Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh tại Công ty sứ Thanh Trì

Đồ án tốt nghiệp. Đề tài: Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh tại công ty sứ Thanh Trì. Phần 1. cơ sở lý luận của kế hoạch hoá sản xuất Cơ sở lý luận của kế hoạch hoá sản xuất………………………………..2 1.1. Khái niệm, bản chất chung của kế hoạch……………………………..3 1.2. Tầm quan trọng của kế hoạch………………………………………...4 1.3. Nguyên tắc chung khi lập kế hoạch…………………………………..5 1.4. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất hàng năm.……………………………..6 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế h

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh tại Công ty sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch của doanh nghiệp……………………………………………………………………...8 1.6. Căn cứ lập kế hoạch hàng năm……………………………………….11 1.7. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………13 Phần 2. Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất tại công ty sứ Thanh trì II.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sứ Thanh Trì …14 1.1. Giới thiệu về công ty sứ Thanh Trì…………………………………...14 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp………………14 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp……………………………17 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty……………………….18 1.1.4. Cơ cấu sản xuất……………………………………………………..21 1.1.5. Đặc điểm về lao động………………………………………………24 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây……..26 II.2. Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản tại công ty sứ Thanh Trì…………………………………………………………………….….31 2.1. Nhiệm vụ của công tác kế hoạch hoá trong công ty sứ Thanh Trì……31 2.1.1. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất……………………………………….31 2.1.2. Nội dung của kế hoạch sản xuất……………………………………33 2.2. Kế hoạch hoá sản xuất của công ty sứ Thanh Trì…………………….34 2.2.1. Trình tự thực hiện kế hoạch sản xuất.……………………………...34 2.2.1.1 Tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất.…………………………….34 2.2.1.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch ……………………………..36 2.2.1.3. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất. ………...39 2.2.1.4. Căn cứ lâp kế hoạch tháng của công ty sứ Thanh Trì……………41 2.2.1.5. Phân tích thực trạng công tác kế hoạch thông qua tình hình thực hiên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty sứ Thanh Trì... .……………..43 2.3. Phân tích kế hoạch nguyên vật liệu.…………………………..…….44 2.3.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất……………………………..44 2.3.2. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất sứ vệ sịnh của Nhà máy……………………………………………………………………….45 2.3.3. Kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất…………………………...48 2.4. Phân tích Kế hoạch về máy móc thiết bị…………………………….54 2.5. Phân tích Tình hình về lao động………………………………….….57 Phần 1 Cơ sở lý luận của kế hoạch hoá sản xuất. 1.1. khái niệm, bản chất chung của kế hoạch. * Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong chức năng quản trị doanh nghiệp, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Lập kế hoạch được hiểu là lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho doanh nghiệp và cho từng bộ phận của doanh nghiệp, là quá trình xác định các mục tiêu, các nhiệm vụ và phương pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó. Lập kế hoach là việc quyết định, định trước xem doanh nghiệp cần phải làm gì? làm như thế nào? và ai làm? nó đòi hỏi người quản lý phải xác định chiến lược cho doanh nghiệp và các đường lối hành động có ý thức, đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở mục tiêu, các quy luật, sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng. Lập kế hoạch là nhằm hoàn thành các mục đích và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, xuất phát từ bản chất của một hệ thống qua sự hợp tác chặt chẽ giữa mọi thành viên trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch phải nhằm thiết lập một môi trường tốt nhất để các cá nhân đang làm việc với nhau trong doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trên cơ sở hiểu được nhiệm vụ và các mục tiêu của bộ phận mình, các phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt tới mục tiêu đặt trước. Vì phương pháp tiếp cận này không thể tách rời khỏi môi trường, nên một kế hoạch tốt phải xét tới bản chất của môi trường và các quyết định, hành động của kế hoạch được dự kiến hoạt động trong đó. * Kế hoạch sản xuất thực tế luôn có sự sai khác giữ dự báo và thị trường nơi mà một doanh nghiệp muốn thâm nhập. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở năng lực sản xuất có tính đến thời gian chờ đợi, thời gian máy hỏng… và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy chỉ bằng cách dự báo chính xác nhu cầu sản phẩm, trên cơ sở phân tích sự tồn kho, tính toán chính xác năng lực sản xuất thì kế hoạch mới được xây dựng chính xác, quản lý sản xuất mới trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong kinh doanh. Thoả mãn yêu cầu của quản lý sản xuất là: - sản xuất sản phẩm chất lượng cao. - duy trì hiệu quả toàn bộ sự hoạt động của hệ thống sản xuất nhằmcực tiểu các hỏng hóc và chi phí sản xuất. - quản lý tốt nguồn nhân lực (đào tạo, khuyến khích, giải thích…). - quyết định đầu tư phù hợp. - các thiết bị được lắp đặt phù hợp với dòng di chuyển vật chất. 1.2. Tầm quan trọng của kế hoạch. Việc lập kế hoạch có bốn mục đích quan trong: ứng phó với những tình huống bất định và thay đổi, tập trung sự chú ý vào các mục tiêu, tạo khả năng tác nghiệp kinh tế, giúp cho các nhà quản lý kiểm tra. * Giúp cho doanh nghiệp ứng phó với tình huống bất định và sự thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài môi truờng. Lập kế hoạch là sự lựa chọn phương án hành động trong tương lai và quá trình thực hiện các kế hoạch này cũng xảy ra trong tương lai. Trên thực tế thì kinh tế càng phát triển thì càng chứa nhiều yếu tố bất định và ngẫu nhiên. Nếu không có các kế hoạch, các dự báo cho tương lai cũng như các biện pháp giải quyết khi các yếu tố bất định xảy ra thì người quản lý khó có thể ứng phó với các tình huống đó và kết quả là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, cần phải nói rằng để có thể đối phó với các tình huống bất định và ngẫu nhiên nói trên, trong quá trình xác định các kế hoạch cho doanh nghiệp, người quản lý cần phải phân tích và dự báo các tình huống có thể xảy ra. Thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện các kế hoạch và đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời khi các mục đích của doanh nghiệp đã lệch khỏi hành lang an toàn nào đó. Điều này thể hiện tính linh hoạt của việc lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường. * Việc lập kế hoạch sẽ đưa ra hệ thống mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp. Vì toàn bộ công việc lập kế hoạch sẽ tập trung sự chú ý của của doanh nghiệp vào các mục tiêu này. Việc lập kế hoạch được xem xét toàn diện sẽ thống nhất được những hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Người quản lý phải thông qua việc lập kế hoạch để xem xét tương lai, thậm chí phải định kỳ xem xét, mở rộng và điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra. * Lập kế hoạch tạo điều kiện cho việc tổ chức các họat động tác nghiệp. Việc lập kế hoạch sẽ thay các hoạt động đơn lẻ, không được phối hợp của các cá nhân, của các bộ phận bằng các nỗ lực có định hướng chung, thay thế các hoạt động thất thường bằng các hoạt động đều đặn và thay thế sự phán xét vội vàng bằng các quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng. * Việc lập kế hoạch sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch sẽ làm cho việc kiểm tra, kiểm soát trong quản lý được dễ dàng bởi vì người quản lý sẽ không thể kiểm soát được công việc của các cấp dưới nếu như không có các mục tiêu đã định để đo lường. 1.3. Nguyên tắc chung khi lập kế hoạch. Để đảm bảo cho tính hiệu quả công việc lập kế hoạch, người quản lý cần phải quán triệt một số nguyên tắc căn bản sau: 1) Phải chủ động đối với quá trình lập kế hoạch, gạt bỏ mọi trở ngại, tạo bầu không khí trong đó mọi người làm việc có kế hoạch. Nhận thức rõ việc lập kế hoạch là cần thiết và muốn vậy cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để lập và thực hiện các kế hoạch trong doanh nghiệp. 2) Việc lập kế hoạch cần có sự tham gia của mọi nhà quản lý ở mọi cấp, họ sẽ thực hiện không tốt nếu như họ không có cơ hội tham gia vào việc xây dựng kế hoạch có ảnh hưởng tới các khía cạnh quản lý của họ. Khi người quản lý có được các thông tin đóng góp các ý kiến thì sẽ dẫn đến một quá trình lập kế hoạch tốt đẹp. 3) Việc lập kế hoạch phải có tổ chức. Một cơ cấu tổ chức tốt, phân chia hợp lý các hoạt động và giao phó quyền hạn rõ ràng sẽ tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và thực hiện các loại kế hoạch. Các nhà quản lý các cấp phải chị trách nhiệm về kế hoạch trong phạm vi quyền hạn của mình, đảm bảo góp phần thực hiện các mục tiêu chung. 