Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén kết hợp với chế phẩm Agrotain tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Bắc Thơm 07 tại Gia Lâm, Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI -------------------- NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VIÊN NÉN KẾT HỢP VỚI CHẾ PHẨM AGROTAIN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM 07 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TẤT CẢNH HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực

doc120 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén kết hợp với chế phẩm Agrotain tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Bắc Thơm 07 tại Gia Lâm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chưa từng được ai công bố. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hương LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với PGS. TS. Nguyễn Tất Cảnh đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn Khoa Nông học, Viện đào tạo Sau Đại học, đặc biệt là Bộ môn Cây lương thực, Bộ môn Canh tác - Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều cho việc hoàn thành báo cáo này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những bạn bè đồng nghiệp, người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hương MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục đồ thị ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BT07 Bắc thơm số 7 CT Công thức ĐNHH Đẻ nhánh hữu hiệu GĐST Giai đoạn sinh trưởng HSKT Hệ số kinh tế KTT Kết thúc trỗ NSLT Năng suất thực thu NSTT Năng suất lý thuyết PVN Phân viên nén TSC Tuần sau cấy TGST Thời gian sinh trưởng DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Thời kỳ bón đạm theo A. Dobermann và cộng sự, 2000 15 4.1 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến thời gian sinh trưởng của giống lúa BT07 37 4.2 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa BT07 (cm) 39 4.3 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa BT07 (cm/tuần) 41 4.4 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến động thái tăng trưởng số nhánh của giống lúa BT07 (cm) 44 4.5 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa BT07 47 4.6 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa BT07 (m2 lá/ m2 đất) 48 4.7 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến chỉ số SPAD của giống lúa BT07 50 4.8 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến khối lượng chất khô tích luỹ của giống BT07 (g/khóm) 52 4.9 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) của giống lúa BT07 53 4.10 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến hiệu suất quang hợp thuần (NAR) của giống lúa BT07 (g/m2 lá/ngày) 55 4.11 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BT07 57 4.12 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa BT07 60 4.13 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các mức đạm bón dạng phân viên nén kết hợp chế phẩm Agrotain của giống lúa BT07 62 4.14 Ảnh hưởng của liều lượng Agrotain kết hợp với phân viên nén đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa BT07 (m2 lá/ m2 đất) 64 4.15 Ảnh hưởng của liều lượng Agrotain kết hợp với phân viên nén đến chỉ số SPAD của giống lúa BT07 65 4.16 Ảnh hưởng của liều lượng Agrotain kết hợp với phân viên nén đến khối lượng chất khô tích luỹ của giống BT07 (g/khóm) 66 4.17 Ảnh hưởng của liều lượng Agrotain kết hợp với PVN đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BT07 68 4.18 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các liều lượng Agrotain kết hợp với phân viên nén của giống lúa BT07 69 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 1 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến tăng trưởng chiều cao cây của giống BT07 40 2 Ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến tăng trưởng số nhánh của giống BT07 45 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, chất lượng ăn uống được cải thiện đáng kể nhất là khu vực đô thị, nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao đang được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt với việc gia nhập WTO, nông nghiệp nước ta đứng trước một thách thức hết sức to lớn. Mặc dù là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo song giá thành cạnh tranh thấp và chưa mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải ngày càng nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với việc chạy đua làm tăng năng suất cây trồng con người cũng đã lạm dụng các loại phân bón hóa học. Việc bón phân mất cân đối làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp bền vững, làm cho dinh dưỡng đất bị kiệt quệ, môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Hơn nữa, khi giá thành đang leo thang, nhập khẩu nguyên liệu chế biến phân hóa học đắt đỏ cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến túi tiền người nông dân khi chi phí cho sản xuất ngày càng tăng. Trong thực tế sản xuất hiệu quả sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm lại chỉ đạt vào khoảng 33%. Lượng đạm bị mất đi thông qua các con đường như rửa trôi, bốc hơi và thấm sâu. Việc mất đạm ngày càng được quan tâm nhiều hơn vì chúng không những làm lãng phí tiền đầu tư mà còn làm ô nhiễm môi trường và gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu quả sử dụng phân đạm thấp cũng làm giảm hiệu quả kinh tế. Từ rất lâu, các nhà khoa học đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu để giảm thiểu việc thất thoát phân đạm trong trồng trọt, nhất là trong trồng lúa nước và đã đạt được một số tiến bộ. Sử dụng phân viên nén dúi sâu là một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất lúa, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phân viên nén bón sâu mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn còn có những nhược điểm nhất định đó là hiệu quả sử dụng đạm phụ thuộc vào độ sâu dúi phân. Mặt khác, phân viên dúi sâu chỉ được khuyến cáo dùng ở đất thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nặng. Đất thịt nhẹ, cát pha hiệu quả phân viên dúi sâu thấp do khả năng giữ phân kém. Nhằm mở rộng diện áp dụng phân viên nén và nâng cao hiệu quả hơn nữa của loại phân này, chúng tôi nghiên cúu kết hợp với chế phẩm Agrotain. Chế phẩm Agrotain là một chất có tác dụng ức chế hoạt động của men urease, giúp nâng cao hiệu quả của phân đạm thông qua hạn chế quá trình bay hơi và chất dinh dưỡng được phân giải từ từ cho cây trồng nên hạn chế sự gây hại cho cây khi còn non. Do đó việc sử dụng chế phẩm Agrotain kết hợp với phân viên nén nhất là ở những vùng việc mất đạm do quá trình bay hơi diễn ra mạnh là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén kết hợp với chế phẩm Agrotain tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Bắc Thơm 07 tại Gia Lâm, Hà Nội” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh - Bộ môn Canh tác - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu xác định tỷ lệ phối trộn chế phẩm Agrotain với phân viên nén từ đó đưa ra tỷ lệ trộn thích hợp nhằm tiết kiệm được lượng Agrotain mà vẫn đảm bảo hiệu quả giảm lượng đạm bị mất. - Nghiên cứu xác định lượng phân đạm bón thích hợp ở dạng phân viên nén kết hợp với chế phẩm Agrotain bón cho lúa. 1.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Cơ sở khoa học Một trong những tác nhân quan trọng làm tăng năng suất lúa là yếu tố phân bón. Những giống lúa mới năng suất cao yêu cầu nhiều dinh dưỡng đặc biệt là đạm, vì đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất. Từ trước tới nay có rất nhiều nghiên cứu về bón phân cho lúa và các nghiên cứu này đều khẳng định là hiệu quả sử dụng phân đạm đối với lúa nước không cao, thông thường hiệu quả sử dụng phân đạm chỉ đạt xấp xỉ 40% (Peoples et al. 1995) [60]. Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng phân bón thấp là do đạm trong đất lúa bị mất đi qua các con đường sau: Do bốc hơi dưới dạng NH3, do rửa trôi bề mặt khi nước tràn bờ, do rửa trôi theo chiều sâu nhất là dạng nitrat (NO3-), bay hơi dưới dạng N2 do hiện tượng phản nitrat hoá. Do vậy, cần có một biện pháp bón phân hợp lý nhằm làm giảm đáng kể lượng đạm lượng đạm bị mất đi, phù hợp với điều kiện kinh tế và canh tác của nông dân. Bón phân viên dúi sâu được coi là một trong những phương pháp bón phân mang lại hiệu quả sử dụng phân bón cao do hạn chế thất thoát đạm trong canh tác lúa. Phương pháp này đã được nhiều tổ chức quốc tế đề nghị áp dụng trên diện rộng ở các nước đang pháp triển trồng lúa. Một tiến bộ nữa đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển trên thế giới là sử dụng chế phẩm Agrotain, đây là chế phẩm được trộn trực tiếp với đạm trước khi bón cho lúa, chất này có tác dụng điều chỉnh phản ứng thủy phân urea sau khi bón vào đất thông qua việc tác động đến enzim urease. Kết hợp hai phương pháp trên tiết kiệm đáng kể lượng đạm bị thất thoát trong canh tác lúa. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu sau này nhằm góp phần mở rộng phạm vi sử dụng phân viên dúi sâu thông qua chế phẩm tiết kiệm đạm. Đặc biệt là việc tìm ra các công thức sử dụng chế phẩm Agrotain kết hợp phân viên dúi sâu có hiệu quả thâm canh cao để tiết kiệm chi phí đầu tư, tăng năng suất cây trồng và giữ được cân bằng sinh thái của ruộng lúa. 1.3.2 Cơ sở thực tiễn Hiện nay phân viên nén dúi sâu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và đang là phương pháp bón phân mới được nhiều nông dân chấp nhận do những tác dụng mà phương pháp này mang lại như làm tăng năng suất lúa, giảm chi phí phân bón, hạn chế chi phí bảo vệ thực vật... Nhìn chung ở những vùng mưa tập trung, đất dốc, điều kiện kinh tế nông hộ cón khó khăn và nhất là khi giá phân bón lên cao thì nông dân đều mong muốn được áp dụng các biện pháp làm giảm lượng phân bón. Nhiều vùng xung quanh những thành phố lớn cũng mong muốn áp dụng phương pháp này vì chỉ bón một lần, có điều kiện để cơ giới hoá, tiết kiệm thời gian cho các hoạt động tăng thu nhập khác. Trên thế giới cũng như nước ta hiện nay bên cạnh việc áp dụng các phương pháp bón phân tiết kiệm đạm thì một vấn đề cũng đang chú ý tới đó là sử dụng các chế phẩm hữu cơ để tiết kiệm lượng đạm bón. Việc sử dụng Agrotain áo urê đã được một số nước như Mỹ, Canada, Úc, Newzealand sử dụng và mang lại kết quả rất khả quan do việc hạn chế thêm được 25% lượng đạm thất thoát do biến thành amoniac bay vào không khí. Trong những năm gần đây giá cả phân đạm ngày càng tăng cao nên việc sử dụng chế phẩm tiết kiệm đạm là một giải pháp để hạn chế sử dụng đạm, qua đó có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính với sự tham gia trên 100 nước sản xuất đảm bảo cung cấp lương thực cho hơn 60% dân số thế giới (có khoảng 70% dân số thế giới sử dụng gạo trong bữa ăn hàng ngày). Từ hàng ngàn năm nay lúa gạo đã đi vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội của các quốc gia trồng lúa. Cho đến nay sản xuất lúa vẫn được coi là một lĩnh vực quan trọng nhất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1996) [25]. Trên thế giới có khoảng trên 100 nước đang trồng lúa thì đa số nằm ở Châu Á. Cây lúa gắn bó mật thiết với các quốc gia thuộc Đông Nam Á và Nam Á, trải rộng từ Pakistan đến Nhật Bản. Trong số 25 nước sản xuất lúa chính của thế giới có 17 nước nằm trong vùng này và 8 nước nằm ngoài vùng (Jay Maclean, 1985) [56]. Diện tích lúa của thế giới vào khoảng 150 triệu ha hàng năm (chiếm 11% đất gieo trồng của thế giới) (G.S Khush và cộng sự, 1994) [53]. Trong khi nhu cầu lúa gạo của thế giới liên tục tăng mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng thì đã có những tín hiệu cho thấy sự giảm sút sản lượng lúa gạo. Giai đoạn 1985 – 1994 sự tăng trưởng sản xuất lúa gạo chỉ có 1,7%/năm so với 3,2%/năm giai đoạn 1975 – 1985. Thời kỳ 1985 – 1994, việc tăng trưởng sản lượng lúa gạo ở một số quốc gia Châu Á đã thấp hơn sự tăng trưởng dân số. Nhiều quốc gia ở Nam và Đông Nam Á sẽ khó duy trì được khả năng tự túc lúa gạo trong vòng 10-20 năm tới. Năng suất lúa thế giới tăng từ 3,0 – 5,8 tấn/ha thời kỳ 1964 – 1990 ở những nơi chủ động tưới tiêu. Những vùng đất không chủ động tưới tiêu năng suất chỉ từ 1,4 – 1,7 tấn/ha do thiếu giống được cải tiến phù hợp (Pingali, M.Hosain và R.V. Gerpacio, 1997). Tuy nhiên, trong những năm gần đây do việc sử dụng các giống lúa mới cộng với việc áp dụng các biện pháp canh tác và bố trí cơ cấu các trà lúa hợp lý làm cho sản lượng lúa tăng đáng kể ở hầu hết các quốc gia trồng lúa. Tổng sản lượng lúa trong vòng 30 năm qua đã tăng gấp đôi: từ 257 triệu tấn năm 1965 lên tới 535 triệu tấn năm 1994. Cùng với nó, diện tích trồng lúa cũng tăng lên đáng kể, năm 1970 diện tích trồng lúa toàn thế giới là 134.390 triệu ha, đến năm 1994 con số này đã lên tới 146.542 triệu ha. Trong đó, các nước Châu Á vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo...[50], [58]. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Burma, Philippines, Brazil, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pakistan vẫn là 12 nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa gạo, với tổng sản lượng lúa gạo chiếm tới 89% tổng sản lượng lúa gạo của cả thế giới. Năm 2008, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Hoa Kỳ vẫn là 7 nước được dự báo vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, với tổng khối lượng gạo xuất khẩu dự kiến đạt 23,7 triệu tấn, chiếm 82% thị phần của thế giới. 2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thể coi là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những vùng đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu. Trước năm 1945 diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu ha và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2,4 và 3 triệu tấn. Năng suất bình quân đạt 13 tạ/ha. Từ năm 1976 đến năm 1994 diện tích trồng lúa cả nước liên tục tăng, 123,8% so với năm 1976, trong khi đó đồng bằng Sông Hồng trồng lúa có chiều hướng giảm thì đồng bằng sông Cửu Long lại có tốc độ tăng nhanh và đều nhất 149,6%. Nguyên nhân này là do miền nam mới được giải phóng và chúng ta bắt đầu vào thời kỳ đổi mới nên người dân tiến hành trồng cấy ở nhiều nơi, còn ĐBSH tuy giảm nhưng miền Bắc vẫn tăng 105,0%, và đến năm 2000 diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ đã tăng lên tới 1212,4 nghìn ha và 3936,1 nghìn ha, năng suất đạt được 42,5 và 42,4 tạ/ha. Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm cải tạo cơ sở hạ tầng cho các công trình thuỷ lợi, diện tích gieo trồng đã mở rộng hơn và hệ số luân canh tăng theo. Nhiều vùng trước đây chỉ trồng một vụ lúa nay đã trồng được 2-3 vụ (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1993) [26]. Sau khi giống lúa IR8 (Nông nghiệp 8) được nhập nội từ IRRI, Việt Nam đã mở đầu cuộc cách mạng xanh về cây lúa (Vũ Tuyên Hoàng, 1999) [15]. Sản lượng lương thực của Việt Nam những năm gần đây tăng bình quân trên 1 triệu tấn/năm. Từ 1989 Việt Nam đã tự túc được lương thực và duy trì lượng gạo xuất khẩi ngày một tăng. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực. Sản lượng lúa của Việt Nam từ 24,9 triệu tấn năm 1995 đã tăng lên 35,9 triệu tấn năm 2007 (Niên giám thống kê, 2007) [27], bình quân tăng 1,1 triệu tấn/năm, đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới. Điều đáng chú ý là trong khi diện tích lúa giảm từ 7.666 nghìn ha năm 2000 xuống 7.201 nghìn ha năm 2007, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng từ 32.529 nghìn tấn năm 2000 lên 35.927 nghìn tấn năm 2007 (Niên giám thống kê, 2007) [27]. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh, dân số liên tục tăng làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích đất trồng lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra ở đây là cần phải nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lúa, nhằm đáp ứng được nhu cầu lương thực cho người dân và cho xuất khẩu [35]. 2.2 Tổng quan về phân viên nén và chế phẩm Agrotain trong canh tác lúa 2.2.1 Tổng quan về hiệu quả của phương pháp bón phân truyền thống và hiệu suất sử dụng phân bón trong canh tác lúa 2.2.1.1 Hiệu quả của phương pháp bón phân truyền thống Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây do người dân áp dụng rất nhiều các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm, 1995 [47], Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Theo Nguyễn Văn Bộ, 2003 [1], mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn Kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song do điều kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả của phân bón thấp là phương pháp bón phân chưa hợp lý, người nông dân còn có những hiểu biết hạn chế về việc biến đổi của phân đạm và các loại phân khác trong điều kiện đất lúa ngập nước, chính trong điều kiện này đạm rất dễ bị mất. Bón phân đạm theo phương pháp truyền thống thường phụ thuộc vào các thời kỳ yêu cầu đạm của cây lúa. Thời kỳ bón đạm là thời kỳ rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực của phân để làm tăng năng suất lúa. Với phương pháp bón đạm (Bón tập trung vào giai đoạn đầu và bón nhẹ vào giai đoạn cuối) của Việt Nam vẫn cho năng suất lúa cao, năng suất lúa tăng thêm từ 3,5 tạ/ha [18], [62]. Theo sơ đồ của Shouichi Yoshida ta có thể thấy yêu cầu đạm của cây lúa thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Cây lúa cần nhiều đạm trong 2 thời kỳ, đó là thời kỳ đẻ nhánh, sau đó là thời kỳ phân hóa đòng và phát triển đòng. Kết thúc thời kỳ phân hóa đòng hầu như lúa đã hút > 80% tổng lượng đạm cho cả chu kỳ sinh trưởng. Theo các tác giả Đinh Văn Lữ (1978); Búi Huy Đáp (1980); Đào Thế Tuấn (1980) và Nguyễn Hữu Tề (1997): thong thường cây lúa hút 70% tổng lượng đạm là trong giai đoạn đẻ nhánh, đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn đến năng suất, 10 – 15% là hút ở giai đoạn làm đòng, lượng còn lại là từ sau làm đòng đến chín. Theo tác giả Bùi Đình Dinh [7], cây lúa cũng cần nhiều đạm trong thời kỳ phân hoá đòng và phát triển đòng thành bong, tạo ra các bộ phận sinh sản. Thời kỳ này quyết định cơ cấu sản lượng: số hạt/bong, trọng lượng nghìn hạt (P1000) [13] Giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng, sự hấp thu đạm của lúa cũng rất cần thiết phải bón thêm nhiều đạm [30], [31], [35]. Tuy nhiên, phân đạm được chia ra bón nhiều lần dẫn đến người nông dân rất khó xác định thời gian và lượng bón chính xác cho lúa. Nhiều trường hợp bón quá nhiều đạm ở giai đoạn sau, lúa quá tốt, nhiều sâu bệnh dẫn đến năng suất lúa rất thấp. Mặt khác, việc chia phân đạm làm nhiều lần bón phụ thuộc vào thời tiết, nhiều trường hợp bón xong gặp mưa ngay làm hầu hết lượng đạm bón bị rửa trôi. Biện pháp bón phân cho lúa bao gồm bón lót (được vùi vào đất hay là bón trên mặt) và bón thúc một đến hai lần. Biện pháp bón phân truyền thống này nói chung là tiện lợi, nhưng rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bón phân đạm theo kiểu trên thường cho hiệu quả rất thấp. Các yếu tố khác cũng làm giảm hiệu quả của phân bón cho lúa nước như trong điều kiện nhiệt đới mưa thường tập trung, nhiều khi với những lượng mưa lớn đã làm cho nước chảy tràn bờ từ thửa ruộng này đến thửa ruộng khác mang theo lượng đạm bị rửa trôi rất lớn. Trong điều kiện ngập nước khi bón vãi và bón thúc Urê cho lúa, đạm bị hydrat hoá, do vậy dễ dàng bị mất đi do bay hơi. Tương tự như vậy trong điều kiện ngập nước ở đất có độ thấm cao như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất có dung tích hấp thụ (CEC) thấp, không có tầng đế cày, thường dẫn đến việc rửa trôi urê và amôn theo chiều sâu. Mặt khác khi bón vãi thường rất dễ xảy ra quả trình phản nitrat hoá ở lớp đất mặt và ở vùng đất xung quanh bộ rễ lúa. Bón phân vãi urê vùi trộn với đất trước khi cấy có tác dụng làm giảm thiểu việc mất đạm, tuy nhiên việc vùi trộn này không phải lúa nào cũng dễ thực hiện đối với hầu hết các hộ nông dân trồng lúa. Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng thậm chí đối với cả biện pháp vùi trộn phân đạm vào trong đất bằng cách bừa lấp cũng vẫn xảy ra việc mất đạm với lượng khá lớn. Người ta cũng đề nghị nên tiêu nước trước khi vùi trộn phân đạm, trước khi bón lót hoặc bón thúc để làm giảm bớt việc mất đạm, nhưng những biện pháp này người nông dân cũng rất khó thực hiện vì hệ thống tưới tiêu không đồng bộ và ở những nơi canh tác nhờ nước trời rất khó điều tiết được nước. Xuất phát từ những nghiên cứu trên, có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm giảm bớt lượng đạm bị mất đi, có thể tóm tắt thành 4 nhóm phương pháp sau: - Duy trì nồng độ đạm thấp trong đất và trong nước (đạm giải phóng từ từ). Nhiều loại phân chậm tan được sản xuất để đáp ứng được mục đích này. - Giảm nhiệt độ nước và nhiệt độ đất bằng biện pháp che phủ. - Hạn chế việc di chuyển của không khí trong đất hoặc mặt nước thông qua đó giảm việc di chuyển của NH3 ra khỏi hệ thống không khí - đất và không khí - nước. - Đối với đất lúa nước, kìm hãm sự sinh trưởng của vi khuẩn lam và quá trình làm tăng pH. Các biện pháp trên hoặc là tiết kiệm chi phí không đáng kể, hoặc là khó thực hiện trong điều kiện canh tác cụ thể cho nên mức độ chấp nhận của nông dân còn hạn chế. Do vậy cần có một biện pháp bón phân hợp lý nhằm làm giảm đáng kể lượng đạm bị mất đi, phù hợp với điều kiện kinh tế và canh tác của nông dân, nhất là nông dân trồng lúa ở nước ta, hầu hết là sản xuất quy mô nhỏ, diện tích trồng lúa ít, tương đối dư thừa lao động. 2.2.1.2 Tổng quan về hiệu suất sử dụng phân bón của cây lúa Các nghiên cứu nước ngoài ở vùng ôn đới (đã sử dụng đồng vị đánh dấu) cho thấy hệ số sử dụng chất dinh dưỡng của phân bón đối với đạm là 50 - 55%; lân là 40 - 45%; kali là 50 - 60% (Xmirnốp, 1984), còn ở Việt Nam hệ số này thấp hơn, ví dụ đối với lúa thì đạm là 40%; lân là 22% và kali là 45% (Trần Thúc Sơn, 1998). Như vậy, có hơn 50% lượng đạm, 50% lượng kali và gần 80% lượng lân tồn dư ở trong đất tiếp tục biến đổi và trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Sự biến đổi của phân đạm khi bón vào đất theo các hướng chính kết hợp với tuần hoàn của nó sẽ giải thích bản chất gây ô nhiễm của việc bón phân đạm không hợp lý. Hiệu suất sử dụng phân đạm của cây lúa Phân urê được sử dụng khá rộng rãi trong trồng lúa, vì giá sản xuất phân tương đối rẻ và chi phí vận chuyển thấp, hàm lượng đạm trong phân cao (46%). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng phân đạm của cây trồng rất thấp, đặc biệt là đối với lúa nước. Lượng đạm bị mất đi phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu và biện pháp canh tác được áp dụng. Ở nước ta, trong mùa mưa, do mưa tập trung với cường độ lớn, đạm bị rửa trôi theo nước chảy bề mặt và xói mòn là rất đáng kể. Nhìn chung, đạm bị mất dưới dạng thể khí (NH3) và do quá trình phản đạm hoá là những nguyên nhân chủ yếu làm mất đạm trong nhiều hệ thống nông nghiệp khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Mitsui, 1973 về ảnh hưởng của đạm đến hoạt động sinh lý của lúa như sau: Sau khi tăng lượng đạm thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp và hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp gấp 10 lần cho nên vai trò của đạm làm tăng tích luỹ chất khô. Hiệu suất phân đạm đối với lúa. Theo Iruka (1963) cho thấy: Nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lượng bón đạm thấp thì bón vào lúc lúa đẻ và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao (Yoshida, 1985) [14]. Theo Prasat và Dedatta (1979) thấy hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa cao ở mức bón thấp, bón sâu và bón vào thời kỳ sinh trưởng sau. Năm 1973, Xiniura và Chiba có kết quả thí nghiệm bón đạm theo 9 cách tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Mỗi lần bón với 7 mức đạm khác nhau, 2 tác giả trên đã có những kết luận sau: + Hiệu suất của đạm (kể cả rơm, rạ và thóc) cao khi lượng đạm bón ở mức thấp. + Có 2 đỉnh về hiệu suất, đỉnh đầu tiên là xuất hiện ở thời kỳ đẻ nhánh, đỉnh thứ 2 xuất hiện ở 1- 9 ngày trước trỗ, nếu lượng đạm nhiều thì không có đỉnh thứ 2. Nếu bón liều lượng đạm thấp thì bón vào lúc 20 ngày trước trỗ, nếu bón liều lượng đạm cao thì bón vào lúc cây lúa đẻ nhánh [14]. Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đất, mùa vụ và liều lượng phân đạm bón vào đến tỷ lệ đạm do cây lúa hút [10]. Không phải do bón nhiều đạm thì tỷ lệ đạm của lúa sử dụng nhiều. Ở mức phân đạm 80 kg N/ha, tỷ lệ sử dụng đạm là 46,6%, so với mức đạm này có phối hợp với phân chuồng tỷ lệ đạm hút được là 47,4%. Nếu tiếp tục tăng liều lượng đạm đến 160 kg N và 240 kg N có bón phân chuồng thì tỷ lệ đạm mà cây lúa sử dụng cũng giảm xuống. Trên đất bạc màu so với đất phù sa Sông Hồng thì hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa thấp hơn. Khi bón liều lượng đạm từ 40 kg N- 120 kg N thì hiệu suất sử dụng phân giảm xuống tuy lượng đạm tuyệt đối do lúa sử dụng có tăng lên [19]. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón đạm trên đất phù sa sông Hồng của Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí nghiệm 4 mức đạm từ năm 1992 đến 1994, kết quả cho thấy: Phản ứng của phân đạm đối với lúa phụ thuộc vào thời vụ, loại đất và giống lúa [20] và lượng đạm có hiệu quả cao là 90 N, bón trên mức đó là gây lãng phí. Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều thí nghiệm về ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lúa vụ Đông xuân và Hè thu trên đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu trung bình nhiều năm, từ năm 1985- 1994 của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, kết quả này đã chứng minh rằng: Trên đất phù sa được bồi hàng năm có bón 60 kg P2O5 và 30 kg K2O làm mức thì khi có bón đạm đã làm tăng năng suất lúa từ 15- 48,5% trong vụ Đông xuân và vụ Hè thu tăng từ 8,5- 35,6%. Hướng chung của 2 vụ đều bón đến mức 90N có hiệu quả cao hơn cả, bón trên mức 90N này năng suất lúa tăng không không đáng kể [13]. Theo Nguyễn Thị Lẫm, 1994 [21] khi nghiên cứu về bón phân đạm cho lúa cạn đã kết luận: Liều lượng đạm bón thích hợp cho các giống có nguồn gốc địa phương là 60 kg N/ha. Đối với những giống thâm canh thì lượng đạm thích hợp từ 90- 120 kg N/ha. + Trên đất lúa nước sâu thì mức bón 90 N năng suất chênh lệch nhau không đáng kể. Bình quân năng suất tăng lên của các giống khi tăng thêm 30 kg N/ha thì đạt được 6 - 8% và năng suất giữa các giống cũng chênh lệch không đáng kể. + Trên đất bạc màu Bắc Giang, cho thấy hiệu lực của đạm đối với lúa không cao khi tăng từ mức không bón đến mức bón 150 N. Nhiều khả năng trên loại đất này mức đạm cho năng suất cao nhất là 60 N. Bón trên mức này là không có hiệu quả [22]. Theo Yoshida (1980) đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Khi cây lúa bón đủ đạm thì nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác như lân và kali đều tăng [37], [40]. Theo Bùi Huy Đáp [29], đạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới phát huy hết được tác dụng. Để tránh việc mất đạm do bón sớm, theo A. Dobermann (2000) chia làm nhiều lần bón như sau: Bảng 2.1 Thời kỳ bón đạm theo A. Dobermann và cộng sự, 2000 Thời kỳ Mùa khô Mùa mưa Lót 23 kg N/ha (20%) Thúc đẻ (20 ngày sau cấy) 30 kg N/ha (25%) 28 kg N/ha (40%) Bắt đầu phân hóa đòng (PI) (40 ngày sau cấy) 47 kg N/ha (40%) 43 kg N/ha (60%) Trước khi trỗ (65 ngày) 18 kg N/ha (15%) Tổng 118 kgN/ha (100%) 71 kgN/ha (100%) Cũng theo A.Dobermann, nếu dự kiến năng suất 7 tấn/ha thì cần bón 118 kg N; 57kg P2O5 và 48 kg K2O/ha. Còn với mức 5 tấn/ha chỉ cần bón 71 kg N; 35 kg P2O5 và 30 kg K2O (lượng lân và kali bón theo khuyến cáo là để duy trì ổn định khả năng cung cấp lân và kali của đất). Quản lý dinh dưỡng lúa theo vùng (Site-specific nutrient management – SSNM) là cách bón phân cân đối theo nhu cầu của cây lúa theo từng giai đoạn phát triển ở từng xứ đồng cụ thể, ở từng mùa vụ nhất định. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của việc bón phân (giảm lượng phân bón thừa thãi), tăng năng suất và phẩm chất lúa gạo, duy trì độ phì nhiêu đất, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thì các biện pháp bón phân phải: cân đối (đủ về lượng và cân đối về tỷ lệ), bón đúng lúc, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ và phương pháp thích hợp, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt giữa nhu cầu thiếu của các giống lúa về dinh dưỡng với khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất và từ phân hữu cơ. Trong thực tế sản xuất lúa gạo cần áp dụng quản lý dinh dưỡng lúa theo vùng vì: độ màu mỡ của các vùng đất rất khác nhau, ngay cả các thửa gần nhau cũng rất khác nhau. Ngoài ra cơ cấu cây trồng, thời tiết khí hậu và nguồn nước tưới khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa. Để quản lý dinh dưỡng theo vùng các nhà khoa học đã sử dụng các biện pháp như sử dụng bảng so màu lá lúa, bố trí ô phụ để xác định yếu tố hạn chế, kết hợp quản lý dinh dưỡng với quản lý sâu bệnh và quản lý nước, kết hợp với giống tốt, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến. Như vây. đứng về mặt quản lý dinh dưỡng đồng thời người nông dân phải đáp ứng được 5 đúng (cân đối đúng, bón đúng lúc, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ và đúng phương pháp) không phải là điều dễ dàng. Điều này có thể làm được dễ dàng nếu “đóng gói” lại. Các nghiên cứu ở nước ngoài với việc sử dụng nitơ đánh dấu (15N) đã chỉ ra rằng bón phân đạm có hệ thống và lớn hơn 200kgN/ha có ảnh hưởng đến tuần hoàn đạm trong sinh thái đồng ruộng: nitrát hóa dẫn ._.tới rửa trôi nitrát ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm khi nồng độ N-NO3 > 10mg/l. Trong điều kiện yếm khí, như bón phân đạm dạng NO3- cho đất lúa ngập nước có thể xảy ra quá trình phản nitrát hóa (denitrification) gây mất đạm và làm gia tăng thành phần khí nhà kính (N2O). Đặc biệt đối với phân urê ((NH2)2CO) - một loại phân đạm được sử dụng phổ biến, nếu bón không hợp lý có thể dẫn tới sự bay hơi NH3 (gần 35% lượng phân bón) ảnh hưởng tới môi trường không khí và tiền đề gây mưa axít. * Hiệu suất sử dụng lân và kali của cây lúa Kết quả nghiên cứu hiệu suất từng phần của lân đối với việc tạo thành hạt thóc của Kamura và Ishizaka năm 1996 cho thấy: thời kỳ lân có hiệu suất cao nhất là hời kỳ đầu sau cấy 10 – 20 ngày [64]. Sở dĩ cần bón lót phân lân vì lân rất cần cho sự phát triển của rễ và sự phát triển của mầm cây ở giai đoạn cây con. Mặt khác phân lân sau khi được bón vào đất cho dù ở dạng hoà tan hay không hoà tan đều ít di chuyển, ít bị rửa trôi và mất đi. Cho nên nếu không phải là tất cả thì cũng là phần lớn lượng lân nên dùng để bón lót [69]. Tanaka có nhận xét: hiệu quả của bón phân lân cho lúa thấp hơn so với cây trồng cạn. Tuy nhiên, bón lân xúc tiến quá trình sinh trưởng của cây trong thời kỳ đầu, có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng, đặc biệt là những vùng lạnh thì hiệu quả đó càng rõ. Kết quả của Buba năm 1960 cho biết, lúa nước là loại cây trồng cần ít lân, do đó khả năng hút lân từ đất mạnh hơn cây trồng cạn [64]. Nghiên cứu của Brady, Nylec năm 1985 cho thấy, hầu hết các loại cây trồng hút không quá 10 -13% lượng lân bón vào đất trong năm, đặc biệt là cây lúa, chỉ cần giữ cho lân ở trong đất khoảng 0,2 ppm hoặc thấp hơn một chút là có thể cho năng suất tối đa. Tuy vậy, cần bón lân kết hợp với các loại phân khác như đạm, kali mới nâng cao được hiệu quả của nó [64]. Ở mỗi thời kỳ lúa hút lân với lượng khác nhau, trong đó có hai thời kỳ hút mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Tuy nhiên xét về mức độ thì lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh [65], [66]. Để nâng cao hiệu quả bón lân cho cây lúa ngắn ngày, trong điều kiện thâm canh trung bình (10 tấn phân chuồng, 90 -120N, 60K2O/ha) nên bón lân với lượng 80 – 90 P2¬O5/ha và tập trung bón lót [68]. Theo Matsuto, giữa việc hút đạm và kali có một mối tương quan thuận, tỷ lệ N/K thường là 1,26. Theo nhiều tác giả khác cho biết tỷ lệ N/K rất quan trọng, nếu cây lúa hút nhiều đạm thì dễ thiếu kali, do đó thường phải bón nhiều kali ở những ruộng lúa bón nhiều đạm [70], [71]. Theo Đinh Dĩnh [72], cây lúa hút kali rõ nét nhất ở hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Thiếu kali vào thời kỳ đẻ nhánh ảnh hưởng mạnh đến năng suất, lúa hút kali mạnh nhất vào thời kỳ làm đòng. Dinh dưỡng kali là một trong 3 yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây lúa, trước tiên là cây lúa hút kali sau đó hút đạm. Để thu được 1 tấn thóc, cây lúa lấy đi 22 – 26 kg K2O nguyên chất, tương đương với 36,74 – 43,4 kg KCL (60% K), kali là nguyên tố điều khiển chất lượng thạm gia vào các quá trình hình thành các hợp chất và vận chuyển các hợp chất đó, kali còn có tác dụng làm cho tế bào cây cung cấp, tăng tỷ lệ đường, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng nhanh chóng về hoa và tạo hạt [74], [53], [75]. Trong điều kiện mùa khô, với mức 140N, 60P2O5 và bón 60kg K2O/ha thì năng suất lúa đạt 6,78 tấn/ha, cho bội thu năng suất do bón kali là 12,8 kg thóc/kg K2O. Trong mùa mưa, với mức 70N, 60P2O5 và bón 60kg K2O/ha thì năng suất lúa đạt 4,96 tấn/ha [60], [67]. Vai trò cân đối đạm và kali càng lớn khi lượng đạm sử dụng càng cao. Nếu không bón kali thì hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15 – 30%, trong khi bón kali thì hệ số này tăng lên đến 39 – 49%. Như vậy, năng suất tăng không hẳn là do kali (bởi bón kali riêng thì không tăng năng suất) mà là kali điều chỉnh dinh dưỡng đạm, làm cho cây sử dụng được nhiều đạm và các dinh dưỡng khác nhiều hơn. Trong vụ Xuân ở miền Bắc, nhiệt độ thấp, thời tiết âm u nên hiệu lực sử dụng phân kali cao hơn, cho nên cần bón kali nhiều ở vụ này [53]. 2.2.2 Tổng quan về sự cần thiết phải sử dụng phân viên nén trong canh tác lúa Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng) bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn. Cây lúa cũng giống như nhiều loại cây trồng khác yêu cầu nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng, trong đó gồm những nguyên tố không thể thiếu là C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Zn, Fe, Cu, Mo, Bo, Mn và các nguyên tố vi lượng khác. Khi có đầy đủ các chất dinh dưỡng cây lúa mới có thể sinh trưởng, phát triển bình thường và cho năng suất [28],[33],[48]. Lúa là cây trồng cần tương đối nhiều phân, phải bón nhiều phân một cách hợp lý mới có thể đạt năng suất cao. Nếu bón phân không cân đối, không hợp lý làm cho lúa sinh trưởng, phát triển không bình thường và làm giảm năng suất. Do vậy quan hệ giữa lượng phân bón và năng suất là mối quan hệ có tính chất quy luật nhất định. Khi căn cứ vào các chỉ tiêu sản xuất để xác định mức độ phân bón cần xem xét toàn diện, kết hợp giữa giống, đất đai, mật độ cấy, các biện pháp trồng trọt khác với điều kiện ngoại cảnh bên ngoài. Tuy nhiên hậu quả của việc bón phân hoá học quá nhiều là làm cho chất lượng nông sản phẩm ngày càng giảm sút [9]. Phân bón là cơ sở cho việc tăng năng suất lúa. Từ lâu các nhà khoa học trong và ngoài nước có nhiều công trình nghiên cứu về phân bón cho lúa. Trong các loại phân đa lượng thì đạm, lân, kali đều rất quan trọng cho cây lúa do vậy các công trình nghiên cứu cho việc bón phân NPK hợp lý là điều không thể thiếu để tăng năng suất lúa. - Theo Nguyễn Thị Lẫm, 1999 [22], sau một năm cây lúa lấy đi của đất một lượng dinh dưỡng lớn gồm: 125 kg đạm, 74,5 kg lân, 96 kg kali. - Đào Thế Tuấn, 1980 [42], khi nghiên cứu sinh lý giống lúa năng suất cao, đã khẳng định đối với năng suất lúa vai trò số một là: N, P, K. - V. Proramenku, 1963 [63] ở trạm thí nghiệm quốc gia Nhật Bản muốn năng suất lúa đạt 78 tạ/ha cần phải bón: 134 kg N + 84 kg P2O5 + 123 kg K2O. Từ trước tới nay có rất nhiều nghiên cứu về bón phân cho lúa và các nghiên cứu này đều khẳng định là hiệu quả sử dụng phân đạm đối với lúa nước không cao. Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng phân bón thấp là do đạm trong đất lúa bị mất đi qua các con đường sau: Do bốc hơi dưới dạng NH3, do rửa trôi bề mặt khi nước tràn bờ, do rửa trôi theo chiều sâu nhất là dạng nitrat (NO3-), bay hơi dưới dạng N2 do hiện tượng phản nitrat hoá. Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm phát triển phân bón quốc tế (IFDC) thì cây lúa chỉ hút được 30% lượng đạm được bón cho lúa nếu bón theo phương pháp vãi trên mặt ruộng. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng đạm cho cây lúa, người nông dân phải bón lượng đạm gấp 3 lần lượng đạm cây lúa cần hút. Điều đó dẫn đến tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất lúa. Hơn nữa, nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm bởi NO3- bị rửa trôi theo chiều sâu. Quá trình mất đạm xảy ra mạnh hay yếu chủ yếu phụ thuộc vào loại hệ thống nông nghiệp, đặc điểm đất đai, phương thức canh tác, biện pháp bón phân và điều kiện thời tiết. Đối với đất ngập nước, việc mất đạm dưới dạng khí NH3 và phản đạm hoá là hai quá trình chủ yếu. Ở lúa cấy, lượng NH3 mất đi do bay hơi có thể từ 20% đến trên 80% tổng lượng đạm mất từ phân bón [68]. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mất NH3 là nồng độ amôn, nhiệt độ và pH của dung dịch đất hoặc nước tưới. Ở nước ta hầu hết phân đạm bón được sử dụng là dạng phân amôn, do vậy việc giải phóng đạm dưới dạng khí từ quá trình nitrat - phản nitrat hoá cần được chú ý. Nitrat hoá là quá trình oxy hóa nitrat, trong đất quá trình này còn có sự tham gia của các vi khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng. Trong đất lúa ngập nước, quá trình nitrat hoá xảy ra ở lớp đất mặt và xung quanh bộ rễ lúa, tưới tiêu luân phiên sẽ thúc đẩy quá trình này, khi tiêu nước quá trình nitrat hoá sẽ được tăng cường. Quá trình phản nitrat hoá là một quá trình dị hoá nitrat và nitrit thành NO, N2O và N2, quá trình này chỉ xảy ra khi độ ẩm trong đất lớn hơn 60%. Nhìn chung lượng đạm bị mất đi do quá trình phản nitrat hoá đạt lớn nhất khi đất bọ ngập nước, bón lượng đạm cao và hàm lượng các chất hữu cơ trong đất cao. Nông nghiệp thế kỷ XXI phát triển trên cơ sở đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho cây và đất trồng. Nhiệm vụ của loài người là phải cải tạo một mức nông nghiệp bền vững trong đó giảm đến mức tối đa việc mất chất dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi sinh ngăn chặn thải NH4+ và N03- vào nguồn nước sinh hoạt [13] Ở các nước phát triển, người ta đã tìm thấy sự liên quan giữa sử dụng nhiều phân khoáng với chất lượng môi trường và sức khỏe con người (Theo Tổ chức GEMS thì có 10% số sông ở Tây Âu có N-NO3 từ 9 - 25mg/l). Những vấn đề này cũng trở nên quan trọng ở các nước đang phát triển, vì: - Từ bài học ở các nước phát triển để hạn chế tác động của phân khoáng đến môi trường. - Rửa trôi