Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu ở Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội

Chương i : Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu và thực trạng của hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu 1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu ở Việt Nam 1.1.1 Vài nét về hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu 1.1.1.1 Kinh doanh Xuất nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ a. Kinh doanh xuất nhập khẩu và căn cứ khách quan của nó. Thương mại quốc tế ngày đang trở thành một xu hướng kinh doanh có hiệu quả đối với mỗi quốc gia, là nhân tố ảnh hưởng kíc

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu ở Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thích sản xuất và khoa học công nghệ. Thương mại quốc tế vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với quốc gia khác trên thế giới, vừa làm hậu cần cho sản xuất làm cho cuộc sống trở nên văn minh hơn, thịnh vượng hơn. Hoạt động xuất nhập khẩu hay kinh doanh thương mại quốc tế là một lĩnh vực của kinh tế đối ngoại. Đó là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua, bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ kinh tế – xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên Thế giới. Hoạt động XNK chịu sự chi phối bởi một hệ thống các qui luật kinh tế do tính chất của phương thức sản xuất của các quốc gia tham gia XNK quy định. Trước hết, nó chịu sự chi phối bởi sự giao thoa của các lợi ích dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối và tương đối của các chủ thể tham gia trao đổi quốc tế. Ngay từ năm 1776, nhà kinh tế học cổ điển người Anh là Adam Smith (1723 – 1790) trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối : Nếu hai quốc gia có cùng một lượng đầu vào bằng nhau, quốc gia nào sản xuất ra được số lượng hàng hoá nhiều hơn hoặc có lao động cá biệt kết tinh trong hàng hoá thấp hơn nước kia khi tham gia trao đổi quốc tế thì nước đó có lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên trong thực tế, tự do thương mại vẫn có lợi cho cả hai nước ngay cả trong trường hợp một nước có hiệu quả sản xuất cao hơn trong việc sản xuất ra hai mặt hàng buôn bán với một nước có hiệu quả kém hơn trong việc sản xuất ra hai mặt hàng hoá đó. Rõ ràng là lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith đã không giải thích được trường hợp này. Nó chỉ đúng trong trường hợp giữa các nước có điều kiện sản xuất rất khác nhau: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tư bản, kỹ thuật, điều kiện khí hậu... Vì điều kiện sản xuất khác nhau, mỗi nước sẽ chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng mà mình có thể sản xuất được với chi phí thấp, đổi lấy những mặt hàng của nước khác mà đối với họ việc sản xuất lại có lợi hơn. Do đó, đến năm 1817, David Ricardo (1772 – 1823) đã cho ra đời lý thuyết về lợi thế so sánh (hay còn gọi là lý thuyết về lợi thế tương đối) là sự triển khai, sự phát triển và hoàn thiện thuyết phân công quốc tế của Adam Smith. Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối của ông chỉ ra rằng: Nếu một nước có lợi thế so sánh về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng khác thì nước đó sẽ có lợi thế trong chuyên môn hoá và thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế đã làm tăng khả năng sản xuất và tiêu dùng thế giới. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu Do tính chất và đặc điểm của kinh doanh XNK mà hoạt động này chịu sự chi phối bởi các nhân tố cơ bản sau: ã Thứ nhất là chế độ, chính sách luật pháp của Nhà nước và quốc tế liên quan đến hoạt động XNK. Đây là nhân tố tố mà doanh nghiệp kinh doanh XNK cần nắm rõ và tuân thủ, vì nó thể hiện ý chí thống nhất của mỗi quốc gia và quốc tế. Nó không chỉ tác động đến hoạt động XNK của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch XNK trong tương lai cho phù hợp. Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động XNK cần nhận biết và tuân theo cũng như hưởng ứng các chiến lược, chính sách và những quy định của Nhà nước về hoạt động XNK. Do vậy, doanh nghiệp cần lợi dụng những khuyến khích của Nhà nước về hoạt động XNK cũng như không tham gia vào các hoạt động XNK mà Nhà nước không cho phép. ã Thứ hai, tỷ giá hối đoái của đồng tiền và tỷ suất ngoại tệ của hàng hoá XNK. Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt động XNK, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả XNK của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ hàng hoá XNK thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động XNK. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ hàng hoá XNK thì doanh nghiệp không nên xuất hay nhập khẩu. Nhân tố này ảnh hưởng đến việc xác định bạn hàng, mặt hàng, phương án kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây ra những biến đổi lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Để có biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải nắm được cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động của nó từng ngày. ã Thứ ba, sự biến động của thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Hoạt dộng XNK như là một chiếc cầu nối giữa hai thị trường, tạo ra sự phù hợp, gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại giữa chúng. Giảm giá, giảm nhu cầu về một loại hàng hoá ở thị trường trong nước sẽ làm giảm ngay lập tức lượng hàng hoá đó đưa qua chiếc cầu XNK và ngược lại. Cũng như vậy, thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước. ã Thứ tư, khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của từng nước: Khả năng này đảm bảo nguồn hàng cho cho doanh nghiệp, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuất với khối lượng, chất lượng, quy cách, mẫu mã có phù hợp với thị trường nước ngoài hay không. Điều này quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng khi doanh nghiệp đưa ra chào bán trên thị trường quốc tế. Nếu một đất nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra được nhiều loại mặt hàng đa dạng, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, khả năng sản xuất trong nước yếu kém, với chúng loại mặt hàng đơn điệu, thô sơ sẽ hạn chễ rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng sản xuất hàng xuất khẩu còn thấp kém, mặt hàng xuất khẩu còn đơn sơ, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu. ã Thứ năm, trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước: Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc. Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp ã Thứ sáu, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp XNK trong nước: Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia XNK cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, Nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động XNK đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK hiện nay. ã Thứ bảy, hệ thống tài chính ngân hàng. Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển lớn mạnh, can thiệp tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hoạt động XNK sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng. Dựa trên các quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng rất thuận lợi mà các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK sẽ được đảm bảo về mặt lợi ích. ã Cuối cùng là các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh: Tình hình phát triển kinh tế của thị trường XNK; tình hình chính trị, hợp tác quốc tế; đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trường XNK; trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường XNK; chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường XNK của doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh ngiệp kinh doanh XNK cần phải nắm rõ và tuân theo cho phù hợp. Những nhân tố trên là khách quan mà bản thân mỗi doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức và có phương hướng kinh doanh cho phù hợp chứ không thể tự mình tác động làm thay đổi chung. Nghiên cứu, xem xét các nhân tố này sẽ giúp các đơn vị kinh tế tiến hành hoạt động kinh doanh XNK đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất. 1.1.1.2 Vị trí của hoạt động XNK trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại Trong hoạt động kinh tế không một quốc gia nào có thể tồn tại riêng biệt mà không có mối quan hệ nào với quốc gia khác. Thế giới ngày nay được xem như một tổng thể thống nhất các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, công nghệ,... Mỗi quốc gia có những lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý, về vốn, công nghệ, lao động rất khác nhau, ngoài ra còn có những đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội rất riêng biệt nên mỗi nước chỉ có thế mạnh và thuận lợi để xây dựng và phát triển một số ngành kinh tế nhất định. Hơn thế, do sự phát triển không đồng đều về trình độ kinh tế, khoa học kĩ thuât, công nghệ,... nên dẫn đến việc cần thiết phải tiến hành trao đổi sản phẩm giữa các quốc gia để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mình. Quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và TMQT nói riêng ra đời khi Nhà nước ra đời, tức là nó xuất hiện từ chế độ chiếm hữu nô lệ. Và nó phức tạp dần lên, ngày càng mở rộng ra cùng với sự phát triển của trao đổi hàng hoá tiền tệ và phù hợp với nhu cầu lợi ích của mỗi quốc gia. Đối với các nước phát triển thì mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài giúp cho việc bành trướng mau lẹ sức mạnh kinh tế của mình, như tìm kiếm thị trường mới để giải quyết thị trường khủng hoảng thừa về hàng hoá, để tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi đem lại lợi nhuận cao hơn, giảm được chi phí sản xuất do sử dụng nhân công và tài nguyên rẻ ở các nước chậm phát triển. Đối với các nước đang phát triển thì mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài có lợi trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới tiên tiến làm cho năng suất lao động tăng lên, và ở các nước đang phát triển việc thiếu vốn trở nên trầm trọng, nên mở rộng quan hệ ra bên ngoài tạo điều kiện để thu hút vốn để thực hiện hiện đại hoá quá trình kinh tế diễn ra ở các nước này. Hơn nữa thị trường trong nước ở các nước này nhỏ và hẹp không đủ đảm bảo để phát triển công nghiệp với quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt, do đó không tạo được công ăn việc làm, nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài giúp cho việc tập trung phát triển các thế mạnh của đất nước. Như vây, việc mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài có ý nghĩa thực tiễn to lớn với mọi quốc gia, đặc biệt đối với đất nước chúng ta, một nước có nền kinh tế chuyển đổi, chưa phát triển mạnh. Trong tình hình dân số khá đông, tốc độ phát triển dân số còn cao, nước ta muốn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội nhanh thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải thực hiên mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Kinh tế đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân , mà trong đó các hoạt động XNK có một vị trí rất quan trọng. Bởi vì nó là yếu tố chủ lực nhất trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm cả hợp tác đầu tư quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ như tái xuất khẩu, dịch vụ chuyển khẩu, kho ngoại quan,... Phạm vi hoạt động của XNK ngày càng được mở rộng, điều này không chỉ được thể hiện ở kết quả sản xuất mà còn ở các yếu tố của quá trình tái sản xuất. Hiệu quả của các qúa trình kinh tế đối ngoại khác được thể hiện thông qua hiệu quả của hoạt động XNK, bởi vậy, XNK có vị trí hết sức quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung. 1.1.1.3 Vai trò của hoạt động XNK trong sự phát triển kinh tế-xã hội XNK đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Hiện nay, XNK là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những điểm trình bày sau đây. a. Vai trò của xuất khẩu ã Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước: công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá trong thời gian ngắn, đòi hổi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thật công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ của nhập khẩu. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất trả nợ trở thành hiện thực. ã Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh cuả đất nước. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đồng thời các ngành công nghiệp chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu, không những cho phép tăng năng suất lao động mà còn tăng cả về chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí lao động xã hội. ã Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào việc làm và thu hút không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và khẳng định vị trí và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế. Thị trường xuất khẩu được mở rộng nhanh theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Hoạt động xuất khẩu đã, đang và sẽ thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư và vận tải quốc tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu đã làm cho các nhà tài chính tiền tệ tin tượng hơn vào chúng ta: IFM, WB, ADB kể từ năm 1991 đến nay đã trao cho Việt Nam khoản vay không dưới 8,5 tỷ USD. Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy việc đưa nước ta tham gia tích cực vào quá trình hội nhập vào khu vực và quốc tế. ã Bằng hoạt động xuất khẩu, chúng ta có thể phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng tốt các nguồn lực, trao đổi các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến qua đó thu ngoại tệ để góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia, tăng tích luỹ cho nhà nước. Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước. b. Vai trò của nhập khẩu ã Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60-100% nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất. Trong điều kiện công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chưa phát triển, việc nhập khẩu những nguyên liệu cao cấp như sợi cho ngành dệt, vải cho ngành may, phân bón cho nông ngiệp, linh kiện cho ngành lắp ráp xe máy, điện tử, xe hơi,.... hoạt động nhập khẩu đã và đang góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước hướng về xuất khẩu. ã Nhập khẩu tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nhờ đó trình độ sản xuất nâng cao, năng suất lao động đuổi kịp các nước trên thế giới. ã Nhập khẩu có vai trò nhất định trong việc cải thiện và nâng cao mức sống bởi thông qua nhập khẩu sản xuất của ta mới có đủ nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc hoạt động, nên công nhân mới có công ăn việc làm, có thu nhập. Mặt khác nhập hàng tiêu dùng, nhập khẩu sách báo khoa học kỹ thuật và văn hoá phẩm đời sống mới được cải thiên, trình độ dân trí tăng. Tóm lại, XNK