Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông

Mục lục Trang Lời mở đầu Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc, điện tử tin học đã và đang được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, tổ chức do vậy mà hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta còn thấp, các chỉ số bình quân đầu người của chúng ta thấp hơn nhiều so với các nước tr

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong khu vực và trên thế giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn là một vấn đề quan trọng được các nhà quản lý hết sức quan tâm. Đất nước ta còn nghèo, cơ sở vật chất kỹ thuật của chúng ta còn hạn hẹp, lạc hậu. Chính vì vậy sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất đối với chúng ta là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo quốc gia mà còn là đòi hỏi bức thiết đối với các cấp quản lý của mỗi doanh nghiệp. Là một đơn vị thành viên của Cảng Hải Phòng, cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông đã nỗ lực phấn đấu không ngừng trong hơn 10 năm qua, xí nghiệp luôn so sánh đầu vào với đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh, tính toán các chi phí và tìm mọi cách áp dụng các phương pháp khoa học để nhằm nâng cao lợi nhuận. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế ở Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông và nghiên cứu tài liệu về phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo cũng như các cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông nên em quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông" làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Phần I: Giới thiệu chung về đặc điểm của Cảng Hải Phòng và Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng Cảng Hải Phòng là một cảng lớn nhất miền Bắc. Đây là nơi trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩu sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Hải Phòng có vị trí tự nhiên hết sức thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng của các phương thức vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường hàng không. Cảng Hải Phòng nằm ở vị trí: Vĩ độ 20032 Bắc; Kinh độ 106036 Đông, nằm bên bờ phải của Sông Cấm, cách cửa biển 38km. Luồng lạch ra vào cảng rất thuận tiện cho tàu có trọng tải đến 10.000 DWT ra vào cập bến. Được khởi công xây dựng từ năm 1876, trải qua gần 124 năm xây dựng và phát triển, Cảng Hải Phòng từng bước được cải tạo, trang bị các thiết bị và công cụ xếp sỡ. Hệ thống cơ sở vật chất, bến bãi ngày càng hoàn thiện, hiện đại hơn. Trong hơn 80 năm thuộc Pháp, nơi đây là nơi xếp dỡ hàng hoá mà đế quốc Pháp vơ vét, bóc lột của nước ta. Từ năm 1997, Cảng triển khai dự án cải tạo, nâng cấp cảng theo quyết định 492/TTg ngày 31/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ nhằm xây dựng bến bãi mới, xếp dỡ hàng hoá vào hàng hiện đại nhất Đông Nam á và cải tạo các bến nhằm đưa sản lượng tăng lên. Sản lượng thông qua cảng có thể lên tới 10.000 triệu tấn hàng năm vào những năm đầu thế kỷ 21, trong đó sản lượng container có thể đạt tới 250 TEUs/năm. Hiện nay cảng đã có chiều dài 2.500m trong đó có 5 bến xếp dỡ container dài 800m với hệ thống dàn cẩu và cần cẩu bờ có sức nâng đến 40 tấn, hàng ngàn m2 bến bãi để đáp ứng tốc độ tăng trưởng hàng xuất nhập khẩu sẽ tăng lên gấp nhiều lần. 1.2. Đặc điểm và tình hình cơ bản của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Xí nghiệp Container là một xí nghiệp tành phần của Cảng Hải Phòng, được thành lập vào ngày 1/7/1993. Ngay từ những năm 1990, tiếp cận với những phương thức vận chuyển đa phương thức tiên tiến trên thế giới, đó là phương thức vận chuyển hàng hoá bằng container. Cảng Hải Phòng đã tổ chức các đội xếp dỡ container ở cảng chính gồm 2 đội nằm ở cảng I và cảng II. Đội xếp dỡ container cảng I tổ chức xếp dỡ cho hãng Germatran (đại lý tại châu á của liên doanh Pháp - á). Đội xếp dỡ cảng II lúc đầu tổ chức xếp dỡ cho hãng biển Đen - Liên Xô (Black Sea Company) do Vosa Hải Phòng kết hợp vớiViconship Hải Phòng làm đại lý giao nhận, vận chuyển. Sau đó hãng này chuyển xuống Cảng Chùa Vẽ nên đội xếp dỡ cảng II được giao tổ chức xếp dỡ hàng container cho hãng tàu biển Hàn Quốc. Do hai đội xếp dỡ container này nằm ở 2 vị trí khác nhau (cầu 1 và cầu 7 khu cảng chính) nên việc kết hợp bố trí các phương tiện xếp dỡ, nhân lực, tổ chức sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, tháng 7/1993 để tận dụng mức cao nhất năng lực của thiết bị chuyên dùng hiện có, để tập trung sự điều hành quản lý vào một mối, giám đốc Cảng Hải Phòng đã ra quyết định thành lập Xí nghiệp xếp dỡ container thuộc Cảng Hải Phòng. Quá trình đầu tư tài sản và yêu cầu nâng cao năng suất lao động, khai thác triệt để khả năng làm việc của thiết bị kỹ thuật mới và khai thác bốc xếp các mặt hàng. Do vậy, ngày 1/7/1999 được sự chấp nhận của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng, xí nghiệp đổi tên thành xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông. Từ ngày thành lập đến nay, quy mô của xí nghiệp không ngừng phát triển và mở rộng. Trang thiết bị xếp dỡ kho bãi, nhà cửa, bộ máy tổ chức quản lý dần được hoàn thiện. Việc điều hành sản xuất ngày càng có hiệu quả, sản lượng xếp dỡ của xí nghiệp không ngừng tăng lên. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp * Ban giám đốc + Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Cảng về việc hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp của mình. Sử dụng vốn được giao và bảo toàn vốn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất, thực hiện giao nộp các khoản thu ngân sách cho Nhà nước. + Phó giám đốc khai thác: giúp giám đốc tổ chức, quản lý công tác sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Trực tiếp phụ trách các đơn vị xếp dỡ, các kho bãi của xí nghiệp. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về điều hành sản xuất, bố trí giải phóng tàu và thực hiện kế hoạch từng tháng, quý, năm. + Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước giám đốc về kỹ thuật, vật tư, dụng cụ xếp dỡ của xí nghiệp. Giúp giám đốc quản lý về cơ sở vật chất của xí nghiệp, về phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ và hệ thống kho bãi. Quản lý và chỉ đạo việc lập kế hoạch, sửa chữa, thay thế và nâng cấp cơ sở vật chất. + Phó giám đốc hàng hoá: chịu trách nhiệm trước giám đốc về hàng hoá của xí nghiệp, giúp đỡ giám đốc quản lý hàng hoá, hệ thống kho bãi. Sơ đồ bộ máy tổ chức xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông Giám đốc Phó Giám đốc khai thác Phó Giám đốc kỹ thuật Phó Giám đốc hàng hoá Đội bảo vệ Đội vệ sinh CN Ban điều hành SX Đội xếp dỡ Đội giao nhận Bãi cont Kho CFS Ban hàng hoá Ban KT VT AT Ban HC-YT Ban KT KD Đội cơ giới Đội đế Ban TC TL Ban TC KT * Các ban nghiệp vụ: + Ban tổ chức tiền lương: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc tổ chức nhân sự, bố trí sắp xếp lao động, theo dõi định mức, năng suất bốc xếp, đơn giá tiền lương và thanh toán lương cho công nhân. + Ban khai thác kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc lập kế hoạch sản lượng, theo dõi số lượng, năng suất bốc xếp trên cơ sở kế hoạch đề ra. Ban này gồm 11 người: 1 trưởng ban phụ trách chung, 1 phó ban và 6 nhân viên thống kê, 3 nhân viên thu cước phí. + Ban điều hành sản xuất: chịu trách nhiệm trước giám đốc về điều động phương tiện thiết bị, công nhân bốc xếp, kho hàng cùng các lực lượng có liên quan tham gia giải phóng tàu. + Ban tài chính kế toán: chịu trách nhiệm trước giám đốc về tài chính của đơn vị từ đơn giá, sản lượng, doanh thu, chi phí các khoản nộp ngân sách, tài sản cố định, thống kê kế toán. + Ban kỹ thuật vật tư an toàn: chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc đảm bảo cho các phương tiện thiết bị, cơ giới cũng như thủ công về kỹ thuật và an toàn về lao động, cung ứng đầy đủ và kịp thời tất cả các vật tư hàng hoá. + Ban hành chính y tế: tham mưu cho giám đốc về việc quản lý, bảo quản các giấy tờ, tài liệu, mua sắm các thiết bị phục vụ văn phòng, thảo các công văn giấy tờ theo lệnh của giám đốc. Tiếp nhận các công văn giấy tờ từ nơi khác đến. Chăm lo và bảo vệ sức khoẻ của cán bộ công nhân viên, cấp phát thuốc men và các thủ tục y tế cho họ. * CáC bộ phận sản xuất: + Đội xếp dỡ: chịu trách nhiệm xếp dỡ các tàu chở hàng ra vào cảng, quản lý các kho bãi và các thiết bị xếp dỡ phù hợp với việc cơ giới hoá xếp dỡ hàng rời. Tổ chức thực hiện bốc xếp, dỡ hàng ở các tuyến tiền phương, hậu phương, trong kho, ngoài bãi. Đây là lực lượng lao động chủ đạo, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của xí nghiệp. + Đội đế: quản lý các phương tiện thiết bi như cần trục chân đế, cần trục bánh lốp, đảm bảo trạng thái kỹ thuật tốt cho các phương tiện để phục vụ việc sản xuất, xếp dỡ các loại hàng hoá đồng thời có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện thiết bị. + Đội cơ giới: quản lý và sử dụng số xe vận chuyển và xe nâng để phục vụ cho việc sản xuất hàng ngày, đồng thời tiến hành thay thế, sửa chữa, đảm bảo sản xuất. + Kho CFS (Container Freight Station): chuyên bảo quản, trông coi, kiểm đếm, giao nhận hàng hoá, đóng rút ruột container chung chủ, chia lẻ và các loại hàng hoá khác. + Đội vệ sinh công nghiệp: làm công tác lao động phổ thông đảm bảo vệ sinh môi trường luôn phong quang, sạch sẽ, cung cấp nước uống cho cán bộ công nhân viên. + Đội bảo vệ: làm công tác an ninh trật tự, bảo vệ hàng hoá trong xí nghiệp, tham gia công tác quân sự, bảo vệ của xí nghiệp, kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào cảng, đảm bảo nội quy, quy định của xí nghiệp và chống các biểu hiện tiêu cực trong quản lý hàng hoá. + Các tổ sản xuất: với nhiệm vụ được các đội phân công, các tổ triển khai cụ thể các bước công việc theo chuyên môn, nghề nghiệp của mình, hoàn thành tốt công tác đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn lao động. Công nhân các tổ có số lượng phù hợp với các chức năng nhiệm vụ của tổ. Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất được tổ chức theo ca, 1 ca được kéo dài 6 giờ và được phân bổ như sau: Ca sáng: 6h00 - 12h00 Ca tối: 18h00 - 24h00 Ca chiều: 12h00 - 18h00 Ca đêm: 0h00 - 6h00 1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Đối với ngành vận tải biển nói chung và các xí nghiệp xếp dỡ nói riêng thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng bậc nháat, nó là điều kiện đầu tiên để giúp xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Trang thiết bị vật chất kỹ thuật của xí nghiệp năm 2003 có: Nguyên giá: 137.069.145.179 đồng Khấu hao: 68.404.714.098 đồng Trong đó bao gồm các hệ thống: * Hệ thống cầu tàu: Xí nghiệp được giao quản lý 1 tuyến cầu tàu có chiều dài 413m trong đó: Cầu 1 từ 0-125m độ sâu trước bến là 8,3m Cầu 2 từ 125-250m độ sâu trước bến là 8,3m Cầu 3 từ 250-413m độ sâu trước bến là 8,3m Cầu tàu được xây dựng theo kiểu bệ cọc cao bằng bê tông, cốt thép theo tiêu chuẩn cảng biển cấp I. * Hệ thống kho bãi. Diện tích kho bãi gồm 120.000m2 trong đó: + 1/3 diện tích được dùng để xếp dỡ và lưu các loại hàng bách hoá, gỗ cây, hàng bao. + Phần còn lại dùng để xếp dỡ và lưu kho hàng container + Ngoài ra diệ tích kho của xí nghiệp là 2.000m2 dùng để phục vụ xếp dỡ hàng bách hoá. * Trang thiết bị xếp dỡ + Tuyến tiền phương gồm: 2 cần trục SOKOL có sức nâng 32 tấn, có tầm với lớn nhất là 30m. 3 cần trục KIROV có sức nâng 16 tấn, tầm với lớn nhất là 30m. + Tuyến hậu phương gồm: 1 cần trục KIROV có sức nâng 10 tấn, với tầm với lớn nhất là 30m. Phương tiện cơ giới nha: 2 xe nâng hàng container KALMA 42 tấn có sức nâng lớn nhất là 42 tấn, có thể xếp dỡ container theo 5 lớp chiều cao. 1 xe nâng hàng 10 tấn dùng để xếp dỡ những hàng kiện có khối lượng lớn trên 5 tấn, chiều cao nâng hàng 3m. 4 xe nâng hàng có sức nâng là 4-5 tấn dùng để xếp dỡ hàng bách hoá, hàng bao, hàng kiện trong kho hàng và ngoài bãi. 2 xe nâng hàng có sức nâng 3 tấn, cũng để phục vụ bốc xếp hàng bao, hàng bách hoá… Ngoài ra các xe nâng hàng này cũng có thể phục vụ xếp dỡ hàng hoá ở dưới gầm tàu. Phương tiện vận chuyển gồm: 2 xe ô tô Huyendai có sức chở 15 tấn 5 xe KALMA có sức chở 13 tấn 3 xe MAZ có sức chở 13 tấn Các xe này được sử dụng trong sơ đồ xếp dỡ từ tàu - ô to - kho bãi và ngược lại. 2 cần trục bánh lốp có sức nâng 36 tấn ở tầm với là 25m dùng để xếp dỡ hàng kiện, hàng gỗ, hàng bao… Ngoài ra xí nghiệp còn trang bị các công cụ, dụng cụ phục vụ xếp dỡ gồm các khung nâng 8 cái, gầu ngoạm 2 cái, các ben chứa hàng để phục vụ xếp dỡ hàng kiện, gỗ cây, hàng bao. * Thiết bị văn phòng: được trang bị hệ thống máy tính với phần mềm quản lý là chương trình MIS, máy in, máy photo. * Hệ thống giao thông Xí nghiệp có hệ thống giao thông liên hoàn từ xe lửa cho đến các loại ô tô. Tuyến tiền phương và tuyến hậu phương đều có đường xe lửa và ô tô chạy dọc theo cầu tàu để thuận tiện cho các loại phương tiện đến lấy hàng và trả hàng. Hệ thống đường xe lửa rộng khắp đảm bảo cho xe lửa đi về dễ dàng. * Hệ thống điện của xí nghiệp Trong địa bàn chính có 3 máy biến thế phân bố cân đối theo các tuyến kho và cá thuyền cầu tàu. Đáp ứng thuận lợi cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xí nghiệp. Dọc theo tuyến phía trong đường chân đế có hệ thống cáp điện được bố trí cách đều, phục vụ công tác chiếu sáng, đảm bảo sản xuất an toàn, thuận lợi. * Hệ thống nước Được xây dựng ngầm chạy dọc theo các cầu tàu và được nối từ nhà máy nước vào. Hệ thống này chủ yếu phục vụ cho công tác cứu hoả và sinh hoạt. 1.2.4. Đặc điểm các loại hàng hoá thông qua cảng Hàng hoá thông qua cảng gồm nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú như các thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, than, gỗ, clinke, lương thực, phân bón, hàng tiêu dùng, container… Nguồn hàng có từ nhiều nguồn khác nhau: hàng nhập, hàng xuất, hàng nội địa. Về hình thức cũng rất đa dạng: có hàng hòm, hàng kiện, tấm, bó, hàng bao, hàng rời, hàng cồng kềnh, không phân biệt kích thước, hàng độc hại, nguy hiểm. Vì vậy đòi hỏi cảng phải có các điều kiện bốc xếp thích hợp với các công cụ mang hàng chuyên dùng. Đặc biệt phương thức vận chuyển bằng container được áp dụng rộng rãi, có nhiều thuận lợi. 1.2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh quyết liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ sản xuất, xuất hiện những bộ luật mới, những chính sách quản lý thương mại và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút, các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mình, để có những điều chỉnh, quyết định đúng, kịp thời theo đúng mục tiêu đã đề ra. Mà mục tiêu kinh doanh của hầu khắphương pháp các doanh nghiệp là giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Dưới đây là một số các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông trong 2 năm gần đây Các chỉ tiêu Đơn vị TH năm 2002 TH năm 2003 Chênh lệch (+)(-) % 1. Tổng sản lượng Tấn 1.744.473 1.795.868 +51.395 102,9 2. Tổng số lao động Người 572 573 +1 100,2 3. Tổng quỹ lương 1000đ 18.807.787 22.940.183 +4.132.396 122,0 4. NSLĐ bình quân t/ng/th 254 261 +7 102,8 5. Lương bình quân đ/ng/th 2.740.062 3.336.269 +596.207 121,8 6. Tổng doanh thu 1000đ 64.333.965 60.917.016 -3.416.949 94,7 7. Tổng chi phí 1000đ 40.090.297 49.703.800 +9.613.503 123,2 8. Lỗ (-), lãi (+) 24.243.668 11.513.216 -12.730.452 47,5 Như vậy qua các số liệu trên có thể cho chúng ta thấy khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông với những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi + Năm 2002 xí nghiệp mới được đầu tư thêm 2 cần cẩu đế SOKOL, một số xe vận tải chuyên dùng phù hợp với việc làm hàng nặng và đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá của cảng. + Có hệ thống máy tính mạng nội bộ MIS trong quản lý + Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có bề dày kinh nghiệm. * Khó khăn + Việc tìm kiếm và khai thác nguồn hàng là vấn đề luôn được quan tâm bởi sự cạnh tranh gay gắt và môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. + Phạm vi cầu bến còn hạn hẹp, phương tiện thiết bị xếp dỡ vận chuyển tuy từng bước được nâng cấp, đầu tư nhưng vẫn chưa hoàn thiện, sức nâng và phương tiện vận chuyển vẫn còn hạn chế. + Luồng tàu ra vào cảng thường xuyên bị xa bồi nên tàu có trọng tải lớn, mức nước sâu không vào được cảng. + Các lĩnh vực marketing chưa thực sự được quan tâm Để làm rõ về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì việc đầu tư rất cần thiết đó là việc nghiên cứu lý luận. Để có cách tiếp cận một cách đúng đắn với nội dung của đề tài cũng như nhằm hai mục đích làm giàu và hiểu biết sâu sắc thêm những kiến thức đã được tích luỹ trong quá trình học tập, cũng như để biết ứng dụng, vận dụng những vấn đề lý luận phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ ra được cách thức quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất và hiệu quả là cao nhất. Phần II: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1. Vốn sản xuất kinh doanh và vai trò của vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dù ở bất kỳ quy mô nào cũng cần một lượng vốn nhất định, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp. Do đó, trên các góc độ khác nhau vai trò của vốn cũng thể hiện khác nhau. - Về mặt pháp lý: Khi muốn thành lập một doanh nghiệp điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định (khoản vốn do pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp). Khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được thành lập. Mặt khác, đối với doanh nghiệp Nhà nước (do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập) tài sản của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Là chủ thể kinh doanh nhưng doanh nghiệp Nhà nước không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lý và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Do được Nhà nước giao vốn nên doanh nghiệp Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao cho để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt những điều kiện mà pháp luật quy định doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phấ sản, giải thể, sát nhập… Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại, tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. - Về mặt kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong cơ chế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ sản xuất… Để từ đó doanh nghiệp có được sản phẩm dịch vụ mới, phong phú, đa dạng, có chất lượng tốt, giá thành hạ,… Như vậy doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Tất cả những điều này muốn đạt được đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn. Vốn cũng là một yếu tố quyết định đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau mỗi chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải được sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có lãi, đảm bảo đồng vốn của doanh nghiệp phải được bảo toàn và phát triển. Đó là cơ sở để doanh nghiệp đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất, thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp. Do vậy phải nhận thức được vai trò quan trọng của vốn kinh doanh thì doanh nghiệp mới có thể huy động và sử dụng sao cho đồng vốn có hiệu quả và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở mọi thời điểm trong sản xuất kinh doanh. 