Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng dầu khí toàn cầu chi nhánh Ninh Bình

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 77 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH NINH BÌNH Nguyễn Thị Hồng Yến*, Trần Phạm Văn Cương Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu. Việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng trong mười năm tới tạo ra nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho tất cả các ng

pdf9 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng dầu khí toàn cầu chi nhánh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành nhất là các ngân hàng thương mại (NHTM). Dựa trên kết quả nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ninh Bình, bài viết đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của GPBank Ninh Bình, đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh tận dụng tốt những cơ hội và lợi thế trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức đứng vững trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường. Từ khoá: ngân hàng thương mại, mô hình SWOT, năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của GPBank Ninh Bình. Tình hình hoạt động của PGBANK Ninh Bình Trong những năm qua nguồn vốn huy động của GPbank Ninh Bình liên tục tăng trưởng cao và ổn định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về vốn tín dụng cho khách hàng. Năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 75.892 triệu VNĐ, đến năm 2011 đã đạt 377.308 triệu VNĐ. Qua bảng số liệu cho thấy: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm của chi nhánh đạt 66,75%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn những năm gần đây thấp. Nhất là năm 2011 tốc độ tăng trưởng chỉ cao hơn năm 2010 là 15%. 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2008 2009 2010 2011 Hình 1: Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2008 - 2011 Nguồn: Từ GPbank Ninh Bình, năm 2011 Bảng 1: Tốc độ tăng nguồn vốn qua các năm giai đoạn 2008 - 2011* Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 1/ Phân theo thành phần kinh tế 167,90 210,00 171,75 115,18 - Tiền gửi dân cư 167,90 210,00 171,75 115,18 - Tiền gửi khác 2/ Phân theo thời gian 167,90 210,00 171,75 115,18 - Không kỳ hạn 245,14 126,48 318,58 99,42 - Có kỳ hạn đến 12 tháng 147,24 115,30 385,78 125,98 - Có kỳ hạn trên 12 tháng 115,42 977,96 45,73 110,30 3/Phân theo loại tiền 167,90 210,00 171,75 115,18 - Nội tệ 115,23 265,28 175,26 112,90 - Ngoại tệ 167,99 141,53 120,99 162,77 Nguồn: Từ GPbank Ninh Bình, năm 2011. * Email: Ngocantra@yahoo.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 78 Bảng 2: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2008 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ trđ 274.321 69.953 250.366 371.031 1/ DN ngoài QD 85.931 70.922 60.047 72.044 2/ Hộ SX KD và CN 188.390 98.961 190.377 298.987 Tỷ trọng dư nợ % 100 100 100 100 2/ DN ngoài QD 31,32 26,27 23,98 19,41 5/ Hộ SXKD và cá nhân 68,68 73,73 76,02 80,59 Nguồn: GPbank Ninh Bình, năm 2011. GP Ninh Bình hiện nay chỉ có 2 đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh (QD) và các hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) và cá nhân. Tình hình dư nợ tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng. Dư nợ cho vay hộ SXKD và cá nhân tăng nhanh qua các năm. Dư nợ cho vay chỉ tập trung vào hộ SXKD và DN ngoài QD. Như vậy hướng đầu tư vốn tín dụng ngân hàng của GPbank Ninh Bình thời gian qua cơ bản là đúng hướng và có sự tăng trưởng khá. Nguyên nhân chủ yếu dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2008 và năm 2009 giảm là do GPbank khó khăn về vốn, nên hạn chế đầu