nitrát xâm nhập vào nước uống, gây ra những vấn đề về sức khỏe mà chủ yếu là ở trẻ em - hội chứng xanh xao, và làm gia tăng phú dưỡng ao hồ. - Mất đạm khỏi đất do phản nitrát hóa làm gia tăng khí nhà kính và lâu dài có thể làm tổn thương tầng ôzôn. - Việc sử dụng nhiều phân khoáng có thể mang vào đất và tích lũy theo thời gian các kim loại nặng. Sử dụng nhiều phân lân làm tích lũy Cd trong đất. - Trong vùng trồng rau, đất thoáng khí, độ ẩm thích hợp cho quá trình ôxy hóa, nitrát trong đất được hình thành, rau dễ hấp thu. Sự hấp thu đạm ở dạng NO3- không chuyển hóa thành prôtêin là nguyên nhân làm giảm chất lượng rau quả (FAO đã có quy định cho phép lượng NO3- trong một số rau quả tươi). Rau bị "bẩn" nitrát hay kim loại nặng có tính nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Việc sử dụng phân khoáng có hệ thống trong canh tác vùng nhiệt đới, làm cho vốn đất đã bị chua càng trở nên chua, thoái hóa về cấu trúc. Hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt là hệ sinh thái ruộng lúa canh tác nhiều vụ, trở nên giản hóa về chức năng sinh học. Sử dụng phân khoáng liên tục có thể làm cho đất nhiệt đới trở nên chua hóa nhanh, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng. Ở Đồng bằng sông Hồng sau 10 năm canh tác (1990 - 2000) trung bình độ chua đất (pHKCl) giảm 4,5%. (Nguồn: Nguyễn Xuân Cự, Luận án Tiến sĩ, 2001)  Phần đông dân số nước ta sống bằng nghề nông nghiệp và phần lớn diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp (bao gồm cả diện tích đất lâm nghiệp và đất dùng cho chăn nuôi), do vậy nông nghiệp được xem như một ngành có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Chính vì vậy, nông nghiệp cần thiết phải góp phần tích cực vào việc giảm giảm thiểu những chi phí về bảo vệ môi trường. Theo số liệu của Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, năm 2003 Việt Nam nhập khẩu lượng phân bón trị giá 628,141 triệu USD. Với phương pháp bón phân hợp lý, Việt Nam không những tiết kiệm được phân bón mà còn giảm thiểu tác động xấu của việc sử dụng các chất hoá học đối với môi trường. Ở Việt Nam, lượng phân hoá học bón cho lúa ngày càng tăng cao qua các năm thì việc nghiên cứu cách bón phân hợp lý nhằm giảm bớt lượng phân hoá học bón vào đất, nâng cao năng suất lúa, góp phần bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhằm giảm bớt đầu vào cho nông dân canh tác lúa và giảm ngoại tệ nhập phân bón cho Nhà nước. Nghĩa là nông dân tiết kiệm được 30% lượng phân bón có nghĩa là hàng đã tiết kiệm được 188,5 triệu USD cho Nhà nước. 2.2.3 Những kết quả nghiên cứu sử dụng phân viên nén trong canh tác lúa Tốc độ tăng sản lượng lúa trên thế giới là có xu hướng giảm: năm 1960 là 3,5%; 1970: 2,7%, 1980: 3,1%, nhưng đến năm 1990 chỉ còn 1,5%. Mặt khác, tốc độ tăng diện tích trồng lúa giảm dần: từ 1,54% những năm 60 xuống còn 0,45% những năm 90 của thế kỷ 20, tốc độ tăng năng suất cũng giảm xuống từ 2,51% xuống chỉ còn 1,06%. Nếu so sánh với tốc độ tăng dân số thế giới (theo từng thời kỳ trên tốc độ tăng dân số là: 2,17%, 2,03%, 1,86% và 1,38%) thì mức tăng sản lượng lúa như vậy là tương xứng và cân đối. Tuy nhiên, sản lượng lúa trên thế giới sẽ không cân đối nếu như tốc độ tăng năng suất lúa lại tiếp tục giảm. Sự chênh lệch rất lớn giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực tế thu được của cùng một giống lúa trên cùng một địa bàn, cùng một vụ gieo trồng cho thấy sự không cân bằng và đồng đều trong quần thể ruộng lúa, các biện pháp kỹ thuật tác động chưa phát huy hết hiệu quả. Đối với những nước phát triển các giống lúa có năng suất cao có thể cho năng suất 10 tấn/ha, nhưng trên thực tế với các biện pháp quản lý đang phổ biến nông dân chỉ đạt được năng suất 7-8 tấn/ha. Còn ở các nước đang phát triển với những hạn chế về đầu tư, công nghê và trình độ canh tác thấp nên chỉ đạt 4-5 tấn/ha. Ở Việt Nam những năm gần đây nền nông nghiệp đã phát triển vượt bậc, đặc biệt là phát triển cây lúa. Tính đến năm 2004 đất trồng lúa của nước ta có 4,2 triệu ha thì có tới 40% diện tích có thể canh tác được 2 - 3 vụ lúa/năm. Các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh cũng được áp dụng rộng rãi do vậy sản lượng lúa không ngừng tăng lên (năm 1995 đạt 25 triệu tấn, năm 2004 đạt 35,8 triệu tấn). Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, hiện tượng đất chật người đông, bình quân diện tích canh tác tính cho đầu người càng thấp. Do đó cần tăng năng suất lúa để bù đắp lại sản lượng bị giảm do một phần diện tích canh tác lúa bị chuyển đổi mục đích và có thể chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao vừa nhằm mục đích đảm bảo an ninh lương thực, mặt khác lại tăng thu nhập của các hộ nông dân. Từ vụ xuân năm 2000, Bộ môn Thuỷ nông - Canh tác, Khoa Đất và Môi trường đã tiến hành thực hiện đề tài: “Sản xuất phân viên urê, NK và NPK cỡ lớn bằng cách nén để bón dúi sâu cho lúa cấy và lúa gieo sạ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất lúa và giảm thiểu tác động môi trường”, đề tài đã có những kết luận sau: Bón phân viên nén dúi sâu đã tiết kiệm được 34% lượng đạm so với bón vãi thông thường, Tăng năng suất lúa trung bình từ 15 - 19%, Giảm các chi phí về công cấy, công làm cỏ và chi phí về giống, Giảm sâu bệnh, chi phí về thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc, Làm tăng giá trị sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng lúa và Chỉ bón một lần cho cả vụ Do sử dụng phân viên nén đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp bón phân truyền thống lại phù hợp với xu thế canh tác lúa hiện nay, giảm các khâu canh tác và cơ giới hoá, giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón [24], [25], [26] nên ngày càng được nông dân ở nhiều vùng chấp nhận. Tuy nhiên, mỗi chân đất khác nhau thì khả năng cung cấp dinh dưỡng khác nhau; mỗi giống lúa khác nhau thì nhu cầu sử dụng phân bón cũng khác nhau do vậy cần xác định lượng phân viên, kích thước viên và tỷ lệ các chất trong viên phân phù hợp với một số chân đất và giống lúa phổ biến của mỗi vùng. Mặt khác viên phân nén NK và NPK thường có độ cứng thấp, dễ hút ẩm nên dễ bị vỡ khi vận chuyển, thời gian cất giữ ngắn nên không vận chuyển đi xa được và thường phải sản xuất chỉ trong một thời gian ngắn trước khi gieo cấy lúa gây nên tình trạng căng thẳng trong sản xuất phân và cung ứng không kịp thời cho sản xuất lúa. Do vậy cần xác định tỷ lệ phối trộn hợp lý, bổ sung các chất phụ gia một mặt để tăng độ cứng của viên phân, một mặt cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ý tưởng về bón phân sâu cho lúa đã được hình thành và được nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ 20 ở Nhật, sau đó nó được thử nghiệm ở Việt Nam, nhưng không triển khai được vì tốn nhiều công lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Cuối những năm 90 của thế kỷ 20, với sự tài trợ của quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), tổ chức phát triển phân bón quốc tế (IFDC) có nhiều nghiên cứu về phân bón sâu và đưa ra giải pháp nén phân Ure lại thành viên để bón sâu cho ruộng lúa. Kỹ thuật này đã được triển khai ở một số nước Châu Á như Bangladesh, Philippines, Trung Quốc…. đã tiết kiệm đáng kể lượng phân bón và nâng cao năng suất lúa, được nông dân trồng lúa ở các nước nói trên chấp nhận và áp dụng. Mức tăng năng suất lúa trung bình qua 4 năm (2001 - 2004) mà các nông hộ có được do áp dụng phân viên là 4,5 tấn/ha, gần như gấp đôi năng suất ban đầu là 2,3 tấn/ha ruộng lúa nước. Hơn 60% hộ gia đình dân tộc thiểu số miền núi ở các vùng thử nghiệm phải chịu tình trạng trong một năm thiếu gạo ăn đến 4 tháng hoặc hơn nữa thì tác dụng của phân viên nén làm tăng năng suất lúa góp phần đảm bảo bảo an ninh lương thực là rất quan trọng. Ngoài ra bón phân viên nén giảm được 30 – 50% lượng phận đạm so với bón vãi thông thường giúp người nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo cơ hội nâng cao thu nhập của nghề trồng lúa. Từ những năm 2000 với sự giúp đỡ về tài chính và công nghệ của tổ chức IFDC, Trường ĐHNNI đã nghiên cứu, sau đó đã phối hợp với tổ chức IDE thử nghiệm để phát triển sản phẩm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu cho lúa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Trải qua 5 năm nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai, sản phẩm phân dúi và kỹ thuật bón phân viên nén ngày càng hoàn thiện được đông đảo nông dân trồng lúa ở các tỉnh trong vùng dự án và các tỉnh khác quan tâm và áp dụng rộng rãi. 2.2.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm tiết kiệm đạm Agrotain Sử dụng phân viên nén dúi sâu mang lại rất nhiều lợi ích cho người trồng lúa Urea-N NH4+-N NO3--N Có rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có 30 - 40% lượng phân đạm bón được cây lúa sử dụng, phần còn lại bị mất đi do quá trình bay hơi, rửa trôi bề mặt và thấm sâu (Hình 2.1). Hình 2.1. Các con đường mất N trong điều kiện canh tác lúa ngập nước. Hiệu quả sử dụng đạm trong sản xuất chỉ đạt vào khoảng 33% (Raun và Jóhnonn, 1999). Lượng đạm bị mất đi thông qua các con đường như rửa trôi, bốc hơi và thấm sâu. Việc mất đạm ngày càng được quan tâm nhiều hơn vì chúng không những làm lãng phí tiền đầu tư mà còn làm ô nhiễm môi trường và gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu quả sử dụng phân đạm thấp cũng làm giảm hiệu quả kinh tế (Englesjord et al., 1997). Các sản phẩm phân đạm mới dựa theo nguyên lý: phân được giải phóng chậm (CRN) có tác dụng thúc đẩy tối đa sinh trưởng và làm giảm sự mất đạm đã được nghiên cứu nhiều trong hai thập kỷ gần đây (Goertz, 1991; Hauck, 1985; Waddington, 1990). Hiệu quả sử dụng phân đạm tăng đồng nghĩa với việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và làm tăng thu nhập cho người trồng trọt. Các loại phân giải phóng chậm có thể phân thành 2 loại: loại hoà tan chậm và loại được bọc hoàn toàn trong nước. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như chất ổn định đạm, chất hạn chế sinh học, thực chất chúng không phải là phân đạm chậm tan mà chúng có tác dụng làm giảm việc mất đạm thông qua việc làm chậm quá trình chuyển hoá đạm. Các loại phân bọc polymer tỏ ra có nhiều hứa hẹn được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp vì chúng được sản xuất theo cách đạm được giải phóng một cách có kiểm soát Các chất polymer thông thường có độ bền lớn và tốc độ giải phóng đạm chậm hơn so với dự đoán và phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ và ẩm độ (Hauck, 1985) Hầu hết các loại phân đạm chậm tan hiện nay là các loại phân đạm được bọc lưu huỳnh và bọc polymer. Khi bón vào trong đất nhờ các quá trình phân huỷ sinh học hoặc phá vỡ lớp vỏ bọc để giải phóng đạm bên trong. Các thí nghiệm áp dụng các loại phân này cho thấy khi bón cho bông làm giảm được 40% lượng đạm bón (Howard, 1997), làm tăng năng suất lúa mỳ 20%. Khi bón cho khoai tây làm giảm khá lớn việc mất đạm dưới dạng nitrat và làm tăng năng suất đáng kể. Hiện nay khi giá phân đạm đang ở mức cao thì việc sử dụng tiết kiệm lượng đạm trong canh tác lúa để giảm giá thành sản xuất càng cần thiết. Giảm lượng đạm nhưng ruộng lúa vẫn phải đảm bảo được năng suất, nên vấn đề là cần gia tăng hiệu quả sử dụng đạm của cây lúa và chống thất thoát đạm trong quá trình canh tác. Hiệu quả sử dụng lượng phân đạm của lúa thường rất thấp, chỉ khoảng 35 - 40%, có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đạm lên tới 45- 50% bằng các biện pháp : 1/ Bón đúng các thời kỳ cây lúa có nhu cầu đạm cao: Đây là các thời kỳ cây hút chất dinh dưỡng mạnh nhất, lúc này cần kịp thời bón phân đáp ứng nhu cầu của cây để đạt năng suất tối hảo nhất, các thời kỳ đó là: Bén rễ, nẩy chồi, làm đòng , sau khi lúa trổ. 2/ Hạn chế sự thất thoát đạm: Phân đạm đang sử dụng rộng rãi hiện nay là phân Urê, thuộc nhóm amôn rất dễ tan. Khi bón vào đất, do tác động của men ureaza, Urê sẽ được thủy phân thành Carbonat amôn ( NH4)2CO3, được cây sử dụng hoặc được keo đất hấp thụ để sau đó cung cấp từ từ cho cây. Khi chưa được thủy phân, Urê không bị đất giữ lại, thấm sâu rất nhanh. Sự phân giải nhanh hay chậm tùy thuộc tính chất đất, độ pH đất, nhiệt độ, độ ẩm... Ở đất thịt, trung tính, nhiệt độ 30ºC sự phân giải chỉ trong 2 - 3 ngày trong khi đó ở đất cát phải mất đến 7-8 ngày. Sự mất đạm còn do sự oxy hoá đạm amoniac ở lớp đất mặt thành khí Nitơ tự do bay mất . Từ rất lâu, các nhà khoa học đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu để giảm thiểu việc thất thoát phân đạm trong trồng trọt, nhất là trong trồng lúa nước và đã đạt được một số tiến bộ như việc chia phân đạm ra nhiều lần để bón, dúi phân đạm sâu vào bùn, áo hạt urê bằng dàu neem, hỗn hợp với lưu huỳnh, sản xuất phân tan chậm... Tuy nhiên các tiến bộ đó cũng chỉ mới dừng lại ở việc nâng cao hiệu suất phân đạm từ 40 - 45% lên 55 - 60% mà thôi. Tuy xót xa với cái giá nhà nông phải trả cho đến phân nửa lượng đạm trôi theo nước, bay vào không khí nhưng cũng chưa có đột phá nào đáng kể. Năm 1997, các nhà khoa học đã tiến thêm một bước bằng việc sử dụng Agrotain (tên thương mại của hóa chất nBTPT - n-Butyl Thiophosphoric Triamide) để ức chế men urease làm hạn chế quá trình chuyển hóa từ phân urê thành amoniac sau khi bón xuống ruộng. Bằng cách đơn giản, cứ 1 T urê người ta tưới và trộn đều với 2-3 lít Agrotain rối đem bón xuống ruộng thì sẽ hạn chế tối đa việc thất thoát. Việc sử dụng Agrotain áo urê đã được một số nước như Mỹ, Canada, Úc, Newzealand sử dụng và mang lại kết quả rất khả quan do việc hạn chế thêm được 20% lượng đạm thất thoát do biến thành amoniac bay vào không khí. Tại Việt Nam, các khảo nghiệm đầu tiên được TS. Phạm Sỹ Tân, PVT Viện Lúa ĐBSCL tiến hành trong 2 năm 2006 - 2007 tại tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng trên các chân đất phù sa ngọt, nhiễm phèn mặn trên cả 2 vụ ĐX và HT đều mang lại kết quả giống nhau là: Với các nghiệm thức có làm lượng đạm thấp dưới chuẩn (từ 40 - 75 kg N/ha) thì loại phân urê có áo Agrotain đều mang lại năng suất cao hơn loại urê thường, nhưng với lượng đạm bón cao hơn chuẩn (từ 100 kg N/ha trở lên) thì loại urê có áo Agrotain lại cho năng suất thấp hơn, do loại urê có áo Agrotain làm lúa lốp đổ nhiều hơn. Các đo đếm thấy, nếu dùng Agrotain thì sẽ tiết giảm được 20 kg N/ha (43 kg urê), có nghĩa là tiết kiệm được hơn 25% lượng urê (cứ 1 T urê tiết giảm được 250 kg). Ông Nguyễn Văn Linh, GĐ Cty TNHH Hữu cơ, người nhập khẩu Agrotain về VN cho biết, trong một chuyến đi Newzealand ông đã tình cờ phát hiện ra Agrotain khi thấy các trang trại đều để urê (đã áo Agrotain) trong kho theo kiểu hàng xá không bao bì mà không bị chảy nước, không khai, không hôi. Ông cũng cho biết thêm, hiện nay Mỹ đang là nước độc quyền sản xuất Agrotain và với giá bán tại VN dự kiến 16 USD/lít (260.000 đ), mà cứ 1T urê dùng hết 3 lít Agrotain - 800.000 đ, trong lúc đó tiết kiệm được 250 kg urê - 2 triệu đồng, như vậy nhà nông vẫn lãi 1,2 triệu đồng. Nếu tính theo diện tích thì mỗi ha ở vụ HT tiết kiệm được 40 kg urê giá 320.000 đ, trong lúc tiền mua Agrotain chỉ hết nửa lít -130.000đ, người nông dân được lời 190.000 đ/ha. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Giống lúa Bắc Thơm số 7 (BT07) Chế phẩm hữu cơ Agrotain được sử dụng để trộn với urê để hạn chế việc mất đạm thông qua việc điều chỉnh quá trình thủy phân urê do công ty TNHH Hữu Cơ TP Hồ Chí Minh nhập khẩu từ Mỹ và phân phối tại tại Việt Nam. Các loại phân đạm urê, kali clorua và supe lân được phối trộn với nhau theo tỷ lệ trong công thức thí nghiệm và nén lại thành viên để bón cho lúa. Đối với công thức bón phân viên nén sử dụng Agrotain thì Agrotain được phun trộn đều với đạm Urê trước sau đó trộn với các loại phân bón khác và nén thành viên. Mỗi viên có trọng lượng 4,2g bón cho 4 khóm lúa. 3.2 Nội dung nghiên cứu Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón dạng phân viên nén khi kết hợp với chế phẩm Agrotain đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Bắc thơm 07. Công thức thí nghiệm: CT1: PVN (60 N + 60 K2O + 60 P2O5)/ha (đ/c) CT2: PVN (60 N + 60 K2O + 60 P2O5)/ha + Agrotain (mức đạm giảm 0% so với đối chứng) CT3: PVN (45 N + 60 K2O + 60 P2O5)/ha + Agrotain (mức đạm giảm 25% so với đối chứng) CT4: PVN (30 N + 60 K2O + 60 P2O5)/ha + Agrotain (mức đạm giảm 50% so với đối chứng) Thí nghiệm sử dụng đạm Urê trong sản xuất phân viên nén. Tỷ lệ phối trộn Agrotain ở các công thức là 3cc : 1kg Urê (6,5cc : 1N) Bố trí thí nghiệm khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 4 công thức 3 lần nhắc lại. Tổng số ô thí nghiệm: 12 ô, diện tích ô là: 20m2. Tổng diện tích thí nghiệm là: 240m2. Giữa các ô có đắp bờ ngăn bằng nilon Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ NL1 CT2 CT3 CT1 CT4 NL2 CT4 CT1 CT2 CT3 NL3 CT1 CT4 CT3 CT2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Agrotain kết hợp với PVN đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Bắc Thơm 07. Công thức thí nghiệm: CT 1: Bón PVN CT 2: Bón PVN + Agrotain liều lượng 1 CT 3: Bón PVN + Agrotain liều lượng 2 CT 4: Bón PVN+Agrotain liều lượng 3 Lượng dinh dưỡng có trong PVN bón cho 1ha: 60 N + 60 K2O + 60 P2O5. Thí nghiệm sử dụng đạm Urê trong sản xuất phân viên nén, liều lượng 1, liều lượng 2 và liều lượng 3 lần lượt là: 3cc:1kg Urê (6,5cc : 1N), 2cc:1kg Urê (4,3cc : 1N) và 1cc:1kg Urê (2,2 cc : 1N) Bố trí thí nghiệm khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 4 công thức 3 lần nhắc lại. Tổng số ô thí nghiệm: 12 ô, diện tích ô là: 20m2. Tổng diện tích thí nghiệm là: 240m2. Giữa các ô có đắp bờ ngăn bằng nilon Trộn Agrotain với urê trước sau đó trộn với các loại phân khác đem ép lại thành viên Sơ đồ thí nghiệm: NL1 CT4 CT1 CT2 CT3 NL2 CT3 CT2 CT4 CT1 NL3 CT1 CT4 CT3 CT2 3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.3.1 Thời kỳ ruộng cấy: Theo dõi 2 tuần 1 lần, mỗi ô thí nghiệm lấy 5 khóm - Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đầu mút lá - Số nhánh trên khóm: Đếm tổng số nhánh trên khóm - Diện tích lá: LAI = m2 lá/ m2 đất - Chỉ số SPAD (một chỉ tiêu đánh giá hàm lượng diệp lục trong lá), được đo bằng máy SPAD - 502 (Nhật Bản), mỗi lá đo 3 lần - Trọng lượng chất khô trên toàn cây (DM) qua các thời kỳ (đẻ nhánh hữu hiệu, trỗ, chin sáp): Những cây đo diện tích lá được sấy ở nhiệt độ 80oC trong 48h để tính khối lượng chất khô. - Tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) (g/m2 đất/ngày) CGR = x mật độ Trong đó: - P2, P1 là trọng lượng chất khô của khóm tại thời điểm lấy mẫu - t là thời gian giữa hai lần lấy mẫu - Hiệu suất quang hợp thuần (NAR) (g/m2 lá/ngày). NAR = Trong đó:- P2, P1 là trọng lượng chất khô của khóm tại thời điểm lấy mẫu - L1, L2 là diện tích lá ở hai thời điểm - t là thời gian giữa hai lần lấy mẫu 3.3.2 Thời kỳ chín: Mỗi ô lấy 10 khóm - Đo chiều cao cây: Tính từ sát mặt đất đến đầu mút của bông cao nhất, không kể râu (cm) - Số bông/khóm - Số hạt chắc và tỷ lệ hạt chắc/ bông - Khối lượng 1000 hạt: Cân 2 lần mỗi lần 500 hạt, sai số giữa hai lần cân không vượt quá 2%. - Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố: Số bông / đơn vị diện tích, số hạt / bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Được tính theo công thức: NSLT = A.B.C.D.10-4 (tạ/ha) Trong đó: A là số bông trên đơn vị diện tích B là số hạt trên bông C là tỷ lệ hạt chắc (%) D là khối lượng 1000 