Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự

Lời nói đầu Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội nước cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua ban hành Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp 1992), để thay thế Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 thể hiện một sự thay đổi toàn diện về chế độ kinh tế – xã hội của nước ta, thể hiện sự đổi mới về đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Trong đó chính sách kinh tế - được xác định là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của n

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,thừa nhận nhiều hình thức sở hữu mới như sỏ hữu tư nhân,tư bản ....đồng thời Hiến pháp 1992 cũng mở rộng hơn quyền của các cá nhân, công dân trong lĩnh vực kinh tế, dân sự , dưới sự quản lý của Nhà nước. Thể chế hoá các qui định của Hiến pháp 1992, Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, ngày 28 tháng 10 năm 1995 đã thông qua Bộ luật dân sự và Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01tháng 07 năm 1996. Đây là một bước tiến lớn của pháp luật nước ta, là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự , tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn phát triển mới. Một trong những quan hệ mà Pháp luật dân sự chú trọng điều chỉnh đó là hợp đồng dân sự , đây cũng là vấn đề trọng tâm của pháp luật dân sự các nước khác trên thế giới. Bởi vì hợp đồng dân sự thể hiện rõ nét nhất các đặc trưng cơ bản của pháp luật dân sự . Trong bộ luật dân sự Việt nam, các quy định về hợp đồng dân sự chiếm gần 1/2 tổng số điều (838 điều) của Bộ luật, bao gồm những quy định chung về hợp đồngvà những quy định riêng về từng loại hợp đồng cụ thể . Việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về hợp đồng dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình đưa Bộ luật dân sự vào đời sống xã hội, thúc đẩy các giao lưu dân sự ..... từ đó góp phần hoàn thiện hơn các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng . Chế định hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự gồm hai phần : Phần chung bao gồm các qui định, các nguyên tắc chung trong quá trình xác lập, thực hiên, chấm dứt hợp đồng dân sự. Phần riêng bao gồm các quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tuỳ thuộc tính chất riêng của mỗi loại. Như vậy, hợp đồng dân sự là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Do đó trong phạm vi khoá luận này chúng tôi chỉ giới hạn trong việc xem xét một số vấn đề lý luận thuộc phần chung chế định hợp đồng dân sự. Phương pháp tiếp cận của khoá luận là xuất phát từ lý luận và phương pháp luận của khoa học lý luận chung Nhà nước và Pháp luật , khoa học luật dân sự mà cơ sở là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác –Lênin. Phương pháp nghiên cứu đề tài này là nêu ra vấn đề lý luận, phân tích và so sánh với pháp luật của một số nước khác và thực tiễn áp dụng, từ đó tổng hợp và rút ra những nhận xết, kết luận và nêu lên những đề xuất giải quyết nhằm góp phần làm hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng . Do giới hạn về khả năng, cũng như giới hạn của khoá luận, nên chúng tôi chỉ đề cập trong khoá luận này một số vấn đề sau : Chương I : Khái quát chung về hợp đồng dân sự 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật dân sự về hợp đồng ở Việt Nam. 1. 2. Khái niệm và bản chất pháp lý của hơp đồng dân sự. 1. 3. Một số vấn đề khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Chương II : Một số nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự 2. 1. Giao kết hợp đồng dân sự 2. 2. Thực hiện hợp đồng dân sự 2. 3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự 2. 4. Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó Chương III : Một số kiến nghị và kết luận 3.1. Một số nhận xét và kiến nghị về các qui định của hợp đồng dân sự trong luật dân sự. 3. 2. Kết luận Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô và một số bạn bè, đặc biệt là sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo Chu Đức Nhuận đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Vì thế tôi xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo của thầy Chu Đức Nhuận và những góp ý chân thành của mọi ngưòi đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này. Chương 1: khát quát chung về hợp đồng dân sự 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật dân sự về hợp đồng ở Việt Nam. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội phức tạp và đa dạng, hai hiện tượng này có cùng bản chất và gắn bó hết sức mật thiết với nhau. Những nguyên nhân để hình thành Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Pháp luật ra đời và là công cụ của Nhà nước để thực hiện quyền lực của mình. Nhà nước ban hành pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện, và vì vậy pháp luật luôn luôn phản ánh điều kiện kinh tế – xã hội phản ánh lợi ích của Nhà nước đó. Bác Hồ đã từng nói “Nhà nước nào, pháp luật ấy”. Từ đó cho thấy việc tìm hiểu pháp luật không tách rời khỏi điều kiện kinh tế – xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, cũng như sự tìm hiểu chính bản thân Nhà nước đó. Thời đại Hùng Vương – An Dương Vương với sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Sông Hồng đã xuất hiện một hình thái Nhà nước sơ khai. Trong thời kỳ này qua nghiên cứu khảo cổ học cho thấy nền kinh tế cũng đã có bước phát triển nhất định ngoài sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề thủ công phát triển phong phú như: nghề dệt, nghề gốm, nghề mộc, chế tác đá, luyện kim.... cho nên các hoạt động tổ chức sản xuất và trao đổi hàng hoá bước đầu gia tăng. Tuy nhiên, với sự khởi đầu như vậy cho thấy pháp luật trong thời kỳ này chưa có gì nhiều có lẽ chủ yếu luật tục. Riêng trong lĩnh vực dân sự, tài liệu có rất ít để nghiên cứu, chủ yếu dựa vào Tống sử và tư liệu khảo cổ học để suy đoán. Tổ chức xã hội trong thời kỳ này rất đơn giản chủ yếu là mối quan hệ giữa Nhà nước với công xã nông thôn. Toàn bộ đất đai nằm trong phạm vi công xã đều thuộc sở hữu của công xã, người dân chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, vấn đề tư hữu ruộng đất chưa có và đây chính là đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn trong giai đoạn này. C. Mác đã khẳng định, đặc trưng cơ bản của hình thái sản xuất Châu á là công xã nông thôn trong đó quyền sở hữu ruộng đất thuộc về công xã. Trong thư gửi ăng ghen, C.Mác viết ; “Việc không có chế độ tư hữu ruộng đất là chìa khóa tìm hiểu toàn bộ phương Đông”. Nhà nước có một số quy định mang tính chất bắt buộc chung, nhưng vấn đề giao lưu dân sự thì không có tài liệu nào đề cập. Với một hình thái Nhà nước sơ khai tập hợp từ những bộ lạc, tổ chức còn hết sức đơn giản hơn nữa các hình thái kinh tế của bộ lạc mang nặng hình thái kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu, điều này có thể cho thấy kỳ này quan hệ trao đổi giao lưu dân sự chưa thật phát triển. Nhưng quan hệ trao đổi có lẽ được điều chỉnh chủ yếu bằng các tập tục, thói quen đã có trong các bộ lạc trước đây mà thôi. Trong gần 1000 năm đô hộ, chính quyền phong kiến phương Bắc tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta. Nhà nước lúc bấy giờ tổ chức theo thể chế hành chính của Trung Quốc, pháp luật Trung Quốc cũng được du nhập và áp đặt vào Việt Nam. Đất đai thuộc quyền sở hữu tối cao của các Hoàng đế Trung Hoa, ruộng đất do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý. Lúc này chế độ sở hữu ruộng đất, được áp đặt vào Âu cơ với hai hình thức sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên quyền lợi sở hữu tư nhân rất hạn hẹp và bị hạn chế về quyền năng. Sau khi đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã thi hành chính sách pháp luật Nhà Hán có lợi cho nền thống trị đô hộ, theo lời Mã Viện tâu với vua Hán là Quang Vũ thì :” Luật Việt khác luật Hán 10 điều”. Tuy nhiên trong thời kỳ này pháp luật được áp dụng là pháp luật nhà Hán song có chiếu cố đến tục lệ của người Việt. Sang đến thời nhà Đường, các chính sách của chế độ phong kiến Trung Quốc được áp dụng rộng rãi hơn như các chế độ kinh tế khác, tài chính, thuế khóa, tiền tệ... Chính sách thuế: Tô, dung, điệu hay lưỡng thuế được áp dụng từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ VIII. Tuy nhiên các vấn đề về dân sự như hợp đồng, thừa kế... không có tài liệu nào đề cập. Điều chỉnh quan hệ này có lẽ thực hiện chủ yếu bằng phong tục, tập quán; các quy định về dân sự chủ yếu điều chỉnh các quan hệ sở hữu ruộng đất, mang tính chất củng cố quyền sở hữu ruộng đất của chính quyền đô hộ và quan lại người Hán. Hiệu lực của những quy định này mang tính chất áp đặt, tức là duy trì hiệu lực bằng lực lượng của chính quyền đô hộ. Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của Nhà nước từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX. Bắt đầu bằng sự hình thành và củng cố chính quyền độc lập tự chủ từ họ Khúc đến Ngô - Đinh- Tiền Lê. Thời kỳ này, lĩnh vực hình sự thể hiện hình bằng phạh hà khắc. Nhưng lĩnh vực dân sự ít thấy có tài liệu đề cập, trong đó vấn đề sở hữu ruộng đất là một vấn đề được quan tâm nhất. Chế độ sở hữu Nhà nước với ruộng đất được xác lập trên danh nghĩa sở hữu công xã về ruộng đất. Yếu tố tư hữu về ruộng đất có thể xuất hiện từ trong thời kỳ Bắc thuộc nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ hẹp không phổ biến. Trong giao lưu dân sự đã có bước phát triển mới. Yếu tố để khẳng định và liên quan đến điều này là việc Nhà nước tiến hành đúc tiền “Thái bình thông báo” năm 968. Lê Hoàn đúc tiền “Thiên phúc” vào năm 984. Việc Nhà nước đúc tiền ngoài ý nghĩa khẳng đ Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của Nhà nước từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX. Bắt đầu bằng sự hình thành và củng cố chính quyền độc lập tự chủ từ họ Khúc đến Ngô - Đinh- Tiền Lê. Thời kỳ này, lĩnh vực hình sự thể hiện hình bằng phạh hà khắc. Nhưng lĩnh vực dân sự ít thấy có tài liệu đề cập, trong đó vấn đề sở hữu ruộng đất là một vấn đề được quan tâm nhất. Chế độ sở hữu Nhà nước với ruộng đất được xác lập trên danh nghĩa sở hữu công xã về ruộng đất. Yếu tố tư hữu về ruộng đất có thể xuất hiện từ trong thời kỳ Bắc thuộc nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ hẹp không phổ biến. Trong giao lưu dân sự đã có bước phát triển mới. Yếu tố để khẳng định và liên quan đến điều này là việc Nhà nước tiến hành đúc tiền “Thái bình thông báo” năm 968. ịnh thiết chế quyền lực nó cũng phản ánh nhu cầu giao lưu hàng hoá mở rộng, kinh tế phát triển đòi hỏi phải có tiền làm vật ngang giá chung trong quan hệ trao đổi hàng hoá. Sự xuât hiện tiền tệ đã thúc đẩy sự phát triển giao lưu dân sự, điều này chứng minh rằng giao lưu dân sự trong thời kỳ này có bước phát triển về cả lượng và về chất. Tuy nhiên hiện nay chúng ta không còn tài liệu ghi nhận điều này, nhưng pháp luật cũng chỉ phản ánh tồn tại khách quan của giao lưu dân sự đang diễn ra mà thôi. Tập quán vẫn được coi là công cụ chủ yếu để điều chính quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ thứ XV là thời kỳ phát triển rực rỡ: thời kỳ Lý – Trần- Hồ. Cùng với việc củng cố chế độ và phát triển Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, chính sách xã hội và hoạt động lập pháp của Nhà nước cũng phát triển. Thời kỳ Lý – Trần, xã hội phong kiến cũng có bước phát triển nhất định về kinh tế – văn hóa góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân. Pháp luật thời kỳ này cũng có pháp luật thành văn. Đó là bộ hình thư của triều Lý và triều Trần. Hai bộ hình thư đều bị nhà Tống cướp mất, nhưng nội dung còn được thể hiện trong sử sách. Với một nền kinh tế – nông nghiệp lúa nước, vấn đề ruộng đất là vấn