Luận án Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM MAI THỊ KHUYÊN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày bỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Mai Văn Trinh và TS. Trần Thị Ngọc Trâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa h

pdf244 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo và Quý thầy cô giáo, các nhà khoa học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng ủy, BGH, Quý Thầy Cô trong Khoa QLGD và các Phòng, Ban, Trung tâm của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội nơi tôi đang công tác đã luôn bên cạnh động viên, tạo điều kiện về mặt thời gian, hỗ trợ về mặt tinh thần và cho tôi những ý kiến quý báu về mặt chuyên môn để tôi hoàn thành được Luận án. Luận án được hoàn thiện cũng nhận được sự giúp đỡ, động viên của các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè đã luôn đồng hành ủng hộ về vật chất, tinh thần trong suốt thời gian hoàn thành Luận án. Dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song Luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến của các nhà khoa học, quý Thầy Cô và quý vị. Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2021 Tác giả Mai Thị Khuyên ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN ...................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG .......................................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ công và dịch vụ công trong trường mầm non ...................................................................................................................... 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý dịch vụ công trong giáo dục mầm non .... 13 1.2. Dịch vụ công trong trường mầm non ............................................................. 15 1.2.1. Dịch vụ và dịch vụ công.................................................................................. 15 1.2.2. Dịch vụ giáo dục và dịch vụ công trong giáo dục ........................................... 18 1.2.3. Trường mầm non công lập .............................................................................. 22 1.2.4. Hoạt động dịch vụ công trong trường mầm non ............................................. 23 1.3. Quản lý dịch vụ và chất lượng dịch vụ ........................................................... 27 1.3.1. Quản lý dịch vụ ............................................................................................... 27 1.3.2. Chất lượng dịch vụ .......................................................................................... 29 1.3.3. Các cấp độ bảo đảm chất lượng ...................................................................... 31 1.3.4. Mô hình CIPO trong giáo dục ......................................................................... 34 1.4. Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng và dựa vào mô hình CIPO ............................................................... 36 1.4.1. Nội dung quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận đảm bảo chất lượng và dựa vào mô hình CIPO ....................................................................... 36 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập .............................................................................................................................. 44 Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 47 iii Chương 2:THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ............................................................... 49 2.1. Khái quát về giáo dục mầm non của thành phố Hà Nội ............................... 49 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................................... 50 2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ..................................................................... 50 2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng ...................................................................... 50 2.2.3. Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 51 2.2.4. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 51 2.2.5. Công cụ đánh giá và thang đánh giá ............................................................... 52 2.2.6. Quy trình nghiên cứu thực trạng ..................................................................... 53 2.3. Thực trạng dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội . 53 2.3.1. Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ............................ 53 2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non ..................... 65 2.3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ..................... 74 2.3.4. Thực trạng tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN ....................................................................................................................... 77 2.3.5. Mức độ sẵn sàng tham gia vào cung cấp nguồn lực tài chính của cha mẹ trẻ cho dịch vụ công trong trường mầm non .................................................................. 82 2.4. Thực trạng quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng ........................................................................................................ 84 2.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của dịch vụ công ............................... 84 2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình dịch vụ công .................................... 97 2.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra ............................................................ 103 2.4.4. Thực trạng các yếu tố bối cảnh tác động ảnh hưởng tới hoạt động quản lý dịch vụ công trong trường mầm non ....................................................................... 110 2.5. Đánh giá chung về dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội .................................................................. 119 2.5.1. Những thành công đạt được và nguyên nhân ................................................ 119 2.5.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân ........................................................ 119 Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 122 iv Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ........................................................................................... 123 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ................................................................. 123 3.1.1. Đảm bảo tính khoa học ................................................................................. 123 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................. 123 3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................................. 123 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi và có hiệu quả ............................................................. 124 3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa .................................................................................... 124 3.2. Các giải pháp được đề xuất ........................................................................... 124 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đã đề xuất............ 153 3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm ........................................................................... 153 3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm ....................................................... 153 3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm ................................................................................. 154 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ............ 155 3.4. Thử nghiệm giải pháp “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.” ................................................................................................................................. 158 3.4.1. Mục đích thử nghiệm .................................................................................... 158 3.4.2. Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm khoa học ............................................ 159 3.4.3. Giả thuyết thử nghiệm ................................................................................... 160 3.4.4. Mẫu và thời gian thử nghiệm ........................................................................ 160 3.4.5. Nội dung và cách thức thử nghiệm ............................................................... 160 3.4.6. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thử nghiệm ............................................ 165 3.4.7. Phương pháp đánh giá thử nghiệm ............................................................... 166 3.4.8. Kết quả thử nghiệm ....................................................................................... 166 Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 169 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................... 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 175 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 183 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BĐCL Bảo đảm chất lượng CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CMT Cha mẹ trẻ CL Chất lượng CLGD Chất lượng giáo dục CIPO Mô hình Quản lý chất lượng theo tiếp cận quá trình C: Context (bối cảnh), I: Input (đầu vào), P: Process (quá trình), O: Outcome (đầu ra) DV Dịch vụ ĐLC Độ lệch chuẩn DVC Dịch vụ công GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục MN Mầm non ND Nội dung PDCA Plan – Do – Check – Action ( Kế hoạch – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra) SPSS Statistical Package for the Social Sciences QL Quản lý QLCL Quản lý chất lượng QLGD Quản lý giáo dục vi Viết tắt Viết đầy đủ QLCLGD Quản lý chất lượng giáo dục QLDVC Quản lý dịch vụ công TB Trung bình TBC Trung bình chung TP Thành phố TQM Quản lý chất lượng tổng thể vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số trường học, giáo viên và trẻ mầm non của TP Hà Nội ........................ 50 Bảng 2.2: Mô tả khách thể nghiên cứu phân theo nhóm khu vực ............................. 51 Bảng 2.3: Mô tả đặc điểm khách thể nghiên cứu ...................................................... 51 Bảng 2.4: Mô tả đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu .......................................... 