Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương ở huyện Lương sơn, tỉnh Hòa Bình

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ TÚ HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT

pdf137 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương ở huyện Lương sơn, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RAU HỮU CƠ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH. NGUYỄN THỊ TÚ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60440301 HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH. NGUYỄ THỊ TÚ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VĂN HƯNG HÀ NỘI, NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Văn Hưng Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thị Việt Anh Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 01 tháng 10 năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Tú ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn sinh động trong suốt thời gian tôi theo học tại Trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Hưng, Thầy đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát và hỗ trợ tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng, ban UBND huyện Lương Sơn, các hộ nông dân huyện Lương Sơn đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu, phỏng vấn điều tra để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cán bộ các ban, ngành nơi tôi nghiên cứu lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Tú iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii THÔNG TIN LUẬN VĂN ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vii DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4 1.1.Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ ........................................................................ 4 1.2. Những nguyên tắc cơ bản để sản xuất nông nghiệp hữu cơ ................................ 5 1.3. Tiêu chuẩn và Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ: ....................................... 6 1.3.1. Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ: ............................................................. 6 1.3.2. Tiêu chuẩn áp dụng cho sản xuất hữu cơ: ......................................................... 7 1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ........................................................... 10 1.4.1. Ở Thế giới: ...................................................................................................... 10 1.4.2.Ở Việt Nam: ..................................................................................................... 13 1.5. Tác động và lợi ích của sản xuất nông nghiệp hữu cơ ....................................... 16 1.5.1. Lợi ích tới môi trường: .................................................................................... 16 1.5.2. Lợi ích về mặt kinh tế: .................................................................................... 18 1.5.3. Lợi ích tới xã hội ............................................................................................. 19 1.6. Các nghiên cứu có liên quan .............................................................................. 20 1.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình .............. 22 1.7.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 22 1.7.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ................................................................................. 24 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 27 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 27 iv 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 27 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................... 28 2.3.3. Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 28 2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ......................................................... 29 2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế: ................................................................ 30 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 35 3.1. Thực trạng sản xuất của các mô hình rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ........................................................................................................................... 35 3.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ .................................................................... 35 3.1.2. Các điều kiện phục vụ cho sản xuất rau hữu cơ .............................................. 36 3.1.3. Đặc điểm đất, nước ở vùng sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn ........ 37 3.1.4. Đặc điểm cơ bản của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ ........................... 42 3.1.5. Đánh giá những lợi thế và hạn chế của địa phương ........................................ 44 3.2.Tình hình sản xuất rau hữu cơ tại địa phương .................................................... 45 3.2.1. Về diện tích ..................................................................................................... 46 3.2.2. Về sản lượng ................................................................................................... 47 3.2.3.Chủng loại và thời vụ sản xuất ......................................................................... 48 3.2.4. Chi phí sản xuất sản xuất rau hữu cơ: ............................................................. 50 3.3. Về tình hình tiêu thụ ........................................................................................... 51 3.3.1.Hệ thống phân phối .......................................................................................... 51 3.3.2. Giá tiêu thụ rau hữu cơ: ................................................................................... 52 3.3.3. Sản lượng tiêu thụ ........................................................................................... 53 3.3.4. Các kênh tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ .......................................................... 54 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình trồng rau hữu cơ tại địa phương ............................................................................................................ 56 3.4.1. Hiệu quả kinh tế: ............................................................................................. 56 3.4.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình .................................................................... 60 3.4.3. Hiệu quả môi trường ....................................................................................... 62 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. ........................................................................................................... 66 3.6. Những tồn tại trong phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương: .................. 67 v 3.7. Đề xuất các giải pháp cho việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình .................................................................................................... 68 3.7.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển nông nghiệp hữu cơ: ............... 68 3.7.2.Lạ ̂p quy hoạch và tổ chức quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ...... 68 3.7.3.Tăng cường đầu tu ̛ co ̛ sở hạ tầng sản xuất rau hữu co ̛ ..................................... 68 3.7.4 . Ta ̆ng cu ̛ờng công tác khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuạ ̂t ................................... 69 3.7.5. Hoàn thiẹ ̂n các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ ..................... 69 3.7.6.Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu co ̛ ................................................................. 71 3.7.7. Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng sản xuất nông nghiệp hữu co ̛ ........... 72 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 73 4.1. Kết luận: ............................................................................................................. 73 4.2. Tồn tại ................................................................................................................ 74 4.3. Kiến nghị: ........................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76 vi THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Tú Lớp: CH1MT Khóa: 2015-2017 Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Lê Văn Hưng Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Nội dung chủ yếu của đề tài: Thu thập số liệu về hoạt động sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Từ đó đánh giá được những ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất rau hữu cơ tới các mặt kinh tế, xã hội và môi trường ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tìm hiểu những những khó khăn mà người sản xuất đang gặp phải đồng thời đề xuất biện pháp tháo gỡ và tìm ra những mô hình hoạt động hiệu quả để làm mô hình điển hình nhân rộng diện tích rau hữu cơ ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung trước bối cảnh nguy thực phẩm bẩn đang đe dọa sức khỏe chúng ta hàng ngày. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích NNHC Nông nghiệp hữu cơ IFOAM Tổ chức Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế BVTV Bảo vệ thực vật PGS Participatory Guarantee System (Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia) NGO Non-governmental organization (Tổ chức phi chính phủ) ADDA Agricultural Development Denmark Asia (Tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á) KHCN Khoa học công nghệ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam GMO Genetically Modified Organism (Sinh vật biến đổi gen) FiBL Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân viii DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. 1. Sự khác nhau giữa phương thức sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn ......4 Bảng 1. 2. Tỷ lệ diện tích nông nghiệp hữu cơ khu vực với toàn cầu năm 2015 .... 10 Bảng 3. 1.Diện tích quy hoạch mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ........................................................................................ 36 Bảng 3. 2.Một số hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ ............................................ 37 Bảng 3. 3.Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ........................................................ 41 Bảng 3. 4.Đặc điểm cơ bản của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ ..................... 