một lần giống, phân bón cho nên hiệu quả hỗ trợ của chương trình không cao. Mặt khác tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Giải pháp chúng tôi đưa ra trong nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, tận dụng tốt thế mạnh của địa phương, phát huy được vai trò và năng lực của cộng đồng. Đồng thời, mở rộng quy mô, đa dạng hóa hình thức sản xuất, tạo điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với những hộ sản xuất – kinh doanh giỏi. Phân bổ nhu cầu sử dụng vốn, hợp lý, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầy đủ, hiệu quả. Và phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ những thành quả đạt được của địa phương. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Về cơ chế, chính sách Chuyển dần các chính sách hỗ mang tính trợ cấp cho người dân nghèo, tăng các chính sách khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo, cần có chính sách hỗ trợ đối với các hộ cận nghèo, nghiên cứu việc kéo dài thời gian thụ hưởng chính sách đối với hộ mới thoát nghèo để đảm bảo giảm nghèo bền vững. Cần bổ sung thêm một số chính sách đặc thù đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, nhóm dân tộc ít người để ổn định đời sống như chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không có khả năng tạo sinh kế, thoát nghèo; đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tư liệu sản xuất, vay vốn và tiếp cận thì trường. Có chính sách cho hộ mới thoát nghèo như: Chính sách khám chữa bệnh, chính sách hỗ trợ trong giáo dục – đào tạo, chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi Cần tăng thêm mức hỗ trợ cho một số chính sách: Nâng mức hỗ trợ khoán, chăm sóc bảo vệ rừng từ 200.000 đồng/ha lên mức 500.000 đồng/ha, nâng mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 5 triệu đồng/ha lên 10 triệu đồng/ha. Đối với các hộ chăm sóc vảo vệ rừng tại xã Nậm Hăn cần phải lựa chọn các hộ để hỗ trợ, tránh việc hỗ trợ đồng đều (mỗi hộ 100.000 đồng/1 năm). Nâng mức hỗ trợ cho lao động tham gia đào tạo nghề nông thôn để khuyến khích các lao động học tập, trao đổi kinh nghiệm. Tăng định mức và thời gian hỗ trợ một lần về giống, phân bón để chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp người nghèo kịp chuyển đổi nhận thực và bảo toàn vốn cho những năm tiếp theo, ưu tiên đối với giống cấy trồng vật nuôi có thị trường tiêu thụ, có giá trị cao phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. 5.2.2 Về bố trí nguồn lực Để đảm bảo đủ nguồn lực cho chương trình giảm nghèo cần phải áp dụng cơ chế huy động đa nguồn, bao gồm: Ngân sách Trung Ương, ngân sách địa phương, huy động thêm các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và người dân để thực hiện có hiệu quả, bền vững mục tiêu giảm nghèo đã đề ra. Tập trung và ưu tiên bố trí, phối hợp và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn để đầu tư các công trình thiết yếu và đời sống dân sinh, các nguồn lực đầu tư nên tập trung, tránh dàn trải, nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả không cao. 5.2.3 Về tổ chức chỉ đạo thực hiện Tập trung chỉ đạo thực hiện kịp thời, đúng đối tượng các chính sách giảm nghèo, ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ sản xuất, kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng có tác động đến nhiều đối tượng hưởng lợi, đầu tư dứt điểm, không kéo dài và dàn trải, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, phù hợp với người dân trên địa bàn. Đề nghị các ban ngành hướng dẫn kịp thời các văn bản của Chính phủ, cũng như tổ chức các hội nghị cụ thể đối với các địa phương, để việc triển khai được kịp thời, thống nhất cách hiểu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Đảng bộ xã khóa XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã khóa XVII nhiệm kỳ 2015 – 2020. 