Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề ở xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội

Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đô thị hoá, trong những năm gần đây kinh tế nông thôn ngoại thành Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Giá trị sản xuất các ngành ở tất các huyện đều tăng với tốc độ khá cao. Hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá tập trung ở các huyện ngoại thành như vùng sản xuất rau sạch ( ở Gia Lâm, Đông Anh), vùng nuôi trồng thuỷ sản (Thanh Trì), vùng trồng cây ăn quả (Sóc Sơn), vùng quy hoạch diện tích

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề ở xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập trung phát triển các làng nghề truyền thống v.v... tạo điều kiện thuận lợi các xã ngoại thành khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của mình. Các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội đã hăng hái tham gia sản xuất kinh doanh từng bước xoá bỏ nền sản xuất tự cung tự cấp, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Xu hướng các hộ sản xuất nông nghiệp phát triển thành các trang trại gia đình, các hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề ngày càng tăng, giảm dần số hộ sản xuất thuần nông với quy mô nhỏ bé. Tân Triều là một xã ngoại thành Hà Nội, có vị trí thuận lợi và ngành nghề truyền thống lâu đời. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì. Ngành nghề truyền thống của xã được khôi phục và phát triển, nhiều ngành nghề mới phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các hộ nông dân trong xã đã từng bước mạnh dạn chuyển hướng đầu tư sản xuất kinh doanh sang các ngành nghề truyền thống và những ngành nghề mới. Nhiều hộ đã mở rộng quy mô phát triển thành những hộ sản xuất chuyên ngành nghề có giá trị hàng hoá lớn, đem lại thu nhập cao, tạo nhiều việc làm cho lao động của địa phương, cũng như các lao động từ vùng khác tới. Trong quá trình phát triển đó các hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề đã đạt được những thành quả kinh tế to lớn, đứng vững trong nền kimh tế thị trường. Song các hộ này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, phức tạp trong nền kinh tế thị trường như vốn, trình độ sản xuất, kinh doanh, thị trường trong đó vốn sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên mà mỗi hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề phải có để thực hiện quá trình đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liêu v.v... thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh. Với nguồn vốn tự có của mỗi hộ còn thấp, trong khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn thì nguồn vốn vay từ ngân hàng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển và quy mô sản xuất của các hộ nghành nghề. Từ trước tới nay, các hộ ngành nghề trong xã Tân Triều đã có quan hệ tín dụng tốt đẹp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành Trì. Tuy nhiên trong quá trình cho vay vốn của ngân hàng, cũng như quá trình sử dụng nguồn vốn vay này của các hộ ngành nghề còn có nhiều bất cập làm hạn chế nguồn vốn chậm giải ngân cho các hộ, hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa cao. Nhận thức được vấn đề bức xúc của thực tế. Em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề ở xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và kinh tế hộ, kinh tế hộ ngành nghề và vai trò của vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề. - Đánh giá thực trạng cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì đối với các hộ ngành nghề xã Tân Triều, cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng của các hộ ngành nghề. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ ngành nghề. 3. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết này chủ yếu được sử dụng bằng phương pháp duy vật biện chứng, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ về nhiều mặt và có hệ thống trong sự phát triển, ngoài ra còn sử dụng phương pháp thông kê, phương pháp điều tra để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc về bản chất của hiện tưởng nghiên cứu. 4. Nội dung: Ngoài lời nói đầu, kết luận và kiến nghị đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề. Chương II: Thực trạng sử dụng với tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế ngành nghề ở xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội. Chương III: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề ở xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội. Do thời gian học hỏi và nghiên cứu còn hạn chế cả về lý luận và thực tế nên bài viết còn nhiều khiến khuyết. Với lòng biết ơn sâu sắc, mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo, các cán bộ ngân hàng và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Trần Quốc Khánh, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cô chú cán bộ công nhân viên ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này . Sinh viên Thực hiện Bùi Thị Hồng Chương I Cơ sở lý luận về vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề I/ Cơ sở lý luận về kinh tế hộ ngành nghề: 1. Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ. Hộ gia đình, kinh tế hộ, kinh tế gia đình là những khái niệm cho đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau tuỳ theo góc độ nghiên cứu của từng tác giả trong từng lĩnh vực công tác khác nhau theo từ điển tiếng việt: Hộ là đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng ăn ở chung với nhau (có hộ gia đình và hộ độc thân). Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ, chồng, cha mẹ và con cái. Từ những khái niệm trên cho thấy kinh tế hộ, kinh tế gia đình là những danh từ để chỉ những việc làm sử dụng lao động trong hộ gia đình, phục vụ nghề chính, nghề phụ để có thu nhập ngày càng tăng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất ngày càng cao cho mọi thành viên trong hộ, gia đình Có ý kiến cho rằng kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông dân ngư nghiệp, hộ tiểu thủ công nghiệp, hộ thương nghiệp dịch vụ. Lại có ý kiến cho rằng: Kinh tế hộ nông dân là sản xuất của các hộ gia đình nông nghiệp, có quyền sinh sống trên các mảnh đất mà họ sở hữu, sử dụng chủ yếu lao động gia đình, sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường. Cũng có quan điểm cho rằng: Kinh tế hộ nông dân là một hình thức tổ chức cơ sở của nhà sản xuất xã hội, nó hoạt động theo hình thức hộ, có một hoặc một số người lao động, tự đầu tư vốn, trang bị tư liệu sản xuất và dựa vào lao động của mình là chính để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ theo khả năng kinh doanh và yêu cầu của hộ, của xã hội. Từ những ý kiến trên chúng ta thấy rằng tuy các ý kiến có sự thể hiện khác nhau nhưng tất cả đều nói lên các hoạt động của hộ, bởi vậy theo chúng tôi kinh tế hộ nói chung (kinh tế hộ nông dân nói riêng) là khái niệm phản ánh một cách tổng hợp nhưng hoạt động kinh tế của hộ nông dân hay gọi là kinh tế hộ hoặc kinh tế hộ gia đình. Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị tháng 4 năm 1988 và Nghị quyết hội nghị Trung ương khoá VI tháng 3 năm 1989. Khái niệm về kinh tế hộ gia đình được quan niệm hiện nay ở Việt Nam đó là một tổ chức kinh tế cơ sở tự chủ sản xuất kinh doanh, là pháp nhân kinh kế đều bình đẳng trước phát luật và là chủ thể của nền kinh tế thị trường. Các gia đình xã đã trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, đã huy động mọi khả năng và lao động, vật tư, tiền vốn để đẩy mạnh sản xuất phát triển, nên đời sống nông dân nói chung và nông nghiệp nói riêng đã đạt được những kết quả cao hơn hẳn so với những năm trước đó và đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Nó có đóng góp to lớn vào sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong hơn 10 năm qua. 2. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân: Sau hơn 10 năm phát triển của kinh tế hộ nông dân từ sự tác động của cơ chế thị trường, hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và hộ nông dân nói riêng đã làm cho kinh tế hộ nông dân phát triển theo xu hướng sau: 2.1. Xu hướng phát triển thành kinh tế trang trại: Đối với những hộ nông dân có diện tích ruộng đất ngày càng tăng, diện tích mặt nước lớn. Do sự ưu ái của điều kiện tự nhiên từng vùng, hình thành nên những vùng sản xuất chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực, tạo ra vùng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản lớn v.v... Những hộ nông dân này có xu hướng phát triển thành những hộ trang trại gia đình, có trình độ canh tác, lao động năng suất và kết quả sản xuất, giá trị sản xuất hàng hoá và thu nhập cao hơn hẳn so với kinh tế hộ. Tất nhiên, không phải là tất cả các hộ nông dân đều có điều kiện và khả năng đi lên sản xuất hàng hoá, tỷ suất hàng hoá cao theo mô hình trang trại, mà kinh tế hộ nông dân trong quá trình phát triển sẽ vẫn tồn tại các loại hộ nông dân sản xuất voứi các trình độ khác nhau, có hộ nông dân phát triển sản xuất đạt tốc độ cao, bảo đảm tái sản xuất giản đơn, có hộ nông dân phát triển đa dạng các hoạt động sản xuất, trồng trọt, xu hướng phát triển thành các hộ kiêm ngành nghề. 2.2. Xu hướng phát triển thành hộ ngành nghề. Đối với những hộ nông dân sống ở khu vực đồng bằng, đất chật, người đông, ruộng đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người rất ít, dân số phát triển và lao động đến độ tuổi lao động ngày càng tăng. Dân cư ở đây thường sống chung theo làng, xã từ lâu đời và họ thường có những nghề phụ phi nông nghiệp để kiếm sống, tăng thu nhập, tạo việc làm lúc nhàn rỗi. Những hộ nông dân này có tài tích luỹ dưới dạng kỹ năng lao động, có máy móc công cụ sản xuất, nhà xưởng, phương tiện chuyên chở ngày càng nhiều so với các hộ nông dân ở các vùng khác. Xu hướng phát triển của họ là vừa làm nông nghiệp và kiêm các ngành nghề khác, phát triển ngành nghề truyền thống, xây dựng các ngành nghề mới, phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân trong vùng. Từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, các hộ nông dân trở thành đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh và đặc biệt là từ sau khi có Nghị quyết 16 của Bộ chính trị, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống ở nhiều vùng trong cả nước dần được khôi phục và phát triển, hình thành phát triển nhiều ngành nghề mới. Trong quá trình khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất tổ chức sản xuất kinh doanh ngành nghề, trong tài liệu kết quả điều tra - khảo sát ngành nghề nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành năm 1996, đã quy các hình thức tổ chức ngành nghề thành 2 loại cơ bản là hộ ngành nghề (gồm các hộ gia đình có làm ngành nghề) và cơ sở ngành nghề (gồm có doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ hợp sản xuất và hợp tác xã). Trong bài viết này tôi chỉ nghiên cứu về một loại hình đó hộ ngành nghề và xu hướng phát triển của nó. Hộ ngành nghề là những hộ gia đình chuyên làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và hộ gia đình kiêm nghiệm (hộ làm nông nghiệp là chính kiêm tiểu thủ công nghiệp và hộ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là chính, kiêm nông nghiệp). Cho đến nay trong cả nước, số hộ chuyên làm nghề chưa nhiều. Chủ yếu các hộ ngành nghề là những hộ kiêm. Hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề, cả hai hoạt động ngành nghề và sản xuất nông nghiệp đều có vai trò quan trọng hoặc ít nhất là không thể thiếu được một trong hai loại hình sản xuất kinh doanh này trong việc đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho bản thân hộ gia đình. Trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường các hộ ngành nghề thường làm chủ sản xuất kinh doanh, bỏ vốn mua nguyên vật liệu, lao động trong gia đình có tay nghề sản xuất và bán sản phẩm. Nhưng đối với hộ không có vốn và năng lực kinh doanh, chỉ có lao động thì hộ thường nhận nguyên liệu về nhà làm gia công cho các tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân công ty trách nhiệm hữu hạn hay hợp tác xã ngành nghề. Hộ ngành nghề là hình thức sản xuất phát triển nhanh với số lượng đông đảo nhất và đang có xu hướng phát triển về số lượng cũng như chất lượng, từng bước nâng dần số hộ chuyên làm ngành nghề có quy mô lớn, thu hút được nhiều lao động trong và ngoài địa phương tham gia sản xuất, tăng thu nhập, tạo ra những sản phẩm có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. 