52 Bảng 2.5: Thang đánh giá mức độ khảo sát thực trạng ............................................. 52 Bảng 2.6: Kết quả về thực hiện hoạt động chăm sóc thể lực và tinh thần ................ 55 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá chung về hoạt động chăm sóc dinh dưỡng ................... 58 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá chung về hoạt động chăm sóc vệ sinh .......................... 61 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá chung về hoạt động chăm sóc dinh dưỡng ................... 62 Bảng 2.10 : Kết quả đánh giá chung về hoạt động bảo đảm an toàn ........................ 64 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng ... 65 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá chung về hoạt động vui chơi cho trẻ .......................... 67 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá chung về hoạt động học .............................................. 69 Bảng 2.14: Kết quả đánh giá chung về hoạt động lao động ..................................... 71 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá chung về hoạt động ngày lễ, ngày hội ........................ 73 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động giáo dục ........................ 73 Bảng 2.17: Kết quả ĐGC về hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ................ 76 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức .................................................................................................................... 79 Bảng 2.19: Điểm TBC theo ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát ................. 80 Bảng 2.20: Kết quả đánh giá chung về chương trình giáo dục ................................. 86 Bảng 2.21: Kết quả đánh giá chung về đội ngũ nhà trường ...................................... 89 Bảng 2.22: Kết quả đánh giá chung về quản lý cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm .................................................................................................................. 92 Bảng 2.23: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động tài chính ......................... 95 Bảng 2.24: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu vào .......................... 96 Bảng 2.25: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động chăm sóc ....................... 97 và nuôi dưỡng ............................................................................................................ 97 viii Bảng 2.26: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục ......................... 99 Bảng 2.27: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường ..................................................................................... 100 Bảng 2.28: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học .................................................................................................. 102 Bảng 2.29: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của ngành................................................................................................................. 103 Bảng 2.30: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của trường ................................................................................................................ 105 Bảng 2.31: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của trẻ và cha mẹ trẻ ................................................................................................ 106 Bảng 2.32: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của xã hội, cộng đồng và địa phương ...................................................................... 108 Bảng 2.33: Kết quả đánh giá chung về quản lý dịch vụ công ................................. 109 Bảng 2.34: Số lượng dân cư trên địa bàn và số trẻ đến trường MN TP Hà Nội ..... 110 Bảng 2.35: Kết quả đánh giá chung về yếu tố chính sách tác động tới QLDVC.... 114 Bảng 2.36: Kết quả đánh giá chung về yếu tố nhận thức của công đồng dân cư ... 116 Bảng 2.37: Kết quả đánh giá chung về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non ............................................................................................. 118 Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp ............................... 155 Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................... 157 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá năng lực thực hiện các dịch vụ công của giáo viên Trường Mẫu giáo số 5 trước và sau thử nghiệm ..................................................... 166 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Hình 1.1: Các cấp độ quản lí chất lượng của Edward Sallis ..................................... 31 Hình 1.2. Chu trình Deming wikipedia.org/wiki/Chu_trình_PDCA [102] .............. 34 Sơ đồ 1.1: Mô hình CIPO trong giáo dục theo Unessco ........................................... 35 Sơ đồ 1.2: Mô hình CIPO trong QLDVC trường mầm non ..................................... 37 Biểu đồ 2.1: Mức độ đánh giá tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe thể lực và tinh thần ................................................................................................................ 54 Biểu đồ 2.2: Mức độ thực hiện tổ chức hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ .... 57 Biểu đồ 2.3: Mức độ thực hiện các dịch vụ chăm sóc vệ sinh cho trẻ ...................... 59 Biểu đồ 2.4: Tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non ... 63 Biểu đồ 2.5: Mức độ đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ........................... 66 Biểu đồ 2.6: Mức độ đánh giá về tổ chức hoạt động học.......................................... 68 Biểu đồ 2.7: Mức độ tổ chức hoạt động lao động cho trẻ ......................................... 69 Biểu đồ 2.8: Mức độ tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ (%) .............. 72 Biểu đồ 2.9: Mức độ tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ............... 75 Biểu đồ 2.10: Mức độ thực hiện dịch vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức .............. 78 Biểu đồ 2.11: Kết quả mức độ thực hiện chương trình giáo dục mầm non .............. 85 Biểu đồ 2.12: Mức độ thực hiện về đội ngũ của nhà trường MN ............................. 88 Biểu đồ 2.13: Đánh giá chung về cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm ..... 91 Biểu đồ 2.14: Kết quả đánh giá về quản lý hoạt động tài chính ............................... 94 Biểu đồ 2.15: Kết quả đánh giá của CBQL và GV về QL hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................................................................ 98 Biểu đồ 2.16: Mức độ khảo sát thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non ... 113 Biểu đồ 2.17: Kết quả mức độ nhận thức của cộng đồng về giáo dục mầm non .... 115 Biểu đồ 3.1. Thâm niên công tác của đối tượng tham gia khảo sát ........................ 154 Biểu đồ 3.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường mầm non trước và sau thử nghiệm giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ...................................................... 167 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngày nay DVC có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người, gia đình và sự phát triển của xã hội, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các nhu cầu thiết yếu cơ bản của người dân ngày càng phong phú đa dạng, đòi hỏi Chính phủ phải bảo đảm cung ứng khi thị trường chưa đáp ứng được và khắc phục những hạn chế của thị trường. Việc cung ứng DVC, nếu không đáp ứng được về số lượng, chất lượng hoặc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cơ bản của người dân, gây ra tình trạng bất bình đẳng và mất ổn định trong xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, việc tổ chức cung ứng các DVC cho người dân và cộng đồng là trách nhiệm ngày càng lớn của Chính phủ. Nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lý và cung ứng dịch vụ công trong xã hội. Có các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan chi phối tới quản lý nhà nước đối với cung ứng DVC ở mỗi nước và luôn luôn xảy ra sự bất cập giữa một bên là cung về DVC mà đại diện là nhà nước và một bên là cầu về DVC mà đại diện là đòi hỏi của mọi người dân trong xã hội. Quản lý DVC trong giáo dục nói chung và GDMN trong thời gian gần đây được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu của người dân, của người học, đặc biệt đối với cấp học thấp nhất là mầm non, đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục, xây dựng nền móng bền vững cho sự phát triển của các bậc học tiếp theo. 1.2. Trong một thời gian dài, nước ta thực hiện chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước quán xuyến và cung cấp hầu hết mọi nhu cầu của người dân trên cơ sở kế hoạch hóa nền kinh tế nên người dân không có khái niệm “dịch vụ công” như cách hiểu hiện nay và nhà nước cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng như quan điểm chỉ đạo chiến lược phát triển GD đến năm 2020 đều khẳng định “đổi mới cơ bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. 2 Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước, cùng với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế, nhà nước ta từng bước cho phép các thành phần tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh trên những lĩnh vực mà trước đây nhà nước độc quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong đó có dịch vụ giáo dục. Đây là một chủ trương nhằm từng bước phát huy tính chủ động và huy động nguồn lực, vốn của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân (cả trong và ngoài nước) với nhiều hình thức đầu tư khác nhau vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước đã mang lại những thành tựu to lớn đối với sự phát triển của đất nước nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các chủ thể quản lý nói chung và chủ thể QLGD nói riêng, trong đó có GDMN. 1.3. Một thực tế cho thấy trong thời gian qua, chất lượng giáo dục ở các trường MN nói chung và các trường MN công lập nói riêng còn có những bất cập, chất lượng GDMN ở một số trường còn chưa được như mong muốn, QL trường MN công lập cũng có những bất cập, Bên cạnh đó, số lượng các trường MN tư thục, dân lập được thành lập mới trên các thành phố lớn trong đó có Hà Nội ngày càng tăng và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các trường MN công lập trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, muốn hòa nhập, phát triển và khẳng định vị thế của mình, các trường MN công lập phải đổi mới phương pháp quản lý trong đó quản lý DVC có tính chất quyết định. Dịch vụ công trong trường MN nói chung và trong trường MN công lập nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, việc quản lý các dịch vụ này cần được quan tâm đặc biệt hơn nữa. 1.4. Vấn đề QLGD nói chung và QLGD trường MN nói riêng cũng đã được nhiều công trình quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường MN công lập. Chính vì những lý do trên, đề tài: “Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng” được chọn làm đề tài của công trình nghiên cứu này. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dịch vụ công, quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng, đề xuất các giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Dịch vụ công trong trường mầm non công lập. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận BĐCL. 4. Giả thuyết khoa học Dịch vụ công và quản lý DVC ở các trường MN công lập thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế, bất cập, chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nếu đề xuất và áp dụng được các giải pháp quản lý DVC ở các trường MN công lập theo tiếp cận ĐBCL dựa vào mô hình CIPO trong quản lý, thì CL DVC trong trường MN công lập sẽ được nâng cao đáp ứng yêu cầu xã hội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. 5.2. Nghiên cứu thực trạng dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng 5.3. Đề xuất giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng và tiến hành khảo nghiệm các giải pháp, thử nghiệm 01 giải pháp nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài và kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các giải pháp đã được đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong 4 trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng dựa vào mô hình CIPO trong quản lý yếu tố đầu vào, quản lý yếu tố quá trình, quản lý yếu tố đầu ra, quản lý yếu tố bối cảnh. 6.2. Về đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát 6.2.1. Đối tượng khảo sát: CBQL trường MN; giáo viên và cha mẹ trẻ. 6.2.2. Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu tại 6 quận/huyện/thị xã gồm: quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình, Quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, Huyện Sóc Sơn, Huyện Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội. 6.2.3. Thời gian: từ 2018-2020. 7. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1.Tiếp cận bảo đảm chất lượng Trong quá trình nghiên cứu, QLDVC trong trường MN công lập theo tiếp cận BĐCL. Các hoạt động quản lý DVC trong trường MN công lập đều hướng đến nâng cao chất lượng của quản lý yếu tố đầu vào, quản lý yếu tố quá trình, quản lý yếu tố đầu ra, quản lý yếu tố bối cảnh trong trường MN công lập thành phố Hà Nội. 7.1.2. Tiếp cận cung – cầu Cách tiếp cận cung - cầu trong nghiên cứu này là dựa trên yêu cầu của ngành GD&ĐT, của xã hội, của cha mẹ trẻ và trẻ. Các DVC được cung cấp trong trường MN công lập phải thoả mãn các yêu cầu của ngành, của xã hội, của CMT và của trẻ theo các tiêu chí BĐCL của GDMN. 7.1.3. Dựa vào mô hình CIPO trong quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận BĐCL Việc nghiên cứu trong luận án này dựa vào mô hình CIPO là một mô hình giáo dục đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) thừa nhận và tiếp cận BĐCL. Tiếp cận phối kết hợp này bao gồm tiếp cận các yếu tố đầu vào (Input), quá trình (Process), đầu ra (Output) và tác động của bối cảnh (Context) nhằm bảo đảm chất lượng DVC trong trường MN công lập. 7.1.4. Tiếp cận hoạt động Trong nghiên cứu này các hoạt động cung cấp DVC trong trường MN là một hệ thống các chuỗi hoạt động được diễn ra liên tục trong trường MN, được thể hiện ở 4 hoạt động: (1) Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; (2) Tổ chức hoạt 5 động giáo dục trẻ (3) Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường (4) Tổ chức hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Với quan điểm này, thực chất của việc nghiên cứu quản lý DVC trong trường MN công lập là triển khai nghiên cứu QL các hoạt động DVC trong nhà trường nhằm ĐBCL đáp ứng yêu cầu của xã hội. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến DVC trong GD nói chung và quản lý DVC trong trường MN nói riêng bằng cách phân tích – tổng hợp, khái quát hóa các lý thuyết, quan điểm khoa học để xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề quản lý DVC trong trường MN công lập nhằm BĐCL. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng khảo sát dành cho CBQL, GV, PH nhằm tìm hiểu về thực trạng DVC, QLDVC trong trường MNCL. - Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu CBQL GDMN, GVMN, nhân viên chăm sóc trẻ và cha mẹ trẻ làm rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng, nguyên nhân để đề xuất giải pháp quản lý DVC. 7.2.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ khác - Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học thuộc lĩnh vực QLGD về một số vấn đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu. - Phương pháp khảo nghiệm Lấy ý kiến của chuyên gia về QLGD, QLGDMN, CBQL, giảng viên ở các trường có đào tạo GVMN về giải pháp QLDVC đã được đề xuất. - Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các kỹ thuật thống kê qua phần mềm SPSS 22.0 để xử lý các số liệu và dữ liệu thu thập được. 8. Các luận điểm bảo vệ 8.1. Quản lý DVC trong trường MN có tính quyết định đến BĐCL các dịch vụ công trong trường MN. Vận dụng tiếp cận BĐCL dựa vào mô hình CIPO trong quản lý DVC trong trường MN công lập sẽ nâng cao CL GDMN. 6 8.2. Thực trạng tổ chức hoạt động DVC và QLDVC trong trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu của ngành GD&ĐT, của xã hội, của cha mẹ và trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế cần được khắc phục và cải thiện để BĐCL DVC trong trường MN công lập. 8.3. Các giải pháp được đề xuất và áp dụng trong quản lý DVC trong trường MN công lập theo tiếp cận ĐBCL dựa vào mô hình CIPO trong quản lý thì chất lượng DVC trong trường MN công lập sẽ được nâng cao. 9. Đóng góp mới của đề tài 9.1. Về lý luận Làm sáng tỏ một số khái niệm như: DVC trong giáo dục, DVC trong trường MN công lập; chất lượng dịch vụ công, quản lý DVC trong trường MN và xây dựng được khung lý luận cho việc nghiên cứu giải pháp quản lý DVC trong trường MN công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng. 9.2. Về thực tiễn - Phát hiện được một số vấn đề của thực trạng DVC và QLDVC trong các trường MN công lập thành phố Hà Nội. - Đề xuất gi... vực GD cũng đã được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh cải cách. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khóa VII), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương đổi mới, khuyến khích sự phát triển của GD đào tạo ở mọi cấp học. Tiếp đó, tại trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển GD là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chuyển mạnh quá trình GD chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, phát triển GD đào tạo gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học- công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động" [23]. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều chuyên gia và các nhà nghiên cứu về GD cho rằng cần phải xem GD là một DVC và phải có những biện pháp và cách thức đầu tư sao cho tốt nhất để mọi học sinh được tiếp cận với dịch vụ có chất lượng cao. Đây là những lý do buộc Nhà nước phải có trách nhiệm chính trong việc cung ứng dịch vụ GD cho xã hội. 21 Tác giả Phan Văn Kha [43], trong bài báo “Phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đã kết luận: “Giáo dục đã được khẳng định là lĩnh vực dịch vụ công. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động và đặc điểm của loại dịch vụ này tuỳ thuộc và mức độ can thiệp của Nhà nước về đầu tư, cung cấp dịch vụ, chi phối và điều tiết các hoạt động”. Dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công, thì dịch vụ sự nghiệp công được hiểu là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế văn hoá, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác [22]. Dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công mà nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoặc dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí trong giá, phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Đây cũng chính là nội dung mà nghiên cứu này đề cập trong nghiên cứu về dịch vụ công trong trường mầm non. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ công có điều kiện xã hội hoá cao, nhà nước không bao cấp, giá dịch vụ sự nghiệp công được vận hành theo cơ chế thị trường, theo quy luật cung cầu của thị trường và sự can thiệp của nhà nước. Theo như các cách hiểu và phân loại về DVC đã đề cập ở trên, GD hiển nhiên được xem là một dịch vụ công. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia nhấn mạnh cần phải xem GD là DVC và phải có biện pháp hiệu quả để mọi học sinh tiếp cận được chất lượng GD cao điều này cần đến sự thống nhất Vì vậy, Dịch vụ công trong GD có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ mọi nhu cầu về GD ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo của người dân, vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội. Từ các nghiên cứu trên, xét trên góc độ DVC trong GDMN trong nghiên cứu này với tư cách là dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực giáo dục, dịch vụ sự 22 nghiệp công có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Từ khái niệm về dịch vụ, dịch vụ công, dịch vụ công trong giáo dục, nghiên cứu này cho rằng: “Dịch vụ công trong trường MN là những hoạt động phục vụ nhu cầu về giáo dục ở cấp học mầm non, vì lợi ích chung của trẻ mầm non do trường mầm non chịu trách nhiệm trước xã hội bảo đảm nhu cầu và công bằng về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ” 1.2.3. Trường mầm non công lập Theo luật GD số 43/2019/QH ngày 14 tháng 6 năm 2019 GDMN (GDMN) là cấp học đầu tiên của hệ thống GD quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc GD trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, thẩm mỹ của trẻ em yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một [23]. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý, sinh lý, trí tuệ, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho trẻ ở giai đoạn đầu đời, giúp phát triển nhận thức, tạo điều kiện cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời cũng như cho cuộc sống của trẻ sau này. Chất lượng GDMN chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố cơ bản, đó là: gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ. Nếu xác định được những thành phần chủ yếu của các yếu tố này và vận dụng hợp lí trong quá trình GD trẻ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDMN. Đánh giá chất lượng GDMN là sự đối chiếu khả năng của trẻ với các mục tiêu GDMN đã được nêu ra trong chương trình. Trường mầm non công lập là do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên và các hoạt động chi thường xuyên được quy định trong danh mục của nhà nước. Trường mầm non công lập sẽ thực hiện theo quy định ban hành điều lệ trường mầm non. 23 Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo [13], Quyết định ban hành điều lệ trường mầm non (Trích điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập), trong đó có quy định một số nhiệm vụ sau: - Trường mầm non tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương. - Nhiệm vụ của trường là huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. - Trường phối hợp với gia đình, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em thông qua các hoạt động tuyên truyền chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. - Hàng năm trường tự đánh giá thực hiện và đánh giá thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định. 1.2.4. Hoạt động dịch vụ công trong trường mầm non Ở Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng dẫn đến việc chấp nhận cách hiểu và định nghĩa về DVC trong GD là một vấn đề cần thiết để có thể hướng đến việc so sánh, đối chiếu về khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân nói chung và người nghèo nói riêng với các quốc gia khác trên thế giới. GD là một loại hình dịch vụ bởi GD mang đầy đủ tất cả các đặc điểm của dịch vụ bao gồm: tính phi vật chất, tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng, tính không chuyển đổi quyền sở hữu, tính không thể di chuyển và tính không đồng nhất. Theo như các cách hiểu và phân loại về DVC đã đề cập ở trên, GD hiển nhiên được xem là một DVC. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia nhấn mạnh cần phải xem GD là DVC và phải có biện pháp hiệu quả để mọi học sinh tiếp cận được chất lượng GD cao (tuy nhiên trong nghiên cứu này không nghiên cứu đến trường MN công lập chất lượng cao). Theo điều lệ Trường mầm non [10], tại Điều 24, có thể hiểu các hoạt động dịch vụ, bao gồm 4 hoạt động chính sau đây: 24 Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non. (1) Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn. (2) Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ. (3) Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường: tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. (4) Tổ chức hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Vì vậy, từng hoạt động DVC trong trường MN cụ thể như sau: (1) Tổ chức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Chăm sóc đối với trẻ, trước hết là sự chào đón nhiệt tình, là những hành động cần thiết phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của cha mẹ trẻ, của trẻ và của xã hội mà trẻ được người được chăm sóc theo những yêu cầu và mong muốn. Nuôi dưỡng là sự nuôi nấng và chăm sóc để phát triển về sức khỏe, thể lực, tinh thần của trẻ. Đối với trẻ việc nuôi dưỡng phải thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể của trẻ trong giai đoạn đầu đời, sự nuôi dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng và quyết định tới sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi MN, bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng đầu đời cho thể chất rất mạnh mẽ, chăm sóc dinh dưỡng và nuôi dưỡng khoa học, đúng, đủ sẽ quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các trường mầm non, các nội dung được cụ thể hoá như sau: Chăm sóc sức khoẻ thể lực và tinh thần: Kiểm tra sức khỏe đầu năm học; Kiểm tra sức khỏe định kỳ trong năm học; Theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; Phối hợp chăm sóc sức khỏe giữa gia đình và nhà trường; 25 Hướng dẫn trẻ rèn luyện thể lực; Hướng dẫn trẻ tự chăm sóc sức khoẻ; Hướng dẫn chọn trang phục phù hợp với thời tiết cho trẻ; Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi trẻ bị ốm Chăm sóc dinh dưỡng: Cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng; Cung cấp tối thiểu số bữa ăn theo lứa tuổi; Đảm bảo giờ ăn của trẻ theo từng lứa tuổi; Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý theo nhu cầu lứa tuổi Chăm sóc vệ sinh: Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân; Cung cấp chỗ học đảm bảo vệ sinh; Cung cấp chỗ ngủ đảm bảo vệ sinh; Cung cấp khu vực vui chơi ngoài trời đảm bảo vệ sinh; Cung cấp nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường; Cung cấp đồ chơi và thiết bị giáo dục đảm bảo vệ sinh; Cung cấp chỗ ngủ đảm bảo vệ sinh; Vệ sinh cá nhân cho trẻ trước khi ngủ. Chăm sóc giấc ngủ: Cung cấp đủ chỗ ngủ theo sĩ số lớp; Đảm bảo chương trình giáo dục để trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giờ; Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh; Đảm bảo thời gian nhu cầu ngủ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Đảm bảo an toàn: Đảm bảo cung cấp thiết bị giáo dục an toàn; Đảm bảo cung cấp thiết bị khu vui chơi ngoài trời an toàn; Cung cấp CSVC có kiến trúc an toàn, thân thiện với trẻ; Đảm bảo an ninh trong nhà trường; Cung cấp thiết bị công nghệ đảm bảo an toàn cho trẻ trong khuôn viên nhà trường; Đảm bảo thực phẩm an toàn vệ sinh cho trẻ; Đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho trẻ. (2) Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non Trẻ em trong giai đoạn ở cấp mầm non, hoạt động giáo dục không mang tính chất rập khuôn, máy móc mà việc tổ chức hoạt động GD trong trường MN hiện đại là có sự thoát ly khỏi hoạt động học tập, có sự nâng cao vị trí của hoạt động vui chơi như là hoạt động cơ bản của tuổi mẫu giáo; việc vận dụng những hình thức làm việc có hiệu quả hơn: hoạt động dự án, tình huống chơi, tình huống dạy học nêu vấn đề trong khuôn khổ tích hợp các lĩnh vực giáo dục. Do đó, “Giờ học” như một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong trường MN bị hủy bỏ. Giờ học phải trở nên hấp dẫn với trẻ, là hình thức đặc biệt do GV tổ chức, là hình thức tổ chức hoạt động đặc trưng của trẻ, kích thích tính tích cực của trẻ, là sự tương tác và giao tiếp công việc, là sự tích lũy thông tin nhất định về thế giới xung quanh của trẻ, nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định. Tổ chức hoạt động vui chơi: Đảm bảo đồ chơi phù hợp với các loại hình hoạt động vui chơi; Tổ chức hoạt động chơi vận động; Tổ chức hoạt động chơi phù 26 hợp theo từng lứa tuổi; Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời; Tổ chức hoạt động vui chơi trong nhà. Tổ chức hoạt động học: Hoạt động học theo chương trình GDMN từng lứa tuổi; Hoạt động học do trường thiết kế riêng; Hoạt động thể dục, thể thao; Hoạt động dã ngoại; Hoạt động học trong lao động. Tổ chức hoạt động lao động: Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính tỉ mỉ; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính khéo léo theo từng lứa tuổi; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện sức khỏe theo từng lứa tuổi; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính đoàn kết; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ hòa đồng, hợp tác với các bạn. Tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ của ngành giáo dục; Tổ chức hoạt động các ngày hội trong năm; Tổ chức hoạt động thiết kế theo Chương trình giáo dục riêng của nhà trường. (3) Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường MN Trong trường mầm non, tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường MN là phục vụ nhu cầu của trẻ có hoàn cảnh khó khăn và làm tất cả mọi thứ có thể để đảm bảo sự hòa nhập hoàn toàn với xã hội và sự phát triển toàn bộ khả năng của các em. Đây là một nhiệm vụ quan trọng được nhà nước rất quan tâm, việc tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của GD hòa nhập trẻ khuyết tật là mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng, các trường học hòa nhập cần coi trọng việc tạo cơ hội cho trẻ hỏi và được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau. GV trong các trường học hòa nhập đòi hỏi phải xem xét hệ thống các phương thức giảng dạy (thị giác, thính giác, vận động) trong việc thiết kế phương thức riêng của mình. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hỗ trợ mà các nhà GD cung cấp cho học sinh khuyết tật cũng như đa dạng hóa trải nghiệm GD cho tất cả trẻ. Nội dung của hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: Xây dựng và thực hiện kế hoạch GD hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi; Phân loại trẻ theo đối tượng để GD hòa nhập; Đảm bảo đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ hoà nhập; Tổ chức các 27 hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động; Hoạt động hỗ trợ cho CMT được GD hòa nhập. (4) Tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng GD và phát triển cộng đồng. Trẻ trong độ tuổi mầm non gia đình được coi là “Búp trên cành”. Các trẻ cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng một cách khoa học nên cần có sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội gắn bó một cách mật thiết, mối quan hệ này có tác động qua lại. Bởi vì, truyền thống gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ em. Gia đình là nơi được yêu thương vô điều kiện, từ đó trẻ hình thành, phát triển và bồi đắp nhân cách. Gia đình còn là cầu nối trẻ em với nhà trường và xã hội, là nơi nuôi dưỡng, GD trẻ em. Nhà trường là môi trường có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu của GD trong giai đoạn trẻ MN. Trường MN đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ những nhận thức cho trẻ. Bên cạnh truyền thụ tri thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ GD, rèn luyện về mặt phẩm chất đạo đức, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Cộng đồng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa, môi trường GD. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình GD trẻ em. Nội dung hoạt động tuyên truyền: Trao đổi những vấn đề về tâm lý lứa tuổi của trẻ; Trao đổi những vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc trẻ; Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về GD trẻ; Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chuẩn bị trẻ vào lớp 1; Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tham gia vào hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường; Thu hút hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường. 1.3. Quản lý dịch vụ và chất lượng dịch vụ 1.3.1. Quản lý dịch vụ Quản lý được xem là một nghệ thuật, mọi công việc muốn hoàn thành, đạt được mục đích đề ra phải qua người khác. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các 28 định nghĩa về quản lý, cụ thể sau: Thuật ngữ quản lý lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959, “Quản lý là tác động của chủ lên đối tượng theo mục tiêu nhất định” Quản lý xuất hiện khi có các hoạt động chung của con người. QL điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp với các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành các hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước”. Trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Đạo [30], cho rằng: “Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức”. Theo Từ điển Tiếng Việt [72]: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định”. Tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [16]: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” và “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Minh Hiền [34] và cộng sự cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Như vậy, qua các khái niệm trên cho thấy quản lý vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học, điều khiển một hệ thống là tổ chức xã hội, một nhóm người hoặc một cá nhân hướng đến mục tiêu rõ ràng. Từ các nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về quản lý cho thấy: Quản lý là một hoạt động mà đều phải có chủ thể quản lý, có đối tượng quản lý, có định hướng mục tiêu rõ ràng. Vì vậy, trong nghiên cứu này quan niệm: “Quản lý là hoạt động liên tục có sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu chung đã đề ra”. 29 Từ nghiên cứu về dịch vụ tại (mục 1.2.1.1), trong nghiên cứu đã nêu: “Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm hướng tới và đáp ứng nhu cầu nào đó của con người được thể hiện qua các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng”. Từ đó, trong nghiên cứu này cho rằng: “Quản lý dịch vụ là tác động có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cung cấp các hoạt động dịch vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Nghiên cứu cho thấy: “Quản lý dịch vụ công là những tác động có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ công có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội vì lợi ích chung của xã hội và của cộng đồng”. 1.3.2. Chất lượng dịch vụ Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội trong việc nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Tuy nhiên khái niệm về chất lượng từ lâu vẫn luôn là một khái niệm khó xác định, trừu tượng, khó đánh giá, khó đo lường, đôi khi việc xác định chất lượng theo quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu có sự khác nhau. Theo định nghĩa của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn ISO 8402: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Lý thuyết về sự phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu thì theo Bogue và Saunder: “Chất lượng là sự phù hợp với tuyên bố sứ mệnh và kết quả đạt được của mục tiên trong phạm vi các chuẩn mực được công khai”. Các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục trong nước, cũng đã có các khái niệm về giáo QLCL như: Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Châu [15] và cộng sự: “Chất lượng GD- Những vấn đề lý luận và thực tiễn có nêu: Một số định nghĩa về chất lượng: “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”. Theo tác giả Nguyễn Đức Chính [22] và cộng sự cho rằng: “Chất lượng là mục tiêu của sự tìm tòi liên tục của con người trong suốt tiến trình lịch sử của nhân 30 loại”; tác giả cũng quan niệm “Chất lượng chính là lực lượng thúc đẩy những nỗ lực không ngừng của mỗi người trên cương vị của mình” và “Chất lượng là những gì có thể nhận biết nhưng cũng khó xác định”. Qua nghiên cứu các khái niệm về chất lượng, trong nghiên cứu này cho rằng: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, thỏa mãn các tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng”. Nghiên cứu của Gronroos (1984) tác giả đề xuất hai thành phần của chất lượng dịch vụ bao gồm: “Chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật được hiểu là sự phản ánh kết quả của quá trình cung cấp dịch vụ hoặc những gì mà khách hàng nhận được trong quá trình sử dụng dịch vụ, chất lượng chức năng được hiểu là dịch vụ được thực hiện như thế nào trong quá trình tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng”. Chất lượng dịch vụ thường được đo lường dựa trên sự so sánh các dịch vụ mong đợi và dịch vụ nhận được, bên cạnh đó kể đến chất lượng dịch vụ mà nhà quản lý mong muốn cung cấp. Chất lượng dịch vụ là những gì khách hàng cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ được xác định dựa vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu cầu cá nhân của họ. Daniel T. Seymour [79], đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá CLDV bao gồm: (1) Tiếp cận dịch vụ dễ dàng và phù hợp; (2) Các phương tiện giao tiếp giúp khách hàng được thông tin thường xuyên; (3) các năng lực của người làm dịch vụ (tin cậy, đáng tin cậy, trách nhiệm; an toàn; sự rõ ràng); (4) Hiểu biết về khách hàng [80]. Từ các nghiên cứu trên, trong nghiên cứu này quan niệm, “Chất lượng dịch vụ là sự thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, thoả mãn nhu cầu mong đợi của khách hàng khi bỏ ra chi phí tương ứng và sự hài lòng của khách hàng càng cao cho thấy chất lượng dịch vụ càng tốt”. Từ khái niệm về dịch vụ công, khái niệm chất lượng dịch vụ, trong nghiên cứu này cho rằng: “Chất lượng dịch vụ công là sự thoả mãn, sự hài lòng của người dân trong quá trình sử dụng dịch vụ công, thoả mãn nhu cầu mong đợi của người dân khi đóng góp chi phí tương ứng và sự hài của người dân càng cao cho thấy chất lượng dịch vụ công càng tốt”. 31 Chất lượng dịch vụ công trong trường mầm non, được nghiên cứu này hiểu là: “Chất lượng dịch vụ công trong trường mầm non là sự thoả mãn sự hài lòng, thoả mãn nhu cầu mong đợi của cha mẹ trẻ, của trẻ và các bên liên quan trong quá trình sử dụng dịch vụ công khi đóng góp chi phí tương ứng để nhận được dịch vụ công ở trường MN theo nhu cầu mong đợi”. 1.3.3. Các cấp độ bảo đảm chất lượng Theo nghiên cứu của nhà khoa học Sallis Edward [95], Có 3 cấp độ của bảo đảm chất lượng đó là cấp độ Kiểm soát chất lượng; cấp độ bảo đảm chất lượng và cấp độ quản lí chất lượng tổng thể theo tiến trình của QL chất lượng theo các cấp độ kế thừa từ thấp lên cao hơn; cấp độ sau chứa những yếu tố của cấp độ trước nó (Hình 1.1). Hình 1.1: Các cấp độ quản lí chất lượng của Edward Sallis Trong lí thuyết về QLCL các nhà nghiên cứu đã phân định các tầng của hoạt động QLCL từ thấp đến cao như sau: Kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng, quản lí chất lượng tổng thể. Giai đoạn cải tiến liên tục còn được gọi là TQM và được coi là mức độ phát triển cao nhất của QLCL. Như vậy, Bảo đảm chất lượng là một cấp độ trong QLCL, các cấp độ và các QLCL tổng thể Total Quality Bảo đảm chất lượng Cải tiến liên tục Kiểm soát chất lượng Phòng ngừa, tuân thủ hệ thống chất lượng Phát hiện và loại bỏ 32 mô hình trong quản lý chất lượng được phân định từ thấp đến cao như sau: Kiểm soát chất lượng; Bảo đảm chất lượng; Quản lý chất lượng tổng thể (TQM). a. Kiểm soát chất lượng (QC- Quality Control) Kiểm soát chất lượng được sử dụng xuất phát từ các yêu cầu trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hoá. Hoạt động kiểm soát chất lượng là một quá trình mà trong đó một sản phẩm cần có sự đánh giá, cân đo, đong đếm nhằm so sánh với các yêu cầu về mức độ cần đạt được của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Từ đó, phát hiện ra sản phẩm lỗi hoặc không đạt yêu cầu các quy chuẩn đã định ra trong quy định. Hay, Kiểm soát chất lượng là những hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng thông qua quá trình kiểm soát: Con người, phương pháp và quá trình thực hiện, nhà cung ứng, các thiết bị, phương tiện dùng trong sản xuất và thử nghiệm sản phẩm nhằm phát hiện và phòng ngừa sản phẩm chưa đạt chất lượng theo quy chuẩn đã quy định. b. Bảo đảm chất lượng (QA- Quality Assurance) Bảo đảm chất lượng được sử dụng như một công cụ nhằm duy trì các chuẩn mực để không ngừng cải thiện chất lượng. Bảo đảm chất lượng thực hiện các chức năng quản lý thông qua các thủ tục, quy trình, phòng ngừa sai sót bằng việc phát hiện và sửa lỗi sai, có sự phối hợp giữa người quản lý và người điều hành, giữa cấp trên với cấp dưới. Từ đó cho thấy ĐBCL sẽ giúp người QL thấy được những lỗi có thể gặp phải, đưa ra được phương án ngăn ngừa các lỗi, từ đó đưa ra được sản phẩm được cung cấp đảm bảo những quy chuẩn đã định ra trong quy định. Theo tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng của Việt Nam đã chuẩn hoá ISO 9001-2000 [51], định nghĩa rằng: “ĐBCL là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được minh chứng là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể đối tượng sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”. Tác giả Nguyễn Đức Chính [22] và cộng sự quan niệm rằng: “Đảm bảo chất lượng trong GD cần nhấn mạnh những đặc điểm sau đây: (1) Đảm bảo chất lượng thông qua bộ tiêu chuẩn do các chuyên gia xác lập; (2) Đảm bảo chất lượng được 33 giới thiệu như tập hợp những yêu cầu, hay kỳ vọng mà nhà trường phải phấn đấu để đạt được; (3) Các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng được đánh giá bằng các tiêu chí, chỉ báo; (4) Các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng có thể cho phép xây dựng các phương án tuỳ thuộc vào từng trường”. Như vậy, Bảo đảm chất lượng là một quá trình phối hợp chặt chẽ, có hệ thống, có kế hoạch giữa người quản lý và người thừa hành, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa bộ phận này với bộ phận khác, gắn với quy trình, thủ tục nhằm thực hiện một cách tốt nhất hoạt động của tổ chức hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng. c. Quản lý chất lượng tổng thể (TQM – Total Quality Managemet) Đây là mức độ cao nhất của QLCL, được thừa kế những kinh nghiệm và tính ưu việt của kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng. QLCL tổng thể được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. TQM tập trung vào tạo ra chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng về sản phẩm đó. Chính vì vậy TQM không ngừng cải tiến chất lượng bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất để phù hợp với khách hàng ở mức tối đa nhất có thể. Trong TQM thì mọi người đều là tác nhân của chất lượng, nó là yêu cầu của công việc, là trách nhiệm của mỗi một cá nhân trong công việc đó. Chính vì vậy cần cố gắng loại bỏ sai sót, khiếm khuyết trong quá trình làm việc và để phòng ngừa thì mỗi khâu, mỗi cá nhân, mỗi một mắt xích trong dây chuyền đó cần làm đúng ngay từ đầu. Vì vậy, mọi người, mọi khâu, mọi bộ phận trong tổ chức đó đều phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng của khâu mình phụ trách. Theo Tiêu chuẩn hóa ISO 8402:1994 của Viêt Nam có định nghĩa: “Quản lý chất lượng tổng thể là cách quản lý một tổ chức, dựa vào sự tham gia của các thành viên trong một tổ chức đó, để đạt được sự thành công lâu dài nhờ sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng vào đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội” [52]. Theo TQM thì việc cải tiến liên tục được áp dụng trong vòng Deming bao gồm bốn công việc sau: 34 Hình 1.2. Chu trình Deming wikipedia.org/wiki/Chu_trình_PDCA [102] Sử dụng TQM vào quản lý chất lượng sẽ giúp tổ chức phát triển bền vững bởi: TQM hướng tới khách hàng, thấy được tầm quan trọng của người lãnh đạo trong việc định hướng, xây dựng giá trị của tổ chức, xây dựng được môi trường làm việc có tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi một cá nhân, thấy được sự đoàn kết, đồng lòng của các cá nhân vì tập thể và hướng đến sự bền vững của đơn vị. 1.3.4. Mô hình CIPO trong giáo dục UNESCO (2002) đã đưa ra mô hình trong giáo dục gồm 4 yếu tố là: Bối cảnh (Context - C); Đầu vào (Input - I), Quá trình (Process-P), Đầu ra (Output-O). Theo chương trình hành động Dakar – 2000 Unesco thì Chất lượng giáo dục đào tạo của các cơ sở giáo dục được đánh giá qua 10 yếu tố bao gồm những yếu tố sau đây: (1) Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ học tập chủ động. (2) Giáo viên thạo nghề và được động viên đúng mức. (3) Phương pháp và kỹ thuật dạy và học tích cực. (4) Chương trình giáo dục thích hợp với người dạy và người học. (5) Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng giảng dạy và học tập, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng. (6) Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh. (7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả ...ẩn, tiêu chí quản lý dịch vụ công trong trường MN theo hướng bảo đảm chất lượng 204 Ngoài những nội dung trên, Ông/Bà cần thất bổ sung thêm gì? Xin ghi cụ thể, nếu có?.................................................................................................................... Thông tin chung Xin ông/bà vui lòng cho biết đôi điều về thông tin cá nhân 1. Họ và tên (không bắt buộc): Email.. ; số điện thoại:.. đơn vị công tác: 2. Ông/Bà có: Chức vụ:  Cán bộ quản lý  Giảng viên các Trường ĐH  Giáo vien MN  Chuyên viên  Học hàm, học vị:  GS.TS  PGS.TS  TS  ThS  Khác 3. Tuổi:  20-30  30-40  40-50  trên 50 4. Thâm niên trong lĩnh vực giáo dục:  trên 30 năm  20-30 năm  10-20 năm  dưới 10 năm 5. Đơn vị công tác:  TP trực thuộc TW  TP Trực thuộc tỉnh  Khác 6. Giới tính:  Nam  Nữ 205 Phụ lục 5 PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC THỬ NGHIỆM VÀ SAU THỬ NGHIỆM (Dành cho CBQL và Giáo viên) Kính thưa các Thầy/Cô! Được sư đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường,chúng tôi tiến hành thử nghiệm một phần của giải pháp “Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong trường MN ” Nếu áp dụng giải pháp Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường Mẫu giáo số 5 - Ngọc Hà - Ba Đình - Thành phố Hà Nội” trong giải pháp “Thu hút, bồi dưỡng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên chăm sóc trẻ” thì đây chính là khâu then chốt tác động trực tiếp vào chất lượng giáo viên, đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ công trong giáo dục tại Trường mẫu giáo số 5 - Ngọc Hà - Ba Đình - Thành phố Hà Nội. Xin các Thầy/Cô vui lòng trả lời các nội dung sau trước khi tham gia khóa học bổi dưỡng? Anh/chị hãy cho biết mức độ hiểu về dịch vụ công được cung cấp ở trường qua các 7 tiêu chí sau đây:  Tốt  Khá  Trung bình  Yếu Tiêu chí Mức độ (1) (2) (3) (4) 1. Phát triển kiến thức chuyên môn về thực hiện dịch vụ công trong trường mầm non qua tham gia nâng hạng hoặc bồi dưỡng tại chỗ. 2. Xây dựng các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong 4 hoạt động dịch vụ công trong nhà trường. 3. Xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công trong lớp phụ trách. 4. Vận dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục tiên tiến phù hợp với trẻ, nhóm lớp, nhà trường và tình hình thực tế của địa phương. 206 5. Thể hiện cách làm mới, cải tiến chất lượng công việc với vai trò người thực hiện, đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. 6. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khi xây dựng môi trường lớp theo hướng “Giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm” trên các trang thông tin của tổ, nhóm chuyên môn. 7. Được cha mẹ trẻ thể hiện sự hài lòng về kết quả Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; Hoạt động giáo dục; Hoạt động GD hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường; Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em cho các CMT và cộng đồng. 207 Phụ lục 6 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ 1 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN NHƯ STEM, MONTESSORI; SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC ĐỒ DÙNG HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG MẦM NON ĐỂ THỰC HIỆN BỐN NHÓM HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÔNG 1. Một số khái niệm cơ bản - Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. - Cấu trúc năng lực bao gồm: Năng lực chuyên môn Năng lực phương pháp Năng lực xã hội Năng lực cá thể - Phát triển năng lực cho giáo viên thể hiện ở khả năng vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, kĩ xảo của cá nhân vào quá trình hoạt động dạy học và giáo dục. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kỹ năng nâng cao như qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. - Phương pháp dạy học tiên tiến: Là phương pháp tích cực hóa trẻ về hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, tăng cường học tập trong nhóm, thể hiện sự cộng tác giữa giáo viên và trẻ. 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến 208 - Năng lực, trình độ của bản thân giáo viên - Tinh thần, thái độ của bản thân giáo viên - Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với vấn đề sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến - Sự ủng hộ, chia sẻ của gia đình và xã hội - Nhận thức của trẻ - Chế độ, chính sách, kinh phí đối với các hoạt động 3. Các hình thức phát triển năng lực để sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến - Tự định hướng phát triển năng lực - Tham gia vào quá trình đổi mới - Thực hiện nghiên cứu trong lớp - Tập huấn - Đồng nghiệp hướng dẫn trong phát triển năng lực 4. Các lĩnh vực cần phát triển năng lực để để sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến 4.1. Năng lực chuyên môn - Phương pháp phân tích tổng thể chương trình môn học; - Những vấn đề trọng tâm, những đơn vị kiến thức khó dạy; - Cách thức cập nhật thông tin trong thực thi chương trình môn học; - Thiết kế các nhiệm vụ học tập, xây dựng bài tập, hướng dẫn học tập; - Bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho trẻ có khả năng nhận thức tốt; phụ đạo, kèm cặp trẻ nhận thức chậm; 4.2. Năng lực phương pháp - Phát hiện những khó khăn trong quá trình học tập của trẻ cả trước, trong và sau bài giảng; - Lựa chọn các phương pháp để giúp trẻ vượt qua các giai đoạn khó khăn; 4.3. Năng lực xã hội - Năng lực tiếp nhận và chọn lọc thông tin - Năng lực lưu trữ thông tin trong xã hội 209 - Năng lực xử lý và phản biện thông tin trong xã hội - Năng lực kết nối và sáng tạo thông tin - Năng lực chia sẻ thông tin 4.4. Năng lực cá thể - Các yếu tổ bẩm sinh; - Lối sống, phong cách tư duy, đặc điểm con người; - Giáo dục và đào tạo; - Tinh thần tự giác, tự rèn luyện; 5. Lập kế hoạch phát triển năng lực để sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến - Phân tích vấn đề - Xác định mục tiêu cần đạt được - Xác định các hoạt động cần triển khai - Xác định các yếu tố đầu vào - Phê duyệt kế hoạch 210 CHUYÊN ĐỀ 2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC “LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM” ĐỂ THỰC HIỆN BỐN NHÓM HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON 1. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 1.1. Một số khái niệm cơ bản - Môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển - Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. - Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt và mỗi trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau, các giáo viên mầm non hiện nay đã tiếp cận phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ hứng thú với học tập và phát triển thế mạnh của mỗi trẻ: 1.2. Bản chất quan điểm Giáo dục trẻ làm trung tâm - Dựa trên những nhu cầu, khả năng, thế mạnh và hứng thú của từng trẻ. Tuy nhiên, bạn phải tin tưởng vào chúng và hy vọng chúng có thể đạt được những thành công, tiến bộ. - Tạo những cơ hội học cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau và cho trẻ được tham gia nhiều hoạt động vui chơi khác nhau. - Phản ánh sự phát triển của từng trẻ và xây dựng trên tất cả những gì mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện được 1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non - Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiên, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứatuổi. - Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ 211 thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoan, trong từng thờikì. 