4) Việc lập kế hoạch phải xác định , rõ ràng. các mục tiêu, tiền đề, chiến lược, chính sách phải được xác định cụ thể. Qua đó người quản lý có thể định rõ các hoạt động cần thiết và có thể chuyên môn hóa chúng thành yêu cầu cụ thể về nhân tài, vật lực. 5) Kết hợp kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn, tránh tình trạng chỉ lập kế hoạch ngắn hạn mà không có sự quan tâm thích đáng đến kế hoạch dài hạn. 6) Đảm bảo tính linh hoạt, chú ý nhận thức và chấp nhận sự thay đổi, do sự phụ thuộc của quá trình lập và thực hiện các kế hoạch vào môi trường nên phải làm cho các kế hoạch có tính linh hoạt. 1.4. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất hàng năm. Khi lập kế hoạch hàng năm, doanh nghiệp đều phải có những căn cứ xây dựng. 1.4.1. Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. Yêu cầu của công tác hoạch định là phải xác định được quy mô cơ cấu nhu cầu đối với từng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, có tính đến sự tác động của các nhân tố làm tăng hoặc giảm nhu cầu. Kết quả nghiên cứu nhu cầu có thể tập hợp theo các mức giá để định hướng mục tiêu kinh doanh phù hợp với sự phân đoạn của doanh nghiệp đảm bảo gắn bó giữa sản xuất với các yếu tố hỗ trợ. 1.4.2. Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm trước. Một bản kế hoạch muốn có tính khả thi cao thì cần phải dựa vào khả năng trong tương lai và tương ứng những nguồn lực hiện có của công ty. Trọng tâm nghiên cứu cần tập trung vào các chỉ tiêu chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, điển hình các mặt sau: + Khả năng hiện có của doanh nghiệp về trang thiết bị máy móc, con người. Với máy móc cần phân tích sản lượng, năng suất và hệ số sử dụng, nắm vững số lượng, chất lượng lao động hiện có của công ty nhằm có kế hoạch phù hợp. + Khả năng kinh doanh có thể được hình thành thông qua áp dụng các biện pháp khai thác các tiềm năng của doanh nghiệp hoặc đi thuê liên doanh, liên kết. + Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về vị trí, uy tín sản phẩm, công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý… nó cho biết mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp. 1.4.3. Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước. Mặc dù ngày nay, nhà nước giao cho các doanh nghiệp quyền độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình song các doanh nghiệp vẫn phải bị giới hạn trong những phạm vi nhất định. Nó phải được ràng buộc trong mối quan hệ với luật pháp, với chủ trương, đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế. Nếu những hoạt động của nó đi ngược lại xu thế phát triển, vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế (hệ thống) nó sẽ bị đào thải, ngược lại, nếu nhận thức và hoà mình vào xu thế phát triển thì nó mới có thể phát triển bền vững và ổn định. Căn cứ này sẽ giúp cho phương án phát triển của doanh nghiệp hợp lý, đúng hướng. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Nếu như vai trò quản lý kinh tế của nhà nước là tất yếu trong thời đại ngày nay thì vai trò to lớn của kế hoạch là không thể phủ nhận được, không có kế hoạch thì một công ty hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như con thuyền không lái và chỉ chạy vòng quanh. Không có kế hoạch sẽ chẳng còn đất để doanh nghiệp hoạt động vì lí do đơn giản chẳng ai biết nó định đi đâu? đi đến đâu? Có thể thấy công tác kế hoạch chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: 1.5.1. Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh Xây dựng kế hoạch là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tình huống không chắc chắn của môi trường kinh doanh mà chủ yếu là các nhân tố trong môi trường nền kinh tế và môi trường ngành. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải tính toán, phán đoán được sự tác động của môi trường kinh doanh, sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh được thực hiện dưới ba hình thức. - Tình trạng không chắc chắn: xảy ra khi toàn bộ hay một phần môi trường được coi là không thể tiên đoán được. - Hậu quả không chắc chắn: là trường hợp mặc dù đã cố gắng nhưng nhà quản lý không thể tiên đoán được những hậu quả của sự kiện hay sự thay đổi của môi trường đối với các doanh nghiệp, do đó, dẫn đến sự không chắc chắn. - Sự phản ứng không chắc chắn: là tình trạnh không thể tiên đoán được những hệ quả của một quyết định cụ thể hay sự phản ứng của tổ chức đối với những biến động của môi trường. Nhìn chung, công việc của người xây dựng kế hoạch phải đánh giá tính