Luận án Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh và Tiếng Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ KIM CHUNG ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ KIM CHUNG ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số chuyên ngành: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướ

pdf272 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh và Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả luận án Đinh Thị Kim Chung i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp đã luôn dành thời gian cùng tâm huyết ủng hộ, động viên về mặt tinh thần và hướng dẫn, chỉ bảo tận tình về mặt chuyên môn để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trong các Hội đồng bảo vệ 3 chuyên đề, Hội đồng Seminar cấp Khoa, Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở đã hướng dẫn và góp ý cho tôi những ý kiến có giá trị khoa học giúp tôi xác định đúng hướng và từng bước hoàn thiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Viện Ngôn ngữ học, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư đã tạo điều kiện cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Thư viện Viện Ngôn ngữ học, Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học quốc gia Hà Nội, Thư viện Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận tài liệu phục vụ cho luận án. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Khoa Ngoại ngữ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các sinh viên đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả luận án ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A : Action (Hành động, sự vật, sự kiện) BTNV : Biểu thức ngữ vi ĐTNV : Động từ ngữ vi H : Hearer (Người nghe) HĐNN : Hành động ngôn ngữ IFIDS : Illocutionary force indicating devices (các dấu hiệu chỉ dẫn ở lời) FTA : Face threatening acts (hành động đe dọa thể diện) LS : Lịch sự S : Speaker (Người nói) PNNV : Phát ngôn ngữ vi t : Time (thời gian) TTT : Từ tình thái TTTT : Tiểu từ tình thái iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 8 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 8 1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trên thế giới .........................................................................................8 1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở Việt Nam ............................................................................................ 11 1.2 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 16 1.2.1 Lý thuyết hành động ngôn ngữ ....................................................... 16 1.2.2 Hành động ngôn ngữ “trì hoãn” ................................................... 29 1.2.3 Lịch sự và các phương tiện thể hiện lịch sự trong hành động ngôn ngữ trì hoãn .................................................................................................... 41 1.2.4 Một số vấn đề về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ ........................................................................................ 44 1.3 Tiểu kết .................................................................................................. 45 Chương 2 ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................ 47 2.1 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh ...................... 47 2.1.1 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh biểu đạt trực tiếp thông qua các từ ngữ chuyên dùng ......................................................... 47 iv 2.1.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh biểu đạt trực tiếp thông qua các kiểu kết cấu chuyên dùng ................................................ 52 2.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trực tiếp trong tiếng Việt ...................... 63 2.2.1 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Việt biểu đạt trực tiếp thông qua các từ ngữ chuyên dùng ......................................................... 63 2.2.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Việt biểu đạt trực tiếp thông qua các kiểu kết cấu chuyên dùng ................................................ 70 2.3 Sự tương đồng và khác biệt về HĐNN trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................ 81 2.3.1 Những điểm tương đồng ................................................................. 81 2.3.2 Những điểm khác biệt .................................................................... 83 2.4 Tiểu kết .................................................................................................. 86 Chương 3 ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................ 88 3.1 Hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh ...................... 89 3.1.1 Trì hoãn bằng hành động “đề nghị” ............................................. 89 3.1.2 Trì hoãn bằng hành động “thông báo” ......................................... 92 3.1.3 Trì hoãn bằng hành động “hứa” ................................................... 95 3.1.4 Trì hoãn bằng hành động “từ chối” .............................................. 98 3.1.5 Trì hoãn bằng hành động “giải thích” ........................................ 100 3.1.6 Trì hoãn bằng hành động “lảng tránh” ...................................... 101 3.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp trong tiếng Việt .................... 103 3.2.1 Trì hoãn bằng hành động “đề nghị” ........................................... 104 3.2.2 Trì hoãn bằng hành động “thông báo” ....................................... 105 3.2.3 Trì hoãn bằng hành động “hứa” ................................................. 106 3.2.4 Trì hoãn bằng hành động “từ chối” ............................................ 108 3.2.5 Trì hoãn bằng hành động “lảng tránh” ...................................... 109 v 3.3 Sự tương đồng và khác biệt của hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................... 110 3.3.1 Những điểm tương đồng ............................................................... 111 3.3.2 Những điểm khác biệt .................................................................. 112 3.4 Tiểu kết ................................................................................................ 113 Chương 4 ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT LỊCH SỰ CỦA HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÌ HOÃN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ............................................................................................... 114 4.1 Các phương tiện biểu đạt lịch sự của hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh ................................................................................................... 115 4.1.1 Các yếu tố bên trong phát ngôn “trì hoãn”................................. 115 4.1.2 Các yếu tố bên ngoài của phát ngôn “trì hoãn” (thành phần rào đón) ....................................................................................................... 122 4.1.3 Thái độ của người phát ngôn hành động ngôn ngữ “trì hoãn” .. 125 4.1.4 Đánh giá khái quát mức độ lịch sự của các phát ngôn “trì hoãn” trong tiếng Anh ...................................................................................... 126 4.2 Các phương tiện biểu đạt lịch sự của hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Việt ................................................................................................... 129 4.2.1 Các yếu tố ngôn ngữ bên trong phát ngôn “trì hoãn” ................ 129 4.2.2 Các yếu tố bên ngoài phát ngôn “trì hoãn” (Thành phần rào đón) ............................................................................................................... 137 4.2.3 Thái độ của người phát ngôn ra hành động ngôn ngữ trì hoãn .. 139 4.2.4 Đánh giá khái quát mức độ lịch sự của phát ngôn “ trì hoãn” trong tiếng Việt ............................................................................................... 141 4.3 Những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các phương thức lịch sự trong HĐNN trì hoãn của người Anh/Mỹ và người Việt .............. 143 4.3.1 Những điểm tương đồng ............................................................... 143 4.3.2 Những điểm khác biệt .................................................................. 144 vi 4.4 Tiểu kết ................................................................................................ 146 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152 PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ HĐNN trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt ................ 47 Bảng 2.2: Các từ ngữ chuyên dùng trong BTNV trì hoãn trong tiếng Anh ............ 48 Bảng 2.3: Các kiểu kết cấu của HĐNN trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh ........... 53 Bảng 2.4: Tần số xuất hiện của các động từ, tính từ mang nghĩa ........................... 64 trì hoãn trong tiếng Việt .............................................................................................. 64 Bảng 2.5. Tần xuất các từ/ cụm từ chỉ khoảng thời gian trong tiếng Việt .............. 67 Bảng 2.6: Tần xuất các từ tình thái trì `hoãn chuyên dùng trong tiếng Việt .......... 67 Bảng 2.7: Các dạng kết cấu của HĐNN trì hoãn trực tiếp trong tiếng Việt .......... 70 Biểu đồ 2.1: Tần xuất sử dụng các từ ngữ trì hoãn chuyên dùng ............................ 84 trong tiếng Anh và tiếng Việt ....................................................................................... 84 Bảng 3.1: Tỷ lệ các HĐNN trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt ......... 88 Bảng 3.2: Các HĐNN biểu đạt mục đích phát ngôn trì hoãn trong tiếng Anh ...... 89 Bảng 4.1: Minh họa mức độ lịch sự của phát ngôn trì hoãn trong tiếng Anh ..... 127 Bảng 4.2 Mức độ lịch sự của các phát ngôn trì hoãn trong tiếng Anh ................. 129 Bảng 4.3: Minh họa mức độ lịch sự của phát ngôn trì hoãn trong tiếng Việt ..... 142 Bảng 4.4: Mức độ lịch sự trong các phát ngôn trì hoãn trong tiếng Việt ............. 143 viii DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tần xuất sử dụng các từ ngữ trì hoãn chuyên dùng ................... 84 trong tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................... 84 Biểu đồ 3.1: Tần xuất các HĐNN trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................................................................. 