Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI – & — Đặt vấn đề Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Giới hạn của đề tài 1.1 Đặt vấn đề: Loài người đã bước vào thời đại dân số lên đến hơn 6 tỷ người cùng với sự phong phú chưa từng có về đa dạng sinh học (tổng số gen, loài và các hệ sinh thái trên trái đất). Tài nguyên đa dạng sinh học – một bộ phận của đa dạng sinh học có giá trị sử dụng cho con người, đã từng được khai thác tự do

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho quá trình phát triển của loài người. Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới hạn và chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để, trong mối quan hệ giữa con người và tài nguyên sinh học mà đời sống của con người phụ thuộc vào. Rừng Ngập Mặn Cần Giờ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành phố Hồ Chí Minh, rừng Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển, rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và hoạt động giao thông, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết cho quá trình sống của con người, lọc nước thải ra từ các quận nội thành đổ về, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Người dân sống tại nơi đây vẫn được phép duy trì các hoạt động truyền thống của họ để tạo nguồn thu nhập hàng ngày qua việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật bền vững về môi trường và văn hoá. Tuy nhiên, do áp lực từ các hoạt động kinh tế là phải đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, các vấn đề môi trường đang trở nên nghiêm trọng đối với các nguồn tài nguyên, làm giảm đi sự đa dạng số loài động vật, cảnh quan và các hệ sinh thái. Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường ở RNMCG có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Quá trình xây dựng và thực thi các chính sách quản lý môi trường RNMCG đòi hỏi phải có tính hệ thống, có sự kết hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương trong đó nâng cao năng lực quản lý và từng bước trao quyền quản lý cho cộng đồng như là một yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ”. Nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương và giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng của họ đối với việc bảo vệ RNMCG. Cộng đồng ý thức hơn trong việc khai thác hợp lí và kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ nguồn tài nguyên của vùng sinh thái nhạy cảm này. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài: Hệ sinh thái RNMCG, là nơi tập trung đa dạng sinh học bao gồm các loài động – thực vật đặc hữu; khí hậu mát mẻ ôn hoà; phong cảnh hấp dẫn đã cuốn hút du khách từ mọi miền đất nước về tham quan du lịch nên vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ động vật rừng nhất là động vật quý hiếm trong rừng là việc hết sức bức thiết và quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và cũng là vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nước quan tâm. Vì thế, việc làm cần thiết và cấp bách là chúng ta phải phân tích cho cộng đồng hiểu được vai trò của họ rất quan trọng và định hướng cho người dân ở đây thay đổi sinh hoạt, tập quán các hoạt động sản xuất … phù hợp nhất để vừa đảm bảo kinh tế và luôn giữ cho môi trường sinh thái ở mức bền vững thông qua các chương trình tuyên truyền và giáo dục. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Giá trị tài nguyên RNMCG; Vai trò cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường; Giúp cho cộng đồng hiểu được bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường DLST RNM chính là bảo vệ cuộc sống của họ. 1.4 Nội dung nghiên cứu: 1.4.1 Tìm hiểu vai trò của RNMCG đối với đời sống của cộng đồng. 1.4.2 Phân tích vai trò của cộng đồng đối với RNMCG 1.4.3 Điều tra về nhận thức, thái độ và nguyện vọng bảo vệ tài nguyên rừng của người dân Cần Giờ. 1.4.4 Đưa ra một số giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng bảo vệ rừng tốt hơn. 1.5 Phương pháp nghiên cứu: 1.5.1 Phương pháp luận: RNMCG phát triển dựa trên sự lắng đọng và bồi đắp của phù sa. Môi trường của RNMCG có điều kiện rất đặc biệt, là một hệ sinh thái trung gian (hệ đệm) giữa hệ sinh thái thuỷ lực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Là một vùng ven biển có nhiều cửa sông. RNMCG nhận một lượng lớn phù sa và chất dinh dưỡng từ thượng nguồn và lưu vực của các con sông và dưới sự ảnh hưởng của biển – thuỷ triều đã hình thành hệ thực vật rừng Sác phong phú về các chủng loại và là nơi cung cấp các thức ăn nuôi dưỡng, là nơi cư trú của các loài thuỷ sinh vật và động vật có xương sống ở cạn. Nhưng rừng đang bị suy thoái, tổng diện tích rừng đã bị chết, theo thống kê của chi cục Phát triển Lâm nghiệp là 25,6 ha, trong đó có 6 ha rừng đước với hơn 16.600 cây bị chết khô. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái của rừng là rừng đã đến tuổi thành thục, cây rừng cũng phải trải qua thời kỳ sinh trưởng, phát triển và chết. Ngoài ra còn có những tác động xấu từ phía con người: Tình trạng đào đắp đê nuôi trồng thuỷ sản trong rừng, mặc dù với quy mô nhỏ, đã gây ứ nước làm chết cây đước. Việc nuôi trồng thuỷ sản ở các xã An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp phát triển nhanh làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu chúng ta, đặc biệt là những cộng đồng sống xung quanh RNMCG không cùng ra sức bảo vệ, nâng niu, chúng ta sẽ phải trả giá, đó là nguy cơ mất đi một di sản thiên nhiên thế giới trong tương lai và không bao giờ có lại được – một nguy cơ mất vĩnh cửu. 1.5.2 Phương pháp cụ thể: 1.5.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu: Ở Huyện Cần Giờ tổng cộng 6 xã, bao gồm: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hoà, Thạch An và 1 thị trấn là Cần Thạnh. Nhưng đề tài chỉ thực hiện trên địa bàn xã Long Hoà. Theo số liệu thống kê tổng điều tra nông thôn 6/ 2006 xã Long Hoà có diện tích là 13.293 ha, phía Đông giáp thị trấn Cần Thạnh, phía Tây giáp xã Lý Nhơn, phía Nam giáp biển Đông và phía Bắc giáp xã An Thới Đông. Tổng số dân là 10.152 người. Toàn xã Long Hoà có 4 ấp là: Đồng Hoà có 431 hộ gia đình với tổng số dân là 1789 người. Đồng Trạch có 539 hộ gia đình với tổng số dân là 2322 người. Long Thạnh có 883 hộ gia đình với tổng số dân là 3333 người. Hoà Hiệp có 664 hộ gia đình với tổng số dân là 2708 người. Bản đồ 1: Ranh giới xã Long Hòa, nơi chọn khảo sát Như đã trình bày ở phần trên thì đề tài này được khảo sát đối với hai ấp Long Thạnh và Hoà Hiệp với tổng số phiếu điều tra là 100 phiếu. 1.5.2.2 Lập phiếu trưng cầu ý kiến: Phiếu thăm dò ý kiến được lập cho người dân đang sinh sống hoặc làm việc tại 2 ấp của xã Long Hoà, huyện Cần Giờ. Các câu hỏi đặt ra phải dựa trên thực tế cuộc sống của người dân nơi đây và xung quanh nội dung mà đề tài đặt ra. Phiếu này sẽ được trình bày cụ thể trong bảng phụ lục. 1.5.2.3 Phương pháp điều tra thực tế: a. Bố trí các điểm điều tra: Chọn ngẫu nhiên 100 người gồm các thành phần dân cư: trí thức, tiểu thương, công nông nhân sống rải rác tại 2 ấp Long Thạnh và Hoà Hiệp để phát phiếu điều tra. Do dân cư ở ấp Long Thạnh sống tập trung và nhiều hơn ấp Hoà Hiệp nên số phiếu phát ra ở ấp Long Thạnh là 60 phiếu và 40 phiếu còn lại là ở ấp Hoà Hiệp. b. Phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với người dân: Đến trực tiếp từng gia đình phát phiếu, hướng dẫn và giải thích cho từng người dân về các câu hỏi được trình bày trong phiếu mà tôi đã chuẩn bị trước. c. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mền Excel để vẽ đồ thị biểu diễn nhận thức, thái độ và nguyện vọng của người dân và vai trò của họ đối với việc bảo vệ RNMCG. 