Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Tài liệu Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3584 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do nghiên cứu đề tài: Ngày nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức và xu thế hội nhập toàn cầu hóa. Bắt nhịp với xu hướng phát triển chung của thời đại, đất nước Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng và to lớn. Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội được xây dựng ngày càng nhiều nhằm tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Song đi đôi với sự tăng trưởng về kinh tế, sự ổn định về chính trị thì tình hình cháy nổ ở nước ta trong những năm vừa qua diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng. Bình quân mỗi năm cả nước xảy ra hơn một nghìn vụ cháy, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Điển hình như vụ cháy Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế ITC - Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2002. Vụ cháy chợ Nghệ ở Sơn Tây - Hà Tây vào ngày 18/12/2005. Vụ cháy chợ Bo ở Thái Bình vào hồi 16 giờ ngày 30/01/2006 (ngày mùng 4 tết). Trong số các vụ cháy lớn thì các vụ cháy khách sạn luôn khiến cho dư luận quan tâm đến như: vụ cháy Khách sạn Bảo Sơn số 50 đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội vào lúc 22 giờ 5 phút ngày 12-10-2004. Vụ cháy khách sạn Hồng Vy số 47 đường Thủ Khoa Huân - phường Bến Thành - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 14 giờ 40 phút ngày 13-11-2005. Vụ cháy khách sạn Vĩnh Thịnh đường Nguyễn Công Trứ - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh … Từ thực trạng nói trên, yêu cầu đặt ra đối với những người làm công tác phòng cháy và chữa cháy là cần phải có những giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra với phương châm: “ Tích cực phòng ngừa không để nạn cháy xảy ra Sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả ”. Công tác PCCC phải được đặt ra ngay từ khi công trình còn đang nằm trên bản vẽ, không những thế nó phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động, sử dụng của công trình. Để làm được điều này lực lượng Cảng sát PCCC cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với cơ sở để sớm phát hiện ra các sơ hở, thiếu xót và kịp thời đề ra các giải pháp kỹ thuật nhằm giúp cho quá trình vận hành, sử dụng công trình được đảm bảo an toàn. Với mục đích như vậy, tôi xin chọn đề tài: “Nghiên cứu và hoàn thiện một số giải pháp an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội” để làm đồ án tốt nghiệp. Mục tiêu, nhiệm vụ của Đồ án tốt nghiệp: Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của công tác PCCC ở khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của công tác này nhằm đảm bảo an toàn cho khách sạn. Nhiệm vụ: Nghiên cứu hố sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của khách sạn Hoàng Long. Nghiên cứu cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của lực lượng PCCC tại khách sạn. Kiểm tra thực trạng hoạt động công tác PCCC tại cơ sở. Đưa ra một số giải pháp để khắc phục các sơ hở, thiếu xót đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác PCCC tại khách sạn Hoàng Long. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Đồ án tốt nghiệp là công tác an toàn PCCC của khách sạn Hoàng Long số 185 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội sau một thời gian đi vào hoạt động. Phương pháp nghiên cứu: Đồ án tốt nghiệp được tiến hành nghiên cứu dựa trên các phương pháp: Phương pháp điều tra, khảo sát. Phương pháp tổng kết thực tiễn. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp hội thảo. Nội dung Đồ án tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của Đồ án tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương 1: Đánh giá một số đặc điểm có liên quan đến công tác PCCC của khách sạn Hoàng Long. Chương 2: Kiểm tra thực trạng công tác PCCC của khách sạn Hoàng Long. Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác an toàn PCCC đối với công trình khách sạn Hoàng Long.; Ý nghĩa thực tiễn của Đồ án tốt nghiệp: Đồ án tốt nghiệp này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên trường Đại học Phòng Cháy Chữa Cháy. PHẦN NỘI DUNG Chương I ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PCCC CỦA KHÁCH SẠN HOÀNG LONG. Đặc điểm quy hoạch và kiến trúc xây dựng: Khách sạn Hoàng Long được xây dựng trên khu đất có kích thước 7.9x31,7m, với tổng diện tích mặt bằng gần 250 m², cao 7 tầng, có mặt chính quay ra phía đường Lò Đúc và có vị trí địa lý như sau: (xem hình vẽ 1.1). Phía Tây : Giáp với phố Lò Đúc. Phía Đông : Giáp với khu dân cư. Phía Bắc : Giáp với cửa hàng kinh doanh xe máy Piaggio. Phía Nam : Giáp với khu dân cư. Với vị trí xây dựng như trên, nên khi có cháy xảy ra tại khách sạn Hoàng Long, ngọn lửa có thể lan truyền sang các khu vực dân cư lân cận hoặc ngược lại, gây thiệt hại lớn về tài sản. Chức năng hoạt động chính của từng bộ phận trong khách sạn Hoàng Long như sau: Tầng 1: Có diện tích mặt bằng là 250m², chiều cao là 3,8m. Tiền sảnh tầng 1 được ngăn làm đôi, một nửa sử dụng làm phòng lễ tân và quầy trưng bày bán hàng lưu niệm, nửa còn lại kinh doanh cafe giải khát phục vụ khách hàng trong và ngoài khách sạn. Ngoài ra, ở tầng 1 còn có các công trình phụ khác như: khu để xe máy của khách hàng, phòng ở của nhân viên, phòng bếp, phòng ăn của nhân viên, khu vực giặt là, nhà vệ sinh … Để di chuyển từ tầng một lên các tầng trên có thể đi bằng 2 cầu thang bộ hoặc sử dụng thang máy. Đây là loại thang máy TU DONG ELEVATOR của Việt Nam sản xuất, có khả năng chở tối đa đến 550 kg tương đương với 8 người. Tầng 2: Có diện tích mặt bằng là 250m², chiều cao là 3,5m , bao gồm 1 phòng hội trường 50 chỗ kiêm phòng ăn và 7 phòng ở dành cho khách (từ phòng 202 đến phòng 208 ). Tầng 3: Có diện tích mặt bằng là 250m², chiều cao la 3,5m , bao gồm 11 phòng ở dành cho khách (từ phòng 301 đến phòng 311 ) . Tầng 4: Có diện tích mặt bằng là 250m², chiều cao là 3,5m , bao gồm 11 phòng ở dành cho khách (từ phòng 401 đến phòng 411 ) . Tầng 5: Có diện tích mặt bằng là 250m², chiều cao là 3,5m , bao gồm 11 phòng ở dành cho khách (từ phòng 501 đến 511 ) . Tầng 6: Có diện tích mặt bằng là 250m², chiều cao là 3,5m, bao gồm 6 phòng ở dành cho khách (từ phòng 601 dến phòng 606 ), 6 phòng massage-xông hơi và khu vực đặt nồi hơi massage. Tầng áp mái: Có diện tích mặt bằng là 250m², được bố trí để xây dựng bể nước phục vụ cho sinh hoạt và chữa cháy đồng thời là nơi phơi quần áo. Ngoài ra, trên mái còn lắp đặt phòng kỹ thuật thang máy và hệ thống kim thu sét . Trong khách sạn có tất cả là 46 phòng nghỉ và 6 phòng massage. Số lượng khách lưu trú tại khách sạn dao động trong khoảng 20 đến 30 người. Tổng số nhân viên của khách sạn là 25 người, trừ những người nghỉ ca thì số nhân viên còn lại là 17 người. Như vậy số người thường xuyên có mặt trong khách sạn vào khoảng 45 người. Đặc điểm giao thông, nguồn nước: Đặc điểm giao thông: Tuyến đường giao thông từ Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Phan Chu Trinh thuộc PC23 Công an thành phố Hà Nội đến khách sạn Hoàng Long dài 1,5 km, đi qua các tuyến đường sau: Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Phan Chu Trinh → phố Phan Chu Trinh → phố Lò Đúc → khách sạn Hoàng Long . Do có nhiều phương tiện giao thông đi lại nên tuyến đường này thường hay bị ùn tắc vào các giờ cao điểm gây khó khăn cho xe chữa cháy trên đường đến đám cháy. Mặt khác do tuyến đường này chật hẹp nên khi triển khai chữa cháy sẽ gây cản trở giao thông. Nếu phải triển khai đội hình tiếp nước theo kiểu con thoi sẽ rất bất tiện cho các xe chữa cháy trong việc di chuyển. Trong trường hợp