Nghiên cứu bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz) hại cam năm 2009 tại vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ----------eờf---------- nguyễn hữu phượng Nghiên cứu bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz) hại cam năm 2009 tại vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: bảo vệ thực vật Mã số: 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: ts. đỗ tấn dũng Hà Nội - 2009 Lời cam đoan - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. -

doc121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3352 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz) hại cam năm 2009 tại vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Phượng Lời cảm ơn Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Đỗ Tấn Dũng đã hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Khoa Sau Đại học, Bộ môn Bệnh cây - Nông dược, Khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Lãnh đạo, cán bộ CNVC Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, CNVC Công ty cây ăn quả 19/5, Công ty cây ăn quả 1/5, Nông trường Cờ đỏ, Công ty Nông nghiệp Xuân thành đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi tiến hành đề tài được thuận lợi. Tôi xin cảm ơn tới sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Hữu Phượng Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục hình x Danh mục ảnh xii Danh mục các chữ viết tắt BVTV : Bảo vệ thực vật CSB : Chỉ số bệnh. DHH : Độ hữu hiệu ĐT : Điều tra Đ/c : Đối chứng KD : Giai đoạn kinh doanh KTCB : Giai đoạn kiến thiết cơ bản PQ : Giống quýt PQ PDA : Potato Dextrose Agar SC : Giống cam sông con TLB : Tỉ lệ bệnh TKTD : Thời kỳ tiềm dục. VD : Giống cam vân du VLCA : Giống cam Valecia Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1. Kết quả điều tra giống cam hiện đang được trồng ở Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 36 4.2. Kết quả điều tra năng suất các loại giống cam trồng ở Phủ Quỳ, Nghệ An 38 4.3. Kết quả điều tra thành phần bệnh hại cam vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 39 4.4. Thời điểm xuất hiện và mức độ gây hại của bênh thán thư trên các giống cam tại Phủ Quỳ - Nghệ An, năm 2009 47 4.5. Diễn biến của bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 48 4.6. ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát triển bệnh thán thư hại cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 49 4.7. Mức độ bệnh thán thư ở các tầng lá khác nhau trên cây cam vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 50 4.8. ảnh hưởng của hướng cây đến sự phát triển của bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 52 4.9. Kết quả điều tra bệnh thán thư trên một số giống cam trồng ở Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 (Giai đoạn KTCB Tuổi 3) 54 4.10. Kêt quả điều tra bệnh thán thư trên một số giống cam trồng ở Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 (KD tuổi 8) 55 4.11. ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại Công ty cây ăn quả 19/5, năm 2009 (cam tuổi 5) 57 4.12. ảnh hưởng của biện pháp làm cỏ đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại Công ty cây ăn quả 19/5, năm 2009 (cam tuổi 5) 58 4.13. ảnh hưởng của địa hình trồng cam đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại Công ty cây ăn quả 19/5, năm 2009 (cam tuổi 5) 60 4.14. ảnh hưởng của tuổi cam đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, năm 2009 62 4.15. ảnh hưởng của biện pháp tạo hình đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 64 4.16. ảnh hưởng của biện pháp bón phân urê đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 66 4.17. Kết quả đo chiều dài, đường kính cành bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 67 4.18. Đặc điểm cành bệnh thán thư so với một số cành bệnh khác 69 4.19. Đặc điểm triệu chứng của lá bệnh thán thư so với một số lá bệnh khác 70 4.20. Kết quả phân lập nấm gây bệnh thán thư hại cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 71 4.21. Kết quả thí nghiệm lây bệnh nhân tạo nấm Colletotrichum gloeosporioides trên cam Vân Du 72 4.22. ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển tản nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PDA 72 4.23. ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển tản nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PDA 74 4.24. ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides 75 4.25. ảnh hưởng của pH đến sự phát triển tản nấm Colletotrichum gloeosporioides 76 4.26. ảnh hưởng của ánh sáng đến sự hình thành bào tử C.gloeosporioides 77 4.27. ảnh hưởng của thuốc hoá học đến sự phát triển tản nấm C. gloeosporioides trên môi trường nhân tạo 81 4.28. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc hoá học phòng trừ bệnh thán thư hại cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 83 Danh MụC HìNH STT Tên hình Trang 4.1. Kết quả điều tra các loai giống cam được trồng 36 ở Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 36 4.2. Kết quả điều tra năng suất các loai giống cam ở Phủ Quỳ, Nghệ An 38 4.3. Diễn biến của bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 48 4.4. ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát triển bệnh thán thư hại cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 49 4.5. Mức độ bệnh thán thư ở các tầng lá khác nhau trên cây cam vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 51 4.6. ảnh hưởng của hướng cây đến sự phát triển của bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 53 4.7. Kết quả điều tra bệnh thán thư trên một số giống cam trồng ở Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 (Giai đoạn KTCB Tuổi 3) 54 4.8. Kêt quả điều tra bệnh thán thư trên một số giống cam trồng ở Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 (Giai đoạn KD tuổi 8) 56 4.9. ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại Công ty cây ăn quả 19/5, năm 2009 (cam tuổi 5) 57 4.10. ảnh hưởng của biện pháp Làm cỏ đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại Công ty cây ăn quả 19/5, năm 2009 (cam tuổi 5) 58 4.11. ảnh hưởng của địa thế trồng cam đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại Công ty cây ăn quả 19/5, năm 2009 (cam tuổi 5) 61 4.12. ảnh hưởng của tuổi cam đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, năm 2009 63 4.13. ảnh hưởng của biện pháp tạo đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An,năm 2009 65 4.14. ảnh hưởng của biện pháp bón phân urê đối với bệnh thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 66 4.15. Kết quả đo chiều dài cành bệnh Thán thư trên giống cam Vân Du tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 68 4.16. Kết quả đo chỉ tiêu đường kính cành bị bệnh thán thư 68 4.17. ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển tản nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PDA 73 4.18. ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển tản nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PDA 74 4.19. ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển tản nấm Colletotrichum gloeosporioides 75 4.20. ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm C.gloeosporioides 77 Danh mục ảnh STT Tên ảnh Trang 4.1. Bệnh thối hoa (Colletotrichum gloeosporioides) gây hại cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 44 4.2. Bệnh chảy gôm (Phytophthora spp) gây hại cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 44 4.3. Bệnh loét (Xanthomonas citri(Hassa) Dowson) gây hại cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 45 4.4. Bệnh khô cành (Diaporthe citri) gây hại cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 45 4.5. Bệnh vàng lá Greening (Liberobacter asiaticum) gây hại trên cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 46 4.6.: Bệnh muội đen (Capnodium sp) gây hại trên cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An, năm2009 46 4.7. Vườn cam không làm cỏ tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An, 2009 59 4.8. Vườn cam làm cỏ sạch tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An, 2009. 59 4.9. Bệnh thán thư (C.gloeosporioides) gây hại trên cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An. 78 4.10. Bệnh thán thư (C.gloeosporioides) gây hại lá trên cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 78 4.11. Bệnh thán thư (C.gloeosporioides) gây hại cành nhỏ trên cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 79 4.12. Bào tử nấm bệnh thán thư (C.gloeosporioides) gây hại trên cam tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An 79 4.13. Nuôi cấy nấm bệnh thán thư (C.gloeosporioides) trong Laminar-box 80 4.14. Tản nấm bệnh thán thư (C.gloeosporioides) phát triển trong môi trường nhân tạo 80 17. Vườn cam tuổi 3 tại Nông trường Cờ đỏ, vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 94 18. Vườn cam tuổi 5 tại Nông trường Cờ đỏ, vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 94 19. Vườn cam tuổi 8 tại Nông trường Cờ đỏ, vùng Phủ Quỳ, Nghệ An năm 2009 95 20. Vườn cam đạt 60 tấn ha tại Công ty cây ăn quả 19/5 vùng Phủ Quỳ, Nghệ An (2003) 95 21. Giống cam Vân Du tại tại công ty nông nghiệp Xuân thành, vùng Phủ Quỳ, Nghệ An (2008) 96 22. Giống quýt PQ1 trồng tại công ty nông nghiệp Xuân thành, vùng Phủ Quỳ, Nghệ An (2008) 96 1. Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề Phủ Quỳ là một trong những vùng trồng cam lớn ở miền Bắc nước ta. cây cam được trồng và phát triển mạnh chủ yếu ở các đơn vị như: Công ty cây ăn quả Nghệ An, Công ty cây ăn quả 19/5, Nông trường Cờ đỏ (Huyện Nghĩa Đàn), Nông trường Xuân Thành (Huyện Quỳ Hợp), v.v.. So với các loại cây trồng khác như: Mía, Nhãn, Cà phê thì cây cam được nhân dân trong vùng đánh giá là cây trồng có hiệu quả nhất. Kết quả điều tra ở Phủ Quỳ cho thấy nhiều hộ dân ở Công ty cây ăn quả 19/5 hàng năm đã thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng /ha/năm.. Chính vì lợi nhuận và hiệu quả cao như vậy nên diện tích cam ở Phủ Quỳ ngày càng được mở rộng và tăng nhanh. Các giống cam ở đây chủ yếu là cam Vân Du, Sông Con và Cam Velencia sinh trưởng khoẻ, thích hợp với điều kiện sinh thái vùng nên năng suất cao, bình quân theo tổng kết của Tổng công ty rau quả Việt Nam, năng suất cam trung bình của các nông trường trồng cam đạt năng suất 20- 30 tấn /ha. Điển hình nhiều vườn đạt năng suất từ 40-60 tấn /ha. Cây cam đã góp phần nâng cao đời sống của bà con nông dân ở Phủ Quỳ. Song hiện nay việc ổn định và nâng cao năng suất, phẩm chất của cam Phủ Quỳ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh hại. Đặc biệt các bệnh hại đang là nhân tố quan trọng làm hạn chế năng suất, chất lượng cam ở Phủ Quỳ, đặc biệt là sự gây hại của các loại bệnh như: Bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh Greening, Bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, bệnh đốm dầu, bệnh sẹo, bệnh khô cành, bệnh thối hoa. đây là những bệnh thường xuyên gây hại trên cây có múi. Trong đó bệnh thán thư trong những năm gần đây, nổi lên là một đối tượng bệnh hại phổ biến trên các khu vực trồng cây có múi đang được các nhà khoa học, quản lý, các cơ sở sản xuất và chủ trang trại trồng cam hết sức quan tâm. Mặt khác, những thông tin, tư liệu và kết quả thu được về bệnh này ở nước ta còn ít. Để góp phần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, quy luật gây hại cũng như quá trình phát sinh phát triển của bệnh thán thư trên cây cam ở Phủ Quỳ. Được sự phân công của bộ môn Bệnh cây - Khoa Nông học và Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz) hại cam năm 2009 tại vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An". 