2. Nội dung của xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 2.1. Xây dựng môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong phòng lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học mà chơi. - Có các phòng đảm bảo qui định, phù hợp với trẻ - Sắp xếp không gian hợp lí - Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi - Các góc hoạt động phù hợp - Các góc hoạt động được bố trí hợp lí, thuận tiện, linh hoạt - Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ chơi và hoạt động sáng tạo - Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được sắp xếp hấp dẫn, hợp lí kích thích hứng thú hoạt động của trẻ 2.2. Xây dựng môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học mà chơi - Có các góc/khu vực khác nhau được quy hoạch phù hợp, than thiện với trẻ - Có đa dạng các đồ chơi, học liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh 2.3. Xây dựng môi trường xã hội hỗ trợ, kích thích hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học mà chơi - Tạo không khí giao tiếp tích cực, vui tươi, mối quan hệ gần gũi, yêu thương - Trẻ luôn được tôn trọng, khẳng định bản than - Trẻ được khuyến khích tham gia, hợp tác để cùng phát triển 2.4. Sử dụng môi trường giáo dục hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện - Chuẩn bị môi trường giáo dục phù hợp - Tổ chức sử dụng môi trường giáo dục phù hợp, hiệu quả 3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 3.1. Tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 212 - Cần tập trung quản lý các hoạt động chăm sóc thể lực - tinh thần - Chăm sóc dinh dưỡng - Chăm sóc vệ sinh - Chăm sóc giấc ngủ - Đảm bảo an toàn 3.2. Tổ chức hoạt động giáo dục - Các hoạt động vui chơi - Hoạt động học - Hoạt động lao động - Hoạt động ngày lễ, ngày hội 3.3. Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật - Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi - Phân loại trẻ theo đối tượng để giáo dục hòa nhập - Đảm bảo đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ hoà nhập - Tổ chức các hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập - Hoạt động hỗ trợ cho cha mẹ trẻ được giáo dục hoà nhập 3.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non - Trao đổi những vấn đề về tâm lý lứa tuổi của trẻ - Trao đổi những vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc trẻ - Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ - Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về giáo dục trẻ - Tổ chức hội thảo cho cha mẹ để chuẩn bị trẻ vào lớp 1 - Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tham gia vào hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường - Thu hút hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường 4. Nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để thực hiện bốn nhóm dịch vụ công trong trường mầm non - Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ 213 - Cần tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các khu vực - Cần đảm bảo tính mục đích. - Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. - Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi. - Cần thu sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều càng tốt. - Cần đa dạng hóa các trang thiết bị và học liệu kích thích sự phát triển của trẻ 214 Phụ lục 7 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU SPSS TRONG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Tổ chức hoạt động chăm sóc sức khoẻ thể lực và tinh thần cho trẻ Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC Kiểm tra sức khỏe đầu năm học 3,560 ,752 3,629 ,957 3,361 1,152 Kiểm tra sức khỏe định kỳ trong năm học 3,579 ,852 3,489 1,088 3,187 1,189 Theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì 3,550 ,848 3,610 1,069 3,608 1,144 Phối hợp chăm sóc sức khỏe giữa gia đình và nhà trường 3,474 ,894 3,699 1,100 3,357 1,042 Hướng dẫn trẻ rèn luyện thể lực 3,464 ,860 3,344 1,104 3,418 1,042 Hướng dẫn trẻ tự chăm sóc sức khoẻ 3,574 ,852 3,254 1,062 3,473 1,030 Tổ chức hoạt động chăm sóc dinh dưỡng Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng 3,373 ,968 3,318 1,048 3,176 1,035 Cung cấp tối thiểu số bữa ăn theo lứa tuổi 3,478 1,052 3,361 1,085 3,243 1,064 Đảm bảo giờ ăn của trẻ theo từng lứa tuổi 3,579 1,002 3,497 1,010 3,094 1,063 215 Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân 3,273 ,924 3,557 ,931 3,082 1,102 Cung cấp chỗ học đảm bảo vệ sinh 3,378 1,036 3,643 ,951 3,249 1,061 Cung cấp chỗ ngủ đảm bảo vệ sinh 3,115 1,081 3,365 1,070 3,306 1,098 Cung cấp khu vực vui chơi ngoài trời đảm bảo vệ sinh 3,244 1,093 3,355 1,109 3,108 1,022 Cung cấp nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường 3,273 ,969 3,421 1,108 3,228 ,970 Cung cấp đồ chơi và thiết bị giáo dục đảm bảo vệ sinh 3,392 1,051 3,262 1,046 3,157 1,005 Tổ chức hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Cung cấp đủ chỗ ngủ theo sĩ số lớp 2,914 1,119 3,732 ,944 3,353 ,792 Đảm bảo chương trình giáo dục để trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giờ 3,005 1,094 3,744 ,907 3,091 ,864 Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh 2,890 1,169 3,757 ,980 3,403 ,769 Đảm bảo thời gian nhu cầu ngủ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ 2,761 1,101 3,511 ,968 3,178 ,862 216 Bảo đảm an toàn Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Đảm bảo cung cấp thiết bị giáo dục an toàn 3,086 1,136 3,544 1,027 3,263 1,010 Đảm bảo cung cấp thiết bị khu vui chơi ngoài trời an toàn 3,225 1,144 3,489 1,014 3,080 1,029 Cung cấp CSVC có kiến trúc an toàn, thân thiện với trẻ 3,196 1,199 3,513 ,972 3,199 ,966 Đảm bảo an ninh trong nhà trường 3,287 1,210 3,610 ,940 2,994 1,011 Cung cấp thiết bị công nghệ đảm bảo an toàn cho trẻ trong khuôn viên nhà trường 3,445 1,122 3,522 1,003 3,253 1,013 Đảm bảo thực phẩm an toàn vệ sinh cho trẻ 3,455 ,970 3,334 ,964 3,077 1,031 Đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho trẻ 3,545 1,152 3,557 ,869 3,077 1,041 Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Đảm bảo đồ chơi phù hợp với các loại hình hoạt động vui chơi 3,818 ,593 3,235 1,081 3,334 1,050 Tổ chức hoạt động chơi vận động 3,900 ,592 3,402 1,019 3,247 1,074 Tổ chức hoạt động chơi phù hợp theo từng lứa tuổi 3,656 ,757 3,254 ,958 3,173 1,120 Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời 3,761 ,643 3,437 1,067 3,127 1,131 Tổ chức hoạt động vui chơi trong nhà 3,837 ,630 3,249 1,071 3,199 1,088 217 Tổ chức hoạt động học cho trẻ trong trường mầm non DoiTuong CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Hoạt động học theo chương trình GDMN từng lứa tuổi 3,727 ,648 3,511 ,987 3,295 1,022 Hoạt động học do trường thiết kế riêng 3,574 ,776 3,458 1,017 3,215 1,050 Hoạt động thể dục, thể thao 3,474 ,791 3,404 1,039 3,106 1,121 Hoạt động dã ngoại 3,349 ,813 3,416 1,050 3,159 1,028 Hoạt động học trong lao động 3,378 ,769 3,379 ,977 2,953 1,116 Tổ chức hoạt động lao động cho trẻ Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính tỉ mỉ 3,167 1,031 3,359 ,983 3,195 1,087 Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì 3,053 1,057 3,375 1,008 3,115 1,071 Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính khéo léo theo từng lứa tuổi 3,129 1,100 3,340 1,041 3,113 1,123 Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện sức khỏe theo từng lứa tuổi 3,144 1,113 3,328 1,033 3,239 1,069 Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính đoàn kết 3,278 ,975 3,546 ,867 3,152 1,071 Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ hòa đồng, hợp tác với các bạn 3,340 ,917 3,602 ,921 3,094 1,089 218 Tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ trong trường mầm non Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước 3,000 ,961 3,643 ,852 3,073 ,985 Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ của ngành giáo dục 2,828 1,004 3,629 ,847 3,062 1,088 Tổ chức hoạt động các ngày hội trong năm 2,833 ,949 3,563 ,859 3,037 1,131 Tổ chức hoạt động thiết kế theo Chương trình giáo dục riêng của nhà trường 2,871 1,055 3,602 ,855 3,122 1,124 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi 3,077 ,890 3,388 ,978 3,253 1,107 Phân loại trẻ theo đối tượng để giáo dục hòa nhập 3,139 ,896 3,208 1,068 3,200 1,081 Đảm bảo đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ hoà nhập 3,091 ,939 3,353 ,923 3,115 1,060 Tổ chức các hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động 2,967 1,053 3,369 ,896 3,049 1,076 Hoạt động hỗ trợ cho cha mẹ trẻ được giáo dục hoà nhập 2,928 1,047 3,278 1,020 3,168 1,152 219 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC Trao đổi những vấn đề về tâm lý lứa tuổi của trẻ 3,278 ,802 3,666 ,833 3,237 1,181 Trao đổi những vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc trẻ 3,340 ,829 3,652 ,914 3,197 1,111 Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 2,943 ,949 3,526 ,908 3,146 1,312 Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về giáo dục trẻ 2,876 ,953 3,524 ,948 3,192 1,344 Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chuẩn bị trẻ vào lớp 1 2,861 ,869 3,575 ,930 3,353 1,272 Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tham gia vào hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường 3,325 ,759 3,322 1,040 3,271 ,839 Thu hút hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường 3,330 ,715 3,530 1,094 3,251 ,856 220 Kết quả khảo sát chia theo quận/huyện Hoàn Kiếm Ba Đình Hà Đông Sơn Tây Ba Vì Sóc Sơn ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Chăm sóc sức khoẻ thể lực và tinh thần 3,297 ,779 3,348 ,853 3,463 ,727 3,380 ,806 3,528 ,732 3,472 ,885 Chăm sóc dinh dưỡng 3,201 ,706 3,609 ,795 3,355 ,902 2,944 1,021 3,290 ,820 3,437 ,927 Chăm sóc vệ sinh 3,326 ,647 3,076 ,882 3,155 ,791 3,322 ,664 3,544 ,525 3,491 ,673 Chăm sóc giấc ngủ 3,087 ,954 3,089 ,760 3,370 ,934 3,382 ,910 3,539 ,923 3,603 ,937 Đảm bảo an toàn 3,341 ,675 3,250 ,882 3,226 ,916 3,310 ,699 3,599 ,605 3,630 ,657 221 Hoạt động vui chơi 3,270 ,899 3,480 ,825 3,381 ,981 3,302 ,814 3,532 ,585 3,600 ,689 Hoạt động học 3,666 ,759 3,132 ,765 2,984 ,710 3,211 ,767 3,539 ,690 4,000 ,640 Hoạt động lao động 3,513 ,792 3,732 ,794 3,097 ,815 2,744 ,752 3,135 ,808 3,594 ,765 Hoạt động ngày lễ, ngày hội 3,252 ,878 3,120 ,834 3,370 ,888 3,160 ,749 3,491 ,922 3,536 ,745 Hoạt động giáo dục hòa nhập 2,917 ,722 3,400 ,685 3,445 ,907 3,486 ,841 3,045 ,684 2,874 ,837 Hoạt động tuyên truyền 3,543 ,722 3,555 ,657 3,247 ,516 3,299 ,524 3,293 ,502 3,390 ,500 222 Đánh giá chung các nội dung theo đối tượng khảo sát Đối tượng CBQL GV CMT ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB ĐLC ĐLC 1.Chăm sóc sức khoẻ thể lực và tinh thần 3,395 ,654 3,427 ,856 3,401 ,761 2.Chăm sóc dinh dưỡng 3,269 ,797 3,326 ,928 3,171 ,908 3.Chăm sóc vệ sinh 3,165 ,685 3,383 ,733 3,181 ,723 4.Chăm sóc giấc ngủ 2,697 ,831 3,631 ,813 3,256 ,642 5.Đảm bảo an toàn 3,170 ,741 3,488 ,758 3,135 ,772 6.Hoạt động vui chơi 3,757 ,542 3,289 ,872 3,216 ,922 7.Hoạt động học 3,432 ,569 3,409 ,884 3,146 ,845 8.Hoạt động lao động 3,017 ,840 3,421 ,834 3,151 ,928 9.Hoạt động ngày lễ, ngày hội 2,722 ,779 3,584 ,742 3,096 ,996 10.Hoạt động giáo dục hòa nhập 2,999 ,757 3,286 ,838 3,157 ,966 11. Hoạt động tuyên truyền 3,045 ,534 3,530 ,543 3,235 ,918 2. Kết quả đánh khảo sát quản lý dịch vụ công trong trường mầm non Các yếu tố chính sách Đối tượng CBQL GV ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB Chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non 2,923 1,149 3,525 1,066 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non 2,943 1,077 3,487 1,053 Chính sách hỗ trợ cho giáo dục trẻ hoà nhập 2,823 1,015 3,388 ,990 Chính sách hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ đối với trẻ em trên địa bàn 3,191 1,006 3,646 ,960 Chính sách bảo trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 3,038 ,825 3,699 ,813 223 Quản lý chương trình giáo dục mầm non với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương Đối tượng CBQL GV ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB 1. Chỉ đạo chương trình giáo dục trẻ mầm non riêng của nhà trường 3,895 ,777 3,354 1,020 2. Chỉ đạo chương trình giáo dục năng khiếu cho trẻ 3,943 ,807 3,358 1,047 3. Chỉ đạo chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3,699 ,826 3,199 1,013 4. Chỉ đạo chương trình ngoại ngữ cho trẻ 3,813 ,790 3,197 ,978 5. Chỉ đạo phát triển chương trình ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ 3,990 ,772 3,392 1,006 6. Chỉ đạo Thực hiện thực đơn ngày, tuần phong phú 3,861 ,724 3,231 1,053 7. Chỉ đạo Thực hiện thực đơn phù hợp với từng lứa tuổi trẻ mầm non 3,727 ,684 3,322 ,959 8. Chỉ đạo Thực hiện thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng và béo phì 3,742 ,791 3,231 1,036 224 Về đội ngũ trong trường mầm non Đối tượng CBQL GV ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB 1. Đảm bảo đội ngũ CBQL trường MN có đủ trình độ quản lý, chuyên môn và kinh nghiệm 3,493 ,797 3,502 ,942 2. Đảm bảo quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế cận của trường MN 3,225 ,962 3,318 ,931 3. Đảm bảo đội ngũ CBQL chuyên môn, GV cốt cán kế cận của trường MN 3,502 ,809 3,544 ,961 4.Tiếp nhận và phân công đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm 3,478 ,766 3,492 ,910 5. Tiếp nhận và phân công đội ngũ giáo viên phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm 3,187 ,985 3,328 ,940 6. Tiếp nhận và phân công đội ngũ nhân viên chăm sóc trẻ phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm 3,469 ,838 3,517 ,864 7. Tuyển chọn và sử dụng nhân viên bếp chính theo yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3,225 ,942 3,305 ,901 8. Tuyển chọn và sử dụng nhân viên bếp phụ theo yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3,215 ,918 3,292 ,917 225 Cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm CBQL ĐTB ĐLC CBQL GV CMT CBQL 1.Giám sát nguồn nước sạch 3,225 ,952 3,644 ,915 2.Tuyển chọn nhà cung cấp nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, an toàn 3,105 ,960 3,583 ,870 3.Tuyển chọn nhà cung cấp thực phẩm đúng mùa, sản xuất tại địa phương 3,144 ,999 3,633 ,914 4.Chỉ đạo quy trình bếp ăn một chiều, đầy đủ dụng cụ 3,014 ,896 3,553 ,840 5.Chỉ đạo an toàn, vệ sinh đồ thân ăn uống sinh hoạt của trẻ 3,115 1,031 3,612 ,933 6.Chỉ đạo an toàn, vệ sinh đồ chơi trong khuôn viên nhà trường 2,986 ,852 3,523 ,674 7.Chỉ đạo đảm bảo an toàn, vệ sinh, đủ chỗ ngủ dành cho trẻ 3,048 ,831 3,566 ,661 8.Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin áp dụng trong trường học 3,005 ,817 3,561 ,665 9.Xây dựng hệ thống an ninh trong trường học 2,967 ,834 3,479 ,680 10.Xây dựng hệ thống an ninh trong lớp học 3,359 ,772 3,631 ,917 11.Chỉ đạo đảm bảo diện tích 1,5 m2/trẻ 3,139 ,812 3,549 ,916 12.Chỉ đạo đảm bảo bàn ghế học tập đúng kích cỡ quy định theo độ tuổi 3,124 ,857 3,462 ,888 226 Về quản lý hoạt động tài chính trong trường mầm non CBQL ĐTB ĐLC CBQL GV CMT CBQL 1.Xây dựng kế hoạch sử dụng đúng quy định về ngân sách được cung cấp 3,780 ,650 3,523 1,086 2.Xây dựng kế hoạch sử dụng đúng quy định về khoản thu ngoài ngân sách 3,727 ,610 3,481 1,047 3.Chỉ đạo công khai, minh bạch về thu chi tài chính 3,689 ,675 3,354 1,024 4.Chỉ đạo đảm bảo chi phí cho mỗi bữa ăn đủ dinh dưỡng 3,665 ,702 3,269 1,015 5.Chỉ đạo đảm bảo công khai, minh bạch về chi phí dinh dưỡng cho trẻ theo ngày 3,670 ,721 3,326 1,076 227 Đối tượng CBQL GV ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB Quan tâm gia đình xã hội 3,700 ,663 3,348 ,785 Chính sách phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn 2,984 ,838 3,549 ,742 Điểm chung bình và độ lệch chuẩn quản lý các yếu tố đầu vào Đối tượng CBQL GV ĐTB ĐLC ĐLC ĐTB Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường 3,836 ,441 3,288 ,716 Đội ngũ trong nhà trường 3,351 ,685 3,566 ,490 Cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm 3,103 ,607 3,391 ,929 Quản lý hoạt động tài chính của nhà trường 3,706 ,543 3,223 ,808 Quản lý hoạt động giáo dục Đối tượng QL HĐ vui chơi Hoạt động học QLHĐ lao động QL HĐ ngày lễ, ngày hội CBQL ĐTB 3,73 3,85 3,75 3,89 ĐLC ,719 ,629 ,731 ,645 GV ĐTB 3,28 3,50 3,21 3,44 ĐLC ,932 ,896 ,949 ,908 ĐTB 3,42 3,60 3,38 3,58 ĐLC ,896 ,839 ,922 ,861 Quản lý hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức 228 Đối tượng QLTT1 QLTT2 QLTT3 QLTT4 QLTT5 QLTT6 QLTT7 CBQL ĐTB 3,89 3,81 4,01 3,77 3,97 3,71 3,54 ĐLC ,841 ,722 ,654 ,823 ,638 ,835 ,925 GV ĐTB 3,45 3,40 3,49 3,27 3,43 3,25 3,28 ĐLC ,927 ,888 ,862 ,975 ,869 ,976 ,950 ĐTB 3,58 3,53 3,65 3,42 3,60 3,39 3,36 ĐLC ,923 ,861 ,840 ,958 ,842 ,958 ,949 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra của đáp ứng yêu cầu của ngành Đối tượng KQQL1 KQQL2 KQQL3 KQQL4 CBQL ĐTB 4,02 4,05 4,09 4,09 ĐLC ,747 ,634 ,648 ,729 GV ĐTB 3,25 3,23 3,33 3,21 ĐLC ,973 1,042 1,049 1,010 ĐTB 3,49 3,48 3,56 3,48 ĐLC ,975 1,009 1,007 1,016 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra của đáp ứng yêu cầu của trường Đối tượng KQQL5 KQQL6 KQQL7 KQQL8 CBQL ĐTB 3,91 3,90 3,90 3,95 ĐLC ,400 ,385 ,398 ,407 GV ĐTB 3,08 3,13 3,11 3,17 ĐLC ,792 ,798 ,804 ,742 ĐTB 3,33 3,37 3,35 3,41 ĐLC ,794 ,782 ,794 ,748 229 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra của đáp ứng yêu cầu của trẻ và cha mẹ trẻ Đối tượng KQQL9 KQQL10 KQQL11 KQQL12 CBQL ĐTB 3,96 3,79 4,08 4,04 ĐLC ,723 ,687 ,825 ,739 GV ĐTB 3,22 3,01 3,41 3,16 ĐLC 1,036 1,090 1,071 ,974 ĐTB 3,44 3,25 3,62 3,43 ĐLC 1,010 1,049 1,048 ,993 Đối tượng CBQL Giáo viên ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Quan lý các yếu tố đầu vào 3,499 ,341 3,367 ,401 Quản lý các yếu tố quá trình 3,639 ,358 3,381 ,349 Quản lý các yếu tố đầu ra 3,977 ,315 3,200 ,639 Các yếu tố đầu ra ảnh hưởng tới quản lý dịch vụ công trong trường mầm non Đối tượng VHNT NLQL PCĐN CSVCTBDH CCCS ĐKVHXH CBQL ĐTB 3,65 3,22 3,03 3,06 3,14 3,07 ĐLC ,893 ,856 ,953 ,913 ,935 ,940 GV ĐTB 3,33 3,58 3,48 3,52 3,65 3,57 ĐLC ,966 ,890 ,881 ,914 ,852 ,857 ĐTB 3,43 3,47 3,35 3,38 3,49 3,42 ĐLC ,954 ,894 ,927 ,938 ,908 ,912 230 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của giải pháp 231 232 Kết quả thử nghiệm giải pháp tại trường mầm non số 5- Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội Tiêu chí Trước thực nghiệm ĐTB Tốt Khá TB Yếu 1. Phát triển kiến thức chuyên môn về thực hiện dịch vụ công trong trường mầm non qua tham gia nâng hạng hoặc bồi dưỡng tại chỗ. 2 8 21 0 2,33 2. Xây dựng các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong 4 hoạt động dịch vụ công trong nhà trường. 1 6 22 2 2,18 3. Xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công trong lớp phụ trách. 0 4 20 7 1,73 4. Vận dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục tiên tiến phù hợp với trẻ, nhóm lớp, nhà trường và tình hình thực tế của địa phương. 1 5 23 2 2,16 5. Thể hiện cách làm mới, cải tiến chất lượng công việc với vai trò người thực hiện, đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. 0 3 21 7 1,69 6. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khi xây dựng môi trường lớp theo hướng “Giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm” trên các trang thông tin của tổ, nhóm chuyên môn. 0 5 22 4 1,71 7. Được cha mẹ trẻ thể hiện sự hài lòng về kết quả Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; Hoạt động giáo dục; Hoạt động GD hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường; Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em cho các CMT và cộng đồng. 2 9 20 0 2,38 Điểm trung bình 2,03 233 Tiêu chí Sau thực nghiệm ĐTB Tốt Khá TB Yếu 1. Phát triển kiến thức chuyên môn về thực hiện dịch vụ công trong trường mầm non qua tham gia nâng hạng hoặc bồi dưỡng tại chỗ. 11 15 5 0 3,04 2. Xây dựng các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong 4 hoạt động dịch vụ công trong nhà trường. 15 13 3 0 3,11 3. Xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công trong lớp phụ trách. 8 18 4 1 2,6 4. Vận dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục tiên tiến phù hợp với trẻ, nhóm lớp, nhà trường và tình hình thực tế của địa phương. 8 20 3 0 2,84 5. Thể hiện cách làm mới, cải tiến chất lượng công việc với vai trò người thực hiện, đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. 5 19 4 3 2,47 6. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khi xây dựng môi trường lớp theo hướng “Giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm” trên các trang thông tin của tổ, nhóm chuyên môn. 6 21 2 2 2,47 7. Được cha mẹ trẻ thể hiện sự hài lòng về kết quả Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; Hoạt động giáo dục; Hoạt động GD hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường; Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em cho các CMT và cộng đồng. 13 16 2 0 3,07 Điểm trung bình 2,8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_dich_vu_cong_trong_truong_mam_non_cong_lap_t.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.doc
Tài liệu liên quan