phải sử dụng xe thang để cứu người đang mắc kẹt ở các tầng trên cao thì việc nâng thang để tiếp cận với người bị nạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì vướng phải đường dây điện. Đặc điểm nguồn nước: Nguồn nước trong cơ sở: Nguồn nước được dùng trong sinh hoạt và chữa cháy của cơ sở được lấy từ mạng đường ống cấp nước của thành phố Hà Nội. Nước được lấy vào bể ngầm có dung tích 54 m³ qua đường ống Ф66 , sau đó được bơm lên bể trên mái nhờ 2 máy bơm nước (một máy bơm chính và một máy bơm dự phòng ) loại LEO XST32/160B (của Italia ), có các thông số kỹ thuật như sau: Qmax = 450 l/phút. P = 2,2 kw. Suct Hmax = 8 m. Hmax = 31 m. Size 50 x 32. Bể nước trên mái có dung tích 20m³ dùng để cấp nước sinh hoạt cho các tầng kết hợp với việc cấp nước chữa cháy. Cả hai hệ thống đường ống trên đều sử dụng loại ống Ф50. Máy bơm nước từ bể ngầm lên bể trên mái được điều khiển tự động thông qua hệ thống van phao gắn trên bể mái. Do sử dụng kết hợp giữa nước sinh hoạt và nước chữa cháy nên mực nước trong bể trên mái luôn phải đạt đến một mức nhất định để đảm bảo áp lực cần thiết cho việc chữa cháy. Bình thường khi trong bể chứa đầy nước máy bơm sẽ không hoạt động. Khi mức nước trong bể giảm xuống thì chiều cao của van phao cũng giảm theo tương ứng. Và khi giảm đến một mức nhất định van phao sẽ tạo ra kích thích kích hoạt động cơ điện của máy bơm nước làm việc, nước từ bể ngầm được hút qua máy bơm và đẩy lên bể trên mái. Có nghĩa là khi thể tích nước trong bể giảm xuống còn khỏang 50% thì máy bơm nước sẽ tự động hoạt động để bù vào lượng nước thiếu hụt đó. Nguồn nước ngoài cơ sở: Bể nước chữa cháy ở vườn hoa Paster cách cơ sở 500m về phía đường Tăng Bạt Hổ có thể cung cấp đầy đủ nước và thuận tiện cho việc hút nước của xe chữa cháy. Xong do tuyến phố Lò Đúc chật hẹp cộng với việc đông người qua lại nên vào các giờ cao điểm thường hay xảy ra ách tắc giao thông sẽ gây khó khăn cho xe chữa cháy khi di chuyển đến nguồn nước. Đặc điểm thông gió, thoát khói và chiếu sáng: Thông gió, thoát khói và chiếu sạng tự nhiên: Do đặc điểm kiến trúc và địa điểm xây dựng của khách sạn Hoàng Long nằm sát với khu dân cư nên khâu thông gió và chiếu sáng tự nhiên của công trình từ tầng 4 trở xuống còn bị hạn chế. Khu vực hành lang từ tầng 2 đến tầng 6 là hành lang cụt nên việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên ở hành lang các tầng chỉ có thể thực hiện từ một phía. Buồng thang bộ phía bên phải của công trình do nằm sát với cửa hàng bán xe gắn máy Piaggio nên bị che khuất, khâu chiếu sáng tự nhiên không được đảm bảo. Trong khi đó buồng thang bộ phía bên trái do có khỏang trống với nhà dân bên cạnh nên việc chiếu sáng được thực hiện tốt hơn nhờ hệ thống cửa chớp được lắp đặt ở khu vực chiếu nghỉ của từng tầng. Nhìn chung thì hệ thống chiếu sáng và thông gió tự nhiên của công trình khách sạn Hoàng Long chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra. Thông gió nhân tạo: Để khắc phục hạn chế trong khâu chiếu sáng tự nhiên, khách sạn Hoàng Long đã cho lắp đặt thêm các thiết bị chiếu sáng nhân tạo ở các khu vực hành lang, cầu thang và buồng thang từng tầng nhằm đảm bảo ánh sáng cho công trình. Ngoài ra trong từng phòng ở của khách sạn có lắp đặt thêm các máy điều hoà cục bộ để thông gió và thoát khói khi có cự cố xảy ra. Đặc điểm về thông tin liên lạc Công trình khách sạn Hoàng Long được khởi công xây dựng vào đầu năm 2000 và khánh thành vào ngày 15 tháng 9 năm 2001. Đây không phải là công trình được xây dựng mới hoàn toàn mà được cải tạo lại từ ngôi nhà dùng để ở trước đây. Trong cơ sở có 52 máy điện thoại có thể liên lạc trong thành phố cũng như trong toàn quốc. Hệ thống điện thoại trong toàn bộ khách sạn được thực hiện qua tổng đài nội bộ, hiện tại sử dụng 52 số, các máy lẻ quay tự động ra ngoài thành phố và có 4 số nối đôi trung kế. Ngoài ra khách sạn còn lắp đặt thêm hệ thống máy tính có kết nối internet. Nhờ có hệ thống thông tin liên lạc của cơ sở được trang bị khá đầy đủ, nên việc báo tin cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa khi có sự cố xảy ra được thực hiện một cách nhanh chóng. Đặc điểm hệ thống điện: Nguồn điện cấp cho công trình khách sạn Hoàng Long lấy từ trạm biến áp 250 KVA của thành phố cấp điện áp 380/220V, 3 pha 1 trung tính (xem hình vẽ 1.11). Trong các phòng ở, bảng điện được đặt ở độ cao 1.3m so với cốt lát nhà. Với tính chất sử dụng của công trình, cần lắp đặt một hệ thống điện đảm bảo an toàn cho khâu chiếu sáng, phục vụ cho các máy vi tính, điều hoà nhiệt độ, hệ thống máy bơm nước, thang máy,… Do đó công trình khách sạn Hoàng Long đã lắp đặt hệ thống điện nối từ trạm biến áp thuộc lưới điện của thành phố vào công trình như sau: Điện từ trạm biến áp 250 KVA của mạng điện thành phố được lấy vào công trình qua 3 tủ điện đặt tại gầm cầu thang tầng 1 (tủ hạ áp TA, TM, TSC) và dẫn lên các tầng của ngôi nhà: Tủ TM: tủ hạ áp TM cấp điện cho các máy điều hoà không khí và bình nóng lạnh, lên các tầng của khách sạn. Từ tủ hạ áp TM lên các tầng sử dụng cáp M4x95 và áptômát 3 cực MCCB - 3P - 500A. Tủ TA: tủ hạ áp TA cấp điện cho mạng chiếu sáng và ổ cắm lên các tầng của công trình. Từ tủ hạ áp TA lên các tầng sử dụng cáp M4x35 và áptômát 3 cực MCCB - 3P - 320A. Tủ TSC: tủ hạ áp TSC cấp điện cho máy bơm nước, thang máy, đèn chiếu sáng sự cố ở các tầng… Từ tủ hạ áp TSC lên các tầng sử dụng cáp M4x35 và áptômát 3 cực MCCB - 3P - 150A. Đặc điểm hệ thống chống sét: Để đảm bảo an toàn công trình đã lắp đặt hệ thống chống sét IONIFASH (của Pháp ) với kim thu sét IF3 loại tia tiên đạo bảo vệ cho toàn bộ khuôn viên của công trình. (xem hình vẽ 1.12) Hệ thống chống sét bao gồm 3 bộ phận chính: bộ phận thu sét (kim thu sét), dây dẫn sét và bộ nối đất. Bộ phận thu sét dùng kim thu sét IF3, loại tia tiên đạo đặt trên nóc của tầng 6, cách mặt bằng mái nhà 2 m. Dây dẫn điện sét dùng dây thép Ф12 nối từ kim thu sét đến bộ nối đất. Bộ nối đất dùng thép góc L(60 x 60 x 6 )mm dài 2,5 m; với 9 cọc thẳng đứng chôn cách mặt đất 800mm. Thanh ngang nối đất dùng thép tròn Ф16, sử dụng mối hàn tạo dòng điện sét liên tục xuống đất. Phạm vi bảo vệ của hệ thống chống sét IONIFASH với kim thu sét IF3 dựa theo Tiêu chuẩn Pháp NFC 17.102. Tháng 7/1995. Do chiều cao thực của kim thu sét H = 2m < 5 nên bán kính bảo vệ của kim thu sét Rp được xác định theo bảng sau: Bảng 1.1: Bán kính bảo vệ Rp của kim thu sét IF3. Chiều cao đầu thu sét đến mặt bằng cần bảo vệ H (m) Bán kính bảo vệ Rp (m) của kim thu sét IF3. Bảo vệ cấp I Bảo vệ cấp II Bảo vệ cấp III 2 43 51 58 3 62 75 84 4 83 99 110 5 104 124 135 6 104 125 135 8 104 125 136 10 104 126 137 20 104 130 142 40 104 130 144 Công trình khách sạn Hoàng Long sử dụng hệ thống chống sét loại IONIFASH (của Pháp ) với kim thu sét loại IF3 có chiều cao kim thu sét so với mặt bằng cần bảo vệ (mái nhà ) là 2m và được thiết kế bảo vệ chống sét cấp III. Tra bảng 1.1, ứng với H = 2m thu được bán kính bảo vệ của kim thu sét IF3 là Rp = 58 m. Như vậy, với Rp = 58 m và vị trí đặt kim thu sét nằm chính giữa mái của ngôi nhà nên hệ thống chống sét IONIFASH có thể bảo vệ được toàn bộ diện tích của công trình khách sạn Hoàng Long. Lực lượng và phương tiện chữa cháy của cơ sở: Lực lượng phòng cháy chữa cháy của cơ sở được thành lập vào ngày 25/03/2002, do Ông Nguyễn Tiến Việt làm Trưởng ban, gồm có 8 thành viên: Nguyễn Tiến Việt – Trưởng ban. Nguyễn Tiến Đức – Phó trưởng ban. Nguyễn Tiến Thành – Nhân viên. Nguyễn Tiến Thịnh – Nhân viên. Lê Văn Thấy – Nhân viên. Trần Minh Đức – Nhân viên. Tạ Thị Thủy – Nhân viên. Phan Quốc Anh – Nhân viên. Các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị trong công trình khách sạn