Kỷ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHAN TRỊNH HOÀNG DẠ THY KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 603180 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH VĂN SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Tâm lý- Giáo dục, trường Đại học Sư Phạm TP.HCM đã tận tình giảng dạy chúng tôi. Đặc biệt,

pdf149 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kỷ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi muốn cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ HUỲNH Văn Sơn- Người hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn, nhận xét, góp ý, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các giảng viên, các thư ký khoa, các sinh viên trường Đại học Hoa Sen cũng như nhân viên các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin và giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát. Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy MỤC LỤC 7TLỜI CẢM ƠN7T ................................................................................................................................................... 2 7TMỤC LỤC7T ......................................................................................................................................................... 3 7TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT7T ...................................................................................... 6 7TMỞ ĐẦU7T........................................................................................................................................................... 7 7T1.Lý do chọn đề tài7T ........................................................................................................................................ 7 7T2.Mục đích nghiên cứu7T................................................................................................................................... 8 7T3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu7T ............................................................................................................. 8 7T3.1. Đối tượng nghiên cứu7T .......................................................................................................................... 8 7T3.2. Khách thể nghiên cứu7T .......................................................................................................................... 8 7T3.3.Giả thuyết nghiên cứu7T .......................................................................................................................... 9 7T4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu7T ...................................................................................................................... 9 7T4.1. Phạm vi về nội dung7T ............................................................................................................................ 9 7T4.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu7T ........................................................................................................ 9 7T5.Nhiệm vụ nghiên cứu7T .................................................................................................................................. 9 7T6.Phương pháp nghiên cứu7T ............................................................................................................................. 9 7T6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận7T ......................................................................................................... 9 7T6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn7T .............................................................................................. 10 7T .Những đóng góp của đề tài7T........................................................................................................................ 11 7T .1. Về mặt lý luận7T ................................................................................................................................... 11 7T .2. Về mặt thực tiễn7T ................................................................................................................................ 11 7TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN7T ..................................................................................................................... 12 7T1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ7T .............................................................................. 12 7T1.1.1. Những nghiên cứu kỹ năng GQVĐ trên thế giới7T ............................................................................. 12 7T1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề tại Việt Nam7T ........................................................ 16 7T1.1.3. Những nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên7T........................................................ 18 7T1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI7T.............................................................................. 21 7T1.2.1. “Vấn đề”7T ........................................................................................................................................ 21 7T1.2.1.1. Khái niệm vấn đề7T ..................................................................................................................... 21 7T1.2.1.2. Những thuộc tính của “vấn đề”7T ................................................................................................ 23 7T1.2.1.3. Cấu trúc tâm lý của vấn đề7T ....................................................................................................... 23 7T1.2.2. Kỹ năng7T.......................................................................................................................................... 24 7T1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng7T ................................................................................................................... 25 7T1.2.2.2. Đặc điểm của KN7T .................................................................................................................... 27 7T1.2.2.3. Các mức độ của KN7T ................................................................................................................. 28 7T1.2.2.4. Sự hình thành KN7T .................................................................................................................... 29 7T1.2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng7T..................................................................... 30 7T1.2.3. Kỹ năng GQVĐ7T ............................................................................................................................. 31 7T1.2.3.1. Khái niệm KN GQVĐ7T ............................................................................................................. 31 7T1.2.3.2. Các giai đoạn của quá trình giải quyết vấn đề7T .......................................................................... 33 7T1.2.3.3. Cấu trúc của KN GQVĐ7T .......................................................................................................... 35 7T1.2.4. Thực tập7T ......................................................................................................................................... 36 7T1.2.4.1. Khái niệm thực tập7T .................................................................................................................. 36 7T1.2.4.2. Phân loại các hình thức thực tập7T............................................................................................... 37 7T1.2.5. Thực tập nhận thức tại trường Đại học Hoa Sen7T .............................................................................. 38 7T1.2.5.1. Khái niệm thực tập nhận thức tại trường Đại học Hoa Sen7T ....................................................... 38 7T1.2.5.2. Mục đích của thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen7T .................................. 39 7T1.2.5.3. Nhiệm vụ của sinh viên trường Đại học Hoa Sen trong kỳ thực tập nhận thức7T.......................... 39 7T1.2.6. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen7T ................................................................................................................................................................ 40 7T1.2.6.1. Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen7T .................................................................................................................................. 40 7T1.2.6.2. Cấu trúc của kỹ năng GQVĐ trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen7T ............................................................................................................................................... 40 7T1.2.6.3. Biểu hiện của kỹ năng GQVĐ trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên7T ....................... 41 7T1.2.7. Tiêu chí và thang điểm đánh giá kỹ năng GQVĐ của sinh viên trường Đại học Hoa Sen trong quá trình thực tập nhận thức7T ........................................................................................................................... 42 7T1.2.7.1. Cơ sở lý luận để xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng GQVĐ của SV trường Đại học Hoa Sen trong quá trình thực tập nhận thức7T ........................................................................................................ 42 7T1.2.7.2. Tiêu chí đánh giá kỹ năng GQVĐ của SV trường Đại học Hoa Sen trong quá trình thực tập nhận thức7T ...................................................................................................................................................... 43 7T1.2.7.3. Thang điểm đánh giá mức độ của kỹ năng GQVĐ của sinh viên trường Đại học Hoa Sen7T........ 45 7TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GQVĐ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN7T .......... 47 7T2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng7T ........................................................................................... 47 7T2.1.1. Mục đích, yêu cầu7T .......................................................................................................................... 