Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và kể toán AAC

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ---------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KỂ TOÁN AAC PHAN LÊ NHẬT ANH Khoá học: 2015 – 2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ---------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢ

pdf115 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và kể toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KỂ TOÁN AAC Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Phan Lê Nhật Anh ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: K49C – Kiểm Toán Niên khoá: 2015 – 2019 Huế, tháng 05 năm 2019 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, những lời động viên chân thành từ phía Nhà trường, các Thầy Cô giáo, gia đình, bạn bè và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kĩ năng trong suốt bốn năm qua. Cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô giáo, ThS. Phạm Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi từ việc định hướng đề tài đến khi hoàn thành khóa luận này. Hơn nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC và các anh chị phòng Báo cáo tài chính 4 đã giúp tôi có cơ hội tiếp cận thực tế công việc kiểm toán, hướng dẫn tỉ mỉ quy trình, nghiệp vụ và tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, thông tin một cách dễ dàng nhất giúp cho nghiên cứu của tôi trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè luôn bên cạnh quan tâm, chăm sóc, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu nên khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá từ quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn, bổ sung kinh nghiệm quý báu cho tôi trên con đường sau này. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 4 năm 2019 Sinh viên Phan Lê Nhật Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................................vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài...................................................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.............................................................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu đề tài...............................................................................................3 1.6. Kết cấu của đề tài.....................................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ........................................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH..............................................................................................................5 1.1. Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính .......................................................................5 1.1.1. Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính .............................................................................................. 5 1.1.2. Vai trò của kiểm toán Báo cáo tài chính ............................................................................................. 5 1.1.3. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính .................................................................................................. 6 1.1.4. Cơ sở dẫn liệu quản lý ............................................................................................................................... 6 1.1.5. Khái quát quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính ............................................................................ 8 1.2. Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp............................................................................................................................................16 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp................ 16 1.2.2. Các quy định về hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ................. 17 1.2.3. Vai trò của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ........................... 19 1.2.4. Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp........ 20 1.2.5. Nội dung kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp....... 20 1.2.6. Những sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ............................................................................................................... 21 1.3. Các thử nghiệm kiểm toán đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ..................................................................................................22 1.3.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát...................................................................................... 23 1.3.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản ........................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC ..................................................................................................................27 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC...............................27 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ................... 27 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................................... 28 2.1.3. Mục tiêu và phương châm hoạt động.............................................................................. 29 2.1.4. Các loại hình dịch vụ của công ty.................................................................................... 29 2.1.5. Nguồn lực của công ty ........................................................................................................ 32 2.1.6. Mạng lưới khách hàng ........................................................................................................ 33 2.1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................................ 33 2.1.8. Các kết quả đạt được ........................................................................................................... 35 2.1.9. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Kế Toán AAC .......................................................................................................................................... 36 2.1.9.1. Lập kế hoạch kiểm toán ........................................................................................ 36 2.1.9.2. Thực hiện kiểm toán................................................................................................ 39 2.1.9.3. Kết thúc kiểm toán.................................................................................................. 41 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại công ty cổ phần ABC ...............................................41 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán...................................................................................................... 41 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng.................... 41 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán...........42 2.2.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động ............................................. 43 2.2.1.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng ............ 49 2.2.1.5. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính ..................................................................... 50 2.2.1.6. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận ............. 53 2.2.1.7. Xác định mức trọng yếu ........................................................................................ 53 2.2.1.8. Xác định phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu ................................................... 55 2.2.1.9. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán ............................................................................. 56 2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.. 56 2.2.2.1. Thủ tục chung .......................................................................................................... 66 2.2.2.2. Thủ tục phân tích .................................................................................................... 69 2.2.2.3. Kiểm tra chi tiết ...................................................................................................... 82 2.2.3. Tổng hợp, kết luận và lập Báo cáo kiểm toán .............................................................. 92 CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC ........................................................95 3.1. Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ................................................................................................................95 3.1.1. Ưu điểm .................................................................................................................................. 95 3.1.2. Hạn chế ................................................................................................................................... 96 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ........................................................................................98 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 103 1. Kết Luận ................................................................................................................. 103 2. Kiến nghị ................................................................................................................ 