Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển–chi nhánh Thái Nguyên

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19 15 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN Hà Thị Thanh Hoa*, Dương Thị Thúy Hương Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, một phạm trù rộng lớn, nó vừa cụ thể vừa mang tính tổng hợp. Chất lượng tín dụng là tín hiệu tổng hợp, vừa phản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật

pdf5 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển–chi nhánh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế nói chung và hoạt động quản lý ngân hàng nói riêng, vừa phản ánh sự lớn mạnh và những mặt còn bất cập trong quản lý điều hành ngân hàng. Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của nhà quản trị ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Những năm gần đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên) được coi là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Thái Nguyên. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của BIDV Thái Nguyên cũng như bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố như: môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; môi trường xã hội; môi trường tự nhiên; khách hàng và bản thân các ngân hàng. Các nhà quản trị ngân hàng không thể không quan tâm đến những nhân tố này để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Từ khóa: Chất lượng tín dụng; ngân hàng; khách hàng; lãi suất; BIDV Thái Nguyên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chúng ta đã bước vào sân chơi chung với thế giới. Chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc chung, đó là cạnh tranh bình đẳng và hợp tác hai bên cùng có lợi. Trong môi trường kinh tế thế giới như vậy, yêu cầu khách quan và cấp bách đối với đất nước ta là phải nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của mình để hội nhập ngày càng sâu, rộng và có hiệu quả hơn. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế là lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng nếu được đảm bảo an toàn, hiệu quả thì sẽ có những đóng góp tích cực vào việc ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát, duy trì nhịp độ tăng trưởng của nên kinh tế. Tín dụng là một hoạt động sinh lời thiết yếu của các ngân hàng nhưng cũng là một hoạt động chứa đựng đầy rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng xuất phát từ sự vỡ nợ của một số ngân hàng lớn mà nguyên nhân cơ bản là không kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 đạt 27,65%, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra và tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 2,5% (chưa * Tel: 0949 330585 tính nợ xấu của tập đoàn Vinashin). Xét trên một khía cạnh nào đó, chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn tương đối tốt. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng thì việc kiểm soát chất lượng tín dụng luôn phải đặt lên hàng đầu. Trong tình hình chung của hệ thống ngân hàng thương mại như vậy, BIDV Thái Nguyên đã có những cố gắng để đảm bảo chất lượng tín dụng luôn trong tầm kiểm soát. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV năm 2010 là 15% và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với bình quân ngành (0,66%) [1]. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV THÁI NGUYÊN NĂM 2010 Để đánh giá chất lượng tín dụng của BIDV Thái Nguyên, chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau: Tình hình kinh doanh Nhìn chung, kết quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên năm 2010 là rất khả quan mặc dù tình hình kinh tế trong nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng còn nhiều khó khăn. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 9,55% so với năm 2009; nguồn vốn huy động tăng 15,29%; dự nợ tín dụng tăng 12,52% nhưng nợ xấu cũng tăng 0,06%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 15 chi nhánh cấp 1 của các ngân hàng thương mại nên sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19 16 Bảng 1: Tình hình kinh doanh của BIDV Thái Nguyên TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 So sánh 2010/2009 1 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 59,8 65,51 109,55% 2 Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 1.504 1.780,09 115,29% 3 Dư nợ tín dụng Tỷ đồng 2.404 2.704,89 112,52% 4 Tỷ lệ nợ xấu % 0,6% 0,66% 0,06% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của BIDV Thái Nguyên)[1] Chỉ tiêu định hướng bán lẻ Bảng 2: Các chỉ tiêu định hướng bán lẻ của BIDV Thái Nguyên. TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 So sánh 2010/2009 1 Huy động vốn bán lẻ Tỷ đồng 1.112 1.295,35 116,49% 2 Dư nợ tín dụng bán lẻ Tỷ đồng 120 147,48 122,9% 3 Số lượng thẻ Chiếc 19.427 4 Số CIF KH cá nhân Số 32.820 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của BIDV Thái Nguyên)[1] Như vậy, những chỉ tiêu định hướng bán lẻ căn bản của BIDV Thái Nguyên chưa đạt kế hoạch đề ra năm 2010. Thực tế, BIDV Thái Nguyên chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động bán lẻ của Chi nhánh. Mặt khác, năm 2010, giá vàng và đô la Mỹ biến động mạnh làm một phần tiền nhàn rỗi của dân cư có xu hướng chuyển sang đầu tư vào vàng và đô la. Chỉ tiêu quản lý kinh doanh Bảng 3:Tình hình quản lý kinh doanh của BIDV Thái