Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank)

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ----- LỜI CAM ĐOAN Em tên là: Trần Thị Minh Trang, hiện đang là sinh viên năm thứ 4 lớp Kinh tế Đầu tư 47C, khoa Đầu tư. Sau thời gian thực tập em đã hoàn thành chuyên đề thực tập và phát triên lên luận văn. Đề tài em chọn: “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đàu tư tại ngân hàng SeAbank” Em xin cam đoan bài viết chuyên đề này hoàn toàn không có sự sao chép. Các tài liệu sử dụng trong chuyên đề chỉ mang tính tham khảo. Trầ

doc112 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Thị Minh Trang MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn theo khu vực. 8 Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng 9 Bảng 3: Cơ cấu nợ của SeAbank 10 Bảng 4: Chỉ tiêu tài chính của SeAbank 11 Bảng 5: Tình hình thẩm định dự án vốn vay tại SeAbank năm 2005- 2008 16 Bảng 6: Quan hệ tín dụng của công ty Hưng Thịnh phát và SeAbank. 34 Bảng 7: chỉ tiêu tổng tài sản của Hưng Thịnh Phát. 35 Bảng 8 : mục tiêu sản xuất phôi thép của dự án 37 Bảng 9: Cung cầu phôi thép 38 Bảng 10: Nhu cầu phôi thép của các nhà máy 39 Bảng 11: Bảng dự báo sản lượng thép 40 Mô hình quản lý nhà máy khi dự án đi vào hoạt động 45 Bảng 12: Tổng vốn đầu tư của dự án 46 Bảng 13: Chi phí dự án. 48 Bảng 14: Giá nguyên vật liệu 49 Bảng 15 : Chỉ tiêu tài chính cuả dự án 52 Bảng 16: Hiệu quả dự án thay đổi theo giá thành sản phẩm 53 Bảng 17: Hiệu quả thay đổi khi giá nguyên vật liệu thay đổi 54 Bảng 18: Hiệu quả thay đổi khi công suất bình quân thay đổi 54 Bảng 19: Hiệu quả thay đổi khi giá trị tài sản cố định thay đổi 55 Bảng 20: Hiệu quả thay đổi khi giá thành và chi phí nguyên vật liệu cùng thay đổi 56 LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã đem đến cho Việt Nam những thành tựu to lớn về mặt kinh tế và đời sống xã hội. Trong đó phải kế đến sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế sau thời kỳ đổi mới. Có được sự phát triển như hôm nay phải kể đến chính sách đúng đắn của nhà nước và những công cụ phục vụ cho chính sách kinh tế. Một trong những nhân tố được đánh giá cao vào công cuộc phát triển đất nước là hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng thương mại Việt Nam với chức năng là trung gian tài chính đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư. Và kết quả sau 20 năm đổi mới, đất nước đã có những đổi thay rõ rệt.Trong 5 năm trở lại đây ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ, số lượng tăng lên nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu về vốn của đất nước. Số lượng dự án tìm đến ngân hàng và ngân hàng cũng chủ động tìm đền chủ đầu tư ngày càng nhiều. Tuy nhiên ngân hàng vẫn là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy quyết định cho vay cần hết sức thận trọng Hơn nữa do yếu tố kinh tế thị trường tác động nên trong nền kinh tế tồn tại những phần tử thiếu đứng đắn, minh bạch trong kinh doanh. Vì vậy việc thẩm định cho vay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong thẩm định cho vay dự án, ngân hàng chủ trọng đến rất nhiều nội dung, trong đó phầm thẩm định chất tài chính dự án được chú trọng hơn hết. Do tầm quan trọng của đề tài này đã tạo cho em niềm hứng thú đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Trần Mai Hương đã giúp em hoàn thành chuyên đề tót nghiệp : “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng SeAbank”. Đề tài của em gồm 2 phần: Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank. Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Mai Hương đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SEABANK. 1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. 1.1.1. Khái quát về ngân hàng Đông Nam Á- SeAbank. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, tên viết tắt là SeAbank, là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào năm 1994 theo giấy phép hoạt động của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, với tổng vốn điều lệ ban đầu là 120 tỷ Việt Nam đồng. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng không ngừng phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và ngày một khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Hoạt động chính của SeAbank bao gồm: - Huy động, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư. - Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng bằng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ. - Chiết khấu thương mại, hùn vốn kinh doanh. - Dịch vụ thanh toán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế. Trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhất hiện nay, hệ thống ngân hàng SeAbank ngày một phát triển để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hoàn hảo nhất.Hệ thống mạng lưới được mở rộng liện tục tới các khu vực kinh tế năng động và khắp các trung tâm lớn trên toàn quốc. Trong 4 năm gần đây SeAbank luôn được nhà nước phong tặng ngân hàng loại A. Đến nay ngân hàng đã và đang được biết tới như ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh và bền vững nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Sau gần 15 năm hoạt động, ngân hàng đã xây dựng được một hệ thống hoạt động đồng bộ khắp ba miền Việt Nam, định hướng rõ ràng về tài chính, nhân lực và công nghệ với tầm nhìn chiến lược xây dựng. Với tiềm lực và khả năng cuả mình, SeAbank luôn tin tưởng và cam kết sẽ đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm tốt nhất, dịch vụ tốt nhất và là đối tác tài chính đáng tin cậy để “cùng bạn đi tới thanh công’’ 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP SeAbank khá chuyên môn hóa. Đồng thời vẫn đảm bảo được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban. Đứng đầu bộ máy tổ chức là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông cử ra Hội đồng quản trị cùng Ban kiểm soát. Hai ban này cùng song song điều hành và giám sát hoạt đôngj của ngân hàng. Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn nắm giữ một tỷ lệ phiếu nhất định. Với quyền hạn của mình Hội đồng quản trị đưa ra những chiến lược cho ngân hàng và giao nhiệm vụ cho Ban giám đốc. Ban giám đốc là ban trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, đưa các chiến lược của hội Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị về cụ thể hóa. Để hoàn thành nhiệm vụ mà ban giám đốc giao, dưới ban giám đốc còn có khối tham mưu cho Ban tổng giám đốc ( các phòng điện toán, Tổng hợp, Pháp chế, Tái thẩm định, kiếm soát nội bộ, tổ chức nhân sự), khối hỗ trợ( nơi bao gồm các phòng phát triển thị trường, dịch vụ khách hàng), và khối tạo nên năng lực tài chính cho khách hàng: khối Kinh doanh( trung tâm kinh doanh tiền tệ, trung kinh doanh, trung tâm thẻ). Phòng Phát triển sản phẩm thẻ Trung tâm Giải pháp tự động Phòng Công nghệ Phòng Khách hàng và dịch vụ Trung tâm Thẻ Phòng Ngân quỹ Phòng Hỗ trợ hạch toán tín dụng Phòng Khách hàng và thẩm định Phòng Kế toán giao dịch Trung tâm kinh doanh Phòng Đầu tư Phòng Kinh doanh ngoại tệ Phòng Nguồn vốn Trung tâm KD tiền tệ và đầu tư Phòng Điện toán Phòng tổng hợp Phòng Pháp chế Phòng Kế toán tài chính Phòng Tái thẩm định Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Tổ chức nhân sự Trung tâm thanh toán Phòng thanh toán trong nước Phòng Thanh toán quốc tế Phòng hành chính Trung tâm Sản phẩm và Thị trường Phòng Phát triển khách hàng Phòng nghiên cứu và Phát triển thị trường Phòng Phát triển mạng lưới và dịch vụ Phòng Phát triển sản phẩm Phòng Quan hệ công chứng Khối kinh doanh Khối tham mưu Khối hỗ trợ Ban tổng giám đốc Hội đồng quản trị Ban kiểm soát ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG 1.1.3. Khái quát hoạt động SeAbank giai đoạn 2005- 2008. 1.1.3.1 Những nét tổng quát tình hình hoạt động SeAbank. Giai đoạn 2005- 2008 là giai đoạn đánh dấu những chuyển biến to lớn của thị trường tài chính Việt Nam, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Đồng thời vào cuối giai đoạn này cũng chứng kiến sự suy thái nghiêm trọng của nền kinh tế. Ngành tài chính ngân hàng chịu những ảnh hưởng to lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, bằng sự nỗ lực đổi mới và phát triển mạnh mẽ, SeAbank đã và đang vượt qua những khó khăn thách thức để khẳng định vị thế của một ngân hàng năng động, hiện đại trên thị trường tài chính Việt Nam. Năm 2005 là năm đánh dấu những bước thay đổi trong định hướng chiến lược của SeAbank cả về mặt chiều rộng đến chiều sâu. Kết quả hoạt động năm 2005 cho thấy, lợi nhuận năm 2005 đạt được gấp 4 lần năm 2004. Đặc biệt về mặt chiến lược, ngân hàng đã chuyển hội sở chính về Hà Nội – trung tâm tài chính của cả nước, đồng thời ngân hàng mở thêm một loạt các chi nhánh tại ba miền. Năm 2005, ngân hàng Đông Nam Á còn được đánh giá là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc sử dụng công nghệ cao. Ngân hàng tích cực triển khai phần mền quản trị ngân hàng Tenemos T24. Đây là một trong những phần mền tiên tiến tại Việt Nam vào thời điểm 2005 nhằm phục vụ cho các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như: Thẻ ATM, Phone Banking, Inenet Banking. Ngân hàng luôn ý thức việc đổi mới công nghệ đi kèm với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiến bước đưa ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam. Năm 2006, là một năm ngân hàng đạt được nhiêu thành công to lớn.Quy mô vốn điều lệ là 500 tỷ, giá trị tổng tài sản đạt 10.201, tốc độ tăng trưởng lợi trước thuế tăng gần 300% so với năm 2005.Trong năm này mạng lưới hoạt động của SeAbank tuy chưa nhiều, nhưng là năm chiến lược đưa SeAbank vươn tới chiếm lĩnh thị trường cả nước. Thời điểm năm 2006 này, SeAbank đã có 30 điểm giao dịch tại các trung tâm lớn kinh tế trên cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang…. Năm 2006 cũng là năm công nghệ T24 Tenemos đi vào khai thác sử dụng và đã chứng minh hiệu quả nó mang lại là những tiện ích vượt trội thuận lợi cho công tác quản trị mạng điều hành giao dịch với khách hàng. Để phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngân hàng tiếp tục cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiện ích mang tính ưu việt và cạnh tranh cao: sản phẩm cho vay mua ô tô, sản phẩm cho vay tiêu dùng, sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp( doanh nghiệp vàng, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm lãi suất bậc thang…. Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt độngc của ngân hàng. Ngân hàng Đông Nam Á ký các hợp đồng hợp tác liên doanh góp vốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ. Ngân hàng từng bước hoàn thiện cơ cấu tỏ chức hơn nữa với việc thành lập trung tâm thẻ, trung tâm thanh toán, trung tâm nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ. Năm 2008, mặc dù bối cảnh hoạt động của ngân hàng hết sức khó khăn nhưng ngân hàng SeAbank vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định và thu được 457 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với năm 2007. Tổng tài sản của ngân hàng gần 22.779 tỷ đồng, tổng huy động vốn 16.726 tỷ đồng. Và một con số rất đáng mừng của SeAbank lượng khách hàng của SeAbank đã lên tới 51.000 khách hàng tại khắp các tỉnh thành cả nước. Đến năm 2008 này ngân hàng đã có trên 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm, trong đó số điểm giao dịch mở thêm là 29 điểm giao dịch tại nhiều địa bàn mới. Trong năm này hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng tạo được ấn tượng mạnh mẽ, đạt gần 16 tỷ, bằng 232% năm 2007. Kế hoạch năm 2009 cho hay, SeAbank đạt mục tiêu vốn điều lệ trên 5000 tỷ đồng, trong đó tổng tài sản của SeAbank sẽ lên tới 30 000 tỷ đồng, mạng lưới giao dịch sẽ đạt mức 100 điểm trên toàn quốc. 1.1.3.2 Tình hình hoạt động của ngân hàng. Những bước phát triển của ngân hàng Đông Nam Á được thể hiện qua các số liệu sau: - Tình hình huy động vốn của ngân hàng, cơ cấu huy động vốn. Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn theo khu vực. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng huy động vốn 5117 8346 20249 16726 Khu vực Hà Nội 2302.65 4173 13161.85 10035.6 45% 50% 65% 60% Hải Phòng 1023.4 1418.82 2024.9 1839.86 20% 17% 10% 11% TP Hồ Chí Minh 1228.08 2086.5 3239.84 2843.42 24% 25% 16% 17% Khu vực khác 562.87 667.68 1822.41 2007.12 11% 8% 9% 12% Nguồn: Báo cáo tín dụng Bảng số liệu trên cho biết xu hướng huy động vốn tại các khu vực. Xu hướng chung là huy động vốn tăng qua các năm tại các khu vực. Khả năng huy động vốn tại khu vực Hà Nội là nổi bật nhất. Nếu so về cơ cấu huy động vốn của ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh ở trong tình trạng tiềm năng. Ngân hàng chưa tìm được nguồn khai thác vốn triệt để tại thành phố này. Ý thức được vai trò tại thị trường lớn phía nam, SeAbank đang có kế hoạch tiến công tới miền nam, nâng cao khả năng huy đồng vốn tại TP. Hồ Chí Minh. Tình hình huy động vốn qua cơ cấu theo đối tượng khách hàng SeAbank được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng Đơn vị: tỷ đồng Đối tượng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cá nhân 1012.5 6342.96 7507.88 15415.95 75% 76% 68% 78% Doanh nghiệp NN, CP 202.05 571.71 2097.79 2569.32 15% 17% 19% 13% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 135 235.41 1435.33 1778.76 10% 7% 13% 9% Nguồn: báo cáo tín dụng Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng, nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng qua hộ cá nhân, chiếm trên 70% tổng huy động vốn của ngân hàng. Nguồn huy động từ doanh nghiệp trong nước khá ít chủ yếu giao động quanh mức 16%. - Tình hình cho vay của ngân hàng. Bảng 3: Cơ cấu nợ của SeAbank Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cơ cấu nợ theo khu vực Hà Nội 540 1580.61 5962.14 11265 40% 47% 54% 57% Hải Phòng 229.5 538.08 1214 1581 17% 16% 11% 8% Hồ Chí Minh 25% 27% 26% 22% 337.5 908 2870 4348 Khu vực khác 243 336 993.69 2569.32 18% 10% 9% 13% Cơ cấu nợ theo đối tượng khách hàng Khách hàng cá nhân 553.5 1311.57 4637.22 7905 41% 39% 42% 40% Danh nghiệp trong nước 540 1446.09 4968 9486 40% 43% 45% 48% Doanh nghiệp nước ngoài 256.5 605.34 1435.33 2470.5 19% 18% 13% 12.5% Nguồn: Báo cáo tín dụng Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá trị ngân hàng cho vay tại các địa phương tăng qua các năm. Năm 2006 là năm ngân hàng bắt đầu hoạt động khá tốt. Giá trị cho vay tăng gấp đôi so với năm 2005. Nhưng năm 2007 là năm mà ngân hàng đạt tỷ lện cho vay lớn nhất. Đa số các khu vực giá trị cho vay tăng gấp 3 lần so với năm 2006.Trong cá khu vực, tỷ lệ cho vay tại Hà Nội cao nhất và có xu hướng tăng. Tỷ lệ cho vay tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có tiềm năng tăng cao. Đối tượng cho vay tập trung chủ yếu vào hai đối tượng chính là khách hàng cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp trong nước. Xu hướng khách hàng là doanh nghiệp tăng khá mạnh. Những kết quả mà SeAbank đạt được trong giai đoạn 2005 -2007 được thể hiện qua bảng tổng kết sau: Bảng 4: Chỉ tiêu tài chính của SeAbank Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn điều lệ 250 500 3000 4068 Tổng tài sản 6125 10200 26241 22279 Tổng huy động vốn 5117 8346 20249 16726 Tổng dư nợ 1350 3363 11041 19764 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.42 0.23 0.24 0.3 Lợi nhuận trước thuế 50.63 136.88 408.75 457 Nguồn: Báo cáo thường niên. Chỉ số về quy mô Nhìn trên biểu đồ cho thấy: mô về vốn điều lệ của ngân hàng tăng qua các năm, Tổng tài sản của ngân hàng tăng trong 3 năm đầu, và có dấu hiệu giảm vào năm 2008. Sự suy giảm này là khó tránh khỏi. Do năm 2008 hệ thống tài chính Việt Nam phải hứng chịu cơn bão khủng hoảng kinh tế. Chỉ số kinh doanh của ngân hàng Nhìn vào biểu đồ trên, năm 2005, mức độ huy động vốn còn khá yếu, và tỷ lệ cho vay cũng ở mức hạn chế. Nhưng từ năm 2006 trở đi, huy động vốn tăng lên đáng kể. Tỷ lệ cho vay khá cao. Ở tất cả các năm tổng cho vay nhỏ hơn so tổng huy động. Lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng qua các năm. Năm đạt được lợi nhuận nổi bất phải kể đến năm 2007. Trong năm này lợi nhuận tăng mạnh từ 136.8 tỷ lên 408 tỷ. Và đặc biệt năm 2008, mặc dù phải hứng chịu cơn bão tài chính, nhưng ngân hàng vẵn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn. Xét về mặt tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong giai đoạn 2005 -2008 điện qua biểu đồ sau: Dựa vào biểu đồ, trong năm 2005 khi ngân hàng thay đổi chiến lược, mở rộng thị trường đúng trước nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng khá cao. Nhưng nó đã được khắc phục trong năm 2006, 2007. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn tuy có tăng do biến động của nền kinh tế, nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát của ngân hàng. Trên đây là những biến động của ngân hàng trong thời gian gần đây. Những con số khả quan này, cho thấy ngân hàng Đông Nam Á, mặc dù còn non trẻ nhưng là một ngân hàng đầy tiềm năng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó, SeAbank luôn phấn đấu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng với giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng tài sản tại thị trường Việt Nam và từng bước vươn ra thị trường khu vực. Theo đó mà SeAbank cam kết cung cấp một tập hợp các sản phẩm mang tính chuyên nghiệp cao từ các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm đầu tư, các dịch vụ tài chính cao cấp cho các phân khúc khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa cho các khách hàng và lợi ích cổ đông và sự phát triển của tập đoàn đóng góp chung vào sự phát triển chung của xã hội. 1.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank trong giai đoạn 2005 – 2008. 1.2.1. Khái quát tình hình thẩm định các dự án tại SeAbank. Đối với SeAbank, việc thẩm định chính là bước sàng lọc cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.Thẩm định dự án tại SeAbank luôn được chú trọng ngay từ khi ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động. Công tác thẩm định này ngày càng được quan tâm hơn nữa. Ngân hàng xây dựng cho mình một quy trình toang diện vào năm 2005, khi ngân hàng bắt đầu chuyển hướng, xâm nhập sâu vào thị trường tài chính Việt Nam. Tất cả các khách hàng của SeAbank đều được thẩm định một cách cẩn thận và toàn diện. Bản báo cáo thẩm định vừa là đánh giá để ngân hàng tiến hành cho vay, vừa là tài liệu tư vấn cho khách hàng những điểm chưa hợp lý của dự án. Tình hình thẩm định tại SeAbank khá ổn định.Tính từ năm 2005 trở lại đây, khi ngân hàng bắt đầu xâm nhập sâu vào hệ thống tài chính Việt Nam, Tỷ lệ dự án ngân hàng cho vay thường ổn định ở mức 70% . Tổng số vốn được chấp nhận luôn đạt trên 80%. Theo số liệu trong bảng dưới đây thì số vốn được xét duyệt tăng nhanh, đặc biệt ở năm 2007. Tuy nhiên, năm 2008 số vốn xét duyệt tuy có giảm đôi chút. Điều này khá dễ hiểu, do năm 2008 thị trường tài chính có những biến động lớn. Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, lãi suất tăng giảm liên tục. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn đạt được mục tiêu đề ra, đó là do sự lỗ lực không ngừng của lãnh đạo và nhân viên SeAbank. Tỷ lệ xét duyệt ổn định đi kèm với tỷ lệ nợ quá hạn giảm nói lên rằng công tác thẩm định khá hiệu quả khi đánh giá được các phương án tốt và khả năng quản lý của ngân hàng khá hiệu quả. Bảng 5: Tình hình thẩm định dự án vốn vay tại SeAbank năm 2005- 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dự án xin vay vốn Số dự án ( dự án) 83 125 452 437 Số tiền ( đơn vị: tỷ đồng) 1250 3245 9720 8978 Được chấp nhận Số dự án ( dự án) 62 105 339 306 Số tiền( đơn vị: tỷ đồng) 812.5 2758.25 8262 6284.6 Bị từ chối Số dự án 21 20 113 131 Số tiền 437.5 486.75 1458 2693.4 Tỷ lệ được chấp thuận Số dự án 75% 84% 75% 70% Số tiền 65% 85% 85% 70% Tỷ lệ bị từ chối Số dự án 25% 16% 25% 30% Số tiền 35% 15% 15% 30% Số tiền quá hạn/ dư nợ vay dự án 0.4 0.23 0.24 0.3 Thời gian thẩm định cho một dự án 30 25 23 22 Nguồn: Báo cáo thường niên 2005 – 2008 Tình hình thẩm định dự án được minh họa trên biểu đồ trên. Số dự án xin vay vốn tăng qua các năm. Năm 2005 số dự án xin vay vốn tại SeAbank chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn là 83 dự án lên 125 dự án 1.2.2. Vai trò công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động của ngân hàng SeAbank. Công tác thẩm định tài chính là một khâu rất quan trọng đối với ngân hàng, đặc biệt đối với ngân hàng thương mại. Và SeAbank luôn đề cao vai trò của thẩm định. SeAbank luôn tuân tủ theo nguyên tắc thẩm định dự án nhằm đảm bảo đưa ra những kết luận chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả của dự án đầu tư. Thẩm định ngân hàng phải tính tới các yếu tố về khả năng trả nợ của hách hàng, rủi ro mà dự án gặp phải. Từ đó, SeAbank sẽ đưa ra quyết định chính xác có nên cho vay hay từ chối. Do SeAbanfk luôn hoạt động theo phương châm khách hàng là thượng đế nên công tác thẩm định được đảm bảo cách khách quan, khoa học, toàn diện đề chỉ ra những mặt tốt của dự án, từ đó tiến hành cho vay, đồng thời giúp chủ đầu tư rà soát lại dự án dự án một lần nữa, xem xét tính tính khả thi của dự án. Công tác thẩm định chính là cơ sở để ngân hàng SeAbank tham gia góp ý với chủ đàu tư, tư vấn cho chủ đầu tư, nhằm tại tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu nợ gốc và lại đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro. Thẩm định một khâu không thể thiếu vì nó chính là cơ sở để tính toán số tiền cho vay hợp lý, thời hạn ngân hàng có thể cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân và mức độ cho vay hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng vay vốn hoạt động có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đầu tư ngân hàng. 1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính tài SeAbank. Thẩm định tài chính là một khâu của thẩm định dự án. Do vậy thẩm định tài chính dự án cũng trải qua các bước thẩm định dự án như sau: Bước 1: Tại trung tâm phát triển kinh doanh, cụ thể là phòng khách hàng và thẩm định tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ sẽ trao đổi đề nghị khách hàng bổ sung. Sau khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng, chuyển sang bước 2. Bước 2: Phòng khách hàng và thẩm định tiến hành thẩm định, lập tờ trình thẩm định. Cán bộ thẩm định cán và trưởng phòng sẽ tiến hành ký tờ trình thẩm định và chuyển sang phòng thẩm định và tái thẩm định. Bước 3: Phòng thẩm định và tái thẩm định xem xét hồ sơ trước khi trình ban điều hành, nếu thấy còn phải giải trình thêm thì đề nghị phòng phát triển kinh doanh giải trình và phải thu thập thêm các thông tin bổ sung. Sau khi xem xong, thẩm định và tái thẩm định lập phiếu kiểm tra và gửu cùng bộ hồ sơ lên ban điều hành. Bước 4: Ban điều hành xem xét nếu thấy điểm nào chưa rõ thì đề nghị phòng phát triển thẩm định và tái thẩm định giải trình, khi đạt yêu cầu thì trình tờ duyệt. Nếu khoản vay của dự án từ 7 tỷ trở xuống thì ban điều hành duyệt và chuyển lại hồ sơ cho phòng phát triển kinh doanh, nếu vượt 7 tỷ thì duyệt và chuyển hội đồng quản trị xem xét. Bước 5: Hội đồng quản trị xem xét nếu thấy điểm nào cần giải trình sẽ đè nghị phòng phát triển kinh doanh làm rõ, khi đạt yêu cầu thì sẽ chuyển phòng phát triển kinh doanh để thông báo cho khách hàng. Thẩm định tài chính dự án được thực hiện chủ yếu ở các bước 2 và 3. Dự án sẽ được giao cho các cán bộ phòng thẩm định để xem xét, đánh giá các chỉ tiêu tài chính dự án. Phòng tái thẩm định sẽ làm nhiệm vụ xem xét và đánh giá lại các chỉ tiêu tài chính. 