Luận văn Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGUYỄN CHIẾN THẮNG HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NGUYỄN CHIẾN THẮNG

pdf103 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mà SỐ: 8440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. LƯU VĂN HUYỀN 2. TS. ĐỖ HỮU THƯ HÀ NỘI, NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Lưu Văn Huyền (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ hướng dẫn phụ (nếu có): TS. Đỗ Hữu Thư (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương Liên (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 1 tháng 10 năm 2018 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................ v DANH MỤC ẢNH ................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của luận văn ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu của luận văn ............................................................................................. 1 3. Nội dung luận văn ................................................................................................... 1 4. Kết quả nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 2 5. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4 1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn ............................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa rừng ngập mặn ............................................................................... 4 1.1.2. Địa lý phân bố, diện tích rừng ngập mặn ......................................................... 4 1.1.3. Giá trị, vai trò của rừng ngập mặn .................................................................... 9 1.1.4. Đa dạng thực vật ngập mặn ............................................................................ 14 1.1.5. Cấu trúc, sinh khối của RNM ......................................................................... 18 1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 21 1.2.1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng........................... 21 1.2.2. Đa dạng hệ thực vật ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng ...................... 24 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 27 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 28 2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu....................................................................... 28 2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................................... 29 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn người dân ................................................................ 30 2.2.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 30 2.2.5. Các phương pháp phân tích, đánh giá ............................................................. 30 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 32 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 33 3.1. Sự đa dạng của thực vật ở các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng .................................................................................................................. 33 3.1.1. Sự đa dạng và đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng ........................................................................................................... 33 3.1.2. Thành phần khu hệ loài cây ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng và những đặc điểm của khu hệ ........................................................................................................ 37 3.2. Vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng .................................................................................. 63 3.2.1. Giá trị kinh tế của các loài cây ngập mặn và các quần thể thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng ........................................................................................................... 63 3.2.2. Ý nghĩa sinh thái, bảo vệ môi trường của các quần thể cây ngập mặn trong vùng ........................................................................................................................... 67 3.3. Các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại thành phố Hải Phòng ................................................................... 72 3.3.1. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ngập mặn và một số bất cập trong công tác bảo tồn các hệ sinh thái rừng ngập mặn ............................................ 72 3.3.2. Các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng thực vật các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại TP. Hải Phòng ...................................................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 83 1. Kết luận ................................................................................................................. 83 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 86 i LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của luận án, tôi xin cam đoan: Luận văn “NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lưu Văn Huyền và TS.Đỗ Hữu Thư, các tham khảo đều được trích nguồn rõ ràng và đầy đủ. Các kết quả trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào trước đây./. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Chiến Thắng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Lưu Văn Huyền và TS.Đỗ Hữu Thư, những người thầy đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡvà định hướng khoa học cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã luôn tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ phòng Sinh thái thực vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đã tận tình giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu để tôi thực hiện luận án này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, lãnh đạo các quận/huyện Đồ Sơn, Tiên Lãng, Cát Hải, Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra thực địa. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đề tài nghiên cứu khoa học của TS.Lưu Văn Huyền “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất quy trình xác định khu vực cần lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ, áp dụng thí điểm cho một khu vực vùng bờ Hải Phòng”đã cung cấp cho tôi thêm nhiều kiến thức để góp phần hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, những người đã luôn động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua./. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Chiến Thắng iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích BCCM Bậc cao có mạch BQL Ban quản lý HST Hệ sinh thái KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển OTC Ô tiêu chuẩn RNM Rừng ngập mặn SĐVN Sách đỏ Việt Nam TVNM Thực vật ngập mặn UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia YTĐL Yếu tố địa lý W/Wtop/Wr/Wtb Sinh khối/ Sinh khối trên mặt đất/ Sinh khối rễ/ Sinh khối trung bình iv DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Biến động diện tích RNM thế giới từ 1980 đến 2005 5 Bảng 2.1 Danh sách các OTC được lựa chọn nghiên cứu 28 Bảng 2.2 Tỉ trọng gỗ ρ của một số loài thực vật ngập mặn 32 Bảng 3.1 Hiện trạng các loại RNM ven biển Hải Phòng 33 Bảng 3.2 Số lượng, mật độ loài Trang ở OTC 01 44 Bảng 3.3 Phân cấp đường kính thân của loài Trang trong OTC 01 45 Bảng 3.4 Sinh khối của loài Trang trong OTC 01 46 Bảng 3.5 Số lượng, mật độ loài Đước vòi trong OTC 02 47 Bảng 3.6 Phân cấp đường kính thân của loài Đước vòi trong OTC 02 47 Bảng 3.7 Sinh khối của loài Đước vòi trong OTC 02 48 Bảng 3.8 Số lượng, mật độ của các loài cây ngập mặn trong OTC 03 49 Bảng 3.9 Phân cấp đường kính thân các loài cây ngập mặn trong OTC 03 50 Bảng 3.10 Sinh khối các loài cây ngập mặn trong OTC 03 51 Bảng 3.11 Số lượng, mật độ của loài Bần chua trong OTC 04 52 Bảng 3.12 Phân cấp đường kính thân của loài Bần Chua trong OTC 04 53 Bảng 3.13 Sinh khối của loài Bần chua trong OTC 04 53 Bảng 3.14 Sự phân bố họ, loài của các ngành thực vật BCCM ở rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng 54 Bảng 3.15 Các chỉ số đa dạng của ngành và cả hệ thực vật ở RNM ven biển TP. Hải Phòng 56 Bảng 3.16 Tích luỹ cacbon hàng năm của RNM ven biển TP. Hải Phòng 66 v DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Số hình Tên hình Trang Hình 1.1 Diễn biến rừng ngập mặn nước ta qua từng thời kỳ 7 Hình 1.2 Bản đồ phân bố rừng ngập mặn khu vực Phù Long, Cát Hải 23 Hình 2.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 28 Hình 3.1 Biểu đồ so sánh tỷ lệ % của số họ, chi, loài trong các ngành của hệ thực vật rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng 55 Hình 3.2 Biểu đồ so sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài hệ thực vật RNM Hải Phòng với RNM Nam Bộ 55 Hình 3.3 Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số họ, số chi và số loài ở hai lớp Ngọc lan và Hành trong ngành Hạt kín RNM ven biển TP. Hải Phòng 56 Hình 3.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số họ, số chi loài của 8 họ đa dạng nhất với cả hệ thực vật RNM ven biển TP. Hải Phòng 57 Hình 3.5 Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số chi, loài của 13 chi đa dạng nhất với cả hệ thực vật RNM ven biển TP. Hải Phòng 58 Hình 3.6 Biểu đồ phổ dạng sống hệ thực vật RNM ven biển Hải Phòng 59 Hình 3.7 Biểu đồ tỷ lệ % của các nhóm cây chồi trên (Ph) của hệ thực vật RNM ven biển TP. Hải Phòng 60 Hình 3.8 Biểu đồ tỷ lệ % các yếu tố địa lý thực vật các loài thực vật ở RNM ven biển TP. Hải Phòng 61 Hình 3.9 Biểu đồ tỷ lệ % lượt các nhóm giá trị sử dụng của các loài thực vật ở RNM ven biển TP. Hải Phòng 62 Hình 3.10 Vật rụng của RNM là thức ăn của các loài thủy sản 68 Hình 3.11 RNM bảo vệ các đầm nuôi thủy sản 70 vi DANH MỤC ẢNH Số ảnh Tên ảnh Trang Ảnh 1.1 HST rừng ngập mặn ở Phù Long, Cát Hải 24 Ảnh 1.2 Thảm cỏ biển Ruppia maritime trong đầm nuôi thủy sản, Phù Long, Cát Hải 24 Ảnh 2.1 Hình thái và vị trí các khu vực nghiên cứu từ ảnh vệ tinh Spot 27 Ảnh 3.1 Rừng mắm biển ở xã Phù Long, huyện Cát Hải 38 Ảnh 3.2 Quả Mắm biển khi chín 38 Ảnh 3.3 Rừng Bần chua tại huyện Thủy Nguyên 39 Ảnh 3.4 Quả Bần chua 39 Ảnh 3.5 Rừng đước vòi tại VQG Cát Bà, Hải Phòng 40 Ảnh 3.6 Hoa Đước vòi 40 Ảnh 3.7 Một nhánh cây Trang tại xã Phù Long 42 Ảnh 3.8 Hoa cây Trang 42 Ảnh 3.9 Cây Vẹt dù ở rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng 43 Ảnh 3.10 Hoa cây Vẹt dù 43 Ảnh 3.11 Diện tích rừng ngập mặn bị chết do biển xâm lấn kết hợp với triều cường 73 Ảnh 3.12 Cây Bần chua bị rụng lá, chết do rét đậm, rét hại 74 Ảnh 3.13 Cây ngập mặn bị Hà bám ở Bàng La, Đồ Sơn 74 Ảnh 3.14 Người dân khai thác thủy, hải sản trong RNM 75 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới.Tại Việt Nam thì rừng ngập mặn là một hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng ở vùng ven biển. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn có giá trị kinh tế cao, có vai trò sinh thái quan trọng và có khả năng bảo vệ và cải thiện môi trường tốt như: Cung cấp sinh kế cho con người, cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai, giảm xói lở và bảo vệ đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như các tác động của biến đổi khí hậu, cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật,... Hiện nay, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và ở TP.Hải Phòng nói riêng đang bị nhiều đe doạ từ phát triển kinh tế-xã hội, từ ý thức của con người và từ những tai biến tự nhiên, trong đó có biến đổi khí hậu,vì vậy đã bị giảm sút mạnh về diện tích và chất lượng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn ở Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu này còn ít ở khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng” để thực hiện luận văn của mình. 2. Mục tiêu của luận văn - Mục tiêu 1: Góp phần làm rõ sự đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng và chỉ ra những giá trị về kinh tế - xã hội - môi trường của chúng. - Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn TP. Hải Phòng. 3. Nội dung luận văn Nội dung 1. Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật ngập mặn TP Hải Phòng 1.1. Nghiên cứu sự đa dạng và đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng 2 - Phân loại các trạng thái thảm thực vật ngập mặn trong vùng - Nghiên cứu làm rõ những đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật: Cấu trúc theo chiều thẳng đứng, cấu trúc mặt phẳng ngang, thành phần loài, phân bố, 1.2. Điều tra xác định thành phần khu hệ loài cây ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng và những đặc điểm của khu hệ - Điều tra khảo sát thành phần và phân bố của các loài cây ngập mặn trong vùng - Điều tra các chỉ số đặc trưng của các loài cây ngập mặn chủ yếu trong vùng: phân bố, mật độ, tần suất xuất hiện, độ ưu thế tương đối - Xây dựng danh lục các loài thực vật ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng - Phân tích sự đa dạng các bậc taxon và những đặc điểm khu hệ thực vật ngập mặn trong vùng (dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng, giá trị bảo tồn). Nội dung 2. Nghiên cứu làm rõ vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng nghiên cứu. 2.1. Đánh giá giá trị kinh tế của các loài cây ngập mặn và các quần thể thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng 2.2. Phân tích ý nghĩa sinh thái, bảo vệ môi trường của các quần thể cây ngập mặn trong vùng Nội dung 3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại TP Hải Phòng 3.1. Xác định các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật. 3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng thực vật các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại TP. Hải Phòng. 4. Kết quả nghiên cứu của đề tài - Kết quả 1. Danh lục các loài cây ngập mặn vùng ven biển TP Hải Phòng và đặc điểm khu hệ 3 - Kết quả 2. Các trạng thái thảm thực vật ngập mặn ven biển TP Hải Phòng và phân bố và những đặc điểm cơ bản của chúng - Kết quả 3. Giá trị kinh tế - sinh thái - môi trường của các quần thể cây ngập mặn TP. Hải Phòng - Kết quả 4. Các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn TP. Hải Phòng 5. Cấu trúc luận văn Luận văn được bố cục như sau: Mở đầu Chương I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương II. Phương pháp nghiên cứu Chương III. Kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn 1.1.1. Định nghĩa rừng ngập mặn Tác giả Saeger đã đưa ra định nghĩa cây rừng ngập mặn (RNM) là loại cây cao (thân gỗ, bụi, cọ dừa, thảo mộc hoặc dương xỉ) vốn mọc chiếm ưu thế ở các vùng bán nhật triều ven biển nhiệt đới, cận nhiệt đới, thể hiện một cấp độ rõ rệt về sức chịu đựng trước điều kiện đất yếm khí và nồng độ muối cao, có trụ mầm có thể sống được trong điều kiện phát tán nhờ nước biển [36]. Theo tác giả Vũ Đoàn Thái, rừng ngập mặn là thảm thực vật đặc biệt, bao gồm những loài cây gỗ hoặc cây bụi, cùng sinh trưởng tạo ra cộng đồng cây sống ưu thế trong vùng ngập mặn.Tuy các loài cây ngập mặn sống trong cùng môi trường nhưng mỗi loài lại có đặc điểm chịu mặn khác nhau. Nhìn chung, cây ngập mặn phân bố có giới hạn, phụ thuộc vào độ mặn, nhiệt độ và không có khả năng chịu được lạnh cao [31]. Tác giả Phan Nguyên Hồng đã chia hệ thực vật ngập mặn thành hai nhóm đó là: nhóm cây ngập mặn chủ yếu, phân bố ở các bãi lầy ngập triều định kỳ và nhóm cây tham gia RNM sống trên đất chỉ ngập triều cao, hoặc một số loài gặp cả ở vùng đất nước ngọt [23]. Có thể nói, RNM là một tổ hợp đa dạng của các loài cây gỗ, cây bụi và địa dương xỉ sinh trưởng trong môi trường sống đặc thù – vùng ven biển hay vùng bán nhật triều là nơi giao thoa giữa đất liền và biển.Thuật ngữ “rừng ngập mặn” cũng thường được dùng để diễn đạt cả quần xã thực vật cấu thành lẫn môi trường sống của chúng.Cùng với hệ động vật và các sinh vật khác trong cùng một môi trường sống, chúng hình thành nên một kiểu hệ sinh thái tiêu biểu, đó là hệ sinh thái RNM. 1.1.2. Địa lý phân bố, diện tích rừng ngập mặn 1.1.2.1. Phân bố, diện tích rừng ngập mặn trên thế giới Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và vùng nhiệt đới của hai bán cầu (giữa vĩ độ 32oN và 38oS), thường ở bờ biển liên tục, chuỗi đảo chạy dài 5 liên tục và dòng hải lưu ấm đem theo mầm cây từ các vùng RNM phong phú đến khu vực lạnh hơn. Rừng ngập mặn trên thế giới có phân bố ở 124 quốc gia và các vùng miền.Rừng ngập mặn chiếm ít hơn 1% diện tích rừng trên bề mặt thế giới bao gồm khoảng 75 % bờ biển nhiệt đới trên toàn thế giới [36]. Các số liệu thống kê cho thấy, RNM phân bố rộng nhất ở châu Á (39%) tiếp theo là Châu Phi (21%), Bắc và Trung Mỹ (15%), Nam Mỹ (12,6%) và Châu Đại Dương (Úc, Papua New Guinea, New Zealand, đảo Nam Thái Bình Dương) (12,4%) [37]. Theo một số tác giả thì sự phân bố của RNM ở khu vực giữa Malaysia và Bắc Australia được coi là trung tâm tiến hóa của khu hệ thực vật ngập mặn [38]. Fisher và Spalding (1993) đã đưa ra số liệu diện tích RNM thế giới là 198.818 km2 [38]. C. Giri và các công sự trong báo cáo của mình năm 2010 đã cho biết tổng diện tích rừng ngập mặn trong năm 2000 là 137760 km2, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới [39]. Những dải bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam và Đông Nam Á được ban cho những khu RNM có năng suất cao. Những RNM ở khu vực Indo - Malayan này được coi là các sinh cảnh RNM lâu đời và đa dạng nhất hiện nay. Theo báo cáo năm 2010 thì các sinh cảnh RNM này trải dài trên 6.113 triệu ha và chiếm gần 40,4 % RNM toàn cầu [40]. Ngày nay, diện tích RNM đang ngày càng bị thu hẹp do tác động của biến đối khí hậu và sức ép dân số. Bảng 1.1. Biến động diện tích RNM thế giới từ 1980 đến 2005 [42] (Nguồn FAO, 2007) 6 Một ví dụ về sự suy giảm diện tích RNM đã được ghi nhận trong nghiên cứu của FAO năm 2007.Báo cáo này đã chỉ ra rằng trong khoảng thời gian từ 1980 – 2005 diện tích RNM trên thế giới có nhiều biến động lớn cả về số lượng cũng như trữ lượng (Bảng 1.1). Tổng số diện tích RNM trên toàn thế giới từ năm 1980 là 18,8 triệu ha đã giảm xuống còn 15,2 triệu ha trong năm 2005 [42]. 1.1.2.2. Phân bố, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam Nước ta có 29 tỉnh và thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự [21], RNM Việt Nam được chia ra thành 4 khu vực và 12 tiểu khu: Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn; Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường; Khu vực III: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu; Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Kiên Giang. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển KT - XH vùng ven bờ, diện tích rừng ngập mặn trong cả nước đã bị giảm sút nghiêm trọng.Trong hơn năm thập kỷ qua, Việt Nam đã mất đi 67% diện tích RNM so với năm 1943.Giai đoạn 1943 - 1990, tỷ lệ mất RNM trung bình là 3.266 ha/năm, đến giai đoạn 1990 - 2012 là 5.613 ha/năm. Trong 22 năm qua (1990 – 2012) tỷ lệ mất RNM gấp 1,7 lần giai đoạn 47 năm trước (1943 – 1990). Trong Công bố hiện trạng rừng tính đến năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016 cho biết diện tích RNM trong cả nước tính đến ngày 31/12/2015 là 57.210 ha, rừng tự nhiên là 19.559 ha, rừng trồng là 37.652 ha. Từ năm 1997, hầu hết các tỉnh thành miền Bắc, được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và chính quyền địa phương, diện tích RNM đã tăng lên nhiều so với thời gian trước. Số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2015 cho thấy, diện tích RNM của tỉnh Quảng Ninh là cao nhất với 369.880 ha, tỷ lệ che phủ là 53,6%. Các tỉnh còn lại như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình diện tích và tỷ lệ che phủ đều tương 7 đối thấp. Trong đó riêng Nam Định chỉ có 3.112 ha rừng ngập mặn và chủ yếu là rừng trồng, tỷ lệ che phủ đạt 1,7 % [21]. Hình 1.1. Diễn biến rừng ngập mặn nước ta qua từng thời kỳ (Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường, 2013) 1.1.2.3. Các tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái RNM Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất cao nhưng rất nhạy cảm với các tác động của con người và thiên nhiên. Sựpháhủyrừngngậpmặnđangxảyratrênphạmvitoàncầu.Nhữngbiếnđổi khí hậu toàn cầu như mực nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến RNM, mặc dù tỉ lệ bồi lấp trong RNM có thể đủ lớn để bù đắp cho mực nước biển dâng cao hiện nay. Quan trọng hơn, đó là những tác động của con người như chuyển đổi RNM sang đất nông nghiệp, đô thị hóa, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên RNM, các tác động của chiến tranh, dẫn đến những mất mát đáng kể về diện tích RNM trên toàn cầu [26]. Ở Việt Nam, theo tác giả Phan Nguyên Hồng, thảm thực vật ngập mặn đã bị suythoáinghiêmtrọngdướitácđộngcủachiếntranhhóahọcgiaiđoạn1962–1971. Ngày nay, tình trạng khai thác bừa bãi, phá rừng lấy đất xây dựng đô thị, cảng, sản xuất nông nghiệp, làm ruộng muối, đặc biệt là việc phá rừng, kể cả rừng phòng hộ ven biển làm đầm nuôi tôm đã và đang là một hiểm họa to lớn đối với hệ sinh thái 8 RNM. Cùng với đó là sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như gió bão, xói lở đường bờ biển, xâm nhập mặn, cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái RNM ven biển ở Việt Nam [25]. 