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Xác định thành phần bệnh hại trên cây cam vùng Phủ Quỳ - Nghệ An. Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, tìm hiểu diễn biến, đánh giá mức độ thiệt hại của bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz) trên cây cam. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến bệnh thán thư và biện pháp phòng trừ. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài - Điều tra thành phần bệnh hại trên cây cam vùng Phủ Quỳ - Nghệ An năm 2009. - Mô tả triệu chứng, tìm hiểu đặc điểm phát sinh, phát triển và đánh giá mức độ thiệt hại của bệnh thán thư. - Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của nấm gây bệnh. Đánh giá mức độ lây nhiễm và xác định thời kỳ tiềm dục của bệnh. - Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố: Giống, tuổi cây, liều lượng đạm, mật độ trồng, chân đất đến bệnh thán thư. - Thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh thán thư bằng biện pháp hoá học. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1 Những nghiên cứu ngoài nước 2.1.1 Nghiên cứu về thành phần bệnh cam Bệnh hại trên cây cam nói riêng và trên cây có múi nói chung là một vấn đề lớn được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Cùng với sự phát triển của nghề trồng cây có múi, những nghiên cứu về bệnh hại ngày càng được hoàn thiện. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về thành phần sâu bệnh gây hại, vùng phân bố, quy luật phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây có múi. Theo Leo J.Klotz.1978, [60] thống kê cho thấy trên vườn cam ở California có 61 bệnh gây ra do nấm. James M.Wallace [52] thống kê có 19 bệnh do virus,và viruslike, và các loài ký sinh không chuyên, đó là chưa kể đến các nguyên nhân khác như tổn thương do các loại hoá chất thuốc trừ sâu, nguồn gốc từ luống giống. Các tác giả đã phân ra các nhóm bệnh gây hại trên cây cam như: Nhóm gây hại trên thân, nhóm gây hai trên lá, nhóm gây hại trên cành, nhóm gây bệnh ở vườn ươm. Các loài bệnh chủ yếu đó là: Bệnh lở cổ rễ (Damping- off), bạch tạng (Albinism),thối vỏ (Bark rots), héo cành (Branch wilt), chảy gôm do Diplodia (Diplodia gummois), chảy gôm do Dothiorella (Dothiorella gummois). Dan.Y.Rosenberg và cộng sự [44] đã nghiên cứu đưa ra phương pháp quản lý dịch hại. Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa hoc công nghệ. Trên thế giới, người ta đã phát hiện ra nhiều bệnh hại trên các bộ phận khác nhau của cây cam quýt, trong số đó bệnh vàng lá Greening được coi là nguy hiểm nhất. Bệnh vàng lá Greening, theo S.M.Garnsey [68] xuất xứ từ Trung Quốc vào năm 1925 với tên gọi là Huanglongbing. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở các nước Philippines, Đài loan Indonesia, ấn độ, Nam á và các nước Châu Phi. Tác giả cho biết bệnh lây nhiểm hầu hết trên trên tất cả các loại cây trong họ cây có múi, cây cùng loài và các loại cây lai. Đặc biệt gây hại nặng trên cam ngọt, quýt, và một số cây có quan hệ họ hàng với cây có múi. Khi cây bị nhiễm bệnh biểu hiện gân xanh thịt lá vàng, lá nhỏ lại có triệu chứng như thiếu kẽm, quả ở những cây bị nhiễm bệnh thường nhỏ lại, chua và đắng. Theo B.Q.Manicom and S.P.Van vuuren.(1990) [43] nghiên cứu triệu chứng bênh greening ở Châu á, ông đã mô tả triệu chứng điển hình là tán cây bị lùn lại, trên tán lá khô cành, cành cho quả xanh và kém phẩm chất.Trên tán lá xuất hiện triệu chứng nguyên thuỷ sau khi quả chín, gân lá xanh thịt lá vàng Trong sản xuất cây có múi, bệnh vàng lá greening thường lan truyền theo hai con đường. Con đường thứ nhất là quá trình sản xuất cây có múi bằng ghép mắt và ghép cành, con đường thứ hai là do côn trùng môi giới chích hút(các loại rầy). Mức độ tàn phá của bệnh quá lớn bởi vậy đã có nhiều tổ chức trên thế giới tập trung nghiên cứu. Theo W.H.Lim,O.Mohd. Shamsudin and W.W.Ko.(1990) [72] năm 1987 được sự giúp đỡ của tổ chức FAO/UNDP đã có chương trình nghiên cứu về bệnh greening với các nội dung như: bẩy rầy chống cánh bằng băng dính màu vàng, điều tra mật độ kẻ thù tự nhiên, khảo sát thiên định trên các cây ký chủ, lây bệnh bằng phương pháp ghép, tiêm thuốc kháng sinh vào thân, giám định cây bệnh bằng kỹ thuật ELISA, sự dụng kính hiển vi điển tử để tìm ra tác nhân gây bệnh, xác định cây ký chủ và tìm sự có măt của rầy chống cánh, sản xuất vật liệu sạch bệnh. Theo S.M.Garnsey [68] các biện pháp phòng trừ greening đã được nghiên cứu nhiều hơn, như các biện pháp sản xuất giống sạch bệnh bằng phương pháp ghép đỉnh sinh trưởng, loại bỏ cây bị bệnh, phòng trừ triệt để rầy chổng cánh bằng cách phun thuốc hoá học Sherpa, Selecron tuyên truyền hướng dẫn xác định các bệnh hại cam, quýt cho người nông dân và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Tác giả Aubert B [41] đã đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh greening nên áp dụng hài hoà biện pháp tổng hợp, gồm các nội dung như : sử gốc ghép có tính chống chịu bệnh, nhân giống sạch bệnh, nhân giống sạch bệnh, phun thuốc trừ sâu rầy truyền bệnh có tác dụng lớn hạn chế thiệt hại trong sản xuất do bệnh Greening gây ra. + Bệnh héo do Fusarium phổ biến ở Florida trong nhà lưới. Theo L.W.Timmer [62] bệnh đã được báo cáo tại Brazil. Các bệnh tương tự cũng được báo cáo ở ấn độ. Triệu chứng đầu tiên là cây yếu, mất diệp lục ở trên lá non, hoa héo, khô cành, gôm xuất hiện trên cành khô. Loài này mẫm cảm nhất là chanh Mexican. Nguyên nhân gây bệnh do nấm Fusarium oxysporium. Nhiệt độ thuận lợi để nấm gây bệnh là 300C. Sự lan truyền nấm Fusarium oxysporium thường xuất hiện thông qua rễ. Nguồn bệnh chủ yếu ở trong đất hỗn hợp. Phòng trừ tốt nhất là dùng benomyl để phun vào đất. +Bệnh đốm đen đã được J.M.Kotre [54] mô tả như sau: Triệu chứng trên lá thấy xuất hiện từng đốm nâu vàng, thường gây hại trên cam, chanh và một số cây ăn quả khác. ở quả xuất hiện đốm đen cứng thô. Nguyên nhân do Phoma Citricarpa McAlp. Phòng trừ để phòng bệnh sử dụng các loại thuốc chứa gốc đồng. ở Nam Phi người ta dùng benomyl cộng với dầu hỏa phun có hiệu quả. Quả mới thu hoạch về cần được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ < 200C hạn chế được sự gây hại của bệnh đốm đen. + Bệnh tàn lụi do Botrytis. Theo J.A.Menge [53] Bệnh tàn lụi do nấm Botrytis Cinerea Pers.ex Fr. Phạm vi gây hại phân bố rộng trên thế giới. Bệnh gây hại ảnh hưởng đến cành lá, vỏ và quả. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ẩm ướt và lạnh. Nếu nấm tấn công gây hại trong vườn ươm thì bị thiệt hại nặng nề có khi còn huỷ diệt toàn bộ. Tác nhân còn gây hại quả sau thu hoạch.Triệu chứng bệnh phát trên cành con, cánh hoa. Bào tử nấm di chuyển nhờ gió, nước và các loại côn trùng. Sương mù là điều kiện tốt để bệnh phát sinh gây hại. Nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm, cành hoa bị nhiễm là nguồn bệnh để lây sang quả, cành. Khi bị bệnh cần phòng trừ cần sử dụng thuốc Zineb hoặc các thuốc trừ bệnh chứa gốc đồng. + Bệnh loét: do vi khuẩn Xanthomonas Campestris Pv.citri (Hasse) dye. Đây là dạng bệnh loét được mô tả ở Châu á. Theo R.E.Stall [66] bệnh loét có nguồn gốc ở Nam á. Bệnh thường xuất hiện ở nhiều vùng trên thế giới bao gồm Châu á, đảo ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và một số nước Nam Mỹ. Triệu chứng bệnh đầu tiên là những đốm hồng có đường kính từ 2 - 10 cm. Chúng phụ thuộc nhiều vào tế bào cây ký chủ. Sự phân hủy thành những vòng tròn và phát triển bất định. Nguyên nhân gây bệnh do X.campestris pv.citri vi khuẩn gram âm có đuôi lông roi. Sự sinh sản vô tính trên môi trường phòng thí nghiệm có màu vàng. Nhiệt độ tối đa để sinh trưởng phát triển là 35 - 390C. Nhiệt độ thích hợp là 28 - 300C. Chu trình vi khuẩn gây hại là chúng sống sót trong mảnh vụn của lá, thân quả khi có ẩm độ, nhiệt độ thích hợp thì chúng phát tán gây hại . Phòng trừ nên sử dụng các loại giống kháng như: Valencia, quýt. Sử dụng thuốc bệnh gốc đồng để phun. Cùng nghiên cứu về bệnh này theo tác giả Walter Reuther và các cộng sự [71] Bệnh loét (Citrus canker) còn gây hại nặng ở ấn Độ từ năm 1911 sau đó phát triển sang nhật, Nam phi, austraylia. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, cành non, quả.Vi khuẩn thâm nhập vào qua lỗ khí hoặc vết thương cơ giới, lúc đầu gây nên những vết nhỏ bằng đầu đinh màu vàng nhạt ở mặt dưới lá sau phát triển thành những mụn lở cả mặt trên và mặt dưới lá chuyển sang màu vàng rồi nâu sần sùi, chung quanh có vầng màu vàng nhạt. Bệnh tristeza virus (CTV), đây là một bệnh cũng gây hại nặng trên cây cam, quýt, bưởi. Theo S.M.Garnsey và R.F.Lee [68] bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cam quýt trên toàn thế giới. Khoảng một triệu cây cam quýt đã phải phá huỷ bởi bệnh này ở các nước như: Brazil, argentina, The United States, Spain. Việc phòng trừ bệnh triteza rất khó vì hầu hết các cây họ cam quýt đều bị nhiễm bệnh tristeza làm cho cây bị còi cọc, lá nhỏ trên thân có vết lõm. + Bệnh sẹo (Citrus scab) do nấm Elsinoe fawcetti gây ra, pham vi gây hại rộng trên thế giới. Tác giả Walter Reuther và các cộng sự [71] đã nhiều năm nghiên cứu cho thấy bệnh sẹo xuất hiện hầu hết trên các nước Nam phi, Nam Mỹ, Tây ấn độ. Chúng thường gây hại nặng trên cam chua chanh và bưởi. Tác giả đã mô tả trên lá non xuất hiện những nốt sần sùi về một phía, phía đối diện thì lõm hình phểu, hoặc nổi lên hình gai ngắn bệnh hại chủ yếu trên lá và bề mặt quả. Bảo tử nấm do gió, sâu bọ mang tới bám vào mặt búp, lá, trái non v.v... Nhiệt độ dưới 360C, độ ẩm cao giúp cho bảo tử nảy mầm phát sinh bệnh. Chanh, quýt, bưởi bị bệnh này khá nặng. Cam bị nhẹ hơn. Hướng phòng trừ các tác giả đề xuất nên dùng thuốc trừ bệnh gốc đồng để phun sớm lần thứ nhất khi lộc xuân chưa xuất hiện, lần thứ hai nên phun cùng với phòng trừ bệnh melanose + Bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora spp gây ra cũng là một bệnh hại phổ biến trên cây cam. Theo David và các cộng sự [45] bệnh có thể gây hại ở tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực ôn đới, chỉ có vùng nam cực chưa thấy có thông báo về bệnh này. Bệnh chảy gôm gây hại chủ yếu cổ rễ, gốc cam và chân cành lớn, chỗ gần mặt đất là nơi bị hại trước. biểu hiện của bệnh là vỏ và tầng sinh gỗ phía dưới thối, chảy nhiều nhựa có màu vàng nâu. Sau đó vỏ nứt dọc, dưới vỏ lộ ra những mảng gỗ nâu sẩm. Thường bệnh chỉ hại một phía gốc, sau đó lan ra quanh gốc. Vỏ bị phá hại hoàn toàn theo một đường vòng tròn, cành khô đi, bộ lá vàng nhanh chóng, đồng thơi xuất hiện hoa trái vụ ra nhiều đợt trong năm. + Bệnh tàn lụi (Citrus Blight) nguyên nhân do Phoma tracheiphila. Theo Walter Reuther và các cộng sự [71] Cây bị bệnh thường các cành ngoài bị chết khô và các lá cũng bị chết do các nấm đã làm tắc mạch dẫn. Bệnh xâm nhiễm ở gốc và rễ, cây bị bệnh nhanh bị héo rũ và chết toàn bộ. Còn nếu bênh xâm nhiễm ở phần trên tán thì cành khô và lá rụng chậm hơn. Cắt ngang tiết diện thân gỗ cho thấy các mô dẫn biến màu hồng hoặc màu đỏ da cam. Bào tử có màu đen mọc dày ở dưới biểu bì của các cành nhỏ. +Bệnh đốm dầu gây hại trên lá cam quýt phổ biến ở Cuba và Floria năm 1915 làm năng suất giảm đáng kể từ 25 - 45 %. Theo J.O.Whiteside [55] triệu chứng của bệnh rất dễ nhìn thấy trên bề mặt lá xuất hiện đốm vàng sau đó lan truyền cả mặt sau lá, khi bị hại nặng các đốm chuyển sang màu đen và sau một thời gian dài gây rụng lá. Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Mycospharella citri bào tử chủ yếu tồn tại trên những lá rụng. Biện pháp phòng trừ là sử dụng dầu khoáng để phun là có hiệu quả nhất. 2.1.2 Nghiên cứu về bệnh thán thư + Bệnh thán thư hại cam do nấm Colletotrichum gloeosporiodes. Theo tác giả J.O.Whiteside [55] nấm Colletotrichum gloeosporiodes là một loại nấm gây hại phổ biến trên lá,hoa, cành, đốm quả cam, chúng thường là nguyên nhân gây vết thương mô tế bào. Một số trường hợp khác chúng là nguyên nhân gây rụng quả non và các bệnh về thối quả sau thu hoạch. Theo G.E.Brown (1994) [47] trong điều kiện ẩm ướt các khối bào tử của nấm Colletotrichum gloeosporiodes phát triển có màu hồng hoặc màu hồng nhạt. Bệnh thán thư thường gây vết thương trên bề mặt lớp vỏ quả tạo nên màu xám bạc. Phòng trừ đối với bệnh tác giả đề xuất cần làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng tạo hình, tỉa cành vô hiệu hợp lý để cây thông thoáng, sử dụng các loại thuốc hoá học và bảo quan quả dưới điều kiện lạnh. Tác giả L.W.Timmer [61] chuyên nghiên cứu về chu trình của nấm Colletotrichum spp trên quả cam sau thu hoạch và sự tồn tại của nấm C.acutatum. Quá trình nghiên cứu ông cho rằng nấm Colletotrichum spp là nguyên nhân gây tàn lụi cam quýt ở những nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Bệnh thán thư còn xuất hiện trên hầu hết các loại cây trồng trong sản xuất, giai đoạn tồn tại chủ yếu của nấm là sống hoại sinh trên mô chết hay tàn dư cây trồng, chính vì vậy có thể thường xuyên thấy sự xuất hiện của nấm thường xuyên trên đồng ruộng. Theo David và các cộng sự [45] sự rối loạn trên quả cam là do rất nhiều nguyên nhân nhau như : sém nắng, thán thư, thối do Botrytis, tổn thương do gió, tổn thương do phun thuốc, giá lạnh v.v.. nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư chúng thường tấn công gây hại cành non, cành yếu trong giai đọan khí hậu mưa ẩm ướt, vùng chúng xâm nhiểm mạnh thường là vỏ và lá non. Tác giả G.E. Brown [47] nhận xét rằng loài nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại chủ yếu trong thời gian quả chín.Triệu chứng trên lá là những đốm vòng. Bảo tử đươc sản sinh trong đĩa cành chúng thường định dạnh ở trên những cành ngoài tán. Các bào tử phát sinh từ các mảnh gỗ chết và bay vào không khí sau đó được lưu giữ lại trong đất. Điều kiện thích hợp để bào tử tấn công gây hại là thời kỳ ấm và mùa mưa mùa hè. Mật độ của các dòng Colletotrichum gloeosporioides Theo J.P.Agostini,L.W.Timmer, and D.J.Mitchell [56] các tác giả đã phân nhóm bệnh thán thư gây hại cam gồm các nhóm như: nhóm gây rụng lá, quả non (PFD), nhóm làm chậm phát triển (SGO), nhóm làm hoa xám (FGG). Ngoài các bệnh hại trên, nhiều tác giả khác trên thế giới cũng đã nghiên cứu xác định tác nhiều bệnh hại khác trên cây cam như là bệnh Muội đen (Capnodium citri), bệnh Phấn trắng (Oidium sp), bệnh khô cành (Diplodia matalensis), v.v. 2.2 Những nghiên cứu trong nước 2.2.1 Nghiên cứu về thành phần bệnh cam Nghiên cứu bệnh cây có múi ở Việt nam đã được nhiều cơ quan tiến hành. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật,1998 [33] cho thấy trên cây cam ở nước ta có 13 loại bệnh gây hại chính. Các loại bệnh thường bắt gặp đó là bệnh vàng lá greening, bệnh tristeza, bệnh thán thư, bệnh loét, v.v. + Bệnh vàng lá greening là một trong nhưng bệnh gây hại chủ yếu trên cây có múi ở nước ta. Tác giả Lâm Quang Phổ, 1980 [13] nhận xét bệnh greening xuất hiện sớm trên nông trường Sông con, năm 1964 trạm đã điều tra trên nhiều địa phương kết quả cho thấy vùng đất xấu, có mạch ngầm cao, chăm sóc kém...đều làm cho bệnh phát triển nhanh. Các nông trường Cao Phong, Bố Hạ, Sông Con đều tập trung tiến hành làm các thí nghiệm thí nghiệm như : tăng cường chăm sóc, bón phân vi lượng, khử chua cho đất đều có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh trong một thời gian nhất định. ở nước ta từ những năm 1960 và bệnh greening có nguy cơ huỷ diệt toàn bộ vườn cam quýt bưởi. Năm 1988 Cục bảo vệ thực vật và Viện Bảo vệ thực vật phối hợp với Trung tâm cây ăn quả ở Phú Hộ, Trung tâm cây ăn quả Xuân Mai, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu và thống nhất rằng, bệnh vàng lá greening gây hại cam quýt, bưởi là bệnh nguy hiểm nhất cần phải được nghiên cứu để phòng trừ. Từ năm 1990 đến nay Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành điều tra theo dõi ở nhưng vùng trồng cây có múi chính miền Bắc. Kết quả cho thấy bệnh greening đã xuất hiện có mặt khắp các vùng trồng cam quýt trên cả nước. Theo Hoàng Chủng Lằm,1995.[10] bệnh greening lây lan trên quy mô lớn trong sản xuất là do ghép mắt mang mầm bệnh và rầy chổng cánh Diaphorina citri truyền bệnh. Rầy Diaphorina citri có mặt ở hầu hết các vùng trồng cam quýt và có khả năng truyền bệnh với mức độ cao ở các pha trưởng thành và rầy non. Những vườn cam quýt tuổi 4 đến tuổi 5 bệnh vàng lá Greening có thể xuất hiện thành tụ điểm từ 4 - 10 cây, còn có những vườn lâu năm hơn (từ 10 - 15 tuổi) bệnh có thể lây lan khắp toàn vườn. Bệnh vàng lá gân xanh (Greening) là một bệnh hại khá nghiêm trọng cho nhiều nước trồng cam quýt trên thế giới, đây là bệnh do vi khuẩn gram âm mà trước đây một số người cho siêu vi trùng (Virus) hoặc Mycosplasma. Bệnh lan truyền do côn trùng môi giới hoặc cây giống nhiễm bệnh. ở đồng bằng sông Cửu Long bệnh hại rất nghiêm trọng trên các loại quýt đường, quýt tiêu, cam canh, cam mật và canh, bưởi. Theo Hà Minh Trung và các cộng sự [33] bệnh greening đã lây lan khắp cả vùng Đông và Nam phi, vùng Châu á từ Pakistan đến Trung quốc. Bệnh được mô tả lần đầu tiên ở Trung quốc vào năm 1929 với tên là Huanglongbin. Khi nghiên cứu bệnh greening trên khắp cả nước ông đã điều tra và cho thấy ở Phủ Quỳ-Nghệ An bệnh chiếm 56,4%. Tác giả Vũ Triệu Mân [12] đã mô tả lá non, búp non thường có triệu chứng đốm vàng, thịt lá vàng còn gân lá vẫn xanh. Lá nhỏ và thô cứng, cành lộc ngắn, sớm rụng, cây tàn dần vài năm sau có thể chết rễ thối mục. Triệu chứng dễ nhầm với các bệnh do môi trường. Để phòng trừ bệnh Greening người ta sử dụng phương pháp vi ghép để nhân cây sạch trong nhà màu cách ly côn trùng. Chọn giống cam kháng bệnh, sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra cây sạch bệnh. Chồi ghép có thể xử lý bằng kháng sinh Tetracycline nồng độ 1000ppm trong 30 phút trước ghép. Các biện pháp phòng trừ bệnh Greening, theo các tác giả Hà Minh Trung và CTV, 1998 [22] bệnh rất khó phòng trừ, để phục vụ tốt cho sản xuất cần phải tạo ra các nguồn cây giống sạch bệnh. Chính vì vậy từ năm 1999 các tác giả đã tiến hành biện pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng để tạo ra các nguồn giống sạch bệnh và xây dựng các mô hình vườn cam, quýt sạch bệnh tại Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An. Đồng thời để phòng chống bệnh greening có hiệu quả cao trong sản xuất đại trà, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ban điều hành chương trình giống - công nghệ cao, công nghệ nhân và sản xuất giống cây trồng, giống cây lâm nghiệp và giống vật nuôi năm 2002 [28] đã đề ra quy trình công nghệ sản xuất cây giống cây có múi sạch bệnh, tạo cây đầu dòng sạch bệnh bằng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng Theo Nguyễn Minh Châu [2] bệnh vàng lá greening trên cây có múi hay còn gọi là bệnh Huanglongbin (HLB) đã và đang gây hại cho cây có múi ở nhiều nước Châu á, Châu phi. Gần đây, ở Nhật, bệnh HLB đã xuất hiện ở đảo Okiniwa, nơi gần Đài loan nhất,ở úc cho rằng sớm muộn gì rầy chổng cánh từ Indonesia cũng sẽ xâm nhập phía bắc úc và gây bệnh HLB cho cây có múi ở úc. Do đó, úc rất quan tâm nghiên cứu bệnh HLB (mặc dù chưa có bệnh). Tác giả cho biết thông tin từ hội thảo về bệnh HLB với các chuyên gia nước Pháp, úc, Nam phi, Indonesia, Thái lan và Việt nam đã tổ chức tại Hà nội. Nghiên cứu về phương pháp nhận diện vi sinh vật gây bệnh vàng greening ở lá tác giả Trần Nhân Dũng và các cộng sự [5 ], [6] đã đánh giá: Sản lượng và chất lượng cây có múi ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh vàng lá gân xanh. Rầy chổng cánh Diaphorina citri kuwayama có mặt khắp nơi trên vùng cây có múi đồng bằng Sông Cửu Long. Để kiểm tra tác nhân vi sinh vật có trong cơ thể rầy chổng cánh tác giả đã sử dụng phương pháp kỹ thuật PCR. Bên cạnh đó Ông ._.