Phân công - Hiệp tác lao động tại Nhà máy Chế tạo thiết bị & kết cấu thép - Công ty Xây dựng & lắp máy 10 - Bộ Xây dựng

Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo Trung ương I Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I được thành lập ngày 28/5/1988 theo Nghị định số 93 HĐBT của Chính phủ trên cơ sở sát nhập hai trường đào tạo mầm non. - Trường mẫu giáo TW Nam Hà (1964 - 1988) - Trường Trung cấp nuôi dạy trẻ TW (1972 - 1988) Qua 10 năm hình thành và phát triển Trường đã đào tạo được 13.500 giáo viên, cán bộ giáo dục, cán bộ quản lý ngành học mầm non, trong đó có

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân công - Hiệp tác lao động tại Nhà máy Chế tạo thiết bị & kết cấu thép - Công ty Xây dựng & lắp máy 10 - Bộ Xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên 1.500 giáo viên, được đào tạo ở trình độ Cao đẳng cho các tỉnh phía Bắc. Qui mô đào tạo của Trường đã được mở rộng gấp 5 lần so với lúc thành lập cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng như chất lượng công tác quản lý và đào tạo. Trong thời gian đó Trường đã tiến hành nghiên cứu gần 70 dự án, đề tài về giáo dục mầm non bao gồm: - 39 đề tài nghiên cứu cấp Bộ - 25 đề tài nghiên cứu cấp Trường Hầu hết các đề tài được đánh giá suất sắc và các kết quả nghiên cứu khoa học đã được áp dụng ở các mức độ khác nhau vào công tác đào tạo giáo viên mầm non và công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong những Trường mầm non. Trên cơ sở những thành tựu mà Trường đặt ra được, Trường đã được Nhà nước - Bộ Giáo dục & đào tạo trao tặng một số danh hiệu cao quí sau: - 1 Huân chương lao động hạng nhì - 3 Huân chương lao động hạng ba cho hai cơ sở thực hành của trường - 3 cờ thi đua của Bộ Giáo dục và đào tạo về chất lượng quản lý đào tạo. Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I luôn được coi là Trường trọng điểm và đầu ngành trong khối các trường đào tạo giáo viên mầm non của cả nước. Trường có vị trí trung tâm trong hệ thống các Trường Sư phạm mầm non. Trong phạm vi của cả nước Bộ giáo dục & đào tạo tổ chức 3 trường gồm: Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I cho các tỉnh phía Bắc Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW II cho các tỉnh miền Trung Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW III cho các tỉnh miền Nam Cả ba trường này trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo. Dưới cấp Cao đẳng là các trường Trung học nuôi dạy trẻ các tỉnh và thành phố trực thuộc các sở Giáo dục & Đào tạo. Các trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho các trường Trung học nuôi dạy trẻ và một tỷ lệ nhỏ có thể xuống làm việc trực tiếp tại các trường mầm non. Trong khối các Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo thì Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I được coi là trường trọng điểm và đầu ngành trong khối các trường đào tạo giáo viên mầm non. Trường có nhiệm vụ đi trước một bước trong các việc: xây dựng chương trình, giáo trình, các nghiên cứu về phương pháp giảng dạy cũng như các phương pháp nuôi dạy trẻ. Sơ đồ hệ thống các trường sư phạm trong cả nước Bộ giáo dục & Đào tạo Vụ giáo dục mầm non Trường CĐSPMGTWIII Trường CĐSPMGTWII Trường CĐSPMGTWI Trường Trung học SP nuôi dạy trẻ Trường Trung học SP nuôi dạy trẻ Trường Trung học SP nuôi dạy trẻ Các trường mầm non Các trường mầm non Các trường mầm non * Chức năng nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I Xuất phát từ vị trí của trường trong hệ thống các trường mầm non. Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TWI có các chức năng nhiệm vụ sau: * Chức năng: - Đào tạo giáo viên mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) - Nghiên cứu khoa học giáo dục nuôi và dạy trẻ mầm non - Tổ chức triển khai các kết quả nghiên cứu trong phạm vi ngành giáo dục mầm non. * Nhiệm vụ chính của trường là việc đào tạo những giáo viên sư phạm mầm non có: - Trình độ cao đẳng, có tư tưởng đạo đức tốt, yêu nước, yêu trẻ thơ. - Có tinh thần trách nhiệm với trẻ em. - Có tác phong tư cách của người giáo viên - Có trí thức khoa học và nghiệp vụ để chăm sóc giáo dục, bảo vệ trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi theo yêu cầu của ngành giáo dục mầm non. Những giáo viên Sư phạm do Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I đào tạo ra phải đạt các tiêu chuân sau: * Về phẩm chất: Yêu nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng trong công tác giáo dục mầm non. Nhanh nhẹn, vui tươi cởi mở dịu dàng, thương yêu trẻ cẩn thận chịu khó, công bằng, tôn trọng và dễ hoà nhập với trẻ . * Về năng lực: - Có trí thức khoa học ở mức Cao đẳng Sư phạm về chăm sóc trẻ em, bao gồm các tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội, tâm lý học, giáo dục học, nghệ thuật, thẩm mỹ ... làm cơ sở cho kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ em và khả năng tiếp tục đào tạo để nâng cao trình độ. * Về kỹ năng nghề nghiệp bao gồm: - Biết lập kế hoạch giáo dục trẻ ở Trường cấp độ tuổi. - Có năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm giáo dục trẻ em. - Có tay nghề trong các quá trình nuôi dưỡng trẻ theo các yêu cầu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở cả hai lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh ở mọi loại hình trường, lớp, nhà trẻ, mẫu giáo quốc lập, dân lập, nhóm trẻ gia đình. - Có năng lực tiếp cận với từng cá nhân và tập thể trẻ. Ghi nhận sự thay đổi, phát triển của trẻ dưới ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục. - Có năng lực quan sát, đánh giá phân tích hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, biết đánh giá việc thực hiện giáo dục ở từng độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo của đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Biết cách sử dụng các đồ dùng thiết bị dạy học cần thiết, có khả năng sửa chữa và làm các đồ dùng dạy học đơn giản. - Có năng lực tuyên truyền khoa học nuôi dạy trẻ em - Có năng lực theo dõi xử lý kịp thời các thông tin chuyên ngành, có khả năng rút kinh nghiệm, tự nâng cao trình độ chuyên môn. - Có sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ em, có thói quen và phương pháp giữ gin sức khoẻ cho bản thân. * Các mỗi quan hệ giữa nhà trường với môi trường bên ngoài: Các mối quan hệ giữa nhà trường với môi trường bên ngoài được thể hiện theo sơ đồ sau: Nhà nước Bộ giáo dục & Đào tạo Các cơ sở thu nhận sinh viên tốt nghiệp Các trường PTTH, các trường gửi người đến học HT quản lý Từ các trường đồng nghiệp trong và ngoài nước Hệ thống tác nghiệp Trường CĐSPMGTWI Từ các trường Đại học khác Từ môi trường xã hội xung quanh Sơ đồ quan hệ thông tin giữa nhà trường và môi trường xung quanh * Mối quan hệ giưã Trường và Bộ giáo dục và đào tạo: Đây là mối quan hệ theo cơ cấu trực tuyến tham mưu. Hàng năm Bộ giáo dục và đào tạo cho trường các chỉ tiêu chủ yếu. Các thông tin quyết định toàn bộ các quản lý, điều hành và hoạt động đào tạo của Trường. - Chỉ tiêu về số lượng sinh viên đào tạo - Chỉ tiêu về chất lượng sinh viên đào tạo - Nguồn kinh phí đào tạo v.v. Trường có trách nhiệm cung cấp các thông tin phản hồi về thực tế thực hiện các chỉ tiêu của Trường. * Mối quan hệ giữa Trường và các cấp tương đương. Mối quan hệ giữa Trường với các cơ sở cung cấp sinh viên đầu vào như Trường phổ thông, các cơ sở giảng dạy v.v... * Mối quan hệ giữa Trường với các cơ quan chức năng đào tạo khác như: các Trường Đại học, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm giúp Trường có được các thông tin về công tác đào tạo, nghiên cứu, triển khai. * Mối quan hệ giữa nhà trường và môi trường xã hội thông qua đó nhà trường có được các thông tin về nhu cầu giáo viên Sư phạm mầm non về trình độ, năng lực, kỹ năng, phẩm chất. * Mối quan hệ giữa trường với các cơ sở đào tạo nhằm giúp Trường có được thông tin về chất lượng đào tạo của Trường. Trong thời gian qua, Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I là một trường đứng ở vị trí trọng điểm của khối trường đào tạo giáo viên sư phạm mầm non. Nhà trường đã góp phần không nhỏ trong việc kinh doanh và phát triển ngành Sư phạm mầm non của đất nước.