1.1.2.4. Tổng quan về thực vật ngập mặn a. Định nghĩa Thực vật ngập mặn hay còn gọi cây ngập mặn là các loại cây và cây bụi sống trong các vùng nước mặn ven biển trong vùng nhiệt đớivà cận nhiệt đới, chủ yếu giữa vĩ độ 25°B và 25°N. Các độ mặn khác nhau tạo ra nhiều loài thay đổi từ nước lợ đến nước mặn(30 đến 40 ppt), đến các môi trường có độ mặn lớn hơn gấp 2 lần độ mặn nước biển (đến 90 ppt), tại đây hàm lượng muối cô đặc bởi sự bốc hơi. Thực vật ngập mặn hình thành một môi trường sống nước mặn của rừng cây thân gỗ và rừng cây bụi hay còn gọi là rừng ngập mặn.Rừng ngập mặn thường phân bố ở vùng ven biển tích tụ các trầm tích hạt mịn và chúng có vai trò bảo vệ các vùng đất bởi tác động của sóng năng lượng cao. Có thể gặp chúng ở các cửa sông và dọc theo các bờ biển hở. Thực vật ngập mặn chiếm khoảng 3/4 bờ biển nhiệt đới [39]. b. Phân bố Trên thế giới, trong số hơn 250.000 loài thực vật có mạch thì chỉ có khoảng 110 loài thực vật là đặc trưng cho thảm cây ngập mặn, điều này cho rằng đây là một môi trường khắc nghiệt cho các loài thực vật. Thấy tại một khu vực ngập nước mặn, sẽ khó có thể thu thập được ba chục loài, và ở một số địa điểm, đặc biệt là địa điểm ven vùng cận nhiệt đới và các mảnh đất mới hình thành, có thể có chỉ có một hoặc hai loài. Tất cả các loài cây ngập mặn của thế giới là cây lâu năm, và không loài nào có thể phát triển hoặc là ở nơi có sự đóng băng hoặc nơi nhiệt độ nước lạnh theo mùa. Do đó, các yếu tố nhiệt độ đã hạn chế khả năng hướng cực của loại rừng này [39]. Ấn Độ và Malaysia được xem là hai khu vực có nhiều loài cây ngập mặn phong phú và có chất lượng.Các cây gỗ quan trọng nhất là Mắm (hay Mấm), Đước, Vẹt, Bần, Dà (Ceriops). Mắm trắng (Mắm lưỡi đòng) (Avicemnia alba) và Bần 9 trắng (Sorineratia alba) phát triển theo hướng biển, còn Mắm quăn (Avicennia lanata) và Mắm đen (Avicennia officinalis) hướng về phía đất liền. Thực vật ngập mặn phong phú nhất ở Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam vì nơi đây mưa lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió [41]. Các loài cây ngập mặn đã tiến hóa từ những thực vật ở cạn khác nhau một cách biệt lập, cả ở những loài một lá mầm, hai lá mầm và dương xỉ. Trong số những loài cây ngập mặn, Đước đỏ, R. mangle, là loài phổ biến nhất, mọc ở dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của châu Mỹ ở Baja California và Sonora Tây bắc Nam Mỹ và quần đảo Galapagos, ở phía đông của châu Mỹ từ cực nam Florida tới miền nam Brazil, và đến vùng nhiệt đới Tây Phi. Ở Cựu thế giới (những châu lục cũ Âu – Á – Phi), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) là loài đặc biệt phổ biến rộng rãi phân bố từ Đông Phi đến miền đông Úc, trong các lưu vực sông ở Thái Bình Dương, và quần đảo Ryukyu ở châu Á. Ngoài ra, Dà và Trang (Kandelia obovata), Mắm cũng là những loài rất phổ biến ở những khu vực này [43]. 1.1.3. Giá trị, vai trò của rừng ngập mặn Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng mang lại nhiều loại hàng hóa và dịch vụ cho cộng đồng người dân sống ở vùng ven biển. Khối nguồn lợi từ RNM đó gồm có các lâm sản từ gỗ và ngoài gỗ, nguồn lợi thủy sản, thấm lọc sinh học, phòng hộ ven biển, tồn trữ và hấp thụ các bon, nơi giải trí, du lịch sinh thái. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2014: “Rừng ngập mặn nước ta có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, ngăn chặn gió bão, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích đất liền và điều hòa khí hậu. RNM không những cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ, củi, than, tanin, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản, là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nước, thú quý hiếm. Hệ sinh thái RNM được coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản.RNM điều hòa khí hậu trong vùng, giữ ổn định độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền.RNM còn được xem là bức tường xanh vững chắc, hạn chế xói lở và quá trình xâm thực bờ biển.Rễ cây ngập 10 mặn có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn, vừa ngăn chặn tác động của sóng biển, giảm tốc độ gió, đồng thời ngăn cản trầm tích lắng đọng”. 1.1.3.1. RNM là nơi lưu trữ, cung cấp nguồn tài nguyên động thực vật a. RNM cung cấp các sản phẩm lâm nghiệp, thực phẩm và dược liệu Theo truyền thống, cây ngập mặn được khai thác để xây dựng nhà ở, đồ nội thất, bè mảng, tàu thuyền, hàng rào, ngư cụ, và sản xuất tanin phục vụ trong lĩnh vực thuộc da [18]. Thân gỗ của các loài Avicennia marina (Forsk.)Vierh, Bruguiera cylindrica (L.)Blume, Bruguiera parviflora (Roxb.)Wight & Arn. Ex Griff.,Xylocarpus granatum J. Koening và Sonneratia apetala Buch. – Ham. được sử dụng để làm nhà ở. Cỏ và lá cỏ được sử dụng để làm thảm, làm thuyền buồm, làm vách và mái nhà tranh [18]. Các loài trong chi Đước (Rhizophora) được sử dụng trong công nghiệp dệt [18]. Rừng ngập mặn còn là nguồn cung cấp thực phẩm cho cộng đồng dân cư sống ven biển.Trái cây của các loài Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam., Phoenix paludosaRoxb.,Sonneratia alba Sm., Sonneratia caseolaris (L.) Engl. được sử dụng như rau [20]. Ở bờ biển phía Nam và Tây Nam Sri Lanka, các cộng đồng địa phương ở Kalametiya và Kahandamodara sử dụng nước ép trái Bần chua (S. caseolaris) làm nước uống [20]. Cây ngập mặn còn có giá trị dược liệu và đã được sử dụng trong dân gian chữa nhiều loại bệnh khác nhau của cư dân địa phương.Người dân nông thôn ven biển phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào cây cỏ xung quanh để trị bệnh.Chẳng hạn để điều trị nhức đầu và các bệnh viêm nhiễm họ sử dụng dịch chiết của cây Muống biển (Ipomoea pescaprae (L.) R. Br.), hoặc thuốc lá điếu làm từ vỏ thân cây xắt nhỏ của loài này có thể chữa viêm xoang, còn ở Đông Nam Á lá và chồi non nghiền nát, trộn với rượu được dùng chữa đau lưng, đau khớp và tắm để điều trị ghẻ [29]. Trà thảo dược của Ô rô hoa trắng (Acanthus ebracteatus Vahl.) điều trị các chứng đau nhức cơ thể, dị ứng, cảm lạnh, kém miễn dịch, mất ngủ, vết thương nhiễm khuẩn và sốt [29]. 11 b. RNM duy trì nguồn dinh dưỡng giàu có đảm bảo cho sự phát triển của các loài sinh vật ngay trong ...ác loài ưu thế là Tra (Thespesia populnea), Dứa dại (Pandanus odoratissima) mọc chung với các loài khác như Hếp (Scaevola taccada), Giá (Excoecaria agallocha), Cóc vàng (Lumnizera racemosa), Ngọc nữ biển (Clerodendron inerme), v.v. Nói chung các loài cây trong quần xã loại này sinh trưởngchậm [27]. 1.2.2.3. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn Phần lớn diện tích rừng ngập mặn tăng lên ở Hải Phòng là rừng trồng vươn khơi, lấn biển và rừng hình thành do quá trình diễn thế tự nhiên tại các vùng giáp biển. Giai đoạn từ 1965 đến 2000, diện tích RNM tăng lên ở hầu hết các huyện trong tỉnh, khu vực có diện tích RNM tăng lên đáng kể nhất là các huyện An Hải, Cát Hải, Kiến Thụy và Tiên Lãng. Tuy nhiên giai đoạn 2000 – 2010, diện tích RNM tại các huyện An Hải, Cát Hải và Tiên Lãng có sự biến động lớn, nguyên nhân chính là do việc đắp đầm nuôi tôm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong giai đoạn 1965 – 2010, diện tích RNM ven biển Hải Phòng có xu hướng tăng lên. Cụ thể, từ năm 1965 – 1990, diện tích RNM Hải Phòng tăng lên 900 ha, từ năm 1990 – 1995, tăng khoảng 880 ha. Từ năm 1995 – 2000, tăng thêm 1200 ha. Tuy nhiên giai đoạn 2000 – 2005, chỉ tăng thêm 140 ha và từ năm 2005 – 2010, chỉ tăng thêm 450 ha. Mặc dù tổng diện tích rừng ngập mặn Hải Phòng tăng dần theo các năm, nhưng diện tích RNM tại một số huyện trong từng giai đoạn có chiều hướng giảm. Điển hình là tại huyện An Hải từ năm 2000 – 2005, diện tích RNM giảm đi mất khoảng 400 ha, huyện Thủy Nguyên giảm hơn 500 ha. Một số huyện có diện tích RNM tăng lên rõ rệt là Kiến Thụy, Cát Hải. 27 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tính đa dạng thực vật (các trạng thái thảm thực vật ngập mặn, quần thể cây ngập mặn và khu hệ thực vật ngập mặn) trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại TP Hải Phòng. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn được thực hiện trong phạm vi các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Khu vực xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên) (KV1 trên ảnh) - Khu vực xã Tiên Thắng(huyện Tiên Lãng)(KV2) - Khu vực xã Phù Long (huyện Cát Hải) (KV3) - Khu vực phường Bàng La (quận Đồ Sơn) (KV4) Ảnh 2.1. Hình thái và vị trí các khu vực nghiên cứu nhìn từ ảnh vệ tinh Spot (Nguồn học viên thực hiện) 28 Hình 2.1.Sơ đồ khu vực nghiên cứu (Nguồn học viên thực hiện) Bảng 2.1. Danh sách các OTC được lựa chọn nghiên cứu STT OTC Vị trí Tọa độ Quần xã 1 OTC 01 Xã Phù Long, huyện Cát Hải N: 20o50’12”, E: 106o55’55” Trang thuần loài 2 OTC 02 Phường Bàng La, quận Đồ Sơn N: 20o42’42”, E: 106o44’43” Đước vòi thuần loài 3 OTC 03 Xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng N: 20o40’39”, E: 106o39’35” Trang – Bần chua 4 OTC 04 Xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên N: 20o54’2”, E: 106o44’20” Bần chua thuần loài 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu Phương pháp này được sử dụng trong phòng và giúp làm rõ cơ sở khoa học cũng như các tài liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Dữ liệu ảnh viễn thám và các tài liệu khác như bài báo khoa học, tạp chí được thu thập trong và ngoài nước về đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn là những tài liệu cần tìm hiểu. 29 2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Nghiên cứu thành phần và cấu trúc các trạng thái thảm thực vật trong phạm vi khu vực nghiên cứu, tôi sẽ tiến hành khảo sát bằng cách lập các ô tiêu chuẩn (OTC). Kích thước mỗi OTC là 20x20 m2. * Ở mỗi ô: Đo đếm cây gỗ: Dùng sổ ghi chép để ghi chép thảm thực vật trong ô. Trong sổ cần có các thông tin cơ bản như số ô, tọa độ, kiểu thảm, ngày điều tra, người điều tra và các ghi chú cần thiết. Tiến hành xác định các loài thực vật ngập mặn thân gỗ, thân bụi có mặt bằng phương pháp so sánh hình thái, dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dưỡng. Xác định số lượng cây của mỗi loài có mặt trong ô tiêu chuẩn để tiến hành xác định mật độ cá thể của loài trong quần xã N: cây/ha (tổng số cá thể/tổng diện tích). Đo đường kính thân của từng cây ở độ cao 1.3 m tính từ mặt đất để xác định đường kính ngang ngực (D). Đối với các loài thuộc họ Rhizophoraceae thì còn phải tiến hành đo đường kính thân ở vị trí cách cổ rễ 30 cm (DR0.3). Đo chiều cao vút ngọn (Hvn). Đối các cây phân cành sớm, vị trí phân cành dưới cả vị trí đo đường kính ngang ngực theo quy định thì tiến hành đo đường kính ngang ngực của cả các nhánh chính để phục vụ cho việc tính toán sinh khối. Đo đếm cây tái sinh: Đánh giá khả năng tái sinh của quần xã bằng các chỉ số như thành phần, mật độ, sức sống cây tái sinh của các loài thực vật ngập mặn có mặt trong các OTC. Xác định hiện trạng và sự thay đổi của cấu trúc các quần xã thực vật thông qua hiện trạng các cá thể (cây phát triển tốt, phát triển kém, rụng lá, gãy cành, gãy ngọn, đổ nghiêng, chết...). Ngoài ra, để nghiên cứu về thành phần loài cũng như cấu trúc của một số quần xã thực vật liên quan, học viên tiến hành điều tra theo các điểm và tuyến nghiên cứu để theo dõi và xác định các chỉ tiêu đã chọn. 30 Các kiểu thảm thực vật ngập mặn và các quần thể cây ngập mặn được phân loại theo bảng phân loại của Thái Văn Trừng (1970) có tham khảo Phan Nguyên Hồng (1991). 