Luận văn Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI NGÔ YẾN NGỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Hà Nội - Năm 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI NGÔ YẾN NGỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ

pdf105 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số : 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Hà Nội - Năm 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Cán bộ chấm phản biện 1: TS. LUYỆN HỮU CỬ Cán bộ chấm phản biện 2: TS. ĐÀO ĐỨC MẪN Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 15 tháng 9 năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Yến Ngọc ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hải Yến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Quản lý đất đai –Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Yến Ngọc iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ THÔNG TIN LUẬN VĂN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ... 4 1.1. Cơ sở khoa học về thế chấp quyền sử dụng đất ........................................ 4 1.1.1. Khái niệm tài sản và quyền sử dụng đất.................................................. 4 1.1.2. Khái niệm về thế chấp ............................................................................. 5 1.2. Cơ sở pháp lý về thế chấp quyền sử dụng đất........................................... 9 1.2.1. Các văn bản pháp quy về thế chấp quyền sử dụng đất............................ 9 1.2.2. Quy định thế chấp quyền sử dụng đất ................................................... 11 1.2.3. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất .................................................. 18 1.2.4. Trình tự, thủ tục đăng kí thế chấp quyền sử dụng đất ........................... 20 1.2.5. Xóa đăng kí thế chấp quyền sử dụng đất .............................................. 21 1.2.6. Xử lý quyền sử dụng đất để thu hồi nợ ................................................. 22 1.3. Cơ sở thực tiễn hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam ...... 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 27 iv 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 27 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 27 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .................................................. 27 2.4.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 29 2.4.3. Phương pháp thống kê ........................................................................... 29 2.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp .......................................................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 30 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại tỉnh Điện Biên ............. 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 35 3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Điện Biên: ............. 39 3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất tại tỉnh Điện Biên. ................................ 41 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. ......................................................................... 41 3.2.2. Tình hình biến động đất đai. ................................................................. 43 3.3. Đánh giá kết quả thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên ......................... 46 3.3.1. Trình tự, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.............. 46 3.3.2. Kết quả thế chấp quyền sử dụng đất của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. ............................. 49 3.3.3. Xóa thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. ..................................... 73 3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. ............................................................... 77 v 3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên ................................................................................................. 85 3.5.1. Các khó khăn trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. ............ 85 3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên ......................................................................................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC vi DANH MỤC VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BTP Bộ Tư pháp CP Chính Phủ LĐĐ Luật đất đai NĐ Nghị định NHNN&PTNN Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên QSDĐ Quyền sử dụng đất SĐĐ Sử dụng đất TCQSDĐ Thế chấp quyền sử dụng đất TCTD Tổ chức tín dụng TTLT Thông tư liên tịch vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất tại tỉnh Điện Biên năm 2017 ................ 41 Bảng 3.2: Mục đích sử dụng vốn của các trường hợp tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 ............................. 51 Bảng 3.3: Thống kê chủ thể tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên qua các năm 2013-2017 ................................................................. 54 Bảng 3.4: Thống kê các loại đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 – 2017 ............................................................ 58 Bảng 3.5: Tổng giá trị tài sản tham gia hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh ............ 62 Bảng 3.6: Giá trị quyền sử dụng đất tham gia hoạt động thế chấp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên theo từng đơn vị hành chính giai đoạn 2013 – 2017 ....................................... 65 Bảng 3.7: Số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 ............................................................................................... 69 Bảng 3.8: Tình trạng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 – 2017 ............................................................................................ 72 Bảng 3.9: Thống kê số lượng trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 ...................................................................... 74 viii Bảng 3.10: Thống kê số lượng trường hợp bị xử lý tài sản chấp quyền sử dụng đất để thu hồi nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 ..................................... 76 Bảng 3.11: Thống kê thôn tin của các đối tượng tham gia khảo sát về hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên ............................................... 78 Bảng 3.12: Thống kê mục đích sử dụng vốn thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên . 79 Bảng 3.13: Thống kê loại đất tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên ......... 80 Bảng 3.14: Thống kê các mức vốn mà ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên cho vay khi tham gia thế chấp quyền sử dụng đất ............................................................................................................ 82 Bảng 3.15: Thống kê số lần đi lại trong quá trình thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên................................................................................................... 83 ix DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Điện Biên .................................................... 31 Hình 3.2: Trình tự thế chấp quyền sử dụng đất của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên...............................47 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên các năm 2013-2017 ........................................................................ 55 Biểu đồ 3.2: Thống kê số thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên năm 2017 ................................................................................ 60 Biểu đồ 3.3: Tốc độ gia tăng các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ................................. 71 Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ mức độ hài lòng của người dân tỉnh Điện Biên khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên ...................................... 84 x THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Ngô Yến Ngọc Lớp: CH2B.QDD Khóa: 2 Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hải Yến Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên” Những nội dung chính được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt được: Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay mang tính truyền thống, phổ biến và thường xuyên trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng cao. Hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất chiếm ưu thế hơn hẳn so với các hoạt động thế chấp tài sản khác (chiếm khoản 90%). Điển hình năm 2017 số thống kê hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên với lượng tài sản tăng 2.443 thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đât, với giá trị lên tới 3.159.979 triệu VNĐ. Theo kết quả phiếu điều tra, có 98 % tổng số phiếu cảm thấy hài lòng và chỉ có 2% trong tổng số phiếu cảm thấy không hài lòng sau khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Trong quá hoạt động thế châp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Từ đó, đưa ra những giải pháp như tuyên truyền giáo dục pháp luật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân trên toàn tỉnh Điện Biên. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Ngày nay, các ngân hàng thương mại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động ngân hàng, cho vay là hoạt động cơ bản, đem lại nhiều lợi ích nhất cho chính bản thân ngân hàng và cũng là nhu cầu cơ bản về vốn của người vay. Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản hay nói cách khác nó cũng chính là một loại tài sản, nên nó cũng là đối tượng của thế chấp tài sản. Do đó thế chấp quyền sử dụng đất cũng có đặc điểm chung của thế chấp tài sản. Tuy nhiên do đối tượng của thế chấp quyền sử dụng đất là một loại “tài sản đặc biệt”, nên pháp luật có những quy định cụ thể, chặt chẽ và riêng biệt đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất. Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay mang tính truyền thống, phổ biến và thường xuyên trong hoạt động tín dụng ngân hàng do các ưu điểm nổi bật của loại tài sản này (là bất động sản có giá trị lớn và tính ổn định cao). Theo đó bên cho vay (tổ chức tín dụng) thỏa thuận với bên đi vay (khách hàng vay) về việc dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay. Việc thỏa thuận đó được thể hiện dưới dạng hợp đồng. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực và đăng ký theo quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp khách hàng không trả được khoản nợ vay và nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì quyền sử dụng đất được xử lý để thu hồi nợ. Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất được hợp thành từ các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật đất đai, Luật Dân sự, Luật Ngân hàng... Qua mỗi thời kỳ lịch sử đều thấy pháp luật luôn có những điều chỉnh phù hợp với 2 sự thay đổi của xã hội, kinh tế,... Tuy nhiên, mỗi hệ thống pháp luật đều có hạn chế và tồn tại nhất định, nhiều quy định còn chưa đồng nhất, chồng chéo, mâu thuẫn, điều này đã khiến cho việc áp dụng trong thực tế có nhiều bất cập, gây khó khăn cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và Ngân hàng. Hiện nay, mức độ đô thị hóa, hội nhập hoá nhanh. Hệ thống các ngân hàng đang thúc đẩy kinh tế xã hội, giúp người dân có nhiều cơ hội để đầu tư kinh doanh và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống bền vững. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực thì có rất nhiều trường hợp rất khó để đưa quyền sử dụng đất vào vận hành trong thị trường tín dụng một cách trôi chảy tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tỉnh Điện Biên nằm ở khu vực tây bắc của Tổ quốc, là vùng tập trung của yếu là đồi núi, có biên giới giáp Lào và Trung Quốc. Người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, làm nông nghiệp, trình độ dân trí còn chưa cao, ít hiểu biết nhiều về luật pháp cũng như khai thác quyền lợi của bản thân. Dẫn đến khi có nhu cầu huy động vốn phục vụ mục đích cá nhân người dân còn rụt rè gặp khá nhiều khó khăn. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là đơn vị có mạng lưới rộng khắp hầu hết các huyện thị xã của tỉnh Điện Biên. Được người dân toàn tỉnh tin tưởng và có vị trí vô cùng quan trọng trong các hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn phục vụ mục đích cá nhân nói riêng. Trong bối cảnh đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên” 3 2. Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá thực trạng thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên theo quy định của Luật đất đai năm 2013.  Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại tỉnh Điện Biên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tìm hiểu pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong đó tìm hiểu cụ thể về khái niệm, đặc điểm để chứng minh rằng thế chấp quyền sử dụng đất là biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng phổ biến, thường xuyên từ đó tạo cơ hội, điều kiện cho người sử dụng đất được tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, mặt khác tạo cho các tổ chức tín dụng mở rộng và thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, đem nguồn vốn tín dụng đến mọi đối tượng có nhu cầu vốn trong xã hội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, thực tiễn áp dụng, phân tích những bất cập, vướng mắc xung quanh quy định về thế chấp quyền sử dụng đất , Luận văn đưa ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp quyền sử dụng đất. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Cơ sở khoa học về thế chấp quyền sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm tài sản và quyền sử dụng đất  Tài sản Tài sản là một từ ngữ quen thuộc đối với bất kì ai, đó là vấn đề trọng tâm của các quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ pháp luật nói riêng. Tài sản tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phong phú và đa dạng, do vậy việc phân loại tài sản có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, trong thực tế khái niệm tài sản được hiểu mơ hồ, chưa có sự thông nhất chung đề có thể xác định đối tượng đó có phải là tài sản hay không và hậu quả gây ảnh hưởng đến giao dịch dân sự, thương mại và kinh tế. Tài sản được đề cập tại Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. [2] Điều 163 BLDS 2005 có quy định, Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản [2]. Như vậy quyền tài sản chính là một dạng tài sản. Tuy nhiên, việc khẳng định quyền tài sản là tài sản là quy định mang tính gượng ép. Bởi lẽ, chỉ khi tài sản đó được thực hiện và chuyển giao từ phía bên kia cho người có quyền thì nó mới trở thành tài sản, trong trường hợp này quyền tài sản được thực hiện hoàn tất. Ví dụ: Bên A cho bên B mượn 1 chiếc xe máy, tức là A cho B mượn tài sản của mình. Nhưng sau khi tài sản đó được chuyển giao cho bên B, thì lúc này A có quyền tài sản, A có quyền đòi lại chiếc xe ngay cả khi chiếc xe đã bị mất. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Bất động sản gồm Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền 5 với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng, tài sản khác theo quy định của pháp luật [2].  Quyền sử dụng đất Theo Luật đất đai 2013 định nghĩa thì đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất. [1] Song song đó, luật cũng đưa ra khái niệm về giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Còn giá trị quyền sử dụng đất là giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng đất trên một đơn vị diện tích xác định trong một thời gian sử dụng nhất định. Người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước. 1.1.2. Khái niệm về thế chấp  Thế chấp tài sản Thế chấp được hình thành trên cơ sở có một nghĩa vụ được xác lập trước đó. Nghĩa vụ này có thể là một khoản tiền hoặc một giá trị của tiền mà các bên đã thỏa thuận và ký kết với nhau. Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn nghĩa vụ đó được thực hiện ngay cả trong trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng và điều kiện thực hiện do những nguyên nhân khác nhau thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ cần phải có một tài sản như "vật làm tin", để cam kết thay thế cho nghĩa vụ đó. [18] Trong cơ chế thị trường, hoạt động tín dụng là chức năng kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời là nguồn lực tài chính chủ yếu cung cấp cho các doanh 6 nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo được tiền cho vay, ngân hàng phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 317, Bộ luật Dân sự 2015 thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. [2] Theo quy định này thì thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, theo đó, bên có tài sản thế chấp không chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, ngoài ra thế chấp là một biện pháp bảo đảm đối vật nhưng quyền của bên nhận thế chấp đa phần mang tính đối nhân, không có sự chuyển giao tài sản. Trường hợp doanh nghiệp, hộ gia đình vi phạm nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.  Thế chấp quyền sử dụng đất Ở Việt Nam đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. QSDĐ là một quyền tài sản hay nói cách khác nó cũng chính là một loại tài sản, nên nó cũng là đối tượng của thế chấp tài sản. Do đó thế chấp quyền sử dụng đất cũng có đặc điểm chung của thế chấp tài sản.Tuy nhiên do đối tượng của thế chấp quyền sử dụng đất là một loại “tài sản đặc biệt”, nên pháp luật có những quy định cụ thể, chặt chẽ và riêng biệt đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất.[17] Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất. Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 về “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất” quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại tổ 7 chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với đất thuê trả tiền hàng năm thì người sử dụng đất chỉ được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu mình gắn liền với đất thuê theo quy định tại điển đ khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013 về ” Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất”. [1] Như vậy, Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay mang tính truyền thống, phổ biến và thường xuyên trong hoạt động tín dụng ngân hàng do các ưu điểm nổi bật của loại tài sản này (là bất động sản có giá trị lớnvà tính ổn định cao). Theo đó bên cho vay (tổ chức tín dụng) thỏa thuận với bên đi vay (khách hàng vay) về việc dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay. Việc thỏa thuận đó được thể hiện dưới dạng hợp đồng. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực và đăng ký theo quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp khách hàng không trả được khoản nợ vay và nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì quyền sử dụng đất được xử lý để thu hồi nợ.  Đặc điểm thế chấp quyền sử dụng đất. Thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng để vay vốn đã và đang ngày càng trở nên phổ biến, nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu về vốn và góp phần làm phong phú thêm hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng cũng như của các tổ chức tín dụng, đồng thời làm tăng lượng tiền lưu thông trong xã hội qua việc những người có tiền nhưng không dùng đến cho những người có nhu cầu về vốn vay để sản xuất, kinh doanh và người đi vay đảm bảo thực hiện việc thanh toán bằng thế chấp quyền sử dụng đất. Về bản chất thế chấp quyền sử dụng đất cũng mang những đặc tính chung cho các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, đó là tính dự 8 phòng và tính bảo đảm. Tuy nhiên thế chấp quyền sử dụng đất cũng có những đặc trưng riêng, khác biệt như sau: Thứ nhất, so với các hình thức chuyển quyền sử dụng đất được quy định trong Bộ Luật Dân sự (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn thừa kế) thì thế chấp quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển quyền không hoàn toàn. Bởi vì trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không có sự chuyển giao quyền sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất cho chủ thể khác, mà bên thế chấp chỉ dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm cho việc thanh toán và chỉ giao cho bên nhận thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Như vậy trong mọi trường hợp người có quyền sử dụng đất mang quyền sử dụng đất đi thế chấp đều không mất đi quyền sử dụng đất của mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn, bởi vì trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền sử dụng đất cũng là một tài sản có giá trị và là một nguồn vốn lớn. Khi đem quyền sử dụng đất ra để thế chấp vay vốn thì tài sản này chẳng những không mất đi giá trị sử dụng mà thực chất nguồn vốn được nhân đôi.[14] Thứ hai, Theo quy định tại Điều 317, Bộ luật Dân sự 2015 thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Như vậy đối với biện pháp thế chấp tài sản thì người đi thế chấp phải là chủ sở hữu của tài sản đem đi thế chấp, nghĩa là họ có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.Tuy nhiên, khi thế chấp quyền sử dụng đất thì người thế chấp quyền sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu. Trong trường hợp này tài sản thế chấp không phải là tài sản thuộc sở hữu của người thế chấp, mà chỉ là tài sản thuộc quyền sử dụng của người thế chấp.[2] 9 Thứ ba, về hình thức của việc thế chấp, đối với thế chấp tài sản thì việc thế chấp chỉ cần lập thành một văn bản, có thể ghi trong hợp đồng chính hoặc lập văn bản riêng. Tuy nhiên đối với thế chấp quyền sử dụng đất thì pháp luật quy định bắt buộc hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản và phải được đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Xuất phát từ đặc điểm đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, là tài sản có giá trị lớn, có tính thiết yếu đối với con người nên việc thế chấp quyền sử dụng đất phải tuân theo một trình tự thủ tục pháp lý chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận của các chủ thể. 1.2. Cơ sở pháp lý về thế chấp quyền sử dụng đất 1.2.1. Các văn bản pháp quy về thế chấp quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản, phái sinh từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên việc quy định thế chấp quyền sử dụng đất là khá phức tạp, mang tính đặc thù cao. Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về thế chấp quyền sử dụng đất trong các tổ chức tín dụng khá phức tạp, trong đó có các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường như:  Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013  Luật nhà ở năm 2014  Luật Công chứng năm 2014  Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014  Luật Công chứng năm 2006  Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015  Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005  Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010. 10  Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/06/2016 hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.  Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.  Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/201...20 phiếu điều tra trên địa bàn huyện Mường Ảng (15 phiếu điều tra đối tượng hộ gia đình, cá nhân; 5 phiếu điều tra đối tượng tổ chức) + 10 phiếu điều tra trên địa bàn Thị xã Mường Lay (8 phiếu điều tra đối tượng hộ gia đình, cá nhân; 5 phiếu điều tra đối tượng tổ chức) + 10 phiếu điều tra trên địa bàn huyện Điện Biên Đông (8 phiếu điều tra đối tượng hộ gia đình, cá nhân; 5 phiếu điều tra đối tượng tổ chức) Nội dung khảo sát tập trung vào việc đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất từ phía người yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (mục đích thế chấp, trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký, thời hạn giải quyết hồ sơ, phương thức đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất...) từ đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất - Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu như: Tài liệu pháp luật liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất, thông tin hồ sơ thế chấp, loại đất thế chấp quyền sử dụng đất, các chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) 29 Thu thập tại sở tài nguyên: Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất; Tình hình thế chấp quyền sử sụng đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Thu thập tại ngân hàng: thông tin về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Điện Biên, thống kê số liệu thế chấp quyền sử dụng đất qua các năm và của từng đơn vị huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 2.4.2. Phương pháp xử lý thông tin Trên cơ sở các số liệu thu thập được dùng phương pháp xử lý thông tin để loại bỏ các số liệu, thông tin không chính xác, sai sự thật. Đảm bảo có những thông tin chính xác nhất, phản ánh trung thực hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Điện Biên. 2.4.3. Phương pháp thống kê Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu đã được thu thập thông qua quá trình điều tra. Thu thập tổng hợp thông tin, tài liệu về hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Điện Biên. 2.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành phân tích thông tin thành các phần riêng biệt sau đó tổng hợp chúng lại với nhau nhằm đưa ra những kết luận có độ tin cậy cao. Phân tích những tác động tích cực cũng như khó khăn của hoạt động thế chấp sử dụng đất trên địa bàn. Từ đó, đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn, đồng thời đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất. 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại tỉnh Điện Biên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Tỉnh Điện Biên được thành lập theo phê chuẩn điều chỉnh địa giới hành chính tại Quốc hội khóa X ngày 26 tháng 11 năm 2003. Có tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 954.125,06 ha Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào. Tỉnh Điện Biên gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện: Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay (thị xã Lai Châu trước kia), Huyện Điện Biên, Huyện Điện Biên Đông, Huyện Mường Ảng, Huyện Mường Chà, Huyện Mường Nhé, Huyện Tủa Chùa, Huyện Tuần Giáo, Huyện Nậm Pồ. 31 Hình 1: Sơ đồ hành chính tỉnh Điện Biên Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360 km). Trên tuyến biên giới Việt – Lào. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long 32 Phú thành cửa khẩu Quốc gia. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.  Đặc điểm địa hình Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ.  Khí hậu Tỉnh Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. 33 Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23oC, nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3oC và thấp nhất vào tháng 1 là 11oC. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối là 40,9oC (tháng 5). Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối là 3,9oC (tháng 1). Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 9-10oC ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người cũng như cây trồng và vật nuôi. Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân năm 1.800 mm, phân bố không đều, vùng núi lượng mưa có thể lên đến 1.900 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 đến tháng 10. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau. Chế độ gió: Trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều hướng gió trong năm. Trong đó thịnh hành là hướng gió Tây và Tây - Bắc, thường xuất hiện trong các tháng: 10, 11, 12, 1, 2, 4, 5, 7. Tốc độ gió trung bình từ 0,4 đến 0,7m/s. Gió Tây khô nóng thường gây ra khô nóng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, cây trồng, gia súc.  