Nâng cao hiệu quả dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực Vật An Giang

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tài chính trong các công ty CP đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty và có ý ngĩa quan trọng trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của công ty . Vay trò này được thể hiện ngay từ khi thành lập công ty, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu , dự kiến hoạt động , gọi vốn đầu tư. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty tiến hành liện tục , thường xuyên và đạt hiệu quả kin

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả dụng Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực Vật An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế cao trước hết và khâu đầu tiên là phải thoả mãn đủ nhu cầu vốn kinh doanh củ công ty việc xác định nguồn vốn cho kinh doanh phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và chu kỳ kinh doanh của công ty . Trong cơ chế thị trường mọi hoạt động kinh doanh của công ty chịu sự tác động về nhu cầu tài chính . Vì vậy phân tích chu kỳ kinh doanh không phải chỉ xác định nhu cầu vốn trong từng khâu, từng giai doạn của quá trình kinh doanh mà còn nhằm làm giảm tới mưa thấp nhất cè nhu cầu tài chính công ty . Vốn của công ty cổ phần được hình thành từ ngiều nguồn khác nhau vốn góp của các cổ đông hình thành dưới hình thức mua cổ phiếu , vốn bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh được biểu hiện dưới dạng lợi nhuân không chia cho các cổ đônG, vốn vay nợ dài hạn và ngắn hạn biểu hiện dưới dạng phát hành cổ phiếu trung và dài hạn, vay tín dụng ngắn hạn, chậm thanh toán cho khách hàng, chậm trả lãi cho các cổ đông, chậm nộp thuế cho nhà nước, vốn được huy động từ các quỹ của công ty như: Quỹ phát triển sản xuất, quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ khen thưởng, nguồn vốn xây dựng cơ bản của công ty . Bởi vậy, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và huy động tối đa nguồn vốn của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty AGPPS thường xuyên phân tích tình hình tài chính, đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính, xác định rỏ nguyên nhân và mức độ tách động ảnh hưởng củ từng nhân tố đến việc huy động nguồn lực, tài lực nguồn vốn đã có nhằm luôn đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh . Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm: Vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác …Công ty phải có nhiệm vụ tổ chức và huy động các loại vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh . Đồng thời, tiến hành phân phối, quản lý sử dụng số vốn có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành đầy đủ chính sách về quản lý tài chính và kỷ luật thanh toán mà nhà nước ban hành . Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã có phương thức, biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách năng động có hiệu quả phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của cơ chế quản lý kinh tế mới. Song đã có không ít những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. Các doanh nghiệp này không những không huy động phát triển tăng thêm nguồn vốn mà còn trong tình trạng mất dần vốn do công tác quản lý sử dụng vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả, vi phạm các quy định trong thanh toán… Trong bối cảnh chung đó, Công Ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang đã có nhiều cố gắng tìm hướng khai thác, huy động vốn vào phát triển kinh doanh và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động. Xuất phát từ nhận thức của bản thân về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng vốn và qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực vật An Giang. Đặc biệt là được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Thầy giáo PGS.TS Đào Văn Hùng và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty, phòng Tài chính kế toán đã giúp em lựa chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp về: “Nâng cao hiệu Quả dụng vốn lưu động tại Công Ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang ”. Nội dung chính của chuyên đề được trình bày qua các chương sau: Chương I: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang . Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang . Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Khái quát về vốn lưu động trong doanh nghiệp. 1.1.1.Vốn lưu động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn hoạt động trước hết phải có vốn để có thể tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho bất cứ doanh nghiệp nào trong kinh tế. Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữ một lượng vốn nào đó. Số vốn này thể hiện gía trị toàn bộ tài sản có thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định hay không. Vốn với ý nghĩa kinh tế bao gồm toàn bộ các ý nghĩa kinh tế được bố trí để sản xuất kinh doanh. Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh được thể hiện ở nhiều hình thức vật chất khác nhau, đứng trên giac độ chu chuyển vốn: vốn của doanh nghiệp bao gồm Vốn cố định và Vốn lưu động. - Vốn cố định: Là biểu hiện toàn bộ giá trị của tài sản cố định trong doanh nghiệp. đối với các loại tài sản cố định, giá trị của chúng sẽ được dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với tài sản lưu động giá trị của chúng dịch chuyển một lần vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Có thể coi vốn lưu động tương ứng với toàn bộ giá trị tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, để hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số tiền vốn đầu tư ban đầu, số vốn đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp và luôn vận động thay đổi hình thái biểu hiện. Có thể định nghĩa vốn lưu động như sau: - Vốn lưu động:là biểu hiện bằng tiền giá trị của toàn bộ tài sản lưu động trong doanh nghiệp. - Vốn lưu động là giá trị còn lại của vốn kinh doanh sau khi đã trừ đi phần tài trợ cho tài sản cố định. Như vậy vốn lưu động có thể được xác định theo công thức sau: Vốn lưu động = Vốn kinh doanh – Vốn cố định Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục nên vốn lưu động cũng toàn hoàn không ngừng, được lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ. Thời gian luân chuyển vốn nhanh trong một chu kỳ hoặc trong một năm. Vốn lưu động là vốn ngắn hạn của doanh nghiệp tuy nhiên nguồn vốn ngắn hạn này ở doanh nghiệp được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn…Trong mỗi loại nguồn vốn đó lại được hình thành từ nhiều nguồn khác. - Nguồn vốn tự có hay vốn chủ sở hữu, đối với doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn này là do ngân sách nhà nước cấp. - Nguồn vốn tự bổ sung lấy từ phần lãi được giữ lại, là phần chênh lệch giữa toàn bộ doanh thu và thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh hoạt động tài chính với toàn bộ chí phí kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính. - Các nguồn vốn từ đi vay ngắn hạn và dài hạn là phần nợ phải trả bao gồm các loại sau: + Vốn đi vay + Vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu. + Vốn từ chiếm dụng của các doanh nghiệp, cá nhân khác…. Tóm lại: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh được dùng để đầu tư mua sắm hàng hoá, nguyên vật liệu…Nhằm thực hiện các chức năng, mục đích của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp các quyết định về tổ chức và quản lý sử dung vốn lưu động có những ảnh hương trực tiếp tới việc sử dụng vốn kinh doanh cũng như tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy cần phải xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cần thiết của doanh nghiệp để từ đó có thể chủ động trong việc huy động vốn, sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. 