chất và mức độ không chắc chắn của môi trường để xác định cách thức phản ứng của tổ chức và triển khai các kế hoạch thích hợp ở những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn thì việc xây dựng kế hoạch là không mấy phức tạp, nhưng những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn cao đòi hỏi kế hoạch phải được xác định rất linh hoạt. 1.5.2. Sự hạn chế của các nguồn lực. Khi lập kế hoạch doanh nghiệp đã gặp một trở ngại lớn là sự hạn chế của các nguồn lực. Thực tiễn cho thấy sự khan hiếm của các nguồn lực là bài toán làm đau đầu các nhà quản trị khi lập kế hoạch. Chính điều này nhiều khi làm giảm mức tối ưu của phương án kế hoạch được lựa chọn. Trước hết cần nói đến nguồn nhân lực, đây vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam, nhưng thực tế ở các doanh nghiệp còn rất nan giải. Lực lượng lao động thừa về số lượng nhưng lại thiếu và yếu về chất lượng. Số lượng lao động có trình độ quản lý, tay nghề cao vẫn thiếu, lực lượng lao động trẻ vẫn còn phải đào tạo nhiều. Tiếp đến cần phải kể đến sự hạn hẹp về tài chính. Tiềm lực tài chính yếu sẽ cản trở sự triển khai các kế hoạch, hơn nữa, nó cũng giới hạn việc lựa chọn những phương án tối ưu. Cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung của doanh nghiệp cũng là nguồn lực hạn chế. Đó là khả năng hạn chế về máy móc thiết bị, công nghệ, nhà xưởng, kho tàng… Thực tiễn ở các doanh nghiệp ở nước ta hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất yếu và thiếu. Điều đó đã cản trở việc xây dựng và lựa chọn những kế hoạch sản xuất tối ưu nhất… 1.5.3. Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu được hiểu theo một cam kết cụ thể đối với thực hiện một kết quả có thể đo lường trong khoảng thời gian đã định. Các mục tiêu được xác định càng cụ thể càng tốt trên phương diện: số lượng, các điều kiện cụ thể hay những dữ liệu có thể đo lường được và được thể hiện trong những khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là 3 câu hỏi để kiểm tra và điều chỉnh một mục tiêu: - Mục tiêu đã đề cập đến kết quả hoàn thành như thế nào? - Mục tiêu này xác định khi nào thì kết quả chờ đợi được hoàn thành? - Có thể đo lường được kết quả chờ đợi hay không? Mục tiêu hữu ích của doanh nghiệp phải thoả mãn cả 3 câu hỏi này. Nếu mục tiêu không thoả mãn bất kỳ câu hỏi nào cũng gây khó khăn cho quá trình lập kế hoạch 1.5.4. Quá trình tổ chức thông tin, thống kê, kế toán. Nhà kinh tế học người Anh Roney cho rằng: “Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, một mặt công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường trước hết phải nắm được thông tin, tiếp đó phải xây dựng cho mình các chiến lược và kế hoạch đầy tham vọng” Trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thông tin sẽ giúp bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn, kịp thời. Thống kê và kế toán là 2 công cụ đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác quản lý và công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nói riêng. Tổ chức thống kê kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp thực sự đi vào cơ chế hạch toán, xây dựng có hiệu quả giúp cho bộ phận kế hoạch lựa chọn, xây dựng những phương án sản xuất tối ưu nhất. Tuy nhiên, ở nước ta các doanh nghiệp chưa thực sự chú ý đúng mức công tác thống kê. 1.5.5. Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá của Nhà nước. Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động kế hoạch sản xuất phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế quản lý cho thấy, càng đi sâu vào cơ chế thị trường càng phát sinh nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết để hoàn thiện cơ chế quản lý và kế hoạch của nhà nước. Nhà nước cần tiếp tục giải quyết các tồn đọng, vướng mắc trong nhiều năm chuyển đổi để thực sự tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp song vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý tập trung thống nhất của nhà nước. 1.6. Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp là một quyết định có tính chiến thuật nhằm điều tiết trung hạn quá trình sản xuất, là cầu nối giữa các quyết định chiến thuật có tính chất dài hạn và quyết định tác nghiệp có tính chất ngắn hạn. trong thực tế không có một mô hình tổng quát cho mọi loại hình sản xuất nhưng có một phương pháp mà ta có thể sử dụng thích ứng không mấy khó khăn cho từng trường hợp cụ thể. Trong một số trường hợp đặc biệt ta có thể sử dụng những công cụ đặc biệt như bài toán quy hoạch động. Lập kế hoạch sản xuất thường được lập hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm mục đích sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có của doanh nghiệp trên cơ sở thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường về tất cả các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. * Lập kế hoạch sản xuất dựa trên một số thông tin chủ yếu sau đây: - Số lượng sản phẩm tồn kho. - Số lượng sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất sẽ hoàn thành trong khoảng thời gian sắp tới. - Những đơn đặt hàng của khách hàng còn khất chưa được thỏa mãn ở kỳ trước. - Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm trong thời gian lập kế hoạch. - Số lượng lao động hiện có và có thể huy động được trong kỳ kế hoạch. - Năng lực sản xuất của từng phân xưởng và của cả toàn nhà máy. - Quy trình công nghệ gia công sản phẩm. - Chính sách của công ty trong việc lực chọn sản phẩm hoặc ưu tiên thỏa mãn khách hàng. * Ngoài ra để lập kế hoạch sản xuất ta còn phải dựa vào các số liệu kế toán sau đây: - Chi phí sản xuất. - Chi phí thay đổi hệ thống sản xuất. - Chi phí thay đổi năng lực sản xuất - Chi phí dự trữ sản phẩm và tại chế phẩm cũng như các loại nguyên vật liệu cho sản xuất. - Chi phí thương mại có liên quan đến việc không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. * Nội dung lập kế hoạch sản xuất là: Các thông tin trên cần được xử lý thường xuyên để xây dựng kế hoạch sản xuất cho kỳ kế hoạch với các chỉ tiêu cơ bản sau đây: - Số lượng sản phẩm từng loại cần sản xuất trong kỳ. - Số lượng sản phẩm từng loại được sản xuất trong từng phân xưởng… - Số loại sản phẩm được sản xuất trong từng phân xưởng và trong toàn bộ doanh nghiệp. - Mức tồn kho cuối kỳ từng loại sản phẩm cuối cùng, từng loại bán thành phẩm và từng loại vật tư. - Mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất ( máy móc thiết bị, lao động, diện tích sản xuất…). - Nhu cầu vật tư cho sản xuất cũng như các loại bán thành phẩm mua ngoài. - Kế hoạch hợp đồng gia công thuê ngoài. 1.7. tính cấp thiết của đề tài. Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì vậy mà việc sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho quá trình phát triển đất nước là mục tiêu quan trọng để đáp ứng nhu cầu to lớn, đa dạng về các loại sản phẩm. Nếu muốn cho nền kinh tế phát triển ổn định thì sự phát triển của mỗi doanh nghiệp là điều cần thiết, mà muốn doanh nghiệp phát triển thì doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin kinh tế chính xác, thông tin chính xác giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định, các kế hoạch chỉ đạo hợp lý, hệ thống hoá và tổng hợp logic, hợp lý mọi thông tin như vậy mới có thể phục vụ cho việc quản lý và phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch hoá là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệẩin xuất. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, trước hết dòi hỏi việc xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp phải gắn với thị trường. Thị trường là môi trường hoạt động của doanh nghiệp, là cái quyết định vấn đề doanh nghiệp sẽ làm cái gì? làm như thế nào? và làm bao nhiêu? bởi vậy, sau mỗi kỳ kinh doanh, cần thiết phải tiến hành phân tích xem xét tình hình kết quả sản xuất. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và quản lý sản xuất, kinh doanh. Do đó việc em đặt đề tài là “phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh tại công ty sứ Thanh Trì.” Là cần thiết Phần 2 Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất tại nhà máy sứ thanh trì I. tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy sứ thanh trì. 1.1. Giới thiệu về công ty sứ Thanh Trì. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy sứ Thanh Trì. Tên công ty: Công ty sứ Thanh Trì. Tên giao dịch: Thanh Tri Sanitary Wares Company- TSWC. Địa chỉ: Phường Thanh Trì - Quận Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 84.4.8611056- 8623410. Fax: 84.4.8613147. Công ty Sứ Thanh Trì nằm tại Phường Thanh Trì - Quận Hoàng Mai - Hà Nội với diện tích mặt bằng là 65.000 m2, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Theo quyết định số 236/BKT ngày 22/03/1961 của bộ kiến trúc. Xí nghiệp gạch Thanh Trì được thành lập với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng sứ vệ sinh xây dựng phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Năm 1980 xí nghiệp được đổi tên thành nhà máy xây dựng Thanh Trì đi vào sản xuất các loại sản phẩm sứ có