Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng Khu công nghiệp Tân Bình thành Khu công nghiệp thân thiện môi trường

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đ

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng Khu công nghiệp Tân Bình thành Khu công nghiệp thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước thải, chất thải rắn, khí thải…) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải). Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai. Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng khu công nghiệp Tân Bình thành khu công nghiệp thân thiện môi trường” là rất cần thiết. 1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Mục đích chủ yếu của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng KCN Tân Bình thành KCN TTMT” là tìm kiếm các giải pháp công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và quản lý KCN nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, giảm thiểu chất thải, tái sinh, tái chế chất thải hướng đến nền sinh thái công nghiệp bền vững. 1.3 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện từ ngày 01/10/2007 đến ngày 22/12/2007 và được áp dụng cho KCN Tân Bình – TP.HCM. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Thực trạng sản xuất, kinh doanh, hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại KCN, các nguồn phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau: Xác định loại hình hiện tại của KCN Tân Bình. Hiện trạng môi trường trong KCN Tân Bình. Xác định các hệ thống tiêu chí để xây dựng KCN TB thành KCN TTMT. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và QLMT để áp dụng cho KCN TB. Đánh giá triển vọng của mô hình. Xác định các lợi ích kinh tế – kỹ thuật – xã hội – môi trường mà KCN Tân Bình sẽ mang lại. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là: Phương pháp tổng hợp số liệu: Thừa kế thông tin và số liệu từ các nhà khoa học, các cơ quan môi trường, trung tâm nghiên cứu… Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường và sản xuất của KCN. Phương pháp đánh giá nhanh: Đánh giá diễn biến của thị trường trao đổi chất thải, khả năng hoạt động và những hiệu quả cơ bản mà thị trường mang lại. Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Phân tích và kiểm kê nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra( sản phẩm và chất thải). Phương pháp phân tích hệ thống . Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường, ban quản lý KCN. Phương pháp đánh giá tác động môi trường trong suốt quá trình sản xuất. 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học và dựa trên các cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đã được thực hiện. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các KCN hiện hữu. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay, đồng thời giảm bớt được chi phí xử lý cuối đường ống, tiết kiệm ngân sách của nhà nước. Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến nền công nghiệp sinh thái bền vững. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 2.1 ĐỊNH NGHĨA Định nghĩa chung tổng hợp và đầy đủ về mô hình KCN TTMT như sau : “KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, có hệ thống QLMT tiên tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước, có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và công nghiệp nhằm bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế – môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” Hoặc có thể định nghĩa ngắn gọn về mô hình KCN TTMT như sau : “KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng doanh nghiệp và tổng thể KCN thành KCN TTMT hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững và đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu phát triển bền vững.” 2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Nguyên tắc cơ bản của một KCN TTMT là “KCN có thể thực hiện được những việc mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không thể thực hiện được. Hiệu quả môi trường và kinh tế mà KCN mang lại lớn hơn gấp nhiều lần so với tổng hiệu quả đạt được của từng doanh nghiệp”. Khác với một KCN truyền thống, KCN TTMT có những đặc điểm sau: Giảm các tác động đến môi trường nhờ thay thế các nguyên vật liệu có tính độc hại bằng các nguyên vật liệu ít có tính độc hại hơn, trao đổi nguyên vật liệu và xử lý tập trung chất thải. Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất thông qua việc thiết kế và xây dựng hợp lý, cùng tạo ra năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái sinh. Bảo tồn nguyên vật liệu nhờ xây dựng và vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất một cách hiệu quả và tăng đến mức tối đa viêc áp dụng các giải pháp tái sử dụng, tái sinh và tái chế. Thiết lập mối liên kết( hay mạng lưới) giữa các doanh nghiệp với các nhà cung cấp và khách hàng trên một quy mô của môt khu vực, một vùng mà ở đó KCN TTMT đang được hình thành và phát triển. Liên tục cải thiện chất lượng môi trường của từng doanh nghiệp và của cả khu công nghiệp. Thiết lập hệ thống các quy định có tính linh động và khuyến khích doanh nghiệp tham gia và đạt mục tiêu đặt ra của KCN TTMT. Sử dụng công cụ kinh tế nhằm giảm thiểu sự phát sinh chất thải và ô nhiễm. Sử dụng hệ thống quản lý thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khép kín càng nhiều càng tốt dòng vật chất và năng lượng trong KCN TTMT. Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên về chiến lược mới, công cụ và công nghệ để cải thiện hệ thống. Định hướng thị trường để thu hút các nhà đầu tư thuộc loại hình CN và dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển KCN TTMT đã hoạch định ban đầu. 2.3 TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Từ định nghĩa trên đây, có thể xác định các tính chất đặc trưng chính của mô hình KCN TTMT như sau : KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT theo chiến lược trình tự và từng bước nhằm đạt được các tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao từ phân loại KCN TTMT bậc 1 đến phân loại KCN sinh thái. Trong đó, quy mô chuyển đổi có thể bao gồm: Quy mô phát huy nội lực ở từng doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang doanh nghiệp TTMT và KCN TTMT, hoặc quy mô phát huy sức mạnh tổng hợp của cả KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT. KCN TTMT là KCN sinh thái được xây dựng mới theo các nguyên tắc sinh thái công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập, đầu tư xây dựng, đến khi đi vào hoạt động và sau hoạt động. KCN TTMT được đánh giá, phân loại theo tiêu chí TTMT với các chỉ tiêu về năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi trường, khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô nhiễm và chất thải phát sinh. Trong đó, biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức thấp nhất là KCN TTMT (bậc 1) và mức cao nhất là khu công nghiệp sinh thái( đạt tiêu chuẩn TTMT bậc 4) KCN TTMT có hệ thống QLMT tiên tiến đảm bảo năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước như thi hành luật BVMT (công tác ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm định, công tác thanh – kiểm tra, công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng và môi trường quốc tế…), thi hành các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT… KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi hay xây dựng mới KCN sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát thải,trình độ kỹ thuật bảo vệ môi trường và khả năng trao đổi cộng sinh chất thải phù hợp với yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp. KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để đảm bảo kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường như yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp sản xuất sạch hơn từng phần. KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để đảm bảo thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp như yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao là áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng sinh chất thải hai chiều. KCN TTMT có trạng thái và năng lực phát triển bền vững được đánh giá tổng hợp là bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế – môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 2.4 CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA MÔ HÌNH KCN TTMT 2.4.1 Cơ sở khoa học Việc ứng dụng khái niệm, tiêu chí và mô hình KCN TTMT vào thực tiễn phát triển kinh tế xã hội là rất đúng đắn và có nhiều lợi ích cho nhận thức xã hội về sự nghiệp phát triển bền vững, cũng như để ban hành các cơ chế, chính sách nhà nước cần thiết nhằm có những điều chỉnh toàn diện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình KCN TTMT đã có các cơ sở khoa học vững chắc sau đây: Sự xuất hiện mầm mống của nền kinh tế chi thức tương lai đã làm sản sinh nhu cầu đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo hướng tiến bộ, văn minh và hiện đại nhằm phục ngày càng hiệu quả cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững phải được gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phải được thể chế hóa vào khuôn khổ đường lối, pháp luật và chính sách quản lý của nhà nước, mà thân thiện môi trường vừa là tiêu chí phát triển quá độ vừa là tiêu chí định hướng tương lai của phát triển bền vững. Đây là cơ sở khoa học quản lý của mô hình KCN TTMT. Vì vậy, việc ứng dụng mô hình KCN TTMT sẽ phải gắn liền với nhu cầu hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo yêu cầu phát triển bền vững, trong đó TTMT như nền tảng đạo đức và đạo lý xã hội được quy định tương ứng trong các cơ sở pháp lý và quản lý xã hội, mà như vậy sẽ kéo theo sự hoàn thiện cần thiết nền tảng xã hội theo hướng tiến bộ và văn minh. Trong xu hướng này, sẽ cần thiết phải có cơ sở quản lý hai chiều cứng và mềm bao gồm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch hành động, giải pháp, biện pháp. Các mô hình quản lý môi trường tiên tiến, linh hoạt và mềm dẻo, mà khi ứng dụng mô hình KCN TTMT cho các KCN tập trung, thì sự tiếp cận theo hướng trở lại sẽ đòi hỏi các KCN tập trung phải thực hiện các trương trình hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chí thân thiện môi trường như một nội dung cơ bản cần thực hiện để đạt được tiêu chuẩn TTMT tối thiểu và ngày càng cao hơn cho các KCN tập trung hiện nay. Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ cao, mới hiện nay (nhất là các kỹ thuật cao và có lợi cho môi trường) tạo nên các khả năng cần thiết để có thể giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế – xã hội, cơ chế thị trường và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Trong đó, các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường phát triển bền vững sẽ không chỉ được giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn có tính chất xung khắc và đối kháng về động lực phát triển (lợi ích), mà còn được giải quyết hài hòa theo hướng kiến tạo các mối quan hệ song hành và thúc đẩy lẫn nhau phát triển không ngừng (khoa học kinh tế – môi trường), gắn kết giữa quy hoạch và thể chế phát triển kinh tế với quy hoạch và thể chế bảo vệ môi trường, tái tạo và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, làm động lực chủ đạo có tác động trở lại để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cao. Đây là cơ sở khoa học – công nghệ của mô hình KCN TTMT. Ngoài các giải pháp kỹ thuật công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm ngày càng hiệu quả, bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường nhà nước quy định, thì sẽ còn gia tăng hàm lượng áp dụng công nghệ sạch, công nghệ mới, công nghệ tốt nhất và công nghệ có ít hoặc không có chất thải nhằm bảo đảm hiệu quả cao cho các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng. Các cơ sở khoa học về sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp sẽ là các tiêu chuẩn tương lai vững chắc của mô hình KCN TTMT. Có thể khẳng định rằng, sự phát triển của khoa học và công nghệ cao như nền tảng then chốt của nền kinh tế sẽ cho phép hiện thực hóa mô hình KCN TTMT vào thực tiễn công nghiệp hóa nhằm bảo đảm thành công của sự nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, khi ứng dụng mô hình KCN TTMT cho các khu công nghiệp tập trung, thì các khu công nghiệp này tất yếu sẽ phải tổ chức thực hiện chương trình phát triển khoa học – công nghệ cần thiết tại KCN như việc hoàn thành các giải pháp công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các giải pháp sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp nhằm bảo đảm tiêu chuẩn môi trường nhà nước và đạt được các phân loại TTMT ngày càng cao. Sự đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức KCN tập trung cũ, cổ điển và gây ô nhiễm là nhu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay theo tiêu chí phát triển bền vững. Trong đó, mô hình KCN sinh thái đã được nghiên cứu, phát hiện và triển khai ứng dụng thực tiễn trên cơ sở ứng dụng thuyết sinh thái công nghiệp hiện đại hóa. Tuy nhiên, mô hình này chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện tiến hành quá trình công nghiệp hóa quá độ hiện nay. Do đó, mô hình KCN TTMT vừa định hướng tương lai tiến tới mô hình KCN sinh thái, vừa phù hợp với các điều kiện phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ sẽ là lời giải mềm dẻo, phù hợp và cần thiết cho thực tiễn phát triển hiện nay và trong tương lai. Đây là cơ sở khoa học mô hình hóa của mô hình KCN TTMT. Vì vậy, các KCN tập trung được hình thành, xây dựng và phát triển lâu dài trong điều kiện cụ thể của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam, sẽ cần thiết phải áp dụng mô hình KCN TTMT và tiến đến mô hình KCN xanh – sạch – đẹp và KCN sinh thái trong tương lai. Trong đó, đòi hỏi các KCN tập trung phải thực hiện chương trình chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, bảo đảm trình độ tổ chức lực lượng và quan hệ sản xuất mới, gắn kết chặt chẽ với các nhu cầu BVMT phát triển bền vững, mà trước hết là bảo đảm thực thi nguyên tắc phát triển kinh tế xã hội gắn kết hài hòa với BVMT phát triển bền vững nhằm đạt được tiêu chuẩn thân thiện môi trường ngày càng cao hơn. Chương trình chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các KCN phải bao gồm sự đổi mới về thể chế, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, lựa chọn loại hình công nghiệp, mức độ và cơ cấu phát thải, lựa chọn công nghệ BVMT và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN theo yêu cầu phát triển bền vững. Như vậy, mô hình KCN TTMT có các cơ sở khoa học vững chắc và thực sự là mô hình tổ chức KCN tiên tiến kết hợp hài hòa giữa mô hình quản lý TTMT, mô hình khoa học – công nghệ cao và TTMT, cũng như mô hình tổ chức vận hành sản xuất kinh doanh TTMT cho việc xây dựng thành công và phát triển hiệu quả, ổn định, bền vững của các KCN tập trung. 2.4.2 Cơ sở pháp lý Mặc dù khái niệm và tiêu chí mô hình KCN TTMT mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, song xét theo các nội dung trong luật BVMT 1993, cũng như các nghị định số 175/CP, 143/CP, chiến lược và kế hoạch hành động BVMT quốc gia của chính phủ và các văn bản pháp quy dưới luật liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện luật BVMT, thì có thể khẳng định rằng khái niệm, tiêu chí và mô hình KCN TTMT đã có cơ sở pháp lý và quản lý khá đầy đủ cho việc tổ chức triển khai trong thực tiễn hiện nay. Bởi vì, luật BVMT đã có những quy định chặt chẽ về nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với môi trường, về nhiệm vụ phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, khắc phục, cải tạo suy thoái và sự cố môi trường, đồng thời khuyến khích việc ứng dụng công nghệ sạch và tiên tiến trong sản xuất, tiêu dùng và công tác BVMT nhằm bảo đảm phát triển bền vững kinh tế – xã hội. Trong thời gian này, các văn bản pháp quy nhà nước, tiêu chuẩn nhà nước và các tài liệu khoa học còn sử dụng khái niệm và tiêu chuẩn TTMT cụ thể cho các lĩnh vực công nghệ, nguyên liệu, sản phẩm, văn hóa và nếp sống xã hội… Dưới đây là một số văn bản pháp lý liên quan đến mô hình KCN TTMT: Quyết định số 64/2003/QĐ – TTg ngày 24/04/2003 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, có quy định cụ thể về việc áp dụng các thiết bị, công nghệ sản xuất thân thiện môi trường và dán nhãn môi trường cho sản phẩm (nhãn sinh thái hoặc thân thiện môi trường)…trong nhiệm vụ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Khoản 5, điều 3, 4 và 5 của quyết định trên). Quyết định số 256/2003/QĐ – TTg ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ về ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã có quy định cụ thể về việc phát triển khoa học - công nghệ, khuyến khích công tác xã hội hóa, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, đồng thời ban hành hàng loạt các chương trình trọng điểm quốc gia nhằm phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường. Trong hệ thống quản lý ISO 14000 đã có quy định về việc dán nhãn môi trường và đánh giá chu trình sống của sản phẩm trên cơ sở tiêu chí sinh thái hoặc TTMT như là loại sản phẩm ít gây tác động ô nhiễm môi trường hoặc có thể tái sinh hoặc có thể phân hủy dễ dàng… trong vòng đời của sản phẩm” từ khi sinh ra đến khi chết”. Trong nhiều tài liệu khoa học đã áp dụng khái niệm TTMT cho lĩnh vực nguyên liệu sản xuất như nguyên liệu sạch hoặc TTMT. Thậm chí, mô hình “áp lực – trạng thái – đáp ứng” về quản lý môi trường, còn sử dụng các tiêu chí về đáp ứng đối với môi trường, bao gồm tiêu chí về nếp sống thân thiện của xã hội đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Có thể thấy rằng, tuy khái niệm tiêu chí và mô hình KCN TTMT chưa được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Song do tiêu chí TTMT là một trong những tiêu chí của phát triển bền vững, cho nên Luật BVMT 1993 và các văn bản pháp quy của chính phủ đều thể hiện các giá trị pháp lý và tiêu chuẩn quản lý cơ bản là TTMT, đồng thời tiêu chí TTMT đã từng bước được sử dụng phổ biến cho lĩnh vực quản lý, sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế như: cho các nguyên liệu, công nghệ và sản phẩm, hoặc cho lĩnh vực văn hóa và nếp sống, lối sống, tác phong. Và vì thế, TTMT đã trở nên là hiện tượng quản lý, kinh tế, bảo vệ môi trường và văn hóa khá phổ biến trong thời đại mới và ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn, nhất là cho lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung, mà dự án của Cục BVMT – Bộ TN &MT về xây dựng và ứng dụng mô hình KCN TTMT là một trong những ví dụ điển hình nhất. 2.5 CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI MÔ HÌNH KCN TTMT 2.5.1 Tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu BVMT, STMT, STCN Theo kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tiêu chí KCN TTMT hiện có, thì mô hình KCN TTMT phải có 3 bước thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn pháp lý và quản lý chính bao gồm: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống), sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, xanh – sạch – đẹp ) và sinh thái công nhiệp (giải pháp công nghệ trao đổi chất, công nghiệp hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải) được trình bày trong bảng 1 dưới đây. Tuy nhiên, vì lĩnh vực sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp hiện chưa có đủ các quy định pháp lý và quản lý cho việc áp dụng chính thức, cho nên giai đoạn trước mắt, các bước 2 và 3 là các hướng đi khuyến khích áp dụng cho phát triển bền vững. Bảng 1 : Tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu BVMT, STMT, STCN (phân cấp 1). Tiêu chí TTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi áp dụng Chưa thân thiện môi trường Bước 0: Ô nhiễm công nghiệp Chưa áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hóa theo lợi nhuận của thị trường sản xuất hàng hóa Thân thiện môi trường Bước 1: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm Mức độ thực hiện thực tế kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống quản lý nhà nước Bước 2: Sinh thái môi trường( Xanh-Sạch-Đẹp) Công nghệ, tổ chức quản lý và định hướng công tác BVMT Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống sinh thái môi trường (EMS,ISO) Bước 3: Sinh thái công nghiệp Khép kín, bền vững, có ít hoặc không có chất thải Tiêu chuẩn hóa theo sinh thái công nghiệp hóa Trong đó, các bước 1, 2 và 3 tương ứng với các giai đoạn phát triển khu công nghiệp theo con đường phát triển nền kinh tế tri thức, được tính kể từ thời điểm năm 1970 khi xuất hiện các ý tưởng đầu tiên về nhiệm vụ kiểm soát, xử lý ô nhiễm công nghiệp và phát triển bền vững. Bước 0, được coi là giai đoạn chưa thân thiện môi trường và gây ô nhiễm môi trường công nghiệp do các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp khi đó thuộc dạng KCN, KCX, cụm công nghiệp tập trung hệ cổ điển, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và công tác BVMT công nghiệp chưa được quan tâm. Đây gọi là tiêu chí TTMT chung áp dụng chung cho nền sản xuất công nghiệp. Theo bảng 1, các tính chất đặc trưng của hệ thống tiêu chí KCN TTMT được cụ thể hóa chủ yếu theo các tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện các quy định, tiêu chuẩn pháp lý và quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cũng như các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công ngệ sản xuất, tiêu dùng và BVMT. Còn các tiêu chí đánh giá về trạng thái biến đổi trong hiện trạng tài nguyên và môi trường được thể hiện thông qua các tiêu chí TTMT là: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (bước 1), sinh thái môi trường (bước 2) và sinh thái công nghiệp (bước 3). Tuy nhiên, các tiêu chí này được cụ thể sâu sắc hơn theo công tác đánh giá tác động môi trường (hiện trạng, chất lượng, dự báo… về trạng thái tài nguyên và môi trường) và công tác quan trắc, giám sát, dự báo chất lượng tài nguyên - môi trường và các nội dung hoạt động quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM, đã được quy định chính thức theo hệ thống pháp luật nhà nước và các văn bản pháp quy của Chính phủ. Bảng 1 cũng cho thấy rõ nhu cầu phải kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường cần thiết trong mô hình KCN TTMT, mà sự khác nhau giữa các giai đoạn nhằm đạt các tiêu chí TTMT thể hiện ở mức độ áp dụng khác nhau các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường trong thực tiễn. Ví dụ, bước 1 – kiểm soát ô nhiễm yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ cuối đường ống (có nhiều hạn chế do không giải quyết triệt để nguyên nhân ô nhiễm). Trong khi đó, bước 2 – sinh thái