Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường hiện nay

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường hiện nay: ... Ebook Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường hiện nay

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹I häc n«ng nghiÖp Hµ néi nguyÔn v¨n ®iÖp NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC THÚ Y ĐANG LƯU HÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY luËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: thó y M· sè: 60.62.50 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: pgs.ts. ®Ëu ngäc hµo Hµ Néi - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 10 năm 2008 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Điệp LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Đậu Ngọc Hào, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Ths. Tạ Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương 1, cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Khoa Thú y - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành chương trình đào tạo và đề tài nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè cùng các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 10 năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Điệp MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Tên viết tắt Tên đầy đủ 1 Cs Cộng sự 2 GLP Good Labotary Practices 3 GMP Good Manufacturing Practices 4 GSP Good Storage Practices 5 HPLC High Performance Liqid Chromatography 6 ISO International Organization for Standardization 7 KCS Kiểm tra chất lượng 8 SPS Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures 9 TBT WTO agreement on Technical Barries to Trade 10 Tg Thời gian 11 Tr Trang 12 WHO World Health Organization 13 WTO World Trade Organization DANH MỤC CÁC BẢNG 4.1. Sự phân bố và số lượng sản phẩm đăng ký lưu hành của các cơ sở sản xuất thuốc thú y ở Việt Nam 36 4.2. Kết quả điều tra thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất thuốc thú y 40 4.3. Kết quả điều tra hệ thống quản lý chất lượng của các các cơ sở sản xuất thuốc thú y 42 4.4. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo dạng chế biến 44 4.5. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt chất 45 4.6. Kết quả điều tra về việc thực hiện GMP của các cơ sở sản xuất thuốc thú y 47 4.7. Danh sách những cơ sở sản xuất thuốc thú y có quy mô lớn 50 4.8. Danh sách những cơ sở sản xuất thuốc thú y có quy mô khá 52 4.9. Danh sách những cơ sở sản xuất thuốc thú y có quy mô trung bình 53 4.10. Danh sách các cơ sở có bộ phận KCS hoạt động hiệu quả 55 4.11. Danh sách các cơ sở có bộ phận KCS hoạt động không hiệu quả 56 4.12. Kết quả kiểm tra cảm quan 57 4.13. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra hàm lượng hoạt chất các mẫu thuốc thú y 59 4.14. Kết quả khảo sát một số mẫu có hàm lượng hoạt chất âm tính 60 4.15. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo dạng chế biến 61 4.16. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo thành phần hoạt chất 63 4.17. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đạt được của cơ sở sản xuất 65 4.18. Kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y theo nơi lấy mẫu 67 DANH MỤC CÁC HÌNH 4.1 Cơ cấu cơ sở sản xuất thuốc thú y và sản phẩm đăng ký lưu hành ở ba miền Bắc - Trung – Nam 37 4.2 Thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất thuốc thú y 40 4.3 Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của các sơ sở sản xuất thuốc thú y 42 4.4 Cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt chất 45 4.5 Kết quả kiểm tra hàm lượng hoạt chất trong các mẫu thuốc thú y 59 4.6 Đánh giá chất lượng thuốc thú y theo dạng chế biến 62 4.7 Kết quả đánh giá chất lượng thuốc thú y theo thành phần hoạt chất 63 4.8 Kết quả đánh giá chất lượng thuốc thú y theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đạt được của cơ sở sản xuất 66 4.9 Kết quả đánh giá chất lượng thuốc thú y theo nơi lấy mẫu 67 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây nhờ chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước và sự tăng cao về mức sống của người dân, ngành chăn nuôi nước ta đã phát triển nhanh chóng. Đồng thời theo đà hội nhập quốc tế, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu phát triển kéo theo dịch bệnh cũng dễ du nhập, lây truyền và bùng phát, điều này làm nhu cầu sử dụng thuốc thú y trong nước tăng theo. Đây là lý do và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh thuốc trong những năm qua phát triển rất sôi động. Năm 1993, sau khi Pháp lệnh Thú y ra đời, mới chỉ có 189 sản phẩm sản xuất trong nước, đến 2006 số sản phẩm trong nước được phép lưu hành đã tới 4078. Thuốc nhập khẩu năm 1993 mới chỉ có 1 công ty (Rhone-Poulene, Pháp) đăng ký 31 loại vắc xin dùng cho gia cầm, lợn, chó mèo thì đến năm 2006 đã có 1637 sản phẩm của 130 công ty từ 29 nước trên thế giới được phép lưu hành tại Việt Nam. Nhìn chung, thị trường thuốc thú y nước ta hiện nay khá đa dạng và phức tạp. Trong khi đó, trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa cao, hành lang pháp lý còn nhiều bất cập. Công tác quản lý thuốc thú y chưa đủ năng lực để theo kịp sự phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu; chưa đánh giá được chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường cũng như chưa giám sát được việc bán lẻ thuốc thú y. Việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của các nhà sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn về vốn và con người, trong khi đó nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể. Đây chính là kẽ hở cho những sai phạm trong công tác sản xuất, kinh doanh thuốc thú y còn tồn tại. Trong hoàn cảnh đó, việc lưu hành, sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường không những làm ảnh hưởng tới kết quả phòng trị, an toàn vệ sinh thực phẩm của người sử dụng mà còn góp phần tạo lên môi trường kinh doanh bất công bằng giữa các công ty thuốc thú y. Đối với người sử dụng, những sản phẩm thuốc không đạt tiêu chuẩn trên ngoài làm giảm kết quả phòng trị, gây thiệt hại về mặt kinh tế, chúng còn dễ gây lên tình trạng kháng thuốc do không xác định đúng liều lượng. Đặt biệt vấn đề sử dụng tuỳ tiện các sản phẩm kháng sinh, hoá dược đã đã bị cấm trong chăn nuôi không những gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại lớn trong công tác xuất nhập khẩu nông sản. Trước nhu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế, hơn bao giờ hết sự quản lý, điều tiết của nhà nước trong lãnh vực thuốc thú y đóng vai trò hết sức quan trọng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo sân chơi kinh doanh công bằng, ổn định phát triển chăn nuôi, xuất nhập khẩu là những trách nhiệm nặng nề đòi hỏi các cơ quan quản lý thuốc thú y cần phải khẩn trương, không ngừng nâng cao năng lực của mình. Đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới, để thực hiện tốt các điều khoản đã cam kết (cụ thể là thực hiện nghĩa vụ của Hiệp định Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật (SPS) và hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)), đồng thời khuyến khích sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước đòi hỏi chính phủ phải thực hiện tốt hơn nữa vai trò trách nhiệm của mình. Để thực hiện điều đó, trước hết phải có cái nhìn toàn cảnh về thị trường thuốc thú y hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường hiện nay”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được tình hình phân bố, cơ cấu sản phẩm của các cơ sở sản xuất thuốc thú y trong nước. - Đánh giá được quy mô sản xuất, quản lý chất lượng của một số cơ sở sản xuất thuốc thú y. - Đánh giá chất lượng một số sản phẩm thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả của chúng tôi góp phần làm rõ hơn hiện trạng sản xuất và chất lượng các loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường. Đó cũng chính là cơ sở cho các cơ quan chức năng đề xuất các biện pháp quản lý thuốc thú y hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nhà sản xuất và giảm thiểu nguy cơ tồn dư thuốc thú y trong thực phẩm cũng như hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Giúp người sử dụng có sự lựa chọn sáng suốt đối với các loại thuốc thú y khá đa dạng trên thị trường hiện nay. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Thuốc thú y và vai trò của thuốc thú y trong phát triển chăn nuôi 2.1.1. Thuốc thú y 2.1.1.1. Khái niệm và phân loại thuốc thú y Theo Tổ chức y tế thế giới, thuốc là một chất hay hỗn hợp các chất được sản xuất đem bán, cung cấp để bán hay giới thiệu sử dụng nhằm mục đích: điều trị, làm giảm, phòng hay chẩn đoán bệnh tật, tình trạng cơ thể bất thường hoặc triệu chứng bệnh; khôi phục, hiệu chỉnh, thay đổi chức năng hữu cơ của cơ thể người hay động vật (Trần Tử An và cs, 2004) [1]. Theo pháp lệnh thú y [33], “Thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất được dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật, bao gồm dược phẩm, hóa chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh vật dùng trong thú y”. Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này, khái niệm thuốc thú y mang nghĩa hẹp hơn bao gồm chủ yếu các dược phẩm và hoá chất dùng trong thú y. Có nhiều cơ sở để phân loại thuốc thú y, tuy nhiên, trong thực tế điều trị, trước mỗi ca bệnh, người ta thường dựa vào căn nguyên để xem xét bệnh đó có phải là bệnh truyền nhiễm hay không, do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hay do thiếu các vitamin, khoáng chất... Vì vậy trong sản xuất, buôn bán và phòng trị, thuốc thú y thường được chia làm các nhóm cơ bản sau [23]: * Nhóm kháng sinh “Kháng sinh là những sản phẩm đặc biệt nhận được từ vi sinh vật hay các nguồn tự nhiên khác có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt một cách chọn lọc lên một nhóm sinh vật xác định (vi khuẩn, nấm, protozoa...) hay tế bào ung thư ở nồng độ thấp” (Từ Minh Koóng, Đàm Thanh Xuân, 2007) [18]. Fleming lần đầu tiên phát hiện hiện tượng kháng sinh từ nấm penicillum vào năm 1929. Sau đó, Florey và Chain (1939) đã chiết được ra từ nấm đó chất penicillin dùng trong điều trị. Ngày nay, khi ngành công nghệ sinh học và hoá dược phát triển mạnh, đã có rất nhiều loại kháng sinh được tìm thấy. Để thuận tiên cho việc chọn thuốc trong nghiên cứu và điều trị, kháng sinh được phân theo những nhóm sau: - Nhóm β-lactamin và Cephalosporin + Các penicillin tự nhiên: Benzylpenicillin(G), pentennylpenicillin(F), N-oxy-benzylpenicillin(X), phenoxypenicillin(V), N-heptylpenicillin(K). + Nhóm penicillin tổng hợp: amoxycillin, cloxacillin, oxacillin, nafcillin, ampicillin, carbenicillin, ticarcillin... + Nhóm cephalosporin: cephalexin, cephradin, cefuroxim, cefoxitin, cefotaxim, cefoperazon, ceftiofur. +Các chất ức chế men β-lactamaza: acid clavulanic, sulbactam, imipenem, aztreonam, carbapenem. - Nhóm Aninoglycosid Các kháng sinh thường gặp ở nhóm này: steptomycin, kanamycin, neomycin, gentamicin, sisomycin, dibekacin, amikacin, netilmycin, habekacin. - Nhóm Macrolid Bao gồm: erythromycin, oleandomycin, tylosin, spiramycin, josamycin, novobiocin, pristinamycin... - Nhóm Lincosamid Các thuốc thường gặp: lincomycin, clindamycin, pirlimycin. - Nhóm Tetracyclin + Tetracyin thiên nhiên: tetracylin, oxyteracylin, chlotetracyclin, minocyclin. + Tetracyclin bán tổng hợp: metacyclin, doxycyclin, minocyclin, rolitetracyclin, tetralisan, pipacyclin, apicyclin. - Nhóm