Một số giải pháp về vốn đầu tư nhằm phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang

Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG I: VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN. 04 1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ. 04 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư 04 1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư 05 1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. 06 1.2.1 Vai trò kinh tế. 07 1.2.2 Vai trò xã hội. 08 1.2.3 Vai trò an ninh quốc phòng. 08 1.2.4 Vai trò bảo vệ môi trường sinh thái. 09 1.3 VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU T

pdf75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp về vốn đầu tư nhằm phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ư ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN. 10 1.3.1 Vai trò nguồn vốn ngân sách nhà nước. 10 1.3.2 Vai trò nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại. 11 1.3.2.1 Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai và tài nguyên sẵn có.. 13 1.3.2.2 Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Thủy sản. 13 1.3.2.3 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, thúc đẩy phát triển ngành Thủy sản. 14 1.3.3 Vai trò các nguồn vốn khác 14 Trang 1/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA. 18 2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG. 18 2.1.1 Tiềm năng, lợi thế của ngành Thủy sản. 18 2.1.1.1 Tiềm năng hải sản. 18 2.1.1.2 Tiềm năng nuôi trồng thủy sản. 19 2.1.2 Đánh giá những mặt làm được. 20 2.1.2.1 Tình hình khai thác hải sản. 20 2.1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản. 21 2.1.2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản. 22 2.1.3 Đánh giá những mặt còn tồn tại. 24 2.1.3.1 Tình hình khai thác hải sản. 24 2.1.3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản. 25 2.1.3.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản. 25 2.2 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA. 28 2.2.1 Vốn đầu tư ngân sách nhà nước đối với cơ sở hạ tầng ngành Thủy sản. 28 2.2.1.1 Vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng cá. 28 2.2.1.2 Vốn đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản. 29 2.2.2 Vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. 31 2.2.2.1 Thực trạng vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành Thủy sản. 32 2.2.2.2 Những nguyên nhân tồn tại thiếu sót của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. 36 2.2.3 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 41 Trang 2/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG. 43 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA NGÀNH THỦY SẢN. 43 3.1.1 Thuận lợi và khó khăn. 43 3.1.2 Định hướng phát triển và quan điểm chỉ đạo. 44 3.1.3. Mục tiêu phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. 45 3.1.3.1 Khai thác hải sản. 46 3.1.3.2 Nuôi trồng thủy sản. 47 3.1.3.3 Chế biến và xuất khẩu thủy sản. 48 3.1.4 Nhiệm vụ phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. 48 3.1.4.1 Khai thác hải sản. 48 3.1.4.2 Nuôi trồng thủy sản 50 3.1.4.3 Chế biến và xuất khẩu thủy sản. 51 3.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG. 51 3.2.1 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. 52 3.2.1.1 Vốn đầu tư phát triển hệ thống các cảng cá bến cá. 52 3.2.1.2 Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản 53 3.2.2 Vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng. 56 3.2.3 Vốn đầu tư từ các nguồn khác. 59 3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÁC GIẢI PHÁP TRÊN. 60 3.3.1 Giải pháp nguồn nhân lực. 60 3.3.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ. 61 3.3.3 Giải pháp về công nghệ. 62 3.3.4 Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát 64 Trang 3/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế triển ngành Thủy sản. 3.3.5 Giải pháp về cổ phần hoá DNNN. 66 KẾT LUẬN 68 PHỤ LỤC: BẢNG BIỂU Bảng 01: Kế họach phát triển thủy sản giai đọan 2006 - 2010 Bảng 02: Giá trị sản xuất GO và GDP ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang Bảng 03: Cơ cấu GDP ngành thủy sản Bảng 04: Kết qủa vốn đầu tư trên lãnh vục chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang 2001 -2003 Bảng 05: Cơ cấu thị trường xuất khẩu tỉnh Kiên Giang Bảng 06: Kết qủa vốn đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá ngành thủy sản trong những năm qua Bảng 07: Báo cáo tình hình thực hiện dự án thủy lợi phục vụ nuôi tôm ngành thủy sản Bảng 14: Kế họach vốn đầu tư cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá từ 2004 – 2010 Bảng 15: Kế họach vốn đầu tư nhà máy chế biến thủy sản từ 2004 - 2010 Bảng 16: Danh sách các doanh nghiệp đầu tư vào cảng cá Tắc Cậu tỉnh Kiên Giang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 4/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang, Thủy sản đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian qua, hiện nay và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà. Tiềm năng vùng biển, hải đảo và ven biển tỉnh Kiên Giang rất phong phú, đa dạng; với lãnh hải thuộc vùng biển Tây Nam có 63.290 km2 ngư trường gấp 10 lần diện tích đất liền và chiếm 1/5 diện tích vùng Vịnh Thái Lan. Trữ lượng vùng biển hơn 460.000 tấn thủy sản; với nguồn lợi phong phú gồm 273 loài, 139 giống thuộc 71 họ trong đó có hơn 20 loài cá kinh tế. Hằng năm cho phép khai thác trên 200.000 tấn hải sản. Bờ biển dài gần 200 km tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hải đảo với ba quần đảo: Phú Quốc, Thổ Chu và Nam Du có trên 105 hòn đảo lớn nhỏ che chắn là nơi tàu thuyền có thể neo tránh gió bão để khai thác quanh năm. Do vậy vùng biển, hải đảo và ven biển Kiên Giang chính là lợi thế so sánh của tỉnh nhà so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình đưa ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang phát triển theo con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bên cạnh những tiến bộ đạt được, kinh tế thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại. Chưa khai thác tốt tiềm năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng. Sản lượng khai thác lớn nhưng giá trị thấp. Phát triển nuôi trồng và chế biến chưa cân đối với đánh bắt. Trình độ khoa học công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến còn thấp dẫn đến năng suất sản lượng và giá trị hàng hoá không cao, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) thấp. Những tồn tại đó có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư (vốn ĐT) cho ngành Thủy sản trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành Thủy sản, vốn ĐT còn hạn chế, định hướng cơ cấu vốn ĐT trên từng lĩnh vực của ngành chưa Trang 5/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế chuyển biến nhanh theo hướng tính cực và có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên cần tìm ra những giải pháp về vốn ĐT nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành Thủy sản, giúp cho ngành Thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thế của mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang. Để giải quyết vấn đề vốn ĐT cho ngành Thủy sản, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là: “Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang”. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang là vấn đề chưa được nêu ra trong các công trình nghiên cứu trước đây về ngành Thủy sản tỉnh nhà. Trong phần nghiên cứu này chúng tôi tập trung đề cập đến các lĩnh vực hoạt động cơ bản của ngành Thủy sản như khai thác, chế biến, nuôi trồng và đồng thời chủ yếu là nguồn vốn sử dụng từ ngân sách nhà nước (NSNN) và nguồn vốn của tín dụng ngân hàng (TDNH) trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Thủy sản. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN. - Làm rõ tiềm năng lợi thế và thực trạng các lĩnh vực hoạt động của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. - Đánh giá, lý giải về phương diện lý luận và thực tiễn của vai trò vốn NSNN cũng như vốn TDNH đối với việc phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các giải pháp để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn ĐT NSNN và vốn TDNH nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Thủy sản. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề vốn ĐT NSNN và vốn TDNH đối với sự phát triển của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. Trang 6/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vốn ĐT NSNN và vốn TDNH trên các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản. +Đề xuất các giải pháp để tăng cường phát huy hiệu quả sử dụng vốn ĐT NSNN và vốn TDNH cho các lĩnh vực nói trên. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê kết hợp nghiên cứu chọn lọc những kiến thức lý luận đã được đúc kết rút ra từ thực tiễn tình hình triển khai thực hiện vốn ĐT đối với sự phát triển của ngành Thủy sản. Luận văn cũng đã sử dụng các tài liệu của Bộ Thủy sản, Sở Thủy sản, Cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước và một số đơn vị liên quan về số liệu thống kê, các báo cáo quy hoạch, báo cáo tổng kết, báo cáo tham luận vềø vốn ĐT, về hoạt động của ngành Thủy sản 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 3 chương: - Chương I: Vốn ĐT đối với sự phát triển của ngành Thủy sản. - Chương II: Thực trạng vốn ĐT đáp ứng sự phát triển của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang trong những năm qua. - Chương III: Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. Trang 7/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế CHƯƠNG I: VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN. 1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ. 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư. Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất. Biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây được gọi là vốn ĐT. Trong các hoạt động đầu tư thì đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt chủ yếu như sau: - Đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển. - Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều thời gian với nhiều biến động xảy ra. - Thời gian cần hoạt động đòi hỏi để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ sản xuất – kinh doanh thường là lớn và do đó không tránh khỏi cái sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế,… Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỉ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 – 25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. ICOR= Vốn ĐT Mức tăng GDP Trang 8/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Từ đó suy ra: Mức tăng GDP= Vốn ĐT ICOR Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn ĐT. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp, từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Về đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị,… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. 1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư. Có thể xem xét nguồn vốn ĐT dưới những góc độ khác nhau, dưới mỗi góc độ nguồn vốn ĐT có hình thái biểu hiện riêng. Tuy nhiên, xét về bản chất Trang 9/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế thì các nguồn vốn ĐT đều là phần tiết kiệm hay tích lũy của toàn bộ nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Trên góc độ của nền kinh tế, nguồn vốn ĐT có thể được chia thành nguồn vốn ĐT trong nước và nguồn vốn ĐT nước ngoài. Nguồn vốn ĐT trong nước bao gồm nguồn vốn Nhà nước; nguồn vốn từ khu vực tư nhân và nguồn vốn từ thị trường vốn. Nguồn vốn ĐT Nhà nước bao gồm nguồn vốn NSNN và nguồn vốn ĐT phát triển của DNNN. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm nguồn tài trợ phát triển chính thức (trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu); nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. 1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. Việt Nam là một trong những nước có điều kiện địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản, với bờ biển dài khoảng 3.260 km, diện tích các vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế rộng khoảng một triệu km2, diện tích các mặt nước nội địa trên 1,4 triệu ha, tuyến đảo với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều nơi có thể xây dựng thành những căn cứ hậu cần nghề cá. Việt Nam lại nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất, có tốc độ phát triển nghề cá nhanh nhất thế giới, gồm các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản lớn. So với một số nước trong vùng như Thái Lan là nước đứng nhất, nhì thế giới về xuất khẩu thủy sản thì Việt Nam có nhiều lợi thế hơn về điều kiện địa lý và tự nhiên để phát triển thủy sản. Trữ lượng thủy sản ở vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn, với khả năng khai thác cho phép khoảng 1,2-1,4 triệu tấn/năm. Ngoài cá, mực, còn có hàng trăm ngàn tấn các loại nhuyễn thể, rong biển và đặc sản quý khác. Nói chung về giống loài rất đa dạng, phong phú; do điều kiện thời tiết khí hậu đã tạo khả năng tái tạo và bổ sung nguồn lợi sinh vật nhanh, biểu hiện ở chu kỳ sống của sinh vật tương đối ngắn, thường chỉ 3-4 năm, tốc độ sinh trưởng khá cao, có Trang 10/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế nhiều loại sinh sản quanh năm, là nhân tố quan trọng chi phối tính bền vững của nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái. Về tài nguyên thủy sản nội địa, theo thống kê chưa kể diện tích có thể phát triển nuôi trên biển, tổng diện tích các loại hình mặt nước nội địa có khả năng NTTS là trên 1,4 triệu ha, đến nay mới chỉ sử dụng khoảng 700.000 ha, nhưng Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích để khơi dậy tiềm năng nhằm cung ứng nhiều nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu. 1.2.1 Vai trò kinh tế: Trong lịch sử phát triển nền kinh tế Việt Nam, kinh tế thủy sản có vai trò và vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước: • Đối với kinh tế trong nước, từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp, với trình độ công nghệ rất lạc hậu vào những năm 80, đến nay ngành Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển nhanh. Trong 15 năm qua (từ 1980-1995) nhịp độ tăng giá trị KNXK bình quân đạt được 189%/năm, trong 5 năm gần đây (1990-1995) bình quân 35,5%/năm, quy mô ngày càng tăng, giá trị KNXK năm 1995 tăng gấp trên 50 lần so với năm 1981 và giai đoạn 1995-1999 KNXK vẫn tiếp tục tăng bình quân 15%/năm. Hiện nay xuất khẩu thủy sản đã đứng hàng thứ 3 về giá trị kim ngạch trong các ngành hàng xuất khẩu, đã góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước. So với kế hoạch 1986-1990, thì giai đoạn 1991-1995 tổng sản lượng thủy sản tăng 32,43%, KNXK tăng 143,68%. Ngoài ra, so với năm 1990 thì năm 1995 tổng công suất tàu thuyền đánh cá tăng 64,84%, tổng công suất CBTS đông lạnh tăng 64,71%. • Đối với kinh tế thế giới, kinh tế thủy sản Việt Nam đã khắc phục được tình trạng tách rời nền thương mại thế giới và đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược, xếp thứ 19 về tổng sản lượng, thứ 30 về giá trị KNXK, thứ 5 về sản Trang 11/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế lượng nuôi tôm. Nếu năm 1996, hàng thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang 25 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới thì đến nay đã lên tới trên 60 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó đáng chú ý là kim ngạch thủy sản xuất vào thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ ngày càng tăng nhanh và hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới. 1.2.2 Vai trò xã hội: Việc khai thông thị trường đã thúc đẩy phát triển nhanh năng lực sản xuất của khu vực tạo nguyên liệu (khai thác, NTTS), năng lực hậu cần dịch vụ nghề cá, tạo nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao cho hàng chục vạn lao động, đảm bảo đời sống cho hàng triệu người, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển. Trong lĩnh vực chế biến hàng thủy sản xuất khẩu song song với phát huy năng lực của các thành phần kinh tế để tạo công ăn việc làm, từng bước thay đổi công nghệ mới với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã cho phép nâng cao được tay nghề, kĩ năng lao động, trình độ sử dụng máy móc thiết bị, khả năng quản lí của người lao động để sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng tốt, giá trị cao, hiệu qủa mang lại ngày càng lớn hơn, trên cơ sở đó tăng thu nhập cho người lao động. Chính việc nâng cao hiệu qủa lao động của ngành Thủy sản, của kinh doanh xuất nhập khẩu Thủy sản đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời ngành Thủy sản cũng có điều kiện tái sản xuất mở rộng trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản (CBTS),… thông qua việc đầu tư vốn, kĩ thuật,… cho nhân dân. Trên cơ sở đó tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa Nhà nước và nhân dân và cùng nhau giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội. 1.2.3 Vai trò an ninh quốc phòng: Khai thác hải sản (KTHS) là ngành sản xuất cơ bản của nghề cá, có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế biển của cả nước, vừa phát triển kinh Trang 12/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế tế vùng biển, hải đảo, vừa gắn với an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Vì vậy, thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, bên cạnh phát triển nhanh đội tàu khai thác quốc doanh, còn có nghề cá nhân dân nếu được đầu tư và khuyến khích thì họ vừa sản xuất vừa bảo vệ vùng biển quốc gia, đây chính là lực lượng quốc phòng toàn dân hùng mạnh. Thực tế những năm qua lực lượng tàu khai thác của ngư dân đã góp phần rất lớn trong việc bắt giữ tàu thuyền nước ngoài xâm nhập vùng biển nước ta đánh bắt trộm hải sản, giữ vững an ninh trên biển để bà con ngư dân an tâm ra khơi sản xuất. 1.2.4 Vai trò bảo vệ môi trường sinh thái: Khoa học công nghệ và môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn mới. Đặc biệt, vai trò này càng thể hiện rõ nét trong định hướng phát triển kinh tế thủy sản, vì đây là ngành kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, đến nhiều ngành sản xuất khác và nhất là khả năng đóng góp ngoại tệ lớn. Với các thành tựu khoa học công nghệ đã đạt được, đã nhanh chóng được ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất giống các loài tôm, cá và hải sản khác có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nghề nuôi tôm nước lợ, nuôi cá lồng bè và các loại hình nuôi thủy sản khác. Trong KTHS nếu có kế hoạch khai thác hợp lí; khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thì sẽ nuôi dưỡng phát triển nguồn lợi, không dẫn đến phá hoại nguồn lợi, huỷ diệt vi sinh vật làm mồi cho các loài thủy sản, phá huỷ thảm thực vật, làm xáo trộn nền đáy biển, phá hoại môi trường sống của các loài thủy sản, hạn chế tối đa các nghề khai thác ven bờ để bảo vệ các bãi sinh sản của các loài thủy sản có giá trị kinh tế. Trong lĩnh vực CBTS nếu có quy hoạch hợp lí, vừa đảm bảo những yêu cầu trong sản xuất chế biến, đồng thời bảo đảm môi trường sống xung quanh, đòi hỏi các nhà sản xuất chế biến cố gắng đầu tư công nghệ dây chuyền sản Trang 13/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế xuất mới. Bởi vì thực tế cho thấy kĩ thuật chế biến càng tiên tiến hiện đại thì hiệu qủa kinh tế mang lại càng cao và mức độ ô nhiễm môi trường càng giảm. 1.3 VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN. 1.3.1 Vai trò nguồn vốn NSNN. Một trong các chức năng quan trọng của Nhà nước là chức năng tổ chức kinh tế. Để thực hiện chức năng này, Nhà nước sử dụng công cụ tài chính vĩ mô quan trọng là NSNN để phân bố các nguồn tài chính cho sự phát triển của lãnh vực sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân. Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách Trung ương và một bộ phận đáng kể từ ngân sách địa phương. Khoản chi này mang tính chất tích lũy, có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng năng suất xã hội và đối với các quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Chi đầu tư phát triển bao gồm những khoản chi cơ bản sau: - Chi đầu tư xây dựng cơ bản theo các dự án phát triển được hoạch định bởi Nhà nước cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các công trình kinh tế, các công trình và dự án phát triển văn hoá xã hội. - Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. - Góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước. - Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia và các quỹ hổ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế. - Chi dự trữ Nhà nước. Trong đó chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là khoản tài chính có tính chất hình thành thế cân đối của nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của các doanh nghiệp và đầu tư nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính của Nhà nước hướng vào củng cố và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh Trang 14/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế tế. (Chi đầu tư cho cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, vận tải, viễn thông), các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hoá, xã hội, phúc lợi công cộng. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế theo định hướng của Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội. 1.3.2 Vai trò nguồn vốn TDNH thương mại. Tín dụng xuất phát từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và trao đổi hàng hoá. Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và phải hoàn trả lại. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng phong phú. Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia làm 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: Đây là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. - Tín dụng trung hạn: Đây là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Loại tín dụng này được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Trang 15/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Đây là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất. Căn cứ vào chủ thể tín dụng, tín dụng được chia làm 3 loại: - Tín dụng thương mại: - Tín dụng Nhà nước: - Tín dụng doanh nghiệp: - TDNH: TDNH là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác với doanh nghiệp và cá nhân. TDNH mang 3 đặc điểm: • Cho vay dưới dạng tiền tệ: nguồn vốn tín dụng mà các ngân hàng đem ra cho vay hình thành từ những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội mà ngân hàng huy động được. • Trong quan hệ TDNH, người đi vay là các nhà doanh nghiệp, các cá nhân, người cho vay là các ngân hàng. • Quá trình vận động và phát triển của hình thức TDNH hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng, tín dụng được chia làm 2 loại: tín dụng có bảo đảm bằng tài sản và tín dụng không có đảm bảo tài sản. - Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: Là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hay bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. - Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản (còn gọi là tín chấp) có 3 loại như sau: Trang 16/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Loại 1: tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng có tín nhiệm và khả năng tài chính trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Loại 2: tổ chức tín dụng Nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Nhà nước như sau: Loại 3: Tổ chức tín dụng cho vay qua sự bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn. 1.3.2.1 TDNH góp phần khai thác có hiệu qủa tiềm năng về lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Về phương diện lực lượng lao động, lao động trong nông nghiệp nói chung và vùng ven biển nói riêng còn rất dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Nếu ngành ngân hàng có một số chính sách phù hợp như đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất, mở rộng đầu tư vốn tới tất cả thành phần kinh tế, đầu tư cải tạo ao đầm đẩy mạnh NTTS (đặc biệt là nuôi tôm sú), đầu tư đánh bắt hải sản xa bờ, đầu tư mở rộng CBTS,.v.v… Qua đó sẽ góp phần khai thác tiềm năng ngành Thủy sản, tận dụng sức lao động xã hội, nâng cao hiệu qủa sử dụng đất đai, mặt nước và công suất máy móc, thiết bị để có thêm của cải, vật chất cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và gia tăng xuất khẩu để mang ngoại tệ về cho đất nước. 1.3.2.2 TDNH góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Thủy sản. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta nói chung hay đối với ngành Thủy sản nói riêng thì một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên là vấn đề tiền vốn. Thực tiễn đã chứng minh không thể có ngành nào có thể tự lực được vốn để phát triển mà phải có trợ lực từ bên ngoài bằng tài trợ của Nhà nước, vay trong nước hoặc nước ngoài. Khả năng vốn của Nhà nước thì có hạn, vay nước ngoài cũng không phải dễ dàng bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong nước thị trường chứng khoán còn non trẻ; khả năng phát triển vốn bằng Trang 17/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế phát hành cổ phiếu, trái phiếu còn hạn chế. Do đó, TDNH luôn là nguồn tài trợ đáng kể để ngành Thủy sản công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguyên tắc cơ bản của TDNH là vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Do đó TDNH kích thích việc sử dụng vốn có hiệu qủa để đảm bảo trả được nợ vay. Mặt khác TDNH đã tập trung được các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào các dự án có hiệu qủa của ngành Thủy sản. Từ đó việc đầu tư vốn của ngân hàng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngành Thủy sản làm ăn có lãi, không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh, tích luỹ vốn ngày càng nhiều nhằm quay trở lại công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Thủy sản. 1.3.2.3 TDNH đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, thúc đẩy sự phát triển ngành Thủy sản. Muốn phát triển ngành Thủy sản cần phải có vốn. Cùng với các nguồn vốn khác, nguồn vốn TDNH cũng tập trung đầu tư vào các chương trình trọng điểm của ngành Thủy sản. Trong lãnh vực KTHS tập trung đầu tư vào chương trình đánh bắt xa bờ; trong NTTS tập trung vào giống, thức ăn; trong CBTS tập trung vào đổi mới công nghệ chế biến. Rõ ràng vốn TDNH đã đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Thủy sản được liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 1.3.3 Vai trò các nguồn vốn khác. - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của Chính phủ. Trang 18/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Giai đoạn 1991-1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới chiếm 5,6% tổng số vốn ĐT toàn xã hội thì giai đoạn năm 1996-1999 đã chiếm 14,5% và riêng năm 2000, nguồn vốn này đã đạt đến 17% tổng vốn ĐT toàn xã hội. Mục tiêu của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được dùng để đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kin._.h tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ và một số dự án khác có khả năng thu hồi vốn đã được xác định trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước. - Nguồn vốn ĐT từ DNNN: Được xác định là thành phần giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các DNNN vẫn nắm giữ một khối lượng vốn Nhà nước khá lớn. Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản DNNN tại thời điểm 0h ngày 1/1/2000, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tại các DNNN là 173.857 tỷ đồng. Với chủ trương tiếp tục đổi mới DNNN, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích lũy của các DNNN ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng qui mô vốn ĐT của toàn xã hội. - Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã, Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích lũy truyền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt… Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Trang 19/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế. Với khoảng vài vạn doanh nghiệp ngoài Nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, các Hợp tác xã) đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng qui mô vốn của toàn xã hội. - Nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm nguồn vốn ODA, nguồn vốn ĐT trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài. + Nguồn vốn ODA: Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%. Kể từ năm 1993 đến hết năm 2000, Việt Nam đã tổ chức được 8 hội nghị các nhà tài trợ với tổng số vốn cam kết là 17,54 tỷ USD. + Nguồn vốn ĐT trực tiếp nước ngoài FDI: Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn ĐT trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư. + Thị trường vốn quốc tế: Trang 20/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Đối với nước ta, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa Nhà nước ta cũng rất quan tâm huy động vốn qua thị trường quốc tế. Các đề án về phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Công ty ra nước ngoài cũng đã được xây dựng và xem xét. Tuy nhiên đây là một hình thức huy động vốn rất mới mẻ và còn phức tạp đối với Việt Nam. + Nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại: Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay vốn đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắc khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. Trang 21/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA. 2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG. 2.1.1 Tiềm năng, lợi thế của ngành Thủy sản. 2.1.1.1 Tiềm năng hải sản. Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài gần 200km, có trữ lượng thủy sản lớn với trên 105 hòn đảo lớn nhỏ che chắn, tạo thuận lợi cho tàu thuyền đánh bắt hải sản quanh năm. Vùng biển Kiên Giang là một vùng có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú và đa dạng. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức FAO (thời kỳ 1968- 1971), của Viện Nghiên cứu Hải sản – Bộ Thủy sản (thời kỳ 1978-1981), và tài liệu thăm dò khai thác của Liên Xô (từ năm 1978-1986) được biết nguồn lợi thủy sản của vùng biển Kiên Giang như sau: Tại vùng biển Kiên Giang có 273 loài, 139 giống thuộc 71 họ, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao như cá hồng, cá kẻm, cá sạo, cá gộc, cá thu, cá chim, cá đường, cá thiều, tôm thẻ, tôm chì,… có nhiều loài đặc sản như hải sản, trai ngọc, có các loài thú quý hiếm như đồi mồi, Dugông (bò biển). Trữ lượng ước tính : 402.000-464.000 tấn. - Các nguồn lợi đặc sản. Ngoài nguồn lợi cá, tôm ở vùng biển Kiên Giang còn có nhiều những loài đặc sản, nhiều loài nằm trong sách đỏ cần phải được bảo vệ. * Đồi mồi ở khu vực Hà Tiên, Phú quốc mỗi năm có thể nuôi và xuất khẩu từ 5.000-10.000 con. * Sò huyết, sò lông ở ven bờ từ Rạch Đùng (Hà Tiên) đến Thuận Hoà (An Minh), khả năng khai thác từ 1.500-2.000 tấn (chưa kể lượng sò nuôi có thể đạt được 4.000-5.000tấn/năm). Trang 22/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế * Hải sâm phân bố ở Bãi Nò (Hà Tiên) với mật độ 1-17 con/m2, mùa khai thác từ tháng 2-4 và tháng 9-10. * Trai ngọc (ngọc điệp, ngọc nữ, hào bao) thường phân bố ở một số đảo thuộc quần đảo Nam Du, quần đảo An Thới và quần đảo Thổ Châu. * Nghêu lụa là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ mới được phát hiện từ đầu năm 1994, phân bố tập trung ở quần đảo Bà Lụa, trữ lượng ước tính từ 20.000-25.