đã thu thập các mẩu rể còn sót lại sau khi đã phá bỏ vườn bị bệnh vàng lá để phân tích. Các mẩu được giám định bằng kỹ thuật PCR cho thấy các mẩu rể dương tính. Điều đó chứng minh vi sinh vật vẫn còn tồn tại sống sót lại trong rễ cây tồn dư trên đồng ruộng. Theo Hoàng Chúng Lằm [10] Bệnh vàng lá cam ở miền Bắc có một số bệnh triệu chứng gần giống nhau gây ra, như bệnh greening, tristeza, exocortis, psorosis, trong đó bệnh greening chiếm khoảng 80%. Bệnh Greening gây hại trên tất cả các giống cam, quýt chủ đạo trong sản xuất và một số giống nhập nội được ghép trên gốc bưởi và Cleopatra. Bệnh gây hại nặng trên giống Sông Con, Hamlin và Danci. Bệnh lây lan trên quy mô lớn trong sản xuất là do ghép mắt mang mầm bệnh và rầy D.citri truyền bệnh. D.citri có mặt ở hầu hết các vùng trồng cam, quýt và có khả năng truyền bệnh với mức độ cao ở các pha trưởng thành và rầy non. Chỉ cần hút nhiễm 15 phút, ủ bệnh 8 ngày D.citri có thể trở thành vector truyền bệnh greening suốt đời. Thời gian hút truyền của D.Citri càng dài, số lượng rầy truyền bệnh càng lớn thì tỷ lệ cây có triệu chứng bệnh càng cao và thời gian ủ bệnh trong cây càng ngắn. Trong 3 thời vụ truyền bệnh, vụ xuân và thu cho tỷ lệ cây có triệu chứng bệnh cao, vụ hè thấp hơn. Tác giả Cao Hồng Phú [14] đánh giá bệnh Greening là một trong những loại bệnh nguy hiểm gây hại trên cây có múi. Cho đến hiện nay chưa có biện pháp nào hữu hiệu trừ được bệnh Greening. Con đường phòng bệnh tốt nhất là tạo ra các giống sạch bệnh Greening và phun thuốc diệt các con môi giới truyền bệnh nhằm hạn chế sự lây nhiễm. Rầy chổng cánh Diaphoria citri là môi giới truyền bệnh greening châu á rất nguy hiểm. Cùng với các đơn vị nghiên cứu trong cả nước Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học (Trường Đại học Cần Thơ) đưa vào ứng dụng kỹ thuật PRC (Polymerase Chain Reaction) chẩn đoán bệnh vàng lá gân xanh có tính năng phòng và trị bệnh thối rễ trên cây (Báo nông nghiệp Việt Nam [24]), giúp phát hiện sớm bệnh trong vài ngày sau khi cây bị nhiễm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan trong vườn ươm, vườn cây ăn trái. Kỹ thuật được thực hiện theo quy trình: lấy mẫu lá có triệu chứng lốm đốm vàng hoặc lá non rồi trích ADN từ gân lá, gây phản ứng bằng các dung dịch trong bộ thí nghiệm (Kits) để chạy PCR. Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng thử nghiệm thành công việc trồng xen ổi Xá lị trong vườn cam sành, hạn chế được rầy chổng cánh, rầy mềm gây bệnh vàng lá gân xanh và trái chín ngược cho cây. Qua thực nghiệm, ổi được trồng xen với cây cam giống sạch bệnh theo phương thức cứ trồng một cây ổi thì trồng cây cam kế cạnh khoảng cách 1,5m, hàng này cách hàng kia 1,5m. Với mật độ trồng 60 cây cam và 60 cây ổi trên diện tích 1.000m2, trong 16 tháng cam ra lá non 6 lần, không có rầy chổng cánh, rầy mềm xuất hiện trong vườn, cam tươi tốt không bị bệnh, do trong lá ổi "có chất đặc biệt" xua đuổi rầy, nên chúng hầu như không xuất hiện trong vườn cam. Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) cũng đã đưa ra thị trường sản phẩm chứa nấm Trichoderma (tên thương mại là Trico - ĐHCT) có tính năng phòng và trị bệnh thối rễ trên cây cam, quýt do nấm Fusarium, nấm Phytophthora gây ra (làm thối gốc, thân và trái cây), đồng thời còn có khả năng trị được bệnh mốc hồng do nấm Corticium salmonicolor. Bệnh Tristeza theo Mai Văn Trị [21] Là một trong những bệnh rất quan trọng trên cây có múi. Trên thế giới người ta đã thống kê diện tích bị thiệt hại do vi rút tristeza là rất lớn, chúng tiêu hủy hàng loạt, đặc biệt là trên cây được ghép trên gốc cam chua. ở đồng bằng sông Cửu long bệnh xuất hiện nhiều trên chanh giấy, hiếm thấy bệnh này xảy ra trên cam mật, theo các chuyên gia nước ngoài thì cam mật kháng được bệnh tristeza. Tuy nhiên cũng theo các chuyên gia nước ngoài thì cam mật kháng được bệnh tristeza ở đồng bằng sông Cửu long là dòng nhẹ, chúng chỉ gây hiện tượng đốm trong trên gân lá, ít gây ảnh hưởng đến cây. tác nhân do virus dạng sợi (2x10 - 11 mm) tập trung và làm hỏng mạch dẫn libe trong cây xuống rễ làm cây suy yếu và phát triển kém. triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào dòng vius gây ra. Dòng gây vàng lá cây con, gây lùn và vàng lá nặng trên cây giống thuộc giống chanh eureka. Dòng gây sọc lõm gỗ, làm cây bị lùn, có dạng bụi, lá thưa nhỏ,tròn vùng giữa thânbị vàng trái nhỏ méo mó, vỏ dầy gỗ trên thân và cành có sọc lõm dài. Dòng gây chét đọt, lá non có đốm trong, sọc lõm nặng trên thân và cành, cây lùn,chết đọt rồi chết cây triệu chứng gân trong. Sự mất màu của gân chính hay phụ trên các lá non, chúng tạo ra những đoạn gân bị sưng lên khi quan sát dưới ánh sáng mặt trời, đây là triệu chứng điển hình của bệnh Tristeza. Triệu chứng rộ thân vius tristeza làm rối loạn hoạt động của tầng sinh gỗ, lan dần ra nhánh, thân cuống lá làm lõm vào trên thân. Triệu chứng gân lồi (vein corking): làm hóa bần các gân lá có thể thấy được trên bề mặt của phiến lá bằng mắt thường. Triệu chứng này chưa điển hình cho bệnh, và có thể thấy trên bệnh greening hay triệu chứng thiếu bo. Triệu chứng gân cong (vein cupping): triệu chứng này làm lá bị cong bị cong nhẹ trên bề mặt của lá ở những cây bị bệnh, gây ra hiện tượng lá cong như thìa. Triệu chứng cằn cỗi: bệnh gây ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh trưởng, dẫn đến làm chết cây. Bệnh lây lan qua mắt tháp hoặc do các loài rệp chích hút như rệp cam nâu (Toxoptera citrricidus) hay rệp cam đen (Toxoptera aurantii) hoặc rệp bông (Aphis gossyii). Về phòng trừ sử dụng cây con sạch bệnh từ các vườn ươm được kiểm định, diệt các loại rệp truyền bệnh bằng thuốc trừ sâu, có thể phun ngừa theo các đợt lá, chồi non. Sử dụng các loại thuốc như: Supracide,selecron +Bệnh chảy gôm hại cam Theo Đỗ Đình Đức [7] Nấm Phytophthora parasitica, phân bố gây hại khắp các vùng trồng cam và gây thối gốc, chảy gôm, thối rể, nấm ít gây hại phần cao của thân. Nhiệt độ thuận lợi để nấm phát triển là từ 300C - 350C. Nhiệt độ thuận lợi để nấm phát triển là từ 250C - 280C. Phòng trừ nên sử dụng gốc ghép chống bệnh, xử lý hạt gốc ghép trước khi gieo bằng nước nóng 520C. Chọn đất chưa trồng cam để lập vườn ươm. Tưới nước hợp lý, lên luống cao bảo đảm vườn ươm đủ ẩm nhưng không úng nước. Nếu vườn ươm bị nặng phun Aliette 80 WP pha nồng độ 0,4% phun với lượng nước thuốc đã pha là 600 -800 lít/ha. Nên ghép cao 20 - 40 cm. Vùng đất dưới tán cây phải khô ráo. Điều tra vườn cam thường xuyên những cây bị chớm bệnh cần phun Aliet để phòng. Đối với những cây bị thối nặng ở thân và gốc dùng giao cạo sạch vỏ sau đó quýet hỗn hợp boóc đô tỷ lệ 1phần CuSO4 + 1phần vôi tôi +15-20 phần nước. Hoặc quét Aliett 80WP 20%. Theo Nguyễn Thị Thông [17] Nấm Phytophthora sp gây nên các triệu chứng trên cây cam quýt: Chảy gôm, thối rễ, thối nâu quả, thối thân. Các triệu chứng gây hại trên đều làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, năng suất, chất lượng quả. Nấm Phytophthora sp không chỉ gây hại trên cây họ cam, quýt mà còn có phổ ký chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: khoai tây, cà chua, thuốc lá, ớt v.v.. Trong vườn ươm, nhất là loại cây làm gốc ghép bệnh chảy gôm có thể gây chết từng cây hoặc từng đám. Rễ đầu tiên bị thối, cây héo vàng và chết. Trong vườn cam sản xuất bệnh còn hại cả trên rễ, thân và cành. Trên rễ bệnh thường gây các vết thâm đen, sau đó lan ra toàn bộ rễ và có thể làm chết cây. Trên thân và cành bệnh gây hiện tượng chảy gôm. Ban đầu phần tiếp giáp với mặt đất xuất hiện các vết đốm màu nâu đen thấm nước, sau đó gây nứt thân, cành và chảy gôm có thể dẫn đến bị loét vỏ. Phần tiếp giáp với vỏ cây chuyển màu, đôi khi phát hiện có các vạch nhỏ màu đen dọc theo thân cây. Bệnh nặng làm cho lá cây bị vàng và rụng rất nhiều. Các tài liệu cũng xác nhận trên quả nấm Phytophthora gây thối cuống quả, sau lan vào trong thịt quả và làm cho quả dễ rụng. Theo Trần Quang Hùng [9] sử dụng Fosetyl-al là loại thuốc trừ nấm bệnh tác dụng nội hấp. Thuốc được chế biến thành dạng bột thấm nước 80% (Aliette 80 wp). Loại Aliette 80WP pha nước ở nồng độ 0,3% phun trừ bệnh chất ẻo hồ tiêu (Phytophthora palmivora), ở nồng độ 0,25 % phun trừ bệnh thối nõn dứa (Phytophthora parasitica), bệnh Phytophthora hại cao su, cam, quýt, bưởi và một số cây ăn quả khác. + Bệnh loét cam Xanthomonas citri (Hasse) Dowson Theo Vũ Triệu Mân [12] Bệnh loét phá hại cam, quýt ở tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất, làm rụng quả, lá, cây cằn cọc chóng bị tàn. ở vườm ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễ chết. Quả bị bệnh có phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được. Nhiều nước trồng cam, quýt trên thế giới đã cấm nhập những cây, mắt ghép và quả bị bệnh. Bệnh phá hại ở nhiều nước và đã phát triển thành dịch ở khắp các vùng châu á nhiệt đới - Thái Bình Dương (ấn Độ, Srilanca, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản…). Bệnh còn thấy ở các nước châu Mỹ, châu Phi, Mỹ, Braxin, Urugoay, Achentina, Nam Phi, ý, Madagasca, Nga và ở các nước vùng Địa Trung Hải như Hy Lạp. ở nước ta, bệnh phá hại phổ biến ở tất cả các vùng trồng cam, quýt, gây thiệt hại đáng kể, làm ảnh hưởng tới nguồn hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Triệu chứng bệnh Bệnh phá hại ở tất cả các bộ phận cây trên mặt đất, triệu chứng bệnh thay đổi tuỳ theo cơ quan bị bệnh. ở lá non, triệu chứng bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trắng vàng, thường thấy ở mặt dưới lá. Sau đó vết bệnh mở rộng hơn, phá vỡ biểu bì mặt dới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Mặt trên lá chỗ vết bệnh cũng hơi nổi gờ nhưng không phá vỡ biểu bì, xung quanh vết bệnh có các quầng tròn dạng giọt dầu màu vàng hoặc xanh tối. Sau 2-3 tuần lễ, vết bệnh phát triển thành loét hình tròn, màu nâu xám. Khi vết bệnh loét già hoá gỗ, rắn lại thì hình dạng vẫn tròn hoặc không định hình, mặt dưới sù sì giống như hải miên, mặt trên vết bệnh có lớp màng hơi sù sì nứt nẻ màu xám tro. Độ lớn của vết bệnh thay đổi tuỳ theo loại cam quýt. Vết loét có thể có đường kính 12mm ở cây bởi chùm, 8mm ở cây bởi và 2-5mm ở những giống cam quýt khác. Vết bệnh loét thường nối liền nhau ở chỗ vết sâu cắn hoặc ven đường sâu vẽ bùa phá hại. Lá bệnh không biến đổi hình dạng (khác với bệnh sẹo) nhng dễ rụng. Biện pháp phòng trừ trừ bệnh loét cam phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh, biện pháp canh tác và phun thuốc bảo vệ theo một hệ thống tổng hợp trên cơ sở sử dụng giống chống bệnh, cây giống khoẻ, thường xuyên tỉa lá, cành bị bệnh ở trong vườn ươm đem đốt hoặc chôn sâu. Mùa xuân, hè thu, cần phun thuốc bảo vệ. Phải dùng các gốc ghép và các mắt ghép không bị bệnh, kháng bệnh. Theo Trần Thế Tục [18] Cách phòng trừ tốt nhất là làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ các lá cành bị bệnh đem đốt. Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non. Phun boocdo -1%, Zineb -0,5/1%. Theo Nguyễn Kim Chiến [3] Thuốc Sumi-8 (25) có hiệu lực phòng trừ bệnh loét hại cam rất cao, có thể sử dụng được cho phòng trừ trong sản xuất. Thuốc Kasuran, Tilt 250 EC có hiệu lực thấp hơn Sumi-8 có khả năng hạn chế sự phát triển của bệnh. Zineb và CuSO4 Baycor hiệu lực rất kém có thể thay bằng một số thuốc có hiệu lực cao + Bệnh sẹo cây có múi (Elsinoe fawcettii Bil. et Jenk.) Theo Vũ Triệu Mân [12] Triệu chứng bệnh trên lá non, vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ màu vàng, dạng giọt dầu hơi nổi gờ, vết bệnh to dần màu hồng nâu, xung quanh có quầng vàng hẹp. Vết bệnh thường lồi lên hình chóp, nổi lên trên bề mặt lá, mặt dưới lá hơi lõm vào. Vết bệnh có thể nằm riêng rẽ hoặc nối liền nhau. Vết bệnh thường hoá bần và kích thước thường nhỏ hơn 3mm. Khi bệnh nặng phiến lá bị biến hình, co đểm hoặc nhăn nheo, cằn cỗi.Trên thân cành vết bệnh thường lớn hơn, nằm rời rạc hoặc dày đặc, làm cành khô chết hoặc thúc đẩy các chồi nách. Quả bị bệnh dị hình, nhỏ, vỏ dày, không ăn sâu vào trong. Nguyên nhân gây bệnh Nấm Elsinoe fawcettii Bil. et Jenk. thuộc lớp Nấm Túi. Tuy vậy, ở nước ta bệnh vẫn phát triển được quanh năm do độ ẩm cao và sự hình thành lộc rải rác quanh năm. Bệnh bắt đầu phát triển từ mùa xuân tăng dần ở mùa hạ, mùa thu, đến mùa đông khô hanh bệnh ít hoặc ngừng hẳn. Biện pháp phòng trừ bắt đầu vào mùa xuân cần tạo hình cắt tỉa lá bệnh, vệ sinh vờn quả để tiêu diệt nguồn bệnh và tạo điều kiện thoáng gió cho vờn cây. Vệ sinh vườn quả ngay sau khi thu hoạch. Chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, tránh ứ đọng nước và cách ly xa vườn quả.Không trồng cây con bị bệnh.Trước khi trồng gieo hạt gốc có thể xử lý bằng dung dịch Borac 5% trong thời gian 3 - 5 phút. Bón phân cân đối để khống chế cam ra lộc rải rác kéo dài. Phun thuôc phòng bệnh vào các đợt: sắp ra lộc xuân, sau khi rụng hoa, thời kỳ quả non,... và các đợt lộc hạ, lộc thu... Zineb 80WP (1kg/ha), Topsin M 70WP (50 - 100g/100lít nước).Những loại thuốc chưa dùng cần được khảo nghiệm. +Bệnh đốm dầu do nấm Mycospharella citri Theo Nguyễn Minh Thảo[16] đã mô tả triệu chứng bệnh trên cam vùng Phủ Quỳ, Nghệ An. Đầu tiên vết bệnh xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng sáng dưới mặt lá, nhìn qua ánh sáng thấy có quầng vàng, sau đó phát triển to dần chuyển sang màu nâu đen, làm cho tế bào thịt lá có màu nâu khô tạo ra vết bệnh láng bóng như mỡ gọi là “vết dầu loang hay” gọi là “đốm dầu”. Sự xâm nhiễm của bệnh đốm dầu phía dưới mặt lá, triệu chứng rõ ở lá bánh tẻ, lá già, khi lá bị bệnh nặng rụng xuống gốc, gặp thời tiết nóng và ẩm rất thích hợp cho lây nhiễm. Tác nhân gây bệnh đốm dầu do nấm Mycospharella Citri. Lịch phát sinh phát triển lịch đốm dầu gồm có hai giai đoạn. Giai đoạn 1: khi lá khô bị bệnh rụng xuống gốc. Giai đoạn 2: khi lá đã ổn định. Tất cả các giống cam, quýt đều bị bệnh nặng, các giống chanh và bưởi bị bệnh nhẹ hơn. Bệnh đốm dầu gây hại nặng trên lá cành xuân, cành hè, cành thu, song gây hại nặng nhất là cành xuân. Thuốc phòng trừ bệnh đốm dầu là Bóoc đô, Kasuran. Hàng năm từ tháng 12, 1, 2, 3 quét lá khô rụng xuống gốc đem đốt để tiêu diệt nguồn bệnh. Tháng 3, 4 phun phòng bệnh đốm dầu lần 1, lần 2 vào khoảng tháng 4, 5 và lần 3 vào tháng 8, 9 với các loại thuốc Bóoc đô 1%, Kasuran 0,2%. +Bệnh phấn trắng: (Oidium sp) là một loại bệnh phá hại phổ biến ở nhiều nước đặc biệt là ở các nước như Thái lan, Malaixia, Philippins [31] Bệnh này cũng được ghi nhận ở California nhưng chưa thấy ở Nhật bản. Bệnh phấn trắng là loại bệnh gây hại quan trọng ở vườn ươm cây có múi hơn so với vườn cây lấy quả. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trên lá, chồi non và thân. nấm gây bệnh phấn trắng thường phát triển trên bề mặt các bộ phận của cây. Triệu chứng đầu tiên thường khởi phát từ những chồi non ở gần mặt đất. Các bộ phận bị nấm tấn công thì được bao phủ bởi một lớp bụi phấn màu trắng, đó là các cành bào tử nấm. Trong trường hợp bị nhiễm nặng, các lá bị hại có thể bị co lại và dễ rụng, các chồi non bị chết. ở trên cây lớn, bệnh gây nên sự rụng trái non, trái chưa thành thục. Mức độ hại của bệnh còn tùy thuộc vào giống cây. Tuy nhiên phần lớn các giống quýt, cam mật, chanh, bưởi... đều nhiễm bệnh. Biện pháp phòng trừ là sử dụng các loại thuốc bột có lưu huỳnh như Kumulus, Okesunfulac có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh. Liều lượng sử dụng như khuyến cáo trên bao bì. + Bệnh khô cành Theo Bernd Pett và cộng sự [15] nghiên cứu các đối tượng sâu bệnh hai vùng Phủ Quỳ, Nghệ An từ năm 1999- 2002. Các mẩu vật được phân lập tại phòng thí nghiêm bệnh cây Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ, Ông đã đánh giá: Bệnh khô cành thường gây hại cam, quýt trên 5 tuổi ở Nghĩa đàn, Nghệ An. Chúng ta nên phân biệt giữa bệnh khô cành do nấm và bệnh khô cành gây ra bởi những nguyên nhân khác như: Bệnh greening, thối rễ. Nấm có thể xâm nhiễm vào hầu hết các phần trên của các loài cây có múi và gây hại trên lộc non, lá non và phần thân non. Bệnh khô cành trở nên nghiêm trọng trong điều kiện mưa lớn và ẩm ướt. Bởi vậy, những cành bị nhiễm bệnh có thể bị héo trước khi chết. Trên lá và cành xuất hiện các chấm chết hoại. Bệnh gây chết cành cũng có thể xuất hiện một số loại nấm khác, trong đó chủ yếu là nấm Fusarium spp và Lasiodiplodia theobromae (syn. Diplodia natalesis). Biện pháp phòng trừ : Sử dụng những loại thuốc Antracol (0,3%), Ridomil (0,3%), Aliette (0,3%), Dung dịch Bóoc đô (1%). Có thể phun một năm 2 lần (vào tháng 3 và tháng 6) nên kết hợp phun thuốc chống bệnh khô cành với các loại nấm bệnh khác. Vệ sinh đồng ruộng cũng là một biện pháp quan trọng, cắt những cành bệnh đưa ra ngoài vườn đem đốt, tạo cho cây thông thoáng, phát triển.. 2.2.2 Nghiên cứu về bệnh thán thư Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gleosporiodes gây ra trên có múi cũng đã được nhiều tác giả và cơ quan nghiên cứu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Theo Trương Quang Anh [1], nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz là nguyên nhân gây ra bệnh thán thư trên cây cam Sành tại Bắc Quang - Hà Giang và vùng phụ cận. Các biện pháp kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh thán thư trong sản xuất cam Sành. Bệnh hại nặng trên giống cam Sành chiết, hại nhẹ hơn trên giống cam Sành ghép. Cam Sành nhiều năm tuổi (6 năm) bệnh thán thư gây hại nặng hơn so với cây ít năm tuổi (1 - 2 năm). Để phòng trừ bệnh thán thư trên cam Sành, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nêu trên tác giả đã đề xuất cần chú ý phòng trừ bệnh bằng một số thuốc hoá học có hiệu quả cao khi cần thiết. Theo từ điển bảo vệ thực vật [32] Bệnh thán thư tên gọi chung cho nhóm bệnh cây do các loài nấm Gleosporium và Colletotrium. Triệu chứng bệnh thán thư có đặc trưng điển hình là vết bệnh dạng đốm tròn hoặc bất kỳ, có viền chung quanh màu nâu đỏ. Vết đốm có thể nứt, lõm sâu trên thân, quả nhiều loài cây trồng khác nhau. Phòng trừ cần chú ý vệ sinh thực vật, tiêu hủy tàn dư cây, luân canh, xử lý hạt giống bằng thuốc trừ bệnh, phun thuốc cho cây (các loại thuốc nhóm cacbamat), trồng các giống kháng. Theo Nguyễn Văn Tuất (1997) [20] Nấm Colletotrichum gây thán thư cho nhiều loại cây trồng ở nước ta. Viện bảo vệ thực vật cho biết bệnh thán thư còn có mặt trên tất cả các vùng trồng cam, chanh, quýt, bưởi ở nước ta. Bệnh phát sinh phát triển vào mùa hè cho đến hết năm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, quả và cành. Có 3 nhóm bệnh thán thư trên cây có múi, thán thư làm rụng hoa, thán thư trên cành và thán thư sau thu hoạch. Bệnh thán thư làm rụng hoa xảy ra trên tất cả các giống cây có múi và gây thiệt hại rất nặng, trong khi bệnh thán thư trên chanh chỉ xảy ra trên chanh giấy. Tạo thành các đốm bệnh có màu nâu cam trên cánh hoa, làm rụng hoa để lại cuống, đài hoa. Trên trái bưởi vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào, vết bệnh có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử nấm màu đen. Bệnh thán thư trên chanh làm ảnh hưởng đến hoa, lá non và trái, vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng nâu, sau lớn dần, xung quanh viền nâu đậm, giữa vết bệnh màu nâu đậm vết bệnh biến động từ nhỏ đến lớn, trên vết bệnh có nhiều bào tử nâu đen tạo thành những vòng đồng tâm, lá và trái thường bị rụng, cành bị trơ làm khô đầu cành. Biện pháp phòng trừ cần chú ý cắt tỉa, loại bỏ những cành nhiễm bệnh, giúp vườn cây thông thoáng. Phun thuốc phòng ngừa vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa và trước khi mùa mưa đến bằng các loại thuốc như: Benomyl, Maneb, Daconil, Antracol. 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 Địa điểm nghiên cứu + Phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh cây, Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội. + Một số vườn trồng cây có múi tại Công ty cây ăn quả 19/5, Nông trường Xuân thành, Nông Trường Cờ đỏ, Nông trường 1/5. - Thời gian thực tập: từ 1/1/2009 đến 30/6/2009. 3.2 Vật liệu nghiên cứu - Các giống cam trồng tại các cơ sở trên. + Tuổi cây từ 1 đến 8 năm tuổi. + Trên các giông cam thí nghiệm: Cam Sông con, cam Valencia, cam Vân Du. - Môi trường nuôi cấy: WA, PDA, PCA, Czapeck. - Mẫu bệnh hại là mẫu bệnh thu nhập ngoài đồng ruộng, mẫu bệnh con tươi mới, có vết bệnh điển hình. - Các dụng cụ thiết yếu trong phòng khí nghiệm: Hộp petri, que cây nấm khuẩn, tủ định ôn, phòng nuôi cây nấm khuẩn, tủ định ổn, phòng nuôi cây nấm, các loại cố thuỷ tinh, ống đong, bình đựng mức, nồi hấp, tủ lạnh, kính hiểm vi quang học..v.v.. 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Điều tra thành phần bệnh hại cây cam 3.3.1.1 Phương pháp điều tra - Điều tra theo phương pháp nghiên cứu BVTV (Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung, Viện bảo vệ thực vật, 1999). + Điều tra mỗi vườn 5 điểm, mỗi điểm 3 cây, mỗi cây điều tra theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng một cành, mỗi cành điều tra 30 lá ngẫu nhiên. + Quan sát triệu chứng bệnh trên cây có múi tại các cơ sở trên, đánh giá mức độ phổ biến của bệnh trên ruộng điều tra. + Phân cấp bệnh trên lá (thân, quả): + < 10% số cây bị bệnh ++ 10% - 25% số cây bị bệnh +++ >25% - 50% số cây bị bệnh 3.3.1.2 Phương pháp điều tra diễn biến bệnh Điều tra định kỳ 15 ngày 1 lần, theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy 3 cây, mỗi cây điều tra theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng lấy một cành, mỗi cành lấy 30 lá ngẫu nhiên. 