Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi cũng xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phươn

docx108 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 1tháng 6 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Như LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực tập tốt nghiệp và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên và Môi Trường và các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: CN. Hoàng Thị Hằng và thầy giáo: GS.TS Nguyễn Văn Song, người đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và những hộ nông dân xã Tây Phong đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã ủng hộ, khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy, cô giáo và các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Như TÓM TẮT KHÓA LUẬN Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã tiến hành thực hiện chương trình nông thôn mới theo 19 tiêu chí trong đó có tiêu chí số 17 nhằm bảo vệ môi trường.. Sau 3 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều khó khăn và vướng mắc cho cả cán bộ và người dân. Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công thực tập tốt nghiệp của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. Để hiểu sâu về đề tài, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận của đề tài. Vì vậy, tôi có đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài tôi nghiên cứu như: Khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, nội dung, tiêu chí xây dựng NTM. Đồng thời tôi cũng đưa ra cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm của 2 quốc gia tiêu biểu về thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (Trung Quốc, Nhật Bản,) và kinh nghiệm của 2 địa phương tiêu biểu trong cả nước (Huyện Lập Thạch- Vĩnh Phúc; Huyện Đắk Glong – Đắk Nông). Đây là những mô hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM điển hình và có nhiều bài học kinh nghiệm quý cho xã Tây Phong học hỏi. Trên cơ sở hiểu rõ về cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận, tôi có tìm hiểu và nêu ra các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tây Phong. Đây chính là những yếu tố có ảnh hưởng tới việc huy động các nguồn lực xã hội trong thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM của xã. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (chọn 3/4 thôn của xã) và chọn mẫu là 60 hộ nông dân đã được chọn điểm; phương pháp thu thập tài liệu (sơ cấp và thứ cấp); phương pháp xử lý thông tin; phương pháp phân tích thông tin (thống kê mô tả; so sánh); hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Đây đều là những phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài. Qua nghiên cứu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM tại xã có một số vấn đề nổi bật sau: Thứ nhất: Về tình hình cấp và sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh Xã Tây Phong đã được lắp đặt hệ thống xử lý và cấp nước sạch, nên hiện nay, có 100% hộ dân trong xã được cấp và sử dụng nước sạch. Thứ hai: Về tình hình thu gom, xử lý rác thải tại xã Tây Phong Trong môi trường hộ, đạt 100% hộ dân có thu gom rác thải sinh hoạt, nhưng tỉ lệ hộ phân loại rác thải sinh hoạt chỉ chiếm 76,67%, tỉ lệ thu gom rác thải cứng tập trung chiếm tỉ lệ thấp chỉ 36,67%. Hình thức xử lý rác thải trong sinh hoạt của hộ chủ yếu là thu đốt, thu gom tập trung, chôn lấp trong hố, một số hộ ý thức kém còn đổ ra mương, đường làm ảnh hưởng tới môi trường và mỹ quan Trong trồng trọt, rác thải sản xuất nông nghiệp có rác thải cứng và mềm. Rác thải cứng là bao bì, chai lọ thuốc thuốc trừ sâu. Rác thải mềm trong sản xuât nông nghiệp là rơm rạ, trấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thu gom rác thải cứng khá cao hơn 73%; tỉ lệ hộ thu gom rơm rạ chiếm 65% do các hộ này vẫn có hình thức nấu ăn truyền thống là đun bằng rơm rạ, hay thu gom để ủ làm phân...Hình thức xử lý rác thải cứng chủ yếu các hộ sử dụng xong vứt luôn ra mương đường chiếm 66,67% do xã chưa có phong trào xây bể chưa rác nông nghiệp, hình thức thu đốt chiêm 15%. Trong chăn nuôi, rác thải mềm trong bao gồm thức ăn thừa, phân, thịt thối. Rác thải mềm có thể được ủ qua bình khí sinh học Bioga, ủ nóng trong lò phân, cho cá ăn nhưng cũng có hộ ý thức kém xả thẳng ra sông. Có 58,33% hộ dân của xã xử lý rác thải chăn nuôi bằng hình thức ủ làm phân bón, hơn 13% hộ dân xử lý rác thải chăn nuôi qua bình bioga tập trung ở những hộ chăn nuôi lớn. Tuy nhiên vẫn còn 15% hộ xả trực tiếp chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra sông, làm sông mương bị ô nhiễm hữu cơ, mùi hôi thối bốc lên; nước và đất bị ô nhiễm làm giảm chất lượng cuộc sống, làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và người dân xung quanh. Đối với rác thải rắn thì chủ yếu là bao bì thức ăn và vỏ chai thuốc thú y, có 41,67% hộ thu gom tập trung rác thải rắn chăn nuôi cùng với rác thải sinh hoạt, 30% hộ dân tận dụng vỏ bao bì chăn nuôi sau khi rửa và phơi khô, tỷ lệ hộ thu gom đốt rác chiếm 13,33%. Thứ ba: Về tình hình xử lý nước thải trên địa bàn xã Tây Phong Nước thải gồm nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi. Nước thải sinh hoạt gồm nước thải sinh hoạt hằng ngày và nước thải từ nhà tiêu, có 71,67% hộ dân xã Tây Phong cho nước sinh hoạt tự ngấm ra vườn vì hầu hết các hộ có lượng nước thải nhỏ, hàm lượng hóa chất ít, vườn rộng, có rãnh thoát nước quanh vườn nên có thể tự ngấm và phân hủy ngay trong vườn nhà, hình thức nhà tiêu có 1 hố ủ phân chiếm tỷ lệ 35,00%, tập trung ở nhóm hộ có nhu cầu lấy phân bón cây cao. Nước thải trong chăn nuôi được hình thành trong quá trình cho ăn, dội, rửa chuồng, nước tiểu của vật nuôi. Có 60,00% hộ dân xã Tây Phong có hình thức xử lý nước thải trong chăn nuôi là để bón, tưới vườn, tập trung cao ở nhóm hộ nghèo. Bên cạnh đó còn 6,67% hộ xả trực tiếp nước thải chăn nuôi ra sông. Thứ tư: Về các hoạt động bảo vệ môi trường trong xã Trong môi trường dân cư, hoạt động bảo vệ môi trường được người dân tham gia nhiệt tình và đầy đủ, có 100% hộ dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm; hoạt động khai thông cống rãnh hàng năm luôn được thực hiện tốt với 81,67% hộ dân tham gia, giúp giảm mùi bốc lên, giảm ruồi bọ gây bệnh cho người dân; hoạt động thu gom phân loại rác, không vứt rác bừa bãi ở đường, mương được thực hiện tốt 81,67% hộ dân tham gia. Trong môi trường trồng trọt, tỷ lệ người dân áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng đã đạt tới 85,00%, tỷ lệ hộ dân sử dụng phân chuồng ủ hoai mục cho cây trồng vẫn giữ ở mức cao chiếm 51,67%. Trong môi trường chăn nuôi, có hơn 63% hộ xây khu chăn nuôi xa nhà ở đảm bảo vệ sinh môi trường. Thứ năm: Các hoạt động gây suy thoái môi trường tại xã Tây Phong Trong môi trường dân cư, các hoạt động xả rác thải, nước thải trực tiếp ra đường, sông; sử dụng thuốc diệt cỏ ở bờ mương, sông đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường xung quanh và sức khỏe của con người.Trong môi trường sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng thuốc diệt cỏ và diệt ốc chiếm tỉ lệ khá cao, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước, không khí khi nó làm trai đất giảm độ phì của đất và năng suất cây trồng ng nghiệp. Qua quá trình thực hiện đã phân tích, tôi có tổng kết được một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi tiêu chí MT ở xã Tây Phong chịu ảnh hưởng chính bởi các yếu tố như: Tài chính, nhận thức và sự tham gia của người dân, năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở. Từ tổng kết lý luận, thực tiễn và phân tích tình hình thực hiện, các yếu tố ảnh hưởng ở địa phương chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện và phát triển các hình thức liên kết: Giải pháp về vốn, nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây dựng mô hình NTM 10 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tây Phong qua 3 nãm 27 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Tây Phong qua 3 năm 29 Bảng 3.3: Cơ sở vật chất của xã Tây Phong 34 Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã qua 3 năm 2012-2014 36 Bảng 4.1 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí trong xây dựng mô hinh NTM xã Tây Phong 43 Bảng 4.2: Đánh giá của người dân về bộ máy quản lý thực hiện tiêu chí môi trường của xã 46 Bảng 4.3: Các kênh thông tin tiếp nhận về xây dựng nông thôn mới 47 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu đánh giá công tác tuyên truyền của xã Tây Phong 49 Bảng 4.5: Hình thức đóng góp của người dân trong việc thực hiện tiêu chí MT 50 Bảng 4.6: Nguồn vốn đầu tư xây dựng tiêu chí môi trường 51 Bảng 4.7: Phân bổ nguồn vốn thực hiện tiêu chí MT 52 Bảng 4.8: Kết quả thực hiện tiêu chí MT tại xã Tây Phong 57 Bảng 4.9: Tình hình sử dụng nước sạch của hộ dân xã Tây Phong 58 Bảng 4.10 Tình hình thu gom rác thải của hộ dân xã Tây Phong 59 Bảng 4.11 Tình hình xử lý rác thải mềm của hộ dân xã Tây Phong 61 Bảng 4.12 Tình hình xử lý rác thải rắn của hộ dân xã Tây Phong 64 Bảng 4.13 Tình hình xử lý nước thải xã Tây Phong 66 Bảng 4.14 Hoạt động bảo vệ môi trường của xã Tây Phong 69 Bảng 4.15 Hoạt động làm suy giảm môi trường của xã Tây Phong 71 Bảng 4.16 Mức sử dụng phân bón cho lúa của các hộ dân xã Tây Phong 73 Bảng 4.17: Nguồn vốn đầu tư xây dựng tiêu chí môi trường 74 Bảng 4.18 Tỷ lệ người dân tham gia họp bàn lập kế hoạch 76 Bảng 4.19 Việc vận dụng kinh nghiệm và kiến thức của cán bộ trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường của xã Tây Phong 77 Sơ đồ 4.1:Ban Quản lý thực hiện tiêu chí môi trường cấp xã, thôn 45 Sơ đồ 4.2: Cơ cấu tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm thực tiêu chí MT 55 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ BCĐ Ban chỉ đạo BQL Ban quản lý BHYT Bảo hiểm y tế BVTV Bảo vệ thực vật CC Cơ cấu CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DT Diện tích DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã HVS Hợp vệ sinh KHKT Khoa học kĩ thuật KT-XH Kinh tế - Xã hội MT Môi trường NN Nông nghiệp NS Nước sạch NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn TDTT Thể dục thể thao UBND Uỷ ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường VSV Vi sinh vật XHCN Xã hội chủ nghĩa PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Có tới 69,7% dân số sống trong khu vực nông thôn (khoảng trên 60 triệu người, Hải Yến( 2012)). Cùng với tốc độ hóa ngày càng cao thì sự khác biệt giữa thu nhập và mức sống dân cư sống ở thành thị và sống ở nông thôn ngày càng lớn. Có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của nông thôn như: tỉ lệ nghèo đói, tỉ lệ thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ nông thôn kém phát triển kể cả y tế, giáo dục,..là rào cản cho quá trình chuyên môn hóa. Trước yêu cầu của phát triển và hội nhập , mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi có nhiều chính sách đột phá và động bộ nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa của nông thôn. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng mà vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được đặt lên hàng đầu và có những chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất của dân cư nông thôn không ngừng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện biến đổi tiêu cực làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người dân do kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi nhu cầu sản phẩm tăng cả về chất lượng và số lượng gây gánh nặng cho sản xuất nông nghiệp và làm ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Mặt khác khi đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao làm lượng rác thải và nước thải tăng và về số lượng và nồng độ, nếu giải quyết không triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan nông thôn. Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/28/2008 về vấn đề nông nghiệp nông dân và nông thôn, tiến hành xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiên đại hóa. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã tiến hành thực hiện chương trình nông thôn mới theo 19 tiêu chí trong đó có tiêu chí số 17 nhằm bảo vệ môi trường. Mục tiêu của mô hình nông thôn mới là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân được, phát triển nông thôn theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát huy, môi trường sinh thái được bảo vệ. Tuy nhiên, đây là mô hình mới nên việc triển khai còn nhiều khó khăn và vướng mắc với cả cán bộ và người dân. Sau 3 năm triển khai xây dựng mô hình thì thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Tây Phong đã và đang diễn ra như thế nào? Có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Đặc biệt, tiêu chí thứ 17 về môi trường đang được thực hiện như thế nào để duy trì một môi trường sống không ô nhiễm, xanh, sạch và đảm bảo sự phát triển bền vững cho chất lượng cuộc sống? Kết quả thu được từ những hoạt động môi trường có đạt so với các chỉ tiêu đưa ra hay không và cần có giải pháp nào để nâng cao chất lượng môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững?. Để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Tây Phong nói chung và việc thực thi tiêu chí môi trường nói riêng, đánh giá đúng thực trạng đang diễn ra, những kết quả đạt được và tác động của việc thực hiện tiêu chí 17 tới chất lượng môi trường xã Tây Phong, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện tốt tiêu chí này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới; - Đánh giá tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM tại xã Tây Phong; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM tại xã Tây Phong; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM tại xã Tây Phong; 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi sau: - Tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM tại xã Tây Phong đang diễn ra như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM của xã Tây Phong? - Các giải pháp nào để hoàn thiện việc thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM tại xã Tây Phong? 1.4 Đối tượng, địa bàn, phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt quan tâm phân tích những tiêu chí liên quan đến vấn đề môi trường khi xây dựng mô hình nông thôn mới và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Tây Phong. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Phạm vi thời gian: + Thời gian thu thập số liệu: Thời gian nghiêu cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ năm 2012 – 2014, số liệu sơ cấp 1/2015 – 5/2015. + Thời gian thực hiện đề tài: 1/2015 – 6/2015 Phạm vi nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về tình hình thực thi tiêu chí môi trường trong dân cư nông thôn và môi trường sản xuất nông nghiệp; tình hình cấp và sử dụng nước sạch; tình hình thu gom, xử lý rác chất thải, các hoạt động bảo vệ môi trường. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm cơ bản Nông thôn Chủ thể nông thôn là một tập hợp dân cư với nhiều thành phần, trong đó chủ yếu là nông dân. Tập hợp dân cư này tồn tại dưới các hình thái: cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn nhiều quan điểm khác nhau. Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam có thể hiểu:“ Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.(Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005) Xây dựng mô hình nông thôn mới Đã có nhiều quan niệm khác nhau về nông thôn mới. Nông thôn mới là nông thôn có “diện mạo mới, sức sống mới”; “diện mạo mới, nông nghiệp mới, nông gia mới”; “nông nghiệp phát triển, nông thôn văn minh, nông dân khá giả”; “sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, môi trường sạch sẽ, làng văn minh, quản lý dân chủ”. Khái niệm NTM mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau. Nhìn chung, mô hình NTM là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, văn minh hóa. Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Mô hình NTM được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Xây dựng NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Như vậy, hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mô hình nông thôn mới là hướng đến một nông thôn năng động, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có kết cấu hạ tầng gần giống đô thị. Do đó, có thể quan niệm: “NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”.(Phan Xuân Sơn và cộng sự, 2009). 2.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Đặc biệt, khu vực nông thôn đang có bước phát triển khá toàn diện, sản xuất nông nghiệp tăng; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, an ninh - chính trị được giữ vững... Tuy nhiên, với thực trạng nông thôn hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH, do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường... Vì vậy, để đất nước phát triển toàn diện và đồng bộ thì xây dựng NTM là một nhu cầu tất yếu, bởi một số lý do cơ bản sau: Thứ nhất, nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội kém phát triển, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, nét đẹp văn hóa bị mai một mất đi Ở nông thôn có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng hiện nay việc phát triển còn mang tính tự phát, chưa có sự thống nhất từ trên xuống, sản xuất nông nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao, thu nhập của người dân thấp dẫn đến tình trạng người dân không còn mặn mà với nông nghiệp “ngành nông nghiệp ít người muốn vào, nông thôn ít người muốn ở, nông dân ít người muốn làm”. Thứ hai, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, quan hệ sản xuất chậm đổi mới Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, với quy mô nhỏ, manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra ở nông thôn cũng hình thành các hình thức tổ chức sản xuất khác như: HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX tín dụng nhưng các hình thức này chưa phát triển mạnh, các HTX hoạt động khá hiệu quả nhưng chưa thật sự bền vững. Thứ ba, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn Báo Dân Việt dẫn nguồn tin tại Hội thảo công bố “Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam – kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh” cho biết hiện nay, mức thu nhập của hộ nông dân chỉ đạt gần 50.000 đồng/ngày; 41,5% số hộ không hài lòng về cuộc sống.Thu nhập một năm mỗi người dân ở nông thôn chỉ được 4,2 triệu đồng, tương đương với 200 USD trên một năm.Trong khi đó, mức thu nhập trung bình theo đầu người ở nông thôn của Trung Quốc năm 2012 đạt 1.285 USD/năm. So với người nông dân Việt và người nông dân Trung Quốc họ có thu nhập cao hơn chúng ta cả chục lần. Người nông dân vốn nghèo lại ngày càng đối mặt với giá cả leo thang như điện, xăng dầu, học phíthiên tai, dịch bệnh. Trong khi đó, một gia đình còn bao nhiêu thứ phải dùng đến tiền như học phí, xăng xe, trả lãi ngân hàng, khám bệnh Đúng như lời nhận xét của TS Nguyễn Duy Lượng- Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam: Nông dân hiện có nhiều cái nhất: Đông nhất, nghèo khổ nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, bất lực nhất, dễ bị tổn thương nhất, đời sống bấp bênh nhất Thứ tư, Do yêu cầu nâng cao mức thụ hưởng thành tựu của công cuộc đổi mới đối với giai cấp nông dân (giai cấp đã cùng với giai cấp công nhân đi suốt chiều dài lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam) Gần 70% dân số, nông dân nước ta là lực lượng cốt yếu giữ cho đất nước ổn định nhưng trên thực tế giai cấp nông dân bị thiệt thòi nhiều nhất, được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới thấp nhất: Cơ sở hạ tầng hạn chế, điều kiện sản xuất, sinh hoạt khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ thấp, chất lượng cuộc sống thấp, người dân phải đóng góp nhiều, vì vậy cần xây dựng NTM để nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân. Thứ năm, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để công nghiệp hóa cần đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Trong 03 yếu tố này thì có hai yếu tố thuộc về nông nghiệp, nông dân, qua xây dựng NTM sẽ quy hoạch lại đồng ruộng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Mặt khác, mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. 2.1.3 Nguyên tắc xây dựng mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới như sau: (1). Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. (2). Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. (3). Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn. (4). Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây dựng. (5). Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá. (6). Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. 