111 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngữ dụng học (pragmatics), với trọng tâm nghiên cứu cơ chế vận hành và chức năng giao tiếp của ngôn ngữ trong những ngữ cảnh nhất định, là một trong những chuyên ngành được các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Tuy được đặt tên từ những năm 30 của thế kỷ trước, trong mô hình tam phân kết học-nghĩa học- dụng học (syntactics-semantics-pragmatics) của Ch. Moris, nhưng đến những năm 60, với công trình “How to do things with words” (Hành động như thế nào bằng lời nói) của J. Austin, ngữ dụng học mới thực sự có được nền tảng lý luận của nó ở mảng hành động ngôn ngữ (speech acts) (HĐNN)1. Quan điểm Nói tức là làm (When I say, (...) I do) của Austin [87, 6] và Nói là hành động tuân theo điều kiện (Talking is performing acts according to rules) của Searle [114, 22] đã thực sự thu hút rất nhiều quan tâm của các nhà khoa học nghiên cứu đến bình diện hành động, tương tác liên nhân của ngôn ngữ. Nghiên cứu về HĐNN chính là nghiên cứu bản chất hành động nói năng của con người để có thể lý giải và trả lời những câu hỏi như: Mục đích thực sự của một câu nói là gì? Chúng ta làm gì khi chúng ta nói? Chúng ta thực sự nói gì khi chúng ta nói?... Đối với HĐNN trì hoãn, chúng tôi cho rằng đây là một đề tài nghiên cứu nhiều hứa hẹn và thú vị vì cấu trúc ngôn ngữ dùng để thực hiện hành động này rất phong phú và mang đặc thù của từng ngôn ngữ. Phải ở một “tình huống” 1 Khái niệm speech acts được các nhà Việt ngữ học dịch thành các tên gọi khác nhau: hành vi ngôn ngữ, hành vi nói, hành vi ngôn từ, hành vi nói năng, hành động ngôn từ, hành động ngôn ngữ, hành động nói... Trong luận án, chúng tôi lựa chọn cách dịch speech acts là hành động ngôn ngữ (HĐNN). 1 nào đó với lý do nào đó người ta mới thực hiện việc trì hoãn. Hơn nữa, HĐNN trì hoãn cũng là hành động dễ đe dọa thể diện của người nói cho nên trong tiếng Anh và tiếng Việt có những chiến lược và phương thức thực hiện để giảm thiểu sự mất thể diện này. Tuy tiếng Anh và tiếng Việt có từ vựng, phát âm, ngữ pháp khác nhau nhưng luận án vẫn đặt ra giả thuyết rằng: bên cạnh những điểm khác biệt thì các HĐNN nói chung và HĐNN trì hoãn nói riêng (dựa trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt mà luận án thu thập được) sẽ có những điểm tương đồng nào đó. Việc nghiên cứu HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh so sánh, đối chiếu với HĐNN trì hoãn trong tiếng Việt để tìm ra sự tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, tính lịch sự, cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy của cả hai dân tộc là vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp liên văn hóa Anh-Việt, đồng thời hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo định hướng giao tiếp. Cho đến nay, ở trong nước đã có một vài công trình về HĐNN trì hoãn ở cấp độ bài báo hoặc luận văn thạc sĩ, chưa có công trình ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu sâu các hành chức của HĐNN trì hoãn theo hướng so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh – Việt. Đây chính là khoảng trống mà luận án khai thác. Với mong muốn tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong các chiến lược trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các đặc điểm của yếu tố lịch sự trong việc sử dụng các chiến lược trì hoãn của người Anh/Mỹ và người Việt, chúng tôi quyết định chọn “Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các cách biểu đạt trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các phương tiện biểu đạt lịch sự và giá trị dụng học của chúng khi thực hiện HĐNN 2 trì hoãn trong cả hai ngôn ngữ. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích đã đề ra, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: 1/ Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành động ngôn ngữ và hành động ngôn ngữ trì hoãn; chỉ ra khoảng trống cần nghiên cứu và xác định hướng nghiên cứu của luận án. 2/ Xây dựng khung lý thuyết liên quan đến đề tài. 3/ Khảo sát HĐNN trì hoãn trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt với các cách biểu đạt trực tiếp và gián tiếp; so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong việc thực hiện các cách biểu đạt HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4/ Tìm hiểu các phương tiện biểu đạt lịch sự trong việc thực hiện HĐNN trì hoãn của người Anh/Mỹ và người Việt; so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện biểu đạt lịch sự của người Anh/Mỹ và người Việt. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Với tư cách HĐNN trì hoãn thuộc nhóm kết ước, đề tài nghiên cứu các nội dung liên quan đến cấu trúc, ngữ nghĩa của HĐNN trì hoãn trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt; và các phương tiện biểu đạt lịch sự trong việc thực hiện HĐNN trì hoãn của người Anh/Mỹ và người Việt. 3.3 Tư liệu nghiên cứu Luận án ý thức rằng, nguồn ngữ liệu lấy từ các ngôn ngữ tự nhiên trong 3 các cuộc hội thoại hằng ngày thông qua hình thức ghi âm là nguồn ngữ liệu lý tưởng nhất trong nghiên cứu về vấn đề giao tiếp. Tuy nhiên, việc ghi âm các cuộc hội thoại hằng ngày gặp không ít khó khăn (sự đồng ý cho phép ghi âm từ người được ghi âm, chi phí gỡ băng tốn kém...). Do vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học chọn ngữ liệu trong các tác phẩm văn học làm tư liệu nghiên cứu. Về vấn đề này, quan điểm của luận án cho rằng các đoạn hội thoại trong các tác phẩm văn học ít nhiều cũng được xây dựng trên mô hình giao tiếp đời thường, tuy thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương nhưng tác phẩm văn học thường phản ánh, tái hiện đời sống và lấy chất liệu của đời sống hiện thực để phản chiếu, vì vậy hội thoại trong tác phẩm văn học tương đối gần với giao tiếp hội thoại hằng ngày nên chúng vẫn phản ánh được ngôn ngữ giao tiếp đời thường ở mức độ nhất định, tuân theo những quy định chung về giao tiếp. Vì những lý do trên, tư liệu nghiên cứu trong luận án là các lời thoại được thu thập từ nguồn chính là các tác phẩm tiểu thuyết. Luận án sử dụng ngữ liệu từ các tiểu thuyết được ưa chuộng của các tác giả nổi tiếng trong văn học Anh/Mỹ và văn học Việt. Tuy số lượng tiểu thuyết trong hai ngôn ngữ không tương đương (tiếng Anh: 47 cuốn; tiếng Việt 32 cuốn) nhưng theo thống kê của chúng tôi dung lượng số trang trong hai nguồn ngữ liệu là tương đương do các truyện có độ “dày”, “mỏng” khác nhau. Trong văn học Anh/Mỹ, từ 47 tiểu thuyết luận án tìm được169 đoạn thoại có chứa HĐNN trì hoãn. Trong văn học Việt Nam, từ 32 tiểu thuyết luận án tìm được 190 đoạn thoại chứa HĐNN trì hoãn. Các ví dụ bằng tiếng Anh được chúng tôi tạm dịch tương đương sang tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu và thủ pháp nghiên cứu như sau: 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này dùng để mô tả đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của 4 HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4.2. Phương pháp phân tích hội thoại Luận án sử dụng phương pháp phân tích hội thoại để nhận diện HĐNN trì hoãn được thực hiện theo cách trực tiếp hay gián tiếp, từ đó phân tích ngữ liệu trong các đoạn thoại. 4.3 Phương pháp so sánh đối chiếu Luận án sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu HĐNN trì hoãn trực tiếp và HĐNN trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sử dụng nguyên tắc đối chiếu song song. Ngoài ra luận án còn sử dụng kết hợp một số thủ pháp khác như: thủ pháp thống kê phân loại để thu thập ngữ liệu phân loại chúng theo hình thức và các phương tiện biểu hiện; thủ pháp mô hình hóa để mô hình hóa các biểu thức của HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt; thủ pháp cải biến để đánh giá các phương tiện có giá trị lịch sự hay bất lịch sự trong các phát ngôn trì hoãn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án là một công trình đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các cách biểu đạt của HĐNN trì hoãn trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt, góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệt của HĐNN trì hoãn trong hai ngôn ngữ. Thứ hai, luận án đi sâu tìm hiểu các phương tiện biểu đạt mức độ lịch sự trong các phát ngôn trì hoãn, từ đó góp phần đánh giá khái quát mức độ lịch sự của từng phát ngôn trì hoãn, so sánh, đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt về các phương tiện biểu đạt lịch sự của người Anh/Mỹ và người Việt. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Thông qua khối tư liệu cụ thể, luận án góp phần làm rõ khái niệm HĐNN 5 trì hoãn, các biểu thức của HĐNN trì hoãn trực tiếp và gián tiếp, làm rõ sự tương đồng và khác biệt của HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Thêm nữa, cũng từ góc độ dụng học, luận án tiến hành tìm hiểu các phương tiện lịch sự biểu hiện qua việc sử dụng chiến lược trì hoãn trực tiếp và trì hoãn gián tiếp của người Anh/Mỹ và người Việt. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp cho người Việt và môn tiếng Việt cho người nước ngoài, nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Anh và tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ và bản ngữ. Đồng thời, kết quả luận án cũng góp phần quan trọng cho công tác biên phiên dịch Anh-Việt và Việt-Anh. 7. Bố cục luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương này trình bày một cách ngắn gọn tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến HĐNN nói chung và HĐNN trì hoãn nói riêng, đồng thời trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm: khái quát hóa các lý thuyết về HĐNN, xác lập một số khái niệm liên quan đến HĐNN trì hoãn, lý thuyết về hội thoại, lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu, lý thuyết về lịch sự và một số vấn đề ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến HĐNN trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 2: Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương này đi sâu miêu tả và phân tích các đặc điểm của HĐNN trì hoãn 6 trực tiếp thông qua các dấu hiệu chỉ dẫn ở lời (IFIDS), bao gồm các động từ ngữ vi trì hoãn, các từ ngữ trì hoãn chuyên dùng, các kiểu kết cấu trì hoãn chuyên dùng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ kết quả thu được, luận án tiến hành đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng HĐNN trì hoãn trực tiếp của hai ngôn ngữ này. Chương 3: Đối chiếu hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt Trong chương 3, căn cứ vào dấu hiệu về ngữ cảnh, thái độ và suy ý của người nói và người nghe, luận án tập trung nhận diện và miêu tả các HĐNN khác có đích ở lời là HĐNN trì hoãn. Từ kết quả thu được, luận án tiến hành đối chiếu sự tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng HĐNN trì hoãn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 4: Đối chiếu các phương tiện biểu đạt lịch sự của hành động ngôn ngữ trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương này tìm hiểu các phương tiện biểu đạt lịch sự trong hai ngôn ngữ, từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của các phương tiện này trong tiếng Anh và tiếng Việt. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trên thế giới Trên thế giới có hai hướng chính nghiên cứu về HĐNN: lý thuyết và ứng dụng. Hướng nghiên cứu lý thuyết tiêu biểu với hai tác giả Austin (1962) và Searle (1969). Thứ nhất, Austin là người có công đầu tiên trong việc xây dựng lý thuyết HĐNN. Năm 1962, sau khi Austin mất, tập hợp vở ghi các bài giảng của ông ở Trường Đại học Harvard liên quan đến HĐNN được học trò in thành sách với tên gọi How to Do Things with Words (Hành động như thế nào bằng lời nói) [84]. Trong [87], Austin đã phát biểu một mệnh đề rất quan trọng mà bất kì ai khi đọc nó đều ghi nhớ, đó là nói tức là làm (When I say, () I do) [87,6]. Austin nhấn mạnh nói năng là hành động giống hành động khác của con người, có điều hành động đó được thực hiện bằng lời nói, nó gây ra biến đổi nào đó trong thực tế và ảnh hưởng đến đối tượng tiếp nhận. Thứ hai, Searle (1969), nhà triết học ngôn ngữ người Mỹ, cũng là học trò của Austin, đã kế thừa và tiếp tục phát triển lý thuyết HĐNN của Austin. Đối với Searle, HĐNN có thể diễn giải là Nói là hành động tuân theo điều kiện (Talking is performing acts according to rules) [115, 22]. Mỗi HĐNN sẽ được thực hiện theo những điều kiện khác nhau. Theo Searle, một HĐNN được thực hiện đồng thời ba hành động: hành động phát ngôn (utterance act), hành động mệnh đề (propositional act), hành động tại lời (illocutionary act). Trong đó, hành động phát ngôn tương đương với hành động tạo lời của Speaker (S), dùng các đơn vị ngôn ngữ để tạo ra lời nói; hành động mệnh đề là nội dung của lời nói và nội dung này có thể đánh giá theo tiêu chí chân trị; hành động tại lời là sự bày tỏ chủ ý, ý định của S trong câu. Trên thực tế, lý thuyết HĐNN của Austin và Searle có những nét tương 8 đồng và khác biệt. Về mặt tương đồng, công trình của Austin và Searle đều có chung mục đích nghiên cứu về HĐNN, mặc dù chúng có tên gọi khác nhau. Lý thuyết của Austin và Searle đều liên quan đến ngữ dụng học. Cả hai tác giả đều quan tâm đến hành động gián tiếp, một dạng đặc biệt của hành động tại lời. Về mặt khác biệt, Austin quan tâm đến hiệu quả nhiều hơn cách bày tỏ của người nói. Trong khi đó, Searle cho rằng HĐNN chính là dùng lời nói để bày tỏ ý của mình. Khác với Austin, Searle không quan tâm đến hiệu quả của HĐNN mà quan tâm đến cách bày tỏ của người nói nhiều hơn nội dung và cần người nghe cắt nghĩa. Austin phân HĐNN thành 3 kiểu: hành động tạo lời, hành động tại lời, hành động mượn lời. Còn Searle chú ý đến 3 loại HĐNN của con người: hành động phát ngôn, hành động mệnh đề và hành động tại lời. Trong công trình Pragmatics (Dụng học – Một số dẫn luận nghiên cứu), Yule (1996) đã xem ngữ dụng học là ngành khoa học tập trung vào nghiên cứu ý nghĩa thuộc về người nói, ý nghĩa của ngữ cảnh, những cách giúp thông báo được chuyển tải nhiều hơn những gì nói ra bằng lời, thể hiện khoảng cách tương đối. Yule cũng cho rằng HĐNN bao gồm ba hành vi có liên quan đến nhau: hành động tạo lời, hành động tại lời, hành động ngoài lời. Trong công trình này, Yule cũng đưa ra quan điểm và luận định của mình về HĐNN trực tiếp. Ngoài ra, trong nghiên cứu về lý thuyết HĐNN, không thể không kể đến công trình nghiên cứu Speech Act Theory and Pragmatics (Lý thuyết về HĐNN và Ngữ dụng học) của John Searle, Ference Kiefer và Manfred Bierwisch (chủ biên, 1980). Trong nghiên cứu này, nhiều bài viết liên quan đến lý thuyết về HĐNN của Austin và Searle được đề cập, chẳng hạn: bài Semantic Structure and Illocutionary Force (Cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung) của Manfred Bierwisch; bài Situational Context and Illocutionary Force (Ngôn cảnh tình huống và lực ngôn trung) của Wolfgang Motsch; bài Some Remarks on Explicit Performatives, Indirect Speech Acts, Locutionary Meaning and Truth –Value 9 (Một số nhận xét về câu ngôn hành tường minh, hành động ở lời gián tiếp, ý nghĩa tạo lời và chân trị) của Francois Recanati; bài Illocutionary logic and Self – Defeating Speech acts (Lô gích của hành động ở lời và thất sách của hành động) của Daniel Vanderveken ... Nói chung các tác giả kể trên đã bàn đến những khía cạnh khác nhau của HĐNN với tư cách là một trong những trụ cột của ngữ dụng học hiện đại (cùng với quy chiếu, hàm ngôn hội thoại, lí thuyết hội thoại). Bên cạnh những nghiên cứu mang tính lý thuyết kể trên, các nghiên cứu có tính ứng dụng trên thế giới có thể kể đến một số tác giả và công trình tiêu biểu sau: Các vấn đề về phát ngôn ngôn hành và HĐNN trong tiếng Anh được G.N Leech (1983) thảo luận khá kỹ trong công trình Principles of Pragmatics (Những nguyên lí ngữ dụng học). Trong công trình này, Leech không quan tâm lắm đến việc phân loại các HĐNN theo cách thức khác so với Austin hay Searle vì lực ngôn trung là một vấn đề khá mập mờ, không phải đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp mà là của ngữ dụng học. Về vấn đề phân loại HĐNN, Anna Weirzbicka (1987) đã rất thành công với công trình English speech act verbs (Động từ ngôn hành trong tiếng Anh). Tác giả chủ trương dùng siêu ngôn ngữ (metalanguage) của ngữ nghĩa, gồm các nhân tử ngữ nghĩa (semantic prime) để giải nghĩa 270 động từ ngôn hành trong tiếng Anh và quy chúng về 37 nhóm: ra lệnh (order); cầu xin (ask 1); hỏi (ask 2); mời gọi (call); cấm (forbid); cho phép (permit); biện luận (argue); trách mắng (reprimand); giễu (mock); phê phán (blame); buộc tội (accuse); công kích (attack); cảnh báo (warn); khuyến cáo (advise); cho tặng (offer); khen ngợi (praise); hứa hẹn (promise); cám ơn (thank); tha thứ (forgive); than phiền (complain); cảm thán (exclaim); đoán định (guess); gợi ý (hint); kết luận (conclude); kể (tell); thông tin (inform); tóm tắt (sum up); chấp nhận (admit); 10 xác tín (assert); củng cố (confirm)...9), do chủ ngữ là Họ (ngôi thứ ba) nên động từ hứa được dùng theo lối miêu tả thông thường (kể lại một hành động ngữ vi của người khác). Chẳng hạn các động từ khất, hoãn trong (10) dưới đây là những ĐTNV trì hoãn do chúng thỏa mãn các điều kiện của Austin về hiệu lực ngữ vi: chủ ngữ ở ngôi thứ nhất (con); động từ ở thì hiện tại, không có dấu hiện tình thái (khất/ hoãn); thể chủ động và thức thực thi. (10) A: Trả tiền U đi con? B1: Con khất U đến mai nhớ. B2: Con hoãn U đến mai nhớ. [HT] Như vậy, 5 IFIDs được trình bày ở trên là các dấu hiệu khá rõ để nhận diện các HĐNN. Việc nhận diện HĐNN trì hoãn cũng không nằm ngoài các dấu hiệu IFIDS trên. Tuy nhiên, do ngữ liệu khảo sát trong luận án được lấy từ các văn bản viết (các tác phẩm văn học) cho nên dấu hiệu về ngữ điệu, theo chúng tôi, không được thể hiện rõ ràng. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, trong quá trình nhận diện các HĐNN trì hoãn, luận án chỉ căn cứ vào 4/5 IFIDS đã nêu, bao gồm: các từ ngữ chuyên dùng, các kết cấu chuyên dùng, động từ ngữ vi và ngữ cảnh. 1.2.1.5 Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp Một HĐNN có cùng một hiệu lực ở lời có thể được phát ngôn dưới các hình thức khác nhau. Căn cứ vào mức độ chân thực thể hiện hành động ở lời và mức suy ý của người nhận phát ngôn trong những ngữ cảnh cụ thể mà hầu hết các HĐNN được phân chia theo hai loại: HĐNN trực tiếp (direct speech acts) và HĐNN gián tiếp (indirect speech acts). a. Hành động ngôn ngữ trực tiếp George Yule cho rằng: An utterance is seen as a direct speech act when there is a direct relationship between the structure and the communicative 27 function of the utterance. Direct speech acts therefore explicitly illustrate the intended meaning the speaker has behind making that utterance. “Hành động ngôn ngữ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng và là hành động được thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng”. [116,54-55]. Ví dụ: (11) Mai bạn có xem trận chung kết AFF Cup với mình không? – hành động hỏi. (12) Chiếc váy này đẹp quá! - hành động khen. (13) Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn rất nhiều. – hành động cảm ơn. Mỗi phát ngôn ở trên tương ứng với đích ở lời khác nhau. Phát ngôn (11) đích phù hợp với đích hỏi – hành động hỏi; phát ngôn (12) phù hợp với đích ở lời là khen – hành động khen; phát ngôn (13) phù hợp với đích ở lời là cảm ơn – hành động cảm ơn. Như vậy, HĐNN trực tiếp là những hành động được dùng đúng với các điều kiện sử dụng, đúng với các đích ở lời của chúng. Hay nói cách khác đó là những hành động ở lời được dùng một cách quy chuẩn, điển hình. Theo chúng tôi, HĐNN trực tiếp là sự nói thẳng vào vấn đề, không chứa hàm ý hay ẩn ý. b. Hành động ngôn ngữ gián tiếp Trong thực tế giao tiếp, có rất trường hợp hành động ở lời được dùng không quy chuẩn, có nghĩa là hành động này được sử dụng nhằm đạt tới đích của một hành động ở lời khác. Searle (1979) đã đặt cho những hành động này cái tên là hành động ở lời gián tiếp (indirect speech acts). Trong công trình Các hành động ngôn ngữ gián tiếp (Indirect Speech Acts), Searle cho rằng “Một hành động ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành động ở lời khác sẽ được gọi là hành động ở lời gián tiếp”. Ví dụ: (14) A: Cho em vay một ít tiền được không? 28 B: Chị vừa mua máy tính. Trong ví dụ (14), phát ngôn Chị vừa mua máy tính là phát ngôn hướng tới mục đích ở lời là từ chối được thực hiện gián tiếp thông qua hành động thông báo. Khi bàn về HĐNN gián tiếp, Searle (1979) nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của ngữ cảnh trong việc tạo hiệu lực ở lời của các HĐNN gián tiếp. Chẳng hạn, nội dung lời nói sau của mẹ nói với con: “Bố sắp về rồi đấy!” đối với người ngoài là lời thông báo; nhưng đối với người bố hay cáu kỉnh thậm chí là đánh mắng người con có tính hay lề mề, đang làm bài tập mãi mà chưa xong, thì đây là hành động đe dọa hoặc cảnh báo. Hiệu lực ở lời đây là: S (mẹ) đe dọa/cảnh báo H (con), nếu H không làm nhanh nhanh lên, H sẽ bị gặp rắc rối với bố H. Tuy nhiên, cần nói thêm, giữa những người tiếp nhận và người thực hiện HĐNN phải có sự hiểu biết chung thì HĐNN đó mới có hiệu lực. Đây cũng chính là lý do khiến lý thuyết HĐNN trở thành một trong những vấn đề trung tâm của ngữ dụng học (như đã có dịp nói trên đây, cùng với lý thuyết quy chiếu, lý thuyết tiền giả định, lý thuyết hàm ngôn, lý thuyết hội thoại). Như vậy, HĐNN trực tiếp và HĐNN gián tiếp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiệu lực ở lời gián tiếp là cái thêm vào hiệu lực ở lời trực tiếp. Muốn nhận diện và xem xét cơ chế vận hành của một HĐNN cụ thể phải xem xét HĐNN đó ở cả dạng trực tiếp và gián tiếp. Đây cũng là lý thuyết căn bản được sử dụng trong qua trình nghiên cứu HĐNN trì hoãn. 1.2.2 Hành động ngôn ngữ “trì hoãn” 1.2.2.1 Khái niệm hành động ngôn ngữ “trì hoãn” Theo Từ điển tiếng Việt (2003), trì hoãn là để chậm lại, làm kéo dài thời gian. Ví dụ: Việc gấp phải làm ngay, không trì hoãn tới ngày mai. [77,1034] Theo Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2003), postpone (trì hoãn) là to arrange an event, etc. to take place at a later time or date (lùi việc hoặc sự kiện gì đó để nó diễn ra ở thời điểm khác trong tương lai). Ví dụ: 29 We have to postpone the meeting until next week. (Chúng ta cần hoãn cuộc họp đến tuần tới). Defer cũng là trì hoãn: to delay sth until a later time (lùi làm việc gì đó đến thời điểm khác trong tương lai). Theo Từ điển đồng nghĩa Oxford Learner’s Thesaurus (2006), đồng nghĩa với postpone hay defer còn có một số từ khác: delay, put off, procrastinate, shelve, stay, linger, wait, prolong, tarry, stall, filibuster, loiter, hold up, detain, impede, retard, arrest, deter, hamper, check, restrain, obstruct, inhibit, restrict, clog... Trên thế giới thuật ngữ trì hoãn được dùng là postpone/ postponement, defer/ deferral/ deferment, delay/ delaying. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ trì hoãn trong tiếng Anh là postponement (postpone (động từ)) mang nghĩa làm chậm hoặc lùi việc làm việc gì đó trong tương lai. Điều cần lưu ý ở đây là chúng tôi quan tâm đến trì hoãn như một HĐNN. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, Searle (1969) đã phân loại các HĐNN thành 5 lớp: biểu hiện (representatives), điều khiển (directives), kết ước (commissives), biểu cảm (expressives) và tuyên bố (declarations). Dựa theo cách phân loại của Searle, như đã có dịp phân tích trên đây, HĐNN trì hoãn vừa thuộc nhóm tuyên bố, điều khiển vừa thuộc nhóm kết ước, trong đó HĐNN trì hoãn ở nhóm kết ước là trọng tâm nghiên cứu của luận án. Ở các phần tiếp theo, luận án tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến HĐNN trì hoãn trên quan điểm HĐNN trì hoãn thuộc nhóm kết ước, tức là S trì hoãn A của chính S hoặc hành động mà S có trách nhiệm phải thực hiện trong tương lai. Theo đó, HĐNN trì hoãn thuộc vào nhóm kết ước: là hành động S cam kết sẽ thực hiện, nhưng không phải tức thời, mà là một thời điểm nào đó có thể xác định hoặc không xác định trong tương lai với những điều kiện nào đó. Dựa vào bốn điều kiện thực hiện hành động ở lời của Searle (1969), chúng tôi tiến hành nhận diện và xác định các điều kiện thực hiện hành động 30 trì hoãn như sau: i. Điều kiện nội dung mệnh đề: hành động A đáng lẽ trước thời điểm nói S phải thực hiện, nhưng chưa được thực hiện đối với H hoặc đối với chính S. ii. Điều kiện chuẩn bị: S chưa có khả năng hay điều kiện thực hiện A. S tin rằng H sẽ chấp nhận lời trì hoãn. Và nếu không trì hoãn thì cả S và H sẽ không chắc chắn S sẽ thực hiện A vào thời điểm t (time) nào đó trong tương lai. iii. Điều kiện chân thành: S mong muốn H sẽ chấp nhận lời trì hoãn, S mong muốn A được thực hiện vào thời điểm khác trong tương lai. iv. Điều kiện căn bản: Nhằm dẫn H đến việc chấp nhận lời trì hoãn của S, lùi việc thực hiện A vào thời điểm khác trong tương lai. Hãy xem xét đoạn thoại giữa Út Thêm và Chương: (15) Một lát sau, Út Thêm xách giỏ đi ngang. Hôm nay không có thúng thóc đội trên đầu, trông nó duyên dáng và mềm mại hơn. Nhác thấy tôi, nó mỉm cười hỏi ngay: - Xoài của Út đâu? Trời đất, sáng sớm gặp tôi, nó không thèm chào hỏi mà nhắc ngay đến chuyện ăn uống! Con nhỏ này ... tham ăn dễ sợ! Tôi than thầm trong bụng và bối rối xòe tay ra: - Đâu có đây! Tôi cất trong nhà. Lát nữa, đợi Út Thêm đi chợ về, tôi mới đưa. [V14,79] Trong ví dụ này, người nói (nv tôi – tên Chương trong tác phẩm) muốn thực hiện hành động trì hoãn thì phát ngôn Lát nữa, đợi Út Thêm đi chợ về, tôi mới đưa trong đoạn thoại trên phải thỏa mãn 4 điều kiện về hành động ở lời như sau: Điều kiện mệnh đề: Bản chất của hành động của S (nhân vật tôi - Chương) 31 thực hiện là nhằm trì hoãn việc đưa xoài cho Út Thêm. Trước câu hỏi của Út Thêm Xoài của Út đâu?, đáng lẽ Chương phải thực hiện luôn. Tuy nhiên, ở đây anh ta đưa ra đề nghị lát nữa mới thực hiện. Điều kiện chuẩn bị: khi thực hiện hành động trì hoãn này, Chương phải hiểu mong muốn này của mình vẫn có thể phù hợp với lợi ích của Út Thêm. Út Thêm có thể đồng ý hoặc không đồng ý với đề nghị của Chương. Điều kiện tâm lý: Khi hành động trì hoãn được thực hiện, Chương mong đợi Út Thêm hiểu được nguyện vọng của mình mà chấp nhận việc trì hoãn bằng cách đưa ra thời điểm cụ thể sẽ làm trong tương lai đợi Út Thêm đi chợ về. Điều kiện căn bản: Khi đưa ra hành động này, Chương đã bị ràng buộc trách nhiệm thực hiện hành động đưa xoài của mình trong tương lai, Út Thêm có quyền chờ đợi và hưởng thụ kết quả của lời trì hoãn của Chương. Như vậy, khi được thực hiện, một HĐNN sẽ bị ràng buộc trong các điều kiện cụ thể - những điều kiện tâm lý, trách nhiệm... của người thực hiện hành động cũng như người tiếp nhận nó. Từ những cơ sở lý thuyết trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa: HĐNN “trì hoãn” là hành động S thực hiện nhằm níu kéo, làm chậm lại thời gian thực hiện A nào đó của chính S hoặc của một nhóm người trong đó có S đến một thời điểm khác trong tương lai. 1.2.2.2 Hành động ngôn ngữ trì hoãn trực tiếp và hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp Căn cứ vào khái niệm về HĐNN trực tiếp và HĐNN gián tiếp ở trên, HĐNN trì hoãn trực tiếp và HĐNN trì hoãn gián tiếp được nhận diện như sau: (i) Hành động ngôn ngữ trì hoãn trực tiếp HĐNN trì hoãn trực tiếp là hành động có sự phù hợp giữa hiệu lực ở lời với hình thức câu chữ biểu thị hành động đó. Do vậy, để nhận diện được HĐNN trì hoãn cần dựa vào phương tiện từ vựng: động từ ngữ vi (ĐTNV). Mức độ sử 32 dụng ĐTNV trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt sẽ được chúng tôi bàn sâu hơn ở chương 2 của luận án. Bên cạnh ĐTNV, việc nhận diện HĐNN trì hoãn trực tiếp còn dựa vào các dấu hiệu chỉ dẫn ở lời chỉ báo hành động ở lời trì hoãn trực tiếp như: các từ ngữ chuyên dùng, các kết cấu chuyên dùng trong các BTNV. Như đã trình bày ở trên, do nguồn ngữ liệu được khảo sát được trích từ các đoạn thoại trong các tác phẩm văn học, do vậy thật khó có thể nhận diện các dấu hiệu về trọng âm và ngữ điệu bằng các giác quan và hình thức chữ viết. Các tính chất đặc trưng về trường độ, cao độ, cường độ của trọng âm và ngữ điệu cần được nhận diện, đo đạc một cách chính xác thông qua các hỗ trợ từ thiết bị máy móc hiện đại. Vì vậy, vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn so với phạm vi của luận án. Chẳng hạn HĐNN trì hoãn trực tiếp được nhận diện thông qua các dấu hiệu ngôn hành trong cuộc thoại sau: (16) - Thôi, chú cháu mình đi! - Bây giờ đi đâu? - Chú sẽ dẫn cháu đến trường cấp một Phương Nam. Chỗ này thường ngày chú vẫn tạt qua. Phải có chú dẫn đi mới được. Cháu là “ma mới”, đi một mình không khéo bị “ma cũ” bắt nạt. Thôi, mình đi! - Chú chờ cháu một chút! Cháu phải thay đồ đã! [V10,24] Ở ví dụ này, phát ngôn Chú chờ cháu một chút! được thực hiện theo kết cấu cầu khiến có sự xuất hiện của các từ ngữ chuyên dùng là chờ và một chút. Đích ở lời của phát ngôn là S (cháu Thường) muốn trì hoãn lời đề nghị Thôi mình đi của H (chú Kiến). Trong phát ngôn này, nhờ vào các từ ngữ chuyên dùng (chờ, một chút) kết hợp với kết cấu chuyên dùng (kết cấu cầu khiến) H đã hiểu được mục đích phát ngôn của S mà không cần phải suy ý gì. (ii) Hành động ngôn ngữ trì hoãn gián tiếp HĐNN trì hoãn gián tiếp là là hành động có hiệu lực ở lời của hành động 33 trì hoãn nhưng lại được thực hiện thông qua một HĐNN khác. Để hiểu được đúng đích tại lời của HĐNN trì hoãn gián tiếp, người đọc, người nghe phải dựa các lượt lời trước và sau trong cuộc thoại, dựa vào hàm ngôn của phát ngôn, ngữ cảnh của phát ngôn, cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, thái độ của người phát ngôn ra HĐNN đó. Chẳng hạn: S và H là bạn bè của nhau. H muốn mượn quyển truyện “best seller” (bán chạy nhất) của S. S có thể trì hoãn cho H mượn bằng các cách như sau: (17) Please wait until I finish reading it. (Bạn chờ tớ đọc xong đã nhé) (18) I am afraid you can’t use it now. I haven’t finish reading yet. (Mình e rằng bạn không thể dùng nó bây giờ vì mình vẫn chưa đọc xong.) (19) Don’t you know that I have just started reading it? (Chẳng lẽ bạn không biết tớ vừa mới bắt đầu đọc à?) Các phát ngôn trên đều có hiệu lực ở lời trì hoãn. Nhưng xét về hình thức câu chữ, phát ngôn (17) có hình thức của HĐNN trì hoãn dùng động từ trì hoãn chuyên dùng wait, các phát ngôn trì hoãn (18), và (19) có hình thức của hành động thông báo, từ chối. Theo lý thuyết HĐNN của Austin (1962) và Searle (1969), HĐNN trì hoãn biểu thị trong phát ngôn (17) là HĐNN trì hoãn trực tiếp, HĐNN trì hoãn được biểu thị trong phát ngôn (18) và (19) được gọi là HĐNN trì hoãn gián tiếp. Khi nhận diện các HĐNN gián tiếp, theo các nhà nghiên cứu, ngữ cảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dựa vào quan hệ giữa các câu với ngữ cảnh có thể phân biệt các hành động với nhau. Cũng dựa vào ngữ cảnh H có thể hiểu được ý đồ gián tiếp mà S muốn hướng đến. Trong nghiên cứu này, tiêu chí ngữ cảnh là tiêu chí rất quan trọng trong việc nhận diện HĐNN trì hoãn trong hội thoại đồng thời phân biệt HĐNN trì hoãn với một số HĐNN khác. Chẳng hạn, dựa vào ngữ cảnh trong ví dụ (20), (21) ta có thể phân biệt được hành động trì 34 hoãn với hành động hứa và từ chối. Xét ví dụ (20): Quý ròm mỉm cười: - Rủ tụi tao chơi đá bóng hả? - Không! – Đỗ Lễ đè tay lên ngực - Chuyện này hấp dẫn hơn đá bóng nhiều. Ba cặp mắt lập tức tròn xoe: - Chuyện gì vậy? Mặt Đỗ Lễ thoắt nghiêm trọng: - Chuyện này không thế nói giữa sân trường được. [V7, 237] Phát ngôn Chuyện này không thế nói giữa sân trường được hoàn toàn có thể coi là một phát ngôn có lực ngôn trung từ chối nếu nó đứng độc lập. Bởi, theo từ điển tiếng Việt (2003), từ chối nghĩa là không chịu nhận cái được dành cho hoặc yêu cầu. Xét về cấu trúc không... được trong phát ngôn là cấu trúc dùng cho hành động từ chối. Ở đây, người nói từ chối việc nói việc gì đó ở giữa sân trường. Tuy nhiên, phát ngôn Chuyện này không thế nói giữa sân trường được được cho là phát ngôn mang hiệu lực ngữ vi trì hoãn nếu đặt nó trong ngữ cảnh giao tiếp giữa Quý ròm và Đỗ Lễ. Trước sự nôn nóng của Quý ròm muốn Đỗ Lễ nói luôn chuyện gì đang xảy ra (Chuyện gì vậy?), Đỗ Lễ đã không muốn trả lời ngay chỗ đông người mà muốn hoãn việc tiết lộ chuyện gì đó cho Quý ròm và các bạn, có thể hoãn đến khi vắng người hoặc một lúc nào đó trong tương lai. Như vậy, chính ngữ cảnh giao tiếp giữa Quý ròm và Đỗ Lễ đã đảm bảo cho việc