Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Chế tạo máy biến thế và vật liệu điện Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Khi thị trường chứng khoán phát triển và trở thành một kênh cung cấp vốn hữu hiệu thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lần lượt niêm yết trên thị trường là một tất yếu khách quan. Do vậy số lượng các công ty cổ phần ngày càng nhiều. Xu hướng cổ phần hóa đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và thực hiện. Thực hiện chủ trương đó, Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện đã cổ phần hóa năm 2005, từ một doanh nghiệp nhà nước, được nhà nước cấp vốn kinh doanh, nhưng khi công

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Chế tạo máy biến thế và vật liệu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty cổ phần hóa điều này có nghĩa là công ty sẽ độc lập, tự mình huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy vấn đề đặt ra là khi cổ phần hóa là: Làm thế nào để công ty thu hút được các nhà đầu tư, thu hút được vốn để thực hiện mở rộng quy mô, đầu tư phát triển kinh doanh, mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm. Muốn làm được điều này, công ty phải quan tâm và nghiên cứu đến mong muốn của cổ đông, những nhà đầu tư chính. Điều hiển nhiên, mong muốn của cổ đông là cổ tức cao. Nhưng làm thế nào để các nhà đầu tư tin tưởng vào công ty, quyết định đầu tư vào công ty. Phân tích tình hình tài chính là cầu nối đưa doanh nghiệp và nhà đầu tư xích lại gần nhau. Qua việc phân tích tài chính, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư vào công ty hay không? Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính dựa vào báo cáo tài chính, các cổ đông sẽ có cái nhìn chính xác và toàn diện về tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của công ty. Phân tích tình hình tài chính không chỉ quan trọng với các nhà đầu tư, mà còn quan trọng cả với cơ quan chủ quản, các tổ chức tín dụng và ngay cả chính bản thân doanh nghiệp. Vì lý do đó, em mạnh dạn chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội”. Kết cấu chuyên đề của em gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội. Chương II: Thực trạng phân tích tình hìh tài chính tại Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội. Chương III: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang và sự giúp đỡ của các cán bộ trong Phòng Tài vụ của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI Tên giao dịch tiếng Anh: HANOI TRANSFORMER MANUFACTURING AND ELECTRIC MATERIAL JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CTBT HN., JSC Trụ sở chính: Số 11, đường K2, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 7644795 Fax: (84.4) 7644796 Logo: Website : Vốn điều lệ hiện tại : 30.000.000.000 đồng Ngày tháng năm thành lập : Ngày 26 tháng 3 năm 1963. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh máy biến áp và các loại thiết bị điện, khí cụ điện, vật liệu điện, máy móc kỹ thuật điện, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện công nghiệp có điện áp đến 110KV, xây lắp, ký gửi, bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vật tư thiết bị điện, điện tử, thông tin viễn thông, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư thiết bị điện, kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống và cho thuê văn phòng. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội tiền thân là Nhà máy Chế tạo biến thế thuộc Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam được thành lập từ năm 1963 tại cơ sở số 10 Trần Nguyên Hãn, Hà Nội. Đây là Nhà máy lớn đầu tiên của Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ tự thiết kế, chế tạo máy biến áp điện lực để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển đi lên cũng như để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa ngày càng cao của xã hội và yêu cầu thực tế của một số ngành công nghiệp, Bộ chủ quản đã quyết định tách một số bộ phận của Nhà máy Chế tạo biến thế để thành lập các nhà máy khác. Năm 1983, phân xưởng vật liệu cách điện của Nhà máy Chế tạo biến thế được tách ra để thành lập Nhà máy Vật liệu cách điện. Đến năm 2003, Nhà máy Vật liệu cách điện được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hà Nội. Năm 1994, Nhà máy Chế tạo biến thế liên doanh với tập đoàn ABB (Bộ phận ở Châu Á Thái Bình Dương - tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực thiết bị điện) thành lập Công ty Liên doanh Chế tạo biến thế - ABB. Sau khi thành lập Công ty Liên doanh Chế tạo biến thế - ABB, thực hiện theo chủ trương của Nhà nước về việc cho phép các công ty nước ngoài được đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, tháng 1 năm 1999, Nhà máy Chế tạo biến thế đã tách ra khỏi công ty liên doanh và hoạt động độc lập trở lại. Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2002 Nhà máy chế tạo biến thế mới rút hết và hoàn tất xong các thủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho phía đối tác liên doanh là Công ty TNHH ABB. Công ty TNHH ABB trở thành công ty có 100% vốn nước ngoài. Sau khi tách ra khỏi liên doanh, với tiềm lực và kinh nghiệm sẵn có được tích lũy, nhà máy chế tạo biến thế tiếp tục đi lên và không ngừng phát triển với tốc độ phát triển bình quân là 22%/năm. Đến tháng 3/2005, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Nhà máy Chế tạo biến thế đã thực hiện cổ phần hóa và lấy tên là Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế Hà Nội. Tháng 9 năm 2005, Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hà Nội và Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế Hà Nội theo quyết định số 105/QĐ-HĐQT ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009203 ngày 28 tháng 9 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hà Nội và Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế điện Hà Nội đã sát nhập, hợp nhất làm một với tên gọi Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội và hoạt động từ đó cho đến nay. Trải qua gần 45 năm xây dựng và phát triển, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy biên áp điện lực, các sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty đã có mặt trên khắp thị trường trong cả nước với chất lượng tốt, độ tin cậy cao, chiếm được lòng tin của khách hàng và góp phần to lớn vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã và đang được cung cấp trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đời sống sinh hoạt. Từ trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc đến thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, công ty đã luôn luôn hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý như: Huân chương độc lập, Huân chương chiến công, Huân chương kháng chiến, Huân chương lao động... Một vài chỉ tiêu kinh tế thể hiện sự phát triển của Công ty. Tốc độ tăng trưởng của Công ty trong hàng năm là 22%. Sau 3 năm thực hiện cổ phần hóa, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể, doanh thu năm 2008 so với năm 2006 tăng 47.168.781.840 đồng, tương ứng với 47,5%. So với năm 2007, con số này là 36.976.368.974đồng, tương ứng là 37,2%. Tốc độ tăng trưởng của Công ty giữa các năm là rất cao. Đây là dấu hiệu dáng mừng của Công ty trong tình hình kinh tế khó khăn như thế này. Chỉ tiêu Sức sinh lời của tài sản – ROA và chỉ tiêu Sức sinh lời của VCSH – ROE năm 2008 đều tăng so với năm 2007, tăng trên 10%. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty đang rất tốt. 1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Hiện tại, văn phòng, nhà xưởng sản xuất và kho bãi đều đặt tại trụ sở của công ty theo giấy phép đăng kí kinh doanh. Công ty chưa thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện , công ty con, cũng như công ty liên doanh ĐAỊ HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ( 1 người ) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Thiết kế kỹ thuật Phòng Sản xuất kinh doanh Phòng Vật tư Phòng Hành chính đời sống Phòng Tổ chức lao động Phòng Tài vụ PHÂN XƯỞNG SỐ 1 PHÂN XƯỞNG SỐ 3 PHÂN XƯỞNG SỐ 2 Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty, quyết định bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công ty, tăng hoặc giảm vốn điều lệ, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát, quyết định phân phối lợi nhuận hàng năm, quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại, giải thể công ty. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT giám sát giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác, quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định mục tiêu hoạt động trên cơ sở mục tiêu chiến lược đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm các cán bộ quản lý, đề xuất mức cổ tức hàng năm, phê duyệt việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con, quyết định các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngân sách vượt quá 1.000.000.000 đồng. Hội đồng Quản trị hiện có từ 5 đến 11 thành viên, với nhiệm kỳ 5 năm. Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông lựa chọn. Trong ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty. Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. Ban Giám đốc Công ty có một Giám đốc điều hành và một số phó giám đốc điều hành có thể đồng thời cùng là thành viên Hội đồng quản trị và do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi miễn. Ban giám đốc công ty sẽ cùng nhau phối hợp thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty. Nhiệm kỳ làm việc của Giám đốc là 03 năm. Phòng thiết kế kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và thiết kế sản phẩm. Quản lý kỹ thuật, an toàn lao động, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất. Phòng sản xuất kinh doanh: Lập và theo dõi kế hoạch sản xuất trong tháng, điều động sản xuất bảo đảm kịp thời tiến độ các đơn đặt hàng. Tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường, phát triển và duy trì các mối quan hệ với khách hàng. Phòng vật tư: Lập kế hoạch và quản lý tình hình cung ứng vật tư, đảm bảo cung cấp vật tư đầy đủ cho sản xuất, mua sắm thiết bị. Phòng tài vụ: Tổ chức công tác kế toán, thống kê, tính toán, ghi chép, cập nhật các nghiệp vụ phát sinh, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trong định kỳ, phát hiện lãng phí thiệt hại xảy ra và khắc phục. Lập dự thảo kế hoạch tài chính, tín dụng, kế hoạch tiền mặt, thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ. Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện quy chế tài chính, tham mưu và thực hiện chức năng quản lý tài chính, vốn, thống kê và kế toán. Phòng tổ chức lao động: Thực hiện các chức năng về công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương, quản lý định mức lao động, đào tạo và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Phòng hành chính đời sống: Thực hiện các chức năng hành chính, đời sống, y tế. Phân xưởng số 1: Sản xuất, chế tạo các lọai máy biến áp mới. Phân xưởng số 2: Sửa chữa, đại tu máy biến áp, sản xuất máy biến áp hình xuyến. Phân xưởng số 3: Sản xuất thiết bị điện các loại bạc cán thép, gia công vỏ, cánh tản nhiệt Máy biến áp. 1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cố phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội là công ty chuyên sản xuất về thiết bị công nghiệp, sản phẩm chính của công ty là sản xuất máy biến thế. Hàng năm, căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do hội đồng quản trị bàn bạc và quyết định, ban lãnh đạo công ty sẽ giao trách nhiệm cho từng xí nghiệp để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đặc thù của công ty là chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, và sản phẩm của công ty thường sản xuất trong một thời gian dài nên thị trường tiêu thụ của công ty vẫn bị hạn chế và chủ yếu là cung cấp cho thị trường trong nước. Mỗi xí nghiệp có một nhiệm vụ riêng, nhưng cùng hoạt động trên một dây chuyền sản xuất nên các xí nghiệp phải phối hợp với nhau chặt chẽ. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP Lắp ráp điện Ruột máy Cuốn hạ thế cao thế Dây đồng Máy quấn Kiểm tra Lắp bộ phận Dây điện trở điều chỉnh Vật liệu cách điện Đổ dầu trong điều kiện Chân không Tôn lõi Thép Silic cuộn Cắt ghép Kiểm tra kích thước Máy biến áp phân xưởng Máy biến áp Vỏ máy Kiểm tra lần cuối thử áp suất Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất của công ty 1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán. Từ những đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung đối với các xí nghiệp trong công ty. Bộ máy kế toán tập trung nghĩa là phòng tài vụ của công ty cũng là phòng kế toán, trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở công ty từ xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đến lập báo cáo kế toán. Hiện tại đội ngũ kế toán làm việc tại phòng Tài vụ của công ty gồm 5 người, làm việc dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của công ty, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Giám đốc công ty. KÊ TOÁN TRƯỞNG Tại phòng kế toán, sau khi tiếp nhận các chứng từ ban đầu( các chứng từ gốc), theo nghiệp vụ được phân công thì từng kế toán viên sẽ tiến hành công việc kiếm tra, phân loại, xử lý chứng từ và nhập số liệu vào máy. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty như sau: THỦ QUỸ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN CÔNG NỢ Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán trưởng là người đứng đầu Phòng tài vụ của công ty, có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc công ty tổ chức quản lý chỉ đạo về mặt tài chính kế toán. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra công tác kế toán, thực hiện nhiệm vụ theo pháp lệnh kế toán thống kế và quy định của công ty; Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy; Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách, các quĩ để lại công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả; Xác định phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ và đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi có các trường hợp thất thoát xảy ra; Lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế độ hiện hành; Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán bí mật của công ty; Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế trong công ty một cách thường xuyên. Kế toán vật tư Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, hàng hóa thành phẩm theo định mức. Lập phiếu xuất nhập kho mỗi khi xuất nhập vật tư, hàng hóa; Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hàng hóa nhập kho. Kế toán công nợ Viết Hóa đơn GTGT xuất giao hàng; Theo dõi doanh thu bán hàng của công ty; Theo dõi tình hình phát sinh, thay đổi của công nợ; Thực hiện các giao dịch với Ngân hàng và các Tố chức tín dụng; Đối chiếu thông tin với các bộ phận kế toán khác. Kế toán tiền lương Kiểm tra các tài liệu tính lương bảng kê sản lượng, ngày công, đơn giá sản phẩm; Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng; Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương; Theo dõi và lập bảng tính phân bổ, hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp và đã nộp. Thủ quỹ Thực hiện việc thu chi tiền mặt theo chứng từ thu chi do phòng phát hành theo quy định; Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền; Kiểm kê quỹ và lập báo cáo kiểm kê theo định kỳ; Phát lương hành tháng theo bảng lương cho từng bộ phận; Rút hoặc nộp tiền qua Ngân hàng khi có yêu cầu. 1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Chính sách kế toán tại công ty cũng như tất cả các doanh nghiệp khác trên lãnh thổ Việt Nam, Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội luôn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước cũng như chế dộ kế toán Việt Nam. Công ty áp dụng chế dộ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Để công tác kế toán đạt hiệu quả cao nhất, chính sách kế toán của công ty đưa ra vừa đáp ứng yêu cầu là đúng chế dộ nhưng cũng phù hợp với công ty, vừa dễ làm, đơn giản, dễ hiểu và đúng quy định. Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Việt Nam Hình thưc kế toán áp dụng: Nhật ký chung Chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho: +. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế +. Phương pháp xác định giá trị hnàg tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền +. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Niên độ kế toán: Một năm, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 Chính sách tiền lương: Trả lương theo cả hai hình thức là trả theo sản phẩm và theo thời gian. Tài sản cố định được khấu hao đều theo năm. Đơn vị tiền tệ: VNĐ Giá trị sản phẩm dở dang được tính theo giá trị nguyên vật liệu trực tiếp Tài sản cố định và hàng tồn kho được kiểm kê, đánh giá lại mỗi năm một lần vào ngày 31/12. Công tác tổ chức chứng từ, luân chuyển chứng từ tại công ty được thực hiện như sau: Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Tất cả các chứng từ do công ty lập hay từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào Phòng kế toán. Phòng kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính chính xác của chứng từ kế toán thì mới dùng chứng từ để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ được thự hiện như sau: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình duyệt Giám đốc. Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán; Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Bên cạnh công tác tổ chức chứng từ thì công tác tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại công ty cũng rất được chú trọng. Hệ thống tài khoản là một yếu tố không thể thiếu trong công tác hạch toán kế toán tại mỗi doanh nghiệp. Cũng như các doanh gnhiệp khác, công ty cũng sử dụng hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Trừ những tài khoản: 129,335,337,001,002,003,004,007,008... Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán, công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, 3 để theo dõi chi tiết từng nhóm sản phẩm. Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán như sau: Hiện tại, công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký chung để hạch toán tổng hợp. Đặc điểm của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung, ghi theo trình tự thời gian và định khoản kế toán của nghiệp vụ phát sinh đó. Sau đó, lấy số liệu trên Nhâtk ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hệ thống sổ kế toán của công ty đang áp dụng bao gồm các loại sổ sau: - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật lý chi tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng và sổ cái các tài khoản ( Tk 111,112,155,211,214,133,331,411...) - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khaỏn 131,152,153,211,331... và các bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Sổ kế toán -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty Hiện nay, để giảm bớt khối lượng làm việc cho kế toán và để thông tin kinh tế, tài chính được cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời công ty đã sử dụng hệ thống máy vi tính vào công tác kế toán. Phần mềm kế toán được công ty áp dụng là phần mềm kế toán máy Misa. Phần mềm kế toán này được thiết kế theo nguyên tắc Nhật ký - chứng từ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm và hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới phân tích Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội là một doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị máy công nghiệp, do vậy chu trình sản xuất sản phẩm thường dài, giá trị sản phẩm lớn. Điều này sẽ làm cho tốc độ lưu thông vốn sẽ chậm so với các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, do sản phẩm có giá trị lớn và nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm này không mang tính chất phổ biến, do vậy công ty hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào đơn đặt hàng. Công ty xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo từng quý, cuối kỳ kế toán, tổng hợp và đánh giá hoạt động kinh doanh trong năm. Do Công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nên thông tin về công ty không chỉ có Ban quản trị, Ban giám đốc quan tâm mà còn được rất đông các nhà đầu tư quan tâm. Kết quả kinh doanh trong từng quý là mục tiêu quan tâm của Ban giám đốc nhắm đưa ra những giải pháp tích cực, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong quý tiếp theo. Đồng thời, là chỉ tiêu để các nhà đầu tư đưa ra quyết định sử dụng vốn của mình. Từ đặc điểm đó, cho ta thấy muốn đánh giá đúng về tình hình tài chính của công ty khi phân tích tình hình tài chính của công chúng ta chủ yếu tập trung phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh và rủi ro tài chính của công ty. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính này, Công ty cần so sánh giữa các năm, đồng thời cần đánh giá chênh lệch giữa các quý để dánh giá tốc độ phát triển của Công ty trong vi mô. Hệ thống báo cáo tài chính ở Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội do kế toán trưởng lập, kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cấp trên, chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp trên về nội dung của Báo cáo. Các báo cáo được lập định kì vào cuối mỗi quý và cuối năm. Báo cáo tài chính của công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác. 2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh 2.2.