3. Đặc điểm, vai trò của kinh tế hộ ngành nghề: 3.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hộ ngành nghề: Đặc điểm của hộ ngành nghề thường được so sánh với các đặc điểm khác với hộ thuần nông, cũng như cơ sở kinh doanh ngành nghề trong cùng một làng nghề, xã nghề và đặc biệt là xuất phát từ đặc điểm của ngành nghề truyền thống. 3.1.1.Trình độ kỹ thuật của các lao động trong hộ ngành nghề thường mang tính chất công nghiệp và đòi hỏi ở mức độ cao so với lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hộ ngành nghề thường làm các nghề thủ công truyền thống vì vậy đòi hỏi trình độ kỹ thuật của tay nghề cao, đặc biệt so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng thời điểm. Trong nghề truyền thống, người lao động được đào tạo theo phương pháp cổ truyền vừa làm vừa học theo lối truyền khẩu và truyền kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau. Tuỳ theo sự khéo léo của người được học, được truyền các bí quyết của nghề truyền thống ở các mức độ khác nhau. Vì vậy nghề truyền thống có thể được truyền nối qua nhiều đời vì đạt đến trình độ tinh xảo về nghệ thuật. Nhưng cũng có khi vì không tìm được người kế nghiệp đủ mức tin cậy theo quan niệm truyền thống mà bí quyết nghề sẽ bị mai một hoặc mất theo cùng với các nghệ nhân. 3.1.2. Các hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề gắn bó với các làng xóm ở nông thôn nhưng ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và của tính thời vụ như các hộ thuần nông và có sức thu hút lao động lớn. Ngoài một số hộ ngành nghề kinh doanh chế biến nông sản tươi sống. Hầu hết các hộ ngành nghề làm những nghề thủ công truyền thống có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu dự trữ lâu ngày hơn nguồn nguyên liệu cung cấp thường xuyên. Các công việc của các nghề thủ công truyền thống phần lớn có thể làm việc trong nhà, ít ảnh hưởng của khí hậu thời tiết. Vì vậy mà những hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề thủ công có thể hoạt động suốt bốn mùa, điều đó rất thích hợp với việc thu hút các lao động trong gia đình cũng như thuê thêm lao động ngoài đang còn dư thừa trong khu vực nông thôn. 3.1.3. Các hộ ngành nghề thường có quy mô nhỏ và phân tán . Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của các nghề truyền thống là các hộ gia đình với quy mô nhỏ, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, với số lao động trung bình mỗi hộ là 2 - 3 người, hoặc họ thuê thêm lao động nhưng số lượng không nhiều. Vốn đầu tư bình quân trên một lao động nhỏ được coi như một lợi thế khi phát triển nghề thủ công. Nhưng cũng có thể phán ánh khả năng hạn chế đối với việc mở rộng sản xuất của nghề ở nông thôn hiện nay. 3.1.4- Thị trường của các hộ ngành nghề không lớn nhưng tác động rất mạnh đến các hoạt động của chúng. Khác bởi các hộ sản xuất thuần nông mang tính chất tự cung, tự cấp. Các hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề thường gắn với sản xuất hàng hoá. Nên hoạt động của chúng chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của thị trường. Hiện nay các hộ sản xuất, kinh doanh nghành nghề chủ yếu sử dụng nguồn lao động, nguyên liệu ở địa phương và cung cấp sản phẩm cho thi trường địa phương. Tuy cũng có một số sản phẩm đẫ được tiêu thụ ở các thị trường thuộc địa phương khác hoặc xuất khẩu ra nước ngoài nhưng số lượng không nhiều. Đặc điểm này có thể phát huy lợi thế của sản xuất quy mô nhỏ, có thể tìm thấy những thị trường ngách mà sản xuất với quy mô lớn thường bỏ qua và do vậy ít bị cạnh tranh. Nhưng đó cũng là khó khăn đối với những hộ sản xuất các mặt hàng thông thường và có thể bị thay thế bơi làng công nghiệp sản xuất hàng loại bằng máy móc thiết bị hiện đại. Vì vậy, thị trường có sự tác động rất mạnh đến các hoạt động của hộ sản xuất ngành nghề nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh ngành nghề thủ công truyền thống của các loại hình khác. 3.2. Vai trò của kinh tế hộ ngành nghề: 3.2.1. Kinh tế hộ ngành nghề phát triển đã tận dụng và sử dụng hợp lý nguồn lao động dư thừa trong nông thôn. Ngành nghề nông thôn với nhiều hoạt động, không đòi hỏi nhiều vốn yêu cầu kỹ thuật không cao, chủ yếu là tận dụng lao động và có khả năng phân tán trong từng hộ gia đình. Hơn nữa lao động sống trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ cao, thường từ 40% - 60 %. Do vậy nếu ngành nghề nông thôn phát triển đồng nghĩa với kinh tế hộ ngành nghề phát triển mạnh sẽ thu hút được nhiều lao động nông thôn. Việc phát triển các hộ ngành nghề trong nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với ngành nghề nông thôn, thậm chí một số hộ chuyển hẳn sang làm nghề phi nông nghiệp. Cùng với những cơ sở, những hộ kiêm và hộ chuyên sẽ là những trung tâm thu hút lao động của địa phương và lao động những vùng xung quanh để hình thành các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn thực hiện “Ly nông bất ly lương”. 3.2.2. Từng bước tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để tồn tại và phát triển, hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước giảm bớt lao động ở những khâu công việc nặng nhọc, hoặc lao động độc hại. Từ đó các công cụ sản xuất được tăng cường, đổi mới, họ từng được hoàn thiện góp phần làm tăng năng suất lao động. 3.2.3. Làm tăng thêm giá trị hàng hoá, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Các hộ ngành nghề dã sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiên tiến để chế biến nông sản phẩm, tận dụng các nguồn tài nguyên, các phí phụ phẩm, phế liệu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu, thông qua quá trình chế biến này đã làm tăng giá trị hàng hoá, tăng giá trị hàng xuất khẩu, Từ đó cơ cấu kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp thuần và thô sang kinh tế có công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế nông thôn. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống, tăng tương ứng lao động làm phi nông nghiệp. 3.2.4. Thúc đẩy đa dạng hoá sản xuất, tăng thu nhập: Ngoài sản xuất nông nghiệp, các hộ ngành nghề đã tận dụng sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực: đất đai, lao động, vốn... góp phần tăng thu nhập bình quân cho một lao động cao hơn hẳn so với thu nhập bình quân một lao động nông nghiệp thuần. Đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, văn minh hoá sản xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn, thúc đẩy mở rộng quan hệ với bên ngoài. Việc đa dạng hoá sản xuất, không chỉ đơn thuần là tăng thêm nguồn thu, mà còn đặt ra yêu cầu đối với các hộ ngành nghề luôn phải tính toán để đạt hiệu quả kinh tế cao và phải có ý thức sản xuất mới, có hiểu biết và phải gắn với người tiêu dùng. Việc gia tăng thêm đầu tư chi phí, vừa nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao đời sống của người lao động và vừa phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái. 3.2.5. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Các làng nghề và ngành nghề nông thôn gắn liền với lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam. Các sản phẩm làng nghề chứa đựng các phong tục, tập quán, văn hoá địa phương với sắc thái sản phẩm làng nghề có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của Quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người đạt được. Việc khôi phục bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống có phần đóng góp to lớn của kinh tế hộ ngành nghề. 4. Những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ ngành nghề trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống và hình thành phát triển ngành nghề mới. Không chỉ là bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Mà còn có mục đích trực tiếp là sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu thị trường. Cũng như các loại hình kinh doanh khác, kinh tế hộ ngành nghề đang chịu sự chi phối điều tiết của nền kinh tế thị trường và đặt ra một loạt những vấn đề cần phải giải quyết như: Thị trường, cạnh tranh, tiêu thụ, giá cả, thiết bị, đào tạo tay nghề, nguyên vật liệu.. 4.1. Nhu cầu của thị trường tiêu thụ: Các làng nghề ban đầu mới hình thành thường gắn bó với thị trường ở địa phương đó. Những sản phảm của họ với những nét độc đáo, với trình độ kỹ thuật tinh xảo hơn ở các nơi không có nghề truyền thống, sẽ được nhiều người ở nhiều địa phương khác biết tiếng và do vậy thị trường sẽ mở rộng hơn. Nhiều mặt hàng truyền thống của Việt Nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Để giữ vững được các thị trường tiêu thụ truyền thống và ngày càng mở rộng ra các thị trường mới. Các hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, xâm nhập thị trường mới. Muốn chiếm được thị trường thì đòi hỏi đầu tiên đó là chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của từng khu vực, từng nước.Thực tế cho thấy, những hộ nào làm ăn hiệu, quy mô ngày càng mở rộng đó là những hộ biết đáp ứng nhu cầu thị trường. 4.2. Chất lượng, số lượng lao động trong các hộ ngành nghề: Lao động chủ yếu của các hộ ngành nghề là các thành viên trong gia đình và có thuê thêm một vài lao động ngoài. Người chủ hộ thường là người có kỹ thuật, tay nghề tốt nhất trong gia đình, họ quán xuyến mọi công việc trong cả quá trình sản xuất kinh doanh, chỉ đạo về kỹ thuật cho các lao động như làm theo yêu cầu. Nhưng các chủ hộ này còn gặp những hạn chế do chưa được đào tạo một cách cơ bản mà chủ yếu là do tự mày mò, tự học hỏi, truyền khẩu từ những đời trước để lại... Nên còn hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như quản lý nhân công lao động trong quá trình. Vậy vì vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật kinh tế cho người chủ hộ nói riêng và toàn bộ lao động đang tham gia sản xuất trong các làng nghề là điều rất cần thiết cần phải làm ngay. Nhằm tạo ra đội ngũ lao động giỏi nghề và đông đảo về số lượng đáp ứng nhu cầu thị trường mở rộng. 4.3. Trình độ kỹ thuật và các cơ sở hạ tầng của các hộ ngành nghề: Các hộ ngành nghề trong thời gian gần đây có sự đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ kết hợp với bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề có thể làm tăng thêm chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, từ đó có thể cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và phát triển. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hộ ngành nghề sử dụng công nghệ truyền thống, chủ yếu là các công cụ thủ công với năng suất, giá thành cao, các mẫu mã mặt hàng truyền thống ít được cải tiến sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường và sẽ ngày càng suy giảm, thêm vào đó là hệ thống cơ sở vật chất yếu kém của vùng nông thôn như đường xá, điện, trường, nhà cửa... đã hạn chế sự lưu thông sản phẩm hàng hoá và giao lưu văn hoá giữa các vùng, các nước. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi các hộ ngành phải tiếp tục đầu tư kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, kết hợp với sự hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước, các tổ chức xã hội .v.v... 4.4. Yếu tố nguyên liệu cho sản xuất Hiện nay có rất nhiều hộ ngành nghề sản xuất những sản phẩm mà nguyên liệu rất khan hiếm, hoặc giá thành cao như : Sản phẩm đồ gỗ, đúc đồng, mây tre đan, dệt lụa v.v... Vì vậy thường xảy ra hiện tượng khan hiếm nguyên vật liệu ở một số ngành nghề. Làm cho sản xuất ngừng truệ, các hộ ngành nghề làm ăn thu lỗ, buộc phải bỏ nghề. Giải quyết tìm kiếm một nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho các hộ sản xuất những ngành nghề nói chung và đặc biệt những ngành nghề có nguồn nguyên liệu ngày một khan hiếm là nỗ lực không chỉ từ các hộ sản xuất mà cần có sự quan tâm từ phía Nhà nước, cơ chế chính sách của Nhà nước... Một điều chúng ta thấy rằng, để giải quyết một loại những vấn đề đặt ra cho kinh tế hộ ngành nghề là họ rất cần vốn. Có vốn sản xuất họ có thể đầu tư dự trữ nguyên vật liệu, đào tạo nguồn lao động, từng bước đầu tư các yếu tố kỹ thuật máy móc cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. 4.5. Vốn sản xuất cho kinh tế hộ ngành nghề Vốn sản xuất kinh doanh của hộ là biểu hiện bằng tiền giá trị của tất cả các yếu tố được sử dụng trong quá trình sản xuất và phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.. Theo tính chất và chức năng của vốn, người ta có thể phân loại vốn kinh doanh của hộ thành 2 loại vốn cơ bản sau đây: + Vốn cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền giá trị các tài sản cố định đang dùng cho sản xuất kinh doanh của hộ. Đó là giá trị của các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng, kho bãi v.v... trong trường hợp chuyển nhượng đất đai, vốn cố định còn có thể bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất. + Vốn lưu động: Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản lưu động của hộ, vốn lưu động thường xuyên vận động và chuyển hoá qua 3 giai đoạn: Trong dự trữ, trong quá trình sản xuất và trong lưu thông. Đó là quá trình chuyển hoá vốn, từ hình thức này sang hình thức khác cho đến khi nó quay trở lại ban đầu được gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. + Mối quan hệ gữi vốn cố định và vốn lưu động: Vốn cố định và vốn lưu động là hai bộ phận khác biệt nhau nhưng chúng có quan hệ rất mật thiết với nhau trong cấu thành vốn của hộ ngành nghề.Vốn cố định là giá trị của tài sản cố định, nó thể hiện sự tồn tại của các yếu tố là công cụ sản xuất cốt yếu của mỗi hộ. Các yếu tố này muốn tồn tại và phát huy tác dụng cần phải có một lượng các yếu tố nguyên vật liệu, sức lao động....Điều này có nghĩa là, nếu không có đủ một lượng vốn lao động cần thiết thì các yếu tố thuộc về tài sản cố định cũng không thể phát huy tác dụng. Ngược lại nếu chỉ có vốn lưu động, mà không có các yếu tố tài sản cố định thì không thể tự nó biến chuyển thành sản phẩm. Như vậy việc xác định cơ cấu đầu tư giữa tài sản cố và tài sản lưu động một cách hợp lý là rất cần thiết. Đòi hỏi phải có một nguồn vốn đầu tư tương đối lớn. Trong khi nguồng vốn tự có của mỗi hộ ngành nghề còn thấp thì nguồn vốn vay từ ngân hàng đang là nguồn vốn bổ sung quan trọng. Góp phần vào quá trình thực hiện và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ ngành nghề. II/ Hoạt động tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề trong nông thôn. 1. Bản chất của tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng. Đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Điều cần lưu ý ở đây là “Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và tất cả các doanh nghiệp và các cá nhân khác” Mối quan hệ tín dụng này không phải là quan hệ chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang thiếu mà thông qua cơ quan trung gian là các ngân hàng. 2. Đặc điểm, tác dụng tín dụng ngân hàng: 2.1. Tín dụng ngân hàng cơ 3 đặc điểm sau: + Huy động vốn và cho vay đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ, nguồn vốn tín dụng mà ngân hàng cho vay được hình thành từ những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội mà ngân hàng huy động được. + Các ngân hàng đóng vai rrò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay. Khi huy động vốn của xã hội ngân hàng là người đi vay, khi cấp tín dụng cho các pháp nhân và thể nhân trung gian nền kinh tế ngân hàng là người cho vay. + Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều này có thể thấy khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu về vốn đầu tư tăng vì các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. luân chuyển hàng hoá tăng rất nhanh thì nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế lại giảm dần đến khả năng huy động vốn của ngân hàng giảm, ngân hàng lại không đáp ứng kịp nhu cầu vốn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất và lưu thông hàng hoá kém phát triển nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất giảm, nhu cầu vay vốn giảm, dẫn đến lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội tăng. Các tác nhân và thể nhân lại gửi tiền và ngân hàng dễ thu lợi tức tiền gửi, khả năng cho vay của ngân hàng tăng theo lợi tức tiền gửi, khả năng cho vay của ngân hàng tăng. Như vậy, sự vận động của tín dụng ngân hàng mang tính chất độc lập tương đối so với sự vận động của quá trình tái sản xuất xã hội. 2.2. Tác dụng của tín dụng ngân hàng: + Đáp ứng nhu vay vốn lớn của người đi vay. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ. Khối lượng vốn cho vay, được ngân hàng huy động bằng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với nhiều hình thức khác nhau nên có khối lượng lớn. Vì vậy, tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn được một cách tối đa nhu cầu vốn của nền kinh tế. + Thời gian cho vay linh hoạt: Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sở dĩ thời hạn cho vay của tín dụng ngân hàng đa dạng là vì nguồn vốn cho vay bằng tiền nên ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau. Để đáp ứng nhu cầu về thời gian của các đối tượng xin vay vốn. + Đáy ứng nhu cầu của nhiều đối tượng đi vay: Tín dụng ngân hàng không những chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hoá, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ trong các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hoá, mà còn đáp ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tâng cải tiến và đổi mới kỹ thuật trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Ngoài ra, tín dụng ngân hàng và đáp ứng một phần lớn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, nghĩa là tín dụng ngân hàng tham gia vào mọi hoạt động kinh tế xã hội của cá nhân và doanh nghiệp. 3. Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ nông dân và hộ ngành nghề. 3.1. Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ nông dân. Việc ngân hàng chủ trương cho vay vốn đến hộ nông dân như là một đơn vị kinh tế tự chủ là đã xác định đúng đối tượng vay điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển, kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế đổi mới và trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời phản ánh vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ nông dân, trên các mặt sau: 3.1.1. Nhờ có nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng đã giúp cho hộ nông dân tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài ng._.uyên thiên nhiên. Cơ chế quản lý mới theo Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã tạo bước ngoặt lớn thúc đẩy sản xuất phát triển. Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, họ được tự do quyết định sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, chính điều đó đã góp phần làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Sự chuyển biến cơ chế quản lý tất yếu dẫn đến thay đổi về quan hệ tín dụng. Hiện nay tín dụng ngân hàng đã đến trực tiếp đối với hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi để họ khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá nông sản phẩm cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. 3.1.2. Góp phần chuyển dịch cơ cầu sản xuất của các hộ nông dân và cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Với việc đáp ứng vốn ngày càng đầy đủ, kịp thời và thuận lợi hơn của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn mở rộng sản xuất, thu hút một số lớn lao động dư thừa trong nông thôn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Mặt khác dựa vào lợi thế so sánh giữa các vùng, các địa phương. Một số làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, giảm dần số hộ sản xuất thuần nông tăng số lượng và tỷ trọng số hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp, xây dựng về dịch vụ v.v... 3.1.3. Vốn tín dụng ngân hàng góp phần phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nông dân. Trong nền kinh tế thị trường không chỉ sản xuất đủ ăn mà còn phải sản xuất lớn tạo ra nhiều hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong điều kiện thu nhập của người dân ở nông thôn còn rất thấp chỉ đủ ăn thì làm sao có vốn tích luỹ để sản xuất lớn. Chính vì vậy vốn tín dụng đã giải quyết được khó khăn thiếu vốn để phát triển sản xuất ở nông thôn. Có vốn tín dụng ngân hàng người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, hun đúc ý chí làm giàu trên mảnh đất quê hương mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, học hỏi những kỹ thuật làm ăn mới để áp dụng vào sản xuất của mình. Cũng từ đó sản xuất thu được kết quả cao hơn, đời sống người dân dần dần được nâng cao, số hộ khá, giàu ngày càng nhiều lên. 3.1.4. Vốn tín dụng đã giải quyết các vấn đề xã hội, là công cụ đắc lực nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. Vốn tín dụng đã góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Trước đây chính sách đầu tư vốn cho nông thôn không được quan tâm thoả đáng, nên vốn được cung cấp cho nông thôn chủ yếu thông qua thị trường ngầm. Chính việc mở rộng cho các hộ nông dân vay vốn đã góp phần hạn chế và khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Việc cung ứng vốn tín dụng cho hộ sản xuất đòi hỏi phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Với chính sách đầu tư tín dụng của Nhà nước vốn tín dụng đã đi vào tận bản làng, tận tay người sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển làm cho hộ nghèo thoát khỏi nghèo trở nên đủ ăn, hộ giàu lại càng giàu thêm bộ mặt nông thôn ngày càng được cải thiện. 3.2. Vai trò của vốn tín dụng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề. Yêu cầu đặt ra đối với các hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề trong nền kinh tế thị trường là luôn phải tính toán để đạt hiệu quả kinh tế cao và phải có ý thức sản xuất mới, có hiểu biết và phải gắn với người tiêu dùng. Việc gia tăng thêm đầu tư chi phí, vừa nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao đời sống của người lao động và vừa phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái. Với những yêu cầu đó đòi hỏi các hộ phải có một nguồn vốn đầu tư tương đối lớn, ngoài vốn tự có của các hộ thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ ngành nghề . 