tư tín dụng của chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân hàng năm của chi nhánh đạt 16,64%. Năm 2009 và năm 2010 dư nợ chỉ bằng 98,40 % và 92,74% so với năm trước. Năm 2011 là năm chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao nhất, cao hơn so với năm 2010 là 48,20%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm của chi nhánh không đều mặc dù năm 2009 và năm 2010 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh đạt rất cao. 19.41% 80.59% SXKD Tiêu dùng Hình 2: Dư nợ theo mục đích sử dụng năm 2011 Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng giảm xuống, năm 2008 chiếm tỷ trọng 31,32%, nhưng đến năm 2011 tỷ trọng này chỉ chiếm 19,41%. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định. Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng có xu hướng tăng lên, Năm 2008, dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng 2,33%, nhưng đến năm 2011 tăng lên 14,54%. Chất lượng tín dụng của chi nhánh luôn ở mức cho phép và năm 2011 được cải thiện tốt hơn. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,86% trong tổng dư nợ. Đáng lưu ý là nợ xấu năm 2009, năm 2010 đều 100% và năm 2010 là 70% là nợ nhóm 4, nhóm 5. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh được thực hiện đúng qui định của ngân hàng nhà nước (NHNN) và phù hợp với thông lệ quốc tế; Chi nhánh đã tích cực xử lý nợ tồn đọng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHNN. Hàng năm chi nhánh đã trích đầy đủ quỹ dự phòng và xử lý rủi ro với số tiền đến cuối năm 2011 là 2.490 triệu VNĐ. Bảng 3: Doanh số thanh toán giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Nợ 81.083 2.117.357 2.421.726 2.640.006 Có 328.196 1.988.271 2.268.496 2.709.400 Nguồn: GPbank Ninh Bình, năm 2011. Dịch vụ thanh toán có xu hướng tăng nhanh qua các năm, nhất là năm 2011 thể hiện sự cố gắng và chất lượng dịch vụ thanh toán của chi nhánh đã được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy doanh số và chất lượng thanh toán của chi nhánh so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn còn khá thấp cả về doanh số và chất lượng dịch vụ. Chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế, trong khi đó hầu hết các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã thực hiện và thực hiện khá thành công dịch vụ này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 79 Bảng 4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2008 - 2011 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1/ LN từ hoạt động TD 2.886 4.210 - 5.960 2.829 2/ LN thu phí thanh toán 9 31 41 20 3/ LN thu từ DV khác 39 52 64 10 Tổng cộng 2.934 4.293 - 5.855 2.859 Nguồn: GPbank Ninh Bình, năm 2011. Kết quả kinh doanh qua các năm của chi nhánh không ổn định và không thật vững chắc, Năm 2008 và 2011 có mức lợi nhuận gần như nhau, đạt mức gần 2.900 triệu VNĐ, năm 2009 đạt mức lợi nhuận cao nhất 4.293 triệu VNĐ và năm 2010 lỗ 5.855 triệu VNĐ. Lỗ năm 2009 là do hoạt động tín dụng yếu kém, dư nợ giảm thấp và nợ xấu nhóm 4, nhóm 5 quá lớn. Bảng 5: Tỷ trọng lợi nhuận của các nguồn thu giai đoạn 2008 - 2011 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1/ LN từ hoạt động TD 98,38 98,08 98,20 98,90 2/ LN thu từ phí thanh toán 0,29 0,72 0,70 0,71 3/ LN thu từ DV khác 1,33 1,20 1,10 0,34 Tổng cộng 100 100 100 100 Nguồn: GPbank Ninh Bình, năm 2011 Lợi nhuận của Chi nhánh chủ yếu thu từ hoạt động tín dụng. Hơn 98 % lợi nhuận thu được hàng năm là từ hoạt động tín dụng. Các nguồn thu khác từ các loại phí dịch vụ là rất nhỏ. Phí dịch vụ hàng năm chỉ chiếm tỷ trọng 2% trong tổng thu. Năng lực cạnh tranh của GPBANK Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2011 