1.2.4. Phương pháp thẩm định tài chính tại SeAbank. 1.2.4.1 Phương pháp thẩm định trình tự. Phương pháp thẩm định tổng quát là một phương pháp thẩm định được sử dụng phổ biến tại ngân hàng. Đây được coi là một trong những phương pháp đạt được hiệu quả lớn, tiết kiệm chi phí và thời gian thẩm định. Phương pháp này đi theo một trình tự cơ bản, từ tổng quát cho đến cụ thể, chi tiết. Thẩm định tổng quát là tiền đề cho các thẩm định chi tiết. Thẩm định tổng quát sẽ đi một cách khái quát các nội dung cần thiết. Dự án sẽ được nhìn dưới một con mắt tổng thể. Sự đánh giá ban đầu mới chỉ đưa ra ở tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của dự án tới nền kinh tế. Kết luận tổng quát nếu đạt yêu cầu thì thẩm định chi tiết mới được tiến hành. Đối với thẩm định chi tiết, giai đoạn này sẽ đưa ra những đánh giá cụ thể nhất từng nội dung của dự án. Bước cuối cùng, cán bộ thẩm định sẽ kết hợp những đánh giá tổng quát và cụ thể để đưa ra kết luận cuối cùng. 1.2.4.2 Phương pháp đánh giá so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu. Phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu là một phương pháp quen thuộc đối với lĩnh vực thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại. Để thực hiện phương pháp này, trước hết cán bộ thẩm định phải tính toán lại các chỉ tiêu liên quan đến dự án, xem xét lại mức độ chính xác của các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu này sẽ được xem xét đánh giá lại bằng cách so sánh với các chỉ tiêu của các dự án tương tự mà SeAbank đã thẩm định trước đó hoặc các dự án tương tự mà các ngân hàng khác đã thẩm định, và đi vào thực hiện. Dựa trên sự so sánh đối chiếu đó ngân hàng sẽ xem xét đề xuất mà chủ đầu tư đưa ra có họp lý hay không, ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu chủ đầu tư hay không. Phương pháp này được SeAbank đánh giá nhanh, gọn, độ chính xác cao, dễ thực hiện. Phương pháp này đặc biệt được sử dụng triệt để tron việc thẩm định tài chính dự án tại SeAbank. 1.2.4.3 Phương pháp phân tích độ nhạy. Đối với một dự án, chủ đầu tư luôn đưa ra một mức chi phí nhất định để thực hiện dự án, một mức giá cả nhất định, một mức doanh thu nhất định. Từ đó tính toán mức lợi nhuận mà dự án đạt trên cơ sở các chỉ tiêu: NPV,IRR,T, B/C... Các chỉ tiêu này chỉ đủ khi dự án nằm trong môi trường tĩnh. Tuy nhiên thị trường luôn biến động bởi giá cả, nhu cầu thị trường... Do vậy dự án cần tính toán đến việc thay đổi của các yếu tố bên ngoài. Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp hữu hiệu để tính toán đến sự thay đổi này. Phương pháp này sẽ tìm ra yếu tố căn bản mà sự thay đổi của các yếu tố đó làm trực tiếp thay đổi hiệu quả cũng như các yếu tố khả thi của dự án. Bước đầu tiên của phương pháp này, cán bộ thẩm định cần phải xem xét các yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Sau đó cán bộ thẩm định sẽ dự kiến các rủi ro có thể, và đánh giá tác động lên hiệu quả của các chỉ tiêu đó. Nếu các yếu tố biến động trong khoản yêu cầu, các chỉ tiêu vẫn đạt được hiệu quả chung tức là dự án vay vốn của khách hàng có độ an toàn cao và khoản vay có khả năng hoàn trả thì dự án có thể được chấp nhận. Đây là phương pháp quan trọng nhất trong việc thẩm định tài chính dự án. 1.2.4.4 Phương pháp triệt tiêu rủi ro. Một dự án luôn hàm chứa những yếu tố rủi ro nhất định. Do vậy để đảm bảo tính an toàn cho việc cung cấp vốn cho chủ đầu tư, ngân hàng phải đánh giá rủi ro một cách kỹ lưỡng. Ngân hàng dự đoán một số rủi ro có xảy ra khi thực hiện dự án có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Rủi ro này có thể là rủi ro cá biết của dự án hoặc cũng có thể là rủi ro hệ thống. Với kinh nghiệm của mình và của các ngân hàng bạn, SeAbank đã thiết lập một hệ thống cho mình một hệ thống thang điểm đánh giá rủi ro nhiều khía cạnh để xếp tín nhiệm cho dự án và khách hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng. Phương pháp này được SeAbank áp dụng triệt để với mục đích đảm bâor tính an toàn vốn cho vay. 1.2.5 Tổng quan thẩm định hồ sơ dự án tại SeAbank. Công tác thẩm định cho vay của ngân hàng SeAbank được thẩm định trên nhiều khía cạnh để đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá tính khả thi của dự án. Thẩm định tài chính là một nội dung trong thẩm định dự án. Do đó trước khi đi vào nội dung chính, em xin nghiên cứu thực trạng tình hình thẩm định dự án tại SeAbank. Nội dung thẩm định của SeAbank bao gồm các mặt sau: thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm định chi tiết dự án. 1.2.5.1 Thẩm định khách hàng. SeAbank thẩm định khách hàng qua những chỉ tiêu sau: Năng lực pháp lý, mô hình tổ chức quản trị điều hành, ngành nghề kinh doanh, năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thứ nhất, SeAbank sẽ tìm hiểu chung về chủ đầu tư. - Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình hoạt động hiện nay của Chủ đầu tư. - Những thay đổi trong quá trình hoạt động của Chủ đầu tư trên các mặt: vốn; cơ chế quản lý; công nghệ, thiết bị; lĩnh vực hoạt động; sản phẩm. - Bối cảnh chung của lĩnh vực kinh doanh mà Chủ đầu tư đang hoạt động và của lĩnh vực kinh doanh đối với dự án đầu tư dự định triển khai; vị thế hiện nay của Chủ đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh đó. Thứ hai, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của chủ đầu tư - Chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật của Chủ đầu tư có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật hay không? - Chủ đầu tư có được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành hay không? - Sự phù hợp giữa các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) của Chủ đầu tư với các nội dung cơ bản của dự án đầu tư (về thời hạn hoạt động, lĩnh vực hoạt động,…)? - Chủ đầu tư hiện đang có liên quan đến tranh chấp pháp luật nào không? Thứ ba, đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định thực hiện việc đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư thông qua các nội dung sau: - Quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư có hợp lý không? - Số lượng, trình độ, cơ cấu lao động của Chủ đầu tư có đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và nhu cầu phát triển, mở rộng hoạt động của Chủ đầu tư hay không? Thứ tư , đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của Chủ đầu tư Cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá tình hình quan hệ của Chủ đầu tư với các tổ chức tài chính – tín dụng ở cả hiện tại và quá khứ trên các khía cạnh sau: * Quan hệ tín dụng đối với các Chi nhánh SeAbank. - Chủ đầu tư đã từng có quan hệ tín dụng với các Chi nhánh SeAbank Chủ đầu tư có thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết với SeAbank (về mục đích vay vốn, nghĩa vụ trả nợ vay…) trong quan hệ tín dụng không? - Tình hình dư nợ (nếu có)? - Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng? * Quan hệ tín dụng đối với các Tổ chức tài chính – tín dụng khác - Dư nợ ngắn, trung, dài hạn (chi tiết về nợ quá hạn: số tiền, thời hạn đã quá hạn,…)? - Mục đích vay vốn của các khoản vay? - Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng? Cán bộ thẩm định cần phân tích và nhận xét về uy tín của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng đối với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụng khác. Các khoản dư nợ quá hạn nếu có phải được giải trình lý do và phương án khắc phục khả thi. Cán bộ thẩm định cần khẳng định quan hệ tín dụng giữa Chủ đầu tư với SeAbank và ._.các Tổ chức tài chính - tín dụng là sòng phẳng, đúng hạn hoặc dây dưa, không sòng phẳng, không đúng hạn. 1.2.5.2 Thẩm tra đánh giá tình hình tài chính khách hàng. Việc đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư dự án phải được thực hiện trên cơ sở phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đưa ra được những kết luận chuẩn xác nhất về các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động của Chủ đầu tư; về thực trạng, xu hướng của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; về những tiềm lực và rủi ro của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với SeAbank để đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn vốn tín dụng trong hoạt động cho vay. a. Kiểm tra báo cáo tài chính của chủ đầu tư. Chuyên viên thẩm định đánh giá độ tin cậy của các Báo cáo tài chính Báo cáo đó có được các cơ quan uy tín lập và kiểm tra khômg, nội dung, phương pháp lập có đúng hay không. Cán bộ thẩm định tổng hợp những điểm cần lưu ý khi kiểm tra các nội dung nêu trên để kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu tài chính. Đánh giá tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đưa ra kết luận chuẩn xác nhất về tình hình tài chính của của Chủ đầu tư. b. Đánh giá tình hình tài chính Khách hàng. Đánh giá tình hình tài chính khách hàng SeAbank dựa trên các tiêu chí sau: - Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu. Hệ số này nhằm dánh giá mức độ bảo đảm nguồn vồn vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu. - Hệ số nợ tài sản. Hệ số này nhằm đánh giá mức độ tự chủ về mặt tài chính của chủ đàu tư. - Ngân hàng SeAbank cũng đánh giá khả năng tài chính tốt của doanh nghiệp( chủ đầu tư) thông qua tỷ lệ nợ quá hạn. Việc trả nợ đúng hạn của chủ đầu tư với các dự án trước là tiền đề để ngân hàng mạnh dạn cho vay. - Tình hình tài chính của chủ đầu tư còn được thể hiện qua các thông số sau: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán( khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán dài hạn), các chỉ tiêu về hiệu quả sủ dụng vốn và khả năng sinh lời( hiệu quả sủ dụng tài sản, vong quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, tỷ suất lợi nhuận thuế trên doanh thu..), các chỉ tiêu định giá doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.5.3 Khái quát thẩm định dự án tại SeAbank. Sau khi thẩm định khách hàng, ngân hàng tiếp tục thẩm định đến nội dung chính là thẩm định dự án. Ngân hàng SeAbank quán triệt thẩm định trên các phương diện sau. - Thẩm định khía cạnh thị trường. Yếu tố thị trường được ngân hàng SeAbank chia ra làm đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu sản xuất, nguồn cung cấp, lao động, điện nước… Yếu tố đauh ra, ngân hàng SeAbank tiến hành phân tích cung cầu thị trường, giá thành sản phẩm. Từ những phân tích này, ngân hàng so sánh đối chiếu với bản phân tích khía cạnh thị trường của chủ đầu tư, tính chính xác của bản báo cáo đầu tư đặc biệt là chi phí, doanh thu cảu dự án. - Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: Phân tích quy mô dự án công nghệ, trang thiết bị nhằm thấy được sự phù hợp của dự án với sự tiêu thụ sản phẩm cũng như sử dụng trang thiết bị hợp lý. Đánh giá tính hữu hiệu của thiết kế dự án. Để có thể có đầu ra như dự kiến, những yếu tố rủi ro, bất định trong thiết kế dự án và cách giải quyết hoạch quản lý, kiểm tra tính hợp lý của nội dung, tiến độ các hạng mục trong xây dựng cơ bản… Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi phải có các chuyên viên kỹ thuật chuyên sâu về từng khía cạnh kỹ thuật của dự án.Thẩm định mặt này nhằm trả lời câu hỏi liệu dự án có thể thực hiện về mặt kỹ thuật hay không? Mức độ công nghệ kỹ thuật trong việc đạt được mục tiêu dự kiến về sản phẩm dịch vụ. - Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và khía cạnh kinh tế xã hội của dự án : Đây là khía cạnh mà nhà nước quan tâm nhất. thẩm định khía cạnh này dựa trên phương pháp doanh thu và chi phí xã hội. SeAbank tuyệt đối tuân theo quan điểm này. Dự án được chấp nhận khi dự án đóng góp vào cho xã hội những kết quả tốt qua phần lợi nhuận ròng xã hội. - Thẩm định tài chính dự án : Thẩm định tài chính nhằm đánh giá khả năng sinh lời để nhằm đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của dự án, thông qua việc tổng hợp các biến số tài chính kĩ thuật đã được tính toán trong phần thẩm định trước để đưa ra những số liệu đầu vào cho việc tính toán hiệu quả kinh tế xã hội. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do vậy nội dung này sẽ được làm rõ hơn trong phần sau. 1.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án tại SeAbank. 1.3.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư cho dự án. Nội dung ngân hàng SeAbank quan tâm đầu tiên khi thẩm định tài chính dự án là tổng vốn đầu tư cho dự án. Ngân hàng thẩm định dự trên các tiêu chí mà chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn này: vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, vốn đàu tư cho xây lắp, chi phí thuê đất, lãi vay trong quá trình xây dựng, nguồn vốn lưu động. Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét một cách tổng quát nguồn vốn dành cho danh mục đầu tư của dự án có họp lý hay không thông qua số liệu tổng mức đầu tư. Ngân hàng cũng sẽ có những bước so sánh ban đầu với các dự án tương tự, các hợp đồng kinh doanh mua bán máy móc nguyên vật liệu. Từ đó ngân hàng có thể dự đoán được những ưu điểm, nhược điểm của dự án này. Tiếp đến ngân hàng sẽ xem xét đến cơ cấu vốn của dự án. Nguồn vốn tự có của chủ đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm, dự án cần vay bao nhiêu, vay từ các tổ chức nào, nhu cầu vay vốn tại ngân hàng SeAbank. Tù đây ngân hàng sẽ SeAbank sẽ xem xét và ra quyết định có chấp nhận tổng vốn đầu tư của dự án hay không. 1.3.2. Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án. Để thẩm định doanh thu và chi phí, SeAbank thẩm định tính chính xác, hợp lí, hợp lệ của bảng dự trù tài chính. Cơ sở để xem xét là dựa trên nội dung của luận chứng kinh tế kĩ thuật, dựa trên các chỉ tiêu, định mức kinh tế kĩ thuật của ngành đó do nhà nước ban hành hoặc các cơ quan chứ năng công bố và dựa trên các kết quả thẩm định các mặt thị trường, kĩ thuật tổ chức kinh tế kĩ thuật của ngành Ngân hàng để thẩm định chính xác, hợp lí của bảng bảng dự trù tài chính. SeAbank sẽ kiểm tra các tài liệu sau; +Xem xét tính toán các bảng tài chính. +Bảng dự trù chi phí sản xuất năm. +Bảng dự trù doanh thu lỗ lãi. +Bảng dự trù cân đối kế toán. +Bảng dự trù cân đối thu chi. Tuy nhiên với ngân hàng SeAbank bank đề cao những nội dung sau: - Xét về mặt doanh thu, ngân hàng SeAbank căn cứ theo giá thành sản phẩm. Giá mà dự án đưa ra có hợp lý hay không. Quan trọng là giá thành sản phẩm của dự án có cạnh tranh được với mức giá trung bình của thị trường hay không. Đây là một nhân tố để quyết định tính họp lý của dự án. Nếu như nhân tố này được ngân hàng chấp nhận thì hiệu quả của dự án mới được công nhận. - Xét về mặt chi phí của dự án, ngân hàng SeAbank xem xét trên hai phương diện: Chi phí cố định (chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, chi phí lãi vay, chi phí lương, bảo hiểm...), Chi phí biến đổi (chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương trực tiếp...) Xem xét các mặt này, SeAbank sẽ đưa ra những nhận xét khách quan về tính hợp lý của chi phí ( cao hay thấp so với mức trung bình của thị trường. 1.3.3. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính. Căn cứ vào mục doanh thu và chi phí mà ngân hàng đã thẩm định ban đầu, ngân hàng sẽ tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và so sánh kiểm tra lại hiệu quả tài chính mà dự án đưa ra. Chỉ tiêu tài chính mà SeAbank áp dụng là: - Giá trị hiện tại thuần NPV. Điểm đáng chú ý ở ngân hàng SeAbank việc xác định lãi xuất chiết khấu được thực hiện khá cản thận và tỷ mỷ để đảm bảo tính chính xác hiệu quả dự án. Việc xác định NPV ngân hàng SeAbank vẫn tuân thủ theo lý thuyết là dự án có lãi khai NPV>0. - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: Ngân hàng SeAbank vẫn chấp nhận dự án khi IRR> lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu được SeAbank tính theo phương pháp bình quân gia quyền vốn. - Ngân hàng tiếp tục tính đến thời gian hoàn vốn giản đơn, thời gian hoàn vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, tỷ suất hoàn vồn bình quân. 1.3.4. Thẩm định tính an toàn tài chính dự án. Để kiểm tra tính an toàn của dự án, ngân hàng sử dụng phương pháp tính độ nhạy của dự án. Ngân hàng tiến hành cho các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính biến động, từ đó xem xét chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào. Ngân hàng SeAbank thường tiền hành cho giá sản phẩm thay đổi, giá nguyên vật liệu,công suất khai thác nguyên vật liệu bình quân, tổng giá trị tài sản cố định thay đổi, hoặc cùng lúc 2 nhân tố thay đổi. Từ đây ngân hàng sẽ dễ dàng nhận thấy được dự án phụ thuộc vào các nhân tố chính nào, các chỉ tiêu tài chính IRR, NPV, T thay đổi ra sao. Các nhân tố thay đổi trong khoảng nào thì có thể chấp nhận được dự án, hoặc với khoảng thay đổi nào thì dự án bị bác bỏ. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SeAbank. 1.4.1 Đội ngũ cán bộ thẩm định. Trong hoạt động thẩm định nhân tố về đội ngũ cán bộ đóng vai trò quyết định. Kết quả của thẩm định tài chính dự án là kết quả của việc phân tích đánh giá dự án về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định song phải dựa trên cơ sở khoa học, trang thiết bị hiện đại. Kết quả thẩm định sẽ không có ý nghĩa nếu cán bộ thẩm định không thể không cố gắng sử dụng chúng một cách có hiêụ quả. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong nâng cao chất lượng thẩm định. Cán bộ thẩm định đảm bảo có: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức của người thẩm định. Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần mà bao gồm hiểu biết về khoa học – kinh tế -xã hội mà còn cần phảo có thực tiễn, có kinh nghiệm công việc và có năng lực và khả năng nắm bắt xử lí công việc trên cơ sở các kiến thức đã tích luỹ. Như vậy, trình độ cán bộ thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, hơn nữa rất quan trọng bởi vì thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng như thẩm định dự án nói chung là công việc hết sức tinh vi, phức tạp, nó không đơn thuần là việc tính toán theo những mẫu biểu sãn có. Bên cạnh đó, tính kỉ luật cao, lòng say mê với công việc và đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ là điều kiện đủ để đảm bảo cho chất lượng thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định cố phẩm chất đạo đức không tốt sẽ ảnh hướng tới tiến độ công việc, mối quan hệ Ngân hàng –khách hàng … đặc biệt những nhận xét đánh giá đưa ra sẽ bị chi phối bởi những nhân tố không phải từ bản thân dự án, do đó tính khách quan không được đảm bảo. Những sai lầm trong thẩm định dự án tài chính đầu tư từ nhân tố con người dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến một hậu quả:đánh giá sai lệch hiệu quả, khả năng tài chính cũng như khả năng hoà trả vốn vay Ngân hàng, do đó Ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ, nghiêm trọng hơn là nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinh doanh. 1.4.2 Trang thiết bị công nghệ. Trang thiết bị công nghệ là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ ngân hàng nào và rất quan trọng. Đây là nhân tố hỗ trợ cho hoạt động thẩm định. Nó ảnh hưởng tới thời gian thẩm định dự án và tính chính xác dự án. Nếu công nghệ hiện đại thì thời gian thẩm định sẽ nhanh hơn và tính chính xác được đảm bảo. Ngược lại nếu công nghệ khiêm tốn sẽ cản trở quá trình thẩm định và kéo dài thời gian thẩm định. Điều này có thể dẫn đến mất cơ hội đầu tư làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng. Mặt khác nó cũng có thể dẫn tới quyết định sai lầm gây thiệt hại cho ngân hàng. Do đó SeAbank luôn có ý thực cập nhật những phần mền công nghệ mới để đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng. 1.4.3 Hạn chế thu thập thông tin. Thực chất hoạt động thẩm định chính là hoạt động xử lý thông tin để đưa ra những nhận xét đánh giá về dự án. Số lượng thông tin cũng như tính chính xác kịp thời của thông tin có tác động lớn tới hoạt động thẩm định. Hồ sơ của chủ đầu tư được SeAbank coi là nguồn thông tin cơ bản của dự án. Nếu thông tin trong hồ sơ thiếu hoặc không rõ cán bộ thẩm định sẽ yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hoàn thiện. Nhưng SeAbank cũng ý thức được rằng, dự án lập ra phần nào mang tính chủ quan của chủ đầu tư. Do đó nguông thông tin từ hồ sơ không phải là duy nhất để SeAbank tham khảo. Đó là các thông tin từ thị trường trong nước và quốc tế, thông tin kỹ thuật, quy hoạch kinh tế của nhà nước… Nếu thông tin không chính xác thì phân tích là không có ý nghĩa cho dù là có sử dụng phương pháp hiện đại đến mức nào. Đánh giá trong điều kiện thông tin không đầy đủ cũng có thể dẫn đến những quyết định sai lầm như trường hợp thông tin không chính xác. Như vậy, cần phải thu thập đầy đủ thông tin. 1.4.4. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án. Công tác tổ chức thẩm định tài chính được tiến hành theo nhiều bước, nhiều giai đoạn nên nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thẩm định tài chính. Nếu công tác tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể tới từng cá nhân, với sự kiểm tra kiểm soát chặt chẽ thì chất lượng thẩm định sẽ đạt kết quả cao.1 1.5. Minh họa thẩm định tài chính nhà máy sản xuất phôi thép Liên Hoàn 1.5.1. Giới thiệu về dự án đầu tư. · Tên dự án : NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÔI THÉP LIÊN HOÀN. · Chủ đầu tư : CÔNG TY CP KIM KHÍ HƯNG THỊNH PHÁT. · Địa điểm đầu tư : Cụm Công nghiệp Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ · Quy mô công trình : Diện tích khu đất 200.000 m2. · Diện tích xây dựng nhà máy giai đoạn 1: 140.000 m2 · Diện tích đất xây dựng các dịch vụ khác : 60.000 m2. Tổng vốn đầu tư : 1.081.057.538.000 đ Gồm: - Chi phí xây lắp : 178.000.000.000 đ - Chi phí thiết bị : 482.034.000.000 đ - Chi phí thuê đất : 32.200.000.000 đ - Chi phí khác : 73.388.449.000 đ - Dự phòng phí : 33.001.700.000 đ - Vốn lưu động : 282.433.389.000 đ · Nguồn vốn đầu tư : Vốn tự có, tự huy động khác và Vốn vay Ngân hàng. · Hình thức quản lý Dự án : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện Dự án. · Tiến độ thực hiện Dự án : Dự kiến quý I/2009 hoàn thành đưa vào chạy thử, quý II/2009 bắt đầu vào hoạt động chính thức. 1.5.2.Nội dung thẩm định dự án. 1.5.2.1 Thẩm định khách hàng. a. Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư - Công ty Kim khí Hưng Thịnh Phát Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát được thành lập từ cuối năm 2006. Hiện nay ngoài việc đầu tư xây dựng mới nhà máy phôi thép tại Phú Thọ, Công ty còn tham gia đấu thầu khu đô thị tại Bắc Giang và buôn bán thép xây dựng, bột giấy. Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát có đủ tư cách pháp nhân để thiết lập quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Ban lãnh đạo của Công ty là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực thép. Về vốn cổ đông hiện nay theo như cam kết thì Công ty đủ khả năng tham gia vốn đối ứng 30% tổng vốn đầu tư cố định. Công ty đã có kế hoạch cụ thể để thực hiện tiến độ góp vốn của các cổ đông đảm bảo đúng như đã cam kết. Hiện Công ty đã ký hợp đồng đặc biệt với Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á, đợn vị tham gia góp cổ phần 30 tỷ đồng và nhận bảo lãnh phát hành cổ phiều 100 tỷ đồng, Công ty CNS Holic tham gia góp vốn 30 tỷ đồng. Bộ hồ sơ của công ty Hưng Thịnh Phát bao gồm: · Giấy chứng nhận đầu tư số 18121000032 chứng nhận lần đầu ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phôi thép liên hoàn. · Biên bản họp đại hội đồng cổ đông Công ty CP Cơ khí Hưng Thịnh Phát số 01b/BB/HTP-HĐCĐ ngày 26/10/2006 về việc thông qua quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép công suất 500.000 tấn/năm. · Quyết định số 02a/QĐ/HTP-HĐCĐ ngày 26/10/2006 của đại hội đồng cổ đông về việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép. · Hợp đồng nguyên tắc số 18/HĐNT-CTL ngày 22/5/2007 về việc cho thuê đất tại cụm công nghiệp Bạch Hạc. · Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép liên hoàn công suất 500.000 tấn tại cụm công nghiệp Bạch Hạc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. · Hợp đồng thi công san nền số 13/HĐ-XD ngày 22/6/2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. · Hợp đồng tổng thầu EPC số 2806/Bên A-Bên B ngày 28/6/2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại số 7. · Hợp đồng kinh tế số HTP/XD/NP-120107 ngày 8 tháng 2 năm 2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và XI’AN PENGYUAN HEAVY ELECHTRIC FURNACE MANUFACTYRING CO. · Hợp đồng số HTP/XD/ · NP-120180 ngày 08/02/2007 giữa công ty Hưng Thịnh Phát và XI’AN PENGYUAN HEAVY ELECHTRIC FURNACE MANUFACTYRING CO. Nhận xét: Về cơ bản hồ sơ dự án tương đối đầy đủ. Doanh nghiệp cần cung cấp cho phía Ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi hoàn tất các thủ tục cho thuê và đền bù giải phóng mặt bằng. b.Thẩm định quan hệ của chủ đầu tư với các tổ chức tài chính. Đối với các tổ chức tài chính chung: công ty mở tài khoản tại Ocean bank. Và hiện tại chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng nào tại thời điwmr vay vốn. Đối với riêng SeAbank, quan hệ giao dịch, Công ty Hưng Thịnh Phát mới mở tài khoản giao dịch tại SeABank Cầu Giấy đến nay chưa có giao dịch nhiều. Quan hệ tín dụng, bảo lãnh: Đây là lần thứ ba Công ty đặt quan hệ tín dụng với SeABank, lần đầu Công ty được SeABank cho vay 1.694.000.000 đồng mua 4 chiếc xe ô tô Civic, lần 2, Công ty được SeABank đồng ý cho vay 1.270.000.000 đồng tài trợ mua tiếp 3 xe ô tô Civic (Công ty chưa nhận nợ) chi tiết cụ thể như sau: Bảng 6: Quan hệ tín dụng của công ty Hưng Thịnh phát và SeAbank. Chỉ tiêu Số tiền (VND) Tình trạng khoản vay/BL TSĐB (VND) Dư nợ vay Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung, dài hạn 1.694.000.000 Dư nợ đủ tiêu chuẩn 2.420.000.000 Dư nợ bảo lãnh Bảo lãnh trong nước Bảo lãnh L/C c. Về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát được thành lập từ cuối năm 2006. Hiện nay ngoài việc đầu tư xây dựng mới nhà máy phôi thép tại Phú Thọ, Công ty còn tham gia đấu thầu khu đô thị tại Bắc Giang và buôn bán thép xây dựng, bột giấy. Do mới đi vào hoạt động, Công ty chủ yếu đang hình thành tài sản cố định nên chưa có nhiều cơ sở đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua. Thông qua Báo cáo nhanh đến thời điểm 30/9/2007, có thể đánh giá sơ bộ tình hình tài chính của Công ty như sau: Bảng 7: chỉ tiêu tổng tài sản của Hưng Thịnh Phát. Chỉ tiêu 30/09/2007 Số tiền % PHẦN TÀI SẢN A- TSLĐ VÀ ĐTNH 57.892.892.442 82,5% I- Tiền 1.010.938.670 1,4% 1. Tiền mặt tại quỹ 1.010.938.670 1,4% II- Các khoản phải thu 56.625.340.677 80,7% 1. Trả trước cho người bán 34.916.390.325 49,8% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 98.401.632 0,1% 3. Phải thu khác 21.610.548.720 30,8% III- Hàng tốn kho 256.613.095 0,4% 1. Hàng hoá tồn kho 256.613.095 0,4% B- TSCĐ & ĐTDH 2.011.341.924 2,9% I. Tài sản cố định 526.337.574 0,8% 1.Tài sản CĐ hữu hình 526.337.574 0,8% Nguyên giá 526.337.574 0,8% IV- Chi phí trả trước dài hạn 1.485.004.350 2,1% TỔNG TÀI SẢN 59.904.234.366 85,4% PHẦN NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 17.328.584.070 24,7% I-Nợ ngắn hạn 17.328.584.070 24,7% 1. Phải trả người bán 301.309.070 0,4% 2. Người mua trả trước 13.000.000.000 18,5% 3. Thuế &các khoản phải nộp NN (3.575.000) 0,0% 4. Phải trả khác 4.030.850.000 5,7% B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 42.576.236.028 60,7% I- Nguồn vốn, quỹ 42.576.236.028 60,7% 1. Nguồn vốn kinh doanh 42.567.650.296 60,7% 2. Lợi nhuận chưa phân phối 8.585.732 0,0% TỔNG NGUỒN VỐN 59.904.820.098 85,4% Nhận xét: Công ty có lãnh đó đầy đủ tư cách pháp ly, Có ban lãnh đạo tốt, có tình hình tài sản minh bạch. Nhưng tình hình sản xuất kinh doanh chưa có nhiều cở sở để đánh giá. 1.5.2.2 Khía cạnh thị trường của dự án- Sự cần thiết phải đầu tư. · Tình trạng thiếu phôi thép tại Việt Nam trong những năm qua: Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: “Mặc dù những năm qua, ngành thép đã có tốc độ phát triển nhanh chóng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu nội địa về các loại sản phẩm thép (trong đó có một số chủng loại sản phẩm đáp ứng từ 80-100% nhu cầu nội địa) và đã khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thế nhưng, sự phát triển của ngành thép còn thiếu tính bền vững, chậm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa thượng nguồn (sản xuất phôi) và hạ nguồn (cán thép)”. Số liệu thống kê cho thấy, cả nước hiện có 60 doanh nghiệp cán thép qui mô từ 10.000 đến 500.000 tấn/năm và hàng trăm cơ sở cán thép nhỏ lẻ công suất dưới 10.000 tấn/năm có khả năng sản xuất khoảng 6 triệu tấn thép dài/năm. Trong khi đó, năng lực luyện phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu cán thép. Công nghệ lại lạc hậu (từ những năm 70-80 của thế kỷ trước), chủ yếu là lò điện hồ quang. Khoảng 75-80% nhu cầu phôi thép là nhập từ bên ngoài. Chính vì vậy, mỗi khi thị trường thế giới biến động, ngành thép Việt Nam lại phải “gồng mình” lên gánh chịu thiệt hại, thị trường thép trong nước cũng không tránh khỏi lao đao. Yếu kém của ngành thép còn thể hiện ở chỗ, phần lớn các cơ sở sản xuất qui mô vừa và nhỏ phân bổ rải rác khắp nơi, đầu tư manh mún, chắp vá, yếu về tiềm lực tài chính, không có chiến lược phát triển lâu dài và hội nhập nên chưa đạt qui mô làm đối trọng với các nhà sản xuất lớn khi hội nhập WTO. · Quy hoạch sản xuất thép và phôi thép tại Việt Nam của Chính phủ: Để tạo điều kiện cho ngành sản xuất thép của Việt Nam phát triển đáp ứng nhu cầu của các ngành xây dựng, cơ khí ... trong nước sẽ phát triển mạnh trong tương lai, Chính phủ đã có nghiên cứu, dự báo và quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2025. Theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Mục tiêu phát triển ngành thép là khuyến khích sản xuất phôi thép trong nước để giảm bớt lượng phôi thép NK , đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu. Cụ thể mục tiêu sản xuất phôi thép như sau: Bảng 8 : mục tiêu sản xuất phôi thép của dự án Năm 2010 Đạt 3,5-4,5 triệu tấn Năm 2015 Đạt 6-8 triệu tấn Năm 2020 Đạt 9-11 triệu tấn Năm 2025 Đạt 12-15 triệu tấn Quyết định cũng định hướng công nghệ sản xuất cho các nhà máy khởi công xây dựng từ 1/1/2011 trở đi ngoài công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao, suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp và còn phải thỏa mãn điều kiện sau: - Lò cao (BF) có dung tích hữu ích không nhỏ hơn 700 m3.` - Lò điện (EAF) có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ. - Lò thổi oxy (BOF) có công suất tối thiểu là 120 tấn/mẻ. · Cân đối nhu cầu phôi thép và khả năng sản xuất phôi thép trong nước: Căn cứ theo quy hoạch của Chính phủ đề ra cân đối giữa cung và cầu phôi thép trong thời gian tới như sau: Bảng 9: Cung cầu phôi thép Chỉ tiêu SX thép TP (Tr.tấn) Nhu cầu phôi thép (Tr.tấn) SLg SX phôi trong nước (Tr.tấn) Tỷ lệ đáp ứng Năm 2006 7,2 7.5 1.4 18.67% Năm 2010 8.1 - 8,5 8.5-8.9 3.5-4.5 45.98% Năm 2015 17.5- 19 18.4-20 6-8 36.46% Năm 2020 23 – 28 24.2-29.4 9-11 38.76% Năm 2025 30 – 35 . 31.5-36.8 12-15 39.53% Như vậy, theo quy hoạch của Chính phủ, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước phải tăng tỷ lệ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thép thành phẩm trong nước từ khoảng 20% hiện nay lên khoảng 38% vào năm 2020. Việc thiếu hụt phôi thép cũng được thể hiện rất rõ khi xem xét các nhà máy sản xuất phôi thép và sản xuất thép thành phẩm đang hoạt động và đang làm thủ tục cấp phép, xây dựng tại Việt Nam hiện nay: Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu phôi thép của các nhà máy sản xuất đến năm 2010 như sau: Bảng 10: Nhu cầu phôi thép của các nhà máy TT Nhà máy Công suất 1 Công ty gang thép thái nguyên 600,000 2 Công ty thép Vạn Lợi 200,000 3 Công ty thép Hoà Phát 200,000 4 Công ty thép Đình Vũ 200,000 5 Công ty thép Việt Ý 500,000 6 Công ty thép Hà Tĩnh 300,000 7 Công ty thép Bắc Kạn 300,000 8 Công ty thép Việt Úc 500,000 9 Công ty thép Việt 400,000 10 Công ty thép Miền Nam 500,000 11 Công ty thép Hưng Yên 200,000 12 Công ty thép Hưng Thịnh Phát 500,000 Tổng năng lực sản xuất 4,400,000 Ngoài các dự án trên, dự án đầu tư sản xuất khu liên hợp gang thép Thạch Khê với công suất 4 triệu tấn phôi/năm cũng đang được triển khai xây dựng. Tuy nhiên đây là dự án lớn, mục đích chủ đầu tư là sản xuất theo dây truyền khép kín, từ nguyên vật liệu phôi chuyển sản xuất thép thành phẩm luôn trong khu liên hợp. Vì vậy sản phẩm phôi thép của Công ty không được bán ra thị trường · Dự báo sản lượng thép thành phẩm tăng mạnh trong những năm tới đòi hỏi nhu cầu phôi thép tăng cao: Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm 2007 đã có tới 5 dự án liên hợp được cấp phép và ký kết liên doanh và nếu tính tổng cộng các dự án đã được cấp chứng nhận và đang làm luận chứng phải lên tới 8 dự án. Thậm chí, một doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 2 tháng ký với hai đối tác làm 2 liên hợp cỡ 5 - 10 triệu tấn. Cụ thể như sau: Bảng 11: Bảng dự báo sản lượng thép Tên dự án Tổng vốn đầu tư Cống suất (Tr.tấn) Liên hợp thép Tycoons (Dung Quất 1,056 tỷ USD 4,5 Liên doanh Posco – Vinashin 4 tỷ USD 4 – 5 Dự án TATA - Việt NamSteel (Vũng Áng, Hà Tĩnh) 3,35 tỷ USD 4 – 5 Liên doanh Lion Group (Maylaysia) - Vinashin (Ninh Thuận). 