Hoàng Long gồm có: bình bột chữa cháy MFZ4, bình chữa cháy bằng khí CO2 MT3, bình bột xe đẩy chữa cháy MFT35 và hệ thống họng nước chữa cháy vách tường. Song khách sạn không được lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động do đó việc phát hiện sớm sự xuất hiện của các đám cháy và công tác cứu chữa ban đầu chưa được đảm bảo. Số lượng bình chữa cháy được trang bị trong khách sạn là 21 bình, trong đó có 14 bình bột chữa cháy MFZ4; 7 bình chữa cháy bằng khí CO2 MT3, và 1 bình bột xe đẩy MFT35. Các bình chữa cháy trên đều do Trung Quốc sản xuất. Mỗi điểm đặt bình chữa cháy gồm có 3 bình: 2 bình bột chữa cháy MFZ4, và 1 bình khí chữa cháy CO2 MT3. Ở tầng 1 có 2 điểm đặt bình chữa cháy , 1 điểm đặt ở khu vực gần cầu thang máy, điểm thứ 2 đặt ở khu vực để xe gần khu vực bếp. Hộp vòi chữa cháy của hệ thống họng nước chữa cháy vách tường nằm ở vị trí giao nhau giữa cầu thang và hành lang của mỗi tầng nên rất dễ thấy và thuận tiện cho việc sử dụng. (xem hình vẽ 1.3 đến hình 1.6) Đánh giá sự nguy hiểm cháy nổ của công trình: Chất cháy chủ yếu trong khách sạn Hoàng Long: Khách sạn Hoàng Long được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu xây dựng thuộc nhóm không cháy và khó cháy. Trong khách sạn tồn tại một lượng chất cháy tương đối lớn như: giấy, các sản phẩm từ giấy, bàn, ghế, cửa sổ, cửa ra vào, giường, tủ gỗ, nhựa tổng hợp, polime, áo quần, khăn, thảm trải nền, đệm mút, chăn, gối, màn, phông rèm, xăng, dầu diesel…và các dụng cụ sinh hoạt khác của cán bộ, nhân viên khách sạn và khách đến thuê phòng. Phần lớn các chất cháy này đều thuộc nhóm dễ cháy, do đó khi có ngọn lửa chúng hoàn toàn có khả năng bắt cháy, gây cháy lan ra toàn bộ khách sạn, và lan rộng ra các công trình xung quanh. Các chất cháy này khi cháy toả ra một lượng nhiệt lớn và nhiều khói, khí độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng đối với con người và gây khó khăn cho công tác cứu chữa đám cháy. Chất cháy là nhựa tổng hợp: Chất cháy có trong công trình được làm từ nhựa tổng hợp, gồm có thảm trải nền, bàn ghế nhựa, vỏ TV, vỏ máy vi tính, máy điều hoà, …, các vật dụng và trang thiết bị khác. Nhựa tổng hợp là các polime, được điều chế bằng cách trùng hợp. Dưới tác động của ngọn lửa có nhiệt độ cao, polime nóng chảy và phân tích thành các thể hơi và khí khác nhau. Dưới đây là bảng nhiệt độ phân hủycủa một số polyme. Bảng 1.2: Bảng nhiệt độ phân hủy của một số polyme. Tên chất Nhiệt độ phân hủy, (oK) Sản phẩm phân hủy Polyvinyl clorua 3373 Hợp chất Clo hữu cơ CO Poli etylen 323 Hợp chất Hidro Polyanhylonhit 432 CO2 hợp chất hidro Chúng ta có thể biết được đặc tính cháy của một số nhựa tổng hợp, khả năng nóng chảy và đặc tính linh hoạt ở dạng lỏng. Qua các thí nghiệm, người ta khảo sát được rằng lớp lỏng bình thường có bề dày 1 ÷ 2.10-3 (với độ nghiêng và áp lực lớp lỏng không làm nó bị chảy đi) khi bốc cháy. Trong quá trình cháy, lớp lỏng này được tăng lên với chiều dày khác nhau. Chính đặc tính chảy dẻo này tạo điều kiện cho đám cháy lan nhanh và phát triển mạnh. Sản phẩm cháy của polyme thường có nhiều khói, muội than và khí độc như: CO, Cl2, HCl, andehit (- CHO). Từ đó chúng ta sẽ thấy được tính chất lý học và chỉ số nguy hiểm cháy của một số nhựa trùng hợp như sau: Bảng 1.3: Tính chất nguy hiểm cháy nổ của một số nhựa trùng hợp. Polyme Tỷ trọng ( kg/m3 ) Nhiệt độ, ( oK ) Nhiệt độ cháy ( kcal/kg) Nóng chảy Bắt cháy Tự bắt cháy Poly etylen 1040 đến 1070 473 đến 570 483 đến 523 713 đến 753 9960 Poly styrol 1113 488 đến 493 688 713 7337 Polpoly cap 900 đến 940 576 579 690 11135 Rolactan Polymctyleta 1180 473 487 712 6621 Ngoài ra thì khả năng cháy của các loại nhựa còn phụ thuộc vào tính chất của loại chất độn (phụ gia) có trong thành phần của nhựa. Nếu loại chất độn là chất dễ cháy thì nó sẽ làm tăng tính chất cháy của nhựa và ngược lại. Do sản phẩm cháy của các loại nhựa tổng hợp thường có nhiều khói khí độc nên công tác thoát nạn và cứu chữa sẽ gặp nhiều khó khăn. Chất cháy là gỗ và các sản phẩm từ gỗ: Gỗ là vật liệu dễ cháy thuộc trạng thái rắn, tồn tại phổ biến trong công trình, được sử dụng làm các loại bàn, ghế, tủ, ốp tường, vách ngăn, cửa sổ, cửa ra vào, tay vịn cầu thang … Thành phần nguyên tố của gỗ khô chủ yếu gồm 49% Cacbon, 6% Hidro, 44% O2, 1% Nitơ. Cấu trúc của gỗ gồm nhiều mạch phân tử xenlulo, chứa nhiều lỗ xốp, phần thể tích lỗ xốp chiếm từ 56 ÷ 72% thể tích của gỗ. Ngoài xenlulo, gỗ còn có các thành phần khác và mộthực hiện số muối khoáng như: NaCl, KCl. Khi bị nung nóng đến 383oK thì gỗ thoát ra hơi nước và bắt đầu bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Trong giai đoạn từ 383 ÷ 403oK, quá trình phân hủy gỗ diễn ra chậm tạo ra các hơi và chất khí, các sản phẩm này chủ yếu là các chất dễ bốc hơi. Quá trình này tỏa ra một nhiệt lượng nhất định, khi nhiệt độ tăng đến 427oK thành phần phân hủy của gỗ chứa nhiều và khí cháy gồm: 8,6% CO, 2,99% H2, 33,9% CH4. Hơn nữa gỗ có thể cháy thành ngọn lửa, nhiệt bức xạ sẽ nung nóng bề mặt gỗ đến nhiệt độ 563 ÷ 573oK, ở trạng thái này hiệu suất phân hủy gỗ cho sản phẩm khí đạt giá trị tối đa và ngọn lửa có chiều cao lớn nhất. Tốc độ cháy lan của gỗ: Tốc độ cháy theo chiều sâu từ 0,2 ÷ 0,5m/phút. Tốc độ cháy theo bề mặt từ 0,5 ÷ 0,55m/phút. Sản phẩm cháy thường là CO, CO2, và 10 ÷ 20% khối lượng than gỗ. Vì vậy, gỗ thường cháy lâu, âm ỉ, tạo than hồng, gây khó khăn cho việc dập tắt đám cháy. Chất cháy là bông, vải, sợi: Trong khách sạn số lượng sản phẩm từ bông, vải, sợi như: Quần áo, chăn màn, giày dép, rèm thảm, đệm, mút ... chủ yếu tập trung trong các phòng ở. Vải được chế tạo từ bông thành phẩm hoặc từ sợi tổng hợp. Do đó, vải có khả năng bắt cháy cao và vận tốc cháy lan lớn: Vm = 0,36 kg/m2.phút. Vt = 0,33 m/phút. Do vải là sản phẩm từ bông, sợi tự nhiên và nhân tạo nên trong điều kiện cháy sẽ có những đặc điểm sau: Khi bị nung nóng đến nhiệt độ lớn hơn 100oC thì vải sẽ bị cácbon hóa và thoát ra các loại khí như: CO, CO2, hơi nước, nhựa axeton...Nhiệt độ bắt cháy, tốc độ lan truyền ngọn lửa và nhiệt độ cháy của vải bông phụ thuộc vào độ ẩm của vải: Nhiệt độ cháy của vải có thể đạt tới 650 ÷ 100oC trong điều kiện thuận lợi. Nhiệt độ bốc cháy của vải là 210oC, nhiệt độ tự bốc cháy là Ttbc = 470oC. Khi bị cháy 1kg vải sẽ tạo ra nhiệt lượng Q = 4150 kcal, nếu cháy hoàn toàn 1 kg vải sẽ tạo ra 4,46 m3 sản phẩm cháy, trong đó có: 0,83m3 CO2, 0,69m3 hơi nước và 3,12m3 Nitơ. Các sản phẩm từ bông vải khi cháy sẽ thoát ra một lượng khói lớn và đặc biệt là tốc độ lan truyền của ngọn lửa rất cao. Khả năng lan truyền này còn phụ thuộc vào độ ẩm, tính chất cũng như trạng thái của vải. Vận tốc cháy trung bình của vải là 0,84 kg/m2.phút. Vận tốc cháy theo bề mặt là 0,48 m/phút. Nhiệt độ của ngọn lửa khi cháy vải có thể đạt được đến 659 ÷ 1000oC. Đối với vải tổng hợp, khi cháy tạo ra nhiều khói khí độc như: CO2 là 144g/m3, HCl là 1,5g/m3, CO là 2g/m3. Lượng khói khí độc trên gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người, nếu mật độ khói đạt tới 1,5g/m3 thì tầm nhìn của con người bị rút ngắn xuống dưới 3m. Ngoài ra trong khói còn chứa các khí có nhiệt độ cao mà mắt thường không nhìn thấy được. Lượng chất độc được tạo thành khi cháy 1kg chất cháy được thống kê trong bảng sau: Bảng 1.4: Sự tạo thành sản phẩm độc hại từ chất cháy. Chất cháy Sản phẩm độc hại tạo thành Lượng sản phẩm độc hại ( kg/kg ) Bông nhân tạo HCl 0,03 Sợi Kapron HCN 0,049 HCl 0,006 Diaxetyl xenlulo CO 0,042 HCN 0,016 Phenol phocmandehit ( chất dẻo ) CO 0,05 Polyvinyl clorua HCl 0,38 Vải nhựa axeton clorua HCl 0,017 Giấy dán tường CO 0,15 Vải giả da CO 0,038 HCl 0,188 Peno polyuretan ( xốp ) CO 0,033 CO 0,009 Từ kết