Để không ngừng hoàn thiện trong việc nâng cao chất lượng, đào tạo Trường đã luôn năng động sáng tạo trong việc cải tiến công tác quản lý, điều hành, đào tạo nhằm đưa đội ngũ sinh viên sau khi ra trường có đủ các yếu tố cần thiết của người giáo viên sư phạm mầm non. Phần II: Một số đặc điểm chính của Trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I. I. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Trường Xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của Trường là đào tạo các giáo viên Sư phạm mầm non nên cơ cấu tổ chức của Trường được hình thành có nhiều điểm khác biệt so với các trường Đại học Cao đẳng khác. Cơ cấu tổ chức của Trường được thể hiện theo sơ đồ sau: Hiệu trưởng Hiệu phó tổ chức Hiệu phó QL sinh viên Phòng Tổ chức Phòng Đào tạo Hiệu phó đào tạo Phòng tài vụ thiết bị Đời sống Vật tư Bảo vệ Văn, toán, tâm lý, nhạc, hoạ, tạo hình Thiết bị Kế toán * Hiệu trưởng là người có quyền hạn cao nhất trong việc ra các quyết định và tổ chức thực hiện quy định tại Trường. Hiệu trưởng là người đại diện cao nhất của Trường trong việc nhận trước Bộ giáo dục & đào tạo về kết quả thực hiện các kế hoạch Bộ giao. * Hai phó hiệu trưởng: Là người chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng theo từng chuyên môn. - Hiệu phó phu trách đào tạo: Quản lý toàn bộ chuyên môn - Kế hoạch đào tạo - Hiệu phó phụ trách quản lý sinh viên: Đời sống tư tưởng văn hoá của sinh viên - Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất: Đảm bảo hỗ trợ đầy đủ các yêu cầu vật chất của công tác đào tạo. *Phòng Đào tạo: Bao gồm các tổ bộ môn và giáo vụ. Nhiệm vụ chính của Phòng đào tạo là: + Tổ chức công tác đào tạo theo kế hoạch Bộ và Hiệu trưởng giao - Tổ chức công tác tuyển sinh - Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học. - Chỉ đạo biên soạn bài giảng - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. - Chỉ đạo đổi mới các hình thức dạy học - Hướng dẫn phương pháp học tập và tổ chức các hình thức học tập. - Hướng dẫn nâng cao năng lực tự học của sinh viên. - Xây dựng thực hiện nề nếp học tập - Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy. + Thực hiện công tác đào tạo - Kế hoạch giảng dạy cho sinh viên theo từng kỳ từng khoá - Xây dựng lịch giảng dạy cho giáo viên và sinh viên - Các nội dung chính của công tác giảng dạy. + Kiểm tra đánh giá công tác đào tạo. * Phòng tổ chức: Là phòng có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác quản trị nhân sự có nhiệm vụ sau: - Tuyển dụng cán bộ, giáo viên - Bố trí sắp xếp cán bộ theo đúng chức năng ngành nghề. - Thực hiện các chính sách chế độ của cán bộ giáo viên trong trường như lương, phúc lợi, bảo hiểm. - Tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên trong trường. - Xây dựng môi trường giáo dục trong sinh viên - Thực hiện công tác hành chính quản trị trong trường. - Bảo đảm an nin trật tự. * Phòng tài vụ thiết bị: Đây là phòng chức năng có nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo về mặt kinh tế. Phòng tài vụ thiết bị có các nhiệm vụ cụ thể sau: + Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu dạy và học của sinh viên. - Các trang bị trên giảng đường: Bàn, ghế, bảng, hệ thống ánh sáng, thông gió, phấn, bảng. - Các trang thiết bị dạy học: Mô hình, giáo cụ, máy nghe nhìn v.v. - Các trang bị khu nội trú sinh viên: Nhà ở, giường, hệ thống căng tin, phục vụ. - Các phương tiện đi lại của Trường như: ô tô, cơ điện, nước v.v.. + Quản lý tài chính phục vụ cho đào tạo - Chi lương giáo viên - Chi học bổng cho sinh viên - Chi lương cho khối phục vụ - Thu các khoản đóng góp từ các hoạt động khác - Phân bổ kinh phí đào tạo cho từng học kỳ. + Quản lý công tác XDCB, mua sắm vật tự thiết bị v.v... II/ Đặc điểm về cơ cấu