43 Bảng 3. 5. Diện tích sản xuất nông nghiệp năm 2016 .............................................. 45 Bảng 3. 6.Chủng loại rau hữu cơ vào các tháng trong năm tại huyện Lương Sơn ... 48 Bảng 3. 7.Chi phí sản xuất hữu cơ ở địa phương ...................................................... 50 Bảng 3. 8.Giá thu mua và giá bán rau hữu cơ của một số công ty, cửa hàng ........... 53 Bảng 3. 9.Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ ở các nhóm .................................... 57 Bảng 3. 10.So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất rau hữu cơ ................................ 58 Bảng 3. 11. Hiệu quả giải quyết việc làm ở các mô hình canh tác rau hữu cơ ......... 60 Bảng 3. 12. Tình hình sử dụng phân bón của các mô hình canh tác rau hữu cơ và rau thông thường ............................................................................................................. 63 Bảng 3. 13.Lượng phân ủ hàng tháng của các nhóm năm 2017 ............................... 64 Bảng 3. 14. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở các mô hình canh tác rau thông thường ....................................................................................................................... 65 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1.Cấu trúc PGS áp dụng cho sản xuất hữu cơ ................................................ 7 Hình 1. 2. Sự phát triển thị trường toàn cầu về thực phẩm hữu cơ (1999-2016) ...... 11 Hình 1. 3. Phát triển số lượng các nước được chứng nhận có sản xuất NNHC từ 1999 đến 2015. .......................................................................................................... 11 Hình 1. 4. Phát triển diện tích đất NNHC trên thế giới từ năm 1999-2015 .............. 12 Hình 1. 5. Mười quốc gia dẫn đầu diện tích đất NNHC thế giới năm 2015 ............. 12 Hình 1. 6. Phát triển diện tích đất NNHC ở châu Á.................................................. 13 Hình 1. 7. Mười quốc gia dẫn đầu diện tích đất NNHC khu vực châu Á ................. 13 Hình 1. 8. Phát triển diện tích đất NNHC ở Việt Nam ............................................. 14 Hình 1. 9.Vị trí địa lý huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình .......................................... 23 Hình 3. 1. Giá trị Cu trong mẫu đất 38 Hình 3. 2. Giá trị Zn trong mẫu đất ........................................................................... 38 Hình 3. 3. Giá trị Pb trong mẫu đất ........................................................................... 38 Hình 3. 4. Giá trị Cd trong mẫu đất .......................................................................... 38 Hình 3. 5. Giá trị As trong mẫu đất ........................................................................... 39 Hình 3. 6. Giá trị Hg trong mẫu nước ....................................................................... 39 Hình 3. 7. Giá trị Pb trong mẫu nước ........................................................................ 39 Hình 3. 8. Giá trị Cd trong mẫu nước ....................................................................... 40 Hình 3. 9. Giá trị As trong mẫu nước ........................................................................ 40 Hình 3. 10. Kết quả phân tích mẫu nước ở Đồng Khe, Trại Hòa, Hợp Hòa ............. 40 Hình 3. 11.Vị trí sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Lương Sơn ...................... 46 Hình 3. 12. Phát triển diện tích trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn ..................... 46 Hình 3. 13. Diện tích trồng rau hữu cơ điều tra ở huyện Lương Sơn ....................... 47 Hình 3. 14. Sản lượng rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn ......................................... 48 Hình 3. 15. Chủng loại rau hữu cơ tại địa phương .................................................... 49 Hình 3. 16.Cửa hàng rau hữu cơ Tâm Đạt và Tràng An .......................................... 52 Hình 3. 17. Sản lượng rau tiêu thụ trung bình hàng tháng của các nhóm ................. 53 Hình 3. 18.Các kênh tiêu thụ rau hữu cơ tại điểm nghiên cứu ................................. 54 Hình 3. 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp hữu cơ tại địa phương ................................................................................................................................... 66 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm 60 của thế kỷ 20, loài người đã đạt được thành tựu rực rỡ của cuộc cách mạng xanh với các giống mới, với đầu tư thâm canh cao, đã đóng góp vai trò quan trọng nâng cao năng suất cây trồng, đã giải quyết vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đã góp phần giải quyết nạn đói, thiếu lương thực, thực phẩm...thời kỳ này. Nhưng mặt trái của quá trình đầu tư thâm canh khi không kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất sẽ dẫn đến các sản phẩm nông sản sẽ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và xuất khẩu các sản phẩm nông sản Việt Nam với các nước trên Thế giới. Thực tế thời gian vừa qua khi mà thực phẩm bẩn đã ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các sản phẩm xuất khẩu của nước ta bị các thị trường nhập khẩu trả lại hoặc từ chối khi các sản phẩm có chứa chất phụ gia cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc kháng sinh cao. Trước thực trạng trên Chính phủ đã kêu gọi toàn dân “Nói không với thực phẩm bẩn” Ngành nông nghiệp với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có tốc độ phát triển đáng kể so với thời kỳ trước. Cùng với đó là cũng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV không đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật; công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV chưa được quan tâm đúng mức. Hình thức chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, phần nhiều được nuôi ở quy mô hộ gia đình khiến cho tỷ lệ chất thải chăn nuôi được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường là rất thấp (chỉ khoảng 10%) tất cả các hoạt động đó đều gây áp lực lên môi trường, cụ thể như dẫn đến ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc BVTV đã xuất hiện cục bộ ở một số vùng chuyên canh nông nghiệp và có xu hướng tăng qua các năm. Hàm lượng kim loại nặng trong đất đã vượt mức cho phép ở một số vùng nông nghiệp[4]. Với xu thế hiện nay sản xuất, thị trường và thói quen của người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp đã thay đổi hướng tập trung nhu cầu cao vào nhóm hàng hoá 2 nông sản, thực phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố đó chính là động lực đối với sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là sản phẩm của quá trình sản xuất đòi hỏi rất nghiêm ngặt kiểm soát vật tư đầu vào như không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các chất phụ gia, giống biến đổi gen... trong quá trình sản xuất và kiểm soát rất chặt chẽ trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển. Do vậy sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là sản phẩm sạch, an toàn chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cho nội tiêu và xuất khẩu. Nông nghiệp hữu cơ còn ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất đai, trong đó có các giải pháp ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất do hữu cơ không chỉ cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng mà còn giảm các yếu tố độc hại thông qua quá trình tạo phức. Bảo vệ các chức năng quan trọng của đất: như giữ nước, hoạt động của vi sinh vật đất và chu trình dinh dưỡng của đất ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc đất, đặc biệt là tạo độ chặt cho đất. Phương pháp canh tác hữu cơ như luân canh cây trồng, cây trồng phủ đất, bón phân xanh, ủ phân động vật... giúp tăng hoạt động các vi sinh vật và tăng chất lượng đất Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án “Phát triển khung thị trường và sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam” do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA – Đan Mạch triển khai ở 9 tỉnh, thành phố phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh, Hòa Bình từ 2005-2012) đã vận động và góp phần thúc đẩy sự ra đời của một số mô hình sản xuất rau hữu cơ hiện nay. Vì vậy để hiểu rõ hơn tình hình áp dụng và hiệu quả sản xuất rau hữu cơ của các nông hộ hiện nay có tác động như thế nào đến các mặt kinh tế, xã hội và môi tường trên địa bàn một số địa phương tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất rau hữu cơ đến môi trường, kinh tế, xã hội ở huyện Lương Sơn. Từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế góp phần nhân rộng mô hình rau hữu cơ của địa phương hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng sản xuất của các mô hình rau hữu cơ tại địa phương nghiên cứu. - Xác định được những tác động của mô hình sản xuất rau hữu cơ tới kinh tế, xã hội và môi trường (tập trung môi trường đất và nước) ở địa phương. - Đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những tồn tại hạn chế góp phần phát triển và nhân rộng mô hình rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ NNHC là hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên các chu trình sinh học, đa dạng sinh học và các chu trình thích ứng với điều kiện địa phương hơn là sử dụng vật tư đầu vào với những ảnh hưởng bất lợi. Nông nghiệp hữu cơ bao gồm truyền thống, sự đổi mới và khoa học có lợi cho môi trường và thúc đẩy mối quan hệ công bằng và chất lượng cuộc sống tốt[Theo IFOAM ,1980]. Đó là hệ thống bắt đầu cân nhắc ảnh hưởng của môi trường và xã hội bằng việc hạn chế sử dụng những đầu vào hóa học như phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, thuốc chữa bệnh gia súc, cây và con biến đổi gen, chất bảo quản, chất phụ gia và chất phóng xạ[17]. - Rau hữu cơ là sản phẩm của quá trình sản xuất theo nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ. Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên (không sử dụng phân bón hóa học, không phun thuốc BVTV, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen)[30]. Bảng 1. 1. Sự khác nhau giữa phương thức sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn Tiêu chí Rau hữu cơ Rau an toàn Đất - Được quy hoạch thành vùng và được trồng một vùng đệm thích hợp để bảo vệ khỏi nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài - Đất trồng được xét nghiệm đảm bảo không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác Được quy hoạch thành vùng, có thể được cơ quan chức năng địa phương lấy mẫu xét nghiệm Nước Được xét nghiệm để đảm bảo nguồn nước đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ Có thể được cơ quan chức năng tại địa phương lấy mẫu xét nghiệm Dinh dưỡng Không được phép sử dụng phân bón hóa học, các chất kích thích sinh trưởng và các sản phẩm biến đổi gen. Chỉ sử dụng các vật tư đầu vào cho sản xuất hữu cơ được phép và có kiểm soát Được sử dụng phân chuồng, phân vi sinh, phân bón lá các chất kích thích sinh trưởng và các loại phân bón hóa học 5 Tiêu chí Rau hữu cơ Rau an toàn Bảo vệ thực vật Không được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chủ yếu áp dụng quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên, các chế phẩm sinh học, chế phẩm thảo mộc để kiểm soát sâu bệnh Được phép sử dụng thuốc từ sâu bệnh hóa chất có trong danh mục cho phép của bộ nông nghiệp với thời gian cách ly nhất định Năng suất Thấp hơn hoặc bằng so với sản xuất thông thường Năng suất cao Chất lượng Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, thời gian sinh trưởng dài hơn so với sản xuất thông thường nên tích lũy được nhiều dinh dưỡng Bị cưỡng ép sinh trưởng phát triển nhanh để tăng nâng suất. Tích lũy được ít dinh dưỡng do thời gian sinh trưởng bị rút ngắn. Nguồn: Vietnamorganic.vn 1.2. Những nguyên tắc cơ bản để sản xuất nông nghiệp hữu cơ * Sức khỏe: NNHC cần phải duy trì và làm tăng sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và hành tinh cùng với nhau chứ không tách rời. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng sức khỏe của cá thể và cộng đồng không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái. Đất khỏe sẽ tạo cho cây trồng khỏe và sẽ làm tăng sức khỏe của con người và động vật [17]. * Sinh thái: NNHC dựa vào hệ sinh thái sống động và chu trình tự nhiên của chúng, làm việc, tranh đua và duy trì chúng. Nguyên tắc này gắn NNHC sâu vào trong hệ sinh thái năng động. Nó cho thấy sản xuất phải dựa vào các tiến trình của sinh thái và sự tái sinh. Để có được thức ăn và sức khỏe tốt phải thông qua sinh thái của môi trường sản xuất cụ thể. Ví dụ như đối với cây trồng thì cần có một môi trường đất sống động, đối với động vật nuôi cần có hệ sinh thái trang trại, đối với cá và các sinh vật biển là môi trường nước[17]. * Công bằng: NNHC cần xây dựng trên mối quan hệ đảm bảo công bằng cùng với sự quan tâm đến môi trường chung và những cơ hội sống cho tất cả các sinh vật.Sự công bằng được mô tả như là sự hợp tình hợp lý, sự tôn trọng, ngay thẳng và tận tình đối với con người và cả với những mối quan hệ của các đời sống 6 khác ở xung quanh. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng tất cả những gì có liên quan tới nông nghiệp hữu cơ cần đối xử trong mối quan hệ như con người đảm bảo công bằng tới tất cả các tầng lớp và các bên liên quan: nông nhân- công nhân- trí thức- nhà phân phối – thương nhân và người tiêu dùng[17]. * Quan tâm chăm sóc: NNHC cần được quản lý theo cách phòng ngừa và có trách nhiệm để bảo vệ môi trường, sức khỏe và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đó là những quan tâm chính thức trong việc lựa chọn cách quản lý, phát triển và áp dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ. NNHC cần ngăn ngừa những khả năng rủi ro trước khi áp dụng công nghệ và không chấp nhận sử dụng những công nghệ không thể dự đoán được những hậu quả của nó như công nghệ gen chẳng hạn[17]. 1.3. Tiêu chuẩn và Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ: 1.3.1. Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ: a.Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ với bên thứ 3: Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ với bên thứ 3 là hình thức mà đơn vị sản xuất đã sản xuất tuân thủ đầy đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ và đã được tổ chức chứng nhận đánh giá và công nhận, chứng nhận là sản phẩm đạt yêu cầu của sản phẩm hữu cơ. Đây là hình thức phù hợp với các cơ sở sản xuất lớn các doanh nghiệp. b. Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ PGS: Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ PGS là hệ thống đảm bảo cùng tham gia (Participatory Guarantee Systems – PGS) được tổ chức IFOAM (Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ Quốc tế) công nhận. Đây là hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ của một tổ chức phi chính phủ, phù hợp với thực trạng sản xuất nhỏ lẻ như Việt Nam. Hiện nay PGS đang được vận dụng ở hơn 50 nước trên thế giới. Hiện nay PGS Việt Nam đã được IFOAM công nhận là thành viên trong gia đình Hệ thống công nhận sản phẩm hữu cơ PGS thế giới từ năm 2013. Ở Việt Nam, có PGS đang vận hành ở Sóc Sơn (Hà Nội); Lương Sơn ( Hòa Bình) và Trác Văn (Hà Nam). Ngoài ra còn có các PGS Hội An, PGS Bến Tre, và đang hình thành PGS ở Tân Lạc (Hòa Bình). Ngoài năm yếu tố cơ bản cấu thành Hệ thống PGS là sự tham gia, một tầm nhìn chung, tính minh 7 bạch, niềm tin, hợp tác ngang hàng, còn có các bên liên quan như người sản xuất, người tiêu dùng, thương nhân, nhà bán lẻ, các tổ chức NGO . Hình 1. 1.Cấu trúc PGS áp dụng cho sản xuất hữu cơ Nguồn: Từ Thị Tuyết Nhung, 2012 1.3.2. Tiêu chuẩn áp dụng cho sản xuất hữu cơ: - Tiêu chuẩn IFOAM của Mỹ (US Department of Agriculture – National Organic Product), Liên minh châu Âu (EU Organic Farming – Ủy ban Châu Âu - Europe Commission) đã được một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và được cấp chứng chỉ (ví dụ: Công ty chè Hùng Cường tại Hà Giang; Công ty Phú Viễn – Cà Mau) - Trong nước, có Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602-2006 cho sản xuất, chế biến nông nghiệp hữu cơ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hiện nay chỉ để tham khảo); TCVN số 11041:2015: Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thi thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, áp dụng cho sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi do Bộ KHCN ban hành. Hộ nông dân Nhóm sản xuất LIÊN NHÓM Nhóm điều phối Người tiêu dùng Người sản xuất - Các cơ quan địa phương (Hội nông dân, tổ chức phi chính phủ..) - Thương nhân - Người tiêu dùng - Hợp tác xã.. Kích cỡ mỗi hộp tỉ lệ thuận với mức độ chịu trách nhiệm trong việc cấp chứng nhận PGS 8 - Muốn trở thành nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ thì nông dân, doanh nghiệp phải thực hiện theo tiêu chuẩn đảm bảo cùng tham gia (Participatory Guarantee System - PGS) trong sản xuất hữu cơ như các tiêu chuẩn trong Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS được Tổ chức Phát tri...yên đã có xu hướng tăng[5]. Số ca mắc bệnh liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện trong những năm qua là không có, người dân trên địa bàn huyện đã nhận thức được tác hại của việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp với sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, do đó mức sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật rất ít[5]. *Dân số:Theo kết quả điều tra về dân số và tỷ lệ dân tộc tại huyện Lương Sơn cho thấy, tính đến ngày 31/12/2016, tổng dân số trên địa bàn huyện là 94.715 người. 26 Trong đó, dân tộc Mườnglà 62.947 người (chiếm 66,46%), dân tộc Kinh 30.375 người (chiếm 32,07%) và các dân tộc khác là 1.393 người (chiếm 1,47%)[5]. d. Lao động - Thương binh và Xã hội: - Công tác Lao động và Việc làm: Năm 2016, huyện đã thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xuất khẩu lao động, cho vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm[5]. - Công tác chăm sóc người có công: Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng hợp báo cáo hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng người có công theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020[5].. - Công tác bảo trợ xã hội và giảm nghèo: Giải quyết chế độ cho các đối tượng Bảo trợ xã hội thường xuyên và thực hiện việc chi trả trợ cấp đảm bảo đúng, đủ, kịp thời tới tận tay đối tượng[5]. e. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: - Quản lý đất đai:Ban hành kế hoạch lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc; chỉnh lý bản đồ địa chính, xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất các công ty nông, lâm nghiệp trả ra. Tổng hợp, lập danh mục các dự án cần thực hiện để đăng ký kế hoạch sử dụng đất năm 2017. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện.Tổ chức bàn giao 44.421 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 7 xã vùng Nam huyện[5]. - Quản lý môi trường:Chấp nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của 06 dự án tại các xã Lâm Sơn, Hợp Châu và Thị trấn Lương Sơn. Kiểm tra, xác minh và báo cáo việc gây ô nhiễm môi trường của nhà máy xi măng Trung Sơn, nhà máy xi măng Vĩnh Sơn và nhà máy xử lý rác thải huyện Lương Sơn;Ủy ban nhân dân huyện đang triển khai phương án di dời 54 hộ và 1 Trường tiểu học do ảnh hưởng của Nhà máy xi măng Trung Sơn theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh. Kiểm tra đột xuất 08 trại chăn nuôi, có 07 trại vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, đã xử phạt vi phạm hành chính số tiền 94.500.000đồng[5]. 27 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các mô hình sản xuất rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, cụ thể bao gồm 12 nhóm sản xuất: Mòng, Bình Minh, Đồng Bưng, Đầm Đa, Đồng Tâm, Trại Hòa, Suối Cốc, Đồng Sương, Cây Gạo, Sòng, Nà Lều, Gừa. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; tập trung nghiên cứu tại các khu vực sản xuất rau hữu cơ, bao gồm: Thị trấn Lương Sơn, xã Hợp Hòa, Xã Cư Yên, xã Thành Lập, Xã Nhuận Trạch. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2017-6/2017 Địa bàn này được lựa chọn làm điểm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả vì một số lý do: i) nông dân đã có kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ dưới sự hỗ trợ từ dự án ADDA của Đan Mạch; (ii) rau hữu cơ sảnxuất tại các xã đã được cấp chứng nhận Participatory Guarantee Systems (PGS),chứng nhận tiêu chuẩn cho thực phẩm hữu cơ; (iii) số lượng hộ sản xuất gia tăng, quy mô diện tích mở rộng, khối lượng cung ứng rau hữu cơ ngày càng lớn. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, internet, các văn bản pháp luật, báo cáo của Chi cục thống kê, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội nông dân huyện Lương Sơn, Liên nhóm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn STT Nội dung số liệu Nguồn thu thập Phương pháp thu thập 1 Số liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới Sách, báo,tạp chí, các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước Tra cứu, chọn lọc thông tin 2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng Chi cục thống kê huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển Tham khảo và chon lọc thông tin 28 nông thôn 3 Số liệu và diện tích, năng suất, sản lượng, phân bố, chủng loại rau hữu cơ, số lượng thành viên tham gia, đầu tư hạ tầng sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất, cơ cấu quản lý hoạt động sản xuất rau hữu cơ Hội nông dân, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên nhóm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn Tìm hiểu, khảo sát 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp bao gồm các thông tin về tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm của các nhóm rau hữu cơ trong sự phát triển sản xuất rau hữu cơ,những khó khăn thuận lợi đang gặp phải; tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV ở một số mô hình. STT Đối tượng Số lượng phiếu Cơ sở Phương pháp 1 Hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ 84 Dựa trên danh sách các hộ đăng ký sản xuất rau hữu cơ đã đạt tiêu chuẩn PGS từ Liên nhóm cung cấp Phiếu điều tra,phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm 2 Hộ nông dân sản xuất rau thông thường 30 3 Doanh nghiệp: + Công ty Tràng An + Công ty Tâm Đạt +Công ty Bác Tôm + Cửa hàng Hội nông dân huyện Lương Sơn + Cửa hàng SFC 05 4 Cán bộ địa phương 10 5 Hợp tác xã rau hữu cơ 04 6 Trưởng liên nhóm, trưởng nhóm 19 7 Nhà quản lý 02 Tổng số 154 2.3.3. Phương pháp khảo sát Phương pháp được thực hiện nhằm mục đích đưa ra các cơ sở dẫn chứng thực tiễn về hiện trạng sản xuất rau hữu cơ và rau thông thường trên địa bàn huyện 29 Lương Sơn bằng các hình ảnh thực tế. Phương pháp này thực hiện bằng cách: Tiến hành đến khảo sát trực tiếp tại các xã có hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơvà các hộ sản xuất rau thông thường trên địa bàn huyện Lương Sơn. 2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: a.Phương pháp xử lý số liệu: Từ thông tin thu thập được và thông tin khảo sát thực tế (phiếu điều tra), tiến hành tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm excel làm tư liệu.. b. Phương pháp thống kê mô tả: Thống kế mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu đề nay này, tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả vào việc dùng các số liệu và các thông tin thu thập được tôi tiến hành phân tích và mô tả vai trò của từng yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển rau hữu cơ từ đó xem xét và đưa ra những đánh giá cho thực trạng. c. Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh các thông tin thu thập được dựa trên cơ sở các số liệu điều tra giữa các nhóm sản xuất rau hữu cơ, và giữa nhóm sản xuất rau hữu cơ với nhóm sản xuất rau thông thường để đưa ra được các nhận xét về đặc điểm sản xuất của các hộ, tình hình đầu tư trên 1 ha theo nhóm hộ, so sánh kết quả, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất hữu cơ và sản xuất thông thường. + Hiệu quả xã hội: Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập tới một số chỉ tiêu sau: - Khả năng thu hút lao động (Số ngày công lao động= Số giờ lao động theo năm/8, trong đó số giờ lao động của cả năm được tính toán qua phỏng vấn nông hộ về tổng số giờ thăm đồng vào buổi sáng và buổi chiều trong thời gian canh tác rau của một năm) - Sức khỏe của người dân được đảm bảo (Số người ngộ độc thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật khi tham ra sản xuất, tiêu dùng rau hữu cơ) 30 + Hiệu quả môi trường: Đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trường đất, nước bằng cách so sánh hai hình thức canh tác rau hữu cơ với canh tác rau thông thường qua các chỉ tiêu về tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khắc phục ô nhiễm ô trường từ sử dụng phân bón và các loại hóa chất khác. Đồng thời, tác giả có kế thừa một số kết quả phân tích các mẫu đất, nước của các nhóm sản xuất rau đã đạt tiêu chuẩn PGS trên địa bàn nghiên cứu và đối chiếu với TCVN 5942-1995 về chất lượng nước - tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt và Quyết định số 99/2008 ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. 2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế: Căn cứ Thông tư liên tịch số: 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 hướng dẫn về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa các vụ sản xuất trong năm, tác giả áp dụng cho việc tính toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau. * Chi phí sản xuất: Là chỉ tiêu quan trọng phản ánh toàn bộ các khoản chi đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí sản xuất là tổng số tiền và công bỏ ra để đầu tư từ khai đầu làm đất cho đến khâu thu hoạch, bao gồm: Chi phí vật chất, công lao động, chi phí thu hoạch, chi phí khác. Tổng chi phí sản xuất= Chi phí vật chất+ Chi phí lao động+ Dịch vụ phí * Chi phí vật chất : là toàn bộ chi phí vật chất thực tế, hợp lý phát sinh trong một vụ sản xuất rau bao gồm: giống, phân bón, khấu hao tài sản cố định, tưới tiêu, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, lãi vay ngân hàng và chi phí khác. Cách xác định như sau: - Chi phí giống: Chi phí giống (đồng)= số lượng giống (kg) (x) đơn giá giống (đồng/kg). Xác định số lượng giống: Tuỳ theo tập quán canh tác mà tiến hành khảo sát và phải phân tích rõ khi tập hợp số liệu, trong đó: 31 Xác định đơn giá giống: Tuỳ theo nguồn giống được sử dụng để tính giá theo nguyên tắc phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua bao gồm: giá mua của các đơn vị sản xuất giống; giá mua của hộ sản xuất khác; giá mua trên thị trường và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất rau (nếu có). Trường hợp hộ sản xuất tự sản xuất giống thì tính theo giá thị trường hoặc giá mua bán lẫn nhau của hộ sản xuất. - Chi phí làm đất: là toàn bộ chi phí làm đất thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi trong vụ sản xuất lúa theo quá trình sản xuất và những chi phí phát sinh để cải tạo, nâng cao chất lượng của đất phù hợp với giá thị trường tại thời điểm làm đất. - Chi phí phân bón: Chi phí phân bón (đồng) = Số lượng phân bón (kg) nhân (x) đơn giá (đồng/kg) Xác định số lượng phân bón: Tổng hợp qua chứng từ, hóa đơn, giấy biên nhận khi hộ sản xuất mua hoặc thông qua hồi tưởng của họ tại thời điểm đầu tư, có xem xét đối chiếu với hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có) và mối quan hệ giữa mức đầu tư và năng suất rau qua kinh nghiệm nhiều năm của hộ sản xuất, của các cơ quan nông nghiệp, thống kê... Xác định đơn giá phân bón: Tính theo giá thực mua phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua để đầu tư và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất rau (nếu có). + Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Đối với đất được nhà nước giao không thu tiền sửa dụng đất: Không tính khấu hao giá trị đất vào chi phí sản xuất rau vì: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, hộ sản xuất không phải bỏ tiền ra thuê đất để sản xuất mà "Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối". Trường hợp hộ sản xuất đi thuê đất của hộ có đất để sản xuất: không được tính chi phí thuê đất vào chi phí sản xuất rau, hộ đi thuê đất phải tính toán lợi nhuận sinh lời 32 từ diện tích đất đi thuê sản xuất rau để trả một phần lợi nhuận cho người có đất cho thuê. Cách tính khấu hao tài sản cố định: vận dụng theo phương pháp tính và phân bổ khấu hao do Nhà nước quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các quy định hiện hành. Xác định loại tài sản nào dùng cho sản xuất thuộc loại tài sản cố định áp dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Khi tính chi phí khấu hao cần tiến hành phân loại TSCĐ ra từng nhóm, từng loại theo nguyên tắc có dùng có tính, không dùng không tính và không tính khấu hao các tài sản phục vụ nhu cầu khác để phân bổ cho sản xuất rau. Trường hợp hộ sản xuất thuê tài sản cố định để phục vụ sản xuất thì tính theo giá thuê thực tế tại thời điểm đầu tư. - Chi phí tưới, tiêu: là toàn bộ chi phí tưới, tiêu thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi ra để sản xuất một vụ, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm sản xuất rau, áp dụng cho những nơi không có hệ thống thủy lợi và không được miễn thuỷ lợi phí, trong đó: Trường hợp hộ sản xuất phải đi thuê máy bơm nước thì tính theo giá thực thuê, phù hợp với mặt bằng thị trường tại thời điểm sản xuất rau. Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy bơm nước tự có, cần xác minh máy chạy xăng, máy chạy dầu hay điện - Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh mua thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ, ...) mà hộ sản xuất đã chi ra trong quá trình sản xuất một vụ, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua thuốc bảo vệ thực vật. - Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng: Tác giả cùng hộ sản xuất thống kê cụ thể các loại dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền phục vụ sản xuất, sau đó tính theo giá thực mua phù hợp với mặt bằng giá trị trường tại thời điểm điều tra và thời gian sử dụng dụng cụ. 33 - Chi phí lãi vay ngân hàng: Là toàn bộ tiền lãi vay của tổng số vốn vay thực tế cho sản xuất mà hộ sản xuất phải chi trả trong một vụ sản xuất tính theo lãi suất cho vay vốn một năm phổ biến của Ngân hàng Thương mại tại thời điểm mà hộ sản xuất vay vốn. Chi phí lãi vay tiền (đồng) = Tổng số tiền vay (đồng) x lãi suất/tháng (%) x số tháng phải vay tiền trong vụ sản xuất rau đó. Trường hợp hộ sản xuất rau tự bỏ tiền ra để sản xuất, không phải đi vay Ngân hàng thì không được tính chi phí lãi vay vì khoản đó đã nằm trong lợi nhuận của hộ sản xuất. - Chi phí khác: Chi phí thực tế, hợp lý phát sinh liên quan đến sản xuất một vụ rau ngoài các chi phí nêu trên tuỳ theo điều kiện thực tế của từng vùng sản xuất. Chi phí lao động: Là toàn bộ các chi phí tiền công lao động thực tế, hợp lý phát sinh gồm các công (làm đất, sửa bờ, gieo trồng, bón phân, làm cỏ, phun thuốc, thu hái, đóng gói, vận chuyển, công khác) mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất rau, phù hợp với giá công lao động trên thị trường tại thời điểm thuê lao động. Chi phí lao động (đồng) = Số lượng ngày công (ngày công) nhân (x) Đơn giá ngày công (đồng/ngày công) Xác định ngày công cho từng loại công việc: Xác định số lượng ngày công lao động đã đầu tư thực tế: Do số lượng thời gian lao động đã bỏ ra cho từng loại công việc, từng khâu khác nhau trong một ngày nên cần phải quy về ngày lao động 8 giờ (ngày công tiêu chuẩn). Phương pháp quy đổi như sau: VTC = Vn x Tt TQ Trong đó: - VTC là ngày công tiêu chuẩn; - Vn là ngày công thực tế đầu tư; - Tt là thời gian (số giờ) làm việc thực tế trong ngày công do hộ sản xuất hồi tưởng (hoặc ghi chép); 34 - TQ là thời gian quy chuẩn 8 giờ/ngày công. * Tổng doanh thu: Chính là khối lượng sản phẩm được biểu hiện thành tiền do một đơn vị sản xuất kinh doanh sản xuất ra trong một thời gian nhất định (tháng, quý, vụ, năm). Nó được tính dựa trên giá sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất. Doanh thu = Sản lượng * Giá bán * Lợi nhuận: Là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong sản xuất. Đây là khoảng chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này đo lượng hiệu quả trực tiếp, do đó càng lớn càng tốt Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí Một đồng chi phí bỏ ra đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận. * Thu nhập: Là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất nông hộ. Nó phản ánh thu nhập từng vụ, từng năm để đánh giá mức sống của người nông dân, thu nhập của nông dân Thu nhập = Lợi nhuận+ Chi phí lao động gia đình Tỷ suất thu nhập= Thu nhập/Tổng chi phí Hiệu suất đồng vốn= Tổng chi phí/Lợi nhuận Cho biết một đồng lợi nhuận thu được bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí 35 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sản xuất của các mô hình rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 3.