nhận diện ra Chuyện này không nói giữa sân trường được là một phát ngôn có lực ngôn trung trì hoãn. Rõ ràng, từ chối là chối bỏ hoặc không nhận yêu cầu của ai đó còn trì hoãn là làm chậm lại, lùi lại, người nói có làm nhưng không phải làm ngay lập tức mà vào một thời gian khác trong tương lai. Xét tiếp ví dụ sau: (21) “Hang on.” said Hagrid, looking down into the crate, “there’s a 35 spare niffler here ... who’s missin? Where’s Hennione?” “She had to go to the hospital wing,” said Ron. “We’ll explain later.” Harry muttered; Pansy Parkinson was listening. (Lão Hagrid ngó xuống cái thùng cây thưa, nói: “Khoan đã. Còn dư một con Đào mỏ ở đây. Thiếu ai vậy? Hermione đâu rồi?” Ron đáp: “Dạ, bạn ấy phải đi bệnh thất ạ.” Harry thì thầm: “Tụi con sẽ giải thích sau.” Pansy đang dỏng tai nghe ngóng.) [E27,351] Trong trường hợp này, phát ngôn We’ll explain later (Tụi con sẽ giải thích sau) chưa đủ căn cứ để kết luận đây là HĐNN trì hoãn. Bởi nếu chỉ dựa vào biểu thức ngữ vi We’ll explain later (Tụi con sẽ giải thích sau) thì người ta cũng có thể hiểu đây là HĐNN hứa. Theo theo từ điển tiếng Việt (2003), hứa nghĩa là nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình, là sẽ làm việc gì đó mà người ấy đang quan tâm. Hứa thường được dùng ở thì tương lai cùng với trạng từ thời gian trong tương lai với cấu trúc phổ biến là: S + will/’ll + V + future time. Căn cứ vào dấu hiệu cấu trúc và từ ngữ chuyên dùng (will explain: sẽ giải thích) và (later nghĩa là sau, lúc sau) chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định đây là BTNV của hành động hứa. Nhưng nếu chúng ta biết thêm rằng, S nói We’ll explain later (Tụi con sẽ giải thích sau) là nói trong điều kiện đáng lẽ ra Harry phải giải thích cho thắc mắc của thầy giáo ngay khi thầy phát hiện không thấy Hermione ở trong phòng thì chắc chắn đây là BTNV của hành động trì hoãn. Như vậy, theo đề cập ở trên, trì hoãn là hoãn một việc phải làm nhưng chưa làm ngay lúc này mà sẽ làm vào một thời gian khác trong tương lai, còn hứa là hứa sẽ làm việc gì đó nhưng có thể không phải làm (hoặc không làm). 1.2.2.3 Hành động ngôn ngữ “trì hoãn” trong lý thuyết hội thoại Khi nghiên cứu về HĐNN, các vấn đề về lý thuyết hội thoại không thể bỏ qua bởi các HĐNN không thể thực hiện ở dạng cô lập mà phải đặt nó trong 36 chuỗi các HĐNN, tức là xét đến những hành động đi trước và đi sau nó. Lý thuyết hội thoại bao gồm nhiều vấn đề, trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ trình bày một số vấn đề lý thuyết hội thoại liên quan đến việc triển khai đề tài. (i) Đặc điểm, cấu trúc và các yếu tố cấu thành hội thoại Theo Đỗ Hữu Châu [7,201]: “hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Cuộc thoại là một lần trao đổi, nói chuyện giữa các cá nhân trong một hoàn cảnh xã hội nào đó. Các cuộc thoại tuy thiên biến vạn hóa về kiểu loại, với những đơn vị phân định không thật rõ ràng nhưng giữa chúng vẫn có những điểm chung về cấu trúc”. Trong cuộc thoại, các nhân vật tham gia đều luân phiên trao đổi lượt lời với nhau. Lượt lời là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại. Theo Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng [8,629]: “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời (turn at talk)”. Lượt lời là đơn vị cơ sở của hội thoại, với những đơn vị cơ sở này, cuộc trao đổi tức cuộc thoại chính thức được tiến hành. Bàn về tham thoại, Đỗ Hữu Châu cho rằng “tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định và một lượt lời có thể gồm nhiều tham thoại mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại” [6,630]. Như vậy, lượt lời và tham thoại là hai khái niệm khác biệt. Về nguyên tắc, các cặp thoại ít nhất phải có hai tham thoại của hai nhân vật. Trong thực tế, tổ chức các lượt lời trong một cặp thoại khá phức tạp. Mỗi lượt lời có thể có nhiều tham thoại, và có kiểu liên kết các lượt lời khác nhau. Theo trật tự tuyến tính của lời nói, tham thoại dẫn nhập là tham thoại thứ nhất của cặp thoại, có chức năng ở lời dẫn nhập, định hướng cho tham thoại hồi đáp trong cặp thoại, đồng thời, nó được quyết định bởi hành động chủ hướng - thành phần nòng cốt của tham 37 thoại. Tham thoại hồi đáp là tham thoại có chức năng ở lời hồi đáp chức năng ở lời (chủ hướng) của tham thoại dẫn nhập. Chức năng hồi đáp chỉ rõ mức độ thỏa mãn các trách nhiệm mà tham thoại ở lời dẫn nhập đặt ra. Nếu tham thoại hồi đáp thỏa mãn được đích của tham thoại dẫn nhập thì đó là hồi đáp tích cực. Ngược lại, nếu tham thoại hồi đáp đi ngược lại với đích của tham thoại dẫn nhập thì đó là hồi đáp tiêu cực. Trong một đoạn thoại, HĐNN trì hoãn bao giờ cũng là một tham thoại hồi đáp của tham thoại dẫn nhập trước đó. Tham thoại hồi đáp này luôn có xu hướng đưa ra các lý do để không thực hiện lời đề nghị yêu cầu của tham thoại dẫn nhập trước đó. Chính vì vậy HĐNN trì hoãn luôn được coi là tham thoại hồi đáp tiêu cực. Điều này có nghĩa là cặp thoại có HĐNN trì hoãn là cặp thoại không được ưa chuộng. Có thể minh họa các yếu tố cấu trúc hội thoại qua một cuộc thoại sau đây: (22) Sp1: (1) - Thủy Tiên nè. – Lâm đột ngột nói, ngạc nhiên về sự bạo gan của mình, có lẽ thái độ thân thiện của Thủy Tiên giúp đó đâm ra dạn dĩ. Sp2: (2)- Gì hở Lâm? Sp1: (3)- Lát nữa ấy mà. Sp2: (4)- Lát nữa sao? Sp1: (5)- Lát nữa Lâm hỏi Thủy Tiên chuyện này chút. Sp2: (6)- Chuyện gì vậy? Lâm ngó quanh, thấp giọng: Sp1: (7)- Chuyện này không nói chỗ đông người được. Thủy Tiên nhướn mày, nhưng nó vẫn vui vẻ đáp: Sp2 (8) - Vậy lát nói. [V9,31] Cuộc thoại trên gồm có 8 lượt lời và 7 cặp thoại. Mỗi cặp thoại do các tham thoại của hai nhân vật Sp1, Sp2 tạo thành. Trong mỗi cặp thoại Sp1, Sp2 luân phiên thay đổi từ các tham thoại hồi đáp của cặp thoại này lại trở thành tham thoại dẫn nhập của cặp thoại khác. Cặp thoại thứ nhất gồm tham thoại dẫn 38 nhập (1) có hành động chủ hướng là hỏi, tham thoại hồi đáp (2) có hành động chủ hướng là trả lời (Gì hở Lâm?). Ở cặp thoại 2, tham thoại hồi đáp (2) lại trở thành tham thoại dẫn nhập mà lời hồi đáp (3) có hành động thông báo (Lát nữa ấy mà). Trong cặp thoại 3, lời hồi đáp (3) bây giờ là tham thoại dẫn nhập có lời hồi đáp (4) chứa hành động hỏi (Lát nữa sao?). Trong cặp thoại 4, lời hồi đáp (4) cũng là tham thoại dẫn nhập cho lời hồi đáp (5) thông báo (Lát nữa Lâm hỏi Thủy Tiên chuyện này chút). Trong cặp thoại 5, lời hồi đáp (5) cũng là tham thoại dẫn nhập cho lời hồi đáp (6). Lời hồi đáp (6) lại trở thành tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại 6 chứa hành động hỏi (Có chuyện gì vậy?) chứa hàm ý đề nghị (Bạn nói tớ nghe xem nào!). Trong cặp thoại 7, lời hồi đáp (7) là tham thoại dẫn nhập cho lời hồi đáp (8) mang hành động chủ hướng từ chối (Chuyện này không nói chỗ đông người được) mang mục đích giao tiếp trì hoãn. Tham thoại hồi đáp (7) là tham thoại cuối cùng của cuộc thoại giữa Sp1 và Sp2. Các lượt lời (2), (4), (6), (8) là các hồi đáp tích cực. Lượt lời (7) là hồi đáp tiêu cực, mang hiệu lực ngữ vi trì hoãn. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của lời hồi đáp trì hoãn. S luôn luôn có xu hướng không đáp ứng yêu cầu của tham thoại (thường là các hành động đề nghị) trước đó. Do đặc điểm riêng biệt này, việc nhận diện HĐNN trì hoãn luôn luôn phải được đặt trong hội thoại. (ii) Các quy tắc trong hội thoại Orecchioni (1985) chia quy tắc hội thoại ra thành ba nhóm: (1) quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời; (2) quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại; (3) quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại - Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời Theo Sacks (1973) và các đồng tác giả, các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời bao gồm như sau: (1) vai nói thường xuyên phải trao đổi nhau (luân phiên) trong một cuộc thoại; (2) mỗi lần chỉ có một người nói; (3) lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài, do đó, cần có những biện pháp để 39 nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt; (4) vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không bao giờ kéo dài; (5) thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia không bị ngắt quãng hay dẫm đạp lên nhau; (6) trật tự nói trước nói sau của người nói không cố định, trái lại luôn luôn thay đổi (dẫn theo 6, tr227). - Quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại Là các qui tắc về cách kết cấu về mặt hình thức của hội thoại như đã nêu trên. - Quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại Quan hệ liên cá nhân là những quan hệ được hình thành giữa những người đối thoại với nhau trong một cuộc hội thoại. Theo một số nhà nghiên cứu, quan hệ này có thể được xem xét trên hai trục tọa độ là: trục ngang và trục dọc. + Trục ngang (còn gọi là trục khoảng cách hay trục thân cận): thể hiện khoảng cách tình cảm gần gũi, thân tình hay xa lạ giữa những người tham gia hội thoại. Quan hệ này có thể điều chỉnh được. Những quan hệ trên trục này được gọi là quan hệ ngang. Có những dấu hiệu phi lời, kèm lời và bằng lời để đánh dấu mức độ quan hệ này giữa những người tham gia hội thoại. + Trục dọc (còn gọi là trục quyền uy hay trục vị thế): thể hiện vị thế xã hội của những người tham gia hội thoại. Những quan hệ trên trục này được gọi là quan hệ dọc. Những quan hệ về vị thế cũng biểu hiện qua các dấu hiệu phi lời, kèm lời và bằng lời. Vị thế xã hội và quan hệ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, hình thức và cả quá trình hội thoại. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, những quan hệ liên nhân ảnh hưởng qua lại đến việc thực hiện phép lịch sự cũng như chiến lược sử dụng HĐNN, cụ thể là trực tiếp hay gián tiếp. Nói tóm lại, hội thoại chính là nơi giúp ta nhận diện chính xác HĐNN. Đặc biệt, việc nhận diện HĐNN trì hoãn gián tiếp cần phải được đặt trong hội thoại. Ngoài lời trao đáp, HĐNN còn có thể tìm thấy trong cấu tạo câu và trong văn bản 40 viết là lời dẫn của người kể chuyện hay tác giả, ở ngôn cảnh của cuộc hội thoại. 