đào tạo: Xuất phát từ đặc điểm Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I là nhà trường đào tạo giáo viên Sư phạm mầm non nên cơ cấu đào tạo của trường chỉ có duy nhất là phòng đào tạo. Phòng đào tạo tổ chức và quản lý tất cả các khâu của quá trình đào tạo như nhà trường. Đồng thời phòng đào tạo cũng quản lý nội dung chuyên môn. Nhà Trường không phân khoa và không có chuyên ngành. * Qui trình đào tạo: - Tuyển sinh vào đầu năm học như các trường Đại học & Cao đẳng trong cả nước. - Sinh viên được phân vào các lớp (không phân theo khoa và chuyên ngành) - Quá trình học tập được tiến hành trong 4 năm gồm: 3 năm nghe giảng trên lớp và làm bài tập ở nhà Năm cuối đi thực tập sau đó thi hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Thi TN Thực tập Học tập Phân lớp Tuyển sinh * Hệ thống giáo trình trong thời gian học: Nội dung học tập của sinh viên được chia làm 2 giai đoạn chính: - Giai đoạn 1: Đại cương - Giai đoạn 2: Chuyên ngành. Với khung chương trình các môn học như sau : Số TT Kiến thức giáo dục đại cương ĐVHT Số TT Kiến thức giáo dục chuyên ngành ĐVHT A. Học phần bắt buộc B. Học phần bắt buộc 1 Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin 5 1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý trẻ em 3 2 Triết học Mác - Lênin 5 2 Dinh dưỡng 3 3 Chủ nghĩa XHKH 4 3 Vệ sinh 3 4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 4 Phòng bệnh trẻ em 2 5 Ngoại ngữ 4 5 Tâm lý học trẻ em 7 6 Giáo dục Quốc phòng 4 tuần 6 Giáo dục học trẻ em 9 7 Tâm lý học đại cương 3 7 Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ em 5 8 Giáo dục học đại cương 3 8 Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em 8 9 Logic học 3 9 Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ em 10 10 Mỹ học đại cương 3 10 Phương pháp phát triển ngôn ngữ 4 11 Tiếng Việt thực hành 3 11 Phương pháp cho trẻ em làm quen với tác phẩm văn học 3 12 Kiến thức giáo dục đại cương 3 12 Phương pháp cho trẻ em làm quen với môi trường xung quanh 3 13 Môi trường và con người 3 13 Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4 14 Giáo dục thể chất 5 14 Thực hành nghiệp vụ và thực tập tốt nghiệp 12 - 10 B. Học phần tự chọn B. Học phần tự chọn Chọn hai trong các học phần tự chọn sau Chọn một trong các học phần của nhóm B1 và một trong các học phần của nhóm B2 1 Pháp luật Việt Nam Đại cương 3 Nhóm học phần B1 4 2 Nhập môn tin học 3 - Nhạc, múa, tạo hình.... 4 3 Nhập môn xã hội học 3 - Thể dục nghệ thuật 5 4 Toán cao cấp 3 - Thống kê và phương pháp dạy toán cho trẻ mẫu giáo 2 B. Nhóm học phần B2: - Ngôn ngữ: Tâm bệnh học Tâm lý học Quản lý ngành học * Đặc điểm của quá trình dạy - học Cấu trúc của quá trình dạy - học tuân theo sơ đồ sau: Tri thức khoa học Kiểm tra, đánh giá Tiếp thu, truyền đạt Học Lĩnh hội Tự điểu khiển Dạy Truyền dẫn Điều khiển * Đặc trưng của hệ thống quản lý dạy và học Cấu trúc của quá trình dạy - học tuân theo sơ đồ: Xem trang bên * Đặc điểm của đội ngũ sinh viên. Tổng số: 226 cán bộ CNV Trong đó: 78 cán bộ giảng dạy, 101 cán bộ giảng dạy thực hành Giáo sư + Phó giáo sư: 2 Trình độ TS. PTS: 3 Thạc sĩ: 7 NCS: 6 Số còn lại chủ yếu là Đại học và Cao đẳng Đội ngũ giáo viên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó đội ngũ giáo viên không đồng đều về nhiều mặt. Nhiều giáo viên được đào tạo từ Liên Xô và các nước Đông Âu. Một số trẻ được đào tạo từ các nước phương tây... Cấu trúc của quá trình dạy học Quản lý hoạt động dạy học P.pháp học P.pháp dạy P.pháp dạy Phương tiện dạy Phương tiện dạy Nội dung dạy P.pháp dạy Đánh giá sản phẩm dạy học, chất lượng hiệu quả Mục đích dạy học, nhiệm vụ dạy học Thi Nội dung dạy Hình thức dạy Môi trường kinh tế - xã hội III. Đặc điểm cơ cấu quản lý kinh tế của nhà trường: * Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I được qui hoạch tại Nghĩa Tân, Nghĩa Đô Hà Nội. Cơ sở vật chất của Trường có: 5 nhà cao tầng dùng cho: - Khu công chức làm việc - Khu giảng đường - Khu ký túc xá sinh viên Trang thiết bị bao gồm: - Tất cả các phòng làm việc, phòng học đều được trang bị đủ bàn ghế và các đồ dùng phương tiện dạy học cần thiết - Hệ thống thư viện nhỏ, số lượng sách chưa nhiều. - Có phòng máy tính 30 chiếc - Có phòng tập hát, múa cho sinh viên luyện tập. - Có các phương tiện khác như: Hệ thống điện, nước, phương tiện chuyên chở v.v... Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết chưa đáp ứng được với yêu cầu học tập và chất lượng giảng dạy. * Đặc điểm quản lý kinh tế: Do là trường Sư phạm sinh viên được cấp học bổng nên Trường không có khoản thu nào khác ngoài phần kinh phí ngân sách mà Bộ giáo dục và đào tạo cấp hàng năm. Kinh phí ngân sách cho đào tạo Lương giáo viên Học bổng sinh viên C.phí cho nghiên cứu khoa học C.phí hoạt động hỗ trợ dạy học Trang bị đồ dùng dạy học * Khoản chi lương giáo viên được xác định bằng cách: Tổng số giờ giảng x đơn giá 1 giờ x Hệ số cấp bậc Lương giáo viên thường được dự toán theo kế hoạch đào tạo hàng năm. * Khoản chi học bổng: Số sinh viên x mức học bổng Thường được dự toán theo chỉ tiêu tuyển sinh * Các khoản chi còn lại được xác định theo những qui định khác nhau, tuỳ theo từng thời kỳ. Có thể phần kinh phí trang bị đồ dùng dạy học nhiều, hoặc chi cho hoạt động hỗ trợ dạy học hiền. Tuy nhiên chi phí cho nghiên cứu thường chiếm khoảng 7 - 8% tổng kinh phí đào tạo. Phần III: Thực trạng công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TW I. - Tổng số sinh viên đào tạo của Trường trong (4 khoá) là 5.000 người. - Những thành tựu mà Trường đã đạt được: + Đào tạo được số lượng lớn giáo viên Sư phạm mầm non cho đất nước. + Có những đóng góp cơ bản trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở những nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn + Góp phần hình thành được hệ thống các trường Trung cấp nuôi dạy trẻ và hệ thống các trường mẫu giáo nhà trẻ trong cả nước. Bên cạnh đó nhà trường còn những hạn chế sau: + Sinh viên sau khi tốt nghiệp thường: - ý thức yêu nghề chưa cao. Một số học xong hay chuyển nghề - Trình độ nghiệp vụ chưa được phát huy hết trong quá trình dạy học - Chưa có tính sáng tạo tự chủ trong khi làm việc. Chủ yếu sinh viên ra trường được học những gì thì dạy những thứ đó. *Một số kiến nghị: - Đầu tư mở rộng nâng cấp trang thiết bị - Hoàn chỉnh hệ thống giáo trình có chất lượng - Xây dựng hệ thống công cụ phục vụ giảng dạy - Tăng nguồn ngân sách cấp phát cho trường - Tăng trợ cấp cho cán bộ và sinh viên - Thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý - Hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý. Với vai trò và vị trí quan trọng của Trường Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo TWI trong hệ thống giáo dục mầm non nói riêng, việc nâng cao chất lượng đào tạo sẽ là điểm mấu chốt đảm bảo hiệu quả việc đầu tư trong giáo dục. Việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu và khả thi là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi sự đầu tư không chỉ của riêng ngành Giáo dục Đào tạo mà còn có sự trợ giúp của các ngành hữu quan. Báo cáo tổng hợp Tình hình sản xuất - kinh doanh tại xí nghiệp in vé Hà Nội - Liên hiệp đường sắt Hà Nội. - Trong thời gian kiến tập tại Xí nghiệp in vé Hà Nội thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam em đã tìm hiểu thực tiễn công tác tổ chức điều hành sản xuất của Xí nghiệp cùng với kiến thức đã học tại trường em xin trình bày báo cáo tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nội dung báo cáo gôm các phần: Phần I: Quá trình hình thành các chức năng nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp. Phần II: Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Xí nghiệp in vé Hà Nội. Cơ cấu lao động - cơ cấu tổ chức sản xuất - cơ cấu tổ chức quản lý ... Phần III: Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp in vé Hà Nội - Liên hiệp Đường sắt Việt Nam. Các chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp trong từng thời kỳ. Xí nghiệp in vé Hà Nội trực thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam được hình thành và tồn tại theo sự phát triển của ngành Đường sắt Việt Nam. Kể từ ngày thành lập 6/4/1955 đến nay Xí nghiệp đã nhiều lần đổi tên và thay đổi cơ cấu quản lý, sản xuất để phù hợp với nhiệm vụ được giao và cơ chế quản lý của ngành. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp được trải qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Từ năm 1955 đến năm 1978: Tiền thân của Xí nghiệp là xưởng in vé nằm trong vụ tài vụ Tổng cục Đường sắt. * Chức năng chính: - In các loại vé tàu hoả - In các ấn phẩm phục vụ công tác quản lý của ngành - In các ấn phẩm (ngoài kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải): Bảng biểu thống kê kế toán, các văn bản Nghị định. * Nhiệm vụ: - In đúng số lượng ấn phẩm mà Vụ tài vụ giao. - In đủ số lượng ấn phẩm - Hoàn thành các kế hoạch in bổ sung của Bộ Giao thông vận tải. - Đảm bảo hoàn thành các kế hoạch phục vụ nhu cầu về vé đi lại của Tổng cục Đường sắt. Trong giai đoạn này xưởng hoàn thành nhiệm vụ đồng nghĩa với việc tất cả các loại ấn phẩm đều được đáp ứng đầy đủ về số lượng và thời gian. Tất cả các hành khách đi tàu đều có đủ vé để mua. Trong giai đoạn này với cơ chế tập trung cao độ xưởng in chỉ quan tâm tới việc hoàn thành khối lượng công việc được giao mà không quan tâm đến chất lượng cũng như việc sử dụng thiết bị và nguồn vốn. Sản phẩm chính lúc này là những tấm vé có chất liệu bằng bìa Cattông in chữ màu đen hoặc màu đỏ có kích thước 5,5cm x 3,2cm và các loại giấy tờ đơn giản phục vụ quản lý của ngành giao thông vận tải, ngành Đường sắt. Thiết bị trong dây chuyền in là những máy in vé bìa và các máy in Ty Po có từ thời Pháp để lại, vật liệu in vé chủ yếu là Cattông rơm có chiều dày 0,1cm với định lượng 300g/m2 và các loại giấy bìa khác có định lượng từ 28 - 150g/m2 để in ấn phẩm. - Với vật tư và thiết kế như vậy nên tấm vé do Xí nghiệp làm ra chỉ đáp ứng được mục đích có vé cho người đi tàu còn các mục đích khác chưa làm được thậm chí cả việc chống làm giả hoặc quản lý về mọi mặt như thống kê tài chính đối với vé. - Giai đoạn II: Từ năm 1975 - 1986 Sau năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước thống nhất do đó đồng bào giữa hai miền Nam - Bắc được giao lưu thông thương về mọi mặt. Nên việc đi lại của nhân dân bằng tàu hoả ngày càng nhiều. Con tàu không chỉ là mục đích chuyên chở mà còn là nhịp cầu giao lưu tuyên truyền thông tin văn hoá - xã hội khắp mọi miền của đất nước. Do vậy công tác quản lý hạch toán sản xuất kinh doanh của ngành Đường sắt trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Và tất yếu xưởng in vé vẫn cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Để đáp ứng tình hình kinh tế - xã hội và phù hợp với cơ chế quản lý của ngành Đường sắt, kịp thời phục vụ cho việc đi lại của nhân dân đảm bảo tính văn minh thẩm mỹ của tấm vé cũng như tiện cho việc tính toán nên ngày 10/12/1985 theo quyết định số 656QĐ/TV của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt xưởng in vé sẽ được giao nhiệm vụ in các loại vé mới thay thế các loại vé cũ. Đồng thời cũng theo quyết định trên xưởng in được đổi thành Xí nghiệp in vé Hà Nội trực thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam. Lúc này Xí nghiệp có tổng số cán bộ công nhân viên là: 82 người * Chức năng: - In vé tàu hoả - In các ấn phẩm * Nhiệm vụ: Đáp ứng mọi nhu cầu về vé đi tàu của ngành Đường sắt. - Cung cấp một số loại phục vụ trong ngành như biểu bảng hướng dẫn. Đây thực sự là giai đoạn đổi mới của Xí nghiệp cả về chất lượng và số lượng. Việc đầu tư cho máy móc thiết bị đã được quan tâm đúng mức thể hiện ở việc Liên hiệp đầu tư cho Xí nghiệp 2 máy in Typo, 1 máy in offset, các máy xén đóng... của Cộng hoà dân chủ Đức. - Nguồn lao động đã được đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của máy móc thiết bị. Những chiếc vé thời kỳ này đã được in mang tính thẩm mỹ, chứa