Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình

LờI NóI ĐầU Trong nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có một bước ngoặt lớn: đó là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được tự do kinh doanh và có nhiều điều kiện để phát triển. Khi tham gia kinh doanh, các doanh nghiệp thường đặt ra rất nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu lớn và cơ bản nhất là bán được hàng hoá và thu được nhiều lợi nhuận. Để thực hiện được những mục tiêu

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này đòi hỏi doanh nghiệp trước hết phải tạo dựng được một thị trường riêng có của mình và tìm mọi cách để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường ấy. Đây là điều kiện quan trọng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc mở rộng và phát triển thị trường không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện được bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Môi trường kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy để có thể thực hiện mục tiêu phát triển thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình kinh doanh của đơn vị mình và nguồn lực hiện có nhằm đưa ra những biện pháp và phương hướng kinh doanh hợp lý và có tính khả thi. Mỗi biện pháp, định hướng đúng đắn hay sự thích nghi kịp thời trước những diễn biến phức tạp của thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững và tồn tại trên thị trường đó. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phát triển thị trường, vận dụng những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường, kết hợp với sự tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, em đã chọn đề tài “Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình " để nghiên cứu và phát triển thành luận văn của mình. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện nguồn lực và thời gian có hạn nên đề tài chủ yếu đề cập đến thị trường đầu ra của công ty. Kết cấu của đề tài : Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thị trường của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng thị trường của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình trong những năm gần đây. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương i : tổng quan về thị trường của dN 6 i. Một số vấn đề cơ bản về thị trường 6 1. Những quan niệm về thị trường và các bộ phận cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp 6 2. Phân loại và phân đoạn thị trường của doanh nghiệp 12 3. Chức năng và vai trò của thị trường 16 II. Nội dung và biện pháp nhằm phát triển thị trường 19 1. Phát triển thị trường là một tất yếu khách quan 19 2. Nội dung phát triển thị trường 20 3. Những nguyên tắc cơ bản nhằm phát triển thị trường 25 4. Biện pháp phát triển thị trường 26 III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường và một số chỉ tiêu đánh giá công tác phát triển thị trường của DN 31 1. Các nhân tố ảnh hưởng 31 2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác phát triển thị trường của DN 36 chương ii: thực trạng thị trường của c.ty xd hà sơn bình trong những năm gần Đây 38 i. Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty Xăng Dầu Hà Sơn Bình 38 1. Lịch sử hình thành của công ty XD HSB 38 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 39 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng của từng bộ phận trong CTy 40 4. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng 43 5.Tình hình lao động trong công ty 45 6. Tiền vốn của công ty 45 II. Tình hình thị trường và phát triển thị trường của công ty trong thời gian qua 45 1. Tình hình thị trường của công ty 45 2. Công tác nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường của công ty trong thời gian qua 58 III. Đánh giá chung về thị trường và phát triển thị trường của công ty XD Hà Sơn Bình 70 1. Ưu điểm 70 2. Nhược điểm 71 3. Nguyên nhân tồn tại 72 Chương iii: phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường của c.ty XD HSB 74 i. Triển vọng thị trường và phương hướng kinh doanh của C.Ty trong thời gian tới 74 II. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường của công ty Xăng Dầu Hà Sơn Bình 83 1. Tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý và rộng khắp 84 2. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhằm phát triển thị trường đầu ra 85 3. Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và tạo dựng tốt mối quan hệ với khách hàng 86 4. Tiến hành đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh 87 5. Hình thành bộ phận Marketing và tổ chức hoạt động Marketing 88 6. Tăng cường công tác quản lý thị trường 89 7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại xây dựng các kho bể chứa có dung lượng lớn 90 8. Đảm bảo nguồn hàng ổn định và có liên tục 91 9. Đào tạo đội ngũ nhân viên trong công ty và nâng cao khả năng lãnh đạo của cán bộ quản lý 93 III. Một số kiến nghị nhằm giúp công ty phát triển thị trường trong thời gian tới 94 1. Kiến nghị với Tổng công ty 94 2. Kiến nghị với Nhà nước 95 Kết luận 97 Phụ lục 99 Tài liệu tham khảo 101 Chương I Tổng quan về thị trường của doanh nghiệp I) Một số vấn đề cơ bản về thị trường 1. Những quan niệm về thị trường và các bộ phận cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp. 1.1 Khái niệm thị trường. a) Khái niệm thị trường dưới góc độ của một nền kinh tế Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học thuyết kinh tế. Thị trường gắn liền với nhu cầu trao đổi của con người, ở đâu có sự trao đổi hàng hoá là ở đó hình thành nên thị trường. Theo quan niệm cổ điển trước đây, thị trường được coi như là một "cái chợ ", là nơi diễn ra các quan hệ mua bán hàng hoá. Nói đến thị trường là người ta có thể biết được không gian, thời gian , địa điểm và dung lượng hàng hoá, ở đó có người mua, người bán và hàng hoá đem trao đổi. Nếu xét trong giai đoạn đó thì quan điểm trên có thể nói là khá chính xác và đầy đủ, bởi lúc bấy giờ sự trao đổi còn mang tính chất đơn giản do nhu cầu của con người chưa đòi hỏi cao và do nền kinh tế lúc đó còn lạc hậu, hàng hoá đem trao đổi mua bán trên thị trường thường là những vật dụng thô sơ, sẵn có. Cùng với sự tiến bộ của loài người và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quan niệm về thị trường theo nghĩa cổ điển trên đã không còn phù hợp nữa. Sự phát triển của sản xuất làm cho quá trình lưu thông trở nên phức tạp hơn. Các quan hệ mua bán không còn đơn giản là " tiền trao, cháo múc " mà đa dạng, phong phú nhiều kiểu hình phức tạp. Khái niệm thị trường cổ điển đã không bao quát được hết nên đòi hỏi phải có sự nhìn nhận mới về thị trường. Theo nghĩa hiện đại:" thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán, hay nói cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ." Theo quan điểm này thị trường được nhận biết qua quan hệ mua bán, trao đổi nói chung chứ không phải nhận ra bằng trực quan và nó đã được mở rộng về không gian, thời gian và dung lượng hàng hoá. Theo nhà kinh tế học Samuelson: " Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá". Theo nhà kinh tế học Davidbegg: " Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình thông qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả ". Như vậy quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và chính xác hơn, làm rõ được bản chất của thị trường. Thị trường không chỉ bao gồm các mối quan hệ mà còn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi mua bán. b) Khái niệm thị trường dưới góc độ của doanh nghiệp. Xét trong phạm vi của doanh nghiệp cụ thể thì việc phân tích thị trường như trên là cần thiết song vẫn chưa đủ để doanh nghiệp có thể tổ chức tốt quá trình kinh doanh của mình. Nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả thị trường trên giác độ phân tích của nhà kinh tế, doanh nghiệp khó có khả năng mô tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động và các yếu tố chi tiết có liên quan. Đăc biệt, khó hoặc thậm chí không thể đưa ra được các công cụ điều khiển kinh doanh có hiệu quả. Trong kinh doanh, cần mô tả thị trường một cách cụ thể hơn từ góc độ kinh doanh của doanh nghiệp. ở góc độ này, thị trường của doanh nghiệp được mô tả " Là một hay nhiều nhóm khách hàng với các nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hoá dịch vụ của mình để thoả mãn nhu cầu trên của khách hàng " . Như vậy theo quan niệm này, thị trường của doanh nghiệp trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn. Thứ hai, yếu tố quan trọng và làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung về hàng hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hoá tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia thị trường của doanh nghiệp là các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi. Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều hàng hoá tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Đó là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán, thanh toán; cạnh tranh giữa người mua với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người bán và giữa những người mua với nhau. Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Có thể hình dung thị trường của doanh nghiệp thông qua sơ đồ sau: Thành phần tham gia Các yếu tố cấu thành thị trường của DN thị trường của DN + Người mua Hiện tại Cầu hàng hoá ( khách hàng ) Tiềm năng + Người bán Doanh nghiệp Cung hàng hoá Đối thủ cạnh tranh + Sản phẩm Hiện tại giá cả ( Hàng hoá ) Mới + Chất lượng Phương thức thanh toán Cạnh tranh Dịch vụ Như vậy, các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp bao gồm: cung cầu, giá cả, cạnh tranh 1.2) Các bộ phận cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp *Cầu trên thị trường: Khái niệm: Cầu thị trường phản ánh số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn mua và có khả năng mua với một giá cả nhất định ở một thời điểm nhất định. Nói cách khác, cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong phạm vi của một doanh nghiệp, cầu chính là những nhu cầu cụ thể của những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ nhưng chưa được thoả mãn. Cầu trên thị trường nhìn chung rất phong phú đa dạng do nhu cầu của con người thường xuyên phát sinh và biến đổi, quá trình hình thành cầu cũng do đó mà phức tạp hơn, nó chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau: + Sự biến động về dân số: Dân số có ảnh hưởng khá quan trọng tới sự biến động của cầu, dân số gia tăng mạnh sẽ làm cho cầu tăng và ngược lại. Thực tế người ta thấy rằng sự thay đổi của cầu lớn hơn sự thay đổi về số lượng, cơ cấu dân số, nguyên nhân là do nhu cầu, thói quen tiêu dùng của mọi người rất khác nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Sự thay đổi về môi trường kinh tế: Cầu của một sản phẩm nhất định liên quan đến một môi trường kinh tế nhất định, vì vậy sự thay đổi môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng đến cầu. Trong thời kỳ phát triển kinh tế cầu gia tăng mạnh nhưng ngược lại trong thời kỳ suy thoái cầu có xu hướng giảm. Các chính sách, biện pháp kinh tế cũng là những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới cầu nhất là cầu của hàng hoá thiết bị công nghiệp và cầu của hàng hoá tiêu dùng bền vững. + Những dự đoán của người tiêu dùng: Đó là những dự đoán về sự biến động của giá cả hàng hoá, về mức độ khan hiếm hàng hoá, về sự thay đổi thu nhập, về thay đổi công