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 105 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 106 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 – Phân tích sơ bộ BCKQKD ..........................................................................51 Bảng 2.2 – Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế tại CTCP ABC ......................54 Bảng 2.3 – Tổng hợp mức trọng yếu CTCP ABC ........................................................55 Bảng 2.4 – Tổng hợp khoảng cách mẫu của các khoản mục ........................................56 Bảng 2.5 – Danh sách các giấy làm việc khoản mục chi phí bán hàng và....................66 chi phí quản lý doanh nghiệp.........................................................................................66 Bảng 2.6 - Bảng tổng hợp số liệu chi phí bán hàng ......................................................68 Bảng 2.7 - Bảng tổng hợp số liệu chi phí quản lý doanh nghiệp ..................................68 Bảng 2.8 – So sánh chi phí bán hàng năm 2016 - 2017, kết hợp biến động về doanh thu của CTCP ABC .............................................................................................................70 Bảng 2.9 – Phân tích chi phí bán hàng theo từng tháng năm 2016 – 2017...................71 Bảng 2.10 – Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng tháng năm 2016 – 2017 ....72 Bảng 2.11 – Phân tích biến động chi phí bán hàng với doanh thu theo tháng ..............74 Bảng 2.12 – Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu theo tháng.....75 Bảng 2.13 – Phân tích chi phí bán hàng theo từng khoản mục năm 2016 – 2017 ........77 Bảng 2.14 – Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng khoản mục năm 2016 – 2017 ...............................................................................................................................79 Bảng 2.15 – Bảng tổng hợp, so sánh số liệu tài khoản chi tiết 6428.............................81 Bảng 2.16 - Bảng tổng hợp số liệu, so sánh chi phí quản lý doanh nghiệp với các phần hành liên quan.........................................................................................................................................82 Bảng 2.17 – Kiểm tra chọn mẫu khoản mục chi phí bán hàng......................................85 Bảng 2.18 - Kiểm tra chọn mẫu khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp ..................86 Bảng 2.19 – Kiểm tra trình bày khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên BCKQKD ...................................................................................................87 Bảng 2.20 – Chọn mẫu một số nghiệp vụ chi phí bán hàng trước ngày khóa sổ ..........89 Bảng 2.21 – Chọn mẫu một số nghiệp vụ chi phí quản lý doanh nghiệp trước ngày khóa sổ ...........................................................................................................................90 Bảng 2.22 – Tổng hợp chi phí bán hàng phục vụ thuyết minh BCTC..........................91 Bảng 2.23 – Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phục vụ thuyết minh BCTC......91 Bảng 3.1- Bảng tìm hiểu hệ thống KSNB môi trường tin học ......................................99 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc CTCP Công ty cổ phần CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp DN Doanh nghiệp GLV Giấy làm việc GTGT Giá trị gia tăng HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KH Khách hàng KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1 – Mô hình tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC..................35 Biểu đồ 2.1- Phân tích chi phí bán hàng theo từng tháng năm 2016 - 2017 .................72 Biểu đồ 2.2 - Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng tháng năm 2016 - 2017.......73 Biểu đồ 2.3 - Phân tích biến động chi phí bán hàng với doanh thu theo tháng.............75 Biểu đồ 2.4 - Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu theo tháng ..............................................................................................................................76 Biểu đồ 2.5 – Phân tích chi phí bán hàng theo từng khoản mục chi phí .......................78 năm 2016 - 2017 ............................................................................................................78 Biểu đồ 2.6 – Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng khoản mục chi phí năm 2016 - 2017 ............................................................................................................80 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong môi trường toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế của thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải luôn luôn vận động và phát triển nếu không muốn bị tụt hậu lại phía sau. Đó là vừa là cơ hội và là thách thức đối với các doanh nghiệp khi được tiếp cận những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới nhưng đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước. Cùng với quá trình phát triển đó, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước ngoặt lớn khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những chủ trương và đường lối được xây dựng vững chắc. Cột mốc đặc biệt này đã làm cho môi trường kinh tế ở nước ta được đa dạng hoá với nhiều thành phần kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau, mở ra nhiều cơ hội mới và hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong xu thế chung đó, lĩnh vực kiểm toán ra đời và phát triển, đóng vai trò quan trọng như một công cụ hữu hiệu để quản lý kinh tế. Ngày nay, dịch vụ kiểm toán phát triển ngày càng mạnh mẽ, các công ty kiểm toán không ngừng mở rộng về quy mô, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp. Một trong những dịch vụ hàng đầu mà các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng đó là dịch vụ kiểm toán BCTC. Mục tiêu của hoạt động này là việc đưa ra ý kiến xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính xét trên các khía cạnh trọng yếu được lập dựa trên cơ sở chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành, kết quả kiểm toán giúp cho những nhà đầu tư, người quan tâm đánh giá được về độ tin cậy của báo cáo tài chính. Trong quá trình thực tập là Công ty TNHH Kế Toán và Kiểm Toán AAC, cá nhân tôi đã được tạo điều kiện tiếp cận với môi trường làm việc thực tế tại đơn vị, tham gia kiểm toán tại các công ty khách hàng dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình của các anh chị Kiểm toán viên. Qua quá trình làm việc, tìm hiểu về các khoản mục trên Báo Cáo Tài Chính, bản thân tôi nhận thấy Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đó là cơ sở để xác định các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước và chỉ tiêu lợi KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 2 nhuận- một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư rất quan tâm và chú ý. Tại một số doanh nghiệp đặc thù, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm một tỉ lệ rất lớn đòi hỏi Kiểm toán viên cần kiểm tra, soát xét cẩn trọng, nhằm đảm bảo tính trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung. Sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình các anh chị kiểm toán viên trong công ty và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Th.S Phạm Thị Bích Ngọc, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AAC”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm toán BCTC, đặc biệt là kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Thứ ba, so sánh giữa kiến thức lý thuyết đã học với thực tế nhằm đánh giá, đề xuất các biện pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty Cổ phần ABC, cụ thể là: quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần ABC. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về thời gian: Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty Cổ phần ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2017. Về không gian: Đề tài thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Về nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về mặt thời gian, đề tài không nghiên cứu toàn bộ quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC mà chỉ tiến hành nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN tại một công ty khách hàng- Công ty Cổ phần ABC. 1.5. Phương pháp nghiên cứu đề tài  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Nghiên cứu các chế độ, chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, thông tư liên quan hiện hành cũng như các giáo trình, sách báo, về kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng để làm cơ sở hoàn thành phần cơ sở lý luận cũng như làm nền tảng tìm hiểu thực tiễn tại đơn vị. - Nghiên cứu hồ sơ kiểm toán năm trước của công ty khách hàng liên quan đến khoản mục CPBH và CPQLDN của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Nghiên cứu thông tin chung của công ty qua website: www.aac.com.vn để tìm hiểu rõ hơn về quy mô, cơ cấu tổ chức, đặc điểm và mục tiêu của đơn vị. - Tham khảo một số đề tài khoá luận của anh chị khoá trước nhằm hiểu rõ về đề tài thực hiện.  Phương pháp thu thập số liệu: - Tiến hành phỏng vấn KTV về quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN được vận dụng vào thực tiễn, thu thập các giấy tờ làm việc và số liệu thô liên quan đến khoản mục đang kiểm toán. - Chuẩn bị các tài liệu, chứng từ cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài, trong quá trình thực tập, thu thập bằng cách sao chép lại  Phương pháp xử lý số liệu: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 4 - Tiến hành so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp giữa quy trình kiểm toán thực tế theo chuẩn mực, chương trình kiểm toán mẫu của VACPA và quy trình kiểm toán tại đơn vị cũng như vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm thực tế để từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, đưa ra các nhận xét và các giải pháp phù hợp. 1.6. Kết cấu của đề tài  Phần I: Đặt vấn đề  Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu - Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính. - Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.  