không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế thương mại có tổ chức cho cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích ổn định đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Thực tế và lý luận đều đã chỉ rõ XNK thường xuyên mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội tuy vẫn còn một số mặt hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức hoạt động XNK phù hợp với đòi hỏi của quy luật khách quan để XNK thực sự là đòn bảy thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện. c. Nguyên tắc kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận của một quá trình buôn bán quốc tế, nó gắn bó với nhau vừa là điều kiện tiền đề của nhau vừa là kết quả của nhau. Nó gắn bó với nhau như vậy cho nên trong quá trình hoạt động chúng ta cần phải gắn bó chặt chẽ xuất khẩu – nhập khẩu với nhau trên các mặt sau đây: - Ưu tiên nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Vì đất nước ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, nhiều ngành sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hoá chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng. Cho nên, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nhiều ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam như: dệt, may, sản xuất giầy dép, sản phẩm từ da, sản xuất hàng điện tử, máy tính... vẫn phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Tuy nhiên muốn nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu thì Chính phủ phải xây dựng chiến lược toàn diện để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước thay dần nguyên liệu nhập khẩu. - Sự khuyến khích kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn thể hiện ở chỗ: Nhà nước phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nhưng sản phẩm lại chủ yếu tiêu thụ nội địa như: sản xuất thuốc lá, sản xuất xe vận tải, ôtô, xe máy; sản xuất hàng điện tử, sản xuất nước giải khát, sản xuất hoá mỹ phẩm... có chiến lược xuất khẩu sản phẩm của mình để tái tạo tự cân đối ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của mình. - ở những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu với giá trị lớn và ổn định, thì Chính phủ tăng cường hoạt động ngoại giao thông qua đàm phán khuyến khích họ mở cửa thị trường thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập ( nguyên tắc có đi có lại). Tóm lại, hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam có mối quan hệ hữu cơ: Muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải tăng cường nhập khẩu; Muốn nhập khẩu nhiều máy móc trang thiết bị nguyên vật liệu để phục vụ phát triển kinh tế và xuất khẩu thì phải xuất khẩu nhiều để có ngoại tệ. Cho nên giảm nhập siêu không thể đơn giản thực hiện cắt giảm nhập khẩu một cách cơ học, máy móc mà phải đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu, vượt lên tốc độ nhập khẩu. d. Ưu điểm của chính sách hướng về xuất khẩu - Tạo ra sự năng động trong sự phân công lao động quốc tế. Thật vậy, chúng ta có thể thấy hình ảnh công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước Đông và Đông Nam Châu á trong 3 thập niên cuói thế kỷ XX này trong ngành công nghiệp may, sản xuất hàng điện và điện tử gia dụng... Lúc đầu các ngành này phát triển ở Nhật Bản, sau đó giá nhân công của Nhật đắt dần lên, các ngành thâm dụng nhiều nhân công Nhật dần dần mất lợi thế và chuyển các ngành này sang Hàn Quốc, sau đó là các nước ASEAN và ở Trung Quốc ở những thập niên 80, và chuyển sang Việt Nam ở những năm 90. Sự thay đổi năng động trong phân công lao động khu vực như vậy do làn sóng công nghiệp hoá lan rộng làm cho thương mại giữa các nước gia tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ phát huy được lợi thế và thị trường được mở rộng - Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu làm cho nền kinh tế phát triển năng động vì các nhà doanh nghiệp luôn trực diện với cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ của họ phải có khả năng đảm bảo cạnh tranh (về chất lượng, giá cả...) với các sản phẩm khác trên Thế giới. - Mở cửa kinh tế tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển: là động lực thúc đẩy cải tổ nền kinh tế, hợp lý hoá sản xuất, đầu tư mới công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực - Tăng cường thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu là nhân tố quan trọng lành mạnh hoá môi trường tài chính quốc gia; giảm bớt vay nợ, thực hiện cân bằng cán cân thanh toán và cán cân buôn bán quốc tế. - Chính sách hướng về xuất khẩu còn được xem như là một chính sách ngoại thương tao ra sự công bằng trong nền kinh tế. Đầu tiên, mở rộng xuất khẩu hàng thâm dụng lao động đồng nghĩa với tăng việc làm cho người lao động. Thứ hai, chính sách này nâng cao khả năng chuyển sang sản xuất hàng thâm dụng kỹ thuật. Cuối cùng, áp dụng chính sách này nâng cao thu nhập ròng cho quốc gia bởi việc giảm tài trợ và giấy phép xuất khẩu... Ngày nay, khi xu hướng nhất thể hoá về kinh tế toàn cầu gia tăng thì mô hình kinh tế hướng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng khẳng định ưu thế phát triển thì càng được các nước áp dụng rộng rãi. Viêt Nam đã và đang đi đúng hướng thực hiện CNH – HĐH phát triển đất nước và theo tiến trình hội nhập khu vực và Thế giới. 1.1.2 Tình hình hoạt động XNK của nước ta trong nhưng năm gần đây 1.1.2.1 Chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động XNK Hoạt động XNK giữ vị trí quan trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại đối với hầu hết các quốc gia. Xuất khẩu luôn là hoạt động mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Tuy nhiên, việc phát huy hết vai trò của hoạt động XNK còn phụ thuộc vào đường lối, phương hướng, quan điểm của Đảng cầm quyền của mỗi quốc gia. Thực hiện chủ trương mở cửa kinh tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới được Đảng và Chính phủ đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI năm 1986. Chính sách ngoại thương của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Chính phủ đề ra cho giai đoạn 2001-2010. Và trên cơ sở cam kết hội nhập của Việt Nam với các nước như: cac chương trình kinh tế của AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Hiệp định thương mại Việt Nam – EU, quỹ Miyawaza của Nhật Bản... Mục tiêu hoạt động XNK trong giai đoạn 2001-2010 được nêu trong văn kiện Đại hội của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 là: Nỗ lực gia tăng tốc độ xuất khẩu, góp phần đảy mạnh CNH – HĐH, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất – nhập khẩu, mở rộng đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh; hội hập thắng lợi vào kinh tế khu vực và Thế giới. Để thực hiên các mục tiêu hoạt động XNK, các chính sách ngoại thương của Việt Nam sẽ hoàn thiện và đổi mới theo hướng: ã Xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh đầy đủ và mang tính hội nhập và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động XNK có hiệu quả. ã Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào hoạt động XNK. ã Xây dựng một môi trường kinh doanh quốc tế mang tính bình đẳng, các công ty nhập khẩu của Nhà nước hoạt động bình đẳng. ã Nhà nước tác động vào môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, nhằm giảm giá thành sản phẩm nhờ đó tăng sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Thế giới. Hệ thống chính sách và biện pháp thực hiện chiến lược phát triển XNK thời kỳ 2002-2010 được chia thành 6 nhóm (Trích chiến lược phát triển XNK thời kỳ 2002-2010 của Bộ Thương mại công bố ngày 16/9/2000) ã Chính sách đầu tư và chuyển đổi cơ cấu hàng hoá dịch vụ ã Các giải pháp về thị trường ã Hoàn thiện môi trường pháp lý và đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất – nhập khẩu ã Về hội nhập quốc tế ã Về đào tạo cán bộ ã Tổ chức thực hiện 1.1.2.2 Những thành tựu đạt được Từ khi nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế đã đóng góp vai trò to lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam. Kể từ sau Đại hội Đảng VI đến nay, nền kinh tế đã có những biến đổi sâu sắc. Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, đặc biệt sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của công tác đối ngoại nói riêng. Từ năm 1986 đến năm 1996 mặc dù có chủ trương mở cửa kinh tế theo Nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 6, nhưng do Mỹ vẫn duy trì chính sách cấm vận kinh tế với Việt Nam nên hoạt động ngoại thương của ta gặp rất nhiều trở ngại. Với sự quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp doanh số xuất khẩu hàng năm gia tăng với tốc độ lớn và tốc độ XNK gia tăng không ngừng sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế. Và ngày nay từ chỗ trước năm 1985 Việt Nam chỉ có quan hệ thương mại với 130 nước mà chủ yếu là các nước XHCN, thì đến năm 2003 Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 140 nước, trong đó Việt Nam đã ký kết gần 80 Hiệp định thương mại song phương, các Hiệp định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của Việt Nam với quốc tế phát triển. Mới gần 17 năm (1986-2002) kể từ khi có chủ trươngmở cửa kinh tế kim ngạch xuất khẩu tăng gần 21 lần, kim ngạch nhập khẩu tăng gần 20 lần. (Xem bảng 1) Bảng 1: Tình hình hoạt động XNK của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2002 Năm Xuất khẩu Nhập khẩu So sánh XK và NK Tuyệt đối Tương đối 1986 789 2.155,1 -1.319,2 36,61 1987 854,2 2.455,1 -1.544,6 34,75 1988 1.038,4 2.756,7 -1.652,6 37,67 1989 1.946 2.565,8 -619,8 75,84 1990 2.402 2.752,4 -314,5 87,34 1991 2.020 2.274,3 -254,3 88,91 1992 2.500 2.400 +100 104,1 1993 3.000 3.300 -300 91 1994 3.600 5.000 -1.400 72 1995 5.300 7.500 -2.200 70,1 1996 7.255 11.144 -3.889 65,1 1997 8.850 11.200 -2.350 79 1998 9.361 11.527 -2.166 81,2 1999 11.523 11.636 -111 99,02 2000 14.482,7 15.636,5 -1.153,8 93 2001 15.027 16.162 -1.135 93 2002 16.530 19.300 -2.770 86 2003 20.200 25.200 -5.000 80 2004 26.000 31.500 -5.500 83 (Nguồn: Niên giám thống kê và số liệu của Bộ Thương mại) Trong gần 10 năm trở lại đây 1995 -2003 Đảng và Nhà nước xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển quan hệ kinh tế với các nước và với các tổ chức quốc tế để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. a. Tốc độ và cơ cấu hàng xuất khẩu * Tốc độ phát triển hàng xuất khẩu: Nghiên cứu tốc độ xuất khẩu của Việt Nam từ 1985 đến nay ta thấy: kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều gia tăng mạnh, trừ năm 1991 kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh do có sự biến động ở thị trường Đông Âu và Liên Xô.Ta xem ở bảng sau đây Bảng 2: Đánh giá mức độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002 Năm Trị giá XNK (Triệu USD) Mức độ tăng trởng Tuyệt đối (Triệu USD) Tương đối ( % ) 1990 2.402 1991 2.087 -315 -13,19 1992 2.580 +493 +23,62 1993 2.985 +405 +15,7 1994 4.054 +1.069 +35,81 1995 5.448,9 +1394 +34,38 1996 7.255.9 +1807 +33,17 1997 9.185 +1595 +26,6 1998 9.360,3 +511 +1,90 1999 11.541,4 +2162 +23,3 2000 14.482,7 +2941,3 +25,5 2001 15.100 +617,3 +3,9 2002 16.530 +1430 +10 2003 20.200 +3670 +20 2004 26.000 +5800 +29 (Nguồn tài liệu: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại) Ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục gia tăng, đây là thành tựu kinh tế hết sức quý báu vì 5 năm gần đây: sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực hoạt động xuất khẩu của nhiều nước ASEAN gặp khó khăn, trong khi Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhất định của cuộc khủng hoảng và lại có mối quan hệ thương mại khá lớn với ASEAN, nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn phát triển. * Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu: Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam chia thành 3 nhóm lớn: - Nông lâm thuỷ sản; - Nhiên liệu khoáng sản; - Nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Bảng 3: Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam 2003 – 2004 Nhóm ngành hàng Năm 2003 Năm 2004 Tuyệt đối (triệu USD) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối triệu (USD) Tỷ trọng (%) I. Nhiên liệu khoáng sản 4.005,4 19,85 5.985 23 1. Dầu thô 3821 18,94 5.666 21,78 2. Than đá 184,4 0,91 319 1,22 II. Nông lâm thuỷ sản 4.451,67 22,06 5.373 20,66 1. Thuỷ sản 2.199,1 10,9 2.397 9,22 2. Gạo 7.50,52 3,57 941 3,62 3. Cà phê 505 2,50 594 2,28 4. Rau quả 1.51,4 0,75 167 0,64 5. Cao su 378 1,87 579 2,23 6. Hạt tiêu 1.052 5,21 150 0,58 7. Điều nhân 285 1,42 425 1,63 8. Chè các loại 60 0,30 93 0,36 9. Đậu phộng (lạc) 47,45 0,24 27 0,1 III. Hàng CN và TTCN 8.330,44 41,29 10.510 40,42 1. Hàng dệt may 3.685,2 18,27 4.319 16,61 2. Giầy dép các loại 2.268,3 11,24 2.604 10,01 3.Hàng điện tử và linh kiện máy tính 672,3 3,33 1.077 4,14 4. Hàng thủ công mỹ nghệ 366,4 1,82 410 1,58 5. Sản phẩm gỗ 566,97 2,81 1.054 4,05 6. Dây điện và dây cáp diện 262,8 1,30 385 1,48 7. Sản phẩm nhựa 186,6 0,92 259 0,99 8. Xe đạp và phụ tùng ôtô 154,26 0,76 230 0,88 9. Đồ chơi trẻ em 31,58 0,16 48 0,18 10. Dầu tực vật 34,82 0,17 32 0,12 11. Mì ăn liền 36,86 0,18 55 0,21 12. Sữa và sản phẩm sữa 64,35 0,32 37 0,14 IV. Các sản phẩm khác 3.388,2 16,79 4.137 15,91 Tổng cộng 20.175,71 100 26.005 100 (Nguồn: Vụ Kế hoạch Thống kê - Bộ Thương mại) Qua bảng trên ta đưa ra được những nhận xét sau: - Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng, các mặt hàng đã khai thác được các lợi thế của Việt Nam về: tài nguyên, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực - Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, chiếm vị trí cao trong hoạt động xuất khẩu thế giới (xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thê giới; cà phê đứng thứ 2; hạt tiêu đứng đầu thế giới; cao su và điều nhân đứng thứ 5; giầy dép, hàng may mặc và thuỷ sản đứng trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới). - Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp và tiểu thủ công ngh._.iệp ngày càng gia tăng về khối lượng và giá trị. Xu hướng của nhiều nước đang phát triển hiện nay là cố gắng thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang xuất khẩu sản phẩm chế biến và tiếp đến xuất khẩu sản phẩm mang hàm lượng công nghiệp cao. Sự thay đổi trong cơ cấu XNK của các nước đang phát triển là bài học cho việc xây dựng chiến lược của XNK ở Việt Nam: nên giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp vừa cho phép sử dụng nguồn nhân lực, vừa nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Ngoài ra tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu cao cấp để đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, thực hiện thành công chiến lược CNH - HĐH đất nước Việt Nam. b. Tốc độ và cơ cấu hàng nhập khẩu: Toàn bộ hàng nhập khẩu có thể chia ra 5 nhóm ngành hàng: - Thiết bị toàn bộ - Thiết bị lẻ - Dụng cụ phụ tùng - Nguyên vật liệu - Hàng tiêu dùng Bảng 4: Cơ cấu trị giá nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 2003 – 2004 Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Tuyệt đối (triệu USD) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1. Ôtô nguyên chiếc các loại 266 1,05 324 1,03 2. Ôtô dạng linh kiện lắp ráp 572 1,02 573 1,82 3. Thép thành phẩm 1.157,2 4,59 1.688 5,35 4. Phôi thép 500 1,98 821 2,6 5. Phân bón các loại 628,5 2,49 819 2,6 - Phân URE 305 1,21 376 1,19 6. Xăng dầu (tính cho cả TX) 2.433 9,65 3.571 1,33 7. Xe gắn máy (linh kiện lắp ráp) 327 1,30 444 1,41 8. Giấy các loại 230,7 0,91 245 0,78 9. Chất dẻo nguyên liệu 784,3 3,11 1.222 3,88 10. Sợi các loại 298,3 1,18 361 1,15 11. Bông 106 0,42 196 0,62 12. Hoá chất nguyên liệu 510 2,02 675 2,14 13. Máy móc, thiết bị, phương tiện khác 5.357 21,42 5.116 16,23 14. Tân dược 374,4 1,48 404 1,28 15. Linh kiện điện tử 975 3,87 1.324 4,20 16. Nguyên, phụ liệu dệt may 2.035 8,07 2.216 7,03 17. Hàng hoá khác 8.359 33,15 11.148 35,36 Tổng cộng 16.162 100 19.300 100 (Nguồn tài liệu: Bộ Thương mại) Qua bảng ta thấy giá trị nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, xăng dầu lớn , chiếm tỷ trọng cao, nói lên sự hợp lý của hoạt động nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước. 1.1.2.3 Một số mặt tồn tại Bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực ngoại thương của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần xem xét: a.Về xuất khẩu - Kim ngạch xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu dẫn tới nhập siêu ảnh hưởng hạn chế đến cán cân thanh toán quốc tế. Xem bảng 5 Bảng 5: So sánh kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm 2000 – 2004 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Nhập siêu Kim ngạch Tỷ lệ nhập siêu % 2000 14.482,7 15.636,5 1.153,8 8 2001 15.207 16.162 1.135 7,6 2002 16.530 19.300 2.770 16,8 2003 20.200 25.200 5.000 25 2004 26.000 31.500 5.500 21 (Nguồn tài liệu: Bộ Thương mại) - Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong Khu vực. Xem bảng 6 Bảng 6: So sánh kim ngạch xuất khẩu của việt nam với 1 số nước châu á năm 2002 Tên nước Dân số (triệu người) Kim ngạch XK (tỷ USD) Việt Nam so sánh với nước (%) 1. Trung Quốc 1.284,5 325,59 5 2. Đặc khu Hồng Kông 4,1 200,92 8 3. Hàn Quốc 47,64 162,47 10 4. Malaysia 24,53 93,265 18 5. Philipin 81,8 36,265 46 6. Singapo 4,16 125,177 13 7. Thái Lan 63,43 68,853 24 8. Inđônêxia 211,08 38,35 43 9. Lào 5,53 0,298 55,47 lần 10. Mianma 52,17 3,046 5,43 lần 11. Campuchia 13,5 1,766 9,36 lần 12. Bruney 0,3538 5,366 3,08 lần 13. Việt Nam 79,73 16,53 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2003) - Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tuy nhanh nhưng chưa ổn định chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro: vì không có thị trường tiêu thụ ổn định và kim ngạch xuất khẩu ở nhiều ngàng hàng chưa đủ lớn để Việt Nam có thể tham gia tạo ra ảnh hưởng đối với hoạt động cung ở từng mặt hàng xuất khẩu, để tạo ra ảnh hưởng đến giá của thị trường thế giới có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. b. Về cơ cấu hàng xuất khẩu - Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng trên thị trường quốc tế mang tính cạnh tranh cao, lượng cung lớn hơn đòi hỏi của nhà xuất khẩu Việt Nam phải có nỗ lực lớn mới chiếm được thị trường. - Những mặt hàng thuỷ sản, nông sản tươi sống chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định kỹ thuật ở nước nhập khẩu. - Tỷ trọng hàng xuất khẩu dưới dạng thô ít qua chế biến vẫn còn cao. Việc xuất khẩu thô chẳng những giá bán thấp, mà còn tạo thế bất lợi trong đàm phán vì xuất khẩu thô hàng nhanh giảm chất lượng, khó đa dạng về mẫu mã chủng loại, khó tạo thương hiệu riêng cho hàng xuất khẩu. Ngoài ra không cho pháp sử dụng lợi thế lao động Việt Nam. - Hàng dệt may và giầy dép xuất khẩu chiếm vị trí xuất khẩu rất lớn nhưng chủ yếu thực hiện gia công, nhuyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên giá trị xuất khẩu cao nhưng hiệu quả xuất khẩu hạn chế. - Ngoài ra, vấn đề xuất khẩu sản phẩm khai thác tài nguyên, sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao là vấn đề nan giải trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. Vì tài nguyên thiên nhiên kể cả quỹ đất của nước ta có hạn, đã và đang khai thác ở mức độ cao nên mức tăng trưởng bắt đầu đi xuống, mang tính bấp bênh. c.Về nhập khẩu - Tính lệ thuộc của nhiều ngành kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu: Ngành dệt may, da, sản xuất hàng diện tử, xăng dầu,.. Sự lệ thuộc như thế làm cho chi phí đầu vào của sản xuất cao, giảm khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, ngoài ra, tính ổn định kinh doanh bị hạn chế Từ các đánh giá này cho thấy giải pháp cấp bách là xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho phát triển sản xuất nguyên liệu nội địa có tính cạnh tranh cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Chương iI : Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh XNK ở Công ty Thương mại XNK Hà Nội 2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh XNK ở Công ty Thương mại XNK Hà Nội 2.1.1 Khái quát về Công ty Thương mại XNK Hà Nội 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Thương mại Xuất – Nhập khẩu (XNK) Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu. Công ty có tư cách pháp nhân, là một đơn vị hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng. Nền Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của nền sản xuất cũng như tiêu dùng càng trở nên phong phú và đa dạng. Để đáp ứng và phục vụ nhu cầu ngày càng cao, Công ty Dịch vụ Hai Bà Trưng được thành lập dựa trên quyết định số 316/ QĐ - UB ngày 19/05/1983 của UBND Thành phố Hà Nội, giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109552 cấp ngày 07/04/1984 và đến ngày 01/05/1985 công ty chính thức đi vào hoạt động, đặt trụ sở tại số 53 Lạc Trung – Hà Nội. Thời kỳ từ năm 1985 đến năm 1993, Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh thương mại trong nước. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống của nhân dân như cắt uốn tóc, may đo, giặt là quần áo... và kinh doanh đồ dùng trong gia đình như hàng nông sản (gạo, lạc, chè...).Công ty được thành lập và đi vào hoạt động ở giai đoạn nước ta gặp nhiều khó khăn: Nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đồng Việt Nam mất giá, lạm phát phi mã. Nhà nước độc quyền ngoại thương, Trung ương thống nhất quản lý ngoại thương, chưa khuyến khích sự năng động tự chủ của mỗi doanh nghiệp. Ngoài những khó khăn, thử thách từ bên ngoài, Công ty còn vấp phải trở ngại của một doanh nghiệp mới thành lập và là một đơn vị kinh doanh nhỏ bé của một quận Thủ đô. Trong những năm đầu hoạt động, Công ty kinh doanh ở địa bàn nhỏ hẹp, số lượng bạn hàng ít, kinh doanh nội địa là chủ yếu, phục vụ nhu cầu nhân dân trong quận và thủ đô Hà Nội, các hợp đồng kinh tế giao dịch với nước ngoài phải thực hiện thông qua đơn vị bạn. Nhờ sự đổi mới của Đảng và Nhà nước với nhiều chủ trương chính sách đổi mới đã hoàn thiện dần hệ thống quản lý và kinh doanh XNK, qua một số năm hoạt động, Công ty nhận thấy: “ Trong kinh doanh muốn đạt được hiệu quả cao phải nghiên cứu và mở rộng thị trường, không chỉ kinh doanh ở thị trường trong nước mà cần tìm kiếm và kinh doanh ở thị trường nước ngoài ”. Từ đó, Công ty đã chủ động đi tìm thị trường kinh doanh và trực tiếp ký một số hợp đồng XNK gạo, sắt thép, hoá chất ... Thực