Một số biện pháp hoàn thiện hồ sơ dự thầu nhằm nâng cao khả năng trúng thầu của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long

Phần mở đầu Nước ta là một nước đang phát triển với mục tiêu của đảng và nhà nước muốn đưa đất nước ta phát triển lên thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Thực tế trước đây nước ta là một nước nông nghiệp với cơ sở hạ tầng, giao thông ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Vì vậy đảng và nhà nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá này đã có chủ trương xây dựng 1 hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông hiện đại phục vụ cho sự nghiệp p

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện hồ sơ dự thầu nhằm nâng cao khả năng trúng thầu của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển đất nước trong hiện tại và trong tương lai. Đồng thời để hoà chung với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thì thời gian qua chính phủ đã có chính sách chỉ đạo phát triển các nghành kinh tế nhà nước theo hướng cổ phần hoá. từ đó giảm bớt các thành phần kinh tế nhà và các công ty sẽ hoạt động tự chủ hơn thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển làm cho thị trường phát triển. Hoà chung với nhịp điệu phát triển của đất nước công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II đã đổi tên thành công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long hiện nay. Với các nghành nghề kinh doanh về cơ khí giao thông, xây dựng giao thông và an toàn giao thông. Trong thời gian qua công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên trước đây khi chưa cổ phần hoá công ty chủ yếu tham gia các gói thầu theo hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế nhưng hiện nay công ty đang phát triển theo hướng công ty cổ phần nên hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ trở thành chủ yếu. Vì vậy đây vừa là một thách thức vừa là một cơ hội cho công ty trong thời gian tới. Vì thế nên vấn đề hồ sơ dự thầu là một vấn đề thực tế cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Từ những phân tích đó em đã chọn đề tài:”Một số biện pháp hoàn thiện hồ sơ dự thầu nhằm nâng cao khả năng trúng thầu của công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: phân tích thực trạng hồ sơ dự thầu để thấy đựợc những kết quả đã đạt được, những hạn chếvà nguyên nhân của nó để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hồ sơ dự thầu, nâng cao khả năng trúng thầu của công ty. Ngoài mục lục, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục gồm có những nội dung sau: Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long. Phần II: Thực trạng hồ sơ dự thầu tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long. Phần III: Giả pháp kiến nghị để nâng cao chất lượng hồ sở dự thầu tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long. Trong quá trình thực hiện đề tài do kiến thức còn hạn chế em đã gặp không ít khó khăn nhưng với sự chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ công nhân viên công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo: Thạc sĩ Hoàn Thị Thanh Hương đã giúp em hoàn thành đề tài này. Phần I Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long. I)Thông tin chung về công ty. 1.1) Thông tin chung. Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng Giao Thông Thăng Long. Tên giao dịch quốc tế: Thang long civil engineering construction communication mechanical joint stock company. Tên giao dịch quốc tế viết tắt: Thalocomesc. Trụ sở chính: 321 Đường Vĩnh Hưng- Phường Thanh Trì- Quận Hoàng Mai- Thành Phố Hà Nội. Mã số thuế: 0100108991 Tài khoản ngân hàng: 102010000019556 Mở tại ngân hàng Công Thương khu vực II- Quận Hai Bà Trưng- Thành Phố Hà Nội. Tel: 04.6446001 04.6446329 Fax: 04.6446001 Tổng Giám Đốc Công Ty: Ông: Đào Huy Thưởng. Tổng số cán bộ công nhân viên: 197 người. 