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Đối với phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân tích dọc). So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, còn so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận. Không phải tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng được phương pháp này, mà phải tùy từng hoàn cảnh điều kiện mà người phân tích chọn phương pháp phân tích phù hợp. Điều kiện so sánh của chỉ tiêu Để so sánh được với nhau các chỉ tiêu phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh. Các chỉ tiêu sử dụng để so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Gốc so sánh Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì ta không thể so sánh được khi không có số liệu của năm gốc. Việc xác định gốc phân tích tùy thuộc vào mục đích của nhà phân tích. Gốc so sánh thường được xác dịnh theo thời gian và không gian. + Về mặt thời gian: Có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ này năm trước hay lựa chọn các điểm thời gian (năm, tháng,tuần, ngày cụ thể...) để làm gốc so sánh. + Về không gian: Có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn các bộ phận của tổng thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương, để làm gốc so sánh. 2.2.2 Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu. Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, ta chỉ phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu nghiên cứu khi trị số của nhân tố thay đổi. Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu dưới dạng tích, được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng. Khi phân tích ảnh hưởng của một nhân tố ta sử dụng phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số của những nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích. Cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra đánh giá phù hợp. 2.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội 2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty sẽ cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn tổng quát nhất về bức tranh tài chính của công ty. Kết quả đánh giá sẽ cho phép người sử dụng báo cáo tài chính thấy được thực chất của quá trình sản xuất kinh doanh và dự toán được khả năng phát triển của công ty trong những năm tới, đồng thời có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho mục đích của mình. Đánh giá cơ cấu và tình hình biến động của tài sản Việc đánh giá cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản giúp cho những nhà quản trị có cách nhìn đúng đắn về việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp mình đã hợp lý hay chưa. Vì sao giá trị của loại tài sản này lại lớn, của tài sản khác lại nhỏ, cơ cấu của các loại tài sản đã phù hợp với doang nghiệp mình hay chưa? Nếu chưa thì doanh nghiệp sẽ có cách giải quyết như thế nào cho hợp lý? Dựa vào BCĐKT phần tài sản ngày 31/12/2008 của công ty(xem phụ lục), ta lập được bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản (Bảng 1). Từ các chỉ tiêu trong bảng 1, ta thấy rằng : Tổng tài sản cuối năm tăng so với đầu năm là 5.254.094.476 đồng, tương ứng với 9,2%. Trong đó tài sản dài hạn tăng nhiều khoảng gần 4 tỷ đồng, tương ứng với 28,1% so với đầu năm làm cho tỷ trọng của tài sản dài hạn lại càng tăng so với cơ cấu tài sản đầu năm là 24,7%, cuối năm 2008 con số này là 29%. Mặt khác, tỷ trọng tài sản ngắn hạn lại giảm, và tỷ lệ giảm đúng bằng tỷ lệ tăng của tài sản dài hạn,khoảng 4,3%. Vậy lý do mà tài sản ngắn hạn giảm, tài sản dài hạn tăng là gì? Và cơ cấu tài sản như hiện nay đã hợp lý hay chưa? Chúng ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể để tìm nguyên nhân cho lý do trên. Khoản mục tiền và tương đương tiền tăng không đáng kế,tăng 347.092.139 đồng so với đầu năm, tương ứng là 5,6%. Như vậy, tiền vốn của doanh nghiệp hiện đang được sử dụng rất tốt, không có tình trạng nguồn vốn nhàn rỗi. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cuối năm giảm nhiều so với đầu năm. Đầu năm 2008, giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là hơn 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2008, giá trị này là 0 đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm, điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ trong năm của doanh nghiệp tương đối tốt hoặc cũng có thể do mức tiêu thụ trong năm của doanh nghiệp không cao. Cụ thể, khoản phải thu ngăn hạn giảm 2.861.335.585 đồng, tương ứng khoảng 21%. Khoản phải thu ngắn hạn giảm hơn 2 tỷ đồng, nhưng khoản mục tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp chỉ tăng không đáng kể, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp đã sử dụng khoản tiền đó vào mục đích gì? Và liệu trong nền kinh tế như hiện nay thì quyết định đó có phù hợp hay không? Nguyên nhân chính của việc tài sản ngắn hạn giảm tỷ trọng so với đầu năm là do các khoản phải thu ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm. Mặt khác, tỷ trọng hàng tồn kho cuối năm của doanh nghiệp lại tăng so với đầu năm, cụ thể tăng hơn 4 tỷ đồng, tương ứng với 24,1%. Điều này cho thấy trong năm tài chính, khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp bị giảm xuống, và nguồn vốn của công ty có dấu hiệu bị ứ đọng ở hàng tồn kho. Tốc độ quay vòng của đồng vốn có dấu hiệu giảm. Công ty nên phát huy tích cực và cải thiện các khâu như bán hàng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm...để tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và đẩy nhanh sức tiêu thụ. Tài sản ngắn hạn có tỷ lệ tăng và giảm gần xấp xỉ nhau, do vậy nguyên nhân chính khiến tài sản biến động là nằm ở tài sản dài hạn. Với một doanh nghiệp sản xuất thì tài sản cố định là yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp. Trong năm 2008, tài sản cố định của công ty tăng 3.805.997.409 đồng, tương ứng 27,4%. Điều này chứng tỏ trong năm 2008, công ty đã đầu tư mua sắm tài sản cố định. Là một doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp mà tỷ trọng tài sản cố định so với tổng tài sản là 29%, chứng tỏ trang thiết bị sử dụng cho việc sản xuất của công ty chưa được đầu tư đúng mức, cơ cấu tài sản trong công ty chưa thực sự phù hợp với ngành. Do vậy, công ty nên có những giải pháp đầu tư tài sản phù hợp, ._.cân đối hợp lý cơ cấu tài sản để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ nhẵm đưa lại mức lợi nhuận cao nhất . Chỉ tiêu Mã số Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền(đồng) Tỷ trọng Số tiền(đồng) Tỷ trọng Số tiền(đồng) % A.Tài sản ngắn hạn 100 44.251.213.055 0,71 42.968.259.429 0,753 1.282.953.626 3 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 6.463.740.363 0,146 6.116.648.224 0,142 347.092.139 5,6 II.Các khoản đấu tư tài chính ngắn hạn 102 0 - 3.500.000.000 0,081 -3.500.000.000 100 III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 10.715.466.877 0,2422 13.576.802.462 0,316 -2.861.335.585 21 IV.Hàng tồn kho 140 23.700.816.013 0,5356 19.093.078.125 0,445 4.607.737.888 24,1 V.Tài sản ngắn hạn khác 150 3.371.189.802 0.0762 681.730.618 0,016 2.689.459.184 394,5 B.Tài sản dài hạn 200 18.078.320.058 0,29 14.107.179.208 0,247 3.971.140.850 28,1 I.Các khoản phải thu dài hạn 210 0 - 0 - 0 - II.Tài sản cố định 220 17.706.202.179 0,9794 13.900.204.770 0,9853 3.805.997.409 27,4 III.Bất động sản đầu tư 230 0 - 0 - 0 - IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 0 - 0 - 0 - V.Tài sản dài hạn khác 250 372.117.879 