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn người dân Trong quá trình điều tra thực địa, tiến hành phỏng vấn người dân xung quanh khu vực rừng ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng về sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây, cũng như các đặc điểm, đặc trưng về tính đa dạng thực vật; vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn; những mối đe dọa và biến động đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đây thông qua các phiếu điều tra gồm các câu hỏi về những vấn đề trên. Dự kiến 80 phiếu (3 mẫu phiếu) được phân bổ như sau: - Người dân xung quanh khu vực rừng ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng (2 mẫu – 40 phiếu): cụ thể 10 phiếu cho khu vực Tiên Thắng – Tiên Lãng, 10 phiếu cho khu vực Lập Lễ– Thủy Nguyên,10 phiếu cho khu vực Bàng La – Đồ Sơn và 10 phiếu cho khu vực Phù Long – Cát Hải. - Cán bộ phòng Tài nguyên môi trường các địa phương có rừng ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng (1 mẫu – 40 phiếu): cụ thể 10 phiếu cho cán bộ huyện Tiên Lãng, 10 phiếu cho cán bộ huyện Cát Hải, 10 phiếu cho cán bộ huyện Thủy Nguyên, 10 phiếu cho cán bộ quận Đồ Sơn. 2.2.4. Phương pháp chuyên gia Để hệ thống phiếu hỏi được hoàn thiện cả về mặt hình thức, nội dung và khả năng nhận biết câu hỏi của cư dân địa phương khi được hỏi thì đây là một phương pháp hết sức quan trọng, phiếu hỏi được thiết kế ra và gửi tới các chuyên gia trong ngành gồm các giáo sư, tiến sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành từ đó phiếu hỏi được chỉnh sửa để hoàn thiện hơn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp chuyên gia trong xử lý, giám định mẫu và tra cứu tên khoa học các loài thực vật. 2.2.5. Các phương pháp phân tích, đánh giá - Định loại các loài thực vật theo phương pháp hình thái: 31 Các loài thực vật được xác định bằng phương pháp hình thái, dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dưỡng: + Mật độ cá thể của loài trong quần thể N: cây/m2 (tổng số cá thể/tổng diện tích). + Sự sinh trưởng và phát triển của các loài được theo dõi bằng các chỉ số đường kính thân (DBH), chiều cao vút ngọn (Hvn) và trạng thái của các cá thể (ra hoa, có quả...). + Khả năng tái sinh của quần xã được xác định bằng thành phần, mật độ, sức sống của cây tái sinh (cây mạ và cây con) của các loài thực vật ngập mặn. + Xác định những thiệt hại do thiên tai gây ra đối với thực vật (đỏ, gẫy cây do gió bão,), do sâu bệnh (vàng lá, rụng lá, cây chết,) hoặc do các nguyên nhân khác (cháy rừng, chặt cây trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng,). + Xác định hiện trạng và sự thay đổi của cấu trúc các quần thể thực vật thông qua hiện trạng các cá thể (cây phát triển tốt, phát triển kém, rụng lá, gãy cành, gãy ngọn, đổ nghiêng, chết...) - Xác định thành phần loài và vị trí các taxon: Các loài được các định danh bằng phương pháp hình thái, dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dưỡng. Vị trí các taxon được sắp xếp theo hệ thống tham khảo của Vườn Thực vật Missouri – Hoa Kỳ ( - Phương pháp tính sinh khối các loài trong quần thể: Sinh khối các loài trong các quần thể được tính theo Komiyama (2005): Đây là các biểu thức tương quan dùng để ước lượng sinh khối của thực vật ngập mặn (bao gồm cả bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất) dựa trên các số liệu của đường kính ngang ngực (D). Sinh khối trên mặt đất: Wtop = 0,251 × ρ × D2,46 Sinh khối dưới mặt đất: Wr = 0.199 × ρ0.899 × D2,22 32 Trong đó: D: đường kính thân (DBH); H: chiều cao tán cây; ρ: mật độ gỗ của thân cây (tấn/m3). Đối với các loài thuộc họ Rhizophoraceae thì D = DR0.3 (đường kính thân ở vị trí cách cổ rễ 30 cm). Tỉ trọng gỗ ρ trong các biểu thức sinh khối thường khác nhau, phụ thuộc vào tuổi và điều kiện sinh sống của từng loài cây hoặc giữa các loài cây với nhau.Dưới đây là giá trị ρ phổ biến của một số loài cây ngập mặn. Bảng 2.2. Tỉ trọng gỗ ρ của một số loài thực vật ngập mặn Họ Loài Tỉ trọng gỗ ρ Khu vực Rhizophoraceae Rhizophora stylosaGriff. 0,840 South-East Asia (tropical) Sonneratiaceae Sonneratia caseolaris Engl. 0,387 South-East Asia (tropical) Rhizophoraceae Kandelia candel(L.) Druce. 0,460 South-East Asia (tropical) Myrsinaceae Aegiceras corniculatum (L.) Blanco. 0,510 South-East Asia (tropical) (Tham khảo của Oey Djoen Seng, in Soewarsono, P.H. 1990, Specific gravity of Indonesian Woods and Its Significance for Practical Use FRPDC, Forestry Department, Bogor, Indonesia, 1951). 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu - Tổng sinh khối cây được xác định bằng công thức: B = Wtop + WR (kg). Trong đó: Wtop là sinh khối trên mặt đất; WR là sinh khối dưới mặt đất. - Tính mật độ loài thực vật ngập mặn trên một đơn vị diện tích Mật độ trên ha = 𝑆ố 𝑐á 𝑡ℎể đế𝑚 đượ𝑐 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑘ℎ𝑢𝑛𝑔 đị𝑛ℎ 𝑙ượ𝑛𝑔 × 10000 33 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự đa dạng của thực vật ở các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng 3.1.1. Sự đa dạng và đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng 3.1.1.1. Sự phân bố các trạng thái thảm thực vật ngập mặn trong vùng Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng năm 2016, phần lớn diện tích rừng ngập mặn tại Hải Phòng là rừng trồng. Chỉ có 411 ha rừng ngập mặn tự nhiên, phân bố tại các xã Phù Long, Gia Luận thuộc đảo Cát Bà và các xã Văn Phong, thị trấn Cát Hải thuộc đảo Cát Hải. Rừng ngập mặn trồng tại Hải Phòng có tổng diện tích khoảng 3.283 ha, bằng 83,1% tổng diện tích rừng ven biển thành phố, bao gồm 3 loại rừng trồng như sau: - Rừng trang thuần loại: có tổng diện tích 1.617 ha, bằng 49,25% tổng diện tích rừng ven biển thành phố, phân bố trên bãi biển các huyện An Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Đồ Sơn, Cát Hải. Chất lượng rừng khá tốt, mật độ dày, đã phát huy được tác dụng phòng hộ đê biển, chắn sóng. - Rừng bần thuần loại: có tổng diện tích 900 ha, chiếm khoảng 27,41% tổng diện tích rừng ngập mặn ven biển. Phân bố tại các vùng cửa sông thuộc huyện Thủy Nguyên. - Rừng hỗn giao Trang - Bần: có diện tích khoảng 766 ha, chủ yếu ở các huyện Tiên Lãng, Hải An, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy. Bảng 3.1. Hiện trạng các loại RNM ven biển Hải Phòng TT Quận/Huyện Tổng diện tích (ha) Rừng tự nhiên (ha) Tồng diện tích (ha) Trang thuần loài (ha) Bần thuần loài (ha) Hỗn giao (Trang và Bần) (ha) 1 Thủy Nguyên 984 0 380 0 284 80 2 Hải An 950 0 567 400 76 100 3 Kiến Thụy 506 0 506 430 0 76 34 4 Tiên Lãng 1.231 0 1.231 739 261 231 5 Đồ Sơn 519 0 519 519 0 0 6 Cát Hải 482 411 71 71 0 0 Toàn thành phố 3.694 411 3.283 1.617 900 766 Nguồn Sở NN&PTNT Hải Phòng, 2016 Về phân bố: Rừng ngập mặn tại Hải Phòng phân bố ở 6 huyện ven biển và thành phần loài cây ngập mặn cũng rất khác nhau. Cụ thể như sau: - Tại huyện Thủy Nguyên, rừng ngập mặn phân bố dọc theo ven sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng, sông Ruột Lợn và sông Cắm, bao gồm 8 xã có rừng là: Gia Đức, Minh Đức, Tam Hưng, Phục Lễ, Phá Lễ, Lập Lễ, Thủy Triều và Dương Quang. - Tại quận Hải An, RNM phân bố chủ yếu trên đảo Vũ Yên, đảo Đình Vũ và ven cửa Cấm kéo đến cửa Lạch Tray, thuộc các xã: Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát. - Tại huyện Kiến Thụy, RNM phân bố dọc theo tuyến đê biển I, thuộc xã Hải Thành và Tân Thành, và dọc theo tuyến đê biển II thuộc xã Đại Hợp. - Tại huyện Tiên Lãng, RNM phân bố trên bãi bồi chạy dọc theo tuyến đê biển III thuộc các xã Tiên Thắng, Hùng Thắng, Vinh Quang, Tiên Hưng và Đông Hưng. - Tại quận Đồ Sơn, RNM phân bố trên bãi bồi ven biển dọc theo tuyến đê biển I thuộc phường Ngọc Hải và tuyến đê biển II thuộc phường Bàng La. - Tại huyện Cát Hải, RNM phân bố trên đảo Cát Hải gồm các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu và thị trấn Cát Hải; trên đảo Cát Bà gồm các xã Gia Luận, Phù Long. 3.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật khu vực nghiên cứu Vùng rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng được hình thành chủ yếu do sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông Thái Bình. Thành phần cơ giới của đất khá phức tạp, từ đất cát rời đến đất cát pha, đất thịt và cả đất sét tùy theo vị trí địa lý và tác dụng 35 bồi lắng phù sa do ảnh hưởng của các khu rừng ngập mặn.Cấu trúc và độ phủ thảm thực vật ngập mặn khác nhau ở các khu vực tùy theo tính chất nền đáy và đặc tính thủy hóa khối nước. Các đặc trưng thảm thực vật ở từng khu vực như sau: Khu vực Tiên Lãnglà khu vực rừng Bần trồng nhưng được trồng theo nhiều mốc thời gian khác nhau nên thảm thực vật ở đây cũng có sự phân tầng rõ rệt. Có thể chia thảm rừng ngập mặn khu vực này ra làm 5 tầng cây khác nhau. Tỷ lệ che phủ ở khu vực Tiên Lãng trung bình đạt 87,89%. Thảm thực vật ở đây là thuần Bần chua (Sonneratia caseolaris) với kích thước cây lớn nên tán cây rộng do đó tỷ lệ che phủ của cây là rất cao, nhiều điểm trong khu vực đạt tỷ lệ che phủ đến 100%. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm có tỷ lệ che phủ thấp như khu vực đầm nuôi, khu vực rừng mới trồng. Mật độ trung bình cây tái sinh thấp (1,56 cây/m2), nhưng chiều cao trung bình lại khá cao (21,17cm). Nguyên nhân là do Bần chua mặc dù có hơn 2000 hạt/quả nhưng khả năng nảy mầm là rất khó, hơn nữa khu vực này nuôi thủy cầm nhiều nên đàn thủy cầm này là một tác nhân làm giảm khả năng tái sinh. Một nguyên nhân quan trọng nữa là: tỷ lệ che phủ khu vực Tiên Lãng khá cao (trung bình 87,89%) nên cây con rất khó phát triển do ít khả năng cạnh tranh ánh sáng. Tuy nhiên, tán Bần chua không quá dày nên một số cây con phát triển được thì phát triển mạnh về chiều cao do đó chiều cao trung bình của cây con lại khá cao (21,17 cm). Một số điểm ở ven rìa rừng phía gần đê cũng có cây con tái sinh ở ven lạch nước, do ở phía trong nên những điểm này ít bị tác động của sóng và nguồn giống trôi dạt từ ngoài vào. Nói chung, mật độ cây tái sinh tự nhiên ở khu vực Tiên Lãng là thấp. Khu vực này chịu tác động lớn của sóng nên cần phải gây giống cây con trước khi trồng trên bãi triều mới. Khu vực Bàng La - Đại Hợp và Ngọc Hải:Thảm thực vật ở đây thực sự trở thành bức tường che chắn bảo vệ đê biển. Nhờ có thảm thực vật mà bãi triều khu vực Bàng La - Đại Hợp đang ngày càng được bồi tụ lấn xa ra biển.Khu vực bãi bồi ngoài đê xã Hải Thành là thảm thực vật tự nhiên, mặc dù ở đây đã từng quây đầm nuôi trồng thủy sản nhưng hiện nay đã bỏ.Thành phần cây ngập mặn ưu thế ở đây là Mắm quăn (Avicenia lanata), còn phía ngoài bãi bồi mới thì đang trồng Bần chua 36 nhưng chịu tác động lớn của sóng, gió từ biển nên rất khó phát triển.Mật độ che phủ của thảm thực vật ngập mặn trong khu vực là khá cao trung bình 89%.Một số điểm như khu vực Bàng La - Đại Hợp với quần xã Trang - Bần chua có điểm độ che phủ lên đến 100%. Khu vực Tràng Cát - Đình Vũ: Thành phần loài cây ngập mặn phân bố trong khu vực này là kém đa dạng với 15 loài, thành phần chủ yếu là Bần chua phân bố trên bãi triều tự nhiên và trong đầm nuôi thủy sản (khu vực Đình Vũ), tập trung nhiều ở khu vực Tràng Cát với chiều cao phân tầng từ 200 - 600 cm. Ngoài ra trong đầm nuôi thủy sản còn có sự phân bố của Đước vòi, Ráng, Giá ở khu vực Đình Vũ, hay Sú trên bãi triều Tràng Cát. Khu vực Phù Long (Cát Hải): Mật độ che phủ của thảm thực vật khu vực Phù Long rất cao (trung bình 88,89%). RNM ở đây bị chặt phá làm đầm nuôi, nên bị suy giảm nghiêm trọng, sau một vài năm việc nuôi trồng thủy sản một cách tự phát đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nên có rất nhiều đầm nuôi bỏ hoang.Nhận thức được vai trò to lớn của RNM chính quyền và người dân địa phương đã có nhiều biện pháp khắc phục và bảo vệ tốt.Chính vì vậy thảm thực vật ở đây có điều kiện để phục hồi, rất nhiều đầm nuôi đã có cây ngập mặn phân bố.Nhiều điểm trong các đầm nuôi, độ che phủ của TVNM lên đến 100%.Trên bãi triều dọc hai bên lạch Cái Viềng thảm thực vật ngập mặn phân bố có độ che phủ cao, nhiều điểm đạt tới trên 90%. Qua phân tích số liệu thực tế khảo sát năm 2013 và so sánh với các tài liệu đã công bố vềthảm TVNM ven bờ Hải Phòng có thể nhận xét như sau: Đặc điểm cấu trúc phân tầng RNM mang nét đặc trưng cho từng khu vực: khu vực Phù Long (Cát Hải) và Bằng La – Đại Hợp tầng cây 200 – 400 cm chiếm ưu thế, khu vực Tràng Cát – Đình Vũ và Tiên Lãng tầng cây 400 – 600 cm chiếm ưu thế. Tầng cây 400 – 600 cm đang có xu hướng tăng lên, do quần xã Bần chua trồng đang phát triển và được bảo vệ tốt. Do được bảo vệ tốt, tỷ lệ che phủ của thảm thực vật ngập mặn trong khu vực khá cao, nhiều điểm lên đến 100%. 37 3.1.2. Thành phần khu hệ loài cây ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng và những đặc điểm của khu hệ 3.1.2.1. Đặc điểm và phân bố của một số loài cây ngập mặn trong vùng a. Mắm biển Cây Mắm biển (Avicennia marina (Forsk) Vierh.)là 1 loại cây thân gỗ nhỏ bé, dạng cây bụi, cây thường không cao quá 3m. Thân cây nhỏ, không thẳng, chia cành sớm ngay sát gốc, và nhiều cành, lá đơn, mọc đối, phiến lá mỏng, quăn queo. Cây ra hoa vào tháng 4 đến tháng 6, quả chín vào tháng 7 đến tháng 8. Quả hình tim dài 1,5 – 2m. Vỏ quả màu vàng xanh, có 1 hạt nằm trong bao nang. Hạt nảy mầm trước khi trái chín rụng.Cây mầm có thể bị ngập chìm trong nước triều khi lên cao, kéo dài nhiều giờ mà vẫn sống.Rễ cây mắm biển có dạng rễ phổi (rễ sinh khí), hình đũa, tỏa tròn, rễ đâm thẳng từ đất lên như các mũi chông, cao từ 5 – 10cm. Rừng mắm biển phân bố tự nhiên khá rộng, là 1 loài cây ngập mặn thích nghi với biên độ rộng về khí hậu, từ miền khí hậu nhiệt đới ẩm biến tính có mùa đông, nhiệt độ TB năm 22,2oC. Lượng mưa ở các vùng có rừng mắm biển phân bố biến độn từ 1300 – 2750 mm/năm.Mắm biển xuất hiện khá nhiều ở khu vực ven biển xã Phù Long (huyện Cát Hải). Mắm biển là một loài ưa sáng hoàn toàn ngay từ nhỏ, có thể sinh trưởng ở nơi có nhiệt độ nước biển xuống thấp hơn 20oC trong suốt 3 tháng mùa đông. Độ mặn của nước biển biến động từ 15 – 30%.Mắm biển cũng có biên độ sinh thái rộng về điều kiện đất. Trên đất cát pha nhiều cát thôi, cây Mắm trắng sinh trưởng rất xấu, cây chỉ cao trung bình 0,5 m. Trên đất cát pha cây cao trung bình 0,8 m. Trên đất bùn sét dạng bùn loãng, cây cao trung bình 3,0 m. Rừng mắm biển là một loại rừng tiên phong cố định trên các bãi bồi nhiều cát mà phần lớn các rừng ngập mặn khác không thích hợp. Sau khi có rừng Mắm biển sinh trưởng, nhờ có tác dụng của tán lá, đặc biệt là rễ của Mắm biển mà lượng phù sa giàu bùn sét trên bề mặt ngày càng giày hơn, tạo điều kiện thích hợp cho nhiều cây ngập mặn khác sinh trưởng và phát triển như Đước vòi, Vẹt, tạo thành 38 rừng hỗn giao, sau cùng trở thành các loại rừng ngập mặn khác nhau có giá trị kinh tế cao hơn. Ảnh 3.1. Rừng mắm biển ở xã Phù Long, huyện Cát Hải (Nguồn BQL. Di sản thiên nhiên quần đảo Cát Bà) Ảnh 3.2. Quả Mắm biển khi chín (Nguồn học viên sưu tầm) b. Bần chua (Bần sẻ) Cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl), là một loại cây thân gỗ, có chiều cao tới 15 m hoặc hơn nữa, đường kính có thể tới 60 cm. Tán lá của cây Bần chua thưa và rộng, các nhánh non có hình vuông cạnh màu đỏ nhạt. Lá đơn, mọc đối, phiến lá hình tròn dài, đầu nhọn, thường có màu đỏ ở cuống là và gân chính. Rể phổi, hình măng tây, tỏa tròn, rễ đâm từ dưới đất lên có thể cao tới 70 cm, với đường kính rễ sát mặt đất có thể có kích thước đến 2 – 3 cm. Cây bần chua ra hoa vào tháng 4 đến tháng 5, quả chín vào tháng 8 đến tháng 11. Ở miền Bắc, quả bần chua chín rộ vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, khi chín nặng từ 100 – 150 gram. Quả mập có đường kính 3 – 5 cm, cao 1,5 – 2 cm, màu xanh lục, với 6 tai dài xếp phẳng. Trong quả có rất nhiều hạt từ 500 – 800 hạt. Rừng bần chua phân bố tự nhiên ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.Ở miền Bắc, chúng phân bố ở các cửa sông ven biển.Còn riêng ở Hải Phòng, phân bố chủyếuởcácvùngcửasônghuyệnThuỷNguyên. Bần chua là một loài ưa sáng, mọc nhanh, tiên phong cố định ở các vùng bãi bồi ở cửa sông, hoặc ven bờ các sông gần biển, nơi đây, độ mặn của nước biến động rất lớn trong năm. Vào mùa mưa độ mặn có thể xuống thấp tới 4%, vào mùa khô độ mặn tăng lên tới 18 – 20%. Đất dưới rừng Bần chua phân bố tự nhiên là loại đất ngập mặn, không 39 có phèn tiềm tàng, giàu bùn sét, tỷ lệ cát trong đất thấp (từ 25 – 45%).Mức nước ngập tương đối sâu (50 – 70 cm). Độ thành thục của đất kém, chân đi lún sâu 30 – 40 cm. Mức độ sinh trưởng của rừng bần chua phụ thuộc rõ rệt vào mức độ thành thục của đất, các dạng đất cao, ít ngập triều, đều không thích hợp với sinh trưởng của Bần chua. Rừng bần chua là loài rừng tiên phong cố định bãi bồi, có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Trong tự nhiên, thường có rừng Bần chua thuần loài hoặc rừng Bần chua hỗn loài như rừng Bần chua – Sú hay rừng Bần chua – Trang (khu vực Thủy Nguyên). Ảnh 3.3. Rừng Bần chua tại huyện Thủy Nguyên (Nguồn họcviên chụp) Ảnh 3.4. Quả bần chua (Nguồn học viên sưu tầm) c. Đước vòi (Đâng) Cây Đước vòi hay còn có tên là cây Đâng (tên khoa học là Rhizophora stylosa Griff.) là một loài cây thân gỗ có kích thước không lớn, đến tuổi trưởng thành cây chỉ cao khoảng 6 m, đường kính ngang ngực 6 cm, tối đa có thể cao tới 8 – 10 m. Thân cây tròn và thẳng, phân cành nhiều và sớm. Rễ cây hình nơm cá, nhiều rễ chống (giống cây Đước), đôi khi rễ còn mọc ra từ các cành thấp. Lá đơn, mọc đối, bản lá to, dày và bóng, dài tới 10 -12 cm, rộng 6 – 8 cm. Hoa màu vàng nhạt không có cuống. Quả bao gồm cả trụ mầm dài tới 25 – 40 cm, thường 30 – 40 quả/kg.Trong quả Đước vòi, nằm trên phần trụ mầm chỉ chứa có 1 hột, không phôi nhũ, hột nảy mầm khi quả còn trên cây. Cây Đước vòi tập trung chủ yếu thành quần thụ ở vùng ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cụ thể trong khu vực nghiên cứu là khu vực xã Phù Long (huyện Cát Hải).Chúng thường phân bố tại những nơi có khí hậu thấp nhất so với các tỉnh ven 40 biển miền Bắc, mùa đông thường có 80 ngày, nhiệt độ có thể xuống thấp tới dưới 15oC.Nhiệt độ nước biển trong nhiều ngày có lúc xuống thấp tời 12 - 15oC. Cây Đước vòi sinh trưởng trên nhiều loại đất ngập mặn khác nhau, nhưng phổ biến hơn là đất ngập mặn phèn tiềm tàng (ở xã Phù Long). Đất có thành phần cơ giới thích hợp nhất đối với sinh trưởng của rừng Đước vòi là đất giàu bùn sét (hơn 40%), tỷ lệ cát thấp (dưới 15%), đất sét pha cát phấn. Ngoài ra chúng cũng sinh trưởng tự nhiên trên cát pha.Rừng Đước vòi chỉ phân bố tự nhiên ở những nơi nước biển có độ mặn biến động từ 8 – 25%, độ mặn thích hợp cho Đước phát triển là 10 – 20%.Đất bị ngập nước khi nước triều lên cao trung bình, thường ngập không sâu quá 40 cm. Đước vòi trong tự nhiên thường mọc thành các quần thụ rừng thuần loài hoặc rừng hồn loài với Sú, Trang hay Vẹt dù. Trong quá trình diễn thế tự nhiên, rừng Đước vòi thường xuất hiện sau rừng Mắm biển cố định bãi bồi, sau khi rừng Mắm biển mọc trên các loại đất phù sa mới bồi, ngập nước sâu, đặc biệt trên các dạng đất cát pha đã tạo điều kiện cho các hạt lơ lửng trong nước biển, dạng bùn sét được trầm tích nhanh hơn, tạo điều kiện thích hợp cho rừng Đước vòi chen vào, tạo thành rừng hỗn loài Mắm biển – Đước vòi. Ảnh 3.5. Rừng đước vòi tại VQG Cát Bà, Hải Phòng (Nguồn Ngô Đình Quế) Ảnh 3.6. Hoa Đước vòi (Nguồn Học viên sưu tầm) d. Cây Trang Cây Trang có tên khoa học là Kandelia obovata(L.) Druce, là một loài cây thân gỗ, có kích thước không lớn, có thể có chiều cao 6 – 7 m, đường kính ngang ngực 7 – 8 cm. Tuy cùng nằm trong họ Đước, nhưng khác với Đước vòi là cây 41 Trang không có rễ nơm, chỉ có banh gốc nghĩa là hệ rễ khí sinh của cây rất kém phát triển. Lá cây thuộc dạng lá đơn, mọc đối, dài tới 6 – 12 cm, bề rộng của phiến lá từ 2,5 – 6 cm. Hoa màu trắng, có 5 lá dài nhỏ, có mùi thơm, có phấn hoa và nhiều mật dễ dàng phát triển nghề nuôi ong. Cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.Quả và trụ mầm của cây dài tới 20 – 30 cm (trung bình 20 – 25 cm), phần bụng trụ mầm phình to.Quả chín vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm sau, kể từ khi cây ra hoa. Trọng lượng trung bình của 1 quả và 1 trụ mầm của cây là 10 – 13 gam, 1 kg quả và trụ mầm có thể lên tới 77 – 100 quả. Cây Trang phân bố tự nhiên, mọc thành các quần thụ rừng với diện tích rộng, được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, đặc biệt là có nhiều trên đất ngập ven biển đồng bằng sông Hồng. Tại khu vực nghiên cứu cây Trang phân bố chủ yếu ở các huyện An Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Đồ Sơn và Cát Hải.Cây Trang là loài cây ngập mặn có khả năng chịu lạnh tốt, trong môi trường nước có nhiệt độ thấp hơn 20oC trong nhiều ngày.Lượng mưa hàng năm ở những nơi có rừng Trang phân bố tự nhiên biến động từ 1500 – 2900 mm. Rừng Trang phân bố tự nhiên trên đất ngập mặn ven biển bị ngập nước khi triều lên cao trung bình, nhưng vẫn ở nơi đất có độ cao (so với mực nước biển) hơn so với rừng Đước vòi. Cây Trang sinh trưởng bình thường ở các vùng cửa sông, độ mặn của nước biến động lớn trong năm từ 4 – 20%, tương tự như độ mặn của nước nơi có Bần chua sinh trưởng, nhưng khả năng chịu mặn của Trang là tốt hơn. Độ mặn thích hợp cho sinh trưởng của cây Trang là từ 7 – 22%. Rừng Trang phân bố tự nhiên trên các loại đất: đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng và đất ngập mặn có phèn tiềm tàng, nhưng chủ yếu trên đất ngập mặn có phèn tiềm tàng. Trang cũng sinh trưởng tốt trên đất ngập mặn giàu bùn sét, khó sinh trưởng trên đất cát pha. Trên đất cát rời, có hàm lượng cát cao (hơn 90%), cát không có kết cấu, tự chảy theo nước trọng lực, thì không có rừng Trang phân bố tự nhiên. Rừng Trang trong tự nhiên, theo quy luật diễn thế nó thường đến sau rừng Đước vòi, và trước rừng Vẹt dù, hiện tượng đó cũng phù hợp với hình thái cấu tạo rễ khí sinh của cây Trang kém phát triển hơn các loài Đước, Bần chua và Mắm, cho 42 nên Trang chỉ thích hợp trên các dạng đất mặn có độ ngập nước triều không sâu, với độ thành thục sét mềm hoặc sét. Ảnh 3.7. Một nhánh cây Trang tại xã Phù Long (Nguồn học viên chụp) Ảnh 3.8. Hoa cây Trang (Nguồn học viên sưu tầm) e. Vẹt dù Cây Vẹt dù (tên khoa học là Bruguiera gymnorhiza (L.)Savigny in Lamk.)là loài cây thân gỗ có kích thước tương đối lớn, cây có thể cao tới 30 – 35 m, nhưng ở miền Bắc có mùa đông lạnh khí hậu nhiệt đới ẩm biến tính thì Vẹt dù trong rừng ngập mặn ven biển chỉ cao tối đa 8 m, đường kính ngang ngực 8 – 10 cm. Cây Vẹt dù có dạng thân đẹp, tán tròn đều giống chiếc dù. Lá cây dày, chóp nhọn màu xanh lá cây đậm, cuống lá khi còn non thường có màu đỏ tía.Hoa có nhiều lá dài như hình cái nơm, lớn lên cùng với quả và trụ mầm. Cây ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mùa quả và trụ mầm chín vào tháng 4 đến tháng 7. Quả và trụ mầm tương đối lớn, nhưng thường ngắn (khoảng 10 – 15 cm), có hình nhiều cạnh.Quả Vẹt dù còn giữ được khả năng nảy mầm từ 5 – 6 tháng. Gốc cây thường có bạnh, rễ cây gập cong từng đoạn và nhô lên khỏi mặt đất, do đó có tên gọi là “rễ đầu gối” phân bố khá rộng và đều trên mặt đất. Cây Vẹt dù phân bố tự nhiên nhiều nhất ở miền Bắc và tạo thành các quần thụ rừng Vẹt dù như ở khu vực các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy hay quận Hải An. Rừng Vẹt dù phân bố ở nơi đất ngập mặn ven biển tương đối cao, bị ngập nước khi triều lên cao và thường không ngập quá sâu hơn 30 cm. Độ mặn của nước ở đây biến động cao hơn ở các vùng cửa sông, ít biến động và tương đối ổn định từ 10 – 25%. Ở các vùng cửa sông, bị ảnh hưởng mạnh của nước từ thượng nguồn, độ 43 mặn của nước biến thiên lớn trong năm từ dưới 4% đến 20% và không có Vẹt dù phân bố tự nhiên. Vẹt dù thường phân bố trên loại đất ngập mặn phèn tiềm tàng, có hàm lượng bùn sét tương đối cao.Đất có độ thành thục từ sét mềm, sét và sét chặt (chân đi lún từ 2 – 10 cm), phổ biến là dạng đất sét. Ngoài ra, Vẹt dù cũng cũng có thể sinh trưởng trên các dạng đất lẫn nhiều đá cuội hoặc pha cát. Cây chịu được mùa đông giá lạnh, có ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC và kéo dài trong nhiều ngày. Cây Vẹt dù là loài cây ưa sáng ngay từ nhỏ, trong tự nhiên cây Vẹt dù thường mọc thành quần thụ rừng thuần loài hoặc rừng hỗn loài như: Vẹt dù – Sú, Vẹt dù – Trang, hay đôi khi là Vẹt dù – Đước vòi, Ảnh 3.9. Cây Vẹt dù ở rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng (Nguồn học viên chụp) Ảnh 3.10. Hoa cây Vẹt dù (Nguồn học viên sưu tầm) 3.1.2.2. Mô tả cấu trúc và xác định sinh khối của một số quần xã TVNM đặc trưng ở các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng a. Quần xã thuần Trang (OTC 01)  Mô tả cấu trúc quần xã Quần xã này phân bố chủ yếu ở các huyện An Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Đồ Sơn và Cát Hải. Để nghiên cứu quần xã, OTC 01 đã được thiết lập tại vị trí ở xã Phù Longhuyện Cát Hả... cao khiến cho Hà phát triển mạnh và bám dầy đặc vào thân cây. Đây chính là nguyên nhân khiến cho rừng ngập mặn tại khu vực này phát triển rất kém, cây thấp, phân cành sớm và còi cọc, ảnh hưởng rất lớn tới chức năng phòng hộ của rừng. Khảo sát sơ bộ cho thấy, diện tích rừng ngập mặn bị Hà bám khoảng 40 ha. Ảnh 3.13. Cây ngập mặn bị Hà bám ở Bàng La, Đồ Sơn (Nguồn học viên) d. Áp lực từ việc tăng dân số Trong quá trình thực tế tại khu vực xã Phù Long, có gần 1/2 hộ gia đình trong vùng đệm có sinh kế phụ thuộc gián tiếp và trực tiếp vào tài nguyên đất ngập nước trong khu vực VQG Cát Bà. Trong nhóm cộng đồng này, đại đa số là tham gia 75 khai thác trực tiếp và phụ thuộc trực tiếp nguồn lợi thủy sản, còn các hình thức gián tiếp cung cấp dịch vụ chỉ thu hút khoảng 6% hộ. Trong các hình thức khai thác trực tiếp thì đáng lưu ý nhất là hoạt động khai thác tự do thủ công (hơn 40%). Đây chính là nhóm đối tượng đang tác động trực tiếp tới hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực. Việc cộng đồng tự do vào trong vùng lõi để đánh bắt thủy hải sản đã và đang làm cho các cây mạ, cây con tái sinh của rừng ngập mặn bị gẫy và chết khiến cho việc tái sinh tự nhiên của rừng ngập mặn trong khu vực bị ảnh hưởng. Mặt khác, một số cộng đồng địa phương thiếu ý thức thường chặt cây ngập mặn mang về nhà làm nguyên liệu đốt phục vụ gia đình. Ảnh 3.14. Người dân khai thác thủy, hải sản trong RNM (Nguồn học viên) e. Thay đổi phương thức sử dụng mặt nước, bãi triều Hoạt động chuyển đổi đất rừng ngập mặn thành đầm nuôi tôm (quảng canh, quảng canh cải tiến) ở vùng lõi và vùng đệm VQG Cát Bà đã làm phân mảnh hệ sinh thái RNM, đồng thời giảm diện tích RNM. Theo dẫn liệu của Phan Nguyên Hồng, Phan Thị Anh Đào (2007) chỉ ra rằng diện tích RNM trưởng thành trong hơn 12 năm đã giảm từ 1.412,91 ha xuống còn 402,95 ha (giảm 71,4%). Trong khi đó diện tích đầm nuôi tôm lại tăng vọt từ 415,27 ha lên 2743,6 ha (tăng 660,9%) năm 1998 [24]. Ở thời điểm năm 2014 ghi nhận có tới 180 ha diện tích đầm tôm nằm trong khu vực vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà (56 ha nằm trong phân khu bảo vệnghiêm ngặt).Việc một phần diện tích đầm tôm nằm trong khu vực vùng lõi đã khiến cho cảnh quan trong khu vực bị phá vỡ, hệ sinh thái rừng ngập mặn bị phân 76 mảnh và đây cũng là yếu tố làm cho đa dạng sinh học của khu đất ngập nước bị suy giảm. Trong mấy năm trở lại đây, do môi trường ô nhiễm, năng suất nuôi tôm theo hình thức quảng canh giảm nên nhiều chủ đầm đã tự động chặt phá cây rừng ngập mặn, đưa phương tiện cơ giới, máy móc vào để chuyển đổi sang mô hình nuôi ngao giống và tôm công nghiệp đã khiến cho đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, số lượng cá thể loài giảm, cảnh quan môi trường bị phá vỡ và bãi kiếm ăn của các loài chim nước di trú quý hiếm bị mất. 3.3.1.2. Một số bất cập trong công tác bảo tồn các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng Mặc dù nước ta đã có một số thành tựu trong việc phục hồi RNM nhưng việc bảo vệ các rừng đó đang gặp một số trở ngại, do các nguyên nhân: Nhà nước chưa ban hành một văn bản cụ thể nào về quản lý RNM mà chỉ có những chủ trương, chính sách chung về việc bảo vệ, phát triển rừng, do đó khi vận dụng vào từng địa phương ven biển gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền liên quan trong việc quản lý và lập kế hoạch sử dụng đất cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các vùng ven biển, bãi bồi; Một số địa phương vận dụng sai lệch chính sách của Nhà nước trong việc sử dụng đất bồi mặt nước ven biển, không quan tâm đúng mức đến việc trồng, bảo vệ rừng phòng hộ mà chỉ coi RNM là vùng đất ngập nước ít giá trị nên đã phá một số RNM để mở rộng diện tích nuôi tôm. Ngoài ra, một số cán bộ chính quyền địa phương có hiểu biết hạn chế về vai trò của hệ sinh thái RNM do đó các kế hoạch sản xuất đều được phát triển nhắm tới lợi ích trước mắt mà không quan tâm những tác động xấu và lâu dài tới môi trường và tài nguyên khi không còn rừng; Trong việc thi hành các chính sách của Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, một số chính quyền địa phương chỉ muốn chuyển đổi RNM, thậm chí một phần của rừng bảo tồn thành đầm tôm phục vụ cho mục đích xuất khẩu. 77 Một số đề án trồng RNM của các tổ chức phi chính phủ đã hết thời hạn hỗ trợ kinh phí, khi giao lại cho địa phương do không đủ kinh phí để tổ chức bảo vệ, nên rừng lại tiếp tục bị chuyển đổi sang mục đích kinh tế khác. 3.3.2. Các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng thực vật các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại TP. Hải Phòng 3.3.2.1. Các giải pháp chung về bảo tồn các hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các vùng RNM, tiến hành khảo sát và nghiên cứu chi tiết về tình trạng RNM, diện tích ao nuôi tôm, diện tích đất lở, đất bồi ở tất cả các tỉnh ven biển có RNM thông qua ảnh vệ tinh, ảnh máy bay và nghiên cứu thực địa. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ cở khoa học cho quy hoạch tổng thể sử dụng đất và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững ở các vùng ven biển. Nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển như nuôi sò, nuôi vạng hoặc các loài cá có giá trị kinh tế cao để dần dần thay thế nghề nuôi tôm ở các vùng RNM.Cũng cần thiết phải cải thiện cơ cấu và đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường và giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch. Xem xét, đánh giá nguồn tài nguyên kinh tế và các tác động tới môi trường của một số mô hình lâm ngư kết hợp nhằm phát huy những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm. Cần tiếp tục xây dựng các mô hình nuôi tôm kết hợp bảo vệ RNM... Giới thiệu về RNM và giáo dục bảo vệ nguồn lợi động vật biển cần trở thành một phần trong giáo dục giảng dạy ở tất cả các bậc học; Tổ chức các khóa đào tạo về vai trò của hệ sinh thái RNM trong tiến trình phát triển kinh tế và bảo tồn tự nhiên cho các nhà quản lý địa phương và cán bộ nòng cốt từ các phòng ban lâm nghiệp và thủy sản. 78 Lập ra các công cụ chính sách rõ ràng và các quy định sử dụng một phần lợi nhuận thu được từ kinh doanh các sản phẩm tôm đông lạnh (thông qua hàng rào thuế quan) cho việc phục hồi rừng. Áp dụng các chính sách khả thi nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số và kế hoạch hóa dân số cho mỗi vùng RNM. Đồng thời, đẩy mạnh việc giao đất và giao rừng cho các hộ chịu trách nhiệm trồng và bảo vệ rừng.Các chính sách lâu dài về sử dụng bãi bồi ven biển cần phải được quy định rõ ràng nhằm ứng phó với tình trạng chuyển đổi đất rừng sang sử dụng vào mục đích không thích hợp và bảo vệ quyền lợi của người nghèo. 3.3.2.2. Đề xuất cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể a. Quy hoạch sử dụng đất, rừng ngập mặn - Cần xây dựng quy hoạch tổng thể về RNM trong phạm vi toàn quốc, làm cơ sở xây dựng với chương trình, kế hoạch khôi phục và phát triển hệ sinh thái RNM. - Việc quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch 3 loại rừng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nghành: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên – Môi trường và Thủy sản. - Rà soát và quy hoạch ổn định cho các ngành chủ yếu sử dụng đất ngập mặn ven biển có liên quan là xây dựng đê điều, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản. Phải coi đây là quy hoạch liên ngành và phải được nhà nước chấp nhận về pháp lý, cắm mốc trên thực địa, có biển báo, - Cần chọn 1 số rừng ngập mặn điển hình cho từng vùng sinh thái làm khu bảo tồn các nguồn gen thực vật và động vật vùng triều và dự trữ thiên nhiên, có thể kêt hợp trong việc chọn khu bảo tổn RNM với địa điểm du lịch và giáo dục hoặc tổ chức nơi du lịch thuận lợi để thu hút du khách trong và ngoài nước. - Tăng cường công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, rừng ngập mặn, cần phải có giải pháp dự phòng hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, đê biển, đến các hoạt động bảo vệ, khôi phục và phát triển bền vững. Nghiêm cấm việc lấn chiếm rừng và đất quy hoạch cho 79 lâm nghiệp để nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm khắc những trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích làm tổn hại đến rừng. Những diện tích sử dụng không đúng quy định cần thu hồi và xử lý nghiêm khắc. Nơi nào nuôi tôm không hiệu quả, cương quyết lấy lại để trồng rừng, tạo môi trường sống lâu dài cho hải sản. - Đối với bãi bồi ven biển, các địa phương nên có chủ trương phát triển rừng, lấn biển; nên giao cho cơ quan, chuyên ngành quản lý từ đầu, không nên giao cho chính quyền cấp xã quản lý, dân sẽ tự ý khoanh nuôi thủy sản, ảnh hưởng sự phát triển của rừng khi bãi bồi ổn định. - Quy định về tỷ lệ rừng và tôm: hiện tại các tỉnh vận dụng tỷ lệ diện tích rừng và diện tích nuôi trồng thủy sản khác nhau, nên quy định một tỷ lệ diện tích bảo đảm tốt môi trường trong vùng rừng ngập mặn, bảo vê và nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ này phụ thuộc vào bối cảnh tự nhiên, nhu cầu của người dân cũng như chiến lược phát triển rừng. b. Giao, cho thuê, khoán rừng và đất nông nghiệp - Tiếp tục giao đất, giao RNM cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đối với diện tích rừng và đất RNM chưa có chủ quản lý cụ thể, hiện UBND cấp xã hoặc kiểm lâm đang chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước. - Đối với diện tích đât và RNM chưa có chủ quản lý cụ thể, UBND cấp xã cần xây dựng phương án tiếp tục giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương. Vùng có đất và nguồn lợi RNM tốt, phong phú chủ yếu giao đến hộ gia đình hoặc nhóm hộ. Vùng có đất và nguồn lợi RNM thấp, nghèo, phân tán hoặc có tác dụng phòng hộ cục bộ 1 thôn xã thì nên giao cho cộng đồng địa phương đó, khi giao chỉ cần làm rõ ranh giới các loại rừng trên thực địa và bản đồ đến từng lô, xác định được hiện trạng rừng. - Rà soát và triển khai việc giao khoán đất rừng sản xuất và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông lâm trường quốc doanh theo nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 và thông tư 102/2006/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2006. 80 - Thực hiện đấu thầu trong RNM để tạo tính cạnh tranh cao, giảm giá thành, đấu thầu các bãi bồi ven biển để trồng rừng, chú ý ưu tiên đối với người dân địa phương có điều kiện đầu tư. c. Đầu tư, tín dụng - Nhà nước chỉ nên đầu tư vào việc gây trồng, bảo vệ RNM thuộc loại rừng đặc dụng và phòng hộ. Tăng suất đầu tư theo hướng thâm canh cao trên vùng sinh thái, lập địa có vấn đề, đầy rủi ro nhưng rất quan trọng với bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. - Tổ chức, hộ gia đình được giao đất trồng để trồng rừng sản xuất được vây vốn với lãi suất ưu đãi (khoảng 5% năm), thời hạn vay trên 10 năm, trả tiền vay gốc và lãi khi có sản phẩm chính; được vay 100% nhu cầu vốn đầu tư trên cơ sở tính đúng, tính đủ theo định mức KTKT hiện hành. - Huy động vốn đầu tư tái tạo RNM từ các nguồn lực khác. - Nhà nước cần có chính sách thu hút các tổ chức quốc tế thuộc Chính phủ và phi chính phủ đầu tư phát triển RNM theo hướng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất,Kêu gọi tổ chức quốc tế hỗ trợ phục hồi rừng ở một số vùng trọng điểm ven biển. - Có chính sách, quy chế rõ ràng về việc dành một phần nguồn lợi thủy sản (qua biểu thuế) để đầu tư tái tạo RNM. - Tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ 10 – 15% đến 20 – 25% tổng vốn nhất là vùng diện tích đầu tư RNM không lớn để có điều kiện quản lý bảo vệ và phát triển RNM tốt hơn. d. Khoa học công nghệ và khuyến lâm - Cần nghiên cứu, đánh giá bổ sung, sửa đổi và ban hành quy trình, quy phạm lâm sinh cho đối tượng RNM phù hợp với từng vùng sinh thái. Cần có quy trình chăm sóc, điều chế rừng phù hợp với cấp tuổi, cấp đất và điều kiện sinh thái cho từng loại thực vật ngập mặn. 81 - Về cơ cấu cây trồng: chọn loài cây trồng thích hợpvới vùng sinh thái của các địa phương và trồng rừng và trồng rừng bằng cây con có bầu, đủ lớn để có thể sống được ở vùng ngập triều sâu. - Áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh, xây dựng rừng giống, chọn giống và quy trình kỹ thuật trồng cho những cây trồng chính ngoài Đước như Mắm, Bần, Sú, Vẹt dù, Trang, - Chuyển hóa rừng thuần loài thành rừng hỗn loài, trồng rừng hỗn loài tạo rừng 2 – 3 tầng nhằm nâng cao hiệu quả chắn song, cố định đất, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. - Cải thiện giống cây trồng RNM: hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật các mô hình sản xuất có hiệu quả trong vùng RNM. - Phát triển các hình thức lâm ngư kết hợp trên đất và RNM: hướng dẫn kỹ thuật đối với người nuôi trồng thủy sản để chuyển từ nuôi tôm quảng canh thô sơ sang nuôi quảng canh cải tiến nhằm đạt sản lượng cao, ổn định, đồng thời vẫn đảm bảo RNM sinh trưởng tốt. - Tổ chức tập huấn cho người lao động, phổ biến và hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh về trồng, chăm sóc và bảo vệ RNM kết hợp với kinh nghiệm cổ truyền. Phổ biến mô hình lâm ngư kết hợp có hiệu quả cao, kỹ thuật trồng cây ngập mặn vẫn sinh trưởng tốt mà thủy sản vẫn đạt năng suất cao và ổn định. e. Hoàn thiện tổ chức quản lý RNM - Củng cố hệ thống quản lý nhà nước về RNM ở các cấp tỉnh, huyện, xã; thực hiện chức năng quản lý rừng và đất nông nghiệp theo quyết định 07/2012/QĐ- Ttg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường phối hợp liên ngành trong việc quản lý, sử dụng, khôi phục phát triển RNM. - Cần sớm có tổ chức thống nhất và hoàn chỉnh hệ thống quản lý nhà nước về RNM ven biển ở các cấp địa phương trong phạm vi toàn quốc; thực hiện chức năng quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo quyết định số 07/2012/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ. 82 - Tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý, sử dụng, khôi phục phát triển RNM ven biển. Phân công rõ trách nhiệm giữa các ngành liên quan và có cơ chế phối hợp rõ ràng. - Tăng cường tiềm lực cho lực lượng kiểm lâm như nhân lực, trang thiết bị và phương tiện trong quản lý bảo vệ RNM. - Hình thành, củng cố và mở rộng hệ thống chủ rừng trong vùng RNM. - Củng cố duy trì hoặc thành lập mới (nếu đủ điều kiện). Ban quản lý RNM ven biển cấp cơ sở trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ chính là quàn lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển RNM nói chung và đa dạng thực vật ngập mặn nói riêng. - Huy động sự tham gia của người dân thông qua thực hiện giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý RNM và các cơ chế chính sách thích hợp với việc quản lý bền vững RNM. f. Giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội trong vùng RNM - Rà soát, quy hoạch lại dân cư ven biển, hạn chế di cư tự do trong vùng RNM vì nguồn lợi về nuôi tôm ở vùng RNM lớn đã thu hút một số lao động từ nhiều nơi đến phá rừng để nuôi tôm; mặt khác, nhiều người dân đã bỏ nghề truyền thống để làm tôm quảng canh, dẫn đến tình trạng phân tán ngày càng tăng, nếu để tình trạng này kéo dài thì rừng sẽ tiếp tục bị tàn phá, nguồn thủy hải sản giảm sút và dẫn đến suy giảm đa dạng thực vật ngập mặn. - Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng RNM, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương nhằm giảm sức ép phá rừng ngập mặn và khai thác quá mức các tài nguyên như thủy hải sản, động thực vật ngập mặn. 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Đã xác định được tại khu vực RNM ven biển Hải Phòng 106 loài thực vậtthuộc 88 chi, 40 họ, thuộc 2 ngành Dương xỉ và Hạt kín. Ngành Hạt kín chiếm ưu thế hoàn toàn với 93,40% số loài toàn khu vực nghiên cứu. - Hệ thực vật bậc cao có mạch của RNM ven biển Hải Phòng đặc trưng bởi yếu tố châu Á nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất 26,21%; tiếp đến là yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới chiếm 16,50%; yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 13,59%; đặc hữu Việt Nam chiếm 1,94% với 2 loài cùng các yếu tố Đông Á và yếu tố Maylaysia - Indonesialà những yếu tố có tỷ lệ thấp nhất.Trong đó chỉ có 2 loài mang yếu tố đặc hữu Việt Nam là Cỏ Ngạn (Scirpus kimsonnensis N.K. Khoi), Quả nổ (Ruellia tuberosa L.). - Đã xác định được 11 nhóm cây tài nguyên với 75 loài thực vật có giá trị sử dụng, số lượt loài cây làm thuốc với 62 lượt (53,91%), chiếm nhiều nhất; tiếp theo là cây ăn được có 15 lượt (13,04%) và cây cho gỗ có 14 lượt (12,17%); cây làm cảnh có 11 lượt (9,57%); cây có các công dụng khác như làm nhiên liệu đốt, cải tạo đất, có 5 lượt (4,35%); cuối cùng cây cho tinh dầu và cây làm thức ăn gia súc cùng có 4 lượt (3,48%).Tại RNM ven biển Hải Phòng chỉ có duy nhất một loài quí hiếm có giá trị bảo tồn là loài Cỏ ngạn (Scirpus kimsonnensis N.K.Khoi).Đây vừa là loài đặc hữu Việt Nam, vừa có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và được xếp hạng nguy cấp (EN). - Đã xác định được 4 quần xã thực vật ngập mặn đặc trưng ở khu vực RNM ven biển Hải Phòng và mô tả cấu trúc, xác định sinh khối của 4 quần xã này. + Quần xã Trang thuần loài (OTC01) có mật độ là 6.275 cây/ha và sinh khối là 15,23 tấn/ha. + Quần xã Đước vòi thuần loài (OTC02) có mật độ là 2.650 cây/ha và sinh khối là 6,34 tấn/ha. 84 + Quần xã Trang – Bần chua (OTC03) có mật độ là 4.650 cây/ha, sinh khối là 127,575 tấn/ha. + Quần xã Bần chua thuần loài (OTC04) có mật độ là 1.050 cây/ha và sinh khối là 118,1 tấn/ha. - Đã xác định được một số giá trị sử dụng trực tiếp về kinh tế của quần thể thực vật ngập mặn trong các hệ sinh thái RNM ven biển Hải Phòng như: làm thực phẩm trong đời sống; dược liệu trong y học; cho tinh dầu; lấy gỗ và các sản phẩm làm nhiên liệu đốt; làm cảnh và cho bóng mát; có giá trị rất lớn và là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân khu vực xung quanh. Các giá trị sử dụng gián tiếp cũng được đề cập tới như: tích trữ và cung cấp nước, tích trữ cacbon, các giá trị về du lịch sinh thái, - Đã xác định được vai trò cũng như ý nghĩa sinh thái và bảo vệ môi trường của quần thể thực vật ngập mặn ven biển Hải Phòng như: cung cấp thức ăn cho các loài động vật, đặc biệt cho cácloài thủy sản; là nơi cư trú, nuôi dưỡng các loài động vật, các loài thủy sản; góp phần duy trì bền vững năng suất thủy sản ven bờ, là nơi cư trú nhiều loài động vật trên cạn; điều hòa khí hậu trong vùng, làm khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt, giúp hạn chế sự bốc hơi nước vùng đất RNM, giữ ổn định độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền; có khả năng chắn sóng chắn bão vững chắc bảo vệ cư dân vùng ven biển, hạn chế tác hại của gió bão; có tác dụng hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển. 2. Kiến nghị - Một số quần xã thực vật ngập mặn thực thụ tại RNM ven biển Hải Phòng, đặc biệt là quần xã thuần Trang tại khu vực VQG xã Phù Long, huyện Cát Hải đang có dấu hiệu bị suy giảm mật độ do đó cần có các biện pháp phục hồi, bảo vệ kịp thời. - Cần tạo điều kiện thuận lợi để người dân và cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ và phát triển RNM, được hưởng lợi trực tiếp từ rừng, dần thay thế cơ chế khoán bằng tiền như hiện nay. 85 - Đảm bảo vừa phát triển được vốn RNM vừa phát triển kinh tế thủy sản, giữ cân bằng giữ cân bằng nhu cầu phòng hộ và phát triển kinh tế, tạo vùng an toàn bảo vệ và phát triển RNM một cách lâu dài. - Chính sách phải rõ ràng, hợp lý, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. - Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc quản lý nhà nước đối với RNM, việc tổ chức quản lý hệ sinh thái RNM cần hướng tới phương thức đồng quản lý rừng với sự tham gia của người dân và cộng đồng địa phương. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phù hợp với đặc thù vùng RNM, đảm bảo cân đối giữa việc bảo vệ môi trường và ổn định cuộc sống của người dân trong vùng. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đặng Minh Quân, Nguyễn Nghĩa Thìn và Phạm Thị Bích Thủy, 2011, Thành phần loài và đặc điểm của thảm thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của Vườn Quốc gia Phú Quốc, Tạp chí Khoa học, 20a, 239-249. 2. Đặng Trung Tấn và cs, 1999, Sinh khối rừng Đước, Hội thảo “Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ, Tập 1, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ và môi trường tỉnh Cà Mau. 3. Đặng Văn Sơn, Phạm Văn Ngọt, 2014, Đa dạng thành phần loài cây du nhập rừng ngập mặn ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 1, 52-58. 4. Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Thế Cường, Trần Thị Phương Anh, 2012, Báo cáo kết quả điều tra khảo sát Thực vật tại VQG Xuân Thủy, 35 trang. 5. Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Thế Cường, Trần Thị Phương Anh, 2012, Nghiên cứu các thảm thực vật và thành phần các taxon trong hệ thực vật Vườn Quốc gia Xuân Thủy và đề xuất các chỉ thị đa dạng sinh học tại khu vực, Tuyển tập hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, 1637-1643. 6. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Hồ Thanh Hải, Lê Xuân Cảnh, 2013, Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, Tuyển tập hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, 587 – 594. 7. Lê Diên Dực, 1986, Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 128 trang. 8. Lê Trần Chấn, 1990, Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam. NXB Khoa học cà Kỹ thuật. Hà Nội. 9. Lê Xuân Ái, Trần Đình Huệ, Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững Côn Đảo, 2012, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5, 353 – 359. 10. Mai Sỹ Tuấn, Phan Hồng Anh, 2008, Thảm thực vật vùng rừng ngập mặn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên đấp ngập nước Tiền Hải, Thái Bình, Tuyển tập 87 Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, NXB. Nông nghiệp, 305-319. 11. Nguyễn Quang Hùng, Đỗ Anh Duy, 2011, Đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Việt Nam, Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V, Quyển 4: Sinh học và nguồn lợi sinh vật biển. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 22-28. 12. Nguyễn Thị Huyền, Trần Mạnh Hà, Cao Thu Trang, Đặng Hoài Nhơn, Phạm Thế Thư, 2011, Các giá trị sử dụng được mang lại từ hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Lãng, Hải Phòng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Số 1, 57 – 72. 13. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009, Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của rừng Trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Luận án TS sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phạm Hồng Tính, 2017, Định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 238 trang. 15. Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Hương Liên, 2014, Thành phần loài và biến động nguồn lợi cá vùng rừng ngập mặn Phù Long, Cát Hải, Hải Phòng, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 3, 384-391. 16. Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Thị Lan, Nguyễn Xuân Trường, 2010, Hiện trạng rừng ngập mặn ở dải ven bờ Nam Trung Bộ (Từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận, Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, XVII: 167-177. 17. Phạm Khánh Linh, Đỗ Thị Xuyến, 2009, Các loài cây ngập mặn tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3. 18. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000, Cây cỏ Việt Nam (An Illustrated Flora of Vietnam). NXB Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh. 88 19. Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Công Tín, Tôn Thất Pháp, 2012, Thành phần loài và phân bố của thực vật ngập mặn ở đầm Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, 37-48. 20. Phan Nguyên Hồng (Chủ biên) và nnk, 1997, Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 21. Phan Nguyên Hồng (Chủ biên) và nnk, 1999, Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 22. Phan Nguyên Hồng, 2004, Đánh giá tính đa dạng của thảm thực vật và hệ thực vật trong môi trường sinh học huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) làm cơ sở cho quy hoạch Phát triển bền vững các hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ 23. Phan Nguyên Hồng, 2004, Hệ sinh thái ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng – Đa dạng sinh học, sinh thái, kinh tế - xã hội và giáo dục, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 337 trang. 24. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào, 2007, Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. 42 trang. 25. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, 2007, Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển, NXB Nông nghiệp, 433 trang. 26. Thái Văn Trừng, 1970, Sinh thái phát sinh thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 27. Trần Đức Thạnh (chủ biên), 2015, “Thiên nhiên và môi trường vùng bờ Hải Phòng”, NXB Tự nhiên và Khoa học công nghệ. 28. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường. 2001, 2003, 2005, ĐHQGHN. Danh mục các loài thực vật Việt Nam Tập 1, 2, 3. NXB Nông nghiệp HN. 29. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, 1675 trang. 30. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NXB Y học, 1541 trang. 89 31. Vũ Đoàn Thái, 2004, Hệ sinh thái rừng ngập mặn và tác dụng cản sóng của rừng ngập mặn, NXB Nông nghiệp, 196 trang. 32. Vũ Đoàn Thái, 2006, Bước đầu nghiên cứu khả năng chắn sóng, bảo vệ bờ biển trong bão qua một số kiểu cấu trúc RNM trồng ven biển Hải Phòng, trong: Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, Vai trò của hệ sinh thái RNM và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 77-87. 33. Vũ Đoàn Thái, 2011, Vai trò của rừng ngập mặn làm giảm sóng bão tại khu vực Đại Hợp (Kiến Thụy, Hải Phòng), Tạp chí khoa học và công nghệ biển, Vol 11, No 1. 34. Vũ Mạnh Hùng, Phạm Văn Lượng, Đàm Đức Tiến, Cao Văn Lương, 2013, Nghiên cứu hiện trạng và sự biến động về diện tích của rừng phòng hộ ven biển phía Bắc – Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5. 35. Vũ Mạnh Hùng, Đàm Đức Tiến, Cao Văn Lương, 2015, Nghiên cứu khả năng hấp thụ Cacbon của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 4, 347-354. II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 36. A.E. Lugo, & S.C. Snedaker, 1975, Properties of a mangrove forest in southern Florida, In G. Walsh, S. Snedaker & H. Teas, eds, Proceedings of international symposium on biology and management of mangroves, Gainesville, Florida, University of Florida, Institute of Food and Agricultural Sciences, 170- 212. 37. Komiyama, H. Moriya, S. Prawiroatmodjo, T. Toma, K. Ogino, 1988, Forest primary productivity. In: Ogino, K., Chihara, M. (Eds.), Biological System of Mangrove, Ehime University, 97–117. 38. Barry Clough, 2013, Continuing the Journey Amongst Mangroves, ISME Mangrove Educational Book Series No. 1, International Society for 90 Mangrove Ecosystems (ISME), Okinawa, Japan, and International Tropical Timber Organization (ITTO), Yokohama, Japan. 39. B. Gopal and M. Chauhan, 2006, Biodiversity and its conservation in the Sundarban mangrove ecosystem, Aquatic Sciences, vol. 68, no. 3, 338–354. 40. C. Giri, E. Ochieng, L. Tieszen, Z. Zhu, A. Singh, T. Loveland, J. Masek and N. Duke, 2010, Status and distribution of mangrove forests of the world using earth observation satellite data, Global Ecology and Biogeography, 20 (1), 154–159. 41. Ding Hou, 1958, Rhizophoraceae, Flora Malesiana, Ser.I, 5: 429 – 493. 42. FAO, 2007, The world's mangroves 1980-2005, FAO Forestry Paper, 153. 43. F. Dahouh-Guebas et al, 2005, How effective were mangroves as a defence against the recent tsunami?, Current Biology, 15 (12), 443-447. 44. F. Talbot and C. Wilkinson, 2001, Coral reefs, mangroves and seagrasses: A sourcebook for managers, Australian Institute of Marine Science, Townsville, Australia, 193 pp. 45. H. T. Chan, 1986, Malaysia, In Mangroves of Asia and the Paafic: status and management, Research and Training Pilot Programme on Mangrove Ecosystem in Asia and the Pacific, 131 – 150. 46. I.Nagelkerken et al, 2008, The habitat function of mangroves for terrestrial and marine fauna: A review, Aquatic Botany, 89, 155 – 185. 47. Ivan Valiela, Jennifer L. Bowen, Joanna K. York, 2001, Mangrove Forests: One of the World's Threatened Major Tropical Environments: At least 35% of the area of mangrove forests has been lost in the past two decades, losses that exceed those for tropical rain forests and coral reefs, two other well-known threatened environments, BioScience, Volume 51, Issue 10, 807–815. 48. J. B. Long and C. Giri, 2011, Mapping the Philippines mangrove forests using Landsat imagery, Sensors, vol. 11, no. 3, 2972–2981. 91 49. J.M. Kovacs, 1999, Assessing mangrove use at the local scale, Landscape and Urban Planning, 43, 201–208. 50. J. Wu, Q. Xiao, J. Xu, M. Y. Li, J.Y. Pan & M.H. Yang, 2008, Natural products from true mangrove flora: source, chemistry and bioactivities, Nat Prod Rep, 25, 955-981. 51. K. Harada, F. Imamura, 2003, Utilization of forest control to mitigate tsunami damage and its evaluation, Proc. of Coastal Eng. in Japan, 50, 341-345. 52. K. Kathiresan, B.I. Bingham, 2001, Biology of mangroves and mangrove ecosystems, Advances in Marine Biology, 40, 81- 251. 53. Kathiresan, K., Anburaj, R., Gomathi, V., and Saravanakumar, K., 2013, Carbon sequestration potential of Rhizophora mucronata and Avicennia marina as influenced by age, season, growth and sediment characteristics in southeast coast of India. Journal of Coastal Conservation, 17(3):397-408. 54. M.D. Spalding, F. Blasco and C.D. Field, 1997, World Mangrove Atlas, The International Society for Mangrove Ecosystems, Okinawa, Japan, 178 pp. 55. Mohammad Ali Zahed, Fatemeh Rouhani, Soraya Mohajeri, Farshid Bateni, Leila Mohajeri, 2010, An overview of Iranian mangrove ecosystems, northern partof the Persian Gulf and Oman Sea, Acta Ecologica Sinica, 30, 240 - 244.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_tinh_da_dang_thuc_vat_trong_cac_he_sinh.pdf
Tài liệu liên quan