1.2) Lĩnh vực hoạt động của công ty. Trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài từ khi được thành lập đến nay, kế thừa những thành tựu đã đạt được qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay công ty đang phát triển sản xuất kinh doanh theo các lĩnh vực cụ thể sau: Một là: sản xuất các mặt hàng phục vụ an toàn giao thông: sản xuất biển báo giao thông các loại, cột cây số, đinh đường, chế tạo các loại gương cầu lồi phục vụ an toàn giao thông, sản xuất tường hộ lan mềm bằng thép phục vụ an toàn giao thông. Hai là: sản xuất cầu thép, các loại phụ kiện cầu phục vụ xây dựng giao thông và đảm bảo giao thông: cầu bai ley. Ba là: sản xuất các kết cấu thép phục vụ xây dựng dân dụng. Bốn là: chuyên chế tạo các thiết bị máy móc phục vụ xây dựng giao thông duy tu và bảo dưỡng đường bộ: máy phun nhựa đường, xe phun nhũ tương, máy phun sơn kẻ đường, máy sơn nóng. Năm là: xây dựng các công trình giao thông đường bộ: cầu, đường, trạm thu phí. Sáu là: sửa chữa các loại máy thi công giao thông, sửa chữa các thiết bị phục vụ giao thông, an toàn giao thông. Sửa chữa các công trình giao thông vừa và nhỏ. Bảy là: kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu vật tư thiết bị. Tám là: kinh doanh dịch vụ thể thao, cho thuê kho bãi. II) Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1) Thời kỳ trước cổ phần hoá. Theo quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải ngày12 tháng 10 năm 1971 cong ty được thành lập với tên ban đầu là nhà máy cơ khí 200 thuộc khu quản lý đường bộ 2. Công ty được thành lập trong thời kỳ đất nước còn chịu ảnh hưởng của chiến tranh vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực của một đơn vị trực thuộc nghành giao thông vận tải nhà máy đã góp phần nỗ lực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong giai đoạn này, nhà máy chuyên sửa chữa ô tô và các phương tiện vượt sông như phao phà. Với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có nhiều sáng tạo trong quá trình sản xuất nhà máy được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III. Sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước mới được thống nhất, nhân dân cả nước cùng nhau tiến lên trên con đường quá độ. Cùng trong bối cảnh đó nhà máy cũng gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực của công nhân viên toàn nhà máy đã cùng nhau khắc phục mọi khó khăn để xây dựng nhà máy trong giai đoạn mới. Trong giai đoạn cả nước cùng vững bước trên con đường quá độ này công ty cũng đã hết sức cố gắng vươn lên trong mọi khó khăn tồn tại để phát triển.trong một thời kỳ dài để phù hợp với điều kiện mới cũng như quy mô phát triển của công ty, công ty đã đổi tên nhiều lần. Tháng 3 năm 1985 nhà máy cơ khí 200 đổi tên thành xí nghiệp cơ khí giao thông II. Tháng 12 năm 1997 xí nghiệp cơ khí giao thông II đổi tên thành công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II. Trong thời gian này tuy công ty mang hình thức của một công ty nhà nước nhưng công ty hoạt đọng trên nguyên tắc hạch toán độc lập vì vậy công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển do phải hoàn thành tốt nhiệm vụ nộp ngân sách nhà nước mà cơ quan cấp trên giao cho tuy nhiên cán bộ công nhân viên công ty đã lao động không biết mệt mỏi và đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Điều đó được thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh trong thời kỳ này năm sau luôn tăng so với năm trước. 