2. Báo cáo công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ quý II của đội viên Dự án 600 phó chủ tịch xã Nậm Hăn. 3. Báo cáo công tác quý I năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ quý II của đội viên Dự án 600 phó chủ tịch xã Nậm Hăn. 4. Báo cáo kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của UBND xã Nậm Hăn giai đoạn 2010 – 2014. Chi tiêu xã Nậm Hăn giai đoạn 2010 – 2015 5. Hồ Xuân Khanh, 2014. Nghèo đa chiều và cách tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam, Tin tức sự kiện của sở Lao đông thương binh và xã hội tỉnh Quảng Nam. Nguồn Truy cập ngày 31/08/2014 6. Hoàng Tuấn Anh, 2009. Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Quỳ Trâu, tỉnh Nghệ An 2006 – 2010. Nguồn Truy cập ngày 31/07/2014. 7. La Hoàn, 2013. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Nguồn Truy cập ngày 14/08/2013 8. Lê Sơn (2013). Lai Châu phải quan tâm xóa đói giảm nghèo bền vững, Truy cập ngày 22/07/2013 9. Lê Xuân Tư, 2014. Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa. Nguồn Truy cập ngày 25/07/2014. 10. Lô Thị Kim Cúc (2014), Đánh giá kết quả triển khai chương trình 135 giai đoạn II tại xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Khóa luận tốt nghiệp, học viện Nông nghiệp Việt Nam. 11. Minh Nhật (2013. Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số: thực trạng và giải pháp, bài viết về Việt Nam trên đường đời đổi mới của tạp chí Cộng Sản. Nguồn Truy cập ngày 27/11/2013. 13. Nghiêm Đẳng, 2011; sơ kết 3 năm triển khai thực hiện nghị quyết 30a/CP giữa chính phủ với các tỉnh, thành phố, Nguồn 14. Ngô Quyết Thắng (2011), Giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 15. Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), Bước ngoặtt mới trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, tạp chí Cộng sản. Nguồn Truy cập ngày 14/04/2011. 16. Nguyễn Thị Lan, 2014. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP tại địa bàn xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, giai đoạn 2009-2013. Nguồn Truy cập ngày 18/10/2014. 17. Nguyễn Thị Mai Phương, 2014. Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguồn Truy cập ngày 30/07/2014. 18. Nguyễn trần Tâm ( 2013). WB ấn tượng thành tựu giảm nghèo của Việt Nam. Nguồn Truy cập ngày 24/01/2013. 19. Phạm Vân Đình, Dương Văn Hiểu, Nguyễn Phượng Lê, 2003. Giáo trình Chính sách nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp I Hà Nội. 20. Thái Văn Hoạt, 2007. Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Học viện Chính Trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nguồn Truy cập ngày 04/04/201 21. Thu Hằng, 2014. Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu: “Phấn đấu thay đổi cơ bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc”. Nguồn Truy cập ngày 10/06/2014. 