Thủy văn Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là: Sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Hệ thống sông suối trên địa bàn chịu ảnh hưởng của địa hình nên các suối không liên tục mà bị chia cắt thành từng đoạn, hệ thống các suối chính ở đây có hướng chảy phụ thuộc theo địa hình từng khu vực. Nguồn tài nguyên nước mặt rất phong phú với hơn 10 hồ và hơn 1.000 sông, suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều. Sông suối ở Điện Biên nhiều, nguồn nước tương đối dồi dào. Đây là nguồn nước chủ yếu mà hiện nay Điện Biên đang khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, địa hình cao, dốc; nhiều thác, ghềnh; có lượng dòng chảy lớn; lượng dòng chảy giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam của tỉnh. Các huyện Mường Chà và phía bắc Tuần Giáo có một 34 dòng chảy từ 30 - 40 l/s/km2; huyện Điện Biên và phía nam Tuần Giáo chỉ còn 20 l/s/km2. Vì vậy, khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó khăn. Nguồn nước ngầm của tỉnh Điện Biên được tập trung chủ yếu ở các thung lũng lớn như huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Các thung lũng này có trữ lượng nước ngầm khá lớn và hình thành túi đựng nước ở độ sâu từ 20 đến 200m. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ thực hiện một số mũi khoan thử nghiệm, chưa đi vào khai thác.  Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: tỉnh Điện Biên có tổng diện tích đất tự nhiên là 954.125,06 ha, bao gồm 03 nhóm đất chính có ý nghĩa cho việc phát triển nông, lâm nghiệp: Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa. Tài nguyên rừng: Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng lớn về rừng. Toàn tỉnh có tới 361.627,33 ha đất lâm nghiệp có rừng (chiếm 44,17% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh).. Trong số hơn 193 nghìn ha đất chưa sử dụng thì diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp là hơn 191 nghìn ha. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơmungoài ra còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mâyKhông chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Điện Biên còn có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Tuy nhiên, qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, 35 đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu... nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh. Tài nguyên nhân văn: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc trên địa bàn thành phố luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất. Tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Dân tộc H’mông, dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Khơ mú, dân tộc Hoa, còn lại là các dân tộc khác như Mường, Thổ, Dao, Mảng, Sán dìu với những tập quán truyền thống riêng của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc. Sự đa dạng của văn hóa, nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn điệu dân ca. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gắn với nhiều nghề truyền thống như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Thái; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Mông, nghệ thuật tranh trổ trên giấy, chạm khắc bạc, hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội  Điều kiện kinh tế Cùng với xu hướng chung của xã hội, trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Trong năm 2017, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực như: Tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức cao, sản xuất công nghiệp phát triển tốt với quy mô tăng cao, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, tổng thu ngân sách địa phương là 8.763 tỷ 278 triệu đồng, đạt 112,64% dự toán. Thu ngân sách trên 36 địa bàn ước đạt 1.054 tỷ 240 triệu đồng, đạt 100,17% dự toán giao. Trong đó thu nội địa ước thực hiện 1.038 tỷ 500 triệu đồng, giá cả thị trường nhìn chung ổn định, cung cầu hàng hóa được đảm bảo, đời sống dân cư ổn định. Cụ thể, trong lĩnh vực kinh tế, dự ước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (giá sản xuất) theo giá so sánh năm 2010 đạt 9.308 tỷ 530 triệu đồng, tăng 6,81% so với thực hiện năm 2016, đạt mục tiêu Nghị quyết và kế hoạch đề ra. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 2,59%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,01%, dịch vụ tăng 7,21% (so với thực hiện năm 2016). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,48%, giảm 1,19%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23,42%, tăng 0,63%, dịch vụ chiếm 52,35%, tăng 0,54% (so với năm 2016). Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 23,62 triệu đồng/người/năm, tăng 7,54% so với thực hiện năm 2016 Nông nghiệp: Tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp là rất lớn, sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ phục vụ chủ yếu cho nhân dân thành phố, trong những năm qua nền nông nghiệp của thành phố đã có sự phát triển đáng kể theo hướng sản xuất hàng hóa; năng suất chất lượng các loại cây trồng vật nuôi tăng, sản xuất lương thực dần đi vào ổn định; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với quy hoạch chung; công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đang được đầu tư phát triển; đã có những mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng; kinh tế gia trại ngày càng được phát triển; hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư đáp ứng tốt cho công tác tưới tiêu. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá. - Trồng trọt: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của tỉnh có xu hướng tăng do nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đưa những loại cây trồng có năng suất và chất 37 lượng vào sản xuất. - Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc là có tiềm năng để phát triển, nhưng chưa được đầu tư phát triển đúng mức. Chăn nuôi của tỉnh có xu hướng tăng về sản lượng xuất chuồng như: heo và đàn gia cầm. Nhưng hiện nay với việc đầu tư thức ăn chăn nuôi tăng giá sản phẩm đầu ra không ổn định, làm cho người dân không đầu tư để phát triển đàn và mở rộng quy mô sản xuất. Dự báo trong những năm tới, chăn nuôi của tỉnh tiếp tục phát triển nhất là đàn (heo, dê và gia cầm) nhờ nhu cầu thịt, trứng trong khu vực tăng cao, bên cạnh đó các ứng dụng về khoa học kỹ thuật, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, thị trường tiêu thụ đang ứng dụng rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên, chăn nuôi còn mang nặng tính tự cung, tự cấp; chưa có các cơ sở chăn nuôi tập trung mang tính sản xuất hàng hóa. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.960,29 ha, tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2016, tăng 1,47% so với kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.733,21 tấn, đạt 105,02% kế hoạch và tăng 11,45% so với năm 2016. Sản lượng khai thác ước đạt 223 tấn, tăng 13,44% so với năm 2016. - Lâm nghiệp: Toàn tỉnh có tới 422.365 ha đất lâm nghiệp có rừng (chiếm 44,17% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh). Trong số hơn 173 nghìn ha đất chưa sử dụng thì diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp là hơn 171 nghìn ha. Trong những năm tới việc thực hiện trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng theo quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh xét duyệt, phát huy khả năng đầu tư trồng rừng của các doanh nghiệp, khai thác rừng theo chu kỳ đảm bảo độ che phủ của rừng, phòng ngừa thiên tai do không có rừng tre phủ là rất cần thiết, đây là một trong những yếu tố quan trong nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp một cách bền vững. Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 đạt 2.036,3 tỷ đồng, đạt 38 85,99% kế hoạch, tăng 9,85% so với năm 2016. Trong đó: Công nghiệp khai thác đạt 99,55 tỷ đồng, tăng 4,21%; công nghiệp chế biến đạt 1.793,85 tỷ đồng, tăng 10,35%; sản xuất, phân phối điện khí đốt đạt 112,82 tỷ đồng, tăng 6,72%; cung cấp nước và xử lý rác thải 30,9 tỷ đồng, tăng 12,11% Xây dựng: Giá trị sản xuất xây dựng ước đạt 4.463,75 tỷ đồng, tăng 4,81% so với năm 2016; trong đó loại công trình nhà ở tăng 5,14%, công trình kỹ thuật dân dụng tăng 8%. Thương mại – dịch vụ: Giá trị tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ năm 2017 là 1.440 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường luôn tăng, trên cơ sở nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển tương đối mạnh có nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đó tạo cho lĩnh vực thương mại phát triển đa dạng và phong phú. Tập trung tổ chức sắp xếp, ổn định hoạt động kinh doanh tại các chợ; cùng với các ngành liên quan của tỉnh lập kế hoạch phát triển chợ nông thôn. Số hộ tiểu thương ngày càng tăng, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mai - dịch vụ tăng.  