47 7T2.1.2. Phương pháp nghiên cứu7T ................................................................................................................ 47 7T2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi7T ........................................................................................ 47 7T2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn7T .......................................................................................................... 49 7T2.1.2.3. Phương pháp toán thống kê7T ...................................................................................................... 49 7T2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng7T ............................................................................................................... 49 7T2.2.1. Thống kê chung về khách thể chính tham gia nghiên cứu7T ............................................................... 49 7T2.2.2. Những vấn đề của sinh viên trường Đại học Hoa Sen trong quá trình thực tập nhận thức7T ................ 50 7T2.2.3. Thực trạng kỹ năng GQVĐ của sinh viên trường Đại học Hoa Sen trong quá trình thực tập nhận thức7T ................................................................................................................................................................ 54 7T2.2.3.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng GQVĐ7T ............................................................................. 54 7T2.2.3.2. Mức độ thực hiện các thao tác trong quá trình GQVĐ của sinh viên7T ........................................ 62 7T2.2.3.3. Mức độ giải quyết các vấn đề trong các tình huống7T .................................................................. 71 7T2.2.2.3. Kỹ năng GQVĐ của sinh viên trường Đại học Hoa Sen trong quá trình thực tập nhận thức7T ...... 81 7T2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng kỹ năng GQVĐ ở sinh viên trường Đại học Hoa Sen trong quá trình thực tập nhận thức7T .................................................................................................................................... 84 7T2.2.4.1. Những khó khăn của sinh viên khi GQVĐ trong quá trình thực tập nhận thức.7T ......................... 84 7T2.2.4.2. Nguyên nhân những khó khăn của sinh viên khi GQVĐ trong quá trình thực tập nhận thức7T ..... 87 7TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ7T .......................................................................................................................... 93 7T1. Kết luận7T ................................................................................................................................................... 93 7T2. Kiến nghị7T ................................................................................................................................................. 94 7T2.1. Đối với sinh viên:7T .............................................................................................................................. 94 7T2.2. Đối với trường Đại học Hoa Sen:7T ...................................................................................................... 94 7T2.3. Đối với các công trình nghiên cứu sau:7T .............................................................................................. 94 7T ÀI LIỆU THAM KHẢO7T................................................................................................................................ 96 7TPHỤ LỤC7T ...................................................................................................................................................... 100 7TPHỤ LỤC 1: PHIẾU CÂU HỎI MỞ7T.......................................................................................................... 100 7TPHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG KHẢO SÁT7T ..................................................................................................... 102 7TPHỤ LỤC 3: ĐÁP ÁN VÀ THÀNG ĐIỂM BẢNG HỎI DÀNH CHO SINH VIÊN7T .................................. 131 7TPHỤ LỤC 4: CÁC BẢNG PHỎNG VẤN7T .................................................................................................. 140 7TPHỤ LỤC 5- MỘT SỐ BẢNG THỐNG KÊ7T ............................................................................................. 146 7TPHỤ LỤC 6- MÔ HÌNH KỸ NĂNG SỐNG 4- H (Steve McKinley)7T ......................................................... 148 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT SV : Sinh viên GV : Giảng viên NV : Nhân viên KN : Kỹ năng GQVĐ : Giải quyết vấn đề CNTT : Công nghệ thông tin QTKD : Quản trị kinh doanh QT DL, KS- NH : Quản trị Du lịch, Khách sạn- Nhà hàng Anova : Trị số kiểm nghiệm Anova Sig : Mức ý nghĩa MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI là thế kỷ với rất nhiều sự thay đổi diễn ra hàng ngày trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, sự phát triển của khoa học đã mang lại cho con người một cuộc sống hiện đại và đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xã hội phát triển cũng đặt con người trước hàng loạt vấn đề trong công việc và cả đời sống. Vì vậy, bỗng nhiên ở cuộc sống hiện đại như ngày hôm nay, kỹ năng sống trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là lý do rất nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã tập trung nghiên cứu về kỹ năng sống trên cả phương diện lý luận và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, trong đó, có kỹ năng giải quyết vấn đề. “Vấn đề” là một trong những từ được chúng ta sử dụng một cách rộng rãi để mô tả những tình huống không chắc chắn hoặc khó hiểu. Có thể nói, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc, mỗi người luôn phải đối mặt với những tình huống có vấn đề. Nếu giải quyết tốt những vấn đề này sẽ giúp mỗi cá nhân cải thiện được các mối quan hệ xã hội và phát triển hơn trong công việc. Và để giải quyết được những tình huống có vấn đề, chúng ta cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề. Vậy kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Hình thành và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề như thế nào? Đó là những câu hỏi chúng ta cần quan tâm khi đề cập đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Tuy vậy, không phải đến khi mỗi người bắt đầu một công việc thực sự để lập nghiệp mới cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề mà ngay từ khi học phổ thông, học sinh đã bắt đầu phải đối mặt với rất nhiều tình huống có vấn đề xảy ra xung quanh mình. Đặc biệt, khi bước vào môi trường Đại học, kỹ năng giải quyết vấn đề trở nên rất cần thiết và quan trọng với đối tượng là sinh viên bởi vì kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp sinh viên tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp mà còn là công cụ đắc lực để giúp các sinh viên học tập, tiếp nhận một vấn đề theo những đánh giá của bản thân mình và hỗ trợ kỹ năng tư duy phản biện. Đặc biệt, hiện nay tại các trường Đại học, Cao Đẳng ở Việt Nam, trong tiến trình của chương trình học, bất cứ sinh viên nào cũng phải trải qua một chương trình học tập thực tế được gọi là thực tập. Đây là một hình thức được các nhà giáo dục gọi là “rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội” [50], tạo điều kiện để sinh viên thâm nhập môi trường thực tế tại các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp và học hỏi kiến thức chuyên môn cũng như những kỹ năng nghề nghiệp. Cũng như các trường Đại học, Cao đẳng khác, sinh viên của trường Đại học Hoa Sen cũng được yêu cầu phải hoàn thành đợt thực tập trước khi hoàn thành chương trình học ở trường. Điều khác biệt là, tại Đại học Hoa Sen, khoảng thời gian thực tập của sinh viên có thể kéo dài từ 2- 6 tháng và được chia làm hai đợt là là thực tập nhận thức (the first internship) trong năm thứ hai hoặc thứ ba và thực tập tốt nghiệp (the final internship) trong năm cuối của chương trình đào tạo. Nổi bật là tại kỳ thực tập nhận thức cũng là kỳ thực tập đầu tiên của sinh viên tại doanh nghiệp, sinh viên phải trải qua quãng thời gian để thực tập những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp qua đó có nhận thức đúng về nghề nghiệp tương lai của mình. Thực tế, trong quá trình thâm nhập thực tế này, sinh viên gặp rất nhiều vấn đề. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp sinh viên xử trí tốt những tình huống xảy ra trong quá trình thực tập tại môi trường mới và mang lại kết quả cao trong đợt thực tập cũng như tạo dựng được sự tự tin trong công việc cho mỗi sinh viên. Như vậy, có thể khẳng định kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập thực sự rất quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu khác nhau về kỹ năng sống thì những nghiên cứu về kỹ năng GQVĐ chưa thực sự đa dạng. Đặc biệt, chưa có một tác giả trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Hoa Sen nói riêng. Từ đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen TP.HCM”. 2.Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen và những nguyên nhân của thực trạng này. 3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen 3.2. Khách thể nghiên cứu - Nhóm khách thể nghiên cứu chính của đề tài là sinh viên trường Đại học Hoa Sen đã hoàn thành đợt thực tập nhận thức. - Bên cạnh đó, nhóm khách thể bổ trợ là các giảng viên hướng dẫn thực tập của trường Đại học Hoa Sen và nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập từ trường Đại học Hoa Sen. 3.3.Giả thuyết nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Hoa Sen có kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức ở mức thấp. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân nổi bật là sinh viên chưa được trang bị về kỹ năng giải quyết vấn đề. 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về nội dung - Đề tài chỉ nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen, không nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập tốt nghiệp và các vấn đề khác của sinh viên trường Đại học Hoa Sen. - Kỹ năng giải quyết vấn đề được nghiên cứu như là một kỹ năng sống. 4.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu trên 300 sinh viên năm thứ 3, hệ đại học ở các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch, khách sạn và nhà hàng của trường Đại học Hoa Sen và 51 giảng viên trường Đại học Hoa Sen, 34 nhân viên các doanh nghiệp khác nhau. 5.Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa một số lý luận về kỹ năng, kỹ sống, kỹ năng giải quyết vấn đề. 5.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen. 5.3. Phân tích nguyên nhân thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập của sinh viên trường Đại học Hoa Sen. 6.Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi thu thập, tham khảo và nghiên cứu những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn để hệ thống hoá và xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên kết quả thu thập được thông qua bảng câu hỏi mở giành cho các 50 SV và 5 GV trường Đại học Hoa Sen. Từ đó, chúng tôi xây dựng ba bảng hỏi khác nhau giành cho ba nhóm khách thể nghiên cứu bao gồm SV, GV và NV các doanh nghiệp. - Bảng 1: được khảo sát trên khách thể SV, 31 câu chia làm 6 nhóm câu hỏi: những vấn đề của SV khi thực tập nhận thức, những khó khăn của SV khi giải quyết vấn đề, nguyên nhân những khó khăn khi giải quyết vấn đề, tự đánh giá của SV về kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân, nhận thức của SV về kỹ năng giải quyết vấn đề, một tình huống với 10 câu hỏi mở đánh giá mức độ thực hiện thao tác giải quyết vấn đề, 10 tình huống đánh giá kết quả giải quyết vấn đề của SV và những đề xuất của SV để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân. - Bảng 2: được khảo sát trên khách thể GV, gồm 5 câu hỏi với 5 nhóm câu hỏi như sau: những vấn đề của SV khi thực tập nhận thức, những khó khăn của SV khi giải quyết vấn đề, nguyên nhân những khó khăn khi giải quyết vấn đề, đánh giá của GV về kỹ năng giải quyết vấn đề của SV và những đề xuất của GV để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của SV. - Bảng 3: được khảo sát trên khách thể NV, gồm 5 câu hỏi với 5 nhóm câu hỏi như sau: những vấn đề của SV khi thực tập nhận thức, những khó khăn của SV khi giải quyết vấn đề, nguyên nhân những khó khăn khi giải quyết vấn đề, đánh giá của NV về kỹ năng giải quyết vấn đề của SV và những đề xuất của NV để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của SV. b. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ để làm rõ thêm những thông tin cho kết quả nghiên cứu với các nội dung phỏng vấn như sau: - Đối với sinh viên: Sự chuẩn bị của chính sinh viên cũng như nhà trường cho đợt thực tập; Đánh giá của sinh viên về sự hỗ trợ của giảng viên và công ty trong đợt thực tập; Những khó khăn của sinh viên trong đợt thực tập và những yếu tố ảnh hưởng đến đợt thực tập; Đánh giá của sinhh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân và những đề xuất để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. [Phụ lục 4.1, tr.156] - Đối với giảng viên: Quy trình tổ chức thực tập tại trường Đại học Hoa Sen và đánh giá của các thầy/cô về ưu, khuyết điểm của quy trình này; Đánh giá của các thầy/cô về sự hợp tác của các công ty, khả năng thích ứng của sinh viên và thái độ của sinh viên trong đợt thực tập; Đánh giá của các thầy/cô về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên và đề xuất để cải thiện kỹ năng GQVĐ của sinh viên. [Phụ lục 4.2, tr.158] - Đối với nhân viên các doanh nghiệp: Đánh giá của nhân viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và thái độ của sinh viên trong đợt thực tập; Nhận xét của nhân viên về sự hỗ trợ của công ty đối với sinh viên thực tập, Đánh giá của nhân viên về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên và những góp ý để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên. [Phụ lục 4.3, tr.160] c. Phương pháp toán thống kê Từ những số liệu thu thập được qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi sử dung phần mềm thống kê toán học SPSS 16.5 để xác định các chỉ số về tần số, tỉ lệ %, điểm trung bình, tương quan (Chi- Square, Anova…),… 7.Những đóng góp của đề tài 7.1. Về mặt lý luận - Góp phần làm rõ thêm những cơ sở lý luận về kỹ năng nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề nói riêng. - Xây dựng một số khái niệm công cụ phục vụ nghiên cứu đề tài, xác định cấu trúc của kỹ năng giải quyết vấn đề, các bước và các thao tác cụ thể của kỹ năng giải quyết vấn đề. 7.2. Về mặt thực tiễn Xác định được thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường Đại học Hoa Sen và những nguyên nhân của thực trạng này. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Những nghiên cứu kỹ năng GQVĐ trên thế giới Trên thế giới, các nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau đã có nhiều công trình nghiên cứu KN GQVĐ trên bình diện lý luận và thực tiễn. Mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận KN GQVĐ dưới một góc độ khác nhau nhưng đa phần các tác giả đều thống nhất KN GQVĐ được thể hiện thông qua việc chủ thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống khác nhau của đời sống (được gọi là THCVĐ). Và quá trình GQVĐ là một quá trình đòi hỏi chủ thể phải tích cực tư duy để tìm giải pháp và thực hiện giải pháp. Từ đó, các tác giả tập trung nghiên cứu về THCVĐ, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ và đặc biệt là cấu trúc của KN GQVĐ, đồng thời ứng dụng kỹ năng GQVĐ trong đời sống con người trên các khía cạnh khác nhau. Tại Liên Xô, các nhà Tâm lý học đã có những nghiên cứu lý luận về THCVĐ làm cơ sở để xây dựng những lý luận về KN GQVĐ. Trong đó, có thể kể đến những tác giả tiêu biểu như X.L. Rubinstein, A.M. Machiuskin, V. Okon, I.Ia. Lecne, V.A. Cruchetxki, A.V. Petrovski. Năm 1958, một đại diện tiêu biểu của Tâm lý học Macxit là X.L. Rubinstein, trong nghiên cứu của mình đã cho rằng tác dụng của THCVĐ là “lôi cuốn cá nhân vào quá trình tư duy…” [1] bởi vì “Quá trình tư duy bắt đầu từ việc phân tích THCVĐ…” [1]. Quan điểm này rất gần với A.V. Petrovski (1982) vì theo Petrovski: “THCVĐ là tình huống được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xác định của con người, nó kích thích tư duy khi trước con người nảy sinh những mục đích và những điều kiện hoạt động mới trong đó những phương tiện và phương thức hoạt động trước đây mặc dù là cần nhưng chưa đủ để đạt được mục tiêu mới này” [33]. Trong khi đó, A.M. Machiuskin (1972) đã coi THCVĐ là một dạng đặc biệt của sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý khiến chủ thể phải tìm kiếm những tri thức, phương hướng hành động nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình [33]. V. Okon (1976) cũng cho rằng đặc trưng cơ bản của THCVĐ là trạng thái lúng túng về lý thuyết và thực hành trong quá trình nhận thức, sự mâu thuẫn của kinh nghiệm đã có của chủ thể với những tri thức mới. Nhờ đó người học phải huy động năng lực của mình để giải quyết mâu thuẫn [17]. Đặc biệt, I. Ia. Lecne (1977) phân tích sâu hơn về THCVĐ và ông đã trình bày thêm về “trạng thái tâm lý” hay “trạng thái lúng túng” mà A.M. Machiuskin và V. Okon đã nói đến chính là “thái độ của chủ thể đối với trở ngại nảy ra trong lĩnh vực hoạt động thực hành hay trí óc. Nhưng đó là thái độ mà trong đó chủ thể chưa biết cách khắc phục trở ngại và phải tìm tòi khắc phục. Nếu không ý thức được khó khăn thì không nảy ra nhu cầu tìm tòi, và không có nhu cầu tìm tòi thì không có tư duy sáng tạo…” [17]. Có thể nói, theo quan niệm của Lecne cũng như các tác giả trên thì thì chỉ khi nào chủ thể nhận thức được vấn đề thì THCVĐ mới là tác nhân để khởi nguồn cho sự tìm tòi, tư duy và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu nhận thức của mình. Ngoài ra, Lecne cũng cho biết điều kiện cần để THCVĐ kích thích chủ thể tư duy là khi chủ thể “sẵn có những tri thức ban đầu nào đấy đáp ứng nội dung cụ thể của tình huống, sẵn có những phương tiện trí óc để “xử sự” với nội dung cụ thể đó” [33]. Bên cạnh đó, V.A. Cruchetxki (1981) cũng nghiên cứu về THCVĐ và kết luận THCVĐ xuất hiện khi có “mâu thuẫn giữa kinh nghiệm đã có của học sinh (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) và những vấn đề nảy sinh trước các em khi giải quyết những nhiệm vụ nhận thức trong học tập. Mâu thuẫn này tạo nên hoạt động tư duy tích cực” [17]. Như vậy, theo quan điểm của các nhà Tâm lý học Xô Viết thì đặc trưng cơ bản của THCVĐ là sự mâu thuẫn giữa kinh nghiệm đã có của chủ thể và tri thức mới. Từ đó, chủ thể nảy sinh nhu cầu giải quyết THCVĐ, kích thích tư duy và đi đến GQVĐ. Từ những nghiên cứu lý luận đã nêu trên, các tác giả đã ứng dụng rất thành công kỹ năng GQVĐ vào dạy học với một phương pháp dạy học gọi là dạy học GQVĐ hay còn gọi là dạy học nêu vấn đề. Trong các nghiên cứu của mình, các tác giả cho rằng “THCVĐ là mấu chốt của dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề là sự tổ chức dạy học bao gồm việc tạo ra THCVĐ trong giờ học, kích thích nhu cầu giải quyết vấn đề nảy sinh, lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhận thức. Người học sẽ được đặt ra những vấn đề trong từng THVCĐ cụ thể và phải tìm cách giải quyết để chiếm lĩnh tri thức”. [19]. Các nghiên cứu này đã có một giá trị thực tiễn cao khi ngày nay, dạy học nêu vấn đề được các nhà sư phạm ứng dụng trong giảng dạy như một phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, vì chú trọng đến việc nghiên cứu cách thức tổ chức lớp học sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề mà các tác giả chưa quan tâm nghiên cứu các bước hình thành KN GQVĐ trong quá trình dạy học. Trong khi các nhà nhà Tâm lý học Liên Xô tập trung nghiên cứu KN GQVĐ ở khía cạnh KN giải quyết các THCVĐ thì tại Mỹ, các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc nghiên cứu KN GQVĐ như là một kỹ năng xã hội quan trọng. Đặc biệt, đa phần các tác giả đều đi tìm lời giải cho bài toán về cấu trúc của KN GQVĐ cũng như các bước của KN GQVĐ và những yếu tố tâm lý tác động đến ._.quá trình GQVĐ. Cụ thể, năm 1982, hai tác giả Jeffrey R. Bedoll và Shelley S. Lennox đã xác định KN GQVĐ là một KN quan trọng. Hai tác giả đã xếp KN GQVĐ là KN xã hội (Social skill) thứ 7 trong 10 KN xã hội không thể thiếu trong cuộc sống. Từ đó, Bedoll và Lennox đã nghiên cứu và đưa ra 7 bước để giải quyết vấn đề (Nhận thức về vấn đề, Định nghĩa vấn đề, Liên hệ những cách phương án, Đánh giá những giải pháp, Ra quyết định, Thực hiện giải pháp, Kiểm tra hiệu quả của phương án) [55]. Trong khi đó, R.J.Sternberg (1986), J.R.Hayes (1989), A.J.Naples (2005) cho rằng mỗi người cần tiến hành giải quyết vấn đề theo quy trình các bước: nhận biết vấn đề, định nghĩa và biểu đạt vấn đề trong óc, đề ra các chiến lược giải quyết, sắp xếp các kiến thức của mình về vấn đề, huy động các nguồn lực trí tuệ và thể chất để giải quyết vấn đề, giám sát các kết quả đạt được hướng tới mục tiêu và đánh giá tính đúng đắn của phương án giải quyết [47] Nhà nghiên cứu J.D.Bransford chỉ ra thêm các bước GQVĐ là một quá trình trí tuệ diễn ra trong đầu (mental process), một người GQVĐ thành công là một người biết tiến hành linh hoạt từng giai đoạn trong từng tình huống cụ thể. [52]. Đồng ý với quan điểm của J.D.Bransford, Sharon L.Foster và Marcelle Crain (2002) (Đại học quốc tế Alliant- San Diego) khẳng định KN GQVĐ đề bao gồm trong đó nhiều kỹ năng như: nhận dạng THCVĐ, phát hiện THCVĐ, xác định bản chất của vấn đề, tập trung các ý tưởng để giải quyết vấn đề, đánh giá các ý tưởng và chọn ra ý tưởng tối ưu, lập kế hoạch và thực hiện ý tưởng đó bằng hành vi cụ thể. [52]. Như vậy, các nhà nghiên cứu ở Mỹ trong phần trình bày trên đã góp phần đưa ra lời giải cho câu hỏi KN GQVĐ gồm các bước nào? Và các nguyên tắc cơ bản trong quá trình GQVĐ. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều tác giả khác chú trọng nghiên cứu về những yếu tố tâm lý tác động đến quá trình GQVĐ. Qua đó, các tác giả chỉ ra các KN thành phần không thể thiếu trong KN GQVĐ như KN nhận dạng vấn đề, KN phân tích thông tin, KN ra quyết định, KN biểu đạt vấn đề, … Nhưng không dừng ở đó, nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ, đặc biệt là các yếu tố tâm lý. Cụ thể, Dorit Wenke đã nghiên cứu về ảnh hưởng của khả năng trí tuệ đến việc giải quyết những vấn đề phức tạp của mỗi người. [47]. Theo ông, khả năng trí tuệ của mỗi người là những khả năng, những quá trình và những cơ chế nhận thức làm cho người này khác với người kia ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vấn đề của mỗi người. David Z. Hambrick (Đại học Michigan) cũng kết luận khả năng GQVĐ của mỗi người có phụ thuộc vào khả năng trí tuệ, khả năng sáng tạo và chịu ảnh hưởng của trí nhớ làm việc (Working memory). [46]. Ngoài ra, hai tác giả Todd I.Lubart và Christophe Mouchiroud (2005) có đề cập đến sự sáng tạo và cho rằng đây là một trong những khả năng ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực đến việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sự sáng tạo lại có thể trở thành một sự cản trở đối với quá trình giải quyết vấn đề [53]. Cùng có những lập luận như Lubart và Mouchiroud là Shozo Hibino và Gerald Nadler (2009) khi hai tác giả này khẳng định nếu biết vận dụng tư duy sáng tạo vào GQVĐ thì các vấn đề không chỉ được giải quyết mà còn được giải quyết một cách tốt nhất. Từ đó, hai ông đã đưa ra 7 nguyên tắc vàng để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và tối ưu. [38] Đặc biệt Shannon White (2005) khi nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ đã cho thấy khả năng biểu đạt vấn đề là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ.[61]. Do vậy, muốn giải quyết tốt vấn đề, mỗi người phải biểu đạt vấn đề thật rõ ràng và đầy đủ. Từ đó, tác giả khẳng định KN biểu đạt là một KN quan trọng trong KN GQVĐ. Như vậy, thông qua những nghiên cứu lý luận của mình, các tác giả đã góp phần làm rõ thêm những lý luận về KN GQVĐ, các bước, các thao tác củ KNGQVĐ và những yếu tố ảnh hưởng đến KN GQVĐ như khả năng tư duy sáng tạo, khả năng biểu đạt vấn đề, trí nhớ,… Bên cạnh những nghiên cứu lý luận, các nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng GQVĐ ở Mỹ cũng rất đa dạng. Tiến sĩ Leslie E. Borck và tiến sĩ Stephen B. Fawcett (1982) nghiên cứu kỹ năng GQVĐ ứng dụng trong công tác tham vấn và trị liệu tâm lý, từ đó xây dựng một chương trình đào tạo về kỹ năng tham vấn và KN GQVĐ giành cho những người làm công tác tham vấn với một hệ thống bài tập được thể hiện trong từng tình huống cụ thể. [59] Cũng có những ý tưởng như hai tác giả trên nhưng Jeffrey R. Bedoll & Shelley S. Lennox (1982) hướng đến đối tượng là những vấn đề của phụ nữ trong các gia đình. Hai tác giả cũng đã xây dựng một khóa huấn luyện với những bài tập thực hành cho các học viên khi đối mặt với những kiểu hành vi thụ động, quả quyết và hung hăng (Assertive, Aggressive and Passive Behaviors) trong giao tiếp.[55] Trong khi đa phần các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu về KN GQVĐ trên các đối tượng người trưởng thành thì Sharon L.Foster và Marcelle Crain (2002) (Đại học quốc tế Alliant- San Diego) tập trung nghiên cứu việc hình thành và rèn luyện kỹ năng GQVĐ cho trẻ em và kết luận trẻ em được học tập và bồi dưỡng về kỹ năng GQVĐ càng sớm sẽ càng tự tin và dễ hòa nhập với bạn bè và môi trường mới.[52]. Kết quả này của Foster và Crain đã có tác động mạnh mẽ đến các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh để quan tâm rèn luyện KN GQVĐ cho trẻ ngay từ lúc nhỏ. Một giá trị lớn nữa trong nghiên cứu của mình là hai tác giả đã xây dựng được một chương trình giáo dục KN GQVĐ một cách chi tiết. Tuy nhiên, nghiên cứu của hai tác giả chỉ dừng lại ở trẻ độ tuổi từ 5- 10 tuổi. Ngoài ra, John Malouff (Viện nghiên cứu tâm lý đại học New England, Úc) (2002) sau khi nghiên cứu trên nhiều nhóm khách thể khác nhau tại Úc đã đưa ra 50 chiến lược giải quyết vấn đề và chia thành 9 loại chiến lược với những ví dụ cụ thể giúp con người hiểu được vấn đề, làm đơn giản các nhiệm vụ, xác định nguyên nhân của vấn đề cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài để tìm ra cách giải quyết, xác định cách giải quyết tốt nhất. [56]. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực quản lý, 7THoward Senter đã đưa ra những công cụ và những thủ pháp thiết yếu thông qua những tình huống từ thực tiễn công tác quản lý để giải quyết vấn đề theo trình tự 6 bước.7T[51]. Ngày nay, kết quả nghiên cứu của Howard Senter được các nhà quản lý, các doanh nghiệp ứng dụng để nâng cao KN GQVĐ cho các nhân viên của mình. Như vậy, có thể thấy, trên thế giới KN GQVĐ đã được nghiên cứu từ rất lâu trên nhiều khách thể khác nhau và mang những giá trị ứng dụng cao. Song vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về mức độ của KN GQVĐ ở các nhóm khách thể nêu trên cũng như nhóm khách thể là SV Đại học. 1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề tại Việt Nam Cũng như các nhà khoa học trên thế giới, tại Việt nam, khi nghiên cứu lý luận về KN GQVĐ, các tác giả cũng quan tâm nghiên cứu về THCVĐ như Triệu Xuân Quýnh, (1993); Nguyễn Quang Uẩn (1995); Bùi Văn Huệ (1996); Phạm Minh Hạc (1998), Trần Trọng Thuỷ (1998),….đều có cùng quan điểm khi cho rằng: tư duy được kích thích bởi tình huống (hoàn cảnh) có vấn đề [30]. [34]. THCVĐ được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân, tức được cá nhân xác định được là cái gì đã biết, và cái gì còn chưa biết phải tìm, đồng thời cũng phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó. [34]. Nguyễn Văn Tư (1995) cũng có nêu: Tri thức hoặc cách thức hành động mà chủ thể chưa biết, phải tìm, phải đạt được- đó là mặt khách quan. Còn mặt chủ quan của THCVĐ thể hiện ở chỗ chủ thể phải nhận thức được cái phải tìm đó, có nhu cầu giải quyết và có khả năng giải quyết (bằng những tri thức, kỹ năng, kỷ xảo, kinh nghiệm đã có). [31] Các tác giả khác như Nguyễn Đình chỉnh (1995), Nguyễn Ngọc Bảo (1995) cũng có quan điểm như trên về tính khách quan và chủ quan trong THCVĐ khi nghiên cứu về kiểu dạy học nêu vấn đề. [ 36 ] Bên cạnh những nghiên cứu về động cơ thúc đẩy quá trình giải quyết THCVĐ như trên, Nguyễn Ngọc Quang (1994) đã phân chia thành các loại tình huống khác nhau cũng là tình huống chứa đựng vấn đề trong cuộc sống như tình huống nghịch lý, tình huống bế tắc, tình huống lựa chọn, tình huống “tại sao” hay “nhân- quả”. [23]. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chỉnh (1995) phân loại thêm tình huống đột biến, tình huống bất ngờ, tình huống không phù hợp, tình huống xung đột, tình huống lựa chọn, tình huống giả thuyết. [25] Trên cơ sở những nghiên cứu lý thuyết, các tác giả cũng đã có những nghiên cứu thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Và cũng như các nhà nghiên cứu của Liên Xô, những nhà nghiên cứu trong nước đã ứng dụng kỹ năng GQVĐ vào dạy học với với phương pháp dạy học GQVĐ hay còn gọi là dạy học nêu vấn đề với việc xây dựng những THCVĐ trong quá trình giảng dạy trên lớp. Có thể kể đến tác giả Lê Trung Thành (2004) nghiên cứu việc “Vận dụng dạy học nêu vấn đề vào dạy học tác phẩm văn chương ở bậc trung học” trong luận án Tiến sĩ Giáo dục học của mình [15]. Tác giả Nguyễn Anh Tuấn, quan tâm nghiên cứu việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong từng giờ lên lớp với đề tài: “Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học cơ sở trong dạy học khái niệm toán học” (2003) [18]. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thắng nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học phần “cảm ứng điện từ và dòng điện xoay chiều” ở các trường Trung học cơ sở dân tộc nội trí thông qua việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh” (2003) [27]. Tác giả Cao Đình Trung Hậu nghiên cứu đề tài thạc sĩ “Hình thành năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học phần cơ học lớp 10” (2003). [2]. Thông qua những nghiên cứu này, các tác giả đều cho thấy giáo viên hoàn toàn có thể nâng cao năng lực GQVĐ cho học sinh thông qua việc giảng dạy các môn học trong giờ học tại lớp. Tuy nhiên, các đề tài trên chưa đo lường được chính xác mức độ kỹ năng GQVĐ của học sinh cũng như những lý luận sâu sắc về con đường hình thành năng lực GQVĐ cho học sinh mà chỉ dừng lại ở việc xây dựng giáo án với các tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tìm cách giải quyết. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác về kỹ năng GQVĐ cũng được tiến hành trong lĩnh vực lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giao tiếp, quản lý. Cụ thể, nghiên cứu ứng dụng kỹ năng GQVĐ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Phan Dũng (1997) cho rằng khi GQVĐ, người tìm lời giải cho bài toán phải tiến hành hành động tư duy theo một quy trình mà ông gọi là “chương trình rút gọn quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định”. Quá trình này sẽ bao gồm 6 bước: hiểu bài toán, đề ra mục đích cần đạt, trả lời các câu hỏi, phát biểu mâu thuẫn, phác thảo các ý tưởng và ra quyết đinh chọn phương án tối ưu. [35] Việc sử dụng kỹ năng GQVĐ trong công tác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam quan tâm như: Nguyễn Văn Khánh (1986), Trần Văn Hà (1995), Vũ Văn Tảo (1996), Phạm Viết Nhụ (1997). Đặc biệt, tác giả Nguyễn Thị Thuý Dung đã nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài “Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của các học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học”. Kết quả nghiên cứu cho thấy học viên lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học có nhận thức về tình huống quản lý ở mức độ tương đối cao, nhưng kỹ năng giải quyết tình huống quản lý ở mức độ tương đối thấp. Và sau khi được rèn luyện về kỹ năng giải quyết tình huống quản lý thì các học viên lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học có kỹ năng giải quyết tình huống quản lý ở mức độ tương đối cao. [30]. Song trong nghiên cứu này, tác giả chưa nghiên cứu về những hành động cụ thể của các học viên khi giải quyết các tình huống. Đồng thời, các tình huống trong giai đoạn thực nghiệm khá gần với những tình huống được tập huấn nên không thấy rõ khả năng di chuyển sang những tình huống mới của học viên mà điều này là một trong những biểu hiện để đánh giá mức độ kỹ năng giải quyết tình huống. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đã trình bày trên cho thấy mỗi nhà nghiên cứu, mỗi tác giả của Việt Nam có một quan điểm của riêng mình, song có thể tóm tắt quan niệm của các tác giả thành những điểm cơ bản như sau: - Vấn đề là một tình trạng mà con người chưa biết làm cách nào để đạt được mục đích mình mong đợi. - Mọi vấn đề đều chứa đựng THCVĐ. - THCVĐ chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đòi hỏi con người phải suy nghĩ để tìm ra cái chưa biết để đạt được mục đích của mình. - Do vậy, từ vấn đề, rồi đến THCVĐ là nguồn kích thích tư duy và hoạt động nhận thức. Tuy nhiên, một hạn chế rất rõ trong các nghiên cứu lý luận về kỹ năng GQVĐ tại Việt Nam đó là các tác giả chỉ dừng lại ở việc xây dựng những khái niệm cơ bản về vấn đề, THCVĐ cũng như những yếu tố thúc đẩy quá trình GQVĐ. Ngoài ra, các nghiên cứu chưa tạo dựng được một quy trình GQVĐ hoàn chỉnh với các bước GQVĐ và các KN bộ phận trong quá trình GQVĐ. Bên cạnh đó, những nghiên cứu ứng dụng kỹ năng GQVĐ còn rất hạn chế. 1.1.3. Những nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên Bên cạnh những nghiên cứu về KN GQVĐ được trình bày ở những mục trên, các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu về những vấn đề của sinh viên cũng như KN của họ khi giải quyết những vấn đề này. Đặc biệt, tại một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, KN GQVĐ của sinh viên được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm với đa dạng các khía cạnh từ kỹ năng giải quyết vấn đề trong học tập đến những kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Trong khi đó, tại Việt Nam, KN GQVĐ chỉ mới được nghiên cứu trong thời gian gần đây và chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết những tình huống sư phạm. Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên của các tác giả trong và ngoài nước. Tại Mỹ, năm 1957, Polya đã có những nghiên cứu có giá trị về kỹ năng GQVĐ của sinh viên. Từ đó, mô hình Polya (Polya Model) về những kỹ năng bộ phận cũng như các cấp độ của kỹ năng giải quyết vấn đề được giới thiệu đến mọi người. [ 39 ] Bảng 1.1: Các cấp độ của kỹ năng GQVĐ theo quan niệm của Polya Cấp độ Các bước Các kỹ năng bộ phận Cấp độ 1 Hiểu vấn đề Đọc, xác định, hiểu, quan sát và làmm rõ vấn đề Cấp độ 2 Xây dựng kế hoạch Kỹ năng tư duy độc lập và tư duy sáng tạo đề tìm giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề Cấp độ 3 Thực hiện kế hoạch Kỹ năng thực hiện giải quyết vấn đề Cấp độ 4 Kiểm tra, nhìn lại toàn bộ vấn đề Đánh giá hiệu quả của giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề và sử dụng giải pháp khác nếu cần. Hilarie Bryce Davis, Ed.D, (1969), đã nghiên cứu đề tài “Kỹ năng giải quyết những vấn đề trong học tập của sinh viên khối ngành công nghệ tại Mỹ”. Nghiên cứu của Hilarie cho thấy, không hoàn thành những đồ án thực tiễn trong mỗi môn học chuyên ngành chính là vấn đề của đa số sinh viên ngành công nghệ gặp phải. Hai nguyên nhân vấn đề này của sinh viên chính là: Thứ nhất, sinh viên không biết tự đặt ra những câu hỏi phù hợp để từ đó có thể giúp họ biết được vấn đề mình đang gặp phải là gì và bắt đầu tiến trình giải quyết nó; Thứ hai, sinh viên gặp khó khăn trong kết nối ý tưởng với những thành viên khác để cùng giải quyết vấn đề. Cũng từ đó, tác giả đã đưa ra mô hình Mindware và một phần mềm để hỗ trợ sinh viên giải quyết những vấn đề trong học tập. [ 59 ] Wolfok, 1995 nghiên cứu chuyên sâu về những phương pháp dạy học tích cực trong đó có dạy học nêu vấn đề. Trong nghiên cứu của mình, Woolfolk đã kết luận, trong kỹ năng GQVĐ có 2 kỹ năng cơ bản và cũng là 2 kỹ năng sinh viên gặp nhiều khó khăn nhất: xác định mục tiêu và thực hiện phương án. ”[62] 5TNăm 2008, nhóm 3 tác giả 7TGierl, Mark J.7T5; 7TWang, Changjiang7T; 7TZhou, Jiawen7T nghiên cứu đề tài 10T “Sử dụng phương pháp phân nhóm thuộc tính để đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề trong bài toán Đại số học của các thí sinh trong cuộc thi SAT”. 10T rong nghiên cứu này, 3 tác giả đã thực hiện trên mẫu 5.000 khách thể là các sinh viên và cũng là các thí sinh trong cuộc thi SAT. Từ những thuộc tính được xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu 1 và những thuộc tính quan sát được từ giai đoạn 2, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận có giá trị. Đặc biệt, họ đã khẳng định kỹ giải quyết vấn đề trong bài toán Đại số học của các thí sinh dự thi SAT ở mức độ tương đối cao. [48] Tại Hàn Quốc, năm 2007, tác giả Han, Ki- Soon nghiên cứu đề tài “Các ưu điểm và hạn chế trong giáo dục năng khiếu ở Hàn Quốc- Góc nhìn từ trung tâm khoa học giáo dục năng khiếu ISEP” với sự nhấn mạnh về việc rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên, đặc biệt là kỹ năng GQVĐ. Với mục đích của nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu với khách thể nghiên cứu là trung tâm ISEP tại Hàn Quốc với sự quan sát trong một thời gian sáu tháng trên 10 giáo sư và 50 sinh viên tại ISEP, sau đó kết hợp với phỏng vấn chuyên sâu và khảo sát. Từ đó tác giả kết luận, SV tại trung tâm ISEP chưa được dạy một cách bài bản về kỹ năng giải quyết vấn đề và sinh viên có kỹ năng GQVĐ ở mức độ tương đối thấp. [49] 10T ại Malaysia, n10Tăm 2009, Kamariah Md Kamaruddin và Hazni Qamar Nuru, Đại học Teknologi Kolej Tun Hussein Onn thực hiện nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên tại Kuittho, Malaysia”.. Trong nghiên cứu này, 75,5% sinh viên trả lời giảng viên của họ có ứng dụng phương pháp dạy học truyền thống; 66,8% sinh viên cho biết họ đã được biết về dạy học giải quyết vấn đề trong quá trình học tại trường hoặc ngoài trường; và kỹ năng GQVĐ của sinh viên đạt ở mức độ thấp.[54] Đây là những đóng góp thực tiễn của đề tài cho vấn đề trang bị kỹ năng GQVĐ cho sinh viên. Tuy nhiên, các tác giả chưa tìm ra được những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng GQVĐ của sinh viên ngoài nguyên nhân sinh viên được không được học phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Đồng thời, nghiên cứu này còn bó hẹp trong khách thể là sinh viên ở các thành phố lớn. Đặc biệt có rất nhiều tác giả trong khoảng 20 năm trở lại đây đã quan tâm nghiên cứu về kỹ năng giải quyết những vấn đề khủng hoảng trong cuộc sống cũng như trong học tập của sinh viên. Riêng trường Đại học Southern of American, tại trang web nội bộ đã cho thấy có 4.157.000 nghiên cứu khác nhau về kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong đó, 1.283.000 nghiên cứu về kỹ năng giải quyết những vấn đề khủng hoảng của sinh viên do các giáo sư và các học viên cao học đến từ nhiều nước khác nhau của nhà trường đã nghiên cứu. Tại Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên nhưng chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong từng tình huống sư phạm trong thực tế giảng dạy cũng như những tình huống sinh viên sư phạm gặp phải trong quá trình thực tập sư phạm như các tác giả: Ngô Công Hoàn, Bùi Văn Huệ, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh (1992). [23] Như vậy, mặc dù KN GQVĐ cũng là một khía cạnh được các nhà nghiên cứu trong nước chú trọng. Song, một thực tế là những nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng GQVĐ của sinh viên ở Việt Nam ngoài việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực dạy học thì ở các lĩnh vực khác thì hoàn toàn không có. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra, sinh viên là đối tượng thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Đặc biệt, nếu họ không có kỹ năng để giải quyết những vấn đề này thì sẽ xảy ra rất nhiều nguy cơ khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Tiểu kết Như vậy, việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà tâm lý học ngoài nước (đặc biệt là các nhà tâm lý học phương Tây) và trong nước. Trước hết, về lý luận, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà tâm lý học trên thế giới cũng như Việt Nam chủ yếu hướng vào khái niệm về GQVĐ, quy trình kỹ thuật với các bước cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng hay có liên quan đến quá trình GQVĐ cũng như xây dựng các chiến lược giúp GQVĐ tốt. Bên cạnh đó, những nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu về kỹ năng GQVĐ trên rất nhiều lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực quản lý,điều trị tâm lý, học tập, đời sốn. Tuy nhiên, nếu như tại nước ngoài, các nhà nghiên cứu ưu tiên nghiên cứu về kỹ năng GQVĐ của sinh viên thì tại Việt Nam, khía cạnh này vẫn còn chưa được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu về kỹ năng GQVĐ trong quá trình thực tập của sinh viên còn rất ít. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.2.1. “Vấn đề” 1.2.1.1. Khái niệm vấn đề Trong từ điển tiếng Việt, vấn đề được hiểu là “những điều cần phải được nghiên cứu để giải quyết” [8] Trong Tiếng Anh, “vấn đề” được dịch thành “problem”. Từ điển Oxford đưa ra khái niệm về “problem” như sau: [45] - Những điều bắt nguồn từ một sự khó khăn. - Một câu hỏi được nảy sinh cần được xem xét và tìm ra giải pháp. - Một tình trạng khó khăn cần phải được giải quyết Trong khi đó, “vấn đề” được các nhà tâm lý học định nghĩa như sau: Ducker (1945)- một nhà tâm lý học phương Tây đã viết: “Một vấn đề tồn tại khi con người có một mục đích nhưng không biết làm thế nào để đạt được mục đích đó” (95). Và cũng trong tâm lý học phương Tây, vấn đề được định nghĩa là một mục đích chưa đạt được ngay. [56 ] V. Okon (1976) đã đưa ra khái niệm về “vấn đề” như sau: “Vấn đề được nảy sinh từ THCVĐ. Những khó khăn về lý luận hoặc thực tiễn là cơ sở tạo ra THCVĐ và cũng là điểm xuất phát để đặt vấn đề”. Và tác giả cũng cho rằng: “Vấn đề bao giờ cũng đảm bảo hai điều kiện (cái đã biết và cái chưa biết) trong đó cái đã biết là điều kiện để đi đến cái cần tìm”. [17] Tác giả Howard Senter trong cuốn “Giải quyết vấn đề- Công cụ và giải pháp thiết yếu cho nhà quản lý” mô tả “Vấn đề là một trong những từ chúng ta dùng một cách rộng rãi để mô tả những tình huống không chắc chắn hoặc khó hiểu được diễn tả với những miêu tả như: [10 ] - một cái gì đó khó hiểu; - một tình huống không rõ ràng hoặc khó giải quyết; - một cái gì đó khó kiểm soát và gây gián đoạn sự tiến triển bình thường; - một câu đó hoặc bí ẩn; - một nhiệm vụ khó thực thi” Từ đó, Howard Senter định nghĩa: Vấn đề là “một cái gì đó khó xử lý hoặc khó giải quyết”. Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đưa ra những ý kiến riêng về khái niệm “vấn đề”. Tác giả Hồ Ngọc Đại (2000) có viết:“Một tình huống không tự nó bao hàm trong đó tính có vấn đề hay không có vấn đề. Tình huống ở một trạng thái trừu tượng đối với mọi chủ thể, chỉ là một tình huống nói chung” [30]. Tác giả Nguyễn Huy Tú (1996) đưa ra khái niệm khá cụ thể về “vấn đề” như sau: “Vấn đề là một nhiệm vụ (bài toán) mà người giải không thể huy động được các giải pháp giải quyết sẵn có trong trí nhớ của mình để đặt mục đích đặt ra”.[30]. Tóm lại, theo các nhà Tâm lý học thì “vấn đề” là sự phản ánh mâu thuẫn trong quá trình nhận thức khách thể bởi chủ thể. Đây là mâu thuẫn giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết”. “Cái chưa biết” đó chỉ trở thành vấn đề đối với nhận thức của con người khi con người có nhu cầu và có khả năng tìm ra “cái chưa biết” đó. Do đó, vấn đề không phải là yếu tố khách quan mà thực sự là yếu tố chủ quan tức chủ thể nhận thức được, có nhu cầu, có điều kiện và khả năng giải quyết mâu thuẫn. Chính vì vậy chúng ta thường nhìn thấy rất nhiều trường hợp, tình huống này có thể rất bình thường với người này nhưng lại trở thành một vấn đề và một THCVĐ thực sự đối với người khác. Trên cơ sở tham khảo, phân tích, tổng hợp những quan điểm khác nhau về “vấn đề”, chúng tôi xây dựng khái niệm “vấn đề” trong nghiên cứu này như sau: “Vấn đề là sự phản ánh mâu thuẫn trong quá trình nhận thức khách thể bởi chủ thể được thể hiện trong những tình huống cụ thể” 1.2.1.2. Những thuộc tính của “vấn đề” “Vấn đề” có hai thuộc tính cơ bản là phạm vi vấn đề và tính phức hợp của vấn đề. [30] - Phạm vi của vấn đề: Một vấn đề có thể diễn ra trong một tình huống nhỏ xảy ra hàng ngày trong đời sống gia đình, quan hệ bạn bè, học tập, công tác và chỉ liên quan đến một cá nhân nào đó. Bên cạnh đó có những vấn đề có sự ảnh hưởng đến một nhóm nhất định. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp đó cũng có thể là một vấn đề mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Khi đó, để giải quyết vấn đề cần phải có sự hợp tác của nhiều bên. Như vậy, các vấn đề khác nhau sẽ có một phạm vi hẹp hay rộng lớn khác nhau. Phạm vi của vấn đề có ảnh hưởng đến việc vận dụng nguồn nhân lực như thế nào để GQVĐ. - Tính phức hợp của vấn đề: o Số lượng các biến số: Tính phức hợp của vấn đề thể hiện đầu tiên ở số lượng các biến số hay cũng chính là những thông tin chưa biết cần tìm hiểu khi GQVĐ. Thông thường, một vấn đề thường bao gồm trong đó rất nhiều những biến số khác nhau đòi hỏi người GQVĐ phải nhận dạng được các biến số này để làm cho vấn đề được rõ ràng hơn. Số lượng biến số càng ít thì vấn đề càng dễ giải quyết, số lượng biến số càng nhiều thì tăng tính phức tạp của vấn đề và càng khó giải quyết. o Sự phân nhánh: Khi một vấn đề xảy ra, xuất phát điểm chỉ từ một nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên, nếu như vấn đề không được giải quyết nó sẽ kéo theo rất nhiều những tình huống khác và làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Khi đó, việc GQVĐ trở nên khó khăn khi nguyên nhân chính đã bị một chuỗi những sự kiện khác che lấp đi, và chủ thể không xác định được “mối gút” của vấn đề. 1.2.1.3. Cấu trúc tâm lý của vấn đề Cấu trúc tâm lý của VĐ gồm ba yếu tố: a. Cái chưa biết: Cái chưa biết là cách thức hành động để giải quyết vấn đề mà chủ thể phải tìm kiếm. Theo W.Hussy (Đức) (1986), độ khó của vấn đề phụ thuộc vào cả đặc điểm của vấn đề lẫn đặc điểm, trình độ cá nhân, kinh nghiệm,…hay nói cách khác là năng lực giải quyết VĐ của chủ thể. [30] Như vậy, mức độ khó của VĐ phụ thuộc vào các đặc điểm của VĐ (phạm vi, tính phức tạp,…) và các đặc điểm cá nhân của chủ thể (tri thức, KN, kinh nghiệm). Chính cái chưa biết với mức độ khó của vấn đề sẽ kích thích chủ thể sáng tạo cách thức giải quyết. b. Cái đã biết: Cái đã biết bao gồm tri thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo của chủ thể. Vốn kinh nghiệm, tri thức của chủ thể là điểm xuất phát để chủ thể suy nghĩ, tìm tòi cách giải quyết VĐ. b. Nhu cầu nhận thức kích thích chủ thể tư duy giải quyết VĐ: Đây là yếu tố quan trọng vì có thể nói nó là điều kiện để xuất hiện vấn đề. Bởi vì, vấn đề chỉ thực sự xuất hiện khi chủ thể nhận ra “cái chưa biết” và có nhu cầu, mong muốn tìm ra “cái chưa biết” đó. Ba yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó, “cái đã biết” là điều kiện cần để này sinh vấn đề, “cái chưa biết” là yếu tố trung tâm và nhu cầu nhận thức là động lực bên trong để tìm ra “cái chưa biết”. 1.2.2. Kỹ năng Độ khó của vấn đề Các đặc điểm của vấn đề Các đặc điểm cá nhân Phạm vi vấn đề Tính phức hợp của vấn đề Sự hiểu biết các sự kiện Sự hiểu biết thao tác Số lượng các biến số Sự dễ hiểu mạch lạc Phạm vi mức độ Cấu trúc Phạm vi mức độ Cấu trúc Sự phân nhánh Khả năng sử dụng Khả năng sử dụng Sơ đồ 1.2: Quan niệm khung về khái niệm “Độ khó của vấn đề” [30 ] 1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng Theo Việt Nam Tự điển thì “kỹ” có nghĩa là “nghề” trong từ “kỹ nghệ”, có nghĩa là “khéo, đến nơi đến chốn, mất nhiều công phu” trong từ “kỹ càng, kỹ lưỡng”; “năng” có nghĩa là “tài giỏi” trong từ “năng thần: bề tôi tài giỏi”, có nghĩa là “có thể làm được” trong từ “năng lực” [8] Theo từ điển tiếng Việt, kỹ năng là “thói quen áp dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập” [8] Trong tiếng Anh, kỹ năng được dịch thành “skill”. Từ điển Oxford định nghĩa “skill” là khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có được nhờ rèn luyện. [45 ] Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là “khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [5] Theo từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng biên soạn, kỹ năng là “năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kỹ năng, công việc được hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục, và còn phải tập trung chú ý căng thẳng. Kỹ năng được hình thành qua luyện tập”. [42] Trong từ điển Tâm lý học của A.M.Colman, “Kỹ năng là sự thông thạo, hiểu biết chuyên môn sâu, là khả năng đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực nhất định; cụ thể là một cách thức thực hiện hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực hành”. [30] Như vậy, có thể thấy khái niệm kỹ năng được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Việc làm rõ những điểm chung và những điểm khác biệt trong từng khái niệm nhằm đi đến một cách hiểu nhất quán về kỹ năng được sử dụng trong đề tài này. Trong Tâm lý học, có 2 quan điểm khác nhau về kỹ năng: - Quan niệm thứ nhất coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt động. Từ điển Tâm lý học của Mỹ do tác giả J.P. Chaplin chủ biên (1968) định nghĩa KN là “thực hiện một trật tự cao cho phép chủ thể tiến hành hành động một cách trôi chảy và đúng đắn” [3]. Tác giả Trần Trọng Thủy (1978] trong “Tâm lý học lao động” cũng cho rằng KN là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật của hành động, có KN [30]. Các tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh cho rằng: “Kỹ năng là những hành động được hình thành do sự bắt chước trên cơ sở của ttri thức mà có, chúng đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của ý thức, sự tập trung chú ý, cần tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể” [7]. Các tác giả cũng viết: kỹ năng cũng có những đặc điểm khác nữa là “hành động chưa được khái quát, do thao tác chưa chính xác nên vai trò kiểm s._. Đúng Hoàn toàn đúng VỀ PHÍA SINH VIÊN 1. Thiếu kỹ năng giao tiếp 2. Chưa có kinh nghiệm làm việc 3. Thiếu chuyên môn nghiệp vụ 4. Mặc cảm mình chỉ là sinh viên thực tập 5. Thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề 6. Không tìm hiểu trước những thông tin và đặc điểm của công ty 7. Tâm lý thụ động, chờ việc VỀ PHÍA NHÀ TRƯỜNG 8. Không tạo điều kiện cho SV có thời gian chuẩn bị cho đợt thực tập 9. Không trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ cho đợt thực tập 10. Không hướng dẫn SV cách giải quyết những vấn đề thường gặp phải trong quá trình thực tập 11. Không chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho SV trước đợt thực tập 12. Giảng viên hướng dẫn thực tập không theo dõi quá trình thực tập của SV VỀ PHÍA CƠ QUAN THỰC TẬP 13. Môi trường làm việc không cởi mở 14. Phong cách làm việc không chuyên nghiệp 15. Không tạo điều kiện cho SV thực tập 16. Nhân viên không nhiệt tình 17. Nhân viên có thái độ không tôn trọng SV 18. Người hướng dẫn thực tập của SV tại cơ quan thực tập không chỉ dẫn. 5.Ông/bà có kiến nghị gì để cải thiện kỹ năng GQVĐ của sinh viên? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………… PHỤ LỤC 3: ĐÁP ÁN VÀ THÀNG ĐIỂM BẢNG HỎI DÀNH CHO SINH VIÊN 1. Vui lòng đánh dấu X vào câu trả lời của bạn.