2.1.4 Nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới 2.1.4.1 Nội dung xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm tạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất, văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thôn mới cho phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới bao gồm: - Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Giảm nghèo và an sinh xã hội - Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn - Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn - Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn - Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn - Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn 2.1.4.2 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới Căn cứ quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. * Các nhóm tiêu chí - Nhóm I: Quy hoạch( 1 tiêu chí) - Nhóm II: Hạ tầng kinh tế- xã hội( 8 tiêu chí) - Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất( 4 tiêu chí) - Nhóm IV: Văn hóa- xã hội- môi trường( 4 tiêu chí) - Nhóm V: Hệ thống chính trị( 2 tiêu chí) 2.1.5 Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường Tiêu chí môi trường là một trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. 2.1.5.1 Mục tiêu Mục tiêu chung của tiêu chí này là : Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn thông qua các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và đi đến hành động cụ thể của các cấp, các ngành và cả cộng đồng nhân dân. Mục tiêu cụ thể: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn. 2.1.5.2 Nội dung tiêu chí 17 (môi trường) Bảng 2.1: Nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây dựng mô hình NTM Tiêu chí 17 Nội dung tiêu chí 17 17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch HVS theo quy chuẩn Quốc gia 17.2 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế (QCVN 02:2009/BYT ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009) 17.3 Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn (Theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 23/11/2005). 17.4 Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh 17.5 Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường 17.6 Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp 17.7 Các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, suối không gây ô nhiễm môi trường 17.8 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định 17.9 Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong huyện, liên huyện và người dân phải trả chi phí thu gom và xử lý 17.10 Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom và xử lý theo quy định và người dân phải trả chi ph...a Đông giáp với xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải Phía Nam giáp với xã Nam Hà, xã Nam Chính, huyện Tiền Hải Phía Tây giáp với xã Vân Trường, huyện Tiền Hải Phía Bắc giáp với xã Tây Giang, xã Phương Công, huyện Tiền Hải (Nguồn: Báo cáo hiện trạng sử dụng đất xã Tây Phong, năm 2014) 3.1.1.2 Đặc điểm địa hình Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, nên địa hình xã Tây Phong tương đối bằng phẳng, hầu hết các diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 30, độ cao trung bình từ 3-4m so với mực nước biển. ( Nguồn: Báo cáo hiện trạng sử dụng đất xã Tây Phong, năm 2014) 3.1.1.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu Xã Tây Phong chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nẳng nóng và có mùa đông khá lạnh. Vào thời kỳ đầu mùa đông thì thời tiết tương đối khô, cuối mùa thì ẩm ướt, vào mùa hè thì nống ẩm và có nhiều mưa, số giờ nắng trung bình trong năm là 1650 giờ/năm, nhiệt độ trung bình là 23,2oC trong đó nhiệt độ thấp nhất là khoảng 10oC. Lượng mưa trung bình là 1.450-1.650 mm, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung khoảng 70% lượng mưa của cả năm, do đó vào khoảng tháng 7-8 thì lượng mưa rất lớn thường gây ra úng lụt và gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 cho đến hết tháng 4 năm sau, mùa này thì thường lạnh và mưa phùn, thời tiết vào mùa này rất thích hợp với các cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và mang lại thu nhập cho người nông dân như các loại cây sau: rau, đậu, hành, tỏi. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết mang lại, mùa mưa thường kéo dài hay làm úng lụt, giông bão, gió bắc, sương mù, sương muối. Do đó chúng ta cần có những giải pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thời tiết như: chuyển đổi cơ cấu sản xuât nông nghiệp, thông tin kịp thời kì sâu bệnh, dịch bệnh, cách phòng trừ...cho các hộ sản xuất, phát huy thuận lợi của khí hậu, thời tiết và hạn chế ảnh hưởng xấu của tự nhiên mang lại để sản xuât nông nghiệp đạt năng suất, hiệu quả cao. (Nguồn: Báo cáo hiện trạng sử dụng đất xã Tây Phong, 2014) 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai Xã Tây phong thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực đất đai tương đối màu mỡ, có điều kiện tốt trong sản xuất nông nghiệp. Tây Phong là một xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp lớn năm 2014 là 324,58 ha, chiếm 70,86 % diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 133,09 ha, chiếm 29,06%, đất chưa sử dụng là 0,37ha chiếm 0,08%, đất không sử dụng chủ yếu là đất bờ bụi, ven sông. Trong giai đoạn 2012-2014 diện tích các loại đất có sự biến động nhưng không đáng kể do năm 2012 xã đã tiến hành quy hoạch đất đai cho xây dựng NTM. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, do quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2012 là 334,7ha, đến năm 2014 giảm còn 324,58 ha, giảm 10,12ha. diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu là do diện tích sản xuât những loại cây nông nghiệp như diện tích trồng lúa, hoa màu...giảm xuống Như vây, trong giai đoạn 2012-2014 xã Tây Phong đã tiến hành quy hoạch đất đai cho xây dựng NTM nên diện tích đất đai của xã có sự chuyển biến tích cực: giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, do tiến hành quy hoạch nên đã mở rộng đất chuyên dùng để phục vụ cho nhu cầu sản xuât của người dân địa phương (Nguồn: Ban Thống kê xã Tây Phong, 2014) Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tây Phong qua 3 nãm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2013/2012 2014/2013 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 458,04 100,00 458,04 100,00 458,04 100,00 100,00 100,00 100,00 Đất nông nghiệp 334,70 73,07 324,58 70,86 324,58 70,86 96,98 100,00 98,48 Đất sản xuất nông nghiệp 314,64 94,00 304,52 93,81 304,52 93,81 96,78 100,00 98,38 Đất NTTS 20,06 6,00 20,06 6,19 20,06 6,19 100,00 100,00 100,00 Đất phi nông nghiệp 122,79 26,80 133,09 29,06 133,09 29,06 108,39 100,00 104,11 Đất ở 37,00 30,13 37,00 27,80 37,00 27,80 100,00 100,00 100,00 Đất chuyên dùng 86,39 70,36 95,49 71,75 95,49 71,75 110,53 100,00 105,13 Đất mặt sông mặt nước 0,6 0,49 0,6 0,45 0,6 0,45 100,00 100,00 100,00 Đất khác 0,55 0,13 0,37 0,08 0,37 0,08 67,27 100,00 82,02 (Nguồn: Ban thống kê xã Tây Phong, năm 2014 ) Tình hình dân số và lao động Trong xã tổng nhân khẩu cũng tương đối nhiều, năm 2012 tổng nhân khẩu trong xã là 4071 người nhưng đến năm 2014 số nhân khẩu là 4350 người, tăng 279 người. Trong khi đó thì số hộ trong xã cũng tăng năm 2012 là 1346 hộ đến năm 2014 số hộ tăng lên là 1388 hộ. Sự tăng của nhân khẩu và số hộ trong xã những năm gần đây chủ yếu là do một số hộ đã tách không ở chung với bố mẹ, tự làm ăn sinh sống, lao động đi làm ở xa và một phần lao động đi xuất khẩu lao động. Như vậy tỷ lệ tăng dân số của xã trong những năm vừa qua đều tăng ở mức không cao nhưng cũng không phải là thấp. Kết quả bảng 3.2 ta thấy, tổng số lao động tổng số lao động trong xã qua 3 năm cũng giảm, đặc biệt là lao động nông nghiệp. Năm 2012 tổng số lao động trong xã là 2599 người, năm 2014 là 2480 người, đặc biệt là số lao động nông nghiệp trong xã qua 3 năm đều giảm, năm 2012 có 2182 lao động nông nghiệp nhưng đến năm 2014 thì chỉ còn là 1860 lao động nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm về tổng số lao động nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng là do số lao động trong xã đi lao động ở các tỉnh ngoài và lao động ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên số lao động phi nông nghiệp trong xã qua 3 năm lại tăng lên, năm 2012 là 417 lao động nhưng đến năm 2014 là 620 lao động, sự tăng lên này là điều rất đáng phấn khởi cho địa phương, chủ yếu là những lao động sau khi đi lao động ở nước ngoài về có vốn chuyển sang làm kinh doanh. Nhưng hiện nay thì số lao động phi nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng ít trong tổng số lao động, mà lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng đa số. Năm 2012 lao động nông nghiệp chiếm 83,96% trong tổng số lao động của xã thì đến năm 2014 chỉ còn chiếm 75% trong tổng số lao động. Trong những năm tới hy vọng cơ cấu lao động sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực là tăng số lao động phi nông nghiệp và giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp. (Nguồn:Ban Thống kê xã Tây Phong, 2014. Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Tây Phong qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2013/2012 2014/2013 BQ I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 4071 100,100 4148 100,00 4350 100,00 101,89 104,87 103,37 1. Nam Khẩu 2025 49,74 2003 48,29 2045 47,01 98,91 102,10 100,49 2. Nữ Khẩu 2046 50,26 2145 51,71 2305 52,99 104,84 107,46 106,14 II. Tổng số hộ Hộ 1346 100,00 1367 100,00 1388 100,00 101,56 101,54 101,55 1. Hộ nông nghiệp Hộ 1330 98,81 1329 97,22 1320 95,10 100,08 99,32 99,70 2. Hộ phi NN Hộ 16 1,19 38 2,78 68 4,90 237,50 178,95 206,16 III. Tổng số lao động Lao động 2599 100,00 2517 100,00 2480 100,00 103,58 98,53 101,02 1. Lao động NN Lao động 2182 83,96 1991 79,10 1860 75,00 91,25 93,42 92,32 2. Lao động phi NN Lao động 417 16,04 526 20,90 620 25,00 126,14 117,87 121,93 IV. Một số chỉ tiêu 1.Bình quân khẩu/hộ Người/hộ 3,02 3,03 3,13 2.Bình quân LĐ/hộ LĐ/hộ 1,93 1,84 1,79 3. Bình quân khẩu/LĐ Người/LĐ 1,57 1,65 1,75 (Nguồn: Ban thống kê xã Tây Phong, năm 2014 ) Nghiên cứu bảng 3.2 thì cho thấy số hộ phi nông nghiệp còn thấp chỉ có 16 hộ chiếm 1,19% trong tổng số hộ trong xã năm 2012. Tới năm 2014 thì số hộ phi nông nghiệp là 68 hộ chiếm 4,9% tổng số hộ trong xã. Số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao năm 2012 là 1330 hộ chiếm 98,81% tổng số hộ trong xã đến năm 2014 còn 1320 hộ chiếm 95,1% tổng số hộ trong xã. Như vậy, kết quả bảng 3.2 cho thấy rằng ở xã trong những năm qua đã có sự chuyển dịch cơ câu lao động nông nghiệp sang lao động trong các lĩnh vực ngành nghề khác có hiệu quả hơn ngành nông nghiệp và phần nào phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế của xã theo hướng tích cực, trong những năm tiếp theo cần duy trì phát huy thành quả và phấn đấu đưa kinh tế của xã ngày càng phát triển hơn và nâng cao đời sống của người dân trong xã. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất là điều kiện phát triển KT-XH của xã, thể hiện mức độ phát triển của xã. Cơ sở vật chất càng tốt thì điều kiện phát triển kinh tế của xã càng thuận lợi, năng suất lao động tăng. Tuy nhiên cơ sở vật chất phải đồng bộ đảm bảo hợp lý, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất của địa phương để phát triển toàn diện mới đem lại hiệu quả trong sản xuất. Trong bảng 3.3 cho thấy: Qua 3 năm nói chung xã đã kiến thiết xây dựng được nhiều công trình để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. * Thủy lợi Hệ thống thuỷ lợi bao gồm 6 trạm bơm tổng công suất 7200m3/h, cống sông trục có 7 cái, có 603 đầu khâu bi kết hợp với mương tưới tiêu, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh. Toàn xã có 5107 m kênh mương cấp I loại 3, đã kiên cố hoá được 1280m / 5107m đạt 25%. Hệ thống sông trục cấp III và sông luôn giữ được mặt cắt, được nạo vét thường xuyên, đảm bảo thông thoáng, không ách tắc dòng chảy. Các sông trục cấp III và sông dẫn thường xuyên được đảm bảo không ách tắc dòng chảy. * Giao thông - Đã xây dựng 1.750/1.750 km chiều dài đường giao thông trục thôn trong quy hoạch đạt quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tại quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của UBND Tỉnh. Bề rộng nền đường = 5.0 – 7.0m; bề rộng mặt đường Bm = 4.0 - 5.0 m ; kết cấu mặt Bê tông cứng hóa 3.0 – 3.5 m dày 16 cm. - Đã xây dựng 10.983/10.983km đường giao thông nhánh thôn cấp I trong quy hoạch đạt quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tại quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của UBND Tỉnh. Bề rộng nền đường = 4.0 – 4.5m; bề rộng mặt đường Bm = 3.0-4.0 m ; kết cấu mặt Bê tông cứng hóa 2.5-3.0 m dày 14 cm. - Đường tỉnh lộ có tổng chiều dài 1,94km đã được trải nhựa với bề rộng mặt đường 4-5m - Đường liên xã có tổng chiều dài là 2,1km đã được bê tông hóa kiên cố - Cứng hóa hoàn thành 100% không có đường lầy lội vào mùa mưa. - Toàn xã có 4 tuyến đường giao thông trục chính nội đồng vói tổng chiều dài 2,8km mặt đường 4.5 - 5m chưa được cúng hoá - Các tuyến đường thường xuyên được đảm bảo thông thoáng, các trục đường được phát quang lề đường, đảm bảo hành lang thông thoáng không bị nước đọng, mặt đường sạch đẹp, đảm bảo an toàn giao thông, cỏ dại ven đường được cắt thường xuyên. * Điện - Hệ thống điện xã được bàn giao cho bên công ty Điện lực quản lý năm 2009. Hiện nay toàn xã có 6 trạm biến áp với tổng công suất 1080 KVA, 5,6km đường dây hạ thế, 2,5km đường dây cao thế được bố trí ở các khu dân cư đảm bảo nhu cầu phục vụ sinh hoạt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. - Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên 1388 hộ đạt 100%, đảm bảo tuyệt đối an toàn - Hệ thống đường dây dẫn điện đã được thay thế bằng hệ thống dây bọc đảm bảo và 100% số hộ được dùng điện an toàn. * Giáo dục - Trường mầm non + Trường mầm non 3200 m2, được phân thành 2 khu chưa đạt theo tiêu chuẩn. + Trường mầm non do ở 2 khu nên chưa có phòng y tế theo quy định hiện hành. + Trường mầm non chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. - Trường tiểu học + Trường Tiểu Học 5.700. m2, gồm 16 phòng: 12 phòng học và 4 phòng chức năng, đủ sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, có tường rào, cổng trường, biển trường, các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, xanh, sạch, đẹp, thoáng mát. + Trường học có các phòng học chức năng đạt chuẩn, có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng hội đồng, có kết nối Internet phục vụ cho công việc giảng dạy. + Trường tiểu học đã đạt trường chuẩn quốc gia ở mức độ I - Trường Trung học cơ sở + Vị trí ở thôn Riêm Trì, trên trục đường liên xã gồm 12 phòng học, chưa có đầy đủ phòng bộ môn, phòng chức năng. Trường chưa đạt trường chuẩn quốc gia. Năm 2013 trường sát nhập với trường Trung học cơ sở Tây Giang. * Y tế Xã Tây Phong có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II từ năm 2013. Có 2850/4350 người tham gia các hình thức BHYT đạt 65,52%. Hệ thống y tế hoạt động có nề nếp, chất lượng. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân thường xuyên được quan tâm chu đáo, đội ngũ cán bộ y tế trực làm nhiệm vụ đầy đủ, đúng theo quy định của ngành và địa phương. Các chương trình y tế đều được quan tâm, duy trì đều đặn và đạt được kết quả tốt. Có 100% phụ nữ mang thai được theo dõi, khám định kỳ và được tiêm chủng đầy đủ. Có 100% trẻ em được tiêm phòng dịch đầy đủ. * Văn hóa- thể thao + Cơ sở vật chất văn hóa - Hiện trạng có 1 nhà văn hóa tại khu trung tâm UBND xã diện tích với diện tích sàn xây dựng 350m2 hôi trường 270 chỗ ngồi ( chung với trung tâm học tập cộng đồng của xã ), có trang thiết bị âm thanh , ánh sáng, phông màn đầy đủ. Các phòng chức năng: có 2 phòng chức năng, Có phòng phục vụ công tác thông tin, truyền thanh, phòng đọc sách, có trang thiết bị đáp ứng các hoạt động văn hóa xã . - Công trình phụ trợ : khu vệ sinh, nhà để xe, cổng dậu xung quanh đảm bảo đủ điều kiện hoạt động . - Có sân vận động trung tâm xã, diện tích = 3.800 m2, có sân khấu ngoài trời có tường xây bảo vệ không có hệ thống rãnh thoát nước Có 4/4 thôn chưa có nhà văn hoá mà còn sinh hoạt tạm tại đình làng và 2 nhà trẻ cũ, quy mô chưa đảm bảo, trang thiết bị âm thanh loa máy, bàn ghế và các công trình phụ trợ chưa đầy đủ. Hiện 4/4 thôn chưa có sân thể thao - Có 4/4 thôn được UBND huyện công nhận danh hiệu thôn văn hóa bao gồm: thôn Diêm Trì, thôn Lũ Phong, thôn Lưu Phương, thôn Quân Trạch. Như vậy xã Tây Phong đã có 4/4 Thôn Đạt danh hiệu thôn văn hoá đạt tỷ lệ 100 %. - Số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm 2014 là : 1.172/1.388 hộ đạt 84,44 % * Bưu điện - Có 1 điểm bưu điện văn hóa, có thùng thư công cộng. Hộ gia đình thuê bao riêng dịch vụ điện thoại cố định là 150 hộ và di động là : 2500 đầu số - Có dịch vụ viễn thông: có 100% số thôn và cơ sở hành chính sự nghiệp sử dụng dịch vụ Intenet (UBND xã, Trường Mầm Non , trường Tiểu Học, Trạm Y tế, HTX DV nông nghiệp) * Chợ nông thôn + Hiện xã có 1 chợ nề diện tích 2200m2 xây dựng năm 2003 thường xuyên có từ 50 - 60 hộ kinh doanh + Được cứng hoá không lầy nội vào mùa mưa + Chợ có khu vực kinh doanh thực phẩm riêng biệt và có hệ thống cung cấp nước sạch cho khu vực kinh doanh thực phảm + Có hệ thống thoát nước; có đội thu gom rác thải thường xuyên có hệ thống cây xanh bao quanh + Có hệ thống phòng cháy + Chợ có đội quản lý chợ và trong coi chợ * Nhà ở dân cư - Hiện tại xã không có nhà tạm, không có nhà ở dột nát. - Nhà ở kiên cố có 1300/1388 hộ đạt 93,66 % nhà ở đảm bảo các chỉ tiêu : + Diện tích sử dụng đạt từ 14 m2/người trở lên + Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên ,có đủ 3 "cứng " + Công trình phụ trợ thiết yếu (nhà bếp, tắm ,xí) hợp vệ sinh, đảm bảo yêu cầu tối thiểu về DT sử dụng. - Có 100% hộ sử dụng điện an toàn; 100 % số hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh Bảng 3.3: Cơ sở vật chất của xã Tây Phong Chỉ tiêu ĐVT Số lượng I. Công trình thủy lợi -Trạm bơm Trạm 6 -Kênh mương kiên cố M 5107 II.Đường giao thông -Đường tỉnh lộ Km 1,94 -Đường liên xã Km 2,1 -Đường bê tông hóa Km 9,42 III.Công trình điện -Trạm biến áp Trạm 6 -Đường dây cao thế M 2500 -Đường dây hạ thế M 5600 IV.Công trình phúc lợi 1.Trường học -Trường cấp I Trường 1 -Trường cấp II Trường 1 -Nhà trẻ và mẫu giáo Cái 7 -Trạm y tế Cái 1 -Điểm vui chơi-thế thao Điểm 1 -Điểm bưu điện Điểm 1 -Đài phát thanh 1 V. Xây dựng cơ bản -Chợ nông thôn Cái 1 -Bãi rác tập trung Bãi 2 (Nguồn: Ban thống kê xã Tây Phong, năm 2014) Kết quả phát triển kinh tế qua 3 năm 2012-2014 Trong những năm qua với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước, được sự chỉ đạo hướng dẫn của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền cùng với nhân đân trong xã trong những năm qua kinh tế của xã đã có những bước phát triển đáng kể thể hiện qua bảng 3.4. Trong 3 năm 2012-2014, kinh tế xã Tây Phong phát triển khá toàn diện. Tổng giá trị sản phẩm có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tổng giá trị sản phẩm là 169,7 tỷ đồng, tăng lên 198,07 tỷ đồng vào năm 2014, tốc độ tăng bình quân đạt 8,03%/năm. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đều có xu hướng tăng, trong đó các ngành phi nông nghiệp có xu hướng tăng mạnh hơn các ngành nông nghiệp( tốc độ phát triển bình quân ngành tiểu thủ công nghiệp là 12,98%/năm, ngành thương mại dịch vụ là 8,10%; còn tốc độ phát triển bình quân ngành nông nghiệp là 4,6%/năm). Điều này thể hiện cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch đúng hướng. (Nguồn:Ban thống kê xã Tây Phong, 2014) Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 năm 2013 năm 2014 Tốc độ phát triển(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2013/2012 2014/2013 BQ TTổng GTSX Tỷ đồng 169,7 100 183,7 100 198,07 100 108,25 107,82 108,03 I. Ngành nông nghiệp Tỷ đồng 84,74 49,94 88,92 48,4 92,72 46,81 104,93 104,27 104,60 II.Tiểu thủ công nghiệp Tỷ đồng 56,25 33,15 63,92 34,8 71,8 36,25 113,64 112,33 112,98 III.Thương mại dịch vụ Tỷ đồng 28,71 16,91 30,87 16,8 33,55 16,94 107,52 108,68 108,10 Một số chỉ tiêu bình quân 1.GTSX/hộ Trđ/hộ 12,61 13,44 14,27 2. GTSX/nhân khẩu Trđ/người 4,16 4,43 4,55 3. GTSX/hộ nông nghiệp Trđ/hộ 12,76 13,82 15,01 GTSX/LĐNN Trđ/người 7,78 9,23 10,65 (Nguồn: Ban thống kê xã Tây Phong ,năm 2014) 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Xã Tây Phong có những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và nguồn lao động, nhưng xuất phát điểm khá thấp. Khi bước vào xây dựng nông thôn mới, xã mới đạt 7 tiêu chí về y tế, bưu điện, hệ thống điện, nhưng chưa đạt tiêu chí nào về môi trường. Sau 3 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của xã Tây Phong đã thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề thu gom rác và xử lý rác thải và vệ sinh môi trường trong xã đang triển khai nhưng chưa có giải pháp hợp lý và lâu dài. Để thấy rõ được tình hình tổ chức thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM của xã Tây Phong , tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn theo phương pháp ngẫu nhiên, tôi chọn 3 thôn đại diện là thôn Lũ Phong, thôn Riêm Trì và thôn Lưu Phương, vì: Lũ Phong là một thôn thuần nông, hầu hết các hộ trong thôn đều làm nông nghiệp. Lưu Phương là thôn tập trung nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nhiều nhất của xã Tây Phong Riêm Trì là thôn nằm ở trục đường chính của xã nên tập trung nhiều các hộ làm kinh doanh và dịch vụ. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp là những số liệu thu thập từ các nguồn có sẵn đã được công bố của Tổng cục thống kê, Ban thống kê xã Tây Phong từ năm 2010-2014, sách báo, tạp chí, các bài viết trên báo điện tử có liên quan. Những thông tin và số liệu này được thu thập ,chọn lọc từ các nguồn khác nhau, góp phần làm rõ tình hình chung của địa bàn, cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề cần được nghiên cứu. SSTT Loại thông tin/số liệu Nguồn thu thập Phương pháp thu thập 11 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Các sách báo, luận văn, luận án, tạp chí có liên quan đã được xuất bản, mạng internet Tra cứu, thu thập và chọn lọc thông tin hữu ích, phù hợp với đề tài. 22 Thông tin chung về xây dựng nông thôn mới, về tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, các quyết định, thông tư liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Các văn bản chính sách của Chính Phủ, tạp chí, mạng internet. Tra cứu, chọn lọc thông tin. 33 Số liệu, thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả đạt được trong quá trình xây dựng mô hình tại xã Tây Phong. Ban thống kê xã, Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới của xã. Ghi chép, photo báo cáo, sổ sách có chứa thông tin đó. 3.2.2.2 Số liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra chọn mẫu: Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ dân trên địa bàn xã Tây Phong ở 3 thôn Lũ Phong, Riêm Trì, Lưu Phương bằng bảng câu hỏi có sẵn nhằm tìm hiểu đặc điểm của hộ, sự quan tâm của người dân về chương trình, đánh giá chung của người dân về tình hình tổ chức thực thi cũng như những tác động của việc thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM đến các hộ gia đình và những khó khăn vướng mắc đang gặp phải. Mẫu Lũ Phong Lưu Phương Riêm Trì Cộng Số lượng(hộ) 20 20 20 60 - Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ xã, ban quản lí xây dựng nông thôn mới của xã về tình hình triển khai, tiến độ thực hiện; những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm đánh giá sự tham gia của người dân, ban quản lý xã trong quá trình thực hiện và những kết quả, hiệu quả đạt được của chương trình. Cán bộ quản lý - Cán bộ xã: Gồm 13 người thuộc Ban nông nghiệp, chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ nông thôn mới, cán bộ quản lý bãi rác, cán bộ quản lý nghĩa trang, trưởng thôn của các Thôn Lũ Phong, Lưu Phương, Riêm Trì, Quân Trạch. Thông tin điều tra là các bước thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Tây Phong, tình hình chung thực hiện tiêu chí môi trường của xã qua các năm 2012 - 2014 như: Tình hình cấp và sử dụng nước sạch của xã; tình hình quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động người dân tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải, - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: Mô tả các nhóm tiếp cận và các phương pháp nhằm giúp cho người dân địa phương có thể chia sẻ và phát huy kinh nghiệm cũng như giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch. 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi được thu thập được làm sạch, sẽ được phân loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu: chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường. Sau đó sẽ được xử lý bằng phần mềm excel. 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để mô tả, phân tích tình hình xây dựng chương trình dự án, tình hình kinh tế xã hội trong từng chương trình dự án. Từ phương pháp này ta có thể thấy được tình hình thực hiện tiêu chí môi trường của xã Tây Phong. ví dụ :tình hình sử dụng nước sach, nước hợp vệ sinh; tình hình thu gom, phân loại ráctừ đó giúp ta tìm ra nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp khắc phục để bảo vệ môi trường - Phương pháp so sánh: + So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng mô hình nông thôn mới thực hiện ở xã Tây Phong huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện đề án. + So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề. Phương pháp thống kê kinh tế: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp( Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế- xã hội ở xã Tây Phong, huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo + Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý để có những hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan. Qua các chuyên gia ta có thể đưa ra được các giải pháp phù hợp, hiệu quả để bảo vệ môi trường nông thôn phát triển bền vững. + Phương pháp chuyên khảo: Qua những người dân có kinh nhiệm cho ta cái nhìn sâu hơn về thực trạng thực hiện tiêu chí môi trường của địa phương và tìm ra nguyên nhân và kinh nghiệm xử lý phù hợp với địa phương. 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh - Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh 3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải - Số hộ đăng ký tham gia thu gom - Số hộ thu gom chất thải, nước thải thực tế - Tỷ lệ hộ phân lại rác thải - Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý trước khi chôn lấp - Tỷ lệ hộ trả chi phí thu gom 3.3.3 Chỉ tiêu phát triển môi trường - Tỷ lệ cây xanh được trồng mới tại công trình công cộng - Số lần công trình công cộng được vệ sinh trong tháng 3.3.4 Chỉ tiêu suy giảm môi trường - Tỷ lệ hộ xả rác rác ra môi trường công cộng - Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc diệt cỏ, diệt ốc - Tỷ lệ hộ không thu gom túi, chai, lọ thuốc BVTV 3.3.5 Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường - Tỷ lệ các công trình vệ sinh, nhà tắm đạt chuẩn PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã 4.1.1 Tình hình chung thực hiện chương trình NTM tại xã Tây Phong Đảng bộ Chính quyền xã Tây Phong xác định nhiệm vụ xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc và quyết liệt. Các ban, ngành, đoàn thể, bộ phận chuyên môn đã phối hợp chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Đảng ủy, UBND xã đã ban hành các quyết định thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý dự án của xã, ban phát triển xây dựng NTM ở thôn, đồng thời tiến hành họp quán triệt các văn bản chỉ đạo của TW, Thành phố, huyện và xã về xây dựng NTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban và đề ra kế hoạch, mục tiêu cho từng tháng, quý, định kỳ các thành viên họp giao ban báo cáo tiến độ thực hiện. Các ban ngành, đoàn thể từ xã xuống thôn đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền tại các hội nghị, trên hệ thống truyền thanh của xã; băng rôn; khẩu hiệu; hằng năm tổ chức các hội nghị chuyên đề và hội nghị tiếp xúc cử tri để triển khai, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân trong xã, tổ chức nhiều hội nghị tọa đàm, giao lưu biểu diễn văn hóa nghệ thuật, TDTT để nhân dân hiểu hết nội dung và ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM, nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình và cùng tham gia với Đảng, Chính quyền chung sức xây dựng NTM. Bảng 4.1 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí trong xây dựng mô hinh NTM xã Tây Phong Tiêu chí Nội dung tiêu chí Kết quả thực hiện 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Đạt 2 Giao thông Chưa đạt 3 Thủy lợi Chưa đạt 4 Điện Đạt 5 Cơ sở vật chất trường học Chưa đạt 6 Cơ sở vật chất văn hóa Chưa đạt 7 Chợ nông thôn Đạt 8 Bưu điện Đạt 9 Nhà ở dân cư Đạt 10 Thu nhập Đạt 11 Hộ nghèo Chưa đạt 12 Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên Đạt 13 Tình hình tổ chức sản xuất Đạt 14 Giáo dục Đạt 15 Y tế Đạt 16 Văn hóa Đạt 17 Môi trường Chưa đạt 18 Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh Đạt 19 An ninh trật tự được giữu vững Đạt (Nguồn: BCĐ thực hiện chương trình NTM xã Tây Phong,năm 2014) Sau 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xã Tây Phong đã hoàn thiện được 13/19 tiêu chí đã đề ra. Tuy nhiên vẫn còn 6 tiêu chí chưa đạt được đó là : Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, môi trường. Nguyên nhân là do: - Xã Tây Phong là một xã thuần nông điều kiện kinh tế của địa phương và nhân dân còn nhiều khó khăn, nguồn thu chủ yếu dựa vào điều tiết ngân sách của nhà nước; cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo đáp ứng với nhu cầu dân sinh, mới chỉ hoàn thành đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng. Thực hiện đề án dồn điền đổi thửa chỉnh trang đồng ruộng, còn chưa có kinh phí để cứng hóa hệ thống giao thông thủy lợi và các công trình xây dựng khác. - Diện tích đất nông nghiệp không tập trung, rộng, bờ vùng, bờ thửa, xã không được hưởng trạm bơm lớn của huyện do đó phải xây dựng 6 trạm bơm lẻ dẫn đến hệ thống mương dẫn nước nhiều, nguồn lực của địa phương và nhân dân có hạn, nên việc đầu tư cứng hóa còn gặp nhiều khó khăn. - Nguồn đất quy hoạch cho đấu giá theo QĐ 372 của tỉnh đến nay cơ bản đã hết chỉ còn lại ít diện tích trong khu dân cư nên giá thấp, không bán được. - Về nhận thức của một số hộ dân còn hạn chế, có tư tưởng trông chờ ỷ lại, quen với tập quán sản xuất nhỏ lẻ, chậm thay đổi. Do đó cần tập trung nguồn lực, các biện pháp và giải pháp hữu hiệu, phát huy nội lực, kết hợp với sự hỗ trợ của huyện và tỉnh để xã phấn đấu sớm đạt xã nông thôn mới. 4.1.2 Thành lập bộ máy quản lý, thực hiện Chương trình Thành lập bộ máy quản lý, thực hiện Chương trình xây dựng NTM của xã Tây Phong gồm các bước sau: Thành lập ban Chỉ đạo và ban Quản lý xây dựng nông thôn mới của xã Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM do Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm phó ban, thành viên là đại diện một số đoàn thể chính trị xã. Ban quản lý do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. - Thành lập các tiểu ban xây dựng NTM ở các thôn Tiểu ban xây dựng NTM ở các thôn do Bí thư Chi bộ thôn làm trưởng tiểu ban, trưởng thôn làm phó tiểu ban và thành viên là đại diện một số đoàn thể chính trị ở thôn (do người dân trong thôn bầu ra). - Thành lập ban giám sát cộng đồng xây dựng NTM Ban giám sát cộng đồng do Chi hội trưởng hội nông dân làm trưởng ban, thành viên là đại diện một số đoàn thể chính trị ở địa phương và đại diện nhân dân trong thôn. Trưởng ban Phó trưởng ban Chủ tịch UBND xã Thành viên Ban phát triển thôn Phó chủ tịch UBND xã Đại