Đánh giá sơ bộ về năng lực cạnh tranh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Qua khảo sát và phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thể hiện qua các chỉ tiêu: Năng lực đội ngũ quản lý; Cơ cấu tổ chức và quản trị; Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin; Hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ; Các qui trình, chính sách và cơ cấu quản lý rủi ro; Các qui trình, chính sách và cơ cấu hoạt động tín dụng; Các qui trình, chính sách và cơ cấu hoạt động quản lý tài sản Nợ - tài sản Có; Các qui trình, chính sách quản lý nguồn nhân lực cho thấy năng lực cạnh tranh của các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) và ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) nhà nước nắm quyền chi phối chiếm ưu thế cao hơn các chi nhánh NHTMCP và chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (QTDNDTƯ). Các chi nhánh NHTMCP và QTDNDTƯ còn quá nhiều bất cập trong quản lý nguồn nhân lực, quản lý hoạt động, quản lý rủi ro, các qui trình, chính sách, cơ cấu tổ chức, công nghệ thông tin... Xu thế và mức độ cạnh tranh của các chi nhánh NHTM tại Ninh Bình trong thời gian tới sẽ quyết liệt hơn khi có nhiều các chi nhánh NHTMCP mở chi nhánh tại Ninh Bình và tiềm lực về mọi mặt của các chi nhánh NHTM được nâng lên. Đánh giá năng lực cạnh tranh của GPbank Ninh Bình bằng mô hình SWOT Điểm mạnh: Chi nhánh có sự am hiểu về thị trường, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình trong những năm qua phát triển nhanh, ổn định. Điểm yếu: Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng chưa cao; năng lực tài chính của GPBank còn yếu so với NHTM khác; trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý còn yếu; công tác quản trị, điều hành còn nhiều bất cập hạn chế; công tác quản trị rủi ro còn yếu, chưa có khả năng dự đoán rủi ro; cơ sở hạ tầng yếu và chưa đồng bộ, nhất là công nghệ thông tin. Cơ hội: Tốc độ phát triển kinh tế của cả nước và của tỉnh Ninh Bình được dự đoán là khả quan; Cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý; tên gọi NH Dầu khí Toàn cầu tạo cho chi nhánh những cơ hội tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh; Nhận thức của người dân được nâng cao. Thách thức: Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong tương lai; áp lực cạnh tranh từ các đối thủ đang hiện diện trên địa bàn; rủi ro thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 80 trường; nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập chưa thật sự bền vững và dễ dàng bị tổn thương; công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện nên hệ thống chính sách pháp luật còn bất cập; nguồn nhân lực có trình độ đang trong tình trạng thiếu hụt lại dễ dàng bị lôi kéo. Phân tích khả năng cạnh tranh của GPBANK Ninh Bình với các đối thủ Cạnh tranh về lợi nhuận Năng lực tài chính của NHTM chi phối khá lớn đến khả năng cạnh tranh của các chi nhánh trực thuộc. Các chi nhánh NHTM, QTDNDTƯ trên địa bàn Ninh Bình đều là chi nhánh trực thuộc, khả năng cạnh tranh của các đơn vị này vừa bị chi phối do khả năng cạnh tranh của NHTM cấp trên vừa phụ thuộc vào các yếu tố của chính bản thân chi nhánh. Đối tượng nghiên cứu ở đây là khả năng cạnh tranh của GPbank chi nhánh Ninh Bình với các chi nhánh NHTM, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn Ninh Bình do vậy ở đây chỉ đánh giá lợi nhuận hàng năm của GPbank Ninh Bình trong so sánh tương quan với các chi nhánh NHTM, QTDND TƯ, nhằm đánh giá về qui mô hoạt động, mức lợi nhuận các chi nhánh thu được, trên cơ sở đó phân tích năng lực cạnh tranh của các đơn vị. Lợi nhuận của Chi nhánh, từ năm 2008 đến 2011 không lớn (Năm 2008 