1.2.3 Lịch sự và các phương tiện thể hiện lịch sự trong hành động ngôn ngữ trì hoãn Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trên thế giới tồn tại ba khuynh hướng khi nghiên cứu về lịch sự. Khuynh hướng thứ nhất, đại diện là các nhà nghiên cứu lịch sự phương Tây, cho rằng lịch sự là chiến lược (strategic politeness). Đại diện cho khuynh hướng thứ hai là các nhà nghiên cứu lịch sự dựa trên cứ liệu ngôn ngữ của nền văn hóa phương Đông. Khuynh hướng này cho rằng lịch sự là chuẩn mực (normative politeness). Cuối cùng là khuynh hướng tiếp cận lịch sự như là tổng hợp của lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực – khuynh hướng lịch sự kết hợp (integrated approach). Tiêu biểu cho thuyết lịch sự chiến lược là ba học giả Lakoff, Leech, Brown & Levinson. Quy tắc lịch sự của Lakoff (1977) gồm 3 quy tắc nhánh: không áp đặt, dùng trong lịch sự xã giao; bỏ ngỏ sự lựa chọn, dùng trong lịch sự phi quy thức; tăng cường tình bằng hữu, dùng trong lịch sự phi quy thức. Leech (1983) xây dựng lý thuyết lịch sự dựa trên khái niệm lợi (benefit) và thiệt (cost) gây cho H. Theo đó, Leech cho rằng lịch sự là sự bảo toàn cân bằng xã hội và quan hệ thân thiện giữa ta (the self) và người (the other). Đồng thời, Leech đưa ra nguyên tắc lịch sự với 6 phương châm: khéo léo, hào hiệp, tán thưởng, khiêm tốn, tán đồng, cảm thông. Brown & Levinson (1987) đã đưa ra lý thuyết về những nguyên tắc trong giao tiếp nhằm đảm bảo tính lịch sự (politeness) và thể diện (face). Theo nguyên tắc này, các tác giả cho rằng hầu hết các hành động đều tiềm tàng khả năng tổn hại đến thể diện của ta và người, hay còn gọi là các hành động đe dọa thể diện (face threatening acts, viết tắt là FTA). Để làm dịu tác động đe dọa thể diện phải có hành động giữ thể diện (face-saving). Như vậy, theo các tác giả, lịch sự chính là chiến lược sửa đổi, giảm thiểu nguy cơ mất thể diện (face loss). Brown 41 & Levinson (1987) đề xuất 15 chiến lược lịch sự dương tính gồm: bày tỏ cho H sự chú ý của mình đối với H; nói phóng đại; tăng cường sự quan tâm của mình đối với H; sử dụng các dấu hiệu nhận diện đồng nhóm; tìm kiếm sự tán đồng, tức là tìm những đề tài mà đôi bên cùng quan tâm; tránh bất đồng; nêu ra những lẽ thường (chung cho cộng đồng cả S và H); hãy biết nói đùa vui; quan tâm tới sở thích của H; mời, hứa hẹn; hãy tỏ ra lạc quan; lôi kéo H cùng với mình làm chung một việc; nêu ra lí do của hành động; đòi hỏi sự có đi có lại; trao tặng H cái gì đó (tặng phẩm, sự cộng tác) và 10 chiến lược lịch sự âm tính, gồm: dùng lối nói gián tiếp đã thành qui ước; dùng các yếu tố rào đón hay tình thái hóa; tỏ ra bi quan; giảm thiểu sự áp đặt; tỏ ra kính trọng; xin lỗi; phi cá nhân hóa cả người nói và người nhận; trình bày FTA như một quy tắc chung; danh hóa; bày tỏ bằng lối nói thẳng rằng mình mang ơn H hoặc nói gần lộ liễu rằng H không phải chịu ơn mình về việc mình đã giúp cho H. Mặc dù các phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng các tác giả Lakoff, Leech, Brown & Levinson đều có chung quan điểm rằng lịch sự là chiến lược – chiến lược tránh đụng độ trong giao tiếp, nhấn mạnh đến tính cá nhân, đến chiến lược bảo vệ thể diện của cá nhân trong giao tiếp. Đó là cách ứng xử khéo léo, tế nhị, tránh xung đột nhằm tăng hiệu quả giao tiếp. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu về lịch sự phi phương Tây, tiêu biểu là Matsumoto (1988), Gu (1990), Mao (1994)... không hoàn toàn ủng hộ quan điểm lịch sự này. Theo đó, các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng lịch sự chuẩn mực cho rằng lịch sự là sự tuân theo các chuẩn dụng ngôn ngữ của xã hội trên cơ sở tôn trọng các giá trị xã hội (tuổi tác, giới tính, quyền lực...) của những tham thể giao tiếp. Vi phạm các qui tắc lịch sự về chuẩn mực xã hội thường được đánh giá là vỗ lễ, vô phép, hỗn láo, mất lịch sự... Như vậy, lịch sự chuẩn mực là sự ứng xử theo các chuẩn mực xã hội chứ không phải là chiến lược giao tiếp do cá nhân lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên, quan điểm của Brown & Levinson (1987) lại cho rằng lịch sự chuẩn 42 mực chỉ đúng với những nhóm người và văn hóa cụ thể, chứ không giải thích được cho các văn hóa khác. Quan điểm lịch sự là chuẩn mực cũng bị chỉ trích khi xem nhẹ vai trò của cá n.... Thôi cũng được! Ông Lý nhận lời cho nó đi, đừng để chúng nó nói mãi điếc tai. 113 Chị Dậu dở nói dở khóc: [V27,38] - Cháu là đàn bà, biết đâu việc quan như thế. Khốn nạn, chú nó chết đi, nhà cháu thật như mất cánh tay phải! Còn nó, chúng cháu có đâu đến nỗi khổ sở như này? Bây giờ nó đã chẳng may thiệt phận, đành rằng suất sưu của nó, nhà cháu phải đóng, nhưng cháu xin các ông cho khất đến mai. Hôm nay cháu hãy đóng trước một suất, các ông tha cho nhà cháu về, kẻo người yếu đau bị trói cả ngày, không khéo chết mất. 114 - Cháu là đàn bà, biết đâu việc quan như thế. Khốn nạn, chú [V27,274] nó chết đi, nhà cháu như mất cánh tay phải! Còn nó, chúng cháu có đâu đến nỗi khổ sở thế này? Bây giờ, nó đã chẳng may thiệt phận, đành rằng suất sưu của nó, nhà cháu phải đóng, nhưng cháu xin các ông cho khất đến mai. Hôm nay cháu hãy đóng trước một suất, các ông tha cho nhà cháu về, kẻo người đau yếu bị trói cả ngày, không khéo chết mất. 115 Với dáng điệu có vẻ van lơn, anh Dậu hổn hển thở và đáp: [V27,228] - Thưa ông, vì tôi đau yếu nên chưa lo kịp, xin ông thư cho đến mai. Thuế còn năm bữa nữa mới phải đăng trường kia mà! PL85 116 Người nhà nước nhắc nhở: - Đấy là bọn đáng sợ đó, ông Sam à. - Tôi biết chớ. - Sam vừa nói vừa gật đầu trông rất ư tiếp thu thành khẩn - Và tôi sẽ báo xếp liền tức thì một khi đụng nhằm dân sát nhân thứ thiệt. Đưa tay che miêng ngáp giả bộ, Sam tiễn khách thẳng thừng: - Nếu xếp không có gì hỏi thêm, tôi có thói quen đi ngủ sớm. Gã bạn dân cười ruồi: - Xin ông thêm vài phút, đề ngồi viết tờ cam kết. 117 Một hôm, ông chủ rạp Kịch trường đến nhà anh ta chơi. Sau [V29,265] một vài câu hỏi thăm chiếu lệ, ông ta nghiêm sắc mặt, nhắc đến món nợ: - Sao? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tôi chưa? - Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói: - Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra tòa đó. 118 Nhìn mặt Lâm, nhìn ánh mắt như muốn nhai xương đối thủ [V9,44-45] của nó, Thủy Tiên bụng cứ thon thót. Vì lẽ đó mà suốt mấy ngày liên tiếp, nó không đủ can đảm để nói cho thằng Lâm rõ Kẻ Thần Bí mà thằng này gặp trên núi Trường Bạch không phải nó. Nhỏ Xuyến Chi hỏi: - Thủy Tiên đã giải thích với Lâm chuyện đó chưa? - Chưa. - Sao vậy? - Từ từ nói. Ngày hôm sau, Tiểu Long hỏi: - Thủy Tiên đã gặp thằng Lâm chưa? - Chưa. - Sao vậy? - Thủng thỉnh gặp. Ngày hôm sau nữa, tới phiên Quý ròm: - Thủy Tiên chưa nói chuyện với thằng Lâm phải không? - Mai nói. 119 Chắc là Mô bối rối, nó im lặng một lúc, rồi nó xua tình nhân [V21,561] rối rít: PL86 - Thôi được! Cứ về đi!... Khuya rồi, về đi! Về đi rồi mai tôi xuống đấy. 120 Lời hờn yêu của một người làm chủ được hành vi của mình, [V30,108] những động thái vùng vằng có tính toán của cô ấy khiến cho những xúc cảm mãnh liệt của tôi trôi dần theo những dòng mồ chảy vã trên cơ thể. - Sao anh toát mồ hôi thế này? - Không biết! Thôi, chúng mình đừng có con vội, làm thế này anh thấy tội nghiệp cho em. - Sao?! Người tôi chảy nhão như vừa qua khỏi cơn sốt rét. Bàn tay cô ấy trượt xuống bụng tôi, dính nhơm nhớp mồ hôi, lành lạnh. Tôi ngửa mặt nhìn trăng. 121 Hạnh nằm lặng trên giường nghe rõ tiếng chân mẹ đi lại, tiếng [V22,115] bát đũa khua lách cách. Mẹ đã dọn cơm xong và đứng bên giường Hạnh. Hạnh nghe rõ cả tiếng thở dài của mẹ. - Tao dọn xong cơm rồi, dậy mà ăn cho nóng. - Con mệt lắm, mẹ cứ ăn cơm trước. 122 Trinh mỉm cười rồi Trinh trả lời Ngạn như thế này: [V21,92] - Em cảm ơn anh lắm. Nhưng thật là khó nói. Anh ạ, anh là một người xứng đáng, nhưng từ trước đến nay em chỉ coi anh là bạn. Còn về sau thì chẳng biết. Em thành thực mong lòng em sẽ yêu anh. Nhưng hiện nay giá anh vui lòng đợi 123 Chị Dậu ngồi trong bếp ngọt ngào nói ra: [V27,291] - Bác tính từ lúc gà gáy đến giờ, tôi những rối về chạy chữa cho thầy cháu, nào đã lo kịp. Nhờ bác nói với ông lý hãy cho nhà tôi khất đến chiều mai 124 Bu ơi con đói!... [V21,10] Lần này có lẽ là lần thứ mười, thằng cu Bé chạy về đòi ăn, chị đĩ Chuột đang quấy một nồi gì trong bếp, cáu tiết chạy ra mắng át nó đi : - Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa chè chín thì ăn chè mà!... 125 Bọn trẻ đứa nọ đùn đứa kia: - Cậu nhảy trước đi! [V25,12] - Thì cậu nhảy trước đi! 126 -A, ông Ngã! Vào đây ông. [V21,304] Đằng ấy cứ kể đi. Rồi sao nữa? Kể đi cho tớ nghe nhờ với. Thì ông ngồi xuống đây. Ấy không chứ lị! Nó nậy miếng vỏ cây ra. PL87 127 Quý ròm cười khì: [V2,436] - Vô phòng tao chơi! - Bà bảo em đi tắm kia mà! - Ôi dào! Tưởng gì chứ tắm thì lúc nào tắm chả được! - Quý ròm nói, rồi nó đập đập tay lên lưng ông em - Mày vào đây, tao cho mày xem cái này hay lắm. 128 Khi tiếng trống tan học vang lên, nhỏ Hạnh chưa kịp gọi [V6,232] thằng Tần, thằng này đã nhanh tay ngoắt nó, miệng bô bô: - Tụi mình ở lại một chút nhé! Nhỏ Hạnh gật đầu, tai nghe thằng Cung lầm bầm phía sau: - Rõ là ách giữa đàng mang vào cổ! 129 Chú mệt thì nghỉ trước đi cũng được. Nhưng tháng sau thế [V21,610] nào cũng phải lên. Các lớp hè tôi nhờ chú trông coi. Nếu Đích không về thì có lẽ tôi đi. Đó là chuyện của tháng sau. Bây giờ cô hãy để cho tôi nhẹ người một chút. 130 Mặc dù chưa chơi trò này lần nào nhưng sau một hồi quan sát [V1,115- những người chung quanh, Quý ròm đã nắm bắt ngay luật 116] chơi. Nó quay sang Tiểu Long: - Bây giờ ai ném trước? Hay là ném cùng lúc? Tiểu Long khịt mũi: - Mày ném trước đi! 131 Nhở Diệp đụng khẽ vào tay anh nó: [V7,214] - Lâu như thể, giờ này chắc chẳng còn chiếc nào. - Gì cơ? - Những chiếc lá trường xuân. Em nghĩ chắc đã rụng sạch rồi. - Quý ròm mỉm cười trong bóng tối. - Mày cứ xem thì biết. 132 Nhỏ Hạnh nghe la, hoảng hốt choàng dậy: [V1,576] - Gì vậy Long? Tiểu Long chỉ tay về phía đầu giường như để phân trần: - Bốn giờ rồi! - Bốn giờ thì bốn giờ chứ! Làm gì mà hét cứ như cháy nhà vậy! – Quý ròm làu bàu vì bị đánh thức. - Mày bảo bốn giờ tụi mình đi Đầm Sen chơi kia mà! – Tiểu Long cự lại. Quý ròm vẫn bướng bỉnh: - Bảo bốn giờ nhưng năm giờ mình đi cũng được vậy! 133 Hai đứa đi chậm ơi là chậm, đến khi tụi bạn đằng trước sắp [V9,31-32] bước vào nhà rồi, Thủy Tiên mới khẽ hỏi: - Lâm hỏi gì hỏi đi! PL88 - Đứng đây hỏi hở? - Ừ. - Đứng đây không được. - Chứ đứng đâu? Lâm nuốt nước bọn: - Lại chỗ gốc dừa đi. Đứng chỗ đó, tụi bạn có nhìn ra cũng hổng thấy mình được. Thế là Thủy Tiên lẽo đẽo theo Lâm lại chỗ cây dừa kế hàng rào dậu, trong bụng thắc mắc không đểđâu cho hết. Dĩ nhiên Thủy Tiên biết thằng Lâm có chuyện gì đó muốn nói với nó. Nhìn thái độ của Lâm ở trên lớp là Thủy Tiên biết rồi. Chính vì vậy mà nó cố tình tránh thằng này. 134 Cung càng nghĩ càng tức. Lúc ra về, nó lại gần Kim Em, vờ [V6,208] hỏi: - Chiều này tôi ghé nhà Kim Em mượn cuốn bài tập đại số nhé! Kim Em gật đầu: - ừ, bảy giờ Cung tới đi! Biết ngay mà, trước bảy giờ bận dung dăng dung dẻ rồi, đâu có tiếp bạn được! Cung cay cú nhủ bụng và lắc đầu: - Bảy giờ tôi không tới được. Rồi nhìn thang vào mắt Kim Em, Cung cố làm ra vẻ ngây thơ: - Năm giờ tôi tới được không? 