Luận án Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỚI VĂN TẶNG BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỚI VĂN TẶNG BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

pdf200 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 6231 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS ĐỖ NGỌC NINH HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài 7 1.2. Các công trình khoa học ở Việt Nam 11 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 21 2.1. Các tỉnh, ban thường vụ tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng và đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý 21 2.2. Tính liên tục, phát triển và bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức 43 CHƢƠNG 3: BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 63 3.1. Thực trạng nội dung bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH 63 3.2. Thực trạng phương thức bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH 78 3.3. Nguyên nhân và kinh nghiệm về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH 98 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025 107 4.1. Thuận lợi, khó khăn, thách thức và mục tiêu, phương hướng tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng 107 4.2. Những giải pháp tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH 117 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 165 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BTV BTVTU CNH, HĐH CNXH ĐBSH HTCT Chữ viết đầy đủ Ban thường vụ Ban thường vụ tỉnh ủy Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chủ nghĩa xã hội Đồng bằng sông Hồng Hệ thống chính trị HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ NXB QPAN Mặt trận Tổ quốc Nhà xuất bản Quốc phòng an ninh UBND Ủy ban nhân dân 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt quá trình lãnh đạo giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) quản lý. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ luôn đáp ứng yêu cầu cách mạng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được Đảng đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả quan trọng. Đội ngũ cán bộ đã có sự kế thừa, phát triển đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, nhất là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), góp phần rất quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ, đội ngũ này bao gồm các chức danh: tỉnh ủy viên; ủy viên ban thường vụ (BTV), trưởng ban, phó trưởng ban của tỉnh ủy và tương đương; phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND), phó chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV huyện ủy và tương đương; bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy; giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND các huyện và tương đương; chủ tịch, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), cấp trưởng và cấp phó ban chấp hành các đoàn thể nhân dân tỉnh. Những cán bộ này, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đội ngũ cán bộ và đối với thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng. Đó là những người quyết định việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, xây dựng 6 đội ngũ cán bộ của tỉnh, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đây là vấn đề rất cần được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và làm sáng tỏ về lý luận trong công cuộc đổi mới hiện nay. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh, thành phố trong cả nước là một bộ phận rất quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ của Đảng. Bởi vậy, không thể không quan tâm nghiên cứu, tìm giải pháp khả thi bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh, thành phố. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện nay gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, một địa bàn rộng lớn của nước ta. So với các khu vực khác, đây là vùng có vai trò rất quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh (QPAN) đối với cả nước. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhiệm vụ chính trị của từng tỉnh đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở các tỉnh. Thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên các tỉnh ĐBSH đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, đã tích cực đổi mới công tác cán bộ. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý được xây dựng có chất lượng, bước đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới ở ĐBSH, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập; tính liên tục và phát triển còn chưa thực sự được bảo đảm. Cụ thể là: tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý đã xảy ra ở nhiều tỉnh, với mức độ khác nhau; số lượng, cơ cấu chưa thực sự hợp lý, ổn định, thể hiện tính liên tục và phát triển về cơ cấu chưa thể hiện rõ; đội ngũ cán bộ ở nhiều tỉnh chưa thể hiện rõ tính liên tục và phát triển về phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực tư duy, đề xuất những chủ trương, giải pháp mới và năng lực tổ chức thực tiễn; tình trạng suy thoái về phẩm chất trong một bộ phận cán bộ còn xảy ra... Việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, bất 7 cập: nhiều cấp ủy tỉnh chưa thực coi việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ; chưa thường xuyên chú ý bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ trong quá trình tiến hành các khâu của công tác cán bộ, nhất là khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ; ở nhiều nơi, việc phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT) trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ còn chưa được coi trọng và còn lúng túng... Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, tìm giải pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương thật sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần luận giải vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích luận án Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ này đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, chỉ rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. 8 - Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay; chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm. - Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu, khả thi tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đến năm 2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU ủy quản lý ở các tỉnh của ĐBSH, gồm các chức danh nêu trên, không nghiên cứu những cán bộ được BTVTU phối hợp quản lý (hiệp quản), như: chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính ủy, phó chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ đội biên phòng tỉnh; giám đốc, phó giám đốc Công an tỉnh; trưởng các đơn vị (tương đương cấp sở) thuộc ngành dọc Trung ương quản lý hoạt động trên địa bàn tỉnh... - Địa bàn khảo sát, nghiên cứu: ở 9 tỉnh của ĐBSH là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, không nghiên cứu những vấn đề này ở thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng. - Thời gian nghiên cứu, khảo sát: từ năm 2005 đến nay, phương hướng, giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận 9 Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về cán bộ, công tác cán bộ. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH và việc bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở vùng này trong những năm qua, các báo cáo về công tác cán bộ của các tỉnh ủy ĐBSH; đồng thời luận án kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp phân tích kết hợp với phương pháp tổng hợp; phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp lịch sử; phương pháp diễn dịch kết hợp với phương pháp quy nạp; điều tra xã hội học; chuyên gia, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Khái niệm: Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là toàn bộ hoạt động của tỉnh ủy, BTVTU, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong HTCH từ tỉnh đến cơ sở và các lực lượng có liên quan thực hiện những công việc cần thiết, tạo nên sự biến đổi tiến lên, nối tiếp nhau, không giãn đoạn về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh. - Hai kinh nghiệm về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay: Một là, BTVTU tập trung giải quyết có kết quả cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, nhất là cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ ngành nghề đào tạo đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. Hai là, coi trọng thu hút, trọng dụng nhân tài; kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của các thế hệ 10 cán bộ tiền nhiệm ở mỗi tỉnh sẽ tạo thuận lợi trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. - Hai giải pháp tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH: Thứ nhất, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Thứ hai, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách cán bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh ủy, các cấp ủy ở ĐBSH trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh ở ĐBSH. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong những năm qua, việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý đã thu hút khá nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu từ nhiều góc độ, khía cạnh, địa bàn khác nhau đạt được kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, được thể hiện trong các tham luận hội thảo khoa học, tổng quan đề tài khoa học; luận án tiến sĩ; luận văn thạc sĩ... liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về cải cách công tác cán bộ, phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài Về vấn đề này, có hai cuốn sách đáng quan tâm: "Toàn thư công tác Đảng vụ" của Đảng Cộng sản Trung Quốc [22] và "Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước" của Mã Linh, Lý Minh [54]. Thực hiện kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thế hệ thứ năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tổ chức rà soát, sắp xếp nguồn tài nguyên cán bộ, đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo ở trong và ngoài nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ và gọi chung là chế độ nhân sự cán bộ. Trong đó, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý tập trung vào ba nhiệm vụ chính: (1) Sắp xếp tài nguyên cán bộ; (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; (3) Xây dựng tập thể lãnh đạo có hạt nhân, đặc biệt quan trọng là ban lãnh đạo cấp cao nhất. Quan điểm và cũng là nguyên tắc rất quan trọng trong công tác cán bộ là Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ, trong đó quan trọng nhất là đánh giá, khảo sát cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tiến cử cán bộ một cách dân chủ, rộng mở, chủ yếu là sự tiến cử, giới thiệu trước khi bổ nhiệm. Đảng Cộng sản 12 Trung Quốc đã xác định các giải pháp nhằm thu hút nhiều nhân tài trẻ, kể cả những người đang làm trong khu vực kinh tế tư nhân và có yếu tố nước ngoài vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng. Theo các tác Mã Linh, Lý Minh (Trung Quốc) đã sớm phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho một nhân tài trẻ tuổi thăng tiến vượt cấp, như trường hợp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Con đường đi đến đỉnh cao quyền lực của ông do nhiều yếu tố tạo nên: (1) Tài năng; (2) Sự phấn đấu; (3) Thời thế; (4) Sự sớm phát hiện, tiến cử và nâng đỡ, dìu dắt của một số lãnh đạo cấp cao thế hệ trước. Theo các tác giả, tài năng của Hồ Cẩm Đào có điều kiện phát triển rất thuận lợi vì có đường lối “bốn hóa” cán bộ của Đặng Tiểu Bình (cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa). Đến nay, Trung Quốc vẫn duy tri nghiêm quy định cán bộ lãnh đạo phải biết phát hiện và tiến cử người tài để đem lại lợi ích cho quốc gia. Nhiều nhà lãnh đạo cao cấp ở Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo có được “bậc thang tương đối dễ dàng hơn” một phần nhờ vào việc duy trì nghiêm quy định này. Những nội dung nội dung nêu trên có giá trị tham khảo tốt đối với luận án để đề xuất giải pháp. 1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các địa phƣơng Về nội dung này, có các công trình tiêu biểu: “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” của Hạ Quốc Cường [20]; “Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo” của Triệu Gia Kỳ [49]; “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” của Tôn Hiểu Quần [61] và “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” của Chu Phúc Khởi [48]. Đây là các bài tham luận tại Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng đảng cầm quyền kinh nghiệm 13 của Việt Nam kinh nghiệm của Trung Quốc, ngày 16-18 tháng 12 năm 2004 tại Hà Nội. Các nhà khoa học tập trung làm rõ cơ sở lý luận của những vấn đề được đề cập trong bài tham luận của mình; sử dụng thực tiễn về công tác cán bộ ở Trung Quốc để minh chứng và làm rõ cơ sở thực tiễn; đề xuất các giải pháp phù hợp với Trung Quốc. Các giải pháp được các tác giả đưa ra có thể tham khảo đối với luận án, gồm: một là, tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận, không ngừng đẩy mạnh sáng tạo lý luận, dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ đạo xây dựng Đảng. Hai là, luôn nắm chắc khâu quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ nhân tài, ra sức tăng cường xây dựng ban lãnh đạo. Ba là, kiên trì bao quát toàn cục, điều hoà các mặt, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng ủy địa phương, gồm: kiện toàn và hoàn thiện thể chế lãnh đạo để đảng ủy địa phương đối với các lĩnh vực đời sống xã hội và các tổ chức trong HTCT, nhất là đối với chính quyền. Bốn là, coi trọng đưa cán bộ đến làm việc tại các địa phương; đi sâu cải cách chế độ lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp. Năm là, tăng cường giám sát cán bộ lãnh đạo về mọi mặt, nhất là trong hoạt động thực tiễn. Sáu là, tăng cường xây dựng chế độ hóa, quy phạm hóa về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu công tác cán bộ dự bị. Ngoài các công trình nêu trên, còn có các công trình của các nhà khoa học Lào: Luận án tiến sĩ: “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay” của Xỉnh Khăm Phom Ma Xay [109]; “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” của Ních Khăm [58]; “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” của Khăm Phăn Phôm Ma Thắt [47]; “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay” của Thong Chăn Khổng Phum Khăm [77]. 14 Các công trình khoa học nêu trên đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các ngành, lĩnh vực ở các địa phương, đơn vị và ở Lào, tổng kết những kinh nghiệm bổ ích, đề xuất các giải giải pháp về các khâu của công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các ngành, lĩnh vực ở các địa phương, đơn vị và ở nước Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước, hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Những kết luận, kinh nghiệm và giải pháp có giá trị tham khảo đối với luận án, gồm: Công trình của Xỉnh Khăm Phom Ma Xay: nghiên cứu xác định một cách đúng đắn mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với tình hình của Lào hiện nay và những năm tới; xây dựng tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ của Lào; xây dựng và kiện toàn hệ thống trường, lớp và hoàn thiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng có hiệu quả những người đã qua đào tạo, bồi dưỡng. Công trình của Nich Khăm: cấp ủy đảng các cấp phải gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, từng ngành; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công tác cán bộ nữ và công tác của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp. Những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào: cơ cấu và quy hoạch cán bộ gắn liền với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng các quy chế công tác cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào; xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Công trình của Khăm Phăn Phôm Ma Thắt: để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải cải tiến nội dung đào tạo, bồi dưỡng đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, nâng cao năng lực, trách nhiệm của 15 đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những giải pháp đáng chú ý: tiếp tục khảo sát, đánh giá cán bộ và xác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý; cải tiến chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp và động thực tiễn. Những đề xuất này rất bổ ích để xác định phương hướng, giải pháp của luận án. Công trình của Thong Chăn Khổng Phum Khăm: quan niệm cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào quản lý; quy hoạch cán bộ diện Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào quản lý là một khâu trọng yếu trong công tác cán bộ; phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung để chủ động đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị. Đây là ý tưởng tốt giúp luận án đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH để tạo nên tính liên tục và phát triển. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở VIỆT NAM 1.2.1. Các công trình nghiên cứu phát triển lý luận về công tác cán bộ Về chủ đề này, có các công trình tiêu biểu: Đề tài “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của PGS.TS.Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS.Trần Xuân Sầm [96]; cuốn sách: “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Văn Chỉnh [13]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” của Bùi Đình Phong, [59]; “Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của PGS.TS. Trương Thị Thông và TS. Lê Kim Việt [79]; bài báo khoa học: “Tiếp tục tham mưu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức và cán bộ” của Nguyễn Phú Trọng [97]; “Vai trò của bí thư cấp ủy trong công tác cán bộ” của Bùi Đức Lại [51]. Các tác giả đã làm rõ và có những điểm phát triển lý luận về công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, 16 tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện trong các khâu của công tác cán bộ; khái quát các lệch lạc trong công tác cán bộ, nhất là bệnh quan liêu; khẳng định trong công tác cán bộ phải thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ, xác định cơ chế thực hiện nguyên tắc này; khẳng định vai trò của bí thư cấp ủy và của các ban tham mưu, giúp việc cấp ủy, nhất là ban tổ chức cấp ủy đối với công tác cán bộ, các giải pháp định hướng về các vấn đề này. Những nội dung có giá trị tham khảo tốt đối với luận án, gồm: Công trình của PGS.TS.Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS.Trần Xuân Sầm: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; tiêu chuẩn cán bộ; các khâu, các bước, quy trình công tác cán bộ; những quan điểm, phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay. Đáng quan tâm hơn là giải pháp : "Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ", có giá trị tham khảo tốt đối với luận án. Công trình của PGS.TS. Nguyễn Văn Chỉnh và của Bùi Đình Phong: các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ; giải pháp vận dụng vấn đề này theo hướng đảm bảo tính liên tục phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay. Công trình của PGS.TS Trương Thị Thông và TS. Lê Kim Việt: nguồn gốc, bản chất và những tác hại, các biểu hiện chủ yếu và nguyên nhân của bệnh quan liêu trong công tác cán bộ; phương hướng và các giải pháp chủ yếu đề phòng, khắc phục. Những vấn đề này sẽ được luận án kế thừa để đề xuất giải pháp khắc phục những lệch lạc trong công tác cán bộ, bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTUTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH. Công trình của Nguyễn Phú Trọng, Bùi Đức Lại: thực trạng tổ chức bộ máy, tình hình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức, cán bộ của nước ta, những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết; đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, trách nhiệm của người đứng đầu, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong công tác cán 17 bộ; các giải pháp tập trung thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong xây dựng đội ngũ cán bộ. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, địa phƣơng Về nội dung này, có các công trình tiêu biểu: Sách: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Vũ Văn Hiền, Trần Quang Nhiếp và Lê Đức Bình [33]; “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội)” của ThS.Cao Khoa Bảng [69]; Luận án tiến sĩ: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Thái Sơn [74]; Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ trong hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay của Trịnh Thanh Tâm [73]. Các nhà khoa học đề làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn của chủ đề nghiên cứu; đánh giá thực trạng, tổng kết kinh nghiệm; tập trung đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, địa phương đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Trong mục giải pháp, các nhà khoa học đều luận bàn đến hầu hết các khâu của công tác cán bộ. Những nội dung có giá trị tham khảo tốt đối với luận án: Công trình của Vũ Văn Hiền, Trần Quang Nhiếp, Lê Đức Bình và của ThS. Cao Khoa Bảng: những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt hiện nay; ra các giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong đó, giải pháp về cụ thể hóa tiêu chuẩn và bảo đảm cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của HTCT có giá trị tham khảo tốt. Công trình của Nguyễn Thái Sơn: khái niệm, vai trò, tính cấp bách, nội dung của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; 7 giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng ĐBSH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Một số giải pháp của 18 công trình này, nhất là giải pháp về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ có giá trị tham khảo khá tốt. Công trình của Trịnh Thanh Tâm: những đặc điểm của các tỉnh ở ĐBSH tác động đến công tác cán bộ; giải pháp về số lượng, cơ cấu, quy hoạch. thực hiện chính sách cán bộ nữ... 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về các khâu của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, địa phƣơng đáp ứng têu cầu, nhiệm vụ 1.2.3.1. Các công trình nghiên cứu về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý Về vấn đề này, có các công trình khoa học đáng quan tâm: Đề tài: “Tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay” của TS. Đoàn Minh Huấn [45]; “Vấn đề tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - thực trạng và giải pháp” của ThS.Trần Thị Hương [46]; “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” của TS.Trần Minh Tuấn [99]; Bài báo khoa học: “Nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu công tác” của tác giả Lê Công Quyền [71]; “Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn [98]. Các nhà khoa học đều có chung ý tưởng về khẳng định việc tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý là một nội dung rất quan trọng của công tác cán bộ; luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác tạo nguồn cán bộ; đề xuất các giải pháp về tạo nguồn cán bộ. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học đều tập trung làm rõ vị trí, vai trò, nội dung, phương thức và đề xuất các giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Những nội dung có giá trị tham khảo đối...giữa hai kỳ họp tỉnh ủy, chỉ đạo phối hợp các hoạt động của các tỉnh ủy viên, các cấp ủy trực thuộc trong thực hiện các nghị 33 quyết, quyết định của tỉnh ủy, đồng thời xử lý những vấn đề nảy sinh theo thẩm quyền bảo đảm cho nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy được thực hiện. Hai là, BTVTU ở ĐBSH trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của các kỳ họp tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng bộ tỉnh, bảo đảm cho các nghị quyết, quyết định ấy, được thực hiện thắng lợi. Giữa hai kỳ họp tỉnh ủy, BTVTU trực tiếp và thay mặt tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đóc việc thực hiện các nghị quyết, quyết định, trực tiếp giải quyết những vấn đề nảy sinh, bảo đảm cho các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng được thực hiện và bảo đảm cho các hoạt động của tỉnh ủy, đảng bộ tỉnh diễn ra bình thường theo chương trình, kế hoạch. Ba là, BTVTU ở ĐBSH trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về xây dựng và hoạt động của các tổ chức trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở. Tương tự như trên, BTVTU thay mặt tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định đó, đồng thời định hướng họat động của các tổ chức kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh theo đúng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và nghị quyết của tỉnh ủy. Hoạt động của BTVTU bảo đảm cho các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về những vấn đề nêu trên được thực hiện. Bốn là, BTVTU thay mặt tỉnh ủy tiếp nhận các chỉ thị, sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban tham mưu của Đảng để triển khai thực hiện, báo cáo lên cấp trên về hoạt động của tỉnh ủy, đảng bộ tỉnh theo quy định. 2.1.2. Đội ngũ cán bộ diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm 2.1.2.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý Để làm rõ khái niệm đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH, cần làm rõ khái niệm "cán bộ", "cán bộ diện BTVTU quản lý". Theo Đại từ điển tiếng Việt, khái niệm "cán bộ" gồm hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, cán bộ là người làm việc trong cơ quan nhà nước; nghĩa thứ hai, cán 34 bộ là người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ, trong các cơ quan, tổ chức nhà nước [110, tr. 249]. Với nghĩa thứ nhất, khái niệm này, khá rộng, khi cho rằng, tất cả người lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước đều là cán bộ. Tuy nhiên, khái niệm này lại không coi những người làm việc trong các cơ quan đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội là cán bộ. Những người này là một bộ phận đông đảo và rất quan trọng đối với mọi hoạt động của địa phương, đơn vị và cả nước. Với nghĩa thứ hai, khái niệm này, chỉ coi những người có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Điều này, khá hợp lý, song còn hẹp, vì không coi những người có chức vụ trong các cơ quan đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội là cán bộ. Trên thực tế, nhiều người có chức vụ không làm việc trong các tổ chức của HTCT các cấp nhưng cũng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước, họ không thể không được coi là cán bộ. Để hiểu rõ khái niệm "cán bộ" cần dựa vào chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số định nghĩa khác và dựa vào các văn bản của Đảng, Nhà nước ... Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [39, tr.269]. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra khái niệm cán bộ, mà còn chỉ ra chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ. Đây là khái niệm "cán bộ" theo nghĩa rộng. Sách tra cứu các mục từ về tổ chức đưa ra khái niệm"cán bộ" theo nghĩa nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, “cán bộ bao gồm những người được bầu hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong các tổ chức (Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân) thuộc hệ thống chính trị ở các cấp từ trung ương tới cơ sở” [68, tr.122]. Theo nghĩa rộng, “cán bộ gồm tất cả những người đảm nhiệm một công việc, mà những công việc này cần khả năng tập hợp, vận động nhân dân 35 hưởng ứng, cùng thực hiện không chỉ trong các tổ chức thuộc HTCT, mà cả trong các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội” [68, tr.123]. Khái niệm "cán bộ" theo nghĩa hẹp có nhiều điểm phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận án. Luận án đồng tình và sử dụng khái niệm cán bộ theo nghĩa hẹp nêu trên. Điều 4 Luật Cán bộ, công chức chỉ rõ: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [64, tr.3]. Điều 21 Luật Cán bộ, công chức chỉ rõ thêm: "Cán bộ....gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện" [64, tr.8]. Hiện tại, ở nước ta có nhiều cách phân loại đội ngũ cán bộ. Tương ứng với mỗi cách phân loại sẽ có các loại cán bộ khác nhau. Nếu phân loại đội ngũ cán bộ theo các tổ chức trong HTCT sẽ có các loại cán bộ, như: cán bộ đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể. Nếu phân loại theo tính chất công việc sẽ có các loại cán bộ: cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật, chuyên môn. Nếu phân loại theo hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta sẽ có các loại cán bộ: cán bộ trung ương, cán bộ địa phương, cán bộ cơ sở. Nếu phân loại theo chủ thể quản lý và theo phân cấp của Đảng về quản lý cán bộ sẽ có các loại cán bộ: cán bộ diện BTV cấp ủy các cấp quản lý và cán bộ không thuộc diện này, ví dụ: cán bộ diện BTV huyện ủy quản lý, cán bộ diện BTVTU quản lý... Tất cả các loại cán bộ đều được hình thành theo hai phương thức chính: được bầu cử hoặc được bổ nhiệm. Theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04-7-2007 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ, cán bộ diện 36 BTVTU quản lý gồm những chức danh: cấp trưởng và cấp phó các tổ chức, cơ quan trong HTCT cấp tỉnh, cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện, các ủy viên BTV huyện, thị, thành ủy (thành phố trực thuộc tỉnh) và tương đương cấp huyện (đảng ủy khối các cơ quan, đảng ủy khối doanh nghiệp, dân chính). Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: Cán bộ diện BTVTU quản lý là những người được các tổ chức trong HTCT bầu, phê chuẩn, hoặc được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ các cương vị cấp trưởng và cấp phó các tổ chức, cơ quan trong HTCT tỉnh; cấp trưởng và cấp phó cấp ủy, chính quyền cấp huyện, các ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương, đó là những cán bộ lãnh đạo, quản lý mọi hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là tập hợp những cán bộ diện BTVTU quản lý, hoạt động theo chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, tạo thành hoạt động tổng thể của đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng HTCT của từng tỉnh Từ khái niệm trên, có thể xác định chức danh cán bộ diện BTVTU ở ĐBSH gồm: Ở tỉnh: các tỉnh ủy viên, ủy viên BTVTU; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND tỉnh; chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh; các ủy viên đảng đoàn HĐND tỉnh, ban cán sự đảng UBND tỉnh; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy; trưởng, phó trưởng các ban tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy; chánh, phó chánh văn phòng tỉnh ủy; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường chính trị tỉnh; ủy viên thường trực HĐND tỉnh; trưởng, phó trưởng các ban của HĐND tỉnh; chánh, phó chánh văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND tỉnh; giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành và tương đương thuộc tỉnh; giám đốc, phó giám đốc đài phát thanh - truyền hình tỉnh; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; chủ tịch, phó chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh; chủ tịch, phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; chủ 37 tịch, phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh; bí thư, phó bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh; chánh thanh tra, phó chánh thanh tra tỉnh; trưởng ban, phó trưởng ban: ban dân tộc miền núi, ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tỉnh; phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh; chủ tịch, phó chủ tịch: Hội văn học - nghệ thuật tỉnh, Hội chữ thập đỏ, Hội nhà báo, Hội liên hiệp thanh niên, liên minh hợp tác xã, liên hiệp các tổ chức hữu nghị, liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật; tổng biên tập, phó tổng biên tập báo của đảng bộ tỉnh; ủy viên ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV đảng ủy khối cơ quan và đảng ủy khối doanh nghiệp (ở những tỉnh tổ chức đảng bộ khối cơ quan và đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh). Ở những tỉnh chỉ tổ chức đảng bộ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, thì bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV đảng ủy khối này là cán bộ diện BTVTU quản lý. Các chức danh cán bộ diện BTVTU phối hợp quản lý (hiệp quản): chánh án, phó chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh; viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính ủy, phó chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính ủy, phó chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh; giám đốc, phó giám đốc Công an tỉnh; trưởng các đơn vị (tương đương cấp sở) thuộc ngành dọc Trung ương quản lý hoạt động trên địa bàn tỉnh. Từ đối tượng nghiên cứu của luận án, luận án không nghiên cứu các chức danh cán bộ này. Ở huyện, thị xã, thành phố: bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV huyện, thị, thành ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng Các chức danh cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đã nêu là những cán bộ giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT tỉnh và trong cấp ủy, chính quyền huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. 38 Trên thực tế, danh cán bộ diện BTVTU quản lý, họ thường được phân chia thành hai loại cán bộ chính, đó là cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý. Những cán bộ diện BTVTU quản lý công tác ở các cơ quan đảng thường được gọi là cán bộ lãnh đạo; cũng có thể gọi những cán bộ diện BTVTU quản lý công tác trong MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là cán bộ lãnh đạo; những cán bộ diện BTVTU quản lý công tác trong các cơ quan chính quyền tỉnh huyện, thị xã, thành phố thường được gọi là cán bộ quản lý... Việc phân chia nêu trên, chỉ là tương đối. Bởi vì, lãnh đạo và quản lý quan hệ chặt chẽ với nhau và có nhiều điểm tương đồng và bao hàm lẫn nhau. Hoạt động lãnh đạo đã bao hàm trong nó những nội dung của hoạt động quản lý, và ngược lại, hoạt động quản lý cũng bao hàm trong nó những nội dung của hoạt động lãnh đạo. Trên thực tế, rất khó phân biệt rạch ròi hoạt động lãnh đạo với hoạt động quản lý. Hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đã được xác định. Sách tra cứu các mục từ về tổ chức đã đưa ra kết luận: “Lãnh đạo cùng với quản lý là công việc mà tất cả các chủ thể là tổ chức và cá nhân có thẩm quyền tác động đến các tổ chức và cá nhân dưới quyền và các thành viên khác trong xã hội khi thi hành nhiệm vụ do các chủ thể đó vạch ra” [68, tr. 471]. Trong hoạt động của mình, cán bộ lãnh đạo cũng phải thực hiện một số chức năng quản lý và cán bộ quản lý cũng phải thực hiện một số chức năng lãnh đạo. Song, trong quá trình hoạt động, cán bộ lãnh đạo chủ yếu thực hiện phương thức của hoạt động lãnh đạo, đó là giáo dục, thuyết phục, vận động, động viên... Cán bộ quản lý chủ yếu sử dụng các công cụ, phương tiện quản lý để tiến hành công việc. Cán bộ diện BTVTU quản lý thường xuyên và chủ yếu sử dụng phương thức lãnh đạo thường được gọi là cán bộ lãnh đạo. Cán bộ thường xuyên và chủ yếu sử dụng phương thức quản lý, thường được gọi là cán bộ quản lý. Cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Từng cán bộ có chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ này cũng có những điểm chung về chức năng, nhiệm vụ. 39 * Chức năng: chức năng chủ yếu của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH là lãnh đạo, quản lý. Trong quá trình hoạt động, cán bộ lãnh đạo là người chủ trì và cùng tập thể lãnh đạo xây dựng, ban hành các nghị quyết, quyết định của tập thể lãnh đạo về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của cơ quan, tổ chức; lãnh đạo tổ chức thực hiện. Đối với cán bộ quản lý, trong quá trình hoạt động, những cán bộ này chủ yếu sử dụng những phương pháp, công cụ quản lý để thực hiện chức năng chủ yếu của tổ chức, cơ quan mà cán bộ là người quản lý. Họ quản lý và chịu trách nhiệm về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quản lý mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. * Nhiệm vụ: nhiệm vụ của từng cán bộ có nhiều điểm khác nhau tùy theo nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị mà cán bộ được giao phụ trách và tùy theo nhiệm vụ cán bộ được giao. Song, nhiệm vụ đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý cũng có những điểm chung, gồm: tổ chức, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của cán bộ, công chức, các bộ phận trong cơ quan, đơn vị họ được giao phụ trách một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Cụ thể là: xác định mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung đạt kết quả, trước hết là nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Bố trí, phân công cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Tuyên truyền, cổ vũ, động viên cán bộ, công chức tích cực thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức dưới quyền có chất lượng, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, khen thưởng, động viên kịp thời những cán bộ, công chức, bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhắc nhở, phê bình, xử lý theo thẩm quyền những cán bộ, công chức, bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ. Sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về hoạt động của cơ quan, đơn vị và bản thân... 2.1.2.3. Vai trò của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng 40 V.I Lênin viết: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [103, tr.473]. “Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo” [103, tr.158]. Theo Lênin, vai trò của đội ngũ cán bộ trước hết ở chỗ tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng. Khi giành được chính quyền, họ còn phải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế nhằm xây dựng thắng lợi CNXH. Chủ tịch Hồ chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [40, tr.269]; "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [40, tr.273]. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò đó: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ” [25, tr.68]. Cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, có đầy đủ vai trò của đội ngũ cán bộ và có những điểm riêng: Một là, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH là người trực tiếp hoặc tham gia xây dựng các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, QPAN của tỉnh, các nghị quyết, quyết định về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị họ phụ trách. Các ủy viên BTVTU và các tỉnh ủy viên trực tiếp tham dự các cuộc họp tỉnh ủy để xây dựng và ban hành các nghị quyết của tỉnh ủy về chủ trương, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, QPAN của tỉnh. Những cán bộ diện BTVTU quản lý khác với cương vị đảm nhiệm là người tham gia có hiệu quả vào những hoạt động nêu trên. Sự tham gia của họ có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, QPAN của tỉnh trong các kỳ họp tỉnh ủy. Đối với các cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy và cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh cán bộ diện BTVTU quản lý là người phụ trách, là cán bộ chủ chốt hoặc 41 người đứng đầu, có vai trò rất quan trọng về lãnh đạo, chỉ đạo, chủ trì việc xây dựng các chủ trương, kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị đó, bảo đảm cho nhiệm vụ chính trị được thực hiện. Hai là, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH lực lượng nòng cốt triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch, đề án công tác của tỉnh, huyện trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Mỗi cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH thể hiện vai trò của mình qua việc cụ thể hoá các nghị quyết, chủ trương của Đảng, của tỉnh ủy thành kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của các ngành, lĩnh vực do cán bộ phụ trách; quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp mình trong HTCT; đề xuất các giải pháp sát thực tế, tuyên truyền, giải thích, tổ chức và động viên lực lượng thực hiện...Trong quá trình hoạt động cán bộ diện BTVTU quản phải hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ và những bộ phận khi có tình huống phức tạp nảy sinh, phải xử lý một cách chủ động và sáng tạo mọi tình huống, thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc, điểu chỉnh để các kế hoạch ngày càng phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tuỳ theo vị trí của mình, họ chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy và chính quyền về tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực đơn vị mình phụ trách, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nâng cao đời sống nhân dân. Ba là, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH là nòng cốt trong xây dựng, củng cố, kiện toàn HTCT ở địa phương trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH là thành viên của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhiều cán bộ là người đứng đầu các tổ chức thành viên của HTCT trong tỉnh, những cán bộ này là nòng cốt và có tính quyết định việc xây dựng, củng cố, kiện toàn HTCT của địa phương vững mạnh. Họ là người chủ trì xây dựng các quy chế, quy định, nội quy hoạt động; phân công nhiệm vụ cho các đơn vị và từng thành viên trong tổ chức mình; 42 xây dựng đội ngũ cán bộ dưới quyền có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ; trang bị các công cụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ của các tổ chức trong HTCT. Bốn là, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là hạt nhân của khối đoàn kết thống nhất trong đảng bộ, trong HTCT và đoàn kết nhân dân ở địa phương, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Mỗi cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH có vai trò to lớn trong xây dựng, củng cố, tăng cường đoàn kết trong cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và trong nhân dân. Qua đó, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân và sự đồng thuận trong nhân dân, đây là nhân tố đặc biệt quan trọng để đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương được thực hiện thắng lợi. Năm là, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là lực lượng nòng cốt trong xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị và là nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý bổ sung cho các cơ quan cấp trên. Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH là cán bộ chủ chốt hoặc đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị họ phụ trách, có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng đội ngũ ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh có chất lượng tốt thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Họ là lực lượng nòng cốt và quyết định việc xây dựng đội ngũ ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị có chất lượng tốt. Kết quả khảo sát 550 lượt người được hỏi ý kiến ở các tỉnh ĐBSH về vai trò của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý của tỉnh đối với các hoạt động ở địa phương, cho thấy, 79,98% số người được hỏi ý kiến cho rằng đội ngũ cán bộ này có vai trò quan trọng; 39,53% cho rằng, họ có vai trò rất quan trọng; 40,45% cho rằng, họ có vai trò đặc biệt quan trọng [Phụ lục 15b, câu 1]. 2.1.2.4. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng 43 Thứ nhất, hầu hết cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH là người địa phương, một số ít cán bộ là người từ các vùng, miền khác ở nước ta, song họ gắn bó, mật thiết với địa phương tích cực tham gia xây dựng tỉnh. Hiện tại, ở nhiều tỉnh, số lượng cán bộ diện BTVTU quản lý là người trong tỉnh chiếm gần 99% như: tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình. Ở một số tỉnh có một số ít cán bộ diện BTVTU quản lý không phải là người địa phương, song họ gắn bó mật thiết với địa phương vì sự phát triển toàn diện, bền vững của tỉnh. Phần lớn cán bộ diện BTVTU quản lý là người địa phương rất thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ, như: hiểu sâu đặc điểm, phong tục, tập quán địa phương; kế thừa truyền thống đoàn kết trong chống thiên tai và chống giặc, truyền thống văn hóa làng, xã... Song, đặc điểm này, cũng dễ dẫn đến đoàn kết xuôi chiều, hạn chế tự phê bình và phê bình, giải quyết công việc trọng tình hơn trọng lý, tùy tiện, xem nhẹ pháp luật "phép vua thua lệ làng"... Thứ hai, phần lớn cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH trưởng thành từ cơ sở, có kinh nghiệm lãnh đạo sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh lúa nước, song nhiều cán bộ còn hạn chế về kinh nghiệm lãnh đạo các lĩnh vực khác, nhất là lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. ĐBSH là một trong những đồng bằng lớn vào bậc nhất ở nước ta với truyền thống trồng lúa nước. Nhiều tỉnh ở ĐBSH nổi tiếng về thâm canh lúa nước. Người dân có nhiều kinh nghiệm về việc này. Phần lớn trong số cán bộ trưởng thành từ cơ sở. Nhiều cán bộ trưởng thành từ cán bộ xã, phường, thị trấn; một số trưởng thành từ quân đội, công an và các cơ sở khác, song nguồn gốc của họ chủ yếu vẫn từ nông thôn các tỉnh ĐBSH. Vì vậy, cán bộ thường hiểu rất sâu và có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn từ cơ sở. Phần lớn cán bộ có kinh nghiệm lãnh đạo sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh lúa nước. Tuy nhiên, nhiều cán bộ còn hạn chế về kinh nghiệm lãnh đạo các lĩnh vực khác, như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ... 44 Thứ ba, đa số cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH được đào tạo cơ bản, hệ thống, có trình độ mọi mặt khá cao; năng động, trách nhiệm trong công việc; đội ngũ cán bộ đã được trẻ hóa một bước. Đa số cán bộ diện BTVTU quản lý được đào tạo một cách hệ thống, cơ bản tại các trường đại học, cao đẳng nên trình độ mọi mặt của cán bộ khá cao. Hầu hết cán bộ có ít nhất một bằng đại học, một số cán bộ có hai bằng đại học chuyên môn, đều có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, nhiều đồng chí có học vị thạc sĩ, tiến sĩ chuyên môn. Phần lớn cán bộ trưởng thành trong thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội và trong thời kỳ đổi mới. Tuyệt đại đa số cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, trách nhiệm với công việc, quan tâm đến đời sống nhân dân. Trong những năm đổi mới vừa qua, nhất là những năm gần đây, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở vùng này, được các cấp ủy tỉnh quan tâm trẻ hóa về tuổi đời, trình độ, năng lực, phong cách công tác... Những cán bộ này, sẽ phát huy phẩm chất, năng lực của mình trong những năm tới. Thứ tư, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH được thừa hưởng các giá trị văn hóa, truyền thống cách mạng của các thế hệ cán bộ tiền nhiệm; song khá nhiều cán bộ còn chịu sự chi phối của cách nghĩ, tầm nhìn của người sản xuất nhỏ, tiểu nông, phong cách làm việc của của thời kỳ thực hiện cơ chế hành chính tập trung, bao cấp và quan hệ huyết thống, truyền thống làng, xã. Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn minh của dân tộc Việt, nơi có truyền thống cách mạng. Các thế hệ cán bộ tiền nhiệm luôn tìm mọi cách khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới. Những nhân tố đó là tài sản rất giá trị được nhiều cán bộ kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ đạt kết quả. Song, ĐBSH cũng là vùng có nhiều phong tục, tập quán, nơi điển hình của việc thực hiện cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp trước đây, nơi thể hiện sâu đậm của quan hệ huyết thống, truyền thống làng xã...những yếu tố này vẫn còn tác động khá mạnh đến hoạt động của nhiều cán bộ. 45 Trong thời kỳ đổi mới những mặt tích cực của truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, quan hệ huyết thống, truyền thống làng, xã...được phát huy, song những hạn chế, tiêu cực của nó ở nhiều nơi chưa được ngăn chặn, loại trừ, thậm chí có mặt lại có xu hướng gia tăng. Khá nhiều cán bộ còn chịu sự chi phối khá mạnh của cách nghĩ, tầm nhìn của người sản xuất nhỏ, tiểu nông, phong cách làm việc của thời kỳ thực hiện cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp và tác động của quan hệ huyết thống, truyền thống làng, xã trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, dễ cục bộ địa phương, hạn chế đấu tranh, tùy tiện trong công việc, bệnh thành tích. Đây là cái níu kéo, cản trở không nhỏ sự vươn lên, trưởng thành của các bộ, thậm chí làm cho một số cán bộ suy thoái, bị đào thải. 2.2. TÍNH LIÊN TỤC, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH UỶ QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC 2.2.1. Khái niệm tính liên tục, phát triển và bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng 2.2.1.1. Khái niệm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng Để đưa ra khái niệm "tính liên tục và phát triển" của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH cần làm rõ các khái niệm “liên tục”, "tính liên tục", "phát triển", "tính phát triển". * Khái niệm “liên tục”, "tính liên tục" Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: “Liên tục” là “nối tiếp nhau thành một quá trình không bị gián đoạn: phát triển liên tục, làm việc liên tục” [110, tr.1020]. Theo Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, giải nghĩa: “Liên tục” (liên 1: tục: tiếp nối) Tiếp nối không ngừng: Việc xây dựng con người mới phải được tiến hành thường xuyên, hằng ngày, liên tục, bền bỉ [53, tr.409]. 