0,0206 206.974.438 0,0147 165.143.441 79,8 Tổng tài sản 270 62.329.533.113 1,000 57.075.438.637 1,000 5.254.094.476 9,2 Bảng 1: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản Đánh giá cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải có tài sản, tài sản là phương tiện, là công cụ để doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình. Tài sản được đầu tư, tài trợ bằng nguồn vốn, một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Việc phân bổ cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả như thế nào là phù hợp phụ thuộc vào nhà quản lý, vào năng lực của nhà quản lý và hoàn cảnh kinh doanh của công ty. Nhưng vấn đề đặt ra là tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tối thiểu là bao nhiêu thì được đánh giá là hợp lý, và có đủ điều kiện để đánh giá doanh nghiệp có một tình hình tài chính vững mạnh? Với một doanh nghiệp sản xuất thì nguồn VCSH và nợ dài hạn của doanh nghiệp phải đủ để tài trợ cho TSDH. TSDH là tài sản có thời gian sử dụng lâu dài, vốn thu hồi chậm, do đó nó phải được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, lâu dài. Với Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội, qua phân tích Bảng 2, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty cuối năm đã tăng so với đầu năm là 5.254.094.476 đồng, tương ứng là 9,2%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do nhân tố cơ bản là Nợ phải trả biến động. Cụ thể là Nợ phải trả của công ty tăng từ 18.682.217.197 đồng lên 26.191.432.424 đồng, tức là tăng 7.509.215.227 đồng tương ứng 40,2%. Tỷ trọng nợ của công ty cũng tăng lên từ 32,7% lên 42%. Điều này chứng tỏ trong năm hiện tại công ty chưa tích cực trả nợ. Mặt khác, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn trong cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 45%, điều này chứng tỏ VCSH của công ty có khả năng tài trợ hơn một nữa tổng tài sản. Yếu tố này làm cho bức tranh tài chính của Công ty trở nên lành mạnh hơn. Nợ phải trả tăng lên là do Nợ ngắn hạn. Con số này cho biết, Công ty phải nhanh chóng có kế hoạch và biện pháp kịp thời để trả số nợ ngắn hạn trong năm tới. Nếu Công ty không trả kịp thời, sẽ dẫn đến nợ quá hạn, khi nợ quá hạn nhiều, sẽ phát sinh thêm chi phí làm cho chi phí của khoản nợ này là rất lớn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính và uy tín của Công ty. Vốn chủ sở hữu của Công ty đầu năm giảm so với cuối năm là 2.265.220.751 đồng, tương ứng là 5,9%, nguyên nhân chính là do giảm lợi nhuận chưa phân phối. Như vậy qua phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, đáp ứng được nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp. Là một công ty sản xuất thiết bị, cơ cấu vốn như thế là hợp lý. Tuy nhiên, hiện tại nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng và công ty đang phải đối mặt với những khoản nợ trước mắt. Công ty rất cần đến sự quyết định nhạy bén của nhà quản lý để giải quyết tức thời những khoản Nợ ngắn hạn cần phải thanh toán trong năm, đưa ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A.Nợ phải trả 18.682.217.197 0,327 26.191.432.424 0,42 7.509.215.227 0,402 I.Nợ ngắn hạn 18.649.632.447 0,998 26.158.847.674 0,998 7.509.215.227 0,402 II.Nợ dài hạn 32.584.750 0,002 32.584.750 0,002 0 B.Vốn chủ sở hữu 38.393.211.440 0,673 36.138.100.689 0,58 -2.255.110.751 0,058 I.Vốn chủ sở hữu 38.381.954.034 0,9997 36.116.733.283 0,9994 -2.265.220.751 0,059 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 11.267.406 0,0003 21.367.406 0,0006 10.100.000 0,896 Tổng nguồn vốn 57.075.438.637 1,000 62.329.533.113 1,000 5.254.094.476 0,092 Bảng 2: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn Để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Các nhà phân tích còn sử dụng hai hệ số sau: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Vốn CSH 1.Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn 0,673 0,58 Vốn CSH 2.Hệ số tự tài trợ = Tổng TSDH 2,72 1,99 Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính Nhìn vào kết quả phân tích ta thấy cả hai chỉ tiêu trên đều rất cao: chỉ tiêu (1) đều lớn hơn 0,5 trong cả hai thời điểm đầu và cuối năm. Chỉ tiêu (2) cho biết năm 2007, một đồng TSDH của công ty được tài trợ bằng 2,72 đồng VCSH, năm 2008 con số này là 1,99 đồng, giảm 0,73 đồng. Điều này cho thấy VCSH của doang nghiệp không những đủ để tài trợ cho TSDH mà còn tài trợ được một phần TSNH. Qua những chỉ tiêu phân tích trên ta thấy nhìn chung tình hình tài chính của công ty là tương đối ổn định và lành mạnh, mức độ tự chủ về tài chính là tương đối cao. 2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Phân tích tình hình công nợ của công ty Trong mọi trường hợp, dù có lý do nào đi chăng nữa thì việc đi chiếm dụng vốn của người khác hay bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn đều không tốt. Theo lý thuyết, một doanh nghiệp được coi là có nền tài chính lành mạnh khi doanh nghiệp đó không bị chiếm dụng vốn và không đi chiếm dụng vốn của người khác. Nhưng đó chỉ là trên mặt lý thuyết, còn trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng phức tạp và khác xa rất nhiều. Một doanh nghiệp không thể không đi chiếm dụng vốn của người khác vì nhu cầu về vốn của mình. Ví dụ khi công ty cần mua yếu tố đầu vào cho sản xuất như là NVL nhưng hiện tại công ty không có đủ tiền để chi trả cho khoản mua đó, công ty có thể nợ và trả tiền sau. Trong mối quan hệ làm ăn, việc quan hệ với các đối tác sẽ tạo uy tín cho công ty, niềm tin của đối tác đối với công ty nên công ty có thể mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất mà không cần thanh toán ngay. Đây cũng là một điều kiện giúp công ty có thể nắm bắt được các cơ hội sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân trong điều kiện nguồn vốn nhàn rỗi của mình không lớn. Mặt khác, để thu hút được nhiều khách hàng, công ty áp dụng phương pháp cho khách hàng chịu. Sẽ có rất nhiều khách hàng muốn mua hàng nhưng tại thời điểm cần mua hàng thì không đủ tiền để chi trả. Do vậy, bằng uy tín mà khách hàng tạo với công ty, công ty sẽ cân nhắc và cho phép khách hàng chiếm dụng một phần vốn của mình. Hơn nữa, sản phẩm mà công ty sản xuất có giá trị lớn, thế nên việc bị chiếm dụng vốn có thể được coi là điều hiển nhiên trong sản xuất. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ giữa vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng bao nhiêu là hợp lý. Các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ này bằng 1 là hợp lý, và nó có thể xê dịch lên xuống nhưng với tỷ lệ vừa phải. Trong thực tế có rất ít doanh nghiệp đạt được tỷ lệ bằng 1, nhưng giới phân tích đều cho rằng đây sẽ là tỷ lệ chuẩn mà các doanh nghiệp đều phải lấy đó làm mục tiêu để hướng tới. Trước khi phân tích tỷ lệ này, chúng ta sẽ xem xét qua tình hình tăng giảm các khoản phải thu của công ty trong hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2008. Chỉ tiêu Mã số Cuối năm 2008 Đầu năm 2008 Chênh lệch Số tiền % I.Các khoản phải thu khách hàng 130 11.496.645.677 14.954.581.422 -3.457.935.749 23,12 1.Phải thu khách hàng 131 11.163.505.927 13.577.827.953 -2.414.322.026 17,78 2.Trả trước người bán 132 333.140.750 1.264.610.169 -931.469.419 279 3 .Các khoản phải thu khác 135 0 112.143.300 -112.143.300 100 Tổng 11.496.645.677 14.954.581.422 -3.457.935.749 23,12 Bảng 4: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản phải thu Theo tài liệu trong bảng phân tích trên, ta thấy: Các khoản phải thu của doanh nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm 23,12% về số tương đối và 3.457.935.749 đồng về số tuyệt đối. Nguyên nhân chính làm cho nợ phải thu giảm là do phải thu khách hàng của doanh nghiệp giảm nhanh 2.414.322.026 đồng tương ứng 17,78% chiếm khoảng 84,38% khoản giảm xuống tương ứng của các khoản phải thu. Dựa vào số liệu trong sổ chi tiết TK 131 và hệ thống báo cáo tài chính, ta tính được: Tổng số tiền hàng Số vòng luân bán chịu 89,321.627.610 chuyển các = = = 7,35 khoản phải thu Số dư bình quân 12.146.134.670 các khoản phải thu Thời gian quay Thời gian kỳ phân tích 365 vòng của các = = = 49,66 khoản phải thu Số vòng luân chuyển 7,35 các khoản phải thu Trong khi thời gian mà công ty cho khách hàng nợ ghi trong hợp đồng là 30 ngày thì thời gian quay vòng của các khoản phải thu là hơn 49 ngày, gấp 1,6 lần. Công ty cần xem xét lại công tác thu hồi nợ của mình. Bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất của công ty. Thu hồi nợ chậm sẽ làm vốn lưu chuyển chậm và không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty. Để xem xét tỷ lệ của việc bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của người khác có hợp lý hay không, chúng ta sẽ đi phân tích tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả để biết được tình trạng chiếm dụng vốn này có hợp lý hay không? Có điểm nào cần phải lưu ý hay không? Chỉ tiêu Mã số Cuối năm 2008 Đầu năm 2008 Chênh lệch Số tiền % A.Nợ phải trả 300 26.191.432.424 18.682.217.197 7.509.215.227 40,2 I.Nợ phải trả ngắn hạn 310 26.158.847.674 18.649.632.447 7.509.215.227 40,2 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 10.184.112.110 5.836.903.607 4.347.208.503 74,5 2.Phải trả người bán 312 6.079.179.116 8.539.342.660 -2.460.163.544 28,8 3.Người mua trả tiền trước 313 2.143.862.242 2.122.508.125 21.354.115 1,006 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 216.070.585 289.387.531 -73.316.946 25,33 5.Phải trả người lao động 315 3.259.641.124 1.639.528.444 1.620.112.680 98,8 6.Các khoản phải trả khác 319 4.275.982.497 221.962.080 4.037.679.044 1819 II.Nợ dài hạn 330 32.584.750 32.584.750 0 Tổng 26.191.432.424 18.682.217.197 7.509.215.227 40,2 Bảng 5: Phân tích tình hình tăng giảm các khoản nợ phải trả Nếu như các khoản phải thu giảm xuống thì các khoản phải trả của công ty tăng lên đáng kể. Cuối năm 2008 tăng 7.509.215.227 so với đầu năm, tương ứng là 40,2%. Câu hỏi đặt ra là công ty vay nợ để làm gì? Một giả thuyết đặt ra là công ty có thể vay tiền mua chứng khoán ngắn hạn hoặc có thể trong năm công ty mua nhiều NVL để đầu tư cho sản xuất trong kỳ. Tình hình nợ phải trả của công ty còn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tổng số tiền hàng Số vòng luân mua chịu 61.644.213.520 chuyển các = = = 7,7 khoản phải trả Số dư bình quân 8.010.507.859 phải trả người bán Thời gian quay Thời gian kỳ phân tích 365 vòng của các = = = 47,4 ngày khoản phải trả Số vòng luân chuyển 7,7 các khoản phải trả Thời gian các khoản phải trả và các khoản phải thu không chênh lệch nhau là mấy, điều này chứng tỏ bản thân công ty cũng để tình trạng dây dưa nợ, chiếm dụng vốn của người khác. Ngoài ra các khoản phải trả khác và phải trả người lao động cũng tăng rất nhiều. Cụ thể, phải trả người lao động tăng 98,8% tương ứng 1.620.112.680 đồng. Còn phải trả khác tăng 1819%, tương ứng 4.037.679.044 đồng. Phân tích khả năng thanh toán Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của một công ty, nếu chỉ dựa vào một cơ cấu tốt về tài sản và phân bổ nguồn vốn tốt thì chưa đủ. Các nhà phân tích cần tìm hiểu thêm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá tốt thì điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Và chứng tỏ tình hình tài chính của công ty là ổn định và không có vấn đề gì. Trong trường hợp ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị hạn chế thì chắc chắn ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính, bức tranh tài chính của doanh nghiệp sẽ được đánh giá là không tốt. Do vậy, việc phân tích các tỷ số về thanh toán là vô cùng quan trọng và các nhà đầu tư nên phân tích tỷ mỉ các tỷ số về khả năng thanh toán để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Qua phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát, ta thấy: Tổng rài sản của công ty hiện có thừa khả năng để trả nợ. Hệ số này đầu năm là 3,05 và cuối năm là 2,38 giảm 0,67 tương ứng với giảm 21,9%.Tỷ lệ giảm của công ty tuy là lớn nhưng trong cả đầu và cuối năm 2008 đều lớn hơn 2. Điều này chứng tỏ với tiềm lực hiện có của công ty thì số nợ của công ty là không đáng ngại. Vấn đề đặt ra là có phải chăng toàn bộ VCSH và nợ của công ty đã tập trung đầu tư hết vào tài sản dài hạn không? Nếu như vậy thì rõ ràng tính lỏng của tài sản và hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản là kém. Nên khi chủ nợ đòi công ty thanh toán tiền nợ ngắn hạn thì ngay lúc đó, công ty sẽ không đủ khả năng để thanh toán khoản nợ này. Đây cũng là nguyên nhân khiến công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính điêu đứng, mất uy tín với nhà cung cấp và có thể dẫn tới phá sản. Để có được cái nhìn đúng đắn hơn, ta tiếp tục phân tích các hệ số. Nhìn vào Bảng 6, ta thấy đầu năm, một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 2,3 đồng TSNH và đến cuối năm 2008 là 1,69 đồng, giảm tương ứng là 26,5%. Khả năng thanh toán NNH cuối năm của công ty giảm so với đầu năm, tuy vậy TSNH của công ty vẫn có thừa để trang trải nợ ngắn hạn. Tuy vậy cần xem xét tỷ trọng lớn nhất của TSNH là gì? Trong thành phần TSNH của công ty, hàng tồn kho chiếm 53,56% cuối năm và 44,5% đầu năm, chứng tỏ vốn bị ứ đọng nhiều ở hàng tồn kho, mà hàng thì chưa thể bán đi được, tính lỏng của loại tài sản này không cao. Công ty sẽ gặp khó khăn khi các chủ nợ đồng loạt đòi tiền. Việc phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể giúp ban giám đốc biết trước tình hình tài chính để có biện pháp kịp thời ứng phó. Hệ số thanh toán nhanh bằng bao nhiêu là đủ và doanh nghiệp cần phải dự trữ một khoản tiền như thế nào cho hợp lý đang là vấn đề khiến các nhà phân tích phải suy nghĩ và xem xét. Không một con số nào chính xác cho chỉ tiêu này, hệ số là cao hay thấp tùy thuộc vào quan niệm của từng nhà đầu tư và tùy thuộc và môi trường kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Công ty Cổ phần Chế tạo máy biến và Vật liệu điện Hà Nội là công ty sản xuất thiết bị công nghiệp và gia dụng, do vậy lượng hàng tồn kho cao có thể chấp nhận được do sản phẩm có giá trị lớn, giá thành cao và khả năng lỗi thời thấp. Mặt khác, công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên tình trạng nợ khó đòi là rất hạn chế. Do vậy, công ty có thể có hệ số thanh toán nhanh thấp hơn các doanh nghiệp khác, tuy nhiên các nhà phân tích phải nghiên cứu để đưa ra được hệ số hợp lý cho công ty mình. Xem xét chỉ tiêu này, ta thấy đầu năm, hệ số này là 0,328 và cuối năm là 0,247 giảm 0,081 tương ứng 24,7%. Có thể nói trong năm 2008, tình hình thanh toán nhanh của doanh nghiệp bị hạn chế. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm cũng giảm so với đầu năm. Cụ thể, cuối năm 2008 hệ số này là 1,69 còn đầu năm 2008 là 2,3 giảm 0,61 tương ứng 26,5%. Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy cuối năm giảm so với đầu năm, nhưng tại cả hai thời điểm chỉ tiêu này là Chỉ tiêu Đầu năm 2008 Cuối năm 2008 Chênh lệch Giá trị % 1.Hệ số khả năng Tổng tài sản = thanh toán TQ Nợ phải trả 3,05 2,38 -0,67 21,9 2.Hệ số khả năng Tổng giá trị thuần TSNH = thanh toán NNH Tổng số nợ ngắn hạn 2,3 1,69 -0,61 26,5 3.Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền = thanh toán nhanh Tổng số nợ ngắn hạn 0,328 0,247 -0,081 24,7 4.Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền chuyển đổi thành = tiền của TSNH Tổng giá trị thuần của TSNH 0,142 0,146 0,004 2,8 5.Hệ số thanh toán Tổng tài sản dài hạn của TSDH = đối với NDH Nợ dài hạn 432,9 554,8 121,9 28,6 6.Vốn hoạt động = Tổng giá trị thuần - Tổng nợ Thuần của TSNH ngắn hạn 24.318.626.982 18.092.365.381 -6.226.261.601 25,6 Bảng 6: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty tương đối cao. Điều này chứng tỏ tiềm lực thanh toán của công ty cũng khá ổn định. Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn cho biết, đầu năm khả năng chuyển đổi thành tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 0,142 và đầu năm là 0,146. Hệ số này thấp như thế cho thấy, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào hàng tồn kho và nợ phải thu. Xem xét khả năng thanh toán nợ dài hạn, ta thấy hệ số thanh toán của TSDH đối với nợ dài hạn đầu năm là 432,9 và cuối năm là 544,8. Chỉ tiêu này rất cao do nợ ngắn hạn của công ty là ít. Là một doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghiệp, nên tài sản dài hạn của công ty là rất lớn. Do vậy hệ số thanh toán của TSDH đối với nợ dài hạn là rất cao. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp là vốn hoạt động thuần. Chỉ tiêu này cả đầu và cuối năm đều tương đối cao, đầu năm là 24.318.626.982 đồng và cuối năm là 18.092.365.381 đồng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao và có khả năng giảm trong năm. Tóm lại, qua việc phân tích khả năng thanh toán của công ty, ta thấy tình hình tài chính của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên lại có xu hướng giảm khả năng thanh toán. Công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản, nguồn vốn cho hợp lý hơn để đảm bảo khả năng thanh toán nhằm đảm bảo cho tình hình tài chính của công ty thêm lành mạnh và đặc biệt là để tạo uy tín của mình đối với các chủ nợ. 2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư vì đây là thước đo để đánh giá doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Mục đích của các nhà đầu tư là lợi nhuận và khả năng sinh lời của đồng tiền mà mình bỏ vào đó. Một doanh nghiệp nếu hoạt động kinh doanh tốt thì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, và khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư của doanh nghiệp cũng rất cao. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nó giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, còn giúp cho ban giám đốc, lãnh đạo công ty tìm thấy những nguyên nhân, khuyết điểm còn tồn tại để khắc phục được những nhược điểm của tình hình tài chính hiện tại của công ty mình nhằm đưa công ty phát triển. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền % 1.Sức sinh lời LNST của tài sản = (ROA) Tài sản bình quân 0,072 0,082 0,01 13,89 2.Sức sinh lời LNST của VCSH = (ROE) VCSH 0,101 0,137 0,036 35,6 3.Hệ số lợi nhuận LNST trên doanh thu = (ROS) Doanh thu 0,062 0,0496 0,0124 25 Bảng 7: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Xem xét các chỉ tiêu trên đây ta thấy: Chỉ tiêu (1) cho thấy năm 2007 nếu công ty đầu tư 1đồng tài sản bình quân vào kinh doanh thì sẽ đem lại 0,072 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 con số này là 0,082 tăng 0,01 đồng, tương ứng tăng 13,89%. Chỉ tiêu (2) cho biết năm 2007, nếu công ty đầu tư 1đồng vốn chủ sở hữu vào kinh doanh thì đem lại 0,101 đồng lợi nhuận sau thuế, và năm 2008 con số này là 0,137đồng, tăng 0,036đồng tương ứng là 35,6%. Chỉ tiêu (3) cho biết năm 2007 Công ty thu được một đồng doanh thu thì trong đó có 0,062 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 con số này là 0,0496 đồng, giảm 0,0124 đồng tương ứng 25%. Mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 1.059.190.404 đồng, tương ứng 27,3% nhưng so với tốc độ tăng của doanh thu là 59,3% thì đây là một điều đáng buồn trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Qua phân tích 3 chỉ tiêu trên, ta thấy: Sức sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu đếu tăng trong năm 2008. Tỷ lệ tăng của việc đầu tư tài sản là không lớn nhưng cũng chứng tỏ Công ty đang có đà đi lên. Đặc biệt, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng nhiều, điều này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong kinh doanh là khá hợp lý.Tuy nhiên, Công ty cần xem xét lại các khoản chi phí của mình để có tỷ lệ tương đối giữa tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu Công ty CP Chế tạo máy biến thế và vật liệu điện HN Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh 1.Sức sinh lời LNST của tài sản = (ROA) Tài sản bình quân 0,082 0,074 2.Sức sinh lời LNST của VCSH = (ROE) VCSH 0,137 0,108 3.Hệ số lợi nhuận LNST trên doanh thu = (ROS) Doanh thu 0,0496 0,013 (Số liệu: Báo cáo tài chính Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh năm 2008) Bảng 8: So sánh hiệu quả kinh doanh giữa hai công ty cùng ngành Để đánh giá đúng đắn hơn hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta tiến hành so sánh, phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty so với một Công ty cùng ngành sản xuất là Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Nhìn vào Bảng 8 ta thấy, cả 3 chỉ tiêu Sức sinh lời của tài sản-ROA, Sức sinh lời của VCSH-ROE, Hệ số lợi nhuận trên doanh thu của Công ty đều cao hơn Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty so với các Công ty cùng ngành là tốt, không chỉ tăng dần trong kỳ mà còn vượt trội hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động SXKD của Công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền % 1.Số vòng quay DTT = của tài sản TSBQ 1,1577 1,6635 0,5058 43,7 2.Sức sinh lời LNST của tài sản = (ROA) TSBQ 0,072 0,082 0,01 13,89 3.Sức hao phí TSBQ của TS so = với DTT DTT 0,864 0,601 -0,263 30,44 4.Hệ số doanh thu Doanh thu trên tài sản = (SOA) TSBQ 1,158 1,663 0,505 43,6 Bảng 9: Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản Chỉ tiêu (1) cho biết: năm 2007, tài sản bình quân của công ty quay được 1,1577 vòng và tăng lên 1,6635 vòng trong năm 2008, tăng 0,5058 vòng tương ứng 43,7%. Điều này chứng tỏ hiệu qua sử dụng tài sản của công ty tăng rõ rệt, công ty đang khai thác tốt hiệu quả năng lực làm việc của tài sản. Chỉ tiêu (2) cho biết: Nếu công ty đầu tư một đồng tài sản bình quân thì năm 2007 thu được 0,072 đồng LNST, năm 2008 thu được 0,082 đồng , tăng 0,01 đồng tương ứng 13,89%.Ta