Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ

Tài liệu Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ: LỜI MỞ ĐẦU Không thể có một quốc gia trên thế giới tồn tại độc lập phát triển có hiện quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Muốn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xích lại trình độ phát triển cao của khu vực và thế giới thì phải thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước: “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách kinh tế mở ... Ebook Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lập kế hoạch Marketing cho công ty cổ phần du lịch Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cửa nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc tạo ra tiền đề để phát triển hoạt động ngoại thương. Sự hoà nhập vào nền thương mại thế giới đã phát sinh và làm tăng đáng kể khối lượng hàng hoá giao dịch giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Hoạt động giao nhận vận tải trở thành một khâu không thể thiếu trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu. Giao nhận hàng hoá ra đời để có thể gánh vác phần công việc của người gởi, người nhận và giúp cho người kinh doanh xuất nhập khẩu yên tâm tập trung vào công việc sản xuất kinh doanh của mình. Chính sự phức tạp tạo ra nhiều sản rủi ro cho người làm giao nhận nếu không biết rõ và nắm vững các nghiệp vụ giao nhận. Ngoài việc nắm vững lý thuyết thì kinh nghiệm thực tế cũng không kém phần quan trọng. Do vậy, tôi chọn đề tài “Tình hình hoạt động giao nhận hàng hoá xuất - nhập khẩu tại Cảng Cần Thơ”. Tôi nhận thất việc chọn đề tài trên là cần thiết để có cái nhìn tổng quát vào việc phân tích thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá thông qua Cảng. Từ đó đưa ra các giải pháp, rút ra được những nguyên nhân nhằm thu hút hơn nữa lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các Cảng. Tôi có lời cảm ơn sâu sắc đến cô Quỳnh Nga về sự hướng dẫn nhiệt tình của cô trong quá trình hoàn thành thu hoạch thực tập. Và sau cùng là tấm lòng chân thành biết ơn của tôi xin được gửi đến Cán bộ Công nhân viên của Cảng Cần Thơ. Sự giúp đỡ tận tình của chú Khả Duy trong việc cho tôi tiếp cận thực tế những lý thuyết đã học ở trường tôi sẽ không bao giờ quên. Trong bài thu hoạch thực tập vẫn còn những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chia sẽ khó khăn và chỉ dẫn thêm của quý thầy cô và quý Công ty. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CẢNG CẦN THƠ I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Tên đơn vị : CẢNG CẦN THƠ. Vị trí Cảng : 10003’N – 105030’50”E. Điểm đoán trả hoa tiêu : 09029’10”2 – 106030’50”E. Địa chỉ : 27 Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc, quận Bình Thuỷ, Tp.Cần Thơ. Điện thoại : 84.71.841937 / 841904 Fax : 84.71.842642 / 841247 Email : Cangcantho@hcm.vnn.vn Giám đốc : Phan Thành Tiến. Điện thoại : (84.71).841251 1. Quá trình hình thành và phát triển: Cảng Cần Thơ được xây dựng năm 1960 nhằm mục đích duy nhất là tiếp nhận bom đạn, phương tiện chiến tranh bằng đường thuỷ để phục vụ cho cuộc chiến tranh Miền Nam với quy mô chỉ có 60m Cầu Cảng, ngoài ra không có côngt rình phụ trọ. 8/1980 trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng Cảng quân sự thuộc Tiểu đoàn 804 – Trung đoàn 659 – Quân khu IX, trực thuộc công ty Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang (nay là Tp.Cần Thơ) và chính thức đi vào hoạt với tính chất là thương cảng của Đồng Bằng Sông Cửu Long với cầu tàu dài 70m, chủ yếu phục vụ lưu thông hàng hoá tuyến Bắc – Nam. 28/11/1992 Cảng Cần Thơ thành lập Doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 16/QĐ-VBT90 ngày 10/01/1990, đồng thời tiến hành xây dựng theem 100m chiều dài Cầu Cảng, 3.200m2 nhà kho, 10.000m2 mặt bằng bãi chứa hàng nhằm phục vụ cho hoạt động bốc xếp hàng hoá. Do cơ cấu ngành có nhiều chuyển đổi, để phù hợp với xu thế phát triển và tồn tại trên thị trường trong khu vực. Tháng 