Một số giải pháp phát triển ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội: ... Ebook Một số giải pháp phát triển ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

doc212 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- ph¹m thÞ ngäc liªn MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG HOA HỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI” LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TÕ Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè: 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.ts. ng« thÞ thuËn Hµ Néi - 2009 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Sự cần thiếteffghbhvhn Hoa tươi là sản phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần và tâm linh cho con người. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về hoa tươi không chỉ nhiều và còn đa dạng. Ngoài những đặc trưng đó, sản phẩm hoa tươi có vai trò quan trọng trong cuộc sống khi thu nhập và thẩm mỹ của người dân ngày càng cao. Hoa tươi còn là một loại sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm để phát triển ổn định và cải thiện đời sống cho người dân. Nhất là trong những năm gần đây, thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, đang là yêu cầu bức thiết, đặc biệt là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng hoa thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay diện tích hoa trên cả nước đang tiếp tục tăng và đặc biệt là hoa hồng, được trồng nhiều ở Mê Linh, SaPa và Đà Lạt. Sản phẩm hoa tươi được chuyển đến nhiều các tỉnh, thành phố trong cả nước, như Thanh Hoá, Lạng Sơn, Nam Định, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng… thậm chí còn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên khí hậu và thời tiết của Mê Linh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi nên có thể trồng được nhiều loại hoa tươi. Mê Linh lại nằm gần đường quốc lộ số 6, gần ga hàng không Nội Bài, cận kề thủ đô Hà Nội nên giao thông thuận lợi. Hoa tươi Mê Linh nếu được tổ chức tốt từ khâu sản xuất, quảng bá đến tiêu thụ sẽ tạo tiềm lực kinh tế lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp Mê Linh nói riêng, cũng như ở Việt Nam nói chung trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thấy rõ lợi thế sẵn có của mình, những năm qua Mê Linh đã chú trọng phát triển sản xuất hoa, đặc biệt là hoa hồng. Diện tích trồng hoa nói chung và hoa hồng nói riêng ngày càng tăng, điển hình toàn xã Mê Linh chỉ có hơn 10 ha trồng hoa năm 1995, đã phát triển tới trên 125 ha năm 1998 và hiện nay là 219 ha. Dự kiến diện tích trồng hoa còn tăng lên và trở thành ngành sản xuất hàng hoá chủ yếu của huyện. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây mới đề cập chủ yếu về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa chứ chưa có nghiên cứu nào đề cập đến phát triển sản xuất hoa hồng theo hướng ngành hàng. Nhận thấy được sự cần thiết của hoa tươi trong cuộc sống hiện đại, các câu hỏi đặt ra cho các cấp lãnh đạo của huyện là làm thế nào phát triển ngành hàng hoa hồng? Ngành hàng hoa hồng của huyện Mê Linh ra sao? Những ai tham gia trong ngành hàng này? Mối quan hệ và kết quả, hiệu quả hoạt động của từng tác nhân trong ngành hàng sẽ ra sao? Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của ngành hàng hoa hồng Mê Linh là gì? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng hoa hồng của huyện? Cần có giải pháp nào nhằm phát triển ổn định ngành hàng hoa hồng của huyện Mê Linh trong những năm tới? Để góp phần trả lời những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. “Một số giải pháp phát triển ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất hoa hồng và ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát triển của ngành hàng hoa hồng huyện Mê Linh, để từ đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự phát triển sản xuất hoa hồng theo hướng thâm canh chất lượng cao, nâng cao hiệu quả từng tác nhân nhằm phát triển ổn định ngành hàng hoa hồng của huyện Mê Linh trong những năm tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng nói chung và ngành hàng hoa hồng nói riêng. - Đánh giá thực trạng ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh trong những năm qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành hàng hoa hồng Mê Linh. - Đề xuất một số giải pháp phát triển ổn định ngành hàng hoa hồng của huyện Mê Linh trong những năm tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các tác nhân và mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ trong ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội + Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ… - Nghiên cứu ở tất cả các khâu từ: sản xuất, bảo quản, marketing đến tiêu thụ sản phẩm. - Các giống hoa hồng hiện nay. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu vào những hoạt động trong sản xuất, bảo quản, tiêu thụ hoa hồng ở Mê Linh - Hà Nội. - Về thời gian: Số liệu thu thập chủ yếu trong 3 năm gần đây: 2006-2008, các định hướng, giải pháp đến năm 2010 - Về không gian: nghiên cứu quá trình sản xuất, chế biến, marketing, tiêu thụ hoa hồng của người dân trên địa bàn huyện Mê Linh - Hà Nội. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Lý luận về Ngành hàng 2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản *) Ngành hàng - Theo Fabre “ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng là một chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hòan tất ở mức độ người tiêu thụ”. Nói cách khác “Ngành hàng là tập hợp các tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công, chế biến và đi đến một thị trường tiêu dùng sản phẩm”. Ngành hàng là tập hợp các hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó. Ngành hàng là toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến, đến phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Như vậy, “Ngành hàng là một chuỗi các tác nghiệp, chuỗi các tác nhân (actors) và cũng là một chuỗi những thị trường. Điều đó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ”. Những quan niệm trên đều chứng tỏ ngành hàng là một chuỗi các hoạt động kinh tế, chẳng hạn như từ việc trồng lúa cho đến việc sản xuất ra thóc gạo, chế biến thành sợi mì, sợi phở rồi tiêu thụ như thế nào. Hay việc trồng mơ, mận cho đến việc tạo ra mơ quả, rồi chế biến thành ô mai mơ, hay từ nuôi lợn đến thịt lợn rồi chế biến thành súc sích… Ngành hàng cho phép mô tả từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sự phối hợp hoạt động của từng tác nhân trong ngành hàng. Từ điểm sản xuất sản phẩm đầu tiên (nguồn) tới sản phẩm cuối cùng (ngọn) của một ngành hàng đã tạo ra sự chuyển dịch các luồng vật chất trong ngành đó. Sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành đó theo ba dạng cơ bản sau: - Sự dịch chuyển về mặt thời gian: Sản phẩm được tạo ra trong thời gian này lại được tiêu thụ ở thời gian khác. Sự chuyển dịch này giúp ta điều chỉnh cung ứng sản phẩm theo mùa vụ. Để thực hiện tốt sự chuyển dịch này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự trữ sản phẩm. - Sự dịch chuyển về mặt không gian: Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được dùng ở nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các kênh phân phối của sản phẩm. Sự chuyển dịch này giúp ta thỏa mãn tiêu dùng trong vùng cho mọi tầng lớp nhân dân trong nước và đó cũng là cơ sở không thể thiếu được để sản phẩm của ngành này trở thành sản phẩm hàng hóa. Điều kiện cần của chuyển dịch về mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ. - Sự chuyển dịch về mặt tính chất: Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động của công nghệ chế biến. Ở đây, yếu tố vật chất của sản phẩm vẫn còn giữ nguyên nhưng nó được sàng lọc, chiết xuất hoặc phụ thêm các phụ da nào đó để tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú và nó được phát triển theo sở thích người tiêu dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng càng nhiều lần thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra. Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và chính sách. Hơn nữa, theo Fabre thì “Ngành hàng là hình thức hoá dưới dạng mô hình đơn giản tổ chức của các luồng (vật chất hay tài chính); các tác nhân hoạt động có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và các phương thức điều tiết”. Như vậy, để một ngành hàng phát triển ở mức độ cao, có chỗ đứng trong thị trường, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đem lại lợi ích cho người sản xuất - kinh doanh thì việc nghiên cứu, phân tích ngành hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và cho từng ngành hàng, từng loại sản phẩm nói riêng và cho một địa phương hay vùng kinh tế. Quá trình vận hành của ngành hàng từ khâu sản xuất đến tiêu dùng bao gồm một tập hợp liên tiếp các hoạt động kinh tế của các tác nhân, hay là sự luân chuyển liên tục các luồng vật chất qua từng tác nhân, mà ở từng khâu, mỗi tác nhân lại tạo ra những sản phẩm khác nhau. Sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng là sự hợp thành của tất cả những hoạt động kinh tế đó. Hiểu theo nghĩa đó, ngành hàng sẽ bao gồm một chuỗi các tác nhân có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động kinh tế của chúng, được sắp xếp theo một trật tự nhất định ở từng vị trí của từng luồng hàng và các hoạt động đó được hoàn thiện dần cho đến khi tạo nên sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. *) Tác nhân Tác nhân là trong ngành hàng là đơn vị kinh tế hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình, Ta có thể hiểu tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp, tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân được phân chia làm hai loại: Tác nhân có thể là người thực hiện (hộ nông dân, người tiêu thụ..) và tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy..). Theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động như: - Tác nhân “người sản xuất” - Tác nhân “người chế biến” - Tác nhân “người bán buôn” - Tác nhân “người bán lẻ”. - Tác nhân “người tiêu dùng” Trong ngành hàng, sơ đồ tổ chức các “tác nhân” thường thể hiện bằng những hình chữ nhật đơn giản như sau: Người sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ Người chế biến Người tiêu dùng Sp thô Sp chế Sp bán Sp bán biến buôn lẻ Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng Người sản xuất là tác nhân đầu tiên trong ngành hàng, họ sử dụng những nguyên liệu ban đầu để tạo ra sản phẩm thô, có thể bán cho tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua công đoạn gia công chế biến. Người chế biến là tác nhân sử dụng các sản phẩm của hộ sản xuất, bằng công nghệ, kỹ thuật, bí quyết…để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng những thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng. Người bán buôn là tác nhân không tạo ra sản phẩm mới, họ mua hàng với số lượng lớn rồi tiếp tục bán lại cho người khác cũng với số lượng lớn. Người bán lẻ là tác nhân mua hàng lại từ người bán buôn để bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Các sản phẩm từ người bán lẻ thường là sản phẩm hoàn thiện cuối cùng trong ngành hàng. Người tiêu dùng là tác nhân tiêu dùng các sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, ranh giới giữa các tác nhân là không rạch ròi, nhiều khi đan xen với nhau. Ví dụ, một người bán buôn, họ có thể kết hợp với người bán lẻ hàng hoá đó và thậm chí tiêu dùng chính sản phẩm đó. Với các hoạt động kinh tế riêng của mình, các tác nhân này thực hiện từng nội dung chuyển dịch trong các chuỗi hàng khác nhau. Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng nhất định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều ngành hàng của nền kinh tế quốc dân. Có thể phân loại các tác nhân thành nhóm tuỳ theo bản chất hoạt động chủ yếu trong ngành hàng như sản xuất, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ. *) Chức năng Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân. Ví dụ hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn...Một tác nhân có thể có một hay vài chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. *) Sản phẩm Trong ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả của hoạt động kinh tế, là đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Sản phẩm của tác nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó. Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. Sản phẩm của từng tác nhân đều đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của từng hoạt động theo quy trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ hộ trồng lúa bán thóc cho hộ chế biến, hộ chế biến bán gạo cho hộ bán buôn, hộ bán buôn bán gạo, mì hoặc sợi phở cho hộ bán lẻ, hộ bán lẻ bán cho người tiêu dùng. Như vậy thóc là sản phẩm của hộ trồng lúa nhưng lại là nguyên liệu của hộ chế biến, sợi mì là sản phẩm của hộ chế biến nhưng lại là hàng hoá của hộ bán buôn…Quá trình này tiếp diễn qua từng mạch hàng và giá trị hàng hoá của các tác nhân kế tiếp ngày càng tăng lên. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Tên sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên. *) Mạch hàng Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa đựng quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng mạch hàng, giá trị của sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân. Điều đó thể hiện sự đóng góp của từng tác nhân trong việc tạo nên VA của ngành hàng. Mỗi tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng. Mạch hàng càng phong phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững. Điều đó cũng có nghĩa là nếu có một vướng mắc nào đó cản trở sự phát triển của mạch hàng nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng có tính chất dây chuyền đến các mạch hàng đứng sau nó và sẽ ảnh hưởng chung đến hiệu quả của luồng hàng và toàn bộ chuỗi hàng. *) Luồng hàng Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng. Luồng hàng thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn sản xuất, chế biến và lưu thông đến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. Chủng loại sản phẩm cuối cùng càng phong phú thì luồng hàng trong một ngành hàng càng nhiều. Điều đó có ý nghĩa lớn trong quá trình tổ chức và phát triển sản xuất vì sự luân chuyển của luồng vật chất qua từng tác nhân trong các luồng hàng đã làm cho mọi tác nhân trong ngành hàng trở thành người sản xuất sản phẩm hàng hoá. Mặt khác việc bố trí lại lao động giữa các khâu trong quá trình phát triển của chuỗi hàng tạo nên sự chuyển dịch lao động từ khâu sản xuất đến khâu chế biến và lưu thông để nối dài chuỗi hàng, từ đó sẽ tạo điều kiện cho sự phân công lao động xã hội phát triển kích thích quá trình sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều loại sản phẩm phong phú hơn, thoả mãn đầy đủ hơn thị hiếu tiêu dùng của xã hội. Mọi luồng hàng đều bắt đầu từ một tác nhân ở khâu sản xuất nông sản và kết thúc ở một địa chỉ tiêu thụ cuối cùng. *) Luồng vật chất Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp khối lượng sản phẩm do từng tác nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua tác nhân khác kề sau nó trong từng luồng hàng. Ví dụ như hoa quả từ hộ sản xuất đến hộ chế biến, quả chế biến đến hộ bán buôn rồi bán lẻ…Mỗi khi dịch chuyển đến một tác nhân khác, luồng vật chất có thể thay đổi về số lượng tuỳ theo các hệ số kỹ thuật, thay đổi về chất lượng mà đôi khi cả về hình thái tuỳ theo công nghệ chế biến ở từng mạch hàng. Trong phân tích ngành hàng thông thường người ta chỉ đề cập đến luồng vật chất của những sản phẩm chính. *) Hệ số kỹ thuật Đó là các hệ số quy đổi, các tỷ lệ so sánh cũng như các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất khác nhau về chủng loại và tính chất. Nó được quy định bởi các cơ quan đo lường, thiết kế của nhà nước hay tổng hợp qua khảo sát thực tế, hệ số kỹ thuật sẽ giúp tính toán suy rộng từ các kết quả điều tra mẫu trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng cần được đảm bảo tính chính xác và chỉ sử dụng trong phạm vi cho phép. 2.1.1.2 Nội dung nghiên cứu ngành hàng Nội dung quan trọng trong nghiên cứu ngành hàng đó là: - Nhận dạng được các dòng chu chuyển (vật chất và kinh tế), hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng; - Nhận dạng được các tác nhân tham gia vào ngành hàng; - Phân tích kinh tế - tài chính của từng tác nhân cũng như toàn bộ ngành hàng. a) Nhận dạng các dòng chu chuyển Căn cứ để nhận dạng: Thường là các sản phẩm cây trồng được dùng để gọi tên ngành hàng (ngành hàng ngô, ngành hàng gạo, ngành hàng hoa hồng…) và được xác định từ sản xuất nông nghiệp ban đầu (cấp nông dân hay các trang trại nông nghiệp). Sau đó, tiếp tục theo dõi sản phẩm ở hạ nguồn (đầu ra) thông qua các chu trình thương mại hoá khác nhau và các công đoạn chế biến khác nhau cho tới tận các thị trường tiêu thụ; đồng thời, xem xét ở thượng nguồn (đầu vào) nhận dạng các nhà cung cấp đầu vào và các dịch vụ chính tham gia vào sản xuất. Như vậy, chúng ta đi theo sản phẩm trong suốt quá trình chế biến kế tiếp nhau. Khi chúng ta tiến dần về phía hạ nguồn (đầu ra) của sản phẩm cuối cùng, có thể cho xác định được dòng chu chuyển của chuỗi các sản phẩm được tạo ra trong toàn bộ ngành hàng. Trong trường hợp khi chúng ta tìm cách giới hạn các điều tra cần thiết hoặc vì lý do liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, thì có thể chỉ thực hiện các phân tích từng phần của ngành hàng tại thời điểm nghiên cứu, do đó, điều quan trọng là cần phải xác định được các tiểu ngành hàng liên quan đến các kỹ thuật chế biến và các sản phẩm chính hay phụ khác nhau. Điều này cũng không làm hạn chế những tính toán kinh tế sau này. Khi chúng ta tiến dần về phía thượng nguồn (đầu vào) của sản phẩm cho phép xác định được các hoạt động liên quan đến ngành hàng. b) Nhận dạng các tác nhân Trên thực tế, việc nhận dạng các tác nhân ít khi tách rời giai đoạn trước nhận dạng với các dòng chu chuyển và các hoạt động. Việc phân chia các chức năng và vai trò của các tác nhân trong ngành hàng phải là mục tiêu nghiên cứu. Nhiều tác động khác nhau lên ngành hàng phải được tách ra một cách cẩn thận để sau đó có thể tiến hành bước tiếp theo trong những phân tích kỹ thuật về sự vận hành của ngành hàng và có thể thiết lập nên những báo cáo phân tích của mỗi chức năng. Tầm quan trọng của phương pháp phân tích này để ứng dụng phân tích ngành hàng trong chương trình điều chỉnh của ngành nông nghiệp. c) Xác định ngành hàng Trong một ngành hàng, xuất phát từ điểm ban đầu là việc tạo ra một sản phẩm nhất định (ở đây là nông sản phẩm) trải qua một quá trình gia công, chế biến và lưu thông đã tạo ra các luồng chuyển dịch vật chất và cuối cùng đã cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để tạo ra các luồng hàng đó cần phải có các tác nhân tham gia trong mạch hàng với từng chức năng riêng biệt. Các tác nhân đó đã tạo ra các loại sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu chuyển dịch và tổng hợp các luồng hàng đó sẽ tạo nên một ngành hàng nhất định. Để có thể đáp ứng được yêu cầu phân tích ở bước sau cần giải quyết một số nội dung cụ thể sau: + Đặt tên cho ngành hàng: đây là việc đầu tiên của phân tích ngành hàng. Tên ngành hàng là tên sản phẩm chính của các tác nhân đầu tiên của ngành hàng. Ví dụ ngành hàng hoa tươi được đặt tên từ sản phẩm hoa hồng của các tác nhân đầu tiên là tác nhân người sản xuất. Trong phân tích ngành hàng hoa hồng chúng tôi chỉ nghiên cứu từ khâu sản xuất tới khâu bán buôn và bán lẻ hoa hồng tới tay người tiêu dùng. + Xác định hệ thống các tác nhân trong ngành hàng: Đây là một việc khá quan trọng bởi vì phân tích ngành hàng chính là phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng. Do đó, chúng ta phải xác định được đúng, đầy đủ và sắp xếp các tác nhân theo một trật tự hợp lý trong từng mạch hàng, luồng hàng. Mỗi ngành hàng khác nhau trong mỗi phạm vi nghiên cứu khác nhau mà bao gồm các loại tác nhân khác nhau. Ví dụ: trong ngành hàng hoa hồng, hệ thống tác nhân được xác định bao gồm: tác nhân người sản xuất hoa hồng, tác nhân người bán buôn, người bán lẻ, hộ thu gom và các cửa hàng bán hoa hồng, tác nhân người tiêu dùng cuối cùng. + Mô tả quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng: Việc mô tả các tác nhân trong ngành hàng được dựa trên cơ sở chức năng hoạt động của từng tác nhân, sản phẩm mà mỗi tác nhân tạo ra cũng như mối quan hệ của chúng trong ngành hàng. Nêu được số lượng của các tác nhân, mô tả được chức năng, sản phẩm, còn phải chỉ rõ các mối quan hệ mật thiết giữa các tác nhân thông qua luồng vật chất lưu chuyển và phương thức thanh toán. Thông thường ta chỉ mô tả mối quan hệ giữa các tác nhân đứng kề trước và kế tiếp tác nhân đang được mô tả. Công việc này rất quan trọng vì đó mới có cơ sở sắp xếp vị trí của từng tác nhân trong mạch hàng, luồng hàng của một ngành hàng. Và chú ý tới sự ăn khớp giữa các mối quan hệ về các luồng vật chất lưu chuyển trong ngành hàng để mô tả cho chính xác. + Lập sơ đồ ngành hàng: là việc mô tả cấu trúc hoạt động của ngành hàng. Căn cứ vào hệ thống các tác nhân đã được xác định, chức năng, và quan hệ giữa các tác nhân đã được mô tả để lập sơ đồ ngành hàng. Sơ đồ ngành hàng phải thế hiện được mối quan hệ giữa các tác nhân qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và lưu thông cũng như các hoạt động cung cấp đầu vào và được ghi nhận với số lượng vật chất lưu chuyển qua từng mạch hàng. Trong sơ đồ ngành hàng, mỗi tác nhân tham gia trong ngành hàng được biểu diễn bởi các hình chữ nhật thể hiện sự cấu thành “lãnh thổ” kinh tế đóng kín bởi một “biên giới”. Mối quan hệ giữa các tác nhân với nhau thể hiện sự lưu chuyển của các luồng vật chất qua từng mạch hàng được biểu thị bằng các kiểu mũi tên với các ký hiệu khác nhau cho từng loại sản phẩm trung gian. Ngay sau khi xác định được các luồng hàng thì điều quan trọng là phải xác định được lượng vật chất trao đổi cũng như các giá trị tiền tệ mà chúng biểu thị. Lượng vật chất và giá trị đó sẽ được ghi đầy đủ ở khoảng cách giữa các tác nhân hoặc phần bên dưới của các tác nhân trong ô hình chữ nhật. Việc xác định lượng vật chất lưu chuyển còn phải dựa vào các hệ số kỹ thuật. Thông thường có hai loại sơ đồ: Sơ đồ biểu diễn về các đại lượng vật chất và sơ đồ biểu diễn về mặt giá trị của ngành hàng. - Lập sơ đồ về luồng vật chất: dựa trên cơ sở mô tả quan hệ giữa các tác nhân, các hệ số kỹ thuật, còn lập sơ đồ về giá trị dựa trên cơ sở