Cloramphenicol Bao gồm: chloramphenicol, thiamphenicol, flophenicol, cloromycetin. Hiện nay, tại Việt Nam, chloramphenicol đã bị cấm dùng trong thú y. - Nhóm polypeptid Thường gồm: polymycin B, polymycin E (colistin), bacitracin, novobiocin, tiamulin, steptogramin. - Thuốc tác dụng giống kháng sinh + Nhóm fluoroquinolone: enrofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin, danofloxacin, flumeqine, nalidixic. + Nhóm ionophore: monensin, lasalocid, maduramicin, narasin, salinomycin. + Nhóm nitroimidazoles: metronidazole, dimetridazole, ronidazile, tinidazole, ipronidazole. + Nhóm nitrofuran: nitrofuran, nitrofurazone, nitrofurantoin, nifuratel, fifuroquine, furazolidone. + Các nhóm khác: rifamycins, isoniazid, mupirocin, methenamine, novobiocin. + Nhóm sulfonamid: sulfamethoxazol, sulfadiazin, sulfadimidin, sulfamethazine, sulfadimethoxine, sulfafurazol, sulfaguanidin. * Nhóm vitamin và khoáng chất - Vitamin Vitamin là một nhóm chất hữu cơ cần thiết, không sinh năng lượng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Nhu cầu vitamin của cơ thể chỉ khoảng vài trăm miligam mỗi ngày. Tuy ít như vậy, thiếu vitamin gây ra nhiều rối loạn chuyển hoá quan trọng. Vitamin rất cần thiết cho nhiều chức phận quan trọng của cơ thể. Thiếu vitamin ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển, sức khoẻ và gây nhiều bệnh đặc hiệu (Hà Huy Khôi và cs) [17]. Vitamin được chia ra 2 nhóm dựa theo tính chất vật lý: vitamin hoà tan trong chất béo và vitamin hoà tan trong nước. Vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E, K. Vitamin tan trong nước gồm vitamin C (acid ascobic) và các vitamin nhóm B: vitamin B1(thiamin), B2(riboflavin), B3(acid nicotinic, niacin), B12(cobalamin), B6 (pyridoxin)... Trong chăn nuôi, các vitamin được sử dụng rộng rãi trong thú y, đặc biệt là bổ sung vào thức ăn gia súc. Gia súc ngày nay luôn có nguy cơ thiếu vitamin do phương thức chăn nuôi đang chuyển dần về chăn nuôi công nghiệp hay bán công nghiệp. Trên thực tế, hai loại vitamin được sử dụng rộng rãi nhất là là vitamin B1 và vitamin C, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vật nuôi . Từ lâu, trong chăn nuôi, vitamin B1 được biết đến chủ yếu bởi tác dụng tăng tính thèm ăn và chống táo bón. Trong khi đó, vitamin C lại được sử dụng phổ biến nhất vào mùa hè, nhất là ngành chăn nuôi gia cầm bởi tác dụng chống nóng, giảm strees, khử độc của nó. - Chất khoáng Chất khoáng là một trong sáu loại chất dinh dưỡng cần cho sự sống. Sự khác biệt giữa chất khoáng và các chất hữu cơ của cơ thể là chất khoáng không chứa nguyên tử cacbon trong cấu trúc, tuy nhiên nó thường kết hợp với cacbon-chứa trong chất hữu cơ khi thực hiện các chức năng trong cơ thể. Chất khoáng được chia làm 2 nhóm chính: nhóm khoáng đa lượng và nhóm khoáng vi lượng. Khoáng đa lượng (macronutrient minerals), gồm những chất có mặt trong cơ thể với một lượng từ 0.005% đến <1% trọng lượng cơ thể (trừ calci chiếm 1,5-2%) và đòi hỏi một nhu cầu lớn từ thức ăn. Các khoáng đa lượng cơ bản: natri, clo, kali, calci, magiê, lưu huỳnh. Trong đó khoáng clo, kali, natri đóng vai trò chủ yếu là duy trì điện giải và áp lực thẩm thấu của cơ thể, thường áp dụng trong các bệnh đường tiêu hoá; khoáng calci được chú ý bởi vai trò cơ bản cho sự phát triển của hệ thống xương khớp và ứng dụng trong điều trị một số trường hợp như bệnh bại liệt sau khi đẻ, cầm máu. Khoáng vi lượng (micronutrient minerals), gồm những chất tồn tại trong cơ thể với một lượng thấp hơn 0,005% trọng lượng cơ thể và nhu cầu cần một lượng nhỏ hơn. Các vi khoáng quan trọng : sắt, kẽm, đồng, iod, selen, mangan, molybden, cobal, crom. Trong thú y, việc bổ sung Fe – dextran cho lợn con lúc 3 và 10 ngày tuổi là rất cần thiết, hiện nay đã trở thành một quy trình chuẩn trong chăn nuôi lợn công nghiệp. * Nhóm thuốc trị ký sinh trùng Trong thú y, bệnh ký sinh trùng là một chuyên khoa riêng biệt, bởi so với virus, vi khuẩn, căn nguyên gây bệnh (vật ký sinh) có những đặc trưng về kích thước, phương thức sinh trưởng, phát triển, cách thức gây bệnh, cấu trúc kháng nguyên và đáp ứng miễn dịch. Tuy bệnh do ký sinh trùng gây ra không gây thành ra dịch và sự phá hoại nhanh, mạnh như bệnh truyền nhiễm nhưng chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi. Ký sinh trùng gây bệnh hết sức đa dạng và phức tạp, mỗi loại có những đặc điểm hết sức khác biệt nên thuốc điều trị tương ứng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên trong thú y, thuốc trị ký sinh trùng thường chia làm 3 nhóm chính theo sự phân loại của căn nguyên gây bệnh: - Thuốc trị nội ký sinh trùng: nhóm giun tròn, sán lá, sán dây - Thuốc trị ngoại ký sinh trùng: ve, ghẻ, mò, mạt, rận, rệp, dòi. - Thuốc trị ký sinh trùng nhóm protozoa: cầu trùng, tiêm mao trùng, lê dạ trùng... Ở Việt Nam hiện nay, bệnh ký sinh trùng được quan tâm nhiều nhất là các bệnh ghẻ ở chó, mèo; bệnh giun đũa ở gia súc, gia cầm; bệnh sán lá ở loài nhai lại và bệnh cầu trùng ở gia cầm, lợn và bệnh ký sinh trùng đường máu. Các thuốc trị ký sinh trùng phổ biến trên thị trường hiện nay [19], [34]: Thuốc trị ghẻ: ivermectin, pyrethroids. Thuốc trị giun tròn: levamsol, ivermectin, piperazin, paraziquantel, pyrantel, mebendazol. Thuốc trị sán lá: dertil B, nitroxinil, closantel, albendazole, fasinex. Thuốc trị cầu trùng: pyrimethamin, sulfaquinoxalin, sulfaclopyrydazin, clopidol. Thuốc trị ký sinh trùng đường máu: berenil, rivanol, naganol, trypaflavinum, haemosporidium. * Nhóm thuốc sát trùng Thuốc sát trùng, khử trùng, tẩy uế: dùng để tiêu diệt các tác nhân sống gây bệnh đang tồn tại trên bề mặt cơ thể động vật (da, niêm mạc, vết thương...) hoặc ở ngoài cơ thể như chuồng trại, máng ăn, dụng cụ thú y, phương tiện vận chuyển, các chất bài tiết…(Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, 1997) [10]. Thuốc sát trùng cục bộ phổ biến trong điều trị ngoại khoa: xanh methylen 1%, nước oxy già, thuốc tím (KMnO4), cồn iod 2-5%, acid boric 1-3%. Hiện nay, thuốc sát trùng xử lý môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình khống chế dịch bệnh, nhất là từ khi các dịch nguy hiểm như cúm gia cầm, Lở Mồm Long Móng, Hội chứng Rối loạn Sinh sản và Hô hấp trên heo (PPRS) xảy ra. Các thuốc sát trùng phổ biến hiện nay bao gồm: polividone iodine, benzalkonium (BKC), chloramin T (Halamid), Chloramin B và một số amoni bậc 4 khác. * Nhóm thuốc khác - Nhóm thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau: analgin, paracetamol, Dexamethazol. - Nhóm dung dịch truyền: dung dịch nước muối sinh lý (NaCl đẳng trương 0.9%), dung dịch Ringer lactac, dung dịch đường gluco 5%. - Nhóm thuốc trợ sức trợ lực, giải độc: cafein, camphora, urotropin, strichnin. - Chế phẩm sinh học: kháng thể, men vi sinh, hormon... 2.1.1.2. Vai trò của thuốc thú y Có thể nói từ khi có xã hội loài người là đã bắt đầu có lịch sử dùng thuốc. Từ quá trình tìm kiếm, lựa chọn thức ăn để sống, từ những quan sát và bắt chước các loài động vật hoang dại, con người đã biết tìm ra các chất trong thiên nhiên để tự chữa bệnh cho mình và thú nuôi. Cùng với sự phát triển của nghề chăn nuôi và sự gia tăng mối quan tâm của con người đến động vật, vai trò của thuốc thú y ngày càng được coi trọng. Việc sử dụng thuốc thú y không chỉ trực tiếp tác động đến sức khoẻ, năng suất vật nuôi, động vật hoang dã mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Theo sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu thực tiễn, thuốc thú y ngày càng đa dạng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên có thể kể đến hai nhiệm vụ chính của thuốc thú y đó là phòng trị bệnh cho vật nuôi và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi. * Phòng trị bệnh cho vật nuôi Đối tượng động vật được con người tác động ở đây có thể là động vật hoang dã được sử dụng, nghiên cứu, bảo tồn nhưng chủ yếu vẫn là vật nuôi. Động vật được nuôi với nhiều mục đích khác nhau: lấy thực phẩm, nguyên liệu chế biến trong công nghiệp, an ninh quốc phòng, dược phẩm, giải trí... Sự đa dạng về đối tượng vật nuôi cũng đồng nghĩa với việc có nhiều dịch bệnh khác nhau, đòi hỏi các loại thuốc tương ứng khác nhau. Thuốc thú y là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Theo các chuyên gia, thuốc thú y tuy chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng chi phí chăn nuôi, nhưng lại rất cần thiết giúp bảo vệ vật nuôi và có vai trò quyết định cho sự thành bại của nghề [21]. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, luôn có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh cho vật nuôi, đặc biệt những nơi có trình độ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém. Ngay ở bên trong cơ thể vật nuôi, luôn tồn tại rất nhiều mầm bệnh, khi những điều kiện bất lợi kéo dài, sinh vật gây bệnh phát triển, sức chống đỡ của cơ thể không đủ mạnh, con vật sẽ ốm. Nhu cầu thuốc thú y ở nước ta là rất lớn. Trên thực tế, người ta dùng thuốc để điều trị theo căn nguyên gây bệnh và các triệu chứng kèm theo. Nếu căn nguyên gây bệnh là loại vi khuẩn thì biện pháp chính là dùng kháng sinh; căn nguyên là virus thì biện pháp chính là dùng kháng thể (nếu có) và điều trị triệu chứng; căn nguyên là ký sinh trùng thì phải dùng các loại thuốc trị ký sinh trùng. Tuy nhiên, ít khi vật nuôi ốm chỉ do một loại mầm bệnh mà hay ghép với nhiều mầm bệnh khác, thường là nhiễm khuẩn kế phát. Vì vậy, liệu pháp kháng sinh được sử dụng khá rộng rãi trong các trường hợp mắc bệnh, nhất là các ca bệnh chưa hoặc không rõ nguyên nhân. Thuốc thú y được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau, không chỉ để chữa khi con vật mắc bệnh, mà ngay cả khi bệnh chưa xảy ra, người ta cũng dùng để phòng, nhất là những bệnh có nguy cơ cao. Dùng thuốc với mục đích phòng bệnh là một chiến lược khá hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi, thậm trí được xây dựng thành những quy trình chuẩn trong chăn nuôi công nghiệp. Ví dụ việc dùng kháng sinh phòng bệnh tụ huyết trùng, thuốc chống cầu trùng cho lợn, gà; dùng vitamin C giảm stress nóng cho gia cầm...Hiện nay có 3 phương pháp sử dụng kháng sinh để phòng bệnh trong chăn nuôi (Trần Mai Anh Đào, 2007) [7]: - Dùng một loại kháng sinh ở liều phòng trong một thời gian dài nhằm duy trì hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. - Dùng luân phiên nhiều loại kháng sinh ở liều phòng để ngăn chặn hệ vi sinh vật gây bệnh cơ hội có sẵn trong cơ thể hoặc những vi khuẩn có thể lây từ cá thể này sang cá thể khác. Phương pháp này thường được dùng để vận chuyển thú từ nơi này sang nơi khác có môi trường sống khác nhau hoặc đối với những con vật được chọn lựa cho sản xuất lâu dài. - Để hạn chế sự kháng thuốc của vi sinh vật xảy ra khi sử dụng những phương pháp trên, người ta đã đưa ra những hướng giải quyết khác: liều kháng sinh tăng dần liên tục để hiệu quả kháng khuẩn luôn ở mức cao hơn liều mà vi sinh vật có thể đề kháng được, ít nhất về mặt lý thuyết. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả trong việc khống chế vi sinh vật gây bệnh và cả sự đề kháng thuốc (BANRCm, 1999) [40]. * Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi Ngoài mục đích phòng và trị bệnh, thuốc thú y còn được sử dụng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi. Phổ biến hiện nay là các hormon sinh dục: Estrogen, androgen, gonadotropin, Prostagladin(PGF2α),Oxytocin..., chúng làm tăng khả năng đậu thai, tăng số đầu con, tăng tỷ lệ trứng nở, tăng khả năng tiết sữa (Bùi Thị Tho, 2008) [30]. Trước kia việc bổ sung các hormon sinh trưởng trong thức ăn cho vật nuôi được ứng dụng phổ biến và cho hiệu quả cao, nhưng sự nguy hiểm cho người tiêu dùng thật không nhỏ, do vậy hiện nay cách thức đó đã bị cấm sử dụng. Nhóm vitamin và khoáng chất được bổ sung vào khẩu phần ăn hoặc tiêm trực tiếp cho vật nuôi nhằm bổ sung những thiếu hụt so với nhu cầu sinh trưởng của chúng, đồng thời tăng chất lượng nông sản. Gia cầm đẻ thiếu khoáng thường tạo ra trứmg mỏng vỏ, vỏ sần sùi không đều; thiếu vitamin A làm cho màu lòng đỏ trứng nhợt nhạt, tiêm Silen cho lợn tăng khả năng tạo nạc và màu đỏ tươi của thịt... Sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng đã xuất hiện từ những năm 1950. Tác động kích thích tăng trọng của kháng sinh đã được kiểm định trên lợn, gà với nhiều loại kháng sinh khác nhau, đó thường là các thuốc không được hấp thu ở đường tiêu hóa, không sử dụng trong điều trị bệnh thường xuyên: Sulphamid, bacitracin, lincomycin, arsanilic, virginiamycin, tylosin, carbadox, oxytetracylin, chlotetracyline. 2.1.2. Độc tính và tác dụng phụ của thuốc thú y Thuốc thú y cũng là các chất độc nếu như sử dụng không hợp lý. Nguyên nhân gây độc của thuốc là sử dụng không đúng liều lượng, đúng chỉ định, thời gian và liệu trình sử dụng thuốc, do loài, giống, giới tính, lứa tuổi và tình trạng mẫn cảm của động vật đối với thuốc. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tác dụng có hại không mong muốn của thuốc (ADR - Adverse Drug Reaction) là phản ứng có hại, không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng. Nguy cơ xuất hiện ADR là hậu quả không thể tránh, một thuốc dù được dùng khôn khéo đến mấy cũng đều có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Trong số các loại thuốc thú y, kháng sinh là nhóm được sử dụng nhiều nhất, ước tính hiện nay trong nước 60-70% tổng giá trị các thuốc đang dùng để phòng, trị bệnh cho động vật nuôi là thuốc hoá học trị liệu, trong đó chủ yếu là các kháng sinh (Bùi Thị Tho, 2006) [29]. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cũng làm phát sinh khá nhiều hậu quả không mong muốn. 2.1.2.1. Độc tính và ảnh hưởng phụ của kháng sinh * Nhóm Chloramphenicol Dùng chloramphenicol kéo dài, có thể gây rối loạn tạo máu, ức chế các hoạt động enzym của microsom ở gan (đặc biệt ở lợn con), nó làm chậm quá trình sản xuất axit glucoronic và do đó làm giảm các quá trình giải độc của gan, nhất là ở các động vật non, dẫn tới hiện tượng tím tái. Liều lượng cao, gây suy tim mạch, chết. Liều trung bình kéo dài gây kém ăn, nhiễm độc gan (Phạm Khắc Hiếu, 1998) [12]. Nhiều nghiên cứu có thể đưa ra bằng chứng thiếu máu do không phát sinh hồng cầu ở người là do ăn phải lượng tồn dư chloramphenicol trong sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Do đó, chloramphenicol đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi động vật hiện nay (Đậu Ngọc Hào, 2007) [8]. Ở chó và mèo cũng xuất hiện hiện tượng quá mẫn với chloramphenicol, sự rối loạn đường tiêu hoá cũng xảy ra ở động vật khi điều trị chloramphenicol bằng phương pháp cho uống. Do chloramphenicol có thể ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch, do vậy không nên tiêm phòng vacxin khi đang điều trị bằng chloramphenicol. Các vết thương cũng có thể trở lên lâu không khôi phục do sự ức chế tổng hợp protein bởi chloramphenicol. * Nhóm amioglucoside Nhóm này có thể gây ảnh hưởng độc với thính giác, thần kinh và thận. Ảnh hưởng này khác nhau đối với từng loại amioglucosides liều sử dụng và số lần lặp lại, tuy nhiên tất cả thành viên của nhóm này đều có tính độc tiềm tàng. Sự tồn tại bền vững của các aminoglycosidestrong bào tương và trong nước tiểu đã gây ảnh hưởng độc tới tế bào ống thận. Aminoglycoside có thể gây độc đối với tai biểu thị bởi thính giác hoặc giảm chức năng tiền đình. Mèo, chó rất mẫn cảm với ảnh hưởng độc tiền đình. Tính độc với thính giác tiềm năng nhất là gentamicin, sisomycin và neomycin. Các aminoglycoside sử dụng ở liều cao tạo ra hàm lượng trong huyết tương đều có liên quan đến bệnh yếu cơ và phong toả thần kinh cơ, tác dụng đó càng trở nên rõ ràng khi sử dụng với các dược chất khác có khả năng phong toả thần kinh cơ. * Nhóm Tetracycline Liều cao tetracylin đường uống làm cho động vật nhai lại giảm sút nghiêm trọng hoạt động của hệ vi sinh vật dạ dày. Tetracyclin có thể gắn kết với canxium ở răng, xâm nhập vào cấu trúc này và ức chế hấp thu canxium gây ra vàng răng, xỉn răng. Động vật bị mất nước sẽ có nguy cơ nhiễm độc cao, đưa tetracyclin vào cơ thể bệnh súc theo đường tĩnh mạch rất dễ gây độc hệ tuần hoàn. Gia súc được dùng tetracyclin dạng muối hoà tan ở liều 10mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch sau khoảng thời gian một phút có hiện tượng suy sụp (Gyrd-Hansen và cs, 1981) [43]. Chó nhận liều 25 mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch trong 2 ngày có biểu hiện nhiễm độc đường tiết niệu (Konnie H. Plumle, 2003, tr. 295) [45]. Tetracyclin rất độc với gan, khi dùng với liều lượng lớn, tỷ lệ chết là rất cao. Tetracyclin cũng có tác dụng gây độc với thận và được chống chỉ định cho gia súc bị bệnh thận, đặc biệt ở bê bị bệnh nhiễm trùng và nhiễm độc huyết. Tetracyclin liều cao có thể dẫn tới bệnh viêm ống thận cấp tính. Tetracylin cũng có thể ngăn cản thực bào của bạch cầu, do đó cản trở cơ chế phòng vệ của cơ thể. Nếu sử dụng tetracyclin cùng với glucocorticoids sẽ làm suy giảm miễn dịch. Phản ứng quá mẫn cũng có thể xảy ra như sốc thuốc, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn và suy sụp. * Nhóm β-lactam Penicillin và beta-lactams nhìn chung ít gây độc, thậm chí ở những liều cao hơn nhiều so với chỉ định điều trị. Tác dụng có hại không mong muốn chính là các phản ứng quá mẫn và suy sụp, các phản ứng mẫn cảm nhẹ (nổi mày đay, sốt, phù mạch) khá phổ biến. Phản ứng quá mẫn ít phổ biến hơn khi dùng theo đường uống so với đường cho thuốc khác. Penicicllin không được sử dụng cho những động vật đã có thông tin mẫm cảm với thuốc (John F. Presscott và cs, 2000) [44]. * Nhóm lincosamid Tác động gây độc chính của nhóm lincosamids là khả năng gây tiêu chảy nghiêm trọng ở người, ngựa, thỏ và các động vật ăn cỏ khác. Ở gia súc, cho thuốc theo đường tiêu hoá ở nồng độ thấp 7,5 ppm gây lên tình trạng biếng ăn, tiêu chảy, bệnh keton và giảm sản lượng sữa. Nếu trong thức ăn vô tình có lincomycin 8-10 ppm và metronidazole 40 ppm sẽ gây một vài tác động cho bò cái như tiêu chảy nặng và mất khả năng kiểm soát thần kinh. Ở ngựa, các lincosamid cho theo đường tiêu hoá hay ngoài đường tiêu hóa có thể gây viêm ruột xuất huyết và tiêu chảy, hậu quả rất tai hại. Nếu trong thức ăn của ngựa vô tình trộn lincomycin với liều 0,5mg/kg có thể gây phát tiêu chảy, thậm chí có thể gây chết (John F. Prescott và cs, 2000) [44]. * Nhóm Sunfonamides Ảnh hưởng phụ của sufonamides có thể là do quá mẫn cảm hoặc tác động độc trực tiếp. Phản ứng quá mẫn bao gồm nổi mề đay, phù nề mạch quản, phản ứng phản vệ, ngứa da, sốt thuốc, viêm đa khớp, thiếu máu, huỷ hoại hồng cầu và chứng mất bạch cầu hạt. Độc cấp có thể xảy ra khi tiêm ven ở tốc độ cao, hoặc quá liều sử dụng. Sulfonamides cũng ảnh hưởng tới chức năng phân huỷ xenlulose của hệ vi sinh vật ở dạ dày đại gia súc. Nhiều ảnh hưởng phụ khác cũng được biết tới khi điều trị bệnh ở thời gian dài như giảm tuỷ xương, viêm gan, viêm bộ phận sinh dục, viêm thần kinh ngoại vi, mẫn cảm với ánh sáng, viêm dạ dày, viêm giác mạc... Điều trị bệnh mạn tính bằng sulfonamides làm gia tăng nguy cơ phát triển thành hội chứng ngộ độc. Động vật non, đang bị mất nước, đặc biệt là bê sẽ có nguy cơ cao sulfonamides kết tinh trong thận. Báo cáo của bộ phận KCS cho thấy hiện tượng trên phổ biến hơn ở chó điều trị trong thời gian dài. Trường hợp nhi._.ễm độc máu ở chó đã được báo cáo khi cơ thể chó nhận liều 18-53 mg/kg thể trọng chế phẩm trimethoprim-sulfonamide (Konnie H. Plumlee, 2003, tr 294) [45]. 2.1.2.2. Kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm * Tồn dư kháng sinh và hoá dược Trong chăn nuôi hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh là rất phổ biến và được coi là một tiến bộ của công nghệ sinh học, nhằm phòng trị bệnh và làm vật nuôi mau lớn. Thế nhưng, việc tuỳ tiện sử dụng thuốc kháng sinh (TKS) dễ dẫn đến hậu quả: Lượng TKS tồn dư trong sản phẩm vượt ngưỡng cho phép, người sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho sức khoẻ. Thuốc thú y với liều lượng nhỏ tuy không gây ngộ độc cấp tính nhưng nếu tích luỹ lâu trong cơ thể sẽ gây ngộ độc mãn tính. Tuy vậy, nếu loại bỏ hoàn toàn kháng sinh trong điều trị, trong thức ăn thì chắc chắn sẽ làm tăng chi phí cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Một minh chứng là kết quả của việc cấm sử dụng TKS trong chăn nuôi ở Đan Mạch và Thuỵ Điển đã làm tăng vòng đời nuôi ở lợn thịt lên từ 2-3 ngày, giảm trọng khoảng 3-4%, tăng lượng thức ăn tiêu thụ khoảng 2kg/ con, tăng tỷ lệ chết từ 7-10% và giảm 10% lợi nhuận của nhà chăn nuôi [14]. Chính vì vậy, cho đến nay, chưa ai dám phủ nhận hiệu quả của việc sử dụng TKS trong chăn nuôi. Song, một trong những nguyên nhân gây ra sức đề kháng ngày càng mạnh của vi khuẩn gây bệnh trên người lại chính là việc sử dụng kháng sinh một cách không khoa học trong việc phòng và trị bệnh cho gia súc. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn, điều trị gia súc và những tồn dư của nó trong thực phẩm chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người khi sử dụng các sản phẩm này. Xa hơn nữa, sẽ tạo ra sự kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh ở động vật và chúng cũng có khả năng lan truyền sang cho con người. Kết quả là khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm khả năng chữa trị trở lên khó, lâu dài và phức tạp hơn. Chính vì những lý do trên mà lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm sẽ là yếu tố chính để dùng làm căn cứ cho phép loại kháng sinh đó có được lưu hành trên thị trường hay không, cũng như liều tối đa cho phép trong thức ăn gia súc, đường đưa vào cơ thể và thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ. Theo kết quả điều tra sơ bộ của Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, có tới 75% số mẫu thịt và 66,7% số mẫu gan của gia súc, gia cầm bán ở các chợ có mức tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng cho phép (Xuân Hùng, 2004) [14]. Năm 2005-2006, kết quả kiểm tra hàm lượng kháng sinh trong thịt lợn của Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương 1 cho biết: 29/129 (22,48%) mẫu nhiễm oxytetracycline, 24/129 (18,60%) mẫu nhiễm cloramphenicol (Bùi Thị Phương Hoà, 2008) [13]. Nguyễn Văn Hoà (năm 2006) [dẫn theo 31] đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng kháng sinh trong thịt ở các quầy kinh doanh gia súc, gia cầm. Xét nghiệm 149 mẫu thịt gà được lấy trực tiếp từ các chợ cho thấy có đến 44,96% số mẫu có dư lượng kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 – 1100 lần so với tiêu chuẩn ngành. Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [31], kết quả xác định tồn dư một số kháng sinh trong các sản phẩm gia cầm tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Kháng sinh tồn dư trong thịt, gan, trứng gà chiếm tỷ lệ 19,04%; trong đó cao nhất là gan (28,57%), sau đó đến thịt (23,81%), và thấp nhất là trứng gà (4,76%). Hàm lượng kháng sinh tồn dư trong thịt và gan gà vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,05 đến 2,5 lần. Các kháng sinh bao gồm oxytetracyclin (33,33%), tetracyclin (23,81%) và không phát hiện thấy Chloramphenicol. Việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng lâu dài tới người sử dụng trong nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp việc xuất khẩu nông sản. Đặc biệt, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nhiều yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo hiệp định SPS phải được thực hiện. Các nước nhập khẩu cũng ngày càng yêu cầu khắt khe hơn đối với sản phẩm động vật, nhất là chất tồn dư. Một số nước đã buộc phải tái xuất các lô mật ong, tôm có kháng sinh tồn dư vượt quá giới hạn cho phép. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh đúng loại, đúng chỉ định trong chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp thực phẩm sạch trong tiêu dùng và xuất khẩu. * Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn và sức khoẻ con người Từ khi phát hiện ra kháng sinh, con người đã có thêm một công cụ sắc bén để khống chế hoặc tiêu diệt các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, theo quy luật đấu tranh sinh tồn, khi áp lực chọn lọc tự nhiên tăng cao, vi khuẩn gây bệnh muốn sinh trưởng và bảo tồn nòi giống, buộc chúng phải phát sinh biến dị, đột biến để thích nghi với điều kiện sống mới, kết quả xuất hiện những chủng có khả năng kháng kháng sinh. Hiện tượng kháng thuốc tăng rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ ở Nhật, theo Akiba, trong năm 1965, chỉ có 10-20% số chủng shigella kháng lại chloramphenicol thì đến năm 1968 đã tăng lên 80%. Còn theo Glass R.I. (1992) [41], ông đã tổng kết sức kháng đa thuốc của các chủng shigella gây bệnh trên lợn như sau: từ 1952-1957 sự kháng lại của các chủng shigella với chloramphenicol, tetracyclin và streptomycin gần như không thấy. Nhưng đến năm 1962 đã tăng lên 20%, năm 1967 tăng > 60%; năm 1972 tăng lên > 80%. Ở nước Anh, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn cũng tăng lên khá nhanh. Trong những năm 1961-1962 mới chỉ phát hiện thấy có salmonella typhymurium kháng lại chloramphenicol, nhưng đến năm 1963-1964 số chủng kháng lại nó đã tăng lên 23%. Ở Pháp, 1962 mới phát hiện ra salmonella kháng lại tetracyclin nhưng hai năm sau đã có tới 81% số chủng đem kiểm tra kháng lại với 3 thuốc cùng một lúc (ampicilin, kanamycin, tetracyclin) [dẫn theo 28]. Ở Việt Nam, kết quả chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp thuộc Bộ Y tế giai đoạn 1992-1993 (Hoàng Tích Huyền và cs, 2006) [15] cho thấy tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc khá cao. Tỷ lệ kháng thuốc của Escherichia coli với ampicicllin: 79,6%; với chloramphenicol: 79,2%; với tetracyclin: 89,4%, với co-trimoxazole: 65,1%. Tỷ lệ kháng thuốc của Staphylococcus aureus với kháng sinh chloramphenicol: 72,6%; với tetracyclin: 80,2%; với erythromycin: 39,2%. Tỷ lệ kháng thuốc của Shigella flexneri là rất cao, với ampicillin: 92,3%; với chloramphenicol: 83,4%; với co-trimoxazole: 81%; với tetracyclin: 91,2%. Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1995) [11], trong 20 năm từ năm 1975-1995 cho thấy: Các chủng E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam đã kháng thuốc rất nhanh. Với chloramphenicol, từ 0% năm 1975 lên 34% năm 1985 và năm 1995 đã là 62,84%. Steptomycin từ 40% năm 1975 lên 52% năm 1985, đến năm 1995 là 77,05%. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Tho (1996) [27], đã có 77,24% các chủng E.coli kháng streptomycin và 89,10% E.coli kháng sulfamid. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương (2001) [9] cho biết: trong số 200 chủng salmonella phân lập được từ trâu, bò, bê, nghé và lợn ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau bị tiêu chảy, hầu như 100% số chủng salmonella kháng hoàn toàn với streptomycin, ampicicllin, sulfonamid và peniciclillin. Cù Hữu Phú và cộng sự (2001) [20] nghiên cứu các chủng E.coli gây tiêu chảy ở lợn con theo mẹ đã đánh giá: các chủng vi khuẩn E.coli này có xu hướng kháng mạnh với một số kháng sinh thông thường (amoxicillin, chloramphenicol, streptomycin, tetracyclin). Riêng đối với enrofloxacin, một loại kháng sinh mới và chưa được sử dụng phổ biến như các loại thuốc trên nhưng tỷ lệ kháng đã lên tới 43,43%. Hiện tượng kháng đồng thời với trên 3 loại kháng sinh là phổ biến (chiếm 90,57%). Việc sử dụng kháng sinh để kích thích sinh trưởng đã lan rộng sang lãnh vực thức ăn vật nuôi, điều đó làm gia tăng áp lực cho vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Đề cập tới vấn đề này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề nghị không nên sử dụng kháng sinh với mục đích trên bởi nó là nguy cơ tiềm ẩn cho sức khoẻ cộng đồng [46]. Việc lạm dụng kháng sinh tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng đã trở thành nguy cơ lớn cho ngành chăn nuôi - thú y và nhân y. Trước hết, với ngành thú y, khi vi khuẩn đề kháng gây bệnh và thành dịch thì rất khó điều trị, bởi vì chúng đề kháng đúng những thuốc đang thông dụng. Với những vật nuôi bị bệnh mạn tính được dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau do phải điều trị kéo dài, liên tục nên trên cơ thể chúng (da, niêm mạc) phát triển những vi khuẩn kháng kháng sinh, khi súc bệnh này bị nhiễm khuẩn thứ phát thì rất khó chữa. Như vậy, khi vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh làm cho việc phòng trị bệnh cho vật nuôi trở lên tốn kém, tăng chi phí cho quá trình sản xuất của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn cả là các vi khuẩn kháng thuốc ở vật nuôi có thể gây bệnh hoặc truyền những gen kháng thuốc sang vi khuẩn gây bệnh cho con người, việc điều trị cho bệnh nhân cũng trở lên hết sức phức tạp. Và nếu con người chưa có một loại kháng sinh mới có hiệu lực với vi khuẩn kháng thuốc đó thì nguy cơ xảy ra đại dịch là khó tránh khỏi. Cho đến nay, trong cuộc chạy đua giữa sự phát triển kháng sinh mới với sự đề kháng mới của vi sinh vật, vi sinh vật vẫn là kẻ chiến thắng. Quá trình này được thúc đẩy mạnh, nếu thiếu sự hiểu biết đầy đủ và lạm dụng thuốc kháng sinh. Vì vậy đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng kiểm soát, xây dựng một chiến lược quốc gia về sử dụng kháng sinh để đề phòng hiểm hoạ cho tương lai. 2.2. Chất lượng thuốc và kiểm tra chất lượng thuốc 2.2.1. Chất lượng thuốc và yêu cầu chất lượng Chất lượng của một thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc đó (thí dụ: có chứa đúng các thành phần theo tỷ lệ quy định, có độ tinh khiết theo yêu cầu, đóng gói có nhãn quy định...) được thể hiện ở một mức độ phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật đã định trước tuỳ theo điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội... nhằm đảm bảo cho thuốc đó đạt các mục tiêu sau: Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh Không có hoặc ít có tác dụng có hại Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định Tiện dụng và dễ bảo quản. Thuốc là sản phẩm hàng hoá đặc biệt, có quan hệ mật thiết đến sức khoẻ động vật nuôi, cộng đồng và hiệu quả của việc phòng bệnh, chữa bệnh. Vì thế thuốc phải được đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu cho đến là thành phẩm, trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối đến người sử dụng. Mục tiêu của đảm bảo chất lượng trên chỉ được coi là đạt khi nào thuốc đáp ứng được yêu cầu cơ bản sau: - Thuốc có chứa đúng các thành phần theo tỷ lệ quy định của công thức đã được đăng ký và được cấp phép (định tính, định lượng). - Thuốc đươc phép sản xuất và sản xuất theo đúng các quy trình đã đăng ký và được phép. - Có độ tinh khiết đạt yêu cầu quy định. - Thuốc được bảo quản, phân phối, quản lý theo quy định để chất lượng của thuốc được duy trì trong suốt tuổi thọ đã đăng ký hay thời hạn bảo hành. Để đạt các mục tiêu trên, cần phải có nhiều yếu tố, trong đó 3 yếu tố cơ bản phải có là: Thực hành tốt sản xuất (GMP), thực hành tốt kiểm nghiệm (GLP), thực hành tốt tồn trữ (GSP). 2.2.2. Kiểm tra chất lượng thuốc 2.2.2.1. Khái niệm kiểm tra chất lượng thuốc Theo Trần Tử An [1], kiểm tra chất lượng thuốc hay kiểm nghiệm thuốc là việc sử dụng các phương pháp phân tích: lý học, hoá học, hoá lý, sinh vật, vi sinh vật... đã quy định để xác nhận một thuốc hay một nguyên liệu làm thuốc có đạt hay không đạt tiêu chuẩn quy định. Nói một cách cụ thể là kiểm tra chất lượng thuốc nhằm trả lời câu hỏi: Đây có phải là thuốc cần kiểm tra không? Có đảm bảo hoạt lực hay hàm lượng đã đăng ký và được duyệt? Có đạt độ tinh khiết theo yêu cầu hay không? Có bị phân huỷ hay biến chất hay không? Đồ gói, nhãn có đúng quy cách không? Như vậy mục tiêu của công tác kiểm tra chất lượng thuốc là: - Để người sử dụng dùng được thuốc đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả sử dụng cao. - Phát hiện thuốc không đạt tiêu chuẩn, thuốc giả, thuốc kém phẩm chất... để xử lý và không cho phép lưu hành trên thị trường. Trong ngành thú y đã quy định: Tất cả các thuốc và nguyên liệu làm thuốc sử dụng trong thú y đều phải được kiểm nghiệm và xác định chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn quy định mới được đưa vào sử dụng. Bởi vậy, thuốc thú y phải được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ, bảo đảm cho thuốc đạt chất lượng trong mọi hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối, xuất nhập khẩu, quản lý và sử dụng. 2.2.2.2. Một số khái niệm về chất lượng thuốc * Thuốc đạt tiêu chuẩn (thuốc đạt chất lượng): Là thuốc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn đã đề ra (hay thuốc đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký). * Thuốc không đạt tiêu chuẩn: Là thuốc không đáp ứng bất kỳ một chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn đã đăng ký. Thuốc không đạt tiêu chuẩn là thuốc kém chất lượng. * Thuốc giả: Theo quy định của tổ chức y tế thế giới, thuốc giả là chế phẩm được sản xuất không đúng với nhãn ở khía cạnh nhận dạng hay nguồn gốc thuốc với sự cố ý và mang tính chất lừa đảo của nhà sản xuất. Sản xuất sai thành phần công thức đã đăng ký, không có hay không đủ hàm lượng hoạt chất, hoặc được đóng gói trong các bao bì giả mạo. Như vậy, có thể nói thuốc giả là những sản phẩm của người sản xuất mang ý đồ lừa đảo, gian lận có thể dựa vào một số biểu hiện để phát hiện: - Thuốc không có hoặc có ít dược chất - Thuốc có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn - Nhãn, bao gói giống hay gần giống với nhãn, bao gói của một thuốc khác... * Thuốc kém phẩm chất: Là thuốc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà trước đó nó đã đạt. Mức độ không đạt tiêu chuẩn có nhiều hình thái khác nhau. Tất cả các nguyên nhân gây ra có thể xác minh được bằng các phương pháp khoa học, kỹ thuật cho phép. Các nguyên nhân có thể là: - Do kỹ thuật sản xuất, bảo quản không đúng, nên thuốc tự biến chất; - Do đồ bao gói không đạt tiêu chuẩn, nên đã đưa tạp chất vào thuốc; - Do tuổi thọ (hạn dùng) đã hết; - Do nguyên phụ liệu không đạt tiêu chuẩn; - Do tác động của môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... 