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 10.000-13.000 tấn/năm. * Rong câu: có phân bố tại Hà Tiên, Phú Quốc có thể khai thác khoảng 300 tấn tươi/năm. 2.1.1.2 Tiềm năng NTTS. Tỉnh Kiên Giang có diện tích đất tự nhiên là 627.285 ha, trong đó có 9.000 ha bãi triều ven biển và có gần 150.000 ha ruộng trũng, rừng tràm, ao hồ, mương vườn và hệ thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt, là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển NTTS trên các vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn ở các tuyến cao triều, trung triều và hạ triều. - Nuôi thủy sản mặn,lợ: Toàn tỉnh có 77.580 mặt nước và bãi triều thích hợp cho nuôi tôm, nhuyễn thể, cá biển. Trong đó diện tích nuôi chuyên tôm 11.693 ha, nuôi tôm-trồng lúa 56.688 ha; nuôi sò huyết, nghêu, ngọc trai, rong sụn 9.000 ha, nuôi cá hồng 200 ha. - Nuôi thủy sản nước ngọt: Qua số liệu điều tra cho thấy tiềm năng nuôi thủy sản nước ngọt có diện tích 97.300 ha. Trong đó nuôi cá - tôm ruộng trũng 60.000 ha, nuôi cá rừng tràm 34.000 ha, nuôi cá ao, mương vườn 1.300 ha và gần 2.000 ha mặt nước sông, kênh rạch có thể nuôi thủy sản bằng lồng bè. Trang 23/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế 2.1.2 Đánh giá những mặt làm được. 2.1.2.1 Tình hình KTHS. Ba năm qua, tàu thuyền nghề cá tỉnh Kiên Giang phát triển nhanh cả về số lượng và công suất. Đến ngày 31/12/2003 toàn tỉnh có 7.390 chiếc – 989.655 cv, bình quân 133,9 cv/chiếc. Nếu so với năm 2000 bình quân mỗi phương tiện gắn máy 94,3 cv/chiếc thì bình quân hàng năm tăng 13,2 cv/chiếc. Đặc biệt loại tàu công suất lớn khai thác xa bờ từ 90 cv/chiếc trở lên ngày càng tăng từ 25,9% (năm 2000) lên 32,9% (năm 2003), tăng thêm 669 chiếc. Nhờ năng lực phương tiện tăng lên cho nên sản lượng khai thác ổn định (bảng 1). Năm 2000 sản lượng hải sản các loại đạt 239.219 tấn trong đó tôm 21.530 tấn và mực 17.846 tấn, đến năm 2003 đạt 286.000 tấn trong đó tôm 26.050 tấn và mực 23.000 tấn. Bình quân mỗi năm tốc độ sản lượng khai thác tăng 6,15% trong đó tôm tăng 6,55% và mực tăng 8,8%. Từ các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu công suất tàu thuyền nêu trên, đã phản ảnh xu thế vươn ra khai thác xa bờ của nghề cá Kiên Giang, thực hiện tốt chủ trương khuyến khích khai thác xa bờ của Đảng và Nhà nước. Nếu như từ năm 1992 trở về trước, ngư trường khai thác của tàu thuyền ngư dân tỉnh Kiên Giang chủ yếu là vùng vịnh Thái Lan từ 50 mét nước trở vào bờ thì từ năm 1993 ngư trường khai thác đã mở rộng sang vùng biển phía Đông. Bước đầu tiên phong là lực lượng tàu cá của Công ty Quốc doanh Đánh cá và sau đó là sự tham gia ngày càng đông của lực lượng tàu cá các thành phần kinh tế khác, nhất là những năm gần đây, bình quân hằng năm có khoảng trên 400 tàu cá công suất lớn khai thác xa bờ của tỉnh Kiên Giang di chuyển khai thác trên ngư trường biển Đông. Từ nhu cầu đánh bắt khơi xa này cho nên số lượng phương tiện đóng mới công suất lớn hằng năm có chiều hướng phát triển mạnh. Bình quân mỗi năm có khoảng từ 150-200 chiếc tàu có công suất từ 300-400cv được đóng mới tham gia vào sản xuất. Đây là nhân tố góp phần quyết định cho ngành KTHS Kiên Giang Trang 24/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế đã và đang dẫn đầu cả nước về số lượng, công suất phương tiện và sản lượng đánh bắt. Giá trị sản xuất của ngành KTHS trong 3 năm (2001-2003) tăng 7,33%. 2.1.2.2 Tình hình NTTS. Đến cuối năm 2003 diện tích NTTS là 62.075 ha, tăng 21,48%/năm, sản lượng 20.138 tấn tăng 22,47%/năm. Trong đó tôm nuôi diện tích 51.044 ha tăng gấp 5,4 lần, sản lượng 10.183 tấn tăng gấp 9,6 lần (bảng 1). Các loại đối tượng nuôi như sò huyết, nghêu, cá trong ruộng lúa, rừng tràm đều giảm diện tích. Diện tích nuôi cá trong ruộng lúa giảm do chuyển sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa và một phần diện tích cá – rừng tràm bị thu hẹp do nắng hạn và cháy rừng. Diện tích nuôi sò huyết giảm do nguồn giống sò huyết trong tự nhiên bị sụt giảm do sự biến động của môi trường ven các bãi sò giống. Diện tích nuôi nghêu không tăng lên được do mấy năm gần đây gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Nghề nuôi cá lồng trên biển có phát triển ở một số nơi của huyện Kiên Lương, Hà Tiên và Phú Quốc nhưng quy mô nhỏ. Như vậy trong các đối tượng nuôi thì nuôi tôm sú phát triển nhanh về diện tích và sản lượng. Đây là sản phẩm có giá trị cao và có ý nghĩa chiến lược trong việc gia tăng GDP của ngành Thủy sản. Nuôi tôm sú đã được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn trong việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực NTTS; trong 3 năm 2001-2003 toàn tỉnh đã chuyển đổi 38.524 ha đất các loại sang nuôi tôm sú trong đó đất hoang nhiễm phèn mặn 12.898 ha, đất trồng lúa kém hiệu quả 22.800 ha và đất vườn 826 ha. Cho nên đã tạo ra một bước ngoặt về tốc độ tăng trưởng GDP của ngành Thủy sản trong những năm gần đây. GDP của ngành Thủy sản năm sau cao hơn năm trước trong đó lĩnh vực nuôi trồng tăng với tốc độ nhanh, năm 2002 so với năm 2001 nuôi trồng tăng 22,4%, năm 2003 so với năm 2002 nuôi trồng tăng 48,6%. Bình quân 3 năm (2001-2003) tốc độ tăng trưởng GDP của ngành Thủy sản là 19,22%/năm, trong Trang 25/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế đó khai thác tăng 7,33%/năm và nuôi trồng tăng 65,23%/năm (bảng 2). Cơ cấu GDP của ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. GDP nuôi trồng từ 13,99% năm 2000 tăng lên 30,20% năm 2002 và 37,24% năm 2003 (bảng 3). Nhiều mô hình nuôi tôm đạt năng suất cao, thu lãi từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng ngày càng nhiều; đời sống vật chất tinh thần của đông đảo người nuôi tôm được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Nguyên nhân có sự đột phá trong NTTS mà chủ yếu là sự phát triển nhanh nuôi tôm sú về diện tích và sản lượng là do chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 09 ngày 15/6/2000 của Chính phủ. Về sản xuất giống tôm sú giống toàn tỉnh có 37 cơ sở sản xuất, trong đó có 13 cơ sở sản xuất giống và 24 cơ sở ương giống, khả năng cung cấp hàng năm khoảng 300 triệu tôm Post, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu trong tỉnh. Số tôm giống còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung và Vũng Tàu. 2.1.2.3. Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản. CBTS là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Trong những năm qua sản phẩm chế biến tôm đông lạnh không ổn định. Đến năm 2003 toàn tỉnh có 8 cơ sở đông lạnh (5 cơ sở tại Rạch Giá, 1 cơ sở ở Phú Quốc, 1 cơ sở ở Kiên Lương và 1 cơ sở 100% vốn nước ngoài) với công suất thiết kế là 20.500 tấn/năm, công suất sử dụng 11.000 tấn/năm. Ngoài ra còn có 4 cơ sở chế biến bột cá với tổng công suất trên 15.000 tấn/năm và 107 cơ sở chế biến nước mắm cùng hàng trăm cơ sở chế biến khô các loại. Đặc biệt có 2 cơ sở sản xuất nước mắm Thanh Hà và Hưng Thành ở Phú Quốc đã xuất khẩu sang thị trường Pháp với giá trị 500.000 USD/năm/mỗi cơ sở. Trong 3 năm (2001-2003), toàn tỉnh đã chế biến được 6.225 tấn tôm đông, 16.025 tấn mực đông, 1.170 tấn cá đông và 18.065 tấn hải sản đông khác, 5.753 tấn cá cơm sấy, 25.108 tấn khô các loại, 4.019 tấn hàng sơ chế, 29.601 tấn bột cá và 76,1 triệu lít nước mắm (Bảng 01). Trang 26/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế So với năm 2001, năm 2003 hải sản đông các loại tăng gấp 2,1 lần, trong đó tôm đông lạnh tăng gấp 7,4 lần, mực đông giảm 5,8%, cá đông tăng 31,0%, hải sản đông khác tăng gấp 4,4 lần, bột cá giảm 8,9% và nước mắm tăng 13,3%. Nguyên nhân các sản phẩm tôm đông lạnh, hải sản đông lạnh khác (chủ yếu là chả cá đông) tăng lên so với thời kỳ năm 2000 là do đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến, do nguồn nguyên liệu tôm sú từ nuôi trồng và do thị trường xuất khẩu vào Mỹ đã mở ra. Trong 3 năm (2001-2003) đã xuất khẩu 6.300 tấn tôm đông, 1.090 tấn cá đông, 15.550 tấn mực đông, 15.055 tấn hải sản đông khác, 21.500 tấn hải sản sơ chế, 2.500 tấn cá cơm sấy, 1.300 tấn khô. So với năm 2001, năm 2003 đã xuất khẩu được 3.500 tấn tôm đông tăng gấp 2,8 lần, 4.200 tấn mực đông giảm 5,6%, 350 tấn cá đông tăng gấp 1,9 lần, 6.000 tấn hải sản đông khác tăng gấp 3,2 lần, 400 tấn cá cơm sấy tăng gấp 1,4 lần và 450.000 lít nước mắm (Bảng 01). Tổng KNXK trong 3 năm 2001-2003 là 155.000.000 USD, bình quân mỗi năm 51.666.000 USD. Riêng năm 2003 là 65 triệu USD trong đó DNNN Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản đạt gần 61 triệu USD, chiếm 93,8% toàn tỉnh. Tóm lại thành tựu nổi bật của ngành Thủy sản trong những năm qua là sản lượng khai thác tăng ổn định, tàu thuyền phát triển nhanh theo hướng đánh bắt xa bờ. Kết cấu hạ tầng nghề cá và các dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư tăng thêm. Các nhà máy đông lạnh từng bước được đầu tư và nâng cấp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, KNXK tuy thấp nhưng tăng trưởng ổn định. NTTS có bước phát triển về diện tích, sản lượng và loại hình nuôi, nhất là nuôi tôm kể từ thời điểm thực hiện Nghị quyết 09 ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 3 năm qua (2001-2003) và đặc biệt là năm 2003 thể hiện rõ xu thế phát triển đi lên của ngành Thủy sản, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh nhà. Trang 27/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế 2.1.3 Đánh giá những mặt còn tồn tại. 2.1.3.1 Tình hình khai thác hải sản: - Ngư trường và nguồn lợi thủy sản vùng khơi chưa có số liệu đánh giá chính xác về trữ lượng và khả năng cho phép khai thác. Đây là khó khăn cho việc quy hoạch tàu thuyền khai thác, cơ cấu nghề khai thác vùng khơi. - Tuy năng lực phương tiện khai thác tương đối khá nhưng nhìn chung đều khai thác theo lối thủ công và bán thủ công, sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất gia đình và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu mạnh dạn trong khai thác khơi xa. Thiếu các mô hình khai thác ở qui mô lớn, hoạt động khơi xa và dài ngày. Chưa áp dụng được những tiến bộ mới trong kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Nghề cá Kiên Giang mang tính chất là nghề cá nhân dân cho nên việc đầu tư mang nhiều tính chất tự phát, đặc biệt là nghề cào ( thuộc họ lưới kéo) phát triển rất nhanh, từ đó làm cho sự cân đối giữa các ngành nghề trong cơ cấu các nghề KTHS chưa hợp lý (các nghề câu, rê, vây chiếm tỉ trọng thấp). - Hiệu quả KTHS gần 3 năm nay giảm vì giá dầu tăng làm tăng chi phí chuyến biển, trong khi giá tiêu thụ hải sản có loại không tăng, hoặc có loại tăng nhưng không đáng kể. - Mặc dù tốc độ phát triển tàu thuyền công suất lớn đạt khá, nhưng vẫn còn 35,5% tàu nhỏ hoạt động ven bờ với cường độ cao. Nguồn lợi ven bờ bị khai thác cạn kiệt vượt mức cho phép với dự đoán vượt quá giới hạn từ 10-15%. Việc chuyển đổi cơ cấu các nghề khai thác từ ven bờ sang khai thác vùng khơi xa còn gặp nhiều khó khăn về vốn ĐT, trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý. - Tình hình an ninh vùng biển Tây Nam tuy đã có giảm phần căng thẳng nhưng vẫn chưa ổn định, nạn cướp biển vẫn thường xảy ra làm cho ngư trường khai thác vùng khơi bị thu hẹp và càng tăng mật độ tàu thuyền khai thác vùng ven bờ. Trang 28/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế 2.1.3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản: Tốc độ phát triển NTTS ở Kiên Giang tăng chậm so với một số tỉnh lân cận, chưa khai thác đúng tiềm năng của địa phương. Nguyên nhân là do công tác quy hoạch NTTS tiến hành còn chậm. Cơ sở hạ tầng về kinh mương thủy lợi chưa được đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nuôi trồng còn hạn chế. Thiếu các biện pháp khoa học đồng bộ về giống, kỹ thuật nuôi, thức ăn và phòng trị bệnh. Đặc biệt nguồn tôm giống sản xuất tại chỗ chưa đáp ứng mà phải chủ yếu nhập từ ngoài tỉnh vào. Trong một thời gian dài, thiếu các mô hình nuôi chuẩn để nhân ra diện rộng, chủ yếu là sự phát triển tự phát của dân. Phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến; nuôi bán thâm canh và thâm canh thấp khoảng 1.500 ha chiếm tỉ lệ 2,9%. Tiềm năng NTTS nước mặn quanh các đảo còn lớn nhưng chưa được khai thác và phát huy. 2.1.3.