sơ đồ về luồng vật chất và đơn giá sản phẩm. Trong sơ đồ biểu diễn về các đại lượng vật chất, từng loại sản phẩm lưu chuyển được ký hiệu bằng từng loại mũi tên khác nhau. - Trong sơ đồ về giá trị chỉ còn một loại mũi tên ký hiệu về sự vận hành của luồng tiền qua từng tác nhân. Xác định ngành hàng là bước đầu tiên quan trọng của phân tích ngành hàng. Nếu không giải quyết tốt được bước này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của sự phân tích ngành hàng, vì trong một chừng mực nào đó, chúng quyết định tới hình thức tổ chức của từng giai đoạn tổ chức sản xuất - kinh doanh trong ngành hàng. Do đó, để xác định ngành hàng được tốt thì ngoài việc phải nghiên cứu để có hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về ngành hàng cần phải tổ chức tốt việc thu thập số liệu và các thông tin cần thiết có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành hàng, thiết lập được sơ đồ ngành hàng với các số liệu, thông tin đầy đủ chính xác sẽ giúp cho việc phân tích được thực hiện, từ đó sẽ rút ra được kết luận và các đề xuất xác đáng cho nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra các chính sách hợp lý về chiến lược phát triển ngành hàng. Sơ đồ ngành hàng là bức tranh suy rộng của toàn bộ ngành hàng trong phạm vi nghiên cứu trên cơ sở các mẫu đại diện. Từ đây cũng có thể biết được giá trị gia tăng của toàn bộ ngành hàng. d) Phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng Việc phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân được thực hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế với hai nội dung là phân tích tài chính và phân tích kinh tế. e) Kết luận và đề xuất Sau khi phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân cần rút ra kết luận và đề xuất về mặt kinh tế xã hội cho sự phát triển của ngành hàng. 2.1.1.3 Điều kiện phân tích ngành hàng Phân tích ngành hàng là một phương pháp mới, hiện đại và có nhiều ưu thế hơn trong việc tính toán hiệu quả kinh tế của từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều kiện của phương pháp này là chỉ cho phép phân tích một ngành hàng độc lập. Với yêu cầu của sự phát triển hiện nay cần thiết phải xét đến hoạt động đa dạng và tính phân tán của những quyền lợi cùng quyết định của tất cả các tác nhân tham gia vào ngành hàng ở mọi mức độ khác nhau. Phân tích ngành hàng chỉ là một sự mô hình hoá hạn chế sự liên kết kinh tế và kế toán. Vì vậy, nó phải được phân tích bằng những kết quả được điều tra và phân tích kinh tế - xã hội trong dân chúng. Khi phân tích ngành hàng cần sự kết hợp với dự báo kinh tế và các dự kiến về quyết định có liên quan tới ngành hàng trong tương lai. 2.1.1.4 Phát triển ngành hàng Như khái niệm ở trên ta hiểu được thế nào là ngành hàng: “Ngành hàng là tập hợp các tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công, chế biến và đi đến một thị trường hòan tất của sản phẩm nông nghiệp”. Ngành hàng là toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến, đến phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Trước hết chúng ta nên hiểu thế nào là phát triển? Phát triển: “Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống.” (trích Giáo trình Phát triển nông thôn, TS.Mai Thanh Cúc, TS.Quyền Đình Hà, ThS.Nguyễn Thị Tuyết Lan, ThS. Nguyễn Trọng Đắc, NXBNN,2005,tr16). Vận dụng khái niệm này cho phát triển ngành hàng thì: Phát triển ngành hàng: đó là sự chuyển biến (hay chính là sự tăng lên) cả về số lượng và chất lượng các tác nhân trong ngành hàng, bao gồm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, và sự hoàn thiện về sự liên kết giữa các khâu, các lĩnh vực và cùng điều hoà lợi ích của các tác nhân trong ngành hàng (mà người sản xuất có thể là: Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình hay các cá nhân…). Biểu hiện của sự phát triển như sau: *) Phát triển chiều rộng: Đó là sự chuyển biến về số lượng (sự tăng lên về qui mô) gồm: tăng diện tích, sản lượng; Tăng số lượng tác nhân; phát triển kênh tiêu thụ; Tăng đầu tư; Ví dụ từ ít hộ trồng hoa hồng tăng lên thành nhiều hộ trồng hoa hồng; từ ít diện tích tăng lên thành nhiều diện tích; từ ít sản lượng cắt cành/sào tăng lên nhiều sản lượng cắt cành/sào; từ ít vụ tăng lên trồng nhiều vụ trong một năm… tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, để từ đó giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng tăng. *) Phát triển chiều sâu: Đó là sự chuyển biến về chất lượng, bao gồm: + Chất lượng học: là sự tăng lên về chất lượng của sản phẩm Ví dụ nhưhất lượng hoa cắt cành thế nào? Tăng dần tỷ lệ hoa loại I (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu): Hoa hoàn chỉnh đường kính hoa từ 5-6 cm, chiều cao hoa từ 6-7 cm, rất tươi, không bị tổn thương, không có các dị tật, hoa có màu đặc trưng, màu sắc lá xanh, bóng, không dị dạng, không biến màu, cành mập, thẳng dài từ 80 - 90 cm… tăng dần tỷ lệ cành thương phẩm…Theo đó là ngày càng cải thiện dần giống hoa trong quá trình sản xuất, nghiên cứu chọn lọc ra những giống hoa đẹp, chất lượng và cho năng suất hoa cắt cành cao. + Tăng giá trị VA của từng tác nhân + Tăng sự liên kết các tác nhân: người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng. + Cơ cấu VA hợp lý giữa các tác nhân + Tăng VA các kênh tiêu thụ 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất hoa hồng 2.1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển, yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất hoa hồng *) Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu cây hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa. Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là vụ Xuân (tháng 2-3). Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành 70.000 - 80.000 gốc/ha. Các giống tốt và phổ biến hiện nay: xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, cá vàng, trắng, tối.... *) Đất trồng: Chọn đất bằng phẳng, tơi xốp nhẹ, có tầng canh tác sâu 50 - 100cm tơi xốp, thóang khí, PH từ 5,5 - 6,5, làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m. Phân bón lót trước khi lên luống khoảng 20-30 tấn phân chuồng mục + 400 supe lân + 500 vôi bột cho 1 ha. Đất phải trải nắng, luôn ẩm nhưng không ướt. Trồng nơi thiếu ánh sáng, thiếu ôxi hoa sẽ không có màu đẹp, mùi thơm sẽ mất. Trước khi trồng 2-3 ngày phải tưới đủ nước. *) Bón phân Sản lượng hoa càng nhiều nhu cầu phân bón càng lớn. Hoa hồng là loại cây cho hoa liên tục vì thế quá trình hút dinh dưỡng tương đối đều đặn, ít biến động với cả nguyên tố đa lượng và vi lượng. Mặt khác hoa hồng là cây cho hoa nhiều năm, hoa liên tục bị cắt đi nên tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng. Nếu không bổ sung kịp thời thì sinh trưởng chậm, năng suất và chất lượng hoa kém. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N, P, K là 18, 8, 17 đối với hoa hồng có ảnh hưởng tốt tới việc tăng diện tích lá, số cành hoa, chiều dài hoa. Nhiều kali có tác dụng rõ rệt: tăng số lượng và ._.chất lượng hoa, vì kali tăng vận chuyển sản phẩm quang hợp, tăng khả năng tổng hợp Protein và đường. Hoa hồng cần nguyên tố vi lượng, các nguyên tố này có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sự sinh trưởng của cây mà chủ yếu xúc tác cho phản ứng của men. Nhìn chung ít cây bị thiếu vi lượng, nhưng nếu trồng trong chất nền không đất thì cần bón bổ sung vi lượng. Bón thêm N kích thích sự hút Zn, Fe, Ca và Mo. Ngoài ra có thể bón thêm phân hữu cơ: phân chuồng, bã đậu tương, phân bùn…kết hợp với phân vô cơ sẽ cho kết quả tốt. Đặc biệt có thể bón phân gà để tăng PH của đất. Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kỳ thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành thu khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/đợt. Do vậy hoa hồng cắt cành đòi hỏi lượng phân rất cao. Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành Đà Lạt thường đầu tư 20-30 triệu đồng tiền phân bón/ha/tháng. Việc bón phân cho hoa hồng ngoài việc phải đạt năng suất cao còn phải đạt màu sắc hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tùy theo mức độ thâm canh, quy trình bón phân như sau: a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2) - Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg. - Phân chuồng hoại: 4-6 tấn. b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại): - Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới. c) Bón thúc sau khi ghép mắt: Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc + Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công. + Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE + Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh. + Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. + Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá. + Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau: - Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. + Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên. *) Nước tưới: Trồng hồng phải đảm bảo được nguồn nước tưới vì cây hồng rất cần nước. Mùa nắng mỗi ngày nên tưới 2lần: sáng sớm trước 9giờ và buổi chiều lúc 5giờ. Nếu gặp ngày nắng gắt nên tưới thêm buổi trưa và phải tưới thật đẫm, nếu không đất nóng lên cây sẽ chết. Ban đêm không nên tưới nước vì nước đọng trên lá sẽ là cơ hội tốt cho các loại nấm mốc xâm nhập. Vào mùa mưa, chỉ tưới cho hồng trong những ngày nắng gắt, đồng thời phải có mương rãnh thoát nước tốt vì nếu để nước ngập gốc chỉ trong một buổi là cây hồng đã bị thối rễ rồi chết. *) Các thời vụ trồng Tuy hoa hồng không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng, có thể sản xuất quanh năm, nhưng trong năm có một chu kỳ ngủ nghỉ, có tác dụng tích cực tới sinh lý của cây. Bởi vì quá trình cắt hoa đối với bộ rễ cần có thời gian để cân bằng kích tố giữa phần trên và phần dưới mặt đất. Tuy hoa được cắt quanh năm nhưng không chắc chắn có hiệu quả kinh tế cao, căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây và hiệu quả kinh tế mà người ta sản xuất. Kế hoạch sản xuất hoa hồng có thể chia làm 3 loại hình: - Sản xuất quanh năm: Phải sản xuất trong nhà kính có đầu tư lớn, thiết bị phức tạp nhưng có hoa quanh năm. Một năm có đến 4-5 đợt thích hợp với người chuyên trồng hoa. Sự điều tiết hoa được thực hiện bằng cách bấm ngọn và điều tiết nhiệt độ. Ngoài ra phải chú ý chọn giống thích hợp. Khi trồng trên nền đất phải chú ý cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh. * Chăm sóc - Thu hoạch - Bảo quản: - Diệt cỏ dại: Môi trường sống của cây Hồng rất thích hợp với sự nảy nở của cỏ dại. Đất vừa ẩm vừa nhiều chất bổ dưỡng đã làm cho cỏ sẽ tranh dành thức ăn với cây trồng, sự tốn kém không sao tránh được . - Cắt tỉa: Trồng hoa Hồng không phải chỉ để thưởng thức hoa không thôi, mà còn để ngắm vẻ đẹp của cây nữa. Cây hồng gọi là đẹp khi thân và nhánh mập mạnh, tán lá xum xuê… Tùy theo giống mà hoa tàn mau hay lâu. Trung bình hoa Hồng nở 4-5 ngày thi tàn. Khi hoa tàn nên dùng dao bén hay kéo để cắt bỏ. Nên cắt một đoạn dài từ hoa xuống đến 3-4 đốt lá. Khoảng 10 ngày sau khi cắt cành, nhiều tược non sẽ nhú ra và hầu hết những tược này khi trưởng thành sẽ đơm hoa. Thường mỗi cành đơm 1 đóa hoa, nhưng cũng có cành trổ đến 3 hoa. Tất nhiên, trong trường hợp này đóa hoa trên cùng lớn nhất