Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng công thương hoàn Kiếm

Tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng công thương hoàn Kiếm: ... Ebook Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng công thương hoàn Kiếm

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng công thương hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế tạo nhiều cơ hội phát triển các ngành kinh tế. Thị trường ngân hàng tài chính ngày một trở nên mang tính toàn cầu hoá cao độ. Sự chu chuyển dòng tiền ngày càng gia tăng không chỉ về tốc độ, số lượng mà còn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Những biến động về kinh tế, chính trị ngày càng lớn và khó dự doán. Cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nhưng để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt.Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại là đòn bẩy cho các hoạt động kinh doanh khác. Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động chính và tạo ra thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Với vai trò là người dẫn vốn lớn nhất trong nền kinh tế, tín dụng ngân hàng đang ngày càng phát huy hiệu quả. Bên cạnh những thành công đạt được thì trong xu thế hội nhập, ngân hàng thương mại đang phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. Thêm vào đó là các rủi ro như biến động tỷ giá, giá vàng tăng mạnh, các loại hình kinh doanh còn nhiều hạn chế đã và đang làm hiêụ quả hoạt động của ngân hàng chưa cao. Trong bối cảnh đó, việc các ngân hàng duy trì và quản lý một cách tích cực cũng như tăng cường đa dạng hoá hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đã trở thành vấn đề nóng bỏng. Công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không? Vay mức bao nhiêu và có khả năng thu hồi vốn không và do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của Ngân hàng. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng bên cạnh những ưu điểm còn có nhiều hạn chế, việc nhìn nhận lại, đánh giá và đưa ra và đưa ra những ý tưởng mới luôn được quan tâm. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm , được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Th.s Đinh Đào Ánh Thủy cùng các anh chị phòng khách hàng số 1 chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm em đã chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm”. Chuyên đề của em gồm có hai chương: Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Chương 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết còn có nhiều hạn chế và thiếu sót, mong được sự góp ý và chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng các cô chú, anh chị phòng khách hàng số 1 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này. NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng công thương Việt Nam. Trước tháng 3/1998, NHCT HK thuộc về Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Nhưng kể từ khi có chỉ thị số 218/ CT ban hành ngày 13/07/1987 của HDBT, thực hiện điều lệ của NHCT Việt Nam, ngày 26/3/1988, NHCT HK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCT HK như ngày nay. Cùng với sự thay đổi đó, NHCT Hoàn Kiếm từ một quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 Lê Lai về 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm bây giờ. Cho đến ngày 27/3/1993 dưới sự thành lập của Ngân hàng Nhà nước đã xóa bỏ Ngân hàng Công thương Hà Nội, từ đó Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trở thành trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Như vậy NHCT Hoàn Kiếm không thành lập riêng mà được thành lập theo quyết định số 67.Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán thẻ, chi trả lương, chuyển tiền, chi trả kiều hối.Trải gần 20 năm xây dựng ,hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã gặp không ít khó khăn, thậm chí va vấp trong buổi đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhưng đến nay Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã đạt được những thành tựu đáng kể, dần khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường, không những đứng vững trong cạnh tranh mà còn phát triển và ngày càng mở rộng hơn với hiệu quả và lợi nhuận cao. Giám đốc Phó giám đốc2 Phó giám đốc3 Phó giám đốc4 Phòng kế toán giao dịch Phòng tài trợ thương mại Phòng khách hàng Cá nhân Phòng khách hàng số 1 Phòng giao dịch Đồng Xuân Phòng quản lý rủi ro Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng thông tin điện toán Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng kế toán tài chính Phòng tổng hợp tiếp thị Phó giám đốc 1 Phòng thẻ Sơ đồ tổ chức Hiện nay, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có hơn 260 cán bộ trên tổng số 12.000 cán bộ của toàn hệ thông NHCT Việt Nam. Trong đó có 41,8% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng.Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có 12 phòng, trong đó riêng phòng khách hàng cá nhân là có quy mô lớn nhất( trên 60 cán bộ ) bao gồm cho vay cá nhân và bộ phận huy động vốn( 16 quỹ tiết kiệm ), các phòng hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc gồm một Giám đốc và bốn phó giám đốc. 1.3. Hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong thời gian vừa qua 1.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng Bảng 1: Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 858000 900000 930000 110000 107000 Tốc độ tăng liên hoàn(%) 4.9 3.33 18.28 -2.73 Phân loại theo thời gian Ngắn hạn 300300 360000 232500 220000 220000 Trung và dài hạn 643500 630000 725400 880000 850000 Phân loại theo thành phần kinh tế 214500 270000 204600 220000 292000 DN quốc doanh 617760 657000 651000 890000 779000 DN ngoài quốc doanh 214500 270000 204600 220000 292000 Phân loại theo tiền tệ 617760 657000 651000 890000 779000 Cho vay VNĐ 240240 243000 279000 210000 291000 Cho vay ngoại tệ 17160 9000 63 63 0 (Nguồn: Tổng hợp kết quả kinh doanh của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm) Theo số liệu trong bảng, ta thấy rằng dư nợ tín dụng ngày càng tăng thêm, trong đó cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng cho vay trung và dài hạn, xét về loại hình doanh nghiệp thì cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm gần 33% dư nợ trong năm.. tập trung váo các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Công tác thu hồi nợ đọng được chú trọng, … Hoạt động dịch vụ Doanh số thanh toán và tài trợ thương mại cho hoạt động xuất nhập khẩu đạt 55 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 96 triệu USD. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 400 triệu đồng. Doanh số các dịch vụ ngoại hối đạt trên 6 triệu USD, tăng 125% so với năm trước. Doanh số thanh toán trong nước đạt 36.643 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước. Doanh số phát hành thẻ đạt 5.140 thẻ các loại, bằng 12 lần năm trước. Tổng thu từ dịch vụ đạt 2,6 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước, chiếm 2,3% tổng hoạt động của Chi nhánh, chất lượng dịch vụ được không ngừng dược nâng cao. 1.3.3. Các hoạt động khác - Công tác quản lý điêù hành được đổi mới, phù hợp với điều kiện kinh doanh, yêu cầu quản lý của chi nhánh và đã đạt hiệu quả cao - Công tác kế hoạch, tổng hợp ngày càng đuợc hoàn thiện, là công cụ quan trọng giúp cho công tác điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của Chi nhánh kịp thời, có hiệu quả. - Công tác thông tin, điện toán: đảm bảo hệ thông máy, mạng tại các phòng các điểm giao dịch hoạt động ổn định, thông suốt. - Hoạt động Ngân quỹ đảm bảo thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác. Các nhân viên kiểm ngân luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, trung thực, liêm khiết. Trong năm đã trả tiền thừa cho khách 205 món với tổng số tiến gần 300 triệu đồng, tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. - Công tác tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương đã thực hiện tốt, kịp thời, có hiệu quả; bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý, phân công, phân nhiệm theo đúng quy định của nghành; cơ chế tiền lương, phân phối thu nhập tiếp tục được thực hiện bài bản, đúng quy định. - Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học luôn được coi trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cho Hiện đại hoá và hội nhập kinh tế. Trong năm đã có 15 cán bộ được cử đi đào tạo cao học trong va ngoài nước, hơn 100 lượt cán bộ tham gia hỗ trợ các chi nhánh bạn triển khai chương trình Hiện đại hoá Incas. - Công tác hoạch toán thu chi nội bộ được thực hiện kịp thời, chính xác, đúng quy chế tài chính. - Các hoạt động đoàn thể, các phong trào thi đua luôn được quan tâm đúng mức nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho CBCNV. Trong năm, đã tổ chức các Đại hội đảng bộ. Đoàn thanh niên thành công tốt đẹp. Ban giám đóc hối hợp với các tổ chuc công đoàn, đoàn thanh niên đã phát đọng được nhiều phong trào trong cơ quan như phong trào huy động vốn, phong trào phát triển thẻ...góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh 1.3.3.1. Hoạt động cho vay Đến ngày 31/12/2005, tổng dư nợ đầu tư và cho vay đạt 913 tỷ đồng, tăng 2.19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn 35%, trung và dài hạn 65% tổng dư nợ. - Dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm 69%. Ngoài quốc doanh chiếm 31% tổng dư nợ. Chi nhánh đã quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN và NHCTVN về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, khắc phục tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng. Ngay từ đầu năm, chi nhánh đã đưa ra quan điểm định hướng cụ thể nhằm minh bạch hoá chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của Chi nhánh. Để đạt được định hướng đó, Chi nhánh đã thực hiện rà soát, sàng lọc 100% đội ngũ khách hàng và dư nợ đã có, lựa chọn tiếp tục đầu tư đối với các khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với Ngân hàng. 1.3.3.2. Thanh toán quốc tế Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã được phép thực hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế từ tháng 7/1999. Việc triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một thành công lớn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong năm qua. Đây là một mắt xích để đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, tạo điều kiện để NHCT phát triển hoạt động ngân hàng một cách toàn diện đưa NHCT lên vị thế một ngân hàng đa năng. Thiết lập quan hệ đại lý: Sau khi được phép thanh toán quốc tế, NHCT đã triển khai thiết lập quan hệ đại lý và mở tài khoản tại nước ngoài, cụ thể: Quan hệ đại lý với các chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered Bank tại Hà nội, London, New York, Tokyo, Hongkong, Singapore, Shanghai, Sydney, Dubai, Seoul, Taipei, Kuala Lumber, quan hệ đại lý với các chi nhánh Ngân hàng Berliner bank đã hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh toán quốc tế. Tài khoản USD mở tại CitiBank New York đã hoạt động từ 01/07/1999. Tài khoản JPY mở tại FujiBank Tokyo đã hoạt động từ 18/08/1999. Quy trình nghiệp vụ: Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã ban hành tất cả các mẫu biểu của các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các văn bản liên quan tới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như : Quy định tạm thời về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Quy định về nghiệp vụ thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ. Quy định về mã khoã giữa hội sở và chi nhánh. Quy định tạm thời về việc chiết khấu chứng từ, Quy định về kinh doanh ngoại tệ... 1.3.3.3. Kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã được đẩy mạnh doanh số mua bán ngoại tệ cả năm đạt gần 13 triệu USD 1.3.3.4. Các nghiệp vụ khác Trong năm 1999, Ban điều hành đã tập trung chỉ đạo khai thác các nghiệp vụ khác như: bảo lãnh dự thầu, làm đại lý cho MASTER CARD và VISA CARD, kinh doanh ngoại tệ,... đã góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. 2. Khái quát chung về công tác thẩm định dự án đầu tư 2.1. Khái niệm , mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư 2.1.1. Khái niệm Thẩm định dự án đầu tư là các bước công việc được thực hiện xen kẽ của cấp có thẩm quyền trong tiến trình đầu tư, trên cơ sở các tài liệu có tính chất pháp lý, các giait trình kinh tế kỹ thuật đã được thiết lập “ thẩm tra lại”, “đánh giá lại” về cá mặt như: tính pháp lý, tính hợp pháp, tính phù hợp, tính thống nhất, tính hiệu quả, tính hiện thực đứng trên giác độ một doanh nghiệp, một tổ chức và trên giác độ toàn bộ nền kinh tế nhằm hợp pháp hóa dự án và điều chỉnh tiến trình thực hiện đầu tư. Có rất nhiều quan điểm về thẩm định dự án đầu tư, song đứng trên giác độ chủ thể là Ngân hàng thì thẩm định dự án đầu tư là quá trình thẩm tra xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án có khả năng trả nợ hay không để từ đó ra quyết định cho vay. 2.1.2. Mục đích - Đánh giá tính phù hợp của dự án: Mục tiêu của dự án phải phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương. - Đánh giá tính hợp pháp của các tài sản, tài chính hình thành nên vốn đầu tư. - Đánh giá tính hợp pháp và thống nhất của dự án - Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội - Đánh giá tính khả thi, tính hiện thực của dự án: Một dự án cho dù đã đảm bảo được bốn mục đích trên nhưng kế hoạch tổ chức thực hiện không rõ ràng, cán bộ tổ chức thực hiện không có năng lực, triển khai thực hiện gặp ách tắc, môi trường pháp lý không thông thoáng thì dự án cũng có thể không hoặc khó thực thi 2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 2.2.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ xem có đầy đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết không? Các hồ sơ giấy tờ chính cần phải có bao gồm: + Giấy đề nghị vay vốn + Hồ sơ về khách hàng vay vốn + Hồ sơ về dự án xin vay vốn + Hồ sơ về đảm bảo nợ vay 2.2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn 2.2.2.1.Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng Trong thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng, cán bộ thẩm định cần trả lời được các vấn đề sau: - Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố, nơi đó Ngân hàng công thương có trụ sở tại đó không? - Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không? - Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ hành vi năng lực dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp? - Khách hàng vay vốn là công ty hợp danh có hoạt động theo luật doanh nghiệp không, thành viên công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự? - Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị điều hành? - Giấy phép đầu tư chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề còn hiệu lực trong thời hạn cho vay? - Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp? - Mẫu dấu chữ ký. 2.2.2.2. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng a) Đánh giá tình hình tài chính Cán bộ thẩm định sẽ đánh giá tình hình tài chính qua các chỉ tiêu sau: * Kiểm tra khả năng tự chủ tài chính - Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống - Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng - Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn lớn hơn 6 tháng tại Ngân hàng công thương * Phân tích tài chính khách hàng: thông qua các chỉ tiêu - Chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn - Chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán - Chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động - Chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận (áp dụng trong doanh nghiệp đã cổ phần hóa) b) Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh * Các điều kiện về sản xuất - Xem xét đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng và công nghệ sản xuất hiện tại - Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỉ lệ sử dụng thiết bị - Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng trên % giá trị sản phẩm chưa thực hiện được - Những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm - Danh sách nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu, tình hình nhà cung cấp các nguyên vật liệu chính, chất lượng nguyên vật liệu * Kết quả sản xuất - Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm - Những thay đổi về thành phần của sản phẩm - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi - Những thay đổi về hiệu quả sản xuất * Công suất hoạt động * Hiệu quả công việc Những thay đổi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này * Chất lượng sản phẩm * Các chi phí Những thay đổi về chi phí sản xuất và so sánh với đối thủ cạnh tranh c) Đánh giá quan hệ tín dụng Ngoài vay vốn tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm , doanh nghiệp còn có vay vốn tại các tổ chức tín dụng nào khác, nếu có thì vay bao nhiêu tiền với lãi suất là bao nhiêu, tình trạng dư nợ hiện tại như thế nào. Việc đánh giá quan hệ tín dụng của doanh nghiệp để Ngân hàng xem xét doanh nghiệp có đủ nguồn vốn tài trợ cho dự án không, khả năng tham gia vốn tự có vào một khoản vay như thế nào. d) Đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp Năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo được xem xét trên các phương diện: - Danh sách ban lãnh đạo, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cách thức quản lý, kỹ năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thị trường. - Uy tín ban lãnh đạo, đoàn kết trong ban lãnh đạo và doanh nghiệp, những biến động về nhân sự lãnh đạo của công ty. - Ai là người ra quyết định thực sự trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo có khả năng ra các quyết định dựa vào các thông tin tài chính không, việc ra quyết định có phải được tập trung vào một người và cách thức quản lý của họ hay không? 2.2.3. Thẩm định dự án đầu tư Khi nhận được hồ sơ gửi tới cán bộ tín dụng kiểm tra lại các nội dung sau: *Thẩm định mục tiêu và điều kiện pháp lý của dự án: Xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, mục tiêu phát triển kinh tế ngành, địa phuơng trong thời kỳ phát triển kinh tế. Xem xét tư cách pháp nhân, năng lực của chủ đầu tư( sở trường, uy tín kinh doanh và khả năng tài chính). Đây là nội dung quyết định phân lớn đến việc đình hoãn hay hủy bỏ dự án. *Thẩm định sản phẩm, thị trường: Nội dung thị trường của dự án được ngân hàng rất quan tâm vì khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng của dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời thị trường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án . Vì vậy thẩm định ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến thị trường của dự án Nội dung thẩm định bao gồm : Thẩm định về phương án sản phẩm : Ngân hàng xem xét cơ cấu sản phẩm chính, phụ; những sản phẩm này có thực sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường không ? Xem mô tả tính chất lý, hoá, cơ học... các đặc điểm kỹ thuật, mỹ thuật ưu việt của sản phẩm so sánh với các sản phẩm đang có bán trên thị trường. Sản phẩm đòi hỏi phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng gì? - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án: Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua. Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường và mối quan hệ của chủ đầu tư trong thị trường sản phẩm. Dự kiến khả năng tiêu thụ trong thời gian tới. Về dự kiến khu vực thị trường của dự án cần chú ý không nên chỉ tập trung sản phẩm vào một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất mà nên mở ra nhiều thị trường , nhiều nhà tiêu thụ ... để tránh tình trạng ép giá và ứ đọng sản phẩm . Xem xét tính hợp lý , hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản như : đơn đặt hàng , hiệp định đã ký, các biên bản đàm phán, hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm ... ( nếu có ) - Khả năng cạnh tramh và các phương thức cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác , tổng lưọng sản xuất trong nước là bao nhiêu ? Xu hướng tăng hay giảm trong thời gian tới ? Khả năng nhập khẩu sản phẩm tương tự có thể xảy ra hay không ? Mức độ tin cậy của các dự báo nói trên. So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành của sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường xem cao hay thấp hơn, chỉ rõ nguyên nhân đó. Phải phân tích để thấy rõ được những ưu việt của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện tại . Tiêu chuẩn chất luợng mà sản phẩm cần đạt được, tỷ lệ xuất khẩu, các biện pháp tiếp thị (đặc biệt là đối với các sản phẩm xuất khẩu). *Thẩm định công nghệ kỹ thuật của dự án: -Thẩm định địa điểm xây dựng công trình : Căn cứ vào các tiêu chuẩn về lựa chọn địa điểm xác định các tiêu chuẩn chính, từ đó chọn địa điểm phù hợp nhất; Đánh giá tính hợp lý về kinh tế , về qui hoạch và bảo vệ môi trường . Đối với dự án nông nghiệp cần chú ý : Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, nguồn nước tưới, độ dốc, độ phèn, độ pH ... có phù hợp với cây trồng và vật nuôi không ? - Thẩm định về qui mô công suất : Có quá lớn hay quá nhỏ không ? Nếu quá lớn sản phẩm khó tiêu thụ hệ số sử dụng tài sản cố định thấp, lâu hoàn vốn. Quá nhỏ sản phẩm tiêu thụ nhanh, không chiếm được thị phần, bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Cần chú ý qui mô công suất phải cân đối với nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp nguyên vật liệu (NVL) cũng như khả năng quản lý và nhu cầu nhân lực . Thẩm định về công nghệ sản xuất : Chủ đầu tư đã đưa ra bao nhiêu phương án lựa chọn công nghệ, ưu nhược điểm chính của từng phương án, lý do nào dẫn đến lựa chọn phương án hiện tại . Hiệu quả của công nghệ: Tỷ lệ phế thải, mức tiêu hao NVL, tiêu hao năng lượng, suất đầu tư.... Mức độ tự động hoá, cơ khí hoá, chuyên môn hoá, đặc điểm của NVL đầu vào. Phương án được lựa chọn có phù hợp với khả năng về vốn đầu tư , có phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hay không? (điều kiện NVL, năng lượng, tay nghề công nhân, khí hậu ) Tính tiên tiến của công nghệ? Công nghệ sạch hay không ? Khuyến khích lựa chọn công nghệ hiện đại so với trình độ chung của quốc tế và khu vực. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể dùng công nghệ thích hợp với trình độ và thực tiễn của Việt Nam nhưng những công nghệ này phải ưu việt hơn các công nghệ hiện có trong nước. Công nghệ được đưa vào Việt Nam như thế nào ? Các hợp đồng chuyển giao công nghệ - thiết bị được tiến hành ra sao ? ( Thời gian, giá cả, các điều kiện kèm theo, phương thức thanh toán...) . Nếu có khả năng, cán bộ Ngân hàng còn có thể xem sơ đồ công nghệ kèm theo dự án . Công nghệ có đòi hỏi phải kèm theo Know-how ( bí quyết nhà nghề, bí quyết kỹ thuật ) hay không? - Thẩm định về sự lựa chọn máy móc thiết bị : Trên cơ sở danh mục thiết bị trong dự án, Ngân hàng cần xem xét xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất thiết bị), năm chế tạo thiết bị, ký mã hiệu thiết bị, các đặc tính tính năng kỹ thuật, tiêu hao NVL, nhiên liệu năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. Ngân hàng có thể xem tổng thể thiết bị sử dụng cho dự án trong bảng tổng hợp thiết bị trong đó ghi rõ tên thiết bị, số lượng sử dụng, đơn giá ... Các thiết bị trong bảng thường được chia ra : nhóm thiết bị sản xuất; nhóm thiết bị cung cấp năng lượng ( Biến áp, máy phát điện ...); nhóm thiết bị phụ trợ: nồi hơi, quạt thông gió, điều hoà phân xưởng; nhóm thiêt bị vận chuyển : ô tô, xe nâng hàng, cần trục công nghiệp; nhóm thiết bị văn phòng: máy Photocopy, computer, fax, điều hoà... Về giá thiết bị: Phần lớn thiết bị của dự án là nhập ngoại nên giá thường là: giá CIF + chi phí bốc dỡ vận chuyển đến tận chân công trình. Nếu thời gian giao máy dài (>18 tháng) thì phải lưu ý đến tốc độ trượt giá. Đối với thiết bị đã qua sử dụng, cần xem xét thêm: Các chỉ tiêu chất lượng của thiết bị đã qua sử dụng so với thiết bị mới cùng loại (hiện nay quy định chất lượng còn lại phải đảm bảo tối thiểu 80% so với nguyên thuỷ, mức tăng tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng không vượt quá 10% so với nguyên thuỷ); Số giờ thiết bị đã hoạt động, điều kiện hoạt động của thiết bị, số lần thiết bị được sửa chữa và đại tu....Các điều kiện bảo đảm bảo hành đối với thiết bị đã qua sử dụng. Xem xét tương quan giữa giá cả và chất lượng thiết bị và một điều quan trọng nữa là phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, thẩm định về công nghệ - thiết bị là nội dung khó đối với ngân hàng vì thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin,... Do đó, ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ với các chuyên gia, các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để khai thác thông tin, hoặc mời làm tư vấn...đảm bảo tính chính xác của thẩm định. * Thẩm định về năng lượng và nước sử dụng cho sản xuất của dự án: Trong quá trình vận hành khai thác dự án, nhu cầu về năng lượng và nước là rất cần thiết đặc biệt là đối với các dự án sản xuất trong ngành công nghiệp luyện kim, hoá chất, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm- đồ uống...Do đó, trong khâu lập và thẩm định dự án cũng cần chú ý đến vấn đề này. -Về năng lượng : Cần thẩm định xem dự án sử dụng loại năng lượng nào: điện, than, dầu FO,DO, khí đốt... Dạng năng lượng đó có phù hợp với yêu cầu của sản xuất hay không Đánh giá sự cân đối giữa khả năng cung cấp năng lượng với đòi hỏi của sản xuất. Trong điều kiện Luật Môi trường đã được áp dụng rộng rãi vào các ngành sản xuất thì cần phải xem xét năng lượng sử dụng có phải là năng lượng sạch hay không? Khuyến khích sử dụng các loại năng lượng ít gây ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục và ổn định, cần dự kiến đầy đủ các chi phí đầu tư và sử dụng năng lượng như: mua và lắp đặt trạm biến áp, đường dây, hệ thống điện, tính toán chính xác điện năng tiêu thụ cho mỗi ngày sản xuất. Dự kiến mức sử dụng than, dầu mỗi ngày, từ đó xác định nhu cầu dự trữ về than, dầu cần thiết... Dự kiến các phương án dự phòng (máy phát điện ,bãi than, kho dầu...). -Về nước cho sản xuất và sinh hoạt : Thẩm định nhu cầu sử dụng nước theo từng mục đích (làm nguyên liệu cho sản xuất, làm mát thiết bị, tẩy rửa, chạy lò hơi, dùng cho sinh hoạt...), từ đó cân đối nhu cầu sử dụng với nguồn cung cấp (của công ty kinh doanh nước sạch, nước sông, nước giếng khoan) và có biện pháp xử lý nước nguồn hợp lý tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Cần chú ý đến vấn đề nước thải trong công nghiệp: Phải lọc và xử lý sạch trước khi hoàn nguyên ra môi trường tự nhiên. Xác định các chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước xử lý, chi phí dùng nước thường xuyên. * Thẩm định về kỹ thuật xây dựng của dự án Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho các thiết bị sản xuất và công nhân được thuận lợi và an toàn đồng thời đảm bảo được sự điều hành và dự trữ nguyên vật liệu sản phẩm. Như vậy, các hạng mục công trình bao gồm: Các phân xưởng sản xuất chính, phụ; Hệ thống điện, nước (phần xây dựng); Hệ thống đường nội bộ, bến đỗ bốc dỡ hàng; Văn phòng, phòng học; Nhà ăn, khu giải trí, vệ sinh; Hệ thống kho bãi, nguyên vật liệu và sản phẩm; Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; Hệ thống tường rào bảo vệ,... Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét: diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc (bê tông, gạch, khung sắt, lắp ghép,...), quy mô và chi phí dự kiến. Việc xác định chi phí xây dựng của dự án có thể được căn cứ vào đơn giá xây dựng, khối lượng phải thực hiện cho từng hạng mục công trình và lập được bảng dự trù chi phí. Tuy nhiên, việc dự kiến theo phương pháp trên chỉ có tính tương đối, sai số có thể lên tới 20- 30% so với các tính toán chi tiết trong dự toán. Sau khi dự kiến các hạng mục và chi phí để thực hiện, cần xem xét đến việc thực hiện xây dựng sẽ được tiến hành theo phương thức nào: tự làm, chỉ định thầu hay đấu thầu (trong nước, quốc tế...) tuỳ tính chất phức tạp và quy mô của công trình. * Thẩm định vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường Cùng với sự phát triển nghành công nghiệp, ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. ở Việt Nam đã có luật bảo vệ môi trường, do đó, trong thẩm định dự án cần quan tâm đến vấn đề này. Nội dung thẩm định về môi trường gồm: - Những biện pháp (công nghệ, thiết bị ) mà dự án dự kiến đầu tư để xử lý phù hợp với từng loại chất thải ( nước thải, hơi độc, khói bụi nhiệt độ cao...). Hiệu quả xử lý như thế nào ? Chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý là bao nhiêu ? Đối với dự án loại A, trong hồ sơ của dự án phải có một phần hay một chương nêu rõ tác động của dự án đến môi trường. Đối với dự án loại B và C, phải tiến hành lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường .... các tài liệu này phải được Bộ hoặc Sở KHCNMT xem xét. * Thẩm định nội dung tài chính của dự án: Điều quan trọng quyết định của công tác thẩm định là các chỉ tiêu tài chính, thể hiện ở giá trị hiện tại ròng, tỷ suất thu hồi vốn nội bộ, thời hạn thu hồi vốn… - Giá trị hiện tại ròng - Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư . n Ci NPV = - C0 + å ----------------- i=1 ( 1 + r ) i Trong đó : Ci là các luồng tiền ròng dự tính trong tương lai. C0 là vốn đầu tư ban đầu r là tỉ lệ chiết khấu Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án đầu tư là việc làm không đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro. Giá trị hiện tại ròng đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án . Khi NPV = 0 có nghĩa là thu nhập chỉ vừa đủ bù đắp cho giá trị theo thời gian của đồng tiền và rủi ro của dự án . Điều kiện để dự án được lựa chọn theo NPV : NPV>0 . -Phương pháp tính: dùng bảng tính hoặc Computer. . Tính chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (IRR Internal Rate of Return). - Khái niệm: Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí ( tức NPV = 0 ). - Công thức: n n å Bi (1+IRR)-i - å Ci (1+IRR)-i = 0 i = 0 i = 0 - Phương pháp tính: Dùng nội