môi trường yêu cầu phải áp dụng thêm các giải pháp sản xuất sạch hơn (giải quyết triệt để nguyên nhân ô nhiễm) và các giải pháp quản lý tiên tiến hiệu quả. Còn bước 3 – sinh thái công nghiệp lại yêu cầu áp dụng bổ sung các giải pháp khoa học công nghệ hiện đại theo yêu cầu sinh thái công nghiệp, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải. 2.5.2 Tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng các GPCN và QLMT KCN khác nhau Các nội dung phân tích về tiêu chí mô hình KCN TTMT được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây Bảng 2: Tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng các GPCN và QLMT KCN khác nhau( phân cấp 2) Mức độ áp dụng các GPCN và QLMT Tính chất và các kết quả TTMT đạt được Mức độ đạt tiêu chí KCN TTMT Chưa thân thiện môi trường Bước 0: Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT Thân thiện môi trường Bước 1: Giải pháp QLMT và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao Đạt TTMT( Bậc 1) Bước 1.1: Giải pháp QLMT và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào(SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao Đạt TTMT( Bậc 1.1) Bước 1.2: Giải pháp QLMT và công nghệ SXSH toàn diện Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao Đạt TTMT( Bậc 1.2) Bước 2: Sinh thái môi trường xanh Xanh – sạch – đẹp Đạt TTMT( Bậc 2) Bước 3: Sinh thái công nghiệp khép kín Có ít hoặc không có chất thải Đạt TTMT( Bậc 3) Từ bảng 2, ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các mức độ thực thi thực tế công tác quản lý môi trường, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, công ty, KCN và KCX. Qua đó, tìm ra các giải pháp thực tiễn kiểm soát và xử lý ô nhiễm hay giải pháp sinh thái môi trường và công nghiệp có tính chất phù hợp với các điều kiện quá độ hiện nay của nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho các giải pháp QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng. Đồng thời, bảo đảm khả năng định hướng tương lai tiến đến nền sản xuất sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp bền vững. 2.5.3 Tiêu chí mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn công nghiệp hóa nền kinh tế Trong thời kỳ quá độ tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, do áp lực cạnh tranh cao của thị trường hàng hóa và khả năng phát triển khoa học công nghệ cao phụ thuộc vào biên độ chu kỳ thời gian chi phối, cho nên áp khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường của các KCN, KCX, cụm công nghiệp tập trung nhằm chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng hạn chế. Do đó, nhằm đảm bảo tính khả thi cao hơn cho mô hình KCN TTMT, thì có thể áp dụng các bước đi như trong bảng 3 dưới đây. Bảng 3: Tiêu chí mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn công nghiệp hóa nền kinh tế (Phân cấp 3) Mức độ áp dụng các GPCN và QLMT Tính chất và các kết quả TTMT đạt được Phân loại tiêu chí KCN TTMT Chưa thân thiện môi trường Bước 0: Không áp dụng Ôâ nhiễm môi trường cao Chưa TTMT Thân thiện môi trường Bước 1:Giải pháp QLMT và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao Đạt TTMT ( Bậc 1) Bước 2: Giải pháp QLMT và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao Đạt TTMT ( Bậc 2) Bước 2a: Nâng cao chất lượng QLMT toàn diện QLMT tốt và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực trung bình Đạt TTMT ( Bậc 2a) Bước 2b: Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH QLMT tốt và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao Đạt TTMT ( Bậc 2b) Bước 3: Giải pháp quản lý và công nghệ SXSH toàn diện( STMT) Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực khá cao Đạt TTMT ( Bậc 3) Bước 3a: Giải pháp cộng sinh TĐCT cục bộ Giảm thiểu các phát thải ở năng lực trung bình Đạt TTMT ( Bậc 3a) Bước 3b: Giải pháp cộng sinh trao đổi chất thải cục bộ Giảm thiểu các phát thải ở năng lực khá Đạt TTMT ( Bậc 3b) Bước 4: Sinh thái công nghiệp khép kín (trao đổi chất thải toàn phần) Có ít hoặc không có phát thải Đạt TTMT ( Bậc 4) Trong bảng 3 đã bổ sung thêm 4 bước đi cụ thể hơn nhằm đạt được tiêu chuẩn khu công nghiệp thân thiện môi trường trong thời kỳ quá độ trên cơ sở kết hợp từng bước và từng phần các giải pháp quản lý môi trường, giải pháp công nghệ, sinh thái môi trường và công nghiệp toàn diện, mà mục đích cuối cùng là xây dựng khu công nghiệp sinh thái tập trung, bảo đảm quá trình trao đổi chất thải cộng sinh hai chiều toàn diện, có ít hoặc không có phát thải. Bảng 3 sẽ rất thuận lợi cho việc định hướng từng bước xây dựng khu công nghiệp thân thiện môi trường trong thực tế, trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác quản lý và định hướng sự phát triển cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và các khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, trong đó tùy thuộc vào khả năng thực tế trong thời kỳ quá độ và áp dụng đa dạng các giải pháp quản lý môi trường và công nghệ linh hoạt, mềm dẻo nhằm không ngừng gia tăng mức độ thân thiện môi trường cho các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và khu công nghiệp tập trung theo mục tiêu cuối cùng là thực hiện sinh thái công nghiệp bền vững. Dựa theo bảng 3 có thể xây dựng khu công nghiệp thân thiện môi trường theo các bước đi cụ thể hơn như được trình bày trong bảng 4 dưới đây: Bảng 4: Hệ thống thang bậc phân loại KCN TTMT Mức độ TTMT Ký hiệu Tên gọi KCN TTMT Đạt TTMT ( Bậc 1) A KCN TTMT bậc 1 Đạt TTMT ( Bậc 2) B KCN TTMT bậc 2 Đạt TTMT ( Bậc 2a) C KCN TTMT bậc 2a Đạt TTMT ( Bậc 2b) D KCN TTMT bậc 2b Đạt TTMT ( Bậc 3) Đ KCN TTMT bậc 3 Đạt TTMT ( Bậc 3a) E KCN TTMT bậc 3a Đạt TTMT ( Bậc 3b) F KCN TTMT bậc 3b Đạt TTMT ( Bậc 4) G KCN TTMT bậc 4 Ưu điểm chính của hệ thống tiêu chí KCN TTMT theo bảng 3 và 4 ở trên là các KCN tập trung có thể tự chủ dễ dàng lựa chọn chiến lược và phương pháp tổ chức chuyển đổi xây dựng mô hình KCN TTMT theo yêu cầu sinh thái công nghiệp hiện đại bền vững, phù hợp với các điều kiện thực tế của KCN về nguyên tắc thể chế kinh tế, cơ cấu ngành nghế, loại hình công nghiệp, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ phát triển quản lý môi trường, trình độ phát triển công nghệ sản xuất và BVMT KCN nhằm từng bước thỏa mãn các y._.êu cầu quản lý môi trường của nhà nước, phát triển khoa học công nghệ, luôn thích ứng thị trường và định hướng phát triển theo mô hình KCN sinh thái (Bậc 4, G). 2.6 HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG KCN TTMT Để đạt được mức độ TTMT, các KCN cần thiết phải áp dụng hệ thống các tiêu chí TTMT sau: 2.6.1 Hệ thống các tiêu chí xây dựng KCN TTMT Nhóm chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp, nhất là các quy định về quản lý môi trường, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, cải tạo và cải thiện môi trường, phát triển khoa học công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và đô thị, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm tiêu chí xây dựng trên cơ sở mức độ tuân thủ quản lý nhà nước đối với môi trường bao gồm: Mức độ áp dụng, hoàn thiện hệ thống và mô hình quản lý môi trường từ quy mô trung ương đến quy mô các KCN, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về bảo vệ môi trường KCN. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển KCN gắn kết với BVMT (nguyên tắc đầu tư và lựa chọn loại hình công nghiệp đầu tư theo yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp KCN). Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động BVMT công nghiệp. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quản lý môi trường như: Công tác đánh giá tác động môi trường, hoạt động quản lý thẩm định đánh giá tác động môi trường, thanh tra – kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả quản lý môi trường, công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi trường. Mức độ áp dụng mô hình quản lý môi trường tại KCN: EMS, ISO. 2.6.2 Hệ thống các tiêu chí xây dựng KCN TTMT trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tại KCN Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất công nghiệp mang lại lợi ích quan trọng, nó không chỉ nâng cao được hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu mà nó còn giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc giảm các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Nhóm chỉ tiêu xây dựng trên cơ sở mức độ phát triển khoa học công nghệ vào sản xuất và bảo vệ môi trường bao gồm: Mức độ phát triển thị trường khoa học công nghệ trong sản xuất và BVMT. Mức độ ứng dụng công nghệ mới thích hợp và thông dụng. Việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho từng ngành sản xuất là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, cần phải lựa chọn loại hình nào phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ ứng dụng của công nghệ sạch, công nghệ có ít hoặc không có chất thải. Ngoài những ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì việc áp dụng các giải pháp tiên tiến nhằm mục đích phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, cải tạo môi trường, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường cần được áp dụng phổ biến hơn nữa. 2.6.3 Hệ thống các tiêu chí xây dựng KCN TTMT trên cơ sở đánh giá về hiện trạng tài nguyên và môi trường tại KCN Nhóm các tiêu chí xây dựng KCN TTMT trên cơ sở đánh giá về hiện trạng tài nguyên và môi trường tại KCN, bao gồm các tiêu chí về hiệu quả giảm thiểu mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố mô trường, mức độ gia tăng cân bằng sinh thái, mức độ cải thiện chất lượng môi trường và mức độ phát triển khoảng xanh trên phạm vi KCN Nhóm tiêu chí dự báo các xu hướng diễn biến trong hiện trạng, chất lượng môi trường KCN, bao gồm các tiêu chí đánh giá về khả năng đẩy lùi mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, đẩy lùi mức độ mất cân bằng sinh thái, gia tăng mức độ cải thiện chất lượng môi trường và gia tăng mức độ phát triển sinh thái môi trường trên phạm vi KCN. Nhóm chỉ tiêu dự báo về khả năng bảo vệ môi trường KCN trong tương lai, bao gồm các tiêu chí đánh giá về khả năng lấp đầy quy hoạch phát triển KCN, khả năng tăng cường công tác quản lý môi trường KCN, khả năng phát triển và thay đổi công nghệ sản xuất, BVMT theo yêu cầu sinh thái môi trường và công nghiệp trong xu hướng thực hiện bắt buộc sự chuyển đổi mô hình tổ chức KCN cũ sang mô hình KCN TTMT. Như vậy, hệ thống chỉ tiêu xây dựng KCN TTMT bao gồm 3 hệ thống chỉ tiêu được áp dụng trên cơ sở đánh giá mức độ tác động môi trường cụ thể của các nguồn tác động, mức độ phát triển khoa học công nghệ sản xuất, tiêu dùng và bảo vệ môi trường, cũng như các xu hướng diễn biến hiện tại và tương lai cụ thể trong trạng thái môi trường – tài nguyên xung quanh KCN. Có thể nhấn mạnh đến 4 vấn đề cơ bản nhất và được coi là không thể thiểu trong nhiệm vụ xây dựng KCN TTMT là: Mức độ áp dụng thực tế hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn xanh - sạch – đẹp ở phạm vi các cơ sở sản xuất, nhà máy và KCN. Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm ở phạm vi các cơ sở sản xuất, nhà máy và KCN. Mức độ tổ chức thực hiện chuyển đổi hoặc tổ chức xây dựng KCN có mức độ TTMT ngày càng cao theo hướng tiến tới sinh thái công nghiệp. Mức độ kết hợp đa dạng hóa các giải pháp quản lý, công nghệ, sinh thái môi trường và công nghiệp trong thực tiễn BVMT KCN nhằm tiến tới sự phát triển công nghiệp bền vững. 2.7. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO MÔ HÌNH KCN TTMT Ở VIỆT NAM Về lý thuyết, sự ra đời các KCN ở Việt Nam rất trễ so với các quốc gia phát triển, lẽ ra đây là một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam nắm bắt những kinh nghiệm quý báu của các nước đi trước. Thế nhưng, trên thực tế bức tranh đã không phải như vậy. Tình hình môi trường và hiện trạng quản lý môi trường các KCN của chúng ta còn kém và ở mức thấp. Vậy thì đâu là nguyên nhân và tại sao chúng ta lại không thể học hỏi được những điều mà thế giới đã phát triển và thực hiện thành công? 2.7.1 Chính sách Chính sách luôn đóng vai trò quyết định mọi vấn đề của đất nước. Các KCN của Việt Nam không là ngoài lệ. Sự ra đời ào ạt với tốc độ chóng mặt của các KCN trong thời gian một thập niên vừa qua là thể hiện chiến lược phát triển kinh tế của Chính Phủ sau hàng chục năm bị cấm vận kinh tế. Chính sách mở cửa nền kinh tế với phương châm thu hút đầu tư nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý và nắm bắt công nghệ thôi thúc chúng ta nhất loạt quy hoạch và đưa vào hoạt động các KCN. Đâu đâu cũng thấy KCN và quy hoạch cho KCN. Trên thực tế mọi sự quy hoạch như vậy đã không đáp ứng được những yêu cầu về môi trường. Các tỉnh thành đều có KCN và cạnh tranh nhau mời chào các nhà đầu tư, và một hậu quả tất yếu là không chỉ giá thuê đất trong KCN (có một thời gian) thi nhau giảm xuống gây thiệt hại cho nền kinh tế, mà tệ hại hơn là một số ngành công nghiệp ô nhiễm cũng được chấp nhận đưa vào. Hơn thế nữa, chính sự cạnh tranh tự phát đã không cho chính quyền địa phương một cơ hội để sắp xếp các loại hình sản xuất theo ý tưởng nào đó. Trước tháng 6 năm 2006, chính sách cũng không bắt buộc các KCN phải xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải nếu chưa lấp đầy 50% diện tích. Và đây chính là kẻ hở và là nguyên nhân tại sao phần lớn các KCN cho đến nay chưa có nhà máy XLNT của mình. Như vậy, có thể thấy chính sách phát triển KCN của chúng ta có lẽ từng thiên về lợi nhuận trước mắt mà không cần biết rằng liệu có phải trả giá về môi trường sau này không. Từ đó, điều chỉnh chính sách sẽ chắc chắn là cần thiết nếu muốn thay đổi thực trạng theo hướng tốt hơn cho môi trường. 2.7.2. Cơ chế vận hành Cơ chế vận hành đóng vai trò tích cực vào việc thực hiện các chính sách và vì vậy cũng đóng góp vào sự thành bại của vận hành môi trường các KCN. Tổ chức vận hành các KCN đến nay vẫn chưa thống nhất, mỗi nơi một cách, mỗi nơi một cơ chế đã và đang tạo nên sự bất ổn trong quản lý môi trường. Theo luật BVMT mới có hiệu lực từ 1/7/2006, công tác BVMT vẫn thuộc sở Tài Nguyên và Môi Trường và phân cấp cho các quận huyện, ban quản lý các KCN chỉ đóng vai trò phối hợp (riêng TP.HCM, Long An, Dung Quất công tác này do Ban quản lý các KCN đảm trách từ 2003 đến tháng 6/2006). Kết quả khảo sát một số KCN phía Nam của CENTEMA và Sở KH & CN TP.HCM, cho đến cuối năm 2006 cho thấy hầu hết các nhà máy trong KCN đều không có bộ phận quản lý môi trường riêng biệt, ngoại trừ một số rất ít nhà máy/công ty thực hiện ISO 14001. Quản lý môi trường của doanh nghiệp thường là công tác kiêm nghiệm của phòng kỹ thuật, phòng hành chính, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc ban giám đốc nhà máy. Hầu hết cán bộ đảm trách công tác môi trường tại cơ sở sản xuất đều chưa được đào tạo về môi trường và do đó công tác quản lý môi trường ít được chú trọng. 2.7.3 Văn bản pháp quy và thực thi Những văn bản pháp quy từ luật đến nghị định, quyết định… liên quan đến môi trường và quản lý môi trường KCN hiện có rất nhiều, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ và còn thiếu. Bên cạnh những luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động các KCN như luật BVMT, luật khoáng sản, luật tài nguyên nước… những quyết định của chính quyền địa phương cũng can thiệp nhất định đến vận hành môi trường các KCN. Chính sự chồng chéo về chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý cùng cấp (giữa Bộ TN &MT với các Bộ, Ngành khác) và sự chồng chéo về chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường (giữa trung ương và địa phương) gây ra nhiều khó khăn không nhỏ trong thực thi các văn bản pháp quy đó. 2.7.4. Con người Con người đóng vai trò quyết định trong tất cả mọi sự thành bại. Đầu tiên, có lẽ phải đề cập đến chủ doanh nghiệp, những con người điều hành nhà máy/ công ty trong KCN, vì đó là trái tim, là nơi quyết định một việc có thể thực hiện hay không và thực hiện như thế nào. Ngoại trừ một số doanh nghiệp nước ngoài, phần lớn các chủ doanh nghiệp còn mang trong mình tàn dư của tư tưởng sản xuất nhỏ “lấy ngắn nuôi dài” và sự tốn kém chi phí cho môi trường. Trong hầu hết các trường hợp, sự thiếu hiểu biết và không tự giác là rào cản ngăn trở cải thiện môi trường cho chính bản thân họ. Người công nhân, với tư cách làm thuê sẽ không đóng vai trò đáng kể gì nếu các ông chủ không có chính sách về môi trường rõ ràng. Kế đến,cũng cần phải nói đến những người làm công tác quản lý nhà nước. Có một thực tế là năng lực chuyên môn của phần lớn cán bộ quản lý môi trường của chúng ta còn hạn chế. Vì vậy, làm ảnh hưởng tới việc đổi mới vận hành môi trường các KCN. 2.7.5 Chúng ta cần làm gì? Câu hỏi trọng tâm nhất vẫn là: phải làm gì để có thể có được một mô hình KCN TTMT cho Việt Nam? Câu trả lời hiển nhiên sẽ là: khắc phục ngay những thiếu sót vừa nêu trên. Nhưng bằng cách nào? Điều đó lại phụ thuộc chính những tiêu chí đã đặt ra cần phải giải quyết. Đối mặt với một thực tế là hầu hết các KCN đã và đang đi vào hoạt động, bên cạnh đó là những KCN đã được phê duyệt và sẽ đi vào hoạt động trong tương lai, mô hình KCN TTMT sẽ phải tiếp cận theo hai hướng cho phù hợp với thực tế đó. Với những KCN sẽ thành lập, những bước đi theo UNEP, 1997 bao gồm: Xác định khách hàng tiềm năng: xác định những ngành công nghiệp và quy mô sẽ đầu tư vào KCN để xác định tiềm năng trao đổi chất thải. Lựa chọn vị trí: Cần thiết phải gắn kết quy hoạch môi trường vào giai đoạn lựa trọn vị trí để đảm bảo rằng các tác động đến môi trường của KCN là tối thiểu. Đánh giá tác động môi trường tiềm ẩn: cần phải xác định được các tác động môi trường tiềm ẩn để có giải pháp giảm thiểu tác động và khống chế ô nhiễm thích hợp. Đánh giá tác động kinh tế – xã hội tiềm ẩn: cần đánh giá tác động kinh tế – xã hội tiềm ẩn để so sánh những giải pháp đề xuất trong việc thực hiện trao đổi chất thải và những hoạt động liên quan của KCN TTMT. Thiết kế vị trí: cần phải thiết kế vị trí cho thích hợp nhằm đảm bảo rằng các hoạt động trao đổi chất thải được thuận tiện nhất và gây ít tác động nhất đến môi trường và đảm bảo sử dụng đất hiệu quả nhất. Gia tăng mật độ phát triển: nhanh chóng gia tăng mật độ để lấp đầy KCN nhằm đảm bảo cho KCN được sớm vận hành ổn định. Sử dụng các phương pháp xây dựng nhảy cảm về môi trường: để đảm bảo rằng cảnh quan và môi trường được duy trì cùng với hoạt động sản xuất. Phát triển cơ sỡ hạ tầng thích hợp về môi trường để đáp ứng đúng và đầy đủ cho vận hành KCN. Lập kế hoạch vận hành: một kế hoạch vận hành chi tiết phải được lập nhằm đảm bảo hoạt động trao đổi chất thải và tái sử dụng, tái chế chất thải hoạt động nhịp nhàng. Đối với các KCN đang hoạt động, việc cải thiện vận hành môi trường là cần thiết nhằm đảm bảo giảm thiểu các tác động đến môi trường và áp dụng cơ chế trao đổi chất thải khi có thể. Hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải luôn cần được khuyến khích thực hiện. Những hành động cần thực hiện đối với các KCN đang hoạt động là: Đảm bảo cam kết thực hiện quản lý môi trường. Điều tra tác động hiện có. Xác lập một kế hoạch hành động về môi trường. Đạt được một “Trạng thái sạch” làm mô hình mẫu cho các công ty. Cung cấp các dịch vụ môi trường và thu hút các công ty tham gia. Khuyến khích các khởi xướng về môi trường của các công ty. Giám sát/ báo cáo/ khuếch trương chất lượng môi trường. Kiểm tra và điều chỉnh các mục tiêu và kế hoạch hành động về môi trường. CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 3.1.1. Vị trí địa lý KCN Tân Bình thuộc 2 phường Tây Thạnh và Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh với diện tích khoảng 125ha. Khu công nghiệp là đầu mối quan trọng với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, có vị trí rất thuận lợi: cách trung tâm thành phố 10km , cách cảng Sài Gòn 11km theo đường vận chuyển container, cách xa lộ vành đai quốc lộ 1A 600m, cách quốc lộ 22 khoảng 400m và nằm cạnh sân bay Tân Sơn Nhất. Phía Tây Bắc tiếp giáp với quận 12, phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh. Phía Đông là đường Cách Mạng Tháng 8, đường Tây Thạnh. Hình 1: Sơ đồ KCN Tân Bình 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Khu công nghiệp Tân Bình do Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình (TANIMEX) làm chủ đầu tư. Đây là KCN sạch duy nhất nằm trong thành phố, được thành lập theo Quyết định số 65/TTg ngày 01/02/1997 của Thủ Tướng Chính Phủ với qui mô 151.2ha và đã được điều chỉnh giảm diện tích xuống còn 123,3 ha theo quyết định số 3756/QĐ-UB ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (để chuyển sang diện tích đất bố trí khu tái bố trí cho dân). KCN Tân Bình được chia làm 4 nhóm công nghiệp I, II, III, IV; với tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê lại là 82,47 ha. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu tái định cư của khu công nghiệp, Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã ban hành quyết định số 64/ TTg ngày 01/02/1997 cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh khu phụ trợ nhà ở nằm cạnh KCN Tân Bình với quy mô 74ha. Theo quyết định 3756/QĐ-UB ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng thêm diện tích xây dựng khu phụ trợ nhà ở để phục vụ tái định cư cho KCN TB là 22.9ha. 3.1.3 Tình hình đầu tư và hoạt động Tính đến nay, KCN Tân Bình đã thu hút được 137 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng diện tích thuê là 77.1 ha, lấp đầy 90% diện tích công nghiệp cho thuê lại. Với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng 110 triệu USD. Hiện có khoảng 103 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động. Trong số 137 doanh nghiệp (DN) có: 26 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 7 doanh nghiệp liên doanh, 69 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, 9 doanh nghiệp tư nhân, 13 doanh nghiệp cổ phần và 13 doanh nghiệp nhà nước. Bảng 5 :Thống kê số lượng các doanh nghiệp (đang hoạt động) theo ngành nghề STT Ngành Sản Xuất Số lượng doanh nghiệp 1 Dệt nhuộm 3 2 Dược phẩm, hoá chất 8 3 Gỗ 3 4 In ấn 4 5 Điện tử 5 6 Các ngành sản xuất mặt hàng giấy 5 7 Cơ khí 6 8 Chế biến thực phẩm 15 9 Các ngành sản xuất mặt hàng nhựa 16 10 May mặc 21 11 Các ngành sản xuất mặt hàng kim loại 19 TỔNG CỘNG 103 Hình 2: Thống kê số lượng các doanh nghiệp theo ngành nghề (Nguồn : Tổ môi trường – KCN Tân Bình –Báo cáo quản lý CTR trong KCN Tân Bình, tháng 06/2007) 3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI KCN TB 3.2.1 Các loại hình sản xuất KCN TB với tính chất là KCN đa ngành nghề với các ngành sản xuất như sau: Công nghiệp nhẹ gồm: + May mặc + Lắp ráp các linh kiện điện, điện tử. + Dược phẩm, hóa chất, xi mạ, dệt nhuộm. Công nghiệp hương liệu hóa mỹ phẩm. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ mỹ nghệ, thiết bị trang trí nội thất, thiết bị văn phòng. Công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc. Ngoài ra KCN còn có một số loại hình dịch vụ khác như: vận tải, in ấn… 3.2.2 Các sản phẩm chính Hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ KCN Tân Bình rất đa dạng, các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm gồm: linh kiện điện, điện tử, quần áo may mặc sẵn, thực phẩm ăn liền và dân dụng, thức ăn chăn nuôi, đồ gỗ xuất khẩu, xi mạ, sơn sản phẩm kim loại, sản phẩm điện công nghiệp, động cơ điện, mô tơ điện, găng tay, nhựa đường, bao bì nhựa, bảng mạch điện tử, lò xo, dây điện các loại… 3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN TÂN BÌNH Thời gian vừa qua đã có một số nghiên cứu, khảo sát và đo đạc về chất lượng môi trường của KCN Tân Bình nhưng  đều không mang tính liên tục do hạn chế về nhân lực và tài chính. Tuy vậy, ý nghĩa khoa học của một số nghiên cứu về chất lượng môi trường của KCN là không thể phủ nhận, và ở một góc độ nào đó đã đóng góp rất quan trọng cho công tác quản lý môi trường của Nhà nước đối với hoạt động của KCN. Một trong những nghiên cứu gần đây nhất phải kể đến là nghiên cứu của CENTEMA và Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh tháng 12/2006 đã cập nhật khá nhiều thông tin và đưa ra một số đánh giá về chất lượng môi trường KCN Tân Bình như sau: 3.3.1 Nước thải Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tại KCN Tân Bình phát sinh từ việc rửa tay chân, tắm giặt, vệ sinh, ăn uống. Lượng nước thải này tập trung chủ yếu từ các nhà máy có số lượng công nhân đông như: các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch điện tử, công ty may… Ước lượng nước thải sinh hoạt của KCN Tân Bình thải ra nguồn tiếp nhận với lưu lượng là 756m3/ngày. Về đặc điểm và tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lững (SS), chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh. Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực. Nước thải công nghiệp Theo BQL KCN Tân Bình, lượng nước thải từ quá trình sản xuất là khoảng 2000 m3/ngày.đêm. Đặc trưng nước thải sản xuất trong KCN Tân Bình được chia theo đặc thù sản xuất của các công ty/ nhà máy. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhiễm bẩn vô cơ chứa kim loại nặng trong nước thải xuất hiện ở một số ngành công nghiệp đặc trưng, ảnh hưởng của các chất vô cơ chứa kim loại nặng gây ra trong môi trường nước rất khó phát hiện, vì chúng không gây ra mùi, một số chất không màu. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhiễm bẩn hữu cơ, đây là dạng ô nhiễm phổ biến, rất đặc trưng ở các KCN Tân Bình. Hầu hết các chất hữu cơ đều có thời gian phân hủy ngắn, phát sinh mùi hôi lan tỏa ra không khí xung quanh, mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào trình độ và quy mô sản xuất, chế biến nguyên liệu và nguồn nguyên liệu. Về đặc điểm và tính chất của lượng nước thải này chứa các kim loại nặng, dầu khoáng, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng… Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực. Hình 3 :Nhà máy xử lý nước thải của KCN Tân Bình 3.3.2 Khí thải Mỗi ngành công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm không khí có đặc trưng rất khác nhau, do vậy rất khó xác định hết tất cả các chất ô nhiễm và tải lượng thải vào môi trường không khí. Phần lớn các nhà máy trong KCN đều chưa có hệ thống thu gom cũng nhu xử lý khí thải, chính vì vậy khí thải từ các quá trình sản xuất được thải trực tiếp vào môi trường gây tác động tiêu cực đến môi trường không khí và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, căn cứ vào từng loại hình sản xuất công nghiệp có thể phân ra các thành phần và các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí chính như sau: Bảng 6: Thành phần khí thải phát sinh trong KCN Tân Bình Nguồn phát sinh Thành phần khí thải Loại hình sản xuất công nghiệp Khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu: Nguyên liệu chủ yếu là dầu DO, FO,… Bụi, COx, SOx, NOx, CxHy… - Các nhà máy cơ khí, luyện kim - Các nhà máy chế biến gỗ Khí thải phát sinh từ các công nghệ sản xuất. - Bụi, hơi hóa chất (hợp chất chứa lưu huỳnh: H2SO4, SO2, H2S; hợp chất chứa Clo: HCl, Cl2), hơi dung môi aceton, xylen, toluen… - Phát sinh từ các ngành công nghiệp xi mạ, sản xuất sơn, sản xuất sản phẩm kim loại, cơ khí, nhựa, bao bì : Cty YUTEH, Cty Vạn Đạt… - Sinh ra trong quá trình gia nhiệt để ép nhựa, cao su: Cty Việt Phong, Cty trách nhiệm hữu hạn Trường Kiên… Khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận tải, vận chuyển trong KCN Khí thải, bụi (Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát môi trường KCN Tân Bình) Hình 4:Khí thải từ các nhà máy trong KCN Tân Bình Chất thải rắn Chất thải rắn tại Khu công nghiệp Tân Bình bao gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp: loại chất thải này rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại công nghệ và từng loại sản phẩm. Nhiều loại có thể có tính chất rất độc hại (theo thống kê, tại KCN Tân Bình gồm hơn 10 ngành sản xuất khác nhau, trong đó chủ yếu là các ngành may mặc, các ngành sản xuất những mặt hàng kim loại, các ngành sản xuất các mặt hàng nhựa và chế biến thực phẩm). Theo thống kê từ kết quả các đợt phối hợp điều tra khảo sát chất thải của trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, Sở Tài Nguyên &Môi Trường và Hepza… số liệu chất rắn phát sinh từ một số nhà máy trong KCN Tân Bình như sau: Bảng 7: Số liệu chất thải rắn từ một số nhà máy trong KCN Tân Bình LOẠI CTR Tấn CTRCN/ ngày Hoá chất 0,0135 Bụi 0.0224 Vải, giẻ lau 0,1582 Nhôm, inox, sắt, thép, các kim loại khác 0,3073 CTR khác 0,8348 Giấy 0,1229 Nhớt thải 0.0046 Nhựa, cao su 1.6451 Tổng cộng 3.1088 (Nguồn: số liệu thống kê được từ 39 DN điển hình cho các ngành nghề trong KCN Tân Bình, 2007) Chất thải công nghiệp bao gồm chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại. Trong đó, chất thải nguy hại phát sinh tùy theo từng ngành nghề. Trong KCN Tân Bình, có nhiều DN thuộc các ngành nghề phát sinh nhiều chất thải nguy hại như: dệt nhuộm, xi mạ, sản xuất giấy, mực in, thực phẩm. Sau đây là danh sách các loại chất thải nguy hại phát sinh trong từng ngành nghề phổ biến trong KCN TB. Bảng 8: Bảng dự tính khối lượng CTR cho 137 DN trong KCN Tân Bình : Loại CTR Tấn/ ngày (39 DN) Tấn/ngày (137 DN) Tấn/năm Tỉ lệ % Hoá chất 0,0135 0,047 17,309 0.43% Bụi 0.0224 0,078 28,734 0.72% Vải, giẻ lau 0,1582 0,555 202,866 5.09% Nhôm, inox, sắt, thép, các kim loại khác 0,3073 1,079 393,962 9.88% CTR khác 0,8348 2,933 1.070,41 26.855 Giấy 0,1229 0,431 157.515 3.955 Nhớt thải 0.0046 0,016 5,885 0.15% Nhựa, cao su 1.6451 5,779 2.109,32 52.92% Tổng cộng 3.1088 10,9205 3.986.02 100% 26.85% 9.89% 0.15% 0.43% 3.95%% 0.72% 5.09% 52,91% Hình 5: Biểu đồ tỉ lệ CTR cho 137 doanh nghiệp trong KCN Tân Bình Bảng 9: Thống kê các loại CHTN trong KCN Tân Bình stt Loại hình Chất thải nguy hại Mã hạng mục Tên, thành phần chất thải 1 Dệt nhuộm A3020 Dầu nhớt cặn, dầu nhớt máy A3020 Giẻ lau dính dầu nhớt A2010 Bóng đèn thải bỏ A1120 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhuộm A4070 Mực in, thùng chứa mực in Cặn sơn, thùng chứa sơn A4130 Bao bì, thùng chứa dính hoá chất 2 Dược phẩm A4010 Nguyên liệu quá hạn sử dụng, hóa chất lỏng A4010 Thuốc vụn, kém chất lượng, hư hỏng, quá hạn dùng A4130 Bao bì chứa nguyên liệu hóa chất, phụ gia, chất chống mốc, ẩm 3 Điện-điện tử A1180 Do mạch hư, sai quy cách A3020 Dầu nhớt máy A3020 Giẻ lau dính dầu nhớt A3140 Dung môi thải (tráng rửa bo mạch) A4130 Bao bì đựng hóa chất A1180 Bóng đèn các loại đèn hình các loại, tụ điện có chứa PCB (dầu biến thế) A1120 Bùn từ hệ thống xử lý nước thải (mạ) 4 Giấy và bột giấy A1120 Bùn từ hệ thống xử lí nước thải A3150 Nước thải chưá chlorolignin A3020 Dầu nhớt thải Giẻ lau dính dầu nhớt A4130 Bao bì, thùng chứa hóa chất thải A4090 Hóa chất nấu bột giấy thải, hóa chất tẩy 5 Mực in-in A4070 Mực in thải A3140 Dung môi (acetone, cồn, dầu hôi, xăng, xylen, toluen…) A4130 Bao bì nhựa, can, thùng đựng mực, hóa chất A3020 Dầu nhớt cặn Giẻ lau, bao tay dính mực, dầu nhớt, nilon dính mực A1120 Bùn thải từ hệ thống xử lí nước thải 6 May mặc A3140 Dung môi tẩy rửa (aceton) A3020 Dầu nhớt thải Giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt A2010 Bóng đèn hỏng A3050 Keo dán dư thừa 7 Thực phẩm 7.1 Thực phẩm ăn nhanh, ăn liền Sản phẩm kém chất lượng A3040 Dầu chiên đã qua sử dụng 7.2 Bánh kẹo, nước giải khát A4150 Chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản quá hạn sử dụng Sản phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng Nguyên liệu nhiễm nấm mốc 8 Xi mạ A4050 Hóa chất thải(xyanua) A1040 Cặn xi mạ chứa kim loại nặng AA1120 Bùn thải từ hệ thống xử lí nước thải A4130 Bao bì: thùng, can, nylon... dính hoá chất A3020 Dầu nhớt cặn Bao bì, giẻ lau dính dầu nhớt (Nguồn : Tổ môi trường – KCN Tân Bình –Báo cáo quản lý CTR trong KCN Tân Bình, tháng 06/2007) Hình 6: Rác thải trong KCN Tân Bình Chất thải sinh hoạt từ các khu hành chính, dịch vụ, văn phòng của các Nhà máy trong khu công nghiệp. Lượng chất thải hiện nay vào khoảng 30 tấn/ngày (căn cứ số liệu thu gom của Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp). Tuy nhiên, do các nhà máy trong khu công nghiệp chưa phân loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất nên có thể có sự lẫn lộn giữa 2 loại. Ngoài ra, theo thống kê hiện nay, KCN Tân Bình có 31 DN sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại đáng kể thì chỉ có 10 DN có đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, còn lại 21 DN chưa đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, do đó, toàn bộ lượng chất thải rắn (rác sinh hoạt, rác công nghiệp nguy hại và không nguy hại) của 14 DN này đều giao cho xí nghiệp dịch vụ Tanimex thu gom. Từ đó, gây trở ngại cho giai đoạn xử lý tiếp theo và gây ô nhiễm môi trường. 3.3.4 Cây xanh: Diện tích cây xanh trong khu công nghiệp ước tính khoảng 8 ha, trong đó diện tích phủ xanh dọc các con đường trong KCN khoảng 5.7 ha và diện tích phủ xanh trong khuôn viên các doanh nghiệp đang hoạt động khoảng 2.3ha. Ngoài ra, hiện tại KCN Tân Bình còn có diện tích cây xanh thảm cỏ và mặt nước ước tính khoảng 11 ha và trong thời gian tới KCN có khả năng phủ xanh thêm dọc các tuyến đường. Tóm lại, tổng diện tích cây xanh và mặt nước trong KCN Tân Bình hiện tại khoảng 19 ha, đã đáp ứng được tương đối yêu cầu phủ xanh trong KCN. Hình 7: Cây xanh trong KCN Tân Bình 3.3.5 Môi trường nước Với chức năng là kênh thoát nước của khu vực cùng với tình trạng các nguồn nước rỉ rác, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất xung quanh đổ trực tiếp ra kênh chưa qua xử lý, hiện nay nguồn nước kênh Tham Lương và kênh 19.5 đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hình 8 : Nguồn nước mặt trong KCN Tân Bình 3.4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN TÂN BÌNH 3.4.1 Hệ thống QLMT chức năng Hiện tại KCN Tân Bình nói riêng và phần lớn các KCN của Việt Nam có những đặc điểm sau: KCN chưa có hệ thống QLMT chuyên sâu. Công tác áp dụng các giải pháp quản lý và công nghệ tiên tiến (hệ thống 1 EMS, các giải pháp SXSH…) vào nhiệm vụ BVMT KCN còn nhiều hạn chế do thiếu hệ thống QLMT chuyên sâu. KCN còn thiếu đội ngũ cán bộ chuyên về môi trường, thiếu các phương tiện thiết bị kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ QLMT cần thiết. 