1.6 Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên Rừng ngập mặn Cần Giờ. Người dân sống trong khu vực Rừng Ngập Mặn Cần Giờ. 1.7 Giới hạn của đề tài: Giới hạn của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu và thực hiện trong phạm vi RNMCG. CHƯƠNG 2: CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CỘNG ĐỒNG – & — 2.1 Cộng đồng là gì? 2.2 Vai trò cộng đồng nói chung 2.3 Vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường 2.4 Giáo dục môi trường trong cộng đồng 2.5 Phát triển cộng đồng 2.1 Cộng đồng là gì? Cộng đồng là gì? Tại sao không danh xưng khác như Tập thể, Mặt trận, Tổ chức? Chữ cộng đồng dịch từ “community” của Mỹ. Cộng đồng là một tập thể dân chúng sống trong một khu vực giới hạn trong một khu vực địa lý nhất định như Cộng Đồng Evergreen, Cộng Đồng khu vực Great America (Mission of Santa Clara, Our Lady of Peace). Những người dân trong những khu vực này tự động liên kết với nhau vì những nhu cầu như an ninh, xã hội, văn hoá … người dân trong khu vực này cộng tác với nhau, đoàn kết với nhau để cùng nhau lo các công việc như tự lo bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường sống. Ở Việt Nam ta thực sự không có chữ cộng đồng mà chỉ có chữ làng xã, xóm giềng. Ở Việt Nam, mấy năm trước 1975 bắt đầu du nhập ý niệm cộng đồng với các việc thành lập các trường tiểu học cộng đồng, đại học cộng đồng như Đại Học Cộng Đồng Tiền Giang và đặc biệt trường Đại học Y Khoa Sài Gòn thành lập một khu chuyên môn mới là Khu y Khoa Cộng Đồng do BS Văn Văn Của, làm trưởng khu. Các công trình này được xây dựng dựa trên ý niệm Cộng Đồng tức là muốn có sự tham gia đóng góp quản trị của dân chúng trong vùng. Danh xưng cộng đồng không giống các đoàn thể hay các tổ chức khác vì các đoàn thể, tổ chức khác có tính chất chuyên biệt, hạn hẹp hơn, còn danh xưng cộng đồng bao gồm mọi lĩnh vực, mọi phạm vi, mọi thành phần của cộng đồng cư dân của một địa phương. Như vậy, cộng đồng chính là một tập thể dân chúng cư trú trong một vùng địa nhất định có chung nhau một cuộc sống và những quyền lợi và trách nhiệm hỗ tương. Cộng đồng khác với các tập thể khác như mặt trận, tổ chức ở chỗ cộng đồng bao gồm mọi sinh hoạt chung, không chuyên biệt. (Nguồn: website Tin cộng đồng- Cộng đồng Việt Nam; Tác giả: B.s Lê Văn Sắc). Nói theo một khái niệm khác: Cộng đồng là một đoàn thể có liên hệ và đoàn kết với nhau để duy trì văn hoá phong tục tập quán Việt Nam, để đùm bọc che chở lẫn nhau như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, và để xây dựng một môi trường lành mạnh. Cộng đồng bao gồm bốn yếu tố: Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác. Có sự liên hệ với tình cảm. Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả. Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể. 2.2 Vai trò của cộng đồng nói chung: Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em, trong cộng đồng dân tộc Việt nam, dân số giữa các dân tộc không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái … nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như Pu Péo, Rơ-măn, Brâu, … Trong đó, dân tộc kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt. Trong cộng đồng dân tộc Việt nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn như người Thái, người Khơ-mú, người Kinh … và có dân tộc khác nhau về nguồn gốc lịch sử như Lô lô, Sán Diều … Dù có cùng cội nguồn hay không thì đều là người một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Chẳng hạn như nước ta ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt, do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt. Do nhu cầu tồn tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân ở Việt nam phải liên kết nhau lại, hợp sức nhằm đảm bảo phát triển sản xuất. Ngày nay, trước những biến đổi bất lợi về khí hậu, thời tiết có tính toàn cầu, càng đòi hỏi nhân dân các dân tộc nước ta chung lòng hợp sức phòng tránh, giảm thiên tai, và muốn làm được điều đó phải có sự đoàn kết trong cộng đồng thật cao. Cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Chính vì vậy mà cộng đồng các dân tộc Việt nam đã nhận thức được vai trò của họ, họ luôn đoàn kết sát cánh bên nhau, liên tục đứng lên chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân thù. (Nguồn: website Trang tin điện tử – Uỷ ban dân tộc; Bài viết: Đại gia đình các dân tộc Việt nam-2007). 2.3 Vai trò của cộng đồng trong tác Bảo Vệ Môi Trường: Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặt vị trí quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36/CT – TW ngày 25-6-1998 : “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”. Quyết định số 256/2003/ QĐ – TTg, ngày 2-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, các cộng đồng và của mọi người dân”. Theo Nghị định số 35/HĐBT ngày 28-11-1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp ngày càng phát triển. Hiện nay, có hàng trăm đơn vị hội viên thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và công nghệ tại các tỉnh và thành phố. Tuy không có hệ thống tổ chức đến tận cơ sở, nhưng các hội vẫn có thể tổ chức thực hiện nhiều hoạt động tại các địa phương trong cả nước, thông qua các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển trong các lĩnh vực sản xuất, xã hội và bảo vệ môi trường, thí dụ như Hội Khoa học Kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ rừng và các khu bảo tồn thiên nhiên. Ngay với các dự án do Chính phủ đầu tư toàn bộ, như dự án về xây dựng hệ thống dẫn và cấp nước phục vụ dân sinh, thì cộng đồng địa phương phải đảm bảo việc khai thác sử dụng có hiệu quả và trách nhiệm bảo quản, duy trì công trình. Nếu không, sẽ xảy ra trường hợp “cha chung không ai khóc”, công trình sẽ không phát huy được công dụng mong muốn và sẽ mau chóng hư hỏng. Cộng đồng địa phương còn có thể đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các dự án đầu tư, nhất là những gì có tác động trực tiếp tới môi trường, tới sản xuất và đời sống của nhân dân tại đó. Vì vậy, thực hiên nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” là một trong những biện pháp quan trọng xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.(Nguồn: website Vai trò văn hoá của cộng đồng trong nhiệm vụ xây dựng đời sống cơ sở; Bài: Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; Tác giả: Nguyễn Đăng Khoa). So với nhiều lĩnh vực hoạt động khác thì môi trường và công tác bảo vệ môi trường mang tính xã hội cao, vì nó liên quan đến tất cả mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Việc tham gia của cộng động trong bảo vệ môi trường gồm nhiều dạng hoạt động mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp; một mặt là thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân theo quy định của luật pháp, mặt khác phải thể hiện được quyền dân chủ của mình trong việc đóng góp ý kiến vào các vấn đề môi trường có liên quan đến cộng đồng. Không có sự tham gia của cộng đồng thì không thể làm tốt được việc bảo vệ môi trường. Từ khi bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, bên cạnh những thành tựu to lớn, chúng ta lại phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức, trong đó nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày một tăng. Nhận thức được điều đó, và nhất là khi nhà nước chưa đủ khả năng để giải quyết những vấn đề ô nhiễm ở cơ sở, nhiều địa phương trong nước đã tìm một số biện pháp nhằm huy động lực lượng cộng đồng cùng góp sức vào giải quyết một số vấn đề môi trường mang tính cấp bách địa phương. (Nguồn: website Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam; Bài: Để việc xã hội hoá môi trường được thực hiện tốt; Tác giả: Bùi Tâm Trung - 2007). 