Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công đoạn Xí nghiệp Vận tải Đường sắt Hà quảng quý I năm 2004

Chương I Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng trong mô hình tổng công công ty ĐSVN 1.1. Vai trò, vị trí, đặc điểm của ngành đường sắt Vận tải là một khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Vận tải tham gia vào cả hai khâu lưu thông trong quá trình sản xuất. Vận tải đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu từ nơi khai thác đến nơi sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường thì số lượng sản phẩm tiêu thụ tại chỗ là không đáng kể vì vậy vận tải phải đảm nhiệm vận chuyển sản p

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công đoạn Xí nghiệp Vận tải Đường sắt Hà quảng quý I năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Vận tải là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, luôn là ngành kinh tế đi trước các ngành khác trong quá trình phát triển xã hội. Trong tiến trình phát triển của xã hội ngành vận tải cũng phong phú và đa dạng các loại hình vận tải để thích hợp với các loại điều kiện khác nhau về tự nhiên và xã hội. Hiện tại ngành vận tải gồm các phương thức vận tải sau: - Phương thức vận tải đường sắt. - Phương thức vận tải đường bộ. - Phương thức vận tải đường thuỷ. - Phương thức vận tải đường không. - Phương thức vận tải đường ống. Ngành vận tải đường sắt ra đời sau vận tải đường thuỷ và đường bộ nhưng với ưu việt của phương thức vận tải này đã nhanh chóng trở thành phương thức vận tải quan trọng có vai trò điều tiết nền kinh tế quốc dân. Với doanh thu hơn 1500 tỷ và đóng góp hàng trăm tỷ đồng thuế cho nhà nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước ngành đường sắt đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Cụ thể ngành đã đảm bảo công ăn việc làm cho gần 4 vạn công nhân với doanh thu 1500 tỷ đồng và hàng trăm tỷ đồng thuế. Bên cạnh đó là chất lượng phục vụ các đoàn tầu ngày càng được nâng cao: tầu Thống nhất Bắc Nam chỉ còn 30h, tầu Hà Nội- LC còn 7h và đã đưa các đoàn tầu cố định thời gian vào hoạt động. Ngành đường sắt sẽ còn góp phần đắc lực vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với thời gian chạy tầu rút ngắn hơn, chất lượng phục vụ của các đoàn tầu ngày càng cao, đảm nhận khối lượng ngày càng lớn hơn. Đặc biệt là sẽ giải quyết tốt tình trạng ùn tắc giao thông khi các đoàn tầu trên cao và tầu điện ngầm đi vào hoạt động. Với đặc điểm, vị trí, vai trò của ngành đường sắt ngành đã không ngừng phát triển đảm bảo tốt hơn nữa và góp phần vào thành công của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 1.2. Quyết định thành lập tổng công ty đường sắt Việt Nam của thủ tướng chính phủ Tổng công ty ĐSVN được thành lập theo quyết định 34/2003/QĐ- TTG của thủ tướng chính phủ, là tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị và các lĩnh vực khác trong tổng công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tổng công ty có các nhiệm vụ: - Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức và liên vận quốc tế. Đại lý và dịch vụ vận tải; quản lý, khai thác, sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia; tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và dân dụng. sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thực phẩm. Kinh doanh bất động sản, du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ viễn thông và tin học. In ấn, xuất khẩu lao động, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động đường sắt và tiến hành các hoạt động khác theo pháp luật. - Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; đạo tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân đáp ứng nhu cầu phát triển ngành. Tổng công ty có: - Tư các pháp nhân theo pháp luật của Việt Nam. - Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành. - Vốn, tài sản và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong số vốn do tổng công ty quản lý. - Con dấu, tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng trong và ngoài nước. - Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của pháp luật. - Tên gọi tắt là đường sắt (ĐSVN). Tên giao dịch quốc tế là Việt Nam railways (VNR). - Trụ sở đặt tại 118 đường Lê Duẩn - Hà Nội. Tổng công ty được quản lý bởi hội đồng quản trị và được điều hành bởi tổng giám đốc. Tổng công ty chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chịu sự quản lý của các cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Tổ chức đảng cộng sản Việt Nam trong tổng công ty hoạt động theo hiến pháp, pháp luật và điều lệ của đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong tổng công ty hoạt động theo hiến pháp và pháp luật. Cơ cấu tổ chức gồm: - Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. - Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. - Các đơn vị thành viên tại thời điểm thành lập tổng công ty. Tổ chức và hoạt động của tổng công ry được quy định cụ thể tại điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty do chính phủ ban hành. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổng công ty Tổng công ty Đơn vị sự nghiệp Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập Văn phòng đại diện Công ty cổ phần có vốn góp của tổng công ty Công ty liên doanh (CT dịch vụ đường sắt Hà) Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân, nhà nước giữ 100% vốn điều lệ Doanh nghiệp chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một Doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá A. Doanh nghiệp nhà nước giữ nguyên pháp nhân, nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. - Công ty quản lý đường sắt Hà Hải. - Công ty quản lý đường sắt Hà Thái - Công ty quản lý đường sắt Yên Lào. - Công ty quản lý đường sắt Hà Lạng. - Công ty quản lý đường sắt Vĩnh Phúc. - Công ty quản lý đường sắt Hà Ninh. - Công ty quản lý đường sắt Thanh Hoá. - Công ty quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh. - Công ty quản lý đường sắt Quảng Bình. - Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên. - Công ty quản lý đường sắt Quảng Nam- Đà Nẵng. - Công ty quản lý đường sắt Nghĩa Bình. - Công ty quản lý đường sắt Phú Khánh. - Công ty quản lý đường sắt Thuận Hải. - Công ty quản lý đường sắt Sài Gòn. - Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội. - Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Bắc Giang. - Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Vinh. - Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Đà Nẵng. - Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn. B. Doanh nghiệp chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Công ty xe lửa Gia Lâm. - Công ty toa xe Hải Phòng. - Công ty toa xe Dĩ An. - Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng đường sắt. C. Doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá. 1. Doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. 1.1. Công ty công trình 6. 1.2. Công ty công trình đường sắt 3. 1.3. Công ty công trình đường sắt. 1.4. Công ty vật tư đường sắt Đà Nẵng. 1.5. Công ty vật tư đường sắt Sài Gòn. 1.6. Công ty công trình đường sắt 1. 1.7. Xí nghiệp đá Hoàng Mai. 1.8. Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt. 2. Doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ thấp nhất 51% cổ phần khi bán cổ phần lần đầu. 2.1. Công ty dịch vụ đường sắt Hà Nội. 2.2. Công ty dịch vụ du lịch đường sắt Sài Gòn. 2.3. Công ty sản xuất dụng cụ cao su đường sắt. 2.4. Công ty đá Đồng Mỏ. 2.5. Công ty xây dựng công trình Hà Nội. 2.6. Công ty cơ khí cầu đường. 