Điều kiện xã hội Tính đến năm 2017, dân số của tỉnh Điện Biên là 557.400 người với mật độ dân số là 58 người/km², trong đó dân số nam và dân số nữ xấp xỉ nhau: dân số nam 273.931 và dân số nữ có 273.854 người; dân số thành thị đạt 84.000 người và dân số nông thôn đạt 473.400 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên là 13,3‰ Tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Dân tộc H’mông, dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Khơ mú, dân tộc Hoa, còn lại là các dân tộc khác như Mường, Thổ, Dao, Mảng, Sán dìu Trong đó, dân tộc Thái là dân tộc có dân số đông nhất với 186.270 người, chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mông xếp thứ hai với 170.648 người, chiếm 34,8% dân số 39 toàn tỉnh. Dân tộc Kinh có dân số đông thứ ba với 90.323 người, chiếm khoảng 20% dân số tỉnh Kết cấu dân số ở Điện Biên có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ" tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.65%, người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Mật độ dân số của Điện Biên hiện là 57,4 người/km2. Lao động: Đến năm 2017 số người trong độ tuổi lao động chiếm 61,12% dân số. Số người có việc làm chiếm 91,15% tổng số lao động, số người chưa có việc làm ổn định chiếm 8,85% tổng số lao động. 3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Điện Biên:  Thuận lợi Từ những phân tích nêu trên, cho thấy tỉnh Điện Biên có tiềm năng, thế mạnh để nâng cao tốc độ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, cụ thể như sau: - Có vị trí đường giao thông thuận lợi là Quốc lộ 279 và Quốc lộ 12 chạy qua để phát triển kinh tế - xã hội và lưu thông với các vùng lân cận. - Tỉnh Điện Biên có tiềm năng cần được đầu tư khai thai thác về du lịch sinh thái, du lịch cụm di tích lịch sử kháng chiến, du lịch văn hóa bản ... Đây là một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ và du lịch. - Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Có điều kiện phát triển cây cao su, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do quỹ đất đai lớn có thể phân bổ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thành phần kinh tế. Tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lượng cây trồng) và phát triển 40 chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê, lợn và chăn muôi gia cầm.  Khó khăn Là tỉnh miền núi, địa hình núi non phức tạp nên việc đầu tư phát triển kinh tế trong mọi lĩnh vực gặp khó khăn, tiềm năng và nguồn lực cho phát triển lại còn hạn chế, do vậy rất khó khăn trong huy động nguồn đầu tư của các doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của nhân dân thấp. Việc giao lưu trao đổi hàng hoá với bên ngoài gặp khó khăn. Do địa hình phức tạp, trình độ lao động sản xuất của nhân dân không đồng đều nên việc triển khai thực hiện các công trình dự án gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến việc thực hiện các công trình dự án chậm tiến độ... Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố còn chưa đồng bộ, nhất là hệ giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều khó khăn do tính đặc thù của các dân tộc miền núi trong việc tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất kinh tế. Do địa hình bị chia cắt, việc đầu tư các công trình phúc lợi xã hội gặp khó khăn về mặt bằng sử dụng đất, khó khăn về nguồn vốn đầu tư do phụ thuộc về nguồn ngân sách của Nhà nước. Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm còn thiếu việc làm ổng định, năng suất lao động thấp. Việc thực hiện các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ do nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về trình độ và ý thức của người lao động trong quá trình thực hiện các dự án. Việc sử dụng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật của tỉnh Điện Biên còn hạn chế. Trình độ dân trí nói chung chưa cao, đặc biệt là ở vùng biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe 41 doạ tiềm tàng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. 3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất tại tỉnh Điện Biên. 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 954.125,06 ha, bao gồm: - Đất nông nghiệp có 734.733,35 ha chiếm 77,01 % diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp có 25.757,30 ha, chiếm 2,70 % diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng có 193.634,41 ha, chiếm 20,29 % diện tích tự nhiên. Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất tại tỉnh Điện Biên năm 2017 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích đất tự nhiên 954.125,06 100,00 1 Đất Nông Nghiệp 734.733,35 77,01 1.1 Đất trồng lúa 90.813,37 9,52 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 260.370,66 27,29 1.3 Đất trồng cây lâu năm 19.613,40 2,06 1.4 Đất rừng phòng hộ 206.017,84 21,59 1.5 Đất rừng đặc dụng 48.222,17 5,05 1.6 Đất rừng sản xuất 107.387,32 11,26 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 2.178,74 0,23 1.8 Đất nông nghiệp khác 131,87 0,01 2 Đất phi nông nghiệp 25.757,30 2,70 2.1 Đất ở 4.947,45 0,52 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 4.365,16 0,46 2.1.2 Đất ở tại đô thị 582,30 0,06 2.2 Đất chuyên dùng 10.351,97 1,08 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 142,58 0,01 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 1.538,05 0,16 2.2.3 Đất xây dựng các công trình sự nghiệp 552,95 0,06 42 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 845,13 0,09 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 7 .083,49 0,74 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 661,65 0,07 2.4 Sông, suối, kênh ngòi 9.005,67 0,94 2.5 Đất có mặt nước chuyên dùng 785,97 0,08 3 Đất chưa sử dụng 193.634,41 20,29 (Báo cáo thống kê đất đai tỉnh Điện Biên) Năm 2017, diện tích đất nông nghiệp có 734.733,35 ha chiếm 77,01 % diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp có 370.797,43 ha chiếm 38,86 % diện tích tự nhiên; - Đất lâm nghiệp có 361.625,32 ha, chiếm 37,90 % diện tích tự nhiên; - Đất nuôi trồng thuỷ sản có 2.178,74 ha, chiếm 0,23 % diện tích tự nhiên; - Đất nông nghiệp khác (là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp) có 131,87 ha chiếm 0,01 % diện tích tự nhiên. Năm 2017, diện tích đất phi nông nghiệp của toàn tỉnh có 25.757,30 ha, chiếm 2,70 % diện tích tự nhiên. - Đất ở tại nông thôn 4.365,16 ha - Đất ở tại đô thị 582,30 ha 43 - Đất xây dựng trụ sở cơ quan là 142,58 ha - Đất quốc phòng có diện tích 1.236,75 ha - Đất an ninh có 301,30 ha - Đất xây dựng các công trình sự nghiệp là 552,95 ha - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 845,13 ha - Đất có mục đích công cộng 7 .083,49 ha - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích là 661,65 ha - Sông, suối, kênh ngòi: Diện tích là 9.005,67 ha - Đất có mặt nước chuyên dùng : Diện tích 785,97 ha Năm 2017, toàn tỉnh có 193.634,41 ha đất chưa sử dụng, chiếm 20,29% diện tích tự nhiên 3.2.2. Tình hình biến động đất đai. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh tính đến thời điểm 31/12/2017 là : 954.125,06 ha không có biến động so với thống kê đất đai năm 2016.  Biến động nhóm đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp theo thống kê năm 2016 là 728.964,87 ha, so với số liệu thống kê năm 2017 là 734.733,35 ha, tăng 5.768,48 ha. Trong đó : a) Đất sản xuất nông nghiệp: năm 2016 là 368.552,67 ha so với năm 2017 là 370.797,43 ha, tăng 2.244,76 ha (chủ yếu tăng ở đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác). Trong đó: - Đất trồng lúa tăng lên 1.515,48 ha do các loại đất sau chuyển sang : Đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất đồi núi chưa sử dụng. - Đất trồng cây hàng năm khác năm 2016 là 259.823,07 ha so với năm 2017 là 260.370,66 ha, tăng 547,59 nguyên nhân do các loại đất sau chuyển sang: đất trồng lúa; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất sông ngòi, kênh, rạch, suối; đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa 44 sử dụng. - Đất trồng cây lâu năm 2016 là 19.431,71 ha so với năm 2017 là 19.613,40 ha, tăng 181,69 ha, do các loại đất sau chuyển sang: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ; đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng. b) Đất lâm nghiệp tăng 3.520,18 ha (thuộc các huyện Mường Ảng, Mường Lay, Điện Biên Đông, Mường Chà) trong đó: - Đất rừng sản xuất tăng 210,27 ha, nguyên nhân do các loại đất sau chuyển sang : đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng phòng hộ, đất đồi núi chưa sử dụng. - Đất rừng phòng hộ tăng 3.311,47 ha, nguyên nhân do các loại đất khác chuyển mục đích sử dụng đất sang, gồm: Đất trồng cây hàng năm khác, đất rùng phòng hộ, đất nuôi trồng thủy sản, đất đồi núi chưa sử dụng. c) Đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 3,56 ha; do đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng chuyển sang. d) Đất nông nghiệp khác không biến động.  Biến động diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp tăng 214,56 ha chủ yếu tăng ở đất sử dụng vào mục đích công cộng. Cụ thể như sau: a) Đất ở tăng 6,92 ha; - Đất ở đô thị tăng 1,38 ha. - Đất ở nông thôn tăng 5,54 ha. b) Đất chuyên dùng tăng 211,96 ha. Trong đó : - Đất xây dựng trụ sở cơ quan tăng 7,18 ha. - Đất quốc phòng tăng 7,84 ha (Đồn biên phòng Nà Bủng - huyện Nậm Pồ,thao trường bản Bánh - huyện Mường Ảng). 45 - Đất xây dựng công trình sự nghiệp tăng 4,58 ha. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 2,59 ha. - Đất sử dụng vào mục đích công cộng tăng 189,77 ha. c) Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 0,61 ha. d) Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối giảm 4,92 ha.  Biến động đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng 193.634,41 ha, giảm 5.983,05 ha. Nguyên nhân chủ yếu do chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác, như : Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất ở, đất sử dụng vào mục đích công cộng,... - Đất bằng chưa sử dụng 669,52 ha giảm 1,39 ha. - Đất đồi núi chưa sử dụng 191.202,47 ha, giảm 5.981,66 ha. - Núi đá không có rừng cây 1.762,42 ha không biến động.  