(1đ/đáp án đúng) TT Thông tin Đúng Sai 1. SV sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực tập nhận thức nếu không có kỹ năng GQVĐ X 2. SV không có kỹ năng GQVĐ nhưng nếu có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt sẽ hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức X 3. Một người không tự tạo ra các vấn đề thì không cần thiết phải có kỹ năng GQVĐ X 4. Kỹ năng GQVĐ giúp mỗi người giải quyết tốt những tình huống xảy ra trong đời sống X 5. Nhận ra vấn đề là việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề X 6. Đề ra phương án giải quyết là liệt kê những giải pháp có thể thực hiện X 7. Xác định chủ vấn đề là chủ thể xác định ai có trách nhiệm và nghĩa vụ GQVĐ X 8. Phân tích ưu và khuyết điểm của từng phương án, chủ thể sẽ chọn được phương án tốt nhất X 9. Phương án tốt nhất là phương án chứa nhiều ưu điểm nhất X 10. Mô tả, khái quát các chi tiết giúp chủ thể hiểu vấn đề X 11. Xác định nguyên nhân của vấn đề là xác định những nguyên nhân trực tiếp tạo ra vấn đề X 12. Hiệu quả của giải pháp được thể hiện qua việc các bên tập trung giải quyết hậu quả X 13. Thực thi giải pháp thực chất là một quá trình sử dụng những kỹ năng giao tiếp hiệu quả để GQVĐ X 14. Vấn đề đã hoàn toàn được giải quyết khi các bên đồng ý các thỏa thuận đã đưa ra X 15. So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra là một cách X giúp xác định mức độ thành công của quá trình GQVĐ 2. Kỹ năng GQVĐ là………………………………………. (Chỉ lựa chọn 1 đáp án) a) Những cách thức khác nhau để giúp chủ thể xử lý một vấn đề nào đó phát sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống hằng ngày của mỗi con người b) Sự giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống hằng ngày dựa trên những kinh nghiệm, tri thức mà mỗi chủ thể học hỏi được và thể hiện bằng những hành động cụ thể c) Sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hằng ngày bằng cách ứng dụng đúng đắn những thao tác, hành động dựa trên tri thức, kinh nghiệm chủ thể (4đ) d) Việc áp dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể để giải quyết những vấn đề phát sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau của đời sống một cách hiệu quả 3. Các bước của quá trình GQVĐ lần lượt là: (Chỉ lựa chọn 1 đáp án) a. Nhận ra vấn đề, Xác định chủ vấn đề; Hiểu vấn đề; Chọn giải pháp; Thực hiện; Theo dõi và đánh giá (4đ) b. Nhận ra vấn đè; Hiểu vấn đề; Chọn giải pháp; Xác định chủ vấn đề; Thực hiện; Theo dõi và đánh giá c. Hiểu vấn đề; Nhận ra vấn đề; Xác định chủ vấn đề; Chọn giải pháp; Thực hiện; Theo dõi và đánh giá d. Hiểu vấn đề; Nhận ra vấn đề; Chọn giải pháp; Xác định chủ vấn đề; Thực hiện; Theo dõi và đánh giá 4. Những yêu cầu khi GQVĐ là: (Chỉ lựa chọn 1 đáp án) a. Nhận thức đúng các bước GQVĐ và ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả vào thực tế. b. Nhận thức đúng các thao tác GQVĐ và ứng dụng vào thực tế một cách đúng đắn c. Nhận thức đúng về KNGQVĐ và ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả vào thực tế. (4đ) d. Nhận thức đúng về KNGQVĐ và ứng dụng vào thực tế một cách đúng đắn. 5. Những hành động sau đây thuộc giai đoạn nào trong quá trình GQVĐ? Vui lòng đánh dấu X tương ứng với câu trả lời. (0.5đ/đáp án đúng) TT Thông tin Trước khi GQVĐ Trong khi GQVĐ Sau khi GQVĐ 1) Hình dung lại toàn bộ sự việc X 2) Phát hiện những mâu thuẫn bên trong sự việc X 3) Xác định mục tiêu cần đạt được X 4) Thiết lập phương án phòng hờ X 5) Đánh giá hiệu quả của phương án X 6) Thỏa thuận các vấn đề X 7) Cân nhắc lựa chọn bối cảnh, thời điểm X 8) Thống nhất ý kiến X 9) Thực hiện cam kết X 10) Kiềm chế cảm xúc X 11) Xác định những thông tin chưa biết X 12) Thu thập thông tin X 13) Lựa chọn phương án tối ưu X 14) Nghĩ đến hậu quả nếu vấn đề không được giải quyết X 15) Đặt mình vào vị trí người khác để thấu cảm X 16) Theo dõi việc thực hiện các thỏa thuận X 17) Các bên cùng giải quyết hậu quả X 18) Liệt kê các phương án khác nhau X 19) Xác định nguyên nhân X 20) Xác định người có trách nhiệm GQVĐ X 21) Phân tích những rủi ro X 22) Lắng nghe ý kiến từ nhiều phía X 23) Phân tích từng biểu hiện của vấn đề X 24) Xác định người có thể giúp GQVĐ X 25) Phân tích ưu, khuyết điểm của từng X phương án 26) Chia sẻ quan điểm các bên X 10) Bạn hãy đọc kỹ tình huống sau đây và trả lời những câu hỏi bên dưới bằng cách viết vào khung vẽ sẵn. Tình huống: Bạn nói giọng miền Trung rất nặng và rất khó nghe nên nhiều lần khách hàng phàn nàn vì họ không nghe được bạn đang nói gì. Thậm chí có lần khách hàng còn tỏ vẻ rất giận dữ và tổ trưởng của bạn phải đứng ra xin lỗi và giải quyết công việc thay bạn. Nhiều lần như vậy làm cho các nhân viên cùng bộ phận bán hàng cảm thấy mệt mỏi, cũng không ai dám giao việc cho bạn nữa. Căng thẳng hơn là một đồng nghiệp cùng bộ phận cho biết tổ trưởng đang cân nhắc để trả bạn về trường để nhà trường tìm công ty khác cho bạn thực tập. Trong tình huống này, bạn sẽ làm như thế nào? 1) Ai phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này? Chính tôi (2đ) 2) Vấn đề có đáng giải quyết không? Vì sao? Có (1đ), vì nếu không giải quyết tôi sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả công việc của cả phòng, và bản thân sẽ có thể bị trả về trường (1đ) 3) Mục tiêu nào cần đạt khi giải quyết tình huống? - Mục tiêu trước mắt: Tập nói giọng bớt nặng và dễ nghe hơn; Được ở lại công ty làm việc. (2đ) - Mục tiêu lâu dài: Lấy lại lòng tin của mọi người về việc mình sẽ làm tốt công việc (2đ) 4) Nguồn thông tin nào cần tìm hiểu? - Tổ trưởng: thông tin tổ trưởng muốn trả bạn về trường là có thật hay không, tổ trưởng nhận xét gì về bạn.(1đ) - Nhân viên phòng Sale: Thái độ của họ với giọng nói của bạn, đã có những tình huống nào liên quan đến bạn ảnh hưởng đến họ.(1đ) - Khách hàng: khách hàng đã phàn nàn những gì về bạn.(1đ) - Bản thân: có muốn tiếp tục làm việc, sẽ có những khó khăn gì nếu bị trả về trường.(1đ) 5) Tình huống có chứa đựng những mâu thuẫn nào? - Mâu thuẫn bên ngoài: tổ trưởng- tôi; nhân viên- tôi; khách hàng- tôi. (2đ) - Mâu thuẫn bên trong: yêu cầu công việc và khả năng phát âm dễ nghe của bạn. (2đ) 6) Nguyên nhân của vấn đề là gì? - Tôi nói giọng nặng, khó sửa. (2đ) - Tôi làm ảnh hưởng đến công việc chung của phòng.(1đ) - Các nhân viên không giúp tôi sửa giọng (1đ) 7) Hãy khái quát vấn đề cần phải giải quyết? Phải nhanh chóng (1đ) trao đổi cùng trưởng phòng và kiên trì (1đ) tập sửa giọng để lấy lại niềm tin của mọi người (1đ) và không làm ảnh hưởng đến công việc chung. (1đ) 8) Có những phương án nào có thể được đề ra để giải quyết? - Không đề ra được phương án nào (0đ) - Đề ra được 1 phương án (1đ) - Đề ra được 2 phương án (2đ) - Đề ra được 3 phương án (3đ) - Đề ra 4 phương án trở lên (4đ) Một vài phương án: 1. Vẫn làm công việc bình thường, chuyện gì đến sẽ đến. 2. Vẫn làm việc trong bộ phận nhưng không làm những công việc giao tiếp với khách hàng. 3. Xin chuyển công tác sang bộ phận khác của công ty 4. Xin nhà trường chuyển sang một công ty khác. 5. Gặp tổ trưởng, xin tạm thời làm những công việc không giao tiếp với khách hàng, trong thời gian đó quyết tâm sửa giọng nói nhẹ hơn để sau đó có thể đảm nhận được công việc lúc trước. 9) Phương án nào là phương án tối ưu? Vì sao? Phương án 5 (2đ) vì thoả mãn được mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài (2đ) 10) Những việc nào cần làm đề thực hiện phương án đã lựa chọn? Những công việc cụ thể cần làm: 1. Gặp sếp và lắng nghe những thông tin và đánh giá của sếp. Và cam kết về sự cố gắng thay đổi phát âm dễ nghe hơn. (1đ) 2.Đánh giá của các đồng nghiệp cũng như những ý kiến của khách hàng về mình. (1đ) 3.Lên kế hoạch sửa giọng cho dễ nghe. (1đ) 4. Nhờ các đồng nghiệp hỗ trợ phát âm của mình. (0.5đ) 11) Làm thế nào để kiểm tra vấn đề đã được giải quyết? 1. Sự tiến bộ trong phát âm của bản thân. (1đ) 2. Đánh giá của quản lý về sự cố gắng của bản thân mình. (1đ) 3. Thái độ của đồng nghiệp. (1đ) 4. Kết quả công việc. (1đ) Từ câu 11 đến câu 20, chỉ lựa chọn một đáp án theo bạn là đúng nhất. 11) Tình cờ quay lại phòng làm việc sau giờ nghỉ trưa, bạn bắt gặp một nhân viên đang tìm kiếm những thông tin nào đó trong máy tính của bạn. Trong khi đó, hai ngày trước chị nhân viên này đã quát mắng bạn ầm ĩ trước mặt các nhân viên khác trong bộ phận vì bạn chơi game ở máy tính chị mà không hỏi trước. Trong trường hợp này, bạn sẽ: a. Nhanh chóng quay ra khỏi phòng khi chị ấy chưa thấy bạn và xem như chưa nhìn thấy gì b. Bước vào phòng nhưng im lặng, không nói gì để chị ấy tiếp tục dùng máy c. Nói chị ấy mình phải dùng máy và sẽ nói chuyện riêng với chị ấy sau (4đ) d. Nặng lời với chị trước mọi người như cách mà chị ấy đã làm với bạn 2 hôm trước 12) Một sinh viên cùng nhóm thực tập với bạn hay nói xấu bạn với các đồng nghiệp khác gây nhiều hiểu lầm trong công việc của bạn. Bạn sẽ làm gì? a. Không cần làm gì cả, mọi người sẽ dần hiểu về mình qua công việc hàng ngày b. Sẽ sắp xếp gặp bạn sinh viên kia để nói chuyện và yêu cầu bạn ấy không tiếp tục nói xấu bạn nữa (4đ) c. Nói với người hướng dẫn thực tập để người đó sẽ có cách giải quyết vấn đề này d. Giải thích với những người khác là mình không phải là người như bạn kia nói. 13. Bạn đã có mặt tại công ty thực tập hai tuần nhưng không có ai giao việc gì cho bạn làm, bạn sẽ: a. Thông báo cho giảng viên hướng dẫn thực tập để giảng viên nhờ công ty hỗ trợ bạn b. Thể hiện cho các nhân viên khác thấy bạn khó chịu khi không được làm gì để họ giao việc cho bạn. c. Hỏi các nhân viên có công việc gì bạn làm được thì cứ giao cho bạn. (4đ) e. Không cần làm gì cả vì hướng dẫn bạn thực tập là trách nhiệm của công ty. 14. Bạn thực tập tại một bệnh viện. Bệnh nhân có than phiền với bạn rằng nhà xe của bênh viện thu tiền quá cao so với mức giá thường thấy tại những nơi khác. Bạn sẽ: a. Hướng dẫn bệnh nhân có thể làm đơn gửi phòng Hành chính- Nhân sự để yêu cầu giải quyết b. Chuyển thông tin này đến phòng Hành chính- Nhân sự để bộ phận này giải quyết vấn đề c. Thông tin với bệnh nhân phòng Hành chính- Nhân sự là nơi có trách nhiệm giải quyết vấn đề này (4đ) d. Không làm gì cả. 15. Bạn và một nhân viên cùng bộ phận đang có xung đột mà nguyên nhân là do sai sót của bạn trong công việc. Mặc dù bạn đã xin lỗi nhưng người nhân viên kia vẫn rất khó chịu Ai có thể hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề? a) Sếp trực tiếp quản lý bạn và nhân viên kia b) Tổ trưởng công đoàn của công ty c) Giảng viên hướng dẫn thực tập của bạn d) Một đồng nghiệp có uy tín cùng bộ phận (4đ) 16. Bạn được phân công thực tập ở phòng tài vụ. Một lần bạn đã tiết lộ thông tin tiền lương của các nhân viên mà không biết đây là điều cấm kỵ. Kết quả là bạn đã bị trưởng phòng khiển trách, đặc biệt chị Tâm- nhân viên hướng dẫn thực tập bạn tại công ty đã không được nhận tiền thưởng quý II. Từ đó, mọi người né tránh, không cởi mở nói chuyện với bạn. Riêng chị Tâm thì không giao cho