diện cơ quan chuyên môn và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã. Đại diện thôn Ban quản lý thực hiện tiêu chí môi trường Sơ đồ 4.1:Ban Quản lý thực hiện tiêu chí môi trường cấp xã, thôn ( Nguồn: BCĐ xây dựng NTM xã Tây Phong, 2014) Theo kết quả điều tra về công tác thành lập bộ máy quản lý Chương trình của xã Tây Phong, người dân không được tham gia quyết định các thành viên trong BCĐ, BQL và người dân không được tham gia vào BCĐ, BQL Chương trình. Đối với ban phát triển thôn, người dân được tham gia bình bầu các thành viên, tuy nhiên người dân chỉ được tham gia vào ban giám sát cộng đồng. Tuy không được quyết định và tham gia nhiều vào bộ máy quản lý Chương trình nhưng người dân được hỏi vẫn đánh giá rất cao về tổ chức và các thành viên trong bộ máy quản lý. Bảng 4.2: Đánh giá của người dân về bộ máy quản lý thực hiện tiêu chí môi trường của xã Đơn vị: % STT Diễn giải Đánh giá của người dân Rất phù hợp Phù.... Từ đó ta thấy rằng cần tuyên truyền phát huy động doanh nghiệp chung tay đầu tư thực hiện tiêu chí môi trường, xin hết nguồn viện trợ của trung ương và phát huy nội lực từ nhân dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới với việc bảo vệ môi trường bền vững. 4.2.2 Nhận thức và sự tham gia của người dân Đặc điểm về trình độ dân trí, văn hóa ảnh hưởng nhiều tới nhận thức của người dân và sự đóng góp về tiền của, sức lao động, hiến đất...Người dân ở xã có trình độ nhận thức tương đối khá nên có ảnh hưởng tích cực trong việc nhận thức về đóng góp nguồn lực cho thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM. Hầu hết người dân đã biết về chương trình xây dựng NTM, và đã tích cực tham gia đóng góp ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên thì cũng có một số hộ không tham gia, do số lao động của hộ ít hay không có thời gian tham gia, hoặc không muốn tham gia; việc tham gia hiến đất để mở rộng đường giao thông, xây rãnh thoát nước vẫn còn hạn chế, hiện toàn bộ xã mới chỉ có một vài hộ tự nguyện hiến đất, có hiến cũng chỉ một phần diện tích nhỏ. Điều này cũng chưa tương xứng với tiềm năng của xã. Vì đất đai liên quan trực tiếp đến kinh tế của hộ, nhiều hộ kinh tế vẫn còn khó khăn, mặt khác xã đang trên đà phát triển, trong tương lai gần đất đai của xã sẽ có giá trị cao về mặt kinh tế. Đây đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các cấp chính quyền. Sự tham gia đóng góp nguồn lực của người dân có vai trò quan trọng. Hiện nay, tỷ lệ tham gia đóng góp của người dân vẫn còn chưa cao. Do việc tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã rộng nhưng chưa sâu nhiều cán bộ chưa hiểu hết về chương trình xây dựng NTM nên không thể truyền đạt tốt cho người dân hiểu dẫn đến tình trạng nhiều người mới chỉ biết nhưng chưa hiểu rõ về nội dung và mục đích của chương trình, chưa hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tham gia đóng góp nguồn lực phục vụ trong xây dựng NTM. Ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong các hoạt động lập kế hoạch, đến quản lý, giám sát, sử dụng còn chưa cao, làm giảm sự đóng góp, ủng hộ của người dân. Bảng 4.18 Tỷ lệ người dân tham gia họp bàn lập kế hoạch Nội dung Số hộ Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra 60 100 Đã tham gia 21 35,00 Lý do tham gia Được thôn cử đi 13 61,90 Tự nguyện 8 38,1 Chưa tham gia 39 65,00 Lý do không tham gia Không quan tâm 8 20,51 Không được chọn đi 6 15,38 Không có thời gian 19 48,72 Không biết 6 15,38 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ nông dân năm 2014) Qua thực tế điều tra, tỷ lệ người dân đã tham gia họp bàn lập kế hoạch vẫn còn thấp, chỉ chiếm 35%; trong đó được thôn cử đi chiếm 61,9% còn lại 38,1% là tự nguyện tham gia. Còn lại 65,00% người dân chưa tham gia là do một số nguyên nhân: do không có thời gian (48,72%); không được chọn đi (15,38%); không quan tâm (20,51%); không biết chiếm tỷ lệ là 15,38%.Điều này cho thấy mức độ tham gia của người dân còn chưa cao. Nhận thức và vai trò, sự đóng góp của người dân đã trở thành vấn đề hạn chế trong công tác huy động các nguồn lực trong thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM. Vì vậy cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng dưới nhiều hình thức khác nhau, chú trọng vào hình thức tuyên truyền thu hút được sự quan tâm của người dân nhất; để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM. 4.2.3 Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở Đội ngũ cán bộ cơ sở xã có vai trò quan trọng trong thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng NTM nói chung và công tác huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng NTM nói riêng. Hiện tại tổng số cán bộ năm 2014 là 54 người, trong đó: Biên chế hành chính có 19 người. Cơ cấu chất lượng: Đại học 5; Cao đẳng 7; Trung cấp 19. Xã có một Đảng bộ với tổng số Đảng viên 138 Đảng viên được chia thành 13 Chi bộ, trong đó 4 Chi bộ thôn xóm, 3 Chi bộ trường học, 1 Chi bộ Trạm y tế, 1 Chi bộ cơ quan. Có đủ 5/5 tổ chức trong hệ thống chính trị và đều đạt danh hiệu tiên tiến. Đảng, chính quyền đạt trong sạch vững mạnh. Số lượng cán bộ cơ sở xã về cơ bản đã đủ về số lượng, nhưng chất lượng thì chưa cao, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng còn hạn chế. Bảng 4.19 Việc vận dụng kinh nghiệm và kiến thức của cán bộ trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường của xã Tây Phong Nội dung Số lượng (cán bộ) Cơ cấu (%) Số cán bộ diều tra Tài liệu, văn bản hướng dẫn do sở TN-MT ban hành 3 23,08 13 Qua các hội nghị tập huấn, hướng dẫn kĩ thuật 13 100 13 Qua các phương tiện báo đài, internet 9 69,23 13 Khác 11 84,62 13 Nghiên cứu bảng 4.19 cho thấy, từ khi xã triển khai chương trình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn, UBND xã đã tích cực mở các lớp tập huấn, truyền đạt yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung và mục đích của xây dựng NTM, để cán bộ cơ sở nắm rõ và thực hiện đúng:100% cán bộ được tham gia các hội nghị tập huấn, kĩ thuật. Tuy nhiên, đội ngũ vẫn còn hạn chế kiến thức về thực hiện tiêu chí môi trường và huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng NTM. Nhiều cán bộ trình độ chuyên môn còn hạn chế, nhiều cán bộ chủ chốt trong ban quản lý, ban chỉ đạo của xã nhưng chỉ giữ vai trò kiêm nhiệm, không chuyên sâu về thực hiện tiêu chí môi trường do chương trình NTM mới bắt đầu đi vào xây dựng được hơn 3 năm nên hiện tại xã Tây Phong cũng như một số địa phương khác chưa đáp ứng kịp thời về đội ngũ chuyên trách cho việc thực hiện tiêu chí môi trường. Việc tham gia từ khâu lập quy hoạch đến triển khai thực hiện, huy động và phân bổ nguồn lực vẫn còn chưa tốt; đôi khi làm việc dựa trên kinh nghiệm thực tế. Nhiều cán bộ vẫn còn chưa rõ về cơ chế huy động nguồn lực, công tác đền bù đất đai...Điều này gây khó khăn cho công tác huy động các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM. 4.3 Giải pháp đẩy mạnh kết quả thực hiện tiêu chí MT 4.3.1 Giải pháp về huy động vốn Nguồn vốn cho xây dựng dự án là lớn, cần huy động từ nhiều thành phần kinh tế và bằng nhiều kênh huy động mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển trong giai đoạn 2011 – 2020. Xã Tây Phong có thể huy động vốn thông qua: Tăng thu thuế và phí vào ngân sách; từng bước giảm nguồn trợ cấp ngân sách từ Trung ương. Ngoài việc thu theo luật định, cần chống thất thu thuế và phí, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo nguồn thu mới, khai thác triệt để các nguồn thu để tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách; Đẩy mạnh huy động các nguồn lực, nhất là tự đầu tư của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất. Huy động mạnh mẽ sức dân và một phần vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ để làm các hoạt dộng bảo vệ môi trường, công trình phúc lợi công cộng. Thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hóa kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn, xây rãnh thoát nước, bãi chứa rác và công nghệ xử lý rác thải, nước thải. Chuẩn bị các dự án khả thi để thu hút các nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực, dự án ưu tiên đầu tư để mở rộng sản xuất, tranh thủ tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việc thu hút FDI phải hướng mạnh vào các ngành, sản phẩm mà xã có lợi thế phát triển, nhất là những sản phẩm dùng nguyên liệu sẵn có ở xã; Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất thông qua các hình thức góp vốn kinh doanh, mua cổ phần... Có cơ chế phân chia lợi nhuận cụ thể, rõ ràng; Giúp đỡ người sản xuất tiếp xúc các nguồn quỹ tín dụng ưu đãi của Nhà nước để vay vốn phát triển sản xuất và hỗ trợ trực tiếp; Tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh theo các chương trình mục tiêu hoặc lồng ghép các dự án. 4.3.2 Nâng cao trình độ dân trí Trong quá trình thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, người dân đóng vai trò chủ đạo, người dân tham gia vào các hoạt động trong xây dựng NTM, từ triển khai kế hoạch, kiểm tra giám sát, quản lý, sử dụng. Đồng thời nguồn vốn được huy động từ người dân cũng là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thay thế. Muốn huy động được nguồn vốn từ phía cộng đồng và người dân chúng ta cần nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết của người dân nói chung và hiểu biết của họ về việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng NTM nói riêng, tránh tình trạng hiểu sai lệch về vấn đề đóng góp cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình xây dựng NTM nói riêng và xây dựng quê hương nói chung. Để đạt được điều đó cần tập trung phát triển hệ thống giáo dục- nền tảng để phát triển: xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn, phổ cập giáo dục, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, thành lập các quỹ khuyến học để khích lệ tinh thần học tập và vươn lên của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó tiếp tục triển khai các lớp bồi dưỡng dạy và học nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân nhằm nâng cao trình độ của người dân, thu nhập tăng thì người dân sẽ có ý thức hơn trong việc phát triển sản xuất cũng như trong việc góp vốn để thực hiện tiêu chí môi trường cũng như các tiêu chí khác trong xây dựng NTM. Đồng thời cần nâng cao trình độ của người dân toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản để hoạt động cộng đồng hiệu quả và tích cực hơn. Tổ chức cho người dân đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và mô hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM đang triển khai tốt ở các địa phương khác. Từ đó để người dân nhìn và học hỏi kinh nghiệm, áp dụng những kinh nghiệm học được của người dân vào việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, cũng như nâng cao ý thức của người dân để người dân tham gia đóng góp nhiều hơn vào xây dựng NTM. 4.3.3 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền Từ thực tiễn phân tích trên cho thấy vẫn còn nhiều người dân chưa nhận thức rõ về vai trò chủ thể của mình trong thực thi tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, chưa hiểu hết về nội dung và cơ chế huy động các nguồn lực xã hội trong thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM. Xã cũng đã tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau: thông qua họp dân, loa truyền thanh xã, phương tiện thông tin đại chúng... tuy nhiên, qua điều tra thì người dân nắm bắt thông tin chủ yếu vẫn là qua các phương tiện thông tin đại chúng (100%); thông qua chính quyền xã là rất ít ( 35,00%). Vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền xã, huyện, Đảng ủy và các ban ngành đoàn thể cần đầu tư kinh phí và cử cán bộ tới từng thôn để thực hiện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền qua các kênh thông tin người dân nắm bắt được nhiều nhất, tăng cường số buổi họp dân, tăng cường truyền tin qua băng rôn, khẩu hiệu để người dân có thể nắm bắt được nhiều hơn, rõ hơn về việc tham gia đóng góp nguồn lực để xây dựng NTM, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động các nguồn lực. Ngoài ra, chính quyền xã nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đoàn thể thông qua các hình thức: gửi công văn, thư ngỏ...nêu lợi ích mà họ được hưởng từ chương trình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình NTM, để vận động các tổ chức này tham gia đóng góp nguồn lực cho xây dựng các công trình CSHT trên địa bàn xã, tạo nền móng để phát triển các lĩnh vực khác. Đối với người dân địa phương làm ăn nơi xa hoặc có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn phải có những hình thức tuyên truyền như gửi thư mời về tham dự các buổi họp thôn hoặc đến vận động trực tiếp, nói cho họ hiểu về nội dung và mục đích, sự cần thiết của việc đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM, để cho họ hiểu từ đó đóng góp cho xây dựng quê hương. 4.3.4 Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Để thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải giỏi, có uy tín và có lòng nhiệt thành với công việc. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng NTM là rất quan trọng. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh xây dựng NTM nhất là đối với các cán bộ cấp thôn, các cán bộ trong ban phát triển thôn. Cần tạo điều kiện, cơ chế khuyến khích con em địa phương đã tốt nghiệp đại học về công tác tại địa phương. Tăng cường cán bộ cho cơ sở, từng bước kiện toàn cán bộ các cấp có trình độ, có năng lực tham gia các hoạt động xã hội, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, đào tạo, hướng dẫn và chú ý đến các lực lượng trẻ. Khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, già hóa lao động của xã. Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực quản lý, điều hành của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Bổ sung hoàn thiện các quy chế trong tổ chức Đảng, quy chế hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị các cấp. Đẩy mạnh công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ trong các tổ chức đoàn thể của địa phương như: hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn Thanh niên vì họ là nguồn lực quan trọng của địa phương để thực hiện các nội dung của tiêu chí môi trường trong Chương trình xây dựng NTM. Vì thế, lãnh đạo xã nên tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng cho các tổ chức đoàn thể, tổ chức những chương trình giao lưu với các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng NTM. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Chúng ta có thể thấy, môi trường là vấn đề quan trọng trong cuộc sống và trong quá trình phát triển kinh tế, luôn được Đảng và người dân quan tâm để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và sức khỏe được nâng cao. Chính vì vậy trong xây dựng mô hình nông thôn mới xã Tây Phong có thực hiện chủ trương của Đảng thực hiện mục tiêu về môi trường nông thôn. Qua quá trình nghiên cứu về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng môi hình NTM tại xã Tây Phong tôi có một số kết luận: - Thứ nhất: Các cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn mới, nội dung chương trình NTM, các vấn đề cơ bản trong thực hiện tiêu chí môi trường, để làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. Một số kinh nghiệm thực hiện mục tiêu môi trường, nước sạch; tình hình thực hiện mục tiêu môi trường trong và ngoài nước để làm rõ cơ sở thực tiễn của đề tài. - Thứ hai: Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường của xã Tây Phong: thành lập ban quản lý từ trên xuống người dân theo một trình tự chặt chẽ, hiệu qủa. Xã tiến hành tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân và huy động nguồn lực; sau khi có vốn xã tiến hành phân bổ vốn cho: Nước sạch; Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; mua các dung cụ thiết bị liên quan tới việc thu gom rác; thành lập tổ VSMT; hồ trợ người dân thực hiện. Trong quá trình thực hiện mục tiêu về MT đã đạt được 4/9 tiêu chí so với kế hoạch đã đề ra kết quả như sau: 100% hộ dân đã được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn bộ y tế và tiêu chuẩn bộ quốc gia; thành lập các tổ vệ sinh ở 4 thôn để thu gom rác thải rắn sinh hoạt hàng tháng; hệ thống rãnh thoát nước, đường dong xóm được khuyến khích, hỗ trợ xây dựng được ở tất cả các dong xóm. Phong trào vệ sinh môi trường làng xóm được 98,33% hộ tham gia, việc phân trách nhiệm quản lý, xử lý vi phạm môi trường được thực hiện tốt tại làng xóm. - Thứ ba: Trong quá trình thực hiện tiêu chí MT tại xã Tây Phong có một số các yếu tố ảnh hưởng như: Nguồn vốn đầu tư cho thực hiện tiêu chí MT nhỏ so với vốn xây dựng NTM, trình độ chuyên môn của cán bộ còn kém, nhận thức và sự tham gia của người dân còn hạn chế,.. đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực thi tiêu chí môi trường tại xã. - Thứ 4: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tình hình thực hiện cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn xã Tây Phong, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường huy động các nguồn lực xã hội đẩy nhanh tiến độ xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, đó là : đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm làm ảnh hưởng tới môi trường. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Với Nhà nước - Cần xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ đặc thù áp dụng cho các xã điểm xây dựng NTM để đẩy nhanh tiến độ đồng thời ban hành các chính sách và văn bản hướng dẫn cụ thể có liên quan đến huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng NTM ở nông thôn như: Chính sách huy động các nguồn lực xã hội, khuyến khích ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ vốn cho từng hạng mục, chính sách về quản lý và sử dụng nguồn lực - Chỉ đạo các bộ, ngành, các cấp liên quan phối hợp với nhau, chủ động hỗ trợ xã điểm trong việc huy động nguồn lực từ các nguồn khác nhau. - Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hỗ trợ kịp thời nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác từ Trung ương cho các địa phương triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đề ra, tăng cường giải ngân kinh phí ngân sách Trung ương nhanh và đủ theo như vốn dự kiến được xây dựng trong thuyết minh quy hoạch thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM cho xã để Tây Phong hoàn thiện các nội dung trong tiêu chí môi trường sớm đạt được kết quả cao theo đúng tiêu chuẩn. 5.2.2 Với chính quyền địa phương - Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn giúp huyện Tiền Hải thực hiện quy hoạch bằng các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện và xã Tây Phong để tạo điều kiện cho huyện, xã hoàn thành các nội dung trong tiêu chí môi trường về xây dựng NTM. - Đề nghị UBND huyện tập trung chỉ đạo, bố trí lồng ghép các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế vào đầu tư trên địa bàn. - Đề nghị huyện tiếp tục tăng cường chỉ đạo các phòng ban hướng dẫn xã Tây Phong thực hiện thành công các nội dung trong tiêu chí môi - Đề nghị Tỉnh và huyện cho phép xã Tây Phong chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp thành đất dãn dân và tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất ở để bổ sung vào phần ngân sách xã, tăng nguồn vốn đối ứng của xã đóng góp cho việc thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng và xây dựng mô hình NTM nói chung - Đề nghị UBND xã Tây Phong sớm hoàn thiện thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất; tăng cường quản lý, khai thác nguồn thu từ đất tại xã. Diện tích đất xen kẹt trong khu dân cư đề nghị huyện cho thu hồi và tổ chức đấu giá thu tiền sử dụng đất, tổng số tiền thu được trừ vào chi phí đấu giá, đền bù giải phóng mặt bằng và tạo nguồn vốn đối ứng cho ngân sách xã. - Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tây Phong tích cực tuyên truyền vận động nhân dân trong xã tích cực ủng hộ quy hoạch xây dựng nông thôn mới, để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, di dân, hiến đất, đóng góp ngày công và tiền của để thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới. Bên cạnh đó xã cần đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền tới người dân, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động tối đa các nguồn lực từ các nguồn khác nhau. - Đề nghị UBND xã thường xuyên cử cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức. Tổ chức các lớp đào tạo, lớp tập huấn về huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng NTM trên địa bàn xã để nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ cơ sở. 5.2.3 Với người dân địa phương - Tích cực tham gia đóng tiền mặt, ngày công lao động, tự nguyện hiến đất và các tài sản có giá trị khác để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, góp phần thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã. - Tiếp nhận và tích cực thực hiện đúng nội dung tuyên truyền thực thi đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM của ban chỉ đạo NTM cấp xã. - Phát huy quyền dân chủ, tham gia giám sát việc thực hiện công trình được đầu tư trên địa bàn với tinh thần cao nhất, phản ánh những vấn đề phát sinh với ban giám sát cộng đồng và ban chỉ đạo, ban quản lý cấp xã. - Có ý thức trong việc sử dụng công trình, sử dụng phải đi kèm với duy tu bảo dưỡng, giữ gìn của công. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Ánh(2013), Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học nông nghiệp Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Tây Phong, Báo cáo công tác tổ chức, thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới xã Tây Phong năm 2012 – 2014, 12/2014. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Tây Phong, Báo cáo tóm tắt công tác xây dựng nông thôn mới xã Tây Phong từ năm 2010 – 2014, 12/2014 Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Tây Phong, Báo cáo kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Tây Phong từ năm 2010 – 2014, 12/2014 5. Kiều Bích (2014), Lập Thạch đẩy mạnh tiêu chí môi trường; Nguồn: ngày đăng bài 12/11/2014, ngày truy cập 15/04/2015 TS Mai Thanh Cúc , TS Quyền Đình Hà, Th.S Nguyễn Thị Tuyết Lan, Th.S Nguyễn Trọng Đắc( 2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp Việt Nam Gợi ý về phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản , ngày truy cập 15/04/2015). Hạ Văn Hải (2012), Nghiên cứu tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 9. Khương Hạnh (2014), Huyện Đắk Glong: Nỗ lực thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, Nguồn: ngày đăng bài 10/09/2014, ngày truy cập 15/04/2015) 10. Nguyễn Vũ Hoan, Trương Đình Bắc (2005), Kinh nghiệm về quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường tại Trung Quốc, Nguồn: ngày truy cập 15/04/2015 Nguyễn Thị Lan (2011), Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. QĐ số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành - Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. QĐ số 800 TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2014 Phan Xuân Sơn và cộng sự( 2009), xây dưng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay, học viện chính trị- hành chính quốc gia. Thông tư liên tịch số 26 ngày 13/04/2011 của BNN PTNT- BKHĐT- BTC về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nguồn: ngày truy cập 15/04/2015 16. Hải Yến(2012), theo điều tra lao động và việc làm năm 2012, Nguồn: ngày truy cập 10/04/2015) PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN TÌNH HÌNH THỰC THI TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI Xà TÂY PHONG, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH Tên người phỏng vấn: ............................................................. Thời gian phỏng vấn: Ngày....tháng....năm 2015 Địa điểm điều tra: ... Xóm....xã Tây Phong, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình A.Thông tin về hộ điều tra Họ và tên chủ hộ:................................................. Tuổi:....Giới tính:.... Nghề nghiệp:............. Trình độ văn hóa □ Cấp 1 □ Cấp 2 □ Cấp 3 □Trên cấp 3 Số nhân khẩu:...... Xếp loại kinh tế hộ: ¨ Nghèo ¨ Trung bình ¨ Khá-Giàu Tình hình sản xuất của hộ Sản xuất nông nghiệp Cây trồng Diện tích(sào) Lúa Hoa màu Chăn nuôi Vật nuôi Số lượng( con) Gia cầm Gia súc Lợn B.Tình hình thực thi tiêu chí môi trường 1. Ông (bà) có tham vào việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình NTM hay không ? □ Có □ Không 2. Ông (bà) hãy cho biết mức độ tham gia của ban chỉ đạo thực hiện tiêu chí môi trường tại thôn, xóm như thế nào? □ Tham gia rất tích cực □ Thi thoảng tham gia □ Hiếm khi tham gia □ Không tham gia 3.Ông (bà) có nhận được thông tin tuyên truyền về việc thực hiện tiêu chí môi trường trong NTM hay không? □ Có □ Không Nếu không ông (bà) có thể cho biết nguyên nhân? 4.Ông (bà) nhận được thông tin tuyên truyền từ ai? □ Chính quyền xã □ Các tổ chức đoàn thể □ Phương tiện thông tin đại chúng □ Nguồn khác 5. Trong quá trình tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường trong NTM thì ông(bà) được tuyên truyền dưới hình thức nào ? □ Văn bản, công văn, nghị quyết, nghị định, thông tư □ Được tham gia vào các hội nghị □ Thông tin đại chúng: Báo đài, bảng tin □ Các hình thức khác:..................................................................... 6. Ông(bà) hãy cho biết tần suất tuyên truyền như thế nào? □ Thường xuyên □Thi thoảng □ Hiếm khi. □ Không bao giờ 7. Ông( bà) có tham gia đóng góp trong việc thực hiện tiêu chí môi trường không? □ Có □Không 8. Hình thức tham gia đóng góp của ông( bà) là gì? □ Công lao động □ Tiền mặt □ Khác 9.Theo Ông (bà) việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình NTM đem lại lợi ích cho gia đình và cộng đồng? □ Bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta □ Môi trường xanh-sạch-đẹp □ Đời sống vật chất , tinh thần dần được cải thiện □ Khác: 10. Ông (bà) có tham gia vào việc lập kế hoạch thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình NTM hay không? □ Có □ Không Nếu có ông (bà) hãy cho biết lý do? □ Được thôn cử đi □ Tự nguyện đi Nếu không ông( bà) cho biết lý do? □ Không quan tâm □ Không được chọn đi □ Không có thời gian □ Không biết 13. Ông( bà ) cho biết bộ máy quản lý( ban chỉ đạo, ban quản lý, ban phát triển thôn) thực hiện tiêu chí môi trường của xã như thế nào? □Rất phù hợp □Phù hợp □ Bình thường □Không phù hợp 11. Ông (bà) tham gia vào việc thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình NTM ở địa phương như thế nào ? Nước sạch Hộ được cấp nước sạch không? ¨ Có ¨ Không Hộ có bể nước mưa để ăn không? ¨ Có ¨ Không Hộ có máy lọc nước ăn không? ¨ Có ¨ Không Hộ có bình lọc nước uống không? ¨ Có ¨ Không Hộ có bể chứa nước HVS không? ¨ Có ¨ Không Hộ có đổi bình nước lọc để uống không? ¨ Có ¨ Không Trị giá của bình là....đồng. Giá đổi bình là...đồng Vệ sinh môi trường 2.1Môi trường hộ 1. Thành phần rác thải của gia đình ông (bà) chủ yếu là: ¨ Rác hữu cơ: thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, ... ¨ Rác vô cơ: túi nilon, chai lọ nhựa, thủy tinh, sắt vụn, ... ¨ Rác độc hại: pin, bóng đèn, acquy, đồ điện tử, ... 2. Ông (bà) có phân loại rác thải hay không ? ¨ Có ¨ Không 3.Rác thải sinh hoạt của hộ có được thu gom không? ¨ Có ¨ Không Chi phí thu gom cho 1 tháng là:....đồng Số lần thu gom rác trong 1 tháng là....lần/tháng 4.Hình thức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình ông (bà)? ¨ Tự thu gom ¨ Tổ vệ sinh môi trường  5. Với hình thức tự thu gom, ông (bà) xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách nào? ¨ Bán phế liệu: Chai lọ nhựa, thủy tinh, sắt vụn, kim loại, ... ¨ Chôn lấp. ¨ Thiêu hủy (đốt rác) ¨ Tái chế làm thức ăn cho vật nuôi, phân bón: thức ăn, thực phẩm thừa, ... ¨ Đổ ra mương, ao, hồ, sông. 6. Phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt được sử dụng ở địa phương: ¨ Thùng chứa rác. ¨ Xe thu gom đẩy. ¨ Xe thu gom, vận chuyển chuyên dùng. ¨ Các phương tiện thiết bị khác. 7.Hộ xử lý rác thải mềm( rau,lá,củ,quả...)như thế nào? ¨ Chôn lấp trong hố ¨Quét dọn và đốt ¨ Xả ra sông, hồ ¨ Thu gom tập trung 8. Hộ xử lý rác thải rắn( túi nilong, bao, nhựa thủy tinh...) như thế nào? ¨ Chôn lấp trong hố ¨Quét dọn và đốt ¨ Xả ra sông, hồ ¨ Thu gom tập trung 9.Hộ xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào? ¨ Để tự ngấm ra vườn ¨ Đổ ra sông, hồ ¨ Qua 2 bể ra mương, sông 10.Nhà tiêu của hộ có mấy ngăn? ¨ Một ¨ Hai 11. Hộ có tham gia tổ vệ sinh môi trường trong xóm không? ¨ Có ¨ Không 12.Hộ có sử dụng thuốc diệ t cỏ ở bờ đường, vườn không? ¨ Có ¨ Không 13.Hộ có đóng góp xây dựng rãnh thoát nước chung không? ¨ Có ¨ Không 14. Ông (bà) có biết phương pháp thu gom và xử lí rác thải nào đang được áp dụng phổ biến tại địa phương: ¨ Không biết. ¨ Không quan tâm. ¨ Có biết. 15. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác thugom và xử lí rác thải tại địa phương mình? ¨ Tốt. ¨ Bình thường. ¨ Chưa được quan tâm. 2.2 Môi trường sản xuất nông nghiệp Hộ có thu gom rơm, rạ mang về không? ¨ Có ¨ Không Hộ xử lý rác thải mềm(rơm, rạ...)như thế nào? ¨ Mang về đun nấu ¨ Đốt lấy tro tại ruộng ¨Để mục làm phân Hộ có thu gom vỏ, chai thuốc BVTV không? ¨ Có ¨ Không Hộ xử lý rác thải cứng nông nghiệp như thế nào? ¨ Để vào bể rác chung ¨ Mang về thu gom tập chung ¨ Bỏ ra mương, sông ¨ Mang về đốt ¨ Chi phí thu gom 1 tháng là ....đồng/tháng Hộ có áp dụng phương pháp xử lý nước thải sản xuất nông nghiệp không? ¨ Có ¨ Không Nếu có đó là những phương pháp nào? ........................... .......................... .......................... Hộ có biết kỹ thuật IPM( phòng trừ sâu bệnh bền vững) không? ¨Có ¨ Không Hộ có áp dụng kỹ thuật IPM( Phòng trừ sâu bệnh bền vững) không? ¨ Có ¨Không Hộ có áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng(Giảm giống, công, phân và thuốc BVTV) không? ¨Có ¨Không Hộ sử dụng những loại phân bón nào? ¨ Phân chuồng ủ hoai mục ¨ Phân bón có nguồn gốc thực vật ¨ Phân bón hóa học ¨ Phân bón vi sinh Hộ có dùng thuốc trừ sâu có nguồn gốc VSV không? ¨ Có ¨ Không Hộ có phun thuốc trừ sâu với rau màu không? ¨ Có ¨Không Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng có nguồn gốc xuất xứ không? ¨ Có ¨Không Hộ sử dụng phân bón như thế nào/1 sào rau,màu? Loại phân ĐVT Lúa Rau, màu Đạm Kg Lân Kg Kali Kg Phân chuồng Tạ Hộ có phun thuốc trừ sâu với rau màu không? ¨Có ¨ Không Thời gian cách ly thuốc BVTV của hộ với rau màu là ...ngày Hộ có phun thuốc trừ cỏ ở bờ ruộng không? ¨ Có ¨ Không Hộ có phun thuốc diệt ốc không? ¨ Có ¨ Không Môi trường trong chăn nuôi 1.Hộ có hố ủ phân chăn nuôi không? ¨ Có ¨ Không 2.Hộ có thu gom bao bì thức ăn chăn nuôi không? ¨ Có ¨ Không Chi phí thu gom chất thải chăn nuôi là ...đồng/tháng 3. Hộ xử lý rác thải mềm(phân, thức ăn, xác vật nuôi...) như thế nào? ¨ Đổ trực tiếp ra sông hồ ¨ Đổ xuống hầm Bioga ¨ Ủ làm phân ¨ Làm thức ăn cho cá 4.Hộ xử lý rác thải rắn( bao cám, vỏ thuốc..) như thế nào? ¨ Đốt ¨Đổ ra sông hồ ¨Tận dụng làm việc khác ¨ Thu gom tập chung cùng rác thải sinh hoạt 5.Hộ xử lý nước thải chăn nuôi như thế nào? ¨ Tưới cho cây trồng ¨Cho tự ngấm ra vườn ¨ Xả trực tiếp ra sông, hồ ¨ xả ra rãnh có nắp đậy ¨ Xả ra rãnh không có nắp đậy 6.Hộ có hầm Bioga không? ¨Có ¨Không Chi phí xây hầm Bioga là : ....đồng, xã hỗ trợ ...đồng/hầm 7.Khu chăn nuôi của hộ như thế nào so với nhà? ¨ Gần nhà ¨ Sát nhà ¨ Xa nhà Xin chân thành cảm ơn các cô, các bác, các anh( chị)!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thuc_thi_tieu_chi_moi_truong_tr.docx
Tài liệu liên quan