2.7. Công ty cơ khí đường sắt Đà Nẵng. 2.8. Công ty xây dựng công trình 4. 2.9. Công ty công trình thông tin tín hiệu và điện. 2.10. Công ty đầu tư và xây dựng nhà ở giao thông vận tải. 3. Doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ cổ phần thường hoặc không cần nắm giữ cổ phần. 3.1. Xí nghiệp vật liệu xây dựng Thuận Hải. 3.2. Công ty công trình đường sắt 5. 3.3. Công ty xây dựng công trình Đà Nẵng. 3.4. Công ty dịch vụ vận tải Đường Sắt. 3.5. Công ty đá Phủ Lý. D. Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc. 1. Công ty vận tải hàng hoá đường sắt. 2. Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội. 3. Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn. 4. Trung tâm điều hành vận tải. 5. Công ty in đường sắt. 6. Báo đường sắt. 7. Trung tâm y tế dự phòng. E. Đơn vị sự nghiệp. 1. Trường trung học đường sắt. 2. Trường kỹ thuật và nghiệp vụ đường sắt II. 3. Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU). 4. Ban quản lý đường sắt khu vực 1. 5. Ban quản lý đường sắt khu vực 2. 6. Ban quản lý đường sắt khu vực 3. F. Văn phòng đại diện. 1. Văn phòng đại diện tổng công ty đường sắt tại miền Trung. 2. Văn phòng đại diện tổng công ty đường sắt Việt Nam tại Bắc Kinh- Trung Quốc. G. Công ty cổ phần có vốn góp của tổng công ty. 1. Công ty cổ phần khách sạn Hải Vân Nam. 2. Công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt khu vực 1. 3. Công ty cổ phần vận tải và thương mại đường sắt. 1.3. Quyết định thành lập công ty vận tải hàng hoá đường sắt của hội đồng quản trị tổng công ty đường sắt Việt Nam. Công ty hàng hoá được thành lập theo quyết định số 02QĐ/ĐS - TCCB - LĐ của hội đồng quản trị tổng công ty ĐSVN trên cơ sở tổ chức lại 3 xí nghiệp LHVTĐS khu vực I, II, III. Công ty vận tải hàng hoá đường sắt là doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc tổng công ty ĐSVN. Công ty có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động khai thác kinh doanh vận tải đường sắt, có con dấu riêng, có tài sản, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty. Công ty có trụ sở đặt tại 130 đường Lê Duẩn - Hà Nội. Công ty có các nhiệm vụ chính như sau: - Thực hiện nhiệm vụ khai thác kinh doanh vận tải hàng hoá, tham gia vận tải hành khách, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế. Bảo dưỡng, khám chữa, chỉnh bị và sửa chữa đầu máy toa xe, các thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật được tổng công ty giao. Đề xuất các phương án cải tạo, thiết kế, chế tạo, đầu tư, đóng mới đầu máy toa xe, phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng. Tổ chức, quản lý công tác nghiệp vụ chạy tàu hàng, công tác giao tiếp kỹ thuật, thương vụ, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá. Cung cấp đầu máy toa xe theo kế hoạch của tổng công ty. Tổ chức, triển khai và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hữu quan trong và ngoài ngành đường sắt để thực hiện công tác cứu chữa và đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt. Đại lý vận tải khác, đại lý xăng dầu và đại lý bảo hiểm các loại. Kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước. Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, cho thuê địa điểm văn phòng, phương tiện, thiết bị quảng cáo. Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động của công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật. - Nhận và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực khác do tổng công ty giao. Nhận, bảo toàn và phát triển vốn được tổng công ty giao theo chế độ hiện hành của nhà nước và phân cấp của tổng công ty. - Tổ chức nghiên cứu thực hiện, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và tổng công ty. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng công ty giao. Tổ chức và hoạt động của công ty được quy định cụ thể trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có: - Tổng giám đốc công ty, các phó tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. - Các đơn vị thành viên tại thời điểm thành lập công ty. Các đơn vị thành viên của công ty gồm có: + Xí nghiệp đầu máy Hà Lào. + Xí nghiệp đầu máy Vinh. + Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội. + Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Sài Gòn. + Xí nghiệp toa xe Vinh. + Xí nghiệp toa xe Đà Nẵng. + Xí nghiệp cơ khí xếp dỡ Sài Gòn. + Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Thái. + Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng. + Ga Giáp Bát. + Ga Thịnh Châu. + Ga Bỉm Sơn. + Ga Hoàng Mai. + Ga Đông Hà . + Ga Sóng Thần. + Ga Yên Viên. + Ga Đồng Đăng. + Ga Tiên Kiên. + Ga Lâm Thao. + Ga Lào Cai. + Ga Xuân Giao. + Ga Hải Phòng. 1.4. Giới thiệu về xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng 1.4.1. Vài nét khái quát của xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng. Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng được thành lập theo quyết định số: 02/QĐ-ĐS- TCCB- LĐ ngày 7/7/2003 của Hội đồng quản trị tổng công ty đường sắt Việt Nam xí nghiệp thành lập trên cơ sở tổ chức lại mô hình của hạt vận chuyển HQ cũ của Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Trụ sở xí nghiệp đóng tại thị trấn Mạo Khê- Đông Triều- Quảng Ninh. Xí nghiệp được giao nhiệm vụ chính là khai thác và quản lý tuyến đường sắt Kép- Hà Lạng và đường nhánh Chí Linh- Cổ Thành. Các chủ hàng truyền thống của xí nghiệp là mỏ than Mạo Khê, Uông Bí, nhà máy điện Phả Lại, công ty xi măng Hoàng Thạch đây là các chủ hàng lớn có nguồn hàng ổn định. Đây là luồng hàng có thể đầu tư hiện đại hoá, tự động hoá để tăng năng suất và giảm giá thành vận chuyển. Hiện tại nguồn thu chủ yếu của xí nghiệp là từ các chủ hàng lớn này. Tuyến đường sắt mà xí nghiệp khai thác quản lý là tuyến đường có khổ đường 1435 mm trong khi đó mạng lưới đường sắt quốc gia chủ yếu là khổ đường 1000mm chỉ có tuyến đường ĐĐ- Yên Viên- Đông Anh là khổ lồng. Vì vậy luồng hàng từ xí nghiệp xếp đi ra ngoài xí nghiệp và từ ngoài xí nghiệp vào xí nghiệp là rất hạn chế do chi phí của chủ hàng phải bỏ ra trong quá trình sang toa là rất lớn. Đây chính là điểm hạn chế làm cho năng lực hiện tại của tuyến còn thấp. Tuy vậy với sự chỉ hợp lý tài tình cùng nỗ lực, lòng yêu nghề cán bộ công nhân viên của xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty vận tải HHĐS giao cho. Được sự quan tâm của nhà nước và tổng công ty đường sắt Việt Nam với mắt nhìn chiến lược tuyến đường sắt Hà Quảng đang được nâng cấp, cải tạo và đặt thêm khổ đường 1000mm nối từ Cái Lân đến Yên Viên. Vì vâyj trong tương lai gần tuyến sẽ đảm nhiệm khối lượng lớn do nhu cầu vận chuyển sẽ tăng nhanh khi quá trình đầu tư xây dựng hoàn thành. Góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổng công ty và công ty vận tải hàng hoá đường sắt trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 1.4.