Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhâp khẩu bằng đường biển

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải Khái niệm về dịch vụ giao nhận và người giao nhận Dịch vụ giao nhận Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái sản xuất xã hội. Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông ph

docx71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhâp khẩu bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành. Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ…Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận. Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về dịch vụ giao nhận, “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”. Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent). Theo FIATA, “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Người giao nhận với trình độ chuyên môn như: Biết kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau. Biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch vụ giao hàng. Biết kết hợp giữa vận tải – giao nhận – xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như hải quan, đại lý hãng tàu, bảo hiểm, bến cảng… Người giao nhận còn tạo điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận của mình. Như vậy, nhà xuất nhập khẩu có thể sử dụng kho bãi của người giao nhận hay của người giao nhận đi thuê, từ đó giảm được chi phí sử dụng kho bãi. Bên cạnh đó cũng giảm được các chi phí như quản lý hành chính, bộ máy tổ chức đơn giản, có điều kiện tập trung vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau, nhưng tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “người giao nhận hàng hóa quốc tế” (international freight forwarder), và cùng làm một dịch vụ tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận. Hiện nay, các nhà giao nhận Việt Nam đã đảm đương nhiều công việc khác có liên quan đến đóng gói, phân phối hàng hóa, vận tải đa phương thức. Phù hợp xu thế chung của quốc tế gọi họ là nhà cung ứng dịch vụ Logistics nên Việt Nam đã ban hành Luật thương mại 2005 trong đó quy định rõ trách nhiệm của các bên trong hoạt động dịch vụ Logistics (bao hàm cả khái niệm giao nhận hàng hóa). Hoạt động giao nhận là một phần của hoạt động Logistics Thuật ngữ logistics đã có từ lâu trên thế giới, trước hết ở ngành quân sự, nó bao gồm các bài toán về di chuyển quân lương, bố trí lực lượng, thiết kế và bố trí kho tàng, quản lý vũ khí, … sao cho phù hợp nhất với tình hình nhằm mục tiêu chiến thắng đối phương. Trong sản xuất kinh doanh, Logistics đề cập tới việc tối thiểu hóa chi phí, từ việc mua sắm nguyên vật liệu cho tới việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng. Mục tiêu của Logistics trong sản xuất kinh doanh là giảm thiểu các chi phí phát sinh, đồng thời vẫn phải đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Ở Việt Nam, kinh tế phát triển chậm hơn các nước, nhất là so với các nước Âu -Mỹ. Vì vậy mà khái niệm Logistics còn khá mới mẻ và ta mới triển khai được một phần của Logistics. Luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Để cụ thể hơn, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết về phân loại dịch vụ Logistics. Theo đó, dịch vụ Logistics theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại được phân loại như sau: 1. Các dịch vụ Logistics chủ yếu, bao gồm: a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. 2. Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: a) Dịch vụ vận tải hàng hải; b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; c) Dịch vụ vận tải hàng không; d)  Dịch vụ vận tải đường sắt; đ) Dịch vụ vận tải đường bộ. e) Dịch vụ vận tải đường ống. 3. Các dịch vụ Logistics liên quan khác, bao gồm: a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; b) Dịch vụ bưu chính; c) Dịch vụ thương mại bán buôn; d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Hiện nay, Cùng với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông, sự vận động của hàng hóa ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn. Điều này đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Giờ đây, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người cung cấp các dịch vụ giao nhận vận chuyển đơn lẻ nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với nhà sản xuất và các trung gian thương mại đảm nhận thêm các khâu như: gom hàng, xếp hàng, lắp ráp, đóng gói, cung cấp dịch vụ kho hàng, lưu trữ hàng hóa, xử lý thông tin… Như vậy, hoạt động vận tải giao nhận thuần túy đã dần trở thành hoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền phân phối vật lý và là một bộ phận trong chuỗi mắt xích “cung - cầu”. Người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ logistics. Như vậy, có thể nói rằng: dịch vụ giao nhận là một phần của dịch vụ Logistics và dịch vụ logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải giao nhận. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics Như đã nói ở trên, dịch vụ giao nhận là một phần của dịch vụ Logistics và dịch vụ Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải giao nhận, nên Việt Nam đã ban hành Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP trong đó quy định rõ điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics (bao hàm cả khái niệm giao nhận hàng hóa). Cụ thể đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ Logistics chủ yếu như sau: Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ Logistics chủ yếu: 1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. 2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. 3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây: a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014; c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014; d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014. Phạm vi dịch vụ của người giao nhận Đại diện cho người xuất khẩu Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người xuất khẩu) những công việc sau: Lựa chọn truyến đường vận tải. Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải. Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng - the Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate of Transport). Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết. Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho người giao nhận). Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá (nếu được yêu cầu). Chuẩn bị kho bao quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần). Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải. Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu. Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có). Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổn thất của hàng hoá. Đại diện cho người nhập khẩu Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người nhập khẩu) những công việc sau: Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển. Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá. Nhận hàng từ người vận tải. Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khác liên quan. Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết). Giao hàng hoá cho người nhập khẩu. Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng hoá. Các dịch vụ khác Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp, v.v.. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xẩy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm. Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. Trách nhiệm của người giao nhận Khi là đại lý của chủ hàng Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: Giao hàng không đúng chỉ dẫn Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan Chở hàng đến sai nơi quy định Giao hàng cho người không phải là người nhận Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết. Khi là đại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện Kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình. Khi là người chuyên chở Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (Perfoming Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - Contracting Carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở. Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các Công ước quốc tế hoặc các Quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác, Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp, Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá, Do chiến tranh, đình công , Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan Người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để lo liệu việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của rất nhiều cơ quan chức năng. Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các công việc có liên quan đến rất nhiều bên. Sơ đồ 1: Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan Người giao nhận Người gửi hàng Người nhận hàng - Chính phủ & các cơ quan chức năng: - Bộ Thương Mại - Hải quan - Cơ quan quản lý ngoại hối - Giám định, kiểm dịch, y tế,… Người chuyển chở Ngân hàng Người bảo hiểm HĐ ủy thác HĐ ủy thác HĐDV HĐ bảo hiểm Trước hết là quan hệ với khách hàng, có thể là người gửi hàng hoặc người nhận hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mang nhiều quốc tịch khác nhau. Mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng ủy thác giao nhận. Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủ như: Bộ Thương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm dịch, y tế,… Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: đó có thể là chủ tàu, người môi giới, hay bất kỳ người kinh doanh vận tải nào khác, mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, người giao nhận còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, người bảo hiểm. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển Cơ sở pháp lý và nguyên tắc Cơ sở pháp lý Việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như: các quy phạm pháp luật quốc tế (các công ước về vận đơn, vận tải; công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế… ), các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải; các loại hợp đồng và L/C… thì mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng xuất nhập khẩu. Các quy phạm pháp luật quốc tế có thể kể ra như: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế. Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25/08/1924. Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Nghị định thư Visby 1968). Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978. … Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như: Bộ luật hàng hải 1990. Luật Hải quan. Luật thương mại năm 2005. Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. … Nguyên tắc Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt nam như sau: Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương thức do các bên lựa chọn, thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất; Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương thức nào thì giao hàng theo phương thức ấy. Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng hoặc của người được chủ hàng ủy thác (cảng) với người vận chuyển (tàu). Chủ hàng phải tổ chức giao nhận hàng hóa đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng. Nếu chủ hàng không tự giao nhận được phải ủy thác cho cảng trong việc giao nhận với tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa. Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận một cách liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hoá ghi trên chứng từ. Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan.... Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao, kiện hoặc dấu xi, chì vẫn còn nguyên vẹn và không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát mà người nhận phát hiện ra sau khi đã ký nhận với cảng. Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng hoặc người vận chuyển muốn đưa người và phương tiện vào cảng xếp dỡ thì phải được cảng đồng ý và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng. Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa lưu tại kho, bãi cảng theo đúng kỹ thuật và thích hợp với từng vận đơn, từng lô hàng. Nếu phát hiện thấy tổn thất của hàng hóa đang lưu kho bãi, cảng phải báo ngay cho chủ hàng biết, đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất. Việc xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cảng và chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người được ủy thác. Nhiệm vụ của các bên tham gia quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển Nhiệm vụ của cảng: Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng. Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu, nếu được uỷ thác. Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng. Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng nước ngoài (hãng tàu – người vận tải). Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ. Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi. Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau: Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng, Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn, Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát). Nhiệm vụ của các chủ hàng (người xuất khẩu, người nhập khẩu hoặc người được họ ủy thác): Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng. Tiến hành giao nhận hàng hoá với tàu trong trường hợp hàng hoá không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp hàng qua cảng. Ký kết hợp đồng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu. Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá: Ðối với hàng xuất khẩu: Bản Lược khai hàng hoá (Cargo Manifest): lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lý tàu biển làm được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu. Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tàu. Ðối với hàng nhập khẩu: Bản Lược khai hàng hoá Sơ đồ xếp hàng Chi tiết hầm tầu (hatch list) Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu. Nếu là hàng container lưu tại kho bãi cảng, người nhận hàng còn phải giao cho cảng Lệnh giao hàng (Delivery Oder – D/O), Bản sao vận đơn. Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có liên quan. Thanh toán các chi phí cho cảng. Nhiệm vụ của hải quan Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu. Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam qua cảng biển. Ngoài ra, quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều cơ quan tham gia như: Đại lý tàu biển, chủ hàng nội địa… với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển Đối với hàng xuất khẩu Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu Cụ thể các bước như sau: Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng hoá với cảng. Trước khi giao hàng, phải giao cho cảng các giấy tờ: Bảng liệt kê hàng hóa – Cargo List. Giấy phép xuất khẩu (nếu có) – Export License. Lệnh xếp hàng – Shipping Order. Giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho. Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải: Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có....) Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA – Estimated Time of Arrival), chấp nhận Thông báo sẵn sàng bốc dỡ (NOR – Notice of Readiness). Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan/ Stowage Plan) Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải (nếu cần). Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu, ghi vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet. Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện. Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (Bill of Lading – B/L). Căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally sheet (Bảng kiểm đếm), cảng và tàu sẽ lập Bảng tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và hai bên sẽ ký xác nhận vào bảng này kết thúc việc giao nhận hàng với tàu. Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có. Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng, chỉ khác là không phải ký hợp đồng thuê kho bãi của cảng (giao tay ba). Đối với hàng hóa đóng trong container Gửi hàng nguyên container (FCL) Người xuất khẩu liên lạc với hãng tàu, thông báo các thông tin về hàng hóa, nơi đi, nơi đến… Hãng tàu sẽ fax cho chủ hàng bảng lịch tàu để chủ hàng chon chuyến tàu. Sau khi đã thống nhất hàng sẽ đi chuyến tàu nào thì hãng tàu sẽ fax cho chủ hàng Booking Note (Bản đăng ký lưu khoang, lưu cước), chủ hàng điền vào và đưa lại cho đại diện hãng tàu hoặc Đại lý tàu. Sau đó hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container rỗng để chủ hàng mượn và cấp cho chủ hàng seal (kẹp chì). Chủ hàng hoặc người vận tải thay mặt chủ hàng nhận container phải ký vào phiếu EIR – một dạng của bien bản giao container – để quy trách nhiệm khi làm hư hỏng hoặc mất mát container. Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình. Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container. Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY (Container Yard), trước khi hết thời gian quy định (Closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng). Chủ hàng lập Container Packing List và trao cho hãng tàu để lập B/L. Gửi hàng lẻ (LCL) Có 2 trường hợp: Gửi hàng thông qua công ty giao nhận với tư cách là người gom hàng (Consolidator). Gửi hàng trực tiếp cho hãng tàu thông qua bộ phận cung cấp dịch vụ logistics của hãng tàu. Ví dụ Mearsk Logistics. Quy trình cơ bản như sau: Chủ hàng gửi Booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý của họ tại trạm CFS (Container Freight Station – Trạm đóng hàng lẻ) hoặc ICD quy định. Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niên phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành thủ tục giao hàng và yêu cầu cấp vận đơn hoặc chứng từ vận tải. Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ. Người chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến. Đối với hàng nhập khẩu Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng Cảng nhận hàng từ tàu: Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu (do cảng làm) Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng cảng lập) Ðưa hàng về kho bãi cảng Cảng giao hàng cho các chủ hàng Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng. Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai. Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn (Invoice) và phiếu đóng gói (Packing List) đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O. Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến phòng thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng. Chủ hàng tiến hành làm thủ tục hải quan (nộp 1 D/O). Sau khi Hải quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục hải quan”, chủ hàng có thể đem hàng ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng. Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ: Bản lược khai hàng hoá (2 bản) Sơ đồ xếp hàng (2 bản) Chi tiết hầm hàng (2 bản) Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có) Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như: Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy sau này. Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) Biên bản giám định Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập) ............ Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho. Làm thủ tục hải quan Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá Đối với hàng đóng trong container Gửi hàng nguyên container (FCL) Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of Arrival) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O. Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD (Inland Clearance Depot) để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O. Lấy phiếu xuất kho và ._.nhận hàng. Gửi hàng lẻ (LCL) Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng (House B/L) đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI Giới thiệu về Công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI Các thông tin cơ bản về công ty Tên pháp định: Công ty cổ phần Đại lý Vận tải SAFI Tên quốc tế: Sea & Air Freight International Tên viết tắt: SAFI Logo: Trụ sở: Số 39 Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, Tp.HCM Điện thoại: (08) 38253560 Fax: (08) 38253610 Website: www.safi.com.vn Giấy CNĐKKD: Số 063595 đănh ký lần đầu ngày 31/08/1998 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 26/05/2006 Vốn điều lệ: 11.385.008.045 Mã số thuế: 03011471330 – 1 Tài khoản tiền: số 007100001597.3 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngành nghề kinh doanh: Đại lý vận tải, đại lý ủy thác quản lý container và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Khai thác, thu gom hàng hóa và vận tải nội địa. Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải. Mua bán thực phẩm tươi sống, đồ gỗ nội thất, quần áo may sẵn, giày dép, kim khí điện máy, điện tử, điện lạnh và phụ kiện. Kinh doanh và khai thác kho bãi. Vận chuyển hàng hóa quá cảnh đi Lào, Campuchia và ngược lại (chỉ thực hiện khi có đầy đủ thủ tục về hàng quá cảnh). Dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển. Sản xuất, mua bán bao bì, chèn lót. Đóng gói bao bì hàng hóa. Mua bán động vật sống, bò sát (trừ kinh doanh động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các lọai động vật quý hiếm khác cần được bảo vệ). Cho thuê văn phòng làm việc. Mua bán gốm sứ, sơn mài và hàng thủ công mỹ nghệ. Vận tải đa phương thức quốc tế. Sản xuất lắp ráp đồ gỗ gia dụng, máy móc thiết bị phụ kiện hàng điện tử, điện lạnh (không sản xuất, gia công tại trụ sở). Sản xuất gia công quần áo, giày dép (không sản xuất, gia công tại trụ sở). Đại lý cho thuê và mua bán container. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Đại lý Vận tải SAFI có lịch sử hình thành và phát triển gần 15 năm trong ngành Hàng hải và dịch vụ vận tải đa phương thức. Công ty được chính thức hoạt động từ ngày 02 tháng 11 năm 1992 theo Quyết định thành lập số: 05/TCCB ngày 20/10/1992 của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam với các chức năng chính là môi giới và đại lý tàu biển, đại lý vận tải đường không và đường biển, dịch vụ khai quan và giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1995, Công ty thành lập chi nhánh Hà Nội để phục vụ khách hàng ở phía Bắc và mở rộng thêm mạng lưới hoạt động của công ty tại khu vực phía Bắc. Năm 1996, SAFI đã thành lập phòng Logistics để đáp ứng yêu cầu của khách hàng để chuyên tập trung cho công việc khai quan và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Năm 1998, công ty quyết định thành lập chi nhánh Hải Phòng thực hiện các dịch vụ Đại lý vận tải đường biển, dịch vụ container chung chủ, Đại lý tàu và dịch vụ khai quan giao nhận cho các nhà máy và khách hàng trong địa bàn Hải Phòng và lân cận. Tháng 5 năm 1998, Công ty được cổ phần hoá theo Quyết định 1247/1998/QĐ- BGTVT của Bộ giao thông vận tải và đổi tên thành Công ty cổ phần Đại lý vận tải SAFI với số vốn điều lệ ban đầu là 5.692.504.027 đồng. Sau hơn một năm cổ phần hoá, SAFI đó đạt được những thành tích đáng khích lệ với sự đóng góp tích cực của chi nhánh Hà Nội và các phòng nghiệp vụ của SAFI Sài Gòn và chi nhánh mới thành lập ở Vũng Tàu. Bên cạnh đó, liên doanh COSFI với đối tác là hãng tàu COSCO của Trung Quốc được thành lập vào tháng 11 năm 1998 cũng đã đạt được kết quả kinh doanh với tỷ lệ lãi cao. Tháng 7 năm 2000, SAFI mở thêm chi nhánh ở Đà Nẵng để cung cấp dịch vụ cho khu vực Miền Trung. Tháng 3 năm 2001, Xí nghiệp Hải Phong được thành lập với chức năng chính là làm đại lý Container và đại lý vận tải giao nhận. Tháng 10 năm 2004, Liên doanh Yusen - Việt Nam được thành lập có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh ở Hà Nội. Trong năm này, kho bãi có diện tích 2.500m2 tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được đưa vào khai thác, nằm trong chiến lược đầu tư chiều sâu để phát triển ổn định và lâu dài của SAFI. Năm 2005, khu kho bãi tại khu công nghiệp Phú Thị, Hà Nội được hoàn tất và đưa vào sử dụng. Như vậy tính đến cuối năm 2005, SAFI đó có tổng cộng 2 liên doanh, 7 chi nhánh, 1 Xí nghiệp phụ thuộc, 2 văn phòng làm việc tại cục khu công nghiệp AMATA và VSIP và 2 kho bãi tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và 5 phòng nghiệp vụ. Hiện tại, Công ty là Hội viên chính thức của các Hiệp hội dưới đây: Hội viên liên kết của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận kho vận quốc tế FIATA 1994; Đại lý hàng hóa của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA 1994, Hội viên Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam VISABA 1994, Thành viên của Hiệp hội AMSA của Mỹ (về dịch vụ di chuyển và kho bãi) 1996, Thành viên của hiệp hội Hàng hải Baltic và quốc tế BIMCO năm 1997, Hội viên của Hiệp hội Giao nhận vận tải Việt Nam VIFFAS năm 1999, Hội viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI năm 2001, Thành viên hiệp hội HHGFAA của Mỹ (về dịch vụ di chuyển và đại lý vận tải) 2005 Cơ cấu tổ chức Công ty Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Đại lý Vận tải SAFI được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI hiện tại bao gồm: Trụ sở chính, 1 xí nghiệp, 2 liên doanh, 6 