Tác động về mặt xã hội của quá trình đô thị hoá tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay

Tài liệu Tác động về mặt xã hội của quá trình đô thị hoá tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay: ... Ebook Tác động về mặt xã hội của quá trình đô thị hoá tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay

doc130 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3157 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tác động về mặt xã hội của quá trình đô thị hoá tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: “Tác động về mặt xã hội của quá trình đô thị hoá tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay” Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do đó quá trình đô thị hoá cũng diễn ra sôi động ở nhiều khu vực khắp cả nước. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, quá trình đô thị hoá diễn ra tuy không nhanh bằng một số khu vực khác nhưng cũng rất mạnh mẽ, đặc biệt là từ những năm 1998 – 2000 đến nay, xu hướng tới có thể còn mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn. Qúa trình đô thị hoá làm nảy sinh những nhân tố tác động, dẫn đến những biến đổi về nhiều mặt xã hội, đó là lẽ đương nhiên. Song, một khi quá trình này diễn ra nhanh chóng nhưng những điều kiện đảm bảo cần thiết kèm theo, như về trình độ và kỹ năng quản lý của cán bộ nhà nước, về trình độ dân trí, về các chính sách xã hội... vẫn còn nhiều bất cập, thì đồng thời cũng gây nên những bức xúc, những bất ổn về mặt xã hội. Đó là các vấn đề như: chính sách đền bù giải toả trong cùng một dự án nhưng thiếu nhất quán, thiếu công bằng gây bất bình trong nhân dân; việc tổ chức bố trí nơi tái định cư cho người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng chưa chu đáo, kết cấu hạ tầng nơi tái định cư chưa bảo đảm cho người tái định cư ổn định cuộc sống, có nơi đại diện chính quyền chỉ giao cho hộ dân trọn gói tiền đền bù là coi như hết trách nhiệm, còn cuộc sống của họ sau đó sẽ ra sao thì không quan tâm; vấn đề tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho những người đến nơi ở mới, vấn đề nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao trình độ dân trí cho cư dân tại các khu tái định cư cũng bị chính quyền của một số địa phương “thả nổi” hoặc quan tâm chưa đúng mức, số người phải di dời để rồi trở thành người bị thất nghiệp ngày càng đông; vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, đạo đức truyền thống, chống những ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai, chống các tệ nạn xã hội đang dần lan rộng từ thành thị đến nông thôn cũng đã trở thành vấn đề nan giải; vấn đề bảo vệ và làm trong lành môi trường sống tại các khu đô thị mới, vấn đề an toàn giao thông v.v.. ngày càng trở nên bức xúc trong xã hội. Đó là một số trong những vấn đề nóng bỏng, bức xúc hiện nay, đòi hỏi Nhà nước trung ương và các địa phương phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, thiết thực, gắn liền với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, nhằm làm cho xã hội giữ vững được trật tự, kỷ cương, ổn định trong quá trình phát triển, hay nói cách khác, là nhằm góp phần làm cho xã hội phát triển mang tính bền vững. Đó cũng chính là từng bước giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển. Để Nhà nước trung ương và các địa phương có được những chủ trương, chính sách, biện pháp thiết thực, có tính khả thi và trở thành hiện thực trong đời sống xã hội trong thời gian tới, không thể không cần đến những công trình nghiên cứu khoa học có đủ độ tin cậy làm cơ sở lý luận và nhận thức cho những giải pháp cụ thể được đề ra và tổ chức thực hiện. Đây cũng chính là quá trình phát hiện mâu thuẫn và tìm giải pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đi lên của xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những hệ quả tích cực và tiêu cực về mặt xã hội của quá trình đô thị hoá đang diễn ra tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay, tuy chưa mang tầm khái quát trong cả nước, nhưng vô cùng cấp thiết. Vì đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, chiếm gần ¼ dân số của cả nước, đồng thời cũng là khu vực có những đặc thù về địa lý, về trình độ và tập quán sản xuất, về tâm lý và văn hóa cộng đồng v.v.. nên việc đảm bảo ổn định tương đối về mặt xã hội trong quá trình phát triển là vấn đề cấp thiết và rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển bền vững của cả nước. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình đô thị hoá, nhiều vấn đề bức xúc về mặt xã hội đang diễn ra khắp cả nước đã được các cơ quan truyền thông đại chúng phản ánh hằng ngày, đặc biệt là hiện tượng các “dự án treo” ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống cư dân, việc đền bù bất hợp lý khi giải phóng mặt bằng, việc cấp đất và tổ chức ổn định cuộc sống cho những người tái định cư, vấn đề môi trường… Song, sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng này mới chỉ thể hiện ở từng hiện tượng riêng lẻ, chưa mang tính hệ thống và chưa đủ tầm khái quát để làm cơ sở khoa học cho các chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề xã hội là hệ quả của quá trình đô thị hoá. Bên cạnh đó, cũng đã có một số tác giả nghiên cứu tương đối sâu trong từng lĩnh vực riêng lẻ, đăng trên một số tạp chí với những bài viết ngắn. Như, tác giả Nguyễn Hồng Thục có đề tài “Sức ép của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam”; tác giả Đồng Bá Hướng có đề tài “Di dân từ nông thôn vào đô thị - hiện trạng và thách thức cho phát triển đô thị”; tác giả Nguyễn Hữu Tiến có đề tài “Về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá”; bài tổng hợp kết quả khảo sát tại 2 xã và 1 phường tại Hà Nội của tác giả Lã Thu thủy (Viện Tâm lý học):“Đánh giá của người dân ven đô về những lợi ích và bất cập của đô thị hóa”; hoặc nghiên cứu quá trình đô thị hoá của nước ngoài như tác giả Vũ Tuyết Loan với đề tài “Đô thị hoá ở Hàn Quốc: thành tựu và những vấn đề đặt ra”. Gần đây, một số tìm tòi có ý nghĩa về đô thị hóa và giảm nghèo của Trung tâm nghiên cứu xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ cũng đã được công bố trong cuốn sách “Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở TP. Hồ Chí Minh – lý luận và thực tiễn” (Nxb Khoa học xã hội, 2005). Hoặc cuốn “Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn (Nxb Văn hóa – Thông tin và Viện Văn hóa, 2006). Đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra một số tác nhân biến đổi văn hóa đô thị hiện nay là: biến đổi cơ cấu cư dân đô thị; biến đổi điều kiện kỹ thuật – công nghệ; giao lưu văn hóa… Hoặc cuốn “Những nghiên cứu xã hội học trong thời kỳ chuyển đổi” của nhiều tác giả, do Trung tâm nghiên cứu Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ biên tập (Nxb Khoa học xã hội, HN, 2007), là kết quả khảo sát về nhiều mặt. Nhiều bài trong cuốn sách này đã gợi lên những động thái và xu hướng của sự chuyển biến cơ cấu xã hội trên các địa bàn vùng Nam Bộ, đặc biệt là thông qua sự khảo sát năng lực thích nghi và sáng tạo của các hộ gia đình. Trong cuốn sách, người ta cũng có thể thấy quá trình tái cấu trúc việc làm của cư dân các vùng ven đô đang đô thị hóa nhanh ở TP. Hồ Chí Minh đang đặt ra những thách thức về văn hóa – giáo dục, v.v.. Cuốn sách này cũng làm nổi lên từ trong quá trình biến đổi cơ cấu xã hội rộng lớn là nhu cầu bức xúc về việc quan tâm đến vấn đề con người – đó là những người thị dân mới tại các vùng đang đô thị hóa nhanh – đó là người lao động nông thôn kiểu mới trong một vùng quê đang có nhu cầu bức xúc nâng cao chất lượng người nông dân sản xuất nông sản hàng hóa, đồng thời đa dạng hóa năng lực của họ để hướng tới một sự phân công lao động mới. Đặc biệt, gần đây có công trình nghiên cứu do KS. Nguyễn Thị Tuất làm chủ nhiệm, với đề tài “Tác động của quá trình đô thị hoá đến sự biến động kinh tế - xã hội nông thôn ngoại thành TP. HCM. Đề xuất những định chế nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho quận 12”. Khi giải quyết nhiệm vụ của đề tài này, các tác giả đã trình bày tương đối sâu về một số mặt điển hình trong tổng quan đô thị hoá tại ngoại thành TP.HCM, như vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên ở ngoại thành, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút vốn đầu tư… Các tác giả cũng chỉ ra bối cảnh và xu thế tất yếu của quá trình đô thị hoá ngoại thành; đồng thời đề cập sâu về thực trạng lao động và việc làm tại Quận 12, và đề xuất một số định chế hỗ trợ tạo việc làm cho lao động thường trú trên địa bàn của Quận. Ngoài ra, có đề tài cấp Bộ về “Những biến đổi cơ bản về mặt tâm lý của cư dân vùng ven đô đã được đô thị hóa”, do Viện Tâm lý học chủ trì, TS. Phan Thị Mai Hương làm chủ nhiệm. Song, nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học cấp Bộ nào nghiên cứu sâu về những hệ quả xã hội của quá trình đô thị hoá tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, để từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc từ thực tiễn đặt ra trên địa bàn Khu vực. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Chỉ ra được những nhân tố tác động chủ yếu cùng các hệ quả tích cực và tiêu cực về mặt xã hội của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ tại các vùng ven đô thị khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó có các vấn đề về giải phóng mặt bằng và di dời dân cư; vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động lao động; vấn đề việc làm và thu nhập; vấn đề đào tạo lao động và mở mang ngành nghề; vấn đề phát triển và bảo tồn văn hoá truyền thống; vấn đề môi trường v.v.. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính chất định hướng nhằm hạn chế hệ quả tiêu cực và phát huy những tác động tích cực về mặt xã hội của quá trình đô thị hoá tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian tiếp theo. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đòi hỏi phải nghiên cứu các nhân tố tác động làm biến đổi cùng với những thực tế đã biến đổi về mặt xã hội, mang tính tích cực hoặc tiêu cực, là hệ quả trực tiếp và gián tiếp của qúa trình đô thị hoá tại Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là tại vùng ven các đô thị lớn trong khu vực. - Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm, đường lối của Đảng ta về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2010, văn kiện Đảng tại các đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X và nghị quyết chuyên đề của các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong những năm gần đây, để nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản có tính chất định hướng nhằm thúc đẩy xã hội khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long phát triễn bền vững trong quá trình đô thị hóa. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những biến động tích cực và tiêu cực về mặt xã hội do sự tác động trực tiếp và gián tiếp của quá trình đô thị hóa hiện nay, nhưng chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực về cơ cấu ngành nghề, lao động, việc làm; về thu nhập và đời sống dân cư; về văn hóa – xã hội và môi trường. Phạm vi nghiên cứu: Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh và thành phố (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau); song, chọn đại diện điển hình tại một số thành phố để khảo sát là: Chọn TP. Mỹ Tho đại diện vùng Sông Tiền và phía Bắc Sông Hậu, có quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối chậm so với các tỉnh lỵ khác trong khu vực; chọn TP. Cần Thơ là trung tâm của Khu vực, có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh; chọn TP. Rạch Gía giáp biển và đại diện các tỉnh có đường biên giới quốc gia phía Tây, có quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh; chọn thị xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) là thị xã mới thành lập, có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Tại mỗi thành phố điển hình chọn 2 đến 3 phường, xã điển hình để khảo sát thực tế và bằng bản câu hỏi. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu dựa trên trên cơ sở phương pháp luận và những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quan điểm, đường lối của Đảng ta, kết hợp với thực tiễn quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại địa bàn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. - Chọn đại diện điển hình. - Các phương pháp điều tra xã hội học: + Tiếp xúc trực tiếp để phỏng vấn đối tượng là lãnh đạo cấp tỉnh – thành phố, quận – huyện, phường - xã của một số địa phương điển hình. + Khảo sát bằng phiếu hỏi để thu thập, thống kê định lượng và phân tích dữ liệu để đưa ra các nhận định, đánh giá. - Phương pháp nghiên cứu đồng đại và lịch đại. - Dùng phương pháp quy nạp để khái quát hoá kết quả khảo sát thực tế. - Ngoài ra, nhờ tư vấn, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học có quan tâm đến lĩnh vực đang nghiên cứu. Đặc biệt là tích cực tranh thủ sự chỉ đạo và tư vấn của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Nội dung và kết cấu chi tiết của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, toàn bộ nội dung nghiên cứu được chia thành 3 chương như sau: Phần mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài Những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Quan điểm cơ bản của Đảng ta về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Thống nhất nhận thức một số khái niệm tiền đề của vấn đề nghiên cứu Chương II: Thực trạng tình hình biến động về mặt xã hội trong quá trình đô thị hóa tại Đồng bằng Sông Cửu Long Những nhân tố của quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ về mặt xã hội Sự biến động trong một số lĩnh vực xã hội tại những vùng mới đô thị hóa Những vấn đề đặt ra Chương III: Kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa tại Đồng bằng Sông Cửu Long Những quan điểm định hướng cho các giải pháp Một số giải pháp cơ bản Kết luận Chương I: Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài Những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chưa bao giờ trong lịch sử người ta lại chứng kiến cảnh một nửa cư dân địa cầu sẽ sống tại các đô thị thay vì nông thôn như trước, nhất là tại châu Á và châu Phi. Ước tính đến năm 2015, 22 siêu đô thị sẽ có dân số vượt quá 10 triệu và ở một số trường hợp vượt quá 20 triệu người. Như vậy, các đô thị sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới như nước sạch, không khí, xử lý nước thải, thực phẩm, nơi cư trú và phương tiện chuyên chở, v.v.. Những vấn đề của cuộc sống đô thị hiện nay buộc thế giới phải xác định rõ các ưu tiên phát triển, nhất là phải xem xét lại việc phân bổ viện trợ quốc tế cho đúng nơi. Từ năm 1970-2000, viện trợ quốc tế cho khu vực đô thị tại các nước đang phát triển chỉ chiếm có 4% tổng số tiền viện trợ phát triển của thế giới. Đến năm 2015 sẽ có 59 thành phố tại châu Phi, 65 thành phố Mỹ La tinh và 253 thành phố châu Á có dân số từ 1 - 5 triệu người. Khi đó đô thị sẽ là bộ mặt của nền văn minh, động lực đẩy nền kinh tế thế giới đi lên, là cái nôi của sáng tạo nghệ thuật, khoa học nhưng cũng đồng thời là mảnh đất nuôi dưỡng tội phạm, bệnh tật… Theo tính toán, quá trình đô thị hóa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra nhanh nhất thế giới trong vòng 15 năm qua. Năm 1990, có 33% dân số châu Á - Thái Bình Dương sống ở thành thị, thì tới nay con số này đã tăng lên 41%. Quá trình “di cư” từ nông thôn và thành phố diễn ra nhanh nhất là ở khu vực các nước ASEAN, nơi tỉ lệ dân cư đô thị tăng từ 32% năm 1990 lên 45% năm 2006. Ấn Độ đang và sẽ là nước có tốc độ đô thị hoá nhanh hàng đầu châu Á. Tại Ấn Độ, dự tính đến năm 2050 sẽ có hơn 900 triệu người dân nước Nam Á này, chiếm khoảng 55% dân số, sinh sống ở khu vực thành thị so với 300 triệu người (chiếm 30%) hiện nay. Mặc dù làn sóng di cư ra thành thị tăng mạnh, nhưng Ấn Độ vẫn sẽ là nước có số dân sống ở nông thôn đông nhất thế giới trong thời gian tới, vì dân số nước này lên tới hơn một tỷ người. LHQ dự báo dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên tới 9,2 tỷ vào năm 2050. Đến lúc đó, toàn thế giới sẽ xuất hiện 27 “siêu thành phố”, tăng so với con số 19 hiện nay, và nhiều thành phố nhỏ hơn với không quá 0,5 triệu dân sẽ xuất hiện. Tokyo (Nhật) là thành phố đông dân nhất với 35,7 triệu người. Các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc); Mumbai và New Delhi (Ấn Độ); Cairo (Ai Cập); London (Anh); Tehran (Iran); Los Angeles, New York (Mỹ); Rio de Janeiro ( Brazil)... nằm trong số 19 thành phố đông dân nhất. Với tốc độ đô thị hóa tăng cao như hiện nay, số dân sống ở nông thôn toàn thế giới sẽ giảm dần, dự báo từ 3,4 tỷ người năm 2007 còn 2,8 tỷ năm 2050. - Qúa trình đô thị hoá trong thời kỳ phát triển kinh tế của các nước tư bản. Liên hiệp quốc vừa công bố báo cáo cho biết, đến cuối năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử, một nửa dân số thế giới sẽ sống ở thành thị. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá quá nhanh cũng làm số người sống trong các khu ổ chuột ở đô thị ngày càng tăng; đồng thời, làm tăng gánh nặng cho môi trường. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, đến năm 2050, sẽ có 6,4 tỷ người trên thế giới (tương ứng với 70% dân số lúc bấy giờ) sống ở thành thị, tăng 3,3 tỷ người so với hiện nay. Tokyo của Nhật là thành phố đông dân nhất, có tới 35,7 triệu người. Các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc); Mumbai và New Delhi (Ấn Độ); Cairo (Ai Cập); London (Anh); Tehran (Iran); Los Angeles, New York (Mỹ); Rio de Janeiro (Brazil)... nằm trong số 19 thành phố đông dân nhất. Với tốc độ đô thị hóa tăng cao như hiện nay, số dân sống ở nông thôn toàn thế giới sẽ giảm dần, dự báo từ 3,4 tỷ người năm 2007 còn 2,8 tỷ năm 2050. Tại các quốc gia nằm ở châu Âu, khu vực Bắc Mỹ và Đại Dương cũng như Mỹ Latinh và Caribe, tỷ lệ dân số sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra chậm hơn tại khu vực châu Phi và châu Á. Hiện dân số châu Á và châu Phi chủ yếu tập trung tại nông thôn, song theo dự báo của Liên hiệp quốc, tỷ lệ dân số ở thành thị và nông thôn của hai khu vực này sẽ cân bằng trong khoảng những năm 2045-2050 đối với châu Phi và 2020-2025 đối với châu Á. Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) đã đưa ra nhận định cảnh báo về những mặt trái của quá trình đô thị hóa quá nhanh đang diễn ra ở nhiều nơi. Theo đó, cho rằng, quá trình đô thị hóa trên thế giới, góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn, song cũng dẫn đến hệ quả là nạn nghèo đói tăng nhanh tại các đô thị và hàng loạt vấn đề môi trường-xã hội khác. Quá trình "di cư" từ nông thôn và thành phố diễn ra nhanh nhất là ở khu vực các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nơi tỉ lệ dân cư đô thị tăng từ 32% năm 1990 lên 45% năm 2006. Theo ESCAP, quá trình đô thị hoá có mặt trái của nó là làm số người sống trong các khu ổ chuột ở đô thị ngày càng tăng, đồng thời ảnh hưởng xấu tới cơ hội của nhiều người được tiếp cận nguồn nước sạch và môi trường vệ sinh. Hiện ở châu Á-Thái Bình Dương, cứ 5 người dân đô thị thì có 2 người phải sống trong các khu ổ chuột. Cũng theo ESCAP, tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh còn làm tăng gánh nặng cho môi trường. Nhu cầu năng lượng trên đầu người tăng hơn gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2004 đã khiến châu Á-Thái Bình Dương trở thành một trong những khu vực có lượng khí CO2 thải ra tăng nhanh nhất thế giới. Trong khoảng thời gian này, lượng khí thải CO2 ở khu vực tăng từ 1,9 tấn/người lên 3,2 tấn/người. Bên cạnh đó, tỉ lệ người dân đô thị được dùng nước sạch đang giảm xuống, đặc biệt là ở các nước Indonesia, Philippines và Trung Quốc. Trong khi ở các nước phát triển phía Nam bán cầu, dân nhập cư nghèo từ nông thôn vào thành thị thì dân thành thị ở các nước giàu lại có xu hướng sống ở ngoại vi, hoặc ít ra thì mua nhà nghỉ ở nông thôn. Tại một hội thảo quốc tế về di trú tại Philadelphia tháng 10/2000, trong báo cáo về xu thế đô thị hóa ở Hoa Kỳ, nhà địa lý học Brian J.L.Bery đã đưa ra khái niệm mới: e-urbanization. Theo đó, cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin và sự phát triển của Internet cho phép người ta sống gần hơn với thiên nhiên, điều khiển tất cả mọi thứ từ nhà riêng, không cần tới công sở làm việc hay đi mua sắm tại các siêu thị trong thành phố đông đúc. Theo Bery, trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá, sự bùng nổ công nghiệp nặng đòi hỏi sự tích tụ dân cư vào các đô thị lớn. Tuy nhiên, quá trình phổ biến xe hơi cá nhân bắt đầu làm tan rã các trung tâm đô thị và phân bố lại dân cư, điều này phát triển các hình thức tương tác cá nhân hơn và cũng thúc đẩy những mối liên kết, tương tác từ xa. Nhà quy hoạch Melvin Webber lý luận: Khái niệm đô thị lâu nay, phân biệt địa giới hành chính với nông thôn, đã nhường chỗ cho cái mà ông gọi là «miền đô thị» (urban domain), tức là sự dàn trải không gian đô thị trên một lãnh thổ rộng lớn hơn trước, không bị bó buộc bởi địa giới hành chính truyền thống. Hình thức đô thị hoá này không phải là sự gia tăng nhanh chóng ở các thành phố khổng lồ mà chúng ta đang chứng kiến ở các nước nghèo. Trong đô thị «khuếch tán», dân cư về mặt xã hội học là dân thành thị chứ không phải là nông dân, nhưng họ lại thích sống ở nông thôn. Chính vì thế, họ đổ về nông thôn hoặc kiếm nhà nghỉ ở nông thôn để thi thoảng về ở. Trái lại, ở các nước nghèo, người ta từ nông thôn kiếm tìm đô thị. Gia tăng dân số chủ yếu diễn ra tại đô thị ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, dân