và năm 2011 đạt gần 3.000 triệu VNĐ, Năm 2009 năm đạt cao nhất là 4.293 triệu VNĐ, đặc biệt lưu ý năm 2010 đơn vị lỗ 5.858 triệu VNĐ). Thực chất chi nhánh chỉ có lãi: 4.201 triệu VNĐ. Bình quân mỗi năm lãi 1.050 triệu VNĐ. Lợi nhuận bình quân của chi nhánh chỉ tương đương với QTDNDTƯ và rất thấp so với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn. Nguyên nhân cơ bản làm cho lợi nhuận của GPbank Ninh Bình hàng năn đạt thấp so với các chi nhánh NHTM khác là: Qui mô hoạt động của còn hạn hẹp. Số lượng khách hàng và dư nợ đầu tư tín dụng hàng năm thấp. Các dự án lớn, dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh có yêu cầu vốn lớn và có hiệu quả kinh tế cao, nhưng chi nhánh không tham gia đầu tư. Các sản phẩm dịch vụ vừa ít về số lượng, vừa yếu về chất lượng. GPbank quan tâm chưa đúng mức đến hoạt động của GPbank Ninh Bình. Đội ngũ cán bộ quản trị và điều hành yếu và chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu tính chuyên nghiệp. Năm 2011, lợi nhuận của chi nhánh chỉ chiếm 1,82% lợi nhuận mà các NHTM, QTDND trên địa bàn thu được. Lợi nhuận thu được hàng năm vẫn chủ yếu tập trung vào các chi nhánh, Agribank, VietinBank Ninh Bình,Vietinbank Tam Điệp, BDIV (Lợi nhuận năm 2011, BDIV chiếm 32,83%: Agribank chiếm 35,41%, Vietinbank Ninh Bình chiếm 17,08%; Vietinbank Tam Điệp chiếm 9,85%). Như vậy thông qua chỉ tiêu lợi nhuận từ năm 2008 đến năm 2011, khả năng cạnh tranh của GPbank Ninh Bình là yếu so với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn. Bảng 06: Lợi nhuận của các chi nhánh NHTM - QTDND giai đoạn 2008 - 2011 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Tên đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năn 2011 1/ GPbank 2.934 4.293 -5.858 2.859 2/ Agribank 46.470 3.525 108.696 55.578 3/ Vietinbank Ninh Bình 15.672 19.110 30.871 26.804 4/ Vietinbank Tam Điệp 10.652 6.156 14.467 15.465 5/ BDIV 15.596 28.199 46.283 51.534 6/ Techcombank - -1.978 1.212 1.378 7/ QTDNDTƯ 1.212 1.378 1.223 1.263 8/ Các QTDND cơ sở 2.873 3.023 3.244 3.437 Tổng cộng 95.409 65.684 204.784- 5.858 156.940-1.978 Nguồn: Từ chi nhánh NHNN và các chi nhánh NHTM tỉnh Ninh Bình, năm 2011. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 81 Về thị phần hoạt động tín dụng Đến 31/12/2011, trên địa bàn tỉnh có 06 chi nhánh ngân hàng cấp I thuộc các NHTM, 01 chi nhánh QTDNDTƯ, 28 QTDND cơ sở và 01 phòng giao dịch của chi nhánh NHTMCP Hàng Hải hoạt động. Nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và các dịch vụ ngân hàng đều chủ yếu tập trung vào các chi nhánh Agribank, Vietinbank Ninh Bình, Vietinbank Tam Điệp và BIDV. Về huy động vốn bình quân hàng năm GPbank chỉ chiếm thị phần 5,27%. Năm 2011 GPbank có thị phần huy động vốn thấp hơn năm 2009 và năm 2010. Nó thể hiện xu hướng bị thu hẹp thị phần của GPbank. Trong khi đó ngoài Agribank các chi nhánh ngân hàng TCTD khác đều có xu hướng tăng thị phần huy động vốn. Về dư nợ cho vay GPbank cũng có xu hướng giảm liên tục. Năm 2008 chiếm thị phần 4,89%, thì năm 2011 chỉ chiếm thị phần 3,07% và bình quân 4 năm GPbank chỉ chiếm thị phần 3,74%. Việc liên tục giảm dần thị phần huy động vốn cũng như thị phần đầu tư vốn tín dụng cho thấy GPbank đang dần mất đi khách hàng của mình. Các khách hàng của GPbank đang có xu hướng chuyển sang các chi nhánh NHTM khác có dịch vụ ngân hàng tốt hơn. Việc giành lại khách hàng đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác là hết sức khó khăn đối với GPbank Ninh Bình. Riêng thị phần đầu tư vốn tín dụng của GPbank bị thu hẹp, còn do các chi nhánh NHTM khác có tốc độ phát triển đầu tư vốn, mà chủ yếu là đầu tư vốn cho các dự án lớn, trọng điểm quá