Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty cà phê Việt Nam

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty cà phê Việt Nam: ... Ebook Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty cà phê Việt Nam

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động NVKD Nguồn vốn kinh doanh NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động VCĐ Vốn cố định XDCB Xây dựng cơ bản NN Nhà nước TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình TSCĐVH Tài sản cố định vô hình ĐTNH Đầu tư ngắn hạn ĐTDH Đầu tư dài hạn ĐTTCDH Đầu tư tài chính dài hạn LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa và hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt với sự biến đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật. Để có thể đứng vững trên thương trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, đổi mới công nghệ cũng như sử dụng phương pháp quản lý phù hợp với nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Thực tế hoạt động trong thời gian qua của các công ty Nhà nước đã bộc lộ những điểm bất cập xung quanh vấn đề sử dụng vốn như: trình độ sử dụng vốn tại một số công ty còn hạn chế, nhiều công ty nguồn vốn tự có không đảm bảo cân đối cho nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất, các công ty Nhà nước chủ yếu hoạt động thông qua vốn vay dẫn tới chi phí lãi vay trong giá thành sản phẩm cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh… Đứng trên những thực trạng đó, Nhà nước một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh nhưng đồng thời cũng tạo áp lực đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trong thương trường cần phải sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất. Tổng công ty cà phê Việt Nam hiện nay cũng phải đương đầu với tình trạng trên. Trong đợt thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty, được sự đồng ý của ban giám đốc và sự giúp đỡ trực tiếp của các cán bộ Ban Tài chính - Kế toán, em đã có điều kiện tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn, mặt khác em nhận thấy rằng công tác sử dụng vốn của Tổng công ty có nhiều vấn đề cần phải xem xét và phân tích. Vì vậy em chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP I. Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 1. Vốn 1.1. Khái niệm Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần một lượng vốn nhất định. Đó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện sự đầu tư ban đầu, cần thiết cho việc xây dựng thành lập, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vậy vốn kinh doanh là gì? Theo nghĩa rộng: Vốn kinh doanh là toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như TSHH, TSVH, các kiến thức kinh tế và các kỹ thuật của doanh nghiệp... được tích lũy trong quá trình sản xuất kinh doanh nhờ việc xác định nhu cầu sử dụng, thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả. Theo nghĩa hẹp: vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Như vậy, vốn kinh doanh là một khối lượng tiền tệ nào đó đưa vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời. Loại tiền này được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng suy đến cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hình thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu. Do đó vốn đem lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều giác độ đưa ra khái niệm về vốn kinh doanh nhưng ở bất kỳ giác độ vốn vẫn chứa đựng những đặc trưng sau: + Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị TSHH và TSVH của doanh nghiệp. + Vốn phải vận động sinh lời đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp + Vốn phải gắn liền với vốn chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ. + Vốn phải được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt, có thể mua bán hoặc bán bản quyền sử dụng vốn trên thị trường tạo nên sự sôi động trên thị trường vốn, thị trường tài chính. + Vốn phải tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. + Vốn có giá trị về mặt thời gian tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn luôn biến động và chuyển hóa hình thái vật chất theo thời gian và không gian theo công thức. TLSX T – H ... SX.....H’ – T’ SLĐ Như vậy để hiểu về vốn, các nhà phân tích phải đảm bảo các vấn đề sau: + Nguồn gốc của vốn kinh doanh là một bộ phận của thu nhập quốc dân được tái đầu tư, để phân biệt với vốn đất đai, vốn nhân lực. + Trong trạng thái của vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản vật chất và tài sản tài chính, là cơ sở để ra các biện pháp vốn kinh doanh trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả. + Phải thể hiện được mục đích sử dụng vốn kinh doanh cuả doanh nghiệp là tìm kiếm các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà vốn đem lại. Vấn đề này sẽ định hướng cho quá trình quản lý kinh tế nói chung, quản lý vốn doanh nghiệp nói riêng. 1.2. Phân loại vốn kinh doanh. Vốn là một yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải biết rõ các hình thái biểu hiện của nó. Sau đây là một vài cách phân loại của vốn kinh doanh. 1.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp nếu xét về nguồn hình thành được chia thành hai loại sau: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. + Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn do các chủ doanh nghiệp tài trợ. Nguồn vốn này bao gồm: vốn điều lệ, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, quỹ đầu tư phát triển và các loại quỹ doanh nghiệp, lợi nhuận không chia và các nguồn vốn khác theo quy định của nhà nước. + Các khoản nợ phải trả: để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vay qua phát hành trái phiếu. Đặc trưng của loại vốn này là phải hoàn trả vốn vay trong một thời gian nhất định. Chi phí vốn vay là lãi phải trả cho các khoản nợ vay. Mức lãi suất hay chi phí phải trả cho các khoản nợ vay thường ổn định và được thỏa thuận trước khi vay. Huy động nợ vay thường rủi ro hơn huy động vốn chủ sở hữu song đôi khi các doanh nghiệp lại thích sử dụng nợ vay. Theo cách phân loại này, giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng vốn trong doanh nghiệp để kịp thời có các biện pháp thu hút vốn nhằm tận dụng những cơ hội kinh doanh. Về mặt pháp lý, người sử dụng có thể thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay... 1.2.2. Căn cứ vào hình thái vật chất. Theo hình thức phân loại này, vốn được chia thành VCĐ và VLĐ. + VCĐ: là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh ứng ra hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.Nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh. VCĐ có tính chất quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì nó thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi chậm và dễ gặp rủi ro. Loại vốn này mang đặc trưng là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. + VLĐ: là vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục. VLĐ luân chuyển giá trị toàn bộ một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất kinh doanh. Muốn quá trình tái sản xuất được liên tục doanh nghiệp cần phải xác định chính xác số VLĐ cần thiết tối thiểu, tổ chức khai thác các nguồn tài trợ VLĐ đảm bảo đầy đủ kịp thời. Do đó cần có giải pháp thích ứng nhằm quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả nhất. 1.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động. Theo cách phân loại này, vốn được chia thành: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. + Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động của bản thân doanh nghiệp bao gồm: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các quỹ của doanh nghiệp, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. + Nguồn vốn bên ngoài : là nguồn có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: vốn vay ngắn hạn, vay của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế khác, từ phát hành trái phiếu. Theo cách phân lọai này, giúp doanh nghiệp quản lý được từng loại vốn có thể huy động được từ các nguồn, nhằm thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp trong mỗi loại hình vốn. 1.2.4.Căn cứ vào thời gian của vốn. Vốn được chia thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời. + Vốn thường xuyên: Đây là nguồn vốn mang tính ổn định và lâu dài mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu cần thiết cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn. + Vốn tạm thời: đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm các khoản: vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của bạn hàng. Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp quản lý, xem xét huy động các nguồn một cách hợp lý, phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp thiết lập được các kế hoạch tài chính, hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn tương lai, trên cơ sở xác định quy mô số lượng cần thiết lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp của từng nguồn vốn đó, tổ chức sử dụng đạt hiệu quả cao. 1.3. Vai trò và chức năng của vốn ốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn là cơ sở để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp đồng thời nhằm thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. + Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng vốn pháp định( theo quy định của pháp luật). Vốn của doanh nghiệp không đạt được điều kiện mà pháp luật quy định thì doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động như phá sản hay chuyển đổi loại hình sở hữu. Vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật. + Vốn là mạch máu của doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lượng vốn này giúp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh như hình thành nên tài sản cần thiết, xây dựng nhà xưởng máy móc thiết bị và hình thành nên vốn lưu động tối thiểu... để phục vụ cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, thường xuyên. + Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải tham gia trên một sân chơi lành mạnh, công bằng. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phải đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng...Muốn thực hiện được điều này, một trong những yếu tố quan trọng là phải đảm bảo vững chắc nguồn vốn, lúc đó mới chớp lấy cơ hội kinh doanh, tận dụng được lợi thế nhằm đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng. + Vốn quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh mở rộng, sau một chu kỳ kinh doanh vốn cảu doanhnghiệp phải sinh lời. Đó là điều kiện đầu tiên để tiếp tục sản xuất kinh doanh, để thu hút vốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phạm vi, quy mô của doanh nghiệp. Bởi vì khi mở rông quy mô, doanh nghiệp cần mua mới trang bị máy móc kỹ thuật, đầu tư nhiều khoản cho việc mở rộng mới nhưng để làm được điều này, vốn phải đi liền với quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. + Vốn là điều kiện để doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ, giúp cho doanh nghiệp khẳng định chỗ đứng trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh. 2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 2.1. Khái niệm Mỗi doanh nghiệp khi chuẩn bị tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải xác định cho mình những vấn đề như: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?. Khi xác định được được ba vấn đề trên, doanh nghiệp bắt tay vào tiến hành sản xuất hoạt động kinh doanh. Sau một chu kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều nhìn lại quá trình kinh doanh của mình để thấy được những thành tựu và những hạn chế. Để làm phản ánh được điều này, nhà phân tích dùnểuất nhiều các chỉ tiêu và chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Trong mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu hiệu quả được dùng để phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án hành động. Chỉ tiêu này được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau như: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế chính trị xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối...Vậy hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là gì? Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát, tổng hợp nhất quá trình sử dụng các lọai vốn. Đó là sự tối thiểu hóa vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh trong giới hạn nguồn tài lực, vật lực, phối hợp với các chỉ tiêu hiệu quả nói chung. 2.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của việc phân tích hiệu quả sử dung vốn trong doanh nghiệp Như đã giới thiệu ở trên, vốn kinh doanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn là một khía cạnh quan trọng của quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đó là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Đối với mỗi doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu phấn đầu hàng đầu. Bên cạnh đó họ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng hoàn thiện những thị hiếu của khách hàng, đóng góp phúc lợi cho xã hội...Nhưng để đáp ứng được những mục tiêu trên, thì mỗi doanh nghiệp đều phải đương đầu với những khó khăn, thử thách trong việc kinh doanh có lãi và khả năng thanh toán được nợ. Hiểu rõ được mục đích của quá trình phân tích tình hình tài chính, các nhà hoạch định chính sách quyết định lựa chọn một phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học cảu hiệu quả sử dụng vốn, các nhà phân tích phải xậy dựng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp (chỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu chi tiết). Các chỉ tiêu đó phải phản ánh đầy đủ được sức sản xuất, sức sinh lời của từng loại vốn, nhưng đồng thời phải thống nhất với những công thức đánh giá hiệu quả chung. Tuy nhiên, đối với mỗi doanh nghiệp trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các nhà phân tích cần phải xoáy sâu vào những chỉ tiêu trọng điểm để tìm ra thực trạng và nguyên nhân của nó, để kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng đó. 2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn Bất kỳ một quá trình phân tích các chỉ tiêu kinh tế xã hội nào đó đều có thể được xem xét dưới nhiều phương pháp khác nhau. Đôi khi, mỗi doanh nghiệp khi tiến hành phân tích lại sử dụng những phương pháp riêng, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của họ hoặc là sử dụng tổng hợp tất cả các phương pháp. Nhưng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhằm xác định xu hướng cũng như mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để thực hiện được phương pháp này cần phải đảm bảo một số điều kiện sau: + Xác định được số gốc so sánh: việc xác định số gốc này tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của nhà phân tích, số gốc được xác định có thể là số kỳ trước, số kế hoạch... + Thống nhất về điều kiện so sánh: thời gain phân tích, phương pháp tính, đơn vị tính. + Thống nhất về mục tiêu so sánh: mục tiêu trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn thường là xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu này. Từ mục tiêu này, nhà phân tích đi vào phân tích chi tiết nguyên nhân dẫn đến biến động nói trên. Nội dung của phương pháp so sánh: + So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước: việc so sánh này sẽ cho ta thấy rõ được xu hướng biến động của tình hìúngử dụng vốn trong doanh nghiệp thông qua sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. + So sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp + So sánh giữa số liệu kỳ phân tích và số liệu toàn ngành để thâý được tình hình sử dụng vốn so với số trung bình của toàn ngành. Từ đó có thể đánh giá được vị trí cũng như quy mô hoạt động hay thậm chí khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác trong ngành. + So sánh chiều dọc cung cấp thông tin về tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động của số lượng tuyệt đối và số lượng tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Phương pháp tỷ lệ: Đối với phương pháp này phải xác định các ngưỡng, các định mức để đánh giá chung dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của tổ chức với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đối với phương pháp này, chúng ta dễ dàng thấy được thực trạng vốn của tổ chức dựa vào các chỉ tiêu nhưng yếu tố thời gian không đi cùng với các chỉ tiêu. Đây là hạn chế của phương pháp này. Để khắc phục được những hạn chế này, người ta thường dùng phương pháp phân tích theo biểu đồ. Trong phương pháp này, trục hoành biểu thị thời gian, trục tung biểu thị các tỷ số cần nghiên cứu. Từ đó hình ảnh về doanh nghiệp được thể hiện khá rõ trên biểu đồ. 2.4. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Là một trong những nội dung cơ bản của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn định hướng giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh xung quanh vấn đề vốn kinh doanh của doanh nghiệp như quan hệ tổ chức huy động vốn, quan hệ phân phối, sử dụng và quản lý vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn được thực hiện một cách thường xuyên sẽ giúp cho người sử dụng cập nhật được thông tin về vốn một cách cụ thể, chính xác, nắm được xu hướng biến động của hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Từ đó xác định rõ nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 2.4.1. Phân tích tổng quát Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng những thông tin khái quát về tình hình sử dụng vốn doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Các chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng loại vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng của vốn trên góc độ tài sản và nguồn hình thành) và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung. Để đánh giá những khái quát về hiệu quả sử dụng vốn cần phải xem xét thực trạng về NVKD, NVCSH và tổng TSCĐ và Đầu tư dài hạn, TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, lợi nhuận thuần, doanh thu thuần mà doanh nghiệp đạt được. Trên cơ sở đó đánh giá tình hình tăng giảm NVCSH, tình hình tăng giảm TSCĐ và tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả. Để từ đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng quát. Để đánh giá một cách chính xác và đầy đủ nội dung này của mỗi doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu phân tích song tiêu chí chung và phản ánh được sức sản xuất, suất sinh lời và sức hao phí của từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh = Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời của một đơn vị chi phí. Ngoài ra các nhà phân tích còn sử dụng công thức sau: Hiệu quả kinh doanh = Chỉ tiêu này phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào để đạt được một đơn vị kết quả đầu ra. Chi phí đầu vào có thể phản ánh bằng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau như tổng vốn, VCĐ, VLĐ, số lao động sử dụng, các loại chi phí… Kết quả đầu ra được phản ánh bằng nhiều chỉ tiêu như giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, số lượng sản phẩm… Ngoài việc so sánh kết quả với chi phí để có các chỉ tiêu hiệu qua thì có thể so sánh kết quả này với kết quả khác, chi phí này với chi phí khác cũng có thể được các chỉ tiêu hiệu quả. 2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản Tài sản của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ và TSLĐ. Mỗi loại tài sản có đặc thù riêng và có kết cấu khác nhau. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần nắm rõ những đặc điểm của chúng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong nội dung phân tích này, nhà phân tích thường tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu “Sức sản xuất”, “Suất sinh lời” và “Sức hao phí” của tài sản và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để đánh giá. Các chỉ tiêu này được tính cho tổng tài sản bình quân, cho tổng TSCĐ và tổng TSLĐ. Phân tích cơ cấu và biến động TSCĐ , TSLĐ qua các năm. Để thấy được thực trạng của TSCĐ, TSLĐ mà doanh nghiệp đang sử dụng và tình hình sử dụng có đạt hiệu quả không. Nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ: nội dung phân tích này được đánh giá qua các chỉ tiêu: sức sản xuất, sức sinh lời, suất hao phí và hệ số hao mòn của TSCĐ. 2.4.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ (VLĐ) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ để góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nội dung phân tích này được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: số vòng quay của VLĐ, thời gian của một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm của VLĐ. Phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ được thực hiện qua các bước sau: + Bước 1: Đánh giá chung tốc độ luân chuyển. + Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tốc độ luân chuyển VLĐ. + Bước 3: Xác định số VLĐ tiết kiệm hoặc lãng phí do tốc độ luân chuyển VLĐ thay đổi. + Bước 4: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng và biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. 2.4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ nguồn vốn Không chỉ phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản mà nội dung phân tích này cũng được phản ánh dưới góc độ nguồn vốn. Ở nội dung phân tích này, các nhà phân tích nhìn nhận ở khả năng sinh lời. Vì đây là một trong những nội dung mà các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông đặc biệt quan tâm bởi nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Trong quá trình phân tích, nội dung này được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số doanh lời doanh thu thuần, hệ số doanh lợi trên tổng số luân chuyển thuần, suất hao phí của vốn. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH. Khả năng sinh lời VCSH là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lời của VCSH nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn nói chung. Chỉ tiêu được tính theo công thức: Hệ số doanh lợi của VCSH = Các bước phân tích khả năng sinh lời của VCSH. + Bước 1: Đánh giá chung khả năng sinh lời của VCSH. + Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của VCSH. + Bước 3: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét . Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn được phân tích qua các chỉ tiêu nêu trên. Một cách khái quát nhất, tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu. Chương II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM I. Khái quát chung về Tổng công ty cà phê Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam Tổng công ty cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Coffee Corporation, tên viết tắt là VINACOFFE Địa chỉ: Số 5 - Ông ích Khiêm – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: 04.8232291 – Fax: 04.8456422 Wibsite: www.vinacafe.com.vn Giấy chứng nhận ĐKKD số 110039, do UBKD Nhà nước cấp ngày 11/8/1995 Ngành nghề sản xuất chính: Sản xuất kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu cà phê và các hàng hoá nông sản khác. Liên hiệp các xí nghiệp cà phê, nay là Tổng công ty cà phê Việt Nam, trước đây được thành lập theo Nghị định số 174/HĐBT ngày 13/10/1982 bao gồm các nông trường quốc doanh và 3 sư đoàn quân đội(331, 333, 359) ở Tây Nguyên chuyển sang làm kinh tế. Tổng công ty cà phê chính thức được tổ chức và đi vào hoạt động theo Quyết định số 251/TTg ngày 29/4/1995 của TTCP và Nghị định số 44CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ. Tổng công ty chịu sự quản lý của Nhà nước, của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước. Tổng công ty thực hiện chế độ kế toán tổng hợp, tự chủ tài chính trong kinh doanh và chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý, có tài sản , có quỹ tập trung, có con dấu được mở tài khoản tại Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty. Thực chất Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp đã thực hiện xong 388 điều hạch toán độc lập. Trong vòng hai thập kỷ qua, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng, diện tích, năng suất. Năm 1980 cả nước mới có 22.500 ha cà phê các loại với 8.388 tấn cà phê nhân. Hiện nay tổng diện tích cà phê đã lên tới 350.000 ha. Gần 20 năm xây dựng và trưởng thành một khoảng thời gian không phải là dài cho một doanh nghiệp Nhà nước vừa xây dựng vừa không ngừng đổi mới sản xuất và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trở thành một tổng công ty lớn của Nhà nước. Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty cà phê Việt Nam đã không ngừng mở rộng và phát triển lớn mạnh. Hiện nay Tổng công ty cà phê Việt Nam có hơn 56 đơn vị thành viên gồm các nông trường sản xuất cà phê, các nhà máy chế biến, các công ty xuất nhập khẩu nằm rải rác trên toàn quốc. Hiện nay có các đơn vị hạch toán độc lập : nông trường Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum, Đơn vị 333 cũ và nông trường thuộc khu vực Phú Yên- Lâm Đồng- Quảng Ngãi – Quảng Trị. 2. Quy mô và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hiện nay, Tổng công ty cà phê Việt Nam bao gồm 56 đơn vị thành viên trong đó có 54 đơn vị hạch toán độc lập, hai đơn vị hành chính sự nghiệp, nằm rải rác trên các miền đất nước trong đó có 6 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các đơn vị đại diện của Tổng công ty ở nước ngoài. Ngoài trụ sở chính tại số 5 Ông Ích Khiêm – Ba Đình – Hà Nội, Tổng công ty còn có các văn phòng, chi nhánh tại Đăk Lăk, thành phố Hồ Chí Minh, S¬ ®å: S¬ ®å c¬ cÊu tæ chøc bé m¸y Tæng c«ng ty cµ phª ViÖt Nam Thñ t­íng chÝnh phñ Bé NN&PTNT Héi ®ång qu¶n trÞ Tæng c«ng ty Tæng gi¸m ®èc Ban kiÓm so¸t Phã tæng gi¸m ®èc Phã tæng gi¸m ®èc Ban khoa häc c«ng nghÖ (AFD) Ban kinh doanh tæng hîp C¸c ®¬n vÞ thµnh viªn Ban tµi chÝnh kÕ to¸n Ban kÕ ho¹ch ®Çu V¨n phßng Ban tæ chøc c¸n bé C¸c®¬n vÞ hµnh chÝnh sù nghiÖp vµ c¸c DNSX, DNDV thµnh viªn (ho¹ch to¸n ®éc lËp, cã t­ c¸ch ph¸p nh©n) C¸c doanh nghiÖp trùc thuéc (ho¹ch to¸n phô thuéc) Tổng công ty đặt trụ sở chính tại số 5 - Ông ích Khiêm – Ba Đình – Hà Nội Tổng công ty được điều hành bởi Tổng Giám Đốc và được quản lý bởi Hội Đồng Quản Trị. Theo Quyết định số 322 TCT –TCCB/QĐ ngày 05 tháng 09 năm 2001 của Tổng Giám Đốc Tổng công ty cà phê Việt nam, trụ sở chính tại số 5 Ông Ích Khiêm, có đầy đủ các phòng ban chức năng để chỉ đạo, chỉ huy mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị thành viên trong cả nước: * Văn phòng Tổng công ty: Tổ chức thực hiện các mặt công tác về quản trị hành chính: quản lý mua sắm, sửa chữa, thay thế toàn bộ tài sản trang thiết bị văn phòng. Sắp xếp bố trí chương trình làm việc, phương tiện công tác, điều kiện làm việc cho lãnh đạo Tổng công ty . Chủ trì hoặc phối hợp với các ban chức năng theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng công ty để xây dựng các nội quy, quy chế, quy định nhằm đảm bảo các chức năng trên. * Ban Tổ chức- Cán bộ – thanh tra: Thực hiện các nội dung công tác có liên quan đến tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, chế độ chính sách…của Tổng công ty. Thực hiện các nội dung công tác có liên quan đến việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, các vấn đề có liên quan đến tranh chấp hợp đồng, kiểm tra, thanh tra của Tổng công ty * Ban Tài Chính –Kế toán: Thực hiện cân đối tài chính, hình thành các nguồn vốn, bảo đảm đủ vốn để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Quản lý, phân phối, sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, đúng chính sách chế độ và đạt hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng các quy chế, quy định về quản lý tài chính, tham gia xây dựng và thẩm định các phương án sản xuấ kinh doanh, định mức kinh tế kỹ thuật , giá thành sản phẩm… Trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán, công tác thu chi bảo hiểm xã hội của cơ quan văn phòng Tổng công ty và chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính – kế toán các đơn vị hạch toán phụ thuộc, cũng như các đơn vị thành viên Tổng công ty . Chủ trì phối hợp với các ban có liên quan trong công tác thanh lý, bán tài sản theo quy định của Nhà nước. * Ban Kinh doanh tổng hợp: Chỉ đạo điều hành công tác xuất nhập khẩu và quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu toàn Tổng công ty . Nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng… trong và ngoài nước. Tìm kiếm, khai thác thị trường. Tiến hành giao dịch, đàm phán với khách hàng trong và ngoài nước, tổ chức các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán hàng hoá và dịch vụ. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch của Tổng công ty . Chủ trì xây dựng các quy chế, định mức kinh tế xuất nhập của tổng công ty Xúc tiến hợp tác quốc tế, khai thác._. khả năng đầu tư từ nước ngoài, tìm đối tác liên doanh, liên kết và tư vấn cho các đơn vị thành viên. * Ban Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về sản xuất kinh doanh, tài chính, xây dựng cơ bản, lao động tiền lương của tổng công ty. Giúp lãnh đạo Tổng công ty kiểm tra, thẩm định các dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên; đôn đốc, kiểm tra, triển khai thực hiện chiến lược phát triển và các phương án và dự án đã được duyệt. Tổng hợp thống kê báo cáo các mặt công tác đối với các lĩnh vực được phân công theo quy định hiện hành của Bộ Ngành. * Ban Khoa học – Công nghệ: Quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác liên quan đến khuyến nông, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, môi trường trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến…nhằm xây dựng và phát triển cà phê, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất nền nông nghiệp bền vững trong toàn Tổng công ty . 3. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Tổng công ty có nhiệm vụ thực hiện việc phát triển và kinh doanh cà phê theo quy định và kế hoạch phát triển ngành cà phê của Nhà nước, kết hợp phát triển kinh doanh các ngành nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng, lãnh thổ được giao theo quy định của pháp luật. Chủ động trong công tác, kinh doanh bao gồm: xây dựng kế hoạch phát triển, chuẩn bị đầu tư, cung ứng vật tư, thiết bị (trong trồng trọt, khuyến nông, giống cây trồng). Tổng công ty cà phê Việt Nam được coi là đơn vị là đơn vị nòng cốt của ngành cà phê Việt Nam, với chức năng, nhiệm vụ sau: * Nhận kế hoạch của nhà nước giao hoặc tham gia đấu thầu trong và ngoài nứơc để giao hoặc đấu thầu lại cho các đơn vị thành viên. * Đầu tư chiều sâu và mở rộng các đơn vị thành viên, thực hiện đầu tư thành lập các đơn vị thành viên mới của Tổng công ty theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước, tuyển chọn thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động theo quy định của Bộ luật lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và các quyền hạn khác của người sử dụng lao động theo quy định của bộ luật lao động và các quy định của pháp luật. * Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tổ chức phân bổ vốn và giao vốn cho các đơn vị thành viên. * Tổ chức chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, xuất nhập khẩu, nhằm đạt được mục đích chiến lược của Tổng công ty và các đơn vị thành viên: + Phối hợp thị trường cung ứng hay tiêu thụ cho các đơn vị thành viên trên cơ sở có lợi nhất. + Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cà phê, nông sản, nhập vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành. + Quản lý và phân bổ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu xuất nhập khẩu của Tổng công ty cho các đơn vị thành viên trên nguyên tắc bình đẳng và có ưu tiên thích đáng cho những đơn vị gặp rủi ro, khó khăn trong sản xuất kinh doanh. + Quản lý giá xuất, giá nhập của Tổng công ty và công bố giá xuất nhập khẩu cà phê và vật tư, thiết bị hục vụ cho ngành trong từng thời điểm để các đơn vị thành viên phối hợp thực hiện, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán. + Tạo điều kiện giúp nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. + Tổ chức cung cấp chính xác và kịp thời về thông tin, thị trường giá cả trong cả nước và thế giới cho các đơn vị thành viên. * Được mời và tiếp các đối tác kinh doanh nước ngoài, quyết định cử đại diện Tổng công ty ra nước ngoài công tác, học tập, tham gia khảo sát. 4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt Nam Tổng công ty có nhiệm vụ thực hiện việc phát triển và kinh doanh cà phê theo quy định và kế hoạch phát triển ngành cà phê của Nhà nước, kết hợp kinh doanh các ngành nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng, lãnh thổ được giao theo quy định của pháp luật. Hàng năm Tổng công ty xây dựng kế hoạch phát triển chuẩn bị đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư và thực hiện cung ứng đâu tư thiết bị cho trồng trọt và khuyến nông giống cây trồng. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua chủ yếu là sản xuất chế biến, tiêu thụ sản sản phẩm xuất nhập khẩu hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty cà phê Việt Nam 1. Những nhân tố bên trong * Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Là tỷ trọng của từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp. Trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp phải khác nhau để có thể đáp ứng được những chiến lược sản xuất kinh doanh. Một cơ cấu nguồn vốn được coi là hợp lý phải là sự kết hợp hài hoà giữa vay nợ dài hạn, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong điều kiện nhất định. Chính sách cơ cấu nguồn vốn rất quan trọng vì nó liên quan mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro đối với thu nhập và tài sản của chủ sở hữu, cơ cấu nguồn vốn của bất kỳ doanh nghiệp nào đều chịu tác động bởi các nhân tố sau : + Rủi ro kinh doanh: đây là những rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro càng lớn thì tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp. Yếu tố này cần phải được tính toán trước và hạn chế sự gia tăng của nó. + Khả năng tài chính của doanh nghiệp : Đặc biệt là khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác xấu. Các nhà quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp cần thấy rằng tài trợ vốn vững chắc là một trong những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả. Như vậy, cơ cấu vốn có thể phản ánh tình hình hoạt động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp. Đối với một chiến lược kinh doanh bất kỳ, nhà phân tích cần dựa vào cơ cấu nguồn vốn để thấy thực trạng tài chính của mình, để từ đó cần biết rằng muốn tăng vốn kinh doanh thì sẽ tìm kiếm từ những nguồn vốn có thể huy động được. Chi phí sử dụng vốn : Vốn là nhân tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định. Chi phí của mỗi một nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loại vốn cụ thể đó. Vậy chi phí vốn là cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ không làm tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Chi phí sử dụng vốn gồm : chi phí của nợ vay, chi phí vốn CSH, chi phí trung bình của vốn, chi phí cận biên của vốn... Chi phí sử dụng vốn tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới vấn đề khai thác và tạo lập vốn kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải lượng hoá được chi phí này để tính toán mức lợi nhuận. Vì vậy, việc xác định và quản lý chi phí vốn có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp nói chung và công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Công tác lập kế hoạch sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp Vốn là điều kiện để thực hiện các hoạt động tạo nguồn vì thế các chiến lược hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ trở thành hiện thực nếu đảm bảo bằng vốn. Công tác lập kế hoạch sử dụng vốn là chiến lược bộ phận của chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược về vốn là cơ sở để hoạch định và thực hiện các chiến lược bộ phận khác. Đó là công tác quyết định để sử dụng vốn có hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác tạo lập kế hoạch sử dụng vốn cần phải căn cứ vào : + Kết quả phân tích và dự báo môi trường. + Các mục tiêu đầu tư cụ thể trong từng thời kỳ. + Các phân tích, so sánh, đánh giá từng nguồn huy động vốn. + Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung chủ yếu của công tác kế hoạch sử dụng vốn : + Xác định cung về vốn. + Cân đối và xác định cơ cấu vốn. Khi thực hiện được công tác lập kế hoạch sử dụng vốn, thì quản lý vốn là việc làm liên tục, thường xuyên và rất phức tạp. Bởi vì công tác này đề cập chủ yếu đến các hình thức huy động vốn, xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tơí cách thức lựa chọn nguồn vốn của doanh nghiệp. Đặc điểm của sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp quyết định đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty cà phê Việt Nam là xuất khẩu cà phê nhân loại cà phê Robusta và các loại cà phê chế biến như cà phê hoà tan, cà phê rang xay. Đối với những loại sản phẩm này đòi hỏi đòi hỏi đâu tư một lượng vốn đầu tư lớn cho việc gieo trồng, thu hoạch và chế biến… Lượng vốn này Tổng công ty sử dụng để mua giống cây, phân bón chăm sóc cũng như đầu tư phương pháp kỹ thuật để chế biến sản phẩm. Lượng vốn đó phải được sử dụng hợp lý ví dụ trong chu kỳ phát triển của cây cà phê thì giai đoạn nào cần phải tập trung nhiều lượng phân bón để kịp thời chăm sóc. Cũng như giai đoạn nào cây cà phê mắc bệnh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt lúc thu hoạch để kịp thời phòng và chữa bệnh. Để thu hoạch sản phẩm các nhà sản xuất bỏ công sức chăm sóc cả một thời gian dài, chịu nhiều sự tác động lớn của thiên tai. Sản phẩm sau khi được chế biến, đem chào bán trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà xuất khẩu cần khai thác nhiều thông tin trên thị trường, xem thị hiếu khách hàng tập trung về những tiêu thức gì để kịp thời đáp ứng. Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công nhân lao động trong toàn tổng công ty: Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý là người xây dựng chiến lược kinh doanh, vạch ra mục tiêu phát triển kịp thời cho từng giai đoạn cụ thể của doanh nghiệp. Là người quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý phải giỏi về chuyên môn, sáng tạo, quan hệ tốt với khách hàng, tìm kiếm nguồn thu hút vốn cho doanh nghiệp, phương thức tạo lập và thu hút vốn có hiệu quả nhất. Để một doanh nghiệp sẩn xuất kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận đòi hỏi không chỉ có ban lãnh đạo,cán bộ qảun lý giỏi mà cần phải có một đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật giỏi. Bởi họ là sức mạnh, đòn bẩy và là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự kết hợp nhịp nhành, ăn khớp giữa ban lãnh đạo, cán bộ quản lý với đội ngũ cán bộ công nhân là yếu tố quyết định trong một tổ chức, doanh nghiệp. Đó là điều kiện đầu tiên để đối phó với những phát sinh bất lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trên một cơ cấu tổ chức hợp lý, tận dụng triệt để các cơ hội của doanh nghiệp. 2. Nhân tố bên ngoài. * Cơ chế chính sách của Nhà nước. Đó là cơ sở pháp lý đầu tiên để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Mỗi chính sách đều có những tác động đến các khía cạnh sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Như chính sách xuất khẩu ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cà phê của Tổng công ty. Vì thế đứng trước mỗi chính sách của Nhà nước, mỗi doanh nghiệp cần phải vạch ra những chiến lược kinh doanh nhất định, đảm bảo thu lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn tuân theo những quy định của Nhà nước. Đối với các nhà hoạch định khi xây dựng một chính sách cần phải thiết lập trên môt trường kinh doanh chung, phải chặt chẽ nhưng thông thoáng áp dụng cho các doanh nghiệp, tránh được tối đa tác động xấu của xã hội. Có được những chính sách như vậy mới khuyến khích được các doanh nghiệp đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. * Thực trạng và biến động nền kinh tế. Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển với một tốc độ cao, đầu tư được mở rộng, nhu cầu khai thác và tạo lập vốn tăng theo khả năng, nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Khi nền kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm đi, khả năng khai thác, tạo lập thu hút vốn chậm lại. Do đó doanh nghiệp lại phải đổi mới chiến lược kinh doanh của mình. Trình độ phát triền nền kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề này: Trình độ phát triển kinh tế chưa cao thì phương thức huy động vốn còn đơn giản và chưa hoàn thiện, thực tế các nước đang phát triển hiện nay chứng minh được điều đó. Nếu trình độ phát triển nền kinh tế cao, phương thức huy động vốn rất đa dạng, đáp ứng đủ vốn kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp. Bởi vì mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều bạn hàng thì tạo điều kiện thuận lợi có thể giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh, họ giúp đỡ nhau vì mục tiêu cả hai đều có lợi, tận dụng lợi thế kinh doanh của nhau. Việt Nam là nước đang phát triển, phương thức huy động và khai thác huy động vốn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi việc sử dụng vốn của bản thân mỗi doanh nghiệp phải đem lại hiệu quả cao nhất. Rủi ro kinh doanh: Đây là nhân tố không thể tránh khỏi đối với mỗi doanh nghiệp. Đối với Tổng công ty cà phê thì rủi ro không thể loại trừ. Vì sản phẩm của Tổng công ty là các mặt hàng nông sản là chủ yếu. Vì thế yếu tố thời tiết có tác động rất lớn như hạn hán, sâu bệnh… Ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh không chỉ có yếu tố thời tiết mà mà yếu tố giá cả trên thị trường thế giới cũng tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm qua, giá cà phê biến động liên tục đã làm thay đổi nhiều chiến lược kinh doanh của Tổng công ty. Mặt khác việc sử dụng vốn phụ thuộc phần lớn vào tình hình sản xuất kinh doanh, lãi suất vay vốn của các nhà đầu tư. Tóm lại hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng rất lớn của những yếu tố bên ngoài. Để phát huy việc sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi mỗi nhà quản lý cần phải phân tích cụ thể các yếu tố tác động để tìm nguồn cũng như sử dụng quản lý vốn kinh doanh đạt hiệu quả nhất. III. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam 1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian gần đây Tổng công ty cà phê Việt Nam thực hiện việc phát triển và kinh doanh cà phê theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành cà phê của Nhà nước. Kết hợp phát triển kinh doanh các ngành nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng lãnh thổ được giao theo quy định của pháp luật, chủ động trong công tác sản xuất, kinh doanh bao gồm xây dựng kế hoạch phát triển, chuẩn bị đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, trồng trọt, khuyến nông, giống cây trồng, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, hợp tác liên doanh với các tổ chức trong nước và quốc tế phù hợp với với pháp luật chính sách của Nhà nước. Trước đây, cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu qua Singapo (chiếm 70-80%) – là thị trường trung gian thì nay sản xuất trực tiếp cho các nước tiêu thụ. Năm 1996 đã xuất khẩu sang 39 nước, trong đó thị trường Mỹ xếp thứ nhất (Sản lượng xuất khẩu:58.651 tấn) chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu. Nhiều nước, nhiều tổ chức đã biết đến cà phê Việt Nam và tăng cường hợp tác, Tổng công ty trên cơ sở đó đã tranh thủ vốn đầu tư như 2 dự án ODA của Đức (96,4 triệu ĐM), vay vốn ODA của Đan Mạch 3 triệu USD, chương trình phát triển cà phê chè với vốn vay ODA của CFD ( Pháp) 42 triệu USD, của ngân hàng phát triển Bắc Âu là 2,5 triệu USD để cung cấp nhà máy chế biến cà phê Biên Hoà lên 1000 tấn/ năm tham gia tổ chức hội thảo cà phê quốc tế, cà phê khu vực châu Á. Cà phê Việt Nam đang từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường quốc tế: có điều kiện và khả năng cạnh tranh nhưng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất là từ khi Việt Nam vươn lên thành nước xuất khẩu cà phê lớn và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tổng công ty năm sau cao hơn năm trước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng tạo điều kiện tích luỹ cho Nhà nước, tăng thu nhập doanh nghiệp và người lao động, đã góp phần tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo, cải tạo kinh tế xã hội ở khu vực Tây Nguyên, nông thôn và miền núi. Tổng công ty luôn giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt trong chiến lược phát triển cà phê toàn quốc. Ngoài mặt hàng cà phê chủ lực, Tổng công ty còn phát triển một số cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, lúa, hạt điều…phát triển công nghiệp mía đường, chế biến điều… nhằm tạo nên mô hình nông thôn mới, kinh tế tổng hợp ở khu vực trung du, Tây nguyên và miền núi. 1.1 Tình hình sản xuất và chế biến *Tình hình sản xuất: Bảng 1: Tình hình sản xuất các mặt hàng chủ lực của Tổng công ty cà phê Việt Nam Chỉ tiêu Đvị tính Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 1. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 810 908 980 940 1060 - Nông nghiệp Tỷ đồng 684 723 700 600 620 - Công nghiệp Tỷ đồng 116 165 260 320 420 - Xây dựng cb tự làm Tỷ đồng 10 20 20 20 20 2. Sản phẩm chủ yếu - Thóc Tấn 26000 26000 35800 29000 26000 - Cà phê nhân xô Tấn 50000 36750 39500 37400 30000 - Điều nhân chế biến Tấn 719 1276 1426 1910 1982 - Đường Tấn 4790 3936 11124 9522 6692 - Cà phê sữa Tấn 2008 2600 4342 6100 7795 3. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu 3.1 Cây cà phê - Tổng diện tích ha 27000 24400 22196 21500 19500 - Diện tích trồng mới ha 300 1000 1689 349 0 - Năng suất ta/ha 25 15 18 17 20 - Sản lượng tấn 50000 36750 39500 37400 30000 3.2 Cây lúa - Diện tích ha 4200 4322 5500 5988 5000 - Năng suất tạ/ha 59 60 65 49 54 - Sản lượng tấn 26000 26000 35800 29000 27000 3.3 Cây cao su ha 800 800 800 800 800 (Nguồn: Ban kế hoạch đầu tư của Tổng công ty cà phê) +Trong vòng 5 năm vừa qua, giá trị sản xuất đều tăng qua các năm. Năm 2001 chỉ có 810 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 giá trị này đã lên tới 1060 tỷ đồng. Đây là thành tựu mà Tổng công ty đã đạt được trong vòng 5 năm qua và cũng là cơ sở để xác định kế hoạch giá trị sản xuất cho các năm tiếp theo.Về giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001 chỉ đạt có 684 tỷ đồng , con số này đã lên tới 723 tỷ đồng vào năm 2002, còn giá trị sản xuất công nghiệp tăng rõ rệt hơn đạt 116 tỷ đồng vào năm 2001 nhưng năm 2005 đạt 420 tỷ đồng, giá trị xây dựng cơ bản tự làm đã tăng gấp đôi. + Đối với các sản phảm chủ yếu, 5 năm qua sản lượng điều nhân chế biến, đường, cà phê sữa đều tăng do tăng năng suất và diện tích trồng. Nhưng sản lượng thóc tăng chậm. Nguyên nhân do tình trạng hạn hán gay gắt, kéo dài nên nhiều diện tích lúa nước không gieo trồng được, sản lượng thu hoạch giảm đáng kể như: Các Nông trường 714,716,719,721…Tuy nhiên giá lúa tiêu thụ ở mức cao nên các đơn vị vẫn có khả năng trang trải được các chi phí cho sản xuất, ổn định được đời sống của CBCNV và nhân dân trong vùng. Nhưng đặc biệt đối với cây cà phê: *Về sản lượng: không tăng mà sụt giảm khoảng 30% - 40% do hạn hán không đủ nước tưới, chỉ đạt 30.000tấn.Do hạn hán gay gắt kéo dài từ đầu vụ trên diện rộng ở các tỉnh Tây Nguyên giảm nên sản lượng cà phê niên vụ 2005/2006 giảm khoảng 30%, ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu, chất lượng kém, hạt nhỏ, lép. Mặc dù Tổng công ty đã tập trung chăm sóc diện tích cây cà phê vối hiện có, duy trì và nâng cao chất lượng những vườn cây phát triển tốt. Đối với một số diện tích cà phê vối đã gần kết thúc chu kỳ kinh doanh, năng suất thấp, Tổng công ty kịp thời chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện các biện pháp phục hồi vườn cây như cưa đốn, ghép chồi thay thế, Công ty cà phê 49 đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ghép chồi cho một phần diện tích cà phê đã hết chu kỳ kinh doanh bước đầu cho kết quả tốt. Thực hiện tốt chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, ưu tiên phát triển cây cà phê chè ở những nơi có điều kiên đất đai, khí hậu phù hợp. Đến nay phần lớn diện tích cà phê chè trồng từ những năm 1998 ( khoảng 4.000 ha) đã cho thu hoạch với năng suất cao 15 - 18 tấn quả tươi/ha * Về năng suất: Năng suất cà phê Việt Nam khá cao – là một trong những nước có năng suất cao nhất thế giới (thường gấp 2- 2,8 lần năng suất bình quân thế giới ).Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng năng suất cà phê Việt Nam khá cao từ 7,78 tạ/ha năm 1980 lên 25 tạ/ha năm 2001 và còn 20 tạ/ha năm 2005. * Về diện tích : Do năng suất không ngừng tăng lên, diện tích trồng cây cà phê tăng rất nhanh không chỉ tập trung ở các tỉnh phía Nam mà hiện nay nằm rải rác trên mọi miền khí hậu thích hợp. Diện tích tăng mạnh nhất vào các năm 1985 - 1987, mỗi năm tăng từ 14.000 ha đến 17.000 ha , tập trung tại các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Kon Tum. So với năm 2001 tổng diện tích trồng mới cây cà phê của Tổng công ty năm 2003 tăng gấp 5,63 lần. Nhưng đến năm 2005 không có dịên tích trồng mới do bị thời tiết khó khăn. * Về chủng loại: Hiện nay, Việt Nam đã thành lập ba trung tâm giống cà phê ở ba miền đất nước để hỗ trợ nông dân về giống và bảo vệ thực vật, ba loại cà phê chính được trồng trên ba vùng khác nhau tuỳ theo đặc tính kỹ thuật của từng loại: + Cà phê vối ( Robusta): Được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ( Đắc Lắc, Đồng Nai, Biên Hoà), diện tích cà phê vối này chiếm khoảng hơn 65% tổng diện tích. Tính ưu việt của loại cà phê này là khoẻ, chịu hạn nóng và thích hợp để chế biến cà phê hoà tan. + Cà phê chè (Arabica): Được tái tạo và trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung. Lợi thế của giống cà phê này là chịu được rét nhưng thường hay mắc bệnh gỉ sắt mà nhiều khi bị chết hàng loại. Hiện nay, diện tích trồng loại cà phê này chiếm hơn 35% tổng diện tích. + Cà phê Arabista: Được lai tạo từ hai loại cà phê vối và cà phê chè, ưu điểm của loại cà phê này là thơm hơn nên được nhiều khách hàng ưu thích. Diện tích loại cà phê này chưa nhiều, đang được trồng thử nghiệm. * Tình hình chế biến: Hiện nay, Tổng công ty cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu mặt hàng cà phê nhân xô. Do công nghệ chế biến còn rất thô sơ, chưa có điều kiện đổi mới công nghệ, không đa dạng hoá được nhiều mặt hàng, chất lượng chưa đáp ứng ở những thị trường khó tính. Vậy công đoạn chế biến cà phê là rất quan trọng, đòi hỏi luôn đổi mới công nghệ để sản lượng và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Hầu hết sản lượng cà phê thu mua đều từ các cơ sở xay xát quy mô nhỏ, hộ gia đình thực hiện. Chế biến trong hộ gia đình chủ yếu bằng các phương pháp thủ công, chủ yếu là phơi dưới sân đất nên làm mất mùi thơm cà phê. Hiện nay, Tổng công ty thường áp dụng hai phương pháp chế biến là : chế biến khô và chế biến ướt : Phương pháp chế biến ướt (công nghệ chế biến phức tạp với nhiều công đoạn): Sau khi thu hoạch cà phê phải phân loại cà phê, xát tươi, rửa đánh nhớt, làm khô hạt bằng phơi sấy và sau đó bỏ vỏ để lấy hạt nhân. Phương pháp này cho cà phê chất lượng tốt hơn nhưng công nghệ đỏi hỏi phức tạp, đầu tư lớn và phải có công nghệ xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường. Việc đánh bóng tuyển chọn cà phê trước khi xuất khẩu cần được chú trọng bởi vì công đoạn này ảnh hưởng tới giá xuất khẩu. Phương pháp chế biến khô (đơn giản hơn) : Sau khi thu hoạch chỉ việc đem phơi khô cả quả trên sân hoặc sấy (không qua khâu xát tươi) rồi dùng máy xát loại vỏ khô lấy hạt cà phê nhân. Để phơi cà phê nhân chóng khô, có thể xát dập quả cà phê tươi trước khi đem phơi. Phương pháp này thường được áp dụng vì nó dễ làm, giá thành hạ nhưng chất lượng không ổn định, thời gian phơi nắng ngoài trời lâu sẽ ảnh hưởng đến hương vị cà phê. Ngoài hai phương pháp trên còn có phương pháp nửa khô, nửa ướt: Khi thu hoạch chỉ hái quả chín, không hái quả xanh, quả còn non. Muốn có cà phê tốt để xuất khẩu, tỷ lệ quả chín khi thu hoạch phải đạt trên 95 % và tốt nhất là chế biến ngay sau khi hái, quả còn lại không ủ quá 24h. Cà phê là một loại sản phẩm dùng để chế ra loại nước uống cao cấp . Do vậy tất cả các công đoạn đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc thì mới có giá trị xuất khẩu trên thị trường thế giới. Tóm lại, do được đầu tư ít, công nghệ lạc hậu, sản phẩm cà phê của Tổng công ty chủ yếu dưới dạng nghiền thô, chưa qua chế biến cao cấp. Vì vậy, cải tiến kỹ thuật chễ biến là nhu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. 1.2 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê của Tổng công ty Việt Nam. Thị trường xuất khẩu cà phê hiện nay của ngành cà phê Việt Nam nói chung và Tổng công ty cà phê Việt Nam nói riêng chủ yếu là các nước TBCN . Sau khi sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu và quá trình đổi mới đường lối kính tế, mở rộng quan hệ phong phú và đa dạng. Hiện nay mặt hàng cà phê Việt Nam đã được hơn 50 quốc gia trên thế giới biết đến. Thị trường xuất khẩu truyền thống là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Italia, Pháp, Singapo. Bảng 2: Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty cà phê Chỉ tiêu Đv tính Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 1.Kim ngạch xuất nhập khẩu 1000USD 128264 102859 137965 173752 179477 - Xuất khẩu 1000USD 122974 96265 125610 156709 159585 - Nhập khẩu 1000USD 5290 6594 12355 17043 19892 2. Mặt hàng chủ yếu - Cà phê nhân Tấn 295563 201683 181911 237063 183512 +Thị phần so với với toàn quốc % 35 29 26 27 20.7 - Hạt tiêu Tấn 5307 1695 1003 397 52 - Cà phê thành phẩm Tấn 354 864 908 914 - Phân bón Tấn 45726 26832 64815 55526 63391 (Nguồn: Ban kế hoạch đầu tư Tổng công ty cà phê Việt Nam) Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cà phê của Tổng công ty trong 5 năm vừa qua tăng lên rõ rệt. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2001là 128264 nghìn USD nhưng năm 2005 là 179.477 nghìn USD , giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 51213 nghìn USD (tăng 39,98%). Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh hơn (36.611 nghìn USD), kim ngạch nhập khẩu tăng ít hơn (14.602 nghìn USD). Như vậy, mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty chiếm ưu thế, sản lượng xuất khẩu nhiều hơn sản lượng nhập khẩu. Do năng suất tăng, diện tích được mở rộng, sản lượng xuất khẩu đã tăng mạnh qua các năm, có thể đây là những thành tựu mà Tổng công ty đạt được. Điều này cho thấy cà phê của Việt Nam đang dần trở thành một phần quan trọng trong thị trường cà phê thế giới, ngày càng có ảnh hưởng đến thị trường thế giới trong việc điều hoà cung cầu và giá cả cà phê thế giới. Kim ngạch xuấtt khẩu năm 2003, 2004 tăng mạnh, nhưng đến năm2005 thì tăng không đáng kể do hạn hán, không đủ nước tưới, không có diện tích trồng mới nên sản lượng thu hoạch giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu tăng ít. Về giá cả cà phê xuất khẩu: Theo quy luật của thương mại quốc tế thì nước nhỏ tham gia vào thị trường thế giới phải chấp nhận giá trên thị trường quốc tế vì lượng hàng quá ít, việc khống chế mức cung không làm ảnh hưởng đến thị trường. Mặc dù Việt Nam là nước đúng thứ hai về xuất khẩu cà phê nhưng thực tế việc điều chỉnh lượng cung không ảnh hưởng lắm đến thị trường thế giới. Đồng thời mặt hàng cà phê là mặt hàng có tính đồng nhất cao, ít có khả năng tạo ra sự khác biệt nên nếu chúng ta định giá cao thì khách hàng sẽ mua của đối thủ cạnh tranh. Giá bán cà phê của Tổng công ty được xác định theo giá FOB, bán trừ lùi đi so với thị trường London từ 150-180 USD/ Tấn. Hiện nay hai thị trường lớn nhất là London và Newyork, có ảnh hưởng rất lớn thế giá của cà phê Việt Nam. Ba tháng đầu năm 2005 giá cà phê trên thị trường thế giới đã liên tục tăng lên những mức cao mới. Tại Newyork giá cà phê Arabica giao ngay tháng 3/2005 ước tính đạt 2895 USD /tấn, tăng 29% ( 652 USD/ tấn) so với 12 tháng năm 2004, tại London giá cà phê Robusta giao ngay tăng 33,4 %. Tại châu Á, giá chào bán cà phê Robusta loại 2 của Việt Nam và EK- 1 loại 4 của Indonêxia thời gian này đã tăng 28- 30%, lên 835 USD/ tấn, , FOB và 824 USD/ tấn, FOB. So với cùng kỳ năm trước giá cà phê Robusta trên thị trường hiện đã tăng 25- 42% trong khi giá cà phê Aribica tại Newyork đã tăng tới 72% . Theo Dow Jones, giá cà phê Robusta đạt mức cao nhất 5 năm qua và giá cà phê Aribica đạt mức cao nhất 7 năm qua. Nguồn cung cà phê giảm mạnh ở Braxin và Việt Nam, hai nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới là nguyên