3.4.2 Cơ sở pháp lý: Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp dựa trên các quy định do nhà nước và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành. Dưới đây là các cơ sỡ pháp lý đang được áp dụng tại khu công nghiệp Tân Bình: Bảng 10: Các cơ sở pháp lý áp dụng tại KCN Tân Bình STT Nơi ban hành Nội dung chính 1 Quốc hội Luật bảo vệ môi trường 2 Chính phủ Nghị định 80/2006/NĐ-CP – Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT 3 Chính phủ Nghị định 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT 4 Chính phủ Nghị định số 34/2005/NĐ-CP- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước 5 Chính phủ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP- Quản lý chất thải rắn 6 Bộ TN & MT Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT 7 Bộ TN&MT Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT- v/v bắt buộc áp dụng TCVN về Môi trường 8 Bộ TN & MT TCVN 5945-2005 (Nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn xả thải) 9 Bộ TN & MT Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 3.4.3 . Các biện pháp quản lý môi trường đã và đang áp dụng ở KCN Tân Bình Thanh tra, kiểm tra, báo cáo môi trường và giải quyết khiếu nại về môi trường Theo Chương VII quy chế môi trường KCN- KCX TPHCM, ban quản lý các KCX và KCN có trách nhiệm phối hợp với thanh tra môi trường của Bộ TN & MT hoặc Sở TN & MT để thực hiện thanh tra môi trường tại các doanh nghiệp. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phải chịu chế độ thanh tra môi trường thường xuyên, định kỳ , đột xuất của các cấp thẩm quyền. Theo quy định thì chủ đầu tư KCN định kỳ 6 tháng nộp báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt (kênh Tham Lương và kênh 19-5) lên ban quản lý và Sở Tài Nguyên & Môi Trường. Công ty đã phối hợp với đơn vị đo đạc tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích chất lượng nước mặt kênh Tham Lương và kênh 19-5 bao bọc quanh KCN và đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 5942- 1995 (loại B). Hiện nay, Công ty Tanimex thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo môi trường theo quy định: báo cáo chất lượng môi trường KCN định kỳ 6 tháng/ lần; báo cáo hiện trạng môi trường KCN 1năm/lần; các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan chức năng như: Cục Môi trường, Sở TN- MT và ban quản lý… Kế hoạch giám sát chất lượng nước thải : Xác định và kiểm soát hiệu quả của các trạm xử lý nước thải cục bộ ở các nhà máy, bảo đảm chất lượng nước thải trước khi thải vào mạng lưới thoát nước thải chung của KCN. Đo đạc lưu lượng thực tế của từng nhà máy và các chỉ tiêu môi trường để làm cơ ._. nhà máy thuộc KCN Tân Bình có thành phần rất khác nhau tùy theo loại hình công nghiệp và công nghệ sản xuất. Do đặc tính nước thải sản xuất thường có lưu lượng lớn, thành phần chất ô nhiễm cao và việc tái sử dụng chúng không mang lại lợi ích cao cho các nhà máy mà phải trả chi phí xử lý cao nên cho đến nay nước thải vẫn chưa được tái sử dụng lại. Chất thải rắn: Kết quả khảo sát thực tế phát sinh chất thải tại KCN Tân Bình cho thấy chất thải có tiềm năng trao đổi với nhau rất cao, số lượng chất thải nguy hại cần được xử lý chiếm một lượng cao và cũng có khả năng trao đổi. Trong đó, chất thải rắn là nguồn có khả năng trao đổi lớn nhất. Tiềm năng trao đổi chất thải: Chất thải trong KCN được chia làm 4 nhóm chính: chất thải có khả năng trao đổi trực tiếp, chất thải có khả năng trao đổi với bên ngoài, chất thải có khả năng trao đổi sau khi tái chế và chất thải cần được xử lý. Chất thải có khả năng trao đổi trực tiếp: Là những loại chất thải của nhà máy này được chuyển giao trực tiếp cho một nhà máy khác có nhu cầu mà không qua bất cứ hình thức tái chế nào. Những chất được xếp vào nhóm này bao gồm: vụn kim loại, giấy, nhựa, thủy tinh… Chất thải có khả năng trao đổi trực tiếp với bên ngoài KCN: Là những loại chất thải có khả năng tái sử dụng không qua công đoạn tái chế. Tuy nhiên, trong KCN không có loại hình công nghiệp hay nhà máy nào phù hợp để tiếp nhận nguồn phế liệu/chất thải này nên những loại chất này sẽ được chuyển giao cho các nhà máy, cơ sở sản xuất bên ngoài KCN có nhu cầu sử dụng. Chất thải có khả năng tái chế: Là những loại chất thải cần tái chế trước khi sử dụng, các loại chất này thường lẫn nhiều tạp chất và thành phần chất thải không đồng nhất. Những loại chất này bao gồm: chất thải hỗn hợp của nhà máy, dây điện phế liệu, vỏ xe, dung môi hữu cơ, dầu bôi trơn, dung dịch chứa hóa chất (axit, bazơ…)… Chất thải không có khả năng trao đổi ( chất thải cần xử lý): Là những chất thải không có khả năng tái sử dụng hay tái chế, những chất này thường có lẫn những chất độc hại và có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Khi đó, cần thiết phải xử lý chúng trước khi thải bỏ vào môi trường. Điển hình của loại chất thải này là giẻ lau nhiễm dầu, ống mực hỏng, rẻ cao su, bùn từ trạm xử lý nước thải của các nhà máy. Ngành CN hóa chất và liên quan (bao bì giấy,nhựa) Nhà máy sản xuất giấy Cơ khí luyện kim (Sắt,thép vụn, phôi mạt kim loại) Ngành VLXD (vụn thủy tinh, gạch, ngói vụn..) Ngành giấy và gỗ (mạt cưa, gỗ vụn, dây buộc, bao bì) Ngành may mặc (vải vụn,giấy,bao bì) TRUNG TÂM TRAO ĐỔI CHẤT THẢI KCN TÂN BÌNH Ngành CBTP& thức ăn gia súc (phế phẩm,bao bì) Ngành điện tử (nhựa,linh kiện hư,bao bì…) Nước thải, bùn từ các trạm XLNT, các loại CTNH… + Đốt + ổn định hóa rắn + chôn lấp… Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Nhà máy sản xuất thủy tinh Nhà máy sản xuất bê tông Nhà máy sản xuất bao bì Nhà máy luyện kim Nhà máy sản xuất nhựa Phế liệu, phế phẩm cung cấp cho TTTĐCT Phế liệu, phế phẩm trao đổi với các cơ sở sản xuất khác. Hình 9: Mô hình trao đổi chất thải của các nhà máy trong KCN Tân Bình Thiết kế trung tâm trao đổi chất thải Các bước thực hiện của TTTĐCT được liệt kê như sau: Lưu trữ phế liệu/ chất thải trước khi trao đổi. Phân loại phế liệu/ chất thải. Phân tích thành phần các mẫu chất thải đưa về trung tâm. Xử lý sơ bộ phế liệu, chất thải trước khi trao đổi. Tái chế phế phẩm, chất thải. Xử lý triệt để trước khi trao đổi với môi trường tự nhiên. Mục đích chính của trung tâm giúp cho các nhà máy có thể sử dụng liên tục phế liệu, chất thải như nguồn nguyên liệu mới đồng thời giảm đến mức tối thiểu lượng chất thải xả vào môi trường, hạn chế phần nào ô nhiễm môi trường như hiện nay. Các công trình đơn vị của TTTĐCT Với thành phần và khối lượng chất thải đưa về trung tâm, trung tâm cần thiết phải có các công trình đơn vị tương ứng để đáp ứng nhu cầu trao đổi, tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý triệt để chất thải trước khi trao đổi với môi trường tự nhiên. Trung tâm TĐCT bao gồm các công trình đơn vị sau: Phòng điều hành với chức năng quản lý và điều hành TTTĐCT. Tại đây thực hiện kiểm tra, giám sát việc trao đổi chất thải giữa trung tâm với các nhà máy trong KCN. Phòng thí nghiệm là bộ phận rất quan trọng, vì phòng thí nghiệm sẽ làm công tác khảo sát và phân tích để xác định thành phần cũng như đặc tính của chất thải để thuận tiện cho việc thu gom, lập kế hoạch ứng cứu sự cố xảy ra, xác định tính tương thích của các chất thải để lưu giữ và đưa ra các thông số vận hành cụ thể cho quá trình tái sinh đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh, đó phòng thí nghiệm còn là nơi phân tích mẫu, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới từ vật liệu phế thải của các nhà máy trong KCN. Sàn phân loại là nơi chứa các loại phế liệu từ các nhà máy trong KCN được vận chuyển về và tại đây thực hiện quá trình phân loại các phế phẩm, chất thải. Kho lưu trữ phải phù hợp đáp ứng được tính chất của từng loại phế phẩm, đồng thời kho lưu trữ được chia thành 5 khu vực bao gồm: Khu vực lưu trữ chất dễ nổ. Khu vực lưu trữ chất đốt. Khu vực lưu trữ chất oxy hóa. Khu vực lưu trữ chất ăn mòn. Khu vực lưu trữ chất dễ cháy. Khu vực xử lý sơ bộ với nhiệm vụ xử lý phế liệu, chất thải trước khi thực hiện trao đổi bao gồm các thiết bị chưng cất tái chế dung môi, dầu nhớt. Khu vực xử lý triệt để các phế phẩm, chất thải không có khả năng tái sinh tái sử dụng và xử lý các chất thải nguy hại sau các quá trình tái chế. Các công trình này bao gồm: Ổn định hóa rắn. Lò đốt chất thải. Các công trình phụ nhưng không kém phần quan trọng cần thiết phải có tại trung tâm bao gồm: Hệ thống cấp, thoát nước. Hệ thống cứu hỏa. Và một số công trình phụ khác. Vận hành TTTĐCT Mặc dù TTTĐTT và TTTĐCT có nhiệm vụ, vai trò riêng biệt nhưng hai trung tâm này liên kết chặt chẽ với nhau. TTTĐTT ngoài nhiệm vụ liên lạc với cơ sở bên ngoài còn có nhiệm vụ khá quan trọng là lấy các thông tin về chất thải từ TTTĐCT để cung cấp cho các nhà máy có nhu cầu. BÃI CHÔN LẤP ỔN ĐỊNH HÓA RẮN Hệ thống tái sinh dầu nhớt Hệ thống tái sinh dung môi LÒ ĐỐT NGUỒN SỬ DỤNG LƯU TRỮ PHÂN LOẠI THU GOM Thành phần chất thải Phòng thí nghiệm Hình 10: Quy trình vận hành trung tâm trao đổi chất thải Khi đưa chất thải về trung tâm, đầu tiên toàn bộ phế liệu mới này sẽ được tập kết tại sàn phân loại và làm các thủ tục nhập kho. Đối với các loại phế liệu không cần xử lý sơ bộ, các thủ tục cần làm là: Cân xác định khối lượng. Cung cấp thông tin về nguồn phế liệu này. Lấy mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân tích một số đặc tính. Dán nhãn cho các kiện chất thải. Chuyển chất thải về kho chứa phù hợp. Các loại phế liệu cần xử lý sơ bộ sẽ được lưu trữ tạm thời tại kho riêng. Sau khi có kết quả phân tích của phòng thí nghiệm và các phương án xử lý sơ bộ, các phế liệu này sẽ được chuyển đến khu xử lý sơ bộ để xử lý. Sản phẩm sau đó sẽ được lưu trữ ở kho thành phẩm tương ứng. Lợi ích kinh tế của trung tâm trao đổi chất thải Lợi ích chính của TTTĐCT là: Tiết kiệm chi phí cho nhà máy nhờ giảm chi phí phải trả cho xử lý chất thải. Tăng thêm nguồn thu đáng kể từ phế liệu, chất thải có khả năng trao đổi trong KCN. Hiện nay, các chất thải có khả năng trao đổi trực tiếp trong KCN chủ yếu được bán cho các đơn vị trung gian bên ngoài KCN với đơn giá thấp. Các đơn vị trung gian này sẽ bán lại cho các nhà máy tái sinh với giá cao hơn, điều này đồng nghĩa với việc nhà máy mất đi một phần lợi nhuận. Tuy nhiên, khi TTTĐCT đi vào hoạt động với vai trò môi giới trao đổi chất thải giữa các nhà máy trong KCN thì nguồn thu của nhà máy sẽ tăng lên. Lợi ích môi trường của TTTĐCT Lợi ích môi trường mà TTTĐCT mang lại là làm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Như đã trình bày ở trên, hiện tại các chất thải trong KCN được trao đổi với các cơ sở bên ngoài. Phần lớn các chất thải được thu gom và vận chuyển một đoạn đường dài để đến các cơ sở trao đổi, tái sinh tái chế do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao. Tuy nhiên, khi TTTĐCT đi vào hoạt động thì các nguy cơ ô nhiễm môi trường này sẽ giảm đi. Ngoài ra, việc gia tăng lượng chất thải trao đổi trực tiếp, tái sinh tái chế trước khi trao đổi sẽ giảm được lượng chất thải thải bỏ trực tiếp vào môi trường. Như vậy, việc xây dựng TTTĐCT tại KCN Tân Bình không phải trực tiếp giải quyết hoàn toàn các vấn đề môi trường, mà đã gián tiếp góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Lợi ích về mặt xã hội của TTTĐCT Các hoạt động thu gom và tái chế cũng tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động nhưng các thiết bị tái sinh, tái chế thường rất lạc hậu nên thường gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn lợi ích chúng mang lại. Đa phần các cơ sở này thường nằm trong khu dân cư vì thế làm mất mỹ quan khu vực và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. TTTĐCT tập trung tại các KCN sẽ giảm số người làm việc trong môi trường độc hại, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. 