nhanh. GPbank Ninh Bình tuy được kế thừa các kết quả hoạt động từ trụ sở chính của GCB và ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình trước đây, đã hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ cuối năm 1993, nhưng trong giai đoạn từ 2008 - 2011 thị phần huy động vốn và cho vay vốn của của chi nhánh cũng rất nhỏ và có xu hướng bị thu hẹp dần. Nó thể hiện khả năng cạnh tranh của GPbank về lĩnh vực này đang bị suy giảm. Sản phẩm và tính đa dạng của sản phẩm Sản phẩm của Chi nhánh trong những năm qua rất hạn chế. Chủ yếu là những sản phẩm mang tính truyền thống, sản phẩm mới rất ít và chất lượng chưa cao. Thống kê năm 2011, Ninh Bình có 31 máy ATM và 51 máy POS. Tuy nhiên, chi nhánh từ 2008 đến 2011 chỉ có duy nhất 1 máy ATM, chiếm tỷ lệ 1,9%/ tổng số máy ATM trên địa bàn. Sản phẩm thẻ của GPbank chưa được kết nối vào hệ thống thanh toán Banknet. Trong khi đó các chi nhánh NHTM khác tốc độ trang bị máy ATM và Máy POS tăng rất nhanh, nhất là Agribank, Vietinbank và BIDV. Thậm chí vừa khai trương hoạt động từ tháng 6/2009 Techcombank cũng trang bị 2 máy, gấp đôi GPbank. Sản phẩm dịch vụ thẻ của các NHTM đa dạng về chủng loại và đã được kết nối với hệ thống Banknet, với nhiều tiện ích hơn sản phẩm thẻ của GPbank. Điều này chứng tỏ chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến dịch vụ thẻ ATM và khả năng cạnh tranh của GPbank trong lĩnh vực này là rất hạn chế so với các ngân hàng khác. Bảng 07: Thị phần tín dụng của các chi nhánh NHTM từ năm 2008 đến 2011 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Đơn vị HUY ĐỘNG VỐN DƯ NỢ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1/ GPbank 3,07 6,20 6,54 5,27 4,89 3,87 3,13 3,07 2/ Agribank 47,22 44,03 36,97 33,36 43,10 44,18 41,98 37,40 3/ Vietinbank Ninh Bình 19,84 15,48 19,10 23,40 20,90 15,31 16,70 17,04 4/ Vietinbank Tam Điệp 3,85 5,19 5,90 7,38 5,18 9,35 9,64 13,40 5/ BDIV 20,84 22,73 23,12 23,87 22,29 23,10 24,29 24,89 6/Techcombank - 0,80 0,82 0,95 - 0,29 0,29 0,29 7/QTDNDTƯ 0,61 0,96 0,83 0,94 0,72 0,78 0,73 0,75 8/Các QTDND cơ sở 4,57 4,61 6,72 4,83 2,92 3,18 3,24 2,80 Nguồn: Từ chi nhánh NHNN và các chi nhánh NHTM tỉnh Ninh Bình, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 82 Năng lực công nghệ GPBank đã có sự quan tâm về công nghệ, đầu tư về công nghệ và trang bị máy móc cho hệ thống do vậy GPBank Ninh Bình cũng được nâng cấp về công nghệ, nhưng so với ngân hàng khác trên địa bàn thì công nghệ của GPBank còn nhiều hạn chế. Tổ chức, nhân sự và điều hành Tổ chức và nhân sự là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Nó chẳng những quyết định đến chất lượng quản trị, điều hành của ngân hàng mà còn liên quan mật thiết đến các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Các bảng dưới đây sẽ so sánh số điểm giao dịch và tình hình nhân sự giữa GPbank và các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn Ninh Bình. Bảng 08: Số điểm giao dịch của các chi nhánh NHTM giai đoạn 2008 - 2011 Đơn vị tính: Điểm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1/GPbank 5 5 5 5 2/Agribak 37 38 39 39 3/Vietinbank Ninh Bình 2 2 3 4 4/Vietinbank Tam Điệp 1 1 1 3 4/BDIVbank 2 3 3 3 5/QTDNDTƯ 2 2 2 3 Nguồn: Từ các chi nhánh NHTM và QTDNDTƯ tỉnh Ninh Bình, năm 2011 Trong những năm qua chi nhánh luôn duy trì được 5 điểm giao dịch với khách hàng, đã tạo điều kiện thuận lợi về không gian cho khách hàng. Tuy vậy những điểm giao dịch ngoài hội sở chính của GPbank chủ yếu là làm nhiệm vụ huy động vốn (chỉ có chi nhánh cấp 1 và phòng giao dịch Yên Khánh có thực hiện cho vay vốn). Trong khi đó các điểm giao dịch ngoài hội sở chính của các NHTM khác thực hiện khá nhiều các dich