3.2.1. Góp phần tạo ra và duy trì quy mô kinh doanh phù hợp cho hộ ngành nghề. Để tăng kết quả kinh doanh, các hộ ngành nghề thường mở rộng quy mô kinh doanh và thực hiện giảm chi phí sản xuất nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể được coi là một yếu tố để tạo ra quy mô kinh doanh phù hợp cho hộ. Các hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề có thể năng lực kinh doanh cũng như duy trì mức doanh thu cao thông qua việc tăng các yếu tố “ đầu vào” cho sản xuất nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, chẳng hạn, mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất kinh doanh từ khoản tiền đi vay của ngân hàng. 3.2.2. Tăng hiệu quả kinh doanh cho các hộ ngành nghề. Tín dụng ngan hàng có thể được coi là nguồn để thay thế các điều kiện sản xuất, chẳng hạn: dùng vốn tín dụng ngân hàng để mua máy móc thay cho lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian lao động, mua được nguyên liệu sản xuất kịp thời, chất lượng tốt, tín dụng ngân hàng cũng có thể giúp cho các hộ kiêm ngành nghề (vừa sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh ngành nghề), tạo điều kiện cho các hộ nay mua được giống tốt hơn, mua được phân bón, thức ăn gia sức có chất lượng hơn... nhờ đó góp phần tăng hiệu quả của kinh doanh. 3.2.3. Góp phần thực hiện điều chỉnh kinh doanh cho các hộ ngành nghề kỹ thuật mới thay đổi và các điều kiện thị trường thay đổi đòi hỏi các hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề luôn phải có những điều chỉnh trong kinh doanh. Trang bị máy móc, thiết bị, công nghệ mới, quy trình sản xuất, canh tác mới, nguồn năng lượng mới... luôn là các yếu tố để tăng hiệu quả, nhưng lại là yếu tố cũng buộc các hộ ngành nghề phải đáp ứng cho phù hợp tín dụng ngân hàng là nguồn quan trọng cho các chương trình điều chỉnh kinh doanh của hộ ngành nghề. 4. Một số chính sách được ban hành cho vay đối với hộ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã, đang và sẽ được đặt lên vị trí hàng đầu trong chính sách xây dựng, phát triển của Đảng và Nhà nước. Vị trí hàng đầu đó được thể hiện trong hàng loạt chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách đó ngày càng hoàn thiện hơn đã và đang đưa nông nghiệp, nông thôn nước ta phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, tạo ra nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú về chủng loại với số lượng sản phẩm ngày càng tăng. Kết quả của định hướng đúng đắn đó, đặc biệt là dưới tác động của hệ thống chính sách ngày càng hoàn thiện trong hơn 10 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã phát triển nhanh, liên tục tăng với tốc độ bình quân 4,3% năm, trong đó điển hình là sản lượng lương thực tăng 5,8% năm, diện tích lúa tăng 27%, năng suất tăng 43,7%. Việt Nam không những đã đảm bảo được an ninh lương thực mà còn vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sản xuất cà phê tăng 20 lần, trở thành nước xuất khẩu thứ 3 thế giới, điều tăng 104 lần. Trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và chăm lo cuộc sống của nông dân phải kể tới chính sách đầu tư, có lúc được coi là nhân tố quyết định, trong đó có chính sách tín dụng ngân hàng. Để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chính sách tín dụng ngân hàng đã và đang được đổi mới đồng bộ và hữu hiệu đáp ứng các yêu cầu mơí, tạo bước đột phá trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực và nguồn lực bên ngoài. Ngày 26/8/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có chỉ thị số 202/CT nêu rõ “việc cho vay của ngân hàng để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc các ngành này thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ”.Ngày 2/3/1993, trên cơ sở và kết quả kinh nghiệm sau hơn một năm làm thử việc chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/CP về “chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn”. Đây là bước tiến mới, vì nếu chỉ thị 202 chủ yếu mới chỉ đề cập đến chuyển hướng tín dụng ngân hàng sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất và được triển khai thực hiện như một chương trình thử nghiệm, thì Nghị định 14/CP đã khẳng định việc cho hộ sản xuất vay vốn là một chính sách kinh tế quan trọng, ở đó khai niệm, về hộ sản xuất rộng hơn, có thêm đối tượng đầu tư mới, đề cập đến phát triển kinh tế nông thôn và hộ nghèo, tạo tiền đề cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và cho vay đối với người nghèo sau này. Có thể nói chỉ thị 202/CT và Nghị định 14/CP là căn cứ pháp lý mở đường cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng chuyển hướng từ đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã là chủ yếu sang đầu tư bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và cũng là xuất phát điểm đi ngân hàng phát triển hoạt động tiền tệ tín dụng một cách nhanh chóng, mạnh mẽ vững chắc vào một thị trường rộng lớn, cơ bản và đầy tiềm năng . Năm 1999, sau gần 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với những thành tựu kinh tế xã hội chủa đất nước, lĩnh vực của nông nghiệp, nông thôn đã có những thay đổi đáng kể cả về quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng, đồng thời cũng nảy sinh những khó khăn mới do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, những biến động bất lợi của thị trường quốc tế và trong nước. Thiên tai liên tiếp với hậu quả chưa từng thấy, với những khó khăn vốn có của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhiều mâu thuẫn nẩy sinh, trong đó có mâu thuẫn về quan hệ cung cầu, khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm nhiều so với những năm trước. Trước tình hình đó ngày 30 tháng 3 năm 1999. Chính phủ đã ban hành quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về “một số chính sách tín dụng ngân hàng phục phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Tư tưởng chỉ đạo của quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ là : Tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ mọi khó khoăn vướng mắc để đạt được mục đích mở rộng tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, thực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước, tăng cường và khả năng tiếp cận của người dân đối với ngân hàng đây là mục tiêu cao nhất của quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Nếu như coi chỉ thị 202/CT là chủ trương thử nghiệm về chuyển hướng cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất. Nghị định 14/CP là một chính sách kinh tế, thì quyết định số 67/1999/QĐ-TTg là sự tiếp nối với quy mô lớn hơn, cường độ cao hơn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn) là Ngân hàng thương mại lớn nhất trong hệ thống các Ngân hàng thương mại. Phục vụ trên địa bàn rộng khắp cả trên, trên mọi vùng nông thôn với đối tượng khách hàng chủ yếu là những người nông dân nên mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng là phục vụ tốt nhất đối tượng này trên địa bàn nông thôn. Ngày 9 tháng 10 năm 1999 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với Trung ương hội Nông dân Việt Nam đã ký nghị quyết liên tịch 2308 nhằm mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho 100% hộ nông dân có nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống. Được vay vốn tại các chi nhánh Ngân hàng và phát triển nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Nêu cao tinh thần, hỗ trợ, tương trợ, hợp tác giữa các hội viên trong tổ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả để phát triển sản xuất cải thiện đời sống và hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đúng kỳ cam kết. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có cơ sở để không ngừng mở rộng đầu tư và phát triển nông thôn. Nâng cao an toàn vốn vay và nâng cao năng lực tài chính, hội nông dân tăng cường sinh hoạt, xây dựng về củng cố cộng đồng dân cư lành mạnh, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nông thôn giàu đẹp hội viên nông dân ngày càng gắn bó với tổ chức hội. Nội dung nghị quyết liên tịch bao gồm : +Thành lập các tổ vay vốn để mở rộng cho hội viên vay : Chương trình nàyđược thực hiện tại cấp cơ sở. Đối với các phương án vay từ 10 triệu đồng trở xuống. +Khuyến khích các tổ chức nghề nghiệp, câu lạc bộ nông dân giỏi ký hợp đồng làm dịch vụ cho vay vốn theo quy định và hướng dẫn của Ngân hàng và phát triển nông thôn Việt Nam. Chương trình này áp dụng chủ yếu cho hộ nông dân vay trên 10 triệu đồng để phát triển kinh tế hàng, nuôi trồng thuỷ hải sản chế biến... +Tuyên truyền các chính sách về nông nghiệp, nông thôn : Các chính sách và biện pháp, thủ tục cho vay, các biện pháp làm ăn giỏi, sử dụng vốn có hiệu quả với phương châm : dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra. Như vậy trong vòng 8 năm có ba văn bản được Chính phủ ban hành và một văn bản của Ngân hàng và phát triển nông thôn ký Ngân hàng và phát triển nông thôn kết với hội nông dân Việt Nam. Đây là chính sách tiêu biểu về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy các văn bản được ban hành vào các thời điểm khác nhau, nhưng có sự nhất quán về định hướng, về mục tiêu, văn bản sau hoàn thiện hơn văn bản trước và phù hợp với điều kinh tế xã hội thực tại. Chương II Thực trạng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề ở xã tân triều- thanh trì- hà nội I. Khái quát đặc điểm tự nhiên kinh tễ xã hội ở xã Tân Triều có ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn vay Ngân hàng. 1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tân Triều 1.1. Vị trí địa lý : Tân Triều là một xã ven đô nằm phía Tây Bắc huyện Thanh Trì, phía Tây Bắc giáp quận Thanh Xuân Hà Nội. Phía Đông giáp xã Đại Kim, Thanh Liệt và khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công - là nơi giáp danh giữa Hà Nội và Tỉnh Hà Tây. Xã có hai thôn : thôn Triều Khúc và thôn Yên Xá. Đời sống chính của nhân dân trong xã là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu gom phế liệu. Là một xã tiếp giáp với đô thị có nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động lưu thông hàng hoá tiếp cận nhanh với thông tin khoa học kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện. 1.2. Quỹ đất đai : Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên do xã quản lý là 298 ha, trong đó đất nông nghiệp 130ha chiếm 43.62%. Đất nông nghiệp của xã ngày càng có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, bình quân đất canh tác là 200m2/nhân khẩu nông nghiệp đây là xu hướng chung đang diễn ra ở các huyện ngoại thành trong đó có huyện Thanh Trì. Do vị trí địa lý mà Tân Triều là một trong những xã có tốc độ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp lớn nhất. Nên hầu hết các hộ nông nghiệp của xã đều tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Hiện nay nhà nước có chủ trương giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ổn định sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân, nhưng các hộ nông dân sản xuất với tâm lý giữ đất chứ chưa thực sự quan tâm đến sản xuất nông nghiệp Biểu 1 : Tình hình đất đai, dân số, lao động xã Tân Triều Chỉ tiêu ĐVT Năm 1995 Năm 2000 Năm 2002 STĐ % STĐ % STĐ % 1-Đất