10/1993 Cảng Cần Thơ được chuyển giao về cho Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý theo quyết định số 282/KHĐT ngày 17/09/1993. Năm 1997 để chuẩn bị cho tuyến vận chuyển Container từ Cần Thơ đến Sài Gòn, Cục Hàng Hải Việt Nam đầu tư nâng cấp Cảng Cần Thơ thành bến liền bờ và nạo vét luồng Định An để tàu có trọng tải 23.000DWT, mớn nước 8 mét vào lòng hàng tại Cảng Cần Thơ. Theo quyết định số 91/1998/QĐ-TTG ngày 08/05/1998 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển Cảng Cần Thơ từ Cục Hàng Hải Việt Nam về trực thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam, là đơn vị mạnh về kinh doanh vận tải biển, có nhiều khả năng hoạt động đầu tư cho Cảng Cần Thơ phát triển nhanh theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, đầu tư khai thác bến Container phía thượng lưu Cảng với diện tích 19.000m. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành trung ương khoá IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Được sự thống nhất của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hoá Việt Nam ban hành và quyết định số 613/QĐ-HĐBT ngày 30/07/2002 sáp nhập Cảng Cần Thơ với Công ty xếp dỡ Cần Thơ thành một đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn. Tháng 01 năm 2006 Cảng Cần Thơ trực thuộc Tổng công ty Hàng Haỉ Cần Thơ trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam với tên gọi chính thức là Cảng Cần Thơ. Qua quá trình hình thành và phát triển Cảng Cần Thơ đã có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực của toàn thể Cán bộ công nhân viên mà Cảng Cần Thơ được nằm trong nhóm 17 Cảng thuộc loại I của Quốc gia (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định công bố) Cảng Cần Thơ đã và đang khẳng định khả năng cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Cảng Cần Thơ. Cảng Cần Thơ là một doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Hàng Hai Việt Nam có tư cách pháp nhân đầy đủ được chủ động thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tổ chức xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển, bảo quản an toàn hàng hoá, nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ lai dắt, hỗ trợ tàu biển, đưa đón thuyền viên, cung ứng vật tư, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dịch vụ vệ sinh hầm hàng hoá, đổ rác, sửa chữa gò rĩ, sơn tàu cho tàu biển trong nước và ngoài nước hoạt động tại cảng. - Tổ chức quản lý, sửa chữa, sử dụng phương tiện, thiết bị máy móc, container bằng các phương tiện đường thuỷ đường bộ trong và ngoài nước theo kế hoạch. - Tổ chức sửa chữa nâng cấp đường, bến bãi, san lắp mặt bằng, cơ sở hạ tầng, khai thác, nạo vét phao, neo cầu cảng theo phân cấp cụ thể của Cảng Cần Thơ. - Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí, cửa hàng miễn thuế, phục vụ thuyền viên, khách hàng làm việc tại Cảng, dinh doanh vật liệu xây dựng, đại lý bán lẻ xăng dầu. - Tổ chức khai thác tuyến Container và các dịch vụ kèm theo thông qua Cảng. - Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo uỷ nhiệm cụ thể và phân cấp của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam. - Được quan hệ trực tiếp với các Cơ quan Nhà nước Việt Nam, nước ngoài để giải quyết các thủ tục cần thiết trong hoạt động sản sản xuất kinh doanh, hợp tác kinh tế phục vụ phát triển Cảng. Cảng Cần Thơ có nhiều chức năng, nhiệm quan trọng khác như là đầu mối giao thông quan trọng phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, giúp lưu thông hàng hoá trong nội địa và quốc tế, tạo điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ giao lưu mua bán hàng hoá, giúp cho việc phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện để Đồng Bằng Sông Cửu Long trở thành khu vực kinh tế năng động. II. CƠ SỞ TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN: 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Giám Đốc P.GĐ Khai Thác P.GĐ Nội Chính P.Thương vụ P.Khai thác P.Giao nhận kho hàng P.Kỹ thuật Công nghệ P.Bốc xếp tổng hợp P.Tài chính kế toán P.Tổ chức hành chính P.Kế hoạch đầu tư P.Bảo Vệ Đội Bốc Xếp Cơ Giới Đội Cầu Tàu Đội Vận Tải Thuỷ - Bộ P.Kế hoạch đầu tư 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: * Ban Giám đốc: - Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Cảng, chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể theo quy chế đã đề ra hoặc uỷ nhiệm phân công một số lĩnh vực hoạt động cho các phó giám đốc đảm nhiệm hoặc chỉ đạo việc soạn thảo cho giám đốc, quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ. - Phó giám đốc khai thác: Được giám đốc phân công uỷ quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc phân công, trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực quản lý kỹ thuật, điều hành sản xuất kinh doanh của Cảng theo phân cấp của Tổng Giám đốc Cảng. + Chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật xếp dỡ, quy trình an toàn thiết bị, các định mức trong sản xuất. + Chỉ đạo giám sát kỹ thuật, xe máy, phương tiện xếp dỡ, cơ sở hạ tầng, kho hàng bến bãi theo của Cảng. + Trực tiếp phụ trách Ban khai thác; Đội giao nhận kho hàng, Đội cơ giới thuỷ bộ, đội bốc xếp tổng hợp; Chủ trì giao ban sản xuất hàng tuần. - Phó giám đốc nội chính: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công, trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nội chính. Phụ trách thi đua khen thưởng, các phong trào văn thể mỹ trong cảng. Chăm lo quan hệ cơ quan, đoàn thể chính quyền địa phương nơi cảng thường trú và các cơ quan ban hành có liên quan thuộc chính quyền địa phương và thành phố phát động các hoạt động từ thiện. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng: - Phòng khai thác – thương vụ: Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có của Cảng, xây dựng giá cước, tổ chức tiếp thị, xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh phát triển Cảng tương lai. Tổ chức thực hiện chỉ tiêu sản lượng của Cảng , khia thác có hiệu quả phương tiện, thiết bị, kho hàng, bến bãi hiện có tại Cảng, chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới thị trường, thực hiện công tác thương thảo và ký kết hợp đồng kinh tế khai thác Cảng. - Phòng giao nhận – kho hàng: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao nhận hàng hoá, tổ chức lưu kho – bãi, bảo quản giữ gìn hàng hoá thông qua cảng theo yêu cầu của khách hàng. Quản lý, lưu trữ sơ đồ nghiệp vụ, luân chuyển chứng từ cho các bộ phận có liên quan theo yêu cầu quản lý của Cảng. Phối hợp lập hồ sơ giải quyết tranh chấp về tổn thất hàng hoá đúng theo thể lệ quy định đảm bảo lợi ích của Cảng và khách hàng. Theo dõi, kết toán hàng hoá xuất khẩu. Là bộ phận có mối quan hệ phối hợp với nhiều bộ phận khác trong và ngoài doanh nghiệp. - Phòng kỹ thuật công nghệ: Tổ chức duy trì hoạt động quản lý giám sát kxy thuật phương tiện, thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng của Cảng, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới và sản xuất kinh doanh. Cung ứng các vật tư kỹ thuật, sửa chữa bảo trì thiết bị máy móc, đầu tư xây dựng cơ bản. Là bộ phận tham mưu về việc thực hiện bảo hộ lao động và môi trường trong sản xuất. - Phòng bốc xếp tổng hợp: là đơn vị sản xuất trực tiếp, đươc trang bị các thiết bị xếp dỡ chuyên dùng, phương tiện vận tải thủy bộ để thực hiện nhiệm vụ bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, lai dắt, hỗ trợ tàu theo từng phương án sản xuất. Lai dắt, hỗ trợ tàu biển ra cầu bến phao neo và công tác cứu hộ hàng hải. Tổ chức vận chuyển các loại hàng hoá bằng các phương tiện đường thuỷ, đường bộ theo từng phương án sản xuất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng hoặc vận chuyển đường dài theo các hợp đồng kinh tế đảm bảo an toàn hàng hoá phương tiện. - Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính, kế toán, quản lý, sử dụng hiệu quả vốn – tài sản được giao trong phạm vi quản lý của Cảng Cần Thơ. Đầu tư tài chính của Cảng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Lập