cư đô thị ở các quốc gia này phải đối mặt với các vấn đề cấp bách như đói nghèo, thiếu nước sạch hay sự phát triển không kiểm soát được các khu ổ chuột. Chính quyền cố gắng để đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng lại không có phương tiện cần thiết để đối phó trước những tác động của việc gia tăng với tốc độ như thế. Kinh nghiệm cho thấy rằng bất chấp hoàn cảnh khó khăn mà họ đối mặt như thế nào chăng nữa tại đô thị thì những người cư dân mới này cũng sẽ không ra đi.. Có một nghịch lý tại các nước châu Phi: Các thành phố được mở rộng cùng lúc với việc “nông thôn hóa” chính nó là do chất lượng cuộc sống giảm. Một bộ phận lớn dân cư đô thị có chất lượng cuộc sống không khác gì dân cư ở nông thôn và đặc biệt là họ vẫn làm các công việc liên quan đến nông nghiệp. Những đô thị khổng lồ vẫn xuất hiện ngày càng nhiều ở châu Mỹ Latinh, châu Á. Do các quốc gia đã để quá trình đô thị hóa diễn ra tự phát mà không có chiến lược quy hoạch phù hợp, dẫn đến các thành phố đã phình ra quá cỡ trong khi kết cấu hạ tầng yếu kém không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cư dân đô thị. Những vấn đề mà các quốc gia này đang phải đối mặt là dân số tập trung quá lớn vào một vài đô thị, gây áp lực về việc làm và nghèo đói, nhà ở, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, giao thông... Tuy vậy, những khó khăn và bất cập này không thể đảo ngược được xu thế đô thị hoá hiện nay. Thời gian tới, thế giới vẫn không ngừng đô thị hóa. Trong quá khứ, các đô thị thường đối phó bằng cách cố gắng hạn chế việc di cư từ nông thôn vào thành thị. Các đô thị bỏ rơi người nghèo hoặc đơn giản là chối bỏ sự có mặt của họ, hàng triệu dân cư đô thị hiện nay đang phải sống không nước sạch, điện, không có cơ hội tiếp cận với giáo dục và y tế. Người ta thường quy những khó khăn và thách thức tại các đô thị cho hiện tượng nhập cư. Điều này là một nhầm lẫn, bởi ba lý do. Thứ nhất, việc gia tăng dân số tại đô thị không chỉ do làn sóng người nhập cư mà còn do gia tăng dân số tự nhiên. Thứ hai, không phải làn sóng di cư là nhân tố của đô thị hóa mà ngược lại chính các đô thị thu hút dòng người di chuyển tới những nơi mà họ có thể có chất lượng cuộc sống tốt nhất. Thứ ba, căn bản nhất, việc di cư nếu được quản lý tốt sẽ là nhân tố tích cực cho sự phát triển của đô thị cũng như nông thôn. Không có quốc gia công nghiệp hóa nào phát triển mà không trải qua việc chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, gia tăng việc phân công lao động và mở cửa với thế giới. Phần lớn người nghèo ở đô thị sống nhờ các ngành kinh tế nhỏ lẻ và không chính thức. Nhưng tầng lớp dân cư đô thị mới này cũng tạo ra động lực tăng trưởng đáng kể. Như vậy, cần ghi nhận rằng chính đô thị hoá tích tụ đói nghèo, chứ không phải là nguyên nhân gây ra đói nghèo. Đô thị hoá có thể là cơ hội cho nông thôn, nếu đặt nông thôn ở vị trí hỗ trợ cho đô thị. Vậy nên, đối lập nông thôn với đô thị là không nên. Hơn nữa, nếu các đô thị gò bó bởi các vấn đề môi trường, thì các đô thị này có thể đồng thời góp sức vào việc giải quyết và quản lý một cách hợp lý hơn các thách thức đó nếu có chính sách hiệu quả. Riêng ở Trung Quốc hiện nay, sự phát triển đô thị hóa với tốc độ nhanh đã chiếm rất nhiều ruộng đất và do đó, nhiều nông dân đã bị mất nơi trồng trọt. Hiện nay, tổng số nông dân Trung Quốc mất đất đã vào khoảng 40-50 triệu, và còn gia tăng với tốc độ hơn 2 triệu người mỗi năm. Ước tính, tiến trình đô thị hóa và xây dựng hạ tầng cơ sở mỗi năm cần trưng dụng từ 2,5 triệu - 3 triệu mẫu ruộng đất (1 mẫu bằng 1/15 héc ta hay khoảng 666 mét vuông, tức khoảng 160.000-200.000 héc ta). Nếu tính theo mức cứ mỗi nông dân ngoại thành có 0,7 mẫu thì mỗi năm sẽ có thêm 3,57-4,29 triệu nông dân mất ruộng đất. Những người nông dân mất ruộng đất là nhóm người đặc biệt bởi họ mất ruộng tức là mất  kế sinh tồn, nhưng quan niệm tư tưởng cũng như phương thức sinh hoạt lại không có  được sự thay đổi căn bản. Họ cũng không có được những bảo hiểm xã hội mà người thành phố có được. Thay vào đó, họ quanh quẩn ở vùng giáp ranh, để rồi từ nông dân quá độ thành thị dân và cuối cùng trở thành một bộ phận của thị dân. Tình trạng trên khiến nhiều thanh niên trai tráng phải vào thành phố làm thuê, từ 120 triệu đến 200 triệu người. Ruộng đất quê nhà hầu như do người trung niên, người già và trẻ em đảm nhiệm. Do vậy, năng suất không cao, cộng thêm chênh lệch giá khiến đời sống một bộ phận nông dân còn rất cơ cực. Đô thị hóa cùng với tăng trưởng kinh tế nhanh ở Trung Quốc đã tác động tới khí hậu trên phạm vi lớn. Dân số đô thị tăng nhanh, đặc biệt là ở miền Đông Nam Trung Quốc đã dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ trong sử dụng đất, gây hiệu ứng “hòn đảo nhiệt đô thị”. Hậu quả trực tiếp của " hòn đảo nhiệt đô thị” là làm tăng nhiệt độ bề mặt trong khu vực cục bộ, gây ảnh hưởng rõ rệt tới cuộc sống của người dân. Đánh giá về những biến đổi nhiệt độ trùng khớp với những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số đô thị và độ phủ xanh đo được từ vệ tinh cho thấy cả hai đều là đặc điểm của quá trình đô thị hóa. Một trong những số chỉ thị quan trọng mà các nhà khoa học thường dùng để đo tác động của đô thị hóa tới khí hậu, là Chênh lệch nhiệt độ ban ngày (DTR), nghĩa là lấy nhiệt độ tối đa ban ngày trừ đi nhiệt độ tối thiểu ban ngày. Số chỉ thị thường cho thấy DTR giảm là dấu hiệu của sự tăng nhiệt độ gần bề mặt Trái đất, hoặc do đô thị hóa hoặc do nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu điều tra dân số lần thứ tư vào năm 1990 và lần thứ năm, năm 2000 của Trung Quốc để xác định các biến đổi này, thừa nhận mối quan hệ mật thiết giữa sự thay đổi DRT với sự phân bố dân cư đô thị. Số chỉ thị khác về tác động của đô thị hóa là độ phủ xanh của bề mặt Trái đất được đo từ vệ tinh khác nhau giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Độ phủ xanh giảm đáng kể ở các tỉnh miền Đông và miền Nam, song lại tăng ở các vùng nông nghiệp quan trọng ở các tỉnh miền Bắc và miền Tây. Tại Châu Á, đô thị hóa còn là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, làm vấn đề ô nhiễm môi trường càng trầm trọng hơn, thêm vào đó là chất lượng cuộc sống đô thị giảm sút và tỷ lệ người nghèo ở đây tăng lên. Trừ Singapore, các quốc gia còn lại ở Châu Á đều chưa thể giải quyết được vấn đề nhà ở tại các đô thị, và những thách thức lớn nhất mà các thành phố gặp phải là làm thế nào để cơ sở hạ tầng đô thị đáp ứng được nhu cầu của số dân quá tải mà các công trình vẫn duy trì được chất lượng tốt. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, sự chuyển dịch dân số này xảy ra phần lớn ở châu Á và châu Phi, đặc biệt là sự xuất hiện phổ biến của những khu định cư tạm bợ dành cho người thu nhập thấp. Tại những nơi này, chính quyền đô thị đang tiến hành các dự án nhằm cải thiện cuộc sống cho các cư dân, bên cạnh việc giảm tác hại đến môi trường sống của sự đông đúc. Hiện có 3 tỉ người sống tại các đô thị, trong đó có 1 tỉ sống trong những khu nhà ổ chuột không được tiếp cận với nước sạch, không có toilet đúng nghĩa, nhà ở thì tạm bợ. Khoảng 1,6 triệu cư dân đô thị, phần lớn là trẻ em chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến nước ô nhiễm và thiếu vệ sinh. Đối với trẻ em sống tại những khu ổ chuột, bệnh tật và bạo lực là mối ám ảnh hàng ngày, giáo dục và chăm sóc y tế càng xa vời hơn nữa. - Tính tất yếu của quá trình đô thị hoá trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 20/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết đinh số 1519/QĐ- TTg lấy ngày 8/11 hằng năm là Ngày Đô thị Việt Nam, nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, chính quyền các đô thị các nhà quy hoạch, kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tố chức xã hội-nghề nghiệp tích cực tham gia xây dựng và phát triển đô thị. Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Đô thị hoá được xem là vấn đề hết sức hiện nay đối với Việt Nam Vào năm 1900, toàn thế giới chỉ có 10% dân số sống ở đô thị. Đến năm 1950 con số này là gần 30%. Vào 2007, theo thống kê của Liên hợp quốc, số người sống ở đô thị đã vượt ở nông thôn. Xu thế này sẽ còn gia trong những năm tới, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á, hai khu vực vào năm 2030 sẽ tập trung đa số các đô thị lớn của thế giới. Lúc đó, số người sống ở thành thị sẽ lên tới 5 tỉ người, chiếm 60% dân số toàn cầu. (Đến cuối năm 2007 có chừng 3,3 tỉ người sống ở đô thị). Hiện nay, những khu vực phát triển nhất là những nơi có tỉ lệ đô thị hoá cao nhất : Châu Âu, Bắc Mỹ chiếm vị trí hàng đầu với ¾ dân số sống ở thành thị. Có một điều đặc biệt là châu Mỹ la tinh dù chưa phát triển nhưng lại có mật độ đô thị hoá rất cao, với 78% dân số sống ở đô thị. Với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, quy mô của các đô thị cũng gia tăng một cách ấn tượng. Vào năm 1975 chỉ có 3 thành phố với dân số hơn 10 triệu người là Tokyo, New York và Mexico.Tới năm 2005 con số này là 20, ba thành phố đứng đầu vẫn giữ nguyên : Tokyo và vùng phụ cân với 35,2 triệu dân, Mexico với 19,4 triệu và New york 18,7 triệu. Phần lớn các thành phố có dân số hơn 10 triệu người nằm ở các nước đang phát triển : Trung Quốc có hai trục đô thị lớn là Thượng Hải và Bắc Kinh, Ấn độ với ba thành phố Bombay, New Delhi và Calcutta. Hiện tượng đô thị hoá hiện nay chủ yếu diễn ra tại các nước đang phát triển nằm ở Nam bán cầu, với làn sóng người từ các vùng nông thôn đổ về thành phố, dẫn tới việc hình thành các trung tâm đô thị khổng lồ mà người ta vẫn gọi mà các megacity, trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ dân cư sống ở đô thị dường như đã tới mức tới hạn, đô thị hoá ở các nước này diễn ra theo một xu hướng khác. Một thực tế dễ nhận thấy là tại các nước đang phát triển, quá trình phát triển và mở rộng ồ ạt các đô thị gắn liền với hiện tượng gia tăng ô nhiễm môi trường hay gia tăng các khu dân cư ổ chuột. Điều này có vẻ như là mâu thuẫn giữa quá trình đô thị hoá và phát triển. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng các khu dân cư ổ chuột này có thể xem như là « phố trong thành phố » dần dần sẽ được cấu trúc lại với sự cởi mở và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế. Ví dụ cho thực tế là nghịch lý trong quá trình đô thị hoá tại các nước lục địa đen: Các thành phố được mở rộng cùng lúc._. với việc « nông thôn hoá » chính nó vì lý do chất lượng cuộc sống giảm ngay chính tại các đô thị đó, một bộ phân lớn dân cư đô thị phải chịu hưởng chất lượng cuộc sống không khác gì dân cư ở nông thôn và đặc biệt họ làm các công việc liên quan đến nông nghiệp. Ngoài ra, đó là sự ngăn cách bất bình đẳng giữa khu vực nông thôn và đô thị, những khó khăn và bất cập trong việc tiếp cận nước sạch và điện của cư dân đô thị, cũng như sức ép chính trị của lớp thị dân mới này. Những thành phố quá cỡ cũng xuất hiện ở châu Mỹ Latinh, châu Á là một thực tế đã và đang diễn ra, do các quốc gia đã để quá trình đô thị hoá diễn ra tự phát mà không có chiến lựơc quy hoạch phù hợp, dẫn đến các thành phố đã phình ra quá cỡ trong khi kết cấu hạ tầng yếu kém không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cư dân đô thị. Những vấn đề mà các quốc gia này phải đối mặt là là dân số tập trung quá lớn vào một vài đô thị (megacity), áp lực về việc làm (thất nghiệp) và nghèo đói, vấn đề nhà ở, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, giao thông, tội phạm, bạo lực và khủng bố, vấn đề quản lý đô thị… Tuy vậy những khó khăn và bất cập này không thể đảo ngược được xu thế đô thị hoá hiện nay. Và thế giới vẫn không ngừng đô thị hoá trong thời gian tới. Trong quá khứ, các độ thị thường đối khó bằng cách cố gắng hạn chế việc di cư từ nông thôn vào thành thị. Các đô thị bỏ rơi người nghèo hoặc đơn giản là chối bỏ sự có mặt của họ, hàng triệu dân cư đô thi hiện nay đang phải sống không nước sạch, điện, không có cơ hội tiếp cận với giáo dục và y tế. Vấn đề này phải trả giá rất đắt đối với cuộc sống dân cư và tình trạng xung đột tại các đô thị (Ngay tại những nước phát triển như Pháp cách đây vài năm cũng đã xảy ra nhưng cuộc bạo loạn tại các đô thị mà nguyên nhân là sự bất bình đẳng giữa tầng lớp dân cư cũ và mới trong đô thị). Người ta thường quy những khó khăn và thách thức tại các đô thị cho hiện tượng nhập cư. Điều này là một nhầm lẫn, bởi ba lý do. Thứ nhất, việc gia tăng dân số tại đô thị không chỉ do làn sóng người nhập cư mà còn do hiện tương gia tăng tự nhiên dân số.  Thứ hai là không phải làn sóng di cư là nhân tố của đô thị hoá mà ngược lại chính các đô thị thu hút dòng người di chuyển tới những nơi mà họ có thể có chất lượng cuộc sống tốt nhất. Lý do thứ ba căn bản nhất là việc di cư nếu được quản lý tốt sẽ là nhân tố tích cực cho sự phát triển của đô thị cũng như nông thôn. Không có quốc gia công nghiệp hoá nào phát triển mà không trải qua việc chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, gia tăng việc phân công lao động và xúc tiến mở cửa với thế giới. Phần lớn người nghèo ở đô thi sống nhờ các lĩnh vực kinh tế nhỏ lẻ không chính thức.Nhưng tầng lớp dân cư đô thị mới này cũng tạo ra những lợi ích đáng kể, các nhà kinh tế nhất trí rằng lao động không chính thức mang lại một sức sống cho đô thi, và nó tạo ra cho kinh tế của các nước đang phát triển một động lực tăng trưởng đáng kể. Như vậy cần ghi nhận rằng chính đô thị hoá tích tụ đói nghèo, chứ không phải là nguyên nhân gây ra đói nghèo. Đô thị hoá có thể là cơ hội cho nông thôn, nếu đặt nông thôn ở vị trí hỗ trợ cho đô thị. Vậy nên đối lập nông thôn với đô thị là vịêc làm vô bổ. Hơn nữa, nếu các đô thị gò bó bởi các vấn đề môi trường, thì các đô thị này có thể đồng thời góp sức vào việc giải quyết và quản lý một cách hợp lý hơn các thách thức đó nếu có chính sách hiệu quả và hợp lý. Sự gia tăng đô thị mà chúng ta đã chứng kiến trong những tập kỷ qua là chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cũng tạo ra những nguy cơ và cơ hội cho phát triển. Nó đòi hỏi một câu trả lời phù hợp với thách thức. Điều này trước tiên phải thể hiện ở việc thừa nhận tính tất yếu của hiện tượng đô thị hoá và những lợi ích nó mang lại, cũng như thừa nhận quyền của người nghèo được hưởng những khả năng mà cuộc sống đô thị mang lại. Nếu lớp dân cư nghèo nhất là những người mang lại sự năng động không thể nghi ngờ và những giải pháp đột phá để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cư dân này, giấ mơ « thành thị » được nuôi dưỡng bởi biết bao con người không thể thực hiện nếu thiếu vắng sự giúp đỡ từ bên ngoài. Các đô thị nhất thiết phải đảm đương được việc cung cấp cho dân cư những dịch vụ cần thiết để đáp ứng những nhu cầu căn bản nhất. Trước tiên là nhà ở : Việc tiếp cận với nhà ở đối với người nghèo là nhân tố căn ban cho cuộc sống tự chủ của họ, nhưng cũng cần dịch vụ y tế và giáo dục, trong đó sức khoẻ sinh sản và tái sản xuất là yếu tố hàng đầu. Ví dụ, thực tế chứng minh rằng phụ nữ được giáo dục tốt có cơ hội tiếp cận với dịch vụ sức khoẻ căn bản thường chọn sinh con ít và như thế sẽ có một sức khoẻ tốt hơn. Việc tập trung dân cư sẽ thúc đẩy sự tiếp cận của họ với các dịch vụ đó. Ngoài ra, trên quy mô toàn cầu, chính trong những khu phố ổ chuột là nơi tiến hành cuộc đấu tranh để thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ, đặc biệt là mục tiêu giảm một nữa số người rất nghèo từ nay đến năm 2015. Bằng một cái nhìn dài hạn, việc có một kế hoạch kiến lược và sự lãnh đạo dũng cảm , kiên quyết dám đương đầu với những lợi ích mà vốn tạo ra sự nghèo đói đô thị, có thể quyết định lối ra cho cuộc chiến đấu này. Nhưng cũng cần có những cố gắng ở tầm quốc tế để giúp đỡ những cố gắng ở tầm quốc gia, vì sức mạnh của nền kinh tế thị trường không cho phép mỗi quốc gia tự giải quyết những vấn đề liên quan đến nhu cầu của những cư dân nghèo nhất ở đô thị. Tương lại chúng ta dù muốn hay không sẽ đô thi hoá, cần kíp phải dẫn dắt chính sách phát triển đô thị và thừa nhận chỗ đứng của chính sách này trong hệ thống chính sách công quyền nhắm thu hút một phần tiềm lực phát triển của nó và giảm thiểu đói nghèo trong khu vực đô thị cũng như nông thôn. Thay vì bi kịch hoá hiện tương di cư vào thành phố, cần phải làm cho nó trở thành một nhân tố của phát triển. - Qúa trình đô thị hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải gắn với thúc đẩy nông thôn phát triển. Quá trình đô thị hóa nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc trên cả nước. Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng 651 thị trấn. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến 30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người. Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30-40% vào cuối những năm 90, nay đã lên mức 50-60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84 đô thị. Theo Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị. Quá trình đô thị hóa nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều. Quá trình đô thị hóa nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước. Cái được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao đã khiến cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn. Đường sá nông thôn được trải nhựa, bê-tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Người nông dân trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm láng giềng cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi ,đua đòi; quan hệ con cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻ tiếp thu nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữ những giá trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới. Hoặc theo Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đạo Kính, Kiến trúc sư, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam thì, một nghìn năm chế độ phong kiến đã nhào luyện, tinh chế nên một sản phẩm cư dân đặc trưng, đó là làng Việt. Năm mươi năm qua, cuộc Cách mạng Dân chủ Nhân dân và Công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thời kỳ đổi mới hiện nay đã làm cho thôn quê biến đổi mạnh mẽ từ trong ra và từ ngoài vào. Quá trình đô thị hóa, thôi thúc sự phát triển kinh tế chưa từng thấy, bắt đầu thực sự can thiệp, tác động đến cơ sở xóm làng. Về phương diện kiến trúc, rõ ràng nông thôn đang ít dần những căn nhà hai mái thấp lè tè, vươn lên xây nhà hai đến ba tầng hoặc hơn thế nữa. Việc ăn, ở, sinh hoạt tiến dần tới kiểu đô thị. Đô thị hóa nông thôn không chỉ là xây nhà cao tầng, thay đường lát gạch bằng bê tông mà là một công cuộc vận động xã hội sâu xa và đồng bộ. Đó là một quá trình tiến tới sự ngang bằng dần các tiêu chuẩn sống, tiện nghi sống giữa thôn quê và đô thị. Song, cùng với quá trình ấy là cuộc cách m¹ng mạng khoa học - công nghệ của phương thức sản xuất đặc trưng nông thôn, gắn liền với đồng ruộng và đất đai, là những nỗ lực nhằm duy trì môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái nông thôn. Không có những nhân tố ấy, nông thôn không còn là nông thôn nữa. Quá trình đô thị hóa nông thôn, đặc biệt là kiến trúc và qui hoạch, hiện vẫn mang tính tự phát. Còn theo nhận định của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Qui hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng thì, trước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất chậm chạp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nặng nề tính bao cấp và ảnh hưởng của chiến tranh chậm thay đổi. Sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây khi tình hình công nghiệp hóa trên đất nước đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hóa (so với số dân) ở Việt Nam khá nhanh: 18,5% (năm 1989); 20,5% (1997); 23,6% (1999) và nay là 25%. Đô thị hóa nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu của một quốc gia, đặc biệt đối với nước ta là nước đang trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Tốc độ đô thị hóa trong thời gian tới còn diễn ra nhanh hơn nữa. Đô thị hóa đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội rõ rệt, đồng thời nó cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như thu hẹp đất đai canh tác nông nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Quá trình đô thị hóa nông thôn hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn và diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Chất lượng và trình độ đô thị hóa nông thôn còn thấp. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị còn yếu kém về chất lượng phục vụ so với yêu cầu. Định hướng phát triển không gian khu vực được đô thị hóa chưa rõ nét, đặc biệt còn phát triển một cách tùy tiện, mang nặng tính hình thức đô thị, chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lõi của đô thị hóa đối với khu vực dân cư hiện có: chưa gắn kết chất lượng đô thị với giữ gìn bản sắc, kiến trúc truyền thống trên cơ sở đảm bảo điều kiện tiện nghi cuộc sống đô thị cho người dân và đảm bảo phù hợp về cảnh quan đô thị. Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam là phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Đảng cộng sản Việt Nam xem việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng cộng sản Việt Nam cũng chủ trương: đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội. Để thực hiện được mục đích trên, Nhà nước Việt Nam đã có hàng loạt các chủ trương, chính sách nhằm giảm các vấn đề bức xúc về xã hội. Một chủ trương nổi bật của Việt Nam là chủ trương xóa đói giảm nghèo đi đôi với việc khuyến khích làm giàu chính đáng. Chủ trương này đi liều với các biện pháp: - Giải quyết công ăn việc làm. - Phát triển kinh tế miền núi “phủ sạch đồi trọc”, khai thác, sử dụng các đất hoang hóa. - Lập quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ từ thiện. - Phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa. - Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội đặc biệt là tham nhũng. - Xây dựng các chính sách y tế, giáo dục nhằm giúp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả của các chính sách trên đã làm cho Việt Nam trong vòng 5 năm (2000 - 2004) tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 1/2% (từ 17% năm 2000 xuống 8,3% năm 2004), bình quân mỗi năm giảm 2% - một tốc độ giảm nghèo vào hàng kỷ lục trên thế giới (theo đánh giá của ngân hàng thế giới). Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20% chỉ còn 4 tỉnh (Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Sóc Trăng). Trong những năm qua, hàng chục triệu hộ nghèo được hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, hơn 7 triệu học sinh được miễn giảm học phí, hơn 230 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, 10 triệu hộ nghèo người dân tộc thiểu số được hỗ trợ về đất sản xuất (theo “Số liệu giảm nghèo” trên trang web của Bộ Tài chính ngày 16/02/2005). Kết quả là số hộ nghèo đã giảm từ 30% xuống còn 8,3% trong khoảng từ năm 1992 đến năm 2004. Những tiến bộ trên đây đã làm giảm bớt những vấn đề bức xúc do sự phân hóa xã hội gây ra, tạo nên sự đồng thuận xã hội trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao, trên 26%. Riêng 35 huyện miền núi tỷ lệ nghèo còn là 70%. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc vẫn chưa thể giải quyết đặc biệt là quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, về quyền sử dụng đất và nhiều mâu thuẫn khác. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đang thực hiện nhiều chủ trương để phát triển kinh tế xã hội nhằm khắc phục những mặt tiêu cực do phân hóa xã hội tạo ra. Tóm lại, sự phân hóa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ và xu hướng ngày càng tăng. Đó là sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Sự phân tầng đang có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế song nó cũng có tác động tiêu cực đến các quan hệ xã hội khác. Để khắc phục các hạn chế này cần phải lấy phát triển kinh tế làm cơ sở, đồng thời phải coi trọng việc xây dựng các giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức làm cho họ thực sự trở thành lực lượng tiên tiến của xã hội. Mặt khác, cũng có sự khuyến khích, động viên thích đáng đối với tầng lớp doanh nhân, tôn vinh những người biết sản xuất kinh doanh và làm giàu chính đáng. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế miền núi, phát huy mọi hình thức xóa đói giảm nghèo nhằm xây dựng mối quan hệ bình đẳng, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng xã hội. 3. Quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn - Quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá nông thôn. Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình… Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới. Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỷ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá. Đó là: Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.. Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, chiến lược đô thị hóa của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bền vững giữa tự nhiên, con người và xã hội. Muốn vậy cần: Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bố đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị. Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. Có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Có thể nói, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. 3. Thống nhất nhận thức một số khái niệm tiền đề của vấn đề nghiên cứu ĐÔ THỊ HOÁ: (theo Từ điển Bách khoa toàn thư VN) quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị trở thành đô thị. Tiền đề cơ bản của ĐTH là sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ... thu hút nhiều nhân lực từ nông thôn đến sinh sống và làm việc, làm cho tỉ trọng dân cư ở các đô thị tăng nhanh. Đô thị xuất hiện làm tăng sự phát triển giao thông với các vùng nông nghiệp xung quanh và các đô thị khác; phát triển văn hoá và sự phân công lao động theo lãnh thổ, tăng cường thành phần công nhân, tiểu thủ công, trí thức, thương nhân, kĩ thuật viên, vv. Việc ĐTH nông thôn có ý nghĩa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nông dân, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hoá và hiện đại hoá, ngăn chặn việc di cư tự phát, vô kế hoạch của nông dân vào đô thị lớn. ĐTH tăng nhanh số lượng các đô thị, kèm theo là sự cách biệt dần giữa con người với thiên nhiên, sự giảm sút của chất lượng môi trường sống. Đô thị được đặc trưng bằng quy mô, mật độ và tính không đồng nhất là nhân tố quyết định chủ yếu của các loại hành vi ứng xử xã hội khác nhau. Ở đô thị, ngày càng tăng các mối quan hệ của các nhóm dân cư, các phường hội tự nguyện và tính đa dạng của các chuẩn mực. Ngày nay, quá trình ĐTH đang tăng nhanh, các nước có tỉ số dân cư đô thị cao là Anh (91%), Ôxtrâylia (89%), Thuỵ Sĩ (87%), Đức (85%), Niu Zilân (85%), Pháp (78%), Nhật Bản (78%), Mĩ (77%). Dân số đô thị ở Việt Nam năm 1931 là 7,5%; 1954: 11%; 1975: 21,5%; 1979: 19,2%; 1989: 21,4%. Cùng với ĐTH, cơ sở hạ tầng, như giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc phát triển, cơ cấu xã hội cũng theo đó mà phát triển. Việc ĐTH nông thôn là một chính sách lớn có ý nghĩa chiến lược nên các nước đều thực hiện có kế hoạch và chủ động. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: - Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa. Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mỹ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển. Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm). - Các quá trình: Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị Sự kết hợp của các yếu tố trên. - Tác động của đô thị hóa: Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. Theo Tủ sách Khoa học VLOSJump to: navigation, search Một trong các khuynh hướng định cư lâu đời của loài người là đô thị hoá. Quá trình đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình độ khá cao như đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực... tức là vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Các khu vực đô thị lúc đầu thường mọc lên ở dọc bờ sông thuận tiện giao thông, nguồn nước. Sự hình thành các đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay. Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi. Sự phát triển dân số đô thị quá nhanh ở các quốc gia, nhất là đối với các nước chậm phát triển đã gây ra vô vàn vấn đề kinh tế xã hội chính trị và môi trường như cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công ăn việc làm, giải quyết giao thông đô thị v.v... Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số đô thị rất đa dạng gồm sự gia tăng tự nhiên của cư dân đô thị, sự di cư hợp pháp và bất hợp pháp từ các vùng nông thôn, việc mở mang về kinh tế, về công nghiệp, giáo dục trong các đô thị v.v... Hiện nay, diện tích các thành phố trên thế giới chiếm 0,3% diện tích trái đất và 40% dân số thế giới. Theo số liệu dự báo của tiểu ban dân số Hội đồng Xã hội và Kinh tế thế giới, thì dân số đô thị trên thế giới từ năm 1960 đến năm 2000 có thể tăng gấp 3 lần đạt 3200 triệu hay 50% dân số thế giới. Một số khái niệm về đô thị hoá khác: Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá, còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá. Các kiểu đô thị hoá: Đô thị hoá thay thế là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay chính trong đô thị. Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô. Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới. Hiện ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xảy ra cả hai quá trình trên. Nhiều hộ gia đình từ trung tâm di cư đến vùng ven và ngoại thành, nhiều công trình nhà cửa, giao thông, kênh rạch, vườn hoa, nhà văn hoá đang được xây dựng lại với quy mô lớn hơn. Đô thị hoá cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị. Đặc điểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng. Đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh. Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn. Theo các học già Mỹ, hiện tượng này còn gọi là “sự phục hưng nông thôn”. Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách và chất lượng sống giữa thành thị và nông thôn. Trích theo tác giả VƯƠNG CƯỜNG: Để có thể đi sâu nghiên cứu, đưa ra các giải pháp khả thi, tránh tổn hại ít nhất do đô thị hoá không kiểm soát được mang lại, câu hỏi đầu tiên phải trả lời là đô thị hoá là gì ? Xoay quanh khái niệm này có rất nhiều cách trả lời, nhiều tác giả đã đưa ra ý kiến của mình. Tuy vậy vẫn cần thiết phải đề cập vì hơn ai hết khái niệm này vẫn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh từng quốc gia.        Theo tiến sĩ Guoming Wen, đô thị hoá là một quá trình chuyển đổi mang tính lịch sử tư liệu sản xuất và lối sống của con người từ nông thôn vào thành phố. Thường quá trình này được nhìn nhận như là sự di cư cùa nông dân nông thôn đến các đô thị và quá trình tiếp tục của bản thân các đô thị. Ông cũng cho rằng, trong thực tế đô thị hoá là một quá trình phức tạp hơn nhiều. Bởi tiến trình này đã bộc lộ không ít dấu hiệu của tình trạng quá nóng và những vấn đề tiềm ẩn, như áp lực gia tăng đối với việc làm và an ninh xã hội, tình trạng bong bóng xà phong trong lĩnh vực bất động sản buộc Chính phủ Trung Quốc phải hãm phanh xu hướng này thông qua việc xem xét một cách cẩn trọng và từng bước kiểm soát đối với quá trình đô thị hoá. TS Toshio Kuroda (Nhật Bản) cho rằng đô thị hoá trên tổng số dân cư trú ở thành phố hoặc dựa trên quan điểm về các vùng có mật độ dân cư đông. Nghiên cứu thực tế nước Nhật, ông cho rằng đô thị hoá không đơn thuần là một hiện tượng xảy ra sau chiến tranh ở Nhật Bản mà là một quá trình trình diễn ra từ đầu thế kỷ XX. Sau năm 1945 quá trình đô thị hoá diễn ra ở Nhật Bản khá rõ do yêu cầu của việc tái thiết nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Sự di chuyển của một lượng lớn dân số trẻ từ nông thôn ra thành thị, chủ yếu những người đi tản cư về. Quá trình này diễn ra đặc biệt nhanh chóng từ cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 do người nhập cư mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn6. TS Jung Duk (Hàn Quốc) cho rằng đô thị hoá là sự gia tăngdân số chủ yếu từ nông thôn ra thành thị mà trước đây, thế hệ trẻ rời bỏ nông thôn với mục đích tìm kiếm việc làm, cơ hội giáo dục và những thú vui, tiện nghi nơi đô thị, trong giai đoạn ban đầu công nghiệp hoá (1967-1975)7. Ở Việt Nam, đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ cao, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Quá trình này vốn đã có từ lâu trong lịch sử nhưng thật sự tăng tốc từ những năm đổi mới, 1986 đến nay. Tốc độ đô thị hoá càng về sau càng lớn. Tuy vậy, việc nghiên cứu về đô thị hoá chưa thực sự quan tâm đúng mức. Trong những công trình đã có thường ít nghiên cứu lý thuyết mà đa số mô tả, tổng kết thực trạng đô thị hoá ở một số thành phố. Một số nghiên cứu cụ thể, công phu của Viện Nghiên cứu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh rất đáng chú ý. Tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, khái niệm đô thị hoá được đề cập có thể chưa giống nhau nhưng thống nhất ở chỗ, có hai thành tố luôn được nhắc tới. Một là, đô thị hoá là sự tăng lên của cư dân đô thị. Sự tăng lên này theo 3 dòng chính: sự tăng dân số tự nhiên của cư dân đô thị, dòng di dân từ nông thôn ra thành thị và điều chỉnh về biên giới lãnh thổ hành chính của đô thị. Ba dòng này có vai trò và vị trí khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Ở thành phố Hồ Chí Minh, dân số đô thị tăng lên vẫn theo 3 nguồn trên. Sự biến động của từng giai đoạn có khác nhau. Do Nhà nước thực hiện kế hoạch hoá gia đình và nhận thức của người dân nên tỷ lệ dân số tự nhiên giảm dần: - 1979-1989: 1,61% - 1990-1995: 1,75% - 1996-2000: 1,52% - 2001 - 2005: 1,38% Trong khi đó, tỷ lệ dân số tăng cơ học tăng dần: - 1979-1989: 0,02% - 1989-1999:  0,84% - 2000 đến nay: 2,33% . Để nhìn nhận vấn đề đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua nguồn tăng dân số rõ hơn, nhóm nghiên cứu đưa ra sơ đồ so sánh sự tăng dân số tự nhiên và cơ học từng năm như sau: Từ năm 1979 đến 1999, dân nhập cư luôn luôn ít hơn dân số tăng tự nhiên. Nhưng từ năm 2001 đến nay dân số nhập cư tăng đột biến gần 2 lần dân số tăng tự nhiên. Đồng thời ta cũng thấy dân số đô thị từ 1979 đến 2006 luôn luôn tăng, càng về sau càng đột biến. Năm 1979 dân số thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3.293.146 người, năm 2006, đã 7 triệu người. Tuy nhiên qua từng giai đoạn, đô thị hoá có khác nhau. Hai là, đô thị hoá mở rộng không gian đô thị, không gian kiến trúc._.o lúa để ăn. Mảng xanh nông thôn, như thế, là nơi bảo đảm thu nhập cho cư dân, còn mảng xanh đô thị là yếu tố làm tăng chất lượng sống của thị dân. Dù chức năng có khác đi, nhưng mảng xanh là yếu tố không thể thiếu ở cả hai vùng.  Trong tình hình đô thị hóa hiện nay của Đồng bằng Sông Cửu Long, hệ thống mảng xanh có nhiều sắc thái. Tại các quận nội thành, nơi quá trình đô thị hóa đã hoàn tất từ lâu, cây xanh đã được chỉnh trang qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp cho đến hiện nay. Dù ẩn chứa nhiều nguy hiểm, nhưng những hàng cây già nua ấy dù sao cũng cho hoa, cho lá, đem lại một chút mát mẻ cho cư dân hơn là vùng vừa mới được đô thị hóa. Tại vùng đô thị hóa, trong cơn chuyển động vội vã, người ta mải lo xây đường, xây cầu, xây nhà máy. Những con đường mới vạch chạy dài, trơ trụi không một bóng cây ven đường với những dãy nhà thòi ra thụt vào. Những con đường ở những vùng tách ra khỏi nông thôn lại là nơi thiếu cây xanh nhất. Hiện nay, tại những khu dân cư mới xây dựng, người ta đã chú ý đến các mảng xanh, nhược điểm trên đã được khắc phục, tuy nhiên chỉ mới ở các khu dân cư  và chỉ mới khoảng hai năm trở lại.       Quan niệm an cư lạc nghiệp, sống cái nhà chết cái mồ in sâu đậm trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Ngôi nhà là cái nôi của sự sống, là nơi sum họp gia đình, là nơi giỗ chạp, lễ tết và cũng có thể là nơi làm ăn. Thật là bất hạnh nếu lâm vào trường hợp sống vô gia cư, chết vô địa táng.... Những quy hoạch về đất cùng mật độ dân cư quá cao quanh những nghĩa trang, nghĩa địa đòi hỏi phải di dời chỗ yên nghỉ của người đã khuất. Việc di dời này đụng chạm khá mạnh đến quan niệm “mồ yên, mả đẹp” vốn hằng coi trọng sự an nghỉ của Tổ tiên của dân chúng.  Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị, làm cho đất đai nông nghiệp trở thành một thứ hàng hóa. Những mảnh ruộng để sản xuất, để hương hỏa trước đây trở thành một thứ của cải có giá trị to lớn của gia đình, gia tộc. Tình cảm gia đình, gia tộc bị lung lay nặng nề qua các cuộc tranh chấp đất đai, là dấu ấn sâu sắc của chuyển động đô thị hóa lên trên nếp sống văn hóa truyền thống, một nếp sống vốn được xây dựng trên cơ bản gia đình, gia tộc. Tác động này càng mạnh ở những gia đình có gia phong lỏng lẻo, không biết giữ gìn sự đoàn kết gia đình, gia tộc.  Sự chuyển đổi giá trị đất còn ảnh hưởng đến một số làng nghề thủ công truyền thống, mà tiêu biểu là nghề trồng hoa, nghề trồng thuốc lá, nghề đan chiếu… Các làng hoa đã cung cấp hoa cho thị trường thành phố, cho các vùng lân cận, đáp ứng thú thưởng hoa tao nhã củ người dân. Nhưng trước cơn lốc đô thị hóa, hàng loạt vườn hoa tuần tự theo nhau biến mất. Những căn nhà phố xuất hiện, nông dân trở thành thị dân. Trong khi ấy, hoa tươi Đà Lạt và nhất là hoa tươi ngoại nhập chiếm lĩnh ngày càng cao thị trường hoa thành phố. Dù có những mâu thuẫn trên con đường phát triển, đô thị hóa, với bản chất là một hiện tượng văn minh, đã đem đến cho con người thành phố rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa.  Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, đô thị hóa có một số tác động tích cực. Dù một số món ăn dân dã bị khan hiếm đi do môi trường thiên nhiên thay đổi, nhưng những thức ăn truyền thống mang tính dân tộc vẫn được giữ gìn và không những thế, do giao lưu, đã có sự tiếp thu cái mới, cái hay, vệ sinh, làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của thành phố. Đô thị hóa làm dịu đi sự cách biệt trong trang phục giữa nông thôn và thành thị, đem đến những trang phục thuận tiện trong sinh hoạt đồng thời vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống qua chiếc áo bà ba, chiếc áo dài. Với những tiến bộ trong kỹ thuật, với những tiện nghi hiện đại, đô thị hóa đã nâng cấp chất lượng sống của con người. Nhà cửa được trang bị nhiều tiện nghi, đi lại có phương tiện thích hợp hơn trước đây. Đô thị hóa phù hợp với tính chất “mở” của con người Nam bộ. Người thành phố dễ dàng đón nhận những người nhập cư (mà trước đây bị gọi một cách rẻ rúng là “dân ngụ cư”), và với môi trường giao tiếp rộng rãi, họ tiếp nhận được các giá trị văn hóa mới. Đô thị hóa đã giải tỏa phần nào thân phận của phụ nữ. Giao tiếp với môi trường khác, nhất là môi trường đô thị, nơi mà sự phân biệt nam nữ không cao, người đô thị cũng bớt nặng nề với quan điểm trọng nam khinh nữ như trước. Đô thị hóa, với bản chất là một hiện tượng chuyển đổi kinh tế, xã hội, văn hóa phức hợp, vì vậy đòi hỏi những chiến lược phát triển đồng bộ, trong đó việc nâng cao chất lượng sống của toàn thể người dân là mục tiêu trọng tâm, để đô thị xứng đáng là nơi sống, nghỉ ngơi và làm việc của thị dân.  3. Qúa trình đô thị hoá gắn liền với quá trình phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020" trong Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23-1-1998, trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển các đô thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng: Mức tăng trưởng dân số dự báo: Năm 2010, dân số đô thị là 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số cả nước. Năm 2020, dân số đô thị là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước. Nhu cầu sử dụng đất đô thị: Năm 2020, diện tích đất đô thị là 460.000ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100m2/người. Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị: Xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả nước. Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vào mục đích cải tạo đô thị. Có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng các công nghệ thích hợp. Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước; nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân ngoại thành; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng; đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà "ổ chuột" và khu nghèo đô thị. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị là các vấn đề môi trường chưa được đề cập đầy đủ và quan tâm đúng mức trong quy hoạch xây dựng đô thị. Ngoài việc quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng, các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, như hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác, xử lý nước thải, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn,... chưa được chú ý đúng mức. Mặc dù việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các đồ án quy hoạch đô thị đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, nhưng công tác triển khai thực hiện cho đến nay vẫn còn chậm, chưa hiệu quả và chưa chứng tỏ được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc các đô thị phải chịu sức ép môi trường ngày càng tăng là việc thiếu các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo và quản lý quy hoạch xây dựng. Tình trạng xây dựng lộn xộn tại các đô thị lớn là một vấn đề bức xúc đòi hỏi những biện pháp quản lý cấp bách và hiệu quả, nếu không cái giá phải trả cho việc giải quyết hậu quả môi trường sẽ là vô cùng lớn. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng là bước tiếp theo và cụ thể hoá của công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị, một yếu tố then chốt trong việc xây dựng các đô thị bền vững và hoà hợp với môi trường. Một số vấn đề môi trường bức xúc trong quá trình đô thị hóa Gia tăng dân số đô thị và di dân từ nông thôn vào đô thị "Xóm liều, xóm bụi" - ung nhọt của đô thị hiện đại Chết vẫn chưa được yên thân  "Lá phổi" của đô thị bị tàn phá Giao thông đô thị và môi trường:   Tai nạn giao thông Ùn tắc giao thông Ô nhiểm không khí và tiếng ồn Các giải pháp quy hoạch phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Cần tiếp tục thực hiện những tiêu chí đô thị phát triển bền vững đã đề ra trong Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia và đồng thời tiến hành nghiên cứu thực hiện cụ thể một số chương trình như: Chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị; thực hiện mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, vừa đáp ứng nhu cầu về khối lượng, chất lượng phục vụ, vừa đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường, nói chung và môi trường đô thị nói riêng. - Tiến hành lập quy hoạch bảo vệ môi trường các vùng đô thị hoá bao gồm: bảo vệ hệ sinh thái và cảnh quan đô thị; cải tạo các khu nhà "ổ chuột" và khu nghèo đô thị; hình thành vành đai xanh và không gian mở cho các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn, thành phố có khai thác khoáng sản; cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; quản lý chất thải rắn đô thị; quy hoạch nghĩa trang đô thị; bảo vệ môi trường không khí