Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

Tài liệu Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái: ... Ebook Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, kinh tế Yên Bái đã phát triển và tăng trưởng với tỷ lệ khá cao và ổn định so với các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc (tốc độ tăng trưởng GDP/người từ 1986-2000 đạt 7.81%) cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Bên cạnh những kết quả đạt được Yên Bái là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế hàng hoá chậm phát triển. Văn Yên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Yên Bái, với tốc độ tăng trưởng và phát triển ngần như tương ứng với sự phát triển chung của toàn tỉnh. Bên cạnh đó Huyện Văn Yên vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Yên Bái, khả năng tận dụng hết nguồn lực để phát triển kinh tế chưa phát huy được tối đa. Đời sống của nhân dân còn nhiều hạn chế và thiếu thốn. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân đáng quan tâm là do chúng ta chưa xem xét đầy đủ đến một chiến lược phát triển toàn diện mà trong đó kế hoạch 5 năm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ luận cứ trên cùng với thời gian thực tập ở phòng Tài Chính – Kế hoạch của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, em đã tìm hiểu về chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh từ 2001-2010 cũng như kế hoạch 5 năm 2006 -2010 của huyện Văn Yên. Từ đó em lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là: “ Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ” Do khả năng có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót và sai xót nhất định. Em kính mong các thầy cô và bạn đọc góp ý, bổ sung để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kế Hoạch - Phát Triển, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các cô chú trong phòng Tài chính – kế hoạch đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM I. KẾ HOẠCH HOÁ TRONG HỆ THỐNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI. Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế đóng sang nền kinh tế thị trường. Thực chất trong quá trình này là giảm bớt tính tập chung, tính mệnh lệnh và đồng thời tính thị trường được thể hiện rõ nét trong phát triển kinh tế bên cạnh đó có sự điều tiết của nhà nước để đảm bảo cho thị trường luôn phát triển ổn định, do thị trường vẫn còn nhiều khuyết tật. Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước có nghĩa là: - Trước hết nền kinh tế phải được vận động và phát triển theo cơ chế thị trường. Thị trường tham gia vào việc giải quyết những vấn đề, như sản suất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Như vậy những nguồn lực khan hiếm của xã hội được phân bổ một cách có hiệu quả tuỳ theo xu hướng của thị trường. - Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì thị trường bên trong nó cũng chứa đựng nhiều khuyết tật, như vậy đòi hỏi Nhà Nước phải có biện pháp can thiệp vào nền kinh tế để hạn chế thấp nhất những khuyết tật của thị trường. Điều này cũng có nghĩa là đòi hỏi Nhà nước phải tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy việc Nhà Nước can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế để hạn chế khuyết tật là một yếu tố khách quan. Nhà Nước thường sử dụng các công cụ để điều tiết thị trường đó là một trong những công cụ sau: luật pháp các chính sách kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và huy động các lực lượng kinh tế của Nhà Nước. Trong hệ thống những công cụ nói trên thì kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội có nhiệm vụ xác định được những mục tiêu cũng như các phương hướng phát triển nền kinh tế và đưa ra những giải pháp để thực hiện được các phương hướng và mục tiêu đó. Dựa vào những định hướng về phát triển kinh tế xã hội mà nhà nước đã sử dụng đồng bộ những công cụ khác nhau nhằm thực hiện và đạt được những mục tiêu đã vạch ra, sao cho hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện của đất nước ta. 1. Khái niệm về kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý đối với một đối tượng quản lý và phương thức tác động để đạt được các mục tiêu đặt ra: làm gì? làm như thế nào? ai làm? khi nào? Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong những phương thức quản lý của nhà nước bằng mục tiêu. Nó thể hiện ở việc chính phủ cần xác định về các mục tiêu kinh tế – xã hội cần phải hướng đến một trong những một thời kỳ nhất định (trong một năm, 5 năm) và cách thức để đạt được những mục tiêu đó thông qua những chính sách, những biện pháp và định hướng cụ thể . Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong nhiều công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động, hướng dẫn, kiểm soát hoạt động của tư nhân để đảm bảo sự thống nhất của khu vực tư nhân với các mục tiêu phát triển trong dài hạn. Nó thể hiện sự cần thiết của chính phủ trong phải thiết lập các mối quan hệ giữa nhu cầu của Xã Hội với các giới hạn nguồn lực để chọn một phương án tốt nhất nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu của Xã Hội trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố nguồn lực hiện có. Kế hoạch hoá gồm 2 vấn đề: - Lập kế hoạch: là quá trình tính toán và đưa ra các phương án có thể có để xác định một phương án tốt nhất cho quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải xây dựng nhiều phương án rồi từ đó lựa chọn ra một phương án tối ưu nhất. - Tổ chức thực hiện: + Cụ thể hơn bằng các chỉ tiêu. Đưa ra những biện pháp cho mục tiêu đó. + Đưa ra các phương thức thực hiện các mục tiêu đã đề ra và các chính sách được áp dụng. 2. Đặc điểm. Khác với kế hoạch hoá của nước ta trong nền kinh tế tập chung, quan liêu, bao cấp, kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội trong nền kinh tế thị trường có những đặc điểm sau: + Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch : Kế hoạch được hình thành từ đòi hỏi trong hoạt động của thị trường, xuất phát từ thị trường. Những kế hoạch đúng phải là những kế hoạch phản ánh được lợi ích của các bên tham gia quan hệ trên thị trường. Mặt khác thị trường chỉ có thể giải quyết được các vấn đề có tính chất ngắn hạn, lâu dài, bền vững. Do đó việc sử dụng kế hoạch như một công cụ để Nhà nước hướng dẫn thị trường và điều chỉnh thị trường nhằm kết hợp giữa lợi ích ngắn hạn với lợi ích dài hạn, giữa sự phát triển trước mắt với sự phát triển bền vững của đất nước. + Kế hoạch có tính linh hoạt, mềm dẻo: kế hoạch trong nền kinh tế thị trường không phải là kế hoạch cứng nhắc mà là kế hoạch hết sức mềm dẻo và linh hoạt thích hợp với điều kiện của thị trường. Điều đó có nghĩa là tuỳ theo tình hình biến đổi của thị trường mà phải có kế hoạch thích ứng sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của kế hoạch. Vì vậy cần đảm bảo theo yêu cầu của kế hoạch. + Kế hoạch chỉ mang tính định hướng, kế hoạch đưa ra một loạt các phương hướng sẽ phải đạt được trong tương lai với những chỉ tiêu cụ thể. Điều này có nghĩa là những biện pháp mệnh lệnh hành chính trực tiếp không được sử dụng, mà chủ yếu sử dụng các biện pháp gián tiếp để cho nền kinh tế đạt được mục tiêu mà kế hoạch đã đưa ra. - Trong xây dựng kế hoạch thì coi việc xây dựng kế hoạch là việc hình thành nên các kịch bản, từ đó xây dựng nên nhiều phương án ứng với điều kiện cụ thể, mục đích cụ thể. Qua đó ta có thể đưa ra các giải pháp lựa chọn phương án tối ưu. Mặt khác chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng trong một khoảng và phải tạo ra được các phương án thay thế khác nhau . Trong việc triển khai thực hiện kế hoạch áp dụng nguyên tắc thay đổi theo kiểu dựa vào mục tiêu theo dõi mục tiêu và điều khiển theo sự biến động của bên ngoài. Để sao cho kế hoạch thực hiện một cách không cứng nhắc. Thích hợp với thị trường tại điều kiện hiện tại. Trong việc tổ chức hệ thống quản lý kế hoạch việc lựa chọn cán bộ kế hoạch được giao quyền cho các đơn vị trực thuộc. Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cấp dưới phát huy hết khả năng của mình, để việc thực hiện kế hoạch được diễn ra thuận lợi nhất. II. VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM TRONG PHÁT TRI ỂN KINH TẾ Xà HỘI. Hệ thống Kinh Tế Quốc Dân xét theo thời gian gốm có: - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. - Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. - Các Chương trình dự án. - Kế hoạch 5 năm. - Kế hoạch hàng năm. Chiến lược PTKHXH Quy hoạch PTKTXH Kế hoạch PTKTXH Kế hoạch hàng năm Chương trình dự án Giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển, chương trình dự án, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm phải có sự ăn khớp, trùng hợp về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội. Mối quan hệ giữa các yếu tố trên được đảm bảo nhờ vào những mục tiêu chung nhất và những giải pháp chủ yếu giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội theo những nguyên tắc và phương pháp được thống nhất. Tuy mỗi loại kế hoạch có một đặc điểm nhiệm vụ chức năng riêng, Nhưng kế hoạch 5 năm là hình thức kế hoạch chủ yếu và là trung tâm của hệ thống kế hoạch trong nền kinh tế, kế hoạch 5 năm có vai trò hết sức quan trọng. Điều này được thể hiện qua những đặc điểm sau: - Thời gian chiến lược từ 20 năm đến 30 năm còn gọi là tầm nhìn. Chiến lược cụ thể hoá tầm nhìn là cơ sở để xây dựng chiến lược một cách thuận lợi. Nhưng trong khoảng từ 20 đến 30 năm thì việc tính toán hết những thay đổi trong thời gian này là rất phức tạp, khó khăn và nhiều vấn đề diễn ra bất ngờ mà có thể ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế mà tầm nhìn không thể kiểm soát. - Chiến lược phát triển là tổng hợp những phân tích, những đánh giá và lựa chọn về căn cứ, những quan điểm, những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong một khoảng thời gian dài trên mười năm và những chính sách cụ thể để có thể thực hiện những mục tiêu đã đưa ra. Đây được coi là bộ khung của kế hoạch để có thể dựa vào đó để xây dựng kế hoạch ngắn hạn. + 5 năm là thời gian bắt đầu một nhiệm kỳ Đại Hội Đảng toàn quốc mới, cùng với một nhiệm kỳ chính trị. ở đấy họ có thể rút ra được những điều còn hạn chế chưa được thực hiêntrong kế hoạch 5 năm vừa qua, để thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo cho hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao hơn. Kế hoạch 5 năm là kế hoạch cụ thể hoá chiến lược phát triển trong dài hạn của nền kinh tế nhằm xác định những mục tiêu, định hướng, những nhiệm vụ, các chương trình, các cân đối vĩ mô chủ yếu và các giải pháp chính sách có giá trị hiện hành trong thời gian 5 năm. Kế hoạch 5 năm được xác định trong thời gian đó để phù hợp với một chu kỳ phát triển của nền kinh tế, trong một chu kỳ đó nó thể hiện được bản chất của một bộ phận kinh tế nào đó. Trong thời gian 5 năm đó không quá dài để khi phát hiện được hạn chế để có thể xử lý kịp thời. Trong môi trường hiện tại tiến bộ phát triển khoa học hiện đại thì 5 năm là thời gian trung bình để hình thành các công trình, dự án cơ bản trong hệ thống phát triển các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, để có thể đưa vào sử dụng và đánh giá phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Kế hoạch 5 năm là khoảng thời gian không dài để đánh giá và cho các chỉ tiêu kế hoạch mang tính thực tiễn. Từ đó, chúng ta mới có thể xây dựng định hướng mới cho kế hoạch trong 5 năm tới. 5 năm là khoảng thời gian đảm bảo cho tính định hướng, chính xác và hoàn thiện. 5 năm là khoảng thời gian đủ để đánh giá một chương trình và dự án có thể mang lại hiệu quả hay không. Kế hoạch tạo ra các thay đổi trong cơ cấu kin tế đồng thời thường xuyên duy trì tính cân đối của các yếu tố và các lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đến nay chúng ta đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (2006 - 2010). Qua các chặng đường 5 năm cơ cấu kinh tế lại có sự chuyển dịch đáng kể, vì trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thì qua 5 năm thì cơ cấu hay tỷ trọng của các ngành có sự thay đổi lớn. Chức năng của kế hoạch 5 năm là cụ thể hoá những phương hướng chủ yếu của xã hội, xác định những mục tiêu cần tập trung, ưu tiên nhằm biến đổi cơ cấu kinh tế và các biện pháp nhằn nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh tế của xã hội. Qua đó ta có thể thấy kế hoạch 5 năm là yếu tố quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoá và là trọng tâm của công cụ quản lý vĩ mô trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Kế hoạch 5 năm được xây dựng dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh – tế xã hội và quy hoạch phát triển vùng. Vì vậy ta có thể nói rằng kế hoạch 5 năm là bước đi cơ bản, cần thiết để thực hiện chiến lựoc phát triển kinh tế – xã hội. Chúng ta đã bước sang thời kỳ đổi mới được hơn 20 năm và đã có nhiều bản kế hoạch 5 năm được đưa ra, đấy có thể coi là những bước đi đầu tiên hết sức quan trọng của kế hoạch 5 năm trong quá trình đổi mới.Ba thời kỳ kế hoạch đó đã mang lại cho chúng ta được nhiều thành tựu to lớn giúp chúng ta từng bươc vững chắc phát triển. Và bên cạnh đó là những bài học kinh nghiệm để chúng ta có thể thay đổi đê tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hoá ở những chặng đường phát triển tiếp theo. Kế hoạch 5năm 2001-2005 có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống kế hoạhc hoá vì nó là một trong những bước đi đầu tiên làm kế hoạch xây dựng nền móng cho nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp đáp ứng được nhu cầu phát triển của toàn cầu. Mặt khác nghị quyết đại hội 8 đã dần đặt ra yêu cầu sử dụng kế hoạch 5 năm là chủ yếu và có phân ra từng năm, để đặt mục tiêu cụ thể. Vậy nhằm để nâng cao chất lượng trong công tác Kế Hoạch Hoá ở nước ta cần coi trọng kế hoạch 5 năm và lấy kế hoạch 5 năm là hình thức quản lý chủ yếu để định hướng phát triển theo kế hoạch 5 năm làm lòng cốt. Một trong những chỉ tiêu để hoàn thành kế hoạch 5 năm là kế hoạch hàng năm. Kế hoạch hàng năm: Kế hoạch hàng năm là một trong những công cụ triển khai cụ thể hoá kế hoạch 5 năm. Nó phân đoạn 5 năm ra từng năm cụ thể để có thể hoàn thành kế hoạch 5 năm một cách chắc chắn và bền vững. Kế hoạch hàng năm nằm trong bộ khung của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các nghành, các địa phương sẽ dựa vào bản kế hoạch hàng năm để xây dựng kế hoạch phát triển của các ngành và của địa phương. Cũng có thể nói đây là kế hoạch để điều hành, quản lý những chỉ tiêu, nó bao gồm cả việc thiết lập những cân đối lớn dựa trên cơ sở nghiên cứu, dự báo những nhu cầu của thị trường và điều chỉnh một cách hợp lý cho các kế hoạch tiếp theo. Mặt khác kế hoạch hàng năm còn là công cụ để hoàn thiện kế hoạch 5 năm, có tính chất bổ xung dựa vào những vấn đề mới chưa có trong nội dung của kế hoạch 5 năm, nó là sự bổ xung cần thiết để kế hoạch 5 năm trở lên hoàn thiện. III. NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM. 1. Nội dung kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội. Khái niệm: Kế hoạch 5 năm là một sự cụ thể hoá các mục tiêu và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước. Nó thể hiện bằng việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Xác định các chính sách chủ yếu, các giải pháp cơ bản, các cân đối vĩ mô quan trọng để thực hiện phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả cho khu vực nhà nước và kích thích sự phát triển cho khu vực tư nhân trong khoảng thời gian 5 năm. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bao gồm những nội dung cần tổ chức triển khai nghiên cứu như sau: - Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm trước, trong đó phải nêu lên những việc làm được và những việc chưa làm được, rút ra những nguyên nhân và những bài học. Dự báo các tình huống phát triển trong thời kỳ kế hoạch, bao gồm đánh giá các nguồn lực phát triển (tài nguyên lao động, đất đai, vốn tài chính, vốn công nghệ, chất xám) có thể khai thác đưa vào phát triển trong kỳ kế hoạch: dự báo các tình huống kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, mối tác động của các yếu tố liên quan, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của thời kỳ kế hoạch. Lựa chọn các phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa trên việc dự báo các tình huống phát triển. Có phương án phát triển dựa vào khả năng vượt những khó khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố thuận lợi. Đồng thời cũng xây dựng những phương án với những dự báo có nhiều khó khăn, để chủ động trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời gian thực hiện. Xây dựng hệ thống các quan điểm phát triển dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cuả đất nước và sự phân kỳ các giai đoạn phát triển. Nội dung này bao gồm thiết lập hệ thống các tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch xuyên suốt trong thời kỳ kế hoạch. Một số quan điểm cần phải được nghiên cứu là. - Quan điểm về việc kết hợp tăng trưởng ổn định bền vững và tạo điều kiện phát triển cho giai đoạn, quan điểm về kết hợp hài hoà kinh tế và xã hội, quan điểm về phát triển toàn diện, quan điểm về kết hợp nguồn lực và khai thác nguồn nội lực bên ngoài. Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của nền kinh tế. ở cấp tổng thể nền kinh tế, cần xác định hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm một số mục tiêu cơ bản : - Tăng trưởng kinh tế mà mục tiêu tổng quát là tốc độ gia tăng GDP, theo đó là tốc độ gia tăng ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ. - ổn định tài chính trong tỉnh, tăng khả năng và tiềm lực tài chính, xử lý hài hoà quan hệ tích luỹ tiêu dùng tăng khả năng đầu tư phát triển kinh tế xã hội. - Tăng khả năng đối ngoại, xuất - nhập khẩu và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. - Bảo đảm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, phát triển dân trí, cải thiện dân sinh và các mặt xã hội. Xây dựng hệ thống các cân đối vĩ mô chủ yếu, bao gồm việc tính toán và xác định các cân đối về tích luỹ tiêu dùng, cân đối ngân sách, cân đối về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với việc huy động toàn bộ nguồn lực phát triển trong nền kinh tế, cân đối về xuất - nhập khẩu, cân đối về cán cân thanh toán, cân đối về năng lực sản xuất và nhu cầu các sản phẩm chủ yếu. Xây dựng các chương trình phát triển, nhằm bảo đảm mục tiêu. Bao gồm những nội dung sau đây: - Mục tiêu của chương trình dự án. - Phạm vi tác động của chương trình đến khả năng hoàn thành các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế, của địa phương của vùng. - Các điều kiện cân đối để thực hiện các chương trình, bao gồm cả các giải pháp và các cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước. - Cơ chế điều hành chương trình Xây dựng chương trình đầu tư phát triển toàn xã hội nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chương trình đầu tư công cộng: bao gồm những danh mục các dự án đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng thời gian khởi công và hoàn thành, tương ứng với việc huy động 5 nguồn vốn khác nhau để đưa vào thực hiện: Các giải pháp lớn: - Các cân đối vĩ mô cơ bản (cân đối tích luỹ - tiêu dùng, cân đối nguồn vốn đầu tư xã hội ...) - Các cơ chế, thể chế thực hiện chính sách. - Các giải pháp liên quan đến thực hiện kế hoạch 5 năm. Dự báo phát triển. Công tác kế hoạch hoá có bản chất là hướng tới các kể quả trong tương lai. Vì vậy sự tồn tại của nó luôn gắn liền với hoạt động dự báo. Với tư cách là một khâu tiền đề hoàn thiện kế hoạch, vài trò của dự báo là đi trước để đào tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, xây dựng quy hoạch, xây dựng chính sách. Vì vậy: nội dung của công tác dự báo là: - Phân tích xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay một địa phương nào đó và dự báo phát triển của những linh vực trong sự phát triển kinh tế xã hội như thu nhập, việc làm, sự phát triển đồng bộ… - Phân tích ảnh hưởng của thị trường kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế trong nước. - Xác định những nhân tố tác động đến kinh tế - xã hội đất nước, như nguồn nguyên nhiên liệu, giá cả, sức mua của nhân dân, những thay đổi về thị trường, tâm lý người tiêu ding, sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Việc xác định quan điểm, mục tiêu phát triển việc định hướng cơ cấu kinh tế - xã hội và các chính sách chủ yếu để huy động mọi nguồn lực, mọi yếu tố cả bên trong và bên ngoài nhằm tạo ra những động lực phát triển là nội dung cốt lõi của kế hoạch phát triển. Khi đã xác định được kế hoạch thì việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ có cơ sở vững chắc, tạo điều kiện để biến kế hoạch thành hiện thực. - Nội dung cơ bản của việc xác định kế hoạch 5 năm là các phương án phát triển kinh tế vĩ mô dài hạn và trung hạn, trong đó có các chỉ tiêu cơ bản như tốc độ tăng trưởng GDP của vùng được lập kế hoạch, phát triển xã hội, định hướng kinh tế đối ngoại, ... - Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, hợp tác đầu tư... đối với nền kinh tế cũng như các vị trí trọng điểm và các ngành quan trọng. Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các vùng và các ngành kinh tế là xây dựng khung vĩ mô về xây dựng và tổ chức không gian, nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình và dự án đầu tư, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả. Các dự án quy hoạch là những đề tài khoa học lớn, phối hợp sự cộng tác nghiên cứu của các ngành, các bộ và các địa phương, nhằm phân tích đúng thực trạng kinh tế - xã hội, các lợi thế của các ngành, các vùng dựa trên cơ sở đó để đưa ra những phương hướng phát triển các ngành, các vùng và phương hướng phát triển các ngành và vùng, và xác định những điều kiện cần thiết để thực hiện các quy hoạch này. Các giải pháp thực hiện quy hoạch không chỉ quan tâm tới nguồn và hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mà nó còn chú trọng đến nhân tố con người và sự đảm bảo các chỉ tiêu xã hội. Các quy hoạch phát triển được xây dựng dựa trên chiến lược hướng tới xuất khẩu, tìm ra và phát huy lợi thế từng vùng và liên kết giữa các vùng, nhằm nâng cao hiệu qủa và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác kế hoạch hoá nhưng với phạm vi, phương pháp và nội dung ở tầm vĩ mô. Về phạm vi kế hoạch hoá: phạm vi kế hoạch hoá không chỉ bao quát các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước mà phần nào đã bao quát được các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Kế hoạch hoá theo đường lối