2.2. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh 2.2.1. Vốn cố định 2.2.1.1. Tài sản cố định Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải có các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Khác với đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang…) các tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông thường một tư luệu lao động được coi là một tài sản cố định phải đồng thời thoả mãn 2 tiêu chuẩn sau: - Một là phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ một năm trở lên. - Hai là phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định Đặc điểm chung của tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định là không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ea. Bộ phận chuyển dịch giá trị này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. Từ những nội dung trên có thể rút ra định nghĩa về tài sản cố định trong doanh nghiệp như sau: Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tha mgia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. a. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện - Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các kiến trúc… - Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế thương mại… b. Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng. Theo hình thức này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: - Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng. - Các tài sản cố định bảo quản hộ, gửi hộ, cất giữ hộ Nhà nước c. Phân loại tài sản cố định theo công dụn kinh tế. Có thể được chia thành các loại sau: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, tihết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; các tài sản cố định khác. d. Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng. - Tài sản cố định đang sử dụng - Tài sản cố định chưa cần dùng - Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý 2.2.1.2. Vốn cố định và đặc điểm luân chuyển vốn cố định Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu hình và vô hình gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình. Là vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn về chu chuyển của vốn cố định. Có thể khái quát những nét cơ bản về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. - Vốn cố định được luân chuyển dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. - Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển Những đặc điểm trên của vốn cố định đòi hỏi vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái vật chất của nó là các tài sản cố định của doanh nghiệp. Từ đó ta thấy: vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuẩn dần từng phàan trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. 2.2.2. Vốn lưu động 2.2.2.1. Tài sản lưu động Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động (nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên xét về hình thái vật chất được gọi là tài sản lưu động còn về hình thái giá trị gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp người ta thương chia tài sản lưu động ra làm 2 loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. 2.2.2.2. Vốn lưu động Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vốn lao động thuần của doanh nghiệp được xác định bằng tổng giá trị sản phẩm lưu động của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ ngắn hạn. Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng hoạt động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản phẩm sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên tính theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Có thể tính được vốn lưu động bằng cách sau: Vốn lưu động = Ngân quỹ thường xuyên - Giá trị ròng của TSCĐ Cách tính này nhấn mạnh về nguồn gốc của vốn lưu động và về những biến số quyết định đối với nó. Vốn lưu động có thể được tính bằng chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn phải rtả. Vốn lưu động = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn phải trả Phương pháp tính này lại thể hiện rất rõ cách thức sử dụng vốn lưu động Có thể khái quát nghĩa và cách tính vốn lưu động qua 2 sơ đồ sau: Hình 1: Sơ đồ vốn lưu động (tính qua nguồn ngân quỹ thường xuyên) Giá trị TSCĐ Nguồn ngân quỹ thường xuyên Vốn lưu động Hình 2: Sơ đồ vốn lưu động (tính qua tài sản lưu động) Tài sản lưu động Nợ phải trả ngắn hạn Vốn lưu động Nếu tài sản lưu động thấp hơn nợ phải trả ngắn hạn thì vốn lưu động mang dấu âm. Đây là tình hình đáng lo ngại đối với doanh nghiệp sản xuất do thời gian tồn kho quá dài những sẽ khả quan hơn đối với doanh nghiệp thương mại có thời gian tồn kho nhanh và mức mua chịu của nhà cung ứng tăng. Tài sản lưu động lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn thì vốn lưu động mang dấu dương. Để quản lý vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Có một số cách phân loại sau: a Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất - Vốn lưu động trong khâu sản xuất - Vốn lưu động trong khâu lưu thông b. Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn - Vốn chủ sở hữu - Các khoản nợ c. Phân loại theo nguồn hình thành Nếu xét về nguồn hình thành vốn lưu động có thể được chia thành các nguồn sau: - Nguồn vốn điều lệ - Nguồn vốn tự bổ sung - Nguồn vốn liên doanh, liên kết - Nguồn vốn đi vay 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.3.1. Quan điểm về việc sử dụng vốn có hiệu quả Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp người ta dùng thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên 2 góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm tới hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đặc biệt là nguồn lực kinh tế, cụ thể là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cho nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và trình độ quản lý sử dụng vốn nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của đơn vị là tối đa hoá tài sản của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn. Nó phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Việc nâng cao đó phải đảm bảo các điều kiện sau: - Phải khai thác nguồn lực một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi. - Sử dụng vốn một cách hợp lý, tiết kiệm - Không để vốn sử dụng sai mục đúch, thất thoát do buông lỏng quản lý. - Doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục, hạn chế những khuyết điểm và phát huy ưu điểm. 2.3.2. Tài liệu nguồn cần thiết cho phân tí._.ch 2.3.2.1. Các thông tin chung Những thông tin về tìn hhình kinh tế xã hội tại một thời điểm những chính sách điều tiết nền kinh tế của một Nhà nước, chính sách thuế, những thông tin có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. 2.3.2.2. Các thông tin theo ngành kinh tế Các thông tin theo ngành kinh tế cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình phân tích. Nó đặt doanh nghiệp trong mối quan hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp được đánh giá một cách khách quan hơn và có thể được so sánh với các chỉ tiêu của ngành. Đặc điểm của ngành liên quan: tính chất của sản phẩm, quy trình kỹ thuật áp dụng, cơ cấu sản xuất, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế, độ lớn của thị trường… 2.3.2.3. Các thông tin trong doanh nghiệp Các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp là các thông tin quan trọng, thiết yếu. Những thông tin này là cơ sở chính cho việc phân tích. Các nguồn thông tin nội bộ rất đa dạng, sau đây là những thông tin cần thiết: * Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tài chính tổng hợp và có các đặc điểm sau: - Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất. - P hản ánh tình hình tài sản theo 2 cách phân loại: Kết cấu của tài sản và nguồn hình thành tài sản. - Phản ánh tình hình dưới hình thái giá trị - Phản ánh tình hình tài sản tại mọi thời điểm được quy định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước. Do vậy bảng cân đối kế toán phải được lập theo đúng mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình tài sản của doanh nghiệp và phải nộp cho các đối tượng có liên quan theo đúng thời hạn quy định. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét và đánh giá một cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào kinh doanh của doanh nghiệp. Chính trong bảng cân đối kế toán này doanh nghiệp đang phát triển hay suy thoái. Bảng cân đối kế toán được trình bày thành 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. - Phần tài sản: là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Phần tài sản được chi làm 2 loại: + Loại A: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn + Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn - Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn cũng được chia làm 2 loại + Loại A: Nợ phải trả + Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu Tính chất cơ bản của bảng cân đối kế toán là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Hoặc (A + B) Tài sản = (A + B) Nguồn vốn * Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tổng quát và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: - Phần I - Lãi - lỗ: phản ánh tìnhhình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. - Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. - Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. 