sổ sách ghi chép kế toán phản ứng kịp thời, đẩy đủ chính xác và trung thực toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn – tài sản. Lập đầy đủ và gởi đúng hạn các báo cáo kế toán, báo cáo giải quyết toán định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và Tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam. Tổ chức lưu trữ bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ gìn bí mật các số liệu kế toán. Giúp Giám đốc phân tích các hoạt động kinh tế, đánh giá đúng tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả các hoạt động kinh doanh, đề ra các biện pháp thiết thực thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Phòng Kế hoạch - đầu tư: Tham mưu cho giám đốc lĩnh vực kinh tế - kế hoạch thống kê. Lập báo cáo sản xuất kinh doanh, đầu tư trong năm và dự kiến năm sau, nghiên cứu định hướng và lập các dự án đầu tư theo phân cấp của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ với các phòng chức năng, lập kế hoạch định hướng chiến lược kinh doanh của Cảng, chiến lược đầu tư phát triển Cảng. Nghiên cứu chuẩn bị các dự án mới nhắm phát triển và hiện đại hoá thiết bị phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng Cảng hoặc hợp tác liên kết đầu tư. Chủ trì chọn tổ chức tư vấn lập phương án kinh tế - kỹ thuật dự án theo định hướng của giám đốc Cảng. - Phòng dịch vụ hàng hải: Tổ chức khai thác các dịch vụ hàng hải thông qua Cảng, thực hiện marketing khách hàng trong và ngoài nước cung ứng các dịch vụ hàng hải cho tàu biển tại Cảng Cần Thơ và các Cảng khu vực, marketing làm đại lý hàng hải cho các hãng tàu trong tương lai. Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khách hàng, phù hợp luật kinh doanh hàng hải Việt Nam và quốc tế nhằm khai thác tối ưu lợi thế về vị trí và nguồn lực của Cảng. - Phòng tổ chức hành chính: Là Ban tham mưu giúp cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, nhân sự đào tạo và công tác hành chính, lao động, tiền lương, phân phối thu nhập, thực hiện các chế độ về lao động tiền lương và công tác an toàn lao động. Theo dõi chấm công, chấm điểm, tính toán lương cho công nhân viên đảm bảo công bằng hợp lý đuúg quy định phân phối tiền lương trong hệ thống Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam. Giải quyết thủ tục thanh quyết toán chế độ Bảo Hiểm Xã Hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính toán chế đọ độc hại, ca 3 và một số chế độ khác. Công tác thi đua khen thưởng. Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên của cảng, tiếp nhận và quản lý hồ sơ nhân sự theo phân cấp, thống nhất việc cấp thẻ Công nhân viên toàn Cảng. Tổ chức phục vụ tiếp tân, tiếp khách giám đốc, hội họp cơ quan theo chỉ đạo Giám đốc. Khu văn phòng được xây dựng ở vị trí nằm sát cổng ra vào cảng phía bên trái, các phòng chức năng làm việc được tập trung toàn bộ rất thuận lợi cho khách hàng và đại lý đến liên hệ công tác. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Các bộ phận chức năng trực tuyến có trách nhiệm trực tiếp hoàn thành những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, các bộ phận tham mưu có chức năng giúp cho người quản lý trực tiếp làm việc có hiệu quả nhất trong công việc hoàn thành những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng sẽ có những ưu điểm sau: - Việc ra quyết định tập trung tăng cường viễn cảnh tổ chức xuyên qua các chức năng của cảng Cần Thơ. - Việc nhóm các hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng cho phép sử dụng và phát huy hiệu quả tài năng chuyên môn và quản lý của cán bộ tại Cảng Cần Thơ. - Khi các chuyên gia cùng các chuyên môn của Cảng được bố trí cùng một bộ phận nó sẽ tạo ra sự hợp tác và cộng hưởng trong từng chức năng. - Cầu trúc tổ chức theo hình thức trực tuyến theo chức năng cho phép, xác định rõ đường dẫn sự nghiệp của chuyên gia và duy trì tài năng chuyên môn trong tổ chức. Bên cạnh đó mô hình này còn có nhược điểm như: Tách biệt chức