Phân tích tình hình tài chính của Công ty cơ khí ô tô 3/2 nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh

lời nói đầu Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, từng bước phát triển theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Bản chất của việc phát triển đó là đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp với phát triển các tiềm năng trong nước, cụ thể là: nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải chủ động tìm ra các biện pháp thích ứng với cơ chế mớ

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty cơ khí ô tô 3/2 nhằm nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo hướng có hiệu quả hơn, tạo ra sự tăng trưởng về mọi mặt, phải nhanh chóng thích nghi, giành thế chủ động trong môi trường cạnh tranh đầy sôi động và quyết liệt. Trong sản xuất kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở của việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài. Phải xác định cho được những biện pháp cụ thể phục vụ cho kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, trước hết phải xác định rõ mục tiêu kinh doanh, các hoạt động dài hạn, ngắn hạn nhằm phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện. Một trong những biện pháp nghiệp vụ quan trọng và hữu hiệu nhất, đó là chính sách tài chính doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, khó khăn nổi bật và là đòi hỏi cấp thiết hiện nay là làm sao sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất, trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực nội tại kết hợp các nguồn lực khai thác từ bên ngoài. Việc sử dụng và phân tích minh bạch và tốt nhất các số liệu và báo cáo tài chính thường kỳ sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc duy trì, ổn định và phát triển doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của công tác tài chính trong các doanh nghiệp mà việc phân tích chính xác kết quả hoạt động tài chính lại càng trở lên quan trọng. Tính quan trọng đó được thể hiện ở việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc hoạch định chiến lược phát triển, ra quyết định và lập kế hoạch, tính toán hiệu quả của các dự án đầu tư của nhà quản lý. Trong quá trình thực tập tại công ty cơ khí ô tô 3-2 thuộc Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam, nhận thức đựơc vai trò quan trọng của việc phân tích tài chính của doanh nghiệp, em đã nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt các số liệu của công ty để thực hiện luận văn theo đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính của công ty cơ khí ô tô 3 -2 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.” Kết cấu luận văn gồm 3 chương . Chương 1: Lý luận chung về phân tích tình hình TCDN Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty cơ khí ô tô 3 – 2. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty ô tô 3 – 2. Chương 1: Lý luận chung về phân tích tình hình tcdn 1.1.Tổng quan về TCDN và phân tích TCDN. 1.1.1.Khái niệm và vai trò của TCDN. 1.1.1.1.Khái niệm. Về mặt vật chất, TCDN là quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp, được tạo lập sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, các loại chứng khoán và giấy tờ có giá trị ... xét về thực chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước và với các chủ thể kinh tế – xã hội trong và ngoài nước. Mặt khác, TCDN là một khâu của tài chính trong nền kinh tế quốc dân, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa. TCDN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa: - Doanh nghiệp với nhà nước. - Doanh nghiệp với thị trường tài chính. - Doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác. - Giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. 1.1.1.2. Vai trò. Mọi quyết định trong hoạt động quản lý doanh nghiệp đều phải dựa trên kết quả tài chính của doanh nghiệp. Nó có mối quan hệ và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động kinh doanh nên tài chính doanh nghiệp giữ một vai trò đặc biệt đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, gồm : - Huy động, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả. - Là công cụ quan trọng để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Khái niệm, mục đích của phân tích TCDN. 1.1.2.1. Khái niệm. Phân tích tài chính là nghệ thuật xử lý các số liệu, phân tích các yếu tố, thành phần kết cấu tài chính của doanh nghiệp tổng hợp thành những thông tin có giá trị về doanh nghiệp cho các đối tượng có những mục đích kinh tế khác nhau. 1.1.2.2.Mục đích phân tích TCDN. Phân tích TCDN là vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho phép đánh giá khái quát và toàn diện hoạt động của doanh nghiệp nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Thông qua đó cung cấp những thông tin cần thiết cho những đối tượng có liên quan khác nhau. - Đối với người quản lý doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm cung cấp các thông tin toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá tình hình sử dụng vốn và làm cơ sở cho các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, mua chịu, phân phối lợi nhuận. Còn việc đánh giá tình hình công nợ nhằm đưa ra các biện pháp thu hồi nợ và trả nợ hiệu quả, nâng cao khả năng thanh toán cho Công ty. Phân tích tình hình TCDN không những cần thiết đối với người trong doanh nghiệp mà còn cần thiết với đối tượng ngoài doanh nghiệp như : Nhà đầu tư, cho vay, các đối tác và nhà nước... - Đối với nhà đầu tư, cho vay như ngân hàng, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, các Công ty tổ chức tài chính...kết quả phân tích tài chính sẽ cho họ biết khả năng thanh toán nợ, mức độ rủi ro khi cho vay, lợi tức cổ phần mà họ nhận được hàng năm và giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường cũng như khả năng sinh lợi của doanh nghiệp để họ xem có thể thu hồi nợ và quyết định nên đầu tư hay không. - Đối với các nhà cung cấp, khách hàng... họ luôn quan tâm tới khả năng thanh toán, sinh lợi, tiềm năng phát triển để họ quyết định có nên cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu, trao đổi buôn bán với doanh nghiệp hay không. - Đối với nhà nước, lấy kết quả của phân tích là căn cứ đánh giá, xác định các khoản phải nộp của doanh nghiệp đối với nhà nước. 1.2.Tài liệu và phương pháp phân tích TCDN 1.2.1. Tài liệu phân tích TCDN. Để phân tích tình hình TCDN, người phân tích cần sử dụng nhiều tài liệu khác nhau để phân tích, nhưng chủ yếu vẫn là bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán . Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp gồm hai phần chính là tài sản và nguồn vốn. Hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc. Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn 1.2.1.2.Bảng kết quả hoạt động kinh doanh . Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Nội dung bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp . 1.2.2.Phương pháp phân tích TCDN . Phương pháp phân tích TCDN bao gồm một hệ thống các công cụ và các phương pháp tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện ,hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.2.2.1.Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích tài chính. Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện,có tính so sánh được,để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng của quá trình kinh tế. Nó có ưu điểm là cho phép tách riêng những điểm chung và điểm riêng vấn đề so sánh, từ đó đánh giá đựơc điểm mạnh điểm yếu, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra phương pháp tối ưu nhất trong từng trường hợp cụ thể. Trong so sánh người ta thường dùng các cách so sánh : - So sánh tuyệt đối : Ta có thể thấy được sự biến động của các hiện tượng kinh tế qua việc xác định số chênh lệch giữa các giá trị của chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị của chỉ tiêu kỳ gốc. - So sánh tương đối : Là việc xác định tỷ lệ tăng ( giảm ) giữa thực tế so sánh với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích để đánh giá tốc độ phát triển hoặc kết cấu của hiện tượng. - So sánh bình quân : Là việc đánh giá tình hình chung sự biến động về số lượng của một hoạt động nào đó của quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng phát triển và vị trí của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Phương pháp phân tổ. Phương pháp này nhằm làm rõ kết quả bên trong của hiện tượng kinh tế, qua đó thấy được các đặc trưng bên trong của các hiện tượng đó. Nếu tiếp tục phân chia các bộ phận đã đựơc phân tổ và xem xét chúng ở những địa điểm, thời gian khác nhau, sẽ nhận thức sâu sắc đặc điểm của hiện tượng kinh tế khác nhau. 1.2.2.3. Phương pháp phân tích bảng cân đối. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong công tác phân tích hoạt động tài chính, nhằm đánh giá toàn diện các quan hệ cân đối chung: cân đối giữa các mặt, cân đối từng mặt để phát hiện ra những sự mất cân đối cần giải quyết. 1.2.2.4.Phương pháp phân tích hệ số. Phân tích hệ số là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích tài chính, nó đánh giá chính xác mối quan hệ giữa các kết cấu và xu hướng biến động quan trọng về tình hình TCDN. Phương pháp này bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu sau cần phân tích : - Hệ số thanh toán : Đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Hệ số kết cấu : Phản ánh tỷ lệ từng lọai vốn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. - Hệ số hoạt động : Đo lường mức hoạt động liên quan đến tài sản doanh nghiệp. - Hệ số khả năng sinh lợi : Đo lường khả năng tạo lãi của tài sản và vốn chủ sở hữu. 1.3. Nội dung phân tích TCDN 1.3.1. Khái quát về tình hình tài chính. 1.3.1.1.Khái quát về tình hình TCDN thông qua bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về kết cấu tài sản và nguồn vốn, số liệu của bảng sử dụng để phân tích, đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 2 phần : - Phần tài sản : Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo. Xét về mặt kinh tế các chỉ tiêu phản ánh quy mô, kết cấu các loại vốn hiện có tồn tại dưới hình thái vật chất như : Tài sản bằng tiền, tài sản tồn kho... Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn : Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu phản ánh quy mô, kết cấu các nguồn vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xét về mặt pháp lý các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu vốn được đầu tư bởi nhà cung cấp, ngân hàng, cổ đông ... Dựa vào bảng cân đối để đánh giá, nhận xét tình hình thực hiện các chỉ tiêu, rút ra nhận xét sơ bộ về tính hợp lý của các chỉ tiêu trong bảng. Tuy nhiên để đánh giá chính xác, người phân tích. Cần phải xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với tình hình thực tế của doanh nghiệp và trong tổng thể nền kinh tế. 1.3.1.2. Khái quát về tình hình TCDN thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng kết quả báo cáo là một bản báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.Từ những số liệu trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy được quy mô và phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, đồng thời nó còn phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, đánh giá khả năng sinh lợi ra sao... Mặt khác, đối với doanh nghiệp lấy đó là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, còn đối với nhà nước cũng lấy đó làm căn cứ để tính thuế thu nhập của doanh nghiệp phải nộp. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rất được sự quan tâm của các nhà quản lý, vì ngoài việc cung cấp thông tin những số liệu thực tế diễn biến trong kỳ, các nhà quản lý còn căn cứ vào đó để lập kế hoạch snả xuất kinh doanh cho kỳ sau và các dự báo cho tương lai. 1.3.2. Phân tích các hệ số khả năng thanh toán. 1.3.2.1.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hệ số này cho phép đánh giá chung nhất về tình hình và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét. Hệ số được xác định theo công thức : Tổng giá trị TS Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả Chỉ tiêu này cho biết, với toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ hay không, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp cũng càng cao. 1.3.2.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số này đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, thể hiện mức độ bảo đảm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này được xác định như sau: Tổng giá trị TS lưu động và ĐTNH Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả dưới 12 tháng, bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả cho công nhân viên, nợ ngắn hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác. 1.3.2.3. Hệ số thanh toán nhanh . Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh bằng loại tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền. Hệ số được xác đinh : Tổng giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chặt chẽ, bởi đã loại trừ yếu tố hàng tồn kho là loại tài sản khó chuyển nhanh thành tiền. 1.3.2.4. Hệ số thanh toán tức thời. Hệ số này cho phép đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn một cách chặt chẽ nhất, vì các khoản nợ được đảm bảo chỉ bằng tiền hiện có của doanh nghiệp và các loại giấy tờ có giá trị có thể chuyển đổi thành tiền mặt và được xác định theo công thức: Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng nợ ngắn hạn 1.3.3. Phân tích các hệ số kết cấu tài chính. Các hệ số kết cấu tài chính thể hiện việc tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp, đồng thời cũng phản ánh mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có khả năng gặp phải. Hệ số nợ phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn vay nợ, bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Tổng vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn Hệ số trên phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Để đánh giá chính xác mức tự chủ về vốn của doanh nghiệp cần phải xem xét thêm chỉ tiêu sau : Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Giá trị TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất tài trợ càng nâng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, mức tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao. 1.3.4. Phân tích các hệ số hoạt động kinh doanh. 1.3.4.1.Tình hình hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đựơc xác định như sau : Doanh thu thuần Số vòng quay hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho bình quân Hệ số này càng lớn thể hiện mức độ dự trữ hàng hóa, vật tư lớn, dẫn đến bị ứ đọng hàng hóa, vật tư, vốn kinh doanh, đồng nghĩa với việc sử dụng vốn kém, nguy cơ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính lớn. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho : Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho, được xác định ngư sau : Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho bình quân Hệ số này càng nhỏ thì số vòng quay hàng tồn kho càng nhanh, tức là vốn, hàng hóa, vật tư của doanh nghiệp không ứ đọng. 1.3.4.2. Tình hình các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu : Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này được xác định : Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình : Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Hệ số này được xác định : Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình = Doanh thu thuần bình quân 1 ngày Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ, vốn kinh doanh càng được thu hồi nhanh và ngược lại vốn sẽ bị chiếm dụng lâu. 1.3.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh : Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp và được xác định qua các chỉ tiêu sau : Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn kinh doanh bình quân sử dụng Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Hệ số này cho biết đồng vốn lưu động đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu doanh thu. Hệ số này được xác định qua 2 chỉ tiêu: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Số ngày trong kỳ ( 360 ngày ) Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số vòng quay vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn cố định : Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này được xác định qua chỉ tiêu: Doanh thu thuần Vòng quay vốn cố định = Vốn cố định bình quân 1.3.5. Phân tích các hệ số khả năng sinh lợi. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn, đồng thời cũng là căn cứ đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Do đó, khi phân tích khả năng sinh lợi người ta thường quan tâm tới các chỉ tiêu sau : Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu : Chỉ tiêu này phản ánh khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận có hai chỉ tiêu trước thuế và sau thuế nên người ta cũng có hai cách tính tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, đó là : Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất LN trước thuế trên doanh thu = x 100% Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu = x 100% Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và vốn kinh doanh bỏ ra. Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất LN vốn kinh doanh = x 100% Vốn kinh doanh bình quân Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu : Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư,cho vay rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN ròng vốn chủ sở hữu = x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trên đây là các chỉ tiêu phản ánh các hệ số tài chính đặc trưng. Để đánh giá tổng quát và cụ thể về tài chính của doanh nghiệp, cần xem xét tổng thể các hệ số, nhìn nhận mối liên hệ giữa các hệ số với nhau. Chương 2 Phân tích tình hình tài chính công ty cơ khí ô tô 3 –2 . 2.1.khái quát về công ty cơ khí ô tô 3 – 2. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí ô tô 3 - 2 - Tên doanh nghiệp : Công ty cơ khí ô tô 3 – 2, thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam – Bộ Giao Thông Vận tải. - Tên giao dịch quốc tế : Motor Factory 3 – 2 - Địa chỉ : Số 18 - Đường Giải Phóng - quận Đống Đa –Hà Nội. Công ty cơ khí ô tô 3-2 được thành lập theo quyết định số 85/QĐ-GTVT ngày 09/03/1964 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Công ty Cơ khí ô tô 3-2 (Tiền thân là nhà máy ô tô 3- 2) khi mới thành lập trực tiếp chịu sự quản lý của Cục cơ khí - Bộ giao thông vận tải. Công ty cơ khí ô tô 3-2 là một doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Hiện tại Công ty Cơ khí Ô tô 3-2 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải. Khi mới thành lập, công ty hoạt động theo điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, với các nhiệm vụ chính: - Sửa chữa tất cả các loại xe du lịch và xe công tác. - Sản xuất kinh doanh, mua bán phụ tùng ô tô các loại cung cấp cho thị trường. Thời kỳ đầu công ty chỉ có gần 200 cán bộ công nhân viên với vài chục máy móc, thiết bị thô sơ, chủ yếu phục vụ cho việc sửa chữa vặt và đột suất các xe công tác cho cơ quan Trung ương đóng tại địa bàn Hà Nội. Trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa, nhiều trung tâm sửa chữa của nhà nước, tư nhân hình thành với cơ chế mềm dẻo, nhanh gọn hơn, Công ty không thích nghi kịp về mọi mặt. Tại Đại hội lần thứ 19 của Đảng bộ Công ty, Ban giám đốc Công ty đã nhận thức được đầy đủ những vấn đề đòi hỏi như đã nói trên. Trong quá trình phát triển ở giai đoạn này, Công ty ô tô 3-2 đã có lúc đổi tên thành nhà máy cơ khí ô tô 3 – 2 cho phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của sự phát triển. Nhưng kết quả vẫn không như mong muốn, thậm chí còn có những biểu hiện xấu. Tuy nhiên, với sự bền bỉ và những cố gắng hết mình, công ty đã thoát khỏi sự khủng hoảng, từng bước tạo ra sự phát triển, khẳng định được vị trí đứng của mình trong các doanh nghiệp cơ khí trên toàn quốc. Công ty đã phát triển đúng với tiềm năng sẵn có mà trước đó còn tiềm ẩn, đã sắp xếp lại bộ máy quản lý, các phòng ban và các phân xưởng nên trong những năm gần đây công ty làm ăn càng ngày càng hiệu quả với những thành tựu vượt bậc, nghiên cứu sản xuất đưa ra nhiều chủng loại xe mới. Công suất sản xuất, lắp ráp của công ty đã lên đến 400 đến 430 phương tiện các loại / năm, sửa chữa hàng nghìn lượt phương tiện vận tải các loại đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Các phương tiện vận tải mang thương hiệu “ Ô tô 3-2” đã và đang có mặt trên thị trường cả nước và được đông đảo khách hàng ưa chuộng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. * Công ty cơ khí ô tô 3 – 2 có chức năng và nhiệm vụ kinh doanh chính là cung cấp hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu mua bán, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì ô tô. Ngoài ra Công ty còn cung cấp các thiết bị về ô tô. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy Quản lý. Hội đồng quản trị Giám đốc công ty Phòng Kế Toán Tài Chính Phòng Nhân Chính Tổ Chức Phòng Kinh Doanh Và thị trường Phòng Quản Lý Kỹ thuật KCS * Giám đốc công ty: Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm quản lý chung, trực tiếp phụ trách kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, bảo vệ, công tác có liên quan đến quốc phòng, chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước và liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ chính sách với người lao động. Với yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, phù hợp với tổ chức sản xuất mới công ty có 4 phòng gồm : *Phòng kinh doanh và thị trường: Thực hiện tham mưu,công tác bán hàng,tiêu thụ sản phẩm,đầu ra cho công ty. *Phòng Kế toán Tài chính: Phụ trách vấn đề tài chính của công ty *Phòng Nhân chính và tổ chức: Phụ trách vấn đề nhân sự của công ty *Phòng Quản lý kỹ thuật KCS : Phụ trách về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của công ty. Ngoài bộ máy quản lý, toàn công ty có 5 phân xưởng sản xuất gồm: - Phân xưởng ô tô 1. - Phân xưởng ô tô 2. - Phân xưởng cơ khí. - Phân xưởng bơm cao áp. - Phân xưởng sản xuất dịch vụ (trung tâm dịch vụ tổng hợp,trung tâm giao dịch phát triển sản xuất kinh doanh cơ khí giao thông vận tải). 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ . - Kỳ kế toán : theo năm từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12, được hạch toán bằng đơn vị tiền tệ VNĐ ( Việt Nam Đồng). - Phương pháp kế toán : nhật ký chứng từ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ : phương pháp đường thẳng - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho : bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên. 2.2. phân tích tình hình tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí ô tô 3-2 2.2.1.Cơ cấu tài sản và nguồn vốn: bảng 2.1. cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ô tô 3 – 2. Đơn vị tính:đồng Tài sản Năm 2005 Năm 2006 So sánh Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % A.TSLĐ và ĐTNH 3.082.251.919 54 5.108.113.400 53 2.025.861.481 65,72 1.Tiền 198.006.708 6,4 291.876.712 5,71 93.870.004 47,4 2.Các khoản phải thu 803.469.697 26,1 1.108.041.063 21,69 304.571.366 37,9 3.Hàng tồn kho 1.774.735.981 57,58 3.373.549.224 66,05 1.598.813.243  90,08  4.TSLĐ khác 306.039.533 9,92 334.646.401 6,55 28.606.868 9,34 B. TSCĐ và ĐTDH 2.625.336.007 46 4.433.594.913 47 1.808.258.906 68,87 1.TSCĐ 2.443.994.465 93,09 4.223.089.073 95,25 1.779.094.608 72,79 2.Đầu tư dài hạn 181.341.542 6,91 210.505.840 4,75 29.164.298 16,08 Tổng cộng tài sản 5.707.687.926 100% 9.541.708.313 100% 3.834.020.387 67,17 Nguồn vốn Năm 2005 Năm 2006 So sánh Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Số tiền % A. Nợ phải trả 3.181.015.717 55,74 5.984.216.216 62,72 2.803.200.499 88,1 1.Nợ ngắn hạn 2.165.963.903 68,1 4.585.873.205 76,64 2.419.909.302 111,7 2.Nợ dài hạn 1.015.051.814 31,9 1.398.343.011 23,36 383.291.197 37,76 B. nguồn vốn chủ sở hữu 2.526.672.209 44,26 3.557.492.097 37,28 1.030.819.888 40,8 1.Nguồn vốn, quỹ 2.526.672.209 100 3.557.492.097 100 1.030.819.888 40,8 Tổng cộng nguồn vốn 5.707.687.926 100% 9.541.708.313 100% 3.834.020.387 67,17 (Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ô tô 3 – 2 qua 2 năm 2005 – 2006.) Qua bảng 2.1, ta thấy được phần nào thực trạng tài chính của công ty, bởi lẽ bảng cân đối kế toán nói lên sự thay đổi trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn, sự huy động và sử dụng vốn hiện có của công ty, để xác định những biến đổi nào là hợp lý và bất hợp lý, tích cực, tiêu cực để có phương án phân tích chi tiết và phương án điều chỉnh hợp lý. Về tài sản : Diễn biến tăng giảm tài sản của Công ty qua các năm như sau : Năm 2006, tổng tài sản của Công ty đạt 9.541.708.313 đồng tăng 67,17% so với năm 2005. Trong cơ cấu tài sản lưu động và ĐTNH thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối cao mỗi năm, cụ thể : Năm 2005 hàng tồn kho chiếm 57,58% tổng tài sản tương ứng 1.774.735.981 đồng, năm 2006 chiếm 66,05%. Tiếp đến là các khoản phải thu 26,1% năm 2005 và 21,69 năm 2006. Khoản mục lớn tiếp theo trong tổng tài sản đó là TSCĐ, hàng năm TSCĐ chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng tài sản, năm 2005 tài sản cố định chiếm 93,09% trong tổng tài sản, năm 2006 chiếm 95,25%. Các khoản mục khác còn trong cơ cấu nguồn vốn chiếm tỷ lệ không nhiều. Về nguồn vốn : Trong tổng