2.4 Giáo dục môi trường (GDMT) trong cộng đồng: 2.4.1 Định nghĩa: GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đầy đủ kiến thức, thái độ và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc phối hợp nhằm tìm ra các giải pháp cho những vấn đề môi trường của hiện tại và ngăn chặn những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai. 2.4.2 Mục đích của Giáo dục môi trường: GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học được trang bị: một ý thức trách nhiệm sâu sắc; một nhân cách; một khả năng cảm thụ, đánh giá… Nói cách khác, GDMT nhằm tới: Giáo dục về môi trường, Giáo dục vì môi trường, Giáo dục trong môi trường. 2.4.3 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng GDMT: 2.4.3.1 Vai trò của GDMT: GDMT hiện nay rất cần thiết đặc biệt trong nhà trường phổ thông có một vai trò rất lớn làm chuyển biến ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và việc bảo vệ môi trường. Việc GDMT phải được thực hiện trong suốt quá trình học tập của học sinh, sinh viên ở nhà trường. Thông qua hệ thống chương trình và nội dung giảng dạy, giáo viên từng bước trang bị cho học sinh, sinh viên của mình hiểu biết về môi trường, để từ đó giúp các em dần dần có ý thức và từ ý thức đó sẽ bộc lộ qua thái độ và hành vi trong cuộc sống. 2.4.3.2 Nhiệm vụ và phương hướng GDMT: GDMT nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về môi trường: Những nhận thức cơ bản về môi trường: đặc điểm về môi trường và nguồn tài nguyên, vai trò của môi trường và tài nguyên đối với con người, mối quan hệ giữa con người và môi trường. Nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường, các chủ trương, chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta và trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường. Trang bị cho học sinh một số kỹ năng và phương pháp bảo vệ môi trường thông thường để khi ra đời các em có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương họ công tác. 2.4.4 Mối quan hệ giữa con người và môi trường: Môi trường là không gian sống của con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người và là nơi chứa đựng các phế thải trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Càng ngày nhân loại càng ý thức một cách rõ nét hơn về mối quan hệ giữa các hoạt động về phát triển kinh tế xã hội với môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Con người đã và đang dựa vào môi trường để sống, khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có trong thiên nhiên để sinh sống và tiến hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ đó con người có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường và phải biết sử dụng môi trường vào mục đích sinh lợi cho cuộc sống. 2.4.5 Hiện trạng công tác GDMT tại Việt Nam: Hiện nay, các hoạt động GDMT được tiến hành một cách mạnh mẽ. Ngoài việc GDMT cho quần chúng nhân dân thông qua phương tiện truyền thông đại chúng rất đa dạng và phong phú, trong nhiều trường đại học đã có các môn học về môi trường. Từ năm học 1995 – 1996 trở đi, tất cả trường ĐH KHTN Hà Nội - khoa “Môi trường học” được thành lập và triển khai đào tạo cho các cán bộ quản lý; ở thành phố Hồ Chí Minh, khoa môi trường cũng được thành lập tại Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học Kỹ thuật. Phong trào mang ý nghĩa thiết thực nhất của nước ta về GDMT là ngay từ 1962, Bác Hồ đã khai sinh “Tết trồng cây” và cho đến nay, phong trào này ngày càng phát triển mạnh mẽ, năm 1991 Bộ giáo dục – Đào tạo đã có chương trình trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo bảo vệ môi trường (1991 -1995). Gần đây nhất ngày 7 tháng 8 năm 2001, thủ tương chính phủ đã phê duyệt dự án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống quốc dân”. 2.4.6 Chương trình hỗ trợ cộng đồng bảo vệ môi trường: Theo Trung Tâm Giáo Dục Thiên nhiên (ENV) được thành lập năm 2000, sau đây là lĩnh vực hoạt động của ENV trong chương trình nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng trong việc bảo tồn. Tập huấn cho những người làm công tác GDMT ở cộng đồng: Mở các khoá tập huấn lớn về GDMT nhân viên và các nhóm đối tượng khác có liên quan tại nhiều vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn (KBT) trên khắp Việt Nam. Tham gia tập huấn (thường kéo dài từ một tuần đến hai tháng), các học viên có cơ hội nâng cao kiến thức và những kỹ năng quan trọng về GDMT thông qua các buổi học tại lớp và kinh nghiệm làm việc thực tế tại các trường học. Xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng tại địa phương: Chương trình giáo dục tập trung về các đối tượng có liên quan đến cộng địa phương (như học sinh, người địa phương) nhằm nâng cao nhận thức về thiên nhiên, môi trường và sự cần thiết trong việc hợp tác để bảo vệ. Chương trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như thành lập Câu lạc bộ Thiên nhiên tại các trường phổ thông xung quanh khu vực VQG và KBT; tổ chức tham quan VQG cho học sinh về các hoạt động khác nhằm hỗ trợ chương trình học về chương trình làng. Nâng cao nhận thức cho công chúng về các vấn đề môi trường: Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường của quốc gia. Trọng tâm là vấn đề về khai thác rừng và các động vật quý hiếm trái phép. Thiết lập mạng lưới và hỗ trợ kỹ thuật cho những làm cho công tác GDMT trên thực địa: Thông qua Mạng lưới GDMT cung cấp tài liệu về hỗ trợ kỹ thuật cho tất cả 26 chương trình GDMT đang hoạt động tại các VQG và KBT trên cả nước. Ngoài việc xây dựng gửi bản tin môi trường về bảo tồn hàng tuần. Xây dựng và phát hành tạp chí Rừng Xanh dành cho có học sinh cũng như các nguồn liệu giáo dục khác: Aán phẩm Rừng Xanh do ENV phát hành mỗi năm 2 số là một tài liệu giáo dục dành cho các em học sinh được phát miễn phí cho Mạng lưới GDMT về thiên nhiên cụ thể, trong đó có nhiều bài viết đóng góp của các em học sinh gửi về từ khắp miền đất nước. Ngoài ra, ENV còn phát hành các loại tranh khổ lớn, truyện tranh và nhiều tài liệu giáo dục khác nhằm hỗ trợ các chương trình GDMT. 2.5 Phát triển cộng đồng: (PTCĐ) 2.5.1 Khái niệm phát triển cộng đồng: Phát triển cộng đồng thực chất là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ. Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc( 1956): PTCĐ là những tiến trình qua đó nổ lực của dân chúng kết hợp với nổ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng động và giúp các cộng đồng này hội nhập đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia. Theo Murray và Ross: Tổ chức cộng đồng là một diễn tiến qua đó một cộng đồng nhận rõ nhu cầu hay mục tiêu của mình, sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, tìm kiếm tài nguyên (bên trong và bên ngoài) để giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác với nhau trong cộng đồng. Đó là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng với những nổ lực của Nhà nước để cải thiện hạ tầng cơ sở và khả năng tự lực của cộng đồng. 2.5.2 Mục đích của phát triển: Mục đích và mục tiêu của phát triển là nâng cao chất lượng đời sống của người dân và nhằm cung cấp cho con người những cơ hội để phát triển toàn diện các tiềm năng. Phát triển không thể chỉ định nghĩa như tăng số thu nhập đầu người của một quốc gia, tăng các chỉ số sản phẩm sản xuất của địa phương, của vùng, hoặc tăng tiết kiệm của cá nhân hay nhóm. Phát triển không chỉ hàm ý sự tăng lên về tài nguyên và thêm kỹ năng, mà còn là tạo ra những thay đổi, cải tiến tích cực. Phát triển cần giúp những người dân thiệt thòi trước đây có thể cải thiện các điều kiện sống của họ và thoả mãn những nhu cầu cơ bản như việc làm, nhà ở, môi trường an toàn. Phát triển cũng có nghĩa là người dân trong cộng đồng có thể đạt được nhiều mặt cải thiện nêu trên thông qua những cố gắng của họ, và sẽ tham gia vào những quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Điều này được xem như yếu tố chủ yếu để quyết định xem phát triển cộng đồng đúng nghĩa có xảy ra hay không. Cuối cùng phát triển tuỳ vào sáng kiến khởi sự của người dân trong cộng đồng, và Phát triển chỉ có thể xem như đúng nghĩa đích thực nếu nghèo đói và thất nghiệp giảm đi, nhân quyền và công bằng xã hội được củng cố. 2.5.3 Quan điểm, mục tiêu và quy tắc hành động: 2.5.3.1 Các quan điểm định hướng: PTCĐ xuất phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển, chính người dân phải tự ý thức cũng như tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình. Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế xã hội, văn hóa … phải cùng được nâng lên. Sự tham gia của quần chúng là hết sức quan trọng, là yếu tố then chốt. Sự tham gia của chính quyền được coi như là một nhân tố bên trong, nó không phải là một lực lượng đứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là một thành phần quan trọng của cộng đồng. Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho”người dân. Người dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí hướng và quyền lợi để tạo thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức thông qua huấn luyện là then chốt. 2.3.5.2 Mục tiêu của phát triển cộng đồng: Mục tiêu bao trùm của PTCĐ là góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng. Mục tiêu tổng quát trên đây được thể hiện dưới 3 khía cạnh sau đây: Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, với sự cân bằng về vật chất và tinh thần. Qua đo,ù tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng. Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào các hoạt động phát triển. Qua đó, góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội. Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển. Tiến trình phát triển cộng đồng: Thức tỉnh: việc làm đầu tiên là phải giúp Cộng đồng hiểu về chính mình thông qua các hoạt động nhận diện và chẩn đoán cộng đồng, gồm các hoạt động trao đổi, thảo luận, điều tra các nhu cầu và vấn đề khó khăn cũng như tiềm năng và thuận lợi, xác lập những vấn đề ưu tiên, xây dựng các dự án để giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Tăng năng lực: Cộng đồng cần được hỗ trợ bên ngoài (kiến thức chuyên môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan viện trợ…) và thông qua quá trình huấn luyện cộng đồng để khắc phục những hạn chế và tăng trưởng kiến thức và kỹ năng để hành động. Các hoạt động tăng độ liên kết, khả năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý để hành động tập thể có hiệu quả hơn. Tự lực: mục đích quan trọng nhất là thông qua thay đổi và tăng trưởng, cộng đồng sẽ trở nên tự lực. Mục đích cuối cùng không phải là mọi khó khăn, khủng hoảng không còn nữa mà mỗi lần gặp khó khăn, cộng đồng có thể tự huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài để giải quyết vấn đề. Điều này chỉ có thể có nếu biết xử lý đúng các tình huống trong quá trình phát triển, qua đó cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn như con người phải trải qua khủng hoảng mới trưởng thành được. Thông qua các dự án PTCĐ như là những phương pháp “kích hoạt”, các mục tiêu trên từng bước triển khai trong thực tiễn. 2.3.5.3 Quy tắc hành động: PTCĐ tin tưởng rằng mọi công dân và các cộng đồng hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống và các vấn đề của mình ngoại trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âu để sống còn. Năng lực tự quản là một năng lực tự có và tiềm ẩn trong các cộng đồng, vấn đề của PTCĐ là đánh thức hoặc củng cố năng lực đó. Phát triển chỉ có thể thành công trên cơ sở xuất phát từ ý chí và nội lực từ bên trong. “Làm thay”, “nghĩ hộ”là những tư duy và hành động xa lạ với phát triển cộng đồng. Mọi chương trình hành động phải do cộng đồng tự quyết nhằm bảo đảm tính tự chịu trách nhiệm cộng đồng. Dân chủ là một nguyên tắc mà mọi chương trình PTCĐ phải hướng tới vì chúng đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn trọng. Nhưng dân chủ đòi hỏi một quá trình làm quen và không nên quên rằng tính tổ chức, kỷ luật là hình thức dân chủ nhất. Đối tượng ưu tiên của PTCĐ là người nghèo và người thiệt thòi. Nghèo, dân trí thấp … là các vấn đề của PTCĐ. Sự hỗ trợ bên ngoài từ chuyên môn (xã hội và kỹ thuật) đến các nguồn lực vật chất tài chính là rất cần thiết nhưng chỉ là xúc tác. Tiền của cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là “cách nghĩ”, “cách làm”. Các hoạt động phát triển cộng đồng có trình tự về mặt phương pháp, cần có sự huấn luyện cho các tác viên phát triển cộng đồng và người dân tại chỗ. CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ – & — 3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên 3.2 Tài nguyên thiên nhiên và sinh vật 3.3 Đặc điểm kinh tế – xã hội 3.4 Cơ sở hạ tầng 3.5 Y tế – Giáo dục RNMCG nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, còn gọi là rừng Sác. Vùng đất phù sa ẩm thấp này có diện tích tự nhiên 71.361 ha, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều với hệ thống sông rạch chằng chịt, chia cắt thành nhiều đảo nhỏ. Dân cư Cần Giờ thưa thớt, với khoảng 63.000 người, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Từ hàng ngàn năm xưa, RNMCG được che phủ dày trên diện tích hơn 40.000 ha. Các loại cây rừng chịu mặn, lợ có chiều cao trung bình trên 20m, đường kính 25 – 40 cm là nguồn cung cấp chất đốt và gỗ gia dụng quan trọng cho thành phố Sài Gòn xưa kia. Các loại chim, thú rừng quý hiếm, các loài cua biển, tôm cá, nghêu sò nước lợ khá dồi dào, cung ứng hầu hết cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong thời kì chiến tranh, từ năm 1964 đến 1970, Mỹ đã rải liên tục xuống khu rừng này 1.017.515 gallons (tương đương 4.619.518 lít) chất khai quang trong đó có 62,2% là hợp chất màu da cam. Mất rừng, đất trở nên hoang trống, cằn cỗi, sông rạch bị xói mòn nghiêm trọng, nhiều vùng đã trở thành sa mạc mặn. Hình 1: Rừng Ngập Mặn Cần Giờ bị chiến tranh tàn phá. Trước tình hình này, Thành Uỷ và UBND TPHCM đã quyết định khôi phục ngay RNMCG trong thời gian ngắn nhất, với chất lượng tốt nhất theo hướng: khôi phục lại hệ sinh thái RNMCG với các loại cây, con vốn có trước đây, rừng được phục hồi sẽ tạo ra môi trường, cảnh quan hài hoà, góp phần cải thiện khí hậu cho thành phố. Ngay trong năm đầu tiên (1978), TPHCM đã tiến hành trồng rừng ngay cho kịp thời vụ trong điều kiện cực kỳ khó khăn, thiếu thốn mọi bề (lương thực, nước uống, thuốc men), nguồn vốn để trồng rừng không có ở thành phố mà phải thu mua, vận chuyển trên 6.000 tấn giống từ Cà Mau, xa trên 500km. Với sự quyết tâm và sáng tạo, sau hơn 20 năm phấn đấu liên tục (1978-1998) thành phố đã trồng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được trên 30.000 ha rừng. RNMCG đã được phủ xanh, bảo vệ tốt và phát triển đa dạng sinh học bền vững. Những thành quả đạt được: Khôi phục màu xanh RNMCG: Sau 20 năm, diện tích các loại rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên đã gần bằng trước chiến tranh, với 30.064 ha (trong đó diện tích rừng trồng mới – đước đôi, đưng, dà vôi là 19.082 ha; rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là 10.982 ha). Hình thành các quần xã thực vật, khu hệ động vật: Sau 20 năm trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khu hệ động vật RNMCG ngày càng sinh sôi, phát triển đa._. dạng, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và môi trường. Hiệu quả kinh tế xã hội: Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng được tính bằng tiền theo IUCN) là: 7.863,4 tỷ đồng, hay 558 triệu USD (tỷ giá tháng 11.1999). Riêng đối với ngành thuỷ sản, sau khi RNMCG khôi phục, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng đạt 35.000 - 40.000 tấn/năm, giá trị 400 – 500 tỉ đồng. Về giá trị du lịch, hiện có 300.000 lượt người với số tiền thu được qua dịch vụ du lịch lên đến 15 – 20 tỷ đồng/năm. Giá trị khoa học và công nghệ: Giá trị rõ nhất là cải thiện môi trường sinh thái cảnh quan cho TPHCM. Nó còn là khu lọc nước thải quan trọng – hàng năm có trên 587.000 m3 nước thải được đưa xuống (số liệu năm 2001). Giá trị đa dạng sinh học bền vững của RNMCG ngày càng tăng về số lượng, hệ sinh thái này đang được quản lý, bảo vệ tốt, được các ngành khoa học về sinh thái môi trường, lâm nghiệp đánh giá cao. 3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật; một thành phố đông dân nhất nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Cần Giờ chuyển giao cho thành phố Hồ Chí Minh (1978). Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành khu rừng phòng hộ từ năm 1991 theo quyết định của chính phủ. Năm 2000 Uỷ ban MAB/UNESCO công nhận RNMCG là khu dự trữ sinh quyển của thế giới – Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam. Hình 2: Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ 3.1.1 Vị trí địa lý: Bản đồ 2: Ranh giới huyện Cần Giờ Cần Giờ là một huyện phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với biển Đông, nằm trên tam giác châu của sông Đồng Nai. Với diện tích 75.740 ha, huyện Cần Giờ nằm trong toạ độ địa lý 106016’ đến 107000’50” độ kinh Đông và 10022’ đến 10040’00” độ vĩ Bắc. Chiều dài từ Bắc xuống Nam: 35 km, từ Đông sang Tây: 30 km. Ranh giới: Bắc giáp huyện nhà Bè. Nam giáp Biển Đông. Đông giáp Long Thành, Bà Rịa Vũng Tàu. Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An. RNMCG nằm trọn trong huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn - Vàm Cỏ. RNMCG hiện nay có tổng diện tích gần 35.000 ha, chiếm 50% diện tích huyện Cần Giờ. RNMCG nằm trên tuyến đường thuỷ quan trọng bậc nhất miền Nam nước ta, từ biển Đông đi vào Sài Gòn - Gia Định và toả khắp miền Nam. Vị trí địa lý đặc biệt của RNMCG làm cho số phận của khu rừng này gắn liền với nhiều biến cố lịch sử của miền Nam nước ta. 3.1.2 Địa hình: Địa hình bằng phẳng và hình thành không theo qui luật từ trong ra ngoài, từ cao đến thấp mà có xu hướng tạo thành lòng chảo ở trung tâm. Trên từng khu vực nhỏ địa hình thay đổi nhiều nhưng độ chênh lệch cao không lớn trừ khu vực Giồng Chùa, cao 10,1m. Các nơi khác từ 0 - 2m so với nước biển. Địa hình huyện Cần Giờ có thể chia làm 5 dạng: Dạng không ngập triều có độ cao 2m trở lên. Dạng ngập triều theo chu kỳ nhiều năm, có độ cao từ 1,5 - 2m. Dạng ngập triều theo chu kỳ năm, có độ cao từ 1 -1,5m. Dạng ngập triều theo chu kỳ tháng, có độ cao 0,5 - 1m. Dạng ngập triều thep chu kỳ ngày, có độ cao < 0,5. 3.1.3 Khí hậu: Huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa cận xích đạo. Các yếu tố khác biến động theo 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với khoảng 10 ngày mưa, lượng mưa bình quân đạt 1600 - 1800mm/ năm, cao hơn so với các vùng lân cận như: Vũng Tàu, Gò Công Đông (1300 -1400mm/ năm) phân bố không đều, thay đổi theo vị trí và thời gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, tăng dần theo hướng Đông Tây - Nam Bắc. Thời gian mưa của một trận mưa khoảng 30 phút. Mưa ở đây bắt đầu muộn hơn nhưng lại chấm dứt sớm hơn các phần phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, giảm 10 -15 ngày so với các huyện phía Bắc thành phố. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ: Trung bình năm: 25,80C. Cao tuyệt đối: 350C tại trạm Đỗ Hoà. Thấp tuyệt đối: 18,80C. Biên độ giao động trong ngày từ 3 - 70C cho thấy nhiệt độ khu vực huyện Cần Giờ khá cao nhưng ổn định. Nhiệt độ trung bình cao nhất thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5, từ tháng 6 trở đi khi mùa mưa đến thực sự thì nhiệt độ giảm dần cho đến tháng 11. Tháng 12; 01 là hai tháng có nhiệt độ thấp nhất. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc xuống Nam nhưng không đáng kể. Số giờ nắng: Hằng ngày số giờ nắng từ 5 - 7 giờ, trong các tháng khô số giờ nắng đạt 240 giờ/ tháng, cao nhất 276,3 giờ trong tháng 3. Các tháng mưa: 170 giờ/ tháng, tháng thấp nhất là tháng 9: 169 giờ nắng. Chế độ bức xạ: Nhìn chung lượng bức xạ trung bình ngày không chênh lệch nhiều, thường đạt hơn 300calo/ cm2, lượng bức xạ tháng giảm từ tháng 9 - 12, biển động 10 -14kcalo/cm2, tháng cao nhất tháng 3 với 14,2kcalo/cm2, thấp nhất là tháng 11: 10,2kcalo/cm2. Độ ẩm không khí: Cao hơn các nơi khác trong thành phố từ 4 - 8 %. Mùa mưa độ ẩm từ 79 - 83%. Mùa khô độ ẩm 74 - 77% khô nhất là tháng 4: 74%. Độ ẩm tuyệt đối đạt đến 100% độ ẩm thấp nhất ghi được là 40% (5/11/1979). Bốc hơi: Lượng bốc hơi 4mm/ ngày, 120mm/ tháng; cao nhất vào tháng 6: 173,2mm; thấp nhất vào tháng 9: 83,4mm. Gió: Tốc độ gió bình quân 3,7m/s. Chịu ảnh hưởng hai hướng gió chính: Gió mùa Đông Nam: xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 (trùng mùa khô). Gió mùa Tây Nam: xuất hiện từ tháng 5 - 10 (trùng mùa mưa) thường đưa những cơn mưa vào nội địa. Nơi đây chịu ảnh hưởng sâu sắc khí hậu biển, khí hậu ổn định, ít bị bão tố thiên tai. 3.1.4 Thuỷ văn: 3.1.4.1 Mạng lưới sông rạch: Cần Giờ nằm trong vùng cửa các sông Đồng Nai, Sài Gòn,Vàm Cỏ là vùng châu thổ thuỷ triều có mạng lưới sông ngòi chằng chịt với mật độ dòng chảy 7 -11 km/km2. Ngoài ra, các sông nhỏ, kênh rạch tập trung ở vùng thấp trũng trong nội đồng và trong rừng ngập mặn, thường ở những nơi có cao độ mặt đất dưới 2m. Các sông rạch trong huyện quanh co, uốn khúc. Địa hình của huyện có dạng lòng chảo tạo thành các khu vực đầm lầy, các khu chứa nước sâu trong nội đồng. Các sông rạch có những bãi bồi rộng lớn. Khi nước lớn cả vùng rộng đều ngập nước mênh mông. Chỉ có những dải cây rừng mới xác định được đâu là bờ, đâu là sông. Có nhiều rạch ngầm. Các rạch này chỉ hiện ra khi nước đã rút còn trơ bãi sông. Có nhiều sông rạch khi ròng sát không có nước. 3.1.4.2 Đặc trưng dòng chảy: Sông, rạch huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông với biên độ lớn (3 - 4m). Trong một ngày nước lên hai lần, xuống hai lần tạo ra dòng chảy hai chiều. Các đặc trưng dòng chảy thay đổi theo thuỷ triều: nước lớn hay nước ròng, lưng chiều, chân triều hay đỉnh triều trong các kỳ triều khác nhau (triều cường, triều trung hay triều kém) và thay đổi theo mùa (mùa khô hay mùa mưa) và mang tính chu kỳ khá rõ nét. 3.1.4.3 Độ mặn: Là nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phân bố nên các tập đoàn cây nước mặn, cây nước lợ. Tuy nhiên những năm gần đây sự xâm nhập trên địa bàn Cần Giờ có thay đổi do việc ngăn dòng của công trình thuỷ điện Trị An. Vào mùa khô độ mặn ở vùng Bắc Cần Giờ có giảm đi nhưng vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 6 - 8) do công trình đóng đập để tích nước, lượng nước về hạ lưu giảm do đó nước biển truyền sâu vào đất liền, độ mặn tăng lên. Vào mùa khô ranh giới độ mặn 19% bị đẩy lùi về hạ lưu dưới ranh giới hiện nay khoảng 2 -3km theo chiều dài sông, nhưng vào mùa mưa ranh giới độ mặn 3,5% vượt lên trên đường giới hạn hiện nay. 3.1.5 Thỗ nhưỡng: Rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành trên lớp trầm tích đầm lầy biển có nguồn gốc từ những vũng vịnh, những vùng biển cạn ven thềm lục địa bị vùi lấp mà thành. Khi biển rút (hàng ngàn năm trước đây) rừng ngập mặn do đặc tính thích nghi là chuyển hoá được lưu huỳnh trong nước biển thành các hợp chất hữu cơ sử dụng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Khi biển tiến vào, dãy rừng ngập mặn nguyên sinh này bị vùi lấp, quá trình này hiện nay có thể tìm ra dấu vết nhiều cây to tìm thấy chôn vùi ở độ sâu vài mét ở Cần Giờ, lưu huỳnh