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của XN vận tải đường sắt Hà Quảng Giám đốc PGĐ nội chính PGĐ kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Ga hạng II Ga hạng III Ga hạng IV Đội công tác trên tầu Mạo Khê Chú giải: + Ga hạng II là ga Mạo Khê. + Ga hạng III gồm các ga: Uông Bí và Cổ Thành. + Ga hạng IV gồm các ga: Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý, Chí Linh, Đông Triều, Yên Dưỡng, Bàn Cờ, Yên Cư, Hạ Long. Mô hình được xây dựng sau khi có quyết định số 321/QĐ- CTH- TCCB- LĐ ngày 06/11/2003 của tổng giám đốc công ty vận tải hàng hoá đường sắt về việc quy định bộ máy giúp việc của các xí nghiệp vận tải đường sắt. 1. Phòng tổ chức hành chính: a. Phụ trách tổ chức cán bộ- lao động- tiền lương. - Tham mưu tổ chức đề xuất thực hiện các chủ trương, chính sách chế độ quản lý, nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ- lao động của toàn xã hội - Xây dựng quy chế, quy định nội dung quản lý doanh nghiệp, nghiệp vụ tổ chức cán bộ lao động- tiền lương. - Xây dựng quy hoạch- kế hoạch công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương của xí nghiệp. - Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ, tham mưu đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc trong công tác. - Thống kê báo cáo định kỳ theo quy định. b. Bộ phận chính sách bảo hiểm xã hội và kế toán tiền lương. - Tham mưu tổ chức đề xuất thực hiện các chủ trương chính sách chế độ quản lý, nghiệp vụ về công tác tiền lương, thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến chế độ người lao động. - Tham gia xây dựng quy chế, quy định chế độ trả lương, phụ cấp lương. - Thực hiện chính sách BHXH và các chính sách xã hội khác phục vụ lợi ích người lao động và lợi ích cộng đồng. - Khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, chất lượng công tác, sản phẩm. - Tham mưu xây dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể kế hoạch về công tác tiền lương, kế hoạch bảo hộ lao động. - Theo dõi vấn đề liên quan đến BHXH, chế độ chính sách của người lao động. c. Hành chính tổng hợp. - Quản lý trang thiết bị, tài sản, điện nước, PCCC của cơ quan, xí nghiệp. - Làm tốt công tác tài chính, quản trị được giao. 2. Phòng kế hoạch - kỹ thuật a. Bộ phận kế hoạch: - Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch cụ thể của xí nghiệp về công tác vận tải, công nghiệp, xây dựng cơ bản theo phạm vi quản lý của xí nghiệp. - Xây dựng kế hoạch tổng hợp, kế hoạch sản lượng, tiền lương kế hoạch mua sắm vật tư, nhiên liệu trang thiết bị chạy tầu bảo hộ lao động, kế hoạch sản xuất kinh doanh. b. Bộ phận giám sát. - Chuyên viên làm công tác giám sát, kiểm tra an toàn chạy tầu, an toàn lao động, an toàn cháy nổ, đảm bảo an toàn mọi mặt. - Hướng dẫn tốt các đơn vị, cá nhân cấp dưới thực hiện đúng quy trình quy phạm, quy tắc tỷ mỷ quản lý kỹ thuật các ga, các công lệnh chỉ thị, các văn bản pháp luật quy định về công tác an toàn lao động… - Kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn. 3. Phòng tài chính kế toán - Giúp ban giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất của xí nghiệp vào từng khoản mục, yếu tố phù hợp và đúng luật định. 1.5. Trang thiết bị xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng Trong phạm vi xí nghiệp quản lý gồm 1 ga hạng 2 là ga Mạo Khê và 2 ga hạng 3 là Uông Bí, Cổ Thành và 9 ga hạng 4 là Bắc Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý, Chí Linh, Đông Triều, Yên Dưỡng, Bàn Cờ, Yên Cư, Hạ Long, một đội công tác trên tầu và 1 trạm là trạm Tràng Khê. Hoá Trường Nhà ga 3 1 II1 1. Vài nét về ga Bảo Sơn. Đi Lan Mẫu Đi Kép Ga Bảo Sơn km 08 + 600 Ga đóng trên phạm vi quản lý của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là ga hạng 4, trung tâm ga là km 08 + 600 tuyến Kép- Hạ Long. Ga có 3 đường dùng để tránh vượt đón gửi tầu, dồn, có ke đón trả khách. - Đường chính tuyến là đường số II. - 2 đường phụ là đường số 1 và đường số 3. - Thiết bị phục vụ hành khách có: ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có: ke xếp dỡ, bãi xếp dỡ/ chủ yếu là dỡ hàng than. - Thiết bị đóng đường bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 2. Ga Lan Mẫu Nhà ga Hoá Trường 3 1 II1 Đi Cẩm Lý Đi Bảo Sơn Ga Lan Mẫu km 17 + 800 Ga Lan Mẫu đóng trên địa bàn huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang là ga hạng 4 nằm trên km 17 + 800 tuyễn Kép - Hạ Long ga có 3 đường để đón trả khách tránh vượt, đón gửi, dồn tầu, xếp dỡ hàng. - Đường chính tuyến là đường số II và 2 đường phụ là đường số 1 và số 3. - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi tầu. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có ke xếp dỡ, bãi xếp dỡ hàng (hàng chủ yếu là than, đá) - Thiết bị chạy tầu bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 3. Ga Cẩm Lý. Nhà ga Hoá Trường 3 1 II1 Đi Chí Linh Đi Mẫu Ga Cẩm Lý km 27 + 445 Ga Cẩm Lý thuộc phạm vi quản lý của huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang là ga hạng 4. Nằm tại km 27 + 445 tuyến Kép - Hạ Long. Ga có 3 đường để đón gửi tầu, tránh vượt, xếp dỡ hàng hoá, đón trả khách. - Đường chính tuyến là đường số II và 2 đường đón gửi là đường số 1 và số 3. - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi tầu. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có ke xếp dỡ, bãi xếp dỡ hàng (hàng chủ yếu là than, đá) - Thiết bị chạy tầu bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 4. Ga Chí Linh. Đi Chí Linh Nhà ga Hoá Trường 1 3 II1 4 Đi Cổ Thành Đi Cẩm Lý Ga Chí Linh km 37 + 900. Ga đóng trên địa bàn huyện Chí Linh - Hải Dương là ga hạng 4, nằm trên km 37 + 900 tuyến Kép - Hạ Long. Ga có 4 đường để đón gửi, tránh, vượt, đón trả khách, xếp dỡ hàng hoá. - Đường chính tuyến là đường số II và ba đường phụ là đường số 1, số 3 và số 4. - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi tầu. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có ke xếp dỡ, bãi xếp dỡ. - Thiết bị chạy tầu bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 5. Ga Cổ Thành. Đi NM điện PL 2 4 III Ga Cổ Thành 1 Đi Chí Linh Hoá Trường Đi Cổ Thành Bãi dồn nhà máy điện Phả Lại Ga thuộc phạm vi quản lý của thị trấn Phả Lại huyện Chí Linh- Hải Dương là ga hạng 3, nằm trên km 15 + 831 tuyến đường nhánh Chí Linh - Phả Lại. Ga có 4 đường đón gửi tầu, tránh vượt, xếp dỡ hàng hoá. Ga Cổ Thành là ga hàng hoá chủ yếu phục vụ dỡ than cho nhà máy điện Phả Lại, hàng xếp có xỉ than (khối lượng nhỏ 1500tấn/ quý) ga không chuyên chở hành khách. - Đường chính tuyến là đường số III và ba đường phụ là đường số 1, số 2 và số 4. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có ke xếp dỡ, bãi dỡ hàng. - Thiết bị chạy tầu bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 6. Ga Đông Triều. Nhà ga Đi Mạo Khê Bãi xếp dỡ 3 1 II Đi Chí Linh Ga Đông Triều km 49 + 600 Ga Đông Triều đóng trên địa bàn huyện Đông Triều - Quảng Ninh là ga hạng 4, nằm trên km 49 + 600 tuyến Kép Hạ Long. Ga có 3 đường để đón gửi, tránh vượt, xếp dỡ hàng hoá, đón trả khách và một đường cụt để xếp dỡ. - Đường chính tuyến là đường số II và hai đường phụ là đường số 1, và số 3. - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi tầu. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có ke xếp dỡ, bãi dỡ hàng (hàng dỡ chủ yếu là quặng bôxit khoảng 1000tấn/ tháng). - Thiết bị chạy tầu bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 7. Ga Mạo Khê. Đi Mạo Khê Bãi xếp dỡ Hoàng Thạch Đường ngách xây lắp Đi Đông Triều Đi Yên Dưỡng Đi Hoàng Thạch Trạm ĐM Ga Mạo Khê Cung đường Trạm khám xe II 3 4 5 6 7 Đi vào bãi xếp dỡ mỏ Mạo Khê Ga Mạo Khê km 58 + 485. Ga đóng trên địa bàn thị trấn Mạo Khê huyện Đông Triều - Quảng Ninh là ga hạng II, nằm trên km 58 + 483 tuyến Kép - Hạ Long. Ga gồm có 7 đường đón gửi, dồn dịch lập tầu, xếp dỡ hàng hoá, đường sửa chữa TX, kho Đ. Máy, đón trả khách, đường chính là tuyến đường số II. Ga Mạo Khê là ga hàng hoá lớn có hai bãi xếp dỡ chính là mỏ than Mạo Khê, nhà máy xi măng Hoàng Thạch hàng xếp chủ yếu là than và xi măng. Hàng dỡ chủ yếu là gỗ chống lò, máy móc, quặng bôxit. Tại ga có đặt trạm ĐM, trạm khám xe, cung đường, cung TTTH. Năng lực xếp dỡ tại ga Mạo Khê rất lớn khoảng 3.000tấn/ ngày do được cơ giới hoá: mỏ xếp bằng băng tải (10 phút/xe 50tấn) Nhà máy xi măng Hoàng Thạch xếp bằng băng truyền (15 phút/xe 50tấn). - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi tầu. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có ke xếp dỡ, bãi xếp dỡ. - Thiết bị đóng đường bằng máy thẻ đường, ghi khoá điện. - Thiết bị phục vụ đầu máy: 2 đường cụt phía Bắc là nơi tác nghiệp của đầu máy (lấy dầu). - Thiết bị phục vụ TK: đường số 7 vừa là đường xếp dỡ vừa là đường trạm khám xe dùng để sửa chữa, chỉnh bị TX. 8. Ga Yên Dưỡng. Đi Mạo Khê Đi Uông Bí Nhà ga 1 3 II1 Hoá Trường Ga Yên Dưỡng km 68 + 800. Ga đóng trên địa bàn huyện Đông Triều- Quảng Ninh là ga hạng 4. Nằm trên km 68 + 800 tuyến Kép - Hạ Long. Ga có 3 đường để đón gửi, tránh vượt, xếp dỡ hàng hoá, đón trả khách. - Đường chính tuyến là đường số II và hai đường phụ là đường số 1, và số 3. - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi tầu. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có ke xếp dỡ, bãi dỡ hàng. - Thiết bị chạy tầu bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 9. Ga Uông Bí C. Đi Yên Dưỡng Đi B.Cờ + Uông Bí A 3 1 II1 Nhà ga Hoá Trường Ga Uông Bí C km 74 + 600. Ga đóng trên địa bàn xã Uông Bí - Quảng Ninh là ga hạng 3. Nằm trên km 74 + 600 tuyến Kép - Hạ Long. Ga có 3 đường để đón gửi, tránh vượt, xếp dỡ hàng hoá, đón trả khách. - Đường chính tuyến là đường số II và hai đường phụ là đường số 1, và số 3. - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi tầu. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có ke xếp dỡ, bãi dỡ hàng. - Thiết bị chạy tầu bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 10. Ga Bàn Cờ và bãi dồn Uông Bí A. Đi Uông Bí A Ke Ga Bàn Cờ Đi Hạ Long Khổ 1000mm Cảng Điền Công Đi Uông Bí C Km 76 + 150 Ga Bàn Cờ đóng trên thị xã Uông Bí, Quảng Ninh là ga hạng 4, nằm trên km 76 + 790 tuyến Kép - Hạ Long. Đây là ga đặc biệt trong ngành đường sắt do 2 tuyến đường sắt giao nhau tạo thành ga. Ga không có đường tránh vượt nhưng vẫn tham gia công tác chạy tầu giữa hai khổ đường 1000mm và 1435 mm (khổ đường 1000mm là đường dùng riêng của công ty than Vàng Danh). Ga Bàn Cờ có thiết bị chạy tầu bằng máy thẻ đường và ghi khoá cơ khí cả 4 hướng đường. Thiết bị phục vụ hành khách có ke, và phòng đợi (nhưng đã dừng việc đón trả khách vài đội tầu 2057 -2058 đã không được phép dừng tại ga này từ 07 năm 2003). Khu gian Uông Bí - Bàn Cờ là khu gian đặc biệt với chiều dài 2,19 km. 11. Ga Yên Cư. Đi Hạ Long Đi Bàn Cờ Hoá Trường Ga Yên Cư km 94 + 124. Ga đóng trên địa bàn huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh là ga hạng 4. Ga nằm trên km 92 + 124 tuyến Kép - Hạ Long. Ga có 3 đường để đón gửi tầu để tránh vượt, để xếp dỡ, để đón trả khách. Ngoài ra ga còn có đường nhánh có hai đường trước kia dùng để xếp đá nhưng hiện tại không sử dụng. Đường số III là đường chính tuyến. - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, ke trung gian, phòng đợi. - Thiết bị đóng đường bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 12. Ga Hạ Long. Nhà Ga Đi Yên Cư Đi cảng Cái Lân Ga Hạ Long km 106 + 450. Ga Hạ Long đón trên địa bàn thành phố Hạ Long - Quảng Ninh là ga hạng 4. Đây là ga cuối cùng của tuyến Kép - Hạ Long, km 106 + 450. Chỉ có hai đường dùng đón gửi tầu, lập tầu và đón trả khách. Đường số II là đường chính tuyến hàng xếp ở đây không đáng kể (thép). - Thiết bị phục vụ hành khách có ke cơ bản, phòng đợi. - Thiết bị phục vụ hàng hoá có xe, bãi xếp dỡ. - Thiết bị đóng đường bằng máy thẻ đường, ghi khoá cơ khí. 13. Đội công tác trên tầu Mạo Khê và trạm Tràng Khê. Đội đóng trên địa bàn thị trấn Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, đội được giao nhiệm vụ quản lý và khai thác đội tầu khách 2057 - 2058. Trên tuyến Kép - Hạ Long có một đường dùng riêng đi vào mỏ Tràng Bạch tại km 63 + 650. Tại đó có bố trí từ 1 nhân viên gác ghi. Quản lý ghi giữ đường đường dùng riêng và chính tuyến gọi là trạm Tràng Khê. Bảng tổng hợp thiết bị cơ sở vật chất các ga của xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng. TT Tên ga Lý trình Số đường đón gửi tầu Chiều dài dùng được Đường xếp dỡ Diện tích m2 Số đường Sửa chữa(xe) Bãi Ke 1. Bảo Sơn km8+600 3 600 3 42 1000 2. Lan Mẫu km17+800 3 733 3 43 1440 1000 3. Cẩm Lý km27+445 3 700 3 42 2100 4. Chí Linh km37+790 4 640 4 48 2400 720 5. Đông Triều km49+600 3 753 3 49 2500 3626 6. Mạo Khê km58+400 7 650 3 46 1470 7. Yên Dưỡng km68+800 3 642 3 45 5000 1950 8. Uông Bí C km74+500 3 615 2 45 6000 1632 9. Bàn Cờ km76+970 2 200 1 16 125 10. Yên Cư km94+124 3 739 1 44 200 2240 11. Hạ Long km106+450 2 300 1 18 1600 12. Cổ Thành km15+831 của tuyến Chí Linh- Phả Lại 4 799 Bao gồm: + Các thiết bị phòng chỉ huy chạy tầu, máy điện thoại, đài khống chế, ghi, đường ga, ke trung gian, ke cơ bản, phòng đợi tầu, phòng bán vé, phòng phát thanh, kho lưu giữ hành lý. + Phục vụ xếp dỡ hàng hoá: bãi hàng, kho chứa hàng, đường dùng riêng, thiết bị chiêu sáng… + Phục vụ chạy tầu: đa số sử dụng máy thẻ đường có biện pháp thay thế là điện thoại hoặc điện tín. Chương II Lập kế hoạch lao động tiền lương 2.1. Một số vấn đề tiền lương của ngành. 2.1.1. Khái niệm về tiền lương - Trên góc độ người lao động: tiền lương là phần thu nhập của người lao động được hưởng sau khi đã cống hiến sức lao động cho xã hội. Tiền lương đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động và cho tiêu dùng cá nhân gia đình người lao động. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu trả cho người lao động để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và tiêu dùng cá nhân. Hiện nay mức lương tối thiểu của nước ta là 290.000đ/người/ tháng. - Trên góc độ người sử dụng lao động. Tiền lương là một yếu tố chi phí để tạo ra giá trị của sản phẩm. Giá trị của sản phẩm được Mác chứng minh trong bộ tư bản gồm 3 phần là lao động sống, lao động vật hoá và giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất người ta kết hợp giữa lao động sống và lao động vật hoá để tạo ra giá trị thặng dư. Tiền lương và phần chi phí lao động sống mà các nhà sản xuất bỏ ra để tạo nên quá trình sản xuất. - Thu nhập của người lao động là tổng số tiền người lao động nhận được trong một khoảng thời gian (thường là một tháng) thu nhập của người lao động phần lớn là tiền lương nhận được ngoài ra còn các khoản thu nhập mang tính chất lương và các khoản thu nhập như tiền nhận được từ các khoản bảo hiểm XH, BHYT… 2.1.2. Các chế độ trả lương Trả lương theo chức vụ: là chế độ trả lương căn cứ vào công việc và mức độ cống hiến của từng chức danh để định ra các tiêu chuẩn quy định chi từng chức danh và trả lương theo quy định cho các chức danh đó. Tuỳ theo từng ngành nghề cụ thể và các quy định của nhà nước để xây dựng mức lương cho các chức danh cụ thể của ngành. Trả lương theo cấp bậc kỹ thuật: là chế độ trả lương căn cứ vào cấp bậc kỹ thuật của người lao động để trả. Nhà nước xây dựng và quy định hệ thống thang bảng lương và các tiêu chuẩn của các thang bảng lương. Hiện tại nước ta đang sử dụng hệ thống thang bảng lương của nghị định 26/CP và nghị định 28/CP. 2.1.3. Hình thức trả lương a. Trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm của người lao động làm ra để trả lương cho người lao động. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp hình thức này áp dụng cho bộ phận công nhân lao động trực tiếp. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp là hình thức trả lương theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động của công nhân trực tiếp sản xuất, áp dụng cho bộ phận bổ trợ. Trả lương khoán khối lượng hay khoán từng việc: thường áp dụng cho các công việc không định mức hoặc những công việc khuyến khích tăng năng suất của người lao động. Hình thức trả lương này nghĩa là với một công việc hoặc khối lượng công việc nhất định thì có một mức lương quy định trước. Ngành thường áp dụng cho các công việc giao thêm ngoài kế hoạch và sản xuất dịch vụ. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: tức là hình thức trả lương theo đơn giá tăng dần theo tỷ lệ vượt mức kế hoạch thường áp dụng để khuyến khích tăng năng suất lao động và trong các dây chuyền sản xuất ._.yêu cầu tính đồng bộ cao. b. Trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động của người lao động để trả lương cho họ. Mức tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào trình độ và các mức cống hiến của người lao động trong khoảng thời gian nhất định lương theo thời gian đơn thuần trong ngành đường sắt thường áp dụng cho cán bộ công nhân viên nghỉ chế độ, đi học, nghỉ phép,…Trả lương theo thời gian có thưởng: là hình thức trả lương theo thời gian và có thưởng khi người lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch trong ngành ít áp dụng hình thức này. 2.1.4. Nhiệm vụ của kế hoạch lao động tiền lương - Tổ chức phân phối và sử dụng hợp lý sức lao động trong đơn vị sao cho sử dụng số lượng lao động ít nhất vẫn đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao. - Đáp ứng nhu dầu về lao động của đơn vị đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm không ngừng nâng cao trình độ của người lao động. Để người lao động tiếp cận với các dây truyền công nghệ tiên tiến phát triển sản xuất. - Tạo lập và sử dụng hợp lý quỹ lương đảm bảo tiền lương đến tay người lao động chính xác, công bằng. Nghĩa là những người lao động làm công việc như nhau, cùng thời gian công tác, có mức lương như nhau. - Trả lương cho người lao động theo các hình thức tiên tiến khuyến khích người lao động tăng năng suất, cải tiến phương pháp lao động. - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương. - Quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động xoá bỏ hình thức bình quân chủ nghĩa phấn đấu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 2.1.5. Đặc điểm yêu cầu của công tác của các công nhân viên trong ngành. * Đặc điểm. - Ngành vận tải đường sắt là một ngành sản xuất đặc biệt vì vậy lao động trong ngành có một số đặc điểm sau: - Thời gian làm việc liên tục suốt ngày đêm 24/24 quanh năm không thiếu một ngày không kể nắng, mưa, gió… - Toàn ngành phải có tính thống nhất từ trên xuống dưới cao vì toàn ngành đều hoạt động theo một biểu đồ chạy tầu thống nhất. Mọi tác nghiệp đều phải có kế hoạch và thời gian chính xác để đoàn tầu chạy liên tục giảm thiểu thời gian đỗ đọng tại các ga. - Với số lượng đông đảo người lao động và yêu cầu nghiêm ngặt về tính thống nhất từ trên xuống dưới vì vậy yêu cầu người lao động phải có tính kỹ thuật cao đảm bảo an toàn chạy tầu. - Phạm vi hoạt động rộng vì rất khó khăn cho việc chỉ đạo tập trung phối hợp sản xuất liên tục. * Yêu cầu: Từ đặc điểm hoạt động của người lao động nên yêu cầu tổ chức lao động phải: - Lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất tập trung, không ngừng nâng cao tính kỷ luật của người lao động. - Tổ chức định viên lao động phải khoa học, hợp lý, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sản xuất. Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình quy phạm và các quy tắc đảm bảo an toàn sản xuất và sản xuất không bị gián đoạn. 2.1.6. Cơ sở các tài liệu lập kế hoạch lao động tiền lương - Yêu cầu thực tế của nhiệm vụ kế hoạch công tác trong kỳ kế hoạch về số lao động. - Các định mức lao động hiện hành. - Bộ máy tổ chức sản xuất của đơn vị. - Dây truyền công nghệ trang thiết bị máy móc, công suất và chủng loại. - Các chế độ chính sách về tiền lương hiện hành của nhà nước và các quy định cụ thể của ngành. 2.2. Kế hoạch lao động Công thức xác định số lao động của các bộ phận là: L = C x K x X Trong đó: L: là số lao động cần thiết của bộ phận. C: là đội hình lên ban sản xuất của bộ phận. X: là chế độ ban ký áp dụng. K: là hệ số thay nghỉ. - Đối với xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Quảng, do khối lượng công việc chưa lớn chưa yêu cầu phải làm việc theo chế độ làm việc 40h/tuần vì vậy xí nghiệp vẫn áp dụng chế độ làm việc 48h/tuần. Xí nghiệp vẫn áp dụng chế độ làm việc 48h/tuần vì trong thông tư hướng dẫn thi hành luật lao động năm 2002 có cho phép các đơn vị chuyển từ chế độ làm việc 48h/tuần sang chế độ làm việc 40h/tuần trong vòng 5năm. Hệ số thay nghỉ K được tính như sau: K = Vì làm việc theo chế độ 48h/tuần nên 1 năm chỉ nghỉ 52 chủ nhật và 8 ngày lễ theo quy định của luật lao động là: ngày tết dương lịch (nghỉ 1 ngày) ngày chiến thắng 30/4 (nghỉ 1 ngày), ngày quốc tế lao động (nghỉ 1 ngày) ngày quốc khánh (nghỉ 1 ngày), ngày tết nguyên đán (nghỉ 4 ngày). - Số lao động định viên được tính cụ thể như sau: 1. Đối với các ga hạng 4 (trừ ga Chí Linh) Số lao động được xác định dựa trên công thức trên theo bảng sau: Số TT Chức danh Đội hình lên ban Chế độ lao động Hệ số thay nghỉ Tổng số 1 2 3 4 5 6= 3x4x5 1 Trưởng ga 30% gián tiếp 1 2 TBCT 1 2ban 1,19 3 3 Gác ghi 2 2ban 1,19 5 4 Thư kýK-H vận 1 2ban 1,19 2 5 Tổng số 11 Do trực ban chạy tầu làm việc nặng nhọc căng thẳng và nhiều hơn thư ký khách hoá vận vì vậy trực ban chạy tầu làm việc theo chế độ 2 ban có thay nghỉ. 2. Ga Chí Linh. Do tại ga Chí Linh có 1 đường nhánh đi vào ga Cổ Thành vào nhà máy điện Phả Lại vì vậy đội hình lên ban của ga Chí Linh có 3 gác ghi. Số lao động được tính trong bảng sau: Số TT Chức danh Đội hình lên ban Chế độ lao động Hệ số thay nghỉ Tổng số 1 2 3 4 5 6= 3x4x5 1 Trưởng ga 30% gián tiếp 1 2 TBCT 1 2ban 1,19 3 3 Gác ghi 3 2ban 1,19 7 4 Thư kýK-H vận 1 2ban 1,19 2 5 Tổng số 13 3. Ga hạng 3 (Cổ Thành và ga Uông Bí) Lao động định viên được xác định trong bảng: Số TT Chức danh Đội hình lên ban Chế độ lao động Hệ số thay nghỉ Tổng số 1 2 3 4 5 6= 3x4x5 1 Trưởng ga 1 2 Phó ga 30% gián tiếp 1 3 TBCT 1 3ban 1,19 4 4 Gác ghi 2 3ban 1,19 7 5 Trưởng đồn 1 3ban 1,19 3 6 Móc nối 2 3ban 1,19 7 7 Thư ký K-Hvận 1 3ban 1,19 3 8 Cấp dưỡng Hành chính 1 Tổng số 27 4. Ga Mạo Khê là ga hạng 2. Làm việc theo chế độ 3 ban định viên của ga được xác định như sau: Số TT Chức danh Đội hình lên ban Chế độ lao động Hệ số thay nghỉ Tổng số 1 2 3 4 5 6= 3x4x5 1 Trưởng ga Hành chính 1 2 Phó ga Hành chính 1 3 TBCT 2 3ban 1,19 7 4 Gác ghi 2 3ban 1,19 7 5 Trưởng đồn 1 3ban 1,19 3 6 Móc nối 2 3ban 1,19 7 7 Thư ký K-Hvận 1 2ban 1,19 4 8 Điểm xa 2 3ban 1,19 3 9 Bảo vệ 1 2ban 1,19 5 10 Thu ngân 2 2ban 1,19 2 11 Vệ sinh-C. dưỡng 1 Hành chính 2 Tổng số 42 5. Đội công tác trên tầu Mạo Khê Đội công tác trên tầu Mạo Khê phục vụ đội tầu 2057 và 2058 làm việc theo chế độ 3 ban được xác định số lượng định viên ở bảng sau: Số TT Chức danh Đội hình lên ban Chế độ lao động Hệ số thay nghỉ Tổng số 1 2 3 4 5 6= 3x4x5 1 Đội trưởng Hành chính 1 2 Trưởng tầu 2 3ban 1,19 7 3 Nhân viên đi tầu 6 3ban 1,19 21 4 Bảo vệ 2 3ban 1,19 7 5 Khám xe 1 3ban 1,19 3 Tổng 39 6. Khối cơ quan xí nghiệp Lao động trên khối cơ quan chủ yếu là lao động quản lý vì vậy số lao động định viên được xác định theo chức danh và theo yêu cầu của công tác quản lý. Cụ thể trong bảng sau (các lao động làm việc theo chế độ hành chính 40h/tuần). Số TT Chức danh Số lao động 1. Giám đốc 1 2. Phó giám đốc 2 3. Trưởng phòng 3 4 Nhân viên phòng tài chính-kế toán 3 5. Nhân viên phòng tổ chức- hành chính 4 6 Nhân viên