135 - Về chỗ của em trong Đại Nội đi, dù nghỉ việc mấy tháng [V31,101] rồi, ông bảo vệ già vẫn chưa quên em đâu, có anh đi kèm ông sẽ cằn nhằn nhưng chỉ cần ít tiền lót tay là xong. Nào, mình qua bên kia sông nghe anh! Thật hay đùa? ánh mắt nàng trong suốt đến không đọc được ý nghĩa khác thường nào vẩn lên trong ấy. Luân lập lờ: - Gấp gì, trời còn đẹp lắm mà, cứ thả bộ như em vẫn thích, cứ nép sát vào anh cho đỡ lạnh. Họ chầm chậm bưới dưới bóng râm những hàng cây. Đêm quạnh vắng, cả thế giới cơ hồ im ngủ, chỉ con mỗi hai người thức, kéo lê những chiếc bóng qua mặt đất hoang vu... 136 - Phải đi ngay. Tao không hoãn một phút. Đồ thân lừa chỉ ưa [V29,102] nặng. Bà nhăn nhó, khóc: PL89 - Để đến mai, mồng một Tết, tôi đi vậy, bây giờ tôi phải làm cơm cúng. - Đã bảo không cần mà. Người ta đi trước Tết chứ ai để đến tết rồi mới đi! Đứng ngay đậy! 137 - Ngày mai tới phiên anh được ra Bắc rồi vậy mà hôm nay [V23,136] định trầm mình hay sao thế, anh Quang? Người Quang gầy nhom, võ vàng, lưng gù gù. - Tớ chưa định về quê - Quang nói - Tớ còn phải đi tìm cô ấy. Tớ sẽ đi khắp mọi miền, sẽ đi tìm dọc theo các non sông. Khó khăn đến thế nào tớ cũng sẽ gặp được. Với lại bây giờ đã mùa khô rồi, sẽ đỡ khó khăn hơn. 138 - Anh ăn đi! - Tôi để dành. - Để dành chi vậy? - Tôi định nói là để làm kỷ niệm nhưng không hiểu sao đến phút chót tôi lại nói tránh đi : để khi nào đói lấy ra ăn 139 - Ê, Huy! Đi đâu đó? [V32,85] - Tao chạy về nhà chút xíu. - Đang học mà bỏ đi đâu! Quang làm xong rồi đây nè. Giờ tới lượt mày đó! Tưởng sao, tới lượt mình thì mình càng phải đi! Tôi nói, chân bước qua ngạch cửa: - Tao về dặn thằng Tin cái này một chút rồi trở qua liền. 140 Quý ròm không biết Tiểu Long đã âm thầm quay lại Đầm [V1,164] Sen, ngày nào cũng giục: - Đi đi chứ! - Chưa được đâu! - Sao lại chưa được? – Quý ròm phản đối – Bây giờ mày ném gần như bách phát bách trúng rồi mà! - Chẳng ăn thua gì! Tiểu Long thở dài – Tao còn phải luyện thần kinh tao thành thép! 141 Tiểu Long vừa bật chân chống đánh tách, chiếc xe đang còn [V2,1] runh rinh, nhỏ Hạnh đã hối hả giục: - Lẹ lên đi! Quý chạy đâu mất tiêu rồi! Tiểu Long nhét tấm vé gửi xe vô túi áo, thong thả: - Kệ nó! Mình cứ đi từ từ! Nhỏ Hạnh lật đật bước, miệng không ngớt thúc hối: PL90 - Lẹ lên, Long ơi! Người ta vào hết rồi kìa! - Yên chí! – Tiểu Long trấn an bạn – Ít ra phải nửa tiếng đồng hồ nữa nhà ảo thuật X.15 mới bắt đầu! - Nhưng dù sao vào sớm vẫn hơn! Hơn nữa, tụi mình còn phải tìm Quý! Vào trễ, nhỡ lạc mất Quý thì sao! 142 Thế là bọn trẻ lục tục kéo nhau theo Mạnh. Dốc không cao [V1,289] lắm nhưng đi một lát, nhỏ Hạnh đã thấy mỏi chân. Nó cứ hít hà luôn miệng: - Sao lâu quá vậy? Gần tới chưa? - Còn chút xíu nữa hà! – Mạnh trấn an. 143 Quý ròm lao ra trước nhà: [V8,565] - Tắc Kè Bông. - Gì hả mày? - Hôm qua mày dọn bộ lư trên đầu tủ phải không? - Ờ. - Thế mày có thấy cuốn tập của thằng Thời trên đó không? - Không. - Xạo đi mày. - Tao xạo mày làm gì. – Thằng Tắc Kè Bông tinh ranh cố nén cười – Tao chỉ thấy cuốn tập của em gái thằng Hiện thôi. Quý ròm như va phải gốc cây. Tự dưng nó thèm đưa tay lên cốc đầu mình quá sức. Đã biết cuốn tập ghi tên nhỏ Hường rành rành, vậy mà nó cứ quen miệng ‘thằng Thời, thằng Thời’ hoài. - Ờ, thì cuốn tập của nhỏ Hường. – Quý ròm thở ra – Mày có cất giùm tao không vậy? - Mày muốn tìm cuốn tập đó hả? - Ờ. Giọng Tắc Kè Bông đột nhiên bí hiểm: - Cuốn tập đó đang ở trên ngọn đồi này. Quý ròm chưng hửng: - Làm sao nó ở trên ngọn đồi này được. - Thế mà nó vẫn ở được mới hay. 145 Tuyên bố của Quý ròm khiến Tiểu Long nghệt mặt: [V5,143- - Sao thế? Mày đà giáng bài cho Tỉ Ti Muội Muội đâu! 144] Quý ròm nhún vai: - Bài nào bài nấy làm trúng phóc, còn giảng tới giảng lui gì nữa! PL91 Muội Muội đứng dậy: - Ừ, để đó! Bây giờ để tôi đi nướng khoai đãi hai bạn. 146 Tiếu Long dậm dậm đôi giày đi rừng, hỏi: [V7,314] - Nhưng các anh có thê cho tụi em biết chúng ta sẽ đi đến nơi nào không? Anh Phong cười bí mật: - Rồi các em sẽ biết Anh Cường nói thêm, cũng bí mật không kém: - Chỉ cần biết các em sẽ có một chuyến đi lý thú. 147 Một lát sau, Út Thêm xách giỏ đi ngang. Hôm nay không có [V14,79] thúng thóc đội trên đầu, trông nó duyên dáng và mềm mại hơn. Nhác thấy tôi, nó mỉm cười hỏi ngay: - Xoài của Út đâu ? Trời đất, sáng sớm gặp tôi, nó không thèm chào hỏi mà nhắc ngay đến chuyện ăn uống! Con nhỏ này ... tham ăn dễ sợ! Tôi than thầm trong bụng và bối rối xòe tay ra: Đâu có đây! Tối cất trong nhà. Lát nữa, đợi út Thêm đi chợ về, tôi mới đưa. 148 Hắn hầm hầm chĩa vào mặt mụ mà bảo rằng: [V21,43] - Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không? Ông không thiếu tiền! Ông đang còn gửi đằng cụ Bá, chiều nay ông đi lấy về ông trả. 149 Ở đây chúng tôi lại còn cái này: đồng bào thiểu số chỉ có lúa [V21,791] cụm thôi. Lúa gặt về để cả cụm, gác lên gác bếp, không vò, đập. Bây giờ vay thế nào. Biết đằng nào mà tính? Bao nhiêu cụm là một tạ? Chủ tịch vội gạt đi Khoan đã, vấn đề lúa cụm cũng khá rắc rối đấy... Có người cãi: Dễ lắm, rắc rối gì! Chủ tịch ra hiệu tay: Được rồi. Nhưng tôi cắt. Hội nghị sẽ bàn sau. Bây giờ tiếp tục thảo luận về vấn đề nhận mức 150 Hắn quát lên: [V21,43] - Ít vốn thì tối nay ông trả. Nhà mày đã chết ngay bây giờ hay sao? 151 Về làm gì vội? Ở đây, uống với tôi chén rượu. [V21,561] PL92 Tôi vô phép... Tôi ăn cơm rồi. Cơm rồi, mặc! Chỗ anh em với nhau, thế nào cũng phải ở lại, uống mấy chén rượu với tôi. Mẹ cha thằng tôi có chịu để anh về! Ừ, thì uống!... Nhưng cũng phải để tôi về đã. Tôi còn dở một tí, xong tôi xuống. 152 - Mừng ơi! Mừng! [V25,134] - Tớ đây? - Mừng chạy lại đón bạn, hỏi không kịp thở. - Mà hỏi cậu chuyện chi? Cậu có nói như tớ dặn không? - Có có hết! Chút nữa tớ sẽ kể cho nghe. Chừ phải lên ngựa phi thật nhanh không thì về đơn vị trễ mất. 153 Chuyện đó từ từ bàn sau! Điều cần làm trước mắt là bạn đưa [V2,436] ngay hai trăm ngàn cho tôi! Yêu cầu của Quý ròm làm Văn Châu há hốc miệng: - Đưa ngay bây giờ? Bây giờ tôi đâu có mang tiền theo! - Không phải nhất thiết phải đưa ngay bây giờ! - Quý ròm nghiêm nghị - Nhưng từ giờ đến tối thế nào cũng phải có! - Được rồi! - Văn Châu gật đầu - Lát tối tôi sẽ đem đến cho bạn! 154 Bữa đó, Kim Tuyến Xà Vương làm Lâm mất mặt quá Nó [V8,670] lỡ huênh hoang với Đại Hoàng Đế và Gặp Là Giết nên không chấp nhận thua cuộc. Suốt nửa tiếng đồng hồ, Lâm tức khí chui vô Thanh Xà Động có đến vài chục lần. Gặp Là Giết đâm chán: - Thôi, Lâm! Mày đừng chui vô chui ra cái động hắc ám đó nữa! Đại Hoàng Đế hùa theo: - Đúng rồi đó. Tụi mình phải tính cách khác. - Tao có cách rồi. – Lâm nói – Chiều mai cũng vào giờ này, tụi mày đến trước Thanh Xà Động đợi tao. 155 Tiểu Long bĩu môi: [V8,527] - Giận chút xíu mà làm thấy ghê! - Bây giờ muốn tao hết giận hẳn, mày giúp tao một chuyện. – Giọng Quý ròm đột nhiên tinh quái. Tiểu Long xoay qua đối diện với bạn: - Chuyện gì vậy? PL93 - Sáng mai mày kiếm cho tao lọ keo rồi phụ với tao dán cái này. - Cái này là cái gì? - Cái gì thì sáng mai mày sẽ biết. 156 Trán Lượm nhăn tít: [V8,384] - Nếu anh Quý không muốn lấy em gái thằng Thời làm vợ thì còn đi giúp việc nhà cho thằng Thời làm gì? Tiểu Long có cảm giác thằng Lượm sắp sửa đẩy nó vào đề tài mà nó mù tịt. Nó ‘e hèm’ một tiếng,tìm cách gạt đi: - Chuyện đó lớn lên mày sẽ biết. Bây giờ tao có nói khô cả cổ mày cũng không hiểu gì đâu 157 Tiểu Long lại cất bước. Lần này Tiểu Long đi băng băng [V8,378] khiến thằng Lượm chạy theo muốn hụt hơi.Nhưng khi đuổi kịp Tiểu Long thì nó lại láu ta láu táu: - Có đúng là mình đi tìm ‘một cái gì đó’ không anh? - Ừ. - Anh nói em nghe đi! ‘Một cái gì đó’ là một cái gì? - Tới nơi rồi tao nói. 158 Tiểu Long cảm động nhìn vị khán giả nhỏ tuổi: [V1,131- - Cám ơn em! Nhưng anh không chơi nữa đâu! 132] - Sao vậy? – Thằng nhóc trố mắt – Em thấy anh ném giỏi lắm mà! - Nhưng ném trúng năm lần liên tiếp là chuyện không thể được! Tiểu Long nhăn nhó đáp. Rồi thấy đôi mắt đen láy đang nhìn mình với vẻ thất vọng, Tiểu Long xoa vai thằng bé, nói thêm: - Nhưng anh không chịu thua đâu! Anh sẽ về tập luyện cho thật giỏi, rồi sẽ trở lại đây! Thằng nhóc tươi cười: - Hôm đó em sẽ đến đây ủng hộ anh! – Đang nói, nó chợt nhớ ra một điều liền nhíu mày hỏi – Nhưng chừng nào anh mới trở lại đây? - Anh cũng chả biết! – Tiểu Long đưa tay quệt mũi – Nhưng chắc chắn anh sẽ trở lại! 159 Kêu trời xong, Quý ròm vào phòng nhỏ Diệp ôm lấy con búp- [V1,547] bê đem về phòng mình. Nhỏ Diệp háo hức tính chạy theo coi nhưng nó chưa kịp đặt chân vô phòng học của ông anh, Quý ròm đã dang tay cản lại: PL94 - Chỗ tao làm ‘thí nghiệm khoa học’, mày vô làm chi! Đi chơi đi, khi nào xong tao sẽ chạy ra gọi. Nói xong, không để nhỏ Diệp kịp năn nỉ, Quý ròm thô bạo sập cửa đánh ‘sầm’ một tiếng. Nhỏ Diệp bặm môi đập cửa ầm ầm một hồi nhưng rồi thấy đau tay mà chẳng được tích sự gì, nó đành ấm ức bỏ đi. 160 Lượm vung tay: [V8,434] - Tụi mình cứ kéo lên đại. - Không được đâu, Lượm. – Tiểu Long nhún vai – Tính khí anh Quý mày, tao biết quá mà. - Thế mình đành bó tay à? – Lượm nổi cáu. Tụi Tiểu Long bó tay thật. Bó tay suốt mấy ngày liền. Nhưng tới hôm Quý ròm khen Tiểu long ‘hợp ý tao’ thì hôm sau cái đầu óc chậm chạp của Tiểu Long chợt nảy ra được một kế. - A, ngày mai tụi mình kéo lên nhà thằng Thời. 161 Mèo Con định nghe theo Mạnh nhưng đến phút chót, nó lại [V3,437] lắc đầu nguây nguẩy: - Không được! Không được! - Sao không được? - Em mặc quần áo con trai về nhà sao được! Tính lợi tính hại một thoáng, Mạnh quay sang Mèo Con: - Bây giờ mày cứ ở trong này và làm theo lời tao nói khi nãy! Tao sẽ ra ngoài khoá cửa lại! Mèo Con lo lắng hỏi: - Thế làm sao em về nhà được! - Mày yên tâm đi! Mày cứ ở đây, lát nữa tao sẽ có cách đưa mày về nhà! 162 Văn Châu dễ dãi: [V8,69-70] - Chỉ vậy thôi hả Quý? - Còn nữa. – Quý ròm gãi cổ – Nếu nó hỏi bạn mua lại Mai Giáng Tuyết của ai, bạn nói là mua của nhỏ Thủy Tiên. - Sao lại là Thủy Tiên? – Văn Châu ngớ ra – Thế mà lâu nay mình cứ tưởng chính Quý là người chơi Quý ròm cắt ngang: - Chuyện này dài dòng lắm, hôm nào tôi sẽ kể cho bạn nghe. Bây giờ bạn cứ làm như tôi nói là được rồi. PL95 163 Chả là tối hôm qua, Quý ròm mò về nhà trễ hoắc. Nhỏ Diệp [V2,105] buồn ngủ díp cả mắt nhưng phải ráng thức đến gần mười hai giờ khuya để mở cửa cho ông anh vào. Vậy mà nó mới mở miệng hỏi thăm một câu, Quý ròm đã gạt phắt ‘Ði ngủ đi! Sáng mai tao dậy sớm tao kể cho nghe!’