bạn bất cứ công việc nào nữa. Nguyên nhân chính của vấn đề trên là gì? a) Bạn vi phạm nội quy công ty và làm ảnh hưởng lợi ích của chị Tâm (4đ) b) Bạn vi phạm nội quy công ty và các đồng nghiệp khác đã có thành kiến từ trước với bạn c) Chị Tâm không giới thiệu nội quy công ty cho bạn và có thành kiến với bạn d) Trưởng phòng đã không thông cảm cho sinh viên thực tập như bạn và cắt thưởng của chị Tâm 17. Do lần đầu tiên giao tiếp với khách hàng người nước ngoài, bạn rất run sợ nên sau khi ông khách Tây về rồi, bạn mới nhận ra đã giao nhầm hàng cho ông ấy. Tổ trưởng hết sức tức giận với bạn. Mục tiêu bạn cần đạt được khi giải quyết vấn đề này là: a) Thuyết phục sếp cho bạn thêm cơ hội để làm tốt công việc hơn và lấy lại lòng tin của sếp b) Giao lại đúng hàng cho khách và lấy lại lòng tin của khách hàng c) Giao lại đúng hàng ông khách cần và không sai sót trong công việc về sau (4đ) d) Không sai sót trong công việc về sau và lấy lại lòng tin của người khách ấy. 18. Trưởng phòng yêu cầu bạn gọi điện cho khách hàng là một công ty khác thông báo về chuyện không thể cung cấp dịch vụ. Song, khi Giám đốc tức giận về việc mất khách hàng thân thuộc này thì trưởng phòng lại nói rằng tại bạn không nghe rõ ý của cô ấy nên đã hiểu nhầm và gọi điện cho khách hàng. Bạn sẽ làm gì để giải quyết sự việc này? a) Gặp giám đốc để trình bày rõ sự việc và mong giám đốc tìm cách lấy lại hợp đồng (4đ) b) Nhận lỗi với giám đốc vì không muốn gây mâu thuẫn với chị trưởng phòng. c) Nhận lỗi với giám đốc nhưng sẽ nói chuyện lại về vấn đề này với chị trưởng phòng d) Cả a, b, c đều sai 19. Công ty bạn thực tập sử dụng phương pháp xử lý số liệu đã cũ nên hôm nào bạn cũng phải ở lại công ty thêm hai giờ sau giờ làm việc mới xong công việc. Bạn nhận thấy cách xử lý số liệu bạn học ở trường giải quyết công việc nhanh hơn. Bạn quyết định đề xuất ý kiến thay đổi cách thức số liệu với trưởng phòng. Bạn sẽ làm gì để thuyết phục trưởng phòng? a) Hoàn thành công việc với cách xử lý số liệu cũ và kiến nghị với trưởng phỏng về cách xử lý số liệu cũ có thể làm trễ tiến độ. (4đ) b) Xử lý số liệu theo cách bạn được học ở trường để trưởng phòng sẽ thấy tính nhanh chóng và hiệu quả của nó c) Xử lý số liệu theo cả 2 cách và trưởng phòng sẽ thấy cách thức bạn được học ở trường sẽ tăng hiệu quả làm việc của các nhân viên d) Cả a, b, c đều sai 20. Bạn thực tập ở bộ phận chăm sóc khách hàng. Hằng ngày có rất nhiều thư và yêu cầu của khách hàng gửi đến, nhưng khó khăn của bạn là rất lúng túng không biết chuyển từng yêu cầu đến bộ phận và người có trách nhiệm giải quyết. Có những thông tin nào chưa biết bạn cần tìm hiểu để giải quyết vấn đề này? a) Khách hàng yêu cầu về vấn đề gì và yêu cầu trực tiếp hay gọi qua điện thoại b) Khách hàng yêu cầu vấn đề gì và liên quan đến bộ phận nào c) Chức năng các bộ phận và thông tin nhân viên trong từng bộ phận (4đ) d) Chức năng của từng bộ phận và quy trình giải quyết yêu cầu của khách hàng PHỤ LỤC 4: CÁC BẢNG PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 4.1: BẢNG PHỎNG VẤN SINH VIÊN BẢNG PHỎNG VẤN Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân như: - Tên cơ quan thực tập:…………………………………. - Vị trí thực tập:……………………….………..………. - Thời gian thực tập:……………………….……………. Câu 1. . Bản thân bạn đã chuẩn bị những gì trước kỳ thực tập? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 2. Nhà trường đã chuẩn bị cho sinh viên những gì trước kỳ thực tập? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 3. Bạn đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn thực tập đối với sinh viên trong kỳ thực tập? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 4. Bạn có nhận xét gì về sự tạo điều kiện của các công ty cũng như của nhân viên tại các công ty tiếp nhận sinh viên thực tập? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 5. Trong quá trình thực tập, những điều nào thường làm bạn lo lắng? Vì sao? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 6. Theo bạn, trong kỳ thực tập, giữa kiến thức chuyên môn và các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, yếu tố nào quan trọng hơn? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 7. Bạn đánh giá như thế nào về kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân trong quá trình thực tập nhận thức? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 7. Bạn có đề xuất gì để giúp sinh viên cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... PHỤ LỤC 4.2: BẢNG PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BẢNG PHỎNG VẤN Xin thầy/cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân như: thời gian công tác, trình độ chuyên môn, công việc hiện tại và thâm niên hướng dẫn sinh viên thực tập ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 1. Thầy/cô vui lòng cho biết quy trình tổ chức thực tập nhận thức cho sinh viên của trường? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 2. Theo thầy/cô công tác tổ chức thực tập nhận thức cho sinh viên ở trường có ưu, khuyết điểm gì? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 3. Thầy/cô đánh giá như thế nào về sự hợp tác của các công ty tiếp nhận sinh viên Đại học Hoa Sen đến thực tập? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 4. Thầy/cô đánh giá như thế nào về sự tự tin và khả năng thích ứng của sinh viên với môi trường mới tại các công ty? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 5. Thầy/cô đánh giá như thế nào về thái độ của sinh viên trong kỳ thực tập nhận thức? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 6. Thầy/cô đánh giá như thế nào về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình thực tập nhận thức? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 7. Thầy/cô có đề xuất gì để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình thực tập nhận thức? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... PHỤ LỤC 4.3: BẢNG PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN CÁC DOANH NGHIỆP BẢNG PHỎNG VẤN Xin ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân như: - Tên cơ quan:………………………………. - Vị trí công tác:……………………………. - Thời gian công tác:………………………. - Có từng hướng dẫn sinh viên trường Đại học Hoa Sen thực tập không? □ Có □ Không Câu 1. . Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ hỗ trợ của công ty đối với sinh viên trong quá trình thực tập? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 2. Ông/bà đánh giá như thế nào về kiến thức chuyên môn của sinh viên trường Đại học Hoa Sen? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 3. Ông/bà đánh giá như thế nào về giao tiếp của sinh viên với các đồng nghiệp tại công ty? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 4. Ông/bà đánh giá như thế nào về thái độ của sinh viên khi thực tập tại công ty? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 5. Ông/bà đánh giá như thế nào về kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình thực tập nhận thức? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 6. Ông/bà có góp ý gì để giúp sinh viên cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... PHỤ LỤC 5- MỘT SỐ BẢNG THỐNG KÊ Bảng 2.7: Nhận thức của SV về những thao tác trong quá trình GQVĐ TT Các thao tác Ngành CNTT QTKD Quản trị DL, KS- NH 1 Nhận ra vấn đề 15.7 12.1 12.1 2 Đề ra phương án giải quyết 88 85 84.6 3 Xác định chủ vấn đề 62 76.6 78 4 Phân tích phương án 13 8.4 6.7 5 Lựa chọn phương án tối ưu 49.1 34.6 31.9 6 Xác định nguyên nhân của vấn đề 89.8 83.2 93.4 7 Mô tả, khái quát vấn đề 49.1 53.3 41.9 8 Đánh giá hiệu quả của giải pháp 46.3 47.7 39 9 Thực thi giải pháp 69.4 60.7 68.1 Bảng 2.17: Tự đánh giá của sinh viên về các thao tác và kỹ năng GQVĐ TT Các thao tác Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 Kiềm chế cảm xúc 21.2 43.1 20.8 7.2 2.6 2 Xác định thông tin cần thu thập 11.1 57.5 25.8 4.9 0.7 3 Xác định mâu thuẫn trong vấn đề 8.5 49.0 34.0 6.9 1.6 4 Xác định nguyên nhân 11.4 52.0 31.4 2.9 2.3 5 Xác định hậu quả nếu vấn đề không được giải quyết 17.6 49.7 29.1 2.9 0.7 6 Xác định mục tiêu 17.6 51.0 28.8 2.0 7.0 7 Thu thập thông tin đầy đủ trước khi GQVĐ 10.1 42.8 41.5 5.6 0 8 Liệt kê các phương án 6.2 45.8 39.2 8.2 7.0 9 Phân tích ưu, khuyết điểm của phương án 5.9 43.8 39.2 8.2 7.0 10 Lựa chọn phương án tối ưu 9.5 44.4 40.5 4.6 1.0 11 Xây dựng phương án phòng hờ 6.5 27.5 50.7 14.1 1.3 12 Lựa chọn thời điểm thích hợp để GQVĐ 8.8 36.6 46.4 7.2 1.3 13 Lắng nghe ý kiến của những người có liên quan 22.9 47.1 21.6 7.2 1.3 14 Đánh giá kết quả dựa trên các mục tiêu đã đặt ra 7.8 52.9 32.7 5.9 7.0 15 Thực hiện cam kết 19.3 46.4 27.8 5.9 7.0 16 Đánh giá chung về kỹ năng GQVĐ của bản thân 22.5 57.6 10.2 9.7 0 PHỤ LỤC 6- MÔ HÌNH KỸ NĂNG SỐNG 4- H (Steve McKinley) 1. HEAD * Managing: quản lý - Resilience: tính kiên cường - Keeping Records: quản lý dữ kiện, sổ sách - Wise Use of Resources: sử dụng thông minh nguồn lực - Planning/Organizing: lên kế hoạch - Goal Setting: thiết lập mục tiêu * Thinking: tư duy - Service Learning: rèn luyện ý thức phục vụ - Critical Thinking: tư duy phê phán - Problem Solving: giải quyết vấn đề - Decision Making: ra quyết định - Learning to Learn: trau dồi tri thức 2. HEART * Caring: chu đáo - Nurturing Relationships: chăm sóc mối quan hệ thân thuộc - Sharing: chia sẻ - Empathy: thấu cảm - Concern for Others: quan tâm đến người khác * Relating: Liên kết - Accepting Differences: chấp nhận sự khác biệt - Conflict Resolution: giải quyết xung đột - Social Skills: thích ứng xã hội - Cooperation: hợp tác - Communication: giao tiếp 3. HAND * Giving: cho đi - Community Service Volunteering: tham gia dịch vụ công tự nguyện - Leadership: lãnh đạo - Responsible Citizenship: thực thi trách nhiệm công dân - Contribution to Group Effort: đóng góp vào nỗ lực của nhóm * Working: làm việc - Marketable Skills: làm việc hiệu quả - Teamwork: làm việc nhóm - Self-Motivation: tự hoàn thiện bản thân 4. HEALTH * Being: nhân văn - Self-esteem: tôn trọng bản thân - Self-responsibility: tự chịu trách nhiệm - Character: đặc điểm cá nhân - Managing Feelings: quản lý cảm xúc - Self-discipline: ý thức kỷ luật * Living: sống - Healthy Lifestyle Choices: lựa chọn lối sống khỏe mạnh - Stress Management: quản lý stress - Disease Prevention: ngăn ngừa bệnh tật - Personal Safety: an toàn cho cá nhân ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5384.pdf
Tài liệu liên quan