nghệ... tất cả đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới cầu, tới sức mua trên thị trường. Ngoài những nhân tố kể trên cầu còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như: giá cả hàng hoá, sự thay đổi về sở thích của người tiêu dùng. * Cung trên thị trường. Cung trên thị trường thể hiện số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn và có khả năng sản xuất để bán theo một mức giá nhất định ở một thời điểm nhất định. Cung được hình thành là do các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tạo nên. Đây là một yếu tố quan trọng cấu thành nên thị trường và là yếu tố đối trọng với cầu thị trường. Cũng như cầu hàng hoá, cung hàng hoá trên thị trường chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố như giá cả hàng hoá, chi phí sản xuất, yếu tố chính trị- xã hội, trình độ khoa học công nghệ... *Giá cả hàng hoá Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị, nói cách khác giá cả chính là giá trị tiền tệ của một sản phẩm khi nó được giao dịch trên thị trường. Trên thị trường sự tác động qua lại của các yếu tố cơ bản tạo nên cơ chế vận hành của thị trường. Trên thị trường, người mua sẽ thể hiện sự tham gia của mình vào thị trường là sức cầu. Người bán sẽ thể hiện sự tham gia của mình là sức cung. Người mua mong muốn mua được hàng hoá phù hợp với giá thấp nhất nhưng độ thoả dụng của hàng hoá mua được là cao nhất. Ngược lại đối với người bán họ kỳ vọng sẽ bán được giá cao nhất và các điều kiện bán hàng là thuận lợi nhất. Với hai mong muốn trái ngược nhau như vậy song việc mua bán hàng hoá trên thị trường vẫn diễn ra bình thường. Có được điều này là do có sự điều tiết của thị trường, giá cả sẽ được thay đổi xoay quanh mức giá cân bằng cho đến khi nào người bán và người mua cùng chấp nhận được . Để có thể đưa ra một mức giá hợp lý làm cho người tiêu dùng có thể chấp nhận đồng thời doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao là rất khó khăn bởi giá cả phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố trong đó có những nhân tố có thể kiểm soát được như chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí yểm trợ và xúc tiến bán hàng...Có những nhân tố khó có thể kiểm soát được như quan hệ cung cầu, sự cạnh tranh trên thị trường... Do đó khi đưa ra giá bán trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải dựa vào những nhân tố trên để đưa ra mức giá hợp lý nhất. *Cạnh tranh trên thị trường Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là một điều không thể tránh khỏi, nó gây sức ép lớn đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên cạnh tranh không phải lúc nào cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh bởi cạnh tranh luôn tồn tại hai mặt. Một mặt nó làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại, nếu doanh nghiệp nào không có khả năng, trình độ và kinh nghiệm kinh doanh thì rất có thể bị loại bỏ trên thương trường, mặt khác cạnh tranh có vai trò to lớn trong việc bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, phải luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ, hạ giá thành và chi phí, có như vậy doanh nghiệp mới tạo được uy tín, thu hút nhiều khách hàng đến với mình và từ đó mới có thể thu được nhiều lợi nhuận, tạo vị thế vững chắc trên thị trường. Có thể nói, cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự trên thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Cạnh tranh chính là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. "Nếu như cung, cầu là cốt cách vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn sống" Theo Mác: "cạnh tranh là sự giành giật nhau để giành phần thắng" Cạnh tranh thực hiện 4 chức năng chính là: -Cạnh tranh làm cho giá cả giảm xuống -Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh -Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất -Cạnh tranh là công cụ tước đoạt quyền thống trị về mặt kinh tế trong lịch sử Như vậy cạnh tranh là một yếu tố quan trọng cấu thành nên thị trường. Cũng như cung, cầu và giá cả, cạnh tranh phụ thuộc vào khá nhiều nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan ở đây có thể kể đến đó là luật pháp và chính sách của Chính Phủ, ưu thế của đối thủ cạnh tranh, tình hình tài chính tiền tệ trong và ngoài nước, tình hình kinh doanh của các đối tác trong cùng tập đoàn kinh doanh...Các nhân tố chủ quan là tiềm năng của doanh nghiệp biểu hiện ở tài sản hữu hình và tài sản vô hình, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, sự tín nhiệm của doanh nghiệp trên thương trường. 2. Phân loại và phân đoạn thị trường Có thể có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để phân loại và phân đoạn thị trường cuả doanh nghiệp. Sự khác nhau khi sử dụng các tiêu thức này thường được xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết. 2.1 Phân loại thị trường Có thể phân loại thị trường theo các tiêu thức sau: a) Căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp gồm : thị trường đầu vào và thị trường đầu ra - Thị trường đầu vào: Là thị trường liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào bao gồm thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường hàng hoá- dịch vụ. Thông qua việc mô tả thị trường đầu vào của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nắm rõ được tính chất đặc trưng của thị trường như cung ( tức là về quy mô, khả năng đáp ứng), cạnh tranh( mức độ khốc liệt), giá cả( cao, thấp, và biến động giá) để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Việc nghiên cứu thị trường đầu vào là quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với sự ổn định và hiệu quả của nguồn cung cấp hàng hoá- dịch vụ cho doanh nghiệp cũng như khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. -Thị trường đầu ra ( thị trường tiêu thụ ): Là thị trường liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất cứ một yếu tố nào dù rất nhỏ của thị trường này đều có thể ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ. Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, sách lược, công cụ điều khiển tiêu thụ. b) Theo đối tượng sản phẩm mua bán trên thị trường chia thành: - Thị trường hàng hoá: gồm hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng - Thị trường sức lao động - Thị trường vốn ( thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường thuê mua). - Thị trường tiền tệ - Thị trường dịch vụ - Thị trường chất xám c) Theo mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến thị trường chia thành: - Thị trường chung - Thị trường sản phẩm - Thị trường thích hợp - Thị trường trọng điểm d) Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường gồm có: - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường trong đó có nhiều người bán và nhiều người mua trên thị trường, ở đó thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh giữa những người bán với nhau, cạnh tranh đến mức không một cá nhân riêng lẻ nào có thể quyết định đến mức giá cả trên thị trường. - Thị trường độc quyền: Là thị trường trong đó có một người mua hoặc một người bán. - Thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền: Là thị trường trong đó có một số người bán, người sản xuất hàng hoá nhưng mỗi người chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập tương đối với giá cả của họ. Trên thị trường này cạnh tranh và độc quyền xen kẽ với nhau. e) Căn cứ theo mức độ quản lý của Nhà nước chia thành: - Thị trường có tổ chức : Là thị trường chịu sự điều tiết của Nhà nước về cơ cấu cũng như các hoạt động trên thị trường. Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp, sắp xếp và điều chỉnh thường xuyên thị trường này. -Thị trường không có tổ chức: Là thị trường nằm ngoài sự điều khiển quản lý trực tiếp của Nhà nước. Nhà nước can thiệp vào thị trường này bằng các biện pháp gián tiếp như hệ thống luật pháp, chính sách chế độ và bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu. f) Căn cứ vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường có: - Thị trường thế giới là thị trường nằm ngoài biên giới quốc gia bao gồm những nước ở Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông - Thị trường khu vực đối với nước ta như các nước công nghiệp mới (NIC) bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Singapo... và các nước Nam á như: Inđônêxia, Thái Lan... - Đối với trong nước: Thị trường toàn quốc là thị trường ngành hàng bao gồm tất cả các tỉnh, thành phố ở nước ta. Thị trường địa phương là thị trường trong phạm vi của một địa phương nào đó. g) Căn cứ vào mức độ chiếm lĩnh của thị trường: - Thị trường hiện thực là thị trường mà trên đó doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang tiêu thụ hàng hoá của mình, nếu sự có mặt của doanh nghiệp xuất hiện lâu dài trên thị trường này thì nó trở thành thị trường truyền thống, khách hàng trên thị trường truyền thống thường là những người tiêu dùng quen thuộc, và đã có sự hiểu biết lẫn nhau giữa người bán và người mua. - Thị trường tiềm năng: là thị trường có nhu cầu nhưng chưa được khai thác h) Theo tính chất của sản phẩm khác nhau trên thị trường - Thị trường của sản phẩm thay thế - Thị trường của sản phẩm bổ sung i) Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp - Thị trường chính - Thị trường bổ sung 2.2 Phân đoạn thị trường . Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh và các doanh nghiệp sắp bước vào kinh doanh thì phân đoạn thị trường là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, thị trường rất đa dạng, nó tập hợp nhu cầu của những người có tuổi tác, giới tính, tôn giáo, thu nhập, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau, sự không đồng nhất đó ảnh hưởng ảnh hưởng rất lớn đến việc mua và tiêu dùng hàng hoá. Mặt khác, doanh nghiệp cũng không thể có những chính sách riêng biệt cho từng người. Vì vậy, cần phải phân đoạn thị trường để doanh nghiệp nhận biết được đặc tính của từng đoạn và tuỳ thuộc vào khả năng, nguồn lực của mình để mà lựa chọn các chính sách, biện pháp khác nhau để tiếp cận và khai thác thị trường nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Thực chất của phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những đặc điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi. Qua phân đoạn thị trường, doanh nghiệp sẽ xác định được những đoạn thị trường mục tiêu nhỏ hẹp và đồng nhất hơn thị trường tổng thể. Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ nhằm vào một mục tiêu rõ ràng cụ thể hơn, có hiêu lực hơn. Để xác định được một đoạn thị trường có hiệu quả, việc phân đoạn thị trường phải đạt được những yêu cầu sau: - Nhu cầu và hành vi ứng xử của các cá nhân trong nhóm phải hoàn toàn đồng nhất với nhau. - Nhu cầu và hành vi ứng xử của các thành viên thuộc các nhóm khác nhau phải có sự khác biệt đủ lớn. - Số lượng khách hàng của mỗi nhóm phải đủ lớn để đạt đến hiệu quả khi khai thác cơ hội kinh doanh. - Lựa chọn chính xác tiêu thức phản ánh sự khác nhau của nhu cầu khách hàng khi sử dụng sản phẩm cơ bản/ yếu tố cơ bản hình thành nên sự khác biệt nhu cầu của khách hàng nhằm xác định đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng. Tóm lại, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải chọn một hoặc một vài đoạn thị trường thích hợp nhất để nghiên cứu sâu hơn về khách hàng và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu riêng biệt của từng nhóm khách hàng đó. Tại các đoạn thị trường, doanh nghiệp phải thể hiện được tính ưu việt hơn hẳn của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. 