và 2 hoa phát ra từ nách lá kế dưới là hoa phụ, nhỏ hơn. Để cho hoa trên cùng phát triển hết mức thì ta phải hy sinh ngắt bỏ 2 hoa phụ, chất bổ dưỡng của cây sẽ dồn vào nuôi vào hoa chính. Khi cây Hồng ra hoa được 5-7 đợt, tức cây đã già, ta nên cắt bỏ hết các cành, chỉ chừa đoạn gốc khoảng 1 tấc để cây phát ra những chồi mới, mọc mạnh như một cây Hồng mới vậy. - Thu hoạch và bảo quản hoa Hồng: Muốn cắt cành Hồng để chưng hay để bán ta nên cắt vào buổi sáng tinh sương hoặc sau 5h chiều, đó là lúc khí trời mát mẻ, cành hoa đang căng tràn nhựa sống. Nhờ đó mà hoa sẽ lâu tàn. Nếu cắt hoa để bán vào buổi chợ sớm mai, thì nên cắt lúc về chiều. Cắt xong xếp hoa lại thành từng bó nhỏ, đặt thẳng đứng vào thùng nước sạch để hoa được tươi lâu. Cắt hoa để bán nên cắt khi hoa còn búp. Những hoa đã nở bung cánh sẽ bán không được giá vì hoa đó sớm tàn. Nghệ thuật cắt cành Hồng là giữ vết cắt khỏi bị giập nát. Muốn vậy phải sử dụng dao hay kéo bén và vết cắt nên vát xéo, tạo được bề mặt hút nước của cuống hoa rộng hơn, giúp hoa tươi lâu hơn. * Sâu bệnh: Hoa Hồng có nhiều bệnh hại do nấm, vi khuẩn, côn trùng… tác hại xuất hiện quanh năm, từ mùa mưa sang cả mùa nắng. Cũng như các giống hoa kiểng khác, cây Hồng khi đã bị sâu bệnh tấn công thì xuống sức rất nhanh và rất dễ chết. Muốn phòng ngừa sâu bệnh thì một là chọn những giống có sức kháng bệnh cao, hai là phải cải tạo đất thật kĩ trước khi trồng để tiêu diệt hết mầm mống dịch hại, ba là xịt thuốc ngừa sâu rầy theo đúng định kì, như vậy mới hy vọng ngăn ngừa được nạn sâu bệnh phá hại. + Sâu đục thân: Sâu đục thân là giống sâu nhỏ nhưng có ngàm khỏe, phá hại cây Hồng bằng cách đục một lổ nhỏ ở cành hay thân cây để từ lổ đó chui vào đục khoét sâu vào lõi gỗ khiến cành hay thân bị héo và chết khô. Những cành hay thân bị sâu đục thân tấn công, nếu phát giác kịp thời thì bơm xịt thuốc trừ sâu vào để giết chết, may ra cứu được cành bị hại. Nếu cành nào bị chết thì nên cắt bỏvà đem ra khỏi vùng trồng Hồng đốt bỏ. + Sâu xanh: Sâu xanh sống bám vào đọt non và nụ hoa của cây Hồng để gặm nhấm, đồng thời đẻ trứng lên đo khiến đọt bị quăn queo, nụ hoa phát triển kém. Nên ngắt bỏ ngay những đọt non hay nụ hoa bị sâu xanh tấn công để chúng khỏi lây lan sang những cành còn lại và cả các cây chung quanh. Nếu chúng xuất hiện nhiều thì chỉ còn cách dùng những loại thuốc trừ sâu như SuprasideND hay thuốc Karate 2.5 EC để phun khắp các khu vực trồng Hồng nghi ngờ bị sâu này tấn công. + Rầy mềm: Rầy mềm hay còn gọi là rầy mềm đen vì thân nó màu đen. Lúc đầu chúng chỉ xuất hiện trên mặt lá hoa Hồng với một đốm nhỏ màu vàng sậm, nhưng sau đó lại ăn lan rộng ra khiến lá bị héo do bị hút hết nhựa. Dùng thuốc trừ rầy Kasuran để trị. + Rệp sáp: Giống rệp này trên mình phủ chất sáp trắng chuyên hút nhựa cây Hồng sống. Chúng thường đóng bám từng đoạn dài trên cuống lá, cuống hoa, hoặc thân cành để hút nhựa khiến cây kiệt sức dần. Loại rệp này sống cộng sinh với kiến. Lũ kiến tha rệp lên thân cây Hồng để hút nhựa cây mà sống và rệp này lại tiết ra một số chất sữa có vị ngọt để nuôi lại kiến. Vì vậy phòng ngừa rệp sáp tốt nhất là tìm cách diệt kiến trong khu vực trồng Hồng. Trừ kiến bằng thuốc Basudin rải ngay tổ kiến hoặc xung quanh gốc cây Hồng . Bênh gỉ sắt: Bệnh này thường gặp, do lọai nấm Phragmidium mucronatum gây ra cho tất cả mọi giống Hồng. Khi cây Hồng bị bệnh gỉ sắt trông chẳn khác nào cây sắp bị chết khô, vì các lá bị khô cháy ở viền lá, phần còn lại thì vàng úa, thân cũng bị mất sức nên lớn không nổi. Với cây bị bệnh gỉ sắt nhẹ, nên cắt bỏ những lá hoặc đoạn cành để cứu những phần thân còn lại. Với cây bệnh nặng thì chỉ có cách nhổ bỏ và đưa ra khỏi khu vực trồng Hồng đốt đi. Hiện nay có nhiều loại thuốc phòng ngừa bệnh gỉ sắt này, như Alvil 5SC chẳng hạn. 2.1.2.2 Vai trò và giá trị kinh tế của ngành sản xuất hoa hồng. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp hiện nay, ở Việt Nam nói chung và Mê Linh nói riêng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất đang là yêu cầu bức thiết của sản xuất. Thực tế trong những năm qua, ở hầu hết các địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng hoa đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ đã đạt thu nhập trên trăm triệu đồng trên 1 ha mỗi năm. Như vậy, hoa là một sản phẩm đặc biệt, ngoài giá trị về thẩm mỹ, thưởng ngoạn, hoa còn mang lại nguồn lợi kinh tế cho con người. Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và có xu hướng trở thành một ngành thương mại có thu nhập cao. Hoa hồng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới, với đặc tính hoa to vừa phải, màu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng, hoa hồng được coi là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Hoa hồng biểu hiện cho hoà bình, tươi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị của niềm vui và sự tốt lành. Cây hoa hồng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn có nhiều giá trị trong y học và đời sống tinh thần. Ngày nay đông y vẫn sử dụng cánh hoa hồng để chữa bệnh ho cho trẻ, dùng lá hoa hồng non giã nhỏ thêm với muối đắp vết thương, mụn nhọt, trị bệnh băng huyết và tiêu chảy. Ngoài ra, cây hoa hồng còn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thú thưởng ngoạn chơi hoa của xã hội, góp phần tạo việc làm, phân bổ và sử dụng hợp lý lao động nông thôn. Vì vậy ngành hàng hoa hồng hiện nay đang là một hướng mới rất có triển vọng đem lại thu nhập cao, giải quyết việc làm, ổn định đời sống người dân. 2.1.3 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan về ngành hàng. Trong quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 3/9/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 do Thủ tướng chính phủ ban hành có ghi rõ: “đến năm 2010 diện tích đất trồng hoa của nước ta phấn đấu đạt 8000 ha, sản lượng hoa thu hoạch đạt 4,5 tỷ cành và xuất khẩu 1 tỷ cành hoa”. Mục tiêu này đặt ra với kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành một cường quốc xuất khẩu hoa lớn trên thế giới, tương đương với Hà Lan. Cho đến những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương về chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đặc biệt là sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển, mở rộng sản xuất, đặc biệt cây hoa hồng là một hướng sản xuất mới đem lại thu nhập cao cho người dân. Cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất hoa, cây cảnh thì bên cạnh đó trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Mê Linh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân huyện Mê Linh có nêu rõ: “mục tiêu của sản xuất nông nghiệp là đối với cây hoa: Dự kiến đưa diện tích trồng hoa cây cảnh từ 371 ha hiện nay lên 450 ha vào 2010 và đạt khoảng 500 ha vào năm 2020. Áp dụng công nghệ cao trong trồng hoa cây cảnh như trồng hoa trong nhà kính, vấn đề tạo giống … nhằm tạo ra loại hoa cây cảnh có giá trị cao và giảm thiểu ô nhiềm môi trường do việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.” Như vậy, các văn bản trên cũng đã tạo hành lang pháp lý giúp các địa phương và khuyến khích các hộ dân đẩy mạnh phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1.1 Trên thế giới Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và có xu hướng trở thành một ngành thương mại có thu nhập cao. Sản xuất hoa của thế giới sẽ tiếp tục phát triển và mạnh mẽ nhất là các nước Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Hướng sản xuất hoa là tăng năng suất, giảm chi phí, giảm giá thành. Mục tiêu sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa đẹp, tươi, chất lượng cao, giá thành thấp. Theo đánh giá của giới chuyên môn hiện giao thương các sản phẩm hoa là hoạt động được mở rộng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu. Dự báo đến năm 2010, giá trị giao dịch sản phẩm này trên thị trường thế giới ước đạt 16 tỷ đôla, tăng 5 tỷ đôla so với hiện nay. Trong đó, các nước sản xuất hoa lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Ấn Độ…chiếm khoảng 50% sản lượng hoa thế giới. Ấn Độ được đánh giá là nước có tiềm năng xuất khẩu hoa lớn với nhiều triển vọng tăng thị phần hoa của mình trên thị trường quốc tế. Theo thống kê, hiện hoa Ấn Độ chiếm gần 1% trong tổng 11 tỷ đôla trị giá hoa giao dịch toàn thế giới. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hoa, cây cảnh của Ấn Độ đã tăng khá trong thời gian qua, nhưng nước này vẫn được coi là nước còn nhiều tiềm năng lớn để xuất khẩu mặt hàng này. Những loại hoa trồng nhiều ở Ấn Độ gồm hoa hồng, hoa cúc, cúc vạn thọ, hoa nhài, heliconias và hoa cẩm chướng với tổng diện tích đạt 116 nghìn ha. Tổng sản lượng hoa thu hoạch của nước này trong năm 2006 đạt 654 nghìn tấn. 2.2.1.2 Ở Việt Nam Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 triệu ha. Diện tích trồng hoa còn rất khiêm tốn. Hiện nay diện tích hoa cây cảnh cả nước có 15.000 ha, tăng 7% so với năm 2004. Hoa hồng được trồng từ lâu đời và tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống với tổng diện tích trồng hoa khoảng 3.500ha. Trong đó Hà Nội có diện tích 1.000 ha. Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao, nhiều địa phương thu nhập từ trồng hoa đã đạt tới 70 - 100 triệu đồng/ha/năm, thúc đẩy nhiều vùng miền trên cả nước chuyển từ trồng các loại rau màu cho thu nhập thấp sang trồng các loại hoa cao cấp, hoa trang trí và hoa xuất khẩu. Cơ cấu ngành hoa Việt Nam tương đối phù hợp với thị hiếu của các thị trường cao cấp trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu. Trên cả nước cũng đã hình thành những vùng trồng hoa tập trung như vùng hoa Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội với diện tích trồng hoa đạt 330 ha, Lâm Đồng với diện tích 2.027 ha, chủ yếu tập trung tại Đà Lạt… Tại các vùng trồng hoa tập trung này, hoa hồng là loại hoa có diện tích trồng và sản lượng cao nhất, cho thu nhập quanh năm và tạo thu nhập thường xuyên. Với đa dạng chủng loại và phẩm cấp, từ hoa phục vụ trang trí hàng ngày, hoa tặng trong dịp lễ tết, hoa cúng, hoa khuôn viên cho đến các loại hoa xuất khẩu. Trong diện tích gần 136 ha trồng hoa của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, diện tích trồng hoa hồng đã chiếm tới trên 56,27% với sản lượng 26,53 triệu bông/năm. Tại miền Bắc, Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất tại huyện Từ Liêm với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu có 330 ha (chiếm 66% diện tích trồng hoa toàn huyện, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã), chủ yếu trồng hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly… với tỷ lệ hoa hồng khá cao. Tiếp đến là Mê Linh của Vĩnh Phúc nay đã nhập vào Hà Nội. Xã Mê Linh là vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh của huyện, đặc biệt là chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng hoa thâm canh đạt hiệu quả kinh tế. Diện tích hoa chủ yếu của Mê Linh là hoa hồng. Ngày 13/12/2004 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định xây dựng Mê Linh thành huyện đô thị đến năm 2020. Theo kế hoạch, từ năm 2006 trở đi vùng hoa của Mê Linh sẽ không mở rộng diện tích mà tập trung vào việc đầu tư thâm canh và cải tiến chất lượng giống của các chủng loại hoa, điều này phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh đã có chiến lược quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội thông qua các Nghị quyết, các chương trình đề án về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và xác định nội dung quan trọng trong nông nghiệp là phải chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Về cây trồng, UBND huyện Mê Linh đã xác định Mê Linh là vùng trọng điểm tập trung sản xuất hoa. Với lợi thế và tiềm năng to lớn trong việc sản xuất hoa trên địa bàn xã Mê Linh, do đó UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hà Nội, UBND huyện Mê Linh xác định việc phát triển sản xuất hoa của xã Mê Linh giai đoạn từ nay đến năm 2010 là rất cần thiết. Trong năm 2006, khi Mê Linh vẫn còn là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, cũng đã và đang được thực hiện Dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống hoa và hoa thương phẩm chất lượng cao. 2.2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến sản xuất hoa hồng Các giống hoa hồng hiện nay được nhập vào Việt Nam theo hai nguồn: Từ các nước Châu Âu vào Đà Lạt phổ biến ở các tỉnh phía Nam và ra Bắc hoặc từ Trung Quốc nhập vào Miền Bắc rồi phát triển xuống phía Nam. *) Về kỹ thuật: Trước những năm 1995, chủ yếu do người sản xuất tự nhập, không thông qua con đường chính thức. Vì vậy, trong những giống hoa hồng nhập về nhiều giống không được chọn lọc dẫn đến những thất bại đáng tiếc. Trong vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của Nhà nước, một số cơ quan nghiên cứu như Viện Di truyền, Viện nghiên cứu rau hoa quả đã chọn lọc, nhập nội một số giống hoa hồng ưu tú từ các nước trồng hoa tiên tiến và tiến hành khảo nghiệm cơ bản, trước khi đưa ra sản xuất rộng, kết quả ban đầu thu đựơc rất khả quan. Các tác giả Đặng Văn Đông và Bùi Thị Hồng (2003) tuyển chọn ra một số giống hoa hồng có triển vọng như VR2,VR4,VR6. Tác giả Hoàng Ngọc Thuận, các giống KS05 (Kiss); VN05 (vàng mới Đà Lạt); PĐ05 (Phấn đỏ); TX05 (trắng xanh)...là những giống thích ứng với đồng bằng sông Hồng. Tập đoàn các giống hoa Hồng nhập nội ở nước ta khá phong phú. Riêng vùng Hà nội có 21 giống. Về căn bản, các giống này đều thích nghi với các vùng sản xuất ở nước ta. * Về nghiên cứu kinh tế: đề tài Phân tích ngành hàng hoa hồng tại các vùng sản xuất tập trung của huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sapa tỉnh Lào Cai của tác giả Th.S. Nguyễn Việt Cường, PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự (Hà Nội-2005). Công trình này đã mô tả được thực trạng sản xuất - kinh doanh của mỗi tác nhân trong ngành hàng hoa hồng, mô tả tổng quát ngành hàng hoa hồng. Tuy nhiên chưa đề xuất được các giải pháp phát triển ngành hàng một cách toàn diện. 2.2.3 Những nhận xét rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn Hoa hồng là một loại sản phẩm góp phần tăng thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân. Do đó phát triển sản xuất hoa hồng trong thời gian tới là rất cần thiết, đặc biệt là chú trọng đến chất lượng hoa. Cây hoa hồng là một loại cây trồng có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để phát triển ngành hàng hoa hồng thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu hoa lớn trên thế giới cần tổ chức ngành hàng phù hợp với sự tham gia của các tác nhân. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng mà sản phẩm của ngành hàng được xác định cụ thể. Thực tế sản xuất hoa hồng ở Mê Linh, ngành hàng hoa hồng đã hình thành nhưng các tác nhân còn ít, quy mô nhỏ và chưa thực sự gắn kết với nhau. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang trồng hoa, là một hướng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là các chủ trương, chính sách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển các ngành hàng. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoa nhưng nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phát triển ngành hàng hoa hồng thì vẫn còn rất ít. 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Bản đồ hành chính huyện Mê Linh Mê Linh là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, mới được nhập vào thành phố Hà Nội vào ngày 1/8/2008. Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35km về phía bắc, có đường Quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua, gần sân bay Quốc tế Nội Bài… là cầu nối giữa thủ đô với các tỉnh, huyện trung du miền núi phía Bắc. Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh. Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn - Hà Nội. 3.1.1.2 Địa hình Mê Linh là một huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cà Lồ, đất đai có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đê sông Hồng,và tiểu vùng trũng. 3.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng * Khí hậu: Huyện Mê Linh nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, nên khí hậu và thời tiết của Mê Linh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với những đặc điểm thời tiết khí hậu khác nhau: Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 nắng nóng, mưa nhiều; Mùa đông tương đối lạnh, khô hanh, ít mưa, thường bắt đầu sớm và kết thúc muộn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; Hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu đặc điểm khí hậu ôn hoà, ấm áp về mùa xuân và mát mẻ về mùa thu. Các yếu tố khí hậu được thể hiện như sau: + Nhiệt độ: - Nhiệt độ không khí trung bình năm là: 23,50C - Nhiệt độ trung bình lớn nhất là: 27,40C - Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất là: 21,40C - Nhiệt độ cao tuyệt đối là: 40,20C - Nhiệt độ thấp tuyệt đối là: 3,70C + Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1700,6 giờ/năm. Trong đó, mùa hè số giờ nắng trung bình là 6-7 giờ/ ngày; mùa đông 3-4 giờ/ ngày; số giờ nắng trung bình trong 1 tháng là 22 ngày. + Mưa: Huyện Mê Linh có lượng mưa tương đối lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 84% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa rất ít, có tháng hầu như không mưa. - Lượng mưa trung bình năm là: 1765 mm - Lượng mưa năm cao nhất là: 2200 mm - Lượng mưa năm thấp nhất là: 1600 mm - Số ngày mưa trung bình năm là: 71 - 95 ngày/năm. + Gió bão: Huyện Mê Linh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng, các tháng 6,7 thường xuất hiện vài đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo dài. Ngoài ra trong một năm huyện còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 5 đến 7 trận bão với sức gió mạnh và lượng mưa lớn, thường xuất hiện vào các tháng 6,7,8 gây thiệt hại đến sản xuất của nhân dân. - Tốc độ gió trung bình 1,7 m/s - Tốc độ gió lớn nhất 28 m/s - Sức gió trung bình cấp 7 đến cấp 8. + Độ ẩm không khí: - Độ ẩm trung bình 85% - Độ ẩm nhỏ nhất 74% - Độ ẩm cao nhất 90% + Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm 1040,1 mm chiếm 55-60 % tổng lượng mưa trong năm. Đặc biệt trong các tháng mùa khô lượng bốc hơi cao hơn nhiều so với lượng mưa nên dễ gây ra hạn hán cục bộ trong vụ Đông xuân ở các xã có địa hình cao, xa sông. Như vậy, với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè, lạnh khô hanh kéo dài vào mùa đông, huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng, phong phú. Tuy nhiên cần phải có biện pháp tích cực phòng chống thiên tai, mưa bão, hạn hán, lũ lụt… * Thuỷ văn: Trên địa bàn huyện có 2 con sông chảy qua là 2 sông Hồng, sông Cà Lồ. + Sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, chảy qua các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc. Đoạn sông chảy qua huyện có chiều dài hơn 11 km, đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Lạc và huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Sông Hồng cung cấp một lượng nước rất lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, hàng năm về mùa mưa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt một số khu vực đất bãi ven sông. + Sông Cà Lồ: - Sông Cà Lồ (sông Cà Lồ cụt) bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy qua các huyện Bình Xuyên, Mê Linh và Yên Lạc đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa các huyện. Đoạn sông chảy qua huyện có chiều dài hơn 10 km, bị ngắt quãng tại nơi có tuyến đê Trung ương chạy qua. Sông Cà Lồ chủ yếu để tưới tiêu cho các xã ven sông. + Hệ thống thuỷ nông: Ngoài hai con sông kể trên, huyện còn có hệ thống thuỷ nông tương đối phát triển. Để thực hiện đầu tư thâm canh triển khai và nhằm nắm vững các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng. Ngoài việc phát huy những loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của vùng. Cần phải xây dựng các công thức luân canh sao cho thích hợp với từng mùa vụ, đầu tư cho thuỷ lợi, phòng chống sâu bệnh, lũ lụt cho cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh qua 3 năm (2006-2008) 3.1.2.1 Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm (2006 - 2008) Mê Linh là một huyện thuộc vùng đồng bằng, trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nay đã nhập vào Thành phố Hà Nội, có 16 xã và 2 thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 14.164,53 ha, có dân số 187.536 người (năm 2008). Là một huyện thuộc đồng bằng sông Hồng nên đất đai của huyện chủ yếu là đất thịt nhẹ với địa hình khá bằng phẳng. Đa số đất đai là đất trung tính và đất hiếm có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, phù hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây rau và hoa. Tình hình sử dụng đất đai của huyện được tổng hợp trong bảng 3.1 Qua bảng 3.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.164,53 ha gồm các loại đất như đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác. Nhìn chung các loại đất có mức biến động tăng giảm hàng năm nhưng không đáng kể. Tổng diện tích đất đã đưa vào sử dụng năm 2008 là 13.596,12 ha chiếm 95,99%, diện tích đất chưa được đưa vào sử dụng là 568,41ha chiếm 4,01%. Điều này cho thấy việc khai thác, sử dụng đất đai ở huyện Mê Linh là khá triệt để . . - Đất nông nghiệp năm 2006 là 8.474,94 ha chiếm 59,99% tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2007 diện tích đất nông nghiệp tăng lên 8.588,81 ha chiếm 60,64% (tăng 1,34% so với năm 2006), nhưng đến năm 2008 giảm còn 8.471,23 ha (giảm 1,37% so với năm 2007) là do lấy diện tích đất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành các khu đô thị mới. Như vậy bình quân mỗi năm đất nông nghiệp của huyện giảm 0,02% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. - Đất chuyên dùng: Do huyện mới được sát nhập vào Hà Nội, cơ sở hạ tầng chưa được ổn định nên huyện vẫn phải mở rộng cả về quy mô và chất lượng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, công trình thuỷ lợi, trường học, trạm y tế…Chính vì vậy mà diện tích đất chuyên dùng của huyện qua 3 năm có xu hướng giảm đi. Năm 2006 diện tích đất chuyên dùng là 2.764,54 ha và đến năm 2008 giảm xuống là 2.734,62 ha, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 0,54% /năm. Điều này cho thấy việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua là tương đối mạnh. - Đất thổ cư: Do sự tăng dân số của huyện từ những năm trước làm cho đất thổ cư có sự biến động tăng. Năm 2006 diện tích đất thổ cư là 1.061,41 ha chiếm 7,51% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2007 tăng lên 1.118,40 ha chiếm 7,9% tổng diện tích đất tự nhiên, và đến năm 2008 tăng lên 1.264,32 ha chiếm 8,93% tổng diện tích đất tự nhiên. Tốc độ phát triển bình quân là 109,14% tức tăng 9,14% /năm. - Đất chưa sử dụng: Chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, bao gồm diện tích đất hoang hoá, đất ven sông, suối… diện tích này chưa được đưa vào sử dụng do những khó khăn của địa hình đất đai, quyền sử dụng đất… diện tích đất này cũng là tiềm năng để mở rộng diện tích cây trồng. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới quản lý và quy hoạch đất đai của huyện cùng với việc người dân đẩy mạnh đầu tư vào khai phá nên diện tích đất chưa sử dụng giảm. Bình quân đất chưa sử dụng qua 3 năm giảm 4,47%/năm. Cụ thể năm 2006 diện tích đất chưa sử dụng là 622,8 ha chiếm 4,41% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2007 giảm xuống còn 541,04ha chiếm 3,82% tổng diện tích đất tự nhiên và giảm so với năm 2006 là 13,13%, đến năm 2008 diện tích đất chưa sử dụng là 568,41ha chiếm 4,01% tổng diện tích đất tự nhiên. Cũng qua bảng 3.1 ta thấy đất nông nghiệp của huyện Mê Linh được phân bổ thành những loại đất đó là: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp khác. Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là chỉ tiêu quan trọng nhất gần như quyết định đối với ngành nông nghiệp của huyện vì diện tích đất canh tác của huyện chiếm tỷ lệ rất cao là 88,8% tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2008. Bảng 3.1.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Mê Linh qua 3 năm (2006-2008) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng diện tích đất tự nhiên 14.126,32 100,00 14.164,53 100,00 14.164,53 100,00 100,27 100,00 100,14 1. Đất Nông nghiệp 8.474,94 59,99 8.588,81 60,64 8.471,23 59,81 101,34 98,63 99,98 - Đất trồng cây hàng năm 7.587,93 89,53 7.654,63 89,21 7.522,40 88,80 100,88 98,27 99,57 - Đất trồng cây lâu năm 607,02 7,16 607,29 7,07 607,29 7,17 100,04 100,00 100,02 - Đất có MNNTTS 276,88 3,27 323,78 3,77 334,46 3,95 116,94 103,30 109,91 - Đất lâm nghiệp 3,11 0,04 3,11 0,04 3,11 0,04 100,00 100,00 100,00 2. Đất chuyên dùng 2.764,54 19,57 2.712,44 19,15 2.734,62 19,31 98,12 100,82 99,46 3. Đất thổ cư 1.061,41 7,51 1.118,40 7,9 1.264,32 8,93 105,37 113,05 109,14 4. Đất chưa sử dụng 622,80 4,41 541,04 3,82 568,41 4,01 86,87 105,06 95,53 5. Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 1.063,82 7,53 982,05 6,93 978,17 6,91 92,31 99,60 95,89 6. Đất phi nông nghiệp khác 138,81 0,98 221,79 1,57 147,78 1,04 159,78 66,63 103,51 ._.71.500.000 71 28.500.000 71 21.840.000 71 29.160.000 71 64.500.000 71 156.000.000 71 589 71 589 71 851 71 589 71 631 71 734 71 159.913,500 71 16.786,500 71 18.585,840 71 17.175,240 71 40.699,500 71 114.504,000 71 2. Người thu gom 71 64.500.000 71 631 71 40.699,500 71 3. Người bán buôn 71 - Hao hụt 71 220.500.000 71 6.615.000 71 734 71 734 71 161.847,000 71 4.855,410 71 4. Người bán lẻ 71 - Hao hụt 71 - Người tiêu dùng 71 171.780.000 71 8.589.000 71 163.191.000 71 851 71 851 71 851 71 146.184,780 71 7.309,239 71 138.875,541 71 5. Cửa hàng hoa 71 - Hao hụt 71 - Người tiêu dùng 71 63.945.000 71 639.450 71 63.305.550 71 945 71 945 71 945 71 60.428,025 71 604,280 71 59.823,745 71 (Nguồn: Số liệu điều tra) 71 ĐVT: Triệu đồng 72 40.699,5 72 91.884 72 18.585,840 127.598,94 60.428,025 72 138.875,541 59.823,745 72 17.175,240 72 Từ các sơ đồ sản lượng và giá trị sản lượng của các tác nhân trong ngành hàng hoa hồng huyện Mê Linh, chúng ta thấy được luồng hàng và giá trị lưu chuyển của luồng hàng hoa hồng thông qua các tác nhân trong năm 2008. 73 Qua các sơ đồ trên, số lượng hoa hồng từ người sản xuất tới tận tay người tiêu dùng ở Mê Linh hao hụt là 14,78% (tương đương với 44.343.450 bông hoa hồng). Tuy nhiên qua các khâu trung gian trong ngành hàng đã làm cho giá trị sản phẩm tăng lên và đóng góp rất lớn vào VA của ngành hàng, cụ thể giá trị tăng lên là 39.174,526 triệu đồng, chiếm 22,17% giá trị sản xuất ban đầu. Như vậy các khâu trung gian trong ngành hàng hoa hồng là yếu tố rất quan trọng và nó tạo ra giá trị gia tăng rất lớn thông qua lưu chuyển hàng hóa. 73 Qua sơ đồ trên, chúng ta thấy rằng tác nhân bán buôn là tác nhân thu mua hầu như toàn bộ lượng hoa hồng, cụ thể số lượng hoa hồng mà tác nhân bán buôn mua là 220.500.000 bông hoa hồng, chiếm 73,5% tổng sản lượng hoa hồng được sản xuất ra. Tuy nhiên, tác nhân này có phải là tác nhân có giá trị gia tăng cao nhất hay không và các giá trị khác như chi phí trung gian, lãi gộp, lãi ròng là bao nhiêu? Để thấy rõ các tác nhân và ảnh hưởng của chúng trong ngành hàng, chúng tôi tiến hành phân tích kinh tế trong ngành hàng, thể hiện quả kết quả và hiệu quả hoạt động của các tác nhân. 73 Ngành hàng hoa hồng là một chuỗi các tác nhân kinh tế có chức năng nhất định, có mối quan hệ liên kết từ đầu đến cuối quá trình sản xuất. Tuy nhiên hoa hồng được trồng ở nhiều nơi và phân bố trên phạm vi rộng nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu vào các tác nhân có ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới ngành hàng hoa hồng Mê Linh, Hà Nội. 73 Các tác nhân: hộ vừa sản xuất vừa thu gom, hộ vừa sản xuất vừa bảo quản, hộ vừa sản xuất vừa bán buôn, hộ vừa sản xuất vừa bán lẻ, hộ vừa thu mua vừa bảo quản, hộ bảo quản, hộ bán buôn, hộ vừa bán buôn vừa thu gom, hộ vừa bán buôn vừa bảo quản, tuy có xuất hiện trong ngành hàng nhưng nếu trong một thời điểm cụ thể thì chúng có ảnh hưởng tới giá của sản phẩm làm cho giá bán thay đổi tại thời điểm đó nhưng nếu so với toàn bộ ngành hàng trong thời gian dài khoảng một năm thì chúng ảnh hưởng không đáng kể hoặc chủ yếu tập trung thực hiện trong một tác nhân nào đó mà ít tham gia vào tác nhân khác. Ví dụ như tác nhân thực hiện vừa sản xuất vừa thu gom thì hầu hết là những hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún có ảnh hưởng không đáng kể tới ngành hàng, còn những hộ vừa sản xuất vừa thu gom với quy mô lớn hơn thì hoặc là họ sản xuất là chính và thu gom là phụ hoặc ngược lại sản xuất là phụ mà thu gom là chính. Nên chúng tôi sẽ coi như họ là hộ sản xuất nếu họ sản xuất là chính, thu gom là phụ và hộ thu gom nếu họ thu gom là chính, sản xuất là phụ. Các hộ tham gia đồng thời trong cả hai hoặc nhiều tác nhân cùng một lúc thì hiện tại vẫn còn quá nhỏ bé so với toàn bộ ngành hàng. 73 Nếu các hộ có thể cùng một lúc tham gia nhiều tác nhân, cùng một thời điểm thì sẽ rất tốt vì như vậy sẽ giảm được số khâu trung gian, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận thu được. Nhưng trong ngành hàng hoa hồng thường những người sản xuất với quy mô lớn và những người bán buôn lớn, họ không tham gia vào thu gom vì quá trình này mất nhiều thời gian và công sức do đó mà hình thành nên các hộ chuyên thu gom hoa hồng. 74 Luồng hàng sẽ đi từ người sản xuất, sau đó bán một phần cho người thu gom hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, phần chủ yếu được bán cho người bán buôn sau đó đến người bán lẻ (hoặc cửa hàng hoa) và cuối cùng đến người tiêu dùng. Phần của người thu gom tiếp tục bán cho người bán buôn để hưởng chênh lệch giá, người bán buôn bán cho người bán lẻ để lấy chênh lệch giá, sau đó đến người tiêu dùng. 74 Do đó, trong ngành hàng hoa hồng Mê Linh, chúng tôi tập trung nghiên cứu các tác nhân chính bao gồm: tác nhân hộ sản xuất hoa hồng, tác nhân hộ thu gom, tác nhân hộ bán buôn, tác nhân hộ bán lẻ, cửa hàng hoa hồng, tác nhân người tiêu dùng. Do điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu những tác nhân này trên địa bàn huyện Mê Linh. 74 a) Tác nhân hộ sản xuất hoa hồng 74 Đây là tác nhân tạo nên sản phẩm đầu tiên của ngành hàng hoa hồng. Những người sản xuất bỏ ra vốn, công sức lao động để trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa hồng. Các hộ trồng hoa chủ yếu bán hoa cho những người thu gom và những người bán buôn đi các tỉnh khác để tiêu thụ, lượng hoa hồng được tiêu thụ nhiều nhất tập trung tại thủ đô Hà Nội. 75 Qua bảng 10, chúng ta thấy trong 3xã trồng nhiều hoa là Mê Linh, Đại Thịnh và Văn Khê thì xã Mê Linh có diện tích trồng hoa trung bình 1 hộ lớn nhất là 5,87 sào, xã Đại Thịnh 4,85 sào/hộ và Văn Khê là 3,21 sào/hộ, bình quân mỗi hộ sản xuất 4,64 sào hoa hồng. Năng suất và sản lượng ở các xã là khác nhau, xã Mê Linh có diện tích trồng lớn nhất và cũng là xã có sản lượng hoa hồng nhiều nhất với 30.072 bông/sào do người dân ở đây có truyền thống nghề trồng hoa. Năng suất hoa hồng bình quân của các hộ điều tra là 38.930 bông/sào. 79 Giống hoa hồng Pháp màu đỏ được trồng chủ yếu, bởi đây là loại hoa truyền thống đã được đưa về trồng từ năm 2000, thay cho giống hồng Đà Lạt. Tuy nhiên, năng suất hoa/sào thấp hơn so với hồng trắng và các loại hồng khác (hồng phấn và hồng vàng, hồng chùm...), nhưng giá cả ổn định và ở mức cao hơn, nhu cầu thị trường nhiều hơn và quan trọng là các hộ dân ở đây đã có kinh nghiệm trong trồng giống hồng này. Từ năm 2004, bắt nhịp với nhu cầu đa dạng về màu sắc và chủng loại, các hộ dân Mê Linh đã đưa các giống hoa hồng nhập nội từ Trung Quốc, Hà Lan đó là các giống hồng trắng, hồng vàng và hồng phấn vào trồng, tuy nhiên quy mô diện tích nhỏ hơn so với hoa hồng, giống hồng mới này cho năng suất cao hơn, nhưng giá bán/bông thấp, những giống hồng này nhiều gai, cành to, bông nhỏ, nở nhiều nên mất công lao động tỉa cành thường xuyên, các giống này mới được đưa vào trồng trong thời gian ngắn nên người dân chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, chất lượng đầu bông kém. Tuy nhiên, nhờ học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông, từ Trung tâm rau hoa quả trường Đại học Nông nghiệp I và cán bộ công ty giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc về hướng dẫn nên chất lượng hoa được nâng cao, hiện nay thị trường đang chuộng loại hoa hồng này nên diện tích đang được người nông dân nhân rộng. 80 - Theo quy mô trồng hoa hồng: 81 Trung bình mỗi hộ điều tra trồng 4,64 sào hoa hồng, những hộ có quy mô trồng lớn thường sẽ đầu tư lớn cho sản xuất và cho năng suất, sản lượng cao hơn những hộ có quy mô nhỏ. Như vậy, quy mô sản xuất cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng của hoa hồng. 81 - Theo mức đầu tư: 81 Những hộ trồng hoa hồng với diện tích lớn thường có mức đầu tư lớn hơn, cụ thể mức đầu tư trên 5 triệu đồng/sào thường ở những hộ có khoảng 6,11 sào trồng hoa hồng, những hộ sản xuất ở mức thấo từ 2-4 sào thường đầu tư đến 3 triệu đồng/sào. Năng suất ở các hộ đầu tư khác nhau là khác nhau, các hộ có mức đầu tư cao hơn thì cho năng suất và sản lượng cao hơn. Như vậy, mức đầu tư có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng hoa hồng. 81 b) Tác nhân hộ thu gom hoa hồng 82 Hàng ngày chợ hoa Mê Linh thường diễn ra vào khoảng 3 - 7 giờ sáng, hoặc từ 5 giờ chiều, những người mua buôn đến chợ hoa và thu mua hầu hết các loại hoa được bán ra trên thị trường, từ hoa hồng cho đến các loại hoa khác. Họ mua hoa từ người trồng hoa, người thu gom hoa, thậm chí họ mua lại từ những người bán buôn khác, từ đây lượng hoa hồng được đem về chợ Quảng Bá chiếm tỷ lệ lớn, sau đó họ đi bán buôn cho các cửa hàng hoa và những