3.3.2 Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng sự phát sinh, phát triển của bệnh thán thư 3.3.2.1 ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát triển bệnh thán thư hại cam -Điều tra trên các vườn trồng cam quýt ở Công ty cây ăn quả 19/5,Nông trường xuân thành, Nông trường 3/2, Nông trường 1/5. - Giống điều tra: Cam Vân Du -Thu thập số liệu khí tượng vùng Phủ Quỳ, Nghệ An 3.3.2.2 ảnh hưởng của hướng cây, tầng lá đến sự phát triển của bệnh thán thư trên giống cam - Giống điều tra: Cam Vân Du 3.3.2.3 Mức độ hại bệnh của thán thư ở một số vùng trồng cây cam quýt - Điểm điều tra trên các vườn trồng cam quýt ở Công ty cây ăn quả 19/5, Nông trường xuân thành, Nông trường 3/2, Nông trường 1/5. - Giống điều tra: Cam sông con, cam valencia, cam Vân Du, quýt PQ1 3.3.2.4 ảnh hưởng của giống và loại cây có múi đến bệnh thán thư - Giống thí nghiệm: - Mỗi công thức 15 cây - Chỉ tiêu theo dõi: TLB % và CSB % qua các thời kỳ điều tra. 3.3.2.5 ảnh hưởng của tuổi cây đến bệnh thán thư - Giống thí nghiệm: Cam Vân Du, ở các độ tuổi 1 năm đến 6 năm - Mỗi công thức 15 cây - Chỉ tiêu theo dõi: TLB % và CSB % qua các thời kỳ điều tra. 3.3.2.6 ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thán thư - Thí nghiệm với hai công thức + Công thức 1: Mật độ trồng (4x5m) + Công thức 2: Mật độ trồng (3 x 3 m) - Giống thí nghiệm Cam Vân Du - Mỗi công thức 15 cây - Chỉ tiêu theo dõi: TLB % và CSB % qua các thời kỳ điều tra. 3.3.2.7 ảnh hưởng của biện pháp làm cỏ đối với bệnh thán thư - Thí nghiệm với hai công thức + Công thức 1: Làm cỏ + Công thức 2: Không làm cỏ Giống thí nghiệm là Cam Vân Du Mỗi công thức 15 cây. Chỉ tiêu theo dõi: TLB % và CSB % qua các thời kỳ điều tra 3.3.2.8 ảnh hưởng của liều lượng đạm đến bệnh thán thư - Thí nghiệm với hai công thức Công thức 1: Lượng đạm urê là 350 kg /ha. Công thức 2: Lượng đạm urê là 250kg/ha. Giống thí nghiệm Cam sông con, mỗi công thức 15 cây. Chỉ tiêu theo dõi: TLB % và CSB % qua các thời kỳ điều tra 3.3.2.9 ảnh hưởng của thuốc hoá học đến bệnh thán thư - Thí nghiệm với bốn loại thuốc là Ridomil MZ 72 BHN, Aliette 80WP, Champion 77WP, oxyclorua đồng 30 WP Giống thí nghiệm là cam Vân Du, Có 5 công thức mỗi công thức 15 cây,nhắc lại 3 lần + Công thức 1: thuốc Ridomil MZ 72 BHN 0.3% + Công thức 2: thuốc Aliette 80 WP 0,3% + Công thức 3: thuốc Champion 77WP 0.3% + Công thức 4: thuốc oxyclorua đồng 30 WP 0.7% + Công thức 5: đối chứng không phun thuốc - Thuốc được phun bằng bình bơm tay 10 lít của Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1, điều tra bệnh hại trước khi phun 1 ngày và điều tra sau khi phun 5 ngày, 7 ngày, 14 ngày. - Chỉ tiêu theo dõi: TLB % và CSB % qua các thời kỳ điều tra 3.4 Phương pháp nghiên cứu bệnh hại trong phòng 3.4.1 Mô tả đặc điểm của bệnh thán thư hại cây cam Thu thập mẩu bệnh lá, cành, hoa, bị bệnh thán thư ngẩu nhiên trên đồng ruộng đưa về phòng phân tích, mô tả đặc điểm triệu chứng,so sánh với một số bệnh hại khác. Đối với cành thu thập số lượng 200 cành sau đó tiến hành phân loại các nhóm theo các mức sau: + Chiều dài cành - Nhóm I : 0-10 cm - Nhóm II: 10-20 cm - Nhóm III: 20-30 cm - Nhóm IV: 30-40 cm - Nhóm V: > 40 cm + Đường kính cành - Nhóm I: 2-4mm - Nhóm II: 4-6mm - Nhóm III: 6-10mm 3.4.2 Phân lập và nuôi cấy nấm Colletotrichum gloeosporioides trên các môi trường nhân tạo 3.4.2.1 Phương pháp để ẩm Sau khi điều tra thu thập mẫu bệnh (lá, thân, cành, quả) ngoài đồng ruộng chúng tôi chọn mâu bệnh có triệu chứng điển hình rửa sách đất cát, cắt thành mẫu thích hợp để trong hôpk Petri có lót giấy ẩm, để ở nhiệt độ thích hợp sau 2- 3 ngày có độ ẩm thường xuyên, đem kiểm tra dưới kính hiểm vi để xác định sơ bộ tác nhân gây bệnh. 3.4.2.2 Phương pháp điều chế môi trường Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các loại môi trường nhân tạo PDA, PCA, Czapeck, WA. * Môi trường PDA Thành phần + Khoai tây: 200gram + Agar: 20 gram + Đ ường glucose: 20gram + Nước cất: 1000 ml Điều chế môi trường: Khoai tây gọt sạch vỏ, thát lát mỏng, đem đun sôi với nước cất 30 phút, sau đó lọc bằng vải mỏng qua phễu. Nước lọc cho thêm nước cất đủ 1000 ml đem đun sôi lại. Cho vào lần lượt, Agar khuấy đều cho tan hết, sau đó đổ môi trường vào bình tam giác, hay ống nghiệm có đậy nút giây bạc (Bình tam giác, ống nghiệm, hộp petri đã được rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ 1800C trong hai giờ). Sau đó đem khử trùng trong nồi hấp áp suất 1,5 atm (1210C) trong 30 phút. Môi trường đã khử trùng dùng để phân lập hoặc nuôi cấy nấm, có thể bảo quản trong tủ lạnh. * Môi trường PCA Thành phần: + Khoai tây: 15gram + Agar: 20 gram + Cà rốt: 10gram + Nước cất: 1000ml Cách điều chế (1000ml): tương tự như môi trường PDA * Môi trường Czapeck Thành phần + Saccarose: 20gram + NaNO3: 1gram + MgSO4: 0,5gram + FeCl3: 0,01 gram + KCl: 0,5 gram + Agar: 20gram + Nước cất: 1000ml Cách điều chế : Đong đủ 1000ml nước cất đem đun sôi, rồi cho lần lượt các hoá chất đã được cân đủ lượng vào, khuấy đều cho tan hết, sau đó đổ môi trường vào bình tam giác hay ống nghiệm có đậy nút gấy bạc (bình tam giác, ống nghiệm, hộp petri đã được rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ 1080C trong hai giờ). Rồi đem khử trùng trong nồi hấp, cách khử trùng tương tự trong môi trường PDA * Môi trường WA Thành phần: + Agar 20gram + Nước cất: 1000ml Cách điều chế : Đun tan Agar trong nước cất sau đó khử trùng. Cách làm tương tự các môi trường trên. 3.4.2.3 Phương pháp phân lập Mẫu bệnh điển hình tươi mới ngoài đồng ruộng chúng tôi đem về phân lập và nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo trong phòng thí nhiệm để tạo được nguồn nấm thuần khiết (Isolate) làm vật liệu nghiên cứu. - Các phân lập mẫu bệnh: + Bệnh phân lập lấy từ các vết trên lá (thân, cành, quả) có triệu chứng điển hình còn tươi mới đưa về phòng thí nghiệm rửa sạch đất bụi bằng nước máy. Dùng dao đã khử trùng miếng cắt (0,2 - 0,3) miếng cắt có phần mô khoẻ và mô bệnh sau đó khử trùng trong dung dịch HgCl2 0,1 % trong 1 phút tiếp tục rửa sạch bằng nước cất 2 đến 3 lần, rồi thấm khô bằng giấy lọc vô trùng. Dùng que cấy khử trùng (dùng cồn đốt lên ngọn lửa) để nguội cấy mô lên môi trường nhân tạo. Sau khi nấm mọc tiến hành cắt đầu sợi nấm cấy truyền sang các ống nghiệm khác từ 4 - 5 ống cho khi thu được nguồn nấm thuần khiết (Isolate). Quan sát đặc điểm hình thái, màu sắc sợi nấm. Khi đã có nấm, tản nấm và bào tử phân sinh, cành bào tử và các cấu trúc của nấm. Khi đã có nấm thuần khiết, tiến hành các thí nhiệm trong phòng. 3.4.3 Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cam Sau khi đã tạo được nguồn nấm thuần khiết (Isolate), chúng tôi tiến hành các thí nhiệm lây bệnh nhân tạo trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng. - Từ các cây bị nhiễm bệnh nhân tạo hình thành triệu chứng rõ ràng, chúng tôi tiến hành phân lập lại mô bệnh trên môi trường nhân tạo (theo quy tắc Koch). - Miêu tả, so sánh đặc điểm và hình thái và màu sắc của sợi nấm, tản nấm, đĩa cảnh, kích thước đĩa cành và bào tử nấm gây bệnh thán thư trên cây cam Vân du và nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cam, quýt. - Dựa vào các đặc điểm về hình dạng, màu sắc kích thước bào tử, đĩa cành, sợi nấm và tản nấm để xác định loài nấm gây bệnh thán thư trên cây cam Vân du, (căn cứ vào các tài liệu phân loại của Barnett và hunter (1998). 3.4.4 Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo bệnh thán thư hại cam Colletotrichum gloeosporioides Phương pháp: Trước khi lây, tiến hành cắt bông thành những miếng nhỏ (kích thước 30 x 50 mm) đặt lên băng dính. Sau đó tạo dung dịch bào tử trong nước cất vô trùng đảm bảo nồng độ 10000 bào tử /ml . Tiếp theo dùng kim nhọn sát thương nhẹ tại điểm cần lây rồi phun hoặc nhỏ dung dịch bào tử lên bề mặt sát thương, ngay sau đó dán miếng bông đã thấm nước cất vô trùng vào vị trí lây. Với lây không sát thương chúng tôi tiến hành các bước tương tự nhưng không tạo nên vết thương cơ giới. Chỉ tiêu theo dõi: số lá (quả) lây bệnh, số lá (quả) phát bệnh, ngày lây bệnh, ngày phát bệnh, tính TLB % và thời kỳ tiềm dục (ngày). Mỗi công thức lây 20 lá Công thức đối chứng: 20 lá lây bằng nước cất vô trùng. 3.4.5 ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides - Sử dụng các nguồn nấm thán thư thuần khiết (isolate). Cấy nấm vào giữa hộp peri (đường kính lỗ đục 5mm) trên các môi trường PCA, PDA, Czapeck. Mỗi môi trường có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại có 03 hộp peri. Chỉ tiêu theo dõi: + Hình thái, màu sắc tản nấm. + Đo đường kính tản nấm (mm) sau cấy 2, 4, 6, 8 ngày.Tính sự phát triển của tản nấm (%) trên diện tích hộp petri đường kính 90 mm 3.4.6 ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng khác nhau đến kích thước bào tử Colletotrichum gloeosporioides Dùng nguồn nấm thuần khiết (Isolate), cấy vào giữa các hộp petri có chứa các môi trường khác nhau (đường kính lỗ đục 5 mm). + Công thức 1: Môi trường PCA + Công thức 2: Môi trường PDA + Công thức 3: Môi trường Cazpeck Mỗi công thức có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 hộp petri. Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian xuất hiện bào tử nấm (ngày), đo chiều dài, chiều rộng của các bào tử, mỗi công thứ._.----------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 66.4893 4.74924 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN4N FILE PH 2/ 6/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 su phat trien cua nam o cac nguong PH khac nhau VARIATE V004 DKTN4N DUONG KINH TAN NAM SAU 4 NGAY NUOI CAY VOI DO PH KHAC NHAU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PH$ 4 276.071 69.0177 44.22 0.000 2 * RESIDUAL 10 15.6067 1.56067 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 291.677 20.8341 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN6N FILE PH 2/ 6/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 su phat trien cua nam o cac nguong PH khac nhau VARIATE V005 DKTN6N DUONG KINH TAN NAM SAU 6 NGAY NUOI CAY VOI DO PH KHAC NHAU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PH$ 4 465.556 116.389 94.06 0.000 2 * RESIDUAL 10 12.3734 1.23734 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 477.929 34.1378 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN8N FILE PH 2/ 6/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 su phat trien cua nam o cac nguong PH khac nhau VARIATE V006 DKTN8N DUONG KINH TAN NAM SAU 8 NGAY NUOI CAY VOI DO PH KHAC NH---------------------------------------------------------------------------- PH$ NOS DTTN2N DKTN4N DKTN6N DKTN8N 4 3 25.2333 31.2000 44.5667 56.4000 5 3 25.9000 39.0000 55.7333 69.9333 6 3 29.4667 41.6333 56.3333 75.0333 7 3 29.4000 43.9000 61.3667 72.4000 8 3 25.8667 39.5000 56.8667 73.7333 SE(N= 3) 0.696659 0.721264 0.642219 0.944458 5%LSD 10DF 2.19520 2.27273 2.02365 2.97602 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PH 2/ 6/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 