đựng những thông tin tiện cho việc quản lý. Giai đoạn III: Từ năm 1986 trở lại đây. Để phù hợp với hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, từ năm 1986 sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền kinh tế nước ta được chuyển từ cơ chế nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường (có 5 thành phần kinh tế) từ đây các Xí nghiệp, cơ quan sản xuất kinh doanh được giao quyền tự chủ về tài chính, tự khai thác vật tư, vật liệu, tự tìm thị trường tiêu thụ. Thực tế này rất khó khăn đối với ngành vận tải Đường sắt vì ngành vận tải Đường sắt có mặt trên khắp đất nước, số lượng trên dưới 4 vạn CBCNV nhưng chỉ là 1 đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân đầy đủ, trong đó có nhiều đơn vị phụ thuộc, sản xuất nhiều ngành hàng khác nhau, kết quả cuối cung những sản phẩm đó phối kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm chính là tấn/km và hành khách/km vì kết cấu sản phẩm của ngành vận tải đường sắt như vậy nên các đơn vị phụ thuộc đều hạch toán nội bộ (Xí nghiệp in vé Hà Nội là một trong các đơn vị đó). Xí nghiệp in vé Hà Nội là đơn vị phục vụ vận tải, tuy sản phẩm của Xí nghiệp là những tấm vé và những ấn phẩm chỉ hoàn chỉnh nhưng vé và ấn chỉ chỉ là một phần rất nhỏ cấu thành nên sản phẩm chính của ngành. Vì vậy sản phẩm của Xí nghiệp là sản phẩm công đoạn của ngành vận tải Đường sắt, với lý do như vậy nên giá bán sản phẩm của Xí nghiệp được Liên hiệp Đường sắt Việt Nam định giá, thị trường tiêu thụ là khách hàng chỉ định nên kết quả sản xuất hàng năm Xí nghiệp không xác định lãi lỗ, chỉ xác định tiết kiệm chi, mọi quyền lợi hưởng theo quy chế chung của ngành Đường sắt. Để hoà nhập vào công cuộc đổi mới vững bước trên con đường xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành Đường sắt. Xí nghiệp đã được Liên hiệp Đường sắt Việt Nam cho đổi mới trang thiết bị thay thế dần dây chuyên in Typô bằng dây chuyền in offset hiện đại (năng suất in offset gấp 5 lần in Typô) sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Theo Nghị quyết VII của Đảng uỷ đường sắt khoá VII là đẩy mạnh sản xuất sản phẩm của ngành và mở rộng các mặt hàng khai thác ngoài các sản phẩm phục vụ đường sắt. Thực hiện Nghị quyết đó Xí nghiệp đã phát huy tinh thần hăng say sản xuất khai thác hết công suất thiết bị máy móc sẵn có, sắp xếp lại lao động hợp lý để đẩy mạnh tăng năng suất, tạo ra nhiêu sản phẩm của cải vật chất và nâng cao đời sống CBCNV kết quả năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ công nhân viên chức luôn được đào tạo thêm để nâng cao trình độ tay nghề. Cho tới nay Xí nghiệp in vé là một trong những doanh nghiệp in chất lượng cao của Hà Nội. Vị trí của Xí nghiệp in vé Hà Nội trong cơ cấu quản lý của ngành Đường sắt Sơ đồ cơ cấu quản lý của Xí nghiệp Liên hiệp Đường sắt Việt Nam Tổ kinh doanh Tổ vốn XN dịch vụ Xí nghiệp in lẻ XN vận chuyển khu vực II XN vận chuyển khu vực I Ban cầu đường Ban thiết bị Ban hành khách vận chuyển Ban kế toán tài vụ Phòng điều độ Phòng thanh tra Phần II: Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Xí nghiệp in vé Hà Nội 2.1/ Đặc điểm bộ máy quản lý của Xí nghiệp Để đảm bảo việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý Xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng chỉ huy. Do qui mô của Xí nghiệp không lớn, quá trình sản xuất tập trung, sản phẩm có trình độ chuyên môn hoá cao nên bộ máy quản lý của Xí nghiệp nhỏ, gọn dễ quản lý, dễ tập trung quyền hạn và xác định rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận. Có thể khái quát bộ máy quản lý của Xí nghiệp theo sơ đồ sau: Giám đốc P. Kế hoạch tổng hợp P. Giám đốc sản xuất P. Kế toán P. Nhân chính Tổ vé - sách Tổ in offset Tổ in Typo Tổ bảo vệ Qua sơ đồ bộ máy tổ chức của Xí nghiệp ta thấy tổ chức quản lý được phân ra làm nhiều cấp khác nhau từ cao đến thấp. * Cấp cao nhất là Giám đốc Xí nghiệp: Là người đại diện cao nhất của Xí nghiệp trước cơ quan chủ quản. Trong