quả trên, nếu như trong khói có 0,05% khí CO (cacbonoxit) thì có thể gây nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe của con người, nếu nồng độ khí CO đạt tới 5,7 ÷ 11,5 mg/l thì chỉ trong 2 đến 6 phút con người có thể chết ngay. Trong thực tế, ở các đám cháy, nồng độ CO còn cao hơn nồng độ trên rất nhiều lần. Giới hạn nồng độ nguy hiểm của một số sản phẩm độc hại khác sinh ra trong đám cháy như sau: Oxit Nitơ (NO2) 0,25% : Đối với khí NO2 khi đạt 0,12 g/l thì kích thích mạnh mẽ đối với cơ thể con người, khi đạt nồng độ 0,22 ÷ 0,3 g/l thì con người bị nhiễm độc sau khoảng thời gian rất ngắn, khi đạt nồng độ 0,45 ÷ 0,5 g/l con người sẽ chết. Xyanua: 0,02%. Hidro sunfua (H2S) 0,05% : Nồng độ H2S trong không khí từ 0,5 mg/l sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người, từ 0,6 ÷ 0,84 mg/l con người sẽ chết hoặc khó sống trong thời gian 30 ÷ 60 phút, từ 1,2 ÷ 2,8 mg/l con người sẽ chết ngay. Cacbonic (CO2) 2%: làm cho tần số thở của con người tăng lên 1,1 lần, 6% sẽ làm cho tần số thở của con người tăng lên 1,5 lần, 8 ÷ 10% sẽ làm cho con người chết ngay sau vài phút. Vì vậy nếu không có các biện pháp thoát khói, khí độc kịp thời sẽ gây khó khăn, nguy hiểm lớn cho con người khi thoát nạn và ảnh hưởng nhiều đến công tác chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Chất cháy là cao su: Các vật liệu bằng cao su được sử dụng trong khách sạn đã được lưu hoá, có nhiệt lượng cháy thấp là 45252 KJ/kg. Cao su tồn tại ở các dạng vật dụng như: đệm ghế, đệm giường, vỏ cách điện, ghế xoay, lốp ô tô, xe máy… Cao su bị phân huỷ ở nhiệt độ 250oC tạo thành những sản phẩm khí và lỏng, có khả năng tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy. Khi bị phân huỷ trong điều kiện cháy, cao su sẽ tạo ra một lượng lớn khói, khí độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, làm cản trở đến khả năng thoát nạn và công tác cứu chữa đám cháy. Chất cháy là xăng dầu: Trong khách sạn tồn tại một lượng xăng ở khu vực để xe gắn máy, và một lượng dầu diesel dùng để chạy máy nồi hơi massage ở khu vực tầng 6. Xăng dầu là chất lỏng dễ cháy, có nhiệt độ bắt cháy thấp từ -28oC đến 37,8oC và trong bất kỳ điều kiện nào cũng tạo nên môi trường nguy hiểm cháy nổ. Bảng 1.5: Vận tốc cháy lan theo bề mặt và khối lượng của xăng dầu. TT Tên gọi Vận tốc cháy lan theo bề mặt, ( m/phút ). Vận tốc cháy lan theo khối lượng, ( kg/m3/phút ). 1 Xăng 4,25 3,25 2 Dầu 1,41 1,3 Xăng, dầu có thể bay hơi ở bất kỳ điều kiện nào; hơi xăng, dầu nặng hơn không khí 5 lần nên nó thường bay sát mặt đất và đọng lại ở các hố trũng tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ. Khi cháy xăng, dầu tỏa ra một nhiệt lượng lớn từ 11.000 ÷ 11.250 kcal/kg, kèm theo nhiều khói và các hiện tượng sôi trào, phụt bắn rất nguy hiểm. Chất cháy là khí đốt hóa lỏng (LPG) - Gas: Khí Gas được sử dụng để đun nấu trong khu vực bếp của khách sạn. Gas là hỗn hợp hydrocacbon, chủ yếu là propan (C3H8) và butan (C4H10) được pha lẫn với nhau theo một tỷ lệ do nhà sản xuất quy định. Thường theo tỷ lệ 70/30% hoặc 60/40%. Do Gas có thành phần chủ yếu gồm butan và propan nên có thể cháy ở bất kỳ nhiệt độ nào. Phản ứng cháy: C4H10 + 6,5 O2 → 4 CO2 + 5 H2O. C3H8 + 5 O2 → 3 CO2 + 4 H20. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của khí Gas: Gas là loại khí đốt sạch do hàm lượng lưu huỳnh gần như không đáng kể ρ = 2%. Do không chứa các chất độc như chì và đặc tính cháy hết nên không tạo ra muội than và khí CO độc hại. Ở thể lỏng LPG không màu, ở thể hơi có màu sương trắng,ở dạng nguyên chất không có mùi vị. Nhưng để dễ phát hiện người ta tạo ra một mùi gọi là “Mezocapten” tựa như mùi bắp cải thối. Khí đốt hóa lỏng không độc hại, tuy nhiên khi hít phải một lượng lớn có thể bị ngất. Nguyên nhân là do hơi gas bay ra nặng hơn không khí và chiếm thể tích của oxy trong không khí, khiến hàm lượng oxy nhỏ hơn 9% thể tích gây ra ngạt thở. Khi biến đổi từ thể lỏng sang thể khí có xảy ra quá trình thu nhiệt, do đó khi tiếp xúc trực tiếp với dòng khí này có thể sẽ bị ăn mòn da hoặc mờ mắt. Tỷ trọng Gas hóa hơi nhẹ hơn so với nước: Butan nhẹ hơn nước từ 0,55 ÷ 0,58 lần, Propan là 0,5 ÷ 0,53 lần, do đó hai loại khí này không tan trong nước. Propan có nhiệt độ sôi thấp là -45oC và giới hạn nồng độ bắt cháy thấp là 2,5%V. Butan có nhiệt độ sôi thấp là -2oC và giới hạn nồng độ bắt cháy thấp là 1,8%V. Giới hạn nhiệt độ bắt cháy thấp của khí propan và butan là 95oC và 150oC . Propan và butan khi bị nén dưới áp suất nhất định (3 ÷ 14 kg/cm2)sẽ hoá lỏng. Ở trạng thái lỏng thể tích của nó chỉ bằng 1/250 thể tích khí. Khí hoá lỏng có tỷ trọng gần bằng ½ tỷ trọng của nước. Khí Gas có tỷ trọng nặng hơn không khí (propan nặng hơn không khí là 1,55 lần và butan là 2,07 lần ). Do đó khi thoát ra khỏi bình, khí Gas sẽ tích tụ ở những nơi kín gió và bay là là trên mặt đất. Sau khi thoát ra khỏi bình chứa, khí Gas khuếch tán trong không khí, khi đạt đến tỷ lệ nhất định sẽ tạo nên hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ. Chính vì vậy mà tính chất nguy hiểm cháy nổ của khí Gas là rất cao. Nhiệt độ khi cháy khí Gas là 1900o ÷ 1950oC và toả ra một nhiệt lượng khoảng 12.000 kcal/kg tương ứng với nhiệt lượng của 3 ÷ 4 kg than, 2 lít dầu hỏa, 1,5 lít xăng. Sản phẩm cháy thải ra chủ yếu là CO2. Bảng 1.6: Giới hạn nồng độ nguy hiểm nổ của khí Gas. Chất Giới hạn nồng độ phần trăm ( % ) về thể tích. Propan 2,37 9,5 Butan 1,86 8,41 Chất cháy là giấy và các sản phẩm từ giấy: Giấy là loại chất dễ cháy có nguồn gốc từ xenlulo, được chế biến qua nhiều công đoạn của quá trình công nghệ sản xuất. Giấy có một số tính chất nguy hiểm cháy: Totbc = 184oC, vận tốc cháy là 27,8 kg/m2h, vận tốc cháy lan từ 0,3 ÷ 0,4 m/phút. Khi cháy giấy tạo ra 0,833 m3 CO2, 0,73 m3 SO2, 0,69 m3 H2O, 3,12 m3 N2. Nhiệt lượng cháy thấp của giấy phụ thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động. Với nhiệt lượng 53.400 W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 3 giây, nhiệt lượng 41.900 W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 5 giây. Giấy có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn bức xạ nhiệt dẫn đến khả năng dưới tác động nhiệt của đám cháy, giấy nhanh chóng tích đủ nhiệt tới nhiệt độ bốc cháy. Khi cháy giấy tạo ra sản phẩm cháy là tro, cặn trên bề mặt giấy. Nhưng lớp tro, cặn này không có tính chất bám dính trên bề mặt giấy, nó dễ dàng bị quá trình đối lưu không khí cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của giấy dẫn đến quá trình giấy cháy sẽ càng thuận lợi hơn. Từ những điều này càng làm tăng thêm sự nguy hiểm đối với những người tham gia trong quá trình chữa cháy cũng như những người bị nạn đang bị mắc kẹt trong đám cháy. Các dạng nguồn nhiệt có nguy cơ gây cháy trong công trình: Nguồn nhiệt gây cháy trong khách sạn có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: Nguồn nhiệt phát sinh do ngọn lửa trần: Nguồn nhiệt có thể phát sinh từ ngọn lửa trần do vi phạm các quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy, do sơ xuất bất cẩn, thiếu tinh thần trách nhiệm của nhân viên trong khách sạn hoặc khách đến thuê phòng. Ngọn lửa trần được tạo ra có thể là do thắp hương thờ cúng, do trẻ em nghịch lửa, đun nấu không đúng nơi quy định, vất tàn thuốc lá đang cháy dở vào nơi có chất cháy và vật liệu dễ cháy, gây cháy âm ỉ rồi phát triển thành đám cháy lớn. Đặc biệt là đối với các căn phòng có sàn được trải thảm thì khả năng cháy lan là rất cao. Ngọn lửa trần cũng có thể phát sinh khi sửa chữa trong công trình có sử dụng hàn cắt kim loại nhưng không chấp hành đúng các yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy như: không có người trông coi, không có