người bán lẻ ở các tỉnh khác. Giá hoa bán trung bình tại ruộng cho các nhà buôn trong những ngày bình thường dao động khoảng từ 50-250 đồng/bông, trong dịp tết thường từ 650-2000 đồng/bông. Các hộ mua buôn hoa hồng rồi bán buôn cho các cửa hàng và người bán lẻ để hưởng chênh lệch giá, thường thì lượng chênh lệch giá là rất ít, tuỳ vào ngày lễ hay loại hoa và thị hiếu của người tiêu dùng mà lợi nhuận của họ thu được là cao hay thấp. Những người mua buôn thường mua với số lượng hoa lớn, do đó mà khoản tiền chênh lệch cũng khá cao. Trên địa bàn huyện Mê Linh có khoảng 200 - 300 hộ mua, bán buôn hoa hồng, hầu hết trong số họ có điều kiện kinh tế gia đình khá giả. Như vậy, việc mua - bán buôn hoa hồng là có lãi và đem lại hiệu quả kinh tế. 82 Tác nhân người bán lẻ thường mua một vài loại hoa để bán trong ngày. Một số bán tại các chợ, ven đường còn phần đông họ đi khắp các nơi để bán hàng, tới từng ngõ ngách, hẻm phố để bán cho người tiêu dùng. Công cụ chủ yếu của họ là xe đạp thồ hoặc xe máy, một chiếc rổ to để đựng hoa. Chi phí chủ yếu là vốn mua hoa và các khoản chi về giấy bọc, lạt buộc hoa 83 e) Cửa hàng bán hoa hồng 83 Cửa hàng hoa: là tác nhân cuối cùng để hoa hồng tới tay người tiêu dùng. Các cửa hàng hoa thường bán rất nhiều loại hoa khác nhau và hoa hồng là một trong các loại hoa đó. Hoa hồng bán tại các cửa hàng chiếm khoảng 20-30% số lượng hoa được bán. Thu nhập của người bán hoa hồng cũng chỉ chiếm 15-25% trên tổng thu nhập hàng tháng của họ. Các cửa hàng hoa thường đặt mua của những người bán buôn tại các chợ đầu mối hoặc đặt trước cho người bán buôn đem hoa đến. 83 Cửa hàng hoa và người bán lẻ thường mua với số lượng ít hơn nhiều so với người bán buôn, nhưng họ lại hưởng chênh lệch giữa giá hoa bán ra với giá hoa mua vào, giá hoa bán ra của cửa hàng hoa cao hơn rất nhiều so với giá mua buôn. Vì vậy các tác nhân này thu được lợi nhuận rất cao. 84 - Theo các xã điều tra: 86 Kết quả điều tra chi phí đầu tư thực tế của các hộ điều tra theo các xã cho thấy tổng chi phí đầu tư tính chung các xã là 356.817 đồng, trong đó chi phí trung gian là 244.601 đồng, chiếm 68,55% trong tổng chi phí, giữa các xã chi phí đầu tư cho sản xuất là khác nhau, xã Mê Linh có tồng chi phí là lớn nhất 387.319 đồng, tiếp theo là xã Văn Khê. Nhìn chung chi phí cho thuốc Bảo vệ thực vật là lớn nhất chiếm 28,83% trong tổng chi phí trung gian. 86 Một ngày công lao động tính trung bình 8 giờ/ngày, những người nông dân trồng hoa thường ra đồng từ 3 - 4 giờ/ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối để cắt tỉa hoa, hoặc bắt sâu, tỉa cành, tưới nước... Như vậy, chăm sóc và thu hoạch trong một năm bình quân phải sử dụng 157 lao động gia đình, thỉnh thoảng trong các ngày rằm, mùng một hoặc ngày lễ lớn các hộ phải thuê thêm lao động để thu hoạch hoa, tính bình quân có khoảng 30 ngày như vậy, cần 15,5 công lao động với giá thuê lao động trong thời điểm hiện nay là 70.000 đồng/lao động, nên tiền thuê lao động để sản xuất ra 1000 bông hoa hồng là khá nhiều 38.750 đồng (chiếm 9,8 % giá trị gia tăng). Mặt khác, để đầu tư cho sản xuất hoa hồng người dân phải mua máy bơm nước và bình phun thuốc, tiền đầu tư bỏ ra trong năm đầu và có thể dùng liên tục trong 6 - 8 năm tiếp theo, do đó mà khấu hao máy bơm nước và bình phun thuốc là khá cao 73.580 đồng (chiếm 18,6% giá trị gia tăng), chính điều này đã làm ảnh hưởng đến lãi gộp và lãi ròng của người sản xuất hoa hồng ở Mê Linh. 86 - Chi phí sản xuất hoa hồng theo quy mô diện tích trồng hoa: 88 Quy mô diện tích càng lớn thì đầu tư vào sản xuất càng lớn, qua điều tra thực tế cho thấy, để sản xuất ra 1000 bông hoa hồng, những hộ sản xuất với quy mô trên 6 sào hoa hồng đầu tư 262.471 đồng chi phí trung gian, chiếm 69,65% tổng chi phí sản xuất, những hộ có quy mô trung bình từ 4-6 sào cần 243.543 đồng chi phí trung gian, chiếm 68,44% tổng chi phí sản xuất, những hộ sản xuất với quy mô nhỏ vừa từ 2 - 4 sào cần 228.787 đồng, chiếm 67,45% tổng chi phí. Trong đó chi phí cho bảo vệ thực vật chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí trung gian. 88 Cùng với việc tính chi phí trung gian và khấu hao tài sản cố định cho sản xuất hoa hồng, chúng tôi xác định được cần 112.142 đồng chi phí cho lao động gia đình và 38.750 đồng chi phí lao động thuê thời vụ. 88 - Theo mức đầu tư sản xuất: 90 Nguồn: Số liệu điều tra 92 b) Tác nhân người thu gom 93 Để cung ứng nhanh cho thị trường hoa thì đã có những người thu gom hoa từ người sản xuất để đưa tới cho những người buôn hoa rồi bán ra thị trường các nơi khác. Hộ thu gom thường tập trung công sức vào những thời kỳ mùa vụ sôi động nhất của mùa hoa hồng và đặc biệt là trước các ngày lễ trong năm. Họ thường mua hoa theo đơn đặt hàng trước và hưởng chênh lệch giữa giá mua hoa của người sản xuất và giá bán cho người mua lại hoa của họ. 93 c) Hộ bán buôn 94 Những người bán buôn cũng hưởng chênh lệch giá nhưng họ phải vận chuyển hoa đi các nơi khác chứ không cung cấp tại chỗ như những người thu gom. Họ thường mua với khối lượng lớn nên chi phí mua hoa là rất nhiều, đồng thời họ phải bỏ ra chi phí vận chuyển, làm cho chi phí trung gian tăng lên và khi chuyển đi nơi khác để tiêu thụ thì các loại chi phí khác cũng tăng theo. 94 d) Người bán lẻ 94 Tác nhân người bán lẻ là tác nhân rất quan trọng, là cầu nối giữa người sản xuất hoa với người tiêu dùng, trực tiếp đưa một lượng lớn hoa hồng tới tay người tiêu dùng, góp phần tạo nên ngành hàng hoa hồng. Những người bán lẻ mua hoa trực tiếp từ người sản xuất hoặc mua hoa từ người bán buôn, sau đó đem bán ở chợ hoặc các vỉa hè, bán rong trên đường phố. Người bán lẻ thường bán hoa hồng với số lượng nhỏ, khoảng 200 - 300 bông hồng trong một ngày và ngoài ra họ còn bán thêm rất nhiều các loại hoa khác. Với hoa hồng Mê Linh thì vào mùa Đông và mùa Xuân hoa hồng đẹp, đầu bông to, cành mập nên giá hoa có thể lên tới 1000 đồng/bông, thậm chí đến 2000 đồng/bông, nhưng vào mùa hè thì hoa nhỏ, cành bé nên giá hoa hồng chỉ khoảng 300 - 500 đồng/bông. Do số lượng hoa ít, dụng cụ đơn giản, rẻ tiền và tiện lợi nên những người bán lẻ thường không phải thuê thêm lao động mà chủ yếu là dùng lao động gia đình, họ chỉ phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua hoa, đó là chi phí lớn nhất của người bán lẻ. 94 Do người bán lẻ hoa hồng bán với số lượng ít, cộng với tính thêm khoản tiền công lao động gia đình nên lãi gộp đạt được là 33.500 đồng/1000 bông hoa hồng. Tuy nhiên, người bán lẻ chủ yếu là lấy công làm lãi nên nếu không tính công lao động gia đình vào thì họ vẫn có lãi 99.500 đồng/1000 bông hoa hồng. Như vậy, tác nhân này hoạt động có lãi. Từ bảng số liệu ta tính được các tỷ số: IC/P = 88,31% ;VA/P = 11,69% ; GPr/VA = 33,67% ; NPr/VA = 31,66% . 94 e) Cửa hàng bán hoa hồng 94 Đối với người bán lẻ và cửa hàng hoa hồng là hai đối tượng hưởng chênh lệch lớn nhất giữa giá mua vào và bán ra hoa hồng. Đối với cửa hàng hoa hồng, ngoài việc chọn ra những bông hoa đẹp, phân loại hoa, còn có thêm trang trí bởi giấy bọc hoa và nơ buộc do đó càng làm tăng thêm giá trị của hoa hồng và giảm đi lượng hoa hao hụt. Giá bán hoa hồng trung bình tại các cửa hàng hoa ở Mê Linh là khoảng 945.000 đồng/bông. 94 Tác nhân cửa hàng hoa hồng phụ thuộc nhiều vào giá mua và bán hoa, qua bảng số liệu ta thấy chi phí trung gian mua hoa vào đã chiếm đến 91,76% giá trị sản phẩm. Chi phí mua hoa chiếm tới 84,65% tổng chi phí trung gian. Đây là một khoản chi phí khá lớn của các cửa hàng hoa. Tuy vậy, tác nhân này hoạt động có lãi. Từ bảng số liệu ta tính được các tỷ số: 95 IC/P = 91,76% ;VA/P = 8,24% ; GPr/VA = 50,24% ; NPr/VA = 50,24% . 95 f) Tác nhân người tiêu dùng 95 Người tiêu dùng là tác nhân cuối cùng trong ngành hàng hoa hồng. Đây là tác nhân tiêu dùng một lượng lớn hoa hồng, tất cả các tác nhân khác chỉ làm nhiệm vụ làm sao để đưa được hoa hồng tới tay người tiêu dùng. Do đó mà thị hiếu của người tiêu dùng rất quan trọng, họ tiêu dùng một lượng lớn hoa hồng trong năm, tập trung chủ yếu vào các ngày mùng một, ngày rằm, các ngày lễ lớn, đặc biệt trong những năm gần đây đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hoa hồng cũng cao hơn. Thị hiếu người tiêu dùng cũng thay đổi theo chiều hướng cao hơn, họ sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được những bông hoa to, đẹp, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho ngành hàng. 95 Như ở phần 4.1.2.4. Kênh tiêu thụ, chúng tôi đã trình bày, thực tế trong ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh có 4 kênh tiêu thụ (4 luồng hàng). Song căn cứ vào việc đã xác định được kết quả và hiệu quả của từng tác nhân trong ngành hàng qua phần 4.1.2.5 97 Chúng tôi xem xét hai luồng hàng chính sau: 97 Hai luồng hàng chính này, giá trị gia tăng thô, lãi gộp, lãi ròng đều tính cho 1000 bông hoa hồng. Mọi chi phí cuối cùng đều do tác nhân cuối cùng là người tiêu dùng phải trả. 97 Như vậy, từ kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động của các tác nhân nghiên cứu ở trên, chúng ta tổng hợp được qua bảng sau: 97 ĐVT: đồng 98 Từ bảng trên ta biểu diễn cơ cấu giá trị gia tăng của từng tác nhân theo biểu đồ hình tròn sau: 99 99 Luồng hàng a. Luồng hàng b. 99 Về cơ cấu giá trị gia tăng: đồ thị trên cho biết: ở hai luồng hàng a và b giá trị gia tăng của người sản xuất hoa hồng lần lượt chiếm từ 58% đến 61% tổng giá trị gia tăng của ngành hàng. Ở luồng hàng a, người thu gom đóng góp giá trị gia tăng trong ngành hàng là nhỏ nhất chiếm 4%. Như vậy, nhìn ở hai đồ thị trên ta thấy luồng hàng b đem lại hiệu quả hơn luồng hàng a. 99 Người thu gom không phải đầu tư vốn mà chỉ làm công việc thu gom hàng hoá và bán hưởng chênh lệch nhưng công việc của họ lại bấp bênh và phụ thuộc vào người sản xuất. Thực tế trong ngành hàng nếu như không có tác nhân người thu gom thì sản phẩm vẫn đi theo hướng của luồng hàng, thậm chí hiệu quả của các tác nhân chính được tăng lên, do giảm được một khâu trung gian cũng đồng nghĩa với giảm thời gian và chi phí hao hụt. 99 Xem xét cơ cấu lãi gộp và lãi ròng trong ngành hàng chúng tôi có đồ thị sau: 99 100 Luồng hàng a Luồng hàng b 100 100 Luồng hàng a, Luồng hàng b, 100 Về cơ cấu lãi gộp và lãi ròng: hai đồ thị trên cũng thể hiện xu hướng như trên. Đối với luồng hàng a, khi có sự tham gia của người thu gom thì cơ cấu lãi ròng của các tác nhân giảm đi do phải chia sẻ cho tác nhân này. Người sản xuất là người đóng góp chính trong việc tạo ra giá trị gia tăng và lãi cho ngành hàng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì người sản xuất đã phải đầu tư chi phí vật chất, lao động và dịch vụ, họ là những người tạo ra giá trị sản xuất, tạo ra điểm ban đầu hình thành nên ngành hàng. Tuy nhiên, nếu xét trong một khoảng thời gian ngắn thì người sản xuất lại là người chịu thua thiệt nhất do phải đầu tư lớn nhưng lãi thấp hơn so với tác nhân người bán buôn và người bán lẻ, cửa hàng hoa là những người chỉ làm công việc mua buôn và bán lại rồi hưởng chênh lệch theo giá và khối lượng sản phẩm, mà không phải bỏ ra quá nhiều công sức như người sản xuất. Như vậy, nếu người sản xuất làm được tất cả các khâu từ sản xuất rồi đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì thu được kết quả, hiệu quả cao. Điều này là rất khó thực hiện được trong ngành hàng của nền kinh tế thị trường mà cần thiết thấy được mối quan hệ hỗ trợ của các tác nhân trong ngành hàng. 100 Tuy nhiên trên thực tế người sản xuất và người bán buôn vẫn còn có nhiều tiềm năng hơn nữa để nâng cao giá trị gia tăng của mình nếu có thêm thị trường xuất khẩu hoa hồng, sẽ là động lực rất lớn thúc đẩy hoạt động của các tác nhân và cũng là phát triển ngành hàng hoa hồng. 101 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng hoa hồng của huyện Mê Linh 101 4.3.