phòng kế hoạch- kỹ thuật 6 7 Vệ sinh + cấp dưỡng 2 8. Lái xe 2 Tổng 23 7. Tổng hợp lao động định viên xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Quảng. Trên tuyến có trạm gác ghi vào đường chuyên dùng của mẻ Tràng Bạch là trạm Tràng Khê tại đó có 1 nhân viên gác ghi làm việc theo chế độ 3 ban. Số định viên tại đó là 3 người. Tổng số lao động của toàn xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Quảng (lao động chưa kể gián tiếp công) là : LXN = 8Lga4+ LCL + 2 x Lga3 + LCT3 + LMK + LTB + LCQ LXN = 8 x 11 + 13 + 2 x 27 + 39 + 42 + 3 + 23 = 262 (lao động) Trong đó: Lga4: là số lao động định viên của ga hạng 4. LCL: là số lao động định viên của ga Chí Linh. Lga3: là số lao động định viên của ga hạng 3. LMK: là số lao động định viên của ga Mạo Khê. LCL3: là số lao động định viên của đội công tác trên tầu. LTB : là số lao động định viên của trạm Tràng Bạch. LCQ : là số lao động định viên của khối cơ quan xí nghiệp. - Số lao động trực tiếp và bổ trợ được xác định bằng tổng số lao động của xí nghiệp trừ đi số lao động quản lý. Công thức: L2T+TB = LXN - LQL Trong đó: L2T+TB: là số lao động trực tiếp và bổ trợ LQL: là số lao động quản lý gồm 19 nhân viên khối cơ quan và 2 trưởng ga hạng 3, 1 trưởng ga Mạo Khê, 1 phó ga Mạo Khê, 1 đội trưởng đội công tác trên tầu, tổng số là 24 lao động. L2T+TB = 262 - 24 = 238 (lao động) - Căn cứ quyết định số 368/ ĐS- TCCB- LĐ ngày 16/9/1992 của tổng giám đốc liên hiệp ĐSVN quy định tỷ lệ gián tiếp công bằng 11% tổng số lao động trực tiếp và bổ trợ của toàn xí nghiệp. Số lao động gián tiếp công của xí nghiệp là LGTC LGTC = 11% x L2T+TB = 11 x 238 = 26 (lao động) Biểu tổng hợp lao động xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng Tên đơn vị Trưởng đơn vị Phó đơn vị Trực ban chạy tầu Gác ghi Trưởng dồn Móc nối Thư ký khách 1vận Thư ký hoá vận Bảo vệ Điểm xa Vệ sinh cấp dưỡng Thu ngân Quản lý Lái xe Trưởng tầu Nhân viên đi tầu Khám xe Tổng Bảo Sơn 1 3 5 1 1 11 Lan Mẫu 1 3 5 1 1 11 Cẩm Lý 1 3 5 1 1 11 Chí Linh 1 3 7 1 1 13 Đông Triều 1 3 5 1 1 11 Mạo Khê 1 1 7 7 3 7 2 2 5 3 2 2 42 Yên Dưỡng 1 3 5 1 1 1 11 Uông Bí 1 1 4 7 3 7 1 2 27 Bàn Cờ 1 3 5 2 11 Yên Cư 1 3 5 1 1 11 Hạ Long 1 3 5 1 1 11 Cổ Thành 1 1 4 7 3 7 3 1 27 Cơ quan 1 2 2 16 2 23 Đội tầu 1 7 7 21 3 39 Trạm Tràng Khê 3 3 Tổng 14 5 42 71 9 21 11 17 12 3 6 2 16 2 7 21 3 262 Tổng số lao động định viên toàn xí nghiệp kể cả gián tiếp công là LHQ LHQ = LXN + LGTC = 262 + 26 = 288 (lao động) 2.3. Tiền lương bình quân. Tiền lương bình quân ta xác định cho từng bộ phận riêng như bộ phận chạy tầu, bộ phận khánh vận, bộ phận hoá vận, … Để xác định lương bình quân của từng bộ phận phải có được hệ số lương theo cấp bậc của từng cá nhân trong bộ phận, các hệ số của từng cá nhân được xác định theo quy định của nhà nước trong thang bảng lương quy định tại nghị định 26/CP và nghị định 28/CP của chính phủ và thông tư số 13/LĐTBXH- TT ngày 10/4/1997 của bộ lao động thương binh và xã hội. Lương định mức lao động bình quân của một công nhân theo chức danh được xác định theo công thức sau: LĐMLĐ = LTT x (Kcbt + SPC) LTT: mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Hiện tại mức lương tối thiểu là 290.000đ/tháng theo quy định tại khoản 1 điều 1 nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 25/12/2000. SPC: tổng các loại phụ cấp theo lương (nếu có) Kcb: hệ số lương theo chức danh và cấp bậc. Nếu ta xác định mức lương bình quân cho bộ phận hoặc xí nghiệp thì hệ số lương bình quân được xác định như sau: Trong đó: : hệ số lương cấp bậc bình quân của bộ phận. LDi: số lao động được hưởng mức hệ số lương cấp bậc. Ki: hệ số lương của cá nhân cấp bậc i. Trong đó: : tổng hệ số phụ cấp bình quân của bộ phận. LDi: lao động thứ i SPCi: tổng số phụ cấp các loại của lao động thứ i. 2.3.1. Xác định hệ số lương bình quân của toàn xí nghiệp Cách xác định là xác định tổng hệ số lương của tất cả các cá nhân trong đơn vị sau đó chia cho số lao động của đơn vị. Tổng hệ số lương của tất cả các cá nhân trong đơn vị được xác định trong biểu dưới: TT Chức danh Hệ số lương Số lao động Tổng hệ số 1 2 3 4 5 = 4x3 1 Giám đốc 4,38 1 4,38 2 Phó giám đốc 3,82 2 7,64 3 Trưởng phòng 3,48 3 10,44 4 Nhân viên các phòng 3,23 13 41,99 5 Trưởng trạm ga 1. Trưởng ga hạng 2 2. Trưởng ga hạng 3 3. Trưởng ga hạng 4 4. Trưởng đội CT3 3,48 3,23 2,98 3,23 1 2 9 1 3,48 6,46 26,82 3,23 6 Phó ga 1. Phó ga hạng 2 2. Phó ga hạng 3 3,23 2,98 1 2 3,23 5,96 7 Trực ban chạy tầu 2,98 2,82 38 4 113,24 11,28 8 Trưởng dồn 2,98 9 26,82 9 Gác ghi 2,74 2,34 1,87 58 10 3 158,92 23,4 5,61 10 Thư ký khách hoá vận 2,34 1,96 24 4 56,16 7,84 11 Móc nối 2,56 2,34 18 3 46,08 7,02 12 Bảo vệ chuyên ngành 2,82 12 33,84 13 Điểm xa, thu ngân 2,82 5 14,1 14 Khám xe 2,74 3 8,22 15 Lái xe 2,56 2 5,12 16 Vệ sinh cấp dưỡng 2,34 6 14,04 17 Trưởng tầu 2,98 7 20,86 18 Nhân viên đi tầu 2,52 2,34 17 4 42,84 9,36 Cộng 262 718,38 Vậy hệ số lương cơ bản của toàn xí nghiệp là: = 2.3.2. Xác định lương bình quân của từng bộ phận. 1. Các loại phụ cấp a. Phụ cấp làm đêm. Theo quy định hiện hành của bộ lao động và tổng công ty ĐSVN thì phụ cấp làm đêm được tính cho tất cả các cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp phải làm đêm (thời gian làm đêm tại xí nghiệp là 22h hôm trước đến 6h ngày hôm sau). Mức phụ cấp quy định là 40% lương cấp bậc của lao động làm đêm. Hiện tại toàn bộ các bộ phận làm theo chế độ ban kíp thuộc xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng đều làm đêm. Tuỳ từng khối lượng công việc mà lao động được bố trí làm việc 2 ban hoặc 3 ban. + Đối với người lao động làm việc 3 ban thì mỗi người phải làm 8,67 ban đêm trong một tháng. Vì vậy hệ số phụ cấp 1 lao động được hưởng bằng số ban đêm bình quân x 0,4. Công thức: K3banPClđ = (lương cấp bậc) Vì theo quy định chế độ làm việc 48h thì 1 tháng người lao động phải làm việc 26 công. + Đối với người lao động làm việc theo chế độ 2 ban thì mỗi tháng phải làm việc 13 đêm. Hệ số phụ cấp làm đêm được xác định bằng số ban đêm bình quân trong tháng nhân với 0,4. Cụ thể: K2banPClđ = (lương cấp bậc) b. Phụ cấp trách nhiệm. Căn cứ theo thông tư số 17/LĐTBXH-TT ngày 2/6/1993 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm. Phụ cấp trách nhiệm được xác định theo mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Các hệ số phụ cấp trách nhiệm đang áp dụng tại xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng: Hệ số 0,5 đối với giám đốc xí nghiệp. Hệ số 0,4 đối với chức danh phó giám đốc. Hệ số 0,3 đối với trưởng phòng và trưởng ga hạng 2. Hệ số 0,25 đối với phó ga hạng 2 và trưởng ga hạng 3. Hệ số 0,2 đối với trưởng ga hạng 4, phó ga hạng 3, đội trưởng đội tầu. Hệ số 0,1 đối với các chức danh thu ngân, thủ quỹ. 2. Lương bình quân của bộ phận chạy tầu TT Chức danh Chế độ làm việc Số lao động Hệ số lương Hệ số PC làm đêm Hệ số PC trách nhiệm Tổng HSPCLĐ Tổng HSPCTN Tổng HSL 1 2 3 4 5 6 7 8=4x6 9=4x7 10=4x5 1 Trưởng ga 4 30% GT 9 2,98 0,2 0,2 1,8 1,8 26,82 2 Phó ga 3 30% GT 2 2,98 0,133 0,2 0,266 0,4 5,96 3 BTCT 3ban 15 2,98 0,133 1,995 44,7 2ban 23 2,98 0,2 4,6 68,54 2ban 4 2,82 0,2 0,8 11,28 4 Gác ghi 3ban 14 2,74 0,133 1,862 38,36 3ban 10 2,34 0,133 1,33 23,4 2ban 44 2,74 0,2 8,8 120,56 2ban 3 1,87 0,2 0,6 5,61 5 Trưởng dồn 3ban 9 2,98 0,133 1,197 26,82 6 Móc nối 3ban 18 2,56 0,133 2,394 46,08 3ban 3 2,34 0,133 0,399 7,02 7 Điểm xa 3ban 3 2,82 0,133 0,399 8,46 Tổng 157 26,442 2,2 433,61 Hệ số lương bình quân của bộ phận chạy tầu Hệ số phụ cấp trách nhiệm bình quân của chạy tầu: Hệ số phụ cấp làm