1.1.2. Kết cấu vốn lưu động. Trong doanh nghiệp vấn đề quản lý sử dụng vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng sản xuất được nhiều sản phẩm có nghĩa là tổ chức được tốt quá trình mua sắm, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động ta cần xem xét kết cấu của vốn lưu động. Kết cấu vốn lưu động là tỉ trọng của từng loại vốn chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Để đánh giá một cách hợp lý về kết cấu vốn lưu động cần phân loại vốn lưu động. Thông qua mỗi biện pháp phân loại, qua kết cấu của từng loại vốn mà cho phép người quản lý có thể phân tích, đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn. Từ đó rút ra những bài học những kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho kỳ sau nhằm thu được những kết quả kinh doanh tốt nhất. Có nhiều cách để xem xét kết cấu của vốn lưu động. Nhưng thông thường người ta phân loại vốn theo sự chu chuyển vì vốn lưu động có đặc điểm là sự chu chuyển nhanh thời gian chu chuyển ngắn. Thường trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu động tồn tại dưới nhiều hình thức: Vốn hàng hoá vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và các tài sản lưu động khác… 1.1.2.1.Vốn hàng hoá dự trữ. Vốn hàng hoá dự trữ là vốn lưu động của doanh nghiệp dưới hình thái hiện vật. Đây là bộ phận vốn rất quan trọng trong doanh nghiệp, nó biểu hiện bằng tiền số vật tư hàng hoá dự trữ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Hàng hoá ở đây bao gồm: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng chuyển bán, hàng gửi đại lý. Trong các doanh nghiệp việc dự trữ hàng hoá vô cùng cần thiết. Do đặc điểm kinh doanh các doanh nghiệp thường bán ra liên tục nhưng khi mua vào lại có khoảng thời gian cách quãng. Vì vậy để đảm bảo cho hàng hoá luôn sẵn sàng cho tiêu dùng thì dự trữ hàng hoá là một điều tất yếu. Việc dự trữ hàng hoá nhiều khi tạo ra được những cơ hội kinh doanh nhưng đôi khi lại mang đến những rủi ro cho doanh nghiệp. Sử dụng vốn hàng hoá như thế nào cho tốt phụ thuộc vào tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh của mỗi nhà quản lý. Đi đôi với hàng hoá dự trữ là chi phí dành cho nó, chi phí này được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nghĩa là nếu lượng hàng hoá dự trữ càng tăng thì chi phí quản lý tăng theo, tổng chi phí của doanh nghiệp cũng tăng theo dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, và ngược lại nếu lượng hàng hoá càng giảm thì chi phí càng giảm, tổng chi phí trong doanh nghiệp cũng giảm, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do dự trữ hàng hoá có những ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng một cách có hiệu quả vốn lưu động và vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên việc xác định mức hàng hoá dự trữ hợp lý là rất cần thiết đối với công tác quản lý tài chính trong một doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Trong doanh nghiệp, vốn bằng tiền chính là lượng tiền mặt mà doanh nghiệp sử dụng để tiêu dùng cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn bằng tiền cũng gây những ảnh hưởng nhất định tới công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, nó thường được căn cứ vào mức dự trữ vật tư, hàng hoá trong doanh nghiệp, vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp … Hàng hoá và tiền tệ của doanh nghiệp nghiệp thường được luân chuyển thành dòng: dòng hàng hoá đi ra và dòng tiền tệ đi vào, dòng hàng hoá đi vào và dòng tiền tệ đi ra. Đồng thời hàng ngày, hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền mặt để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp. Nếu lượng tiền mặt lớn hơn nhu cầu tiêu dùng sẽ gây nên một sự lãng phí không hiệu quả do không sử dụng hết được số tiền đó. Và ngược lại, nếu số tiền mặt ít hơn nhu cầu tiêu dùng, khi có nhu cầu mua sắm phải trả ngay lập tức thì doanh nghiệp phải đi vay hay phải trích từ một nguồn khác, một khoản kinh doanh khác để bù lấp vào chỗ thiếu đó, điều này gây nên sự không ổn định trong kế hoạch kinh doanh hoặc ảnh hưởng đến những kế hoạch kinh doanh khác của doanh nghiệp.Vì vậy để giảm thiểu những ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp cần phải xác định vốn bằng tiền một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Vốn bằng tiền thường được biểu hiện bằng các hình thức khác nhau như: • Tiền mặt tại quỹ: là số tiền dùng để phục vụ cho các nhu cầu chi trả bằng tiền mặt phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp. Trong đó có một phần lớn là số tiền mặt thu được sau khi bán hàng chưa kịp nộp vào ngân hàng. • Tiền gửi ngân hàng: là lượng tiền đã được ghi vào tài khoản tiền của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành các thủ tục của ngân hàng. • Tiền đang chuyển: là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hoặc đã gửi đi qua bưu điện mà doanh nghiệp chưa nhận được giâý báo có của ngân hàng. 1.1.2.3.Vốn công cụ - dụng cụ lao động: Vốn công cụ - dụng cụ lao động là một bộ phận của vốn lưu động biểu hiện bằng tiền giá trị của toàn bộ các công cụ - dụng cụ lao động trong doanh nghiệp, thông thường chúng có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn. Công cụ – dụng cụ trong doanh nghiệp được chia làm hai loại sau: • Công cụ – dụng cụ loại phân bổ một lần ( phân bổ 100%): Đây là loại công cụ - dụng cụ khi xuất kho đem sử dụng toàn bộ giá trị của chúng được phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Loại công cụ - dụng cụ này được áp dụng đối với các công cụ - dụng cụ có giá trị nhỏ, phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, chúng không có ảnh hưởng đến tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. • Công cụ- dụng cụ loại phân bổ nhiều lần: là loại công cụ - dụng cụ lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài hơn so với loại công cụ - dụng cụ lao động phân bổ một lần và khi bị hỏng chúng có thể sửa chữa được. 1.1.2.4. Vốn bao bì, vật liệu đóng gói: Vốn bao bì, vật liệu đóng gói là loại vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật liệu, bao chứa dụng cụ vật liệu hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh. ( chúng chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định). Nếu giá trị bao bì tương đối lớn thì phải tính riêng khỏi giá trị hàng hoá mà nó chứa đựng, chỉ giá của những bao bì vật liệu đóng gói mua riêng không đi cùng với vật liệu hàng hoá mới được tính vào loại vốn này, như két đựng, vỏ chai nước ngọt…Còn những vật liệu, bao bì đóng gói đi kèm với hàng hoá mà gía trị của chúng được tính vào giá cả hàng hoá thì không được tính vào loại này. 1.1.2.5. Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn: Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn là một bộ phận của vốn lưu động được biểu hiện bằng tiền giá trị của những tài sản, tiền mặt của doanh nghiệp đầu tư vào các tổ chức kinh tế khác với mục đích thu lợi nhuận. Trong kỳ kinh doanh ngắn hạn (thường dưới một năm) hình thức biểu hiện của loại vốn này bao gồm các loại tín phiếu, trái phiếu ngắn hạn, cổ phiếu, các loại đầu tư bằng tiền hay bằng các tài sản lưu động khác trong lĩnh vực kinh doanh liên kết ngắn hạn. 1.1.2.6. Vốn thuộc các khoản phải thu. Vốn thuộc các khoản phải thu là những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cho khách hàng chịu trong một thời gian nhất định, đối tượng phải thu của doanh nghiệp có thể là các tổ chức, tập thể, cá nhân… Thực tế việc mua bán chịu trong các doanh nghiệp là thường xuyên xảy ra đối với người mua, người bán, đối với các doanh nghiệp khác mà đôi khi xảy ra đối với các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có những quan hệ mua bán với các doanh nghiệp, bạn hàng khác. Sự cạnh tranh khiến đôi khi các doanh nghiệp phải bán hàng theo phương thức trả chậm, bán chịu nhằm thu hút bạn hàng đến ký hợp đồng để tăng doanh số cho doanh nghiệp mình. Việc mở rộng này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng các khoản phải thu của doanh nghiệp mặc dù khi thanh toán với khách hàng, doanh nghiệp khác, doanh nghiệp cũng phải tính đến khả năng thanh toán của họ rồi. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi có những khoản thu khó đồi, khoản không có khả năng thanh toán từ phái khách hàng. Để dự phòng những khoản tổn thất về các khoản chi phí khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những biến động gây ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi này, phải có những biện pháp thu hồi vốn nhanh nhất… 1.1.2.7. Vốn lưu động khác: Vốn lưu động khác là một bộ phận của vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí trờ kết chuyển, tài sản thiếu trờ xử lý, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn…là các loại vốn lưu động mà chúng ta khó có thể phân loại hay sắp xếp chúng vào một nhóm nào. • Tạm ứng: là một khoản tiền vay hay vật tư doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hay giải quyết một công việc đã được phê duyệt. • Chi phí trả trước: là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ sau nên chưa thể tính hết vào chi phí kinh doanh một kỳ mà phải phân bổ dần vào hai hay nhiều kỳ tiếp theo. 1.1.3.Nguồn hình thành vốn lưu động: Như đã nêu ở trên ta thấy vấn đề tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động quyết định trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Trong nền kinh tế thị trường, vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, chúng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ theo mỗi doanh nghiệp có những cách huy động vốn từ các nguồn, đối tượng khác nhau. Để phát huy được hiệu quả của việc sử dụng vốn các doanh nghiệp cần phải phân loại vốn lưu động sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ các nguồn sau: 1.1.3.1.Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vố chủ sở hữu là vốn tự có của doanh nghiệp và vốn tự bổ xung được trích lập từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp không phải thanh toán, nó do chủ doanh nghiệp bỏ ra và hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh, nó không phải là một khoản nợ. Một doanh nghiệp có thể có một hay nhiều chủ sở hữu vốn, điều này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp như: doanh nghiệp nhà nước có vốn là do Nhà nước cấp phát từ khi mới thành lập, doanh nghiệp liên doanh thì chủ sở hữu vốn là các tổ chức cá nhân tham gia hùn vốn, doanh nghiệp cổ phần thì chủ sở hữu vốn là cổ đông… Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm hai phần: Phần 1: Vốn góp của các chủ đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp. Chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn. Đó là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có do luật pháp quy định trong mỗi lĩnh vực kinh doanh. Nó vừa là cơ sở vật chất cho việc kinh doanh của doanh nghiệp, vừa là cái bảo đảm với các bạn hàng, doanh nghiệp khác về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, trong mỗi lĩnh vực kinh doanh thì số vốn pháp định mà Nhà nước đặt ra là khác nhau. Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ, đây là số vốn thực của doanh nghiệp, theo quy định của Nhà nước thì số vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng số vốn pháp định của lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Phần 2: Vốn bổ xung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau mỗi kỳ kinh doanh (1năm), vốn còn được bổ xung từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một phần lời nhuận sau thuế được chia cho các đối tượng: ngân sách của Nhà nước, đối với nhà máy cổ phần thì chia lợi tức cho các cổ đông….và một phần được trích vào nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn càng cao thì càng chứng tỏ mức độ an toàn về vốn, mức độ tự chủ về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tỉ lệ này cao nhất là tốt nhất, là hiệu quả nhất mà điều này lại phụ thuộc vào từng mục đích, từng thời kỳ, từng hướng vụ của doanh nghiệp. 1.1.3.2.Nguồn vốn vay: Hiện nay, thiếu vốn là tình trạng thường gặp của các doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu thì có hạn, không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, khi đó doanh nghiệp phải đi vay thêm vốn. Nguồn vốn vay ở đây rất đa dạng tức là doanh nghiệp có thể vay vốn từ rất nhiều đối tượng khác nhau như: các ngân hàng, các tư nhân,các doanh nghiệp khác, và hình thức vay cũng rất khác nhau: như vay tín dung, vay thế chấp, phát hành cổ phiếu… đối với các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, nhu cầu vay vốn của họ cao thì vay ngân hàng chính là hình thức vay chủ yếu, lãi suất ở đây được tính một cách hợp lý nhưng thời gian hoàn trả phải chính xác. đối với các khoản vay nhỏ và vừa, doanh nghiệp có thể vay các cá nhân thông qua các mối quan hệ quen biết, thông qua các mối quan hệ của cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp hay có thể vay trực tiếp từ chính các nhân viên trong doanh nghiệp. Ngoài việc vay các nguồn vốn kể trên, doanh nghiệp còn có thể vay ở các nguồn khác như: vay của Nhà nước, vay của nước ngoài, vay của doanh nghiệp khác, doanh nghiệp có thể vay bằng tiền hoặc có thể mua hàng chịu, hàng trả chậm… nhưng dù vay của ai, dưới bất kỳ hình thức nào doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi. Vấn đề đặt ra là sẽ vay của ai, theo cách nào để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp mà vay được thuận lợi nhất, chỉ phải trả tiền lãi là ít nhất. 1.1.3.3. Nguồn vốn liên doanh, liên kết, phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có hiện tượng nơi thì thừa vốn, nơi thì thiếu vốn. Vì vậy ngoài việc đi vay vốn doanh nghiệp còn có thể thu hút vốn bằng các hình thức: nhận vốn góp liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…để từ đó có thể huy động những nguồn vốn nhàn rỗi từ các đơn vị khác, từ đông đảo các cá nhân trong nước, cũng như các nguồn vốn từ nước ngoài thông qua cá hình thức vốn góp kinh doanh, phục vụ nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc góp vốn liên doanh ở nước ta diễn ra rất nhiều, đặc biệt là sự hình thành liên doanh với các nhà máy nước ngoài. Việc hợp tác này khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tiếp cận được các công nghệ mới của nước ngoài đặc biệt là bổ xung thêm một nguồn tài chính dồi dào vào nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.3.4.Nguồn vốn khác. Trong hoạt động kinh doanh, việc chiếm dụng vốn của nhau là những hoạt động xảy ra thường xuyên. doanh nghiệp có các khoản thu phải đòi thì tất nhiên cũng có các khoản phải nộp phải trả. Các khoản này có thể là các khoản mà doanh nghiệp nợ của người bán, khoản phải trả người mua, thuế chưa nộp cho Nhà nước…các khoản này có thể coi như là vốn tự có của doanh nghiệp, mặc dù doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng vẫn được sử dụng tạm thời số vốn này vào hoạt đông sản xuất kinh doanh mà không phải trả bất kỳ một khoản lãi nào. 1.1.4.Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, trong thời kỳ nào, khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều phải có vốn. Là một phần của vốn: vốn lưu động có những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Nhìn vào hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta có thể biết được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy vốn lưu động có một vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một yêu cầu cấp bách đối với cac doanh nghiệp ở nước ta hiên nay để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho riêng từng doanh nghiệp cũng như để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. Có thể nói vốn lưu động như nhựa sống tuần hoàn trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt đông phát triển thì nhu cầu vốn lưu động lại càng cần thiết, liên tục tuần hoàn, liên tục lưu thông. Sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ mất dần đồng vốn làm cho doanh nghiệp đi đến chỗ bế tắc. Do vậy vốn lưu động có một ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, có vai trò quan trọng cho sự phát triển hay thành bại của doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi nguồn vốn lưu động lớn. Kinh tế thị trường tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi giúp doanh nghiệp tự chủ tài chính, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Song thị trường cạnh tranh cũng đầy khó khăn thử thách, doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công là công tác vốn của doanh nghiệp phải hiệu quả. Vốn lưu động là nhân tố chính để tạo nên sự hiệu quả, sự thành công đó, là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. 1.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra để thu được kết quả đó. - Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo khái niệm rộng là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét hiệu quả kinh doanh phải đánh giá trên hai khía cạnh: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. + Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp:phản ánh trình độ sử dụng những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những mục đích về kinh tế trên tiêu chuẩn của hiệu quả kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận thu được hoặc tối thiểu hoá chi phí bỏ ra để thực hiện kết quả đó. + Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp: được phản ánh bằng sự đóng góp của doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong nền kinh tế quốc dân như thoa mãn nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ trong xã hội, tăng cường các khoản phúc lợi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động… Thông thường các doanh nghiệp được hình thành nhằm mục đích kinh doanh thì mục tiêu quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế tuy nhiên việc phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong các doanh nghiệp chỉ là tương đối bởi hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp đã bao hàm hiệu quả xã hội. Khi doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh có hiệu quả tức là hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp tốt thì đồgn thời doanh nghiệp cũng đạt được hiệu quả về xã hội thông qua sự ổn định phát triển trong doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động phục vụ cho nhu cầu xã hội nhu cầu cá nhân người tiêu dùng… Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Kết quả thu được Hiệu quả kinh tế = Chi phí bỏ ra - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xem xét như là một bộ phận của hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp. Thực tế trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay, năng suất lao động còn thấp, lượng vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh có hạn nên vấn đề đặ ra là phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời phải tận dụng tối đa các nguồn vốn đặc biệt là vốn lưu động, tránh hiện tượng sử dụng vốn một cách lãng phí Kết quả thu được Hiệu quả sử dụng VLĐ = VLĐ sử dụng Kết quả thu được biểu hiện bằng doanh thu hay lợi nhuận thu được.Vốn lưu động sử dụng là toàn bộ số vốn lưu động được tính bình quận trong một kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải lượng hoá nó bằng những con số rồi phân tích chúng. Việc phân tích hiệu quả vốn lưu động là một phần rất quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh doanh qua đó sẽ cho phép các doanh nghiệp đề ra các biện pháp có hiệu lực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.2.2. Ý nghĩa của viêc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ,để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển cũng như phục vụ cho mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những vấn đề cần phải quan tâm phát triển và nâng cao là quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đây có thể nói là một bộ phận rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh (lợi nhuận) tốt nhất. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghệ thuật sử dụng, điều hoà vốn lưu động thích hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của từng thời kỳ, từng thời điểm. Có thể nói, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp vì nó là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định đầu ra và phần giá bán của sản phẩm đó. Đồng thời, vốn lưu động còn là một bộ phận quan trọng chủ yếu của vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn gắn liền với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, do nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng, dẫn đến kinh tế ở nước ta luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn ( mặc dù trong các ngân hàng luôn có tình trạng vốn bị ứ đọng, không giải ngân được…). Việc chú trọng đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp cho đồgn vốn được sử dụng một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh phát triển đời sống của người lao động được nâng cao, xã hội ổn định… 1.3.Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh, vốn lưu động là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động đó. Nhưng cũng như mọi yếu tố khác, vốn lưu động cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau. Để có thể quản lý tốt trong việc sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải biết những yếu tố ảnh hưởng đến vốn lưu động để từ đó đưa ra các chiến lược, các chính sách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các nhân tố đó bao gồm: các nhân tố không thể lượng hoá được, các nhân tố có thể lượng hoá được, các nhân tố chủ quan, các nhân tố khách quan. 1.3.1.1.Nhóm nhân tố không thể lượng hoá được. • Các nhân tố chủ quan: - Trình độ tổ chức và trình độ sử dụng vốn lưu động. Đây là nhân tố rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu người quản lý vốn giỏi, sử dụng vốn lưu động hợp lý, đúng lúc, đúng mụ._.c đích sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí và đây là điều kiện để tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Còn người quản lý kém sẽ làm lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. - Tổ chức và dự trữ nguồn hàng hợp lý. Việc quản lý tồn kho hàng dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ lệ đáng kể trỏng tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ hàng tồn kho đúng lúc, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Là kho tàng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng…có được cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đầy đủ sẽ thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, sản phẩm. Đây là yếu tố cơ bản , không thể thiếu trong một doanh nghiệp vơí yêu cầu luôn được cải tiến, hiện đại hoá nếu muốn kinh doanh thành đạt. • Các nhân tố khách quan. - Yếu tố về sản xuất và tiêu dùng: tính thời vụ của sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới mức lưu chuyển hàng hoá. Có những loại hàng hoá có thể được sản xuất quanh năm nhưng tiêu dùng chỉ mang tính thời vụ hoặc có những loại hàng hoá chỉ sản xuất theo thời vụ nhưng nhu cầu tiêu thụ lại là quanh năm, điều này khiến trong doanh nghiệp luôn cần có một lượng hàng hoá dự trữ cho sản xuất cũng như cho tiêu thụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Việc dự trữ hàng hoá sẽ khiến cho hàng hoá bị tồn đọng, tốc độ chu chuyển vốn bị chậm lại. Ngoài ra, sự phân bố giữa nơi sản xuất và nơi tiêu dùng cũng có ảnh đến tốc độ chu chuyển của vốn. Nếu nơi sản xuất và nơi tiêu thụ thuận tiện thì sẽ rất thuận lợi trong việc lưu thông, đồng vốn cũng sẽ được quay vòng nhanh hơn, ngược lại nó cũng có ảnh hưởng đến việc quay vòng của đồng vốn. - Nhu cầu tiêu dùng và giá cả của hàng hoá: Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và sự cấu thành hàng hoá của doanh nghiệp khi nhu cầu tăng có khả năng mở rộng quy mô làm cho doanh nghiệp thu được về nhiều lợi nhụân hơn. Ngược lại khi nhu cầu giảm hoặc không có thì doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác… điếu này sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn và ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Đối với giá cả cũng vậy, sự thay đôỉ của giá sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp, và do đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp như vậy cũng chính là ảnh đến nguồn vốn của doanh nghiệp. - Các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước: Với chức năng quản lý vĩ mô của mình, Nhà nước là người đưa ra các chính sách kinh tế với những định hướng. Các chính sách này ảnh hưởng trực tiếp vào quả trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước tạo ra các những hành lang an toàn cho các doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các nghành kinh tế trong nước, tạo ra sự thúc đẩy hoặc hạn chế một số nghành sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, đôi khi những thay dổi này tạo ra những cơ hội kinh doanh lớn cho doanh nghiệp, nhưng cũng có khi chúng lại tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp. - Các yếu tố rủi ro: Có rất nhiều yếu tố rủi ro bất thường xảy ra trong quả trình kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển củ nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh găy gắt giữa các nghành, các doanh nghiệp với nhau chúng thường đi đôi với những rủi ro của doanh nghiệp. Những yếu tố này ảnh hưởng đến mọi mặt kinh doanh của doanh nghiệp tức là chúng ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Kinh doanh có hiệu quả là điều kiện tiên quyết đảm bảo tồn tại phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. để kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp phải có những chính sách, những biện pháp thực hiện và một trong biện pháp đó là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 1.3.2.1. Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý: Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như hiện nay thì sự cạnh tranh trong kinh doanh là điều tất yếu. Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển đúng đắn phù hợp với môi trường và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định quy mô và tính chất sản xuất không phải hoàn toàn do chủ quan của doanh nghiệp quyết định mà còn có một phần lớn do thị trường quyết định. Vì vậy, khả năng nhận biết dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ….là những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh. Do đó giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là phải lựa chọn phương án kinh doanh. Các phương án kinh doanh phải được xây dụng trên cơ sở tiếp cận thị trường, đồng thời các phương án này phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước. Công ty phải tổ chức chuyên trách về việc tìm hiểu thị trường, thường xuyên có được đầy đủ thông tin chính xác về diễn biến thị trường, các phản ứng của đối thủ cạnh tranh, kịp thời có sự thay đổi phương án kinh doanh khi thị trường có những bất lợi đối với doanh nghiệp. Từ đó, Công ty có thể đưa ra những quyết định sử dụng vốn lưu động sao cho tốt nhất nhằm chiếm lĩnh được thị trường hay mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. 1.3.2.2. Xử lý và khai thác các nguồn vốn: Việc khai thác, sử dụng, quản lý tốt nguồn vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, hạn chế số tiền phải trả lãi vay, doanh nghiệp có thể tự chủ vệ thời gian của vốn kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn…tuy nhiên, tuỳ vào mỗi doanh nghiệp, mỗi thời điểm mà doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn hợp lý các nguồn vốn để có thể sử dụng được một cách có hiệu quả nhất các nguồn vốn theo đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.3. Quản lý tốt quá trình kinh doanh. Sự điều hành và quản lý tốt quá trình kinh doanh là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng doanh thu, chủ động trước mọi tình huống có thể xảy ra …làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Có những mặt phải quản lý như: - Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ kinh doanh nhằm huy động các nguồn vốn bổ xung, tránh tình trạng thiếu vốn. - Tổ chức tốt việc khi khai thác các nguồn hàng, dự trữ hàng hoá đảm bảo hợp lý, tránh dự trữ thừa gây tăng chi phí, tránh tình trạng ứ đọng vốn gây lãng phí ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động. - Tổ chức tốt quá trình lao động, phân công đúng người đúng việc. Thường xuyên tổ chức kiểm tra chất lượng công việc, chất lượng hàng hoá hạn chế tối đa hàng kém chất lượng. - Tổ chức đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường. - Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các công cụ dụng cụ, phân bổ các chi phí công cụ dụng cụ hợp lý đảm bảo phát huy đúng tác dụng. - Xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các khách hàng, luôn tạo ra những ảnh hưởng nhằm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. - Tiết kiệm các chi phí quản ký doanh nghiệp, chi phí lưu thông bằng việc xây dựng các định mức chi tiêu hợp lý, có kế hoạch nhằm góp phần làm giảm chi phí kinh doanh … 1.3.2.4. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động kinh doanh . Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển trên toàn thế giới thì việc doanh nghiệp áp dụng được những tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh được sản xuất, giảm bớt các chi phí, tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kỹ thuật tiến bộ, công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để hàng hoá hợp thị hiếu, đa dạng về mẫu mã, chủng loại đạt chất lượng cao. Đồng thời, nhờ áp dụng những thành tựu đó mà doanh nghiệp có thể rút ngắn số ngày dự trữ sản xuất, tăng tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3.2.5. Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích tốt hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp. Thông qua hệ thống sổ sách, tài liệu kế toán, doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính, cách sử dụng đồng vốn cảu mình, từ đó đưa ra các biện pháp đúng đắn, kịp thời cho các vấn đề xảy ra. Doanh nghiệp có thể tiến hành các kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đề ra như huy động vốn bổ xung, thu hồi các khoản phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn… Có thể nói, công tác kế toán là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp thường xuyên kiểm soát được các hoạt động thu chi của mình. Tuy nhiên, các số liệu kế toán chỉ có ý nghĩa khi doanh nghiệp biết cách phân tích đánh giá để tìm ra các thiếu sót và từ đó có các biện pháp khắc phục, đầu tư kịp thời. 1.3.2.6. Tổ chức tốt công tác thanh toán. Tổ chức tốt công tác thanh toán là đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đủ, kịp thời. Đồng thời cũng đảm bảo chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp đúng thời hạn. Tổ chức thanh toán hợp lý, có kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp chủ động về phần vốn hoạt động của mình, từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn chớp bắt được các thời cơ kinh doanh. Thanh toán các khoản nợ đúng kỳ hạn sẽ đảm bảo được chữ tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, giảm thiểu các khoản chi phí về nợ quá hạn. Tương tự như vậy doanh nghiệp cần phải tổ chức thu hồi các khoản nợ bởi nếu để tình trạng nợ đọng kéo dài khó thu hồi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch, hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy để tránh tình trạng trên các doanh nghiệp cần có các biện pháp tích cực thu hồi các khoản nợ, nhằm thu hồi vốn một cách toàn diện nhất. 1.3.2.7. Tổ chức, thu hút vốn đầu tư liên doanh, liên kết. Đây là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì nó giúp doanh nghiệp giảm được khoản vốn phải đi vay. Liên doanh liên kết giúp doanh nghiệp đổi mới được máy móc thiết bị công nghệ sản xuất …giúp doanh nghiệp học hỏi được các phương thức quản lý mới, hiện đại, từng bước hội nhập với thị trường khu vực và trên thế giới. Đồng thời tăng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại: Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và của nền kinh tế thị trường nói chung. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải coi trọng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Có thể thấy rõ điều này qua thực trạng sử dụng vốn lưu động ở công Ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang . CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG 2.1. Đặc điểm chung về Công ty: 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển - Tên giao dịch : Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang - Địa chỉ: 23- Hà Hoàng Hổ - TP . Long Xuyên – An Giang - Giám đốc: Huỳnh Văn Thòn - Loại hình doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần - Tên giao dịch tiếng anh : An Giang Join Stock Plant Protection Company ( AGPPS ) Có thể khái quát tình hình phát triển của Chi nhánh Công ty như sau: Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang xuất thân từ chi cục nên ngay từ khi thành lập công ty đã xác định mục tiêu là phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp cho nông dân những giải pháp bảo vệ cây trồng tốt nhất.Nhiều năm qua công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang đã thể hiện là niềm tin cậy, là chỗ dựa vững chắc của nông dân, của ngành nông nghiệp, vượt qua ranh giới của một tỉnh, một vùng. Từ một đơn vị nhỏ, kinh doanh chủ yếu là phân phối thuốc bảo vệ thực vật, chỉ có 23 người, đến nay công ty đã có 04 nhà máy, 01 trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống, trung tâm du lịch, trung tâm Sao Việt chuyên sản xuất và phân phối rau an tòan. Tổng số CBCNV là 669 người. Những thành quả của công ty có được là nhờ nhiều nguyên nhân; trong đó sự đòan kết nhất trí và nổ lực rất lớn của tập thể CBCNV nắm vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, công tác đào tạo luôn được chú trọng đúng mức. Đặc biệt, Công ty không ngừng đầu tư nghiên cứu, cải tiến qui trình sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Công ty đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 và đã được hai tổ chức Quacert và DNV cấp giấy chứng nhận cho họat động sản xuất kinh doanh và cung ứng thuốc bảo vệ thực vật. Công ty đã hợp tác với các cơ quan, Viện, trường, các nhà khoa học để nghiên cứu làm tăng tính hiệu quả của sản phẩm. Công ty chủ tâm lựa chọn đối tác là những nhà cung ứng nông dược hàng đầu thế giới (Syngenta) để cung cấp thuốc có chất lượng cao. Công ty cũng có những đối sách hợp lý với mạng lưới công ty: Đó là công tác chăm sóc khách hàng đúng hướng, hợp lý và huấn luyện nâng cao kiến thức quản lý và chuyên môn, du lịch...). Công ty luôn luôn được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ban ngành. Họat động kinh doanh của công ty không thể tách rời một họat động khác đã được khẳng định là chủ trương trước sau như một của công ty. Tái phân phối lại lợi nhuận cho bà con nông dân, kết hợp hài hòa giữa lợi ích công ty và cộng đồng. Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Hợp tác với các đài PTTH Cần Thơ, Long An, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Phước thực hiện chương trình "Nhịp cầu nhà nông", "Gặp gỡ bốn nhà" làm cầu nối giữa các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý với nông dân. Ngòai ra, còn các chương trình khuyến nông Đài Tiếng nói nhân dân TP. HCM. Nông dân cần biết trên Đài Phát thanh truyền hình Long An, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Tổ chức hội thảo khoa học, Hội thảo đầu bờ... Thậm chí, cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn nông dân tại ruộng.Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân (mô hình rau an tòan khép kín tại xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP HCM). Xuất phát từ thực tế hiểu biết sử dụng của nông dân còn hạn chế, công ty đã xây dựng chương trình "Sử dụng an tòan & hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật", thực hiện trong 5 năm(2000 -2005) với kinh phí 30 tỉ. Cụ thể đã thực hiện những việc như . Phối hợp Hội làm vườn Việt Nam - chi nhánh phía Nam tổ chức Huấn luyện nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an tòan và hiệu quả trên cây ăn trái trên 20 tỉnh thành phía Nam. Phối hợp Với Cục Bảo vệ thực vật thực hiện chương trình "Tập huấn kiến thức pháp luật về quản lý cung ứng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả cho thanh tra chuyên ngành và đại lý trên toàn quốc". Ngòai ra, công ty còn phối hợp với Campuchia qua hình thức hổ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật. Năm 2003, công ty đã tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao thông tin cho 18 cán bộ kỹ thuật tỉnh Kandal & Tàkeo trong suốt vụ Hè Thu & Đông Xuân về công tác làm giống lúa nâng cao năng suất , cách sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ bọ dừa ... Thông qua các điểm trình diễn, tham quan mô hình sản xuất, các buổi trao đổi kinh nghiệm và thực hiện tại ruộng. Chương trình tặng cặp cho học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa.Công ty CP BVTV còn góp phần lớn vào việc chăm sóc cho người nghèo, làm từ thiện. Như tặng cặp cho học sinh nghèo hàng năm với hơn 1.000.000 chiếc cặp học sinh, trị gía hơn 20 tỉ đồng; tặng hàng ngàn chiếc xuồng cho bà con vùng lũ... Đặc biệt công ty đã phối hợp với Hội thanh niên khuyết tật TPHCM tổ chức chuyến hành trình Xuyên Việt để vận động gây Quỹ ủng hộ cho SEA Games và Paragames. Quỹ Chăm sóc sức khỏe nông dân.