2.3. Tình hình quản lý và sản xuất thuốc thú y trong nước 2.3.1. Quản lý nhà nước về thuốc thú y Ngày 22/01/1991, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã ban hành Quyết định số 17/NN-CNTY/QĐ về việc ban hành Quy chế quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên về Quản lý thuốc thú y tại Việt Nam, có giá trị làm nền tảng cho việc xây dựng nội dung chương Thuốc thú y trong Pháp lệnh thú y đầu tiên ban hành ngày 15/2/1993. Hiện nay, để tăng cường biện pháp quản lý thuốc thú y, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật sau: - Pháp lệnh thuốc thú y do Chính phủ ban hành ngày 12/5/2004 [33]. - Nghị định số 33/2005/ND-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ [35] quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y. Trong đó, chương IV gồm các điều từ 52 đến 62 quy định về lãnh vực quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y. - Quyết định số 10 ngày 10/02/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [37] quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y. - Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN này 6/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành [36] quy định kiểm tra chất lượng thuốc thú y. Một yêu cầu bức thiết trong đường lối phát triển quốc gia tiến tới hội nhập quốc tế là quản lý chất lượng thuốc. Trên thực tế, hiện còn khá nhiều tồn tại trên góc độ quản lý Nhà nước. Trước hết, phải nói đến hệ thống văn bản pháp quy còn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Thí dụ: Hiện chưa có Quy chế hành nghề thú y, Quy chế sử dụng thuốc thú y, Quy chế về điều kiện kinh doanh thuốc thú y; việc quản lý và sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay vẫn chưa có chiến lược quốc gia và sự phối hợp cần thiết giữa các Bộ, Ngành; thiếu hướng dẫn các cơ sở tổ chức xây dựng phòng thí nghiệm. Theo số liệu điều tra của Cục thú y, trên thực tế chỉ có rất ít cơ sở sản xuất thuốc thú y có phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), nên các cơ sở hầu như không tự đánh giá được chất lượng sản phẩm do mình sản xuất. Trong mấy năm gần đây, hệ thống kiểm nghiệm thuốc thú y nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáng phấn khởi, song về năng lực chưa đáp ứng kịp thời yều cầu kiểm nghiệm của các doanh nghiệp. Chưa thực hiện được việc đánh giá các phòng thí nghiệm để tiến tới việc uỷ quyền kiểm nghiệm cho các phòng thí nghiệm khác trong và ngoài ngành; chưa có các cơ sở có đủ điều kiện để thực hiện việc thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y; chưa có các chương trình hợp tác quốc tế hay hợp tác khu vực về thuốc thú y nên việc hội nhập, trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm còn rất hạn chế. Việc quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc thú y còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều loại thuốc không đăng ký lưu hành, không kiểm tra chất lượng, thuốc giả, thuốc nhập lậu vẫn có mặt trên thị trường. Thêm nữa, do một vài nguyên nhân về quản lý mà thuốc lưu hành trên thị trường kém chất lượng trong khi các mẫu kiểm tra, kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quy định. Hiện nay, hầu hết các mẫu thuốc thú y do Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y đang kiểm nghiệm là do các đơn vị sản xuất hoặc các hãng đại diện gửi đến. Do đó, việc đánh giá chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường còn gặp nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến hệ quả là gây khó khăn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý thuốc thú y lưu hành trên thị trường. Việc hình thành một ngành công nghiệp thuốc thú y với sự kiểm soát quá trình sản xuất chặt chẽ, đảm bảo các chuẩn mực quốc tế về chất lượng sản phẩm vẫn đang là một yêu cầu bức thiết không chỉ vì sự phát triển của ngành chăn nuôi, mà vì còn vì chính sức khoẻ cộng đồng dân cư. 2.3.2. Tình hình sản xuất thuốc thú y Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển mạnh đã thúc đẩy ngành thuốc thú y phát triển nhanh chóng. Trong danh mục thuốc thú y 1993, cả nước lúc này mới chỉ có 14 cơ sở sản xuất nhỏ, sản xuất 155 loại thuốc thông thường, chủ yếu là san chia vài loại kháng sinh và sản xuất một số thuốc đơn giản như vitamin các loại (vitamin B, C) (Nguyễn Quốc Ân, 2006) [3]. Đến nay đã có khoảng 88 đơn vị sản xuất thuốc thú y với trên 4000 sản phẩm rất đa dạng về chủng loại và hình thức. Trên 1700 sản phẩm thuốc thú y thành phẩm, nguyên liệu của 190 nhà sản xuất từ 35 nước trên thế giới đã được xem xét và cấp phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam (Bùi Quang Anh, 2007) [2]. Các doanh nghiệp đăng ký sản xuất lưu hành tổng số khoảng 5200 sản phẩm, phần lớn là sản phẩm chứa kháng sinh, gần 500 sản phẩm chứa các loại hoá chất, còn lại là các loại vaccin, chế phẩm sinh học, vitamin. Có thế nói rằng trong thời gian hơn mười năm trở lại đây, ngành sản xuất thuốc thú y Việt Nam đã đi từ không đến có. Hiện nay sản phẩm thuốc thú y nội đã chiếm hơn 70% thị phần. Tình trạng “nhập siêu” trong những năm trước cơ bản được đẩy lùi, nhiều công ty đã tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Theo Cục Thú y, đến hết năm 2007, cả nước có khoảng gần 90 cơ sở sản xuất thuốc thú y, trong đó 6 nhà máy đã đạt chứng chỉ thực hành tốt sản xuất thuốc (Good Manufacturing Practices – GMP). Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 đã được áp dụng ở nhiều nhà máy. Cho đến nay, hơn 100 loại thuốc thú y Việt Nam đã có mặt tại 24 quốc gia khác, trong đó có cả những thị trường khắt khe như Hà Lan, Bỉ... Theo thống kê, cuối năm 2004, doanh số xuất khẩu thuốc thú y đã đạt trên nửa triệu USD/năm, và ước tính hiện nay con số này khoảng 3 triệu USD/năm [38]. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất thuốc thú y nước ta còn non trẻ, sự quản lý của nhà nước còn nhiều hạn chế nên thị trường thuốc thú y nhìn chung còn nhiều bất cập. Trên thị trường, hiện tượng thuốc kém chất lượng, thuốc không nhãn mác, thuốc chưa được công bố chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc nhập lậu vẫn bày bán tràn lan. Do hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, sự định hướng sản xuất gần như thả nổi, nên nhiều sản phẩm không đảm bảo chất lượng vẫn được sản xuất và đưa ra thị trường. Người chăn nuôi còn thiếu kiến thức đánh giá chất lượng thuốc thú y, do đó còn những loại thuốc kém chất lượng, giá rẻ vẫn dễ dàng đến tay người tiêu dùng, nhất là những nguời nông dân vốn ham hàng giá rẻ, điều này đã gây không ít khó khăn cho các đơn vị có sản phẩm chất lượng tốt nhưng giá bán lại cao hơn. Trong số gần 90 doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y ở Việt Nam thì có tới khoảng 90% doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, vốn đầu tư còn khiêm tốn. Do vậy, nhà xưởng của không ít cơ sở chưa hoàn chỉnh, những cải tiến vẫn mang tính chắp vá, trang thiết bị sản xuất còn lạc hậu, trình độ sản xuất ở mức thấp, người lao động kỹ thuật trình độ chuyên sâu còn thấp kém. Về góc độ cơ sở sản xuất, ngoài các công ty liên doanh với nước ngoài (công ty Bio-pharmachemie, Anova, Bayer, Virbac...) và đơn vị sản xuất đã có truyền thống (xí nghiệp thuốc thú y TW, công ty thuốc y TW, công ty cổ phần Hanvet, Vemedim) có quy mô sản xuất ổn định, có trang thiết bị sản xuất hiện đại và nhà xưởng tốt, có bộ phận kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng (KCS), còn những cơ sở khác phần lớn mới được thành lập và hầu như chưa có bộ phận kiểm tra chất lượng thuốc. Để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y, đồng thời thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định về lộ trình thực hiện tốt từ nhà máy sản xuất thuốc thú y. Ngày 21.1.2008, Cục Thú y có CV số 87/TY-QLT, thông báo về thực hiện lộ trình GMP, theo đó, hạn cuối cùng để các doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn GMP đối với dây chuyền sản xuất các loại thuốc tiêm hoặc thuốc uống dạng dung dịch là vào cuối năm 2008. Các dây chuyền sản xuất các loại thuốc bột cho uống hoặc trộn thức ăn bắt buộc phải đạt GMP vào cuối năm 2010. Khi hết hạn này mà không có chứng chỉ GMP, các sản phẩm đã được phép sản xuất chỉ được lưu hành đến hết ngày 31.12.2010. Dây chuyền sản xuất thuốc bột pha tiêm và các dạng thuốc khác có hạn cuối cùng vào năm 2012, nếu không đạt được tiêu chuẩn GMP, các sản phẩm đã được phép sản xuất chỉ được lưu hành đến hết 31.12.2012. Các sản phẩm thuốc tiêm hoặc uống dạng dung dịch của các doanh nghiệp đến 31.12.2008 không có chứng chỉ GMP theo quy định chỉ được lưu hành đến 31.12.2009 [6]. Như vậy, nếu không đạt được chứng chỉ GMP đúng hạn, các DN sản xuất thuốc thú y sẽ phải ngưng hoạt động sản xuất. Việc thực hiện lộ trình GMP là rất cần thiết bởi mục tiêu của GMP hướng tới SX thuốc thú y chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Theo các chuyên gia về khoa học – kỹ thuật nông nghiệp: để đảm bảo yêu cầu về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y, việc thực hiện GMP là con đường duy nhất mà thuốc thú y Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng ngoại. Tuy nhiên, theo dự báo, khi thực hiện lộ trình trên, sẽ chỉ còn khoảng hai chục công ty sản xuất thuốc thú y có thể đáp ứng đủ yêu cầu và tiếp tục tồn tại. 2.4. Tình hinh quản lý và sản xuất thuốc thú y ở nước ngoài - Trung Quốc: Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, kết quả giám định cho thấy 19% số thuốc thú y ở nước này là giả và kém chất lượng. Tháng 6 năm 2007, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã công bố thông tin nói trên kèm theo một danh sách 86 loại thuốc thú y giả, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc. Đó là những loại thuốc đã được kiểm nghiệm trong quí 1 năm nay (Quang Thịnh, 2007) [26]. Theo các quan chức của Bộ, con số 19% thuốc “có vấn đề” nói trên vẫn chứng tỏ tình hình có được cải thiện phần nào so với tỉ lệ 25% trong cùng kỳ năm 2006. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nêu rõ: “Mặc dù có thêm nhiều thuốc thú y được xác định là đạt tiêu chuẩn, nhưng tệ nạn sản xuất và mua bán thuốc giả bất chấp luật pháp vẫn đang là một vấn đề nhức nhối”. Kết quả giám định ngay tại các cơ sở sản xuất thuốc thú y hợp pháp cho thấy tỷ lệ thuốc đạt yêu cầu lên đến 98%, nhưng những xét nghiệm đối với thuốc đang lưu hành trên thị trường cho thấy tỷ lệ này thấp hơn nhiều, chỉ đạt 77,1%, và đối với thuốc đã được bán cho người tiêu dùng thì tình hình còn tệ hơn nữa: chỉ có 71,3% mà thôi. Trong 86 loại thuốc giả và kém chất lượng được phát hiện, có nhiều loại được sản xuất bởi những công ty ma, một số khác được khai man là đã có giấy phép, và số còn lại là những thuốc đã bị cấm sử dụng từ lâu. - Indonexia: là nước sản xuất thuốc thú y không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là nước xuất khẩu thuốc thú y trong khu vực. Hoạt động xuất khẩu tăng dần theo năm, năm 1998 xuất khẩu đạt 10 triệu USD, đến năm 2005 đạt 230 triệu USD và số lượng nước xuất khẩu đến là 55 nước bao gồm cả Mỹ. Việc kiểm soát thuốc thú y được thực hiện rất sớm, từ những năm thập niên 70 bằng các văn bản pháp luật và được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên lượng thuốc kém phẩm chất vẫn chiếm 5-7%. - Philippin: Năm 2005, có 1103 sản phẩm được đăng ký lưu hành. Hiện tại có khoảng 83 công ty được phép sản xuất và kinh doanh thuốc thú y. Mặt hàng thuốc kháng sinh chiếm khoảng 30% trong tổng số mặt hàng thuốc và trong năm 2004 tổng giá trị mặt hàng thuốc thú y của Philippin đạt 930 triệu USD. Hiện vấn đề còn tồn tại là chưa có phòng thí nghiệm kiểm nghiệm chuyên biệt, việc kiểm tra đánh giá chất lượng thuốc thú y được thực hiện bởi Viện thú y. - Myanma: Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc dược phẩm thú y được thành lập từ năm 1997, tuy nhiên đến năm 1995 việc kiểm tra chất lượng dược phẩm mới được thực hiện. - Pháp: Thị trường thuốc thú y dựa vào Hiệp hội Liên ngành nghề nghiên cứu thuốc thú y (AIEMV), gồm các nhà chế tạo và nhà phân phối, thường xuyên theo dõi thị trường và tiến triển thống kê của nó. Trong thập kỷ cuối thế kỷ 20, số lượng các nhà sản xuất đã giảm đi một nửa do có sự cơ cấu và tập trung lại, năm 1999 có 26 phòng thí nghiệm chế tạo thuốc thú y, với doanh số hơn một tỷ France. Ở Pháp, năm hãng chế tạo thuốc thú y đang sản xuất có doanh số lớn nhất là: Merial (25,1%), Intervet (10,7%), Pfizer (10,2%), Virbac (10,2%), Schering (5,9%); chiếm 62,7% doanh số thị trường thuốc thú y. Mười hãng lớn nhất chiếm 83,7% thị phần (G.Keck, Marc Helfre, 1999) [16]. 