đêm bình quân của chạy tầu: Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Quảng có 2 loại phụ cấp làm đêm và phụ cấp trách nhiệm vì vậy công thức tính lương của các bộ phận như sau: Li = LTT Trong đó: Li: là lương của bộ phận i : là hệ số lương bình quân của bộ phận i : là hệ số phụ cấp trách nhiệm bình quân của bộ phận i : là hệ số phụ cấp làm đêm của bộ phận i Vậy lương bình quân của bộ phận chạy tầu là: Lgct = 290.000(2,76 + 0,014) + 290.000 x 2,76 x 0,168 = 939.893 đ/người 3. Lương bình quân của bộ phận khách vận. TT Chức danh Chế độ làm việc Số lao động Hệ số lương Hệ số PC làm đêm Hệ số PC trách nhiệm Tổng HSPCLĐ Tổng HSPCTN Tổng HSL 1 2 3 4 5 6 7 8=4x6 9=4x7 10=4x5 1 Thư ký 3ban 1 2,34 0,133 0,135 2.34 Khách vận 2ban 5 2.34 0,2 1 11,7 2ban 4 1,96 0,2 0,8 7,84 2 Thu ngân 2ban 1 2,82 0,2 0,1 0,2 0,1 2,82 Tổng 11 2,133 0,1 24,7 Hệ số lương bình quân của bộ phận khách vận: Hệ số phụ cấp trách nhiệm của bộ phận khách vận: Hệ số phụ cấp làm đêm của bộ phận khách vận: Lương bình quân của bộ phận khách vận là: Lgkv =290.000 (2,246 + 0,009) + 290.000 x 2,246 x 0,194 = 780.088 (đ/người/tháng) 4. Lương bình quân của bộ phận hoá vận TT Chức danh Chế độ làm việc Số lao động Hệ số lương Hệ số PC làm đêm Hệ số PC trách nhiệm Tổng HSPCLĐ Tổng HSPCTN Tổng HSL 1 2 3 4 5 6 7 8=4x6 9=4x7 10=4x5 1 Thư ký 3ban 5 2,34 0,133 0,665 11,7 Khách vận 2ban 13 2.34 0,2 2,6 30,42 2 Thu ngân 2ban 1 2,82 0,2 0,1 0,2 0,1 2,82 Tổng 11 3,465 0,1 44,94 Hệ số lương bình quân của bộ phận hoá vận: Hệ số phụ cấp trách nhiệm của bộ phận hoá vận: Hệ số phụ cấp làm đêm của bộ phận hóa vận: Lương bình quân của bộ phận hoá vận là: Lgjv = 290.000 (2,365 + 0,005) + 290.000 x 2,365 x 0,182 812.544 (đ/người/tháng). 5. Lương bình quân của đội tầu khách. TT Chức danh Chế độ làm việc Số lao động Hệ số lương Hệ số PC làm đêm Hệ số PC trách nhiệm Tổng HSPCLĐ Tổng HSPCTN Tổng HSL 1 2 3 4 5 6 7 8=4x6 9=4x7 10=4x5 1 Đội trưởng 1 3,23 0,2 0,2 3,23 2 Trưởng tầu 3ban 7 2,98 0,133 0,931 20,86 3 Nhân viên đi tầu 3ban 17 2,52 0,133 2,261 42,84 4 2,34 0,133 0,532 9,36 4 Bảo vệ 3ban 7 2,82 0,133 Hệ số lương bình quân của đội công tác trên tàu: Hệ số phụ cấp trách nhiệm của đội công tác trên tàu: Hệ số phụ cấp làm đêm của đội công tác trên tầu: Lương bình quân của đội công tác trên tàu: Lgct3 = 290.000 (2,673 + 0,005) + 290.000 x 2,673 x 0,13 = 877.136 (đ/người/tháng) 6. Lương của bộ phận bổ trợ TT Chức danh Chế độ làm việc Số lao động Hệ số lương Hệ số PC làm đêm Hệ số PC trách nhiệm Tổng HSPCLĐ Tổng HSPCTN Tổng HSL 1 2 3 4 5 6 7 8=4x6 9=4x7 10=4x5 1 Bảo vệ 2ban 5 2,82 0,133 0,665 14,1 2 Lái xe 2 2,56 5,12 3 Vệ sinh c.dưỡng 6 2,34 14,04 Tổng 13 0,665 33,26 Hệ số lương bình quân của bộ phận bổ trợ: Hệ số phụ cấp làm đêm của bộ phận bổ trợ: Lương bình quân của bộ phận bổ trợ: Lgbt = 290.000 x 2,559 + 290.000 x 2,559 x 0,051 = 779.908 (đ/người/tháng) 7. Lương tháng của bộ phận quản lý TT Chức danh Chế độ làm việc Số lao động Hệ số lương Hệ số PC làm đêm Hệ số PC trách nhiệm Tổng HSPCLĐ Tổng HSPCTN Tổng HSL 1 2 3 4 5 6 7 8=4x6 9=4x7 10=4x5 1 Giám đốc 1 4,38 0,5 0,5 4,38 2 Phó giám đốc 2 3,82 0,4 0,8 7,64 3 Trưởng phòng 3 3,48 0,3 0,9 10,44 4 Trưởng ga 2 1 3,48 0,3 0,3 3,48 5 Trưởng ga 3 2 3,23 0,25 0,5 6,46 6 Phó ga 2 1 3,23 0,25 0,25 3,23 7 Nhân viên các phòng 12 3,23 38,76 8 Thu ngân 1 3,23 0,1 0,1 3,23 Tổng 23 3,35 77,62 Hệ số lương bình quân của bộ phận quản lý: Hệ số phụ cấp trách nhiệm của bộ phận quản lý: Lương bình quân của bộ phận quản lý là: Lgkv = 290.000 (3,375 + 0,146) = 1.020.926 (đ/người/tháng). 8. Lương của bộ phận gián tiếp công. - Theo quy định hiện hành của tổng công ty hệ số lương của bộ phận gián tiếp công được tính bằng hệ số lương bình quân của bộ phận trực tiếp, bổ trợ và phục vụ. Nhưng để thuận tiện cho việc tính toán ta lấy hệ số lương của bộ phận gián tiếp công bằng hệ số lương bình quân của toàn xí nghiệp vì vậy lương của bộ phận gián tiếp công cho 1 người trong 1 tháng được tính như sau: LGTC = 290.000 x 2,74 = 794.600 (đ/người/tháng) 2.4. Tính quỹ lương theo định mức lao động và doanh thu. 2.4.1. tính quỹ lương theo định mức lao động. * Quỹ lương của toàn bộ xí nghiệp được xác định theo công thức sau: QĐMLĐ = Trong đó: QĐMLĐ: Quỹ lương toàn xí nghiệp theo định mức lao động. IĐMLĐi: Lương bình quân 1 người 1 tháng của bộ phận i. Si: số lao động định viên của bộ phận i. TKH: thời gian kỳ kế hoạch (3 tháng). 1. Quỹ lương cấp bậc của bộ phận chạy tầu: QCTĐMLĐ = 939.893 x 157 x3 = 442.689.603 đồng 2. Quỹ lương cấp bậc của bộ phận khách vận: QKVĐMLĐ = 780.088 x 11 x3 = 25.742.9047 đồng. 3. Quỹ lương cấp bậc của bộ phận hoá vận QHVĐMLĐ = 812.544 x 19 x3 = 46.315.008đồng 4. Quỹ lương cấp bậc của đội tầu khách QCT3ĐMLĐ = 877.136 x 39 x3 = 102.624.912 đồng 5. Quỹ lương cấp bậc của bộ phận bổ trợ QBTĐMLĐ 779.908 x13 x3 = 30.416.412 đồng 6. Quỹ lương cấp bậc của bộ phận quản lý QQLĐMLĐ = 1.020.926 x23 x 3 = 70.443.894 đồng 7. Quỹ lương cấp bậc của bộ phận gián tiếp công QGTCĐMLĐ = 794.600 x 26 x3 = 61.978.800 đồng Quỹ lương cơ bản của toàn xí nghiệp (không tính gián tiếp công) là: QXNCB = 442.689.603 + 25.742.904 + 46.315.008 + 102.624.912 + 30.416.412 + 70.443.894 = 718.232.733 đồng 2.4.2. Tính hệ số lương sản phẩm Từ công thức tính quỹ lương theo sản phẩm QSP = QCB x Ksp Trong đó: QSP: quỹ lương toàn xí nghiệp theo doanh thu không tính lương của bộ phận gián tiếp công. QCB: là quỹ lương cơ bản toàn xí nghiệp không tính lương của bộ phận gián tiếp công. Ksp: là hệ số lương sản phẩm. Dự kiến công ty vận tải hàng hoá đường sắt sẽ giao quỹ lương toàn xí nghiệp trong quý I năm 2004 là: 858.211.000 đồng Trừ đi quỹ lương của bộ phận gián tiếp công còn: 796.232.200. Vậy hệ số lương theo sản phẩm là: KSP = Khoản mục chi Tên khoản mục chi Số lao động (người) Hệ số lương bình quân Phụ cấp làm đêm Phụ cấp trách nhiệm Lương cơ bản đ/người/tháng Quỹ lương cơ bản quý I/2004 Quỹ lương theo sản phẩm của I/2004 1 2 3 4 5 6 7 8=3x7x3 9=8xKSP 01 Công tác phục vụ chạy tầu 157 2,76 0,168 0,014 939.893 442.689.603 490.765.694 02 Công tác phục vụ hành khách 11 2,246 0,194 0,009 780.088 25.742.904 28.538.583 03 Công tác phục vụ hàng hoá 19 2,365 0,182 0,005 812.544 46.315.008 51.344.818 19a Công tác PV tầu khách 39 2,673 0,13 0,005 877.136 102.624.912 113.769.977 29 Bổ trợ phục vụ sản xuất 13 2,559 0,051 779.908 30.416.412 33.719.634 30 Gián tiếp công 26 2,74 794.600 61.978.800 61.978.800 31 Công tác quản lý sản xuất 23 3,375 1.020.926 70.443.894 78.094.101 Cộng 288 780.211.544 858.211.624 Chương III Lập kế hoạch chi phí sản xuất quý I năm 2004 3.1. Các quy định và định mức sử dụng trong xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất của xí nghiệp thành viên. Đơn vị sản phẩm của ngành là T.Km và HK.Km, còn với các xí nghiệp thành viên là sản phẩm công đoạn. Trong khi đó công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất lại phải bắt đầu lập từ các xí nghiệp thành viên. Vì sản phẩm của ngành được thống nhất chung trong toàn ngành nên để lập kế hoạch chi phí thì hàng kỳ công ty vận tải sẽ giao nhiệm vụ kế hoạch cho các xí nghiệp thành viên. Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch của công ty giao cho các xí nghiệp thành viên sẽ lập kế hoạch chi phí của xí nghiệp mình. Để đảm bảo thống nhất chung cho trong toàn ngành và công tác lập kế hoạch được xác định chính xác, chủ động thì các công ty vận tải đã ban hành các định mức chi tiết cụ thể để các xí nghịêp vận tải xây dựng kế hoạch. Các quy định này được thống nhất chung trong tổng công ty đường sắt. 3.1.1. Các quy định của công ty vận tải hàng hoá đường sắt. 3.1.1.1. Quy định về việc giao, xây dựng và thẩm duyệt kế hoạch Công ty vận tải hàng hoá căn cứ vào luồng hàng, luồng khách của xí nghiệp thành viên và các kế hoạch công tác đầu máy toa xe, khả năng thu trong kỳ kế hoạch. Từ đó công ty cân đối và giao chỉ tiêu hướng dẫn cho các xí nghiệp thành viên. Nội dung chỉ tiêu hướng dẫn gồm: - Các chỉ tiêu về khối lượng nhiệm vụ sản xuất. - Các sản phẩm công đoạn. - Dự kiến kinh phí theo 6 yếu tố chi. Trên cơ sở các chỉ tiêu hướng dẫn được giao các xí nghiệp thành viên căn cứ vào các điều kiện sản xuất của xí nghiệp mình lập kế hoạch chi phí kỳ kế hoạch theo hệ thống 52 khoản mục chi đảm bảo: an toàn chạy tầu, đúng các định mức về kinh tế kỹ thuật, đúng định mức về lao động tiền lương… Nội dung các kế hoạch mà xí nghiệp thành viên phải lập bao gồm: 1. Kế hoạch nhiệm vụ sản xuất. 2. Kế hoạch lao động tiền lương. 3. Kế hoạch bảo hộ lao động và động phục. 4. Kế hoạch nhu cầu vật tư chủ yếu. 5. Kế hoạch cải thiện điều kiện làm việc. 6. Kế hoạch sáng kiến cải tiến kỹ thuật. 7. Kế hoạch chi phí sản xuất vận tải. Ngoài ra công ty cũng quy định các xí nghiệp thành viên tuỳ thuộc vào đặc điểm điều kiện của mình mà xây dựng kế hoạch sản xuất phụ và dịch vụ của đơn vị. Nội dung của kế hoạch sản xuất phụ và dịch vụ gồm: 1. Sản phẩm sản xuất. 2. Đơn giá các sản phẩm. 3. Tổng thu, chi, lãi. 4. Các khoản tích nộp theo quy định. 5. Phương án phân chia thu nhập từ sản xuất phụ và dịch vụ sau khi các xí nghiệp thành viên xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty tiến hành thẩm duyệt theo nguyên tắc sau: - Tiền lương và bảo hiểm không thay đổi theo đơn giá tiền lương giao. - Vật liệu: chỉ khống chế theo mức khoán đối với vật liệu phục vụ gián tiếp vào quản lý hành chính. - Nhiên liệu: theo định mức và T3. Km. - Dịch vụ mua ngoài: theo mức khoán. - Chi khác: theo chế độ quy định và mức khoán. - Xác định khả năng khấu trừ thuế VAT. Sau khi thực hiện kế hoạch quý về SPCĐ, công ty tiến hành tính lại kế hoạch chi phí theo SPCĐ thực hiện trên nguyên tắc: - Chi phí định phí không thay đổi. - Chi phí biến phí được xác định lại căn cứ vào số lượng, chất lượng SPCĐ hoàn thành. Chi phí biến phí sản xuất xác định bằng số SPCĐ hoàn thành nhân với đơn giá biến phí có điều chỉnh thông qua hệ số chất lượng SPCĐ hoàn thành. 3.1.1.2. Quy định về xây dựng kế hoạch đối với các yếu tố chi. Công ty vận tải hàng hoá đường sắt giao kế hoạch quỹ lương cho các xí nghiệp thành viên cơ sở: - Doanh thu VT (quyền được thu) trong kế hoạch. - Đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu do nhà nước duyệt và điều chỉnh giữa các công ty của tổng công ty ĐSVN. - Khối lượng và chất lượng SPCĐ hoàn thành của các xí nghiệp thành viên. - Các chế độ chính sách đối với người lao động. - Năng suất lao động. Công ty sẽ tính toán cân đối và giao tiền lương kế hoạch và đơn giá lương theo quy định về giao SPCĐ. Từ đó các xí nghiệp thành viên xây dựng quy chế trả lương cho người lao động theo SPCĐ. Tiền lương này sẽ được trả đến tận tay người lao động và không được dùng tiền lương và thưởng theo lương vào mục đích khác. Đối với các quỹ bảo hiểm và phí công đoàn, toàn bộ lao động trong ngành đường sắt là lao động dài hạn nên việc trích lập và sử dụng các quỹ này theo quy định hiện hành của nhà nước. Trên cơ sở người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp cụ thể: - Đối với bảo hiểm xã hội Người sử dụng lao động sẽ trích bằng 15% quỹ lương cơ bản vào BHXH. Quá trình trích lập này được các xí nghiệp thành viên tiến hành hàng tháng, người lao động sẽ đóng 5% lương cơ bản của mình vào quỹ BHXH. Việc sử dụng quỹ này theo quy định sau: + 10% để chi chế độ hưu trí và tử tuất. + 5% để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Đối với quỹ bảo hiểm y tế: Người sử dụng lao động trích 2% quỹ lương cơ bản vào quỹ BHYT. Quá trình trích lập này được các xí nghiệp thành viên tiến hành hàng tháng. Người lao động đóng 1% lương cơ bản của mình vào quỹ lương này. Việc sử dụng quỹ này theo chế độ quy định hiện hành. - Đối với quỹ công đoàn. Người sử dụng lao động trích bằng 2% quỹ lương sản phẩm vào quỹ công đoàn. Người lao động đóng 1% lương sản phẩm của mình vào quỹ. Quá trình trích lập này được các xí nghiệp thành viên tiến hành hàng tháng. Sử dụng quỹ này theo quy định hiện hành. Đối với chi phí khác có ba nội dung chính là: Chi phí chế độ của người lao động, chi ngoài chế độ chung cho các XNTV và chi theo tính chất công việc. - Quy định đối với chi phí khác về chế độ người lao động như sau: + Bồi dưỡng làm đêm: áp dụng cho những người làm việc từ 22h hôm trước đến 6h ngày hôm sau. + Bồi dưỡng độc hại: áp dụng cho các chức danh thường xuyên làm việc ở môi trường độc hại. + Y tế phí: là tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người lao động. + Tiền nước uống: áp dụng cho mọi người lao động. + Tiền khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần. + Phụ cấp chống nóng: áp dụng cho những người lao động ở môi trường nóng nực. + Phụ cấp thiếu nước sịnh hoạt: áp dụng cho các đơn vị làm việc khó khăn về nước sinh hoạt. - Quy định đối với các chi phí khác về ngoài chế độ chung cho các XNTV như sau: + Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. + Chi phí tổng kết, hội nghị. + Công tác phí, tầu xe nghỉ phép. + Vệ sinh công nghiệp. + Cải thiện điều kiện việc làm. + Phát minh sáng kiến cải tiến, chế thử, nghiên cứu khoa học. + Lệ phí bảo hiểm xe cơ giới. - Quy định chi phí khác theo đặc thù từng hệ: trả tiền thuê nhà lưu trú cho tài xế và nhân viên công tác trên tầu. 3.1.1.3. Quy định về chế độ báo cáo kiểm tra. Căn cứ vào phân cấp quản lý kế hoạch, các XNTV hàng tháng phải gửi báo cáo cho công ty vào ngày 5 đến 10 ở tháng sau. Nội dung báo cáo bao gồm: - Tình hình thực hiện tháng trước và dự kiến tháng sau. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, những khó khăn thuận lợi và đề xuất các biện pháp chi phí tháng sau. Công ty sẽ kiểm tra các XNTV với các nội dung sau: + Kiểm tra việc phân phối tiền lương tới cán bộ công nhân viên. + Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất chính, sản xuất phụ và dịch vụ… + Kiểm tra việc thanh toán chứng từ và tiêu hao thực tế của đơn vị. 3.1.2. Các định mức trong xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất. Việc xác định chi phí các yếu tố chi về lương, vật liệu, nhiên liệu, dịch vụ mua ngoài trong xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất. Các xí nghiệp thành viên đều dựa trên cơ sở hệ thống các định mức do nhà nước, tổng công ty ĐSVN và công ty vận tải hàng hoá đường sắt. + Về lập kế hoạch lao động tiền lương của các XNTV được dựa vào định mức trong quyết định 368 ngày 16/9/1992 của liên hiệp ĐSVN. Đây là định mức lao động tổng hợp đối với các hệ thống trong ngành, đồng thời cũng quy định tỷ lệ % lao động công nghệ, bổ trợ, phục vụ, gián tiếp công và lao động quản lý. Trong định mức này cũng xác định hệ số tiền lương cho từng công việc và từng loại lao động của các hệ. Bên cạnh định mức lao động tổng hợp công ty còn xây dựng một hệ thống các định mức lao động chi tiết cụ thể đối với từng loại đầu máy, toa xe, đối với từng ga hạt… + Về chi phí vật liệu chủ yếu vào công tác đầu máy toa xe. Căn cứ vào quy trình sửa chữa và cấp sửa chữa mà trong định mức tiêu hao vật liệu sẽ quy định rõ, mỗi cấp sửa chữa phải thay thế vật liệu gì, số lượng bao nhiêu, p._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4466.doc