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản: Là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nguyên liệu để chế biến nhưng ngành CBTS xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang lại phát triển chậm hơn so với một số tỉnh thành khác trong cả nước. Giá trị KNXK thủy sản trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh như nông nghiệp, công nghiệp là khá lớn nhưng so với cả nước thì tỉ lệ đóng góp về KNXK của tỉnh Kiên Giang còn rất thấp. Nhìn lại trong nhiều năm qua, KNXK thủy sản của tỉnh đạt thấp so với tiềm năng là do: + Sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào lãnh vực chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hầu như không đáng kể, chỉ chiếm được 5% giá trị KNXK. Vốn ĐT của thành phần kinh tế dân doanh vào lãnh vực chế biến xuất khẩu hầu như không có. Đại bộ phận giá trị KNXK đều do 1 đơn vị DNNN là Công ty Xuất nhập Khẩu Thủy sản đảm trách; do vậy Trang 29/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế trong một thời gian dài khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành còn bị hạn chế. + Các nhà máy chế biến đông lạnh đa số máy móc thiết bị đều cũ kĩ, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn còn dạng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm chưa có nhiều sản phẩm tinh chế, sản phẩm có giá trị gia tăng đưa thẳng vào các siêu thị đến tận tay người tiêu dùng. Lượng sản phẩm tinh chế có giá trị cao để xuất khẩu vào thị trường Nhật, Châu Âu, Bắc Mỹ vẫn rất thấp. Lao động chủ yếu là thủ công, trình độ tay nghề bình quân của công nhân còn rất thấp, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề. Nguyên nhân của tình hình trên là do trong một thời gian dài các đơn vị chế biến vẫn bám vào nguyên liệu truyền thống, mặt hàng truyền thống, thị trường truyền thống, nên chưa chú trọng khâu đổi mới thiết bị công nghệ. Năm 1998-2000 mới xây dựng thêm được 2 nhà máy đông lạnh có công nghệ cao. Số nhà máy còn lại vẫn đông block truyền thống, những nhà máy này đã qua 15-20 năm sử dụng, máy móc đã quá cũ và lạc hậu. Năm 1999 và năm 2000 có đầu tư sửa chữa nâng cấp, song vẫn chưa đáp ứng được việc đổi mới phần mềm theo tiêu chuẩn HACCP và ISO 9000. Cá biệt trong 3 năm 2001-2003 đã đầu tư thêm các máy móc thiết bị CBTS với tổng số vốn ĐT là 34,89 tỷ đồng trong đó vốn tự có là 17,14 tỷ đồng, vốn vay là 17,75 tỷ đồng (bảng 4). + Trước khi chuyển dịch sang nuôi tôm sú, CBTS xuất khẩu của Kiên Giang dựa vào nguồn nguyên liệu KTHS là chính, trong đó chủ yếu là mực. Nuôi thủy sản chưa trở thành nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu, đặc biệt là con tôm sú. Do vậy so với các tỉnh (Cà Mau, Sóc Trăng…) thì Kiên Giang có khối lượng sản phẩm xuất khẩu khá lớn về cá và mực nhưng giá trị thấp. Giá xuất khẩu bình quân xấp xỉ 2 USD/kg. Chỉ từ năm 2002 đến nay nhờ Trang 30/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế phát triển nguyên liệu tôm sú cho nên đã tạo điều kiện cho KNXK gia tăng rõ rệt. + Về thị trường xuất khẩu, trong một thời gian dài trước đây nhìn chung còn hạn chế và không ổn định. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là của các nước châu Á (bảng 5). Điển hình năm 2001, xuất khẩu vào thị trường châu Á là 73,78%, châu Aâu là 8,57%, Bắc Mỹ là 0,24% và thị trường khác là 17,41%. Trong đó một số thị trường có thị phần khá cao như: châu Á có Nhật Bản chiếm 33,82%, Cam-pu-chia chiếm 19,5%, Hàn Quốc chiếm 11,72%. Thị trường châu Âu còn rất manh mún như Anh chiếm 1,80%, Ý chiếm 1,75%, Đức chiếm 0,79%, Pháp chiếm 0,27% và Thụy Sĩ chiếm 0,03%. Thị trường Mỹ chiếm 0,24%. Riêng năm 2003 nhờ thu mua nguồn nguyên liệu tôm sú Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản đã có những nỗ lực chuyễn đổi thị trường, thâm nhập vào thị trường Mỹ. Thị trường châu Á chỉ còn 34,2%, thị trường châu Âu 10,76%, thị trường Mỹ tăng lên 52,09% và thị trường khác 2,83%. Tóm lại bên cạnh lợi thế tiềm năng nguyên liệu, lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh ta hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức lớn: trình độ công nghệ CBTS còn ở mức thấp. Sản phẩm xuất khẩu hầu hết dưới dạng thô. Thị trường chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề còn thiếu và yếu. Đánh giá tổng quát những mặt tồn tại trong thời gian qua, tuy lĩnh vực KTHS có phát triển nhưng vẫn còn mang nặng kiểu truyền thống; sản phẩm có giá trị cao chiếm tỉ lệ thấp. NTTS phát triển chậm, chưa khai thác tiềm năng mặt nước ven biển và quanh các đảo; thiếu các mô hình nuôi chuẩn để nhân ra diện rộng; năng suất hiệu quả nuôi tôm chưa cao. Việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực chế biến xuất khẩu còn hạn chế. Trang 31/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế 2.2 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA. 2.2.1 Vốn đầu tư NSNN đối với cơ sở hạ tầng ngành Thủy sản. 2.2.1.1 Vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng cá. • Tình hình cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá. Cùng với sự phát triển của phương tiện KTHS, cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá mà chủ yếu là hệ thống cảng cá đã được đầu tư xây dựng với qui mô lớn nhất trong các tỉnh nghề cá của cả nước. Tổng cộng vốn ĐT đã thực hiện là 141,978 tỷ đồng (bảng 6). Trong đó các cảng cá tuyến đảo như Thổ Châu, Nam Du, An Thới, Dương Đông và tuyến ven bờ Cảng Tắc Cậu. Các cảng cá này đã khánh thành đi vào hoạt động với 935m cầu tàu; có khả năng bốc dỡ hàng hoá thủy sản tổng cộng 100.000 tấn/năm. Đặc biệt cảng cá Tắc Cậu là cảng cá lớn nhất trong cả nước đã đi vào hoạt động có hiệu quả từ tháng 12/2003. Nơi đây không những là địa điểm cho các tàu thuyền khai thác, bốc dỡ hàng thủy sản và tiếp nhận các dịch vụ xăng dầu, nước đá mà còn là nơi thu hút các nhà đầu tư tham gia vào xây dựng nhà máy sản xuất nước đá, cửa hàng xăng dầu đặc biệt là xây dựng nhà máy CBTS đông lạnh xuất khẩu, chế biến bột cá với công suất thiết kế 40,174 tấn thành phẩm/năm với số vốn đăng kí gần 205,34 tỷ đồng. Hiện nay đã có 8/20 cơ sở sản xuất đi vào hoạt động (Bảng 16). Tuy nhiên trong quá trình đầu tư và xây dựng đã nổi lên một số tồn tại. Đó là tiến độ thi công chậm, vốn còn thiếu và giải ngân còn hạn chế. Đứng về góc độ vốn thì hiện nay vốn ĐT cho hệ thống cảng cá còn rất thiếu. Các cảng cá tuyến ven bờ như Xẻo Nhàu (An Minh, vốn 17,393 tỷ đồng), Tô Châu (Hà Tiên, vốn 14,937 tỷ đồng), Ba Hòn (Kiên Lương, vốn 17,722 tỷ đồng), chợ cá Lại Sơn (Kiên Hải, vốn 9,468 tỷ đồng) với tổng vốn ĐT là 59,520 tỷ đồng, đã xong các thủ tục chuẩn bị đầu tư nhiều năm rồi nhưng chưa có vốn để đấu thầu thi công. Khu trú bão Hòn Tre (62,0 tỷ đồng) đang lập thiết kế kỹ Trang 32/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế thuật. Bến cá Lình Huỳnh (Hòn Đất, vốn 10,7 tỷ đồng), luồng vào cửa Dương Đông (Phú Quốc, vốn 30 tỷ đồng) tổng cộng là 102,70 tỷ đồng đang lập dự án khả thi về triển khai đầu tư và xây dựng. Tình hình tiến độ thi công hệ thống bến cảng cá tiến độ thi công còn rất chậm so với kế hoạch đề ra là do những nguyên nhân sau: - Công tác đền bù giải tỏa mặt bằng thi công là vấn đề rất nan giải, thường bị kéo dài do giá cả đền bù không được người dân chấp nhận. Ví dụ Cảng cá An Thới dự toán giá đền bù lúc đầu là 0,7 tỷ nhưng trong quá trình triển khai thì tổng mức đền bù phải điều chỉnh lên gần 3 tỷ. - Chất lượng công tác lập dự án, lập thiết kế dự toán của các đơn vị tư vấn còn nhiều hạn chế vì vậy trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải điều chỉnh lại dự án và thiết kế dự toán rất nhiều lần từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng. Trong đó chủ yếu là phần phát sinh các khối lượng cần phải bổ sung. - Thời gian thẩm định và phê duyệt dự án, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán bị kéo dài so với quy định. Chất lượng công tác thẩm định chưa cao. Do vậy kéo theo thủ tục đầu tư xây dựng không hoàn thành trước tháng 10 của năm trước năm kế hoạch, chưa đảm bảo điều kiện ghi vốn ĐT xây dựng theo quy định hiện hành. - Bố trí kế hoạch vốn hằng năm còn mang nặng tính bao cấp, bình quân dẫn đến vốn bị dàn trãi. Dự án nhóm C theo quy định là 2 năm phải hoàn thành nhưng do không bố trí đủ vốn nên công trình bị dở dang kéo dài. 2.2.1.2. Vốn đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS. Để thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ lúa sang tôm cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, tập huấn kỹ thuật, cung cấp giống… Trong đó, ngành thủy sản xác định giải pháp vốn ĐT phát triển hệ thống thủy lợi là khâu đột phá có ý nghĩa quyết Trang 33/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế định. Vì vậy, trong 3 năm 2001 – 2003, vốn ĐT xây dựng hệ thống thủy lợi ngành Thủy sản đã thực hiện là 36,151 tỷ đồng. Nhờ vậy đã hoàn thành, đưa vào sử dụng việc nạo vét 170 con kênh, 7 bờ bao với chiều dài 771km tương ứng với 13.056.711m3 đất đào đắp (bảng 7). Qua đó đã tạo điều kiện cho ngành Thủy sản tăng diện tích nuôi tôm một cách nhanh chóng, từ 12.520 ha năm 2000 đã nâng lên 51.044 ha năm 2003, tức tăng gấp 4,0 lần. Tuy nhiên, so với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất thì vốn ĐT đáp ứng vẫn còn ở mức thấp.Với số vốn 36,151 tỷ đã bỏ ra thì mới đáp ứng một bước yêu cầu hệ thống thủy lợi đang cấp bách đặt ra. Chủ yếu là nạo vét các kênh thủy lợi hiện có và đào mới một số kênh ở các vùng mật độ kênh thủy lợi còn thưa Để đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển NTTS nói chung hay nuôi tôm nói riêng trên quy mô rộng, xét thấy hệ thống công trình thuỷ lợi hiện nay còn bộc lộ nhiều tồn tại như: - Các công trình thuỷ lợi hiện có hầu như chưa đảm bảo cung cấp đủ nước mặn và tiêu thoát hết nước thải cho diện tích nuôi do hiện trạng quy mô xây dựng tương đối nhỏ và bị bồi lắng nhiều. Thiếu hệ thống công trình đầu mối để điều tiết nguồn nước phục vụ cho NTTS nhất