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh 101 Nghề trồng hoa của Mê Linh đã và đang phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hoá, cạnh tranh với các ngành hàng nông sản khác. Huyện Mê Linh có vị trí gần thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi, nối liền với tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh đang phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp, dân cư đông đúc, đây là thị trường có nhiều tiềm năng và là đầu mối thuận lợi cho tiêu thụ hoa, cây cảnh. Giá hoa hồng hiện nay phù hợp với điều kiện của người tiêu dùng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của địa phương đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng hoa, khuyến khích hình thành các vùng sản xuất hoa tập trung. Những điểm mạnh này cũng là cơ hội tốt để ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển hơn nữa. 102 *) Về điểm yếu và thách thức: 103 Thứ nhất về giống: chưa có giống hoa hồng có khả năng chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt của mùa hè, do đó mà vào mùa hè hoa hồng Mê Linh không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vì vậy phải đi mua hoa từ Sapa, Đà Lạt về để cung cấp cho thị trường. Mặt khác, các giống hoa của Mê Linh hiện nay chủ yếu do người dân sản xuất ra, tự sản tự tiêu, lại không có hệ thống kiểm nghiệm chất lượng giống trước khi đem vào sản xuất, do đó mà chất lượng các giống hoa ngày càng giảm, điều này dẫn đến chất lượng hoa hồng giảm theo, đây là yếu tố sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành hàng hoa hồng Mê Linh nếu như không có giải pháp phát triển và xử lý kịp thời. 103 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng của người dân Mê Linh chủ yếu là do đúc kết kinh nghiệm đã có từ lâu năm, số người dân được tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ mới vào sản xuất còn rất ít. Vì vậy khi đưa giống mới vào sản xuất thì người dân còn lúng túng, khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, hạn chế việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. 103 Hoa hồng Mê Linh chưa xây dựng được thương hiệu do đó mà chưa nổi tiếng như hoa Đà Lạt, chưa tham gia thị trường xuất khẩu sang các nước khó tính. 103 Sự liên kết trong hoạt động của các tác nhân còn lỏng lẻo, rời rạc, theo kiểu “mạnh ai người ấy làm”, các tác nhân chủ yếu hoạt động theo tính tự phát nên trong quá trình hoạt động một vài tác nhân rất dễ gặp rủi ro, hoàn toàn không có sự hỗ trợ lẫn nhau. Việc kiểm soát giá cả là do thị trường quyết định, do đó mà khi có sự thay đổi về giá một cách đột biến sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các tác nhân tham gia trong ngành hàng. 103 4.3.2 Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các tác nhân 104 Xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn của các tác nhân sẽ giúp chúng ta có thêm thông tin về bức tranh ngành hàng, giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm cơ sở khoa học trong việc ra quyết định. Qua khảo sát thực tế, lấy ý kiến của các cán bộ khuyến nông xã, các hộ nông dân trồng hoa lâu năm, chúng tôi tổng hợp một số ý kiến như bảng 19: 104 Qua bảng 19. ta thấy những người sản xuất hoa hồng ở Mê Linh có những thuận lợi vì cây hoa hồng nằm trong chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương; Cây hoa hồng được đưa vào sản xuất từ lâu nên người dân ở đây có kinh nghiệm trong nghề trồng hoa. Hơn nữa đồng đất ở Mê Linh thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa và rau màu. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Mê Linh được đầu tư phát triển, nhất là hiện nay Mê Linh đã được sát nhập vào thủ đô Hà Nội, do đó giao thông phát triển sẽ thúc đẩy phát triển thị trường hoa hồng, đồng thời nhu cầu về hoa để đáp ứng đời sống văn hoá - tinh thần của người dân ngày càng cao. 104 Bên cạnh những thuận lợi đó thì những người sản xuất hoa hồng và những người bán lẻ là những tác nhân gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình hoạt động. Đặc biệt là người sản xuất, đồng ruộng manh mún, phân tán, chưa được quy hoạch nên người sản xuất khó mở rộng quy mô, hoặc có mở rộng được nhưng chi phí đầu tư là rất lớn. Hai là: rủi ro về sâu bệnh làm giảm năng suất và không có giống hoa chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt của mùa hè nên hoa hồng vào mùa hè thường rất bé, đầu bông nhỏ, không đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy người sản xuất thường không thu hoạch được gì trong những tháng hè, mà chăm sóc cây và làm đất để đợi đến vụ đông sản xuất. 104 Ba là: rủi ro về thời tiết: hàng năm, thời tiết không thuận lợi vào mùa hè, mưa to thường gây ngập úng vào tháng 5 và tháng 6, làm giảm sản lượng hoa từ đó kéo theo giảm lợi nhuận. Đây là nguyên nhân khách quan mang lại cho người sản xuất. 104 Bốn là: rủi ro về giá cả, giá hoa bấp bênh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Năm là: Hoa hồng Mê Linh nổi tiếng với khối lượng hoa sản xuất ra nhiều, tiêu thụ khắp các vùng miền của cả nước nhưng chất lượng hoa vẫn chưa cao, chưa có thương hiệu như hoa hồng Đà Lạt, chưa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tiêu thụ hoa hồng còn gặp nhiều khó khăn. 104 Các tác nhân khác như: người thu gom hoa hồng, cửa hàng hoa, những người bán lẻ cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định, được thể hiện qua bảng 4.24. 105 Tác nhân 105 Thuận lợi 105 Khó khăn 105 Người 105 sản xuất 105 - Nhà nước có chủ trương phát triển sản xuất hoa hồng. 105 - Có đồng đất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại hoa. 105 - Có kinh nghiệm lâu năm. 105 - Nhu cầu về hoa hồng là rất lớn. 105 - Cơ sở hạ tầng được nâng cấp. 105 - Ruộng đất phân tán, manh mún chưa hình thành vùng sản xuất hoa tập trung; rủi ro về sâu bệnh; 105 - Không có giống hoa chịu đựng tốt trong mùa hè; Hệ thống tưới tiêu. 105 - Chưa chủ động tìm được thị trường. 105 - Chưa xây dựng được thương hiệu. 105 - Giá cả bấp bênh; Thiếu kỹ thuật. 105 Người 105 thu gom 105 - Có hợp đồng với người sản xuất hoa hồng. Nguồn hàng phong phú. 105 - Hao hụt trong quá trình vận chuyển. 105 - Chênh lệch giá cả thấp nên người thu gom phải thu gom với số lượng lớn mà lãi không cao. 105 Người 105 bán buôn 105 - Thị trường khá ổn định, có xu hướng phát triển mạnh; Có hợp đồng với người bán lẻ, cửa hàng hoa; 105 - Tính cạnh tranh cao; Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi; 105 - Tỷ lệ hoa hao hụt cao. 105 Người 105 bán lẻ 105 - Ít bị rủi ro. 105 - Chủ động được thị trường, giá cả. 105 - Tính cạnh tranh cao. Bảo quản hoa dễ bị hao hụt cao. Thời gian lao động kéo dài. 105 Cửa 105 hàng hoa 105 - Thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng. 105 - Thời gian lao động kéo dài 105 - Phụ thuộc vào giá cả thị trường. 105 Người 105 tiêu dùng 105 - Sản phẩm hoa hồng đa dạng chủng loại, màu sắc; Được quyền lựa chọn sản phẩm; Chất lượng ngày càng tốt hơn. 105 - Giá cao nhưng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu. 105 4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh 106 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan do chính các tác nhân trong ngành hàng tạo ra. Chúng ta cùng xem xét sự ảnh hưởng: 106 Hiện nay, huyện Mê Linh có diện tích trồng hoa hồng lớn nhưng không phải tất cả các xã trên địa bàn huyện Mê Linh đều sản xuất hoa hồng, như đã nói ở trên hoa hồng được trồng tập trung ở 3 xã có diện tích lớn nhất là Mê Linh, Đại Thịnh và Tiền Phong. Tại đây hoa hồng là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân, giống hoa hồng cũng được sản xuất chủ yếu tại khu vực này. 106 Về thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ: phần lớn công việc này do người sản xuất và người thu gom đảm nhiệm. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm hoa tươi. 106 Phương thức bán: Hộ trồng hoa hồng bán trực tiếp cho các tác nhân thu gom hoặc các chủ buôn, thương lái, bán tại ruộng. Đây là hình thức tiêu thụ chính của các hộ sản xuất hoa hồng. Thường thì hộ sản xuất và thương lái hay người thu gom có mối quan hệ quen biết với nhau và là khách hàng quen, nên đơn giản trong việc thỏa thuận, thậm chí người thu gom lấy hàng trước rồi trả tiền cho hộ sản xuất sau. 106 Tuy nhiên, quy mô sản xuất nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, ở quy mô sản xuất này không thể áp dụng những kỹ thuật tiến bộ như nhà lưới, nhà kính, sân bãi, dây chuyền chế biến, bảo quản.... là trở ngại lớn cho việc tạo nguồn hàng hóa lớn và đa dạng với chất lượng cao, đồng nhất. Trên thực tế, đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu không thể thực hiện được do không thể tổ chức cung cấp sản phẩm theo yêu cầu, trong khi tiềm năng sản xuất là rất lớn. 106 Nghề trồng hoa vẫn theo lối truyền thống. Chưa có các cơ sở ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại như: nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới phun sương... chưa có vùng chuyên canh sản xuất cung cấp khối lượng sản phẩm lớn. Hơn nữa, ngày 1/8/2008 Mê Linh được sát nhập vào Hà Nội, diện tích trồng hoa truyền thống được quy hoạch các khu công nghiệp và đô thị nên diện tích trồng hoa bị thu hẹp lại. 106 Sản xuất hoa bị hạn chế rất lớn về thời vụ do điều kiện khí hậu không thích hợp, hầu hết các loại hoa có chất lượng cao chỉ có thể sản xuất được với chất lượng khá trong vụ Đông Xuân, thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 của mùa hè, do thời tiết nắng nóng nên trồng hoa không cho hiệu quả kinh tế, do đó mà hộ trồng hoa thời gian này chỉ chăm sóc và bồi dưỡng đất chờ đến vụ thu đông mới tập trung đầu tư sản xuất. 107 Bên cạnh đó hoa Mê Linh chưa được quan tâm xây dựng thương hiệu, chưa nổi tiếng như hoa Đà Lạt, các giống hoa hồng của địa phương chưa được chuẩn hóa khi đem vào trồng hay tiêu thụ ra ngoài, vì thế chất lượng hoa chưa cao, kích cỡ không đồng đều, chỉ có thể phục vụ cho nhu cầu trong nước, chưa đủ yêu cầu đáp ứng được thị hiếu của khách hàng quốc tế, do đó mà số lượng hoa xuất khẩu rất ít. Trong khi đó tiêu thụ trong nước có xu hướng chạy theo mùa vụ (rằm, lễ, Tết, các ngày kỷ niệm...) là chính. 107 4.4 Những giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng hoa hồng của huyện Mê Linh trong những năm tới 108 4.4.1 Những căn cứ chung để đề xuất định hướng và giải pháp 108 4.4.2 Định hướng phát triển ngành hàng hoa hồng Mê Linh. 110 4.4.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành hàng hoa hồng trên địa bàn huyện Mê Linh 111 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121 5.1 Kết luận 121 5.2 Kiến nghị 121 MỤC LỤC 124 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09031.doc
Tài liệu liên quan