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện. Trụ sở chính Địa chỉ: 39 Đoàn Như Hài, Q.4, Tp. HCM, Việt Nam Điện thoại: (08) 38253560 Fax: (08-8) 38253610 Telex: 3813157 SAFI VT Email: info.sgn@safi.com.vn Các chi nhánh: Chi nhánh Hà Nội: Địa chỉ: Trung tâm thương mại Văn Hồ, số 51 Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (84-8) 9745570 Fax: (84-8) 9745580 – 9745581 Email: info.han@safi.com.vn Chi nhánh Hải Phòng: Địa chỉ: Commercial Building, 22 Lý Tự Trọng, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng, Việt Nam Điện thoại: (84-31) 3747801 Fax: (84-31) 3747806 Email: info.hpg@safi.com.vn Chi nhánh Đà Nẵng: Địa chỉ: 59a Lê Lợi, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng, Việt Nam Điện thoại: (84-511) 886588 Fax: (84-511) 886589 Email: info.uih@safi.com.vn Chi nhánh Quy Nhơn: Địa chỉ: 99 Phan Đình Phùng, Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định, Việt Nam. Điện thoại: (84-56) 820818 Fax: (84-56) 820817 Email: info.uih@safi.com.vn Chi nhánh Vũng Tàu Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Trãi, Thành phố Vũng Tàu, Việt Nam Điện thoại: (84-64) 856608 Fax: (84-64) 856786 Chi nhánh Quảng Ninh Địa chỉ: số 10 Lê Thánh Tông, Tp. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam Điện thoại: (84-033) 658095 Fax: (84-033) 658095 Văn phòng đại diện Cần Thơ Địa chỉ: Số 19 Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc, Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ Điện thoại: 84-71-843771 Fax: 84-71-843724 Liên doanh: Liên doanh COSFI Địa chỉ: 6A Hồ Xuân Hương, Q. 3, Tp. HCM Điện thoại: (84) 9302288 Fax: (84) 9327268 Email: Cosco.vietnam@cosfi.com.vn Liên doanh Yusen Địa chỉ: 56 Trường Sơn, phường 2, Q. Tân Bình, Tp. HCM Điện thoại: (84) 848 8491 Fax: (84) 848 8496 Email: yusen-air-sea@yusenvn.com Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI TỔNG GIÁM ĐỐC P. Tổng Giám Đốc Đại lý vận tải Liên doanh COSFI Liên doanh YUSEN Air Freight Sea Freight Logistic Kho vận Các chi nhánh Xí nghiệp Hải Phong Dongnama Phòng Tổ chức Nhân sự Phòng Kế toán Tài chính P. Tổng Giám Đốc Đại lý tàu biển Đại lý Thương vụ Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban và các chi nhánh Phòng Đại lý vận tải đường biển (Sea Freight) Cung cấp mọi dịch vụ và tư vấn về vận tải hàng hoá bằng tàu biển nội địa và quốc tế bao gồm: thủ tục xuất nhập, các loại chứng từ cho hàng có quota, xuất nhập vào Mỹ, Châu Âu, phương thức đóng gói các mặt hàng nguy hiểm, gia súc, vaccine, hải sản tươi sống và đông lạnh, container treo, thu gom hàng lẻ đi tất cả cảng trên thế giới, kết hợp với các phòng nghiệp vụ và các Chi nhánh làm vận tải đa phương thức quốc tế. Phòng Đại lý vận tải hàng không (Air Freight) Cung cấp mọi dịch vụ và tư vấn về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không bao gồm: thủ tục xuất nhập, các loại chừng từ cho hàng có quota, xuất nhập vào Mỹ, Châu Âu, phương thức đóng gói các mặt hàng nguy hiểm, gia súc, vaccine, hải sản tươi sống và đông lạnh, container treo… SAFI cung cấp dịch vụ thuê bao nguyên chiếc máy bay để vận chuyển hàng hóa. Phòng Đại lý tàu Dongnama Cung cấp dịch vụ đại lý hàng hải trọn gói đối với tàu container định tuyến. Bao gồm thủ tục và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; tìm kiếm nguồn hàng xuất chuyên tuyến Đông – Bắc Á, ĐôngNamA (theo chỉ định của thân chủ DNA); quản lý khai thác dịch vụ container… của Hãng tàu ĐôngNamA. Địa bàn hoạt động chính của phòng là ở tại khu vực Cảng Tp. HCM Phòng đại lý tàu và môi giới tàu Cung cấp dịch vụ đại lý tổng hợp đối với tàu biển nước ngoài và môi giới hàng hải. Bao gồm các thủ tục xuất nhập cảnh cho tàu biển ra vào cảng, thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ tàu biển như cung ứng vật tư, nhiên liệu, lương thực thực phẩm, dịch vụ thuyền viên… Ngoài ra còn có nhiệm vụ môi giới tìm hàng hóa và tàu. Xây dựng mối quan hệ với các chủ hàng xuất nhập khẩu để tìm kiếm ủy thác đại lý. Phòng Đại lý Hải quan và giao nhận (Logistics) Tập trung và phát triển dịch vụ khai quan giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cho các công ty xuất nhập khẩu, các nhà máy trên toàn quốc và khách hàng ngoài nước. Thực hiện việc vận chuyển, giao nhận và lắp đặt máy móc thiết bị cho các công trình lớn nhỏ trên toàn quốc. Địa bàn hoạt động chính là ở các khu chế xuất và khu công nghiệp trong và ngoài Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Nhơn Trạch, Phú Mỹ, v.v… Phòng dịch vụ kho bãi và vận tải Quản lý và điều hành hệ thống kho bãi Quận 7, thực hiện dịch vụ tiếp nhận, bảo quản lưu kho và phân phối hàng tiêu dùng đến các cửa hàng lẻ theo đơn đặt hàng của thân chủ. Quản lý và điều hành đội xe tải container và xe tải nhỏ cho dịch vụ giao nhận container, giao nhận, di lý và trung chuyển hàng hóa có niêm phong hải quan trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh lân cận. Chi nhánh Hà Nội Cung cấp đầy đủ các dịch vụ vận tải đường không, đường biển, dịch vụ khai quan giao nhận vận tải, dịch vụ kho bãi và vận tải và đặc biệt là dịch vụ di chuyển (household goods removal). Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đảm nhiệm vai trò là cầu nối và đại diện cho Công ty trong các quan hệ giao dịch với các đối tác kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và khu vực Hà Nội. Chi nhánh Hải Phòng và Quảng Ninh Chủ yếu cung cấp dịch vụ đại lý tổng hợp cho các tàu của COSCO, ĐôngNamA, PDZ và các hãng tàu khác khi được chỉ định đến cảng Hải Phòng và các khu vực kế cận; thực hiện dịch vụ đại lý Hải quan, giao nhận, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và công việc ủy thác của các hãng forwarder có hợp đồng với SAFI tại Hải Phòng và các dịch vụ khác do SAFI Sài Gòn chỉ định. Chi nhánh Vũng Tàu Triển khai tìm kiếm và mở thêm dịch vụ giao nhận và vận tải tại khu vực có tiềm năng về dịch vụ dầu khí lớn nhất nước và dịch vụ đại lý tàu biển cho các hãng tàu có tàu vào Cảng Phú Mỹ. Hiện tại, công việc chủ yếu của chi nhánh là cung cấp dịch vụ đưa đón, thay đổi thuyền viên cho tàu dầu tại giàn khoan ngoài Vũng Tàu, làm đại lý cho một số tàu ra vào Cảng khu vực Bà Rịa Vũng Tàu và phục vụ việc chuyển tiếp giao nhận hàng hóa từ Tp.HCM ra Vũng Tàu và ngược lại. Chi nhánh Đà Nẵng và Qui Nhơn: Chi nhánh được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng dịch vụ toàn diện của SAFI tại khu vực Miền Trung. Các dịch vụ chính của chi nhánh là giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không, vận tải nội địa, quá cảnh qua Lào; làm đại lý tàu biển cho các tàu nước ngoài ra vào cảng Đà Nẵng và Quy Nhơn. Với chức năng làm tổng đại lý hàng hóa (GSA) SAFI Đà Nẵng làm GSA cho Silk Air tuyến Đà Nẵng – Singapore. Địa bàn hoạt động của chi nhánh cũng bao trùm cả những khu vực lân cận như Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định. Xí nghiệp Hải Phong Chủ yếu để làm dịch vụ đại lý container đi các tuyến Đông Nam Á, làm dịch vụ vận tải đường không và đường biển chính thức cho các đại lý nước ngoài khác có quyền lợi cạnh tranh với hệ thống đại lý SAFI. Liên doanh YUSEN Liên doanh ra đời theo yêu cầu của Yusen – Nhật để tạo khả năng cạnh tranh mạnh mẽ và đồng bộ với hệ thống Yusen toàn cầu, tập trung và mở rộng thị phần của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam. Liên doanh COSFI Kết hợp cùng khai thác các dịch vụ đại lý, quản lý và vận tải hàng hóa bằng container cho Hãng COSCO tại các địa bàn Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng; phục vụ thêm các tuyến hàng từ Việt Nam đi các thị trường Mỹ, Canada và các vùng Vịnh… Bên cạnh đó, liên doanh chú trọng phát triển lĩnh vực đại lý vận tải hàng hóa đường biển, hàng không và dịch vụ hàng hải. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Bảng 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Năm  Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Doanh thu thuần 55,586,177 63,184,390 88,992,756 98,399,709 121,276,524 50,323,481 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 69,162,898 12,427,966 14,719,186 16,951,408 27,088,076 7,046,923 Lợi nhuận trước thuế 9,011,272 15,044,225 20,170,273 29,906,972 40,949,031 14,691,496 Lợi nhuận sau thuế 6,557,030 11,713,561 16,309,158 26,614,327 37,525,708 12,975,465 ĐVT: 1000 Đồng Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán các năm của SAFI (hợp nhất) Biểu đồ 1: Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh thu của công ty tăng qua các năm, đặc biệt là trong 2 năm 2006 và 2008. Bởi trong năm 2006, cạnh tranh trong mọi ngành dịch vụ diễn ra ác liệt. Ngày càng có nhiều công ty ra đời, bên cạnh đó việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO tháng 11/2006 đã mở cửa cho các công ty lớn nước ngoài tham gia vào các ngành dịch vụ. Tuy nhiên , ngành đại lý giao nhận vận tải đa phương thức là ngành phát triển nóng, nhưng manh mún và không đồng bộ, nguồn nhân lực có trình độ thiếu hụt lớn, đa phần là các công ty Việt Nam có qui mô nhỏ, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), trang thiết bị kém, nói chung không thể cạnh tranh với các công ty ở các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, đây là ngành dịch vụ có lộ trình mở cửa sớm nhất trong thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, với sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty, với thương hiệu được các đối tác và khách hàng công nhận trong nhiều năm qua đồng thời tận dụng những thuận lợi khách quan nhất định, Công ty SAFI đã hoàn thành vượt chỉ tiêu doanh thu đề ra cho năm 2006. Và trong năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhất là vào cuối quý 3 đầu quý 4 năm 2008 nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của SAFI chưa bị giảm sút gì đáng kể, doanh thu vẫn ổn định ở mức cao. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty năm 2008 khá tốt. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, dù doanh thu tăng đều và khá cao nhưng tỷ lệ lãi trên doanh thu (phản ánh tỷ suất lợi nhuận của công ty) lại không tăng qua các năm, mà có năm cao năm thấp. Đặc biệt là trong năm 2006, mặc dù doanh thu tăng rất cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm so với năm 2005. Xu hướng này thể hiện rất rõ trong biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty SAFI Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Đối với hàng xuất khẩu Đối với một lô hàng xuất khẩu, quy trình giao nhận được tiến hành theo các bước sau: Sơ đồ 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU Tiếp nhận thông tin về lô hàng Tổ chức giao hàng cho tàu Lưu hồ sơ, quyết toán Lập bộ chứng từ Nhận thông tin lô hàng Nhận thông tin về lô hàng do khách hàng cung cấp để làm các thủ tục xuất khẩu hàng. Khách hàng sẽ gửi cho công ty các chứng từ như: hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List), Booking Note. Các chứng từ này bao gồm các thông tin bao gồm chi tiết về lô hàng, số kiện, số ký, nhãn mác, bao bì; các thông tin về số lượng container, hãng tàu, chuyến tàu, ngày tàu rời cảng, cảng đến,… Các thông tin này cần được kiểm tra thật kỹ lưỡng, bởi nếu có sai sót thì khi đi đăng ký tờ khai Hải quan sẽ bị trả về, làm tốn kém thời gian và chi phí. Mặt khác, SAFI là công ty có cung cấp cả các dịch vụ về thuê tàu chuyên chở quốc tế. Vì thế nếu không muốn tự mình thuê tàu thì các chủ hàng có thể sử dụng dịch vụ này của công ty. Khi đó, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng, cảng đi, cảng đến SAFI sẽ lựa chọn hãng tàu và tuyến đường phù hợp. Tiếp theo, giữa SAFI và khách hàng sẽ có thỏa thuận về phương thức và địa điểm nhận hàng. Về phương thức, người gửi hàng có thể trực tiếp mang hàng đến hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển nội địa của công ty. Công ty có một đội xe tải hoạt động rất hiệu quả, không chỉ sử dụng cho mục đích vận chuyển quốc tế bằng đường bộ mà còn rất tiện dụng cho vận chuyển nội địa trước khi vào chặng vận tải chính. Về địa điểm, hàng hóa có thể được vận chuyển trực tiếp ra cảng hoặc mang về kho của công ty. Việc nhận hàng từ người gửi hàng cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt vì sau khi người giao nhận nhận hàng, trách nhiệm về hàng hóa sẽ thuộc về người giao nhận. Nếu hàng là hàng nguyên container thì người giao nhận còn được giảm nhẹ trách nhiệm. Còn đối với những lô hàng lẻ, những dịch vụ mà SAFI thực hiện có thể là tái chế lại hàng hóa, hoặc đóng gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển, tuyến đường vận chuyển. Hàng hóa đòi hỏi phải phù hợp với hợp đồng mua bán ngoại thương. Sau khi đã kiểm nhận chính xác, SAFI