nhân chủ yếu đưa giá cà phê các loại tăng cao kỷ lục 3 tháng vừa qua.Như vậy, giá cả cà phê phụ thuộc phần lớn cung cà phê và giá cả thị trường chung. Tổng công ty nên đề ra biện pháp nhằm bảo đảm tối thiểu hoá chi phí sản xuất để có thể đối phó với những rủi ro từ phía thị trường đem lại. Về mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu: Cà phê nhân là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty . Nhưng trong giai đoạn vừa qua, sản lương cà phê nhân đều giảm: Thị phần so với toàn quốc từ 35% năm 2001 giảm xuống còn 20,7 % năm 2005. Cà phê nhân bao gồm cà phê nhân vối Robusta, cà phê chè Aribica. Cà phê Robusta được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên- nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng tạo ra cà phê thương phẩm có hương vị đậm đà thơm ngon hơn hẳn các nơi khác trong toàn quốc. Sản phẩm này rất được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Cà phê Aribica được xuất khẩu ít hơn nhiều so với cà phê Rubusta. Do phần lớn nông trường của Tổng công ty tập trung hầu hết ở Tây Nguyên nên nếu trồng cà phê chè thì năng suất thấp và chất lượng không cao. Bên cạnh do đầu mối thu mua được với số lượng ít. Do đặc điểm của Việt Nam là sản xuất nông nghiệp nên thường phải nhập phân bón. Chính vì vậy, Tổng công ty trong mấy năm vừa qua chủ yếu là nhập phân bón để phục vụ cho việc chăm sóc cây cà phê Cà phê thành phẩm gồm cà phê tinh chế ở dạng bột, rang xay, cà phê hoà tan. Tuy nhiên chất lượng của loại cà phê này còn thấy, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mỗi năm nhà máy chỉ chế biến với số luợng thấp vì công nghệ máy móc hao tốn nhiều nguyên liệu. Sản phẩm cà phê hoà tan đang bắt đầu được chào bán ở một số thị trường và các hội trợ triển lãm nhằm chào bán với khách hàng, đồng thời sản phẩm này chủ yếu được tiêu dùng trong nước. Về thị trường xuất nhập khẩu: Nhờ hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu, Tổng công ty cà phê Việt Nam đã xác định thị trường xuấ khẩu của mình: +Thị trường Mỹ: Là thị trường chủ lực, sản lượng xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm khoảng 21 -25% tổng sản lượng xuất khẩu đem lại giá trị kim ngạch từ 22-30 triệu USD. Riêng tháng 12/2005 sản lượng xuất khẩu sang Mỹ là 2450 tấn cà phê nhân, trong khi tổng sản lượng xuất khẩu cà phê nhân là 12520 tấn ( chiếm 19,57%), nếu tính cả năm 2005, sản lượng sẽ là 22693 tấn và thu về 151.140.390USD (chiếm 9,96% tổng thị trường xuất khẩu). Không chỉ có cà phê nhân mà cà phê cũng được xuất khẩu sang thị trường Mỹ – thị trường với dân số đông, có thói quen tiêu dùng cà phê và là thị trường trọng điểm trong thời gian tới. + Thị trườ._.ê năm 2006 vẫn tập trung vào cà phê nhân vì đây là sản phẩm chủ lực chủ Tổng công ty . Sản lượng sản xuất lên tới 30800 tấn, với diện tích kinh doanh là 12300 ha và năng suất là 25 tạ /ha. Ngoài cây chủ lực trên, Tổng công ty còn có kế hoạch mở rộng diện tích trồng các cây như điều, ngũ cốc, mía, cây lúa…Đồng thời tăng sản lượng sản xuất điều nhân, đường kính trắng, cà phê thành phẩm… * Về kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2006: Bảng 17: Kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2006 của Tổng công ty cà phê Chỉ tiêu Đvị tính Kế hoạch năm 2006 Tổng KN XNK Tr USD 219.89 1.Xuất khẩu 1.1 Tổng KN xuất khẩu Tr USD 191.39 1.2 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu - Cà phê nhân Tấn 230000 - Cà phê thành phẩm Tấn 1000 - Hạt điều Tấn 1000 2. Nhập khẩu 2.1 Tổng KN nhập khẩu Tr USD 28.5 2.2 Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - Phân bón Tấn 100000 Nguồn kế hoạch Tổng công ty cà phê Việt Nam. * Về kế hoạch tài chính năm 2006: Bảng 18: Kế hoạch tài chính năm 2006 của Tổng công ty cà phê Chỉ tiêu Đvị tính Kế hoạch năm 2006 1. Kế hoạch XDCB Tỷ đồng 216.91 1.1 Vốn NS Tỷ đồng 11.31 1.2 Vốn tín dụng ĐTPT Nhà nước Tỷ đồng 5.6 1.3 Các nguồn vốn khác Tỷ đồng 100 2. Kế hoạch tài chính 2.1 Nguyên giá TSCĐ Tỷ đồng 1850 2.2 Vốn KD Tỷ đồng 780 2.3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 5000 2.4 Kết quả KD Tỷ đồng 124 2.5 Các khoản phải nộp NS Tỷ đồng 73 3. Kế hoạch lao động tiền lơng 3.1 Tổng số lao động Người 25911 3.2 Quỹ lương Trđồng 250000 3.3 Thu nhập BQ nglđộng/ tháng Nghìn đồng 780 Nguồn kế hoạch Tổng công ty cà phê Việt Nam 2. Các biện pháp tổ chức thực hiện 2.1 Công tác tổ chức, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp: - Tổ chức, phổ biến, quán triệt đề án tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp của Tổng công ty theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, triển khai để sớm ổn định tổ chức, sản xuất , kinh doanh trong phạm vi toàn Tổng công ty . - Tổ chức thực tốt việc chuyển đổi sắp xếp các doanh nghiệp theo đề án khi được Chính Phủ phê duyệt (chuyển đổi hình thức sở hữu, củng cố về mặt tổ chức, cán bộ đối với những nông trường được sắp xếp). - Lập kế hoạch và có chiến lược đào tạo, đào tại lại đối với cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp, các ban, phòng chức năng của Tổng công ty Nhà nước, phù hợp với đòi hỏi hội nhập kinh tế quốc tế cũng như chiến lược phát triển của Tổng công ty đến năm 2010 và những năm tiếp theo. - Tiếp tục thực hiện việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên theo Quyết định 132/2002/ QĐ- TTg, ngày 8/10/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ, cũng như thu hút lao động là đồng bào dân tộc vào làm việc tạo các nông trường theo kế hoạch đã được xây dựng. - Thực hiện tốt đề án sắp xếp đổi mới nông trường quốc doanh theo NĐ 170/2004/NĐ- CP ngày 22/9/2004. 2.2 Về sản xuất nông nghiệp. - Tập trung đầu tư chăm sóc diện tích cà phê giữ lại theo hướng bền vững, ổn định năng suất, hạ giá thành sản xuất, phát triển cà phê chè ở những nơi có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp. Thực hiện việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới như ghép chồi, cưa đốn phục hồi, cải tạo vườn cây hoặc chuyển dịch cơ cấu cây trồng những diện tích cà phê vối năng suất thấp , kém hiệu quả, sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. - Tăng cường chỉ đạo đề án thí điểm phát triển cà phê hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk để có cơ sở khoa học về phát triển sản xuất cà phê chất lượng cao nhằm mở rộng ra các địa bàn khác trong thời gian tới. -Rà soát, cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo nước tưới cà phê của nông trường, từng bước tiến tới làm công tác dịch vụ nước tưới cho cây trồng trong vùng. - Cải tiến công tác khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ ngày 8/11/2005 của Chính Phủ và hướng dẫn của Bộ Nông Nghiệp và PTNT. 2.3. Về công tác chế biến. - Đầu tư xây lắp hoàn thiện các xưởng chế biến cà phê tại các vùng trồng cà phê chè như A lưới - Thừa Thiên Huế ; Nông trường 715 A,B,C tại khu vực M’Đrăk- Đăk Lăk: khu vực Phi Liêng – Lâm Đồng ; khu vực Đăk Nông, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cà phê nhân xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Dựa trên lợi thế vè chất lượng sản phẩm, giá, uy tín, thương hiệu sản phẩm cà phê hoà tan của Công ty Cổ phần Vina cafe Biên Hoà, xúc tiến việc đầu tư mở rộng quy mô nhà máy chễ biến cà phê hoà tan, với công suất 3.200 tấn sp/năm. Đầu tư xây lắp 02 nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại các tỉnh Bình Dương và Gia Lai, nhằm tạo điều kiện cho Tổng công ty chủ động thu mua, chế biến, tiêu thụ và gia tăng giá trị cà phê xuất khẩu qua chế biến chất lượng cao, tiến tới thực hiện vai trò định hướng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. -Tiếp tục đầu tư thiết bị và công nghệ để chế tạo và xuất khẩu thiết bị chế biến cà phê và các loại nông sản khác sang các nước: Lào, Braxin, Inđônêxia…với mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên trên 1 triệu USD/ năm. 2.4 Về kinh doanh xuất nhập khẩu. - Nhiều điểm đổi mới trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, giai đoạn 2006-2010, được áp dụng ngay từ năm 2006, mà Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược tăng cường quảng bá, xúc tiến hàng hoá của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Tổng công ty cà phê Việt Nam xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại từ năm 2006-2010, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước. - Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê, hạt điều, hồ tiêu…chú trọng thị trường Nga và Trung quốc về mặt hàng cà phê chế biến. Xúc tiến việc mở rộng chi nhánh tại Trung Quốc và Nga. - Nghiên cứu thành lập kho ngoại quan tại Châu Âu để đưa cà phê cung cấp tới tận tay các nhà rang xay và người tiêu dùng. - Phấn đấu tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê để đạt trên 35% thị phần xuất khẩu của cả nước, tăng nhanh tỷ trọng cà phê xuất khẩu chất lượng cao. - Triển khai các nghiệp vụ quản lý rủi ro về giá thông qua thị trường kỳ hạn đối với các công ty trực tiếp xuất khẩu. - Hoàn thiện chiến lược phát triển (mặt hàng, thị trường) của Tổng công ty cũng như Vinacafe Biên Hoà… - Xây dựng trung tâm tư vấn, thương mại của Tổng công ty để cung cáp thông tin một cách đều đặn kịp thời cho các đơn vị xuất khẩu về giá cả, thị trường, nghiệp vụ ngoại thương. 2.5 Về công tác tài chính. - Tập trung các nguồn lực tạo nguồn vốn đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh, quan hệ tốt với các ngân hàng thương mại để tiếp tục được vay vốn, cơ cấu lại các khoản nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian thu hồi vốn. - Tiếp tục thực hiện xử lý tồn tại tài chính trong toàn Tổng công ty : làm việc với Bộ, Ngành, Nhà nước để hỗ trợ xử lý những tồn tại về tài chính của từng đơn vị gắn với việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp, từng bước lành mạnh hoá tài chính toàn Tổng công ty . - Xử lý lỗ : dùng nguồn lãi hàng năm để bù lỗ từ những năm trước, đề nghị Chính Phủ xử lý lỗ luỹ kế và nợ phải thu khó đòi từ nguồn cải cách doanh nghiệp. Bằng nhiều biện pháp để thu hồi các khoản công nợ và xử lý các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. II. Một số kiến nghị 1. Kiến nghị với Nhà nước - Đề nghị Chính Phủ xem xét sớm phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển Tổng công ty phù hợp với Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị và Nghị định 170/2004/NĐ-CP để Tổng công ty chủ động trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và định hướng tốt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài. - Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành có giải pháp hữu hiệu để giữ diện tích cà phê ở mức phù hợp, theo hướng giảm diện tích cà phê chè ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp. Duy trì sản lượng cà phê ở mức 750.000-800.000 tấn/năm, đẩy mạnh công tác khuyến nông, hướng dẫn công tác khoán theo Nghị định só 135/2005/NĐ ngày 8/11/2005 của Chính Phủ, thực hiện thu hái sản phẩm, chế biến sau thu hoạch đạt chất lượng hướng tới cà phê Việt Nam phát triển bền vững. -Nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống thu mua xuất khẩu ở Việt Nam đảm bảo tính ổn định tương đối và cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp. Tăng cường công tác dự báo, định hướng thị trường, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp qua hệ thống các cơ quan thương vụ, đại diện ngoại giao ở nước ngoài, ở cả nước sản xuất và tiêu thụ cà phê. Hỗ trợ kinh phí và đào tạo, nghiên cứu về thị trường kỳ hạn và các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường kỳ hạn và sớm có hành lang pháp lý để có cơ sở thực hiện. - Đề nghị Chính Phủ thành lập quỹ bình ổn giá cho ngành cà phê để chống rủi ro và giữ vững cà phê phát triển khi giá cả xuống thấp. - Để tháo gỡ khó khăn tài chính, khắc phục duy trì sản xuất kinh doanh ngành cà phê đề nghị Nhà nước giải quyết các vấn đề : + Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho ngành cà phê nói chung và Tông công ty cà phê nói riêng. + Tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ như thưởng xuất khẩu, mở rộng thị trường. + Cấp bổ sung VLĐ từ ngân sách. + Hỗ trợ vốn ngân sách để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. + Miễn giảm 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp. + Hoàn lại số phụ thu trước đây ngành cà phê đã nộp. + Đề nghị ngân hàng xem xét giảm nợ, khoanh nợ cho một số đơn vị thực sự không có khả năng thanh toán do thua lỗ lớn và tiếp tục cho các đơn vị được vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch đã đề ra. + Kính trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét việc tái cơ cấu vốn cho Tổng công ty để làm lành mạnh hoá tình hình tài chính Tổng công ty nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. + Có biện pháp xử lý kịp thời đối với những cá nhân, doanh nghiệp trong việc sử dụng và quản lý vốn, tài sản Nhà nước đặc biệt là các trường hợp gây thất thoát trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. 