đổi mới đã được khẳng định qua nhiều lần thực hiện, nó khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Theo đó: kế hoạch cũng bao quát toàn bộ nền kinh tế. Về nội dung kế hoạch: do nhận thức được rõ vai trò của các lĩnh vực văn hoá, xã hội đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện xã hội Việt Nam với đa số là lao động trong ngành nông nghiệp đơn giản nên trong kế hoạch các năm từ 1991 - 1996 đã chuyển hướng từ kế hoạch phát triển kinh tế sang kế hoạch phát triển kinh tế. Hệ thống các mục tiêu chiến lược này là: phát kinh tế bền vững, ổn định đi đôi với phát triển xã hội công bằng và văn minh. Để thực hiện được các mục tiêu này, cần phải có sự phối hợp, kết hợp thực hiện bởi các nhà lãnh đạo thông qua hệ thống tham mưu của mình và hệ thống kế hoạch hoá trong cả nước. - Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch : + Giảm các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh. + Tăng các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội và chỉ tiêu lồng ghép của hai chỉ tiêu kinh tế và xã hội. - Hệ thống các chính sách vĩ mô điều tiết sự phát triển: Các chính sách phải là khuôn mẫu cho các đơn vị cấp dưới sử dụng và thực hiện. Cần đảm bảo tính đầy đủ, đơn giản, cụ thể. Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại chính sách với nhau và tính ổn định của các loại chính sách. Kế hoạch kinh tế hàng năm bao hàm các chính sách linh hoạt, phù hợp với những thay đổi ở trong và ngoài nước mà không dự kiến hết trong khi xây dựng kế hoạch 5 năm. Kế hoạch bổ sung và thúc đẩy cho kế hoạch 5 năm thực hiện thành công. Xây dựng các chương trình quốc gia và dự án phát triển. Các chương trình quốc gia được tiến hành đồng thời với việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Chương trình quốc gia là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Khi xây dựng một chương trình quốc gia đòi hỏi phải xác định rõ các mục tiêu của chương trình đối với sự phát triển của đất nước. Xác định rõ các giải pháp cần thiết đảm bảo thực thi chương trình như giải pháp về vốn, phương thức vay và hoàn vốn, nguyên liệu, máy móc,... ; hiệu quả của chương trình thông qua các chỉ tiêu về lợi ích kinh tế - xã hội đem lại, đối tuợng được hưởng thụ kết quả của toàn bộ chương trình ... Các chương trình quốc gia phải được Chính phủ xem xét và được Quốc hội thông qua trước khi vào thực hiện. Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu cần thay đổi mục tiêu xã hội và điều kiện cân đối, các cơ quan chức năng sẽ xem xét và điều chỉnh trong thời gian xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Nếu các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể từng khu vực, từng vùng thì có thể chuyển sang cho các Bộ, Ngành địa phương để tập trung làm tốt các chương trình đã được xác định, tránh chồng chéo, bảo đảm hiệu quả và tính thiết thực của chương trình. Để thực hiện được các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thì cần thiết phải xây dựng các dự án phát triển. Mỗi chương trình cần được cụ thể hoá bằng nhiều dự án phát triển. Mỗi dự án phát triển hướng tới một mục tiêu nào đó của chương trình. Tuy nhiên một số dự án có thể xác định từ kế hoạch 5 năm và hướng tới mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Vì vậy dự án có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định phát triển, đó là: - Dự án là công cụ đặc biệt để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch 5 năm, chương trình phát triển một cách có hiệu quả nhất. - Dự án là phương tiện để gắn kết kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thi của kế hoạch , đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường theo định hướng xác định của kế hoạch . - Dự án góp phần giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. - Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải tiến bộ mặt kinh tế - xã hội của từng vùng và của cả nước. Do các vai trò trên, dự án phát triển rất được coi trọng trong hệ thống kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay. Nó là công cụ thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. 2. C ác phương pháp xây dựng Kế Hoạch 5 năm. Có 2 phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm đó là: - Kế hoạch 5 năm “ Thời kỳ” - Kế hoạch 5 năm “Cuốn chiếu”. Phương pháp 1: Kế hoạch 5 năm “Thời kỳ” Xây dựng kế hoạch này trong khoản thời gian là 5 năm, với mốc phân đoạn cố định (ví dụ: xây dựng kế hoạch 2001 - 2005, kế hoạch 2006 - 2010...). Cách tính toán chỉ tiêu xây dựng và tính bình quân trên một năm của cả thời kỳ hoặc tính chỉ tiêu cho các năm cuối. - Ưu điểm: Phương pháp này dễ tính toán vì muốn xây dựng kế hoạch cho 5 năm tiếp theo thì lấy số liệu kế hoạch và thực tế của kỳ trước rồi nhân với hệ số phát triển bình quân của các giai đoạn trước. Bên cạnh đó, là cũng dễ quản lý, dễ theo dõi đánh giá hơn khi dựa vào các chỉ số bình quân khi thực hiện kế hoạch. - Nhược điểm: Kế hoạch được xây dựng theo phương pháp này được cho là duy ý trí, cứng nhắc, mất đi tính linh hoạt và mềm dẻo của kế hoạch. Vì là chỉ tiêu bình quân và được xác định trong khoảng thời gian dài (5 năm) nên có nhiều tác động bên ngoài vào thực hiện kế hoạch (như khủng hoảng, lạm phát, sự thay đổi của chính sách ...) mà ta khó có thể dự đoán trước được nên các chỉ tiêu đưa ra bị gò bó, khó điều chỉnh thay thế cho phù hợp với thay đổi ngoại cảnh. Phương pháp 2 : Kế hoạch 5 năm “Cuốn chiếu”. Khoảng thời gian cố định là 5 năm nhưng thời gian cụ thể thì thay đổi (luân chuyển sau mỗi một năm của thời kỳ 5 năm). Cách tính toán chỉ tiêu - Xây dựng cụ thể các chỉ tiêu kế hoạch cho một năm đầu. Dự tính, tính toán một số chỉ tiêu năm sau và dự báo một số chỉ tiêu cho những năm còn lại. Kế hoạch 5 năm điều chỉnh khi hoàn thành kế hoạch một năm đầu, sau đó, chuyển mốc thời gian mới bằng cách thêm một năm. + Ưu điểm : Kế hoạch được xây dựng theo phương pháp này khắc phục được hạn chế của kế hoạch 5 năm “Thời kỳ” đó là nó đã là kế hoạch mang tính linh hoạt, mềm dẻo. Các thông tin mang tính cập nhập, ứng biến xử lý kịp thời các tác động chưa lường trước được vào kế hoạch, vừa bảo đảm tính định hướng của kế hoạch, vừa bảo đảm kế hoạch tác nghiệp. + Nhược điểm: Khó trong xây dựng, quản lý vì phải thay số liệu mới liên tục, dẫn đến luôn phải điều chỉnh kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc gây sự tốn kém trong xây dựng và khó thực hiện các kế hoạch vì bị thay đổi nhiều lần nếu kế hoạch được xây dung ban đầu không phù hợp. CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2007 I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI. 1. Đặc điểm địa lý. Văn Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái được thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1965 theo quyết định 117 – CP do hội đồng Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 12 năm 1964. Tính đến nay huyện có 27 xã và 1 thị trấn. Huyện Văn Yên nằm ở toạ độ 104 độ 23’ đến 104 độ 60’ kinh đông, 21 độ35 đến 22 độ 10’ vĩ bắc. Phía tây nam giáp huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải, phía tây Bắc Huyện Trấn Yên. Chiều dài của huyện là 55 km, nơi rộng nhất là 35 km. Toàn huuyện có 11 dân tộc đang sinh sống góp công xây dựng huyện phát triển với nhiều loại hình phong phú và đa dạng. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn huyện. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Huyện Văn Yên có độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 230C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. 