nguôn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá cao từ 35% đến 45% tổng nguồn vốn hàng năm của Công ty. Cụ thể, năm 2005 vốn chủ sở hữu chiếm 44,26% tương ứng 2.526.672.209 đồng, năm 2006 chiếm 37,28% tương ứng 1.030.819.888 đồng. Còn lại là vốn huy động từ các khoản nợ phải trả trong đó chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng 60% đến 80% tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn, năm 2005 chiếm 68,1% tương đương với 4.585.873.205 đồng, năm 2006 chiếm 76,64% tương đương với 2.419.909.302 đồng. Qua các phân tích số liệu về cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty qua 2 năm, nhìn chung tổng tài sản và nguồn của năm 2006 tăng hơn năm 2005. 2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.2 kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2006 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Số tiền % Tổng doanh thu 12.567.985.500 16.834.856.777 4.266.871.270 33,95 1. Doanh thu thuần 12.567.985.500 16.834.856.777 4.266.871.270 33,95 2. Giá vốn bán hàng 10.650.934.186 14.238.144.695 3.587.210.510 33,68 3. Lợi nhuận gộp 1.917.051.314 2.596.712.082 679.660.768 35,45 4. Chi phí bán hàng 42.640.466 42.760.640 120.174 0,28 5. Chi phí quản lý kinh doanh 618.742.030 832.362.612 213.620.582 34,52 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.255.668.818 1.721.588.830 465.920.012 37,1 7. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.255.668.818 1.721.588.830 465.920.012 37,1 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ( 28%) 351.587.269 482.044.872,4 1.304.576.034 37,1 9. Lợi nhuận sau thuế 904.081.549 1.239.543.958 3.354.624.086 37,1 (Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ô tô 3 – 2 qua 2 năm 2005 – 2006.) Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng, nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Để biết được kết quả, hiệu quả kinh doanh ta tiến hành phân tích tình hình biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được thể trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai năm 2005 và 2006 của công ty cơ khí ô tô 3 – 2. Về doanh thu thuần : Năm 2006 tổng doanh thu đạt 16.834.856.777 đồng, năm 2005 là 12.567.985.500 đồng, tăng lên 4.266.871.270 đồng tương đương với 33,95 %. Như vậy doanh thu của Công ty có xu hướng tăng,đây là một lợi thế thể hiện quy mô kinh doanh được mở rộng, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu thuần của Công ty tăng, cùng với xu hướng đó thì giá vốn hàng bán cũng tăng, cụ thể : Về giá vốn hàng bán : Giá vốn hàng bán năm 2005 là 10.650.934.186 đồng tăng 33,68 % so với năm 2006 là 14.238.144.695 đồng. Có sự thay đổi như trên là do giá nguyên vật liệu tăng, chi phí trả lương cho công nhân cũng tăng. Chi phí quản lý : Chi phí quản lý năm 2005 là 618.742.030 đồng, năm 2006 là 832.362.612 đồng, năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 34,54 % tương đương 213.620.582 đồng, do Công ty đã đầu tư vào một số hoạt động dịch vụ. Về lợi nhuận thuần : Năm 2006 tổng doanh thu cao hơn năm 2005 nên lợi nhuận thuần tăng 37,1 % so với năm 2005. Về lợi nhuận trước thuế : Do lợi nhuận thuần năm 2006 tăng 37,1 % so với năm 2005 nên lợi nhuận trước thuế cũng tăng cụ thể là 37,1 %. Về lợi nhuận sau thuế : Cũng như lợi nhuận trứơc thuế, lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương tự. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng 37,1 % so với năm 2005. Nói chung, trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có lãi nhưng chưa được cao. 2.2.3. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Để nắm bắt đựơc tình hình tài chính của Công ty, ta xem xét, phân tích một số chỉ tiêu: Phân tích hệ số kết cấu tài chính : Nhằm mục đích phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty để đưa ra các đánh giá về tình hình tài chính của công ty và dự báo các rủi ro Công ty sẽ gặp phải. Bảng 2.3. Phân tích Hệ số kết cấu tài chính Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh  Số tiền % 1.Tổng nguồn vốn 5.707.687.926 9.541.708.313 3.834.020.387 67,17 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 2.526.672.209 3.557.492.097 1.030.819.888 40,8 3.Nợ p._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0711.doc