vật che chắn, vất que hàn bừa bãi ở nơi có vật liệu dễ cháy gây ra cháy. Ví dụ: Vụ cháy tại trung tâm thương mại Quốc tế ITC ngày 22/10/2002 là một minh chứng cụ thể: nguyên nhân vụ cháy là do vi phạm kỹ thuật khi hàn điện. Nguồn nhiệt phát sinh do thiết bị điện: Nguyên nhân dẫn đến cháy do các thiết._. bị điện gây ra trong quá trình sử dụng là do mắc quá nhiều thiết bị tiêu thụ vào mạng điện, không đúng với thiết kế ban đầu, dẫn đến quá tải. Do lớp cách điện của các dây dẫn không đảm bảo, dẫn đến chập mạch, điện trở tiếp xúc lớn với các điểm tiếp xúc, các thiết bị đốt nóng như bàn là, bếp điện, ấm điện, bóng đèn điện gây cháy. Qua thử nghiệm với bóng đèn điện tròn cho thấy: sau 30 phút từ lúc bật đèn, công suất bóng đèn đạt từ 40 ÷ 50oW, nhiệt độ ở ngoài vỏ bóng đèn tăng 145 ÷ 500oC, dây tóc bóng đèn nung nóng đến nhiêt độ 2100o ÷ 2200oC. Khi bóng đèn bị vỡ, dây tóc bóng đèn rơi xuống thảm, rèm, giấy tờ gây cháy. Nguồn nhiệt phát sinh do cháy các hệ thống chiếu sáng: Nguồn nhiệt phát sinh do cháy các hệ thống chiếu sáng bao gồm: Sự tiếp xúc của dây dẫn với các thành phần đốt nóng của bộ phận điều chỉnh khởi động làm cháy lớp cách điện dẫn đến ngắn mạch. Do cháy tắc te đèn tuýp, tia lửa qua khe tín hiệu (tắc te ) khởi động sớm. Ở đèn huỳnh quang: Tiếp xúc đui đèn, giá đỡ đèn, giá đỡ tắc te không đảm bảo dẫn đến đèn bị cháy, đánh thủng cách điện bằng giấy của tụ điện làm tăng điện áp và dẫn đến cháy tụ. Bộ khởi động điều chỉnh và giá đỡ của đèn huỳnh quang trong các lưới chiếu sáng thường trực, sự cố có thể xảy ra khi điện áp làm việc tăng từ 5 ÷ 10% điện áp định mức, do đó khi bật đèn ban đêm có thể gây cháy bộ khởi động. Dây tóc bóng đèn khi được nung nóng đến nhiệt độ 2700oC. Với nhiệt độ này khi bóng đèn bị vỡ, dây tóc sẽ rơi xuống và nếu gặp vật liệu dễ cháy sẽ bắt cháy và gây cháy. Trong khi đó bóng đèn nóng sáng thường được sử dụng ở các phòng làm việc, phòng giao dịch, phòng ngủ, nơi có nhiều vật liệu dễ cháy như sổ sách, giấy tờ , tài liệu, đặc biệt là nền có trải thảm nên nguy cơ xảy ra cháy là rất cao nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra bóng đèn nóng sáng có thể gây cháy do tiếp xúc trực tiếp với vật liệu dễ cháy. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ cháy do sử dụng bình đun nước nóng trong nhà vệ sinh. Nguyên nhân chủ yếu là quên không tắt công tắc điện, để bình nóng lạnh hoạt động liên tục dẫn đến hiện tượng quá tải, gây cháy bình và cháy sang các khu vực xung quanh. Ngoài ra, bình bị cháy cũng có thể do rơle tự ngắt trong bình bị hỏng. Máy điều hoà nhiệt độ được lắp đặt trong các phòng ngủ của khách sạn với số lượng lớn. Trong mùa hè, máy điều hoà được sử dụng liên tục, do đó nếu không kiểm tra, bảo dưỡng máy thường xuyên sẽ dễ gây ra sự cố, hỏng hóc gây cháy. Nguồn nhiệt phát sinh do các nguyên nhân khác: Nguồn nhiệt phát sinh gây cháy còn do sự thiếu ý thức, sơ suất, bất cẩn, không chấp hành đúng nội quy của cán bộ, nhân viên trong khách sạn và khách đến thuê phòng khi sử dụng các thiết bị kỹ thuật, các thiết bị điện sinh hoạt. Hoặc là đốt do mâu thuẩn cá nhân, mâu thuẩn trong nội bộ khách sạn. Khả năng lan truyền của đám cháy: Cháy lan: Khi xuất hiện cháy tại một phòng nào đó, đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền theo các hướng khác nhau. Ngọn lửa sẽ lan truyền theo bề mặt chất cháy, sau đó lan rộng khắp phòng. Đặc biệt là khi cháy trên bề mặt thảm trải nền, ngọn lửa sẽ nhanh chóng lan rộng khắp thể tích phòng và tầng bị cháy. Bên cạnh đó còn có các vật liệu dễ cháy khác như giấy tờ, tài liệu, phông rèm là những chất có khả năng bắt cháy cao. Qua thực nghiệm cho thấy: khi nhiệt độ trong phòng lên tới 250-3000C thì các cửa kính sẽ bị phá vỡ, đám cháy có khả năng lan truyền lên các tầng trên hay xuống các tầng dưới và sang các phòng lân cận. Ngoài ra, đám cháy có thể lan truyền theo các đường dây điện, cáp điện, đường ống thông gió, đường ống đổ rác, hệ thống đường ống kỹ thuật… Nếu đám cháy xảy ra ở nhà nhiều tấng thì sẽ rất nguy hiểm khi nó được phát triển từ tầng dưới lên tầng trên của toà nhà qua ban công. Qua khảo sát thực tế cho thấy các ban công của nhà cao tầng được tận dụng phục vụ vào các mục dích như: làm nơi phơi quần áo, chứa đồ đạc... Mặt khác có nhiều công trình sử dụng các vật liệu dễ cháy như: xốp, giấy, nilon… để trang trí nội thất, sử dụng đường ống nhựa để làm đường ống cấp thoát nước, làm đường ống kỹ thuật, nên khi có cháy xảy ra, ngọn lửa sẽ lan truyền theo các đường ống này và cháy lan lên các tầng phía trên hay lan xuống các tầng phía dưới của công trình. Để chống cháy lan, khi thiết kế xây dựng phải có giải pháp ngăn cháy lan từ tầng dưới lên tầng trên, chỗ nối tiếp giữa hai tầng của hệ thống đường ống . Hoặc dùng phương thức thoát khói kiểu mở, ngăn cách với các bộ phận khác bằng cửa chống cháy, tạo nên những điểm an toàn tránh lửa cho người khi sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm. Cháy do bức xạ: Trong nhà ở cao tầng như: khách sạn, chung cư, trường học, bệnh viện… thường tồn tại một lượng lớn chất cháy như: gỗ, giấy, cao su, polime, nhựa tổng hợp, vải, đệm mút, xốp… các chất này khi cháy toả ra một nhiệt lượng lớn, đặc biệt là ở các phòng hội trường, phòng ăn, phòng giải trí… ở các tầng có nhiều bàn ghế bằng gỗ. Khi cháy các chất này thì lượng nhiệt bức xạ tạo ra đủ lớn để gây cháy lan sang các khu vực lân cận, làm phát sinh đám cháy mới. Cháy nhảy cóc: Khi cháy các dây cáp điện, dây điện và các vật liệu bằng nhựa, cao su, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, lớp vỏ nhựa nóng chảy thành các giọt nhựa mang lửa rơi xuống các tầng dưới gây cháy, tạo thành đám cháy mới. Dưới tác động của nhiệt độ, các cửa sổ kính bị phá vỡ làm cho quá trình đối lưu trao đổi khí trong phòng diễn ra mạnh, các tàn lửa theo dòng đối lưu có thể bay lên các tầng trên hoặc rơi xuống các tầng dưới và khu vực lân cận tạo thành đám cháy mới. Ngọn lửa có thể cháy lan theo các cấu kiện xây dựng hoặc len qua các khe hở của các đường ống kỹ thuật lên các tầng phía trên hoặc xuống các tầng phía dưới . Khi cháy ở trên cao, do sự chênh lệch áp suất sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi khí diễn ra thuận lợi nên đám cháy phát triển rất nhanh, các tàn lửa có thể bay đi xa và gây cháy lớn ở các khu vực khác. Do đặc điểm của công trình tồn tại rất nhiều chất cháy, nên khi phát sinh ngọn lửa, sau một thời gian ngắn, đám cháy sẽ phát triển rất nhanh, kèm theo đó là sản phẩm cháy (CO2, CO, hơi nước ) và khói toả ra nhiều làm cho diễn biến đám cháy trở nên phức tạp. Sản phẩm cháy sẽ nhanh chóng bao trùm toàn bộ công trình gây ảnh hưởng tới khả năng thoát nạn cho người, hạn chế tầm nhìn, chiến thuật chữa cháy. Những yêu cầu cơ bản về an toàn phòng cháy chữa cháy trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Yêu cầu về khu đất xây dựng: Khách sạn phải được xây dựng trên khu đất, tại nơi có nhu cầu đón tiếp khách như: thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm trên tuyến du lịch, các khu du lịch… Khi chọn đất xây dựng khách sạn phải tuân theo các quy định trong TCVN 4491- 87 “Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế ”. Thuận tiện cho việc đi lại đồng thời cần xét đến tác dụng về đô thị của công trình khách sạn trong việc tổ chức trung tâm công cộng, quảng trường thành phố hay điểm dân cư. Có khí hậu tốt, thiên nhiên và quang cảnh phong phú, không bị ô nhiểm môi trường. Tiết kiệm đất xây dựng. Khu đất xây dựng khách sạn phải có bãi để xe ô tô ngoài trời và sân phục vụ. Diện tích bãi để xe tính 25m2 cho một xe nhỏ và 50m2 cho một xe lớn. Số lượng xe tính theo luận chứng kinh tế kỹ thuật. Khối ngủ của khách