năng giữa ngươờ chuẩn bị quyết định và người ra quyết định, khó khăn trong mối quan hệ giữa thừa hành và tham mưu, chứa đựng quy cơ không gắn bó chặt chẽ với trách nhiệm công việc. III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 Doanh thu thuần (1): Phản ánh doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảm trừ. Giá vốn bán hàng (2): Phản ánh tổng giá trị mua của hàng hoá, giá thành sản xuất, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán, đã chi trong năm. Lãi gộp (3): Phản ánh tổng chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn bán hàng (3 = 1 – 2). Chi phí quản lý (4): Phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số lượng hàng hoá, dịch vụ đã bán trong năm. Lợi nhuận thuần từ hợp đồng kinh doanh (5) = Lãi gộp – chi phí quản lý. (5=3-4) Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (6) = lợi nhuận/doanh thu x 100%. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (7) = lợi nhuận/chi phí x 100%. BẢNG 1.1: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 VÀ 6 THÁNG DAU NĂM 2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 6 tháng đàu năm 2009 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Trị giá % Trị giá % 1. Doanh thu thuần 46.510 49.220 52.000 65.911 2.710 106 2.780 106 - Doanh thu kinh doanh cơ bản 26.033 31.610 33.000 45.911 5.577 121 1.390 104 - Doanh thu từ hợp đồng ngoài cơ bản 20.476 17.610 19.000 20.000 -2.866 86 1.390 108 + Doanh thu kinh doanh xăng dầu 19.473 16.557 18.000 -2.916 85 1.443 109 + Doanh thu khác 1.002 1.053 1.000 51 105 -53 95 2. Giá vốn bán hàng 42.646 43.314 45.900 37.000 668 102 2.586 106 3. Lãi gộp 3.863 5.906 6.100 8.911 2.043 153 194 103 4. Chi phí quản lý 2.948 4.405 4.500 6.711 1.457 149 95 102 5. Lợi nhuận kinh doanh trước thuế 915 1.501 1.600 2.200 586 164 99 `106 6. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 1,96 3 3 3,33 1,04 153 0 100 7. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí 31 34 35,5 32,8 3 109,6 1,5 104 Nguồn: Phòng kết toán tại Cảng Cần Thơ 1. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong năm 2007 doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Cảng vượt cao hơn năm 2006 là 2,7 tỷ đồng tăng 106% đến năm 2008 cũng tăng đều đặng với số tiền 2,7 tỷ đồng so với năm 2007 đạt 106% vượt 6% trong 3 năm liên tiếp. Tuy có sự biến động về doanh thu cơ bản và doanh thu ngoài cơ bản như: - Doanh thu từ hoạt động ngoài cơ bản: 2007 so với 2006 giảm 2,8tỷ giảm 14%; năm 2008 so với năm 2007 tăng trở lại với con số 1,3 tỷ vượt 8%. - Doanh thu ngoài hoạt động cơ bản năm 2007 giảm do giá xăng dầu thế giới và trong nước leo thang đến năm 2008 tăng trở lại vì thị trường dầu khí trên thế giới bình ổn trở lại làm doanh thu kinh doanh xăng dầu biến động. Không vì thế mà ảnh hưởng xấu đến tổng doanh thu thuần của Cảng, do Cảng nắm bắt được thông tin thị trường nen cảng đầu tư khai thác các dịch vụ như hổ trợ, lai dắt, cứu hộ và cột mở dây tàu, phí cầu bến, phao neo, phí lưu kho bãi, bốc xếp và vận tải bộ, phí kiểm đếm giao nhận,…. nên đã duy trì mức tăng doanh tu hàng năm 2,7 tỷ trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đến 6 tháng đầu năm 2009 doanh thu thực hiện được 65tỷ /88tỷ đồng đạt 75% kế hoạch năm, tăng 48% so cùng kỳ năm 2008. Cảng Cần Thơ đã cố gắng tiếp thị, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, chú trọng chất lượng dịch vụ và tăng cường mở rộng sản xuất kinh doang tại các tỉnh khu vực ĐBSCL, tăng cường phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hải và kinh doanh thương mại. Cảng Cần Thơ đã tận dụng mọi nguồn nhân lực sẵn có phát huy mọi khả năng phục vụ sản xuât trong kế hoạch cũng như ngoài kế hoạch, tìm kiếm các dịch vụ bên ngoài để tăng thu và tạo công ăn việc làm cho CBCNV, tránh lãng phí tài sản và lao động, tiền vốn đảm bảo hoàn thành tốt chỉ tiêu doanh thu. 2. Chi phí: Để đảm bảo khả năng khai thác tối đa, phục vụ kịp thời cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá và vận chuyển nội địa ngày càng tăng theo cơ chế thị trường. Cảng Cần Thơ đã đầu tư vào hoạt động phát triển các dự án của Cảng, tạo ra sự thuận lợi rất lớn cho hoạt động củng cố và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cảng không ngừng mở rộng các dịch vụ kinh doanh như khai thác san lắp mặt bằng, xây lắp công trình,…. làm cho chi phí quản lý năm 2007 tăng vọt số tuyệt đối là 2 tỷ tăng 49% so với năm 2006. Đến năm 2008 đầu tư cơ bản đã hoàn thành nhưng do quá trình trong nước và thế giới liên tục tăng về mọi mặt nên chi phí vẫn tiếp tục tăng với con số là 0,95 tỷ đồng tăng 2% so với năm 2007. Đây là điều đáng mừng cho doanh nghiệp vì chi phí tăng vào những khoản chính và doanh nghiệp phần nào đã khống chế được chi phí. 3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận kinh doanh trước thuế năm 2007 tăng số tuyệt đối 0,586 tỷ đồng vượt 64%, do tổng lãi gộp năm 2007 tăng 2 tỷ đồng vượt 53% so với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận kinh doanh trước thuế tiếp tục tăng 0,99 tỷ đồng tăng 3%. Nhìn chung lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại qua các năm là khả quan vì năm sau cao hơn năm trước. Đến tháng 6 đầu năm 2009 lợi nhuận ước thực hiện 2,2 tỷ/3tỷ đạt 73% kế hoạch năm tăng 9% so với cùng kỳ năm 2008. Từ bảng 1.1 ta thấy tỷ suất lợi nhuận tuy không cao nhưng qua các năm đều tăng. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 đạt 0,3 tỷ tăng hơn 0,1 tỷ vượt 53% so với năm 2006. Năm 2008 cũng đạt 0,3 tỷ đạt 100% so với năm 2007 đến tháng 6 đầu năm 2009 đạt hơn 0,3 tỷ. - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm 2007 đạt 0,31 tỷ chênh lệch tuyệt đối 0,3 tỷ tăng 9,6% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 0,35 tỷ chênh lệch 0,1 tỷ tăng 4% so với năm 2007. Đến tháng 6 đầu năm 2009 đạt 0,32 tỷ. Nhìn chung qua các năm doanh lợi đều tăng cho thấy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Công ty đã khắc phục được khó khăn trong năm để có những thành quả trong việc quản lý chi phí cũng như nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Kết quả đã nói lên năng lực của Cảng Cần Thơ và khích lệ tập thể CBCNV hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới. Trong giai đoạn 2006 – 2008 cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu khiến thương mại quốc tế giảm đáng kể. Nhiều tập đoàn tài chính của Mỹ đã phá sản, rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt được con số hoà vốn là đáng mừng. Chính sự suy thoái kinh tế làm ảm đạm bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam, cũng chính nhưng yếu tố trên tạo động lực cho Cảng Cần Thơ phấn đấu không ngừng, khai thác các dịch vụ, nguồn hàng mới để đem lợi nhuận về cho công ty trong suốt 3 năm và 6 tháng đầu năm 2009. Thực tế sản xuất kinh doanh Cảng Cần Thơ chưa thể sử dụng hết công suất của cầu tàu, sản xuất có tính thời vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời tiết, nguồn hàng, số lượt tàu,…. đặc biệt buồng tàu gây trở ngại lớn nhất đối với sản xuất kinh doanh của Cảng. Cảng Cần Thơ mới được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nên phí cố định có tăng như khấu hao cầu tàu, kho bãi. Mặt khác sự biến động giá của một số loại vật tư, nhiên liệu…. các loại phí làm tăng giá thành trong khi đó giá thu cước không tăng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị. Cảng Cần Thơ dùng các biện pháp tiết kiệm về mọi mặt đặc biệt giảm thiểu tối đa chi phí quản lí để hạ giá thành, cải tiến lề lối làm việc đảm bảo không gây phiền hà tới khách hàng, tạo nề nếp cho công tác quản lý, cảng thực hiện nghiêm túc các thông tư cũng như các chỉ thị và quyết định của cấp trên về quản lí. Trong sản xuất kinh doanh còn sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cảng, các bến, các doanh nghiệp, các cá nhân do sự thiếu kiểm soát về giá của Nhà nước, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Các bến tư nhân. Quyết định giá