3. Chức năng và vai trò của thị trường 3.1)Chức năng thị trường : Thị trường thực hiện 4 chức năng sau: *Chức năng thừa nhận Doanh nghiệp thương mại mua hàng hoá về để bán. Hàng hoá có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường, của khách hàng, của doanh nghiệp. Nếu hàng hoá bán được, tức là được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp thương mại mới thu hồi được vốn, có nguồn thu trang trải chi phí và có lợi nhuận. Ngược lại, nếu hàng hoá đưa ra bán nhưng không có ai mua, tức là không được thị trường thừa nhận. Để được thị trường thừa nhận doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó tiến hành kinh doanh những sản phẩm phù hợp. Sự phù hợp ở đây chính là phù hợp về số lượng, chất lượng, sự đồng bộ, quy cách, cỡ loại, mầu sắc, bao bì, giá cả, thời gian và địa điểm thuận tiện cho khách hàng. * Chức năng thực hiện Chức năng này đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi: hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng, bằng các chứng từ có giá khác. Người bán hàng cần tiền còn người mua cần hàng, sự gặp gỡ giữa người bán và người mua được xác định bằng giá cả mà hai bên đã thoả thuận. Hàng hoá bán được tức là có sự dịch chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua. *Chức năng điều tiết và kích thích. Qua hành vi trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất và kinh doanh phát triển hoặc ngược lại. Đối với doanh nghiệp thương mại, hàng hoá và dịch vụ bán hết nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn hàng, thu mua hàng hoá để cung ứng ngày càng nhiều hơn cho thị trường. Ngược lại, nếu hàng hoá và dịch vụ không bán được, doanh nghiệp sẽ hạn chế mua, phải tìm khách hàng mới, thị trường mới, hoặc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác đang hoặc sẽ có khả năng tiêu thụ lớn hơn. Chức năng đièu tíet, kích thích này luôn điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút ra khỏi ngành của một số doanh nghiệp. Nó khuyến khích các nhà kinh doanh giỏi và điều chỉnh theo hướng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có lợi, các mặt hàng mới, chất lượng cao, có khả năng bán được khối lượng lớn. *Chức năng thông tin Thông tin trên thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ, nhu cầu hàng hoá và dịch vụ. Đó là những thông tin kinh tế quan trọng đối với mọi nhà sản xuất, kinh doanh, cả người mua và người bán, cả người cung ứng và người tiêu dùng, cả người quản lý và những người nghiên cứu sáng tạo. Có thể nói đó là những thông tin được sự quan tâm của toàn xã hội. Thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng. Không có thông tin thị trường thì không thể có các quyết định đúng đắn trong sản xuất, kinh doanh, cũng như quyết định của các cấp quản lý. Việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các thông tin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Nó có thể đưa đến thành công cũng như có thể đưa đến thất bại bởi sự xác thực của các thông tin được sử dụng. 3.2 )Vai trò của thị trường *Vị trí của thị trường Trong kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm. Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thị trường, người mua, người bán, người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hóa dịch vụ. Qúa trình sản xuất xã hội gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng, thì thị trường bao gồm 2 khâu là phân phối và trao đổi. Đó là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy nó có tác động nhiều mặt đến sản xuất và tiêu dùng xã hội. * Tác dụng của thị trường Thị trường bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng và bảo đảm hàng hoá cho người tiêu dùng phù hợp với thị hiếu ( sở thích ) và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi với dịch vụ văn minh. Thị trường thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới. Nó kích thích sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao và gợi mở nhu cầu hướng tới những hàng hoá có chất lượng tốt, văn minh và hiện đại Thị trường còn có tác dụng dự trữ các hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm bớt dự trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hoà cung cầu. Thị trường có tác dụng làm cho các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú đa dạng, văn minh. Giải phóng con người khỏi các công việc không tên trong gia đình, vừa nặng nề vừa mất nhiều thời gian. Con người được nhiều thời gian tự do hơn. Thị trường hàng hoá dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân. II) Nội dung và biện pháp nhằm phát triển thị trường 1) Phát triển thị trường là một tất yếu khách quan. Khi một doanh nghiệp bước đầu tham gia kinh doanh trên thị trường đều luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu trong đó có 3 mục tiêu chính là: Lợi nhuận, an toàn và vị thế. Trong 3 mục tiêu đó thì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, cơ bản và lâu dài nhất, có lợi nhuận doanh nghiệp mới có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường. Để đạt được những mục tiêu trên trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp phải bán được hàng hoá, thu hút được nhiều khách hàng đến với mình, tạo uy tín trên thị trường để người tiêu dùng có thể biết đến, hay nói cách khác, doanh nghiệp phải tạo được một thị trường riêng có của mình. Nhưng như chúng ta đã biết, nhu cầu tiêu dùng rất phong phú, đa dạng, trong khi đó nhu cầu về một mặt hàng lại chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định nếu như hàng hoá đó không được thường xuyên nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, mà trên thị trường hiện nay lại luôn luôn diễn ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn và quyết liệt hơn nhất là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại sản phẩm và lẽ tất nhiên doanh nghiệp nào cũng muốn giành phần thắng, bán được nhiều hàng và thu được nhiều lợi nhuận. Trước những khó khăn như vậy buộc doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến thị trường hơn, đặc biệt là thị trường mà mình hiện có, tìm cách mở rộng và phát triển thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, bởi chỉ có phát triển thị trường doanh nghiệp mới có cơ hội đạt được các mục tiêu mà mình đã đặt ra. Vì vậy phát triển thị trường là một đòi hỏi khách quan đối với các doanh nghiệp. 2. Nội dung phát triển thị trường. Như đã nói ở trên, phát triển thị trường là rất quan trọng, nó không thể thiếu trong các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Chiến lược phát triển có thể xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích được tiến hành ở 3 mức độ: ở mức độ thứ nhất, phát hiện những khả năng mà doanh nghiệp có thể tận dụng với quy mô hoạt động hiện tại ( những khả năng phát triển theo chiều sâu). ở mức độ thứ hai, phát hiện những khả năng hợp nhất với những yếu tố khác của hệ thống Marketing (những khả năng phát triển hợp nhất). ở mức độ thứ ba, phát hiện những khả năng đang mở ra ở ngoài ngành (những khả năng phát triển theo chiều rộng). *Phát triển theo c._.hiều sâu. Phát triển theo chiều sâu thích hợp trong những trường hợp doanh nghiệp chưa tận dụng hết những khả năng vốn có của hàng hoá và thị trường hiện tại của mình. Để phát hiện những khả năng phát triển theo chiều sâu người ta có sử dụng một phương pháp rất tiện lợi gọi là " mạng lưới phát triển hàng hoá và thị trường". Mạng lưới này bao gồm ba loại hình cơ bản của khả năng phát triển sâu đó là: 1.Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc doanh nghiệp tìm kiếm cách tăng mức tiêu thụ những hàng hoá hiện có của mình trên những thị trường hiện có. 2.Mở rộng thị trường: là việc doanh nghiệp tìm cách tăng mức tiêu thụ bằng cách đưa những hàng hoá hiện có của mình vào những thị trường mới 3.Cải tiến hàng hoá: là việc doanh nghiệp tìm cách tăng mức tiêu thụ bằng cách tạo ra những hành hoá mới hay đã được cải tiến cho những thị trường hiện có. *Phát triển hợp nhất. Phát triển hợp nhất thích hợp trong những trường hợp các lĩnh vực hoạt động có những vị trí vững chắc và doanh nghiệp có lợi hơn khi dịch chuyển về phía sau, lên phía trước hay theo chiều ngang theo khuôn khổ của ngành. Hợp nhất về phía sau: là việc doanh nghiệp tìm cách nắm quyền sở hữu hay thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ hơn những người cung ứng của mình. Hợp nhất về phía trước: là việc doanh nghiệp tìm cách nắm quyền sở hữu hay thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ hơn hệ thống phân phối. Hợp nhất ngang: là việc doanh nghiệp tìm cách nắm quyền sở hữu hay thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ hơn một số doanh nghiệp cạnh tranh. * Phát triển theo chiều rộng. Phát triển theo chiều rộng thích hợp trong những trường hợp ngành không tạo được cho công ty khả năng phát triển hơn nữa hay những khả năng phát triển ở ngoài ngành hấp dẫn hơn nhiều. Phát triển theo chiều rộng không có nghĩa là doanh nghiệp cần nắm lấy một khả năng bất kỳ nào đó khi nó xuất hiện. Doanh nghiệp phải phát hiện cho mình những hướng cho phép vận dụng kinh nghiệm đã được tích luỹ cuả mình hay những hướng hỗ trợ khắc phục những nhược điểm hiện có của mình. Có ba loại hình phát triển rộng: 1. Đa dạng hoá đồng tâm: Tức là bổ sung những danh mục sản phẩm của mình những sản phẩm giống như các mặt hàng hiện có của doanh nghiệp xét theo giác độ kỹ thuật hay marketing. Thông thường những mặt hàng này sẽ thu hút sự chú ý của những giai tầng khách hàng mới.Ví dụ như một nhà xuất bản sách có thể mở thêm nghành xuất bản sách bìa mềm và tận dụng những ưu thế của mạng lưới phát hành tạp chí đã có sẵn của mình để bán những loại sách đó. 2. Đa dạng hoá ngang: Tức là bổ sung cho chủng loại hàng hoá của mình những mặt hàng hoàn toàn không có liên quan gì đến những mặt hàng hiện đang sản xuất, nhưng có thể làm cho khách hàng hiện có quan tâm hơn. Ví dụ như một nhà xuất bản về các tạp chí tư vấn sức khoẻ có thể mở các câu lạc bộ sức khoẻ với tính toán là các hội viên của các câu lạc bộ đó sẽ đặt mua tạp chí về các vấn đề sức khoẻ của mình. 3.