2.2) Từ khi cổ phần hoá đến nay. Tuy nhiên, với xu thế phát triển chung, với sự hướng dẫn chỉ đạo của đảng nhà nước, chính phủ trong giai đoạn mới: căn cứ + Luật doanh nghiệp đã được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999. + Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần + Quyết định số 4490/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt phương án chuyển công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II trực thuộc khu quản lý đường bộ II thành công ty cổ phần. Thực hiện sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên công ty cơ khí sửa chữa công trình cầu đường bộ II thuộc khu quản lý đường bộ II chuyển thành công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long rên cơ sở bán 1 phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp cho công nhân viên chức - lao động trong công ty và ngoài công ty. Được tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999. Và bắt đầu từ ngày 1/9/2006 công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long chính thức hoạt động kinh doanh trên thị trường với tư cách là một công ty cổ phần có tư cách pháp nhân riêng, tổ chức sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập. Với việc chuyển hình thức sở hữu mới nhưng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công nhân viên là nòng cốt của công ty sẽ càng động lực thúc đẩy công ty phát triển hơn nữa trong thời gian tới đặc biệt trong năm 2007 này là năm đánh dấu năm đầu phát triển trong hình thức cổ phần của công ty. III) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. 3.1) Kết quả hoạt động sản xuất. Hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động sản xuất và xây dựng. Trong đó công ty sản xuất các mặt hàng phục vụ an toàn giao thông và cơ khí gồm có: + Biển báo các loại. + Cột biển báo. + Tấm sóng các loại ( tường hộ lan). + Gương cầu phục vụ an toàn giao thông. + Cầu bailey (cầu tạm). + Sản xuất rọ đá. + Máy phun sơn nóng. + Máy phát điện. + Máy quét đường thuỷ lực. + Máy phun tưới nhựa đường. + Thiết bị nấu nhựa đường. + Sản xuất ống cống ф1000 đến ф1500. Hoạt động xây dựng của công ty cũng chủ yếu phục vụ các công trình giao thông và an toàn giao thông như: + Sơn đường. + Xây trạm thu phí. + Xây dựng cầu mới. + Barie điện. Trong thời gian qua với sự cố gắng và tinh thần làm việc hăng say của cán bộ công nhân viên công ty trong hoạt động sản xuất của công ty đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi thể hiện: Bảng 1.1: Thống kê chỉ tiêu sản lượng cơ bản Đơn vị tính: VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng sản lượng 17.456.259.785 19.457.563.256 22.417.693.253 Sản lượng sản xuất 11.258.589.475 12.030.780897 13.291.934.560 Sản lượng dự thầu 6.197.670.310 7.426.782.359 9.125.758.693 Nguồn: phòng tài chính kế toán Nhìn vào bảng thống kê ta thấy sản lượng sản xuất qua các năm của công ty luôn luôn tăng thể hiện một kết quả sản xuất phát triển theo xu thế tốt. trong đó ta thấy sản lượng sản phẩm sản xuất tại công ty chiếm một tỷ lệ cao hơn so với sản lượng công ty thực hiện qua các gói thầu. Như vậy thể hiện khả năng trúng thầu của công ty trong thời gian qua còn chưa cao cung như lợi nhuận thu được từ đấu thầu của công ty chưa cao. Tỷ lệ sản lượng đạt được từ đấu thầu cao nhất vào năm 2006 chỉ đạt 39%. Trong thực tế hệ thống giao thông nước ta đang phát triển rất mạnh vì vậy khả năng công ty có thể nâng cao mức sản lượng vào năm tới còn rất nhiều tiềm năng. 3.2) Kết quả hoạt động kinh doanh. 3.2.1) Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế. Trong thời gian qua tuy công ty phải chịu tác động của nhiều sự thay đổi nhưng công ty vẫn đạt được những kết quả đáng kể. Bảng 1.2: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản trong bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: VNĐ Một số chỉ tiêu Năm2003 Năm2004 Năm2005 Năm2006 Tổng tài sản 17.158.240.553 19.832.098.632 20.876.994.407 22.557.211.119 Tài sản lưu động 12.832.475.211 13.921.031.875 13.349.034.957 12.098.538.428 Nợ phải trả 15.659.365.109 16.523.568.943 17.175.726.010 18.482.635.474 Doanh thu 20.352.868.741 21.852.634.459 23.462.735.125 25.647.585.241 Lợi nhuận 80.530.862 80.896.452 81.257.486 85.425.636 Nộp ngân sách 292.000.000 295.000.000 300.000.000 75.425.635 Thu nhập bình quân 800.000 950.000 1.200.000 1.500.000 Nguồn : phòng tài chính kế toán Qua bảng thống kê trên ta thấy về cơ bản các chỉ tiêu năm sau có xu hướng tăng so với năm trước. Để thấy rõ hơn xu thế đó ta có bảng thống kê so sánh các chỉ tiêu sau: Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Khả năng ttoán nhanh 0.32lần 0.44lần 0.66lần 0.72lần Khả năng ttoán hiện hành 1.1lần 1.09lần 1.2lần 1.25lần Doanh thu/Tổng tài sản 1.2 lần 1.1 lần 1.12 lần 1.14 lần Tỷ suất LNTT/ doanh thu 0.09% 0.21% 0.22% 0.25% Tỷ suất LNST/ doanh thu 0.06% 0.15% 0.17% 0.19% Tỷ suất LNTT/ tổng TS 0.09% 0.16% 0.18% 0.19% Tỷ suất LNST/ tổng TS 0.07% 0.11% 0.15% 0.16% Qua bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế ta thấy: kết qua hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua rất ổn định thể hiện ở các chỉ tiêu trên. Như khả năng sinh lợi của tổng tài sản qua các năm dao động ở mức nhỏ tuy có sự đầu tư mới tài sản nhưng tỷ lệ sinh lợi của doanh thu trên tổng tài sản từ năm 2004 đến nay năm sau luôn cao hơn năm trước, đó là một tín hiệu tốt trong việc sử dụng tài sản tại công ty. Đặc biệt tỷ lệ lợi nhuận trên doanh qua các năm luôn tăng thể hiện một kết quả hoạt động kinhh doanh thời gian qua là rất tốt. 3.2.2) Tình hình tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty là công ty sản xuất các mặt hàng phục vụ giao thông và an toàn giao thông trong đó có những mặt hàng công ty sản xuất tại xưởng sản xuất vì vậy trong quá trình tiệu thụ sản phẩm của công ty không thể không có sản phẩm tồn kho. sản phẩm tồn kho thể hiện khả năng cung ứng sản phẩm của công ty tại những thời điểm khác nhau. Nhưng nó cũng thể hiện khả năng bán hàng của công ty trong thời gian qua, thể hiện chất lượng sản phẩm của công ty. Trong đó các công trình mà công ty đấu thầu tuy không có sản phẩm tồn kho nhưng chúng ta xem xét về mặt tiến độ thực hiện công trình mà giá trị của nó cũng nằm trong danh mục chi phí sản xuất dở dang của công ty. Ta có bảng thống kê sau: Bảng1.3: Chỉ tiêu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Chỉ Tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng sản lượng 17.456.259.785 19.457.563.256 22.417.693.253 Sản lượng sản xuất 11.258.589.475 12.030.780897 13.291.934.560 Sản lượng dự thầu 6.197.670.310 7.426.782.359 9.125.758.693 Chi phí sản xuất dở dang 5.489.268.376 7.563.487.658 10.457.689.235 Hàng tồn kho 2.457.427.359 1.957.865.326 1.458.657.923 Sản lượng tiêu thụ 15.998.832.426 18.499.697.930 21.959.035.330 Qua bảng thống kê ta thấy chi phí sản xuất dở dang của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân chính không phải do hàng hoá sản xuất tại công ty công ty tồn đọng trong quá trinh sản xuất mà ta thấy tỷ lệ tăng này phù hợp với giá trị dự thầu mà công ty có được như vậy cho thấy các công trình thầu của công ty trong thời gian dài ngày càng tăng. Bởi do các công trình có thời gian dài nên không thể thực hiện trong thời gian ngắn vì thế nó tồn tại dưới dạng chi phí sản xuất dở dang làm cho tổng chi phí sản xuất dở dang tăng lên. Về mặt hàng tồn kho có xu thế giảm qua các năm nguyên nhân chính do việc thực hiện các đơn đặt hàng của công ty thời gian qua luôn đúng tiến độ sản xuất vì thế việc thực hiện các đơn hàng luôn đúng thời hạn. đồng thời trong thời gian các mặt hàng như biển báo, tường hộ lan,… có nhu cầu lớn vì thế tỷ lệ hàng tồn kho của các mặt hàng này hầu như không có. Điều đó dẫn đến hàng tồn kho của công ty trong thời gian qua giảm đáng kể. Nhìn chung kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua đã đạt được chỉ tiêu của công ty đề ra. Với tốc độ phát triển của kết quả tiêu thụ như vậy hy vọng trong thời gian tới công ty sẽ phát huy tốt hơn những gì đã đạt được. Phần II Thực trạng hồ sơ dự thầu tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long. I)Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật liên quan đến hồ sơ dự thầu của công ty 1.1) Đặc điểm về sản phẩm thị trường của công ty Sản phẩm của công ty bao gồm rất nhiều chủng loại cũng như đặc tính khác nhau nhưng có thể tạm chia thành 2 loại cơ bản: sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại trụ sở công ty không qua quá trình đấu thầu và sản phẩm được công ty thực hiện thông qua các hợp đồng đấu thầu xây lắp. Ở đây do tính chất hạn chế của đề tài nên chỉ xét đến sản phẩm qua đấu thầu của công ty cụ thể đó là các sản phẩm về sản xuất xây dựng của công ty. Sản phẩm xây dựng cụ thể của công ty là các sản phẩm phục vụ giao thông và an toàn giao thông như cầu, đường và các sản phẩm phụ phục vụ cho giao thông. Sản phẩm xây dựng cũng là một sản phẩm đặc biệt so với các loại sản phẩm sản xuất khác. Chúng ta có thể phân chia nó theo hai loại đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất là đặc điểm về kinh tế kỹ thuật bao gồm: + Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của từng chủ đầu tư. + Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. + Sản phẩm xây dựng thường có kích thước quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài. + Sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời. + Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên nghành, mang ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội văn hoá , quốc phòng an ninh. - Thứ hai là đặc điểm của sản xuất xây dựng. + Tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất xây dựng luôn bị biến đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo trình tự công nghệ xây dựng. + Sản xuất xây dựng thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và điều kiện địa phương. + Sản xuất xây dựng có công nghệ và tổ chức sản xuất rất phức tạp, khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn so với các nghành sản xuất khác. Từ những đặc điểm trên cho ta thấy sản xuất sản phẩm xây dựng phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố tác động đến nó vì vậy không những phải có năng lực kỹ thuật công nghệ tốt mà còn phải có mọt đội ngũ công nhân kỹ thuật và quản lý chuyên nghiệp. Với tính chất các công trình của công ty tham gia chủ yếu là các cong trình thuộc về giao thông mà mạng giao thông nước ta trải dài từ bắc vào nam vì thế công ty có thể xác định thị trường của mình rất rộng lớn. Tuy nhiên năng lực có hạn nên hiện tại thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh phía bắc và các vùng thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh. Với đặc điểm sản phẩm và thị trường như vậy cùng với sự lớn mạnh của các công ty xây dựng trong thời gian hiện nay sa quá trình cổ phần hoá. Công ty sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường và làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và cụ thể là nâng cao khả năng trúng thầu là yêu cầu chủ yếu trong giai đoạn hiện nay. 1.2) Đặc điểm về tổ chức quản lý của công ty Sau quá trình cổ phần hoá sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được bố chí như sau: Hội Đồng Quản Trị Ban kiểm Soát Tổng Giám Đốc PTGĐ Phụ trách kỹ thuật xây dựng cơ bản. PTGĐ Phụ trách nội chính PTGĐ phụ trách kinh doanh Phòng Hành Chính. Phòng kế hoạch Kỹ thuật Phòng tổ chức cán bộ lao động Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh. Ban bảo vệ XN sản xuất cơ khí giao thông số1 XN sản xuất cơ khí giao thông số2 XN Cơ khí giao thông số 3 XN Xây dựng Thương mại giao thông. XN sản xuất sản phẩm an toàn giao thông XN Xây dựng công trình giao thông số 1 XN Cơ khí xây dựng giao thông 2 XN Thương mại Dịch vụ vận tải XN Xây dựng dân dụng Dịch vụ Thương mại XNSX kinh doanh hàng dân dụng dịch vụ tổng hợp Nhìn vào sơ đồ tổ chức của công ty ta thấy: hội đồng quản trị có quyền cao nhất trong công ty. Điều đó phù hợp với luật tổ chức của công ty cổ phần. Tuy nhiên người thừa hành thay hội đồng quản trị để quản lý công ty là tổng giám đốc công ty cũng chính là chủ tịch hội đồng quản trị. Giúp việc cho tổng giám đốc có 3 phó tổng giám đốc phụ trách các mảng công việc khác nhau và bên dưới là các phòng ban chức năng chịu sự quản lý trực tiếp của Tỏng giám đốc cùng với đó là các xí nghiệp sản xuất. Bộ phận mà ở đó lập hồ sơ dự thầu và tham gia chủ yếu trong quá trình thầu công trình là phòng Kế hoạch kỹ thuật. Phòng này bao gồm các cán bộ, chuyên viên kỹ thuật, các kỹ sư và cử nhân. Nhiệm vụ của phòng là lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trong công ty cho các xí nghiệp, kiểm tra chất lượng các sản phẩm đã được sản xuất ra, theo dõi kiểm tra nguyên vật liệu hàng hoá tồn kho và đặc biệt là ký kết các hợp đồng trong đó có một bộ phận chuyên trách về lập hồ sơ dự thầu. Quy trình thực hiện thầu được thực hiện như sau: Khi có thư mời thầu của chủ đầu tư, phòng thông qua ý kiến chỉ đạo cuẩ Tổng giám đốc. Một bộ phận của phòng sẽ bắt đầu thực hiện công việc của quá trình đấu thầu. Ban đầu sẽ là khảo sát hiện trường của gói thầu gặp gỡ ban đầu với chủ đầu tư… sau đó lập hồ sơ dự thầu qua sự kiểm tra của trưởng phòng sẽ thông qua sự kiểm tra về mặt kỹ thuật cơ bản trong hồ sơ của Phó tổng giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản. Cuối cùng lên Tổng giám đốc xin ý kiến chỉ đạo và quyết định của Tổng giám đốc. Sau khi Tổng giám đốc duyệt sẽ gửi hồ sơ tham gia dự thầu cho bên chủ đầu tư hay tổ chức thay mặt chủ đầu tư tổ chức đấu thầu. Và phòng Kế hoạch kỹ thuật tiếp tục thực hiện các bứoc tiếp theo của quá trình thầu công trình. Như vậy hồ sơ đấu thầu không được thực hiện thông qua một phòng chuyên trách về đấu thầu xây dựng mà chỉ là một ban trong phòng Ké hoạch kỹ thuật dưới sự kiểm tra giám sát của trưởng phòng và sự giám sát chỉ đạo trực tiếp từ Tổng giám đốc của công ty. Điều đó cho thấy cơ cấu tổ chức quản lý của công ty chưa phù hợp với một công ty chuyên thực hiện đấu thầu các công trình xây dựng 1.3) Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty Nhân lực là yếu tố quan trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty là tri thức, lao động để cấu thành lên công ty giúp công ty tồn tại và phát triển. Với tầm quan trọng của nguồn nhân lực như vậy nên khi nghiên cứu về hồ sơ dự thầu không thể bỏ qua tầm quan trọng đó của nguồn nhân lực. Từ khi thành lập đến năm 1993 công ty chỉ có 78 cán bộ công nhân viên. Đến năm 1997 công ty có 142 cán bộ công nhân viên, vào năm 2001 số công nhân viên là 162 người. Sang năm 2002 và năm 2003 số lượng nhân viên là 176 và 175 người. Hiện nay công ty có 197 cán bộ công nhân viên. Ta có: Biểu đồ 2.1) Thể hiện số lượng lao động qua các năm 200 150 100 50 1993 1997 2001 2003 2007 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động. Qua biểu đồ ta thấy được số lượng lao động tăng qua các năm nhưng tỷ lệ này không nhiều, không phải do quy mô công ty nhỏ mà do đặc điểm sản xuất của công ty trong đó bao gồm cả hình thức xây dựng công trình vì thế cơ cấu của đội xây dựng chỉ cần có cán bộ kỹ thuật giỏi, một số cán bộ quản lý và một số công nhân lành nghề còn sẽ thực hiện thuê ngoài để giảm chi phí và lợi thế khi sử dụng lao động địa phương. Theo báo cáo về tổng số lao động ngày 31/12/2003 và ngày 31/12/2006 ta có một số chỉ tiêu so sánh sau: + Cơ cấu lao động về giới tính Bảng 2.1) Cơ cấu lao động theo giới tính Năm Nam (người) Nữ (người) Tỷ lệ(%) Nam Nữ 2003 114 61 65% 35% 2006 131 66 66.5% 33.5% Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động Như vậy tỷ lệ lao động theo giới tính của công ty trong thời gian gần đây: nam luôn chiếm một tỷ lệ cao gần gấp 2 lần nữ. Thể hiện đúng tính chất công việc chủ yếu về cơ khí kỹ thuật. Đây là một tỷ lệ phù hợp đối với công ty. + Cơ cấu lao động về độ tuổi. Bảng 2.2) Cơ cấu lao động theo độ tuổi Năm Dưới 30t (người) từ31t-50t (người) từ51t-60t (người) Tỷ lệ (%) Dưới 30t 31t-50t 51t-60t 2003 85 71 19 49% 40% 11% 2006 104 83 10 53% 42% 5% Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động Qua bảng ta thấy cơ cấu lao động trong công ty ngày càng được trẻ hoá đó là một tiềm năng của công ty trong thời gian tới. Với cơ cấu lao động trẻ đó công ty cần quan tâm đến công tác đào tạo phát triển lao động trong giai đoạn tới. • Theo kết quả thống kê về lao động ngày 31/12/2006 ta còn có những kết quả cụ thể về lao động như sau: Trong tổng số lao động là 197 người: + Số lao động gián tiếp là 40 người chiếm 20% tổng số lao động trong công ty. Với tỷ lệ lao động gián tiếp trong công ty tại thưòi gian hiện tại này chiếm một tỷ lệ khá cao, trong thời gian tới công ty cần điều chỉnh tỷ lệ lao động này cho phù hợp hơn. + Trình độ của lao động hiện tại. Trình độ đại học là 37 người. Trong đó: Kỹ sư cơ khí ô tô là: 8 người Kỹ sư xơ khí cầu đường là: 4 người Cử nhân kinh tế là: 23 người Cử nhân khác là: 2 người Trình độ cao đẳng là: 3 người Trình độ trung cấp là: 2 người Như vậy trình độ đại học trong công ty chiếm 19% lao động trong công ty. Thể hiện chất luợng lao động hiện tại của công ty về trình độ học vấn là rất cao. Ngoài ra còn có số liệu thống kê về bậc thợ lao động hiện tại trong công ty như sau: Bảng 2.3) thống kê bậc thợ ngày 31/12/2006 Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 Số người 5 8 26 30 20 5 4 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động +Bậc thợ trung bình quân là 4,1. Như vậy bậc thợ hiện tại trong công ty có chất lượng khá cao. Nhìn chung nguồn nhân lưc của công ty có chất lượng tốt. Từ nguồn nhân lực này ta có thể so sánh đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu của công ty gồm có 6 cán bộ đều là kỹ sư tốt nghiệp từ đại học giao thông vận tải.như vậy về chuyên môn kỹ thuật của cán bộ lập hồ sơ dự thầu là phù hợp với chuyên môn về nghành chính của công ty là lĩnh vực giao thông vận tải. Tuy nhiên với tổ chức cơ cấu lao động như thế chưa phải là thực sự hợp lý do còn thiếu cán bộ thuộc lĩnh vực quản lý. 1.4) Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị thi công của công ty Khi tham gia đấu thầu thì nhà đầu tư sẽ quan tâm đến năng lực nhà thầu. Trong năng lực của nhà thầu thì gồm có năng lực về nhân lực ta đã xét ở trên, năng lực về tài chính sẽ xem xét ở phần sau và năng lực về máy móc thiết bị. muốn thực hiện tốt một công trình thì yêu cầu về máy móc thiết bị đúng chủng loại, chất lượng tốt là yêu cầu cần thiết để đảm bảo công trình có chất lượng tốt và đảm bảo đúng tiến độ. Trước đây khi công ty còn là công ty nhà nước thì máy móc thiết bị dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước chỉ được cấp phát theo chỉ tiêu vì thế dẫn đến máy móc thiết bị không đồng bộ. Sau thời gian công ty dần đi vào cổ phần hoá công ty đã đầu tư một số thiết bị mới cho phù hợp hơn trong quá trình thi công. Hiện tại công ty sở hữu các thiết bị phục vụ thi công sau: Bảng2.4) Thống kê máy móc thiết bị phục vụ thi công STT Tên máy móc thiết bị Năm sản xuất Nước sản xuất Thời gian đã hoạt động Chất Lượng thực tế hiên nay 1 Bình phun cát 1999 Việt Nam 6 Năm Tốt 2 Đầu máy nén khí 2002 Việt Nam 4 Năm Tốt 3 Máy phát điện 1998 Nhật 8 Năm 70% 4 Đầu compax 1980 Ba Lan 25 Năm 20% 5 Máy hàn tự động 1998 Pháp 8 Năm 70% 6 Máy hàn 1 chiều 2000 Nhật 6 Năm Tốt 7 Máy NIKO 2000 Nhật 6 Năm Tốt 8 Máy hàn điểm 2002 Trung Quốc 4 Năm Tốt 9 Máy trộn bê tông 2002 Nhật 4 Năm Tốt 10 Máy cắt đường bộ 2004 Nhật 1 Năm Tốt 11 Máy trộn bê tông 2002 Trung Quốc 4 Năm Tốt 12 Máy cắt plasma 1998 Pháp 7 Năm Tốt 13 Máy đầm bê tông 1985 Liên xô 20 Năm 20% 14 Thiết bị phun cát tẩy rỉ sắt 1995 Đức 10 Năm 40% 15 Máy nén khí 5m3/p 1995 Đức 10 Năm 30% 16 Thiết bị phun sơn nóng, dẻo, nhiệt 2001 Malaysia 4 Năm Tốt 17 Máy hàn tự hành 1984 Liên xô 22 Năm 10% 18 Xe cẩu giải phóng 1980 Liên xô 20 Năm 50% 19 Xe tải huyn dai 1995 Hàn Quốc 11 Năm 75% 20 Cẩu ADK 1999 Nhật 7 Năm 80% Nguồn: phòng tổ chức cán bộ lao động Nhìn vào biểu thiết bị ta thấy máy móc thiết bị của công ty phục vụ cho thi công công trình đường bộ và cầu chưa thể hiện một năng lực máy móc thiết bị đồng bộ và đầy đủ. Hay nói các khác năng lực về máy móc thiết bị của công ty còn nhiều thiếu thốn. Thực tế trong quá trình thi công công ty thường xuyên phải thuê ngoài máy móc thiết bị. Một số máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhiều lần và khả năng sử dụng không còn được tốt do quá cũ nhưng công ty vãn đưa vào sử dụng làm giảm năng suất trong khi thi công xây dựng công trình. Tất cả máy móc thiết bị trên là phục vụ trong lĩnh vực thầu của công trình trong tất cả các loại công trình về đường bộ và cầu. Như vậy ta thấy công nghệ của công ty chưa thực sự mạnh đủ để cạnh tranh trên thị trường hay cụ thể hơn để chiếm ưu thế trong quá trình dự thầu. 1.5) Đặc điểm về năng lực tài chính của công ty. Năng lực tài chính cuẩ một công ty là lĩnh vực cần quan tâm chủ yếu. Nó là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển công ty cũng như khẳng định thương hiệu của công ty trên thị trường. Bởi vì mỗi công ty đều có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh mà muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty đó phải có năng lực tài chính tốt. Hơn nữa đối với một công ty xây dựng lại càng quan trọng bởi đặc điểm của sản phẩm xây dựng là thực hiện trong thời gian dài và yêu cầu phải có nguồn vốn lớn. Công ty muốn thực hiện tốt một công trình và muốn trúng thầu công trình lớn thì phải có nguồn vốn lớn thì mới đủ khả năng trang trải trong quá trình thực hiện gói thầu. Còn khi công ty có năng lực tài chính tốt cùng với công nghệ đủ đáp ứng thực hiện nhiều công trình thì việc thực hiện nhiều gói thầu để đáp ứng công việc trong một thời gian dài hay đối với phương thức đó có thể thuê nhà thầu phụ sẽ đem lại càng nhiều lợi nhuận cho công ty. Như vậy lợi thế của việc có năng lực tài chính tốt là rất thuận lợi đối với một công ty thầu xây dựng như công ty cổ phần cơ khí xây dựng giao thông thăng long. Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu về năng lực tài chính của công ty trong thời gian qua cho thấy một số số liệu thống kê sau: Bảng 2.5) một số chỉ tiêu thống kê thông qua bảng cân đối tài sản Đơn vị tính: VNĐ Một số chỉ tiêu Năm2003 Năm2004 Năm2005 Năm2006 Tổng tài sản 17.158.240.553 19.832.098.632 20.876.994.407 22.557.211.119 Tài sản cố định 4.325.765.342 5.911.066.757 7.467.321.750 10.458.672.691 Tài sản lưu động 12.832.475.211 13.921.031.875 13.349.034.957 12.098.538.428 Nợ phải trả 15.659.365.109 16.523.568.943 17.175.726.010 18.482.635.474 Nguồn vốn CSH 1.498.875.444 3.308.529.689 3.701.268.397 4.074.575.645 Doanh thu 20.352.868.741 21.852.634.459 23.462.735.125 25.647.585.241 Lợi nhuận 80.530.862 80.896.452 81.257.486 85.425.636 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Ta thấy Tổng tài sản của công ty tăng qua các năm Cụ thể từ năm 2003 đến năm 2006 tăng 5.398.970.566đ tương ứng tăng 30% trong đó ta thấy chủ yếu là tài sản cố định tăng còn tài sản lưu động hầu như là không tăng. Điều này cho thấy trong thời gian qua công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định. Điều này dẫn đến khả năng thanh toán của công ty sẽ giảm chí phí tăng do khấu hao tài sản cố định tăng. Khả năng thanh toán không cao sẽ dẫn đến sự kém hấp dẫn trong khả năng thu hút tài chính từ các khoản nợ khách hàng và tất nhiên sẽ giảm ưu thế trong đấu thầu khi năng lực tài chính kém. Tuy nhiên ta thấy nợ phải trả của công ty vẫn tăng qua các năm chứng tỏ uy tín của công ty đối với khách hàng là khá cao cụ thể từ năm 2003 đến năm 2006 nợ phải tăng 2.823.270.365đ. Song nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng tới 2.575.700.201đ chứng tỏ năng lực tài chính trong thời gian qua của công ty cũng tăng đáng kể trong thời gian qua.Sự hiệu quả trong tài chính của công ty còn thể hiện qua kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2003 đến năm 2006 lợi nhuận của công ty tăng 4.894.774đ tuơng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28333.doc
Tài liệu liên quan