Nguyên ĐVT: tỷ đồng. TT Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh 2010/2009 1 Huy động vốn theo đối tượng 1.504 1.780,09 118,36% A Định chế tài chính 27 10,87 40,26% B Khách hàng doanh nghiệp 365 473,87 129,83% C Bán lẻ 1.112 1.295,35 116,49% 2 Dư nợ tín dụng theo đối tượng 2380 2.704,89 113,65% A Định chế tài chính 0 B Khách hàng doanh nghiệp 2.260 2.557,41 113,16% C Bán lẻ 120 147,48 122,9% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của BIDV Thái Nguyên) [1] Khi phân tích chi tiết các chỉ tiêu về huy động vốn và cho vay theo đối tượng, có thể thấy BIDV có nguồn vốn huy động cơ bản từ dân cư (1c/1 = 73%) và đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp (2b/2 = 94,5%). Như vậy, mặc dù xác định rõ nguồn cung và cầu của nghiệp vụ tín dụng nhưng Chi nhánh BIDV Thái Nguyên còn nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ khu vực dân cư. Điểm mạnh nhất trong công tác huy động vốn của BIDV Thái Nguyên hiện nay có được là thương hiệu mạnh, nhưng so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần hiện tại ở Thái Nguyên thì chất lượng dịch vụ của BIDV Thái Nguyên trong công tác huy động vốn vẫn còn thua kém nhiều. Trên đây là một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh BIDV Thái Nguyên. Nhìn chung chất lượng hoạt động nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng, của BIDV Thái Nguyên năm 2010 là tương đối tốt. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của BIDV Thái Nguyên trong thời gian tới, chúng ta cùng xem xét những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của BIDV Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19 17 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV THÁI NGUYÊN Môi trường kinh doanh Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành trôi chảy. Năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi, kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã có tăng trưởng nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên năm 2010 là 11% là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn phát triển [2]. Với tốc độ tăng trưởng lớn hơn tốc độ tăng bình quân của nền kinh tế Việt Nam, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, nhất là hoạt động tín dụng. Thu nhập bình quân đầu người Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, khả năng tích lũy trong dân cư còn thấp (thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 17,5 triệu đồng [2]). Mặc dù thu nhập bình quân đầu người đã tăng 2,9 lần so với năm 2005 hay tăng 3 triệu đồng so với năm 2009, nhưng thu nhập bình quân còn thấp so với bình quân cả nước nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại tại Thái Nguyên nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng. Hơn nữa, thu nhập thấp và thói quen tiêu dùng làm khả năng cho vay đối với khách hàng cá nhân của các ngân hàng cũng chưa cao, chỉ chiếm 5,5% tổng dư nợ. Tỷ lệ lạm phát Bên cạnh đó, năm 2010 là một năm giá cả thị trường biến động rất mạnh mẽ, đặc biệt là giá vàng và giá đô la Mỹ. Vì lý do đó nên một phần lớn tích lũy của khu vực dân cư đã chuyển sang vàng và đô la làm ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn từ khu vực dân cư. Trên đây là một số nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô, tác động mạnh mẽ và toàn diện tới tất cả các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Ngoài ra, còn có các nhân tố mà bản thân mỗi ngân hàng lại có những cách ứng xử, lựa chọn khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Khách hàng Khách hàng là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng tín dụng. Vì thế, các ngân hàng luôn quan tâm đến chiến lược khách hàng để tìm cho mình những khách hàng trung thực và thực sự có khả năng kinh doanh. Những khách hàng này chính là người đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. BIDV Thái Nguyên luôn quan tâm đến sự lựa chọn khách hàng. Các khách hàng hiện nay của ngân hàng BIDV Thái Nguyên chủ yếu là các doanh nghiệp. Ngân hàng này chưa chú trọng tới đối tượng khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp của BIDV Thái Nguyên được đánh giá rất nghiêm túc, theo đúng quy trình lựa chọn khách hàng nên đa phần các khách hàng đều rất đáng tin cậy. Đối thủ cạnh tranh Hiện nay, trên một địa bàn nhỏ hẹp ở tỉnh Thái Nguyên có đến 15 ngân hàng thương mại cùng hoạt động làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Hơn nữa, những ngân hàng mới hoạt động tại Thái Nguyên thường có những chính sách thu hút khách hàng rất hấp dẫn, thái độ phục vụ của nhân viên rất lịch sự, niềm nở. Đây chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên. Đặc điểm chi nhánh BIDV Thái Nguyên Bản thân các ngân hàng phải luôn luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của mình nếu không muốn bị thất bại trong cạnh tranh. Hiện nay, nước ta đã có hơn 40 ngân hàng thương mại nên sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt. Các ngân hàng phải nhận thức được những nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của bản thân mình nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19 18 Một là, chiến lược kinh doanh. Là chi nhánh cấp 1 của BIDV nên BIDV Thái Nguyên tuân thủ theo chiến lược chung của BIDV. Tuy nhiên, do sự phát triển các điều kiện kinh tế và xã hội của địa phương