vụ ngân hàng. Tổ chức, nhân sự và điều hành của GPbank Ninh Bình tuy có những chuyển biến nhất định, nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh của GPBANK Ninh Bình Phát huy thế mạnh Tận dụng lợi thế là chi nhánh đã có thời gian hoạt động từ năm 1993 trên địa bàn tỉnh. Là đơn vị rất am hiểu địa bàn Ninh Bình, có khá nhiều khách hàng truyền thống. Do vậy cần sử dụng những biện pháp để tiếp tục duy trì và giữ vững lượng khách hàng hiện có, đi đôi với phát triển các khách hàng mới, khách hàng chiến lược. Tận dụng lợi thế là NHTM cổ phần, luôn hướng mọi hoạt động vào việc tìm kiếm lợi nhuận, với thủ tục đơn giản nhanh gọn, chính xác, kịp thời, hiệu quả. Chi nhánh cần tìm biện pháp đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ, mở thêm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, nhiều tiện ích, với chất lượng cao. Tận dụng lợi thế có mạng lưới khá rộng hiện có (5 điểm giao dịch) để có biện pháp huy động vốn, cho vay vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Tận dụng lợi thế là chi nhánh đang có nhu cầu phát triển nhanh hoạt động ngân hàng, ngay trên địa bàn tỉnh đã và đang có tốc độ tăng trưỏng GDP hàng năm cao và ổn định, lại có thế mạnh về phát triển du lịch và vật liệu xây dựng. Chi nhánh cần có các giải pháp kiên quyết, hữu hiệu để nhanh chóng mở rộng hoạt động ngân hàng một cách bền vững. Bảng 09: Trình độ chuyên môn của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2011 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Đơn vị Trên ĐH Đại học, CĐ Trung học Chưa qua ĐT Khác Tổng cộng 1/GPbank 0 39 24 2 6 71 2/Agribank 2 341 108 0 26 477 3/Vietinbank Ninh Bình 0 63 11 0 9 83 4/Vietinbank Tam Điệp 3 38 4 0 4 49 5/BDIVbank 2 85 17 0 3 107 6/Techcombank 2 11 1 0 0 14 Nguồn: Từ các chi nhánh NHTM tỉnh Ninh Bình, năm 2011. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 83 Khắc phục điểm yếu Quan tâm thích đáng đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đã có, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của mọi khách hàng khác nhau. Nâng cao năng lực tài chính mà chủ yếu là cùng GPbank tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình qui định của nhà nước và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Hoạt động có hiệu quả để không ngừng nâng cao lợi nhuận hàng năm. Nâng cao chất lượng nhân sự trên cơ sở xây dựng và đào tạo một đội ngũ nhân viên có trình độ, có năng lực, hiểu và nhận biết được tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn vong và phát triển của ngân hàng. Đào tạo một đội ngũ lao động có văn hoá giao tiếp, ứng xử, với tinh thần làm việc hết mình, gắn bó lâu dài với chi nhánh. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính đồng bộ về lĩnh vực công nghệ. Đảm bảo có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu họat động của một ngân hàng hiện đại. Đồng thời đào tạo trình độ tin học ứng dụng cho đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh. Nâng cao hiệu quả điều hành, chất lượng thông tin, báo cáo, dự báo, dự đoán và quản trị rủi ro. Tận dụng cơ hội Tập trung phát triển nhanh các mặt hoạt động ngân hàng, đặc biệt là công tác tín dụng, nhằm mở rộng thị phần hoạt động cả về huy động vốn và đầu tư tín dụng theo hướng bán lẻ tại tại các thị xã, thị trấn và các vùng nông thôn, vùng tập trung đông dân cư. Phát triển những dòng sản phẩm mang tính công nghệ cao như: mobile - banking, internet - banking.... Tiếp cận phương pháp quản lý chuyên nghiệp, công nghệ mới từ thế giới và các NHTM lớn, các ngân hàng nước ngoài. Vượt qua thử thách Tăng cường sức mạnh tài chính. Đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ mới, nâng cấp trang thiết bị, đảm bảo cho hoạt động kịp thời, nhanh chóng, chính xác, an toàn trong mọi tình huống. Nâng cao và từng bước hoàn thiện công tác quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng như: quản trị tài sản Nợ - Có, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự một cách chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực, kinh nghiệm vào làm việc, điều hành, quản lý lâu dài và ổn định. Tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và văn hoá ứng xử giao tiếp với khách hàng. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của GPBANK Ninh Bình Tăng cường năng lực tài chính Phối hợp vận động các cổ đông góp vốn để tăng vốn điều lệ. Tìm kiếm các cổ đông chiến lược có uy tín, có năng lực tài chính mạnh tham gia góp vốn điều lệ. Thực hiện đồng bộ các giải phát kinh doanh đạt hiệu quả cao. Nâng cao công tác quản trị nợ có Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản trị TS nợ - có. Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình quản trị tài sản nợ - có. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác báo cáo, thống kê, dự báo. Mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chiến lược khách hàng. Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng phương thức cho vay đồng tài trợ. Mở rộng đầu tư đối với hộ sản xuất kinh doanh và các cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng. Đa dạng hoá sản phẩn tín dụng, phát triển sản phẩm cạnh tranh, tạo sự khác biệt hấp dẫn khách hàng trong cấp tín dụng. Chính sách lãi suất cấp tín dụng mềm dẻo, linh hoạt hai bên cùng có lợi. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đảm bảo tiền vay. Mở rộng các phòng giao dịch, đẩy mạnh công tác marketing, nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định và cho vay, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 84 Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống và phát triển sản phẩm dịch vụ mới Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của ngân hàng để đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của nhiều loại khách hàng khác nhau. Đưa ra thị trường những sản phẩm mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác Marketing. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đã có, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ. Phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của GPBank trong việc triển khai đầu tư nâng cấp hệ thông công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng quản trị mạng và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị tin học của chi nhánh. Tiếp tục đào tạo tin học và cập nhật những kiến thức mới về tin học cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. Mở rộng mạng lưới nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng Nâng cao chất lượng PGD hiện có, mở mới PGD tại những nơi có môi trường hoạt động ngân hàng tốt. Lắp đặt thêm một số máy ATM và máy POS tại các trung tâm thương mại, các điểm trung tâm thành phố. Phát huy sức mạnh của nguồn nhân lực, xây dựng tập thể ngân hàng đoàn kết có văn hoá, ứng xử văn minh, chuẩn mực, hiện đại. Xây dựng củng cố tốt cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ thông tin. Củng cố, phát huy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Bố trí tổ chức lại lao động hiện có cho hợp lý. Kiên quyết chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển đổi công việc đối với những cá nhân yếu về năng lực chuyên môn, vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống và văn hoá ngân hàng. Đào tạo, cập nhập kiến thức cho người lao động. Minh bạch, công khai vấn đề tuyển dụng. Có chính sách khuyến khích về vật chất để thu hút