tráng men. Từ tháng 11/1991 công ty đã ngừng toàn bộ sản xuất để củng cố. Sau một thời gian cải tạo và bổ sung thiết bị, đào tạo lại đội ngũ công nhân viên theo yêu cầu mới đặt ra, nghiên cứu bài xương men mới theo tiêu chuẩn chất lượng sứ. Tới tháng 11/1992 nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất trở lại và kế hoạch sản xuất năm 1993 đã đạt 100.000 sản phẩm sứ vệ sinh các loại. Sản phẩm của nhà máy đã được bán rộng rãi trên thị trường của cả nước và được khách hàng tin cậy. Tháng 8/1994 nhà máy được đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì theo quyết định số 067A/BXD ký ngày 29/03/1993. Ngay từ năm 1993 Công ty đã có dự án đầu tư xây dựng dây truyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ hiện đại tiên tiến hơn. Được sự ủng hộ tích cực của Bộ xây dựng, Công ty đã ký hợp đồng mua thiết bị của hãng Welko - Italia với dây truyền sản xuất 75.000 sản phẩm/năm (nay gọi là dây chuyền 2). Tháng 4 năm 1994 việc lắp đặt thiết bị được bắt đầu và ngày 2/9/1994 dây chuyền sản xuất mới với các máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại đã chính thức đi vào hoạt động, cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp đạt tiêu chuẩn châu Âu. Từ năm 1995 đến nay, dựa trên kinh nghiệp sản xuất của dây chuyền này và sự bùng nổ nhu cầu thị trường năm 1997 Công ty lại một lần nữa đầu tư thêm vào dây chuyền công nghệ sản xuất với công suất 400.000 sản phẩm/năm (dây chuyền 1) thay thế cho dây truyền công suất 75.000sản phẩm/năm. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua đã khẳng định được sự năng động, sáng tạo của công ty, nắm bắt được kịp thời nhu cầu sản phẩm trên thị trường, lấy chất lượng sản phẩm và uy tín với khách hàng là yếu tố quyết định sự sống của Công ty. Chất lượng sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, một lần nữa sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp nhãn hiệu Viglacera khẳng định vị trí đứng của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Đến nay thị trường tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 70% sản lượng tiêu thụ của Công ty, 30% xuất khẩu đi các nước chủ yếu là Nhật, Italy, Bangladesh, Mianma, Odessa, Vitalex, Planet... Tóm lại, đến nay qua các lần đầu tư, đổi mới Công ty có năng lực sản xuất 550.000 sản phẩm/năm để cung cấp cho thị trường xây dựng. Dự tính năm nay, năm 2006 công ty có thể sản xuất 600.000 sản phẩm. Bảng 1: Một số kết quả đạt được của Công ty trong những năm gần đây. TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2002 TH 2003 TH 2004 KH 2005 1 S.lượng SX SP 552.720 558.607 560.127 540.000 2 S.lượng TT SP 626.067 582.432 548.264 556.600 3 Lao động Người 493 505 517 535 4 Thu nhập bq 1000đ/ng/tháng 1.415 1.532 1.628 1.629 5 Doanh thu Tr.đồng 127.808 114.432 110.853 106.000 (Nguồn:B/c tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty). Năm 1997, Công ty đã trở thành hội viên chính thức Hiệp hội Gốm sứ Anh Quốc (Ceram Research) và trong năm 1998 Công ty là hội viên chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tháng 07/2000 Công ty đã nhận chứng chỉ chất lượng ISO 9002 của BVQI - Anh quốc và Quacert - Việt Nam. Tháng 12/2003 Công ty đã nhận chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO9001:2000 của BVQI-Anh quốc và Quacert-Việt Nam. Hiện nay, với việc áp dụng Hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000, sản phẩm của Công ty sẽ luôn giữ vững niềm tin của khách hàng. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Chức năng chính của công ty sứ Thanh Trì là sản xuất các mặt hàng sứ vệ sinh xây dựng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm chính của công ty là: - Xí bệt các loại - Chậu rửa, - Tiểu treo - Bide - Két nước, - Chân chậu... và các sản phẩm phụ như xổm, chậu góc... với nhiều kiểu như bệt VI1, VI3, VI5, VI28 màu sắc đa dạng phong phú bao gồm: trắng, xanh, hồng, ngà, xanh đậm, xanh cốm, xám, đen... mang thương hiệu “ Viglacera” Nhiệm vụ của công ty sứ Thanh Trì: Công ty có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, nhận sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện muc tiêu kinh doanh và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và làm các nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty có nghĩa vụ quản lý các hoạt động kinh doanh theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được Nhà nước giao. Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Công ty. Phải công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động tài chính của Công ty, đồng thời có nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính hàng năm, nộp các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 1.1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty. Mô hình quản lý của công ty là mô hình trực tuyến chức năng.Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy quyền dân chủ sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban. Theo cơ cấu này thì giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty. Trợ giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và giám đốc phụ trách kinh doanh, cấp dưới nữa là các phòng ban và nhà máy sứ Thanh Trì. Sơ đồ1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty sứ Thanh Trì: Ban Giám đốc Phòng KHĐT Phòng TCKT Phòng KD Phòng KT-KCS Phòng TCLĐ PX I PX II PX III PX IV XN Khuôn NM Sứ Thanh Trì Nguồn phòng tổ chức lao động 1.1.3.2. Hệ thống các phòng ban chức năng. * Giám đốc là người chịu mọi trách nhiệm với nhà nước cũng như tập thể cán bộ công nhân viên công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giám sát điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc cũng là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân viên trong công ty. * Phó Giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, điều hành sản xuất đảm bảo cho công tác sản xuất đạt số lượng và chất lượng đúng theo kế hoạch. * Phó Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc trong công tác bán hàng, chỉ đạo các phương án tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. * Phòng kinh doanh: tổ chức mạng lưới tiêu thụ, thực hiện việc ký kết các hợp đồng, xây dựng và quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tiếp xúc và giải quyết thắc mắc và nhận xét của khách hàng, theo dõi, đôn đốc việc thu tiền và có trách nhiệm gửi các hợp đồng, đơn đặt hàng đã ký kết cho. * Phòng xuất nhập khẩu: được hình thành với mục đích quản lý các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sứ vệ sinh của công ty ra nước ngoài, cũng như việc nhập khẩu các thiết bị, máy móc, phụ tùng cho quá trình cải tiến kỹ thuật, sản xuất sản phẩm. * Phòng tài chính- kế toán: đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất của công ty và tổ chức công tác hạch toán, luân chuyển chứng từ, số liệu từ đó tổng hợp số liệu và đưa ra các thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho các đối tượng sử dụng có liên quan. * Phòng kế hoạch đầu tư: Có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo kỳ ( tháng, quí, năm) bao gồm kế hoạch về sản xuất, kế hoạch về cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch huy động vốn… việc lập kế hoạch này được tiến hành vào cuối quý, cuối năm căn cứ vào tình hình thực hiện của các kỳ trước, vào nhu cầu dự trữ, tiêu thụ và nhu cầu thị trường trong kỳ tiếp theo. Để lập được kế hoạch theo sát thực tế và khoa học, phòng kế hoạch đầu tư phải kết hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty để có được số liệu chính xác và phù hợp. Sau khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ được trình Giám đốc công ty để phê duyệt. * Phòng kỹ thuật_KCS: nghiên cứu, chế tạo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và nhập kho, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. * Phòng tổ chức lao động: có nhiệm giúp đỡ Giám đốc trong việc sắp xếp, đào tạo cán bộ, phân loại và bố trí lao động cho hợp lý đồng thời phòng cũng đảm trách về việc soạn thảo các chính sách về lao động, tiền lương cho phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của công ty để trình Giám đốc phê duyệt. * Các chi nhánh và văn phòng đại diên: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức phân phối hàng hoá cho các đại lý, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, hàng kỳ lập và nộp báo cáo sản xuất về toàn bộ quá trình hoạt động của mình cho công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được giao phó trong bộ phận thị trường mà đơn vị đảm nhiệm. 1.1.4. Cơ cấu sản xuất. a. Nguyên liệu sản xuất. Để sản xuất ra 1 sản phẩm sứ vệ sinh,công ty sứ Thanh Trì sử dụng các loại nguyên liệu sau: - Thạch Anh(Quartz) - Đất sét - Cao lanh - Bari Cacbonat(BACO3) - Feldspar Những nguyên liệu này được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định rồi được nghiền trong máy nghiền bi (với nước) để tạo ra hồ nhằm gia công tạo hình sản phẩm. Hầu hết những._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6782.doc
Tài liệu liên quan