đề trọng yếu trong chính sách pháp luật của Nhà nước phong kiến. Dưới triều đại Lý – Trần ruộng đất vẫn thuộc sở hữu Nhà nước. Chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển, song quyền định đọat tối cao vẫn thuộc Nhà nước. Nhà vua với chính sách phong cấp đất đai và những hộ nông dân cho thân vương, quý tộc, cung phi nên đã hình thành những điền trang thái ấp rộng lớn, do đó chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất thời kỳ này phát triển. Vì có sở hữu tư nhân về ruộng đất nên quan hệ trao đổi, mua bán, cầm cố đất đai phát triển và do đất đai là tài sản có giá trị, cơ sở cho sự tồn tại của xã hội nông nghiệp nên mọi quan hệ liên quan đến đất đai được pháp luật quan tâm ghi nhận.Vì thế trong các đạo cụ của nhà vua có những đạo dụ quy định về mua bán đất đai, điều luật cổ mà ngày nay còn thấy ghi lại trong sử sách về mua bán ruộng đất được ban hành dưới triều vua Lý Anh Tông (1138-1175) vào năm 1142 về việc chuộc ruộng : “Phàm điển mại (bán đợ, có thời hạn chuộc) ruộng đất đã cày cấy, trong hạn 20 năm cho chuộc...Phàm đoạn mại (bán đứt) ruộng hoang hay ruộng đã cấy cầy, đã có văn tự, thì Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của Nhà nước từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX. Bắt đầu bằng sự hình thành và củng cố chính quyền độc lập tự chủ từ họ Khúc đến Ngô - Đinh- Tiền Lê. Thời kỳ này, lĩnh vực hình sự thể hiện hình bằng phạh hà khắc. Nhưng lĩnh vực dân sự ít thấy có tài liệu đề cập, trong đó vấn đề sở hữu ruộng đất là một vấn đề được quan tâm nhất. Chế độ sở hữu Nhà nước với ruộng đất được xác lập trên danh nghĩa sở hữu công xã về ruộng đất. Yếu tố tư hữu về ruộng đất có thể xuất hiện từ trong thời kỳ Bắc thuộc nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ hẹp không phổ biến. Trong giao lưu dân sự đã có bước phát triển mới. Yếu tố để khẳng định và liên quan đến điều này là việc Nhà nước tiến hành đúc tiền “Thái bình thông báo” năm 968. Lê Hoàn đúc tiền “Thiên phúc” vào năm 984. Việc Nhà nước đúc tiền ngoài ý nghĩa khẳng đ Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của Nhà nước từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX. Bắt đầu bằng sự hình thành và củng cố chính quyền độc lập tự chủ từ họ Khúc đến Ngô - Đinh- Tiền Lê. Thời kỳ này, lĩnh vực hình sự thể hiện hình bằng phạh hà khắc. Nhưng lĩnh vực dân sự ít thấy có tài liệu đề cập, trong đó vấn đề sở hữu ruộng đất là một vấn đề được quan tâm nhất. Chế độ sở hữu Nhà nước với ruộng đất được xác lập trên danh nghĩa sở hữu công xã về ruộng đất. Yếu tố tư hữu về ruộng đất có thể xuất hiện từ trong thời kỳ Bắc thuộc nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ hẹp không phổ biến. Trong giao lưu dân sự đã có bước phát triển mới. Yếu tố để khẳng định và liên quan đến điều này là việc Nhà nước tiến hành đúc tiền “Thái bình thông báo” năm 968. ịnh thiết chế quyền lực nó cũng phản ánh nhu cầu giao lưu hàng hoá mở rộng, kinh tế phát triển đòi hỏi phải có tiền làm vật ngang giá chung trong quan hệ trao đổi hàng hoá. Sự xuât hiện tiền tệ đã thúc đẩy sự phát triển giao lưu dân sự, điều này chứng minh rằng giao lưu dân sự trong thời kỳ này có bước phát triển về cả lượng và về chất. Tuy nhiên hiện nay chúng ta không còn tài liệu ghi nhận điều này, nhưng pháp luật cũng chỉ phản ánh tồn tại khách quan của giao lưu dân sự đang diễn ra mà thôi. Tập quán vẫn được coi là công cụ chủ yếu để điều chính quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ thứ XV là thời kỳ phát triển rực rỡ: thời kỳ Lý – Trần- Hồ. Cùng với việc củng cố chế độ và phát triển Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, chính sách xã hội và hoạt động lập pháp của Nhà nước cũng phát triển. Thời kỳ Lý – Trần, xã hội phong kiến cũng có bước phát triển nhất định về kinh tế – văn hóa góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân. Pháp luật thời kỳ này cũng có pháp luật thành văn. Đó là bộ hình thư của triều Lý và triều Trần. Hai bộ hình thư đều bị nhà Tống cướp mất, nhưng nội dung còn được thể hiện trong sử sách. Với một nền kinh tế – nông nghiệp lúa nước, vấn đề ruộng đất là vấn đề trọng yếu trong chính sách pháp luật của Nhà nước phong kiến. Dưới triều đại Lý – Trần ruộng đất vẫn thuộc sở hữu Nhà nước. Chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển, song quyền định đọat tối cao vẫn thuộc Nhà nước. Nhà vua với chính sách phong cấp đất đai và những hộ nông dân cho thân vương, quý tộc, cung phi nên đã hình thành những điền trang thái ấp rộng lớn, do đó chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất thời kỳ này phát triển. Vì có sở hữu tư nhân về ruộng đất nên quan hệ trao đổi, mua bán, cầm cố đất đai phát triển và do đất đai là tài sản có giá trị, cơ sở cho sự tồn tại của xã hội nông nghiệp nên mọi quan hệ liên quan đến đất đai được pháp luật quan tâm ghi nhận.Vì thế trong các đạo cụ của nhà vua có những đạo dụ quy định về mua bán đất đai, điều luật cổ mà ngày nay còn thấy ghi lại trong sử sách về mua bán ruộng đất được ban hành dưới triều vua Lý Anh Tông (1138-1175) vào năm 1142 về việc chuộc ruộng : “Phàm điển mại (bán đợ, có thời hạn chuộc) ruộng đất đã cày cấy, trong hạn 20 năm cho chuộc...không được chuộc lại, ai vi phạm phải phạt 80 trượng” (luật cổ thời Lý, đã thất truyền, nhưng điều luật trên được ghi trong sách Đại Việt ký và Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Năm 1135 Lý Trần Tông xuống chiếu: “Những người bán ruộng ao không được bội tiền nên mà chuộc lại, làm trái thì phải tội”. Ngoài ra Lý Anh Tông cũng xuống chiều quy định rõ về việc cầm đợ như sau: “Ruộng đất đã cày cấy đem cầm đợ thì được phép chuộc lại trong thời hạn 20 năm, quá thời hạn này thì không được phép chuộc nữa, người nhận ruộng đem cầm trở thành người chủ ruộng đó”. Những quy định này thể hiện những giao lưu dân sự liên quan đến ruộng đất được ghi nhận cụ thể và cho thấy trong lĩnh vực hợp đồng dân sự pháp luật cũng đã có những quy định thành văn . Đó là bước tiến trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng dân sự. Đến đời nhà Trần các giao lưu dân sự đối với ruộng đất càng phát triển hơn. Ruộng đất tư hữu trở thành đối tượng trong các quan hệ chuyển nhượng, cầm đợ, việc mua ruộng cúng cho nhà chùa thể hiện rõ chế độ tư hữu ruộng đất phát triển trong thời kỳ này. Năm 1292 nhà Trần ban hành đạo dụ quy định :” Cho phép lúc đói kém bán con làm nô tỳ, bố mẹ có thể chuộc lại con”, “Ruộng đất đã bán đứt (đoạn mại) không được đòi chuộc lại”. Để ổn định giao lưu dân sự, pháp luật thời kỳ này quy định rõ hình thức, thủ tục của hợp đồng mua bán ruộng đất, đạo dụ năm 1237, tháng 12 đời Trần Thái Tông (Trần Cảnh) bắt buộc: “Phàm làm chúc thư văn khế, nếu là giấy tờ về ruộng đất, vay mượn, thì người làm chứng in tay ở ba dòng trước, người bán in tay ở bốn dòng sau”. Cũng chính dưới triều Trần Thái Tông, Nhà nước phong kiến đã thực hiện một việc hiếm có về mặt này là tự đứng ra đem ruộng công (quan điền) bán cho dân làm của tư với giá 5-10 quan/mẫu. Thời kỳ này chắc là có sự tranh chấp liên quan đến sự dịch chuyển đất đai nên mới có đạo dụ quy định hình thức, thủ tục rõ ràng vậy. Vấn đề hiệu lực hợp đồng cũng được quy định chặt chẽ: “Nếu ruộng đất đã bán đứt, không được đòi chuộc lại, nếu cố tình đòi chuộc lại thì bị phạt 80 trượng”. Quy định có tính chất hình sự nhằm ổn định giao lưu dân sự, sử dụng trách nhiệm hình sự bảo vệ quan hệ dân sự là nét đặc trưng, điển hình của pháp luật phong kiến Việt Nam và pháp luật phong kiến Trung Quốc. Các quan hệ khác như vay mượn, cầm cố cũng được pháp luật thời Lý – Trần quy định cụ thể về hình thức và nội dung. Đặc biệt vấn đề thời hạn, được ghi nhận cụ thể. Chiếu chỉ 1237 quy định hạn cầm ruộng là 20 năm, quá 20 năm người cầm ruộng không có quyền lấy lại, việc cầm ruộng phải làm văn khế. Quan hệ vay nợ quy định rõ “Nếu con nợ không trả được nợ sẽ bắt giam cho đến khi có tiền chuộc, nếu không có tiền chuộc, thì phải làm nô tỳ để trả nợ”. Năm 1400 nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, triều Hồ đã thực hiện nhiều chính sách cải tạo táo bạo về kinh tế và chính trị, với chính sách “Hạn điền” vào năm 1397 và “Hạn nô” 1401 được ban hành đã hạn chế thế lực qúy tộc nhà Trần. Đây là chính sách làm tiền đề để nhà Lê xóa bỏ chế độ điền trang thái ấp của giai cấp địa chủ phong kiến quý tộc. Có thể nói từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XV xã hội Việt Nam đã có bước phát triển nhất định, chính quyền Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền được củng cố và phát triển vững chắc, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế. Trong hoàn cảnh đó quan hệ giao lưu kinh tế có cơ sở để được Nhà nước lưu tâm và có những văn bản pháp luật, thành văn quy định, mặc dù chỉ chú trọng nhiều đến quan hệ có liên quan đến ruộng đất. Với một nước nông nghiệp thì ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu là nền tảng của chế độ kinh tế, vì vậy chế độ sở hữu ruộng đất chính là cơ sở để tìm hiểu vấn đề cơ bản của luật dân sự, để đánh giá chiều hướng phát triển chung của pháp luật dân sự, cũng như sự phát triển của chế độ hợp đồng. Với sự hình thành và phát triển sở hữu tư nhân về ruộng đất đã thúc đẩy việc ban hành các quy phạm pháp luật thành văn trong quan hệ giao lưu hàng hóa. Tuy nhiên, chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai vẫn là chủ yếu và luôn giữ địa vị thống trị so với các hình thức sở hữu khác về ruộng đất và đó cũng là đặc trưng cơ bản hình thái kinh tế – xã hội của chế độ phong kiến phương Đông. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc tác động đến chế độ hợp đồng dân sự. Cùng với lễ đăng quang Hoàng đế của Lê Lợi (năm 1428) là việc ban hành các chính sách dân sự – kinh tế. Trong triều đại nhà Lê, chính sách dân sự – kinh tế có nhiều điểm tiến bộ, trong đó có việc ban hành chế độ lộc điền tại chiếu chỉ năm 1477. Lộc điền là một thứ lương bổng đặc biệt được cấp bằng ruộng đất cho các quan lại theo phẩm hàm nhưng chỉ cấp ruộng đất, chứ không cấp các hộ nông dân sống trên ruộng đất ấy. Vì vậy chế độ nông nô, nô tỳ bị tan rã, người dân cày cấy trên ruộng đất đó vẫn là thần dân tự do của chế độ phong kiến. Chế độ quân điền là chính sách lớn thứ hai về ruộng đất, được quy định trong đạo dụ năm 1477 thời Lê Lợi và được hoàn chỉnh vào thời Hồng Đức (vua Lê Thánh Tông). Với các chính sách “Trọng nông, khuyến nông”, thống nhất tiền tệ và các đơn vị đo lường chính, quan hệ giao lưu dân sự có bước phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Họat động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh và thể hiện trên nhiều lĩnh vực xã hội. Những thành tựu lập pháp phải kể đến làm Luật thư gồm 6 quyển do Nguyễn Trãi soạn thảo (1400-1442).Quốc triều luật lệnh gồm 6 quyển do Phan Phù biên soạn (1440-1442); Hồng Đức Thiện chính thư (1470-1497)... Đặc biệt tiêu biểu là: Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là bộ luật Hồng Đức) ra đời 1483. Bộ luật Hông Đức là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam, là đỉnh cao trong thành tựu lập pháp phong kiến. Bộ luật Hồng Đức gồm 722 điều chia thành 6 quyển. Điểm đáng lưu ý trong luật Hồng Đức là vấn đề dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình đã có một vị trí quan trọng trong bộ luật. Các quy định về : Hộ, hôn, điền sản đều ghi nhận trong quyển ba đã phản ánh khá chính xác phong tục tập quán của người Việt Nam trong giao lưu dân sự. Quan điểm thể hiện trong bộ luật Hồng Đức rất tiến bộ, nó không phải là bộ luật hướng nho với tư tưởng tam tòng, tứ đức như pháp luật nhà Minh, nhà Đường, bộ luật Hồng Đức cho phép con cái có quyền tài sản riêng mặc dù vẫn đang chung sống cùng cha mẹ. Thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản, đây