7,3 tỷ USD 8 Công ty FRRO China (Trung Quốc). 5 tỷ USD 10 Tập đoàn Samoa Qian Ding Group (Đài Loan). 700 triệu USD 0,72 Dự án của Posco (Bà Rịa – Vũng Tàu). 1,1 tỷ USD 4,6 Dự án liên doanh Essar Steel - Việt Nam Steel - Geruco. 527 triệu USD 2 Tổng 38.8 tr.tấn Tuy theo phân tích của hiệp hội thép Việt Nam cho thấy có một số dự án nêu trên tính khả thi không cao như: ‘’Việc lựa chọn những đối tác làm liên hợp không đủ tầm cỡ, thí dụ, chọn Tycoon là nhà sản xuất thép cuộn trong khi công ty này không nhiều kinh nghiệm sản xuất thép dẹt mà chỉ mới có nhà máy cán nóng và cán nguội sản xuất năm 2006. Tiếp theo là nhà đầu tư 10 triệu tấn thép cao cấp của Công ty FRRO China, cũng không có trong danh mục các nhà sản xuất thép của Trung Quốc và con số 10 triệu tấn thép cao cấp/năm là không tưởng với thị trường Việt Nam và khu vực (hiện nay Việt Nam mỗi năm chỉ tiêu thụ khoảng 20 vạn tấn thép chất lượng). Nhà đầu tư Samoa Qian Ding Group (Đài Loan) của dự án thép không gỉ cũng là một công ty không có tiềm năng bởi vì tiền làm luận chứng thực tế vẫn còn chưa trả được, liệu bao giờ có vốn để đầu tư 700 triệu USD cho nhà máy. Ngay cả với công suất 72 vạn tấn thép không gỉ cũng không dễ tiêu thụ vì ở khu vực Đông Á, đã có nhiều nước có sản lượng thép không gỉ rất lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vốn đầu tư của các dự án này cũng khó tin, khi mà các nhà máy ở Hàn Quốc đầu tư liên hợp 7 triệu tấn/năm thì vốn phải là 5,58 tỷ USD; liên hợp Dragon Steel (Đài Loan) công suất 2,268 triệu tấn/năm cũng lên tới 3,33 tỷ USD. Hay như nhà máy Ningbo Iron and Steel (Trung Quốc) đầu tư liên hợp cuộn cán nóng, nguội công suất 4 triệu tấn/năm cũng ngốn 2,18 tỷ USD...Vậy mà dự án liên hợp Dung Quất của Tycoons sản xuất 5 triệu tấn/năm chỉ vỏn vẹn 1,056 tỷ USD.’’ Nhưng nhìn chung quá trình sản xuất thép thành phẩm sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai, đòi hỏi một sản lượng phôi thép rất lớn để đáp ứng. · Như vậy rõ ràng với việc mục tiêu phát triển phôi thép như trên thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và có thể xa hơn nữa Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thiếu nhiều (khoảng trên 50%) phôi thép để sản suất thép thành phẩm. · Thời gian qua, việc phát triển ngành thép thiếu quy hoạch, tập trung nhiều vào sản xuất thép xây dựng mà không quan tâm phát triển sản xuất thép nguyên liệu, vì vậy ngành thép phụ thuộc lớn vào việc nhập nguyên liệu. Để bảo đảm ngành thép Việt Nam phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh với ngành thép khu vực và thế giới cần phải phát triển các nhà máy sản xuất gang, phôi thép. Vì vâỵ việc dự án nhà máy phôi thép Hưng Thịnh Phát ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần đáp ứng một phần nhu cầu thiếu hụt phôi thép trong giai đoạn hiện nay. Đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ về quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2020 đáp ứng đủ nhu cầu phôi thép trong nước và có hướng đến xuất khẩu. 1.5.2.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. - Xét về mặt công nghệ, Hưng Thịnh Phát sử dụng công nghệ Lò điện Hồ quang consteel.Lò điện hồ quang consteel được ra đời đầu tiên tại Công ty Ameristeel Charlotte phía Bắc Carolina, Mỹ vào tháng 12/1989 với công suất 54 tấn/h, sau đó được Công ty Techint của Ý mua lại bản quyền sáng chế. Cho đến nay trên thế giới có khoảng 22 lò hồ quang Consteel đang vận hành, tại Trung Quốc đã đưa vào sản xuất từ 1999 (khoảng 9 lò) còn các nước Châu Âu từ 1989. Hiện Việt Nam, ngoài Công ty Hưng Thịnh Phát đang bắt đầu thực hiện dự án xây dựng lò hồ quang consteel, còn có 2 Công ty cũng đang thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép bằng công nghệ này là Công ty thép Việt Ý và Công ty thép Việt. Công nghệ lò hồ quang dòng điện xoay chiều Consteel 70 tấn là hợp lý, nó có thể đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, năng suất, tiêu hao năng lượng, độ an toàn, bảo vệ môi trường và mức độ tự động hóa bậc cao S7-400 trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu trước thời hạn về công nghệ sản xuất được nêu trong chiến lược quy hoạch phát triển ngành thép của thủ tướng Chính phủ (đối với các nhà máy khởi công từ 1/1/2011 trở đi ngoài công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao, suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp và còn phải thỏa mãn điều kiện: đối với công nghệ lò điện (EAF) phải có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ). Qua tìm hiểu so sánh giá cả, chất lượng giữa các đối tác bên Ý và Trung Quốc, Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát đã lựa chọn tập đoàn Tây Điện và Công ty TNHH chế tạo lò điện hạng nặng Bằng Viễn Tây An Trung Quốc thực hiện lắp đặt và chuyển giao công nghệ theo hình thức chìa khóa trao tay. Toàn bộ thiết kế mặt bằng công nghệ và bố trí thiết bị, chế tạo thiết bị của dây chuyền sản xuất được thực hiện bởi tập đoàn Tây Điện và Công ty TNHH chế tạo lò điện hạng nặng Bằng Viễn Tây An, Trung Quốc. Đây là tập đoàn lớn, có uy tín đã chế tạo lắp đặt cho nhiều nhà máy tại Việt Nam. - Hệ thống thiết bị nhà máy gồm: Thông tin về thiết bị 01 lò điện hồ quang EAF 70 tấn, nạp liệu liên tục theo công nghệ Consteel. 01 lò tinh luyện LF 70 tấn. Hệ thống cung cấp điện, máy biến áp lò 01 máy đúc liên tục CCM 04 dòng. Hệ thống lọc bụi: 830.000 m3/giờ. Trạm._.ên, ngân hàng vẫn đạt được mục tiêu đề ra, đó là do sự lỗ lực không ngừng của lãnh đạo và nhân viên SeAbank. Tỷ lệ xét duyệt ổn định đi kèm với tỷ lệ nợ quá hạn giảm nói lên rằng công tác thẩm định khá hiệu quả khi đánh giá được các phương án tốt và khả năng quản lý của ngân hàng khá hiệu quả. Tình hình thẩm định được thể hiện cụ thể qua bảng 5- luận văn. 1.2.2. Vai trò công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động của ngân hàng SeAbank. 1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính tài SeAbank. Quy trình thẩm định tại SeAbank bao gồm 5 bước; -Bước 1: Phòng khách hàng và thẩm định: nhận hồ sơ từ khách hàng. - Bước 2: Tiến hành thẩm định, lập tờ trình thẩm định. - Bước 3: Phòng thẩm định và tái thẩm định thẩm định lại và lập tờ trình. -Bước 4: Hồ sơ trình lên ban điều hành xem xét, xét duyệt cho vay. - Bước 5 Các dự án lớn được trình tiếp lên hội đồng quản trị xét duyệt 1.2.4. Phương pháp thẩm định tài chính tại SeAbank. 1.2.6.1 Phương pháp thẩm định trình tự. 1.2.6.2 Phương pháp đánh giá so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu. 1.2.6.3 Phương pháp phân tích độ nhạy. 1.2.6.4 Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 1.2.5 Tổng quan thẩm định hồ sơ dự án tại SeAbank. 1.2.4.1 Thẩm định khách hàng. Thứ nhất, SeAbank sẽ tìm hiểu chung về chủ đầu tư. Thứ hai, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của chủ đầu tư Thứ ba, đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư. Thứ tư , đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của Chủ đầu tư 1.2.4.2 Thẩm tra đánh giá tình hình tài chính khách hàng. a. Kiểm tra báo cáo tài chính của chủ đầu tư. b. Đánh giá tình hình tài chính Khách hàng. 1.2.4.3 Khái quát thẩm định dự án tại SeAbank. - Thẩm định thị trường. - Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. - Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. - Thẩm định tài chính dự án. 1.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại SeAbank. 1.3.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư cho dự án. Ngân hàng thẩm định dự trên các tiêu chí mà chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn này: vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, vốn đàu tư cho xây lắp, chi phí thuê đất, lãi vay trong quá trình xây dựng,nguồn vốn lưu động. Ngân hàng sẽ xem xét đến cơ cấu vốn của dự án: nguồn vốn tự có, nguồn vốn tài trợ. 1.3.2 Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án. SeAbank xem xét các tài liệu sau để tiến hành thẩm định doanh thu và chi phí. +Xem xét tính toán các bảng tài chính. +Bảng dự trù chi phí sản xuất năm. +Bảng dự trù doanh thu lỗ lãi. +Bảng dự trù cân đối kế toán. +Bảng dự trù cân đối thu chi. Từ đó dựa vào các phương pháp thẩm định SeAbank đưa ra những kết luận về doanh thu và chi phí của dự án. 1.3.3 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính. - Giá trị hiện tại thuần NPV. - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: - Thời gian hoàn vốn giản đơn, thời gian hoàn vốn có chiết khấu, tỷ suất hoàn vồn bình quân 1.3.4 Thẩm định tính an toàn tài chính dự án. Ngân hàng tiến hành thẩm định tính an toàn của tài chính dự án. Nó được thực hiện thông qua phương pháp phân tích độ nhạy. Ngân hàng cho các yếu tố dự đoán thay đổi như: Giá thành, giá nguyên vật liệu, tài sản cố định... thay đổi. Tù đó tím ra nhân tố chính tác động đến tính an toàn dự án. Hiệu quả dự án có nằm trong giới hạn cho phép hay không. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SeAbank. 1.4.1 Đội ngũ cán bộ thẩm định. 1.4.2 Trang thiết bị công nghệ. 1.4.3 Hạn chế thu thập thông tin. 1.4.4. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án. 1.5. Minh họa thẩm định tài chính nhà máy sản xuất phôi thép Liên Hoàn. 1.5.1. Giới thiệu về dự án đầu tư 1.5.2.Nội dung thẩm định dự án. 1.5.2.1 Thẩm định khách hàng. a. Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư - Công ty Kim khí Hưng Thịnh Phát b.Thẩm định quan hệ của chủ đầu tư với các tổ chức tài chính. c. Về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 1.5.2.2 Khía cạnh thị trường của dự án- Sự cần thiết phải đầu tư. 1.5.2.3 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. 1.5.3 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. 1.5.