su phat trien cua nam o cac nguong PH khac nhau F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PH$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DTTN2N 15 27.173 2.1793 1.2066 4.4 0.0027 DKTN4N 15 39.047 4.5644 1.2493 3.2 0.0000 DKTN6N 15 54.973 5.8428 1.1124 2.0 0.0000 DKTN8N 15 69.500 7.1364 1.6358 2.4 0.0000 Summary statistics: Variable name: DTTN2N N: 15 No. of missing: 0 Minimum: 23.600 Maximum: 30.200 Range: 6.600 Mean: 27.173 Sum: 407.600 Variance: 4.749 Std dev.: 2.179 CV: 0.080 Variable name: DKTN4N N: 15 No. of missing: 0 Minimum: 30.000 Maximum: 45.000 Range: 15.000 Mean: 39.047 Sum: 585.700 Variance: 20.834 Std dev.: 4.564 CV: 0.117 Variable name: DKTN6N N: 15 No. of missing: 0 Minimum: 44.500 Maximum: 63.300 Range: 18.800 Mean: 54.973 Sum: 824.600 Variance: 34.138 Std dev.: 5.843 CV: 0.106 Variable name: DKTN8N N: 15 No. of missing: 0 Minimum: 55.600 Maximum: 77.100 Range: 21.500 Mean: 69.500 Sum: 1042.500 Variance: 50.929 Std dev.: 7.136 CV: 0.103 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 2N FILE KHTP 31/ 5/** 11:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 THI NGHIEM THUOC TRONG PHONG VARIATE V003 2N 2NGAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 162.356 40.5890 95.43 0.000 2 * RESIDUAL 10 4.25333 .425333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 166.609 11.9007 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 4N FILE KHTP 31/ 5/** 11:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 THI NGHIEM THUOC TRONG PHONG VARIATE V004 4N 4NGAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 771.937 192.984 588.36 0.000 2 * RESIDUAL 10 3.28004 .328004 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 775.217 55.3727 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 6N FILE KHTP 31/ 5/** 11:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 THI NGHIEM THUOC TRONG PHONG VARIATE V005 6N 6NGAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1699.92 424.979 490.73 0.000 2 * RESIDUAL 10 8.66005 .866005 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1708.58 122.041 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 8N FILE KHTP 31/ 5/** 11:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 THI NGHIEM THUOC TRONG PHONG VARIATE V006 8N 8NGAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 3570.70 892.674 820.47 0.000 2 * RESIDUAL 10 10.8800 1.08800 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 3581.58 255.827 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KHTP 31/ 5/** 11:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 THI NGHIEM THUOC TRONG PHONG MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS 2N 4N 6N 8N Ridomil 3 14.5333 18.6333 23.8667 31.0333 Aliet 3 17.8667 24.7000 27.7667 34.6000 Champion 3 20.7667 32.4667 36.4000 46.7333 Oxycloruadon 3 22.1333 35.3333 44.1000 55.0000 dc 3 23.8333 38.1000 53.0667 73.9333 SE(N= 3) 0.376534 0.330658 0.537279 0.602219 5%LSD 10DF 1.18647 1.04192 1.69298 1.89761 ------------------------------------------------------------------------------- Summary statistics: Variable name: 2N N: 15 No. of missing: 0 Minimum: 14.300 Maximum: 24.800 Range: 10.500 Mean: 19.827 Sum: 297.400 Variance: 11.901 Std dev.: 3.450 CV: 0.174 Variable name: 4N N: 15 No. of missing: 0 Minimum: 18.000 Maximum: 38.600 Range: 20.600 Mean: 29.847 Sum: 447.700 Variance: 55.373 Std dev.: 7.441 CV: 0.249 Variable name: 6N N: 15 No. of missing: 0 Minimum: 22.100 Maximum: 53.300 Range: 31.200 Mean: 37.040 Sum: 555.600 Variance: 122.041 Std dev.: 11.047 CV: 0.298 Variable name: 8N N: 15 No. of missing: 0 Minimum: 30.700 Maximum: 74.700 Range: 44.000 Mean: 48.260 Sum: 723.900 Variance: 255.827 Std dev.: 15.995 CV: 0.331 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KHTP 31/ 5/** 11:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 THI NGHIEM THUOC TRONG PHONG F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 2N 15 19.827 3.4497 0.65218 3.3 0.0000 4N 15 29.847 7.4413 0.57272 1.9 0.0000 6N 15 37.040 11.047 0.93059 2.5 0.0000 8N 15 48.260 15.995 1.0431 2.2 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN2N FILE ND1 2/ 6/** 8: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANH HUONG CUA NHIET DO DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES VARIATE V003 DKTN2N duong kinh tan nam sau 2 ngay nuoi cay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 238.971 59.7427 18.74 0.000 2 * RESIDUAL 10 31.8867 3.18867 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 270.857 19.3470 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN4N FILE ND1 2/ 6/** 8: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ANH HUONG CUA NHIET DO DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES VARIATE V004 DKTN4N duong kinh tan nam sau 4 ngay nuoi cay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 872.603 218.151 195.94 0.000 2 * RESIDUAL 10 11.1334 1.11334 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 883.736 63.1240 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN6N FILE ND1 2/ 6/** 8: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ANH HUONG CUA NHIET DO DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES VARIATE V005 DKTN6N duong kinh tan nam sau 6 ngay nuoi cay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1782.18 445.545 183.70 0.000 2 * RESIDUAL 10 24.2534 2.42534 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1806.43 129.031 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN8N FILE ND1 2/ 6/** 8: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 ANH HUONG CUA NHIET DO DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES VARIATE V006 DKTN8N duong kinh tan nam sau 8 ngay nuoi cay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 2841.34 710.334 277.69 0.000 2 * RESIDUAL 10 25.5802 2.55802 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 2866.92 204.780 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ND1 2/ 6/** 8: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 ANH HUONG CUA NHIET DO DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DKTN2N DKTN4N DKTN6N DKTN8N 15 3 20.2333 22.1000 27.7333 33.2000 20 3 22.9000 30.2333 45.1667 52.2333 25 3 30.7000 41.1000 55.1667 63.2000 30 3 29.8000 43.1667 56.8667 71.9667 35 3 25.3000 33.2000 37.7333 43.4667 SE(N= 3) 1.03096 0.609192 0.899136 0.923403 5%LSD 10DF 3.24861 1.91958 2.83321 2.90968 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ND1 2/ 6/** 8: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 ANH HUONG CUA NHIET DO DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DKTN2N 15 25.787 4.3985 1.7857 6.9 0.0002 DKTN4N 15 33.960 7.9451 1.0552 3.1 0.0000 DKTN6N 15 44.533 11.359 1.5573 3.5 0.0000 DKTN8N 15 52.813 14.310 1.5994 3.0 0.0000 Summary statistics: Variable name: LN N: 15 No. of missing: 1 Minimum: 1.000 Maximum: 3.000 Range: 2.000 Mean: 2.000 Sum: 30.000 Variance: 0.714 Std dev.: 0.845 CV: 0.423 Variable name: DKTN2N N: 15 No. of missing: 1 Minimum: 16.700 Maximum: 32.000 Range: 15.300 Mean: 25.787 Sum: 386.800 Variance: 19.347 Std dev.: 4.399 CV: 0.171 Variable name: DKTN4N N: 15 No. of missing: 1 Minimum: 20.400 Maximum: 43.400 Range: 23.000 Mean: 33.960 Sum: 509.400 Variance: 63.124 Std dev.: 7.945 CV: 0.234 Variable name: DKTN6N N: 15 No. of missing: 1 Minimum: 25.700 Maximum: 58.700 Range: 33.000 Mean: 44.533 Sum: 668.000 Variance: 129.031 Std dev.: 11.359 CV: 0.255 Variable name: DKTN8N N: 15 No. of missing: 1 Minimum: 32.000 Maximum: 72.700 Range: 40.700 Mean: 52.813 Sum: 792.200 Variance: 204.780 Std dev.: 14.310 CV: 0.271 Summary statistics: Variable name: NL N: 6 No. of missing: 0 Minimum: 1.000 Maximum: 3.000 Range: 2.000 Mean: 2.000 Sum: 12.000 Variance: 0.800 Std dev.: 0.894 CV: 0.447 Variable name: DKTN2N N: 6 No. of missing: 0 Minimum: 25.200 Maximum: 28.700 Range: 3.500 Mean: 26.350 Sum: 158.100 Variance: 2.483 Std dev.: 1.576 CV: 0.060 Variable name: DKTN4N N: 6 No. of missing: 0 Minimum: 34.500 Maximum: 41.600 Range: 7.100 Mean: 37.983 Sum: 227.900 Variance: 13.022 Std dev.: 3.609 CV: 0.095 Variable name: DKTN6N N: 6 No. of missing: 0 Minimum: 45.000 Maximum: 58.700 Range: 13.700 Mean: 52.067 Sum: 312.400 Variance: 43.263 Std dev.: 6.577 CV: 0.126 Variable name: DKTN8N N: 6 No. of missing: 0 Minimum: 48.600 Maximum: 74.000 Range: 25.400 Mean: 61.550 Sum: 369.300 Variance: 183.175 Std dev.: 13.534 CV: 0.220 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN2N FILE AS1 2/ 6/** 16:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANH HUONG CUA ANH SANG DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES VARIATE V003 DKTN2N DUONG KINH TAN NAM SAU 2NGAY NUOI CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 7.48167 7.48167 6.07 0.069 2 * RESIDUAL 4 4.93333 1.23333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 12.4150 2.48300 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN4N FILE AS1 2/ 6/** 16:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 ANH HUONG CUA ANH SANG DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES VARIATE V004 DKTN4N DUONG KINH TAN NAM SAU 4 NGAY NUOI CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 64.6817 64.6817 606.40 0.000 2 * RESIDUAL 4.426660 .106665 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 65.1083 13.0217 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN6N FILE AS1 2/ 6/** 16:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 ANH HUONG CUA ANH SANG DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES VARIATE V005 DKTN6N DUONG KINH TAN NAM SAU 6 NGAY NUOI CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 213.607 213.607 315.67 0.000 2 * RESIDUAL 4 2.70668 .676669 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 216.313 43.2627 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTN8N FILE AS1 2/ 6/** 16:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 ANH HUONG CUA ANH SANG DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES VARIATE V006 DKTN8N DUONG KINH TAN NAM SAU 8 NGAY NUOI CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 915.135 915.135 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 4.740066 .185017 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 5 915.875 183.175 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AS1 2/ 6/** 16:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 ANH HUONG CUA ANH SANG DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DKTN2N DKTN4N DKTN6N DKTN8N T 3 25.2333 34.7000 46.1000 49.2000 1/2S+1/2S 3 27.4667 41.2667 58.0333 