sạn cần đặt cách xa chỉ giới xây dựng, không nhỏ hơn 10m tính từ mặt ngoài của ngôi nhà. Diện tích xây dựng khách sạn tính từ 15m2 đến 20m2 cho một giường. Yêu cầu về giải pháp kiến trúc: Khách sạn quốc tế có 3 khối sau: Khối ngủ. Khối công cộng. Khối hành chính quản trị. Các khối trong khách sạn phải được bố trí theo dây chuyền hoạt động và theo sơ đồ vận chuyển bên trong khách sạn thuận tiện, hợp lý và ngắn nhất. Đồng thời phải đảm bảo sự cách ly về mặt bằng và không gian, không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự, vệ sinh và mỹ quan. Chú thích: Lối đi bộ của nhân viên phục vụ, đường vận chuyển háng hoá thực phẩm, dụng cụ, rác, phế liệu…phải riêng biệt với đường đi của khách. Các phòng ngủ của khách sạn được bố trí từ tầng hai trở lên, trong trường hợp phải đặt ở tầng một, cần có biện pháp chống ồn và bảo vệ cho các phòng ngủ. Các kho để hành lý xách tay, một số phòng phục vụ công cộng… được phép đặt ở tầng chân tường. Các phòng thuộc khu bếp, các phòng đặt máy móc thiết bị, các phòng thang máy, ống đứng và ngăn dẫn rác và thải bụi tập trung, không cho phép đặt trực tiếp trên và dưới các buồng ngủ, cũng như xen kẽ giữa các phòng ngủ của khách. Nếu đặt phải có biện pháp xử lý cách âm, cách nhiệt tuyệt đối. Khi xây dựng thang máy, ống đựng rác thải và thải bụi tập trung, máy bơm nước và môtơ cần phải được cách âm và chống truyền chấn động đến các phòng ngủ, phòng ăn và các phòng công cộng khác. Các khách sạn phải có sảnh đón tiếp, sảnh tầng và buồng ngủ phải có phòng đệm. Mỗi tầng của khối ngủ phải có phòng trực của nhân viên gồm có phòng ngủ, tủ để đồ vải sạch, chỗ là quần áo, kho để đồ vải bẩn, kho để dụng cụ vệ sinh, diện tích tính từ 24m2 đến 32m2 . Nếu tầng ngủ có trên 20 buồng ngủ cần bố trí hai phòng trực. Chiều cao các phòng tuân theo quy định trong Tiêu chuẩn 3905 - 84 Nhà và công trình công cộng - Thông số hình học. Từ 3,0m đến 3,3m cho các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng làm việc. Từ 3,6m đến 4,5m cho các phòng ăn, phòng tiệc, sảnh, bếp… trong trường hợp sảnh bếp hoặc các phòng của khối công cộng cần có tầng lửng, chiều cao có thể thông hai tầng. Chiều cao tầng hầm tối thiểu phải là 2,2m. Yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo và thiết bị điện: Các phòng ngủ của khách, các phòng sinh hoạt công cộng cần được chiếu sáng tự nhiên. Thiết kế chiếu sáng tự nhiên các buồng trong phòng khách sạn phải áp dụng Tiêu chuẩn 20 TCN - 29 Tiêu chuẩn và quy phạm thiết kế chiếu sáng tự nhiên trong công trình kiến trúc. Khi thiết kế hành lanh giữa: Nếu chiếu sáng tự nhiên trực tiếp từ một đầu hồi thì chiều dài hành lang không quá 20m. Nếu chiếu sáng tự nhiên trực tiếp từ hai đầu hồi thì chiều dài hành lang không quá 40m. Khi chiều dài hành lang quá những quy định trên cần phải có chiếu sáng tự nhiên bổ sung bằng cách thiết kế các khoang lấy ánh sáng, mỗi khoang có chiều rộng lớn hơn ½ bề sâu ( bề sâu của khoang tự nhiên tường ngoài tới mép hành lang ). Khoảng cách giữa hai khoang lấy ánh sáng không được quá 20m. Khoảng cách giữa hai khoang lấy ánh sáng ngoài cùng tới đầu hồi không dài quá 30m. Chú thích: Các buồng thang hở cũng được coi như khoang lấy ánh sáng. Thiết kế chiếu sấng nhân tạo bên ngoài và bên trong khách sạn tuân theo Tiêu chuẩn TCN 95 – 83 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng và Tiêu chuẩn 20 TCN 16 – 86 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. Trong khách sạn phải có đủ các hệ thống và thiết bị điện sau: Hệ thống và thiết bị điện chiếu sáng. Hệ thống thiết bị điện yếu. Hệ thống và thiết bị điện chiếu sáng sự cố. Hệ thống máy phát điện dự phòng. Hệ thống đóng ngắt điện tự động. Việc lắp đặt các thiết bị điện và đường dây dẫn điện trong khách sạn áp dụng tiêu chuẩn hiện hành. Khi thiết kế mạng lưới điện trong khách sạn phải đảm bảo các yêu cầu sau: Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện máy và thiết bị điện. Phải dùng dây dẫn ruột đồng, không dùng dây dẫn ruột nhôm. Mạng điện ngoài nhà phải lắp đặt cáp ngầm. Phải nối đất cho các thiết bị, máy móc, dụng cụ chiếu sáng và sinh hoạt. Phải thiết kế hệ thống điện nhẹ: điên thoại nội bộ, hệ thống chuông báo phòng ngủ và cả khu vệ sinh, hệ thống telex và telefax. Phải thiết kế hệ thống ăngten vô tuyến và truyền hình. Thiết kế chống sét áp dụng Tiêu chuẩn 20 TCN 16 – 84 Chống sét cho nhà và công trình. Yêu cầu về thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước và điều hòa không khí: Thiết bị vệ sinh của khách sạn áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4391 - 86 Khách sạn du lịch - xếp hạng. Thiết kế khách sạn phải có đầy đủ hệ thống cấp nước lạnh, cấp nước nóng, thoát nước thông gió, hệ thống rác thải và phế liệu. Về cấp nước phải đảm bảo suốt ngày đêm cho vệ sinh, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy. Đối với các khách sạn chưa có hệ thống cấp nước công cộng, phải có thiết bị lọc đảm bảo chất lượng nước dùng quy định. Các khách sạn đã có cấp nước nhưng không ổn định thì phải có hệ thống bể nước dự trữ bơm. Thời gian cấp nước nóng phục vụ trong khách sạn phải đảm bảo yêu cầu sử dụng, theo Tiêu chuẩn TCVN 4391 - 86. Thiết kế cấp nước áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành: Cấp nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế 20 TCN - 33 - 85. Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế 20 TCN - 51 - 84. Thiết kế thoát nước, áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành. Những phòng hành chính của khách sạn phải đảm bảo thông gió tự nhiên. Tuỳ theo yêu cầu, các buồng phòng cần có hệ thống thông gió cưỡng bức, hệ thống hút hơi và điều hoà không khí. Các thiết bị điều hoà không khí trong khách sạn thiết kế theo yêu cầu của luận chứng kinh tế kỹ thuật. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy: Thiết kế về phòng cháy chữa cháy của khách sạn áp dụng theo TCVN 2622-1995 Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế. Phải có thiết bị báo cháy tự động đặt trong các khách sạn. Các đường xe ra vào phục vụ cho khách sạn phải kết hợp làm đường cho xe chữa cháy. Đối với các ngôi nhà của khách sạn có bề ngang trên 18 m, phải có đường hoặc lối vào cho xe chữa cháy tiếp cận được với mọi vị trí quanh ngôi nhà. Chú thích: Khi ngôi nhà có sân trong khép kín, cần bố trí lối đi thuận tiện để kéo vòi vào chữa cháy từ phía ngoài nhà vào phía trong sân dễ dàng. Đường cho xe chữa cháy xuyên qua ngôi nhà, qua cổng hay hành lang phải đảm bảo có chiều rộng thông thuỷ ít nhất là 3,5m và chiều cao thông thuỷ ít nhất là 4,5m. Các cửa, lối đi, hành lang và cầu thang trong ngôi nhà phải kết hợp làm lối thoát nạn và đường thoát nạn khi có cháy xảy ra. Không thiết kế cầu thang xoáy ốc và bậc thang hình rẻ quạt trên đường thoát nạn. Chú thích: Chiều rộng tổng cộng cửa thoát nạn ra ngoài, cửa vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn phải tính theo số người ở tầng đông nhất (không kể tầng một ) và được quy định như sau: Nhà 1 – 2 tầng : tính 0,8m cho 100 người. Nhà 3 tầng trở lên : tính 1m cho 100 người. Phòng khán giả : tính 0,55m cho 100 người. Trong mỗi ngôi nhà, ít nhất phải có 2 lối thoát nạn ra khỏi nhà, các lối thoát nạn phải bố trí hợp lý để phân tán người nhanh nhất. Trong khách sạn, khoảng cách xa nhất từ các phòng có người ở đến lối thoát nạn gần nhất quy định như sau: 40m từ những gian phòng ở giữa hai buồng thang hay 2 lối thoát nạn. 25m từ những phòng có lối ra hành lang cụt hay ra lối thoát duy nhất. Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà, không cho phép làm cửa theo chiều ngang hay chiều thẳng đứng trên đường thoát nạn. Các ngôi nhà cao trên 10m tính từ mép vỉa hè đến mép dưới máng nước đều phải bố trí thang chữa cháy bằng sắt ở bên ngoài nhà. Khi mái nhà có nhiều độ cao khác nhau thì phải có thang chữa cháy nối các phần mái đó. Số lượng, chiều rộng và độ dốc của thang chữa cháy theo quy định của TCVN 2622 – 1995. Không bố trí các nồi hơi, trạm điện các kho chứa chất cháy, chất nổ dưới khu ngủ hay dưới các phòng thường xuyên có tới 50 người. Các phòng này phải bố trí riêng biệt, có lối ra ngoài trực tiếp và tuân theo các quy định an toàn phòng cháy, phòng nổ. Trong khách sạn cao từ 10 tầng trở lên, phải thiết kế buồng thang với biện pháp đảm bảo không tụ khói khi cháy. Để thoát khói từ hành lang giữa hay phòng đệm sảnh phải có hệ thống thông gió và van mở ở tường của từng hệ thống, các van này phải mở tự động khi có cháy. Khách sạn cao trên 10 tầng, không cho phép đặt cầu thang liên hệ trực tiếp giữa các tầng có khách ở với tầng chân tường, tầng hầm. Trong khách sạn, ngoài hệ thống cấp nuớc chữa cháy cần trang bị các bình chữa cháy cầm tay bằng hóa chất (như bình khí CO2, bình bột... ) bố trí ở các tầng nhà và các khu vực cần thiết khác, vị trí và cách đặt bình phải đảm bảo các yêu cầu thẩm mỹ và thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu về công tác hoàn thiện: Khách sạn phải được thiết kế hoàn chỉnh các bộ phận bên trong và bên ngoài nhà. Chú thích: Trong trường hợp phải thiết kế và thi công từng phần cần lập hồ sơ thiết kế toàn bộ đến giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Các bộ phận bên ngoài công trình chính như: Công trình kỹ thuật hạ tầng, cổng, tường rào, bãi để xe, sân vườn, đường nội bộ, cây xanh... phải được thiết kế đồng bộ theo nội dung của luận chứng kinh tế kỹ thuật. Thiết bị bên trong và trang trí nội thất phải theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4391 - 86. Việc sử dụng vật liệu để thiết kế ốp lát và trang trí quy định như sau: Các khách sạn ở cấp công trình 1, sử dụng vật liệu cao cấp để ốp lát, trang trí hoàn thiện bên trong và bên ngoài theo yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ. Các công trình khác sử dụng vật liệu theo yêu cầu của luận chứng kinh tế kỹ thuật. CHƯƠNG II KIỂM TRA THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN HOÀNG LONG Mục đích của việc kiểm tra: Kiểm tra thực trạng hoạt động đối với công tác PCCC là một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về công tác PCCC, là chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, đồng thời cũng là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình. Điều này đã được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy. Mục đích của việc kiểm tra là nhằm loại trừ những nguyên nhân có thể gây ra cháy, nổ, hoặc nếu có cháy nổ xảy ra cũng hạn chế được thiệt hại đến mức thấp nhất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu nạn và dập tắt đám cháy. Yêu cầu kiểm tra: Xuất phát từ mục đích của việc kiểm tra là nhằm phát hiện ra các sai phạm và kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra nên quá trình kiểm tra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: · Đi sâu, đi sát vào thưc tế. · Tiến hành kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực. · Đánh giá phải đầy đủ, khách quan và chính xác. Phương pháp kiểm tra: Áp dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa tình hình thực tế với yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành. Nội dung kiểm tra: 1. Kiểm tra về hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của khách sạn Hoàng Long. 2. Kiểm tra về thực tế: Kiểm tra về đường và lối thoát nạn. Kiểm tra về trang thiết bị và phương tiện chữa cháy. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Kiểm tra hệ thống thông gió, hút khói. Kiểm tra hệ thống điện. Kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy. Kiểm tra khu vực đặt nồi hơi massage. Kiểm tra hoạt động của lực lượng PCCC tại cơ sở. Kiểm tra về hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của khách sạn: Theo mục h khoản 1 Điều 9 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật PCCC thì hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở bao gồm: Bìa hồ sơ (theo mẫu quy định). Bản quyết định lập hồ sơ do thủ trưởng cơ sở ký. Bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ. Chương trình, kế hoạch công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có), giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (nếu có). Phương án chữa cháy đã được phê duyệt. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, các văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm và quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy (nếu có). Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng, sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ vụ cháy (nếu có). Các loại quyết định: ê Quyết định ban hành các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy. ê Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc dân phòng. ê Quyết định trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy, xây dựng hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Phòng cháy và chữa cháy, giám đốc khách sạn đã có nhiều quan tâm đến công tác phòng cháy và chữa cháy cũng như thực hiện các điều luật quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy. Khách sạn đã có quyết định về việc thành lập lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, danh sách thành viên trong đội phòng cháy và chữa cháy, quyết định về việc ban hành nội quy phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, các quy định sử dụng điện, sử dụng gas trong khách sạn. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số thiếu sót: Khách sạn vẫn sử dụng phương án chữa cháy theo mẫu cũ, chưa xây dựng phương án chữa cháy theo mẫu mới như quy định của Thông tư số 04/2004/TT – BCA ban hành ngày 31/03/2004. Cơ sở chưa phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của Công an Thành phố Hà Nội để thực tập phương án chữa cháy theo tình huống đã định sẵn tại cơ sở được quy định ở Điểm a, b Điều 22 Chương II, Nghị định số 35/2003/NĐ – CP về trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy. Trong hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở chưa có phiếu thống kê về số lượng và chủng loại của các phương tiện chữa cháy, cũng như các thời điểm kiểm tra các phương tiện đó. Công trình khách sạn Hoàng Long trước đây được thiết kế để làm nhà ở, sau đó mới được cơi nới, cải tạo lại để kinh doanh khách sạn. Nhưng trong hồ sơ của khách sạn chỉ có hồ sơ thiết kế của ngôi nhà dùng để ở trước đây chứ không có hồ sơ thiết kế cải tạo (sửa chữa ) chuyển đổi mục đích sử dụng làm khách sạn. Kiểm tra về thực tế: Kiểm tra về đường và lối thoát nạn: Với vị trí xây dựng và đặc điểm kiến trúc của tòa nhà nằm sát với các công trình khác nên khách sạn Hoàng Long chỉ có 1 lối thoát ra ngoài duy nhất đó là qua cửa chính của khách sạn ở tầng 1 dẫn ra đường Lò Đúc. Từ tầng 2 đến tầng 6 của khách sạn muốn thoát ra ngoài phải đi qua cầu thang bộ được nối với hành lang chính nằm ở giữa tòa nhà, xuống sảnh tầng 1 và thông ra đường Lò Đúc. Chính vì chỉ có 1 lối thoát ra ngoài duy nhất nên việc thoát nạn của khách sạn gặp nhiều khó khăn. Hai cầu thang bộ dùng để thoát nạn trong khách sạn nằm ở 2 bên của hành lang chính nhưng lại không phân tán ra mà được bố trí cùng 1 phía. Do đó, khi có sự cố ở 1 tầng nào đó, người bị nạn từ các phòng ở cuối hoặc đầu hành lang của tầng đó chỉ có thể di chuyển theo đường cầu thang bộ nằm ở giữa hành lang để đến được nơi an toàn. Mặt khác theo Điều 7.7 Tiêu chuẩn TCVN 2622 - 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế qui định: “Số lối thoát nạn ra khỏi ngôi nhà không được ít hơn