cũng như một số nhân tố khách quan, nên BIDV Thái Nguyên vẫn có những đặc điểm riêng biệt của mình. Với tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới còn nhiều khó khăn, BIDV Thái Nguyên xác định theo đuổi chiến lược tập trung khai thác thị trường. Hai là, lãi suất cho vay. Theo kế hoạch mà NHNN công bố thì năm 2012 sẽ cố gắng đưa lãi suất về mức quanh 10% [1]. Do đó, BIDV Thái Nguyên cũng có kế hoạch để chuẩn bị cho xu hướng mới của lãi suất trong thời kỳ này. Ba là, công tác quản lý nhân sự. Đến 31/12/2009, tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thái Nguyên là 139 người, trong đó trong đó số lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm trên 80% [1]. Nguồn nhân lực không ngừng được bổ sung, trẻ hoá. Công tác tuyển dụng được tiến hành hàng năm một cách công khai, nghiêm túc đảm bảo tuyển chọn được người tài phục vụ cho Chi nhánh. Các cán bộ trong Chi nhánh luôn có ý thức tự học tập, trau dồi, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu công tác ngày càng cao. Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng cần nắm vững các nhân tố và mức độ ảnh hưởng, tác động tích cực, tiêu cực đến chất lượng tín dụng để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng hợp lý. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV THÁI NGUYÊN Về quản trị điều hành: - Nắm chắc quan điểm chỉ đạo về chính sách tiền tệ của Thống đốc NHNN, của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Có nhiều giải pháp điều hành quyết liệt, năng động, sáng tạo để thực thi có hiệu quả nhất là trong môi trường kinh tế, tiền tệ - tín dụng biến động phức tạp, khó khăn như năm 2012. Kiên định với mục tiêu kinh doanh đã hoạch định, kiên quyết trong chỉ đạo điều hành, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ. - Xác định rõ tiềm năng thế mạnh của địa bàn. Thực hiện đánh giá phân tích nền khách hàng hiện có, xây dựng và phát triển cho được một nền khách hàng tốt có khả năng kinh doanh, phát triển trong tương lai. Xây dựng một nền khách hàng tốt là xây dựng một thị trường tốt cho các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng, đồng thời cũng là thị trường cung cấp yếu tố đầu vào là nguồn vốn cho chi nhánh. Đây là yếu tố quyết định cho việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu hoạt động của chi nhánh. - Phải tập trung mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của chi nhánh có “tâm” có “tầm” đáp ứng cho yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển hội nhập của hệ thống. Đây là nền tảng tạo nên sức mạnh cạnh tranh và sự phát triển lâu dài, ổn định của chi nhánh. - Chú trọng công tác xây dựng và phát triển Đảng. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tạo lập sự thống nhất cao trong nội bộ. Xây dựng chi bộ Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh là hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết của chi nhánh. Thành công của một chi nhánh chỉ có thể có được khi biết tập hợp và phát huy sức mạnh của tập thể CBCNV. Về sản phẩm bán lẻ của chi nhánh: - Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thu hút khách hàng cho sản phẩm bán lẻ tại chi nhánh như: + Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, duy trì, theo dõi và nâng cấp chất lượng sản phẩm. + Tăng cường công tác marketing, quảng bá thương hiệu. + Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh. + Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ cũ và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên. [2]. Báo cáo số 111/BC-UBND về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 15 - 19 19 [3]. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, (2004), Ngân hàng thương mại - Nxb Thống kê Hà Nội. [4]. PGS.TS Lưu Thị Hương, (2003), Tài chính doanh nghiệp - Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. [5]. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, (2005), Lý thuyết tài chính tiền tệ - Nxb Thống kê Hà Nội,. [6]. TS Nguyễn Thu Thảo, (2006), Thanh toán quốc tế - Nxb Học viện Tài chính. SUMMARY FACTORS INFLUENCING THE CREDIT QUALITY OF THE BANK OF INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM – THAI NGUYEN BRANCH Ha Thi Thanh Hoa*, Duong Thi Thuy Huong College of Economics and Business Administration - TNU Credit quality is a relative concept and a great category as well. It is a general signal expressing the legal improvement level in economic management in general, and in bank management in particular. It also shows strengths and weaknesses in bank management. Credit quality is not only the bank administers’ concern but the whole society’s as well. The Bank of Investment and Development of Viet Nam, Thai Nguyen Branch (BIDV Thai Nguyen) is one of the top commercial banks in Thai Nguyen province. The credit quality of BIDV Thai Nguyen, like any other commercial banks, depends on many factors, such as economic, legal, social and natural environments; clients and the bank by itself. Bank administers, hence, must take much consideration on these factors to find out suitable solutions to enhance the credit quality for their banks. Key words: Credit quality, bank, client, interest rate, BIDV Thai Nguyen. * Tel: 0949 330585 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_nhan_to_anh_huong_toi_chat_luong_tin_dung_cua_ngan_han.pdf