hạt. - Năng suất thực thu: tính ở độ ẩm 13% theo quy định của IRRI - Năng suất cá thể: khối lượng hạt thóc trung bình của 1 khóm ở độ ẩm 13 %. - Năng suất sinh vật học : bằng phơi khô rơm rạ (không kể rễ) cân cùng với khối lượng hạt khô của 5 khóm lấy mẫu. Năng suất cá thể - Hệ số kinh tế = Năng suất sinh vật học 3.4 Biện pháp kỹ thuật áp dụng - Thời vụ Giống Ngày gieo Ngày cấy Ngày thu hoạch BT 07 Vụ Mùa 22/6/2008 4/7/2008 5/10/2008 Vụ Xuân 4/2/2009 20/2/2009 17/6/2009 - Thời gian tiến hành : vụ Mùa 2008 và vụ Xuân 2009 - Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành trên khu thực nghiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Kỹ thuật bón phân viên nén : Sau cấy 3 ngày, bón phân viên nén. Bón 1 viên vào chính giữa 4 khóm lúa. - Số dảnh cấy : 2 dảnh/khóm - Mật độ : 40 khóm/m2 - Chăm s._.O FILE SPAD1 10/ 8/** 16:24 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 TRO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 1.62500 .812500 0.58 0.590 3 2 CT$ 3 118.287 39.4289 28.27 0.001 3 * RESIDUAL 6 8.36836 1.39473 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 128.280 11.6618 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHINSAP FILE SPAD1 10/ 8/** 16:24 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 CHINSAP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 11.1667 5.58333 1.49 0.299 3 2 CT$ 3 57.9825 19.3275 5.14 0.043 3 * RESIDUAL 6 22.5400 3.75667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 91.6892 8.33538 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SPAD1 10/ 8/** 16:24 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DNHH TRO CHINSAP 1 4 39.6000 36.1750 33.0750 2 4 40.1250 36.8000 35.3250 3 4 38.1250 35.9250 33.5750 SE(N= 4) 1.15009 0.590493 0.969106 5%LSD 6DF 3.97835 2.04261 3.35229 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DNHH TRO CHINSAP I 3 41.2000 36.6000 35.4333 II 3 39.8333 38.1000 33.9667 III 3 42.0000 39.3667 36.1333 IV 3 34.1000 31.1333 30.4333 SE(N= 3) 1.32801 0.681842 1.11903 5%LSD 6DF 4.59380 2.35860 3.87089 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SPAD1 10/ 8/** 16:24 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DNHH 12 39.283 3.7540 2.3002 5.9 0.4897 0.0212 TRO 12 36.300 3.4149 1.1810 3.3 0.5905 0.0009 CHINSAP 12 33.992 2.8871 1.9382 5.7 0.2994 0.0432 Thiet ke khoi ngau nhien day du chi so SPAD thi nghiem 2 vu xuan 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DNHH FILE SPAD2 10/ 8/** 16:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 DNHH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 12.2450 6.12250 3.97 0.079 3 2 CT$ 3 6.83333 2.27778 1.48 0.312 3 * RESIDUAL 6 9.24168 1.54028 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 28.3200 2.57455 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TRO FILE SPAD2 10/ 8/** 16:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 TRO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 1.48167 .740833 0.40 0.688 3 2 CT$ 3 9.12916 3.04305 1.65 0.274 3 * RESIDUAL 6 11.0383 1.83972 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 21.6492 1.96810 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHINSAP FILE SPAD2 10/ 8/** 16:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 CHINSAP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 2.92667 1.46333 1.41 0.315 3 2 CT$ 3 4.60917 1.53639 1.48 0.311 3 * RESIDUAL 6 6.21335 1.03556 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 13.7492 1.24993 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SPAD2 10/ 8/** 16:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DNHH TRO CHINSAP 1 4 38.8750 38.5500 36.9250 2 4 41.3250 37.9250 37.1750 3 4 39.8000 38.7500 38.0750 SE(N= 4) 0.620540 0.678182 0.508812 5%LSD 6DF 2.14655 2.34594 1.76006 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DNHH TRO CHINSAP I 3 40.2667 37.3333 36.6333 II 3 39.7333 38.3000 37.0667 III 3 41.0333 39.7667 38.3000 IV 3 38.9667 38.2333 37.5667 SE(N= 3) 0.716538 0.783097 0.587525 5%LSD 6DF 2.47862 2.70886 2.03234 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SPAD2 10/ 8/** 16:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DNHH 12 40.000 1.6045 1.2411 3.1 0.0794 0.3121 TRO 12 38.408 1.4029 1.3564 3.5 0.6883 0.2742 CHINSAP 12 37.392 1.1180 1.0176 2.7 0.3147 0.3110 Thiet ke khoi ngau nhien day du chi tieu nang suat va cac yeu to cau thanh nang suat thi nghiem 1 vu mua 2008 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BHH/KHOM FILE NANGS1 10/ 8/** 16:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 BHH/KHOM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 1.41167 .705833 44.58 0.000 3 2 CT$ 3 4.10250 1.36750 86.37 0.000 3 * RESIDUAL 6 .950000E-01 .158333E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 5.60917 .509924 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HAT/BONG FILE NANGS1 10/ 8/** 16:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 HAT/BONG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 12.5150 6.25750 3.86 0.083 3 2 CT$ 3 37.5092 12.5031 7.72 0.018 3 * RESIDUAL 6 9.71832 1.61972 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 59.7425 5.43114 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HATCHAC FILE NANGS1 10/ 8/** 16:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 HATCHAC CHAC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 13.7917 6.89583 23.14 0.002 3 2 CT$ 3 19.2667 6.42222 21.55 0.002 3 * RESIDUAL 6 1.78834 .298057 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 34.8467 3.16788 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000 FILE NANGS1 10/ 8/** 16:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V006 P1000 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 9.68167 4.84083 8.37 0.019 3 2 CT$ 3 1.13583 .378611 0.65 0.611 3 * RESIDUAL 6 3.47167 .578612 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 14.2892 1.29902 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE NANGS1 10/ 8/** 16:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V007 NSLT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 15.3617 7.68084 1.50 0.296 3 2 CT$ 3 670.713 223.571 43.74 0.000 3 * RESIDUAL 6 30.6717 5.11195 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 716.747 65.1588 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NANGS1 10/ 8/** 16:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V008 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 2.76167 1.38083 1.26 0.349 3 2 CT$ 3 77.6958 25.8986 23.72 0.001 3 * RESIDUAL 6 6.55168 1.09195 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 87.0092 7.90993 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NANGS1 10/ 8/** 16:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS BHH/KHOM HAT/BONG HATCHAC P1000 1 4 5.22500 142.750 81.9000 19.4500 2 4 6.05000 140.250 84.5250 21.6500 3 4 5.50000 141.575 83.2750 20.5750 SE(N= 4) 0.629153E-01 0.636341 0.272973 0.380333 5%LSD 6DF 0.217634 2.20121 0.944257 1.31563 NL NOS NSLT NSTT 1 4 53.6750 44.7000 2 4 53.2750 44.1000 3 4 55.8500 43.5250 SE(N= 4) 1.13048 0.522481 5%LSD 6DF 3.91051 1.80735 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS BHH/KHOM HAT/BONG HATCHAC P1000 I 3 6.16667 140.667 83.6000 20.5667 II 3 5.63333 141.833 83.6667 20.7000 III 3 5.93333 144.200 84.5333 20.9000 IV 3 4.63333 139.400 81.1333 20.0667 SE(N= 3) 0.726483E-01 0.734783 0.315202 0.439170 5%LSD 6DF 0.251302 2.54173 1.09033 1.51916 CT$ NOS NSLT NSTT I 3 60.1000 44.7000 II 3 55.0000 45.7667 III 3 60.1333 46.1667 IV 3 41.8333 39.8000 SE(N= 3) 1.30537 0.603309 5%LSD 6DF 4.51547 2.08694 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NANGS1 10/ 8/** 16:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BHH/KHOM 12 5.5917 0.71409 0.12583 2.3 0.0004 0.0001 HAT/BONG 12 141.52 2.3305 1.2727 0.9 0.0833 0.0183 HATCHAC 12 83.233 1.7799 0.54595 0.7 0.0019 0.0018 P1000 12 20.558 1.1397 0.76067 3.7 0.0190 0.6109 NSLT 12 54.267 8.0721 2.2610 4.2 0.2961 0.0004 NSTT 12 44.108 2.8125 1.0450 2.4 0.3490 0.0014 Thiet ke khoi ngau nhien day du chi tieu nang suat va cac yeu to cau thanh nang suat thi nghiem 2 vu mua 2008 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BHH/KHOM FILE NANGS2 10/ 8/** 16:56 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 BHH/KHOM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .816666E-01 .408333E-01 1.32 0.335 3 2 CT$ 3 .502500 .167500 5.43 0.039 3 * RESIDUAL 6 .185000 .308334E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .769167 .699243E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HAT/BONG FILE NANGS2 10/ 8/** 16:56 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 HAT/BONG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 2.34000 1.17000 0.71 0.531 3 2 CT$ 3 1.47000 .490001 0.30 0.827 3 * RESIDUAL 6 9.88001 1.64667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 13.6900 1.24455 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HATCHAC FILE NANGS2 10/ 8/** 16:56 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 HATCHAC CHAC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 3.92001 1.96001 1.47 0.302 3 2 CT$ 3 8.24666 2.74889 2.07 0.206 3 * RESIDUAL 6 7.97333 1.32889 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 20.1400 1.83091 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000 FILE NANGS2 10/ 8/** 16:56 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V006 P1000 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 6.66167 3.33083 5.87 0.039 3 2 CT$ 3 .299999 .999996E-01 0.18 0.908 3 * RESIDUAL 6 3.40500 .567500 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 