dịch vụ và chi hoa hồng tuỳ tiện, vì vậy nhiều mặt hàng Cảng Cần Thơ phải giảm giá cước để thu hút khách hàng. Tình hình sản lượng lương thực thông qua giảm, Cảng Cần Thơ chủ động khai thác các loại hàng hoá khác để tăng sản lượng và doanh thu bằng những động thái tích cực nhất, kết quả hợp với tinh thần tiết kiệm về mọi mặt, các biện pháp tiết kiệm triệt để, giảm các chi phí không hợp lí để hạ giá thành, các biện pháp tiết kiệm đề ra trong năm để thực sự mang lại hiệu quả. Cảng đã chứng tỏ năng lực quản lý hiệu quả dù gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trước những biến động được áp dụng để duy trì sự phát triển liên tục trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của Cảng. IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CẢNG CẦN THƠ. Hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia là rất quan trọng vì lẽ đó từ xa xưa các nước đã chú ý phát triển ngoại thương, và lịch sử đã chứng minh rằng các quốc gia nào buôn bán rộng rãi với thế giới thì trở nên hưng thịnh và văn minh. Nhằm phục vụ cho công tác giao thương quốc tế, mỗi nước đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong đó Cảng là đầu mối trung chuyển hàng hoá ra lãnh thổ quốc gia. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, việc mở cửa gần như hoàn toàn lĩnh vực hàng hải, thị trường hàng hoá ngày càng sôi động và phong phú hơn, lượng hàng hoá cần luân chuyển từ nước này sang nước khác có tính chất phức tạp hơn. Vì thế ngành giao nhận ra đời và giao nhận ngoại thương được xem là một mắc xích vô cùng quan trọng, là chiếc cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu là một hoạt động phục vụ đắc lực cho quá trình xuất nhập khẩu, là một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, là một nghiệp vụ tổng hợp liên quan đến rất nhiều nghiệp vụ khác của xuất nhập khẩu hàng hoá. Dịch vụ giao nhận ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển thương mại và vận tải quốc tế. Với kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và hệ thống mối quan hệ sâu rộng với các doanh nghiệp, các tổ chức liên quan, người giao nhận là người có khả năng duy nhất để tổ chức quá trình giao nhận vận chuyển hàng hoá một cách tối ưu. Hiệu quả rõ rệt nhất mà các dịch vụ giao nhận của Cảng Cần Thơ mang lại là: Giúp giảm giá thành, đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hoá, tăng vòng quay vốn và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Ngoài ra cũng chính nhờ có quan hệ nghề nghiệp nên người giao nhận biết rõ lai lịch tương đối cũng như khả năng tài chính của đối tác làm ăn. Điều này sẽ giúp khách hàng tránh được sự lừa đảo trong kinh doanh. Hoạt động giao nhận phát triển tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa hoạc kỹ thuật tiên tiến vào thực tế, lưu thông và phân phối phát huy được những lợi ích của hoạt động gom hàng, vận tải container, vận tải đa phương thức như tiết kiệm chi phí, vận tải bảo hiểm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, tăng năng suất lao động xã hội, tạo thêm nhiều ngành nghề dịch vụ mới giải quyết công ăn việc làm, góp phần nâng cao đời sống xã hội. V. VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA CẢNG CẦN THƠ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh duy trì và mở rộng thị phần là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ cùng Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) trong những năm qua Cảng Cần Thơ đã được nâng cấp và hổ trợ đầu tư trang thiết bị phát triển và mở rộng các dự án để Cảng Cần Thơ là một trong hai cảng lớn nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nên năng lực của Cảng Cần Thơ đã đáp ứng nhu cầu giao thương. Cảng Cần Thơ nằm ngay trong khu vực kinh tế trọng điểm và khu Trà Nóc 1, 2 cùng những khu công nghiệp của các tỉnh lân cận, đảm bảo sự cung ứng đều đặn và liên tục cho Cảng hoạt động. Cảng Cần Thơ là một trong những đầu mối giao thương quan trọng ở khu vực ĐBSCL với diện tích 