Đầu năm 2004, được sự đồng ý của UBND tỉnh An Giang, Công ty đã trích ra 10 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế để thành lập Quỹ Chăm sóc sức khỏe nông dân. Công ty hy vọng sẽ làm một mồi lửa nhỏ để thổi bùng lên ngọn lửa nhân ái vẫn đang âm ỉ trong lòng mọi người. Quỹ sẽ quy tụ được nhiều sự đóng góp của các tấm lòng từ thiện trong xã hội. Được đánh giá là một đơn vị kinh doanh hiệu quả, có nhiều đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam và cộng đồng, năm 2000, tập thể công ty đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Và danh hiệu cao quý đó đã được phong tặng cho Giám đốc Công ty năm 2002. 2..1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang . Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang là một doanh nghiệp cổ phần được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh về thuốc Bảo vệ Thực Vật , hạt giống cây trồng , bao bì giấy và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản doanh nghiệp tâo việc làm ổn định cho nhười lao động và gia tăng giá trị cổ phần cho các cổ đông ; Công ty phát triển nhan và ổn định đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước . Chức năng kih doanh của công ty : Sản xuất kinh doanh thuốc Bảo vệ Thực Vật , hạt giống cây trồng, bao bì giấy , phân bón và rau an toàn . Xuất khẩu nguyên liệu và thành phần các loại nông sản ( cây lương thực và công nghiệp ) theo qui định của nhà nước . Kinh doanh thực phẩm an toàn . Kinh doanh du lịch và lữ hành và các dịnh vụ khác . Kinh doanh xây dựng công trình dân dụng và địa ốc . Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật . Sản phẩm chính : Thuốc Bảo Vệ Thực Vật . Các loại hạt giống cây trồng . Bao bì giấy các loại . Phân bón và các hợp chất đinh dững cây trồng . Các dịch vụ du lich . Thực phẩm an toàn Nguyên tắc tổ chức , quản trị và điều hành của công ty . Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẵng , dân chủ và tuân thủ pháp luật . Cơ quan có quyền quyết dịnh ca nhất của công ty là Đại hội cổ đông . Đại hội cổ đông bầu hội đồng quản trị để quản lý điều hành hoạt động của công ty , bầu ban giám sát để giám sát việc quản lý điều hành công ty . Quyền hành và nhiệu vụ của hội đồng quản trị , ban kiểm soát theo qui định của điều lệ và pháp luật . Ngưới trực tiêp điều hành công ty là Tổng giám đốc đo hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm . * Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bảo vệ Thực Vật An Giang . Để phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý, phù hợp với khả năng, trình độ của nhân viên kế toán đồng thời để xây dựng bộ máy tinh giản nhưng đầy đủ về số lượng, chất lượng nhằm làm cho bộ máy kế toán là một tổ chức phục vụ tốt mọi nhiệm vụ của công tác kế toán cũng như những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Với phương thức này, bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức theo mô hình phòng kế toán trung tâm của đơn vị, phòng kế toán của bộ phận phụ thuộc hoạt động phân tán(chi nhánh tại các tỉnh ). Phòng kế toán của Công ty thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh doanh, tài chính có tính chất chung toàn đơn vị, lập báo cáo, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán . quy mô khá lớn và địa điểm ở xa tổng công ty nên hạch toán độc lập mở sổ tổng hợp, sổ chi tiết để hạch toán toàn bộ các vấn đề phát sinh tại chi nhánh và đến cuối kỳ nộp báo cáo về phòng kế toán tổng công ty. Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình trên được thể hiện theo sơ đồ sau: 1. Cơ cấu : BỘ PHẬN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN T ÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. TIN HỌC 2.Sơ đồ tổ chức : GĐBP. Tài chính - Kế toán NV kế toán quản trị PGD.BP Tài chính NV Kế toán quản trị NV Kê toán quản trị chi phí Kế To án tổng hợp TP Tin học- Kế toán NV. Quản trị dữ liệu NV. Kế toán NH NV.Kê toán Thanh toán NV. Kế toán Hàng hoá NV. Kế toán Công nợ NV. Kế toán tiền lương NV. Kế toán Tài sản NV. Kế toán thuế NV. Thủ quỹ NV. Kê Toán Chi nhánh 2.2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang . 2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty CP Bảo Vệ Thực Vật An Giang Để công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả, nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị mình, những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp hiện có để từ đó có các biện pháp phù hợp để tận dụng những nhân tố thuận lợi và hạn chế, khắc phục những nhân tố khó khăn. Qua đó từng bước tạo thế ổn định cho sự phát triển của công ty cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. a>Những thuận lợi.: Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang có trụ sở tại 23 Hà Hoàng Hổ - TP. Long Xuyên - Tỉnh An Giang. Về mặt pháp lý, Công ty là doanh nghiệp được hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, công ty được mở tài khoản tại ngân hàng, nhờ ngân hàng là trung gian giao dịch thanh toán, thu chi nội, ngoại tệ trong viêch thanh toán với các đối tác. Mặt khác công ty được Nhà nước và các cơ quan hữu quan giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tìm bạn hàng, mở rộng thị trường. Về nguồn lực con người, Chi nhánh công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tai là 831 người, Trong dó nhân viên 484 người , công nhân 329 người , với trình độ cao đẳng và trình độ đại học và trên đại học , đây là một nguồn lực dồi dào cả về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, tạo nên sự vững mạnh về văn hoá của doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ công nhân viên này không ngừng được củng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để thường xuyên và sẵn sàng đáp ứng với sự đổi mới không ngừng trong cơ chế thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Đặc biệt cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khá chặt chẽ với những người lãnh đạo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời sự kết dính giữa các phòng ban thường xuyên, khăng khít, đã góp phần vào việc chèo lái mọi công việc đi theo đúng hướng và mục tiêu đã đặt ra. b>Những khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, Công ty còn gặp phải những khó khăn trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động như: Khó khăn lớn nhất của công ty trong những năm vừa qua là vấn đề vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Khách hàng ở xa bán hàng thì phải vận chuyển đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng, Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu các mặt hàng có giá trị lớn trong khi giá cả liên tục biến động theo tình hình thị trường khó khăn trong việc xây dựng kế hoach vốn lưu động để đám ứng đủ nhu cầu vốn trong kinh doanh . Mặt khác, các mặt hàng mà công ty bán đều có giá trị rất lớn , nên áp lực thanh toán tiền của khách hàng lớn , nhiều khi vào cao điểm bán hàng thường xuyên bị áp lực nhiều vốn lưu động . 