46 Thực tế cho thấy, trong quá trình vận động của con người, tổ chức, hoặc sự vật, trong một khoảng thời gian nhất định thường diễn ra sự nối tiếp nhau tạo nên sự phát triển của sự vật, con người, tổ chức đó. Trong đó, có những sự nối tiếp liên tục, có những sự nối tiếp không liên tục (đứt quãng); và cũng có những sự nối tiếp vừa liên tục, vừa gián đoạn đan xen nhau. Trong toàn bộ quá trình vận động, của sự vật, con người, tổ chức có thể diễn ra sự nối tiếp liên tục; cũng có thể diễn ra sự gián đoạn. Như vậy, trong tổng thể quá trình vận động của sự vật, con người, tổ chức, có thời kỳ diễn ra sự nối tiếp liên tục, cũng có thời kỳ gián đoạn...Thời gian diễn ra các sự nối tiếp rất khác nhau, có thể ngắn, có thể rất dài. Sự nối tiếp liên tục hay sự nối tiếp gián đoạn chỉ rõ tính chất của sự nối tiếp đó. Chẳng hạn, có thể nói, trong giai đoạn này cán bộ A có sự nối tiếp liên tục; cán bộ B có sự nối tiếp không liên tục (gián đoạn). Để đưa ra khái niệm "tính liên tục" hay "tính chất liên tục" cần làm rõ khái niệm "tính chất". Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa "tính chất": đặc điểm riêng, phân biệt sự vật này với sự vật khác [110, tr.1651]. Từ khái niệm "liên tục", "tính chất" có thể hiểu: “tính liên tục” của con người, tổ chức, sự vật là sự vận động nối tiếp nhau thành một quá trình không bị gián đoạn của con người, tổ chức, sự vật ấy. Tương tự,“tính liên tục”của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là sự vận động nối tiếp nhau thành một quá trình không bị gián đoạn của đội ngũ cán bộ này. Như vậy, đối lập với tính liên tục của con người là tính gián đoạn. Đối lập với tính liên tục của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là sự hẫng hụt (hoặc hụt hẫng) trong đội ngũ cán bộ này. * Khái niệm “phát triển”, "tính phát triển" Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: “Sự phát triển” là “vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên: phát triển kinh tế, văn hoá, không ngừng phát triển sản xuất [110, tr.1321]. Từ điển Triết học, bản dịch ra tiếng Việt có sửa chữa, bổ sung chỉ rõ: Phát triển - quá trình vận động từ thấp (giản đơn) đến cao 47 (phức tạp)phát triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chưa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn tới cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển [100, tr.433]. Theo Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, giải nghĩa: “Phát triển” (triển: mở rộng ra) mở mang rộng ra, làm cho mạnh hơn lên, tốt hơn lên [53, tr.517] Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,...Phát t...103 8 Nam Định 1 9 20 15 194 9 Ninh Bình 1 1 6 16 7 122 Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2015 [95] 166 Phụ lục 2 Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh đồng bằng sông Hồng phân theo địa phƣơng năm 2014 TT Tỉnh Dân số trung bình (Nghìn người) Diện tích (Km 2 ) Mật độ dân số (Người/km2) 1 Vĩnh Phúc 1041,9 1237,5 842 2 Bắc Ninh 1131,2 822,7 1375 3 Quảng Ninh 1199,4 6102,3 197 4 Hải Dương 1763,2 1656,0 1065 5 Hưng Yên 1159,7 926,0 1252 6 Thái Bình 1788,5 1570,8 1139 7 Hà Nam 799,4 862,0 927 8 Nam Định 1849,2 1653,2 1119 9 Ninh Bình 935,8 1377,6 679 Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2015[95] 167 Phụ lục 3 Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của Tỉnh ủy viên ở đồng bằng sông Hồng (tính đến tháng 12-2014) TT Tỉnh ủy Số cán bộ Độ tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận Nam Nữ 35-44 45-54 55-60 Đại học Sau đại học CNCT CCLL 1. Bắc Ninh 48 5 3 20 31 20 33 22 31 2. Hà Nam 46 5 3 18 30 40 10 22 29 3. Hải Dương 46 9 3 24 29 14 40 46 8 4. Hưng Yên 48 7 5 21 27 45 10 45 10 5. Nam Định 49 6 4 17 32 46 9 33 25 6. Ninh Bình 48 6 3 20 30 34 20 25 27 7. Quảng Ninh 47 8 4 19 34 45 10 31 24 8. Thái Bình 47 5 3 24 26 43 9 23 29 9. Vĩnh Phúc 49 5 3 25 26 29 25 35 19 Tổng 428 56 31 188 265 316 166 282 202 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh ủy của 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2015 168 Phụ lục 4 Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị ủy viên BTV Tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng (tính đến tháng 12-2014) TT Tỉnh ủy Số cán bộ Độ tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận Nam Nữ 35-44 45-54 55-60 Đại học Sau đại học CNCT CCLL 1. Bắc Ninh 13 0 0 3 10 3 10 10 3 2. Hà Nam 13 1 0 5 9 9 5 7 7 3. Hải Dương 14 0 0 4 10 6 8 12 2 4. Hưng Yên 14 1 1 5 8 11 4 15 0 5. Nam Định 14 0 0 4 10 10 4 10 4 6. Ninh Bình 13 1 0 2 12 10 4 7 7 7. Quảng Ninh 14 2 0 5 11 12 4 12 4 8. Thái Bình 13 0 0 6 7 10 3 4 9 9. Vĩnh Phúc 9 2 1 6 5 5 6 11 0 Tổng 117 7 2 40 82 76 48 88 36 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh ủy của 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2015 169 Phụ lục 5 Số lƣợng cán bộ diện BTVTU quản lý năm 2014 so với đầu nhiệm kỳ 2010-2015 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 170 Phụ lục 6 Tỷ lệ cán bộ nữ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH đầu nhiệm kỳ 2010-2015 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 171 Phụ lục 7 Tỷ lệ cán bộ nữ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH năm 2014 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 172 Phụ lục 8 Trình độ chuyên môn của cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH đầu nhiệm kỳ 2010-2015 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 173 Phụ lục 9 Trình độ chuyên môn của cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH năm 2014 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 174 Phụ lục 10 Trình độ lý luận chính trị cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH đầu nhiệm kỳ 2010-2015 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 175 Phụ lục 11 Trình độ lý luận chính trị cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH năm 2014 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 176 Phụ lục 12 Tỷ lệ kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH năm 2014 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 177 Phụ lục 13 Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm 2010-2015 TT Tỉnh Đại học Sau đại học Cao cấp LLCT QLNN BDCB dự nguồn BD ANQP BDNN BDTH BD khác 1 Bắc Ninh 56 62 35 76 78 61 42 48 2 Hà Nam 32 46 39 85 126 65 74 36 34 3 Hải Dương 45 41 27 77 95 63 84 56 4 Hưng Yên 35 29 31 71 84 77 65 71 5 Nam Định 51 47 26 76 67 52 25 52 6 Ninh Bình 24 53 25 54 209 72 59 51 64 7 Quảng Ninh 52 50 32 65 158 66 62 67 54 8 Thái Bình 46 43 36 67 244 84 54 44 66 9 Vĩnh Phúc 45 42 28 78 241 92 76 62 57 Tổng 386 413 279 649 978 703 578 476 502 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 178 Phụ lục 14 Kết quả bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng tính đến tháng 12-2014 TT Tỉnh Tổng số Tình hình bố trí, sử dụng Đúng chuyên ngành đào tạo Chƣa đúng chuyên ngành đào tạo Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Bắc Ninh 322 226 69,52 100 30,48 2 Hà Nam 321 217 67,60 104 32,4 3 Hải Dương 358 241 67,31 117 32,69 4 Hưng Yên 346 248 71,67 98 28,33 5 Nam Định 407 301 73,95 106 26,05 6 Ninh Bình 329 252 76,59 77 23,41 7 Quảng Ninh 369 275 74,52 94 25,48 8 Thái Bình 312 260 83,33 52 16,67 9 Vĩnh Phúc 341 274 80,35 67 19,65 Tổng 3105 2294 815 Nguồn: Tổng hợp từ Tỉnh uỷ của 9 tỉnh ĐBSH năm 2015 179 Phụ lục 15a PHIẾU HỎI Ý KIẾN Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng đảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục đảm bảo tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong giai đoạn hiện nay, xin Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề nêu ra trong bảng hỏi dưới đây. Mỗi câu hỏi có những phương án lựa chọn khác nhau. Sau khi đọc câu hỏi và các phương án trả lời, Đồng chí lựa chọn phương án trả lời nào thì đánh dấu X vào ô vuông bên phải của phương án đó. Các phương án còn lại để trống. Chúng tôi cam kết các thông tin của bảng hỏi chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Câu 1. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? 1. Đặc biệt quan trọng 3. Quan trọng 2. Rất quan trọng 4. Ít quan trọng Câu 2. Đồng chí đánh giá thế nào về chất lượng của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý hiện nay? (Mỗi phẩm chất đánh dấu 1 ô) TT Phẩm chất Chất lƣợng Không chọn Tốt Khá Tr.bình H.chế 1 Phẩm chất chính trị 2 Đạo đức, lối sống 3 Năng lực chuyên môn 4 Năng lực công tác Đảng, đoàn thể 180 TT Phẩm chất Chất lƣợng Không chọn Tốt Khá Tr.bình H.chế 5 Khả năng phát triển 6 Uy tín với cán bộ cấp trên và cùng cấp 7 Uy tín với cán bộ cấp dưới, với nhân dân 8 Khả năng đoàn kết, tập hợp lực lượng 9 Quyết đoán, dám chịu trách nhiệm 10 Tiền phong gương mẫu 11 Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, tệ nạn trong đơn vị Câu 3. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò việc đảm bảo tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? 1. Rất quan trọng 3. Bình thường 2. Quan trọng 4. Không quan trọng Câu 4. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò trên thực tế của cấp ủy đảng các cấp đối với việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý thời gian qua? (đánh giá mỗi cấp 1 ô vai trò) Cấp Vai trò trên thực tế Tốt Khá Trung bình Hạn chế Trung ương Tỉnh Huyện 181 Câu 5. Theo đồng chí, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý bao gồm những nội dung nào sau? TT Nội dung Ý kiến 1. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về số lượng 2. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về độ tuổi 3. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về giới tính 4. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về dân tộc, tôn giáo 5. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về thành phần xuất thân từ giai cấp công nhân 6. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác 7. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về vùng miền 8. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về phẩm chất 9. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về năng lực 10. Nội dung khác (ghi rõ) 182 Câu 6. Đồng chí cho biết mức độ cần thiết phải thực hiện các nội dung đảm bảo tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? TT Nội dung Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 1. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về số lượng 2. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về độ tuổi 3. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về giới tính 4. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về dân tộc, tôn giáo 5. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về thành phần xuất thân từ giai cấp công nhân 6. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác 7. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về vùng miền 8. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về phẩm chất và năng lực 183 9. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về năng lực 10. Nội dung khác (ghi rõ) Câu 7. Đồng chí cho biết về chất lượng thực tế của từng nội dung bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý hiện nay như thế nào? TT Nội dung Chất lƣợng Tốt khá Tr.bìn h H.ch ế 1. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về số lượng 2. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về độ tuổi 3. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về giới tính 4. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về dân tộc, tôn giáo 5. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về thành phần xuất thân giai cấp công nhân 6. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác 7. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về vùng miền 184 TT Nội dung Chất lƣợng Tốt khá Tr.bìn h H.ch ế 8. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về phẩm chất và năng lực 9. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về năng lực 10. Nội dung khác: (ghi rõ) Câu 8. Đồng chí đánh giá thế nào về mức độ đáp ứng các yêu cầu trong công tác tạo nguồn cán bộ diện BTVTU quản lý hiện nay? TT Yêu cầu Mức độ Tốt Khá Tr.bình H.chế 1 Đánh giá chung 2 Về cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ diện BTVTU quản lý 3 Về xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý 4 Về tạo nguồn và xây quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý 5 Về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý 6 Về bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ BTVTU quản lý 7 Về phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường và sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. 185 Câu 9. Theo đồng chí, hiệu quả của bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý thời gian qua như thế nào? TT Tiêu chí Hiệu quả Tốt Khá Tr.bình H.chế 1 Tạo nguồn cán bộ 2 Tạo động lực thúc đẩy cán bộ phấn đấu 3 Tạo cơ cấu cán bộ hợp lý 4 Chất lượng chất lượng nâng lên 5 Hạn chế tình trạng hẫng hụt cán bộ 6 Hiệu quả chung Câu 10. Theo đồng chí, những nội dung nào sau đây cần thực hiện để bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? TT Những việc cần làm Ý kiến 1. Cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ diện BTVTU quản lý giai đoạn hiện nay 2. Xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý 3. Tạo nguồn và xây quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý 4. Đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý và việc tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ 5. Bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ diện BTVTU quản lý và thực hiện chính sách cán bộ 186 TT Những việc cần làm Ý kiến 6. Phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. 7. Những việc khác (ghi rõ) Câu 11. Đồng chí đánh giá thế nào về chất lượng những hoạt động nhằm đảm bảo tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? TT Chất lƣợng hoạt động Ý kiến Tốt Khá Tr.bình H.chế 1. Cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ diện BTVTU quản lý giai đoạn hiện nay 2. Xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý 3. Tạo nguồn và xây quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý 4. Đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý và việc tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ 5. Bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ diện BTVTU quản lý và thực hiện chính sách cán bộ 6. Phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, 187 TT Chất lƣợng hoạt động Ý kiến Tốt Khá Tr.bình H.chế tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. Câu 12. Theo đồng chí, những nguyên nhân chủ yếu nào làm hạn chế việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? Stt Nguyên nhân Ý kiến 1 Nhận thức của một số tỉnh ủy, cán bộ chủ chốt tỉnh về vai trò, những nội dung chủ yếu của tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong điều kiện hiện nay còn nhiều điểm chưa sâu sắc 2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ, nhất là ở ban tổ chức tỉnh ủy còn hạn chế, bất cập. 3 Một bộ phận không nhỏ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH tự giác, chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt chức trách, nhiệm vụ được giao 4 Vai trò của các tổ chức trong HTCT trên địa bàn tỉnh nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở nhiều nơi chưa được phát huy mạnh mẽ, đạt kết quả 5 Việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ, diện BTVTU quản lý trong điều kiện hiện nay là vấn đề rất mới và rất khó; một số chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ còn chưa được hướng dẫn cụ thể 6 Nguyên nhân (ghi rõ) 188 Câu 13. Theo đồng chí những giải pháp chủ yếu nào tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong giai đoạn hiện nay? Stt Giải pháp Ý kiến 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ban thường vụ tỉnh uỷ, tỉnh ủy, các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý 2 Tiếp tục cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý làm cơ sở tiến hành các hoạt động bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý 3 Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, tạo chuyển mạnh mẽ về cơ cấu đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ngay trong công tác quy hoạch cán bộ 4 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường luân chuyển, quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý 5 Phát huy vai trò các tổ chức của hệ thống chính trị, nhân dân và từng cán bộ trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý 6 Nâng cao chất lượng ban thường vụ tỉnh ủy, tranh thủ sự chỉ đạo và tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể ở Trung ương đối với công tác cán bộ của các tỉnh 7 Giải pháp khác (ghi rõ) Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân a) Giới tính: Nam  Nữ:  b) Tuổi: Dưới 30  31 - 50  51 trở lên  c) Trình độ học vấn và chuyên môn: Trung học phổ thông  Trung cấp  Cao đẳng, đại học  Sau đại học  d) Cơ quan, tổ chức làm việc Cơ quan Đảng  Cơ quan nhà nước  Đoàn thể chính trị - xã hội  Cơ quan, đơn vị khác  Chức vụ: ............................................................................................ Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Đồng chí! 189 Phụ lục 15b Kết quả điều tra xã hội hội học về đảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ BTVTU quản lý ở một số tỉnh ĐBSH trong thời gian qua (Qua khảo sát 550 phiếu hỏi ý kiến) TT Nội dung Kết quả Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Giới tính Số lượng 550 100 Nam 349 63,45 Nữ 201 36,55 2 Tuổi Số lượng 550 100 Dưới 30 143 26 Từ 31 đến 50 202 36,73 Trên 50 205 37,27 3 Trình độ học vấn và chuyên môn Số lượng 550 100 Trung học phổ thông 54 9,82 Trung cấp 88 16,00 Cao đẳng và Đại học 313 56,91 Trên Đại học 95 17,27 4 Cơ quan, tổ chức làm việc Số lượng 550 100 Cơ quan Đảng 185 33,64 Cơ quan nhà nước 163 29,64 Đoàn thể chính trị-xã hội 115 20,91 Cơ quan, đơn vị khác 87 15,82 190 Câu 1. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? STT Mức độ Đồng ý 1. Đặc biệt quan trọng 40,45 2. Rất quan trọng 39,53 3. Quan trọng 16,75 4. Ít quan trọng 3,27 Câu 2. Đồng chí đánh giá thế nào về chất lượng của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý hiện nay? TT Phẩm chất Chất lƣợng Không chọn Tốt Khá Tr.bình H.chế 1 Phẩm chất chính trị 44,18 38,92 16,9 0 0 2 Đạo đức, lối sống 35,44 38,32 25,54 0 0,7 3 Năng lực chuyên môn 33,57 35,03 29,99 0 1,41 4 Năng lực công tác Đảng, đoàn thể 25,35 49,3 23,94 0 1,41 5 Khả năng phát triển 39,92 33,1 24,87 1,41 0,7 6 Uy tín với cán bộ cấp trên và cùng cấp 31,7 45,77 21,13 0,7 0,7 7 Uy tín với cán bộ cấp dưới, với nhân dân 28,64 37,85 29,99 2,82 0,7 8 Khả năng đoàn kết, tập hợp lực lượng 28,05 40,14 26,17 4,23 1,41 9 Quyết đoán, dám chịu trách nhiệm 25,76 36,92 28,87 7,04 1,41 10 Tiền phong gương mẫu 24,65 35,92 32,39 6,34 0,7 191 11 Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, tệ nạn trong đơn vị 21,02 22,65 32,39 14,79 9,15 Câu 3. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò việc đảm bảo tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? TT Mức độ Đồng ý 1 Rất quan trọng 30,62 2 Quan trọng 40,58 3 Bình thường 28,37 4 Không quan trọng 0,43 Câu 4. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò trên thực tế của cấp ủy đảng các cấp đối với việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý thời gian qua? (đánh giá mỗi cấp 1 ô vai trò) Cấp Vai trò trên thực tế Không chọn Tốt Khá Trung bình Hạn chế Trung ương 25,94 41,76 25,26 0,7 6,34 Tỉnh 29,13 44,32 22,54 1,31 2,7 Huyện 24,35 41,14 26,76 2,82 4,93 Câu 5. Theo đồng chí, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý bao gồm những nội dung nào sau? TT Nội dung Đồng ý Không đồng ý 1. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về số lượng 65,47 34,53 192 TT Nội dung Đồng ý Không đồng ý 2. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về độ tuổi 70,42 29,58 3. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về giới tính 68,36 31,64 4. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về dân tộc, tôn giáo 68,41 31,59 5. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về thành phần xuất thân từ giai cấp công nhân 60,59 39,41 6. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác 67,42 32,58 7. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về vùng miền 68,64 31,36 8. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về phẩm chất 75,72 24,28 9. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về năng lực 71,54 28,46 10. Nội dung khác (ghi rõ) 2,67 97,33 Câu 6. Đồng chí cho biết mức độ cần thiết phải thực hiện các nội dung đảm bảo tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? TT Nội dung Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 1. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về số lượng 28,45 35,41 29,71 6,43 2. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý 30,21 32,93 27,84 9,02 193 TT Nội dung Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết về độ tuổi 3. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về giới tính 26,83 35,65 30,56 6,96 4. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về dân tộc, tôn giáo 29,47 35,58 29,87 5,08 5. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về thành phần xuất thân từ giai cấp công nhân 25,95 37,63 33,01 3,41 6. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác 32,57 40,21 25,43 1,79 7. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về vùng miền 28,88 39,74 29,87 1,51 8. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về phẩm chất và năng lực 35,76 38,4 24,7 1,14 9. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về năng lực 36,42 45,2 18,02 0,36 10. Nội dung khác (ghi rõ) 0 0 0 0 194 Câu 7. Đồng chí cho biết về chất lượng thực tế của từng nội dung bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý hiện nay như thế nào? TT Nội dung Chất lƣợng Tốt khá Tr.bìn h H.ch ế 1. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về số lượng 29,42 40,65 28,72 1,21 2. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về độ tuổi 34,26 40,41 22,85 2,48 3. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về giới tính 30,57 39,93 25,67 3,83 4. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về dân tộc, tôn giáo 28,59 45,71 22,84 2,86 5. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về thành phần xuất thân giai cấp công nhân 29,95 40,21 29,47 0,37 6. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác 32,71 41,21 22,42 3,66 7. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về vùng miền 27,15 39,34 29,35 4,16 8. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý về phẩm chất và năng lực 35,81 43,81 19,22 1,16 9. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý 33,72 41,83 21,91 2,54 195 TT Nội dung Chất lƣợng Tốt khá Tr.bìn h H.ch ế về năng lực 10. Nội dung khác: (ghi rõ) 0 0 0 0 Câu 8. Đồng chí đánh giá thế nào về mức độ đáp ứng các yêu cầu trong công tác tạo nguồn cán bộ diện BTVTU quản lý hiện nay? TT Yêu cầu Mức độ Tốt Khá Tr.bình H.chế 1 Đánh giá chung 31,4 40,7 24,6 3,28 2 Về cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ diện BTVTU quản lý 35,8 39,5 21,9 2,87 3 Về xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý 30,4 35,8 26,3 7,61 4 Về tạo nguồn và xây quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý 28,7 37,5 29,5 4,34 5 Về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý 32,1 37,7 27,6 2,58 6 Về bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ BTVTU quản lý 30,4 40,5 27 2,19 7 Về phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường và sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. 34,7 39,4 24,9 0,92 196 Câu 9. Theo đồng chí, hiệu quả của bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý thời gian qua như thế nào? TT Tiêu chí Hiệu quả Không chọn Tốt Khá Tr.bình H.chế 1 Tạo nguồn cán bộ 35,62 40,45 21,08 0 2,85 2 Tạo động lực thúc đẩy cán bộ phấn đấu 30,74 38,42 28,94 0,7 1,2 3 Tạo cơ cấu cán bộ hợp lý 30,28 41,55 26,06 1,41 0,7 4 Chất lượng chất lượng nâng lên 30,98 40,85 25,35 1,41 1,41 5 Hạn chế tình trạng hẫng hụt cán bộ 26,06 43,66 28,17 0,7 1,41 6 Hiệu quả chung 25,24 31,69 28,28 2,11 12,68 Câu 10. Theo đồng chí, những nội dung nào sau đây cần thực hiện để bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? TT Những việc cần làm Đồng ý Không đồng ý 1. Cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ diện BTVTU quản lý giai đoạn hiện nay 74,89 25,11 2. Xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý 68,46 31,54 3. Tạo nguồn và xây quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý 73,28 26,72 4. Đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý và việc tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ 65,49 34,51 5. Bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ diện BTVTU quản lý và thực hiện chính sách cán bộ 64,29 35,71 197 TT Những việc cần làm Đồng ý Không đồng ý 6. Phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. 60,36 39,64 7. Những việc khác (ghi rõ) 2,67 97,33 Câu 11. Đồng chí đánh giá thế nào về chất lượng những hoạt động nhằm đảm bảo tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? TT Chất lƣợng hoạt động Ý kiến Tốt Khá Tr.bình H.chế 1. Cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ diện BTVTU quản lý giai đoạn hiện nay 25,62 38,43 28,46 7,49 2. Xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý 30,09 31,47 28,54 9,9 3. Tạo nguồn và xây quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý 32,49 38,21 27,41 1,89 4. Đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ diện BTVTU quản lý và việc tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ 29,56 38,47 29,32 2,65 5. Bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ diện BTVTU quản lý và thực hiện chính sách cán bộ 27,81 40,42 26,83 4,94 198 TT Chất lƣợng hoạt động Ý kiến Tốt Khá Tr.bình H.chế 6. Phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. 26,94 29,36 35,41 8,29 Câu 12. Theo đồng chí, những nguyên nhân chủ yếu nào làm hạn chế việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý? Stt Nguyên nhân Đồng ý Không đồng ý 1 Nhận thức của một số tỉnh ủy, cán bộ chủ chốt tỉnh về vai trò, những nội dung chủ yếu của tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong điều kiện hiện nay còn nhiều điểm chưa sâu sắc 65,67 34,33 2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ, nhất là ở ban tổ chức tỉnh ủy còn hạn chế, bất cập. 62,81 37,19 3 Một bộ phận không nhỏ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH tự giác, chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt chức trách, nhiệm vụ được giao 68,24 31,76 4 Vai trò của các tổ chức trong HTCT trên địa bàn tỉnh nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở nhiều nơi chưa được phát huy mạnh mẽ, đạt kết quả 64,47 35,53 199 Stt Nguyên nhân Đồng ý Không đồng ý 5 Việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ, diện BTVTU quản lý trong điều kiện hiện nay là vấn đề rất mới và rất khó; một số chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ còn chưa được hướng dẫn cụ thể 63,93 36,07 6 Nguyên nhân (ghi rõ) 4,56 95,44 Câu 13. Theo đồng chí những giải pháp chủ yếu nào tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong giai đoạn hiện nay? Stt Giải pháp Đồng ý Không đồng ý 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ban thường vụ tỉnh uỷ, tỉnh ủy, các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý 71,23 28,77 2 Tiếp tục cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý làm cơ sở tiến hành các hoạt động bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý 69,93 30,07 3 Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, tạo chuyển mạnh mẽ về cơ cấu đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ngay trong công tác quy hoạch cán bộ 72,84 27,16 4 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường luân chuyển, quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý 69,45 30,55 200 Stt Giải pháp Đồng ý Không đồng ý 5 Phát huy vai trò các tổ chức của hệ thống chính trị, nhân dân và từng cán bộ trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý 66,86 33,14 6 Nâng cao chất lượng ban thường vụ tỉnh ủy, tranh thủ sự chỉ đạo và tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể ở Trung ương đối với công tác cán bộ của các tỉnh 70,21 29,79 7 Giải pháp khác (ghi rõ) 3,89 96,11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_tinh_lien_tuc_va_phat_trien_cua_doi_ngu_can.pdf
  • doc09-11-2015 . Tom tat luan an Tieng Viet (Doi Van Tang).doc
  • doc09-11-2015 THONG TIN DUA LEN MANG - Doi Van Tang - TIENG VIET + Tieng Anh.doc
Tài liệu liên quan