Phân tích hoạt động kinh tế tại Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam - Môn: Phân tích hoạt động kinh tế Doanh nghiệp

mục lục Lời nói đầu Phần I:Giới thiệu chung Tổng công ty BƯU CHíNH VIễN THÔNG VIệT NAM PhầnII:Nội dung phân tích Chương I:Phân tích doanh thu I.Khái niệm và nhiệm vụ phân tích doanh thu II.Phân tich tình hình thực hiện doanh thu qua các nâm Chương II:Phân tích CFKD trong doanh nghiệp I.Khái niệm và nhiệm vụ của phân tích CPKD II.Phân tich chung CPKD III.Phân tích CPSX-KD theo các yếu tố chi phí IV.Phân tich CF tiền lương 1.Phân tích chung 2.Phân tích ảnh hưởng của cá

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hoạt động kinh tế tại Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam - Môn: Phân tích hoạt động kinh tế Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhân tố Chương III:Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp I.Khái niệm và nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận II.Phân tích chung tình hình lợi nhuận III.Phân tích tình hình thực hiện LNHĐKD 1.Phân tích chung 2.phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ChươngIV:Phân tích tài chính doanh nghiệp I.Khái niệm và nhiệm vụ của phân tích TCDN II.Phan tich sự biến động của tổng tài sản III.Phân tích cơ cấuTS, tình hình quản lý và sử dụngTS VI.Phân tích cơ cấu NGV, tình hình huy động và sử dụng NGV V.Phân tích sự bù đắp của NGV cho TS VI.Phân tích khả năng thanh toán của DN VII.Phân tích tốc độ luân chuyển của VLĐ VIII.Đánh giá khả năng bảo toàn và tăng trưởng vốn CSH Chương V:Phân tích hiệu quả kinh doanh I.Khái niệm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả II.Nội dung phân tích Phần III:Đánh giá tổng quát I.Đánh giá chung II.Phương hướng SX-KDtrong kỳ tới III.Một số kiến nghị Tài liệu sử dụng: -Các báo cáo tài chính Báo cáo kết quả kinh doanh Bản cân đối kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh các báo cáo tài chính -Các qui định chính sách của nhà nước liên quan đến hoạt động tài chính -Các báo cáo chi tiết về TSCĐ, tài sản thiếu thừa chờ xử lý,.... phần II: Thực trạng công tác lập, phân tích BCTC của Nhà máy thiết bị bưu điện hà nội 2.1.Khái quát chung về nhà máy 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Phần II: Nội dung phân tích Chương I :Phân tích doanh thu I.Khái niệm và nhiệm vụ phân tích doanh thu: 1.Khái niệm: Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, tiền gia công của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Doanh thu thuần là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. 2.Nhiệm vụ phân tích doanh thu: Là nhằm đánh giá một cách chính xác, toàn diện, khách quan tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp về tổng trị giá cũng như kết cấu theo nhóm hàng, mặt hàng, không gian, thời gian. Xác định các nhân tố ảnh hưởng, các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự biến động của doanh thu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp để nâng cao doanh thu. Cung cấp nguồn tài liệu, làm cơ sở để phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác, xây dựng kế hoạch doanh thu, xây dựng các phương án kinh doanh. II.Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu qua các năm 1998- 2000. Chỉ tiêu TH-1998 TH -1999 TH -2000 Tổng DT của DN 163.032.774.012 145.595.801.754 149.714.552.054 +so sánh định gốc 1 0,893 0,918 +So sánh liên hoàn _ 0,893 1,028 Nhận xét: -Nhìn chung, tình hình thực hiện DT của Tổng công ty (TCT) qua các năm giảm dần. Năm 1999 giảm mạnh chỉ đạt 89,3 % so với năm 1998, năm 2000 có sự phục hồi nhưng vẫn chỉ đạt 91,8% so với năm 1998. -So sánh qua các năm, năm 1999 DT giảm lớn so với năm 1998 là 10,7%. Năm 2000, DT có sự hồi phục với mức tăng 28% so với năm 1999. -Nguyên nhân, theo đánh giá của TCT là do nhân tố quan trọng +Năm 1998, DT lớn là do: 1.Sự phát triển nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ từ đầu những năm 90 đến nay đã phát huy hiệu quả. Do vậy, làm cho năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tốt. Kết quả là, các thiết bị bưu chính viễn thông (BCVT ) có tính cạnh tranh cao, đẩy nhanh doanh số. 2. Tỷ giá ngoại tệ tăng, làm tăng giá bán sản phẩm. Nhưng vì TCT là DNNN, ưu đãi về mặt hàng và giá nên sản lượng bán ra không bị sụt giảm. 3. Chính sách kinh tế mới về thuế VAT tuy chưa thực hiện song đã có tác động đến tâm lý người mua và người bán. Vì thuế VAT tránh được việc đánh thuế trồng chéo, gây thiệt hại cho người mua và bán. 4. Kinh tế khu vực khủng hoảng, kinh tế trong nước có nhiều ảnh hưởng, để bảo hộ các DN liên doanh nên Nhà nước có nhiều chính sách thay đổi có lợi cho các công ty, đặc biệt là chính sách thuế nhập khẩu. Vì vậy, có tác dộng tốt cho TCT. +Năm 1999: DT của TCT có sự sụt giảm là hoàn toàn do các yếu tố khách quan: Là năm đầu tiên thực hiện hai luật thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp, bản thân hai luật thuế cũng như phí và lệ phí còn nhiều vấn đề chưa sát thực tiễn, đến cuối năm Nhà nước mới từng bước điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện dần như một số hàng thuế GTGT giảm từ 10 % xuống còn 5% .... Do đó, gây trở ngại cho TCT trong hoạch toán DT, cũng như tâm lý người tiêu dùng. Chỉ tính riêng thuế GTGT hàng nhập khẩu trong năm tài chính TCT đã phải nộp 6705 triệu đồng. 2.Việc thực hiện bán hàng theo quy chế đấu thầu 52 và nghị định 88 thay cho 42, 93, 92 đã làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt. Mặc dù về nhân tố chủ quan, TCT đã có sự nỗ lực điều chỉnh nhưng không thay đổi được tình hình: -TCT BCVT đã chỉ đạo đối với các DN công nghiệp cụ thể hơn. -Sự tăng trưởng của toàn TCT tạo điều kiện cho các công ty thành viên phát triển. -TCT đã chủ động đầu tư mở rộng ngành hàng mới và phát huy các mặt hàng truyền thống trên cơ sở sử dụng và khai thác thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. +Năm 2000: DT của TCT đã có sự phục hồi do các nhân tố chủ quan của TCT từ 1999 vẫn tiếp tục được phát huy, tuy vậy vẫn chưa đạt mức tăng như của năm 1998 là do các nhân tố khách quan. Do việc thực hiện thông tư 88 của BTC và NĐ 52 về đấu thầu bán hàng, yêu cầu phải có năm đối tác, nên DN phải gặp khó khăn thêm trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu do phải nộp ở cửa khẩu khác khâu và không được phép bù trừ nên khi được miễn giảm đơn vị phải đợi thời gian khá lâu mới được bù trừ. Vì vậy đã chiếm dụng vốn của TCT gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương II: Phân tích chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp I.Khái niệm, nhiệm vụ của phân tích CPKD. 1.Khái niệm: CPKD là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 2.Nhiệm vụ: Đánh giá tình hình thực hiện CPKD của doanh nghiệp về tổng giá trị và tỷ suất phí theo từng nghiệp vụ kinh doanh, theo địa điểm phát sinh, theo yếu tố chi phí phát sinh....Từ đó đánh gía việc thực hiện kế hoạch và định mức phí hoặc quản lý phí của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Xác định các nguyên nhân và các yếu tố tác động đến sự biến động không hợp lý của CPKD từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí. Cung cáp nguồn tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch định mức phí và đề ra các quyết định trong chỉ đạo công việc kinh doanh. II. Phân tích chung chi phí kinh doanh ( bao gồm chi phí quản lý và chi phí bán hàng ). Chỉ tiêu 1998 1999 ±1999/1998 ST TL(%) 1.Doanh thu 163.032.774.012 145.595.801.754 -17.436.972.258 -10,69 2.CPKD 22.480.790.743 26.172.311.889 +3.691.521.146 +16,42 3.Tsp 13,79% 17,98% 4.DTsp +4,19 5.M +6.831.073.231,1 Chỉ tiêu 1999 2000 ± 2000/1999 ST TL(%) 1.Doanh thu 145.595.801.754 149.714.552.054 +4.118.750.300 +2,83 2.CPKD 26.172.311.889 27.421.006.402 +1.248.694.513 +4,77 3.Tsp 17,98% 18,32% 4DTsp. +0,34 5.M +49.502.572.596,3 Nhận xét: Từ 2 bảng phân tích chung chi phí kinh doanh trên ta có một số nhận xét sau: -Nhìn chung tình hình quản lý chi phí kinh doanh trong 2 năm 1999 và 2000 là chưa tốt. -Năm 1999 so với năm 1998 doanh thu giảm 10,69% (17.436.972.258VND) trong khi đó chi phí kinh doanh lại tăng lên 16,42% (3.691.521.146VND ).Như vậy chi phí kinh doanh của TCT đã biến động không hợp lý. +Chi phí kinh doanh biến động không hợp lý làm cho Tsp tăng 4,19% .Như vậy TCT đã bội chi chi phí 6.831.073.231,1VND. -Năm 2000 so với năm 1999 mặc dù doanh thu tăng 2,83% (4.118.870.300) nhưng chi phí kinh doanh lại tăng với tốc độ cao hơn tới 4,77% ( 1.248.694.513 ). Như vậy là chi phí kinh doanh biến động không hợp lý. +Chi phí kinh doanh biến động không hợp lý làm cho TSP tăng 0,34% làm cho bội chi chi phí là 49.502.572.596,3VND. -Tuy vậy từ năm 1999 tới năm 2000 TCT đã có nỗ lực làm giảm bội chi trong chi phí kinh doanh thể hiện qua DTsp 99/98 = 4,19% và mức bội chi là 6.831.073.231,1 trong khi DTsp 00/99 = 0,34% và mức bội chi là 49.502.572.596,3VND. III.Phân tích chi phí SX - KD theo các yếu tố chi phí: (Xem bảng 1) Nhận xét:Qua biểu phân tích yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của TCT có một số đánh giá chung như sau: 2000 - 1999. -Nhìn chung doanh nghiệp quản lý tốt chi phí, năm 2000 so với năm 1999 tổng chi phí giảm 2,63% (3.785.709.449VND ).Làm cho Tsp giảm 0,19%. Do đó, đạt được mức tiết kiệm là 276.632.032,3 có được kết quả đó là do các nhân tố sau: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chỉ tiêu về chi phí, chiếm 71,94 % năm 1999 và 49,83% trong năm 2000, tác động mạnh đến tổng chi phí. Nhưng tỷ trọng giảm mạnh qua 2 năm, làm cho Tsp giảm 21,9% tạo mức tiết kiệm cho TCT là 31.885.480.584.VND. +Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí 4,92% trong năm 1999 và 6,26% trong năm 2000, tăng 1,14%. Làm cho Tsp tăng 1,41%làm TCT bội chi 2.052.900.804,7VND. +Chi phí khấu hao TSCĐ chiếm 6,57%năm 1999 và 14,81% trong năm 2000 trong tổng chi phí, tăng 8,24%. làm Tsp tăng 8,11%, làm cho TCT bội chi 11.807.891.522VNĐ. +Chi phí dịch vụ mua ngoài, năm 1999 TCT không có, nhưng đến năm 2000 là 3.224.35.712 chiếm 2,19% trong tổng chi phí và 2,15% trong tỷ suất phí, làm TCT bội chi 3.130.309.738 . +Chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí 16,75% năm 1999 và 26,81% năm 2000, tăng mạnh 10,04%. Tạo mức bội chi 14.617.818.496 VNĐ. Qua đó cho ta thấy vì đây là một nhà máy sản xuất nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí là điều tất yếu. Mặc dù có sự tăng mạnh các chi phí khác trong năm 2000 nhưng mức giảm 28,96% của chi phí nguyên vật liệu đã làm cho tổng chi phí giảm đáng kể đạt mức 276.632.032,3 VNĐ. Đây là kết quả đạt được do áp dụng máy móc thiết bị hiện đại. Nhưng từ đó cho ta thấy TCT quản lý chưa tốt chi phí nhân công, cghi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Do : + Chi phí nhân công tăng lên là do năm 2000 TCT có tuyển thêm 900 công nhân viên trong khi lợi nhuận tăng không đáng kể. Trong khi đó năm 1999 doanh nghiệp còn được hưởng thêm phụ cấp từ ngân sách Nhà nước nên lương bình quân của công nhân cao hơn năm 2000. +Năm 2000 TCT tiếp tục có sự đổi mới trong dây truyền máy móc nên chi phí khấu hao bắt đầu được tính tăng lên 131,33% là điều không tránh khỏi. + Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phát sinh trong năm là tất yếu. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ nên mua khi thật cần thiết tránh sự lãng phí . +Về quản lý chi phí nguyên vật liệu là hợp lý TCT cần tiếp tục phát huy. IV.Phân tích chi phí tiền lương: 1.Phân tích chung. Chỉ tiêu 1998 1999 ± 1999/1998 ST TL(%) 1.Tổng doanh thu 163.032.774.012 145.595.801.754 -17.436.972.258 -10,96 2.Tiền lương bq 1.248.799 1.339.219 +90.420 +7,24 3.Số lao động bq 6000 6000 0 0 4.Qũy lương 7.492.796.263 8.035.311.741 +542.515.478 +7,24 5.Tsp 5,59% 5,52% +0,07 6.M +114.122.941,8 Chỉ tiêu 1999 2000 ±2000/1999 ST TL(%) 1Tổng doanh thu 145.595.801.754 149.714.552.054 +4.118.750.300 +2,83 2.Tiền lương bq 1.339.219 1.294.584 -44.635 -3,33 3.Số lao động bq 6000 6900 +900 +15 4.Qũy lương 8.035.311.741 8.932.632.608 +897.320.867 +11,17 5.Tsp 5,52% 5,97% +0,45 6.M +655.181.107,9 Nhận xét: từ số liệu về qũy lương và doanh thu của TCT từ năm 1998 đến năm 2000 cho ta thấy nhìn chung TCT quản lý qũy lương so với doanh thu là chưa tốt. Trong khi doanh thu tăng chậm thậm chí sụt giảm nhưng qũy lương tăng mạnh qua các năm cụ thể là: *Giai đoạn 1998 - 1999: Trong khi doanh thu giảm mạnh 10,96% (17.436.972.258 VNĐ) thì chi phí qũy lương lại tăng mạnh 7,24% (542.515.478 VNĐ) như vậy doanh nghiệp quản lý qũy lương rất kém.Chi phí tiền lương quản lý không tốt làm tỷ suất phí tăng 0,07%, TCT bội chi 114.122.941,8. *Giai đoạn 1999 - 2000: Doanh thu của TCT đã có sự phục hồi tăng 2,83% (4.118.750.300) nhưng qũy lương vẫn tiếp tục tăng cao 11,17% (897.320.867 VNĐ) như vậy TCT vẫn còn quản lý kém qũy lương.Chi phí tiền lương biến động không tốt làm Tsp tăng 0,45%, TCT bội chi 655.181.107,9. Tuy nhiên trong năm 2000 TCT quản lý qũy lương tốt hơn năm 1999. Thể hiện sự chênh lệch giữa mức độ tăng của doanh thu và mức độ tăng của qũy lương giữa năm 2000 so với năm 1999 là 8,34 % trong khi tỷ lệ năm 1999 so với 1998 là 18,2%. Con số này phản ánh tình hình quản lý qũy lương của TCT chưa tốt. Đây là một DNNN tình hình quản lý nhân sự chưa chặt chẽ và sắc bén. Trong khâu tuyển dụng lao động chưa thật sát với yêu cầu tạo ra sự dư thừa nhân sự. Do đó, làm quỹ lương ngày càng tăng trong khi doanh thu không mấy cải thiện. TCT có thể có biện pháp khắc phục: -Trả lương theo khả năng và hiệu quả làm việc của nhân viên. -Có biện pháp đúng đắn khi tuyển dụng nhân sự. 2.Phân tích chi phí tiền lương theo ảnh hưởng của các nhân tố. ( Số lao động bình quân và lương bình quân) : QL = LĐBQ*LBQ *Giai đoạn 1998 -1999 Phân tích ảnh hưởng chung: DQL = QL99 -QL98 = +542.515.478 (+7,24%) -Xét ảnh hưởng của các nhân tố: DQLLĐBQ = (LĐBQ99 - LĐBQ98).LBQ98 = 0 DQLL BQ= LĐBQ99.(LBQ99 - LBQ98) = 6000*90420 =+542.520.000 (+7,24%). *Giai đoạn 1999 - 2000: DQL = QL00 -QL99 =897.320.867 (+11,17%) Xét ảnh hưởng của các nhân tố : DQLLĐBQ = ( LĐBQ00 - LĐBQ99).LBQ99 = 900*1.339.219 = 1.205.297.100 (+15%) DQLLBQ = LĐBQ00 .(LBQ00 - LBQ99) = 6900*(-44.635) = -307.981.500 (-3,83%) Nhận xét: Nhìn chung qũy lương của năm 1999 và năm 2000 tăng do có sự thay đổi về tuyển nhân công và tiền lương bình quân trong TCT. Cụ thể là : *Giai đoạn 1998 - 1999: Qũy lương tăng tương đối mạnh 7,24% (542.515.478) trong đó do số lao động bình quân không tăng (6000 người) mà lương bình quân tăng mạnh do: +Số nhân công năm 1999 so với năm 1998 là không tăng do doanh nghiệp lắp đặt một số thiết bị máy móc hiện đại do đó không có nhu cầu thêm về công nhân. +Lương bình quân tăng là do doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn làm cho lợi nhuận tăng, nhưng số lao động không tăng . *Giai đoạn 1999 - 2000: Qũy lương của TCT tăng cao 11,17% (897.320.867VNĐ) do: +Số lao động bình quân trong TCT tăng 15% (1.205.297.100) trong khi lương bình quân giảm 3,83% (907.981.150) +Số công nhân trong năm 2000 là doanh nghiệp đã mở rộng quy mô hoạt động và phát triển thêm các mặt hàng mới nên cần thêm số lao động trong ngành nghề mới này. +Mặc dù lợi nhuận có phần cải thiện chút ít trong năm 2000 nhưng số lao động tăng mạnh nên làm cho số lương bình quân cho cả công nhân viên giảm. Qua tình hình thực tế đó cho ta thấy TCT quản lý kém về tiền lương. Trong khi lợi nhuận tăng chậm TCT lại tuyển dụng thêm 900 công nhân mới làm cho tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên giảm trong năm 2000. Vì vậy trong những năm tới TCT không nên tuyển thêm công nhân mà đào tạo lại số công nhân lành nghề, chuyên về những công việc của mình để làm việc có hiệu quả hơn. TCT nên xem lại mục tiêu tuyển dụng nhân viên của mình chỉ tuyển lúc nào thực sự cần thiết. Nếu thiếu có thể di chuyển công nhân thừa không cần thiết từ các bộ phận khác, đào tạo mới sang các ngành mới. Quản lý công nhân nên theo mục tiêu chất lượng hơn là số lượng. Để từ đó tăng qũy lương và tiền lương trung bình cho công nhân viên, cải thiện đời sống cho họ. Chương III: Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp: I.Khái niệm và nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận: 1.Khái niệm: Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của bộ phận lao động thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại . Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và các khoản chi phí bỏ ra để tạo ra các khoản thu nhập đó. 2.Nhiệm vụ: Đánh giá một cách khách quan và chính xác quá trình hình thành và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp. Xác định mức độ biến động của lợi nhuận, các nguyên nhân, nhân tố tác động tới sự biến động đó, đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời khi lợi nhuận biến động theo chiều hướng xấu. Cung cấp thông tin làm cơ sở để đề ra các quyết định trong kinh doanh. II.Phân tích chung tình hình lợi nhuận: ( xem bảng 2) Nhận xét : Qua số liệu về tổng lợi nhuận bao gồm (lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường) giảm đi qua các năm. Trong đó hoạt động kinh doanh là hoạt động chính của TCT nhưng chưa chiếm tỷ trọng chủ đạo mà lại giảm mạnh qua các năm. Do đó TCT chưa thực hiện tốt vai trò kinh doanh của mình. Lợi nhuận hoạt động tài chính luôn thua lỗ và có phần tăng qua các năm. Lợi nhuận hoạt động bất thường là nhân tố khách quan nhưng lại chiếm tỷ trọng chủ đạo trong doanh nghiệp và tăng mạnh qua các năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định cụ thể là : *Giai đoạn 1998 - 1999: Tổng lợi nhuận giảm 9,97% (1.038.743.063 VNĐ).Trong đó: +Lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm mạnh 47,13% (2.225.732.361VNĐ) . +Lợi nhuận hoạt động taì chính sụt giảm với tốc độ lớn 889,53% (834.830.006 VNĐ) +Lợi nhuận hoạt động bất thường ngược lại lại tăng cao 34,92% (2.021. 519.304). +Lợi nhuận giảm làm cho mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phần lợi nhuận còn lại TCT sử dụng cho mục đích khác cũng giảm với tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tổng lợi nhuận trước thuế. *Giai đoạn 1999 - 2000: Tổng lợi nhuận giảm 4,18% (391.491.131VNĐ) trong đó: +Lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm mạnh 52,36% (1.306.973.108 VNĐ). +Lợi nhuận hoạt động tài chính giảm với tỷ lệ ít hơn 8,16% (75.758.633 VNĐ). +Lợi nhuận hoạt động bất thường tiếp tục tăng 12,69% (991.285.610VNĐ). Từ thực tế này cho ta thấy hoạt động kinh doanh là hoạt động chính của doanh nghiệp nhưng không giữ vai trò chủ đạo và giảm mạnh qua các năm. TCT nên xem xét lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình xác định nguyên nhân và tìm hướng khắc phục không để tình trạng này kéo dài vì sản xuất kinh doanh là chiến lược chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bị thua lỗ qua các năm. Đó là do, TCT vay của ngân hàng và của CBCNV để nhập khaauir mới máy móc thiết bị chưa được trả, phải tính lãi. Cụ thể là: 1999 2000 Vay ngân hàng: 40 tỷ VNĐ 50 tỷ VNĐ Vay CBCNV : 3 tỷ VNĐ 3 tỷ VNĐ Trong thời gian tới khi sản phẩm TCT bán chạy TCT sẽ trả nợ và lợi nhuận hoạt động tài chính sẽ được phục hồi trở lại. Do đó lợi nhuận hoạt động tài chính giảm không phải là điều đáng lo ngại. Hoạt động bất thường là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho TCT và tăng dần qua các năm. Về kết quả đây là một điểm mạnh để bù đắp cho các hoạt động tài chính làm tăng tổng lợi nhuận trong tổng công ty nhưng xét về mặt quản lý thì đây là một điểm tiêu cực vì nó phản ánh doanh nghiệp quản lý yếu kém để bị chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp sớm có biện pháp khắc phục. Cuối cùng TCT cần phải điều chỉnh lại cơ cấu trong thời gian tới. III.Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận HĐKD: Phân tích chung tình hình thực hiện LNHĐKD Chỉ tiêu 1998 1999 ±1999/1998 ST TL(%) 1.DTT 158.870.978.399 143.634.189.637 -15.236.788.766 -9,59 2.Gvốn 131.668.536.087 114.965.958.540 -16.702.577.547 -12,68 3.LNG 27.202.442.312 28.668.231.097 +1.465.788.785 +5,39 4.LNG/DTT 17,12% 19,96% +2,84 5.CPQL 11.481.398.032 11.577.172.869 +95.774.837 +0,83 6.CPBH 10.999.392.711 14.595.139.020 +3.595.746.309 +32,69 7.TSPCPQL 7,23% 8,06% +0,83 8.TSPCPBH 6,92% 10,16% +3,24 9.LNT 4.721.651.569 2.495.919.208 -2.225.732.361 -47,13 10.LNT/DTT 2,97% 1,74% -1,23 11.LNT/Gvốn đầy đủ 3,06% 1,77% -1,29 12.Thuế TNDN 1.510.928.502 798.694.147 -712.234.355 -47,13 13.LN sau thuế 3.210.723.067 1.697.225.061 -1.513.498.006 -47,13 Chỉ tiêu 1999 2000 ±2000/1999 ST TL(%) 1.DTT 143.634.189.637 148.621.726.751 +4.987.537.114 +3,47 2.Gvốn 114.965.958.540 120.011.774.249 +5.045.815.709 +4,39 3.LNG 28.668.231.097 28.609.952.502 -58.278.595 -0,2 4.LNG/DTT 19,96% 19,25% -0,71 5.CPQL 11.577.172.869 13.523.397.367 +1.946.224.498 +16,81 6.CPBH 14.595.139.020 13.897.609.035 -697.529.985 -4,78 7.TSPCPQL 8,06% 9,09% -1,03 8.TSPCPBH 10,16% 9.35% -0,81 9.LNT 2.495.919.208 1.188.946.100 -1.306.973.108 -52,36 10.LNT/DTT 1,74% 0,8% -0,94 11.LNT/Gvốn đầy đủ 1,77% 0,8% -0,97 12.Thuế TNDN 798.694.147 380.462.752 -418.231.395 -52,36 13.LN sau thuế 1.697.225.061 808.483.348 -888.741.713 -52,36 Nhận xét: Nhìn chung tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp là rất yếu kém và giảm qua các năm với tỷ lệ lớn: *Giai đoạn 1998 -1999: +Tình hình thực hiện lợi nhuận của TCT là yếu kém cụ thể là giảm mạnh 47,13% (2.225.732.361 VNĐ) do TCT quản lý yếu kém. +Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận: LNT/DTT, LNT/Giá vốn đầy đủ đều giảm qua 2 năm. Do vậy doanh nghiệp quản lý yếu kém chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Duy chỉ có tỷ số LNG/DTT tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý tốt chi phí giá vốn. +Lợi nhuận thuần của TCT giảm mạnh là do các bộ phận cấu thành tác động xấu .DTTgiảm với tốc độ lớn hơn mức độ giảm của tổng 3 yếu tố chi phí: giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. *Giai đoạn 1999- 2000: +Lợi nhuận giảm với tốc độ lớn 52,36% (1.306.976.108 VNĐ) các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận : LNG/DTT năm 2000 so với năm 1999 giảm 0,71% chứng tỏ TCT quản lý tốt giá vốn. LNT/DTT,LNT/giá vốn đầy đủ giảm mạnh với tỷ lệ tương ứng là 0,94% và 0,97% chứng tỏ TCT chưa quản lý tốt chi phí kinh doanh làm cho lợi nhuận thuần giảm. +Lợi nhuận thuần giảm do ảnh hưởng của các nhân tố chi phí bán hàng giảm nhưng chi phí quản lý và giá vốn tăng làm cho tốc độ tăng của 3 nhân tố lớn hơn tốc độ tăng của DTT. 2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình LNHĐKD:(xem bảng 3) Nhận xét:Qua 2 biểu phân tích trên có thể thấy lợi nhuận của TCT năm 1999, 2000 đều giảm so với năm trước do ảnh hưởng của các nhân tố doanh thu và giá vốn là chủ yếu . *Giai đoạn 1998- 1999 Lợi nhuận giảm 47,13% chủ yếu là do doanh thu biến động làm lợi nhuận giảm 543,09% và CPBH làm cho lợi nhuận giảm 111,98%. Nhưng giá vốn được quản lý tốt làm cho lợi nhuận tăng 520,2%. Tuy vậy tổng các yếu tố tác động làm lợi nhuận giảm vẫn lớn hơn tổng các yếu tố tác động làm cho lợi nhuận tăng. Do vậy lợi nhuận vẫn giảm. *Giai đoạn 1999 -2000. Lợi nhuận vẫn tiếp tục giảm với tỷ lệ lớn hơn 52,36%.Tuy nhiên các yếu tố tác động làm tăng, giảm lợi nhuận không giống giai đoạn trước. Trong đó giá vốn lại là nhân tố chính làm cho lợi nhuận giảm 297,3% và CPQL làm lợi nhuận giảm 114,66%. Doanh thu là khoản chính làm cho lợi nhuận tăng 242,68%. Qua thực trạng trên cho thấy TCT làm ăn kém hiệu quả. Doanh thu và giá vốn là 2 nhân tố chính tác động tới lợi nhuận của TCT, nhưng quản lý không tốt làm cho lợi nhuận giảm. Ngoài ra, CPKD TCT quản lý yếu làm cho lợi nhuận luôn bị giảm. TCT cần có biện pháp tích cực để cắt giảm CPKD như : +Cắt giảm bớt đội ngũ quản lý dư thừa. +Quản lý hiệu quả đội ngũ bán hàng, nâng cao chất lượng làm việc trong thời gian tới . +Cần đẩy mạnh lợi thế về máy móc thiết bị để đẩy mạnh doanh số bán hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, ta cũng phải nhìn nhận những khó khăn khách quan mà TCT đang gặp phải. Trong khi nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại làm cho chi phí tăng nhưng doanh thu chưa đạt tới mức cần thiết. Do đó mà lợi nhuận HĐKD chưa đạt như mong muốn. Trong thời gian tới, khi các khó khăn được khắc phục thì TCT chắc chắn sẽ đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Chương IV: Phân tích tài chính doanh nghiệp I.Khái niệm, nhiệm vụ của phân tích TCDN: 1.Khái niệm: TCDN là toàn bộ các mối quan hệ tiền tệ liên quan đến quá trình huy động, phân phối, sử dụng vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích TCDN là quá trình xem xét, kiểm tra, đánh giá số liệu về tài chính của doanh nghiệp qua các kỳ, thông qua đó người phân tích sử dụng các thông tin để đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. 2.Nhiệm vụ: Đánh giá quá trình hình thành, phân phối và sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chính xác và khách quan. Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả, khả năng bảo toàn và tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung và từng loại tài sản nói riêng. II. Phân tích sự biến động của tổng tài sản: Chỉ tiêu 1998 1999 ±1999/1998 ST TL(%) 1.STS bq 99.682.879.006 127.738.726.446 +28.055.847.440 +28,14 2.SLN 7.082.343.366 6.378.878.082 -703.465.284 -9,97 3.SDT 163.032.774.012 145.595.801.754 -17.436.972.258 -10,96 Chỉ tiêu 1999 2000 ±2000/1999 ST TL(%) 1.STS bq 127.738.726.446 126.967.122.750 -771.603.696 -0,6 2.SLN 6.378.878.082 6.109.784.114 -269.093.968 -4,18 3.SDT 145.595.801.754 149.714.552.054 +4.118.750.300 +2,83 Nhận xét: *Giai đoạn 1998- 1999 -Tài sản bình quân tăng trong khi lợi nhuận và doanh thu giảm do vậy biến động của tài sản là không hợp lý. -Tuy nhiên tốc độ giảm của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu như vậy các yếu tố chi phí biến động hợp lý. *Giai đoạn 1999 -2000. -Tài sản giảm trong khi doanh thu lại tăng, như vậy tài sản biến động hợp lý và được quản lý tốt. -Trong khi đó lợi nhuận giảm, như vậy TCT quản lý chưa tốt các yếu tố chi phí. Vậy qua 2 giai đoạn tình hình quản lý tài sản biến động theo chiều hướng ngày một hợp lý hơn. Đây là một dấu hiệu tốt mà TCT cần tiếp tục duy trì trong thời gian tới. III. Phân tích cơ cấu tài sản tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.(Xem bảng 4) Nhận xét: Qua số liệu về tài sản của TCT từ năm 1998 tới 2000 cho ta thấy có sự biến động mạnh, thất thường trong tổng tài sản. Trong khi tổng tài sản tăng 14,3% (16.083.114.683) trong năm 1999 thì trong năm 2000 giảm mạnh xuống 13% (17.626.322.075).TSLĐ là yếu tố quyết định tới tổng tài sản của TCT. *Giai đoạn 1998- 1999 -Đây là giai đoạn tổng tài sản tăng mạnh 13,4% có được mức tăng này là do đóng góp chủ yếu của TSLĐ với tỷ trọng là 71,6% năm 1998 và 74,8% năm 1999.Mặc dù tỷ trọng của TSCĐ và ĐTTCDH giảm 2,3% nhưng về mặt tỷ lệ lại tăng 0,67% (228.910.674) góp phần làm tăng tổng tài sản của TCT. -TSLĐ tăng là do các khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và tăng với tốc độ lớn tương ứng 30,3% và 56% . Nên mặc dù, tiền và TSLĐ khác có giảm nhưng tỷ trọng lại thấp và giảm với tốc độ chậm hơn nên kết quả là TSLĐ. -Mặc dù TSLĐ tăng nhưng đó lại là điều không tốt bởi vì do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng. Đây là dấu hiệu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều trong khi đó tiền lại giảm mạnh chứng tỏ TCT đang khan hiếm tiền mặt. TCT cần phải tìm các giải pháp thu hồi các khoản phải thu đồng thời xúc tiến bán hàng để giải quyết lượng hàng tồn kho. -Phần tăng của TSCĐ và ĐTTCDH chủ yếu do tài sản cố định tăng. Đây là một biểu hiện tốt cho thấy qui mô cơ sở vật chất của TCT ngày càng được mở rộng. *Giai đoạn 1999- 2000 Năm 2000 có sự giảm mạnh về tổng tài sản so với năm 1999 là 13% (17.626.322.075) là do: +TSLĐ giảm mạnh 5,2% (5.277.478.800) mà TSLĐ lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (74,8% năm 1999 và 81,5% năm 2000). Đây là dấu hiệu tốt bởi vì các khoản phải thu đã giảm mạnh 32,7% (18.867.058.207) chứng tỏ doanh nghiệp đã khắc phục một phần tình trạng bị chiếm dụng vố. Nhưng hàng tồn kho vẫn tiếp tục tăng cao 41,5% (15.264.175.827) và tiền tiếp tục giảm 14,3% (817.571.218). +TSCĐ và ĐTTCDH giảm mạnh 36% ( 12.348.843.275) hoàn toàn do TSCĐ giảm. Qua thực trạng này cho thấy TCT chuyên về sản xuất kinh doanh và dịch vụ BCVT nên việc phân bổ tài sản như trên là hợp lý. Tuy nhiên khâu bán hàng, khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn là điểm yếu của TCT. TCT cần xem xét lại nguyên nhân vầ chính sách tiêu thụ sản phẩm cũng như tăng cường các biện pháp đòi nợ khách hàng để có được cơ cấu tài sản, tình hình quản lý và sử dụng tài sản tốt hơn. IV. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn .(xem bảng 5) Nhận xét:Cơ cấu nguồn vốn, khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn. *Giai đoạn 1998 -1999: xét về cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Khả năng tự chủ tài chính của TCT là kém, TCT bị phụ thuộc nhiều vào các đối tượng bên ngoài. -Để bù đắp cho phần tăng lên của tài sản là: 16.083.114.083 TCT huy động chủ yếu từ nợ phải trả. Trong đó chủ yếu huy động nợ ngắn hạn. Như vậy TCT chưa quản lý tốt các nguồn vốn của mình. -Các khoản nợ ngắn hạn của TCt tăng có thể để bù đắp cho phần tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho. Như vậy là không tốt, bởi lẽ nếu DN không có biện pháp kịp thời thu hồi các khoản phải thu để trả các khoản nợ ngắn hạn thì tình hình tài chính của TCT có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn. *Giai đoạn 1999 - 2000: Xét về cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên có giảm đi ở năm 2000. Đây là biểu hiện ttots chứng tỏ TCT đã có những cải biến để cho khả năng tự chủ về tài chính của TCT cao hơn và ít bị phụ thuộc vào các chủ nợ hơn. -Để bù đắp cho phần giảm đi của tài sản là: 17.626.322.075.TCT chủ yếu giẩm các khoản nợ phải trả, trong đó đặc biệt phải kể đến là nợ ngắn hạn. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy TCT đã bắt đầu điều chỉnh lại tỷ lệ bất hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. -Các khoản nợ của TCT giảm đi có thể là do TCT đã thu hồi được các khoản phải thu của khách hàng và doanh số bán ra tăng lên làm cho số hàng tồn kho giảm đi đáng kể. -Nguồn vốn chủ sở hữu của TCT tăng lên chủ yếu là do nguồn vốn qũy tăng lên. Đây là sự phục hồi, là biểu hiện tốt trong hoạt động tài chính của TCT. Nhìn chung, qua 3 năm 1998, 1999,2000 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của TCT là bất hợp lý. Tuy nhiên, TCT đã có các biện pháp cải thiện điều chỉnh lại cơ cấu vốn cho hợp lý hơn. TCT cần phải tiếp tục phát huy nhiều để điều chỉnh cho hợp lý. +Phải giảm các khoản nợ ngắn hạn, bằng cách tìm biện pháp thu hồi các khoản phải thu của khách hàng và tích cực đẩy nhanh doanh số bán ra. +Có thể tăng các khoản nợ dài hạn để giảm các khoản nợ ngắn hạn, như vậy có thể có lãi suất ngắn hơn, và có thời gian thu hồi vốn từ khách hàng. V. Phân tích sự bù đắp của nguồn vốn cho tài sản: Chỉ tiêu 1998 1999 2000 NGV TT 75.542.756.426 89.466.838.130 69.491.797.607 NGV TX 44.154.412.679 41.844.660.658 45.083.179.106 TSLĐ 85.716.441.765 101.570.645.774 96.293.166.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29623.doc
Tài liệu liên quan