có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ giao cho người chuyên chở. Tổ chức giao hàng cho tàu Trước khi tàu đến cảng Khi biết được thời gian dự kiến tàu đến cảng, nhân viên giao nhận của SAFI sẽ phải làm một số công việc sau: Xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa để lấy giấy chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch, nhất là đối với hàng nông sản thực phẩm. Lập tờ khai hải quan, tiến hành thông quan hàng xuất khẩu. Nộp thuế xuất khẩu (nếu có) cho hàng hóa. Cung cấp chỉ dẫn xếp hàng cho hãng tàu đồng thời nhận thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp. Lập bảng kê khai hàng hóa (Cargo list) để gửi cho cảng và gửi cho tàu. Nội dung chính của Cargo list gồm: Tên công ty xuất nhập khẩu, Tên người nhập khẩu, Tên hàng, Ký mã hiệu, Số lượng, Trọng lượng. Nếu là hàng xuất đóng trong container thì cùng với bản danh mục hàng hóa, người giao nhận phải xin hãng tàu lệnh giao vỏ container rỗng để đưa cho khách hàng về đóng hàng. Sau đó làm thủ tục hải quan, niêm phong cặp chì. Còn nếu là hàng lẻ thì người giao nhận sẽ cấp cho người gửi hàng vận đơn gom hàng (House Bill of Lading - HB/L), tập hợp các lô hàng lẻ và đóng vào container sau khi đã qua kiểm tra của hải quan. Khi tàu vào cảng Tàu khi đã vào cảng, dỡ hết hàng và sẵn sàng cho việc xếp hàng, hãng tàu sẽ gửi thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR - Notice Of Readiness). Sau khi nhận được NOR, nhân viên giao nhận của công ty sẽ phải: Kiểm tra xem thực tế tàu đã sẵn sàng xếp dỡ chưa và ký chấp nhận vào NOR. Tổ chức chuyên chở hàng hóa ra cảng nếu hàng còn ở trong kho. Căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa, tàu sẽ lên sơ đồ xếp hàng (Cargo plan). Người giao nhận cùng phòng điều độ của cảng lên kế hoạch giao hàng, xếp hàng lên tàu. Trong thời gian xếp hàng, người giao nhận phải luôn có mặt để giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Chẳng hạn hàng xếp lên tàu phải đảm bảo kỹ thuật tránh hư hỏng tổn thất trong lúc bốc xếp. Trong trường hợp hàng bị hư hỏng tổn thất, người giao nhận phải cùng cảng và các bên liên quan lập các biên bản cần thiết. Lập bộ chứng từ Sau khi hàng đã được xếp lên tàu, nếu được ủy thác, người giao nhận phải lấy được Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt - MR) để đổi lấy vận đơn. Để thuận tiện cho việc lấy được tiền hàng, vận đơn phải sạch, đã xếp hàng lên tàu và cước trả trước (nếu người xuất khẩu phải trả tiền cước). Nếu là hàng lẻ, người giao nhận trên cơ sở chi tiết làm vận đơn nhận từ chủ hàng tiến hành lập vận đơn gom hàng. Sau đó, người giao nhận tập hợp vận đơn cùng một số chứng từ khác như hoá đơn thương mại, hợp đồng mua bán ngoại thương, Packing list v.v… lập thành bộ chứng từ thanh toán gửi cho chủ hàng. Ngoài ra, người giao nhận còn phải mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần, thông báo cho người gửi hàng biết ngày tàu rời cảng để họ thông báo cho người nhận hàng, thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, bảo quản, lưu kho…, tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có. Lưu hồ sơ, quyết toán Nhân viên bộ phận chứng từ phải lưu lại các hồ sơ, chứng từ để tham khảo sau này và tạo thành từng file riêng theo khách hàng. Sau khi hoàn tất các thủ tục xuất khẩu cho lô hàng, nhân viên phụ trách lô hàng đó sẽ tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình làm hàng và gửi cho tổ trưởng tổ giao nhận để quyết toán. Đối với hàng nhập khẩu Sơ đồ 4: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU Chuẩn bị chứng từ, hồ sơ hải quan Khai Hải quan Giao hàng cho khách hàng Nhận hàng Chuẩn bị chứng từ, hồ sơ hải quan Khi có một lô hàng mới, khách hàng sẽ gửi cho công ty các thông tin chi tiết về lô hàng. Thông tin về tàu: tên tàu, quốc tịch, thời gian dự kiến tàu đến… Các chứng từ như vận đơn gốc, hóa đơn, Packing list, các loại giấy phép… Trên cơ sở đó, nhân viên bộ phận giao nhận sẽ tập hợp lại để lên tờ khai hải quan. Việc kiểm tra các chi tiết cũng rất quan trọng vì nó giúp cho quá trình làm thủ tục hải quan thuận tiện và nhanh chóng hơn. Khai hải quan Do hầu hết các khách hàng của SAFI là các công ty trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương, nên việc khai hải quan thường do các nhân viên ở văn phòng Đồng Nai thực hiện. Sau khi hoàn tất thì gửi lên trên trụ sở chính để các nhân viên ở đây đi nhận hàng. Trừ các lô hàng của công ty 100% vốn nước ngoài, hàng gia công, hàng nhập đầu tư xuất khẩu đều phải được đăng ký làm thủ tục Hải Quan tại Tổng cục Hải Quan thành phố Hồ Chí Minh. Nhận hàng Để có thể ra cảng lấy hàng, người giao nhận phải cầm Giấy báo hàng đến, Vận đơn gốc và giấy giới thiệu tới hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O– Delivery Order). Tiếp theo, phải đóng phí lưu kho, lưu bãi (nếu có), phí xếp dỡ rồi mang lệnh giao hàng đến kho để nhận hàng. Nếu là hàng nguyên container có thể mượn về kho riêng để dỡ hàng nhưng phải nộp tiền đặt cọc mượn vỏ, hoặc dỡ hàng ngay tại cảng. Người giao nhận sẽ giúp chủ hàng mời giám định, khiếu nại đòi bồi thường nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa. Giao hàng cho khách hàng Sau khi lấy hàng ra khỏi cảng, hàng được chở tới kho của khách hàng. Lúc này việc đảm bảo cho hàng hóa đến kho của khách hàng an toàn là của tài xế lái xe đó. Khi đến kho, tài xế đại diện cho công ty giao các chứng từ và giấy tờ liên quan của lô hàng cho khách hàng. Trên đây là quy trình giao nhận một lô hàng nhập khẩu nói chung. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm, tính chất hàng hóa… mà quy trình nhập khẩu có thêm một vài bước và các chứng từ cần thiết khác. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty SAFI Những kết quả đạt được Giao nhận vận tải đường biển là một hoạt động truyền thống và then chốt của SAFI. Có thể nói hoạt động giao nhận đường biển chiếm một phần lớn doanh thu trong hoạt động giao nhận của phòng Logistic, cũng như trong tổng doanh thu của công ty. Đối với mảng này, SAFI cạnh tranh trực tiếp với các công ty có tên tuổi như Vinatrans, Viconship... và trong nhiều năm liền, SAFI được đánh giá là 1 trong 5 doanh nghiệp hàng đầu của ngành. Đặc biệt, trong những năm gần đây SAFI đã tạo được thế đứng vững trong dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung chủ đi các cảng trên thế giới. Để hiểu rõ hơn hoạt động này, ta xem xét các mặt sau: Sản lượng giao nhận Hàng năm, khối lượng hàng mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng trên 10.000 TEUs, với tốc độ tăng bình quân khá cao, khoảng 12%/năm. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, khối lượng hàng giao nhận đường biển của công ty như sau: Bảng 2: SẢN LƯỢNG KHAI THÁC HÀNG NĂM Về CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ CỦA SAFI (hợp nhất) Sản lượng khai thác 2004 2005 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Hàng hóa: TEUs 17,539 11,741 19,147 22,811 24,866 13,943 Tấn 9,403 7,191 8,250 9,671 10,042 5,042 Hàng nhập: TEUs 9,773 5,833 10,874 13,049 15,006 9,004 Tấn 2,026 1,438 1,864 2,647 2,912 1,456 Hàng xuất: TEUs 7,766 5,908 8,273 9,762 9,860 4,940 Tấn 7,377 5,753 6,386 7,025 7,130 3,586 Nguồn: SAFI Qua bảng trên ta thấy rằng trong những năm gần đây, sản lượng giao nhận năm tăng đều qua các năm, trung bình khoảng 9% đến 15%. Đặc biệt là trong năm 2006 đã có mức tăng ấn tượng. So với năm 2005, lượng hàng nguyên cont đạt 19.147 TEUs, tương đương với tăng khoảng 63,07%; và lượng hàng lẻ đạt 8.250 Tấn, tương đương với tăng khoảng 15%. Sở dĩ có như vậy là vì trong năm 2006, lượng container xuất nhập qua các cảng Việt Nam tăng 36% so với năm 2005. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng có nhiều công ty ra đời; bên cạnh đó đây là năm đầu tiên Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO đã mở cửa cho các công ty lớn nước ngoài tham gia vào các ngành dịch vụ. Nhưng với sự nỗ lực hết mình của tập thể nhân viên và uy tín của công ty đã giúp cho công ty đạt được những kết quả nhất định. Và trong năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhất là vào cuối quý 3 đầu quý 4 năm 2008 nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của SAFI chưa bị giảm sút gì đáng kể, sản lượng giao nhận hàng hóa vẫn tiếp tục tăng, lượng hàng nguyên cont đạt 24.866 TEUs, tăng khoảng 9% so với năm 2007; và lượng hàng lẻ đạt 10.042 Tấn, tăng khoảng 3,8% so với năm 2007. Để thấy rõ hơn về lượng hàng nguyên cont và lượng hàng lẻ qua các năm, ta xem 2 biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 3: LƯỢNG HÀNG NGUYÊN CONT (FCL Biểu đồ 4: LƯỢNG HÀNG LẺ (LCL) Nhìn 2 biểu đồ trên, ta có nhận xét rằng: lượng hàng nhập nguyên cont nhiều hơn trong khi lượng hàng nhập lẻ lại ít hơn. Nhìn chung sản lượng giao nhận cả hàng nguyên cont và hàng lẻ tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, ta có thể thấy rõ ràng trong năm 2005 có sự sụt giảm nhiều cả về lượng hàng xuất lẫn hàng nhập. Nguyên nhân là do trong năm này Việt Nam đã dần dần bị mất các đơn đặt hàng lớn vào tay Trung Quốc do năng lực còn có hạn của các ngành may mặc, giày da và thủy sản... Thêm vào đó, ngày càng nhiều các vụ kiện bán phá giá về các mặt hàng đang là thế mạnh của Việt Nam khiến cho khối lượng hàng xuất khẩu vào các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân khác là do một loạt các hãng vận tải lớn như Maersk-Sealand, NYK, P&O Nedlloyd đã được cấp phép thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh kinh doanh các dịch vụ đại lý vận tải, giao nhận và logistics để khép kín dây chuyền vận tải, đồng thời tham gia chia sẻ thị trường và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Bên cạnh đó, sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân trong lĩnh vực giao nhận và đại lý hàng hải với những chính sách linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, chi hoa hồng cao để lôi kéo và giữ khách hàng. Những yếu tố đó ảnh hưởng đáng kể đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp. Có thể nói, xét về mặt sản lượng giao nhận, SAFI đã đạt được kết quả khả quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số có ý nghĩa hơn đối với người giao nhận lại là giá trị giao nhận (còn gọi là doanh thu) vì nó phản ánh số tiền mà người giao nhận có được khi tiến hành giao nhận một lô hàng cho khách hàng của mình. Vì vậy phần tiếp sau đây sẽ cho ta thấy rõ hơn khía cạnh này. Giá trị giao nhận Giá trị giao nhận (còn gọi là doanh thu) của dịch vụ này của SAFI trong năm 2005 là 17,7 tỷ, tương đương khoảng 35.05% của tổng doanh thu của toàn Công ty; năm 2006 là 36,2 tỷ, tương đương khoảng 51.7% của tổng doanh thu toàn Công ty. Doanh thu của dịch vụ này đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Bảng 3: DOANH THU CÁC DỊCH VỤ CHÍNH CỦA SAFI ĐVT: 1000 Đồng Stt Các loại dịch vụ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 1 Đại lý vận tải đa phương thức 26,183,378 30,336,121 30,262,000 28,090,900 27,201,416 14,024,435 − Đường biển 11,035,872 12,203,811 13,486,000 15,508,900 16,129,256 8,709,798 − Hàng không 15,147,506 18,132,310 16,776,000 12,582,000 11,072,160 5,314,637 2 Đại lý tàu biển 3,727,576 2,622,164 3,607,000 4,111,980 5,551,173 2,997,633 3 Giao nhận hàng hóa và kho bãi 15,995,417 17,784,911 36,273,000 39,174,840 50,143,795 30,086,277 Tổng doanh thu 45,906,371 50,743,196 70,142,000 71,377,720 82,896,384 47,108,345 Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm của SAFI Bảng 4: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI DỊCH VỤ CHÍNH TRONG DOANH THU Stt Các loại dịch vụ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 1 Đại lý vận tải đa phương thức 57.04% 59.78% 43.14% 39.36% 32.81% 29.77% − Đường biển 24.04% 24.05% 19.23% 21.73% 19.46% 18.49% − Hàng không 33.00% 35.73% 23.92% 17.63% 13.36% 11.28% 2 Đại lý tàu biển 8.12% 5.17% 5.14% 5.76% 6.70% 6.36% 3 Giao nhận hàng hóa và kho bãi 34.84% 35.05% 51.71% 54.88% 60.49% 63.87% Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm của SAFI Trong hoạt động giao nhận vận tải biển, không chỉ có sản lượng giao nhận ảnh hưởng đến giá trị (doanh thu) giao nhận mà tiền cước, phí giao nhận cũng có ảnh hưởng của nó. Trong khi đó tiền cước, phí giao nhận một đơn vị hàng hóa (thường là MT) trong vận tải biển rẻ hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác trong khi năng lực vận chuyển lại rất lớn. Qua đó chúng ta thấy rằng con số tỷ trọng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLv tot nghiep.docx
  • docxKẾT LUẬN.docx
  • docxMUC LUC.docx
  • docxNHỮNG TỔNG QUAN CHUNG.docx
  • docxTai lieu tham khao.docx
  • docBÌA.doc