được phóng thích ra dưới dạng khoáng. Trong môi trường nước lợ có chứa sắt, nhôm dưới các lớp trầm tích, kết hợp với lưu huỳnh tạo thành tầng bùn giàu pyrite. Đây chính là vật liệu sinh phèn. Tầng có chứa vật liệu sinh phèn gọi là tầng sinh phèn. Ở Cần Giờ hầu hết đất đai (trừ các giồng ven biển) đều có tầng sét chứa pyrite nằm ở độ sâu khác nhau, phổ biến là từ 20 – 80cm cách mặt đất, hàm lượng SO2 trong tầng này thường khoảng 3 -8%. Sự hình thành tầng sinh phèn là đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành đất vùng cửa sông ven biển, nơi tồn tại các đầm lầy ngập mặn. Theo L.V.Tự (1996) không kể diện tích sông rạch, một ít đất giồng cát ven biển, đất phù sa trên nền phèn, nhiễm mặn mùa khô… dành cho sản xuất công nghiệp trồng cây ăn trái, thì toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên các loại đất phèn mặn, diện tích 42,945 ha chiếm 22,42% quỹ đất nông nghiệp ngoại thành thành phố HCM cụ thể: Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước: 370 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước: 2.570 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn theo con nước: 2.390 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn theo con nước: 4.870 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn thường xuyên 3.995 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên nước: 1.470 ha. Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên 27.2800 ha. Hình 3: Sự phân tầng của Rừng ngập mặn Cần Giờ 3.2 Tài nguyên thiên nhiên - sinh vật: Hầu hết rừng ngập mặn đã bị huỷ diệt trong chiến tranh, hiện đang được khôi phục và bảo vệ rất tốt và đang trở thành một trong những khu rừng ngập mặn đẹp nhất Đông Nam Á. Việc thiết lập Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là yêu cầu cấp thiết để bảo tồn một loại hệ sinh thái đặc biệt về khả năng chịu đựng và phục hồi của đa dạng sinh vật sau khi bị tác động nặng nề trong chiến tranh. Tổng diện tích RNMCG là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có tới 440 loài động vật gồm 63 loài phiêu sinh, 45 loài cá, 37 loài chim, 8 loài bò sát, lưỡng thê, thú trong đó có một số loại quý hiếm như: Sấu hoa cà, rái cá lông mượt, bồ nông chân xám, chồn, cáo, rắn, trăn … Thực vật, các loài chủ yếu như bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi – bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng … và các loại nước lợ như bần chua, dừa lá, ráng … 3.2.1 Thực vật: Hệ sinh thái động vật của rừng phòng hộ Cần Giờ khá phong phú. Số lượng các loài thực vật Cần Giờ có 28 loài so với 35 loài thuộc rừng ngập mặn cả nước. Thực vật phù du có hơn 130 loài tảo. RNMCG chiếm 33.000 ha bằng 56,7% diện tích toàn huyện. Rừng tràm nhỏ hơn nhiều so với rừng đước. Ngoài ra còn có dừa nước, bạch đàn, chà lá, mắm trắng, mắm đen, bần chua … 3.2.1.1 Thực vật nguyên sinh: Diễn thế thực vật RNMCG phân bố theo kiểu: bần đắng - đước - vẹt - giá. Giai đoạn tiên phong: bần đắng phát triển trên bãi lầy hội tụ. Giai đoạn cố định: đước đôi chiếm ưu thế, phân bố rộng. Nơi ngập triều thấp: xen lẫn với bần đắng. Nơi ngập triều trung bình: xen lẫn với vẹt, tách, xu, mắm lưỡi đồng. Giai đoạn cuối: vẹt dù, mắm, giá, chà là phát triển trên cao, ít ngập. 3.2.1.2 Thực vật thứ sinh: RNMCG trước kia với diện tích rừng rậm là 40.000 ha, hội đoàn đước đôi chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có hội đoàn phụ là mắm trắng - bần trắng, đước đôi - vẹt tách, đước đôi - xu. Song song đó là hội đoàn chà là. Có hai hội đoàn phụ là chà là - vẹt dù xen kẽ với cóc và chà là - giá. Lúc chiến tranh, Mỹ rải chất độc màu da cam nên RNMCG bị thoái hóa, cạn kiệt thậm chí biến mất. Chỉ còn mắm, giá, sú, bần, cóc, chà là và các loài cây bụi chùm như ráng đại, chùm gọng, chùm lé là còn sống sót và trở nên dày đặc. Sau 1975 được sự chỉ đạo của thành phố, RNMCG được trồng mới, khôi phục lại để có sự cân bằng sinh thái. 3.2.2 Động vật: 3.2.2.1 Động vật nuôi: Trên cạn: có các loại gia súc gia cầm như: chó, mèo, heo, gà, vịt ... Dưới nước: phần lớn nuôi tôm, cua đồng thời phát triển nuôi sò, nghêu, cá sấu hoa cà, đồi mồi ... 3.2.2.2 Động vật hoang: Lớp côn trùng: ong, kiến vàng, gián nước ... Lớp giáp xác: tôm, tép, còng, cua, ghẹ ... Lớp thân mềm: sòø nghêu, ốc hầu ... Lớp cá: có thòi lòi, cá nóc, cá dứa, cá hú, cá bạc má, cá thu ... Lớp lưỡng thể: ếch, nhái, cóc ... Lớp bò sát; cá sấu, rắn lục, trăn ... Lớp chim: cò trắng, le le, bìm bịp ... Lớp thú : khỉ, heo rừng, chồn, nai ... Hình 4, 5, 6: Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnorrhi za) với hoa-trái của cây. Số lượng động - thực vật trên cho ta thấy sự đa dạng sinh vật của một môi trường chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái, nơi hội tụ cả đa dạng sinh vật biển và đất liền. Đây chính là một phòng thí nghiệm sống để nghiên cứu về khả năng chịu đựng, phục hồi của các tổ hợp gen, khả năng phát tán và định cư của các dạng sống và năng suất sinh sản sau khi bị đảo lộn bởi tác động của con người. Đước đôi Đưng Rhizophora apiculata BL R.Mucronata Lamrk Giá (lá đỏ) Vẹt trụ Excoecaria agallocha L Hình 7, 8, 9, 10: Một số loài thực vật của RNMCG Hình 11, 12, 13: Mắm đen (A.officinalis L), hoa và trái của cây So với các nước Đông Nam Á thì hầu hết các loài thực vật chủ yếu của rừng ngập mặn nhiệt đới đều có mặt ở rừng Cần Giờ. Thảm thực vật này là môi trường sống cho nhiều loài động vật, theo thống kê năm 1999 như sau: Khu hệ động vật không xương sống, thuỷ sinh có 70 loài, thuộc 44 họ (Cua biển, tôm sú, tôm bạc, tôm thẻ, sò huyết…), phân bố hầu hết ở lưu vực các con sông, vùng trũng trong rừng; Khu hệ cá 137 loài, thuộc 39 họ (Cá chìa vôi, cá ngát, cá bông lau, cá dứa…), phân bố trên các sông rạch nước lợ; Khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát (Kỳ đà nước - varanus salvator, Hổ mang chúa - ophiophagus hannah , trăn gấm - python molurus, tắc kè - gekko gekko…) sống trong các khu rừng mới phục hồi, dày kín; Khu hệ chim có 130 loài, 47 họ, 17 bộ (Bồ nông chân xám, diệc xám, vạc, già đãy, giang sen…), thường thấy ở các đầm nước trong rừng; Khu hệ thú có 19 loài thú, thuộc 13 họ, 7 bộ (Heo rừng, mèo rừng, khỉ đuôi dài, cầy vòi đốm, nhím, rái cá…) phân bố ở các khu rừng rậm. Mèo cá Rái cá Felis viverrrina Bennett Lutra Lutra Cầy Viverridae Hình 14, 15, 16 : Các loài động vật sống trong RNMCG Hình 17: Một loài chim nước sống tại RNMCG 3.3 Đặc điểm kinh tế – xã hội : 3.3.1 Đặc điểm dân cư: Dân số trong toàn huyện tính đến cuối năm 2000 là 58.500 người với khoảng 11.400 hộ dân tập trung chủ yếu thị trấn Cần Thạnh, các trung tâm xã dọc theo đường giao thông. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Cần Giờ hiện nay là khoảng 1,4% năm giảm rất nhiều so với trước đây. Mật độ dân cư trung bình của huyện thuộc loại thưa nhất ở các tỉnh phía Nam (83 người/km2). Dân cư được bố trí theo cụm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nguồn lao động của huyện có 35.000 người chiếm tỷ lệ khá cao so với dân số (gần 60%). Tuy nhiên lực lượng lao động khá dồi dào này chưa được khai thác hết, số người chưa có việc làm ổn định còn khá cao, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động. Lao động trong ngành ngư nghiệp chiếm phần lớn nhất (trên 10.500 người). Lao động trong ngành nông nghiệp gần 7.000 người và ngành công nghiệp là khoảng 2.300 người. Một đặc điểm đáng quan tâm trong cơ cấu lực lượng lao động của huyện là tuy diện tích rừng và đất rừng rất lớn nhưng số lao động thuộc ngành lâm nghiệp chỉ khoảng 850 người ( chiếm chỉ gần 3% tổng lao động). 