những nhân tài. Ban hành cơ chế tiền lương, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ nhân viên, người lao động hợp lý. Xây dựng và công khai tiêu chuẩn hoá đối với các chức danh quản lý, và các công việc nghiệp vụ ngân hàng khác. Một số kiến nghị Kiến nghị với Nhà nước Đề nghị Nhà nước sớm hoàn thiện và ban hành luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng (TCTD), luật bảo hiểm tiền gửi và luật giám sát ngân hàng. Ban hành văn bản qui định cụ thể những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp của TCTD, các qui định về đảo nợ của các TCTD. Lãi suất cho vay của các NHTM bị khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN làm giảm tính hiệu quả của thị trường. Đề nghị nhà nước nghiên cứu, đề nghị Quốc hội sửa đổi điều luật này cho phù hợp. Không qui định khống chế trần lãi suất tiền gửi, tiền cho vay đối với các TCTD. Điều chỉnh hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với thực tế. Đề nghị NHNN Việt Nam có văn bản qui định việc xếp hạng NHTM cho tất cả các NHTM, có văn bản qui định tiêu chuẩn được đảm nhận các chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Ban kiểm soát đối với các NHTMCP. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Kiến nghị với NHNN chi nhánh Ninh Bình Đề nghị NHNN chi nhánh tỉnh Ninh Bình tăng cường thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, TCTD đảm bảo cho các NHTM, TCTD hoạt động, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, đúng pháp luật, có hiệu quả. Kiến nghị với GPBank Xây dựng chiến lược hoạt động của GPbank, để có định hướng cho các hoạt động của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch, giải pháp tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 77 - 85 85 cấp, trang bị cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng. Khẩn trương xây dựng và ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản qui định về tổ chức về qui trình, qui chế hoạt động nghiệp vụ nội bộ của GPbank. Tăng cường công tác quản trị, điều hành, kiển tra, kiểm soát, để các chi nhánh hoạt động đúng hướng, an toàn, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đã có và phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới, đồng thời hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chi nhánh thực hiện. Khẩn trương kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành của chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh hoạt động. Nghiên cứu xây dựng qui chế khoán tài chính cho các chi nhánh để nâng cao trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của các chi nhánh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Micheal E.Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí Minh. [2]. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình (2010), Tài liệu hội nghị triển khai công tác ngân hàng Ninh Bình năm 2010. [3]. Nguyễn Thu Trang (2010), “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong công tác cải cách, phát triển hệ thống ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, Tạp chí Ngân hàng, số 2+3. [4]. TS. Tô Ngọc Hưng (2002), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. [5]. TS. Lê Văn Luyện (2009), “Các ngân hàng thương mại cổ phần với những giải phát phát triển bền vững”, Thị trường và tài chính tiền tệ, số 19. [6] TS. Lê Xuân Sang (2009), “Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước của Trung Quốc: Thành tựu và các vấn đề đặt ra”, Tạp chí Ngân hàng, số 15. SUMMARY IMPROVE THE COMPETITIVENESS OF THE GLOBAL PETRO COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - NINH BINH BRANCH Nguyen

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_dau_khi_toan_cau.pdf