2. Tài nguyên thiên nhiên. 2.1. Tài nguyên đất. Toàn huyện có diện tích là 1.363 km2 với hơn 22.000 dân, mật độ dân số trung bình là 19.000 người/ km2. Trong đó đất nông nghiệp 137 km2, chiếm 10,07%; đất lâm nghiệp 527 km2, chiếm 41%; đất chuyên dùng 52,9 km2, chiếm 4,25%; đất ở 6 km2, chiếm 0,55% và đất chưa sử dụng 535 km2, chiếm 44,13%. Trong đó số đất chưa sử dụng, đất có kh._.ả năng nông nghiệp là 135 km2; đất có khả năng lâm nghiệp là 213 km2. Đất của Huyện Văn Yên chủ yếu là đất xám (chiếm 82,36%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ… 2.2. Tài nguyên rừng Năm 2005, toàn tỉnh có 1.8680 ha rừng tự nhiên, chiếm 27,14% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, tăng 4,5% so với năm 2000 và tăng 3,5% so với năm 2003; diện tích rừng trồng 9.430 ha bằng 13,86% diện tích đất tự nhiên. Tỷ lệ che phủ đạt 41%. Tổng trữ lượng gỗ các loại theo số liệu điều tra năm 1998 có 6,2 triệu m3, 5,133 triệu cây tre, vầu, nứa và các loại lâm sản khác, trữ lượng gỗ rừng trồng còn 0,9 triệu m3. Về khai thác lâm sản, năm 2000, khối lượng gỗ tròn khai thác là 5.683 m3, năm 2005 đạt 10.344 m3, năm 2006 đạt 13.000 m3. 2.3. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản Huyện Văn Yên khá đa dạng, hiện đã điều tra 17 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven sông Hồng. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn huyện. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở xã Mỏ Vàng và Lâm Giang. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm). II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA HUYỆN VĂN YÊN GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 Về kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng từ 10,6% năm 2001 lên 11% năm 2004, dự ước 11% vào năm 2005. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH nên từng bước chuyển dịch cơ cấu giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ trong 5 năm 2001- 2005 cơ cấu kinh tế của huyện như sau: Cơ cấu (%) 2001 2002 2003 2004 2005 NLN 62,3 61,6 60,4 57,0 54,0 CN – XD 14,73 15,0 15,35 16,4 19,0 DV - TM 22,95 23,4 24,25 26,6 27,0 - Thu nhập bình quân đầu người ( Giá trị gia tăng tính theo giá CĐ 94) Năm 2001: 2.019.000 đồng/người/năm. Năm 2004: 3.050.000 đồng/người/ năm. Năm 2005: 3.500.000 đồng/ người/năm. Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu. 2.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp. Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn huyện chiếm 60% giá trị tổng sản lượng, trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp đã thu được những kết quả đáng kể, cụ thể tổng sản lượng lương thực tăng, đời sống nhân dân tăng lên, đảm bảo ổn định về lương thực trên địa bàn huyện. 2.1.1. Về trồng trọt. Sản lượng lương thực có hạt năm 2001: 30.242 tấn; năm 2004 tăng lên 33.590,5 tấn, và vào năm 2005 là 34.100 tấn. Bình quân đầu người về lương thực năm 2001 là 273 kg/người/năm; năm 2004: 298 kg/người/năm; năm 2005 là 300,5 kg/người/năm. Có thể thấy đó là chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng lớn qua 5 năm trong giai đoạn 2001- 2005. Một số cây trồng chủ yếu. - Cây lúa: Diện tích lúa ổn định năm 2001 diện tích lúa cả năm là 5.064 ha, năm 2004: 5.340 ha, năm 2005 là 5.350 ha. Năng suất bình quân năm 2001: 92,55 tạ/ha/năm; năm 2004: 97,9 tạ/ha/năm; đến năm 2005: 98,6 tạ/ha/năm. - Cây ngô: Diện tích năm 2001: 2.095 ha; năm 2004: tăng lên 2.575 ha; đến năm 2005 tăng lên 2890 ha; năng suất tăng từ 25 tạ/ha lên 28 tạ/ha. - Cây sắn: Diện tích năm 2001: 2.460 ha, trong đó sắn công nghiệp 20 ha; năm 2004: 4.374 ha trong đó sắn công nghiệp 3.700 ha: sản lượng sắn củ tươi đủ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sắn tinh bột Đông Cuông. Ngoài ra một số cây trồng như cây chè, cây ăn quả, tăng lên về cả diện tích và sản lượng cung cấp đủ nguyên liệu cho một số cơ sở sản xuất, chế biến tiêu dùng trong huyện và lưu thông hàng hoá trên thị trường trong và ngoài tỉnh. 2.1.2. Về lâm nghiệp. Với lợi thế về khí hậu, đất đai, tập quán của người dân huyện Văn Yên trồng và bảo vệ rừng, nhất là đặc sản quế cho giá trị kinh tế cao. Nên dịch tích rừng toàn huyện năm 2003 có 18.761 ha, trong đó chỉ quế mới chỉ chiếm 9.832 ha, đến năm 2005 tổng diện tích rừng là 23.992 ha trong đó quế chiếm 14.793 ha. Rừng tự nhiên được bảo vệ ổn định, khoanh nuôi tái sinh rừng được mở rộng, ngoài ra hàng năm còn trồng được trên 1.000 ha cây nguyên liệu khác. 2.1.3. Chăn nuôi. Tổng đàn gia súc gia cầm tăng cả về số lượng và chất lượng, huyện đã đưa giống bò gốc Laisind vào chăn nuôi và cho giá trị kinh tế rất cao. 2.2. Công nghiệp – xây dựng. 2.2.1 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyện có 3 nhà máy chế biến giấy để xuất khẩu ( Yên Hợp, Mậu Đông, An Bình), năm 2003 sản lượng giấy đế xuất khẩu: 2.500 tấn, năm 2004: 4.000 tấn và năm 2005 là 7.000 tấn. 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn để xuất khẩu (Đông Cuông) công suất 200 tấn nguyên liệu/ngày, sản lượng tinh bột sắn năm 2003: 1.500 tấn, năm 2004: 2.500 tấn và năm 2005 sản lượng tinh bột sắn đạt 6.000 tấn. Ngoài ra cơ sở sản xuất TCN tăng: như sản xuất vật liệu xây dựng gạch từ 7,3 triệu viên năm 2003 lên 10,5 triệu viên năm 2004 và đến năm 2005; chế biến đường mật 1.700 tấn năm 2001 và năm 2005 là 1.000 tấn. 2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện giai đoạn 2001 – 2005: 429.417 triệu đồng bằng nhiều nguồn vốn như: Vốn ngân sách tập trung, vốn chương trình 135, vốn WB, vốn các chương trình mục tiêu, đã xây dựng được một số công trình phục vụ nhu cầu sản xuất Nông – Lâm nghiệp, công trình giao thông, y tế, giáo dục, đường điện như: Cầu qua sông, đường Quy Mông – Đông An, đường Yên Bái – Khe Sang, kiên cố hoá trường lớp học, đường điện... đẩy mạnh việc lưu thông hàng hoá cũng như giáo dục đào tạo, chăm soc sức khoẻ cải thiện đời sống nhân dân. Hoàn thiện được chỉ tiểu của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. Thương mại - Dịch vụ. Mạng lưới thương mại dịch vụ phong phú, tổng mức bán lẻ hàng hoá trên thị trường năm 2001: 34 tỷ đồng; năm 2004: 42 tỷ đồng; năm 2005: 45 tỷ đồng với đủ các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất tiêu dùng. Trên địa bàn huyện có một số chợ lớn như, Mậu A, Trái Hút, Lâm Giang, chợ trung tâm cụm xã Đại Sơn, chợ cụm xã Dụ Hạ. Ngoài ra còn một số công ty: Như Cty TNHH Đại An chuyên thu mua, chế biến quế xuất khẩu; Công ty TNHH chế biến chè; 5 doanh nghiệp tư nhân; trên 30 HTX sản xuất, thu mua, chế biến, nông lâm sản cho nông dân. Lĩnh vực phát triển văn hoá xã hội. 3.1. Giáo dục. Thực hiện việc giáo dục và đào tạo cùng chính sách đầu tư tăng cường nguồn lực của nhà nước nhằm đảm bảo cho giáo dục phát triển và thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, đời sống nhân dân tăng lên, nhu cầu học tập cũng tăng cao, trình độ văn hoá ngày càng tăng, số học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 95%, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 3,7%, tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2004: 62,9%; năm 2005: 92,5%. Chất lượng giáo dục đạt kết quả cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên 30%, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dần được chuẩn hoá theo yêu cầu của ngành giáo dục. 3.2. Y tế. Hệ thống y tế ổn định, 100% số xã có trạm y tế để phục vụ khám, chữa bệnh kịp thời cho người dân, số bác sĩ/ vạn dân năm 2001 là 2,5 năm 2004 là 2,7 và năm 2005 là 3 bác sĩ/vạn dân và có 5 xã chuẩn về y tế. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đồng thời tổ chức tốt việc phòng dịch không để dịch bệnh xảy ra. 3.3. Văn hoá – TDTT. Văn hoá là một hoạt đồng thường xuyên, phát thanh truyền hình và TDTT từng bước đổi mới phục vụ nhu cầu văn hoá tinh thần cho nhân dân trong huyện. Tính đến năm 2004 đã có 67 làng văn hoá, 15.000 gia đình văn hoá. Năm 2005 ngần 100% số thôn bản có nhà văn hoá thôn. 3.4. Thông tin liên lạc. Năm 2001 có 21 xã có điện thoại, kết thúc năm 2004 có 100% số xã có điện thoại, 100% số xã có báo trong ngày, đảm bảo thông tin thông suốt từ huyện đến trung tâm xã. 3.5. Lao động và giải quyết việc làm. Quan tâm động viên, hỗ trợ các giai đình chính sách, khó khăn, giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách đến tân tay những đối tượng được hưởng chế độ chính sách xã hội. Tạo việc làm mới cho nhiều lao động năm 2001 là 3.000 lao động, năm 2004 là 3.143 lao động. Số hộ vay vốn giải quyết việc làm năm 2001 là 1.741 hộ; trong đó số hộ nghèo là 710 hộ và đến năm 2005 giảm số hộ vay vốn để giải quyết việc làm này là 800 hộ. III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010. Những nội dung cơ bản. 1.1. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI tiến hành trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc. Khoa học và khoa học công nghệ có những bước tiến nhảy vọt chưa từng thấy, nhất là công nghệ thông tin. Hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế quốc tế ngày càng trở thành xu thế khách quan, đây là điều kiện thuận lợi, nhưng cũng rất khó khăn đối với những nước đang phát triển như nước ta. Huyện Văn Yên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Yên Bái, nằm sâu trong nội địa của tỉnh, là một huyện nghèo về kinh tế, trình độ dân trí chưa cao, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, yếu về tổ chức và quản lý. Để đưa huyện Văn Yên trở thành một huyện giàu, phát triển đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân phải nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, chủ động sáng tạo vươn lên trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. 1.2. Những định hướng chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra. Phát huy tinh thần tự lực tự cường, huy động cao độ về sức lực vật chất, tinh thần trí tuệ của tất cả các tầng lớp nhân dân trong huyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đi đôi với phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các yếu tố bên ngoài, vượt qua những khó khăn, thách thức, phát triển các ngành sản xuất gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân trong huyện, khắc phục từng bước chống tụt hậu về kinh tế và khoa học công nghệ. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội của huyện trong chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh và của cả nước. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 11 - 15% và ở mức cao hơn. Phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác xã là nền tảng trong quá trình phát triển. Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi hoạt động kinh doanh hợp pháp của các thành phần kinh tế, phát huy tác dụng tích cực của cơ chế thị trường, hạn chế mặt tiêu cực của nó để thực hiện công bằng và tiến bộ Xã hội. Phát triển kinh tế thị trường gắn liền với đẩy mạnh cải cách hành chính đổi mới bộ máy Nhà nước. Phát triển kinh tế của huyện hội nhập với sự phát triển của tỉnh và của cả nước. Để có nền kinh tế phát triển thì biết phát huy nội lực là yếu tố quyết định, nhưng cần phải biết tận dụng tối đa những lợi thế bên ngoài, tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội của huyện. Coi trọng nhân tố con người, từng bước đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có kiến thức về khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến đủ sức tiếp thu có hiệu quả khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống. Giữ gìn và phát huy truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại trong quá trình phát triển Kinh tế – Xã hội. Phát triển kinh tế bền vững đảm bảo tiến bộ và công bằng Xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống và trình độ dân trí giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư. Phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh giữ vững trật tự an toàn xã hội Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tập trung phát triển các sản phẩm có thị trường, có sức cạnh tranh cao. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhất là các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội tiếp tục xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế để mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.2.1. Về kinh tế: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định hàng năm ở mức từ 11 đến 15%, phấn đấu đến năm 2010 tăng trưởng kinh tế đạt 11.7% trở lên. - Cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dung và thương mại dịch vụ đến năm 2010 cơ cấu nông lâm nghiệp giảm 7% so với năm 2005; công nghiệp – xây dựng tăng 5,5% so với năm 2005; Dịch vụ tăng 1,5% so với năm 2005. - Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 tăng 2.600.000 đồng so với năm 2005, - Bình quân lương thực đầu người đến năm 2010 là 339,2 kg tăng 39,1kg so với năm 2005. Bảng1: Kế hoạch về một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu. Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2006 2007 2008 2009 2010 1) Tæng s¶n phÈm trong n­íc(GDP – gi¸ 1994) Tr. ®ång - Tèc ®é t¨ng tr­ëng % 11,3 11,5 11,5 11,5 11,7 Trong ®ã: N«ng, l©m, ng­ nghiÖp Tr. ®ång 276.000 297.000 323.700 349.000 379.000 - C«ng nghiÖp x©y dùng Tr. ®ång 126.000 148.000 171.400 204.000 239.500 - DÞch vô Tr. ®ång 119.500 136.000 152.400 169.000 188.000 - GDP b×nhqu©n ®Çu ng­êi(gi¸ TT) N.®ång 3.900 4.350 4.850 5.400 6.100 2) C¬ cÊu GDP (gi¸ thùc tÕ) - N«ng, l©m, ng­ ngiÖp % 52,6 51,2 49,7 48,2 47,0 - C«ng nghiÖp – x©y dùng % 20,1 21,2 22,4 23,6 24,5 - DÞch vô % 27,3 27,6 27,9 28,2 28,5 3) Tæng vèn ®Çu t­ toµn x· héi Tr. ®ång 155.143 174.421 193.860 213.260 244.350 Trong ®ã: - Vèn trong n­íc Tr. ®ång 133.880 162.557 193.860 213.260 244.350 - Vèn ngoµi n­íc Tr. ®ång 21.263 11.864 4) XuÊt, nhËp khÈu Tr. ®ång 135.000 160.000 187.000 219.000 245.000 Tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu trong ®Þa bµn Tr. ®ång 83.800 105.000 120.000 135.000 152.000 Trong ®ã: XuÊt khÈu ®Þa ph­¬ng Tr. ®ång 83.800 105.000 120.000 135.000 152.000 Tæng kim ng¹ch nhËp khÈu dÞa ph­¬ng Tr. ®ång 30.000 40.000 52.000 67.000 80.000 Chªnh lÖch XuÊt – NhËp khÈu Tr. ®ång 75.000 80.000 83.000 85.000 95.000 % so víi xuÊt khÈu % 5) Thu ng©n s¸ch trªn ®Þa bµn Tr. ®ång 68.623 82.348 98.818 118.580 142.296 - Trong ®ã: ThuÕ xuÊt nhËp khÈu - Trong ®ã: + Thu tõ KV TW Tr. ®ång + Thu QD ®Þa ph­¬ng Tr. ®ång + Thu ngoµi qu«c doanh Tr. ®ång + Thu tõ KV cã vèn §TNN Tr. ®ång 6) Chi ng©n s¸ch ®Þa ph­¬ng Tr. ®ång 68.082 81.698 98.038 117.646 141.175 - Trong ®ã: Chi ®Çu t­ ph¸t triÓn Tr. ®ång 7) D©n sè trung b×nh Ng­êi 114.754 116.074 117.467 118.935 120.445 8) Tû lÖ t¨ng d©n sè tù nhiªn % 1,15 1,20 1,25 1,27 1,30 Nguồn : Kế hoạch PTKTXH 5 năm tỉnh YÊN BÁI 2006-2010 1.2.2. Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp: Ngành nông – lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy từ năm 2006 – 2010 tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, cây trồng vật nuôi để nâng cao giá trị trong sản xuất nông lâm nghiệp, phấn đấu đến 2010 giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp là 379 tỷ đồng chiếm 47% giá trị toàn bộ nền kinh tế. - Cây lương thực: Chuyển mạnh sang hướng sản xuất giống lúa có chất lượng cao như HT1, AYT 77, chiêm hương…, cây có hạt như ngô góp phần ổn định lương thực phấn đấu đến 2010. Diện tích lúa là 5.500 ha, năng suất cả năm trên 100 tạ/ha, diện tích ngô 2010 bằng 1800 ha, năng suất trên 40 tạ/ha đưa tổng sản lượng lương thực có hạt lên 40.855 tấn. - Sắn: ổn định vững chắc diện tích sắn đến 2010 bằng 4000 ha trong đó sắn công nghiệp đạt 3000 ha; đảm bảo canh tác bền vững và phát huy hiệu quả phục vụ đủ sản lượng sắn củ tươi cung cấp cho nhà máy chế biến tinh bột sắn. Cây công nghiệp – cây ăn quả: + Cây dứa: Thâm canh tốt diện tích dứa hiện có, phấn đấu đưa diện tích năm 2010 là 2.500 ha sản lượng 80.000 tấn đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy dứa hộp xuất khẩu hoạt động. + Cây mía: Diện tích mía giảm để chuyển một số diện tích sang trồng dứa đến năm 2010, diện tích cây mía còn lại là 600 ha đủ nguyên liệu cho sản xuất đường phục vụ tiêu dùng trong huyện và các vùng lân cận. + Cây chè: Cung cấp đủ sản lượng chè búp tươi cho nhà máy chế biến, ổn định diện tích chè đến năm 2010 là 490 ha. + Cây ăn quả: Chủ yếu vẫn là nhãn, vải, cam, quýt. Đến năm 2010 đầu tư cải tạo giống, thâm canh sản lượng và chất lượng sản phẩm. - Chăm nuôi: Phấn đấu chăn nuôi trở thành hàng hoá tiêu thụ trong và ngoài huyện. Đến năm 2010 đưa tổng đàn gia súc gia cầm lên 600.000 con. Cần cải tiến áp dụng phương pháp chăn nuôi bán công nghiệp và tập trung để tăng sản lượng đàn gia súc gia cầm. - Lâm nghiệp: Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Khai thác hợp lý diện tích rừng trồng “ Khai thác đến đâu trồng ngay đến đó” đến năm 2010 chủ yếu nâng cao độ đồng cho rừng. Phấn đấu giữ vững được độ che phủ từ 62% đến 65%. Bảng 2: Kế hoạch về nông, lâm, ngư nghiệp. chỉ tiêu đơn vị Giai đoạn 2006 – 2010 2006 2007 2008 2009 2010 I) Gi¸ trÞ SX n«ng, l©m, ng­ nghiÖp Tr. ®ång - Gi¸ cè ®Þnh n¨m 1994 Tr. ®ång 276.000 297.000 323.700 349.000 379.000 - Gi¸ thùc tÕ Tr. ®ång 330.000 350.500 385.000 420.000 460.000 - C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt ( gi¸ TT) % 52,6 51,2 49,7 48,2 47,0 - B×nh qu©n l­¬ng thùc ®Çu ng­êi Kg 308,6 318,4 326,8 332,6 338,1 II) Gi¸ trÞ t¨ng thªm - N«ng, l©m, ng­ nghiÖp Tr. ®ång 224.480 236.300 259.550 283.150 310.130 + Trång trät Tr. ®ång 70.430 75.200 80.350 89.350 90.130 + Ch¨n nu«i Tr. ®ång 154.050 161.100 179.200 193.900 220 III) S¶n phÈm chñ yÕu A) N«ng nghiÖp 1) C©y l­¬ng thùc: Tæng s¶n l­îng TÊn 35.416 36.963 38.390 39.561 40.720 Trong ®ã: Thãc: TÊn 27.666 27.873 28.240 28.501 28.870 Ng«: TÊn 7.750 9.090 10.150 11.060 11.850 2) C©y cñ lÊy bét: a) C©y s¾n: DiÖn tÝch tæng sè ha 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 - N¨ng suÊt TÊn/ha 20 20 20 20 20 - S¶n l­îng TÊn 80.000 80.000 80..000 80.000 80.000 b) Khoai lang: DiÖn tÝch ha 400 350 300 200 100 - N¨ng suÊt T¹/ha 60 63 65 68 70 - S¶n l­îng T¹ 24.000 2050 19.500 13.600 7.000 3) C©y c«ng nghiÖp a) C©y ng¾n ngµy: DiÖn tÝch: ha 180 185 190 195 200 - N¨ng suÊt T¹/ha 12,0 13,0 14,0 14,5 15,0 - S¶n l­îng tÊn 216 241 266 283 300 b) C©y døa: DiÖn tÝch ha 1.750 2.150 2.350 2.500 2.500 - N¨ng suÊt TÊn/ha 50 50 50 50 50 - S¶n l­îng TÊn 83.750 105.750 115.750 125.000 125.000 4) Ch¨n nu«i - §µn tr©u Con 20.229 21.038 21.880 22.755 24.892 - §µn bß Con 2.987 3.112 3.268 3.431 3.671 - §µn lîn Con 74.845 74.845 74.845 77.365 79.356 - Tæng ®µn gia cÇm Con 520.550 520.567 530.576 530.870 540.000 B) L©m nghiÖp 1) Rõng trång DiÖn tÝch tæng sè ha 25.000 26.000 27.000 28.000 29.000 Trong ®ã trång míi ha 2000 2000 2000 2000 2000 - Trång míi quÕ ha 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 - C©y nguyªn liÖu ha 600 600 600 600 600 - C©y l©m nghiÖp kh¸c 400 400 400 400 400 Nguồn : Kế hoạch PTKTXH 5 năm tỉnh YÊN BÁI 2006-2010 Công nghiệp – xây dựng: - Công nghiệp: Tập trung vào sản xuất giấy để xuất khẩu và sản xuất tinh bột sắn đồng thời xây dựng nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu công suất 50.000 tấn nguyên liệu/ năm + Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc vào năm 2008 – 2010. + Tiếp tục khai thác quặng sắt ở Đại Sơn. - Tiểu thủ công nghiệp: Đẩy mạnh khai thác cát, đá, sỏi, sản xuất gạch, vôi phục vụ cho xây dựng và sản xuất nông nghiệp. Đồng thời phát triển một số ngành nghề như sửa chữa, xay sát, chế biến nông lâm sản đồng thời tạo thêm việc làm. - Xây dựng cơ sở hạ tầng: Tập trung xây dựng các công trình trọng điểm, công trình cấp thiết phục vụ cho sản xuất phát triển như giao thông, thuỷ lợi trường học, trạm xá, điện cho sản xuất và tiêu ding. Mục tiêu đến năm 2010 giá trị sản xuất xây dựng là: 241 tỷ đồng. Bảng 3: Kế hoạch về công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tiêu đơn vị Giai đoạn 2006 – 2010 2006 2007 2008 2009 2010 1. Tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt ( gi¸ 1994) Tr. ®ång 23.250 24.450 25.650 26.550 28.000 - C«ng nghiÖp quèc doanh Tr. ®ång + Trung ­¬ng Tr. ®«ng + §Þa ph­¬ng Tr. ®ång - C«ng nghiÖp ngoµi quèc doanh Tr. ®ång 23.250 24.450 25.650 26.550 28.000 - C«ng nghiÖp vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi Tr. ®ång 2. Gi¸ trÞ t¨ng thªm ( so v¬i mèc thêi kú) Tr. ®ång 1.200 2.400 3.600 4.500 5.590 - C«ng nghiÖp QD Tr. ®ång + Trung ­¬ng Tr. ®ång + §Þa ph­¬ng Tr. ®ång - C«ng nghiÖp ngoµi QD Tr. ®ång 1.200 2.400 3.600 4.500 5.590 - C«ng nghiÖp cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi Tr. ®ång 3. S¶n phÈm chñ yÕu - G¹ch nung 1000 viªn 15.000 15.500 16.000 17.000 18.000 - Khai th¸c c¸t, sái m3 20.000 22.000 23.000 25.000 30.000 - Xay s¸t l­¬ng thùc TÊn 20.500 21.000 22.000 23.000 25.000 - §­êng mËt kh« TÊn 1.800 1.800 1.850 1900 1950 - ChÌ kh« s¬ chÕ TÊn 700 750 800 900 950 - Tinh bét s¾n kh« TÊn 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 - QuÇn ¸o may mÆc 1000 bé 41 45 50 55 65 - §òa xuÊt khÈu TÊn 300 300 300 300 300 - GiÊy ®Õ TÊn 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 Nguồn : Kế hoạch PTKTXH 5 năm tỉnh YÊN BÁI 2006-2010 Thương mại – dịch vụ: Từng bước củng cố hệ thống thương mại như công ty TNHH, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để điều tiết thị trường, đồng thời mua hết sản phẩm của người nông dân sản xuất ra, củng cố mạng lưới chợ nhất là các cụm vùng để tạo điều kiện cho người dân có thể trao đổi và lưu thông hàng hoá một cách thuận lợi. Văn hoá - xã hội: - Giáo dục: + Để giáo dục thật sự là quốc sách hàng đầu, chủ động đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng thế hệ trẻ để đáp ứng được công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. + Củng cố, phát triển mạng lưới trường lớp ở các cấp học từ mầm non đển PTTH. Phấn đấu đến năm 2007 phổ cập THCS 100%, số học sinh đi học đúng độ tuổi là 98% vào năm 2010. -Y tế: Thực hiện tốt chương trình quốc gia về y tế, đến năm 2010 tổng số giường bệnh là 280, số giường bệnh/ vạn dân là 35, phấn đấu có 10 xã chuẩn về y tế. Giảm các tỷ lệ mắc bệnh xã hội như xoá căn bệnh sốt rét, giảm tỷ lệ mắc bệnh biếu cổ xuống còn 0,2%. - Văn hoá - TDTT: Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở như văn hoá văn nghệ, TDTT. - Thông tin liên lạc: Củng cố hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thông tin kịp thời đến người dân trong ngày. - Lao động, giải quyết việc làm: Phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%. Giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2% năm 