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu + Các công ty sản xuất thuốc thú y trong nước. + Dược phẩm dùng trong thú y: Kháng sinh, vitamin, thuốc điều trị thông dụng khác... 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm :Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y TW1- Cục thú y. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2007 đến tháng 5/2008. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều tra tình hình sản xuất thuốc thú y trên cả nước + Điều tra sự phân bố và số lượng sản phẩm đăng ký sản xuất của các cơ sở sản xuất thuốc thú y trên cả nước. + Điều tra thành phần kinh tế các cơ sở sản xuất thuốc thú y. + Điều tra hệ thống chất lượng của các cơ sở sản xuất thuốc thú y. + Điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo: - Dạng chế biến. - Thành phần hoạt chất. + Điều tra về việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng GMP của các cơ sở sản xuất thuốc thú y. 3.3.2. Đánh giá quy mô sản xuất các cơ sở sản xuất thuốc thú y 3.3.3. Đánh giá về công tác kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất thuốc thú y 3.3.4. Kiểm tra chất lượng một số loại thuốc thú y - Kiểm tra cảm quan. - Kiểm tra hàm lượng hoạt chất. + Theo dạng chế biến. + Theo nhóm hoạt chất. + Theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. + Theo nơi lấy mẫu. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Điều tra tình hình sản xuất thuốc thú y trên cả nước Dựa trên địa điểm, danh sách các sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng cơ sở sản xuất đăng ký với Cục thú y. 3.4.2. Đánh giá quy mô của các cơ sở sản xuất Theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục12) và kiểm tra cơ sở trực tiếp 3.4.3. Đánh giá bộ phận KCS Theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục 13) và kiểm tra trực tiếp dựa vào các chỉ tiêu: * Cách quản lý hồ sơ: nhằm đánh giá việc quản lý hồ sơ sản xuất của từng lô hàng như: - Lập hồ sơ cho từng sản phẩm. - Chứng từ theo dõi, phiếu theo dõi. - Phiếu kiểm nghiệm của từng lô. * Quản lý chất lượng KCS đánh giá về - Có phòng KCS hợp cách. - Cán bộ phụ trách KCS, nhân viên có đủ trình độ. - Trang thiết bị cho phòng KCS. - Kiểm tra nguyên liệu đầu vào. - Kiểm tra bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thiện. - Lưu mẫu. 3.4.4. Đánh giá chất lượng thuốc thú y * Phương pháp lấy mẫu dược phẩm: thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 160-92; Dược điển Việt Nam 3 [22]: Các mẫu phân tích và mẫu lưu được cho vào đồ đựng, làm kín và dán nhãn. Nhãn của mẫu phải ghi rõ tên thuốc, tên nhà sản xuất, ký hiệu lô sản xuất, nơi lấy mẫu, số lượng, ngày lấy mẫu phù hợp với biên bản lấy mẫu. Niêm phong mẫu để đảm bảo mẫu được an toàn trong quá trình vận chuyển từ nơi lấy mẫu, một bản lưu ở cơ quan kiểm nghiệm; một bản lưu ở cơ quan quản lý hoặc thanh tra. Trình tự lấy mẫu: - Lấy mẫu các lô nguyên liệu làm thuốc + Lấy mẫu sản phẩm rắn Lấy mẫu bao đầu ở ba vị trí khác nhau trong bao gói rồi trộn đều thành mẫu chung. Dàn đều mẫu chung thu được thành 1 lớp phẳng hình vuông dày không quá 2 cm, chia thành 4 phần theo 2 đường chéo hình vuông, bỏ 2 phần đối diện, trộn 2 phần còn lại với nhau rồi lại làm tiếp như trên một hoặc nhiều lần nữa để thu được mẫu phân tích và mẫu lưu. + Lấy mẫu sản phẩm dạng lỏng, mỡ, bôi nhão cách tiến hành lấy mẫu, số lượng mẫu ban đầu như lấy mẫu dạng bột rắn. + Lấy mẫu các thành phẩm chưa đóng gói lẻ. Các thành phẩm loại này là thuốc bột, thuốc nước, xirô thuốc, thuốc mỡ, thuốc cốm... hoặc các thành phẩm thuốc phân liều như thuốc viên, thuốc tiêm... chứa trong các bao gói lớn để chuyển đến cơ sở đóng lẻ. + Lấy mẫu thành phẩm: Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên ở nhiều vị trí khác nhau, số lượng mẫu lấy phải đảm bảo đủ dùng cho thử nghiệm và mẫu lưu. Thông thường mỗi lần lấy khoảng 10 sản phẩm. * Phương pháp kiểm nghiệm - Kiểm tra cảm quan: theo hình thức đóng gói và nhãn sản phẩm. - Định lượng hoạt chất dược phẩm: bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được từ kết quả nghiên cứu, được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, sử dụng phần mềm máy tính Microsoft Office Excel 20._.ọc, Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y TW II - Cục thú y, tr. 6. Đậu Ngọc Hào (2007), Độc chất học thú y, giáo trình giảng dạy đại học và cao học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 78. Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001), khả năng mẫn cảm của Salmonella, E. Coli phân lập từ gia súc bị tiêu chảy nuôi taị ngoại thành Hà Nội với một số loại kháng sinh, hoá dược và ứng dụng kết quả để điều trị hội chứng tiêu chảy, kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y 1998-2001, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, tr. 156-162. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Giáo trình dược lý học thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 250. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1995), Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E. coli trong 20 năm qua (1975-1995), Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi - thú y (1991-1995), NXB Nông nghiệp hà Nội, tr. 195-196. Phạm Khắc Hiếu (1998), Độc chất học thú y, giáo trình giảng dạy sau đại học chuyên ngành thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Bùi Thị Phương Hoà (2008), Thực trạng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành chăn nuôi thú y và giải pháp khắc phục, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XV, số 2-2008, tr. 293-299. Xuân Hùng, Nỗi lo dư lượng thuốc kháng sinh trong thực phẩm, Tạp chí - Ấn phẩm thông tin (Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng), số 6 năm 2004. Hoàng Tích Huyền và cộng sự (2006), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, NXB Y học, Hà Nội, tr. 287-290. G.Keck, Marc Helfre (1999), quản lý thuốc thú y, (Bài giảng tại lớp tập huấn thú y tổ chức tại Hà Nội 6-7/12/1999 & TP Hồ Chí Minh 8-9/12/1999), Hội thú y Việt Nam, Hà Nội, tr. 10-13. Hà Huy Khôi, Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn (2004), Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội, tr. 78-97. Từ Minh Koóng, Đàm Thanh Xuân (2007), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, tập 2, NXB Y học, Hà Nội, Tr. 82. Phan Lục (1997), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thuý, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn, Văn Thị Hường, Đào Thị Hảo và Vũ Ngọc Quý (2001), Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại một số trại lợn miền Bắc Việt Nam, xác định tỷ lệ kháng kháng sinh và các yếu tố gây bệnh của các chủng E. coli phân lập được. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y - phần Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.119-123. Thạch Phùng (2007), Thú y nội hướng tới chuẩn mực quốc tế, Trương Công Quyền, Hoàng Tích Huyền và cộng sự (2002), Dược điển Việt Nam II, tập 3, NXB Y học, Hà Nội. Tạ Ngọc Sính, Hoàng Hải Hoá, Tạ Thanh Vân, Astrid Tropodi (2002), Cẩm nang thú y viên, tài liệu Dự án Tăng cường công tác thú y Việt Nam, tr. 25-30. Lê Văn Sơn (2005), Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường miền Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2005, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc Thú y TW II, thành phố Hồ Chí Minh. Lê Văn Sơn (2006), Khảo sát chất lượng một số loại kháng sinh dùng trong thú y lưu hành trên thị trường miền Nam Việt Nam và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2006, trung tâm kiểm nghiệm thuốc Thú y TW II, thành phố Hồ Chí Minh. Quang Thịnh (2007), Trung Quốc: 19% thuốc thú y là giả, kém chất lượng, Bùi Thị Tho (1996), Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hoá học trị liệu và phytoncid đối với E. Coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 44-53. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y, NXB Hà Nội, Hà Nội, tr.57. Bùi Thị Tho, Vũ Huy Tấn (2006), Kháng sinh - Con dao hai lưỡi, Tạp chí Thuốc thú y Việt Nam số 1 năm 2006, tr. 33 -36. 30.Bùi Thị Tho (2008), Các chuyên đề dược lý cao học thú y, Chuyên đề 4: Thuốc kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Nguyến Quang Tuyên (2008), kết quả xác định tồn dư một số kháng sinh trong thịt, gan và trứng gà tại Thái Nguyên, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XV, số 2-2008, tr. 63-69. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ khoa học và công nghệ , kiến thức chung về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thú y của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 18/2004/PL-UBTVQH11, ngày 29 tháng 4 năm 2004 về thú y, Hà Nội, Tr. 3-4. Văn phòng Chính phủ (2007), Công báo số 350+351, Hà Nội. Nghị định số 33/2005/ND-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN ngày 6/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn bản mới hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 217-232. Cục Thú y Không thay đổi lộ trình GMP, Báo Nông thôn Việt Nam online (25/04/2008), Công văn số 865/TY – QLT về việc báo cáo kết quả khảo sát , đánh giá thực hiện GMP, Cục thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, ngày 05/6/2008. Tiếng Anh Board on agricultute national research council (BANRC) and Food and nutrion board insitude of medicine (1999), The use of drug in food animal benefits and risks. National academy press, Washington DC, 253 page. Glass R.I, M. Libel and A.D. Brandling - Bennett (1992), Epidemic cholera in the Americas, Science 256: 1524-1525. Gross DR et all: Adverse cardiovascular effects of oxytetracycline preparations and vehicles in intact awake calves, Am J Vet Res 42(8): 1371, 1981. Gyrd-Hansen et al (1981): Cardiovascular effects of intravenous administration of tetracycline in cattle, J Vet Pharmacol Ther 4: 15. John F. Presscott, J. Desmond Baggot, Robert D. Walker (2000), Antimicrobial therapy in veterinary medicine, third edition, Iowa state university press, Iowa, America, pages 231 - 232. . Konnie H. Plumelee (2003), Clinical veterinary toxicology, Arkansas Press, America, page 294-295. National Antimicrobial Resistance Monitoring System (NARMS) (2005), Does the use of antibiotics to promote growth pose a public health risk?, PHỤ LỤC Phụ lục 1. Danh mục các cơ sở sản xuất thuốc thú y miền Bắc Tỉnh, thành phố Stt Cơ sở sản xuất Số sp Thành phần kinh tế đăng ký Hà Nội 1 Công ty Cổ phần TYTW1 130 tư nhân 2 Công ty Cổ phần DVTY 133 tư nhân 3 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y DU 69 