hiện Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Chính phủ về việc thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 540/ CP- UB ngày 01/04/1999, do Trọng tài Kinh tế Thành phố Hà Nội cấp, Công ty đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Trụ sở tại : 53 Lạc Trung – Hà Nội Tên giao dịch quốc tế : Hai Ba Trung Import Export Company Tên viết tắt : HABAMEXCO Tel : 04 - 6360229 Fax : 04 - 6360227 Qua đó, Công ty được phép mở rộng phạm vi kinh doanh, vừa tiếp tục kinh doanh Thương mại trong nước vừa tiến hành kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu. Từ một Công ty kinh doanh nội địa và làm các dịch vụ nhỏ, đến nay Công ty đã phát triển thành một Công ty XNK trực tiếp theo giấy phép XNK trực tiếp số 2.05.1.069/ GP do Bộ Thương mại cấp ngày 08/02/1994. Từ đó ngành nghề kinh doanh cũng được mở rộng thêm như : - Thu mua hàng thêu ren, may mặc, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. - Kinh doanh XNK lương thực, thực phẩm, dược liệu như quế, sa nhân, hồi... và các sản phẩm lâm sản. - Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, hàng tiêu dùng. - Kinh doanh XNK máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải. - Kinh doanh XNK các mặt hàng hoá chất phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - Kinh doanh mua bán, đại lý ký gửi và XNK ô tô và phụ tùng ô tô. - Kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên,để thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như tiềm năng sẵn có của Công ty, được phép của UBND Hà Nội, Công ty đã chuyển trụ sở về 142 Phố Huế – Hà Nội và đổi tên mới là Công ty Thương mại XNK Hà Nội, trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội kể từ tháng 6/2001. Tên Công ty : Công ty Thương mại XNK Hà Nội Trụ sở tại : 142 Phố Huế – Hà Nội Tên viết tắt : HACIMEX Tel : 04 - 9434753 Fax : 04 - 9434753 Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại XNK, hạch toán độc lập và trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, Công ty Thương mại XNK Hà Nội có chức năng chủ yếu là xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh trong nước (gạo, thủ công, mỹ nghệ ...), nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước còn khan hiếm (máy công cụ, tủ lạnh, điều hoà ...), là cầu nối tổ chức lưu thông hàng hoá phục vụ nhân dân. Hiện nay, Công ty xuất khẩu hàng sang rất nhiều nước trên thế giới, đồng thời mở rộng thị trường trong nước. Ngoài Hà Nội, Công ty còn hợp tác với nhiều bạn hàng ở hầu hết các tỉnh trong nước. Trên cơ sở chức năng đó Công ty có nhiệm vụ như sau : - Tổ chức thu mua các mặt hàng trong nước phục vụ xuất khẩu như: gạo, đồ thủ công mỹ nghệ ... - Tổ chức sản xuất, chế biến nông lâm sản ... - Tổ chức nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất còn hạn chế như : Đồ điện tử, điện lạnh, máy công cụ ... phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước. - Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư có hiệu quả, mở rộng kinh doanh và có nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc giao nộp Ngân sách hàng năm. - Tuân thủ các chế độ kế toán tài chính, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước. Với phương châm “Duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa, đẩy mạnh kinh doanh XNK, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển mối quan hệ với nhiều nước trên Thế giới băng mọi cách ”, Công ty đã vươn tầm hoạt động ra khắp nơi, địa bàn hoạt động không những trong nước mà còn phát triển ra hơn 30 nước trên Thế giới: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Anh, Pháp, Nga, Đức v.v ... Sự ra đời của Công ty đã góp phần đáp ứng những nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng, nguyên vật liệu, máy móc cho sản xuất trong nước, mở rộng sự hiểu biết về sản phẩm nước ngoài đồng thời đẩy mạnh sản xuất trong nước, khai thác mọi tiềm năng sẵn có và mặt mạnh của quốc gia, vươn mạnh ra thị trường quốc tế góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Quản lý là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả đòi hỏi phải có tổ chức bộ máy quản lý phù hợp cùng với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực chuyên môn cao. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó, từ khi thành lập đến nay, Công ty đã từng bước củng cố cơ cấu tổ chức, cơ cấu Phòng Ban, cửa hàng, tuyển chọn những cán bộ, nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao. Công ty cũng tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên cũ được nâng cao trình độ chuyên môn để phù hợp với công việc mới và kế hoạch phát triển lâu dài. Bộ máy làm việc của Công ty khá gọn nhẹ; Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng, do Giám đốc đứng đầu quản lý, điều hành trực tiếp từ các Phòng Ban đến các cửa hàng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước. Trong hoạt động, Công ty tuân thủ theo các chính sách, chế độ, quy định của pháp luật Việt Nam. Về nhân lực, toàn Công ty có 120 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 104 người(87%) và lao động gián tiếp là 16 người(13%); lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 54%, còn lại là lao động phổ thông. Công ty vẫn đang đầu tư cho một số cán bộ đi học đại học và cao học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu chức năng.Hiên nay Công ty có 7 phòng ban và hệ thống 4 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội. Ban Giám đốc : bao gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc. - Giám đốc là người chỉ đạo chung, có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty và là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên Công ty theo luật định. - Phó giám đốc cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban mà mình quản lý, giúp Giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của Công ty để có kế hoạch và quyết dịnh sau cùng, giải quyết các công việc được phân công hoặc uỷ quyền. Hệ thống 7 phòng ban của Công ty : - Phòng Xuất nhập khẩu 1 (XNK 1) và phòng Xuất nhập khẩu 2 (XNK 2) - Phòng Kinh doanh tổng hợp (KDTH) và phòng kinh doanh 3 - Phòng giao nhận và vận chuyển - Phòng Tài chinh - Kế toán - Phòng Tổ chức hành chính Hệ thống 4 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội : - Cửa hàng Chợ Hôm - Cửa hàng Trần Cao Vân - Cửa hàng Trương Định - Cửa hàng Chợ Mơ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TM XNK Hà Nội Giám đốc Các cửa hàng Phó giám đốc Phó giám đốc Chợ Mơ Trương Định Trần Văn Cao Phòng XNK 1 Phòng XNK 2 Phòng KDTH PhòngKinh Doanh 3 Phòng Tài chính Kế toán Phòng giao nhận và vận chuyển Phòng Tổ chức hành chính Chợ Hôm 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban Hệ thống 7 phòng ban của Công ty : - Phòng Xuất nhập khẩu 1 (XNK 1) và phòng Xuất nhập khẩu 2 (XNK 2) : có chức năng tìm hiểu thị trường, bán hàng nước ngoài để từ đó ký kết các hợp đồng mua bán các mặt hàng XNK trên những kế hoạch đã đề ra, giải quyết các vấn đề liên quan đến XNK. - Phòng Kinh doanh tổng hợp (KDTH) và phòng kinh doanh 3: có nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước để có hoạt động lâu dài, tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, theo dõi hoạt động của các cửa hàng. Ngoài ra cũng thực hiện việc mua bán hàng nhập khẩu. - Phòng giao nhận và vận chuyển : có nhiệm vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá. - Phòng Tài chinh - Kế toán: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động XNK, kinh doanh giải quyết các vấn đề tổ chức thanh toán, quyết toán bằng hàng, thu tiền, tiền lương, tiền thưởng và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về các vấn đề liên quan đến tài chính. Đồng thời tham mưu cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch tổ chức. - Phòng Tổ chức hành chính : phụ trách hành chính, đối nội, đối ngoại, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, thủ tục công văn, tổ chức nhân sự, lãnh đạo.Bên cạnh đó, phòng còn chịu trách nhiệm liên quan đến con người, giải quyết điều hành những chính sách về người lao động. 