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư. 1.5.3.2. Doanh thu và chi phí của dự án. - Giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm, doah thu của cả dự án. - Chi phí cố định: Chi phí khấu hao. Chi phí bảo dưỡng sủa chữa thiết bị. Chi phí lãi vay cố định. Chi phí lương giám tiếp. Chi bảo hiểm các loại. - Chi phí biến đổi. Chi phí nguyên vật liệu hàng năm. Chi phí lương trực tiếp. Chi phí bán hàng. Lãi vay vốn lưu động 1.5.3.3. Thẩm định hiệu quả dự án Bằng các phương pháp thẩm định tài chính, tổ thẩm định SeAbank đã tính tóan hiệu qủa kinh doanh trong 10 năm sản xuất của nhà máy Kết quả thẩm định được thể hiện trong bảng số 12- luận văn. 1.5.3.4 Phân tích độ nhạy cho dự án nhà máy sản xuất phôi thép liên hoàn - Hiệu quả của dự án thay đổi khi giá bán thành phẩm thay đổi. - Hiệu quả của dự án thay đổi khi giá nguyên, vật liệu thay đổi. - Hiệu quả của dự án thay đổi khi công suất khai thác bình quân thay đổi. - Hiệu quả của dự án thay đổi khi tổng giá trị đầu tư tài sản cố định thay đổi: - Hiệu quả thay đổi khi giá thành và chi phí nguyên vật liệu cùng thay đổi Căn cứ theo nội dung thẩm định nêu trên tổ thẩm định nhận thấy yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án là giá bán sản phẩm, định mức chi phí nguyên vật liệu và mức huy động công suất hoạt động hàng năm. 1.5.3.5 Thẩm định về rủi ro, an toàn tài chính dự án. - Rủi ro về tổng vốn đầu tư. - Rủi ro về thị trường tiêu thụ đầu ra - Rủi ro về thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào - Rủi ro về khả năng hoàn trả nợ và lãi vay - Thẩm định các biện pháp phòng tránh rủi ro: tổng vốn đầu tư, thị trường đầu vào, đầu ra, khả năng hoàn trả vốn. 1.5.4. Đánh giá dự án Trên cơ sở những đánh giá nêu trên, xin kết luận như sau: · Dự án đầu tư cơ bản đầy đủ các hồ sơ pháp lý. · Về chủ đầu tư: Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát với các thành viên góp vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư kinh doanh ngành thép. · Về Dự án: Dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội, tuy dự án có độ nhạy lớn với sự biến động giá cả thành phẩm đầu ra và chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Nhưng về lâu dài sự biến động về giá đầu ra và đầu vào là cùng chiều sẽ không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả của dự án. · Về thị trường đầu ra: Nhu cầu về phôi thép trong thời gian mười năm tới đây sẽ có tốc độ phát triển cao. Đây là cơ hội thuận lợi cho dự án khi đi vào hoạt động. · Về thị trường đầu vào: Dự án phụ thuộc lớn vào nguồn thép phế liệu nhập khẩu, việc nhập khẩu thép phế liệu trên thế giới chỉ thực sự có hiệu quả khi nhập trên 30.000 tấn/lần. Với công suất 500.000 tấn/năm và khả năng kinh doanh của Ban lãnh đạo điều hành Công ty Hưng Thịnh Phát hiện tại có thể đánh giá khả năng khai thác hiệu quả nguồn phế liệu của Công ty Hưng Thịnh Phát sau này. 1.5.5. Đề xuất phương án đồng tài trợ. Ngân hàng SeAbank đồng ý cho chủ đầu tư vay với phương án sau: · Số tiền đề nghị tham gia đồng tài trợ: 560.070.000.000 VND · Thời hạn vay vốn: 6 năm · Lãi suất cho vay USD: 7.5%/năm, sau 1 năm lãi suất được điều chỉnh định kỳ 6 tháng 1 lần, biên độ 2,74%/năm. · Lãi suất cho vay VND: 13.2%/năm, sau 1 năm, lãi suất được điều chỉnh định kỳ 6 tháng 1 lần và bằng bình quân lãi suất tiền gửi 12 tháng trả lãi sau của các Ngân hàng đồng tài trợ + biên độ 3,6%/năm. · Thời gian ân hạn: 18 tháng. · Trả gốc và lãi: 3 tháng 1 lần. 1.6. Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án. 1.6.1. Những kết quả đạt được. - Quy trình thẩm định và phương pháp thẩm định, tổ chức thẩm định được xây dựng một cách khoa học. - Nội dung thẩm định tại Habubank được phân tích tài chính một cách đầy đủ, chi tiết Công tác thẩm định tại SeAbank đã được minh chứng qua thực tế, các dự án mà SeAbank cho vay vốn hiện nay đều cho kết quả rất tốt, rất ít dự án rơi vào tình trạng nợ khó đòi. 1.6.2. Hạn chế và nguyên nhân. 1.6.2.1 Hạn chế - Quy trình tín dụng đôi lúc chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhiều nội dung hướng dẫn chưa chi tiết cụ thế khiến cán bộ lúng túng trong quá trình tra cứu, thậm chí còn tạo nên khe hở để cán bộ biến chất. - Phương pháp thẩm định: đôi khi những dự án lớn vẫn chỉ nằm ở trạng thái phân tích tĩnh. Do các yếu tố phân tích độ nhạy còn chưa phong phú. - Công tác tổ chức thẩm định: hầu như cán bộ thẩm định của SeAbank đều thẩm định tổng hợp dự án, mà chưa có sự phân công cụ thể cho các dự án. Về nguồn nhân lực, trình độ thẩm định của cán bộ vẫn còn những hạn chế nhất định - Nội dung thẩm định tài chính: Chưa có sự xem xét kỹ lưỡng cơ cấu vốn đầu tư, đặc biệt là vốn tự có của chủ đầu tư. Việc thẩm định doanh thu và chi phí, các chỉ tiêu tài chính mới chỉ ở mức hạn chế chủ yếu dừng ở mức báo cáo của chủ đầu tư mà chưa đi vào thực tế. - Ngân hàng thẩm định dễ rơi vào tình trạng áp đặt ý kiến chủ quan của ngân hàng vào công tác thẩm định dự án. 1.6.2.2 Nguyên nhân. - Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Tổ chức thẩm định còn nhiều bất cập trong việc phân công công việc giữa các cán bộ thẩm định. Quy trình tín dụng còn mang tính chung chung, dàn trải thay vì chi tiết. Ngân hàng mới chỉ chú trọng thẩm định ở khâu cho vay, còn sau khi giải ngân vấn đề này vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Thông tin số liệu làm căn cứ cho thẩm định chưa đầy đủ. - Thông tin số liệu làm căn cứ cho thẩm định chưa đầy đủ. - Một số nguyên nhân khác: Biến động môi trường pháp lý, định hướng ngành dự án, định hướng của ngành ngân hàng. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG SEABANK. 2.1. Phương hướng phát triển của ngân hàng SeAbank. 2.1.1. Hoạt động huy động vốn. 2.1.2. Hoạt động tín dụng. 2.1.4. Định hướng về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án. 2.2.1.Hoàn thiện quy trình thẩm định tài chính. Quy trình thẩm định mang tính tổng hợp, vừa quy định chung cho tất cả các loại dự án, vừa chi tiết cụ thể cho từng loại dự án. Ngân hàng nên giao quyền chủ động hơn nưa cho các phòng thẩm định tại các chi nhánh dự án đầu tư. 2.2.2. Đa dạng hóa và lựa chọn chính xác phương pháp thẩm định. - Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống phương pháp thẩm định. Thẩm định dự án phải kết hợp nhiều phương pháp. - Mỗi dự án phải có sử dụng những phương pháp thích hợp để tránh rườm rà lãng phí cho chủ đầu tư. 2.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Kiểm tra tổng vốn đầu tư: rà soát kỹ lưỡng các thông sô của dự án và tính toán lại tổng mức đầu tư. - Xác định lãi xuất chiết khấu: Lãi xuất chiết khấu phải được xuất phát từ tình hình thực tế của mỗi dự án. Việc xác định lãi suất chiết khấu dựa trên phương pháp bình quân gia quyền - Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: phân tích đầy đủ, sâu sắc. - Độ nhạy của dự án: Phân tích đa chiều. 2.2.4. Tăng cường đầu tư thiết bị phục vụ thẩm định tài chính. Hiện tại ngân hàng đã trang bị cho cán bộ thẩm định những thiết bị thẩm định. Mỗi cán bộ sử dụng một máy tính kết nối có đầy đủ các phần mền ứng dụng phân tích, tính toán: microsoft excel, Risk master, Riods--- Điều này tác động tích cực, giúp cán bộ thẩm định chủ động và thuận tiện trong việc tìm kiếm phân tích. 2.2.5. Nâng cao hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. 2.2.6. Đào tạo, nâng cao cán bộ thẩm định dự án đầu tư. -Thứ nhất: Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định . -Thứ hai: Cần trao dồi đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. -Thứ ba: ngân hàng cần có một chế độ thưởng phạt nghiêm minh. -Thứ tư: Ngân hàng cần có sự quan tâm đến đời sống của cá lớp cán bộ. 2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoàn thiện hoạt động thẩm định. 2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ liên quan. - Nhà nước cần công khai kế hoạch tổng thể về phát triển tổng thể và phát triển kinh tế xã hội nhà nước, quy hoạch phát triên kinh tế của địa phương, ngành - Thứ hai: trong nội dung luật ngân hàng, nhà nên quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư, người có quyền hạn chấp nhận đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định. - Thứ ba : Nhà nước nên yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bứt buộc, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án - Thứ tư: các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư. 2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng SeAbank. - Xây dựng một hệ thống, quy trình thẩm định mới cụ thể, chi tiết hơn cập nhật được những phương pháp tiên tiến trên thế giới - Ngân hàng nên hoàn thiện hơn nưa hệ thống thông tin nội bộ. - Ngân hàng nên tổ chức các lóp đào tạo nâng nghiệp vụ cho cán bộ, đồng thời tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm - Ngân hàng tiếp tục tìm tòi đưa ra nhưng phương pháp thẩm định hiệu quả nhất. Ban hành cách chính sách tạo sự thông thoáng chó hoạt động thẩm định. 2.3.3 Kiến nghị với các chủ đầu tư. - Chủ đầu tư cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập dự án - Chủ đầu tư nên thực hiện theo chế độ kế toán và kiểm toán chung theo quy định của Bộ tài chính. - Thông tin chủ đầu tư cung cấp phải đảm bảo tính chính xác. - Chủ đầu tư cần có trách nhiệm trong việc sủ dụng vốn vay ngân hàng. PHỤ LỤC Hạng mục Ghi chú Thành tiền Thiết bị nhập khẩu và chuyển giao công nghệ (Đơn vị: USD). Tổng chi phí thiết bị (USD) 29,940,000 Tổng chi phí thiết bị (1.000 VND) 482,034,000 CHI PHÍ XÂY LẮP (1,000 VND) 178,000,000 CHI PHÍ SỬ DỤNG ĐẤT (1,000 VND) 32,200,000 CƠ BẢN KHÁC (1,000 VND) 52,409,264 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0.34%*1.05*1.05*(TB+XL) 2,474,137 Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi 0.02%*1.05*1.1*(TB+XL) 152,468 Khảo sát địa chất 80,000 Thiết kế phí 3.09*1.1*XL 6,050,220 Thẩm định thiết kế 0.1%*1.1*XL 195,800 Thẩm định tổng dự toán 0.09%*1.1*(XL+TB) 653,434 Giám sát thi công xây lắp 0.84%*1.1*(TB+XL) 6,098,714 Giám sát lắp đặt thiết bị 0.23%*1.1*(TB+XL) 1,669,886 Bảo hiểm công trình 0.28*1.1*(XL+TB) 2,032,905 Vốn dự phòng 5%*(XL+TB) 33,001,700 Tổng cộng (1,000 VND) 744,643,264 Nghiệm thu 0.2%*1*1.1*Ztđt 1,638,215 Lãi vay trong quá trình thi công 51,353,670 Tổng vốn đầu tư tài sản cố định bao gồm LVXD 797,635,149 Nhu cầu vốn lưu động dự tính ban đầu 283,422,389 Tổng vốn đầu tư của dự án 1,081,057,538 Nguồn vốn 1,081,057,538 Vốn tự có đầu tư cố định 239,290,545 Vốn vay đầu tư cố định 558,344,605 Vốn vay lưu động 198,395,672 Vốn lưu động tự có 85,026,717 BẢNG THÔNG SỐ TT Nội dung Giá trị (1,000 VND) Ghi chú I Tổng vốn đầu tư tài sản cố định 797,635,149 100.00% Mức biến động tổng đầu tư 0% Vốn đầu tư thiết bị 482,034,000 60.43% Vốn đầu tư xây lắp 178,000,000 22.32% Quyền sử dụng đất 32,200,000 4.04% Vốn khác 54,047,479 6.78% Lãi vay trong quá trình xây dựng 51,353,670 6.44% II Vốn lưu động 283,422,389 100.00% III Cơ cấu vốn 1,081,057,538 Vốn tự có đầu tư cố định 239,290,545 30.00% Vốn vay đầu tư cố định 558,344,605 70.00% Trong đó: Trả lãi vay trong thời gian xây dựng 51,353,670 6.44% Vay đầu tư xây dựng và thiết bị 506,990,934 63.56% Trong đó vay Ngoại tệ 337,423,800 42.30% Vay nội tệ 169,567,134 21.26% Vốn vay lưu động 198,395,672 Vốn lưu động tự có 85,026,717 IV Chi phí vốn Lãi vay USD (7.5%) và trượt giá VND so với USD ngân hàng dự tính 13.20% Lãi vay nội tệ 13.20% Chi phí cơ hội vốn chủ sở hữu 15% Thuế TNDN bình quân trong 10 năm đầu 3.0% Chi phí lãi vay ngoại tệ 12.80% Chi phí lãi vay nội tệ 12.80% WACC 13.46% BẢNG THÔNG SỐ TT Nội dung Giá trị (1,000 VND) Ghi chú V Thông số doanh thu Giá bán sản phẩm bao gồm VAT 10% 9,500 VND/Tấn Mức thay đổi giá bán sản phẩm 0% Công suất tối đa 500,000 Tấn/năm. Công suất năm đầu 60% Công suất năm thứ 2 70% Công suất năm thứ 3 90% Từ năm thứ 4 công suất 100% Mức biến động về công suất 0% VI Thông số về chi phí 1 Thuê đất mặt bằng xây dựng Diện tích thuê 200,000 m2 Giá thuê đất 10 USD/m2/50năm Tiền thuê đất hàng năm 644,000 VND 2 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị Nhà xưởng 1% GTXL Thiết bị 1% GTTB 3 Khấu hao Nhà xưởng + kiến trúc khác 20 Năm Trang thiết bị 10 Năm Chi phí thiết kế cơ bản khác 10 Năm 4 Chi phí thuế Thuế VAT 10% Thuế thu nhập 28% Miến thuế thu nhập doanh nghiệp 4 Năm Giảm 50% thuế 9 Năm tiếp theo Áp dụng mức thuế 10% Tới năm thứ 15 5 Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhiên liệu VL cho 1 tấn SP (gồm cả VAT 10%) 8,314 VND (Đã VAT) Mức thay đổi chi phí nguyên vật liệu 0% 6 Chi phí tiền lương Lương trực tiếp 510,200 VND/tháng 7 Lương gián tiếp 166,300 VND/tháng Bảo hiểm các loại 19% Quý lương 8 Các chi phí khác Chi phí quản lý 0.3% DT thuần Chi phí bán hàng 0.2% DT thuần Bảo hiểm công trình 