Đánh giá tình hình biến động đất đai từ 31/12/2016 đến 31/12/2017: - Tình hình quản lý biến động đất đai đã được cập nhật và quản lý ngày càng chặt chẽ, đúng pháp luật và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của địa phương. Số liệu diện tích các loại đất biến động được xác định dựa trên các kết quả thực hiện công tác chỉnh ký biến động, công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và kết quả đo đạch địa chính ngoài thực địa của những năm gần đấy. Cụ thể là: + Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích nhóm này tăng chủ yếu ở diện tích đất lâm nghiệp. + Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích nhóm nay tăng chủ yếu sử dụng vào mục đích đất công cộng, xây dựng các kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp – dịch vụ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích nhóm này giảm chủ yếu do chuyển sang sử dụng vào các nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. - Qua công tác thống kê đất đai hàng năm cũng đã phản ánh được công tác cập nhật, quản lý biến động về đất đai ngày càng chặt chẽ và dần đi vào nề 46 nếp. Tuy nhiên trong công tác quản lý sử dụng đất đai vẫn còn một số hạn chế như: công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở cấp xã chưa được thường xuyên; tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra; việc thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất còn chậm. Công tác quản lý đất đai ở một số xã tại một số thời điểm còn chưa được chú trọng, cán bộ địa chính xã hầu hết chưa sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành nhất là phần mềm thống kê đất đai. Tiến độ thực hiện báo cáo, công tác thống kê đất đai hàng năm thực hiện còn chậm, chưa đảm bảo đúng thời gian quy định. - Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền cấp xã ở một số địa phương còn thiếu kiên quyết; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân; một số bộ phận cán bộ chuyên môn quản lý, theo dõi về đất đai của các cấp chính quyền cơ sở còn yếu về năng lực chuyên môn, nhất là đội ngũ cán bộ địa chính xã; tài liệu điều tra cơ bản như bản đồ địa chính còn thiếu, chất lượng kém do chưa được chỉnh lý, cập nhật biến động thường xuyên nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai ở cơ sở. Mặt khác, do ngân sách của tỉnh còn hạn chế, nguồn kinh phí cho công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính còn thiếu, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai. 3.3. Đánh giá kết quả thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên 3.3.1. Trình tự, thủ...hiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Điện Biên) 73 Qua các năm, ta có thể thấy tài sản khi tham gia thế chấp quyền sử dụng đất đều là những tài sản hợp pháp, hầu hết các trường hợp tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Điện Biên đều đầy đủ hồ sơ, chỉ còn rất ít trường hợp hồ sơ còn đang hoàn thiện. Tài sản là quyền sử dụng đất tham gia hoạt động tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Điện Biên chủ yếu có khả năng phát mại, đối với một số trường hợp không có khả năng phát mại phải chứng mình được thu nhập ổn định nhằm tạo lòng tin nhất định với bên ngân hàng đảm bảo nghĩa vụ trả nợ đúng thời hạn, 3.3.3. Xóa thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. 3.3.3.1. Kết quả xóa thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, sau khi trả đủ vốn và lãi cho hoạt động thế chấp thì bắt đầu đăng ký xóa thế chấp quyền sử dụng đất. 74 Bảng 3.9: Thống kê số lượng trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 Đơn vị: số lượng trường hợp S T T Đơn vị hành chính 2013 2014 2015 2016 2017 Đăng ký thế chấp QSDĐ Xóa thế chấp QSDĐ Đăng ký thế chấp QSDĐ Xóa thế chấp QSDĐ Đăng ký thế chấp QSDĐ Xóa thế chấp QSDĐ Đăng ký thế chấp QSDĐ Xóa thế chấp QSDĐ Đăng ký thế chấp QSDĐ Xóa thế chấp QSDĐ 1 Tp Điện Biên Phủ 1.895 815 1.295 492 1.681 689 2.029 487 2.453 883 2 Tx Mường lay 182 46 264 77 309 102 410 168 421 156 3 Huyện Điện Biên 1.050 378 1.286 553 1.668 484 2.065 805 2.421 508 4 Huyện Tuần Giáo 323 78 419 105 502 186 621 161 672 289 5 Huyện Mường Nhé 70 29 151 54 160 34 168 76 176 44 6 Huyện Mường Chà 168 66 216 52 207 89 237 73 258 93 7 Huyện Điện Biên Đông 95 25 122 50 106 27 117 44 137 45 8 Huyện Tủa Chùa 184 83 310 121 367 132 463 134 538 156 9 Huyện Mường Ảng 414 128 513 231 565 136 591 254 686 254 Tổng 4.381 1.646 4.576 1734 5.565 1.877 6.701 2.204 7.762 2.428 (Báo cáo kiểm kê hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Điện Biên) Qua bảng ta thấy tình trạng xóa thế chấp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên từ năm 2013 đến 2017 diễn ra khá đồng đều. Trung bình mỗi năm tỉ lệ xóa thế chấp quyền sử dụng đất năm 2017 khoảng 31,3%; năm 2016 khoảng 32,9%; năm 2015 khoảng 33,7% so với tỉ lệ đăng ký thế chấp. Nguyên nhân chủ yếu do sau khi trả xong khoản vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Người thế chấp quyền sử dụng đất thường tiếp tục thế chấp để tiếp tục vay vốn phục vụ nhu cầu của mình. Trường hợp này mọi thủ tục hành chính đã dễ dàng hơn rất nhiều. 3.3.3.2. Xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Xử lý quyền sử dụng đất để thu hồi nợ là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình thế chấp quyền sử dụng đất, đây còn được coi là giai đoạn cuối cùng mà ngân hàng áp dụng đối với quyền sử dụng để thu hồi nợ khi mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ của mình. Khoản 2 Điều 81 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, để thu hồi nợ như sau: “Quyền sử dụng đất đã thế chấp, được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không xử lý được theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thế chấp cho người khác để thu hồi nợ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp, bên bảo lãnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật”. Hay còn gọi là phát mại tài sản thế chấp. Tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Trường hợp bên người thế chấp quyền sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đúng hạn của mình, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên cũng có cách xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất như sau: Cách thứ nhất, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên sẽ cho phép chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất giao bán, chuyển mục đích sử dụng đất cho người khác nhằm mục đích dùng số tiền đó để trả nợ đầy đủ cho ngân hàng đầy đủ. Cách thứ hai, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên tổ chức đấu giá giao bán chuyển mục đích sử dụng đất cho người khác nhằm mục đích sử dụng số tiền đó trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Trường hợp số tiền giao bán đấu giá cao hơn số tiền mà chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất còn nợ tại ngân hàng, số tiền còn thừa ngân hàng sẽ trao trả cho chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất. Bằng hai cách trên, trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên tùy từng trường hợp và hoàn cảnh khác nhau áp dụng linh hoạt hai cách trên sao cho phù hợp nhất. Bảng 3.10: Thống kê số lượng trường hợp bị xử lý tài sản chấp quyền sử dụng đất để thu hồi nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 Đơn vị: số lượng trường hợp STT Đơn vị hành chính 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tp Điện Biên Phủ 5 2 7 8 9 2 Tx Mường lay 1 2 2 1 1 3 Huyện Điện Biên 3 4 1 5 6 4 Huyện Tuần Giáo 1 1 2 1 2 5 Huyện Mường Nhé 0 2 0 0 2 6 Huyện Mường Chà 0 1 0 1 0 STT Đơn vị hành chính 2013 2014 2015 2016 2017 7 Huyện Điện Biên Đông 2 1 1 1 0 8 Huyện Tủa Chùa 0 0 0 0 0 9 Huyện Mường Ảng 0 1 2 1 3 Tổng 12 14 15 18 23 (Báo cáo kiểm kê hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Điện Biên) Qua bảng ta thấy tình trạng không trả được nợ phải xử lý tài sản là quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên từ năm 2013 đến 2017 đang có xu hướng tăng lên. Từ năm 2013 đến 2017 số lượng trường hợp tăng từ 12 lên 23 trường hợp (tăng 1,9 lần). Song so với số lượng đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, thì số trường hợp bị buộc phải xử lý tài sản là không nhiều. Gần đây nhất là năm 2017 xảy ra 23 trường hợp chiếm 0,3% so với tổng số trường hợp đăng ký tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. 3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Tại tỉnh Điện Biên, tiến hành điều tra 100 phiếu khảo sát về hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Na chi nhánh tỉnh Điện Biên. Tập trung khảo sát tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng. Ta được kết quả như sau: Bảng 3.11: Thống kê thôn tin của các đối tượng tham gia khảo sát về hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên Đơn vị: số lượng phiếu S T T Nội dung thông tin khảo sát Thành phố Điện Biên Phủ Huyện Điện Biên Thị xã Mường Lay Huyện Điện Biên Đông Huyện Mường Ảng Tổng 1 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 1 2 1 0 0 4 25-34 tuổi 6 7 5 1 3 22 35-49 tuổi 12 8 7 2 2 31 50-60 tuổi 9 12 6 5 3 35 60 tuổi 2 1 1 2 2 8 Tổng 30 30 20 10 10 100 2 Giới tính Nam 19 17 12 8 6 62 Nữ 11 13 8 2 4 38 Tổng 30 30 20 10 10 100 3 Trình độ học vấn Tiểu học 1 0 0 1 0 2 Trung học cơ sở 1 0 1 2 0 4 Trung học phổ thông 7 8 5 4 3 27 Dạy nghề/ trung cấp/ cao đẳng 6 6 4 1 2 19 Đại học 13 15 8 2 4 42 Trên đại học 2 1 2 0 1 6 Tổng 30 30 20 10 10 100 (Tổng hợp theo kết quả phiếu điều tra) Số người tham gia điều tra khảo sát chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 35 đến 60 tuổi. Đây là độ tuổi đang còn lao động, đông nhất là độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này người dân bắt đầu có khả năng sở hữu quyền sử dụng đất nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy người tham gia hoạt động thế chấp chủ yếu là nam. Trình độ học vấn chủ yếu là trình độ đại học. Cho thấy dân trí tại tỉnh Điện Biên hiện nay khá cao. Bảng 3.12: Thống kê mục đích sử dụng vốn thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên Đơn vị: số lượng phiếu Năm Đơn vị hành chính Kinh doanh Mua BĐS Xây nhà Sửa nhà Mua ô tô Khác Tổng Tp. Điện Biên Phủ 5 11 6 3 5 0 30 H. Điện Biên 8 9 5 3 4 1 30 Tx. Mường Lay 4 8 5 2 1 0 20 H. Điện Biên Đông 2 4 1 2 0 1 10 H. Mường Ảng 5 3 1 1 0 0 10 Tổng 24 35 18 11 10 2 100 (Tổng hợp theo kết quả phiếu điều tra) Qua kết quả khảo sát ta có thể thấy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhu cầu sử dụng vốn vào các mục đích như mua thêm bất động sản, xây dựng nhà cửa, sản xuất kinh doanh là khá phổ biến. Người dân sử dụng vốn với mục đích mua thêm bất động sản chiếm khoảng 35%, mục đích kinh doanh chiếm khoảng 24%, mục đích xây nhà khoảng 18%, ngoài ra vay vốn phục vụ cho các mục đích khác như sừa nhà chiếm khoảng 11%, mua ô tô khoảng 10% và một số mục đích khác như tiêu dùng, mua máy móc chiếm khoảng 2%. Điện Biên là một tỉnh vùng núi Tây Bắc còn đang phát triển, sử phát triển của đô thị và trình độ dân trí ngày càng cao của người dân dẫn đến thị trường bất động sản mua bán nhà đất khá sôi động, bất động sản lại là tài sản giá trị lớn, việc người dân sử dụng vốn vay để mua bất động sản chiếm tỉ trọng lớn là điều khá dễ hiểu. Trong những năm qua trình độ dân trí cũng như đô thị hóa tại tỉnh Điện Biên ra tăng, cùng với đó là sức mạnh của truyền thông và giáo dục. Người dân hiểu rõ hơn về luật và quyền sử dụng của mình. Thế chấp quyền sử dụng đất mở ra cho người dân nhiều cơ hội phát triển, cải thiện đời sống sinh hoạt đáng kể. Những năm gần đây phát triển du lịch đang là thế mạnh lớn của tỉnh Điện Biên, ngoài ra tỉnh cũng khá chú trọng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp giao lưu văn hóa dân tộc. Mở ra rất nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh cho người dân, nhiều gia đình cá nhân cũng như tổ chức huy động vốn chú trọng đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhờ đó đời sống sinh hoạt của người dân được cải thiện đáng kể, kéo theo đó nhu cầu xây nhà, sửa nhà, mua xe cũng tăng lên. Bảng 3.13: Thống kê loại đất tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên Đơn vị: số lượng phiếu Năm Đơn vị hành chính Đất ở Đất sản xuất, kinh doanh Đất nông nghiệp Tổng Tp. Điện Biên Phủ 10 9 1 30 H. Điện Biên 12 6 2 30 Tx. Mường Lay 17 2 1 20 H. Điện Biên Đông 6 1 3 10 H. Mường Ảng 6 2 2 10 Tổng 51 20 9 100 (Tổng hợp theo kết quả phiếu điều tra) Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, diện tích đất ở ít so với diện tích toàn tỉnh, nhưng khi thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên thì khách hàng chủ yếu sử dụng đất ở. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu do đất ở có giá trị cao, phù hợp để thế chấp tại các ngân hàng thương mại để vay được số vồn hợp lý của hộ gia đình cá nhân có nhu cầu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hoặc để xây dựng, cải tạo nhà ở Đất sản xuất kinh doanh với diện tích só với tổng diện tích tỉnh Điện Biên là không nhiều, phần lớn quyền sử dụng đất nằm trong tay các doanh nghiệp tư nhân. Loại đất này tham gia hoạt động thế chấp cũng không nhiều. Đối với đất nông nghiệp, khi Nhà nước giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng không phải trả tiền sử dụng đất, do đó hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Ngân hàng Việt Nam, tại tổ chức tín dụng Việt Nam do nhà nước cho phép thành lập để vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chứ không phải cho sản xuất, kinh doanh nói chung hoặc để tiêu dùng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đất ở, đất sản xuất kinh doanh có giá trị cao hơn đất nông nghiệp rất nhiều. Dễ dàng sử dụng quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng với số tiền lớn nhằm phục vụ được tốt cho mục đích và nhu cầu của người dân. Trong trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn chỉ vay được số tiền nhỏ chỉ bằng 40 – 50% giá trị đất, do giá trị của đất nông nghiệp không cao. Ngoài ra, hình thức vay thế chấp đất nông nghiệp hơi khó khăn để thực hiện, đất nông nghiệp cũng cần rất nhiều điều kiện để ngân hàng chấp nhận cho vay thế chấp như đất nông nghiệp đang sử dụng là đất đi thuê sẽ không được ngân hàng chấp nhận, kể cả các tài sản gắn liền với đất có giá trị lớn trên thửa đất thuê này cũng không được chấp nhận; Đất phải có khả năng chuyển nhượng dễ dàng, không thuộc khu vực giải tỏa, không nằm trong vùng quy hoạch thì mới được vay thế chấp đất nông nghiệp. Bảng 3.14: Thống kê các mức vốn mà ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên cho vay khi tham gia thế chấp quyền sử dụng đất Đơn vị: số lượng phiếu Mức Đơn vị hành chính Dưới 40% 40 đến 50% 50 đến 60% 60 đến 70% 70 đến 80% trên 80% Tổng Tp Điện Biên Phủ 0 2 14 9 4 1 30 H Điện Biên 1 3 16 8 2 0 30 Tx Mường Lay 0 1 8 10 1 0 20 H Điện Biên Đông 2 2 3 3 0 0 10 H Mường Ảng 1 1 2 4 2 0 10 Tổng 4 9 43 34 9 1 100 (Tổng hợp theo kết quả phiếu điều tra) Theo khảo sát thực tế, đối tượng tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất chủ yếu là đất ở và đất sản xuất kinh doanh vì vậy số hồ sơ đạt mức vốn vay từ 50 đến 70% giá trị bất động sản chiếm đa số. Trong đó đạt từ 50 đến 60% chiếm khoảng 53% trong tổng số giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên; Khoảng 27% trong giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất đạt được mức vốn 60 đến 75% giá trị bất động sản. Khoảng 11% số hồ sơ tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất đạt được mức vốn vay 70% trở lên. Hoàn toàn trong trường hợp này đối tượng tham gia là đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và có xu hướng tăng lên theo thời gian, khả năng phát mại cao, thu nhập của bên thế chấp đã được chứng minh ở mức ổn định. Trường hợp những hồ sơ tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên chỉ đạt mức vốn vay dưới 50% giá trị bất động sản thế chấp. Các trường hợp này chủ yếu là đất nông nghiệp, bất động sản thế chấp đang có xu hướng giảm giá, khả năng phát mại không cao, bên thế chấp chứng minh thu nhập ổn định thấp Bảng 3.15: Thống kê số lần đi lại trong quá trình thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên Đơn vị: số lượng phiếu Số lần Đơn vị hành chính 3 lần 4 lần 5 lần 6 lần Nhiều hơn 6 lần Tổng Tp Điện Biên Phủ 25 3 2 0 0 30 H Điện Biên 22 6 1 1 0 30 Tx Mường Lay 16 1 2 1 0 20 H Điện Biên Đông 8 1 0 0 1 10 H Mường Ảng 6 2 1 1 0 10 Tổng 77 13 6 3 1 100 (Tổng hợp theo kết quả phiếu điều tra) Quá trình đi lại để thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên được tính bao gồm các bước tối thiểu 3 lần đi lại gồm: lần 1 nộp hồ sơ tại ngân hàng để ngân hàng xem xét cũng như khảo sát định giá quyền sử dụng đất; lần 2 khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng công chứng và giao dịch đảm bảo; lần 3 nhận vốn vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Theo kết quả phiếu điều tra ta thấy, hiện nay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, để thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn cũng không quá mất nhiều thời gian. Người dân không phải đi lại quá nhiều lần. Trong quá trình này, nhân viên ngân hàng hỗ trợ rất nhiều nhằm giúp cho người dân có thể dễ dàng thực hiện thế chấp vay vốn nhanh nhất. Điều này cho thấy tại tỉnh Điện Biên, hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp diễn ra khá thuân lợi cho người dân, nhờ sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ cán bộ ngân hàng. Người dân vay vốn không cần đi lại quá nhiều lần. Theo kết quả phiếu đã tiến hành trên địa bàn tình Điện Biên, 100% người tham gia khảo sát đều đánh giá 100% không có trường hợp công chức gây phiền hà, sách nhiễu hay gợi ý nộp thêm tiền ngoài lệ phí đối với người dân trong quá trình tới thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ mức độ hài lòng của người dân tỉnh Điện Biên khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên Theo kết quả tổng hợp điểm từ phiếu điều tra ta có thể thấy mức độ hài lòng về dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Trong đó, 25% người tham gia khảo sát rất hài lòng về dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, 73% hài lòng về dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên và 2% không hài lòng về dịch vụ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Nguyên nhân dẫn đến việc không hài lòng là do người dân cho rằng hồ sơ thủ tục đăng ký tham gia thế chấp quyền sử dụng đất còn quá phức tạp dẫn đến khó hiểu cho người dân tại số huyện biên giới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân còn cần được cải thiệt, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. 3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên 3.5.1. Các khó khăn trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Tỉnh Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng núi miền Tây Bắc, kinh tế còn nghèo, dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc thiểu số, dân trí còn thấp. Người dân chủ yêu sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, không có tư tưởng mở rộng phát triển kinh tế, dẫn, vì vậy nhu cầu vay vốn không nhiều. Khả năng tiếp cận của người dân còn kém. Người dân chủ yếu chưa hiểu rõ về Luật và quyền lợi của bản thân mình. Dẫn đến khi có nhu cầu sử dụng vốn cũng rụt rè không giám thế chấp quyền sử dụng đất của minh để vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Thực tế tại tỉnh Điện Biên, chưa có tài sản bất động sản như nhà chung cư, vì vậy khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất sẽ đồng thời thế chấp luôn tài sản là nhà ở gắn liền với đất. Nhưng trên thực tiễn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bên thế chấp quyền sử dụng đất hầu như là không đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Nhưng trên thực tế thì trên mảnh đất của chủ thể này có nhà ở kiên cố. Tuy vậy, tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên vẫn chấp nhận cho thế chấp với định giá tài sản là cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hành động này của ngân hàng có thể áp dụng trong thời điểm hiện tại. Nhưng trong tương lai khi tỉnh Điện Biên phát triển hơn có cả những tài sản bất động sản khác. Ngân hàng sẽ chỉ định giá tài sản theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, quyền lợi của người dân sẽ không được đảm bảo như trước. Điều này đòi hỏi người dân tại tỉnh Điện Biên phải có những kiến thức hiểu biết nhất định về Luật, cũng như là quyền lợi của mình trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất. 3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên 3.5.2.1. Giải pháp về chính sách pháp luật - Các văn bản hướng dẫn từ trung ương đên địa phương cần được hoàn thiện và quy định cụ thể tránh tình trạng chồng chéo, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện. - Cần tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức có liên quan đến đất đai như: Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (các Nghị định, Thông tư...) cho người dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân và thực hiện tốt việc sử dụng đất đai có hiệu quả. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức tìm ra những tồn tại, mâu thuẫn để nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục. - Các văn bản pháp luật các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, kho bạc, ngân hàng phải đồng bộ và có thông báo thường xuyên làm giảm bớt trình tự thủ tục hành chính phức tạp cho nhân dân. 3.5.2.2. Giải pháp về tổ chức - Xây dựng tiêu chuẩn công nhân viên chức tạo điều kiện để công chức rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến mọi người dân bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như nơi thực hiện các thủ tục, tuân theo các quy định của pháp luật. 3.5.2.3. Giải pháp về nhân lực - Tăng cường đào tạo và đào tạo lại , bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn có một số mặt hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ. Mục tiêu của công tác này là tạo ra đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, chủ động giải quyết việc được giao và xử lý tình huống năng động hơn. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, đào tạo cán bộ địa chính cấp cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng, bởi mọi biến động đều phát sinh từ cơ sở, thửa đất và con người cụ thể. Việc cán bộ cơ sở giải quyết tốt sẽ bảo vệ được quyền lợi của người dân cũng như góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước. 3.5.2.4. Giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ - Tăng cường áp dụng công nghệ trông tin hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất trên máy tính để việc quản lý và kiểm tra được chính xác, khách quan và thường xuyên hơn. - Lựa chọn đúng người vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu công việc, đảm bảo tính chính xác và linh hoạt, bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực, nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình. - Quy định đúng, đủ, đảm bảo quy trình, linh hoạt nhưng chặt chẽ các điều khoản trong quy trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ. 3.5.2.5. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật - Để thực hiện những công việc chuyên môn, điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhập thông tin, xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhập thông tin đất đai. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận. 1. Tỉnh Điện Biên nằm ở khu vực tây bắc của Tổ quốc, là vùng tập trung của yếu là đồi núi, có biên giới giáp Lào và Trung Quốc. Người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, làm nông nghiệp, trình độ dân trí còn chưa cao, ít hiểu biết nhiều về luật pháp cũng như khai thác quyền lợi của bản thân. Dẫn đến khi có nhu cầu huy động vốn phục vụ mục đích cá nhân người dân còn rụt rè gặp khá nhiều khó khăn. 2. Tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng cao. Tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên nhu cầu vay vốn của người dân cũng ngày càng nhiều. 3. Trong các hoạt động giao dịch bảo đảm taị ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất chiếm ưu thế hơn hẳn so với các hoạt động thế chấp tài sản khác (chiếm khoản 90%). Từ năm 2013 đến 2017, nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên cũng ngày càng gia tăng. Điển hình năm 2017 số thống kê hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên tăng 2.256 lượt đăng ký, với lượng tài sản tăng 2.443 thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đât, với giá trị lên tới 3.159.979 triệu VNĐ Theo kết quả phiếu điều tra, có 25% tổng số phiếu cảm thấy rất hài lòng, 73% tổng số phiếu cảm thấy hài lòng và chỉ có 2% trong tổng số phiếu cảm thấy không hài lòng sau khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên. Nguyên nhân dẫn đến việc không hài lòng là do người dân cho rằng hồ sơ thủ tục đăng ký tham gia thế chấp quyền sử dụng đất còn quá phức tạp dẫn đến khó hiểu cho người dân tại số huyện biên giới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân còn cần được cải thiệt, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. 4. Trong quá hoạt động thế châp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Từ đó, đưa ra những giải pháp như tuyên truyền giáo dục pháp luật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân trên toàn tỉnh Điện Biên. Ngoài ra, sự động bộ giữa giấy tờ và thực tế trên địa bàn tỉnh cần được cải thiện. Nhằm định hướng tới tương lai đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Kiến nghị. 1. Cải thiện động bộ giữa giấy tờ và thực tế trên địa bàn tỉnh.. Nhằm định hướng tới tương lai đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân còn cần được cải thiệt, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Mở thêm các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tại các huyện biên giới như huyện Nậm Pồ. Ngoài ra, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật - công nghệ như máy tính, máy in, hệ thống mạng và các phần mềm chuyên ngành, để tạo hạ tầng kỹ thuật cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai phục vụ, hỗ trợ tốt để người dân dễ dàng thực hiện các quyền đúng theo quy định của pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Hà Nội. 2. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015, Hà Nội. 3. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Hà Nội. 4. Quốc hội (2014), Luật Công chứng năm 2014, Hà Nội. 5. Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Hà Nội. 6. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/06/2016 hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội. 7. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, Hà Nội. 8. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014, Hà Nội. 9. Chính phủ (2013), Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có hiệu lực ngày 25/02/2013, Hà Nội. 10. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2014), văn bản số 8298/NHNo-HSX ngày 08/12/2014 cửa tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Nga (2015), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 12. Nguyễn Như Quỳnh (2003), Quy định về thế chấp quyền sử dụng đất - những bất cập và đề xuất hoàn thiện, Tạp chí Luật học, Số chuyên đề. 13. Lê Thúy Bình (2016), Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 14. Dương Thị Ngọc Anh (2015), Pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay bằng biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất ở, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 15. Phan Hồng Điệp (2012), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong các tổ chức tín dụng - thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Nga (2008), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Hoạt (2004), "Một số vấn đề về thế chấp quyền sử dụng đất", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2. 18. Lê Thị Thu Thuỷ (2004), "Thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng: Những vướng mắc cần khắc phục", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_thuc_trang_hoat_dong_the_chap_quyen_su_dun.pdf
Tài liệu liên quan