2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Từ những tồn tại mà Tổng công ty gặp phải trong vài năm qua, để khắc phục những khó khăn trên, trong một vài năm tới Tổng công ty cần làm tốt những việc sau : Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là điều kiện quan trọng để có điều kiện thuận lợi khai thác và tạo lập vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Để thực hiện được việc này đòi hỏi các nhà quản lý tài chính của Tổng công ty cần phải có một cơ cấu tài sản, vốn phù hợp, xác định được nhu cầu về vốn một cách chính xác, để từ đó sử dụng nhiều phương thức huy động nhằm khai thác, tận dụng một cách triệt để. Đồng thời phải thực hiện tiết kiệm tối đa tránh lãnh phí về vốn. Vì đây là căn bệnh thường thấy ở các doanh nghiệp Nhà nước. Đối với từng loại vốn nên có nhừng biện pháp sử dụng và quản lý hợp lý nhất như : Về VCĐ nên tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng sửa chửa TSCĐ, thường xuyên đánh giá lại TSCĐ, tìm nguồn tài trợ góp phần tăng nguồn vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty…Đối với VLĐ : cần xây dựng một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng vốn đã huy động sao có hiệu quả nhất, sử dụng hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng, các khảon phải thu, xác định mức tièn mặt tồn quỹ tối ưu… Tổng công ty cần xác định chính xác chi phí về vốn và thiết lập cơ cấu vốn cho hợp lý. Công việc này đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi quý, như vậy mới xác định được nhu cầu thiết yếu của việc sử dụng vốn. Đây là căn cứ để Tổng công ty lựa chọn các hình thức huy động vốn. Để thực hiện được này, Tổng công ty cần phải đa dạng các hình thức huy động vốn. Đó là cơ sở cho việc tính toán chi phí vốn và thiết lập cơ cấu vốn đối với từng phương thức huy động… Như vậy trên đây là một số kiến nghị đối với Tổng công ty nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác sử dụng vốn có hiệu quả trong những năm tới. III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam 1. Tập trung đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tập trung nguồn vốn thu từ quá trình sắp xếp lại công ty nhà nước để đầu tư có trọng điểm, trọng tâm vào những sản phẩm chủ lực, những đơn vị kinh doanh có hiệu quả của Tổng công ty để bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thời phải nâng cao trách nhiệm của người đầu tư vốn và người sử dụng vốn Nhà nước tại Tổng công ty trong những năm tới. Tổ chức triển khai thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước theo đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (vừa được ký ban hành) để đổi mới phương thức quản lý đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong việc quản lý vốn Nhà nước hiện nay. Cũng giống như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, Tổng công ty cà phê Việt Nam phải tự hoạch toán kinh tế, tự cân đối thu chi, được phép huy động và sử dụng vốn để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Với số vốn được cấp từ ngân sách nhà nước, trong quá trình sản xuất kinh doanh Tổng công ty đã phai huy động thêm nhiều nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất kinh doanh theo mùa vụ nên nhu cầu về vốn ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Chính vì vậy nhiều lúc Tổng công ty rơi vào tình trạng lúc thừa vốn, lúc thiếu vốn. Tập trung đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác sử dụng và quản lý vốn. Để đạt được mục tiêu trong công tác này, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tài trợ, vốn vay tín dụng ngắn hạn và dài hạn, Tổng công ty nên thực hiên thêm nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như : tăng cường kêu gọi vốn góp liên doanh từ các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng nhau đầu tư sản xuất kinh doanh. Hiện nay số vốn góp liên doanh của các tổ chức cá nhân khác là rất ít. Vì vậy, tích cực kêu gọi vốn góp liên doanh sẽ giúp Tổng công ty giải quyết tình trạng thiếu vốn trước mắt, san sẻ mọi rủi ro kinh doanh 2. Hình thành đồng bộ các thị trường huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Theo quy định của nhà nước, Tổng công ty cần nghiên cứu, ban hành chính sách liên quan đến việc sắp xếp lại đất đai, di chuyển doanh nghiệp ra khỏi nội thành, nội thị theo hướng sẽ ưu tiên đầu tư lại cho doanh nghiệp. Vì vậy khi sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp, hình thành đồng bộ các thị trường huy động vốn là việc làm cần thiết : 2.1. Tăng cường khai thác, tạo lập vốn từ bên trong. Hiện nay Tổng công ty cần phải sử dụng linh hoạt nguồn VLĐ, VCĐ để bổ sung cho nguồn VKD. Đồng thời phải tiếp tục xin hỗ trợ VKD của Nhà nước để tạo động lực cho phát triển. Một biện pháp huy động vốn rất hiệu quả mà Tổng công ty đã thực hiện là huy động vốn trong cán bộ công nhân viên của Tổng công ty. Đây là hình thức huy động có nhiều ưu điểm : vừa có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên, vừa có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nguồn vốn này huy động được không phải nhỏ. Hiện nay Tổng công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 25911 người, với thu nhập bình quân là 711000 đồng/tháng, nếu mỗi công nhân viên cho vay một vài tháng lương thì sẽ huy động được khoảng 42,7 tỷ VNĐ. Hiện nay việc sử dụng và quản lý vốn, tài sản của Tổng công ty rất khó khăn mà hình thức huy động vốn này không phải thế chấp hay cầm cố tài sản. Khi thực hiện phương thức này, Tổng công ty cần xác định chi phí vốn và hình thức trả vốn cũng như trả lãi cho cán bộ công nhân viên nhằm chủ động được nguồn vốn huy động và không làm mất cân đối vốn mục tiêu, giảm được tối đa chi phí sử dụng vốn. Xác định chi phí vốn hợp lý sẽ là đòn bẩy thúc đẩy việc huy động vốn từ nguồn này. Tổng công ty phải xác định lãi suất tiền vay như sau : Lãi suất tiền gửi ngân hàng < Lãi suất tiền vay cán bộ công nhân viên < Lãi suất tiền vay ngân hàng. Ngoài ra Tổng công ty còn xác định hình thức trả vốn và lãi cho cán bộ công nhân viên một cách hợp lý. Không nên trả dồn một lúc mà nên có kế hoạch trả dần theo quý và theo năm để tránh dồn nợ cho Tổng công ty. Đồng thời khi hoạt động kinh doanh có lãi, Tổng công ty nên trích tiền từ các quỹ khen thưởng để động viên cán bộ công nhân viên. Ngoài hình thức huy động vốn từ cán bộ công nhân viên, để sử dụng hợp lý nguồn vốn của Tổng công ty, các nhà quản lý tài chính của Tổng công ty cần sử dụng tối đa quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác như : quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm. Trong mấy năm qua quỹ này còn số dư khá lớn. Vì vậy cần phải được sử dụng hợp lý hơn. Cùng với hình thức huy động vốn này là việc huy động vốn từ các đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Các đơn vị kinh doanh có lãi nên tài trợ, cho vay, cung cấp vốn cho các đơn vị kinh doanh thua lỗ. Hình thức huy động này sẽ tận dụng được lợi thế kinh doanh của mỗi đơn vị. Các hình thức huy động vốn này rất có khả thi trong những năm tới. 2.2. Huy động vốn bằng hình thức liên doanh liên kết Hình thức huy động vốn này giải quyết tình trạng thiếu vốn trước mắt đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh. Đối với hình thức này, khi thực hiện không phải lo trả tiền lãi hàng năm, thay vào đó bên góp vốn liên doanh sẽ cùng Tổng công ty gánh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh, việc chia lợi nhuận sẽ căn cứ vào tỷ lệ vốn góp. Ngoài ra nếu đơn vị liên doanh là một đơn vị đối tác nước ngoài có tiếng trong hoạt động kinh doanh, rành rọt thị trường, Tổng công ty có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng và quản lý vốn của họ. Một thuận lợi nữa cho Tổng công ty đó là : Diện tích đất đai của các công ty thành viên là rất lớn các công ty thành viên đếu có quan hệ tốt với các đối tác. Ngoài ra Tổng công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới, cán bộ khoa học có trình độ, có kinh nghiệm quản lý mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên hình thức huy động vốn này cũng gặp phải một số khó khăn như : Mỗi đơn vị thành viên rất khó xác định giá trị vốn góp liên doanh của các đơn vị, bên liên doanh khác. Khi thực hiện liên doanh Tổng công ty phải góp đất đai cây trồng , … , từ đó khó có thể có một tỷ trọng vốn góp lớn trong vốn pháp định của liên doanh. Điều này sẽ gây bất lợi cho Tổng công ty trong việc phân chia lợi nhuận. Hình thức huy động vốn này nên được áp dụng trong những năm tới, sẽ dụng được tối đa lợi ích lâu dài cho Tổng công ty. 2.3. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu Tổng công ty Phát hành trái phiếu là một hình thức tạo lập vốn chung và dài hạn cho Tổng công ty. Tuy nhiên Tổng công ty phải chịu trách nhiệm đối với số vốn, khoản nợ và có trách nhiệm trả nợ cho khoản vốn đó bởi trái phiếu là một chứng chỉ vay nợ, hiện nay Tổng công ty chưa phát hành trái phiếu để thu hút vốn đi vào hoạt động. Vì vậy em đưa ra giải pháp là Tổng công ty nên đưa loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định cổ phiếu thường. Hình thức này cần được áp dụng để cải tiến tình trạng hoạt động kinh doanh còn thua lỗ nhiều như hiện nay. 2.4. Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ việc vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Trong mấy năm vừa qua Tổng công ty chủ yếu vay vốn từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù số lãi phải trả cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng tăng. Nhưng trong những năm tới để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty nên tiếp tục duy trì vốn vay với ngân hàng vì trong quá trình trước mắt các hình thức huy động vốn khác chưa được thực hiện. Nguồn vay này vẫn phải được xác định là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện giải pháp này Tổng công ty nên tiến hành trả những khoản nợ còn tồn đọng. Những khoản chưa có khả năng trả cần gia hạn thêm với ngân hàng xin khất nợ. Đặc biệt phải xin sự giúp đỡ can thiệp của Chính phủ, xin khoanh nợ và cho vay tiếp khi làm ăn có lãi sẽ hoàn trả. Tổng công ty vẫn tập trung chủ yếu vào vay dài hạn để đầu tư cho phát triển theo chiều sâu. Bên cạnh vay ngân hàng, Tổng công ty vẫn xin được vay tại quỹ hỗ trợ phát triển chính thức với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn kéo dài. 3. Tách các bộ phận của Tổng công ty để cổ phần hoá Cổ phần hoá là chủ trương đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích thực hiện nhằm phát huy tính sáng tạo chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong mấy năm vừa qua đã có nhiều đơn vị tiến hành cổ phần hoá và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị này đã có những bước tiến triển khá rõ. Thực hiện giải pháp này nhằm tạo điều kiện để người lao động những đơn vị được thực sự làm chủ, thay đổi phương thức quản lý để làm ăn có hiệu quả hơn để tiến hành việc cổ phần hoá, các đơn vị cũng như toàn Tổng công ty phải đảm bảo các điều kiện về quy mô vốn, số lượng lao động theo Nghị định 44/1998/NĐ – CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Tuy nhiên thực hiện giải pháp này cũng phải đương đầu với một số khó khăn như việc định giá giá trị hữu hình và vô hình của tài sản… Hiện nay hoạt động của các đơn vị thành viên chưa có hiệu quả lắm, làm ảnh hưởng đến uy tín của Tổng công ty nên thực hiện cổ phần hoá các đơn vị thành viên đang là thách thức đặt ra. 4. Thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước lãng phí là căn bệnh thường thấy. Do được bao cấp, các doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả. Thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm giảm chi phí sản xuất và quản lý. Khi chi phí giảm doanh thu tăng, làm lợi nhuận tăng, đạt hiệu quả sử dụng vốn. Khi chi phí giảm đi sẽ làm hạ giá thành sản xuất, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đang diễn ra gay gắt như hiện nay. Tiết kiệm chi phí là việc sử dụng có hiệu quả nguồn VCĐ và VLĐ. Đối với VCĐ : Tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ. Phân cấp quản lý TSCĐ theo các bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý đồng thời thực hiện nghiêm túc cơ chế sử dụng, bảo quản sửa chữa TSCĐ. Hàng kỳ lập kế hoạch sửa chữa để kịp thời khắc phục những tồn tại trong công tác sử dụng TSCĐ. Do sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho TSCĐ hao mòn vô hình nhiều. Vì vậy Tổng công ty nên thường xuyên đánh giá lại TSCĐ để xác định mức khấu hao và thời gian khấu hao hợp lý để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Tổng công ty phải tự nghiên cứu hệ số trượt giá tài sản để bảo toàn vốn cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Đối với VLĐ : Để thực hiện tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này cần phải xác định nhu cầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Tránh tình trạng đi chiếm dụng hoặc vay với số lượng nhiều mà không có khả năng thanh toán, làm giảm lòng tin của đối tác đối với uy tín của Tổng công ty đồng thời chủ động lập kế hoạch phân phối và sử dụng vốn cho từng đơn vị thành viên. Để đảm bảo tiết kiệm được chi phí, Tổng công ty nên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, lao động, chi phí trong các khâu của quá trình sản xuất chung. Kiên quyết cắt giảm những định mức tiêu hao, chi phí chưa phù hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất. Tăng cường tổ chức kiểm tra quyết toán thuế, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm không chấp hành đúng quy định của luật thuế, đặc biệt là những vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. 5. Một số giải pháp khác Nghiên cứu và lai tạo giống mới, đưa và trồng mới những giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thực hiện chế độ phân bón và thâm canh theo chiều sâu. Hiện đại hóa công nghệ chế biến, xây dựng những nhà máy có công suất phù hợp ở những vùng trọng điểm cà phê như: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ...Cải tiến hoặc thay mới những nhà máy thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nghiên cứu chế tạo hoặc nhập khẩu dây chuyền chế biến công nghệ cao đảm bảo cà phê thành phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thâm nhập thị trường, khôi phục các thị trường truyền thống, mở rộng tiếp xúc và khai thác thông tin mới, khai thác có hiệu quả khối thị trường tìêm năng như : Tây âu, Bắc Mỹ, Đông Á... Nhưng vẫn phải gắn với thị trường quen thuộc như Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Anh, Pháp... Đặc biệt là thị trường Trung Quốc, nhu cầu về cà phê của thị trường này trong những năm tới tăng rấy mạnh. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, cụ thể là dần hoàn thiện dần tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường nước ngoài, đảm bảo uy tín và nâng cao chất lượng cạnh tranh của sản phẩm. Tổng công ty xây kho ngoại quan tại các nước tiêu thụ để có thể chủ động trong việc vận chuyển sản phẩm đến tay các nhà rang xay, vì hiện nay vẫn phải qua môi giới. Việc này sẽ giúp cho Tổng công ty tiết kiệm được chi phí và chủ động được trong công việc kinh doanh của mình. Hoàn thiện bộ máy kinh doanh xuất khẩu trong Tổng công ty, sắp xếp tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo một quy định mới hiệu quả hơn. Bồi dưỡng đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ xuất khẩu đảm bảo có đầy đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng những yêu cầu mới của kinh doanh xuất khẩu.Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và tổ chức lao động hợp lý.Trong doanh nghiệp đưa ra những phương án kinh doanh, chiến lược kinh doanh không phải là dễ dàng, ngày một ngày hai có thể thực hiện được. Nhưng để thực hiện những phương án kinh doanh đó sao cho khả thi hợp lý thì càng khó khăn hơn. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo, khả năng quản lý mà còn phụ thuộc vào khả năng và trình độ của người lao động. Yếu tố con người rất quan trọng góp phần quyết định năng suất lao động, hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tổng công ty. Vì vậy, Tổng công ty có biện pháp khai thác yếu tố nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Để làm được điều đó ban lãnh đạo Tổng công ty cần nắm rõ khả năng trình độ chuyên môn của từng cá nhân, từng phòng ban để sắp xếp họ vào những vị trí phù hợp với năng luực của họ. Đồng thời Tổng công ty phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, khen thưởng cho những cá nhân, phòng ban có thành tích tốt. Để bắt kịp tốc độ phát triển chung của đất nước, của khu vực và cả thế giới, Tổng công ty phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năng lực trình độ của các cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý; cử các cán bộ tham gia các khóa học đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tăng cường kiến thức tin học, ngoại ngữ đặc biệt đối với các nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, hạch toán kế toán, khảo sát thị trường. Tổng công ty nên tuyển dụng những cán bộ trẻ có năng lực để tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng, trình độ và sự năng động nhạy bén của mình. Ngoài việc nâng cao trình độ cho người lao động, Tổng công ty nên tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, phân quyền cho các cấp quản lý thấp hơn để họ nỗ lực, chủ động hơn trong công việc. KẾT LUẬN Trong quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty Nhà nước trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng IX đã đạt đượcnhiều kết quả khả quan. Đóng góp vào những thành quả đó, không thể không kể đến những thành tựu mà Tổng công ty cà phê đã đạt được. Mặc dù, Tổng công ty đã trải qua những khó khăn, thử thách tưởng chừng không thể vượt qua được. Nhưng với sự cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên, Tổng công ty đã vươn lên trở thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động mạnh, đóng vai trò chủ chốt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sản phẩm của Tổng công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà đã xuất hiện trên nhiều thị trường lớn của thế giới. Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ hai thế giới. Để đạt được những kết quả như vậy là do Tổng công ty trong vài năm vừa qua đã sử dụng, quản lý nguồn vốn có hiệu quả. Ngay từ việc xác định nhu cầu vốn tối thiếu, đến khâu phân bổ, sử dụng vốn của các đơn vị thành viên đều được Tổng công ty giám sát chặt chẽ. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề đòi hỏi Tổng công ty sớm giải quyết trong công tác sử dụng vốn. Vì vậy tăng cường công tác sử dụng vốn có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ của các ngành các cấp có liên quan, đặc biệt là sự phối hợp của các đơn vị thành viên. Với sự quyết tâm của cán bộ lãnh đạo Tổng công ty, cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắn trong thời gian ngắn sắp tới Tổng công ty sẽ đạt được những kết quả như mong muốn, xứng đáng là đơn vị hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một lĩnh vực rất rộng và khó khăn cả về lý luận lẫn thực tế. Do kiên thức còn hạn chế và thời lượng thực tập tai Tổng công ty không nhiều nên em chưa có điều kiện phân tích sâu sát, cụ thể hơn và đưa ra giải pháp thực tế, hữu ích hơn. Em kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo từ phía thầy cô, cùng các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo hướng dẫn Th.s Đỗ Thị Hải Hà, cùng các anh chị trong Ban Tài chính - Kế toán Tổng công ty cà phê đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2006 Sinh viên thực hiện Phí Thị Thu Hà DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Khoa Khoa học quản lý – GT Khoa học quản lý tập II- TS. Đoàn Thị Thu Hà & TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội – Năm 2002 Khoa Kế toán – GT Phân tích hoạt động kinh doanh – PGS.TS Phạm Thị Gái – NXB Thống kê – Hà Nội – 2005 Khoa Ngân hàng - Tài chính- GT Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương – NXB Thống kê – Hà Nội – 2005 4. Bộ môn Kinh tế, QTKD CN&XD - PGS.TS. Lê Văn Tâm, TS. Ngô Kim Thanh - NXB Lao Động Xã Hội - Hà Nội 2004. 5. Tổng quan phát triển cây cà phê Việt Nam – Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà Nội – 1998 6. Cây cà phê Việt Nam và kỹ thuật trồng 7. Thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp Nhà nước - Bộ tài chính 8. Báo cáo Tài chính của Tổng công ty cà phê Việt Nam năm 2003,2004, 2005 và các báo cáo khác 9. Tài liệu nội bộ của Tổng công ty cà phê Việt Nam 10. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp - số 8/2005 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Nhà nước trang 14 ÷15 - Nguyễn Duy Long 11. Tạp chí Thị trường giá cả và dự báo - số 4/2005 - Thị trường cà phê thế giới 3 tháng đầu năm 2005 và dự đoán – trang 5 ÷6 – Thanh Loan 12. Tạp chí Thị trường giá cả và dự báo - số 7/2005 – Giá cà phê các loại tăng mạnh- Thanh Huyền 13. Tạp chí Thị trường giá cả và dự báo - giới năm 2005 và dự đoán năm 2006 – trang 8 ÷9 – Vũ Hoà MỤC LỤC Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36375.doc
Tài liệu liên quan