suy toán học theo 3 bước sau: + Lập công thức tính NPV với r là ẩn số + Chọn r1 và r2 sao cho r2 > r1 và r 2 - r1 < 5%. Thay vào để tìm NPV1và NPV2 sao._. cho NPV1 >0 và NPV2 <0 + Dùng công thức nội suy toán học để tìm IRR. NPV1 IRR = r1 + ( r2 - r1 ) . ------------------ NPV1 - NPV2 - Ý nghĩa: IRR cho biết khả năng sinh lợi của chính dự án đầu tư ( khả năng đem lại nguồn thu để cân bằng với vốn đầu tư và các chi phí bỏ ra ) do dó nó cũng cho biết chi phí vốn tối đa mà đự án có thể chịu đựng được. Chọn dự án khi IRRda >MARR (Minimum Attractive Rate of Return) MARR gọi là suất thu hồi tối thiểu hấp dẫn chủ yếu được chọn dựa vào kinh nghiệm của người chủ đâù tư hoặc ngân hàng thẩm định. Thông thường, MARR được lấy bằng chi phí thực của vốn đầu tư hoặc chi phí cơ hội. Trường hợp dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì MARR đựoc tính theo phương pháp bình quân gia quyền. -. Tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP ) - Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để cho thu nhập ròng từ dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn có thể được tính theo hai cách: Thời gian hoàn vốn giản đơn( không chiết khấu) và Thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian hoàn vốn giản đơn: - Công thức: Tổng vốn đầu tư THV = ----------------------------------- Lợi nhuận ròng + Khấu hao Trong đó: THV là thời gian hoàn vốn giản đơn. Chỉ tiêu này cho phép tính toán nhanh nhưng không xét đến thời giá của đồng tiền nên tính chính xác thấp. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: - Công thức: T T åBi (1+r )-i - å Ci (1+ r )-i = 0 i = 0 i = 0 Trong đó : T là khoảng thời gian hoàn vốn có chiết khấu - Phương pháp tính: lập bảng hoặc dùng máy tính PC. - Ý nghĩa: T: cho biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù chi phí vốn đầu tư, đối với hoạt động đầu tư nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thu hồi nhanh vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm -. Phương pháp chỉ số doanh lợi ( Profitability Index – PI ) Chỉ số doanh lợi phản ánh tổng giá trị hiên tại được tính dựa vào mối quan hệ tỉ số giữa thu nhập ròng so với đầu tư ban đầu . PI phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ được đầu tư. PV PI = --------- P Trong đó : PV là thu nhập hiện tại ròng PV = P + NPV P là vốn đầu tư ban đầu Đối với các dự án độc lập phải lựa chọn dự án có PI >=1 Đối với các dự án loại trừ phải lựa chọn dự án có PI >1 và PI max Ưu điểm của phương pháp PI : Quyết định chấp nhận từ chối dự án tuỳ thuộc vào muc đích tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. Giả định tỷ lệ tái đầu tư do NPV đặt ra. Nhược điểm của phương pháp PI : Không đo lường được trực tiếp tác động của một dự án đối với lợi nhuận của chủ sở hữu. Xếp hạng các dự án không dựa trên mục tiêu tối đa hoá thu nhập của cổ đông. -. Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án. Căn cứ vào bảng dự trù vốn. Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn tương xứng với từng khoản mục chi phí có so sánh với qui mô công suất và khối lượng xây lắp phải thực hiện, số lượng chủng loại thiết bị cần mua sắm. Cần tính toán sát với nhu cầu thực tế. Vấn đề đảm bảo về vốn lưu động khi đưa dự án vào hoạt động cũng cần đặc biệt chú ý vì nếu không đảm bảo nguồn này vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không phát huy được tác dụng. Điều đặc biệt có ý nghĩa trong thẩm định toàn bộ nội dung về tài chính là cán bộ thẩm định phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và độ tin cậy của các số liệu đưa vào tính toán chứ không nên căn cứ vào số liệu sẵn có trong dự án một cách máy móc rập khuôn...thực chất chỉ là tính toán lại các phép tính mà chủ đầu tư đã làm 2.2.4. Các phương pháp được sử dụng để thẩm định dự án đầu tư 2.2.4.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau: *Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. *Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. * Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi * Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. * Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí sản xuất…của ngành theo các định mức kinh tế- kỹ thuật hiện hành. * Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến) * Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại * Các chỉ tiêu mới phát sinh 2.2.4.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. 2.2.4.2.1. Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước. Xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được bộ máy quản lý dự án dự kiến. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung. 2.2.4.2.2 Thẩm định chi tiết Là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật-công nghệ-môi trường, kinh tế … phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước 3. Công tác thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Sau khi nhận được hồ sơ từ chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng, Ngân hàng tiến hành thẩm định dự án theo trình tự như sau: Đầu tiên hồ sơ sẽ được được đưa tới phòng tín dụng mà tại chi nhánh có các phòng là phòng khách hàng lớn, phòng khách hàng vừa và nhỏ. Ngoài ra còn có phòng khách hàng cá nhân, tùy thuộc vào quy mô của dự án mà hồ sơ được gửi tới phòng đó. Nhận được hồ sơ thì các cán bộ tín dụng Ngân hàng tiến hành thẩm định, sau khi thẩm định xong thì gửi toàn bộ hồ sơ và kết quả thẩm định xuống phòng quản lý rủi ro thẩm định lại một lần nữa xem dự án có khả thi hay không rồi mới trình giám đốc và ra quyết định cho vay. Quy trình thẩm định tại chi nhánh như sau: Hình 3: Qui trình thẩm định tín dụng Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Nhận hồ sơ để thẩm định Đưa yêu cấu, giao hồ sơ vay vốn Bổ sung, giải thích Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Thẩm định Tiếp nhận hồ sơ Lập báo cáo thẩm định Kiểm tra, kiểm soát Lưu hồ sơ và tài liệu có liên quan Chưa rõ Đủ điều kiện thẩm định Chưa đủ điều kiện thẩm định Chưa đạt yêu cầu Đạt 3.1 Thẩm định khách hàng 3.1.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp Tư cách pháp nhân: có đầy đủ tư cách pháp nhân; đối với các đơn vị hạch toán trực thuộc yêu cầu phải có Giấy uỷ quyền đi vay vốn của Công ty mẹ hoặc Bảo lãnh của Công ty mẹ. Tình hình sản xuất kinh doanh: sản xuất kinh doanh phải có lãi 2 năm liền kề, đối với các doanh nghiệp chưa thành lập được 2 năm tình hình sản xuất kinh doanh từ lúc thành lập cho đến thời điểm vay vốn phải có lãi; Cách thức, khả năng, kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành; Uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính khác; Thực trạng tài chính Kiểm tra các báo cáo tài chính; Phân tích Báo cáo tài chính; Quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác; Dự đoán xu thế tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3.1.2. Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân Thẩm định tình hình kinh doanh, thu nhập và tài sản. Đối với vay tiêu dùng cá nhân: nhu cầu tiêu dùng thực tế. 3.2. Thẩm định phương án vay và trả nợ dự án đầu tư 3.2.1. Đối với khoản vay ngắn hạn: Thực hiện thẩm định phương án vay và trả nợ của khách hàng theo các nội dung cơ bản sau: Đối tượng cho vay phải phù hợp với chức năng sản xuất kinh doanh được ghi trong đăng ký kinh doanh của khách hàng và các quy định tại Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà nước ban hành; Nhu cầu vay; Thị trường của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng của dự án; Điều kiện, biện pháp và khả năng thực hiện dự án của khách hàng; Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh. Nguồn tiền trả nợ và khả năng kiểm soát của NHCT về nguồn trả nợ của khách hàng; 3.2.2. Đối với khoản vay trung và dài hạn: Thực hiện thẩm định dự án đầu tư của khách hàng theo các nội dung cơ bản sau: Nhân tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư: Những yếu tố bên ngoài: Tình hình thị trường thế giới, giá cả, xu hướng tiêu thụ, xu hướng xuất khẩu; Những yếu tố bên trong: Về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các Bộ, các ngành; Về thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; Về vị trí địa lý triển khai dự án; Về công nghệ, thiết bị sử dụng trong dự án; Khả năng sản xuất, kinh doanh; Về suất đầu tư; Những rủi ro; Thẩm định kế hoạch tài chính của dự án: Tổng nguồn thu, lợi nhuận, thời hạn khấu hao, thời hạn hoàn vốn, ... ; Đánh giá khả năng quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Khả năng tài chính: thông qua việc phân tích các Báo cáo tài chính của khách hàng trong các năm tài chính kể từ khi triển khai dự án đầu tư cho đến khi có thể trả hết nợ vay ngân hàng; Nguồn tiền trả nợ và khả năng kiểm soát của NHCT về nguồn tiền trả nợ; Hiệu quả của dự án: về tài chính và kinh tế-xã hội 3.3. Thẩm định bảo đảm tiền vay 3.3.1. Đối với các trường hợp cho vay có tài sản bảo đảm: Chất lượng và khả năng chuyển đổi thành tiền; Tính hợp pháp, đầy đủ của tài sản bảo đảm tiền vay; Những rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay: Biến động về giá cả, thị trường, tư cách pháp lý và khả năng tài chính của người bảo lãnh; Khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm về bảo đảm tiền vay. Lập biên bản đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp (theo qui định) Đối với tài sản bảo đảm được hình thành từ vốn vay phải có giá trị tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án. Đối với tài sản mà Pháp luật có qui định phải mua bảo hiểm thì yêu cầu khách hàng viết cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay từ khi tài sản được hình thành và đưa vào sử dụng. 3.3.2. Đối với các trường hợp cho vay bảo đảm bằng tín chấp: Khả năng thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của người thứ ba trong trường hợp khách hàng phải thế chấp, cầm cố theo yêu cầu của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cán bộ tín dụng thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng) 3.4. Lập tờ trình Cán bộ tín dụng lập tờ trình về kết quả thẩm định trong đó ghi rõ kết luận, kiến nghị của mình (cho vay hay không cho vay: lý do, mức cho vay, thời hạn ...). Khi trình kết quả thẩm định để Giám đốc xử lý, phải trình đầy đủ hồ sơ của khách hàng. Trong hồ sơ kèm theo bảng liệt kê danh mục hồ sơ có chữ ký của Trưởng phòng . Sau khi nhận bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng CBTD kiểm tra đánh giá sơ bộ, nếu thấy khả thi thì hẹn khách hàng xuống kiểm tra tình hình SXKD và kiểm tra tình hình TSĐB của khách hàng, thông thường xuống kiểm tra 1-2 lần. Sau đó CBTD lập tờ trình thẩm định gồm các yếu tố sau: *) Giới thiệu doanh nghiệp: Bao gồm các nội dung được lấy từ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và có kết luận của CBTD về tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý, phần này không có những thông tin về tư cách, những thông tin phi tài chính về khách hàng (Character). *) Tình hình tài chính doanh nghiệp: Trong phần này CBTD đưa vào Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp với số liệu gần thời điểm cho vay nhất và liệt kê một số chi tiết trong Bảng CĐKT như: tình hình công nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tình hình tài sản... Sau đó có đánh giá của CBTD về tình hình tài chính của khách hàng. Phần phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân tích xu thế, phân tích báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo luồng tiền bị bỏ qua . *) Kế hoạch và dự án vay vốn: Trong phần này CBTD đưa các thông tin về nhu cầu vốn vay, cơ cấu nguồn vốn tham gia dự án, mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án theo thực tế, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của dự án. Các dự kiến luồng tiền, thu nhập chi phí trong tương lai không được đề cập ở đây . *) Tài sản đảm bảo: CBTD nêu rõ tên, vị trí, đặc điểm, giá trị, hồ sơ pháp lý của TSĐB. Sau đó là kết luận của CBTD về khả năng đảm bảo của tài sản. *) Kết luận và đề xuất cho vay của CBTD : CBTD ghi rõ ý kiến cho vay hoặc không cho vay . Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo (TSĐB) do một Hội đồng định giá tài sản dựa trên giá trị còn lại của tài sản công ty và thành lập Hội đồng thẩm định tại chi nhánh. Các thành viên hội đồng gồm: Trưởng phòng tín dụng, Trưởng phòng Kế hoạch và Dịch vụ Ngân hàng, Chánh văn phòng, CBTD. Các thành viên cùng đi đánh giá và ký vào biên bản định giá TSĐB. Tờ trình được duyệt ở cấp phòng sau đó trình Tổng giám đốc duyệt, nếu vượt quyền phán quyết của Tổng giám đốc tờ trình được trình lên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nếu vượt quyền phán quyết Chủ tịch HĐQT sẽ triệu tập các thành viên của HĐQT xem xét quyết định. Hiện nay ngân hàng đã thành lập Hội đồng tín dụng và đã đi vào hoạt động khá tốt, phần lớn các khoản vay đều do phòng quản lý rủi ro và phòng khách hàng doanh nghiệp lớn thẩm định rồi trình Tổng giám đốc ký duyệt cho vay. Sau khi được duyệt CBTD hoàn thiện thủ tục thế chấp tài sản, lập hợp đồng tín dụng theo mẫu của Ngân hàng công thương Việt Nam , hoàn thiện các thủ tục còn thiếu khác rồi thực hiện giải ngân. Khi giải ngân CBTD kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng theo đúng kế hoạch kinh doanh, dự án xin vay đã lập. Trong bước này một số món vay chưa kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay thể hiện ở chỗ cho khách hàng giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển tiền vay sang tài khoản thanh toán của đơn vị. Sau khi giải ngân CBTD mở tài khoản nghiệp vụ theo dõi, định kỳ 1 tháng 1 lần kiểm tra, đánh giá khách hàng, lập phiếu kiểm tra an toàn vốn vay và lưu vào hồ sơ tín dụng. CBTD theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, lập thông báo nợ đến hạn gửi cho khách hàng. Trong bước này những trường hợp gia hạn nợ thường không được chủ động đánh giá trước, một số trường hợp khi đến hạn khách hàng không trả được nợ CBTD mới xuống kiểm tra, một số trường hợp hết thời hạn trả nợ vẫn không có đơn xin gia hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn hồ sơ tín dụng được chuyển cho bộ phận xử lý nợ ở phòng khác theo dõi và thực hiện xử lý. Sau khi kết thúc khoản vay (khách hàng trả hết nợ gốc cộng lãi), CBTD làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp, trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo cho khách hàng và lưu trữ hồ sơ tín dụng. 4. Một dự án minh họa Để phản ánh một cách trung thực tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, sau đây là quy trình thẩm định một dự án thực tế: “Dự án vay đầu tư một trạm nạp bình LPG Hà Nội”. 