đai *Diện tích đất tự nhiên ha 289 100 298 100 298 100 *Diện tích đất nông nghiệp ha 183 63.32 154 51.67 130 43.62 *Diện tích đất chuyên dùng làm nghành nghề ha 5 1.73 10 3.35 15 5.03 2-Tổng dân số người 10800 - 12771 - 13212 - 3-Số lao động trong độ tuổi trong đó : Lao động 4928 100 8037 100 8840 100 + Lao động nông nghiệp “ 3450 70 4530 56.36 4250 48.07 + CN - TTCN “ 838 17 2667 33.19 3690 41.75 + Dịch vụ “ 640 13 840 10.45 900 10.18 4-Số người tham gia ngành nghề ngoài tuổi lao động “ 495 - 1600 - 2000 - (Nguồn : do UBND xã Tân Triều cung cấp) Qua bảng biểu trên ta thấy. Diện tích đất tự nhiên gần như tăng không đáng kể và đang giữ mức ổn định 298 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp giảm xuống liên tục qua các năm, diện tích đất nông nghiệp giảm do phần diện tích đất chuyên dùng làm ngành nghề ngày càng tăng. Năm 2002 theo quy hoạch của thành phố Hà Nội thì diện tích đất chuyên dùng là 15ha. Ngoài ra do quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng, việc hình thành các khu chế suất, khu công nghiệp, nhu cầu xây dựng khu dân cư, các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp cũng làm giảm quỹ đất nông nghiệp với tốc độ nhanh. Vì vậy, thực trạng đất đai trên một mặt đòi hỏi xã phải có sự đầu tư phát triển của các ngành nghề nông thôn để giải quyết vấn đề dư thừa lao động. Mặt khác, trong sự phát triển của ngành nghề nông thôn sự định hướng và quy hoạch mang tính cơ bản và lâu dài cần dành diện tích đất đai, hợp lý để giải quyết vấn đề mặt bằng, vấn đề ô nhiễm môi trường cho các hoạt động của ngành nghề nông thôn. 1.3. Dân số và lao động Tân Triều là xã đất chật, người đông. Dân số của xã là 13.212 nhân khẩu với 3085 hộ. Tổng số lao động trong độ tuổi là 8840 người, trong đó lao động nông nghiệp, thuỷ sản là 4250 người chiếm 48.07%/tổng số lao động, lao động CN-TTCN 3690 người, chiếm 41.75%/Tổng số lao động, dịch vụ thương mại 900 người chiếm 10.18%/tổng số lao động trong độ tuổi. Như vậy so với năm 1995, số lao động năm 2002 tăng 3912 người tỷ lệ tăng 79/38%, số lao động tăng thêm chủ yếu do lao động làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tăng, nếu như năm 1995 lao động trong ngành CN-TTCN chỉ có 838 người thì năm 2002 đã là 3690 người tăng 2852 người, tỷ lệ tăng 340.33% cũng trong thời gian này lao động nông nghiệp tăng 800 người tỷ lệ tăng 23.2%. Sự biến động trong cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của xã là phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đi sâu vào nguồn lao động thấy rằng : so với các địa phương khác trong huyện, Tân Triều có tiềm năng về chất lượng lao động trình độ, văn hoá, trình độ chuyên môn và tay nghề cao hơn, có nhiều ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế lớn, tận dụng được tối đa nguồn lao động hiện có, số người tham gia làm ngành nghề ngoài tuổi lao động ngày càng tăng. So với năm 1995 là 495 người thì năm 2002 là 2000 người tăng 1504, tỷ lệ tăng 303.8%. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 1.4. Tình hình phát triển kinh tế : *Kết qủa sản xuất nông nghiệp : Diện tích gieo trồng 261 ha (giảm 7 ha so với năm 2001) với cơ cấu giống lúa chính là Q5 và khang dân chiếm 85% giống lúa lai và các giống lúa khác chiếm 15%. Tổng sản lượng 1200 tấn đạt 9.0% tấn/ha/năm tăng so với cùng kỳ năm 2001 là 3.0 tấn (vì vụ mùa năm 2001 mất trắng 65ha) đạt 96% kế hoạch. Diện tích rau 19ha đạt 1950 tấn tăng 8% so cùng kỳ năm 2001, đạt 104% kế hoạch năm 2002. Diện tích thả cá, tôm 21.2 ha đạt 9tấn/ha năm : đạt 190 tấn tăng so cùng kỳ năm 2001 2tấn/ha, đạt 116% kế hoạch năm 2002. Hai hợp tác xã (HTX), vận động nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng, trụ sở làm việc, điện, nước để đảm bảo cho sản xuất với trị giá hơn 1 tỷ đồng. Số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm duy trì và phát triển tốt, chăn nuôi lợn xuất chuồng 1730 con đạt 140tấn, tăng so cùng kỳ 8% đạt 100% kế hoạch năm 2002. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đạt 100% kế hoạch năm. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản 7.5 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm 2002. *Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại -Thực hiện NQTW5 khoá VII của Đảng và chương trình 06/CTr-TU của thành uỷ về phát triển kinh tế nông thôn mới. Nghị quyết 32/NQ-UB của UBND thành phố năm 1993 về củng cố HTX-TTCN. Đảng uỷ UBND xã đã ra nghị quyết về khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống để đảm bảo cho đời sống của nhân dân ngày một nâng cao. Đứng trước sự đổi mới phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước với sự vươn lên của nhân dân, trong xã xuất hiện nhiều tổ sản xuất ra đời. Các hộ gia đình đã hăng hái tham gia, hầu như không có hộ gia đình nông nghiệp thuần tuý mà đều có các nghề phụ tranh thủ những lúc nông nhàn làm thủ công hoặc đi cầu chợ buôn bán. -Kết quả sản xuất thiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại năm 2002 Hiện nay, toàn xã có 8 công ty, 3 hợp tác xã và hàng trăm hộ gia đình sản xuất ổn định. Đạt tổng doanh thu 35 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2001 đạt 100% kế hoạch năm 2002 trong đó hợp tác xã công nghiệp Triều Khúc đạt 1 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch năm 2002 so cùng kỳ năm 2001 100%, đã đảm bảo ổn định cho 500 lao động có việc làm thường xuyên, bình quân 500.000 đồng/người/tháng. Dịch vụ chợ và thu gom tái chế phế liệu : toàn xã có hàng trăm hộ thu gom gắn với tái chế phế liệu, ước tính đạt tổng doanh thu 13 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2001, đạt 100% kế hoạch năm 2002, góp phần tăng thu nhập tạo việc làm cho nhân dân, song lĩnh vực này không trách khỏi sự ô nhiễm môi trường gây ra. Xã tiếp tục xây dựng dự án làng nghề đang chờ thành phố phê duyệt giai đoạn I là 10ha. Tổng giá trị sản xuất của xã đạt 55,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 20%, đạt 100% kế hoạch năm 2002. 1.5. Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Tân Triều có ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. *Thuận lợi : -Tân Triều là một xã ven đô của ngoại thành Hà Nội. Sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp bị chi phối, chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá tạo điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ nhanh và dễ tiếp cận với thông tin thị trường. -Quá trình công nghiệp hoá làm xuất hiện những nhu cầu mới, ngành nghề mới mà khu vực ngoại thành tiếp thu và khai thác được. Các khu công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp trong nội thành chuyển dần ra ngoại thành, xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cao, hoàn chỉnh , từ đó tạo ra nhu cầu cung ứng dịch vụ, gia công chi tiết và sản phẩm cho tiểu thủ công nghiệp gia công cho mình sản phẩm, chi tiết đơn giản. Vì vậy mà trong những năm gần đây xã Tân Triều đã xuất hiện nhiều nghề mới như thu gom phế liệu, dút dây đồng, sản xuất guốc dép, đế dày cao su. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay ngân hàng trực tiếp sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn xoá bỏ dần sản xuất nông nghiệp thuần tuý. -Do vị thế địa lý gần thị trường và uy tín lâu đời của làng nghề nên các sản phẩm làm ra của nhân dân trong xã có được thị trường tiêu thụ chấp nhận thuận lợi : những sản phẩm có chất lượng cao được tiêu thụ trong khu vực đô thị có sức mua khá cao, còn những sản phẩm bình dân chất lượng thấp vẫn có thể được bán với giá rẻ ở khu vực nông thôn lân cận. Ngoài ra, sản phẩm ngành nghề còn được tiêu thụ ở một số nước truyền thống như Thái Lan, Lào, Trung Quốc... vì vậy mà kết quả kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung và của hộ ngành nghề nói riêng luôn đạt kết quả cao, ổn định đời sống từng bước được cải thiện. -Tân Triều có tiềm năng về chất lượng lao động, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn và tay nghề cao hơn so với các đại phương khác. Hơn nữa có thể khai thác đội ngũ lao động giản đơn, không cần tay nghề cao nhưng lại rất nhiều và rẻ từ nông thôn của các tỉnh lân cận, cho phép hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng giúp các hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề làm ăn có hiệu quả đồng vốn vay ngân hàng được đảm bảo, sinh lời cao. *Khó khăn : ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng cho phát triển các ngành nghề bị thu hẹp. Tình trạng này còn bị đẩy lên một mức độ cao hơn bởi đang có xu hướng dân cư có thu nhập cao ở nội thành mua đất ở ngoại thành với mục đích ở, không kinh doanh vì thế mà làm cho các hộ sản xuất, kinh doanh nhiều khi muốn mở rộng quy mô nhưng lại bị hạn chế về mặt bằng diện tích. -Do đặc thù làng nghề phát triển, dân cư đông đúc, đất chật, người đông ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của làng nghề. Bên cạn đó còn có nước thải của nhà máy công nghiệp chảy qua địa bàn xã, môi trường ngày càng ô nhiễm phá vỡ môi trường sinh thái và ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân và làm giảm sút kết quả kinh doanh của các hộ, cơ sở ngành nghề. -Do tác động của các yếu tố xã hội, phần lớn lao động ngoại thành không muốn và không chấp nhận các công việc đem lại thu nhập thấp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp truyền thống thêm vào đó tuy quan niệm về “nghề thấp hèn” không còn, nhưng sự chọn ngành nghề của lực lượng lao động trẻ ở ngoại thành vẫn chịu ảnh hưởng của tâm lý này, dẫn tới tình trạng không chịu làm những việc nặng nhọc, điều kiện làm việc bẩn. bụi, nóng bức. Tất cả những yếu tố trên đã hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của các hộ ngành nghề trong xã. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến làm ăn không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp, làm cho nhu cầu vay vốn và đồng vốn vay của ngân hàng sử dụng thấp, không được bảo đảm an toàn. 2. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Do vậy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hạch toán báo sổ sách độc lập. Đại diện pháp nhân theo sự uỷ quyền của của Tổng giám đốc trực tiếp kinh doanh với các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện và các xã. Là Ngân hàng đóng trên đại bàn huyện nên khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất và đây là cũng là nhiệm vụ trọng tâm để đầu tư xây dựng nông thôn mới đối với ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện tốt các văn bản chính sách cho vay đối với hộ nông dân như quyết định 67 của Thủ tướng chính phủ. Nghị quyết liên tịch số 2308 giữa hội nông dân Việt Nam với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc cho vay chủ yếu và lâu dài là nhiệm vụ và chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì đã thực hiện tốt chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn, với chức năng chính là huy động vốn nhàn rỗi và chủ động đầu tư cho vay đối với các thành phần kinh tế và hộ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh. Đối với cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề trong nông thôn, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. Đặc biệt Ngân hàng rất quan tâm chú trọng cho vay đối với các xã có phát triển và khôi phục ngành nghề truyền thống như Tân Triều, Hữu Hoà (nghề miến), Đông Mỹ (đồ gỗ), luôn có chế độ cho vay linh hoạt, cử cán bộ tín dụng có kinh nghiệm trong nghề nghiệp xuống trực tiếp cho vay đến có hộ ngành nghề. Vì vậy trong những năm đổi mới trở lại đây các xã này luôn có doanh số cho vay cao hơn xã khác. II/ Thực trạng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của kinh tế hộ ngành nghề xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội. 1. Khái quát tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì. 1.1. Về huy động vốn. Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện có nhiều dự án trả tiền đền bù cho dân, và sự biến động về giá đất nên người dân có tiền bồi thường và bán đất tạm thời nhàn rỗi gửi vào ngân hàng làm cho nguồn tiền tiết kiệm tăng lên đáng kể. Nguồn vốn huy động được từ trong dân qua các năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Biểu 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì . Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Tổng nguồn vốn 170.466 100 220.593 100 317.074 100 +Tiền gửi không kỳ hạn 35.607 20,88 33.660 15,23 45.636 14,4 + Tiền gửi có kỳ hạn 114.369 67,09 105.968 48 201.687 66,44 + Tiền gửi ngoại tệ 2.946 1,78 4.000 1,26 + Kỳ phiếu 20.490 12,03 78.079 34,99 65.751 17,9 (Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp) Nguồn vốn tăng trưởng khá vững chắc, trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn qua các năm chiếm tỷ trọng cao, bình quân chiếm hơn 60%/tổng nguồn vốn, và đã bắt đầu có huy động tiền gửi ngoại tệ. Từ đó đảm bảo có vốn chủ động trong kinh doanh tiền tệ và thanh toán cho nền kinh tế. Kết quả đạt được của ngân hàng về huy động vốn là do có tín nhiệm với nhân dân, tổ chức thu tiền mặt thuận lợi và mở rộng mạng lưới giao dịch tại các Ngân hàng cấp 4, phòng giao dịch nên nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì tăng trưởng ổn định. Kho bạc Thanh Trì đã chuyển 8779 triệu. Cần tiếp tục quan hệ tốt để họ chuyển tiếp vì nguồn này rất có lợi cho kinh doanh Ngân hàng. 1.2. Về cho vay vốn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì đã đầu tư cho vay mọi thành phần kinh tế trên cơ sở các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó, chú trọng cho vay doanh nghiệp và hộ sản xuất. Song dư nợ chưa đạt kế hoạch cấp trên giao. Trong khi nhiều đơn vị phải thực hiện nguyên tắc “có huy động thêm vốn mới được tăng dự nợ” thì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì luôn là đơn vị thừa nguồn việc đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng Thanh trì còn quá thấp so với khách hàng trên địa bàn mặc dù nhu cầu vốn tín dụng vẫn đang đòi hỏi bức xúc. Biểu 3: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Thanh Trì. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Tổng dư nợ 110.749 100 141.510 100 157.414 100 Trong đó: + DNNN 71.806 64,83 101.977 72,06 63.420 40,28 + Công ty TNHH,CP 0 0 360 0,23 49.851 31,66 + HTX 1.244 1,17 193 0,15 340 0,24 + Hộ sản xuất 37.699 34 38.980 27,54 43.803 27,82 (Nguồn : Do NHNN&PTNT Thanh Trì cung cấp) Tổng dự nợ đến 31/12/2002: 157.414 triệu đồng đạt 87,45% so kế hoạch tăng 15.904 triệu đồng so năm 2001 Trong đó: + Ngắn hạn : 14.030 triệu chiếm 89,13%/tổng dự nợ + Trung hạn: 17.113 triệu chiếm 10,87% /tổng dự nợ Qua bảng ta cũng thấy, tỷ lệ dự nợ của doanh nghiệp nhà nước và hộ sản xuất giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2001 dự nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm 72,06%/tổng dự nợ năm 2002 chỉ còn 40,28/tổng dự nợ. Hộ sản xuất dư nợ năm 2000 chiếm 34%/tổng dư nợ năm 2002 chỉ còn chiếm 27,12%/tổng dư nợ. Cần phải xem xét cụ thể hai loại khách hàng chính của Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì. + Đối với khối doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh (DNNN và ngoài QD). Trên địa bàn huyện có 114 doanh nghiệp quốc doanh. Khối lượng các đơn vị doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh nằm trên địa bàn huyện nhiều nhưng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh kinh tế của huyện. Việc cho vay cũng gặp nhiều khó khăn do cơ chế tín dụng, q._. vào tài sản cố định hợp lý vào thời gian thích hợp đối với mỗi loại ngành nghề mà mình đang sản xuất, kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện khấu hao và thu vốn cố định hợp lý trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Xác định tuổi thọ của các loại máy móc, thiết bị để đưa ra kế hoạch khấu hao tài sản này. 2.2.2. Đối với vốn lưu động. Vốn lưu động dưới các hình thức là nguyên vật liệu, vật tư và chi phí sản xuất thường là các yếu tố không thể thiếu đối với việc duy trì các tài sản cố định và sản xuất ra sản phấm mới.Vấn đề đặt ra cho các hộ ngành nghề là phải làm sao cho tiết kiệm được nguồn vốn lưu động một cách hiệu quả, tối đa. Vì hiện nay trong các hộ ngành nghề vẫ sảy ra tình trạng thiếu các loại vật tư, nguyên vật liệu sản xuất làm cho quá trình sản xuất bị ngừng trệ. Gây ra nhiều tổn thất cho các hộ ngành nghề, cũng như lao động thuê ngoài chịu chung số phận không có việc làm, thu nhập thập. Lại cũng khi mùa vụ đến các hộ đầu tư dự trữ nguyên vật liệu sản xuất quá lớn trong khi sản xuất chưa hết, hàng hoá sản xuất ra bị tồn kho, ế ẩm, không bán được. Dẫn đến nguồn vốn lưu động ứ đọng, gây ra lãng phí vốn và tất yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Do đó, việc xác định chính xác nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu , cũng như lượng hàng hoá sản xuất lưu động và dự trữ trong kho của các hộ ngành nghề là rất cần thiết, giúp họ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để xác định được chính xác và hợp lý các nhu cầu đầu tư tài sản lưu động các hộ ngành nghề phải thực hiện các biện pháp sau : Các chủ hộ cần phải lựa chọn người cung cấp nguyên vật liệu, vật tư và dịch vụ có uy tín, đồng thời thực hiện ký kết hợp đồng bảo hành với những người cung cấp trong những trường hợp các yếu tố đầu vào khan hiếm trên thị trường, chất lượng các nguyên vật liệu thấp...vv. Khi đó, các hộ sản xuất ngành nghề sẽ hạn chế tình trạng nguyên vật liệu sản xuất khan hiếm phải ngừng trệ sản xuất và ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh. Các chủ hộ phải lựa chọn khách hàng khi bán sản phẩm, thực hiện ký kết hợp đồng bán sản phẩm, đồng thời thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng để hạn chế lượng hàng hoá tồn đọng quá lớn và thu nợ khách hàng đúng hạn trả tránh tình trạng họ lợi dụng vốn của mình để quay vòng. Điều này là rất cần thiết cho các hộ ngành nghề vì hiện nay họ chỉ bán hàng cho những khách hàng truyền thống trên cơ sở hợp tác giữa hai bên bằng uy tín lâu năm, chứ ít khi thực hiện các ký kết hợp đồng chính thức. Nên nhiều khi các hộ bị hạn chế trong việc lựa chọn khách hàng và phụ thuộc vào họ rất nhiều. Ngoài ra các hộ ngành nghề cần phải tìm hiểu, nghiên cứu mở rộng ra các thị trường mới, ký kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất, công ty trong và ngoài nước. Để chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường. 2.3. Các hộ ngành nghề cần hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi trong việc vay vốn của ngân hàng . Trong những năm qua, nguồn vốn vay ngân hàng đã đóng góp một phần quan trọng vào tổng cơ cấu vốn sản xuất của các hộ ngành nghề. Tuy nhiên, vẫn có những hộ không thích vay vốn từ ngân hàng vì ngại hủ tục vay vốn còn phiền hà, số tiền vay không kịp thời và đáp ứng đúng nhu cầu cần vay. Nên hộ thường chấp nhận vay vốn từ bên ngoài, chịu mức lãi suất cao hơn. Đối với những hộ được vay vốn từ ngân hàng, họ vẫn chưa có thói quen trong quan hệ tín dụng. Đến hàng tháng trả lãi hay đến kỳ hạn trả nợ một số hộ vẫn phải nhắc nhở đến kỳ nộp lãi, hay nợ đến hạn trả. Nhiều khi cán bộ tín dụng sợ họ chưa chuẩn bị kịp thời phải nhắc trước hàng tuần khi nợ sắp đến hạn. Như vậy, đối với các hộ cả hộ chưa vay vốn ngân hàng và những hộ đang sử dụng vốn vay ngân hàng chưa hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm vay vốn từ ngân hàng. Đó là một nơi có thể vay với số tiền lớn, mức lãi suất và kỳ hạn được xác lập giữa khách hàng với ngân hàng. Các hộ ngành nghề cần xác định vay nguồn vốn vay từ ngân hàng là phải sinh ra lợi nhuận từ nguồn vốn vay đó cao hơn mức lãi suất phải trả cho ngân hàng. Có kế hoạch trả lãi hàng tháng và gốc đến kỳ hạn. Có như thế mới tạo niềm tin đối ngân hàng, để ngân hàng và hộ ngành nghề cùng tạo điều kiện cho nhau, hợp tác lâu dài vì mục đích kinh doanh có lợi cho cả hai bên. 3. Các giải pháp hỗ trợ khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ ngành nghề. 3.1. Về nhu cầu mặt bằng phát triển ngành nghề ở xã Tân Triều. - Phát triển ngành nghề của xã Tân Triều hiện nay gặp khó khăn lớn nhất là mặt bằng sản xuất. Chính vì thiếu mặt bằng mà sản xuất khó mở rộng, vần đề ô nhiễm môi trường đã trở thành bức xúc. Kết quả điều tra phỏng vấn của các chủ hộ cho thấy hầu hết các hộ điều có nhu cầu bức xúc về mặt bằng sản xuất, làm cản trở việc mở rộng sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi hộ cũng như hạn chế việc sử dụng đồng tín dụng ngân hàng có hiệu quả. Trên cơ sở số liệu điều tra và dự kiến quy hoạch phát triển các nhóm nghề, dự báo nhu cầu mặt bằng sản xuất để phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là 145.800 m2 . Đối với nghề sản xuất guốc, dép cao xu ở thôn Yên Xá hiện nay đang làm ô nhiễm môi trường rất nặng, thì phương hướng giải quyết là cho các hộ tạm thời chuyển ra sản xuất tại khu lò gạch của thôn để khỏi ảnh hưởng đến môi trường cộng đồng do quá trình sản xuất. Việc lựa chọn mặt bằng quy hoạch là xa khu dân cư để trách ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, tiện đường giao thông để thuận tiện trong việc vận tải hàng hoá, nguyên liệu và vật tư sản xuất. Thuận tiện trong việc xử lý ô nhiễm và nước thải. Về quy hoạch mặt bằng cho các nhóm nghề: do đặc điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã Tân Triều được phát triển. Các ngành nghề được phát triển từ lâu đời, khách hàng tương đối quen thuộc trong việc giao dịch nên việc quy hoạch mặt bằng sẽ được bố trí trên cơ sở kế thừa các mặt bằng đã có, bên cạnh đó cần mặt bằng để mở rộng phát triển. Căn cứ vào diện tích đã được bố trí để quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp là 15 ha. Trong đó, diện tích dành để xây dựng cơ sở hạ tầng là 38.800 m2 . Do đó diện tích bố trí cho các doanh nghiệp, các hộ phát triến sản xuất là 106.920 m2 được bố trí cho hai ngành nhóm sau: + Mặt bằng dành cho nhóm nghề dệt là : 77.760 m2. + Mặt bằng dành cho nhóm nghề tơ, sợi là: 29.160 m2. 3.2. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường. Khoa học công và môi trường là một trong các vấn đề cần được tập trung giải quyết đối với việc phát triển của các ngành nghề nông thôn ngoại thành Hà Nội nói chung và ở xã Tân Triều nói riêng. Bởi vì đó là giải pháp nâng cao năng suất lao động của các hoạt động ngành nghề, nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng với chất lượng tốt, giá thành hạ đồng thơì vẫn giữ được những nét đặc thù của sản phẩm có tính chất truyền thống . Hiện nay, các hộ sản xuất ngành nghề trong xã Tân Triều phần lớn vẫn sử dụng máy móc thiết bị còn lạc hậu, thủ công và hệ thống máy móc mua sắm không đồng bộ. Cho nên năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chứa cao và gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái, các chất thải ngày càng nhiều lại không được sử lý đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư và kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ ngành nghề. Do vậy, để phát triển CN-TTCN ở xã Tân Triều trong giai đoạn tới phải chú trọng đến việc cải tiến, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ . Việc nâng cao công nghệ sản xuất và trang thiết bị không chỉ dừng lại ở việc mua sắm hiện đại mà còn phải đáp ứng nhu cầu giảm ô nhiễm môi trường. Việc đổi mới, hiện đại hoá thiết bị công nghệ của các hộ sản xuất phải được xác định từ chính nhu cầu thiết thực và các phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của mỗi hộ ngành nghề. Song các hộ sản xuất ngành nghề trong xã cũng rất cần có sự hỗ trợ giúp đỡ và có hiệu quả từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài, mà trước hết từ phía các cơ quan của chính quyền nhà nước các cấp và các hiệp hội ngành nghề. Để giúp đỡ các hộ sản xuất có thể đổi mới thiết bị và công nghệ, ngoài yếu tố hỗ trợ về vốn để ngoài sản xuất có điều kiện đầu tư trang thiết bị, nhà nước cần hỗ trợ trong việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới , chế tạo maý móc thiết bị mới. Hướng dẫn hoặc cung cấp những thông tin về thiết bị , công nghệ nhập ngoại để người sản xuất có điều kiện lựa chọn phù hợp. 3.3. Giải pháp về lao động và việc làm. Trên thực tế, đội ngũ lao động ngành nghề trong xã còn ở trình độ thấp, lao động thủ công chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Họ chưa được đào tạo cơ bản qua trường lớp mà chỉ đựơc học việc qua rồi làm thành quen. Công tác đào tạo nghề chưa thật sự được quan tâm, vì vậy vấn đề đào tạo cần lưu ý giải quyết các vấn đề sau: + Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức tuyển chọn và đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao tay nghề nhất là ứng dụng rộng dãi các tiến bộ kỹ thuật quy trình sản xuất cải tiến nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Những sản phẩm mới đưa vào sản xuất cần có sự chuyển giao công nghệ đầy đủ kịp thời cho người lao động để họ nắm bắt được kỹ năng tạo ra những sản phẩm có mẩu mã đẹp, chất lượng sản phẩm cao hạ giá thành để thị trường nhanh chóng chấp nhận tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường . + Cần quan tâm mở rộng các lớp đào tạo năng lực tổ chức quản lý cho các chủ hộ sản xuất, các doanh nghiệp trong xã. Để họ có đủ khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, của thị trường trong và ngoài nước. 3.4. Các giải pháp về thị trường. Đối cới các làng nghề, thị trường là vần đề sống còn quyết định sự tồn tại , phát triển hay suy vong của các làng nghề. Tân Triều cũng không nằm khỏi quy luật đó, tron những năm qua làng nghề truyền thống ở Tân Triều được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhiều nghề mới xuất hiện . Phần lớn nhờ vào giải quyết được vấn để thị trường đầu ra cho sản phẩm và có mối cung cấp nguyên liệu, vật tư ổn định. + Thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho các hộ ngành nghề trong xã là thị trường địa phương tại chỗ và các tỉnh lân cận, gắn bó với tài nguyên, các sản phẩm từ nông nghiệp như tơ sợi . Những phế thải, phế liệu của nhóm nghề thu gom và chế biến phụ liệu. Cũng có một số ngành như dệt chun nguyên vật liệu bị khan hiếm không có hàng trong nước nguyên vật phải nhập từ các nước Đài Loan, Trung Quốc, giá cả phụ thuộc rất lớn sự biến động của thị trường thế giới. Đa số các hộ ngành nghề mua nguyên vật liệu từ địa phương khác nhau, trong và ngoài nước. Mà phương thức mua bán trao đổi hàng hoá chủ yếu chỉ dựa vào sự tin tưởng nhau, chứ chưa có phương thức mua bán theo hợp đồng. Vì vậy, trong thời gian tới các chủ hộ phải tự đứng ra ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu . Đồng thời nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời như có chính sách hỗ trợ nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, đối với các vật liệu có sẵn trong nước thì quy hoạch hình thành vùng sản xuất nguyên liệu như vùng tơ, tằm..vv. +Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thị sản phẩm cuả cáchộ ngành nghề ở xã Tân Trièu là thị trường “ ngách” các thị trường nhỏ lẻ, phân tán thị trường tại chỗ, thị trường nông thôn, thị trường đô thị. Nhìn bề ngoài thì tưởng sàn phẩm làm ra của cac hộ ngành nghề có nhiều nơi tiêu thụ . Song do đặc điểm của các sản phẩm làm ra của các hộ ngành nghề chủ yếu còn đang ở khâu trung gian, nghĩa là sản phẩm chưa thể đến tay người tiêu dùng ngay mà phải qua nhiều khâu trung gian nữa mới thành sản phẩm dùng được. Chẳng hạn, như nghề dệt và nhuộm sợi các hộ chỉ làm công việc dệt thành vải và nhuộm pha màu sắc khác nhau còn việc cắt may thành những sản phẩm hoàn chỉnh có thể sử dụng được lại phụ thuộc vào khâu tiếp theo của các cơ sở sản xuất khác sau khi mua nguyên liệu từ các hộ ngành nghề thực hiện công đoạn tiếp theo. Như vậy, việc tiêu thụ sản phẩm một mặt phụ thuộc vào sức mua của thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, thúc đẩy các cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng sản xuất theo dây truyền. Đồng thời cũng phụ vào cơ sở sản xuất có mua sản phẩm của các hộ ngành nghề làm nguyên vật liệu sản xuất đẻ sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, trong những năm qua các hộ ngánh nghề trong xã đã có mối quan hệ rất tốt với các cơ sở sản xuất nhiều địa phương khác nhau, đồng bằng có, miền núi có ( Lào Cai, Lai Châu ) các sản phẩm của hộ ngành nghề làm ra với giá thành rẻ, chất lượng tốt được khách hàng chấp nhận, tạo uy tín cho các bạn hàng trong nước, cũng như một số thị trường nước ngoài quen thuộc như Lào, Thái Lan, Trung Quốc..vv. Vì vậy, trong thời gian tới các hộ ngành nghề phải tiếp tục duy tốt đẹp mối quan hệ với bạn hàng truyền thống. Đồng thời nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như: tạo điều kiện cho các nhà sản xuất các sản phẩm tại địa phương được tham dự hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để giới thiệu sản phẩm với khách, tìm bạn hàng mới để hỗ trợ các hộ ngành nghề khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các cơ sở, nhà máy trong và ngoài nước. Cần quan tâm hình thành các tổ chức dịch vụ, cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm thông qua nhà nước, dần từng bước thay thế các chủ hàng độc quyền thu gom bao tiêu sản phẩm để ép giá , đặt giá quá thấp đối với người sản xuất như hiện nay. Tạo nên các mối liên kết, tránh cạnh tranh không lành mạnh, hỗ trợ nhau cùng phát triển huy, phát huy tối đa tiềm năng của mỗi hộ sản xuất .Nâng cao vai trò của hợp tác xã, hội ngành nghề trong các nghề nông thôn để giải quyết tốt các vấn đề này. 3.4. Các giải pháp về cơ chế chính sách: Xã Tân Triều nằm trong khu vực có tốc độ thị hoá nhanh nên đất nông nghiệp ngày càng giảm dần, chính vì vậy việc phát triển các ngành nghề công nghiệp, tính chất công nghiệp và dịch vụ là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, tạo ra nhiều việc làm, cho người lao động nông nghiệp khi bị mất đất canh tác. Để phát triển công nghiệp, tính chất công nghiêp ở các xã ven đô có tốc độ đô thị hoá nhanh nói chung và ở xã Tân Triều nói riêng, nhà nước cần có sự nghiên cứu điều chỉnh về các loại chính sách ban hành, nhất là chính sách thuế, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách ruộng đất và một số chính sách liên quan. + Chính sách đất đai liên quan đến phát triển ngành nghề . Trong điều kiện hiện nay vấn đề cơ bản có liên quan đến sự phát triển của các ngành nghề nông thôn chủ yếu là chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng . Việc quy hoạch đất để tập trung phát triển các ngành nghề truuyền thống ở xã Tân Triều đã làm thu hẹp một phần diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách giá bồi thường giải phóng mặt bằng cho phù hợp, chính sách bồi thường thiệt hại về đất, phải gắn liền với chính sác giải quyết việc làm cho người lao động bị mất tư liệu sản xuất chủ yếu . Nếu đó là hộ nông dân sống bằng nghề nông nghiệp hoặc chủ yếu bằng nông nghiệp . Muốn giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất phải hỗ trợ đào tạo nghề và ưu tiên tuyển dụng trong các chương trình việc làm thành phố hay đi xuất khẩu lao động ….v.v. Hoặc được ưu tiên vay vốn để phát triển ngành nghề nông thôn, tạo lập nghề mới . + Chính sách thuế . Hiện nay, mức thuế thu ở các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề vẫn còn cao và còn nhiều mức thuế khác nhau. Còn nặng về cơ chế tận thu, Chưa có cơ chế động viên , nuôi dưỡng các nguồn thu. Mặt khác các hệ thống hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán của các hộ sản xuất hầu như chưa được lập hoặc có lập nhưng chưa chuẩn xác, thống nhất đang gây khó khăn cho việc xác định mức thuế chính xác, tạo ra thiếu công bằng trong việc thu thuế. xảy ra tình trạng tiêu cực trốn thuế, gian lận trong tính toán , hối lộ mặc cả giữa cán bộ thuế và người nộp thuế . Bởi vậy, phải đổi mới chính sách thuế trên tinh thần đảm bảo tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của các sắc thuế. Đồng thời , nó phải đảm bảo tính ổn định tương đối của các chính sách thuế, thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thi hành. Sớm xem xét để từng bước thu hẹp , hạn chế đi đến xoá bỏ việc đánh thuế khoán nhằm đảm bảo tính chính xác công bằng trong thu thuế và hạn chế phát sinh tiêu cực, đồng thời đòi hỏi mỗi hộ sản xuất phải quan tâm đến hệ thống hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán một cách đầy đủ. Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất ngành nghề trong xã nhà nước nên có chính sách miễngiảm thuế đối với một số ngành nghề cần khuyến khích thu hút nhiều lao động như nghề xe tơ , dệt , nhuộm vải. Kết luận và một số kiến nghị 1. Kết luận: Sự phát triển kinh tế hộ sản xuất, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế diễn ra ở từng địa phương. Đối với một xã có ngành nghề truyền thống như Tân Triều. Trong những năm vừa qua, sự khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống,ngành nghề mới có sự đóng góp to lớn của kinh tế hộ ngành nghề. Đây là loại hình kinh tế chủ yếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nhề ở Tân Triều. Trong suốt quá trình phát triển, kinh tế hộ ngành nghề xã Tân Triều đã gặp không ít khó khăn, nhiều vấn đề bức xúc đặt ra như mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn sản xuất.. vv. Như vậy vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng, khởi đầu để các hộ ngành nghề đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng, kho bãi, cũng như nguyên vật liệu, hàng hoá dự trữ ...vv. Tất cả các khoản đầu tư đó, đòi hỏi một nguồn vốn khá lớn đối với các hộ đi lên từ sản xuất nông nghiệp bước đầu chuyển sang sản xuất kinh doanh ngành nghề . Nắm bắt được nhu cầu vay vốn lớn đang diễn ra ở xã ngành nghề Tân Triều. NHNo&PTNT Thanh Trì đóng trên địa bàn phụ trách đã có kế hoạch và thực hiện các dự án đầu tư cho vay đối với các hộ sản xuất trong xã, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của các hộ ngành nghề. Trong suốt những năm qua, Tân Triều luôn là xã có dư nợ cao nhất huyện, đặc biệt không xảy ra tình trạng dư nợ quá hạn của các hộ sản xuất vay vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì quá trình diễn ra cho vay vốn tại ngân hàng còn nhiều thủ tục phiền hà, mất thời gian, số tiền vay mỗi lần cho các hộ ngành nghề chưa đáp ứng được nhu cầu vay của hộ, nguồn vốn trung- dài hạn còn chiếm tỷ lệ thấp..vv. Đã ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn vay. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới, cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho các hộ vay vốn ngành nghề, tạo mối quan hệ tốt đẹp, tin cậy, uy tín giữa các hộ ngành nghề với ngân hàng. Để cả hai cùng tạo điều kiện cho nhau, cùng đạt được kết quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế hộ ngành nghề ở xã Tân Triều”. Nhằm đưa ra một số giải pháp đối với ngân hàng trong quá trình cho vay vốn, cũng như đối với các hộ sử dụng vốn tín dụng ngân hàng và một số biện pháp bổ trợ khác. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng của cac hộ ngành nghề xã Tân Triều. 2- Kiến nghị. * Đối với các cấp có thẩm quyền: - Đề nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện giúp đỡ xã trong việc triển khai các dự án quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống Tân Triều để các dự án nhanh chóng được triển khai và thực hiện. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ ngành nghề mở rộng quy sản xuất, kinh doanh. - Đề nghị nhà nước tiếp tục quan tâm mở rộng đường xá giao thông, điện nước, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội và hiệu quả sản xuất kinh tế hàng hoá trong nông thông nói chung và các hộ sản xuất ngành nghề nói riêng đáp ứng tình hình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. - Thành phố và huyện có những giải pháp hỗ trợ địa phương trong việc giải quyết môi trường sinh thái cho làng nghề. * Chính quyền UBND xã. - UBND xã cần tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sứ dụng ruộng đất cho các hộ còn lại theo nghị định 17/cp để ngân hàng có đủ điều kiện mở rộng hoạt dộng tín dụng phục vụ nhu cầu vay vốn của các hộ ngành nghề nói riêng và hộ sản xuất trong xã nói chung. - Các ban ngành, hội nông dân, hội phụ nữ và xã ủng hộ phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để thực hiện tốt việc cho vay hộ sản xuất qua tổ nhóm theo nghị quyết liên tịch 2308, quyết định 67/TTg tới bà con nông dân trong xã và xúc tiến việc thành lập các tổ vay vốn qua hội nông dân. - Tư cách vay vốn cũng đóng vai trò quan trọng quyết định, cho nên khi xác nhận hộ vay vốn chính quyền xã cần quan tâm đến tư cách của người vay vốn, tránh tình trạng xác nhận theo cảm tính, thân quen, họ hàng. Loại trừ ngay những đối tượng nnghiện hút, cờ bạc, rượi chè, đề đóm và nợ nần dây dưa. * Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Thanh Trì. - NHNo&PTPN Thanh Trì cần bám sát các dự án phát triển các ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới để có kế hoạch mở rộng hoạt động tín dụng cho vay tới các hộ ngành nghề ở xã Tân Triều, với cơ cấu nguồn vồn vay trung- dài hạn tăng lên đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ ngành nghề tạo điều kiện cho các hộ đổi mới công nghệ máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. - Cán bộ tín dụng ngân hàng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khách hàng trong suốt quá trình đầu tư. Trước khi thực hiện cho vay cán bộ tín dụng phải thẩm định lại các phương án đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ đến hạn của mỗi hộ vay vốn. Và khi đã cho vay rồi cũng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hộ này trong suốt quá trình đầu tư. Trong quá trình cho vay cán bộ tín dụng cần tăng cường công tác tiếp thị, cơ chế cho vay một cách linh hoạt hấp dẫn khách hàng . Nhằm thu hút và tạo điều kiện tốt nhất để các hộ vay vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn cần thiết thực hiện quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh của các hộ ngành nghề. Phụ lục Phụ lục 1: Doanh số vay vốn theo ngành kinh tế của hộ sản xuất tại NHNN&PTNT Thanh Trì Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1-ngành nông nghiệp 21145 58,9 20235 55,2 19634,5 52,6 -Trồng trọt 1250 3,5 1466 4 1344 3,6 -Chăn nuôi 19895 55,4 18769 51,2 18290,5 49 2-Ngành nuôi trồng thuỷ sản 7755 21,6 7075 19,3 6905 18,5 3-ngành CN-TTCN 4017 11,2 5059 13,8 4628 12,4 4-ngành TM-DV 2496 6,9 3592 9,8 5413 14,5 5-Các ngành khác 481 1,4 697 1,9 747,5 2 Tổng 55891 100 36658 100 37328 100 (Nguồn : NHNo & PTNT Thanh Trì) Phụ lục 2: Cơ cấu vốn vay theo thời hạn của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Thanh Trì. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Ngắn hạn 31300 87 34153 93,16 34815 93,27 -Trung hạn 4684 13 2505 6,84 2513 6,73 Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất 35984 100 36658 100 37328 100 (Nguồn : NHNo & PTNT Thanh Trì) Phụ lục 3: Doanh số vay theo hình thức chuyển tải vốn. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ -Cho vay trực tiếp 24184 2507 20938 1791 18770 1287 -Cho vay qua tổ nhóm 11700 1993 15720 2374 18558 2726 - cho vay gián tiếp - - - - - - Tổng 35984 4500 36658 36658 37328 4013 (Nguồn : NHNo & PTNT Thanh Trì) Tài liệu tham khảo 1- Một số kiến thức kinh tế phổ thông cho hộ nông dân. TS Vũ Đình Thắng . Năm 2002. 2- Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng - Phạm Ngọc Văn . năm 2002 3- Tài chính nông nghiệp của PTS Lê Hữu ảnh 4- Giáo trình quản lý kinh tế hộ trang trại - Lê Đức Sửu . năm 2001 5- Đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển một số ngành nghề nông thôn ngoại thành Hà Nội. Chủ nhiệm : Nguyễn Ngọc Cuông . năm 2002 6- Các văn bản chính sách về vốn tín dụng cho vay đến hộ sản xuất và báo cáo kinh doanh hàng năm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì. 7- Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì trong những năm gần đây. 8- Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và quá trình phát triển làng nghề truyền thống xã Tân Triều. Mục lục Trang Biểu 1 : Tình hình đất đai, dân số, lao động xã Tân Triều Chỉ tiêu ĐVT Năm 1995 Năm 2000 Năm 2002 STĐ % STĐ % STĐ % 1-Đất đai *Diện tích đất tự nhiên ha 289 100 298 100 298 100 *Diện tích đất nông nghiệp ha 183 63.32 154 51.67 130 43.62 *Diện tích đất chuyên dùng làm nghành nghề ha 5 1.73 10 3.35 15 5.03 2-Tổng dân số Người 10800 - 12771 - 13212 - 3-Số lao động trong độ tuổi trong đó : Lao động 4928 100 8037 100 8840 100 + Lao động nông nghiệp “ 3450 70 4530 56.36 4250 48.07 + CN - TTCN “ 838 17 2667 33.19 3690 41.75 + Dịch vụ “ 640 13 840 10.45 900 10.18 4-Số người tham gia ngành nghề ngoài tuổi lao động “ 495 - 1600 - 2000 - (Nguồn : do UBND xã Tân Triều cung cấp) Biểu 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì . Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Tổng nguồn vốn 170.466 100 220.593 100 317.074 100 +Tiền gửi không kỳ hạn 35.607 20,88 33.660 15,23 45.636 14,4 + Tiền gửi có kỳ hạn 114.369 67,09 105.968 48 201.687 66,44 + Tiền gửi ngoại tệ 2.946 1,78 4.000 1,26 + Kỳ phiếu 20.490 12,03 78.079 34,99 65.751 17,9 (Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp) Biểu 3: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Thanh Trì. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Tổng dư nợ 110.749 100 141.510 100 157.414 100 Trong đó: + DNNN 71.806 64,83 101.977 72,06 63.420 40,28 + Công ty TNHH,CP 0 0 360 0,23 49.851 31,66 + HTX 1.244 1,17 193 0,15 340 0,24 + Hộ sản xuất 37.699 34 38.980 27,54 43.803 27,82 (Nguồn : Do NHNN&PTNT Thanh Trì cung cấp) Biểu 4: Số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất trong huyện so với hộ sản xuất ở xã Tân Triều. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Xã Tân Triều Cả huyện Xã Tân Triều Cả huyện Xã Tân Triều Cả huyện -Doanh số cho vay triệu đồng 3457 35.984 4.766 36.658 3.974 37.328 -Số lượt hộ Lượt hộ 150 4.500 166 4.165 202 4.013 DSCV/số lượt hộ tr.đồng/lượt hộ 23 8 28,71 8,8 19,67 9.3 (Nguồn: Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp) Biểu 5: Doanh số vay vốn phân theo cơ cấu hộ của xã Tân Triều. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Hộ sản xuất nông nghiệp 193 5,58 170 3,56 125 3,15 -Hộ ngành nghề +Hộ kiêm ngành nghề + Hộ chuyên ngành nghề 2917 732 2185 84,37 21,17 63,2 4319 829 3490 90,62 17,39 73,23 3599 1319 2280 90,56 33,19 57.37 -Hộ kinh doanh TM-DV 146 4,2 113 2,37 80 2, -Hộ sản xuất khác 201 5,85 164 2,45 170 4,29 Tổng 3457 100 4766 100 3974 100 (Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp) Phụ lục 1: Doanh số vay vốn theo ngành kinh tế của hộ sản xuất tại NHNN&PTNT Thanh Trì Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1-ngành nông nghiệp 21145 58,9 20235 55,2 19634,5 52,6 -Trồng trọt 1250 3,5 1466 4 1344 3,6 -Chăn nuôi 19895 55,4 18769 51,2 18290,5 49 2-Ngành nuôi trồng thuỷ sản 7755 21,6 7075 19,3 6905 18,5 3-ngành CN-TTCN 4017 11,2 5059 13,8 4628 12,4 4-ngành TM-DV 2496 6,9 3592 9,8 5413 14,5 5-Các ngành khác 481 1,4 697 1,9 747,5 2 Tổng 55891 100 36658 100 37328 100 (Nguồn : NHNo & PTNT Thanh Trì) Biểu 6: Doanh số cho vay theo hình thức chuyển tài sản của các hộ sản xuất xã Tân Triều . Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Hộ Số tiền Hộ Số tiền Hộ - Cho vay trực tiếp 2620 55 3784 66 2464 48 - Cho vay qua tổ nhóm 837 95 982 100 1510 154 - Cho vay gián tiếp - - - - - - Tổng 3457 150 4766 166 3974 202 (Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp) Phụ lục 3: Doanh số vay theo hình thức chuyển tải vốn. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ -Cho vay trực tiếp 24184 2507 20938 1791 18770 1287 -Cho vay qua tổ nhóm 11700 1993 15720 2374 18558 2726 - cho vay gián tiếp - - - - - - Tổng 35984 4500 36658 36658 37328 4013 (Nguồn : NHNo & PTNT Thanh Trì) Biểu 7: Cơ cấu vốn của hộ sản xuất ở xã Tân Triều vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì năm 2002. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Vốn tự có Vốn vay Tổng vốn Số Vốn Số tiền % Số tiền % Số tiền % hộ TB/hộ -Hộ sản xuất nông nghiệp 73,4 37 125 63 198,4 100 14 14,2 -Hộ kiêm ngành nghề 1978,5 60 1319 40 3297,5 100 132 25 -Hộ chuyên ngành nghề 5320 70 2280 30 7600 100 41 185,4 -Hộ kinh doanh TM-DV 155,3 66,6 30 33,4 235,3 100 8 29,4 (Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp) Biểu 8: Cơ cấu sử dụng vốn vay của hộ ngành nghề xã Tân Triều. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Mua NVL(nghề truyền thống) 920 31,5 1185 27,4 1015 28,2 -Đầu tư mua sắm TSCĐ 410 14 264 6,1 270 7,5 -Phát triển nghề mới 1500 51,4 2718 63 2196 61 -Đầu tư khác 87 3,1 152 3,5 118 3,3 Tổng 2917 100 4319 100 3599 100 (Nguồn : Do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp) Biểu 9 : Cơ cấu kinh tế của xã Tân Triều qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -Nông nghiệp - DV nông nghiệp 6,8 15,3 6 13 7,5 13,5 - Công nghiệp - TTCN 28 63 30 65.2 35 63 - Thương mại - dịch vụ 9,6 21,7 10 21,8 13 23,5 -Tổng giá trị sản xuất 44,4 100 46 100 55,5 100 (Nguồn : do UBND xã Tân Triều cung cấp) Biểu 10 : Thu nhập của hộ sản xuất xã Tân Triều Đơn vị: Triệu đồng Chi tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 -Hộ thuần nông 5.5 7 9.5 -Hộ SXCN-TTCN, dịch vụ chuyên 17 25 35 -Hộ sản xuất kiêm 9.3 10 14.5 (Nguồn : Do UBND xã Tân Triều cung cấp) Biểu 11: Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ ngành nghề có nguồn vốn vay tại NHNo & PTNT Thanh Trì năm 2002. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo -Tổng doanh thu(giá trị sản xuất) 500 120 20 -Chi phí sản xuất vật chất 410 92 13 trong đó:Tiền lãi ngân hàng 10 3 0.6 -Chi phí lao động thuê ngoài 30 5 0 -Thu nhập gia đình 50 20. 6.4 (Nguồn do NHNo&PTNT Thanh Trì cung cấp) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37084.doc