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Bảo Vệ Thực Vật An Giang . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, chúng ta đi đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Mặc dù những năm gần đây công ty gặp không ít những khó khăn do tình hình biến động giá cả của các nguyên liệu đầu vào nhưng với những nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty ta xem xét bảng sau: Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Bảo vệ Thực Vật An Giang Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1. Tổng doanh thu 1.211.334.204.278 1.518.686.095.467 2. Các khoản giảm trừ 22.494.678.460 48.947.353.857 3. Doanh thu thuần(1-2) 1.188.839.525.818 1.469.738.741.610 4. Giá vốn hàng bán 930.030.195.971 1.136.352.255.381 5. Lợi nhuận gộp(3-4) 258.809.329.847 333.386.486.229 6. Chi phí bán hàng 74.940.372.790 124.807.686.278 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 81.308.762.905 84.558.612.961 8. Lợi nhuận thuần từ hđkd(5-6-7) 102.560.194.152 124.020.186.990 9. Thu nhập hoạt động TC 7.658.789.155 4.949.331.668 10. Chi phí hoạt động TC 6.488.730.868 10.806.272.769 11. Lợi nhuận thuần từ hđtc(9-10) 1.170.058.287 (5.856.941.101) 12. Thu nhập bất thường 4.599.369.696 2.533.568.419 13. Chi phí bất thường 1.409.906.959 1.165.007.275 14. Lợi nhuận bất thường(12-13) 3.189.462.737 1.368.561.144 15. Tổng lợi nhuận trước thuế (8+11+14) 106.919.715.176 119.531.807.033 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp 17. Tổng lợi nhuận sau thuế(15-16) 106.919.715.176 119.531.807.033 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 71.279 79.687 Qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2006 tăng khá lớn so với năm 2005. đồng thời lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là: 12.612.091.857 đồng tương ứng tăng là 11.79%. Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 21.459.992.838 đồng tương ứng tăng là 20,92%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng 8.408 đồng tương ứng tăng 11,79 % . Đi sâu vào hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu thuần năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là: 28.089.921.580 đồng tương ứng tăng là 23,62 %. Đặc biệt năm 2006 tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng so với năm 2005 trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Chứng tỏ công tác bán hàng cũng như quản lý doanh nghiệp của công ty là rất tốt. Công ty cần có khuyến khích cho các phòng ban để làm kế hoạch cho năm sau. Như vậy ta thấy kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm là rất tốt các chỉ tiêu khác cũng tăng đáng kể. 2.2.3. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang . 2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang . Để thấy rõ tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty ra xem xét bảng sau: Qua bảng 2 ta thấy: Về vốn kinh doanh: cơ cấu vốn có sự chênh lệch khá lớn, VLĐ chiếm 88,65% năm 2005 và chiếm 87,75% vào năm 2006. Trong khi đó năm 2005 VCĐ chỉ là 1,35%, năm 2006 VCĐ chỉ chiếm 2,25% tổng vốn kinh doanh. Có thể nói vốn kinh doanh của công ty chủ yếu vẫn là VLĐ vì công ty CP Bảo Vệ Thực Vật An Giang là một công ty thương mại, hoạt động chủ yếu là kinh doanh những mặt hàng vật tư nông nghiệp . Bảng 2: Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty trong những năm qua. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền % I. Vốn kinh doanh 516,351,988,601 100 631.672.014.339 100% 1. Vốn lưu động 450.899.541.082 87,32 555.063.502.187 87,8 2. Vốn cố định 65.452.447.519 12,67 76.608.512.152 12,12 II. Nguồn vốn kinh doanh 516,351,988,601 100% 631.672.014.339 100 % 1. Nợ phải trả 305,431,307,412 59,15% 325.982.861.834 51,60% 1.1 Nợ ngắn hạn 305,431,307,412 323.744.861.834 99,31 % Trong đó: + Vay và nợ ngắn hạn 29,470,620,748 9,64% 10.793.482.983 3,33% + Phải trả người bán 191,626,680,998 62,73% 243.462.789.814 75,20% + Người mua trả tiền trước 15,926,928 10.117.178 + Thuế và các khoản phải nộp NN 34,014,788,470 11,13% 24.256.645.421 7,49% + Phải trả người lao động . 17,250,408,778 5,64% 801.500.908 0,24% + Chi phí phải trã 788,461,696 0,25% + Phải trả nội bộ 17.205.248.604 5,31% + Phải trã theo tiến độ KH xây dựng . + Các khoản phải trả phải nộp khác 32,264,419,794 10,56% 27.215.076.926 8,40% + Dự phòng phải trả ngắn hạn 1.2 Nợ dài hạn 2.238.000.000 0,69% 1.3 Nợ khác 2. Vốn chủ sở hữu 210,920,681,189 40,84% 305.689.152.505 48,39% A. Về nguồn vốn kinh doanh: Vốn chủ sở hữu tương đương với nợ phải trã , điều này cho thấy chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công ty rất tốt . Cụ thể : Năm 2005 nợ phải trả chiếm 59,15% trong tổng nguồn vốn còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 40,84% trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 nợ phải trả cũng tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối chiếm tỷ trọng là 51,60 % trong tổng nguồn vốn, còn nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 48,39 %. Nợ phải trả năm 2006 là: 323.744.861.834 đồng chiếm 99,31 % trong tổng nợ phải trả, đã tăng 20.551.554.422 đồng so với năm 2005. Cụ thể, nợ ngắn hạn năm 2005 là 305,431,307,412 đồng . Năm 2006 trong nợ ngắn hạn có: vay ngắn hạn của ngân hàng là: 10.793.482.983 đồng chiếm 3,33% trong tổng nợ ngắn hạn. Còn năm 2005 vay ngắn hạn của ngân hàng là: 29.470.620.748 đồng chiếm 9,64% trong tổng nợ ngắn hạn. Như vậy vay ngắn hạn ngân hàng năm 2006 đẫ giảm so với năm 2005 là: 18.677137.765 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 63,37% . Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty trong năm 2006 là khá tốt đảm bảo cho các khoản các khoản vay và nợ ngắn hạn giảm đáng kể . Khoản phải trả cho khách hàng năm 2006 là: 243.462.789.814 đồng chiếm tỷ trọng 75,20% trong tổng số nợ ngắn hạn. Đây là một thuận lợi lớn của công ty trong việc sử dụng vốn mà không bị mất lãi suất như đi vay. Các khoản phải trả phải nộp khác năm 2006 là: 27.215.076.926 đồng chiếm 8,40% trong tổng nợ ngắn hạn. Trên đây cũng là một khoản vốn khá lớn mà công ty có thể tận dụng và sử dụng chúng một cách hợp lý nhất, sao cho vừa giảm chi phí sử dụng vốn vừa đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Trên đây ta thấy cụ thể các khoản nợ ngắn hạn đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty. Biết được thành phần kết cấu các khoản nợ ngắn hạn này để công ty có thể đưa ra các biện pháp, cách thức một mặt bảo toàn vốn mặt khác tận dụng triệt để trong việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả là cao nhất có thể. Để nhận thức, đánh giá được một cách đúng đắn thực trạng tài chính của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính qua các thời điểm cũng như xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty cụ thể như sau: Nợ phải trả + Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn 305.431.307.412 Hệ số nợ năm 2005 = = 0,591 516.351.988.412 325.982.861.834 Hệ số nợ năm 2006 = = 0,516 631.672.014.339 Nguồn vốn chủ sở hữu + Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn 195.128.490.749 Hệ số vcsh năm 2005 = = 0,37 516.351.988.412 293.227.506.514 Hệ số vcsh năm 2006 = = 0,46 631.672.014.339 Kết quả tính toán ở trên cho thấy: hệ số nợ của công ty năm 2006 đã giả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0190.doc
Tài liệu liên quan