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ Thực hiẹ ̂n Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 7/6/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hu ̛ớng đến na ̆m 2020, Chu ̛ơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020. Na ̆m 2012 tạ ̂p trung chỉ đạo chuyển đổi co ̛ cấu sản xuất nông nghiẹ ̂p, tạ ̂p trung vào phát triển cha ̆n nuôi và nông sản, thực phẩm sạch tạo thành vành đai thực phẩm phía Tây thành phố Hà Nọ ̂i; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Tỉnh ủy huy đọ ̂ng các nguồn lực xây dựng vùng Trung tâm huyẹ ̂n Lu ̛ơng So ̛n thành đô thị loại IV vào na ̆m 2020, tạo tiền đề để sớm trở thành Thị xã Lu ̛ơng So ̛n vào na ̆m 2025. Sản xuất rau hữu co ̛ phải đáp ứng nhu cầu bức thiết của vấn đề vẹ ̂ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Nghị quyết số 02/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của Hội đồng nhân dân huyện Lương Sơn về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020 trong đó có đề cập giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhân rộng các mô hình trồng hoa, rau an toàn, rau hữu cơ ở thị trấn Lương Sơn và các xã trong huyện.Huyện Lương Sơn định hướng năm 2017 - 2020, quy hoạch trồng rau an toàn, rau hữu cơ tổng 1.458 ha. + Năm 2017: Mục tiêu 3 xã Thành Lập 20 ha, Cư Yên 10ha, Hợp Hòa 10 ha +Quy hoạch đất sản xuất rau hữu cơ tại các xã, thị trấn phấn đấu đến năm 2020 là 79 ha (Bảng 3.1). 36 Bảng 3. 1.Diện tích quy hoạch mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình TT Tên xã, thị trấn Diện tích quy hoạch (ha) Ghi chú 1 TT. Lương Sơn 3 Mở rộng HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng tại cánh đồng Vát 2 Xã Hợp Hòa 20 Mở rộng diện tích tại các nhóm 3 Xã Thành Lập 20 Mở rộng diện tích tại các nhóm 4 Xã Cư Yên 20 Mở rộng diện tích tại các nhóm 5 Xã Nhuận Trạch 2 Xây dựng trên diện tích trồng Lặc Lày 6 Xã Tân Thành 12 Diện tích mới trồng rau và cây ăn quả 7 Xã Trung Sơn 2 Diện tích mới trồng rau Tổng 79 ha Nguồn : Theo Ban Quản lý dự án MOAP,2017 3.1.2. Các điều kiện phục vụ cho sản xuất rau hữu cơ Hạ tầng phát triển rau hữu cơ chủ yếu được hình thành từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương như Hội nông dân huyện phối hợp với Phòng nông nghiệp; Trạm KN – KL; Trạm BVTV hỗ trợ một phần kinh phí (200 triệu đồng) để lắp đặt hệ thống đường điện, đường dẫn nước tưới, bể chứa nước, in bao bì, làm nhà sơ chế, nhà ủ phân, xét nghiệm đất nước. Các nhóm khi thành lập đều được tổ chức ADDA hỗ trợ kinh phí ra mắt là 1.000.000 đồng, vốn ban đầu 3.000.000 đồng và 5.000.000đồng làm giếng nước. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hỗ trợ xây dựng nhà điều hành và nhà sơ chế cho HTX nông sản hữu cơ với tổng kinh phí 395 triệu đồng. Sự hỗ trợ này có tính chất nhỏ giọt, vì vậy chưa xây dựng được hệ thống hạ tầng sản xuất đồng bộ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn. Năm 2016,chính quyền địa phương đã tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng các hạng mục cần thiết phục vụ sản xuất rau hữu cơ tại 3 xã có diện tích mở rộng là Hợp Hòa, Cư Yên, Thành Lập, cụ thể: 37 - Hỗ trợ xây dựng 01 nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm tại xã Hợp Hòa. - Hỗ trợ xây dựng hệ thống đường nội đồng tại xã Hợp Hòa, Cư Yên. - Hỗ trợ xây dựng 05 nhà ủ phân tại xã Hợp Hòa, Thành Lập. - Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới nước, thoát nước, hệ thống điện, tại xã Thành Lập, Cư Yên, Hợp Hòa. - Hỗ trợ công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm: cửa hàng giới thiệu sản phẩm, bao bì, tem mác, - Hỗ trợ các vật tư thiết yếu khác phục vụ sản xuất: Máy xới đất, ống dẫn nước, Bảng 3. 2.Một số hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ STT Tên xã, thị trấn Giếng nước Nhà sơ chế Nhà ủ phân Bể nước Máy bơm 1 Hợp Hòa 11 1 9 11 10 2 Cư Yên 2 1 1 2 1 3 TT. Lương Sơn 1 1 1 2 4 Nhuận Trạch 1 1 1 5 Thành Lập 4 1 4 6 4 Nguồn: Tổng hợp từ số liệuđiều tra Nguồn nước phục vụ trồng rau được lấy từ giếng đào hoặc giếng khoan chứ không dùng nguồn nước tự nhiên từ sông, suối, ao hồ như sản xuất thông thường. Đối với giếng đào, do không để đào sâu nên lượng nước trong giếng có hạn, vào mùa khô tình trạng thiếu nước diễn ra thường xuyên ở một số nhóm vùng nền đất cao như Trại Hòa, Đồng Tâm. Với giếng khoan, lượng nước dồi dào hơn giếng đào nhưng chi phí đầu tư lớn và không phải nhóm nào cũng có điều kiện đầu tư. Ngoài ra, khi có giếng nước người dân phải đầu tư thêm hệ thống điện, máy bơm, bể nước, dây dẫn nước, vòi tưới để giảm công sức lao động và tiết kiệm thời gian. 3.1.3. Đặc điểm đất, nước ở vùng sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn a. Đất: Kế thừa kết quả phân tích mẫu đất tại thôn Đồng Sương, xã Thành Lập năm 2012 tại 05 vị trí tác giả đưa ra nhận xét như sau: 38 - Các chỉ tiêu kim loại nặng Cu, Zn, Pb, Cd, As tại tất cả các mẫu quan trắc đều thấp hơn ngưỡng cho phép so Quyết định 99/2008 ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT quy định về quả lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn. Hình 3. 1. Giá trị Cu trong mẫu đất Hình 3. 2. Giá trị Zn trong mẫu đất Hình 3. 3. Giá trị Pb trong mẫu đất Hình 3. 4. Giá trị Cd trong mẫu đất 39 Hình 3. 5.Giá trị As trong mẫu đất b. Nước:Nguồn nước tưới 100% được lấy từ giếng đào, giếng khoan ngay trong khu vực sản xuất, nước chủ yếu được người dân mua ống dẫn và tưới bằng ôdao hoặc ở đối với hộ ở khoảng cách gần với bể nước thì gánh để tưới cho cây, ở một số nhóm như Gừa, Nà Lều, Đồng Sương, Nhuận Trạch, Sòng, Kế thừa kết quả phân tích mẫu nước tại thôn Đồng Sương, xã Thành Lập năm 2012 tại 05 vị trí và Trại Hòa năm 2016 tại 01 vị trí tác giả đưa ra nhận xét như sau: - Các chỉ tiêu kim loại nặng Pb, Hg, Cd, As tại tất cả các mẫu quan trắc đều thấp hơn ngưỡng cho phép so Quyết định 99/2008 ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 39:2011 về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu. Hình 3. 6. Giá trị Hg trong mẫu nước Hình 3. 7. Giá trị Pb trong mẫu nước 40 Hình 3. 8. Giá trị Cd trong mẫu nước Hình 3. 9. Giá trị As trong mẫu nước Hình 3. 10. Kết quả phân tích mẫu nước ở Đồng Khe, Trại Hòa, Hợp Hòa b.Tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra Tư liệu sản xuất là thành phần không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất nào. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy, tư liệu sản xuất cùng với con người và đất đai là điều kiện tiên quyết để tiến hành sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp nói chung, và sản xuất rau hữu cơ nói riêng ở huyện Lương Sơn còn manh mún, nhỏ lẻ , người dân ít vốn, không có khả năng mua sắm những máy móc hiện đại để giải phóng bớt sức lao động. Với những máy móc, thiết bị đắt tiền như máy xới đất, máy bơm nước đều phải có sự hỗ trợ từ chính quyền hay các tổ chức. 41 Bảng 3. 3.Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân/hộ) St t Vật tư ĐVT Đơn giá (đồng) Thời gian sử dụng (năm) Xã Hợp Hòa Xã Thành Lập Xã Cư Yên TT. Lương Sơn Xã Nhuận Trạch Trại Hòa Đầm Đa Đồng Tâm Suối Cốc Đồng Sương Cây Gạo Nà Lều Sòng Gừa Mòng Bình Minh Đồng Bưng 1 Cuốc Cái 60.000 5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,3 2 Xoẻng Cái 40.000 5 0,4 1,0 0,4 - 0,4 0,7 0,9 0,8 0,7 0,8 1,0 1,0 3 Bồ cào Cái 50.000 5 1,0 1,0 1,0 1,0 0,9 1,2 0,9 0,9 0,7 0,6 1,0 0,3 4 Cân nhỏ Cái 185.000 3 0,2 0,5 0,2 0,3 0,3 0,3 0,5 0,1 0,1 0,5 0,8 0,3 5 Cân to Cái 450.000 5 0,1 0,3 - - 0.1 - - 0,1 0,1 0,1 0,2 1,0 6 Odao Cái 50.000 3 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 1,0 1,0 0,9 1,0 1,0 1,0 7 Ống dẫn nước m2 5.000 2 22,1 7,5 4,0 10,0 14,3 20,0 6,9 10,0 14,3 - - 30,0 8 Rổ cái 40.000 1.5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 1,0 1,0 0,9 1,0 1,0 1,0 9 Dao Cái 50.000 5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 1,0 1,0 0,9 1,0 1,0 1,0 10 Bạt chứa nước m2 10.000 3 11,6 - - - - - - - - - - - 11 Màn phủ nilong m2 4.500 1 90,0 120,0 60,0 40,0 80,0 90,0 75,0 60,0 90,0 100,0 60,0 60,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 42 3.1.4. Đặc điểm cơ bản của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ a. Tuổi bình quân chủ hộ: Tuổi tác có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp về nó gắn liền với sức khỏe, kinh nghiệm, trình độ và năng lực sản xuất. Qua bảng 3.4 phân tích các đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ta thấy độ tuổi trung bình là 42,5 tuổi. Ở độ tuổi này kinh nghiệm sản xuất của các hộ đã được tích lũy rất nhiều nên rất nhiều thuận lợi cho việc sản xuất rau hữu cơ. Tuy nhiên đây cũng là thách thức vì kinh nghiệm nhiều đồng nghĩa với việc khả năng nhạy bén cũng giảm đi do tính bảo thủ của lao động nông nghiệp nói chung đặc biệt là trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. b. Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống cũng như đến việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất.Theo kết quả điều tra tại bảng 3.4 tôi thấy rằng trình độ văn hóa của người dân còn thấp. c. Kinh nghiệm sản xuất và mức độ tham gia tập huấn: Kinh nghiệm sản xuất lâu nhất là 7 năm và ít nhất là 1 năm. Mức độ tham gia tập huấn của các nhóm sản xuất khá cao trung bình 1 năm 1 – 3 lần, và số lượng tham gia 100%. d. Số nhân khẩu và lao động: Trong tổng số 84 hộ điều tra với tổng số là 398 nhân khẩu, số nhân khẩu bình quân /hộ là 4,94 nhân khẩu. Nhìn chung số nhân khẩu bình quân ở mức trung bình. 43 Bảng 3. 