22. Tổng hợp các mô hình sản xuất năm 2007 – 2013 của phòng Nông nghiệp huyện Sìn Hồ. Số phiếu.Bản. Ngày điều tra PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho hộ, người dân) Thưa ông bà, cháu đang làm đề tài thực tập tại địa phương mình về: “ Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30a 2008NQ-CP tại địa bàn xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2009- 2014” ông bà vui lòng cho cháu biết về các thông tin liên quan đến chương trình 30a bằng cách điền dấu X vào các ô vuông và viết những thông tin mà ông bà biết vào các dòng kẻ dưới đây: THÔNG TIN CHỦ HỘ: Họ và tên người được điều tra Giới tính: Nam □ Nữ □ Tuổi .. Dân tộc:. Thái □ Dao □ Khơ mú □ Kinh □ Tày □ Mường □ Mông □ Nhân khẩu:.. Loại hộ: Hộ nghèo □ hộ cận nghèo □ Hộ thoát nghèo □ Trình độ văn hóa Không biết chữ □ Tiểu học □ THCS □ THPT □ 8. Trình độ chuyên môn Sơ cấp □ Trung cấp □ Cao Đảng □ Đại học □ Ông bà có nghề phụ gi?(thợ xây, buôn bán, làm thuê,) CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT Đánh giá sự hiểu biết của người dân về chính sách Ông bà có biết chính sách hỗ trợ sản xuất thuộc nghị quyết 30a 2008NQ-CP không? Có □ không □ Nếu có, ông bà biết bằng cách nào? Qua ti vi □ Qua radio □ Qua phát thanh □ Qua họp bản □ Qua tờ rơi □ Qua tuyên truyền □ khác □ Sự tham gia của người dân vào quá trình thực hiện chính sách Ông bà tham gia quá trình thực thi chính sách thông qua hình thức nào? Họp bản □ Phỏng vấn □ khác □ Trong quá trình tham gia thực thi chính sách ông bà đã đóng góp những gì? Tiền □ Công lao động □ Vật liệu □ Ông bà có được tham gia bàn về chọn giống (giống cây trồng, giống vật nuôi) không? Có □ Không □ Ông bà có được tham gia xác định các loại giống không? Có □ Không □ Trong quá trình tham gia thực thi chính sách ông bà có được tham gia bàn về cách thức lựa chọn đối tượng thủ hưởng chính sách không? Có □ Không □ Kết quả thụ hưởng Số lượng hỗ trợ ông bà nhận được năm 2014? TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng 1 Giống lúa Kg 2 Giống ngô Kg 3 Giống lạc Kg 4 Giống trâu Con 5 Giống bò Con 6 Giống dê Con 7 Giống thuỷ sản Kg 8 Phân bón Kg 9 Tiền mua máy Nghìn đồng 10 Tiên hỗ trợ làm chuồng trại Ngìn đồng 11 Tiền hỗ trợ khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang Nghìn đồng 12 Tiền hỗ trợ mua vắc xin đối với gia súc, gia cầm Nghìn đồng Đánh giá kết quả thực hiện chính sách 30a Ông bà có hài lòng về chính sách hỗ trợ sản xuất theo nghị quyết 30a không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ Ông bà có hài lòng về thời điểm hỗ trợ giống cây trồng (giống lúa, ngô, lạc,..) không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ Ông bà có hài lòng về thời điểm hỗ trợ giống vật nuôi không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ Ông bà có hài lòng về thời điểm hỗ trợ phân bón không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ Ông bà có hài lòng về thời điểm hỗ trợ tiền mua máy, tiền làm chuồng trại không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ Cái ông bà cần có được hỗ trợ theo mong muốn hay nguyện vọng không? Có □ Không □ Có cái gì được hỗ trợ mà ông bà không cần không? Ông bà đánh giá thế nào về cách lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ? Phù hợ □ Bình thường □ Không phù hợp □ Nếu không phù hợp, ở điểm nào? Ông bà đánh giá thế nào về cách phổ biến chính sách tại địa phương mình? Phù hợp □ Bình thường □ Không phù hợp □ Kết quả sản xuất thay đổi thế nào? TT Chỉ tiêu ĐV 2009 2014 1 Sản lượng lúa Bao 2 Sản lượng ngô Bao 3 Sản lượng lạc Bao 4 Số con