Đa dạng hoá rộng: Tức là bổ sung cho chủng loại hàng hoá của mình những mặt hàng không có quan hệ gì với công nghệ mà công ty đang sử dụng và với hàng hoá và thị trường hiện có. Ví dụ cũng vẫn là nhà xuất bản sách nhưng họ lại muốn xâm nhập vào những lĩnh vực hoạt động mới như sản xuất máy tính, buôn bán bất động sản hay một số lĩnh vực khác. Để phát triển thị trường một cách có hiệu quả, ngoài việc phát triển theo chiều rộng, chiều sâu và phát triển hợp nhất, doanh nghiệp nên có những chiến lược phát triển cụ thể như phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng, phát triển phạm vi địa lý và tiến hành đa dạng hoá kinh doanh. * Phát triển sản phẩm. Yêu cầu của kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới về sản phẩm- tức là cho ra đời sản phẩm mới, bởi sản phẩm là yếu tố trực tiếp tác động đến khách hàng, thông qua sản phẩm nhu cầu của khách hàng mới được đáp ứng. Thông thường các doanh nghiệp vẫn quan niệm sản phẩm mới phải là một sản phẩm hoàn toàn mới theo công năng hoặc giá trị sử dụng của nó. Điều này có thể hạn chế khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Từ góc độ khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các "sản phẩm mới" của mình một cách đa dạng và hiệu quả hơn. Từ cách nhìn của khách hàng, một sản phẩm mới không có nghĩa là sản phẩm hoàn toàn mới. Một sản phẩm cải tiến cũng có thể được xem như là một sản phẩm mới. Trong trường hợp này, sản phẩm mới bao gồm cả những sản phẩm hiện tại nhưng đã được hoàn thiện thêm về các chi tiết bộ phận của nó, có thêm công năng mới hoặc bao bì mới, hoặc nhãn hiệu mới, hình ảnh mới hoặc có thêm cách thức phục vụ mới... Phát triển sản phẩm của doanh nghiệp theo quan niệm của khách hàng rất có ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đề ra các hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm. * Phát triển khách hàng. " Điểm đến " cuối cùng của sản phẩm luôn là người sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay còn gọi là khách hàng của doanh nghiệp. Trong chiến lược phát triển thị trường, yếu tố khách hàng (đặc biệt là khách hàng tiềm năng) luôn đóng vai trò quan trọng bởi nó quyết định đến quy mô thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Khách hàng càng nhiều thì quy mô thị trường của doanh nghiệp càng lớn. Vì vậy để phát triển thị trường một cách có hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm các thông tin về khách hàng, dự đoán nhu cầu và cách thức ứng xử của họ nhằm đưa ra các quyết định tốt nhất có khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Qua đó, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp nhằm mở rộng khách hàng hiện có. ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu khách hàng, không chỉ ở chỗ doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm mà điều quan trọng hơn khi thực hiện công việc này là đảm bảo khả năng bán được hàng nhưng đồng thời giữ được khách hàng hiện tại và lôi kéo được khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng ở đây có thể là những người mua tiềm ẩn của doanh nghiệp, khách hàng hiện có, những người thông qua quyết định hay có ảnh hưởng đến việc thông qua quyết định. Khách hàng đó cũng có thể là từng cá nhân, những nhóm người, những khách hàng có tiếp xúc cụ thể hay quảng đại quần chúng. Khách hàng của doanh nghiệp thường rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội. Do đó khi đưa ra các biện pháp thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần chú ý đến những đặc trưng này. * Phát triển phạm vi địa lý. Thông thường khi tham gia kinh doanh các doanh nghiệp phải xác định một khu vực địa lý cụ thể mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Vì vậy, phát triển thị trường thực chất là doanh nghiệp tìm cách mở rộng phạm vi địa lý mà mình hiện có. Tuỳ thuộc vào tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ở trong nước, ví dụ như thị trường Miền Trung, thị trường Miền nam... hay vươn tới các thị trường nước ngoài như thị trường Mỹ, thị trường Đức, Pháp...Tuy nhiên khi đưa ra các biện pháp phát triển thị trường hay mở rộng phạm vi địa lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải chú ý đến mối liên hệ giữa độ rộng của khu vực thị trường với khả năng (quy mô ) kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, sự không phù hợp giữa quy mô doanh nghiệp với độ rộng của thị trường sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh . * Đa dạng hoá kinh doanh Kinh doanh trong cơ chế thị trường đem lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Để hạn chế những khó khăn gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên tiến hành đa dạng hoá kinh doanh nhằm phân tán bớt những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, bên cạnh đó đa dạng hoá kinh doanh còn giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng phát triển thị trường của mình. Đa dạng hoá kinh doanh có thể là đa dạng hoá sản phẩm hoặc doanh nghiệp có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuỳ vào điều kiện cụ thể của mình mà doanh nghiệp có cách lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Nhìn chung phát triển thị trường của doanh nghiệp là một trong những chiến lược quan trọng của chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, để đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp thì doanh nghiệp cần thực hiện theo những nguyên tắc cụ thể nhằm thực hiện một cách có hiệu quả hơn. 3.Những nguyên tắc cơ bản nhằm phát triển thị trường. 3.1) Phát triển thị trường dựa trên cơ sở đảm bảo vững chắc thị trường hiện có. Đối với mỗi doanh nghiệp, một thị trường ổn định vững chắc sẽ là tiền đề quan trọng cho việc mở rộng và phát triển thị trường. Việc đảm bảo vững chắc phần thị trường hiện có giúp cho doanh nghiệp tạo được uy tín cho mình, củng cố niềm tin cho khách hàng, thu hút sự chú ý của những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp chưa có được thị trường ổn định thì doanh nghiệp chưa thể nghĩ đến vần đề mở rộng và phát triển thị trường hay đưa sản phẩm của mình đến một thị trường khác. Vì vậy việc củng cố thị trường hiện tại mà mình đang nắm giữ là vấn đề hết sức quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. 3.2) Phát triển thị trường dựa trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp. Nguồn lực là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển thị trường. Trong doanh nghiệp các nguồn lực như lao động, tài chính, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật...đều có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm. Các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được dựa trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu của thị trường và nguồn lực hiện có. Khi doanh nghiệp phát triển thị trường, nhu cầu tất yếu sẽ tăng lên trong khi đó các nguồn lực lại không đổi sẽ dẫn đến sự chênh lệch giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn phát triển thị trường một cách có hiệu quả thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tận dụng tối đa các nguồn lực mà mình hiện có . 3.3) Phát triển thị trường dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các loại nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Như chúng ta đã biết, cung- cầu là một trong những yếu tố cấu thành nên thị trường, trên thị trường chúng luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không hề tồn tại độc lập, riêng biệt. Cơ sở để tạo nên mối quan hệ cung- cầu của hàng hoá, dịch vụ chính là nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá dịch vụ đó. Muốn sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên dựa trên kết quả phân tích các thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng để ra quyết định sản xuất kinh doanh. Trong quá trình phân tích các thông tin, người quản lý phải loại bỏ các thông tin không cần thiết và chỉ giữ những thông tin về nhu cầu có khả năng năng thanh toán. Trên cơ sở các thông tin thu được, doanh nghiệp phân chia thành các đoạn thị trường có những đặc điểm riêng biệt và dựa vào đặc điểm của các đoạn thị trường đó mà doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh và phát triển cho phù hợp. Vì vậy thu thập, xử lý và phân tích thông tin là một hoạt động có ý nghĩa, đặc biệt quan trọng với thị trường mới . 3.4) Phát triển thị trường phải phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ của đất nước. Mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có những chính sách quản lý kinh tế khác nhau, điều này phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế của toàn xã hội. Mọi thay đổi về đường lối chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp tới những biến động của thị trường. Trong kinh doanh, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật, hướng hoạt động kinh doanh đi theo các mục tiêu kinh tế xã hội, mọi hoạt động trái với pháp luật, trái với chính sách quản lý của Nhà nước đều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, phát triển thị trường phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển được. 4. Biện pháp nhằm phát triển thị trường. 4.1) Nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường a) Nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để các doanh nghiệp định ra các chiến lược kinh doanh, từ các chiến lược đã được xác định, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường. Trong chiến lược phát triển thị trường thì công tác nghiên cứu thị trường là rất quan trọng nhất là đối với thị trường mới bởi thị trường luôn luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng bán một loại mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Trên địa bàn sẽ dự định hoạt động, doanh nghiệp cần phải biết phần thị trường doanh nghiệp đáp ứng phù hợp với nhu cầu của thị trường, khả năng của khách hàng và khách hàng tương lai sẽ mua hàng của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian trên từng địa bàn. Qúa trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua ba bước: Thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định. Trong giai đoạn thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp được tiến hành theo trình tự: Nghiên cứu khái quát thị trường Nghiên cứu chi tiết thị trường hoặc theo trình tự ngược lại, trình tự trước sau này không cản trở lẫn nhau, mỗi giai đoạn đều có một yêu cầu nhất định về thông tin và đều cần cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, khi mở rộng hoặc phát triển thị trường hoặc xâm nhập vào thị trường mới thì thường đi theo trình tự nghiên cứu khái quát thị trường sau đó mới nghiên cứu chi tiết thị trường. Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đó là nghiên cứu tổng cầu hàng hoá, tổng cung hàng hoá, giá cả thị trường của hàng hoá, chính sách của Chính phủ về loại hàng hoá đó ( ví dụ như: kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hay cấm kinh doanh). Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua, bán loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị trường là phải trả lời được các câu hỏi: Ai mua hàng ? mua bao nhiêu? cơ cấu của loại hàng, mua ở đâu? và đối thủ cạnh tranh là ai ?. Khi nghiên cứu chi tiết thị trường doanh nghiệp phải xác định tỉ trọng thị trường doanh nghiệp đạt được (thị phần của doanh nghiệp) và thị phần của các doanh nghiệp khác cùng ngành; so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, mầu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác...để đổi mới thu hút khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình. Để nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp người ta thường dùng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn phòng là cách nghiên cứu thu thập các thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, tạp chí quảng cáo, bản tin kinh tế, tạp chí thương mại, và các loại tài liệu có liên quan đến các loại mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh. - Phương pháp nghiên cứu hiện trường: đây là phương pháp trực tiếp cử cán bộ đến tận nơi để nghiên cứu. Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập các thông tin ở khách hàng hoặc ở các đơn vị nguồn hàng bằng cách phỏng vấn các đối tượng, gửi phiếu điều tra, hội nghị khách hàng hay qua hội trợ, triển lãm...hoặc cũng có thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở các kho, quầy hàng, cửa hàng của doanh nghiệp, và phản ánh từ những cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp. Cả 2 phương pháp trên đều có những ưu nhược điểm, do đó doanh nghiệp cần phải kết hợp 2 phương pháp này với nhau để có thể bổ sung cho nhau những thiếu sót đồng thời phát huy được điểm mạnh của từng phương pháp. b) Dự báo nhu cầu thị trường. Dự báo thị trường là một khâu không thể thiếu được trong chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp, nó được coi là tiền đề của kế hoạch hoạt động kinh doanh. Thông thường có 3 loại dự báo là dự báo ngắn hạn, dự báo trung hạn và dự báo dài hạn. Để dự báo người ta dùng rất nhiều phương pháp như: phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp dự báo ngoại suy, phương pháp thử nghiệm...Tuỳ theo phương pháp thu thập thông tin và yêu cầu dự báo về thị trường hàng hoá mà người ta lựa chọn các phương pháp dự báo khác nhau. Tuy nhiên, mọi dự báo chỉ là những dự báo, có tính khả thi hay không phụ thuộc phần lớn ở cơ sở của các dự báo đó và kỹ năng thực hành của doanh nghiệp. 4.2) Tổ chức tốt mạng lưới bán hàng. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, trong cơ chế thị trường hiện nay luôn đòi hỏi phải chú trọng đến thị trường đầu ra, tức là tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, làm cho việc lưu thông trên thị trường diễn ra một cách trôi chảy. Doanh nghiệp phải tạo được một mạng lưới bán hàng hợp lý nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Để tổ chức một mạng lưới bán hàng tốt, doanh nghiệp cần tìm kiếm và phát hiện ra những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm mà mình đang kinh doanh, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hay nói cách khác lựa chọn các kênh phân phối phù hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Một kênh phân phối có thể được hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Kênh phân phối bao gồm kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối hỗn hợp. - Kênh phân phối trực tiếp: trong dạng kênh này doanh nghiệp không sử dụng người mua trung gian để phân phối hàng hoá. Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận tay người sử dụng hàng hoá. - Kênh phân phối gián tiếp: là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp bán hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian. Tuỳ theo từng trường hợp, khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là nhà buôn hoặc bán lẻ, doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng cho người sử dụng sản phẩm. - Kênh phân phối hỗn hợp: Đây là một phương án lựa chọn kênh phân phối trên cơ sở sử dụng đồng thời cả 2 dạng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Doanh nghiệp vừa tổ chức bán trực tiếp hàng hoá đến tận tay người sử dụng, vừa khai thác lợi thế trong hệ thống phân phối của người mua trung gian. Ngoài ra để thúc đẩy quá trình bán hàng, doanh nghiệp doanh nghiệp còn tiền hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Thông tin quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia tổ chức liên kết kinh tế... 4.3) Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm thu hút khách hàng. Do nhu cầu của con người ngày càng cao nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến không chỉ chất lượng mà còn ở hình thức mẫu mã của sản phẩm. Một sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức đẹp tất yếu sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng, doanh nghiệp nào có số lượng khách hàng lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ cao và lợi nhuận thu về ngày càng nhiều. Đây chính là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiến hành mở rộng và phát triển thị trường. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, các doanh nghiệp nên áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời phải luôn theo sát nhu cầu của người tiêu dùng, nắm rõ tình hình biến động của thị trường để có những phương thức kinh doanh hợp lý. Các doanh nghiệp cũng nên đầu tư đổi mới trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và các yếu tố phục vụ sản xuất giúp cho người lao động tăng năng suất và làm việc có hiệu quả. III. các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường và một số chỉ tiêu đánh giá. 1.Các nhân tố ảnh hưởng. 1.1) Các nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan là các nhân tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tác động và chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô như các nhân tố về nhân khẩu học, môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá...Với các nhân tố này, doanh nghiệp không thể điều chỉnh chúng theo ý muốn của mình mà chỉ có thể cố gắng để thích ứng một cách tốt nhất với các biến động của chúng. *Môi trường nhân khẩu . Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư theo quan điểm dân số và mật độ. Các doanh nghiệp đặc biệt là những người lập ra các chiến lược phát triển thị trường rất quan tâm đến vấn đề này, bởi vì thị trường là do con người hợp lại mà thành. Trong môi trường nhân khẩu, vấn đề được quan tâm trước hết là qui mô và tốc độ tăng dân số. Dân số tăng kéo theo nhu cầu của con người cũng tăng và các doanh nghiệp phải tìm cách để thoả mãn những nhu cầu ấy. Điều đó có nghĩa là thị trường cũng tăng cùng với sức mua khá lớn, nhưng nếu sức mua kém thì sẽ bắt đầu suy thoái và thị trường bị thu hẹp lại. Sự chênh lệch tuổi tác cũng dẫn đến sự khác nhau trong hành vi mua sắm của khách hàng. Khi nghiên cứu về nhân khẩu học, những người làm công tác thị trường cũng cần quan tâm đến vấn đề thu nhập của người tiêu dùng vì đây là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của họ. * Môi trường kinh tế. Ngoài bản thân con người ra, các doanh nghiệp cũng nên nhận thấy rằng sức mua của người tiêu dùng là rất quan trọng đối với các thị trường. Sức mua nhìn chung phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, giá cả, số tiền tiết kiệm, khả năng vay nợ... Sự suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất vay tín dụng tăng đều ảnh hưởng tới sức mua. Thực tế cho thấy rằng, khi một quốc gia ở vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát và thuế khoá tăng thì người tiêu dùng sẽ phải đắn đo khi đưa ra các quyết định mua sắm. Nhiều hành vi mua sắm có tính chất không tích cực sẽ diễn ra như mua sắm đề phòng giá cả tăng, mua để đầu cơ...điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thị trường. * Môi trường công nghệ, kỹ thuật. Ngày nay sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển làm cho cuộc sống của con người có nhiều thay đổi, nhu cầu của con người ngày một khác hơn. Kỹ thuật công nghệ mới ra đời đã làm thay đổi bộ mặt không chỉ của một ngành, một lĩnh vực mà thay đổi cả thế giới. Chúng tạo ra thời cơ và các mối đe doạ cho các doanh nghiệp. Những phát minh mới ra đời đã làm thay đổi nhiều tập quán và tạo ra những xu thế mới trong tiêu dùng, nhiều sản phẩm mới hiện đại hơn đã ra đời thay thế cho những sản phẩm cũ và lạc hậu. Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển đã đem lại cho các doanh nghiệp những cơ hội thị trường không hạn chế. Nó qui định cách thức các doanh nghiệp sử dụng tiềm năng của mình sao cho có hiệu quả nhất. Về mặt địa lý, nó cũng làm cho khoảng cách gần hay xa không còn trở nên quan trọng nữa, vì vậy mà thị trường ngày càng có cơ hội mở rộng và phát triển hơn. * Môi trường chính trị. Môi trường chính trị là yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm hệ thống luật pháp và các văn bản dưới luật, các chính sách, công cụ quản lý của Nhà nước. Trong đó hệ thống luật quy định các doanh nghiệp được phép kinh doanh những gì, những mặt hàng nào được khuyến khích và những mặt hàng nào bị hạn chế, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp ra sao... Tất cả những quy định trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm khi xây dựng chiến lược kinh doanh. 1.2) Nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp. Nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp là những nhân tố mang tính chủ quan, thể hiện quan điểm, ý tưởng của chủ thể kinh doanh. Những nhân tố này phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp cũng như khả năng tận dụng các tiềm năng đó để khai thác các cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các nhân tố này hoặc có những biên pháp thích hợp để kiểm soát chúng. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp bao gồm : a) Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cạnh tranh là một trong những bộ phận cấu thành nên thị trường, do đó mà nó có ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường. Trên thị trường các doanh nghiệp luôn luôn cạnh tranh nhau để giành phần thắng, mức độ cạnh tranh nhẹ hay gay gắt đều có thể làm cho thị trường bị thu hẹp lại hoặc mở rộng ra. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thường được thể hiện ở một số yếu tố sau: Thứ nhất là cạnh tranh về sản phẩm: Trong cơ chế thị trường hiện nay, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, người tiêu dùng có rất nhiều cơ hội để lựa chọn. Chính điều này gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều quan trọng để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thương trường. Thứ hai là cạnh tranh giá cả : Một sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp mới chỉ thu hút được sự quan tâm của khách hàng, còn để đưa họ đến quyết định mua cuối cùng thì điều đó còn phụ thuộc vào yếu tố giá cả. Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu của việc xác định mức giá là đưa ra một giá " tốt nhất" dưới con mắt của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. giá có tính cạnh tranh cho phép thúc đẩy tăng trưởng "cầu hướng vào doanh nghiệp" để duy trì và tăng trưởng doanh số. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp để một mức giá quá thấp không hợp lý sẽ dẫn đến giảm sút lợi nhuận hoặc thua lỗ, do vậy doanh nghiệp cần phải tính toán thật kỹ trước khi đưa ra mức giá cụ thể. Thứ ba là cạnh tranh về thị trường tiêu thụ: Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một thị trường riêng của mình và luôn muốn tìm cách mở rộng thị trường đó ra song điều đó không đơn giản bởi trên thị trường còn có rất nhiều doanh nghiệp khác cùng có mục đích như vậy Để có thể cạnh tranh về thị trường, nâng cao thế lực trước các đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều biện pháp mà chủ yếu là các biện pháp marketing như nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các biện pháp xúc tiến, hỗ trợ bán hàng, quảng cáo và phân phối hàng hoá...nhằm tìm kiếm và tạo được những khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. b) Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp thể hiện ở máy móc thiết bị, công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất sản phẩm. Trình độ công nghệ càng cao thì sản phẩm sản xuất ra sẽ càng tốt, doanh nghiệp giảm bớt được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, do đó sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường hiện có c) Uy tín của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc tạo lập uy tín tốt đối với khách hàng là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu doanh nghiệp nào luôn đặt chữ tín lên hàng đầu thì sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng bởi điều đó tạo sự yên tâm khi mua hàng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường thì việc đề ra phương hướng nâng cao uy tín của doanh nghiệp là không thể thiếu . d) Khả năng tài chính của doanh nghiệp Đây là yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua số lượng vốn mà doanh nghiệp có, khả năng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào các hoạt động kinh doanh. Tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp thường được xem xét qua các chỉ tiêu như vốn sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận.. Với một nguồn vốn lớn, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường . e) Khách hàng của doanh nghiệp. Khách hàng là một nhân tố cấu thành nên thị trường, số lượng khách hàng càng nhiều thì quy mô thị trường càng lớn. Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp đó. Bản thân khách hàng là những nhu cầu mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm, nhưng những nhu cầu đó lại luôn biến đổi vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thích ứng kịp thời trước những thay đổi đó. f) Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thị trường các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nhau. Đối thủ cạnh tranh ở đây có thể là các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm khác, song đối với đối thủ nào cũng vậy, vẫn sẽ tạo cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy trước khi đưa sản phẩm của mình vào một thị trường mới nào đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ những đối thủ cạnh tranh mà mình sẽ gặp để có một chiến lược thị trường thích hợp. g) Sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên quyết định đến hành vi mua của người tiêu dùng, thông qua sản phẩm nhu cầu của con người sẽ được đáp ứng. Để đưa ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận, các doanh nghiệp nên thường xuyên cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã. Một khi sản phẩm được tiêu thụ tốt thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển. 2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp. Để đánh giá một cách chính xác tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau: a) Tỷ lệ tăng sản lượng bán ra: Sản lượng bán ra năm sau Tỷ lệ tăng sản lượng bán ra = ---------------------------------- x 100% Sản lượng bán ra năm trước Chỉ tiêu này cho biết sản lượng hàng hoá tiêu thụ năm sau tăng (giảm) bao nhiêu % so với năm trước b) Tỷ lệ tăng doanh số bán: Doanh số bán năm sau Tỷ lệ tăng doanh số = --------------------------------- x 100% Doanh số bán năm trước Chỉ tiêu này cho biết doanh số bán của năm sau tăng (giảm) bao nhiêu % so với năm trước c) Thị phần của doanh nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Thị phần gồm có thị phần tương đối và thị phần tuyệt đối. +Thị phần tuyệt đối là tỷ lệ phần doanh thu của doanh nghiệp so với toàn bộ sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường. +Thị phần tương đối được xác định trên cơ sở thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp so với thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh. Doanh số bán của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp = ------------------------------------------ x 100% Tổng doanh số bán của toàn ngành Đây là một chỉ tiêu tổng quát phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trường trong một ngành hàng nhất định. Nếu chỉ tiêu về thị phần càng tăng thì chứng tỏ rằng thị trường của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và ngược lại. d) Mức sinh lợi. Lợi._.ng ty sẽ được quảng bá rộng rãi hơn và có điều kiện để sản phẩm của Công ty thâm nhập vào thị trường mới. Biện pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhằm phát triển thị trường đầu ra. Hiện nay thị trường đầu ra của công ty còn nhỏ hẹp, bên cạnh đó lại bị các đơn vị kinh doanh xăng dầu khác ngày càng lấn chiếm sang địa bàn kinh doanh của công ty, do đó gây cho công ty rất nhiều khó khăn. Sản lượng bán tuy có tăng song không nhiều, hoạt động bán hàng còn thiếu hiệu quả. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của công ty là phải đẩy mạnh hoạt động bán hàng, nâng cao sản lượng bán và tăng thị phần cho công ty. Công ty cần thực hiện một số công việc sau: - Xác định rõ từng loại khách hàng để đưa ra các phương thức bán hàng hợp lý - Đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại tại các cửa hàng, quầy hàng của Công ty tạo thuận lợi cho nhân viên bán hàng cũng như khách hàng đến với công ty - Nhân viên bán hàng phải có thái độ niềm nở, chu đáo với khách hàng, có trách nhiệm với công việc của mình, đặc biệt phải trung thực không bán gian lận có như vậy khách hàng mới tin tưởng và yên tâm khi mua hàng. - Tổ chức các hình thức dịch vụ trong quá trình bán hàng như: quảng cáo, chào hàng, có dịch vụ bán và chuyển đưa hàng hoá đến tận đơn vị tiêu dùng, tổ chức đến tại địa điểm của khách hàng để đối chiếu hàng hoá và thu tiền hàng, thực hiện tốt hơn nữa các cơ chế bán hàng như thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản để bảo lãnh công nợ trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Đảm bảo xăng dầu bán ra phải có chất lượng tốt, nên tiếp tục duy trì việc kèm theo đơn hoá nghiệm mỗi khi bán hàng cho khách. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và tạo dựng mối quan hệ tốt đối với khách hàng Dịch vụ là hoạt động rất quan trọng và là công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Hoạt động dịch vụ có được tổ chức tốt thì doanh nghiệp mới có thu hút được khách hàng, bán được hàng, phát triển được thế và lực của doanh nghiệp và cạnh tranh thắng lợi. Đối với Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, trong thời gian qua hoạt động bán hàng của công ty chưa có hiệu quả cao là do một phần hoạt động dịch vụ của công ty chưa được tổ chức tốt. Vì vậy, để khắc phục tồn tại này đòi hỏi trong thời gian tới công ty cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm nâng cao sản lượng bán và thu hút khách hàng mới đến với công ty. Công ty có thể tổ chức các hoạt động dịch vụ trước , trong và sau khi bán hàng, cụ thể như sau: - Dịch vụ trước khi bán hàng: Công ty nên giới thiệu, thông tin tới khách hàng về hình ảnh của công ty, quảng cáo, chào hàng về các sản phẩm kinh doanh của công ty, cho khách hàng thấy những điều kiện ưu đãi cũng như những thuận lợi mà khách hàng sẽ có được khi mua hàng của công ty - Dịch vụ trong khi bán hàng: Công ty cần bố trí người để hướng dẫn khách hàng về cách lựa chọn và sử dụng sản phẩm sao cho có hiệu quả nhất, giảm thời gian chờ đợi của khách, giao hàng cho khách một cách nhanh gọn và kịp thời. - Dịch vụ sau khi bán hàng: Cần có các phương tiện vận chuyển tới địa điểm của khách hàng khi có yêu cầu, đóng góp ý kiến về cách sử dụng và bảo quản sao cho hợp lý và an toàn, tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách về chất lượng hàng hoá, giao nhận hàng hoá và thái độ của nhân viên công ty trong quá trình bán hàng. Một khi công ty tổ chức tốt hoạt động dịch vụ thì số lượng khách hàng đến với công ty sẽ ngày càng nhiều. Công ty cần chú ý đến những khách hàng mới, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng. Điều quan tâm đầu tiên cuả khách hàng thường là chất lượng sản phẩm và giá cả, vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty phải đặc biệt quan tâm đến chính sách giá sao cho mức giá đưa ra phải hợp lý đủ để thu hút người mua đồng thời vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Công ty có thể áp dụng các chính sách giảm giá đối với những khách hàng mua với số lượng nhiều, và áp dụng đồng bộ nhiều chính sách ( như giảm giá và chiết khấu ) đối với những khách hàng dễ bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác. Ngoài việc quan tâm tới khách hàng mới, Công ty nên tiếp tục củng cố hơn nữa mối quan hệ với các khách hàng cũ của Công ty. Từ ngày 01/07/2001 Công ty không còn kinh doanh mặt hàng xăng có chì, trong khi đó Công ty có một số khách hàng lớn và truyền thống là các khách hàng quân đội với các phương tiện chỉ sử dụng được xăng có chì vì vậy để giữ vững khách hàng truyền thống, đẩy mạnh sản lượng bán Công ty cần phải tổ chức pha phụ gia vào xăng không chì để có sản phẩm sử dụng như xăng có chì, phục vụ khách hàng quân đội. Đây cũng là cách để Công ty duy trì mối quan hệ lâu dài này. Biện pháp 4: Tiến hành đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh Sản phẩm kinh doanh chính của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình chính là mặt hàng xăng dầu, bên cạnh đó công ty cũng đã có nhận làm đại lý cho một số mặt hàng khác kèm theo nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty như: Các loại dầu mỡ nhờn ( gồm có dầu mỡ nhờn chai và dầu mỡ nhờn lon ), gas, bếp gas và một số phụ kiện khác. Tuy nhiên trong tỷ lệ % doanh thu của công ty thì xăng dầu vẫn chiếm cao nhất còn các sản phẩm còn lại thì chiếm rất ít. Như vậy trong thời gian tới công ty xăng dầu Hà Sơn Bình cần phải có những chính sách, biện pháp cụ thể nhằm tăng sản lượng bán của các mặt hàng này. Công ty có thể quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm tới những khách hàng của mình, phân phối những mặt hàng này cho các cửa hàng, chi nhánh nhỏ trực thuộc công ty nằm dọc trên các trục đường quốc lộ. Ngoài ra công ty có thể xây dựng cạnh cửa hàng hệ thống các quầy bán các mặt hàng tạp hoá... để phục vụ khách hàng, đa dạng hoá thêm được sản phẩm, nâng cao hiệu quả bán hàng. Biện pháp 5: Hình thành bộ phận Marketing và tổ chức hoạt động Marketing Trong cơ chế thị trường hiện nay, vai trò của hoạt động Marketing là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Hoạt động Marketing chủ yếu nhằm giúp công ty nghiên cứu thị trường, đưa ra các biện pháp, chiến lược nhằm phát triển thị trường hiện có, là công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Hiện nay, các hoạt động Marketing của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình hầu như chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu do phòng kinh doanh của công ty đảm nhận. Các hoạt động này vẫn mang tính hời hợt chưa cụ thể do chưa có phương pháp tổ chức hợp lý. Để tiến hành tốt các hoạt động Marketing, Công ty cần chú ý đến các biện pháp tổ chức cũng như cơ cấu bộ máy quản lý. Việc tổ chức hoạt động Marketing trong Công ty phải dựa trên cơ sở của chức năng, nhiệm vụ và nội dung của Marketing, cũng như điều kiện cụ thể của Công ty. Để nâng cao hiệu quả của Marketing, Công ty cần tổ chức một cách có hệ thống các hoạt động này, công ty có thể thành lập một phòng Marketing nằm trong cơ cấu bộ máy của Công ty. Công ty nên tuyển dụng những người có trình độ, chuyên môn về lĩnh vực này. Đây phải là những người có kiến thức vững về thị trường, về kinh doanh, biết tranh thủ thời cơ và có phản ứng linh hoạt với sự biến động thị trường. Mặt khác, Công ty cần có những hình thức và biện pháp tổ chức để động viên và lôi cuốn mọi cán bộ công nhân viên tham gia vào việc nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và đóng góp ý kiến của mình vào chính sách Marketing nhằm giúp Công ty đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Biện pháp 6: Tăng cường công tác quản lý thị trường Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, và hiện nay trên địa bàn kinh doanh của công ty đã xuất hiện không ít các đối thủ cạnh tranh có lợi thế hơn, bên cạnh đó là sự xuất hiện của các tư thương kinh doanh trái phép gây ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của công ty, vì vậy để hạn chế sự lấn chiếm của các đối tượng này thì đòi hỏi nhất thiết công ty phải làm