4.1. Giới thiệu về dự án - Tên dự án: Đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội -Chủ đầu tư: Công ty chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí(PVGC). -Địa chỉ: 95B Lê Lợi- Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu -Tổng vốn đầu tư: 7.873 triệu đồng Trong đó: - Chuẩn bị đầu tư : 82 triệu đồng - Chuẩn bị xây dựng : 548 triệu đồng -Thực hiện đầu tư : 6071 triệu đồng -Lãi vay vốn trong thời gian xây dựng: 422 triệu đồng -Dự phòng phí : 300 triệu đồng - Vốn lưu động : 450 triệu đồng -Nguồn vốn đầu tư Vốn tự có của PVGC :10% Vay tổng công ty :30% Vay Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm : 60% -Thời gian hoạt động của dự án là 16 năm (2000-2015) Để thuận tiện cho việc tính các chỉ tiêu kinh tế của Dự án và cân đối vay trả, trong dự án sẽ tính vay vốn cả từ 2 nguồn Tổng công ty và Ngân hàng theo lãi suất trần hiện hành của Ngân hàng là 12.6%/năm. 4.2. Thẩm định dự án vay vốn Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 4.2.1. Thẩm định cơ sở pháp lý và sự cần thiết đầu tư của dự án 4.2.1.1. Cơ sở pháp lý của dự án Xuất phát từ cơ sở hồ sơ mà chủ đầu tư gửi đến ngân hàng, cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét các yếu tố pháp lý của dự án. -Theo quyết định số 4083/QĐ- HĐQT ngày 15/11/1997 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam v/v phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội” của công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí. - Quyết định số 618/ QĐ- HĐQT ngày 25/02/1999 của Hội đồng quản trị TCT Dầu khí Việt Nam v/v phê duyệt thiết kế thi công và tổng dự toán công trình “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội” của công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí.”. - Quyết định số 3576/ HĐQT ngày 10/08/1996 cảu Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam về duyệt phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội”. - Quyết định số 1600/ QĐ-UB/MTg ngày 15/09/1997 của UBNDTP HN v/v phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội”. Nhìn chung, chủ đầu tư và dự án đã hội tụ đủ những yếu tố pháp lý cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tín dụng ngân hàng. 4.2.1.2. Về sự cần thiết phải đầu tư dự án: Bằng các số liệu và phân tích cụ thể, chủ đầu tư đã chứng minh và làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư xây dựng một cơ sở tàng chứa và phân phối khí hóa lỏng tại Hà Nội là hết sức cần thiết, PVGC thấy rằng Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư có thu nhập cao đang và đang sẵn sàng chuyển đổi sử dụng LPG vào việc đun nấu trong gia đình, bên cạnh đó còn có nhiều cơ sở thương mại công nghiệp đang sử dụng LPG trong sản xuất. Do đó việc đầu tư xây dựng một trạm LPG tại Hà Nội là hết sức cần thiết, điều kiện tốt cho việc kinh doanh sản phẩm khí thực hiện tốt cho việc phân phối khí hóa lỏng cho khu vực miền Bắc phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Trên cơ sở nội dung pháp lý và sự cần thiết phải đầu tư dự án được làm rõ, cán bộ thẩm định đã chuyển sang xem xét vấn đề thị trường qua các số liệu cụ thể do chủ đầu tư thuyết trình trong dự án. 4.2.2. Thẩm định về phương diện thị trường 4.2.2.1. Giới thiệu sản phẩm Đây là phần giới thiệu của chủ đầu tư về sản phẩm LPG Khí hóa lỏng (PLG) là sản phẩm dầu mỏ, được sản xuất từ quá trình lọc dầu (chưng cất dầu thô), từ khai thác mỏ khí và từ khí đồng hành của các mỏ dầu, được tàng chứa và vận chuyển ở trạng thái lỏng. Khi ấp suất hạ xuống thì sản phẩm này sẽ được chuyển đổi từ dạng lỏng sang dạng khí. PLG được sử dụng rộng rãi cho các mục đích khác nhau, do nhiệt trị của sản phẩm rất cao, ít độc hại và không gây ô nhiễm môi trường. Các lĩnh vực sử dụng khí hóa lỏng gồm: -Sử dụng trong gia đình: đun nấu , sưởi ấm… -Sử dụng trong kinh doanh: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện… -Sử dụng trong công nghiệp: chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo sản phẩm kim loại… 4.2.2.2. Phân tích thị trường LPG đã được các công ty kinh doanh LPG giới thiệu tới các hộ gia đình ở Hà Nội vào cuối năm 1993. Hiện nay LPG đã trở nên quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong đun nấu của các tầng lớp nhân dân, cũng như trong các khách sạn nhà hàng…Ngoài ra hàng loạt các cơ sở công nghiệp cũng đang sử dụng LPG để làm nhiên liệu phục vụ sản xuất. Nhu cầu PLG sẽ tăng lên theo tỷ lệ chuyển đổi hình thức trong khu vực thương mại, trong khi nhu cầu trong khu công nghiệp sẽ tăng theo sự tăng trưởng của GDP. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 5.8% năm 98 và dự đoán trong tương lai sẽ tăng từ 7-9%. Dự báo về nhu cầu LPG tại Hà Nội như sau: Đối với nhu cầu LPG ở khối hộ gia đình thì chủ đầu tư căn cứ vào các nhân tố là hộ gia đình, mức tăng trưởng dân số hàng năm, mức tiêu thụ LPG ở các hộ gia đình hàng tháng, tỷ lệ mong muốn chuyển đổi. Đối với nhu cầu ở khối thương mại: Chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu LPG trong khối thương mại ở Hà Nội dựa trên số liệu khảo sát thu nhâoj được và mối tương quan giữa nhu cầu về LPG giữa khu vực hộ gia đình và khối thương mại. Theo kinh nghiệm một số nước trong vùng, nhu cầu về khối LPG ở khối thương mại chiếm khoảng 15% tổng số nhu cầu của cả khối gia đình và khối thương mại cộng lại. Giả thuyết rằng mối tương quan tương tự sẽ được áp dụng tại thị trường Hà Nội Việt Nam. Toàn bộ nhu cầu dự báo cho hai khối thị trường được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 2:Nhu cầu về LPG tại Hà Nội Năm 2000 2005 20010 2015 Khối hộ gia đình 9391 22735 31384 41066 Khối hộ thương mại 1878 4547 6277 8213 Tổng cộng 11269 27282 37661 49279 ( Nguồn: Theo dự báo của phòng kinh doanh-Báo cáo nghiên cứu khả thi PVGC) Nguồn cấp: Nhà máy chế biến Dinh Cố đã đi vào hoạt động và cung cấp đủ như cầu LPG trong nước, như vậy nguồn cung cấp LPG cho trạm nạp hoàn toàn là nguồn nội địa. Hiện nay đã có một số trạm nạp bình ở miền Bắc của các công ty khác đang hoạt động. Tuy nhiên hầu hết các trạm này đều nằm tại Hải Phòng. Do đó khi phân phối tại Hà Nội đều phải chịu chi phí vận chuyển, bốc dỡ đẩy giá thành lên cao hơn nếu nạp bình tại Hà Nội. LPG cung cấp cho trạm Hà Nội sẽ lấy từ căn cứ đầu mối phân phối LPG Của PVGC tại Hải Phòng bằng xe bồn chuyên dùng. Những người bán hiện nay: Hiện nay có 10 nhà cung cấp và phân phối LPG lớn ở thị trường miền Bắc là SAIGONPETRO, PETROLIMEX, ELF GAS SAIGON, VIETNAM LPG Co.., THANGLONG LPG Co.., DAIHAI LPG, SELL GAS, UNIQUE GAS, KEROGASIMEX và TOTAL (mới thâm nhập thị trường); tất cả những công ty này đều có thạm nạp bình LPG. 4.2.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật 4.2.3.1. Tổ chức thực hiện Dự án trạm nạp bình LPG Hà Nội là dự án thuộc hình thức đầu tư mới với chủ đầu tư là Công ty chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí(PVGC). Căn cứ vào tổng mức đầu tư, dự án nằm trong nhóm C thuộc doanh nghiệp tư nhân. Với chức năng nhiệm vụ, năng lực sẵn có của công ty, căn cứ vào điều 66 của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng bạn hang theo nghị định 162/1999 NĐ-CP PVGC đủ điều kiện tổ chức thực hiện dự án dưới hình thức tự thực hiện dự án cùng với đấu thầu mua sắm thiết bị. 4.2.3.2. Công nghệ và trang thiết bị * Nguyên lý xuất sản phẩm lên xe: Bơm hút LPG từ bồn lớn sẽ ép vào bồn của xe, hơi nén được xả theo ống hơi quay trở lại không gian của buồng lớn. Việc xác định lượng LPG xuất thông qua đồng hồ đo lưu lượng hoặc cân tải trọng và hoạt động tự động, khi đủ lượng hệ thống sẽ tự động ngừng việc cấp LPG. Máy bơm sử dụng chủ yếu là máy của căn cứ nhưng trong trường hợp máy bơm bị hỏng thì sự dụng máy bơm của xe bồn. * Thiết bị: + Bồn chứa: gồm 4 loại 277 tấn.bồn được thiết kế và xây lắp theo các tiêu chuẩn của Mỹ. Các bồn chứa có thể hoạt động độc lập để thuận tiện cho việc nhập, xuất sản phẩm và sữa chữa, bão dưỡng. + Hệ thống tiếp nhận LPG từ tàu: sử dụng cầu cảng chung với Thăng Long LPG Co nên giảm được chi phí xây dựng. + Hệ thống đường ống, máy bơm, máy nén khí và các loại van, đồng hồ dùng để vận chuyển và nạp sản phẩm sẽ thiết kế theo tiêu chuẩn của viện dầu khí Mỹ. + Hệ thống điều khiển, kiểm tra: được thiết kế và lắp đặt hiện đại cho phép vận hành tự động, quản lý và kiểm soát được toàn bộ các hoạt động của căn cứ từ phòng điều khiển. 