trâu Con 5 Số con bò Con 6 Số con dê Con 7 Số con lợn Con 8 Số con gà Con 9 Số con vịt Con Diện tích từng loại cây của gia đình ông bà? TT Chỉ tiêu Tăng Không đổi Giảm 1 Lúa 2 Ngô 3 Lạc Thu nhập của ông bà từ? TT Chỉ tiêu Tăng Không đổi Giảm 1 Hoạt động nông nghiệp 2 Hoạt động phi nông nghiệp Ông bà có hài lòng về những thay đổi do chính sách hỗ trợ sản xuất mang lại không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG Đánh giá sự hiểu biết của người dân về chính sách Ông bà có biết chính sách phát triển rừng thuộc nghị quyết 30a 2008NQ-CP không? Có □ không □ Nếu có, ông bà biết bằng cách nào? Qua ti vi □ Qua radio □ Qua phát thanh □ Qua họp bản □ Qua tờ rơi □ Qua tuyên truyền □ khác □ Sự tham gia của người dân vào quá trình thực hiện chính sách Ông bà tham gia quá trình thực thi chính sách thông qua hình thức nào? Họp bản □ Phỏng vấn □ khác □ Trong quá trình tham gia thực thi chính sách ông bà đã đóng góp những gì? Tiền □ Công lao động □ Vật liệu □ Đất □ Ông bà có được tham gia bàn về chọn giống cây không? Có □ Không □ Ông bà có được tham gia xác định các loại giống cây không? Có □ Không □ Trong quá trình tham gia thực thi chính sách ông bà có được tham gia bàn về cách thức lựa chọn đối tượng thủ hưởng chính sách không? Có □ Không □ Kết quả thụ hưởng Loại rừng ông bà được khoán chăm sóc, bảo vệ? Rừng đặc dụng □ Rừng phòng hộ □ Rừng tự nhiên □ Được giao rừng sản xuất □ Diện tích rừng được khoán và bảo vệ? . Diện tích rừng tự trồng? . Số lượng giống cây ông bà nhận được năm 2014 .. Số lượng phân bón ông bà nhận được năm 2014 là bao nhiêu kg? .. Số lượng gạo hỗ trợ ông bà được hỗ trợ năm 2014 .. số tiền ông bà nhận được hàng năm .. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách 30a Ông bà thấy thế nào về các chỉ tiêu sau? TT Chỉ tiêu Phù hợp Bình thường Không phù hợp 1 Chính sách phát triển rừng 2 Thời điểm hỗ trợ giống cây trồng 3 Thời điểm hỗ trợ phân bón 4 Chủng loại cây được hỗ trợ Giống cây ông bà cần có được hỗ trợ theo mong muốn hay nguyện vọng không? Có □ Không □ Có cái gì được hỗ trợ mà ông bà không cần không? Có □ Không □ Ông bà đánh giá thế nào về cách lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ? Phù hợp □ Bình thường □ Không phù hợp □ Nếu không phù hợp, ở điểm nào? Ông bà đánh giá thế nào về cách phổ biến chính sách tại địa phương mình? Phù hợp □ Bình thường □ Không phù hợp □ Ông bà đánh giá thế nào về tác động của việc thực hiện chính sách? Tốt □ Bình thường □ Không tốt □ Nếu không tốt, theo ông bà nên cải thiện việc thực thi như thế nào để đáp ứng nguyện vọng của ông bà cũng như của cả bản? Chính sách phát triển rừng tác động như nào đến thu nhập của ông bà? TT Chỉ tiêu Tăng Không đổi Giảm 1 Thu nhập từ tiền bán lâm sàn ngoài gỗ Thu từ Bán nấm Thu từ bán thuốc Thu từ bán mật ong Thu từ bán măng 2 Thu nhập từ cái khác Diện tích thảo quả Sản lượng thảo quả CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG Đánh giá sự hiểu biết của người dân về chính sách Ông bà có biết chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc nghị quyết 30a 2008NQ/CP không? Có □ không □ Nếu có, ông bà biết bằng cách nào? Qua ti vi □ Qua radio □ Qua phát thanh □ Qua họp bản □ Qua tờ rơi □ Qua tuyên truyền □ khác □ Sự tham gia của người dân vào quá trình thực hiện chính sách Ông bà tham gia quá trình thực thi chính sách thông qua hình thức nào? Họp bản □ Phỏng vấn □ khác □ Trong quá trình tham gia thực thi chính sách ông bà đã đóng góp những gì? Đất □ Tiền □ Công lao động □ Vật liệu □ Ông bà có được tham gia xác định loại công trình ưu tiên không? Có □ Không □ Ông bà có được tham gia thiết kế (chiều dài, rộng, độ dày,) các công trình không? Có □ Không □ Ông bà có được tham gia thi công trình không? Có □ Không □ Ông bà có được tham gia giám sát (kiểm tra tiến độ, đồ dày xi,) công trình không? Có □ Không □ Trong quá trình tham gia thực thi chính sách ông bà có được tham gia bàn về cách thức lựa chọn đối tượng thủ hưởng chính sách không? Có □ Không □ Đánh giá kết quả thực hiện chính sách Ông bà có hài lòng về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo nghị quyết 30a không? Có □ Không □ Ông bà có hài lòng về cách thức xác định loại công trình không? Có □ Không □ Ông bà có hài lòng về việc xác định loại công trình ưu tiên không? Có □ Không □ Loại công trình ông bà cần có được hỗ trợ không? Có □ Không □ Có công trình nào được hỗ trợ mà ông bà không cần đến không? Có □ Không □ Ông bà đánh giá thế nào về cách lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ? Phù hợ □ Bình thường □ Không phù hợp □ Ông bà đánh giá thế nào về cách phổ biến chính sách tại địa phương mình? Phù hợp □ Bình thường □ Không phù hợp □ Ông bà đánh giá thế nào về tác động của chính sách? Chỉ tiêu Tăng Không đổi Giảm Thuỷ lợi Diện tích được tưới vụ 1 Diện tích được tưới vụ 2 Diện tích trồng lúa Diện tích trồng rau màu Diện tích ruộng được khai hoang Giao thông Thời gian đi mua thức ăn, hàng hoá, . Chi phí đi từ trong bản đến quán mua thức ăn Thời gian đến trường học sinh Thời gian đưa đón con của phụ huynh Chi phí vận chuyển vật liệu ra ruộng nương (phân bón, hạt giống,) Chi phí tiết kiệm được từ công trình Giá bán lợn hơi xuất chuồng Giá bán gia cầm Y tế Số lần đi bệnh viện huyện 9. Ông bà có hài lòng về những thay đổi do chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng mang lại không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ Xin chân thành cảm ơn Ông( Bà) đã giúp đỡ ! Bản. Ngày điều tra Phiếu điều tra ( Dành cho cán bộ) Thưa ông bà, cháu đang làm đề tài thực tập tại địa phương mình về: “ Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 30 a 2008NQ-CP tại địa bàn xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2009- 2014”, ông bà vui lòng cho cháu biết về các thông tin liên quan đến chương trình 30a bằng cách điền dấu X vào các ô vuông và viết những thông tin mà ông bà biết vào các dòng kẻ dưới đây. THÔNG TIN CHUNG Họ và tên:. Tuổi: Giới tính: Nam □ Nữ □ Dân tộc: Thái □ Dao □ Khơ mú □ Kinh □ Tày □ Mường □ Mông □ Trình độ văn hóa: Không biết chữ □ Tiểu học □ THCS □ THPT □ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trung cấp □ Cao đảng □ Nghiệp vụ □ Đại học □ Cơ quan công tác: Chức vụ: . SỰ THAM GIA CỦA CÁN BỘ Trong quá trình xây dựng kế hoạch chương trình 30a ông bà có tham gia không? Có □ Không □ Nếu có, ông bà đã tham gia chính sách hỗ trợ nào trong các chính sách sau? Chính sách hỗ trợ sản xuất □ Chính sách phát triển rừng □ Chính sách giáo dục, đào tạo nghề □ Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng □ Chính sách cán bộ tăng cường □ Chính sách hỗ trợ khuyến nông xã, bản □ Chính sách ưu đãi hoạt động khuyến nông – lâm - ngư □ Tất cả □ Ông bà có vai trò gì trong chương trình 30a không? Có □ Không □ số cuộc họp xã tổ chức để phổ biến