60.000m2, tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn, độ dài 117km, độ sâu 3,2m, mớn nước 4mét, có chiều dài lưu hành ra cửa biển ngắn thứ 3, đứng sau cảng Mỹ Tho và Vĩnh Long. Đây là một trong những lợi thế khiến tàu cập Cảng đông nhất trong khu vực và có chiều hướng tăng rất đáng kể. Điều kiện cơ sở hạ tầng được đảm bảo, khả năng tiếp nhận tất cả các loại tàu ghe lớn và salan. Trang thiết bị và máy móc hiện đại với công suất lớn và đa dạng. Hệ thống trang thiết bị chuyên dùng sử dụng trong hoạt động giao nhận container, rút ngắn thời gian xếp dỡ, giảm chi phí cho khách hàng. Năng lực hoạt động là 24/24 giờ, tận tâm phục vụ khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu đặc biệt phát sinh trong quá trình vận tải hàng hoá. Với tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên tại Cảng luôn phấn đấu thực hiện hoàn thành chỉ tiêu của đơn vị và Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đề ra. Vì thế uy tín ngày càng được nâng cao trong khu vực và cả nước. Chính phủ cũng luôn tạo điều kiện tốt cho cảng phát triển và trở thành Cảng trung tâm của ĐBSCL. Cảng Cần Thơ có quá trình phát triển lâu dài, vì vậy cán bộ công nhân viên tại cảng tích luỹ nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực giao nhận và có mối quan hệ rộng với các cơ quan đương cục, lĩnh vực tư nhân. Vì vậy việc tư vấn hổ trợ khách hàng giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, tiến hành công việc nhanh chống và đạt hiệu quả. Chính yếu tố này đã thu hút khách đến với Cảng Cần Thơ. Trong những năm gần dây Cảng Cần Thơ đã có những phát huy tốt, bộ phận tiếp thị và sự tham mưu của Ban lãnh đạo. Qua đó, Cảng Cần Thơ đã thu hút được một số khách hàng lớn như: Bảng 1.2: Một số khách hàng lớn của Cảng Cần Thơ. Chủ hàng Loại hàng Gentraco Gạo xuất khẩu Công ty CUXD đường biển Gạo xuất khẩu Vilexim Gạo xuất khẩu Công ty CNTP HCM Đường Nhựa đường ADCO Nhựa đường Tina Co.LTD Clinker Constre Xim SG Clinker Vinacimex HN Thạch cao Công ty Thanh Nghĩa Hải Than đá Công ty TNHH công nghiệp gỗ Trung Hà Gỗ dăm Công ty TNHH Thuý Sơn Gỗ dăm Công ty TNHH Hưng Phú Gỗ dăm Công ty CPHH Sài Gòn Container Công ty GEMADEPT Container Công ty VINALINES Container Công ty MARINA Hà Nội Container Công ty TNHH Hiệp Hưng Gỗ lóng Công ty TNHH Vĩnh Thái Gỗ lóng Công ty Sông Hồng Gỗ lóng Đại lý Thép Miền Nam Thép Trên đây là những đơn vị khách hàng lớn và thường xuyên gắn bó lâu dài với Cảng Cần Thơ và đang tiếp tục hợp tác tốt trong thời gian tới. Ngoài ra còn rất nhiều khách hàng nhỏ, có lượng hàng thông qua cảng chưa nhiều và chưa thường xuyên, nhưng cảng vẫn thường xuyên giữ mối liên lạc và quan hệ tốt các khác hàng trên. Cảng Cần Thơ quản lý sản xuất kinh doanh khoa học và năng động kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, kiểm soát hiệu quả rủi ro và có những biện pháp thích ứng với tín hiệu kinh doanh đang thay đổi nhanh cùng quá trình đổi mới hội nhập hiện nay. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CẢNG CẦN THƠ I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN: 1. Tình hình chung về hoạt động giao nhận: Công tác giao nhận chủ yếu chịu sự điều hành của Phó giám đốc khai thác và có sự mắc xích giữa các khâu sau: Phòng khai thác thương vụ sẽ thực hiện công tác maketing tìm kiếm khách hàng và ký hợp đồng với khách hàng. Căn cứ vào hợp đồng với khách hàng phòng khai thác sẽ lên kế hoạch bốc xếp và chuyển trực tiếp xuống phòng giao nhận và phòng bốc xếp tổng hợp bố trí nhân công thực hiện công tác khi khách hàng đến. Cảng Cần Thơ là đơn vị trực tiếp cung cấp dịch vụ giao nhận trọn gói và là bên thứ ba tham gia giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, nhiệm vụ giao nhận của Cảng: - Ký kết hợp đồng xếp dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng. - Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được uỷ thác. - Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI DANH MAY ht.doc
Tài liệu liên quan