73.9000 SE(N= 3) 0.641179 0.188560 0.474928 0.248339 5%LSD 4DF 2.51329 0.739116 1.86161 0.973435 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE AS1 2/ 6/** 16:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 ANH HUONG CUA ANH SANG DEN SU PHAT TRIEN CUA NAM C.GLOEOSPORIOIDES F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 6) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DKTN2N 6 26.350 1.5758 1.1106 4.2 0.0693 DKTN4N 6 37.983 3.6086 0.32660 0.9 0.0002 DKTN6N 6 52.067 6.5774 0.82260 1.6 0.0004 DKTN8N 6 61.550 13.534 0.43014 0.7 0.0001 Summary statistics: Variable name: NL N: 9 No. of missing: 0 Minimum: 1.000 Maximum: 2.000 Range: 1.000 Mean: 1.444 Sum: 13.000 Variance: 0.278 Std dev.: 0.527 CV: 0.365 Variable name: DKC N: 9 No. of missing: 0 Minimum: 43.000 Maximum: 112.000 Range: 69.000 Mean: 66.667 Sum: 600.000 Variance: 1058.500 Std dev.: 32.535 CV: 0.488 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE DKC 2/ 6/** 18:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 DUONG KINH CANH BENH ANOVA FOR SINGLE EFFECT - N$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB DKC 4225.0 2 3.0000 6 1408.33 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKC 2/ 6/** 18:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 DUONG KINH CANH BENH MEANS FOR EFFECT N$ ------------------------------------------------------------------------------- N$ NOS DKC 2-4 3 45.0000 4-6 3 110.000 6-10 3 45.0000 SE(N= 3) 1.00000 5%LSD 6DF 3.45916 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DKC 2/ 6/** 18:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 DUONG KINH CANH BENH F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |N$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DKC 9 66.667 32.535 1.7321 2.6 0.0000 Phụ lục 3: Kết quả điều tra khí hậu 10 năm (1991-2000) vùng Phủ Quỳ, Nghệ An TT Năm Nhiệt độ TB (oC) Nhiệt độ tối cao (oC) Nhiệt độ tối thấp (oC) Độ ẩm TB (%) Độ ẩm tối thấp (%) Tổng lượng mưa TB (mm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 24,3 22,0 22,8 23,8 23,4 23,3 24,1 24,8 23,9 23,7 29,0 28,1 26,2 27,6 28,0 29,4 28,8 29,6 28,2 28,5 21,5 20,3 20,1 21,1 20,6 21,6 21,1 21,5 20,8 20,9 85,0 85,0 76,5 79,0 85,0 85,0 86,0 83,0 84,0 84,7 69,2 68,0 60,5 70,6 68,5 69,4 68,5 64,3 64,8 67,0 1237,6 1418,2 1215,4 1717,0 1613,5 906,0 1743,3 1138,4 1388,5 1352,0 TB 23,6 28,3 20,9 83,3 67,0 1373,5 (Nguồn: Số liệu trạm khí tượng vùng Phủ Quỳ, Nghệ An.) Phụ lục 4: Số liệu khí tượng (Số liệu tại trạm khí tượng vùng Phủ Quỳ,Nghĩa đàn,Nghệ An.) Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2009. (Số liệu tại trạm khí tượng vùng Phủ Quỳ,Nghĩa đàn,Nghệ An.) Ngày TTB (oC) TX (oC) TN (oC) UTB (%) UN (%) Hướng Tốc độ mạnh Bốc hơi Mưa (mm) Nắng (h) 1 145 15.8 13.5 85 69 07 0.4 0 2 15.6 17.8 13.9 81 60 16 0.1 0.1 3 15.4 18.8 12.6 83 61 16 0 0.7 4 166 216 138 85 63 16 0 3.1 5 181 225 150 88 66 14 0 2.9 6 19.6 22.8 17.3 87 68 14 0 2.5 7 18.4 20.0 17.5 91 85 09 0 0 8 15.9 17.6 14.8 85 77 14 0 0 9 13.6 15.5 12.5 70 49 22 0 0 10 11.8 18.7 7.5 76 32 27 0 8.6 11 11.4 19.2 5.0 77 40 24 0 9.2 12 13.0 20.2 6.9 77 52 17 0 8.5 13 12.4 19.6 7.4 78 45 25 0 7.3 14 12.2 19.3 7.1 77 43 22 0 7.2 15 12.5 19.5 7.7 76 33 23 0 8.1 16 12.5 20.2 6.1 81 49 26 0 8.0 17 15.3 22.2 10.1 81 52 18 0 6.5 18 16.8 21.0 13.6 86 61 13 0 0.7 19 19.5 25.0 165 85 58 19 0 6.1 20 19.1 25.2 15.4 85 59 24 0 8.5 21 20.3 24.0 18.7 86 68 18 0 2.8 22 18.6 20.8 17.0 88 80 14 0 0.8 23 18.5 19.2 17.2 96 90 08 2.1 0 24 13.8 17.3 11.5 89 86 09 2.0 0 25 12.0 13.4 10.3 89 82 14 0 0 26 13.0 14.8 11.8 94 90 06 0.7 0 27 12.9 15.8 11.0 73 52 17 0 0 28 15.4 18.0 13.2 82 74 16 0 0 29 15.9 17.0 15.3 92 89 06 0.9 0 30 16.9 20.1 15.1 83 63 14 0 01 31 16.4 22.2 12.5 82 55 19 0 4.2 T.số 477.9 605.1 387.8 2588 1951 507 6.2 95.9 TB 15.4 19.5 12.5 83 63 16 0 3.1 Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2009. (Số liệu tại trạm khí tượng vùng Phủ Quỳ,Nghĩa đàn,Nghệ An.) Ngày TTB (oC) TX (oC) TN (oC) UTB (%) UN (%) Hướng Tốc độ mạnh Bốc hơi Mưa (mm) Nắng (h) 1 18.1 19.7 15.2 86 73 3 13 0 0 2 19.6 23.0 17.5 86 65 4 11 0 1.1 3 19.8 23.2 17.7 85 66 5 17 0 2.4 4 20.5 23.9 18.2 86 68 5 20 0 2.6 5 20.0 21.2 19.3 93 89 3 09 0 0 6 20.6 24.6 18.0 84 62 4 24 0 8.8 7 19.3 24.9 16.4 83 57 6 25 0 6.5 8 19.6 24.2 17.1 83 63 5 14 0 2.4 9 20.3 25.5 17.5 82 56 5 22 0 6.5 10 19.8 26.7 15.8 85 59 5 22 0 6.1 11 10.8 28.3 16.5 83 52 6 23 0 7.6 12 22.9 23.3 17.5 80 53 6 34 0 6.9 13 25.5 35.2 18.7 71 21 7 64 0 9.3 14 23.9 35.2 16.0 69 29 6 48 0 9.9 15 22.1 30.3 17.5 81 55 5 25 0 7.8 16 24.3 28.2 22.3 79 63 5 27 0 4.9 17 24.2 27.8 22.3 84 68 5 27 0 4.4 18 23.6 28.0 19.7 83 63 5 22 0 5.2 19 24.6 27.5 23.3 87 72 5 24 0 2.5 20 23.8 25.5 22.0 92 86 5 14 0.9 0 21 21.7 23.9 20.0 94 89 5 08 15 0 22 24.7 30.8 22.7 87 72 6 21 0 5.3 23 25.8 33.8 21.7 84 57 6 30 0 7.7 24 25.5 32.8 22.2 85 60 5 23 0 6.1 25 25.5 30.5 23.2 86 68 6 19 0 32 26 24.5 36.0 23.7 90 84 4 11 0 0 27 24.1 35.2 23.5 90 86 4 10 0 0 28 24.6 28.3 23.0 87 68 5 21 2.0 2.7 T.số 629.7 767.5 548.4 2365 1804 626 4.4 119.9 TB 22.5 27.4 19.6 84 64 22 4.3 Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2009. (Số liệu tại trạm khí tượng vùng Phủ Quỳ,Nghĩa đàn,Nghệ An.) Ngày TTB (oC) TX (oC) TN (oC) UTB (%) UN (%) Hướng Tốc độ mạnh Bốc hơi Mưa (mm) Nắng (h) 1 19.8 24.1 18.3 94 90 5 07 0.9 00 2 18.7 20.2 18.0 93 88 5 11 0.2 00 3 19.0 21.6 17.4 90 79 5 10 00 00 4 21.5 26.7 18.7 88 72 4 12 0.3 3.5 5 24.1 30.9 21.7 86 68 5 18 0 5.4 6 17.8 22.7 16.9 89 85 5 09 1.4 0 7 16.8 17.6 16.1 77 64 5 18 0 0 8 17.5 21.0 15.0 90 75 4 12 00 0 9 18.9 22.0 16.9 85 64 4 14 0.8 0 10 19.1 25.7 14.6 87 73 6 20 00 4.7 11 22.0 26.2 20.1 89 75 3 09 00 2.5 12 23.1 25.5 21.8 93 84 3 08 00 0 13 21.9 26.5 15.9 92 82 8 08 25.9 0 14 16.4 21.7 14.1 71 38 7 28 9.2 4.7 15 15.8 23.5 11.3 78 43 4 22 0 8.0 16 18.5 24.7 14.5 82 56 6 22 0 3.3 17 22.0 26.5 19.1 83 65 5 22 0 3.2 18 22.8 27.6 20.2 87 71 3 19 0 1.9 19 24.5 28.2 22.9 89 75 3 14 0.2 0.3 20 23.9 29.1 22.3 83 80 5 13 37.5 1.2 21 25.5 33.0 21.9 85 59 5 30 2.0 9.3 22 26.5 36.0 21.9 85 60 7 32 0 8.3 23 27.3 36.2 22.4 81 59 8 31 0 7.6 24 25.5 29.0 24.1 87 76 5 18 0 0.4 25 22.5 247 21.3 91 89 3 10 0.1 0 26 21.9 25.6 20.3 90 81 4 14 0.2 0.9 27 23.7 29.8 21.0 89 74 5 17 0.1 5.0 28 26.1 34.9 22.2 82 51 6 28 5.0 7.6 29 23.8 28.9 21.7 88 74 5 16 00 4.7 30 21.4 22.5 20.5 88 84 6 10 00 0 31 21.9 21.6 18.9 96 94 6 07 3.9 0 T.số 667.8 814.2 592.0 22698 2228 509 87.7 8.2 TB 21.5 26.3 19.1 87 72 16 2.2 Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2009. (Số liệu tại trạm khí tượng vùng Phủ Quỳ,Nghĩa đàn,Nghệ An.) Ngày TTB (oC) TX (oC) TN (oC) UTB (%) UN (%) Hướng Tốc độ mạnh Bốc hơi Mưa (mm) Nắng (h) 1 19.8 23.2 18.6 92 85 3 11 1.3 0.1 2 19.7 21.2 18.5 93 84 5 06 3.0 0 3 21.9 26.7 19.8 89 78 5 11 0 1.3 4 23.3 26.6 21.2 89 75 4 12 0 0 5 22.9 26.5 20.7 89 81 6 11 0 0 6 21.0 25.5 19.1 67 49 5 29 0 0.4 7 21.1 26.5 18.4 76 54 6 34 0 2.0 8 22.2 26.7 19.4 82 60 5 22 0 1.8 9 23.6 28.0 21.3 86 71 3 19 0 1.6 10 24.5 28.7 21.8 86 71 5 18 0 0.9 11 25.5 27.8 24.1 90 81 3 12 4.6 1.7 12 26.8 32.0 22.2 82 57 6 25 30.8 6.7 13 27.1 34.6 23.9 84 59 7 32 0 8.5 14 25.4 30.2 23.7 89 75 6 16 2.2 1.2 15 25.7 30.5 22.7 89 75 5 14 13.2 2.8 16 27.3 36.5 22.5 82 47 5 26 0 10.3 17 26.7 34.0 23.7 88 62 8 23 21.0 7.9 18 27.6 36.5 24.1 84 59 6 28 1.3 6.9 19 29.1 36.6 24.0 77 46 7 50 0 9.3 20 27.5 32.2 23.7 77 54 6 36 0 5.5 21 26.6 31.6 23.4 75 54 6 34 1.8 7.5 22 26.5 32.5 22.5 76 50 5 40 0 7.4 23 27.7 33.8 24.9 83 60 6 32 0 8.5 24 29.2 34.6 26.7 82 62 6 30 0 8.5 25 24.8 29.0 23.0 84 74 7 20 11.6 0 26 24.1 28.0 22.2 78 54 5 24 0 1.1 27 22.5 25.8 20.1 88 77 4 12 0 0 28 24.3 27.5 22.6 91 77 6 10 3.0 0.5 29 23.9 25.0 23.1 96 94 4 09 11.2 0 30 24.3 26.7 23.0 91 78 3 07 2.1 0.9 T.số 742.6 885.0 664.9 2535 2003 653 107.1 10.3 TB 24.8 29.5 22.2 85 67 22 3.4 Số liệu khí tượng tháng 5 năm 2009. (Số liệu tại trạm khí tượng vùng Phủ Quỳ,Nghĩa đàn,Nghệ An.) Ngày TTB (oC) TX (oC) TN (oC) UTB (%) UN (%) Hướng Tốc độ mạnh Bốc hơi Mưa (mm) Nắng (h) 1 24.7 27.8 22.8 89 78 5 16 0 1.4 2 24.8 27.4 22.5 83 65 5 23 1.4 7.2 3 23.7 28.6 20.8 85 66 4 20 1.4 3.5 4 24.2 29.4 20.5 82 63 5 22 0 2.0 5 24.7 30.6 20.7 82 53 4 24 0 6.5 6 25.4 30.5 22.7 86 64 4 19 0 3.8 7 26.5 31.0 23.4 94 64 5 23 35.5 4.9 8 26.9 31.5 24.9 89 73 5 16 50.5 3.2 9 27.5 30.7 25.9 87 75 4 18 0 0.1 10 28.3 32.5 26.1 85 67 6 20 0 5.1 11 27.9 32.5 25.5 85 66 6 26 0 8.4 12 28.2 31.5 26.5 83 70 6 29 0.8 7.2 13 27.3 31.7 24.8 84 61 6 29 7.8 8.1 14 27.0 31.0 24.6 90 71 5 15 13 4.3 15 25.9 30.0 24.4 94 88 5 14 29.7 4.5 16 27.2 32.2 24.6 91 72 5 16 335 5.7 17 27.8 32.9 25.4 87 67 5 20 0 6.5 18 27.9 34.5 23.7 87 62 10 19 30.8 6.8 19 27.6 34.0 23.8 87 65 5 20 4.4 8.2 20 27.6 31.9 25.7 85 74 5 16 0.6 1.7 21 25.7 28.6 23.1 92 80 8 12 57.5 2.1 22 25.8 29.5 23.3 90 76 5 16 44.1 4.9 23 27.2 32.3 24.1 87 68 5 20 34.8 7.4 24 27.7 33.2 24.3 84 61 5 22 0 7.8 25 28.0 33.5 24.9 85 61 5 26 0 8.6 26 285 335 26.3 86 63 5 23 1.3 6.2 27 28.9 34.5 26.2 87 63 4 26 0 7.4 28 30.0 35.0 27.0 81 60 6 32 0 9.2 29 24.6 30.5 23.7 90 82 6 13 29.2 9.1 30 24.8 27.7 22.6 80 68 3 13 0 9.1 31 26.5 31.0 23.6 81 63 4 21 0 8.1 T.số 828.8 973.5 748.4 2668 2109 629 353.6 179 TB 26.7 31.4 24.1 86 68 20 5.7 Số liệu khí tượng tháng 6 năm 2009. (Số liệu tại trạm khí tượng vùng Phủ Quỳ,Nghĩa đàn,Nghệ An.) Ngày TTB (oC) TX (oC) TN (oC) UTB (%) UN (%) Hướng Tốc độ mạnh Bốc hơi Mưa (mm) Nắng (h) 1 27.9 33.1 23.8 85 66 26 0 11.3 2 30.1 35.8 27.0 78 56 35 0 6.7 3 29.7 31.2 21.4 82 77 22 0 6.3 4 27.2 32.9 25.1 86 65 20 4.4 4.9 5 27.9 29.8 24.3 90 80 09 10 0.4 6 28.5 31.6 25.6 88 74 14 0 0.7 7 30.2 33.3 25.8 81 64 34 0.4 4.4 8 30.6 36.7 25.5 75 52 49 0 11.3 9 30.7 36.1 26.3 71 50 49 0 9.4 10 30.8 37.0 25.5 75 50 51 0 8.6 11 31.0 36.1 27.2 74 50 45 0 8.2 12 30.0 36.6 27.0 70 52 56 0 9.2 13 29.3 34.8 27.0 72 54 46 0 4.8 14 28.3 37.2 26.0 83 50 41 6.5 8.4 15 26.6 33.3 25.4 86 66 18 00 2.8 16 27.6 30.0 24.0 89 81 15 2.3 0 17 29.2 30.8 24.8 89 78 19 1.1 3.2 18 31.0 35.0 25.7 80 64 30 0 7.5 19 31.7 37.0 27.0 70 52 64 0 10.5 20 32.1 37.5 26.9 68 49 59 0 11.9 21 31.5 37.5 27.7 65 49 67 0 10.2 22 31.4 37.0 27.2 68 49 61 0 11.6 23 31.4 37.6 27.2 71 47 54 0 10.8 24 31.2 37.8 27.8 72 50 60 0 10.5 25 30.5 37.5 26.5 71 46 51 0 5.7 26 29.8 34.2 28.0 73 61 38 0 0 27 29.8 33.5 27.3 77 65 42 0 0.1 28 29.8 33.9 27.5 72 60 43 0 0.9 29 30.8 36.6 26.8 70 52 61 0 8.4 30 31.4 37.0 27.2 65 46 70 0 8.7 T.số 894.1 1048.4 789.5 2296 1755 1249 16.6 191.4 TB 29.8 34.9 26.3 77 59 42 6.4 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan