Phân tích hoạt động kinh doanh và xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của Công ty than Hà lầm

Tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh và xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của Công ty than Hà lầm: ... Ebook Phân tích hoạt động kinh doanh và xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của Công ty than Hà lầm

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh và xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của Công ty than Hà lầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Nội dung Mở đầu Chương I: Tình hình chung và điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty than Hà lầm. I.1. Đặc điểm tình hình chung công ty than Hà Lầm. I.2. Điều kiện vật chất kỹ thuật của công ty than Hà Lầm. I.2.1. Điều kiện địa chất- tự nhiên. I.2.2. Điều kiện công nghệ sản xuất. I.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất. I.3. Các điều kiện kinh tế- xã hội của sản xuất : I.3.1. Tình hình tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất trong công ty than Hà Lầm: I.3.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động: I.3.3. Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch: I.3.4. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp: Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than Hà Lầm II.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than Hà Lầm: II.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: II.2.1. Phân tích sản lượng sản xuất và tiêu thụ II.2.2. Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất bằng hiện vật II.2.3. Phân tích tình hình sản xuất của các đơn vị. II.2.4. Phân tích tính chất nhịp nhàng của quá trìng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. II.2.5. Phân tích mức độ bảo đảm của công tác chuẩn bị. II.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tầi sản cố định và năng lực sản xuất: II.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định : II.3.2. Phân tích năng lực sản xuất : II.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương: II.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động. II.4.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động và các nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động. II.4.3. Phân tích năng suất lao động. II.4.4.Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân. II.5. Phân tích giá thành sản phẩm: II.5.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí. II.5.2. Phân tích giá thành sản phẩm trên 1000 đồng doanh thu. II.5.3. Phân tích kết cấu giá thành. II.6. Phân tích tình hình tài chính của công ty than Hà Lầm II.6.1. Phân tích chung tình hình tài chính của công ty than Hà Lầm. II.6.2. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. II.6.3. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp II.6.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương III: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ than năm 2002 của công ty than Hà Lầm III.1. Căn cứ lập chuyên đề III..2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch của công ty than Hà Lầm III.3. Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ Mở Đầu Việt nam là nước giàu tiềm năng về năng lượng đặc biệt là ngành than. Than là một khoáng sản tham gia hầu hết vào các ngành công nghiệp như năng lượng, luyện kim, hoá chất phục vụ nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân. Với vị trí cao đó, ngành than sớm được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ phát triển. Tổng công ty than hiện nay là một tập đoàn kinh tế mạnh. Trong thời kỳ bao cấp Than Việt Nam đã giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng công nhân hùng hậu đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tự lo đầu vào đầu ra. Lãnh đạo của ngành gặp nhiều khó khăn khi phải hạch toán kinh tế độc lập. Trong một thời gian dài ngành than không theo kịp cơ chế phát triển chung của thị trường và mất dần vị thế trọng yếu trên những nước xuất khẩu than trong khu vực. Những năm gần đây, TCT than đã có những biện pháp nhất định cải tổ tình trạng khó khăn của ngành, củng cố đội ngũ cán bộ, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Chương I: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Hà lầm . Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Lầm. Chương III: Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của Công ty than Hà lầm Chương 1 Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Hà lầm I.1. Đặc điểm, tình hình chung công ty than Hà Lầm Công ty than Hà Lầm là một doanh nghiệp trực thuộc TCT than Việt nam có trụ sở đặt tại phường Hà Lầm - TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh. Theo tài liệu lịch sử, người Pháp tiến hành khai thác khu vực Hà lầm vào cuối thế kỷ 19 (1844) công nghệ khai thác hoàn toàn bằng thủ công. Theo số liệu gần đúng thì Pháp đã khai thác trên 5 triệu tấn ở vùng Hà Lầm. Năm 1939, đạt công suất cao nhất là 20 vạn tấn/năm và khai thác kéo dài tới sau ngày vùng mỏ giải phóng. Mỏ than Hà Lầm được thành lập từ tháng 5 năm 1960 dựa trên cơ sở sản xuất của khoáng sàn khu vực Hà lầm. Quyết định số: 402NL/TCCB LĐ ngày 30 tháng 6 năm 1993 của Bộ Năng lượng:" V/v thành lập lại mỏ than Hà lầm trực thuộc công ty than Hòn Gai." Căn cứ vào quyết định số 25/1997 QĐ - BCN ngày 29 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp của Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt nam: " V/v chuyển mỏ than Hà lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Than Việt nam" Căn cứ vào quyết định số 405/QĐ - HĐQT ngày 1 tháng 10 năm 2001 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Than Việt nam: "V/v đổi tên mỏ than Hà lầm thành công ty Than Hà lầm - Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty than Việt nam. Hiện nay công ty than Hà Lầm ngày một lớn mạnh với: - Tổng số vốn kinh doanh: 80,603 triệu đồng. Trong đó: - Vốn cố định: 53,063 triệu đồng. - Vốn lưu động: 27,539 triệu đồng. - Sản lượng khai thác: 583,715 tấn. Tổng số CBCNV trong toàn công ty: 2,915 người I.2. Điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Hà lầm. I.2.1. Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất. Điều kiện địa chất tự nhiên. - Vị trí địa lý: Công ty than Hà lầm cách thành phố Hạ long 4 km về phía Đông, nằm trong toạ độ: X = 91.400 ¸ 92.800 Y = 19700 ¸ 20.900 Mỏ có chiều dài 12 km, chiều rộng 7 km. Phía Bắc giáp với khu mỏ Suối lại giới hạn bởi đường ô tô Hà lầm - Cột 8. Phía Nam giáp quốc lộ 18A và vịnh Hạ Long. Phía Tây giáp khu mỏ Bình Minh giới hạn bởi đường gẫy E - E. Phía Đông giáp khu mỏ Hà Trung. - Địa hình: Địa hình khu mỏ của công ty than Hà Lầm tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi. Bị phân cách bởi thung lũng và khe suối xen kẽ lẫn nhau, sườn dốc từ 20o ¸ 30o, đỉnh cao nhất là +190m, thấp nhất là 20m, phần cao hơn cả thoải dần về phía Nam. Sông suối: Phía Tây có sông Cửa Lực cách 6 km rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Dọc sông Cửa Lực rất nhiều cảng than lớn nhỏ để vận tải than đi nơi khác để tiêu thụ. - Khí hậu: Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu mỏ từ 23 ¸27oC, nhiệt độ thấp nhất từ 9o ¸10oC, cao nhất là 34oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 180 mm, lượng nước bốc hơi trung bình 2,2 ¸ 2,4 m /s. Độ ẩm trung bình 67%. - Hệ thống giao thông vận tải. Mỏ Hà lầm có Quốc lộ 18A đi qua được nối liền với các tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, là một trong những tuyến đường quan trọng trong hệ thống giao thông ở nước ta. Ngoài ra còn có đường 18 B vận tải than từ mỏ ra nhà sàng Nam Cầu trắng và cảng Cửa lực. - Đặc điểm địa chất. Địa tầng chứa than của toàn khu mỏ gồm các loại nham thạch hệ Devon Cacbon (thành phần chủ yếu là đá vôi). - Giới trung sinh gồm có hai hệ: + Hệ Triat: Trầm tích giữa dưới có gianh giới và trầm tích Pecmi và Cacbon ở phía Bắc mỏ. + Hệ Triat trên: Gồm hai tầng chứa than và không chứa than. - Giới tân sinh gồm hai hệ: + Hệ đệ tam: Nham thạch gồm Acghlit vụn rời màu nâu sẫm phân bố ở phía Nam. + Hệ đệ tứ: Gồm các loại trầm tích Deluvi và Alovi * Cấu tạo tầng chứa than: Toàn bộ khoáng sàng chứa than tạo thành bồi tà kéo dài theo hướng Đông Tây. Cấu tạo khu mỏ gồm bồi tà Hà lầm và hường tà giữa Hà lầm, các hường tà và bồi tà không khép kín mà có trục theo phương kinh tuyến. Tham gia địa tầng gồm các loại đất đá như: cuội kết, cát kết, sạn kết và các vỉa than từ trên xuống thuộc hệ Triat thống thượng bậc Norireti. * Cấu tạo vỉa than; các vỉa than thuộc vỉa Hà lầm vào loại vỉa dày và trung bình, độ dốc thoải dần đến dốc nghiêng. Độ dốc và độ dày của vỉa than thay đổi phức tạp. Bảng chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Bảng 1.1 Wpt (%) Ak (%) Vch S(%) P(%) Qch(KCal/kg) Từ đến 1,3 ¸ 5,26 2,91¸ 37,4 6,76¸10,06 0,29 ¸ 0,55 0,001¸ 0,012 8100 ¸ 9300 Trung bình 2,63 17,2 8,49 0,43 0,004 8599 -Địa chất thuỷ văn. Khu mỏ thuộc công ty than Hà lầm chủ yếu chịu ảnh hưởng của tầng nước ngầm. Nước dưới đất vận động chủ yếu theo các khe nứt của các lớp sạn kết, cát kết thuộc loại nước có áp lực thấp, độ giãn nước không cao, hệ số thấm nhỏ nước dưới đất chảy vào mỏ không nhiều lắm. Tầng nước mặt thuộc nước mềm tạo bởi vùng đồi núi cắt bởi các thung lũng và khe suối, các dòng chảy về phía Tây lưu lượng nước mùa khô 0,2l/s, mùa mưa là 114,5l/s. Địa chất kiến tạo của mỏ không phức tạp lắm , ít đứt gãy đồi phá hỏng hẹp hoặc không trực tiếp cắt qua công trình của mỏ việc thoát nước được tiến hành bằng hệ thống bơm. Mùa mưa lượng nước chảy ra dồn vê hầm bơm là 45m3/h, mùa khô 25m3/h Về tính chất hoá học, than Hà lầm được phân tích dựa trên các nguyên tố cấu thành Phân tích thành phần hoá học than theo nguyên tố Bảng 1.2 Thành phần Hyđrô O Cacbon Từ ¸ đến 2,64 ¸ 3,78 1,17 ¸ 4,68 89,9 ¸ 92,5 Bình quân 3,1 3,39 91,2 I.2.2. Điều kiện công nghệ sản xuất Công ty than Hà lầm áp dụng theo cả hai hai phương pháp (hầm lò và lộ thiên )để khai thác nhằm đáp ứng điều kiện địa chất các vỉa than. -Về công nghệ khai thác lộ thiên Khoan nổ mìn ¯ Bốc xúc ® Vận tải đất ® Bãi thải ¯ Vận tải than ¯ Chế biến ¯ Tiêu thụ + Khâu khoan nổ mìn: Sử dụng khoan KZ-20 hiện có 4 chiếc + Khâu xúc bốc đất đá: Chủ yếu dùng hai máy xúc $KT5A Dung tích gàu xúc5m3 +Vận tải gồm 5 ô tô Catterpillar Công nghệ khai thác hầm lò KT gương lò chợ ¯ Vận tải ¯ Chế biến ¯ Tiêu thụ + Đối với khai thác hầm lò: Đất đá được khoan nổ cho tơi xốp đưa ra ngoài đến nơi tạo ra lò than. Than được khai thác trong lò và đưa ra ngoài bằng xe goòng 1000 l và đưa ra nhà sàng tuyển chọn. - Khai thác lò chợ Hệ thống mở vỉa và hệ thống khai thác Mỏ Hà lầm đang áp dụng hệ thống khai thác lò chợ tầng liền gương khấu đuổi . Đối với các vỉa dày dùng hệ thống chia lớp nghiêng, chiều dài lò chơ bình quân 80m lò chợ ngắn nhất là 60m, dài nhất là 146m. - Công nghệ khai thác. Công nghệ khai thác than ở lò chợ là thủ công kết hợp khoan nổ mìn. - Công tác điều khiển đá vách: Hiện tại mỏ đang áp dụng phương pháp điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần. Trừ trường hợp khi áp lực đất đá quá lớn hoặc lò chợ dốc >± 45o thì xếp cũi lợn cố định. - Tổ chức chu kỳ khai thác than ở lò chợ Đầu ca: Công nhân tiến hành chuyển gỗ từ lò đầu xuống khu vực khai thác than ở lò chợ để chuẩn bị cho việc khai thác than tiép đó công nhân tiến hành nạp thuôc nổ vào lỗ khoan đã được khoan sẵn ở lò chợ. Sau khi nổ mìn than được tách ra khỏi gương, rơi xuống máng trượt đặt ở nền lò chợ sau đó công nhân tiến hành sửa gương và tiếp tục công việc khai thác. - Công nghệ phục vụ đào lò chuẩn bị. + Đối với lò than: Chủ yếu khoan nổ kết hợp với bốc xúc thủ công vật liệu chống bằng gỗ. + Đối với lò than: Kết hợp nổ mìn, bốc xúc bằng cơ giới. Vận chuyển đất đá ở lò được bốc xúc thủ công lên xe goòng đưa ra ngoài bằng tàu điện ác quy qua goòng lật đổ xuống bãi thải. - Công nghệ sàng rửa. Than cục được gia công, chế biến thủ công. Than nguyên khai được đưa về nhà sàng có nhiều loại lưới để phân loại cỡ hạt: 50 mm, 35 mm, 25 mm. Hệ thống sàng có công suất thiết kế 3000 tấn/ngày đêm. Nhìn chung với sản lượng than sản xuất hiện nay 600.000/năm thì sàng chưa tận dụng hết công suất. - Công tác vận tải. Than trong lò được tải bằng máng trượt có chiều dài 0,8 đến 1m rộng 0,4m toàn bộ chiều dài dọc máng được gia công theo kiểu máng trượt, do trọng lượng than và dốc lò chợ, than chảy xuống máng cao đặt xuống chân lò. Từ đây than được tàu điện kéo bằng goòng 1 tấn. Sau đó được đổ xuống boong ke bằng quang lật qua băng tải về sàng I.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất. - Cơ giới hoá quá trình sản xuất ở Công ty than Hà lầm có trình độ cơ giới hoá cao trong toàn bộ dây chuyên đều được cơ giới hoá như lò chợ vận tải, thông gió, thoát nước. Riêng khâu khai thác than trong lò chợ là thủ công kết hợp với nổ mìn do vậy năng lực sản xất của các khâu công nghệ không được tận dụng hết công suất. Công ty đã được thành lập và sản xuất nhiều năm do vậy chủng loại máy móc thiết bị trong sản xuất không đồng bộ nguyên nhân này gây khó khăn nhất định trong sản xuất. Qua bảng thống kê máy móc thiết bị dưới đây ta thấy về mặt số lượng thì mức độ tận dụng khá lớn, số máy móc thiết bị hư hỏng nhiều. Trong dây chuyền sản xuất nhìn chung trình độ cơ giới hoá cao song trong khâu khai thác mới chỉ có máy khoan tham gia vào sản xuất còn các công việc khác vẫn sử dụng thủ công là chính. Bảng máy móc thiết bị Bảng 1.3 Số TT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng hiện tại I Thiết bị hầm lò 1 Máy các loại Cái 60 2 Máy nén khí các loại Cái 47 3 Máy xúc đá Cái 4 quạt gia công cục bộ các loại Cái 36 5 Quạt gió chính Cái 2 6 Khoan điện các loại Cái 30 7 Khoan khí ép các loại Cái 5 8 Tài điện cần vẹt Cái 8 9 Tàu điện ác quy Cái 4 10 Xe goòng 1000l Cái 400 11 Xe goòng lật Cái 1 12 Bơm các loại Cái 10 13 Tời các loại Cái 15 II Thiết bị sàng tuyển 1 Băng tải các loại Cái 1 2 Sàng các loại Cái 20 3 Cáp liệu các loại Cái 2 4 Bơm phục vụ sàng tuyển Cái 2 5 Quang lật 3 T Cái 4 III Thiết bị cơ khí 1 Máy tiện các loại Cái 8 2 Máy bào các loại Cái 1 3 Máy khoan các loại Cái 2 4 Máy uốn vì lò 250 T Cái 1 5 Búa máy 160 kg Cái 1 6 Máy cắt đột Cái 1 7 Máy mài Cái 3 8 Máy ép thuỷ lực Cái 1 IV Thiết bị khác 1 Máy khoan lộ thiên Cái 4 2 Máy cưa đĩa Cái 1 V Thiết bị điện 1 Máy ép TS 1800 Cái 1 2 Máy biến áp 3/0,4 các loại Cái 16 3 Trạm chỉnh lưu ATH-500 Trạm 1 4 Máy ngắt dầu 35 KV Cái 2 5 Máy ngắt dầu 3KV Cái 5 6 Tủ nạp đèn, ác quy Cái 2 7 Cáp CBT 3 x 25 - 3 x 70 m 10,000 8 Dây điện AC 35 - 70 (3KV) m VI Thiết bị vận tải 1 Ô tô chở công nhân Cái 1 2 Ô tô tải Cái 29 3 Ô tô téc Cái 2 4 Ô tô cẩu Cái 1 5 Ô tô con Cái 6 6 Máy xúc Cái 3 7 Máy gạt Cái 8 I.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất. Ngoài những điều kiện nội lực của công ty, những biến động về kinh tế xã hội của khu vực cũng có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến xu thế, khả năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. I.3.1. Tình hình tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất. Hiện nay các diện sản xuất tập trung ở khu vực công trường vỉa 10 than được vận tải bằng tàu điện về hệ thống băng tải đưa về nhà sàng tuyển. Sản phẩm qua phân loại được chất lên tàu đưa ra cảng tiêu thụ. Các hộ tiêu thụ nhỏ có thể chuyên chở bằng ô tô hoặc tàu thuỷ. Với công suất thiết kế 520.000 tấn/ năm đòi hỏi xí nghiệp phải chuyên môn hoá sản xuất cao. Song trong nhiều năm sản xuất thực hiện tập trung hoá còn thấp, nhiều khi thiếu lò chợ hoạt động, diện tích sản xuất bị thu hẹp. I.3.1.1. Trình độ chuyên môn hoá. Tổ chức sản xuất trong nội bộ xí nghiệp đã được chú ý theo xu hướng chuyên môn hoá ngày càng cao. Cụ thể là các phân xưởng công trường, tổ đội sản xuất đều được chuyên môn hoá theo những công nghệ nhất định cho phép cơ giới hoá nâng cao năng suất lao động, tạo ra đội ngũ thợ lành nghề. I.3.1.2. Hợp tác hoá sản xuất. Trong cơ chế quản lý hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, công ty có quan hệ trực tiếp với Tổng công ty than Việt Nam để cân đối than giữa sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra công ty còn có quan hệ chặt chẽ với bạn hàng vừa và nhỏ để tiêu thụ than nội địa ở các cảng lẻ của công ty. Qua thực hiện nhiệm vụ sản xuất, công ty còn hợp tác chặt chẽ các hợp đồng kinh tế với các xí nghiệp như: Xí nghiệp dịch vụ vận tải, xây lắp mỏ, mỏ Hà tu, Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm phả... và các tổ chức đơn vị trên địa bàn như phường Hà Trung, Hà Lầm, trung đoàn 281. I.3.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất - lao động Bảng 1.4 Tổng số CNV Cán bộ quản lý Nhân viên kỹ thuật Công nhân Đại học - cao đẳng Trung học - chuyên nghiệp Kỹ thuật Kinh tế Chuyên môn khác Kỹ thuật Kinh tế Chuyên môn khác 2915 262 28 2625 69 43 4 36 30 28 Qua bảng ta thấy lực lượng cán bộ công nhân viên chức cuả mỏ có trình độ văn hoá và chuyên môn cao. Nhờ đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy đã góp phần thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỏ Hà lầm. Kết cấu lao động phản ánh rõ nét mức độ tập trung nhân lực cho sản xuất than của mỏ Hà lầm. Tuy nhiên qua đây cũng lộ rõ nhược điểm của công nghệ khai thác than thủ công mà mỏ đang áp dụng là mức tiêu hao nhân lực quá lớn. Bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức kết hợp ở cả hai hình thức theo tuyến và theo chức năng. Trong thực tế của sản xuất với hệ thống trên khá phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý vừa sâu vừa rộng. Giám đốc công ty thực hiện chỉ đạo và điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các phòng ban theo chức năng có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc có những quyết định đúng đắn, kịp thời đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt. Chế độ công tác của mỏ : Bộ phận hành chính của mỏ được thực hiện theo chế độ ngày làm hai buổi, tuần làm 6 ngày nghỉ ngày Chủ nhật: Buổi sáng: 7h30 ¸12h Buổi chiều:13h ¸16h30 Bộ phận sản xuất trực tiếp làm theo chế độ 300:3:8( Riêng công nhân trực điện, thoát nước, thông gió làm việc theo chế độ 360:3:8). Sơ Đồ Đổi Ca Ca sản xuất T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 Ca I Ca II Ca III I.3.3. Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam , mỏ than Hà lầm tổ chức xây dựng kế hoạch dựa vào chỉ tiêu mà tổng công ty giao cho. Ngoài ra còn dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật, khả năng của doanh nghiệp nhu cầu của thị trường ... từ đó thiết lập nên kế hoạch về sản xuất, mua sắm vật tư, tiền lương, giá thành ...Kế hoạch tổng hợp dự thảo sau khi được Tổng công ty phê duyệt sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế mới đem ra áp dụng: 1. Chuẩn bị: - Dựa vào báo cáo năm trước để tìm ra ưu nhược điểm của kế hoạch đã lập cho năm trước. + Sản lượng than sản xuất và tiêu thụ: Hầm lò, lộ thiên , than tận thu + Mét đào lò mới: Chuẩn bị sản xuất, kiến thiết cơ bản. + Khối lượng đất đá bóc. - Kế hoạch kỹ thuật: Các chỉ tiêu định mức sản phẩm: gỗ chống lò, thuốc nổ, kíp mìn... - Kế hoạch lao động và đào tạo. - Kế hoạch an toàn bảo hộ lao động. - Kế hoạch chất lượng sản phẩm - Kế hoạch cung ứng vật tư. - Kế hoạch nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ mới. - Kế hoạch bổ xung, sửa chữa máy móc thiết bị, TSCĐ. - Kế hoạch tài chính. - Kế hoạch giá thành sản phẩm dựa vào yếu tố chi phí. - Kế hoạch doanh thu, các khoản nộp ngân sách. - Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Kế hoạch lợi nhuận. - Kế hoạch lao động tiền lương. 2. Triển khai thực hiện kế hoạch Từ kế hoạch được điều chỉnh phê duyệt tiến hành phân bổ các bộ phận sản xuất phù hợp với tình hình thực tế. Trong năm 2001 vừa qua hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. So với năm trước sản phẩm sản xuất ra ngày càng ổn định về số lượng và nâng cao dần về chất lượng. Về phần tiêu thụ mỏ đang cố gắng chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng tự tiêu thụ sản phẩm của mình. I.3.4.Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp Hiện nay số công nhân theo danh sách của mỏ than Hà lầm là 2915 người. Chất lượng côngnhân kỹ thuật tương đối đảm bảo. Số công nhân có tay nghề khá chiếm tỷ lệ cao. Về tuổi đời tập trung là công nhân ở vào độ tuổi từ 25 đến 36 tuổi. Kết luận chương I Công ty than Hà lầm thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2001 có những khó khăn thuận lợi sau: Khó khăn: + Điều kiện địa chất khu mỏ phức tạp ảnh hưởng đến khai thác + Công nghệ chưa được bổ xung mới. Hầu hết máy móc thiết bị đều quá cũ kỹ, có những thiết bị đã hết thời gian khấu hao vẫn phải sử dụng do chưa được thay thế. + Tài chính của công ty còn phụ thuộc vào sự điều phối của TCT than Việt nam nên thường xuyên thiếu vốn để mua vật tư và phụ tùng thay thế. Thuận lợi: + Do cơ chế mới về quản lý sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm ngày càng mở rộng quyền tự chủ của công ty nên công ty cân đối và tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng đáp ứng yêu cầu của công ty ngày càng mở rộng đáng kể từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý sang cơ chế thị trường. + Có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có truyền thống cách mạng và kinh nghiệm sản xuất phong phú đáp ứng được yêu cầu của đòi hỏi sản xuất phát triển. Những khó khăn và thuận lợi là cơ sở thực tế để mỏ than Hà lầm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2001. Điều này sẽ được đề cập kỹ hơn trong chương II. Chương II Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh công ty than Hà lầm II.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng ra nhiều thị trường khác nhau. ngoài sản xuất ra sản phẩm truyền thống doanh nghiệp còn tham gia hoạt động tài chính hay chiếm lĩnh các thị trường sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên trong ngành công nghiệp than việc đa dạng hoá sảnphẩm chưa được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Thị trường tài trong nước hoạt động ít sôi nổi. Vì thế doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng doanh thu của mỏ. Nguồn thu chủ yếu của mỏ hiện nay là doanh thu khai thác than. Từ lý do trên cho thấy việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mỏ chủ yếu xét trên những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của sản xuất than Bảng chi tiêu kinh tế -kỹ thuật chủ yếu công ty than Hà lầm 2001 Bảng 2.1 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 So sánh KH TH KH 2001 TH 2000 1 Than nguyên khai SX T 491,043 520,000 583,715 112.25 119 Than hầm lò T 335,112 345,000 359,418 104.18 107.25 Than lộ thiên T 155,931 175,000 214,297 122.46 137.43 Than tận thu T 10,000 2 Sản lượng tiêu thụ T 528,735 457,000 613,463 134.24 116.02 3 Tổng doanh thu Tr.đ 102,682 118,200 143,460 121.37 139.71 Trong đó: DT than Tr.đ 102,307 117,690 143,176 121.66 139.95 4 Doanh thu thuần Tr.đ 102,682 118,200 143,460 123.46 139.71 5 Giá trị gia tăng Tr.đ 45,306 64,633 143 6 Tổng số vốn KD Tr.đ 73,968 80,603 108.44 TSCĐ Tr.đ 51,215 53,063 103.61 TSLĐ Tr.đ 22,752 27,539 121.04 7 Tổng số CBCNV người 2,902 2,909 2,915 100.21 100.45 Trong đó: CNKT người 1,902 1,920 1,930 102.17 102.30 8 Hao phí vật tư chủ yếu Hao phí gỗ cho 1000 T than m3/ng.T 23 21 19.7 95.24 8.33 Hao phí cho 10 m3 đất đá Kg/ng.m3 240 350 350 100.00 145.83 9 NSLĐ bình quân Chỉ tiêu hiện vật T/ng-n 169.21 178.76 200.25 112.02 118.34 Chỉ tiêu giá trị Tr.đ/ng-n 35.383 40.633 49.214 99.79 99.55 10 Giá thành đơn vị SP đ 194,225 219,289 233,083 106.29 120.01 11 Lợi nhuận trước thuế 1000đ 50,258 210,000 383,018 182.39 762 Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD Tr.đ 3,791 3,850 2,978 77.36 78.56 12 Lợi tức sau thuế 1000đ 37,693 157,500 287,263 182.39 762.10 13 Nộp ngân sách nhà nước 1000đ 2,452,587 2,566,984 104.66 - Về khối lượng công tác: Sản lượng than nguyên khai sản xuất đạt 119% so với năm 2000 và hoàn vượt mức kế hoạch 112,92%.Để có được tỷ lệ than nguyên khai sản suất tăng đáng kể như vậy là do sự cố gắng của toàn bộ CBCNV trong mỏ. Mức tăng được thể hiện ở hai khu vực hầm lò và lộ thiên cho thấy ý thức tận dụng năng lực sản xuât của các khu vực. - Về tiêu thụ sản phẩm và các khoản nộp ngân sách: Năm 2001 vừa qua, tình hình tiêu thụ sản phẩm có nhiều tiến triển tốt đẹp. Ngành than đang dần dần khôi phục lại không chỉ thị trường trong nước mà còn có xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu. Hầu hết các mỏ đều có mức tiêu thụ tăng đáng kể. Cụ thể năm qua mỏ than Hà lầm đã tiêu thụ được 613.463 tấn than, đạt 134,24% kế hoạch đề ra và tăng hơn so với năm 2000 là 116,02%. Lượng than tiêu thụ tăng chủ yếu do nhu cầu của xí nghiệp tuyển than Hòn gai và than xuất khẩu tăng lên 20% so với năm trước cho thấy mỏ cũng đã nỗ lực trong khâu tiêu thụ. Ngoài ra tiêu thụ tăng lên làm cho tổng doanh thu cũng tăng 139,71% so với năm 2000 và tăng 123,46% so với kế hoạch đề ra.do đó lợi nhuận tăng từ 37.693.731 đồng năm 2000 lên tới 287.263.959 đồng năm 2001. Nộp ngân sách vì thế cũng tăng lên 4,66% so với năm 2000. + Về lao động - Số lượng lao động tuy tăng lên 6,13% so với năm tước và lớn hơn kế hoạch là 0,21% nhưng năng xuất lao động vẫn tăng với tỷ lệ cao hơn. Do vậy sự tăng này là hợp lý II. 2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm : II. 2. 1. Phân tích sản lượng sản xuất và tiêu thụ. - Qua bảng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của mỏ năm 2001 (Bảng 2.1) ta có những nhận xét sơ bộ về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về mặt lượng tính theo hiện vật. Xét về mặt giá trị các chỉ tiêu này còn bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường. Do vậy ta đi xem xét bảng các chỉ tiêu giá trị sau đây để đưa ra những nhận định đầy đủ hơn về tình hình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm mỏ than Hà lầm năm 2001. (Bảng 2.2) - Từ những số liệu ở bảng cho thấy: Năm 2001 là 1 năm khởi sắc của mỏ than Hà lầm . Mọi chỉ tiêu đều hoàn thành với tỷ lệ cao. - So với năm 2000 các chỉ tiêu doanh thu (tổng doanh thu, doanh thu than, doanh thu thuần) đều tăng với mức cao (lần lượt là 39,71%; 39,95%; 39,71%). Năm 2000 và năm 2001 tỷ lệ các khoản làm giảm doanh thu đều là con số 0%. Về lợi nhuận đây là một dấu hiệu đáng mừng - Nhìn chung mọi chỉ tiêu đều phản ánh sức sống mới của sản xuất kinh doanh mỏ than Hà lầm trong năm qua. Thể hiện rõ nhất hiệu quả của quá trình lao động sáng tạo nỗ lực của CBCNV mỏ là những chỉ tiêu giá trị gia tăng. So với năm 2000 con số này thực sự biến chuyển rất đáng kể với mức tăng 143%. Cụ thể là: + Khấu hao TSCĐ tăng do mua mới một số TSCĐ nên một số tài sản đó phải tính khấu hao cao hơn và làm cho số khấu hao tăng lên 61,98% so với năm 2000 và tăng 21,1% so với kế hoạch. + Tổng qũy lương tăng 42,74% so với năm 2000 và tăng 11,78% so với kế hoạch. Tổng quỹ lương tăng do số CBCNV tăng và tiền lương bình quân tăng. Tuy nhiên, sự biến động này là hoàn toàn hợp lý. + Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đã thực hiện vượt mức kế hoạch 3,01% và tăng hơn năm 2000 tới 17,78%. Điều này khuyến khích CBCNV trong mỏ toàn tâm hơn trong sản xuất lao động. Giám đốc công ty đã quan tâm đến lợi ích chính đáng của người lao động nhằm thúc đẩy sản xuất và đã đạt được nhiều thành quả trong năm 2001 này. + Các khoản nộp thuế cho nhà nước tăng 8,87% so với năm 2000. Đây cũng là một điều tất yếu bởi sản xuất kinh doanh năm qua tăng trưởng ở mức cao nên những đóng góp cho ngấn sách Nhà nước ưu đãi rất nhiều về chính sách thuế cũng như khoản nộp ngân sách khác. Trong những năm tới chúng ta cần xây dựng kế hoạch phù hợp với chính sách nhà nước khi sản xuất kinh doanh của ngành than đã đi vào quỹ đạo. + Lợi nhuận: con số được thể hiện ở đây được coi là kỷ lục. Tỷ lệ lãi tăng gấp 7,62 lần so với năm 2000. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì ngoài mục tiêu phúc lợi xã hội khác, mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu nhất, cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động của sản xuất kinh doanh. Tuy lợi nhuận của năm 2001 là chưa lớn 287.263.959 đ nhưng đã thể hiện một xu thế mới của thị trường tiêu thụ than. Chu kỳ kinh doanh của mỏ than đang lên. Mỏ than Hà lầm cần tận dụng tối đa các cơ hội có thể có để đạt đỉnh cao của chu kỳ kinh doanh trước khi tài nguyên đến giai đoạn cạn kiệt tận thu. Các chỉ tiêu giá trị của công ty than Hà Lầm Bảng 2.2 STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh KH TH TH 2000 KH 2001 I Tổng doanh thu 102,682 118,200 143,460 139.71 123.46 Doanh thu than 102,307 117,690 143,176 139.95 121.66 II Doanh thu thuần 102,682 116200 143,460 139.71 123.46 III Giá trị gia tăng 45,306 64,633 136.48 1 Khấu hao 5,863 7,842 9,497 161.98 121.1 2 Tiền lương 34,158 43,618 48,756 142.74 111.78 3 BHXH, BHYT 3,194 3,652 3,762 117.78 103.01 4 Thuế 2,141 2,331 108.87 5 Lợi nhuận 37 157 287 762.11 182.39 II. 2. 2. Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất bằng hiện vật. II. 2.2. 1. Theo mặt hàng. Hầu hết các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm sản xuất của mỏ đều dựa trên cơ sở kế hoạch do TCT than giao xuống. Vì vậy, cách phân tích ở đây là xem xét mức độ thực hiện so với kế hoạch bởi số kế hoạch là một con số chịu sự rằng buộc bởi quyết định của TCT. Ta xem xét bảng khối lượng sản phẩm theo mặt hàng sau: Bảng 2.3 Chỉ tiêu sản phẩm sản xuất theo mặt hàng Chỉ tiêu ĐVT TH 2000 Tỷ trọng KH 2001 Tỷ trọng TH 2001 Tỷ trọng So sánh 01/00 So sánhTH/KH I. Than sạch T 430,737 87.72 457,000 87.88 498,664 85.43 115.77 109.12 1. Than cục T 32,158 6.55 36,000 6.92 39,788 6.82 123.73 110.52 2. Than cám T 363,587 74.04 384,000 73.85 416,701 71.39 114.61 108.52 Cám 3 T 119,273 24.29 125,000 24.04 137,992 23.64 115.69 110.39 Cám 4 T 79,552 16.20 78,000 15.00 75,113 12.87 94.42 96.30 Cám 5 T 89,220 18.17 93,000 17.88 109,678 18.79 122.93 117.93 Cám 6 T 75,572 15.39 88,000 16.92 93,918 16.09 124.28 106.73 3.Than phụ phẩm T 34,992 7.13 37,000 7.12 42,175 7.23 120.53 113.99 II. Than nguyên khai T 491,043 100.00 520,000 100.00 583,715 100.00 118.87 112.25 Từ bảng số liệu cho thấy: sản phẩm chính của mỏ là than cám . Giá trị của than cám thấp hơn than cục nhưng do điều kiện mỏ địa chất phức tạp, việc tồn tại nhiều sản phẩm cám là tất yếu. Những năm gần đây tiêu thụ sản phẩm khó khăn, sản xuất phải cầm chừng vì thế than cục bị giảm thị phần. Năm 2001 thị trường than có biến đổi lớn, than tồn kho được giải toả một lượng đáng kể. Xu hướng trong những năm tới thị trường sẽ tiếp tục trở lại. Từ lý do này đặt ra một vấn đề ở đây là làm thế nào để khai thác đạt chất lượng tốt hơn hiện nay và dịch chuyển cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường trong nước cũng có nhiều mặt thuận lợi nhưng muốn tối đa hoá lợi nhuận chúng ta không xem xét mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay, than xuất chủ yếu là than cục và than cám 3. Với điều kiện khai thác của mỏ hiện nay việc xuất khẩu là khó khăn. Trong những năm tới mỏ cần tăng tỷ lệ than cục và than cám 3 lên chúng ta có thể xuất khẩu chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường. Trong tổng số than cám sản xuất thì than cám có tỷ lệ khá cao chiếm 27,675 trong năm 2001. Đây là một điều tốt cho mỏ vì than cám xuất khẩu hiện nay là than cám 3 có đủ tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu t._.han đòi hỏi. Trước hết chúng ta cần có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt những thị phần như đã từng đạt được và mở rộng thêm trong thời gian sau này. Trong các loại than tiêu thụ nội địa than cám 5 là loại than có số lượng tiêu thụ khá lớn đáp ứng nhu cầu của ngành điện và ngành xi măng. Với sản lượng sản xuất năm 109678 tấn /năm vượt 17,9% so với năm 2000. Sản lượng than cám 6 và than phụ phẩm tăng 6,7% và13,9% so với kế hoạch Nói tóm lại cơ cấu mặt hàng than của mỏ thực hiện trong năm qua thực sự phù hợp. II.2.2.2.Theo nguồn sản lượng. Hiện nay sản phẩm chính của mỏ vẫn là than. Nguồn thu từ than chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Ngoài cơ cấu, chủng loại than nguồn sản lượng và công nghệ sản xuất cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng than vì thế cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán than. Sản lượng khai thác theo nguồn Bảng 2.4 Chỉ tiêu Năm 2000 Tỷ trọng KH 01 Tỷ trọng TH 01 Tỷ trọng Than nguyên khai sản xuất 491.043 100 520.000 100 583.715 100 Than hầm lò 335.112 62.24 345.000 66.35 359.418 61.57 Than lộ thiên 155.931 31.76 175.000 36.65 214.297 36.71 Than tận thu 10.000 1.71 Mỏ đang áp dụng hai phương pháp khai thác là lộ thiên và hầm lò. Than nguyên khai sản xuất ra có 61,57 % từ nguồn lộ thiên và 36,71 % từ khai thác hầm lò. So với năm 2000, cơ cấu sản phẩm xét theo phương pháp công nghệ có thay đổi. Tỷ trọng than lộ thiên tăng lên (năm 200 chiếm 31,36%) và than hầm lò có xu hướng giảm đi (năm 2000 là 62,24%). Xét theo số tuyệt đối thì sản lượng khai thác hầm lò vẫn tăng lên từ 335.112 tấn năm 2000 thành 359.418 tấn năm 2001 nhưng tỷ lệ tăng của than lộ thiên tăng lớn hơn đã làm số tương đối có sự dịch chuyển về cơ cấu. Tỷ lệ này cho thấy định hướng của mỏ đang dần triển khai do khai thác hầm lò sẽ kết thúc trong những năm tới. Để ổn định sản xuất, mỏ phải tập trung năng lực sản xuất cho khâu khai thác lộ thiên để tăng sản lượng cho khu vực này. Cũng từ bảng số liệu này cho thấy hiện nay mỏ mới tiến hành tận thu than. Trên thực tế ngành công nghiệp mỏ nước ta tồn than tận thu là phổ biến . Do vậy tận thu than là một việc làm , nhằm giảm bớt lãng phí tài nguyên. Đồng thời đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. II.2.2.3.Theo đơn vị sản xuất. Mỏ than Hà Lầm là mỏ khai thác hầm lò nên mỏ tự tổ chức các đường lò chuẩn bị, mở diện sản xuất cho các lò chợ, sau đó tổ chức khai thác than. Khâu khai thác lộ vỉa chủ yếu là khai thác các vỉa nhỏ. Công tác san gạt, bốc xúc đất đá, vận chuyển than về kho mỏ được tổ chức theo hợp đồng. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm từng lộ vỉa khi cần thiết cho phù hợp với năng lực và điều kiện sản xuất của mỏ. Sản lượng sản xuất theo đơn vị Bảng 2.5 STT Tên công trường TH năm 2000 KH năm 2001 TH năm 2001 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng I SL khai thác hầm lò 335,112 68.24 345,000 66.35 359,418 61.57 1 Công trường vỉa 10 97,058 19.77 100,000 19.23 111,562 19.11 2 Công trường KI 52,138 10.62 54,000 10.38 53,189 9.11 3 Công trường KII 78,327 15.95 79,000 15.19 81,373 13.94 4 Công trường 88 42,563 8.67 41,000 7.88 43,588 7.47 5 Công trường 89 21,177 4.31 23,000 4.42 19,535 3.35 6 Công trường 26 33,710 6.86 36,500 7.02 37,805 6.48 7 Công trường KTCB 10,139 2.06 11,500 2.21 12,366 2.12 II SL khai thác lộ thiên 155,931 31.76 175,000 33.65 214,297 36.71 1 Khu vực 1 4,783 0.97 6,000 1.15 7,237 1.24 2 Khu vực 2 88,027 17.93 95,000 18.27 126,636 21.69 3 Khu vực 3 63,121 12.85 74,000 14.23 80,478 13.79 III Than tận thu 10,000 1.71 Tổng cộng 491,043 100 20,000 100 583,715 100 Qua bảng 2.5 ta thấy kế hoạch giao cho 7 đơn vị sản xuất hầm lò tương đối sát với thực tế sản xuất, tỷ lệ vượt mức kế hoạch tương đối đồng đều, tỷ trọng khai thác cao, thấp nhất là công trường KTCB có 2,21%, cao nhất là công trường vỉa 10, số liệu thực hiện năm 2001 là 19,11 % so với tổng số than khai thác. Bên cạnh đó sản lượng khai thác lộ thiên chiếm 31,71% so với tổng số than khai thác được năm 2001 và 36,65% năm 2000. ở khu vực II, III sản lượng khai thác tương đối cao và có xu hương tăng dần lên. So với năm 2000, hai khu vực này đều thực hiện khối lượng sản phẩm lớn hơn từ: 95.000 tấn ® 126.636 tấn và 74.000 tấn ® 80.478 tấn. Điều đó cho thấy công tác lập kế hoạch chính xác hơn. II.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm II.2.3.2.Theo khách hàng Sản lượng tiêu thụ theo khách hàng Bảng 2.6 TT Tên khách hàng TH 2000 Tỷ trọng KH 2001 Tỷ trọng TH 2001 Tỷ trọng I Xí nghiệp TT HG 163,131 30.85 150,000 32.82 175,007 28.53 1 Than sạch 1,500 0.33 1,877 0.31 2 Than nguyên khai 148,500 32.49 173,130 28.22 II Bán tại doanh nghiệp 365,604 69.15 307,000 67.18 438,456 71.47 1 Xuất khẩu 85,000 18.60 102,050 16.64 2 Than cám xi măng 38,000 8.32 56,703 9.24 3 Than điện 43,000 9.41 59,658 9.72 4 Cục xô đạm Hà bắc 35,000 7.66 775 0.13 5 Than tiêu thụ 54,000 11.82 92,029.00 15.00 CTCBvà KD than QN 58,091 9.47 CTCBvà KD than VP 7,881 1.28 CTCBvà KD than HN 245 0.04 Cty du lịch than VN 23,813 3.88 6 Bán lẻ 127,240 20.74 Tổng cộng 528,735 100.00 457,000 100.00 613,463 100.00 II.2.4. Phân tích tính chất nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tính chất nhịp nhàng của sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng khẳng định khả năng thực hiện công việc một cách tối ưu nhất. Nghĩa là trước khi sản xuất, doanh nghiệp đã lập ra một hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch mà theo tính toán có khả năng mang lại nhiều lợi ích nhất. Nếu sản xuất nhịp nhàng thì những chỉ tiêu thực hiện tương ứng quá trình sản sản xuất kinh doanh. Ta có bảng số liệu sau: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2001 Bảng 2.7 Cả năm Than sản xuất So sánh Than tiêu thụ So sánh KH TH TH/KH KH TH TH/KH 1 46,000 62,199 135.22 37,000 61,495 166.20 2 41,000 39,091 95.34 32,000 45,398 141.87 3 52,000 51,202 98.47 28,000 42,434 151.55 4 48,000 54,497 113.54 40,000 50,104 125.26 5 30,000 32,710 109.03 36,000 47,354 131.54 6 32,000 35,549 111.09 41,000 49,108 119.78 7 29,000 33,758 116.41 39,000 46,235 118.55 8 33,000 30,915 93.68 35,000 53,662 153.32 9 50,000 56,923 113.85 38,000 52,238 137.47 10 52,000 57,511 110.60 44,000 51,654 117.40 11 55,000 61,207 111.29 42,000 55,795 132.85 12 52,000 68,153 131.06 45,000 57,986 128.86 Cả năm 520,000 583,715 112.25 457,000 613,463 134.24 Phân tích tính chất nhịp nhàng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mỏ than Hà lầm năm 2001, ta đi xác định hệ số nhịp nhàng theo công thức sau: 100no + Smi Hn = ---------------------------- 100n Trong đó: n0: Số tháng trong năm mà mỏ hoàn thành và vượt mức kế hoạch mi: Tỷ lệ % đạt kế hoạch đối với những tháng không hoàn thành kế hoạch. n: Số tháng trong năm . k: Số tháng không hoàn thành kế hoạch trong năm. Theo số liệu cho ở bảng trên ta tính được: - Hệ số nhịp nhàng của sản xuất: 100 x 9 +(95,34 + 98,47 +93,68) Hsxn=----------------------------------------------- = 0,98 100 x 12 - Hệ số nhịp nhàng của tiêu thụ: 100 x 12 H =---------------- = 1 100 x 12 Từ hệ số nhịp nhàng cho thấy cả sản xuất và tiêu thụ đều hoạt động tương đối ổn định mức độ nhịp nhàng cao. ở khâu sản xuất Hsx = 0,98 và Htt= 1 là cao tính nhịp nhàng phát huy hết tác dụng. II.2.5. Phân tích mức độ đảm bảo của công tác chuẩn bị sản xuất Để đánh giá trình độ chuẩn bị sản xuất cho việc khai thác ta đánh giá mức độ cân đối giữa sản xuất và mức độ chuẩn bị sản xuất để đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện tại cho những năm sau: Bảng phân tích mức độ đảm bảo công tác chuẩn bị sản xuất Bảng2.8 Chỉ tiêu TH2000 KH 2001 TH 2001 So sánh TH01/KH00 So sánh TH01/KH01 Sản lượng,T 491,043 520,000 583,715 118.87 112.25 Đất đá bóc, m3 943,782 948,000 1,252,821 132.74 132.15 Mét đào lò mới, m 5,278 5,236 4,978 94.32 95.07 Qua bảng ta thấy tình hình chuẩn bị sản xuất về khai thác lộ thiên tương đối tốt. Số mét khối đất đá bóc tăng 132,74% so với năm 2000 và 133,15% so với kế hoạch. Số mét lò mới chỉ đạt 94,32% so với năm 2000 và 95,07% so với kế hoạch. Chứng tỏ mỏ có chủ trương giảm khai thác hầm lò. Nhưng trên thực tế số than khai thác hầm lò tăng 107,25% so với năm 2000 và 104,18% so với năm 2001. Nhìn chung công tác chuẩn bị năm 2001 không đạt bằng năm 2000 đặc biệt là số mét đào lò mới II.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất của mỏ than Hà lầm . II.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để phân tích ta xem xét hai chỉ tiêu sau: + Hệ số hiệu suất vốn cố định: Cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia bao nhiêu sản phẩm . Q - Tính bằng hiện vật: Hhs = ----- Vbq D - Tính bằng giá trị : Hhs =----- Vbq Trong đó: Hhs : Hệ số sử dụng vốn cố định. Q: Sản lượng thực tế trong năm. D: Doanh thu thực tế trong năm. Vbq: Vốn cố định bình quân trong năm. SVini SVjnj Vbq = Vđn + -------- - ---------- 12 12 Vi, Vj: Số vốn cố định đưa vào, đưa ra trong năm. ni, nj: Số tháng đưa vào đưa ra trong năm. i = 1¸n: Số tháng trong năm. Do không tập hợp được số liệu của từng tháng đưa vào, đưa ra trong năm nên ta tính vốn cố định bình quân trong năm theo công thức: Vđk +Vck Vbq = ------------ 2 Ta có bảng số liệu sau: Bảng phân tích hệ số hiệu suất vốn cố định Bảng 2.9 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 1 Sản lượng T 491,043 583,715 2 Doanh thu Nđ 102,682,638 143,460,036 3 Vốn cố định bình quân Nđ 51,215,942 53,063,844 4 Hhs tính bằng hiện vật T/Nđ 0,0096 0,011 5 Hhs tính bằng giá trị Nđ/Nđ 2,005 2,704 Qua phân tích ta thấy hệ số hiệu suất vốn cố định có xu thế tăng lên cả theo hiện vật và giá trị. Trong khi tổng số vốn cố định tăng không đáng kể (Từ 51,215,942 năm 2000 thành 53,063,844Nđ tương đương tăng 0,36%) thì hệ số hiệu suất lại tăng rất đáng kể. Về mặt hiện vật, Hhs tăng từ 0,0096 lên 0,011 T/Nđ, nghĩa là tăng 14,58%. Về mặt giá trị, hệ số Hhs tăng từ 2,005 N/đ lên 2,704 Nđ/Nđ tức là tăng 34,86%. Nguyên nhân của vấn đề này có thể nhận thấy từ thực trạng sản xuất của doanh nghiệp như sau: - Trong những năm trước do trình độ quản lý chưa cao, tiêu thụ sản phẩm kém gây lên tâm lý chán nản trong lao động.Vì vậy, Hhs về giá trị và hiện vật thấp hơn năm 2000. - Với điều kiện trang bị máy móc, thiết bị, TSCĐ của doanh nghiệp mỏ nói chung hiện nay rất lạc hậu, thường xuyên phải sửa chữa lớn, chưa có máy móc bổ xung. Việc tăng hệ số hiệu suất vốn cố định là một điều đáng phấn khởi của mỏ than Hà lầm. Để đánh giá toàn diện hơn về TSCĐ của mỏ ta xem xét hệ số huy động vốn cố định. Hệ số huy động vốn cố định được tính bằng nghịch đảo của hệ số hiệu suất vốn cố định. 1 Hhđ = -------------- Hhs Hhđ là hệ số huy động vốn cố định. Bảng phân tích hệ số huy động vốn cố định Bảng 2.10 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Hhs tính bằng hiện vật T/Nđ 0,0096 0,011 Hhs tính bằng giá trị Nđ/Nđ 2,005 2,704 Hhđ tính bằng hiện vật Nđ/T 104,17 90,9 Hhđ tính bằng giá trị Nđ/Nđ 0,499 0,369 Tới đây ta có thể khẳng định chắc chắn rằng năm 2001 mỏ Hà lầm đã tận dụng năng lực TSCĐ khá tốt. Hệ số huy động vốn tính theo giá trị và hiện vật của mỏ năm 2001 đều nhỏ hơn năm 2000. II.2. Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ. Đi sâu tìm hiểu các biến động trong sản xuất nảy sinh một nguyên nhân là tình trạng biến động TSCĐ trong năm. Trong mục này ta đi xem xét mối quan hệ giữa tình hình sản xuất với sự biến động TSCĐ. Để đánh giá tính hợp lý của các biến động đó ta ngiên cứu bảng sau: Tình hình tăng giảm TSCĐ Bảng 2.11 Số TT Chỉ tiêu Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng 1 Nhà cửa 70,377,271,050 70.97 1,827,422,575 11.57 8,864,6625 7.98 2 Vật kiến trúc 43,848,272,164 44.22 2,359,076,249 14.93 3,676,536,065 93.46 42,530,348 38.31 3 Thiết bị động lực 5,322,991,783 5.37 1,891,152,562 11.97 101,200,920 2.57 7,122,943,425 6.42 4 Thiết bị công tác 19,426,770,633 19.59 2,846,334,728 18.01 22,273,105,361 20.06 5 Phươngtiện vận tải 22,754,201,482 22.95 6,529,654,892 41.33 136,190,476 3.46 29,127,665,898 26.23 6 Dụng cụ quản lý 764,714,474 0.77 346,945,329 2.20 1,111,659,803 1.00 Tổng cộng 99,164,221,586 100.00 15,800,586,335 100.00 3,933,927,461 100.00 111,030,880,460 100.00 Bảng phân tích này xem xét về nguyên giá TSCĐ trong đó ta thấy: toàn bộ thiết bị động lực, thiết bị vận tải, thiết bị công tác chiếm 47,91%, còn lại là nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ quản lý chiếm 52,09%. Như vây, TSCĐ trực tiếp dùng cho sản xuất chiếm tỷ lệ chưa xứng đáng trong tổng số TSCĐ. Cuối năm báo cáo các thiết bị động lực cho thấy thiết bị động lực, thiết bị vận tải giảm chút ít. Trong khi đó vật liến trúc có xu hướng giảm đáng kể. Đồng thời sự tăng rõ rệt của vật kiến trúc và thiết bị công tác đã làm tăng tổng số TSCĐ lên gần 2 tỷ đồng. Xét về quy mô, TSCĐ của mỏ là tương đối lớn nhưng trên thực tế hiệu suất sử dụng chúng lại không cao. Lý do là hầu hết máy móc thiết bị đã được trang bị khá lâu, nhiều loại đã hết cả thời gian khấu hao nhưng vẫn phải sử dụng do chưa có thiết bị thay thế. Do vậy giá trị khấu hao TSCĐ giảm đi trong kỳ cũng không phải là việc tốt. Bởi đó là sự giảm giả tạo. Để nắm vững thực trạng máy móc thiết bị ta xem xét tỷ lệ hao mòn của chúng qua những phân tích dưới đây: *Phân tích tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị. Mục đích của phân tích này nhằm đánh giá khả năng đáp ứng về tình trạng kỹ thuật cùa thiết bị so với nhu cầu sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu đánh giá là mức độ hao mòn của tài sản. Xét về tình trạng kỹ thuật của các loại TSCĐ ta có bảng số liệu sau: Bảng phân tích tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị Bảng 2.12 Số TT Chỉ tiêu Kiểm kê đến cuối năm Tỷ lệ hao mòn Nguyên giá Mức hao mòn Giá trị còn lại 1 Nhà cửa 8,864,693 3,499,015 5,365,678 39.47 2 Vật kiến trúc 42,530,812 23,219,756 19,311,055 54.60 3 Thiết bị động lực 7,122,943 2,804,298 4,318,644 39.37 4 Thiết bị công tác 22,273,105 13,500,848 8,772,256 60.62 5 Phương tiệnvận tải 29,127,665 15,193,906 13,933,759 52.16 6 Dụng cụ quản lý 1,111,659 445,499 666,169 40.08 Tổng cộng 111,030,880 58,663,324 52,367,555 52.84 Từ bảng số liệu ta có thể tính được tỷ lệ hao mòn chung của toàn bộ TSCĐ theo số bình quân gia quyền như sau: 39,47x7,9 +54,6x38,31+39,37x6,42+60,62x20,06+52,16x26,23+40,08x1 Thm = -------------------------------------------------------------------------------------- 100 = 52,84% Từ tỷ hao mòn chung tính toán được cho ta thấy máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của mỏ đã quá xuống cấp. Liệu rằng với 47,16% còn lại về mặt giá trị thì máy móc thiết bị còn có đủ khả năng đẻ phục vụ sản xuất hay không. Đây là một thực trạng khó khăn mà doanh nghiệp phải vượt qua. Tuy nhiên những năm vừa qua mỏ vẫn sản xuất tương đối ổn định. Riêng năm 2001này hầu hết các chỉ tiêu vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tuy nhiên mọi cố gắng của mỏ là kế sách tạm thời. Muốn ổn định chiến lược lâu dài thì không có phương cách nào khác hơn là bổ xung máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với điều kiện sản xuất của mỏ để ổn định và phát triển sản xuất. II.3.2. Phân tích năng lực sản xuất. Phân tích năng lực sản xuất nhằm xác định khả năng sản xuất lớn nhất về sản phẩm khi tận dụng một cách đầy đủ công suất, máy móc, thiết bị, điện sản xuất trên cơ sở đó đánh giá mức độ tận dụng năng lực sản xuất chỉ ra những khâu yếu và có biện pháp khắc phục. Việc xác định năng lực sản xuất là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất phân tích năng lực sản xuất còn nhằm mục đích phát hiện những khả năng hiện có để đề ra các biện pháp phân tích sản xuất sao cho tận dụng triệt để hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị kỹ thuật mà mỏ hiện có. Để phân tích năng lực sản xuất ta có sơ đồ dây chuyền công nghệ sau: Lò chợ 1A Vận tải KV-50 Lò chợ 2A Lò chợ 3A Lò chợ 4A PX sàng 28 Vận tải KV+28 Lò chợ 5A Tiêu thụ Lò chợ 6A KT lộ thiên Đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất hầm lò Khâu than lò chợ tiến hành bằng phương pháp khoan nổ mìn. Vận tải ở lò chợ dùng máng cào hoặc máng trượt. Vận tải khu vực bằng tàu điện. Vận tải lò nghiêng bằng tời hai đầu. Xác định năng lực sản xuất các khâu trong dây chuyền sản xuất. 1. Năng lực sản xuất khâu lò chợ Khâu khấu than lò chợ được thực hiện bằng khoan nổ mìn thủ công. Để tính toán năng lực sản xuất ta áp dụng công thức sau: - Năng lực sản xuất giờ: Ncn.Pcn Pg = ----------- (T/h) Tcđ - Năng lực sản xuất ngày đêm. Pngđ = Pg.Nca.Tcđ (T/ngđ) - Năng lực sản xuất năm: Pn = Pngđ. Ncđ (T/năm) - Hệ số sử dụng thời gian: åTtt Htg = ---- åTcđ Qn - Hệ số sử dụng tổng hợp: Hth = ------ Pn - Hệ số sử dụng công suất: Hcs = Htg* Hth Thông số kỹ thuật và NLSX của lò chợ Bảng2.13 TT Chỉ tiêu KH ĐV Lò chợ1A Lò chợ2A Lò chợ3A Lò chợ4A Lò chợ5A Lò chợ6A NLSX TH 1 Số CN khấu than trong lò chợ Ncn ng-ca 50 40 45 45 42 30 2 NSLĐ một CN theo định mức Pcn T/ng-ca 4.5 3 3 3 3 2.8 3 Thời gian làm việc theo chế độ Tcđ giờ 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 4 Thời gian làm việc thực tế Ttt giờ 7 7 7 7 7 7 5 Số ca khấu than trong một ngày đêm Nca ca 2 2 2 2 2 2 6 Tổng thời gian lv theo chế độ Tcđ giờ 4500 4500 4500 4500 4500 4500 7 Tổng thời gian lv theo thực tế Ttt giờ 3815 3815 3815 3815 3815 3815 8 Sản lượng thực tế bq một ngày đêm Qngđ Tấn/ngđ 380 205 165 222 215 132 1319 9 Năng lực sản xuất giờ Pg T/h 30 16 18 18 17 11 110.00 10 Năng lực sản xuất ngày đêm Pngđ T/ngđ 450 240 270 270 252 168 1650 11 Năng lực sản xuất năm Pn T/n 135000 72000 81000 81000 75600 50400 495000 12 Hệ số sử dụng thời gian Htg 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 13 Hệ số sử dụngcông suất Hcs 0.90 0.92 0.65 0.88 0.91 0.84 0.65 14 Hệ số sử dụng tổng hợp Hth 0.77 0.78 0.56 0.75 0.77 0.71 0.56 2. Năng lực sản xuất khâu vận tải lò chợ Để tính toán năng lực sản xuất khâu vận tải lò chợ ta áp dụng công thức sau: - Năng lực sản xuất giờ Pg = 3600. S. V. Z. Kkđh.Kcđ (T/h) - Năng lực sản xuất ngày đêm. Pngđ = Pg.Nca.Tcđ (T/ngđ) - Năng lực sản xuất năm: Pn = Pngđ. Ncđ (T/năm) - Hệ số sử dụng thời gian: åTtt Htg = ------- åTcđ Qn - Hệ số sử dụng tổng hợp: Hth = ------ Pn - Hệ số sử dụng công suất: Hcs = Htg* Hth Thông số kỹ thuật và năng lực sản xuất của máy cào Bảng 2.14 TT Chỉ tiêu KH ĐV Lò chợ1A Lò chợ2A Lò chợ3A Lò chợ4A Lò chợ5A Lò chợ6A NLSX TH 1 Tiết diện ngang của máy cào S m2 0.32 0.32 0.32 0.32 0.32 0.32 2 Vận tốc xích V m/s 0.57 0.57 0.57 0.57 0.57 0.57 3 Tỷ trọng than Z T/m3 1.4 1.4 1.4 1.4 1.4 1.4 4 Hệ số làm việc không điều hoà Kkh 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8 5 Hệ số lẫn đất đá Kn 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 6 Thời gian làm việc thực tế một ca Ttt giờ 6 6 6 6 6 6 7 Thời gian làm việc theo chế độ Tcđ giờ 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 8 Số ca làm việc trong một ngày đêm Nca ca 3 3 3 3 3 3 9 Hệ số chất đầy máng cào Kcđ 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 10 Tổng thời gian lv theo chế độ Tcđ giờ 6750 6750 6750 6750 6750 6750 11 Tổng thời gian lv theo thực tế Ttt giờ 4905 4905 4905 4905 4905 4905 12 Sản lượng thực tế bq một ngày đêm Qngđ Tấn/ngđ 380 205 165 222 215 132 1319 13 Năng lực sản xuất giờ Pg T/h 51.4 51.4 51.4 51.4 51.4 51.4 308.4 14 Năng lực sản xuất ngày đêm Pngđ T/ngđ 1156.5 1156.5 1156.5 1156.5 1156.5 1156.5 6939 15 Năng lực sản xuất năm Pn T/n 346950 346950 346950 346950 346950 346950 2081700 16 Hệ số sử dụng thời gian Htg 0.73 0.73 0.73 0.73 0.73 0.73 0.8 17 Hệ số sử dụngcông suất Hcs 0.41 0.22 0.18 0.24 0.23 0.14 0.14 18 Hệ số sử dụng tổng hợp Hth 0.30 0.16 0.13 0.17 0.17 0.10 0.10 3. Năng lực sản xuất khâu vận tải tàu điện Để tính toán năng lực sản xuất khâu vận tải tàu điện ta áp dụng công thức sau: - Năng lực sản xuất giờ: 3600.Nđt.Qg.Kcđ Pg = ---------------------------------- (2Ltb ------- +Tm1 +Tm2) .Kđđ.Kkđh Vtb - Năng lực sản xuất ngày đêm. Pngđ = Pg.Nca.Tcđ (T/ngđ) - Năng lực sản xuất năm: Pn = Pngđ. Ncđ (T/năm) - Hệ số sử dụng thời gian: åTtt Htg = ------- åTcđ Qn - Hệ số sử dụng tổng hợp: Hth = ------ Pn - Hệ số sử dụng công suất: Hcs = Htg* Hth Thông số kỹ thuật và năng lực sản xuất của tàu điện Bảng 2.15 TT Chỉ tiêu KH ĐV Mức+28 Mức-50 NLSX TH 1 Số đàu tàu bq bố trí trên đường Nđt Cái 3 3 2 Số toa goòng trong một đoàn tàu Ng Cái 25 25 3 Hệ số chất đầy toa goòng Hcđ 0.95 0.95 4 Trọng tải một toa goòng Qg Tấn 1 1 5 Thời gian làm việc theo chế độ Tcđ giờ 7.5 7.5 6 Thời gian làm việc thực tế Ttt giờ 6 6 7 Khoảng cách vận tải trung bình Ltb m 784 1595 8 Tốc độ TB của đoàn tàu không tải Vtb m/s 2.5 2.5 9 Thời gian chất tải Tm1 s 2700 2400 10 Thời gian dỡ tải Tm2 s 540 720 11 Hệ số chở lẫn đất đá Kđđ 1.2 1.2 12 Hệ số làm việc không điều hoà Kkh 1.5 1.2 13 Số ca làm việc trong một ngày đêm Nca ca 3 3 14 Tổng thời gian lv theo chế độ Tcđ giờ 6750 6750 15 Tổng thời gian lv theo thực tế Ttt giờ 5670 5670 16 Sản lượng thực tế năm Qn Tấn/n 200008 159410 359418 17 Năng lực sản xuất giờ Pg T/h 36.8 40.5 77.3 18 Năng lực sản xuất ngày đêm Pngđ T/ngđ 828 911.25 1739.25 19 Năng lực sản xuất năm Pn T/n 248400 273375 521775 20 Hệ số sử dụng thời gian Htg 0.84 0.84 0.84 21 Hệ số sử dụngcông suất Hcs 0.96 0.69 0.69 22 Hệ số sử dụng tổng hợp Hth 0.81 0.58 0.58 Bảng tổng hợp NLSX khâu hầm lò Bảng2.16 TT Khâu sản xuất Qn Pg Pngđ Pn Htg Hcs Hth 1 Khâu khấu than trong lò chợ 359,418 84.93 1274 382,200 0.85 0.58 0.5 2 Khâu vận tải lò chợ 359,418 308.4 6938 2,081,700 0.73 0.14 0.1 3 Khâu vận tải khu vực 359,418 77.3 1739.2 521,775 0.84 0.69 0.58 Tổng hợp NLSX khâu hầm lò 359,418 84.93 1274 382,200 0.85 0.58 0.5 Đặc điểm dây chuyền sản xuất khu vực lộ thiên Khoan nổ mìn Khâu xúc bốc Khâu vận tải 1. Năng lực sản xuất khâu khoan nổ mìn Để tính toán năng lực sản xuất khâu khoan nổ mìn ta áp dụng công thức sau: - Năng lực sản xuất giờ: [Tcđ -(Tcb - Tp). Kpđ.Ksd.Z] Pg =------------------------------------ (Tc +Tp) - Năng lực sản xuất ngày đêm. Pngđ = Pg.Nca.Tcđ (T/ngđ) - Năng lực sản xuất năm: Pn = Pngđ. Ncđ (T/năm) - Hệ số sử dụng thời gian: åTtt Htg = ------- åTcđ Qn - Hệ số sử dụng tổng hợp: Hth = ------ Pn - Hệ số sử dụng công suất: Hcs = Htg* Hth Thông số kỹ thuật và năng lực sản xuất của khoan nổ mìn Bảng 2.17 TT Chỉ tiêu KH ĐV Giá trị 1 Thời gian chuẩn kết Tck phút 30 2 Thời gian phải nghỉ trong ca Tp phút 30 3 Thời gian làm việc theo chế độ Tcđ giờ 7.5 4 Thời gian làm việc thực tế Ttt giờ 6 5 Hệ số phá đá Kpđ 35 6 Hệ số sở dụng lỗ khoan Ksd 0.8 7 Tỷ trọng đất đá Z t/m3 2.3 8 Thời gian lv 1bướccv chính, phụ Tc 1.6 9 Sản lượng thực tế năm Qn Tấn/n 214297 10 Năng lực sản xuất giờ Pg T/h 261.6 11 Năng lực sản xuất ngày đêm Pngđ T/ngđ 5886 12 Năng lực sản xuất năm Pn T/n 1765800 13 Hệ số sử dụng thời gian Htg 0.8 14 Hệ số sử dụngcông suất Hcs 10.30 15 Hệ số sử dụng tổng hợp Hth 8.24 16 Tổng thời gian lv theo chế độ Tcđ giờ 6750 17 Tổng thời gian lv theo thực tế Ttt giờ 5400 18 Số ca làm việc trong một ngày đêm Nca ca 3 2. Năng lực sản xuất khâu xúc bốc. Để tính toán năng lực sản xuất khâu xúc bốc ta áp dụng công thức sau: - Năng lực sản xuất giờ: 60.Vx.Hxđ.Z Pg= ----------------- Hnr - Năng lực sản xuất ngày đêm. Pngđ = Pg.Nca.Tcđ (T/ngđ) - Năng lực sản xuất năm: Pn = Pngđ. Ncđ (T/năm) - Hệ số sử dụng thời gian: åTtt Htg = -------- åTcđ Qn - Hệ số sử dụng tổng hợp: Hth = ------ Pn - Hệ số sử dụng công suất: Hcs = Htg* Hth Thông số kỹ thuật và năng lực sản xuất của máy EKG 4.6 Bảng2.18 TT Chỉ tiêu KH ĐV Giá trị 1 Dung tích gàu xúc Vx m3 4.6 2 Hệ số xúc đầy gàu Hxđ m3 0.8 3 Tỷ trọng than Z T/m3 1.4 4 Hệ số nở rời của than sau khi nổ Hnr 1.4 5 Số ca làm việc của máy 1 ngày Nca ca 3 6 Thời gian làm việc theo chế độ Tcđ giờ 7.5 7 Thời gian làm việc theo thực tế Ttt giờ 6 8 Sản lượng thực tế năm Qn Tấn/n 214297 9 Năng lực sản xuất giờ Pg T/h 220.8 10 Năng lực sản xuất ngày đêm Pngđ T/n 4968 11 Năng lực sản xuất năm Pn T/n 1490400 12 Hệ số sử dụng thời gian Htg 0.85 13 Hệ số sử dụngcông suất Hcs 8.18 14 Hệ số sử dụng tổng hợp Hth 6.95 15 Tổng thời gian lv theo chế độ Tcđ giờ 6750 16 Tổng thời gian lv theo thực tế Ttt giờ 5737 3. Năng lực sản xuất khâu vận tải. Để tính toán năng lực sản xuất khâu vận tải ta áp dụng công thức sau: - Năng lực sản xuất giờ: 60.Q.Hcđ. Pg = ------------------- Tck.Hxđ - Năng lực sản xuất ngày đêm: Pngđ = Pg.Nca.Tcđ (T/ngđ) - Năng lực sản xuất năm: Pn = Pngđ. Ncđ (T/năm) - Hệ số sử dụng thời gian: åTtt Htg = ------- åTcđ Qn - Hệ số sử dụng tổng hợp: Hth = ------ Pn - Hệ số sử dụng công suất: Hcs = Htg* Hth ông số kỹ thuật và năng lực sản xuất của ô tô KAMAZ Bảng 2.19 TT Chỉ tiêu KH ĐV Giá trị 1 Hệ số chất đầy của ô tô Hcđ 0.8 2 Hệ số xúc đầy gàu của máy xúc Hxđ 0.8 3 Thời gian một chu kỳ vận chuyển Tck phút 60 4 Trọng tải hàng của xe ô tô Q Tấn 8 5 Số ô tô hiện đang sử dụng của mỏ Nx chiếc 5 6 Số ca làm việc của xe trong 1 ngày Nca ca 3 7 Thời gian làm việc theo chế độ Tcđ giờ 7.5 8 Thời gian làm việc theo thực tế Ttt giờ 6 9 Sản lượng thực tế năm Qn Tấn/n 214297 10 Năng lực sản xuất giờ Pg T/h 40 11 Năng lực sản xuất ngày đêm Pngđ T/ngđ 900 12 Năng lực sản xuất năm Pn T/n 270000 13 Hệ số sử dụng thời gian Htg 0.77 14 Hệ số sử dụngcông suất Hcs 1.64 15 Hệ số sử dụng tổng hợp Hth 1.26 16 Tổng thời gian lv theo chế độ Tcđ giờ 6750 17 Tổng thời gian lv theo thực tế Ttt giờ 5197 Bảng tổng hợp NLSX khu vực lộ thiên Bảng2.20 TT Khâu sản xuất Qn Pg Pngđ Pn Htg Hcs Hth 1 Khâu khoan nổ mìn 214297 261.6 5886 175800 0.8 10.3 8.24 2 Khâu xúc bốc 214297 220.8 4968 1490400 0.85 8.18 6.95 3 Khâu vận tải 214297 40 900 270000 0.77 1.31 1.01 Tổng hợp NLSX khâu lộ thiên 214297 40 900 270000 0.77 1.31 1.01 II.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương. II.4.1.1. Phân tích số lượng lao động. Một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất đó là lao động. Mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu điều kiện kỹ thuật sản xuất, điều kiện tiêu thụ sản phẩm vàđiều kiện kinh tế xã hội để lựa chọn số lượng lao động phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất tránh lãng phí cũng như gián đoạn công việc do số lượng lao động không hợp lý. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp mỏ phải tự lo đầu vào đầu ra. Việc phân phối lao động tiền lương mất dần tính bình quân. Người lao động đòi hỏi phải được hưởng mức lương phù hợp với hiệu suất lao động mà họ bỏ ra trong điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp phải tận dụng tối đa NLSX sứclao động để đạt hiệu suất cao nhất. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp khai thác than từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có xu hướng giảm lao động. Để phân tích về mặt số lượng lao động mỏ than Hà lầm trong năm qua chúng ta xem xét bảng số lượng sau: Bảng phân tích số lượng lao động Bảng 2.21 Năm 2000 Năm 2001 SS TH01/TH00 SS TH01/ KH01 KH TH ± % ± % 1. Công nhân sx than 2609 2614 2625 16 100,61 11 100,42 2. CN kỹ thuật 1902 1920 1930 28 101,47 10 100,52 3. Cán bộ quản lý 255 254 254 - 1 99,60 0 100 4. Nhân viên KTNV 20 19 18 - 2 90 - 1 94,74 5. Đoàn thể 7 8 8 1 114,28 0 100 Số lượng công nhân sản xuất than tăng lên 0,42% so với kế hoạch và 0,16% so với năm 2000. Trong khi đó nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ lại giảm đi 5,3% so với kế hoạch và 10% so với năm 2000. Nhìn chung số lượng công nhân viên toàn mỏ tăng không đáng kể. II.4.1.2. Phân tích về chất lượng lao động . Ngoài số lượng lao động chất lượng lao động cũng có ảnh hưởng tới kết quả lao động và hiệu quả công việc. Xét về chất lượng công nhân kỹ thuật phục cho sản xuất công nghiệp ta có bảng số liệu sau: Bảng phân tích chất lượng lao động Bảng2.22 STT Loại CN chia theo ngành SX Số lượng Chất lượng bậc thợ Kết cấu Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Tổng số CNKT 1930 47 61 12 705 407 197 100 1 CN điện 153 5 55 60 33 6.13 2 CN khai thác 1,295 3 328 543 270 150 51.90 3 CN cơ khí 129 3 35 49 35 7 5.17 4 CN xây dựng 40 6 11 18 5 1.60 5 CN đời sống 104 9 12 48 25 4.17 6 Cung cấp vật tư 7 2 5 0.28 7 Vận tải 196 47 50 77 22 7.86 8 Địa chất 6 3 3 0.24 Nhìn qua bảng chất lượng công nhân kỹ thuật ta thấy chất lượng công nhân bậc 6 chỉ có 197 người chiếm 7,9%. Hầu hết công nhân tập chung vào bậc 3, 4, 5, mà chủ yếu là bậc 4.Nói chung trình độ tay nghề chưa cao, trình độ văn hoá nhìn chung còn thấp chủ yếu là trình độ phổ thông cơ sở. Điều đó có nghiã là mỏ chưa thật chú trọng đào tạo lao động nâng cao tay nghề cũng như trình độ văn hoá nhằm nâng cao chất lượng công nhân kỹ thuật. Ta có thể xác định bậc thợ trung bình của côngnhân kỹ thuật. Ta có thể xác định bậc thợ trung bình của côngnhân kỹ thuật năm 2001 bằng công thức sau: S( Ci x Ni) C2001= --------------- SNi 1x47+2x86+3x512+4x705+5x407+6x197 = ------------------------------------------------------- = 1x193 II.4.1.3. Phân tích cơ cấu lao động. Bảng phân tích cơ cấu lao động Bảng 2.23 STT Loại CN._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8468.doc
Tài liệu liên quan