tư nhân 4 Công ty Dịch vụ kỹ thuật NN 7 tư nhân 5 Công ty TNHH Dược thú y TL 20 tư nhân 6 Công ty TNHH TCTN 13 tư nhân 7 Công TNHH TTY 22 tư nhân 8 Công ty TNHH Thú y VN 14 tư nhân 9 Công ty Cổ phần TYTW5 37 tư nhân 10 Công ty TNHH XVN 19 tư nhân 11 Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ, thương mại TV 15 tư nhân 12 Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ phát triển CHN 18 tư nhân 13 Công ty TNHH Thuốc thú y MB 41 tư nhân 14 Công ty Cổ phần Thuốc thú y VA 51 tư nhân 15 Doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp HC 37 tư nhân 16 Công ty Cổ phần HUN 50 tư nhân 17 Công ty TST VN 1 Quốc doanh 18 Doanh nghiệp tư nhân NC 25 tư nhân 19 Công ty TNHH NT 50 tư nhân 20 Cơ sở sản xuất thuốc thú y MTTN 2 tư nhân 21 Cơ sở sản xuất thuốc thú y TP 3 tư nhân 22 Công ty Cổ phần HAN 35 tư nhân 23 Công ty TNHH TMH 5 tư nhân 24 Cơ sở sản xuất thuốc thú y HĐ 4 tư nhân 25 Công ty TNHH TMSX Thuốc thú y NHV 15 tư nhân 26 Cơ sở HSDTY 5 tư nhân 27 Trung tâm chuyển giao công nghệ HTYVN 11 tư nhân 28 Xưởng SXTN Thuốc thú y VTYQG 33 Quốc doanh 29 Công ty CP Thuốc thú y ĐUH 22 tư nhân 30 Công ty TNHH KTNNVN 15 tư nhân 31 Công ty Cổ phần Thú y ĐV 9 tư nhân 32 Công ty TNHH VUVA 16 tư nhân 33 Công ty Cổ phần DPXVN 10 tư nhân Vĩnh Phúc 34 Công ty TNHH TYVN 74 tư nhân Hà Tây 35 Xí nghiệp TYTW 38 Quốc doanh 36 Công ty Phát triển CNT 113 tư nhân 37 Công ty Cổ phần SH 89 tư nhân 38 Công ty Cổ phần DPCNC 9 tư nhân 39 Công ty Cổ phần CNSHTY 29 tư nhân 40 Công ty TNHH Thuốc thú y BM 60 tư nhân Hưng Yên 41 Công ty TNHH phát triển MLTC ND 157 tư nhân Bắc Ninh 42 Chi nhánh công ty Nông sản BN 1 Quốc doanh Bắc Giang 43 Công ty TNHH Thuốc thú y YAN WEN QING 3 Nước ngoài Nam Định 44 Công ty Cổ phần TACNHCO 6 Quốc doanh Thái Bình 45 Công ty Thương mại và đầu tư thuốc thú y ĐNA 27 tư nhân 46 Công ty TNHH TRH 7 tư nhân 47 Công ty Liên doanh BG 3 Liên doanh 48 Công ty TNHH VTR 4 tư nhân Phụ lục 2. Danh mục các cơ sở sản xuất thuốc thú y miền Trung Tỉnh, thành phố Stt Cơ sở sản xuất Số sản phẩm đăng ký Hệ thống chất lượng Thành phần kinh tế Đà Nẵng 1 Công ty Cổ phần TTYTWĐN 16 Tư nhân Khánh Hoà 2 Phân viện TYMT 9 Nhà nước Phụ lục 3. Danh mục các cơ sở sản xuất thuốc thú y miền Nam Tỉnh, thành phố Stt Cơ sở sản xuất Số SP đăng ký Thành phần kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1 Công ty TYTWII 73 Quốc doanh 2 Công ty Lien doanh BIOP 189 Liên doanh 3 Công ty TNHH một thành viên TTYTK 58 Quốc doanh 4 Công ty Cổ phần SG VET 176 tư nhân 5 Công ty TNHH MH 67 tư nhân 6 Cơ sở sản xuất Dược thú y KN 41 tư nhân 7 Công ty TNHH SX&TM 533 28 tư nhân 8 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y SG 95 tư nhân 9 Công ty TNHH Sản xuất thương mại LT 27 tư nhân 10 Công ty TNHH sản xuất Thuốc thú y TÁ 56 tư nhân 11 Cơ sở Dược thú y PT 34 tư nhân 12 Công ty TNHH Thương mại và sản xuất VV 117 tư nhân 13 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y GV 105 tư nhân 14 Công ty TNHH TM-SX thuốc thú y Sv 62 tư nhân 15 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y AP 60 tư nhân 16 Công ty TNHH QM 106 tư nhân 17 Công ty TNHH TM &SX Dinh dưỡng TYNL 9 tư nhân 18 Doanh nghiệp Tư nhân PHT 8 tư nhân 19 Công ty TNHH TM&SX thuốc thú y NP 70 tư nhân 20 Công ty TNHH kinh doanh Thuốc thú y MN 63 tư nhân 21 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y TP 11 tư nhân 22 Công ty TNHH Thuốc thú y quốc tế ĐN 38 tư nhân 23 Công ty TNHH Thuốc Thú y - Thuỷ sản HHN 16 tư nhân 24 Công ty TNHH SX ASTA 13 tư nhân Binh Dương 25 Công ty Liên doanh ANV 110 Liên doanh 26 Công ty TNHH BVN 26 Nước ngoài 27 Công ty TNHH TM và SX thuốc thú y MD 136 tư nhân 28 Công ty TNHH TM và SX thuốc thú y SP 38 tư nhân Đồng Nai 29 Xí nghiệp NTW 9 Nước ngoài 30 Công ty Liên doanh VBVN 26 Liên doanh Tỉnh Long An 31 Công ty TNHH Dược phẩm thú y - thuỷ sản LA 75 tư nhân Tiền Giang 32 Công ty Cổ phần Dược Thú y CL 137 tư nhân Cần Thơ 33 Công ty Cổ phần VMD 234 Quốc doanh 34 Công ty TNHH Thuốc thú y CT 86 tư nhân 35 Công ty Thuốc thú y HG 52 tư nhân 36 Công ty TNHH TTY1/5 93 tư nhân 37 Công ty TNHH TTY 2-9 109 tư nhân 38 Công ty Thuốc thú y AC 120 tư nhân Phụ lục 4. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo dạng chế biến ở các cơ sản xuất thuốc thú y miền bắc Stt Cơ sở sản xuất Dạng bào chế Tổng nước Bột, viên, mỡ 1 Công ty Cổ phần TYTW1 79 51 130 2 Công ty Cổ phần DVTY 72 61 133 3 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y DU 41 28 69 4 Công ty Dịch vụ kỹ thuật NN 3 4 7 5 Công ty TNHH Dược thú y TL 5 15 20 6 Công ty TNHH TCTN 2 11 13 7 Công TNHH TTY 6 16 22 8 Công ty TNHH Thú y VN 0 14 14 9 Công ty Cổ phần TYTW5 11 26 37 10 Công ty TNHH XVN 2 17 19 11 Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ, thương mại TV 7 8 15 12 Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ phát triển CHN 0 18 18 13 Công ty TNHH Thuốc thú y MB 27 14 41 14 Công ty Cổ phần Thuốc thú y VA 38 13 51 15 Doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp HC 16 21 37 16 Công ty Cổ phần HUN 30 20 50 17 Công ty TST VN 0 1 1 18 Doanh nghiệp tư nhân NC 13 12 25 19 Công ty TNHH NT 33 17 50 20 Cơ sở sản xuất thuốc thú y MTTN 0 2 2 21 Cơ sở sản xuất thuốc thú y TP 0 3 3 22 Công ty Cổ phần HAN 20 15 35 23 Công ty TNHH TMH 0 5 5 24 Cơ sở sản xuất thuốc thú y HĐ 0 4 4 25 Công ty TNHH TMSX Thuốc thú y NHV 10 5 15 26 Cơ sở HSDTY 2 3 5 27 Trung tâm chuyển giao công nghệ HTYVN 0 11 11 28 Xưởng SXTN Thuốc thú y VTYQG 14 19 33 29 Công ty CP Thuốc thú y ĐUH 11 11 22 30 Công ty TNHH KTNNVN 11 4 15 31 Công ty Cổ phần Thú y ĐV 0 9 9 32 Công ty TNHH VUVA 0 16 16 33 Công ty Cổ phần DPXVN 3 7 10 34 Công ty TNHH TYVN 50 24 74 35 Xí nghiệp TYTW 17 21 38 36 Công ty Phát triển CNT 62 51 113 37 Công ty Cổ phần SH 43 46 89 38 Công ty Cổ phần DPCNC 8 1 9 39 Công ty Cổ phần CNSHTY 10 19 29 40 Công ty TNHH Thuốc thú y BM 31 29 60 41 Công ty TNHH phát triển MLTC ND 110 47 157 42 Chi nhánh công ty Nông sản BN 0 1 1 43 Công ty TNHH Thuốc thú y YAN WEN QING 0 3 3 44 Công ty Cổ phần TACNHCO 0 6 6 45 Công ty Thương mại và đầu tư thuốc thú y ĐNA 16 11 27 46 Công ty TNHH TRH 3 4 7 47 Công ty Liên doanh BG 0 3 3 48 Công ty TNHH VTR 0 4 4 Tổng số 806 751 1557 Tỷ lệ (%) 51,77 48,23 100 Phụ lục 5. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo dạng chế biến ở các cơ sản xuất thuốc thú y miền Trung Stt Cơ sở sản xuất Dạng bào chế nước Bột, viên, mỡ 1 Công ty Cổ phần TTYTWĐN 9 7 2 Phân viện TYMT 9 0 Phụ lục 6. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo dạng chế biến ở các cơ sản xuất thuốc thú y miền Nam Stt Cơ sở sản xuất Dạng bào chế Tổng nước Bột, viên, mỡ 1 Công ty TYTWII 48 25 73 2 Công ty Lien doanh BIOP 126 63 189 3 Công ty TNHH một thành viên TTYTK 32 26 58 4 Công ty Cổ phần SG VET 111 65 176 5 Công ty TNHH MH 34 33 67 6 Cơ sở sản xuất Dược thú y KN 28 13 41 7 Công ty TNHH SX&TM 533 17 11 28 8 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y SG 54 41 95 9 Công ty TNHH Sản xuất thương mại LT 23 4 27 10 Công ty TNHH sản xuất Thuốc thú y TÁ 22 34 56 11 Cơ sở Dược thú y PT 15 19 34 12 Công ty TNHH Thương mại và sản xuất VV 61 56 117 13 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y GV 51 54 105 14 Công ty TNHH TM-SX thuốc thú y SV 36 26 62 15 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y AP 45 15 60 16 Công ty TNHH QM 63 43 106 17 Công ty TNHH TM &SX Dinh dưỡng TYNL 0 9 9 18 Doanh nghiệp Tư nhân PHT 0 8 8 19 Công ty TNHH TM&SX thuốc thú y NP 41 29 70 20 Công ty TNHH kinh doanh Thuốc thú y MN 32 31 63 21 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y TP 0 11 11 22 Công ty TNHH Thuốc thú y quốc tế ĐN 14 24 38 23 Công ty TNHH Thuốc Thú y - Thuỷ sản HHN 3 13 16 24 Công ty TNHH SX ASTA 13 0 13 25 Công ty Liên doanh ANV 68 42 110 26 Công ty TNHH BVN 0 26 26 27 Công ty TNHH TM và SX thuốc thú y MD 80 56 136 28 Công ty TNHH TM và SX thuốc thú y SP 25 13 38 29 Xí nghiệp NTW 0 9 9 30 Công ty Liên doanh VBVN 2 24 26 31 Công ty TNHH Dược phẩm thú y - thuỷ sản LA 44 31 75 32 Công ty Cổ phần Dược Thú y CL 81 56 137 33 Công ty Cổ phần VMD 128 106 234 34 Công ty TNHH Thuốc thú y CT 34 52 86 35 Công ty Thuốc thú y HG 21 31 52 36 Công ty TNHH TTY1/5 36 57 93 37 Công ty TNHH TTY 2-9 61 48 109 38 Công ty Thuốc thú y AC 75 45 120 Tổng 1524 1249 2773 Tỷ lệ (%) 54,96 45,04 100,00 Phụ lục 7. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt chất ở các cơ sản xuất thuốc thú y miền Bắc Stt Cơ sở sản xuất Thành phần hoạt chất Tổng sản phẩm Kháng sinh Vitamin và khoáng chất Thuốc khác 1 Công ty Cổ phần TYTW1 94 18 18 130 2 Công ty Cổ phần DVTY 83 15 35 133 3 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y DU 44 10 15 69 4 Công ty Dịch vụ kỹ thuật NN 5 2 7 5 Công ty TNHH Dược thú y TL 15 3 2 20 6 Công ty TNHH TCTN 9 1 3 13 7 Công TNHH TTY 12 5 5 22 8 Công ty TNHH Thú y VN 10 1 3 14 9 Công ty Cổ phần TYTW5 31 2 4 37 10 Công ty TNHH XVN 11 7 1 19 11 Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ, thương mại TV 8 5 2 15 12 Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ phát triển CHN 13 2 3 18 13 Công ty TNHH Thuốc thú y MB 21 5 15 41 14 Công ty Cổ phần Thuốc thú y VA 40 5 6 51 15 Doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp HC 23 5 9 37 16 Công ty Cổ phần HUN 32 7 11 50 17 Công ty TST VN 0 0 1 1 18 Doanh nghiệp tư nhân NC 20 2 3 25 19 Công ty TNHH NT 38 4 8 50 20 Cơ sở sản xuất thuốc thú y MTTN 2 0 0 2 21 Cơ sở sản xuất thuốc thú y TP 2 0 1 3 22 Công ty Cổ phần HAN 28 0 7 35 23 Công ty TNHH TMH 2 0 3 5 24 Cơ sở sản xuất thuốc thú y HĐ 3 1 0 4 25 Công ty TNHH TMSX Thuốc thú y NHV 12 1 2 15 26 Cơ sở HSDTY 3 1 1 5 27 Trung tâm chuyển giao công nghệ HTYVN 7 2 2 11 28 Xưởng SXTN Thuốc thú y VTYQG 20 5 8 33 29 Công ty CP Thuốc thú y ĐUH 22 0 0 22 30 Công ty TNHH KTNNVN 14 1 0 15 31 Công ty Cổ phần Thú y ĐV 9 0 0 9 32 Công ty TNHH VUVA 13 2 1 16 33 Công ty Cổ phần DPXVN 10 0 0 10 34 Công ty TNHH TYVN 50 7 17 74 35 Xí nghiệp TYTW 19 7 12 38 36 Công ty Phát triển CNT 77 12 24 113 37 Công ty Cổ phần SH 66 11 12 89 38 Công ty Cổ phần DPCNC 9 0 0 9 39 Công ty Cổ phần CNSHTY 28 0 1 29 40 Công ty TNHH Thuốc thú y BM 43 9 8 60 41 Công ty TNHH phát triển MLTC ND 103 24 30 157 42 Chi nhánh công ty Nông sản BN 0 1 0 1 43 Công ty TNHH Thuốc thú y YAN WEN QING 3 0 0 3 44 Công ty Cổ phần TACNHCO 5 0 1 6 45 Công ty Thương mại và đầu tư thuốc thú y ĐNA 23 1 3 27 46 Công ty TNHH TRH 5 1 1 7 47 Công ty Liên doanh BG 2 0 1 3 48 Công ty TNHH VTR 4 0 0 4 Tổng số 1093 185 279 1557 Tỷ lệ (%) 70,20 11,88 17,92 100,00 Phụ lục 8. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt chất ở các cơ sản xuất thuốc thú y miền Trung Stt Cơ sở sản xuất Thành phần hoạt chất Tổng sản phẩm Kháng sinh Vitamin và khoáng chất Thuốc khác 16 Công ty Cổ phần TTYTWĐN 9 5 2 16 17 Phân viện TYMT 0 2 7 9 Phụ lục 9. Kết quả điều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt chất ở các cơ sản xuất thuốc thú y miền Nam Stt Cơ sở sản xuất Thành phần hoạt chất Tổng Kháng sinh Vitamin và khoáng chất Thuốc khác 1 Công ty TYTWII 44 17 12 73 2 Công ty Lien doanh BIOP 130 22 37 189 3 Công ty TNHH một thành viên TTYTK 27 18 13 58 4 Công ty Cổ phần SG VET 122 24 30 176 5 Công ty TNHH MH 36 18 13 67 6 Cơ sở sản xuất Dược thú y KN 21 10 10 41 7 Công ty TNHH SX&TM 533 9 9 10 28 8 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y SG 67 13 15 95 9 Công ty TNHH Sản xuất thương mại LT 8 12 7 27 10 Công ty TNHH sản xuất Thuốc thú y TÁ 44 6 6 56 11 Cơ sở Dược thú y PT 19 6 9 34 12 Công ty TNHH Thương mại và sản xuất VV 84 24 9 117 13 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y GV 66 24 15 105 14 Công ty TNHH TM-SX thuốc thú y SV 38 9 15 62 15 Công ty TNHH Thương mại & sản xuất thuốc thú y AP 36 16 8 60 16 Công ty TNHH QM 84 12 10 106 17 Công ty TNHH TM &SX Dinh dưỡng TYNL 9 0 0 9 18 Doanh nghiệp Tư nhân PHT 5 3 0 8 19 Công ty TNHH TM&SX thuốc thú y NP 45 12 13 70 20 Công ty TNHH kinh doanh Thuốc thú y MN 36 14 13 63 21 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y TP 8 0 3 11 22 Công ty TNHH Thuốc thú y quốc tế ĐN 26 4 8 38 23 Công ty TNHH Thuốc Thú y - Thuỷ sản HHN 15 0 1 16 24 Công ty TNHH SX ASTA 11 1 1 13 25 Công ty Liên doanh ANV 64 24 22 110 26 Công ty TNHH BVN 11 8 7 26 27 Công ty TNHH TM và SX thuốc thú y MD 68 39 29 136 28 Công ty TNHH TM và SX thuốc thú y SP 14 13 11 38 29 Xí nghiệp NTW 8 0 1 9 30 Công ty Liên doanh VBVN 17 4 5 26 31 Công ty TNHH Dược phẩm thú y - thuỷ sản LA 49 12 14 75 32 Công ty Cổ phần Dược Thú y CL 78 32 27 137 33 Công ty Cổ phần VMD 161 33 40 234 34 Công ty TNHH Thuốc thú y CT 75 3 8 86 35 Công ty Thuốc thú y HG 35 6 11 52 36 Công ty TNHH TTY1/5 67 14 12 93 37 Công ty TNHH TTY 2-9 67 29 13 109 38 Công ty Thuốc thú y AC 78 30 12 120 Tổng 1782 521 470 2773 Tỷ lệ (%) 64,26 18,79 16,95 100 Phụ lục 10. Danh sách các công ty đã đạt và đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y theo hệ thống tiêu chuẩn GMP Tiêu chuẩn đạt được Stt Cơ sở sản xuất thuốc thú y Đã có chứng chỉ GMP 1 Công ty liên doanh BIOP 2 Công ty Cổ phầm VMD 3 Công ty liên doanh VBVN 4 Công ty liên doanh ANV 5 Công ty TNHH TM và SX Thuốc thú y MD 6 Công ty TNHH SP 7 Công ty TNHH ASAL Đang xây dựng nhà may GMP 8 Công ty TNHH TM&SX VT 9 Công ty CP SG VET 10 Công ty Cổ phần DVTY 11 Công ty Cổ phần TYTW1 12 Công ty TNHH NT 13 Công ty TNHH Thú y VN Có nhu cầu nâng cấp cơ sở đang sản xuất để đạt GMP 14 Công ty TNHH Thuốc thú y AC 15 Công ty Dược thú y thuỷ sản LA 16 Công ty phát triển CNT 17 Công ty TNHH phát triển MLTC ND Đã có kế hoạch triển khai xây dựng nhà máy GMP 18 Công ty TNHH sản xuất Thuốc thú y TA 19 Công ty Cổ phần Dược Thú y CL 20 Công ty TNHH TYTWII 21 Công ty TNHH Quốc Minh 22 Công ty TNHH BVN 23 Công ty Cổ phần SG VET 24 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y DU 25 Công ty Cổ phần Thuốc thú y VA 26 Công ty TNHH Dược thú y TL 27 Công ty Cổ phần TYTW5 Phụ lục 11. Kết quả kiểm nghiệm dược phẩm các cơ sở sản xuất thuốc thú y TT Cơ sở sản xuất SL mẫu Đạt TC Không đạt Tỷ lệ đạt (%) Tổng số mẫu nghiên cứu 280 241 39 86.07 Miền Bắc 139 120 19 86.33 1 Công ty Cổ phần DVTY 23 23 0 100.00 2 Công ty TNHH phát triển ND 15 15 0 100.00 3 Công ty Phát triển CNT 16 15 1 93.75 4 Công ty TNHH Thú y VN 14 11 3 78.57 5 Công ty Cổ phần SH 6 3 3 50.00 6 Công ty TNHH Thuốc thú y BM 3 2 1 66.67 7 Xí nghiệp TYTW 11 8 3 72.73 8 Công ty TNHH NT 5 5 0 100.00 9 Công ty Cổ phần HAN 8 4 4 50.00 10 Công ty Cổ phần Thuốc thú y VA 8 8 0 100.00 11 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y DU 5 4 1 80.00 12 Công ty TYTW5 6 5 1 83.33 13 Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ, thương mại TV 4 2 2 50.00 14 Công ty TNHH Thuốc thú y MB 2 2 0 100.00 15 Côngty TNHH VT 3 3 0 100.00 16 Công ty Cổ phần TYTW1 7 7 0 100.00 17 Công ty Thương mại và đầu tư thuốc thú y ĐNA 3 3 0 100.00 Miền Nam 141 121 20 85.82 1 Công ty cổ phần SG V.E.T 9 7 2 77.78 2 Công ty liên doanh BIOP 16 16 0 100.00 3 Công ty TNHH TYTWII 4 4 0 100.00 4 Công ty TNHH TM và SX thuốc thú y MD 9 9 0 100.00 5 Công ty Liên doanh ANV 7 7 0 100.00 6 Cơ sở sản xuất DTY KN 5 2 3 40.00 7 Công ty TNHH TM&SX thuốc thú y NP 4 3 1 75.00 8 Công ty TNHH TTYCC 4 3 1 75.00 9 Công ty TNHH Kinh doanh thuốc Thú y MN 3 3 0 100.00 10 Công ty Cổ phần Dược Thú y CL 3 1 2 33.33 11 Công ty TNHH Thương mại và sản xuất VV 3 2 1 66.67 12 Công ty Dược phẩm thú y - Thuỷ sản LA 2 2 0 100.00 13 Công ty TNHH Sản xuất thương mại LT 2 1 1 50.00 14 Công ty TNHH sản xuất Thuốc thú y TA 2 2 0 100.00 15 Công ty Liên doanh VBVN 8 7 1 87.50 16 Công ty cổ phần SXKD Vật tư và thuốc thú y VMD 13 11 2 84.62 17 Công ty TNHH SX & KD thuốc thú y AC 14 14 0 100.00 18 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y SV 13 9 4 69.23 19 Công ty TNHH TM&SX Thuốc thú y TP 7 5 2 71.43 20 Công ty ASAL 12 12 0 100.00 21 Công ty TNHH SX&TM 533 1 1 0 100.00 Phụ lục 12 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y I/ Thông tin chung về cơ sở sản xuất 1. Tên cơ sở sản xuất ………..……………………………………………….. - Tên giao dịch………………………………………………………………… - Tên viết tắt…………………………………………………………………… 2. Địa điểm sản xuất ………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. Điện thoại: ……………………………………………E.mail: ………..…….. 3. Ngày thành lập………………………………………………………………. 4. Giấy chứng nhận hiện có: - GMP ASIAN Cấp ngày Tháng năm - GMP WHO Cấp ngày Tháng năm - GMP EU Cấp ngày Tháng năm - ISO 9001 – 2000 Cấp ngày Tháng năm - ISO 17025 Cấp ngày Tháng năm - Các giấy chứng nhận Cấp ngày Tháng năm khác (nếu có ) 5. Các dây chuyền sản xuất hiện đang hoạt động - DD tiêm/DD uống - Vắc xin - Thuốc bột hoà tan - Chế phẩm sinh học - Thuốc sát trùng, - Các dạng thuốc khác xử lý môi trường 6. Số lượng sản phẩm đã được cấp phép lưu hành: sản phẩm Trong đó: - Số lượng sản phẩm hiện đang sản xuất, lưu hành: sản phẩm - Số lượng sản phẩm không sản xuất: sản phẩm II/ Thực trạng cơ sở sản xuất TT Nội dung điều tra Có Không (1) (2) (3) (4) 1 Địa điểm sản xuất 1.1. Cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng… 1.2. Gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xunng quanh 2 Nhà xưởng sản xuất 2.1. Thiết kế, xây dựng theo nguyên tắc tiêu chuẩn GMP 2.2. Đầy đủ các khu vực sản xuất 2.3. Thiết kế và bố trí các khu vực phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất sự nhầm lẫn hoặc nhiễm chéo trong sản xuất 2.4. Bố trí sản xuất theo dây chuyền một chiều 2.5. Cơ sở sản xuất vacxin, chế phẩm sinh học có khu vực nuôi, xử lý động vật thí nghiệm, trang thiết bị giữ giống VSV 2.6. Thuận lợi cho kiểm tra giám sát 2.7. Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường 2.8. Dễ vệ sinh khử trùng, tiêu độc 2.9. Chống bụi, xâm nhập của động vật gây hại 3 Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong sản xuất 3.1. Số lượng, chủng loại, công xuất thiết bị phù hợp với từng dây chuyền sản xuất. 3.2. Thuận tiện cho các thao tác, vệ sinh, khử trùng, bảo dưỡng. 3.3. Thiết bị, dụng cụ, làm bằng vật liệu phù hợp 3.4. Có quy định về vận hành, điều chỉnh, kiểm tra, bảo dưỡng. 4 Kho chứa 4.1. Vật liệu, kết cấu phù hợp 4.2. Công suất kho thích hợp với quy mô sản xuất 4.3. Thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật (Nhiệt độ, độ ẩm, …), sổ sách theo dõi 4.5. Theo dõi quản lý: Bằng sổ sách Bằng máy tính 5 Khu vực xử lý tiệt trùng 5.1. Có khu vực riêng xử lý bao bì, dụng cụ 5.1. Vật liệu, kết cấu phù hợp 5.3. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất đầy đủ, phù hợp 5.4. Có quy định về xử lý tiệt trùng 6 Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu 7 Khu vực pha chế, san chia, bảo quản bán thành phẩm 7.1. Vật liệu, kết cấu phù hợp 7.2. Thiết bị, dụng cụ đầy đủ, phù hợp 7.3. Điều kiện đảm bảo vệ sinh, vô trùng 8 8.1. Vật liệu, kết cấu phù hợp 8.2. Thiết bị, dụng cụ đầy đủ, phù hợp 9 Khu vực vệ sinh 9.1. Vật liệu, kết cấu, bố trí phù hợp; 9.2. Đủ các trang thiết bị cần thiết cho việc vệ sinh cá nhân 10 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải 10.1. Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu 10.2. Có quy định về kiểm tra nước thải 10.3. Có quy định về thu gom và xử lý rác thải 11 Bao bì 11.1. Vật liệu phù hợp 11.2. Xử lý, bảo quản đúng cách 12 Ghi nhãn a. Đúng với nhãn đăng ký lưu hành đã được phê duyệt b. Ghi đầy đủ nội dung theo quy định. 13 Khử trùng, tiêu độc 13.1. Có quy định cụ thể về chế độ tiêu độc khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, trang phục bảo hộ lao động. 13.2. Phương tiện, dụng cụ, hoá chất phù hợp; 13.3. Có biện pháp phân biệt dụng cụ đã tiệt trùng 14 Nhân sự tham gia sản xuất 14.1. Người trực tiếp quản lý sản xuất có chuyên môn phù hợp, có chứng chỉ hành nghề 14.2. Người kiểm nghiệm thuốc có chứng chỉ hành nghề 14.3. Người trực tiếp sản xuất có giấy chứng nhận sức khoẻ 14.4. Được đào tạo thường xuyên và định kỳ. 15 Vệ sinh cá nhân 15.1. Quy định vệ sinh cá nhân trong sản xuất 15.2. Thực hiện vệ sinh của cá nhân đúng cách 16 Vệ sinh phòng hộ lao động 16.1. Có quy định về chế độ cấp phát, sử dụng trang bị bảo hộ lao động; 16.2. Thay và tiệt trùng trang bị bảo hộ sau mỗi ca sản xuất; 16.3. Thiết bị thông gió, hút bụi, phòng cháy, chữa cháy phù hợp. 17 Nước sử dụng trong cơ sở 17.1. Có đủ nước sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vệ sinh. 17.2. Có kiểm tra mẫu nước theo quy định Ngày……tháng… năm 200 Người lập phiếu điều tra Phục lục 13 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CƠ SỞ (KCS) TT Chỉ tiêu kiểm tra Kết quả kiểm tra Có Không Điểm chuẩn Điểm đánh giá 1 Quy định về hồ sơ 1.1 Lập hồ sơ cho từn sản phẩm 5 1.2 Có đủ các loại chứng từ, phiếu theo dõi 5 1.3 Có phiếu kiểm nghiệm của từng lô 5 2 Quản lý chất lượng (KCS) 2.1 Có phòng KCS hợp cách 10 2.2 Người phụ trách KCS, nhân viên có đủ trình độ 5 2.3 Trang thiết bị hiện có: 2.3.1 Đối với bộ phận KCS dược phẩm 22 Sắc ký lỏng hiệu năng cao 8 Máy đo quang phổ 3 Máy đo pH 3 Cân phân tích 3 Cân sấy khô 3 Các thiết bị khác 2 2.3.2 Đối với bộ phận KCS vacxin và chế phẩm sinh học 23 Buồng cấy vi sinh 8 Tủ ấm CO2 3 Tủ nuôi cấy 3 Tủ bảo quản mẫu 3 Máy ly tâm 3 Thiết bị chuyên dùng khác 3 2.4 Kiểm tra nguyên vật liệu 5 2.5 Kiểm tra bán thành phẩm 5 2.6 Kiểm tra thành phẩm 10 2.7 Lưu mẫu và kiểm tra mẫu theo quy định 5 Cộng 100 Phân loại Loại tốt: từ 90-100 điểm Loại khá: 70<=90 điểm Loại trung bình: 50<=70 điểm Không đạt: <50 điểm Đại diện cơ sở Đại diện đoàn kiểm tra (Ký tên đóng dấu) Phụ lục 14. Một số hình ảnh minh hoạ Ảnh 1. Máy sắc kỷ lỏng hiệu năng cao (HPLC) Ảnh 2. Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm dạng chai và dây chuyền sản xuất thuốc tiêm dạng ampoul đạt tiêu chuẩn GMP của Nhà máy Bio-pharmachemie Phụ lục 15. Kết quả phân tích thống kê 15.1. Giữa các dạng chế biến B¶ng mij Dạng chế biến đạt Không đạt Bột 89 21 Nước 152 18 Tổng 241 39 B¶ng tij 94,678 15,321 146,321 23,678 B¶ng kho¶ng c¸ch (mij - tij)2/tij 0,341 2,105 0,220 1,362 2tn = 4,03 > 2lt = 3,84 15.2. Giữa công ty đã đạt GMP và chưa đạt GMP B¶ng mij Mẫu kiểm nghiệm đạt Không đạt Đạt GMP 62 3 Không đạt GMP 179 36  Tổng 241 39 B¶ng tij 55,946 9,054 185,054 29,946 B¶ng kho¶ng c¸ch (mij - tij)2/tij 0,655 4,048 0,198 1,223 2tn = 6,12 > 2lt = 3,84 15.3. Đánh giá chất lượng thuốc thú y theo nhóm hoạt chất B¶ng mij Nhóm hoạt chất Đạt Không đạt Kháng sinh 152 26 Vitamin 26 10 Thuốc khác 63 3 Tổng 241 39 B¶ng tij 153,21 24,79 30,99 5,01 56,81 9,19 B¶ng kho¶ng c¸ch (mij - tij)2/tij 0,01 0,06 0,80 4,96 0,68 4,17 2tn = 10,64 > 2lt = 5,99 15.4. Đánh giá chất lượng thuốc thú y theo nơi lấy mẫu B¶ng mij Đạt Không đạt Cơ sở sx 179 26 Đại lý thuốc thú y 62 13  Tổng 241 39 B¶ng tij 176.446 28.554 64.554 10.446 B¶ng kho¶ng c¸ch (mij - tij)2/tij 0.037 0.228 0.101 0.624 2tn = 0,99 < 2lt = 3,84 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN chay mục lục cuối cùng(SSS).doc
  • docDIEP LUAN VAN TSNN - K16.doc
Tài liệu liên quan