0.28% XL+TB Bảng: Tiến độ dự án TT Nội dung Tổng 1 tháng cuối năm 07 6 tháng đầu năm 08 6 tháng cuối năm 08 5 tháng đầu năm 09 Tổng vốn đấu tư xây lắp và đất 264,247,479 Tiến độ huy động vốn xây lắp 264,247,479 39,637,122 105,698,992 92,486,618 26,424,748 Tổng vốn đầu tư máy móc thiết bị 482,034,000 Tiến độ huy động vốn mua máy móc TB 482,034,000 96,406,800 385,627,200 Lãi vay vốn hoá 51,353,670 Tiến độ giải ngân vốn Vốn tự có 239,290,545 68,559,162 32,872,386 28,763,338 109,095,658 Vốn vay thương maị 558,344,605 Vốn vay ngoại tệ 337,423,800 67,484,760 269,939,040 Vốn vay nội tệ 169,567,134 - 72,826,605 63,723,280 33,017,249 Lãi vay ngoại tệ 28,208,630 Lãi vay nội tệ 23,145,041 Tổng lãi vay trong thời gian xây dựng 51,353,670 Bảng tính lãi vay Nội dung Ghi chú Thời kỳ xây dựng (18 tháng) Thời kỳ khai thác kinh doanh Tổng cộng Năm SX thứ 1 Năm SX thứ 2 Năm SX thứ 3 Năm SX thứ 4 1/2 năm SX thứ 5 Dư nợ ngoại tệ đầu kỳ 337,423,800 - 337,423,800 262,440,733 187,457,667 112,474,600 37,491,533 Trả nợ gốc trong kỳ 3 tháng 1 lần 74,983,067 74,983,067 74,983,067 74,983,067 37,491,533 337,423,800 Dư nợ cuối kỳ 337,423,800 262,440,733 187,457,667 112,474,600 37,491,533 - Trả nợ lãi trong kỳ (3 tháng 1 lần) 13.20% 28,208,630 39,591,059 29,693,294 19,795,530 9,897,765 2,474,441 129,660,719 Dư nợ nội tệ (Bao gồm LVĐTXD) 220,920,805 220,920,805 171,827,292 122,733,780 73,640,268 24,546,756 Trả nợ gốc trong kỳ 3 tháng 1 lần 49,093,512 49,093,512 49,093,512 49,093,512 24,546,756 220,920,805 Dư nợ cuối kỳ 220,920,805 171,827,292 122,733,780 73,640,268 24,546,756 - Trả nợ lãi trong kỳ (3 tháng 1 lần) 13.20% 23,145,041 25,921,374 19,441,031 12,960,687 6,480,344 1,620,086 89,568,563 Tổng trả lãi hàng năm 51,353,670 65,512,434 49,134,325 32,756,217 16,378,108 4,094,527 219,229,282 Bảng tính khấu hao Nội dung Giá trị Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Thu hồi (=giá trị còn lại) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Giá trị đầu tư xây dựng 178,000,000 8,900,000 8,900,000 8,900,000 8,900,000 8,900,000 8,900,000 8,900,000 8,900,000 8,900,000 8,900,000 89,000,000 QSD đất đất khấu hao 48 năm 32,200,000 670,833 670,833 670,833 670,833 670,833 670,833 670,833 670,833 670,833 670,833 25,491,667 Giá trị đầu tư máy móc 482,034,000 48,203,400 48,203,400 48,203,400 48,203,400 48,203,400 48,203,400 48,203,400 48,203,400 48,203,400 48,203,400 - Vốn khác + lãi vay vốn hóa 105,401,149 10,540,115 10,540,115 10,540,115 10,540,115 10,540,115 10,540,115 10,540,115 10,540,115 10,540,115 10,540,115 - Tổng 797,635,149 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 114,491,667 Bảng tính vốn lưu động Nội dung Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Chi phí nguyên vật liệu hàng năm 2,267,379,109 2,645,275,627 3,401,068,664 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 Vốn lưu động hàng năm Dự trữ NVL 1.5 tháng 283,422,389 330,659,453 425,133,583 472,370,648 472,370,648 472,370,648 472,370,648 472,370,648 472,370,648 472,370,648 Mức thay đổi vốn hàng năm 283,422,389 47,237,065 94,474,130 47,237,065 - - - - - - (472,370,648) Chi phí lãi vay vốn lưu động 26,188,229 30,552,933 39,282,343 43,647,048 43,647,048 43,647,048 43,647,048 43,647,048 43,647,048 43,647,048 Bảng hiệu quả dự án ĐV: 1000 đồng Nội dung Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 1 2 3 4 Tổng doanh thu hàng năm 2,590,909,091 3,022,727,273 3,886,363,636 4,318,181,818 Sản lượng sản xuất tối đa hàng năm 500,000 500,000 500,000 500,000 Công suất tối đa hàng năm 60% 70% 90% 100% Giá bán sản phẩm hàng năm( VND/ tấn) 8,636 8,636 8,636 8,636 Tổng chí hàng năm 2,457,285,925 2,825,328,131 3,577,790,650 3,945,832,855 Chi phí cố định 0.06 142,968,186 126,590,077 110,211,969 93,833,861 Chi phí lãi vay cố định 0.03 65,512,434 49,134,325 32,756,217 16,378,108 Chi phí khấu hao 0.03 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 Chi phí sửa chữa nhà xưởng hàng năm 0.00 1,780,000 1,780,000 1,780,000 1,780,000 Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị 0.00 4,820,340 4,820,340 4,820,340 4,820,340 Chi phí lương gián tiếp 0.00 2,161,900 2,161,900 2,161,900 2,161,900 Bảo hiểm Lương gián tiếp 0.00 379,164 379,164 379,164 379,164 Chi phí biến đổi hàng năm 0.94 2,314,317,739 2,698,738,053 3,467,578,681 3,851,998,995 Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 0.92 2,267,379,109 2,645,275,627 3,401,068,664 3,778,965,182 Chi phí lương lao động trực tiếp 0.00 6,632,600 6,632,600 6,632,600 6,632,600 Chi phí bảo hiểm các loại 0.00 1,163,256 1,163,256 1,163,256 1,163,256 Chi phí quản lý 0.00 7,772,727 9,068,182 11,659,091 12,954,545 Chi phí bán hàng 0.00 5,181,818 6,045,455 7,772,727 8,636,364 Lãi vay vốn lưu động hàng năm 0.01 26,188,229 30,552,933 39,282,343 43,647,048 Lợi nhuận trước thuế 133,623,166 197,399,142 308,572,986 372,348,963 Thuế thu nhập doanh nghiêp - - - - Lợi nhuận sau thuế 133,623,166 197,399,142 308,572,986 372,348,963 Nội dung Ghi chú Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Năm thứ 10 5 6 7 8 9 10 Tổng doanh thu hàng năm 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 Sản lượng sản xuất tối đa hàng năm 500,000 500,000 500,000 500,000 500,000 500,000 Công suất tối đa hàng năm 100% 100% 100% 100% 100% 100% Giá bán sản phẩm hàng năm VND/Tấn 8,636 8,636 8,636 8,636 8,636 8,636 Tổng chí hàng năm 3,933,549,274 3,929,454,747 3,929,454,747 3,929,454,747 3,929,454,747 3,929,454,747 Chi phí cố định 0.06 81,550,279 77,455,752 77,455,752 77,455,752 77,455,752 77,455,752 Chi phí lãi vay cố định 0.03 4,094,527 Chi phí khấu hao 0.03 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 Chi phí sửa chữa nhà xưởng hàng năm 0.00 1,780,000 1,780,000 1,780,000 1,780,000 1,780,000 1,780,000 Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị 0.00 4,820,340 4,820,340 4,820,340 4,820,340 4,820,340 4,820,340 Chi phí lương gián tiếp 0.00 2,161,900 2,161,900 2,161,900 2,161,900 2,161,900 2,161,900 Bảo hiểm Lương gián tiếp 0.00 379,164 379,164 379,164 379,164 379,164 379,164 Chi phí biến đổi hàng năm 0.94 3,851,998,995 3,851,998,995 3,851,998,995 3,851,998,995 3,851,998,995 3,851,998,995 Chi phí nguyên, nhiên vật liệu 0.92 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 3,778,965,182 Chi phí lương lao động trực tiếp 0.00 6,632,600 6,632,600 6,632,600 6,632,600 6,632,600 6,632,600 Chi phí bảo hiểm các loại 0.00 1,163,256 1,163,256 1,163,256 1,163,256 1,163,256 1,163,256 Chi phí quản lý 0.00 12,954,545 12,954,545 12,954,545 12,954,545 12,954,545 12,954,545 Chi phí bán hàng 0.00 8,636,364 8,636,364 8,636,364 8,636,364 8,636,364 8,636,364 Lãi vay vốn lưu động hàng năm 0.01 43,647,048 43,647,048 43,647,048 43,647,048 43,647,048 43,647,048 Lợi nhuận trước thuế 384,632,544 388,727,071 388,727,071 388,727,071 388,727,071 388,727,071 Thuế thu nhập doanh nghiêp 19,231,627 19,436,354 19,436,354 19,436,354 19,436,354 19,436,354 Lợi nhuận sau thuế 365,400,917 369,290,718 369,290,718 369,290,718 369,290,718 369,290,718 Nội dung Ghi chú Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 1 2 3 4 5 ĐIỂM HOÀ VỐN Công suất hoà vốn hàng năm CPCĐ/(DT-CPBĐ)*100% 51.69% 39.07% 26.32% 20.13% 17.49% Công suất hoà vốn bình quân 23.78% Doanh thu hoà vốn CSHV*DT 1,339,223,263 1,181,049,419 1,022,777,402 869,169,027 755,388,049 Doanh thu hoà vốn bình quân 875,491,245 VND TỶ SUẤT SINH LỜI BÌNH QUÂN Tỷ suất lợi nhuận/Doạnh thu 8.11% Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 99.40% Nội dung Ghi chú Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Năm thứ 10 6 7 8 9 10 ĐIỂM HOÀ VỐN Công suất hoà vốn hàng năm CPCĐ/(DT-CPBĐ)*100% 16.61% 16.61% 16.61% 16.61% 16.61% Công suất hoà vốn bình quân 23.78% Doanh thu hoà vốn CSHV*DT 717,461,057 717,461,057 717,461,057 717,461,057 717,461,057 Doanh thu hoà vốn bình quân 875,491,245 TỶ SUẤT SINH LỜI BÌNH QUÂN Tỷ suất lợi nhuận/Doạnh thu 8.11% Tỷ suất lợi nhuận/VCSH 99.40% Bảng dòng tiền TT Nội dung Năm 0 (18 tháng xây dựng) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 1 2 3 4 I Dòng tiền vào 2,590,909,091 3,022,727,273 3,886,363,636 4,318,181,818 Doanh thu hàng năm 2,590,909,091 3,022,727,273 3,886,363,636 4,318,181,818 II Dòng tiền ra 1,048,857,538 2,370,696,208 2,802,353,587 3,523,957,150 3,861,140,399 Chi phí đầu tư xây dựng 178,000,000 Chi phí đầu tư thiết bị 482,034,000 Đầu tư khác 54,047,479 Lãi vay trong thời gian xây dựng 51,353,670 Vốn lưu động hàng năm 283,422,389 47,237,065 94,474,130 47,237,065 - Chi phí sản xuất lưu động hàng năm 2,314,317,739 2,698,738,053 3,467,578,681 3,851,998,995 Chi phí sản xuất cố định chưa LV và KH 9,141,404 9,141,404 9,141,404 9,141,404 Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - - III Dòng tiền ròng (1,048,857,538) 220,212,883 220,373,686 362,406,487 457,041,419 Cồng dồn giản đơn (1,048,857,538) (828,644,655) (608,270,969) (245,864,482) 211,176,937 Chiết khấu hàng năm (1,048,857,538) 194,083,773 171,179,890 248,104,975 275,766,542 Cộng dồn chiết khấu (1,048,857,538) (854,773,765) (683,593,876) (435,488,901) (159,722,359) NPV (10 năm) $923,995,829 VND Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 30.7% Thời gian hoàn vốn giản đơn 5.04 Năm Thời gian hoàn vốn chiết khấu 6.19 Năm IV Nguồn trả nợ hàng năm 161,850,564 206,493,748 284,315,439 328,958,622 KH cơ bản 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 70% lợi nhuận sau thuế 93,536,216 138,179,399 216,001,090 260,644,274 Dư nợ đầu kỳ 558,344,605 396,494,040 190,000,293 - Dư nợ cuối kỳ 396,494,040 190,000,293 - - Thời gian hoàn vốn vay của dự án 4.17 Năm TT Nội dung Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 5 6 7 8 9 10 I Dòng tiền vào 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,432,673,485 Doanh thu hàng năm 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 4,318,181,818 Thanh lý tài sản cố định 114,491,667 II Dòng tiền ra 3,880,372,026 3,880,576,752 3,880,576,752 3,880,576,752 3,880,576,752 3,408,206,105 Vốn lưu động hàng năm - - - - - (472,370,648) Chi phí sản xuất lưu động hàng năm 3,851,998,995 3,851,998,995 3,851,998,995 3,851,998,995 3,851,998,995 3,851,998,995 Chi phí sản xuất cố định chưa LV và KH 9,141,404 9,141,404 9,141,404 9,141,404 9,141,404 9,141,404 Thuế thu nhập doanh nghiệp 19,231,627 19,436,354 19,436,354 19,436,354 19,436,354 19,436,354 III Dòng tiền ròng 437,809,792 437,605,066 437,605,066 437,605,066 437,605,066 1,024,467,380 Cồng dồn giản đơn 648,986,729 1,086,591,795 1,524,196,861 1,961,801,927 2,399,406,993 3,423,874,373 Chiết khấu hàng năm 232,818,768 205,097,969 180,762,302 159,314,156 140,410,915 289,709,787 Cộng dồn chiết khấu 73,096,409 278,194,378 458,956,680 618,270,836 758,681,752 1,048,391,539 NPV (10 năm) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR Thời gian hoàn vốn giản đơn Thời gian hoàn vốn chiết khấu IV Nguồn trả nợ hàng năm 324,094,990 326,817,851 326,817,851 326,817,851 326,817,851 326,817,851 KH cơ bản 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 68,314,348 70% lợi nhuận sau thuế 255,780,642 258,503,502 258,503,502 258,503,502 258,503,502 258,503,502 Dư nợ đầu kỳ - - - - - - Dư nợ cuối kỳ - - - - - - Thời gian hoàn vốn vay của dự án ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21282.doc
Tài liệu liên quan