2.3.3. Những công cụ trong phân tích vốn sản xuất kinh doanh 2.3.3.1. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích vốn sản xuất kinh doanh - Chỉ tiêu số tuyệt đối: là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối là căn cứ quan trọng để tiến hành phân tích, dự đoán các mức độ. - Chỉ tiêu số tương đối: là loại chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa hai chỉ tiêu, nó là kết quả của việc so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian và thời gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác nhau nhưng có liên quan với nhau. - Số tương đối không có sẵn trong thực tế mà phải thông qua số tuyệt đối mới tính được. Song số tương đối lại có tác dụng lớn trong quản lý kinh tế, bởi khi nhìn vào chỉ tiêu số tuyệt đối người cán bộ quản lý khó nhận định tình hình. - Chỉ tiêu số bình quân: là loại chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình theo một tiêu thức nào đó của tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Số bình quân có đặc điểm: + Chỉ có thể tính đối với tiêu thức số lượng còn tiêu thức thuộc tính không thể tính được số bình quân. Tiêu thức số lượng là tiêu thức được phản ánh bằng độ lớn cụ thể có thể đo đếm được. + Số bình quân có tính chất tổng hợp và tính khái quát cao 2.3.3.2. Các phương pháp phân tích * Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế Các hiện tượng và kết quả kinh tế thường rất đa dạng, phức tạp, dựa vào việc phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế người ta nhận thức được bản chất, mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả, cũng như quy luật tạo thành và phát triển của chúng từ đó xác định được trọng điểm của công tác quản lý, quyết địh các biện pháp đúng đắn có hiệu quả cho các hoạt động kinh tế trong tương lai. * Phương pháp so sánh Trong phân tích vốn sản xuất kinh doanh, sử dụng phương pháp so sánh nhằm đạt được các mục đích sau: - Biết được tốc độ, xu hướng phát triển của vốn sản xuất kinh doanh. - Biết được trình độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị, bộ phận trực thuộc trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Biết được kết quả việc thực hiện nhiệm vụ đã được đặt ra. * Phương pháp phân tích liên hoàn Phương pháp phân tích liên hoàn là phương pháp giúp xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách thay thế lần lượt số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng quan hệ logic giữa các nhân tố. Thay thế liên hoàn giúp tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến chỉ tiêu cần phân tích, từ đó mà người quản trị biết được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để trên cơ sở đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3.4. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 2.3.4.1. Cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản để thấy được sự phân bố của tài sản, bên cạnh đó so sánh được tổng thể tài sản của năm trước với năm nay, xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến độ của chúng để thấy được mức độ hơpj lý của việc phân bổ. Ta lập bảng phân tích như sau: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) (+) (-) % A. TSLĐ và ĐTNH I. Tiền II. Đầu tư TC ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. TSLĐ khác VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ và ĐTDH I. Tài sản cố định II. Đầu tư TC dài hạn III. Chi phí XDCB IV. Ký quỹ, ký cược DH Cộng tài sản 100 100 Căn cứ vào bảng trên ta có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tổng tài sản gồm: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Thể hiện rõ nét nhất cơ cấu tài sản của doanh nghiệp là chỉ tiêu. Cơ cấu tài sản = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Cơ cấu này cho thấy: khi đầu tư một đồng tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì có bao nhiêu đồng đầu tư vào tài sản lưu động và đầu tư dài hạn. Thông thường các doanh nghiệp mong muốn một cơ cấu tài sản tối ưu. a. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản lưu động tăng lên về số tuyệt đối, giảm về tỷ trọng trong tổng giá trị tài sản là xu hướng chung của sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này thể hiện tài sản lưu động phù hợp với sự gia tăng của tài sản cố định. Tuy nhiên để đánh giá sự hợp lý trong sự biến độ của tài sản cần kết hợp so sánh với tỷ trọng tài sản lưu động trong sự phân bổ hợp lý giữa tài sản lưu động và tài sản cố định, kết hợp phân tích với các bộ phận cấu thành tài sản lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn cho thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản là bao nhiêu. Nếu tỷ suất này cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp cao, mức độ an toàn đối với các khoản nợ ngắn hạn cao nhưng lại cho thấy mức độ đầu tư vào tài sản cố định không có hay tình trạng cơ sở vật chất, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài thấp. Vì vậy tỷ số này cao hay thấp chưa hẳn đã là tích cực hay không tích cực đối với doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn được tính như sau: Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn x 100% Tổng tài sản * Vốn bằng tiền Vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng nó, đưa nó vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay của vốn. Nếu để vốn ứ đọng, không quay vòng được tức là doanh nghiệp để lãng phí nguồn lực, không đạt hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên cũng phải xem xét đến các khoản nợ phải trả vì vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp làm cho độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp cao hơn. * Đầu tư tài chính ngắn hạn. Là những khoản đầu tư có thời hạn, vốn liên doanh…. giá trị này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng liên doanh và đầu tư. Để đánh giá sự gia tăng này có tích cực hay không phải xem xét hiệu quả của việc đầu tư. * Các khoản phải thu Các khoản phải thu giảm được đánh giá là tích cực nhất trong điều kiện doanh nghiệp đã có nhãn hiệu nổi tiếng trên thị trường, việc cạnh tranh không còn là vấn đề quá quan trọg đối với doanh nghiệp. Khi xét đến yếu tố cạnh tranh tác động và các khoản phải thu tăng lên theo việc mở rộng mối quan hệ của các doanh nghiệp và sự gia tăng doanh thu và khoản phải thu không phải là dấu hiệu không tốt. Vấn đề là chỉ xem xét cơ cấu có hợp lý hay không và tương lai có trở thành các khoản nợ khó đòi hay không. * Hàng tồn kho Hàng tồn kho tăng lên do qui mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên trong trường hợp thực hiện các định mức đánh giá hợp lý. Hàng tồn kho tăng lên do dự trữ quá mức, thành phần tồn kho quá nhiều, không đủ phương tiện bảo quản được đánh giá là không tốt. Đây là sự không đồng bộ giữa khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Dự trữ vật tư là thể hiện tính chất của lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Tuỳ vào từng lĩnh vực mà ta có thể đánh giá được lượng tồn kho là tối ưu hay chưa. b. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Nhìn chung trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh tài sản cố định và đầu tư dài hạn phải gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, điều này thể hiện quy mô sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ tốt. Tuy nhiên tiếp theo sau sự đầu tư là xem xét tính hiệu quả của nó. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn cho thấy tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp là bao nhiêu? Tương tự như tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn, tỷ suất này cho thấy tính trạng cơ sở vật chất, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dàu của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư và dài hạn được tính như sau: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = TSLĐ và đầu tư dài hạn x 100% Tổng tài sản Tỷ suất này phản ánh khi doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn * Tài sản cố định Để đánh giá được mức độ đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp ta phân tích hệ số đầu tư Hệ số đầu tư = Tài sản cố định x 100% Tổng tài sản * Đầu tư tài chính dài hạn Giá trị đầu tư tài chính dài hạn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư ra bên ngoài, tận dụng tối đa các nguồn vốn không sử dụng, không để lãng phí nguồn lực. Để đánh giá hợp lý cần xem xét hiệu quả của việc đầu tư. * Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Chi phí XDCB tăng lên có thể doanh nghiệp đầu tư xây dựng thêm và tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định. Đây là biểu hiện tốt nhằm tăng cường hoạt động của tài sản cố định. Chi phí XDCB tăng lên do tiến độ thu công kéo dài, gây lãng phí vốn đầu tư là không tốt. 2.3.4.2. Cơ cấu nguồn vốn Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ cao. Ngược lại nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn về cả số tuyệt đối và số tương đối thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là thấp. Ta lập bảng phân tích sau: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) (+) (-) % A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn CSH I. Nguồn vốn quỹ II. Nguồn kinh phí, quĩ khác Cộng nguòn vốn a. Nợ phải trả Trong quá trình phân tích tài chính ta thấy nợ phải trả giảm về số tuyệt đối và số tương đối trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng, đây là dấu hiệu tốt. Nguồn vốn của doanh nghiệp tăng dẫn đến khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao, không bị phụ thuộc vào đơn vị cho vay vốn. Ngược lại, nếu nợ phải trả giảm và nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm, quy mô sản xuất bị thu hẹp cho thấy dấu hiệu không tốt. Khi quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng không đảm bảo cho nhu cầu, khoản nợ phải trả tăng lên về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng vẫn giảm được đánh giá là hợp lý. Để thấy rõ được trong quá trình hoạt động một động vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng vay nợ ta xét đến hệ số vay nợ như sau: Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn b. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh). Dưới góc độ tài chính nó thể hiện khả năng tự đảm bảo về tài chính và mức độ độc lập. Để đánh giá được kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ta xét hệ số tài trợ. Hệ số tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số này cao doanh nghiệp thoát khỏi những ràng buộc với các chủ nợ không bị sức ép của các khoản vay nợ. Hệ số này cao còn có lợi cho doanh nghiệp là sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ. Các nhà tài chính sử dụng nó như là một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Đứng về phía chủ nợ, đây là hệ số của độ an toàn, nó là sự đảm bảo cho các khoản vay được hoàn trả đúng hạn. Khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên là một dấu hiệu tốt làm tăng khả năng của doanh nghiệp về mọi mặt sản xuất, đầu tư… Nếu nguồn vốn tăng do chủ sở hữu bỏ thêm vốn kinh doanh, chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu do lợi nhuận đem lại đó là dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt. Ngoài cách phân loại nguồn vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu do lợi nhuận đem lại đó là dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt. Ngoài cách phân loại nguồn vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như trên ta có thể phân loại nguồn vốn thành 2 loại: - Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuộc nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu dài hạn, trung hạn… - Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào các hoạt động trong khoảng thời gian ngắn gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn khác. Có thể khái quát nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp qua sơ đồ sau: Sơ đồ nguồn tài trợ tài sản Tài sản cố định - Tài sản cố định - TSCĐ thuê tài chính - Góp vốn liên doanh - Đầu tư chứng khoán - Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên - Nợ dài hạn - Nợ trung hạn Tài sản lưu động - Tiền - Nợ phải thu - Hàng tồn kho - Đầu tư ngắn hạn - Vay ngắn hạn - Nợ ngắn hạn khác Nguồn tài trợ tạm thời 2.3.5. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát sau: Năng suất sử dụng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng tài sản thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh lợi vốn = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Nó cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi vốn Chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên đây là các chỉ tiêu cho thấy cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi phân tích ta không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưu động. 2.3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Do tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định cho nên để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu sau: Năng suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Suất hao phí TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần Hệ số này càng nhỏ càng tốt vì nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Doanh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định càng có hiệu quả. Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: Doanh lợi vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năng suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. 2.3.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Sức sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận trước thuế VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ bỏ ra ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.(V) Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. Thời gian một vòng luân chuyển = Thời gian của một kỳ phân tích Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ = 365 V Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn và rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới dạng tài sản lưu động khác nhau như tiền mặt, nguyên nhiên vật liệu, các khoản phải thu… Nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng cần phải đánh giá các mặt cụ thể trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh chất lượng công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn 2.4.1. Chu kỳ sản xuất kinh doanh Đây là một điểm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, doanh nghiệp sẽ chịu gánh nặng ứ đọng vốn và phải trả lãi cho các khoản vay. 2.4.2. Kỹ thuật sản xuất Kỹ thuật sản xuất có tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số thay đổi máy móc thiết bị, hệ số sử dụng và tuổi thọ, công suất của máy móc. Nếu máy móc kỹ thuật sản xuất đơn giản thì thuận tiện cho việc vận hành khai thác và bước đầu doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trên vốn cố định. Nhưng doanh nghiệp phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng ngày càng cao về sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, nếu như không có hướng phát triển đầu tư trang bị công nghệ máy móc thiết bị đồng bộ hiện đại phù hợp với từng thời kỳ thì doanh nghiệp khó có thể giữ được các chỉ tiêu lâu dài. Nếu trang bị máy móc kỹ thuật sản xuất quá cao, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ song nó lại đòi hỏi người lao động phải có trình độ, tay nghề cao và vốn đầu tư vào tài sản cố định lớn, lại giảm lợi nhuận trên vốn cố định. 2.4.3. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là nơi chứa đựng mọi chi phí, do vậy việc tiêu thụ sản phẩm hay được phục vụ khách hàng sẽ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và nó quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là mặt hàng thiết yếu doanh nghiệp sẽ có vòng luân chuyển ngắn, tiêu thụ nhanh do đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Ngược lại nếu như hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp là những mặt hàng công nghiệp nặng, doanh nghiệp cần phải có những dây chuyền thiết bị máy móc công nghệ có giá trị lớn như: sà lan, tàu biển, xe nâng hàng… việc thu hồi vốn của doanh nghiệp sẽ lâu hơn. 2.4.4. Trình độ đội ngũ cán bộ lao động - Trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo Vai trò của người lãnh đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả được thể hiện ở sự tính toán phối hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất sao cho giảm được các chi phí sản xuất không cần thiết đồng thời có vốn đầu tư khi có được các cơ hội kinh doanh làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Nếu công nhân sản xuất có tay nghề cao được bố trí phù hợp với kỹ thuật công nghệ sản xuất họ sẽ sử dụng, khai thác máy móc thiết bị được tối ưu do vậy sẽ tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.4.5. Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường phải trải qua 3 giai đoạn: cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. + Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu, lao động,… nó bao gồm hoạt động mua trao đổi và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp đã xác định lượng nguyên vật liệu từng loại phù hợp và số lượng lao động cần thiết, đồng thời doanh nghiệp biết kết hợp tối ưu những yếu tố đó. Mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Do đó để đồng vốn sử dụng có hiệu quả đòi hỏi phải xác định được mức dự trữ hợp lý cũng như chất lượng hàng hoá đầu vào để tránh tình trạng ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản. + Khâu sản xuất (đối với doanh nghiệp thương mại không có công đoạn này) ở đây phải bố trí cho công nhân theo đúng vị trí dây chuyền máy móc của quá trình công nghệ để từ đó nâng cao năng suất lao động. + Tiêu thụ sản phẩm (đối với doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ là khâu cung ứng dịch vụ cho khách hàng) là khâu quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải xác định giá bán, giá dịch vụ tối ưu đồng thời cũng phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dịch vụ nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, lợi nhuận và là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất. 2.4.6. Trình độ sử dụng các nguồn vốn Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán tài chính. Thực hiện tốt công tác kế toán tài chính sẽ có số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đúng đắn, mặt khác đặc điểm của hạch toán kế toán toàn bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng có tác động đến quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp để sớm tìm ra những hạn chế có biện pháp giải quyết. 2.4.7. Các nhân tố ảnh hưởng khác Ngoài các nhân tố trên còn có nhiều nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp - Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Sự tiến bộ của khoa học công nghệ - Môi trường tự nhiên 2.5. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các doanh nghiệp muốn tồn tại buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới với quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả… Tất cả những điều này làm cho mọi doanh nghiệp phải tận dụng triệt để các nguồn lực của mình và của xã hội để cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn được đổi mới về mẫu mã, sản phẩm phong phú đa dạng, giá thành hạ, chất lượng cao… Như vậy sản phẩm của doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Bởi lẽ đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp luôn phải đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc huy động vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đi vay, huy động các nguồn tài trợ. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các yêu cầu cải tiến kỹ thuật công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy nâng cao chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn còn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như địa vị của doanh nghiệp trên thương trường và nâng cao mức sống của người lao động. 2.6. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 2.6.1. Bảo toàn và sử dụng vốn - nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn Hiện nay với nền kinh tế thị trường đầy rủi ro, biến động do sự tác động của nhiều nhân tố giá trị của nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp luôn biến động. Do đó nếu quan niệm rằng bảo toàn vốn chỉ bao gồm việc giữ nguyên số tuyệt đối giá trị tiền tệ của vốn sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ là không phù hợp. Để bảo toàn vốn doanh nghiệp phải quan tâm đến giá trị thực (giá trị ròng) của các loại vốn tức là khả năng tái sản xuất giá trị các yếu tố sản xuất đầu vào. Do vậy, yêu cầu bảo toàn vốn đối với các loại vốn trong một doanh nghiệp là không giống nhau do những đặc điểm sản xuất sản phẩm, dịch vụ và sự tham gia của từng loại vốn vào quá trình sản xuất, đặc điểm của tái sản xuất nên yêu cầu bảo toàn vốn cố định và vốn lưu động cũng có sự khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. 2.6.1.1. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn cố định Việc bảo toàn và phát triển vốn cố định được đặt ra như một nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp, nó xuất phát từ những lý do khách quan sau: - Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn. Nó ảnh hưởng quyết định đến tốc độ phát triển khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - So với chu kỳ vận động của vốn lưu động thì chu kỳ vận động của vốn cố định dài hơn rất nhiều lần và phải mất nhiều năm mới hoàn đủ vốn ứng ra ban đầu cho chi phí về tài sản cố định. Trong thời gian đó đồng vốn bị đe doạ bởi các rủi ro do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Chúng làm giảm hoặc thất thoát vốn như: lạm phát, sự phát triển của khoa học công nghệ… Từ những lý do chủ yếu trên ta thấy việc bảo toàn và phát triển vốn cố định được coi là một trong những công việc quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Trên lý thuyết việc bảo toàn vốn cố định là phải thu hồi toàn bộ phần giá trị đã đầu tư vào tài sản cố định. Điều này chỉ là lý tưởng và đúng với điều kiện nền kinh tế không có lạm phát và không có sự hao mòn vô hình. Do đó trong thực tế việc thu đủ nguyên giá tài sản cố định sẽ trở thành không hiệu quả nếu như việc thu hồi một cách đầy đủ lượng giá trị thực của tài sản cố định và nguyên giá tài sản cố định là hai đại lượng đặc trưng khác nhau, song điều quan trọng là cả hai đại lượng này ít nhất phải có cùng sức mua để tạo ra một giá trị tài sản tương đương. Có như vậy vốn cố định mới được bảo toàn và thực hiện tái sản xuất tài sản cố định. 2.6.1.2. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn lưu động Do đặc điểm của vốn lưu động là chuyển dịch giá trị một lần vào giá trị dp trong một chu kỳ sản xuất, hình thái giá trị của nó thay đổi qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Vì vậy quản lý và sử dụng vốn lưu động là khâu quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như ta đã biết vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền mặt, vật tư, hàng hoá. Đây là những tài sản rất dễ gặp rủi ro do những tác động chủ quan từ phía doanh nghiệp và khách quan từ môi trường bên ngoài mang đến như: + Sự ứ đọng vật tư, hàng hoá do việc sản xuất của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thị trường về thị hiếu, chất lượng, giá cả. + Kinh doanh bị thua lỗ ké._. hiện các dự án phát triển, cải tạo xí nghiệp. 4.2.2. Giải pháp về sử dụng vốn 4.2.2.1. Xác định cơ cấu vốn hợp lý Muốn sản xuất kinh doanh hiệu quả, trước hết xí nghiệp phải có một cơ cấu vốn hợp lý. Cơ sở để hoạch định cơ cấu vốn một cách hợp lý là yếu tố chi phí và trình độ của người điều hành xí nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, nếu duy trì một tỷ lệ nợ cao thì mức rủi ro sẽ rất lớn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có các khoản phải thu lớn tức là doanh nghiệp đã bị chiếm chung vốn nhiều trong khi đó doanh nghiệp sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên. Trong thời gian qua, các khoản phải thu của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông ngày một tăng mà trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản và hàng năm vẫn được sự bổ xung của cảng Hải Phòng một lượng tiền khá lớn. Điều đó thấy Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thanh Tông đã được sự quan tâm chú ý của lãnh đạo Cảng Hải Phòng đầu tư đổi mới đồng bộ cho các tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về xếp dỡ, trung chuyển hàng hoá mà mặt hàng chủ yếu của xí nghiệp là hàng Container… theo các phương thức tiên tiến trên thế giới. Việc quản lý và sử dụng vốn cố định chưa cao như trong việc không tự quyết định được việc thanh lý các tài sản cố định không đáp ứng được yêu cầu sử dụng một cách nhanh chóng để có thêm một khoản bổ sung vào vốn kinh doanh. Ta có bảng số liệu như sau: Chỉ tiêu (+) (-) (%) Nguồn vốn kinh doanh 59.229.357.822 100 1. Nguồn vốn Cảng Hải Phòng cấp 44.903.219.325 76 2. Vốn tự bổ sung 14.326.138.497 24 Doanh lợi vốn tự bổ sung = Lợi nhuận thuần = 11.506.330.010 = 0,8 Vố tự bổ sung 14.326.138.497 Ta thấy Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông có nguồn vốn trợ bổ sung là 14.326.138.497 (đ) chiếm 24% tổng vốn kinh doanh. Doanh lợi vốn tự bổ sung cho thấy cứ bỏ ra một đồng vốn tự bổ xung sẽ tạo ra 0,8 đồng lợi nhuận thuần. Trong tổng vốn kinh doanh của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông phần lớn là vốn cố định, tới năm 2004 Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông cần bổ xung thêm số tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định vào vốn kinh doanh số tiền là 30.676.952 (đ). Khi đó số vốn tự bổ xung của xí nghiệp sẽ là: 14.356.138.497 + 30.676.952 = 14.356.815.494 (đ) Lúc đó, doanh lợi tự bổ xung sẽ là: 11.506.330.010 = 0,802 14.326.815.494 Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ xếp dỡ, trung chuyển hàng hoá như Cảng Hải Phòng nói chung và Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông nói riêng thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng rất lớn. Chính vì vậy, để đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trước tiên chúng ta phải nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 4.2.2.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 4.2.2.2.1. Giải pháp đầu tư thêm máy móc thiết bị, khơi thông luồng lạch sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị Cùng với tốc độ tiên bộ của khoa học công nghệ, việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh - dịch vụ là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của xí nghiệp, từ đó xí nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc ký kết hợp đồng tăng số lượng dịch vụ, tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Quá trình thực tế tại Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông em tháy xí nghiệp cần được đầu tư bổ xung, nâng cấp, thay thế máy móc, thiết bị. Xí nghiệp nằm trong hệ thống Cảng Hải Phòng là một Cảng biển lớn ở Miền Bắc nhưng chưa đáp ứng thật tốt nhu cầu xếp dỡ hàng hoá theo phương thức tiên tiến (đối với hàng hoá Container). Hiện nay, hệ thống luồng lạch ra vào của xí nghiệp cũng như của Cảng Hải Phòng bị sa bồi lớn với độ sâu - 8 á - 9m, như vạy chỉ đón được tàu có trọng tải từ 7000 á 10.000 tấn. Muốn đưa được tàu có trọng tải lớn cập bến, Xí nghiệp phải dùng hình thức chuyển tải hàng hoá từ vùng Cửa Dứa, Hòn Gai… để tàu ra có thể vào Cảng dễ dàng, điều đó làm cho chi phí sản xuất tăng bằng hiệu quả sử dụng vốn bi giảm sút. Chính vì thế giải pháp khơi thông luồng lạch là thực sự cần thiết của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông. Trong những năm qua Xí nghiệp đã đầu tư thêm nhiều vào tài sản cố định nhưng hiệu quả chưa cao là do Xí nghiệp chưa tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ lao động trực tiếp trong Xí nghiệp chưa thích nghi với việc sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại. Vì vậy, Xí nghiệp cũng như Cảng nên mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho độ ngũ lao động để nâng cao tay nghề, thích ứng, làm chủ được phương tiện và thiết bị hiện đại của Xí nghiệp. Do nhu cầu bốc xếp hàng hoá ngày càng tăng, bên cạnh đó để phục vụ cho mặt hàng truyền thống của minh Xí nghiệp cần đầu tư thêm những dàn nâng với công suất lớn, máy đấu đầu cáp bằng chì. Bảng 4.1: Tình hình tăng, giảm tài sản cố định Chỉ tiêu Nhà của vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận chuyển, T. bị truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý Các loại TSCĐ khác Cộng I. Nguyên giá TSCĐ 1. Số Dđk 60378830304 2603036565 71283612793 961586884 82089241 135309155788 2. Số tăng trong kỳ 89132203 107664260 2558402729 584322527 3339521720 - Mua sắm mới 100880435 2558402729 584322527 324605692 - Xây dựng mới 15906970 15906970 - Tăng tài sản cũ 6783825 6783825 - Tăng do xác định lại 73225232 73225232 3. Số giảm trong kỳ 451782689 29671276 619772300 13686504 1238102770 - Thanh lý + nhượng bán 451782689 29671276 619772300 13686504 1238102770 - Cổ phần hoá 4. Số Dck 60016179818 2681029550 7322243222 1409032908 82089241 13741054738 - Chưa sử dụng - Đã KH hết 7440655575 59062226 12952406116 84184383 20536308301 - Chờ thanh lý 51412289 51412289 II. Giá trị hao mòn 1. Đầu kỳ 32223215360 73926891 29726065058 412052796 58147758 63158749663 2. Tăng trong kỳ 6099979498 252303696 8532049526 176746701 853903 15061933325 3. Giảm trong kỳ 411750402 12856782 736448835 125375363 4016002 1290447386 4. Số cuối kỳ 41143205397 978715604 73521665748 463424133 54985659 80161996542 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 24923854002 186376775 41557547739 549534088 23941484 68918645188 2. Cuối kỳ 18872973344 1702318733 35700577473 945608774 27103582 5724581907 4.2.2.2.2. Giải pháp gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng máy móc thiết bị Muốn sử dụng tốt máy móc thiết bị trong sản xuất kinh doanh dịch vụ để tạo ra chất lượng ngày càng tăng, đồng thời giữ cho máy móc thiết bị luôn đáp ứng được năng lực sản xuất tốt và sử dụng trong thời gian dài đòi hỏi trách nhiệm của người sử dụng nói là rất lớn. Trách nhiệm của người lao động trong việc sử dụng máy móc thiết bị không chỉ đơn thuần là trách nhiệm trong ca, giờ sản xuất mà là trách nhiệm mang tính liên tục độ dài tuổi thọ của máy móc. Máy móc thiết bị trong Xí nghiệp không chỉ do một tổ đội trực tiếp sử dụng mà do nhiều tổ đội sử dụng. Do đó Xí nghiệp cần phải thường xuyên xem xét, kiểm tra để quy trách nhiệm cho từng tổ đội, đồng thời xí nghiệp cũng cần quy định rõ ràng trong việc sử dụng máy móc thiết bị, việc được khen thưởng rõ ràng không những nâng cao trách nhiệm của mỗi người lao động mà còn khuyến khích họ hăng say trong sản xuất và cho rằng đó là nâng cao thu nhập cho người lao động. 4.2.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để việc sử dụng vốn lao động có hiệu quả, người ta thường đánh giá đồng vốn phải quay nhanh, khả năng sinh lơi lãi cao, muốn đạt được điều đó doanh nghiệp cần phải thực hiện một số biện pháp sau: 4.2.2.3.1. Giải pháp tăng doanh thu Để thực hiện việc tăng doanh thu cũng như mục tiêu đề ra của toàn Cảng Hải Phòng đã giao cho Xí nghiệp trong năm 2004, đầu tư đổi mới các trang thiết bị máy móc (nhất là đối với hàng Container), nạo vét luồng lạch ra vào Cảng… Nhờ đó giúp Xí nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh khai thác nguồn hàng, nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm đạt mục tiêu 1.900.000 tấn mà Cảng đã giao cho Xí nghiệp. Nếu những hạng mục đó của Xí nghiệp được Cảng Hải Phòng chú trọng đầu tư sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên qua đó sẽ tạo đà cho doanh thu và lợi nhuận tăng theo. Dự kiến sản lượng hàng hoá xếp dỡ của toàn Cảng là 11,5 triệu tấn, trong đó Xí nghiệp sẽ đóng góp 1.900.000 tấn với doanh thu khoảng 63 tỷ đồng vào năm 2004. Như vậy doanh thu sẽ tăng và vòng quay vốn lao động cũng tăng theo. Nếu gữi nguyên mức vốn lao động cũng tăng theo. Nếu giữ nguyên mức vốn lao động bình quân như năm 2003 là 36.841.456 đồng ta có số vòng quay vốn lao động là: 163.000.000.000 = 1,74 vòng 36.841.456 Như thế sẽ tăng hơn 0,06 vòng so với năm 2003. Điều đó cho thấy khả năng sử dụng vốn lưu động đã tốn hơn. Khi vòng quay vốn lưu động tăng lên đồng nghĩa với việc thời gian một vòng quay vốn lưu động giảm còn: 360 / 1,74 = 206 ngày Giảm hơn so với năm 2003 là 8 ngày. Bên cạnh đó, để tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, Xí nghiệp còn có thể giảm bớt lượng vốn lưu động xuống. Điêu này có thể thực hiện được vì Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông là một đơn vị không cần phải sử dụng một lượng lớn vốn lưu động mà chỉ cần một lượng vừa đủ để chi trả hợp lý cần thiết cho các khoản nguyên nhiên vật liệu, vật tư phụ tùng, ăn ca… cho sản xuất. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Dự đoán năm 2004 Chênh lệch (+) (-) % 1. Doanh thu Tỷ đồng 60,9 63 2,1 3,5 2. Vốn lưu động bình quân Tỷ đồng 36,15 36,15 0 3. Số vòng quay VLĐ Vòng 1,68 1,74 0,06 3,6 4. Thời gian 1 vòng quay VLĐ Ngày 214 206 8 3,7 Ngoài ra để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả đòi hỏi xí nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Cụ thể ở chỗ quản lý và sử dụng vốn lưu động. Cụ thể ở chỗ quản lý tốt các nguồn vốn dự trữ, các khoản tiền mặt và các khoản phải thu. Trong công tác quản lý nhiên liệu, công cụ dụng cụ để phục vụ cho sản xuất hoặc tính toán sao cho phù hợp với lượng nhiên liệu vật tư công cụ tại từng thời điểm. Có được như vậy lượng vốn bỏ ra mới không bị lãng phí, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. 4.2.2.3.2. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu Thực tế cho thấy trong công tác quản lý các khoản phải thu của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông chưa được chặt chẽ. Số lượng và quy mô các khoản này ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản lưu động. Ta có thể thấy các khoản phải thu của Xí nghiệp qua bảng sau: Qua bảng thống kê trên ta thấy các khoản nợ phải thu thay đổi qua các năm. Năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 số tiền là 500 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4% trong đó các khoản phải thu của khách hàng tăng 3.000 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 32% và số quá hạn cũng tăng 47,4 triệu đồng tương ướng với 14%. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2001/2002 Chênh lệch 2002/2003 2001 2002 2003 (+) (-) % (+) (-) % Các khoản phải thu 13.800 14.300 12100 500 4 - 2.200 - 15 Phải thu của khách hàng 9.500 12.500 11.050 3000 32 - 1450 - 12 Số quá hạn 49,4 396,8 380,6 47,7 14 - 16,2 - 4 Năm 2003 so với năm 2002 các khoản phải thu đã giảm mạnh 2.200 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 15% và số nợ quá hạn là 4%, khoản phải thu của khách hàng giảm rõ rệt với tỷ lệ 12% ứng với số tiền là 1450 triệu đồng. Nếu trong năm 2004 và các năm tiếp theo Xí nghiệp duy trì được tốc độ giảm thiểu các khoản phải thu thì Xí nghiệp sẽ có được một lượng vốn bổ xung là khá lớn. Đối mặt với những hạn chế đó, để có thể quản lý tốt các tài sản trong thanh toán, đồng thời nâng cao hiệu quả tài chính Xí nghiệp cần xem xét và phân tích các khoản phải thu khó đòi để lập quỹ dự phòng nhằm năng cao tính thận trọng sản xuất dịch vụ, giảm thiểu được những rủi ro không đáng có. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự phân tích kỹ lưỡng các khoản phải thu để đánh giá được khả năng tài chính ở hiện tại và tương lai của khách hàng, nâng cao uy tín của Xí nghiệp, ngoài ra phải dự trù được những biến động khách quan trong kinh doanh có thể xảy ra. Chính vì vậy Xí nghiệp phải tiến hành phân loại các khoản nợ theo các thiêu thức, một các chính xác, chặt chẽ và hợp lý. Bảng phân lợi các khoản nợ của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông Qua cách phân loại trên giúp Xí nghiệp thấy rõ được các khoản phải thu của mình ở mọi góc độ khác nhau: ai nợ, nợ bao nhiêu, thời điểm nào thanh toán và có thể ra hạn hay không… STT Tên khách hàng Số lượng nợ Thời gian Ghi chú Số tiền Tỷ trọng Thời gian bắt đầu Thời điểm thanh toán 1 DN X1 Có thể ra hạn hay không, biện pháp khắc phục 2 DN X2 3 DN X3 4 DN X4… Từ đó Xí nghiệp có thể chủ động với các khoản nợ để tránh trường hợp lãng quên dần và sau đó trở thành những khoản nợ khó đòi. Cách khắc phục ở đây rời những khoản nợ khó đòi hoặc quá hạn có thể dùng biện pháp bán nợ… 4.2.2.3.3. Giải pháp hợp lý hoá việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp Ngoài việc theo dõi nắm bắt các khoản phải thu, bên cạnh đó các khoản phải tra, phải nộp cũng là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông nói riêng. Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải trả của năm 2003 thấp hơn năm 2002 là 6.838 triệu đồng (giảm 16,62%). Nguyên nhân chủ yếu là do nợ dài hạn giảm 3.959 triệu đồng, đó là dấu hiệu không tốt vì trong năm 2003 xí nghiệp không đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định mới mà còn bị mất đi. Vấn đề phải trả cho người bán trong năm 2002 lại giảm đi 613 triệu đồng điều đó không nói lên khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của xí nghiệp bị giảm xuống, tuy vậy xí nghiệp cần phải lưu ý đến việc chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác trong khoảng thời gian hợp lý. Bảng các khoản phải trả, phải nộp Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 2001/2001 Chênh lệch 2002/2003 Các khoản phải trả 41.657 46.639 39.801 4.964 - 6.838 1. Nợ dài hạn 30.560 34.490 30.540 - 3.959 Vay dài hạn 30.560 34.490 30.540 3.939 - 3.959 Nợ dài hạn 2. Nợ ngắn hạn 9.508 9.874 7.705 366 - 2.169 Phải trả người bán 616 1.092 479 476 - 613 Người mua trả trước 450 246 112 - 204 - 134 Phải trả công nhân viên 2.195 3.512 4.327 1317 815 Phải trả thuế 259 1.466 1.574 1.207 408 Phải trả khác 4.345 1.607 1.212 - 3.278 - 395 Phải trả nội bộ 2.160 1.949 1.490 - 211 - 459 Trong khi đó các khoản phải trả công nhân viên lại tăng lên 815 triệu đồng so với năm 2002. Từ đó ta thấy xí nghiệp chưa có kế hoạch phân bổ, quản lý thực sự tốt các khoản phải trả, phải nộp. Xí nghiệp cần phải đưa ra giải pháp để điều chỉnh việc quản lý các khoản phải trả phải nộp nói riêng và quản lý vốn lưu động nói chung. Xí nghiệp có thể phân loại các khoản phải trả, phải nộp theo bảng sau: Bảng phân lợi các khoản phải trả, phải nộp của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông STT Thời hạn phải trả Đối tượng phải trả Số lượng Ghi chú Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh nghiệp X1 Có thể xin gia hạn không, áp dụng biện pháp gì? 2 Xí nghiệp X2 3 Công ty X3 … …. Từ bảng trên xí nghiệp thấy được các khoản phải trả, phải nộp nào sắp đến thời hạn phải trả, số lượng là bao nhiêu. Từ đó cho phép xí nghiệp điều chỉnh các khoản phải trả xem khoản nào cần phải trả trước và đã đến hạn hay chưa. Như vậy xí nghiệp sẽ không mất uy tín với khách hàng trong việc thanh toán các khoản nợ hoặc xí nghiệp có kế hoạch trả nợ đúng hẹn và phân bổ lượng vốn lưu động cho hợp lý, cũng như có thể xin khách hàng ra thêm hạn cho các khoản này nếu xí nghiệp tạm thời chưa có đủ khả năng chi trả. Có được như vậy xí nghiệp sẽ chủ động hơn và luôn làm chủ các khoản tài chính. 4.2.2.3.4. Giải pháp xác định hợp lý nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là rất cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. - Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm. - Đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả. - Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động cho xí nghiệp. Trường hợp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn luân chuyển chậm, phát sinh ra nhiều chi phí bảo quản và chi phí khác có liên quan dẫn tới tăng giá thành dịch vụ của Xí nghiệp, giảm sức cạnh tranh của Xí nghiệp trên thương trường. Ngược lại vốn xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây ra những khó khăn bất lợi không đáng có cho xí nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể gây ra gián đoạn sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng. Chính vì vậy Xí nghiệp phải xác định một cách đúng đắn nhu cầu vốn lưu động sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp sau: (t < 0) Trong đó: Vnc: Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch Vlđo: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch M0: Tổng mức luân chuyển vốn năm báo cáo t: Tỷ lệ tăng giảm tốc độ luân chuyển vốn K1, K0: Kỳ luân chuyển vốn năm kế hoạch và năm báo cáo Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khả năng tốc độ luân chuyển của vốn để xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch. Trên thực tế để ước tính nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch nhiều đơn vị còn sử dụng phương pháp tinh căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động dư tính cho năm kế hoạch. L1: Số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch Ví dụ: Năm 2003 doanh thu của Xí nghiệp đạt 60,9 tỷ đồng, số vốn lưu động bình quân là 36,15 tỷ đồng. Dự kiến năm 2004 doanh thu đạt 63 tỷ đồng, tốc độ luân chuyển dự kiến tăng 10%. Tính nhu cầu vốn lưu động cho năm 2004 tại Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông. Giải: Dự kiến tốc độ luân chuyển vốn đồng nghĩa với việc rút ngắn số này luân chuyển vốn trong năm kế hoạch (2004) so với năm báo cáo (2003) là 10%. Ta có: t = - 10% (tỷ đồng) Vậy nhu cầu vốn lưu động cho năm 2004 của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông sẽ là: 33,7 (tỷ đồng) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Dự đoán năm 2004 Chênh lệch (+) (-) % Doanh thu Tỷ đồng 60,9 63 2,1 3,45 VLĐbq Tỷ đồng 36,15 33,7 - 2,45 - 6,8 Tốc độ luân chuyển VLĐ Vòng 1,68 1,86 0.18 10,7 Trên thực tế, để ước tính nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch nhiều doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp tính căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ dự tính cho năm kế hoạch. Phương pháp này được tính như sau: L1: Số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch Giả sử số vòng quay VLĐ năm báo cáo là L0 = 1,68 vòng, dự kiến năm kế hoạch số vòng quay VLĐ tăng thêm 0,5 vòng, ta có thể xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch như sau: L1 = 1,68 + 0,5 = 2,18 (vòng) (tỷ đồng) 4.2.2.4. Biện pháp tác động vào bộ máy tổ chức Kiện toàn và sắp xếp lại đội ngũ quản lý và cơ quan xí nghiệp, coi trọng công tác tổ chức, đảm bảo tốt độ quản lý xuống các ban các đội, các tổ sản xuất. Tránh trường hợp sự nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ. Sắp xếp hợp lý cán bộ theo tính chất của khối công việc, tăng cường cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao và có trình dụng không đúng chuyên môn, tránh trường hợp gây ra cảm giác chán trường trong công việc. Cử cán bộ đi học những lớp chuyên môn, động viên khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học hỏi để nâng cao trình độ. Đào tạo đội ngũ lao động trực tiếp để giúp họ làm chủ được các loại phương tiện, máy móc hiện đại trong xí nghiệp. Hoàn thiện nội quy xí nghiệp cho phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - dịch vụ của xí nghiệp theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước. Kết luận Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, vốn có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh, đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông, em thấy xí nghiệp hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả: Lợi nhuận cao, chi phí giảm, xí nghiệp đã chú trọng và thực hiện tốt công tác quản lý, thu hồi vốn cố định, song vẫn còn hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. Trong bài viết của mình em có đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, em mong rằng nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Khoá luận này được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS.TS. Trần Trọng Phúc, các thầy cô giáo trong ngành Quản trị doanh nghiệp, khoa Kinh tế quản lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội và các cô chú cán bộ công nhân viên viên tại Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông - Cảng Hải Phòng. Cho dù đã hết sức cố gắng, song Khoá luận của em vẫn còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ công nhân viên tại Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông - Cảng Hải Phòng. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Lý thuyết Quản trị Kinh doanh - Nhà xuất bản Khoa học, năm 1999 2. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp - PGS.TS. Lê Văn Tâm - Nhà xuất bản Thống kê, năm 2000 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Nhà xuất bản Giáo dục, năm 201 4. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - PTS. Lưu Thị Hương - Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998 5. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 6. Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ - TS. Nguyễn Hữu Tài - Nhà xuất bản Thống kế, năm 2002 7. Tài chính học - Nhà xuất bản Thống kê 8. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Ths.Lê Thị Phương Hiệp - Nhà xuất bản Thống kê,năm 2003 9. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp - Trường Đại học Lâm Nghiệp - Nhà xuất bản Nông Nghiệp, năm 2002 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phi Công Tên đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại XNXD Lê Thánh Tông- cảng Hải Phòng” I. Tính chất của đề tài: II. Nội dung nhận xét 1. Tiến trình thực hiện đồ án 2. Nội dung của đồ án +Cơ sở lý thuyết: + Các số liệu, tài liệu thực tế: + Phương pháp và mức độ giải quyết vấn đề: 3. Hình thức của đồ án +Hình thức trình bày: +Kết cấu đồ án: 4. Những nhận xét khác II. Đánh giá và cho điểm + Tiến trình làm đồ án : ........................................... /10 + Nội dung đồ án : ........................................... /30 + Hình thức : ........................................... /10 Tổng cộng : ........................................... /50(Điểm ...........) Hà Nội, Ngày ....tháng.....năm 2003 Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Trần trọng Phúc Nhận xét của giáo viên duyệt Họ và tên sinh viên : Nguyễn Phi Công Lớp : Quản Trị Doanh Nghiệp – K10 Tên đề tài : “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại XNXD Lê Thánh Tông- cảng Hải Phòng” Tính chất đề tài I. Nội dung nhận xét 1. Nội dung đồ án: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Hình thức đồ án: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Những nhận xét khác: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... II. Đánh giá và cho điểm + Nội dung đồ án : ........................................ /40 + Hình thức : ........................................ /10 Tổng cộng : ........................................ /50 (Điểm ..... ) Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 2003 Giáo viên duyệt ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37176.doc