4.2.3.3. Địa điểm và quy mô của dự án 4.2.3.3.1. Địa điểm Địa điểm để xây dựng trạm nạp được đặt tại xã Đình Xuyên huyện Gia Lâm-Hà Nội. Đây là khu vực đảm bảo được các yếu tố về địa chất, khí hậu và thủy văn với các đặc điểm như sau: ˚Phía bắc tiếp giáp với mương thủy lợi ˚Phía đông và tây giáp khu đất nông nghiệp ˚Phía nam giáp đường đi từ quốc lộ 1A đi vào khu hóa chất dung dịch khoan của PV 4.2.3.3.2. Quy mô công trình Công trình được xây dựng bao gồm: - Công suất nạp bình:50 bình/giờ - Sức chứa của trạm nạp là 20 tấn (2 bình 10 tấn) - Nhà tổ hợp 720m2( nhà nạp bình, khu chứa bình đã nạp, khu chứa bình rỗng) - Nhà làm việc điều hành:79.2m2; - Nhà thường trực và bảo vệ: 9m2; - Nhà đặt bơm cứu hỏa, tủ phân phối điện và máy phát điện dự phòng; - Gara ô tô:216 m2; - Gara xe máy, xe đạp: 30m2; - Tường rào bảo vệ 342 m( một cổng vào và một cổng thoát hiểm); -Đường bãi nội bộ: 3.055 m2; - Hệ thống cấp điện, chống sét và an toàn tĩnh điện; - Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC :18O m2. 4.2.4. Thẩm định về môi trường và giải pháp xử lý LPG là là loại nhiên liệu sạch, không độc nên không gây ô nhiễm môi trường, nhưng tính nguy hiểm của LPG là dễ gây cháy nổ khi nồng độ đạt tới mức nguy hiểm. Vì vậy các thiết bị và hệ thống ống dẫn LPG phải được thiết kế và lắp đặt như một hệ thống khép kín. Bất kỳ một lượng LPG nhỏ nào nếu bị thoát ra trong quá trình vận hành sẽ phải thấp hơn giới hạn cháy nổ thấp nhất và được phân tán trong không khí một cách an toàn. Hơn nữa, mọi thao tác khi vận hành phải hạn chế tối đa sự tạo ra tia lửa điện. Các tiêu chuẩn và quy phạm thực hành mà Quốc tế chấp nhận được sử dụng trong các giai đoạn xây lắp và vận hành. Các tiêu chuẩn và quy phạm thực hành thích hợp sử dụng cho Trạm như sau: Các khoảng cách an toàn giữa các bồn chứa, nhà làm việc, nhà nạp bình, từ bồn chứa tới các khu vực xung quanh, tới các thiết bị khác phù hợp với các tiêu chuẩn của Mỹ, cụ thể theo tiêu chuẩn Hiệp hội phòng cháy quốc gia (NFPA) số 58 quy định. Các khía cạnh an toàn khác được tính đến là: - Việc sử dụng hiện tại hoặc tương lai các khu đất lân cận được bố trí sát với các khu vực ít có khả năng xây dựng nhất ; - Tạo điều kiện dễ dàng cho sự di chuyển của các loại xe ra vào trong phạm vi trạm nạp để giảm tối đa khả năng va chạm của các phương tiện giao thông. - Tổ chức mặt bằng nhằm phục vụ các trường hợp khẩn cấp như sẽ có cổng thoát riêng trong trường hợp khẩn cấp để tránh các vụ tắc nghẽn giao thông tại cổng ra vào chính trong các trường hợp khẩn cấp; - Các nhu cầu về hành chính và nhân sự. Các giải pháp phòng chống cháy Các tiêu chuẩn và quy phạm thực hành được Quốc tế thừa nhận áp dụng cho các thiết kế và thiết bị phòng chống cháy, đặc biệt là những yêu cầu và điều kiện teo NFPA-58 sẽ được xem xét cho việc xây dựng hệ thống cứu hỏa của Trạm nạp. Nguyên tắc cơ bản của việc chữa cháy Trạm nạp là: khi có cháy, việc đầu tiên là ngắt nguồn LPG ( tự động hoặc thủ công), làm sạch các bông chứa và hệ thống đường ống, hạn chế tối đa các tác động làm tăng áp suất trong các bồn chứa để tránh nguy cơ nổ. Lửa sẽ tự tắt khi LPG không còn, tiếp tục làm lạnh để tránh cháy lại. Hệ thống cứu hỏa sử dụng từ bồn chứa nước cứu hỏa, nguồn nước được lấy từ giếng khoan từ trạm. Các biện pháp sau sẽ được triệt để áp dụng: - Phối hợp với các địa phương để có kế hoạch đảm bảo an toàn chung cho Trạm nạp, các cơ sở sản xuất xung quanh và khu dân cư lân cận. - Có kế hoạch đào tạo và hướng dẫn công nhân viên của Trạm nạp thường xuyên về an toàn lao động và phòng chống cháy. 4.2.5. Thẩm định về tổ chức quản lý và bố trí nhân lực Khi bắt đầu xây dựng Trạm, một bộ phận tổ chức sản xuất và kinh doanh được thành lập gồm: Trưởng trạm: Điều hành chung Tổ sản xuất: sẽ vận hành trạm nạp, xếp dỡ bình. Bộ phận có tổ trưởng và các nhân viên Tổ kinh doanh: phụ trách việc kinh doanh, giao dịch với các bạn hàng, tiếp thị bán hàng… Tổ có Tổ trưởng và 9 nhân viên. Tổ tài chính, hành chính: chuyên trách vấn đề tài chính, hành chính. Tổ có mộ tổ trưởng và 3 nhân viên, 4 bảo vệ. 4.2.6 Thẩm định phương diện kinh tế-tài chính 4.2.6.1. Dự toán và nguồn vốn đầu tư Theo số liệu tính toán mà chủ đầu tư gửi tới Ngân hàng, cán bộ thẩm định nhận thấy rằng với mức tổng vốn đầu tư là 7873 triệu đồng thì lượng tiền mà chủ đầu tư muốn vay là hợp lý và có thể đáp ứng được 4.2.6.2. Dự trù doanh thu – chi phí 4.2.6.2.1. Thẩm định phần doanh thu Qua phân tích đơn giá mà chủ đầu tư gửi tới ngân hàng thì cán bộ thẩm định tiến hàng kiểm tra lại doanh thu hàng năm mà dự án mang lại Bảng 3: Bảng dự trù doanh thu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng tấn 169 609 964 1313 1719 2137 2292 2451 Đơn giá triệu đ/tấn 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 Doanh thu triệu đ 1098.5 3958.5 6266 8534.5 11173.5 13890.5 14898 15931.5 Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng tấn 2892 3076 3264 3456 3653 3854 4060 4271 Đơn giá triệu đ/tấn 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 Doanh thu triệu đ 18798 19994 21216 22464 23744.5 25051 26390 27761.5 4.2.6.2.2. Thẩm định phần chi phí Dự án vay của ngân hàng số tiền là 6701 triệu đồng với lãi suất 12.6%/ năm và kế hoạch trả đều trong 5 năm từ 2001 đến 2005. Diễn giải tiền trả lãi hàng năm và số tiền phải trả nợ hàng năm được cán bộ Thẩm định tính toán như sau: Bảng 4: Bảng trả lãi vay Đơn vị : triệu đồng STT Diễn giải 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Vốn vay 6701 2 Vốn vay ở thời điểm đầu năm 6701 6701 5360.8 4020.6 2680.4 1340.2 3 Trả lãi từng năm 985 844.326 675.4608 506.5956 337.7304 168.8652 4 Trả vốn gốc từng năm 1340.2 1340.2 1340.2 1340.2 1340.2 5 Vốn gốc vay còn lại 6701 5360.8 4020.6 2680.4 1340.2 0 6 Số tiền trả nợ hàng năm 985 2184.526 2015.661 1846.796 1677.93 1509.065 Theo giả định các mức khấu hao tài sản mà chủ đầu tư đưa ra như sau Xe cộ :18% được khấu hao trong 7 năm(2000-2006) Kết cấu xây dưng: 12% khấu hao trong 9 năm (2000-2008) Bồn chứa và các thiết bị: 18% khấu hao trong 7 năm(2000-2006) Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định lại việc tính khấu hao và kết quả như sau: Bảng 5: Bảng tính khấu hao Đơn vị: triệu đồng STT Diễn giải 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Xe chở LPG 23 47 47 47 47 47 26 2 Kết cấu xây dựng 184 367 367 367 367 367 367 367 306 3 Bồn chứa và các thiết bị khác 195 391 391 391 391 391 4 Tổng cộng 402 805 805 805 805 805 393 367 306 Chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm bao gồm chi phí vận hành, trả lãi vay và khấu hao cơ bản. Dựa trên các định mức tính chi phí vận hành như tiền lương, bảo hiểm, chi phí sửa chữa lớn, vv.. tính toán chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm như sau: Bảng 6: Bảng chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm Đơn vị: triệu đồng STT Khoản mục Diễn giải 2000 2001 2002 I Chi phí vận hành 404.18 993.44 1082.99 1 Chi phí lương tăng 2% hàng năm 242.26 494.2 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4908.doc
Tài liệu liên quan