sẽ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu ROA. Ta có: Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu ROA = = x Tài sản bình quân Doanh thu Tài sản bình quân ROA = ROS x SOA Theo phương pháp Số chênh lệch, ảnh hưởng của Hệ số lợi nhuận trên doanh thu – ROS(Bảng 7) giảm làm cho Sức sinh lời của tài sản – ROA giảm một lượng là: ROA = (0,0496 – 0,062) x 1,158 = - 0,01436 Ảnh hưởng của nhân tố Hệ số doanh thu trên tài sản bình quân– SOA đến Sức sinh lời của tài sản – ROA là : ROA = 0,0496 x (1,663-1,158) = 0,025 Như vậy, trong hai nhân tố ảnh hưởng đến ROA thì nhân tố Hệ số doanh thu trên tài sản bình quân – SOA là nhân tố trực tiếp làm ROA tăng lên trong kỳ, nhân tố này làm ROA tăng 0,025 đồng. Tuy nhiên, nhân tố Hệ số lợi nhuân trên doanh thu ROS làm ROA giảm 0,01436 đồng, do vậy trong kỳ, nhân tố ROA chỉ tăng 0,01 đồng. Chỉ tiêu (3) cho biết: Để có một đồng doanh thu thuần năm 2007 công ty phải đầu tư 0,864 đồng và năm 2008 công ty phải đầu tư 0,601 đồng tài sản ngắn hạn để có được 1đồng doanh thu thuần. Từ ba chỉ tiêu trên, ta thấy: Công ty đang sử dụng tài sản ngày một hiệu quả hơn, các tài sản mới được đầu tư đều bắt đầu phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cho công ty. Để đánh giá được đúng đắn hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta tiến hành so sánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty với một công ty cùng ngành là Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Chỉ tiêu Công ty CP Chế tạo máy biến thế và vật liệu điện HN Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh 1.Số vòng quay DTT = của tài sản TSBQ 1,6635 1,4677 2.Sức sinh lời LNST của tài sản = (ROA) TSBQ 0,082 0,0202 3.Sức hao phí TSBQ của TS so = với DTT DTT 0,601 0,681 (Số liệu: Báo cáo tài chính Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh năm 2008) Bảng 10: So sánh hiệu quả sử dụng tài sản giữa hai công ty cùng ngành So với Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh thì các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đều vượt trội hơn. Đặc biệt là sức sinh lời cảu tài sản cao hơn rõ rệt, gấp 4 lần Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta sẽ đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu liên quan đến sản xuất máy công nghiệp. Do vậy, hiệu quả sản xuất của công ty phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị và hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị % 1.Số vòng quay DTT = của TSDH TSDH 4,42 5,49 1,07 24,2 2.Suất hao phí TSDH bình quân của TSDH = so với DTT DTT 0,226 0,162 -0,064 28,3 3.Suất hao phí TSDH bình quân của TSDH = so với LNST LNST 3,63 3,26 -0,37 10,2 4.Sức sinh lợi LNST = của TSDH TSDH 0,275 0,273 -0,002 0,7 5.Hệ số tự VCSH = tài trợ TSDH 2,72 1,99 -0,73 26,8 6.Suất sinh lợi LNST = của VCSH VCSH 0,101 0,136 0,035 34,6 Bảng 11: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Chỉ tiêu (1) cho biết năm 2007 TSDH của công ty quay được 4,42 vòng và 5,49 vòng trong năm 2008, tăng 1,07 vòng tương ứng 24,2%. Chỉ tiêu (2) cho biết để có 1 đồng doanh thu thuần năm 2007 công ty đầu tư 0,226 đồng tài sản dài hạn thì năm 2008 công ty chỉ phải bỏ ra 0,162, giảm 0,064 đồng tương ứng 28,3%. Chỉ tiêu (3) cho biết năm 2007 để có một đồng LNST, công ty phải bỏ ra 3,63 đồng TSDH bình quân, năm 2008 công ty phải bỏ ra 3,26 đồng giảm 0,37 đồng tương ứng 10,2%. Chỉ tiêu (4) cho thấy: Nếu công ty bỏ ra một đồng TSDH thì năm 2007 thu được 0,275 đồng LNST, năm 2008 con số này là 0,273 giảm 0,002 đồng tương ứng 0,7%. Chúng ta phân tích chỉ tiêu “sức sinh lợi của TSDH”. LNST VCSH LNST Sức sinh lợi của TSDH = = x TSDH TSDH VCSH = HS tự tài trợ x Suất sinh lời của VCSH Ta thấy sức sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào 2 nguyên nhân là hệ số tự tài trợ và suất sinh lợi của VCSH. Cụ thể: Hệ số tự tài trợ giảm cho Sức sinh lợi của TSDH giảm một lượng là: Sức sinh lợi của TSDH = (1,99 – 2,72) x 0,101 = - 0,072 Suất sinh lợi của VCSH tăng làm cho Sức sinh lợi của TSDH tăng thêm một lượng là : Sức sinh lợi của TSDH = (0,136 – 0,101) x 1,99 = 0,07 Mặc dù Suất sinh lợi của VCSH tăng, và làm cho Sức sinh lợi của TSDH tăng 0,07 đồng nhưng do Hệ số tự tài trợ giảm nhiều, nên mức tăng của Sức sinh lợi của VCSH không đủ bù đắp lại phần giảm của Hệ số tự tài trợ gây ra cho Sức sinh lợi của TSDH là 0,072 đồng. Do vậy, Sức sinh lợi của tài sản dài hạn giảm 0,002 đồng. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu (1) cho biết: Năm 2007 TSNH quay được 1,504 vòng, năm 2008 quay được 2,25 vòng, tăng 0,746 vòng tương ứng 49,6%. Chỉ tiêu (2) cho biết 1đồng tài sản ngắn hạn năm 2007 được tài trợ bằng 0,893 đồng tài sản ngắn hạn. Và năm 2008 con số này là 0,816 đồng, giảm 0,077đồng tương ứng 8,6%. Chỉ tiêu (3) cho biết để có một đồng doanh thu thuần năm 2007 công ty đầu tư 0,637 đồng tài sản ngắn hạn và năm 2008 công ty phải bỏ ra 0,44 đồng, giảm 0,197 đồng tương ứng 30,9%. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị % 1.Số vòng quay ∑ Lưu chuyển thuần = của TSNH TSNH 1,504 2,25 0,746 49,6 2.Hệ số tự VCSH = tài trợ TSNH 0,893 0,816 -0,077 8,6 3.Suất hao phí TSNH bình quân của TSNH = so với DTT DTT 0,637 0,44 -0,197 30,9 4.Suất hao phí TSNH bình quân của TSNH = so với LNST LNST 10,25 8,85 -1,4 13,66 5.Sức sinh lợi LNST = của TSNH TSNH 0,09 0,111 0,021 23,3 Bảng 12: Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH Chỉ tiêu (4) cho biết năm 2007 để có một đồng LNST công ty bỏ ra 10,25 đồng TSNH bình quân, năm 2008 công ty phải bỏ ra 8,85 đồng, giảm 1,4 đồng tương ứng 13,66%. Chỉ tiêu (5) cho thấy: Nếu công ty bỏ ra một đồng TSNH thì năm 2007 thu được 0,09 đồng LNST, năm 2008 con số này là 0,111 đồng, tăng 0,021 đồng tương ứng 23,3%. Chỉ tiêu (1) và (5) tăng, chỉ tiêu (2) giảm nhưng không đáng kể chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng và có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên chỉ tiêu (3) và (4) lại giảm mạnh. Phân tích tốc độ luân chuyển của TSNH Tốc độ luân chuyển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét tính hiệu quả của TSNH. Tốc độ luân chuyển của TSNH càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao. Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của TSNH Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị % 1.Số vòng quay Tổng số lưu chuyển thuần = của TSNH TSNH bình quân 1,626 2,33 0,704 43,3 2.Suất hao phí TSNH bình quân của TSNH tính = theo LC thuần Tỏng số lưu chuyển thuần 0,86 0,43 -0,43 50 3.Thời gian 1vòng luân chuyển = Thời gian kỳ phân tích x (2) của TSNH 313,9 156,95 -156,95 50 Bảng 13: Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của TSNH Chỉ tiêu thời gian 1vòng luân chuyển của TSNH phản ánh rõ nét nhất tốc độ luân chuyển của TSNH. Thời gian một vong luân chuyển càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển thấp, thời gian quay vòng vốn dài, hiệu quả sử dụng TSNH thấp. Năm 2007 thời gian luân chuyển là 313,9 ngày, năm 2008 là 156,95 ngày giảm 156,95 ngày tương ứng với 50%. Đây được coi là một thành tích đáng kể của công ty trong việc đẩy nhanh tốc độ quay và hiệu quả sử dụn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31206.doc
Tài liệu liên quan