là vùng ven biển bán đảo Cà Mau. Đặc biệt là thiếu hệ thống cấp thoát nước riêng biệt. - Vùng ven biển An Biên, An Minh với các kênh lấy nước trực tiếp từ biển, song số lượng cửa lấy nước còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước mặn. - Đối với những vùng phát triển mô hình tôm lúa, hệ thống công trình thuỷ lợi hiện tại chưa đáp ứng được nhiệm vụ vừa đảm bảo cung cấp đủ nước mặn, tiêu thoát nước vào mùa khô và yêu cầu giữ ngọt, xả phèn, rửa mặt, tiêu úng cải tạo đất phục vụ yêu cầu trồng lúa. Chính vì những tồn tại của hệ thống thủy lợi mà tình hình phát triển nuôi tôm chưa ổn định và bền vững đặc biệt tình trạng dịch bệnh tôm sú vẫn thường Trang 34/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế xuyên xảy ra, khả năng rủi ro cho người nuôi vẫn còn lớn. Do vậy năng suất, sản lượng và hiệu quả nuôi tôm không cao. Đi sâu vào đối tượng nuôi tôm sú, cho thấy năng suất nuôi tôm của tỉnh Kiên Giang vẫn còn ở mức rất thấp, do đó diện tích nuôi nhiều nhưng sản lượng không cao. Năm 2000 bình quân là 140,8kg/ha/năm, năm 2001 là 179,1kg/ha/năm, năm 2002 là 175,6kg/ha/năm và năm 2003 là 199,4kg/ha/năm. Trong khi đó năng suất của các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng bình quân từ 300-350kg/ha/năm. 2.2.2 Thực trạng về vốn TDNH đối với việc phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về TDNH nhằm tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong đó có ngành Thủy sản. Đó là Quyết định số 67/1999-QĐ-TTg ngày 30/3/1999 “Về một số chính sách TDNH phục vụ nông nghiệp, nông thôn”, Quyết định 393/TTg ngày 09/6/1997 về quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, Quyết định 159/1998/QĐ-._.ứng với yêu cầu chuyển dịch sản xuất đặt ra. Thiếu vốn ĐT xây dựng là nỗi bức xúc của cả nước chứ không chỉ của tỉnh Kiên Giang. Bởi vì trong cùng một lúc vốn NSNN phải cân đối cho nhiều mục tiêu kinh tế xã hội và cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì cho ngành Thủy sản. Ngay cả phần ngân sách địa phương bỏ ra 23,9 tỷ đồng để đầu tư cho hệ thống thủy lợi thì trong số này, ngân sách tỉnh cũng vay thêm từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của kho bạc Nhà nước và từ nguồn vốn vay bổ sung đầu tư của các Ngân hàng thương mại khoảng từ 30 – 40%. Tình hình vay thêm, vay bổ sung để đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi chứng tỏ NSNN đang thiếu vốn và mặt khác nói lên sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm. Do vậy trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường vốn ĐT cho hệ thống thủy lợi. Dự kiến giai đoạn kế hoạch năm 2004–2005 là 111,650 tỷ đồng và là giai đoạn 2006–2010 là 105,204 tỷ đồng. (Bảng 15) Bảng 15: Vốn ĐT hệ thống thủy lợi từ nguồn NSNN ĐVT: Triệu đồng. Đơn vị Nhu cầu vốn ĐT từ năm 2001-2010 Đã đầu tư đến năm 2003 (cấp phát) Kế hoạch vốn 2004-2005 Kế hoạch vốn 2006-2010 An Biên 24.530 3.406 12.240 8.884 An Minh 32.198 7.594 15.843 8.761 Vĩnh Thuận 9.908 4.757 5.151 - Hòn Đất 64.260 3.151 28.570 32.539 Kiên Lương 110.109 17.243 40.846 52.020 Hà Tiên - Châu Thành 5.000 - 4.000 1.000 Gò Quao 7.000 - 5.000 2.000 Tổng cộng 253.005 36.151 111.650 105.204 Trang 58/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Tóm lại cần phải tăng cường bố trí vốn ĐT hệ thống thủy lợi đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu đề ra. Trường hợp vốn thiếu thì NSNN phải vay thêm nguồn khác (nguồn nhàn rỗi Kho bạc, nguồn Ngân hàng thương mại). Mặt khác ngành thủy sản có thể đề xuất UBND Tỉnh chấp thuận chủ trương cho phép ngành thủy sản thỏa thuận với nhà thầu về thời gian thanh toán các công trình thủy lợi cụ thể là công trình thi công trước và nhà thầu sẽ được thanh toán sau một năm. Để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong việc đầu tư hệ thống thủy lợi, cần phải thực hiện các biện pháp để giải ngân hết số vốn đã bố trí trong năm kế hoạch vì thực tế xảy ra là mặc dù vốn ĐT thủy lợi tuy đã thiếu nhưng nhiều khi đã bố trí xong thì lại không sử dụng hết do vướng mắc về giải tỏa đền bù. Do vậy cần khắc phục các tồn tại sau đây: - Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án (dự án và thiết kế kỹ thuật dự toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt) phải được hoàn thành sớm và đạt yêu cầu chất lượng đề ra. Đây là điều kiện để ghi vốn kế hoạch và khi triển khai không phải điều chỉnh nhiều lần. - Phương án đền bù giải tỏa phải được lập song song, với quá trình lập dự án khả thi, phương án lập phải có tính khả thi và giá trị đền bù của phương án được coi như là kết quả chính thức đưa vào để lập dự án. 3.2.2 Vốn đầu tư từ TDNH. Từ thực trạng vốn TDNH đáp ứng cho sự phát triển ngành thuỷ sản như đã nêu trước đây, mặc dù tín dụng có sự tăng trưởng song mức độ đáp ứng còn thấp, hay nói một cách khác hơn ngành thuỷ sản rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng. Ở đây có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, có nguyên nhân thuộc về tồn tại chung của ngành thuỷ sản, có nguyên nhân là do các vướng mắc về cơ chế cho vay của Ngân hàng. Trang 59/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Để đáp ứng sự phát triển của ngành thuỷ sản, vai trò của vốn TDNH rất lớn, vì vậy cần thực hiện các giải pháp sau: Một là cần xây dựng chiến lược đầu tư TDNH cho ngành thuỷ sản tỉnh Kiên Giang. - Như đã nêu trong phần thực trạng, TDNH thời gian qua định hướng phát triển chưa rõ nét, đầu tư tín dụng chưa đồng bộ giữa khai thác, chế biến và nuôi trồng; tiềm năng về nuôi trồng và chế biến chưa được khơi dậy. Do vậy trong phương hướng tới, dựa trên cơ sở định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của ngành thuỷ sản; hệ thống Ngân hàng thương mại của tỉnh cần xây dựng chiến lược đầu tư cho ngành thuỷ sản Kiên Giang. Dự báo từ nay đến năm 2010 đầu tư TDNH đối với ngành Thủy sản tiếp tục tăng trưởng bình quân hằng năm từ 20-25%. Trong đó tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực khai thác có xu hướng giảm dần còn lĩnh vực nuôi trồng và CBTS vẫn tiếp tục gia tăng. Để thực hiện chiến lược đầu tư trên, các ngân hàng thương mại cần xây dựng chương trình phối hợp với địa phương và các ngành liên quan như Thủy sản, Tài nguyên Môi trường, Nội chính,… nhằm xử lý các vướng mắc phát sinh. Việc phối hợp giữa ngành Thủy sản và ngành ngân hàng tập trung ở các nội dung như khảo sát nhu cầu vốn, đơn giản hóa các thủ tục xây dựng và thẩm định dự án, đề xuất cơ chế tín dụng vận dụng tại địa phương kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện, mở rộng diện cho vay nhất là các đối tượng khép kín từ NTTS – thu mua chế biến – tiêu thụ và xuất khẩu, đối tượng nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp. Hai là linh hoạt trong thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay. Về cho vay đóng mới tàu khai thác, các ngân hàng đều yêu cầu người đi vay phải có tài sản thế chấp đặc biệt là tài sản thế chấp thuộc loại nhà cửa, đất đai. Trong thực tế việc giải quyết tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay (là Trang 60/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế các tàu đóng mới) được các ngân hàng giải quyết ở phạm vi rất nhỏ. Chính điều này đã hạn chế nhu cầu vay vốn của ngư dân trong thời gian qua. Nguyên nhân là tài sản tàu thuyền mau xuống cấp, rất dễ bị giảm giá, tính rủi ro sẽ cao. Mặc khác chi phí để bảo quản, quản lý tài sản này cũng khá cao trong thời gian chờ đợi phát mãi. Tuy nhiên kinh nghiệm từ thực tiễn rút ra cho thấy nếu làm thật kĩ việc khảo sát, lựa chọn đối tượng cho vay – đảm bảo có tay nghề, kinh nghiệm đi biển, quản lý giỏi thì việc cho vay vẫn có hiệu quả. Ngân hàng nên linh hoạt trong vấn đề này. Đây là trường hợp cho vay đối với các ngư dân không có tài sản thế chấp là nhà cửa, đất đai hoặc không có tài sản thế chấp là tàu thuyền có trước khi xin vay. Nghĩa là chấp nhận tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay. Một dạng trường hợp nữa là các chủ tàu đã có sẵn từ 1-2 tàu trở lên, đang làm ăn có hiệu quả, có tay nghề kinh nghiệm thì ngân hàng cũng nên giải quyết cho vay theo dạng tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay (không cần tài sản thế chấp là nhà cửa). Về vay NTTS, đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện đúng hướng dẫn cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành, cho phép hộ nuôi tôm thịt vay đến 30 triệu đồng, hộ sản xuất giống vay đến 100 triệu đồng. Nếu cho vay theo hình thức có tài sản đảm bảo thì việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp phải phản ánh đúng giá thị trường, đề nghị nên nâng mức cho vay so với giá trị tài sản thế chấp, nhất là cho vay nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp. + Nếu nuôi tôm trong vùng quy họach, mức vay không quá 60% giá trị quyền sử dụng đất đối với vùng đất hoang hóa và không quá 70% đối với vùng đất tôm - lúa Trang 61/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế + Nếu nuôi trồng ở ao, mương, vườn trong vùng qui hoạch, mức vay không quá 80% giá trị quyền sử dụng đất hoặc mặt nước. + Nếu nuôi cá lồng, bè được mức vay bằng 70% giá trị lồng, bè. + Với hộ khai thác chế biến: có tài sản thế chấp bằng 70% giá trị tài sản theo giá giám định của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu cho vay theo giá trị tài sản hình thành từ vốn vay Ngân hàng có thể cho vay tới 70% giá trị thực tế. Lý do cho vay theo các tỷ lệ khác nhau là vì: Hộ có diện tích ao, mương, vườn trong qui hoạch được nuôi thuỷ sản phải được vay với tỉ lệ cao hơn so với diện tích vùng đất hoang hóa, đất tôm lúa bởi giá trị đất ao, mương, vườn thường ít biến động. Quá trình sử dụng lâu dài nhưng giá trị của đất ít biến đổi, thậm chí còn cao hơn giá trị đánh giá ban đầu. Do đó đề nghị mức cho vay của Ngân hàng tới 80% giá trị tài sản. Ngược lại hộ có các tài sản khác hoặc lấy chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp thì khác với đất, quá trình sử dụng, giá trị của tài sản giảm dần. Vì vậy, đề nghị mức cho vay tối đa của Ngân hàng tuỳ thuộc vào loại tài sản đảm bảo: + Tài sản ít hao mòn, mức cho vay có thể cao đến 70% giá trị tài sản. + Đối với tài sản dễ hao mòn, tỉ lệ đó sẽ giảm dần cho đến 0%. Ba là ngành Thủy sản và các ngành có liên quan phải có các biện pháp để hoàn thành các nội dung sau: - Sớm hoàn thành qui hoạch chi tiết các vùng nuôi tôm. - Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng bao gồm hệ thống thủy lợi, điện và đường giao thông. - Tăng cường công tác khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân thực hiện dự án vay vốn NTTS, có giấy chứng nhận đã được tập huấùn. - Xây dựng các vùng sản xuất giống tập trung để cung cấp đầy đủ số lượng giống sạch bệnh cho người nuôi. Trang 