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội 2.1.2.1 Cơ cấu mặt hàng XNK a.Về xuất khẩu Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản (lạc, gạo, quế,...), hàng may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là nhóm sản phẩm mà Công ty có uy tín và truyền thống xuất khẩu, có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế. Bảng 7: cơ cấu hàng Xk của Công ty tmxnk Hà nội Giai đoạn 2000-2003 Đơn vị: USD Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Hàng may mặc 180.000 37,3 220.000 39,1 400.000 42,5 619.980 43,3 Hàng thủ công mỹ nghệ 124.000 25,7 135.000 24 146.000 15,5 181.890 16,9 Hàng nông sản 60.000 12,5 78.000 13,9 231.000 24,6 397.540 30 Hàng thuỷ sản 118.000 24,5 130.000 23 164.000 17,4 163.620 9,8 Tổng 482.000 100 536.000 100 941.000 100 1.363.000 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2000-2003) Trong các mặt hàng xuất khẩu, hàng may mặc luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng dần qua các năm: 2000 chiếm 37,3%; 2001 chiếm 39,1%; năm 2003 chiếm 43,3%. Giá trị hàng may mặc xuất khẩu năm 2003 tăng gần gấp 4 lần năm 2000( tăng từ 180.000 USD lên 719.982 USD). Giá trị hàng nông sản xuất khẩu cũng có những bước tăng trưởng rõ rệt: 2000 chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; 2001 chiếm 13,9%; đến 2003 chiếm 30%. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và thuỷ sản tăng không nhiều, thậm chí trong năm 2000 giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu bị giảm sút cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với 1999. Sở dĩ có sự giảm sút này là do Công ty vẫn còn xuất khẩu hàng thuỷ sản dưới dạng sơ chế, chưa chế biến saau nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. b. Về nhập khẩu Cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty tương đối đa dạng: - Hàng điện tử gia dụng: Nồi cơm điện, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy giặt, lò vi sóng... - Máy móc, thiết bị: hàng điện máy, máy công cụ phục vụ sản xuất, linh kiện lắp ráp xe đạp, xe máy, phụ tùng ôtô,... - Hàng hoá nhập khẩu khác: các mặt hàng phục vụ sản xuất và xây dựng như hạt nhựa, dầu DOP, máy hàn, sắt thép các loại.... Bảng 8: cơ cấu hàng Xk của Công ty tmxnk Hà nội Giai đoạn 2000-2003 Đơn vị: Triệu đồng Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Hàng điện tử gia dụng 20.858 60 16.484 41 18.950 38 29.026 40 Máy móc, Thiết bị 11.472 33 15.280 38 18.952 38 25.398 5 Hàng nhập khẩu khác 2.434 7 8.446 21 11.968 24 18.142 25 Tổng 34.764 100 40.210 100 49.870 100 72.566 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2000-2003) Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, hàng điện tử gia dụng luôn có tỷ trọng cao nhất nhưng lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do Công ty nhập hàng điện tử của các hãng có chất lượng và uy tín cao( Nhật Bản, Thái Lan...) nên việc tiêu thụ ở thị trường Việt Nam rất tốt. Vì thế, năm 2000 hàng điện tử gia dụng chiếm tỷ trọng lớn (60%) trong kim ngạch nhập khẩu. Những năm tiếp theo, nhu cầu về đồ điện gia dụng đã bão hoà trên thị trường Việt Nam vì đa số tiệu thụ hàng lắp ráp trong nước. Do đó, tỷ trọng các sản phẩm điện tử gia dụng trong tổng kim ngạch giảm dần, thấp nhất là năm 2003, chỉ đạt 38%. Tỷ trọng trung bình của hàng điện tử gia dụng giai đoạn 2000-2003 là 44,75%. Nhóm hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu tương đối ổn định, tỷ trọng bình quân trong cả giai đoạn 2000-2003 là 36%. Nhóm hàng nhập khẩu khác tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là 2434 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7%, thì năm 2001, kim ngạch nhập khẩu đã tăng lên 8446 triệu đồng, gấp 3,5 lần năm 2000, chiếm tỷ trọng 21%. Năm 2002 giá trị nhập khẩu tăng tương ứng gấp 4,9 lần, và năm 2003 tăng 6,4 lần so với năm 2003. Tỷ trọng bình quân của nhóm hàng này giai đoạn 2000-2003 là 19,25%. 2.1.2.2 Thị trường XNK Thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp kinh tế. Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động XNK của Việt Nam, Công ty Thương mại XNK Hà Nội đã và đang đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ làm ăn với các nước trên thê giới. Ngoài các thị trường truyền thống, Công ty đã chú trọng tìm hiểu và mở rộng thêm các thị trường mới, tạo ra cái nhìn mới về hàng hoá sản xuất ở Việt nam. Nhờ vào các biện pháp tích cực mở rộng thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đã tăng dần lên qua các năm. So với năm 2001, kim ngạch xuất khẩu năm 2002 ở thị trường Nga và Đông âu tăng 15,7% (từ 433.000 USD lên đến 501.000 USD), đặc biệt, mặt hàng nông sản tăng ở mức cao là 98,7%. Đối với Công ty đây là bạn hàng truyền thống nên việc buôn bán được tiến hành thuân lợi. Dung lượng thị trường này lớn: dân đông, nước rộng, có nhu cầu lớn về nhiều loại mặt hàng mà ta có thể đáp ứng được như gạo, lạc, hàng may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ,... Bên cạnh đó, Nga và các nước Đông âu là những nước giàu tài nguyên mà Công ty cần nhập khẩu như: hoá chất, xăng dầu,sắt... Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu không có dấu hiệu tăng lên nhiều mà khá thấp so với chỉ tiêu đặt ra, nếu không sớm có biện pháp thích hợp, Công ty sẽ mất đi một thị trường tiềm năng. Nhật Bản là thị trường tương đối “khó tính”, đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng rất cao. Tuy vậy, việc xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản của Công ty đã có những thành tựu đáng kể. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 240.000 USD tăng 86,4% so với năm 2001, trong đó mặt hàng thuỷ sản năm 2002 tăng thêm 26%. Hàng điện tử gia dụng nhập khâut từ Nhật Bản luôn luôn được tiêu thụ tố ở thị trường Việt Nam bởi uy tín và chất lượng. Cầnphải chú ý là trong hai năm trở lại đây hoạt động xuất khẩu của Công ty không còn được chú trọng nhiều nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu là thấp so với các năm trước đây, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật chỉ tăng 70,4% mà thôi. Thị trường liên minh Châu âu (EU) là khu vực rất quan trọng đối với việc XNK hàng hoá của Công ty. Những mặt hàng Công ty nhập khâut từ thị trường này chủ yếu là nhuyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc, thiết bị, hoá chất,...Cón Công ty chủ yếu xuất các hàng may mặc, dệt, giầy dép, hàng da, đồ thủ công mỹ nghệ,...Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 200.000 USD, chiếm 17,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2003 ghi nhận sự cố gắng của Công ty với kim ngạch xuất khẩu đạt 320.000 USD, tăng thêm 60% so với năm 2002 và hợp đồng xuất khẩu may mặc của Công ty sang EU được phía đối tác đánh giá cao. Thị trường trong nước là yếu tố quyết định sự tồn tại của Công ty. Có quan điểm cho rằng:” Thương mại quốc tế thực chất là mở rộng thị trường trong nước vượt ra khỏi biên giới đất nước”. Do đó, thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường thủ đô, được Công ty đầu tư nghiên cứu để ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu. Không chỉ quan tâm đến thị trường Hà Nội, Công ty còn đang chú trọng xây dựng kế hoạch xâm nhập thị trường cáctỉnh lân cận. Công ty chọn Hải Dương làm mục tiêu để thâm nhập thị trường do Hải Dương nằm trong khu tam giác kinh tế miền Bắc, nằm trên trục đường Hà Nội – Hải Phòng, có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, thị trường Hải Dương là đầu mối thu mua nhiều hứa hẹn. Tóm lại, với ngành nghề chính là hoạt động kinh daonh XNk, Công ty đã bám sát thị trường, thực hiện các biện pháp thâm nhập và phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ.Kết quả hiện nay Công ty có quan hệ thương mại với hơn 30 bạn hàng trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu á- Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thị trường bên ngoài mà trước hết là thị trường khu vực, thị trường Châu á sau thời gian khủng hoảng đã dần hồi phục và đang khởi sắc lại. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động XNk của Công ty nhưng cũng là thách thức rất lớn vì họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường khu vực cũng như Thế giới và thậm chí cả thị trường trong nước ta. Hơn thế nữa, Chính phủ taấcng ban hành áp dụng các chính sách tăng cường hội nhập quốc tế, hạn chê bảo hộ. Đây là một khó khăn lớn tác động đến nhiều mặt hoạt động của Công ty. Hơn nữa, trong hai năm gần đây Công ty không chú trọng vào hoạt động xuất khẩu do kim ngạch xuất khẩu đạt được thấp, doanh thu hàng xuất khẩu chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 20%) nên hiện nay Công ty thực hiện chủ yếu hai nhiệm vụ sau: - Nhập khẩu hàng nước ngoài bán trong nước. - Kinh doanh lưu chuyển hàng nội địa. Có thể thấy năm 2005 và nhữmg năm sắp tới, Công ty sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn, đòi hỏi sứcmạnh trí tuệ tập thể của cả Công ty để giữ vững ổn định hoạt động kinh doanh phù hợp với thị trường và pháp luật. 2.1.2.3 Tổng doanh thu XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội Trước đây Công ty vốn chỉ là kinh doanh thương mại nội địa, cung cấp các dịch vụ nhân dân trong quận Hai bà Trưng và một phần nhân dân các quận bên cạnh. Tuy chỉ tham gia hoạt động trong lĩnh vực mới trong thời gian chưa lâu nhưng Công ty đã đap ứng được những yêu cầu đề ra và đạt được những thành tựu đáng kể. Qua cac năm hoạt động, tỷ trọng doanh thu XNK đã chiễm vị trí ngày càng quan trọng trong tổng doanh thu. Bảng 9: Cơ cấu doanh thu của Công ty tm xnk hà nội Giai đoạn 2000-2003 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổng doanh thu 165.000 214.571 180.000 138.075 165.000 228.456 250.000 305.643 Doanh thu XNK 66.000 143.532 126.000 114.804 140.250 203.625 212.500 275.544 Tỷ trọng doanh thu XNK trong tổng doanh thu 40 66,89 70 83,14 85 89,13 85 90,15 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2000-2003) Bảng số liệu trên cho thấy: Công ty đã có những bước đi đúng hướng trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh XNK nói riêng. Nếu năm 2000, doanh thu kế hoạch đặt ra là 165.000 triệu đồng thì thực tế Công ty đã đạt 214.571 triệu đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch hơn 75%. Tuy nhiên, năm 2001, Công ty đã không hoàn thành mức kế hoach đề ra là 180.000 triệu đồng mà chỉ đạt 138.075 triệu đồng, tuy vậy nhưng tỷ trọng doanh thu XNK trong tổng doanh thu lại tăng hơn kế hoạch đề ra. Các năm tiếp theo, Công ty đã có sách lược phù hợp nên doanh thu Công ty đều đặn tăng lên một cách có triển vọng; đặc biệt năm 2003, tổng doanh thu của Công ty tăng lên đến 305.643 triệu đồng, tăng gấp 1,45 lần so với năm 2000. Trong tổng doanh thu của Công ty, doanh thu XNK tăng nhanh và ổn định cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2000, doanh thu XNK kế hoạch đề ra là 66.000 triệu đồng, nhưng con số thực hiện đạt được là 143.532, tăng gần gấp đôi và chiếm 66,89 trong tổng doanh thu. Năm 2001, tuy không đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng bù lại doanh thu XNK vẫn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu là 83,14%. Đến năm 2002,nhờ tiếp thu có hiệu quả các bài học kinh nghiệm đối với năm 2001 nên Công ty đã tăng được doanh thu XNK lên 203.625 triệu đồng, vượt kế hoạch138,5%, tăng gần gấp đôi so với năm 2001. Năm 2003 là năm có thành tựu cao nhất, doanh thu XNK thực hiện được 275.544 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất từ trước tới nay 90,15%, tăng 122,3% so với kế hoạch. Như vây, doanh thu của Công ty có mức độ tăng trưởng tốt. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK, sức tiêu thụ ở thị trường chững lại nhưng Công ty vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, mức tăng trưởng doanh thu vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội. 2.1.2.4 Thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như thiếu vốn, giá cả biến động, ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách thuế của Nhà nước, tình hình biến động trong khu vực và Thế giới,... song với tinh thần quyết tâm, bằng sự cố gabgs cao độ, trong nhũng năm qua, Công ty đã phấn đấu đạt được những kết quả đáng khích lệ trên cả lĩnh vực kinh doanh XNK cũng như đối với hiệu quả xã hội, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên. Cong ty được cấp trên đánh giá là một đơn vị hoạt động có hiệu quả, nhìn chung tốc độ phảt triển năm sau cao hơn năm trước. Điều đó thể hiện rất rỗ trong nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước của Công ty hàng năm. Bảng 10: Tổng số nộp nsnn củacông ty tmxnk hà nội Giai đoạn 2000-2003 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Nộp ngân sách Nhà nớc 22.019 8.237 10.394 11.564 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2000-2003) 2.1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội Hiệu quả hoạt động là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị kinh tws. Nó là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh XNK nói riêng. Hiệu quả kinh doanh XNK không chỉ mang lại lợi nhuận bằng tiền mà hiệu quả của nó còn là tăng năng suất lao động xã hội và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 2.1.3.1 Cơ sở hình thành lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh XNK Ta phải đặt vấn đề tìm hiêu cơ sở hình thành lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty bởi vì những khoản mục tạo nên chi phí cũng như sự hình thành lợi nhuân trước và sau thuê cấn phải được xem xét kĩ cang. Đó cũng là cơ sỏ để đánhgiá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, xem Công ty hoạt động có hiệu quả hay không, có đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra không. Cơ sở hình thành lợi nhuận của Công ty có thể tóm tắt như sau: * Tổng doanh thu từ hợp đồng XNK (A) - Với xuất khẩu: là giá trị hợp đồng - Với nhập khẩu: là giá trị bán buôn, bán lẻ được quy đổi ra đồng Việt Nam * Tổng chi phí hợp lý (B), hợp lệ, bao gồm: - Giá vốn hàng hoá: + Với xuất khẩu: là gí mua và chi phí mua + Với nhập khẩu: là giá hàng nhập khẩu theo hợp đồng - Khấu hao tài sản cố định - Thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu - Tiền công, t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0378.doc
Tài liệu liên quan