4.Đặc điểm cơ bản của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ STT Chỉ tiêu ĐVT Xã Hợp Hòa Xã Cư Yên Xã Thành Lập TT. Lương Sơn Xã Nhuận Trạch Trại Hòa Đầm Đa Đồng Tâm Suối Cốc Gừa Đồng Sương Nà Lều Cây Gạo Sòng Mòng Bình Minh Đồng Bưng 1 Số hộ điều tra Hộ 14 4 5 3 12 7 8 6 8 8 5 4 2 Độ tuổi trung bình Năm 54,2 57,2 59 60,6 48,3 33 27,1 40,8 41,7 49,3 45,7 47,8 3 Tỷ lệ nam/nữ 0/14 0/4 0/5 0/3 2/12 1/6 1/7 0/6 1/7 3/5 0/5 1/3 4 Nghề nghiệp Nông nghiệp 14 4 5 3 10 7 8 6 7 7 5 4 Công nhân 1 Dịch vụ 2 1 5 Trình độ 5/10-7/10 14 4 5 3 10 7 8 5 5 7 4 4 12/12 2 2 1 3 1 1 6 Kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ Năm 6 6 7 4 2 4 1 4 6 6 6 7 7 Số lần tham gia tập huấn/năm Lần 2.5 2 1 1 2 2 2 2 1 3 3 1 8 Tổng số nhân khẩu Khẩu 76 21 28 16 53 36 37 25 39 28 29 10 9 Số nhân khẩu bình quân/hộ Khẩu/hộ 5,4 5,2 5,6 5,3 4,8 5,1 5,2 4,1 4,9 4,6 5,8 3,3 10 Diện tích nông nghiệp hữu cơ trung bình/hộ m2 1700 350 400 330 1422 556 722 821 390 330 350 340 11 Lao động nông nghiệp hữu cơ chính Lao động 15 4 5 3 12 7 8 6 8 8 5 4 12 Thu nhập bình quân/tháng/hộ Triệu đồng 2,04 3,06 1,24 1,60 2,80 4,50 3,25 2,50 2,19 2,94 2,10 2,13 13 Thu nhập BQ từ rau hữu cơ/tháng/hộ Triệu đồng 1,80 3,38 0,94 1,30 2,30 3,60 3,50 2,60 1,40 2,50 1,44 0,85 Nguồn: Tổng hợp từ số liệuđiều tra 44 3.1.5. Đánh giá những lợi thế và hạn chế của địa phương a.Thuận lợi: Lương Sơn có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình mà còn là cửa ngõ của các tỉnh Tây Bắc vì quốc lộ 6 là tuyến giao thông huyết mạch Kinh tế - Quốc phòng từ thủ đô Hà Nội, nối các tỉnh đồng bằng lên các tỉnh miền núi Tây Bắc và ngược lại. Vị trí địa lý này đã tạo điều kiện giao lưu với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác, thuận lợi trong tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó khí hậu và hệ thống thủy lợi thuận lợi, kết hợp với diện tích nông nghiệp lớn. Số nhân khẩu đang trong độ tuổi lao động là nguồn lao động dồi dào cho địa bàn huyện và các địa phương khác Mặt khác trình độ nhân dân ngày càng cao, tạo điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ thuận lợi, lãnh đạo địa phương quan tâm, đòi hỏi của thị trường về nông sản sạch ngày càng cao đã thúc đẩy địa phương phát triển nhanh nông nghiệp bền vững trong đó có hoạt động sản xuất rau hữu cơ. b.Khó khăn - Chưa chủ động cung cấp nguồn nước cho sản xuất rau hữu cơ, đặc biệt là vào mùa khô tháng 11,12 hàng năm. - Các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ đã được ký kết nhưng chưa ổn định. - Cơ cấu kinh tế trên địa bàn nghiên cứu: ngành nông nghiệp vẫn là chủ đạo, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn. Đời sống của người dân đặc biệt người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. - Các tuyến giao thông vẫn còn đang trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã có bước phát triển những vẫn còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là mạng lưới giao thông, điện, nước, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, là những trợ lực từ bên trong, hạn chế hấp dẫn đầu tư từ bên ngoài. - Nhận thức của một số nông dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhiều người còn lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nên ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và môi trường nói chung, môi trường nông 45 nghiệp nói riêng. Môi trường bị ảnh hưởng xấu dẫn đến sức khỏe của người dân không được đảm bảo. Chất lượng nông sản kém chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân, cùng với nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngày càng cao đòi hỏi huyện Lương Sơn phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, sản xuất sạch, tăng cường đa dạng sinh học. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng của nông sản ...ơ tại địa phương Thông tin về chi phí người dân phải chi trả cho trồng rau hữu cơ 5.1.Chi phí trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho trồng rau hữu cơ? STT Thiết bị, vật dụng, nguyên liệu Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5.2.Chi phí Ông/bà phải trả để mua giống rau/vụ là bao nhiêu? 5.3.Ông/bà thường sử dụng giống cây trồng trong trồng rau hữu cơ của Công ty nào? .......................... 5.4.Sử dụng lao động trong quá trình sản xuất rau hữu cơ(theo tháng) Người lao động Số lượng Ngày công Chi phí (đồng/ngày) Thành tiền Thuê người ngoài Trong gia đình Thông tin về lợi nhuận mà người dân thu được khi trồng rau hữu cơ 5.5.Ông/bà trồng những loại rau gì? Giá bán của mỗi loại rau? STT Loại rau Giá bán (đồng/kg) 1 2 3 Hình thức tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ? - Bán lẻ tại vườn/chợ - Bán cho thương lái(Doanh nghiệp chế biến) - Bán có hợp đồng - Khác 5.6.Theo Ông/bà mức giá trên là: Cao Trung bình Rẻ Quá rẻ 5.7.Sau khi áp dụng mô hình sản xuất rau hữu cơ thì thu nhập của gia đình ông/bà có tăng lên không? Có Không 5.8.Trung bình mỗi ngày ông/bà thu hoạch được bao nhiêu ? (Kg rau/ngày) .. 5.9.Theo ông/bà năng suất trồng rau hữu cơ so với năng suất trồng rau theo cách truyền thống như thế nào? - Thấp - Bằng nhau - Cao hơn 5.10. Thu chi một số loại cây trồng ở vụ xuân hè của hộ nông dân: STT Loại cây trồng: Mùa vụ: Chính vụ/Trái vụ Diện tích: Thời gian thu hoạch: Đơnvịtính Sốlượng Đơngiá Thànhtiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) A Tổngchiphí= (1+2+..+6) 1 Vậttư=1.1+ 1.2++1.5 1.1 Giống 1000 đồng 1.2 Phânbón hữu cơ 1000 đồng 1.3 Thuốctrừ sâu, bệnh( theo danh mục) 1000 đồng Thuốcthảo mộc 1000 đồng Thuốcsinh học 1000 đồng 1.4 Nhiênliệu 1000 đồng Điện 1000 đồng 1.5 Chi phíkhác 1000 đồng 2 Cônglaođộngthuê Công Vậnchuyển Công 3 Chithuêmướnkhác 1000 đồng 4 Chilaođộnggiađình 1000 đồng 5 Chiphílãivay 6 Khấuhaotrangthiếtbị 1000 đồng B TỔNGTHU B1 Sảnphẩmchính 1000 đồng B2 Sảnphẩmphụ 1000 đồng C LỢINHUẬN(B-A) Phần 7. Đánh giá thuận lợi, khó khăn 7.1. Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn mà Ông/Bà cho là chủ yếu ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp của gia đình? - Thiếu nước mùa khô - Không có đất - Đất xấu - Thiếu lao động - Đường sá - Vốn đầu tư - Giá cả không ổn định - Khác (vui lòng ghi rõ từng khó khăn) 7.2. Đi kèm với những khó khăn như vậy thì Ông/Bà gặp những thuận lợi gì trong canh tác nông nghiệp của gia đình? - Sản lượng cao - Đủ nước vào mùa khô - Đầu tư thấp - Đủ phương tiện cày/kéo - Giá cả hợp lý - Thân thiện với môi trường - - Đất nhiều và tốt - - Kỹ thuật đơn giản - Khác (vui lòng ghi rõ từng khó khăn) Phần 8. Đề xuất, đăng ký nhu cầu: 8.2. Nếu được mời tham gia dự án sản xuất hữu cơ thì Ông/Bà có sẵn sàng tham gia không - Sẵn sàng - Phân vân - Không tham gia - Không quan tâm 8.. Các ý kiến đề xuất khác của Ông/Bà về sản xuất nông nghiệp hữu cơ? .. .. Người trả lời phiếu Ngày ......tháng ....năm ............ Người điều tra TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc PHIẾU ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU THÔNG THƯỜNG TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH Đối tượng điều tra: Người dân sản xuất rau thông thường Luận văn " Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” Để có những thông tin cần thiết về thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau thông thường của địa phương, làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của hoạt sản xuất rau thông thường với rau hữu cơ. Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết một số nội dung dưới đây (những ý kiến đồng ý xin đánh dấu "x" vào các ô trống hoặc điền câu trả lời vào chỗ chấm "..." tương ứng). Phần 1: Thông tin chung về hộ nông dân - Họ và tên chủ hộ.............................. Tuổi......................Giới tính: .................... - Dân tộc ............................................................................................................................... - Xã .................................Huyện..........................Tỉnh ........................................................ - Nghề nghiệp: * Nông nghiệp (Trồng trọt) * Nông nghiệp (Chăn nuôi) * Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản * Lâm nghiệp * Tiểu thủ công nghiệp * Dịch vụ và các ngành nghề khác - Thu nhập bình quân đầu người: * Dưới 500.000đ/người/tháng * 500.000đ- 1.000.000đ/người/tháng * 1.000.000đ-2.000.000đ/người/tháng * 2.000.000đ-3.000.000đ/người/tháng * 3.000.000đ-4.000.000đ/người/tháng * Trên 4.000.000đ/người/tháng - Trình độ học vấn của bản thân: * Phổ thông * Trung học chuyên nghiệp * Đại học * Khác: - Số lần đi khám/chữa bệnh năm 2016: * Dưới 1 lần * Từ 1-3 lần * Trên 3 lần - Gia đình chính sách : * Thương binh * Liệt sỹ * Hộ nghèo/cận nghèo Phần 2. Thông tin về sản xuất 2.1. Thông tin khảo sát về tập quán trồng trọt 2.1.1. Tổng diện tích đất sản xuất của gia đình: m2 Trong đó: - Đất nông nghiệp:m2, trong đó: Lúa hai vụ: .. m2 1 vụ lúa 1 vụ mầu m2 Chuyên trồng màu.. m2 Chuyên trồng hữu cơ (rau, cây lương thực, cây ăn quả,....)....... m2 Loại sản phẩm chính: .... 2.1.2. Các loại giống cây chính - Lúa... ........ - Rau màu: ............................................................................................... 2.2. Chi phí trồng rau của hộ nông dân: 2.2.1. Loại rau 1: STT Chỉ tiêu (Tính cho 360m2/lứa) Đơn vị tính Thành tiền A Tổng chi phí Đồng 1 Giống Đồng 2 Phân bón hữu cơ các loại Đồng 3 Phân bón hóa học các loại Đồng 4 Thuốc BVTV hóa học các loại Đồng 5 Thuốc sinh học/thảo mộc Đồng 6 Bẫy, bả Đồng 7 Vật liệu che phủ Đồng 8 Vôi bột Đồng 9 Chi phí vận chuyển Đồng 10 Tiền thuê đất Đồng 11 Tiền điện Đồng 12 Chi phí khác (phí liên nhóm) Đồng 13 Công thuê lao động Đồng B Công lao động gia đình C Tổng Thu (sản lượng x giá bán) Đồng 1 Sản lượng Kg 2 Giá bán bình quân Đồng 2.2.1. Loại rau 2: STT Chỉ tiêu (Tính cho 360m2/lứa) Loại rau: Đơn vị tính Thành tiền A Tổng chi phí Đồng 1 Giống Đồng 2 Phân bón hữu cơ các loại Đồng 3 Phân bón hóa học các loại Đồng 4 Thuốc BVTV hóa học các loại Đồng 5 Thuốc sinh học/thảo mộc Đồng 6 Bẫy, bả Đồng 7 Vật liệu che phủ Đồng 8 Vôi bột Đồng 9 Chi phí vận chuyển Đồng 10 Tiền thuê đất Đồng 11 Tiền điện Đồng 12 Chi phí khác (phí liên nhóm) Đồng 13 Công thuê lao động Đồng B Công lao động gia đình C Tổng Thu (sản lượng x giá bán) Đồng 1 Sản lượng Kg 2 Giá bán bình quân Đồng 2.3. Ông(bà) thường sử dụng thuốc BVTV loại nào? Tần suất? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.4. Ông(bà) thường sử dụng phân bón hóa học nào trong trồng rau? Số lượng? ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Người trả lời phiếu Ngày ......tháng ....năm ............ Người điều tra TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc PHIẾU ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ Luận văn " Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” Để có những thông tin cần thiết về thực trạng tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ, làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của hoạt sản xuất rau hữu cơ tới kinh tế của địa phương. Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết một số nội dung dưới đây (những ý kiến đồng ý xin đánh dấu "x" vào các ô trống hoặc điền câu trả lời vào chỗ chấm "..." tương ứng). Phần 1. Thông tin chung người được phỏng vấn - Họ và tên: ........................................................................................................... - Tuổi: .................................................................................................................... - Năm sinh: ............................................................................................................ - Địa chỉ: ................................................................................................................. Phần 2. Nội dung Câu 1. Anh/ chị vui lòng xin cho biết các mặt hàng rau có trong cửa hàng rau hiện tại đang cung cấp ra thị trường? - Rau hữu cơ - Rau an toàn - Rau thông thường Câu 2. Anh/chị xin cho biết giá bán của rau hữu cơ so với rau an toàn như thế nào? - Cao hơn - Bằng nhau - Thấp hơn Câu 3. Anh/chị xin cho biết các giá một số loại rau hữu cơ đang được bán tại cửa hàng hiện nay? - Rau gia vị: - Rau ăn lá:. - Rau củ quả: Câu 4. Anh/ chị xin cho biết khối lượng rau hữu cơ trung bình hàng ngày tiêu thụ được là bao nhiêu? Câu 5. Cửa hàng anh/chị trường lấy nguồn rau hữu cơ ở đâu? 1. Thanh Xuân, Hà Nội 2. Lương Sơn, Hòa Bình 3. Trác Văn, Hà Nam 4. Khác: Người trả lời phiếu Ngày ......tháng ....năm ............ Người điều tra Phụ lục 5. Danh sách tổng hợp tên nhóm, diện tích, thành viên, năm được chứng nhận của mỗi nhóm rau hữu cơ S T T Tên nhóm Địa chỉ Năm được cấp chứng nhận PGS Thàn h viên Diện tích (M2) DT cấp GCN DT chuyể n đổi DT mở rộng 191 86.186 68.761 36.490 1 Nhóm Mòng TT.Lương 2011 8 3,000 2 Nhóm Bình Minh Sơn 2012 6 3,200 3 N. Đồng Tâm Xã Hợp Hoà 2010 5 3,600 4 Nhóm Đầm Đa1 2011 4 3,200 3,000 5 Nhóm Trại Hoà 2012 15 15,400 6 Nhóm Suối Cốc 2013 3 3,000 7 Nhóm Gừa Xã Cư Yên 2015 12 12,800 7200 8 N. Đồng Bưng Xã Nhuận Trạch 2010 4 3,103 9 Nhóm Sòng Xã Thành Lập 2011 8 3,511 10 Nhóm Cây Gạo 2013 7 7,396 11 N. Đồng Sương 2013 7 5,006 12 Nhóm Nà Lều 2016 8 3,770 2,800 13 Nhóm Sáng Xã Cao Răm 11 10,000 14 N. Hoa Sen Xanh Xã Hòa Sơn 3 3,000 15 Đồng Làng Xã Thành Lập 9 6,103 16 Phú Ngọc Xã Cư Yên 11 9,320 17 Hoa Chanh 8 5,430 18 Cải Cúc 8 5,250 19 Đồng Còng Xã Hợp Hòa 12 9,560 4,860 20 Hoa Đăng 9 7,540 5,500 21 Đồng Khế 10 6,540 5,210 22 Đồng Chẹo 10 8,098 5,520 23 Quyết Tâm 13 7,920 5,400 Phụ lục 6. Thống kê các loại rau hữu cơ được trồng ở huyện Lương Sơn Stt Rau ăn lá Rau củ quả Rau gia vị 1 Cải bó xôi Bí ngồi Tía tô 2 Cải ngồng Càtím Lá lốt 3 Cải canh Cà pháo Ớt 4 Cải mơ Lặc lày Kinh giới 5 Cải mèo Đậu trạch Cần tây 6 Cải ngọt Đậu côve Diếp cá 7 Cải củ Đậu bắp Thơm 8 Cải cúc Đậu đũa Mùi tàu 9 Cải dưa Cà rốt Bạc hà 10 Cải chíp Dưa chuột Cần tây 11 Cải thìa Mướp Thì là 12 Bắp cải Mướp đắng Rau mùi 13 Dền Xu xu Rau húng 14 Đay Xả Hành lá 15 Muống Su hào Ngải cứu 16 Mồng tơi Bầu Ngổ 17 Bồ công anh Bí đao Răm 18 Trùng ngây Bí đỏ Tỏi tây 19 Lang Bí cô tiên Xà lách 20 Rau bí Bí xanh 21 Rau bí nhật Cà chua 22 Dọc mùng Hành tây 23 Cần Củ lang 24 Diếp Giềng 25 Ngót Súp lơ Phụ lục 7: Các kết quả phân tích mẫu đất, nước trồng rau hữu cơ ở huyện Lượng Sơn, tỉnh Hòa Bình Mẫu phân tích đất tại thôn Đồng Sương năm 2012 Đơn vị: mg/kg đất khô STT KHM Cu Zn Pb Cd As 1 M03M1ĐS 48,83 106,9 22,55 1,47 3,99 2 M03M2ĐS 47,15 113,1 26,18 1,27 3,14 3 M03M3ĐS 45,56 102,7 14,31 1,50 3,62 4 M02M1ĐS 43,95 108,3 28,03 1,41 3,71 5 M02M2ĐS 44,29 106,5 30,14 1,35 3,25 6 M02M3ĐS 46,74 110,2 25,42 1,22 3,19 7 Theo Quyết định 99/2008 ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT 50 200 70 2 12 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) BNN-2008: Là mức giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất đối với vùng sản xuất rau an toàn( Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn * Về nguồn nước: Kết quả phân tích mẫu nước tại thôn Đồng Sương năm 2012 STT KHM Hg Pb Cd As Đơn vị (mg/l) 1 M01ĐS 0,00004 0,005 0,0003 0,0004 2 M02ĐS 0,00005 0,004 0,0003 0,0005 3 M03.1ĐS 0,00004 0,004 0,0002 0,0003 4 M03.2ĐS 0,00004 0,006 0,0004 0,0004 5 M04.1ĐS 0,00003 0,005 0,0003 0,0003 6 M04.2ĐS 0,00003 0,005 0,0004 0,0005 7 Theo Quyết định 99/2008 ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT 0,001 0,1 0,01 0,1 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) Kết quả phân tích mẫu nước ở Đồng Khe, Trại Hòa, Hợp Hòa năm 2016 TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp thử Đơn vị tính Kết quả phân tích Giới hạn cho phép (Theo QCVN 39:2011/BTNMT) 1 Pb TCVN 6193:1996 mg/l 0,001 0,05 2 Cd TCVN 6193:1996 mg/l 0,009 0,01 3 As TCVN 6626:2000 mg/l 0,0014 0,005 4 Hg TCVN 6193:1996 mg/l 0,0004 0,001 (Nguồn: Hội Nông dân huyện Lương Sơn) Phụ lục 8: Bảng tổng hợp kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sản suất rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình STT Xã Nhuận Trạch TT. Lương Sơn Hợp Hòa Cư Yên Thành Lập Yếu tố ảnh hưởng Đồng Bưng Mòng Bình Minh Trại Hòa Đầm Đa Đồng Tâm Suối Cốc Gừa Đồng Sương Cây Gạo Nà Lều Sòng 1 Thiếu nước mùa khô 14 4 5 8 2 Ruộng ngập nước mùa mưa 3 9 6 3 11 7 6 8 3 Đất xấu 3 3 4 14 1 5 4 4 Thu mua ít 3 6 14 5 3 5 4 3 8 5 Đường sá 3 6 Giá cả không ổn định 14 5 3 5 8 7 Không có đất 3 9 6 11 7 7 8 8 8 Thiếu lao động 4 5 3 4 3 2 9 Thiếu vốn đầu tư 5 10 Khác 3 2 1 1 Phụ biểu 9: Bảng giá một số vật liệu trồng rau hữu cơ và rau thông thường Hạng mục Đơn giá Phân ủ 350đ/kg Phân NPK 8.200đ/kg Phân đạm 7.500đ/kg Phân kali 7.250/kg Phân lân 2.600đ/kg Giá công lao động 111.538đ/công Chế phẩm hỗn hợp Rượu - Gừng - Tỏi 7.500đ/bình Thuốc hóa học BVTV 30.000đ/bình Phí vận chuyển 1000đ/kg rau Phí liên nhóm 500đ/kg rau Giống bắp cải 325đ/cây Giống cải mơ 10.000đ/gói 20gam Phụ lục 10. Bảng tổng hợp điều tra cơ bản người dân về sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn Nội dung Đơn vị tính Tổng số Các xã khảo sát tại Lương Sơn Thị trấn Lương Sơn Cư Yên Hợp Hòa Thành Lập Nhuận Trạch A a b c d e B a b c d e C a b c d e D a b c d e E a b c d e 84 13 12 26 29 4 1. Nghề nghiệp 0 - Nông nghiệp (Trồng trọt) 83 13 11 26 29 4 - Nông nghiệp (Chăn nuôi) 0 - Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản 0 - Lâm nghiệp 0 * Tiểu thủ công nghiệp 0 * Dịch vụ và các ngành nghề khác 1 1 2. Giới tính 0 - Nam 8 3 1 3 1 - Nữ 76 10 11 26 26 3 3. Trình độ học vấn của bản thân: 0 Phổ thông 0 Trung học chuyên nghiệp 0 Đại học 0 Khác 0 4. Thu nhập bình quân đầu người 0 - Dưới 500.000đ/người/tháng 0 - 500.000đ- 1.000.000đ/người/tháng 5 5 - 1.000.000đ- 2.000.000đ/người/tháng 23 10 9 4 - 2.000.000đ- 3.000.000đ/người/tháng 2 2 - Trên 4.000.000đ/người/tháng 0 5. Số lần đi khám chữa bệnh năm 2016 lần 0 - Dưới 1 lần “ 30 26 4 - Từ 1-3 lần “ 0 - Trên 3 lần “ 0 6. Số ca bị ngộ độc trong hoạt động nông nghiệp do sử dụng thuốc trừ sâu hoá học trong năm 2016 vừa qua 0 Dưới 1 84 13 12 26 29 4 Từ 1 – 3 0 Trên 3 0 7 . Các loại cây rau Loại 0 Rau các loại “ 0 - Su su “ 84 13 12 26 29 4 - Su hào “ 84 13 12 26 29 4 - Bắp cải “ 84 13 12 26 29 4 - Đậu đũa “ 84 13 12 26 29 4 - Cà chua “ 84 13 12 26 29 4 - Rau muống “ 84 13 12 26 29 4 - Rau ngót “ 84 13 12 26 29 4 -Rau mồng tơi “ 84 13 12 26 29 4 8. Các biện pháp cánh tác đang áp dụng 0 Biện pháp sinh thái học/ IPM/GAP - Xen canh: Ngô- Đậu 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Trồng hàng cây chắn 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Trồng cây họ đậu (cố định đạm) 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Sử dụng phương pháp IPM/GAP 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Trồng đa dạng các loại 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Sử dụng PP canh tác hữu cơ 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 Biện pháp khác 13 13 12 12 26 26 29 29 - Cây ngô giống mới 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Trồng ngô vụ 2 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Cải tạo lúa nương 13 13 12 12 26 26 29 29 4 - Sử dụng phân NPK cho nương rẫy 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Sử dụng thuốc trừ cỏ 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Lúa nước giống mới 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Sử dụng phân bón cho ruộng lúa nước 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Trồng cây vụ đông 13 13 12 12 26 26 29 29 4 4 - Khai thác măng và các SP từ rừng 13 10 12 8 26 22 29 18 4 3 - Trồng cỏ làm thức ăn gia súc 13 10 12 9 26 20 29 25 4 3 9.Có sử dụng phân bón hóa học trong trồng rau hữu cơ không? 0 - Có 0 - Không 84 13 12 26 29 4 10. Có sử dụng phân bón hóa học trong trồng rau hữu cơ không? 0 - Có 0 - Không 84 13 12 26 29 4 11. Có sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng rau hữu cơ không? 0 - Có 0 - Không 84 13 12 26 29 4 12 .Có sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng rau hữu cơ không? 0 - Có 0 - Không 84 13 12 26 29 4 13. Có sử dụng sản phẩm biến đổi gen trong trồng rau hữu cơ không? 0 - Có 0 - Không 84 13 12 26 29 4 14 .Có sử dụng phân tươi trong trồng rau hữu cơ không? 0 - Có 0 - Không 84 13 12 26 29 4 15. Có sử dụng biện pháp luân canh, xen canh cây trồng không? 