62/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế - Nhanh chóng cấp giấy CNQSD đất, mặt nước NTTS để hộ vay được thế chấp vay vốn Ngân hàng theo qui định của pháp luật. 3.2.3 Vốn đầu tư từ các nguồn khác. Về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ngành Thủy sản cần có sự phối hợp với chi nhánh Quỹ HTPT tỉnh Kiên Giang để tranh thủ thu hút ngày càng cao nguồn vốn ĐT này vào việc phát triển ngành Thủy sản. Để Quỹ HTPT có thể triển khai nhanh cả 3 loại hình cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư, xin được kiến nghị 3 vấn đề cụ thể sau: y Các ngân hàng thương mại cần mở rộng cánh cửa cho vay trung và dài hạn đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Việc xem xét thời hạn cho vay đối với dự án của ngân hàng cũng cần đồng nhất với quan niệm của Quỹ. y Dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư, đồng thời thuộc đối tượng được vay vốn tại Quỹ, nhưng Quỹ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để cho vay, thì các ngân hàng thương mại nên xem xét cho vay, để dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư. y Dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư nhưng không thuộc đối tượng vay vốn tại Quỹ, có hiệu quả cao nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro thì cần được bảo lãnh của Quỹ HTTP. Về nguồn vốn ĐT nước ngoài, trước những hạn chế trong việc duy trì phát triển các hình thức thu hút vốn ĐT nước ngoài trong thời gian qua (100% vốn, hợp tác liên doanh) thì ngành Thủy sản cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp, chính sách thích hợp nhằm thu hút nguồn vốn ĐT nước ngoài trong những năm tới. Trang 63/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế 3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÁC GIẢI PHÁP TRÊN. 3.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực. Thực trạng nguồn nhân lực của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang trong những năm qua chưa đáp ứng yêu cầu đưa ngành Thủy sản đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên lĩnh vực khai thác, lực lượng lao động đi biển có khoảng 40.000 người, có trình độ chuyên môn kĩ thuật và văn hoá thấp. Trình độ phổ biến là đọc viết chưa thạo hoặc cấp I chỉ có một số ít có trình độ cấp II, cấp III. Do vậy ngư dân chỉ quen với lối sản xuất nhỏ lẻ mang tính cá nhân, gia đình nặng nề, phần lớn là khai thác gần bờ, thiếu mạnh dạn trong khai thác khơi xa và lúng túng trong tổ chức quản lý. Trên lĩnh vực chế biến, lao động thủ công là chủ yếu, trình độ tay nghề bình quân của công nhân rất thấp, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề. Số lao động phục vụ cho chế biến xuất khẩu về trình độ đại học chiếm tỉ lệ bình quân 4,7% (cả nước từ 6-10%), công nhân kỹ thuật chiếm 3,5%, số còn lại chưa qua đào tạo cơ bản và chủ yếu đào tạo tại chỗ. Đội ngũ lao động chưa được cập nhật các kiến thức khoa học công nghệ mới theo yêu cầu. Trên lĩnh vực NTTS, lực lượng lao động chưa được tập huấn trang bị kỹ thuật nuôi còn khá lớn, nhu cầu kỹ sư và kỹ thuật là rất lớn. Nhằm đáp ứng cho ngành Thủy sản Kiên Giang một lực lượng lao động có đủ khả năng chuyên môn kỹ thuật-nghiệp vụ và trình độ quản lý để đưa nghề cá phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vục khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, đào tạo các lọai cán bộ như cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Để có chiến lược đào tạo lâu dài, ngay từ bây giờ, ngành Thủy sản cần tiến hành điều tra khảo sát toàn diện về hiện trạng, đặc điểm nguồn lao động (trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, …) khảo sát tình hình đào tạo Trang 64/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế và sử dụng lao động của ngành Thủy sản trong thời gian qua. Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành trong những năm trước mắt và lâu dài. Ngoài các kênh đào tạo tập trung tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, cần tiếp tục mở rộng các hình thức đào tạo đa dạng phù hợp với từng đối tượng từ việc phối hợp với các Viện, Trường mở các khoá tập huấn trong nước đến việc gởi đi nước ngoài huấn luyện. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng có thể là: chính quy, tại chức, tập huấn, huấn luyện tại chỗ. Song song với đào tạo cần thực hiện chính sách thu hút tài năng, đãi ngộ khen thưởng xứng đáng với những chuyên gia đầu ngành,… 3.3.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ. Đây là giải pháp rất quan trọng trong số các giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. Cần đa dạng hóa thị trường kể cả thị trường trong và ngoài nước, không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Giữ vững các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Mở rộng và từng bước chiếm lĩnh thị trường Bắc Mỹ và châu Aâu đồng thời tích cực nghiên cứu để mở ra những thị trường mới như các nước Liên Xô cũ, châu Phi. Công tác nghiên cứu phát triển thị trường và thông tin thị trường phải chuyển hẳn từ thụ động sang chủ động. Lấy thị trường làm động lực để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và mở rộng thị trường. Thông tin tiếp thị với tư cách là cơ sở ban đầu cho các quyết định về địa điểm, phương án sản phẩm mức chất lượng cần đạt được, quy mô đầu tư sản xuất, lựa chọn công nghệ, bạn hàng và đề ra kế hoạch phát triển; do vậy cần coi trọng hoạt động marketing, tăng cường cập nhật thông tin từ mọi nguồn. Tham gia các hoạt động tìm kiếm thị trường mới (triễn lãm, hội chợ chuyên ngành, quảng cáo,…). Giảm tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Trang 65/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế Từ vụ kiện cá tra, cá basa và vụ kiện phá giá tôm trong thời gian qua vào thị trường Mỹ đã cảnh báo rằng các doanh nghiệp phải thật am hiểu về luật pháp của thị trường Mỹ nói riêng cũng như luật pháp thương mại quốc tế nói chung. 3.3.3 Giải pháp về công nghệ. Yếu kém về công nghệ là điểm chính yếu của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang do đó đây là giải pháp cơ bản có ý nghĩa nâng cao sức cạnh tranh và khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm Thủy sản tỉnh nhà. Định hướng phát triển công nghệ trên từng lĩnh vực cụ thể như sau: - Đối với lĩnh vực khai thác: + Nghiên cứu cải tiến một số nghề khai thác ven bờ quan trọng hiện có (như lưới kéo tôm, cá, lưới vây, lưới mành) để giảm khai thác tôm, cá chưa trưởng thành và một số đối tượng cấm khai thác để bảo vệ nguồn lợi. Tăng cường nghiên cứu cải tiến kết cấu ngư cụ, phương pháp đánh bắt, trang bị máy tời truyền động thủy lực, sử dụng máy điện tử hàng hải, dò cá, thông tin liên lạc hiện đại, nghiên cứu công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản dài ngày trên biển. + Tiến hành sắp xếp lại cơ cấu nghề. Xác định các nghề cần giữ ổn định về số lượng và quy mô sản xuất như nghề cào bờ: không cho đóng mới tàu có công suất dưới 45cv hành nghề cào. Hạn chế phát triển các nghề câu mực, mành đèn. Xác định những nghề cần phát triển với những quy mô khác nhau như nghề lưới vây, nghề câu. + Đầu tư công nghệ tàu khai thác bao gồm đầu tư công nghệ vỏ tàu (công nghệ composite), đầu tư công nghệ thiết bị boong và thiết bị hàng hải, thiết bị bảo quản sản phẩm trên tàu. - Đối với lĩnh vực nuôi trồng: Trang 66/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế + Trên cơ sở đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng vùng mặt nước mặn, ngọt, lợ và ven đảo, phải xác định các đối tượng nuôi, công nghệ nuôi và quy mô nuôi phù hợp đảm bảo năng suất cao và hiệu quả kinh tế lâu dài trong đó chú trọng khai thác tiềm năng mặt nước ven các đảo Phú Quốc và Kiên Hải. + Đẩy mạnh hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh các đối tượng có giá trị sản xuất như tôm sú, cá mú, cá bốp. + Quy hoạch hệ thống sản xuất giống thủy sản trong đó phải đáp ứng nhu cầu giống tôm sú cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành Thủy sản. Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống hiện có, đồng thời du nhập về những công nghệ mới về giống, xử lý, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với tôm, cá biển và nhuyễn thể. + Khuyến khích tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống thủy sản nhân tạo chất lượng cao, sạch bệnh. - Đối với lĩnh vực chế biến: + Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hoá dây chuyền chế biến, nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Ưu tiên đầu tư dây chuyền đông nhanh rời IQF hiện đại và đồng bộ để nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản đông lạnh. + Nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thuộc diện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP. Triển khai áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn Nhà nước (TCNN) và tiêu chuẩn ngành (TCN). + Nâng cấp chất lượng nguyên liệu hải sản, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thống sơ chế và bảo quản ngay trên tàu. Xây dựng hệ thống chợ cá tạo các cảng cá trung tâm. + Tăng cường mở rộng chủng loại và khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền,… khuyến khích các doanh nghiệp Trang 67/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia giỏi nước ngoài và đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới. 3.3.4 Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển ngành Thủy sản. Nhìn chung thu hút các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư phát triển thủy sản là một điểm yếu rất yếu của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là trên lĩnh vực chế biến xuất khẩu. CBTS đông lạnh từ năm 2002 trở về trước đều do các DNNN đảm trách, thực chất là tập trung vào một công ty duy nhất của tỉnh là công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản. Các thành phần kinh tế khác chỉ tham gia chế biến với qui mô nhỏ theo hộ gia đình, chủ yếu là sơ chế và chế biến các mặt hàng có giá trị thấp như khô các loại, nước mắm. Trên lĩnh vực nuôi trồng tình hình cũng tương tự, hầu hết các đơn vị tham gia sản xuất với qui mô nhỏ lẻ. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một nguồn nội lực lớn mà những năm qua ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang chưa khai thác, phát huy tốt trên lĩnh vực nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế rất lớn đến tốc độ tăng trưởng và gia tăng KNXK thủy sản. Chỉ bắt đầu từ năm 2003, ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang mới có một bước ngoặt lớn trong việc thu hút thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia lĩnh vực nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Trên lĩnh vực chế biến và dịch vụ hậu cần trong số 19 doanh nghiệp tham gia đăng ký đầu tư vào cảng cá Tắc Cậu thì có đến 17/19 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư tại Cảng cá Tắc Cậu với số vốn đăng ký 325,7 tỷ đồng/357,14 tỷ đồng, trong đó có 7 doanh nghiệp đi vào hoạt động (bảng 16). Trên lĩnh vực nuôi trồng đã có 5 nhà đầu tư tham gia nuôi tôm công nghiệp trên diện tích 3.100 ha với tổng vốn cố định đăng ký gần 400 tỷ đồng trong đó có 2 doanh nghiệp đang triển khai thi công. Từ thực tiễn thu hút đầu tư của năm 2003, định hướng của ngành sẽ là thu hút các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (trong và ngoài tỉnh) tham gia vào Trang 68/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế tất cả các lĩnh vực của ngành Thủy sản, trong đó tập trung hai lĩnh vực là chế biến và NTTS. Giải pháp thực hiện có tính chất quyết định là Nhà nước sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng về mặt bằng, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, điện và nước thật hoàn chỉnh để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đã đăng ký. Cụ thể ngành thủy sản sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tắc Cậu giai đoạn II và hạ tầng các vùng nuôi tôm công nghiệp. Ngoài việc triển khai thực hiện các ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp theo quy định chung của luật khuyến khích đầu tư trong nước, đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù của tỉnh cho lĩnh vực NTTS, là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh và có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số GDP của tỉnh. Qua số liệu điều tra cho thấy với diện tích nuôi tôm 51.044 ha, bình quân mỗi hộ nuôi có từ 2,1 ha đất sản xuất và số hộ đạt 2 tiêu chí định lượng để được công nhận là kinh tế trang trại rất nhiều do vậy cần sớm ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đối với kinh tế trang trại nói chung hay trang trại NTTS nói riêng. Cụ thể là hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng về chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trong 3 năm đầu, hỗ trợ về chính sách khuyến ngư. 3.3.5 Giải pháp về cổ phần hoá DNNN. Mục tiêu cổ phần hóa DNNN là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động vốn của các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh. Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Trong thời gian qua, ngành Thủy sản đã tiến hành cổ phần hóa được một DNNN. Đó là Công ty Cổ phần nước mắm Kiên Giang, tiền thân là Xí nghiệp Trang 69/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế nước mắm Kiên Giang, được UBND tỉnh chọn làm thí điểm cổ phần hóa từ tháng 4/1994. Tổng số vốn điều lệ là 620 triệu đồng theo cơ cấu: Nhà nước 20% cổ phần, còn lại 80% cổ phần là của cán bộ công nhân viên. Từ khi cổ phần hóa đến nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày càng cao. Về tiến độ cổ phần hóa, từ năm 1994 đến nay tiến độ thực hiện rất chậm, ngành Thủy sản Kiên Giang chưa có thêm một đơn vị sản xuất kinh doanh nào nữa được cổ phần hóa. Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN thuộc ngành Thủy sản, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau đây: - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế khác về những chủ trương, quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cổ phần hóa và đa dạng hóa các hình thức sở hữu để làm sao cho mọi đối tượng thông hiểu và tham gia tích cực. - Việc lựa chọn DNNN hoặc bộ phận DNNN để tiến hành cổ phần hóa theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP phải có đủ điều kiện, hiệu quả hấp dẫn đối với người mua cổ phần. Mặt khác khi đã lên danh sách, lộ trình cổ phần hóa thì UBND tỉnh phải có sự chỉ đạo kiên quyết thực hiện kế hoạch cổ phần hóa; phải xóa bỏ những cản trở từ nội bộ doanh nghiệp khiến tiến độ cổ phần hóa bị kéo dài. Đó là từ nhận thức và lợi ích cá nhân của một vài lãnh đạo DNNN không muốn cổ phần hóa do sợ mất đặc quyền, đặc lợi. - Giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh về tài chính trong giai đoạn quyết định giá trị doanh nghiệp và quyết định chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần vì trong thời gian này, khi quyết toán cụ thể có những doanh nghiệp sẽ phát sinh lỗ. Nếu không xử lý thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bàn giao sang Hội đồng quản trị. Bản thân Hội đồng quản trị rất mong muốn khi nhận bàn giao thì tình hình tài chính phải hoàn toàn trong sạch. Mặc khác những Trang 70/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế tài sản không đưa vào giá trị doanh nghiệp, khi cổ phần hóa cần có cơ chế cụ thể để giải quyết. - Cần nghiên cứu để tránh tiêu cực trong việc định giá thấp tài sản và có người trục lợi, cũng không đánh giá tài sản quá cao để không thực hiện được việc cổ phần hóa, có thể thuê cơ quan chuyên nghiệp để định giá giá trị doanh nghiệp. - Cần tăng cường hơn nữa tính công khai và cung cấp những thông tin đáng tin cậy, kịp thời về tình hình tài chính và hoạt động hiện tại cũng như phương hướng sản xuất kinh doanh trong tương lai của các doanh nghiệp trước và sau khi cổ phần hóa. Trang 71/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế KẾT LUẬN Trong những năm qua ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang tiếp tục phát triển ổn định, nhiều chỉ tiêu chủ yếu năm sau cao hơn năm trước trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng chế biến xuất khẩu. Sản lượng khai thác tăng ổn định, tàu thuyền phát triển nhanh theo hướng đánh bắt xa bờ. Cơ sở hạ tầng các bến, cảng cá được đầu tư tăng thêm. Các nhà máy chế biến đông lạnh từng bước được đầu tư nâng cấp, KNXK gia tăng ổn định. NTTS có bước phát triển nhanh về diện tích, sản lượng nhất là nuôi tôm. Đạt được những thành tựu là do ngành đã thực hiện nhiều giải pháp lớn trong đó có giải pháp về vốn ĐT. Tuy nhiên so với tiềm năng lợi thế của tỉnh thì vốn ĐT cho ngành trong những năm qua chưa tương xứng; vốn ĐT bỏ ra còn rất thấp. Mặc dù tổng số vốn ĐT cho ngành Thủy sản là còn khiêm tốn nhưng hiệu quả đầu tư của ngành là rất rõ rệt. Từ năm 2001 trở lại đây nhờ đầu tư thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 09 ngày 15/6/2000 của Chính phủ mà GDP của ngành Thủy sản tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng bình quân GDP hằng năm của khai thác và NTTS giai đoạn 2001-2003 là 19,22% trong đó khai thác tăng 7,33%, nuôi trồng tăng 65,23%. Điều này cho thấy đầu tư vào thủy sản rất có hiệu quả. Qua đây cũng rút ra bài học kinh nghiệm, đó là đầu tư đúng hướng, tập trung vào các khâu đột phá, các lĩnh vực trọng điểm. Do vậy trong thời gian tới cần tập trung đầu tư theo định hướng của ngành đã đề ra; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, ưu tiên đầu tư phát triển NTTS và chế biến xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao để tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng của ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ven biển./. Trang 72/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS-TS Dương Thị Bình Minh - Lý thuyết Tài chính Tiền tệ-NXB Giáo dục 1999. 2. PTS Nguyễn Đăng Dờn - Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng – NXB Tài chính 1998. 3. TS Nguyễn Bạch Nguyệt và TS Từ Quang Phương – Giáo trình kinh tế Đầu tư – NXB Thống kê 2003. 4. Chương trình phát triển Thủy sản đến năm 2010 của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. 5. Chương trình XKTS đến năm 2010 của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. 6. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000) của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. 7. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện NQ05 ngày 18/12/1998 của Tỉnh ủy Kiên Giang về phát triển kinh tế biển, hải đảo ven biển tỉnh Kiên Giang đến năm 2010. 8. Báo cáo sơ kết tình hình chuyển đất hoang, đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm năm 2002 của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. 9. Báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về phát triển Kinh tế biển của Sở Thủy sản Kiên Giang. 10. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2000 đến năm 2003 của ngành Thủy sản Kiên Giang. 11. Báo cáo về việc đánh giá tình hình phát triển kinh tế thủy sản 2 năm rưỡi thực hiện NQ04 Đảng Bộ tỉnh Kiên Giang lần VII. 12. Báo cáo tổng kết ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang qua các năm từ 1996- 2003. 13. Báo cáo tổng kết đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 1996-2000, phương hướng đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 2001-2005 của Bộ Thủy sản. Trang 73/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế 14. Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng Nhà nước, chi nhánh tỉnh Kiên Giang năm 2001-2002-2003. 15. Báo cáo nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển – 1 năm thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ – Bộ Thủy sản. 16. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản – Bộ Thủy sản. 17. Báo cáo tóm tắt định hướng phát triển công nghệ khai thác và chế biến thủy sản phục vụ phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang (2001-2010). 18. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2002 và biện pháp thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2003 Bộ Thủy sản. 19. PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh – Phát triển Thủy sản Việt Nam – Những luận cứ và thực tiễn – NXB Nông nghiệp TP.HCM 2003. 20. Vũ Tiến Khu – Một số giải pháp cơ bản về hoạt động tín dụng nhằm đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất và chế biến thủy hải sản TP.HCM – Luận văn Thạc sĩ kinh tế – TP.HCM 2002. 21. Lương Thanh Phương – Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản tỉnh Kiên Giang – Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế - Hà Nội 2004. 22. Quy hoạch chi tiết nuôi tôm huyện Hòn Đất đến năm 2010 – Phân viện kinh tế – Quy hoạch Bộ Thủy sản – năm 2002. 23. Quy hoạch chi tiết nuôi tôm huyện Kiên Lương đến năm 2010 – Phân viện kinh tế – Quy hoạch Bộ Thủy sản – năm 2002. 24. Quy hoạch chi tiết nuôi tôm Thị xã Hà Tiên đến năm 2010 – Phân viện kinh tế – Quy hoạch Bộ Thủy sản – năm 2002. 25. Quy hoạch chi tiết nuôi tôm huyện An Biên đến năm 2010 – Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II – Bộ Thủy sản – năm2002 Trang 74/ 75 Trần Vĩnh – Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế 26. Quy hoạch chi tiết nuôi tôm huyện An Minh đến năm 2010 – Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II – Bộ Thủy sản – năm 2002. 27. Quy hoạch chi tiết nuôi tôm huyện Vĩnh Thuận đến năm 2010 – Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II – Bộ Thủy sản. Trang 75/ 75 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1036.pdf
Tài liệu liên quan