Phần III: Kết luận và kiến nghị KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính Theo A.A. Arens & J.K. Locbbecke: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các KTV đủ năng lực và độc lập”. (Trích Giáo trình “Kiểm toán” của Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh) Kiểm toán Báo cáo tài chính là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của BCTC của một đơn vị. Do BCTC phải được lập theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được sử dụng làm thước đo để nhận xét BCTC. Kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính có thể phục vụ cho đơn vị, Nhà nước và các bên thứ ba, nhưng chủ yếu là phục vụ cho bên thứ ba như các cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, để họ đưa ra những quyết định kinh tế. 1.1.2. Vai trò của kiểm toán Báo cáo tài chính Vai trò của kiểm toán BCTC có thể kể trên nhiều khía cạnh: Thứ nhất, đối với những người sử dụng thông tin, kiểm toán BCTC tạo niềm tin cho những người quan tâm, như cơ quan Nhà nước, cổ đông, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, khách hàng và nhà cung cấp, Kết quả hoạt động hàng năm của DN đều được thể hiện trên BCTC. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ DN muốn che dấu các phần yếu kém hoặc khuyếch đại kết quả kinh doanh của mình trên BCTC đó. Trái lại, những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của DN lại đòi hỏi sự trung thực, chính xác của BCTC. Chính vì vậy, cần có sự kiểm tra, xác nhận của bên thứ ba – KTV và DN kiểm toán – những người hoạt động theo nguyên KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 6 tắc bắt buộc và có đầy đủ năng lực, uy tín với cả chủ DN và những người quan tâm đến BCTC. Thứ hai, đối với đơn vị được kiểm toán, kiểm toán BCTC góp phần hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của đơn vị được kiểm toán nói chung; nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ phát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do vô ý hay cố ý trên BCTC cũng như bộ máy kế toán của đơn vị. Từ đó, KTV góp ý nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động, chủ DN sẽ hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Thứ ba, đối với tổng thể nền kinh tế, kiểm toán BCTC góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán tài chính nói riêng và quản lý kinh tế nói chung; lành mạnh hóa nền kinh tế quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. 1.1.3. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu tổng thể của KTV và DN kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, khoản 11: “Mục tiêu tổng thể của KTV và DN kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC là:  Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không;  Lập báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của KTV.” 1.1.4. Cơ sở dẫn liệu quản lý Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị: “Cơ sở dẫn liệu là các khẳng định của BGĐ đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 7 Để khẳng định rằng BCTC tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, BGĐ cần khẳng định chính thức hoặc ngầm định các cơ sở dẫn liệu về việc ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố các thành phần của BCTC và các thuyết minh liên quan. Các cơ sở dẫn liệu được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót tiềm tàng có thể xảy ra được chia thành ba loại và có thể có những dạng sau:  Các cơ sở dẫn liệu đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán: - Tính hiện hữu: các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và liên quan đến đơn vị; - Tính đầy đủ: tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhận; - Tính chính xác: số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã ghi nhận được phản ánh một cách phù hợp; - Đúng kỳ: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán; - Phân loại: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoản.  Các cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản vào cuối kỳ: - Tính hiện hữu: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại; - Quyền và nghĩa vụ: đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của đơn vị và đơn vị có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả; - Tính đầy đủ: tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cần ghi nhận đã được ghi nhận đầy đủ; - Đánh giá và phân bổ: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện trên BCTC theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợp.  Các cơ sở dẫn liệu đối với các trình bày và thuyết minh: - Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ: các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác được thuyết minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị; - Tính đầy đủ: tất cả các thuyết minh cần trình bày trên BCTC đã được trình bày; - Phân loại và tính dễ hiểu: các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải và thuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu; KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 8 - Tính chính xác và đánh giá: thông tin tài chính và thông tin khác được trình bày hợp lý và theo giá trị phù hợp. 1.1.5. Khái quát quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Quy trình kiểm toán BCTC được thực hiện qua ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. ...hần hoặc toàn bộ chi phí vận chuyển nhưng kế toán không nắm rõ và theo dõi kịp thời.  Phân loại chi phí không chính xác, nhầm lẫn giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với chi phí sản xuất, với chi phí tài chính, chi phí khác.  Do năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên kế toán còn hạn chế, chưa nắm vững các quy định về hạch toán chi phí, các thay đổi về quy định, chế độ tài chính – kế toán,DN không nhận thức đúng đắn về tính chất phức tạp của khoản mục nên thường bố trí kế toán có trình độ không cao hoặc kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nên việc xử lý và nghi chép có nhiều sai sót. 1.3. Các thử nghiệm kiểm toán đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 23 1.3.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 330 – Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá quy định: “Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.” Đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có các thử nghiệm kiểm soát sau: Chọn mẫu một số nghiệp vụ để kiểm tra, đối chiếu nội dung với các chứng từ đi kèm, xem các chứng từ đó có đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ không? Các chứng từ và tài liệu có được đánh số và quản lý theo số thứ tự trên sổ chi tiết không? Mục đích nhằm thu thập bằng chứng đảm bảo cho các nghiệp vụ liên quan đến CPBH và CPQLDN là có thực, ghi chép chính xác và phục vụ đúng nhu cầu, mục đích. Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ trên sổ chi tiết Mục đích xem việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có hữu đối hữu hiệu đối với quy trình thanh toán, xét duyệt hay không? Xem xét các chính sách, quy định của khách hàng đối với việc hạch toán chi phí và kiểm tra thực tế công việc có được tiến hành như quy định của đơn vị hay không đồng thời so sánh với chế độ hiện hành. Xem xét dấu hiệu kiểm tra của HTKSNB đối với việc tập hợp và ghi sổ, cộng dồn và kết chuyển chính xác. Đồng thời, KTV sẽ kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản để xem công việc đối chiếu có được nhân viên có trách nhiệm thực hiện một cách đều đặn hay không? Đối với các khoản chi phí có tính chất phân bổ, KTV sẽ chọn mẫu một số nghiệp vụ, kiểm tra chứng từ gốc sau đó xem xét tính hợp lý của tiêu chí phân bổ đơn vị đang sử dụng và tiến hành kiểm tra lại. Đồng thời, xác minh xem phương pháp phân bổ đơn vị đang áp dụng có nhất quán với các niên độ trước hay không?. Ngoài ra phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại chi phí trong DN. Đồng thời, kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 24 Thêm vào đó phải kiểm tra trình tự ghi sổ và dấu hiệu của HTKSNB thông qua các câu hỏi như: - Doanh nghiệp có thiết lập các quy định về hạch toán chi phí và chi phí phát sinh có tuân theo thủ tục đó không? - Các chứng từ chi có theo đúng mẫu nhà nước quy định không và có đầy đủ các chữ ký cần thiết không? - Có phân cấp phê duyệt các loại chi phí không? - Các khoản chi có quy mô lớn có được phê duyệt đầy đủ không và trình tự luân chuyển có tuân theo chế độ không? - Việc phân loại chi phí có được quy định không? - Có thực hiện đối chiếu các chi phí trên Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp không, đối chiếu các chứng từ và sổ sách không? 1.3.