. Vì vậy mới xảy ra cái chuyện mới sáng bảnh mắt, nhỏ em đã lại giường ông anh khua khoắng ầm ĩ khiến Quý ròm mặt sưng một đống. 164 Tối qua tao tưởng chúng mày về nên làm mâm cơm cúng bố [V22,43] mày - Chị Nhân khẽ thở dài - Con sang bên ấy bảo nó sang ăn cơm. - Ôi! Mẹ chu đáo với con quá! Hạnh đưa tay gạt nước mắt. Giá mà Nghĩa đến ăn cơm với mẹ thì hạnh phúc biết nhường nào. Nhưng giờ này Hạnh không dám lại đằng ấy. - Thôi mẹ ạ. Để khi nào chúng con có nhà riêng. Chúng con sẽ làm bữa cỗ thật to... 165 Đang cơn hào hứng, Mạnh chồm người tơi trước thò tay đập [V2,522] đập lên đầu gối ông anh: - Vậy ngày mai ba anh em mình đi kiếm Dũng cò đi! Nhưng Quý ròm làm Mạnh xuôi xị: - Ngày mai chưa được! - Sao lại chưa được? - Mạnh gãi gáy. - Thứ nhất là mình không biết Dũng cò đang trú ngụ ở đâu, thậm chí cả mặt mũi nó mình cũng chưa biết! Thứ hai, mình cũng chưa có bằng chứng gì về những hoạt động ‘ngoài vòng pháp luật’ của nó! 166 Những cử chỉ phân vân của Tiểu Long không lọt khỏi đôi mắt [V2,172] gườm gườm và sắc như dao của Tắc Kè Bông. Tất nhiên, Tắc Kè Bông có tài thánh mới hiểu được tâm sự của đối thủ. Nó hiểu theo cách của nó, vì vậy nó hất hàm: - Làm gì mày sợ đến đông cứng người lại vậy! Sao, có dám đánh nhau không? - Tao chả sợ gì mày! – Tiểu Long nhún vai – Nhưng tao sẽ không đánh nhau với mày bữa nay! - Thế bao giờ? – Tắc Kè Bông nheo mắt cà khịa – Đợi về thành phố rồi mày mới gửi thư nhắn tao vào đánh nhau chắc? Trước sự nhạo báng của đối thủ, Tiểu Long vẫn điềm nhiên: - Trưa mai tao sẽ đọ sức với mày! - Trưa mai? PL96 - Ừ, trưa mai! Và cũng ngay tại đây! 167 Sau lời hứa của nhỏ Hạnh, lớp trưởng Xuyến Chi và lớp phó [V8,649] kỷ luật Minh Trung dĩ nhiên đã lường trước được sự chuyển biến của Lâm, nhưng nhỏ Hạnh đã làm cách nào để thằng Lâm thây đổi nhanh đến thế thì hi đứa nó vẫn không tài nào đoán ra. - Bạn làm cách nào thế hở Hạnh? – Xuyến Chi nhìn bạn, tò mò. Nhỏ Hạnh tủm tỉm: - Bí mật! Bây giờ Hạnh chưa thể nói được. 168 Tắc Kè Bông tất nhiên cũng nhận ra số lượng áp đảo của bọn [V2,212] trẻ Xóm Dưới, hơn nữa đang ở trong lãnh địa của đối phương, nó chẳng dại gì hô hào và khích động hai phe đánh nhau. Cách tốt nhất là làm sao tránh được cuộc đụng độ với thằng Dế Lửa rồi tìm cách rửa hận sau! Tắc Kè Bông nhủ bụng và cố làm ra vẻ nghiêm nghị hắng giọng: - Hôm nay tao không thể đánh nhau với mày được! Dượng tao đang chờ tao ở nhà! 169 - Thủy Tiên nè. – Lâm đột ngột nói, ngạc nhiên về sự bạo gan [V9,31] của mình, có lẽ thái độ thân thiện của Thủy Tiên giúp đó đâm ra dạn dĩ. - Gì hở Lâm? - Lát nữa ấy mà. - Lát nữa sao? - Lát nữa Lâm hỏi Thủy Tiên chuyện này chút. - Chuyện gì vậy? Lâm ngó quanh, thấp giọng: - Chuyện này không nói chỗ đông người được. Thủy Tiên nhướn mày, nhưng nó vẫn vui vẻ đáp: - Vậy lát nói. 170 Trì hoãn việc giơ tay biểu quyết bằng việc chơi trò chơi khác. [V3,174] Tất nhiên Lâm không phải là đứa ngốc nghếch. Cũng như Minh Vương, nó nhanh chóng nhận ra nếu giơ tay biểu quyết, nó và Hải quắn sẽ tức khắc rơi vào thế bất lợi. Vì vậy, sau khi cân nhắc thiệt hơn, nó thở đánh thượt: - Tao không thích chơi trò biểu quyết! Minh Vương mím môi: Chứ mày thích chơi trò gì? Lâm cười hề hề: PL97 - Tao thích chơi trò ‘vệ sinh phòng bệnh’ hơn! 171 Không đê ý đền giọng điệu ba hoa của tôi, Tiếu Li hào hứng [V12,26] rủ: - Ra ngoài này chơi đi! Tôi rụt cô: - Chưa được đâu! Tao còn phải ngủ tiếp! Mày về đi, lát nữa chạy qua kêu tao! Nói xong, không đợi Tiểu Li đồng ý hay không, tôi nằm lăn ra giường. 172 Tôi nóng ruột giục: [V14,21] - Vậy mày buông tay ra đi! - Chưa được đâu! Anh phải tập cho quen đã! -Tao quen rồi - Tôi hăng hái - Buông tay ra đi! 173 Đã có tiếng gà gáy. Hạnh bỗng muốn vùng lên xiết chặt lấy [V22,101] Nghĩa. - Anh! Hạnh thốt lên. Gà gáy rồi đấy. Anh ... anh ấy đi. Mặt Hạnh nóng ran. Nghĩa buông Hạnh ra như sợ hãi điều gì đó. Phút giây im lặng triền miên Hạnh thấy tủi thân khóc tấm tức. - Hạnh ơi. Nghĩa nói. Anh không muốn em buồn. Anh không thể... Bác sĩ dặn anh còn phải kiêng chừng một năm nữa. Vết thương của anh chưa lành hẳn ... 174 Thằng Tin thấy tôi ngồi lâu quá, liền giục: [V32,27] - Nghĩ gì nghĩ hoài vậy? Giảng đi chớ! Tôi tìm cách xoay chuyển tình thế. Biết thẳng Tin là đứa không chịu để ai nói nặng, tôi nhún vai: - Tao đang nghĩ coi tại sao mày lại dốt đến mức không giải được bài toán này. Đây là toán dành cho cấp một! 175 Bà nghiêm trang: [V6,50-51] - Cháu đưa bà xem cái sẹo ờ cườm tay cháu tí nào. Xem bữa nay nó lớn lên hay nó bé đi! Lần này thi cả Tiểu Long lẫn Đỗ Lễ đều tái xạm mặt. Đồ Lễ không biết anh Nghĩa nó có cái sẹo quỷ quái đó ở cườm tay, cũng không nghĩ bà nó lại đòi ‘kiểm tra’ cái chi tiết oái oăm đó trên người bạn mình. Đỗ Lễ không biết tất nhiên Tiểu Long càng mù tịt. Cườm tay nó chả có cái sẹo nào, bây giờ nó chẳng biết lấy gì để đưa ra. PL98 Túng thế, Tiểu Long đành cúi gập người ôm lấy bụng, vờ quan quại: - Ôi, cháu đau bụng quá bà ơi. Cháu phải vào nhà vệ sinh đây! Vừa nói, Tiểu Long vừa vội vàng gở tay bà và chạy tọt xuống nhà sau. 176 - Nè, vừa phải thôi nha! Làm gì mà ‘bà’ đì tôi dữ vậy! – Nhỏ [V7,580] Minh Trung nhắc tới lần thứ ba thì Lâm ngoác miệng cự nự, thấy mình bị hiếp đáp quá. - Vừa phải gì chứ? – Nhỏ Minh Trung cũng không vừa – Bạn vi phạm nội quy thì tôi nhắc bạn chứ ai mà thèm đì! - Lâm! – Nhỏ Hạnh chỉnh – Sao bạn gọi bạn Minh Trung bằng ‘bà’ hở? Mặt lâm nhăn như bị: - Thêm ‘bà’ này nữa! 177 Dế Lửa hào hứng: [V8,559] - Anh em thằng Hiện sốt ruột được gặp tụi mày lắm đó. Tụi nó muốn nghe tụi mày kể chuyện này. Dế Lửa thông báo một cách hồn nhiên. Nhưng Quý ròm lại thấy mặt nó đang bắt đầu chuyển sang màu cà chua chín. Đã vậy, Tắc Kè Bông còn bô bô: - Trong bọn tao cũng có đứa sốt ruột muốn gặp anh em thằng Hiện lắm. Quý ròm nhìn Tắc Kè Bông, thấy mặt mày thằng này bữa nay trông khó ưa kinh khủng. Nếu không có thằng Dế Lửa ở đó, Quý ròm tin rằng nó sẽ không tiếc gì mà không tặng Tắc Kè Bông một nắm đấm. - Anh em thằng Hiện đang ở đâu vậy, mày? Tiểu Long khịt mũi hỏi, cố lái câu chuyện ra xa chiếc mồi lửa thằng Tắc Kè Bông vừa châm. 178 Tới giờ đi ngủ, Tiểu long ngượng ngập leo lên ván, hai chân [V8,525- đập đập phủi phủi cả buổi vẫn chưa chịu ngả lưng xuống cạnh 526] Quý ròm. - Chân mày bị làm sao thế? – Quý ròm ngứa mắt quá, lên tiếng hỏi – Chỗ thằng Mận bắn mày vẫn còn đau à? - Thằng Mận là thằng nào? – Thấy Quý ròm chịu bắt chuyện, Tiểu Long mừng rỡ quay lại. Quý ròm nhếch mép: PL99 - Là cái thằng bắn ná thun mà mày nhờ thằng Hiện rình bắt giùm tao ấy. Một cái gì đó lạnh lẽo như một tảng nước đá trườn qua bao tử Tiểu Long ngay sau câu nói tỉnh rụi của Quý ròm. - Mày mày – Tiểu Long ú ớ, vất vả lắm hai tiếng ‘mày, mày’ mới trườn ra được khỏi đôi môi đang mím chặt của nó. 179 Nhỏ Hiển Hoa bắt gặp cái nhếch mép kín đáo của Tiểu Long, [V4,251] tò mò hỏi: - Bạn Tiểu Long cười gì thế? Tiểu Long giật thót: - Tôi có cười gì đâu! - Có! Tôi thấy bạn cười nè! - À, à! – Tiểu Long bối rối đáp bừa – Ðó là tôi cười ông Phạm Ngũ Lão! Câu trả lời của Tiểu Long khiến cả nhỏ Kim Em cũng tròn xoe mắt: - Ông Phạm Ngũ Lão có gì đáng cười đâu? 180 Nhỏ Hạnh đây gọng ldnh trên sống mùi: [V2,391] - Để hỏi xem Quý đã nghĩ ra cách nào nói chuyện với Lâm chưa! - Hạnh khỏi lo! Tôi đã nghĩ ra rồi! Nhỏ Hạnh liếm môi: - Quý nghĩ ra cách gì thế? - Không thể nói được! - Quý ròm làm bộ bí mật - Nói trước mất hay! Cứ ‘đón xem hồi sau sẽ rõ’! 181 Người đàn ông nói với theo khi Quý ròm bước ra cổng, ông [V9,246] gần như chồm cả người qua ô cửa: - Này cháu! Thế cháu không thể nói rõ hơn Quý ròm quay mặt lại, cười gượng: - Dạ thôi. Cháu nghĩ không cần đâu ạ. Híc, có chuyện gì đâu mà ‘nói rõ’! Toàn là do mình nghĩ ngợi lung tung thôi! Quý ròm nghĩ bụng nhưng vừa dợm chân, có cảm thấy có một luồng điện chạy qua người khi nghe người đàn ông lẩm bẩm sau lưng: - Từ khi nó chuyển sang trường khác, có ai gởi tiền cho nó nữa đâu! Quy ròm quay hắt lại, tia nhìn của nó như đóng đinh vào mặt người bảo vệ: PL100 - Bác vừa nói gì thế? - Tôi có nói gì đâu. – Người đàn ông giật mình – Thôi, cháu về đi cháu! Trời bắt đầu nóng rồi đó. Chộp được câu nói của người bảo vệ như bắt được vàng. Quý ròm dễ gì chịu bỏ đi. Nó đứng lì tại chỗ, liếm đôi môi khô khan: - Như vậy là bác từng chuyển tiền cho bạn Mười phải không bác? - Cháu nói gì tôi không hiểu – Người đàn ông lộ vẻ bối rối, không biết mình đang lặp lại câu nói khi nãy. Quý ròm vẫn lì lợm: - Thế bác có biết người hay nhờ bác giữ tiền cho bạn Mười là ai, hình dáng như thế nào - Ôi, tôi không biết gì về chuyện đó đâu, cháu ơi! 182 Hắn uống được có vừa ba hôm, hôm thứ tư thì hắn trợn mắt [V21,31] lên, bảo con mẹ hàng rượu rằng: Hôm nay ông không có tiền; nhà mày bán chịu cho ông một chai. Tối ông mang tiền đến trả. 183 Đức gật đầu. Kình có vẻ nghĩ ngợi một loáng. Rồi anh bảo: [V21,50] Thôi hai đứa chúng mày đi trước. Tớ ăn rồi đi sau. Tôi vội bảo: Anh cứ ăn, chúng tôi đứng đợi. Anh xua tay và lắc đầu lia lịa: Không, không. Tớ ăn còn lâu lắm. Chúng mày cứ đi. Cứ đi đi nhé. Kình chạy tọt vào nhà trong, Đức bảo tôi: Mày đứng đợi đây một tí. Tao vào nhà xem sao. 184 Quý ròm mỉm cười: [V7, 237] - Rủ tụi tao chơi đá bóng hả? - Không! – Đỗ Lễ đè tay lên ngực - Chuyện này hấp dẫn hơn đá bóng nhiều. Ba cặp mắt lập tức tròn xoe: - Chuyện gì vậy? Mặt Đỗ Lễ thoắt nghiêm trọng: - Chuyện này không thế nói giữa sân trường được. 185 Trung gật gù cười, vẫn cái cười lặng lẽ của y. Mão thì cười [V21,229] hô hố. Hộ không PL101 cười, mặt căng lên vì hứng khởi. Hắn nói say sưa lắm. Và đến lúc đèn phố bật, Trung và Mão muốn về, Hộ bảo luôn: Thong thả đã! Ði đâu mà vội? Chúng mình đi uống rượu... Tôi có tiền... 186 - Rứa cho hai đứa bay đứng chờ đây, tau chạy về nhà chặt [V25,213] cây mía đến ăn là hết ê ê ngay. Nó định đứng lên chạy về nhà chặt mía, nhưng Lượm nói: - Thôi Tặng ạ, để khi khác. Lần này hai đứa mình có việc vội lắm, phải đi ngay cho kịp. 187 Tư-dát nhăn nhó: [V25,193] - Lỡ mả cha hắn động, cấm hết cả ngày ni thì làm răng Tau đói xều mếu rồi. Tau xấu máu đói lắm... Được, cứ để coi cái đã. Lúc đó ta sẽ nghĩ mẹo mà ra. Chừ tao với mi giả đò lừa banh đến trước cửa đồn Hộ Thành, điều tra tình hình coi các anh đánh có kết quả không, để về báo cáo với anh Đồng-râu. 188 Anh bí thư Yên Ninh cười nhạt: [V21,795] Chết đói thì không đến nỗi. Đói thôi. Để lát nữa vào ta tính lại. Không được để cho dân đói. Đói qua quýt, đói vài bữa, đói ít ngày, còn được. Đói quá, đói lâu thì không được. 189 Đi có việc! [V21,715] Việc gì? Trong vùng địch không bao giờ hỏi thế. Bởi vì việc ai người ấy biết thôi. Nhưng dễ thường chị không có việc của chị sao? Chị nằng nặc bảo anh: Việc gì thì cũng phải giữ em hộ tôi một lúc. Tôi phải đi đằng này một lát. Anh chồng gắt: Đi đâu hãy để đấy đã. Người ta không đợi được. Việc cần. 190 San giục: [V21,623] Thôi, đi về! Anh trả tiền xe của anh rồi lên xe này. Thứ ngần ngừ: Khoan đã!... Yên, chúng mình thử nghĩ xem... Còn nghĩ ngợi gì! Cứ đi về! PL102

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_doi_chieu_hanh_dong_ngon_ngu_tri_hoan_trong_tieng_a.pdf
  • pdfTrichYeu DinhThiKimChung.pdf
  • pdfTT DinhThiKimChung.pdf
  • pdfTT Eng DinhThiKimChung.pdf
Tài liệu liên quan