Xí nghiệp Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong việc ra quyết định và tổ chức thực hiện. * Phó Giám đốc: là người trực tiếp nhận quyết định của Giám đốc, thay mặt Giám đốc giải quyết một số công việc theo lĩnh vực chuyên môn. * Các phòng ban chức năng: gồm 3 phòng + Phòng Kế toán tài vụ: gồm 3 người có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán kế toán, đảm bảo vốn sản xuất cho Xí nghiệp. - Phụ trách phòng là Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của phòng. - Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội kiêm thủ quỹ. - Kế toán thanh toán kiêm kế toán vật tư + Phòng kế hoạch tổng hợp: gồm 5 người có nhiệm vụ - Nhận hàng theo đơn đặt hàng - Lập kế hoạch sản xuất - Xác định định mức vật tư - Thực hiện giám sát chất lượng - Đảm bảo cho sản xuất được nhịp nhàng đều đặn. + Phòng nhân chính: gồm 5 người do 1 trưởng phòng điều hành có các nhiệm vụ sau: - Tổ chức tuyển dụng lao động - Sắp xếp lao động: đúng người, đúng việc, đúng ngành nghề. - Quản lý công tác lao động - Đảm bảo công tác an toàn lao động. - Thực hiện các chính sách về tiền lương, thưởng, quỹ phúc lợi, bảo hiểm... * Tổ bảo vệ: gồm 4 người chịu trách nhiệm - Bảo vệ an ninh trật tự tài sản của Xí nghiệp - Phòng cháy chữa cháy. - An toàn lao động 2.2/ Cơ cấu tổ chức sản xuất. Xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của Xí nghiệp, tại Xí nghiệp phương pháp sản xuất được tổ chức theo phương thức sản xuất hỗn hợp giữa các nhóm và dây chuyền theo sơ đồ sau: (Xem trang bên) Tổ in offset Tổ sách vé Tổ in Typo Xí nghiệp Các loại vé ấn chỉ Máy in Phơi bản Bình bản Vi tính Máy in Lên khuôn Sửa chữ Sắp chữ * Bộ phận trực tiếp sản xuất gồm 3 tổ chính là: - Tổ in offset: Được trang bị bằng các thiết bị máy móc có công suất lớn, kỹ thuật hiện đại sản xuất ra các sản phẩm có kỹ thuật mỹ thuật cao, số lượng lớn, thời gian hoàn thành sản phẩm nhanh. - Tổ in offset có 14 người đảm nhiệm những công việc sau: Nhóm vi tính: Làm nhiệm vụ đánh máy mẫu vé và mẫu in theo yêu cầu của khách hàng sau đó in ra giấy can để chuyển cho bộ phận bình bản để thực hiện công đoạn tiếp theo. Bình và phơi bản: Nhận giấy can từ vi tính tiến hành bình theo market mà phòng kế hoạch và khách hàng đã thông qua. Bản bình xong được kỹ thuật viên duyệt, bản được chỉnh sau đó tiến hành phơi bản nhằm mục đích tạo nên phần tử in trên bản kẽm Diazio, sau đó chuyển sang máy để in. Máy in có nhiệm vụ in ra các tờ giấy có các phần tử in là những tấm vé chưa hoàn chỉnh cũng như các chứng từ ấn chỉ theo mẫu của khách hàng thông qua việc lắp bản kẽm lên máy và tiến hành in. - Tổ in Typo gồm 11 người đảm nhận công việc sau: Sắp chữ thủ công bằng chữ chì, căn cứ bản mẫu của khách hàng và màu vé để sắp chữ sửa đúng khuôn khổ và nội dung của bản mẫu. Máy in có nhiệm vụ in ra tấm vé có đầy đủ mọi thông tin cần thiết theo yêu cầu của đơn đặt in. - Tổ sách vé: gồm 23 người có nhiệm vụ gia công sau khâu in để tạo ra một tấm vé hoặc một ấn chỉ, biểu mẫu sổ sách hoàn chỉnh. Vé gồm nhiều loại vé khác nhau như vé tàu thống nhất, vé liên vận hành khách quốc tế, vé tàu thường, tàu nhanh 3 màu, vé phụ thu 2,3,4 liên dùng để bán bổ sung... Việc gia công của từng loại vé cũng phức tạp và cụ thể như sau: Vé tàu thường tàu nhanh 3 màu được kiểm tên ga đi, ga đến, số vé số sêry, mác tàu và các yêu cầu khác được thể hiện trên đơn xin in vé của các ga và tách quyển (50 tờ/quyển) theo số thứ tự, số vé được làm bìa bấm răng cưa, đóng gim cắt thành quyển vé có khuôn khổ theo quy định của Liên hiệp Đường sắt... Vé phụ thu 2,3,4 liên được lồng các liên với nhau theo thứ tự liên và cũng được tách quyển có số như vé tàu thường và được đóng gim cắt xén thành khuôn khổ chuẩn rồi bao lốc sau đó soạn số và bao gói để nhập thành phẩm. Vé tàu Thống nhất, vé liên tuyến, vé liên vận quốc tế được kiểm tên ga, ga đi, số sêry và dán c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0047.doc
Tài liệu liên quan