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản (1) Thủ tục phân tích - So sánh CPBH và CPQLDN thực tế kỳ này với kỳ trước, thực tế với kế hoạch, dự toán đã điều chỉnh theo sản lượng, doanh thu,...mọi sự biến động cần tìm hiểu nguyên nhân để xem xét tính hợp lý. - So sánh tỷ trọng CPBH, CPQLDN trên doanh thu và thu nhập khác thực tế giữa kỳ này với kỳ trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán để xem xét khả năng có biến động bất thường không. - Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH, CPQLDN giữa các tháng trong năm hoặc giữa kỳ này với kỳ trước để phát hiện biến động bất thường, nếu có cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận. - So sánh CPBH và CPQLDN trên Báo cáo tài chính kỳ này với số ước tính của kiểm toán viên về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này nhằm phát hiện biến động bất hợp lý (nếu có). - KTV cũng cần kết hợp với phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan trong mối quan hệ với sự biến động của CPBH và CPQLDN để có thể xét đoán rủi ro và đưa ra định hướng kiểm tra chi tiết phù hợp. (2) Thực hiện kiểm tra chi tiết KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 25 Thủ tục kiểm tra chi tiết là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số dư: - Kiểm tra nghiệp vụ: là việc kiểm tra chi tiết một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét về mức độ trung thực của khoản mục. - Kiểm tra số dư: là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách: đầu tiên KTV phân chia số dư ra thành từng bộ phận, hay theo từng đối tượng, sau đó chọn mẫu để kiểm tra bằng phương pháp thích hợp. Một số thủ tục kiểm tra chi tiết đối với CPBH và CPQLDN - Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết từng khoản chi phí, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với bảng tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng điều khoản chi phí xem có phù hợp không. - Đối với các khoản chi phí có liên quan đến các khoản mục khác như chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, kiểm toán viên thực hiện đối chiếu với kết quả kiểm tra (giấy tờ làm việc) của các kiểm toán viên khác để có kết luận cho phù hợp - Đối với các khoản chi phí bất thường, KTV cần chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc phát sinh chi phí và kiểm tra việc tính toán, đánh giá giá trị ghi sổ nghiệp vụ, kiểm tra việc ghi chép các khoản chi phí từ chứng từ vào các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp CPBH và CPQLDN xem có ghi sổ đầy đủ, đúng loại, đúng kỳ, cộng dồn và chuyển sổ đúng hay không. - Đối với các khoản chi phí bằng tiền: KTV tiến hành đối chiếu với kết quả kiểm toán tiền, chọn mẫu kiểm tra chứng từ và sổ kế toán chi tiết để kiểm tra căn cứ hợp lý, kiểm tra việc tính toán đánh giá và ghi sổ các nghiệp vụ xem có đầy đủ và đúng đắn không. - Đánh giá việc phân loại các khoản chi phí có đảm bảo tính đúng đắn không bằng cách đọc nội dung các khoản chi phí trong sổ kế toán chi tiết nhằm phát hiện những khoản chi phí không được phép hạch toán hoặc không được xem là chi phí hợp lý. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 26 - Kiểm tra việc tính toán, phân bổ CPBH, CPQLDN trong kỳ xem có đúng đắn, hợp lý, nhất quán không - Kiểm tra việc trình bày, công bố các khoản CPBH và CPQLDN trên BCTC có phù hợp, đúng đắn không KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên giao dịch đối ngoại : AAC Auditing and Accounting Co., Ltd  Trụ sở chính: Địa chỉ: Lô 78 - 80 Đường 30 tháng 4, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng Tel: 84.236.3655886 Fax: 84.236.3655887 Email: aac@dng.vnn.vn Website:  Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 47 - 49 Hoàng Sa (Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Đan), Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Tel: 84.28.39102235 Fax: 84.28.39102349 Email: aac.hcm.@aac.com.vn  Chi nhánh tại Hà Nội KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 28 Địa chỉ : Tầng 6, Tòa nhà Việt Á, Số 9 phố Duy Tân, Hà Nội Tel: 84.24.32242403; 84.24.66666369 Fax: 84.24.32242402 Email: aac.hn@aac.com.vn. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 350 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. Công ty được thành lập theo quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và quyết định số 106/TC-BTC ngày 13/02/1995 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, trên cơ sở xác nhập chi nhánh của hai công ty hành nghề kiểm toán từ năm 1991, là chi nhánh Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và chi nhánh Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên với tên gọi là Công ty Kiểm toán Đà Nẵng. Ngày 06/09/2000, Bộ Tài chính đã có quyết định số 139/2000 QĐ-BTC về việc đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển của Công ty. Đến tháng 5 năm 2007, AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Tháng 9 năm 2008, AAC trở thành thành viên của tổ chức Kiểm toán quốc tế PrimeGlobal – một trong số ít các tổ chức Kiểm toán hàng đầu trên thế giới, có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Hiện nay, AAC có trụ sở chính tại Thành phố Đà Nẵng, hai chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra, còn có một số văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cup “Top Trade Services”. AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 29 hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”,... 2.1.3. Mục tiêu và phương châm hoạt động AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AAC luôn quan tâm đến quyền lợi thiết thực của khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Luôn sát cánh cùng với khách hàng và kịp thời cung cấp các ý kiến tư vấn, các giải pháp tối ưu cho DN trong công tác quản lý và điều hành. AAC thực hiện kiểm toán trên cơ sở thực hiện đúng các nguyên tắc, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thông lệ quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. 2.1.4. Các loại hình dịch vụ của công ty  Dịch vụ Kiểm toán Hiện nay, yêu cầu về minh bạch và công khai hóa thông tin đang đặt ra cho các DN rất nhiều thách thức. Việc lựa chọn nhà cung cấp các dịch vụ kiểm toán có uy tín, hiểu rõ đặc điểm ngành nghề và tận tâm với khách hàng là vô cùng quan trọng. Bởi vì kết quả kiểm toán và các ý kiến nêu ra trong báo cáo của KTV không chỉ bảo đảm việc tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý mà còn giúp nâng cao hiệu quả công tác tài chính kế toán tại DN. Cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập luôn là thế mạnh của AAC. Các thủ tục và quy trình kiểm toán của AAC được thiết kế và áp dụng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động và môi trường đầu tư của khách hàng. Bên cạnh đó, với đội ngũ KTV, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, AAC đảm bảo cung KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 30 cấp những tư vấn thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như việc lựa chọn và ra các quyết định đầu tư phù hợp. Các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán của AAC bao gồm: - Kiểm toán Báo cáo tài chính; - Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; - Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế; - Kiểm toán hoạt động; - Kiểm toán nội bộ; - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước; - Các dịch vụ khác về kiểm toán.  Dịch vụ Kế toán Trong quá trình quản lý và điều hành DN, các nhà quản lý luôn cần các thông tin kịp thời, chính xác và đáng tin cậy để ra các quyết định kinh doanh. Các thông tin về tài chính – kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong các quyết định kinh doanh của mỗi công ty. Để có được những thông tin tài chính – kế toán thực sự chính xác và hữu ích đòi hỏi mỗi công ty phải thiết lập và duy trì một bộ máy kế toán tương thích và hiệu quả. Việc thường xuyên cập nhật và phản ánh kịp thời các thay đổi trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam là không hề đơn giản. Trong một số trường hợp vận dụng cụ thể, các công ty cần có sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhằm bảo đảm các thông tin tài chính – kế toán thật sự phù hợp và đáng tin cậy cho các quyết định kinh doanh. Các dịch vụ chuyên ngành mà AAC phục vụ trong công tác kế toán: - Ghi chép và giữ sổ kế toán; - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; - Tư vấn lập Báo cáo tài chính; - Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS; - Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán; - Các dịch vụ khác về kế toán.  Dịch vụ Tư vấn Tài chính và Đầu tư KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 31 AAC mang đến cho các nhà quản lý và đầu tư nhiều lựa chọn về dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Với đội ngũ KTV, thẩm định viên và chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, AAC đã thực hiện thành công nhiều hợp đồng tư vấn tài chính cho mục đích cổ phần hóa DN, niêm yết trên thị trường chứng khoán, mua bán – sáp nhập, tái cấu trúc DN, thiết lập và triển khai HTKSNB, Các dịch vụ Tư vấn tài chính và đầu tư của AAC bao gồm: - Tư vấn thành lập và quản lý DN; - Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ; - Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị DN; - Soát xét các BCTC cho mục đích mua bán – sáp nhập; - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán; - Tư vấn thủ tục mua bán, giải thể DN; - Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác.  Dịch vụ Tư vấn thuế Hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở trong tình trạng thay đổi không ngừng. Đặc biệt xuất phát từ nhu cầu định hướng luật pháp về thuế của quốc gia theo các cam kết khi gia nhập WTO, có rất nhiều cải cách quan trọng đã được tiến hành nhằm tiếp cận và hội nhập với các thông lệ quốc tế, khắc phục những bất cập trong hệ thống thuế và thu hút đầu tư. Tuy vậy, hệ thống các sắc thuế của Việt Nam vẫn còn khá phức tạp và công tác thực thi vẫn chưa ổn định. Vì thế các DN và nhà đầu tư cần phải nắm rõ không chỉ các luật thuế mà cả cách thức các cơ quan thuế diễn giải và vận dụng các quy định của luật thuế. AAC nhận thức sâu sắc về quyền lợi của khách hàng, hiểu rõ sự phức tạp của các vấn đề về thuế. Công việc của AAC là thường xuyên cập nhật và nắm bắt kịp thời các thay đổi trong chính sách thuế, tài chính, kế toán, pháp luật kinh doanh tại Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế nhằm cung cấp cho khách hàng các giải pháp thuế phù hợp và hiệu quả nhất. Mục tiêu của AAC là mang những hiểu biết và kiến thức của mình phục vụ cho lợi ích của khách hàng, hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong từng giao kết dịch vụ. - Tư vấn thuế trọn gói; KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 32 - Soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế; - Tư vấn kê khai và quyết toán thuế; - Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần; - Lập kế hoạch và cấu trúc thuế; - Tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính; - Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế; - Các dịch vụ tư vấn khác về thuế.  Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng Bên cạnh các dịch vụ truyền thống về kiểm toán, kế toán và tư vấn, AAC cũng chú trọng mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp. Tận dụng lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, AAC thường xuyên chiêu sinh các khóa đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức về kế toán, kiểm toán và thuế cho khách hàng thường xuyên của AAC và các đối tượng học viên bên ngoài. Ngoài ra, AAC luôn sẵn sàng hỗ trợ trong việc lựa chọn và tổ chức thi tuyển các ứng viên cho bộ máy kế toán và kiểm toán nội bộ của các công ty. Các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng của AAC bao gồm: - Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng; - Đào tạo kiểm toán viên nội bộ; - Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán; - Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán; - Các khóa học về thuế; - Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển kế toán viên, KTV, KTV nội bộ; - Dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương; - Các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu. 2.1.5. Nguồn lực của công ty AAC xem đội ngũ cán bộ nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty. AAC luôn hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả cán bộ nhân viên công ty trong công KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 33 việc, học tập cũng như trong định hướng phát triển nghề nghiệp. Qua 25 năm hoạt động, AAC đã xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao, luôn đáp ứng được yêu cầu đa đạng của khách hàng. AAC hiện có đội ngũ hơn 170 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ,...). Theo thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) năm 2016, AAC nằm trong top 10 công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên hành nghề nhiều nhất tại Việt Nam. 2.1.6. Mạng lưới khách hàng Hiện tại AAC đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc. Theo thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), AAC nằm trong nhóm 10 công ty Kiểm toán có số lượng khách hàng lớn nhất tính trên hơn 160 công ty Kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng của AAC là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm 70 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, 230 công ty đại chúng, 150 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức quốc tế, hơn 500 Ban Quản lý các dự án XDCB chuyên ngành và khoảng hơn 500 công ty thuộc các loại hình doanh nghiệp khác. 2.1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng. Mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu trách nhiệm cung cấp một loại hình dịch vụ nhất định cho khách hàng. Từ đó, chất lượng dịch vụ cung cấp sẽ được nâng cao do sự am hiểu khách hàng và chuyên môn hóa trong công việc.  Tổng giám đốc Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán. Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty. Chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tính chất vô cùng quan trọng. Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. Chịu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 34 trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại.  Phó tổng giám đốc Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về những vấn đề được phân công và ủy quyền. Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình. Được phân công soát xét các Báo cáo kiểm toán theo từng phòng ban kiểm toán của từng khối kiểm toán.  Trưởng phòng kiểm toán Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty. Là cầu nối giữa Tổng giám đốc, Ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, phối hợp hoạt động.  Kiểm toán viên chính Là trưởng đoàn khi đi kiểm toán tại công ty khách hàng. Giám sát công việc của các trợ lý. Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách cuộc kiểm toán. Xem xét giấy làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. Ký vào các Báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.  Trợ lý kiểm toán viên Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được công nhận trúng tuyển kỳ thi KTV. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý KTV chia làm ba cấp: - Trợ lý KTV cấp 1: Là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó. - Trợ lý KTV cấp 2: Là người làm việc ở công ty được hai năm, chịu trách nhiệm về các công việc mà trưởng nhóm giao phó. - Trợ lý KTV cấp 3: Là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 35  Phòng tư vấn đào tạo Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc giảng dạy, đào tạo các lớp học thực hành kế toán và kiểm toán do công ty tổ chức. Đào tạo, giảng dạy cho sinh viên thực tập tại công ty. Chịu trách nhiệm cập nhật và cung cấp những thông tin mới về chính sách, chuẩn mực, pháp luật liên quan đến kiểm toán cho nhân viên công ty. Sơ đồ 2.1 – Mô hình tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.8. Các kết quả đạt được Với những nỗ lực không ngừng của lãnh đạo cũng như tập thể nhân viên, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã gặt hái được những thành tựu đáng tự hào, chiếm được lòng tin của khách hàng bằng việc cung cấp những dịch vụ chuyên môn đảm bảo chất lượng. Đồng thời, AAC đã có những đóng góp đáng kể trong việc cộng tác với các Công ty và tổ chức nước ngoài nhằm phát triển sự nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “Thương mại dịch vụ - Top Trade Services”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 36 Năm 2009, AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”. Tháng 10/2009, AAC được Hiệp hội kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), trung tâm thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC), Công ty Cổ phần truyền thông Tài chính Chứng khoán Việt Nam (VNSF media), Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS), Công ty Cổ phần Văn hóa Thông tin Thăng Long (TIC.media) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”. Từ nhiều năm nay, AAC được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. 2.1.9. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Kế Toán AAC 2.1.9.1. Lập kế hoạch kiểm toán  Giai đoạn tiền kế hoạch Trong giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên sẽ xem xét khả năng nhận lời mời khách hàng, việc quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không, tìm hiểu lý do khách hàng có nhu cầu kiểm toán, ký kết hợp đồng kiểm toán và lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán.  Xem xét chấp nhận khách hàng: Nếu là khách hàng mới KTV chưa có bất cứ thông tin gì về khách hàng, KTV sẽ phải thận trọng xem xét kỹ tất cả các mặt về tình hình hoạt động, các điểm đặc biệt, cơ cấu tổ chức của khách hàngtrước khi chấp nhận kiểm toán nhằm tránh mọi rủi ro có thể xảy trong và sau cuộc kiểm toán. Cách thức chủ yếu được áp dụng là quan sát và phỏng vấn. Đối với khách hàng AAC đã từng kiểm toán, khi có yêu cầu tiếp tục kiểm toán của đơn vị, KTV sẽ dựa vào hồ sơ làm việc của các năm trước, bản đánh giá khách KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 37 hàng hàng năm để xem xét các sự kiện đặc biệt xảy ra trong và sau cuộc kiểm toán năm trước, xem xét việc có chấp nhận kiểm toán hay không. Thông thường, một hợp đồng được đánh giá có mức độ rủi ro cao khi có một trong các đặc điểm sau đây: Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán; Công ty đại chúng; Công ty không có hệ thống KSNB hiệu quả; Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng; BGĐ Công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các chỉ tiêu tài chính năm; Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp; Công ty đang có kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước;  Tìm hiểu lý do khách hàng mời kiểm toán Để hiểu rõ hơn về khách hàng và thuận tiện cho công tác kiểm toán, AAC thường tiến hành tìm hiểu lý do khách hàng mời kiểm toán. Từ đó, AAC có thể xác định được tầm quan trọng, mục đích và các bước công việc cần làm của mỗi cuộc kiểm toán. Ví dụ, khách hàng mời kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích công khai thông tin tài chính ra bên ngoài, hoặc là theo yêu cầu của công ty mẹ ở nước ngoài  Kí kết hợp đồng kiểm toán Sau quá trình tiếp cận khách hàng để thu thập thông tin về các nhu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng thực hiện, đưa ra các thoả thuận ban đầu và xem xét các khía cạnh cần thiết khác, KTV sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro của cuộc kiểm toán để xem xét có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng không, nếu rủi ro là có thể chấp nhận được thì hai bên sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán, nếu rủi ro được xác định là quá lớn, công ty kiểm toán phải từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong hợp đồng sẽ quy định cụ thể giá phí, nội dung, thời gian, mức độ kiểm toán, dịch vụ cung cấp và phân công trách nhiệm.  Lựa chọn nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 38 Tại công ty AAC, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên cho một cuộc kiểm toán được thực hiện bởi Phó Tổng Giám đốc, dựa vào đặc điểm riêng biệt và lĩnh vực hoạt động của mỗi khách hàngmà việc chọn số lượng, kinh nghiệm và năng lực của đoàn kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán là khác nhau.  Xây dựng kế hoạch kiểm toán Các công việc trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm:  Thứ nhất, tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Mục tiêu giúp KTV xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn,qua đó đưa ra cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán cho rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá.  Thứ hai, tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng Công việc này giúp KTV xác định và đánh giá chính sách kế toán áp dụng cho các giao dịch của chu trình kinh doanh quan trọng; đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát của các chu trình kinh doanh quan trọng này; và cuối cùng là xem xét có nên áp dụng các thử nghiệm kiểm soát cho các chu trình này hay không.  Thứ ba, phân tích sơ bộ BCTC Mục tiêu giúp KTV xác định các hệ số tài chính bất thường, các giao dịch và khoản mục bất thường đồng thời khoanh vùng có nguy cơ sai sót trọng yếu. Ví dụ, nếu khách hàng là công ty chuyên về sản xuất thương mại hàng tiêu dùng thì khoản mục mà KTV quan tâm nhiều nhất là khoản mục hàng tồn kho vì khoản mục này ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. KTV sẽ so sánh hàng tồn kho năm nay với năm trước, đồng xem xét tỉ số vòng quay hàng tồn kho, sau đó đánh giá kết quả với doanh thu đạt được trong kỳ xem có gì bất thường không.  Thứ tư, đánh giá chung về hệ thống KSNB và trao đổi với Ban Giám đốc về gian lận KTV tiến hành nghiên cứu về hệ thống KSNB của đơn vị dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn, câu trả lời được trình bày dưới dạng Yes/No. Từ đó, KTV có những KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 39 đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để xác định thủ tục kiểm toán cần bổ sung vào giai đoạn tiếp theo.  Thứ năm, xác định mức trọng yếu kế hoạch Xác định mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.  Cuối cùng, tổng hợp kế hoạch kiểm toán 2.1.9.2. Thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này các KTV tham gia kiểm toán bám sát kế hoạch đã lập để thực hiện, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp. Đó là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán, quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Các nội dung cụ thể trong bước này như sau: Qui định về nhiệm vụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán. thực hiện các nhiệm vụ sau: thảo luận với khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê TSCĐ, tổ chức lưu trữ hồ sơ, lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm Các quy trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào. Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so ...u”, G200 – “Giá vốn giá bán”) về chính sách giá và phê duyệt.  Tổng hợp các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được trừ theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện trên là các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.  Mục tiêu: Tìm kiếm và tổng hợp các chi phí không được trừ theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp để lưu ý đơn vị.  Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết TK 641, 642.  Mô tả công việc thực hiện: Thông thường, KTV sẽ thu thập bảng tổng hợp chi phí không được trừ của kế toán công ty để kiểm tra. Nhưng phần lớn nội dung này đã được thực hiện ở các nội dung kiểm toán trước đó (GLV E300 – “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”) vì vậy trong GLV này, KTV chỉ xác định thêm một số khoản căn cứ vào đặc thù của DN. Tại CTCP ABC, KTV đặc biệt chú ý đến các khoản chi phí phát sinh thanh toán bằng tiền mặt lớn hơn 20 triệu và các chi phí họp đại hội cổ đông.  Kết quả thực hiện: Tham chiếu file Chi phí không được trừ.  Tham chiếu GLV 445 – “Các mục tiêu kiểm toán khác” tại phụ lục 27.  Kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp  Mục tiêu: Đảm bảo các nghiệp vụ chi phí phát sinh được ghi nhận đúng kỳ kế toán.  Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết TK 641, 642 trước và sau ngày khóa sổ.  Mô tả công việc thực hiện: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 89 Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017, KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ trước ngày khoá sổ (trước 3 hoặc 5 ngày so với ngày 31/12/2017) để kiểm tra các chứng từ của đơn vị. Nếu ngày ghi trên chứng từ là năm 2017 thì nghiệp vụ đó được ghi nhận là đúng kỳ, nếu chứng từ phát sinh vào năm 2018 thì nghiệp vụ này không được ghi nhận đúng kỳ. Tương tự, KTV tiến hành kiểm tra chứng từ một số nghiệp vụ sau ngày khoá sổ căn cứ vào sổ chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2018. Các nghiệp vụ không đúng kỳ hay sai sót phát hiện được tập hợp để đưa ra ý kiến cũng như các bút toán điều chỉnh. Bảng 2.20 – Chọn mẫu một số nghiệp vụ chi phí bán hàng trước ngày khóa sổ Số CT Ngày tháng Nội dung TKĐƯ Số tiền Ghi chú TH294 31/12/2017 Cước vận chuyển, lưu mooc, cân cont tháng 12/2017 theo HĐ 909, 910, 911, 912 3311 127,140,909 TH293 31/12/2017 Phí khai thác cảng, phí vận tải bộ theo HĐ 3387 3311 51,818,182 TH301 31/12/2017 Phí vận chuyển theo HĐ 4976, 4977( 656/17), 5023, 5024(660/17), 5025, 5026(664/17)5044, 5045(659/17/)5046, 5047(663/17), 5048, 5049(661/17) 3311 77,420,000 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 90 Bảng 2.21 – Chọn mẫu một số nghiệp vụ chi phí quản lý doanh nghiệp trước ngày khóa sổ Số CT Ngày tháng Nội dung TKĐƯ Số tiền Ghichú TH324 31/12/2017 Chi phí thuê luật sư cho vụ kiện PRO13 3311 147,940,000 TH305 31/12/2017 Mua cá trích cho CBCNV 1311 129,050,000 TH318 31/12/2017 Phí đánh giá tái chứng nhận tiêu chuẩn BRC, IFS và ISO 22000 3311 95,500,000 TH282 31/12/2017 Phí dịch vụ bảo vệ tháng 12/2017 theo HĐ 1666 ngày 25/12/2017 3311 81,967,100  Kết quả thực hiện: Đối với CTCP ABC, sau khi tiến hành thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, KTV kết luận là các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận đúng kỳ kế toán. Chọn mẫu một số nghiệp vụ sau ngày khóa sổ: Tại thời điểm kiểm toán, công ty ABC chưa hoàn thiện đầy đủ số liệu và chứng từ của tháng 1 năm 2018 nên KTV chưa thực hiện kiểm tra.  Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đã đạt được.  Tổng hợp thông tin phục vụ thuyết minh BCTC Sau khi có các bút toán điều chỉnh sau kiểm toán, số liệu trên GLV này sẽ được điều chỉnh lại để làm căn cứ trình bày thuyết minh BCTC. KTV lập bảng số liệu gồm các khoản mục chi phí chiếm 10% trở lên phát sinh trong kỳ và vẽ biểu đồ. Có thể linh động trình bày những khoản chi phí trọng yếu, không nhất thiết là phải chiếm hơn 10% tổng chi phí phát sinh. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 91 Bảng 2.22 – Tổng hợp chi phí bán hàng phục vụ thuyết minh BCTC Chi phí bán hàng (Chi tiết các khoản chiếm 10% trở lên phát sinh trong kỳ) Năm 2017 VNĐ Năm 2016 VNĐ Phí tư vấn kỹ thuật 11,197,440,175 6,188,587,986 Chi phí vận chuyển đường biển 23,969,636,371 18,206,394,037 Chi phí vận chuyển đường bộ Các khoản chi phí khác chiếm dưới 10% 23,514,750,155 12,342,254,380 Tổng cộng 58,681,826,701 36,737,236,403 Bảng 2.23 – Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phục vụ thuyết minh BCTC Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết các khoản chiếm 10% trở lên phát sinh trong kỳ) Năm 2017 VNĐ Năm 2016 VNĐ Chi phí nhân viên quản lý 8,357,123,996 11,467,679,774 Chi phí dịch vụ mua ngoài 7,381,349,429 7,675,623,015 Các khoản chi phí khác chiếm dưới 10% 10,400,241,261 11,147,805,778 Chi phí đồ dùng văn phòng 73,071,901 96,555,297 Chi phí khấu hao TSCĐ 1,507,905,131 2,953,679,495 Thuế, phí và lệ phí 1,064,841,605 976,345,930 Các khoản khác 7,754,422,624 7,121,225,056 Cộng 26,138,714,686 30,291,108,567 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 92  Tổng hợp các phát hiện kiểm toán Sau khi đã hoàn thành các thủ tục kiểm toán, KTV tổng hợp lại những ý kiến và các bút toán điều chỉnh liên quan đến các khoản mục chi phí này để lưu ý đơn vị vào phần kết luận của mẫu này. Công việc này giúp Trưởng nhóm kiểm toán dễ dàng nắm bắt những vấn đề, sai sót phải hiện của phần hành, tiết kiệm thời gian kiểm toán cũng như lập biên bản trao đổi với khách hàng. Đồng thời, tạo thuận lợi hơn cho công tác kiểm tra, soát xét. Kết luận của của KTV sau khi tiến hành kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại CTCP ABC: Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:  Công ty hạch toán thiếu chi phí lương nhân viên quản lý, số tiền: 314.289.603đ. Theo đó, số dư tiền lương tại 31/12/2017 là: 8.357.123.996đ nhưng tại thời điểm 15/02/2018 đã chi: 8.671.413.599đ (Tham chiếu GLV E400 – Lương và các khoản trích theo lương)  Đề nghị đơn vị điều chỉnh.  Công ty hạch toán nhầm chi phí tư vấn kỹ thuật, hoa hồng môi giới vào Giá vốn hàng bán, số tiền: 167.544.232đ Đề nghị đơn vị điều chỉnh.  Tại thời điểm 31/12/2017, công ty thực hiện trích trước chi phí tư vấn kỹ thuật số tiền: 4.158.658.633đ, đến 25/02/2018 đã thanh toán số tiền là 3.533.244.129đ Đề nghị đơn vị điều chỉnh, hoàn nhập lại chi phí, số tiền: 625.441.504đ.( Tham chiếu GLV E500 – Chi phí phải trả). 2.2.3. Tổng hợp, kết luận và lập Báo cáo kiểm toán Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, Trưởng nhóm kiểm toán tập hợp lại tất các giấy làm việc của các phần hành để xem xét, kiểm tra các vấn đề sai sót được phát hiện, rồi tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán vào GLV B410 –“Tổng hợp kết quả kiểm toán”. Đồng thời, KTV cần thu thập thư giải trình của Ban giám đốc và Ban Quản trị của CTCP ABC theo mẫu mẫu B440 – “Thư giải trình của Ban Giám đốc/Ban Quản trị khách hàng”. Sau khi lập biên bản tổng hợp về những sai sót mà KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 93 KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán tiến hành họp với Ban giám đốc và phòng kế toán công ty để trao đổi những vướng mắc tồn tại, thống nhất công ty có đồng ý điều chỉnh những sai sót đó không. Sau khi đạt được thoả thuận, những gì cần điều chỉnh sẽ được KTV trình bày lại vào biên bản trao đổi, đây cũng là căn cứ để KTV phát hành báo cáo kiểm toán. Căn cứ trên sổ sách, báo cáo sau điều chỉnh, KTV tiến hành kiểm tra lại lần cuối và lập BCTC Nội dung của phần công việc này tiến hành theo các mẫu trong B300 – “Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán”. Sau đó, KTV gửi Báo cáo kiểm toán và BCTC cho Trưởng phòng kiểm toán soát xét và phê duyệt. Tiếp đó, chúng được trình lên cho Phó Tổng giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán soát xét lại lần cuối và phê duyệt trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán. Khi đã hoàn thành đầy đủ những công việc trên, BCTC đã kiểm toán và Báo cáo kiểm toán của CTCP ABC mới được chính thức phát hành. Báo cáo kiểm toán của công ty ABC như sau (trích phần cơ sở ý kiến và ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán): Cơ sở đưa ra ý kiến Chúng tôi đã tiến hành công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm Toán Việt Nam. Theo đó, chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong Báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp kế toán áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban Tổng Giám Đốc Công ty cũng như cách trình bày tổng quát các Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của mình. Ý kiến của kiểm toán viên. Theo ý kiến của kiểm toán viên, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu, Báo cáo tài chính đã phản ảnh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/2017 và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình luân chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 94 doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 95 CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 3.1. Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 3.1.1. Ưu điểm Nhìn chung, theo quy trình kiểm toán chung, quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC được thiết kế khá chặt chẽ và tiến hành một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cho công việc kiểm toán. - Việc áp dụng khuôn mẫu chuẩn trong công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng cho phép AAC tiến hành thống nhất giữa các khách hàng, công việc đánh giá cũng thuận tiện hơn, dễ phổ biến cho KTV hơn, giấy tờ làm việc cũng sẽ gọn nhẹ, nhanh chóng hơn, và còn cho phép so sánh tính hiệu quả của phương pháp đánh giá hệ thống KSNB giữa các khách hàng tạo kinh nghiệm cho các KTV. Đồng thời việc áp dụng chương trình chuẩn của VACPA cũng cho phép AAC thường xuyên cập nhật được những phương pháp kiểm toán mới hiện đại, hiệu quả và học hỏi, trao đổi được nhiều kỹ năng kinh nghiệm thực hiện chương trình kiểm toán chuẩn với những công ty kiểm toán khác cũng tham gia áp dụng chương trình chuẩn này của VACPA. - Công tác xác lập mức trọng yếu đã được AAC nghiên cứu và hoàn thiện trong những năm gần đây khá phù hợp với công tác kiểm toán trong môi trường hiện tại, giúp KTV có thể linh hoạt hơn và giảm thiểu được nhiều rủi ro. Các chỉ tiêu để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC như tài sản, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu tương ứng và các tỷ lệ tương ứng là đáp ứng điều kiện của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, đồng thời phù hợp với đặc điểm phần lớn khách hàng công ty. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 96 Ngoài ra, việc phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục được thực hiện một cách phù hợp, làm cơ sở cho KTV thực hiện chọn mẫu kiểm toán một cách khá hiệu quả, tránh bỏ qua các sai phạm trọng yếu. - Bên cạnh đó, AAC xây dựng và luôn đảm bảo đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có hệ thống, chú trọng phát triển năng lực và kiến thức chuyên môn vững vàng, luôn luôn cập nhật những chính sách, thông tin pháp luật liên quan một cách nhanh chóng. Tại công ty luôn có bộ phận tư vấn và đào tạo chịu trách nhiệm cung cấp và cập nhật thông tin, các quy định mới ban hành cho các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán cũng như khách hàng. Điều này giúp quá trình xử lý công việc diễn ra dễ dàng hơn cũng như tăng sự uy tín của công ty đối với khách hàng. Ngoài ra, khi tiến hành kiểm toán tại công ty khách hàng cũ, AAC luôn sắp xếp ít nhất một kiểm toán viên đã từng kiểm toán tại đó, nhằm đảm bảo nắm được những vấn đề sơ bộ về đặc điểm kinh doanh, dễ dàng trao đổi với kiểm toán viên mới tham gia kiểm toán, góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng kiểm toán. 3.1.2. Hạn chế Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu trên, quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Về chương trình kiểm toán AAC đã xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chung, áp dụng đối với mọi khách hàng thuộc các loại hình, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, dẫn đến sự cứng nhắc, không phù hợp, khó áp dụng đối với một số doanh nghiệp cũng như gây khó khăn cho một số trợ lý KTV mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Về công tác tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các KTV trong nhiều cuộc kiểm toán chỉ mới quan tâm đến việc phỏng vấn cán bộ quản lý đơn vị khách hàng tại văn phòng công ty mà ít thực hiện việc quan sát nhà xưởng, các hoạt động của đơn vị. Việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng tại AAC hầu hết dựa vào các bảng câu hỏi KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 97 hoặc các mô tả do KTV lập trên cơ sở phỏng vấn quản lý đơn vị. Việc chỉ sử dụng riêng hai phương pháp này chưa tạo hiệu quả thực sự trong công việc đánh giá hệ thống KSNB vì nhược điểm của hai phương pháp này là sử dụng nhiều cách hành văn, bố cục có thể dài dòng gây nhầm lẫn, đôi khi do cách diễn đạt mà người đọc khó có thể hình dung rõ nét quy trình hoạt động của hệ thống kế toán tại đơn vị khách hàng, mối quan hệ giữa các bộ phận, trình tự kiểm soát trong đơn vị khi cần xem xét đối chiếu. Về việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam 400, KTV phải đánh giá ảnh hưởng của môi trường tin học đối với cuộc kiểm toán.Tuy nhiên, AAC chưa trú trọng vào công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng trong môi trường tin học. Bên cạnh những hiệu quả mà máy tính đem lại thì tất yếu phải có những rủi ro nhất định nào đó. Đó là rủi ro tiềm tàng của hệ thống máy tính, nếu con người không biết sử dụng đúng cách và có những cơ chế quản lý thích hợp thì đôi khi những tác dụng tốt của máy tính không thể phát huy được mà còn có thể tạo môi trường thuận lợi cho những rủi ro gian lận hoạt động. Vì vậy,việc đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường tin học cần thiết, đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB của khách hàng được KTV nhìn nhận một cách toàn diện. Về thử nghiệm kiểm soát Vì lí do hạn chế mặt thời gian và không gian mà quy trình đánh giá HTKSNB hiện nay của AAC chỉ dừng lại ở khâu đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát chứ chưa thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Thông thường, KTV chỉ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát tại những công ty có quy mô lớn và thời gian làm việc dài, còn ở những công ty nhỏ hơn thì thử nghiệm kiểm soát thường không tiến hành mà chỉ tập trung vào thử nghiệm cơ bản ở mức độ cao. Ngoài ra, công tác chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát, KTV chủ yếu dựa vào xét đoán, kinh nghiệm của mình để chọn mẫu theo quy mô nghiệp vụ, tính chất bất thường về giá trị và nội dung . Điều này làm mất thời gian cũng như công sức của KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 98 KTV và có thể gây ra những hạn chế về sự đầy đủ hoặc sai sót trọng yếu nhưng không phát hiện được. Về thủ tục phân tích Thủ tục so sánh các chỉ số với mức bình quân ngành cũng như so sánh với các DN khác có cùng quy mô là một thủ tục phân tích quan trọng trong quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng chưa được AAC chú trọng. Về mặt lý thuyết, đây là một thủ tục khá hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục này gặp phải một số vấn đề. Thứ nhất, tại thời điểm kiểm toán, các DN cùng ngành chưa công bố số liệu BCTC. Thứ hai, số liệu thu thập chưa có nguồn đáng tin cậy. Thứ ba, rất khó có thể tìm được những DN cùng ngành có mức độ tương tự cao để tiến hành so sánh. Việc thu thập dự toán hay kế hoạch là một thủ tục quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. KTV chưa tập trung so sánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh với dự toán chi phí của DN. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Qua tìm hiểu về quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cùng với tính cấp thiết phải khắc phục những hạn chế nêu trên, cần hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán các khoản mục nói riêng. Từ đó, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đảm bảo uy tín của KTV và Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Dưới đây, tôi xin đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNB Đánh giá HTKSNB là công việc quan trọng không chỉ để xác minh tính hiện hữu HTKSNB của khách hàng mà còn là cơ sở xác định quy mô, phạm vi và thời gian thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ trong một cuộc kiểm toán. Do đó, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 99 hoàn thiện HTKSNB là công việc rất quan trọng và cần thiết. Tại AAC, việc tiếp cận đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện theo từng chu trình nghiệp vụ, nên việc sử dụng lưu đồ phục vụ cho việc mô tả hệ thống KSNB rất phù hợp, sẽ giúp cho KTV khái quát được cả chu trình, nắm được những vấn đề cốt lõi trong mỗi chu trình để công tác đánh giá được hiệu quả hơn. Ưu điểm của việc sử dụng lưu đồ là nó chỉ ra từng bước trong quy trình có mối liên hệ với nhau như thế nào. Đồng thời, cho biết quy trình công việc ra sao và chỉ ra rõ ràng các hành động cụ thể thể để hoàn thành công việc. Do đó, KTV dễ dàng phát hiện ra những thiếu sót của thủ tục kiểm soát, thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ liên quan,tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán Bên cạnh đó, KTV nên xây dựng bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với môi trường tin học để hoàn thiện thủ tục này hơn, chẳng hạn như: Bảng 3.1- Bảng tìm hiểu hệ thống KSNB môi trường tin học Thủ tục KSNB Đánh giá về mặt thiết kế Đánh giá về tính hữu hiệu Yes No Yes No Đơn vị có đang áp dụng phần mềm quản lý/ phần mềm kế toán? Phần mềm được áp dụng tại đơn vị có chất lượng uy tín trên thị trường không? Phần mềm kế toán có phù hợp với quy mô hiện tại và sự phát triển tương lai của đơn vị không? Đơn vị có thường xuyên kiểm tra hệ thống máy tính để phát hiện những sai sót do phần cứng hoặc chương trình phần mềm không? Các nhân viên kế toán có được tiếp cận với các tài liệu hướng dẫn về cách sử dụng, về quá trình xử lý KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 100 dữ liệu không? Họ có hiểu được bản chất của các hướng dẫn đó không? Các thiết bị tin học có được bảo vệ ở nơi an toàn và có được bảo dưỡng thường xuyên không? Khi xảy ra hư hỏng của một bộ phận trong hệ thống máy tính nhất là liên quan đến phần mềm của máy, đơn vị có tiến hành sửa chữa kịp thời không? Đơn vị có quy chế việc hạn chế truy cập vào những chương trình đặc biệt không? Có sự độc lập giữa nhân viên kế toán và người lập trình không? Đơn vị có quy định về việc hạn chế tiếp cận với hệ thống máy tính của các thành viên không liên quan không? Đơn vị có sao lưu dữ liệu ra các thiết bị lưu trữ (như đĩa CD, đĩa mềm, ổ cứng) và chúng có được phân loại rõ ràng không? Hoàn thiện thử nghiệm kiểm soát Quy trình kiểm toán hiện nay của AAC chủ yếu thực hiện thử nghiệm cơ bản, KTV hầu như không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Việc áp dụng các thử nghiệm kiểm soát góp phần giúp KTV hạn chế việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Qua đây, đề xuất AAC nên thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như các khoản mục khác để áp dụng đối với những khách hàng có HTKSNB hữu hiệu nhằm giảm bớt công việc thực hiện thử nghiệm cơ bản, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 101 Một số thử nghiệm kiểm soát có thể áp dụng tại khách hàng về khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:  Phỏng vấn về việc sử dụng dự toán của BGĐ;  Quan sát việc Ban Giám đốc so sánh chi phí dự tính và chi phí thực tế hàng tháng;  Kiểm tra các báo cáo để phát hiện biến động giữa số liệu thực tế với kế hoạch;  Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn, dấu hiệu của kiểm tra nội bộ;  KTV có thể thiết kế một thử nghiệm kiểm soát để thực hiện đồng thời với việc kiểm tra chi tiết cùng một giao dịch, gọi là “thử nghiệm kép”. Ví dụ, KTV có thể thiết kế và đánh giá các kết quả kiểm tra một hóa đơn nhằm xác định xem hóa đơn đó đã được phê duyệt hay chưa, đồng thời cung cấp bằng chứng kiểm toán chi tiết về giao dịch đó. Hoàn thiện thủ tục phân tích Thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán giúp KTV thu thập bằng chứng phù hợp, đầy đủ và nhanh chóng. Nhưng phần lớn các thủ tục tại AAC chỉ mới dừng lại ở việc so sánh, phân tích biến động giá trị giữa các năm, các tháng. Vì vậy, hoàn thiện các thủ tục phân tích là công việc rất cần thiết, giúp KTV giảm bớt các công việc kiểm tra chi tiết, từ đó đẩy nhanh tiến độ công việc, nâng cao chất lượng, uy tín kiểm toán. Một số thủ tục phân tích có thể áp dụng vào khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như: - So sánh giữa số ước tính của KTV với số ghi sổ của công ty khách hàng: Dựa trên chi phí đã được kiểm tra năm trước, số liệu dự toán chi phí trong năm nay cùng với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, thực trạng kinh tế của đơn vị, KTV có thể đưa ra con số ước tính chi phí trong năm nay. Sau khi xác định được số ước tính, KTV tiến hành so sánh với số liệu đơn vị cung cấp, đồng thời xác định nguyên nhân chênh lệch. Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân, có thể bằng các hình thức như phỏng vấn, kiểm tra lại, KTV chọn mẫu tương ứng để xác minh, kiểm tra tính hợp lý của sự chênh lệch. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 102 - So sánh các chỉ số chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với mức bình quân ngành cũng như so sánh với các DN khác có cùng quy mô. - Tính tỷ lệ biến động chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay so với năm trước và so sánh mức biến động đó với mức biến động của tổng chi phí. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 103 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản mục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên Báo cáo tài chính của đơn vị, không chỉ có mức độ ảnh hưởng liên quan đến nhiều khoản mục mà còn thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc xác minh tính chính xác, trung thực và hợp lý của thông tin tài chính này là rất cần thiết và cũng là đòi hỏi tất yếu từ những người quan tâm, có nhu cầu sử dụng báo cáo tài chính của đơn vị. Qua quá trình thực tập, tìm hiểu công việc thực tế và nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”. Bản thân tôi đã tích lũy được những kiến thức và hiểu rõ hơn về hoạt động kiểm toán, về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc hoàn thành khóa luận này đã giúp tôi đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra ban đầu khi lựa chọn đề tài này như sau: Thứ nhất, khái quát một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về kiểm toán BCTC, đặc biệt là kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC. Thứ hai, tìm hiểu, đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Thứ ba, nhận xét, phân tích ưu điểm và hạn chế, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Kết thúc quá trình thực tập, tôi cũng xin đề xuất một số ý kiến cá nhân góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty. Các ý kiến đóng góp của tôi chủ yếu tập trung vào công tác tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, thực hiện thử nghiệm kiểm soát KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 104 và thủ tục phân tích. Tuy nhiên, với sự hạn chế về mặt thời gian và kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, các đề xuất đó có thể vẫn còn chưa hoàn thiện và chính xác. Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ chân thành của Quý thầy cô và công ty để có thể hoàn thiện đề tài hơn nữa. 2. Kiến nghị Quá trình nghiên cứu đề tài do sự giới hạn về thời gian và kiến thức nên một số vấn đề trong đề tài vẫn chưa thực hiện một cách hoàn chỉnh được. Vậy nên, trong tương lai nếu tiếp tục nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”, tôi xin đề xuất hướng phát triển đề tài như sau: Thứ nhất, nghiên cứu khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của các loại hình DN khác nhau, tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng quy trình kiểm toán các khoản mục chi phí này trên nhiều đơn vị khách hàng, bởi với nhiều đối tượng khác nhau các giải pháp đưa ra mang tính tổng thể, góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Thứ hai, thực hiện nghiên cứu quy trình này được áp dụng thêm tại một công ty khách hàng nữa, khác loại hình, lĩnh vực kinh doanh để đưa ra được những so sánh, nhận xét về sự khác biệt. Từ đó, có cái nhìn tổng thể và bao quát hơn, góp phần hoàn thiện quy trình của công ty. Thứ ba, xây dựng và tìm hiểu thêm về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp vì trong xu thế kinh tế hiện nay, môi trường tin học ngày càng phát triển và áp dụng sâu rộng hầu hết ở mọi lĩnh vực kinh tế. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Kiểm toán, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. 3. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 4. Bộ Tài chính (2014), Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Thông tư số 200/2014/TT-BTC. 5. TS. Hồ Thị Thúy Nga, Slide Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính 1, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. 6. ThS. Phạm Thị Bích Ngọc, Slide Bài giảng Kiểm toán Báo cáo tài chính 2, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. 7. VACPA, Chương trình kiểm toán mẫu, ban hành lần đầu ngày 01/10/2010 theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA 8. Website: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC SVTH: PHAN LÊ NHẬT ANH Trang 106 PHỤ LỤC Phụ lục 1: GLV A120 – Chấp nhận và giữ khách hàng Phụ lục 2: GLV A260 – Cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán Phụ lục 3: GLV A270 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập Phụ lục 4: GLV A271 – Theo dõi luân chuyển KTV phụ trách Phụ lục 5: GLV A290 – Trao đổi với BGĐ đơn vị về kế hoạch kiểm toán Phụ lục 6: GLV A291 – Soát xét các vấn đề trao đổi với Ban quản trị Phụ lục 7: GLV A610 – Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp Phụ lục 8: GLV A710 – Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế Phụ lục 9: GLV A810 – Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu Phụ lục 10: GLV G400 – Index Phụ lục 11: GLV G410 – Tổng hợp, Leadsheet Phụ lục 12: GLV G420 – Thuyết minh BCTC Phụ lục 13: GLV G430 – Chương trình kiểm toán Phụ lục 14: GLV G440 – Chính sách kế toán Phụ lục 15: GLV G441.1 – Phân tích chi phí theo tháng Phụ lục 16: GLV G441.2 – Phân tích biến động chi phí theo doanh thu Phụ lục 17: GLV G441.3 – Phân tích chi phí theo khoản mục Phụ lục 18: GLV G441.4 – Phân tích cụ thể tiếp theo Phụ lục 19: GLV G442 – Đối chiếu với Sổ cái, các phần hành liên quan Phụ lục 20: GLV G443 – Kiểm tra nghiệp vụ bất thường Phụ lục 21: GLV G444 – Kiểm tra chọn mẫu Phụ lục 22: GLV G445 – Các mục tiêu kiểm toán khác Phụ lục 23: GLV G446 – Tính đúng kỳ Phụ lục 24: GLV B440 – Thư giải trình của Ban giám đốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_chi_phi_b.pdf
Tài liệu liên quan