hai; các lối thoát nạn phải được bố trí phân tán”. Điều 8.1 Tiêu chuẩn TCVN 6160 - 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế qui định: “Trong nhà cao tầng phải có ít nhất hai lối thoát nạn để đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động”. Điều 8.2 Tiêu chuẩn TCVN 6160 – 1996 qui định: “Trong nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300 m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn . Cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300 m2”. Chú thích: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó. Như vậy theo qui định của Tiêu chuẩn thì ngôi nhà phải có ít nhất hai lối thoát nạn và các lối thoát nạn phải bố trí phân tán. Nếu diện tích ở mỗi tầng lớn hơn 300 m2 thì hành lang chung hoặc lối đi cần phải có tối thiểu hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Nếu diện tích mỗi tầng bé hơn 300 m2 thì chỉ cần một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải có ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài, đồng thời ban công phải chứa đủ số người trong tất cả các phòng trên tầng đó. Nhưng thực tế công trình khách sạn Hoàng Long chỉ có một lối thoát nạn ra ngoài duy nhất. Vì diện tích mỗi tầng là 250 m2 nên hành lang chung chỉ cần có một lối thoát ra hai cầu thang bộ. Song phía sau của công trình không có ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài. Do đó vấn đề thoát nạn của khách sạn vẫn chưa được đảm bảo. Nếu trường hợp có cháy xảy ra và vị trí của đám cháy nằm chắn ngang hành lang dẫn ra cầu thang bộ thì người bị nạn sẽ bị dồn vào phía cuối hành lang và không thể thoát ra ngoài được. Do lối thoát ra hai cầu thang bộ đã bị chặn nên người bị nạn không thể di chuyển lên các tầng phía trên hay xuống các tầng phía dưới. Thêm vào đó, khách sạn lại nằm sát với các công trình nhà dân ở xung quanh và các cửa sổ đều có khung sắt bảo vệ nên trong trường hợp khẩn cấp người bị nạn không thể trèo qua ban công hay cửa sổ để sang các công trình lân cận. Toàn bộ diện tích mặt của khách sạn Hoàng Long được tận dụng hết để xây dựng nên không có diện tích dành riêng cho khu vực đỗ xe. Chỗ đỗ xe của khách sạn được bố trí ở tầng 1 gần khu vực bếp và khu vực giặt là. Vào các ngày đông khách số lượng người đến giao dịch ở khách sạn tăng lên nhiều nên số lượng xe gửi trong khu vực này cũng tăng lên, các loại xe được xếp tràn lan khiến việc đi lại của nhân viên khách sạn và khách đến giao dịch bị cản trở. Diện tích mặt bằng tầng 6 được chia làm 2 phần: Phần thứ 1 là khu vực phòng ở dành cho khách, bao gồm 6 phòng từ phòng 601 đến 606. Phần thứ 2 là khu vực massage. Điểm khác biệt giữa tầng 6 so với các tầng khác là ở chỗ: Từ tầng 6 đi xuống tầng 5 hay lên tầng áp mái chỉ có thể đi bằng cầu thang bộ phía bên phải của ngôi nhà, cầu thang bộ phía bên trái đã bị bịt kín. Theo lời giải thích của ông Nguyễn Tiến Việt – Giám đốc công ty TNHH Hoàng Long (chủ khách sạn Hoàng Long): khách đến để xông hơi và massage ở tầng 6 trong lúc ngồi chờ ở bên ngoài thường hay gạt tàn thuốc lá hoặc vất kẹo cao su và những thứ linh tinh xuống các tầng phía dưới qua giếng trời, gây ảnh hưởng xấu đến những người ở tầng dưới. Do đó, ông Nguyễn Tiến Việt đã thuê thợ đến bịt kín khoảng thông tầng giữa tầng 5 và tầng 6 và bít luôn cầu thang bộ bên trái đoạn từ tầng 5 lên tầng 6. Như vậy để đi từ tầng 5 lên tầng 6 và ngược lại chỉ có thể đi bằng cầu thang bộ phía bên phải hoặc sử dụng thang máy. Nhưng trong trường hợp có xảy ra sự cố cháy nổ, theo quy định tại Điều 7.4 Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: “Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không được coi là lối thoát nạn”. Do đó chỉ còn một lối thoát nạn duy nhất là cầu thang bộ phía bên phải. Mặt khác, theo qui định tại Điều 7.7 Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: “Số lối thoát nạn ra khỏi ngôi nhà không được ít hơn 2; các lối thoát nạn phải được bố trí phân tán”. Như vậy lối thoát nạn ở khu vực tầng 6 chưa đảm bảo đúng với yêu cầu của tiêu chuẩn. Để tận dụng khoảng trống đã được bịt lại ông Nguyễn Tiến Việt cho xây dựng thêm trên diện tích đó 2 phòng (1 phòng tiếp tân và 1 phòng bác sĩ ) để phục vụ cho dịch vụ massage - xông hơi. Khu vực massage ở tầng 6 được chia thành 6 phòng nhỏ, các phòng được ngăn cách bằng tường thạch cao. Ở đầu lối vào khu vực massage có lắp đặt cửa kính để cách ly với bên ngoài, hướng mở cửa quay về phía trong. Việc lắp đặt thêm cửa kính là trái với quy định tại Điều 7.24 Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: “cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà. Cửa đi ra ban công, ra sân, ra chiếu nghỉ của cầu thang ngoài trời dùng để thoát nạn, cửa ra khỏi các phòng thường xuyên không quá 15 người, cửa đi ra khỏi các kho có diện tích không lớn hơn 200 m2, cửa đi của trạm y tế, nhà vệ sinh cho phép thiết kế mở vào phía trong phòng”. Điều 7.17 Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 qui định: Bảng 2.1: Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát nạn. Lối thoát nạn Chiều rộng nhỏ nhất cho phép (m) Lối đi Hành lang Cửa đi Vế thang 1,0 1,4 0,8 1,05 Đối với hành lang, chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép là 1,4 m. Nhưng khi đo thực tế phát hiện thấy chiều rộng thông thủy của hành lang trong khu vực massage chỉ đạt được 1,1m không đảm bảo theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn. Do yêu cầu đảm bảo độ kín nên cửa kính ở đầu lối vào của khu vực massge luôn đóng, không những thế bề ngang của hành lang quá chật hẹp gây ra nhiều bất tiện trong lúc đi lại. Kiểm tra về trang thiết bị và phương tiện chữa cháy: Các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị trong công trình khách sạn Hoàng Long gồm có: bình bột chữa cháy MFZ4, bình chữa cháy bằng khí CO2 - MT3, bình bột xe đẩy chữa cháy MFT35 và hệ thống họng nước chữa cháy vách tường. Song khách sạn không được lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động do đó việc phát hiện sớm sự xuất hiện của các đám cháy và công tác cứu chữa ban đầu chưa được nhanh chóng. Số lượng bình chữa cháy được trang bị trong khách sạn là 21 bình, trong đó có 14 bình bột chữa cháy MFZ4; 7 bình chữa cháy bằng khí CO2 - MT3, và 1 bình bột xe đẩy MFT35. Các bình chữa cháy trên đều do Trung Quốc sản xuất. Mỗi điểm đặt bình chữa cháy gồm có 3 bình: 2 bình bột chữa cháy MFZ4, và 1 bình khí chữa cháy CO2 - MT3. Ở tầng 1 có 2 điểm đặt bình chữa cháy , 1 điểm đặt ở khu vực gần cầu thang máy, điểm thứ 2 đặt ở khu vực để xe gần khu vực bếp. Điểm đặt bình chữa cháy ở khu vực để xe gần bếp do được đặt sát tường, lại thường xuyên bị xe máy che khuất nên rất khó nhìn thấy. Thêm vào đó, những lúc khu vực này có nhiều xe, các xe nằm chắn ngang lối vào điểm đặt bình chữa cháy, do đó khi cần sẽ rất khó để tìm thấy và lấy bình ra để sử dụng. Với số lượng 3 bình chữa cháy được trang bị ở một tầng là chưa đủ so với diện tích cần được bảo vệ, hơn thế nữa vị trí đặt bình chữa cháy lại không được hợp lý. Ví dụ: Khi xảy ra cháy tại 1 phòng ở đầu hành lang của 1 tầng nào đó thì công tác chữa cháy ban đầu có 1 vai trò rất quan trọng. Nếu một người phát hiện ra cháy song do đang đứng ở xa nên người đó không thể quan sát thấy được điểm đặt bình chữa cháy. Như vây, phải mất một khoảng thời gian người đó mới có thể tìm thấy và lấy bình chữa cháy ra để sử dụng. Mặt khác, do khách sạn không được trang bị hệ thống chuông báo động ở các tầng nên để thông báo cho lực lượng chữa cháy của cơ sở biết, người đó phải chạy xuống đến tầng 1. Trong khoảng thời gian đó đám cháy có điều kiện để phát triển to hơn gây kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0133.doc
Tài liệu liên quan