đô thị; cải thiện công tác quản lý môi trường đô thị. - Lồng ghép những vấn đề môi trường vào công tác quy hoạch, gồm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đô thị. - Thực hiện một cách có hiệu quả việc đánh giá tác động môi trường cho các đồ án quy hoạch đô thị ở các cấp quốc gia, vùng, thành phố và thị xã. - Thực hiện các quy định về quy hoạch và cải tạo nâng cấp kỹ thuật hạ tầng và dịch vụ cho khu vực nghèo của đô thị. - Xây dựng một hệ thống đô thị không còn nhà "ổ chuột" vào năm 2020 thông qua các chương trình cụ thể. - Tập trung vốn đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, khai thác đô thị phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Cần quan tâm tới các yếu tố liên vùng, liên tỉnh hoặc liên đô thị trong việc nghiên cứu các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng đô thị, nhất là đối với các lĩnh vực cấp nước, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang,... - Rà soát, xây dựng và ban hành các quy trình kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư: cần theo đúng các thủ tục về đánh giá tác động môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan kiến trúc, kể từ khâu lập luận chứng, thiết kế, đến thi công và vận hành. - Quản lý tốt giao thông vận tải và trật tự đô thị. Đẩy nhanh đô thị hoá, nhưng phải bảo đảm không gian xanh Ngày 11.5, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cùng đoàn công tác trung ương đã đến thăm một số địa phương của TP.Cần Thơ và một số cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố. Tổng Bí thư đã đến thăm phường Long Tuyền, quận Bình Thủy; thăm và làm việc tại Viện Lúa ĐBSCL, Trung tâm Nhiệt điện Ô Môn, cảng Cái Cui,  khu đô thị mới 586 và trồng cây lưu niệm tại Trường Trung cấp nghề Đông Dương. Dịp này, Tổng Bí thư cũng đến thăm và trao quà cho một số hộ chính sách tại quận Bình Thủy và Ninh Kiều. Tiếp xúc với lãnh đạo, nhân dân các địa phương, cũng như cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Cần Thơ là thành phố trung tâm động lực cho cả khu vực miền Tây Nam Bộ. Cần Thơ hiện như một đại công trường, đang quyết liệt xây dựng để tăng tốc. Cần Thơ cần phải đẩy nhanh đô thị hóa nhưng phải cố gắng đảm bảo không gian xanh. Công tác tái định cư và tạo ra công ăn việc làm là điều cần đặc biệt chú trọng. Thành phố cần chú ý xây dựng mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái để tạo ra bộ mặt nông thôn mới văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.. Những nhóm giải pháp cơ bản 1. Việc cụ thể hoá quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 2. Xây dựng quy hoạch tổng thể có tính chất ổn định lâu dài trong quá trình đô thị hóa Vấn đề đô thị hóa và phát triển giao thông đô thị Giống như các thành phố lớn ở châu Á, những năm gần đây, các đô thị ở VN, đặc biệt là các đô thị lớn đang phải đương đầu với các vấn đề về giao thông đô thị (GTĐT), trong đó ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọn. Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng nhanh chóng, đã tăng sức ép rất lớn đến cơ sở hạ tầng (CSHT) đô thị nói chung và hạ tầng GTVT đô thị nói riêng. Từ khi có chính sách “đổi mới” đến nay, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc và đang phát triển nhanh chóng, nhiều đô thị được mở rộng và đi vào chiều sâu, nhiều khu CN được xây dựng. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định khoảng 7-7,6%/năm. Thời kỳ đầu, tốc độ đô thị hóa chưa cao, các đô thị lớn vẫn chưa bị tác động nhiều bởi ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, cùng với vấn đề tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh như hiện nay thì ách tắc, ATGT của các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nan giải và chính nó sẽ góp phần làm chậm sự phát triển kinh tế. Những vấn đề tác động của đô thị hóa với giao thông đô thị được thể hiện trên 2 mặt tích cực và hạn chế sau: Mặt tích cực là góp phần làm tăng nhanh khối lượng vận chuyển và nhu cầu đi lại, thúc đẩy và tạo động lực quan trọng cho việc phát triển các Ngành giao thông. Khoảng 20 triệu dân sống trong các đô thị, trong đó tỷ lệ dân đô thị tham gia vào hoạt động kinh doanh và thương mại tiếp tục tăng. Nhu cầu về vận chuyển và đi lại ngày càng cao. Đồng thời đô thị hóa góp phần hiện đại các công trình giao thông. Tại các thành phố lớn, nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống các đường sá, trục chính, đường vành đai được cải tạo, mở rộng, xây dựng mới. Bộ mặt giao thông đô thị được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, đô thị hóa góp phần thúc đẩy việc đầu tư để đổi mới, đa dạng và phát triển hiện đại các loại phương tiện GTVT công cộng. Các mặt tác động tiêu cực của đô thị hóa là: Tăng sức ép lên CSHT kỹ thuật đô thị, đặc biệt là giao thông phát triển CSHT giao thông không theo kịp tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa nhanh trong khi các CSHT kỹ thuật, đặc biệt là GTVT tại các đô thị vốn đã nghèo nàn, yếu kém và thiếu đồng bộ, càng đẩy thêm giao thông đô thị vào thế không lối thoát, và chính nó đang làm chậm sự phát triển kinh tế. Ngoài ra, tỷ lệ cơ giới hóa các loại phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn, mất ATGT đã và đang trở thành `vấn đề hết sức bức xúc tại các đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Có thể nói trên địa bàn đô thị, bất cứ tuyến đường, nút giao thông nào cũng tiềm ẩn ùn tắc giao thông, trong khi hạ tầng vừa yếu, vừa thiếu và phương tiện xe máy tăng đến chóng mặt. Điều này, không những làm cản trở tới các hoạt động KT-XH mà còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Dự báo với thực trạng trên thì, thời gian ách tắc giao thông vào giờ cao điểm sẽ cao gấp đôi hoặc ba lần trong 10 năm tới. Mặt tác động tiêu cực nữa của đô thị hóa là vấn đề đất đai ngày càng có giá trị cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm khó khăn thêm cho công tác GPMB để xây dựng các công trình giao thông. Đô thị hóa là quá trình tất yếu và khách quan đã diễn ra trong nhiều thế kỷ ở các nước phát triển và đang xảy ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển. Tốc độ đô thị hóa - sự tăng trưởng đô thị liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ KH-CN và môi trường xã hội của mỗi nước. Đô thị hóa không chỉ mang lại các lợi ích về mặt kinh tế và xã hội, ngược lại đô thị hóa cũng tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Nhiệm vụ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải tăng tốc độ đô thị hóa. Với tình hình như vậy, chúng ta cần rút kinh nghiệm của các nước, để quản lý và phát triển đô thị nước ta theo hướng phát triển bền vững. Vì thế, trong quá trình phát triển hệ thống đô thị cần phải tích cực đầu tư, xây dựng CSHT, đặc biệt là giao thông phải đi trước một bước vì đây chính là “hạt nhân” của phát triển. Phát triển bền vững: Phương châm chính là "đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các nhu cầu của thế hệ sau. Một con đường phát triển được xem là bền vững nếu và chỉ khi toàn bộ vốn không đổi hay tăng qua thời gian." "Nền tảng nguồn lực tự nhiên của một nước và chất lượng không khí, nước và đất đai thể hiện một tài sản chung cho tất cả các thế hệ. Nếu sử dụng tài sản đó một cách bừa bãi khi theo đuổi các mục tiêu kinh tế ngắn hạn thì sẽ có hại ở cả hiện tại và đặc biệt là đối với các thế hệ tương lai. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách phát triển có tính đến vấn đề môi trường trong các quyết định của họ. Các lựa chọn về chính sách: Bảo vệ môi trường không phải là là trách nhiệm của riêng các nước đang phát triển. Bởi vì sự suy thoái về môi trường có một tác động toàn cầu, các nước phát triển cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường thế giới. Tăng Nhận thức và Sự quan tâm của cộng đồng Đảm bảo Quyền sở hữu và Sở hữu nguồn lực minh bạch hơn. Đưa ra các chương trình để cải thiện các quyền lợi kinh tế cho người nghèo. Tăng địa vị kinh tế cho người phụ nữ. Tiến hành cắt giảm công nghiệp. 3. Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ về đất đai, việc làm và tổ chức tái định cư Trong những năm vừa qua, người dân di chuyển ồ ạt tới các thành phố với một tốc độ chưa từng thấy. Trong khi các nước phát triển hiện nay luôn tăng tưởng, nhưng dân cư thành thị tăng lên với một tốc độ chậm hơn sự phát triển của các ngành và chắc chắn với một tốc độ chậm hơn các công việc đang được tạo ra trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này rất khác đối với các nước đang phát triển. Ở các nước này chúng ta nhận thấy rằng dân cư ở các thành phố đang tăng lên với tỷ lệ nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng trong khu vực sản xuất. Khu vực phi chính thức: Khu vực này bao gồm các hoạt động không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường không được sự chấp nhận của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước. Chẳng hạn như: đứng đường, bán hàng rong, mài dao, viết thư, thu lượm đồng nát, đánh giày, v.v... sơn đông mãi võ! Các đặc điểm của người lao động trong khu vực phi chính thức: Phần lớn người lao động trong khu vực này: 1. là các cư dân vừa mới chuyển từ vùng nông thôn tới 2. họ ít được đào tạo hay không được đào tạo chính thức 3. họ thường không có chuyên môn 4. họ thiếu tiền vốn Kết quả là, sản lượng và thu nhập trong khu vực này vẫn rất thấp. Đồng thời người lao động cũng không có bất cứ công việc ổn định nào, không có điều kiện lao động tốt hay tiền lương hưu cho tuổi già. Cho đến đầu những năm 1970, có thể nhận thấy ở các nước đang phát triển rằng khu vực phi chính thức không phải là một hiện tượng tạm thời hay nhất thời mà hiện tượng đó sẽ còn tiếp tục tồn tại. Vì các lợi ích và chi phí của khu vực phi chính thức là rất quan trọng: 1. Nó thu hút một luồng lao động lớn từ các vùng nông thôn . 2. Có thể mang lại chút thặng dư 3. Nguồn vốn thấp: So với khu vực sản xuất, khu vực phi chính thức này chỉ cần một lượng vốn rất nhỏ cho mỗi lao động. 4. Nó đáp ứng một nhu cầu lớn về người lao động không chuyên và bán chuyên môn. 5. Khu vực phi chính thức có thể dễ chấp nhận công nghệ thích hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực địa phương. 6. Có một vai trò quan trọng trong việc tái chế vật liệu sa thải. Chi phí đối với xã hội: 1. Chủ yếu là các hậu quả về môi trường 2. Tăng tỷ lệ tội phạm Những giải pháp để giải quyết vấn đề trên gồm: • Giải pháp trước mắt: - Cải thiện cơ sở hạ tầng; - Hỗ trợ về mặt kinh tế; - Cải thiện vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội; - Cải thiện vệ sinh môi trường; - Có chính sách quản lý thích hợp; • Giải pháp lâu dài: - Cải thiện hạ tầng kĩ thuật; - Giải pháp về kinh tế; - Cải thiện vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội; - Giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường; - Về chính sách quản lý; Để giải quyết tốt những vấn đề này thì một giải pháp không kém phần quan trọng là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. Vấn đề đặt ra là để phát huy hiệu quả sự tham gia của cộng đồng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức và kĩ năng về vấn đề mà cộng đồng tham gia như tiết kiệm điện, nước, vệ sinh môi trường hay giám sát việc thực hiện các dự án, công trình công cộng tại địa phương… Để có thể khắc phục những khó khăn, giải quyết những vấn đề còn tồn tại đòi hỏi phải có sự chung vai, sát cánh của chính quyền, đoàn thể xã hội và người dân.     4. Khai thác, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, kết hợp quá trình đô thị hoá với phát triển làng nghề và phát triển bản sắc riêng để cả vùng nông thôn phát triển chứ không riêng vùng đô thị hoá Khác với văn hóa nông thôn, đặc trưng của văn hóa đô thị là sự tập trung dân cư phi nông nghiệp, hình thành những quần thể kiến trúc theo kiểu bàn cờ. Ở thành thị, quan hệ cư trú - ứng xử kết cấu giản đơn hơn ở nông thôn: gia đình - đường phố - xã hội (thông thường ở nông thôn Việt Nam, quan hệ cư trú - ứng xử kết cấu theo kiểu: gia đình - họ tộc - láng giềng - làng xóm - xã hội). Điều đó có nghĩa là: người thành thị khi bước chân ra khỏi nhà đã hoà mình với xã hội rồi. Ở nông thôn, mỗi gia đình có thể tự túc được lương thực, thực phẩm, còn ở thành phố, con người phải phụ thuộc vào dịch vụ… Nhu cầu tiêu dùng của người đô thị thường cao hơn, đa dạng hơn và hướng tới sự khá giả. Vì vậy, dịch vụ công không thể thiếu đối với cư dân đô thị. Đây có thể được xem như là một nét văn hóa đô thị. Trong văn hóa đô thị, do không gian giao tiếp rộng lớn, việc sử dụng các phương tiện giao thông là không thể thiếu và không ngừng tăng lên. Vì vậy, văn hóa ứng xử ngoài đường phố, trên các phương tiện giao thông công cộng cũng được coi trọng như văn hóa ứng xử trong gia đình và trong công sở. Sự phân hóa giàu nghèo ở đô thị hiện nay đang tăng lên đã thúc đẩy việc hình thành nhân cách của các tầng lớp dân cư đô thị, vì vậy văn hóa đô thị là một thể hỗn hợp giữa văn hóa bác học, văn hóa dân gian và văn hóa đại chúng (văn hóa thị dân). Trong khi văn hóa bác học đóng vai trò chủ yếu sản sinh ra các chuẩn mực văn hóa, văn hóa dân gian tạo tiềm năng, môi trường nuôi dưỡng và thể hiện các chuẩn mực văn hóa thì văn hóa thị dân dễ bị tầm thường hóa, dễ dẫn đến chỗ dung dưỡng các hành vi phản văn hóa như mê tín dị đoan, cờ bạc, ma túy, mại dâm. Con người ở đô thị có rất nhiều mối quan hệ, ngoài quan hệ gia đình, thân tộc, hàng xóm, còn có quan hệ đồng nghiệp, đồng hương, bạn hàng, nhóm cùng sở thích…Văn hóa ứng xử của người đô thị có phần thiên về quan hệ trên cơ sở luật pháp và thị trường nhiều hơn, người đô thị sống sòng phẳng và có vẻ “lạnh lùng” hơn. Đô thị hóa đang làm thay đổi bộ mặt đất nước trên nhiều phương diện. Quá trình đô thị hóa cũng đang làm thay đổi văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa đô thị nói riêng. Quá trình thay đổi văn hóa đô thị đang diễn ra ở các khía cạnh sau: - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh của người đô thị theo hướng công nghiệp hóa, đa thành phần, đa dạng dịch vụ theo kinh tế thị trường. Sự biến đổi văn hóa sản xuất, kinh doanh đang thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, xác lập ngày càng đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người dân, của các nhóm cư dân đô thị trong sáng tạo, phát huy, bảo tồn và hưởng thụ văn hóa. Người dân đô thị ngày càng chú trọng đến chất lượng các loại hình dịch vụ văn hóa, có nhiều điều kiện để chọn lựa cách thức hưởng thụ giá trị văn hóa. Trong tổ chức đời sống văn hóa, người dân đô thị đã: cơ bản khắc phục được tác phong sản xuất nhỏ, trì trệ, luộm thuộm, manh mún; hình thành tác phong công nghiệp hiện đại; xây dựng được ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và ý thức cá nhân. Xã hội công dân đang manh nha hình thành ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, sự tác động của cách thức sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về văn hóa không phù hợp với văn hóa dân tộc như sự thẩm lậu và lưu hành các loại hình văn hóa “trái luồng”, độc hại (sách báo, băng đĩa, sự phát triển thái quá ngoài tầm kiểm soát của các loại hình dịch vụ văn hóa nhạy cảm như ka-ra-ô-kê, vũ trường, in-tơ-nét, báo chí, xuất bản…). Tình trạng văn hóa đọc, viết đang bị mai một là một ví dụ tiêu biểu về phong cách sống của cư dân đô thị hiện đại. Có rất nhiều người không bao giờ đọc các tác phẩm văn học, tiểu thuyết văn chương, kể cả những tác phẩm được coi là di sản văn hóa nhân loại. Vô tuyến truyền hình, trò chơi điện tử, máy tính, chuyện tranh vẫn sẽ là sự lựa chọn của học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên, và điều đó là rất nguy hiểm. - Đối với cư dân đô thị, kinh tế thị trường thậm chí đã làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan, tình cảm và tâm lý của họ. Về mặt tích cực, kinh tế thị trường làm thay đổi thái độ đối với lao động của người thành thị: tất cả phải vươn ra thị trường, tất cả phải kiếm được việc làm, phải có thu nhập, không trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước và sự bố thí của xã hội. Thái độ đối với gia đình, bạn bè, xã hội cũng có sự thay đổi theo hướng hiện đại, đó là sự thông cảm, sẻ chia và tôn trọng tự do cá nhân (sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật). Người dân thành thị ngày nay đã vượt qua được tính ích kỷ, tự ti của người nông dân và tiểu thương, vượt qua được các ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến. Nhân cách văn hóa người dân đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tiếp tục được hình thành theo hướng tích cực nhiều hơn, có nhiều đặc trưng khác với nhân cách văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất sẽ là sự hình thành nhân cách công dân với đặc trưng là khẳng định cái “tôi”, cái cá nhân nhiều hơn và ít bị chi phối bởi cộng đồng. Về mặt tiêu cực, với bản chất là cạnh tranh, kinh tế thị trường là mảnh đất màu mỡ cho sự nảy sinh và phát triển chủ nghĩa cá nhân vị kỷ nuôi dưỡng bản năng thấp hèn của con người. Nhiều mối quan hệ chỉ được giải quyết thông qua giá trị của đồng tiền, kể cả quan hệ ruột thịt trong một gia đình. Một bộ phận cư dân đô thị có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, trong đó có cả cán bộ, công chức và thanh niên, học sinh, sinh viên. Một số biện pháp trước mắt Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến 2020 và các năm tiếp theo phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển bền vững, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển đô thị phải coi trọng bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh, phát triển đô thị theo kiến trúc hiện đại kết hợp với kiến trúc truyền thống. Thứ hai, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch không gian văn hóa đô thị (nội đô và ven đô) đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phải tạo ra được các thiết chế văn hóa - thông tin của Nhà nước và xã hội trong một không gian văn hóa hợp lý. Đối với vùng ngoại ô, việc quy hoạch không gian văn hóa nên xây dựng tập trung, ở nội đô có thể phân tán nhưng phải đảm bảo sự liên hoàn giữa các khối kiến trúc. Thứ ba, khuyến khích sáng tạo văn hóa đô thị bằng các chính sách ưu tiên đầu tư cho sáng tác, thẩm định và quản lý hoạt động biểu diễn, triển lãm, xuất bản, báo chí cả chuyên nghiệp và nghiệp dư. Tập trung ưu tiên đầu tư cho các hoạt động văn hóa ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, xây dựng các thành phố này trở thành các trung tâm văn hóa quốc gia và khu vực. Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa đô thị, kết hợp với công tác phòng chống các biểu hiện và hành vi phi văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội. Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật về văn hóa. Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật về văn hóa đang phân tán (quản lý bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; quản lý hoạt động văn hóa chuyên nghiệp và quần chúng; quản lý dịch vụ văn hóa; quản lý môi trường văn hóa và xây dựng gia đình văn hóa), chưa được quy định trong một bộ luật thống nhất. Đẩy mạnh việc phân cấp công tác quản lý văn hóa theo hướng tăng cường cho cấp quận và phường kết hợp công tác kiểm tra, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm, phòng chống tệ nạn xã hội và chống xâm nhập các nguồn văn hóa lai căng, xa lạ với văn hóa dân tộc. Thứ năm, đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận tư tưởng- văn hóa, kiên quyết phản bác các luận điệu sai trái phản cách mạng thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. 5. Công nhân hoá nông dân, thành thị hoá nông thôn Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trịnh Hòai Đức: Gia Định thành thông chí, Thành trì chí. 1820. Tái bản 1998, nhà xuất bản Giáo Dục. 2. Nguyễn Thị Hậu: Đô thị Sài Gòn nhìn từ khảo cổ học, trong sách Nam bộ đất và người tập 6, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2007). 3. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên: Địa chí văn hóa TP.HCM, tập 1: Lịch sử, nhà xuất bảnThành phố Hồ Chí Minh,  tái bản 1998. 4. Cao Tự Thanh chủ biên: Lịch sử Sài Gòn – Gia Định trước 1802, tr.13-15, nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007. 5. Từ điển bách khoa tòan thư Việt Nam. 6. Đàm Trung Phường: 1995, Đô thị Việt Nam, tập I và II, Nxb Xây Dựng. 7. Nguyễn Quang Vinh: 2001, Một vấn đề xã hội học hàng đầu của việc cải tạo – chỉnh trang đô thị: giảm tổn thương cho nhóm dân cư nghèo nhất, Xã hội học, số 1. 8.Thái thị Ngọc Dư : 2001, Đánh giá nhanh có sự tham gia về nhà ở và hạ tầng của người nghèo tại Cần Thơ và tại TP.Hồ Chí Minh - Dự án của Ngân hàng Thế giới, trưởng nhóm nghiên cứu gồm 5 người. 9. Tương Lai : 1996, Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị, Xã hội học, số 2. 10. Thái thị Ngọc Dư : 2000, Địa lý, giáo dục môi trường và các dự án phát triển, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 16 / 2000. 11. Thái thị Ngọc Dư: 2000, Địa lý, giáo dục môi trường và các dự án phát triển, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 16 / 2000. 12. Trịnh Duy Luân, 1996, Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội. 13. Nhiều tác giả: 2006, Giục giã từ cuộc sống, Nxb.Trẻ. 14. Trần Ngọc Thêm: 2004, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP.HCM. 15. Tôn Nữ QuỳnhTrân, Văn hóa làng xã trong đô thị hóa (Bài viết có trên địa chỉ 16. Các văn bản pháp luật về quản lý đô thị, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1995. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTKH022.doc
Tài liệu liên quan