10.3667 .942424 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE NANGS2 10/ 8/** 16:56 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V007 NSLT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 3.88500 1.94250 0.53 0.619 3 2 CT$ 3 58.1025 19.3675 5.25 0.041 3 * RESIDUAL 6 22.1350 3.68917 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 84.1225 7.64750 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NANGS2 10/ 8/** 16:56 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V008 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 1.34000 .670000 0.34 0.728 3 2 CT$ 3 9.44666 3.14889 1.59 0.287 3 * RESIDUAL 6 11.8533 1.97556 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 22.6400 2.05818 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NANGS2 10/ 8/** 16:56 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS BHH/KHOM HAT/BONG HATCHAC P1000 1 4 6.10000 143.500 82.3000 19.5500 2 4 6.27500 143.200 83.6000 21.3750 3 4 6.10000 142.450 83.4000 20.4750 SE(N= 4) 0.877972E-01 0.641613 0.576387 0.376663 5%LSD 6DF 0.303704 2.21944 1.99381 1.30294 NL NOS NSLT NSTT 1 4 59.2250 46.7500 2 4 60.5000 46.2000 3 4 60.3500 45.9500 SE(N= 4) 0.960360 0.702772 5%LSD 6DF 3.32204 2.43100 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS BHH/KHOM HAT/BONG HATCHAC P1000 I 3 5.86667 143.100 83.6000 20.4000 II 3 6.06667 142.800 82.3667 20.5000 III 3 6.36667 143.600 84.2000 20.7000 IV 3 6.33333 142.700 82.2333 20.2667 SE(N= 3) 0.101379 0.740871 0.665554 0.434933 5%LSD 6DF 0.350688 2.56279 2.30226 1.50450 CT$ NOS NSLT NSTT I 3 57.6000 45.8000 II 3 59.3000 46.3667 III 3 63.6000 47.7000 IV 3 59.6000 45.3333 SE(N= 3) 1.10893 0.811492 5%LSD 6DF 3.83596 2.80708 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NANGS2 10/ 8/** 16:56 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BHH/KHOM 12 6.1583 0.26443 0.17559 2.9 0.3346 0.0387 HAT/BONG 12 143.05 1.1156 1.2832 0.9 0.5315 0.8271 HATCHAC 12 83.100 1.3531 1.1528 1.4 0.3017 0.2056 P1000 12 20.467 0.97079 0.75333 3.7 0.0390 0.9083 NSLT 12 60.025 2.7654 1.9207 3.2 0.6189 0.0415 NSTT 12 46.300 1.4346 1.4055 3.0 0.7276 0.2865 Thiet ke khoi ngau nhien day du chi tieu nang suat va cac yeu to cau thanh nang suat thi nghiem 1 vu xuan 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BHH/KHOM FILE NANGSX1 10/ 8/** 16:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 BHH/KHOM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .105000 .525000E-01 1.34 0.331 3 2 CT$ 3 12.7425 4.24750 108.45 0.000 3 * RESIDUAL 6 .235000 .391667E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 13.0825 1.18932 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HAT/BONG FILE NANGSX1 10/ 8/** 16:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 HAT/BONG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 4.12167 2.06084 0.29 0.758 3 2 CT$ 3 94.8758 31.6253 4.51 0.056 3 * RESIDUAL 6 42.1117 7.01862 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 141.109 12.8281 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HATCHAC FILE NANGSX1 10/ 8/** 16:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 HATCHAC CHAC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 2.31166 1.15583 0.47 0.647 3 2 CT$ 3 81.5625 27.1875 11.15 0.008 3 * RESIDUAL 6 14.6350 2.43917 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 98.5092 8.95538 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000 FILE NANGSX1 10/ 8/** 16:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V006 P1000 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .125000 .625002E-01 0.19 0.829 3 2 CT$ 3 2.07000 .690000 2.14 0.196 3 * RESIDUAL 6 1.93500 .322501 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4.13000 .375455 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE NANGSX1 10/ 8/** 16:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V007 NSLT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 3.40166 1.70083 0.29 0.760 3 2 CT$ 3 2686.18 895.394 152.60 0.000 3 * RESIDUAL 6 35.2052 5.86754 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2724.79 247.708 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NANGSX1 10/ 8/** 16:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V008 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 1.09500 .547500 0.29 0.761 3 2 CT$ 3 288.377 96.1256 50.78 0.000 3 * RESIDUAL 6 11.3583 1.89305 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 300.830 27.3482 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NANGSX1 10/ 8/** 16:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS BHH/KHOM HAT/BONG HATCHAC P1000 1 4 6.00000 145.750 90.0500 21.2500 2 4 5.85000 147.150 89.3250 21.1250 3 4 6.07500 146.175 89.0000 21.3750 SE(N= 4) 0.989529E-01 1.32463 0.780892 0.283946 5%LSD 6DF 0.342294 4.58212 2.70123 0.982213 NL NOS NSLT NSTT 1 4 67.2000 48.3250 2 4 68.0750 48.9250 3 4 66.8000 49.0000 SE(N= 4) 1.21115 0.687941 5%LSD 6DF 4.18956 2.37970 ------------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS BHH/KHOM HAT/BONG HATCHAC P1000 I 3 6.06667 148.867 91.0000 21.2000 II 3 6.46667 147.200 90.3333 21.5000 III 3 7.06667 147.767 91.5000 21.7000 IV 3 4.30000 141.600 85.0000 20.6000 SE(N= 3) 0.114261 1.52956 0.901696 0.327872 5%LSD 6DF 0.395247 5.29098 3.11911 1.13416 CT$ NOS NSLT NSTT I 3 70.1000 51.1667 II 3 74.3333 50.9000 III 3 82.4000 52.6000 IV 3 42.6000 40.3333 SE(N= 3) 1.39852 0.794366 5%LSD 6DF 4.83769 2.74784 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NANGSX1 10/ 8/** 16:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BHH/KHOM 12 5.9750 1.0906 0.19791 3.3 0.3309 0.0001 HAT/BONG 12 146.36 3.5816 2.6493 1.8 0.7576 0.0561 HATCHAC 12 89.458 2.9926 1.5618 1.7 0.6473 0.0080 P1000 12 21.250 0.61274 0.56789 2.7 0.8292 0.1962 NSLT 12 67.358 15.739 2.4223 3.6 0.7602 0.0000 NSTT 12 48.750 5.2295 1.3759 2.8 0.7606 0.0003 Thiet ke khoi ngau nhien day du chi tieu nang suat va cac yeu to cau thanh nang suat thi nghiem 2 vu xuan 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BHH/KHOM FILE NAANGSX2 10/ 8/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 BHH/KHOM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .216667E-01 .108334E-01 0.23 0.804 3 2 CT$ 3 2.44250 .814167 17.14 0.003 3 * RESIDUAL 6 .285000 .475000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.74917 .249924 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HAT/BONG FILE NAANGSX2 10/ 8/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 HAT/BONG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 3.25501 1.62750 0.21 0.815 3 2 CT$ 3 5.08667 1.69556 0.22 0.878 3 * RESIDUAL 6 45.9983 7.66638 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 54.3400 4.94000 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HATCHAC FILE NAANGSX2 10/ 8/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 HATCHAC CHAC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 6.48168 3.24084 5.38 0.046 3 2 CT$ 3 1.99583 .665276 1.11 0.418 3 * RESIDUAL 6 3.61167 .601945 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 12.0892 1.09902 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE P1000 FILE NAANGSX2 10/ 8/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V006 P1000 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .466667E-01 .233334E-01 0.08 0.923 3 2 CT$ 3 1.00917 .336389 1.16 0.399 3 * RESIDUAL 6 1.73334 .288889 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.78917 .253561 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE NAANGSX2 10/ 8/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V007 NSLT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 3.25167 1.62584 0.74 0.519 3 2 CT$ 3 308.903 102.968 46.82 0.000 3 * RESIDUAL 6 13.1951 2.19918 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 325.349 29.5772 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NAANGSX2 10/ 8/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V008 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 4.94000 2.47000 4.91 0.055 3 2 CT$ 3 8.85999 2.95333 5.87 0.033 3 * RESIDUAL 6 3.02000 .503333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 16.8200 1.52909 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NAANGSX2 10/ 8/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS BHH/KHOM HAT/BONG HATCHAC P1000 1 4 6.65000 147.250 91.0500 21.3750 2 4 6.75000 147.025 90.1750 21.2750 3 4 6.67500 148.225 89.2500 21.4250 SE(N= 4) 0.108973 1.38441 0.387926 0.268742 5%LSD 6DF 0.376953 4.78890 1.34190 0.929622 NL NOS NSLT NSTT 1 4 76.4500 50.5000 2 4 75.8000 51.9500 3 4 75.1750 51.7500 SE(N= 4) 0.741481 0.354730 5%LSD 6DF 2.56490 1.22707 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS BHH/KHOM HAT/BONG HATCHAC P1000 I 3 6.16667 148.533 90.6667 21.7333 II 3 7.03333 147.200 89.9667 21.1667 III 3 7.23333 147.500 90.4000 21.5333 IV 3 6.33333 146.767 89.6000 21.0000 SE(N= 3) 0.125831 1.59858 0.447938 0.310317 5%LSD 6DF 0.435268 5.52975 1.54949 1.07343 CT$ NOS NSLT NSTT I 3 72.5333 51.6333 II 3 78.5667 51.3000 III 3 82.5667 52.5333 IV 3 69.5667 50.1333 SE(N= 3) 0.856188 0.409607 5%LSD 6DF 2.96169 1.41690 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NAANGSX2 10/ 8/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BHH/KHOM 12 6.6917 0.49992 0.21795 3.3 0.8036 0.0030 HAT/BONG 12 147.50 2.2226 2.7688 1.9 0.8153 0.8784 HATCHAC 12 90.158 1.0483 0.77585 0.9 0.0460 0.4181 P1000 12 21.358 0.50355 0.53748 2.5 0.9229 0.3986 NSLT 12 75.808 5.4385 1.4830 2.0 0.5193 0.0003 NSTT 12 51.400 1.2366 0.70946 1.4 0.0547 0.0330 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT09025.doc
Tài liệu liên quan