tốt công tác quản lý thị trường, quản lý các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn công ty phụ trách. Để quản lý thị trường một cách tốt nhất và có hiệu quả công ty xăng dầu Hà Sơn Bình nên áp dụng một số biện pháp sau: - Công ty thường xuyên điều tra tình hình, diễn biến trong địa bàn, chủ động điều tra cơ bản các hoạt động tư thương, xác định được số lượng, quy mô, giá cả... của các hộ kinh doanh xăng dầu trái phép đang và mới hành nghề nằm trên các trục đường giao thông hoặc xung quanh quầy hàng, cửa hàng trực thuộc sự quản lý của công ty, để kịp thời giải quyết. - Nghiêm cấm để tư thương tự do hành nghề ngay tại địa bàn công ty quản lý, hoặc để tư nhân tràn vào trước cửa hàng, quầy hàng của công ty nhằm tranh giành khách gây tình trạng lộn xộn, mất trật tự, làm suy giảm uy tín của công ty. - Công ty tuyệt đối không bán xăng dầu cho người mua đi bán lại, đầu cơ, tích luỹ ăn chênh lệch giá. - Công ty nên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an, quản lý thị trường, đội quy tắc... để giải quyết triệt để tình trạng các hộ kinh doanh xăng dầu trái phép, lộn xộn, mất an toàn, thiếu mỹ quan khu vực quanh của hàng, quầy hàng của công ty. Biện pháp 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại, xây dựng các kho bể chứa có dung lượng lớn. Công ty phải có trách nhiệm từng bước hoàn thiện, đổi mới trang thiết bị, công cụ lao động cho cửa hàng, quầy hàng thích hợp với điều kiện sản xuất và nguyện vọng của khách hàng để đạt sản lượng cao Hiện tại cơ sở vật chất của công ty đã được nâng cấp lên khá nhiều, năm 2001 vừa qua công ty đã bỏ ra gần 11 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp lại kho trung tâm Bến Xuất- Đỗ Xá và xây dựng thêm 4 bể chứa xăng dầu mới với dung lượng chứa mỗi bể là 1.000 m3. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường của công ty trong thời gian tới thì đòi hỏi công ty phải tăng cường đầu tư hơn nữa các cơ sở vật chất của công ty. Với nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, công ty xăng dầu Hà Sơn Bình sẽ phải nhập một lượng lớn xăng dầu về kho trung tâm, song với dung lượng hiện có của kho chỉ có thể chứa được khoảng 8.000 m3 trong đó Công ty lại được giao thêm nhiệm vụ dự trữ xăng dầu quốc gia do đó nếu công ty không đầu tư thêm kho bể lớn thì việc đảm bảo đầu nguồn là hết sức khó khăn phải tổ chức nhập hàng nhiều lần, vì vậy nhiệm vụ trước mắt của công ty là tiếp tục tăng cường xây dựng kho bể, sửa chữa lại các kho chứa hàng của công ty, tăng cường các hệ thống cột bơm hiện đại và có lưu lượng lớn nhằm giảm sức lao động cho đội ngũ nhân viên bán hàng, đảm bảo độ chính xác lượng xăng dầu bán ra, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Hiện nay công ty đang gặp khó khăn trong việc tổ chức bán hàng do thiếu phương tiện vận chuyển, phải đi thuê của Công ty PTS Hà Tây nên có trường hợp chậm chễ khi bán hàng cho khách. Vì vậy, Công ty nên tính toán đầu tư thêm một vài xe ôtô xitec để đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời từ đó góp phần tăng sản lượng bán và nâng cao uy tín của Công ty. Biện pháp 8: Đảm bảo nguồn hàng ổn định và có liên tục Thị trường đầu vào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, nó giúp cho công ty nắm quyền chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. ở nước ta có một hạn chế là tuy có nhiều mỏ dầu nhưng mới chỉ dừng ở khai thác dạng thô, chưa có điều kiện chế biến nên phải xuất khẩu dầu thô sang nước nước ngoài sau đó nhập xăng dầu đã qua chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong cả nước. Chính đặc điểm này đã làm giảm nguồn đầu vào của các doanh nghiệp đang kinh doanh xăng dầu trong đó có công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Các doanh nghiệp được phép nhập khẩu không phải là nhiều, thường là các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước quản lý và điều hành. Có thể kể đến một số doanh nghiệp được phép nhập mặt hàng xăng dầu như: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX ), Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam. (VINAPCO) Công ty thương mại và kỹ thuật đầu tư ( PETEC )...Đối với công ty xăng dầu Hà Sơn Bình thì hiện nay nguồn hàng duy nhất là do Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cung cấp . Để đảm bảo có đầy đủ lượng xăng dầu phục vụ cho nhân dân trong địa bàn tỉnh và các vùng giáp ranh, bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chiến lược phát triển thị trường của công ty trong thời gian tới, trước hết đòi hỏi công ty phải phối hợp tốt với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, để đảm bảo nguồn hàng là có liên tục, theo đúng đơn hàng của Công ty không để xảy ra đứt đoạn nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Thứ hai là: Do thực trạng sức chứa hàng kinh doanh Công ty tại Kho trung tâm Công ty nhỏ, đường ống vận chuyển từ kho K131 về kho của Công ty chỉ có 02 đường, một đường vận chuyển dầu Diesel 0,5% S, một đường vận chuyển xăng Mogas 90 và xăng Mogas 92 với lượng hàng nằn trên đường ống luôn khoảng 800 m3, do đó Công ty phải thiết lập được mối quan hệ tốt với Công ty xăng dầu B12 và có kế hoạch nhập hàng thập cụ thể, chi tiết thì mới đảm bảo đủ nguồn hàng, hạn chế thấp nhất những trường hợp không nhập được hàng do yếu tố chủ quan như trường hợp Công ty có nhu cầu nhập xăng Mogas 90 nhưng trên đường ống lại đang chứa Mogas 92 mà Công ty không có khả năng nhập được ngay xăng Mogas 92 nên đã đứt nguồn. Thứ ba là: Nguồn hàng nhập phải đảm bảo chất lượng, số lượng, phải được kiểm tra chặt chẽ trước khi giao nhận. Thứ tư là: Theo quyết định số 750/XD-QĐ-TGĐ ngày 26/12/2001 của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam V/v: Quy định quản lý hạch toán kinh doanh xăng dầu áp dụng đối cới các Công ty xăng dầu Petrolimex, đã quy định Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là nguồn cung cấp xăng dầu duy nhất cho các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty nhưng mặt khác lại quy định trường hợp nhu cầu nhập hàng của các Công ty vượt quá ±15% đơn hàng thì phải lập đơn hàng bổ xung và chỉ khi nào Tổng công ty thông báo chấp nhận bổ xung đơn hàng (do ký được bổ xung hợp đồng nhập khẩu) thì mới đẩm bảo được nguồn hàng vì vậy Công ty cần kiến nghị với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đối với những trường hợp đơn hàng bổ xung không được Tổng công ty chấp nhận thì công ty có quyền nghiên cứu và lựa chọn các đối tác cung cấp dầu lớn để đảm bảo đầy đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trên địa bàn. Khi lựa chọn các đối tác này công ty nên dựa vào uy tín, thế lực của họ trên thị trường, như vậy khi công ty nhập hàng của những đối tác này sẽ tạo cho khách hàng sự yên tâm khi sử dụng chúng. Tóm lại công ty xăng dầu Hà Sơn Bình phải tạo cho mình nguồn hàng lớn và ổn định, có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty sau này. Biện pháp 9 : Đào tạo đội ngũ nhân viên trong công ty và nâng cao khả năng lãnh đạo của cán bộ quản lý. Hiện nay số nhân viên trong công ty xăng dầu Hà Sơn Bình gồm có 642 người, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất ít, điều này đã gây không ít trở ngại cho công ty trong hoạt động kinh doanh, cũng như trong công tác quản lý. Với mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường sắp tới, đòi hỏi công ty cần chú trọng hơn nữa đến trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, nâng cao kiến thức và bổ sung nghiệp vụ cho những nhân viên mới . Công ty nên đầu tư nhiều cho các quỹ hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút họ tham gia vào các lớp học này. Về phía cán bộ quản lý, nên theo dõi sát sao mọi hoạt động kinh doanh của công ty, kiểm tra tiến độ làm việc của nhân viên, bên cạnh đó phải luôn quan tâm đến những diễn biến của thị trường để đưa ra đường lối chỉ đạo hợp lý. Năm 2001 vừa qua, tình hình kinh doanh của công ty đã có phần giảm sút, do đó các cấp lãnh đạo cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để kịp thời đưa ra cách khắc phục. Cụ thể trong năm 2002 tới, công ty cần yêu cầu sau: - Triển khai kịp thời cơ chế kinh doanh tại Công ty, theo đó tiếp tục phân cấp mạnh cho các đơn vị cơ sở, chủ động trong quyết định giá. - Căn cứ đề xuất của các CNXD đề nghị Giám đốc Công ty uỷ quyền cho họ trực tiếp ký hợp đồng với Công ty Gas, Công ty Dầu nhờn - áp dụng chi phí tiếp thị đối với cả sản lượng bán lẻ, đối với các cửa hàng xăng dầu trực thuộc, tạo điều kiện cho cửa hàng trong tiếp thị bán hàng. - Xây dựng cơ chế khoán kinh doanh đối với cửa hàng Gas nhằm thúc đẩy sản lượng bán - Đề xuất kịp thời giải quyết các kiến nghị của đơn vị cơ sở \ III ) Một số kiến nghị nhằm giúp công ty phát triển thị trường trong thời gian tới. 1. Kiến nghị với Tổng công ty. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam hiện tại là nguồn nhập lớn và chủ yếu của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, do đó có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển thị trường của công ty trong thời gian tới đồng thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp đã đề ra, Tổng công ty cần tạo một số điều kiện sau : - Đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng xăng dầu cần thiết theo đúng đơn đặt hàng của công ty, giúp công ty thực hiện đúng tiến độ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Lượng xăng dầu mà Tổng công ty giao cho công ty phải đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của Nhà nước - Bắt đầu từ 01/04 /2001, công ty xăng dầu Hà Sơn Bình thực hiện cơ chế kinh doanh mới ( tức là giá bán được căn cứ vào giá giao của Tổng công ty và tình hình thị trường quy định ) do đó còn gặp phải nhiều khó khăn, vì vậy Tổng công ty cần có những chính sách cụ thể để giúp đỡ và hướng dẫn công ty trong việc thực hiện cơ chế giá mới này. - Đề nghị Tổng công ty hỗ trợ vận chuyển tạo nguồn đối với lượng xăng dầu bán trên địa bàn hai tỉnh miền núi Sơn La, Hoà Bình do chi phí vận chuyển rất lớn dẫn đến khi bán hàng trên địa bàn hai tỉnh này Công ty gặp rất nhiều khó khăn . - Đề nghị Tổng công ty giao thêm nhiệm vụ bán nội bộ ngành cho các đơn vị mà khi nhận hàng tại bến xuất Đỗ Xá thì có đường vận động hàng hoá hợp lý nhất từ đó nâng cao được hiệu quả chung toàn ngành, cũng như của Công ty. - Có biện pháp hạn chế các đơn vị thành viên của Tổng công ty lợi dụng các lợi thế để bán hàng vào địa bàn của Công ty. - Công tác phát triển thị trường của công ty đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để chi dùng trong việc mua hàng, quảng cáo, tiếp thị, chào hàng...mà nguồn vốn của công ty còn bị hạn chế, do đó Tổng công ty cần tạo điều kiện để công ty có thể vay vốn. 2. Kiến nghị với Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng. Các chính sách mà Nhà nước đưa ra chi phối mạnh đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp Thương mại, và công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là một trong những doanh nghiệp chịu sự chi phối đó. Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển thị trường trong thời gian tới, công ty cần có sự giúp đỡ rất lớn từ phía Nhà nước, trong đó có một số kiến nghị sau: - Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu để giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này giảm được chi phí xuống mức có thể ( trong đó có công ty xăng dầu Hà Sơn Bình) - Nhà nước cần đầu tư hơn nữa vào vấn đề khai thác dầu khí ở nước ta, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có của đất nước, tăng lượng dầu thô xuất khẩu để tạo nguồn vốn mua xăng dầu đã được chế biến từ nước ngoài, các doanh nghiệp cũng có điều kiện mở rộng - Các chính sách Nhà nước đưa ra cần đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt trước các doanh nghiệp nước ngoài. - Nhà nước nên đầu tư vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, hoặc kêu gọi sự đầu tư từ nước ngoài cho các doanh nghiệp này Kết luận Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xăng dầu nói riêng là vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, tự vươn lên, nhanh nhậy nắm bắt xu thế của thị trường, chớp thấy thời cơ kinh doanh, ra được những quyết định chính xác nhằm thu được những mục tiêu mà doanh nghiệp mình đặt ra. Hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình trong thời gian qua nhìn chung đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, công ty luôn cố gắng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, thị trường của công ty dần dần được mở rộng, mặc dù mới chỉ là các địa bàn vùng giáp ranh . Qua quá trình thực tập tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị, cô chú Phòng Kinh Doanh và kết hợp với sự tìm hiểu của bản thân đã giúp cho em nhận thức một cách sâu sắc hơn về những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình nói riêng. Qua quá trình thực tập này đã giúp em phần nào củng cố được những kiến thức đã được học trong nhà trường, giúp em nhận thấy rằng phát triển thị trường có vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, cùng với hạn chế của bản thân nên luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của các Thầy, Cô giáo trong khoa Thương Mại- Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân để em hoàn thành tốt chuyên đề này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thừa Lộc và các cô chú trong phòng Kinh Doanh- Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã giúp em hoàn thành đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 4 năm 2002 Sinh viên Phạm Thị Hương ( QTKD Thương Mại 40B) Phụ lục: Danh sách các đơn vị trực thuộc công ty STT Tên đơn Vị Địa chỉ I Chi nhánh xăng Dỗu Sơn La 610, đường Trần Đăng Ninh, TX Sơn La Tỉnh Sơn La 1 Cửa hàng xăng dầu số 1- Thuân Châu Xã Chiềng Pấc, H.Thuận Châu, tỉnh Sơn La 2 Cửa hàng xăng dầu số 2- Tô Hiệu Đường Tô Hiệu, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La 3 Cửa hàng xăng dầu số 3- Bó ẩn 610, đường Trần Đăng Ninh, TX Sơn La, tỉnh Sơn La 4 Cửa hàng xăng dầu số 4- Chiềng Sinh Xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La 5 Cửa hàng xăng dầu số 5- Mai Sơn Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La 6 Cửa hàng xăng dầu số 6- Cò Nòi Xã Cò Nòi, H. Mai Sơn, tỉnh Sơn La 7 Cửa hàng xăng dầu số 7- Yên Châu Thị trấn Yên Châu, H. Yên Châu, tỉnh Sơn La 8 Cửa hàng xăng dầu số 8- Mộc Châu Thị trấn Mộc Châu, H. Mộc Châu, tỉnh Sơn La 9 Cửa hàng xăng dầu số 9- Km 64 Km 64, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 10 Cửa hàng xăng dầu số 10- Phù Yên Thị trấn Phù Yên, H. Phù Yên, tỉnh Sơn La 11 Cửa hàng xăng dầu số 11- Sông Mã Thị trấn Sông Mã, H. Sông Mã, tỉnh Sơn La 12 Cửa hàng xăng dầu số 12- Nậm La Đường Chu Văn Thịnh, thị xã Sơn La, tỉnh SơnLa 13 Cửa hàng xăng dầu số 14- Chiềng Sinh Xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La 14 Kho xăng dầu Bó ẩn 610, đường Trần Đăng Ninh, thị xã Sơn La II Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình Phường Đồng Tiến, TX Hoà Bình, Tỉnh hoà bình 1 Cửa hàng xăng dầu số 1- Lương Sơn Thị trấn Lương Sơn, H. Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình 2 Cửa hàng xăng dầu số 2- Dân Hạ Xã Dân Hạ, H. Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình 3 Cửa hàng xăng dầu số 3- TX Hoà Bình Phường đồng tiến, TX hoà bình,tỉnh Hoà Bình 4 Cửa hàng xăng dầu số 4- Chăm Mát Phường Chăm Mát, thị xã Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình 5 Cửa hàng xăng dầu số 5- Mãn Đức Thị trấn Mường Khến, H. Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình 6 Cửa hàng xăng dầu số 6- Thái Thịnh Xã Thái Thịnh, TX Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình 7 Cửa hàng xăng dầu số 7- Kim Bôi Thị trấn Bo, H. Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình 8 Cửa hàng xăng dầu số 8- Yên Thuỷ Thị trấn Yên Thuỷ, H. Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình 9 Cửa hàng xăng dầu số 9- Mai Châu Xã Tòng Đậu, H. Mai Châu, tỉnh Hoà Bình 10 Cừa hàng xăng dầu số 10- Lạc Thuỷ Thị trấn Chi Nê, H. Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình 11 Cửa hàng xăng dầu số 11- Trần Hưng Đạo Đường Trần Hưng Đạo, TX Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình 12 Cửa hàng xăng dầu số 12- Hữu Nghị Phường Hữu Nghị, TX Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình 13 Kho xăng dầu Hoà Bình Phường Đồng Tiến, TX Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình III Xí nghiệp xăng dầu K133 Đỗ Xá, H. Thường Tín, tỉnh Hà Tây 1 Cửa hàng xăng dầu số 1- Cầu Giẽ Xã Đại Xuyên, H. Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây 2 Cửa hàng xăng dầu số 3- Liên Hoà Thị trấn Phú Xuyên, H. Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây 3 Cửa hàng xăng dầu số 4- Thắng Lợi Xã Thắng Lợi, H. Thường Tín, tỉnh Hà Tây 4 Cửa hàng xăng dầu số 5- Thường Tín Thị trấn Thường Tín, H.Thường Tín, Tỉnh HàTây 5 Cửa hàng xăng dầu số 6- Đỗ Xá Đỗ Xá, H. Thường Tín, tỉnh Hà Tây 6 Kho xăng dầu Nam Phong Xã Nam Phong, H. Phú Xuyên, Hà Tây 7 Kho xăng dầu Đỗ Xá Xã Minh Cường, H. Thường Tín IV Các đơn vị trực thuộc khối văn phòng công ty 1 Cửa hàng xăng dầu số 7- Đại An Km 10 QL6- Hà Nội- Hà Đông 2 Cửa hàng xăng dầu số 8- Ba La Xã Phú Lãm, H. Thanh Oai, tỉnh Hà Tây 3 Cửa hàng xăng dầu số 9- Ninh Sơn Xã Phụng Châu, H. Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây 4 Cửa hàng xăng dầu số 10- Sơn Tây Thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây 5 Cửa hàng xăng dầu số 11- Ba Vì Xã Chu Minh, H. Ba Vì, tỉnh Hà Tây 6 Cửa hàng xăng dầu số 12- Tản Lĩnh Xã Tản Lĩnh, H. Ba Vì, tỉnh Hà Tây 7 Cửa hàng xăng dầu số 14- Sơn Tây Xã Viên Sơn, TX Sơn Tây, tỉnh Hà Tây 8 Cửa hàng xăng dầu số 15- Phố Gạch Xã Thọ Lộc, H. Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây 9 Cửa hàng xăng dầu số 16- Thạch Thất Xã Liên Quan, H. Thạch Thất, tỉnh Hà Tây 10 Cửa hàng xăng dầu số 17- Quốc Oai Thị trấn Quốc Oai, H. Quốc Oai, tỉnh Hà Tây 11 Cửa hàng xăng dầu số 18- Đập Đáy Xã Đồng Tháp, H. Đan Phượng, tỉnh Hà Tây 12 Cửa hàng xăng dầu số 19- Đan Phượng Xã Song Phượng, Đ. Đan Phượng, tỉnh Hà Tây 13 Cửa hàng xăng dầu số 20- Hoài Đức Xã Kim Chung, H. Hoài Đức, tỉnh Hà Tây 14 Cửa hàng xăng dầu số 21- Tây Mỗ Xã Tây Mỗ, H. Từ Liêm, TP. Hà Nội 15 Cửa hàng xăng dầu số 22- Vạn Phúc Xã Vạn Phúc, TX Hà Đông, tỉnh Hà Tây 16 Cửa hàng xăng dầu số 23- Xa La Phường Phúc La, TX Hà Đông, tỉnh Hà Tây 17 Cửa hàng xanưg dầu số 24- Phú Lãm Xã Phú Lãm, H. Thanh Oai, tỉnh Hà Tây 18 Cửa hàng xăng dầu số 25- Bình Đà Xã Bình Minh, H. Thanh Oai, tỉnh Hà Tây 19 Cửa hàng xaăng dầu số 26- Quán Tròn Xã Quảng Phú Cầu, H. ứng hoà, tỉnh Hà Tây 20 Cửa hàng xăng dầu số 27- Vân Đình Thị trấn Vân Đình, H. ứng Hoà, tỉnh Hà Tây 21 Cửa hàng xăng dầu số 29- Từ tiêu Huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây 22 Cửa hàng xăng dầu số 30- Cổ đông Xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, tỉnh Hà Tây 23 Cửa hàng xăng dầu số 31- Minh Quang Xã Minh Quang, H.Ba Vì, tỉnh Hà Tây 24 Cửa hàng xăng dầu số 32- Đồng Trúc Xã Đồng Trúc, H. Thạch Thất, tỉnh Hà Tây 25 Cửa hàng bán GAS 151 phố Trần Phú, TX Hà Đông, tỉnh Hà Tây 26 Kho trung tâm DMN- GAS Đồng Mai Xã Đồng Mai, H. Thanh Oai, tỉnh Hà Tây Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh Tế Thương Mại - PGS-TS Nguyễn Duy Bột PGS- TS Đặng Đình Đào 2. Cẩm nang Thương Mại Dịch Vụ - PGS -TS Đặng Đình Đào PGS -TS Hoàng Minh Đường 3. Giáo trình Marketing Thương Mại - TS Nguyễn Xuân Quang 4. Giáo trình Marketing - PGS -TS Trần Minh Đạo 5. Marketing căn bản - Philip Kotler 6. Giáo trình QTDN Thương Mại - TS Nguyễn Xuân Quang TS Nguyễn Thừa Lộc 7. Tài liệu về Tổng kết tình hình kinh doanh của công ty XD HSB năm 2001 8. Điều lệ công ty XD HSB 9.Tài liệu về Báo cáo xuất bán kinh doanh năm 2001 10. Các luận văn của khoá trước. Bảng Tổng kết tình hình kinh doanh của Công ty (từ 1991- 2001) STT Chỉ tiêu Đvt 1991 1992 1993 1994 % 94/93 1995 % 95/94 1996 % 96/95 1997 % 97/96 1998 % 98/97 1999 % 99/98 2000 2001 I Sản lượng bán 1 Nhiên liệu M3 19.800 40.900 54.900 59.680 109 77.500 103 83.900 108 97.100 116 102.700 106 110.627 108 120.298 115.540 - Bán lẻ M3 6.200 21.700 24.600 26.800 109 26.800 100 29.100 108 35.200 121 44.200 126 45.442 103 46.470 47.858 2 DMN rời Tấn 312 1.210 1.009 914 91 605 66 480 79 488 93 718 160 817 114 788 627 DMN lon Lon 30.000 65.500 93.000 142 70.000 75 52.700 75 48.000 91 63.614 133 61.143 96 62.841 60.312 3 Gas Tấn 9 53 589 101 191 290 287 602 208 430 71 335 477 - Bếp Gas Bộ 75 194 259 222 114 310 140 659 213 374 57 292 845 II Doanh số Tr.đ 46.596 112.841 149.286 159.556 107 211.094 132 251.787 119 342.782 136 361.917 106 369.812 102 424.169 470.584 - Bán Lợ Tr.đ 12.297 43.732 67.218 73.017 109 75.356 103 90.657 120 128.336 142 136.000 106 153.256 113 171.498 193.179 III Phí lưu thông Tr.đ - Tổng số Tr.đ 2.660 9.559 11.713 12.192 104 14.954 123 19.247 129 21.267 110 29.352 138 34.458 118 39.877 35.644 - % doanh số Tr.đ 6 8 8 8 7 8 6 8 9 9 8 IV Lợi nhuận Tr.đ 736 3.741 3.548 6.667 188 10.605 159 4.635 44 7.180 155 8.277 115 3.569 43 577 -1691 V Nộp ngân sách Tr.đ 1.279 4.409 5.928 5.855 99 29.352 501 36.026 123 29.468 82 45.681 155 47.141 103 48.066 - Thuế Tr.đ 1.218 4.029 5.167 5.336 103 7.686 144 9.301 121 11.418 123 11.130 97 4.813 43 3.279 3.346 Riêng Hà Tây 1.146 3.555 4.065 4.922 6.501 8.065 9.831 7.590 77 2.773 37 - Phí giao thông 22.458 25.772 115 17.609 68 34.551 196 42.328 123 44.787 Riêng Hà Tây 18.484 21.026 114 14.563 69 28.462 195 23.044 81 VI Thu nhập đồng 263.105 569.020 775.030 890.119 115 1.275.005 143 1.172.119 92 1.037.350 89 1.034.000 100 1.132.682 110 1.333.847 1.531.000 - Lương đồng 257.839 411.874 476.606 574.072 120 747.574 130 742.610 99 826.984 111 885.000 107 1.023.667 116 1.214.021 1.481.000 VII Lao động có mặt cuói kỳ 270 287 355 388 109 423 109 488 106 469 105 732 156 735 100 650 755 VIII Vốn kd Tr.đ 13.882 14.364 15.172 13.729 90 16.353 119 19.634 120 19.634 100 24.021 122 26.231 109 24.286 26.838 1 Vốn cố định Tr.đ 6.199 8.181 8.989 9.546 106 12.170 127 15.451 127 15.451 100 19.838 128 22.048 111 20.103 22.655 Vốn pháp định Tr.đ 2.114 1.856 1.109 732 66 923 216 1.280 139 1.280 100 1.280 100 1.280 100 1.280 1.280 Vốn tự bổ sung Tr.đ 4.085 6.325 7.880 8.814 112 11.247 128 14.171 126 14.171 100 18.558 131 20.768 112 18.823 2 Vốn lưu động Tr.đ 7.683 6.213 6.183 4.183 68 4.183 100 4.183 100 4.183 100 4.183 100 4.183 100 4.183 4.183 Vốn pháp định Tr.đ 7.683 6.183 6.183 4.183 68 4.183 100 4.183 100 4.183 100 4.183 100 4.183 100 4.183 4.183 Vốn tự bổ sung Tr.đ Vốn liên doanh Tr.đ 30 IX Đầu tư CSVCKT Tr.đ 2.956 3.751 3.751 2.097 81 2.786 113 6.058 217 3.419 56 3.583 105 7.085 198 2.306 10.969 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34272.doc
Tài liệu liên quan