2010 theo tiêu chí quy định tại quyết định số 1143/2000 ngày 01/01/2000 của bộ trưởng bộ lao động thương binh xã hội. Tài chính – ngân hàng: - Tài chính: Đẩy mạnh thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu năm 2010 tổng thu ngân sách là 43,7 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 141 tỷ đồng. - Ngân hàng: Đẩy mạnh việc huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân, tiếp tục đầu tư cho người dân vay phát triển sản xuất, phát huy tiền vay có hiệu quả, từng bước xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu. An ninh – quốc phòng: Giữ vững ổn định, thực hiện an ninh trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt huấn luyện dân quân tự vệ, 100% đạt yêu cầu trong đó phấn đấu 85% đạt khá, giỏi trở lên. Tuyển nghĩa vụ qân sự đạt 100%. Bảng 4: Các chỉ tiêu về xã hội và xoá đói giảm nghèo Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2006 – 2010 2006 2007 2008 2009 2010 1. Xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo - Tæng sè hé Hé 23.435 23.450 23.500 23.510 23.520 - Sè hé nghÌo theo chuÈn qu«c gia Hé 713 596 479 362 245 - Sè hé tho¸t nghÌo Hé 234 117 117 117 117 - Sè hé nghÌo theo chuÈn quèc tÕ Hé - Tû lÖ gi¶m hé nghÌo % 1,00 0,50 0,50 0,50 0,50 - Thu nhËp b×nh qu©n cña hé gia ®×nh ë n«ng th«n 1.0000 ®/n¨m 5.000 5.500 6.000 6.500 7.000 2. Cung cÊp dÞch vô c¬ së h¹ tÇng thiÕt yÕu cho c¸c x· ®Æc biÖt khã kh¨n vµ ng­êi nghÌo - Tæng sè x· X· 27 27 27 27 27 + Tæng sè x· nghÌo X· 9 9 8 8 7 - Sè x· cã ®­êng «t« ®Õn trung t©m x· X· 27 27 27 27 27 - Sè x· cã tr¹m y tÕ x· X· 27 27 27 27 27 + Tû lÖ x· cã tr¹m y tÕ x· % 100 100 100 100 100 - Sè x· cã tr­êng tiÎu häc, nhµ trÎ X· 26 27 27 27 27 + Tû lÖ x· nghÌo cã tr­êng tiÓu häc % 85 90 90 90 90 - Sè x· cã ®iÖn X· 26 27 27 27 27 - Tû lÖ sè hé ®­îc ®ung ®iÖn % 97 100 100 100 100 - Tû lÖ sè hé ®­îc dïng n­íc s¹ch % 80 82 85 87 90 - Sè x· cã chî/ liªn x· X· 18 20 23 25 27 3. T¹o viÖc lµm - Tæng sè ng­êi cã viÖc lµm míi trong n¨m Ng­êi 3.220 3.250 3.300 3.350 3.400 - Sè hé ®­îc vay vèn, t¹o viÖc lµm Hé 2650 2.700 2.780 2.900 3.000 + Trong ®ã: hé nghÌo Hé 600 500 300 200 100 - Sè lao ®éng ®­îc ®µo t¹o trong n¨m Ng­êi 350 450 500 700 900 Nguồn : Kế hoạch PTKTXH 5 năm tỉnh YÊN BÁI 2006-2010 IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2007. Các về vấn đề kinh tế. Đánh giá tình hình chung về sản xuất Nông, lâm ngư nghiệp: Thực hiện kế hoạch phát triển Kinh Tế- Xã Hội 5 năm 2006 - 2010 trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đà từng bước phát triển, trên cơ sở thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Trong những năm qua huyện đã chỉ đạo tập trung đầu tư vào các ngành sản xuất, dịch vụ, đạt tổng giá trị tăng thêm từ 254.600 triệu đồng năm 2005 lên 297.000 triệu đồng/ năm 2007, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2008 lên 11,6%/năm, vượt so với chỉ tiêu kế hoạch là 0,1%. Đối với các nghành kinh tế chủ yếu thời kỳ 2006 - 2008 vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định: - Nghành Nông lâm nghiệp tăng bình quân 5,9%, cao hơn so với kế hoạch đưa ra cho thời kỳ 2006 – 2008 là 0.1%. - Nghành Công nghiệp - Xây dựng tốc độ tăng bình quân 24%, gần tương đương với thời kỳ 1991 - 1995 (8,67%) thấp hơn mục tiêu 12,05%. - Nghành Thương mại - Dịch vụ tốc độ tăng bình quân 16%, cao hơn so với kế hoạch đưa ra là 3%. Về thu nhập bình quân đầu người ( theo giá thực tế) năm 2007 đạt 7 triệu đồng tăng lên 2,181 triệu đồng năm 2005. So với mục tiêu kế hoạch đưa ra là đến năm 2007 đạt được là 8 triệu đồng. Về chuyển dich cơ cấu kinh tế: Do được đầu tư và chỉ đạo đúng hướng nên cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển tích cực theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá: Nông lâm nghiệp từ 54% năm 2005 đã giảm xuống 49% năm 2007. Mục tiêu trong kế hoạch đến năm 2007 là 51,2% Công nghiệp - Xây dựng 21,2% Thương mại - Dịch vụ chiếm 27,6%. Đối với các thành phần kinh tế quốc doanh chuyển dịch từ 32,58% năm 2005 tăng lên 38% năm 2007 và kinh tế ngoài quốc doanh giảm từ 67,4% năm 2005 xuống còn 61,8% năm 2007. Bảng 5: Các mục tiêu chủ yếu đạt được từ năm 2006 - 2007 Chỉ tiêu đơn vị Năm 2007 Kế hoạch Thực hiện 1- Dân số trung bình Người 116.074 115.400 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,25 1,14 2- Tổng giá trị tăng thêm Tr. đồng Nông lâm nghiêp Tr. đồng 349.569 349.600 Công nghiệp xây dựng Tr. đồng 226.028 228.900 Dịch vụ Tr. đồng 208.560 209.600 3- Tốc trưởng tăng trưởng kinh tế % 11,3 11,8 Nông lâm nghiệp % 49,3 49 Công nghiệp xây dựng % 23,4 23,7 Dịch vụ % 27,3 27,3 4- cơ cấu kính tế (giáTT) % 100 100 Nông lâm nghiệp % 45,4 48,4 Công nghiệp xây dựng % 25,1 20,2 Dịch vụ % 29,5 31,4 5- thu nhập bình quân/đầu người Tr. đồng 7,5 7 6- tổng giá trị suất khẩu Tr. đồng 105.000 105.000 Tổng giá trị xuất khẩu / người Tr. đồng 0.91 0.91 7. Thu NSNN trên địa bàn Tr. đồng 16.250 17.909,2 - Trong đó - Thu ngân sách từ TW Tr. đồng 87,4 - Thu ngân sách tỉnh Tr. đồng 476.6 - Thu ngân sách huyện Tr. đồng 26.250 17.346,2 8- Chi ngân sách địa phương Tr. đồng 94.304,8 127.581,1 a- Chi thường xuyên Tr. đồng 83.083,4 106.306,8 Trong đó - Chi cho sự nghiệp kinh tế Tr. đồng 1.733,4 2.122,6 - Chi cho sự nghiệp văn xã Tr. đồng 52. 172 - Chi quản lý hành chính nhà nước Tr. đồng 16.615,6 23.268,3 - Chi thường xuyên khác Tr. đồng 2.008,3 2.231,3 b- Các khoản còn lại Tr. đồng 11.221,4 21.274,3 9- Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN trên địa bàn Tr. đồng 313.511,0 354.224,0 Trong đó: - TW quản lý Tr. đồng - Địa phương quẩn lý Tr. đồng 313.511,0 354.224,0 Nguồn : Kế hoạch PTKTXH 5 năm tỉnh YÊN BÁI 2006-2010 Đánh giá tình hình thực hiện của ngành nông – lâm nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2008: Nông lâm nghiệp được xác định là mặt hàng đầu tư cho nên huyện đã chủ chương chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển toàn diện để chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá hướng tới một nền sản xuất nông lâm nghiệp sinh thái bên vững. Kết quả trong giai đoạn 2006 – 2008 tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 7% trong đó nông nghiệp tăng bình quân 6,5%, Lâm nghiệp tăng bình quân 4,42%. Về chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm từ 54% năm 2005 xuống 51,2% năm 2007. Trong nghành nông nghiệp tỷ trọng trồng trọt có xu hướng giảm xuống, chăn nuôi có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của việc thực hiện kế hoạch đề ra. Nông, lâm , ngư nghiệp phát triển toàn diện. Sản xuất lương thực tăng cả về diện tích, năng xuất, sản lượng 2 năm qua đã đưa thêm 310ha ruộng 2 vụ lên 3 vụ, tăng 3,4% so với mục tiêu. Đã tập trung đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đưa năng xuất lúa 2 vụ đạt 96 ta/ha ruộng 1 vụ lên sản xuất 2 vụ tăng 40,3%. Chú trọng mở rộng diện tích và thâm canh các loại cây hoa màu. Đưa tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2007 đạt 57.000 tấn tăng 1.000 tấn so với mục tiêu bình quân lương thực đầu người đạt 326,8kg/năm, tăng 25kg so với mục tiêu. Xây dựng được một số vùng lúa cao sản với diện tích gần 200 ha. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tương đối ổn định và mạnh. Diện tích chè hiện có 554 ha( có 435,5 ha chè kinh doanh) tăng 10% so với năm 2005 và tăng 2% so với mụctiêu. Năng xuất bình quân đạt 54 tạ/ha tăng 6% so với mục tiêu. Giống chè mới c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33176.doc