0 - Có 0 - Không 84 13 12 26 29 4 16. Môi trường sống của gia đình thay đổi theo chiều hướng nào từ khi áp dụng trồng rau theo mô hình hữu cơ? 0 Xấu đi 0 Không thay đổi 0 Tốt hơn 84 13 12 26 29 4 17. Mức giá thu mua rau hữu cơ hiện tại như thế nào? 0 - Cao 0 - Trung bình 5 5 - Rẻ 11 7 4 - Quá rẻ 0 18. Năng suất của rau hữu cơ so với rau thông thường? - Thấp hơn 39 13 26 - Bằng nhau 0 - Cao hơn 0 19. Tiêu thụ sản phẩm 0 - Bán lẻ tại chỗ (tại chợ) 0 - Bán cho thương lái (Doanh nghiệp chế biến) 0 - Bán có hợp đồng (Cửa hàng, siêu thị,) 84 13 12 26 29 4 - Xuất khẩu 0 20. Khó khăn ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp 0 - Thiếu nước mùa khô 7 7 - Đất xấu 5 1 4 - Đường sá 1 1 - Thu mua ít 12 8 - Giá cả không ổn định 0 - Không có đất 4 2 4 - Thiếu lao động 2 1 1 - Ngập nước mùa mưa 22 2 12 6 4 - Vốn đầu tư 0 - Khác (thời tiết thất thường,mưa nhiều, nhiều sâu bo, tốn công chăm sóc 4 1 4 21. Những thuận lợi chủ yếu trong canh tác rau hữu cơ 0 Sản lượng cao 0 Đầu tư thấp 18 2 2 12 4 Giá cả hợp lý 2 1 2 Đất nhiều và tốt 0 Đủ nước vào mùa khô 0 1 Đủ phương tiện cày/kéo 0 Thân thiện với môi trường 32 3 2 26 4 Khác (không phải đi bán lẻ, kỹ thuật đơn giản, được hỗ trợ cơ sở hạ tầng, thu mua hết 6 2 6 22. Những lợi ích trồng rau hữu cơ đem lại - Tăng thu nhập 13 26 4 - Đảm bảo sức khỏe 13 26 4 - Tạo việc làm 13 26 4 - Khác 23.Tương lai Ông/Bà có muốn tiếp tham gia sản xuất rau hữu cơ không 0 - Có 84 13 12 26 29 4 - Không 0 Ghi chú: (a):chưa biết; (b): Có biết; (c ): Đã làm; (d): Trồng trọt; (e ): Chăn nuôi Phụ lục 11. Bảng tổng hợp điều tra cơ bản cán bộ quản lý về sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn Nội dung Đơn vị tính Tổng số Các xã khảo sát tại Lương Sơn Thị trấn Lương Sơn Cư Yên Hợp Hòa Thành Lập Nhuận Trạch A a b c d e B a b c d e C a b c d e D a b c d e E a b c d e 31 4 6 11 7 3 1. Số lần đi khám chữa bệnh năm 2016 lần - Dưới 1 lần " 3 4 7 5 3 - Từ 1-3 lần " 1 2 3 2 - Trên 3 lần " 1 2. Mức độ quan tâm/tìm hiểu về NNHC ở địa phương hiện nay - Rất quan tâm 4 4 9 5 3 - Quan tâm 2 2 2 - Ít quan tâm - Không quan tâm 1 3. Các loại cây rau, con vật nuôi chính 3 Rau các loại loại 7 6 5 2 - Su su " - Su hào " - Bắp cải " - Đậu đũa " - Cà chua " - Rau muống " - Rau ngót " -Rau mồng tơi " Cây ăn quả loại - Bưởi " - Cam " - Quýt " Gia súc gia cầm con - Số trâu " 4 6 11 - Số bò " 6 - Số lợn/heo " 4 6 11 7 7 - Gà " 4 6 11 7 - Vịt " 6 11 7 - Ngan/vịt xiêm, ngỗng " 4 4. Sản xuất nông nghiệp có sử dụng phân bón hóa học - có 2 4 9 5 2 - không 3 2 1 2 1 6. Số trường hợp ngộ độ do sử dụng HCBVTV năm 2016 - Dưới 1 trường hợp 4 6 11 7 3 - Từ 1-3 trường hợp - Trên 3 trường hợp 7. Hỗ trợ của cơ quan quản lý cho nông dân sản xuất rau hữu cơ - có 4 6 11 7 3 - không 8. Địa phương có tổ chức tập huấn về cách sử dụng HCBVTV đúng quy cách? Bao nhiêu đơt/năm - 2 4 5 9 5 3 - 3 2 - 4 1 2 - khác 9. Các biện pháp cánh tác đang áp dụng Biện pháp sinh thái học/ IPM/GAP - Xen canh: Ngô- Đậu 7 7 6 6 11 11 7 - Trồng hàng cây chắn 4 4 6 6 11 11 7 - Trồng cây họ đậu (cố định đạm) 4 4 6 6 11 7 7 - Sử dụng phương pháp IPM/GAP 4 4 6 6 11 11 7 7 - Trồng đa dạng các loại 4 4 6 6 11 11 7 7 4 - Sử dụng PP canh tác hữu cơ 4 4 6 6 11 11 7 7 Biện pháp khác - Cây ngô giống mới 7 6 6 5 7 7 4 - Trồng ngô vụ 2 7 7 6 6 5 7 7 - Cải tạo lúa nương 7 6 6 5 7 - Sử dụng phân NPK cho nương rẫy 7 7 6 6 5 7 7 4 - Sử dụng thuốc trừ cỏ 4 6 16 11 7 - Lúa nước giống mới 4 4 6 6 11 7 7 - Sử dụng phân bón cho ruộng lúa nước 4 4 6 6 11 11 7 7 4 - Trồng cây vụ đông 4 4 6 6 11 11 7 7 - Khai thác măng và các SP từ rừng 4 6 11 11 7 - Trồng cỏ làm thức ăn gia súc 4 6 6 11 7 7 3 10. Tiêu thụ sản phẩm - Bán lẻ tại chỗ (tại chợ) 4 5 11 5 7 7 - Bán cho thương lái (Doanh nghiệp chế biến) 4 1 9 3 - Bán có hợp đồng (Cửa hàng, siêu thị,) 7 6 3 7 3 - Xuất khẩu 11. Mức độ quan tâm/nghe về sản xuất nông nghiệp hữu cơ? - Quan tâm 4 6 11 7 3 - Không quan tâm - Đã nghe đến - Chưa từng nghe đến 12. Mức độ sẵn sàng tham gia sản xuất rau hữu cơ - Sẵn sàng 4 6 11 7 3 - Phân vân - Không tham gia - Không quan tâm Phục lục 12. Hiệu quả kinh tế từ rau hữu cơ ở các xã, thị trấn STT Chỉ tiêu (Tính cho trung bình 360m2 vụ xuân hè) Đơn vị tính TT. Lương Sơn Xã Nhuận Trạch Xã Cư Yên Mòng Bình Minh Đồng Bưng Gừa A Tổng chi phí Đồng 1.934.762 2.085.333 1.864.167 2.174.083 1 Giống các loại/ Đồng 370.000 430.000 283.333 296.667 2 Phân bón hữu cơ các loại Đồng 435.000 462.000 531.667 345.417 3 Phân bón hóa học các loại Đồng 0 0 0 0 4 Thuốc BVTV hóa học các loại Đồng 0 0 0 0 5 Thuốc sinh học/thảo mộc Đồng 101.429 102.000 63.333 84.167 6 Bẫy, bả Đồng 7 Vật liệu che phủ Đồng 0 8 Vôi bột Đồng 30.000 50.000 0 0 9 Chi phí vận chuyển (1.000đồng/kg) Đồng 0 0 400.000 770.000 10 Tiền thuê đất Đồng 135.000 500.000 116.000 0 11 Tiền điện Đồng 70.000 70.000 34.000 12.000 12 Khấu hao trang thiết bị vật tư Đồng 355.833 243.333 235.833 280.833 13 Chi phí khác (phí liên nhóm 500 đồng/kg) Đồng 437.500 228.000 200.000 385.000 14 Công thuê lao động Đồng 0 0 0 0 B Tổng thu (sản lượng x giá bán)(B.1 x B.2) Đồng 13.125.000 6.840.000 6.000.000 11.550.000 B1 Sản lượng tiêu thụ các loại/diện tích thực tế Kg 875 456 400 770 B2 Giá bán bình quân đồng /kg 15.000 15.000 15.000 15.000 C Chi phí lao động (111.538đồng/ngày công) Đồng 4,625,000 3,700,000 3,666,667 4,540,625 Tổng ngày công lao động công 46 37 37 45 D Lợi nhuận (B-C-A) Đồng 6,565,238 1,054,667 469,167 4,835,292 STT Chỉ tiêu (Tính cho trung bình 360 m2 vụ xuân hè) Đơn vị tính Xã Thành Lập Cây Gạo Đồng Sương Nà Lều Sòng A Tổng chi phí Đồng 2.677.153 2.716.548 2.949.583 1.865.833 1 Giống các loại/ Đồng 391.667 345.714 366.250 310.000 2 Phân bón hữu cơ các loại Đồng 393.750 384.643 395.625 402.500 3 Phân bón hóa học các loại Đồng 0 0 0 0 4 Thuốc BVTV hóa học các loại Đồng 0 0 0 0 5 Thuốc sinh học/thảo mộc Đồng 103.333 110.000 105.000 85.000 6 Bẫy, bả Đồng 7 Vật liệu che phủ Đồng 8 Vôi bột Đồng 0 0 0 0 9 Chi phí vận chuyển (1000 đồng/1kg) Đồng 650.000 668.571 806.250 500.000 10 Tiền thuê đất Đồng 480.000 480.000 480.000 0 11 Tiền điện Đồng 90.000 90.000 90.000 60.000 12 Khấu hao trang thiết bị vật tư Đồng 243.403 303.333 303.333 258.333 13 Chi phí khác Đồng 325.000 334.286 403.125 250.000 14 Công thuê lao động Đồng 0 0 0 0 B Tổng thu (sản lượng x giá bán)(B.1 x B.2) Đồng 9.750.000 10.028.571 12.093.750 7.500.000 B1 Sản lượng tiêu thụ các loại/diện tích thực tế Kg 650 668,57 806.25 500 B2 Giá bán bình quân đồng /kg 15.000 15.000 15.000 15.000 C Chi phí lao động Đồng 4.375.000 4.050.000 4.100.000 3.900.000 Tổng ngày công lao động công 43,8 40,5 41,0 39,0 D Lợi nhuận (B-A-C) Đồng 2.697.847 3.262.024 5.044.167 1.734.167 STT Chỉ tiêu (Tính cho trung bình 360 m2 vụ xuân hè) Đơn vị tính Xã Hợp Hòa Trại Hòa Đầm Đa Đồng Tâm Suối Cốc A Tổng chi phí Đồng 2.035.137 2.877.083 1.090.083 1.117.500 1 Giống các loại/ Đồng 309.333 425.000 280.000 220.000 2 Phân bón hữu cơ các loại Đồng 365.446 463.750 371.000 280.000 3 Phân bón hóa học các loại Đồng 0 0 0 0 4 Thuốc BVTV hóa học các loại Đồng 0 0 0 0 5 Thuốc sinh học/thảo mộc Đồng 96.429 117.500 60.000 56.667 6 Bẫy, bả Đồng 7 Vật liệu che phủ Đồng 8 Vôi bột Đồng 0 0 0 0 9 Chi phí vận chuyển (1000 đồng/1kg) Đồng 604.286 945.000 103.000 240.000 10 Tiền thuê đất Đồng 0 0 0 0 11 Tiền điện Đồng 60.000 105.000 30.000 12 Khấu hao trang thiết bị vật tư Đồng 297.500 348.333 194.583 200.833 13 Chi phí khác (phí liên nhóm 500 đồng/kg) Đồng 302.143 472.500 51.500 120.000 14 Công thuê lao động Đồng 0 0 0 0 B Tổng thu (sản lượng x giá bán)(B.1 x B.2) Đồng 9.064.286 14.175.000 1.545.000 3.120.000 B1 Sản lượng tiêu thụ các loại/diện tích thực tế Kg 604 945 103 240 B2 Giá bán bình quân đồng /kg 15.000 15.000 15.000 13.000 C Chi phí lao động Đồng 4.200.000 4.425.000 3.652.500 3.450.000 Tổng ngày công lao động công 42,0 44,3 36,5 34,50 D Lợi nhuận (B-A-C) Đồng 2.829.149 6.872.917 -3.197.583 -1.447.500 Phụ lục 13: Bảng tính công lao động/sào/vụ cho canh tác rau hữu cơ Công việc Mô hình Làm đất Gieo cấy Làm giàn, phun thuốc, tuới nước, làm cỏ Bón phân Thu hoạch, vận chuyển Tổng công Trại Hòa 10 5 18 6 3 42 Đầm Đa 12 4,8 18,5 6 3 44,3 Đồng Tâm 9 3,5 17 5 2 36,5 Suối Cốc 9 3,5 15 5 2 34,5 Gừa 12 5 19 6 3 45 Cây Gạo 12 4,8 18 6 3 43,8 Nà Lều 11 4,5 16,5 6 3 41 Đồng Sương 11 5 17 4,5 3 40,5 Sòng 10 5 16 6 2 39 Đồng Bưng 10 5 15 5 2 37 Bình Minh 10 5 16 4 2 37 Mòng 12 6 18,5 6,5 3 46 Phụ biểu 14: Bảng tính công lao động/sào/lứa cho canh tác rau thông thường Công việc Mô hình Làm đất Gieo cấy Bón phân, làm cỏ, diệt sâu bệnh Thu hoạch, vận chuyển Tổng công Bắp cải 5 2 8 7 22 Cải mơ 4 1 3 6 16 Phụ lục 15. Sản lượng tiêu thụ rau hữu cơ ở các nhóm sản xuất (đơn vị kg/tháng) TT Tên Nhóm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1 Nhóm Mòng 1030 1070,9 1537,2 1350,8 1138,8 1162,4 2 N. Bình Minh 420 352 350 600 445 440 3 N. Đồng Tâm 336 260 130 104 75 115 4 Nhóm Đầm Đa1 1300 800 760 480 436 402 5 Nhóm Trại Hoà 1350 1553 1503 960 1250 1527 6 Nhóm Suối Cốc 1095 70 85 102 95 198 7 Nhóm Gừa 970 1780 1760 1968 1800 1973,2 8 N. Đồng Bưng 120,9 285,9 300,9 199,2 264,8 296,7 9 Nhóm Sòng 896,9 895 914,9 770 593 801,9 10 Nhóm Cây Gạo 2300 1266 1360 1450 1400 750 11 N. Đồng Sương 1500 1400 1500 1350 1150 910 12 Nhóm Nà lều 2200 2300 2180 2100 2100 1500 Tổng 13518,8 12032,8 12381 11434 10747,6 10076 Toàn huyện 14869,8 16092,8 13814,5 14384,0 13517,5 12763,2 Phụ lục 16. Một số hình ảnh khảo sát điều tra hoạt động sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Ảnh 1. Khảo sát ruộng rau hữu cơ xã Hợp Hòa Ảnh 2. Phỏng vấn người dân tại ruộng rau hữu cơ xã Cư Yên Ảnh 3. Người nông dân đang làm đất ở nhóm rau Gừa Ảnh 4. Thành viên nhóm rau Đồng Sương đang làm cỏ Ảnh 5. Ruộng rau hữu cơ xã Hợp Hòa Ảnh 6. Cây hoa bóng nước ở ruộng rau nhóm Trại Hòa Ảnh 7 .Trưởng nhóm rau Trại Hòa đang giao hạt giống cho các thành viên Ảnh 8. Người nông dân đang đóng gói sản phẩm tại HTX rau hữu cơ Đồng Sương Ảnh 9. Nhóm trưởng nhóm Gừa giao hàng cho cửa hàng SFC Ảnh 10. Rau hữu cơ huyện Lương Sơn được bày bán ở cửa hàng Tâm Đạt Ảnh 11. Ruộng rau hữu cơ ở xã Hợp Hòa Ảnh 12. Cửa hàng giới thiệu, bán rau hữu cơ của HND huyện Lương Sơn Phụ lục 17. Hình ảnh giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ PGS của các nhóm sản xuất LÝ LỊCH TRÍCH NGANG Họ và tên: Nguyễn Thị Tú Ngày tháng năm sinh: 19/5/1990 Nơi sinh: Xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Địa chỉ liên lạc: Thị trấn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Quá trình đào tạo: 1. Đại học - Hệ đào tạo: Đại học chính quy - Thời gian đào tạo: 2008-2012 - Trường đào tạo: Đại học Lâm nghiệp - Ngành học: Khoa học Môi trường - Bằng tốt nghiệp đạt loại: Khá 2. Thạc sĩ - Hệ đào tạo: - Thời gian đào tạo: 2015-2017 - Chuyên ngành học: Khoa học môi trường - Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS. Lê Văn Hưng Quá trình công tác: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhận 2014 đến nay Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội Chuyên viên môi trường XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU CHỦ NHIỆM KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH PGS.TS. Lê Thị Trinh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. Lê Văn Hưng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_xa_hoi_va_moi_truong_cua.pdf
Tài liệu liên quan