Luận án Hệ biểu tượng nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN THANH LIÊM HỆ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Lời cam đoan Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những phát hiện trong luận án là kết q

pdf165 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hệ biểu tượng nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quảĐO nghiênÀN THANHcứu của tác LIgiảÊ luậnM án. Tác giả luận án Đoàn Thanh Liêm HỆ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9. 22. 01. 21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp. Các kết quả nêu ra trong luận án là hoàn toàn trung thực; các kết luận được đưa ra chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2020 Tác giả Đoàn Thanh Liêm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................................................................... 6 1.1. Vấn đề nghiên cứu biểu tượng và tiểu thuyết lịch sử .......................................... 6 1.2. Cơ sở lí thuyết và hướng tiếp cận của luận án .................................................. 17 CHƯƠNG 2. HỆ BIỂU TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM .............................................................................. 32 2.1. Các biểu tượng Nước, Lửa, Đất, Trời ............................................................... 32 2.2. Phương thức kiến tạo hệ biểu tượng tự nhiên trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam ................................................................................................................... 55 Chương 3 . HỆ BIỂU TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM .............................................................................. 68 3.1. Các biểu tượng đấng minh quân, kẻ sĩ, liệt nữ .................................................. 68 3.2. Phương thức kiến tạo hệ biểu tượng con người trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam ............................................................................................................ 95 CHƯƠNG 4. HỆ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ............................................... 106 4.1. Các biểu tượng tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội .................................................... 106 4.2. Phương thức kiến tạo hệ biểu tượng văn hóa cộng đồng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam ............................................................................................... 133 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Biểu tượng hiện hữu trong đời sống nhân loại ngay từ khi loài người biết tư duy về tự nhiên và xã hội với những hình ảnh đơn giản nhất. Từ xã hội nguyên thủy cho đến xã hội văn minh, từ con người tiền sử cho đến con người hiện đại, biểu tượng luôn được tạo ra như là một công cụ thực hiện chức năng xã hội, thể hiện nhận thức của con người về tự nhiên và xã hội. Cùng với trình độ tư duy của con người ngày càng phát triển, thế giới biểu tượng càng ngày được thiết tạo phong phú và sinh động, sử dụng rộng rãi trên các mặt đời sống xã hội. Biểu tượng “không chỉ là hiện tượng văn hóa thông thường, hệ thống biểu tượng là nền tảng cơ bản của một nền văn hóa dân tộc” [31, tr.9]. Hệ thống biểu tượng ấy không hề tồn tại độc lập mà xuyên thấu vào nhau vừa mang bản sắc văn hóa của thời đại mà nó được sản sinh ra vừa không ngừng được bổ sung các giá trị qua lịch sử phát triển. 1.2. Biểu tượng không chỉ có trong phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, trong chính trị, hoạt động quảng cáo sản phẩm mà biểu tượng cũng tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật rất phong phú, đa dạng. Nó không chỉ là một hiện tượng văn hóa mà còn là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, thực hiện chức năng giao tiếp gắn kết giữa mĩ học sáng tạo và mĩ học tiếp nhận. Nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm không chỉ có nghĩa định danh, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu cảm mà còn có nghĩa “siêu niệm”. Tầng nghĩa ấy vừa mang tính phổ quát cộng đồng vừa mang cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ trước thời đại, vừa lưu giữ nguồn gốc khởi thuỷ của nó vừa phảng phất vốn văn hoá, vốn sống của mỗi nhà văn, sự chi phối của tư duy nghệ thuật mỗi thời đại. Đặc biệt hơn, tầng nghĩa ấy không bao giờ giống nhau qua cách tiếp cận đồng đại và lịch đại. 1.3. Về mặt nhận thức, có nhiều phương tiện thực hiện chức năng chuyển tải nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam, thế giới biểu tượng là một phương tiện nghệ thuật thực hiện chức năng đó. Biểu tượng tự thân nó gắn liền với nội dung (tư tưởng, lịch sử, văn 1 hóa) nào đó, đến lúc nội dung đó làm bình diện biểu hiện cho một nội dung khác cùng cấp độ hoặc khác cấp độ giá trị trong tác phẩm nghệ thuật. Những biểu tượng nghệ thuật ở đây không thuộc về điển cố, điển tích, không thuộc về ký hiệu chỉ dẫn, nó có thể hình thành từ những cổ mẫu mang tâm thức văn hoá cộng đồng, từ khả năng sáng tạo biểu tượng mới của người nghệ sĩ Nó là một đơn vị ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp xã hội với việc tái tạo, cô đúc các giá trị văn hóa đi qua các thời đại lịch sử, thiết chế xã hội. Trong thực tiễn sáng tác, cùng với ngôn ngữ, biểu tượng thực hiện chức năng chuyển tải quan điểm của nhà văn về văn hóa, lịch sử dân tộc, tham gia vào quá trình liên kết văn bản, xây dựng tính cách nhân vật. 1.4. Đối với nền văn học đương đại Việt Nam (khái niệm đương đại mà chúng tôi sử dụng vừa dùng để chỉ mốc thời gian ấn hành các tác phẩm, đồng thời nói đến với sự đổi mới phương thức phản ánh và nội dung phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật), thể tài tiểu thuyết lịch sử có những đóng góp lớn, để lại dấu ấn sâu sắc. Minh chứng cho điều này là sự “thắng thế” của các tiểu thuyết lịch sử qua các lần trao giải và rất nhiều diễn đàn văn học bàn luận về tác giả và tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử là thể tài văn học có đặc trưng phức hợp. Thể tài văn học này lấy hiện thực lịch sử làm chất liệu “xương cốt” và hư cấu nghệ thuật làm “hồn phách” tinh anh của tác phẩm. Đối tượng thẩm mĩ thường được các nhà văn hướng đến là những chi tiết, sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử được thời gian và các tầng lớp nhân dân phủ bóng trầm tích văn hóa trong quá trình tiếp nhận. Nhà văn sử dụng đặc trưng hư cấu để làm sáng tỏ thêm những góc khuất lịch sử trên tinh thần của thời đại ngày nay, qua đó nhắn gởi những thông điệp đến đời sống đương đại và mai sau. Trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều công trình khoa học chỉ ra tiến trình vận động, phát triển, diện mạo, đặc điểm, các phương thức biểu đạt của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói chung, tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam nói riêng từ góc nhìn lí luận loại thể văn học. Cốt lõi của các tác phẩm thuộc thể tài văn học này là thành tố lịch sử và văn hóa thì chưa có công trình nghiên cứu nào bàn luận sâu rộng, chuyên biệt. Chỉ có một số bài viết bàn đến yếu tố văn hoá, lịch sử, đề cập 2 đến biểu tượng trong một tác phẩm cụ thể nào đó Trước bối cảnh văn hóa và văn học thế giới đang xóa nhòa những khoảng cách, có khả năng chồng xếp và bị hút lẫn nhau, việc nghiên cứu thế giới biểu tượng nhằm khám phá chiều sâu địa tầng văn hoá, lịch sử nhân loại và dân tộc qua hệ thống tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam là rất cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc Việt qua các hệ biểu tượng. - Trong quá trình khảo sát và phân tích các biểu tượng, chúng tôi sẽ làm rõ một số luận điểm có ý nghĩa định vị giá trị biểu tượng và sự kết nối các giá trị ấy với vấn đề đời sống xã hội, con người đương đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án sẽ giới thuyết lại một số vấn đề lý luận về biểu tượng và tiểu thuyết lịch sử trên tinh thần kế thừa, phát huy các công trình đã nghiên cứu trước đó. - Luận án tập trung khảo sát, nhận diện và phân tích một số hệ biểu tượng nghệ thuật cơ bản: hệ biểu tượng tự nhiên, hệ biểu tượng con người, hệ biểu tượng văn hoá cộng đồng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam. - Luận án sẽ làm rõ vai trò, chức năng của biểu tượng là đơn vị ngôn ngữ đặc trưng - ngôn ngữ biểu tượng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam qua tư duy nghệ thuật của nhà văn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng trực tiếp mà luận án nghiên cứu là biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới. Về bản chất, biểu tượng nghệ thuật cũng là một loại ký hiệu, hàm chứa và biểu đạt vô vàn giá trị lịch sử, tư tưởng, văn hóa, của cá nhân, cộng đồng... Đi sâu tìm hiểu, giải mã biểu tượng cho phép chúng ta mở rộng nhận thức, khám phá những giá trị ẩn khuất của tác phẩm, hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa nhân loại và dân tộc. Trong văn học, biểu tượng rời xa đời sống nguyên khởi của nó để trở thành một dạng ký hiệu, một đơn vị ngôn ngữ quan trọng để kiến tạo nghĩa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 Bên cạnh việc đi sâu nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986, ở một chừng mực nào đó, luận án sẽ khảo sát tiểu thuyết lịch sử các giai đoạn trước đó, đồng thời, so sánh với tiểu thuyết lịch sử của một số nền văn học khác để thấy rõ hơn thành tựu của tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống giúp chúng tôi tập hợp được các biểu tượng khác nhau, sắp xếp chúng theo hệ biểu tượng tương ứng để phân tích. Phương pháp hệ thống cũng giúp chúng tôi tập hợp được các công trình, bài viết nghiên cứu xoay quanh đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh, chúng tôi sẽ xác định được bản chất của đối tượng nghiên cứu trong tương quan với đối tượng của các công trình nghiên cứu khác; xác định bản chất của từng loại biểu tượng trong mối quan hệ với các biểu tượng khác. 4.3. Phương pháp loại hình Nói đến loại hình là nói đến “tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc điểm cơ bản nào đó” [19, tr.327]. Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi nhận dạng các biểu tượng khác nhau để xếp chúng về một kiểu loại phù hợp. 4.4. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa Biểu tượng là phương diện quan trọng của văn hóa và là phương tiện biểu đạt của văn học qua tư duy nghệ thuật của nhà văn. Tiếp cận biểu tượng văn học từ góc nhìn văn hóa sẽ giúp luận án có điều kiện khám phá chiều sâu các giá trị của biểu tượng trong tác phẩm văn học. 4.5. Phương pháp liên ngành Nghiên cứu biểu tượng trong văn học, đặc biệt là biểu tượng trong tiểu thuyết đòi hỏi sử dụng nhiều loại hình tri thức khác nhau như sử học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học, tôn giáo, tín ngưỡng, thi pháp học, tự sự họcVì thế, luận án sẽ sử dụng phương pháp liên ngành nhằm cắt nghĩa sâu hơn cách sử dụng biểu tượng cũng như các tầng nghĩa nằm sâu trong biểu tượng văn học. 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên biệt về biểu tượng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam. - Góp phần hệ thống hóa các tri thức lý thuyết về biểu tượng và biểu tượng văn học, biểu tượng trong tiểu thuyết lịch sử làm cơ sở khám phá giá trị văn hóa và văn học trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng và văn học nói chung. - Phân tích hệ biểu tượng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam, chỉ ra những thành tựu sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, qua đó, nhận thấy rõ hơn sự giàu có và phong phú của các giá trị văn hóa trong văn học. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận - Luận án xác định được quan điểm cơ bản về tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam. - Luận án đóng góp thêm một tiếng nói nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam từ lý thuyết biểu tượng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án đi sâu nghiên cứu những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc qua các hệ biểu tượng, từ đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế. - Là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học ở phổ thông và đại học. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2: Hệ biểu tượng tự nhiên trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam Chương 3: Hệ biểu tượng con người trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam Chương 4: Hệ biểu tượng văn hoá cộng đồng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Vấn đề nghiên cứu biểu tượng và tiểu thuyết lịch sử 1.1.1. Nghiên cứu biểu tượng 1.1.1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu biểu tượng trên thế giới Ở các quốc gia phát triển và có truyền thống văn hóa lâu đời, việc nghiên cứu biểu tượng đã có từ rất sớm cả về khảo sát thực tiễn lẫn nền tảng lý thuyết. Các thao tác đọc biểu tượng và giải mã biểu tượng thường gắn với hệ tư tưởng triết học và mỹ học nào đó. Theo triết học mácxít, quá trình nhận thức của con người về thế giới trải qua hai giai đoạn nhận thức cơ bản: cảm tính và lý tính. Các cấp độ của quá trình nhận thức diễn ra rất biện chứng và phức tạp, mỗi cấp độ có nội dung, chức năng và ý nghĩa khác nhau. Biểu tượng là mắt xích sau cùng, là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của quá trình nhận thức cảm tính gồm: cảm giác, tri giác, biểu tượng. Theo đó, biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng khách quan tương đối hoàn chỉnh và trừu tượng còn lưu lại trong bộ óc người sau khi sự vật, hiện tượng đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan. “Biểu tượng là hình ảnh của cảm tính về các sự vật, hiện tượng khách quan nên ít nhiều mang tính trừu tượng hóa” [120, tr.300-303]. Quan điểm triết học mácxít xem biểu tượng là sản phẩm chủ quan cá nhân trong hoạt động nhận thức của con người, biểu tượng mất đi giá trị văn hoá không thuộc về cái đã có, cổ xưa được tích luỹ qua các thời đại và không mang tâm thức cộng đồng. Đối với các nhà phân tâm học, biểu tượng không phải là một giai đoạn của quá trình nhận thức mà là những hình ảnh, sự vật được kết tinh từ “vô thức tập thể”, của “vùng kinh nghiệm” được truyền từ đời này sang đời khác (nằm ngoài quy luật di truyền học) dùng để biểu đạt một điều gì đó. Biểu tượng một mặt xuất hiện trong giấc mơ hay “giấc mơ là nguồn gốc chính để tìm ra biểu tượng” [14, tr.67] nhưng không chỉ có vậy, biểu tượng còn được hình thành từ phương diện tâm lý cá nhân và những vô thức tập thể. Từ phương diện tâm lý cá nhân, “có những ý tưởng và 6 tâm tình có tính cách biểu tượng. Có những hành động và hoàn cảnh có tính cách biểu tượng” [14, tr.68]. Nhưng cũng “có rất nhiều biểu tượng quan trọng, không có tính cách cá nhân mà có tính cách đoàn thể, kể cá phương diện tính chất lẫn phương diện nguồn gốc” đó là “những ý tưởng tập thể thoát thai từ những giấc mơ, từ trí tưởng tượng” [14, tr.68-69] tập thể xã hội trong hoàn cảnh nhất định nào đó tác động đến. Carl Jung đã chia tâm thức con người ra làm ba phần: (1) Cái tôi - bộ phận ý thức của tâm thần; (2) Cõi tiềm thức cá nhân - đó là tất cả những gì không xuất hiện nhưng thuộc về ý thức. Khi cần sẽ trở thành một phần của ý thức; (3) Vô thức tập thể. Đây chính là phần quan trọng, khẳng định giá trị học thuyết của Jung. Nếu S. Freud quan tâm đến bản năng trong cõi vô thức tác động đến ý thức và hành vi con người, làm nên các giấc mơ, biểu tượng hình thành từ giấc mơ để biểu đạt hành vi thì với Carl Jung, những kiến thức từ cõi vô thức tập thể luôn có ảnh hưởng lên tất cả những hành vi của con người. Nội dung của những ảnh hưởng đến từ cõi vô thức tập thể được gọi là những nguyên mẫu. Đó chính là những tâm thức hệ chủ quan bao gồm những biểu tượng hoặc những hình ảnh huyền thoại hay những hình ảnh nguyên thủy. Các nguyên mẫu thuộc về tâm thức di truyền hoàn toàn không có liên hệ nguồn gốc sinh học. Các nguyên mẫu không mang thuộc tính bản năng mà là những nhu cầu mang thuộc tính tinh thần. Trong cuốn Thăm dò tiềm thức, Carl Jung cho rằng: biểu tượng hoàn toàn khác với ký hiệu. Theo ông, “một chữ hay một hình ảnh sẽ trở thành biểu tượng khi nó gợi đến một cái gì khác ngoài ý nghĩa hiển nhiên và trực tiếp” [14, tr.18]. Trong khi “ký hiệu không bao giờ nói hết những ý nghĩa của một ý niệm ghi lại bằng ký hiệu ấy còn biểu tượng gợi đến một nội dung to lớn hơn ý nghĩa hiển nhiên và trực tiếp của biểu tượng” [14, tr.67]. Đối với các nhà triết học phân tâm, khi phân tích biểu tượng trước hết họ khảo sát những biểu tượng tự nhiên, đối chiếu với các biểu tượng văn hóa. Những biểu tượng tự nhiên “thoát thai từ nội dung phi ý thức của cái psyché (Chữ này Jung dùng để chỉ toàn bộ những tác động trí thức và tiềm thức và được dùng theo một nghĩa rộng hơn chữ “tâm thần”) [14, tr.20], còn “những biểu tượng văn hóa dùng để diễn tả những chân lý vĩnh cửu. Những biểu tượng này đã nhiều lần thay đổi, có thể do một tiến trình cấu tạo có ý thức, và trở thành những hình ảnh tập thể được các xã hội văn minh chấp nhận” [14, tr.135]. 7 Thế kỷ XX với sự phát triển vượt bậc của nhiều chuyên ngành khoa học xã hội khác nhau như cấu trúc luận, ngôn ngữ học, ký hiệu học, nhân học... đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động nghiên cứu biểu tượng và lý thuyết biểu tượng trên thế giới. Có thể có nhiều cách giải thích khác nhau về vỏ vật chất, nghĩa và ý nghĩa, giá trị của một phương tiện giao tiếp, song các nhà khoa học cấu trúc luận, ngôn ngữ học, ký hiệu học quan niệm ngôn ngữ, ký hiệu gồm hai phần: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Từ mô hình cấu trúc do Ferdinand de Sausure lập ra với quan niệm ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, mỗi ký hiệu ngôn ngữ có hai phần cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nhiều nhà khoa học như Romand Jakobson, Tzvetan Todorov, Roland Barthes, Jacques Derrida, C. Levi-Strauss kế tiếp nhau dụng hành và phát triển nó thành hệ thống lý thuyết về cấu trúc luận, ký hiệu học với những giá trị lớn lao. Roland Barthes đã phát triển mô hình cấu trúc của ký hiệu, cái biểu đạt và cái được biểu đạt ở một mức cao hơn. Theo đó, “ký hiệu được hình thành từ cái biểu đạt và cái được biểu đạt ban đầu lại kết hợp với nhau thành mô thức của cái biểu đạt và cái được biểu đạt cao hơn tạo nên các ký hiệu mới” [38, tr.21]. Cái biểu đạt được cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan, cái được biểu đạt bị che lấp, ẩn sâu, khó nắm bắt. Hệ thống quan điểm này là chìa khoá giải mã biểu tượng. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, biểu tượng là thuộc tính đặc trưng của ngôn ngữ. Ferdinand de Sausure cho rằng “ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đã được xã hội chấp nhận bằng các quy ước... là sản phẩm của văn hóa đặc biệt của loài người. Một trong những đặc tính quan trọng nhất cấu thành ngôn ngữ chính là tính biểu tượng được thể hiện thông qua các ký hiệu” [38, tr.24-25]. Với quan niệm này, tác giả đã thừa nhận “bên cạnh các ngôn ngữ thông thường như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết còn có thêm một loại ngôn ngữ quan trọng khác đó là ngôn ngữ biểu tượng” [38, tr.25] được con người sử dụng trong hoạt động sống của mình. Và “ngôn ngữ biểu tượng là một thành tố văn hóa do con người tạo ra để sử dụng như một loại công cụ thông tin và giao tiếp có tính tượng trưng... Tìm hiểu ngôn ngữ biểu tượng cũng chính là tìm hiểu đời sống văn hóa và xã hội thông qua các biểu tượng văn hóa do họ tạo ra... Nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng sử 8 dụng ngôn ngữ biểu tượng để giải mã các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người” [38, tr.27]. Theo Iu. M. Lotman, biểu tượng là một ký hiệu văn hóa. Ông khẳng định “văn hóa là hiện tượng ký hiệu học. Mọi hiện tượng văn hóa đều có đặc điểm ký hiệu học. Cho nên, đối tượng của ký hiệu học chỉ có thể là văn hóa, và hướng tiếp cận văn hóa chỉ có thể là ký hiệu học” [66, tr.9]. Biểu tượng sẽ phải được soi xét dưới góc độ ký hiệu học. “Biểu tượng được xác định như một ký hiệu, mà ý nghĩa của nó là một ký hiệu thuộc loại này hay loại khác Hoặc biểu tượng là sự biểu đạt ký hiệu cho một bản chất phi ký hiệu cao nhất và trừu tượng”. Không dễ gì định nghĩa biểu tượng, quan niệm về biểu tượng “phải xuất phát từ các quan niệm trực giác do kinh nghiệm văn hóa mang lại rồi cố gắng khái quát tiếp theo” [66, tr.218-219]. Lý thuyết ký hiệu học văn hóa của Lotman lấy văn bản làm trung tâm. Ở bình diện biểu hiện, biểu tượng là một văn bản. “Tức là nó có một ý nghĩa thống nhất đóng kín bên trong nó”. Khi đó, “văn bản là thông tin chí ít hai lần mã hóa, thông tin được chuyển tải bằng một ngôn ngữ, là một hiện tượng đa ngữVăn bản không phải là một cái bọc đựng một nghĩa thụ động, mà là tổ chức “truyền đạt”, “lưu giữ” và sáng tạo thông tin” [66, tr.11]. Biểu tượng thuộc về văn hóa. Giá trị của biểu tượng không hề bất định mà có sự dịch chuyển, bổ sung khi nó dịch chuyển từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác, từ các thiết chế xã hội này sang thiết chế xã hội khác. Tuy nhiên, giá trị ban đầu vẫn tồn tại cùng nhận thức của xã hội để khi tư duy xã hội vận động thì giá trị ấy được bổ sung, thêm mới phù hợp. Nghiên cứu biểu tượng trên thế giới vì thế đi vào chiều sâu tri nhận, đó là thế giới biểu tượng của huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số mà hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant viết nên cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, hay đó thế giới bí ẩn thuộc về tướng số, kinh dịch, phong thuỷ của xã hội phương Đông, là thế giới linh thú, con vật trong Thánh kinh của Thiên chúa giáo - Cựu Ước và Tân Ước “không chỉ là vật thể của hiện thực mà còn là biểu trưng của thế giới tâm thần” được soi sáng dưới lý thuyết phân tâm học về cổ mẫu. 9 Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu biểu tượng trên thế giới xoay quanh trục nguồn gốc biểu tượng, quá trình hình thành biểu tượng hoặc biểu tượng như là một phương tiện giao tiếp văn hoá, là đơn vị ngôn ngữ nghệ thuật Vấn đề nghiên cứu biểu tượng trên thế giới không đơn giản dừng lại ở những công trình mà chúng tôi đề cập. Vẫn còn nhiều quan điểm về lý thuyết biểu tượng mà chúng tôi chưa thể cập nhật bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan. Song thiết nghĩ, những khái quát trên đây cũng nói lên được trọng tâm của các khuynh hướng tiếp cận biểu tượng trên thế giới. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam Biểu tượng không còn là đối tượng nghiên cứu mới ở Việt Nam, nhưng những nghiên cứu về biểu tượng ở nước ta trong suốt thời gian dài vừa qua vẫn còn bỏ ngỏ nhiều khoảng trống lí luận chuyên sâu, mang tính đặc thù trên từng lĩnh vực đời sống xã hội. Tình hình nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam chủ yếu diễn ra theo hai xu hướng chính là dịch thuật các công trình nghiên cứu nước ngoài và vận dụng lí thuyết đã được dịch thuật để nghiên cứu biểu tượng theo từng lĩnh vực đời sống xã hội. Về mặt dịch thuật và giới thiệu lý thuyết, có thể kể đến một số công trình đáng chú ý sau đây: 1/ từ phân tâm học, chủ yếu là tác phẩm của Sigmund Freud, Carl Jung như: Vật tổ và cấm kỵ (Đoàn Văn Chúc dịch), Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo (Lương Văn Kế dịch), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ (Nguỵ Hữu Tâm dịch), Thăm dò tiềm thức (Vũ Đình Lưu dịch), Jung đã thực sự nói gì (Bùi Lưu Phi Khanh dịch), Phân tâm học nhập môn (Nguyễn Xuân Hiến dịch), Phân tâm học về tính dục (Thụ Nhân dịch); các ấn phẩm đề cập đến biểu tượng trong mối quan hệ với văn hoá tâm linh, nghệ thuật, tình yêu, tính cách dân tộc do Đỗ Lai Thúy và các cộng sự thực hiện; 2/ từ ngôn ngữ, ký hiệu học văn hóa với Ký hiệu học văn hóa của Iu. M. Lotman (1922-1993) do nhóm tác giả Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử thực hiện. Đây là một công trình khoa học tuyển tập các nghiên cứu đặc sắc, những tư tưởng nòng cốt làm nên lý thuyết ký hiệu học văn hóa của nhà nghiên cứu văn học, nhà văn hóa học và ký hiệu học nổi tiếng thế giới, một trong số học giả hàng đầu thế kỷ XX. Cùng hướng dịch thuật, nghiên cứu trên đây là công trình Từ kí hiệu đến biểu tượng (Trịnh Bá Đĩnh chủ biên) đã nghiên cứu và dịch tác phẩm của R. Barthes, R. Jakobson, W. Morris, D. Chandler 10 Bên cạnh đó, đáng chú ý là các nghiên cứu của Đoàn Văn Chúc, Đinh Hồng Hải, Trần Đình Sử, Trần Lê Bảo, Lê Nguyên Cẩn, đã từng bước làm đầy đặn hơn hướng nghiên cứu biểu tượng văn hóa và văn học ở Việt Nam. Chúng tôi coi những công trình trên đây có ý nghĩa tạo lập cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho nghiên cứu Biểu tượng học ở Việt Nam. Đây cũng là các công trình lý luận quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án. Việc nghiên cứu biểu tượng trong văn học cũng là hướng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu chú ý trong thời gian qua. Từ các bài báo nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca, tiểu thuyết như Biểu tượng thơ ca, (Bùi Công Hùng), Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca dân gian (Phạm Thu Yến), Quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong thế giới biểu tượng (Nguyễn Văn Hạnh), Một số biểu tượng mang tâm thức Mẫu trong “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh (Hoàng Thị Huế) đến các công trình, luận án chuyên sâu như: Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt (Nguyễn Thị Ngọc Điệp), Thi pháp ca dao (Nguyễn Xuân Kính), Từ kí hiệu đến biểu tượng (Trịnh Bá Đĩnh chủ biên), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa (Lê Nguyên Cẩn), Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa (Lương Minh Chung), Biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam (Trần Thị Hường) đã khám phá chiều sâu tác phẩm từ góc nhìn văn hoá, tư tưởng. Các tác giả đã khảo sát biểu tượng rồi tiến hành giải mã các lớp trầm tích văn hoá, tư tưởng trên các biểu tượng trong tác phẩm qua đó tìm thấy dấu ấn văn hoá trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà văn. Biểu tượng rất khó tiếp cận vì tính phức tạp của nó. Ngay cả khi được trang bị kiến thức về nó, chúng ta cũng không dễ dàng cảm thức đầy đủ giá trị mà nó biểu đạt. Điều may mắn cho tôi khi thực hiện luận án này là tiếp cận được nhiều công trình nghiên cứu về biểu tượng trên thế giới bằng tiếng Việt nhờ vào tâm huyết và trí tuệ của các nhà nghiên cứu, dịch giả Việt Nam. Đấy là nguồn lí thuyết căn bản để hiểu thế nào là biểu tượng, phân biệt được biểu tượng với các dạng thức tương cận nó, cũng như xác lập các khuynh hướng tiếp cận biểu tượng. Nhìn chung, nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam chưa hướng đến xây dựng hệ thống lí luận đặc thù, chưa thành lập được khoa nghiên cứu biểu tượng độc lập như các chuyên ngành khoa học khác. Tuy vậy, hoạt động nghiên cứu cũng đạt được kết quả đáng trân 11 trọng. Từ chỗ nghiên cứu biểu tượng như là thuộc tính cơ bản của văn hoá học, đến nay, nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam diễn ra trên cả diện rộng và chiều sâu ở tất cả các lĩnh vực xã hội, qua đó thấy được ý nghĩa to lớn của thế giới biểu tượng trong đời sống xã hội. 1.1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam 1.1.2.1. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước 1986 Trong nền văn học Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện khá sớm với Hoan Châu ký, hay còn có tên là Thiên Nam liệt truyện, do tác giả Nguyễn Cảnh thị (tức người họ Nguyễn Cảnh), biên soạn vào khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) đời Lê, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Tiếp đến, nền văn học hiện đại có Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, Tiếng sấm đêm đông, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng đánh giặc của Nguyễn Tử Siêu, đặc biệt là nhiều tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật như Hòm đựng người, Bà chúa chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh, Rắn báo oan đã làm nên dòng văn học riêng trong dòng văn học chung- văn học hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, trước 1986, những công trình nghiên cứu về dòng văn học này không nhiều, chỉ là những bài viết ngắn, nhỏ lẻ đăng trên các tạp chí, thảng hoặc xuất hiện một số nhận định khái quát chung nhân đọc tác phẩm như trường hợp tác giả Triêu Dương trong bài Mấy ý kiến về tiểu thuyết lịch sử nhân đọc cuốn “Quận He khởi nghĩa”, đăng trên Tạp chí Văn học số 8/1964 có đề cập đến chủ đề, nhân vật, phương thức tái hiện các sự kiện lịch sử. Hay Tân Dân Tử viết lời giới thiệu tiểu thuyết Gia Long tẩu quốc có bàn đến lịch sử đại lược và tiểu thuyết lịch sử với điểm khác nhau cơ bản là “Lịch sử đại lược có nói đến nhân vật xuyên sơn, quốc gia hưng phế mà không tả diện mạo, tính tình ngôn ngữ, không tả tính tình phong cảnh, còn lịch sử tiểu thuyết thì nói đủ các nhân vật xuyên sơn, tính tình ngôn ngữ, tả tới hỉ nộ, ái ố, trí não tinh thần, tả tới phong cảnh, cỏ hoa, nhà cửa, đài các, nhành chim lá gió, nhạc suối kèn ve làm cho độc giảdễ cảm xúc vào lòng, dễ quan niệm vào trí” [57, tr.Pl10]. Nguyễn Triệu Luật trong lời mở đầu tiểu thuyết Hòm đựng người, và lời tựa tác phẩm Ngọc đường Trường Thi có bàn đến “Viết lịch sử tiểu thuyết (Roman historique) không cần theo phép của sử học, không cần có sự thật. Tác giả chỉ tưởng tượng ra một chuyện “có thể có” ở một thời đại, 12 rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy. Mục đích là lấy chuyện không đâu mà làm sống lại một thời đại” [90, tr.5]; “Triệu Luật phỏng theo lối ấy mà viết cuốn lịch sử tiểu thuyết này. Phần chân sử ở trong tự cũng như có giá mà phần lông bông thêm thắt may ra cũng có giá. Tưởng đó là lối viết lịch sử tiểu thuyết nên cho nhập cảng vào địa hạt văn chương ta nên đem ra thử lần đầu” [90, tr.302] Nhìn chung có rất nhiều phát biểu về tiểu thuyết lịch sử song n... sao đảm bảo tính chân thực nhưng không nhàm chán. Nhà văn Bùi Anh Tấn cũng quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử không phải là chép lại lịch sử, “vừa dùng tư duy của ngày hôm nay để đánh giá những việc của người xưa, vừa thâm nhập vào thế giới quan của tiền nhân để hiểu họ, phân tích, đánh giá việc làm của họ và rút tỉa những bài học lịch sử cho hậu sanh” [Trả lời Báo Văn nghệ trẻ]. Nguyễn Xuân Khánh cũng nhấn mạnh quan điểm trên khi trả lời phóng viên Báo văn nghệ trẻ, tháng 10/2015. Theo ông, “tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những con người hiện đại” [76]. 25 Tóm lại, tiểu thuyết lịch sử là thể tài văn học có đặc thù riêng so với các thể tài văn học khác. Như tên gọi, thể tài văn học này có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai thành tố lịch sử và tiểu thuyết, chất liệu hiện thực và đặc trưng phản ảnh của loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong suốt thời gian qua, cùng với lịch sử thăng trầm của thể tài này, giới nghiên cứu và sáng tác có nhiều phát biểu về tiểu thuyết lịch sử mà trọng tâm vẫn là mục đích sáng tác, đối tượng nghệ thuật chính sử - dã sử, những nguyên tắc tiếp cận hiện thực lịch sử. Theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết lịch sử là sự tái hiện chân thực về lịch sử đã qua. Theo quan niệm hiện đại, tiểu thuyết lịch sử là diễn ngôn lịch sử dưới cái nhìn của thời đại dân chủ hóa, toàn cầu hóa. Nhà văn viết về lịch sử theo nguyên tắc “hoài cổ vi kim”. Chúng ta có thể khái quát những quan điểm nhận thức về tiểu thuyết lịch sử như sau: 1) Lịch sử là nguồn cảm hứng nghệ thuật trong quá trình sáng tác; 2) Lịch sử không phải là lâu đài để nhà văn chạy trốn hiện thực đang diễn ra mà là cái cớ để nhà văn trải nghiệm, chất vấn hiện tại và tương lai; 3) Tính quy mô, bao quát rộng lớn các vấn đề của hiện thực bằng nhận thức mới của thời đại làm cho các sự kiện, nhân vật lịch sử trở nên gần gũi với đời sống đương đại hơn so với khoa học lịch sử; 4) Hư cấu nghệ thuật không thể thiếu khi viết về lịch sử. Hư cấu khác với bịa đặt, viết lại lịch sử. 1.2.2.2. Vài nét về tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam Là một bộ phận của tiểu thuyết đương đại Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này cũng mang đậm dấu ấn của thời đại mà nó được sinh ra, tồn tại và phát triển. Điều này phù hợp quy luật tất yếu của văn học nghệ thuật, bởi không một văn nghệ sĩ nào lại đứng ngoài thời cuộc mà họ đang sống, không hấp thu những giá trị, những vang vọng của thời đại. Vấn đề có khác chăng là họ chịu tác động của thời đại ra sao và họ tác động lại xã hội như thế nào qua các sản phẩm mà họ tạo ra. Tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam vẫn bám lấy hiện thực lịch sử xã hội đã qua từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, hình tượng lịch sử vẫn là cội nguồn cảm hứng sáng tạo không bao giờ cạn trong nhận thức. Mặt khác, tính chất dã sử, đối thoại, phản biện thức nhận càng ngày đặt ra và thách thức “tầm đón đợi” của bạn đọc khi đời sống xã hội và đời sống văn học được mở rộng 26 biên độ tư duy và tư tưởng. Lịch sử dưới cái nhìn của thời đại mới, không còn là những trang giấy, những con chữ ghi chép xơ cứng mà nó luôn vận động không ngừng trong mối quan hệ với tác giả và bạn đọc, gắn với các tiêu chí mĩ học sáng tạo và mĩ học tiếp nhận thời đại mới, dân chủ, đa dạng. Là một thể tài năng động, tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam mang trong nó những khát vọng cách tân nghệ thuật, “làm mới” hiện thực bằng quan điểm, tư duy của thời đại toàn cầu hóa, dân chủ hóa. Về mặt nghệ thuật trần thuật: Kết cấu, ngôn ngữ, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết lịch sử đương đại thể hiện rõ nhất sự đổi mới. Từ lối kết cấu truyền thống theo trật tự thời gian tuyến tính, hay kết cấu chương hồi, đến thời điểm này, kết cấu đã có sự phá cách táo bạo. Kết cấu phân mảnh, lắp ghép mang dấu ấn điện ảnh đầy “ngẫu hứng” và kết cấu liên văn bản, tổng hợp nhiều loại hình văn bản khác nhau cùng xuất hiện trong một cuốn tiểu thuyết theo lối viết hậu hiện đại đã trở thành “trò chơi” sáng tạo của các nhà văn. Bằng cách xé lẻ tâm trạng của nhân vật, sự kiện thành nhiều mảng nhỏ, rời rạc và đặt cạnh nhau không tuân theo lôgic lý tính, cốt truyện truyền thống vì thế mà cũng bị phân rã, phá bỏ. Sự “tráo trở” và “làm chủ sự tráo trở” cốt truyện là nét đặc sắc trong phong cách các nhà văn. Về phương diện hiện thực lịch sử: Các nhà văn không ngần ngại gia cố chất đời tư, thế sự vào các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ lối tư duy viết tiểu thuyết lịch sử theo kiểu “chép sử” với mục đích giáo huấn thì đến nay, các nhà văn đưa thêm vào các tiểu tiết, các giả thuyết lịch sử làm cho tác phẩm trở nên “có vấn đề”, làm cho các “đại tự sự” thành “tiểu tự sự”, làm cho cái “trung tâm” thành cái “ngoại biên” để “giải thiêng” các sự kiện, nhân vật, hình tượng lịch sử. “Lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử đã mang trong mình hai lần lịch sử: lịch sử đã qua và lịch sử thời người viết đang sống” [168]. Có lẽ vì thế mà những tranh luận về chính sử - dã sử trở thành chủ đề nóng bỏng trên các diễn đàn văn học. Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam: Về phương diện này, Trần Đình Sử cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới có rất nhiều tác phẩm đến được với lòng người, được người đọc trân trọng, yêu chuộng. Điểm đáng chú ý nhất là nó đã vượt qua mô hình cũ và tạo ra nhiều hướng phát triển có hứa hẹn. Có hướng “văn chương hóa lịch sử” như Hoàng Quốc Hải với hai bộ trường 27 thiên. Có hướng nghiêng về phương diện văn hóa, đối thoại văn hóa như Nguyễn Xuân Khánh, có hướng diễn giải lại lịch sử như Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy, có hướng “phi trung tâm hóa” như Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, có hướng phi huyền thoại hóa lịch sử như Hội thề của Nguyễn Quang Thân, có hướng đối thoại với chính sử như Mạc Đăng Dung của Lưu Văn Khuê, có hướng đổi mới cách nhìn như Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê, có hướng viết “tiểu sử gia tộc” hư cấu, mà thực ra là viết lịch sử thời đại với con mắt giễu nhại trong Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách, còn có hướng ngụ ngôn hóa lịch sử Sáng tạo lại diễn ngôn lịch sử bằng nghệ thuật sẽ là một nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn Việt Nam hôm nay và ngày mai” [168]. Tuy nhiên, để lí giải sáng tỏ vấn đề này, thiết nghĩ phải phân tích các đặc điểm của nó dưới góc nhìn lí luận văn học. Ở đây, chúng tôi chỉ xác định, phân loại các khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam dựa trên một số căn cứ như sau. Căn cứ vào kết cấu nghệ thuật sẽ có các kiểu loại tiểu thuyết theo kết cấu nhân/quả, tiểu thuyết theo kết cấu tuyến nhân vật chính diện/phản diện, tiểu thuyết theo kết cấu chương hồi, tiểu thuyết theo kết cấu mang dấu ấn hậu hiện đại. Căn cứ vào mục đích sẽ có tiểu thuyết lịch sử chính sử, giáo huấn, tiểu thuyết lịch sử - văn hóa. Căn cứ vào tính chất và chức năng phản ảnh sẽ có khuynh hướng tiểu thuyết mô phỏng lịch sử và khuynh hướng tiểu thuyết hư cấu lịch sử. Tóm lại, sự vận động và phát triển của thể tài tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong dòng chảy văn học dân tộc thời kỳ này. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 có đặc điểm về nội dung thể hiện ở cảm hứng sáng tạo và quan niệm nghệ thuật về con người. Trong đó, cảm hứng lịch sử và dân tộc, cảm hứng thế sự, cảm hứng đạo lý là những cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này. Hình tượng con người anh hùng cứu nước là hình tượng trung tâm. Song, có sự phát hiện độc đáo và chân thực hơn là nét đời thường ở con người anh hùng phi thường. Đặc điểm kết cấu tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này theo phong cách kết cấu truyền thống: kết cấu theo thời gian tuyến tính và kết cấu theo tuyến nhân vật chính diện/phản diện. Tiểu thuyết 28 lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1985 có nội dung chủ yếu là yêu nước, nghệ thuật tự sự theo lối kết cấu chương hồi, kết cấu thời gian, kết cấu nhân quả, ngôn từ nghệ thuật đậm chất biền ngẫu, nhiều điển tích, điển cố. So với tiểu thuyết lịch sử các thời kỳ trước đó, tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam có những đặc điểm riêng, mới mẻ về ngôn ngữ, kết cấu văn bản, điểm nhìn trần thuật, nội dung trần thuật, tư duy nghệ thuật Tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam vẫn đặt ra nhiều thách thức khám phá cho đông đảo công chúng văn học. 1.2.3. Hướng tiếp cận của luận án Tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam có nhiều khuynh hướng sáng tác, nhưng khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử - văn hóa là khuynh hướng nổi bật hơn cả. Đó là những diễn ngôn về lịch sử, văn hóa mang cảm quan nghệ thuật thời đại dân chủ, hội nhập. Bên cạnh ngôn ngữ là chất liệu làm nên tác phẩm, biểu tượng nghệ thuật cũng là một đơn vị ngôn ngữ tham gia kiến tạo diễn ngôn lịch sử. Khi xem biểu tượng là một đơn vị ngôn ngữ/ ký hiệu chúng tôi sẽ xét đến nghĩa định danh, gọi tên sự vật, hiện tượng; nghĩa tri nhận, lí tính, phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng; đặc biệt biểu tượng không phải là một vật thay thế trực tiếp cho một cái khác nó, ngoài nghĩa quy ước một cái gì cụ thể thì đến lượt cái cụ thể đó mang nghĩa chuyển tiếp ở cấp độ khác qua đặc trưng phản ánh của loại hình nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh đó, chúng tôi phân tích, làm rõ nguyên tắc, phương thức kiến tạo biểu tượng nghệ thuật nhằm làm cho biểu tượng biểu đạt hiệu quả nhất thông tin mà nó đa mang và sự tham gia của biểu tượng vào kết cấu văn bản nghệ thuật. Vấn đề hệ biểu tượng cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Xem xét cấu tạo và cách xếp đặt của biểu trưng, J.Lacan cho rằng “hệ biểu tượng chỉ loại hiện tượng mà khoa phân tâm học quan tâm trong chừng mực chúng được cấu trúc như một ngôn ngữ” [67, tr.XXII]. S.Feurd nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa cái vỏ vật chất/bên ngoài và nội hàm được biểu đạt/bên trong, ông cho rằng “hệ biểu tượng là tập hợp những biểu tượng có ý nghĩa ổn định có thể tìm thấy trong các sản phẩm khác nhau của vô thức” [67, tr.XXII]. Trong Luận án tiến sĩ Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hoá, tác giả Lương Minh Chung cho rằng “Hệ biểu tượng là những giá trị 29 mang tính kết tinh, là thuộc tính cơ bản của một nền văn hoá” [18, tr.61]. Theo hai nhà nghiên cứu Jean Chevalier và Alain Gheerbrant thì “Hệ biểu tượng, một mặt tập hợp các quan hệ và các giải thích gắn với một biểu tượng, chẳng hạn hệ biểu tượng về lửa, mặt khác tập hợp các biểu tượng đặc trưng cho một truyền thống, như hệ biểu tượng Pháp truyền Kinh Thánh hay hệ biểu tượng của người Maya, hệ biểu tượng nghệ thuật Roman; cuối cùng là nghệ thuật giải thích các biểu tượng, bằng phân tích tâm lí, bằng dân tộc học so sánh, bằng cơ chế và kĩ thuật của sự tích hội [67, tr.XXII]. Tóm lại, hệ biểu tượng là tập hợp, hệ thống những biểu tượng có chung nguồn gốc hoặc cơ chế nảy sinh từ hệ hình tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng. Tiểu kết Chương 1 Tiểu thuyết lịch sử, tự tên gọi của nó đã thể hiện đặc trưng thể loại là hư cấu- sử liệu. Nhưng thế nào là hư cấu, sử liệu nào làm bình diện nội dung cho tác phẩm nghệ thuật? Những quan điểm khác nhau về vấn đề này phản ánh sự khác nhau trong tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ, từ đó hình thành những khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam. Về nguyên tắc, tiểu thuyết lịch sử không khác gì so với tiểu thuyết thông thường, cái khác ở đây là hiện thực đã qua - sự vĩ đại của lịch sử được nó thể hiện như thế nào. Xuất phát từ quan điểm hiện thực lịch sử cần được tôn trọng, sẽ đưa đến khuynh hướng lịch sử hóa tiểu thuyết. Nhưng với quan điểm “hoài cổ vi kim”, lịch sử tự thân nó là những kí hiệu sẽ làm nên khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử. Cũng cần nói thêm rằng, việc nhà văn “triệu hồi”, “phục dựng” lịch sử qua các trang tiểu thuyết khi chính họ thấy nhu cầu lịch sử cần phải được giải mã. Không hẳn các nhà văn là những nhà tư tưởng nhưng họ đã mẫn cảm thấy rõ sự lãng quên lịch sử dân tộc, sự đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc trong thế giới phẳng ngày nay của con người hiện tại là có lỗi với lịch sử, thời đại và hậu thế. Nhìn từ triết học của sự tồn tại, con người có ba mối quan hệ chính đó là: tự nhiên, cộng đồng nhân loại, lịch sử - văn hóa. Đây cũng chính là ba thành tố làm nên ba hệ biểu tượng cơ bản trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam gồm có hệ biểu tượng tự nhiên, hệ biểu tượng con người, hệ biểu tượng văn hóa cộng đồng. Tuy nhiên, từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng văn học là hành trình nhà văn tạo 30 mã mới cho thế giới biểu tượng. Con người tạo ra thế giới nhờ biểu tượng, thông qua biểu tượng nhận thức thế giới. Nghĩa nguyên sơ của biểu tượng có thể do ngẫu nhiên hoặc từ những quy ước mà có, gắn với quá trình tư duy tập thể. Biểu tượng thuộc về văn hóa, nó có thể dịch chuyển từ thời đại này sang thời đại khác hoặc mất đi nếu như giá trị/ý nghĩa của nó không được con người tái tạo, bồi đắp. Vậy nên, khi những biểu tượng ấy trở thành biểu tượng nghệ thuật, đòi hỏi nhà văn cấp mã mới sao cho nó thực hiện được chức năng liên văn hóa, liên văn bản, kết nối với đời sống đương đại. Không phải tất cả biểu tượng văn hóa xuất hiện trong tác phẩm văn học đều trở thành biểu tượng nghệ thuật mà chỉ có những biểu tượng được nhà văn tái lập mã mới, thiết lập được kênh giao tiếp với đời sống đương đại mới trở thành biểu tượng nghệ thuật. Thế giới biểu tượng nghệ thuật ấy đã diễn đạt hiệu quả nhất, chuyển tải hữu dụng nhất những khát vọng, thông điệp của nhà văn về lịch sử và văn hóa dân tộc trước đời sống đương đại. Mỗi tác phẩm là một cách ứng xử của nhà văn trước lịch sử và văn hóa. Phương tiện để nhà văn thể hiện cách ứng xử ấy không chỉ có ngôn ngữ mà còn có thế giới biểu tượng. Khảo sát tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam, chúng ta không ngạc nhiên khi các trang tiểu thuyết lấp lánh hệ thống các biểu tượng tự nhiên, con người, văn hóa, tín ngưỡng Các chương tiếp theo của luận án sẽ đi sâu khảo sát và phân tích các biểu tượng cơ bản, tìm hiểu những phương thức kiến tạo và ý nghĩa của từng hệ biểu tượng để qua đó thấy được bản chất của lịch sử và văn hóa qua cái nhìn của nhà văn đương đại, những bài học nhân sinh rút ra cho hậu thế từ lịch sử và văn hóa dân tộc thông qua các hệ biểu tượng. 31 CHƯƠNG 2 HỆ BIỂU TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Hệ biểu tượng tự nhiên xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam. Đây là những biểu tượng có sức sống vĩnh hằng cùng với lịch sử văn hoá nhân loại, được các nhà văn mã hoá thành biểu tượng nghệ thuật vừa mang nghĩa nguyên sơ vừa được bồi đắp thêm giá trị khi đi qua các hệ hình văn hoá, tư tưởng xã hội khác nhau. Xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật, hệ biểu tượng tự nhiên khoác lấy vỏ âm thanh của ngôn ngữ, làm thành phương tiện nghệ thuật. Trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam, những biểu tượng tự nhiên mà chúng tôi khảo sát như Nước, Lửa, Đất, Trời và các biến thể của nó hoặc xuất hiện nhiều lần, tham gia trực tiếp vào kết cấu tác phẩm hoặc xuất hiện không nhiều nhưng đã mở ra khả năng khám phá đời sống văn hoá xã hội và con người. 2.1. Các biểu tượng Nước, Lửa, Đất, Trời 2.1.1. Biểu tượng Nước và các biến thể Nước là một trong tứ đại mẫu gốc tự nhiên (Nước, Lửa, Khí/Trời, Đất) có giá trị phổ quát trong mọi nền văn hoá nhân loại. Những dạng thể tồn tại của nước rất phong phú, đa dạng như biển, sông, suối, thác ghềnh, ao, hồ, đầm, vực, mưa, nước mắt, dòng sữa Đó là tất cả dạng thức tinh thể lỏng, bay hơi và ngưng tụ. Là một thực thể tự nhiên mang giá trị văn hóa phổ quát, nước và các dòng sông trên con đường hình thành biểu tượng nghệ thuật, mang giá trị văn hóa tộc người khi nó phản ánh được tâm thức cộng đồng dân tộc và thời đại nào đó, kết nối và phản chiếu cuộc đời của các nhân vật lịch sử. Nhìn từ đặc điểm địa lí- lịch sử, biểu tượng nước với biến thể sông, suối, kênh, rạch để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam. Nước gắn liền với hệ thống sông suối, kênh rạch và lưu trình của nó làm thành hệ thống giao thông quan trọng trên dải đất Việt này. Ngay từ xa xưa, các lưu vực sông lớn luôn là địa điểm trọng yếu để xây dựng kinh đô phong kiến Đại Việt, từ đó hình thành trung tâm văn hoá- chính trị- kinh tế của các vùng miền. Không 32 phải ngẫu nhiên mà các dòng sông Bạch Đằng, Như Nguyệt, Sông Lam, Sông Gianh, Sông Hương, Sông Côn có sức sống vững bền trong tâm thức dân tộc Việt mà nó là những chứng nhân lịch sử, là những biểu tượng cho truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Xuất hiện trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam, những dòng sông lịch sử được nhà văn miêu tả trong mối gắn kết mật thiết với các yếu nhân Đại Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc. Hình ảnh người anh hùng Lý Thường Kiệt đại thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, Nhà Trần với ba lần đại thắng quân Nguyên Mông trên dòng Thiên Đức, Bạch Đằng giang xuất hiện khá nhiều trên các trang văn của Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ, Vũ Ngọc Đĩnh, Bùi Anh Tấn, Hoàng Quốc Hải, Trần Thanh Cảnh có ý nghĩa biểu tượng khẳng định quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam trong các cuộc chiến tranh với giặc dữ phương Bắc, như muốn đánh thức ý chí của con dân đất Việt hôm nay cần gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước trong bối cảnh lịch sử đương đại. Nhưng cũng từ những dòng sông ấy, với cái nhìn nghệ thuật thời đại mới, các nhà văn đã miêu tả những dòng sông chiến địa không chỉ lưu dấu hào hùng của kẻ chiến thắng mà bên cạnh đó, sau mỗi trận chiến, sông nước làm chứng cho thảm cảnh tang thương. Trong tiểu thuyết Hội thề, nhà văn Nguyễn Quang Thân đau xé cõi lòng khi nói đến dòng Nhị Hà. Mải miết chảy cứ ngỡ hồn nhiên và lặng lẽ nhưng dòng sông ấy, “ con sông mẹ vẫn mênh mông, lặng lẽ đổ về xuôi ngày đêm mang theo trong dòng nước nâu hồng chất chứa oan khiên khổ nạn của mấy chục năm tan nhà mất nước” [148, tr.63]. Nguyễn Trãi nhìn ra sông, Ông nghĩ “Sông Nhị Hà chưa một ngày được bình yên đưa phù sa tưới nhuần cây cỏ, ruộng đồng. Triều Lý rồi Trần, sông này vẫn là con sông trận mạc” [148, tr.78]. Trong Sông Côn mùa lũ, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã khắc họa khung cảnh chiến trường lặng ngắt, không một âm thanh, “những cột buồm đơn côi, như những nén hương khổng lồ cắm rải khắp một quãng sông dài, tựa như một bãi tha ma dưới nước. Và dòng sông đỏ lựng màu máu cứ lững lờ trôi xuôi” [36, tr.550] như xoáy sâu vào nỗi tang thương của bao số phận, cuộc đời nhỏ bé bị chiến tranh cuốn theo. Có thể thấy rằng, đằng sau chiến thắng hay thất bại của những thế lực chính trị trên mặt trận quân sự là nỗi đau, nỗi mất mát của nhân dân vô tội. Vậy nên, tiếng nói phản kháng chiến 33 tranh, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình cần được nhìn nhận từ số phận của nhân dân, những con người vô tội bị cuộc chiến lôi kéo chứ không thể chỉ từ kết quả phân định thắng bại của các lực lượng tham chính. Thắng trận hay bại trận trên đấu trường quân sự đều là sự thất bại của chiến tranh bởi hậu quả nặng nề nó để lại trong đời sống nhân loại. Các biểu tượng vốn dĩ đã có mã giá trị trong tâm thức cộng đồng. Nhìn từ phương diện văn hóa, biểu tượng nước tại một số nước châu Á “có thể xem xét trên hai bình diện hoàn toàn đối lập Nước là nguồn sống và là nguồn chết, có chức năng tạo dựng và tiêu huỷ” [67, tr.711]. Tâm thức văn hoá cộng đồng dân cư châu Á, trong đó có người Việt, xem nước là dạng thức thực thể của thế giới, là biểu tượng của “tính thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh” [19, tr.710]. Trong các tác phẩm, nhà văn sử dụng hệ thống biểu tượng đó để xây dựng biểu tượng thẩm mĩ bằng cách gắn kết văn hóa cộng đồng với đối tượng lịch sử cụ thể, qua đó vừa lưu giữ giá trị nguyên khôi, vừa dùng giá trị ấy để nói lên ý nghĩa lịch sử của đối tượng được đề cập hay cụ thể hoá các giá trị ấy qua biểu đồ tâm hồn, dòng đời các nhân vật và lịch sử xã hội. Biểu thị giá trị này thể hiện rõ qua cách miêu tả nguồn nước giếng làng của cộng đồng cư dân người Việt trên các trang tiểu thuyết. Nếu trong tiểu thuyết Minh sư, nhà văn Thái Bá Lợi đã khai thác giá trị thiêng của nước/giếng để khẳng định tính đúng đắn và tài năng của Nguyễn Hoàng khi khai mở trời Nam thì trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh lại khai thác nghĩa ngưng đọng, tắc nghẽn của nước/giếng khi bàn về chính sự Nhà Trần. Tính chất lưỡng diện đối lập về nghĩa của biểu tượng nước thể hiện qua những chi tiết nói lên sự thành bại của yếu nhân lịch sử. Hay tin Nguyễn Hoàng lập nghiệp trên đất Thuận Hóa, với ước vọng và lòng thành không nói được nên lời, làng nghèo không có gì xứng đáng, dân làng Thuận Hóa dâng lên Đoan Quận Công bảy vò nước giếng thiêng, trong khiết như là “điềm trời ban cho quận công cả một giang sơn” [87, tr.39]. Sau khi Hồ Quý Ly giúp Trần Nghệ Tông đánh bại loạn quân Dương Nhật lễ, khôi phục triều Trần, chính sự tạm yên, Quý Ly nhận xét, “nước ta như cái giếng khơi để lâu năm, dưới đáy có nhiều bùn nhơ lắng cặncó thể nói cái giếng cũ toàn một thứ nước tanh tưởi, những nguồn thuỷ sinh, những mạch nước 34 ngầm trong và mát đều đã bị bịt kín Bệ hạ lên ngôi đó là một trận mưa rào” [77, tr.120]. Nếu nguồn nước giếng thường được dùng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, “để giữ cho mạch nước trong linh thiêng này, người làng chỉ dùng nước giếng vào những việc như tế làng, múc nước về cúng tổ tiên ngày đầu năm, và các sự kiện trọng đại khác” [87, tr.38]. Ngược lại, giếng và nước nếu không được khơi sâu, gìn giữ sẽ là ao tù, nước đọng bẩn dơ biểu thị cho những mặt trái, cái xấu của xã hội và con người. Giếng và nước qua hai trường hợp được phân tích trên đây đã vượt qua nghĩa biểu tượng của đời sống sinh hoạt làng Việt trở thành biểu tượng cho sự thăng trầm một triều đại, cho những nhân cách lịch sử. Sông là một biến thể của nước. Biểu tượng sông hay dòng nước chảy đồng thời là biểu tượng của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới. Giá trị này biểu tượng sông nước được các nhà văn tái tạo khi phản ánh dòng đời của các nhân vật lịch sử. Trong tác phẩm Giàn thiêu, nhà văn Võ Thị Hảo đã khéo léo tạo dựng sức sống bền vững cho những giá trị của biểu tượng nước trong tính đối lập, lằn ranh mong manh giữa sự sống và sự chết qua cuộc đời, tâm hồn của các nhân vật. Sông Gâm và thác nước của con sông này phản chiếu khá rõ dòng đời của Từ Lộ. Ngược dòng sông Gâm, chiếc bè dưới tay sào Từ Lộ vẫn luồn lách qua những mõm đá ngầm cây đổ sóng dữ. “Càng lên thượng nguồn nước sông càng chảy xiết Những thân cây đổ từ thượng nguồn trôi về lập lờ trên mặt nước như những thay người chết đuối vừa bị hồn quỷ nhập chỉ phăm phăm nhằm thẳng bè của chàng mà sầm sập lao tới” [52, tr.201-202]. Từ Lộ thấy cả thế giới này đang bủa vây lấy chàng, những hiểm nguy khôn lường cứ hiện ra. Nếu dòng nước sông Gâm khi Từ lộ ngược dòng là dòng chảy của sự chết, thể hiện lòng hận thù dâng cao trong tâm hồn và trí nghĩ, những khổ đau mà chàng nếm trải bấy nhiêu thì khi Từ Lộ xuôi dòng buông trôi, dòng sông lại cuốn phăng những đắng cay, thù hận rồi tắm táp cho chàng những ngọt ngào hạnh phúc, cho sự tái sinh tâm hồn, cho tình yêu của chàng và Nhuệ Anh. “Con bè tuột dây neo từ từ tách bến Đá trôi xuôi. Chỉ còn lại Từ Lộ, Nhuệ Anhbao nhiêu căm uất hận thù chứa chất trong lồng ngực, bóp nghẹt trái tim chàng từng ấy ngày đêm cũng theo đó mà tan ra mất dạng” [52, tr.211-213]. 35 Biểu tượng nước mang tâm thức Mẫu cứu rỗi cuộc đời con người thể hiện khá rõ nét trong nhiều tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam. Nước tuôn chảy từ các nguồn như người mẹ hiền dung dưỡng phù sa làm cho cây cối, vạn vật sinh sôi, phát triển. Trong tiểu thuyết Giàn thiêu, nhà văn Võ Thị Hảo đã thổi luồng sinh bất diệt vào biểu tượng nước. Nước tuôn chảy từ trời - mưa, là biểu tượng cho sự ban phúc. Những cơn mưa trời đã tưới tắm cho tâm hồn, cho tình yêu và thể xác của Từ Lộ - Nhuệ Anh thăng hoa. “Những giọt mưa dội xuống thân thể lúc này lại dịu dàng êm ái, mỗi giọt mưa chạm xuống như mang theo một hơi thở nồng nàn sưởi ấm cơ thể nàng” [52, tr.211] đã kéo Nhuệ Anh và Từ Lộ hoà quyện vào nhau trong niềm khoái lạc mênh mang và nỗi đau trần thế kì diệu. Nước cứu sống chàng Cá Bơn khi cậu bé bị dì ghẻ quăng xuống sông. Nước và chàng Cá Bơn cứu sống Nhuệ Anh khi nàng buông tay xuống Thác Oán. Nguồn nước là một biểu tượng của tình mẫu tử. Những giọt sữa của Dã Nhân đã cứu lấy Từ Lộ. Nước thanh tẩy và gột rửa những bụi bẩn trần tục để con người trở nên cao cả đẹp đẽ hơn. “Mưa trở về trời/ Nu na nu nời/ Ru trời/ Trời ơi” [52, tr.339] là dòng nước mát lành xoa dịu không khí hừng hực của giàn thiêu nhân thế, cởi bỏ lớp áo bào của đức hoàng đế và cung nhân để Thần Tông và Ngạn La tan biến vào khung trời trẻ thơ, mộng mơ đáng yêu. Những giọt nước mắt của sư bà Động Trầm “chảy đến đâu, những đám lông vằn vện tuột ra từng đám, rồi lột hết, lộ ra thân mình của đức vua với nước da trắng xanh, thư sinh nho nhã” [52, tr.563]. Giọt nước mắt ấy đã xoá hết lịch sử của một đời người từng trải qua những kiếp nạn và khôi phục con người trong một trạng thái mới. Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh miêu tả nước dày đặc: 273 lần. Đó là nước mưa, sông, sữa. Là Mẫu Mẹ, nước nuôi dưỡng đời sống tinh thần. Đó là thứ “thứ nước tinh khiết từ rừng, từ suối bốc lên, rồi rơi xuống bốn cái tán lá cau xanh tươi đó, rồi theo cuống phễu tức là bốn thân cây chảy xuống đến ngang tầm miệng bể, gặp bốn tàu cau buộc ngang thân cây ngăn lại, rót nước vào bể” [78, tr.63] mà trời ban phúc cho con người. Nước mưa ở cái bể cụ Tiết vì thế mà rất ngon, rất quý, đã đánh thức khát vọng tâm hồn mỗi người như cụ Tiết, Điều, Trịnh Huyền, Nhụ; Đó là sữa, nguồn dinh dưỡng cứu sống cho con người trên bờ vực cái chết. Cả làng Cổ Đình rơi vào đại dịch tả, người mắc dịch 36 liệt giường chiếu rồi “ra đi luôn”. Ông lý Cỏn đang trong cơn thập tử nhất sinh vì bệnh nhưng “cái vú mềm mại và bóng mượt” của bà Ba Váy như có cách gọi riêng của nó, để rồi chồng bà, ông lý Cỏn bám vào đôi bầu vú, “bú sữa mới được hai ngàyđã khá hẳn lên. Đến ngày thứ ba, ông mở được mắt raThế là ông tỉnh lại rồi” [78, tr.578]. Điều cũng vậy, không thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần nếu không có bầu sữa của Nhụ giữ cái vong linh lay lắt chỉ chực vụt bay đi mất Sữa là nguồn dinh dưỡng đầu đời của mỗi con người mà trong sử thi Ramayana Ấn Độ, trong đạo Hindu giáo, trong tâm thức của người Maya, trong Kito giáo hay đạo Hồi luôn đề cao giá trị “là thức uống của sự sống... là biểu tượng của sung túc, màu mỡ là biểu tượng của sự bất tử” [67, tr.835-836]. Sữa là biểu tượng thái âm, nữ tính ở mức cao nhất, gắn với sự đổi mới thanh xuân. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã miêu tả rất ấn tượng vẻ đẹp thiêng liêng đậm tính phồn thực, mẫu tính là bộ ngực, bầu vú và nguồn sữa của những người phụ nữ là nguồn thức uống bất tử, cứu rỗi con người làng Cổ Đình. Tóm lại, các nhà tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam đã khai phóng tính chất của nước theo tư duy nghệ thuật thời đại mới. Tâm thức lịch sử, văn hóa nhân loại và dân tộc, “những dòng nước chết chỉ nhằm vào những kẻ có tội, đối với những người chính trực, những dòng nước đó hoá thành nước của sự sống” [67, tr.713]. Với ý nghĩa mang tâm thức Mẫu, nước và các biến thể tái sinh những kiếp sống trong ý nghĩa thiêng liêng nhất, với ý nghĩa là dòng chảy cuộc đời, nước và các biến thể nhiều khi đưa đến sự chết chóc, hủy diệt. 2.1.2. Biểu tượng Lửa và các biến thể Lửa tồn tại một cách bí ẩn trong tự nhiên. Việc loài người phát hiện ra lửa đã đánh dấu bước tiến hóa quan trọng, làm thay đổi căn bản thói quen, phong tục, tập quán sinh hoạt của họ. Từ chỗ con người sử dụng lửa trong đời sống sinh hoạt thường nhật như để nấu chín thức ăn, nước uống, xua đuổi thú dữ đến việc linh thiêng lửa, thần thánh hoá lửa, thờ bái lửa đã phản ánh đầy đủ, sâu sắc giá trị bản thể cũng như vai trò của lửa trong đời sống sinh hoạt và văn hoá tâm linh của con người. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Chevallier và Alain Gheerbart cho rằng lửa vừa tượng trưng cho sự văn minh, chân lí, soi sáng, tẩy uế, hồi sinh, sinh sôi nảy nở vừa tượng trưng cho sự tàn phá, huỷ diệt, thiêu cháy. Đó 37 là ngọn lửa tư duy, trí tuệ, ngọn lửa tinh thần, tình yêu, ngọn lửa của dục vọng, thù hận, ngọn lửa chiến tranh. Như vậy, lửa là biểu tượng có tính lưỡng diện. Đặc tính căn bản của lửa là phát ra ánh sáng, toả nhiệt và đốt cháy, thiêu huỷ. Các nhà tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam tri dụng lửa trong các tác phẩm theo tinh thần lưỡng diện ấy. Lửa vừa là biểu tượng cho chiến loạn, hận thù tàn phá, chết chóc vừa tượng trưng cho niềm tin, sức mạnh, trí tuệ, khai sáng và tái sinh trong mối tương liên với thời đại lịch sử và con người thời đại. Lửa thiêu đốt, huỷ diệt đó là ngọn lửa chiến tranh, dục vọng tham tàn, thù hận, trừng phạt. Hiện thực lịch sử được tái hiện trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam phần lớn là hiện thực chiến tranh tham tàn giữa các lân bang phong kiến phương Bắc với Đại Việt, Việt với Chiêm. Không khí chiến tranh bao trùm xã hội, có thể cảm được, ngửi được mùi thuốc súng, mùi lửa, mùi máu me và chết chóc lan tận nơi nơi. Đặc biệt, các cuộc chiến tranh của Đại Việt chống lại phong kiến phương Bắc bao giờ cũng diễn ra vô cùng ác liệt, người chết như rạ, lấp kín các dòng sông. Để khắc hoạ bức tranh tang thương ấy, các nhà văn thường dùng biểu tượng lửa và các biến thể của lửa để tạo điểm nhấn, gây ấn tượng mạnh. Lửa tàn sát giết người là súng đạn, hoả công do các thế lực cầm quyền sử dụng trong chiến trận, máu và nước mắt tưới lên nhau làm nên cảnh thảm sát. Trong Thăng Long nổi giận, Ho...hĩ về lịch sử. Từ mẫu hình về đấng minh quân, anh hùng hào kiệt ăn sâu vào trong tiềm thức văn hóa, được nhân dân sùng bái, thánh hóa đến nhân vật tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam là một hành trình mang tính lịch sử của hệ hình tư duy nghệ thuật mới. Tiểu thuyết không bao giờ cũ. Tiểu thuyết lịch sử là chiếc la bàn định vị những giá trị lịch sử đã qua trong bối cảnh xã hội mới. Những nhân vật, sự kiện và góc khuất lịch sử được các nhà tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam “viết lại” trên tinh thần của thời đại hội nhập với độ mở về giá trị tư tưởng và thẩm mỹ rõ nét. Những nhân vật lịch sử như: Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, những mỹ nhân chốn cung đình được các nhà tiểu thuyết định vị lại chân giá trị như là những biểu tượng trong đời sống chính trị - xã hội của dân tộc. Quay về với lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc không hề là sự bế tắc của nhà văn đương đại trước cuộc sống hiện nay mà từ những thành công và thất bại của các vương triều hay cá thể lịch sử nhà văn hướng tìm chân lí trước thực tại đang diễn ra. Nếu như trong văn học Việt Nam trước đổi mới, thế giới biểu tượng con người trong tiểu thuyết của Chu Thiên, Hoa Bằng, Nguyễn Huy Tưởng,.. mang tính đại chúng, gắn kết cộng đồng, thể hiện tư tưởng chính trị, giai cấp thì trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam biểu tượng gắn với văn hóa, tâm thức dân tộc. Bởi lẽ quá trình hình thành và vận động của tiểu thuyết lịch sử vừa mang tính loại hình khu biệt vừa chịu sự tác 144 động bởi các yếu tố của thời đại sản sinh ra nó. Mỗi nhà tiểu thuyết lịch sử sẽ chọn cho mình một điểm tựa nào đấy từ lịch sử để dấn thân trên con đường nghệ thuật, để tường giải hiện tại và hướng đến tương lai. Có tác giả tái hiện rộng rãi, dằng dặc cả mấy trăm năm lịch sử của một triều đại bằng các bộ trường thiên tiểu thuyết nhưng cũng có nhà văn chỉ chọn một thời khắc lịch sử, một sự kiện diễn ra để viết nên tác phẩm. Không ai quy ước tỉ lệ hiện thực lịch sử được phép hư cấu trong mỗi tác phẩm là bao nhiêu phần trăm nhưng hư cấu nghệ thuật ở đây không phải là sự tùy tiện phóng đại, bịa đặt, thêm bớt cho nhân vật, sự kiện lịch sử những tâm tư tình cảm, những tư tưởng ý nghĩ ngược lại với thời đại. Nhà văn có quyền chất vấn lịch sử, phản biện lịch sử để thấy được sự tiến bộ hay tụt hậu của lịch sử nhưng không vì thế mà gán ghép, chắp vá lịch sử. Các nhà văn, hoặc xem tiểu thuyết lịch sử là tấm gương phản chiếu trung thực thời đại đã qua hoặc xem mỗi tác phẩm là một diễn ngôn thời đại mới... Dù tìm về lịch sử từ điểm nhìn nào chăng nữa thì nguyên lý của sáng tạo nghệ thuật không bao giờ hướng đến bạn đọc đã tồn tại trong quá khứ mà hướng đến con người đương đại và tương lai, các nhà văn thường chọn điểm tựa từ nguyên tắc “dĩ cổ vi kim” khi viết về lịch sử trong bối cảnh thời đại mới. Hơn nữa, nền tảng làm nên sự đổi mới ấy có thể bắt đầu từ nội lực nhu cầu cần đổi mới của văn học nước nhà, cũng có thể luồng gió mới của thời đại hội nhập, giao thoa văn hóa đã cuốn theo sự đổi mới tư duy nghệ thuật về con người trong quá trình sáng tác đã chi phối mạnh mẽ đến bút pháp sáng tạo của nhà văn nói chung, đến việc xây dựng hệ biểu tượng con người với nguyên mẫu từ các nhân vật lịch sử nói riêng. Hệ biểu tượng con người trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam vì thế cũng trở nên sinh động, chân thực, có “đời sống mới”, gần gũi hơn với thời đại hôm nay. Nhân vật lịch sử, nhất là các vĩ nhân đã từng được phong thánh trở nên thân thiện hơn với đại chúng nhân dân. Đằng sau con người lịch sử là con người tự nhiên nhi nhiên, những khuất lấp phía sau các thánh nhân lịch sử được khơi sâu, mô tả thế nào đó để cho họ không sụp đổ về mặt hình tượng. Mục đích của giải thiêng là để lịch sử và hiện tại càng gần nhau thì những bài học lịch sử được con người đương đại dễ dàng tiếp cận với ý nghĩa sâu sắc, nếu dân tộc nào biết rút ra từ lịch sử của mình những bài học, thì dân tộc đó có trí khôn và sức mạnh gấp đôi. 145 4. Thành tựu quý giá nhất của sự phát triển xã hội là văn hoá. Chỉ có văn hóa mới xuyên thấm qua các thiết chế xã hội. Biểu tượng thuộc về văn hóa. Do vậy, ở cấp độ phản ánh cao hơn, biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật sẽ phản ánh được thuộc tính văn hóa tộc người. Sự đồng hóa văn hóa tộc người diễn ra rất khó, nhưng hễ đồng hóa được văn hóa nghĩa là sự tồn vong của dân tộc lại bị xâm hại tột đỉnh. Từ góc nhìn này, các nhà tiểu thuyết lịch sử đương đại không chỉ tái dựng lại thời đại đã qua bằng các nhân vật, sự kiện lịch sử mà quan trọng lồng xen vào đó bản sắc văn hóa dân tộc Việt với các lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, tập quán... Những bộ tiểu thuyết như Giàn thiêu, Đội gạo lên chùa, Mẫu thượng ngàn, Đức Thánh Trần không hẳn gọi tên rành mạch như tên thể tài lịch sử mà liền sau đó phải thêm danh xưng văn hóa, phong tục bởi thấm đẫm trên mỗi trang viết là sự lồng ghép đan xen các lễ hội văn hoá dân gian truyền thống người Việt. Trong tất cả các khía cạnh đa dạng của văn hoá truyền thống dân tộc, có thể thấy tri thức địa phương là nền tảng cơ bản nuôi dưỡng đời sống tinh thần xã hội Việt Nam, đáp trả sự cưỡng đoạt văn hoá, xâm thực văn hoá từ bên ngoài trong quá trình giao lưu, mở cửa của đất nước. Nếu thuyết luận tiến hoá xem xét nền văn hoá châu Âu là chuẩn mực của sự tiến bộ và phát triển thì thuyết luận tương đối văn hoá nhấn mạnh tính bình đẳng, độc đáo của mỗi nền văn hoá. Khi viết về văn hoá truyền thống dân tộc Việt, các nhà tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam đề cao, ngợi ca sức sống bền bỉ của văn hoá truyền thống dân tộc nhằm bác bỏ khái niệm cao - thấp, tiến bộ - lạc hậu, phi lí - duy lí trong việc nhìn nhận về sự đa dạng của các nền văn hoá. Mặt khác, các nhà văn cũng cảnh tỉnh con người đương đại đang hiện đại hoá, quan phương hoá, kế hoạch hoá các lễ hội văn hoá truyền thống người Việt bằng tính hiện đại của khoa học công nghệ sẽ giết chết tri thức bản địa, giết chết nền văn hoá dân tộc. Nhằm khôi phục hoàn nguyên giá trị vốn dĩ của lễ hội văn hoá dân tộc với tính cố kết cộng đồng, thướt đo của sự đồng thuận xã hội, tinh thần quốc dân Đại Việt trong đời sống mới, các nhà văn đã miêu tả tỉ mỉ, tái hiện chân thực, sinh động các tầng bậc không gian văn hoá cộng đồng, hồi sinh các nghi thức thực hành lễ hội với vẻ đẹp vừa trang trọng, thiêng liêng vừa gần gũi, thân thiết với con người trong đời sống xã hội 146 đương đại. Đó là sự thành công đáng trân trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ trước vận mệnh đất nước. 5. Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam khá phong phú, mang hơi thở thời đại mới. Thế giới biểu tượng ấy làm thành đơn vị ngôn ngữ đặc trưng trong hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn học. Trong giới hạn khả dĩ, chúng tôi đã nghiên cứu hệ biểu tượng tự nhiên, hệ biểu tượng con người và hệ biểu tượng văn hoá cộng đồng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam, thông qua các hệ biểu tượng ấy, chúng tôi nhận thấy được sự vận động của tư duy nghệ thuật, sự thay đổi phương thức phản ánh hiện thực của văn học thời đại mới. 6. Với tư duy nghệ thuật hiện đại, hiện thực lịch sử luôn rộng mở trước khả năng tri nhận của con người. Qua quá trình khảo sát, phân tích tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam, chúng tôi nhận diện được khuynh hướng “dĩ cổ vi kim” ở mỗi nhà văn. Tri nhận của nhà văn về lịch sử không chỉ để làm giàu vốn hiểu biết mà để phản biện, thức tĩnh công chúng văn học trên con đường đến với giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Bên cạnh ngôn ngữ thì thế giới biểu tượng cũng là đơn vị ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ biểu tượng thực hiện chức năng tri nhận ấy. Nghiên cứu hệ biểu tượng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam nói riêng, nghiên cứu biểu tượng nói chung là rất cần thiết, góp phần khám phá giá trị văn hóa của nhân loại và dân tộc trong tiến trình hội nhập và phát triển đa dạng về văn hóa. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi sự chuyên sâu và cần có thời gian để dấn thân nhiều hơn. 147 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐUỢC CÔNG BỐ 1. Đoàn Thanh Liêm (2017), Biểu tượng Đấng minh quân qua một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 273/ tháng 10 năm 2017. 2. Đoàn Thanh Liêm (2017), Nguyễn Hoàng - hành trình mở cõi qua tiểu thuyết Minh Sư của Thái Bá Lợi, tạp chí Khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, số 2 tháng 11 năm 2017. 3. Đoàn Thanh Liêm (2019), Lễ hội biểu tượng văn hóa Việt Nam qua tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Học viện khoa học xã hội Việt Nam, số 4 tháng 4 năm 2019. 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đào Duy Anh (2014), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thế giới, Hà Nội. 2. Toan Ánh (2005), Khúc ca diệt thù, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 3. Đào Tuấn Ảnh (2003), Văn học hậu - hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 4. Lại Nguyên Ân (2005), Tiểu thuyết và lịch sử, Vietnam.net, 31/10. 5. Diệp Quang Ban (2012), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục Việt Nam. 6. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, số 6, tr. 66-67. 7. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn - lý luận, tác gia và tác phẩm, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, tr.34 - 43. 9. Hoa Bằng (2015), Quang Trung, Nxb Dân trí, Hà Nội. 10. Nguyễn Chí Bền (2013), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố, Nxb Khoa học xã hội. 11. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Bình (2005), “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11/2005. 13. Nguyễn Thị Bình (2008), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay (Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ), Đại học Sư phạm Hà Nội. 14. Carl Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, Vũ Đình Lưu dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 15. Trần Thanh Cảnh (2017), Đức Thánh Trần, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 149 16. Lê Nguyên Cẩn (2014), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 18. Lương Minh Chung (2012), Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Dân (2012), Mấy xu hướng chủ yếu trong tiểu thuyết lịch sử Việt nam đương đại, Tạp chí Nhà văn, số 1/2012. 21. Trương Đăng Dung (1994), Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G. Lucas, Tạp chí Văn học số 5. 22. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Hàn Thế Dũng (2004), Đinh Bộ Lĩnh, Nxb Công an Nhân dân. 25. Hàn Thế Dũng (2005), Một thời để nhớ, Nxb Công an Nhân dân. 26. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Đăng Điệp (2012), “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - một diễn ngôn về lịch sử văn hóa”, Nghiên cứu Văn học số 10/2012. 28. Nguyễn Đăng Điệp (2012), Lịch sử và Văn hóa - cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ nữ, Hà Nôi. 29. Nguyễn Đăng Điệp (Chủ biên 2016), Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Khoa học xã hội. 30. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án tiến sĩ, TP. Hồ Chí Minh. 31. Trịnh Bá Đĩnh (Chủ biên, 2017), Từ kí hiệu đến biểu tượng, Nxb Khoa học xã hội. 32. Vũ Ngọc Đĩnh (2003), Hào Kiệt Lam Sơn (tập 1,2), Nxb Văn học, Hà Nội. 150 33. Vũ Ngọc Đĩnh (2005), Ứng vận thần vũ Lê Đại Hành Hoàng đế phá Tống (tập 1,2), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 34. Erich Fromm (2012), Phân tâm học và tôn giáo, Lưu Văn Hy dịch, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 35. Francois Jullien (2007), Các biểu tượng của nội giới hay cách đọc triết học về Kinh dịch, Lê Nguyên Cẩn, Đinh Thy Reo dịch, Nxb Đà Nẵng. 36. Nguyễn Mộng Giác (2003), Sông Côn mùa lũ (tập 1,2), Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Minh Giang (2005), Cuộc thăng trầm, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 38. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng - một số hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb Thế giới, Hà Nội. 39. Đinh Hồng Hải (2012), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tập 1, Nxb Tri thức, Hà Nội. 40. Hoàng Quốc Hải (1996), Bão táp cung đình, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 41. Hoàng Quốc Hải (2005), Thăng Long nổi giận, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 42. Hoàng Quốc Hải (2005), Vương triều sụp đổ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 43. Hoàng Quốc Hải (2006), Huyền Trân công chúa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 44. Hoàng Quốc Hải (2010), Con ngựa nhà phật, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 45. Hoàng Quốc Hải (2010), Con đường định mệnh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 46. Hoàng Quốc Hải (2010), Bình Bắc dẹp Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 47. Hoàng Quốc Hải (2010), Thiền sư dựng nước, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 48. Siêu Hải (2004), Nắng kinh thành, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 49. Siêu Hải (2004), Mảnh trăng Tô Lịch, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 50. Nguyễn Văn Hạnh (2006), Quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong thế giới biểu tượng, Nghiên cứu văn học, 9/2006. 51. Trần Mai Hạnh (2015), Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 52. Võ Thị Hảo (2003), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 53. Nguyễn Văn Hậu (2000), Biểu tượng như là đơn vị cơ bản của văn hóa, Tạp chí Văn hóa và nghệ thuật, (7), tr.24-30. 151 54. Nguyễn Đức Hiền (1999), Sao khuê lấp lánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 55. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên, 2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới. 56. Bùi Công Hùng (1988), Biểu tượng thơ ca, Tạp chí văn học, 1/1988. 57. Nguyễn Văn Hùng (2014), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 dưới góc nhìn tự sự học, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 58. Phạm Văn Hưng (2015), Lược khảo các vụ án văn chương ở Việt nam thế kỷ X-XIX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 59. Nguyễn Thị Thu Hương (2015), “Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 4(69) năm 2015. 60. Tử Đinh Hương (2014), Biểu tượng (tập 1,2), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 61. Dương Hướng (2007), Dưới chín tầng trời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 62. Itamar Even - Zohar (2014), Lý thuyết đa hệ thống trong nghiên cứu văn hoá, văn chương, Trần Hải Yến, Nguyễn Đào Nguyên dịch, Nxb Thế giới. 63. I.P Ilin - E.A Tzurganova (2018), Các trường phái nghiên cứu văn học Âu Mỹ thế kỷ XX - khái niệm và thuật ngữ, Nhiều người dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 64. Iu Lotman (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 65. Iu Lotman (2012), Biểu tượng trong hệ thống văn hóa, Trần Đình Sử dịch, Nghiên cứu văn học số 10/2012. 66. Iu Lotman (2014), Ký hiệu học văn hóa, Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 67. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nhiều người dịch, Nxb Đà Nẵng. 68. Jean Francois Frocer, Jean Fierre Durand (2012), Biểu tượng và ý nghĩa của các loài thú trong Thánh kinh, Lê Thành dịch, Nxb Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh. 69. Jean Francois Lyotard (2008), Hoàn cảnh hậu - hiện đại, Ngân Xuyên dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 152 70. Karl Popper (2012), Sự nghèo nàn của thuyết sử luận, Chu Lan Đình dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 71. Phạm Minh Kiên (2015), Lê Triều Lý Thị, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 72. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 73. Phùng Quang Khai (2015), Phùng Vương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 74. Đỗ Văn Khang (2013), Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 75. Vũ Ngọc Khánh (2005), Nữ thần và thánh mẫu, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 76. Nguyễn Xuân Khánh (2005), “Trả lời phóng viên Báo Văn nghệ trẻ”, 10/2005. 77. Nguyễn Xuân Khánh (2012), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 78. Nguyễn Xuân Khánh (2012), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 79. Nguyễn Xuân Khánh (2014), Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 80. Lucien Lesvy Bruhl (2008), Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người nguyên thủy, Ngô Bình Lâm dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội. 81. Liviu Petrescu (2013), Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện đại, Lê Nguyên Cẩn dịch, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 82. Đinh Trọng Lạc (1998), 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 83. Đoàn Thanh Liêm (2012), Phi lý - hậu hiện đại - trò chơi qua nghiên cứu tiểu thuyết Tạ Duy Anh (in chung), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 84. Đoàn Thanh Liêm (2017), “Biểu tượng Đấng minh quân qua một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại”, tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 273/ tháng 10 năm 2017. 85. Đoàn Thanh Liêm (2017), “Nguyễn Hoàng - hành trình mở cõi qua tiểu thuyết Minh Sư của Thái Bá Lợi”, tạp chí Khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, số 2 tháng 11 năm 2017. 86. Bùi Văn Lợi (1999), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội. 87. Thái Bá Lợi (2014), Minh Sư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 153 88. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 89. Hoàng Đình Long (2014), Tam hùng tranh thiên hạ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 90. Nguyễn Triệu Luật (2013), Tiểu thuyết lịch sử, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 91. Vũ Tài Lực (1973), Những quy luật chính trị trong sử Việt, Việt Chiến xuất bản. 92. Vũ Tài Lực (1969), Thân phận trí thức, Việt Chiến xuất bản. 93. M. Cagan (2014), Hình thái học của nghệ thuật, Phan Ngọc dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 94. M. Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 95. Melainie Barnum (2017), Cuốn sách về các biểu tượng tâm linh, Thế Anh dịch, Nxb Hồng Đức. 96. Trần Thuỳ Mai (2019), Từ Dụ Thái hậu (tập 1), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 97. Trần Thuỳ Mai (2019), Từ Dụ Thái hậu (tập 2), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 98. Hữu Mai (2014), Không phải huyền thoại, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 99. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2011), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 (chuyên luận), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 100. Nguyễn Hữu Nam (2011), Huyền Trân, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 101. Phạm Ngọc Cảnh Nam (2011), Thế kỷ bị mất, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 102. Nguyễn Thị Ninh (2012), Kết cấu tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 103. Nguyễn Thị Kim Ngân (2017), Folklore và văn học Viết - Nghiên cứu từ góc độ “dịch chuyển không gian” trong truyện Cổ tích và truyện Truyền kỳ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 104. Võ Khắc Nghiêm (2015), Thị Lộ chính danh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 105. Lã Nguyên (2018), Phê Bình kí hiệu học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 154 106. Lã Nguyên (2018), Số phận lịch sử của các lí thuyết văn học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 107. Nguyên Ngọc (2006), “Một cuốn tiểu thuyết hay về văn hoá Việt”, Báo Tuổi trẻ, ngày 12/7/2006. 108. Phan Ngọc (2013), Nền văn hóa mới của Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 109. Nhiều tác giả (1997), Điển tích văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 110. Nhiều tác giả (1998), Freud đã thực sự nói gì, Lê Văn Luyện và Huyền Giang dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội. 111. Nhiều tác giả (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Hóa. 112. Nhiều tác giả (2002), Giáo trình Triết học Mac – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 113. Nhiều tác giả (2003), Phân tâm học và tình yêu, Đỗ Lai Thuý dịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 114. Nhiều tác giả (2004), Phân tâm học và văn hoá nghệ thuật, Đỗ Lai Thuý dịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 115. Nhiều tác giả (2004), Phân tâm học và văn hoá tâm linh, Đỗ Lai Thuý dịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 116. Nhiều tác giả (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Đỗ Lai Thuý dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 117. Nhiều tác giả (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 118. Nhiều tác giả (2014), Biểu tượng văn hóa ở làng quê Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 119. Nhiều tác giả (2016), Lý thuyết và ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu văn học, Trần Hải Yến tổ chức bản thảo và biên tập, Nxb Khoa học xã hội. 120. Nhiều tác giả (?), Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Mát - xcơ - Va. 121. Lê Lưu Oanh (2011), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 155 122. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986 - 2006, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 123. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 124. Bùi Huy Phồn (2009), Lá huyết thư (tập 1,2,3), Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 125. Ngô Văn Phú (2010), Tuyên Phi Đặng Thị Huệ, Nxb Dân trí, Hà Nội. 126. Nguyễn Khắc Phục (2015), Hỗn độn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 127. Diêu Vĩnh Quân, Diêu Chu Huy (2004), Bí ẩn của chiêm mộng và Vu thuật, Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội. 128. Nguyễn Thế Quang (2013), Khúc hát những dòng sông, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 129. Nguyễn Thế Quang (2015), Thông reo ngàn Hống, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 130. Nguyễn Thế Quang (2015), Nguyễn Du, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 131. Rachel Storm (2003), Huyền thoại phương Đông, Chương Ngọc dịch, Nxb Mỹ Thuật. 132. Sigmund Freud (2001), Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo, Lương Văn Kế dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 133. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, Nguyễn Xuân Hiến dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 134. Sigmund Freud (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, Nguỵ Hữu Tâm dịch, Nxb Thế giới. 135. Nguyễn Thơ Sinh (2007), Các học thuyết tâm lý nhân cách, Nxb Lao Động, TP Hồ Chí Minh. 136. Lưu Minh Sơn (2016), Trần Khánh Dư, Nxb Văn học, Hà Nội. 137. Nguyễn Bắc Sơn (2011), Lửa đắng, Nxb Lao Động, Hà Nội. 138. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học, (tập 1,2), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 139. Yên Tử cư sỹ Trần Đại Sỹ (2003), Nam quốc sơn hà (tập 1,2), Nxb Trẻ. 140. Bùi Anh Tấn (2010), Nguyễn Trãi, (quyển 1- Oan Khuất), Nxb Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh. 156 141. Bùi Anh Tấn (2010), Nguyễn Trãi, (quyển 2- Bức huyết thư), Nxb Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh. 142. Bùi Anh Tấn (2012), Bí mật hậu cung, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 143. Vũ Ngọc Tiến (2016), Quỷ vương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 144. Vũ Ngọc Tiến (2007), Ba nhà cải cách, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. 145. Vũ Ngọc Tiến (2019), Kẻ sĩ thời loạn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 146. Phạm Xuân Thạch (2005), Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử, Vietnam.net 9/10. 147. Nguyễn Quang Thân (2000), Con ngựa Mãn Châu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 148. Nguyễn Quang Thân (2009), Hội thề, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 149. Bùi Quang Thắng (2008), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá, Nxb Khoa học Xã hội. 150. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 151. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 152. Bùi Thiết (1993), Từ điển Hội lễ Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 153. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 154. Hà Văn Thùy (2005), Nguyễn Thị Lộ, Nxb Văn học, Hà Nội. 155. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 156. Khuất Quang Thụy (2015), Đối chiến, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 157. Hoàng Trinh (1979), Ký hiệu, nghĩa và phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 158. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bình văn học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 159. Tạ Chí Đại Trường (2014), Thần người và đất việt, Nxb Tri thức, Hà Nội. 160. Hoàng Minh Tường (2008), Thời của thánh thần, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 157 161. V.N. Voloshinov (2015), Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ, Ngô Tự Lập dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 162. Kiều Văn (2002), Giai thoại lịch sử Việt Nam (tập 1,2), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 163. Võ Quốc Việt (2013), Từ biểu tượng tâm lý đến biểu tượng thẩm mỹ, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 164. Nguyễn Quốc Vượng (2015), Trong cõi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 165. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2007), Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam, Nghiên cứu Văn học, số 1/2007. 166. Phạm Thu Yến (1999), Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca dân gian, Tạp chí Văn học, số 4/1999. B. TÀI LIỆU TRÊN INTERNET 167. Hoàng Thị Huế (2012), “Một số biểu tượng mang tâm thức Mẫu trong “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh”, nguồn: vietvan.vn. 168. Trần Đình Sử (2013), Lịch sử và tiểu thuyết lịch sử, nguồn: vanhoanghean.vn. 169. Nguyễn Thành (2016), Tiểu thuyết VN sau 1986: sự mở rộng biên độ tư duy nghệ thuật và những nỗ lực dung hợp về thể loại, nguồn doi-moi-qua-de-tai-chu-de-va-phuong-thuc-the-hien C. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 170. J. E. Cirlot (1990), A dictionary of symbols, New York, America. 171. Michael Ferber (1999), A dictionary of Literary Symbols, Cambridge University Press, Cambridge. 158 DANH MỤC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐÃ KHẢO SÁT 172. Toan Ánh (2005), Khúc ca diệt thù, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 173. Hoa Bằng (2015), Quang Trung, Nxb Dân trí, Hà Nội. 174. Trần Thanh Cảnh (2017), Đức Thánh Trần, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 175. Hàn Thế Dũng (2004), Đinh Bộ Lĩnh, Nxb Công an Nhân dân. 176. Hàn Thế Dũng (2005), Một thời để nhớ, Nxb Công an Nhân dân. 177. Vũ Ngọc Đĩnh (2003), Hào Kiệt Lam Sơn (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội. 178. Vũ Ngọc Đĩnh (2003), Hào Kiệt Lam Sơn (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 179. Vũ Ngọc Đĩnh (2005), Ứng vận thần vũ Lê Đại Hành Hoàng đế phá Tống (tập 1), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 180. Vũ Ngọc Đĩnh (2005), Ứng vận thần vũ Lê Đại Hành Hoàng đế phá Tống (tập 2), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 181. Nguyễn Mộng Giác (2003), Sông Côn mùa lũ (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội. 182. Nguyễn Mộng Giác (2003), Sông Côn mùa lũ (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội. 183. Minh Giang (2005), Cuộc thăng trầm, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 184. Hoàng Quốc Hải (1996), Bão táp cung đình, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 185. Hoàng Quốc Hải (2005), Thăng Long nổi giận, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 186. Hoàng Quốc Hải (2005), Vương triều sụp đổ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 187. Hoàng Quốc Hải (2006), Huyền Trân công chúa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 188. Hoàng Quốc Hải (2010), Con ngựa nhà phật, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 189. Hoàng Quốc Hải (2010), Con đường định mệnh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 190. Hoàng Quốc Hải (2010), Bình Bắc dẹp Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 191. Hoàng Quốc Hải (2010), Thiền sư dựng nước, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 192. Siêu Hải (2004), Nắng kinh thành, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 193. Siêu Hải (2004), Mảnh trăng Tô Lịch, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 194. Võ Thị Hảo (2003), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 195. Nguyễn Đức Hiền (1999), Sao khuê lấp lánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 196. Dương Hướng (2007), Dưới chín tầng trời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 197. Phạm Minh Kiên (2015), Lê Triều Lý Thị, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 159 198. Phùng Quang Khai (2015), Phùng Vương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 199. Nguyễn Xuân Khánh (2012), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 200. Nguyễn Xuân Khánh (2012), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 201. Nguyễn Xuân Khánh (2014), Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 202. Thái Bá Lợi (2014), Minh Sư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 203. Hoàng Đình Long (2014), Tam hùng tranh thiên hạ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 204. Hữu Mai (2014), Không phải huyền thoại, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 205. Trần Thuỳ Mai (2019), Từ Dụ Thái hậu (tập 1), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 206. Trần Thuỳ Mai (2019), Từ Dụ Thái hậu (tập 2), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 207. Nguyễn Hữu Nam (2011), Huyền Trân, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 208. Phạm Ngọc Cảnh Nam (2011), Thế kỷ bị mất, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 209. Võ Khắc Nghiêm (2015), Thị Lộ chính danh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 210. Bùi Huy Phồn (2009), Lá huyết thư (tập 1), Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 211. Bùi Huy Phồn (2009), Lá huyết thư (tập 2), Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 212. Bùi Huy Phồn (2009), Lá huyết thư (tập 3), Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 213. Ngô Văn Phú (2010), Tuyên Phi Đặng Thị Huệ, Nxb Dân trí, Hà Nội. 214. Nguyễn Khắc Phục (2015), Hỗn độn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 215. Nguyễn Thế Quang (2013), Khúc hát những dòng sông, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 216. Nguyễn Thế Quang (2015), Thông reo ngàn Hống, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 217. Nguyễn Thế Quang (2015), Nguyễn Du, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 218. Lưu Minh Sơn (2016), Trần Khánh Dư, Nxb Văn học, Hà Nội. 219. Nguyễn Bắc Sơn (2011), Lửa đắng, Nxb Lao Động, Hà Nội. 220. Yên Tử cư sỹ Trần Đại Sỹ (2003), Nam quốc sơn hà (tập 1), Nxb Trẻ. 221. Yên Tử cư sỹ Trần Đại Sỹ (2003), Nam quốc sơn hà (tập 2), Nxb Trẻ. 160 222. Bùi Anh Tấn (2010), Nguyễn Trãi, (quyển 1- Oan Khuất), Nxb Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh. 223. Bùi Anh Tấn (2010), Nguyễn Trãi, (quyển 2- Bức huyết thư), Nxb Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh. 224. Bùi Anh Tấn (2012), Bí mật hậu cung, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 225. Vũ Ngọc Tiến (2007), Ba nhà cải cách, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. 226. Vũ Ngọc Tiến (2016), Quỷ vương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 227. Vũ Ngọc Tiến (2019), Kẻ sĩ thời loạn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 228. Nguyễn Quang Thân (2000), Con ngựa Mãn Châu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 229. Nguyễn Quang Thân (2009), Hội thề, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 230. Hà Văn Thùy (2005), Nguyễn Thị Lộ, Nxb Văn học, Hà Nội. 231. Khuất Quang Thụy (2015), Đối chiến, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 232. Hoàng Minh Tường (2008), Thời của thánh thần, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 233. Nguyễn Quốc Vượng (2015), Trong cõi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 161

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_he_bieu_tuong_nghe_thuat_co_ban_trong_tieu_thuyet_li.pdf
  • pdfTrichyeu_DoanThanhLiem.pdf
Tài liệu liên quan