thực sự là điều khó hình dung trong các triều đại phong kiến mà nho giáo vốn là tư tưởng chính thống trị Quốc. Các quan hệ trong lĩnh vực hợp đồng được quy định đầy đủ và chi tiết hơn pháp luật của triều đại trước. Cùng với việc ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của giao lưu dân cư thì những điều kiện bảo đảm hiệu lực của khế ước (hợp đồng) cũng đã được thể hiện trong các quy định của pháp luật, đặc biệt vi phạm nguyên tắc ưng thuận (hà tỳ). Điều 187 luật Hông Đức quy định: “Trong các chợ ở kinh thành, thôn quê những mua bán không theo đúng cân, thước, thăng, đấu chính thức mà sửa đổi sai theo ý riêng để mua bán thì bị phạt tội đồ hay tội biếm (giáng hạ)”. Theo điều 190 Bộ luật Hồng Đức đoạn cuối “Người dùng thăng, đấu, cân, thước để mua bán lấy lời riêng thì tội cũng những tội trộm”. Quan hệ hợp đồng chỉ được coi là hợp pháp khi những tham gia thực sự bình đẳng tự nguyện, điều 355 bộ luật Hồng Đức “Người nào ức hiếp mua ruộng đất của người, thì phải giáng hạ hai bậc, nhưng cho lấy lại tiền”. Điều này cũng thể hiện một điểm tiến bộ trong dân sự là sự khôi phục tình trạng ban đầu cho các bên khi hợp đồng bị vô hiệu. Hay trong điều 638 bộ luật Hồng Đức quy định. “Những người có chức quyền mà nhiễu sách vay mượn của cải đồ vật của dân trong hạt thì khép vào tội uổng pháp (lạm dụng pháp luật) phải hoàn lại vật cho chủ, nếu đem của cải đồ vật của mình cho dân vay mượn để lấy lời nhiều thì cũng phải tội như vậy, những của cải đồ vật phải tịch thu sung công”. Ngoài ra tính hợp pháp trong quan hệ hợp đồng cũng còn thể hiện ở những quy định có nội dung bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước như việc bán ruộng đất, nô tỳ, voi, ngựa cho người nước ngoài bị khép vào tội chém (điều 73, 74 bộ luật Hồng Đức). Trong quan hệ cho vay luật cũng quy định mức lãi suất nhất định đảm bảo công bằng trong giao lưu dân sự, điều 587 bộ luật Hồng Đức, dự liệu: cho dù vay trong bao nhiêu năm chủ nô cũng không được tính quá một gốc, một lãi (Tuế nguyệt tuy đa, bất quá nhất bản, nhất tức), hình thức hợp đồng phải bằng văn tự, tiền lãi được tính 15 đồng lãi trên một quan mỗi tháng. Điều kiện của hình thức hợp đồng được quy định rõ. Trong trường hợp không đảm bảo về hình thức, thủ tục của hợp đồng có thể bị vô hiệu. Điều 336 bộ luật Hồng Đức: “Mua bán tài sản là ruộng đất phải lập thành văn khế thành hai bản giống nhau, có xã trưởng, quan trưởng chứng kiến”. Luật Hồng Đức có quy định cụ thể những giao dịch về ruộng đất như: bán đứt (đoạn mại) bán đợ – có thời hạn chuộc. Điều 384 bộ luật Hồng Đức quy định thời hạn chuộc ruộng là 30 năm; quá 30 năm không chuộc thì không được chuộc nữa. Vấn đề trách nhiệm trong các trường hợp vi phạm hợp đồng cũng được quy định chặt chẽ trong đó có trách nhiệm hình sự. Điều 588 bộ luật Hồng Đức quy định : “Mắc nợ quá hạn thì phải tội trượng, cố ý không trả bị biếm hai tư và trả gấp đôi”, hay điều 579 bộ luật Hồng Đức: “người thuê súc vật để chăn nuôi mà đánh mất thì phải phạt 80 trượng và đền tiền theo giá súc vật bị mất”. Nguyên tắc bình đẳng và công bằng được thể hiện trong quan hệ thuê mướn ruộng đất. Luật nhà Lê chú ý bảo vệ quyền lợi cả người chủ ruộng và cả tá điền (người thuê mướn). Ví dụ quy định bớt tò suất khi bị mất mùa hoặc thời tiết xấu. Nhìn chung trong bộ luật Hồng Đức, chế định hợp đồng dân sự được quy định tương đối đầy đủ, bao quát được các hợp đồng chủ yếu như mua bán, cầm cố, vay nợ, thuê mướn, bảo lãnh. Đã xử lý các vấn đề liên quan đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Có thể nói pháp luật về HĐDS trong luật Hồng Đức đã có sự phát triển đáng kể, có một vị trí tương đối độc lập trong hệ thống pháp luật nói chung, các yêu cầu cơ bản về phương diện pháp lý của giao dịch dân sự được phản ánh có nhiều nét tương đồng với các quy định của luật dân sự hiện đại. Tập hợp hệ thống các quy định trong pháp luật thời Lê cho thấy chế định HĐDS được quy định chi tiết, cụ thể làm cơ sở cho sự ổn định và mở rộng giao lưu dân sự. Cuối thế kỷ XV sang đầu thế kỷ XVI, xã hội Việt Nam có sự mất ổn định và đi vào cuộc nội chiến phân biệt. Thời kỳ này đất nước bị phân chia làm hai miền: Đàng trong- Đàng ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Năm 1527 Mạc Đăng Dung phế truất nhà Lê lập ra Triều Mạc (1527-2592) Triều Mạc tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng nhìn về góc độ pháp luật đã ban hành bộ Thiên Chính Thư. Trong đó vấn đề giao lưu dân sự lại có những điểm tiến bộ so với luật Hồng Đức. Mạc Đăng Dung cho đúc tiền mới. Cải cách đặc biệt của Mạc Đăng Dung trong lĩnh vực dân sự là điều chỉnh quan hệ dân sự bằng biện pháp dân sự. Nội dung chủ yếu của các quy định pháp luật đã phản ánh được tính chất bình đẳng, ngang giá trong giao lưu dân sự thông qua việc quy định những hình phạt tiền nhiều hơn là các biện pháp hình sự và đó chính là điểm tiến bộ trong pháp luật về HĐDS. Từ những năm 40 của thế kỷ XVI, khi vua Lê chúa Trịnh nắm quyền ở đàng ngoài, thì pháp luật dân sự không có gì tiến triển. Thời kỳ này chủ yếu áp dụng luật lệ triều Lê. Vấn đề hương ước làng xã nổi lên và rất phát triển. Trong xã hội vừa tồn tại “Phép nước” vừa tồn tại “Lệ làng” không thể dẹp được. Theo đánh giá của C. Mác về vấn đề này thì “Đây là con đẻ của nền pháp luật thiếu hoàn chỉnh”, những quy tắc cộng đồng này được xuất hiện để duy trì trật tự chung của cộng đồng đó. ở Đàng trong chúa Nguyễn cũng vẫn sử dụng pháp luật của nhà Lê. Sau khi nhà Tây Sơn bị nhà Nguyễn đánh bại thì nền kinh tế nước nhà bước vào giai đoạn trì trệ với chính sách kinh tế “ức thương” lạc hậu, với chế độ thuế khóa nặng nề làm cho quan hệ giao lưu hàng hoá kém phát triển. Nền kinh tế bị kìm hãm bằng nhiều chính sách pháp luật lạc hậu trong đó có đạo dụ 1834 ra lệnh cấm họp chợ ở nhiều nơi. Quan hệ buôn bán thông thương với nước ngoài bị bóp nghẹt bởi chính sách “Bế quan tỏa cảng”. Có thể đánh giá chung cho thời kỳ này là pháp luật dân sự kém phát triển do ảnh hưởng của chính sách kinh tế lạc hậu. Trong thời kỳ này sản phẩm lập pháp cao nhất là bộ “Hoàng Việt luật lệ” do chính Gia Long phê chuẩn vào năm 1815 còn được gọi là luật Gia Long. Trong đó vấn đề HĐDS được quy định rất hạn chế. Tuy nhiên có một số vấn đề cơ bản về hợp đồng được ghi nhận ở một số điều luật cụ thể; Ví dụ như quy định về điều kiện vô hiệu của khế ước tại điều 87 luật Gia Long về “Đạo mại điền sản”. Tức là những trường hợp lừa dối trong quan hệ mua bán dẫn đến hậu quả sự ưng thuận của đương sự không còn giá trị. Luật Gia Long quy định một số trường hợp miễn thi hành khế ước mà pháp luật hiện nay cho đó là trường hợp bất khả kháng tại điều 166 cho rằng: Trường hợp bị mất, bị hỏa hoạn, bị cướp, đạo tặc hoặc các súc vật bị chết vì bệnh có chứng cớ rõ ràng, thì không bị tội. Vấn đề thời hạn của khế ước cũng được quy định cụ thể: “Điển mại không ghi rõ thời hạn chuộc, thì được chuộc lại trong 30 năm”. Tựu chung lại toàn bộ quá trình phát triển của pháp luật dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng đều chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế – xã hội; điều kiện chính trị của các triều đại phong kiến đương thời. Sự phát triển của HĐDS trải qua một quá trình tất yếu, ban đầu là những phong tục, tập quán, thói quen trong quan hệ trao đổi, dần dần xã hội phát triển, Tựu chung lại toàn bộ quá trình phát triển của pháp luật dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng đều chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế – xã hội; điều kiện chính trị của các triều đại phong kiến đương thời. trong giao lưu dân sự bước đầu hình thành trong quy định pháp luật thành văn từ các triều đại Lý – Trần. Dưới triều đại nhà Lê pháp luật dân sự đã thực sự được quan tâm, ghi nhận trong hệ thống pháp luật chung và đã có một vị trí độc lập trong bộ luật Hồng Đức. Thời kỳ tiếp theo trong lịch sử dân tộc là thời kỳ Pháp thuộc. Với tư tưởng pháp luật của một chế độ xã hội phát triển, chính quyền đô hộ lúc bấy giờ quan tâm xây dựng pháp luật điều chỉnh lĩnh vực dân sự. Trong thời kỳ này có ba bộ luật dân sự được ban hành áp dụng cho ba kỳ trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ luật dân sự giản yếu 1883 mà nội dung là sự rút tỉa những nguyên tắc đại cương của Bộ luật dân sự Pháp và được áp dụng cho xứ thuộc địa Nam kỳ. Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 áp dụng cho xứ bảo hộ Bắc Kỳ và Bộ HoàngViệt Trung Kỳ Bộ luật 1936 áp dụng cho xứ Trung kỳ. Nhìn chung trong thời kỳ._. này, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam có các bộ luật dân sự độc lập để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực dân sự. Chế định HĐDS được ghi nhận một cách hoàn thiện trên nguyên tắc của luật dân sự hiện đại. Mặc dù được xây dựng trên nguyên tắc của Bộ luật dân sự Pháp 1804 nhưng đã có sự sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các yếu tố phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Sau khi đất nước giành được độc lập, ngày 10/10/1945 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 90/SL về việc tạm thời sử dụng luật lệ hiện hành ở Việt Nam cho đến khi ban hành luật mới. Ngày 22/5/1950 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh 97/SL đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự ở Việt Nam. Từ đó đến nay Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp quy để điều chỉnh quan hệ dân sự, chế định hợp đồng dân sự đã được đúc kết xây dựng thành pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991. Ngoài ra còn rất nhiều văn bản pháp luật khác điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự chuyên biệt như Pháp lệnh nhà ở. Qua một quá trình soạn thảo lâu dài cho đến ngày 9/11/1995 Nhà nước đã công bố ban hành Bộ luật dân sự (viết tắt là : BLDS), việc ban hành BLDS đã đánh dấu một bước phát triển mới về pháp luật dân sự, đã pháp điển hóa toàn bộ các quy định trước đây trong lĩnh vực dân sự đưa vào bộ luật một cách có hệ thống. Chế định hợp đồng dân sự chiếm một vị trí xứng đáng trong bộ luật. Ngoài những vấn đề được quy định mang tính chất nguyên lý chung trong phần giao dịch dân sự, thì phần thứ ba của bộ luật: “Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự”, đã được quy định chi tiết, cụ thể từ điều 285 điều 633 BLDS. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của pháp luật dân sự nói chung và chế định HĐDS nói riêng chúng ta thấy rằng chế định HĐDS đã có một truyền thống và quá trình phát triển lâu dài. Tuy rằng tư liệu lịch sử về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng trong thời kỳ đầu dựng nước, thời kỳ 1000 năm bắc thuộc, thời kỳ Lý – Trần – Hồ không có nhiều nhưng có thể thấy rằng, trước đó các quan hệ giao lưu chủ yếu được điều chỉnh bằng tập quán đã tồn tại lâu đời. Nhưng quy định pháp luật thành văn đã hình thành nhưng còn rất hạn chế. Khi bắt đầu thời kỳ xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nền kinh tế ổn địnn và có những bước phát triển nhất định đòi hỏi có những quy phạm pháp luật cụ thể chặt chẽ về hình thức, thủ tục, thời hạn cho những giao dịch về ruộng đất. Đây là cơ sở khách quan tạo ra một bước phát triển nhất định của pháp luật thành văn trong lĩnh vực giao lưu dân sự. Thời kỳ nhà Lê trong lĩnh vực lập pháp vấn đề giao lưu dân sự và các quan hệ dân sự khác đã có một vị trí riêng trong bộ luật Hồng Đức; Tuy chỉ chiếm một phần khiêm tốn nhưng lại thể hiện những tư tưởng pháp luật tiến bộ, có nhiều giá trị mà ngày nay vẫn còn gây nhiều bất ngờ cho giới nghiên cứu khoa học pháp lý. Bởi vì cùng một niên đại lịch sử, pháp luật của Trung Quốc...(đời nhà Đường, nhà Minh) đã không có được những tư tưởng tiến bộ tốt đẹp này. Những quy định về giao lưu dân sự chỉ thực sự phát triển từ khi Nhà nước độc lập. Trước thời điểm ban hành BLDS những quy định về hợp đồng dân sự còn tản mát trong các văn bản pháp luật. Sự ra đời của BLDS là thành tựu lập pháp to lớn trong lịch sử lập pháp, khẳng định sự hoàn thiện của pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về hợp đồng dân sự nói riêng. Lần đầu tiên, các nguyên tắc cơ bản, các khái niệm, đặc điểm, yêu cầu... của các chế định hợp đồng dân sự được pháp điển hóa một cách khoa học và có hệ thống trong BLDS. 1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự. Trong đòi sống xã hội, con người muốn tồn tại được họ phải có những mối quan hệ qua lại với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện nhiều góc cạnh về tinh thần , về xã hội hoặc về vật chất . Chính những mối quan hệ qua lại này khẳng định sự tồn tại của xã hội loài người . Con người cần có những cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu cá nhân Nhưng mỗi cá nhân lại không thể tự đáp ứng nhu cầu phong phú của bản thân nên cần phải có sự trao đổi qua lại. Trong xã hội cũng như trong giao lưu dân sự việc chuyển giao tài sản cùng quyền sở hữu tài sản giữa các chủ thể có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của nhau. Việc chuyển giao tài sản chỉ được thực hiện khi có sự ưng thuận của các bên nếu không sẽ không thể tồn tại mối quan hệ trao đổi. Trong quan hệ trao đổi nếu các bên bày tỏ ý chí của mình và cùng thống nhất ý chí để đạt được mục đích nhất định thì gọi là hợp đồng. Khi các bên phải chuyển giao tài sản, phải làm một việc... nhằm đáp ứng nhu cầu của nhau trong sinh hoạt hay sản xuất thì đã hình thành nên quan hệ hợp đồng dân sự. Tại điều 394 BLDS có qui đinh: “ Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc các lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Tóm lại hợp đồng dân sự là một loại quan hệ pháp luật dân sự được xây dựng trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên tham gia nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.Trên cơ sở sự thoả thuận này các bên đã thiết lập quyền và nghĩa vụ tương ứng ràng buộc lẫn nhau. Nghiên cứu hợp đồng dân sự, vấn đề cần xem xét tới chính là bản chất pháp lý của hợp đồng. Ngay trong pháp lệnh dân sự năm 1991 và Bộ luật dân sự năm 1995 đều ghi nhận hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của các bên tham gia nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Như vậy sự thoả thuận là nền tảng để hình thành quan hệ hợp đồng. Điều này có nghĩa rằng sự thể hiện ý chí của các bên trong hợp đồng là rất quan trọng. Việc giao kết hợp đồng phải dựa trên ý chí thực của các chủ thể không thể tồn tại sự áp đặt hay ép buộc thể hiện ý chí. ý chí của mỗi bên được xây dựng trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của chủ thể. Đây là tiền đề khách quan hình thành quan hệ trao đổi. Sau khi hình thành ý chí chủ quan thì phải biểu lộ ý chí dưới những hình thức cụ thể như ngôn ngữ hay hành động. Qua sự biểu lộ khách quan này các bên nhận thức được mong muốn yêu cầu của nhau trên cơ sở đó sẽ thiết lập hợp đồng. Tự nguyện trong thoả thuận giao kết hợp đồng là một trong những điều kiện đảm bảo cho hợp đồng dân sự có hiệu lực (Điều 131 BLDS). Sự thoả thuận thống nhất ý chí giữa các chủ thể là tiền đề hình thành hợp đồng và yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng . Sự quy định của pháp luật về hợp đồng cần được xem xét khi tìm hiểu bản chất pháp lý của hợp đồng . Như trên đã nói viêc hình thành hợp đồng tức là đã xác lập quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên tham gia cho dù nó được giao kết dưới hình thức nào đi chăng nữa. Điều này có ý nghĩa rằng: “Mọi cam kết thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên”. Đây là nguyên tắc chung được quy định tại điều 7 BLDS và cũng là bản chất pháp lý của hợp đồng. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, toà án nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các điều khoản cụ thể để xác định quyền và nghĩa vụ tương ứng cho mỗi bên. Cần lưu ý rằng các quy phạm pháp luật chỉ mang tính định hướng và có tính chỉ dẫn, các bên tham gia giao kết phải thực hiện, thoả thuận cho phù hợp với quy định của pháp luật. Vì lẽ đó trong lĩnh vực hợp đồng dân sự , các bên ngoài việc tự do,tự nguyện cam kết thoả thuận thì tính tự chịu trách nhiệm từ việc cam kết này cũng là một đặc trưng. Tuy nhiên cần thấy rằng pháp luật dân sự tôn trọng các quyền tự do cam kết, thoả thuận nhưng tất cả phải trong khuôn khổ pháp luật không được xâm phạm tới lợi ích Nhà nước, công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Thông qua các quy định của pháp luật , nhà nước công nhận quyền tự do cam kết, thoả thuận của các chủ thể nhưng trong những trường hợp nhất định vẫn có sự hạn chế. Ví dụ điều 473 BLDS qui định: “ Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt qúa 50% lãi suất cao nhất của Ngân hàng Nhà nước qui định đối với loại cho vay tương ứng”. Ngoài ra trong những trường hợp pháp luật không qui định, các bên có thể xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản được qui định trong Bộ luật dân sự. Việc qui định này của pháp luật đã tạo ra một hành lang pháp lý rộng rãi để người dân thực hiện theo khuôn khổ pháp luật. Pháp luật là công cụ pháp lý của Nhà nước để điều tiết các quan hệ theo hướng phát triển phù hợp lợi ích chung của cộng đồng. Hợp đồng là hình thức pháp lý của quan hệ trao đổi trong lĩnh vực dân sự. Như vậy bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự là việc tự do, tự nguyện cam kết thoả thuận của các bên phù hợp với qui định của pháp luật. Nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đó thì cam kết này có hiệu lực bắt buộc không những đối với các bên tham gia mà bên thứ ba và cơ quan Nhà nước cũng phải tôn trọng cam kết đó. Nếu như họ không tự nguyện thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết sẽ bị cuỡng chế thực hiện theo qui định của pháp luật. 1.3. Một số vấn đề khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế Sự khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế là các vấn đề được các nhà nghiên cứu và xây dựng luật quan tâm và bàn luận. Hiện nay Nhà nước đã ban hành BLDS và đang xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Việc phân định này vẫn đang có ý nghĩa thực tiễn trong xây dựng pháp luật kinh tế nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường đang bắt đầu sôi động trên đất nước ta. Xét về hệ thống luật thực định đang điều chỉnh các quan hệ kinh tế, thì thuật ngữ này đang sử dụng ở nước ta gọi là luật kinh tế, và việc tồn tại, phát triển của ngành luật kinh tế có nguyên nhân lịch sử của nó. Trong một khoảng thời gian dài nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung mang nặng tính vật chất, trong đó quan hệ hàng – tiền trì trệ kém phát triển. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sự trao đổi phân phối được kế hoạch hóa một cách chi tiết và tập trung, cứng nhắc đã làm mất đi tính năng động vốn có của nền kinh tế. ở đó các quan hệ kinh tế chủ yếu được thiết lập theo chiều dọc và kế hoạch hóa tất yếu được xem là công cụ quan trọng nhất để quản lý nền kinh tế quốc dân. Có quan hệ ngang giữa các đơn vị bị xem nhẹ và hình thức pháp lý của chúng là hợp đồng kinh tế bị biến thành công cụ của kế hoạch hóa Nhà nước, mất đi thuộc tính bình đẳng, tự nguyện vốn là đặc trưng bản chất của quan hệ hợp đồng. Với quan niệm Nhà nước XHCN vừa trực tiếp hoạt động kinh tế vừa lãnh đạo các hoạt động đó thông qua các cơ quân kinh tế của mình. Nhà nước ta chủ trương xây dựng một ngành luật kinh tế độc lập nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chính trong điều kiện cơ chế kinh tế tập trung quan liêu đó, hợp đồng kinh tế đã mất đi giá trị đích thực của mình với tích cách là hình thức pháp lý chủ yếu của các quan hệ kinh tế, bởi sự áp đặt ý chí chủ quan lên các quan hệ kinh tế khách quan. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Như vậy, nước ta đã xây dựng nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ; tính chất của nền kinh tế thị trường hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp và đối lập với cơ chế cấp phát – giao nộp; cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường tuân thue các quy luật riêng, đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Vì vậy, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Hệ thống pháp luật kinh tế trước đây là hậu quả tất yếu của cơ chế cũ phải được thay thế bởi một hệ thống pháp luật kinh tế mới phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Sự phân chia giữa hai ngành luật hiện đang được xem xét thông qua nhiều yếu tố trong đó có yếu tố về sự khác nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Việc xem xét sự khác nhau này không tách khỏi điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của nước ta, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, do đó quyền tự do kinh doanh được ghi nhận là nguyên tắc Hiến định. Điều chắc chắn rằng, nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, tính độc lập, tự chịu trách nhiệm về tài sản sẽ được coi là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hợp đồng. Cũng chính nguyên tắc đó cùng với nguyên tắc tự định đọat trong việc giải quyết tranh chấp đã chi phối toàn bộ quan hệ trao đổi trong nền kinh tế . Điều này dường như xóa mờ danh giới đã được xác định trong cơ chế kế hoạch hóa giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Tuyên nhiên ở một phương diện nào đó xuất phát từ nền kinh tế thị trường ở nước ta và xét thực chất của hai quan hệ trao đổi trong lĩnh vực dân sự và lĩnh vực kinh doanh, chúng ta vẫn thấy rõ yếu tố chi phối sự khác biệt giữa hai quan hệ này. Điều này được xem từ chính nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng như đã nói ở phần trên. Tự do giao kết hợp đồng thể hiện ở tự do tìm kiếm, lựa chọn đối tác, tự do xác lập những điều khoản của hợp đồng, tự do cam kết miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đây là quyền tuyệt đối của chủ thể trong luật dân sự, quyền này được phản ánh rất rõ trong BLDS (điều 7, 395). Nhưng đối với chủ thể của luật kinh tế không phải bao giờ cũng đạt được sự tự do như vậy. Trong quan hệ kinh tế nhiều thành phần xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nên có những hợp đồng chỉ có sự tham gia của pháp nhân, của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Chẳng hạn hợp đồng xây dựng – kinh doanh chuyển giao (B.OT) ký kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài cũng phải có những điều kiện nhất định do pháp luật quy định về chủ thể, quyền sử dụng đất... Sự thỏa thuận trong quan hệ kinh tế xét về bản chất cũng không hoàn toàn giống sự thỏa thuận trong dân sự và có sự điều tiết của Nhà nước trong một số nước. Tất nhiên sự can thiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như vậy không làm mất đi tính tự nguyện thoa thuận trong quan hệ kinh tế. Một vấn đề khác như vấn đề sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng không thể xem xét yếu tố quyết định chi phối sự bình đẳng đó chính là quyền sở hữu của chủ thể đối với đối tượng trao đổi. Lẽ tất nhiên chủ sở hữu mới có quyền bán những gì mình có. Như vậy quyền sở hữu với ba nội dung chiếm hữu, sử dụng, định đoạt được thể hiện rất rõ trong sở hữu của cá nhân là chủ thể chủ yếu của luật dân sự. Trái lại trong quan hệ kinh tế, có những chủ thể mà quyền năng đối với tài sản khó xác định được rõ ràng, bởi tài sản đó không phải của chính nó mà do chủ thể khác giao cho quản lý sử dụng (chẳng hạn như doanh nghiệp Nhà nước). Trên cơ sở những quy định của luật thực định đó là pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và chế định hợp đồng dân sự quy định trong BLDS cho thấy sự phân biệt hợp đồng kinh tế – hợp đồng dân sự còn có thể dựa trên một số tiêu chí sau: Đó là chủ thể, đại diện của chủ thể khi giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, mục đích hợp đồng. Trước hết xét về vấn vấn đề đại diện theo pháp luật. Trong BLDS (điều 150) quy định phạm vi rất rộng người đại diện theo pháp luật của chủ thể hợp đồng dân sự, chứ không chỉ giới hạn ở người được quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế (điều 11 BLDS) cho phép người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được người ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định (điều 588 BLDS). Trái lại, trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế không cho phép người được ủy quyền được ủy quyền lại cho người thứ ba (điều 9) và chế định ủy quyền không được áp dụng khi ký kết hợp đồng kinh tế bằng tài liệu giao dịch hoặc khi ký kết những loại hợp đồng kinh tế mà pháp luật quy định phải đăng ký (điều 7 nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990). Những sự khác nhau giữa HĐDS và HĐKT xét về mặt pháp lý chủ yếu dựa vào yếu tố chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Theo các điều 2,42,43 pháp lệnh HĐKT thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với cá nhân, có đăng ký kinh doanh; quan hệ hợp đồng kinh tế cũng có thể được xác lập giữa những người làm công tác khoa học – kỹ thuật, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân cá thể, các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam với pháp nhân Việt Nam. Điều đó cho thấy trong HĐKT ít nhất một bên chủ thể bắt buộc phải có tư cách pháp nhân. Quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự đều là quan hệ mang yếu tố tài sản, do đó chủ thể của nó phải là tổ chức và người có tài sản riêng thuộc quyền sở hữucủa mình hoặc có quyền quản lý nghiệp vụ đối với tài sản do Nhà nước giao. Do đó điều 2 pháp lệnh HĐKT và điều 4 pháp lệnh HĐDS đều thống nhất quy định nếu một tổ chức muốn tham gia ký kết HĐKT, HĐDS thì tổ chức đó phải là pháp nhân. Nhưng pháp luật nước ta hiện có quy định về pháp nhân chưa thống nhất. Tại điều 1 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh HĐKT quy định: pháp nhân là một tổ chức có đủ điều kiện sau đây: a. Được thành lập một cách hợp pháp b. Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng tài sản đó. c. Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. d. Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật Tại điều 94 BLDS quy định: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ cá điều kiện sau: 1. Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Qua hai khái niệm về pháp nhân nêu trên thì khái niệm về pháp nhân trong BLDS quy định bao quát và đầy đủ hơn so với khái niệm pháp nhân trong nghị định 17/HĐBT. Nghị định 17HĐBT quy định “Có quyền quyết định một cách độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình” dẫn đến một thực tế hiện có thuật ngữ “Pháp nhân kinh tế”. Do đó xuất hiện cách hiểu: Có loại pháp nhân dân sự và có loại pháp nhân kinh tế riêng. Điều này cần có một nhận thức thống nhất, khoa học. Do sự phân công lao động xã hội, Nhà nước thành lập các cơ quan, đơn vị, tổ chức và giao cho chúng một chức năng, nhiệm vụ riêng, mỗi tổ chức, đơn vị, cơ quan chỉ được phép hoạt động và chủ động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong phạm vi Nhà nước quy định. Vì vậy, việc quy định điều kiện một tổ chức trở thành pháp nhân cần được ghi nhận một cách thống nhất, tức là chỉ có quy định chung về pháp nhân cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, tránh tình trạng tùy tiện quy định, có thể dẫn đến các quy định mới về pháp nhân ra đời như: pháp nhân hành chính, pháp nhân xã hội ... Trong quan hệ dân sự chủ thể HĐDS rất rộng nó không đòi sự tham gia của pháp nhân cho nên HĐDS được hiểu là sự thỏa thuận giữa cá nhân hoặc các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (như nội dung điều 130 BLDS). Trong hợp đồng kinh tế, cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng phải là người có giấy phép kinh doanh, nhưng cá nhân kinh doanh tuy là chủ thể hợp đồng kinh tế, nhưng pháp luật chỉ coi là hợp đồng kinh tế khi hợp đồng có ít nhất một bên chủ thể là pháp nhân. Đối với hợp đồng dân sự, việc cá nhân trơ thành chủ thể của hợp đồng hay không lại phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức, để có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp đồng (điều 20,21,22 BLDS). Các quy định của pháp luật vể chủ thể của hợp đồng kinh tế trong Nghịd định số 17/HĐBT cho thấy chưa thực sự có sự bình đẳng về chủ thể và tính đa dạng của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Hiến pháp 1992 (điều 22) và các văn bản pháp luật khác (luật doanh nghiệp tư nhân, luật khuyến khích đầu tư trong nước) đều ghi nhận quyền bình đẳng trước pháp luật giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhưng theo pháp luật hợp đồng kinh tế các chủ thể trong quan hệ kinh doanh (mặc dù hợp pháp không bị vô hiệu) giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau hoặc với cá nhân kinh doanh hoặc giữa cá nhân kinh doanh với nhau không được xem là hợp đồng kinh tế . Trong khi đó cũng quan hệ kinh doanh như vậy nếu các chủ thể tham gia là pháp nhân thì lại được coi là hợp đồng kinh tế. Với pháp luật hiện hành, vấn đề quy định chủ thể trong quan hệ kinh doanh còn rất hạn chế, điều này cho thấy nó chưa phản ánh được sự đa dạng của các quan hệ kinh doanh đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Sự hạn chế, thiếu tính thống nhất đó chưa đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường, chưa phản ánh được bản chất của quan hệ hàng hoá -tiền tệ đang có xu hướng lấn át quan hệ giao lưu dân sự (thương mại hóa quan hệ dân sự). Bên cạnh yếu tố chủ thể thì mục đích của việc xác lập quan hệ hợp đồng được xem là căn cứ để phân biệt giữa hợp đồng kinh tế – hợp đồng dan sự. Trước khi có BLDS thì vấn đề này được quy định rõ trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế và pháp lệnh hợp đồng kinh tế nêu khái niệm hợp đồng kinh tế “Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình” (1) Pháp lệnh HĐKT - điều 1 . Qua khái niệm trên đã xác định rõ mục đích đặt ra trong hợp đồng kinh tế là “Kinh doanh”. Kinh doanh được hiểu là viẹc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đọan của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, quan hệ hợp đồng được xác định là hợp đồng kinh tế phải đạt đến mục đích cuối cùng của nó là lợi nhuận. Tại điều 1 pháp lệnh hợp đồng dân sự nêu khái niệm về hợp đồng dân sự “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về sự xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản, làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng”. Như vậy, khi mục đích của một bên hoặc của các bên tham gia giao kết hợp đồng đều nhằm đáp ứng nhu cầu “sinh hoạt, tiêu dùng” thì hợp đồng do đó được xác định là hợp đồng dân sự. Hiện nay mục đích của giao dịch dân sự nói chung, hợp đồng dân sự nói riêng không được quy định cụ thể là nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng như pháp lệnh hợp đồng dân sự, mà được quy định chung ở mục đích của giao dịch dân sự “Là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” (điều 132 BLDS). Như vậy thì sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự trên tiêu chí mục đích của sự thỏa thuận sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi pháp lệnh hợp đồng kinh tế đang có hiệu lực, để xác định một quan hệ trao đổi có phải là hợp đồng kinh tế hay không thì bên cạnh yếu tố chủ thể, hình thức của giao dịch, ta vẫn phải xác định mục đích “kinh doanh” hay không phải “kinh doanh” của các chủ thể tham gia quan hệ đó. Nhưng chính cơ sở pháp lý cần thiết về vấn đề này lại chưa được quy định rõ ràng trong khái niệm hợp đồng kinh tế. Tại điều 1 pháp lệnh hợp đồng kinh tế nêu trên quy định mục đich “kinh doanh” trong quan hệ, nhưng chưa chỉ rõ mục đích kinh doanh đó đòi hỏi cho cả hai bên hay chỉ một bên trong quan hệ hợp đồng. Trong Thông tư hướng dẫn số 11/TT-PL ngày 25/5/1992 của trọng tài kinh tế Nhà nước tại điều 1 quy định: “Nếu khi ký kết hợp đồng, một bên nhằm mục đích kinh doanh, một bên không nhằm mục đích kinh doanh, nhưng cũng không nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng, thuê lao động thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng kinh tế”. Trong thực tế các cơ quan tài phán chưa tìm ra một loại hợp đồng nào mà không có mục đích kinh doanh, cũng không có mục đích tiêu dùng, sinh hoạt, thuê lao động. Như vậy thì quy định trên có ý nghĩa gì. Điều này buộc chúng ta phải đi đến nhận thức: Đã là hợp đồng kinh tế thì các bên tham gia quan hệ hợp đồng đều nhằm mục đích kinh doanh, đều nhằm vào lợi nhuận, còn nếu một bên có mục đích kinh doanh, đều nhằm vào lợi nhuận, còn nếu một bên có mục đích kinh doanh, bên kia lại là mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, thì hợp đồng đó là hợp đồng dân sự. Vấn đề hình thức của hợp đồng cũng có thể được xem là tiêu chí để phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Trong BLDS, tại điều 400 quy định về hình thức hợp đồng dân sự gồm có: Hợp đồng miệng, hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng bằng văn bản có chứn nhận của Công chứng Nhà nước, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép. Như vậy hình thức hợp đồng dân sự đa dạng đơn giản, linh hoạt phù hợp với bản chất giao lưu dân sự, với hậu quả tác động của hợp đồng trong đời sống xã hội. Đối với hình thức của hợp đồng kinh tế thì buộc phải thực hiện bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch (điều 1 PLHĐKT). Điều này có nghĩa là: Đã là hợp đồng kinh tế thì phải được thực hiện bằng hình thức văn bản, trên văn bản có đóng dấu, chữ ký của đại diện hợp pháp của các bên. Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng tài liệu giao dịch có thể hiểu là tập hợp văn bản giao dịch, thể hiện các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, xác định quyền nghĩa vụ của các bên, có chữ ký, con dấu hợp pháp của các bên. Có thể thấy hình thức của hợp đồng kinh tế được ghi nhận chặt chẽ và buộc phải thực hiện bằng hình thức văn bản. Điều này thể hiện rõ vai trò của hợp đồng kinh tế, những ảnh hưởng, tác động của hậu quả của hợp đồng kinh tế trong đời sống xã hội. Đối với những hợp đồng kinh tế vi phạm, ảnh hưởng của hợp đồng trong nhiều trường hợp rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Vì vậy các thủ tục, hình thức pháp lý của hợp đồng phải chặt chẽ đảm bảo sự an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Sự đổ bể của hợp đồng kinh tế có thể ảnh hưởng đến hàng lọat các chủ thể trong quan hệ kinh tế. Các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế với mục đích kinh doanh, mà trong kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Sự hối thúc của các lợi ích đã thúc đẩy các chủ thể vào cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận với mọi phương cách và thủ đoạn, có thể điều đó làm cho các hoạt động kinh doanh vốn năng động thì lại càng phức tạp hơn trong nền kinh tế thị trường. Trong các nguyên nhân dẫn đến phá sản, không có ít vụ do thủ đoạn lừa gạt, gian trá trong ký hợp đồng, có tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Điều đó cho thấy tính chất nghiêm trọng của các vi phạm hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự cũng khác nhau. Sự ảnh hưởng, vị trí, vai trò của hai loại hợp đồng này trong xã hội cũng khác nhau. Chính điều này chi phối sự hình thành các thiết chế tổ chức, thủ tục để ngăn chặn vi phạm pháp luật hợp đồng trong hai lĩnh vực kinh doanh và dân sự, cũng như hình thức tổ chức, và thủ tục giải quyết tranh chấp trong hai quan hệ kinh doanh, quan hệ dân sự cũng khác nhau. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh doanh đòi hỏi phải nhanh chóng, rút gọn vì thời gian trong kinh doanh là lợi nhuận. Và tất cả mọi vấn đề xoay quanh quan hệ hợp đồng kinh doanh đều bị chi phối bởi lợi nhuận, vì vậy trong nền kinh tế thị trường, với sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ ngang (quan hệ trao đổi, hợp đồng kinh tế được trả lại giá trị đích thực của nó bởi nguyên tắc “Tự do khế ước”. Nhìn chung hiện nay sự phân định giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế vẫn đang dựa trên các tiêu chí đã được trình bày trên, tuy nhiên trên thực tế xác định gianh giới giữa hai loại hợp đồng này vẫn còn nhiều vấn đề tranh chấp và còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh các tiêu chí đang được sử dụng để phân biệt, vấn đề này chỉ được giải quyết một cách triệt để khi chúng ta có được một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh đồng bộ và thống nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý xã hội. Xét về bản chất giữa hai quan hệ hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự có những nội dung thống nhất bởi nó đều điều chỉnh quan hệ trao đổi tài sản là quan hệ ngang trong xã hội. Mà trong nền kinh tế thị trường lại tạo ra một loại quan hệ kinh tế thuần nhất đó là quan hệ hàng hóa – tiền tệ và điều này đã xác định bản chất của quan hệ hợp đồng kinh tế là “tự do khế ước”. Đây chính là điểm chung giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Tuy nhiên sự thống nhất ở đây không có nghĩa là đồng nhất giữa hai loại quan hệ này. Dựa trên cơ sở mục đích của quan hệ về mặt hình thức cho phép chúng ta xác định được phạm vi đối tượng điều chỉnh của hai ngành luật cũng như sự phân định ranh giới giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Chương II Một số nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự 2.1 Giao kết hợp đồng dân sự Giao kết HĐDS là giai đoạn thiết lập mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ trao đổi mà hình thức pháp lý được biểu hiện là HĐDS. Theo khái niệm HĐDS được quy định trong BLDS thì: “HĐDS là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (1) Điều 394 BLDS . Như vậy việc giao kết HĐDS nhằm đạt được: “Sự thỏa thuận” giữa các bên để thiết lập quan hệ hợp đồng. Xét bản chất hợp đồng, thì vấn đề lợi ích cần đạt được là động lực nội tại thúc đẩy các bên thiết lập quan hệ. Chính điều này cũng là nhân tố quyết định chi phối sự hình thành những nguyên tắc cơ bản trong HĐDS là tự do, tự nguyện, bình đẳng....Những nguyên tắc mang tính tư tưởng chỉ đạo hoạt động giao kết HĐDS được ghi nhận tại điều 395 BLDS: - “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức, xã hội. - Tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng”. Điều luật trên đánh dấu bước phát triển hoàn thiện của pháp luật dân sự về hợp đồng ở nước ta. Đó là việc khẳng định quyền tự do hợp đồng của chủ thể. Nhìn lại văn bản pháp luật hợp đồng trước khi có BLDS mà tập trung nhất là pháp lệnh HĐDS ngày 7/5/1991, điều 2 có quy định: “HĐDS được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng nhưng không được tráci pháp luật và đạo đức xã hội”. Cho thấy pháp luật dân sự trước đây đã không phản ánh được nội dung quyền tự do hợp đồng, hay “tự do khế ước” của chủ thể vốn là thuộc tính tất yếu của hợp đồng. Khi nói hợp đồng là “Sự thỏa thuận giữa các bên” có nghĩa là các bên có quyền tự do thỏa thuận. Quyền tự do hợp đồng đã thể hiện một phần quan trọng trong quyền tự chủ để tạo ra một phạm vi tự do hoạt động của mỗi người. Trong phạm vi này mỗi người đều có thể xác lập, thực hiện các quan hệ theo ý muốn và mục đích của mình. Trong phạm vi quyền tự do hợp đồng thì chỉ quết định của cá nhân mới có hiệu lực.._.hợp đồng, nội dung giao kết không trái pháp luật, đạo đức xã hội và tuân thủ các hình thức pháp lý bắt buộc (điều 131 BLDS). Khi nhưng điều kiện trên bị vi phạm hoặc không đầy đủ thì hợp đồng bị vô hiệu, tức là hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên. Nói cách khác HĐDS vô hiệu là mặt trái của HĐDS có hiệu lực. Vì vậy những lý do làm cho hợp đồng bị vô hiệu luôn xoay quanh và không ngoài những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng có sự vi phạm pháp luật, nói chung là hợp đồng bị vô hiệu, việc tuyên bố một hợp đồng vô hiệu phải do toà án quyết định bằng một bản án dân sự huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp hợp đồng giao kết có vi phạm pháp luật thì Toà án cũng huỷ bỏ hợp đồng đó. Tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm nghiêm trọng hay không nghiêm trọng và theo yêu cầu của các bên trong hợp đồng mà Toà án sẽ quyết định huỷ bỏ hợp đồng. Trong khoa học pháp lý có sự phân biệt hợp đồng vô hiệu thành hai loại: Vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Cơ sở cho sự phân định này xuất phát từ góc độ lợi ích cần được bảo vệ trên một mặt bằng công lý và từ nguyên tắc pháp lý cơ bản của cả một hệ thống pháp luật. Đó là sự tương quan giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích riêng của cá nhân. Vì vậy hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng đã :" Vi phạm những quy định của pháp luật có mục đích bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước của xã hội "(1) Nguyễn Mạnh Bách- " pháp luật về hợp đồng": NXB chính trị Quốc gia 1995, trang 191-192. . Chẳng hạn hợp đồng giao kết đã vi phạm vào điều cấm của pháp luật như đối tượng của hợp đồng bị cấm giao dịch, đối tượng bị cấm giao dịch có thể là thuốc phiện, là vũ khí, là cổ vật, là sản phẩm văn hoá đồ truỵ, là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, theo quy định của pháp luật. Giao dịch dân sự có những đối tượng trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, trật tự lợi ích chung của mỗi quốc gia mà nó là những lĩnh vực được xem là nền tảng của quốc gia cần phải được pháp luật bảo vệ triệt để. Đó là cơ sở để xác định giao dịch đó là vô hiệu tuyệt đối. Những hợp đồng được giao kết trái với đạo đức xã hội, như lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, sự hiểu biết non kém của một bên để giao kết hợp đồng có lợi cho mình một cách quá đáng. Hoặc hợp đồng không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức nhưng không thành lập văn bản, không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng thuộc loại hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Thực chất quy định bắt buộc về hình thức nhằm thiết lập một trật tự giao kết hợp đồng, qua đó tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước bằng pháp luật. Một trường hợp nữa cũng được xác định là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối khi hợp đồng được thiết lập một cách giả tạo (điều 138 BLDS). Sự giả tạo trong giao kết hợp đồng không phản ánh ý trí thực sự tự nguyện của các bên trong hợp đồng. Mục đích của các bên trong trường hợp này đều không nhằm phát sinh, nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng. Sự thiết lập hợp đồng chỉ để tạo ra một hình thức, một cái vỏ che đậy một hợp đồng có thực bên trong. Trường hợp này được gọi là "Hợp đồng giả cách" (1) Điều 131 BLDS .Và nó bị xem là hợp đồng vô hiệu, còn hợp đồng bị che dấu có hiệu lực hay không còn phụ thuộc vào việc có bảo đảm các điều kiện quy định tại điều 131 BLDS. Loại hợp đồng giả tạo còn có một trường hợp khác, đó là hợp đồng được giao kết cũng không nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không nhằm che dấu một hợp đồng khác, và sự thiết lập hợp đồng cũng hoàn toàn giả tạo. Nhìn chung loại hợp đồng giả tạo này được hình thành chỉ để tạo một sự nhận thức sai lầm a bên ngoài về mục đích thực sự của các bên trong hợp đồng vì nhiều lý do khác nhau có thể hợp pháp có thể là bất hợp pháp. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối về nguyên tắc đương nhiên bị vô hiệu hoá và không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm giao kết. Các bên tham gia, những người có quyền liên quan, Viện kiểm sát nhân đại diện cho quyền lợi chung đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và huỷ hợp đồng đã giao kết. Trường hợp hợp đồng vô hiệu tương đối là những hợp đồng khi giao kết đã vi phạm các quy định của pháp luật có mục đích bảo vệ quyền lợi cá nhân. Đó là những trường hợp một hoặc các bên giao kết hợp đồng do bị nhầm lẫm, hay bị đe doạ, ép buộc, bị lừa dối làm cho việc thoả thuận không tự nguyện, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng. Nguyên tắc tự nguyện giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của nguời giao kết, cho nên chỉ người nào được pháp luật bảo vệ mới có quyền huỷ bỏ hợp đồng , như bên bị lừa dối nhầm lẫn, bị đe doạ khi giao kết hợp đồng. Nếu người này không yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng vẫn được coi là có giá trị pháp lý. Thực chất hợp đồng vốn là hình thức phản ánh sự thoả thuận ý chí đích thực của chủ thể và sự bộc lộ bên ngoài của ý chí qua hợp đồng có phải là sự phản ánh trung thực, tự nguyện hay không thì chính bản thân chủ thể mới khẳng định được điều đó. Vì vậy chỉ có họ mới đại diện cho chính ý chí và quyền lợi của mình để yêu cầu Toà án huỷ hợp đồng. BLDS đưa ra những quy định cụ thể các trường hợp hợp đồng vo hiệu do vi phạm sự tự nguyện tại các điều 141, 142 BLDS và có giải thích các khái niệm lừa dối , đe doạ trong giao dịch dân sự. Bộ luật còn quy định hợp đồng vô hiệu tương đối do người có năng lực hành vi dân sự nhưng lại giao kết hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (điều 143 BLDS) và truờng hợp người dưới 18 tuổi giao kết mà không có sự đồng ý của người đại diện (điều 140) Cơ sở xác định vô hiệu trong những trường hợp này đều dựa trên những lý luận về năng lực hành vi dân sự với quy luật tự nhiên về hoạt động tâm sinh lý của con người. Có thể nhận thấy quy định về các trường hợp hợp đồng vô hiệu trong BLDS đã kế thừa phát triển và hoàn thiện các quty định trước đây trong bộ luật dân sự. Như vậy hợp đồng vô hiệu tuyệt đối hay tương đối đều là những hợp đồng vi phạm pháp luật khi giao kết. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại hợp đồng vô hiệu này: Đối với hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì hợp đồng đương nhiên vô hiệu từ thời điểm giao kết, còn đối với hợp đồng vô hiệu tương đối thì hợp đồng có thể vô hiệu. Tiêu chí để phân biệt hai dạng vô hiệu này là điều luật mà các bên giao kết vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân của các bên giao kết. Cũng có một cách phân biệt khác là căn cứ vào mức đọ vi phạm nghiêm trọng hay không nghiên trọngddể xác định vô hiệu tuyệt đối hay tương đối. Nhưng thực ra bản chất cũng không khác nhau vì mức độ vi phạm pháp luật như thế nào cũng phải căn cứ vào loại quyền lợi mà pháp luật bảo vệ để phân biệt và có cơ sở vững chắc. Ngoài ra pháp luật còn có quy định trường hợp hợp đồng vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến nọi dung phần còn lại của hợp đồng. Quy định này xuất phát từ mục đích ổn định giao lưu dân sự trong trường hợp chỉ có một điều khoản không thiết yếu trong hợp đồng và không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến các nội dung còn lại. Về nguyên tắc hợp đồng vô hiệu phảo bị huỷ bỏ nhưng không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng phát hiện ra các vi phạm là điều kiện dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Thông thường là chỉ một bên có lợi trong việc huỷ bỏ hợp đồng, vì vậy vấn đè hợp đồng vô hiệu chủ yếu được giải quyết thông qua con đường tố tụng tại Toà án. Do đó vấn đề thời hiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên một hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Cơ sở lý luận cho việc xác định thời hiệu yêu cầu Toà án huỷ hợp đồng vô hiệu dựa trên 3 vấn đề đó là: Thời gian có thể làm cho hợp đồng vi phạm pháp luật trở thành hợp đồng có hiệu lực pháp luật không ? Thứ hai là quyền tự định đoạt của các bên tham gia hợp đồng sau một thời gian nhất định; và thứ ba là nhu cầu bảo vệ sự ổn định trong giao dịch dân sự từ phía Nhà nước, xã hội. Trên cơ sở đó, có quan điểm cho rằng vì lợi ích chung của xã hội nếu hợp đồng bị vô hiệu tuyệt đối, nhất thiết phải huỷ bỏ mà không bị hạn chế bởi một thời hiệu nào. Nhưng quan điểm khác lại lập luận rằng hợp đồng vô hiệu dù sao cũng tạo ra một tình trạng thực tại, và để bảo vệ sự ổn định của các giao dịch dân sự trong xã hội, sau một thời gian cải biến tình trạng đó thành một tình trạng hợp pháp, tức là công nhận hợp đồng (đương nhiên là phải có một thời hiệu tương đối dài). Còn đối với loại hợp đồng vô hiệu tương đối còn có thể căn cứ vào quyền tự định của các bên tham gia hợp đồng, nếu họ không khởi kiện trong một thời hạn thì có thể suy đoán họ đã khước từ quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ. Thời hiệu này cần xác định ngắn để bảo đảm sự ổn định của các giao lưu dân sự. Việc xác định thời hiệu khởi kiện hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa nto lớn về mặt lý luận và thực tiễn,vì tuỳ theo quan điểm được chấp nhận sẽ dẫn đến việc hạn chế hay mở rộng số việc kiện tụng đến Toà án và tác động trực tiếp đến sự giao lưu dân sự. BLDS đã ghi nhận thời hạn khởi kiện là một năm kể từ ngày xác lập giao dịch cho quiyền yêu cầu Toà án tuyên bố một giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối, bị đeo doạ, do người xác lập không nhận thức đươch hành vi của mình (1). Theo quan điểm chung thời hiệu một năm là phù hợp, nhưng thời điểm để tính thời hiệu có thể là chưa phù hợp đối với từng loại hợp đồng vô hiệu mà điều khoản đẫ bao quát. Có thể thấy thời hiệu một năm tại điều 145 BLDS sẽ hợp lý nếu tính thời điểm từ ngày người đại diện biết về giao dịch đó (điều 140 BLDS) hoặc từ ngày người chưa thành niên trở thành người thành niên. Tương tự như vậy, thời điểm được tính trong trường hợp bị nhầm lẫn, bị lừa dối và từ khi biết bị nhầm lẫn, bị lừa dối. Trong trường hợp không nhận thức được hành vi của mình thì giao kết hợp đồng tính từ khi người đó nhận thức bình thường. Cơ sở lý luận khi xem xét về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của những giao dịch dân sự vi phạm điều kiện tự nguyện khi giao kết hợp đồng. Vậy thì thời hiệu để bên bị thiệt hại yêu cầu pháp luật bảo vệ phải tính từ thời điểm họ ý thức được sự không phù hợp giữa hành vi với ý chí đích thực của mình. Mặt khác cần thiết phải có một thời hiệu nữa để ổn định giao lưu dân sự như "Không quá ba năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập" trong trường hợp đó theo nguyên tắc tự định đoạt các bên có thể xác nhận hợp đồng có hiệu lực bằng hành vi của mình, về mắt lý thuyết thì những giao dịch này chỉ vô hiệu một cách tương đối. Nếu chỉ có một quy định như khoản 1 điều 145 thì thời hiệu một năm nêu trên chỉ mang tính chất hình thức, không có tính khả thi. Tại khoản 2 điều 145 quy định: "Đối với giao dịch dân sự quy định tại các điều 137, 138, 139 của bộ luật này thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế". Theo thời hiệu này áp dụng cho với giao dịch vô hiệu do giả tạo nhìn chung là đúng đắn. nhhưng đối với giao dịch dân sự do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì còn có khía cạnh chưa thoả đáng.Cụ thể những trường hợp mà đối tượng của hợp đồng là vật không được phép giao dịch như thuốc phiện, vũ khhí, cổ vật, tài sản thuộc sở hữu toàn dân thì việc không hạn chế thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu tuyệt đối, đồng thời nhất quán nvới quy định tại khoản 2 điều 225 BLDS không xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Những trường hợp khác như hợp đồng vô hiệu do định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thừa kếa mà chưa có sự đồng ý của các đồng nsở hữu thì pháp luật có thể quy định một thời hạn (có thời hạn). Bởi vì với lý luận về quyền sở hữu trong việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì giao dịch vô hiêụ ở dạng này sẽ mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 điều 255 "Chiến hữu tài sản không có căn cứ pháp luật ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chiến hữu" chứ không phải là vô thời hạn như quy định trên. Việc quy định thời hiệu hợp đồng không chỉ có ý nghĩa ổn định giao lưu dân sự mà còn bảo hộ thực sự quyền sở hữu của công dân, bởi trong một chừng mực nào đó, chủ sở hữu phải quan tâm tới số phận của tài sản thuộc sở hữu của mình mà không thể phó mặc cho người khác để bất cử lúc nào cũng có thể khởi kiện yêu cầu pháp luật bảo vệ (vô thời hạn). Đồng thời có ý nghĩa thúc đẩy tính tích cực của chủ thể trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Đối với hợp đồng vô hiệu, vấn đề có ý nghĩa xác thực nhất đối với các bên là vấn đề hiệu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu và nó cũng nhắc nhở ý thức tôn trọng pháp luật khi giao kết hợp đồng dân sự. HĐDS dù vô hiệu tuyệt đối hay tương đối khi đã bị Toà án tuyên bố đều có một hậu quả pháp lý chung đó là: Phải huỷ bỏ hợp đồng và các bên quay trở lại trạng thái ban đầu trước khi giao kết hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng vô hiệu không phát sinh hiệu lực, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập (điều 146 BLDS). Tuy nhiên không phải lúc nào hợp đồng vô hiệu cũng được phát hiện ngay từ đầu, và không ít hợp đồng chỉ được phát hiện và tuyên bố huỷ bỏ khi các bên thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Vì vậy nguyên tắc chung nhất để giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là: - Nếu các bên giao kết hợp đồng chưa thực hiện nghĩa vụ thì không được thực hiện nữa. - Nếu các bên đã thực hiện một phần hợp đồng thì không được tiếp tục thực hiện nữa và phải trả lại cho nhau những gì đã nhận. - Nếu đã thực hiện xong hợp đồng thì phải trả lại cho nhau những gì đã nhận theo tình trạng ban đầu, nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn toàn trả bằng tiền để khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa giao kết hợp đồng. - Bên có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vô hiệu phải được thực hiện cho thấy sự cần thiết phảo đề cập đến cơ sở lý luận của nghĩa vụ đó. Đây tất yếu không thể là nghĩa vụ theo hợp đồng bởi hợp đồng bị vô hiệu, bị coi là chưa từng được giao kết. Căn cứ để xác định quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của các bên trong hợp đồng vô hiệu bị xem là bất hợp pháp, như vậy việc các bên trong hợp đồng vô hiệu bị xem là bất hợp pháp, như vậy việc các bên trong trường hợp đồng vô hiệu được hưởng lợi trở thành việc hưởng lợi không có căn cứ pháp luật. Chính vì lý do đó mà nghiã vụ của các bên trong hợp đồng vô hiệu là nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được hưởng lợi mà không có căn cứ hợp pháp. Theo nguyên tắc hoàn trả do được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật, thì nghĩa vụ hoàn trả của các bên trong hợp đồng vô hiệu xác định theo nguyên tắc đó. Trong vấn đề hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ý nghĩa quan trọng về thực tiễn. Nó bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên trong hợp đồng. Xác định trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm, trong thực tiễn thiệt hại xảy ra có thể do lỗi của một bên hoặc các bên trong hợp đồng. Cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải dựa vào yếu tố lỗi của chủ thể. Bên nào có lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu thì phải bồi dưỡng thiệt hại cho bên bị thiệt hại, trường hợp cả hai bên đều có lỗi gây ra thiệy hại đó thì mỗi bên tự chịu phần thiệt hại của mình (khoản 2 điều 137). Như vậy phải xác định được mức độ lỗi của mỗi bên trong việc dẫn đến hợp đồng bị huỷ bỏ qua đó xác định trách nhiệm dân sự của mỗi bên. Mức độ lỗi có ý nghĩa xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản của các bên khi hợp đồng bị vô hiệu. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu cũng phải căn cứ trên nguyên lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với các điều kiện phát sinh trách nhiệm theo quy định taị chương V phần thứ ba của BLDS. Nhìn chung vấn đề hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu trong pháp luật dân sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi vận dụng chế định này để giải quyết tranh chấp về hợp đồng vô hiệu, giải quyết vấn đề hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó ảnh hưởng trực tiếp việc ổn định giao lưu dân sự, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công dân. Chương III Một số kiến nghị và kết luận 3.1. Một số nhận xét và kiến nghị về các qui định của hợp đồng dân sự trong luật dân sự. Hợp đồng dân sự là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự, điều chỉnh một số lượng rất lớn quan hệ pháp luật trong đời sống xã hội. Hợp đồng dân sự đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho các quan hệ xác lập và thực hiện thoả thuận của các chủ thể. Góp phần thoả mãn được nhu càu của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật về hợp đồng dân sự vào thực tế đã có nhưng vấn đề phức tạp nảy sinh (ngay từ quy định của pháp luật hoặc do thực tế khách quan). Những vấn đề này cần giải quyết tốt để thực sự tạo thuận lợi cho các chủ thể của pháp luật dân sự . 3.1.1 Vấn đề nảy sinh từ khái niệm hợp đồng dân sự và mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, thương mại.... Mặc dù về mặt lý luận thì đã có sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự. Nhưng vấn đề này đã gây nhiều tranh cãi ,bởi vì khái niệm hợp đồng dân sự qui định tại điều 394- BLDS: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữacác bên về việc xác lập, thay đổi hợc chấm dứt quyền và nghĩavụ dân sự” là một khái niệm rất rộng. Về mặt lý luận thì ngay cả hợp đồng thương mại cũng chỉ là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia hợp đồng (điều 132 - BLDS). Như vậy, mục đích này đã bao hàm cả mục đích kinh doanh của hợp đồng kinh tế và mục đích thu lợi nhuận của hợp đồng thương mại. Nếu lấy căn cứ là chủ thể là tiêu chí phân biệt thì rõ ràng các chủ thể của họp đồng kinh tế và thương mại đều là chủ thể của hợp đồng dân sự. Vì thế có thể khẳng định hợp đồng kinh tế và thương mại đều chỉ là một bộ phận của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên ở Việt Nam ngay trong các pháp lệnh hợp đồng kinh tế và luật thương mại đều không đề cập tới vấn đề quan hệ với pháp luật dân sự. Và đặc biệt có ý kiến còn khẳng định luật dân sự không thể áp dụng cho hợp đồng kinh tế. Rõ ràng việc song song tồn tại những văn bản luật mang tính chất mâu thuẫn và chồng chéo như bộ luật dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, luật thương mại như hiện nay, lại phủ nhận (hoặc né tranh viêc thừa nhận ) mối quan hệ riêng chung giữa các văn bản luật đó đã gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Thực tế còn rất nhiều vụ việc tồn đọng chưa giải quyết được do chưa có hướng dẫn cụ thể của Toà án tối cao về việc xác định hợp đồng tranh chấp đó là hợp đống kinh tế hay dân sự và sẽ thuộc thẩm quyền của Toà dân sự hay kinh tế. Thực trạng trên còn dẫn đến một loại hợp đồng được xác lập hợp pháp theo Bộ luật dân sự nhưng laị trở thành vô hiệu theo điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đó là các trường hợp khi hợp đồng dân sự có một bên là cá nhân không được phép kinh doanh, hoặc cả hai bên đều có giấy phép kinh doanh và mục đích của hợp đồng là nhằm mục đích kinh doanh..... Mặt khác, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Bộ luật dân sự đã làm cho việc phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế trở nên rất khó khăn trong thực tiễn. Không chỉ các chủ thể hợp đồng bị nhầm lẫn trong việc giải quyết tranh chấp. 3.1.2 Về các qui định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cũng như các trường hợp vô hiệu của hợp đồng dân sự tại chương V – Phần thứ nhất của BLDS - đã đáp ứng được các yêu cầu của Nhà nước và các chủ thể của Pháp luật dân sự. Nó đã thể hiện được được vai trò quản lý của Nhà nước đối với các quan hệ hợp đồng dân sự. Các qui định đó đã góp phần bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng dân sự. Cũng qua đó tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước có biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Tuy nhiên ngay trong nội dung các điều khoản về hợp đồng dân sự vô hiệu cũng như việc áp dụng chúng vào thực tế đã làm nảy sinh một số vấn đề cần giải quyết khắc phục. - Về điều kiện hình thức của hợp đồng và trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức (điều 139 BLDS). Trong thực tế các qui định về hình thức bắt buộc của hợp đồng dân sự bị vị phạm rất nhiều, dặc biệt là trong hợp đồng mua bán nhà ở... mà nguyên nhân phần lớn là do các chủ thể thiếu sự hiểu biết về pháp luật. Do đó nếu tuyên những hợp đồng dân sự đó là vô hiệu thì sẽ gây thiết hại cho các bên, tuy nhiên việc qui định về việc gia hạn đối với việc thực hiện đúng yêu cầu hình thức là rất hợp lý. Mặt khác điều 400 BLDS cho phép các bên có thể sử dụng quá nhiều hình thức thể hiện hợp đồng dân sự như hiện nay mà không có sự hạn chế là rất khó hiểu. Nhiều giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự có giá trị rất lớn nhưng lại chỉ thể hiện dưới hình thức miệng hoặc hành vi cụ thể sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp xảy ra. Do đó liệu có nên sửa đổi điều 400 BLDS theo hướng như qui định của Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Pháp là mọi hợp đồng có giá trị 50 Frăng trở lên đều phải thể hiện bằng hình thức văn bản hay không? Nếu qui định chặt chẽ như vậy theo tôi nghĩ mới thật sự bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên cũng như đảm bảo tốt vai trò của nhà nước và pháp luật. - Về trường hợp qui định hợp đồng dân sự vô hiệu tại điều 140 và142 BLDS dường như đã qui định quá nhièu bất lợi đối với bên giao kết với người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Thực tế khi giao kết hợp đồng dân sự thì pháp luật lại không bắt buộc các bên phải thông báo cho nhau về năng lực hành vi dân sự của mình cũng như của bên kia. Do đó khi giao kết hợp đồng dân sự với người chưa thành niên, ngưòi không có năng lực hành vi... thì bất lợi hoàn toàn thuộc về bên có năng lực hành vi dân sự trong quan hệ. Mặt khác theo quy định củacác điều 22,24 cũng đã để một kẽ hở pháp luật đó là không xác định giá trị của giao dịch dân sự mà người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ được xác lập và thực hiện độc lập . Một vấn đề nữa được đặt ra, đó là điều 140 BLDS bỏ ngỏ khả năng bên giao kết hợp đồng dân sự với người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ liệu có thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng dân sự (tuyên hợp đồng dân sự vô hiệu) vì lý do bên kia không có năng lực hành vi dân sự hay không.Vấn đề này điều 1125 Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp qui định: “ Những người có năng lực giao kết hợp đồng không thể nêu ra sự vô năg của những người mình đã giao kết để chống lại họ”. Ngược lại, liệu các chủ thể bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc các chủ thể tại điều 22 Bộ luật dân sự có thể tự mình yêu cầu toà án tuyên hợp đồng dân sự vô hiệu bởi chính hạn chế về năng lực hành vi dân sự của mình không (thông qua người đại diện hoặc do không có người đại diện theo pháp luật). - Về hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn, thì theo qui định tại điều 141 mới chỉ qui định một trường hợp là nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự tức là nhầm lẫn về các điều khoản bắt buộc của hợp đồng dân sự. Qui định này quá chung, do đó sẽ khó áp dụng trong thực tế, nên chăng chỉ nên qui định cụ thể về các trường hợp nhầm lẫn cụ thể như nhầm lẫn về đối tượng (bản chất) của hợp đồng dân sự, nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng dân sự... Ngoài ra, khái niệm nhầm lẫn cũng không được làm rõ như khái niệm “lừa đảo” hay “đe doạ”. Do đó cũng gây khó khăn trong việc áp dụng qui định này vào thực tế. Rõ ràng mới chỉ có vấn đề hợp đồng dân sự vô hiệu đã nảy sinh ra nhiều thực tế cần giải quyết. Do đó cần có sự sửa đổi, bổ sung hoặc có hướng dẫn cụ thể để làm hoàn thiện hơn các qui định của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng dân sự vô hiệu nói riêng, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật dân sự. 3.1.3 Việc thực hiện hợp đồng dân sự của các bên dựa trên cơ sở sự thoả thuận của các bên trong các điều khoản của hợp đồng (hoặc theo quy định của pháp luật). Do vậy trong Bộ luật dân sự, chế định thực hiện hợp đồng dân sự chỉ qui định tại điều 149 . Có thể nói , đây là một nguyên tắc thể hiện rõ nhất quyền tự do thoả thuận của các bên cũng như trách nhiệm của các chủ thể quan hệ hợp đồng dân sự . Trong thực tế nhiều khi hợp đồng dân sự được thực hiện không thật đúng như đã thoả thuận. Có thể xảy ra tình trạng hợp đồng dân sự không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng do đó dã xảy ra thiệt hại cho các bên, vì thế trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được qui định trong Bộ luật dân sự nhằm đảm bảo quyền và lới ích của các bên cũng như để trừng phạt các bên vi phạm hợp đồng dân sự. Có thể nói trách nhiệm dân sự theo hợp đồng đã trở thành một biện pháp giúp cho các bên bảo vệ quyền lợi của mình và là biện pháp đảm bảo hợp đồng dân sự được thực hiện đúng theo thoả thuận và qui định của pháp luật. Tuy nhiên trong qúa trình áp dụng trách nhiệm dân sự theo hợp đồng có một số vấn đề được đặr ra. Cụ thể là trong việc xác định thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng dân sự và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại. Mặc dù trong Bộ luật dân sự tại khoản 2, 3 điều 310 đã nói đến các loại tổn thất (các hình thức thể hiện, các căn cứ xác định thiệt hại), tuy nhiên phương thức và căn cứ xác định tính toán thiệt hại xảy ra cũng chưa được đầy đủ cụ thể. Do đó đã gây ra khó khăn cho người giải quyết trách nhiệm dân sự theo hợp đồng mà cụ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Về vấn đề mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng mà hoàn toàn dựa trên phương diện lý luận để xem xét, vì thế trong thực tế chưa thật thuyết phục. Trở lại vấn đề tính toán thiệt hại xảy ra cũng cần qui định thêm các vấn đề như căn cứ nào để xác định thiệt hại (giá cả, chất lượng...) hoặc thời điểm tính toán thiệt hại trong các văn bản hướng dẫn cụ thể. Nếu xảy ra hiện tượng trượt giá thì giá trị thiệt hại có thể điều chỉnh theo hay không... Mặt khác đối với khoản 2 điều 311 cần được sửa đổi theo hướng là nếu “ Người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật cùng loại thì người có quyền có thể yêu cầu người khác giao vật cùng loại, người có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí...”. Vấn đề này được pháp luật dân sự nhiều nước ghi nhận nhưng trong bộ luật dân sự Việt nam lại không có. 3.1.4 Trong việc áp dụng các qui phạm pháp luật về hợp đồng dân sự vào thực tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mà nguyên nhân của hiện tượng đó có khá nhiều. Trước tiên, phải kể đến nguyên nhân về sự chồng chéo, mâu thuẫn không rõ ràng của các văn bản pháp luật về hợp đồng cũng như thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyển. Nguyên nhân thứ hai là do tình trạng thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng. Nguyên nhân này xuất phát từ khả năng hiểu biết của người dân ,nhưng còn xuất phát từ sự yếu kém trong việc tuyên truyền ,giáo dục ,phổ biến pháp luật từ các cơ quan có thẩm quyền . Nguyên nhân thứ ba là tình trạng xét xử và thi hành các bản án quyết định của Toà án còn tồn đọng không có hiệu quả cao dẫn đến người dân mất lòng tin vào pháp luật hoặc lại coi thường pháp luật . Chính từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến hậu quả là tình hình vi phạm vi phạm các qui định của Nhà nước về xác và thực hiện hợp đồng dân sự trở nên phổ biến. Theo báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao tháng 3 năm 2000 cho thấy: “Hàng năm ngành Toà án phải tập trung lưc lượng và dành nhiều thời gian để điều tra, hoà giải xét xử một khối lượng rất lớn các vụ tranh chấp dân sự , hôn nhân và gia đình. Những tranh chấp này bình quân hàng năm nhiều gấp hai lần số vụ án hình sự mà các toà án phải xét xử sơ thẩm”. Như vậy thực trạng này đã trở nên báo động đối với nước ta, trong khi chúng ta đang phải đổi mới cơ cấu kinh tế – xã hội. Để khắc phục tình trạng này chúng ta phải áp dụng một số biện pháp sau: - Phải nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, phổ biến hiểu biết về pháp luật và pháp luật hợp dân sự cho mọi người. Nâng cao ý thức về tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật, của người dân . - Nâng cao chất lượng cácvăn bản pháp luật, cần xây dựng pháp luật về hợp đồng dân sự một cách thống nhất và chặt chẽ, tránh những qui định quá chung hoặc những kẽ hở mà các chủ thể có thể lợi dụng để vi phạm. - Nâng cao hiêụ quả xét xử của toà án cũng như hiệu quả của việc thi hành các bản án , quyết định của Toà án . - Tăng cường sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô đối với các quan hệ xác lập và thực hiện hợp đồng dân sự . Hoàn thiện các kỹ thuật áp dụng và cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh của Toà án cũng như của các chủ thể. 3.2 Kết luận: Tóm lại, việc nghiên cứu các vấn đề về hợp đồng dân sự rất phức tạp nhưng rất cần thiết, bởi thông qua đó có thể việc xây dựng các văn bản pháp luật được chính xác và hợp lý hơn. Từ đó việc áp dụng về hợp đồng được vào cuộc sống sẽ được thuận lợi hơn. Ngược lại từ việc áp dụng pháp luật trong cuộc sống sẽ có tác động trở lại đối việc nghiên cứu về lý luận của khoa học pháp lý. Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự” do giới hạn của khoá luận và hạn chế của khả năng nên không thể tránh được những sơ suất và sai sót, do đó rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn trong việc giúp tôi hoàn thành khoá luận này . Tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam -1992 2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 3. Bộ luật dân sự - 1995 4. Pháp luật về hợp đồng - NXB chính trị Quốc gia -1995 5. Giáo trình lý luận chung Nhà nước và pháp luật – Trường ĐH Tổng hợp 6. Giáo trình Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà nội Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I : Khái quát chung về hợp đồng dân sự 4 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật dân sự về hợp đồng ở Việt Nam. 4 1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự. 19 1.3. Một số vấn đề khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. 21 Chương II: Một số nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự 32 2.1. Giao kết hợp đồng dân sự 32 2.2. Thực hiện hợp đồng dân sự 47 2.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐDS 58 2.4. Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó 67 Chương III: Một số kiến nghị và kết luận 75 3.1. Một số nhận xét và kiến nghị về các qui định của hợp đồng dân sự trong luật dân sự 75 3.2. Kết luận 81 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0051.doc