4.3.4 Xây dựng công ty dịch vụ môi trường cho KCN Công ty dịch vụ môi trường không đóng vai trò quan trọng về mặt kỹ thuật nhưng nó lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn cho KCN luôn sạch đẹp. Họ trực tiếp tham gia vào việc quét dọn trong khuôn viên KCN, trồng và chăm sóc cây xanh. Họ có thể tham gia vào việc thu gom rác thải, chất thải rắn và vận chuyển chúng đến TTTĐCT hay nơi xử lý. Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển đi lên của KCN, vì vậy cần xây dựng và có các chính sách ưu đãi cho họ. Đồng thời trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển chất thải để tránh gây tác động đến môi trường. Hình 11 :Công nhân vệ sinh trong KCN Tân Bình 4.4 QUẢN LÝ KCN TTMT 4.4.1 Thành lập ban quản lý KCN TTMT Ban chỉ đạo và điều hành phát triển KCN TTMT được thành lập nhằm: Xác định các cơ hội phát triển, vận hành và giám sát các vấn đề liên quan đến phát triển KCN Thúc đẩy và tạo điều kiện thực hiện các hoạt động phát triển KCN TTMT. Thiết lập các hướng dẫn để từng bước triển khai và duy trì hoạt động tái sử dụng, tái sinh, tái chế sản phẩm phụ/phế liệu, trao đổi nguyên vật liệu và năng lượng giữa các nhà máy trong KCN với nhau. Trợ giúp các nhà máy thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn. Đảm bảo tuân thủ triệt để mục tiêu và chiến lược hoạt động đã đề ra của KCN TTMT. Vai trò của ban điều hành Các ban điều hành được thành lập để giải quyết các vấn đề cụ thể trong KCN TTMT đang và sẽ từng bước hình thành từ KCN hiện hữu. Nhân sự của ban điều hành này bao gồm các nhân viên của KCN TTMT và các thành viên thuộc ban chỉ đạo. Tùy theo định hướng phát triển KCN TTMT, hoạt động của ban điều hành này sẽ tập trung vào những lĩnh vực chính sau: Nguyên liệu (trao đổi sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu, nước và cả những nguyên liệu khác) Năng lượng (liên quan đến các hoạt động cung cấp năng lượng, nhiên liệu thay thế, cùng tạo ra năng lượng, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái sinh) Quy trình sản xuất (áp dụng công nghệ hiện đại, sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải tại nguồn, ngăn ngừa ô nhiễm, tái sử dụng phế liệu ngay trong quá trình sản xuất). Vận chuyển (phối hợp chuyên chở nguyên vật liệu, sản phẩm phụ, chất thải). An toàn, sức khỏe và môi trường (quản lý chất thải, ứng cứu sự cố, hệ thống quản lý môi trường tại từng nhà máy, doanh nghiệp và của KCN). Tuyên truyền với nhà đầu tư mới, cộng đồng dân cư xung quanh về các vấn đề môi trường. Nguyên liệu Năng lượng Vận chuyển Qúa trình sản xuất Vận chuyển Qúa trình sản xuất Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN HIỆP HỘI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KCN BAN CHỈ ĐẠO Môi trường, sức khỏe Hình 12: Sơ đồ ban chỉ đạo và điều hành KCN TTMT 4.4.2 Quản lý KCN TTMT Chức năng quản lý KCN TTMT : Duy trì những đặc trưng của một KCN TTMT. Giải quyết tranh chấp giữa các nhà máy với nhau, giữa công ty đầu tư phát triển hạ tầng với các doanh nghiệp, giữa những nhu cầu trong tương lai với hiệu quả hoạt động hiện tại. Thúc đẩy quá trình tự quản lý của các nhà máy trong KCN. Thu hút các nhà đầu tư mới nhằm nhanh chóng lấp đầy KCN, duy trì và thúc đẩy hoạt động trao đổi sản phẩm phụ. Xác định cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển KCN TTMT. Hỗ trợ và cải tiến liên tục hiệu quả kinh tế và môi trường của từng nhà máy trong KCN và của cả KCN. Thiết kế và phát triển KCN TTMT sao cho mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư xung quanh và hộ trợ các trương trình phát triển bền vững. Quản lý các hoạt động của KCN TTMT khi đã hình thành: Quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng KCN sao cho các hệ thống có tính hỗ trợ lẫn nhau, định rõ vị trí của các hệ thống trao đổi nguyên vật liệu và năng lượng, hệ thống cấp nước, hệ thống cung cấp năng lượng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Hỗ trợ hoạt động tái sử dụng sản phẩm phụ của các nhà máy trong KCN bằng cách thúc đẩy và hình thành mối liên hệ với thị trường tiêu thụ trong và ngoài KCN. Bắt buộc các nhà máy tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về xây dựng, vận hành và bảo vệ môi trường trong KCN. Kiểm toán hiệu quả hoạt động của KCN TTMT để rút ra bài học kinh nghiệm và biện pháp cải tiến. Phối hợp các hoạt động hành chính và hỗ trợ: Duy trì tài sản của KCN TTMT (cảnh quan, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, đường giao thông, kho bãi..). Vận hành một cách hiệu quả hệ thống trao đổi thông tin của KCN nhằm tạo điều kiện cho các nhà máy trong KCN liên lạc với nhau đồng thời thông báo đến các nhà máy về hiện trạng chất lượng môi trường của KCN và khu vực xung quanh. Giám sát sự luân chuyển các dòng vật liệu và năng lượng, thông báo lại cho các nhà máy và KCN về hiệu quả giảm thiểu phát sinh chất thải và kiểm soát ô nhiễm. Vận hành hệ thống phòng ngừa và ứng cứu sự cố. Tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chung cho các nhà máy trong KCN bao gồm: Quản lý môi trường, huấn luyện cán bộ quản lý môi trường, ứng cứu sự cố, mua và bán sản phẩm phụ. Vận hành các nhà máy trong KCN TTMT: Vận hành quy trình sản xuất của nhà máy sao cho ít tạo ra chất thải, ít tốn năng lượng và ít gây tác động đến môi trường nhất. Luôn luôn tìm kiếm, xem xét và ứng dụng các giải pháp tái sử dụng chất thải ngay trong dây chuyền công nghệ sản xuất, tận dụng phế liệu từ các nhà máy khác và tăng cường trao đổi sản phẩm phụ/phế liệu/ chất thải với các nhà máy bên ngoài. Tận dụng các dịch vụ chung của KCN trong xử lý và quản lý chất thải. 4.4.3 Các vấn đề then chốt trong quản lý KCN TTMT: Các vấn đề then chốt trong quản lý KCN TTMT bao gồm: Duy trì và phát triển hoạt động trao đổi sản phẩm phụ Tuyển các nhà máy để duy trì mạng lưới trao đổi nguyên vật liệu và năng lượng trong KCN TTMT khi các nhà cung cấp chính/ khách hàng chính thay đổi hoặc khi công nghệ sản xuất thay đổi. Quản lý toàn bộ mạng lưới trong KCN để có thể phát hiện các cơ hội mới. Nghiên cứu công nghệ và thị trường cho các loại vật liệu hiện chưa có thị trường tiêu thụ. Hình thành và mở rộng mối liên kết giữa hệ thống trao đổi nguyên vật liệu của KCN với các các hệ thống trao đổi tài nguyên ở phạm vi toàn khu vực, toàn vùng và trong cả nước. Đàm phán với các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm các quy định, luật lệ liên quan khuyến khích hoạt động trao đổi nguyên vật liệu và năng lượng. Hệ thống quản lý môi trường Một trong những thành phần rất quan trọng trong hệ thống quản lý KCN TTMT là hệ thống quản lý môi trường và chu trình phản hồi thông tin cho phép hoàn thiện hệ thống dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tế. Trong khi những mục tiêu quản lý môi trường ban đầu được đặt ra dựa trên các đánh giá tác động môi trường, các điều khoản quy định, hướng dẫn và hệ thống quản lý môi trường của từng doanh nghiệp trong KCN, ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp và các yếu tố tác động từ môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện chiến lược và phương thức quản lý môi trường cho KCN TTMT. Hệ thống quản lý sự cố Hệ thống quản lý sự cố của KCN TTMT bao gồm kế hoạch, phương án, phương tiện phòng ngừa và ứng cứu sự cố. Với kế hoạch và phương án ngăn ngừa sự cố hiệu quả yêu cầu về ứng cứu sự cố (khi đã xảy ra) sẽ giảm đáng kể. Hệ thống cung cấp thông tin phải bảo đảm các số liệu cơ bản về các loại vật liệu độc hại và nguy hại phải luôn luôn sẵn có. Các phương tiện ứng cứu sự cố như cháy nổ, tràn dầu và các tai nạn khác phải luôn ở tình trạng tốt, có thể hoạt động ngay khi cần thiết. Quan hệ với cộng đồng dân cư xung quanh. Sự hình thành và phát triển một KCN (truyền thống hay KCN TTMT) sẽ phụ thuộc vào cộng đồng dân cư xung quanh về nguồn nhân lực cũng như nguyên vật liệu, dịch vụ và thương mại. Sự phản đối của người dân đối với các dự án phát triển công nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể do ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của họ. Do đó tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư xung quanh là rất cần thiết và nó sẽ phục vụ cho lợi ích của KCN. 4.5 TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ. Phương pháp kinh tế áp dụng cho các chính sách về môi trường ngày nay được chấp nhận rộng rãi (ít nhất là về mặt nguyên tắc) trong hầu hết các quốc gia công nghiệp hoá. Phuơng pháp này nhấn mạnh sự ích lợi của các công cụ kinh tế (EI – economic instrument) được dùng để thay đổi thái độ của con người thông qua cơ chế về giá cả. Ý tưởng cơ bản là các EI có thể được đưa vào nền kinh tế để sửa chữa các sai lầm của thị trường. Rất nhiều khuyến cáo của Hội đồng các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã khuyến cáo sử dụng các công cụ kinh tế để kiểm soát ô nhiễm, đặc biệt trong các lĩnh vực kiểm soát nước, chất thải và tiếng ồn. Điều được thừa nhận chung là các công cụ kinh tế tạo sự mềm dẻo, tính hiệu lực và chi phí hiệu quả trong chính sách môi trường tốt hơn. Vai trò của các công cụ kinh tế Các công cụ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm và BVMT. Cụ thể, các công cụ kinh tế giúp đưa ra các khoản chi phí cho những tổn hại môi trường thông qua giá cả thị trường do người sản xuất và người tiêu dùng phải gánh chịu; khuyến khích người tiêu dùng không tiêu thụ các sản phẩm gây tổn hại môi trường và khuyến khích các nhà sản xuất không sử dụng các đầu vào gây tổn hại môi trường; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới và các phương pháp sản xuất bền vững. Bên cạnh đó, các công cụ kinh tế giúp tạo nguồn tài chính mới để sử dụng vào các mục đích thân thiện môi trường khác nhau: đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích tuân thủ luật pháp môi trường, hỗ trợ thực hiện các hoạt động khác trong phạm vi kế hoạch phát triển của nhà nước. Phương cách kinh tế có một số ưu điểm như Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được. Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân. Cung cấp cho chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm. Cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Loại bỏ được yêu cầu của chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm. 4.6 CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KCN TTMT. Việc xây dựng một KCN TTMT cần nắm bắt được những khả năng thay đổi của cơ chế chính sách và những quy định trong quá trình thiết kế vì nó có thể mang lại những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của KCN, đồng thời cũng có những bất cập trong khi thực hiện. Lần lượt, những người lập chính sách cần lưu ý những yêu cầu về một chính sách nhất quán cho sự phát triển của KCN TTMT. Việc xây dựng chính sách áp dụng cho KCN TTMT cần dựa trên những điều kiện thực tế nhằn tạo thuận lợi và cơ hội thực hiện chứ không yêu cầu tuân thủ chính sách một cách máy móc. Cần xem xét những lợi ích thu được và những thách thức khi xây dựng một khung pháp lý tổng hợp cho phát triển một KCN, khám phá những giá trị của chính sách phạm vi áp dụng như là phần bổ sung cho chính sách quốc gia và thành phần kinh tế. Nội dung chính tập trung mô tả những trường hợp có thể thiết lập một liên kết chặt chẽ các vấn đề bảo vệ môi trường với chính sách cơ bản trong sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả đặc biệt thông qua việc tận dụng năng lượng, bán thành phẩm và phế liệu. Yêu cầu trọng tâm nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong phát triển KCN và bảo vệ môi trường là sự kết hợp giữa hệ thống chính sách được áp dụng và việc thực hiện những yêu cầu của thể chế, chính sách này. Theo mô hình trước đây, hệ thống các quy định được áp dụng đơn điệu, không có sự phối hợp hài hòa. Chính sách quản lý chú trọng vào những nguồn thải riêng biệt của một nhà máy hoặc của một thiết bị… nhằm cải thiện hiệu suất vận hành và giảm phát thải vào môi trường nước, đất, không khí. Những luật lệ áp dụng riêng rẽ đối với chất lượng môi trường nước, đất, không khí phân chia chức năng quản lý của các tổ chức, cơ quan thực hiện công tác quản lý. Đôi khi, một giải pháp cho môi trường này lại gây ô nhiễm cho môi trường khác và ngược lại. Như vậy sự ô nhiễm được chuyển từ dạng phát tán vào không khí đến các bãi chôn lấp. Bài học kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy việc tái sinh chất thải một cách rộng rãi đã dẫn đến sự hình thành một thị trường lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tái chế vật liệu. Các cơ quan bảo vệ môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về phát triển kinh tế xã hội đôi khi tỏ ra có quan điểm bất đồng và không nhận thấy được việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả có thể thỏa mãn mối quan tâm của cả hai. Tương tự, những cơ quan này đôi khi không nhận thấy rằng rất nhiều lợi ích về thị trường và tài chính nhận được từ việc cải thiện những hoạt động bảo vệ môi trường. Cách nhìn nhận tổng hợp cho thấy các ngành công nghiệp trong tương lai là những thành viên tích cực trong hoạt động BVMT chứ không đơn thuần là tồn tại trong khuôn khổ các quy định. Đây là các đơn vị hạt nhân ban đầu để tạo cơ hội khuyến khích sự tham gia của các ngành công nghiệp khác vào mạng lưới phát triển bền vững. Giáo dục về công nghiệp thân thiện môi trường và cơ chế phát triển công nghiệp thân thiện môi trường sẽ giúp cho sự thành công của việc tổ hợp giữa các chính sách và các cơ quan quản lý. Hướng nhìn nhận mới của các quy định môi trường cho thấy rằng những cố gắng để quản lý vi mô một hệ phức tạp từ một điểm tập trung, đơn độc sẽ bị thất bại và đòi một cơ chế kiểm soát phân tán cùng với những vòng liên kết các thông tin phản hồi. Chính sách nguồn tài nguyên Một trong những lý do thúc đẩy sự phát triển KCN TTMT là loại hình KCN này sẽ giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm. Bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng và nguyên vật liệu trong chu trình sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Những hình thức sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên bao gồm tận dụng không hoàn toàn nguồn năng lượng và nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình kém, sản phẩm hư hỏng nhiều, chi phí của người tiêu dùng cao do hiệu suất năng lượng kém và gây ô nhiễm và cuối cùng là thất thoát tài nguyên vào các chất phế thải. Hiệu suất sử dụng tài nguyên kém cũng khởi đầu cho sự tăng chi phí thải bỏ chất thải và các khoản tiền phạt theo quy định. Các nội dung cần thực hiện để có được thành công trong phát triển bền vững theo xu hướng thân thiện môi trường được rút ra từ hoạt động công nghiệp hiện nay như sau: Giảm áp lực về nguyên vật liệu trong hàng hóa và dịch vụ. Giảm áp lực về năng lượng trong hàng hóa và dịch vụ. Giảm phát thải độc hại. Tăng cường tái sử dụng vật liệu. Sử dụng các nguồn tài nguyên có khả năng phục hồi được. Kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Tăng cường độ phục vụ hàng hóa và các dịch vụ. Chính sách này phải hạn chế việc cung cấp các tài nguyên thiên nhiên, cung cấp các giải pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy quá trình sử dụng hiệu quả tài nguyên, tái sinh, tái sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ việc thải bỏ các loại phế liệu và chất thải. Chính sách cũng cần thúc đẩy việc phát triển các hệ thống khôi phục nguồn tài nguyên và giảm dần sự phụ thuộc vào quá trình chôn lấp, đốt từng được xem là biện pháp căn bản để xử lý chất thải. Đây là điều cốt yếu để hình thành thị trường thật sự cho các nguồn phế liệu, phế phẩm và chất thải. Công cụ kinh tế Công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển KCN TTMT nhờ khai thác được vai trò của thị trường để khuyến khích các cơ sở sản xuất thay đổi hoạt động sản xuất và quản lý sản phẩm phụ. Các cơ sở sản xuất giảm được chi phí hay tăng thêm lợi nhuận nhờ những cải tiến trong quy trình sản xuất và có động lực thúc đẩy việc duy trì các giải pháp này khi chất lượng môi trường được nâng cao. Các công cụ kinh tế sẵn có thích hợp cho việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển KCN TTMT có thể kể đến bao gồm: Thuế về nguyên liệu nguyên thủy. Thuế năng lượng khi sử dụng các nguồn năng lượng không có khả năng tái sinh hoặc phí sử dụng nguyên vật liệu có tính tác động đến môi trường. Phí thải bỏ, phí chôn lấp, phí sử dụng hệ thống cấp thoát nước và phí quản lý chất thải nguy hại. Phí đặc biệt đối với việc thiêu thụ các loại nguyên vật liệu không có khả năng tái sinh, tái chế. Thuế sử dụng các hình thức đóng gói, bao bì riêng lẻ. Các hình thức vay và tài trợ. Tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục KCN TTMT là một ý tưởng mới về phát triển KCN bền vững bằng cách khai thác một cách triệt để các mối quan hệ “cộng sinh” của “cộng đồng” các cơ sở sản xuất bên trong KCN với nhau, với các cơ sở bên ngoài KCN và với môi trường. Sự tự nguyện tham gia của các đối tượng thành viên này đóng vai trò quyết định trong sự hình thành phát triển của KCN TTMT. Do đó, điều quan trọng hàng đầu là cung cấp cho các đối tượng liên quan những thông tin về KCN TTMT và tính ưu việt của loại hình KCN này so với các KCN hiện hữu hay những lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội có được từ việc phát triển KCN TTMT. Đồng thời cung cấp các hình thức hình thành và phát triển KCN TTMT mới hoặc từ các KCN hiện hữu. Với những yêu cầu này, các hình thức tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục có thể áp dụng bao gồm: Cung cấp thông tin qua: các hội thảo, các chương trình huấn luyện về sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng về các lĩnh vực sinh thái công nghiệp, giảm thiểu chất thải tại nguồn, các hoạt động tái sinh, tái chế, tái sử dụng và trao đổi sản phẩm phụ và những ứng dụng thành công trong thực tế. Trong thời gian trước mắt, các trương trình đào tạo, huấn luyện cho các nhà quản lý KCN, chủ doanh nghiệp cần được triển khai rộng rãi. Về tương lai lâu dài, các nội dung về giảm thiểu chất thải tại nguồn, sản xuất sạch hơn và hệ sinh thái công nghiệp cần được đưa vào các chương trình giảng dạy cho các sinh viên chuyên ngành môi trường ở các trường đại học và các viện nghiên cứu vì sau này họ sẽ là những nhà quản lý môi trường chuyên sâu nhất. Quản lý KCN nói chung và KCN TTMT nói riêng là một quá trình “ thực hiện – đánh giá – hoàn thiện” liên tục. Sự tự nguyện và đồng tình tham gia của các doanh ngiệp và nhiều tổ chức liên quan là yếu tố bảo đảm cho sự thành công của chương trình. Do đó, bên cạnh các quy định, chính sách và các hình thức chế tài, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp là chiến lược lâu dài cần được quan tâm thực hiện. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đồ án, những kết luận sau đây được rút ra: Sự ra đời và phát triển của các KCN đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và xã hội của Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trong nhiều năm qua. Các KCN đã gây ô nhiễm môi trường, công tác xử lý ô nhiễm và BVMT đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc quản lý, giám sát diễn biến môi trường vẫn chưa được tiến hành triệt để nên vẫn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp vẫn ở mức báo động. Qua quá trình nghiên cứu các lý thuyết về sinh thái công nghiệp, KCN TTMT, KCN sinh thái và ứng dụng trong điều kiện thực tế để xây dựng KCN Tân Bình theo định hướng TTMT đồ án đã đạt được một số kết quả sau: Tổng quan một cách khái quát mô hình KCN TTMT và các tiêu chí để áp dụng xây dựng KCN Tân Bình theo hướng thân thiện môi trường. Tổng quan về hiện trạng môi trường của KCN Tân Bình và đề xuất mô hình Trung tâm trao đổi chất thải và bộ máy quản lý môi trường cho KCN. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp để phát triển KCN Tân Bình theo hướng TTMT. KIẾN NGHỊ Để công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả cao thì cơ quan chức năng nhanh chóng kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và môi trường từ trung ương đến cơ sở, đồng thời từng bước thực hiện việc uỷ quyền cũng như việc xây dựng qui chế phối hợp quản lý môi trường trong KCN cho Ban quản lý các KCN và chính quyền địa phương. Đối với công nghệ hiện có (đặc biệt là công nghệ lạc hậu) trong thời gian trước mắt chưa thể đổi mới toàn bộ được. Để hạn chế ô nhiễm môi trường, cần phải thực hiện nghiêm túc việc xây dựng hệ thống XLNT, từng bước cải tiến và đổi mới công nghệ để sử dụng có hiệu quả tài nguyên và BVMT. Tăng cường nội dung hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên các mặt, các lĩnh vực BVMT trong KCN. Aùp dụng tổng hợp các biện pháp tổ chức hành chính và kinh tế để quản lý và BVMT, từng bước xây dựng thí điểm các KCN xanh, KCN sinh thái nhằm bảo đảm các KCN phát triển bền vững. Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp thích hợp để huy động và tranh thủ viện trợ tài chính của Chính phủ các nước, các tổ chức thế giới để tạo quĩ hỗ trợ đầu tư BVMT, khuyến khích thay đổi công nghệ, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường có hiệu quả. Chú trọng hình thành và phát triển ngành công nghệ môi trường phù hợp với điều kiện nước ta. Kết hợp ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ mới vào công tác BVMT, nhằm tái sử dụng chất thải, tạo lập công nghệ khép kín, sản xuất bao bì dễ phân huỷ và tái sử dụng nhiều lần nhằm giảm lượng chất thải ra môi trường. Về tổ chức bộ máy: cần nâng cấp bộ máy làm công tác môi trường từ trung ương đến địa phương, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý môi trường chuyên trách ở các công ty phát triển hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Tiếp tục nghiên cứu và trình cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành qui chế BVMT trong các KCN. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung lv.doc
  • docphieuthongtin.doc
  • docphuluc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • doctrang bia.doc
  • doctrang lot.doc
  • doctranglot phuluc.doc
Tài liệu liên quan