Luận văn Nghiên cứu các phương pháp tính toán độ tương tự của văn bản luật Tiếng Việt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN ĐÌNH MẠNH NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TƯƠNG TỰ CỦA VĂN BẢN LUẬT TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH HÀ NỘI, 12/2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN ĐÌNH MẠNH NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TƯƠNG TỰ CỦA VĂN BẢN LUẬT TIẾNG VIỆT Ngành: Khoa học máy tính Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã Số: 8480101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN K

pdf53 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 07/01/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nghiên cứu các phương pháp tính toán độ tương tự của văn bản luật Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHƯƠNG THÁI HÀ NỘI, 12/2020 MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 6 LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 7 DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .............................................................................. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 9 DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ................................................................................ 10 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................... 12 1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 12 1.2. Mục đích đề tài ............................................................................................ 12 1.3. Đối tượng đề tài ........................................................................................... 13 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13 CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC NỀN TẢNG ..................................................................... 14 2.1. Đặc điểm của văn bản tiếng Việt ................................................................ 14 2.1.1. Cấu tạo từ tiếng Việt............................................................................. 14 2.1.2. Biến hình từ tiếng Việt ......................................................................... 15 2.1.3. Từ đồng nghĩa ....................................................................................... 15 2.1.4. Đặc điểm chính tả ................................................................................. 15 2.2. Đặc điểm của văn bản Luật tiếng Việt ........................................................ 16 2.3. Sự khác nhau giữa văn bản tiếng Việt và văn bản luật tiếng Việt .............. 17 2.4. Tổng quan về bài toán đô độ tương tự văn bản ........................................... 17 2.4.1. Khái niệm về độ tương tự văn bản ....................................................... 17 2.4.2. Ứng dụng của bài toán đo độ tương tự giữa hai văn bản. .................... 18 2.5. Phương pháp dựa trên thống kê. ................................................................. 18 4 2.5.1. Khái niệm ............................................................................................. 18 2.5.2. Độ đo tương tự Jaccard ........................................................................ 19 2.5.3. Độ đo TF-IDF ....................................................................................... 19 2.6. Phương pháp dựa trên mạng nơron học sâu. ............................................... 19 2.6.1. Khái niệm học sâu ................................................................................ 19 2.6.2. Một số ứng dụng của học sâu (Deep Learning) ................................... 20 2.6.3. Một số phương pháp theo hướng tiếp cận học sâu ............................... 22 2.6.3.1. Mô hình biểu diễn từ bằng vector (Word2Vec). .................................. 22 2.6.3.2. Học chuyển (Transfer Learning) .......................................................... 29 CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TƯƠNG TỰ GIỮA CÁC VĂN BẢN 33 3.1. Tiền xử lý dữ liệu ........................................................................................ 33 3.2. Vector hóa văn bản và tính độ tương tự văn bản ........................................ 33 3.2.1. Mộ số phương pháp theo tiếp cận thống kê ......................................... 33 3.2.2. Phương pháp học sâu ............................................................................ 38 3.2.2.1. Sử dụng Word2Vec .............................................................................. 38 3.2.2.2. Học biểu diễn vector cho các văn bản .................................................. 39 3.2.2.3. Áp dụng học chuyển (transfer learning) để tăng chất lượng vector biểu diễn văn bản ............................................................................................................. 40 3.3. Đánh giá mô hình ........................................................................................ 40 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ........................................................... 42 4.1. Môi trường thực nghiệm và các công cụ sử dụng trong thực nghiệm ........ 42 4.2. Dữ liệu ......................................................................................................... 42 4.2.1. Thu thập dữ liệu.................................................................................... 42 4.2.2. Xử lý dữ liệu ......................................................................................... 43 4.3. Thực nghiệm ............................................................................................... 43 5 4.3.1. Thực nghiệm với Phương pháp Jacard ................................................. 44 4.3.2. Thực nghiệm với phương pháp TF-IDF ............................................... 44 4.3.3. Thực nghiệm với phương pháp Word2Vec .......................................... 44 4.3.4. Thực nghiệm với phương pháp Doc2Vec ............................................ 45 4.3.5. Phương pháp học chuyển ..................................................................... 45 4.4. Kết quả ........................................................................................................ 45 4.4.1. Đánh giá các phương pháp trên văn bản tiếng Anh ............................. 45 4.4.2. Đánh giá các phương pháp với truy vấn là 1 văn bản .......................... 45 4.4.3. Đánh giá các phương pháp với truy vấn là 1 đoạn văn ngắn. .............. 49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÔNG VIỆC TRONG TƯƠNG LAI ......................... 51 5.1. Kết luận ....................................................................................................... 51 5.2. Công việc trong tương lai ............................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 52 6 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS. TS Nguyễn Phương Thái, người đã định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn cao học này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghịm quý báu trong suốt khóa học của tôi. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới nhưng người thân, bạn bè luôn ở bên cạnh, động viên, chia sẻ cùng tôi trong quá trình học cao học cũng như quá trình thực hiện luận văn cao học. Xin chân thành cảm ơn! 7 LỜI CAM ĐOAN Tôi- Nguyễn Đình Mạnh – cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của PGS. TS Nguyễn Phương Thái. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không sao chép toàn văn của bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2020 8 DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Kí hiệu Giải thích CNTT Công Nghệ Thông Tin NLP Neuro – Linguistic – Programming RNN Recurrent Neural Network LSTM Long Short Term Memory networks PCFG Probabilistic Context Free Grammar AI Artificial intelligence DNN Deep Neural Network 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Biểu diễn văn bản theo TF.................................................................................... 35 Bảng 2:Biểu diễn văn bản theo IDF ................................................................................... 37 Bảng 3: Thống kê dữ liệu của văn bản luật ....................................................................... 43 Bảng 4: So sánh kết quả 2 phương pháp Word2Vec và Doc2Vec. .................................. 45 Bảng 5: Kết quả các phương pháp theo tiếp cận thống kê. ............................................... 46 Bảng 6: Kết quả các phương pháp theo tiếp cận học sâu. ................................................. 46 Bảng 7: Kết quả của các phương pháp học chuyển cải tiến và chưa có cải tiến ............... 47 Bảng 8: Kết quả các phương pháp theo tiếp cận thống kê và học sâu. .............................. 50 10 DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình Word2Vec .......................................................................................... 23 Hình 2.2: Mô hình Skip-gram dạng tổng quát .................................................................. 23 Hình 2.3: Minh họa đầu vào và đầu ra của mô hình Skip-gram ....................................... 24 Hình 2.4: Minh họa đầu vào và đầu ra của mô hình CBOW............................................ 25 Hình 2.5: Mô hình CBOW dạng tổng quát ....................................................................... 26 Hình 2.6: Mô hình học chuyển ......................................................................................... 29 11 MỞ ĐẦU Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã đề ra các nhiệm vụ cải cách nền tư pháp của nước ta, trong đó có nhiệm vụ “đổi mới thủ tục hành chính trong cơ quan tư pháp tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; từng bước thực hiện việc công khai hóa các bản án”. Thực hiện theo chỉ đạo này các văn bản Luật đã được số hóa và phổ biến đến người dân ngày một nhiều. Lãnh đạo ngành Tòa án cũng chỉ đạo sát sao việc ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công việc của ngành Tòa án, cụ thể là việc phần mềm Công khai bản án đã được ra đời cung cấp bản án tới người dân, để họ có thể tìm kiếm các bản án có trường hợp pháp lý tương tự trường hợp mình đang gặp phải. Họ có thể biết trược được kết quả của việc kiện tụng, khi đó thay vì phải đưa vụ việc ra Tòa thì một giải pháp khả thi hơn đó là hòa giải để 2 bên đều có lơi, cũng là giảm bớt áp lực công việc cho ngành Tòa án. Để làm được như vậy thì phần mềm cần phải hỗ trợ người dùng nhiều hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc tra cứu theo từ khóa cơ bản mà phải hỗ trợ việc tra cứu theo nội dung ngữ nghĩa của văn bản. Hiện nay, cũng có một vài công trình nghiên cứu để xuất các phương pháp khác nhau để xác định độ tương đồng của văn bản tiếng Việt song vẫn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn so với các công trình nghiên cứu trên văn bản tiếng Anh. Do đặc điểm của từ tiếng Việt cũng có nhiều điểm khác với tiếng Anh, đặc biệt là văn bản Luật tiếng Việt. Việc xử lý văn bản và xây dựng kho ngữ liệu chuẩn và đầy đủ là một thách thức lớn. Vì những lý do này, chúng tôi đã chọn đề tài luận văn là “Nghiên cứu các phương pháp tính toán độ tương tự của văn bản luật tiếng Việt” nhằm nghiên cứu các phương pháp đo độ tương tự và thử nghiện các mô hình tính toán độ tương tự, từ đây đưa ra để xuất mô hình phù hợp nhất với miền dữ liệu văn bản luật tiếng Việt. Nội dung luật văn gồm:  Chương 1. Giới thiệu tổng quan luận văn, mục đích và nội dung nghiên cứu.  Chương 2. Đưa ra một cái nhìn tổng quan về các kiến thức nền tảng trong bài toán đo độ tương tự giữa các văn bản.  Chương 3. Các phương pháp tính toán độ tương tự cho miền dữ liệu văn bản Luật tiếng Việt.  Chương 4. Thể hiện chi tiết về tập dữ liệu được sử dụng, các cài đặt cho thực nghiệm và kết quả của thực nghiệm.  Chương 5. Tóm tắt lại công việc của luận văn và đưa ra các công việc trong tương lai. 12 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã đề ra các nhiệm vụ cải cách nền tư pháp của nước ta, trong đó có nhiệm vụ “đổi mới thủ tục hành chính trong cơ quan tư pháp tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; từng bước thực hiện việc công khai hóa các bản án”. Thực hiện theo chỉ đạo này, các văn bản Luật đã được số hóa và phổ biến đến người dân ngày một nhiều. Tuy nhiên, việc khai thác các thông tin tài liệu pháp lý cũng gặp rất nhiều khó khăn do các phần mềm mới chỉ dừng lại ở mức cho phép người dùng tìm kiếm theo từ khóa, phân loại tố tụng mà chưa cung cấp được một công cụ tìm kiếm theo tình huống pháp lý mà người dân mô tả để đưa ra được văn bản pháp lý (Bản án) có độ tương tự nhất với trường hợp pháp lý mình đang gặp phải. Hay việc đối sánh chính xác văn bản với nhau để tìm ra sự sai sót trong áp dụng pháp luật. Nếu làm được điều này thì sẽ giải quyết được nhưng vấn đề sau: - Thay vì đưa nhau ra Tòa, các bên tham gia vụ việc sẽ tiến hành hòa giải bởi họ biết trước được kết quả nếu đưa vụ án ra xét xử thông qua bản án đã từng giải quyết trước đó. Qua đó giảm bớt áp lực công việc cho ngành Tòa án. - Các nhà quản lý sẽ biết được các bản án đã ra có áp dụng pháp luật đúng hay không thông qua việc đối sánh các bản án với nhau, nếu 2 bản án có độ tương đồng cao mà lại có kết quả xét xử khác nhau như vậy việc áp dụng pháp luật tại 1 trong 2 bản án có vấn đề. Từ đây họ sẽ điều chỉnh để hạn chế oan sai cho người dân, Hiện nay, cũng có một vài công trình nghiên cứu để xuất các phương pháp khác nhau để xác định độ tương đồng của văn bản tiếng Việt song vẫn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn so với các công trình nghiên cứu trên văn bản tiếng Anh. Do đặc điểm của từ tiếng Việt cũng có nhiều điểm khác với tiếng Anh, đặc biệt lại là văn bản Luật tiếng Việt. Việc xử lý văn bản và xây dựng được kho ngữ liệu chuẩn và đầy đủ là một vấn đến lớn. Vì những lý do này, chúng tôi đã chọn tài liệu pháp lý làm miền dữ liệu chính cho luận văn. 1.2. Mục đích đề tài Nghiên cứu tổng quan vấn đề xử lý văn bản tiếng Việt và một số phương pháp đánh giá độ tương tự văn bản tiếng Việt. Nghiên cứu đặc điểm của văn bản luật tiếng Việt, xây dựng mô hình biểu diễn văn bản luật tiếng Việt nhằm cải tiến các phép đo độ tương đồng. Thử nghiệm các phương pháp tính toán độ tương tự văn bản và đề xuất một phương pháp phù hợp nhất với miền dữ liệu văn bản luật tiếng Việt. Xây dựng bộ dữ liệu văn bản luật tiếng Việt (Bản án) phục vụ cho các nghiên cứu về sau. 13 1.3. Đối tượng đề tài Nghiên cứu một số mô hình tính toán độ tương tự văn bản cả về cú pháp và ngữ nghĩa, xác định sự tương đồng của văn bản dựa trên từ, câu và toàn bộ văn bản và ứng dụng trong văn bản luật tiếng Việt. Thực nghiệm các phép đo độ tương tự đang được áp dụng từ đây đề xuất ra phương pháp để cải thiện phép đo độ tương tự với miền dữ liệu văn bản luật tiếng Việt. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về mô hình tính độ tương đồng văn bản, các mô hình biểu diễn văn bản và ứng dụng các mô hình vào việc thử nghiệm các phương pháp đo độ tương tự văn bản luật tiếng Việt. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu xuất tính toán độ tương tự của văn bản luật tiếng Việt. 14 CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC NỀN TẢNG 2.1. Đặc điểm của văn bản tiếng Việt Văn bản tiếng Việt là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết tiếng Việt. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Hay nói cách khác, văn bản tiếng Việt là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó (giấy, bia đá,...). Văn bản bao gồm các tài liệu, tư liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế... như: các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ. Do văn bản được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt vậy nên nó mang mọi đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Việt. 2.1.1. Cấu tạo từ tiếng Việt Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình từ và âm tiết tính, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết [3]. Hai đặc trưng này chi phối toàn bộ toàn bộ tổ chức bên trong của hệ thống ngôn ngữ Việt và cần được chú ý khi xử lý tiếng Việt trên máy tính. a) Tiếng Tiếng là đơn vị cơ sở để cấu tạo lên từ. Tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện. Xét về mặt ý nghĩa, các tiếng có thể chia thành các loại sau [2]: - Tiếng tự thân nó đã có ý nghĩa, thường được quy chiếu vào một đối tượng, khái niệm. Ví dụ: trời, đất, nước, cây, cỏ - Tiếng tự thân nó không có ý nghĩa, không được quy chiếu vào đối tượng, khái niệm nào cả mà chúng thường đi cùng với một tiếng khác có nghĩa và làm thay đổi sắc thái của tiếng đó, ví dụ như: (xanh) lè, (đường) xá, (nắng) nôi - Tiếng tự thân nó không có ý nghĩa nhưng có thể ghép với nhau để tạo thành từ có nghĩa, thường xuyên gặp ở những từ mượn như phéc-mơ-tuya, a-pa-tít, mì-chính... Trong tiếng Việt các tiếng thuộc nhóm đầu tiên chiếm đa số, các tiếng thuộc hai nhóm sau thường chỉ chiếm số ít, đặc biệt là nhóm thứ 3, chúng thường được gọi là tiếng vô nghĩa. b) Từ, cụm từ Từ được cấu tạo từ một hoặc nhiều tiếng. Từ cấu tạo từ một tiếng gọi là từ đơn, ví dụ: tôi, bạn, nhà, hoa Từ cấu tạo bởi nhiều tiếng là từ ghép, giữa các tiếng có mối quan hệ về nghĩa. 15 Từ ghép được phân thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Đối với từ ghép đẳng lập các thành phần cấu tạo từ có mối quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa, ví dụ: ăn nói, bơi lội Đối với từ ghép chính phụ, các thành phần cấu tạo từ có mối quan hệ phụ thuộc với nhau về nghĩa, thành phần phụ có vai trò làm chuyên biệt hóa, tạo sắc thái cho thành phần chính, ví dụ: hoa hồng, đường sắt Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp với nhau theo những quan hệ ngữ pháp nhất định. Ví dụ: - Từ “học” là từ gồm một tiếng. - Từ “đại học” là từ gồm hai tiếng. - Cụm từ “khoa học máy tính” gồm 2 từ hay 4 tiếng. 2.1.2. Biến hình từ tiếng Việt Tiếng Việt không có hiện tượng biến hình từ bằng những phụ tố mang ý nghĩa ngữ pháp bên trong từ như tiếng Anh [3]. Tuy nhiên, tiếng Việt cũng có một số hình thức biến hình như trường hợp thêm từ “sự” trước một động từ để biến nó thành danh từ hay thêm tiếng “hóa” sau một danh từ để biến nó thành động từ tương đương, ví dụ như “lựa chọn” và “sự lựa chọn”, “tin học” và “tin học hóa”. 2.1.3. Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm thanh và phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai [3]. Những từ đồng nghĩa với nhau lập thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. Ví dụ: dễ, dễ dàng, dễ dãi là những nhóm từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa thực chất không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa mà có những khác biệt nhất định. Chính sự khác biệt đó là lí do tồn tại và làm nên sự khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Thông thường các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa, một ngữ cảnh nào đó. Vì thế, một từ có nhiều nghĩa (đa nghĩa) có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. Ví dụ, từ “coi” có thể tham gia vào các nhóm như coi – xem (coi hát, xem hát), coi – giữ (coi nhà, giữ nhà). 2.1.4. Đặc điểm chính tả Đặc điểm chính tả tiếng Việt có ý nghĩa rất quan trọng trong các hệ thống xử lý dữ liệu văn bản. Một số đặc điểm chính tả tiếng Việt cần quan tâm như [3]: - Các tiếng đồng âm: kĩ/kỹ, lí, lý thường bị sử dụng lẫn nhau như: lý luận, lí luận, kĩ thuật, kỹ thuật - Các từ địa phương: một số từ địa phương sử dụng thay cho các từ phổ thông, chẳng hạn: cây kiểng/cây cảnh, đờn/đàn, đậu phộng/lạc - Vị trí dấu thanh: theo quy định đánh dấu tiếng Việt, dấu được đặt trên nguyên âm có ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên, khi soạn thảo văn bản nhiều bộ gõ không tuân thủ 16 nguyên tắc này nên có hiện tượng dấu được đặt ở các vị trí khác nhau, chẳng hạn: toán, tóan, thuý, thúy - Cách viết hoa: theo quy định, chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa, tuy nhiên vẫn tồn tại một số cách viết tuỳ tiện. - Phiên âm tiếng nước ngoài: tồn tại cách viết giữ nguyên gốc tiếng nước ngoài và phiên âm ra tiếng Việt, ví dụ: Singapore/Xin−ga−po. - Từ gạch nối: do cách viết dấu gạch nối tuỳ tiện, không phân biệt được giữa nối tên riêng hay chú thích. Ký tự ngắt câu: sử dụng nhiều loại ký tự đặc biệt như “.”, “;”, “!”, “?”, “” ngăn cách giữa các câu hoặc các vế câu trong câu ghép. 2.2. Đặc điểm của văn bản Luật tiếng Việt a) Khái niệm Văn bản luật tiếng Việt là một bộ phận của văn bản tiếng Việt, nó mang đầy đủ đặc tính của văn bản tiếng Việt. Văn bản luật tiếng Việt hay văn bản pháp luật [4] “là một hình thức để chủ thể mang thẩm quyền thể hiện ý chí, được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết thông qua văn bản, bàn hành qua các hình thức, thủ tục mà pháp luật đã quy định”. Văn bản luật tiếng Việt là được chia làm 03 nhóm gồm: văn bản pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.  Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật [4] là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Có hai cách để nhận biết đâu là một văn bản Quy phạm pháp luật. - Thứ nhất là nhìn vào cách trình bày văn bản, như trong mỗi văn bản luật đều có chứa kèm theo số năm ban hành văn bản hay có mô típ quen thuộc như sau: Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP; điểm a và e khoản 1 Điều 93; khoản 1 Điều 133 - Thứ hai, có thể nhận biết văn bản luật là gì thông qua hai yếu tố là cơ quan ban hành và loại văn bản, cụ thể như sau:  Quốc hội ban hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết.  Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị quyết liên tịch.  Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết.  Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Thông tư và Thông tư liên tịch.   Văn bản áp dụng pháp luật 17 - Thứ nhất, văn bản áp dụng pháp luật ban hành ra dưới dạng quy định do những cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước. Chỉ những chủ thể có có thẩm quyền về những nội dung trong văn bản do pháp luật quy định mới có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Nếu văn bản áp dụng pháp luật mà nội dung ban hành xác định về nội dung được ban hành bởi cá nhân hay tổ chức mà pháp luật không quy định về thẩm quyền ban hành thuộc cá nhân hay cơ quan tổ chức ban hành đó thì văn bản áp dụng pháp luật đó không có hiệu lực pháp luật. - Thứ hai, văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý dưới các dang hình thức nhất định nhất định như: bản án, quyết định, lệnh, - Hình thức của văn bản pháp luật bao gồm tên gọi và thể thức của văn bản pháp luật. Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì tên gọi do pháp luật quy định, tùy thuộc vào tính chất công việc mà văn bản áp dụng pháp luật có tên gọi khác nhau, đồng thời thông qua tên gọi của văn bản áp dụng pháp luật ta có thể nhận biết được cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật đó.  Văn bản hành chính - là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. - Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý, như: quyết định nâng lương, quyết định kỉ luật, thông báo, giấy mời họp... 2.3. Sự khác nhau giữa văn bản tiếng Việt và văn bản luật tiếng Việt Văn bản luật tiếng Việt là bộ phận của văn bản tiếng Việt do đó nó mang đầy đủ đặc tính của văn bản tiếng Việt, chỉ khác nó chứa nhiều thuật ngữ pháp lý. Những thuật ngữ dùng để chỉ về những khái niệm thường dùng trong khoa học pháp lý hoặc các văn bản pháp luật và dùng để chỉ, mô tả một cách khái quát nhất, cô đọng nhất các hiện tượng, nội dung, trạng thái pháp lý. Thuật ngữ pháp lý cốt lõi chính là những định nghĩa, khái niệm về các hiện tượng, sự vật trong hệ quy chiếu pháp luật. Thuật ngữ pháp lý có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các quy định của pháp luật. 2.4. Tổng quan về bài toán đô độ tương tự văn bản 2.4.1. Khái niệm về độ tương tự văn bản Độ tương tự văn bản (document similarity) hay khoảng cách giữa các văn bản là một trong những bài toán trọng tâm của truy hồi thông tin (information retrieval) [11]. Việc đo lường mức độ giống nhau của các văn bản đóng một vai trò quan trọng trong nhiều bài toán như: tìm kiếm thông tin dựa trên nội dung của tài liệu [12], phân nhóm tài liệu dựa vào sự tương đồng về nội dung [13][14], Độ tương tự văn bản là một đại lượng dùng 18 để so sánh hai hay nhiều tài liệu văn bản với nhau. Đại lượng này đặc trưng cho mức độ liên quan về ngữ nghĩa giữa các văn bản. Xét ví dụ gồm hai câu “Tôi thích xem phim” và “Tôi yêu phim”, Có thể thấy rằng hai câu trên có độ tương đồng về ngữ nghĩa rất cao. Theo tác giả Nguyễn Kim Anh [5] thì độ tương tự giữa hai văn bản ngoài việc so khớp từ đơn giản, điểm tương tự còn được xác định dựa trên số đơn vị từ vựng xuất hiện ở cả hai văn bản. Đặc biệt cần phải quan tâm tới hiện tượng đồng nghĩa của từ, tầm quan trọng của từ như tần suất xuất hiện, vị trí xuất hiện của từ và câu trong văn bản. Để xem xét độ tương tự văn bản, ta cần xét văn bản ở trong 2 khía cạnh là độ tương tự giữa từ của hai văn bản và độ tương tự về ngữ nghĩa.  Độ tương tự của từ là khái niệm thể hiện tỷ lệ dựa trên tập từ chung của hai văn bản.  Độ tương tự ngữ nghĩa là khái niệm thể hiện tỷ lệ dựa trên sự giống nhau về nội dung ý nghĩa của tập các văn bản. Độ tương tự về ngữ nghĩa giữa 2 văn bản thể hiện mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ, các câu trong văn bản. Theo tác giả Đỗ Thị Thanh Nga thì độ tương tự ngữ nghĩa là khái niệm thể hiện tỷ lệ dựa trên sự giống nhau về nội dung ý nghĩa của tập các tài liệu hoặc các thuật ngữ trong một danh sách các thuật ngữ [1]. Độ tương đồng ngữ nghĩa phản ánh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu và các tài liệu văn bản. Xét hai văn bản d1 và d2. Mục tiêu của luận văn này nhắm đến việc đo lường giá trị S(d1,d2), thể hiện hiện độ tương tự giữa hai văn bản d1 và d2. Giá trị S càng cao thì sự giống nhau về ngữ nghĩa của hai văn bản càng cao. 2.4.2. Ứng dụng của bài toán đo độ tương tự giữa hai văn bản. Bài toán đo độ tương tự giữa văn bản và văn bản được cả thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất lâu trong các ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các lĩnh vực liên quan. Các ứng dụng phải kể đến như tìm kiếm thông tin, các tài liệu liên quan sẽ được xếp hạng theo thứ tự của độ tương tự. Ngoài ra, độ tương tự văn bản còn được ứng dụng cho bài toán phân lớp văn bản, tóm tăt văn bản, bài toán xác định đạo văn... Gần đây nhất là bài toán hỗ trợ pháp lý cũng đặc biệt được quan tâm và nghiên cứu. Các phép đo độ tương tự giữa văn bản và văn bản chủ yếu dựa trên hai tiếp cận chính là các tiếp cận thống kê và các tiếp cận dựa trên mạng nơron học sâu (deep learning) 2.5. Phương pháp dựa trên thống kê. 2.5.1. Khái niệm Các phương pháp theo tiếp cận thống kê đánh giá độ tương tự giữa hai văn bản dựa trên tần suất xuất hiện của các từ trong câu. Độ tương tự đo được tỷ lệ thuận với kích thước của tập từ chung giữa hai văn bản. Một số phương pháp tiêu biểu theo tiếp cận này như: các phương pháp sử dụng độ đo Cosine, độ đo khoảng cách Eclide, Manhattan, phương pháp độ đo Jaccard, phương pháp TF-IDF[19], Các phương pháp này tốc độ 19 xử lý nhanh, tốn ít chi phí nhưng độ chính xác không cao về mặt ngữ nghĩa, do chưa quan tâm đến ngữ nghĩa trong văn bản mà chỉ quan tâm đến số lượng từ chung giữa hai văn bản. 2.5.2. Độ đo tương tự Jaccard Đây là một trong những độ đo đầu tiên được sử dụng để đánh giá mức độ tương đồng ngữ nghĩa giữa các văn bản bằng cách so khớp mức độ trùng lặp giữa các từ của hai văn bản với nhau. Ưu điểm của phương pháp này là tốc độ nhanh và không cần phải huấn luyện mô hình trước. Nhược điểm của phương pháp này là không so khớp được mức độ ngữ nghĩa giữa các văn bản cũng như không biết được mức độ quan trọng khác nhau của các từ trong văn bản. Chi tiết về phương pháp này được trình bày trong phần sau của luận văn. 2.5.3. Độ đo TF-IDF Đây là độ đo rất nổi tiếng, được sử dụng trong nhiều bài toán NLP và khai phá dữ liệu dạng văn bản với mục đích: tính weight (độ quan trọng) của từ (word) trong một văn bản cụ thể, văn bản đó nằm trong một tập nhiều văn bản khác nhau. Cách tiếp cận này được sử dụng rộng rãi bởi tốc độ tính toán nhanh và kết quả nó đem lại cũng khá tốt. Nó thường đư...n Ở đây ta mô tả tài liệu như một vector. Một tập hợp các tài liệu được mô hình hóa thành các vector trong không gian vector. Mỗi từ trong không gian vector sẽ có trục của riêng nó. Bằng cách sử dụng công thức ở trên, chúng ta có thể tìm ra độ tương đồng của bất kì tài liệu nào. Mô hình hóa Doc3 thành vector và tính TF*IDF ta có bảng sau: TF IDF TF*IDF Mùa 0.2 0 0 Thu 0.2 1 0.2 Lá 0.2 0 0 Vàng 0.2 1.693 0.3386 Rơi 0.2 1.693 0.3386 Ta có: 38 Cosine Similarity(Doc3, Doc1) = 𝑫𝒐𝒄𝟑 .𝑫𝒐𝒄𝟏 |𝑫𝒐𝒄𝟑|∗|𝑫𝒐𝒄𝟏| = 0.3854 Dot Product(Doc3, Doc1) = (0*0 + 0.2*1.693 + 0*0 + 0.3386*0.237 + 0.3386*0.237) = 0.3386 |Doc3| = √(02 + 0.22 + 02 + 0.33862 + 0.33862) 2 = 0.5189 |Doc1| = √(02 + 1.6932 + 02 + 02 + 02) 2 = 1.693 Cosine Similarity(Doc3, Doc2) = 𝑫𝒐𝒄𝟑 .𝑫𝒐𝒄𝟐 |𝑫𝒐𝒄𝟑|∗|𝑫𝒐𝒄𝟐| = 0.5572 Dot Product(Doc3,Doc2) = (0*0 + 0.2*1.693 + 0*0 + 0.3386*0 + 0.3386*0) = 0.499 |Doc3| = √(02 + 0.22 + 02 + 0.33862 + 0.33862) 2 = 0.5189 |Doc2| = √(02 + 1.6932 + 02 + 0.2372 + 0.2372) 2 = 1.7258 Doc3-Doc1 Doc3-Doc2 Cosine Similarity 0.3854 0.5572 Bảng trên cho thấy độ tương tự tính theo độ đo cosine giữa Doc3 với Doc2 có giá trị cao hơn giữa Doc3 với Doc1. Điều này thể hiện Doc2 chia sẻ nhiều thông tin chung với Doc3 hơn Doc1. Sau khi văn bản được tách từ, ta tiến hành xây dựng từ điển các từ xuất hiện trong từng văn bản. Dựa trên từ điển vừa tạo ra, ta tiến hành tạo vector lưu trữ số lần xuất hiện của từ trong mỗi văn bản. Số lượng từ có trong từ điển phụ thuộc vào số lượng từ trong toàn bộ tập văn bản. Sau đó thực hiện tính TF-IDF của từng văn bản và sử dụng độ đo cosine để tính độ tương tự giữa văn bản mẫu với các văn bản để đưa ra 10 văn bản có độ tương tự nhất với văn bản mẫu. 3.2.2. Phương pháp học sâu Ý tưởng chính của phương pháp này là biểu diễn văn bản dưới dạng 1 vector với số chiều cố định như 300 hoặc 500. Sau đó tính độ tương tự giữa các văn bản thông qua các vector văn bản đó bằng cách sử dụng độ đo cosine. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một số phương pháp biểu diễn văn bản bằng các vector ngữ nghĩa. 3.2.2.1. Sử dụng Word2Vec Như đã trình bày ở phần 2, Word2Vec là phương pháp học biểu diễn các từ dưới dạng vector và các từ này mang ngữ nghĩa trong các ngữ cảnh cụ thể. Một trong những cách đơn giản nhất để biểu diễn văn bản dưới dạng vector là lấy tổng vector của các từ trong văn bản đó, như công thức dưới đây, trong đó Ei là vector của từ i trong văn bản: 39 �⃗�𝐷𝑜𝑐 = ∑�⃗�𝑖 Nhưng trong 1 văn bản, giá trị của các từ là khác nhau, có những từ quan trọng mang ý nghĩa chính của cả đoạn, có những từ ít quan trọng hơn, vì thế một phương pháp sử dụng thêm giá trị TF-IDF của các từ được đưa ra. Vector của văn bản được biểu diễn bằng tổng của các vector từ nhân mới giá trị TF-IDF của chúng, được tính bởi công thức dưới đây �⃗�𝐷𝑜𝑐 = ∑𝑇𝐹 − 𝐼𝐷𝐹(𝑖) × �⃗�𝑖 Trong đó, TF-IDF(i) là giá trị TF-IDF của từ thứ i, và Ei là vector của từ thứ i trong văng bản. 3.2.2.2. Học biểu diễn vector cho các văn bản Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp học trực tiếp biểu diễn vector cho văn bản gọi là mô hình Doc2Vec [8], nó tương tự như mô hình Word2Vec, nhưng thay vì biểu diễn từ thành những vector, phương pháp Doc2Vec biểu diễn văn bản thành những vector tương ứng. Khác với cấp độ từ, cấp độ văn bản không có những cấu trúc logic như từ ngữ.  Doc2Vec được chia làm 2 model chính là: DBOW và DM - DBOW (distributed bag of words)[8]: Mô hình này đơn giản là không quan tâm thứ tự các từ, training nhanh hơn, không sử dụng local-context/neighboring. Mô hình chèn thêm 1 “word” là ParagraphID, ParagraphID này đại diện cho văn bản được training. Sau khi training xong có thể hiểu các vector ParagraphID này là vector nhúng của các văn bản. Mô hình DBOW dạng tổng quát - DM (distributed memory)[8]: xem một paragraph là một từ, sau đó nối từ này vào tập các từ trong câu. Trong quá trình training, vector của paragraph và vector từ đều được update. 40 Mô hình DM dạng tổng quát 3.2.2.3. Áp dụng học chuyển (transfer learning) để tăng chất lượng vector biểu diễn văn bản Hai phương pháp DBOW và DM ở trên giúp ta học được 1 vector cho văn bản trực tiếp từ dữ liệu huấn luyện, nhưng nó chỉ tốt và hiệu quả khi dữ liệu huấn luyện đủ lớn, thường cần tới vài triệu văn bản hoặc chục triệu, thậm chí trăm triệu văn bản. Đây thực sự là một khó khăn cho những miền cụ thể, đặc biệt là trong miền luật, số lượng các văn bản lại rất hạn chế, trong nghiên cứu này bộ dữ liệu thu thập gồm có 25,000 văn bản. Đây là một vấn đề không chỉ cho bài toán này nói riêng mà trong nhiều bài toán học máy khác nói chung đều phải đối mặt với vấn đề thiếu dữ liệu, ví dụ như bài toán dịch máy, gán nhãn dữ liệu, tóm tắt văn bản. Để giải quyết cho vấn đề này, phương pháp học chuyển (transfer learning) [9] đã được đưa ra và đem lại nhiều kết quả hứa hẹn trong nhiều ứng dụng. Trong đó bài toán đo độ tương tự giữa các văn bản cũng không phải là ngoại lệ. Ý tưởng của phương pháp này là tận dụng tri thức học được từ các miền dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng cho các miền dữ liệu hạn chế. Để áp dụng phương pháp học chuyển cho bài toán đo độ tương tự giữa các văn bản luật tiếng Việt chúng tôi thực hiện đơn giản như sau:  Bước 1: Thu thập dữ liệu các văn bản từ trên internet như các bài báo trên wikipedia, trên các trang báo mạng như baomoi, vnexpress,... Tại bước này ta sẽ thu thập được 1 lượng lớn các văn bản tiếng Việt gồm nhiều các chủ đề khác nhau.  Bước 2: Tiền xử lý dữ liệu và huấn luyện mô hình vector hóa cho các văn bản thu được ở bước 1 bằng 2 mô hình DBOW và DM.  Bước 3: Sử dụng mô hình đã huấn luyện ở bước 2 để tiếp tục huấn luyện trên dữ liệu miền luật (fine-tuning) ở đây là trên 25,000 văn bản luật tiếng Việt đã được thu thập. 3.3. Đánh giá mô hình Để đánh giá độ chính xác của các phương pháp đo độ tương tự giữa các văn bản đầu tiên chúng tôi xây tập dữ liệu kiểm thử (testing) như sau. Chúng tôi tạo 150 mẫu dữ liệu 41 được thực hiện bởi 10 chuyên gia (Thẩm phán) có chuyên môn luật tốt, những người đã làm việc nhiều năm với các văn bản luật (Bản án). Mỗi mẫu dữ liệu gồm 1 văn bản luật (bản án) được chọn ngẫu nhiên, sau đó các chuyên gia sẽ lựa chọn 10 văn bản luật khác tương đồng nhất trong tổng số 25.000 văn bản luật khác. Một ràng buộc khi lựa chọn các văn bản tương đồng là không được lựa chọn các văn bản quá giống với văn bản đưa ra về mặt từ vựng. Mục đích khi xây dựng tập kiểm thử này là chúng tối muốn nhắm đến việc đánh giá các mô hình đo độ tương tự giữa các văn bản dựa trên ngữ nghĩa của chúng. Bởi bộ dữ liệu 25.000 văn bản luật trên chủ yếu là bản án mà bản án theo tôi đánh giá và thống kê thì có rất nhiều bản án có số lượng từ chung tuy nhiên nó lại không có độ tương đồng. Khi đã có tập dữ liệu kiểm thử như trên, chúng tôi đánh giá các mô hình dựa trên các phương pháp sau:  Phương pháp đo độ chính xác được trình bày như công thức dưới đây: Độ ℎồ𝑖 𝑡ưở𝑛𝑔 = |{𝑣ă𝑛𝑏ả𝑛𝑙𝑖ê𝑛𝑞𝑢𝑎𝑛} ∩ {𝑣ă𝑛𝑏ả𝑛𝑡𝑟ả𝑣ề}| |{𝑣ă𝑛𝑏ả𝑛𝑙𝑖ê𝑛𝑞𝑢𝑎𝑛}| Công thức trên đếm xem các mô hình học máy trả về bao nhiêu văn bản đúng so với tập kết quả được chuẩn bị bởi các chuyên gia, trong đó {văn bản liên quan} là 1 tập văn bản liên quan tới văn bản truy vấn được chọn lựa bởi các chuyên gia, {văn bản trả về} là tập văn bản liên quan tới văn bản truy vấn được đưa ra bởi các mô hình tính toán độ tương tự giữa các văn bản. Trong phương pháp này, kết quả độ hồi tưởng sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Bằng 0 nghĩa là mô hình rất tệ, 1 nghĩa là mô hình rất tốt, trả về kết quả giống như con người truy vấn. lớn hơn hoặc bằng 0.5 là 1 ngưỡng chấp nhận được. Kết quả cuối cùng được tính dựa trên trung bình của 150 mẫu dữ liệu. Ngoài đánh giá các mô hình dựa trên độ hồi tưởng, chúng tôi còn nhờ các chuyên gia luật, những người đã hỗ trợ xây dựng 150 mẫu dữ liệu thử nghiệm đánh giá lại kết quả mà các mô hình trả ra. Từ đây đưa ra những điều chỉnh các hyper-parameter cho phù hợp nhằm nâng cao độ chính xác. 42 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 4.1. Môi trường thực nghiệm và các công cụ sử dụng trong thực nghiệm Cấu hình phần cứng, phần mềm đi kèm thực nghiệm được sử dụng trong luận văn. CPU: Intel Core i5 8600 Ram: 16 GB Card: GTX 1080Ti Hệ điều hành: Windows 10 4.2. Dữ liệu 4.2.1. Thu thập dữ liệu Để thực nghiệm các phương pháp đo độ tương tự giữa các văn bản luật tiếng Việt, chúng tôi đã thu thập được 25.000 văn bản pháp luật từ nguồn các bản án và thu thập thêm một số bài báo pháp luật. Một số con số thống kê cho tập dữ liệu này được thể hiện ở Bảng 3. Ngoài ra, như đề cập ở phần 3.2.2.3, để phục vụ cho phương pháp học chuyển, chúng tôi cũng thu thập dữ liệu từ nguồn wikipedia và các trang báo điện tử như baomoi.com. Thống kê dữ liệu được mô tả trong Bảng 3. Để đánh giá các mô hình đo độ tương tự văn bản chúng tôi nhờ 10 chuyên gia, nhờ họ tách ra 150 văn bản được lấy ngẫu nhiên từ tập 25.000 văn bản luật ở trên rồi nhờ 10 chuyên gia tìm các văn bản liên quan như đã trình bày ở phần 3.5 để làm tập kiểm thử. Các chuyên gia sử dụng phần mềm số hóa bản án để từ 1 văn bản mẫu tìm ra các văn bản có độ liên quan. Các bản án trong phần mềm số hóa đã được gán nhãn theo loại án như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân Gia đình, Lao động,.. với loại án cụ thể thì các bản án cũng được phân loại theo tội danh áp dụng cụ thể. Do đó, với 1 văn bản mẫu sau khi các chuyên gia đọc sẽ biết được văn bản mẫu là loại án nào và áp dụng điều luật chính nào. Như vậy việc xây dựng tập dữ liệu mẫu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì với 1 bản án mẫu thì chỉ có dưới 500 bản án cùng loại. Mặc dù các văn bản mà tôi thu thập được đều đã được gán nhãn nhưng tôi không sử dụng trong thời điểm này bởi các lý do sau: - Tôi quan tâm nhiều đến độ chính xác của độ tương tự văn bản hơn là tốc độ xử lý của phương pháp. - Thứ hai là trong 150 mẫu thử này bao gồm các loại án khác nhau tùy thuộc vào việc lựa chọn của các chuyên gia. Do đó, nếu sử dụng các nhãn có sẵn của văn bản dẫn đến khi văn bản mẫu đưa vào thử nghiệm cũng phải biết trước là văn bản đó thuộc loại án nào. - Thứ ba là đề tài nghiên cứu độ tương tự của văn bản luật tiếng Việt với mục đích ứng dụng vào xây dựng chương trình tìm kiếm văn bản tương đồng nhất với tình huống pháp lý mà người dân gặp phải, mà người dân họ chỉ có thể miêu tả tình 43 huống pháp lý mình gặp phải chứ họ không có kiến thức chuyên sâu để có thể phân loại xem tình huống pháp lý mình đang gặp phải là loại án nào. 4.2.2. Xử lý dữ liệu Để thực nghiệm các phương pháp đo độ tương tự giữa các văn bản luật tiếng Việt, chúng tôi đã thu thập được 25.000 văn bản pháp luật từ nguồn các bản án và thu thập thêm một số bài báo pháp luật. Một số con số thống kê cho tập dữ liệu này được thể hiện ở Bảng 3. Ngoài ra, như đề cập ở phần 3.2.2.3, để phục vụ cho phương pháp học chuyển, chúng tôi cũng thu thập dữ liệu từ nguồn wikipedia và các trang báo điện tử như baomoi.com. Thống kê dữ liệu được mô tả trong Bảng 3. Trước khi thống kê, chúng tôi đã thực hiện tiền xử lý dữ liệu như đã trình bày ở phần trên gồm các thao tác:  Chuyển văn bản sang dạng chữ in thường.  Tách từ sử dụng hàm word_tokenize trong thư viện nltk của python.  Xóa bỏ từ dừng.  Xóa bỏ các kí tự đặc biệt, chỉ giữ chữ cái, số, dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than. (Để thống kê số câu trong 1 văn bản chúng tôi sử dụng hàm sent_tokenize trong thư viện nltk của python). Văn bản luật Văn bản từ Wikipedia Văn bản từ baomoi.com Số văn bản 25.000 500.000 500.000 Số câu trung bình trên 1 văn bản 50 60 65 Số từ trung bình trên 1 văn bản 1200 1400 2000 Bảng 3: Thống kê dữ liệu của văn bản luật và văn bản khác được thu thập trên internet. 4.3. Thực nghiệm Để so sánh kết quả của các phương pháp đo độ tương tự giữa các văn bản đã trình bày ở phần trên: phương pháp Jaccard, phương pháp TF-IDF, phương pháp Word2Vec, phương pháp Doc2Vec, phương pháp học chuyển, chúng tôi thực nghiệm các phương pháp trong 3 trường hợp sau:  Trường hợp 1: Đánh giá các phương pháp trên văn bản tiếng Anh. Trong nghiên cứu của tác giả Gidi Shperber công bố năm 2017 [18], tác giả đã thực nghiệm hai phương pháp Word2Vec và Doc2Vec trên tập dữ liệu gồm 100K bài viết về kho văn bản, liên quan đến chủ đề của các khách hàng. Kết quả mà Gidi Shperber thu được với phương 44 pháp Word2Vec cho độ chính xác khoảng 70% còn Doc2Vec đạt độ chính xác 74%, theo Gidi Shperber thì đây là kết quả tốt nhất từ trước đến nay. Đây là lý do chúng tôi chọn các phương pháp Word2Vec và Doc2Vec như trình bày ở phần 3 để thực nghiệm với miền dữ liệu văn bản luật tiếng Việt.  Trường hợp 2: Đánh giá các phương pháp với truy vấn là 1 văn bản: Trong các thực nghiệm này, chúng tôi sẽ đánh giá các phương pháp trên 150 văn bản luật truy vấn, với mỗi văn bản truy vấn các phương pháp sẽ trả về 10 văn bản liên quan nhất và các kết quả trả về này được đánh giá dựa trên hàm tính độ chính xác như đã trình bày ở phần 3.  Trường hợp 3: Đánh giá các phương pháp với truy vấn là 1 đoạn văn ngắn: Trong các thực nghiệm thuộc trường hợp này, chúng tôi sẽ đánh giá các phương pháp trên 150 đoạn văn truy vấn. Mỗi đoạn văn truy vấn có thể gồm 1 câu hoặc 1 đoạn ngắn. Trong thực nghiệm chúng tôi giới hạn độ dài đoạn văn truy vấn trong khoảng 10 từ đến 50 từ, bởi vì nếu đoạn truy vấn quá ngắn thì sẽ rất chung chung và khó đánh giá được kết quả trả về, còn nếu đoạn truy vấn quá dài thì lại gần giống với các thực nghiệm của trường hợp 2 mà chúng tôi đánh giá và không sát với thực tế. Trong thực tế khi người dùng muốn tìm kiếm các bản án nào đó thì họ cũng chỉ nhập 1 lượng thông tin nhất định miêu tả 1 số hành động phạm tội. Tương tự như các thực nghiệm ở trên, với mỗi đoạn văn truy vấn các phương pháp sẽ trả về 10 văn bản là bản án liên quan nhất và kết quả được đánh giá bằng phương pháp tính độ chính xác mà các thực nghiệm ở trên sử dụng. Trong các thực nghiệm của chúng tôi, các phương pháp đều được thực hiện giống nhau trong các trường hợp khác nhau như được trình bày dưới đây. 4.3.1. Thực nghiệm với Phương pháp Jacard Phương pháp này không cần phải huấn luyện trước, trong các trường hợp, với mỗi văn bản hoặc đoạn văn cần truy vấn chúng tôi lặp qua toàn bộ văn bản luật trong kho dữ liệu để tính toán và trả về tập 10 văn bản liên quan nhất với văn bản hoặc đoạn văn truy vấn. 4.3.2. Thực nghiệm với phương pháp TF-IDF Để tăng tốc độ tính toán khi truy vấn, chúng tôi tính toán sẵn giá trị TF-IDF cho các văn bản trong kho ngữ liệu, khi có văn bản cần truy vấn chúng ta chỉ cần tính giá trị TF- IDF của văn bản cần truy vấn và dựa vào đó để trả về những văn bản tương tự với văn bản truy vấn. 4.3.3. Thực nghiệm với phương pháp Word2Vec Để thực hiện phương pháp này chúng tôi dùng thư viện fasttext với mô hình skip- gram để học biểu diễn vector cho các từ. Chúng tôi sử dụng số chiều cho các vector từ là 300, window=5 và min_count=1. Các tham số khác chúng tôi sử dụng giá trị mặc định của mô hình. Chúng tôi thực hiện cả 2 phương pháp đã trình bày ở trên để tính vector cho văn bản là lấy tổng các vector từ và lấy tổng theo giá trị TF-IDF. Kí hiệu của 2 phương pháp này lần lượt là Word2Vec_sum và Word2Vec_TF-IDF. 45 4.3.4. Thực nghiệm với phương pháp Doc2Vec Phương pháp học biểu diễn vector cho các văn bản sử dụng mô hình DBOW và mô hình DM: Cách huấn luyện đã được trình bày ở phần 3.2.2.2, chúng tôi cũng sử dụng thư viện fasttext với số chiều vector là 300 để huấn luyện 2 mô hình này. Trong quá trình huấn luyện, mỗi văn bản sẽ được thêm 1 định danh ở đầu văn bản, ví dụ văn bản 1 sẽ thêm DOCUMENT1, văn bản 2 sẽ thêm DOCUMENT2, ... 4.3.5. Phương pháp học chuyển Phương pháp này đã được trình bày ở phần 3.2.2.3, chúng tôi thực nghiệm trên cả 2 mô hình DBOW và DM, kí hiệu cho 2 mô hình này lần lượt là TL_DBOW và TL_DM. Cài đặt thực nghiệm giống với các thực nghiệm DBOW và DM ở thực nghiệm trước. Trong phương pháp này, chúng tôi sẽ học các biểu diễn văn bản trên lượng lớn văn bản thu thập từ trên mạng trước, sau đó làm mịn mô hình trên tập dữ liệu văn bản luật. 4.4. Kết quả Sau khi thực nghiệm các phương pháp chúng tôi thu được kết quả trong các trường hợp thực nghiệm đã trình bày ở trên: 4.4.1. Đánh giá các phương pháp trên văn bản tiếng Anh Do Gidi Shperber [18] không công bố tập dữ liệu đã thực nghiệm cho 2 phương pháp Word2Vec và Doc2Vec nên chúng tôi không thể chạy lại được thực nghiệm cho văn bản tiếng Anh. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ lấy kết quả của tác giả để so sánh với kết quả chúng tôi chạy trên văn bản luật tiếng Việt với cài đặt mô hình giống như tác giả. Mục đích của các thực nghiệm này để kiểm tra đánh giá xem việc cài đặt, sử dụng các mô hình huấn luyện Word2Vec và Doc2Vec của chúng tôi có đúng không. Bảng 4 thể hiện kết quả so sánh kết quả của 2 phương pháp mà Gidi Shperber thực hiện cùng với đó là kết quả do chúng tôi thực hiện 2 phương pháp đó trên dữ liệu văn bản luật tiếng Việt. Từ kết quả ta thấy độ chính xác của 2 phương pháp trên cho văn bản tiếng Việt không thấp hơn quá nhiều so với văn bản tiếng Anh, lý do thấp hơn có thể do lượng dữ liệu văn bản tiếng Việt nhỏ hơn so với lượng văn bản tiếng Anh (25.000 văn bản so với 100.000 văn bản). Kết quả Phương pháp Gidi Shperber (Văn bản tiếng Anh) Luận văn (Văn bản luật tiếng Việt) Word2Vec 0.7 0.588 Doc2Vec 0.74 0.68 Bảng 4: So sánh kết quả 2 phương pháp Word2Vec và Doc2Vec. 4.4.2. Đánh giá các phương pháp với truy vấn là 1 văn bản Như đã trình bày tại mục 4.3, chúng tôi thực nghiệm các phương pháp trong thực nghiệm này để so sánh kết quả của các phương pháp với nhau. 46 Bảng 5 trình bày kết quả các các phương pháp theo tiếp cận thống kê: Phương pháp Jaccard và phương pháp TF-IDF. Bảng 6 cho kết quả của các phương pháp theo tiếp cận học sâu: các phương pháp Word2Vec, Doc2Vec, và học chuyển dựa trên Doc2Vec. Ta có thể thấy rằng, các phương pháp theo hướng tiếp cận thống kê cho kết quả thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp theo hướng tiếp cận học sâu. Lý do chính là do trong tập test của chúng tôi, các văn bản tượng tự với văn bản truy vấn chủ yếu tương tự về ngữ nghĩa, khá ít trùng lặp về phần từ vựng nên các phương pháp thống kê không thực sự tốt. Nhưng nó rất phù hợp với thực tế khi mà chúng ta mong muốn các kết quả trả về không chỉ tương tự về mặt từ vựng mà còn tương tự về mặt ngữ nghĩa. Phương pháp Jaccard TF-IDF Độ chính xác 0.23 0.35 Bảng 5: Kết quả các phương pháp theo tiếp cận thống kê. Phương pháp Word2Vec Doc2Vec Học Chuyển Sum TF-IDF DBOW DM DBOW DM Độ chính xác 0.525 0.558 0.685 0.676 0.715 0.708 Bảng 6: Kết quả các phương pháp theo tiếp cận học sâu. Ngoài ra, Bảng 6 còn cho chúng ta thấy trong phương pháp sử dụng Word2Vec, việc kết hợp vector các từ theo trọng số TF-IDF để tạo thành vector văn bản hiệu quả hơn so với việc kết hợp các từ theo trọng số như nhau. Thêm vào đó, kết quả cho ta thấy rằng tiếp cận biểu diễn văn bản theo phương pháp Doc2Vec hiệu quả hơn hẳn so với việc biểu diễn dựa trên việc tổng hợp các từ trong văn bản. Cuối cùng, bảng 6 chỉ ra rằng phương pháp học chuyển đã tận dụng được tri thức học từ các nguồn văn bản khác để cải tiến đáng kể chất lượng phương pháp Doc2Vec so với việc chỉ dùng lượng nhỏ dữ liệu thuộc miền luật. Trong đó, tiếp cận DBOW cho kết quả cao hơn 1 chút so với tiếp cận DM. phương pháp DBOW kết hợp với học chuyển cho kết quả tốt nhất với độ hồi tưởng là 0.715, nghĩa là trong 10 văn bản trả về, có khoảng 7 văn bản trùng với tập kết quả được thiết lập bởi các chuyên gia. Kết quả này thêm 1 lần nữa chứng mình rằng kĩ thuật học chuyển rất tốt cho bài toán với dữ liệu hạn chế. Cụ thể là trong bài toán đo độ tương tự giữa các văn bản luật tiếng Việt của chúng tôi. Cải tiến nâng cao độ chính xác Từ những kết quả thực nghiệm ở trên chúng tôi nhận thấy phương pháp học chuyển cho kết quả tốt nhất, trung bình 10 văn bản trả ra thì có 7 văn bản trùng với kết quả được các chuyên gia cung cấp. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa độ chính xác của mô hình, chúng tôi cùng với 5 chuyên gia pháp lý, những người đã tham gia xây dựng 150 mẫu thử ban đầu, kiểm chứng lại các kết quả trả về của mô hình. Các chuyên gia nhận thấy việc kết quả thử nghiệm chỉ có 7 văn bản đúng so với 10 văn bản là do: 47  Một số mẫu sai cũng có độ tương đồng rất lớn với văn bản mẫu đưa vào. Nguyên nhân là do khi xây dựng mẫu thử vẫn còn sót 1 số văn bản có độ tương đồng với văn bản mẫu đưa vào.  Một số văn bản có độ tương đồng rất lớn về tình huống pháp lý, về tập từ chung nhưng chúng lại có một số tình tiết pháp lý có ý nghĩa rất lớn khác nhau ảnh hưởng tới kết quả giải quyết dẫn đến kết quả trả ra có độ tương đồng cao nhưng sau khi chuyên gia xem lại thì độ tương đồng lại thấp. Để khắc phục những vấn đề trên chúng tôi cập nhật lại bộ mẫu thử sau khi chuyên gia đánh giá lại. Ngoài ra, do văn bản luật chủ yếu là bản án vậy nên chúng tôi áp dụng từ điển pháp lý cho bước tách từ bằng phương pháp thống kê, với phương pháp học chuyển tôi huấn luyện mô hình nhiều lần với từ điển pháp lý, bộ luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, luật hành chính, Lý do chúng tôi làm như vậy bởi chúng tôi nhận thấy cấu tạo của văn bản luật tiếng Việt có rất nhiều từ ngữ pháp lý, đặc biệt với bộ dữ liệu thu thập để thực nghiệm, đa phần là bản án, đây là văn bản áp dụng pháp luật vậy nên nó bao gồm rất nhiều từ ngữ pháp lý căn cứ pháp luật. Sau khi cập nhật lại bộ mẫu và huấn luyện mô hình với từ điển pháp lý, bộ luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, Chúng tôi thực nghiệm lại với phương pháp học chuyển và cho kết quả như sau: Phương pháp TL_DBOW TL_DM Cải tiến Ban đầu Cải tiến Ban đầu Độ chính xác 0.765 0.715 0.748 0.708 Bảng 7: Kết quả của các phương pháp học chuyển cải tiến và chưa có cải tiến Bảng 7 cho chúng tôi kết quả so sánh giữa phương pháp học chuyển ban đầu và sau khi cải tiến. Kết quả cho thấy việc cải tiến bằng từ điển pháp lý của chúng tôi đã cho thấy những hiệu quả tích cực ban đầu trong việc đánh giá độ chính xác của phương pháp bằng phương pháp tự động. Dưới đây là ví dụ về 2 bản án có độ tương đồng cao Bản án 1 Trương Quang Nghĩa có mâu thuẫn với anh Nguyễn Văn Quang từ trước, Ngày 16/8/2016 sau khi đi ăn sáng cùng với Nguyễn Văn Hùng và Trương Bá Nghiệp, Nghĩa kể với bạn mình về mâu thuẫn giữa 2 người và rủ 2 người này đi tìm Quang để trả thù. Nghĩa cầm 01 cây mã tấu, điều khiển xe Yamaha Exciter màu xanh chở Nghiệp va Hùng ngồi sau cầm theo 02 cây cơ bida; Khi cả nhóm đi đến ngã 3 đường ấp 1, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh cách quán Ốc Đêm khoảng 500 mét. Nghĩa nhìn thấy Quang đang đứng ở bên lề đường. Nghĩa liền chỉ cho cả nhóm và la lên “Nó kìa”. Hùng và Nghiệp liền bước xuống xe, Nghĩa tay trái cầm mã tấu đi đến chỗ Quang đang đứng. Anh Quang nói “Đừng chém, có gì từ từ nói”, Nghĩa nói “Mày đánh tao mà còn nói chuyện gì” rồi Nghĩa cầm mã tấu chém thẳng vào người, vào đầu của anh Quang. Cùng lúc này, Nghiệp 48 bước xuống xe cầm cây cơ bida đánh vào lưng, đầu anh Quang khoảng 05 đến 06 nhát, anh Quang đứng dậy bỏ chạy được một đoạn thì vấp gã, lúc ngày Nghĩa đuổi kịp dùng mã tấu chém từ phải sang trái trúng vào tay trái của anh Quang làm cánh tay gần đứt lìa. Sau đó cả nhóm bỏ đi, anh Quang được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 115 và phẩu thuật điều trị. Sau khi gây án, các đối tượng bỏ trốn, đến ngày 16/10/2016 thì ra đầu thú tại Công an huyện Bình Chánh. Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 160/2016/PY-TgT ngày 18/8/2016 của Trung tâm pháp y tỉnh B kết luận thương tích của anh Nguyễn Văn Quang như sau: - Vết thương đứt lìa bàn tay trái đã phâu thuật vi phẫu nối bàn tay-cẳng tay; hiện cổ tay có sẹo vòng chu vi cổ tay đang còn chỉ khâu; - Vết thương vùng đầu đã điều trị; hiện vùng đầu phải vết thương để sẹo mờ kích thước (10x0,3)cm. - Thương tích không nguy hiểm đến tính mạng của đương sự. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện là 28%. Kết luận khác: Thương tích do vật tày tác động mạnh gây ra. Cục kim loại do cơ quan điều tra cung cấp có thể gây ra thương tích này. Tại bản Cáo trạng số 05/CTr-VKS ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Viện kiểm sát nhân dân huyện B, thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố bị cáo Trương Quang Nghĩa về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo về tội danh như cáo trạng và đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 2 Điều 104; các điểm b,p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) đề nghị xử phạt bị cáo Trương Quang Nghĩa từ 02 năm 06 tháng đến 03 năm tù. Bản án 2 Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 30/9/2019, Trong lúc nhậu tại quán bà T, giữa anh L và T xảy ra mâu thuẫn vì T không uống tiếp và đòi đi về, anh L cho rằng T khinh mình nên không uống và bảo T tiếp tục uống. Nhân lúc anh L đi vệ sinh, T bảo anh K chở T về nhà tại số 19 đường V, khu phố D, thị trấn B, huyện P, tỉnh B. Trên đường về đi ngang qua quán nhậu “Cô Trâm” (gần nhà T), T bảo anh K tấp xe vào quán rồi ngồi chơi với các anh Phan Văn D, Võ Đình T (Đồng trú tại D, thị trấn B, huyện P, tỉnh B); tại đây, T không nhậu, anh K uống 02-03 ly rượu rồi điều khiển xe của T về nhà trước. Trong lúc ngồi tại quán “Cô Trâm”, anh L và T có gọi nhiều cuộc điện thoại cho nhau, hai bên cãi vả, chửi nhau và anh L có thách thức T sử dụng hung khí để đánh nhau tại tượng đài thị trấn B, huyện P, tỉnh B. Đến khoảng 19 giờ 30 phút cùng ngày, anh L điều khiển xe mô tô đến trụ ATM của Agribank tại thị trấn B, huyện P, tỉnh B để chuyển tiền rồi đến tượng đài để gặp T đánh nhau. Khi nhìn thấy đèn xe của anh L đi vào và dừng ở gần nhà thì T cầm dao chạy đến chém một nhát từ trên xuống trúng vào xe mô tô mang biển kiểm soát 77H6-xxx của anh L; thấy vậy, anh L bước xuống xe thì T tiếp tục vung dao chém một nhát từ trái sang phải trúng hông phải của anh L, anh L liền chụp giữ cây dao và giằng co, vật lộn với T làm cả hai ngã xuống đất. Trong lúc giằng co, T giật lại được con dao rồi dùng chân dậm phần lưỡi cây dao bị cong cho thẳng lại; lúc này, anh L đứng phía sau lưng của T và chửi T về việc T chém anh L. Nghe vậy, T bực tức cầm dao quay về phía anh L thì anh L bỏ chạy dọc theo đường Võ Trọng S hướng về phía Quốc lộ 1A; T cầm dao rượt theo anh L một đoạn khoảng 20m thì anh L bị vấp chân dừng lại và quay người lại đối diện với T. Ngay lúc này, 49 T nhào đến vung ngang dao chém một nhát từ phải sang trái trúng vào tay trái của anh L. Do bị thương tích nặng nên anh Lê Tấn L được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh B cấp cứu và phẩu thuật điều trị. Sau khi gây án, các đối tượng bỏ trốn, đến ngày 16/10/2019 thì ra đầu thú tại Công an huyện P. Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 227/2019/PY-TgT ngày 14/11/2019 của Trung tâm pháp y tỉnh B kết luận thương tích của anh Lê Tấn L như sau: - Vết thương đứt lìa bàn tay trái đã phẩu thuật vi phẫu nối bàn tay-cẳng tay; hiện cổ tay có sẹo vòng chu vi cổ tay đang còn chỉ khâu; các ngón tay hồng, ấm, mất vận động ngón II, hạn chế vận động các ngón còn lại. - Vết thương vùng hông phải với kích thước (12x0,3)cm (thể hiện tại biên bản ghi lời khai và biên bản hỏi cung bị can) đã điều trị. - Thương tích không nguy hiểm đến tính mạng của đương sự. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện là 25%. Tại bản cáo trạng số 129/CTr -VKS ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố bị cáo Hoàng Tôn về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản” theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Chúng ta thấy rằng, hai văn bản trên được chia thành 2 đoạn chính với ý nghĩa khác nhau: đoạn đầu là các mô tả về quá trình sự việc xảy ra, đoan sau thể hiện kết quả của sự việc được mô tả ở đoạn đầu. - Đoạn mô tả về quá trình sự việc xảy ra của 2 văn bản có độ tương đồng rất thấp bởi chúng chủ yếu chứa các từ ngữ tên người hoặc tên địa danh, những từ ngữ này không ảnh hưởng nhiều đến độ tương tự về ý nghĩa của văn bản nên sẽ được loại bỏ khi tiến hành xử lý văn bản. - Đoạn thứ 2 mô tả kết quả của đoạn đầu và chúng ta nhận thấy hai đoạn này của hai văn bản có độ tương đồng rất cao mặc dù số từ chung của hai văn bản là không nhiều, hay thứ tự xuất hiện của các từ cũng khác nhau. Chúng chỉ lặp lại ở những từ pháp lý hoặc những từ, cụm từ tham chiếu đến điều luật cụ thể trong các luật và bộ luật. Theo thực nghiệm, độ tương tự giữa hai văn bản này là Cosine Similarity (VB1,VB2) = 0.71338799, kết quả này đã phản ánh được độ tương tự của hai văn bản. Những từ ngữ chính ảnh hưởng đến kết quả của độ đo tương đồng của hai văn chúng tôi đã bôi đậm và chủ yếu xuất hiện tại đoạn thứ hai. 4.4.3. Đánh giá các phương pháp với truy vấn là 1 đoạn văn ngắn. Các thực nghiệm trong phần này giống với các thực nghiệm ở phần trên, chỉ khác là câu truy vấn là 1 đoạn văn ngắn. Mục đích là để so sánh độ chính xác của các phương pháp trong điều kiện gần với thực tế người dùng hơn. Bảng 8 thể hiện kết quả của các phương pháp thống kê và học sâu. Chúng ta có thể thấy rằng phương pháp tiếp cận bằng học chuyển vẫn cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên độ chính xác đã giảm nhiều so với việc truy vấn bằng các văn bản. Lý do là vì đoạn văn truy vấn không đủ thông tin nên việc tìm kiếm các văn bản tương tự trả về không được chính xác. Các tru

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_phuong_phap_tinh_toan_do_tuong_tu_cu.pdf