các chính sách của chương trình 30a Ông bà có được tập huấn hay qua lớp đào tạo nào liên quan đến chương trình không? Có □ Không □ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ Ông bà nhận thấy các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện chương trình 30a đến xã như thế nào? Không có văn bản hướng dẫn rõ ràng □ Có văn bản hướng dẫn nhưng ban hành chậm □ Có văn bản hướng dẫn thực hiện nhanh chóng nhưng chưa rõ ràng □ Có văn bản hướng dẫn nhanh chóng, rõ ràng □ Theo ông bà trong các chính sách trong chương trình 30a thì chính sách nào được triển khai và thực hiện tốt nhất? Chính sách hỗ trợ sản xuất □ Chính sách phát triển rừng □ Chính sách giáo dục, đào tạo nghề □ Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng □ Chính sách cán bộ tăng cường □ Chính sách hỗ trợ khuyến nông xã, bản □ Chính sách ưu đãi hoạt động khuyến nông – ngư □ Định mức hỗ trợ cho người dân dựa vào Không biết □ Không theo căn cứ cụ thể, tùy quyết định của từng địa phương □ Căn cứ quyết định của huyện □ Căn cứ theo chỉ đạo, hướng dẫn của nhà nước □ Mức hỗ trợ sản xuất có sự khác nhau giữa các đối tượng không? Hỗ trợ giống nhau, không phân biệt □ Chủ trang trại, hộ nông dân sản xuất □ Hộ nghèo □ Mức hỗ trợ của các chính sách còn lại thuộc nghị quyết 30a có sự khác biệt khôngf Hỗ trợ giống nhau, không phân biệt □ Có sự phân biệt tùy thuộc vào từng chính sách □ Hộ nghèo □ Ông bà có thấy hài lòng về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của địa phương mình không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ Nếu không, nguyên nhân do đâu? . Cần có giải pháp gì để bản thân ông bà cũng như người dân mình thực hiện tốt hơn các chính sách của chương trình 30a Theo ông/ bà, kinh phí hỗ trợ cho các chương trình có được đầy đủ và kịp thời không? Có □ Không □ Nếu không, nguyên nhân? .... Theo ông bà cần có giải pháp gì để khắc phục Ngoài kinh phí hỗ trợ của chương trình, địa phương mình có đóng góp gì không? Tiền □ Lao động □ Vật tư □ khác □ Sự đóng góp đó do nhân dân tự nguyện hay do địa phương quy định người dân đóng góp thưa ông bà? Tự nguyện □ bắt buộc □ Người dân đóng góp nhiều nhất ? Tiền □ Lao động □ Vật tư □ khác □ Trong quá trình triển khai có cơ chế giám sát, kiểm tra đánh giá không? Có □ Không □ Ông bà có thể cho biết đối tượng hưởng lợi chính của chương trình? Hộ nghèo □ Hộ cận nghèo □ Hộ thoát nghèo □ Tùy thuộc vào từng chính mà đối tượng hưởng lợi khác nhau □ Ông bà có hài lòng về những những thay đổi của địa phương mình từ khi có chính sách 30a không? Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ Theo ông bà kết quả đạt được có đảm bảo mục tiêu đề ra không? Có □ Không □ Theo ông bà, ý thức tham gia của người dân địa phương có hiệu quả không? Hiệu quả □ Bình thường □ Không hiệu quả □ Trong quá trình triển khai cũng như thực hiện chương trình có gặp phải khó khăn gì không? Có □ Không □ Ông bà đánh giá thế nào về chất lượng việc làm của cán bộ trong quá trình triển khai và thực hiện chính sách? Tốt □ Bình thường □ Không tốt □ Xin chân thành cảm ơn Ông( Bà) đã giúp đỡ ! Thông tin Tên sinh viên: SÙNG THỊ DAO Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp Lớp K56-KTNNA Niêm khóa: 2011 – 2015 GV: TS. Nguyễn Viết Đăng Gửi vào mail: nguyenngoc1693@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_danh_gia_ket_qua_thuc_hien_nghi_quyet_30a2008nq_cp.doc
Tài liệu liên quan