3.3.2 Đặc điểm kinh tế: 3.3.2.1 Ngư nghiệp: Đã từ nhiều năm nay, kinh tế biển đối với Cần Giờ đóng vai trò quan trọng nhất và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản huyện. Năm 2000 tổng sản lượng ngư nghiệp (kể cả đánh bắt và nuôi trồng) đạt 44.800 tấn thuỷ sản các loại (tăng 42% so với năm 1999) với giá trị sản xuất đạt 471.250 triệu đồng. Sản lượng các loại hải sản chính gồm: tôm xuất khẩu là 901 tấn, nhuyễn thể (chủ yếu là nghêu) là17.608 tấn, các loài hải sản khác là 26.292 tấn. Những tiềm năng về ngư nghiệp hiện đang được khai thác chủ yếu gồm khai thác biển và nuôi trồng thuỷ sản. Khai thác biển: Các bãi cá và ngư trường được xác định là khai thác chính của Cần Giờ nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ, có 05 bãi cá, 04 bãi tôm, 03 bãi mực đang được đánh bắt khai thác. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 11.000 tấn, chiếm 53% sản lượng thuỷ sản của toàn huyện, trong đó có khoảng 8.000 tấn cá thực phẩm, 3.000 tấn cá tạp, 700 tấn tôm, 300 tấn cá có khả năng xuất khẩu. Hoạt động đánh bắt tại Cần Giờ gồm đánh bắt xa bờ, gần bờ và trên sông rạch. Hoạt động đánh bắt xa bờ được huyện quan tâm phát triển (có khoảng 105 chiếc với tổng công suất 21.550 CV), hỗ trợ vốn cho các hộ đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên hiện đang có xu hướng một số hộ dân không tích cực đầu tư theo phương tiện đánh bắt xa bờ. So với năm 1999 năng lực đánh bắt giảm (10% năm 2000 so với năm 1999), chu kỳ hoạt động giảm (8 chuyến/phương tiện/ năm). Lợi nhuận thu được thường khoảng 10 – 30% doanh thu. So với hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản hiện nay tại Cần Giờ là khoảng 40 – 60% vốn đầu tư thì hiệu quả của của đánh bắt xa bờ có vẻ như thấp hơn nhiều. Có thể đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động đánh bắt xa bờ giảm xuống trong năm qua (2000). Số phương tiện đánh bắt ven bờ và gần bờ khá phong phú bao gồm khoảng 540 chiếc ghe máy các loại, 998 khẩu đáy các loại. Hoạt động đánh bắt gần bờ và tại các cửa sông tuy tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân Cần Giờ nhưng sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực cho nguồn lợi thuỷ sản vùng cửa sông. Theo đánh giá của nhiều ngư dân thì số lượng và chất lượng hải sản đánh bắt được ngày càng kém. Xu hướng chuyển đổi hợp lý sang nuôi trồng thuỷ sản cần được khuyến khích và hỗ trợ. 3.3.2.2 Nuôi thuỷ sản: Thuỷ sản chủ yếu được nuôi tại Cần Giờ là nuôi nghêu, sò huyết và nuôi tôm sú. Hiện nay ở Cần Giờ có 2.000 ha đất bãi biển đang nuôi nghêu và gần 500 ha đất bãi bồi ven sông nuôi sò huyết. Diện tích bãi nuôi nghêu đang có xu hướng tiếp tục gia tăng. Nhìn chung nghêu thịt nuôi tại Cần Giờ có sự tăng trưởng ổn định, đạt kích cỡ thu hoạch theo đúng chu kỳ nuôi. Hoạt động nuôi nghêu và thu hoạch nghêu trong những năm vừa qua đã tạo việc làm ổn định cho một lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tuy nhiên, do giá nghêu thương phẩm còn thấp, sức mua chậm nên sản lượng sản xuất nghêu còn khiêm tốn (đến cuối năm 2000 chỉ đạt 17.600 tấn so với 24.000 tấn đề ra theo kế hoạch). Nghề nuôi sò huyết còn mới (chỉ thả 40 ha) do giá giống cao và khan hiếm. Trong hai năm 1999 - 2000 nghề nuôi tôm sú phát triển lại tại Cần Giờ rất rầm rộ. Kết thúc vụ 1999 - 2000 (tháng 3/2000) có 440 ha mặt nước được đưa ra vào nuôi tôm, trong đó luân canh trên ruộng muối là 193 ha, ruộng lúa là 174 ha. Năng suất nuôi tôm trên ruộng muối 257 kg/ha, trên ruộng lúa 350 kg/ha, trong đầm 979 kg/ha. Kết quả thu hoạch đạt lãi từ 40 – 60% vốn đầu tư. Việc được mùa tôm trong các vụ gần đây đang tạo nên một phong trào nuôi tôm thâm canh với đầu tư kỹ thuật nuôi hiện đại. Cả huyện có 1.696 hộ nuôi tôm. Nhiều diện tích đất lúa không hiệu quả đã và đang được chuyển thành các đầm tôm công nghiệp. Hình 18: Nuôi tôm ở Cần Giờ Tuy nhiên năng suất chưa ổn định, nguy cơ chết tôm hàng loạt vẫn chưa được xác định. Có thể kết kuận là nuôi tôm và nuôi nghêu đang và sẽ là nguồn lợi kinh tế chính của phần lớn các hộ dân ở Cần Giờ, phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ của nhân dân địa phương. Bất kỳ sự xáo trộn nào gây tác động xấu đến điều kiện môi trường dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi thuỷ sản Cần Giờ đều bị ngăn cấm. Hình 19, 20: Thu hoạch tôm 3.3.2.3 Nông nghiệp: Tại Cần Giờ có ba loại hình sản xuất nông nghiệp chính gồm trồng lúa, trồng cói và cây ăn trái. Trồng lúa Lúa được trồng tập trung ở bốn xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam thôn Hiệp, Lý Nhơn. Ở những nơi này đất thường xuyên bị mặn xâm nhập, cho nên hầu hết diện tích lúa trước đây chỉ trồng được một vụ. Năm 1999, tổng diện tích trồng lúa gieo cấy trên địa bàn huyện đạt 3.687 ha. Trong nhiều năm qua năng suất chưa bao giờ đạt quá 3tấn/ha. Năm 2000 diện tích gieo cấy giảm hơn 400 ha (so với năm 1999). Tuy nhiên do áp dụng giống lúa mới trên 60% diện tích gieo cấy và đầu tư thuỷ lợi nội đồng nên năng suất thu hoạch cả hai vụ đều đạt mức cao nhất từ trước đến nay (lúa hè thu là 3,1 tấn/ha, lúa mùa 3,3 tấn/ha). Trồng cói: Cần Giờ có gần 100 ha cói có năng suất cao, chất lượng khá tốt. Năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2 tấn cói khô/ha. Trong thời gian cuối giá cói thương phẩm có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2000 giá cói tăng khá đột biến bình quân từ 70 -80% (từ 1.200 - 1.400 đồng lên đến 700 - 800 đồng/kg). Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm thường xuyên không ổn định. Cây ăn trái: Cây ăn trái được trồng tại các vùng đất cao gần biển chủ yếu tại hai xã là Cần Thạnh và Long Hoà chủ yếu là xoài và mãng cầu với khoảng 300 ha trong đó diện tích vườn xoài chiếm phần lớn. So với các vùng trồng cây ăn trái ở những nơi khác thì năng suất và thu nhập từ các vườn cây ăn trái tại Cần Giờ rất hạn chế. Có thể do điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường có những đợt gió biển và mưa sớm làm ảnh hưởng đến thời kỳ trái non nên tỷ lệ đạt trái chín thường thấp. 3.3.2.4 Chăn nuôi: Do thiếu nguồn nước ngọt, điều kiện môi trường và hạn chế về nguồn thức ăn ngành chăn nuôi tại Cần Giờ không phát triển, Huyện chỉ đề mức kế hoạch đạt 15-17% tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong nhiều năm qua nghề chăn nuôi chưa đảm bảo các điều kiện và chưa bao giờ đạt mức kế hoạch này. 3.3.2.5 Nghề muối: Nghề làm muối tại Cần Giờ chủ yếu tập trung vào hai xã Lý Nhơn, Thạch An và thị trấn Cần Thạnh. Diện tích ruộng muối toàn huyện khoảng 1.400 ha trong đó có một số diện tích muối được hình thành trong rừng ngập mặn. Hiện có khoảng 600 hộ (2.230 lao động) làm nghề muối tại Cần Giờ. Năng suất muối rất thấp, chỉ khoảng 18 tấn/ha so với mức trung bình nhiều năm tại Cần Giờ là 53 tấn/ha. Để tăng hiệu quả, một số hộ đã tiến hành luân canh nuôi tôm trên ruộng trong những tháng mùa mưa và đạt hiệu quả khá rõ rệt. 3.3.2.6 Lâm nghiệp: Toàn huyện có hơn 33.000 ha rừng và đất rừng. Ngành lâm nghiệp của huyện có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ với diện tích rừng phòng hộ hiện nay lên đến 26.651 ha. Rừng sản xuất chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 600 ha). Thực tế trong nhiều năm qua rừng Cần Giờ phát triển rất tốt và đóng vai trò môi trường quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, tuy nhiên hiệu quả kinh tế lâm nghiệp đối với người dân Cần Giờ chưa rõ nét. Số lao động lâm nghiệp tại Cần Giờ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, chỉ gần 3% tổng lao động toàn huyện. Do phát triển mạnh và có tính tự phát ngành nuôi tôm, rừng phòng hộ Cần Giờ ở một số khu vực đang bị xâm phạm. Hiện nay đã có 250 ha đầm tôm trong rừng (nhiều nhất là ở Lý Nhơn, tam Thôn Hiệp, Thạch An). Trong tương lai xu hướng lấn rừng để nuôi tôm sẽ phát triển nếu không có biện pháp quy hoạch môi trường và ngăn chặn. 3.3.2.7 Thương mại dịch vụ: Ngành kinh doanh thương mại - dịch vụ tại Cần Giờ chưa phát triển so với các quận huyện khác của thành phố. Do đời sống và thu thập của người dân chưa cao nên sức mua hạn chế. Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp dịch vụ (kể cả du lịch) năm 2000 chỉ khoảng 90 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 19% tổng giá trị sản xuất. Càng ngày càng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia, dịch vụ. Hiện có khoảng hơn 900 hộ kinh doanh cá thể. Tại khu du lịch 30/4 đã hình thành một cụm dịch vụ tương đối lớn với 68 cá nhân, hộ và tổ chức kinh doanh tham gia phục vụ du lịch. 3.3.2.8 Du lịch Ngành du lịch hiện đang được đánh giá là một thế mạnh của huyện Cần Giờ và đang được quan tâm phát triển. Du lịch sinh thái trên cơ sở lợi thế của rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là hướng chủ đạo. Tuy nhiên trong những năm qua hoạt động du lịch vẫn đang ở mức cầm chừng, thăm dò và thử nghiệm chứ chưa thu được hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các địa điểm thu hút khách du lịch chính dự kiến là khu du lịch 30/4 dọc theo bãi biển; Lâm viên Cần Giờ và khu du lịch Vàm Sát. Lượng khách du lịch đến Cần Giờ tăng rõ rệt so với những năm trước đây (năm 2000 tăng lên đến 2.000.000 lượt khách nhưng vẫn là con số khiêm tốn so với những điểm du lịch khác. Hình 21: Đầm cá sấu, một trong những nơi tham quan khá thú vị cho du khách Hình 22: RNMCG là nơi cư trú của nhiều loài dơi Hình 23: Một số loài chim nước sống ở RNMCG 3.3.2.9 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) : CN-TTCN không phải là ngành chủ đạo nên hoạt động công nghiệp ở Cần Giờ không phát triển mạnh, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 1999 chỉ đạt khoảng 16 tỷ và năm 2000 là 25 tỷ. Sản xuất muối hột đứng đầu trong tổng giá trị sản lượng, chiếm 80%. Cơ cấu ngành nghề đơn giản gồm sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, sản xuất muối hột, chế biến hải sản. Các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ thuộc tư doanh. Công nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 2,67% giá trị sản xuất CN-TTCN. Huyện đang nổ lực đẩy mạnh ngành công nghiệp theo tăng cường công nghiệp chế biến hải sản, khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu hải sản sẵn có tại địa phương. Theo quy hoạch phát triển KT-XH của TP. HCM, một số cụm CN nhỏ sẽ được xây dựng ở Bình Khánh, Dần Xây (Hào Võ) và Cần Thạnh chủ yếu phục vụ chế biến thuỷ sản và hậu cần cho giao thông thuỷ, cảng cá. 3.4 Cơ sở hạ tầng 3.4.1 Giao thông vận tải : Từ nhiều năm trước hệ thống đường bộ Cần Giờ kém phát triển là trở ngại lớn cho việc phát triển KT-XH huyện Cần Giờ. Hiện nay hệ thống đường bộ đã cải thiện rất nhiều, trục đường chính Nhà Bè- Cần Giờ dài 36km đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 1985. Con đường này vẫn đang tiếp tục được đầu tư xây dựng. Dự án trải nhựa đường Nhà Bè-Cần Giờ và xây dựng cầu Dần Xây đã cơ bản hoàn thành. Các đường nông thôn cũng được hình thành với chất lượng tương đối tốt nối liền các ấp về trung tâm huyện và thành phố. Hiện có 6/7 xã có đường bộ với tổng chiều dài 150 km, chỉ có xã đảo Thạnh An vẫn phải qua lại bằng đường thuỷ. 3.4.2 Điện năng và thông tin liên lạc: Từ năm 1990, Cần Giờ đã có điện lưới quốc gia. Tính đến nay có 5.300 hộ dân được sử dụng mạng lưới điện quốc gia, nếu tính cả các hộ mắc chung thì có 83% hộ đã có điện sử dụng. Hệ thống thông tin liên lạc về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc ở khắp huyện. Tỷ lệ các hộ dân có điện thoại tăng nhanh, trung bình 10 hộ có một điện thoại. 3.4.3 Cung cấp nước: Cho đến nay cấp nước vẫn là vấn đề nan giải nhất đối với huyện Cần Giờ. Nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt và sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài bao gồm nước máy từ thành phố và nước ngầm từ Đồng Nai bằng xe bồn, xà lan cho hơn 1.100 hộ dân tại xã Cần Thạnh. Giá nước hiện nay vẫn rất cao, từ 15.000 - 30.000 đồng/m3 tuỳ vào địa điểm xa hay gần nguồn nước. Thành phố, huyện và các đơn vị nghiên cứu khoa học đã có nhiều nổ lực tìm giải pháp giảm giá thành và đảm bảo đủ nước ngọt cho Cần Giờ. Dự án lắp đặt đường ống nước ngọt từ thành phố hay từ Đồng Nai sang vẫn nằm trong giai đoạn nghiên cứu và khó có khả năng thực hiện được trong giai đoạn 2001 - 2003. 3.5 Y tế – Giáo dục: 3.5.1 Dịch vụ y tế: Ngân sách chi hàng năm cho ngành y tế bình quân 4 tỷ đồng. Dịch vụ y tế đảm bảo cơ bản dịch vụ sức khoẻ cho người dân, toàn huyện hiện có: 1 bệnh viện miễn phí: 50 giường. Phòng khám khu vực. 7 trạm y tế xã (4/ 7 xã có bác sĩ). Tổng số cán bộ nhân viên y tế 156 người, trong đó: 17 bác sĩ, 29 y sĩ, 28 nữ hộ sinh. 3.5.2 Giáo dục đào tạo: Hệ thống giáo dục huyện về cơ bản đã hoàn chỉnh có cả nhà trẻ, mẫu giáo, cấp I, II, III. Tuy nhiên, huyện Cần Giờ vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế trong ngành giáo dục đào tạo. Số trẻ em chưa đến trường hoặc nghỉ học sớm do hoàn cảnh gia đình còn khá nhiều. Hiện nay toàn huyện còn có khoảng 1.845 em từ 6 - 14 tuổi chưa được đến trường. Mặc dù đã có trường cấp III nhưng số lượng còn quá ít (chỉ có 2 trường tại Bình Khánh và Cần Thạnh), số giáo viên dạy cấp III còn thiếu. Mặt bằng văn hoá của dân cư còn thấp. Tính đến cuối năm 2000 mức học vấn của người dân trong huyện được đánh giá là lớp 5. Trung tâm dạy nghề của huyện hoạt động khó khăn do thiếu kinh nghiệm điều hành, cơ sở vật chất và giảng viên. Tóm lại : Tài nguyên tự nhiên và nhân văn đang là nguồn sống của đa số cư dân ở đây. CHƯƠNG 4 : VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ – & — 4.1 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG. 4.2 Điều tra về nhận thức, thái độ và vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ RNMCG. 4.2.1 Khảo sát về đời sống hiện tại của cộng đồng. 4.2.2 Khảo sát về nhận thức của của cộng đồng đối với RNMCG. 4.2.3 Khảo sát về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng. 4.2.4 Khảo sát về nguyên vọng bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng. 4.2.5 Khảo sát về ý kiến của các cấp chính quyền về “ Vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ RNMCG ". 4.1 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG : 4.1.1 Lợi ích kinh tế : Theo Uỷ ban Quốc gia Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB), RNMCG được xem là khu rừng phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á, đặc biệt còn rất ít trên thế giới. Rừng ngập mặn ở đây có những tổ hợp gen đặc biệt có thể sống và phát triển tốt trong điều kiện nước mặn, ngập nước triều mà các loại cây khác không thể sống được. Theo Nguyễn Cao Trí (2004), lợi ích của rừng, trước hết phải kể đến sản phẩm truyền thống là gỗ, củi. Ngoài việc cho gỗ củi, cây rừng ngập mặn còn có thể làm bột giấy, ván ghép, ván dăm, vỏ cây sản xuất tanin dùng trong thuộc da, nhuộm vải lưới, làm keo dán, cây phục hồi nhanh và có thể khai thác lâu dài. Có thể trồng dừa nước để lấy nhựa cây chế biến thành đường, 01 hecta có thể sản xuất được 5-7 tấn đường/năm. Nhiều loại cây trong rừng ngập mặn có thể làm thuốc như cây ô rô, cây lức, cây chùm gọng, cây xu, cây quao... Đối với các vùng rừng ngập mặn, một nguồn lợi quan trọng khác phải kể đến là nguồn lợi thuỷ sản, như đã nói trên, RNM Cần Giờ rất dồi dào tôm cá, có nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao như cá mú, cá chẽm, cá đườ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docloi cam on-bang-hinh-bieu do.doc
  • docmuc luc.doc
  • docNhiem vu do an.doc
  • docphu luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan