Một số biện pháp tăng lợi nhuận của Công ty Dệt len Mùa Đông

Chương 1 Những vấn đề chung về lợi nhuận Sự hình thành lợi nhuận trong doanh nghiệp Lợi nhuận theo quan điểm của K.Marl Theo Marl: Lợi nhuận là khoản tiền lời do sự chênh lệch về lượng giữa giá trị của hàng hoá và chi phí sản xuất. Nó là hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dư và được quan niệm là do toàn bộ tư bản ứng trước tạo ra. Công thức: P = w - k Trong đó: P : Tổng lợi nhuận W: Tổng giá trị của hàng hoá K: Tổng chi phí sản xuất Theo Marl, giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp tăng lợi nhuận của Công ty Dệt len Mùa Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự giống nhau về lượng và khác nhau về chất. Lợi nhuận chính là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, là khoản dôi ra ngoài giá trị tư bản khả biến và do sức lao động mua được từ tư bản khả biến tạo ra. Như vậy, giá trị thặng dư và lợi nhuận chỉ đồng nhất với nhau khi giá cả của hàng hoá bằng với giá trị của nó, khi đó lợi nhuận bằng với giá trị thặng dư. Marl sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận để đánh giá việc đầu tư tư bản. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận với toàn bộ chi phí ứng ra để sản xuất kinh doanh. Công thức: P P’= x 100% K Trong đó: P’ : Tỷ suất lợi nhuận P : Tổng lợi nhuận K : Tổng chi phí sản xuất Chỉ tiêu này nói lên doanh lợi của việc đầu tư tư bản, nói một cách khác một đồng tư bản ứng ra để sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận là khoản dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp , nghĩa là lấy tổng số tiền thu được trừ đi các chi phí số còn lại là lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hàng năm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường còn có thể phát sinh các hoạt động đầu tư tài chính hoặc các nghiệp vụ khác. do đó , tổng lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bao gồm hai bộ phận chính là lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác. chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng bộ phận. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Lợi nhuận : là khoản dôi ra giữa tổng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí của hoạt động kinh doanh , bao gồm: giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá , dịch vụ đã tiêu thụ và khoản thuế phải nộp theo qui định. Doanh thu bán hàng: là giá trị của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán cho khách hàng . đó chính là số tiền thu được do hoạt động kinh doanh đem lại. Doanh thu thuần : là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), thuế gián thu ( gồm VAT đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu). Trị giá vốn hàng bán: là giá vốn của sản phẩm , hàng hoá , dịch vụ xuất bán trong kỳ, bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí bán hàng: là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá , dịch vụ ,lao vụ. Bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, tiếp thị quảng cáo, vận chuyển, bảo hành… Chi phí quản lý doanh nghiệp : là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh , quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp . bao gồm: tiền điện , nước, chi phí cho bộ phận văn phòng… = _ Lợi nhuận hoạt động Doanh thu cpbh & kinh doanh thuần cpqldn Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động tài chính : là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính và các khoản thuế gián thu (nếu có). Doanh thu từ hoạt động tài chính : là những khoản thu do hoạt động tài chính mang lại. Bao gồm : Thu nhập từ hoạt động liên doanh liên kết Thu nhập từ hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán Thu nhập từ cho thuê tài sản cố định Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán ngoại tệ… Chi phí hoạt động tài chính : phản ánh những khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động về vốn của doanh nghiệp như: Chi phí tham gia liên doanh (ngoài số vốn góp) Chi phí liên quan đến việc cho vay vốn Chi phí liên quan đến việc mua, bán ngoại tệ Chi phí liên quan đến việc cho thuê tài sản cố định, kinh doanh bất động sản Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn, dài hạn… Lợi nhuận hoạt động bất thường Lợi nhuận hoạt động bất thường: là chênh lệch giữa doanh thu bất thường và chi phí bất thường và các khoản thuế gián thu (nếu có). Doanh thu từ hoạt động bất thường: là thu nhập từ hoạt động ngoài các hoạt động kể trên, là những khoản thu nhập không mang tính chất thường xuyên như: Thu nợ khó đòi đã xoá sổ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định Thu tiền phạt do bên khác vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp … Chi phí bất thường: là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hoặc các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường như: Nộp phạt vi phạm hợp đồng Chi thanh lý tài sản cố định... Chúng ta có thể thấy rõ ràng hơn sự hình thành lợi nhuận trong doanh nghiệp thông qua mô hình sau : mô hình về sự hình thành lợi nhuận Doanh thu hoạt động kinh doanh Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động bất thường - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - thuế gián thu Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động bất thường Chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động bất thường Trị giá vốn hàng bán Lãi gộp hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động bất thường CPBH & CPQL DN Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động bất thường Lợi nhuận trước thuế TNDN Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế ý nghĩa của lợi nhuận Đối với người lao động Người lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , mà lợi là thước đo chính xác nhất cho kết quả hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt cũng có nghĩa là phải có một mức lợi nhuận có thể chấp nhận được (tất nhiên điều này chỉ đúng với các doanh nghiệp sản xuất vì mục đích lợi nhuận) và ngược lại. Có thể dễ dàng thấy một điều, khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt luôn có được một mức lợi nhuận tăng ổn định thì đời sống của người lao động cũng được đảm bảo. Ngược lại nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ dẫn đến tình trạng nợ lương công nhân viên, ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng lương chính đáng của người lao động, thậm chí có thể người lao động sẽ phải nghỉ việc không lương hoặc thôi việc. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến bản thân và gia đình họ. Đây đôi khi chính là nguồn gốc của các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp hoạt động có lãi, tình hình tài chính lành mạnh thì tình trích lập các quĩ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển...mới được đảm bảo thực hiện. Từ đó, doanh nghiệp mới có nguồn để chi tiền thưởng, chi đào tạo cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề, chi phúc lợi cho người lao động như tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát, hoạt động văn hoá văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng các công trình phúc lợi như : xây dựng nhà trẻ cho con em người lao động , nhà nghỉ cho cán bộ công nhân viên... tất cả những hoạt động đó đều có tác dụng khuyến khích người lao động hăng hái , tích cực hơn trong lao động sản xuất , cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Thật vậy, nếu được làm việc trong một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận luôn tăng trưởng bền vững thì có lẽ chẳng một người lao động nào có ý định rời bỏ công ty. Trái lại họ sẽ luôn cố gắng phấn đấu cống hiến toàn bộ trí lực và nhiệt huyết để cùng doanh nghiệp vượt qua mọi thử thách. Họ sẽ yên tâm cả trong công việc lẫn ngoài cuộc sống. Đối với doanh nghiệp Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp không quan tâm đến lợi nhuận vì mọi hoạt động đều được điều hành theo kế hoạch của Nhà nước. Từ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến sản xuất cho ai đều được quyết định bởi Nhà nước. Lãi phải nộp cho Nhà nước, còn nếu lỗ thì được Nhà nước cấp bù. Chính cơ chế trì trệ này đã tạo ra sự tụt hậu về kinh tế của nước ta so với nhiều nước trên thế giới. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ chế hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi của nó làm lợi nhuận trở thành sinh mệnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được không, điều quyết định chính là ở số lợi nhuận do họ tạo ra. Lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó tác động đến mọi hoạt động trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch khả năng tài chính doanh nghiệp. Vì thế, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh, ổn đinh và vững chắc. Mặt khác, lợi nhuận còn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành thì sẽ làm cho lợi nhuận tăng một cách trực tiếp. Ngựơc lại , nếu chi phí và giá thành cao sẽ ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận. Từ đó, nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận có thể thấy doanh nghiệp đang mạnh và yếu ở điểm gì để có các biện pháp tác động, khắc phục kịp thời. K.Marl đã từng nói rằng sản xuất vật chất là quá trình được lặp đi lặp lại không ngừng. Thật vậy, nhu cầu đầu tư tái sản xuất mở rộng luôn đặt ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận chính là nguồn tích luỹ cơ bản để đáp ứng nhu cầu đó. Qua việc trích lập quỹ đầu tư phát triển và phần lợi nhuận để lại, doanh nghiệp sẽ có nguồn chi trả cho việc đầu tư cải tiến, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ theo kịp đà phát triển của thời đại. Từ nguồn vốn này, doanh nghiệp còn có thể chi đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên góp phần nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa trong những quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo và tạo nên những bước phát triển vững chắc cho doanh nghiệp . Đối với nền kinh tế quốc dân Thứ nhất, lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với tái sản xuất mở rộng vì tiền đề của tái sản xuất xã hội là tích luỹ xã hội mà việc tích luỹ này phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Thật vậy, khi kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có điều kiện để tích luỹ vốn cho nhu cầu tương lai. Thứ hai, lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội loài người vì khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì mới có khả năng cải tiến mua sắm những dây truyền công nghệ hiện đại mà trình độ phát triển của tư liệu lao động chính là thước đo trình độ phát triển sản xuất của xã hội. Marl đã nói " Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào" . Điều này thực tế đã chứng minh và vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời sự của nó trong bối cảnh hiện nay. Thứ ba, lợi nhuận có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung. Chúng ta đều biết rằng nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tích luỹ mà quy mô tích luỹ lại quyết định quy mô tăng trưởng. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tăng trưởng nhanh thì phải có tính hiệu quả cao, đạt được mức lợi nhuận lớn. Các doanh nghiệp phát triển vững mạnh thì nền kinh tế cũng vì thế mà tăng trưởng. Thứ tư, lợi nhuận còn là cơ sở để Nhà nước thu thuế thu nhập doanh nghiệp, một nguồn thu quan trọng của Nhà nước. đây là nguồn thu lớn đáp ứng cho nhu cầu duy trì bộ máy hành chính, tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ tổ quốc, giữ gìn kỉ cương xã hội, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân … Các chỉ tiêu tính hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua lợi nhuận Có nhiều cách để tính hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách tính phản ánh một nội dung kinh tế khác nhau nhưng chúng có một đặc điểm chung là tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Sau đây là một số chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận . Tỷ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi tổng vốn) Tỷ suất lợi nhuận vốn : là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận thuần đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn vay…) Công thức : Pr Tsv = x 100% Vbq Trong đó : Tsv : tỷ suất lợi nhuận vốn Pr : lợi nhuận thuần trong kỳ Vbq : số vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp , cụ thể là cứ bỏ ra 100 đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần Việc sử dụng tỷ suất lợi nhuận vốn nói lên trình độ sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp. Qua đó, nó kích thích doanh nghiệp tận dụng những khả năng tiềm tàng để quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể tính doanh lợi vốn đi vay trên cơ sở xác định được lợi nhuận hay lợi nhuận ròng do khoản vốn đó mang lại để thấy hiẹu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và phục vụ cho việc phân tích tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận giá thành Tỷ suất lợi nhuận giá thành : là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ. Công thức : P Tsg = x 100% Zt Trong đó : Tsg : Tỷ suất lợi nhuận giá thành P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Zt : Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc quản lý giá thành trong doanh nghiệp. Cụ thể là cứ chi phí 100 đồng vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này có thể được dùng để tính riêng cho từng loại sản phẩm hoặc tính chung cho toàn bộ sản phẩm. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (Hệ số sinh lãi) Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là một chỉ số tổng hợp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức : P(Pr) Tst = x 100% T(Tr) Trong đó : Tst: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu P: Lợi nhuận tiêu thụ (hoặc lợi nhuận ròng Pr) trong kỳ T: Doanh thu tiêu thụ (hoặc doanh thu ròng Tr) Chỉ tiêu này cho ta biết trong 100 đồng doanh thu (hoặc doanh thu thuần) thì có bao nhiêu đồn lợi nhuận (hay lợi nhuận thuần). Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất chung của toàn doanh ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán giá thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thường không chỉ là vốn tự có mà còn bao gồm cả vốn vay, các khoản nợ tạm thời chưa trả … mà theo xu thế hiện nay khoản vốn này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần biết cứ bỏ ra 100 đồng vố tự có (vốn chủ sở hữu) của mình thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng trong kỳ. Công thức : Pr Tsvc = x 100% Vsh Trong đó : Tsvc : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Pr : Lợi nhuận ròng trong kỳ Vsh :Là vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Ngoài các chỉ tiêu trên, trong công tác quản lý thực tế, để đánh giá từng mặt hoạt động người ta còn sử dụng các chỉ tiêu khác như : Tỷ suất lợi nhuận giá trị tổng sản lượng, Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư… Qua đó, chúng ta có thể đánh giá một cách tương đối toàn diện và chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua kết quả đánh giá này mà doanh nghiệp có thể biết mình đang yếu kém hoặc có thế mạnh trong khâu quản lý nào để từ đó đề ra những phương pháp thích hợp nhằm khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm một cách hiệu quả nhất. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Mà lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, vì vậy muốn phấn đấu tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp chúng ta phải nghiên cứu những nhân tố tác động đến lợi nhuận, để từ đó có biện pháp nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh . Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ  Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ trong kỳ tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu lần thì lợi nhuận cũng tăng lên hoặc giảm đi bấy nhiêu lần. Việc tăng hay giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất cả về khối lượng và chất lượng, chủng loại và thời hạn cũng như phản ánh kết quả bán hàng của doanh nghiệp. Như vậy nếu sản phẩm xuất ra có chất lượng cao thì sẽ tạo uy tín tốt về sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường từ đó mà tăng được số lượng sản phẩm tiêu thu cho doanh nghiệp về chủng loại hàng hoá, thì doanh nghiệp nên đáp ứng tốt nhu cầu thị trường thì sẽ tiêu thụ được khối lượng sản phẩm hàng hoá nhiều hơn. Đây là những nhân tố phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao doanh số bán ra từ đó phục vụ cho mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ trong kỳ  Đối với ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ, ta thấy kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi có thể làm tăng hoặc giảm tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp. Trong thực tế nếu ta tăng tỷ trọng những mặt hàng có mức lợi nhuận cá biệt của từng mặt hàng không thay đổi, số lượng sản phẩm tiêu thụ không thay đổi thì tổng lợi nhuận vẫn tăng lên. ảnh hưởng của nhân tố này trước hết là do nguyên nhân khách quan tức là do tác động của nhân tố thị trường thay đổi. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu thị trường thường xuyên biến động thì bản thân doanh nghiệp phải thường xuyên điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với thị trường, từ đó tăng doanh số bán ra của những mặt hàng có mức lợi nhuận đơn vị cao từ đó nâng cao lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp . Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ  Giá thành toàn bộ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm Ztb = Zsx + CPBH + CPQLDN Như vậy ta thấy giá thành toàn bộ tác động ngược chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu giá thành toàn bộ sản phẩm đơn vị tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống và ngược lại. Vì thế giá thành toàn bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là kết quả của việc quản lý sản xuất, sử dụng lao động, vật tư tiền vốn, dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để nâng cao lợi nhuận thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp phải hạ thấp giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá. Đây là nhân tố chủ quan tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc dây chuyền công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân sản xuất. Giá bán sản phẩm Giá bán sản phẩm tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp theo chiều thuận. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khắc nghiệt thì giá bán sản phẩm thường hình thành theo nhân tố khách quan, do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Tuy nhiên để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp phải thực hiện chính sách giá cả linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Vì vậy nếu không có một chính sách định giá hợp lý thì sản phẩm của doanh nghiệp khó đứng vững trong cạnh tranh nhất là trong điều kiện về máy móc dây chuyền công nghệ của nước ta lạc hậu quá xa so với các nước trên thế giới . Trong điều kiện đất nước ta thực hiện chính sách nền kinh tế mở thì sản phẩm của doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh về giá của hàng hoá nước ngoài . Thuế phải nộp Ngoài các nhân tố nói trên lợi nhuận của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi mức thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước, đây là nhân tố khách quan làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế là quy định chủ quan của nhà nước nhưng trong một thời gian nhất định thi quy định này ít có sự thay đổi, vì vậy một doanh nghiệp có thể lường trước được sự biến động của nhân tố này. Chương 2 Tình hình lập và thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty Dệt len Mùa Đông Giới thiệu chung về công ty Dệt Len Mùa Đông Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Dệt Len Mùa Đông là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở Công Nghiệp Hà Nội chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm len. Hưởng ứng chủ trương cải tạo các xí nghiệp tư bản, tư doanh ở Hà Nội của Đảng và Nhà nước đề ra, vào cuối năm 1959, 57 hộ tư sản yêu nước đã nộp tài sản của mình cho Nhà nước và vào tháng 10/1960 được cải tạo thành 57 cơ sở dệt của  "Liên xưởng công ty hợp danh Mùa Đông" (tên khai sinh của doanh nghiệp). Địa điểm của liên xưởng ban đầu còn phân tán ở nhiều nơi như 19 Hàng Ngang, 160 Nguyễn Thái Học, 21 Lò Sũ, 38 Hàng Giầy, 20 Phạm Phú Thứ, 55 Hàng Bông… Trong những ngày đầu thành lập, liên xưởng được điều hành bởi đồng chí Thiềm, sản xuất chủ yếu bằng thủ công, nhà xưởng quá chạt hẹp, trang thiết bị đã cũ kỹ lại bị hạn chế về số lượng. Toàn liên xưởng chỉ có 115 máy dệt, 22 máy khâu , 5 máy xén, 1 máy dạo, cơ sở vật chất nhìn chung còn thô sơ lạc hậu. Tổng số vốn đầu tư liên xưởng lúc đó chỉ vẻn vẹn có 134.000 đồng, trong đó vốn cố định là 104.000 đồng và vốn lưu động là 30.000 đồng với tổng số công nhân viên là 320 người, trong đó 70% là lao động nữ. Sản phẩm của liên xưởng khi ấy là áo xuất khẩu, áo sợi, khăn sợi zuzăc, chủ yếu được tiêu thụ trong nội địa và ngoài ra còn được xuất khẩu đi nhiều nước như Pháp, Thuỵ Sỹ, Đức, ý, Mông Cổ… Đến năm 1970, do nhu cầu gới thiệu về tính chất ngành sản xuất, liên xưởng đổi tên thành Nhà máy Dệt Len Mùa Đông Hà Nội và được tổ chức tập trung trên diện tích 23.000 m2 tại 47 Đường Nguyễn Tuân – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nhà máy luôn hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, được Nhà nước bao cấp toàn bộ. Thời gian này, nhà máy luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, bảo đảm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nếu xét về mặt kinh tế nhà máy làm ăn không có hiệu quả vì nhà máy bị thụ động về mọi mặt, từ việc thu mua nguyên vật liệu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 1986, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, do quen với lề thói làm ăn cũ, chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi cơ chế mới nên công ty đã lâm vào tình trạng thua lỗ. Nhận thức được tình hình trên, lãnh đạo nhà máy đã đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị cả về chiều rộng lẫn chiều sâu bằng việc mở rộng thêm quy mô sản xuất bằng việc đầu tư thêm 2 phân xưởng sợi, 2 phân xưởng dệt may với 79 tổ sản xuất và tổ công tác đồng thời tuyển dụng thêm công nhân. Song song với công tác đầu tư vào sản xuất, nhà máy còn đổi cung cách quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất phù với sự biến động của nhu cầu thị trường. Để thích ứng với cơ chế mới và tiện việc giao dịch sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, được sự chấp nhận của UBND Thành phố Hà Nội và Sở Công Nghiệp Hà Nội, ngày 8/7/1993 nhà máy đã đổi tên thành Công ty Dệt Len Mùa Đông. Ngoài những đặc điểm chung của ngành dệt len, công ty còn có những đặc điểm riêng biệt là chủ yếu sản xuất hàng dệt kim may ngang bằng len nguyên chất, len pha và sợi tổng hợp. Sản phẩm chính là len và áo len nam nữ các loại. Sản phẩm của công ty ngoài được tiêu thụ trong nước còn được xuất khẩu đi nhiều nước như Đức, Tiệp, Ba Lan… Ngoài ra, công ty còn thiết lập được thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng mới như công ty parian (Đài Loan), sang lim, johan (Hàn Quốc), dalimex (Tiệp), thiên tân (Trung Quốc)… . Với gần 40 năm liên tục phấn đáu, xây dựng và trưởng thành, công ty Dệt Len Mùa Đông đã từng bước đứng vững trong nền kinh tế thị trường và tự khẳng định được mình. Những thành quả hoạt động của công ty đã góp phần làm giàu cho đất nước và là niềm hy vọng lớn của ngành dệt len Việt Nam. Để có thể khái quát tình hình phát triển của công ty trong những năm gần đây, chúng ta xem xét bảng sau : Biểu 1 : Một số chỉ tiêu tổng hợp về công ty Dệt len Mùa Đông từ năm 2000 đến năm 2002  Đơn vị : đồng Stt chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Nguồn vốn kinh doanh 7.390.054.034 7.413.900.349 7.468.605.349 2 Doanh thu thuần 22.845.459.100 29.135.280.118 31.257.461.777 3 Nộp NS NN 820.073.097 903.307.401 642.078.379 4 Lợi nhuận sau thuế 413.845.100 469.339.473 410.068.191 5 Thu nhập bình quân 816.000 856.800 901.300 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Dệt Len Mùa Đông và chức năng cụ thể của từng phòng ban Cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Theo mô hình này, giám đố được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, các chuyên gia trong việc nghiên cứu, bàn bạc, ra quyết định trong những vấn đề phức tạp nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về giám đốc. Các phòng ban chức năng chỉ có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra mệnh lệnh đối với các phân xưởng, các bộ phận sản xuất. Bộ máy quản lý bao gồm : Giám đốc, phó giám đốc, phòng kinh doanh , phòng tài vụ, phòng tổ chức hành chính. Mô hình bộ máy tổ chức cụ thể như sau : Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Dệt len Mùa Đông Ban Giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng Tài vụ Phòng Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng tổ chức LĐTL Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế hoạch Bộ phận gia công Bộ phận y tế Bộ phận bảo vệ Bộ phận thị trường Trường dạy nghề Bộ phận KCS Bộ phận thiết kế Chức năng của các phòng ban Ban Giám đốc : Giám đốc : Giám đốc là thủ trưởng cao nhất vừa là đại diện cho Nhà nước, vừa là đại diện cho tập thể những người lao động trong công ty quản lý công ty. Giám đốc có quyền quyết định, điều hành mọi hoạt động sản xuất, kỹ thuật, kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp. Phó giám đốc kỹ thuật : Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm tổ chức và chỉ huy quá trình sản xuất hàng ngày, từ khâu chuẩn bị sản xuất đến bố trí, điều khiển lao động, tổ chức cấp phát vật tư. Phó giám đốc kinh doanh : Phó giám đốc kinh doanh phụ trách kinh doanh và khâu đối ngoại của doanh nghiệp, từ việc hợp tác sản xuất đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Phòng Hành Chính :  đảm bảo công tác hành chính, văn thư của công ty như : vệ sinh, nước, tổ chức hội họp, tiếp khách, tiếp nhận và lưu trữ công văn tài liệu….phụ trách quản trị kiến thức cơ bản của văn phòng công ty. Phòng Tài Vụ : Phòng Tài Vụ thực hiện các nhiệm vụ về kế toán sổ sách như tính toán chi phí, kết quả lỗ, lãi, lập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng can đối kế toán,thuyết minh báo cáo tài chính, và tính toán một số vấn đề khác như bảo hiểm,thuế… Phòng Kinh Doanh : Phòng Kinh Doanh có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các phòng khác để giúp đỡ giám đốc và các phó giám đốc, chuẩn bị các quyết định kinh doanh, theo dõi hướng dẫn các phân xưởng trong phạm vi của minh. Bên cạnh đó, phòng phải phát hiện nhu cầu về vật tư, tính toán vật tư tồn kho, mua sắm vật tư, nhập kho, bảo quản và cấp phát vật tư. Ngoài ra các phòng còn có chức năng hoạt động Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Phòng tổ chức lao động tiền lương : Có nhiệm vụ lập kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo học sinh học nghề, quản lý tiền lương, thưởng của công nhân viên. Phòng xuất nhập khẩu : Tổ chức thiết lập mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng kinh tế. Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị xuất nhập sản phẩm . Phòng kỹ thuật : Chế thử mẫu mã, đưa ra và theo dõi kỹ thuật quy trình công nghệ, quy cách sản phẩm , chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận KCS : Kiểm tra toàn bộ sản phẩm trên dây chuyền và thành phẩm trước khi nhập kho hay giao hàng cho khách hàng. Ngoài ra còn một số bộ phận phòng ban khác. Quy trình công nghệ kỹ thuật Quá trình sản xuất của công ty Dệt Len Mùa Đông được phân chia thành nhiều công đoạn khác nhau, có thể khái quáttheo sơ đồ sau : Quy trình công nghệ kỹ thuật của toàn bộ quá trình sản xuất Dệt Sợi len NVL May và hoàn chỉnh SP Cắt Nhập kho thành phẩm Bán thành phẩm nhập kho Mỗi công đoạn này lại được đảm nhiệm bởi các bộ phận sản xuất gồm bộ phận sản xuất gồm bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ va bộ phận phục vụ sản xuất. Bộ phận sản xuất chính Phân xưởng kéo sợi : thực hiện xơ các loại màu len được sản xuất kho đưa vào ghép san, chuyển sang kéo sợi thô, kéo sợi con, đánh ống, đậu sợi, xe sợi, xử lý hấp rồi nhập kho, một phần bán ra ngoài, một phần dùng để dệt áo len,có thể khái quát qua sơ đồ  quy trình công nghệ ở giai đoạn kéo sợi Kéo sợi con Nhuộm Kéo sợi thô Ghép san NVL Guống sợi Đánh ống Xử lý hấp Xe sợi Kiểm tra Đóng gói bao bì Nhập kho Đánh ống lại Phân xưởng dệt I, II, III, IV : có nhiệm vụ dệt các mảnh áo theo kích thước, mẫu mã do phòng điều hành đưa xuống rồi may thành áo len. Phân xưởng hoàn thành : làm nhiệm vụ thùa khuy, tẩy, giặt, là, hấp, đóng gói bao bì và nhập kho thành phẩm dưới sự kiểm tra của phòng điều hành. Toàn bộ công việc ở giai đoạn này có thể được tóm tắt qua sơ đồ sau : Qui trình công nghệ ở giai đoạn dệt Là, hấp Sợi len Cắt may Tẩy giặt Dệt Nhập kho Đóng gói Thùa khuy Kiểm tra Phân xưởng bít tất : Quy trình công nghệ gồm các công đoạn chính như sau : Qui trình công nghệ dệt bít tất NL, Phế liệu Dệt Khíu Kiểm tra tổng hợp và phân loại Tất Acrylic Tất cotton Loại Loại bẩn Loại sạch bẩn Tẩy, nhuộm, làm mềm Tẩy tay Bao gói, đóng hòm Tất cotton KCS phúc tra Chọn, gấp, phân loại Định hình Vắt, sấy Làm mềm tất Acrylic Bộ phận sản xuất phụ trợ : Chỉ có phân xưởng cơ điện là phân xưởng mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính. Nó có nhiệm vụ cung cấp hơi, điện và tạo ra cac khung để hấp, là áo len, sửa chữa và bảo quản máy móc. Bộ phận phục vụ sản xuất : Bộ phận này bao gồm hệ thống kho tàng và lực lượng vận chuyển nội bộ, vận tải bên ngoài công ty. Có hệ thống hai kho, một kho chứa đựng và bảo quản nguyên vật liệu, một kho chưá các thành phẩm len và áo len. Ngoài ra, công ty còn có hệ thống xe vận chuyển trong nội bộ công ty . Công ty tổ chức các phân xưởng sản xuất theo đối tượng, mỗi loại sản phẩm hoặc chi tiết được chế biến gọn trong một phân xưởng nên đường di động sản phẩm được rút ngắn, sử dụng ít phương tiện vận chuyển , ít kho tàng và diện tích sản xuất . Công tác lập và thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty Để thấy được sự tiến bộ cũng như mặt hạn chế của công ty ta cần so sánh hiệu quả sản xuất trong hai năm gần đây của công ty. Kết quả kinh doanh của ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH461.DOC
Tài liệu liên quan